You are on page 1of 30

Những trận đánh then chốt trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không

1972
Cuối tháng 12 năm 1972, gần đến thời điểm kết thúc chiến tranh, tập
đoàn cầm quyền ở Mỹ đã mở một cuộc tập kích đường không chiến lược quy
mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh không quân ở VN hòng giành thắng lợi trên
thế mạnh, ép ta phải thương lượng theo những điều kiện cảu chúng.
Đế quốc Mỹ đã huy động hơn 1.300 máy bay chiến thuật trên các tàu
sân bay và các căn cứ ở Thái Lan; sử dụng gần 200 máy bay ném bom chiến
lược B-52 làm lực lượng đột kích chủ yếu đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một
số nơi khác trên miền Bắc. Các lực lượng Phòng không - Không quân đã tiến
hành một chiến dịch phòng không để đánh bại cuộc tập kích đường không chiến
lược này.
Trong 11 ngày và 12 đêm chiến đấu liên tục và quyết liệt, các lực lượng
PK-KQ hiệp đồng với lực lượng pháo cao xạ của quân khu, quân đoàn và dân
quân tự vệ đã bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 máy bay B-52, 5 F-111, 21 F-
4, 12 A-7, 1F-105, 4 A-6, 2 RA-5C, 1 HH-53 và 1 không người lái, bắt sống 44
giặc lái, trong đó có 33 giặc lái B-52.
Qua diễn biến của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, chúng
ta thấy có các trận đánh sau đây có thể coi là những trận đánh then chốt.
Trận đêm 18 tháng 12 năm 1972
Tuy thời tiết trong đêm rất xấu, trời nhiều mây lại có mưa nhỏ những
Mỹ đã huy động 90 lần chiếc B-52 và 143 lần chiếc không quân chiến thuật chia
làm 3 đợt đánh vào các sân bay Nội Bài, Hoà Lạc, Gia Lâm và một số mục tiêu
ở thủ đô hà Nội.
Các lực lượng tham gia chiến dịch chủ yếu là lực lượng tên lửa, đã bắn
rơi 3 chiếc B-52, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 7 giặc lái. (Tuy nhiên,
trong cuốn The Vietnam War của tác giả Green Wood cho biết: Đêm 18-12-1972
có 121 phi xuất B-52 vào miền Bắc VN và đã bị bắn rơi 3 chiếc B-52 và 2 chiếc
khác bị thương).
Đây là thắng lợi mở đầu của chiến dịch, có ý nghĩa quan trọng về chính
trị, quân sự và nghệ thuật chiến dịch, có tác dụng cổ vũ, động viên các lực
lượng tham gia chiến dịch và thúc đẩy sự tiến triển của chiến dịch. Giới cầm
quyền Mỹ sử dụng B-52 là lực lượng chủ yếu trong chiến lượng răn đe, hù doạ
nhân dân thế giới. Các nhà vạch kế hoạch củ Bộ chỉ huy không quân chiến lược
(SAC) phổ biến cho các nhân viên phi hành B-52 rằng: Máy bay MiG và tên lửa
đã mất hiệu lực, cứ yên trí bám đuôi nhau đi và về đủ. Nhưng sự thực không
diễn ra như ý muốn của SAC. Ngay từ trận đầu, các lực lượng tham gia chiến
dịch đánh thắng giòn giã, bắn rơi B-52, bắt giặc lái, đối tượng chủ yếu của cuộc
tập kích chiến lược.
Thế là từ tháng 4 năm 1952 (khi B-52 ra đời) cho đến tháng 12 năm
1972 trên chiến trường VN, giặc lái B-52 chưa bao giờ bị bắt sống thì nay đã
được vào “khách sạn Hilton Hà Nội” (tên gọi nhà tù Hoả Lò của giặc lái Mỹ).
Thủ đoạn lợi dụng đêm tối bất ngờ đánh đòn phủ đầu của địch đã bị đập tan.
Trận thắng mở đầu đêm 18 tháng 12 là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: Sự
chủ động sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng phòng không tham gia chiến
dịch, sự hiệp đồng chặt chẽ của nhiều thành phần, tự hệ thống radar phát hiện
B-52 đến cách đánh cụ thể cảu bộ đội tên lửa; từ việc giải quyết tốt nhiều vấn đề
trong lĩnh vực đấu tranh vô tuyến điện tử chống lại thủ đoạn gây nhiễu tích cực
đến thủ đoạn nghi binh, làm mục tiêu B-52 giả… Trận thắng đầu tiên đã làm
cho bọn giặc lái B-52 từ chỗ chủ quan coi thường hệ thống phòng không của ta,
bắt đầu hoang mang, nghi ngờ rồi đến chỗ lo sợ, khiếp đảm và kết thúc đợt một
của chiến dịch đã có tên phản đối không chịu bay. Trận thắng đêm đầu tiên cảu
2 tiểu đoàn 59 và 77 bắn rơi tại chỗ B-52 đã mở ra một khả năng to lớn, khẳng
định các đơn vị tên lửa có thể khắc phục được nhiễu, bắn rơi được B-52.
Trận đêm 20 tháng 12 năm 1972
Trong trận này Mỹ đã huy động 93 lần chiếc B-52 và 151 lần chiếc
máy bay chiến thuật, tổ chức 3 đợt đánh vào các mục tiêu ở Hà Nội, Thái
Nguyên và Hải Phòng. Mặc dù thời tiết xấu, trời nhiều mây nhưng do phán đoán
đúng về địch và nắm chắc thời cơ nên Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ vẫn cho
không quân cất cánh. Tuy chưa đánh được B-52 nhưng không quân ta đã buộc
máy bay tiêm kích và máy bay chiến thuật đi hộ tổng B-52 phải quay ra đối phó
để lộ rõ đội hình B-52, làm cho nhiễu giảm đi, chỉ còn nhiễu của B-52, tạo điều
kiện cho tên lửa phát hiện ra B-52 trong nền nhiễu và đánh rơi nhiều B-52. Pháo
cao xạ của chiến dịch đã tích cực đánh máy bay chiến thuật, bắn rơi máy bay và
bắt sống giặc lái. Trong đêm, ta đã bắn rơi 7 B-52, trong đó có 5 chiếc rơi tại
chỗ, bắt sống 12 giặc lái. Đồng thời các lực lượng khác đã bắn rơi 3 F-4, 1 F-
111. 1 A-6 rơi tại chỗ, bắt sống 2 giặc lái của không quân chiến thuật. Thắng lợi
của trận đánh đêm 20 tháng 12 càng cổ vũ tinh thần chiến đấu cảu bộ đội và
thúc đẩy sự phát triển của chiến dịch trong thế thuận lợi. Đồng thời, khẳng định
việc chỉ đạo cách đánh trong chiến dịch phòng không phải là cách đánh hiệp
đồng binh chủng mới đem lại hiệu quả chiến đấu cao.
Về phía địch, sau trận này, giặc lái Mỹ càng hoang mang lo sợ. Tiếp
đến các ngày sau đó là suy sụp tinh thần. Trong bài Tấn bi kịch của chiến dịch
Linebacker 2, Drenkowski, một giặc lái B-52 đã viết trên tạp chí Armed Forces
Journal như sau: “Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 12, tinh thần tại các căn cứ B-
52 (Guam và Utapao) đến mức suy sụp, một số phi công thì tưởng tượng hoặc
thổi phồng các lý do biện bạch cho việc các máy bay không hoàn thành nhiệm
vụ trong khi đó có một số nhân viên khác cáo ốm… Một số phi công khác đi
gặp các nghị sĩ của họ và không chịu bay. Một số phi công tiếp xúc với giới báo
chí đã bị đưa ra toà án binh và bị thải hồi ngay lập tức”.
Đó là những nhân tố thúc đẩy chiến dịch mau kết thúc Quả nhiên, đêm
21 tháng 12 địch đã rút từ 3 đợt xuống một đợt với lực lượng B-52 ít hơn (36
chiếc) đánh vào Hà Nội. Những đêm sau cũng chỉ tổ chức được 1 đợt và phải
giãn xa HN xuống Hải Phòng và lên đường số 1 Bắc. Nhưng B-52 vẫn bị rơi,
giặc lái B-52 vẫn bị bắt sống. Cho đến đêm 24 tháng 12, địch buộc phải kết thúc
đợt một chiến dịch.
Trận đêm 26 tháng 12 năm 1972
Sau 36 giờ tạm ngừng ném bom, địch ra sức chuẩn bị kế hoạch, nghiên
cứu lại cách đánh, tổ chức lại lực lượng. Đến đêm 26 chúng huy động một lực
lượng lớn gồm 105 lần chiếc B-52 và 130 lần chiếc không quân chiến thuật yểm
hộ, đồng thời đánh vào 3 khu vực HN, HP và Thái Nguyên.
Về phía ta, thời gian ngừng đánh phá, đã có gắng vượt bậc, chuẩn bị tốt
về mọi mặt để bước vào chiến đấu đợt 2 như rà xét lại phương án, điều thêm lực
lượng tên lửa về HN, phổ biến kinh nghiệm đánh B-52 cho các đơn vị chưa
đánh được, đặc biệt là công tác bảo đảm kỹ thuật và cung cấp đủ đạn cho các
đơn vị hoả lực.
Trong đêm 26 tháng 12, ta đã bắn rơi 6 B-52, có 4 chiếc rơi tại chỗ, bắt
sống 8 giặc lái. Đây là 1 trận thắng lớn, mở màn cho giai đoạn 2 chiến dịch.
Thắng lợi của trận đêm 26 tháng 12, đã thúc đẩy chiến dịch sớm kết thúc vì
SAC không thể chịu đựng được một tỷ lệ thiệt hại như vậy, mặc dù chúng đã áp
dụng cả những biện pháp tàn bạo, đánh vào các khu dân cư đông đúc để uy hiếp
tinh thần nhân dân ta. Những đêm tiếp sau, địch đã phải giảm dần số lượng phi
xuất B-52 và mỗi đêm chỉ tổ chức được 1 đợt đánh. Đêm 27 tháng 12, địch huy
động 54 lần chiếc B-52, đêm 28 tháng 12, có 60 lần chiếc, nhưng phải giãn ra
xa HN, vòng lên Thái Nguyên, Đồng Mỏ là những nơi có ít lực lượng tên lửa.
Cuối cùng, đến 7 giờ sáng ngày 30 tháng 12, Mỹ đã phải tuyên bố ngừng ném
bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Như vậy, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm
1972 đã diễn ra 3 trận đánh then chốt:
- Trận thứ nhất mở màn chiến dịch với chiến thắng trận đầu giòn giã.
- Trận thứ hai là một trận đánh xuất sắc, tiêu diệt được nhiều máy bay
B-52, bắt sống nhiều giặc lái, thúc đẩy chiến dịch phát triển trong thế thuận lợi,
- Trận thứ ba dẫn đến sự kết thúc của chiến dịch.
Ở đây chúng ta đã phán đoán đúng âm mưu và dự kiến được đối tượng
tác chiến chủ yếu là B-52. Ngay từ khi tập đoàn cầm quyền Nixon phát động lại
cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2, đặc biệt là sau đêm 16-4-1972, khi kẻ địch
dùng B-52 đánh vào HP thì các cơ quan chỉ đạo từ Quân uy Trung ương, Bộ
tổng tư lệnh đến Bộ tư lệnh quân chủng PK-KQ đã nghĩ đến khả năng kẻ địch sẽ
dùng B-52 đánh sâu ra miền Bắc, kể cả HN, HP.
Theo sát từng bước phát triển của tình hình thực tế, các cơ quan chỉ đạo
đã chỉ ra sẽ có một cuộc tập kích đường không mà lực lượng chủ yếu là B-52.
Trong thời gian này, ta đã làm được nhiều việc có ý nghĩa thiết thực cụ thể để
đánh B-52: Bố trí lại hệ thống radar, nhằm phát huy hết khả năng của khí tài
phát hiện B-52 sớm nhất và thông báo kịp thời. Xây dựng phương án đánh B-52
và thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh phương án. Đây là việc lập thế trận, tạo
thế cho chiến dịch phòng không. Chúng ta đã phổ biến kinh nghiệm đánh B-52
của các trung đoàn tên lửa ở chiến trường khu 4 cho các đơn vị ở HN, HP. Triển
khai công tác bào đảm vật chất kỹ thuật, hiệu chỉnh, sửa chữa vú khí, khí tài,
chuẩn bị đạn dược, nhất là khâu sản xuất đạn tên lửa. Sau khi đã xác định được
đối tượng tác chiến chủ yếu thì tất cả công việc chuẩn bị cho chiến dịch phòng
không đều tập trung cho trận chiến đấu then chốt mở đầu.
Trận then chốt đêm 20 tháng 12, lại diễn ra trong một hoàn cảnh khác.
Đêm đọ sức đầu tiên ta bắn rơi 3 chiếc. Cả 2 bên còn đang thăm dò nhau. Đêm
sau (19-12) ta không đánh rơi tại chỗ (kinh nghiệm đánh B-52 của cấp tiểu đoàn
thắng trận đầu phổ biến cho các đơn vị chưa chuyển hoá đến hành động chiến
đấu của bộ đội để biến thành kết quả cụ thể). Địch lúc đó lại chủ quan. Chúng ta
vẫn kiên trì chỉ đạo các đơn vị kiên quyết bắn rơi tại chỗ và dẫn đến kết quả
đêm 20 tháng 12. Trận then chốt đêm 26 tháng 12 là kết quả cảu một phương
hướng chỉ đạo đúng đắn về công tác nghiên cứu nắm địch.
Trong tác chiến phòng không, trận đầu có vị trí hết sức quan trọng.
Trận đầu đêm 18 đã diễn ra trong hoàn cảnh đặc biệt sau đêm 16-4-1972 ở Hải
Phòng hơn 8 tháng. Đêm đó, ở HP ta đã bắn khá nhiều đạn tên lửa nhưng lực
lượng B-52 của địch đều trở về căn cứ an toàn. Sẵn tư tưởng chủ quan, tin vào
vũ khí kỹ thuật, tin vào khả năng chế áp vô tuyến điện tử của hệ thống khí tài
gây nhiễu, kẻ địch đã bị bất ngờ và bị thua đậm ngay từ trận đầu tiên. Trong
chiến dịch phòng không tháng 12, tỷ lệ đạn tên lửa rơi đất và mất điều khiển rất
thấp.
Những trận đánh then chốt trong chiến dịch phòng không phải là những
trận đánh hiệp đồng binh chủng. Chúng ta đã xác định tên lửa và không quân
mà tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52. Cho nên trong chỉ đạo, ta đã chủ
trương để dành đạn tên lửa ban đêm đánh B-52; giao nhiệm vụ cho pháo cao xạ
đánh không quân chiến thuật và điều thêm các lực lượng cao xạ để bảo vệ tên
lửa. Còn không quân tiêm kích là lực lượng cơ động chủ yếu của chiến dịch
nhưng thực tế, lực lượng không quân đánh đêm của ta có ít. Điều kiện có thể cất
cánh chiến đấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, dẫn đường, sân
bay… Nhưng trong những trận đánh then chốt, ta vẫn kiên quyết cho không
quân cất cánh đánh địch từ xa, phá vỡ đội hình yểm hộ B-52, tạo điều kiện cho
các lực lượng khác đánh thắng.
Trận đầu đánh thắng không quân Mỹ
Sáng ngày 5 tháng 8 năm 1964, không ai bảo ai, tất cả các đồng chí
trong Bộ tư lệnh quân chủng đến phiên trực hay chưa, đều có mặt ở sở chỉ huy
sớm hơn thường lệ. 6h12, trên màn sóng hiện hình thấy xuất hiện 3 tốp máy bay
địch, trong đó có 2 tốp hoạt động dọc theo ven biển Hà Tĩnh, Nghệ An, Tĩnh
Gia (Thanh Hoá), Đồng Hới, Đèo Ngang (Quảng Bình) cách bờ từ 50 đến
120km; 7h59, một máy bay trinh sát U-2 lại xuất hiện, bay sâu vào nội địa. Lúc
này, ở sở chỉ huy quân chủng, một không khí yên tĩnh lạ thường. Mọi người hồi
hộp theo dõi đến từng giây, chờ đón một cái gì đó sẽ xảy ra và về phần mình sẵn
sàng có lệnh là hành động. Kíp trực ban được tăng cường, trung đoàn radar 290
được lệnh mở toàn bộ các đài để theo dõi địch. Tất cả các đơn vị pháo cao xạ
trên miền Bắc được lệnh vào cấp một. mạng thông tin nội bộ thông suốt. Cục
tác chiến Bộ Tổng tham mưu theo rất sát mọi hoạt động triển khai của các lực
lượng phòng không toàn quân chủng.
11h15, trên bảng tiêu đồ không còn một tốp mục tiêu nào nữa. Như vậy,
lệnh báo động toàn quân chủng vào cấp 1 đã kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ. Sự
hồi hộp vừa tạm lắng xuống thì những câu hỏi mới làm căng đầu óc mọi người
lại xuất hiện:
- Kẻ địch hoạt động suốt đêm qua và cả buổi sáng nay nhằm mục đích
gì, có phải mở đầu cho bước leo thang đánh phá miền Bắc không?
- Tình hình đã cho phép xuống cấp báo động chưa?
Cuộc trao đổi để tìm đáp số diễn ra khá sôi nổi, nhưng cũng kết thúc
thật nhanh. Tập thể Bộ tư lệnh nhận định: hành động của máy bay địch quần
thảo suốt đêm là tuần tiễu để yểm hộ cho các hạm tàu hoạt động, nhưng không
loại trừ khả năng tập dượt và nghi binh để bất ngờ ập vào đánh phá các mục tiêu
trong đất liền của ta. Việc máy bay U-2 tiến hành trinh sát sâu trong đất liền là
tiếp tục âm mưu chuẩn bị cho bước leo thang mới. Có thể tạm thời xuống cấp
báo động (cấp 2), nhưng bộ đội phải ở tư thế sẵn sàng để đánh trả nếu chúng
liều lĩnh đánh vào miền Bắc.
Nhận định của Bộ tư lệnh là hoàn toàn chính xác. Song tính chính xác ở
đây cũng chỉ là tương đối, nó đúng về cơ bản, nhưng không thể trùng khớp hoàn
toàn về cụ thể. Dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể đoàn đúng giờ phút
địch đến đánh ta, chúng dùng loại máy bay gì, bao nhiêu lần tốp và đánh vào
mục tiêu cụ thể nào. Quả thật, trong khi đơn vị bảo vệ thành phố Vinh vừa
xuống cấp báo động vào buổi trưa ngày 5 tháng 8, thì sau đó ít phút những tốp
máy bay phản lực Mỹ cất cánh từ tàu sân bay Ticondroga ập vào đánh phá các
loại mục tiêu trong thành phố, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước
ta. Dẫn đầu là tốp máy bay A-4 (4 chiếc) bay theo đội hình bậc thang, độ cao
khoảng 200m, sau hạ dần xuống 100m (thấp hơn núi Quyết). Đến cảu sông
Lam, tốp này hạ thấp độ cao xuống còn khoảng 60-70m áp sát triển sông ròi đột
nhập vào thành phố. Với đội hình hàng dọc 2 chiếc một, chúng lần lượt lao vào
đánh phá kho dầu. Đường bay như vậy chứng tỏ những tên phi công Mỹ vừa có
nghề lái giỏi, vừa biểu hiện thủ đoạn đánh phá nham hiểm; chúng đánh theo lối
vu hồi, tránh đương đầu trực tiếp với các trận địa phòng không của ta.
Nhưng trung đội 14.5mm thuộc trung đoàn 280 pháo cao xạ (Đoàn
Hồng Lĩnh - Đoàn pháo cao xạ bắn rơi nhiều máy bay nhất trong các trung đoàn
cao xạ của quân chủng) bố trí trên núi Quyết đã phát hiện được tốp báy lén lút
này và kịp thời nổ súng. Có thể xem đây là tiếng súng đầu tiên của bộ đội Phòng
không nhân dân VN tiến công hành động ăn cướp của những tên giặc trời Mỹ.
Lúc đó là 12h25 ngày 5 tháng 8 năm 1964.
Tiếp theo tốp 4 chiếc A-4D bay theo đường sông Lam vào đánh kho
dầu là các tốp AD6, F-8U ập vào đánh phá trận địa cao xạ, truờng thuỷ sản, Hòn
Ngư. Tốp AD6, bay tới độ cao 250m tới làng cống Mỹ thì cất cao bổ nhào với
góc 30 độ, cắt 10 quả bom xuống kho dầu vẫn đang bốc cháy. Như vậy là cả ba
tốp ngoài nhiệm vụ riêng đều hợp điểm đánh kho dầu.
Về phần ta, mặc dù lúc đầu có phần nào bị động và lúng túng, nhưng
chỉ ít phút sau đó, các đơn vị thuộc trung đoàn 280 pháo cao xạ đã chiến đấu với
mọt tư thế chủ động. bình tĩnh và thông minh. Lúc đầu, hầu hết các khẩu đội
đều áp dụng phương pháp bắn trực tiếp nên hảo lực phân tán, hợp đồng thiếu
chặt chẽ, hiệu suất chiến đấu kém. Sau đó đại đội 71 đã tiến hành bắn được
bằng phần tử Đ-49, đại đội 72 bắn bằng phần tử tổng hợp, tấp trung vào một
mục tiêu nhất định. Nhờ vậy mà ngay trong đợt chiến đấu đầu tiên, với 30 phút,
trung đoàn 280 đã bắn rơi 2 máy bay địch.
Mặc dù cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố Vinh đã diễn ra rất dũng cảm,
ta đã bắn rơi 2 máy bay địch, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy hết sức đau xót khi
đã không đưa được bộ đội vào thế chủ động đánh địch một cách liên tục ngay từ
đầu. Trách nhiệm này thuộc về chúng tôi, những người lãnh đạo và chỉ huy. Sau
khi cho chuyển cấp báo động, trong Bộ tư lệnh quân chủng không phân công
người trực ở sở chỉ huy buổi trưa hôm đó là một sai lầm, nên khi có lệnh cảu
đồng chí Thượng tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tiếp tục duy trì
báo động cấp 1, vì Johnson đã tuyên bố máy bay Mỹ được phép đi đánh phá
miền Bắc. Đồng chí sĩ quan trực ban tác chiến nhận lệnh đã lúng túng, không
phát tiếp lệnh cảu Tổng tham mưu trưởng xuống các đơn vị thuộc quân chủng
(điều mà chức trách trực ban tác chiến cho phép), mà lại đi báo cáo xin chỉ thị
thủ trưởng. Lúc này đòng chí Đặng Tính, chính uỷ và đồng chí Phùng Thế Tài,
tư lệnh trưởng sau một đêm trực chỉ huy khá căng thẳng, cần được nghỉ ít phút
để lấy lại sức. Còn tôi (Nguyễn Xuân Mậu, sau này là Trung tướng, chính uỷ
quân chủng Phòng không) với cương vị phó chính uỷ, lẽ ra phải có mặt ở sở chỉ
huy lúc này thay đồng chí Đặng Tính, thì cũng về nghỉ ở nhà riêng. Đây là
nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong việc chuyển cấp báo động, và đó cũng là
nguyên nhân gây cho một số đơn vị gặp khó khăn lúng túng lúc đầu.
Đúng là chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ cho trận đánh này, nhưng lại chưa
tính đến những vấn đề cụ thể nhất, và do đó đã có những sơ hở trong chỉ hy tác
chiến. Nhận thức về thủ đoạn của địch vẫn còn chủ quan., đơn giản. Suốt cả
buổi sáng chúng bay dập dờn ngoài biển, thỉnh thoảng chớm sâu vào đất liền
một ít, và chúng tôi hạ lệnh báo động cấp 1 toàn quân chủng, kể cả những đơn
vị sâu nhất như Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên. Khi trên bảng tiêu đồ vừa hết
mục tiêu, chúng tôi liền cho bộ đội về cấp 2. Đây chính là cái nếp mà kẻ địch đã
xảo quyệt làm cho chúng tôi gần như quen thuộc suốt một tuần nay. Mãi sau
này, chúng tôi vẫn thường tự hỏi tại sao mà buổi trưa ngày 5 tháng 8 năm 1964
ấy lại không để lại một vài đơn vị trực ban cấp 1, kể cả khu vực Vinh, một yếu
địa có khả năng bị địch oanh tạc nhiều nhất. Trước hết, đây là thiếu sót về công
tác nắm địch. Chúng tôi đã không chú ý đúng mức đối tượng không quân của
hải quân, đặc biệt là hạm đội 7 Mỹ, đối thủ nguy hiểm của chúng tôi trong suốt
hai cuộc chiến tranh phá hoại sau này. Vì vậy dẫn đến tình trạng là trong
phương án tác chiến, trong huấn luyện, ít đề cập đến các kiểu loại máy bay cảu
hải quân, thậm chí việc nhận dạng máy bay, bộ đội cũng còn nhầm lẫn. Vì
không chú ý đi sâu nghiên cứu những đặc điểm không quân của hải quân, nên
không có những biện pháp đề phòng thủ đoạn bay thấp từ ngoài biển để đột
nhập vào đất liền cảu kẻ địch. Chúng tôi đã nhanh chóng nhận ra thiếu sót đó và
có biện pháp sửa chữa tích cực. Những kinh nghiệm nóng hổi của cuộc chiến
đấu ở Vinh đã được kịp thời chuyển xuống các đơn vị trong toàn quân chủng./.
- ----------------------------------------------
Có lẽ đây là sự thật mà không nhiều người biết. Đôi khi báo chí và
công tác tuyên truyền của ta "bốc thơm" về quân ta đánh thắng trận đầu một
cách chủ động, đánh thắng giòn giã, mục tiêu được bảo vệ, thiệt hại thấp. Hy
vọng những tư liệu này đem lại cho các bạn một góc nhìn tổng quan hơn, khách
quan hơn và thật hơn về cuộc sống và chiến đấu của những người lính Phòng
không - Không quân.
Tên lửa gặp khó khăn trong chống nhiễu
Cho đến cuối năm 1966, ở khu vực Hà Nội, trước khi mở những chiến
dịch đánh phá lớn, thủ đoạn gây nhiễu của địch chủ yếu là gây nhiễu ngoài đội
hình. Những chiếc máy bay EB-66, EC-121 được trang bị những máy điện tử
cực kỳ hiện đại bay lượn từ xa, phát nhiễu và làm mờ các đài radar của ta, che
chở cho bọn cường kích, tiêm kích lẻn vào đánh phá. Thủ đoạn này lúc đầu có
gây cho ta một số khó khăn, nhưng ta đã dần dần khắc phục được bằng cách
nâng cao trình độ bám sát mục tiêu cảu các trắc thủ. Mặt khác, dù cho địch huy
động vào một trận đánh đến 5-6 máy bay EB-66 thì cũng không thể nào che kín
hết cho đồng bọn của chúng. Chiến đấu trên không rất cơ động, nhất là lúc bị
các lực lượng phòng không khác như cao xạ, không quân đánh mạnh, bọn
cường kích, tiêm kích không thể không có lúc bị lọt ra ngoài cái “áo giáp
nhiễu”, phơi mình ra cho các chiến sĩ tên lửa ta tiêu diệt.
Vào cuối tháng 11 năm 1966, trên bản đồ tình báo ở sở chỉ huy xuất
hiện một hiện tượng lạ. Gần suốt một tuần lễ, những chiếc EB-66, EC-121 bay
lượng suốt ngày đêm ở các vùng biên giới và ven biển. Chúng có ý đồ gì đây? Ít
lâu sau, khi chuẩn bị kế hoạch bảo vệ Hà Nội, chúng tôi đã có câu trả lời. Bọn
địch tiến hành một đợt trinh sát điện tử lớn để chuận bị cho đợt leo thang mới.
Ngày 15 tháng 1 năm 1967, địch ập vào đánh cầu Xuân Mai. Lúc máy bay địch
còn ở xa, cả 4 tiểu đoàn cảu trung đoàn 236 chỉ thấy 1 dãi nhiễu chứ không phải
nhiễu trắng cả màn như trước đây. Lúc địch đánh cầu, chỉ có tiểu đoàn 63 ở trận
địa Gốt mới thấy mục tiêu và phóng được 2 quả đạn nhưng không kết quả. Còn
tiểu đoàn 64 ở Yên Nghĩa, cách Xuân Mai 18km, chỉ thấy loáng thoáng mục
tiêu lúc bổ nhào và lượn vòng. Bởi vậy, mặc dầu biết địch đang đánh vào trận
địa tiểu đoàn 63 nhưng không thể nào bắn chi viện được. Hai tiểu đoàn còn lại
của trung đoàn 236 cũng ở trong tình trạng như thế. Tối hôm đó, đồng chí Trần
Xanh, trung đoàn trưởng 236 báo cáo về sở chỉ huy quân chủng: địch bắt đầu
dùng thủ đoạn nhiễu mới.
Hai tuần sau, ngày 23-1-1967, 8 chiếc F-4 bay theo đội hình bàn tay
xòe, 4 chiếc một, theo đường Hồi Xuân, Hoà Bình, Nhổn, Hồ Tây, Đông Anh,
Vĩnh Yên… toàn trung đoàn 236 ở vòng trong đều bị nhiễu, không bắt được
mục tiêu. Trung đoàn 274 bố trí ở Bắc sông Hồng thấy mục tiêu, bắn đuổi, rơi
một chiếc ở Sơn Tây, bắt sống giặc lái. Tại sao các trắc thủ của trung đoàn 236,
trung đoàn ra quân đầu tiên của bộ đội tên lửa đã từng dày dạn trong chiến đấu
lại không bắt được mục tiêu, còn trung đoàn 274 xây dựng sau lại bắn rơi được
máy bay địch? Tại sao, trước đây, cả đơn vị vòng trong, vòng ngoài đều bị
nhiễu, còn bây giờ có đơn vị bị, đơn vị không? Tại sao, tại sao, những câu hỏi
đó cứ nằm trong đầu óc chúng tôi như một sự thách thức khiến mọi người phải
suy nghĩ đến quên ngủ để tìm cho ra một lời giải. Liên tiếp trong các ngày 23,
26, 30 tháng 3-1967, địch cho nhiều tốp máy bay bay qua Hà Nội, các tiểu đoàn
của trung đoàn 236 đều “án binh bất động” vì nhiễu quá nặng, không bắt được
mục tiêu.
Đầu tháng 4-1967, bộ đội tên lửa có một cuộc họp quan trọng. Thành
phần gồm các đồng chí trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng tên lửa và toàn bộ
kíp chiến đấu của các tiểu đoàn. Nội dung chính là tìm thủ đoạn gây nhiễu mới
của địch và cách đối phó. Đồng chí tư lệnh quân chủng chủ trì cuộc họp. Mọi
người phát biểu rất sôi nổi. Các đồng chí trung đoàn 236 kiên trì bảo vệ lập luận
của mình là địch đã xuất hiện thủ đoạn gây nhiễu mới, muốn đánh thắng phải có
cách đánh mới.
- Cách đánh mới là cách đánh như thế nào? - Đồng chí tư lệnh quân
chủng ngắt lời hỏi
Đồng chí Trần Xanh trả lời ngay như đã có chuẩn bị từ trước:
- Cách đánh 3 điểm.
- Cách đánh 3 điểm là cách đánh như thế nào? Có phải là các anh định
đánh “mò” không? - Rồi đồng chí tư lệnh khoát tay quay ra nói với những
người dự họp - Các anh phát biểu đi! 236 đề nghị đánh 3 điểm, còn các anh
muốn đánh bao nhiêu điểm?
Câu hỏi vui của tư lệnh làm cho mọi người bật cười. Cuộc họp sôi nổi
hẳn lên. Các đồng chí tiểu đoàn trưởng, sĩ quan điều khiển và cả các đồn chí
trắc thủ hăng hái phát biểu kinh nghiệm thực tế cảu đơn vị mình. Nhưng đến
cách đánh 3 điểm thì phần đông còn phân vân. Các đơn vị bố trí vòng ngoài vẫn
có thể nhìn thấy được mục tiêu, vẫn có thể đánh được và đã đánh thắng, tuy
không dễ dàng.
Bây giờ đây, phải chăng cũng là biểu hiện của một sự thiếu quyết tâm.
Thế nhưng, trong cuộc họp hôm nay, vừa nghe, vừa ngắm nhìn những khuôn
mặt quen thuộc phát biểu ý kiến, thấy rằng không phải như vậy. Trung đoàn
trưởng trung đoàn 236, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 là những con người ham
học hỏi, luôn có quyết tâm vươn lên phía trước… Lẽ nào những con người như
thế lại dao động trước thủ đoạn mới của địch? Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 61
Nguyễn Văn Viễn, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 63 Trần Thái, tiểu đoàn trưởng
tiểu đoàn 64 Lê Tính, mỗi người một tính cách, nhưng đều có một điểm giống
nhau, trẻ tuổi, xông xáo, thông minh, dũng cảm. Chính họ đã cùng với tiểu đoàn
của mình ghi biết bao chiến công trên các địa bàn từ Hà Tây, Vĩnh Phú, Yên Bái
cho đến Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Chiến thắng của họ đã làm cho kẻ
địch bao phen lúng túng, thay đổi hết chiến thuật này đến thủ đoạn khác. Thế
mà trong những ngày vừa qua, tất cả đều như chững lại. Máy bay địch ầm ầm
bay qua bầu trời Hà Nội, ngay trên đầu họ, nhưng những bệ phóng của họ vẫn
cứ nằm im?
Đêm hôm đó, tôi (Nguyễn Xuân Mậu, phó chính uỷ quân chủng) và
đồng chí Đặng Tính (chính uỷ quân chủng) lại đứng với nhau dưới gốc cây sấu.
- Liệu có vấn đề tư tưởng trong chuyện nhiễu này không? Tôi băn
khoăn nêu suy nghĩ của mình với đồng chí Đặng Tính.
Sau một lúc trầm ngâm suy nghĩ, đống chí Đặng Tính nói chậm rãi:
- Mấy lâu nay ta có thói quen làm công tác tư tưởng chung chung, một
chiều. Hồi ở Điện Biên Phủ khác, hồi năm 1964 khác. Bây giờ lại càng khác. Ở
quân chủng kỹ thuật này, vấn đề tư tưởng phải đi đôi với vấn đề kỹ thuật.
Chúng tôi đang trao đổi thì anh Phùng Thế Tài bước đến:
- Thằng Xanh 236 láu cá lắm. Hôm nay nó đề nghị cho đánh 3 điểm,
nhưng nó đã cho 64 “đánh chui” mấy trận rồi. Đạn đi chầu trời tất.
- Để anh em phải đánh chui là khuyết điểm của chúng ta - anh Tính nói,
nét mặt lộ vẻ không vui.
Anh Tài lại nói:
- Ngày mai họp Bộ tư lệnh, anh Tri, anh Huyên sẽ kết luận toàn bộ ý
kiến trao đổi của anh em hôm nay rồi đưa ra ta bàn chung. Nếu cần ta cho tiểu
đoàn 62 đánh thí điểm trước.
Tôi nhất trí với ý kiến để 62 đánh thí điểm:
- Đúng! Nên cho cậu bát nghiên cứu đánh thử trước. Cậu ta vừa hăng
hái vừa nắm chắc kỹ thuật. Còn trước mắt, theo tôi, chưa nên cho đánh rộng rãi
cách đánh 3 điểm.
Cuối cùng anh Tính cũng nhất trí:
- Đồng ý để 62 đánh thí điểm, nhưng cần phát động toàn binh chủng
tên lửa nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tiến tới mở hội nghị chuyên đề về
vấn đề này.
Cho đến tháng 8 năm 1967, tình hình đánh trong nhiễu vẫn gặp khó
khăn. Do tư tưởng và cách đánh cụ thể chưa được giải quyết dứt khoát, nên
nhiều trận lỡ thời cơ. Phần đông các tiểu đoàn vẫn dựa vào phương pháp bắn
vượt X góc bằng cách cố gắng tìm “nhân” mục tiêu trong nhiễu, kết hợp với bố
trí đội hình cạnh sườn để tránh né cường độ nhiễu của địch. Tiểu đoàn 62 của
Hoàng Bát đánh đến 8 trận mà máy bay địch vẫn chưa rơi cái nào. Trong một
cuộc họp rút kinh nghiệm, đồng chí Phùng Thế Tài chỉ vào Hoàng Bát nói:
- Này anh Bát hói! Anh có biết là anh đánh bao nhiêu điểm rồi không?
Tán lần 3 là 24. Hai mươi bốn điểm rồi. Anh xin quân chủng đánh 3 điểm, anh
đã đánh đến 24 điểm rồi mà vẫn chưa nộp một chiếc máy bay nào cả.
Đến giờ giải lao, tôi gặp riêng Hoàng Bát ở hành lang:
- Cậu suy nghĩ thế nào về cách đánh 3 điểm?
- Báo cáo phó chính uỷ, tôi vãn cứ đánh 3 điểm. Không thể có cách nào
khác. Đồng chí Đặng Tính, đ/c Trương Công Cẩn, đ/c Honàg Văn Khánh ủng
hộ tôi. Đồng chí Thần Xanh, đ/c Ly Sơn khuyến khích tôi.
Tôi khoác vai Hoàng Bát dạo quanh khu nhà họp:
- Nếu cậu có quyết tâm như thế. Có lòng tin như thế thì cậu cứ đánh.
Bộ tư lệnh đã thống nhất ý kiến rồi. Phải tìm cách mà xoay xở chứ không chịu
bó tay. Tôi chỉ lưu ý cậu: Nước ta còn nghèo. Một viên đạn pháo 100 ly có thể
nuôi sống một gia đình trung nông trong một năm thì quả đạn tên lửa giá trị như
thế nào, cậu suy ra khắc biết.
Sau đó, cuộc họp lại tiếp tục cho đến tận khuya.
Cuộc chiến đấu đất đối không bảo vệ Hà Nội mỗi ngày càng thêm căng
thẳng và phức tạp. Kẻ địch không cam chịu thất bại. Dựa vào tiềm lực kinh tế
và quân sự phát triển ở trình độ cao, đế quốc Mỹ không ngừng cải tiến kiểu loại
máy bay, phát triển thiết bị - khí tài hiện đại và tinh vi để quyết thắng đối
phương. Nếu như những tháng đầu năm 1967, trong một tốp - 4 chiếc máy bay
địch, chỉ có chiếc số 1,3 hoặc 2,4 được trang bị máy gây nhiễu, thì đến tháng 6,
tháng 7, địch đã trang bị đầy đủ cho mỗi máy bay một máy gây nhiễu. Cường
độ nhiễu tăng lên đột ngột trên các màn hiện sóng. Trong những ngày đó, hễ có
báo động là sở chỉ huy quân chủng lại nghe các nơi tới tấp báo cáo về: Nhiễu
trong đội hình, cường độ 3 (là các máy bay đi làm nhiệm vụ tự mình gây nhiễu
do các máy gây nhiễu được gắn trong các máy bay đó hoạt động). Không thể
quên được hình ảnh đồng chí Lê Văn Tri trong những giờ phút đó. Với cặp mắt
sâu, đôi mày rậm, môi mím chặt, hai tay chắp sau lưng, đồng chí cứ đi đi lại lại
sau chiếc bàn chỉ huy, chốc chốc lại hướng về các đồng chí sĩ quan phương
hướng hỏi:
- Chưa có đơn vị nào phóng à?
- Báo cáo, chưa! Ở đâu cũng nhiễu trắng cả màn.
Bước sang tháng 8, tình hình lại càng nghiêm trọng hơn. Trong mỗi
máy bay của địch không chỉ có một máy gây nhiễu, mà đã tăng lên 2. Có thể
nói, nền công nghiệp điện tử của Mỹ đang chạy hết công suất để phục vụ cho
cuộc chiến tranh này. Trong đợt chiến đấu tháng 8 năm 1967, các đơn vị tên lửa
bảo vệ Hà Nội có 57 lần tiểu đoàn bắn, thì có đến 66,3% đạn tự huỷ, đặc biệt
nghiêm trọng có 6,3% đạn rơi xuống đất.
Ngày 11 tháng 8 năm 1967, địch đánh cầu Long Biên, 3 tiểu đoàn cảu
trung đoàn 236 còn lại ở vòng trong chỉ phóng lên được 1 quả đạn. Cầu Long
Biên bị hỏng. Đến lúc này cũng mới chỉ có 14% đơn vị dùng phương pháp 3
điểm và phần lớn chỉ mới dám dùng 1 quả trong một lần bắn. Tiểu đoàn 62 của
Hoàng Bát vẫn chưa thành công. Cuộc họp rút kinh nghiệm chiến đấu tối 11-8-
1967 diễn ra trong không khí nặng nề và căng thẳng. Kết thúc cuộc họp, đồng
chí Đặng Tính nói với các tiểu đoàn trưởng tên lửa như kêu gọi:
- Các đồng chí! Lẽ nào chúng ta lại chịu bó tay trước âm mưu thâm độc
của kẻ thù. Ngày mai, địch vào đánh Hà Nội, tất cả các đơn vị đều phải phóng
đạn. Các đồng chí cứ mạnh dạn đánh 3 điểm.
Ngày hôm sau, 12-8-1967, địch lại vào đánh Hà Nội. Sau những ngày
gian khổ, vất vả, niềm vui của chiến thắng đã đến vói chúng tôi. Hồi 16h13, tiểu
đoàn 63 đã bắn rơi tại chỗ một chiếc RF-4C bằng phương pháp 3 điểm. Tin báo
về sở chỉ huy làm cho ai nấy đều rạng rõ hẳn lên. Có lẽ vì chúng tôi đợi quá lâu.
Tối hôm đó, tại sở chỉ huy trung đoàn 236, cuộc họp rút kinh nghiệm chiến đấu
diễn ra tưng bừng chưa từng thấy, giống như là một buổi họp mừng chiến thắng
vậy. Kíp chiến đấu của tiểu đoàn 63 gồm các đồng chí tiểu đoàn trưởng Trần
Thái, sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Thực và các đồng chí Tạo, trắc thủ cự ly;
Pháo, trắc thủ phương vị; Mạnh, trắc thủ góc tà được mời lên hàng ghế đầu.
Đồng chí chuyên gia Liên Xô lần lượt bắt tay các đồng chí trắc thủ, sĩ quan điều
khiển và ôm hôn nông nhiệt đồng chí tiểu đoàn trưởng Trần Thái trong tiếng vỗ
tay vang dội.
Chiến thắng ngày 12-8-1967 của tiểu đoàn 63 đánh dấu một cái mốc
quan trọng trên con đường chiến đấu của bộ đội tên lửa. Ngày 17-9-1967, tiểu
đoàn 76, trung đoàn 257 bắn rơi 1 RF-4 bằng phương pháp 3 điểm, tiếp đó, tiểu
đoàn 88 trung đoàn 274 đánh thắng bằng phương pháp 3 điểm trong đội hình
dày đặc. Trên cơ sở những trận thắng đó, cùng với những kinh nghiệm cảu
những trận không thắng trước đây, Bộ tư lệnh binh chủng tên lửa đã nhanh
chóng xuất bản một tài liệu về phương phấp đánh 3 điểm. Đầu tháng 10-1967,
các tiểu đoàn trưởng tên lửa đang làm nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội, cùng với kíp
chiến đấu của mình được triệu tập về một địa điểm gần chùa Thầy dự lớp huấn
luyện về cách đánh 3 điểm. Lớp huấn luyện đó do đồng chí Đoàn Huyên, tư
lệnh binh chủng tên lửa chủ trì. Nếu như trận thắng 12-8-1967 là cái mốc thứ
nhất trên bước đường đánh thắng thủ đoạn nhiễu trong đội hình của địch, thì
cuộc tập huấn đầu tháng 10-1967 này là cái mốc thứ 2 không kém phần quan
trọng. Sau khi tư tưởng và cách đánh đã được giải quyết tốt, công với công tác
huấn luyện được đặc biệt chú ý, hiệu suất chiến đấu được nâng lên rõ rệt trong 2
chiến dịch phòng không bảo vệ Hà Nội tháng 10 và tháng 11 năm 1967.
Trong 2 chiến dịch này, bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội đã có 173 lần tiểu
đoạn phóng đạn, trong đó có 68% dùng phương pháp 3 điểm; trong số 18 tiểu
đoàn dùng phương pháp 3 điểm thì có 14 tiểu đoàn đánh thắng, 4 tiểu đoàn chưa
đánh thắng là do vừa xây dựng, trình độ bám sát mục tiêu của trắc thủ chưa
được thành thạo (như vậy, tổng số tiểu đoàn tên lửa phải là 26-27 tiểu đoàn).
Trong số 253 quả đạn bắn thì 80% nổ có điều khiển. Số máy bay địch bị bắn rơi
so với tháng 4, tháng 5 và tháng 8 năm 1967 tăng gần gấp 2 lần. Đặc biệt có
những trận đánh tiêu diệt xuất sắc như trận này 18-11-1967, 6 tiểu đoàn cảu 2
trung đoàn 274, 257, cùng bắn vào một tốp, tiêu diệt 4 F-105, bẻ gãy hẳn một
đợt đánh của địch. Trận ngày 19-11-1967, cả 10 tiểu đoàn thuộc 3 trung đoàn
cùng bắn, diệt một lúc 7 F-105.
Trong lúc cán bộ, chiến sĩ toàn quân chủng vẫn đang còn hân hoan với
niềm vui của chiến thắng tháng 10 và tháng 11-1967, thì kẻ địch xảo quyệt lại
gây cho chúng tôi 1 khó khăn mới. Trong đợt máy bay Mỹ đánh phá lần thứ 7
(từ 14-19 tháng 12) vào Hà Nội, bộ đội tên lửa chỉ bắn rơi được 1 F-105. Mặc
dầu đã có kinh nghiệm khắc phục nhiễu trong đội hình, mà kinh nghiệm lớn
nhất là phải tuyệt đối tin vào quần chúng, chúng tôi vẫn dè dặt, hồ nghi khi nghe
báo cáo của các đơn vị! Làm sao lại thế được? Ta phóng đạn lên trời, thằng địch
lại làm cho đạn ta rơi xuống đất. Vừa cách đây chưa đầy 1 tháng, ngày 19-11-
1967, chúng ta đã thu được chiến thắng giòn giã, khiến kẻ địch run sợ, phải bỏ
cuộc. Thế mà bây giờ chúng phản công lại chúng ta nhanh đến thế ư? Cũng có
thể đây là một dạng chủ quan, thoả mãn, dẫn đến đánh không thắng, không rơi
chăng?
Buổi hội ý Thường vụ hôm ấy diẽn ra trong không khí trầm lặng. Hai
ngày chiến đấu, địch đánh cầu Long Biên, các đơn vị tên lửa bảo vệ Hà Nội gặp
rất nhiều khó khăn, hiệu suất chiến đấu kém rõ rệt. Địch thật ư? Không có lẽ chỉ
trong vòng chưa đầy 1 tháng chúng thay đổi thủ đoạn nhanh đến như thế. Nhiễu
ngoài đội hình rồi, nhiễu trong đội hình rồi, bây giờ là loại nhiễu gì? Đó là chưa
kể các loại nhiễu khác chúng đã đưa vào sử dụng từ hơn 2 năm nay như các loại
nhiễu tiêu cực bằng kim loại, bằng các sợi thuỷ tinh; các loại nhiễu tích cực như
nhiễu xung trả lời, nhiễu râu, nhiễu xoắn thừng, nhiễu cỏ may, nhiễu phên liếp,
nhiễu mưa rào, nhiễu chấn song… nhưng đều bị các trắc thủ tên lửa của ta loại
trừ bằng trình độ thao tác điêu luyện.
Vốn rất thực dụng, lại có tiềm lực, khi thấy dung nhiễu QRC-160 vẫn
bị bắn rơi, bọn trùm chiến tranh ở Lầu năm góc đã nghĩ ngay đến một thủ đoạn
mới. Và khi ta còn chưa kết luận được nhiễu trong đội hình thì từ ngày 15-5-
1967, địch đã bắt đầu thí nghiệm 1 loại nhiễu mới. Đầu tháng 8-1967, trong một
trận đánh, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 đã phát hiện có một loại nhiễu mới ảnh
hưởng đến sự điều khiển của đạn, nhưng không ai tin. Trong các trận chiến đấu
tháng 10, tháng 11, lẻ tẻ cũng có một vài đơn vị phát hiện những hiện tượng
tương tự của tiểu đoàn 62 đã nêu hồi tháng 8. Nhưng cũng không được ai chú ý,
kể cả cơ quan nghiên cứu khoa học quân sự. Nếu như hồi ấy, lãnh đạo và chỉ
huy chúng tôi sáng suốt, nhạy bén, cơ quan nghiên cứu quân chủng xông xáo,
tác phong nghiên cứu thực tiễn hơn nữa, chắc chắn chúng ta không gặp khó
khăn như trận 14-12-1967. Và suốt đêm đó, cả trung đoàn 236 hầu như không
ngủ. Sau cuộc họp rút kinh nghiệm đến 12 giờ đêm, toàn trung đoàn bắt tay vào
thực hiện các biện pháp được đề ra trong cuộc họp là kiểm tra lại toàn bộ khí
tài, bệ, đạn. Đạn là nơi tập trung nhiều nghi ngờ nhất, nên đồng chí trung đoàn
trưởng Trần Xanh đã đích thân dự kiểm tra từng quả một. Tất cả những biện
pháp trên được tiến hành xong trong đêm 15 rạng 16-12-1967. Nhưng kết quả
chiến đấu vẫn không như mong muốn! Tối 16-12-1967, tại cơ quan Bộ tư lệnh
tên lửa đóng tại 1 xóm nhỏ bên dòng sông Đáy, đã diễn ra một cuộc họp quan
trọng từ cán bộ đại đội trở lên. Kíp chiến đấu của tất cả các tiểu đoàn cũng tham
gia cuộc họp này. Cuộc họp có nhiệm vụ trao đổi ý kiến và kết luận cho được
việc đạn không có điều khiển trong mấy ngày qua là do địch hay ta và bàn cách
đối phó. Nhưng hội nghĩ vẫn không đi đến một kết luận thống nhất. Bạn đọc sẽ
nghe đồng chí Trần Xanh kể lại không khí cuộc họp hôm đó và những diễn biến
tiếp theo:
“… Chập choạng tối, chúng tôi đến địa điểm họp. Trong ngôi đình đã
rất đông người, đang ồn ào, sôi nổi. Tôi nghe rõ tiếng đồng chí Nguyễn Mạnh
Đàn, trung đoàn trưởng trung đoàn 274.
- Cứ nói thẳng ra là do địch sao lại phải sợ. Đánh giặc mà còn sợ thì
đánh cái gì.
Tiếng đồng chí Lê Ngọc Quất, trưởng phòng huấn luyện tên lửa cảu
binh chủng tên lửa:
- Địch gì! Đánh không thắng, trước hết là do ta, sao lại là do địch?
Thấy tôi bước vào, đồng chí Nguyễn Đình Sơn, trung đoàn trưởng 257
reo lên vồn vã:
- A! 236 chủ công đây rồi!
Đồng chí Đoàn Thuận, trung đoàn trưởng 267 vừa siết chặt tay tôi, vừa
nói chân thanh:
- Hôm nay đến đây chủ yếu để nghe kinh nghiệm cảu anh đây.
(Như vậy là có ít nhất 4 trung đoàn tên lửa về tham dự hội nghị này)
Ở hội nghị này cũng có hai khuynh hướng: một là do địch; hai cho là
do chủ quan ta gây nên. Tôi thuộc khuynh hướng thứ nhất, nhưng chưa có đầy
đủ luận cứ để thuyết phục mọi người. Thế là vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Tại chủ quan ta, hay tại địch vẫn là một bài toán chưa có đáp số. Sau hội nghị
về, chúng tôi lại tập trung nghiên cứu. Và cuối cùng đáp số đã được tìm ra.
Theo nguyên lý kỹ thuật, thì đạn muốn có điều khiển, phái có một công suất
nhất định để nhận đúng tần số do đài của ta phát đi. Kẻ địch xảo quyệt đã dùng
máy gây nhiễu phát vào tần số rãnh đạn của ta một công suất lớn hơn công suất
của đạn và như thế là đạn mất điều khiển. Hiện tượng này gọi là “nhiễu rãnh
đạn”. Muốn giải quyết cơ bản vấn đề này, phải tăng công suất đạn lên để thắng
công suất máy gây nhiễu của địch. Đây là vấn đề lớn, vượt quá khả năng ta.
Trong lúc chưa thoả mãn được yêu cầu trên, ta vẫn có cách khắc phục bằng cách
đánh theo phương pháp P.L. (phương pháp P.L. là thế nào, thuộc phạm vi bí mật
mong bạn đọc thông cảm).
Tôi (Trần Xanh) mang kết quả nghiên cứu này lên báo cáo đồng chí tư
lệnh binh chủng tên lửa và xin chỉ thị cho đánh theo phương pháp mới đó. Đồng
chí tư lệnh suy nghĩ một lúc rồi cho gọi đòng chí Dục, trưởng phòng kỹ thuật
đến hỏi:
- 236 đề nghị đánh bằng phương pháp P.L., cậu xem có được không?
Đồng chí Dục trả lời được. Cuối cùng đồng chí tư lệnh bảo tôi:
- Thôi được, cậu cứ áp dụng phương pháp của cậu và thường xuyên báo
cáo tình hình lên trên này.
Liên tiếp trong 2 ngày 17 và 18 tháng 12-1967, chúng tôi phóng theo
phương pháp mới nhưng vẫn không đem lại kết quả mong muốn.
Tối 18-12, các đồng chí cấp trên xuống trung đoàn tôi dự rút kinh
nghiệm. Vừa trông thấy tôi, đồng chí phó chính uỷ quân chủng hỏi:
- Thế nào ông Xanh? Sao mà thằng địch cứ nhè đúng 236 nó nhiễu thế
nhỉ?
Tôi im lặng, chẳng biết trả lời thế nào.
Từ trưa, khi biết các đồng chí trên sẽ xuống dự rút kinh nghiệm, tôi và
đồng chí Bùi Biếng, tham mưu trưởng trung đoàn đã cùng nhau dốc sức chuẩn
bị một báo cáo với đầy đủ những số liệu về tất cả các mặt, hy vọng chứng minh
cho cấp trên hiểu rằng nguyên nhân đánh không thắng trong mấy ngày qua chủ
yếu là do địch có thủ đoạn mới. Nhưng việc làm của chủng tôi chưa đạt kết quả
hoàn toàn. Vẫn có ý kiến cho rằng cần phải tìm “nhiễu” trong cái đầu của chúng
ta trước đã. Sáng 19 tháng 12, đồng chí Trương Công Cẩn, chính uỷ binh chủng
tên lửa đến, sự có mặt của đồng chí trong lúc này làm tôi vui hẳn lên. Nhớ hồi
loay hoay vất vả với thủ đoạn nhiễu trong đội hình và cách đánh 3 điểm, đồng
chí luôn là người gợi cho chúng tôi nhiều ý kiến thiết thực.
- Các cậu đau đầu và khổ tâm lắm phải không? Tớ biết và rất thông
cảm. Nhưng đây là một vấn đề quan trọng. Trên Tổng cục và Quân uỷ cũng
đang đặt vấn đề xem xét. Bộ Tổng tham mưu đã lệnh cho Cục quân báo và Viện
khoa học quân sự tập trung nghiên cứu. Quân chủng cũng vừa có cuộc họp lớn
bàn về vấn đề này. Hôm nay tất cả sẽ tung xuống đơn vị. Đồng chí Tính, đồng
chí Khánh sẽ trực tiếp xuống tiểu đoàn 62 dự chiến đấu. Tớ sẽ xuống 61. Sau đó
sẽ nhanh chóng kết luận. Trước khi xuống 61, đồng chí Cẩn siết chặt tay tôi
(Trần Xanh) tạm biệt và nói thêm:
- Xanh ạ! Lần này với cương vị là trung đoàn trưởng, cậu cứ thẳng thắn
phát biểu ý kiến của mình. Đây là vấn đề quân sự, kỹ thuật, tớ sẽ ủng hộ cậu, tin
ở cậu. Nhưng nhớ là chuẩn bị cho thật kỹ vào, chân lý bao giờ cũng đi đôi với
khoa học…”
Và sự kiện nhiễu rãnh đạn kết thúc như thế nào, bạn đọc hãy nghe thêm
những điều tâm sự sau đây của đồng chí tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 tên lửa:
“… Sáng tinh mơ ngày 15-12-1967, ở trận địa Cổ Nhuế, chúng tôi đang
tập thể dục thì đồng chí Đặng Tính, tư lệnh kiêm chính uỷ quân chủng bước
vào.
- Các cậu kiểm tra tham số chưa?
- Báo cáo rồi ạ
- Tốt cả chứ?
- Báo cáo tốt.
- Hôm qua tham số cũng tốt mà các cậu cho một quả tên lửa lên thăm
Ngọc Hoàng. Còn một quả thì chui xuống âm phủ, chầu Diêm Vương.
- Báo cáo chúng tôi còn đang nghiên cứu. Hiện tượng hôm qua lạ lắm,
chính uỷ ạ!
Đồng chí chính uỷ cho gọi toàn kíp chiến đấu lại và dặn:
- Hôm nay nó lại đánh lớn HN. Các cậu nhớ ghi toàn bộ diễn biến cuộc
chiến đấu, diễn biến trên màn hiện sóng, cần chú ý xem hiện tượng nhiễu có gì
mới; nếu có là phải phát hiện nay.
Trước khi chia tay với chúng tôi, chính uỷ vui vẻ dặn thêm các trắc thủ:
- Cần nhất là phải tập trung tư tưởng bám sát - Chính uỷ giơ 2 bàn tay
lên - các cậu phải tập trung tư tưởng vào 2 bàn tay này này, sai một ly đi một
dặm. Chưa vợ cả phải không?
Các trắc thủ đồng thanh đáp”
- Chưa ạ!…
Chính uỷ cười hết cỡ, phô cả hàm răng có màu ngà ngà vàng ra:
- Thế thí cứ yên chí, chiến đấu cho thật giỏi vào, tớ còn mấy đứa con
gái khá lắm, chưa cùng ai!
Lính ta khoái quá, reo lên:
- Có xinh không ạ?
- Đã bảo cứ yên chí, xinh lắm, rất giống tớ.
Thế là cả một trận cười như sấm vang. Tiếng cười còn đuổi theo mãi
bước chân khập khiễng của đồng chí chính uỷ đi ra xa. Lính ta kháo nhau:
- Lạy bố! Con gái mà giống bố thì con xin hàng
Mấy ngày tiếp theo, tình hình chiến đấu của chúng tôi vẫn không tốt
đẹp hơn. Trung đoàn chỉ đạo cách đánh mới… Hiện tượng đạn không điều
khiển có hạn chế một phần nào. Họp rút kinh nghiệm liên miên, nhưng vẫn chưa
đi đến kết luận thống nhất. Ngay cả việc phóng thử, bắn lệch dải nhiễu cũng có
đồng chí trợ lý ở trên xuống không nhất trí, bảo rằng không được làm như thế!
Trong tình hình hiện nay, không làm như thế thì còn cách giải quyết nào khác.
Chúng tôi đang lúng túng, chưa biết xoay xở ra sao thì ngày 19-12-1967, đồng
chí Đặng Tính lại xuống. Cùng đi có cả đồng chí phó tư lệnh binh chủng tên lửa
Hoàng Văn Khánh nữa. Tôi mừng thầm trong bụng: Lần này chắc các cụ quyết
tâm dứt điểm vấn đề đây.
Bấy giờ tiểu đoàn tôi đã về chiếm lĩnh trận địa Nhật Tân, cách trận địa
cũ chỉ vài cây số, và vẫn là trận địa chốt vòng trong, bảo vệ HN. 7h30 có thông
báo địch vào. Máy nổ chạy ầm ầm, còi báo động rú lên. Tất cả đều nhanh chóng
về vị trí chiến đấu. Đồng chí Khánh lên xe trước rồi đưa tay kéo đồng chí Tính
lên. Cửa xe đóng chặt, tiếng máy chạy êm êm. Đồng chí Đặng Tính đứng phía
sau các đồng chí trắc thủ. Đồng chí Hoàng Văn Khánh đứng ngay cạnh tôi và sĩ
quan điều khiển. Thực tình mà nói, sự có mặt của các đồng chí thủ trưởng trong
xe, làm chúng tôi vừa mừng, vừa lo - Mừng là các đồng chí sẽ thấy chúng tôi
chiến đấu như thế nào. Chúng tôi không hề sợ địch như có người ngộ nhận. Lo
là lỡ xảy ra cái gì đó không an toàn…!
7h32, trung đoàn thông báo là tiểu đoàn 61 đã phóng và đạn không có
điều khiển. Tôi báo cáo tin đó với đồng chí Tính và đồng chí Khánh. Đồng chí
Khánh nhắc tôi:
- Đồng chí cứ tập trung chỉ huy chiến đấu!
Địch vào đúng hướng chúng tôi phụ trách. Trên vi-vô của tôi thấy rõ 1
tốp 4 chiếc bay theo đội hình bàn tay xòe. Tôi chỉ thị mở máy thu rãnh đạn và
thấy có nhiễu. Màn hiện sóng xuất hiện một dạng nhiễu lăn tăn. Tôi quay lại
phía đồng chí Khánh:
- Báo cáo đồng chí, chính “nó” đấy
Đồng chí Khánh và đồng chí Tính phải đeo kính lên và cúi sát màn hiện
sóng để nhìn cho rõ.
- Mục tiêu vào 30km - tôi hô.
- Phóng phương pháp Y. Đạn không bắt. Tôi hô tiếp:
- P.L. x độ.
Đạn bắt nhưng lúc này mục tiêu đã vào 15km, nên tôi quyết định không
phóng đạn.
Lệnh trung đoàn đã cho báo động về cấp 2, nhưng đồng chí Tính và
đồng chí Khánh còn ngồi lại hỏi han tỉ mỉ các đồng chí trắc thủ hồi lâu mới
xuống xe. Các đồng chí còn đi khắp các bộ phận để nắm thêm tình hình.
Trưa hôm ấy, các đồng chí ăn cơm với chúng tôi dưới căn lán dã chiến,
ngay tại trận địa. Buổi chiều 15h lại có báo động. Đồng chí Hoàng Văn Khánh
tuyên bố: Từ giờ phút này trở đi, các tiểu đoàn khác do trung đoàn chỉ huy, còn
tiểu đoàn 62 theo lệnh tôi. Địch vào, chúng tôi bắt được từ xa, ngoài 45km.
Thấy đồng chí Khánh có quyết tâm đánh, tôi lệnh cho đồng bộ cả 3 quả đạn.
Địch vào 40km - 35km - 32km, tôi hô: Phương pháp Y. Đạn không bắt. Tôi báo
cáo với đồng chí Khánh:
- Nhiễu đạn rất nặng! Theo tôi, nếu phóng thì đạn sẽ không có điều
khiển, có khả năng rơi xuống đất. nhưng nếu thủ trưởng đồng ý thì chúng tôi
phóng. Đồng chí Hoàng Văn Khánh hô rất to:
- Phóng!
Các cậu trắc thủ bên xe tính toán kêu um lên trong loa phóng thanh:
- Điện áp A-nu (Bộ phận đo cường độ nhiễu rãnh đạn) cao thế mà vẫn
phóng à?
Tôi phải quát lên:
- Tất cả theo lệnh tôi. Trật tự!
Viên đạn rời bệ phóng, nhưng không bắt được vào cửa sóng chờ. Trắc
thủ cố bám sát mãi cũng đành chịu. Sĩ quan điều khiển Hùng buộc phải hô:
- Đạn không điều khiển.
Trận chiến đấu kết thúc nhanh chóng, không lấy gì làm vui vẻ lắm.
Đồng chí Tính và đồng chí Khánh trao đổi với nhau một lúc, rồi gọi chúng tôi
quây quần dưới căn lều bạt của ban chỉ huy tiểu đoàn. Đồng chí Khánh nhận
xét:
- Hôm nay, tôi và đồng chí chính uỷ quân chủng xuống kiểm tra và
tham gia chiến đấu với tiểu đoàn các đồng chí. Trước hết, tôi biểu dương các
đồng chí có quyết tâm chiến đấu tốt. Thứ hai, qua trận đánh hôm nay, chúng tôi
có cơ sở để chính thức kết luận là kẻ địch đã dùng thủ doạn nhiễu mới rất nham
hiểm là nhiễu rãnh đạn.
Từ khi trận đánh kết thúc, tôi thấy nét mặt đồng chí Đặng Tính trở nên
đăm chiêu, suy nghĩ nhiều hơn. Khi tiễn các đồng chí ra xe, chỉ còn 3 người với
nhau, đồng chí mới nói những suy nghĩ của mình:
- Từ trước tới nay, chủ yếu là ta dùng cách đánh và mưu mẹo để thắng
chúng. Chúng ta đã thắng nhiễu trong đội hình bằng cách đánh 3 điểm, chủ yếu
là nhờ bàn tay khéo léo và trí thông minh của các đồng chí trắc thủ. Còn lần này
thì vấn đề vượt quá khả năng của chúng ta. Tất cả các dữ kiện mà các đồng chí
rút ra qua mấy ngày chiến đấu vừa rồi là những gợi ý khoa học rất bổ ích để
chúng ta báo cáo lên trên nghiên cứu giải quyết”
Trong lần họp Bộ tư lệnh sau khi di kiểm tra, tham dự chiến đấu ở tiểu
đoàn tên lửa 62 về, đồng chí Đặng Tính chỉ thị: Khắc phục nhiễu rãnh đạn là
một công việc mang tính khoa học phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian, phối hợp
đồng bộ nhiều ngành, với cả chuyên gia bạn nữa mới có thể giải quyết căn bản
vấn đề. Nhưng như thế không có nghĩa là ta bó tay, cái khó phải ló cái khôn.
Trước mắt chúng ta càn làm tốt việc phát huy tư tưởng tích cực tiến công, không
đánh giá cao dịch; hoàn thiện cách đánh mới… cơ quan kỹ thuật cần đi sâu
nghiên cứu làm một số điều chỉnh nhỏ ở đài, ở đạn trong phạm vi cho phép;
đồng thời nghiên cứu một đội hình chiến thuật thích hợp để có thể “tránh né”
được cường độ nhiễu của địch mà vẫn phóng được đạn…
Nhờ kiên quyết áp dụng những biện pháp nói trên, bộ đội tên lửa đã
đánh thắng địch trong những trận sau. Đặc biệt, ngày 11-2-1968, tiểu đoàn 61
đã bắn rơi tại chỗ chính chiếc máy bay dịch mang máy gây nhiễu mới mà bấy
lâu chúng tôi cần tim. Đó là chiếc máy gây nhiễu mang nhãn hiệu ALQ-71 còn
nguyên vẹn. Chính trắc thủ cự ly Nguyễn Xuân Đài lúc ấy đã trở thành sĩ quan
điều khiển, cùng với kíp chiến đấu dũng cảm và tài trí: Hưng, Tân, Khải, làm
nên chiến công lịch sử này - bí mật của nhiễu rãnh đạn đã gây cho chúng tôi bao
lao tâm khổ tứ, thì bây giờ đây nó đang nằm trước mặt mọi người. Cuộc chiến
tranh điện tử thứ 3 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội đã thất bại.
Vào hang bắt cọp B-52
Ngày 12-4-1966, 30 B-52 ném bom đèo Mụ Giạ. Đây là lần đầu tiên B-
52 ra đánh phá miền Bắc. Ngay sáng hôm sau, tin đó đã gây nên cuộc thảo luận
sôi nổi trong buổi giao ban ở sở chỉ huy quân chủng. Phòng quân báo được lệnh
đi sâu nghiên cứu tính năng chiến thuật, kỹ thuật của B-52. Phòng tên lửa được
lệnh ngoài nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị tác chiến thường xuyên, cần dành thời
gian nghiên cứu cách đánh B-52. Ngày 27-4-1966, địch cho B-52 ra đánh Mụ
Giạ lần thứ 2. Một hôm đồng chí Tính được gọi lên gặp Bác, trở về đồng chí nói
với tôi (tướng Mậu, phó chính uỷ quân chủng):
- Bác bảo miền Bắc chúng ta cần chuẩn bị để đối phó với B-52 và
nhiệm vụ này chủ yếu giao cho bộ đội phòng không. Bác bảo bất kể trong tình
huống như thế nào, chúng ta phải đánh thắng B-52.
Có thể nói là lúc bấy giờ chúng tôi chưa có một cơ sở tối thiểu để xây
dựng một phương án đánh B-52, dù là ở dạng đơn giản nhất. Theo những số liệu
do Cục quân báo, Bộ Tổng tham mưu cung cấp và phòng quân báo của quân
chủng sưu tầm thêm được, chúng tôi biết B-52 là một loại máy bay to lớn, nặng
nề. Trong lượng toàn bộ của nó lên tới trên dưới 200 tấn, tuỳ theo từng loại.
Loại B-52 vừa được cải tiến mang ký hiệu B-52G, H, thì riêng lượng dầu để bảo
đảm cho 1 chuyến bay lên tới 141 tấn. Cứ mỗi giờ bay, thông thường phải tiêu
thụ hết từ 6 đến 7 tấn nhiên liệu. Xét riêng về cái thân hình nặng nề này thì B-52
đúng là miếng mồi ngon cho tên lửa SAM-2. Điều đáng chú ý là trên mỗi chiếc
B-52 có đến 15 máy gây nhiễu. Thằng Mỹ có dại gì để những chiếc “pháo đài
bay thượng đẳng” của chúng phơi xác cho ta thịt một cách dễ dàng. Vấn đề đặt
ra lúc này là phải tập “nhìn” kẻ thù, phải đi đến những nơi có kẻ thù để bước
đầu làm quen với nó. Nói cách khác, muốn bắt cọp thì phải vào tận hang.
Giữa tháng 7, chúng tôi được lệnh của Bộ Tổng tham mưu đưa trung
đoàn tên lửa 238 vào Vĩnh Linh để đánh B-52. Đây quả là một quyết định hết
sức táo bạo. Có bao giờ tên lửa lại đi xa như thế? Cuối năm 1965 và đầu năm
1966, một số tiểu đoàn tên lửa đã cơ động chiến đấu trên một số hướng, có tiểu
đoàn đã vào đến Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhưng dù sao thì cũng mới chỉ đi trong
vúng hậu phương, đường sá được chuẩn bị tốt, có lưới lửa phóng không của các
đơn vị bạn bảo vệ. Còn bây giờ là cả một trung đoàn tên lửa với hàng mấy trăm
xe máy cồng kềnh, đi đâu phải có cần trục đi theo để tháo lắp; vào một vùng
tuyến lửa ngày đêm địch bắn phá ác liệt, làm sao mà bảo đảm được an toàn!
Thường vụ Đảng uỷ quân chủng họp một phiên chuyên đề về việc trung đoàn
238 vào tuyến lửa. Chúng tôi dự kiến 3 cửa ải mà trung đoàn phải dũng cảm,
mưu trí, sáng tạo mới có thể vượt qua để giành thắng lợi.
Một là, phải vượt qua chặng đường gần 600km, phần lớn phải đi theo
đường chiến lược mới mở, có nhiều đèo dốc, khe sâu, địch thường xuyên khống
chế, đánh phá ác liệt;
Hai là, giấu mình, trụ vững tại một vùng đất nhỏ hẹp nằm trong tầm phi
pháo của địch từ trên không, từ ngoài biển và từ bờ nam sông Bến Hải.;
Ba là, phóng được đạn, bắn rơi được B-52, một đối tượng mà đơn vị
chưa hiểu biết bao nhiêu.
Cho đến đầu năm 1967, tất cả 5 tiểu đoàn của trung đoàn 238 đều đã
lần lượt có mặt trên đất Vĩnh Linh. Trên đường đi vào, qua đất Nghệ An, Bộ Tư
lệnh quân khu 4 đã có một yêu cầu rất có ý nghĩa đối với trung đoàn: Tiểu đoàn
nào bắn rơi được máy bay địch trên quê hương Bác mới “được giấy phép” vượt
sông Lam. Ngày 28-7-1966, từ trận dịa quê hương làng Đỏ, tiểu đoàn 84 đã
phóng 2 quả đạn, diệt 2 chiếc A-4, bắt sống giặc lái, trở thành tiểu đoàn đầu tiên
giành được “chiếc vé” vượt Bến Thuỷ đi vào tuyến lửa. Đến Quảng Bình, chỉ do
một sơ suất nhỏ, để lộ bí mật, tiểu đoàn 84 đã bị địch đánh liên tục trong 2 ngày,
mỗi ngày trên 100 lần chiếc.
Tại Vĩnh Linh, khu vực tên lửa hoạt động được chỉ khoảng trên dưới
24km2. Đánh hơi tên lửa đã vào Vĩnh Linh, bọn địch quyết tâm đánh huỷ diệt,
hoặc ít ra cũng “đánh bật” được những bệ phóng SAM-2 ra khỏi khu vực này để
tránh cho những pháo đài bay B-52 của chúng khỏi bị đe doạ. Vì thế vấn đề
công sự nguỵ trang được đặt lên hàng đầu, và có tầm quan trọng sống còn.
Chỉ trong một thời gian ngắn, bằng sức lao động của bản thân mình là
chính, trung đoàn đã xây dựng được 22 trận địa tên lửa với khối lượng đào đắp
lên tới 32.628m3 đất; hàng nghìn cây gỗ được chặt ngả, pha đẽo để làm hầm.
Ngoài trận địa ra, còn phải xây dựng những khu giấu khí tài, trong đó có những
khu có đủ hầm chứa xe máy, có đường cho xe xích kéo khí tài lên xuống. Đặc
biệt hai trận địa sản xuất đạn của tiểu đoàn 85 giống như một công xưởng dưới
hầm sâu, có đủ cả hầm tránh bom cho người và khí tài. Ở những nơi địch đánh
ác liệt nhất, nhưng điều kiện bắn lại có thuận lợi, trung đoàn đã quyết tâm xây
dựng những trận địa có nắp che kín cả khí tài. Toàn bộ khu trung tâm gồm xe
điều khiển, xe tính toán, xe thu phát và trạm nguồn điện gồm xe điện, máy nổ
75KVA đều được nằm kín dưới hầm sâu, trừ bộ ăng tên phải vươn lên cao để
phát sóng tìm địch và điều khiển đạn. Đó thực sự là cả một công trình đồ sộ.
Chúng ta chắc đã từng thấy một trận địa tên lửa ở gần Hà Nội, hoặc ở một tỉnh
đồng bằng. Một trận địa như vậy phải chiếm đến gần 10 héc ta. Ấy thế mà toàn
bộ cái trận địa ấy, ở khu vực Vĩnh Linh, phải chuyển xuống lòng đất.
Nhưng không phải như thế là đã bảo đảm an toàn. Ở vùng tuyến lửa
này, kẻ địch thường xuyên có mặt ở trên trời để nhòm ngó, phát hiện. Đó là
chức năng chủ yếu của 2 tên chỉ điểm L-19 và OV-10. Chỉ cần 1 dấu hiệu nhỏ
thôi; một làn khói mỏng lướt nhẹ trên ngọn cây; một cành lá nguỵ trang héo
chưa kịp thay; một vết xe đi vào bãi giấu chưa kịp xoá… lập tức nó thả pháo
khói xuống và gọi bọn F-4, A-6 đến giội bom, vãi đạn. Các đồng chí trung đoàn
238 mỗi lần ra quân chủng họp, thường nói: ở vùng Vĩnh Linh có khoảng 10, 15
phút yên tĩnh là một điều hết sức hiếm hoi. Bọn L-19 và OV-10 không nghỉ
trưa. Anh em bảo chúng “giao ban” ngay trên trời. Tên này đến thì tên kia mới
về. Chính vì vậy mà kỷ luật về bí mật và nguỵ trang được đặt ra hết sức nghiêm
ngặt. Phải thực hiện nghiêm túc 24/24. Đôi khi, chỉ một sơ suất nhỏ mà dẫn đến
tổn thất nặng nề. Đối với 1 trận địa tên lửa, đây là một vấn đề đặc biệt khó khăn,
đòi hỏi công tác nguỵ trang phải nâng lên đến mức nghệ thuật. Nếu vừa hành
quân đến một địa điểm mà cây cối đang bị khô héo sau một đợt bom thì nguỵ
trang cho trận địa cũng phải là những cành lá khô héo giống như thế. Nếu con
đường kéo khí tài vào trận địa là màu cỏ úa thì cũng phải dùng đúng những cỏ
úa như thế để nguỵ trang. Nghĩa là màu sắc vùng đất mà anh vừa mới đến hôm
qua như thế nào, thậm chí giờ trước như thế nào, thì ngày hôm sau, giờ sau, anh
phải làm lại đúng như thế.
Nhưng cũng vẫn phải coi chừng. Khi bọn do thám trên trời không phát
hiện ra điều gì khả nghi thì bọn cường kích sẽ dùng thủ đoạn đánh xăm, thường
là bằng đạn 20mm hoặc rốc két. Cũng có khi chúng xăm bằng bom. Chúng xăm
từ ngoài vào, từ trong ra, xăm chéo góc. Đã có lần, chúng gây cho ta những tổn
thất đáng kể với cái lối đánh xăm này. Ngoài các thủ đoạn phóng Shrike, bổ
nhào bắn phá trận địa, đánh xăm, kẻ địch còn dùng một thủ đoạn hết sức nham
hiểm nữa là đánh toạ độ. Bằng phương pháp giao hội điện tử, chúng phát hiện
trận địa tên lửa cảu ta ở một toạ độ nào đấy, chúng liền dùng thủ đoạn bay bằng,
ném bom theo toạ độ đã tính sẵn. Thủ đoạn này cho cho phép chúng không cần
phải có thời tiết tốt, mà cả những lúc trời mưa, trời mù, chúng vẫn có thể ném
bom trúng mục tiêu. Cho nên ở Vĩnh Linh, anh em đã có câu: “Nắng ráo bổ
nhào, mưa rào toạ độ”. Và khi không có bổ nhào, không có toạ độ thì đã có
pháo trên các hạm tàu ở ngoài biển bắn vào, pháo ở bờ nam bắn sang thay thế.
Bầu trời và mặt đất Vĩnh Linh không bao giờ ngớt tiếng bom đạn.
Thế nhưng các chiến sĩ trung đoàn 238 vẫn ngoan cường chịu đựng,
kiên nhẫn giấu mình chờ dịp trị cho bằng được tên giặc nguy hiểm B-52. Trong
hoàn cảnh như vậy, tất nhiene trung đoàn khó tránh khỏi những tổn thất nhất
định. Tất cả 5 tiểu đoàn đều lần lượt bị đánh. Trong đó, trận đánh ác liệt nhất,
tàn bạo nhất là trận chúng ném bom toạ độ vào trận địa tiểu đoàn 83 ngay 29-4-
2967. Hôm đó chúng đã dùng đến 109 lần chiếc máy bay các loại, đánh 24 đợt
bom, trung bình 15,20 phút một đợt toạ độ. Kết hợp với máy bay, pháo từ hạm
tàu, từ bờ nam cũng bắn vào 192 quả. Tiểu đoàn 83 hoàn toàn mất sức chiến
đấu. Trận địa của tiểu đoàn 81 chi cách sông Bến Hải trên dưới 6km. Nhhững
hôm trời trong, chiến sĩ ta có thể thấy hoạt động của địch ở các vị trí Cồn Tiên,
Dốc Miếu. Trận địa của tiểu đoàn 82 ở xã Vĩnh Kim, Vĩnh Trung, thuộc khu
đông, cách bờ biển chưa đầy 2km, hàng ngày anh em có thể nhìn thấy tàu địch
lảng vảng ngoài xa. Tôi có được đọc cuốn nhật ký của đồng chí Phạm Sơn, tiểu
đoàn trưởng tiểu đoàn 81 lúc bấy giờ, sau này là đại tá, tham mưu phó quân
chủng PK, trong đó có ghi: “Trong thời gian 3 tháng trú quân “tàng hình, rình
mồi”, tháng 2, tháng 3, tháng 4 năm 1967, tiểu đoàn đã bị 67 lần pháo kích, toạ
độ và bổ nhào (37 lần toạ độ, 1 lần bổ nhào, 29 lần pháo kích), trong đó 7 lần
trúng khu trung tâm, 32 lần trong vòng từ 2m đến 500m, 35 lần từ 500m đến
1000m. Hy sinh 7, bị thường 22”. Kể cả các đồng chí cao xạ bảo vệ tên lửa và
công binh, con số thương vong của riêng tiểu đoàn 81, tính đến hết tháng 7-
1967 đã lên tới hàng chục. Tất cả những tổn thất hy sinh đó không một mảy
may làm cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238 nao núng.
Cái cửa ải thứ ba, cửa ải phóng được đạn lên trời, bắn rơi được B-52
thực khó khăn chiết chừng nào. Gần 5 tháng cắn răng chịu đựng, nằm dưới tầm
bom đạn của địch, chưa tiểu đoàn nào phóng được quả đạn nào vào những tốp
B-52 vẫn hàng ngày rải bom xuống khu vực Vĩnh Linh. Trong thời gian này,
radar cảnh giới của ta chưa phát hiện được B-52 nên tên lửa không được báo
động từ xa để vào cấp 1, mà chủ yếu là dựa vào triệu chứng hoạt động của bọn
cường kích để phán đoán. Có lần nghe tiếng bom B-52 vọng đến, đơn vị mới
phát lệnh vào cấp 1. Khi phát sóng lên thì địch đã bay xa. Có lần vào cấp 1 được
khá chủ động, có thời cơ, nhưng khí tài lại không ổn định.
Ở chiến trường Vĩnh Linh, thường xuyên phải cơ động, khí tài phải đặt
dưới hầm sâu, độ ẩm cao, việc bảo đảm hệ số kỹ thuật, hệ số chiến đấu cho tên
lửa là một việc cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, chí ít cũng có đến 2 lần, thời cơ
phóng đạn vào B-52 đã đến với tiểu đoàn 81 và tiểu đoàn 83, nhưng rất tiếc là
đã không thực hiện được, chỉ vì chỉ huy có phần thiếu quyết đoán. Một lần vào
giữa tháng 3-1967, khi kẻ địch còn bất ngờ. Hôm đó, cả tiểu đoàn 81 và 83 đều
đã nhìn thấy B-52. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 81 Phạm Sơn đề nghị cho phóng
đạn. Nhưng người chỉ huy bảo còn chờ ý kiến của Mặt trận. Thời cơ trong tác
chiến phòng không làm gì có chỗ cho việc đợi chờ! Lần thứ 2 vào đầu tháng 4-
1967. Hôm ấy, cũng 2 tiểu đoàn 81 và 83 đều thấy mục tiêu. Nhưng sau đó, khí
tài 83 không ổn định. Tiểu đoàn trưởng Phạm Sơn khẩn thiết đề nghị cho phóng,
vì đây là thời cơ hiếm có. Nhưng người chỉ huy vẫn cứ báo chờ, lý do có khác
lần trước, là chờ cho khí tài 83 tốt để đánh tập trung. Và kết quả là cái thời cơ
vàng ngọc đó đã qua đi, không bao giờ trở lại với họ nữa.
Như trên đã nói, sau trận toạ độ ác liệt ngày 29-4-1967 của địch, tiểu
đoàn 83 đã phải tạm thời lùi về phía sau củng cố. Lúc này Vĩnh Linh chỉ còn lại
tiểu đoàn 81. Với lòng dũng cảm tuyệt vời, với tinh thần lao động không biết
mệt mỏi, tiểu đoàn 81 dưới sự chỉ huy của người tiểu đoàn trưởng mưu trí, lại
đào thêm hầm, đắp thêm công sự, kiên quyết đứng vững trên đất lửa Vĩnh Linh,
chờ ngày bắt bon B-52 phải đền tội. Nhưng đường vào cửa ải thứ 3 lại càng khó
khăn hơn. Bọn địch đã tăng cường thêm những biện pháp điện tử để giấu kín
mình trong nhiễu.
Đầu tháng 5-1967, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 ra lệnh: “Cho tên lửa được
đánh tất cả các đối tượng”. Mệnh lệnh sáng suốt đó đã đáp ứng được lòng mong
mỏi của cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238, của tiểu đoàn 81. Bất chấp sự khống
chế ác liệt của kẻ thù, ngày 10-5-1967, những quả đạn đầu tiên của bộ đội tên
lửa Việt Nam đã được phóng lên trên bầu trời sông Bến Hải, thiêu cháy 1 lúc 2
chiếc F-105 của giặc Mỹ, làm nức lòng quân và dân 2 bờ Nam, Bắc. Bọn địch
phản ứng quyết liệt, tìm mọi cách “làm cỏ” những bệ phóng SAM-2 này. Mưu
trí và sáng tạo, hết sức dũng cảm và ngoan cường, ngày 22-5-1967, tiểu đoàn 81
lại phóng đạn tiêu diện 1 chiếc L-19, tên chỉ điểm nguy hiểm mà từ trước tới
nay chưa hề bị trừng trị ở đây. Tiếp đó, ngày 16-7-1967, phối hopự với Mặt trận
đường 9, tiểu đoàn 81 lại đánh thắng hết sức xuất sắc, bằng 2 quả đạn, bắn rơi
tại chỗ 2 máy bay địch trên đất Gio An, đúng lúc bộ binh ta ào ạt tấn công vào
căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu của địch. Đó là một trận chiến đấu hiệp đồng binh
chủng tuyệt đẹp. Uỷ ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phòng miền Nam tặng
tiểu đoàn 81 huân chương chiến công Giải phóng hạng nhất. Nhưng cũng trong
trận này, tiểu đoàn 81 đã bị địch đánh hỏng một số khí tài. Toàn kíp chiến đấu bị
thương vong. Sĩ quan điều khiển Lê Hồng Thịnh đã hy sinh trong tư thế hết sức
dũng cảm, được truy tặng huân chương Chiến công hạng 2. Tiểu đoàn trưởng
Phạm Sơn cũng bị thương trong trận này. Con đường vượt qua cửa ải thứ 3,
đánh rơi B-52, đành phải tạm thời dừng lại.
Trong những ngày này, địch đang mở những chiến dịch lớn đánh phá
Hà Nội. Tại đây, bọn không quân chiến thuật đã leo đến nấc thang cao nhất và
hy vọng nhờ đó có thể tạo nên một cục diện mới trên chiến trường. Quân uỷ
Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu bảo vệ Hà
Nội. Tuy nhiên, các đồng chí vẫn không quên B-52. Phải chăng, ngay từ bấy
giờ, với tầm nhìn chiến lược, các đồng chí đã thấy: sẽ có ngày chúng ta phải
chạm trán với bọn B-52 trong một trận quyết chiến chiến lược. Đồng chí Tổng
tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng thường xuyên hỏi về tình hình chiến đấu cảu
238. Chúng tôi báo cáo tình hình khó khăn mà trung đoàn đang gặp phải. Các
tiểu đoàn của trung đoàn đã tạm thời lui về tuyến sau củng cố. Đồng chí Tổng
tham mưu trưởng chỉ thị:
1. Quân chủng tập trung mọi cố gắng trang bị lại cho 238, tiếp tục đưa
238 trở lại chiến trường Vĩnh Linh, kiên quyết đánh cho được B-52.
2. Tổ chức một đoàn cán bộ của quân chủng vào trực tiếp giúp trung
đoàn 238 đánh thắng B-52
Chấp hành chỉ thị đó của đồng chí Tổng tham mưu trưởng, chúng tôi
tập trung cố gắng để tổ chức cho tiểu doàn 84, tiểu đoàn 82 hành quân vào Vĩnh
Linh. Mặc dầu lúc này 80% lực lượng tên lửa phải tập trung bảo vệ HN, nhưng
vẫn dành cho trung đoàn 238 những bộ khí tài tốt nhất, số phụ tùng linh kiện
điện tử có chất lượng nhất. Quân chủng còn cử những kỹ thuật viên, thợ sửa
chữa tên lửa có tay nghề vững vào giúp trung đoàn sửa chữa và hiệu chỉnh khí
tài nhằm đảm bảo hệ số kỹ thuật, hệ số chiến đấu cao nhất, phục vụ cho nhiệm
vụ đánh thắng B-52. Khẩu hiệu: “Tất cả để đánh thắng B-52” từ lâu đã cháy
bỏng trong lòng các cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238, nay cũng bắt đầu trở thành
một trong những khẩu hiệu hành động của các cơ quan quân chủng, đặc biệt là
cơ quan tham mưu. Đã bắt đầu hình thành tổ nghiên cứu đánh B-52; tổ này có
nhiệm vụ theo sát cuộc chiến đấu của 238, tổng hợp những kinh nghiệm bước
đầu thu được ở chiến trường Vĩnh Linh để làm tài liệu tập huấn cho cán bộ chỉ
huy. Lần này phòng tác chiến - huấn luyện tên lửa, phòng quân báo quân chủng
đã cử những cán bộ có khả năng tham gia vào đoàn công tác quân chủng. Đoàn
được đặt tên là đoàn công tác B. Do tầm quan trọng của công việc, Đảng uỷ và
Bộ tư lệnh quân chủng đề nghị Bộ Tổng tham mưu chấp thuận việc cử đồng chí
Hoàng Văn Khánh, lúc bấy giờ là phó tư lệnh binh chủng tên lửa, dẫn đầu doàn
công tác này.
Chiều ngày 11-8-1967, giữa lúc hàng trăm máy bay địch lao vào đánh
phá HN, chúng tôi tiễn đồng chí Hoàng Văn Khánh lên đường. Anh Khánh vốn
không được khỏe lắm. Những ngày đêm chiến đấu bảo vệ HN căng thẳng vừa
qua đã làm căn bệnh dạ dày của anh phát triển thêm. Tuy nhiên, khi được giao
nhiệm vụ vào tuyến lửa để chỉ đạo đánh B-52, anh Khánh như quên hết cả bệnh
tật. Cũng như trung đoàn 238 trước đây, các đồng chí đoàn công tác B và 2 tiểu
đoàn 82, 84 lại phải bắt đầu vượt qua 3 cửa ải; Hành quân đến nơi an toàn, trụ
vững dưới bom đạn ác liệt và đánh thắng B-52. Ngày 13-8-1967, đoàn công tác
B vào đến Vĩnh Linh an toàn. Trước đó 3 ngày, tiểu đoàn 84 đã từ Nghệ An vào
tập kết xong ở khu tây Vĩnh Linh; 15 ngày sau, 25-8-1967, tiểu đoàn 82 cũng
hành quân vào tập kết xong ở khu đông Vĩnh Linh. Trung đoàn 238 lúc này
đang trong tình trạng hết sức phân tán, từ Hà Bắc đến Vĩnh Linh, chỗ nào cũng
có quân. Theo lệnh của đồng chí Hoàng Văn Khánh, trung đoàn chuyển trọng
tâm công tác vào khu vực Vĩnh Linh, tập trung chuẩn bị cho tiểu đoàn 84 triển
khai đánh B-52, kịp thời nổ súng phối hợp với chiến dịch Đường 9. Ngày 23-8-
1967, tiểu đoàn 84 chiếm lĩnh xong toàn bộ trận địa T3, đội 6 nông trường
Quyết Thắng. Ngày 25-8-1967, chuẩn bị chiến đấu xong ba hệ, hai rãnh, ba đạn,
nhưng không có đài radar P-12 vì máy nổ còn ở Quảng Bình chưa kịp kéo vào.
3h05 sáng ngày 26-8-1967, Mặt trân thông báo sẽ có B-52 ra đánh phá Vĩnh
Linh. Vì không có radar P-12 nên sau khi nghe B-52 ném bom ở An Xá, Lò
Môn, tiểu đoàn mới vào cấp 1, do đó đã bị lỡ thời cơ. Buổi chiều ngày 25-8-
1967, có 5 lần RF-4 bay thấp theo hướng đông - tây qua khu vực trận địa. Tiếp
đó, có một chiếc RF-101 bay qua lại trên khu vực trận địa 6 lần.
Có khả năng trận địa bị lộ.
Vấn đề đặt ra gay gắt lúc ấy là có nên di chuyển hay không. Ở vùng đất
lửa này, mỗi việc đều phải cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt là vấn đề trận
địa. Nếu chưa lộ thì chẳng dại gì mà chuyển, đã tốn công sức mà biết đâu trong
quá trình đi chuyển lại bị lộ. Nhưng nếu đúng là bị lộ, thì bằng bất cứ giá nào
cũng không được chần chừ. Đây là vấn đề thành công và thất bại, là xương máu,
là tính mạng của cán bộ, chiến sĩ. Đặc biệt lúc này, chúng ta chỉ có 1 tiểu đoàn
84 được giao nhiệm vụ đánh B-52, còn tiểu đoàn 82 ở phía đông, được dùng
làm lực lượng dự bị. Đảng uỷ trung đoàn nhận định: “Trận địa chưa bị lộ, tiếp
tục ở lại chiến đấu, nếu rút ra sẽ bỏ lỡ thời cơ chiến đấu”. Quyết định đó thể
hiện tinh thần tích cực đánh địch và đáp ứng đúng nguyện vọng của cán bộ,
chiến sĩ nên được mọi người nhiệt liệt hưởng ứng. Vào lúc này, vai trò của bộ
phận lãnh đạo và chỉ huy thực vô cùng quan trọng. Chỉ nghĩ đến tiến công địch,
đi theo tình cảm của quân chúng, mặc dù là tình cảm rất chính đáng, rất đáng
han nghênh, nhưng thiếu mất sự tỉnh tảo, sâu sắc trong phân tích âm mưu của kẻ
thù thì sẽ không tránh khỏi có những tổn thất đáng tiếc.
Đồng chí Hoàng Văn Khánh có mặt trong cuộc họp đã gợi ý, nếu trận
địa có khả năng bị lộ, cần rút ra chuẩn bị trận chiến đấu khác, thời cơ đánh
B052 còn nhiều. Nhưng tập thể đảng uỷ trung đoàn sau khi thảo luận thêm vẫn
quyết định để tiểu đoàn 84 ở lại trận địa cũ. Các đồng chí cho rằng trận địa T3
này được chuẩn bị rất chu đáo, đảm bảo bí mật cao, hầu như không có một sơ
xuất nào để kẻ dịch phát hiện được. Đã 3 hôm nay, sáng nào nah em cũng thức
dậy từ 3 giờ sáng để thay lá nguỵ trang cho trận địa, bộ phận nào cũng cử người
đi kiểm tra đường ra, lối vào, sửa lại từng cành cây, ngọn cỏ. Rút kinh nghiệm
những trận địa trước, đường hào dẫn khói từ máy nổ dài hơn 500m đã được làm
theo hướng đi ngược lên, để khói không tụ lại ở một đoạn nào. Còn việc địch
trinh sát thì ở đây là chuyện bình thường như ta ăn cơm, uống nước. Các đồng
chí quên mất 1 chi tiết khá quan trọng là bọn RF-4 vừa trinh sát xong, thì bọn
RF-101 lại đến. Phải có điều nghi vấn, chúng mới làm như thế. Trước tình hình
đó, đồng chí Hoàng Văn Khánh đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Cận, phó tư
lệnh phòng không không quân khu 4. Thấy rằng lấy danh nghĩa cá nhân để bác
nghị quyết tập thể đảng uỷ cấp dưới là không hợp lệ, nên 2 người đã bàn nhau
xin ý kiến của Thường vụ Đảng uỷ Mặt trận. Nhưng rất tiếc hôm đó, đường dây
bị trắc trở, không liên lạc được.
Thế rồi việc không may đã xảy ra.
9h sáng ngày 26-8-1967, địch dùng từng chiếc F-4 thay phiên đánh toạ
độ vào trận địa cũ của tiểu đoàn 81, nhưng do trận địa T3 của 84 cách trận địa
cũ của tiểu đoàn 81 chỉ có 150m, nên ngay loạt đầu, bom đã rơi gần khu trung
tâm của trận địa 84. Một quả nổ cách xa đài điều khiển 30m. Một quả nổ cách
đạn tên lửa 4m. Tất cả 17 loạt bom toạ độ. Đài điều khiển bị chấn động mạnh,
phải có thời gian điều chỉnh lại. Riêng ăng ten bị móp nhẹ, còn có thể chiến đấu
được. Tất cả 3 quả đạn nằm trên bệ thì 1 quả hỏng hoàn toàn, 1 quả hỏng cánh
nâng, chỉ còn 1 quả tốt. Đêm 26-8-1967, tiểu đoàn 84 được lệnh rút khí tài kéo
đến địa điểm cất giấu để kiểm tra hiệu chỉnh lại, chuẩn bị cho đợt chiến đấu
mới. Đồng chí tiểu đoàn phó được cử ra nông trường Phú Quý (Quảng Bình) chỉ
huy chở thêm đạn vào.
3h15 ngày 1-9-1967, B-52 tiếp tục kéo ra một đợt 9 chiếc. Lúc này đài
radar vẫn chưa chữa xong. Tiểu đoàn vào cấp 1 theo tiếng bom. Cả 2 lần phát
sóng đều bắt được mục tiêu bay ra.
4h30, tiểu đoàn được lệnh vào cấp 1. Sau khi phát sóng bắt được 2
chiếc ở độ cao 8km, cư ly 18km. Tiểu đoàn báo cáo lên trung đoàn không phải
là B-52 mà có thể là máy bay cường kích. Lệnh trung đoàn là tiếp tục phát sóng,
sục sạo để xác định. Do tư tưởng nôn nóng sau nhiều lẫn lỡ thời cơ, chấp hành
mệnh lệnh máy móc, yếu lĩnh chống Shrike chưa tốt, nên sau lần phát sóng thứ
2, bắt được mục tiêu ở cự ly 10km, thì ngoài trận địa nghe 1 tiếng nổ rất đanh.
Shrike địch rơi gần xe điều khiển, trắc thủ phương vị hy sinh, một số đồng chí
khác bị thương, trong đó có tiểu đoàn trưởng và chính trị viên tiểu đoàn. Thế là
tiểu đoàn 84 lại phải tạm ngừng chiến đấu khi chỉ mới bước vào cửa ải thứ 3.
Mặc dầu liên tiếp trong vòng 1 tuần bị đánh 2 lần vào trận địa, các
chiến sĩ tiểu đoàn 84 vẫn không hề nao núng. Chôn cất những đồng chí thân yêu
đã hy sinh xong, họ lại tiếp tục lao vào chuẩn bị cho những trận đánh mới. Lại
làm đường, lại đào hầm. Để có 1 trận địa ở Vĩnh Linh có thể triển khai chiến
đấu được phải tốn công sức gấp mấy chục lần một trận địa ở ngoài miền Bắc.
Đó là chưa kể xương máu phải đổ xuống. Chính trong khi làm đường vào trận
địa T3, đại đội phó công binh Nguyễn Văn Hỗ đã hy sinh vì một quả pháo của
địch từ bờ nam sông Bến Hải bắn sang.
Lúc này, trung đoàn chủ trương chuyển nhiệm vụ đánh B-52 cho tiểu
đoàn 82 ở khu đông. Nhưng sau khi phân tích mọi mặt, thấy tiếp tục đánh B-52
ở khu tây có lợi hơn, đoàn công tác B đã đề nghị trung đoàn điều xe điều khiển
của 82 lên ghép với khí tài của 84 để tiếp tục chiến đấu.
Đêm 2-9-1967, xe điều khiển cùng với kíp chiến đấu của tiểu đoàn 82
gồm tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Phiên, sĩ quan điều khiển Lê Hỷ, trắc thủ
góc tà Lê Hữu Dính, trắc thủ phương vị Trần Mạnh Hiến, trắc thủ cự ly Nguyên
Văn Ngận đi đến ngã ba Hạ Cờ thì bị bom toạ độ. Trần Mạnh Hiến bị thương
nhẹ, Lê Hữu Dính bị thương nặng và hy sinh. Sau khi đưa Dính đến nơi yên
nghỉ cuối cùng, kíp chiến đấu lại tiếp tục lên đường.
Tiểu đoàn 84 tiếp tục triển khai chiến đấu. Lúc này, tiểu đoàn 84 thực
ra là một tiểu đoàn ghép. Tiểu đoàn trưởng, sĩ quan điều khiển và toàn bộ kíp
chiến đấu đều là của tiểu đoàn 82 điều sang. Đêm 13-9-1967, toàn bộ khí tài
triển khai xong. Trời mưa rất to, nước ngập đến sàn xe. Hai đại đội công binh
tập trung đào hào thoát nước cho trận địa. Do mưa, hầm ngập nước, độ ẩm cao,
nên khi tài luôn luôn bị hỏng hóc. Bệnh này vừa chữa xong lại sinh ra bệnh
khác. Các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa thức suốt đêm bên máy. Toàn bộ kỹ thuật
viên của trung đoàn được tung xuống tiểu đoàn 84. Toàn bộ linh kiện máy móc,
kể cả những bóng đèn điện tử dự trữ cuối cùng trong kho của trung đoàn cũng
được lệnh chuyển xuống tiểu đoàn 84. Tất cả cho trận đầu đánh thắng B-52.
Ngày 17-9-1967. Mưa đã ngớt, nhưng trời vẫn xấu, mây mù nhiều. Mặt
trận không có thông báo B-52, nhưng đồng chí Hoàng Văn Khánh và ba chỉ huy
trung đoàn nhận định: hôm nay có khả năng B-52 sẽ đánh. Sở chỉ huy trung
đoàn cho radar P-12 của 2 tiểu đoàn 81, 82 thay nhau mở máy. Tiểu đoàn 84
được lệnh ngồi trên xe, vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu chờ địch.
17h đài quan sát trên đồi 74 báo về có tiếng động cơ F-102, tên cận vệ
của B-52, hoạt động ở hướng đông và đông bắc.
17h02, P-12 của tiểu đoàn 84 bắt được một tốp 3 chiếc B-52 ở phương
vị 180. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Phiên nhìn thấy rõ tốp này trên màn hiện
sóng của mình và xin lệnh đánh. Sở chỉ huy trung đoàn nhất trí. Sĩ quan điều
khiển Lê Hỷ bật công tắc, phát sóng, bắt được 3 chiếc B-52 đi theo đội hình bậc
thang ở cự ly 40km, phương vị 180, độ cao 11km. Trắc thủ góc tà Phạm Văn
Ngoạn, trắc thủ góc phương vị Trần Hồng Thính, trắc thủ cự ly Nguyễn Văn
Ngận đã ngồi sẵn trên xe trong tư thế luyện tập, chuyển sang chiến đấu một
cách bình tĩnh, tự tin.
17h03, 2 quả đạn của tiểu đoàn 84 từ trận địa T5 thuộc địa phận nống
trường Quyết Thắng bay lên, hướng về tốp B-52 đang lừng lững bay vào. Quả
đạn thứ nhất phóng ở cự ly 31km, gặp mục tiêu ở cự ly 25km, nổ sau 39 giây.
Quả đạn thứ 2 phóng ở cự ly 29km, gặp mục tiêu ở cự ly 23km, nổ sau 36 giây.
Sau 2 tiếng nổ, mục tiêu bị xoá trên màn hiện sóng.
17h27, đài quan sát trên đồi 74 báo về nghe tiếng động cơ B-52. Trận
địa chỉ còn lại 1 quả đạn. Tiểu đoàn báo cáo quyết tâm lên sở chỉ huy trung
đoàn. Đồng chí Hoàng Văn Khánh lệnh đánh tiếp.
17h34, tốp máy bay B-52 thứ 3 tiếp tục vào. Tiểu doàn 84 phát sóng bắt
được mục tiêu khi chúng đang bay ra. Tiểu đoàn trưởng hạ lệnh bắn đuổi. Sĩ
quan chỉ huy ấn nút phóng. Các trắc thủ nhìn thấy rõ mục tiêu. Đạn có điều
khiển tốt.
Mặt trận thông báo: 2 B-52 bị tiêu diệt.
Khuya hôm đó, tin tiểu đoàn 84 bắn rơi 2 B-52 về đến sở chỉ huy quân
chủng. Sau đó, báo cáo với Bác. Sau khi nghe báo cáo, Bác đã gửi thư khen
đồng bào, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân và cán bộ Vĩnh Linh (đăng
trên báo Nhân Dân, số ra ngày 20-9-1967):
“Bác rất vui lòng được tin ngày 17-9-1967, Vĩnh Linh đã lập công xuất
sắc, lần đầu bắn rơi 2 máy bay B-52 của giặc Mỹ. Thay mặt trung ương Đảng và
Chính phủ, Bác đặc biệt gửi lời khen đồng bào, cán bộ và chiến sĩ Vĩnh Linh đã
đánh giỏi, bắn trúng, chiến thắng vẻ vang. Vĩnh Linh thật xứng đáng là tiền
tuyến anh hùng của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đồng bào, chiến sĩ và cán bộ
Vĩnh Linh hãy phát huy truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong
chiến đấu và sản xuất, giành nhiều thắng lợi hơn nữa…
Chào thân ái và quyết thắng
Bác Hồ”
Cùng ngày, Bác đã ký lệnh thưởng huân chương chiến công hạng Nhì
cho tiểu đoàn 84.
______________________

You might also like