You are on page 1of 127

Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Chân dung Đặng Thùy Trâm chụp năm 1960

Thùy Trâm trong bộ quân phục mới được phát cùng em gái Phương
Trâm trước lúc lên đường
Thời chống Mỹ từng có một bác sĩ, một con người, tên là Đặng Thuỳ
Trâm...
Tác giả những dòng nhật ký sau đây bạn đọc sẽ đọc thuộc về một lớp
người khá đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội ta từ sau 1945 - họ có mặt
trong công cuộc chiến đấu chống Mỹ từ mấy năm đầu tiên, khi ở miền Nam, các
cơ sở cách mạng triển khai đến tận nhiều huyện đồng bằng, và trên toàn quốc,
cuộc chiến tranh dù đã gian khổ nhưng chưa có cái không khí bức bối khắc
nghiệt như từ đầu những năm 70 trở đi.
Và một điều đáng nói nữa: trước đó, họ thuộc lứa thanh niên đầu tiên
được đào tạo theo tinh thần của những người đi kháng chiến chống Pháp, cái
tinh thần “cuộc sống mới”, ấp ủ từ những ngày Việt Bắc gian khổ mà hào hùng.
Hà nội trước chiến tranh thanh bình yên ả lạ thường. Bao trùm xã hội là
một không khí thiêng liêng thành kính. Ngay đối với người dân thường, mọi
chuyện làm ăn sinh sống chỉ có ý nghĩa là sự chuẩn bị cho ngày mai có mặt ở
chiến trường. Nền kinh tế tem phiếu chưa làm mấy ai khó chịu. Trong tâm trí
đám học trò chúng tôi (tôi với Thùy Trâm vốn học cùng lớp trong suốt ba năm
cấp ba ở trường Chu Văn An, nên dưới đây, việc dùng chữ chúng tôi là có một
lý do chính đáng) lúc nào cũng thấm đẫm tinh thần lãng mạn của Ruồi trâu, của
Pavel Korsaghin trong Thép đã tôi thế đấy, và cả của Marius và Cosette trong
Những người khốn khổ. Sách vở lúc ấy là đồng nghĩa với văn hoá. Thêm một
đĩa nhạc cổ điển, với một vài bông hoa trên bàn nữa thì coi như mãn nguyện
hoàn toàn. Có mặt trong đám đông dự mít tinh ở quảng trường Ba Đình trong
một ngày lễ lớn (trước 1965, những ngày lễ lớn bao giờ cũng có mít tinh đâu cả
chục ngàn người), anh bạn tôi mặt ngẩng cao dõi theo mấy cánh chim bay mãi
vào những đám mây xa. Đêm giao thừa - ngay khi có chiến tranh rồi thì mấy
ngày Tết vẫn có ngừng bắn -, cũng như mọi người, chúng tôi dắt xe đạp đi bộ
quanh Hồ Gươm trong tiếng nhạc dập dìu của mấy bài “Hà nội Huế Sài Gòn”,
“Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó”...
Và có thể nói mà không sợ ngoa là từ đấy, nhiều người đi thẳng ra chiến
trường.
Nhật ký tôi viết mấy năm ấy còn ghi lại được hình ảnh về những người
lính đi đánh Khe Sanh 1967: Quần áo ba lô người nào cũng tinh tươm, niềm tin
sáng bừng trong mắt, chỉ sợ không đi thì lỡ mất dịp có mặt trong lễ chiến thắng.
Một niềm tin tưởng như chỉ có ở tôn giáo - thứ niềm tin mang đầy cảm
giác thánh thiện - chi phối hành động mọi người. Lao vào chiến tranh lúc ấy
không phải chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm ao ước, là vinh dự mà nhiều anh chị
em chúng tôi cảm thấy phải giành lấy bằng được.
Tốt nghiệp đại học 1966, Thuỳ Trâm lại xung phong đi khá xa, vào tận
Đức Phổ Quảng Ngãi, ở đó chị làm công việc đặc trưng cho người phụ nữ trong
chiến tranh là phụ trách một bệnh viện huyện, và từ đó tạo nên cho mình một số
phận.
Không phải ngẫu nhiên, hai người lính thám báo Mỹ hôm qua, trong bức
thư gửi tới người mẹ của liệt sĩ vừa viết mới đây, khẳng định một cách chắc
chắn như đinh đóng cột: “Trên bất cứ đất nước nào trên thế giới, điều đó đều
được gọi là anh hùng”.
Họ muốn nói tới cái sự việc từng ám ảnh họ một thời gian dài: người bác
sĩ này đã đứng ra cầm súng bảo vệ cho những thương binh, và đã ngã xuống
như một người lính vừa rời tay súng.
Tuy nhiên, theo tôi, trước khi để cái hành động dũng cảm cuối cùng
Thuỳ Trâm “đóng đinh” vào tâm trí mình, những người lính bên kia chiến tuyến
thật ra đã bị chinh phục. Phải có một nhân tố nào nữa, thiết yếu hơn, khiến họ tự
nhủ phải cứu bằng được cuốn nhật ký, rồi bị hút theo chị, mải miết tìm cách giải
mã những dòng chữ chị ghi và sau này còn để rất nhiều thời gian lần theo dấu
vết của chị.
Chỉ có toàn bộ con người Thuỳ Trâm mới đóng nổi vai trò đẹp đẽ đó.
Gần đây, khi đi ra với thế giới, nhiều người trong chúng ta chợt hiểu ra
một sự thực: hai chữ Việt nam bấy lâu mới chỉ gắn với một cuộc chiến tranh.
Và chúng ta còn phải phấn đấu nhiều để người ta hiểu rằng Việt nam còn là một
xã hội, một đất nước, một nền văn hoá.
Ngay từ lúc ấy, trong vai trò một chiến sĩ, Thuỳ Trâm đã tự chứng tỏ
mình còn là một con người với nghĩa rộng rãi nhất của từ này.
Một mặt, chị có ý thức về bổn phận. Chị yêu thương mọi người. Chị đau
nỗi đau của mỗi bệnh nhân đến với mình. Chị muốn trở thành một người tốt.
Những cách nói mà với một số bạn trẻ ngày nay tưởng như là công thức (chẳng
hạn trái tim đập cùng một nhịp với nhân dân đất nước, chẳng hạn niềm yêu
thương vô hạn độ) chính là những lẽ sống đã được Thuỳ Trâm tự nguyện chấp
nhận.
Mặt khác, chị vẫn dành riêng cho mình một cuộc sống riêng tư. Chị tha
thiết với thiên nhiên cây cỏ. Một phần tháng ngày của chị được dệt bằng những
vui buồn của quá khứ. Trong khi thất bại trong tình cảm riêng, con người này lại
biết tìm ra ngay từ những người chung quanh những yếu tố tốt đẹp, rồi lý tưởng
hoá thêm lên để biến họ thành những biểu tượng sinh động, bù đắp cho một
cuộc sống nội tâm vốn quá dồi dào quá nồng nhiệt.
Có một quy ước những ai ở vào lứa tuổi chúng tôi đều biết và tự nguyện
ghi nhớ tự nguyện tuân theo, đó là không nên nói nhiều đến cô đơn cùng nỗi
buồn. Sự phức tạp của tình cảm lại càng là điều cấm kỵ. Cái gì cũng phải rành
rẽ. Đơn giản. Rõ ràng - cái kiểu rõ ràng thô thiển một chiều. Về phần mình mặc
dù là con người hết lòng tin vào lý tưởng, song Thuỳ Trâm không bị những luật
lệ không ghi thành văn bản ấy ràng buộc. Với sự nhạy cảm của một của một trí
thức, chị lắng nghe trong mình mọi băn khoăn xao động. Chị không xa lạ với
những phân vân khó xử. Trong nhật ký, người nữ bác sĩ ghi ra gần hết tất cả
những cung bậc tình cảm mà ai người ở vào địa vị ấy đều trải qua, và có cảm
tưởng chỉ làm như vậy mới tìm được sự cân bằng cần thiết.
Tuy cái chết không được miêu tả nhiều trong nhật ký, nhưng trong tâm
trí Thuỳ Trâm, nó luôn luôn có mặt. Nó đứng thấp thoáng đằng sau các sự kiện,
và cuộc đối diện với cái chết làm nên một phần nội dung cuộc sống, tức cũng là
làm nên vẻ đẹp cao thượng của con người lúc đó mới 27 tuổi này. Đọc nhiều
trang, nhất là nửa phần viết về sau, khi đề cập tới nhiều hy sinh mất mát, tôi
không khỏi liên tưởng đến nhiều tác phẩm văn học có liên quan tới cùng một
chủ đề. Đây là một bài thơ mà nhà thơ Nga Aleksei Surkov đã viết trong cuộc
chiến tranh chống phát-xít:
Trong hầm ta ánh lửa sáng ngời
Từng thanh củi bọt sùi như lệ ứa
Tiếng đàn dạo một điệu trầm và nhẹ
Ca ngợi mắt em ca ngợi nụ cười em
Anh ở đây trên tuyết gần Mạc Tư Khoa
Những hàng dương đang ngọt ngào thầm thĩ
Cái bản tình ca anh vừa hát ấy
Bản tình ca buồn anh mong được em nghe
Giữa đôi ta dù xa cách mênh mông
Dù cái chết đến gần anh mấy bước
Dù có cả một cánh đồng băng tuyết
Trên đường dài ta vẫn đến gặp nhau
Ta hát ta đàn ta dẹp yên bão táp
Hạnh phúc mất đi ta dẫn nó trở về
Tình yêu sưởi chiến hào thêm ấm áp
Tình yêu này sáng mãi giữa tim anh.
Tôi dự đoán là đã có những lúc Thuỳ Trâm sống cái cảm giác mà bài thơ
diễn tả, dù là không biết gì về nó. Hồi ở Hà nội, chị cũng rất thích âm nhạc và
thường qua âm nhạc để hình dung ra những gì thiết yếu của đời sống - sự hoà
hợp, tình yêu, hạnh phúc.
*
Ngoài những Thép đã tôi thế đấy, Ruồi trâu, thơ Từ ấy của Tố Hữu, thơ
“Đợi anh về” của Simonov, vào những ngày đọc lại nhật ký của Đặng Thuỳ
Trâm để góp phần chỉnh lý và biên tập lại thành một cuốn sách, thường trong
đầu óc tôi còn trở đi trở lại một vài tác phẩm nước ngoài khác, đặc biệt là
trường hợp Nhật ký Anne Frank.
Chỗ giống nhau đầu tiên: Đây đều là những tác phẩm viết về con người
đối diện với chiến tranh. Trong cuộc sống khó khăn của một người bị ép phải
chui nhủi trong một nơi ẩn náu, cô thiếu nữ Do Thái mang tên Anne Frank vẫn
tìm đủ không gian để thể nghiệm mọi cảm giác làm người bình thường, và điều
đó làm cô tự hào.
“Tôi có cái can đảm sống khác thường. Tôi luôn luôn cảm thấy mình sao
khoẻ thế, sao tự do và trẻ trung thế.”
“Thật lạ cho điều này: tôi chưa bao giờ rời bỏ hy vọng. Chúng có vẻ phi
lý và khó thành tựu. Song mặc tất cả, tôi vẫn bám vào chúng. Vì tôi tiếp tục tin
vào lòng tốt thiên bẩm của con người.”
Những dòng chữ đơn giản đó hoàn toàn có thể đặt lẫn vào nhật ký Thuỳ
Trâm mà không gượng gạo.
Còn một điểm nữa làm nên sự gần gũi giữa Thuỳ Trâm với Anne Frank,
nó cũng là lý do khiến bọn tôi chọn cho tập ghi chép của chị cái tên đơn giản
như hiện nay, đó là cái thể loại mà họ sử dụng - thể nhật ký.
Trong đời sống không thiếu gì những người khi bước vào đời háo hức
định ghi nhật ký để rồi nửa đường đứt gánh bỏ dở. Khi bắt tay viết họ thường tự
nhủ mình sẽ thành thực với mình. Có biết đâu cái tôi của họ nghèo nàn nên đó
là một sự thành thực vô nghĩa. Và họ không sao tìm đủ nghị lực duy trì nhật ký
đến cùng.
Anne Frank thú nhận: “Điều tuyệt diệu nhất là tôi có thể viết ra tất cả
những gì cảm nghĩ, bằng không sẽ chết ngạt mất”. “Những người nào không
viết không biết được những kỳ ảo của nó. Ngày xưa tôi luôn luôn đau đớn vì
không biết vẽ; nhưng bây giờ lòng tôi phơi phới vì ít ra tôi đã có thể viết.”
Thuỳ Trâm không có những tuyên bố hùng hồn như vậy, nhưng quả thật
với chị, nhật ký đã trở thành một phần cuộc đời.Trong nhật ký chị tìm ra một
con người khác với một Thuỳ Trâm mọi người vẫn biết hàng ngày. Để chia sẻ.
Để thú nhận. Để tìm thêm niềm tin. Và đôi khi như là để làm nũng với mình
một chút, lối làm nũng chỉ chứng tỏ rằng vẫn có một thế giới riêng của mình mà
không ai thông cảm hết.
Tất cả những yếu tố đó làm nên sức hấp dẫn của những trang nhật ký.
Với chị, cái hấp dẫn ấy giúp chị có đủ hào hứng ghi chép một cách đều đặn. Với
người đọc hôm nay, nó làm nên sức cuốn hút của những tâm sự, mặc dù trong
hoàn cảnh đổi khác, mọi người đã nghĩ khác.
Do đặc điểm riêng của chiến tranh, ngay từ những ngày ấy, bao nhiêu
công sức chúng ta để cả vào việc động viên nhau ra trận. Còn chính cuộc sống
mỗi người trong lúc đó thì mới được ghi chép rất ít. Ba mươi năm sau, sự “tiêu
hoá” vẫn dừng lại ở trình độ cũ. Mỗi khi nói về chiến thắng, ta vẫn chỉ biết nói
với nhau những lời lẽ mọi người đã từng nghe mấy chục năm trước. Tại sao?
Phần thì những sôi động để kiếm sống để tồn tại lúc nào cũng cuốn hút mọi
người. Phần nữa cũng là bởi ta chưa có ý thức đầy đủ về lịch sử, về sự có mặt
của quá khứ trong hiện tại. Công tác tổng kết về chiến tranh quá chậm, các bộ
phận lịch sử chiến tranh không hoạt động như đáng lẽ phải hoạt động. Mỗi
người bình thường chưa được gợi ý thu thập lại các tài liệu đã ghi hoặc tìm tòi
lại lục lọi lại trong ký ức những kỷ niệm xưa để viết ra thành những hồi ký có
giá trị chân thực.
*
Ngay sau khi biết rằng đây là một cuốn ký viết trong chiến tranh, có thể
có bạn đọc - nhất là bạn đọc trẻ - sẽ hỏi: Lại cho chúng tôi một tấm gương để
bảo chúng tôi học theo chứ gì?
Không đâu bạn ạ! Ở đây bạn sẽ không tìm thấy những lời khuyên nhủ
mà chỉ bắt gặp một con người với một cuộc sống cụ thể của thời chiến. So với
lớp thanh niên ngày nay, người thanh niên của gần bốn chục năm trước có một
cách sống khác, một cách sống không lắm chiều cạnh phong phú, không tự do
nhiều vẻ, nhưng lại trong sáng thánh thiện đến kỳ lạ. Sự tận tuỵ làm người của
Thuỳ Trâm là nhân tố khiến cho những người lính Mỹ khác hẳn về lý tưởng
cũng phải kính trọng. Còn với chúng ta, tin rằng nó cũng có những hiệu ứng
tương tự.
Trong cuốn lịch sử văn học thế kỷ XX đang có trong tay, tôi bắt gặp một
nhận xét của A. Malraux: “Điều huyền bí hơn cả không phải là chúng ta bị ném
vào mớ hỗn độn vật chất cùng với hành tinh, mà là trong “lao tù” đó, chúng ta
rút tỉa từ bản thân cá nhân mình những nhân tố con người - nó cần vừa đủ để cái
hư không sẵn có trong chúng ta bị phủ nhận”.
Câu nói mang trong mình nó nhiều triết lý, mà một trong những triết lý
đó là: trong sự muôn màu muôn vẻ của thực tại, con người vẫn là mẫu số chung
làm nên những giá trị vĩnh cửu.
Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm có cái nhân tố nhân văn đầy bí mật đó. Nếu
cuốn sách có thể giúp mỗi người sau khi đọc xong quay trở lại tìm ra những
thiết tha cao đẹp và cả những cay đắng bi thảm sẵn có trong kiếp người của
chính mình, tức là sự hy sinh của một con người ở tuổi 27 có thêm một ý nghĩa
chân chính.
Nguồn: Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2005, 322
trang, 43.000 đồng
______________________
Biên soạn nhật ký?
Phạm Hoàng Quân
Ngày 23 tháng 9 năm 2005, báo Thanh Niên đăng một bài được viết vào
tháng 10 sắp tới, sự kiện này có lẽ cũng nên xếp vào kỷ lục trong làng báo. Đó
là bài của Đặng Vương Hưng giới thiệu nhật ký Tài hoa ra trận của liệt sĩ
Hoàng Thượng Lân. Cuối bài ghi “Hà Nội tháng 10-2005”. Trong lời giới thiệu
quyển nhật ký chưa phát hành này, nhà thơ Đặng Vương Hưng viết: “Khi biên
soạn cuốn sách này, chúng tôi thống nhất giữ nguyên tắc: tôn trọng tối đa bản
thảo gốc (bản chép tay của liệt sĩ Hoàng Thượng Lân)” (Nguyên văn: trang 14
báo Thanh Niên 23-9-2005). Nghề viết thuê hồi ký thì tôi có nghe từ lâu, nay lại
thấy biết thêm có nghề biên soạn nhật ký (của người khác) thì cái tương lai của
nghề văn ắt là khấm khá.
Trước đây vài tuần, tôi đọc Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, đọc và nghiền
ngẫm, nghĩ về cái sự thanh bình mà mình đang được hưởng, tôi thực sự quý
trọng từng dòng chữ của chị được trích in để minh hoạ trong quyển sách ấy. Tôi
soi kính lúp để đọc ảnh chụp bút tích của chị in ở trang bìa, sự xúc động chưa
qua thì tôi hơi lấy làm ngờ vì hình như những dòng chữ này không có trong
phần nội dung được in mà tôi đã đọc. Tôi bèn chép lại bút tích ở bìa sách, như
sau:
1.4 Kỷ niệm 10 năm ngày vào Đoàn, 10 năm qua từ 1 thiếu niên bây giờ
Th. đã là 1 cán bộ dày dạn trong khói lửa, Th. 0 hề tự hào mà chỉ thấy rằng
mình đã làm đúng như lời thề dưới cờ Đoàn trong ngày hôm ấy.
Những đêm dài suy nghĩ, Th. ơi, hãy nghiêm khắc với bản thân hơn nữa
đừng để 1 câu hỏi làm đau nhói lòng Th. Tại sao mọi người 0 hiểu Th.? mà hãy
hỏi tại sao Th. lại để mọi người 0 hiểu mình? Đành rằng có những người 0 tốt,
nhỏ mọn ghen tuông kèn cựa nhưng dù họ với tính cách như vậy vẫn có một số
người họ 0 thể nói được. Vậy thì hãy làm như những người đó. Đừng khóc Th.
ơi, nước mắt hãy giành cho ngày gặp mặt những người thân yêu. Đêm khuya,
nhìn lại những người đồng đội, họ đã ngủ hơi thở đều đều, ngoài kia từng tràng
pháo nổ dậy trời. Ơi những người đ/c của tôi, ta đang cùng chung hơi thở giữa
chiến trường lửa khói, hãy thương yêu đùm bọc lấy nhau, sống chết kề 1 bên
ghen tuông kèn cựa để làm gì?
5. 4 Có phải vì cô đơn mà cảm thấy nhớ thương đến vô cùng hay o/ hở
người anh thân thiết của em? Chiều nay Các lên đường về cơ quan phục vụ,
bỗng nhiên nỗi buồn nhớ như tăng lên bội phần. Cuộc sống sao mà phức tạp,
mà sao mình lại làm 1 con bé sống với trái tim giàu tình cảm như thế này? Tại
sao ư? Vì từ nhỏ đến giờ nó là như vậy - nghe những ý kiến của chị Hạnh cảm
thấy buồn lạ lùng. Con người vẫn có những khi sống với tầm mắt nhỏ hẹp, họ o/
thể có [bị che bởi hình ngòi bút, không đọc được 1 chữ] [...] những tình cảm
trong sáng chân thành như một người [bị che hai chữ] [...] [...] khác. Với họ chỉ
có vật chất, chỉ có xác thịt! Ôi ghê tởm làm sao.”
Khi cẩn thận kiểm tra lại điều ngờ vực, tôi thấy mình đã đúng. Những
điều đáng để chúng ta lưu ý gồm 3 điểm:
Trong bút tích ở trang bìa sách này, phần ghi ngày tháng ở lề trái không
đề năm, trong khi các ngày in trong phần nội dung đều có đề ngày tháng năm.
Phần nội dung đề ngày 30-3-70 được in ở trang 237 dòng thứ 9 đến dòng
17 từ trên xuống có lẽ là một phần của bút tích đề ngày 1-4 (in ở bìa sách) được
sửa đổi lại và nội dung tiếp theo, tức từ dòng 18 đến 20, lại có ý hơi giống với
phần đầu của bút tích đề ngày 1-4.
Nếu theo mạch ngày tháng thì phần bút tích in ở trang bìa thuộc ngày 1.4
và 5.4 năm 1970. Tuy nhiên ở sách in thì từ ngày 30.3.70 và tiếp đến là ngày
9.4.70. Như vậy, đối với người đọc bình thường, không cần phải phân tích về
nội dung cũng dễ dàng nhận thấy rằng phần bút tích in ở trang bìa hoàn toàn
không có trong sách in. Đầu tiên, tôi nghĩ là có lẽ do người biên tập bỏ sót, bởi
vì phần I, quyển một, năm 1968 được bắt đầu từ ngày 8.4.68; tuy nhiên, dựa vào
câu: “...bây giờ Th. đã là một cán bộ dày dạn trong khói lửa” và một số ý khác
trong nội dung của bút tích thì thấy rằng những dòng chữ này không thể được
viết vào năm đầu tiên va chạm với chiến trường.
Tóm lại, phần bút tích này đã bị “biên tập” rất nhiều, bị cắt bỏ hẳn phần
viết ngày 5.4, bị làm biến dạng phần viết ngày 1.4 và lồng vào nội dung của
ngày 30.3.70. Chúng ta cần xem lại lời nói đầu của Nhà xuất bản/ Ban biên tập:
“Trong quá trình biên soạn và chỉnh lý, chúng tôi cố gắng tôn trọng nguyên
bản câu văn cũng như những thói quen dùng từ và ngữ pháp của tác giả”!
Điểm sai lệch nêu trên đã khiến tôi quan sát lại tất cả các bút tích được
trích in. Theo nhận định chủ quan sau khi so sánh và phân tích, tôi xếp các bút
tích này làm ba loại:
1. BT1: Bút tích ở trang bìa sách, trang 74, trang 187 và trang 289 (bìa
quyển vở năm 1970, bản chụp của Fred)
2. BT2: Bút tích ở trang 71
3. BT3: Bút tích ở trang 32 và trang 204
Điểm khác biệt dễ nhận thấy là ở trang bìa quyển vở “Nhật ký 1970
Xuân Canh Tuất”, trong phần ảnh tư liệu in ở trang 289 (do Fred cung cấp)
không có ghi lời Hoàng Văn Thụ, trong khi cũng bìa quyển vở này in ở trang
204 thì thấy có tên liệt sĩ “Đặng Thuỳ Trâm” và 8 dòng ghi lời Hoàng Văn Thụ
với chú thích của Ban biên tập: “Ảnh chụp trang nhật ký do Đặng Thuỳ Trâm
viết”. Ở bìa quyển vở “Nhật ký 1970 Xuân Canh Tuất” in ở trang 204 này,
chúng ta rất dễ nhận thấy sự khác biệt giữa hai loại nét chữ, một quá chân chất
và một quá bay bướm, đẹp gần như chữ viết trên các loại văn bằng.
Khi so sánh 3 loại bút tích đã nêu, ta thấy ở ngay tại một trang in 204 đã
có 2 loại nét chữ của BT1 và BT3, dòng chữ “Đặng Thuỳ Trâm” và dòng chữ
“Xuân Canh Tuất” gần cạnh nhau là điểm mà ta dễ so sánh nhất. Nhìn tổng thể,
ở BT3 có các điểm đặc biệt dễ thấy là các chữ viết hoa rất cân đối; chữ g thường
có đuôi vút cao; các dấu ngã có điểm dừng theo xu hướng đi xuống; và khoảng
cách các chữ rất đều đặn. Ở BT2 (sách in, trang 71) nét chữ của các chữ viết hoa
cấu tạo theo một kiểu khác; chữ g thường được bỏ lửng; có các chữ được viết
hoa theo nguyên tắc chữ in; các chữ có khoảng cách không đều nhau. Ở BT1 có
các chữ viết hoa không đều; đa số các chữ T hoa ở đầu câu đều viết như chữ in;
chữ g có đá lên nhưng không kéo dài và vút cao mà có xu hướng đi xiên thẳng;
dấu ngã có đuôi đi lên; khoảng cách các chữ không đều.
Sự so sánh vừa nêu trên đây chỉ là qua quan sát của một người đọc bình
thường, không phải là cách làm việc của một chuyên gia nghiên cứu về bút tích.
Tôi rất mong những điểm mình nêu ra được nhiều người kiểm chứng, bởi dù
sao đó chỉ là cái thấy của cá nhân, chưa hẳn đã chính xác. Tôi rất mong có sự
chứng minh rằng, 3 loại bút tích ấy chỉ là một, chẳng qua đó chỉ là sự biến đổi
do sự biến đổi của trạng thái tinh thần mà ra.
Trở lại việc “biên soạn” nhật kí Tài hoa ra trận của nhà thơ Đặng Vương
Hưng, tôi nhớ có lần Giả Bình Ao nói: “Tản văn là tản văn”. Ông Đặng Vương
Hưng có lẽ cũng nên nương theo đó mà nghĩ rằng: “Nhật ký là nhật ký”; việc
“biên soạn” nhật ký của người khác là một việc thừa, trong một số trường hợp
nó còn là một việc làm tội lỗi. Tôi nghĩ rằng, từng dòng từng chữ của những
người đã xả thân vì lý tưởng ấy linh thiêng và đẹp hơn tất cả mọi ngôn từ.
Người đọc như chúng tôi cần đọc cái tinh thần của thời ấy chứ không màng đến
sự dời đổi trau chuốt của ngưòi thời nay đâu.
Tháng 9. 2005
© 2005 talawas
______________________
Sau khi talawas đăng bài viết của tác giả Phạm Hoàng Quân, nhiều độc
giả đã gửi thư ngay về toà soạn, cung cấp địa chỉ của bản chụp bản gốc (viết
tay) hai cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Chúng tôi xin tóm tắt các thông tin này
như sau:
Bản chụp bản gốc (viết tay) của hai cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm
(Diary of Dr. Dang Thuy Tram) dưới dạng PDF, số ký hiệu 13640107001 và
13640105001 nằm tại trang web The Vietnam Project của Texas Tech
University (http://www.vietnam.ttu.edu), trong phần The Virtual Vietnam
Archive.
Tại địa chỉ: http://annonymous.online.fr/Upload/Nhat%20ky%20Dang
%20Thuy%20Tram/, ngoài bản chụp bản gốc (viết tay) như trên còn có bản
đánh máy theo nguyên bản và bản in cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, cũng như
bản in cuốn Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc.
Cảm ơn sự nhiệt tình của quý vị và các bạn.
______________________
Một độc giả
Cám ơn Phạm Hoàng Quân đã dùng đến kính lúp để soi bút tích và nhật
kí Đặng Thuỳ Trâm. Nghệ thuật biên tập tuy hiện nay vẫn còn được duy trì ở
Việt Nam nhưng chắc là khó vượt qua được đỉnh cao Liên Xô từ thập niên 30
đến tận thời Gorbachev (!) khiến ngay cả các văn bản Lenin (từ Di chúc trở đi)
đều có độ xác tín thấp và mức nghi ngờ cao (câu “Stalin quá mức thô bạo” trong
Toàn tập ở chỗ nào? Ai tìm ra cả gia đình sẽ được thưởng 3 năm nghỉ mát
Sibia).
Vui nhất là nghệ thuật biên tập ảnh trước thời kỹ thuật số và Photoshop.
Dưới đây là thí dụ nổi tiếng nhất, ảnh chụp ngày 5.5.1920 tại Quảng trường
Sverdlov ở Mátxcơva:
Hai người mất chân dung trên ảnh (và sau này mất cả mạng ngoài đời) là
Trotsky (Ủy viên Bộ Chính trị, Chính ủy Chiến tranh và Thủy quân) và
Kamenev (Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Sô viết Mátxcơva).
http://www.newseum.org/berlinwall/commissar_vanishes/ có sưu tập một số thí
dụ biên tập ảnh khác.
______________________
Lê Thành Giai viết về Đặng Thùy Trâm
Lê Thành Giai (California, Mỹ)
Trong tôi, hồi ức về chiến tranh trên quê hương, về những năm tháng
quân ngũ một thời, về những người bạn bên này bên kia tưởng như đã chết nay
bỗng dưng sống lại qua sự kiện bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Khuôn mặt những người đã chết hiển hiện lửng lơ trên đám mây mù ký
ức, giờ đây tự nhiên rõ nét như mới gặp ngày hôm qua. Tôi nhớ trung sĩ Phan
Văn Đức, trung sĩ Phùng Hoàng Miêng, trung sĩ Nguyễn Văn Hiền, và trung sĩ
Nguyễn Thiên Hối. Các bạn tôi là những thông dịch viên Anh ngữ, biệt phái
làm việc với Lữ đoàn 11, Sư đoàn Americal (còn gọi Sư đoàn 23 Bộ binh Hoa
Kỳ). Từ năm 1967 đến 1969, bốn người bạn ấy đã lần lượt tử trận tại chiến
trường Quảng Ngãi.
Tôi càng nhớ đến bác sĩ quân y Đặng Thùy Trâm - lúc trước anh em
thông dịch viên chúng tôi quen miệng gọi là Nguyễn Thị Thùy Trâm - của Sư
đoàn Sao Vàng, quân chính quy Bắc Việt. Đó là đơn vị đối đầu với Sư đoàn
Americal. Đại tá Okral K.Henderson, Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 11 có lần chỉ tay
lên tấm bản đồ trận liệt treo trên tường của Trung tâm Hành quân Lữ đoàn nói:
“Tai họa đến từ khu vực này”.
Theo phóng viên TTXVN tại London, báo Độc Lập (Anh) ngày 7/10 đã
trích đăng nhật ký của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Trong lời giới thiệu, tác
giả Đa-vít Mắc-nên viết: “Đặng Thùy Trâm hy sinh khi mới 27 tuổi tại một
bệnh viện dã chiến ở Quảng Ngãi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân
dân Việt Nam. Đến nay, gần bốn thập niên đã trôi qua, tập nhật ký của Thùy
Trâm mới được xuất bản, đã gây xúc động mạnh mẽ tại Tổ quốc của cô và cả
trên đất Mỹ”.
Bên cạnh những đoạn trích đăng từ tập nhật ký của Đặng Thùy Trâm, tác
giả còn tóm lược những hành động thắm đượm tinh thần đồng đội, lòng quả
cảm, yêu thương, tận tình với thương bệnh binh và đức tính hy sinh cao cả của
liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
Sư đoàn Sao Vàng hoạt động trong khu tam giác Kon Tum - Pleiku -
Quảng Ngãi. Bác sĩ Trâm theo chân các chiến sĩ Sao Vàng lần từ vùng núi cao
hiểm trở Kon Tum xuống đồng bằng Quảng Ngãi. Và nay tôi mới biết, bác sĩ
Trâm đã vĩnh viễn nằm xuống tại miền đất có tên Núi Ấn Sông Trà. Sau hai
tháng tác chiến tại khu chiến thuật mới: Đức Phổ - Mộ Đức - Minh Long - Sơn
Hà - Trà Bồng (Quảng Ngãi), Lữ đoàn 3 Sư đoàn 4 chỉ mới có dịp đụng độ nhỏ
với một số đơn vị chủ lực địa phương. Từ Pleiku nóng bỏng chuyển về Đức
Phổ, Quảng Ngãi, các cấp chỉ huy Mỹ đều nhận định đây là một chiến trường
yên tĩnh. Ba tiểu đoàn bộ binh: 1/35, 2/35 và 4/31 bắt đầu rảnh tay xây dựng các
căn cứ hỏa lực. Bộ Chỉ huy 1/35 chiếm ngự căn cứ Thunder (Phổ Trang), 2/35
chiếm đóng căn cứ Liz (Núi Chóp), 4/31 nằm trên căn cứ Max (Mộ Đức). Các
đại đội trực thuộc được trực thăng vận chiếm đóng hình vòng cung tại các căn
cứ phụ ở Minh Long, Trà Bồng, Sa Huỳnh. Lúc đó, một trung đoàn của Sư đoàn
Sao Vàng di chuyển xuống đối diện với các căn cứ hỏa lực của Mỹ. Quân Bắc
Việt (Quân giải phóng - BT) thực hiện các hoạt động quân sự có mục đích đặt
Lữ đoàn 11 vào thế bị động. Pháo kích căn cứ Bronco (tức Núi Dàng, một địa
danh ghi trong nhật ký của chị Đặng Thùy Trâm) nơi có BCH Lữ đoàn 11, phục
kích các đoàn quân xa tiếp vận từ Quy Nhơn vào Đức Phổ và Chu Lai, cắt mạch
giao thông trên quốc lộ 1 hoặc pháo kích các căn cứ hỏa lực phụ, tấn công các
tiền đồn quân sự của Mỹ và Nam Việt Nam (chính quyền Sài Gòn cũ - BT).
Trong bối cảnh đó, gần cuối năm 1967, Hiếu Nguyễn, thông dịch viên
của 1/35, có lần khoe với tôi rằng, đại đội trinh sát của 1/35 suýt bắt được một
nữ bác sĩ Việt Cộng. Hiếu cho biết, theo tin tình báo do chi khu cung cấp, quân
trinh sát đột kích bất ngờ vào một lán trại có trạm quân y của “vi-xi” ở núi Tam
Cọp, đông bắc Đức Phổ. “Nhưng do trực thăng làm ầm ĩ nên địch quân rút mất
tiêu!” - Hiếu nói - “Tao chút nữa thì ăn đạn AK. Chiến lợi phẩm thu được là
một số bông băng máu me và một số tài liệu”. Trong mớ tài liệu ấy, ngoài số
cập nhật về thương binh địa phương, là báo cáo tình hình hoạt động của Trạm
phẫu thuật lưu động do bác sĩ quân y Thùy Trâm điều hành. Hiếu kể như một
người mơ ngủ, đặc biệt khi đề cập đến bác sĩ Thùy Trâm. Trong bối cảnh phải
đối diện với những căng thẳng và nguy hiểm chờ đợi, với súng đạn, tiếng ồn của
trực thăng, pháo binh, thiết giáp, thì hình ảnh một nữ bác sĩ của phía bên kia tựa
như một làn gió mát làm dịu không khí nóng của chiến trường. Rồi sau đó, Hiếu
nói với tôi, dường như có biết bao lời nhắn nhủ về một lý tưởng qua hình ảnh
nữ bác sĩ Thùy Trâm. Sự lựa chọn một con đường đi cho thật đúng dường như
đang xoay vòng trong đầu những người thông dịch viên trẻ tuổi chúng tôi.
Tin tức về nữ bác sĩ Việt Cộng được truyền miệng đến tai lính Mỹ. Các
bác sĩ quân y của Tiểu đoàn 1 quân y Hoa Kỳ cũng biết. Các phi công trực
thăng của Đại đội 174 cũng biết. Quân thiết giáp, pháo binh cũng biết. Ai cũng
nghĩ, có bác sĩ phẫu thuật thì lực lượng của đối phương phải ở cấp trung đoàn.
Cấp trung đoàn phải thuộc quân Bắc Việt. Quân Sao Vàng đã xuống đồng bằng.
Và cấp chỉ huy Mỹ biết rằng thời quần thảo với quân du kích địa phương đã
chấm dứt. Với họ, bác sĩ Thùy Trâm là biểu trưng sức mạnh của một trung đoàn
chính quy.
Người vẽ chân dung bác sĩ Thùy Trâm giữa chiến trường
Hiếu Nguyễn là dân miền Tây (đồng bằng sông Cửu Long). Anh em
trong đơn vị gọi Hiếu là “dân chơi vùng 4 chiến thuật”. Hiếu rất tự hào về nơi
xuất thân.
Hiếu tính nóng nảy nhưng biết nhường nhịn anh em. Đối với lính Mỹ, kể
cả sĩ quan, nói chuyện với Hiếu ngang ngang là Hiếu cự lại liền. Hiếu có tinh
thần dân tộc rất cao. Một sĩ quan Mỹ kể lại có lần Hiếu rút súng Colt 45 định ăn
thua đủ với mấy tay Yankee (từ chỉ lính liên bang thời nội chiến ở Mỹ) trong
Zippo Squad (nhóm lính Mỹ chuyên sử dụng hộp quẹt hiệu Zippo).
Đại đội Hiếu tăng phái ngày đó có một tiểu đội Mỹ chuyên đốt nhà dân
trong vùng oanh kích tự do (Free Fire Zone), đốt bằng hộp quẹt Zippo. Buổi
trưa cả đại đội vào làng. Như thường lệ, Zippo Squad mò đến mấy ngôi nhà
giữa làng để đốt. Trong lúc cả chục con người mắt xanh vui sướng chuẩn bị
phóng hỏa thì Hiếu đến ngăn cản. Tay trung sĩ tiểu đội trưởng vung súng gạt
Hiếu qua một bên. Hiếu tay móc súng Colt 45 tay cầm lựu đạn M.67 sẵn sàng
ăn thua đủ. Đại đội trưởng trờ đến giải hòa. Hiếu chỉ tay vào mặt tên tiểu đội
trưởng, chửi thề như hét: “Đ.M mày đốt nhà dân bốc khói, vi-xi thấy mục tiêu
pháo kích làm sao tao ăn cơm. Đồ ngu!”. Vừa nghe có lý lại vừa sợ chết, từ đó
màn đốt nhà dân làm vui của Mỹ chấm hết.
Nhưng trong con người Hiếu Nguyễn ngang tàng đó có một trái tim dễ
rung động. Hiếu hay nói chuyện miền Tây, về dân tình, về thức ăn, về lòng hiếu
khách của người dân ở quê Hiếu. Hiếu muốn cho chúng tôi biết rằng, dân Sài
Gòn, dân Mỹ Tho cũng là người Việt với đầy lòng tự hào bình đẳng. Tôi nhớ
Hiếu Nguyễn nhắc về bác sĩ Thùy Trâm rất nhiều lần. Anh tưởng tượng người
nữ bác sĩ quân giải phóng có dáng người tầm thước, mặt trái xoan, da trắng và
tóc dài. Tóc dài có kẹp ngang bằng chiếc kẹp làm bằng inox. Hiếu say mê vẽ
chân dung Thùy Trâm qua bức ảnh một nữ dân quân du kích Minh Long. Ảnh
chụp một người con gái quàng súng đứng trên bậc đá, dưới chân là dòng suối
đang chảy. Và qua nét vẽ xuất thần của Hiếu, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã nhập
hồn vào nhân dáng nữ du kích ấy, thanh thoát, dịu hiền. Hiếu đi hành quân
nhiều nên có nhiều vật kỷ niệm cho riêng mình: cờ Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam, ảnh chụp các du kích, lưỡi lê Ba Lan, nón đi rừng, thư của cán binh
gửi về Bắc...
Giữa năm 1968, Hiếu Nguyễn chuyển lên phía bắc cùng với Lữ đoàn 3,
Sư đoàn 4, tiền thân của Lữ đoàn 3, Sư đoàn 25 bộ binh Hoa Kỳ. Từ Hawaii, Lữ
đoàn 11 đến trám vào chỗ trống chiến thuật do Lữ đoàn 3, Sư đoàn 4 để lại tại
căn cứ núi Dàng. Chia tay Hiếu Nguyễn nhưng những gì Hiếu nói, Hiếu làm đối
với đồng bào trong vùng chiến sự, đặc biệt là thái độ trân trọng của anh đối với
bác sĩ Thùy Trâm mãi không rời trong suy nghĩ của chúng tôi. Thế nhưng trong
bao điều nghiệt ngã của chiến tranh, chúng tôi không có nhiều thời gian để suy
tư, chiêm nghiệm. Cái chết luôn rình rập, cái chết ập vào trong những cơn mê.
Nghĩ về bác sĩ Thùy Trâm nhưng chúng tôi cũng phải hoàn thành nhiệm vụ và
không thể làm gì khác khi các toán viễn thám Mỹ luôn xem chị là mục tiêu săn
tìm. Trong các toán, có toán của Danny L.Jacks. Trước đó do trung sĩ Bob
Pruden làm toán trưởng, Jacks là toán phó. Sau khi Bob Pruden tử trận tại
Quảng Ngãi ngày 20/11/1969 trong một cuộc thám sát trạm phẫu thuật của bác
sĩ Thùy Trâm, Jacks được đề bạt toán trưởng. Sau nhiều chuyến nhảy công tác,
toán viễn thám Oregon của Jacks đã chụp hụt đội phẫu thuật của bác sĩ Đặng
Thùy Trâm tất cả là 3 lần. Lúc ấy, tôi đang là thông dịch viên cơ hữu của Trung
đội 1, Đại đội 29 dân sự vụ.
Sau khi Thanh Niên khởi đăng loạt bài Chuyện Đặng Thùy Trâm viết từ
Mỹ, ông Anthony Nguyễn, Việt kiều Úc, bạn đọc thân thiết đã đóng góp cả trăm
triệu đồng trong công tác từ thiện của báo Thanh Niên, Giám đốc Công ty T.T.
Draftting Services (Australia) P/L - có trụ sở tại Úc và chi nhánh cùng tên tại
TP.HCM - đã e-mail cho biết: Khoảng giữa tháng 10/2005, ông sẽ đến Đức Phổ,
Quảng Ngãi, trước mắt tuyển dụng 12 thanh niên, ưu tiên là con em liệt sĩ tại
vùng chị Đặng Thùy Trâm từng công tác, vào làm việc tại công ty với các tiêu
chuẩn: từ 18 - 40 tuổi, trình độ từ lớp 9 trở lên. Sau khi được tiếp nhận, các học
viên sẽ được huấn luyện thiết kế đồ họa 3D về kết cấu thép hiện đại để phục vụ
cho các công trình tại khu kinh tế Dung Quất. Ông Anthony Nguyễn cho biết sẽ
xin phép mở ngay chi nhánh Công ty T.T Draftting Services tại TP Quảng Ngãi,
đặc biệt trong thời gian huấn luyện, học viên vẫn được nhận lương 3 triệu
đồng/tháng và sẽ tăng cao hơn sau 12 tháng làm việc, tùy khả năng của mỗi
người. Hồ sơ đăng ký xin gửi trực tiếp vào địa chỉ e-mail
ttdrafting@iprimus.com.au của ông Anthony Nguyễn. Ông Anthony Nguyễn
nói với Thanh Niên: “Đây là điều tôi ấp ủ từ lâu, nay muốn nó trở thành hiện
thực tại nơi chị Thùy Trâm đã công tác và hy sinh”. (Đặng Ngọc Khoa)

Chuyện của nhóm lính Mỹ đột kích vào trạm phẫu thuật của Đặng Thùy
Trâm
Lữ đoàn 11 sư đoàn Americal có 4 tiểu đoàn bộ binh cơ hữu: 3/1
(Always First), 1/20 (Sykes Regular), 4/21 (Gimlet) và 4/3 (Old Guard). Tiểu
đoàn 1/20 là tiểu đoàn đã gây ra vụ thảm sát Mỹ Lai, Quảng Ngãi.
Nguyễn Trung Hiếu, Trần Bình và Nguyễn Văn Thế là ba trung sĩ thông
dịch viên được biệt phái làm việc cho đại đội tình báo quân sự 635 Military
Intelligence Detachment (MID). Chính do biệt phái làm việc tại đây nên
Nguyễn Trung Hiếu có điều kiện tiếp cận nhiều loại tài liệu, trong đó có nhật kí
của bác sĩ Đặng Thùy Trâm do các toán viễn thám mang về.
LRRP là cơ quan viễn thám của sư đoàn Americal. Bộ chỉ huy của
Americal LRRP đặt tại Chu Lai. Trung đội 1 tăng phái về lữ đoàn 11, Đức Phổ.
Trung sĩ Danny L.Jacks là toán trưởng toán Oregon, thường xuyên được thiếu tá
Perkin, trưởng phòng 2 giao nhiệm vụ truy lùng đội phẫu thuật lưu động của bác
sĩ Đặng Thùy Trâm. Trước khi được sư đoàn đề bạt chức vụ trưởng phòng 2,
thiếu tá Perkin nguyên là trưởng phòng 5 Dân sự vụ. Trung đội 1/29 tăng phái
yểm trợ kĩ thuật cho phòng 5 của thiếu tá Perkin. Làm việc với

Jacks (bìa phải)


nhau hơn nửa năm, thiếu tá Perkin hay nhờ tôi trong công việc phiên
dịch khi tiếp xúc với người dân hay chính quyền. Sau này sang phụ trách Ban 2,
thiếu tá Perkin vẫn tiếp tục mượn tôi làm phiên dịch riêng. Nhờ đó, tôi hiểu rõ
thêm về LRRP và kết bạn với các lính Mỹ, những con người mặt mũi không lúc
nào sạch phấn ngụy trang.
Cuối năm 1969, Oregon Team nhận nhiệm vụ thám sát một thung lũng
có vị trí bản đồ phía đông - đông nam Ba Tơ, Quảng Ngãi. Ở buổi thuyết trình
chiến thuật, thiếu tá Perkin kết thúc bằng một câu dặn dò riêng với người toán
trưởng: “Jacks, một nhóm quân y Vi-xi đang có mặt trên chỗ ấy đấy”. Jacks hỏi
lại tôi. Tôi giải thích ý của Perkin rằng, nhóm quân y có nghĩa là người con gái
miền Bắc đang giữ chức vụ bác sĩ giải phẫu của một trung đoàn thuộc sư đoàn
Sao Vàng quân chính quy Bắc Việt. Jacks ngẫm nghĩ một lúc rồi à một tiếng:
“Nhớ rồi”.
Toán viễn thám Oregon lên đường vào sáng sớm hôm sau. Hai chiếc trực
thăng võ trang Shark của 174 Aviation Company hộ tống chiếc Slick chở
Oregon bay là là trên ngọn cây. Cả ba tiến vào vùng núi cao, bay len giữa thung
lũng, vượt qua, hạ tầm bay, chúi đầu rồi đáp xuống sân bay dã chiến của Chi
khu Ba Tơ. Tôi và Jacks nhanh chân chạy vào BCH Chi khu. Thiếu tá Bửu
Tương, Chi khu trưởng, nguyên là sĩ quan liên lạc của sư đoàn Americal, cũng
là sĩ quan chỉ huy trực tiếp của tôi hồi ấy, tiếp Jacks và tôi. Thiếu tá Bửu Tương
cung cấp thêm cho Jacks một số tin tức có liên quan đến sự xuất hiện của một
đơn vị thiết giáp quân Bắc Việt ở phía đông - đông nam Chi khu Ba Tơ. Ông
tăng cường cho Oregon một người dẫn đường địa phương. Tiễn chúng tôi ra sân
bay, ông lắc vai tôi: “May mắn!”. Sau lần ấy tôi chẳng bao giờ còn gặp lại ông
nữa!
...Tôi được gọi gấp lên Trung tâm Hành quân, gọi tắt là TOC, vào lúc
nửa đêm. Trưởng phòng 2 muốn tôi dịch cho ông ấy những âm thanh đang vang
lên trong hệ thống truyền tin nội bộ của lữ đoàn. Đại tá Okral K.Henderson, lữ
đoàn trưởng, cũng có mặt. Mặt ai cũng căng thẳng. “U Minh Đen đã hết thép”.
Tiếng một âm thoại viên có giọng Bắc lặp đi lặp lại. “Oregon Team đang bị
nguy” - thiếu tá Perkin nói, “Jacks đang cố gắng di chuyển đến điểm an toàn”.
Đã 2 giờ sáng! Jacks đang hướng dẫn cả toán viễn thám chạy thoát vào lúc hai
giờ sáng. Không thể tin được. Tôi nghe tiếng Jacks gọi về xin phép chấm dứt
liên lạc âm thoại vì địch ở rất gần.
Cảnh giao chiến tại Đức Phổ, nơi Thùy Trâm đã sống, chiến đấu và hi
sinh (ảnh: Frederic Whitehurst)
Jacks kể lại: “Từ trên triền đồi chúng tôi phát hiện một số lán trại nằm
khuất trong vòm cây nhô ra che phủ dọc bờ suối. Cả toán dừng lại chia nhau
hướng quan sát. Đáng lẽ di chuyển đến mục tiêu đã định và thiết lập đài quan
sát (OP) nhưng các lán trại phía trái của hướng di chuyển đã thu hút sự tò mò
của tôi. Chúng tôi lần xuống thấp. Có khói bốc vơ vưởng, có tiếng người, có
tiếng va chạm... Tôi nhìn thấy hai chiếc cáng cứu thương của quân đội Mỹ được
dựng vào một thân cây. Có một cáng thương đi phía bên phải cách chỗ tôi
khoảng 20 mét. Như một ánh chớp trong đầu chợt lóe sáng, tôi đang lọt vào một
hospital (bệnh viện) của Vi- xi!”.
“Mỹ! Mỹ!” - Jacks tiếp - “Tôi nghe có tiếng la lớn bằng tiếng Việt.
Không còn sự lựa chọn, chúng tôi đột kích thẳng vào lán thứ nhất. Một trái RPD
nổ bùng bên trái đội hình. Có tiếng AK chát chúa, đạn xéo trên đầu. Oregon bị
dìm đầu gần hai phút. Nổ súng, chúng tôi buộc phải nổ súng và đáp trả bằng hai
trái hỏa tiễn cầm tay L.A.W (Light Anti - Tank Weapon) hay M.72. Ngưng tác
xạ, nửa phút nghe ngóng. Hoàn toàn im lặng. Cả toán tiếp tục xông vào lán thứ
nhất. Giường dã chiến đổ nghiêng nhưng không còn ai. Ba chiếc lán kia cũng
thế. Cuộc lục soát tạm kết thúc, Gromacki (qua đời năm 2003 tại Mỹ) trao cho
tôi một mớ giấy tờ, Schult cầm một thùng đạn M.16, không biết chứa gì trong
đó và một cây súng AK.47 đã bị gãy báng. Khoảng 10 phút sau, trong lúc tôi
đang củng cố và rút lui..., đối phương quay lại phản kích. Họ đàn áp chúng tôi
bằng hỏa lực. Rồi họ đến đông thêm. Chúng tôi cho nổ hỏa lực bọc hậu bằng
mìn claymore”.
“Chạy, chạy nhanh hơn. Tôi nghe tiếng hò hét vang lên phía sau. Toán
Oregon lên đến gần đỉnh núi vào khoảng một giờ đêm. Tơi tả, mất mát thiết bị
và đạn dược. May còn máy truyền tin. Chưa bao giờ trong đời tôi phải chạy
nhiều như thế. Ở Trung tâm Huấn luyện Ranger North Carolina, tôi cũng chưa
từng chạy đến mức ngất thở. Tôi và các bạn đã chạy trong rừng dày đặc đầy gai
góc gần 7 tiếng đồng hồ. Chạy dưới làn đạn bắn theo, chạy trong tiếng thét hãi
hùng của những người săn đuổi như dính cứng sau lưng” - Jacks kết thúc.
Nhóm Rescue (giải cứu) của lữ đoàn bay vào núi sâu lúc mây mù trước
mặt giãn ra. Bốn chiếc Shark và hai chiếc Slick. Chiếc Slick hốt gọn toán
Oregon rồi quay đuôi. Nhìn sang, tôi thấy Jacks và đưa ngón tay cái chào,
nhưng anh ấy lắc đầu. Cả đoàn đáp xuống sân bay Ba Tơ để giao trả người dẫn
đường. Jacks sang trực thăng của chúng tôi. Mặt Jacks xanh đen, lớp vẽ ngụy
trang vằn xước những vệt máu khô. Jacks chỉ vào bụng: “Tao giúp cho mày có
việc làm”. Cánh cửa trực thăng đóng lại. Tôi nóng nảy liếc sơ xấp giấy tờ Jacks
tống vào ngực áo, trong số ấy, có tờ đẫm mồ hôi. Tờ nào cũng viết bằng viết
mực. Có đóng dấu kí tên. Con dấu nhìn mờ mờ quen quen. Hình như là quân y.
Và chữ kí của tên người thì tôi đã gặp. Bạn tôi, Hiếu Nguyễn, thông dịch viên
của Tiểu đoàn 2/35, lữ đoàn 3 sư đoàn 4 bộ binh Hoa Kỳ, hồi làm việc chung ở
căn cứ Bronco đã từng khoe với tôi mấy lần: “Chữ ký của bác sĩ quân y Đặng
Thùy Trâm!”.

Mẹ Trâm ký tặng sách cho cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại
Mỹ. Ảnh: N.Thịnh
“Cô ấy đã chạy trên những hố bom B-52”
Tiếng chuông điện thoại réo lên bất chợt. Từ đầu dây bên kia, giọng
Jacks nghe như hối thúc. 4h sáng ở Milpitas, 7h sáng một ngày thượng tuần
tháng 10/2005 ở Rison, Arkansas.
“Hi, Giai! Theo tôi, bà mẹ của cô Thùy Trâm cũng là anh hùng nữa
đấy”, Jacks nói, “Bà ấy có công sinh ra một người con gái tuyệt vời”. Jacks -
cựu toán trưởng năm xưa - dựng tôi dậy để nói thêm chi tiết vào câu chuyện trao
đổi ngày hôm trước. Có điều gì đó đã làm xáo động Jacks. Anh ấy nói luôn một
hơi: “Bà ấy trao tặng cuốn nhật ký của Thùy Trâm cho một viện bảo tàng ở
Texas. Tôi hiểu ra bà ấy không còn giận người Mỹ nữa. Mấy hôm trước, tôi cứ
nghĩ bà mẹ ấy rất căm giận những người Mỹ đã theo đuổi và tìm cách giết chết
con gái của bà. Bà thật là cao thượng. Tôi sẽ kể lại cho Marcell (vợ của Jacks)
nghe mọi chuyện...”. Được thể, tôi gợi chuyện về một cuộc tập kích B-52, Jacks
ngưng một chút rồi “Thôi được!”, cùng tôi nhớ lại...
... Cả toán của Jacks được triệu tập lên Trung tâm Hành quân - TOC.
Bốn trinh sát viên của sư đoàn 2 bộ binh tăng cường cũng có mặt. Tôi là phiên
dịch của buổi thuyết trình. Thiếu tá Perkin nói (tôi nghe như thuộc lòng): “Theo
tin của chi khu, tiểu khu và của lữ đoàn, một nhóm quân y của quân Bắc Việt sẽ
đến tọa độ (...). Đây là nguồn tin tổng hợp tin cậy. Lực lượng địch gồm (...).
Jacks, các bạn Việt Nam sẽ hỗ trợ cho anh hoàn thành công tác”. Chuẩn úy
Ngữ, trưởng toán trinh sát 2, nói với Jacks qua tôi: “Ráng kỳ này tóm cho được
con bác sĩ Trâm”.
Cũng theo tin tình báo của chi khu Đức Phổ, tiểu khu Quảng Ngãi, khu
12 chiến thuật và của sư đoàn 2 bộ binh, hai trung đoàn của sư đoàn Sao Vàng
đang tập trung gần khu vực thám sát của Oregon Team. Nhưng vấn đề quan
trọng nhất là làm sao định được hướng di chuyển của hai đơn vị lớn này. Từ cứ
điểm San Juan Hill (đông nam Ba Tơ), hướng 270 độ, kéo lên hướng Bắc theo
hình rẻ quạt thêm 45 độ, trong mặt quạt ấy là hai điểm tập trung quân của hai
trung đoàn thuộc sư đoàn Sao Vàng. Họ chuẩn bị xuống đồng bằng. Thiếu tá
Perkin kết luận: “Họ sẽ di chuyển lên cao, khu rừng dày hơn để tránh pháo
binh và máy bay trinh sát”. Đại tá lữ đoàn trưởng gửi yêu cầu về sư đoàn
Americal đề nghị tạm ngưng các cuộc không thám tại khu vực rẻ quạt, nhưng
tăng cường thực hiện các động tác trinh sát đánh lừa tại một số khu vực của
Minh Long. Lữ đoàn đề nghị 6 phi tuần oanh tạc chiến thuật B-52 tại khu vực rẻ
quạt. Sư đoàn cho biết, đúng 6h tối ngày... 1969, các pháo đài bay B-52 sẽ xuất
phát từ Guam và Uta-Pao và đánh các mục tiêu theo yêu cầu.
Tôi và các trinh sát của tiểu đoàn 3/1 + 1/2 trung đội 6, đại đội 106 cảnh
sát dã chiến (CSDC) Quảng Ngãi, được trực thăng vận xuống thung lũng 515. Ở
đó, chúng tôi sẽ đào công sự phòng thủ, nằm chờ. Theo dự đoán, nếu B-52 đánh
trúng mục tiêu, những cán binh sống sót sẽ lần theo đường 515 về vùng có dân.
Chúng tôi có nhiệm vụ đón lõng những nạn nhân của B-52.
5h chiều, Jacks đưa tôi ra helipad (sân bay dã chiến) của lữ đoàn. Quân
3/1 và CSDC đã có mặt. Họ dàn hàng theo từng chiếc trực thăng. Trong tiếng
ồn của cánh quạt, của mùi xăng, giữa những lời dặn dò, Jacks hét vào tai tôi:
“Sau cú này, chắc tao khỏi phải đi kiếm cô bác sĩ ấy nữa. Mày cẩn thận”. Rõ
ràng, cái tên Thùy Trâm và toán phẫu thuật lưu động đã làm cho Jacks phân
tâm. Jacks đã nhắn gửi với tôi, chỉ riêng mình tôi, những tin tức không mấy tốt
lành cho những người bên kia chiến tuyến. B-52 có sức huỷ diệt lớn, không
thương tiếc, và được quân Mỹ cho là giải pháp quân sự có hiệu quả nhất.
B-52 đến mục tiêu đúng giờ. Từng đoàn trực thăng bay trên đầu chúng
tôi khi trời vừa sáng rõ. Tôi tưởng tượng từng đoàn đổ ùa quân xuống các điểm
bị trúng B-52 phía bên kia rừng núi. Lữ đoàn tung hai tiểu đoàn 3/1 + 1/20 vào
cuộc hành quân trực thăng vận. Các trinh sát của 3/1 ngước nhìn, lắng nghe qua
hệ thống âm thoại. Trong nắng sáng, từ một công sự dã chiến, một người lính
Mỹ nói to với tôi: “Chỉ có giẻ rách chứ có gì mà ầm ĩ!”. Mấy chỗ khác nghe
cười ầm lên. Những người dân xuất hiện trên đường mòn. Họ như từ vùng
sương mù bước ra. Có một cáng thương, trên đó là một bà già. “Bà con đi đâu
đây?” - một CSDC bước ra chặn đoàn người. Một người phụ nữ tách ra: “Tụi
tôi lên thăm rẫy, nhưng mấy ông giải phóng đuổi về. Lo chạy nên má tôi vấp té
phải cáng về” - “Giải phóng cái gì. Mẹ nó, Việt Cộng thì nói Việt Cộng. Ba
người dân lộn xộn. Giấy tờ đâu?”. Chị phụ nữ móc túi áo... Tôi nhìn hơn hai
chục người dân đi về Thạch Trụ.
B-52 có đánh trúng mục tiêu. Nhưng quân đổ bộ không thu được gì. Các
hố bom B-52 có đường kính hình phễu khoảng 20 mét. Chẳng ai có thể kiểm
chứng được kết quả. Ngày hôm sau, căn cứ Bronco bị đối phương pháo kích.
Trên các mảnh nhôm bung ra từ hỏa tiễn 122 ly, nằm rải rác đây đó, có dòng
chữ made in USSR. “Họ trả đũa chúng ta - Jacks nói với tôi - Thật không thể
tin được! Cô ấy đã chạy trên những hố bom B-52”.
Gặp mẹ chị Đặng Thùy Trâm tại Mỹ
8h tối thứ hai (giờ Washington), Đại sứ Việt Nam tại Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ Nguyễn Tâm Chiến đã có buổi tiếp thân mật gia đình liệt sĩ Đặng Thùy
Trâm cùng Fred và Robert. Không quá xúc động như những lần trước, buổi gặp
thực sự là một cuộc trò chuyện thân mật, vui vẻ nhưng không kém phần cảm
động. Trước đó một giờ, cả đoàn với sự hướng dẫn của anh Bạch Ngọc Chiến,
Tùy viên báo chí của Sứ quán, đã đến thưởng thức món ăn Việt Nam tại nhà
hàng Nam Việt 1. Mẹ chị Đặng Thùy Trâm, bà Doãn Ngọc Trâm nói:
- Tôi nhận Fred là con nuôi vì anh ta là người đã gìn giữ cuốn nhật ký
trong suốt 35 năm, một quãng thời gian còn hơn cả tuổi đời của Thùy (tức chị
Thùy Trâm - TN). Ban đầu, tôi chỉ an ủi Fred, bảo là thôi thì xem như người
trong gia đình. Anh ta nghe vậy liền đề nghị tôi nhận anh ta làm con nuôi.
* Mẹ có thể cho biết tại sao mẹ lại đồng ý cho in nhật ký Đặng Thùy
Trâm?
- Từ bé, tôi đã khuyến khích các con tôi viết nhật ký và dặn là phải giữ
kín, không ai được tự ý đọc của người khác. Đến khi Fred cầm quyển nhật ký
của Thùy về, thoạt đầu tôi không muốn cho in nhưng có nhiều ý kiến cho rằng
nên in để mọi người có thể thấy được tình cảm và tinh thần anh dũng của người
Việt Nam trong cuộc chiến.
* Vì sao mẹ lại đặt tên Trâm cho tất cả các con?
- Vì tôi mong ước đứa nào cũng giống mẹ nó. Ở nhà, chúng tôi thường
gọi nhau bằng tên đệm.
* Chào anh Fred! Là người ở bên kia chiến tuyến, tại sao anh vẫn quyết
định tìm về Việt Nam, gặp lại gia đình Thùy?
- 35 năm qua, lúc nào 3 chữ Đặng Thùy Trâm cũng đeo đuổi tâm trí tôi,
thôi thúc tôi trở lại Việt Nam. Cách đây 5 năm, thậm chí chỉ cách đây 5 tháng
thôi, tôi không thể tưởng tượng nổi hôm nay tôi có bà mẹ thứ hai, có thêm gia
đình thứ hai. Hôm qua, hai bà mẹ đã nói chuyện với nhau rất nhiều (mẹ Thùy và
mẹ Fred - TN) về sức mạnh của tình yêu thương. Tôi không biết ngày trước ra
sao nhưng bây giờ, tôi biết chắc là tương lai sẽ rất tươi sáng.
* Về và gặp lại gia đình Thùy Trâm, anh không sợ à?
- Cũng sợ chứ! Lúc đầu, tôi gửi e-mail đến cho người bạn ở Hà Nội, nhờ
anh ấy đến hỏi rằng gia đình Thùy có chịu cho tôi gặp hay, hay sẽ mắng cho
một trận và tống cổ tôi ra đường. Thật may mắn, tôi đã được chấp nhận.
Ngọc Thịnh
(từ Washington, Mỹ)

Mẹ của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm (giữa) và Fred (bìa trái) tại Washington
- (ảnh: Lê Ngọc Thịnh)
Nguyễn Trung Hiếu là người như thế nào?
Anh em thông dịch viên nói chung ít giao tiếp với các chuyên viên tình
báo quân sự Mỹ, MID. Tôi gọi chuyên viên vì những nhân viên MID mặc quân
phục nhưng không mang cấp bậc. Hai bên cổ áo của họ chỉ đính vỏn vẹn cặp
chữ U.S và trên túi áo trái là bảng tên.
Tuy nhiên, chúng tôi có quan hệ với Nguyễn Trung Hiếu qua tình đồng
nghiệp. Từ Hiếu, tôi và các thông dịch viên khác như Chiến, Khải, Ninh, Chi...
biết Fred (tức Fredric Whitehurst, người đã nghe lời khuyên của Nguyễn Trung
Hiếu, không đốt cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm) và các chuyên viên
MID. Thỉnh thoảng họ có nhờ chúng tôi phiên dịch trong các buổi điều tra sơ
khởi và dịch thuật tài liệu do các đơn vị tác chiến thu được. Lều ở của Hiếu
thường được anh em thông dịch viên tụ tập sau buổi cơm chiều. Bởi vì Trung
Hiếu và Trần Bình chiếm ngự một căn lều rất rộng và nhất là rất hợp “gu” với
chúng tôi về uống bia, tán láo - là hai đề mục diễn ra mỗi ngày. Kết quả hành
quân trong ngày cũng là một nội dung được đề cập. Tôi muốn giải thích thêm,
MID khai thác tin tức, có kết quả theo đối chiếu, liên hệ Ban 2 xin quân yểm trợ
để thực hiện các cuộc đột kích vào hạ tầng cơ sở vùng giải phóng. Mỗi lần công
tác, thường kết thúc từ 2 đến 4 tiếng đồng hồ, MID gửi theo cánh quân yểm trợ
một chuyên viên MID, một thông dịch viên và “một nguồn tin” dẫn đường. Các
cuộc hành quân trong ngày của MID nhắm vào các mục tiêu: hầm trú ẩn, trạm
xá, các cuộc họp của xã uỷ, huyện uỷ, trạm giao liên và lực lượng du kích gồm
xã đội và huyện đội.
Tôi không nhớ rõ thời điểm cuộc tấn công bằng trực thăng của một đại
đội của tiểu đoàn 3/1 (Always First), lữ đoàn 11 Bộ binh Hoa Kỳ vào một trạm
xá của quân giải phóng đã diễn ra gần núi Tam Cọp, 12 km về hướng đông
-đông bắc căn cứ Liz (Núi Chóp) trên bản đồ. MID cung cấp tin tình báo, Fred
và Hiếu tháp tùng trong cuộc tấn công đó. Quân 3/1 đổ xuống gần mục tiêu,
trực thăng võ trang bắn rocket và mini gun yểm trợ. Chỉ gặp sự chống cự nhẹ,
theo lời kể sau này của thông dịch viên 3/1 là Phan Tấn Khải. Khải nói, quân
Mỹ càn qua một lúc sau, Fred và Hiếu mới lên tới và tiếp nhận tài liệu. Buổi tối
hôm đó, như thường lệ, thông dịch viên tụ tập tại lều của Hiếu. Chính lúc đó,
Hiếu nói về bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Nguyễn Đình Chiến và khoảng 4 thông
dịch viên khác có mặt, Tuy không có mặt vào lúc đó nhưng tôi biết rõ một điều,
nhân viên MID thường hay giữ làm của riêng các chiến lợi phẩm có giá trị: cờ
giải phóng, sổ tay hành quân và nhật ký của cán binh Bắc Việt. Tôi cũng tin
chắc rằng, bạn tôi, trung sĩ thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu đã đưa ra lời
ngăn cản Fred đừng đốt cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Theo Fred, Nguyễn Trung Hiếu là thông dịch viên duy nhất dám nói
chuyện thẳng thắn với ông trong thời gian anh phục vụ tại Đại đội 653 tình báo
quân sự Hoa Kỳ. Khi anh nói với Fred nên giữ lại cuốn nhật ký nghĩa là anh
chấp nhận đương đầu với hiểm nguy có thể trực tiếp đến từ Fred. Theo Fred, bởi
vì ngoài nhiệm vụ phiên dịch, anh còn là một người lính phục vụ trong quân đội
Sài Gòn lúc đó. Mới đây, trong cuộc tiếp đón người thân của bác sĩ Đặng Thùy
Trâm tại nhà riêng ở Mỹ, Fred tiết lộ, giữa ông và Nguyễn Trung Hiếu đã có
cuộc hẹn gặp tại California, nơi anh Hiếu đang bận bịu việc mưu sinh.
Một nguồn tin khác của Thanh Niên cho hay, thông dịch viên Hiếu
Nguyễn, người từng vẽ chân dung bác sĩ Đặng Thùy Trâm tại chiến trường
Quảng Ngãi cũng đang định cư tại Mỹ.
Đ.Ngọc Khoa
Nguyễn Trung Hiếu, người miền Nam, cao và mập. Chúng tôi gọi anh là
Hiếu mập. Mấy chục năm qua tôi vẫn không quên Hiếu có khuôn mặt hiền, mắt
Hiếu có nét ưu tư, miệng nhỏ và ít nói, giọng anh nhẹ như thủ thỉ khi nói đến
một chuyện gì đó với tôi. Nước da anh trắng. Hiếu đơn giản. Hiếu thích đàn
guitar, hát nho nhỏ những bài hát tiếng Việt. Nhưng anh chơi bóng bàn khá hay.
Trong căn cứ Bronco, có nhiều tay vợt Mỹ đã thất thủ trước những cú líp xoáy,
những cú bạt trái nhanh và mạnh, những cú bạt phải đầy uy lực. Khi cầm vợt,
con người Hiếu khác hẳn bình thường. Vì thế, tôi nhắc lại, tôi tin Hiếu đã dũng
cảm đưa ra lời ngăn cản Fred.
Với tư cách làm việc đầy trách nhiệm, Hiếu được các nhân viên MID tôn
trọng. Hiếu cũng chẳng hề làm anh em thông dịch viên mất lòng. Có dịp ngồi
với nhau, trước sau gì Hiếu cũng đề cập đến cuộc chiến tại chiến trường Đức
Phổ, đến những điều anh thấy anh nghe về nỗi đau của bà con cùng màu da với
anh. Chẳng ai có đủ lý luận tranh cãi về chuyện đó với anh. Lúc đó, chúng tôi
còn quá trẻ để nhìn thấy những điều không đúng, không phải ẩn giấu phía sau
cuộc chiến đẫm máu đó. Hiếu thấy trước và tâm sự với những đồng nghiệp kém
tuổi hơn. Với tôi, Hiếu là một người Việt chân chính. Nhưng nay Hiếu vẫn chưa
lên tiếng! Tôi bâng khuâng nghĩ đến anh, nhớ lại và cảm phục về những gì anh
đã làm trên cương vị một thông dịch viên Anh ngữ.
Một vài người bạn của tôi cho hay, sau 1971, khi quân Mỹ bắt đầu rút,
có nhiều anh em đồng nghiệp đã rời nghiệp thông dịch viên để bước vào các
khóa sĩ quan đặc biệt. Nhiều người được gửi sang Fort Benning, Georgia, Mỹ
để học và trở về làm huấn luyện viên Trường Bộ binh Thủ Đức. Các thông dịch
viên, những người một thời được mệnh danh là “cái lưỡi” của quân viễn chinh
Mỹ nay có người đã chết, có người sang Mỹ trong diện H.O, có người về quê
làm ruộng...
Cảm ơn Báo Thanh Niên đã có bài viết đầu tiên nhắc đến Nguyễn Trung
Hiếu và cảm ơn anh Nguyễn Đình Chiến (cựu thông dịch viên), người đã hé lộ
về Nguyễn Trung Hiếu trên Báo Thanh Niên. Nhờ các anh mà nhiều người đã
biết đến bạn của tôi.
6. “Họ rút đi lẹ lắm, không kịp cho bà con cám ơn”

Ông Ted Engerlmen (cựu chiến binh Mỹ) trao CD lưu giữ quyển nhật ký
của bác sĩ Đặng Thùy Trâm cho mẹ của chị - ảnh: Ngọc Thắng
Trận pháo kích vào căn cứ núi Dàng (LZ Bronco) diễn ra vào buổi sáng.
Nghe rõ tiếng xé gió của hỏa tiễn 122 ly, vượt qua khu dân cư Đức Phổ đáp
xuống mục tiêu. Nhiều tràng âm thanh tiếp nối, mặt đất rung chuyển, tiếng còi
hú báo động vang rền. Pháo binh Mỹ phản pháo, trực thăng trực chiến cất cánh
nhắm hướng Tây Bắc.
Trong căn cứ, lính Mỹ thập thò lần lượt trồi lên từ các hầm trú ẩn. Nhiều
cánh tay chỉ lên núi: có khói trắng bốc lên thành nhiều vệt lơ lửng. Một lát,
tiếng trực thăng xạ kích các mục tiêu nghi ngờ dội về nghe rõ. Pháo binh bắn
lên cấp tập, tiếng nổ depart nghe thật giận dữ. Ăn pháo kích, chui xuống hầm,
chui lên mặt đất, mất hết buổi sáng. Một người bạn Mỹ cho tôi xem bức thư gửi
về nhà ở Oklahoma, trong đó có câu: “Việc ăn uống chưa được cải thiện bao
nhiêu, nhưng tôi ăn pháo kích của vixi đều đều là 2 lần/tuần”.
Chiếc xe cứu thương 4x4 độc nhất của quân y quận Đức Phổ đưa vào
bệnh viện dã chiến của tiểu đoàn 1 quân y Hoa Kỳ bảy người bị thương. Đó là
bà con xã Phổ Bình. Như thường lệ, nhận được thông báo, nhân viên MID và
của Ban 2 đều có mặt. Họ muốn tìm kiếm những điều họ muốn biết về các nạn
nhân: tại sao bị thương, xảy ra ở đâu, và lý lịch người bị thương. Trung sĩ
Nelson gọi tôi xuống bệnh viện theo yêu cầu của thiếu tá Perkin. Lúc đó, người
cố vấn Mỹ của chi khu đang làm thủ tục chuyển thương kèm hồ sơ bằng tiếng
Việt. Bốn nam ba nữ, tất cả đều bị trúng miểng đạn pháo binh. Một người cho
biết trong lúc mọi người chuẩn bị “làm đồng” thì đạn pháo núi Dàng bắn lên
làm họ bị thương. “Sao giờ này mới chuyển ra đây?” - Chơn, thông dịch viên
của tiểu đoàn 1 quân y, hỏi. “Mấy ổng làm quá tụi tui đâu dám xuống. Băng bó
đỡ rồi chui hầm. Bữa nay êm êm mới làm gan mò xuống”, người đàn ông nói.
Ai cũng có căn cước hợp pháp. Nelson ghi chú xong. Các câu trả lời của bảy bà
con người Việt không có gì đáng để ý. Bác sĩ McLain thắc mắc về một vết
thương của người đàn ông đứng tuổi. McLain hỏi ai đã khâu vết thương mở của
người đàn ông này. Bác sĩ McLain diễn tả, có lẽ miểng đạn pháo đã tạo nên vết
cắt xéo trên bắp thịt đùi phải. Vết cắt khá sâu, nếu không áp dụng cách cầm máu
và đóng miệng vết thương kịp thời, chân của ông ấy khó có thể dở lên được. Vị
bác sĩ Mỹ nhờ tôi hỏi người đàn ông: “Ai đã làm công việc này?”. Theo ngón
tay của McLain tôi nhìn thấy các nút thắt khâu kín bằng chỉ mổ, đều đặn và tỉ
mỉ, chạy suốt vết thương do miểng đạn phản pháo ngày hôm qua gây ra. Bác sĩ
McLain không tin là có ai đó thuộc hàng tay ngang trong ngành y đã dám thực
hiện công việc cứu thương hiệu quả như thế. Tôi nghĩ ông chỉ tò mò vì nghề
nghiệp. Người đàn ông xoay người nhịn đau nói: “Dạ, có con nhỏ trong xóm
học y tá ở Quảng Ngãi làm việc này đó”. Bác sĩ McLain nhún vai, miệng huýt
sáo nhỏ như khâm phục, cám ơn rồi quay đi. Ông còn bận rộn xem xét vết
thương của mấy người kia.
Nhưng tôi không nghĩ vậy. Tôi nán lại với người đàn ông và hỏi: “Bác sĩ
giải phóng đóng vết thương của ông phải không?”. Ông như không nghe tôi hỏi.
Tích tắc cả chục giây đồng hồ... “Thiệt với chú em, không có họ làm sao tụi tui
sống nổi tới bữa nay?” - mặt người đàn ông như giãn ra sau câu trả lời - “Từ nhà
xuống bệnh xá quận cũng hết hai tiếng. Mất máu khó sống. Thêm pháo bắn,
máy bay bắn, làm sao đi. Mà xuống tới trạm xá quận thì có được gì đâu. Thuốc
men không có, không nhờ quý cô trên đó thì sao tui còn nằm đây nói chuyện với
chú. Mấy chú dưới này biết hết rồi mà”. Ông nhìn tôi như chịu đựng. Tôi không
nói gì thêm, nhưng nhìn ông như khuyến khích ông kể tiếp. Ông chầm chậm kể
thêm rằng sau đợt pháo bầy từ núi Dàng bắn lên, trực thăng áp tới quần thảo bắn
lung tung. Phía dân, lớp chạy vô hầm lớp nằm im tại chỗ chịu trận. Pháo nổ, đạn
nổ. Một lát sau nghe tiếng la cứu người bị thương từng chặp. Đợi máy bay đi
chỗ khác, bà con mới xúm gom người trúng miểng đạn lại một chỗ. Băng bó sơ
qua, tính hè nhau đưa bà con không may xuống bệnh xá quận. Nhưng cứ hụp tới
hụp lui vì pháo rải lác đác, tiếng máy bay nghe như xáp lại gần. Rồi nghe tiếng
loa vang lên từ đầu xóm: “Bà con ở đâu ở đó có anh em về giúp đây”. Cả chục
người trùm khăn dù rằn chạy từ mé rừng thấp vô xóm. Mấy cô y tá lanh lẹ ra tay
cứu thương. Tui được cô bác sĩ người Bắc cầm máu và may vết thương. Họ làm
rồi rút đi lẹ lắm không kịp cho bà con cám ơn”.
Những đồng bào của tôi thật không may khi phải sinh sống trong vùng
oanh kích tự do. Tôi nghe lính quận nói họ có anh em thân nhân theo phía bên
kia. Tình máu mủ, tình ruộng đất đã giữ chân họ lại tại những vùng đất đầy
nguy hiểm. Ở trên đó, nhà cửa bị đốt cháy vô cớ, bản thân không an toàn và bị
chính quyền địa phương biệt lập. Ai đi xuống cũng bị tra hỏi, theo dõi, bắt bớ;
đi lên bị tịch thu thực phẩm mua ở chợ quận, bị hoạnh họe đủ điều, bị xâm
phạm v.v... Những lúc gian nan ấy, thân nhân của họ hoạt động trên núi xanh
nào hay biết. Những lúc bị thương thân nhân có ở bên cạnh cũng chịu bó tay.
Những năm ở Đức Phổ, tôi thật không nghĩ ra vì sao họ buộc phải sống
chung với bom đạn. Tinh thần truyền thống nổi bật ở chỗ đó. Chưa từng trải qua
chẳng thể nào cảm động được. “May nhờ mấy cô mấy cậu trên núi xanh chạy
xuống cứu kịp thời. Trời phật phù hộ cho mấy cô mấy cậu trên đó”. Tôi nghe
người đàn ông nói nhỏ như van vái. Tôi biết ông đang nhắc đến ai.
“...Người Mỹ, người Úc rất trân trọng sự thật. Nhật ký này rõ ràng là một
sự thật, không đánh bóng, không tô điểm. Mỹ, Úc và Tây phương nói chung
không bao giờ cho phép phái nữ ra chiến trận (women in combat) mà đây lại là
câu chuyện của một nữ bác sĩ từ miền Bắc vào Nam thành lập bệnh xá để chữa
trị cho thương binh nên cả thế giới, đặc biệt là người Mỹ, rất khâm phục (treat
with respect). Sự khâm phục này thể hiện rõ ràng qua tập tài liệu “VietNam the
10.000 day- war”. Sự khâm phục ấy càng to lớn khi người nữ bác sĩ đã quyết
định cầm chân lính Mỹ cho 3 đồng đội thương binh chạy thoát và quyết bắn lại
chứ không đầu hàng. Đối với tư duy của người Mỹ và Tây Âu, họ không bao
giờ đánh phụ nữ. Tư duy này thấm nhuần trong đầu óc của họ cho đến khi đối
diện với bác sĩ Thùy Trâm. Nếu lúc đó, bác sĩ Thùy Trâm giơ tay lên, họ chỉ bắt
chị làm tù binh chứ không giết. Nhưng chị đã không làm như vậy! Cũng chính
vì vậy nên ông Whitehurst luôn luôn nói bác sĩ Thùy Trâm là một HERO (anh
hùng). Danh từ HERO này rất là trân trọng trong ngôn ngữ tiếng Anh. Những
người lính Úc mà dám hy sinh thân mình để cứu đồng đội như bác sĩ Thùy
Trâm thì sẽ được nhận Medal la VC (Victoria Cross), huy chương cao quý nhất
của Nữ hoàng phong tặng” - Anthony Chau Nguyen, Melbourn, Australia.
(Đ.N.K trích từ e-mail ngày 10.10.2005).
7. Người thầy thuốc ấy chưa bao giờ chết...

Thùy Trâm (phải) cùng các đồng đội tại bệnh xá Đức Phổ
Từ sáng, súng nổ dọc theo ngôi làng ven biển vang lên đến quá trưa. Tôi
đoán thiết giáp M.113 nổ súng yểm trợ cho một cánh quân của tiểu đoàn 4/3
thực hiện hành quân càn quét. Xế chiều trời đổ mưa. Mưa tháng 8 hạt mỏng tơi
nhưng lạnh buốt. Trung đội chuẩn bị quay về. Có tiếng hô vang của Martinez,
rằng có ai đó đang tiến về phía vị trí của chúng ta. Trong bụi mưa mờ ảo, từ xa
rõ dần là một cáng thương đang di chuyển. Hai người phụ nữ gánh hai đầu cáng,
và một người phụ nữ khác bồng con lếch thếch bước nhanh theo.
Tôi và đại úy Watson tiến ra chặn lại. “Ai bị gì vậy? Các chị đi đâu
đây?”, tôi hỏi. Người phụ nữ bồng con, nghe hỏi ngừng một chút, trả lời: “Con
tôi bị Mỹ bắn. Tôi đưa đi nhà thương”. Cái gói trên cáng bất động. Có mùi máu,
mùi dầu Bác sĩ Tín (tức dầu hiệu Khuynh Diệp), và màu đỏ của thuốc đỏ. Trung
sĩ Herrera, y tá trung đội thò tay vào cáng vén xem. Anh lắc đầu, và phất tay gọi
xe. “Nhanh lên!” - Herrera hét. Không ai bảo ai, tôi, Watson, William, Herrera,
Nelson cùng đỡ cáng đưa lên ngang thành sau chiếc xe Jeep. Hai người cáng
thương tự động quay chân đi không nói nửa lời. Watson đỡ người phụ nữ bồng
con lên xe. Chị dựa sát vào chiếc cáng làm bằng chiếc mền cột hai đầu vào cây
tre khô. Chiếc xe chồm lên hướng nhanh về núi Dàng, ở đó có các bác sĩ quân y
của tiểu đoàn 1 quân y Hoa Kỳ. Có tiếng rên của em bé bị thương. Đứa nhỏ trên
tay mẹ im lặng nãy giờ bỗng khóc thút thít. “Nín đi con! Để mẹ đưa anh hai vô
nhà thương” - người phụ nữ dỗ dành - “Nín đi con, nín đi con...”. Mắt thằng bé
con nhìn tôi long lanh. Tôi nhìn nó muốn cười an ủi nhưng cười không nổi. Mưa
ướt mặt mọi người.
... ”Đến rồi!”. Watson và Herrera nâng chiếc cáng chạy nhanh vào phòng
cấp cứu. William rời xe dìu chị phụ nữ. Chúng tôi chờ phía ngoài. Bỗng động
cơ trực thăng cứu thương khởi động, tăng vòng quay nhanh. Từ trong, bé bị
thương được chuyển sang cáng thương khác, bịch máu khô tiếp máu được một y
tá cầm lủng lẳng. “Bác sĩ nói phải chuyển bé về Chu Lai ngay!” - Watson nói to
nhắc tôi dịch lại cho người mẹ biết. Chị gật đầu nhẹ. Tản thương về Chu Lai
bằng trực thăng tốn mất 40 phút. Mạng sống của em nhỏ sẽ bớt mong manh. Tôi
nghĩ thầm. Chúng tôi đưa chị phụ nữ và thằng bé con ra trực thăng.
... Buổi tối ngồi ở câu lạc bộ, tôi vẫn còn váng vất chuyện hồi chiều.
Hôm nay nếu không có chúng tôi chắc người phụ nữ sẽ đưa con trai mình đi
thẳng lên núi. Tôi nhớ ra rồi, ở trên đó có một trạm phẫu thuật của quân giải
phóng. Đúng vậy, từ ngã ba Thạch Trụ thẳng lên Minh Long, Ba Tơ theo đường
515 hay từ Trà Câu đâm xéo qua núi Chóp cũng lên tới. Giữa hai sườn núi, đâu
đó là trạm quân y của bác sĩ Thùy Trâm. Trạm xá ấy đi đến đâu người dân đều
biết. Mật báo viên của quận Đức Phổ cũng trà trộn trong ấy nên viễn thám Mỹ
mới có tin để đột kích. Thảo nào!
* Sáng sớm 14.10, từ New York, chị Đặng Kim Trâm (Kim), em ruột chị
Đặng Thùy Trâm (Thùy), có cuộc điện đàm với phóng viên Thanh Niên tại Đà
Nẵng, Việt Nam. Chị nói rằng, loạt bài trên Thanh Niên đã tạo ra một góc nhìn
hoàn toàn mới về chị Thùy Trâm. Nhiều độc giả người Việt tại New York vào
mạng theo dõi hằng ngày. “Thật kỳ lạ, nhiều chi tiết trong loạt bài rất phù hợp
với nội dung một số thư chị Thùy gửi về gia đình khi còn sống”. Chị nói và cho
biết thêm, đã trò chuyện với cựu thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu qua điện
thoại nhưng có thể do một số cản ngại tâm lý nên anh Hiếu chưa công khai xuất
hiện. Chị nhờ phóng viên Thanh Niên cung cấp số liên lạc của tác giả Lê Thành
Giai để có thể qua đó, tiến tới cuộc gặp gỡ với những người thân trong gia đình
chị đang ở Mỹ.
Đặng Ngọc Khoa
“Hôm nay chúng tôi đã rước giúp một ca bị thương của chị”. Tôi nói
thầm trong đầu. Vào thời điểm đó, người dân sống ngoài khu bình định bị
thương vì bom pháo đã được trạm phẫu thuật lưu động của bác sĩ Trâm cứu
chữa. Người dân đồn nhau nghe về chuyện đó. Bác sĩ Trâm, lúc thì đến núi Tam
Cọp giúp dân Nghĩa Hành, Mộ Đức, lúc thì ở ngôi làng phía trên ga Phổ Bình,
lúc thì mé trên Rice Bowl, Phổ Trang, lúc thì về đầm An Khê giúp dân Sa
Huỳnh. Những chỗ đó đều có dấu hoạt động của bác sĩ Thùy Trâm. Tôi nghĩ ra
rằng, đó là một trung đội quân y Dân sự vụ của phía bên kia. Họ đã thực hiên
những công tác giúp dân vùng giải phóng. Đi qua nhiều nơi làm tôi nhớ ra một
điều, những người ở vùng giải phóng không còn gì về vật chất ngoài lòng can
đảm truyền thống. Trên bản đồ quân sự, các địa điểm có dấu bác sĩ Trâm tưởng
như có thể chụp gọn bằng một cuộc đột kích diều hâu. Người dân đã che chở
đội phẫu thuật ấy, rừng núi che chở những con người làm nhiệm vụ cứu người
ấy. Từ căn cứ Bronco nhìn lên, rừng núi xanh ngắt ban ngày. Về chiều, là màu
xanh đen đầy thách thức. Người dân Đức Phổ chắc vẫn còn người nhớ đến
những điều tốt đẹp về bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Tôi tin rằng những ký ức về
người lương y giải phóng ấy vẫn còn nằm sâu trong lòng người dân địa phương.
Toàn là điều tốt đẹp. Người Mỹ đã mua những thông tin về người con gái ấy,
rồi săn đuổi, và để giết. Nhưng trong một thời gian rất dài, lữ đoàn 3 sư đoàn 4
bộ binh Hoa Kỳ, lữ đoàn 11, sư đoàn Americal bộ binh Hoa Kỳ (nguyên Ngoại
trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Collin Powell từng là sĩ quan Ban 3 của sư
đoàn Americal), lữ đoàn 1 sư đoàn 101 kị binh không vận, đã từng chà xát Đức
Phổ nhưng không tiêu diệt được đội phẫu thuật lưu động của bác sĩ Đặng Thùy
Trâm. Danny L.Jacks, toán trưởng toán viễn thám Oregon, cho rằng bác sĩ Thùy
Trâm là một huyền thoại. Trong tôi và Jacks, người thầy thuốc ấy chưa bao giờ
và không bao giờ chết...
Hạnh ngộ giữa anh Nguyễn Trung Hiếu với Đặng Phương Trâm và
Đặng Hiền Trâm (2 em gái của bác sĩ Đặng Thùy Trâm). Trong ảnh chị Hiền
Trâm đang ký tặng quyển Nhật ký Đặng Thùy Trâm cho anh Hiếu
”Như một chuỗi giọt nước rơi xuống mặt hồ yên lặng, tạo các vòng tròn
bung ra liên tục vào bờ, chẳng bao lâu nữa chuyện về bác sĩ Thùy Trâm sẽ được
truyền đi khắp Rison và nhiều nơi khác...”.
“Chiến trường hồi ấy bao gồm đường ray xe lửa chạy song song quốc lộ
1 cắt rừng núi và đồng bằng quận Đức Phổ thành hai lãnh thổ. Từ Ga Phổ Bình
trở xuống biển thuộc quyền kiểm soát của Mỹ và chi khu Đức Phổ. Căn cứ
Bronco của Lữ đoàn 11 chỉ cách Ga Phổ Bình khoảng 1,5km. Từ đường ray trở
lên là lãnh thổ của quân giải phóng. Trên ấy là ruộng rẫy và rừng xanh núi biếc.
Nhìn lên bản đồ, các khu vực quân sự và dân cư phía dưới đường ray dường
như bị phía trên ép dần xuống biển”.
“Mặc dù với quân số khoảng 4.000 - cộng với 40 thiết giáp các loại, một
tiểu đoàn pháo binh 105mm và 155mm, 35 trực thăng, và một đơn vị trinh sát
kỹ thuật - chỉ có thể hoạt động được ban ngày. Từ chiều đến sáng, quân du kích,
quân chính quy Bắc Việt làm chủ tình hình tuy quân số chỉ bằng 1/4. Đối đầu
với một lực lượng ít hơn, nhưng Lữ đoàn 11 bị tổn thất về nhân mạng nhiều lúc
cao hơn các đơn vị khác của Sư đoàn Americal. Có một vài tháng, số thương
vong đứng đầu trong lực lượng viễn chinh tại chiến trường miền Nam, hơn 300
lính tử trận/tháng”.
“Vấn đề là do phải đối đầu với một đối thủ dường như là vô hình, nên
các thông tin về bác sĩ Trâm - thu được và mua được - đương nhiên trở nên sự
thách thức thực tế. Thế nhưng, cuộc đuổi bắt một con người có thật trở nên một
điều không thể thực hiện được. Thiếu tá Perkin, Trưởng phòng 2 lữ đoàn, từng
vuốt mặt nuốt giận bao nhiêu lần vì các toán săn người đều trở về tay không”.
“Bác sĩ là một huyền thoại. Mọi cuộc chiến tranh đều giống nhau, những
người lính bị đẩy đến đều bị đặt vào một mục đích giết chóc. Nhưng bác sĩ đã
tình nguyên đặt chân đến nơi giao tranh bằng một trái tim đầy tình yêu và sự hy
sinh. Tôi ước ao được gặp mặt bác sĩ, một người nữ anh hùng. Tôi có thể nói,
tên Thùy Trâm đã bay bổng trên không gian chiến trận và sống mãi trong lòng
tôi, người chỉ biết tên bác sĩ”.
“Những cựu chiến binh của G.75 Airborne Ranger ở Texas, ở Fort
Benning, Georgia, ở North Carolina, ở California, ở Alaska đều bày tỏ sự ngạc
nhiên thú vị sau khi nhận điện thoại báo tin về sự kiện Thùy Trâm. Sau 35 năm,
các bạn bè đều biết họ có liên quan đến một sự kiện mang tính chất lịch sử như
thế. Họ muốn cùng tôi phải làm một điều gì đó có ý nghĩa lâu dài”.

Mẹ con bà Doãn Ngọc Trâm trò chuyện trong vườn nhà Fred. Ảnh:
Robert Whitehurst
“Những người hàng xóm, những trại chủ cùng nghề chăn nuôi ở Rison
Arkansas, những bạn học trung học, đại học, tỏ vẻ quan tâm về những gì tôi đã
báo với họ. Tôi là một trong những nhân vật chính của câu chuyện khó tin trong
đời thường. “Thật là may mắn cho anh, vì anh không phải là người gây ra sự hy
sinh của bác sĩ Thùy Trâm”, mọi người đều nói như vậy. Ai cũng bắt tay chúc
mừng sự may mắn của tôi. Giờ đây, ước gì tôi được gặp mặt bác sĩ”.
“Thanhniennews.com đã đến với Rison, Arkansas. Người miền Nam ở
đây ít đọc báo viết nhưng computer được mọi người sử dụng. Tin tức thế giới,
tin tức trong nước, các sự kiện xảy ra trong tiểu bang và địa phương đều lần
lượt là đề tài trao đổi trên bàn cà phê sáng. Đây là một nét văn hóa truyền thống
của Rison. Thanhniennews.com được các ngón tay của người đọc báo điện tử ở
Rison cho lên net, thật sự, là một điều hiếm thấy. Họ đọc về bác sĩ Thùy Trâm
trên màn hình. Tôi là người sinh ra và lớn lên ở Rison. Tôi cũng là người mang
danh dự về cho nơi tôi trưởng thành. Mọi người hãnh diện vì tên tôi đang hiển
hiện trên màn hình computer. Người dân nơi tôi sống nói rằng hãy cùng nhau
làm một cuốn phim về Thùy Trâm”.
“Không một ai ở Rison giữ được sự bình tĩnh khi hay tin một tấm ảnh
chụp về sự hy sinh của bác sĩ. Họ nghe lại rằng có hai người lính Mỹ đang đứng
cạnh một xác người phụ nữ, và một cành cây gần đó có treo một bộ quần áo bà
ba đen. Người Rison cho rằng đó là những tên lính viễn chinh học đòi những
hành động bỉ ổi. Mọi người đã nổi giận với quá khứ. “Các anh đã làm nhục dân
Mỹ”, họ nói. Woman-killer, lính Mỹ giết phụ nữ, sự lên án của người dân Mỹ
hoàn toàn chính xác. Ngược lại, Ranger chúng tôi chẳng bao giờ hành động ngu
xuẩn như thế”.
Em gái chị Đặng Thùy Trâm trả lời phóng viên Thanh Niên từ New
York: “Chúng tôi vừa gặp anh Nguyễn Trung Hiếu”
Sau khi nhận được các e-mail của phóng viên Thanh Niên từ Việt Nam,
chị Đặng Kim Trâm, em ruột bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã trả lời từ New York.
* Bạn đọc rất băn khoăn vì sao anh Nguyễn Trung Hiếu im lặng quá
lâu? Chị có thể cho biết một vài nội dung...
- Đến hôm qua (14/10), tôi vẫn chưa được gặp anh Nguyễn Trung Hiếu.
Rất cảm ơn anh đã cho biết địa chỉ của anh Lê Thành Giai. Và hôm nay (15/10)
xin báo tin, hai chị gái của tôi là Hiền Trâm và Phương Trâm vừa ở chỗ anh
Nguyễn Trung Hiếu về, vậy là hai chị tôi đã gặp được anh Hiếu và thay mẹ tôi
cảm ơn anh ấy. Câu chuyện kết thúc đã có hậu. Anh Hiếu rất nhớ quê, nói
chuyện nhiều về quê hương, nhưng tôi không gặp trực tiếp nên không hỏi được
anh ấy có ý định về dự cuộc hội ngộ ở Việt Nam do một công ty tổ chức - như
anh thông báo - hay không. Tôi nghĩ, chắc cũng cần có thêm thời gian để anh ấy
suy nghĩ.
* Thưa, chị có theo dõi loạt bài Chuyện về Đặng Thùy Trâm viết từ Mỹ?
Nó có mang đến chị cảm xúc mới về một câu chuyện cũ, cách đây đã 35 năm?
- Mãi đến hôm qua tôi mới có dịp check mail, còn trước đó hai hôm, tôi
mới được đọc loạt bài của anh Giai trên báo Thanh Niên. Cả đoàn hầu như lúc
nào cũng ngồi trên xe, thỉnh thoảng mới gặp một cái computer để check mail
nhờ. Cả nhà rất xúc động và ngạc nhiên. Câu chuyện mỗi ngày mỗi mới, càng
lúc càng kéo mọi người lại gần nhau hơn. Quả đúng như lời của Robert
Whitehurst đã nói, những tâm tình của chị Thùy (tức chị Đặng Thùy Trâm)
giống như một nhịp cầu bắc qua vực thẳm đã ngăn cách chúng ta quá lâu.
Chúng tôi cũng được hiểu thêm về những người lính xưa kia ở bên kia chiến
tuyến. Qua những lời tâm tình của anh Giai trong loạt bài, tôi càng tin rằng
chúng ta có thể quên đi quá khứ, mà hãy gạn lọc lấy những gì tốt đẹp nhất của
mỗi con người để đến với nhau.
* Ông Danny L.Jacks đề nghị nên có một cuốn sách hoặc một bộ phim
về chị Thùy Trâm dưới hình thức hợp tác Việt- Mỹ, ý kiến chị về việc này? Chị
định sẽ nói gì nếu gặp ông Jacks?
- Một bộ phim hay một cuốn sách, tôi nghĩ điều đó rất hay. Câu chuyện
về những người bên kia chiến tuyến biết và nhớ đến một người nữ bác sĩ miền
Bắc là một cái gì đó thật cảm động. Cả hai phía đều là một phần của lịch sử.
Nếu gặp được ông Jacks, tôi sẽ rất muốn được nghe ông ấy kể lại những điều
ông ấy biết về chị Thùy Trâm và những năm tháng ấy. Tôi cũng muốn biết vì
sao ông ấy lại biết và nhớ đến chị Thùy Trâm mặc dù đã bao nhiêu chục năm
trôi qua. Hẳn đó cũng là một người Mỹ đầy tình người.
* Nếu có viết nhật ký như chị Thùy Trâm năm xưa, mấy ngày qua chị đã
viết những gì?
- Thời gian eo hẹp, tôi chỉ ghi lại những cảm xúc ngắn. Mọi người rất
quan tâm và chăm sóc mẹ tôi. Từ mẹ của Fred đến Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến.
Qua chuyến đi, chúng tôi được biết thêm nhiều về những người bạn Mỹ. Đến
đâu cũng có người nhận ra. Nhiều người đến bắt tay mẹ tôi và nói rằng câu
chuyện làm họ xúc động. Tôi hiểu họ không chỉ xúc động vì câu chuyện của chị
Thùy mà phần rất lớn còn bắt nguồn từ tình người quý hóa trong toàn bộ câu
chuyện - mà những người như anh Giai, Jacks... cũng đóng góp một phần trong
đó.

Anh Lê Thành Giai với Danny L.Jacks và gia đình


Một thông điệp hòa bình
Đặng Thùy Trâm (trái) và em gái
Danny L.Jacks: “Việt Nam, ai lại không muốn đến !”
Danny L.Jacks là cựu toán trưởng Viễn thám Oregan thuộc Lữ đoàn 11,
Sư đoàn Americal đóng tại Chu Lai. Sau 18 tháng phục vụ tại chiến trường Đức
Phổ, Quảng Ngãi - trong đó có 3 tháng nằm viện vì bị thương - ông về Mỹ. Một
ngày trung tuần tháng 10/2005, Jacks trở lại với các câu hỏi của phóng viên Báo
Thanh Niên từ Việt Nam gửi sang, do tôi trực tiếp chuyển đến ông.
* Thưa ông, sau khi trở về Mỹ, ông có bị hội chứng sau chiến tranh?
- Danny L.Jacks: Kể từ cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất nổ ra, người
dân Mỹ mới có dịp so sánh với cuộc chiến tại Việt Nam. Và mọi người thấy
rằng, mỗi cuộc chiến đều được giới truyền thông đặt tên. Mỗi danh từ riêng từ
miệng báo chí, truyền hình đều lặåp đi lặåp lại và thấm vào người xem, người
đọc. Tôi bị thương trở về từ Việt Nam được những người hàng xóm ở Rison đặt
tên là baby-killer. Tôi còn bị hội chứng sau chiến tranh, PTSD (Post-Traumatic-
Stress-Disorder), và phải nhập bệnh viện tâm thần để chữa trị gần 6 tháng. Tôi
đã chịu đựng. May quá, hình ảnh chiến tranh vùng Vịnh đã làm mất đi quan
niệm cũ kĩ trong đầu người dân miền Nam nước Mỹ. Họ đẩy trách nhiệm đến
trước mặt chính phủ. Tất cả những ai bị mất mát vì Việt Nam gần như đều quay
nhìn chúng tôi, những nạn nhân, thật thông cảm.

Danny L.Jacks khi còn ở Việt Nam


* Hồi đó, ông từng nghĩ gì mỗi khi nhận lệnh công tác?
- Danny L.Jacks: Sau lần thoát chết ở Ba Tơ, 1969, đầu óc tôi trống rỗng
khi bước lên trung tâm hành quân nghe thuyết trình, bay VR (thám sát mục tiêu
trước) và nhiều lúc trong khi chuẩn bị lên đường. Tôi không muốn gặp người tôi
tìm kiếm (tức bác sĩ Thùy Trâm). Tôi thực sự không muốn gặp bất trắc. Thời
gian cạn dần theo tour phục vụ, tâm trạng ấy càng tăng lên. Tôi nhớ có lần nói
lại với anh em trong toán rằng thiếu tá Perkin chê chúng ta vì cứ bị người con
gái vi-xi ấy bỏ sau lưng hoài. Mà đâu chỉ một mình tôi mang tiếng, nhiều đơn vị
bạn cũng đã để cô bác sĩ chạy thoát.
* Trở lại chuyện một cuốn sách bằng tiếng Anh về bác sĩ Trâm, theo ông
nên như thế nào?
- Danny L.Jacks: Tất nhiên là công việc phải làm của những con người
còn may mắn sống sót. Theo tôi, chuyện in ấn xuất bản không khó nhưng cái
khó là phải thực hiện sao cho thuyết phục. Hình ảnh một người con gái có học
vị, có chuyên môn, xung phong vào miền Nam chiến đấu, vượt gian khổ cứu
giúp dân lành và chấp nhận hi sinh vì lí tưởng, tôi nghĩ, sẽ bay vượt lên trên tầm
mắt của giới trẻ tại Mỹ. Riêng tôi rất tiếc, nếu ai đó cho tôi biết chuyện này
sớm, tôi đã không bị PTSD giày vò.
* Ông có dự định trở lại thăm Việt Nam?
- Danny L.Jacks: Việt Nam thật may mắn có được những con người như
cô Trâm sau khi cuộc chiến tàn. Gia đình cô ấy phải thật hãnh diện có một
người con tuyệt vời như thế. Ngược lại, chúng tôi chỉ sản xuất những người anh
hùng, theo nghĩa đen của nó - (Jacks nói như giễu cợt). Chẳng ai có huy chương
“cứu người bội tinh” (Life-Saver Medal) trong thời chiến. Nghĩ lại buồn cười,
hồi đó chúng tôi đã từng chạy theo đuôi tóc cô ấy. Tôi có kể chuyện này cho
Steve Lemire - Americal LRRP, đang ở Alaska - nghe mấy hôm trước. Tay ấy
vừa nghe vừa thở vừa lặp đi lặp lại sự ngạc nhiên. Đáng lẽ ra cô ấy không bao
giờ chết mới đúng (Jacks ngừng). Những người ở quê hương các anh thật là
rộng lượng. Họ thật rộng lượng. Việt Nam, ai lại không muốn đến!
Thư của Danny L.Jacks gửi phóng viên Báo Thanh Niên
Anh Đặng Ngọc Khoa thân mến,
Ký ức trong tôi luôn tràn ngập lòng khâm phục bác sĩ Trâm, một người
được đồng đội vô cùng yêu mến. Cô ấy đã hiến dâng cả sự nghiệp và hi sinh
cuộc sống riêng tư để phục vụ cách mạng. Là người đứng đầu nhóm Oregon, Co
G.Rangers, tôi từng cố gắng bắt cô ấy nhưng đã thất bại vì cô ấy luôn được
những người lính yêu mến chiến đấu tới cùng để bảo vệ. Mỗi ngày trong cuộc
sống, tôi đều có những kí ức đẹp đẽ về Việt Nam. Mỗi khi khẽ nhắm mắt để cho
những kỉ niệm cũ ùa về, tôi có thể cảm nhận được mùi vị của những cánh rừng
ven Đức Phổ. Tôi có thể nghe tiếng cười của lũ trẻ. Tôi có thể nghe tiếng hát
ngọt ngào của vùng đất này dù rằng tôi không hiểu ý nghĩa của những khúc ca
đó. Tôi cũng có thể thấy những lão nông theo sau những con trâu kéo cày trên
cánh đồng lúa. Những ký ức đó cứ tràn ngập trong tôi hàng giờ liền.
Tôi muốn cảm ơn anh vì đã giúp đăng bài viết của anh Lê Thành Giai,
bạn thân của tôi. Tôi nghĩ anh Giai đã làm được một công việc tuyệt vời, đó là
góp phần tôn vinh những cống hiến của cô Trâm và tình yêu của cô dành cho
đất nước, để những giá trị đó còn mãi trong lịch sử Việt Nam.
Danny L.Jacks
Co G.Rangers
Những tấm lòng từ nước Mỹ

Đặng Thùy Trâm (ngồi, thứ hai từ trái sang)


Phóng viên Báo Thanh Niên là người sớm nhất đã gửi cho tôi 100 trang
Nhật kí Đặng Thùy Trâm, bản dịch tiếng Anh của Robert Whitehurst. Sau 15
ngày, tôi thực hiện việc ghi lại tâm tình của một số người đã và đang đọc nó.
Xin cùng nghe họ...
* Gary L.Klauenburch (Redwood city, California): “Tôi đọc vì tò mò, và
bị cuốn hút vào từng trang của cuốn nhật kí của Thùy Trâm. Trong ấy, tôi thấy
một con người trẻ tuổi có lí tưởng thật rõ ràng. Hồi trước, thú thật tôi không có
được tính cách như vậy. Tôi đã phục vụ tại Đức Phổ 12 tháng. Tôi là chuyên
viên xã hội của Trung đội 1 Đại đội 29 Dân sự vụ. Người dân Đức Phổ chắc có
người còn nhớ tôi. Tôi không ngờ rằng địa phương đó nay đã trở thành một địa
điểm lịch sử nhờ sự hi sinh của cô Thùy Trâm. Thật tiếc! Hồi đó, tôi có nghe
loáng thoáng về người bác sĩ này. Tôi có gửi cho một vài người bạn cùng đọc...
Theo tôi, rất nên làm một điều gì đó cho Đức Phổ. Tôi không phủ nhận công lao
của người từng sở hữu cuốn nhật kí giá trị đó, tuy nhiên Fred và Hiếu đã chấm
dứt vai trò lịch sử. Tôi tin rằng người Việt và người Mỹ đang cùng nhau nhìn về
phía trước một cách tích cực hơn. Một cuốn sách hay một cuốn phim về người
bác sĩ này là một việc đáng làm”.
* Jacks Marcell (Johnston Rd, Arkansas): “Tôi đọc được đến trang số 36.
Thật cảm động! Tôi có mail 100 trang nhật kí cho các bạn láng giềng. Đọc nhật
kí của một nữ bác sĩ người Việt và bàn luận chung quanh những gì cô ấy đã làm
được là đề tài cuối tuần của chị em chúng tôi. Tôi thật sự cảm phục. Thật khó
tìm ra một người như vậy. Qua cô Trâm, tôi yêu mến phụ nữ Việt Nam. Các bạn
của tôi cũng chia sẻ như vậy. Một vài người trong họ có người thân tử trận tại
chiến trường Việt Nam. Tôi nghĩ nên có một cuốn nhật kí in ấn thật đẹp để thỉnh
thoảng đọc đi đọc lại. Tôi là phụ nữ như cô ấy. Chẳng có ranh giới giữa chúng
tôi. Người Mỹ và người Việt nên cùng nhau hợp tác làm một cuốn phim về cô
bác sĩ”.
* Độc giả thanhniennews.com.vn, gốc Việt 54 tuổi, xin giấu tên (Little
Sai Gon, Orange County): “Tôi có quyền đọc gì thì đọc. Ai kiểm soát tôi! Nên
nhớ, tôi đang ở một xứ sở tự do. Cái gì tốt nên khen, nên truyền bá, vì đó là nét
văn hóa của người Việt. Tật câu nệ chỉ tồn tại trong những cái đầu đang bị
những điều không tốt chế ngự. Anh nói sao về việc hàng ngàn người vẫn đi về
Việt Nam như đi chợ! Liệu anh có ngăn nổi bà con gửi tiền về giúp thân nhân
không? Hồi về Việt Nam, tôi đọc báo mỗi ngày. Báo viết chứ không phải báo
dịch. Hãy cùng nhau tôn trọng cái đẹp, cái hay của bất kì chỗ nào, ở Mỹ và ở
Việt Nam. Tôi đọc nhật kí của cô bác sĩ theo bản tiếng Anh. Một người bạn gửi
từ Việt Nam cho tôi bằng e-mail. Hồi nào giờ mới có chuyện hay như vậy. Tôi
công nhận hay và cảm động. Tôi cũng đọc báo ngày bản tiếng Việt. Mình có
trọn quyền chọn lựa tin tức để đọc”.
* Một cựu thông dịch viên Đệ nhất Sư đoàn kị binh không vận (Santa
Anna, California): “Theo dõi các bài viết về hoạt động của bác sĩ Thùy Trâm,
về hoạt động của ông Danny L.Jacks, theo tôi, đây là phần lịch sử giúp cho
chúng ta nhìn lại và suy nghĩ... Mọi người đã mở rộng vòng tay để đến với
nhau. Đài Phát thanh Bắc Cali có đưa tin về sự kiện Thùy Trâm. Báo Mỹ có đưa
tin về bác sĩ Thùy Trâm. Trên net, tôi đọc được nhiều website có đề cập đến cái
tên Thùy Trâm. Nhật kí của Đặng Thùy Trâm, có phải đây là một thông điệp
hòa bình ?...”.
Lê Thành Giai
______________________
Tết cuối cùng của bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Chị Cho và chị Ninh (phải) chỉ nơi trước đây đã diễn ra màn kịch giả
điên cứu BS. Trâm thoát chết
TPCN - 36 năm trước, bác sỹ Đặng Thùy Trâm đã đón Tết Canh Tuất -
1970 đơn sơ nhưng đầm ấm trong tình thương yêu của cán bộ, du kích và nhân
dân thôn Nga Mân, Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi.
Trên nền nhà lá xập xệ khi xưa, nơi BS. Trâm đã đón giao thừa, nay là
một căn nhà ngói thấp nhỏ, chị Tạ Thị Ninh - người đồng chí, người học trò và
là người em thân thiết của BS. Trâm - bồi hồi nhớ lại...
Đêm Ba Mươi Tết Canh Tuất
“Chị Trâm từ trên trạm xá (ở Hóc Bầu) về tới nhà vào lúc chạng vạng
ngày Ba Mươi Tết - chị Ninh bắt đầu câu chuyện”. Nhà chị Ninh nằm trong
vùng tranh chấp, là một trạm liên lạc của cách mạng nên thường xuyên có cán
bộ, du kích đi về.
Tết thời chiến, bữa cơm chiều Ba Mươi rất đơn giản. Cúng xong, mọi
người cùng ăn rồi tập trung lại hát hò, trò chuyện rôm rả. “Ngày ấy, mọi người
hay hát bài “Vinh quang thay Du kích nhân dân” - chị Nguyễn Thị Cho, em ruột
anh Thuận và là em kết nghĩa của BS.
Thùy Trâm kể, rồi lẩm nhẩm hát: “...Nào anh em ơi, những người chiến
sỹ tiên phong, mau ra sa trường, súng lê chắc tay sẵn sàng”... Đêm ấy, không
chỉ hòa cùng mọi người, chị Trâm còn hát đơn ca bài “Qua miền Tây Bắc” của
nhạc sỹ Nguyễn Thành.
Chị Ninh nhớ lại: “Gần đến giao thừa, cả nhà cúng bánh rồi mấy chị em
ngồi quây quần tâm sự. Lúc này, chị Trâm mới để lộ nỗi buồn, đó là nỗi nhớ
nhà”.
Nhật ký viết ngày 6/2/1970 (ghi theo ngày dương lịch), BS Thùy Trâm
tâm sự với chính mình:
“Bốn năm rồi xa nhà, giao thừa lần thứ tư sống xa những người thân yêu.
Hà Nội ơi! Đêm nay Hồ Gươm người vẫn vai chen vai, Tháp Rùa vẫn rung rinh
ánh điện. Nhưng ta biết Hà Nội của ta niềm vui không thể trọn vẹn.
Trái tim còn một nửa rớm máu thì làm sao vui cho đành. Đêm nay, mỗi
người đều mang nặng trong lòng nỗi nhớ thương. Và ở đây cũng hoa, bánh tét,
cũng lời ca tiếng hát nhưng lòng mình cũng chỉ là nỗi nhớ thương”.
Đôi mắt chị Ninh ngân ngấn lệ: “Chị Trâm nói, ước gì đến hòa bình
thống nhất, mình cùng ngồi ăn tết vui vầy, rồi chị dẫn mấy em ra Hà Nội để giới
thiệu với gia đình chị”. Tôi nói: “Chị ơi chiến tranh ác liệt như vầy, đến ngày đó
không biết có ai còn?” Chị trấn an: “Còn chứ, không sao đâu em ạ!”
Sáng mùng Một Tết, chị Trâm về bên nhà hai người em nuôi là Thuận và
Cho để làm cơm cúng ông bà, cha mẹ. Gọi là nhà, nhưng thực chất là cái xum
luôn luôn lạnh lẽo vì chỉ còn hai anh em suốt ngày lo việc chiến đấu (anh Thuận
là Phó bí thư Đảng uỷ xã, chị Cho là Xã đội phó Phổ Cường).
Chị Cho nhớ rõ: “Chỉ một mâm cơm sơ sài, thức ăn gửi mua dưới vùng
địch chiếm từ hôm trước. Vừa ăn xong nghe cơ sở báo địch chuẩn bị càn, mấy
chị em vội giả trang thành dân thường, áo bà ba, đầu đội nón lá, tay kẹp ôm rơm
về lại nhà chị Ninh. Ở đó có hầm bí mật, công sự và cả đường rút khi cần”. “Hai
bên thỏa thuận ngưng bắn vào những ngày Tết, nhưng nhiều khi địch vẫn đi
càn”.
Đêm mùng Một, BS. Thùy Trâm tạm biệt mọi người để về lại trạm xá
khi “mưa xuân rơi ướt trên mái tóc”. “Đêm nay trời tối, ánh sao mờ chỉ đủ soi
con đường cát trắng giữa xóm thôn.(...). Tạm biệt em, nhất định sẽ còn gặp lại
em, sẽ hôn lên đôi mắt đen thân yêu của em”. (Nhật ký Đặng Thùy Trâm ngày
7/2/1970).
Tình yêu nén lại
Câu chuyện nhớ thương một người em kết nghĩa tên Thuận luôn được
trở đi trở lại trong nhật lý của BS.Thùy Trâm với nhiều cung bậc khác nhau.
“Chị Trâm thương anh Thuận hơn tất cả những người khác” - chị Ninh xác
nhận. Còn anh Thuận từng nói: “Em thương chị hơn tất cả mọi người, trừ cha
mẹ” - chị Cho, em gái anh Thuận kể.
Chị Cho tâm sự: “Từ khi được nhận chị Trâm là chị nuôi, mấy anh em
tôi coi chị Trâm vừa như người chị ruột thịt và vừa như người mẹ. Lúc chị ở
trong trạm xá, thỉnh thoảng tôi làm lương khô gửi lên”.
Ngừng một lát, chị Cho tiếp: “Đúng là ban đầu tôi chỉ nghĩ là chị em thật
tình, sau đó tôi nhận ra giữa anh Thuận và chị Trâm có tình cảm khác. Trong
quan hệ cá nhân, xưng hô giữa hai người không rõ ràng, lúc lại gọi tên, lúc thì
nói trống không”.
“Khi phát triển Đảng của chị Trâm gặp trở ngại, chị Trâm về khóc, kể
với anh Thuận và tôi. Anh Thuận động viên: Trâm cứ việc yên tâm lo phục vụ
công tác tốt, dần dần anh em sẽ hiểu, còn có lãnh đạo của huyện nữa.
Những lúc tình hình yên ổn, hai anh chị thường ngồi bên nhau nói
chuyện, cóự khi hai người cùng ngồi trong một cái võng, có lúc kéo cái băng
(ghế dài) ra ngoài vườn, nơi vắng vẻ tâm sự rất thân mật. Họ âu yếm nhau lắm!
Nếu chị Trâm đi thì thôi, còn về nhà thì anh Thuận vui ra mặt và luôn quấn quýt
bên chị.
Chị Cho mân mê cây kéo nhỏ vẫn còn sáng loáng, kỷ vật của BS.Thùy
Trâm để lại, nói tiếp: “Vì lúc đó chiến tranh ác liệt nên mọi người không để ý
nhiều đến chuyện yêu đương, và chính chị Trâm chủ động kìm nén tình yêu lại.
Những ngày sau khi chị Trâm hy sinh, anh Thuận buồn sờ sạc. Mỗi bữa
ăn, anh xúc một chén cơm, gác đôi đũa lên và để riêng một bên rồi lầm rầm
“Mời Trâm ăn cơm!”, mắt anh đỏ hoe, rơm rớm nước”.
Tình dân Đức Phổ với BS Thùy Trâm
Không ít lần BS. Thùy Trâm đối mặt với cái chết nhưng đều thoát khỏi
nhờ mưu trí. Chị Ninh vừa tủm tỉm cười vừa kể về một lần thoát hiểm ngoạn
mục ngay tại căn nhà của gia đình: “Hôm ấy là một buổi chiều cuối năm 1968,
lúc chị Trâm và mọi người trong gia đình tôi đang ngồi ăn cơm thì địch ập đến.
Khi chúng tới gần, nghe tiếng tên thông ngôn nói với thằng Mỹ mới hay.
Mẹ tôi vơ ngay bộ quần áo của mình đưa cho chị Trâm và bảo chị mặc vào. Bộ
áo quần của chị Trâm thay ra thì bỏ vào chậu, đổ nước như chuẩn bị giặt.
Rồi mẹ tôi bảo chị Trâm lấy rạ đốt nồi mắm kho cho nó cháy bốc mùi.
Vì sợ địch phát hiện chị Trâm qua giọng nói, mẹ tôi bảo chị giả câm và xõa tóc
ra.
Một tay mẹ nắm đầu tóc chị Trâm lay lay, tay còn lại cầm cán chổi vừa
khóc lóc vừa kể lể, la lối cố tình để bọn địch nghe được: “Trời ơi là trời, chi mà
cái thân tôi khổ dữ vầy. Đẻ ra đứa con đã câm lại còn điếc. Sai cái gì nó làm hư
cái nấy....”.
Nghe la lối, bà con hàng xóm chạy sang và hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Mọi người cùng vào vai: “Cơn cớ gì mà cứ con nhỏ bà uýnh (đánh) hoài, nó đã
điếc lại câm, bà nuôi được thì nuôi, không được thì để tui nuôi. Tội nghiệp con
nhỏ...”.
Màn kịch diễn xuất thần, địch tưởng thật nên không thèm quan tâm đến
chuyện “con điên” và bỏ đi.
Chị Ninh lại kể một câu chuyện khác: “Một lần vào cuối năm 1967, chị
Trâm và mọi người đang tập trung tại nhà này thì hai chiếc tàu rọ của Mỹ xuất
hiện. Chúng hạ sát mái nhà quạt cho tranh bay hết nhưng không phát hiện ra cái
nắp hầm bí mật dưới nền nhà vì được ngụy trang kỹ.
Trong hầm, du kích chĩa súng ra định bắn, chị Trâm cản không cho và
nói: “Mấy em ham thành tích mà bắn, bọn chúng trả thù thì dân ở đây chết hết”.
Sau khi chạy càn, lúc này dân đã tập trung hết về nhà, bò trâu cũng đã
lùa về. Quạt một hồi lâu, không thấy động tĩnh gì, chúng ném 2 quả mù cay vào
nhà rồi bỏ đi.
Sau sự kiện này, mọi người càng qúi chị Trâm, nên mỗi khi chị về, ai có
gì cũng tới mời chị Trâm ăn. Mấy người lớn nói: “Mình còn sống tại đây cũng
là nhờ con bé Trâm, bữa đó không có con bé Trâm nó bàn (ngăn cản) du kích
thì mình chết hết”.
Đại Dương
______________________
Tìm dấu vết bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những cánh rừng H’Re
Đặng Ngọc Khoa

Phóng viên Thanh Niên tại cửa hầm địa đạo ven đèo Nhỏ - (ảnh: N.T.T)
Kỳ 1: Những câu hỏi trong đêm trên đèo Ải
35 năm đã trôi qua kể từ ngày liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm hy sinh.
Thanh xuân chị mãi mãi dừng lại ở tuổi 27. Và không lâu nữa sẽ là sinh nhật chị
vào 26/11/2005. Trước mốc thời gian ấy, phóng viên Thanh Niên đã trở lại vùng
đất lửa Phổ Cường, miền quê nghèo khó nhưng rất đỗi kiên cường và là “quê
hương thứ hai” của chị Trâm.
Do đường Hồ Chí Minh bị tắc tại đèo Lò Xo, chúng tôi quay ngược về
ngã ba Đông Dương sau một ngày ròng rã. Theo đường 24, trực chỉ Kon Rẫy,
Kon Plong, cả đoàn vượt đèo Măng Đen, Vi Ô Lắc... trong đêm. Ngước nhìn lên
bầu trời đêm đen kịt, tôi liên tưởng ngày nào từng đoàn B.52 đã từ biển vòng
theo đường bay 515 đánh bom vào bệnh xá của chị Đặng Thùy Trâm được bao
bọc bởi điệp trùng rừng núi Ba Tơ. Tôi đang nung nấu kế hoạch tìm đến tận nơi
chị đã hy sinh và đâu là bệnh xá cuối cùng của chị.
Nhưng đó là chuyện của những ngày sắp tới. Bây giờ đây, dưới ánh đèn
pha, dấu vết sạt lở sau cơn bão số 8 kèm theo những cơn mưa rừng dai dẳng vẫn
còn hằn rõ trên vùng đất từng là “căng” an trí những người tù thời chống Pháp.
Đến ngã ba Thạch Trụ gần nửa đêm, những đồng nghiệp miền Trung thả tôi
xuống mặt đường như một chiếc lá nhàu nát sau chuyến đi dài. Nếu trước đó 16
tiếng đồng hồ, tại cửa khẩu Bờ Y, tôi bị cuốn hút bởi tiếng hót của những cánh
chim rừng xòe mát vùng trời ba biên giới thì giờ đây tôi như bị thúc giục bởi
những cú điện thoại chập chờn sóng về bác sĩ Đặng Thùy Trâm của Nguyễn
Thanh Tuấn - Phó giám đốc kiêm chuyên gia đọc bản đồ địa hình của Công ty
Lữ hành Dream Land.
Tuấn vừa từ TP.HCM vượt gần 1.000 km trên chiếc gắn máy second -
hand đến Đức Phổ chiều hôm kia. Trong ba lô là cuốn Nhật ký Đặng Thùy
Trâm, vài tấm bản đồ quân sự của quân đội Mỹ cùng một số thiết bị đi rừng.
Anh và tôi từng gặp nhau trên đường Hồ Chí Minh, đã làm cuộc giao lưu tại
Nam Giang và tại đó đã cùng những cựu chiến binh đoàn 559 hát vang những
bài ca Trường Sơn mà giờ đây chúng tôi mới biết chị Đặng Thùy Trâm từng hát
với ca sĩ Thanh Đính trên đất Lào trong 75 ngày đêm hành tiến vào Nam. Giờ
đây, gặp lại nhau sau loạt bài về bác sĩ Đặng Thùy Trâm viết từ Mỹ đăng trên
Thanh Niên, Tuấn bộc bạch “cần phải làm một điều gì đó thật cụ thể” bằng tinh
thần tuổi trẻ và anh đã khởi đầu bằng việc hiến 450 ml máu cho bệnh nhân
nghèo. Tuấn cho biết, anh cần tôi phối hợp vạch lộ trình đến những địa danh chị
Thùy Trâm ghi trong nhật ký, đặc biệt sau đó làm sao đưa hàng ngàn bạn trẻ và
cựu chiến binh miền Nam đến tận nơi chị đã hy sinh cách nay 35 năm.
Tôi thông báo nhanh nội dung một số e-mail vừa nhận từ Washington,
California, Texas, London, Melbuorne về sự kiện Đặng Thùy Trâm. Hàng ngàn
cựu chiến binh G.75 của Mỹ cũng đang có nhu cầu “trở lại chiến trường xưa”
thông qua cầu nối của Báo Thanh Niên. Và rộng ra là đông đảo du khách Mỹ,
trong đó có không ít những người Mỹ phản chiến cùng thời bác sĩ Đặng Thùy
Trâm...
Thế rồi Tuấn đèo tôi về phía đèo Ải, Phổ Cường trong đêm. Đến một ngã
ba mòn nhẵn trên đèo Nhỏ, Tuấn pha đèn vào một trong những phát hiện mới
nhất: cửa vào của một địa đạo từng che giấu những đoàn quân du kích và những
thương binh một thời máu lửa với chị Trâm. Đây là 1 trong 6 địa đạo của Phổ
Cường có từ thời kháng Pháp, được mở rộng thời đánh Mỹ. Địa đạo mà tôi đang
nhìn có cửa vào rộng hơn 1m, lỗ thông hơi gần đó cũng rộng tương đương.
Đường hầm sâu 3m tính từ mặt đất, rộng khoảng 1,2m, cao hơn 1,5m, dài hơn
100m. Trong địa đạo có mạch nước ngầm, đủ để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho
100 người. Chưa ai rõ chị Đặng Thùy Trâm từng trú ẩn tại địa đạo này nhưng
theo một số cựu du kích Phổ Cường, nhiều thương binh từng được sơ cứu tại
đây, bên trong vẫn còn dấu vết bông băng và đây là nơi các cánh quân du kích
tạm trú mỗi khi trực thăng Mỹ đổ quân. Trong 6 địa đạo có 2 địa đạo bị bom
đánh sập khi bộ đội, du kích và đồng bào Phổ Cường đang tạm lánh. Rất tiếc
khi đào lấy xác thì đào tới đâu, địa đạo sập tới đấy nên mọi người đành bó tay.
Rời đèo Nhỏ, chúng tôi qua đèo Lớn rồi băng lên đỉnh đèo Ải, bên trái
Hóc Nghì. Cảm giác bồi hồi không ngừng xâm chiếm. Phóng tầm mắt xuống
quốc lộ 1, cả hai dõi theo những ánh đèn pha vào Nam, ra Bắc. Phía Lâm Bình -
nơi mệnh danh đầm Dạ Trạch của Phổ Cường - sáng lên rất nhiều ánh lân tinh.
Và xa hơn nữa, cả hai như thấy vùng bờ biển Đức Phổ - Sa Huỳnh mà Ngoại
trưởng Nguyễn Thị Bình từng đặt lên bàn hội đàm Paris 1973 như một minh
chứng hùng hồn rằng, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam không chỉ có quân
đội, nhân dân, vùng đất, vùng trời mà còn có biển.
Là người làm du lịch lữ hành, Tuấn lặn lội khắp những vùng chưa ai đặt
chân đến, từ Bắc chí Nam. Cứ ngỡ Tuấn chỉ chăm chăm địa hình nhưng tôi thật
sự bất ngờ khi anh có một liên tưởng giàu thi vị liên quan đến hội đàm Paris.
Theo anh, nếu trước đó, ngoại trưởng Kissinger của Mỹ đến đèo Ải nghe bản
hòa tấu thanh bình của dàn nhạc côn trùng, cảm nhận sự mơn man mềm mại của
làn gió Hóc Nghì như chúng tôi đang thụ hưởng thì có lẽ ông đã thúc giục chính
phủ Mỹ ngưng ngay tiếng thét gào của từng bầy pháo hạm bắn vào đất liền và
ký ngay hiệp định Paris chứ không nhẩn nha mặc cả với núi xương sông máu
của người Việt Nam. Riêng tôi nghĩ, nếu Phổ Cường - Đức Phổ không là “cửa
khẩu khu V” thời chiến, rất có thể vùng đất này không bị chà đi xát lại suốt mấy
năm ròng, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã không bị những toán biệt kích Mỹ truy
lùng, không bị bắn chết và sau hòa bình, chị đã về nhà với mẹ, trở thành nhà
khoa học nổi tiếng như trường hợp bác sĩ Huỳnh Thị Phương Liên, người cùng
thời 1961 - 1966, đi B trước chị một năm. Nhưng sự thật đã không như vậy!
Lính viễn chinh Mỹ đã kết liễu sự sống của chị trong ngày 22.6.1970, đã giết
chết hoài bão của một người con gái mà người ấy - nói như toán trưởng viễn
thám Danny L.Jacks - “chỉ có mỗi cái tội là cứu sống con người”!
Chị Thùy Trâm hy sinh khi vừa 27 tuổi. Nơi chị ngã xuống cách bệnh xá
trên vùng rừng H're không xa. Và đau đớn hơn, chị đã chết một mình khi bên
cạnh không còn ai ngoài 5 thương binh nặng đang cần bàn tay chị chăm sóc,
chở che. Chị đã ngã xuống chính xác nơi nào? Vì sao đồng bào H're vun cao
nấm mộ của “y tá Trâm”? Liệu những lời kể sau này có phù hợp và thuyết phục
so với bản báo cáo hành quân của tình báo quân sự Mỹ? Những kỷ vật và những
bài thơ trên đường chiến đấu của chị Thùy Trâm đang lưu lạc nơi đâu? Bệnh xá
cuối cùng, nơi chị đã công tác và hy sinh nay có còn dấu vết? Số phận của
những thương binh trong ngày cuối cùng tại bệnh xá như chị ghi trong nhật ký,
35 năm sau có ai đi tìm họ?
Xây dựng những công trình mang tên chị là mong ước tâm linh của
những người đang sống, song lẽ nào chúng ta lại quên đi những câu hỏi ấy?
Chúng tôi miên man nghĩ trên đoạn đường tìm đến ngôi nhà nhỏ ven đèo, từng
vang lên những câu thơ ứng tác và rộn rã tiếng nói cười của chị Đặng Thùy
Trâm.
(còn tiếp)
Đặng Ngọc Khoa
Đi tìm dấu vết bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những cánh rừng H’Re
22:47:00, 18/11/2005

Đoàn tìm kiếm thắp nhang tưởng niệm liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm -
Ảnh: Đ.N.K
Kỳ 2: Tìm nơi chị Trâm ngã xuống
Sau đêm trú lại ven đèo Ải, chúng tôi tìm đến UBND xã Phổ Cường rồi
khom mình bước vào ngôi nhà nhỏ của chị Tạ Thị Ninh. Hồi chiến tranh, nhà bị
lợp đi lợp lại cả chục lần do Mỹ đốt. Đây là điểm dừng chân của chị Đặng Thùy
Trâm mỗi lần xuống núi, từng ghi sâu biết bao kỷ niệm. Sau một ngày kết nối,
bàn bạc, phương án tìm đến nơi chị ngã xuống cách nay 35 năm được duyệt lần
cuối và hôm sau chúng tôi xốc ba lô, lên đường...
Ngoài anh Võ Ngọc Ký, Bí thư Đảng ủy xã Phổ Cường và chị Tạ Thị
Ninh, nguyên y tá chiến đấu và là em kết nghĩa của chị Đặng Thùy Trâm, đoàn
còn có những người từng khiêng thương và công tác tại vùng rừng núi Ba Tơ
như ông Huỳnh Đình Thê, nguyên trưởng công an xã và ông Lê Sáu, nguyên y
tá tổ điều trị phía sau - học viên của bác sĩ Đặng Thùy Trâm ở bệnh xá Hố Cao.
Chăm lo hậu cần cho đoàn là anh Nguyễn Hữu Hòa, dân bám trụ trước 1975,
nay lại trụ bám tại Hóc Nghì để phủ xanh 50 ha rừng đồi đèo Ải...
Lộ trình chuyến đi được phác thảo ngược hướng hành quân của các đơn
vị từ khu căn cứ xuống cánh bắc khi xưa, tức đi từ quốc lộ 1 về hướng tây băng
qua đường sắt, theo bờ hồ Ông Thọ, qua Cây dừa Bà Được - còn gọi “Cây dừa
Ba Cô” - nổi tiếng từ Bắc chí Nam do nơi đây có 3 nữ “chiến binh Bắc Việt” bị
Mỹ bắn chết. Sau này, do địa hình nơi này trống trải, Mỹ thường dùng những
“lô cốt di động” là xe “nồi đồng” (bản đồ quân sự ghi Water Tank) để mai phục
quân giải phóng. Tất nhiên, đây cũng là nơi từng in dấu chân bác sĩ Đặng Thùy
Trâm.
Sau hơn một giờ hành quân bộ, đoàn qua suối Lò Bỏ, đến làng Ông Hai.
Trong chiến tranh, những ngôi làng của đồng bào H'Re như làng Ông Thường,
làng Ông Thiêng, làng Nước Đang, làng Ông Hai là “cơ sở hậu phương” tích
cực hỗ trợ quân dân Ba Tơ, Đức Phổ cho đến ngày giải phóng miền Nam. Nhiều
trai tráng của làng cầm súng lên đường theo cách mạng và không ít người đã hy
sinh. Theo chị Ninh, khoảng 10 ngày sau khi chị Đặng Thùy Trâm hy sinh,
chính người làng Ông Hai trong vai người buôn cau, trầu tìm xuống xuôi báo tin
“chị Trâm đã bị Mỹ bắn chết” cho anh Nguyễn Thuận, Bí thư Đảng ủy xã Phổ
Cường (em kết nghĩa của chị Thùy Trâm, hy sinh năm 1971) biết và người của
làng đã đắp mộ chị Đặng Thùy Trâm tại chỗ. Họ là ai? Chắc rằng trong ký ức
họ còn chứa đựng nhiều thông tin chưa ai từng biết.
Nhưng thật buồn và rất tiếc, khi chúng tôi vào làng thì ông Hai đã mất
vài năm. Vợ lớn của ông thì đã qua đời trước ông. Còn anh Phạm Văn Đế, con
trai ông Hai thì không biết gì do lúc xảy ra sự việc, anh còn quá nhỏ.
Cuối cùng, chúng tôi tìm ra người em nuôi của anh Nguyễn Hữu Hòa.
Đó là cựu chiến binh Phạm Văn Đe, 52 tuổi, nay là cán bộ thôn. Anh Đe nguyên
họ Đinh, sau đó như bao người H'Re khác ở Quảng Ngãi, đã đổi theo họ của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Anh Đe là em vợ của ông Hai, lấy vợ người Kinh,
có 6 con. Khi chúng tôi hỏi anh Đe, con gái thứ của anh, năm nay 22 tuổi,
buông vội đứa con 5 tuổi của mình xuống đất và chạy vào núi gọi cha.
Biết lòng thành và nhiệt huyết của chúng tôi, anh Đe nhiệt tình: “Chỗ chị
Trâm hy sinh à! Mình biết mà, đi lên giông chừng tiếng rưỡi thôi. Ngày đó, ông
Hai đưa mình đi rừng, ngang chỗ đó lúc nào cũng chỉ cho mình. Gần đây ít đi
nhưng mình vẫn nhớ. Chỗ đó có hai cây dầu rái mà!”. Chị Ninh đột ngột phản
ứng: “Không phải! Chỗ đó chỉ có một cây cầy (kơ-nia), không phải dầu rái”.
Chị Ninh có lý riêng bởi chính chị là một trong năm người du kích Phổ Cường
đã lên núi vun cao nấm mộ của chị Đặng Thùy Trâm hồi cuối tháng 6 năm
1970. Bốn người kia là anh Nguyễn Thuận (Bí thư Xã ủy Phổ Cường, chị Trâm
nhắc rất nhiều trong nhật ký), Châu Thời Chín (Dũng sĩ diệt Mỹ, Anh hùng lực
lượng vũ trang), Trương Văn Mười (chồng sắp cưới của chị Ninh), Nguyễn Văn
Tẩn (người du kích đeo súng ngắn trong loạt hình của anh Nguyễn Văn Giá)
đều đã lần lượt hy sinh sau đó...
“Thôi cứ đi đã, đoàn bây giờ có anh Đe dẫn đường, yêu cầu đặt ra là
đường nhanh nhất, dễ đi” - Tuấn nói. Đường càng lên cao, qua làng Ông
Thiêng, chúng tôi được người làng bổ sung vài chiếc “gậy Trường Sơn”. Đường
đi quá gập ghềnh, bất trắc, chưa kể “coi chừng có mìn còn sót lại” (?) như cảnh
báo của dân làng. Vậy rồi, một sự cố xảy ra, qua con suối đá thứ nhất, Tuấn làm
rơi ướt chiếc máy ghi âm Sony. Qua suối đá thứ hai, nước cao tới thắt lưng, anh
Hòa ướt cái điện thoại di động. Một trong hai chiếc máy ảnh số của tôi cũng có
vấn đề do ẩm ướt. Và rồi, một thung lũng nhỏ phì nhiêu chợt hiện ra với vài nếp
nhà sàn. Ông Thê dừng lại, sững sờ: “Trường Đảng đây mà! Chính khoảnh
ruộng này anh em tôi từng làm tăng gia nè! Trước khi về công an xã, tôi làm
giáo vụ ở đây”.
Sau gần hai tiếng rưỡi, ba lần lên hai lần xuống dốc, chúng tôi đặt chân
đến khu rừng tái sinh xen kẽ những vạt rừng keo được trồng theo chương trình
135. Ngang dọc đây đó là những con đường mòn cùng dấu vết các hầm than dã
chiến của “tiểu lâm tặc”, vài loại bẫy thú của thợ rừng rải rác đó đây...
“Đến rồi!”, anh Đe nói gọn lỏn. Cả đoàn thở phào song chưa vơi căng
thẳng, vạch bước theo cái gọi là đường mòn năm xưa. Đến chỗ cao hơn, thấy
trước mắt hiện ra một cây kơ-nia đã bị đốn ngã. Thân cây to hơn một vòng tay
người ôm, nằm chắn ngang đường, anh Đe đoán nó đã hơn 70 - 80 năm tuổi.
Quan sát phần ngọn và vết cưa đã mục, Tuấn bảo có lẽ cây kơ-nia đã bị đốn
cách đây phải hơn chục năm. Không rõ vì lý do nào các thợ rừng không mang ra
khỏi rừng. Bên cạnh cây kơ-nia là một cây dầu rái chừng 20 năm tuổi vươn
thẳng lên trời với tán lá rộng mà từ giông bên kia chúng tôi đã làm mốc để định
hướng đi. Như vậy, chị Ninh đúng mà anh Đe không hẳn sai. Bước tiếp... Đằng
sau phần gốc cây kơ-nia cao hơn mét rưỡi, một vệt hố đất vừa một người nằm
hiện ra. Im lặng... Cả đoàn nhìn nhau, hầu như ai cũng nhẹ nhõm. Tuấn và tôi
nhủ thầm, đúng chỗ chị Trâm hy sinh rồi!
Bí thư Ký hít một hơi dài. Đôi lông mày rậm của anh chau lại. Anh ngồi
xuống và vốc lên tay một nắm đất. Chị Ninh nói nhỏ: “Khoan đã... Nhìn xem có
tấm tôn ngày ấy anh Thuận đã viết tên và ngày mất của chị Trâm. Rồi còn mấy
cục đá to mà phải mang từ nơi khác đến để làm mộ chí”. Chị giải thích do
chung quanh đây không có đá nên lúc đó anh em phải khiêng đá từ xa đến. Chợt
Tuấn cảm nhận nơi anh đang đứng có một cái gì đó... Và quả thật, khi anh lấy
tay sục xuống lớp đất mỏng, hiện ra bốn tảng đá to. Tấm tôn thì tìm mãi không
ra. Ông Thê, ông Sáu nói: “Chắc khi bốc mộ về Phổ Hòa, người ta đã bỏ đâu
rồi”. Bỗng chị Ninh bật khóc tức tưởi. Trong năm người lên núi vun cao thêm
nấm mộ chị Đặng Thùy Trâm ngày ấy, giờ đây chỉ còn mình chị thôi!
Dưới sự chủ trì của anh Ký, chúng tôi đốt nhang, giấy tiền giấy bạc,
tưởng niệm chị Thùy. Rừng chiều xào xạc, những áng mây bàng bạc góc trời.
Tuấn cầu xin hương hồn chị để được mang về TP.HCM một mảnh đá vỡ làm kỷ
vật chuyến đi. Cả đoàn chầm chậm chia tay chị.
...Bốn tiếng đồng hồ, với hơn chục cây số đường rừng, chúng tôi đã tìm
được đúng nơi hy sinh của chị Trâm ghi trong báo cáo tình báo quân sự của
quân đội Mỹ. Ngày ấy, theo đồng bào H're, do chúng phục lại đến 7 ngày đêm
nên sau đó đồng bào đã phải đắp nổi nấm mộ “y tá Trâm” ngay tại chỗ đúng với
tư thế đang nằm sau khi viên đạn Mỹ xuyên vào trán chị.

Một góc làng Ông Hai, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi -
(ảnh: N.T.T)
Kỳ 3: Tiếp cận sự thật những ngày cuối cùng của bác sĩ Đặng Thùy
Trâm
Chuyến tìm kiếm địa điểm chị Đặng Thùy Trâm hy sinh thành công như
mong đợi. Sau khi dừng chân dùng cơm trưa lúc 4 giờ chiều tại nhà anh Phạm
Văn Đe, dân tộc H'Re, chúng tôi xuống núi. Suốt đường về, một câu hỏi được
đặt ra: đâu là sự thật về những ngày cuối cùng trong đời của chị?
Để tiếp cận sự thật này, sau khi về lại Phổ Cường, chúng tôi đã lục lại
những bài báo cũ và ghi nhận thêm một số thông tin mới từ những người cùng
thời chị Đặng Thùy Trâm như ông Nguyễn Duy Hà (nguyên Q. Huyện đội
trưởng, người đầu tiên đưa chị Trâm từ Quảng Ngãi về Đức Phổ), chị Trương
Thị Thanh Thúy (nguyên văn thư Huyện đội Đức Phổ), chị Tạ Thị Ninh
(nguyên y tá chiến đấu, từng sống cạnh chị Trâm 6 tháng tại bệnh xá Hố Cao),
chị Nguyễn Thị Cho (nguyên Xã đội phó Phổ Cường, người đang bảo quản một
số kỷ vật liên quan đến chị Trâm)...

Chân dung chị Đặng Thùy Trâm trước lúc đi B. (Ảnh do chị Trâm tặng
một người chị kết nghĩa, có bút tích phía sau đề ngày 28/8/1967)
Theo họ, sau khi Nhật ký Đặng Thùy Trâm phát hành, một số người
công tác tại bệnh xá Đức Phổ thời chiến hoặc từng gặp chị Trâm dưới đồng
bằng đã mô tả không phù hợp nhau, thậm chí không đúng về những ngày cuối
cùng của chị, trong đó có hai ngày 21 và 22.6. Chị Lê Thị Xâng (75 tuổi, hiện ở
Quảng Ngãi) bảo khi bệnh xá chỉ còn 3 người (chị Trâm, chị Xâng, chị Lãnh) và
5 thương binh nặng, chị và chị Lãnh (về sau đã hy sinh) được chị Trâm tiễn qua
suối, vào làng dân tộc xin mì (sắn). Sau đó hai chị đã quay về, nấu mì ăn trong
đêm 21.6 nhưng bây giờ chị Xâng lại không nhớ chi tiết nào về hoàn cảnh chị
Trâm hy sinh trong ngày 22.6. Chị Nguyễn Thị Kim Liên (nguyên y tá Huyện
đội Đức Phổ) bảo mình là người duy nhất chứng kiến cái chết của chị Trâm.
Theo đó, ngày 22.6, sau khi cùng chị Trâm đến xem địa điểm bệnh xá mới, trên
đường quay vềì, chị Trâm bị lính Mỹ bắn từ cự ly rất gần, nhờ nhanh trí chị
Liên lăn xuống vực nên thoát chết. Chiếc áo bà ba đen của chị Trâm bị lính Mỹ
xé rách treo trên cành cây, mấy ngày sau chị Liên mang về may lại để mặc, sau
20 năm thì bỏ! Thật đáng tiếc, nhật ký ngày 20.6 chỉ thấy chị Trâm ghi ba chị
em (không có chị Liên) nhưng chị Liên lại khẳng định trong ngày 21.6 có mình
và hai anh bộ đội ở bệnh xá. Ông Nguyễn Duy Hà khẳng định, do lúc đó bệnh
xá bị lộ “nên các học viên của cơ quan nào rút về cơ quan đó, làm gì có chuyện
cô Kim Liên ở lại bệnh xá với chị Trâm”. Còn hai bộ đội cùng đi với cô Liên?
Ông đặåt câu hỏi: “Họ là ai, lính của đơn vị nào, từ đâu đến? Sao cô không nêu
cho rõ?”. Phát biểu của ông khá phù hợp với tình hình chiến trường lúc đó, căng
thẳng và ác liệt đến nỗi vào ngày 13.6 những người trong ban lãnh đạo bệnh xá
- trong đó có cả chính trị viên - cũng đã gánh gồng ra đi. Cũng vì thế, theo ông
Hà, ngày 20.6 sau khi vào làng dân tộc xin mì, có khả năng do sợ chạm địch nên
hai chị Lãnh và Xâng đã không dám quay về. Thế là, trong hai ngày 21.6 và
22.6, chị Trâm và 5 thương binh nặng đã bị “đành đoạn” bỏ rơi trong hoàn cảnh
địch đổ quân phục kích khắp nơi. Về chi tiết áo bà ba đen, theo chị Cho và chị
Ninh, sinh thời chị Trâm chỉ thích mặc áo sơ mi, chưa bao giờ họ thấy chị Trâm
mặc áo bà ba như chị Liên mô tả và nếu có đi nữa thì sau khi chị Trâm qua đời,
họ chỉ có thể giữ áo làm kỷ niệm chứ không dám may lại để mặc suốt 20 năm
rồi bỏ như chị Liên.
Còn ngày 22.6 với những tình tiết do Fred mô tả trong phần phụ lục Nhật
ký Đặng Thùy Trâm thì nên hiểu thế nào? Chúng tôi hỏi, mọi người đều bâng
khuâng. Theo Fred - dẫn lời một người lính Mỹ - sở dĩ chị Trâm bị bắn là do chị
nổ súng chống cự, trong khi báo cáo hành quân của quân đội Mỹ chỉ thấy ghi
tịch thu một radio, một ảnh đại úy Bắc Việt và một cuốn nhật ký, không thấy
ghi tịch thu súng! Chỉ một chi tiết như vậy đã không phù hợp, vì thế, theo họ
một số thông tin do Fred đưa ra cũng cần kiểm chứng.
Vậy đâu là sự thật? Thật bất ngờ, khi chúng tôi quay lại tìm gặp anh
Phạm Văn Đe - người dẫn đường chúng tôi lên núi hôm trước và là em vợ ông
Phạm Văn Hai ở làng Ông Hai - được anh kể: “Hồi đó mình đi bộ đội. Khoảng
nửa tháng sau về nhà, nghe ông Hai kể chính ông đưa người của làng ra bệnh xá
giúp y tá Trâm. Khi y tá Trâm bị bắn, người của làng bỏ chạy. Sau đó họ cũng
bị Mỹ bắn chết, làng mang xác về chôn trong núi. Còn xác y tá Trâm, do Mỹ
phục kích suốt 7 ngày nên không mang đi đâu được. Khi Mỹ rút, người làng
mới lấy nylon phủ lên người y tá Trâm rồi đắp đất cao lên”.

Anh Phạm Văn Đe, người H'Re và anh Nguyễn Thanh Tuấn, người cùng
lên rừng với phóng viên Thanh Niên tại Ba Tơ - (ảnh: Đ.N.K)
Về lại Phổ Cường, ông Võ Ngọc Ký - đương kim Bí thư Đảng ủy xã,
người từng gặp ông Hai - cho biết ông đã từng nghe như vậy. Theo ông Nguyễn
Duy Hà, đây là thông tin đáng tin cậy do trong chiến tranh làng Ông Hai và
nhiều làng đồng bào H'Re khác đối với bộ đội huyện thân thiết như người nhà.
Mặt khác, cuối tháng 6.1970, khi anh em du kích Phổ Cường lên lập mộ chí cho
chị Trâm, cũng có mặt ông tại đó. Ông nhận định, do ở trên vùng rừng núi Ba
Tơ, đồng bào dân tộc H'Re không đọc hoặc nghe bất cứ điều gì về Nhật ký
Đặng Thùy Trâm nên dứt khoát thông tin của họ vẫn nguyên vẹn giá trị như 35
năm về trước, không bị nhầm nhiễu như một số người dưới xuôi. Cũng theo
ông, trong ngày 21.6, khi chỉ còn một mình với 5 thương binh, chị Trâm đã vào
làng nhờ du kích H'Re chuyển anh em đến nơi an toàn. Ngày 22.6, chị cùng họ
tìm đường đến địa điểm mới thì lọt ổ phục kích Mỹ. Chị Trâm đi trước, bị bắn
ngay giữa trán, ba người H'Re còn lại chạy thoát một đoạn rồi cũng hy sinh.
Chúng tôi nghĩ, phán đoán này của ông tỏ ra phù hợp với những gì anh Đe đã kể
và cũng tương thích với nội dung báo cáo hành quân ngày 22.6 của tình báo
quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, sau đó Tuấn và tôi thấy cần kiểm chứng thêm thông tin từ 5
thương binh nặng. Họ là ai? Sau khi chị Trâm hy sinh, ai còn sống và hiện ở
đâu? Trong những trang cuối ghi trong nhật ký, chị Trâm có ghi tên của 3
thương binh: Bối, Niên, Bưởi. Anh Niên lúc ấy 19 tuổi, là an ninh thị trấn Đức
Phổ. Chúng tôi nhờ chị Ninh, chị Cho và ông Hà xác định quê quán của anh để
tìm đến. Thật buồn khi ông Hà thở dài: “Trong 5 thương binh có ít nhất 2 chiến
sĩ của tôi. Sau này, tôi đã ra huyện đội rồi tìm về xã đội nhưng chẳng còn ai.
Sau khi rời trạm xá, họ đã lần lượt hy sinh trong những năm 1970 - 1972. Niên
người Phổ Minh, hy sinh năm 1972. Bưởi người Phổ Cường, hy sinh năm
1970”. Còn anh Bối? Theo nhật ký chị Trâm, đó là cậu học sinh quê ở Phú
Xuyên, Hà Tây. Ngày 16.6 chị đã đọc nhật ký của Bối và nhận ra những dòng
đầy tâm trạng như mình. Không rõ sau ngày chị Trâm hy sinh, anh mất hay
còn? Nếu may mắn sống sót đến bây giờ, xin anh lên tiếng! Ngược lại, nếu ai đó
còn lưu giữ nhật ký của anh, cũng xin điện thoại về đường dây nóng của chúng
tôi!
Một góc hầm mổ tại bệnh xá cuối cùng của bác sĩ Đặng Thùy Trâm
Kỳ 4: Những chiếc hầm ngan ngát trầm nhang...
Sau khi tiếp cận những thông tin mới từ đồng bào H'Re về ngày chị
Đặng Thùy Trâm hy sinh, chúng tôi tiếp tục hành trình truy tìm dấu vết cái bệnh
xá đã tồn tại một cách gan lì suốt những năm chiến tranh khốc liệt.
Thật khó khăn, do từ 1963 đến 1973, có ít nhất 10 lần bệnh xá di dời từ
Đồng Răm, Hố Cao về Hố Sâu, Hóc Cạn... Chưa kể một số địa điểm khác như
Đồng Lớn, Đồng Trâm, Hóc Bầu nay đã chìm sâu dưới lòng hồ Liệt Sơn rộng
lớn. Sau hơn hai giờ vượt hồ lên Hóc Định, anh Phạm Văn Đe đang loay hoay
đi tìm già Nguyên ở làng Ông Hào thì gặp già Hào đang trên đường vào núi.
Uống hết phần rượu đựng trong chén lá, ông nhận lời dẫn chúng tôi đi. Cuối
cùng, sau gần 90 phút lên giông, toàn đoàn trèo thấu đầu nguồn con suối đá.
Đâu đó trên cao, già Hào kêu vang: “Hầm! Có cái hầm!”. Nửa giờ sau, trước
mắt chúng tôi là bốn cái hầm đặc dụng của bệnh xá cuối cùng từng ghi dấu bác
sĩ Đặng Thùy Trâm.
Khi anh Long, người từng tránh máy bay Mỹ trong địa đạo ven đèo Nhỏ,
đốt bó nhang tưởng nhớ chị Đặng Thùy Trâm và bao người đã hy sinh tại bệnh
xá cuối cùng của chị, tôi chùng xuống như một dấu lặng không lời. Những ca từ
của Trịnh Công Sơn bật lên trong tâm trí: “Bao nhiêu người đã ra đi/ Ngày mai
đây bình yên vì mồ hoang đã lên đồng xanh/Ngày mai đây bình yên...”. Vâng!
Ngày mai ấy vừa tròn 30 năm và trước đó 5 năm chị Trâm đã ra đi. Đất nước
bình yên, chiến tranh tàn lụi nhưng chị và bao đồng đội cùng thời đã mãi khuất
xa. Thân xác họ đã lẫn vào cỏ cây, hoa lá. Anh hồn họ đã hòa vào trường cửu
núi sông. Trong khói nhang bay trắng một góc rừng, tôi như thấy chị đang lẩn
khuất đâu đây. 35 năm đã trôi qua, những người từng quen biết chị, từng cầm
tay chị vẫn nhớ hoài mái tóc phi-dê và nụ cười tươi tắn. Họ trân trọng gọi chị là
chị Hai, là nhà thơ, là y tá, là bác sĩ... Còn tôi, chiều nay dưới trời chiều ba biên
An Lão - Ba Tơ - Đức Phổ, xin gọi thầm tên chị trong hồn.
Chị Trâm, chị Đặng Thùy Trâm! Hãy cùng tôi ngước nhìn trời xanh mây
trắng. Phải đó là những áng mây ngày nào từng in vào mắt chị, từng bật rung
bao giai điệu trong tim một con người nhân hậu, tài hoa? Tôi hiểu vì sao giữa
hai loạt bom ghi trong nhật ký, chị nhắc đến màu păng-sê tím. Tôi hiểu vì sao
một lần ở Hố Cao, sau khi giấu thương binh vào hầm ngách, chị quay lại, đàng
hoàng đứng cạnh hầm mổ chờ tên lính Mỹ đầu tiên...
Chị nhìn kìa, đôi vai gầy của “con bé Ninh” đang rung lên vì tức tưởi...
Cái “con bé” Tạ Thị Ninh từng vòng tay ôm tròn lưng chị một đêm đầu tháng
1/1969, từng thủ thỉ kể chuyện “anh Ba” với chị tại bệnh xá Hố Cao. Và tôi,
người chưa bao giờ gặp chị, cay đắng chừng nào khi liên tưởng từng đàn máy
bay quân sự Mỹ từng xé toạc cả góc trời đẹp và mỏng như thơ.
Cả đoàn người im lặng. Già làng Hào cũng hoàn toàn im lặng. Trước đó,
ông tròn xoe mắt nói: “Mình đưa người Nước Đang lên núi đào hầm mổ. Mình
nói chuyện với y tá Trâm ở chỗ này”. Ký ức của ông vẫn vẹn nguyên. Thời gian
bất lực trước già làng H'Re. Ông đã tình nguyện giúp chúng tôi đi tìm chị sau
khi cạn phần rượu đựng trong chiếc chén lá bứt dưới thung sâu. Ông hồn nhiên
lắm còn chúng tôi cứ bâng khuâng nghĩ, hình như chị Trâm đã cầm tay mình,
dẫn đến gặp ông. Trong mắt ông như vẫn còn nhân dáng chị. Bãi xưa chị từng
ngồi tư lự, giờ là vườn mít ngọt của ông. Ông đã đưa chúng tôi theo con đường
men vực núi. Ông như muốn thử thách những người trẻ có bền gan, vững bước
như chị ngày xưa. Song, chính chị chứ không ai khác đã nâng đỡ Tuấn khi anh
ấy sắp rơi xuống vực. Và cũng chính chị đã phù trợ tôi suốt chuyến đi rừng. Gập
người, hai bàn tay níu rễ cây ứa nhựa, gai rừng đâm cào nhưng chúng tôi chẳng
thấy đau. Và đá rơi, cành gãy... Chúng tôi hiểu vì sao mình đã lên giông, xuống
dốc an bình. Những chuyện này, khi Tuấn về Sài Gòn và tôi về Đà Nẵng kể với
bạn bè, họ có hình dung được? Có lẽ chị lại cười hiền và nhớ tiếng đàn, nhớ sắc
vôi màu vàng nhạt của ngôi Trường trung học Chu Văn An và bao sinh viên
cùng khóa trường y...

Già Hào, trưởng làng Ông Hào cạn ly rượu lá. Ảnh: Đ.N.K
Ông Nguyễn Duy Hà, Huyện đội phó Đức Phổ thời chiến từng nói với
tôi: “Trâm có mơ ước nổi tiếng gì đâu! Trâm chỉ mong sau chiến tranh trở về
với má. Vậy mà trong ngày cuối, Trâm chỉ có một mình”. Ông nói, xét đến
cùng, ông cũng là người phải chịu một phần trách nhiệm về cái chết của chị, về
những thương binh nặng là chiến sĩ của ông. Ông dằn vặt, ông muốn đi tìm sự
thật và chúng tôi, giờ đây đang cúi xuống thật gần những chiếc hầm trên núi,
cao chừng 420m so với mặt biển Đông.
Chị Trâm! Kính thương chị, tôi muốn khóc. Tôi cũng từng bỏ trường, bỏ
lớp lên rừng nhưng chiến trường thời tôi đến không ác liệt như chiến trường
thời của chị đâu. Tôi được biết khi chị vừa đặt chân lên “cửa khẩu khu V”, giữa
tháng 4/1967, đúng ra chị về Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi nhưng những
người lính trinh sát đã đưa chị về bệnh xá huyện Đức Phổ. Họ tôn trọng ý
nguyện của chị và cũng do chị quá giàu lòng tự trọng, đúng không? Sau đó nữa,
cuối tháng 3/1969, có tin điều động chị lên Bệnh viện Khu V nhưng chị đã
không nỡ xa đồng đội, không thể xa những người thương mến ở mặt trận cánh
Nam. Số phận đã chọn chị hay do chị đã chọn đất lửa Phổ Cường làm quê
hương ruột thịt? Chị đã đặt trọn trái tim mình vào những Đồng Răm, Hố Dài,
Đèo Ải, Nga Mân... Chị đặt tinh thần mình vào trong bao trái tim những người
du kích chân đất, nhiệt thành. Chị thương yêu họ và họ hết lòng yêu thương chị.
Họ xin được làm em của chị và mượn chữ Thùy trong tên chị làm tên đệm của
mình. Giờ đây, có nhiều người trong họ đã ra đi theo chị và cũng còn người lên
núi tìm hương hồn chị, nắm chặt trong tay vốc đất tùng in dấu chân nhỏ bé của
chị, Đặng Thùy Trâm.
Chị biết không, chị chưa làm mẹ nhưng lòng chị đã như lòng mẹ. Mới
đây thôi, chị Bốn Cho, em gái anh Ba Thuận, nói với tôi như vậy. Chị ấy nhắm
mắt đọc từng lời từng câu trong nhật ký, chị viết về em Nhiều khi em ấy hy
sinh. Đọc tới đâu chị Bốn Cho rưng rưng tới đó. Chúng tôi đã thay mặt chị đốt
nhang tưởng nhớ anh Nhiều và anh Thuận, người từng viết chung nhật ký đầu
tiên với chị trên những bước đường công tác Phổ Cường.
Thật khó nói hết những tâm hồn du kích. Với họ, những lo toan bây giờ
chẳng hề tác động đến tình cảm thiêng liêng một thuở. Từ chị, vì chị họ đối đãi
với chúng tôi như những đứa em vừa ở xa về. Họ nói: “Cứ làm tất cả vì chị
Trâm. Vì chị Trâm, chúng tôi làm tất cả!”.
...Và thật lạ lùng, khi chúng tôi xuống núi, ra Đức Phổ mở e-mail, hai lá
thư xuất hiện. Một của chị Đặng Kim Trâm, em ruột chị, gửi từ Hà Nội. Một
của anh Lê Thành Giai, đồng nghiệp tôi, gửi từ California. Thư chị Kim viết,
má của chị ước nguyện có một con đường dẫn đến nơi chị đã hy sinh và ở đó
cần có tấm bia tưởng niệm. Thư anh Giai nói, anh rớt nước mắt khi nhìn lại hình
ảnh núi Dàng. Bạn anh, Danny Jacks, giục anh viết tiếp về những chiến công
của đội quân bảo vệ chị Trâm và tuyệt đối đừng nhắc lại cái chết của người nữ
anh hùng vì: “Trong Jacks và tôi, chị Đặng Thùy Trâm không bao giờ chết”.
5. Người chị, nhà thơ trong ký ức những du kích
PV Thanh Niên và già làng dân tộc H’Re
Ngày 22.12.1966 đi từ Xuân Mai, tỉnh Hòa Bình, đến 15.4.1967, chị
Đặng Thùy Trâm đặt chân lên “cửa khẩu khu V” Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Không lâu sau đó, chị và các y tá, y sĩ của bệnh xá liên tục có mặt trên các mặt
trận, trực tiếp khiêng thương, cứu chữa thương binh và dân thường. Chị và bao
đồng đội đã thật sự hòa vào quần chúng, cùng chia lửa, cùng đói no sống chết
với người dân. Có lẽ vì thế đến tận bây giờ, hình ảnh chị Đặng Thùy Trâm vẫn
hiển hiện trong họ, tiếp tục sống trong sự sống của bao người.
Đêm đầu tiên trong ngôi nhà của chị Tạ Thị Ninh, thức giấc lúc nửa
khuya, chị Ninh chỉ cho tôi góc nhà chị Trâm từng trải chiếu nằm dưới đất. Tôi
bất giác nghĩ, hai chị em chỉ cách nhau không hơn 3m mà cách trở đến 35 năm
đằng đẵng. Tôi đốt nhang và cầu mong linh hồn chị luôn thanh thản bởi những
người em kết nghĩa của chị ở Phổ Cường vẫn đang sống như vậy dù còn nhiều
gian nan. Xen lẫn nước mắt nhớ thương là những nụ cười mà họ từng cười với
chị. Xen lẫn chuyện thường ngày là những hồi ức đẹp, vui. Họ đã và vẫn đang
là đồng chí, học viên, em kết nghĩa của chị thuở nào.
“Chị Trâm đã dạy chúng tôi tất cả, ngoại trừ môn kế hoạch hóa gia
đình”, chị Tạ Thị Ninh, Trạm phó Trạm y tế Phổ Cường, nhớ mãi những câu
chuyện với sự hiện diện của chị Đặng Thùy Trâm mà chị gọi “chị Hai”.
“Trong khóa học 6 tháng ở bệnh xá Hố Cao, chị Hai đã dạy tôi cứu
thương, đỡ đẻ và dạy cả học làm người. Một hôm, đi hái củi, tôi lỡ bứt một dây
trầu của đồng bào. Giữa đường, một anh dân tộc phát hiện, cắt dây trói hai tay
và cả người tôi vào cây rừng. Chị biết tin, tìm đến nơi. Anh dân tộc cầm rựa dứ
dứ, bắt đền con heo 3 nắm. Tôi nghĩ nó nhỏ, nói chị cứ ừ, sau mới biết heo 3
nắm nặng 80 kg! Sợ bị chém, tôi khóc. Chị Hai cùng y tá Nhâm giải thích bằng
tiếng H'Re, rằng tôi bứt trầu về dùng làm thuốc sát trùng cho thương binh chứ
không phải mang xuống xuôi để bán. Nghe ra, anh dân tộc không còn bắt đền
mà cho luôn dây trầu”. Chị Ninh kết luận: “Lời chị Hai tôi nhớ mãi: đã đi làm
cách mạng, một cây kim sợi chỉ của dân cũng không được tơ hào... Tôi vẫn nghĩ
đó là bài học làm người chị dành cho tôi”. Chị Thùy Trâm còn được nhiều đồng
đội nhớ đến như một bác sĩ - nhà thơ do chị thường làm thơ ứng tác. Chả vậy,
mỗi lần chị xuống núi, đến Phổ Cường, anh em du kích đều reo lên: “Nhà thơ đã
tới!”.
Hồi ấy khoảng cuối năm 68, bác sĩ Đặng Thùy Trâm xuống đồng bằng
hướng dẫn cả huyện Đức Phổ làm hố xí hai ngăn. Vật liệu bằng tre, rơm và đất
nện. Một đêm sáng trăng, anh Thuận - em kết nghĩa, kém chị Trâm 1 tuổi - cuốc
đất, chị Trâm gánh đất, anh Giá quay phim. Xong việc, được mẹ chị Tạ Thị
Ninh bồi dưỡng chè đậu đen, “nhà thơ” liền đọc thơ: “Sáng trăng sáng cả cánh
đồng/Anh cuốc em gồng xây đắp cầu tiêu/Căm thù giặc Mỹ bao nhiêu/Bấy
nhiêu tay vững, bấy nhiêu vai bền/Trăng tà, gà gáy rạng đông/Hoàn thành hố xí,
mặn nồng tình thương”. Nghe xong, ai cũng khoái bởi đề tài... hố xí chẳng dễ
thành thơ! Hoặc những dòng thơ đượm tình chị em tặng bé Ninh sau hôm đi bắt
cua đồng đãi chị: “Ninh em, có nhớ chị không?/Chị nhớ em mãi, cua đồng rán
thơm/Mỗi lần tới bữa ăn cơm/Chị lại thầm nhớ vị thơm cua đồng”. Những bài
thơ chân tình đã trở thành niềm vui bé nhỏ của những người du kích. Họ tranh
nhau đọc. Sợ bị rách và thất lạc, chị Tạ Thị Ninh giành quyền học thuộc, sau đó
mới cho họ đọc. Ngoài thơ chung còn có thơ riêng. Bế giảng khóa học y tá ngày
22.1.1969, chị Thùy Trâm chia tay bé Ninh bằng bài thơ dài, có đoạn: “Nhớ em
chị chẳng nói gì/Đôi dòng lưu niệm ghi vào vở em/Để em nhớ lại những
ngày/Cùng nhau học tập ở trong một trường/Thương em lứa tuổi còn non...”.
Thật lạ lùng, sau hơn 35 năm, những câu thơ mộc mạc của chị Đặng Thùy Trâm
vẫn như in trong tâm trí chị Ninh. Chúng toát lên tinh thần lạc quan trong những
tháng năm dài gian khổ. Khác hẳn những người lính Mỹ, giữa chiến trường,
thậm chí có người khi hấp hối lại thèm nhớ những lon bia!
Vậy chị Ninh còn giữ kỷ vật nào của chị Thùy Trâm? “Đó là chiếc kẹp
Hồng Hà, cây bút Hồng Hà, cuốn nhật ký viết chung của chị Trâm và anh
Thuận, xấp ảnh của anh Giá”. Tôi tròn mắt nhưng rồi chị Ninh chợt ngưng lại,
rưng rưng: “Tất cả đựng trong hai thùng đạn đại liên, mẹ tôi chôn dưới ao. Cách
nay ba năm, dỡ nhà ra làm lại mới đào lên. Nhật ký thì chữ còn chữ mất. Ảnh
thì bị ố vàng, lột ra từng mảng. Chẳng biết làm sao, tôi khấn vái các anh các chị
rồi đốt mất rồi!”. Chị Ninh nói như người có lỗi. Tôi cũng lặng đi. Chợt chị
chép miệng: “Hồi đó, có khi chị Trâm đi công tác ghé qua, không gặp anh
Thuận, ghi vào đó. Anh Thuận đi chống càn về, không gặp chị, lại ghi trả lời.
Còn anh Giá, máy bay Mỹ quần tới quần lui, cứ núp trong bụi tre, chụp hình.
Anh thích nhất là tấm ảnh máy bay quăng hai dây móc xuống, khi thì cướp đi bồ
lúa mới gặt trên đồng, khi lại tha mất cái cày, không cho bà con sản xuất nuôi
quân”. Những kỷ vật quý giá ấy, tiếc thay nay đã về cát bụi. Chỉ còn đây chị Tạ
Thị Ninh cõng trên lưng mình bao kỷ niệm thiêng liêng.
Hôm sau, chúng tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Cho, em gái anh Thuận và
cũng là em kết nghĩa của chị Trâm. Trong nhật ký, chị Trâm hết lời thương mến
bốn chị em mồ côi mồ cút, trong đó anh Thuận thứ ba, chị Cho thứ tư và Nhiều
là em út. Chị thương nhất em Nhiều. Ngày 30.8.1969, khi hay tin trong một trận
công đồn thắng lớn, bên ta chỉ một du kích hy sinh mà người đó lại là Nhiều,
chị Trâm đã khóc: “Ôi! Sao đồng chí du kích đó lại là Nhiều, đứa em mồ côi
cha mẹ, đứa em cưng của Thuận? Thương Nhiều chừng nào lại thương Thuận
chừng nấy. Chắc em mình héo hon từng tấc ruột... Rất tiếc rằng chị không được
gần em để ôm em trong lòng xoa dịu nỗi đau khổ cho em, lau từng giọt nước
mắt chảy tràn trên đôi mắt long lanh của em”. Thế rồi, sau đó gần 10 tháng, chị
Trâm ngã xuống. Chị đâu biết rằng chính người em mà chị muốn “lau từng giọt
nước mắt” ấy đã đưa một tổ du kích lên núi lập mộ chí cho chị và trong năm
1971, người em ấy lại hy sinh! Giờ đây, cả gia đình 6 người chỉ còn mỗi chị
Cho. Trên cánh đồng một thời bom đạn, chị đang quày quả trở về để tiếp chúng
tôi. Từng là xã đội phó du kích Phổ Cường, nay chị Cho là một nông dân thực
thụ. Chị không nói được nhiều vì: “Đời con người sao quá khổ, nhiều khi đọc
nhật ký chị Trâm lại thương chị, thương mình”. Chị bảo, chị Trâm đối đãi với
anh em chị bằng tình mẹ, giờ chị mất rồi, biết nói gì hơn? Vậy rồi, chị mang ra
hai chiếc kéo y tế còn sót lại trong bộ đồ nghề y tá chị Thùy Trâm tặng anh
Thuận thời lửa đạn chiến trường và một chiếc võng chị Trâm và anh Thuận từng
ngồi trò chuyện với nhau...

Đi tìm địa điểm bác sĩ Đặng Thùy Trâm từng ở ven hồ Liệt Sơn
Kỳ cuối: 35 năm và những niềm tin
Để thực hiện loạt bài này, chúng tôi đã đi lại một số đoạn đường chị
Đặng Thùy Trâm từng đi 35 năm trước. Để đến những nơi cần đến, Nguyễn
Thanh Tuấn và tôi nhận được sự giúp đỡ của nhiều người, trong đó có những
già làng H'Re, xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, các chị.
Như đã biết, chị Đặng Thùy Trâm tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội
khóa 1961-1966, chuyên khoa Mắt. Chiều ngày 22/12/1966, từ Xuân Mai đoàn
của chị lên đường vào Nam, thầy Hiệu trưởng Hồ Đắc Di nói lời tạm biệt. Ngày
3/3/1967 đoàn đến B.47, Quảng Đà, khu V. Đoàn phó lúc đó là bác sĩ Cao Hữu
Chuyên. Nhật ký của ông còn ghi rõ: “Về đến K. Qua những ngày vượt thiên
sơn vạn thủy. Sáng mùa xuân của núi rừng khu V nhộn nhịp tiếng chim kêu,
vượn hú, khe suối róc rách như đón những đứa con đi lâu mới về. Chúng tôi trú
lại đây khoảng 10 hôm. Sau đó các bạn của tôi kẻ đi Kon Tum, người đi Dak
Lak. Có người về đến Khánh Hòa”. Bác sĩ Chuyên được phân công ở lại Thanh
Khiết, tức chiến trường Quảng Đà. Sáng hôm sau, ông lại một lần chia tay các
bạn, trong đó có Đặng Thùy Trâm. Chị là bác sĩ duy nhất vào chiến trường
Quảng Ngãi, vùng đất mệnh danh “cửa khẩu khu V”. Trên trang nhật ký đã ố
màu thời gian là những dòng thắm thiết tình anh em: “Nắm lấy tay T. với đôi
má đỏ ửng, tôi nói tội quá, anh chưa giúp đỡ gì được em. Em T. rưng rưng nước
mắt, thôi chúc anh khỏe, em đi hẹn ngày thống nhất gặp lại nhau...”. Nước nhà
thống nhất đã 30 năm, chị vĩnh viễn không về. Năm 1972, nghe tin chị mất, ông
Chuyên làm một bài thơ cảm động. Thơ có đoạn: “Một hôm tin về như sét
đánh/Chiến trường một phút cánh hoa rơi/Lòng anh đau đớn như dao cắt/Nửa
đường đứt gánh, Thùy Trâm ơi!”.
Còn ông Trần Minh Quý, TNXP Hà Nội thời kỳ 1963 - 1965, hiện công
tác tại Công ty SAICOM. Giọng ông nghèn nghẹn, chực vỡ òa mỗi khi nhắc đến
chị Trâm. Ông khuyên tôi cẩn trọng trong những chuyến đi rừng và đó là “con
đường đi đúng hướng và luôn có chị Trâm nâng bước”. Khó khăn lắm, ông mới
đọc hết lá thư ông sẽ gửi ra gia đình chị Trâm ở Hà Nội. Ông xin tôi địa chỉ nhà
mẹ của chị Trâm và rồi ông khóc!
Tiếng khóc của một người đàn ông thật không dễ dàng. Vậy mà, ở Mỹ
cũng có những người đàn ông tóc hoa râm đã khóc. Xin mạn phép trích e-mail
của anh Lê Thành Giai - cựu thông dịch viên, tác giả loạt bài Chuyện về Đặng
Thùy Trâm viết từ Mỹ - vừa gửi về Việt Nam: “Chị Trâm hy sinh không phải để
thành người nổi tiếng. Chị cũng không biết rằng sự hy sinh ấy là để đánh thức
lương tâm của không ít người Mỹ, người Việt, trong đó có ít nhất một người bị
lạc đường như tôi. Thật xót xa khi biết sau chiến tranh, Đức Phổ vẫn còn nghèo,
những người du kích năm xưa từng bảo vệ chị Trâm nay vẫn bám đất và khó
khăn trong cuộc sống. Họ đã hy sinh quá nhiều. Các giáo sư người Mỹ đã khóc
trong lúc đọc cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Nói như một số người Việt ở
Cali, đó là một thông điệp hòa bình”. Nhưng rồi anh Giai băn khoăn: “Ở Việt
Nam hình như vẫn còn có nhiều người chưa hiểu được ảnh hưởng của cuốn sách
này. Nếu khai thác thiếu chiều sâu, thật tiếc! Hy vọng năm 2007, Jacks (Chủ
tịch Hiệp hội Cựu chiến binh G.75 - Mỹ) và tôi sẽ về lại Việt Nam, sẽ đi Đức
Phổ, sẽ làm được điều gì đó đối với quê hương thứ hai của chị Đặng Thùy
Trâm...”.
Trong khi đó, từ Úc ông Anthony Nguyễn gửi chúng tôi e-mail sau. Mạn
phép trích đăng: “Tôi muốn nói với anh rằng, đọc chuyện bác sĩ Đặng Thùy
Trâm và cuộc chiến đấu của người Đức Phổ tôi thật sự nhìn lại quá khứ và nhìn
đến tương lai. Cho tôi được gửi lời chào trân trọng đến những người anh quen ở
Đức Phổ. Nếu bác sĩ Đặng Thùy Trâm ngưỡng mộ Đức Phổ một thì tôi ngưỡng
mộ cả trăm lần. Vì sao? Vì bác sĩ được tiếp xúc trực tiếp với họ, còn tôi thì
không. Tôi tin tưởng sự phán xét của bác sĩ Đặng Thùy Trâm”.
Ông Anthony Nguyễn nhờ chúng tôi đi tìm 12 người con của các liệt sĩ
chiến đấu cùng thời bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Họ sẽ được tiếp nhận, huấn luyện
thành nhân viên đồ họa kết cấu thép 3D, với mức lương khởi điểm 3 triệu
đồng/tháng, nếu tiến bộ nhanh, đến tháng thứ 12 lương có thể tăng lên từ 7 - 12
triệu đồng/tháng. Khi đủ người, đủ điều kiện, ông sẽ xin phép mở chi nhánh
công ty tại Quảng Ngãi để đón họ về.
Ông Nguyễn nói qua điện thoại: “Thật vui khi những người con của các
liệt sĩ Phổ Cường sẽ làm nên những bản vẽ hiện đại cho các nhà máy ở các khu
kinh tế như Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội. Họ - những đồng đội của chị Trâm
- vẫn cùng con họ sống trong hiện tại đó thôi!”.
“Những cựu binh Mỹ hãy đến đây ăn bánh xèo, cày ruộng”
Để chuyển tải hàng triệu tấm lòng trong và ngoài nước đến với quê
hương Đức Phổ, tour du lịch sinh thái - tưởng niệm mang tên “Thùy Trâm”
đang được Nguyễn Thanh Tuấn - Công ty lữ hành Dream Land Travel - ráo riết
thiết kế. Dù đang gặp một số khó khăn do thời tiết, Tuấn vẫn tin chắc tour
“Thùy Trâm” sẽ được khởi động nhanh. Anh và đồng sự sẵn sàng là người dẫn
đường cho hàng triệu tấm lòng bước qua nhịp cầu nhân ái Đặng Thùy Trâm.
Anh đề nghị tôi liên lạc với ông Anthony Nguyễn - một chuyên gia về kết cấu
thép 3D tại Úc, người vừa tài trợ học bổng cho học sinh Phổ Cường và là bạn
đọc thân thiết của Thanh Niên - giúp Đức Phổ thực hiện bản đồ ba chiều để
dựng sa bàn chiến trận thời kỳ chị Trâm chiến đấu, hy sinh.
Tôi mang viễn cảnh tour “Thùy Trâm” nói với những người một thời đạn
lửa. Một cựu chiến binh chuyên săn tìm biệt kích Mỹ của Huyện đội Đức Phổ
nói sẽ kể chuyện nhóm của ông đã chế tạo quả mìn nặng 200kg, nổ bung cánh
quạt chiếc máy bay “sâu róm” Mỹ đang lơ lửng trên không. Một cựu học viên y
tá điều trị thì mong “gặp một thằng lính Mỹ để nói chuyện chơi và hỏi vì sao
gọi là pháo đĩ”! Một nữ lãnh đạo bệnh xá ở Đồng Răm lật tay áo chỉ vết thương
xưa, nói: “Sẽ bắt Mỹ lấy mảnh pháo ra. Nếu tụi hắn nghỉ lại nhà, sẽ đãi bánh
xèo nhưng mỗi sáng phải bắt đi cày ruộng!”. Riêng chị Tạ Thị Ninh - đang được
Huyện ủy Đức Phổ động viên phục hiện những chiếc hầm bí mật chị Đặng Thùy
Trâm từng ẩn nấp - cười cười: “Hôm Fred tới, tôi có đòi trả lại chồng tôi do bị
Mỹ bắn, ông ấy xin cầm tay tôi. Nay những người như ông ấy nếu muốn về
thăm lại Phổ Cường, tôi không mời nhưng sẽ đón. Tôi sẽ chỉ cho họ thấy những
bụi dứa gai mà chị Trâm đã hướng dẫn bà con chữa trị vết thương và cũng là
nơi anh Ba Thuận đã hy sinh. Tôi sẽ dạy họ dùng ống liều (vỏ đạn nhọn) chế
thuốc xuyên tâm liên mà chị hai Trâm đã dạy chúng tôi hồi đó”. Chị rơm rớm
nước mắt. “Hồi đó” đã 35 năm rồi. Chị từng khóc chị Trâm và nay lại khóc...
Đặng Ngọc Khoa
______________________
Viên sĩ quan ngụy từng chỉ huy tập kích vào trạm xá của BS Đặng Thùy
Trâm
Hồi ức của ông Tôn Thất Khiên, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn
4 thuộc Sư đoàn 2 quân đội Sài Gòn. Đơn vị này trong năm 1969-1970 đã nhiều
lần tập kích vào trạm xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Sang năm 1972, ông Tôn
Thất Khiên đã trở thành Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị.

Thùy Trâm trong bộ quân phục mới được phát cùng em gái Phương
Trâm trước lúc lên đường
Chân dung Đặng Thùy Trâm chụp năm 1960
Đôi điều phi lộ:
Ngày 12/4/2007,từ Cali, Lê Thành Giai mail cho tôi bức ảnh và chú
thích: “Đây là khu rừng nơi có trạm xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm vào năm
1969. Nơi đây đã từng bị quân của trung đoàn 4, sư đoàn 2 bộ binh của quân đội
Sài Gòn phá hủy. Chỉ huy trưởng trung đoàn lúc đó là Trung tá Tôn Thất Khiên,
sau năm 1972, trở thành tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, hiện ông ta đang sống tại
Milpitas, California”.
Giai viết thêm: “Kỷ niệm trong lòng người còn sống là những chuyện
đau lòng!”.
Tôi vội mail cho Lê Thành Giai: Hãy tìm cách tiếp cận và khai thác ông
Khiên về mùa hè đỏ lửa Quảng Trị năm 1972, chắc ông Khiên sẽ là một kho tư
liệu sống.
Ngày 13/4, Giai báo tin cho tôi: Đã liên hệ với bà Yến, vợ ông Tôn Thất
Khiên, đương là chủ của một cửa hàng hớt tóc tại Great Mall, Milpitas. Ông
Khiên trả lời qua bà Yến: Không còn nhớ gì nhưng cho biết: Người trực tiếp chỉ
huy các trận càn tại khu vực Phổ Cường là thiếu tá Thảo, tiểu đoàn trưởng tiểu
đoàn 1/4, hiện đang sống ở nam Cali. Giai sẽ tìm cách liên hệ với những cựu
binh Mỹ còn sống, nhất là những người từng trực tiếp quản thủ hồ sơ chiến
tranh của các đơn vị đột kích trạm xá bác sĩ Thùy Trâm.
Ngày 13/4,Lê Thành Giai cho biết sẽ tiếp xúc với ông Khiên, tôi đề nghị
Giai cho tôi gửi lời thăm ông Khiên với tư cách là một nhà văn muốn được cung
cấp tư liệu chiến tranh.
Ngày 15/4, Lê Thành Giai đã đến gặp bà Yến vợ ông Khiên chuyển lời
chào của tôi. Qua điện thoại ông Khiên cảm ơn nghe giọng có phần xúc động.
Ông Khiên cho biết từ lâu không ai thăm ông, những chiến hữu của ông ở Cali
cũng bặt tin.
Bà Yến cho biết ông Khiên không tham gia hội đoàn nào cả. Khi hai ông
bà trao đổi gì đó với nhau qua điện thoại và cho biết ông Khiên nhã nhặn từ chối
mọi cuộc gặp gỡ. Khi Lê Thành Giai xin được nói chuyện trực tiếp với ông
Khiên và anh đã nhắc lại mối quan hệ trước đây giữa hai người, xin một số
thông tin về mùa hè đỏ lửa Quảng Trị năm 1972 theo đề nghị của tôi và muốn
biết cuộc sống của ông từ năm 1975 đến nay. Ông Khiên đã trả lời: Ông không
muốn nói gì!
Việc tiếp xúc với những sĩ quan cao cấp của quân đội Sài Gòn để họ mở
cửa cõi lòng họ là một chuyện không dễ dàng. Ngày 18/4 Lê Thành Giai tiếp tục
điện thoại cho ông Khiên, Giai đã đọc cho ông Khiên 2 câu thơ của anh bộ đội
Sư đoàn 325 mà tôi đã gửi cho Giai:
Đò xuôi Thạch Hãn xinchèo nhẹ
Dưới sông còn đó bạntôi nằm...
Câu thơ hình như đã làm cho “ổ khoá” hoen rỉ của tâm hồn ông Tôn Thất
Khiên nhúc nhích. Ông đã đồng ý nói chuyện với Lê Thành Giai. “Qua ông
Khiên tôi - Lê Thành Giai dần hiểu được rằng: Từ năm 1970-1971 người Mỹ đã
nhận ra là họ đã thua. Vì thể diện mà Mỹ đã kéo dài cuộc chiến tranh làm hao
tổn thêm không biết bao nhiêu sinh mạng của cả người Mỹ lẫn người Việt”.
Với sự kiên trì, Lê Thành Giai đã mon men vào được cõi lòng của viên sĩ
quan cao cấp quân đội Sài Gòn này, hiểu được phần nào thân phận và cuộc sống
của họ trong hiện tại.
Ngày 20/4, Lê Thành Giai mail cho tôi: Đương ngồi trong thư viện để
ghi chép lại các tư liệu và viết bài gửi cho tôi thì có tiếng còi hú ầm ĩ của cảnh
sát an ninh vì có thông tin bị dọa đánh bom. Sinh viên đủ các quốc tịch tranh
nhau chạy ra khỏi trường trong sự hỗn loạn. Công việc bỏ ngang không kịp save
vì cảnh sát đến bên cạnh hối thúc như sắp “bị ăn thịt”... Nước Mỹ như đang ở
trong thời kỳ chiến tranh.
Lê Thành Giai lại phải ghi lại từ đầu về các kỷ niệm cay đắng của ông
Khiên: “Từ lâu tôi (LTG) chưa thể hình dung được những sĩ quan cao cấp như
ông Khiên đã qua Mỹ như thế nào. Qua tiếp xúc và nghe ông kể lại tôi mới vỡ
ra. Ông Khiên và nhiều sĩ quan quân đội Sài Gòn chắc chắn họ còn chứa chất
trong lòng nhiều điều nhưng chưa có điều kiện nói ra để thanh thản...”.
Những điều Lê Thành Giai ghi lại dưới đây chắc chắc chỉ là một phần
nhỏ của cuộc đời và thân phận của những kẻ lạc đường như ông Tôn Thất
Khiên, một tàn binh của cuộc chiến Việt Nam. Điều trớ trêu: Đứa cháu nội đích
tôn của ông Tôn Thất Khiên mới ở tuổi 20, sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ cũng
đã trở thành thương phế binh do tham gia cuộc chiến Iraq...
“Chẳng còn gì để lại” khi ra khỏi chiến tranh; Những điều cay đắng đó
có lẽ không chỉ của riêng gia đình ông Tôn Thất Khiên, cựu sĩ quan quân đội
Sài Gòn...
Phạm Viết Đào
Từ hai câu thơ nói về sự hy sinh của một chiến sĩ Sư đoàn 325 do anh
Phạm Viết Đào gửi, tôi đọc cho ông ấy nghe qua điện thoại, tôi nghe ông trầm
ngâm: “Người ta không ai còn muốn nhớ đến những người đã ngã xuống một
chỗ nào đó trong thời chiến để hôm nay những người còn sống được vui hưởng
những gì của thời hòa bình mang lại. Đem chuyện này ra nói có khi còn bị cho
là điên khùng không chừng...”.
Người nhà cho biết, ông ấy đã ngồi hàng giờ, hàng ngày, để đọc, để ghi
chú, như để giữ trong lòng những gì đã thấy, đã nghe, đã can dự trực tiếp. Có
lúc thấy ông sôi nổi đi lại, hoặc ngồi thừ một chỗ. Có điều gì đó đun sôi phía
trong của người sĩ quan quân đội Sài Gòn ngày nào. Hình như những vui buồn
thay nhau đổi màu trong đầu ông, một cái đầu bị nhiễm hội chứng PTSD (Hội
chứng chiến tranh) nhưng vẫn còn biết tự trấn tĩnh.
Trong gia đình ông vẫn ngại nhất thằng cháu nội đích tôn. Thằng nhỏ
nhìn những tấm ảnh ông mặc quân phục đủ binh chủng. Mặt nó trâng trâng
không cảm xúc trong lúc mắt chạy qua chạy lại các trang trong cuốn album. Nó
đột ngột hỏi ông: “Sao hồi đó ông chạy?”.
Trong suy nghĩ của nó, hình ảnh hàng đàn người tranh nhau chạy ra bến
Bạch Đằng, leo lên sân thượng tòa Đại sứ Mỹ, ào lên các loại ghe tàu nhắm
chạy ra hướng biển Đông để mong được sống sót trong lúc xe tăng quân giải
phóng thấp thoáng xuất hiện ở ngã ba Vũng Tàu... coi không được.
Chính ông đã kể cho nó nghe, ba má nó kể cho nó nghe nhiều lần ... kiểu
như ai cũng muốn nó hiểu những điều đau đớn và mất mát vì cả nhà phải bỏ
chạy sang Mỹ. Mấy thằng bạn của nó cũng nghe người nhà kể những câu
chuyện tương tự.
Nghe mãi thằng nhỏ đâm bực. Chung quanh nó, ai cũng chỉ có một đề tài
thua trận bỏ nước; họ nói với nhau ngày này qua ngày nọ, rồi thêm thắt cập
nhật. Họ nói nó nghe từ ngày nó còn nhỏ cho đến giờ cũng chưa hết chuyện.
Có bữa thằng cháu thắc mắc: “Hồi đó ông có súng sao lại bỏ chạy cho
đến nỗi phải than thở đến bây giờ? Sao các ông không ở lại đánh một trận để
đời cho khỏi phải ấm ức, khỏi xúm nhau tụ họp biểu tình chạy tội, khỏi bị con
cháu ác miệng hỏi cắc cớ?”.
Thằng nhỏ khoan khoái ra mặt vì ông bị kẹt với câu hỏi đó. Câu hỏi từ
miệng thằng nhỏ mới lớn giống như một sự trách móc, khinh nhờn. Một ngày
đến lượt bạn bè ông bị nó hỏi câu đó.
“Này cháu, cháu có nghĩ đến chuyện hỏi câu hỏi nầy với mấy tay cựu
binh Mỹ hàng xóm? Cháu nhớ hỏi thêm tại sao người Mỹ bỏ chạy trước? Đơn
giản là như vầy, trong đánh trận hễ thua là bỏ chạy. Mỹ thua nên bỏ chạy trước.
Trước đó là Đại Hàn, Phi Luật Tân, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Thái Lan... cũng
chạy trước mới tới Mỹ.
Chính quyền miền Nam không tính kịp đường rút nên chạy tán loạn. Nhờ
chạy như vậy nên cháu mới có đường được Mỹ tiếp nhận và cho nhập cư.
Không lửa sao có khói, xem ra cái chạy của lớp lớn thiệt có lợi cho lớp nhỏ”.
Ngày thằng cháu đích tôn của ông được đưa về từ Iraq, cả nhà lên Palo
Alto thăm. Nhìn nó ngồi trên chiếc xe lăn ai cũng chảy nước mắt. Hết rồi! thằng
nhỏ bị trúng mìn đạp nổ bung mất một chân.
Căn phòng nghe toàn mùi ê te. Nó ngồi hướng mặt ra cửa sổ, mặt không
chút cảm xúc. Dĩa thức ăn trưa còn nguyên trên bàn. Nó nhìn dãy đồi vàng cỏ
chạy xa, lên xuống lượn vòng.
Theo lời y tá, thằng nhỏ sẽ ở lại Vet Hospital chừng sáu tháng nữa. Nó sẽ
ngồi trên xe lăn để thử sự kiên nhẫn trước cuộc phiêu lưu thứ hai. Cuộc phiêu
lưu đầu tiên của nó đã nhằm phải đất xấu; chỉ kéo dài hơn một năm kể từ ngày
vô quân trường tới lúc bị thương.
Trước thời Iraq, tụi hàng xóm lớn hơn nó hăng hái gia nhập quân đội để
đỡ tiền học, để có tương lai do quân đội sắp đặt, để được du lịch đây đó theo
quảng cáo của ban tuyển mộ, và được hưởng quyền lợi suốt đời sau vài năm
phục vụ trong đạo quân viễn chinh kinh niên.
Sáu tháng sẽ qua nhanh, nó sẽ về lại nhà với cặp nạng + một chân giả, và
nó sẽ có những sinh hoạt giống ông. Trong đầu nó đã tạm yên tiếng súng nổ,
nhưng còn vất váng những âm thanh vô hình. Ngày nào nhìn trong gương thấy
mình không còn lành lặn nó sẽ thù ai? Thù thằng Iraq đào hố đặt mìn nửa đêm
hay oán đồng đội không dám lên kéo nó xuống băng bó cứu chữa kịp thời.
Mấy thằng bạn cùng trường nghe tin nó về kéo lên thăm. Đứa nào cũng
an ủi, động viên cố gắng làm lại cuộc đời theo... truyền thống quân đội. Nó mới
đủ 20 tuổi hồi tháng 2/2007. Đứa nào nhìn nó mới thấy mình còn may mắn và
bớt đi tính thích làm anh hùng.
Hồi cuối năm trung học, mấy đứa hung hăng thường được tụi yếu sức
khích bác: “Mày muốn làm anh hùng cứ đi Iraq, ở đây chỉ có học trò”. Đi Iraq
làm anh hùng không nhiều; đa số đi lính để khỏi làm thân “báo đời” cho gia
đình. Mới có bốn năm mà thay đổi nhiều quá.
Nhìn ra ngoài, tỷ lệ thất nghiệp tựa như đường bay cất cánh của chiếc
máy bay chuồn chuồn đang leo lên độ cao là là. Người thất nghiệp tuần trước có
thể phải ngước cổ nhìn lên để thấy đồng sự đang ở vị trí trên mình trong bảng
danh sách đang xin trợ cấp thất nghiệp. Ông thở dài: “Mấy đời dính líu quân sự.
Ông nội đi lính Pháp, đến tôi là sĩ quan làm việc chung với Mỹ, còn nó, là lính
biên chế thực thụ của quân đội Mỹ. Không ai có được kết cục an nhàn như trong
phim, trong sách”.
Hồi ở Việt Nam ông từng cứu giúp nhiều con cháu. Tự tay ông đưa
thằng A về hậu cứ, nhờ bạn bè đưa thằng B về bộ chỉ huy sư đoàn... một cú điện
thoại với lời gửi gắm thằng con đứa cháu được đưa về chỗ an toàn. Nhớ thời có
quyền thế mà tiếc.
Ở Mỹ, ông không thể giúp gì cho ai. Ông phải nhìn thằng cháu trở thành
người thương tật. Ở tuổi ông, thời đã qua, chẳng ai còn nghe ông dù lời ông nói
vẫn còn ý nghĩa. Từ nó, ông nhìn thấy mình còn lành lặn nhưng không khác gì
thương tật.
Ông leo lên chiếc tàu hải quân ngày 29/3/1975 chạy sang đảo Guam. Từ
ngày bắt đầu nắm chức trung đoàn trưởng ông đi về bằng trực thăng, máy bay,
xe jeep. Lên chức, ông đi từ Quảng Trị về Sài Gòn bằng máy bay phản lực.
Gia đình ông cũng hưởng lây những phương tiện di chuyển đó. Ngày
chạy làng từ Huế về Đà Nẵng bằng trực thăng; trực thăng bốc hết gia đình. Ông
nhớ lại trong lúc tiếng cánh quạt ầm ầm phía trên, cả nhà cuống cuồng thu dọn
được thêm chút nào hay chút nấy.
Cảnh chạy trốn ai ngờ có ngày phải vướng. Trực thăng bay trên, xe quân
sự xe đò chở người chạy loạn phía dưới như chạy đua với trực thăng. Ở những
chỗ tiếp xăng, trực thăng phải xếp hàng như xe Honda xếp hàng đổ xăng.
Về Đà Nẵng mấy ngày chưa kịp hoàn hồn phải chạy tiếp. Mạnh ai chạy
nấy tìm đường thoát về Sài Gòn. Từ Sài Gòn ông leo lên tàu hải quân với cái túi
bên vai chứa huy chương, bằng tưởng lục, hình chụp chung với tướng tá Mỹ...
ông tin rằng mấy món đó sẽ giúp ông đỡ phải giải thích với người Mỹ vì ông
thiếu Anh ngữ.
Ngày 28/4/1975, tay cố vấn Mỹ Peter gặp riêng ông khuyên rằng, “đưa
ngay gia đình đến tại số ... Ngô Thời Nhiệm, quận 1, (Cơ quan USAID) để lên
danh sách đi Mỹ. Còn ông theo tôi”. Ông đã chạy từ Quảng Trị về Đà Nẵng, rồi
chạy tiếp về nhà Sài Gòn. Vừa chạy vừa nghe ngóng. Hình như mọi người đã
chạy trước bỏ ông lại.
Hẹn gặp Peter ở Ngô Thời Nhiệm buổi chiều, buổi trưa ông vào Bộ Tổng
tham mưu thấy trống trơn quân tướng nhưng hỗn loạn vô chừng. Tạt qua Tân
Sơn Nhất ông bị Quân cảnh chĩa súng ra lệnh quay lui. Mới chưa chi mà chẳng
ai nể ai.
Về lại Ngô Thời Nhiệm không gặp gia đình cũng không gặp Peter. Nhân
viên người Mỹ chạy lung tung. Có ai đó nói nên chạy tới tòa đại sứ. Đường sá
chen chật xe cộ, quân trang súng ống vứt đầy đường. Một tay đệ tử nhận ra ông,
nó nói đi với nó xuống bến Bạch Đằng kẻo không kịp.
Ông có nhiều bạn bè bên hải quân. Ông quýnh quáng tạt qua nhà cũ, vơ
chiếc túi xách. Thằng đệ tử dẫn ông chen lấn trong dòng người xuống tàu. “Qua
tới Guam tôi gặp lại người nhà,” ông nói nhỏ.
Tính lại, ông đã buộc phải bỏ tỉnh bỏ lính bỏ quyền chức, bỏ dân... để
chạy. Ông nói: “ Chẳng còn thể thống gì ngay khi quả đạn pháo của địch rơi
trúng mái nhà tỉnh đường”. Tiếng nổ chát chúa trên không như lời cảnh cáo
rằng “có chân hãy chạy lẹ”.
Từ mấy năm qua, hình ảnh những mùa hè đỏ lửa, tổng công kích Mậu
Thân, đã hằn sâu ấn tượng kinh hoàng vào đầu người lính, bởi vậy nghe tiếng
đạn pháo vọt qua đầu nổ tung phía trước, ai nấy nín thở hú hồn, rồi mạnh ai nấy
chạy. Lúc chạy chết, quan quân dân sợ chết như nhau.
Ông chạy chung với nhóm cố vấn Mỹ bằng trực thăng nên khỏi phải cởi
quần áo lính mặc quần áo thường dân ngụy trang. Vợ con ông được đi trước với
đám nhân viên Mỹ, Phi. Nhóm đi trước có thì giờ thu gom tài sản thành gói nhẹ.
Ông chạy sau chỉ mang túi xách đựng giấy tờ, huy chương và bằng tưởng lục.
Hồi loạn lạc ai nấy mặt xanh như nhau. Lên máy bay Air America bay từ
Đà Nẵng về Sài Gòn cả nhà bị dồn ngồi sụp trên sàn tàu như chở bò. Ghế ngồi
dành cho nhân viên Mỹ. Lúc cái sống kề cái chết sát chẳng ai còn sợ nhục.
Lúc nhúc trong hầm tàu hải quân với dân chạy mấy ngày trời ông mới
được hạm trưởng vị tình kêu lên boong cho nhìn biển xanh. Mới mấy ngày lênh
đênh mà ai nấy cũng như... tù. Nhìn quanh thật chán ngán, thật sợ. Trên tàu dân
đi hôi chia nhóm dành nước dành thức ăn như hải tặc chính cống. Trong lúc
cảnh ăn uống mỗi ngày của quan quân cũng bầy hầy giành giật không kém.
Tay Mỹ trắng phụ trách thanh lọc di dân nhìn ông từ đầu xuống chân. Bộ
quân phục có lon lá đầy đủ bị lấm bẩn cả tuần lễ. Đúng là tàn quân. Ông đưa tay
chào, nó không chào trả, mặt nó lạnh nhách. Nó hỏi ông, ông lắc đầu. Hồi trước
cần trao đổi bàn bạc có phiên dịch riêng, nay ông chỉ có lắc đầu. Người thông
ngôn được gọi đến và nói gì đó với tay thanh lọc.
“Chú cởi bỏ cấp bậc rồi nói chuyện. Ở đây không có quan hay lính. Chỉ
có người tỵ nạn và ban tiếp nhận người Mỹ” - Người thông ngôn nói lại lời
người Mỹ ngồi trước mặt nghe như tiếng máy thâu băng. Ông dợm đưa huy
chương bằng tưởng lục cho nó biết... cặp mắt xanh lè của tay Mỹ nhác thấy,
phất tay. “Nó nói chú vứt mấy món đó đi. Ở đây không ai xài”.
Người thông ngôn vừa nói vừa đưa tấm giấy nói ông khai lý lịch và
nguyên do chạy đến Guam. Ông muốn quát lên một tiếng to cho hả tức nhưng
không dám. Từ bữa tách bến ông nghiến răng bậm gan nuốt không biết bao
nhiêu cực nhục. Ông ôm chặt túi xách, ngồi xuống khai.“Ba mươi mấy năm qua
tôi vẫn còn nhớ buổi đón tiếp đó”, ông nói.
“Qua tới đây người Mỹ đối xử với sĩ quan cao cấp cũng có chút gì đặc
biệt chứ, thưa ông?” - Tôi hỏi an ủi nhưng không thể hình dung khuôn mặt
người quen nhiều năm chưa gặp đang cầm điện thoại bên kia đầu dây.
Tôi đã từng làm việc giúp ông trên căn cứ Tiger, Quảng Ngãi năm 1969,
tôi từng gặp lại ông tại Chi khu Gio Linh, Quảng Trị, ngày 28/3/1972. Hồi đó đi
bên ông là cố vấn Mỹ, là cận vệ. Tôi nhớ rõ khuôn mặt ông, người đang lên
chức gặp thời trong chiến tranh. Nhưng qua mấy lần tiếp xúc với bà gần đây, tôi
có thể tưởng tượng gia cảnh của ông không sung túc như nhiều sĩ quan cao cấp
khác.
Thực tế, mấy chục năm được nương náu trên đất Mỹ nhưng nhiều người
vẫn chưa tìm ra cơ hội làm giàu trên miền đất hứa. Tiếc cho họ đã quá tuổi xông
xáo. Im lặng đến mấy chục giây đồng hồ, có tiếng ho nhẹ, rồi tiếng nói bên kia
nghe chán ngắt, “cũng giống như bao nhiêu người khác thôi. Đặc biệt gì, mình
hết thời rồi!”.
Lê Thành Giai- Theo : TPO
______________________
Nguyễn Trung Hiếu
16-10-2005 17:01:42 GMT +7
Nguyễn Trung Hiếu (California): “Tôi ở đây 20 năm rồi mà không có
bạn bè. Có cô như một người bạn ở VN gọi tới, tôi rất cảm kích. Dần dần tôi sẽ
kể cho cô nghe những câu chuyện buồn”.
“Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Trung Hiếu...”- cái tên ấy lặp đi lặp lại
trong tâm trí tôi cả ngày lẫn đêm kể từ khi Fred phác họa chân dung của ông
cho tôi nghe. Một tình cảm kỳ lạ luôn thôi thúc chúng tôi tìm gặp được ông để
nói về việc ông đã làm cách đây 35 năm, và điều đó không bị quên lãng.
“Tôi là Hiếu đây!”
Đêm 4-9, cầm số điện thoại của Mỹ, mã vùng California trong tay, tim
đập mạnh. Tôi nhấn cẩn thận từng con số mà mình đã thuộc lòng. Không liên
lạc được vì số không đúng, lo quá. Nhìn kỹ bàn phím, nhấn lại lần hai. Tiếng
chuông reo phía đầu dây bên kia. Thêm một hồi chuông reo nữa. “Alô?” - giọng
một người đàn ông miền Nam. Linh cảm mách bảo đó đúng là người cần tìm.
Tôi dùng cách xưng hô thân mật nhất có thể:
- Xin lỗi, có phải chú Hiếu không ạ?
- Phải, tôi là Hiếu đây...
Ôi trời, hình như tôi đang ngồi trên máy bay và bị đột ngột rớt độ cao.
- Có phải chú Nguyễn Trung Hiếu không ạ?
- Vâng, tôi đây!
Tôi không thở nổi, tai lùng bùng.
Giọng nói của ông trầm và ấm, chậm rãi nhưng đầy cảnh giác. Nhớ lại
lời mô tả của Fred về thân phận của những người phiên dịch trong chiến tranh,
tôi hình dung ra một người đàn ông thấp, đậm, khuôn mặt hằn những nếp suy tư
che giấu ký ức.
Trong cuộc điện thoại đầu tiên ấy, với tất cả tình cảm của mình, tôi kể về
hành trình của cuốn nhật ký của một người nữ bác sĩ mà có lẽ ông còn nhớ.
Ông Hiếu xưng hô rất lịch sự, nhưng đáp lại với vẻ đề phòng, rằng ông
có đọc cuốn nhật ký rất hay từ cách đây mấy chục năm. “35 năm rồi phải
không?” - ông Hiếu nói một cách chính xác, rồi như sực nhớ điều gì, ông lại
bảo: “Tôi không nhớ rõ vì đã lâu quá rồi”.
Tôi bộc lộ rằng gia đình người viết cuốn nhật ký rất biết ơn ông, người sĩ
quan Mỹ từng làm việc bên ông cũng đã khóc khi kể về ông và những kỷ niệm
chiến tranh. Tôi nhắc đến tên Frederic.
Ông Hiếu nghĩ một thoáng rồi nói: “Tôi không nhớ tên anh ta”. Tôi nhắc
lại: “Ông ta tên là Frederic Whitehurst”. Ông Hiếu nói: “À, tôi nhớ đó là tay
Whitehurst”.
Tôi bảo: “Chú đã bảo ông ấy giữ lại cuốn nhật ký, đó là một hành động
dũng cảm và có thể chú sẽ gặp nguy hiểm phải không?”
Ông Hiếu lạnh lùng: “Chuyện chiến tranh súng đạn, tôi không muốn
nhắc tới”.
Tôi thay đổi cách tiếp cận, bày tỏ tình cảm và niềm vui của mình khi tìm
được ông và ngỏ ý muốn gửi cho ông những thư từ, tài liệu ở VN như cuốn nhật
ký, những bài báo viết về ông. Nguyễn Trung Hiếu rất quan tâm và đồng ý cho
địa chỉ khu nhà (nhưng không cho số nhà).
Tôi đột ngột hỏi: “Chú có nhớ nhà không?”. Ông Hiếu im lặng một lát,
rồi nói: “Gia đình tôi không còn ai ở VN. Những chuyện quá khứ tạm thời tôi
không muốn nghĩ tới nữa. Tôi đang bận!”. Cúp máy.
Vừng ơi, mở ra
Cảm giác cô đơn của ông Hiếu lên đến cùng cực vào đêm 7-9. Qua điện
thoại, ông Hiếu nói: “Với tôi bây giờ, cuộc đời không có gì là đáng tin nữa.
Mấy chuyện chính trị tôi không quan tâm. Đến cả tình người, không có gì là
đáng tin hết. Tôi nói chuyện đó với cô, xin lỗi, như một con người trần truồng ra
mà nói với nhau đây. Tôi đọc cho cô nghe hai câu thơ này: Hôm qua tôi chết
một lần. Hôm nay tôi chết thêm lần nữa”.
Những lời ấy làm nhói tim tôi. Đêm đó về nhà, tôi không ngủ được, nỗi
buồn và những câu hỏi về thân phận chiến tranh cứ day dứt trong tôi. Không thể
như vậy được.
Nguyễn Trung Hiếu cần được chia sẻ. Tình cảm của ông về quê hương
và gia đình vẫn luôn tràn đầy. Niềm tin đó dẫn đường cho tôi trong những cuộc
điện thoại lần sau cho dù có lúc ông tỏ ra xa lạ và bất cần.
Mở đầu câu chuyện lúc 0g, ông thường hỏi: “Thật ra ở VN muốn gì?”.
Tôi trấn an ông bằng những giọt nước mắt và nụ cười trong chuyến trở về VN
của Fred, bằng sự quan tâm của người VN đối với ông, bằng lòng mong muốn
được nói lời cảm ơn của người mẹ vừa tìm lại được con gái đã mất.
Những cuộc điện thoại lúc nửa đêm đã trở thành thói quen. Chúng tôi
chia sẻ những gì về cuộc sống hiện tại ở Mỹ, ở VN, chuyện công việc, gia đình.
Tôi thu thập từng bài thơ, bài báo mà tôi cho rằng ông quan tâm và đọc cho ông
nghe qua điện thoại, gợi lại dần dần những câu chuyện quá khứ để tránh tổn
thương cho ông.
Cho đến một ngày, ông bảo: “Tôi ở đây 20 năm rồi mà không có bạn bè.
Có cô như một người bạn ở VN gọi tới, tôi rất cảm kích. Dần dần tôi sẽ kể cho
cô nghe những câu chuyện buồn”.
Tôi lái xe về nhà với một niềm lạc quan mới được nhen nhóm, bắt tay
vào viết cho ông lá thư đầu tiên bày tỏ niềm tin trước sức sống mãnh liệt của
tình người và kết thúc có hậu sẽ đến với những tấm lòng thiện. Sau đó tôi gửi lá
thư ấy tới địa chỉ đầy đủ mà ông vừa cho tôi.
Tôi biết mình sắp bắt đầu cuộc hành trình mới...
Người tình nguyện đi tìm tung tích Nguyễn Trung Hiếu
Gần cuối tháng tám, thầy dạy thời phổ thông của tôi từ Đức Phổ (Quảng
Ngãi) vào TP.HCM. Nhóm bạn chúng tôi gặp thầy, uống vài ly bia. Giữa chừng
có anh bạn nhắc đến nhật ký Đặng Thùy Trâm. Nhân đó thầy nói anh Cao Viết
Hạnh, phó Ban tuyên giáo Huyện ủy Đức Phổ, là người biết ít nhiều về ông
Nguyễn Trung Hiếu.
Điện thoại. Anh Hạnh xác nhận nhưng hãy còn mù mờ. Vợ ông Hiếu là
bạn học cùng lớp anh Hạnh, thuộc dạng xinh gái, nhà ở xã Phổ Ninh, cách
huyện lỵ chừng 1km. Sau năm 1975, toàn bộ gia đình bên vợ ông Hiếu chuyển
đi Pleiku. Nghe nói vợ ông Hiếu bị tai nạn đã mất. Anh Hạnh nói: “Nhưng mình
chỉ biết đến đây”.
Những ngày sau đó, anh Hạnh tiếp tục quần đảo ở thôn Vĩnh Bình, xã
Phổ Ninh. Anh đi tìm những người bà con với ông Lê Thành (cha vợ ông Hiếu)
để dò manh mối. Có đêm anh phải ra Mộ Đức (cách Đức Phổ hơn 10km) nhưng
điều cần tìm là ông Hiếu ở đâu vẫn chưa biết.
Qua điện thoại, anh bảo tôi: “Mình phải quyết tâm tìm ra!”. Tôi nói hay
là anh lên Pleiku. Anh đáp: “Mình đã tính đến chuyện này nhưng khổ nỗi chẳng
ai rõ địa chỉ gia đình ông Lê Thành ở Pleiku”.
Những ngày sau đó, thỉnh thoảng anh phải bứt ra khỏi cơ quan, phải về
nhà hơi khuya. Thông tin đã rõ hơn. Ông Hiếu đã sang California. Vài năm
trước, ông Hiếu cho con về Phổ Ninh xây mồ mả dòng họ. Anh than: “Vậy mà
chẳng ai chịu hỏi và ghi lại địa chỉ ông Hiếu”.
Anh đã gặp những người bạn cùng làm thông dịch viên với ông Hiếu.
Bây giờ họ làm ăn cũng khá và nhờ anh nói làm sao mời ông Hiếu về VN. Điều
quan trọng nhất: số nhà, điện thoại, email của ông Hiếu vẫn chưa ai rõ.
Nghĩ rằng đã hết hi vọng tìm kiếm, ngày 3-9 tôi ra Đà Nẵng thăm bạn bè.
Khoảng 21g, đang ngồi uống bia với bạn gần bờ biển, tôi nhận được cú điện
thoại từ anh Hạnh. Anh nhấn giọng: “Nghe đây, mình vừa tìm được số điện
thoại của ông Hiếu”. Tôi tỉnh bia, vội chạy ra ngoài quán, lấy thẻ lên máy bay ra
ghi tạm số điện thoại ông Hiếu. Hôm sau, tôi hỏi anh Hạnh nhờ đâu tìm ra số
điện thoại ông Hiếu. Anh chỉ nói: “Chuyện dài, miễn là số đó chính xác”.
Theo Tuổi Trẻ
______________________
Di sản của Thùy Trâm
Frederic Whitehurst
Câu chuyện xúc động về những cuốn nhật kí viết trong chiến tranh của
chị Đặng Thùy Trâm đã được báo chí trong ngoài nước gần đây đưa tin. Sau 35
năm, ông Frederic Whitehurst - cựu chiến binh Mĩ, người gìn giữ những ghi
chép riêng tư của người nữ bác sĩ Việt nam trẻ tuổi, hi sinh trong một trận giao
chiến với lính Mĩ năm 1970 - đã liên lạc được với gia đình chị. Được sự cho
phép của những người trong cuộc, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một phần
của trao đổi thư từ giữa ông Frederic Whitehurst và gia đình chị Đặng Thùy
Trâm.
talawas
Kim Trâm và Mai Chi chọn lọc và dịch
“27-4
Đêm qua một giấc mơ hoà bình đã đến với mình giữa căn nhà lộn xộn
vắng vẻ của cảnh chạy càn. Mình mơ thấy Hà nội với những căn phòng lộng
mát sơn màu vôi vàng nhạt của trường Chu Văn An, mơ thấy quyển sổ chép
nhạc với hình ảnh một mớ tóc vàng tơ của bé Thanh Trà và bông cúc của Hảo
đính trên đầu quyển sổ đó. Và mình đã gặp ba má, gặp cậu Hiền, gặp anh Biểu
và tất cả mọi người thân yêu ngoài Bắc. Ôi, giấc mơ đâu là của riêng mình mà
giấc mơ Hoà bình độc lập đã cháy bỏng trong lòng ba mươi triệu người Việt
nam...
Đêm nay trăng mờ giữa khu rừng vắng vẻ, mọi vật đều lặng thinh như
chung một ý nghĩ là bảo vệ sự yên lặng của bệnh xá.
Ngồi một mình trên chiếc ghế trước phòng mổ lặng ngắm cảnh vật xung
quanh... không thể nào ngăn được một nỗi buồn mênh mông đang thấm mãi
trong lòng. Ngày mai bệnh xá sẽ đi vào kế hoạch chống càn một cách quy mô.”
Đó là những ý nghĩ của chị Đặng Thùy Trâm, nữ bác sĩ phụ trách bệnh
xá huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, được chị ghi lại vào tháng Tư năm 1969,
những ngày tháng khốc liệt của chiến tranh. Thùy Trâm hy sinh vào ngày 22
tháng 6 năm 1970, khi chị 28 tuổi. Ngày 29 tháng Tư năm 2005, gia đình chị tại
Hà nội nhận được một lá thư điện tử từ Mỹ, mở đầu cho một trao đổi thường
xuyên. Sau đây chúng tôi xin trích dịch một số lá thư từ Mỹ.
Thư Frederic Whitehurst gửi Đặng Kim Trâmi
Thứ Sáu, 29-4-2005
Tôi là Frederic Whitehurst. Tôi đã mang trong mình ký ức về chị gái cô,
bác sĩ Đặng Thùy Trâm, trong suốt 35 năm nay. Tôi đã giữ những cuốn nhật ký
của chị ấy 35 năm nay. Ted Englemann, người tôi mới quen, báo cho tôi biết
rằng ông đã tới gia đình cô và giờ đây gia đình cô đã nhận được bản sao của
những cuốn nhật ký và những bức ảnh. Có rất nhiều điều tôi phải nói với cô, với
gia đình cô và đặc biệt là với mẹ cô. Giấc mơ của tôi trong suốt những năm qua
là tìm ra được gia đình cô, và giờ đây sự kiện này làm tôi bật khóc. Một người
mẹ cần phải được biết về những năm tháng của con gái mình, một đất nước cần
phải biết về một nữ anh hùng như bác sĩ Trâm. Phải chăng rất thích hợp khi mẹ
cô nhận được những dòng chữ của con gái mình gần đúng vào ngày ba mươi
năm đất nước bà được giải phóng, ngày 30-4-2005.
Tôi có rất nhiều điều cần nói với cô về cuộc hành trình mà tôi đã trải qua
để tìm được gia đình cô. Lúc này tôi buộc phải nói chuyện với cô qua email.
Anh trai tôi, Robert, biết tiếng Việt và đã dịch những cuốn nhật ký của bác sĩ
Trâm ra tiếng Anh. Chính nhờ anh ấy động viên nên tôi mới đến Nhóm Lưu trữ
về Việt nam ở Texas, và ở đó tôi đã gặp Ted Engelmann. Robert và tôi dự định
sẽ tới Hà nội trong thời gian sớm nhất có thể. Tôi là một luật sư với những công
việc tòa án bận bịu, còn Robert là một thuyền trưởng viễn dương, nên chúng tôi
phải cùng thu xếp thời gian.
Tôi cũng muốn mẹ cô được chạm vào những cuốn nhật ký của con gái
bà. Tôi không biết việc đó sẽ diễn ra như thế nào, nhưng hiện nay những cuốn
nhật ký được gửi ở một hồ sơ lưu trữ tại Lubbock, Texas. Tôi có thể giúp cô
liên lạc với Laura Caulkin, người lưu trữ nó, và cô có thể nói chuyện trực tiếp
với cô ấy về việc này. Tôi gần như đã không còn hy vọng tìm được gia đình cô,
và muốn chắc chắn rằng cuốn nhật ký sẽ không phải nằm giữa những đống giấy
tờ của tôi để rồi trong trường hợp tôi chết nó bị quẳng đi, bị quên lãng, bị mục
nát. Vì thế tôi đã đem gửi nó tại kho lưu trữ về Việt nam ở Lubbock. Chuyện đó
chỉ mới tình cờ xảy ra cách đây một tháng.
Còn rất nhiều điều tôi muốn nói với gia đình cô, nhưng bây giờ tôi phải
tới trường Đại học để giảng bài. Tôi sẽ tiếp tục viết cho cô thật sớm và bắt đầu
kể lại câu chuyện.
Frederic Whitehurst.
*
Thứ Bảy, 30-4-2005,
Hiền và Kim,
Giờ đây chúng ta có thể nói chuyện với nhau về những điều đã xảy ra -
nếu như nó không làm gia đình các bạn quá đau lòng. Có lẽ tôi biết trận đánh
mà các bạn nói tới, trận đánh mà Thùy Trâm hy sinh, nhưng tôi không chắc lắm,
và tôi sẽ rất biết ơn nếu các bạn có thể kể lại những gì các bạn biết. Tôi nhớ tôi
có được cuốn nhật ký cuối của chị vào mùa hè, và sau đó, vào tháng 10, khi tôi
đi công tác với một đơn vị bộ binh Mỹ và trước một trận đánh tôi ngồi cạnh một
người lính, và chúng tôi kể cho nhau nghe những trận đánh mình đã từng trải
qua. Người lính kia tả lại một trận đánh khá lạ lùng, trong trận ấy người ta tìm
thấy một cái túi vải bạt trên thi thể một người phụ nữ Việt nam trong rừng rậm.
Hồi đó nhiệm vụ của tôi là thu nhận tất cả các tài liệu thu được trên chiến
trường, do vậy chiếc túi anh ta đang tả đó chỉ có thể là chiếc túi đựng những
cuốn nhật ký của bác sĩ Trâm. Chính vì thế bao năm qua tôi vẫn ngờ rằng mình
đã được nghe kể lại những giây phút cuối cùng của cuộc đời cô. Nhưng giờ đây
khi các bạn kể về một trận đánh thì tôi băn khoăn không hiểu mình có đúng
không. Tôi vô cùng cảm động khi biết rằng hài cốt của bác sĩ Trâm không còn
phải nằm lại trong rừng mà đã được về lại với gia đình. Tất cả những điều đó
làm tôi cảm động sâu sắc đến nỗi lúc này nước mắt làm tôi không đánh máy nổi
và không nhìn rõ màn hình máy tính. Các bạn cũng kể về các bài báo và những
câu chuyện ở Việt nam nói về bác sĩ Trâm như một nữ anh hùng. Tôi rất mong
được đọc những bài báo đó. Những cảm xúc ở đây thật vô cùng sâu sắc.
Mẹ tôi năm nay cũng 81 tuổi và biết về những cuốn nhật ký này từ khi
tôi xuất ngũ trở về nhà vào năm 1972. Khi đọc qua những dòng dịch sơ sài bà
bảo tôi phải thật thận trọng bởi nó có thể đốt cháy tôi. Ngụ ý của bà thật rõ ràng.
Hai nước chúng ta đang có chiến tranh, và nhân dân nước tôi có thể coi việc tôi
gọi bác sĩ Trâm là một anh hùng là một hành vi không thích hợp. Nhưng lời mẹ
tôi là tiếng vọng lại của những lời nói của chính người lính Việt đã bảo tôi đừng
huỷ những cuốn sổ đó đi. Tôi nhớ rõ cái ngày đó tựa như hôm qua. Người lính
đó là thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu, là phiên dịch cho đơn vị tôi. Anh ấy là một
người bạn rất thân của tôi. Hôm ấy chúng tôi nhận được rất nhiều tài liệu, và sau
khi đã tìm kiếm các tài liệu có giá trị quân sự chúng tôi bèn đem chất đống
chúng lại để đốt. Trong khi tôi đang đốt các tài liệu thì Hiếu chặn tôi lại. Tay
Hiếu cầm cuốn sổ nhật ký của chị các bạn và nói: “Fred, đừng đốt cuốn sổ này.
Bản thân trong nó đã có lửa rồi”. Tôi vô cùng cảm động thấy Hiếu có thể kính
trọng một kẻ thù nên làm theo lời anh. Nhiều đêm sau đó chúng tôi đã ngồi bên
nhau và bắt đầu dịch cuốn nhật ký. Nhưng chẳng được bao lâu, chiến tranh
khiến tôi phải gác cuốn nhật ký qua bên. Khoảng một năm sau đó, trong khi tôi
dịch thêm một số tài liệu với Hiếu thì anh lại một lần nữa nói với tôi rằng đây là
cuốn nhật ký thứ hai của cô bác sĩ. Chị của các bạn là một người vô cùng đặc
biệt khiến ngay cả Nguyễn Trung Hiếu, người đang chiến đấu chống lại chị,
cũng vô cùng cảm động trước chủ nghĩa anh hùng của chị và không thể hủy
hoại những dòng chữ của chị. Tôi vẫn thường mong được biết số phận của Hiếu
sau chiến tranh, nhưng sau bấy nhiêu năm tôi vẫn không thể tìm lại được anh
ấy.
Các bạn thấy đấy, không chỉ một mình tôi gìn giữ những dòng chữ của
bác sĩ Trâm trong suốt 35 năm nay, mà còn cả một người đàn ông rất dũng cảm
- Nguyễn Trung Hiếu - người đã xúc động tới mức anh trao cho tôi nhiệm vụ
này qua những lời nói và tình cảm của anh.
Nhất định tôi sẽ phải đến Hà nội để nói về những chuyện này trong một
tuần là ít, và để tỏ lòng kính trọng mẹ của các bạn đã sinh ra một người con như
bác sĩ Trâm. Robert và tôi đã bắt đầu bàn với nhau về chuyện này, và hy vọng
nó sẽ sớm xảy ra. Cám ơn các bạn đã viết thư cho tôi. Chúng tôi sợ những gì sẽ
tới qua việc trao trả cuốn nhật ký chẳng kém gì sợ các bạn sẽ không nhận được
nó. Đúng như các bạn nói, từ hôm thứ Hai đến giờ mọi việc giống như trong
một thế giới ảo.
Fred
*
Chủ nhật, 1-5-2005
Kim và Hiền,
Tôi muốn chuyển tới mẹ các bạn lời chào của mẹ tôi. Mẹ tôi rất hạnh
phúc khi biết rằng gia đình các bạn đã nhận những cuốn nhật ký của người con
mình.
Thưa bà Trâm,
Tôi mong rằng lá thư này sẽ không đem đến cho bà nỗi buồn mà chỉ là
niềm tự hào của một người mẹ đã sinh ra một người con gái rất đặc biệt. Tôi cần
phải nói lại với bà điều mà bao năm qua tôi vẫn tin đó là cái chết của con gái bà.
Tôi ngồi chờ một trận đánh cùng một quân đoàn Mỹ. Ngồi bên cạnh tôi là một
người lính và chúng tôi nói với nhau về những trận đánh trong quá khứ. Người
lính đó kể cho tôi nghe về một trận chiến đấu lạ lùng giữa đơn vị gồm 120
người đàn ông với một người phụ nữ. Đơn vị của anh gặp nhiều lều trại trong
rừng sâu trên vùng núi phía tây huyện Đức Phổ. Ngay lập tức có người nổ súng
vào họ. Người lính thấy rõ nhiều người đang chạy trong rừng để trốn thoát và
muốn bắt họ, vì thế họ kêu gọi người đang bắn đầu hàng, nhưng đáp lại lời kêu
gọi là thêm rất nhiều viên đạn bắn vào họ. Đây là một người rất anh hùng bởi vì
lính Mỹ được trang bị rất nhiều vũ khí và họ chỉ cần tích tắc để chặn một tay
súng lại. Khi thấy bị bắn tiếp lính Mỹ bèn bắn trả và tay súng kia trúng đạn.
Nhưng toán lính Mỹ không bắt được ai khác nữa. Khi đến được nơi người kia
nằm, toán lính Mỹ nhận thấy rằng người đó chết trong khi bảo vệ các bệnh nhân
của một bệnh viện. Trên xác người phụ nữ đó có một khẩu SKS và một cái túi
vải bạt đựng vài cuốn sổ và sách vở. Nhiệm vụ của tôi trong chiến tranh lúc đó
là kiểm tra tất cả các giấy tờ tài liệu bắt được của địch. Người lính đó đã kể cho
tôi nghe về cái chết của người phụ nữ có cuốn nhật ký mà tôi nhận được ít lâu
sau khi chị hy sinh. Trong thời gian đó không có một tài liệu nào khác tương tự,
vì thế tôi tin chắc mình đã được nghe người lính nọ kể về cái chết của tác giả
cuốn nhật ký. Nhưng cũng có thể có người nào khác mang cuốn nhật ký cho
người viết? Đó là cuốn nhật ký thứ hai của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Các con gái bà kể rằng một tháng sau ngày cuối cùng ghi trong cuốn
nhật ký thứ hai thì Thùy Trâm ngã xuống trong một trận đánh. Và do có một
người bạn dẫn đường chỉ nơi chôn cất, gia đình đã mang hài cốt chị từ Quảng
Ngãi về nhà vào năm 1979. Có đúng chị nằm trên một dãy núi cao ở miền tây
Đức Phổ? Và các bạn của chị có kể lại chị đã hy sinh ra sao không? Suốt 35
năm nay tôi vẫn nghĩ rằng chắc bác sĩ Đặng đã chết đúng như chị sống, hoàn
toàn không vị kỷ, hoàn toàn dâng hiến.
Nếu tôi có xâm phạm vào đời tư của bà thì cho phép tôi xin lỗi, tôi
không mong làm điều gì xấu cả. Tôi đã mang câu chuyện này trong lòng quá lâu
và tôi vẫn đang đi tìm câu trả lời.
Fred Whitehurst
*
Thứ Hai, 2-5-2005
Thưa bà Trâm,
Và giờ đây thắc mắc của tôi đã được giải đáp. Trận đánh mà người lính
nọ tả lại cho tôi đúng là điều đã xảy ra. Con gái bà đã một mình chiến đấu với
120 lính Mỹ để bảo vệ các bạn mình. Trên bất cứ đất nước nào trên thế giới điều
đó đều được gọi là ANH HÙNG và những người anh hùng đều được tất cả mọi
người tôn kính, cả đàn ông lẫn đàn bà. Thế giới phải được biết tới sự dũng cảm
của con gái bà và mãi mãi học hỏi được từ tình yêu và những suy nghĩ của chị
ấy.
Hôm qua tôi cùng mẹ, vợ tôi và con gái đi ăn tiệm. Em trai tôi và vợ nó
cũng đi cùng. Em trai tôi là Michael, trong thời gian chiến tranh nó rất nóng
lòng muốn được sang Việt nam tham chiến. Nhưng cha tôi, một sĩ quan hải
quân cao cấp, không muốn đưa cả ba con trai sang Việt nam. Lúc đó anh trai tôi
và tôi đã ở Việt nam rồi. Vì thế ông đã dùng các thế lực chính trị của mình để
Michael không tham gia vào cuộc chiến nữa. Michael rất tức giận vì chuyện ấy.
Nó vẫn tiếp tục trở thành một sĩ quan quân đội và mới về hưu năm ngoái với
hàm đại tá, sau 34 năm phục vụ trong không lực. Hôm qua lúc ở tiệm ăn nó
sẵng giọng nói với tôi rằng thoạt tiên nó rất phản đối những việc mà Robert và
tôi làm đối với hai cuốn nhật ký của con gái bà. Nó tức giận trước những hành
động của chúng tôi. Tôi hiểu. Dẫu sao nó cũng chưa từng phải nếm vị mặn của
chiến tranh. Nó chưa từng biết đến cảm giác tan nát con tim khi người ta nhìn
thấy những người lính ngã xuống trên chiến trường. Vì thế nó mới tức giận.
Nhưng trong bữa ăn với mẹ tôi nó hiểu ra hành động của chúng tôi. Một người
mẹ nhất thiết phải được biết về cuộc đời và những suy nghĩ của con gái mình.
Vậy là nó chấp nhận. Tôi nghĩ thật buồn biết bao vì nó không biết được Thuỳ
Trâm đã dạy chúng ta những gì. Nó không nhìn thấy những gì tôi đã nhìn thấy.
Nó và biết bao nhiêu người khác chỉ nhìn thấy vành hào quang của chiến tranh
mà không cảm thấy sai trái đến thế nào khi một đất nước này đi xâm lược một
đất nước khác. Biết bao nhiêu cuộc đời đã bị huỷ hoại. Nhưng nó là một người
lính.
Những lúc không hành nghề luật sư hay khoa học, tôi trở thành một
người làm vườn. Trong những lúc làm việc trong vườn, chăm sóc những bông
hoa, tôi có thể nghĩ triền miên hàng giờ về những chuyện như thế. Hôm qua
những ý nghĩ của tôi tràn đầy về Thùy Trâm. Tôi vẫn còn thắc mắc. Và hôm nay
một bông hoa đẹp từ Hà nội đã trả lời bao câu hỏi ngày hôm qua của tôi. Thùy
Trâm đúng là người như tôi nghĩ. Chị đã chết đúng như tôi hình dung qua câu
chuyện của tôi với người lính nọ bao nhiêu năm về trước. Và giờ đây tôi đã biết.
Và bật khóc để biết.
Frederic Whitehurst
*
Thứ Ba, 3-5-2005
Hiền và Hồ thân mến,
Đây đúng là một câu chuyện cổ tích. Hàng ngày tôi là luật sư tại toà án,
nhưng từ thứ hai vừa rồi tôi không thể nghĩ đến điều gì khác ngoài Thùy Trâm.
Tôi phải lặng lẽ nghĩ bởi vì mặc dù tìm thấy gia đình Đặng của tôi là một niềm
vui to lớn nhưng trong tim tôi có cả nỗi buồn trĩu nặng vì Thuỳ Trâm đã mất đi.
Vì tôi đã bắt đầu già nên nước mắt rất dễ tuôn trào và khóc ở toà là rất không
thích hợp. Vì thế suốt ngày tôi lặng lẽ nghĩ về Thùy. Tôi cho mẹ tôi và Robert
xem tất cả những bức thư của gia đình các bạn. Mẹ tôi cũng có một thời gian
(gian khổ) như vậy. Bà từng là một cô bé nghèo phải rời nhà ra đi từ năm 13
tuổi, nhưng cuối cùng đã đạt được bằng cấp đại học và đã dạy học nhiều năm.
Giờ đây, ở tuổi 81 bà vẫn là một người khuyên bảo tuyệt vời cho tôi mỗi sáng
khi tôi đến thăm bà, và tôi cùng bà chăm sóc những bông hoa - nếu thời tiết cho
phép ngày nào bà cũng làm công việc đó. Bà cũng là một hoạ sĩ và vẫn tiếp tục
dạy vẽ cho mọi người trong thành phố cũng như vẫn vẽ...
Khi trở về nhà sau chiến tranh, thân thể tôi chỉ bị thương chút ít nhưng
trái tim tôi bị tổn thương. Ngay sau khi trở về tôi quay lại trường đại học và tiếp
tục học môn hoá. Học xong đại học tôi tiếp tục làm tiến sĩ về hoá học ở đại học
Duke trong năm năm rưỡi. Tôi nhớ đó là một thời gian rất khó khăn. Khi làm
luận án tiến sĩ tôi cần có người tài trợ, và giáo sư hướng dẫn của tôi chọn người
tài trợ là quân đội Mỹ. Nhưng họ muốn tôi nghiên cứu về các vật liệu có chứa
phốt-pho. Những nghiên cứu như thế có thể giúp phát triển một cuộc chiến
tranh khí hoá học. Tôi tức giận từ chối và nói với giáo sư là tôi sẽ thôi không
nghiên cứu nữa. Tôi sẽ không để cho người ta sử dụng mình để giết người một
lần nữa. Giáo sư nói với tôi rằng một ngày kia tôi sẽ hiểu bất cứ điều gì do con
người sáng tạo ra sẽ có một kẻ tìm cách sử dụng nó với những mục đích huỷ
hoại, đồng thời sẽ có người khác tìm cách sử dụng nó với mục đích tốt đẹp. Dẫu
thế tôi vẫn từ chối và cuối cùng đề tài nghiên cứu của tôi là hóa học các-bon.
Sau khi nhận được bằng tiến sĩ hóa học vào năm 1980 tôi tới Texas để tiếp tục
học tập và nghiên cứu, nhưng chẳng bao lâu tôi nhận thấy không thoả mãn. Vậy
là tôi lại làm việc cho chính phủ Mỹ một lần nữa và trở thành một nhân viên của
FBI. Suốt bốn năm, mặc dù là tiến sĩ hoá học nhưng tôi lại làm một thám tử đặc
biệt của FBI chuyên điều tra các vụ cướp nhà băng, bắt cóc trẻ em, các vụ ma
tuý có liên quan đến heroin, cần sa, cocain và các chất gây nghiện khác. Sau đó
tôi chuyển tới làm ở một phòng thí nghiệm về các tội phạm hình sự của FBI,
Washington D.C. Chính ở đó tôi đã trở nên nổi tiếng cả ở trong nước lẫn quốc
tế. Các bạn thử gõ tên tôi trên Internet và xem người ta đã viết những gì. Cuối
cùng tôi đã kiện Tổng thống Mỹ, Tổng Luật sư, Giám đốc FBI, Cơ quan FBI,
Bộ Tư pháp Mỹ và Chính phủ Mỹ. Đó là cả một câu chuyện dài về một người
đàn ông không làm ngơ trước những sai trái. Năm 1998, sau khi thắng tất cả các
vụ kiện, tôi về hưu sớm, quay về sống ở cái xóm nhỏ Bethel để tiếp tục công
việc và chăm sóc cha mẹ tôi. Năm 2000 cha tôi qua đời nhưng mẹ tôi còn sống
và là một kho báu đối với gia đình tôi cũng như đối với tôi. Vì tôi có học luật
trong những năm từ 1992 đến 1996 ở Đại học Georgetown ở Washington DC
cho nên từ khoảng hai năm rưỡi nay tôi bắt đầu hành nghề luật.
Trong những năm ấy cuốn nhật ký của Thuỳ Trâm trải qua một cuộc chu
du chắc các bạn sẽ thấy khá thú vị. Hồi ở Việt nam tôi luôn giữ hai cuốn nhật ký
bên mình. Trước khi rời Việt nam về Mỹ tôi đưa nó cho một người bạn cùng
đơn vị hồi ở Đức Phổ. Anh ấy lấy vợ người Hà nội và tôi nhờ chị dịch hộ ra
tiếng Anh. Khi tôi về tới nhà, anh ấy gửi cho tôi bản dịch và hỏi tôi có muốn lấy
lại những cuốn nhật ký không. Tôi cảm thấy có lẽ để anh ấy giữ thì tốt hơn bởi
vì anh ấy là luật sư. Thời gian trôi qua, năm 1982 tôi học xong đại học và vào
làm việc cho FBI. Cả tôi cùng anh tôi đều đã đọc bản dịch cuốn nhật ký. Nhưng
làm thế nào để tìm được gia đình Thùy Trâm? Chúng tôi không biết. Việc tôi
vào làm việc cho FBI khiến tôi phải ngừng tìm kiếm mất mười năm. Tôi đã hỏi
và tìm thông tin, nhưng thời gian sau chiến tranh ở Việt nam gần như người ta
không thể tìm được ai. Tôi biết Hà nội đã bị ném bom và sợ rằng gia đình Thùy
Trâm đã chết hết rồi. Tôi và anh Robert thấy đồng bào của Thùy Trâm cần phải
biết chị là một anh hùng. Chúng tôi nói về chuyện này trong bao năm. Chúng tôi
quyết định nếu hai cuốn nhật ký đã được dịch sang tiếng Anh thì nó cũng có thể
được xuất bản thành sách để cả thế giới sẽ đọc nó, và chúng tôi cũng hoàn thành
nhiệm vụ. Vì thế tôi gọi điện cho người bạn đã dịch hộ cuốn nhật ký, nhưng anh
trả lời hình như đã gửi trả nó lại cho tôi từ lâu. Tôi tin anh ấy đã lục tìm khắp
nơi nhưng không tìm thấy hai cuốn nhật ký. Vì thế tôi nghĩ có thể trong bao lần
vợ chồng tôi chuyển nhà khắp đất nước những quyển nhật ký đã bị thất lạc. Thế
rồi cách đây vài năm người bạn đó gọi điện báo tin rằng trong khi lục lọi đống
hồ sơ luật lưu trữ từ năm 1966, anh ấy tìm thấy hai cuốn nhật ký. Vậy là tôi bay
đi California để tự mình nhận hai cuốn nhật ký. Lúc đó tôi đã có máy tính và
máy quét. Tôi bèn quét hai cuốn nhật ký cùng những bức ảnh và gửi bản quét
cho Robert để anh ấy dịch lại. Mấy năm nay Robert vẫn dịch hai cuốn nhật ký.
Sau đó Robert tìm thấy trên một trang ở cuối cuốn sổ tên và địa chỉ cha mẹ cô
(chúng tôi đoán thế). Mấy năm sau này một người bạn của chúng tôi đã liên lạc
được với gia đình ở Hà nội và nói rằng gia đình cô vẫn còn sống và hiện đang
điều hành một bệnh viện cách Hà nội 8 km về phía nam. Nhưng không rõ vì lý
do gì mà người bạn đó không tiếp tục liên lạc.
Trong khi chúng tôi tiếp tục tìm kiếm, tình cờ Robert tìm được một
website của Dự án Việt nam tại một trường đại học ở Texas. Robert gọi điện
cho trường đại học đó và biết được họ có một phòng lưu trữ tất cả các tài liệu về
chiến tranh Việt nam. Robert và tôi bàn nhau về việc này nhưng tôi rất sợ người
khác không coi trọng những cuốn nhật ký như chúng tôi. Vì thế tôi đã nói
chuyện với người ở phòng lưu trữ trong một thời gian dài và họ giúp tôi nhận ra
rằng thật sự rủi ro nếu tôi giữ những cuốn nhật ký. Thử nhìn xem, tôi đã 57 tuổi
và đi lại khá nhiều, vạn nhất có điều gì xảy ra với tôi thì tất cả giấy tờ của tôi sẽ
đơn giản bị vứt vào thùng rác, và rồi hai cuốn nhật ký sẽ mãi mãi mất đi. Vả lại
dự án Việt nam này hàng năm tổ chức những cuộc hội thảo, sẽ có nhiều người
từ cả hai phía Việt nam cũng như Mỹ đến dự để thuyết trình về chiến tranh. Tôi
đã gửi cho trường đại học một vài thứ khác thử xem sao. Mọi người ở đó rất tốt
bụng và rất kiên nhẫn đối với tôi. Rồi Robert thuyết phục tôi đến thuyết trình ở
hội nghị. Cuộc họp đó rất khó khăn đối với tôi. Trong chiến tranh tôi đã nhìn
thấy rất nhiều điều mà tôi không thể nào quên được. Tôi đã nhìn thấy quá nhiều
lính Mỹ làm nhục đất nước tôi và làm những điều tôi không thể nào quên được.
Và tôi đã thấy những sĩ quan cao cấp quay đầu phởt lờ sự lăng nhục đó. Tôi đã
nhìn thấy nhiều người dân Việt nam bị xúc phạm bởi sự lăng nhục đó. Điều đó
không có nghĩa là tôi nghĩ xấu về tổ quốc mình, mà chỉ giải thích rằng những ký
ức của tôi về ba năm chiến tranh ở Việt nam còn quá mạnh, và tôi không thể nói
ra mà không bị xúc động. Vì thế tôi bảo Robert là tôi sẽ chỉ đi Texas nếu có anh
đi cùng. Robert đồng ý và động viên tôi thuyết trình. Quả nhiên điều tôi e ngại
đã xảy ra. Trong khi thuyết trình tôi đã xúc động rất mạnh và bài thuyết trình rất
khó khăn. Cũng trong cuộc gặp mặt đó tôi tặng hai cuốn nhật ký cho kho lưu trữ
để họ có thể giữ gìn nó. Tôi tin rằng ở đó nó sẽ được giữ gìn rất tốt.
Tại cuộc họp đó tôi gặp một người tên là Bảo Ninh, tác giả cuốn Nỗi
buồn chiến tranh. Anh là người Hà nội và là cựu chiến binh miền Bắc Việt nam.
Tôi cũng gặp Ted Englemann ở cuộc họp đó. Chúng tôi đưa cho nhiều người cái
đĩa CD mà Ted đã trao cho gia đình các bạn. Và Ted, nhờ sự giúp đỡ của hai
người bạn, đã tìm được gia đình các bạn.
Đó là câu chuyện về cuộc phiêu lưu của cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng
Thùy Trâm. Trong 35 năm qua cuốn nhật ký chỉ được mở ra vài lần, có lẽ không
quá mười lần, nên chúng gần như còn nguyên như từ hồi Thuỳ Trâm viết vào đó
lần cuối. Giấy bắt đầu bị rạn và phải thật cẩn thận khi cầm nó nhưng nét chữ
vẫn còn rất rõ như các bạn có thể nhìn thấy trong đĩa CD.
Fred
*
Thứ Sáu, 6-5-2005
Em gái Kim,
Bác sĩ Đặng Thùy Trâm là một anh hùng đối với toàn thế giới. Đó không
phải một lời khoa trương mà hoàn toàn là sự thật. Anh Robert và tôi đã nghĩ
rằng nếu không tìm được gia đình chị thì chúng tôi sẽ xuất bản một cuốn sách
về chị Thùy, qua đó, nếu còn sống thì gia đình em sẽ biết về chị. Ý tưởng của
em về một cuốn sách cũng trùng với ý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi nghĩ
phần đầu của cuốn sách sẽ viết về Thuỳ bằng tiếng Việt và sẽ bao gồm cả những
trang nhật ký. Phần giữa cuốn sách sẽ là những bức ảnh gia đình và các chiến sĩ
giải phóng ở Đức Phổ, những người đã được Thuỳ che chở chăm sóc, rồi những
bức ảnh do người phóng viên người Hà nội đã hy sinh mà tôi đã kể cho em
nghe. Phần cuối cuốn sách sẽ là bản tiếng Anh dịch phần thứ nhất sang. Cuốn
sách sẽ được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới trong một thời gian ngắn.
Thùy đã cho chúng ta mọi hy vọng về tương lai. Chị nhận thấy cái đẹp ngay
giữa cuộc chiến tranh, điều đó quá đặc biệt, mọi người phải cùng biết tới. Đó là
ý tưởng của chúng tôi.
Hồi tôi còn nhỏ, khoảng 1952, cha tôi là sĩ quan hải quân Mỹ và chuyển
gia đình tôi sang Nhật. Em nên nhớ lúc đó chiến tranh thế giới lần thứ hai mới
kết thúc không lâu, rất nhiều người Mỹ còn thù ghét người Nhật. Nhưng cha tôi
không để cho chúng tôi sống với người Mỹ với lòng căm thù đó, vì thế gia đình
tôi chuyển ra ngoại ô sống cùng với người Nhật và để biết yêu thương người
Nhật. Cha tôi muốn dạy chúng tôi rằng chiến tranh đã qua và ngày mai chúng ta
không nên nghĩ đến chiến tranh nữa mà cần phải có trách nhiệm với nhau và
thương yêu nhau. Chúng tôi coi bài dạy của cha tôi như một kho báu.
Kim hỏi về súng SKS. Em Kim ạ, tôi tin chắc câu chuyện mà người lính
Mỹ nọ kể cho tôi nghe chính xác là về chị của các bạn. Người Mỹ gọi đó là
súng trường SKS, đó không phải là AK47 mà là một khẩu súng bán tự động bắn
từng phát một. Nhưng dù cho đó là súng gì thì cũng không khiến chúng ta phải
ngờ ngợ về những giây phút cuối cùng của cuộc đời chị Thùy cũng như những
hành động cuối cùng của chị. Mọi chi tiết khác quá giống nhau qua những câu
chuyện bạn chị kể lại cũng như câu chuyện của người lính Mỹ kia.
Tôi rất mừng vì Bảo Ninh đã đến nhà ta để nói rằng chính mắt anh đã
nhìn thấy hai cuốn nhật ký. Lúc được tôi cho xem hai cuốn nhật ký anh ấy rất
bối rối. Bảo Ninh không nói được tiếng Anh và anh ấy không hiểu tôi muốn gì.
Điều tôi muốn là một trong những đồng bào của các bạn phải thực sự nhìn thấy
hai cuốn nhật ký, được sờ vào nó và có thể nói với các bạn rằng họ đã chính mắt
nhìn thấy. Để chứng tỏ với các bạn rằng những lời của Thuỳ Trâm vẫn còn
sống.
Tôi đã nhượng quyền sở hữu của mình đối với hai quyển nhật ký này cho
bảo tàng, vì thế tôi không thể quyết định về tương lai của chúng nữa. Nhưng tôi
muốn mẹ các bạn phải được sờ thấy những dòng chữ đó, sờ thấy những trang
giấy và cảm nhận được tình yêu trong hai cuốn sách đó. Tôi không biết phải làm
thế nào. Tôi sẽ rất vinh dự nếu được trả tiền mời mẹ các bạn đến để cầm hai
cuốn nhật ký, hoặc là Kim hoặc Hiền hoặc Hồ đều được. Tôi không giàu nhưng
cũng không quá nghèo đến mức gia đình tôi phải phản đối mong muốn đó. Từ
rất lâu rồi tôi vẫn nghĩ nếu như cuốn sách được xuất bản, hoặc người ta làm
phim về nó thì tôi sẽ dùng số tiền bán sách để thiết lập một số giường bệnh ở Hà
nội. Lúc ở Texas tôi nói với mọi người rằng ý tưởng đó sinh ra từ khi tôi nhìn
thấy những đứa trẻ bị đốt cháy ở Quảng Ngãi bao nhiêu năm về trước. Và tôi có
thể nhìn thấy bác sĩ Trâm tiếp tục sự nghiệp y tế của mình ngay cả khi chị đã
chết đi, tiếp tục chăm sóc đồng bào mình bằng chính câu chuyện của chị. Tôi
biết điều này giống như một chuyện cổ tích, nhưng chuyện cổ tích cũng có thể
trở thành sự thật. Hai tuần qua đã chứng minh điều đó.
Bây giờ tôi phải làm việc toà án cùng với khách hàng của mình.
Anh trai Fred.
Copyright 2005 talawas
______________________
Mẹ Thuỳ Trâm sang Mỹ
Bà Doãn Ngọc Trâm xúc động khi lần đầu tiên sau 35 năm được tận tay
sờ vào quyển nhật ký của con mình
Chuyến đi của bà Doãn Ngọc Trâm sang đất Mỹ những ngày này đang là
một sự kiện được dư luận thế giới quan tâm. Thật dễ khi truy tìm trên Internet
những bài viết liên quan đến chuyến đi đánh động lương tri nhân loại này...
TTO xin trích đăng một vài bài viết.
Những dòng thơ về sự tàn khốc của chiến tranh được tìm thấy và chuyển
giao bởi 2 cựu binh Mỹ
Hai anh em cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam đã trải qua mấy thập kỷ cố
gắng tìm lại gia đình của một bác sĩ đã bị quân lính Mỹ giết hại, người đã viết
lên những dòng về tình yêu, lòng dũng cảm.
Đặng Thùy Trâm đã viết quyển nhật ký, nay là cuốn sách bán chạy nhất
ở VN, trong 3 năm cho đến khi cô bị lính Mỹ giết hại vào tháng 6 năm 1970
trong khu rừng nhiệt đới ở miền Nam VN. Khi Fred Whitehurst, một quân nhân
Mỹ, tính châm lửa đốt quyển sổ thứ nhất được bọc bằng vải, người thông dịch
của ông đã cản: “Đừng đốt. Bản thân nó đã có lửa rồi!”. Nghe lời khuyên, Fred
đã không đốt quyển sách. Ngọn lửa ấy đã dẫn Whitehurst và người anh Rober,
làm một cuộc hành trình tình nguyện: đưa nhật ký của Trâm về với gia đình cô.
Cuộc tìm kiếm bắt đầu
Whitehurst kể: “Bác sĩ Trâm đã hy sinh để đồng nghiệp và các bệnh
nhân có thể chạy thoát. Tại chỗ của cô, người ta tìm thấy một túi nhỏ với 2 cuốn
sổ. Đó là nhật ký viết trong suốt 3 năm của cô bác sĩ Việt cộng đã chết.
Năm 1972, Whitehurst trở về quê nhà ở Mỹ với quyển nhật ký này. Fred
tâm sự: “Đầu tiên, tôi nghĩ gia đình cô ấy nhất định phải biết về những suy nghĩ
cuối cùng của con gái mình. Và sau đó, đất nước phải biết cô ấy là một anh
hùng”.
Trong quá trình tìm kiếm, một nhà báo của tờ Washington Post từ Hà
Nội nói với Fred rằng gia đình này đã gần như đã chết hết và anh nên từ bỏ ý
định của mình. Sau đó, Rober (anh trai của Fred, cũng là một cựu binh Mỹ ở
VN), một thuyền trưởng ở New Orleans, đã tìm ra Trung tâm Việt Nam ở Đại
học Texas Tech và thảo luận về quyển nhật ký với chuyên viên lưu trữ văn thư.
Trong khi tìm kiếm gia đình của bác sĩ, anh ấy thuyết phục Fred hãy giao quyển
nhật ký cho trung tâm lưu giữ.
Tháng 3 vừa rồi, hai anh em đã mang quyển nhật ký đến Hội nghị về VN
của trung tâm này. Trong nhóm khán giả tham dự có phóng viên ảnh Ted
Engelmann. Engelmann đề nghị được mang bản copy của quyển nhật ký này về
Hà Nội. Ở Hà Nội, Ted đã gặp Lady Borton. Thông qua liên lạc của cô, ông đã
tìm được mẹ của bác sĩ Trâm và gia đình của bà.
Tháng 8, anh em nhà Whitehurst bay đến Hà Nội và được đối xử như
những người con trong gia đình. Câu chuyện được báo chí đăng lại. Thủ tướng
Việt Nam đã chào mừng anh em nhà White qua các bài báo.
Mẹ của bác sĩ Trâm nói với các nhà báo rằng: “Tôi đã đau khổ suốt 35
năm qua. Tuy nhiên, bây giờ, tôi đã tìm thấy tâm hồn của con gái mình. Tôi có
tâm hồn của con mình, tôi biết mồ mả của nó. Như thế là tôi còn hạnh phúc và
may mắn hơn bao nhiêu người mẹ khác”.
Hơn 200 ngàn bản copy của “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã được bán ra.
Trong chuyến thăm của mình, mọi người đã đến Đức Phổ, nơi bác sĩ
Đặng Thùy Trâm đã làm việc và viết những dòng nhật ký của mình.
Một bữa tiệc cảm động
Thứ 4 vừa rồi, mẹ bác sĩ Đặng Thùy Trâm và các con gái của bà đã ở lại
nhiều giờ ở phòng lưu trữ Texas. Mọi người cố gắng kìm nén mọi xúc động để
lần đầu tiên cầm và đọc bản gốc quyển nhật ký. Hôm nay, họ vẫn tiếp tục đọc
chúng.
Họ bay tới Bắc Carolina vào thứ 6 và vào thứ 7, Kay, mẹ của anh em nhà
Whitehurst sẽ tổ chức một bữa tiệc cho mọi người tại Bethel.
“Mẹ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm nói rằng muốn gặp người mẹ Mỹ của
chúng tôi. Bà ấy nói rằng bà ấy muốn nhìn vào mắt người mẹ đã sinh ra và nuôi
dưỡng những cậu con trai như chúng tôi”, Fred Whitehurst nói.
DAVID PERLMUTT (Charlotte Observer)
Nhật ký Anne Frank của Việt Nam
Đặng Thùy Trâm hy sinh khi vừa tròn 27 tuổi, trong một trận đánh của
quân đội Mỹ vào một bệnh viện ở Quảng Ngãi trong cuộc chiến ở VN. Đến nay,
sau 4 thập kỷ, nhật ký của cô đã trở thành một tác phẩm làm lay động lòng
người ở cả Mỹ và VN, quê hương cô.
35 năm kể từ ngày được một cựu chiến binh Mỹ lưu giữ, cuốn nhật ký ấy
đã trở thành một hiện tượng, với số lượng bán ra hơn 300 ngàn bản, được dịch
ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu trên một chương trình tivi. Cuốn nhật ký
ấy đã tạo nên một làn sóng yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ VN.
Những người đã đọc cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm nói rằng đó là
cuốn sách thuyết phục nhất, mô tả chân thực nhất về một cuộc chiến tranh, cuộc
chiến đã cướp đi sinh mạng của khoảng 2-3 triệu người Việt Nam và châu Á, và
khoảng 58 ngàn người Mỹ.
“Cô ấy đứng bên kia chiến tuyến với tôi, nhưng những gì cô ấy viết ra đã
làm trái tim tôi thổn thức”, Fred Whitehurst, người lính từng tham gia chiến
tranh ở VN, người đã giữ cuốn nhật ký khỏi bị đốt tâm sự. “Cô ấy là Anne
Frank của Việt Nam. Tôi biết cuốn nhật ký này sẽ được truyền đi khắp mọi nơi
trên trái đất này”.
Khi những trận oanh tạc bằng bom xảy ra ngày càng gần nơi trạm xá,
cuốn nhật ký ghi lại tâm trạng của bác sĩ Đặng cũng liên tục tăng dần niềm xót
thương các thương binh và căm giận kẻ thù của chủ nhân của nó. Mệt mỏi vì
những trận chiến liên tục đã khiến mình phải chăm sóc vết thương cho các
thương binh chỉ với aspirin và băng buộc vết thương, bác sĩ Trâm viết vào tháng
6-1970: “Thật điên khùng khi ngày càng mở rộng cuộc chiến này. Mình thật
căm thù…Tất cả chúng ta là người nhưng những gì ở đây thật tồi tệ…”. Trong
một mục khác, cô viết: “cái chết đến gần”, khi “cây cối trụi lá”, “những ngôi
nhà bị xé nát thành nhiều mảnh”.
Cũng giống như là ứng viên của một cuộc hòa giải sẽ rất khó tìm được
lời giải đáp chung. Whitehurst thú nhận rằng ban đầu ông cũng gặp rất nhiều
khó khăn. Fred vốn sinh ra trong một gia đình quân dân Mỹ, tình nguyện tham
gia chiến đấu chống lại những người cộng sản VN. “Tôi là một người Mỹ trung
thành. Và tôi lớn lên trong một gia đình quân nhân rất nghiêm khắc. Tôi tin vào
học thuyết domino (một học thuyết cho rằng nếu một quốc gia chịu sự ảnh
hưởng của cộng sản, những quốc gia khác sẽ đi theo cộng sản, như domino, tầm
ảnh hưởng này sẽ không bao giờ dừng lại). Nhưng điều đó đã không xảy ra!”.
Whitehurst nói rằng niềm tôn kính của ông đối với học thuyết này bắt
đầu bị lung lay ở VN, và đã hoàn toàn sụp đổ trong suốt thời gian ông làm việc
ở FBI.
Whitehurst đã đấu tranh với FBI để được xuất bản cuốn sách này. “Ước
nguyện của tôi bao nhiêu năm qua là trả những dòng chữ này về cho gia đình cô
ấy, đất nước của cô ấy. Sẽ thật quỷ tha ma bắt nếu tất cả rồi cũng phải theo
chúng ta về địa ngục. Có thể tôi sẽ xuất bản cuốn nhật ký này và gửi tiền thu
được cho một mục đích tốt đẹp nào đó. Nhưng FBI không đồng ý bởi lo sợ cuốn
nhật ký này sẽ là một tác nhân hợp tác cùng cộng sản. Cuối cùng thì tôi chẳng
màng đến FBI nữa”, Fred nói.
Whitehurst bây giờ là một luật sư. Ông đưa cuốn nhật ký cho anh trai
mình, cũng là một cựu chiến binh Mỹ ở VN, nhưng lấy vợ VN. Nhất định phải
đem quyển nhật ký này trở về VN cũng trở thành nỗi ám ảnh của Rober, nhưng
cũng như bao nhiêu cựu chiến binh khác, Fred cảm thấy e sợ khi phải quay trở
lại đất nước mà ông từng gây ra bao đau thương cho người dân ở đây. “Tôi có
rất nhiều ám ảnh khi rời cuộc chiến ở VN trở lại Mỹ. Ký ức về chiến tranh ở
VN khiến tôi khóc rất nhiều và tôi cảm thấy vô cùng đau khổ. Trong suốt 5 năm
liền, cứ nhắm mắt là tôi lại gặp toàn ác mộng”.
Tháng 3 năm nay, 2 anh em đưa cuốn nhật ký đến một cuộc hội nghị về
chiến tranh VN diễn ra tại ĐH Texas Tech. Ở đây, họ đã gặp Ted Englemann,
một cựu chiến binh khác cũng từng tham gia chiến tranh VN, và hiện nay tìm
kiếm cho cái mà ông ta gọi là “kết thúc” chiến tranh. Ted sẽ đi Hà Nội vào
tháng tới. Ông ấy đã làm một bản CD quyển nhật ký, tìm gia đình bác sĩ Đặng
Thùy Trâm. Vào thời điểm anh em nhà Whitehurst thăm gia đình vào mùa hè
này, cuốn nhật ký được xuất bản, Fred và bác sĩ Đặng Thùy Trâm trở nên nổi
tiếng.
Thay cho nỗi e sợ ban đầu về những điều đang chờ đợi họ ở VN, Fred
Whitrehurst rất ngạc nhiên với những gì ông được đón nhận. “Chúng tôi đã làm
ở Hà Nội những gì mà Đức đã làm ở London trong Chiến tranh thế giới II. Dù
có bất kỳ lý do gì đi nữa, chúng tôi cũng là kẻ xâm lược. Nhưng đất nước VN
đã mở rộng vòng tay đón chúng tôi. Ngài thủ tướng gặp chúng tôi, cảm ơn
chúng tôi. Tôi biết rằng họ yêu cô con gái ấy xiết bao và xem tôi như một người
con, cũng bằng tình yêu thương ấy”.
Cuốn nhật ký đã tạo nên một luồng cảm xúc mạnh cho mỗi người đọc, từ
huyền thoại quân sự, đại tướng Võ Nguyên Giáp, đến thủ tướng Phan Văn Khải.
Whitehurst được mời phỏng vấn trên truyền hình, và ông nói rằng cuốn
nhật ký “thuộc về cả thế giới này”. Khi được hỏi hãy giải thích vì sao ông lại đặt
tình cảm vào một một người lính thuộc quân đội đối phương, Fred nói rằng:
“Giọt nước mắt trên mặt bạn cũng giống như giọt nước mắt trên mặt tôi. Chúng
ta đã cùng khóc”.
Mặc dù đây không phải là cuốn sách nhật ký chiến tranh đầu tiên ở VN
được xuất bản, nhưng rất nhiều người VN nói rằng những dòng nhật ký của bác
sĩ Đặng Thùy Trâm đánh trúng vào tình cảm của mỗi người trẻ bởi vì nó được
viết ra với những tình cảm chân thật của con người và không mang ý đồ tuyên
truyền của chính quyền.
Và người đàn ông giữ cuốn nhật ký ấy bao nhiêu năm nay đang tự hỏi
thế giới đã thay đổi nhiều đến chừng nào. “Và biết đâu, một ngày nào đó, lại có
một bà mẹ khác ở Iraq sẽ ở vào vị trí như mẹ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm? Tại
sao chúng ta còn ở Iraq? Tôi không biết. Khi bạn đưa quân lính vào chiến tranh,
nó phải dựa trên nền tảng chân lý, làm giàu cho bản thân bằng máu của người
khác là một điều sai. Bạn không thể biết được sự tàn khốc của chiến tranh cho
đến khi bạn đến đó, cho đến khi bạn thấy máu của bạn bè mình tung toé khắp
nơi”.
David McNeill (The Independent)
Người lính Mỹ giao lại nhật ký cho gia đình nữ bác sĩ Việt Nam
Hai quyển nhật ký của nữ bác sĩ Việt Nam viết trong những năm 1960
cuối cùng đã được trở về trong vòng tay của người mẹ của cô, kết thúc nhiệm
vụ ròng rã 35 năm qua của người cựu binh Mỹ đã tìm thấy những quyền nhật ký
này.
Hai quyển nhật ký này thuộc về Đặng Thùy Trâm, một nữ bác sĩ Việt
Nam hy sinh trong chiến tranh, được 1 binh sĩ Mỹ tên là Fred Whitehurst tìm
thấy (quyển thứ nhất vào mùa Đông 1969 và quyển thứ 2 vào 23-6-1970).
Whitehurst cho biết rằng trong nhật ký, Thùy Trâm đã mong ước rằng
nếu cô chết, cuốn nhật ký sẽ được mang về cho gia đình cô. Và từ đó,
Whitehurrst đã coi lời mong ước ấy như 1 nhiệm vụ thiêng liêng của mình. “Tôi
đã muốn ngay lập tức giao trả cuốn nhật ký ấy cho gia đình Trâm, nhưng lúc ấy
chiến tranh đang diễn ra. Tôi trở về Mỹ vào năm 1972, nhưng lúc ấy chiến tranh
vẫn còn.” “Trâm là 1 anh hùng, và 1 quốc gia nên được biết về những người anh
hùng của họ.”
Whitehurst nói rằng vì bận công việc, anh không thể có mặt tại Lubbock
khi gia đình của Thùy Trâm đến xem quyển nhật ký.
Stephen Maxner, người đại diện cho trung tâm Việt Nam của ĐH Texas,
đánh giá rằng chuyến đi của bà Doãn Ngọc Trâm đến trung tâm rất quan trọng,
nó đánh dấu cho sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam. Và đây là một điều rất tích
cực. Ông cũng nói rằng việc Whitehurst hiến tặng 2 cuốn nhật ký cho trung tâm
Việt Nam thật sự là 1 niềm vinh hạnh, và những cuốn nhật ký này thật quý giá.
Ông còn cho biết 2 quyển nhật ký đã được dịch ra tiếng Anh trong khoảng 100
trang và được công bố mãi mãi (cho đến khi website này còn tồn tại, theo lời
ông) trên website www.vietnam.ttu.edu.
Whitehurst nói rằng 2 quyển nhật kí sẽ làm rung động mạnh mẽ bất cứ ai
có cơ hội đọc chúng. Và rằng “mọi người trên hành tinh này nếu có thể đọc
được thì nên đọc những cuốn nhật kí này. Bạn sẽ không thể nào buông chúng
xuống khi chưa đọc hết, và bạn sẽ không bao giờ quên chúng cho tới khi bạn
chết!”
Danielle Novy (the Daily Toreador)
Nhật ký của cô gái Bắc Việt Nam trở về với gia đình
Người phụ nữ 82 tuổi tên là Doãn Ngọc Trâm khuỵu xuống và khóc nức
nở khi lần đầu tiên chạm vào tất cả những gì còn sót lại của con gái mình: 2
cuốn nhật kí được viết trước khi cô hy sinh trong chiến tranh.
Đôi tay run rẩy, mẹ của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm áp quyển nhật
kí vào tim. Ba cô con gái còn lại của bà đứng ở phía sau, nhẹ nhàng vuốt mái
tóc mẹ và khẽ lau những gịot nước mắt của mình.
Trong suốt buổi lễ tưởng niệm tổ chức tại trường Texas, Bà Doãn Ngọc
Trâm chỉ đọc 1 phần cuốn nhật kí, nhưng không phát biểu gì. Buổi lễ này đã
đánh dấu đoạn kết của hành trình 35 năm mà Fred Whitehurst, người cựu binh
Mỹ đã tìm thấy 2 quyển nhật kí này trong chiến tranh, nỗ lực tìm kiếm để trao
trả cuốn nhật kí về lại vòng tay của gia đình người đã hy sinh.
Đặng Hiền Trâm, 1 trong số 3 chị em của Đặng Thùy Trâm đã nói rằng:
“Đây là 1 câu chuyện rất thiêng liêng. Đây là tâm hồn, là tấm lòng của chị tôi”.
Đặng Thùy Trâm là nữ bác sĩ miền bắc Việt Nam, từng chữa trị cho
thương binh tại 1 số bệnh viện ở miền Nam trong chiến tranh. Cô đã ghi lại
những suy nghĩ của mình về các trận đánh, về gia đình, chính trị và những chủ
đề khác bằng bút mực xanh trong 1 quyển nhật ký viết tay rất cẩn thận, tỉ mỉ.
Theo một báo cáo của quân đội Mỹ, Thùy Trâm hy sinh vào 22 tháng 6 năm
1970, khi vừa 27 tuổi.

Ảnh của Thùy Trâm được đăng trên báo Lubbock online.
Trước hôm qua, (thứ 4), gia đình của Thùy Trâm đã được đọc nội dung
của những quyển nhật kí này, nó đã được xuất bản ở VN, nhưng đây là lần đầu
tiên gia đình họ được trực tiếp chạm vào và cảm nhận chúng.
Hai quyển nhật kí đã được Fred Whitehurst, 1 cựu binh Mỹ tìm thấy và
lưu giữ. Anh tìm thấy quyển thứ nhất và năm 1969. Quyển thứ 2 đến tay anh 1
thời gian ngắn sau khi cô hy sinh. Whitehurst đã được lệnh đốt 2 quyển nhật kí
này, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh không nên làm vậy: “Fred, đừng
đốt chúng, vì bản thân chúng đã có lửa!”.
Kể từ đó, Whitehurst đã nỗ lực không ngừng để tìm kiếm gia đình của
người nữ liệt sĩ này. Nhiều năm sau vẫn không tìm được,Whitehurst cuối cùng
đã tặng 2 quyển nhật kí này cho trung tâm Việt Nam ở ĐH Texas. Khoảng 1
tháng sau đó, những nhân viên ở trung tâm này tìm ra mẹ của người liệt sĩ ấy.
Whitehurst đã đến Việt Nam vào tháng 8 vừa qua để được gặp gia đình
của Trâm và ngay lập tức đã được đón nhận. Anh đã được thủ tướng Việt Nam
công khai cảm ơn.
Whitehurst cho biết rằng “Bất cứ nơi nào chúng tôi đến, chúng tôi đều
đựơc chào đón nồng nhiệt”.
James Reckner, giám đốc của trung tâm Việt Nam đã đánh giá “sự trở về
của 2 quyển nhật kí với vòng tay của gia đình Trâm là 1 bước tiến mới trong
quan hệ của 2 đất nước. Một trong số các con gái của bà Trâm cũng đã khẳng
định rằng buổi lễ hôm thứ 4 là 1 bước tiến quan trọng.
Đặng Kim Trâm, người con gái út trong gia đình đã phát biểu “Tôi rất
xúc động khi thấy những quyển nhật kí này... Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là
cơ hội để mang chúng ta lại gần nhau hơn. Chúng tôi cũng hy vọng rằng những
thế hệ trẻ sẽ hiểu thêm về thời chiến tranh và chúng ta sẽ cũng cố gắng để chiến
tranh không còn xảy ra nữa”.
Betsy Blaney, Associated Press
“Tôi nghĩ mình đang giữ quyển nhật ký của Anne Frank”
Bà Doãn Ngọc Trâm khuỵu xuống trước chiếc hộp đựng quyển nhật ký
của cô con gái đã hy sinh… Ba cô con gái Phương Trâm, Hiền Trâm và Kim
Trâm đi theo đỡ bà. Đôi tay bà ôm chặt, nâng niu quyển nhật ký…
Bà khóc. Người phụ nữ đã từng ôm nỗi đau mất con giờ đang lần đầu
tiên ôm chặt quyển nhật ký của đứa con yêu quý đã hy sinh, áp nó vào lồng
ngực như đang ôm ấp con mình…
“Đây là linh hồn của chị tôi”, Đặng Hiền Trâm, em gái của liệt sĩ Đặng
Thùy Trâm nói. Gia đình cô đã vượt hành trình hàng ngàn dặm từ quê nhà sang
đất Mỹ để được nhìn thấy kỷ vật của người con, người chị yêu dấu của họ. Họ
đã đến nước Mỹ vào ngày 4-10.
Quyển nhật ký chứa đựng những riêng tư thân thiết vào những năm gần
cuối đời của người bác sĩ trẻ tuổi trên chiến trường. Cuốn sách miêu tả về
những lần ẩn nấp dưới hào nước ngập tới cổ mà người nữ bác sĩ này vẫn đọc
thơ chờ thời gian qua. Chúng là những dòng chia sẻ nỗi khổ đau riêng tư về
những mất mát trong chiến tranh của người bác sĩ trẻ đang phải đối mặt với cái
chết.
Đó là bầu trời đầy khói lửa và mặt đất lắm hố bom. Đó là những nhân
viên y tế, dù cuộc chiến tàn phá, với ngọn lửa nhiệt tình cách mạng vẫn tha thiết
yêu quê hương và gia đình...
Những dòng nhật ký ấy được lưu giữ bởi một người ở phía kia chiến
tuyến - ông đã giữ gìn chúng từ 3 thập kỷ qua. Hai quyển nhật ký đã gắn kết hai
gia đình bị ngăn cách bởi chiến tranh.

Di ảnh liệt sĩ Đặng Thùy Trâm


Whitehurst là một nhân viên tình báo quân đội đang trong độ tuổi 20,
người tự miêu tả mình là một anh chàng nhà quê đến từ bắc Carolina khi đến
VN vào tháng 3-1969. Khi là một binh sĩ trong đội quân tình báo, ông đã tham
gia thẩm vấn tù binh và thu thập các tài liệu với sự giúp đỡ của những người
thông dịch miền nam VN.
Các tài liệu có giá trị đối với quân đội sẽ được chuyển tới Sài Gòn,
nhưng đó không phải là nơi lưu trữ những bài thơ, những lá thư từ quê nhà hay
những tài liệu cá nhân của các chiến sĩ miền bắc VN hay những người ủng hộ
chính quyền Bắc VN.
Whitehurst thường đốt hàng ngàn tài liệu ghi chép như thế. Nhưng ông
đã bị tác động bởi một quyển nhật ký mà ông nhặt được trong đống giấy tờ lộn
xộn và ông đã không đốt nó.
Và Whitehurst đã giữ nó. Người phiên dịch đã chuyển nội dung nhật ký
sang một bản dịch thô bằng tiếng Anh, và chưa đầy 1 năm sau, ông đã có trong
tay quyển nhật ký thứ hai y như quyển gốc. Ông gửi qua bưu điện những quyển
nhật ký này và hình ảnh mà ông thu thập được cho một người bạn ở California
để chúng không bị tịch thu như là chiến lợi phẩm trong chiến tranh. Hành động
này đã vi phạm điều lệ quân đội.
Ông đã giữ 2 quyển nhật ký trong bộ 3 cuốn của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm,
một chiến sĩ - bác sĩ cộng sản. “Mặc dù quyển nhật ký đang còn ở dạng bản dịch
thô, tôi vẫn cảm thấy nó rất cảm động và cuốn hút”, ông nói. “Gia đình cô ấy
xứng đáng giữ những cuốn nhật ký này. Nó đã tác động đến tôi, rằng chủ nhân
quyển nhật ký là một người rất hay, và quyển nhật ký nên trở về với gia đình
của cô ấy, với quê hương cô ấy. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi tôi nghĩ mình
đang giữ quyển nhật ký của Anne Frank, mặc dù nó là của một người ở bên kia
chiến tuyến”...
Elliott Blackburn (Avalanche-Journal)
Cuộc hội ngộ sau 35 năm
Sau 35 năm, gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm mới lần đầu tiên được đọc
những dòng chữ của chị. Tại cuộc hội ngộ đầy nước mắt, Kim Trâm, em gái của
liệt sĩ Đặng Thùy Trâm nói: “Chị tôi là một cô gái dịu dàng, yêu âm nhạc và hội
họa”. Còn Phương Trâm, một người em khác của Thùy Trâm thì kể lại: “Vào
ngày chị tôi hy sinh, mẹ tôi đã gặp ác mộng. Bà thấy chị tôi khóc và mái tóc chị
bay trong gió”.
“Tôi có thể nói mẹ tôi chưa bao giờ khóc và đây là lần đầu tiên mẹ khóc.
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy mẹ khóc”, Kim Trâm nói.
Bên cạnh những giọt nước mắt là niềm hạnh phúc len lỏi… Những người
đã từng một thời là kẻ đối nghịch nhau ở hai bờ chiến tuyến giờ đã trở thành
những người bạn. Kim Trâm nói: “Tôi cảm thấy mọi thứ rất thiêng liêng”.
Gia đình của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm sẽ đến bắc Carolina để gặp Fred
Whitehurst, người đã gìn giữ cuốn nhật ký có lửa của chị trong ngần ấy năm.
Họ trân trọng xem ông như là một đứa con, một người anh trai trong gia đình
mình.
______________________
Thư ngỏ Bùi Minh Quốc gửi các bạn trẻ Việt nam và hai bạn Mỹ Fred, Rob
Các bạn quý mến,
Tôi đã đọc với niềm xúc động sâu xa và nhiều nghĩ ngợi nhật ký của bác
sĩ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và thư của tiến sĩ cựu chiến binh Mỹ Fred gửi các bạn
trẻ Việt nam đăng trên báo Tuổi Trẻ.
Khi Thùy Trâm ngã xuống vì đạn Mỹ, tôi đang ở chiến trường Quảng
Nam, cách Quảng Ngãi không xa. Trước đó, đêm 8-3-1969, vợ tôi, nhà báo, nhà
văn Dương Thị Xuân Quý ngã xuống vì một loạt đạn của lính Nam Triều Tiên
khi từ dưới hầm bí mật bò lên tìm cách thoát ra khỏi vòng vây tại Duy Xuyên,
Quảng Nam. Sau Đặng Thùy Trâm, chiều 1-5-1971, bạn tôi, nhà báo, nhà văn
Chu Cẩm Phong trút hơi thở cuối cùng trong một cuộc chiến đấu quyết liệt từ
dưới hầm bí mật để đáp lại lời gọi hàng của lực lượng đối phương đông gấp bội
bao vây tấn công từ bên trên cũng tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Giữa tháng
4.1975, tại Đà Nẵng, một sĩ quan quân đội Sài Gòn tìm gặp tôi và trao cho tôi
cuốn nhật ký của Chu Cẩm Phong mà bạn tôi đem theo bên mình tưởng đã bị
vĩnh viễn cuốn đi vô tăm tích trong bão lửa chiến tranh. Người sĩ quan cho tôi
biết mới đầu anh đọc vì hiếu kỳ nhưng càng đọc anh càng cảm phục nhân cách
của tác giả nên đã gìn giữ trân trọng suốt bốn năm bất chấp hiểm nguy, giống
hệt trường hợp Fred đối với Đặng Thùy Trâm. (Nhật ký của Chu Cẩm Phong đã
được nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 2000 với nhan đề Nhật ký chiến tranh
và nhà xuất bản Đà Nẵng tái bản năm 2005 trong Tuyển tập Chu Cẩm Phong).
Thùy Trâm kém tôi hai tuổi, kém Xuân Quý, Chu Cẩm Phong một tuổi.
Chúng tôi cùng một lứa được giáo dục đào tạo dưới mái trường xã hội chủ
nghĩa tại thủ đô Hà nội và lên đường vào Nam chiến đấu theo tiếng gọi
KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO. Nhật ký của Trâm, Quý,
Phong đều ghi rõ tâm nguyện của mỗi người, mà cũng là của cả thế hệ chúng
tôi, sẵn sàng dâng hiến, không chút tính toán so đo, từng ngày sống và cả cuộc
đời cho độc lập tự do.
Độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người.
Những giá trị thiêng liêng ấy đã được ghi rõ, có thể nói không phải bằng
mực mà bằng máu, trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ
229 năm trước và của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà từ 60 năm trước.
Không phải đến 2-9-1945 trong Tuyên ngôn độc lập, mà ngay từ 1942
trong Nhật ký trong tù, tư tuởng không có gì quý hơn độc lập tự do đã được chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do
Mỗi việc mỗi lời không tự chủ
Để cho người dắt tựa trâu bò.
(Thiết nghĩ bốn câu thơ trên cần được treo cùng chân dung chủ tịch Hồ
Chí Minh tại tất cả các hội nghị, đại hội Đảng và đoàn thể ở mọi cấp.)
Nhà văn Nguyên Ngọc, sau khi đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm đã qua
hình ảnh người con gái trí thức anh hùng này mà nghĩ về người trí thức, viết
rằng người trí thức là người “vừa sống vừa luôn biết tự quan sát mình, quan sát
sự sống cách sống của mình, luôn tự thẩm định mình, luôn tự đặt ra cho mình
những câu hỏi về tư cách sống của chính mình”.Tôi hiểu, cái tư cách sống ấy
của người trí thức, hay cái tiêu chí hàng đầu phải có để được coi là trí thức
không phải là bằng cấp mà phải là bản lĩnh suy nghĩ độc lập, là cái năng lực biết
gọi đúng tên sự vật, cái ý chí kiên quyết giành và giữ lấy quyền tự do nói lên
công khai những hiểu biết của mình bất chấp mọi hiểm nguy. Như Galileo: “dù
sao, nó (trái đất) vẫn quay”, dẫu cho Bruno bị lên giàn hỏa và Galileo bị lưu
đày. Nói đến tư cách sống của người trí thức, không thể không nhắc lại ở đây
lời của nhà văn quá cố rất đáng kính Nguyễn Minh Châu: “Làm thằng nhà văn
Việt nam vào lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách”
(Trích thư gửi nhà thơ Nguyễn Trung Thu, tháng 4.1988).
Nhiều đồng đội của Fred, Rob cầm súng sang Việt nam, họ được nghe
bảo rằng hoặc thực sự nghĩ rằng họ đi chiến đấu để giúp nguời Việt nam bảo vệ
những giá trị đã được ghi trong Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, nhưng rồi thực tế
chiến tranh cho thấy họ đã đến để gián tiếp hoặc trực tiếp bắn vào những giá trị
ấy đang được ấp ủ nâng niu trong tâm hồn những con người Việt nam như Đặng
Thùy Trâm. Chính sự mẫn cảm về những giá trị ấy trong Nhật ký Đặng Thùy
Trâm của thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu đã giúp Fred trở thành người gìn giữ
cho văn hoá Việt nam một báu vật. Vô cùng cám ơn anh Nguyễn Trung Hiếu và
các bạn Fred, Rob. Nhân đây một lần nữa tôi xin gửi tới một ân nhân lớn, mà
nhiều năm từ ngày gặp tôi không biết ở đâu, lời cám ơn chân thành, đó là anh
Nguyễn Hiếu (hoặc Hoàng Đình Hiếu), người đã gìn giữ và trao cho tôi cuốn
nhật ký của Chu Cẩm Phong. Nguyễn Trung Hiếu, Hoàng Đình Hiếu, Fred, Rob
ơi, trong cuộc “châu về Hợp phố” này có một cái gì đó thật linh thiêng, cái linh
thiêng nằm trong những giá trị tinh thần kết tinh từ bao đời được truyền toả qua
hồn thiêng các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do mà tất cả các dân tộc, cả nhân
loại và mỗi con người chúng ta đều tôn thờ.
Tôi, người may mắn sống sót sau những hy sinh của Dương Thị Xuân
Quý, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Giá, Chu Cẩm Phong cùng hàng triệu
đồng bào đồng chí của tôi, từ 1975 trở đi càng ngày càng thấy nhân dân tôi đã
lâm vào một bi kịch thê thảm nhất, cay đắng nhất, quái gở nhất: vì độc lập tự do
mà cuồng nhiệt tự nguyện dốc cả sông máu núi xương để rồi “tự do” tự nguyện
choàng lên cổ mình một cái ách nô lệ “vàng son” mang tên là sự lãnh đạo của
Đảng, mà thực chất chỉ là sự cai trị độc đoán của hơn một trăm Ủy viên Trung
ương, thậm chí chủ yếu là mười mấy Ủy viên Bộ Chính trị.
Nô lệ đến mức người ta bảo bỏ phiếu cho ai là ngoan ngoãn bỏ cho
người ấy, chẳng biết người ấy tốt xấu thế nào.
Nô lệ đến mức muốn nói điều mình nghĩ, mình thấy, mình biết cũng
không báo nào đăng cho, cỡ như cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn
mà cũng không được đăng trọn vẹn.
Nô lệ đến mức người ta áp đặt cái đường lối sai lầm dựa trên một kiểu lý
luận nói lấy được (chữ dùng của tướng Trần Độ) là “kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa” cũng không biết mà cãi, hoặc biết mà không dám cãi,
hoặc muốn cãi thì cũng không có diễn đàn mà cãi.
Trong dịp đại hội lần thứ 7 vừa rồi của Hội Nhà văn Việt nam (tháng 4-
2005), mấy đồng nghiệp của tôi - nhà thơ Xuân Sách, nhà thơ Trần Mạnh Hảo,
nhà văn Hoàng Quốc Hải - phát biểu tại diễn đàn chỉ tha thiết xin nhà nước
thành lập cơ quan kiểm duyệt chính thức, công khai, để nhà văn cứ viết hết cỡ
theo lương tâm mình, còn nhà nước không vừa ý chỗ nào thì cứ cắt nhưng phải
in rõ chấm chấm chấm kiểm duyệt bỏ chấm chấm chấm như thời chế độ thực
dân.
Ôi, đau đớn làm sao, nhục nhã làm sao! Hỡi hồn thiêng các liệt sĩ Đặng
Thùy Trâm, Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Văn Giá, Chu Cẩm Phong, Nguyễn
Thi, Lê Anh Xuân, Trần Đăng, Thôi Hữu, Nam Cao, Trần Mai Ninh... và tất cả
các liệt sĩ của tất cả các thế hệ đã ngã xuống vì độc lập tự do, hãy về đây mà
chứng kiến cho nỗi nhục của chúng tôi! Chẳng lẽ chiến đấu như thế, hy sinh
như thế để chuốc lấy nỗi nhục này? Sau bao nhiêu năm chiến đấu hy sinh vì độc
lập tự do, nay chỉ xin cái mức tự do ngôn luận như thời thực dân mà cũng không
được. Xưa là nô lệ cho ngoại bang, nay lại làm nô lệ cho một nhúm cầm quyền
nhân danh Đảng. Nhục quá! Nhục đến nỗi đến bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối (con
cúi xin Đức Thánh Trần cho con mượn lời này để bày tỏ nỗi lòng). Trong Bộ
Chính trị hiện nay có một ủy viên cùng lứa tuổi, cùng chiến đấu trên một giải
chiến trường ác liệt Khu Năm-Trị Thiên với Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Xuân
Quý, Chu Cẩm Phong, đó là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mà câu thơ của anh
từng làm rung động bao trái tim Việt nam thời ấy qua giai điệu Trần Hoàn: “Em
Cu Tai ngủ trên lưng mẹ... Mai sau con lớn làm người tự do”. Nhân đây tôi
muốn gửi một lời nhắn hỏi: Nguyễn Khoa Điềm à, anh có chia sẻ nỗi nhục này
của chúng tôi không? Và nếu chia sẻ thì anh làm gì cho khỏi nhục?
Một bạn trẻ thành đạt nào đó đã phát biểu trên báo Tuổi Trẻ: “Tài sản
của tôi là nỗi nhục nghèo khổ” - ý nói từ chỗ thấy nhục vì nghèo khổ mà có chí
vươn lên làm giàu. Tiến sĩ Fred, với thiện chí và thiện cảm chân thành đáng quý
cũng nhắc bạn trẻ Việt nam noi gương Đặng Thùy Trâm mà phấn đấu đưa đất
nước sớm thoát khỏi nghèo khổ. Rất hoan nghênh. Nhưng tôi muốn nhắc: có
một nỗi nhục còn lớn hơn nỗi nhục nghèo khổ là nỗi nhục nô lệ, nỗi nhục của kẻ
“mỗi việc mỗi lời không tự chủ, để cho người dắt tựa trâu bò”, mà thậm nhục là
gần ba triệu đảng viên, hơn tám mươi triệu dân lại đành nô lệ cho chỉ hơn một
trăm Ủy viên Trung ương, mười mấy Ủy viên Bộ Chính trị. Đặng Thùy Trâm
cũng như mọi liệt sĩ Việt nam hy sinh cho Tổ Quốc là một Tổ Quốc trên đó mỗi
con người phải được làm người tự do, như lời thơ Nguyễn Khoa Điềm họ đã hát
vang thời ấy. Tình trạng không có tự do dân chủ trên Tổ Quốc Việt nam hôm
nay đang từng ngày từng giờ xúc phạm dòng máu thiêng của các liệt sĩ.
Không cam chịu mãi tình trạng nhục nhã đau đớn ấy, tiếp nối sự dấn
thân cao cả của những Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm
Phong..., trong giới trẻ đã xuất hiện những chiến sĩ dấn thân cho tự do, họ
không tiếc những vị trí làm việc ngon lành mà có lẽ không ít bạn trẻ đang mơ
ước để quyết dấn thân và sẵn sàng chịu khổ nạn, như bác sĩ Phạm Hồng Sơn
làm đại diện cho một công ty dược phẩm lớn của nước ngoài, nhà báo Nguyễn
Vũ Bình làm biên tập viên Tạp chí Cộng sản - cơ quan lý luận của Trung ương
Đảng, nhà giáo cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, các bạn ấy bị chụp những
bản án vô căn cứ, bị tù đày chỉ vì đã viết và dịch các bài về dân chủ, viết đơn
xin thành lập Đảng Dân chủ Tự do, viết đơn khiếu kiện giúp và viết bài bênh
vực các bà mẹ Việt nam anh hùng bị ức hiếp...
Thủ tướng Phan Văn Khải sau khi đọc nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy
Trâm và Nguyễn Văn Thạc, gửi thư cho toà soạn và bạn đọc báo Tuổi Trẻ nhấn
mạnh: “Đưa đất nước tiến kịp thời đại với ý chí mãnh liệt như ý chí giành độc
lập, thống nhất”. Tôi muốn góp thêm vào đây một ý này: đối với đất nước ta
hiện nay, muốn tiến kịp thời đại, trước hết là phải gấp rút thoát ra khỏi sự tụt
hậu về chính trị. Hệ thống chính trị lạc hậu hiện nay là trở lực lớn nhất cho sự
phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước. Sau Cách mạng tháng Tám,
chúng ta đã xây dựng được một thể chế chính trị dân chủ tiến bộ nhất châu Á,
nhưng phải tạm gác công việc hoàn thiện nền dân chủ ấy vì hai cuộc kháng
chiến. Từ đấy dân chủ là một món nợ - món nợ xương máu - mà những người
cách mạng chúng ta nợ nhân dân ta. Sau một thời gian dài bị gạt ra một cách
khuất tất, dân chủ lại được đưa vào ghi thành mục tiêu xây dựng xã hội trong
cương lĩnh của Đảng tại đại hội 9, song tiếc thay cái dân chủ ấy mới chỉ có trên
mặt giấy. Rõ ràng trong bộ phận đảng viên cầm quyền đã có một thế lực cố ý vỗ
nợ dân chủ, phản bội nhân dân, lừa dối nhân dân, miệng nói dân chủ mà tay thì
nắm hết quyền vơ hết lợi của dân. Bọn vỗ nợ dân chủ với bọn tham nhũng là
một.
Tôi tin rằng nếu nhân dân ta, nhất là giới trẻ, biết chuyển toàn bộ sức
mạnh đã có trong công cuộc giành độc lập thống nhất sang công cuộc dân chủ
hoá đất nước thì chúng ta sẽ sớm đòi được món nợ dân chủ.
Tôi tin rằng trong giới cầm quyền vẫn còn nhiều đồng chí tốt, nhiều đồng
chí thuộc lớp trẻ, muốn sớm trả món nợ dân chủ cho nhân dân, nhưng lúng túng
giữa một mớ bùng nhùng các mối quan hệ quyền lực. Theo tôi, tháo gỡ cái bùng
nhùng này cũng không đến nỗi khó, chỉ cần một thao tác đơn giản là lời nói đi
đôi với việc làm, lời nói về dân chủ thì đã có nhiều rồi, hãy bắt tay vào làm,
hàng loạt công việc cho dân chủ hoàn toàn có thể làm ngay hôm nay, ngay ngày
mai, chẳng hạn hãy mở ngay một cuộc gặp mặt bàn tròn, một hội nghị Diên
Hồng với nội dung “Làm thế nào để chuyển sức mạnh dân tộc trong công cuộc
giành độc lập thống nhất trước kia sang công cuộc dân chủ hoá đất nước hôm
nay?” Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói nhiều về dân chủ, đã dẫn lời chủ tịch
Hồ Chí Minh “Dân chủ là cái chìa khoá vạn năng giải quyết mọi khó khăn”,
chẳng lẽ ở cương vị của mình lại không sớm tổ chức được một hội nghị Diên
Hồng như thế? Hoặc là ngay từ ngày mai, tất cả các báo mỗi kỳ dành một trang
cho diễn đàn dân chủ, đăng tất cả mọi ý kiến khác nhau để tìm kế sách, biện
pháp tối ưu nhằm đưa mục tiêu dân chủ từ nghị quyết vào cuộc sống, việc này
hoàn toàn có thể làm ngay, chỉ cốt có thực tâm làm dân chủ, thực tâm tôn trọng
nghị quyết do chính mình biểu quyết.
Tôi cũng tin rằng giới trẻ đầy năng động cũng sẽ chẳng thụ động ngồi
chờ ai đem dân chủ tự do đến cho mình, hoàn toàn có thể ngay hôm nay ngay
ngày mai, bắt đầu bằng việc tự động ngồi lại với nhau làm một cuộc Diên Hồng
Trẻ với nội dung như thế.
Đất nước ta đã hàng nghìn năm dưới ách chuyên chế, chỉ đến Cách mạng
tháng Tám 1945 mới chuyển sang kỷ nguyên dân chủ nhưng rồi bị đứt đoạn, sau
ngày thống nhất tưởng rằng sẽ xây dựng được một chế độ dân chủ gấp triệu lần,
ai ngờ lại là một chế độ chuyên chế toàn trị độc đảng theo kiểu vừa sta-lin-nít
vừa mao-ít được Việt nam hoá. Tôi nghe thấy hồn thiêng sông núi, hồn thiêng
các liệt sĩ đang thúc giục chúng ta: đây là thời điểm lịch sử, hãy cùng nhau
chung sức chung lòng làm nhiệm vụ lịch sử, chuyển toàn bộ sức mạnh dân tộc
trong công cuộc giành độc lập thống nhất sang công cuộc dân chủ hoá đất nước,
đưa đất nước thực sự đặt bước vững chắc vào KỶ NGUYÊN DÂN CHỦ. Trong
sự nghiệp lịch sử trọng đại này, vai trò của các bạn trẻ, với vô vàn sáng kiến, là
rất quyết định.
Trân trọng gửi tới các bạn trẻ niềm tin và hy vọng của tôi.
Đà Lạt 19-8-2005
Bùi Minh Quốc, 03 Nguyễn Thượng Hiền-Đà Lạt, điện thoại: 063-
815459, 0918007842
Copyright 2005 talawas
______________________
Viên sĩ quan ngụy từng chỉ huy tập kích vào trạm xá của BS Đặng Thùy
Trâm
TP - Hồi ức của ông Tôn Thất Khiên, nguyên Trung đoàn trưởng Trung
đoàn 4 thuộc Sư đoàn 2 quân đội Sài Gòn. Đơn vị này trong năm 1969-1970 đã
nhiều lần tập kích vào trạm xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Sang năm 1972, ông
Tôn Thất Khiên đã trở thành Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị.

Thùy Trâm trong bộ quân phục mới được phát cùng em gái Phương
Trâm trước lúc lên đường
Đôi điều phi lộ:
Ngày 12/4/2007, từ Cali, Lê Thành Giai mail cho tôi bức ảnh và chú
thích: “Đây là khu rừng nơi có trạm xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm vào năm
1969. Nơi đây đã từng bị quân của trung đoàn 4, sư đoàn 2 bộ binh của quân
đội Sài Gòn phá hủy. Chỉ huy trưởng trung đoàn lúc đó là Trung tá Tôn Thất
Khiên, sau năm 1972, trở thành tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, hiện ông ta đang
sống tại Milpitas, California”.
Giai viết thêm: “Kỷ niệm trong lòng người còn sống là những chuyện
đau lòng!”.
Tôi vội mail cho Lê Thành Giai: Hãy tìm cách tiếp cận và khai thác ông
Khiên về mùa hè đỏ lửa Quảng Trị năm 1972, chắc ông Khiên sẽ là một kho tư
liệu sống.
Ngày 13/4, Giai báo tin cho tôi: Đã liên hệ với bà Yến, vợ ông Tôn Thất
Khiên, đương là chủ của một cửa hàng hớt tóc tại Great Mall, Milpitas. Ông
Khiên trả lời qua bà Yến: Không còn nhớ gì nhưng cho biết: Người trực tiếp chỉ
huy các trận càn tại khu vực Phổ Cường là thiếu tá Thảo, tiểu đoàn trưởng tiểu
đoàn 1/4, hiện đang sống ở nam Cali. Giai sẽ tìm cách liên hệ với những cựu
binh Mỹ còn sống, nhất là những người từng trực tiếp quản thủ hồ sơ chiến
tranh của các đơn vị đột kích trạm xá bác sĩ Thùy Trâm.
Ngày 13/4,Lê Thành Giai cho biết sẽ tiếp xúc với ông Khiên, tôi đề nghị
Giai cho tôi gửi lời thăm ông Khiên với tư cách là một nhà văn muốn được
cung cấp tư liệu chiến tranh.
Ngày 15/4, Lê Thành Giai đã đến gặp bà Yến vợ ông Khiên chuyển lời
chào của tôi. Qua điện thoại ông Khiên cảm ơn nghe giọng có phần xúc động.
Ông Khiên cho biết từ lâu không ai thăm ông, những chiến hữu của ông ở Cali
cũng bặt tin.
Bà Yến cho biết ông Khiên không tham gia hội đoàn nào cả. Khi hai ông
bà trao đổi gì đó với nhau qua điện thoại và cho biết ông Khiên nhã nhặn từ
chối mọi cuộc gặp gỡ. Khi Lê Thành Giai xin được nói chuyện trực tiếp với ông
Khiên và anh đã nhắc lại mối quan hệ trước đây giữa hai người, xin một số
thông tin về mùa hè đỏ lửa Quảng Trị năm 1972 theo đề nghị của tôi và muốn
biết cuộc sống của ông từ năm 1975 đến nay. Ông Khiên đã trả lời: Ông không
muốn nói gì!
Việc tiếp xúc với những sĩ quan cao cấp của quân đội Sài Gòn để họ mở
cửa cõi lòng họ là một chuyện không dễ dàng. Ngày 18/4 Lê Thành Giai tiếp
tục điện thoại cho ông Khiên, Giai đã đọc cho ông Khiên 2 câu thơ của anh bộ
đội Sư đoàn 325 mà tôi đã gửi cho Giai:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Dưới sông còn đó bạn tôi nằm…
Câu thơ hình như đã làm cho “ổ khoá” hoen rỉ của tâm hồn ông Tôn
Thất Khiên nhúc nhích. Ông đã đồng ý nói chuyện với Lê Thành Giai. “Qua
ông Khiên tôi - Lê Thành Giai dần hiểu được rằng: Từ năm 1970-1971 người
Mỹ đã nhận ra là họ đã thua. Vì thể diện mà Mỹ đã kéo dài cuộc chiến tranh
làm hao tổn thêm không biết bao nhiêu sinh mạng của cả người Mỹ lẫn người
Việt”.
Với sự kiên trì, Lê Thành Giai đã mon men vào được cõi lòng của viên sĩ
quan cao cấp quân đội Sài Gòn này, hiểu được phần nào thân phận và cuộc
sống của họ trong hiện tại.
Ngày 20/4, Lê Thành Giai mail cho tôi: Đương ngồi trong thư viện để
ghi chép lại các tư liệu và viết bài gửi cho tôi thì có tiếng còi hú ầm ĩ của cảnh
sát an ninh vì có thông tin bị dọa đánh bom. Sinh viên đủ các quốc tịch tranh
nhau chạy ra khỏi trường trong sự hỗn loạn. Công việc bỏ ngang không kịp
save vì cảnh sát đến bên cạnh hối thúc như sắp “bị ăn thịt”… Nước Mỹ như
đang ở trong thời kỳ chiến tranh.
Lê Thành Giai lại phải ghi lại từ đầu về các kỷ niệm cay đắng của ông
Khiên: “Từ lâu tôi (LTG) chưa thể hình dung được những sĩ quan cao cấp như
ông Khiên đã qua Mỹ như thế nào. Qua tiếp xúc và nghe ông kể lại tôi mới vỡ
ra. Ông Khiên và nhiều sĩ quan quân đội Sài Gòn chắc chắn họ còn chứa chất
trong lòng nhiều điều nhưng chưa có điều kiện nói ra để thanh thản…”.
Những điều Lê Thành Giai ghi lại dưới đây chắc chắc chỉ là một phần
nhỏ của cuộc đời và thân phận của những kẻ lạc đường như ông Tôn Thất
Khiên, một tàn binh của cuộc chiến Việt Nam. Điều trớ trêu: Đứa cháu nội đích
tôn của ông Tôn Thất Khiên mới ở tuổi 20, sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ cũng
đã trở thành thương phế binh do tham gia cuộc chiến Iraq…
“Chẳng còn gì để lại” khi ra khỏi chiến tranh; Những điều cay đắng đó
có lẽ không chỉ của riêng gia đình ông Tôn Thất Khiên, cựu sĩ quan quân đội
Sài Gòn…
Phạm Viết Đào
Từ hai câu thơ nói về sự hy sinh của một chiến sĩ Sư đoàn 325 do anh
Phạm Viết Đào gửi, tôi đọc cho ông ấy nghe qua điện thoại, tôi nghe ông trầm
ngâm: “Người ta không ai còn muốn nhớ đến những người đã ngã xuống một
chỗ nào đó trong thời chiến để hôm nay những người còn sống được vui hưởng
những gì của thời hòa bình mang lại. Đem chuyện này ra nói có khi còn bị cho
là điên khùng không chừng…”.
Người nhà cho biết, ông ấy đã ngồi hàng giờ, hàng ngày, để đọc, để ghi
chú, như để giữ trong lòng những gì đã thấy, đã nghe, đã can dự trực tiếp. Có
lúc thấy ông sôi nổi đi lại, hoặc ngồi thừ một chỗ. Có điều gì đó đun sôi phía
trong của người sĩ quan quân đội Sài Gòn ngày nào. Hình như những vui buồn
thay nhau đổi màu trong đầu ông, một cái đầu bị nhiễm hội chứng PTSD (Hội
chứng chiến tranh) nhưng vẫn còn biết tự trấn tĩnh.
Trong gia đình ông vẫn ngại nhất thằng cháu nội đích tôn. Thằng nhỏ
nhìn những tấm ảnh ông mặc quân phục đủ binh chủng. Mặt nó trâng trâng
không cảm xúc trong lúc mắt chạy qua chạy lại các trang trong cuốn album. Nó
đột ngột hỏi ông: “Sao hồi đó ông chạy?”.
Trong suy nghĩ của nó, hình ảnh hàng đàn người tranh nhau chạy ra bến
Bạch Đằng, leo lên sân thượng tòa Đại sứ Mỹ, ào lên các loại ghe tàu nhắm
chạy ra hướng biển Đông để mong được sống sót trong lúc xe tăng quân giải
phóng thấp thoáng xuất hiện ở ngã ba Vũng Tàu… coi không được.
Chính ông đã kể cho nó nghe, ba má nó kể cho nó nghe nhiều lần … kiểu
như ai cũng muốn nó hiểu những điều đau đớn và mất mát vì cả nhà phải bỏ
chạy sang Mỹ. Mấy thằng bạn của nó cũng nghe người nhà kể những câu
chuyện tương tự.
Nghe mãi thằng nhỏ đâm bực. Chung quanh nó, ai cũng chỉ có một đề tài
thua trận bỏ nước; họ nói với nhau ngày này qua ngày nọ, rồi thêm thắt cập
nhật. Họ nói nó nghe từ ngày nó còn nhỏ cho đến giờ cũng chưa hết chuyện.
Có bữa thằng cháu thắc mắc: “Hồi đó ông có súng sao lại bỏ chạy cho
đến nỗi phải than thở đến bây giờ? Sao các ông không ở lại đánh một trận để
đời cho khỏi phải ấm ức, khỏi xúm nhau tụ họp biểu tình chạy tội, khỏi bị con
cháu ác miệng hỏi cắc cớ?”.
Thằng nhỏ khoan khoái ra mặt vì ông bị kẹt với câu hỏi đó. Câu hỏi từ
miệng thằng nhỏ mới lớn giống như một sự trách móc, khinh nhờn. Một ngày
đến lượt bạn bè ông bị nó hỏi câu đó.
“Này cháu, cháu có nghĩ đến chuyện hỏi câu hỏi nầy với mấy tay cựu
binh Mỹ hàng xóm? Cháu nhớ hỏi thêm tại sao người Mỹ bỏ chạy trước? Đơn
giản là như vầy, trong đánh trận hễ thua là bỏ chạy. Mỹ thua nên bỏ chạy trước.
Trước đó là Đại Hàn, Phi Luật Tân, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Thái Lan… cũng
chạy trước mới tới Mỹ.
Chính quyền miền Nam không tính kịp đường rút nên chạy tán loạn. Nhờ
chạy như vậy nên cháu mới có đường được Mỹ tiếp nhận và cho nhập cư.
Không lửa sao có khói, xem ra cái chạy của lớp lớn thiệt có lợi cho lớp nhỏ”.
Ngày thằng cháu đích tôn của ông được đưa về từ Iraq, cả nhà lên Palo
Alto thăm. Nhìn nó ngồi trên chiếc xe lăn ai cũng chảy nước mắt. Hết rồi! thằng
nhỏ bị trúng mìn đạp nổ bung mất một chân.
Chiến sỹ tổ cửa mở, quân giải phóng tỉnh Quảng Ngãi, ký tên vào lá cờ
thề, trước trận mở màn vào chiến dịch Xuân 1972 Ảnh: TTXVN
Căn phòng nghe toàn mùi ê te. Nó ngồi hướng mặt ra cửa sổ, mặt không
chút cảm xúc. Đĩa thức ăn trưa còn nguyên trên bàn. Nó nhìn dãy đồi vàng cỏ
chạy xa, lên xuống lượn vòng.
Theo lời y tá, thằng nhỏ sẽ ở lại Vet Hospital chừng sáu tháng nữa. Nó sẽ
ngồi trên xe lăn để thử sự kiên nhẫn trước cuộc phiêu lưu thứ hai. Cuộc phiêu
lưu đầu tiên của nó đã nhằm phải đất xấu; chỉ kéo dài hơn một năm kể từ ngày
vô quân trường tới lúc bị thương.
Trước thời Iraq, tụi hàng xóm lớn hơn nó hăng hái gia nhập quân đội để
đỡ tiền học, để có tương lai do quân đội sắp đặt, để được du lịch đây đó theo
quảng cáo của ban tuyển mộ, và được hưởng quyền lợi suốt đời sau vài năm
phục vụ trong đạo quân viễn chinh kinh niên.
Sáu tháng sẽ qua nhanh, nó sẽ về lại nhà với cặp nạng + một chân giả, và
nó sẽ có những sinh hoạt giống ông. Trong đầu nó đã tạm yên tiếng súng nổ,
nhưng còn vất váng những âm thanh vô hình. Ngày nào nhìn trong gương thấy
mình không còn lành lặn nó sẽ thù ai? Thù thằng Iraq đào hố đặt mìn nửa đêm
hay oán đồng đội không dám lên kéo nó xuống băng bó cứu chữa kịp thời.
Mấy thằng bạn cùng trường nghe tin nó về kéo lên thăm. Đứa nào cũng
an ủi, động viên cố gắng làm lại cuộc đời theo… truyền thống quân đội. Nó mới
đủ 20 tuổi hồi tháng 2/2007. Đứa nào nhìn nó mới thấy mình còn may mắn và
bớt đi tính thích làm anh hùng.
Hồi cuối năm trung học, mấy đứa hung hăng thường được tụi yếu sức
khích bác: “Mày muốn làm anh hùng cứ đi Iraq, ở đây chỉ có học trò”. Đi Iraq
làm anh hùng không nhiều; đa số đi lính để khỏi làm thân “báo đời” cho gia
đình. Mới có bốn năm mà thay đổi nhiều quá.
Nhìn ra ngoài, tỷ lệ thất nghiệp tựa như đường bay cất cánh của chiếc
máy bay chuồn chuồn đang leo lên độ cao là là. Người thất nghiệp tuần trước có
thể phải ngước cổ nhìn lên để thấy đồng sự đang ở vị trí trên mình trong bảng
danh sách đang xin trợ cấp thất nghiệp. Ông thở dài: “Mấy đời dính líu quân sự.
Ông nội đi lính Pháp, đến tôi là sĩ quan làm việc chung với Mỹ, còn nó, là lính
biên chế thực thụ của quân đội Mỹ. Không ai có được kết cục an nhàn như trong
phim, trong sách”.
Hồi ở Việt Nam ông từng cứu giúp nhiều con cháu. Tự tay ông đưa
thằng A về hậu cứ, nhờ bạn bè đưa thằng B về bộ chỉ huy sư đoàn… một cú
điện thoại với lời gửi gắm thằng con đứa cháu được đưa về chỗ an toàn. Nhớ
thời có quyền thế mà tiếc.
Ở Mỹ, ông không thể giúp gì cho ai. Ông phải nhìn thằng cháu trở thành
người thương tật. Ở tuổi ông, thời đã qua, chẳng ai còn nghe ông dù lời ông nói
vẫn còn ý nghĩa. Từ nó, ông nhìn thấy mình còn lành lặn nhưng không khác gì
thương tật.
Ông leo lên chiếc tàu hải quân ngày 29/3/1975 chạy sang đảo Guam. Từ
ngày bắt đầu nắm chức trung đoàn trưởng ông đi về bằng trực thăng, máy bay,
xe jeep. Lên chức, ông đi từ Quảng Trị về Sài Gòn bằng máy bay phản lực.
Gia đình ông cũng hưởng lây những phương tiện di chuyển đó. Ngày
chạy làng từ Huế về Đà Nẵng bằng trực thăng; trực thăng bốc hết gia đình. Ông
nhớ lại trong lúc tiếng cánh quạt ầm ầm phía trên, cả nhà cuống cuồng thu dọn
được thêm chút nào hay chút nấy.
Cảnh chạy trốn ai ngờ có ngày phải vướng. Trực thăng bay trên, xe quân
sự xe đò chở người chạy loạn phía dưới như chạy đua với trực thăng. Ở những
chỗ tiếp xăng, trực thăng phải xếp hàng như xe Honda xếp hàng đổ xăng.
Về Đà Nẵng mấy ngày chưa kịp hoàn hồn phải chạy tiếp. Mạnh ai chạy
nấy tìm đường thoát về Sài Gòn. Từ Sài Gòn ông leo lên tàu hải quân với cái túi
bên vai chứa huy chương, bằng tưởng lục, hình chụp chung với tướng tá Mỹ…
ông tin rằng mấy món đó sẽ giúp ông đỡ phải giải thích với người Mỹ vì ông
thiếu Anh ngữ.
Ngày 28/4/1975, tay cố vấn Mỹ Peter gặp riêng ông khuyên rằng, “đưa
ngay gia đình đến tại số … Ngô Thời Nhiệm, quận 1, (Cơ quan USAID) để lên
danh sách đi Mỹ. Còn ông theo tôi”. Ông đã chạy từ Quảng Trị về Đà Nẵng, rồi
chạy tiếp về nhà Sài Gòn. Vừa chạy vừa nghe ngóng. Hình như mọi người đã
chạy trước bỏ ông lại.
Chân dung Đặng Thùy Trâm chụp năm 1960
Hẹn gặp Peter ở Ngô Thời Nhiệm buổi chiều, buổi trưa ông vào Bộ Tổng
tham mưu thấy trống trơn quân tướng nhưng hỗn loạn vô chừng. Tạt qua Tân
Sơn Nhất ông bị Quân cảnh chĩa súng ra lệnh quay lui. Mới chưa chi mà chẳng
ai nể ai.
Về lại Ngô Thời Nhiệm không gặp gia đình cũng không gặp Peter. Nhân
viên người Mỹ chạy lung tung. Có ai đó nói nên chạy tới tòa đại sứ. Đường sá
chen chật xe cộ, quân trang súng ống vứt đầy đường. Một tay đệ tử nhận ra ông,
nó nói đi với nó xuống bến Bạch Đằng kẻo không kịp.
Ông có nhiều bạn bè bên hải quân. Ông quýnh quáng tạt qua nhà cũ, vơ
chiếc túi xách. Thằng đệ tử dẫn ông chen lấn trong dòng người xuống tàu. “Qua
tới Guam tôi gặp lại người nhà,” ông nói nhỏ.
Tính lại, ông đã buộc phải bỏ tỉnh bỏ lính bỏ quyền chức, bỏ dân… để
chạy. Ông nói: “ Chẳng còn thể thống gì ngay khi quả đạn pháo của địch rơi
trúng mái nhà tỉnh đường”. Tiếng nổ chát chúa trên không như lời cảnh cáo
rằng “có chân hãy chạy lẹ”.
Từ mấy năm qua, hình ảnh những mùa hè đỏ lửa, tổng công kích Mậu
Thân, đã hằn sâu ấn tượng kinh hoàng vào đầu người lính, bởi vậy nghe tiếng
đạn pháo vọt qua đầu nổ tung phía trước, ai nấy nín thở hú hồn, rồi mạnh ai nấy
chạy. Lúc chạy chết, quan quân dân sợ chết như nhau.
Ông chạy chung với nhóm cố vấn Mỹ bằng trực thăng nên khỏi phải cởi
quần áo lính mặc quần áo thường dân ngụy trang. Vợ con ông được đi trước với
đám nhân viên Mỹ, Phi. Nhóm đi trước có thì giờ thu gom tài sản thành gói nhẹ.
Ông chạy sau chỉ mang túi xách đựng giấy tờ, huy chương và bằng tưởng lục.
Hồi loạn lạc ai nấy mặt xanh như nhau. Lên máy bay Air America bay từ
Đà Nẵng về Sài Gòn cả nhà bị dồn ngồi sụp trên sàn tàu như chở bò. Ghế ngồi
dành cho nhân viên Mỹ. Lúc cái sống kề cái chết sát chẳng ai còn sợ nhục.
Lúc nhúc trong hầm tàu hải quân với dân chạy mấy ngày trời ông mới
được hạm trưởng vị tình kêu lên boong cho nhìn biển xanh. Mới mấy ngày lênh
đênh mà ai nấy cũng như… tù. Nhìn quanh thật chán ngán, thật sợ. Trên tàu dân
đi hôi chia nhóm dành nước dành thức ăn như hải tặc chính cống. Trong lúc
cảnh ăn uống mỗi ngày của quan quân cũng bầy hầy giành giật không kém.
Tay Mỹ trắng phụ trách thanh lọc di dân nhìn ông từ đầu xuống chân. Bộ
quân phục có lon lá đầy đủ bị lấm bẩn cả tuần lễ. Đúng là tàn quân. Ông đưa tay
chào, nó không chào trả, mặt nó lạnh nhách. Nó hỏi ông, ông lắc đầu. Hồi trước
cần trao đổi bàn bạc có phiên dịch riêng, nay ông chỉ có lắc đầu. Người thông
ngôn được gọi đến và nói gì đó với tay thanh lọc.
“Chú cởi bỏ cấp bậc rồi nói chuyện. Ở đây không có quan hay lính. Chỉ
có người tỵ nạn và ban tiếp nhận người Mỹ” - Người thông ngôn nói lại lời
người Mỹ ngồi trước mặt nghe như tiếng máy thâu băng. Ông dợm đưa huy
chương bằng tưởng lục cho nó biết… cặp mắt xanh lè của tay Mỹ nhác thấy,
phất tay. “Nó nói chú vứt mấy món đó đi. Ở đây không ai xài”.
Người thông ngôn vừa nói vừa đưa tấm giấy nói ông khai lý lịch và
nguyên do chạy đến Guam. Ông muốn quát lên một tiếng to cho hả tức nhưng
không dám. Từ bữa tách bến ông nghiến răng bậm gan nuốt không biết bao
nhiêu cực nhục. Ông ôm chặt túi xách, ngồi xuống khai.“Ba mươi mấy năm qua
tôi vẫn còn nhớ buổi đón tiếp đó”, ông nói.
“Qua tới đây người Mỹ đối xử với sĩ quan cao cấp cũng có chút gì đặc
biệt chứ, thưa ông?” - Tôi hỏi an ủi nhưng không thể hình dung khuôn mặt
người quen nhiều năm chưa gặp đang cầm điện thoại bên kia đầu dây.
Tôi đã từng làm việc giúp ông trên căn cứ Tiger, Quảng Ngãi năm 1969,
tôi từng gặp lại ông tại Chi khu Gio Linh, Quảng Trị, ngày 28/3/1972. Hồi đó đi
bên ông là cố vấn Mỹ, là cận vệ. Tôi nhớ rõ khuôn mặt ông, người đang lên
chức gặp thời trong chiến tranh. Nhưng qua mấy lần tiếp xúc với bà gần đây, tôi
có thể tưởng tượng gia cảnh của ông không sung túc như nhiều sĩ quan cao cấp
khác.
Thực tế, mấy chục năm được nương náu trên đất Mỹ nhưng nhiều người
vẫn chưa tìm ra cơ hội làm giàu trên miền đất hứa. Tiếc cho họ đã quá tuổi xông
xáo. Im lặng đến mấy chục giây đồng hồ, có tiếng ho nhẹ, rồi tiếng nói bên kia
nghe chán ngắt, “cũng giống như bao nhiêu người khác thôi. Đặc biệt gì, mình
hết thời rồi!”.
Lê Thành Giai
______________________
Người chiến sĩ đã hy sinh cùng bác sĩ Đặng Thùy Trâm là ai?
Thứ bảy, 28/07/2007

Trong những ngày cuối cùng, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã một mình chăm
sóc 5 thương binh dưới mưa bom bão đạn. Họ là ai và số phận sau đó thế nào?

Thương binh Nguyễn Lật, hy sinh năm 1970


“Đọc những dòng nhật ký của Bối, cậu học sinh trẻ quê ở Phú Xuyên, Hà
Tây mình cảm thấy xao xuyến trong lòng. Tâm sự của Bối cũng là tâm sự của
mình. Chúng mình đang sống trong những ngày căng thẳng tột bậc”. Những
dòng này ghi trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm ngày 16.6.70 về 1 trong 5 thương
binh được chị chăm sóc khi “mọi người đã gồng gánh ra đi” trước đó 3 hôm.

Thương binh Huỳnh Thanh Niên, hy sinh năm 1972


Sau khi truy tìm được các anh Huỳnh Thanh Niên, Nguyễn Lật đã hy
sinh, anh Phan Long Chín còn sống ở Bình Thuận, chúng tôi băn khoăn mãi về
hai thương binh còn lại mà chị Trâm đã nêu tên Bưởi và Bối trong nhật ký. Tài
liệu tối mật 248.369 của Ban 3 Hành quân Tiểu đoàn 4/21 Gimlet (Lữ đoàn 11,
Sư đoàn Americal, Mỹ), 17h20 chiều 22.6.70 hé lộ: “Người đàn ông 20 tuổi,
tóc dài, râu quai nón cạo nhẵn, 1 dây nịt để đeo súng ngắn của quân Bắc Việt,
bản đồ, căn cước với dấu vân tay, 1 băng cá nhân, 1 tấm hình Hồ Chí Minh
trên nền phông lá cờ, nhật ký, ghi lên đó những dòng 401 Sapper Bn. Thông
dịch viên nói người này là thiếu úy”. Đây là anh Bối, 1 trong 3 người đã cùng
chị Đặng Thùy Trâm lọt vào ổ phục kích của lính Mỹ trong ngày cuối cùng?
Cần có báo cáo chi tiết cuộc hành quân và mới đây, chúng tôi đã có! Theo tài
liệu tối mật số 35.885 tại Viện Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ (National Archives),
“người đàn ông” đó chính là anh Nguyễn Văn Bối, sinh năm 1950 tại làng Phú
Yên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây; nhập ngũ ngày 25.6.1968, chiến sĩ đại đội
3 tiểu đoàn 403 đặc công, số quân 838.465 (không phải tiểu đoàn 401 như báo
cáo nhanh ban đầu của trung đội 24, Mỹ).
Để xác định, chúng tôi truy tìm người thân của liệt sĩ và thật may mắn,
sau đó tôi đã có cuộc điện đàm với chị ruột của anh, bà Nguyễn Thị Vượng, 63
tuổi, cựu giáo viên, hiện ở tại phố Khâm Thiên (Hà Nội). Bà cho biết, sau khi
học xong chương trình trung học phổ thông hệ 10 năm, năm 18 tuổi anh Bối tốt
nghiệp Trường Sư phạm Thường Tín, Hà Tây. Một tháng rưỡi sau, anh xung
phong lên đường vào Nam. “Bối rất hồn nhiên, tình cảm. Ngày tôi lên huyện
Thường Tín thăm, sợ chị buồn, em vẫn đàn hát, bảo tôi hãy vui như Tết! Bố tôi
bảo con cứ ra đi, hẹn ngày chiến thắng trở về gặp mặt. Nhưng... Ngày 2.8.1970
nhận giấy báo tử con mình đã hy sinh, mẹ tôi buồn lắm, lâm trọng bệnh, qua
đời. Sau đó vài năm bố tôi cũng mất...”

Thương binh Phan Long Chín, hiện sống tại Bình Thuận
Bà Vượng tiếp, giọng nghèn nghẹn: “Em nó viết nhật ký thường xuyên
nhưng rồi nghe bên Mỹ điện về bảo không thấy nhật ký, chỉ có một số giấy tờ
của Bối trong Viện Bảo tàng”. Rất có thể, cuốn nhật ký này đã bị lính Mỹ đốt
sau khi thông dịch viên người Việt ghi nhận trong buổi chiều cách nay 37 năm.
"Thưa, lúc còn đi học anh Bối có bạn gái chưa ạ?" - Tôi dợm hỏi, bà
Vượng trả lời: “Tôi nhớ hồi ấy, thỉnh thoảng Bối có đưa cô bạn tên Chiều về
thăm nhà. Từ khi Bối đi Nam, một hai năm cô cũng có về thăm bố mẹ tôi nhưng
từ sau khi em nó hy sinh, cô lập gia đình, không gặp nữa. Hình như Bối có nói
sau 3 năm nếu anh không về em cứ đi có chồng...”.
Thay vì trở thành thầy giáo do là con trai độc nhất, anh Nguyễn Văn Bối
đã đáp lời Tổ quốc lên đường. Anh hy sinh năm 20 tuổi. Người anh rể của anh,
sau mấy chuyến lên vùng rừng núi Ba Tơ đã về nghĩa trang Đức Phổ, đưa hài
cốt người em vợ chưa từng gặp mặt về với quê nhà. Như trường hợp chị Đặng
Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Bối đã không thể trở về trong ngày chiến thắng
như đã hẹn với bố mẹ mình.

Thương binh Nguyễn Văn Bối (ảnh chụp trong ngày nhập ngũ)
Chúng tôi đã liên lạc với chị Đặng Kim Trâm (em ruột bác sĩ Đặng Thùy
Trâm) về sự kiện này. Chị nói: “Hồi tháng 9.2006, gia đình anh Bối có tìm đến
nhà tôi để hỏi xem có tin tức gì về người em của mình không. Khoảng 1 tháng
sau, tôi nhận được tài liệu từ Mỹ gửi về. Có lẽ có gì run rủi ở đây, bởi mỗi lần
lên núi thăm chỗ chị Thùy hy sinh tôi đều khấn vong linh liệt sĩ nằm ở ngôi mộ
vô danh hãy báo mộng để tôi có thể tìm được gia đình của anh. Nay gia đình đã
tìm ra anh Bối, người thứ 4 trong 5 thương binh thuở ấy. Giờ chỉ còn mỗi anh
Bưởi mà chị Thùy đã ghi trong nhật ký là chưa tìm ra manh mối”.
Theo anh Phan Long Chín, sáng 22.6.70, anh nghe văng vẳng bác sĩ
Thùy Trâm đi đến chỗ bệnh xá cũ (từng có 5 người bị bom, chết) để tìm đồ hộp
chị từng chôn ở đó mang về nuôi thương binh. Anh không rõ cả nhóm có mấy
người và đã đến nơi hay chưa nhưng vẫn nhớ chi tiết khá quan trọng, sau khi chị
Trâm bị bắn, có 1 người trở về bệnh xá nhưng do chuyện đã quá lâu và thường
xuyên bị đau đầu, anh chỉ nhớ người đó là đàn ông. Người đó có phải là anh
Bưởi đã cùng anh Bối, chị Cúc đi cùng chị Trâm trong nhóm 4 người rời bệnh
xá ngày 22.6.1970?
“Tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ nhìn thấy tên tuổi anh Bưởi trong rừng tài liệu
tối mật của Mỹ mà anh em nhà Fred đang cố gắng truy tìm...” - chị Đặng Kim
Trâm nói.
Tác giả (trái) và anh Nguyễn Thanh Tuấn tại hầm thương binh rừng Ba
Tơ ngày 7.11.2005
Theo TNO
______________________
Đặng Thùy Trâm và những thương binh thuở ấy...
Thứ sáu, 27/07/2007

* Nhật ký Đặng Thùy Trâm bản tiếng Anh sẽ được phát hành trên thế
giới vào 11.9.2007
Năm 2005, sau khi Nhật ký Đặng Thùy Trâm rộ lên cơn sốt tìm đọc ở
VN, tôi liên tục tìm kiếm dấu vết người nữ bác sĩ tài hoa trên mạng và trên rừng
núi Ba Tơ. Mới đó đã 2 năm... Bệnh xá Đặng Thùy Trâm đã đi vào hoạt động và
chị Đặng Thùy Trâm được phong Anh hùng.
Nối kết những tấm lòng vạn dặm...
Trong quá trình tìm kiếm, tôi kết nối được anh Lê Thành Giai (Cali,
Mỹ), từng là thông dịch viên tại chiến trường Quảng Ngãi, người biết nhiều
thông tin sống động về bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Tôi đã lần lượt gợi nhớ sự kiện,
cung cấp những thông tin, hình ảnh liên quan thông qua email và điện thoại
internet trong vòng hơn nửa tháng (từ 0h hằng đêm ở VN) để anh viết loạt bài
đầu tiên về chị Đặng Thùy Trâm đăng trên báo Thanh Niên. Qua anh, tôi cũng
trực tiếp liên hệ với Danny Jack (trưởng toán thám báo Mỹ, từng săn đuổi chị
Trâm trong 2 năm trước khi chị hy sinh) và sau đó đã nhận được bài trả lời rất
xúc động của ông bằng nguyên bản.
Cũng trong quá trình này, tôi có được số cellphone của chị Đặng Kim
Trâm - em ruột bác sĩ Đặng Thùy Trâm - lúc ấy đang ở Mỹ, đang đi tìm ông
Nguyễn Trung Hiếu để nói lời cảm ơn. Tôi đã trực tiếp điện thoại cho chị, được
biết chị đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận ông Nguyễn Trung Hiếu, chị nhờ
tôi cung cấp số điện thoại của anh Lê Thành Giai để có thể nhận được sự giúp
đỡ. Tuy nhiên, sau đó ông Trung Hiếu đã trực tiếp gặp gia đình chị và có lẽ do
cảm động trước nhiệt tình của tôi, chị đã cung cấp cho tôi tấm ảnh cuộc gặp đầu
tiên tại nhà ông Hiếu. Sáng hôm sau, tấm ảnh được đăng trên báo Thanh Niên.
Đây là tấm ảnh báo chí đầu tiên ở VN về cuộc hạnh ngộ này.
Sau loạt bài phối hợp với anh Lê Thành Giai, tôi nung nấu ý định phải
tìm đến tận nơi chị Đặng Thùy Trâm đã hy sinh trên rừng núi Ba Tơ, đồng thời
góp phần lý giải một số thông tin chưa rõ, thậm chí khó tin chung quanh sự kiện
chị Trâm hy sinh. Cuối tháng 11.2005, trong hơn 10 ngày, được sự giúp đỡ của
chính quyền xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) và một số cựu
chiến binh cùng thời chị Đặng Thùy Trâm, trong đó có chị Tạ Thị Ninh - em kết
nghĩa của chị Thùy Trâm - chúng tôi đã tổ chức hai chuyến lên núi, xác định
đúng những nơi cần đến, theo các tọa độ ghi trong báo cáo hành quân của quân
đội Mỹ.
Các thông tin chi tiết đã được thể hiện hầu hết trong loạt bài sau đó đăng
trên Thanh Niên. Có thể nói, những thông tin mới này đã tác động mạnh đến
tình cảm và nhận thức của bạn đọc trẻ về tấm gương hy sinh đầy tính nhân văn
của bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Tiếp đó, Công ty Du lịch Quảng Ngãi đã
gặp lại những nhân vật chúng tôi từng gặp như già làng Phạm Văn Hào (dân tộc
H’rê), tìm đến những nơi chúng tôi từng đến như chỗ bác sĩ Đặng Thùy Trâm
hy sinh, chỗ nuôi giấu thương binh, để thiết kế tour du lịch Theo dòng Nhật ký
như hiện nay. 
Hầm bệnh xá Đặng Thùy Trâm được tái phát hiện ngày 7.11.2005 - Ảnh:
Đ.N.K
Từ hai loạt bài đăng trên Thanh Niên, Công ty Truyền thông Nhã Nam
đã chủ động liên hệ chúng tôi, in thành tập Đặng Thùy Trâm - Viết từ Cali và
những cánh rừng ký ức (NXB Phụ Nữ, 2006) phát hành rộng rãi trong cả nước
và đã tái bản lần thứ nhất, có bổ sung.
Theo anh Lê Thành Giai, bản tiếng Anh của cuốn sách này đã có mặt
trong thư viện tiểu bang Arkansak và khoảng 1 triệu cựu binh thám báo G75 của
Mỹ rất muốn được thiết kế tour trở lại thăm chiến trường xưa ở Đức Phổ và
Quảng Ngãi. Thông qua Danny Jack, chúng tôi được biết, không ít cựu binh
G75 Mỹ năm xưa vẫn ngưỡng vọng tấm gương hy sinh cao cả của chị Đặng
Thùy Trâm. Hơn một lần, ông Danny Jack nhấn mạnh: “Cô ấy là Anh hùng. Với
chúng tôi, cô ấy không bao giờ chết!”.
Tự đáy lòng, tôi thật sự khâm phục người chị, bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Dù đã hy sinh tròn 37 năm nhưng tinh thần chị, nhân dáng chị như vẫn còn đây
đó trên mảnh đất Phổ Cường, trên rừng núi Ba Tơ, trong lòng người ở VN và
nhiều nơi trên thế giới.
Tin mới nhất từ nhà xuất bản Random House (Mỹ) cho biết, bản dịch
tiếng Anh Nhật ký Đặng Thùy Trâm với tựa đề Last night I dreamed of Peace
(Đêm qua, tôi mơ thấy hòa bình) sẽ được phát hành vào ngày 11.9.2007. Đây sẽ
là một sự kiện bởi Random House có chi nhánh tại 8 quốc gia với mạng lưới
phát hành sách toàn cầu. Nhật ký được dịch bởi Andrew X. Pham với lời giới
thiệu của Frances FitzGerald, người từng đoạt giải Pulitzer Prize. Hy vọng, đây
là cơ hội lớn để văn học Việt Nam và tinh thần nhân ái của nữ bác sĩ - liệt sĩ
Đặng Thùy Trâm đến với bạn đọc thế giới. (còn tiếp)
Theo TNO
______________________
Đi tìm nhân vật M. trong nhật ký Đặng Thùy Trâm
Kỳ 1: Mối tình cao cả
Nhật ký Đặng Thùy Trâm ra đời làm xôn xao dự luận với nhân vật M.
được nhắc nhiều trong nhật ký… Triển lãm “Thông điệp của quá khứ” ở Bảo
tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã giải đáp được bí ẩn nhân vật M. qua bài thơ
“Thay trả lời một bức thư”. Anh chính là người con trai thứ hai của Nhà thơ lão
thành Khương Hữu Dụng - Đại tá Khương Thế Hưng.
Chuyện tình "nén" trong sổ nhỏ
Một hôm chúng tôi đến mời gia đình Nhà thơ Khương Hữu Dụng đến dự
triển lãm. Phần trưng bày có giới thiệu một số kỷ vật của Liệt sĩ Khương Thế
Xương - người con trai cả của Nhà thơ đã hy sinh anh dũng trong trận đánh đồn
Tú Thủy - An Khê năm 1953. Đây là những kỷ vật gia đình trao tặng cho Bảo
tàng từ những ngày đầu thành lập, năm 1959.
Chị Khương Băng Kính, con gái Nhà thơ tiếp chúng tôi. Chị đang miệt
mài đọc, ghi chép từ các cuốn sổ nhỏ cũ, sờn của người anh trai thứ hai. Nhân
câu chuyện, chị đọc cho chúng tôi nghe vài bài thơ, đôi dòng tâm sự, ghi chép
từ chiến trường của anh.
Chúng tôi ngỏ ý xin những kỷ vật kia. Chị tần ngần. Sau khi xin ý kiến
của các anh chị em trong gia đình, hôm sau chị trao cho chúng tôi bài thơ “Thay
trả lời một bức thư”, ký tên Nguyên Mộc.

Khương Thế Hưng


M. là chữ đầu của chữ Mộc. Nguyên Mộc tức Đỗ Mộc, là bút danh của
Khương Thế Hưng ở chiến trường. Trong nhiều bức thư anh viết cho đồng đội,
cho Thùy, anh đều ký tên như vậy. Chị đọc bài thơ:
Dòng máu đã đổ ra
Không bao giờ lấy lại
Tình yêu đã trao rồi
Không thuộc về anh nữa
Cả hai đều hiến dâng.
Hiến dâng Tổ quốc dòng máu trẻ trung
Hiến dâng em tình yêu nồng thắm
Không bao giờ anh quên
Lương tâm người cầm súng
Vì niềm vui đất nước
Anh sẵn sàng hy sinh
Vì hạnh phúc của em
Anh chịu phần đau khổ
Riêng mình
Chỉ vậy thôi!
Em ơi!
Đừng nói nữa!
Mà lòng anh đau.
Nguyên Mộc.
Bài thơ viết gửi Thùy năm 1967, sau khi hai người gặp nhau. Trên trang
giấy pơluya gập đôi, nửa sau viết nháp còn nửa chép lại, nét chữ cứng cỏi và
khoáng đạt. Bài thơ ẩn chứa một tâm sự sâu xa của anh mà không phải ai cũng
hiểu hết, kể cả Thùy.
Câu chuyện tình yêu của họ nén chặt trong những cuốn sổ nhỏ. Một
người lính ở phía bên kia lấy được cuốn nhật ký của người con gái sau khi chị
hy sinh.
Cảm động trước tình yêu và lẽ sống của người nữ Việt cộng qua những
dòng chữ như có lửa trong cuốn nhật ký, thay vì đốt đi, người lính đó đã giữ lại
đưa về Mỹ để rồi sau gần 40 năm mới có dịp công bố.
Còn nửa kia của người con trai, anh chôn chặt những suy nghĩ của mình
tận đáy lòng, mang theo về cõi vĩnh hằng mà khi sống anh không một lần thổ lộ
cùng ai, nếu như cô em gái của anh không lật lại những trang anh viết.
"Anh chỉ biết đánh Mỹ"
Năm 1966, Thùy tốt nghiệp Đại học Y khoa, xung phong vào chiến
trường Quảng Ngãi, nơi anh đang chiến đấu. Trong trái tim của cô bác sĩ miền
Bắc đã khắc đậm hình bóng người chiến sĩ Giải phóng từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường.
Anh tài hoa, có thể nói toàn diện về mọi mặt. Anh viết văn, làm thơ, chơi
đàn, có giọng hát rất tình cảm, thổi sáo hay và chơi các môn thể thao, thứ gì anh
cũng giỏi.
Chính vì lẽ đó, theo tiếng gọi của Tổ quốc, của tình yêu, Thùy đã vào
chiến trường tìm anh sau 5 năm xa cách trong chờ đợi và hy vọng. Song Thùy
không hiểu được sự im lặng của anh. Thùy đã nghĩ hay là anh đã có người yêu
khác, hay là…? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra mà không có câu trả lời cho Thùy.

Sau khi được Tỉnh đội Quảng Ngãi cho phép, anh đến thăm Thùy lúc ấy
đang ở cách xa anh một buổi đường rừng trong một căn nhà nhỏ. Anh vẫn thế,
nhẹ nhàng và sâu sắc. Một khoảng cách thật ngắn ngủi, hai người nhìn nhau mà
không bước tới nổi, không ai lên tiếng, không biết gọi nhau là gì.
Rồi anh lên tiếng trước: “… Anh sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của riêng
mình để Thùy tìm một hạnh phúc đảm bảo hơn, trọn vẹn hơn…”. Anh nghĩ rằng
mình còn phải chiến đấu cho đến khi miền Nam được giải phóng và rất có thể
anh sẽ không trở về sau cuộc chiến này…
Đi suốt cả dặm đường dài hàng nghìn km, mặc dù chưa hề hứa hẹn gì với
nhau thật rõ ràng, nhưng Thùy vẫn hy vọng, chờ đợi để đón nhận những gì khác
hơn thế… Anh nhìn vào xa xăm với những suy nghĩ bất tận về cuộc chiến đấu
đang diễn ra ác liệt.
Còn Thùy, lặng yên không khóc mà khe khẽ hát bài "Xa khơi", bài hát cô
từng hát cho anh nghe ở Hà Nội thủa nào. Đọc nhật ký của Đặng Thùy Trâm khi
viết về M. mỗi chúng ta đều cảm thấy tình yêu, nỗi buồn thương day dứt và
trách giận, không phải không có lý. Chị đã thổ lộ những suy nghĩ thầm kín của
mình với những người thân.
Một lần út lớn, em gái của Khương Thế Hưng nhận thư Thùy từ miền
Nam gửi ra. Trong thư Thùy viết có phần trách móc: “Anh Ba khác xưa nhiều
lắm, anh chỉ còn biết chiến đấu, biết cây súng mà thôi!”. Trong một lá thư, viết
ngày 15 tháng 2 năm 1968, gửi cho bạn là Dương Đức Niệm, Thùy viết về M:
“Anh bây giờ sống thật đơn giản, anh không mơ gì hơn là diệt được thật nhiều
giặc Mỹ, anh không cần gì cho bản thân, kể cả tình yêu và sự nghiệp".
Đối với Thùy, anh thương với tình thương rất đỗi chân thành, anh tôn
trọng và cảm phục trước tình yêu thủy chung của Thùy, nhưng chỉ có thế thôi.
Con tim anh không còn những rung cảm sâu xa, những vần thơ thắm đượm tình
yêu, những lời ca bay bổng ước mơ nữa rồi”.
Và còn một vấn đề mà Thùy luôn nhắc đến là mối quan hệ họ hàng xa
giữa hai gia đình họ Khương, họ Doãn. Mối quan hệ, cách xưng hô được xem
như một trở ngại đối với tình yêu của hai người.
Còn anh, anh cũng là con người bằng xương bằng thịt mà lại là người
lính, anh có những suy nghĩ riêng. Suy nghĩ của anh chỉ có cha, em út lớn và
đồng đội thân thiết của anh là hiểu được phần nào.
Bài thơ của người cha và…
Cha anh rất hiểu điều anh nghĩ và ông đã viết trong bài thơ “Một mối
tình”:
Anh trở về trong kia
Em ở lại...
Ta cố quên nhau đi
là hơn...
Không phải anh muốn thế
Những người đi chiến đấu
Không muốn nặng thêm khẩu súng
Một mối tình quá xa
Và nhất là
Nỗi ân hận quá nhiều
Bắt một người yêu phải đợi...
Vì sao anh lựa chọn sự im lặng?
Trong một lá thư gửi cho em gái, anh viết:
“… Anh đã hành quân qua hàng ngàn thôn xóm cháy rụi, những cánh
đồng khô héo vì chất độc… Anh đã từng lặng người trước 70 bà con Hành Đức
bị thuốc độc Mỹ làm chết trong hầm, thân thể bầm tím… Anh đã nhìn tận mắt
chị phụ nữ Gành Cả bị giặc Pắc Chung Hi hiếp, ruột chị dao găm giặc rọc từ
dưới lên trên, cổ chị bị giặc vác cối đá chần lên, lưỡi chị phải thè ra ngoài!
Tay anh đã từng cầm chuỗi cườm của em bé, mảng da đầu dính tóc của
người con gái, mảnh xương sọ của bà mẹ - những người trong số 394 người bị
giặc Pắc Chung Hi tàn sát trong một giờ vào một sớm mưa lạnh ngày Đông
1966 ở Bình Hòa… Anh đã từng chứng kiến những vụ vây ráp bắt thanh niên ta
đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã giành giật trong tay những bà mẹ những
người chị, những đứa con thân yêu, những người em hiền hậu… một cách vô
cùng man rợ!
“Nhưng đối với đồng bào Quảng Ngãi ta, mỗi tội ác của giặc Mỹ và tay
sai gây ra chỉ có tác dụng như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm thù, chỉ có tác
dụng làm cho quân và dân Quảng Ngãi ta thêm quyết tâm, thêm sức mạnh chiến
đấu vì độc lập tự do, vì hòa bình, hòa hợp dân tộc”.
Tháng 7 năm 1965, trong một bức thư gửi cho đồng chí Thanh Tuyền -
Đoàn phó Đoàn Văn công Giải phóng Quảng Ngãi anh viết: “Người lính có cần
nghĩ đến số phận và hạnh phúc của mình không?... Cuộc sống dạy cho mỗi
người có một suy nghĩ không giống nhau. Mình biết yêu, hiểu nó cả hai mặt lý
trí và tình cảm. Mình biết trung thành với nó nhưng mình đặt nó vào chỗ đứng
đúng nhất trong cuộc sống của mình. Vì vậy, mà cô gái miền Bắc không hề bị
ràng buộc nào về những lời hẹn ước. Mình không nghĩ mình sẽ sống đến ngày
được hưởng hạnh phúc. Chỉ có 20 ngày mà đã trải qua 8 trận chiến đấu, có trận
nẩy lửa, sắt thép dội lên đầu, mỗi trận đều có người ngã xuống…”.
Khi quyết định trở lại miền Nam, ước mơ lớn nhất của anh là chiến đấu.
Anh nguyện hiến dâng cả cuộc đời, tình yêu cao đẹp của mình cho sự nghiệp
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khi nào Nam Bắc sum họp một
nhà, anh mới có câu trả lời cho riêng mình.
Anh rất cảm phục trước tình yêu chung thủy của Thùy nhưng trái tim anh
đau đớn khi thấy miền Nam đau thương quá, khi quê hương tiếng cười trào ra
máu đỏ, khi đồng đội của anh từng ngày, từng giờ đã và đang ngã xuống để
giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Anh sao đành lòng nghĩ đến hạnh phúc cho
riêng mình. Cuộc ra đi của anh không hẹn ngày gặp lại, rất có thể một ngày nào
đó anh cũng ngã xuống như đồng đội của mình. Điều quan trọng hơn anh nghĩ
cô bác sĩ như Thùy phải có được một hạnh phúc trọn vẹn.
Lý do để anh im lặng trước một mối tình mãnh liệt, say đắm và đầy lòng
tự trọng của cô bác sĩ miền Bắc chính là như vậy.
Sâu thẳm trong suy nghĩ của mình, anh vẫn không thể quên được người
con gái đó. Anh đã viết trong cuốn sổ nhỏ của mình “Thùy ơi! sẽ không có
người con gái nào giống Thùy đâu, trong cuộc sống và trong trái tim mình”.
Một chiếc bật lửa thu được của lính Mỹ, anh cũng khắc tên hai người.
Năm năm xa miền Bắc, xa Thùy, không một trận chiến đấu lớn, nhỏ nào, trước
giờ nổ súng anh không nghĩ đến chị. Hôm đánh vào dinh Tỉnh đường ngụy ở
Quảng Ngãi, Tết Mậu Thân 1968, khi anh cho nổ quả bộc phá 10 kg để cắt 9
lớp rào gai của địch cũng vậy. Bộc phá nổ tung, cả người anh bị hất tung lên
không trung, đầu óc anh bay bổng, quần áo rách bươm, trong cơn mơ màng anh
bỗng nghe thấy tiếng hát của Thùy “Nắng tỏa chiều nay, chiều tỏa nắng đôi bờ
anh ơi…”.
Tiếng hát như tiếng sóng vỗ êm đềm bất tận đưa anh về với những kỷ
niệm đẹp đẽ thủa nào…
Trong cuốn sổ ghi chép anh đã viết khi biết tin Thuỳ hy sinh: “Em dịu
dàng là vậy, chưa biết nói nặng ai câu nào. Em dũng cảm là vậy. Giặc đốt hầm
bí mật vẫn bình tĩnh cứu chữa thương binh. Cuỡi hon đa phóng qua trước rào
lính địch để cấp cứu ca thương binh nặng. B-52 trên đầu. Quân đánh bộ bên
cạnh vẫn bình tĩnh băng bó thương binh, dìu đi khỏi vòng vây.
Bà con thương yêu đùm bọc em. Các mẹ gọi em là Con gái. Các em gọi
em là Chị. Cánh lính trẻ gọi em là Sao Vệ nữ. Các nhà thơ gọi em là người của
làng thơ họ. Các nhà văn cãi lại bảo em là người của họ gửi nhờ Sê Khốp dạy
nuôi. Vậy mà em ngã xuống. Và em cũng không nhận ra anh!…
Em chết đi biến thành ngọn gió lượn trên đầu anh. Trên đời anh. Thành
tiếng gọi…trước anh để đi tới… Anh đã nghĩ, đó là tình yêu của người lính!
Trần Thanh Hằng
______________________
Trần Thanh Hằng: Người “phát hiện” ra người yêu liệt sĩ Đặng Thùy Trâm

Vui với hiện vật mới

Mỗi hiện vật là một hành trình

Từng lá thư dẫn chị Hằng đến mỗi câu chuyện xúc động
và lý thú.

Không hiểu sao khi nhìn chị ngồi sắp xếp những kỷ vật của một chiến sĩ
đã ngã xuống cách đây hơn 30 năm, tôi cứ hình dung đó là những "mảnh vỡ" rời
rạc của chiến tranh mà chị kỳ công sắp xếp lại cho thành hình một phác thảo về
cuộc chiến khốc liệt mà hào hùng. Thì đó đúng là nghề của chị - Thiếu tá, thạc
sĩ Trần Thanh Hằng, cán bộ nghiên cứu, sưu tầm - Bảo tàng lịch sử quân sự
Việt Nam...
Chị đã sưu tập được hàng vạn hiện vật chiến tranh. Và cũng đã có nhiều
liệt sĩ về được quê quán qua những hiện vật chị sưu tầm được. Mới đây, chị là
người đầu tiên "phát hiện" ra người yêu của bác sĩ, liệt sĩ anh hùng Đặng Thuỳ
Trâm - nhân vật M trong cuốn nhật ký có lửa.
Đời thường, với đồng nghiệp, gia đình, bạn bè, người quen... chị cũng
không kém phần hăng hái, nhiệt tình sẻ chia, giúp đỡ. Gặp chị một lần, đã có
cảm giác bị "lây" ngọn lửa sống của một phụ nữ hầu như không có tuổi (vì thế,
xin phép độc giả được giữ nguyên vẹn không khí của buổi trò chuyện, kể cả
cách xưng hô "chị - em").
Nghe nói chị vừa tổ chức một trưng bày kỷ vật có tên "Biển rừng và
người lính".
Ừ, vào đây chị kể cho nghe (chị kéo tuột chúng tôi vào Bảo tàng, dính
luôn vào phần chị hăng say nhất). Đầu tiên là bộ hiện vật huân chương chị mới
sưu tầm, trong đó có cả Huân chương sao vàng của bác Võ Nguyên Giáp, bác
Lê Khả Phiêu. Trong số này có những cái ra đời từ năm 1947, thế hệ sau không
thể nào biết được đây là loại huân chương gì vì bây giờ là những huân chương
mới hoàn toàn. (Chỉ vào một chiếc huân chương rất lạ mắt, chị nói) Đấy em biết
không, cái này ra đời để tặng cho "lứa" anh hùng đầu tiên, như bác La Văn
Cầu... Mỗi tấm huân, huy chương là một câu chuyện, 100 huân chương đã là cả
lược sử về những anh hùng trong cuộc chiến!
Nhưng mà huân/huy chương là máu thịt của các vị anh hùng ấy. Làm sao
mà chị "xin" được?
Khi chị tới "xin", các bác đều nói thế đấy. Cả đời tôi chiến đấu mới có
mấy tấm huân, huy chương, cho cô tôi lấy gì đeo. Chị phải thuyết phục rất lâu,
rằng bác để ở nhà rồi nó hỏng, nó mất, rồi các thế hệ con cháu giữ không thể
nào tốt bằng bảo tàng thì tốt nhất đưa vào bảo tàng. Chị cũng hứa tìm được một
cái khác để trả cho các bác đeo, như "xin" được cái Huân chương sao vàng mới
để trả cho bác Giáp. Cũng rất nhiều công.
Trong trưng bày này có kỷ vật nào của Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm không?
Chị có sưu tầm được một cái phù hiệu đoàn viên chị Trâm đeo khi học
lớp 9 - là phó bí thư chi đoàn. Nhưng có một kỷ vật rất quý mà chị phải dùng
"mánh" mới lấy được, đó là thư của người yêu chị Trâm, nhân vật M trong Nhật
ký của chị ấy.
Chị làm em tò mò quá cơ, gần đây cũng thấy một số báo dẫn lại thông tin
của chị về "nhân vật M", mối duyên nào mà chị lại sưu tầm được tư liệu rất
"độc" ấy?
Nhân vật ấy chính là anh Khương Thế Hưng, con trai nhà thơ Khương
Hữu Dụng.
Câu chuyện bắt đầu từ việc gia đình có nhã ý tặng Bảo tàng lịch sử quân
sự Việt Nam một số kỷ vật của anh Khương Thế Xương, con trai đầu của ông hi
sinh năm 1953. Khi bọn chị trưng bày kỷ vật kháng chiến vào ngày 27/7/2000,
gia đình mới mời chị mang những kỷ vật ấy đến để chúc thọ ông và để ông xem
lại những kỷ vật của người con trai. Chị bắt đầu quen gia đình từ đó.
Cách đây một năm, chị cùng một đồng nghiệp tổ chức trưng bày "Tổ
quốc và trái tim người lính", chị mang giấy mời đến mời gia đình, mời chị
Khương Băng Kính là em gái của anh ấy. Ngồi ở bàn làm việc của chị Kính, chị
thấy chồng chồng các nhật ký, hoá ra là toàn nhật ký của nhân vật M.
Sao chị biết đấy là nhật ký của nhân vật M?
Tại vì lúc ấy chị hỏi chị Kính đang làm gì, chị Kính trả lời đang biên
soạn lại những nhật ký, thư từ của anh Ba nhà chị, chị muốn có một tuyển tập về
anh Ba. Chị mới hỏi anh Ba nhà chị tên là gì thì chị Kính bảo chính là nhân vật
M trong Nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm...
Trong nhật ký, anh M viết anh ấy yêu chị Trâm vô cùng, nhiều đoạn đọc
rớt nước mắt. Vớ được cái bật lửa, anh ấy cũng khắc tên 2 người, không trận
đánh nào mà anh không gọi tên chị Trâm. Năm 1972, trong một trận đánh nổ
tung quả bộc phá ở dinh tỉnh trưởng Quảng Ngãi, lúc bị hất tung lên không
trung, quần áo rách bươm, anh ấy vẫn mơ màng bài hát "Ra khơi" mà chị Trâm
hay hát. Nhưng mà anh M không muốn chị Trâm vào Quảng Ngãi vì có thể hi
sinh, bởi vì cuộc chiến trong đó ác liệt quá, anh ấy phải tham gia 20 trận đánh
mà trong có 8 ngày, người chết liên tục. Anh ấy cũng sợ là sau chiến tranh mà
anh ấy không còn nữa thì sẽ làm khổ chị ấy. Thế nhưng, năm 1966, chị Trâm
vẫn vào để tìm anh ấy...
Bao năm sau, anh Khương ("M") ra khỏi cuộc chiến mà vẫn ở vậy, vì
vẫn thương nhớ chị Trâm quá! Câu chuyện này còn rất hấp dẫn, nhưng rất tiếc
là không thể công bố.
Trong quá trình sưu tầm, có kỷ vật nào làm chị cảm thấy "gai" người
chưa?
Có đấy. Ví dụ kỷ vật là một cái bi - đông nước của liệt sĩ Lê Tuấn Vận,
quê ở Thanh Oai (Hà Tây), trong một trận chiến đấu ở Cần Thơ, anh bị trúng
một quả M79, bị thủng bụng và đã hi sinh. Lúc ấy hành quân rất thiếu nước,
một đồng đội thấy anh có cái bi đông nước nên lấy để dùng. Mang về dùng bao
nhiêu năm tự dưng thời gian gần đây ông cứ mê sảng và mơ thấy anh Vận tới
đòi lại. Sau đó, người đồng đội này đích thân mang bi-đông nước tới cho chị.
Lần theo địa chỉ, chị tìm tới nhà Liệt sĩ Vận thì được biết anh hi sinh, có mỗi
một đứa con trai mà con trai giờ vẫn chưa lấy vợ, mà mẹ thì chết rồi. Mộ anh
Vận vẫn ở Cần Thơ, chưa có ai đưa về quê. Giờ chị đang nhờ tỉnh đội Cần Thơ
tìm hộ, chưa tìm thấy, chị cứ trưng bày ở đây để coi có ai đồng đội nhận ra
không. Bên cạnh kỷ vật của anh Vận là kỷ vật của quân đoàn 4 chị đi lấy ở Bình
Long và Phước Long. Đào một ngôi mộ tập thể 106 liệt sĩ mà có những bi đông
có khắc tên, có xuất xứ, có danh sách và chị cố gắng báo về những cái địa chỉ
ấy, để thân nhân biết là đã tìm thấy hài cốt.
Ừ, cứ gọi là những "mảnh vỡ" kỷ vật đi, chị cũng gặp nhiều chuyện lạ.
Có nhiều gia đình cứ đột nhiên tới gặp chị rồi bảo, tôi có những kỷ vật của
người đồng đội này đã hi sinh, như cái bi đông, cái chăn, thôi bây giờ tôi cứ để
ở bảo tàng may ra gia đình người ta biết người ta tìm đến được không. Cơ
duyên đấy em ạ.
Chỉ vài câu chuyện, mà em có cảm giác chị đã đi tới tất cả ngóc ngách ở
Việt Nam này, chị có bao giờ tính trung bình một tháng chị đi khoảng bao nhiêu
cuộc không?
Em biết không, chị đi công việc này sáng trưa, chiều tối, 10 giờ đêm,
hoặc thứ 7 chủ nhật người ta gọi là đi, cứ nhân chứng ới cái là thoắng lên đi tìm.
Có khi tháng đi tới 20 ngày. Đi nhiều, sưu tầm cũng nhiều nhưng bị từ chối
cũng lắm. Có nơi người ta còn tưởng mình tới lừa đảo, cứ đuổi quầy quậy. May
mà chồng chị cực kỳ ủng hộ, giúp đỡ vợ rất nhiều, nhất là lúc chị phải tiếp cận
với nhân chứng, kỷ vật từ nước ngoài.
Cuộc đi mới đây nhất của chị?
Đi Hà Nam, đang có câu chuyện hay cực. Đó là chuyến đi sưu tầm kỷ
vật của Liệt sĩ Phạm Văn Mạo ở xã Tiên Yên (huyện Duy Tiên, Hà Nam). Đích
thân bà quả phụ tặng chị kỷ vật của chồng. Rồi một chuyến nữa, đi Hà Tĩnh gặp
chị Nguyễn Thị Kim Cương ở xã Kỳ Bắc (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) - nguyên là y tá
chiến trường, người đã từng gắp hàng trăm con... giòi từ vết thương hoại tử của
một thương binh, rồi tình nguyện làm "tấm đệm" cho một thương binh khác khi
anh này quá đau đớn. Chị ấy "biếu" Bảo tàng một số thư từ mà chị và chồng đã
gửi cho nhau trong kháng chiến, rất nồng nàn, thiết tha (chị Hằng lấy cả xấp thư
cho chúng tôi xem, cả thư của Thiếu tướng Lê Quang Đạo gửi vợ con - những
dòng thư hết sức cảm động).
À, nói tới thư, em thấy bố mẹ em cũng có rất nhiều thư gửi cho nhau từ
chiến trường trước năm 1975.
Thế à, nhà em ở đâu? Hỏi xem bố mẹ còn giữ không, hôm nào chị tới
tìm.
Nguồn: KH&ĐS, số 90, 26/7/2008, tr 14
Huyền Lê - Nguyễn Nguyệt
______________________
Có hư cấu trong phim về liệt sĩ Đặng Thùy Trâm
10:07:00 09/04/2009
Theo đạo diễn Đặng Nhật Minh, phim "Đừng đốt" có hư cấu, nhưng vẫn
mang tinh thần tôn trọng sự thật. "Ví như mẹ chị Trâm không phải là người
năng lễ chùa, bà cũng không đốt cuốn sổ, nhưng trong phim thì bà lại lên chùa,
đốt cuốn sổ cho chị Trâm", đạo diễn kể.
Sáng 8/4, bộ phim về Anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm có tên "Đừng
đốt" đã được Bộ VH, TT&DL giới thiệu với báo giới, trước khi công chiếu trên
toàn quốc vào dịp 30-4 năm nay. Phim được làm trong 2 năm, với hơn 10 tỷ
đồng.
Suốt buổi chiếu, khán phòng lặng im phăng phắc, chỉ có tiếng nghẹn
ngào dọc theo hơn 100 phút của bộ phim. Có lẽ, đây là một trong không nhiều
bộ phim do đặt hàng, lại gây được xúc động mạnh với người xem đến thế. Ngay
sau buổi chiếu, PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với NSND Đặng Nhật Minh
- người biên kịch và đạo diễn bộ phim.
PV: Thưa đạo diễn, bộ phim này đã đến với ông như thế nào?
NSND Đặng Nhật Minh (ĐNM): Ngay khi đọc cuốn "Nhật ký Đặng
Thùy Trâm", tôi đã trút tất cả tình cảm của mình để viết một kịch bản. Khi Cục
Điện ảnh đặt vấn đề, tôi đã gửi kịch bản và được Bộ VH, TT&DL lựa chọn đặt
hàng. Phim hoàn toàn là tiền Nhà nước, cũng không có tài trợ, nhưng lại nhiều
yếu tố nước ngoài.

Cảnh trong phim "Đừng đốt".


Tôi mời 7 diễn viên Mỹ tham gia, do Hiệp hội Diễn viên New York
tuyển chọn. Ngoài ra, từ phục vụ hậu cần, người đẩy đường ray, phục trang, đạo
cụ đều là người Mỹ. Một số nhân vật như Mai cũng là người Mỹ gốc Việt.
PV: Làm phim có nhiều yếu tố nước ngoài, ông có gặp khó khăn?
NSND ĐNM: Đạo diễn mà nghiêm túc, có nghề sẽ được tin cậy. Trước
khi làm, điều tôi băn khoăn nhất là các diễn viên Mỹ có hiểu kịch bản không?
Có nhiệt tình không? Nhất là, lần đầu làm việc với một đạo diễn nước ngoài,
của một nền điện ảnh không thể so được với Mỹ, họ sẽ ra sao?
Nhưng sang Mỹ thì tôi yên tâm, vì các diễn viên đều rất nhiệt tình và
chuyên nghiệp. Ai cũng có trong tay một cuốn "Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình"
của chị Trâm bằng tiếng Anh và đã thuộc lời thoại. Họ đã đọc kỹ cuốn sách, xúc
động thật sự, nên nhập vai rất có hồn.
Diễn viên Matthews Korch sang Việt Nam đóng vai Fred (lúc trẻ), trước
khi trở về Mỹ, anh ấy nói với chúng tôi: "Đây là giai đoạn tôi hạnh phúc nhất
trong cuộc đời. Mỗi ngày làm việc ở Việt Nam, tôi đều ghi nhật ký để mang về
cho mẹ tôi đọc.
PV: Để xây dựng bộ phim hoành tráng và chân thực đến từng chi tiết,
đòi hỏi sức lao động nghệ thuật rất lớn. Đạo diễn đã gặp phải những khó khăn
gì?
NSND ĐNM: Khó khăn lớn nhất chính là những sự việc cũng như
chuyện xoay quanh số phận cuốn nhật ký đều rất thật. Mà muốn biến chất liệu
thật thành phim truyện, đạo diễn phải tìm ra một cấu trúc tổng thể, để sắp xếp
các sự việc và đưa đến người xem thông điệp muốn nói.
Vì thế, khi quay xong rồi, kể cả lúc dựng phim, chúng tôi vẫn phải cấu
trúc lại, mới có được bộ phim nhiều sự kiện, nhuần nhuyễn trong thể thống nhất
như hiện nay. Câu chuyện thật, nhưng lại không thể nệ thực, vì sẽ không thành
phim truyện. Có hư cấu, nhưng vẫn mang tinh thần tôn trọng sự thật, đúng với
tính cách nhân vật. Ví như mẹ chị Trâm không phải là người năng lễ chùa, bà
cũng không đốt cuốn sổ, nhưng trong phim thì bà lại lên chùa, đốt cuốn sổ cho
chị Trâm.
Thực tế, bà cũng là người theo đạo Phật và đốt cho người âm là phong
tục của người Việt Nam. Khó khăn còn không có một bối cảnh nào có sẵn. Để
có được căn hộ tập thể của gia đình chị Trâm, cũng phải dựng từ một căn hộ ở
Kim Liên đang chuẩn bị phá dỡ, rồi sơn lại, phục hồi thành căn hộ tập thể thời
bao cấp.
Chúng tôi phải về Nam Định, đặt một người từng làm nghề đan vỏ phích,
để có được cái phích nước thời đó, rồi tìm đúng cái quạt tai voi. Đó là chưa kể
những cảnh thời chiến. Căn cứ quân sự thời Mỹ, hay ngôi làng để máy bay càn
quét đều phải phục dựng trên Đồng Mô. Chúng tôi phải nhờ Bộ Tổng Tư lệnh
Quân đội nhân dân Việt Nam giúp đỡ, mới có cảnh hàng loạt máy bay trực
thăng đổ bộ.
PV: Thông điệp lớn nhất mà ông gửi gắm trong phim?
NSND ĐNM: Bác Doãn Ngọc Trâm đã nói hộ chúng tôi, là mong muốn
với bộ phim này, thế giới sẽ biết đến Việt Nam nhiều hơn. Cũng như 2 câu thơ
của chị Trâm mà tôi để kết phim: "Và ai có biết chăng ai/Tình thương đã chắp
cánh dài cho ta". Hồi ở Mỹ, tôi hỏi Fred, cuốn nhật ký đọng lại trong anh là gì,
Fred cũng nói là 2 câu đó. Làm nên sức mạnh của chị Trâm chính là tình yêu
thương con người, tình cảm tha thiết, yêu gia đình, quê hương và điều đó đã
thuyết phục được những người phía bên kia, như anh lính Sài Gòn và Fred. 
PV: Cảm ơn ông!
Thanh Hằng (thực hiện)
______________________
NHỮNG RẮC RỐI KHI DỊCH VÀ XUẤT BẢN NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY
TRÂM TẠI MỸ
Thư mục: Góc trời Văn chương |
Đăng ngày: 08:45 04-01-2010
Phạm Viết Đào.

Đầu năm 2006, Nhà xuất bản Random House của Mỹ chính thức ký hợp
đồng với gia đình bà Doãn Ngọc Trâm đề nghị được dịch cuốn Nhật ký Đặng
Thùy Trâm sang tiếng Anh và xuất bản tại Mỹ; ngoài xuất bản tại Mỹ; trong
hợp đồng còn có điều khoản: Gia đình bà Doãn Ngọc Trâm ủy quyền xuất bản
sang các thứ tiếng khác ở Tây Âu cho nhà xuất bản Random House...
Đây là lần đầu tiên, một cuốn sách của Việt Nam do nhà xuất bản trong
nước in, không do một nhà văn viết, ra đời đã được bạn đọc đón nhận nồng
nhiệt và số phát hành đã lên tới hàng vạn bản. Chỉ sau nửa năm đã được đề nghị
dịch ra 2 thứ tiếng đó là tiếng Romania và tiếng Anh.
Mặc dù báo chí trong nước ngay lập tức đã đưa tin này nhưng đầu năm
2006 Bộ Văn hóa-Thông tin vẫn ban hành quyết định giao cho Nhà xuất bản
Thế giới ( trực thuộc Bộ ) dịch và xuất bản Nhật ký Đặng Thùy Trâm bằng tiếng
Anh, tin này đã được báo Tiền phong đưa.
Do việc gia đính bà Doãn Ngọc Trâm đã có thỏa thuận và đã ký hợp
đồng với một nhà xuất bản Mỹ, việc dịch và xuất bản cuốn nhật ký, trước khi
Bộ Văn hóa-Thông tin có chủ trương giao cho Nhà xuất bản Thế giới dịch và
xuất bản, do vậy nên bà Doãn Ngọc Trâm đã viết thư cho Bộ Văn hóa-Thông
tin. Bà Doãn Ngọc Trâm đã tỏ lời cảm ơn sự quan tâm của Bộ Văn hóa-Thông
tin đối với cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm và đề nghị Bộ giành việc dịch và giới
thiệu này cho một tác giả khác; đối với việc dịch và xuất bản cuốn Nhật ký
Đặng Thùy Trâm ra tiếng nước ngoài gia đình tự lo liệu được.
Bức thư này sau đó đã được báo Tiền phong đăng. Do có sự từ chối từ
gia đình nên Bộ Văn hóa-Thông tin đã dừng việc triển khai việc dịch và xuất
bản này.
Xin mở ngoặc, cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm trước khi ra mắt bạn đọc,
gia đình đã gửi bản thảo tới một số nhà xuất bản có tên tuổi nhưng đã bị từ chối,
Nhà xuất bản Hội Nhà văn là nhà xuất bản đứng ra cấp giấy phép in cuốn sách
này và đã tạo nên một hiện tượng xuất bản: lượng sách phát hành lớn và được
độc giả đón nhật nồng nhiệt.
Việc tiến hành chọn người dịch cuốn nhật ký sang tiếng Anh được Nhà
xuất bản Random House tiến hành cẩn trọng; Nhà xuất bản này đã đề nghị một
số dịch giả tiếng Anh trong đó có cả dịch giả trong nước dịch thử một vài
chương để nhà xuất bản này lựa chọn. Cuối cùng Random House đã lựa chọn
hai dịch giả, là hai bố con người Mỹ gốc Việt, vốn là người Hà Nội dịch cuốn
nhật ký.
Hai vị này vốn là sĩ quan quân đội Sài Gòn và đã di tản sang Mỹ làm ăn.
Trong thời gian ở Việt Nam sau 30/4, họ đã từng bị đưa vào trại cải tạo như bao
sĩ quan quân đội Sài Gòn khác. Khi ký hợp đồng giao cho dịch giả này dịch
Nhật ký Đặng Thùy Trâm sang tiếng Anh, Nhà xuất bản đã ký thêm một hợp
đồng sẽ xuất bản cuốn hồi ký của dịch giả này kể lại những ngày ông ta sống
trong trại cải tạo tại Việt Nam...
Cho đến nay, cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được dịch và xuất bản
tại Mỹ với đầu đề mới: Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình, nhưng vẫn chưa thấy
công bố xuất bản cuốn hồi ký này. Tôi đoán, khi ký hợp đồng dịch Nhật ký
Đặng Thùy Trâm và công bố dự án về cuốn hồi ký đang viết, dịch giả này muốn
giảm bớt áp lực từ phía các phần tử chống cộng cực đoan ở Mỹ. Ở Mỹ nếu ai bị
vu cho việc hợp tác với Việt cộng hay bị coi là Việt cộng nằm vùng thì sẽ khó
làm ăn, thậm chí nguy khốn. Do vậy, tôi đoán: việc dịch giả này công bố dự án
này có lẽ để nhằm tránh bớt búa rìu từ phía các phần tử chống cộng cực đoan tại
Mỹ và để cân bằng hai phía...
Thế nhưng tin về việc nhà xuất bản Random House giao cho một người
từng có hận thù với chế độ cộng sản lập tức được một dịch giả người Mỹ phát
hiện, nhà văn này lập tức viết thư cho các cơ quan chức năng Việt Nam. Trong
thư nhà văn Mỹ này đã phân tích và chứng minh nguy cơ Việt Nam sẽ bị mất
bản quyền nếu giao cho Random House xuất bản và cuốn nhật ký này nếu vào
tay dịch giả vốn là phần tử chống cộng này dịch sẽ có nguy cơ nội dung bị
xuyên tạc? Nhà văn này đề nghị Việt Nam nên giành lấy quyền xuất bản này
vừa bảo vệ được bản quyền, vừa đảm bảo được nội dung không bị xuyên tạc, lợi
dụng. Bức thư đã làm cho nhiều cơ quan chức năng quản lý xuất bản của Việt
Nam đau đầu trước ý kiến góp ý quyết liệt, thẳng thắn và rắn về lập trường này .
Để giải quyết vụ việc này, Bộ Văn hóa-Thông tin đã tổ chức một cuộc
họp mời các cơ quan chức năm đến bàn bạc, tham khảo ý kiến để đi đến quyết
định cuối cùng đối với bức thư thiện chí có nội dung mang tính lập trường cứng
rắn của nhà văn Mỹ.
Tôi là người được mời tham gia cuộc họp này. Tại hội nghị này, một số ý
kiến tỏ ra lo lắng và đồng cảm với các ý kiến của nhà văn Mỹ kia, đề nghị Bộ
Văn hóa-Thông tin tìm giải pháp để giữ lại quyền dịch và xuất bản cho Việt
Nam. Có ý kiến còn hiến kế: để giải quyết vụ việc rắc rối này nên tổ chức một
đoàn cựu chiến binh đến vận động gia đình bà Doãn Ngọc Trâm, hủy hợp đồng
dịch và xuất bản sang tiếng Anh tại Mỹ để giành quyền đó cho một nhà xuất
bản trong nước...
Qua một số ý kiến phát biểu, bên cạnh những ý kiến mang tính chất cảnh
giác, lập trường ra, tôi còn nhận ra đằng sau đó còn có ý tranh giành được quyền
thực hiện dự án, giành công ăn việc làm giống như việc người ta tranh giành
nhau các dự án đấu thầu xây dựng khác...
Sau khi nghe một loạt ý kiến có gang có thép và bất lợi đối với việc dịch
và xuất bản cuốn Nhật ký tại Mỹ, tôi đã xin phát biểu ý kiến của mình. Tôi cho
rằng, cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm hay bất cứ một cuốn sách nào của Việt
Nam được các nhà xuất bản nước ngoài dịch và xuất bản đều rất đáng hoan
nghênh.
Tôi là một dịch giả văn học Romania, nhiều cuốn sách tôi dịch, phía
Romania không chỉ hoan nghênh mà còn tài trợ bằng tiền và bằng các danh hiệu
khen thưởng như Huân chương, bằng khen. Tôi cho rằng rằng, người ta dịch và
giới thiệu cho mình sẽ tốt gấp nhiều lần so với việc mình dịch và xuất bản từ
trong nước. Riêng đối với Nhật ký Đặng Thùy Trâm nếu được một nhà xuất Mỹ
dịch và xuất bản thì giá trị tuyên truyền cho chủ nghĩa anh hùng của Việt Nam
có sức thuyết phục lớn, chứ không bị chụp cho cái mũ “ tuyên truyền cộng sản “
nếu một nhà xuất bản trong nước dịch và xuất bản.
Còn việc nhà xuất bản Random House xuất bản Nhật ký Đặng Thùy
Trâm và còn xuất bản sách cho các tác giả chống cộng khác là chuyện của
người ta; mình không nên định kiến, can thiệp giống như đối vơi một nhà xuất
bản trong nước. Người ta dịch và xuất bản cho mình thế là quý rồi.
Ai đã có dịp qua các sứ quán ta ở nước ngoài sẽ thấy, rất nhiều sách báo
tài liệu do trong nước mất công dịch và tiền cước gửi sang rồi cũng chỉ nằm ở
các gầm cầu thang chứ không ra khỏi sứ quán. Vậy thì tại sao chúng ta lạ cản
trở, ngăn cản việc này?
Mặt khác, Việt Nam đã tham gia Công ước bản quyền Berne-Thụy Sĩ,
bản quyền của cuốn Nhật ký là của gia đình bà Doãn Ngọc Trâm; một quyền
được pháp luật cam kết bảo hộ. Cuốn sách đã công khai xuất bản trong nước và
được hoan nghênh, do vậy việc gia đình bà Doãn Ngọc Trâm ký với một nhà
xuất bản nước ngoài cho phép dịch và xuất bản là việc làm trong khuôn khổ luật
pháp bảo hộ, cho phép.
Bây giờ nếu chúng ta sử dụng quyền lực hành chính hay sức ép chính trị
để buộc gia đình bà Doãn Ngọc Trâm phải hủy hợp đồng, vậy thì ai là người
phải đền bù thiệt hại nếu như phía Nhà xuất bản Mỹ xử phạt vì đơn phương hủy
hợp đồng; giống như trường hợp một huấn luyện viên bóng đá Pháp đã khởi
kiện Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Để đền bù thiệt hại vì hủy hợp đồng này thì
gia đình bà Doãn Ngọc Trâm chỉ còn nước bán nhà đi mà đền...
Sau khi phân tích một cách khách quan như trên, tôi kiến nghị hai giải
pháp với Bộ Văn hóa-Thông tin:
1/ Nếu chúng ta thấy cần giữ bản quyền cho phía Việt Nam, sợ bị xuyên
tạc, lợi dụng, Bộ Văn hóa-Thông tin đứng ra thương thảo với Nhà xuất bản
Random House mua lại hợp đồng này để xuất bản trong nước. Không nên tiếp
tục động viên, kêu gọi sự hy sinh từ phía gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trong
vấn đề bản quyền này !
2/ Giao cho Cục Xuất bản tổ chức giám định bản dịch, nếu phát hiện bản
dịch có những đoạn, câu giòng nào không trung thành với nguyên tác, thì Cục
Xuất bản tác động với gia đình để đấu tranh với Nhà xuất bản, yêu cầu họ chỉnh
sửa; nếu nhà xuất bản không chịu chỉnh sửa thì chúng ta sẽ sử dụng quyền bảo
hộ tác quyền can thiệp bằng phương diện nhà nước đối với việc dịch và xuất
bản này.
Sau khi nghe ngóng nhiều ý kiến, cuối cùng Bộ Văn hóa-Thông tin đã đi
đến chủ trương không can thiệp vào việc dịch và xuất bản này của gia đình và
đã giao cho Cục Xuất bản liên hệ với gia đình để bàn việc hợp tác cùng giám
định chất lượng bản dịch...
Việc dịch và xuất bản cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm không chỉ vấp
phải trở ngại từ phía nhà văn Mỹ mà con gặp phải những chuyện rắc rối từ phía
Trung Quốc. Khi báo chí đưa tin rầm rộ vệ chuyện cuốn Nhật ký Đặng Thùy
Trâm được nhiều nước dịch, một nhà ngoại giao Trung Quốc tại Việt Nam và
một dịch giả Trung Quốc nhiều năm sống tại Hà Nội đến gặp gia đình bà Doãn
Ngọc Trâm. Họ đề nghị quyền được dịch và xuất bản Nhật ký Đặng Thùy Trâm
sang tiếng Trung Quốc.
Bản dịch này do nhà ngoại giao này và vị dịch giả kia trực tiếp dịch.
Điều rắc rối ở đây là: Họ không chỉ đề nghị xin quyền được dịch và xuất bản tại
Trung Quốc mà họ còn đưa ra yêu sách rất ngang xương. Trung Quốc trong hai
cuộc chiến tranh là nước ủng hộ rất nhiều Việt Nam, vậy đề nghị gia đình giành
bản quyền dịch và xuất bản cuốn nhật ký ra các thứ tiếng nước ngoài cho một
nhà xuất bản Trung Quốc. Trung Quốc cam kết sẽ thương thảo để mua bảm
quyền theo giá thỏa thuận với gia đình. Không lý gì gia đình lại đồng ý cho một
nhà xuất bản của một nước trước đây là kẻ thù của Việt Nam mà lại không quan
tâm tới những người bạn từng giúp mình?
Trước những đề nghị mang tính yêu sách kể trên, gia đình bà Doãn Ngọc
Trâm lại phải “vò đầu bứt tai” để tìm giải pháp làm sao để cân bằng quan hệ
Đông-Tây; một nhiệm vụ chính trị quá sức đối với một bà già gần 90 tuổi với
nghề nghiệp chuyên môn là nghề dược như bà Doãn Ngọc Trâm.
Cuối cùng thì gia đình bà Doãn Ngọc Trâm đã đi đến một giải pháp:
Thương lượng với Nhà xuất bản Random House, đồng ý để một nhà xuất bản
phía Trung Quốc xuất bản Nhật ký Đặng Thùy Trâm mà không phải thương
thảo hợp đồng với nhà xuất bản Mỹ. Gia đình không đồng ý nhượng bản quyền
xuất bản ra tiếng nước ngoài cho phía Trung Quốc...
Hiện nay cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được dịch và in ra 15 thứ
tiếng, trong đó 12 thứ tiếng dịch qua bản tiếng Anh của Nhà xuất bản Random
House; gia đình đã cho phép để Nhà Xuất bản Văn học dịch sang tiếng Lào và
bản dịch ra tiếng Romania là 2 bản dịch trực tiếp từ tiếng Việt được gia đình bà
Doãn Ngọc Trâm trực tiếp cho phép.
Ngoài 2 nước kể trên, việc xuất bản Nhật ký Đặng Thùy Trâm tại Cu Ba
cũng được gia đình cho phép không phải qua nhà xuất bản Random House.
Riêng đối với bản dịch tiếng Trung Quốc thì cho đến nay vẫn chưa thấy
được công bố là đã được một nhà xuất bản nào in.
Qua vụ việc này cho thấy sự ngoan cường của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm;
Chị không chỉ ngoan cường trong chiến trận, trong việc bao nhiêu năm lưu lạc
trên đất Mỹ vẫn tìm được đường về quê mà cả trong việc: linh hồn của chị đã
phải vượt qua bao khó khăn, chướng ngai để những suy nghĩ, khát vọng một
cuộc sống không có chiến tranh của chị đến được với hàng triệu độc giả trên
hành tinh...
P.V.Đ
i
Kim Trâm và Hiền Trâm là hai em gái của Thùy Trâm, ở nhà được gọi là
Kim và Hiền. Mẹ của ba chị em cũng tên là Trâm.

You might also like