You are on page 1of 40

Một bước thất bại của bọn bành trướng Bắc Kinh

Tác giả: Lê Kim


Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1984
Cuốn sách trình bày vắn tắt cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn
của bọn phản động Trung Quốc vào biên gới phía Bắc nước ta hồi tháng 2
năm 1979. Nêu bật thắng lợi của nhân dân ta và sự thất bại nặng nề, nhục
nhã của địch, vạch rõ những hậu quả nghiêm trọng mà bọn bành trướng Bắc
Kinh đã và đang phải gánh chịu do thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Đặc biệt vạch trần bộ mặt phản bội, phản động, bản chất hiếu
chiến và xâm lược cùng những mưu sâu, kế hiểm của chúng hiện nay hòng
tiếp tục làm suy yếu và thôn tính nước ta và các nước Đông Dương.
Lời nhà xuất bản
Năm năm trước đây, bọn phản bội và phản động trong giới cầm
quyền Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược độc ác và tàn
bạo vào tuyến giên giới phía Bắc nước ta. Quân và dân ta đã chiến thắng vẻ
vang, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi, đánh bại một bước chủ nghĩa bành
trướng và bá quyền Trung Quốc.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 5 thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc trên hướng Tây-Nam và biên giới phía Bắc, để ghi nhớ chiến
công có ý nghĩa lịch sử ấy của nhân dân ta, để vạch trần bộ mặt phản bội và
phản động của kẻ thù, vạch rõ những hậu quả nặng nề trong chiến tranh xâm
lược Việt Nam, đồng thời vạch rõ tính chất ngoan cố hiếu chiến cùng những
mưu sâu kế hiểm mà chúng đang tính toán và thực hiện hòng làm suy yếu
nước ta và các nước Lào, Campuchia anh em, giúp bạn đọc nâng cao cảnh
giác hơn nữa, quyết tâm chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ lịch sử và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ ngĩa,
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Một
bước thất bại của bọn bành trướng Bắc Kinh nhằm góp phần cung cấp thêm
tư liệu để bạn đọc tham khảo.
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
1. Đỉnh cao của sự phản bội
Cách đây đúng 5 năm, vào lúc rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979,
các thế lực phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc đang ngang nhiên
phát động chiến tranh xâm lược, mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn
đánh vào lãnh thổ thiêng liêng bất khả xâm phạm của nước ta trên toàn
tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng
Ninh).
Lịch sử Việt Nam đã từng trải qua nhiều cuộc xâm lược, nhưng quả
chưa bao giờ vùng biên gới nước ta lại phải chống chọi với một đạo quân to
lớn như những đôi quân Trung Quốc xâm lược nước ta hồi đầu năm 1979.
Thật vậy, thời kỳ giặc Nguyên ba lần kéo quân xâm lược nước ta,
lần tiến quân lớn nhất chúng cũng chỉ huy động được chưa đầy 50 vạn quân.
Thời Mãn Thanh kéo quân vào Thăng Long, trong tay Tôn Sĩ Nghị cũng chỉ
có khoảng 20 vạn binh lính. Trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân
Pháp đối với nước ta, đội quân viễn chinh của chúng lúc cao nhất trên chiến
trường, cả lính Pháp lẫn lính thuộc địa, lính lê dương cộng lại cũng chỉ hơn
25 vạn. Gần đây nữa, khi tên trùm đầu sỏ đế quốc Hoa Kỳ ồ ạt đưa quân
xâm lược Việt Nam, số lính Mỹ có mặt trên chiến trường lúc cao nhất vẫn
chưa đầy 55 vạn.
Vậy mà, khi tiến công xâm lược Việt Nam hồi tháng 2 năm 1979,
trong hơn nửa tháng, phía Trung Quốc đã ồ ạt huy động những 60 vạn binh
lính, đông hơn tất cả những đạo quân kim, cổ, đông, tây đã từng xâm lược
nước ta trước đó.
Hầu như cả guồng máy quân sự khổng lồ của nước Trung Hoa đông
dân, lắm lính đã được huy động để ném vào canh bạc quyết định này. Nhiều
nguồn tin do chính Bắc Kinh tiết lộ sau đó đã cho biết, cả nước Trung Hoa
rộng lớn có 9 đại quân khu thì 5 đại quân khu đã thực tế động binh, 4 đại
quân khu còn lại đều chuẩn bị sẵn sàng tiếp ứng. Những tài liệu tịch thu
được trong đám lính Trung Quốc hoặc bỏ xác trên chiến trường, hoặc đầu
hàng và bị bắt làm tù binh đã ghi rõ, chúng đều là lính của các quân đoàn:
11, 13, 14, 15 18, 30, 41, 42, 43, 54, 55 thuộc các đại quân khu Quảng Châu,
Côn Minh, Thành Đô, Vũ Hán, Bắc Kinh. Ngay trong đợt đầu tiến đánh các
khu vực thuộc vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam, phía Trung Quốc đã
huy động tới 600 xe tăng và hơn 1.000 khẩu pháo. Đồng thời, 700 máy bay
thuộc lực lượng không quân cũng được lệnh báo động, sẵn sàng chiến đấu.
So với cuộc tiến công quân sự vào vùng biên giới rộng lớn của Ấn
Độ năm 1962 thì số quân Trung Quốc xâm lược nước ta hồi đầu năm 1979
đông hơn 2 lần. Tất nhiên, cùng với lực lượng trực tiếp tham chiến to lớn
như vậy kèm theo lực lượng dự bị hùng hậu ở phía sau sẵn sàng chờ lệnh:
“khuếch trương chiến quả khi tình hình phát triển thuận lợi”, những người
đứng đầu Trung Nam Hải không phải chỉ đơn giản tiến đánh một cuộc hành
quân khiêm tốn “hạn chế về không gian và thời gian” như hồi đó họ phân
bua với thế giới. Vả lại, xét cho cùng thì lời tuyên bố có tính chất thanh
minh sống sượng này chỉ được tung ra sau khi cuộc tiến công hung hãn của
Trung Quốc đã bị nhanh chóng chặn đứng trên chiến trường và bị dư luận
phản đối nghiêm khắc ở khắp nơi trên thế giới. Thật ra Trung Quốc ấp ủ rất
nhiều mưu đồ đen tối, đầy tham vọng.
Lẽ dĩ nhiên khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, tất cả
những mưu đồ thâm độc của bọn bành trướng Bắc Kinh, được xếp vào loại
“quân cơ tuyệt mật” đã bị bưng bít rất kỹ, đồng thời còn được nguỵ trang
bằng nhiều thủ đoạn xuyên tạc, bịp bợm rất nham hiểm.
Thế nhưng, ngay từ hồi đó, dư luận tiến bộ trên thế giới đã kịp thời
phanh phui tâm địa xấu xa của bọn xâm lược. Tiếp đó, nhiều quan chức
chóp bu của Trung Nam Hải đã huênh hoang tuyên bố, nhiều tài liệu mật của
đế quốc Mỹ có liên quan đến cuộc tiến công xâm lược của Trung Quốc
chống Việt Nam đã tiết lộ, và nhiều nguồn tin mật do Đài Loan thu lượm
được đã công bố, v.v. ngày càng lột trần bộ mặt thật của bọn bành trướng bá
quyền Trung Quốc.
Năm năm qua, kể từ ngày các thế lực phản động trong giới cầm
quyền Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tới nay
đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục thu thập thêm nhiều bằng chứng
vạch rõ hơn nữa trái tim đen của bọn bành trướng Bắc Kinh, sự thất bại nhục
nhã, nặng nề kèm theo nhiều hậu quả tai hại mà chúng đang gánh chịu, đồng
thời giúp cho mọi người thấy rõ hơn nữa thắng lợi có ý nghĩa lịch sử hết sức
to lớn của nhân dân ta.
Nhắc lại cuộc tiến công xâm lược do Bắc Kinh phát động cách đây
vừa đúng 5 năm, không phải chỉ để nhớ lại một hành động xấu xa, độc ác
nhất, tội lỗi nhất của bọn bành trướng Trung Quốc trên bước đường phản bội
chống Việt Nam, mà còn là một dịp để ôn lại thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch
sử của quân và dân ta trên bước đường chiến đấu, chống bọn xâm lược mới,
để nâng cao hơn nữa tinh thần cảnh giác cách mạng và củng cố thêm lòng tự
hào, niềm tin sắt đá vào Đảng, vào sức mạnh giữ nước và xây dựng đất nước
của nhân dân ta trong thời đại mới, phấn khởi tiến lên hoàn thành nhiệm vụ
vẻ vang xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Như mọi ngươi đều biết, hồi đó nhân dân ta và hoàn thành sự
nghiệp vẻ vang kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất
nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau ba mươi năm chiến tranh
liên tục, nhân dân ta không có nguyện vọng nào thiết tha hơn là được sống
trong hoà bình để xây dựng lại đất nước, xây dựng lại cuộc sống của mình.
Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc với giấc mộng ôm ấp từ lâu: thôn
tính cho bằng được Việt Nam và các nước Đông dương để mở đường bành
trướng xuống Đông - Nam Á đã nham hiểm kích động và trực tiếp điều
khiến bọn mao-ít Pol Pot - Ieng Sary, một mặt thực hành chính sách diệt
chủng ở trong nước, một mặt liên tục tiến công đánh phá vùng biên giới Việt
Nam - Campuchia, hòng đánh chiếm nhiều vùng rộng lớn của Việt Nam từ
Hà Tiên đến Tây Ninh, tạo cơ hội cho bọn phản động bên trong miền Nam
Việt Nam nổi dậy lật đổ chính quyền cách mạng. Phối hợp với các hoạt động
này, đầu năm 1978, chúng lại thâm độc xúi giục và cưỡng bức hàng loạt
người Hoa ở Việt Nam ồ ạt kéo về Trung Quốc rồi dựng đứng lên “sự kiện
nạn kiều” và vin vào đó, cắt đứt mọi khoản viện trợ, rút hết chuyên gia
Trung Quốc ở Việt Nam về nước, tìm mọi cách gây cho ta rối ren về chính
trị, kinh tế; đồng thời, điều động “đại quân” áp sát vùng biên gới Trung -
Việt, gây tình hình căng thẳng ở biên gới phía Bắc nước ta và ở Biển Đông.
Với “bản nhạc dạo đầu” này, phía Trung Quốc đã đi những nước cờ
rất hiểm, hòng làm cho Việt Nam vừa mới ra khỏi cuộc chiến tranh lâu dài
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vết thương chiến tranh chưa
kịp hàn gắn đã lại phải đứng trước một tình thế khó khăn, nguy hiểm chưa
từng thấy.
- Một là, lúng túng về quân sự, vừa bị chảy máu ở biên giới phía
Tây - Nam, vừa bị đau đầu ở biên giới phía Bắc.
- Hai là, suy yếu về kinh tế do Trung Quốc cắt viện trợ, rút chuyên
gia và bao vây về kinh tế.
- Ba là, rối ren về chính trị.
Tình báo Đài Loan tiết lộ, khi họp bàn chủ trương “đánh hay không
đánh Việt Nam, đánh lúc nào và đánh như thế nào”, các nhà chiến lược quân
sự lỗi lạc, giàu kinh nghiệm của Trung Nam Hải đã nhận định: Việt Nam
đang ở trong cái thế “tam điều nan giải, tứ phía lâm nguỵ, nội ngoại khốn
cùng, nhất sinh thập tử”. Tức là Việt Nam đang gặp ba vấn đề khó giải quyết
(lúng túng về quân sự, suy yết về kinh tế, rối ren về chính trị), bốn phía lâm
nguy vì bị đế quốc Mỹ và Trung Quốc uy hiếp, vây bọc xung quanh, phía
Bắc, phía Tây - Nam và cả biển Đông). Như vậy, có nghĩa là cả bên trong
lẫn bên ngoài, Việt Nam đều lâm vào bước khốn cùng, tất yếu sẽ dẫn đến
tình trạng nguy kịch, một phần sống mười phần chết(!)
Cục tình báo trung ương Hoa Kỳ CIA cũng khẳng định (và sau đó
báo chí Mỹ đã tiết lộ) từ giữa năm 1978, Trung Quốc đã “hoàn chỉnh các
phương án tác chiến, các đơn vị quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng mở cuộc
tiến công quân sự quy mô lớn chống Việt Nam. Vấn đề còn lại chỉ chờ thời
cơ thuận lợi là bật đèn xanh”.
Vào những ngày cuối năm 1978 đầu năm 1979 Việt Nam phối hợp
với các lực lượng cách mạng chân chính ở Campuchia, đánh sụp chế độ
“diệt chủng” của bọn Pol Pot - Ieng Sa-ry; đồng thời nhổ luôn cả con dao
găm nguy hiểm của Trung Quốc cắm vào mạng sườn Tây-Nam Việt Nam.
Trước hành động kiên quyết đó của Việt Nam, bọn phản động Bắc Kinh vừa
hoảng hốt, vừa tức tối và hằn học liền lao nhanh vào thực hiện cuộc phiêu
lưu quân sự đã tính toán và chuẩn bị kỹ từ trước.
Những nguồn tình báo của Đài Loan cho biết thêm cho đến khi bắt
đầu phát động cuộc tiến công quân sự quy mô lớn chống Việt Nam, những
bộ óc hiếu chiến của Trung Nam Hải vẫn đinh ninh nắm chắc phần thắng
trong tay. Đây không phải là một sự chủ quan mù quáng xuất phát từ tính
kiêu ngạo mà là một kết luận chúng rút ra từ sự phân tích khoa học(!) có cân
nhắc kỹ cẩn thận! Cuộc tiến công quân sự đã chuẩn bị kỹ của Trung Quốc
chẳng những đã được phát động đúng thời cơ mà còn được tiến hành đúng
với binh thư, binh pháp cổ truyền của Trung Quốc.
Thật vậy, Trung Quốc là nước có 6.000 năm lịch sử, đã trải qua rất
nhiều cuộc chiến tranh xâm lược và nhiều cuộc nội chiến, nhiều cuộc tranh
bá, đồ vương. Từ những cuộc “nam chinh bắc chiến”, “liệt quốc phân tranh”
các nhà chiến lược Trung Quốc đã rút tỉa được nhiều kinh nghiệm và đã đúc
ra được “sáu chữ vàng” có tính chất tổng kết, chỉ rõ rằng nếu khi động binh
mà có được “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” thì tức là đã nắm chắc trong tay
phần thắng lợi.
Trung Quốc đã định ngày nổ súng tiến công xâm lược Việt Nam là
17 tháng 2 năm 1979. Lúc đó ở khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam hãy
còn đang giá rét. Khí hậu đó thật thích hợp với những đạo quân từ phương
Bắc tràn xuống, và còn những gần hai quý nữa mới tới mùa “viêm nhiệt” mà
những đạo quân “thiên triều” xưa kia đã từng lao đao khốn khổ vì lam sơn,
chướng khí, nắng nóng, mưa lầy. Thời tiết đầu xuân ở Việt Nam rất thuận
cho cuộc hành quân. Sương mù dày đặc và lâu tan càng tạo điều kiện thuận
lợi cho đại quân dễ bề thâm nhập, giữ được bí mật bất ngờ. Ngược lại, bộ
đội chủ lực Việt Nam phần đông lại là người ở đồng bằng, không quen với
cái giá rét khắc nghiệt của vùng núi phía Bắc, khó mà cầm cự được lâu dài.
Như thế là cái lợi “thiên thời” thuộc về họ(!)
Còn về địa hình, địa vật suốt dải biên cương này thì các nhà quân sự
Trung Nam Hải cũng chẳng lạ lùng, bỡ ngỡ gì. So với phát xít Nhật, thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ thì Trung Quốc có những điều kiện vô cùng thuận
lợi, khiến cho các bạn “đồng minh” nói trên phải “phát ghen” lên và rất thèm
muốn. Đó là “núi liên núi, sông liền sông” với Việt Nam. Hơn thế nữa. trong
những năm trước đó, bộ mặt bành trướng, bá quyền chưa lộ toẹt, bên ngoài
còn khoác được tấm áo “hữu nghị”, “hữu hảo” để che giấu tâm địa gian tà
quỷ quái bên trong, các cố vấn quân sự, các chuyên gia làm đường của
Trung Quốc đã từng nhiều phen qua lại vùng biên giới phía Bắc của Việt
Nam, hình khe, thế núi chẳng những đã tường, mà từng điểm cao đáng ghi,
từng đường mòn đáng nhớ đều đã được đánh dấu cẩn thận trên các bản đồ
tham mưu của Trung Quốc.
Đặc biệt, trước khi phát động của chiến tranh xâm lược Việt Nam,
Trung Quốc đã dựng lên tấn tuồng “nạn kiều”, kích động hàng loạt ngươi
Hoa quay trở về “đại tổ quốc”. Một số phần tử xấu trong đám người Hoa này
đã được huấn luyện kỹ về quân sự rồi lĩnh nhiệm vụ đưa đường chỉ lối cho
đại quân xâm nhập Việt Nam. Cân nhắc mọi bề, họ đã rút ra kết luận: “địa
lợi” cũng đã hỗ trợ cho đại quân của họ.
Còn về “nhân hoà” dĩ nhiên, phát động một cuộc chiến tranh xâm
lược thì không sao và không bao giờ có thể được lòng người. Nhưng Trung
Nam Hải đã có phép đổi trắng thay đen, biến không thành có và lôi bè kéo
cánh để tranh thủ nhân tâm, xuyên tác tình hình nhằm biup dư luận.
Trên thực tế, từ nhiều tháng trước khi phát động cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam, các thứ loa tuyên truyền của Bắc Kinh đã liên tiếp tung
ra nhiều luận điệu vu cáo, dựng đứng lên nhiều câu chuyện hoang đường,
nào là Việt Nam “ngược đãi xua đuổi người Hoa”, “Việt Nam xâm nhập
lược Campuchia”, “Việt Nam xâm nhập lấn chiếm lãnh thổ Trung Quốc”,
“Việt Nam vong ân bội nghĩa”, “Việt Nam là tiểu bá theo đại bá Liên
Xô”… và lu loa om xòm nào là “Trung Quốc quyết không để cho ai hiếp
đáp”(!) “Trung Quốc quyết không chịu cho ai làm nhục”(?)… Tất cả những
luận điệu vu cáo, bôi nhọ và hăm doạ Việt Nam đó được họ lải nhải đi lại
nhiều lần, thành một chiến dịch tuyên truyền nhằm dọn đường cho những
trái hoả mù tung ra khi bắt đầu nổ súng tiến công xâm lược Việt Nam để họ
phân bua rằng đây chỉ là cuộc “phản kích tự vệ”, nhằm “dạy cho Việt Nam
một bài học”.
Cũng từ nhiều tháng trước khi phát đồng chiến tranh xâm lược Việt
Nam, các thế lực phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đã tận dụng mọi
hình thức và thủ pháp nhằm gây tư tưởng hận thù Việt Nam trong nhân dân
Trung Quốc. Những binh lính Trung Quốc bị xua đi xâm lược Việt Nam,
không những được nhồi sọ kỹ tư tưởng quyết chiến quyết thắng, trừng trị
“tiểu bá” Việt Nam mà con được trang bị cả “bùa hộ mệnh” và “Mao trích
lục” để có thêm dũng khí xông lên vì “đại nghĩa”(!)
Đặng Tiểu Bình người cầm đầu Trung Nam Hải còn đích thân đi
sang tận Washington và Tokyo để bàn bạc với các đồng minh về kế hoạch
tiến đánh Việt Nam và yêu cầu hỗ tợ. Đến Washington, Đặng đã báo cho Mỹ
biết ý đồ và việc chuẩn bị, điều động lực lượng để đánh Việt Nam. Đặng nói
với Brezinsky: “Đối với Việt Nam, Trung Quốc nhận trách nhiệm đối phó,
chúng tôi chuẩn bị trừng phạt nghiêm khắc họ một trận để họ phải bò lê bò
càng!”. Và Đặng quả quyết: “Trong cuộc tiến công, chúng tôi phải tiêu diệt
2 sư đoàn của Việt Nam, nếu có thể tiêu diệt 3 sư đoàn của họ”(i). Được Mỹ
phê chuẩn, Đặng hí hửng hứa: “Các ngài ghi nhớ kỹ một điều này là những
lời phát biểu của tôi trong chuyến thăm nước Mỹ sẽ hoàn toàn được chứng
thực bằng những hành động”(ii). Đó cũng là những lời thề thốt nguyện làm
tên lính xung kích, làm “NATO phương Đông” của Mỹ ở châu Á, để mong
Mỹ và các nước đế quốc giúp đỡ, nhanh chóng biến Trung Quốc thành một
siêu cường trong giấc mơ trung tâm thiên hạ của Trung Nam Hải.
Nhìn sang Việt Nam, họ cho rằng nhân dân ta đang gặp khó khăn
chồng chất sau 30 năm chiến tranh liên miên, thiên tai dồn dập, lại bị hậu
quả của chiến dịch “nạn kiều”, chắc là lòng dân dễ xao xuyến (iii). Lại nữa,
các dân tộc sống trên biên giới phía Bắc Việt Nam có quan hệ họ hàng, thân
tộc, bộ tộc với các dân tộc ít người phía Nam Trung Quốc, và đã từng qua
lại, thăm hỏi, buôn bán… nên chắc là có cảm tình với nước Trung Hoa vĩ
đại. Thế là, xét về mặt “nhân hoà”, họ cũng có khá nhiều hy vọng.
Tính toán mọi bề, tất cả 6 chữ vàng “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”
trong cuốn cẩm nang chinh chiến của các danh tướng Trung Hoa thời trước
đã được các thế lực phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc ngày nay
tích cực vận động, điểm mạnh thì ra sức phát huy, điểm yếu thì khẩn trương
khắc phục, nhằm đảm bảo cho Trung Nam Hải “đã xuất đại quân là giành
đại thắng”.
Bây giờ, hồi tưởng lại cuộc “hành quân tiễu phạt, nam tiến, nam
chinh” của bọn bành trướng Trung Quốc ngày 17 tháng 2 năm 1979, vẫn còn
thấy dáng dấp của những cuộc động binh “thừa thiên hành đạo” của các
hoàng đế Hán, Tống, Nguyên, Minh… thuở xưa. Nó vẫn giữ được phong vị
cổ truyền, song cũng vừa pha thêm chút ít phương tiện tối tân hiện đại.
Quân Trung Quốc kéo vào Việt Nam xâm lược đúng là đã được
chuẩn bị chu đáo và huy động đủ mọi thứ cần thiết để giành phần thắng, có
thám báo quen thung, quen thổ đi trước dẫn đường; có gián điệp mai phục
nằm vùng dò la tin tức; có sơn cước thạo ngón leo núi, luồn rưng; có biệt
kích giỏi nghề thọc sâu, đánh hiểu. Cường tập tiến công thì có thiết giáp xe
tăng, công kiên diệt điểm thì sẵn bom nhiều, pháo lớn. Lúc cần xung phong
đánh chiếm thì có đông binh lính ào ạt xông lên, lớp lớp tựa biển người, khi
cần tiến vận tải thương có lắm dân binh gồng gánh, vác thồ nườm nượp kéo
đi như nước chảy…(!)

Cuộc nói chuyện bí mật giữa Đặng Tiểu Bình và Brezinsky tại
i

Washington, tối 28-1-1979 (Việt Nam nước láng giềng phiền phức của Trần
Gia Xương, xuất bản tại Singapore năm 1979).
Cuộc nói chuyện bí mật giữa Đặng Tiểu Bình và Brezinsky tại
ii

Washington, tối 28-1-1979 (Việt Nam nước láng giềng phiền phức của Trần
Gia Xương, xuất bản tại Singapore năm 1979).
iii
Thẳng cánh ra tay như vậy, ví thử khuất phục được Việt Nam thì
hẳn là các bạn “đồng minh” Nhật, Mỹ ắt phải phục lăn và các nước lân bang
kế cận cũng phải giật mình kinh hãi.
Thế nhưng, cay đắng thay cho bọn giặc Trung Quốc, trong cuộc
phiêu lưu quân sự ngày 17 tháng 2 năm 1979 đánh vào vùng biên gới phía
Bắc nước ta, chúng toàn “gặt hái” những đáp số đảo lộn, đành “ôm đầu
máu” chạy về.
Sau cuộc gây chiến tranh xâm lược thất bại này, những tin tức tiết lộ
từ Bắc Kinh cho biết, kế hoạch tác chiến của Trung Nam Hải là bất ngờ mở
cuộc tiến công ào ạt trên toàn tuyến biên giới, nhằm vào ba mục tiêu chính là
các thị xã Lao Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Kế hoạch cũng ấn định trong vòng
48 giờ là cùng sẽ phải chiếm bằng được ba mục tiêu quan trọng này để lấy
đó làm bàn đạp tiến sâu hơn nữa vào nội địa Việt Nam.
Tiếp đó, tuỳ theo điều kiện cụ thể của tình hình, Trung Nam Hải sẽ
“tuỳ cơ ứng biến” nếu thuận lợi thì có thể “khuếch trương chiến quả”, đẩy
mạnh thêm nữa cuộc tiến công cho tới khi Việt Nam phải “bó gối quy hàng”.
Nếu khó khăn thì vẫn cứ bám chặt lấy những vùng đất đai sát liền Trung
Quốc vừa mới chiếm được để làm món hàng mà cả về chính trị, như đòi Việt
Nam rút hết quân của họ từ Campuchia về nước thì Trung Quốc mới chịu
của mình từ Việt Nam và các vị trí xuất phát tiến công.
Kế hoạch này là một “sản phẩm trí tuệ” của những bộ óc dày dạn
kinh nghiệm, “đa mưu túc trí” vừa thâm, vừa độc ở Trung Nam Hải. Đó là
một kế hoạch rất “cơ động, linh hoạt”(!) “bắn một mũi tên mà nhằm trúng
nhiều đích”, và nhất là “dù tình thế xoay chuyển như thế nào thì Trung Quốc
vẫn cứ nắm chắc phần thắng”(!)
Bọn bành trướng Trung Quốc hy vọng, khi chúng đưa đại quân tiến
vào vùng biên giới phía Bắc Việt Nam là khu vực “đã 30 năm, kể từ chiến
dịch biên giới năm 1950, không có chiến tranh” bao gồm nhiều dân tộc, lại
tiếp giáp ngay với Trung Quốc, ắt sẽ gây ra nhiều rối ren hỗn loạn. Hơn thế
nữa, những bọn phản động nằm vùng sâu trong lòng hậu phương Việt Nam,
thậm chí ở cả Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, ắt sẽ “chớp thờ cơ nổi
dậy”, đẩy Việt Nam vào tình thế nguy khốn khó lường hết”.
Thế nhưng, những bộ óc già dặn của Trung Nam Hải, mặc dù đã
tính toán rất chi ly vẫn toàn gặp chuyện bất ngờ.
Ngay khi bọn giặc Trung Quốc vừa mới xâm phạm bờ cõi thiêng
liêng của Việt Nam, chúng đã vấp phải sức giáng trả mạnh mẽ, quyết liệt của
cả một khối đoàn kết dân tộc anh hùng bất khuất. Một lần nữa, Việt Nam lại
hiên ngang bình tĩnh đứng lên, dũng cảm, mưu trí chống giặc ngoại xâm.
Dân công Trung Quốc từ huyện Tĩnh Tây tỉnh Quảng Tây, ra đi
"chưa biết sống chết thế nào" (sinh tự vị bốc: 生死未卜), bởi sau hai ngày
khởi chiến, Trung Quốc đã mất bốn nghìn người
Cả nước bừng bừng khí thế của Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa
lịch sử; toàn dân: trẻ, già, trai, gái đều “nộ khí xung thiên” ào ào xông lên
giết giặc giữ nước. Chính vì vây mà khi bọn bành trướng Đại hái vừa mới
đặt chân lên lãnh thổ Việt Nam, chúng liền bị sa vào cái thế trận chiến tranh
nhân dân vô địch của Việt Nam. Mỗi bước chân đi của chúng ở bất cứ nơi
nào, lúc nào đều cũng có thể bất ngờ dẫn chúng đến chỗ chết. Một địa
phương, một bản làng, một thước đất Việt Nam cũng làm một trận; một đơn
vị bộ đội, một tiểu đội dân quân, thậm chí cả một người dân cũng làm một
trận. Các cánh quân xâm lược của chúng đâu đâu, kể cả những mũi quan
trọng nhất hướng về thị xã Lao Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng đều bị quân và dân
ta chặn đánh quyết liệt, buộc chúng phải lâm vào thế “xen kẽ”, “cải răng
lược”, bị chia cắt, bị tiến công từ nhiều phia. Do bị tổn thất nặng, khả năng
cơ động và nhịp độ tiến công cuảt ất cả các cánh quân xâm lược Trung Quốc
cứ đuối dần, chiến thuật “lấy thịt đè người” buộc phải thay đổi…, và cuối
cùng rơi vào tình trạng “khí suy, lực kiệt”, chính binh, kỳ binh đều bị bẻ gãy.
Trong lúc đó Việt Nam chưa phải xuất quân chủ lực, chỉ với các lực lượng
tại chỗ cùng với bộ đôi địa phương, bộ đội biên phòng, dân quân, tự vệ và
nhân dân ở khu vực biên giới, Việt Nam đã nhanh chóng chặn đứng những
lớp sóng “biển người” của quân Trung Quốc xâm lược. Kế hoạch “tốc chiến
tốc quyết” của Trung Nam Hải bị phá sản. Mãi tới ngày 4 tháng 3 năm 1979,
một mũi tiến công của Trung Quốc mới liều mạng thọc được vào thị xã Lạng
Sơn để rồi nay lập tức, ngày 5 tháng 3 năm 1979 vội vã tuyên bố rút lui. Có
nghĩa là “đại quân” ầm ầm xe pháo, lớp lớp sóng người, lại chưa hề đụng độ
với chủ lực đối phương, mà trong suốt 16 ngày chỉ tiến được chưa đầy 20
km trên hướng chủ yếu. thật là một cuộc tiến quân “chậm như rùa”, một
bằng chứng hùng hồn về sự phá sản của mọi tính toán ngông nghênh, mù
quáng.
Thế là tất cả các mục tiêu của cuộc tiến công quân sự đều không đạt
được, cả đến mưu đồ thâm độc “bám chắc những vùng đất đai đã chiếm”,
Trung Nam Hải cũng không thực hiện được. Thôn tính Việt Nam không nổi,
khuất phục Việt Nam không xong, và “đập gãy xương sống của quân chủ
lực Việt Nam” lại càng mảy may không tài nào thực hiện nổi. Đặng Tiểu
Bình, người cầm đầu Trung Nam Hải đành phải ra một lời tuyên bố vừa
trâng tráo lại có tính chất… chữa thẹn, là tuy không đánh quỵ được cọp,
không cưỡi được lên mình cọp, nhưng cũng đã… “sờ được vào mông
cọp”(!)
Oái oăm thay, cái động tác “sờ mông cọp” của Trung Nam Hải đã
bộc lộ tất cả thực trạng của quân đội Trung Quốc “đông nhưng không
mạnh”. Hàng loạt các nhà bình luận quân sự của Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Anh,
Ý, CHLB Đức, Australia… theo dõi tình hình chiến cuộc đều đã nhận xét:
Quân đội Trung Quốc hãy còn rất lạc hậu về các mặt chỉ huy, hậu cần phối
hợp tác chiến… nhất là hoàn toàn biến chất. Qua cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam, quân đội Trung Quốc phơi bầy tất cả những chỗ yếu của các đội
quân xâm lược, phi nghĩa, bị thất bại là đích đáng!
Công nhiên vác lá cờ phi nghĩa, xua quân đi xâm lược nước người
làm sao cổ vũ được tinh thần “ba quân”; làm sao trấn an được sự náo động,
bất bình của dân chúng; làm sao tranh thủ được sự đồng tình ở ngoài nước…
Trong những điều kiện như thế, lại gặp một đối thủ kiệt hiệt như Việt Nam,
nên sự thất bại của chúng là tất yếu.
Hơn thế nữa, cùng với cuộc tiến công xâm lược Việt Nam, bọn
bành trướng Bắc kinh đã rơi rụng lả tả các “lá nho” che đậy nguỵ trang từ
trước tới nay, đã bộc lộ rõ hơn bao giờ hết tất cả tâm địa xấu xa bẩu thỉu của
chúng. Có thể nói, trên lĩnh vực “nhân tâm”, cả trong quân, trong dân, trong
nước, ngoài nước, bọn phản động Bắc Kinh đều bị thất bại ngay từ đầu.
Chúng vừa đặt bàn chân xâm lược lên đất Việt Nam thì trắng, đen lập tức
rành mạch, chúng không thể che đậy, chối cãi được. Thất bại chiến lược đầu
tiên của Bắc Kinh là ở đây, ở ngay lá cờ hiệu mà chúng trương lên trong
cuộc tiến quân xâm lược. Vì vậy, không những chúng bị Việt Nam giáng
cho những đòn trừng phạt nặng nề, mà còn bị nhân dân Trung Quốc và toàn
thể loài người tiến bộ căm phẫn lên án nghiêm khắc.
Trong lịch sử chiến tranh từ trước tới nay, bất kể cuộc tiến công nào
không đạt được các mục tiêu đã đề ra, và bị tổn thất đều hiển nhiên bị coi là
thất bại. trong cuộc tiến công quân sự quy mô xâm lược Việt Nam ngày 17
tháng 2 năm 1979, chẳng những toàn bộ các mục tiêu quân sự, chính trị đối
trong, đối ngoài của Trung Nam Hải đều không thực hiện được, mà riêng đội
quân xâm lược của Trung Quốc còn bị đánh cho thiệt hại nặng nề và triều
đình Trung Nam Hải cho mãi tới nay vẫn đang còn gánh chịu nhiều hậu quả
tai hại về các mặt. Vì vậy, có thể rút ra kết luận, đây là một cuộc hành quân
thảm bại về quân sự, nhơ nhốc về chính trị của Trung Nam Hải.
Phương ngôn Trung Quốc có câu “ác giả ác báo” bọn bành trướng
Bắc Kinh liều lĩnh leo lên đỉnh cao của sự phản bội chống Việt Nam nên
chúng rơi xuống vực sâu của thất bại.
Vậy mà, cho mãi tới ngày nay, ác thế lực phản động trong giới câm
quyên Trung Quốc vẫn chưa coi đó là điều xỉ nhục. Cho mãi tới nay, thỉnh
thoảng từ Bắc Kinh lại có những luận điều trâng tráo, tuyên bố một cách vô
liêm sỉ, sẽ dạy “cho Việt Nam một bài học thứ hai”(!)
Lời hăm doạ đó được nhắc đi nhắc lại, như một điệp khúc vô duyên,
chứng minh rằng, ngự trị ở Trung Nam Hải vẫn còn những bộ óc cuồng
chiến, mù quáng và ngoan cố, bất chấp đòn đau, bất chấp dư luận trong nước
và ngoài nước, vẫn tiếp tục giữ thái độ thù địch với nhân dân ta, vẫn mưu
toan phát động một cuộc chiến tranh xâm lược mới.
“Đánh chết, cái nết không chừa”. Bản chất của tất cả bè lũ đế quốc,
thực dân, bành trướng, phản động là như vậy!
2. Lộ nguyên hình bành trướng
Như đã nói ở phần trên, cuộc tiến công quân sự quy mô lớn do các
thế lực phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc phát động xâm lược
nước ta ngày 17 tháng 2 năm 1979 đã dấy lên một sự phẫn nộ lớn trong nhân
dân Trung Quốc và cả loài người tiến bộ.
Từ Cuba anh hùng, một đất nước ở cách xa chúng ta hàng vạn dặm,
nhân dân Cuba anh em sục sôi căm thù đã không ngừng lên tiếng kết tội bọn
phản động Bắc Kinh. Chủ tịch Fidel Castro đã căm phẫn lên án:
… “Một trong những hành động kinh tởm nhất, đê hèn nhất mà có
lẽ chúng ta chưa bao giờ chứng kiến, và có lẽ cũng sẽ không có hành động
nào lại kinh tởm hơn, hèn hạ hơn, đê mạt hơn, đó là cuộc xâm lược do Trung
Quốc phát động chống Việt Nam.
Nếu như những tội ác gặp phải trước đây đã là những tội ác trầm
trọng, thì đây là tội ác trầm trọng hơn tất cả. Bởi vì, tội ác này không phải
xuất phát từ bọn thực dân cũ, từ bọn phát xít Nhật hay bọn thực dân Pháp
hoặc bọn đế quốc Mỹ. mà lại xuất phát từ một nước mới cách đây vài năm
còn tự coi là một nước xã hội chủ nghĩa, là “thành trì” của phong trào cách
mạng thế giới, là một nước “bạn” của phong trào giải phóng dân tộc. Chủ
nghĩa đế quốc thì chúng ta đã biết rõ nó rồi. chúng ta cũng biết rất rõ chủ
nghĩa thực dân. Nhưng đây lại là Trung Quốc. Rất rõ ràng, đây là trường hợp
phản bội ghê tởm nhất đối với phong trào cách mạng trong toàn bộ lịch sử
loài người…”.
Thật vậy, trên thế giới chưa từng có những người lãnh đạo một
nước nào vẫn thường vỗ ngực tự khoe là “cách mạng triệt để nhất”, ủng hộ
phong trào giải phóng dân tộc tích cực nhất”… lại đột ngột quay ngoắt 180o,
thay đổi một loạt chính sách: đổi bạn thành thù, coi thù thành bạn, chống đối
Liên Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa, ôm chân đế quốc Mỹ và trắng trợn
phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, một nước xã hội chủ nghĩa chân
chính đã từng góp phần xương máu vào việc bảo vệ đường biên giới phía
nam lục địa Trung Hoa mà chính những người lãnh đạo Trung Quốc vẫn
thường ca ngợi là “có những quan hệ khăng khít như môi với răng, môi hở
thì răng lạnh”(!)
Hành động này của những người lãnh đạo Trung Quốc lại càng xấu
xa bỉ ổi, bởi vì họ biết rõ hơn ai hết rằng từ trước tới nay, Đảng, Chính phủ
và nhân dân ta luôn luôn coi trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc,
lúc nào cũng mong muốn có những quan hệ láng giềng tốt đẹp với Trung
Quốc. Tuy chúng ta biết rõ mưu đồ, tâm địa của họ từ lâu, ngay trong những
ngày kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, nhưng cho mãi tới
năm 1978, sau khi phía Trung Quốc đã liên tục ra mặt tráo trở, xúi giục bọn
mao-ít Pol Pot - Ieng Sary đẩy mạnh cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam -
Campuchia, dựng đứng lên màn kịch “nạn kiều” và công khai cắt viện trợ,
rút chuyên gia, lúc đó Chính phủ ta mới gửi công hàm cho những người lãnh
đạo Trung Quốc và vạch rõ: “Mấy chục năm qua, Đảng, Chính phủ và nhân
dân Việt Nam trước sau như một, luôn luôn coi trọng và ra sức bảo vệ, củng
cố tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung
Quốc. Mặc dù trong nhiều năm gần đây, giữa Trung Quốc và Việt Nam có
những sự bất đồng, nhưng vì tình hữu nghị của hai nước, Việt Nam chưa nói
điều gì và chưa làm việc gì tổn thương đến tình hữu nghị đó”.
Và cũng chỉ sau khi tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc
Kinh phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đồng thời tiến hành
một loạt chiến dịch vu cáo, trắng trợn hòng đổi trắng thay đen nhằm bịp bợm
dư luận, lúc đó bộ Ngoại giao ta mới cho công bố cuốn sách trắng Sự thật về
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua để mọi người thấy rõ
thực chất tâm địa xấu xa của họ.
Không phải chỉ có chúng ta vạch mặt mà cả thế giới cũng vạch rõ
bộ mặt thật của những kẻ cầm đầu Trung Nam Hải. Nhiều tài liệu của các
nước, các Đảng anh em đã vạch rõ bản chất chính trị phản động của chủ
nghĩa Mao và tố cáo sự phản bội của chúng đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
đối với chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới.
Những cuốn: Nhật ký Diên An của P.P. Vladimirov; Nửa thế kỷ của
Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự phản bội của Mao Trạch Đông của Trần
Thiệu Vũ (tức Vương Minh) một người đã từng lần lượt giữ các chức vụ
quan trọng; ủy viên Ban chấp hành trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện đảng Cộng sản Trung Quốc
trong Quốc tế cộng sản và Ủy viên Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Quốc tế
cộng sản, v.v. đã cung cấp cho người đọc nhiều tài liệu bổ ích. Cuốn Con
đường của Mao và những bài viết của nhà báo Mỹ Edga Snow đã từng hoạt
động ở Diên An từ năm 1936, được Mao Trạch Đông gọi là “người bạn thân
nhất” của ông ta cũng tiết lộ thêm nhiều dẫn chứng rất đáng chú ý.
Tất cả những tài liệu trên đã làm sáng tỏ nguyên nhân sâu xa dẫn
đến sự phản bội chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phản bội chủ nghĩa xã hôi và phong
trào cộng sản quốc tế, phản bội cách mạng Trung Quốc của tập đoàn phản
động trong giới cầm quyền Trung Quốc. Chính Mao Trạch Đông trước đây
và những kẻ theo Mao ngày nay ở Trung Nam Hải mưu toan lấy chủ nghĩa
Mao thay thế chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hòng tập trung quyền lãnh đạo phong
trào cách mạng thế giới vào trong tay mình và biến Trung Quốc thành trung
tâm thế giới, thực hiện mưu đồ làm bá chủ thiên hạ.
Cái chủ nghĩa Mao sặc mùi phản động đó, không gì khác hơn là chủ
nghĩa bành trướng, bá quyền đại dân tộc, lưu truyền từ thời Đại Hán, đã từng
tồn tại dai dẳng trong lịch sử Trung Hoa. Ngay nay được Mao và những kẻ
theo Mao tôn thờ, phát triển và thực hiện nó trong điều kiện lịch sử mới.
Tham vọng bành trướng, bá uyền của Mao và những kẻ theo Mao
đã ấp ủ từ lâu. Một tài liệu của cái gọi là Đảng Cộng sản Trung Quốc, do
chính Mao Trạch Đông viết từ năm 1939, nhan đề Cách mạng Trung Quốc
và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ghi rõ trên giấy trắng mực đen: “Các nước
đế quốc, sau khi đánh bại Trung Quốc đã chiếm đoạt các nước phụ thuộc
vào Trung Quốc: Nhật Bản chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo
Bành Hồ, và cảng Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Bu-tan, Hương Cảng.
Pháp chiếm An-Nam…” và sau này Nhân dân nhật báo Bắc Kinh đã viết rõ
mưu đồ: “Nhân dân Trung Quốc sẵn sàng đấu tranh bằng mọi sức lực của
mình để thu hồi lại những vùng xưa kia thuộc về Trung Quốc”(iv).
Hơn mười năm sau, tức là sau khi đã giành được chính quyền trên
lục địa Trung Quốc, tham vọng này càng được bộc lộ một cách công khai và
rộng rãi. Ngay sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời được ít
lâu, Bắc Kinh cho phát hành một quyển sách dùng cho học sinh trung học,
nhan đề Trung Quốc hiện đại giật sử, nghĩa là Sơ lược lịch sử hiện đại của
nước Trung Hoa. Trang 253 của cuốn sách đó in một bản đô với tiêu đề
Những lãnh thổ của Trung Quốc bị bọn đế quốc chiếm đoạt. Nhìn tấm bản
đồ này, người ta thấy cái gọi là “những đất đai của Trung Quốc bị đế quốc
chiếm đoạt” bao gồm một vùng rất rộng, không những chỉ có toàn bộ ba
nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia mà còn có cả toàn bộ các
nước Mông Cổ, Triều Tiên, Miến Điện, Thái Lan, Malaysia, Nê-pan, Bu-tan,
Xich-kim, nhiều phần đất đai quan trọng thuộc lãnh thổ các nước Ca-dắc-
tan, Kiếc-ghi-di, Tát-gi-ki-xtan trong Liên bang xô-viết, một phần lãnh thổ
của Ấn Độ, đảo Ryu Kyu của Nhật Bản, quần đảo Xu-lu của Philippines…
Cũng chớ nên nghĩ một cách đơn giản rằng Mao Trạch Đông và
những người thân cận của ông ta chỉ muốn thuần tuý giành lại một số đất đai
mà họ “ngộ nhận” là “của Trung Quốc”. Không! Tham vọng của các vị
“thiên tử” ấy còn to lớn hơn nhiều. Chứng cớ là, tại hội nghị Ban chấp hành
trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1956, Mao Trạh Đông đã đặt
mục tiêu phấn đấu
“Chúng ta phải trở thành quốc gia hàng đầu… Không thể chấp nận
được rằng, sau vài chục năm chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số một
thế giới!”.
Tiếp đó, tại hội nghị Quân ủy Trung ương Trung Quốc họp hồi
tháng 9 năm 1956, Mao lại nhấn mạnh: “Chúng ta phải chinh phục trái đất.
Đó là mục tiêu của chúng ta”.

iv
Nhân dân nhật báo, Bắc Kinh, 5-11-1966.
Như vậy, cái gọi là Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông, ngay sau
khi chưa hoàn toàn giải phóng đất nước của mình (vì còn Đài Loan, Bành
Hồ, Macau, Hong Kong) đã mơ tới chuyện chinh phục toàn thế giới!
Tất nhiên, để thực hiện được tham vọng đó, những người lãnh đạo
Trung Quốc đã có một chiến lược toàn cầu, và có những kế hoạch, những
bước đi thích hợp để thực hiện. Họ cố “giành thắng lợi từng bước” bằng
cách trước hết phải thôn tính cho được Đông - Nam Á để có sức mạnh
“đương đầu với khối Liên Xô - Đông Âu” rồi tiến lên vượt các nước đế quốc
chủ nghĩa và cuối cùng “làm chủ thiên hạ”.
Điều này không phải chúng ta suy diễn mà chính Mao Trạch Đông
đã tuyên bố trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương
Đảng của Mao tháng 8 năm 1965:
“Chúng ta phải giành bằng được khu vực Đông - Nam Á, bao gồm
cả Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Đông -
Nam Á là một khu vực rất giàu, có nhiều khoáng sản, xứng đáng với cái giá
phải trả để thôn tính… Sau khi giành được Đông - Nam Á, chúng ta có thể
tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở khu vực này. Lúc đó, chúng ta sẽ
có sức mạnh để đương đầu với khối Liên Xô - Đông Âu. Gió Đông sẽ thổi
bạt gió Tây…”.
Cũng từ những năm 60 của thế kỷ này, những người lãnh đạo Trung
Quốc lấy cớ điều chỉnh lại đường biên giới, đã công khai lên tiếng đòi hơn
70.000 ki-lô-mét vuông đất đai của Miến Điện, hơn 130.000 ki-lô-mét
vuông đất đai của Ấn Độ, hơn 20.000 ki-lô-mét vuông đất đai của Liên Xô.
Cuối những năm 60, việc phát hiện ra một thảm dầu mỏ ở Thái Bình Dương
lại càng kích thích những người lãnh đạo Trung Quốc công khai tuyên bố
“thực hiện chủ quyền của mình đối với nhiều đảo và thềm lục địa từ eo biển
Triều Tiên đến tận nhiều vùng biển của Indonesia, Philippines, Malaysia,
Việt Nam. Năm 1970, Trung Quốc lại công khai mở rộng yêu sách lãnh thổ
đến tận quần đảo Xên-ca-cư của Nhật Bản (mà Trung Quốc gọi là quần đảo
Điếu Ngư). Năm 1974, lợi dụng tình hình quân nguỵ Sài Gòn đang suy sụp
và được Mỹ đồng tình Trung Quốc đã trắng trợn đưa quân chiếm đóng quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Và cho mãi tới nay, Trung Quốc vẫn không
ngừng trắng trợn tuyên bố “có thẩm quyền” đối với cả quần đảo Trường Sa
của chúng ta nữa.
Chỉ một vài dẫn chứng trên đây cũng đủ thấy rõ, từ lời nói đến việc
làm, Mao Trạch Đông và những người theo ông ta đã có tham vọng bành
trướng, bá quyền rất “kiên định”. Đông-Nam Á là hướng bành trướng cổ
truyền của các đế chế Trung Hoa, là khu vực mà những người lãnh đạo
Trung Quốc hiện nay coi là hướng phát triển tất yếu, rất quan trọng và bức
thiết, cần phải thôn tính bằng mọi giá. Và muốn bành trướng xuống Đông -
Nam Á, thì trước hết phải thôn tính cho bằng được Việt Nam.
Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của mình, nước Việt Nam
từ thuở xa xưa đã từng là mục tiêu bành trướng, xâm lược liên tiếp của
Trung Quốc. Hàng loạt triều đình phong kiến Trung Hoa đã từng nhiều lần
xâm lược và đồng hoá Việt Nam để hòng dùng Việt Nam làm bàn đạp tiến
đánh các nước khác trong khu vực, và bọn chúng đã từng nếm nhiều tất bại
cay đắng. Ngày nay, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc
lại đi theo con đường cũ, con đường đầy tội lỗi.
Trong cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong
30 năm qua do Bộ Ngoại giao ta công bố, có một số chi tiết rất đáng chú ý.
Cuốn sách vạch rõ thực chất lời “cầu mong Việt Nam mở cho con đường
xuống Đông - Nam Á” là một yêu cầu buộc Việt Nam phải quy phục họ, làm
bàn đạp cho họ bành trướng xuống Đông - Nam Á. Chính Mao Trạch Đông
cũng đã không giấu giếm gì dã tâm này. Trong cuộc hội đàm với đại biểu
Đảng ta tại Vũ Hán năm 1965: “Tôi sẽ làm chủ tịch 500 triệu bần nông đưa
quân xuóng Đông - Nam Á).
Những kẻ bành trướng, bá quyền Trung Quốc hiểu rất rõ, Việt Nam
giữ một vị trí đặc biệt trong khu vực Đông - Nam Á, không chỉ trên phương
diện địa lý, mà còn cả về phương diện chính trị, Việt Nam là nước đầu tiên
trong khu vực Đông - Nam Á thành lập chính quyền công nông. Tiếp đó,
trong những cuộc kháng chiến oanh liệt chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, uy tín của Việt Nam lại càng được nâng cao trên trường quốc tế. Nếu
luôi kéo hoặc khuất phục được Việt Nam thì con đường bành trướng xuống
khu vực Đông - Nam Á ắt sẽ được dễ dàng!
Trước khi ra mặt trắng trợn phát động cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam ngày 17 thang 2 năm 1969, Trung Nam Hải đã từng thi thố nhiều
thủ đoạn nhằm thô tính Việt Nam. Họ lợi dụng mối quan hệ thân thiện giữa
nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, thi hành nhiều chính sách khác
nhau đối với Việt Nam, khi thì tỏ vẻ đoàn kết thực lòng, chi viện hết sức, khi
thì kìm hãm, o ép, hết khuyên bảo, đề nghị làm hăm doạ, v.v. Và cuối cùng
thì trở mặt, vu cáo và cất quân xâm lược. Họ rất muón khuất phục, thôn tính
Việt Nam một cách êm ái hơn, tinh vi, xảo quyệt hơn. Một trong những
“mưu sâu kế hiểm” của họ nhằm “nắm chặt” Việt Nam là bằng cách khoác
bộ áo “giả nhân giả nghĩa” để mê hoặc mồi chài. Từ thuở xa xưa, những nhà
chiến lược bậc thầy của Trung Quốc đã từng đúc kết thành lý luận, rằng “thu
phục lòng người” là biện pháp tốt nhất để thôn tính đất đai. “Phóng tài hoá
thu nhân tâm” đã trở thành mộ ngạn ngữ cổ truyền của Trung Quốc.
Một thời kỳ dài, những người lãnh đạo Trung Quốc đã phô trương
hết cỡ “tấm lòng” của họ đối với Việt Nam, không phải chỉ bằng những lời
nói mà còn bằng nhiều khoản viện trợ. Và họ cũng không hề giấu giếm ý đồ
của họ là lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo mao-ít để chống Liên Xô và phá vỡ
khối đoàn kết thống nhất trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc lộ liễu tới mức mà Vương
Công Vũ, một giáo sư người Hoa giảng dạy tại phân khoa Sử, bộ môn Viễn
Đông trường đại học quốc gia Australia, trong một cuộc hội thảo tại Ken-bơ-
rơ, thủ đô Australia hồi tháng 9 năm 1978, đã trình bày một tham luận nêu
rõ, từ nhiều năm trước, ban lãnh đạo Bắc kinh “đã tìm cách nắm Việt Nam
bằng những thủ đoạn mua chuộc nhưng không thành công”.
Bằng nhiều dẫn chứng cụ thể, giáo sư Vương nhận xét, một yếu tố
quan trọng trong chính sách và thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam là,
cho mãi tới nay những người lãnh đạo Trung Quốc “vẫn không chịu tiêu hoá
lịch sử mà cứ khăng khăng là họ đã mất Việt Nam, và luôn luôn coi đó như
một sự tiếc nuối”. “Những người lãnh đạo Trung Quốc chưa bao giờ chịu
chấp nhận đường lối độc lập tự chủ và quyết tâm sâu sắc của Việt Nam
khẳng định rằng dù trong bất kỳ tình huống nào Việt Nam cũng không trở lại
tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc như thời phong kiến ngày trước”. Vì
vậy, suốt một thời kỳ dài những người lãnh đạo Trung Quốc “đã gây sức ép
tàn nhẫn để lôi kéo Việt Nam đứng về phía Trung Quốc nói chung và đứng
bên cạnh Trung Quốc trong cuộc xích mích Trung - Xô nói riêng”, nhưng họ
đã không thành công.
Trong bài Con đường dẫn đến chiến tranh, đăng trên tờ Tuần châu
Á, xuất bản ở Hong Kong của Mê-ri-xơ Chen-dô-la, một nhà báo phương
Tây cũng đã nhận xét:
“Trong công cuộc tìm kiếm những khu vực ảnh hưởng phụ thuộc
vào Trung Quốc, ban lãnh đạo Bắc Kinh khẳng định khu vực Đông - Nam Á
cần phải thuộc về họ. Tại khu vực này, đã có nhiều đảng cộng sản được
Trung Quốc giúp đỡ và chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời cũng là
khu vực có nhiều người Hoa sinh sống với số lượng đông. Thế nhưng, Việt
Nam lại tỏ ra là một vật chướng ngại trên con đường do Trung Quốc vạch ra
nhằm áp đặt khu vực Đông - Nam Á dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Không những Việt Nam không chấp nhận lập trường ý thức hệ Trung Quốc
về sự tồn tại của “ba thế giới”, mà còn khẳng định sự tồn tại của hệ thống xã
hội chủ nghĩa, điều mà Trung Quốc bác bỏ. Bởi vì, nếu những người lãnh
đạo Trung Quốc nhìn nhận sự tồn tại của một thế giới xã hôi chủ nghĩa, thì
họ buộc phải công nhận Liên Xô là một bộ phận của thế giới ấy, và như vậy,
họ không thể gọi Liên Xô là kẻ thù được!”.
Mê-ri-xơ Chen-dô-la viết tiếp: “Những người lãnh đạo Trung Quốc
đã tìm đủ mọi cách mua chuộc lôi kéo để Việt Nam đứng về phía Trung
Quốc chống Liên Xô, nhưng Việt Nam lại chủ trương Bắc Kinh và Mát-xcơ-
va cần hàn gắn những bất đồng và duy trì sự đoàn kết với các nước xã hội
chủ nghĩa”. Nhà báo này cũng nêu lên nhiều dẫn chứng cụ thể chứng minh
rằng, ngay trong khi làm om sòm về việc giúp đỡ Việt Nam, ban lãnh đạo
Trung Quốc cũng tận dụng luôn sự giúp đỡ ấy để kiềm chế Việt Nam với
một dụng ý rõ rệt: phải làm thế nào để Việt Nam không yếu tới mức bị các
thế lực đế quốc thôn tính, vì như vậy Trung Quốc cũng bị uy hiếp ở phía
nam; nhưng cũng không đủ mạnh để có thể độc lập với đường lối của Trung
Quốc. Tốt hơn hết là duy trì một nước Việt Nam bị chia cắt để buộc Việt
Nam luôn luôn phải lệ thuộc vào Trung Quốc.
Về cái tà thuật “giữ cho Việt Nam ơ trong cái thế không mạnh,
không yếu nhằm buộc Việt Nam phải lệ thuộc vào Trung Quốc, không phải
ai khác mà chính là ban lãnh đạo Bắc Kinh đã có chỉ thị rõ ràng trên giấy
trắng mực den. Trong văn kiện “tuyệt mật” của Quân ủy Trung ương Trung
Quốc đã ghi rõ:
“Nước ta với Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng ngàn năm nay.
Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình mà đem tất cả
vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách làm cho
nước họ trong tình trạng hiện nay… Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như
đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù
của chúng ta…”.
Như vậy là ngay từ khi đang còn tuyên truyền rùm beng về sự giúp
đỡ “khảng khái vô tự:” và tình hữu nghị chiến đấu “môi răng” với Việt Nam,
tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc đã có những chỉ thị
cụ thể cho cấp dưới của họ phải kiềm chế Việt Nam và chuẩn bị tư tưởng để
đối xử với Việt Nam như đối xử với một kẻ thù truyền kiếp(!)
Cũng từ chủ trương giữ Việt Nam ở trong cái thế “không yếu,
không mạnh” nên trong những ngày giúp Việt Nam đánh Pháp, đánh Mỹ,
ban lãnh đạo Bắc Kinh đã thâm hiểm ra sức tìm cách giữ cho Việt Nam ở
trong cái thế “không thắng, không bại” vừa dùng Việt Nam làm cái lá chắn
che chở cho vùng biên giới phía nam của Trung Quốc, vừa lợi dụng vấn đề
Việt Nam làm con chủ bài để mà cả với đế quốc và buộc Việt Nam phải luôn
luôn phụ thuộc vào Trung Quốc, không có đủ sức để duy trì đường lối độc
lập, tự chủ của mình.
Hàng loạt dẫn chứng cụ thể nêu lên trong cuốn sách trắng Sự thật về
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua đã vạch rõ:
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, giữa lúc nhân dân ta đang có khả
năng giải phóng hoàn toàn đất nước, thì phía Trung Quốc đã tìm cách hạn
chế Việt Nam phát huy thắng lợi. Tại hội nghị Geneve 1954 về Đông
Dương, lập trường của Trung Quốc khác hẳn lập trường của Việt Nam,
nhưng lại phù hợp với lập trường của Pháp, Anh và Mỹ. Trên thực tế Trung
Quốc đã ngăn cản nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đạt được
thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giữa lúc
lực lượng so sánh trên chiến trường đang chỉ rõ là ta hoàn toàn có khả năng
giành được toàn thắng.
Tiếp đó, những người lãnh đạo Trung Quốc đã tìm mọi cách ngăn
cản nhân dân ta đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Họ đã tìm mọi
cách vừa gây sức ép, vừa cố thuyết phục Việt Nam “mai phục lâu dài để đợi
thời cơ” và tỉ tê: “nếu cần phải đợi đến 100 năm cũng được”…
Dĩ nhiên, ta không “thụ động kiên trì” như vậy. Họ liền quay ra
ngăn cả nhân dân ta đấu tranh vũ trang ở miền Nam, khuyên ta “chỉ nên
đánh nhỏ, không nên đánh lớn”; đồng thời còn bắn tin cho Mỹ thả sức đưa
quân vào miền Nam và tha hồ ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam, bằng
câu nói nổi tiếng “người không đụng đến ta thì ta cũng không đụng đến
người”.
Tệ hại hơn nữa, họ đã bắt tay thân thiện với đế quốc Mỹ, ôm hôn
thăm thiết Ních-xơn giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân ta đang bước vào giai đoạn quyết liệt.
Đặc biệt, gần sát ngày thắng lợi của Việt Nam những người cầm
quyền Trung Quốc đã thoả thuận với Mỹ những điều vô cùng xâu xa: Trung
Quốc hết sức giúp Mỹ duy trì chế độ Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam Việt
Nam sau khi Mỹ rút quân để đổi lấy việc Mỹ rút quân khỏi Đài Loan và bình
thường hoá quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Vì vậy, họ khuyên Việt Nam nên rút
yêu cầu đánh đổ nguỵ quyền Nguyễn Văn Thiệu, nên tranh thủ thời kỳ hoà
hoãn sau Hiệp định Paris mà nghỉ ngơi, tức là khuyên ta chưa nên giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước. Thâm độc hơn, họ còn tìm cách lôi kéo và
hà hơi, tiếp sức cho bọn nguỵ quyền Sài Gòn chống quân và dân ta. Và do
đó, không có gì làm lạ, họ vô cùng tức tối khi nhân dân ta hoan toàn giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đấy! Cái “tình hữu nghị chiến đấu sắt son” của Trung Quốc đối với
Việt Nam là như vậy đó!
Một điều rất vô liêm sỉ là, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền
Trung Quốc sau bao nhiêu lần phản bội Việt Nam vẫn không lấy đó làm hổ
thẹn. Cho tới nay, trên đài phát thanh Bắc Kinh và hàng loạt hệ thống loa
phát thanh trên đường biên giới tiếp giáp Việt Nam, liên tục phun ra nhưng
luận điệu vu cáo Việt Nam là “vô ơn bạc nghĩa”.
Thử hỏi, những kẻ trong vòng 30 năm qua đã ba lần phản bội Việt
Nam thì có tư cách gì và nhân danh cái gì mà dám leo lẻo mở mồm nói đến
“tình” với “nghĩa”?
Được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy dỗ,
chúng ta rất quý trọng tình hữu nghị Trung - Việt, rất yêu mến nhân dân
Trung Quốc và luôn luôn mon mỏi hai nước Việt - Trung có quan hệ láng
giềng tốt đẹp. Song chúng ta cũng rất căm ghét những tên giả đạo đức,
những kẻ giả nhân, giả nghĩa, bên ngoài khoác bộ áo “cách mạng, hào hiệp,
vô tư”, bên trong nặng trĩu những mưu đồ xâu xa, độc ác.
Phương ngôn Việt Nam có câu “lửa thử vàng, gian nan thử sức”.
Một loạt thực tế trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong ba thập kỷ
vừa qua một mặt vạch rõ tâm địa xấu xa, tính chất cực kỳ phản động của bọn
bành trướng, bá quyền Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam mà đỉnh
cao sự xấu xa, đê tiện, của sự quỷ quyệt, tàn bạo của chúng là cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam hồi tháng 2 năm 1979. mặt khác, cũng tô đậm
truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta, càng sáng tỏ đường lối độc,
lập tự chủ đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, tình hữu nghị thực sự trong
sáng của nhân dân ta đối vói nhân dân Trung Quốc.
Tiền tài không thể mua chuộc, lời phỉnh nịnh không thể siêu lòng,
vũ lực lại càng không bao giờ có thể khuất phục được Việt Nam. Tập đoàn
phản động trong giớ cầm quyền Trung Quốc quả là đã biết bao lần “uốn ba
tấc lưỡi thuyết khách”, đồng thời liên tục “phóng tài hoá thu nhân tâm”
không được, và cuối cùng “xuất đại binh tiễu phạt”, nhưng thất bại vẫn hoàn
thất bại.
Trên con đường bành trướng xuống khu vực Đông - Nam Á mà tập
đoàn phản động Bắc Kinh từng coi là có tầm quan trọng hàng đầu, cho mãi
tới nay chúng vẫn chưa qua được “cửa ải Việt Nam”! Bành trướng tắc
đường, mưu thâm bại lộ, đau quá là đau, nhục nào sánh kịp?
3. Đòn đau, cay cú
Nhắc lại việc tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc
tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979, tờ tạp chí Bên
trong đại lục Trung Hoa xuất bản tại Đài Loan đã nhận xét: “Phải sử dụng
lực lượng quân sự để tiến đánh Việt Nam là một việc làm rất hạ sách”.
Nhưng, mỉa mai thay, cả đến những bùa phép thuộc loại thượng
sách và trung sách, bọn bành trướng Bắc Kinh đã từng thi thố đều cũng đã
thất bại cả rồi.
Thật vậy, những nguồn tình báo từ Đài Loan, và cả nhiều nhà bình
luận phương Tây nữa cũng đã từng nhận xét, theo tính toán của Trung Nam
Hải, thì tốt nhất là dùng vật chất mua chuộc, dùng miệng lưỡi phỉnh phờ,
dùng thái độ giả nhân, giả nghĩa để lôi kéo Việt Nam đi vào quỹ đạo Trung
Quốc. Đó là kiểu thôn tính êm và ngọt nhất, tốn ít mà lợi to, các bậc đế
vương Trung Quốc thời xưa đã từng thực hiện và những nhà lãnh đạo Bắc
Kinh ngày nay cũng rất muốn thi hành. Trên thực tế, họ đã thi hành và đã
thất bại.

Chính vì thượng sách mua chuộc, lôi kéo đã bị phá sản, Trung Nam
Hải mới xoay sang trung sách là vu cáo, hăm doạ, kích động người Hoa,
mưu toan gây rối loạn từ bên trong và sử dụng bọn mao-ít Pol Pot - Ieng
Sary tiến đánh Việt Nam từ bên ngoài theo kiểu “nội công, ngoại kích”.
Nhưng họ bị thất bại thảm hại. Việt Nam không những “nhổ được con dao
găm cắm vào mạng sườn mình ở phía Tây - Nam” mà còn giúp nhân dân
Campuchia thanh toán bọn diệt hủng, củng cố vững mạnh hơn nữa khối liên
minh ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Cuối cùng, như ta đã rõ, Trung Nam Hải phải lao đầu vào hạ sách là
huy động một đạo quân rất lớn xâm lược Việt Nam. Thì chính canh bạc khát
nước này lại càng làm cho tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc
Kinh thua đau nhất và cay cú nhất. Đau và cay vì nhiều lẽ.
Trước hết, bản thân cuộc phiêu lưu quân sự ngày 17 tháng 2 năm
1979 chứa đựng nhiều mâu thuẫn và thất bại to lớn về mọi mặt, hiển nhiên
đã là một “đòn đau nhớ đời”. Nhưng đòn đau này lại kế tục một loạt đòn đau
mà Trung Nam Hải đã liên tiếp vấp phải ở Việt Nam trong 30 năm qua. Do
đó, đã đau lại càng đau thêm, đã cay lại càng cay nữa.
Mặt khác, những thất bại nặng nề trong cuộc tiến công xâm lược
Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979 đã đem lại cho tập đoàn phản động
trong giới cầm quyền Trung Quốc nhiều hậu quả nghiêm trọng về các mặt
quân sự, kinh tế, chính trị, cho mãi tới nay vết thương chiến tranh xâm lược
Việt Nam vẫn còn đang sưng tấy và nhức nhối.
Đúng như câu châm ngôn Việt Nam thường nói: “Đòn đau, càng về
sau, càng ngấm” với thời gian 5 năm, cuộc tiến công xâm lược Việt Nam
của bọn bành trướng Trung Quốc chưa thể xoá mờ trong trí óc mọi người về
những tội ác tầy trời của chúng; ngược lại, nó càng làm trầm trọng thêm
những hậu quả tai hại mà chúng đang gánh chịu trên tất cả mọi lĩnh vực.
Cái hậu quả dầu tiên về mặt quân sự của cuộc tiến công xâm lược
Việt Nam hồi đầu năm 1979 là tất cả những cái gì có thể gọi là tốt đẹp, mỹ
miều chung quanh cái tên “Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc” đã hoàn
toàn bị bôi đen. Cái đôi quân “giải phóng nhân dân” đó rõ ràng đã biến chất,
trở thành một đội quân xâm lược, tàn phá, giết hại, cướp bóc nhân dân.
Trong cuộc tiến công xâm lược này, những tên lính Trung Quốc bị xô đẩy
vào vòng chiến đã lộ rõ tất cả những nét tàn bạo, tham lam của một đội quân
xâm lược, phi nghĩa. Chúng cũng thực hiện chính sách “tam quang” (giết
sạch, đốt sạch, phá sạch). Chúng cũng hãm hiếp phụ nữ, giết hại cụ già, tàn
sát trẻ em, quẳng xác người chết đầy giếng nước. Chúng cũng nổ mìn phá
hủy từng ngôi nhà, từng lớp học, từng buồng bệnh… Nếu có một vài nét gì
đó để phân biệt với những đội quân viên chinh của phát xít Nhật, thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ đã từng kéo sang xâm lược nước ta, thi mỉa mai thay, đó
lại là những nét nổi bật chứng minh đây là đội quân rất tham lam và cũng rất
nghèo đói, lạc hậu! Chúng đã cướp đi đủ mọi thứ, từ trâu bò, gà vịt đến củ
sắn trên nương, bắp ngô trên gác bếp, đến cả manh quần, tấm áo của bà con
các dân tộc Việt Nam.
Bao giờ, cái đạo quân này trở lại được với phẩm chất cách mạng
buổi đầu, lúc rong ruổi cuộc đấu tranh chống chế độ quốc dân đảng của
Tưởng Giới Thạch? Bao giờ cái đạo quân này lấy lại được thanh danh của
một đội quân chí nguyện quốc tế, phất cao lá cờ “kháng Mỹ, viện Triều”? Ai
có thể trả lời được câu hỏi này một khi tập đoàn phản động trong giới cầm
quyền Trung Quốc đang ngày càng câu kết chặt chẽ với đế quốc Mỹ, chống
Liên Xô, đánh Việt Nam?
Cho nên, có thể khẳng định rằng, hậu quả nghiêm trọng nhất, dai
dẳng nhất về mặt quân sự mà Trung Nam Hải đang gánh chịu, chính là hậu
quả sâu sắc của việc những tên phản động chóp bu trong giới cầm quyền
Trung Quốc đã làm biến chất đội quân “giải phóng nhân dân” Trung Quốc.
Cuộc tiến công xâm lược Việt Nam đã đánh một cái dấu chấm hết những cái
gọi là “quân đội giải phóng” “quân đội cách mạng”, “quân đội của giai cấp
vô sản” của quân đội triều định Trung Nam Hải; đánh dấu sự biến chất hoàn
toàn của nó thành một đội quân phản cách mạng, xâm lược, tàn bạo của chủ
nghĩa bành trướng và buộc nó phải đi theo quy luật chung của các quân đội
xâm lược trong thời đại ngày nay: con đường bại nhục tất yếu!
Tất nhiên, những người có lương tri trong các lực lượng vũ trang
Trung Quốc không thể không hổ thẹn trước tình trạng thoái hoá, biến chất
này. Ngay trong những ngày giới cầm quyền Trung Quốc xua quân đi xâm
lược Việt Nam, mặc dù thời gian không dài, nhưng trong các lực lượng vũ
trang Trung Quốc đã nhanh chóng xuất hiện nhiều hiện tượng chống đối.
Đài phát thanh “Bát Nhất”, một đài phát thanh bí mật của các lực lượng
chống đối đặt ngay tại hậu phương Trung Quốc đã lên tiếng kịch liệt phản
đối tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh tiến hành chiến
tranh xâm lược Việt Nam.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam cũng buộc giới cầm quyền
Trung Quốc phải “trả một cái giá rất đắt về kinh tế” cho mãi tới nay vẫn
chưa thanh toán xong. Như chính Bắc Kinh đã thừa nhận, những phí tổn
trong cuộc tiến công quân sự “trừng phạt Việt Nam” này đã ngốn của Trung
Quốc một số tiền xấp xỉ 3 tỷ đô-la. Chính đó cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho Bắc Kinh đã phải cay đắng đình chỉ một loạt đơn đặt
hàng nhập khẩu các thiết bị của Nhật Bản.Và tiếp đó, Bắc Kinh còn phải
điều chỉnh lại kế hoạch “4 hiện đại hoá” trong nhiều năm.
Từ sau thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, những
người đứng đầu Trung Nam Hải càng cay cú lao vào con đường ráo riết
“hiện đại hoá” về mặt quân sự, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, và do
đó càng phải chi thêm nhiều tiền, nhiều của cho việc “hiện đại hoá quân
đội”. Gánh nặng về quân sự đã hiển nhiên trở thành một “gánh nặng quằn
lưng”, tác động đến toàn bộ nền kinh tế nói chung của Trung Quốc.
Theo các số liệu đã tiết lộ tên báo chí, nếu trong năm 1977, chi phí
quân sự của Trung Quốc là 14 tỉ 996 triệu đồng nhân dân tệ thì năm 1979 đã
tăng lên 20 tỉ 230 triệu nhân dân tệ và năm 1982 lại tăng lên tới gần 38 tỉ
nhân dân tệ. Phân tích về hậu quả tai hại này, một nhà nghiên cứu phương
Tây là Daniel Tơ-ri-chi-ăc đã nhận xét, tác động của cuộc chiến tranh (xâm
lược Việt Nam) đối với guồng máy quân sự của Trung Quốc bao trùm cả hai
mặt. Một là, nó đòi hỏi phải cấp một khoản ngân sách không dự kiến trước
để chi vào các khoản tốn phí trong chiến tranh. Hai là, nó hầu như chắc chắn
lại gây ra một mức tăng về chi phí quân sự cao hơn nữa, ảnh hưởng nhiều
đến mọi ngành kinh tế trong nước. Cuối cùng, những tác động về kinh tế này
lại càng tác động mạnh cả về mặt chính trị,. Và do đây là một cuộc chiến
tranh phi chính nghĩa, quá tốn kém lại không giành được thắng lợi, cho nên
tác động về mặt chính trị lại càng to lớn, sâu sắc và kéo dài.
Thật vậy, cuộc chiến tranh xâm lược này sẽ mãi mãi được ghi vào
lịch sử thế giới như một trong những hành động xấu xa nhất của tập đoàn
phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm
lược này, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc đã tự vạch
mặt là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân Việt Nam, kẻ thù của độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Đông Dương, của hoà bình và ổn định ở
Đông - Nam Á, kẻ thù rất nguy hiểm của phong trào cách mạng thế giới và
kẻ thù của chính nhân dân Trung Quốc. chúng đã phơi bày trước toàn thế
giới bản chất phản cách mạng của chúng. Cho dù hiện nay, chúng đang cố
“điều chỉnh” và ra sức nguỵ trang, nhưng loài người tiến bộ đã rõ và cảnh
giác đối với chúng. Và cũng ngay từ khi tập đoàn phản động trong giới cầm
quyền Trung Quốc vừa mới phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
trong lòng đất nước Trung Hoa đã gây lên một cao trào phản đối rất nhạy
bén và mạnh mẽ. Chỉ cần nhớ lại một loạt những tên ký dưới các truyền đơn
và báo tường dán dày đặc ở cổng Thiên An hồi đó, người ta cũng đủ thấy
rong lòng đất nước Trung Quốc đang sục sôi chống đối. Nhiều tổ chức hoạt
động bí mật như: Đồng minh công nhân trẻ đấu tranh cho dân chủ và phồn
vinh, Hội liên hiệp chống đế quốc, Hội giác ngộ, ủy ban hoạt động cho công
lý, Liên minh nhân dân đấu tranh cho chân lý… lên tiếng phản đối giới cầm
quyền Trung Quốc, và một loạt tập san phát hành bí mật như: Giác ngộ, Đấu
tranh, Thức tỉnh, Chân lý, Diễn đàn nhân dân… được lưu hành ở nhiều nơi,
liên tục vạch mặt chính sách phản động của Trung Nam Hải.
Có nhiều tờ truyền đơn đã lên án bọn cuồng chiến ở Trung Nam Hải
bằng những lời lẽ rất nghiêm khắc. Tờ truyền đơn của tổ chức “Đồng minh
công nhân trẻ” dán trên bức tường cạnh cổng Thiên An đã mắng thẳng vào
mặt bọn tội phạm.
“Hỡi bọn phản bội ở Trung Nam Hải! Nhân dân Trung Quốc không
tin những lời giả dối của các ngươi nữa. Các người xúi giục nhân dân Trung
Quốc để chống lại những người anh em Việt Nam, mưu đồ đó sẽ không bao
giờ thành công. Tất cả những người Trung Quốc thật sự yêu nước sẽ hô to
khẩu hiệu “Không được đụng đến Việt Nam” như trong thời kỳ đế quốc Mỹ
xâm lược Việt Nam”.
Tờ truyền đơn nữa của “Hội Liên hiệp chống đế quốc” đã kêu gọi:
“Hỡi đồng bào! Hỡi những người Trung Quốc chân chính!
Bọn hắc bang đã xé toảng mặt nạ của chúng. Sự tán tụng và xúi
giục của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã làm cho đầu óc chúng mê nuội. Chúng đã
đưa quân tiến đánh Việt Nam. Ngày 17 tháng 2 năm 1979 là ngày sỉ nhục
mà những người lao động Trung Quốc vĩnh viễn không bao giờ quên! Phải
thanh toán con quỷ khát máu Đặng Tiểu Bình đã đẩy nước ta vào một cuộc
chiến tranh tàn sát giữa những người anh em với nhau. Trong ngày đó,
Đặng chẳng những đã giương lên ngọn cờ đen gây chiến tranh xâm lược
chống nước láng giềng Việt Nam mà còn giương cả ngọn cờ đen nội chiến
chống lại nhân dân Trung Quốc. Đả đảo bọn hắc bang Đặng Tiểu Bình,
những tên đại lý của chủ nghĩa đế quốc đã bán rẻ linh hồn cho đế quốc
Mỹ!”.
Trong những ngày triều đình Trung Nam Hải cất quân đi xâm lược
Việt Nam, nhiều tổ chức chống đối và nhiều tầng lốp nhân dân Trung Quốc
phẫn nộ lên án tội ác bọn cuồng chiến ở Trung Nam Hải rất sôi nổi và rộng
khắp tới mức nhà cầm quyền Bắc Kinh đã buộc phải tháo gỡ tấm mặt nạ
“dân chủ” mà trước kia họ thường lớn tiếng khoe mẽ hòng để lừa bịp nhân
dân, họ đã trắng trợn ra lệnh cấm viết báo chữ to và cấm phát biểu ý kiến
trên “diễn đàn tường gạch” ở cổng Thiên An. Làm như vậy họ càng phơi bày
bộ mặt thật và sự lúng túng, bị động của họ và do đó càng kích động sự căm
phẫn của dân chúng.
Cho tới nay, những người lãnh đạo Trung Quốc vẫn tiếp tục chính
sách thù địch với Việt Nam, chống Liên Xô, chống cộng đồng xã hội chủ
nghĩa và ngày càng câu kết chặt chẽ với đế quốc Mỹ, thì lẽ tất nhiên những
mầm mống chống đối ngay trong lòng hậu phương nước họ sẽ ngày càng lớn
lên. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam hồi đầu năm 1979 mới chỉ là một
dịp thử thách lương tri của những người dân Trung Quốc yêu nước. Nhất
định, nếu tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh tiếp tục liều
lĩnh lao đầu vào những cuộc phiêu lưu quân sự mới, chúng sẽ còn vấp phải
những lớp sóng chông đối mãnh liệt hơn.
Lịch sử đã từng chứng kiến những bọn xâm lược như thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ sau những thất bại nặng nề và toàn diện ở Việt Nam, phải
gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khá nhiều nhân vật tai to mặt lớn
của Pháp và Mỹ đã cố “quen đi bài học đẫm mau ở Việt Nam” mà vẫn
không yên.
Ngược lại, bọn bành trướng Trung Quốc cho tới nay vẫn chưa chịu
mở mắt nhìn rõ sự thật. Với bản chất bành trướng và hiếu chiến, chúng vẫn
ngoan cố tiếp tục ôm ảo vọng thôn tính Việt Nam, đeo đuổi giấc mơ bành
trướng xuống Đông - Nam Á và tiến lên thống trị toàn thiên hạ.
Hiện nay, được đế quốc Mỹ phụ hoạ và tiếp sức, chúng đang ráo
riết chuẩn bị chiến tranh xâm lược với các quy mô khác nhau, kể cả quy mô
lớn nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học nữa” khi có thời cơ; đồng thời
hàng ngày, hàng giờ tiến hành một cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt
chống Việt Nam và các nước Đông Dương.
Khác với kiểu chiến tranh phá hoại mà đế quốcMỹ đã từng tiến
hành ở Việt Nam và đã thất bại nhục nhã, cái gọi là chiến tranh phá hoại
nhiều mặt mà tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đnag triển
khai nhằm chống Việt Nam và các nước Đông Dương hiện nay, mang đủ
màu sắc Trung Quốc. Nó chẳng những kế thừa nhiều thủ đoạn thâm độc của
các triều đại phong kiến Trung Hoa thuở xưa mà còn được Trung Nam Hải
ngày nay hoàn chỉnh và nâng cao thêm bằng cách lôi kết hợp với những kinh
nghiệm chống cộng của phương Tây hiện đại và dùng nhiều mưu sách thủ
đoạn tinh vi xảo quyệt hơn.
Những nguồn tin từ bên trong đại lục Trung Hoa cho biết, các nhà
chiến lược già dặn của Trung Nam Hải đã tính toán rất chi li rồi đi tới kết
luận, sau khi cuộc tiến công quân sự quy mô lớn đánh vào Việt Nam hồi đầu
năm 1979 bị thất bại, và trong khi chưa có điều kiện hoặc thời cơ cũng như
đang còn phải chuẩn bị kỹ mới có thể “dạy cho Việt Nam một bài học nữa”
thì tiến hành kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt này để chống Việt Nam là
thích hợp nhất, đắc sách nhất.
Từ thuở xa xưa, các vị “con trời” của nước Trung Hoa phong kiến
đã nổi tiếng là thâm độc. Các kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt hiện nay
chính là một hình thức chiến tranh vừa rất thâm lại vừa rất độc mà Trung
Nam Hải đang ra sức tiến hành.
Đây là một cuộc chiến tranh vừa có đổ máu, vừa không đổ máu, vừa
ồn ào tiếng súng, vừa âm thầm lặng lẽ, vừa mang hình thức bạo lực, vừa
mang hình thức “diễn biến hoà bình”… Chúng tiến hành chuống phá ta trên
tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, tâm lý, ngoại
giao, v.v. và trên tất cả các chủ trương biện pháp phá hoại ấy, chúng đều
được đế quốc Mỹ, bọn phản động quốc tế và ở Đông - Nam Á phụ hoạ, tiếp
tay và phối hợp rất nhịp nhàng. Tất cả đều nhằm làm cho Việt Nam bị tiêu
hao, bị mệt mỏi, suy yếu, kiệt quệ, rối ren, hỗn loạn trên tất cả các lĩnh vực,
đi tới chỗ sụp đổ. Tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh nhẩm
tính, nếu cuộc chiến tranh phá hoại này được tiến hành trót lọt thì chúng sẽ
không cần tiến công lớn về quân sự cũng có thể thôn tính được Việt Nam.
Hoặc, nếu cần phải tiến đánh Việt Nam về quân sự thì lúc đó sẽ đánh vào
một nước Việt Nam đã suy yếu, rệu rã.
Xảo trá và bịp bợm vẫn là những nét sở trường của bọn bành trướng
Bắc Kinh. Bộ mặt phản bội và xâm lược của chúng đã quá rõ, thế nhưng
trong khi tiếp tục những hoạt động thù địch chống nhân dân ta chúng vẫn trơ
trẽn khoác tấm áo nguỵ trang “mác-xít” và “cách mạng”. Cuộc chiến tranh
phá hoại nhiều mặt của chúng đang được tiến hành dưới các khẩu hiệu “bảo
vệ đường lối cách mạng của Việt Nam”, “khôi phục tình hữu nghị Việt -
Trung”.
Vì vậy, trên mặt trận chính trị, các thứ loa tuyên truyền chiến tranh
tâm lý của Trung Nam Hải, từ đài phát thanh Bắc Kinh đến các thứ loa
phóng thanh ở biên giới Việt - Trung, từ những sách, báo, truyền đơn đến
những lời đường mật, rỉ tai, truyền miệng, chúng tận dụng mọi hình thức, lợi
dụng mọi sơ hở của ta, đặc biệt lợi dụng những khó khăn tạm thời của ta về
kinh tế và đời sống, chúng xuyên tạc một cách độc ác đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước ta, đặt điều vu khống đả kích lãnh đạo, đả kích cán
bộ, đảng viên ta, gây chia rẽ, ly gián trong nội bộ ta, gieo rắc tư tưởng hoài
nghi trong nhân dân ta, kích thích những mầm mống chống đối, nhen nhóm
tổ chức phản cm hòng chuẩn bị điều kiện để gây bạo loạn, lật đổ trong lòng
hậu phương ta và khi có cơ hội thì phối hợp “nội công” với “ngoại kích” để
thôn tính nước ta.
Ở khu vực biên giới Việt - Trung chúng tìm mọi cách phá hoại khối
đoàn kết các dân tộc của ta, dùng cả miệng lưỡi lẫn mồi chài vật hất để chia
rẽ người miền xuôi với miền ngược, chia rẽ cán bộ, bộ đội với nhân dân,
chia rẽ dân tộc này với dân tộc khác, tung gián điệp, thám báo vào sâu trong
nội địa ta, vừa nhằm do thám tình hình, thu lượm các bí mật kinh tế, quốc
phòng, vừa tuyên truyền phao tin đồn nhảm và tổ chức móc nối, cài cắm cơ
sở của chúng.
Bàn tay phá hoại của bọn bành trướng Bắc Kinh không chỉ thò vào
những vùng biên giới mà còn thọc sâu, vươn xa tới tận các thành phố, các
vùng đồng bằng, vùng biển, các vùng công giáo và tới núi rừng Tây
Nguyên… Chúng cố móc nối với những phần tử xấu trong người Hoa và
trong đám nguỵ quân nguỵ quyền chưa chịu cải tạo, bắt liên lạc móc ngoặc
với những tên gián điệp, biệt kích của Pháp và Mỹ trước kia… Tất cả các
hành động của chúng đều tập trung vào mục tiêu cuối cùng là phá vỡ khối
đoàn kết nhất trí về chính trị - tinh thần của toàn dân ta và chuẩn bị gây bạo
loạn và lật đổ chế độ ta.
Để hỗ trợ cho mặt trận chính trị, trên mặt trận văn hoá, tư tưởng,
Trung Nam Hải đã tìm nhiều cách gieo rắc những nọc độc của văn hoá phản
động, đồi truỵ, kích thích những thị hiếu thấp hèn, truyền bá tư tưởng vị kỷ,
sống gấp trong nhân dân, nhất là trong các tầng lớp thanh niên ta. Các nhà
chiến lược của Trung Nam Hải thừa hiểu rằng dân tộc Việt Nam giàu truyền
thống anh hùng bất khất, các thế hệ lớn thuổi thoặc trung niên trở lên đều đã
kinh qua cách mạng và kháng chiến. Vì vậy, chúng đã thâm độc tập trung
mũi nhọn tiến công vào lứa tuổi trẻ. Chúng dự tính, nếu “làm hỏng” được
lứa tuổi thanh niên, thiếu niên Việt Nam, thế hệ kế tục cha anh làm chủ đất
nước, thì nhất định sau này sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôn
tính, khuất phục Việt Nam.
Cả trước mắt cũng như lâu dài mũi tiến công trên mặt trận này của
chúng là nhằm phá hoại một mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, là sự nghiệp xây dựng con người mới, nền văn hoá mới. Trong âm
mưu phá hoại này, chúng vừa tận dụng tất cả những thứ lạc hậu cổ truyền
của phương Đông, vừa khai thác tất cả mọi thứ sa đoạ phản động của
phương Tây dồn dập, liên tục, kiên trì phá hoại ta. Vì vậy tất cả những thứ
đồi phong hủ tục, những tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, bói toán, đồng cốt
đều được bọn chúng ngầm kích thích, phát triển. Và bằng nhiều con đường,
nhiều hình thức chúng truyền bá lối sống Mỹ để xúi giục “di tản” và đưa vào
những tư tưởng cầu an hưởng lạc mà chúng gieo rắc để xúi giục thanh niên
trốn tránh nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự.
Đầu độc thanh niên về mặt văn hoá, tư tưởng là một mưu đồ rất
nham hiểm của bọ bành trướng bắc Kinh. Từ mũi tiến công trực diện trên
mặt trận văn hoá, tư tưởng, chúng nhằm phá hoại luôn cả các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, quốc phòng của chúng ta.
Trên mặt trận quân sự, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền
Trung Quốc liên tục gây cẳng thẳng ở vùng biên giới, liên tiếp gây xung đột
vũ trang, tiến hành chiến tranh lấn chiếm để gặm nhấm từng phần đất đai,
gây thương vong, tổn thất cho bộ đội ta và nhân dân ta, “trường kỳ tiêu hao”
lực lượng ta và nhằm treo lơ lửng trên đầu nhân dân ta nguy cơ của một cuộc
chiến tranh xâm lược, chúng tạo nên một sức ép quân sự, một trạng thái
thường xuyên căng thẳng có thể bùng nổ lên bất kỳ lúc nào, và tạo bàn đạp,
tạo điều kiện chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược theo nhiều quy mô khác
nhau. Chúng còn cho thám báo, gián điệp, biệt kích thâm nhập, phá hoại trật
tự an ninh, gây rối loạn trong đời sống của nhân dân ở các khu vực tiếp giáp
với Trung Quốc, làm cho sản xuất đình đốn, sinh hoạt đảo lộn.
Một điều rất đáng chú ý là, liên tiếp mấy năm gần đây, mỗi lần đến
dịp ngày lễ, ngày tết, ngày Quốc khánh của hai nước, ta đều đề nghị ngừng
bắn để nhân dân hai nước ở các khu vực biên giới có thể yên vui trong một
khoảng thời gian nhất định, nhưng phía Trung Quốc đều nhất loạt từ chối.
Các thứ loa tuyên truyền của Bắc Kinh vẫn thường lu loa “yêu chuộng hoà
bình”, vậy thì tại sao lọ lại thẳng cánh bác bỏ đề nghị hợp tình, hợp lý như
vậy?
Rất rõ ràng là bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh cố tìm
mọi cách làm cho khu vực biên giới của nước ta luôn luôn không ổn định,
làm cho tinh thần bộ đội và nhân dân ta luôn luôn căng thẳng, mệt mỏi và
trường kỳ tiêu hao lực lượng ta.
Trên mặt trận kinh tế, chúng tiếp tục thực hiện mưu đồ nham hiểm
“làm cho Việt Nam không mạnh lên được mà còn suy yếu, kiệt quệ thêm”.
Mưu đồ thâm độc này của chúng đã từng thực hiện từ trước. Hiện nay chúng
lại điên cuồng triển khai với tất cả sự hằn học thù địch. Những bộ óc thâm
hiểm ở Trung Nam Hải nhận định, làm cho Việt Nam suy yếu, kiệt quệ về
kinh tế cũng tức là làm cho các lĩnh vực khác cũng phải suy yếu, kiệt quệ,
tiến tối chỗ sụp đổ.
Vì vậy, chúng đã tập trung nhiều thủ đoạn đen tối nhằm xuyên tạc
phá hoại đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Chúng
phao tin đồn nhảm hòng làm cho nhân dân ta giảm sút nhiệt tình lao động,
ngăn cản và phá hoại việc xây dựng các khu kinh tế mới, phá hoại các cơ sở
sản xuất, các kho tàng, các công trình kinh tế - kỹ thuật… của ta. Chúng
khoét sâu những khó khăn tạm thời về kinh tế và đời sống của ta, lũng đoạn
thị trường, phá hoại tiền tệ, từ đó hy vọng làm cho đời sống xã hội - chính trị
của ta thêm rối ren, hỗn loạn. Chúng câu kết với đế quốc và tìm mọi cách
mua chuộc, hù doạ, lôi kéo một số nước thiếu thiện chí hòng “bao vây kinh
tế” chống nước ta, gây rất nhiêu khó khăn, phức tạp cho quan hệ kinh tế đối
ngoại của ta.
Có thể nói trên lĩnh vực kinh tế, chúng đã áp dụng một chủ trương
phá hoại toàn diện; từ sản xuất đến phân phối, lưu thông, từ lực lượng sản
xuất đến quan hệ sản xuất, từ kinh tế đối nội đến kinh tế đối ngoại hòng làm
mất hiệu lực mọi chủ trương, chính sách và kế hoạch kinh tế của Nhà nước
ta. Mấy năm qua, bọn gián điệp, tay chân của Bác Kinh bị sa lưới phát luật
của ta đã thú nhận: chúng được lệnh quan thầy phá hoại các kho tàng, bến
cảng, công trường, xí nghiệp, phương tiện giao thông, nhất là các công trình
và kho tàng quân sự… Do tinh thần cảng giác của quân và dân ta, những tên
đã bị bắt trước khi chưa kịp hành động gây tội ác. Lời khai của chúng là
những bằng chứng đanh thép tố cáo dã tâm của Trung Nam Hải.
Trên mặt trận ngoại giao, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền
Trung Quốc cũng tiến hành nhiều thủ đoạn, tận dụng mọi cơ hội ráo riết phá
hoại đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Chúng lợi dụng các diễn đàn quốc tế và lợi dụng những chuyến
công du đi tới nhiều nước trên thế giới, tiếp tục xuyên tạc tình hình, trắng
trợn vu cáo ta, hòng làm giảm sút uy tín của ta trên trường quốc tế. Chúng
phá hoại những mối liên minh chiến lược của nhân dân với Liên Xô, với hai
nước Lào, Campuchia và các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa.
Chúng lôi bè kéo cánh, phá hoại những mối quan hệ bình thường giữa nước
ta với các nước khác, nhất là những nước láng giềng lân cận trong khối
ASEAN, hòng bao vây và cô lập ta trên trường quốc tế.
Mặc dù đã bị thất bại nhục nhã trong các mưu đồ đen tối ở Việt
Nam, Lào, Campuchia tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh
vẫn ôm ấp ảo vọng chia rẽ, phá hoại, làm uy yếu khối liên minh chiến lược
và tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân ba nước Đông Dương. Cùng với
việc tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống Việt Nam, tập
đoàn phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc cũng ráo riết tiến hành
những hoạt động phá hoại và lật đổ ở Lào và Campuchia. Chúng đang tích
cực nuôi dưỡng, tiếp tế, huấn luyện, trang bị cho các lực lượng phản động
tay sai ở Lào và Campuchia. Và bằng những thủ đoạn thâm độc, chúng đã và
đang ra sức phá hoại về nhiều mặt đối với hai nước Lào và Campuchia anh
em để hòng thôn tính cả ba nước Đông Dương.
Rõ ràng, cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt mà tập đoàn phản
động trong giới cầm quyền Trung Quốc đang ráo riết tiến hành chống Việt
Nam và hai nước Lào, Campuchia là một hình thức chiến tranh rất nguy
hiểm và thâm độc. đây là sự kế tục của các hoạt động phản bội, phản động,
phá hoại và thâm độc của chúng suốt mấy chục năm qua và sau khi hàng loạt
mưu đồ chiến lược của chúng nhằm thôn tính, khuất phục, xâm lược Việt
Nam, Lào và Campuchia đã bị phá sản. Vì vậy, chúng càng cay cú, càng
điên cuồng và ráo riết thực hiện, chúng sẽ giở thêm nhiều thủ đoạn tinh vi,
xảo quyệt và độc ác hơn nữa. Chúng ta cần cảnh giác và kiên quyết đập tan
mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động phá hoại của chúng.
Bằng lực lượng của cả nước và của từng địa phương, từng cơ sở,
trên thế làm chủ, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi ngành, mọi tổ chức,
lực lượng của chủ nghĩa xã hội, quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghiã, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ vững chắc trên tất cả các
mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hôi, an ninh và quốc phòng…
Tổ chức tốt các lực lượng, phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh, chủ
động đánh địch trên tất cả các mặt trận, không để một khâu, một lĩnh vực
nào bị sơ hở. Trong tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như trong tất
cả các ngành văn hoá, tư tưởng… đâu đâu cũng đều kết hợp chặt chẽ giữa
xây dựng và bảo vệ, không để lơi lỏng trận địa chính trị tư tưởng, không để
sơ hở trong xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá và cũng không để một sơ
suất nào trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng… Có như vậy, chúng ta mới
đánh bại được kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của bọn bành trướng, bá
quyền Bắc Kinh câu kết với đế quốc Mỹ, đồng thời mới sẵn sàng đối phó
thắng lợi với chiến tranh xâm lược quy mô lớn, nếu chúng liều lĩnh gây ra.
Kết luận
Trên bước đường thực hiện chủ nghĩa bành trướng, bá quyền nước
lớn, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc hy vọng vào
những điều mà chúng đánh giá là “thuận lợi”, dễ bề thôn tính nước ta hơn tất
cả các thế lực phản động quốc tế khác.
Đúng là so với phát xít Nhật, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã từng
đưa quân xâm lược nước ta thì bọn bành trướng Trung Quốc có nhiều thuận
lợi mà tất cả những tên xâm lược khác đều không có. Đó là địa thế tiếp giáp,
núi liền núi, sông liền sông, tiện cho chúng vừa có thể ào ạt tiến phát đại
binh xâm lược quy mô lớn, vừa có thể giấu mặt âm thầm lặng lẽ tiến hành
chiến tranh phá hoại, vừa có thể lén lút đưa quân thâm nhập quấy rối, vừa có
thể tuồn gián điệp, biệt kích, tuồn hàng, tuồn tiền… vào phá hoại và móc nối
người đi “di tản”.
Chúng còn dương dương tự đắc, cậy có số dân đông nhất thế giới để
tạo ra một đạo quân lớn nhất hoàn cầu, đủ sức ném vào lò lửa chiến tranh
xâm lược; đồng thời còn có cả một đạo quân ngầm trong số những phần tử
xấu người Hoa sẵn sàng tiếp tay cho chúng. Chúng cũng ỷ vào cái thế hàng
ngàn năm có nhiều quan hệ mật thiết với Việt Nam, tường tận Việt Nam hơn
bất kỳ một tên phản động nào khác. Chúng lại đang hí hửng vì được đế quốc
Mỹ và các thế lực phản động quốc tế khác, đồng tỉnh ủng hộ chúng chống
phá Việt Nam. Chúng càng thêm chủ quan vì cho tới nay chúng vẫn còn
đang lừa bịp được nhân dân trong nước và một số người, một số nước trên
thế giới.
Tất cả những điều đó đều có thật, và cũng là những điều luôn nhắc
nhở chúng ta cần phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác và tính sẵn
sàng chiến đấu, không được chủ quan lơ là, đánh giá thấp hoặc coi thường
những mưu đồ thâm độc, xảo quyệt vốn là những sở trường lâu đời của địch.
Thế nhưng, ngay trên bước đường thực hiện chủ nghĩa bành trướng,
thôn tính và xâm lược nước ta, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền
Bắc Kinh cũng đã và đang ngày càng bộc lộ nhiều chỗ yếu rất cơ bản về
chính trị, kinh tế và quân sự. Như mọi người đã rõ Trung Quốc to, nhưng
không mạnh.
Mặc dù hiện nay, những nhà cầm quyền ở Trung Nam Hải đang tiếp
tục giở thói bành trướng bá quyền, đang suy tính đủ mọi mưu sâu, kế hiểm
để tiếp tục chống phá Việt Nam, những mưu đồ xâm lược, thôn tính, phá
hoại nước ta do chúng hằn học, cay cú tiến hành quả rất nguy hiểm, thâm
độc, nhưng chúng cũng đã và sẽ vấp phải một đối thủ đã liên tục chiến đấu
và chiến thắng trong suốt mấy chục thế kỷ qua. Trải qua cuộc đấu tranh lâu
dài đó, nhân dân Việt Nam đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu và
tôi luyện cho mình một truyền thống kiên cường, bất khuất, một khối đoàn
kết thống nhất không gì phá vỡ nổi của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền
thống đó càng được phát huy mạnh mẽ và đã thật sự trở thành một nhân tố
quan trọng đảm bảo cho nhân dân ta liên tiếp chiến thắng thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, giành lại toàn bộ non sông đất nước, thống nhất Tổ quốc và đưa
cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, và vừa qua cũng đã thử thách keo đầu với
chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung Quốc.
Ngàu nay, đất nước ta tuy còn nhiều khó khăn sau hơn 30 năm
chiến tranh liên tục, nhưng nhân dân ta đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng,
đang ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi những nghị quyết đúng đắn của Đại
hội lần thứ IV và lần thứ V của Đảng ta. Đất nước ta đang dần ần hàn gắn
các vết thương chiến tranh, vững vàng tiến lên xây dựng cuộc sống mới.
Khối liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
ngày càng bền vững hơn bao giờ hết. Sự hợp tác tương trợ với Liên Xô, các
nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhiều nước bầu bạn trên thế giới cũng
ngày càng phát triển tốt đẹp. Đại hội lần thứ V của Đảng ta đã nhận định:
“Vượt qua khó khăn chồng chất, nhân dân ta đã đưa cách mạng Việt Nam
phát triển lên một thế chiến lược mới, vững chắc hơn so với trước đây, tạo ra
khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và xây dựng thành công củ nghĩa xã
hội”(v).
Các lực lượng vũ trang nhân dân ta, sau khi đánh thắng cuộc tiến
công xâm lược của bọn bành trướng Bắc Kinh hồi tháng 2 năm 1979, càng
mạnh thêm lên cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cả về trang bị, kỹ thuật và
khoa học - nghệ thuật quân sự… Còn quân đội Trung Quốc tuy đang ráo riết
“hiện đại hoá” nhưng bị đầu độc về chính trị, thoái hoá về tư tưởng, nên là
v
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội, 1982 tr. 28.
một đạo quân đông nhưng vẫn không phải là một đội quân mạnh, nhất kà khi
quân đội đó lại vượt ra khỏi biên giới để xâm lược các nước láng giềng. Hơn
nữa, do liên tục thi hành chính sách bành trướng, lại tôn sùng chủ nghĩa thực
dụng, bọn phản động Bắc Kinh đã gây hiềm khích với hầu hết các nước láng
giềng, luôn luôn tráo trở phản phúc trong chính sách đối ngoại. Vì vậy
chúng ngày càng bị cô lập và phải luôn luôn phòng bị cả bốn mặt đông, tây,
nam, bắc.
Trên cơ sở nhận định khoa học tất cả các điều kiện chủ quan và
khách quan, Đại hội lần thứ V của Đảng ta cũng đã vạch rõ: “Chúng ta có
thực tế để khẳng định rằng, dù kẻ thù có hung hãn, độc ác và thâm hiểm đến
đâu, nhân dân ta cũng có đủ tinh thần, lực lượng và biết cách đánh thắng,
nếu chúng liều lĩnh gây chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa”(vi).
Bọn bành trướng Bắc Kinh hy vọng dùng chiến tranh phá hoại
nhiều mặt nhằm thôn tính đất nước ta, khuất phục nhân dân ta. Chúng ta
phát huy sức mạnh tổng hợp của chế độ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, của gần 60 triệu nhân dân Việt Nam đang làm
chủ đất nước để làm phá sản mưu đồ thâm độc của chúng. Cảnh giác và
vững tiến, các lực lượng vũ trang nhân dân ta dưới lá cờ trăm trận trăm
thắng của Đảng Cộng sản Việt Nam uang vinh và trong sự yêu thương đùm
bọc của nhân dân, quyết cùng với toàn dân đập tan mọi mưu đồ phá hoại và
xâm lược của chúng. Nhân dân ta, dân tộc ta nhất định thắng.
___________________________

vi
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội, 1982 tr. 32.

You might also like