You are on page 1of 336

17/9/2017 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời

phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử

Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời
This entry was posted on Tháng Năm 11, 2015, in Lịch sử Việt Nam and tagged bảo đại, Trần Trọng Kim, vĩnh thụy. Bookmark the permalink. 9 phản hồi

Tạp chí Xưa và Nay số 456 tháng 2 năm 2015

Trước khi Bảo Đại qua đời (1997), nhà sử học trẻ Fédéric Mitterand – cháu của Tổng thống Mitterand đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp cựu hoàng tại
nhà riêng (tầng trệt cao ốc 29 Presnel, quận 16 – Paris). Lần đầu tiên cựu hoàng nói về những kỷ niệm và thổ lộ ước vọng của ông về đất nước Việt
Nam, trong đó có việc ông thành lập chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật và trong trường hợp nào ông đã thoái vị làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hoà.

Cuộc phỏng vấn này đã được phát trên truyền hình Pháp nhiều lần, hoàng nữ Phương Thảo (con của bà Bùi Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại) đã thu
được và cung cấp cho tôi, kỹ sư Bùi Hữu Lân (cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp) và ông Nguyễn Đắc Xuân chuyển qua Việt ngữ. Xin trích một
đoạn sau đây để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm.

Frédéric Mitterand: Đây là một thời kỳ (1944-1946) lạ lùng: có một chủ quyền của nước Pháp Vichy, có đông đảo người Nhật, có vua Bảo Đại im lặng
đứng nhìn tình thế, bên cạnh nhân dân Việt Nam. Nước Pháp được giải phóng, thay đổi chế độ chính trị, với tướng De Gaulle lên cầm quyền. Lúc ấy ở Việt
Nam tình hình ra thế nào?

https://nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/ 1/11
17/9/2017 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử

Bảo Đại: Người Việt chúng tôi mù tịt. Chúng tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xảy ra. Chúng tôi có biết nước Pháp được giải phóng, chấm hết.

Frédéric Mitterand: Và người Nhật? Lúc ấy một thời gian sau họ làm đảo chánh?

Bảo Đại: Người Nhật làm đảo chánh vì người Pháp cho rằng, sau khi quân Nhật đã thua nhiều trận ở mặt trận Thái Bình Dương, nước Nhật đã đến thời tận
số. Cho nên người Pháp mới bắt đầu tổ chức một loạt kháng chiến. Người Nhật, thấy đã hết thời, không muốn như vậy và đó cũng là một vấn đề thể diện.
Họ đã làm đảo chánh và gạt bỏ chủ quyền của Pháp.

Frédéric Mitterand: Lúc ấy, ngài bất đắc dĩ cũng bị lôi cuốn phần nào trong cuộc ẩu đả đó?

Bảo Đại: Đó là một câu chuyện khá đầy kịch tính. Hôm người Nhật làm đảo chánh tôi không có mặt trong cung. Tôi đi săn. Đến khi trở về cung các cửa
cung đều mở. Có tiếng súng nổ. Một sĩ quan Nhật đến trình diện với tôi, xin tôi chịu khó chờ một chút: “Chúng tôi đang giải quyết vài vấn đề”, và sau đó
ông sĩ quan này dẫn tôi vào cung. Một thời gian sau, tôi vào trong cung, cũng ông sĩ quan ấy nói với tôi: “Ngày mai, có một nhân vật quan trọng, một đại
sứ, đến trình diện với ngài”. Ngày hôm sau tôi tiếp đại sứ Yokoyama. Đại sứ trình uỷ nhiệm thư và nói với tôi rằng: “Thiên Hoàng cho tôi đến bên cạnh
Ngài”. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Nhật.

Frédéric Mitterand: Trước đó ngài đã có suy nghĩ về hoàng đế Nhật Bản?

Bảo Đại: Chúng tôi biết hoàng đế Nhật, nhất là Minh Trị Thiên Hoàng, đã mở cửa nước Nhật cho thế giới hiện đại.

Frédéric Mitterand: Và ngài có quan tâm đến kinh nghiệm này?

Bảo Đại: Có, tôi có theo dõi khá sát lịch sử nước Nhật.

Frédéric Mitterand: Người Nhật tỏ ra rất kính trọng ngài, và ngay sau đó, đề nghị ngài tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Một tình trạng gay cấn vì thực sự
không còn chủ quyền của Pháp lúc đó nữa. Chính tướng De Gaulle cũng đã nó: “Tôi thấy Đông Dương đã rời xa như một con tàu lớn”. Khoonhg có vấn đề
duy trì chính quyền Vichy, còn người Nhật thì yêu cầu ngài tuyên bố độc lập. Và ngài lưỡng lự?

Bảo Đại: Trước hết, tôi nghi ngờ vì không biết nền độc lập này có giá trị đến mức nào.

Frédéric Mitterand: Đó là một cái bẫy?

Bảo Đại: Không phải là cái bẫy nhưng hai chữ ấy vô cùng kỳ diệu, đó là hai chữ thiêng liêng, hai chữ Độc Lập. Đối với thần dân tôi, tôi không thể từ chối
Độc Lập, nếu tôi từ chối, thần dân tôi sẽ trách tôi. Đó là cơ hội ngàn năm một thuở để chứng tỏ rằng chúng tôi độc lập, dù cái độc lập ấy có hình thức thế
nào. Điều kỳ lạ là khi tôi ký tuyên ngôn độc lập, tôi hỏi Đại sứ Nhật: “Có vấn đề trao đổi gì không?”. Ông trả lời: “Không, chúng tôi không đòi hỏi ngài bất cứ
một điều gì; chúng tôi giải phóng quý quốc; có thế thôi”.

https://nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/ 2/11
17/9/2017 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử

Frédéric Mitterand: Nhưng dầu sao, ngài không ngại trở nên một con bài trong tay người Nhật, và ngài không ngại làm cho người Pháp nghĩ rằng ngài đã
bỏ rơi họ?

Bảo Đại: Không, hoàn toàn không. Tôi không muốn tôi là con bài trong tay người Nhật. Một hôm ông tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Nhật ở Đông Dương
xin tôi tham gia vào chiến cuộc để giúp nước Nhật, vì lúc đó Nhật đang ở trong một giai đoạn khó khăn, tôi trả lời: “Nay chúng tôi độc lập, không thể sai
khiến chúng tôi điều gì nếu chúng tôi đã độc lập. Chúng tôi tự do làm điều gì chúng tôi muốn, các Ngài không có quyền can thiệp vào nội bộ chúng tôi”. Và
người Nhật đã hiểu.

Frédéric Mitterand: Có cái ngại kia, ngại làm cho người Pháp nghĩ rằng ngài đã bỏ rơi họ?

Bảo Đại: Không những tôi đã nghĩ đến việc này, mà nhiều người Pháp đã cho rằng tôi đã phản bội họ. Khi tôi trở qua Pháp năm 1948, có một chiến dịch
báo chí chống tôi, nói rằng: “Đó là một con người phản bội, ông ấy đã bỏ rơi chúng ta, ông ấy đi với bọn Nhật”. Tôi phải đưa Hiệp ước Bảo hộ ra. Nó đây,
theo điều 11 hay 13, nước Pháp có trách nhiệm giữ an ninh cho nhà vua, chống lại kẻ địch bên ngoài cũng như nội loạn bên trong. Ai đã phá bỏ hiệp ước
này? Không phải tôi. Ngày 9-3-1945, chủ quyền Pháp đã không còn nữa.

Frédéric Mitterand: Người Nhật có ngược đãi người Pháp không?

Bảo Đại: Không, quân đội của Thiên Hoàng không làm cái việc tàn ác. Thủ phạm là đội Kempetai, là một loại Lê Dương của Nhật. Đội Kempetai này đã làm
các việc tàn ác đối với người Pháp.

Frédéric Mitterand: Bỗng nhiên ta lâm vào cái thế phức tạp. Vì ngài có nhiều quyến luyến với người Pháp. Ngài không thể bình thản mãi?

Bảo Đại: Đó là tình cảm cá nhân, nhưng tôi phải nghĩ trước hết đến quốc gia dân tộc. Người Nhật đã đem độc lập đến cho chúng tôi, tôi phải cụ thể hoá nền
độc lập đó. Cho nên tôi đã lập một chính phủ. Các quan đại thần lúc ấy đã xin rút lui để chúng tôi có một chính phủ tân tiến.

Frédéric Mitterand: Lúc đầu tiên ngài thực hiện quyền lực của một ông vua lập hiến, của một ông vua thời hiện đại. Vậy chính phủ ấy có những ai.

Bảo Đại: Đó là những trí thức trẻ, nhiều người ở Pháp, những kỹ sư trường bách khoa, những tiến sĩ luật, những bác sĩ y khoa, họ thông hiểu cả Đông và
Tây. Về chức Thủ tướng, tôi đã chọn một học giả thông hiểu cả Đông và Tây.

Frédéric Mitterand: Trước tình hình mới ấy, tâm trạng của dân chúng thế nào?

Bảo Đại: Có thể nói rằng dân chúng cảm thấy nhẹ nhõm.

https://nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/ 3/11
17/9/2017 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử

https://nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/ 4/11
17/9/2017 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử

Frédéric Mitterand: Nước Nhật sụp đổ. Bom nguyên tử nổ. Đế quốc Nhật Bản không còn. Vào khoảng đó, những người Cộng sản gây nên một áp lực ngày
càng lớn?

Bảo Đại: Thật ra, lúc đầu không phải là những người Cộng sản, mà là những người quốc gia. Đồng bào tôi, nhất là giới trí thức, nghĩ rằng cần có một cuộc
cách mạng. Đối với họ, nếu không có cách mạng thì không có tiến hoá. Tôi sợ họ làm một cuộc cách mạng. Nếu ông nhớ lại cái hiệp ước Yalta và Postdam,
mặc dầu Nhật thua trận, nhưng Nhật có trách nhiệm phải giữ trật tự, tức là quân đội Nhật không bị giải giáp. Tôi sợ quân Nhật bắn vào dân. Tôi mới nói
rằng: “Thần dân đã muốn một cuộc cách mạng, thì chính tôi đã làm một cuộc cách mạng đó rồi. Tôi sẽ ra đi như thế”.

Frédéric Mitterand: Và ngài thoái vị. Việc này đối với chúng tôi, quả là hơi khó hiểu?

Bảo Đại: Không, có thể khó hiểu đối với ông, nhưng không khó hiểu đối với người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam đã hiểu. Chỉ có điều người dân Việt
Nam không thấy một việc, đó chính là những người trong chính phủ mới là những người Cộng sản. Nhưng họ có biết một việc, là trong chính phủ ấy, nghĩa
là người đứng ra lập chính phủ ấy, tức ông Hồ Chí Minh đã được người Mỹ vũ trang. Dân Việt Nam nghĩ rằng đã có người Mỹ đứng sau lưng họ, họ sẽ có
nhiều thế lực hơn để giành độc lập từ tay người Pháp. Đến giờ, người Mỹ tự xem là những người chống Cộng.

Frédéric Mitterand: Tâm trạng của ngài lúc ấy thế nào?

Bảo Đại: Tôi hoàn toàn không bị bối rối với những vấn đề ấy. Tôi cảm thấy sự trỗi dậy ấy, trước hết là các người quốc gia muốn có thể cụ thể hoá nền độc
lập, họ không muốn tôi ở vị trí lãnh đạo vì tôi không có đủ phương tiện để tranh thủ độc lập từ người Pháp; nhưng vì có một chính phủ được người Mỹ ủng
hộ, nên dân Việt Nam cho rằng chính phủ ấy có nhiều phương tiện hơn tôi để tranh thủ từ người Pháp một nền độc lập thực sự.

Frédéric Mitterand: Và ngài đã thoái vị. Từ đây bắt đầu một giai đoạn thật ly kỳ trong cuộc đời ngài. Đó là giai đoạn quan hệ với Cụ Hồ Chí Minh và người
cấp dưới của ông ấy. Ngài đã tiếp xúc với Cụ Hồ Chí Minh hay ai tiếp xúc?

Bảo Đại: Trước tiên các bộ trưởng của Cụ Hồ tiếp xúc với tôi, để tiếp nhận sự chuyển giao quyền lực.

https://nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/ 5/11
17/9/2017 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử

Frédéric Mitterand: Luôn luôn đi theo nguyên tắc một sự kế tục hợp pháp. Nền Cộng hoà là cô gái do nhà vua sinh ra?

Bảo Đại: Có thể là như vậy.

Frédéric Mitterand: Và ngài đã chuyển giao quyền lực?

Bảo Đại: Chính tôi đã khai sinh ra cái nền Cộng hoà đó. Lúc đó đại diện Cụ Hồ Chí Minh nói với tôi: “Mời ngài đi Hà Nội, Cụ Hồ có thể quen biết ngài”. Rồi tôi
đi Hà Nội.

Frédéric Mitterand: Ngài trở thành Vĩnh Thuỵ?

Bảo Đại: Vâng, tôi trở thành một công dân thường.

Frédéric Mitterand: Ngài không quá hối tiếc nền quân chủ đã chấm dứt, nền quân chủ ấy dầu sao cũng là một thể chế đã được tổ tiên ngài lập nên?

Bảo Đại: Có chứ, dĩ nhiên tôi còn cảm thấy nhiều hơn. Và hối tiếc nữa, nhưng nó là một trang sử đã được lật qua. Đó là định luật của nước tôi.

Frédéric Mitterand: Và ngài đã muốn để mình lật trang sử đó?

Bảo Đại: Tôi muốn để chính tôi lật, thay vì để cho một vũng máu lật trang sử.

https://nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/ 6/11
17/9/2017 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử

Ảnh chụp hoàng gia và hội đồng quan lại tại điện Kiến Trung (kinh thành Huế) trong ngày Hoàng đế Bảo Đại tuyên
chiếu thoái vị – 25 tháng 8 năm 1945.

– Frédéric Mitterand : Và ngài đã đi Hà Nội để gặp cụ Hồ Chí Minh. Điều kỳ lạ là cụ Hồ Chí Minh đối xử với ngài với một sự cung kính đặc biệt?

– Bảo Đại : Vâng, xin đừng quên rằng cụ Hồ xuất thân từ một gia đình quan lại. Và cụ đã đối xử với tôi như tôi còn làm vua. Cụ cấm những người xung
quanh cụ gọi tôi bằng đồng chí, bằng những tên gọi của giai cấp vô sản, và luôn luôn gọi tôi là Hoàng thượng.

– Frédéric Mitterand : Cụ Hồ Chí Minh mời ngài làm cố vấn tối cao của Chính phủ?

– Bảo Đại: Vâng, lúc đó không một lý do gì để mà từ chối bởi vì mọi người Việt Nam đều theo Cụ. Điều chúng tôi muốn, là nước nhà phải được độc lập. Tôi
muốn làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ. Mọi người Việt Nam đều muốn ủng hộ chính phủ ấy để tranh thủ một nền độc lập thật sự.

https://nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/ 7/11
17/9/2017 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử

Frédéric Mitterand : Ngài đã ở gần cụ Hồ Chí Minh, cụ ấy đã cho ngài cảm tưởng thế nào của cụ ấy? Nay đã qua một thời gian dài, cảm tưởng ấy có thay
đổi nhiều không?

– Bảo Đại: Không, không thay đổi. Tôi luôn luôn xét cụ Hồ Chí Minh ngoài cái tư tưởng cộng sản của ông ấy. Ông hãy nhớ đại hội Tours, cụ Hồ ở Pháp lúc
ấy. Rồi cụ đi Moscou để lập đảng Cộng sản Việt Nam.

– Frédéric Mitterand : Nhưng đối với ngài, cụ Hồ cũng là một nhà ái quốc?

– Bảo Đại : Đối với tôi, còn hơn thế nữa, đó là một người có tinh thần quốc gia. Cụ là một người yêu nước. Tiếc thay sau lưng cụ có một ủy ban, là Xô viết
tối cao, gồm có vài người Ba Lan, người Nga, bắt buộc cụ phải tiến tới.

https://nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/ 8/11
17/9/2017 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử

– Frédéric Mitterand : Trong cuốn sách của ngài, không thấy có một lời buộc tội khắt khe nào đối với cụ Hồ. Ngài quý trọng cụ Hồ? Và cũng thế, quả là rất
ngạc nhiên khi thấy cụ Hồ không bao giờ công kích ngài?

– Bảo Đại : Không, không có lý do gì để tôi công kích Cụ ấy. Ban đầu, tôi còn ủng hộ Cụ ấy nữa. Cố gắng đưa nước nhà thoát khỏi chiến tranh, vì chúng tôi
đã khổ vì chiến tranh.

– Frédéric Mitterand : Một sự kiện lạ lùng. Có lúc cụ Hồ đã nghỉ đến việc trao lại quyền hành cho ngài?

– Bảo Đại : Nhưng việc này chính tự tay cụ Hồ. Một hôm cụ Hồ đến gặp tôi. Trước đó, cụ đã gọi điện thoại, Cụ nói sẽ đến gặp tôi. Tôi tưởng Cụ ấy ốm. Cụ
nói với tôi: “Không có, tôi muốn ngài nắm lại chính quyền”. Tôi hỏi : “Tại sao?”. Cụ nói : “Tôi bị để ý quá, tôi quá đỏ, tôi cảm thấy không được Đồng minh tín
nhiệm”. Tôi tưởng Cụ đùa. Cụ nói : ‘Không có, ngài hãy trình diện một chính phủ vào cuối ngày hôm nay”. Trong ngày tôi đã có nhiều cuộc tiếp xúc, cho đến
chiều thì cụ Hồ gọi lại cho tôi. Cụ nói : “sau khi đã suy nghỉ kỷ lại, xin ngài bỏ qua cho tôi chuyện vừa qua. Trước cái khó khăn của hoàn cảnh này, tôi không
có quyền đào nhiệm”. Tôi nói : “Vậy thì xin Cụ hãy tiếp tục”.

Bế mạc “Tuần lễ vàng” tại Nhà hát lớn Hà Nội, Cựu hoàng Bảo Đại lúc này là cố vấn Vĩnh Thuỵ
lên cổ vũ đấu giá tấm hình Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khi đồng bào quần chúng nhân dân tề tựu
ngoài quảng trường chờ đón kết quả

https://nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/ 9/11
17/9/2017 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử

– Frédéric Mitterand : Quả là quá ngạc nhiên., rất xúc động khi thấy có sự đoàn kết cao như vậy. Tại sao cuộc thương thuyết với nước Pháp bị bế tắc?
Phải chăng lỗi hoàn toàn về phía Pháp?

– Bảo Đại : Hãy bắt đầu với Hiệp ước ngày 6-3. Ký giữa Sainteny và cụ Hồ. tôi biết rõ hiệp ước ấy vì tôi đã soạn thảo với cụ Hồ. Hiệp ước ký xong thì tôi đi
Trung Quốc. Sau đó là Hội nghị Fontainebleau. Khi cụ Hồ sang Pháp. Hội nghị không đạt kết quả gì, vì mỗi bên đều giữ vững lập trường của mình. Không ai
muốn thương lượng thật sự, phía Pháp cũng như phía Việt Nam.

– Frédéric Mitterand : Tôi tưởng tượng có những trang “tít” trên các báo. Ngài đã trở nên một ông vua “đỏ”?

– Bảo Đại : Hoàn toàn không như vậy. Mọi người gọi tôi là công dân Vĩnh Thụy. Chỉ có thế.

– Frédéric Mitterand : Lúc ấy ngài biết gì về chủ nghĩa cộng sản? Ngài đã nắm hết chủ nghĩa cộng sản?

-Bảo Đại : Không, tôi biết rất ít.

– Frédéric Mitterand : Trong khoảng thời gian hai năm ấy, ngài đã ở bên cụ Hồ, và ngài đã giúp cho cụ Hồ nhiều việc quan trọng. Nếu phải lặp lại việc này
hôm nay, ngài cũng sẽ lặp lại chăng? Ngày nay ngài đánh giá việc này thế nào?

– Bảo Đại : Còn tùy. Nếu là vì hạnh phúc của thần dân tôi, tôi cũng sẽ làm.

– Frédéric Mitterand : Nhưng việc này có phục vụ dân không?

– Bảo Đại : Tôi không nghỉ như vậy.

– Frédéric Mitterand : Chiến tranh thực sự bùng nổ giữa Pháp và Việt Minh, một cuộc chiến ác liệt, gian khổ. Ngài là một người lưu vong. Ngài không còn
gì trong tay cả. Tuy vậy, lần hồi, ngài lại được công luận chú ý, nhất là các người Pháp đã biết ngài, và đông đảo người Việt Nam muốn độc lập, nhưng
không muốn cộng sản?

– Bảo Đại : Để nói cho rõ hơn, sau khi đô đốc d’Argenlieu mãn nhiệm kỳ. Ông Bollaert sang Đông Dương với chỉ thị của Paris là gắng khôi phục hòa bình.
Dưới hình thức nào? Kêu gọi tất cả những người đang chiến đấu chống Pháp, và những người quốc gia đang đứng ngoài cuộc chiến lúc ấy, có nhiều người
Việt Nam đã nghỉ đến tôi. Ông Bollaert đã đứng ra kêu gọi qua bài diễn văn nổi tiếng đọc ở Hà Đông, trong bài diễn văn này ông đã nói đến hai chữ Độc lập,
nhưng không nói bằng tiếng Pháp, mà bằng tiếng Việt. Lúc đó, tôi có tiếp một ông sứ giả của ông Bollaert, người này nói với tôi như sau : “Ngài phải đáp lại
lời kêu gọi của ông Bollaert. Nếu ngài không trả lời, cụ Hồ Chí Minh sẽ trả lời và sẽ qua mặt ngài”. Tôi đáp :” Tôi rất muốn thế, tôi chờ cụ Hồ trả lời vì quý
ông đã nhắm vào cụ Hồ mà kêu gọi”. Sau một thời gian, vì không ai đáp lại lời kêu gọi của ông Bollaert và vì đã có nhiều người quốc gia muốn tập hợp lại và
khẩn khoản xin tôi tiếp xúc với đại diện nước Pháp, trong bối cảnh đó, tôi đã chấp thuận gặp ông Bollaert ở vịnh Hạ Long. Đó là lần tiếp xúc đầu tiên.

– Frédéric Mitterand : Thời gian tiếp xúc có lâu không?

https://nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/ 10/11
17/9/2017 Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử

– Bảo Đại : Thời gian tiếp xúc là một ngày. Ông Bollaert muốn tuyên bố Thống nhất – Độc lập. Nhưng ngược lại, ông đưa ra nhiều tu chính án hoàn toàn
không phù hợp với tôi.

– Frédéric Mitterand : Và ngài đã bác bỏ?

– Bảo Đại : Do đó tôi đã từ giã ông ta. Tôi nói với ông ta rằng, tôi chỉ gặp ông với tư cách cá nhân. Nước tôi và nhân dân tôi không cho tôi một ủy nhiệm gì,
để ký bất cứ điều gì cả. Ông Bollaert đáp : “Đây là lần tiếp xúc đầu tiên”.

– Frédéric Mitterand : Điều gì đã khiến cho ngài trở về nước?

– Bảo Đại : Đối với tôi, đây là một cơ hội mà tôi có thể nói là lịch sử. Bởi vì có một điều mà ít người Việt Nam biết đến, đó là tôi phải chuộc lại lỗi lầm của tổ
tiên tôi: để mất sáu tỉnh Nam Kỳ.

– Frédéric Mitterand : Đất Nam Kỳ, đó là các vùng Alsace-Lorraine của nước Việt Nam?

– Bảo Đại : Đúng vậy.

– Frédéric Mitterand : Sau cùng, ngài đã chấp thuận trở về nước. Kỳ này đã tranh thủ được Độc lập và Thống Nhất?

– Bảo Đại : Không, không phải ở vịnh Hạ Long mà tôi tranh thủ được Độc lập, mà chính là sau khi ông Bollaert ra đi, kể từ năm 1949, tôi đạt được các thỏa
hiệp đầu tiên với Tổng thống Pháp Auriol. Không phải giống như các thỏa hiệp ngày nay, mà là trao đổi văn thư.

– Frédéric Mitterand : Một tình trạng thật lạ lùng. Ngài đã là vua, ngài đã là ông Vĩnh Thụy, đại biểu quốc hội thời Hồ Chí Minh, và ngài đã trở về với tư
cách đứng đầu một nhà nước. Nhà nước đó có hình thức thế nào? Ngài là Đức Bảo Đại – Tổng thống nước cộng hòa?

– Bảo Đại : Không, không phải tổng thống vì lúc ấy chưa xác định được thể chế. Tôi tự phong tôi là Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam. Tôi nói với nhân
dân Việt Nam rằng : Khi tôi đã làm xong nhiệm vụ của tôi, tức là cụ thể hóa nền độc lập, xây dựng lại đất nước, đến lúc đó, chính nhân dân sẽ chọn lấy chế
độ mình muốn. Tôi không chủ trương một chế độ nào cả. Tôi chỉ tự phong một cách đơn giản là Quốc trưởng thôi.

https://nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/ 11/11
BẢO ĐẠI
Thế giới mới số 249 ngày 18-8-1997
1.
Ngày 1-8-1997, Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại
phong kiến cuối cùng của Việt nam (Bảo Đại thoái vị khi Cách mạng tháng Tám
thành công) đã từ trần sau một thời gian dài sống tại Pháp, thọ 84 ruổi. Xung
quanh cuộc đời Bảo Đại còn khá nhiều điều bí mật...
Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy), sinh ngày 22-10-1913 tại Huế, là
con trai duy nhất của vua Khải Định và bà Từ Cung (Hoàng Thị Cúc). Ngày 2-
4-1922, sách lập Đông cung hoàng thái tử cho Vĩnh Thụy. Ngày 24-4-1922,
Vĩnh Thụy được vua cha Khải Định cho đi Pháp, rồi ở luôn bên Pháp học, do vợ
chồng cựu khâm sứ Charles nuôi nấng. Trước khi trao Vĩnh Thụy cho vợ chồng
Charles nhận làm con nuôi, Khải Định đã phong cho Charles làm Tế Nam công,
một tước cao của triều đình Huế
Sang Pháp, Vĩnh Thụy được nhập học Lycée Condorcecet puis
Sciences Po. à Paris. Trường này là trường cao đẳng chính trị khoa học, chuyên
đào tạo viên chức hành chính cho nước Pháp và thuộc địa.
Ngày 6-11-1925, Khải Định tạ thế, Vĩnh Thụy từ Pháp về Việt nam lên
ngôi vua kế nghiệp và lấy niên hiệu là Bảo Đại ngày 8-1-1926. Phục tang vua
cha xong, Bảo Đại lại sang Pháp tiếp tục khóa học “nghề làm vua”. Việc triều
chính ở trong nước, Bảo Đại giao cho cụ Tôn Thất Hân nhiếp chính trong thời
gian vua vắng mặt.
Khi Bảo Đại học xong “nghề làm vua” thì tuổi cũng đã 19, trưởng
thành. Tháng 8-1982, vợ chồng Charles thân chinh đưa Bảo Đại xuống tàu D’
Artagllan rời cảng Marseille vào đầu tháng 9, tàu cập bến Cap Sain Jacques
(Vũng Tàu). Không biết vì định mệnh hay có sự sắp đặt, là trên chuyến tàu này
có một cô sinh viên Việt du học ở Paris vừa đậu tú tài toàn phần xong cũng về
thăm gia đình. Cô này là Mariete Jeanne (tên bổn mạn g là Mane Thérèse)
Nguyễn Hữu Thị Lan, con gái của một gia đình triệu phú đạo dòng, gốc Gò
Công. Thân sinh Thị Lan là Nguyễn Hữu Hào mẹ là Lê Thị Bính, gốc Tân An,
là con của Lê Pháp Sĩ, một tỉ phú đất Nam kỳ khi đó, mà dân gian đã gọi là
Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.
Chuyến hải trình một tháng, nên khách trên tàu là đồng hương cũng dễ
trở nên thân quen. Có lẽ vì vậy Bảo Đại đã gặp Thị Lan trong dịp này, rồi sau
đó về nước gặp lại nhau để trở thành vợ chồng. Theo nhiều người nói, thì sự gặp
nhau trong chuyến tàu định mệnh này là do ý đồ của người Pháp và vợ chồng
Charles là đạo diễn nên Bảo Đại mới gặp Thị Lan.
Về Việt nam, Bảo Đại ra Huế chầu bà Từ Cung. Còn Thị Lan về Đà
Lạt nghỉ với gia đình ở biệt thự riêng. Biệt thự của gia đình họ Nguyễn, họ Lê ở
Đà Lạt rộng lớn, có bể bơi, có sân quần vợt đầy đủ tiện nghi để tiếp đón những
quan Tây, quan ta ngày lễ tới dự dạ tiệc khiêu vũ...
Sau ít ngày ở Huế với gia đình, Bảo Đại được vợ chồng Charles đưa
vào Đà Lạt nghỉ mát. Lúc đó, ở Đà Lạt chưa có biệt điện nên Bảo Đại phải ở
nhà của toàn quyền Pasquier. Khi ở Đà Lạt vợ chồng Charles đã khôn khéo tổ
chức những buổi dạ tiệc mời các quan Tây, quan ta tới dự và có Bảo Đại chủ
tọa. Về phía quan ta thì những người giàu có, chức vị cao như vợ chồng Denis
Lê Phát An, vợ chồng Pierre Nguyễn Hữu Hào... đều là người có quốc tịch Pháp
và thân với Pháp được mời tới dự. Buổi dạ tiệc có khiêu vũ nên Bảo Đại đã mời
Thị Lan ra nhảy một bản tango xã giao. Sau đó, Bảo Đại mời Thị Lan ngày hôm
sau tới dinh toàn quyền để chơi quần vợt. Say mê sắc đẹp và tính nhu mì hiền
hậu của Thị Lan, Bảo Đại đã không đắn đo ngỏ ý muốn cưới nàng làm vợ.
Chính Thị Lan sau này cũng đã thú thật trong một cuộc phỏng vấn của báo chí
năm 1933 như sau: “... Cuộc hôn nhân giữa tôi và Hoàng thượng là một sự tình
cờ. Vì hai người đã gặp nhau trong một bữa dạ hội ở dinh đốc lý Barles tại thị
xã Đà Lạt vào năm 1933. Lúc ấy, tôi mới 20 tuổi, tôi không để ý gì đến Hoàng
thượng, nhưng Hoàng thượng đã chú ý đến tôi... “. Còn Bảo Đại thì sau này,
trong cuốn hồi ký Con rồng An Nam (Le Dragon De L’ An nam) xuất bản tại
Paris năm 1980, đã kể lại: “... Sau những buổi gặp gỡ trên sân quần vợt, trong
những buổi dạ tiệc, dạ vũ, tôi trở lại thăm M. J. Lan nhiều lần tại ngôi biệt thự
sang trọng của gia đình họ Lê ở Đà Lạt. Cô Lan có một vẻ đẹp thùy mị của
người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ, làm tôi say mê và tôi cũng nghĩ
lại: xưa kia đất Gò Công đã có người Làm hoàng hậu là bà Từ Dụ, thì nay tôi
nhọn người con gái thứ hai cũng ở đất Gò Công làm vợ chắc chẳng có gì trở
ngại cả. Vì vậy, tôi ngỏ ý xin cưới M. J. Lan và cô đã đồng ý, nhưng với điều
kiện gia đình cho phép đã...”.
Mọi điều kiện và thủ tục đã được vợ chồng toàn quyền và khâm sứ
Charles thu xếp với triều đinh để chấp thuận làm lễ cưới. Khi lễ cưới diễn ra,
Bảo Đại đã tuyên bố và hứa với M. J. Lan là ông sẽ giữ đúng giáo luật đạo
Thiên Chúa “Sống một vợ, một chồng”. Bảo Đại còn mạnh mẽ đả kích tập tục
cổ xưa của các vị tiên đế có năm thê bảy thiếp và nàng hầu. Nhưng lời hứa của
Bảo Đại như gió bay đi, chỉ được một thời gian ngắn là Bảo Đại đã có gần tá thê
thiếp với hơn chục đứa con cùng cha khác mẹ.
Bảo Đại đã phong cho M. J. Nguyễn Hữu Thị Lan tước Nam Phương
Hoàng hậu. Ông cho biết: “Tôi tấn phong cho bà hoàng của tôi là Nam Phương
Hoàng hậu, có nghĩa là bà Hoàng hậu hương thơm của miền Nam. Đồng thời
cũng ban một sắc chỉ đặc biệt cho phép hoàng hậu được mặc áo màu vàng da
cam, màu chỉ dành cho hoàng đế. Bà Nam phương Hoàng hậu sinh được 5
người con với Bảo Đại, gồm 2 trai và 3 gái: hoàng tử Bảo Long (ngày 4-1-
1936), được phong làm hoàng thái tử để kế nghiệp làm vua sau này; công chúa
Phương Mai (ngày 1-8-1937); công chúa Phương Liên (ngày 3-11-1938); công
chúa Phương Dung (ngày 5-2-1942) hoàng tử Bảo Thắng (1943). Cả 5 người
con của Bảo Đại hiện đã trưởng thành và mỗi người có một nếp sống riêng.
Thuở nhỏ, cả 5 người con của Bảo Đại đều học ở trường Couvent des Oiseaus ở
Đà Lạt rồi sau sang Pháp cũng học ở trường này đại Paris.
Các con của Bảo Đại đều mang hai quốc tịch Việt nam và Pháp. Vì
vậy, khi Bảo Long tới tuổi 18 phải nhập ngũ trong quân đội Pháp. Bảo Long
được nhập học đường võ bị sĩ quan Pháp, tốt nghiệp cấp bậc thiếu úy và phục
vụ trong binh đoàn lê dương. Hết thời hạn ở quân đội trong hai năm thi hành
bổn phận quân ngũ, Bảo Long mang tới cấp bậc trung úy thì được giải ngũ. Về
Việt nam, ở Đà Lạt, Bảo Đại phong quân hàm đại tá ngự lâm quân cho Bảo
Long và được chụp ảnh in trên tem với quân phục đại tá. Hiện nay, Bảo Long
đang làm việc cho một ngân hàng tại Paris. Bảo Long cũng giống cha, người
cao lớn và đẹp trai nên trước khi lấy vợ, Bảo Long đã có hàng tá hoa khôi cặp
bồ đi khiêu vũ, đi chơi. Cuối cùng, Bảo Long lấy một phụ nữ Pháp tên là Isabel
Ebey đã có hai người con riêng với đời chồng trước. Bà này làm nghề trang trí
nội thất. Bảo Long sống ở đất Pháp, nhưng ông rất kín đáo, không bao giờ khoe
khoang ông là hoàng tử con vua Bảo Đại.
Những năm gần đây, người ta mới biết đến Bảo Long qua báo chí vì vụ
tranh chấp những bảo vật: bảo ấn triều Nguyễn, thanh kiếm và gần 306 cổ vật
khác mà Bảo Đại đòi lấy về định đem bán đấu giá. Những bảo vật trên khi xưa
Bản Đại đã trao cho bà Nam Phương cất giữ và được giá ở ngân hàng châu Âu
vì bà Didelot (chị ruột của bà Nam Phương) là thành viên của Union des
Banques Europèennes, trụ sở đặt tại Paris. Mấy năm gần đây, trước khi qua đời
Bảo Đại gặp khó khăn kinh tế nên ông có ý định bán bớt một số bảo vật để lấy
tiền sinh sống. Bảo Đại vì tự trọng nên không nhờ cậy chính phủ Pháp trợ cấp
mặc dù được hưởng quy chế của Pháp.
Công chúa Phương Mai thì lận đận ngay từ khi thôi học trung học vì cô
đã dan díu mình ái với phi công lái máy bay cho cựu hoàng và đã có một đứa
con với anh này. Rồi máu ghen giữa hai người đã làm họ chia tay. Phương Mai
đi làm lại một công sở ở Paris, sau đó lấy một người đàn ông ý. Nhưng cuộc
tình thứ hai này cũng không được bao lâu, người chồng này đã tạ thế. Hiện nay,
Phương Mai âm thầm sống và không ai biết gốc tích cô đã là một công chúa của
một vị vua bị truất phế ở Việt nam cách đây nửa thế kỷ.
Công chúa Phương Liên cũng tốt nghiệp tú tài II Pháp và trở thành một
viên chức ở ngân hàng Paris. Phương Liên là người thích ăn diện đúng mất phụ
nữ Paris và đã lấy chồng người Pháp làm ở ngân hàng Hongkong. Cô được coi
là người con có hiếu nhất đối với thân mẫu và thân phụ. Khi cha còn sống, hàng
năm Phương Liên vẫn gửi thư thăm hỏi và tiền biếu. Phương Liên có khuôn mặt
và tính tình giống thân mẫu. Cô không bao giờ cậy thế “con ông cháu cha” để
khoe với bạn bè và chỉ sống khép kín là một người công chức. Công chúa
Phương Dung cũng đậu tú tài II rồi đi làm công chức nên đời sống không lấy gì
làm dư giả. Phương Dung rất ghét bà Monique khi nghe tin thân phụ đã làm hôn
thú chính thức với bà này. Phương Dung sống khép kín nên không ai rõ đời
sống gia đình của cô hiện nay ra sao?
Hoàng tử Bảo Thắng là con út của Bảo Đại - Nam Phương. Bảo Thắng
vốn tử nhỏ đã béo mập, không cao lớn như anh và cha. Bảo Thắng say mê âm
nhạc và hội họa, sống độc thân, không thích có vợ con ràng buộc. Hiện Bảo
Thắng ở Paris.
Sau khi 5 người con đã khôn lớn, mỗi người sống một nơi nhưng họ
vẫn hàng tuần về thăm mẹ. Bà Nam Phương sống lại một biệt thự ở thành phố
Cannes (Pháp) và vui thú với vườn hồng. Bà bị bệnh đau tim nên đã tạ thế đột
ngột năm 1963, thọ 49 tuổi. Khi bà Nam Phương tạ thế thì ông Bảo Đại đang đi
giang hồ cặp bồ với các cô đầm non. Nhưng khi nghe tin buồn, Bảo Đại đã trở
về lo mai táng cho hiền thê và cũng tỏ ra hối hận vì bổn phận làm chồng. Lễ mai
táng cửa Nam Phương được cử hành theo nghi thức công giáo rất đơn giản. Bà
được chôn cất ngay trung khu vườn hồng mà bà chăm sóc khi còn sống.
Bà Nam Phương đúng là một hiền thê. Tiếc là bà tạ thế khi còn trẻ. Bà
có dáng hiền thục, cổ đặc biệt có cao, khuôn mặt hiền thục, cổ đặc biệt có ba
ngấn, quý xướng. Bẩm sinh, một mắt của bà hơi lé (ta gọi là lé kim), tai bà hơi
lãng, về già càng nặng. Nam Phương là bà hoàng tài đức vẹn toàn, không để ai
chê trách được bà. Rất tiếc ước vọng của bà được tạ th ế tại quê hương Việt nam
lại không kịp thực hiện được.
4.
Năm 1954, Pháp thất thủ tại Điện Biên Phủ, một hiệp định đình chiến
được ký kết giữa Việt nam và Pháp. Miền Bắc hoàn toàn thuộc chính phủ
VNDCCH. Ở miền Nam, do sức ép của Mỹ, Bảo Đại đã phải mời Ngô Đình
Diệm về nước “lèo lái” con tàu miền Nam đang sắp chìm. Ngô Đình Diệm về
nước, đã thừa dịp truất phế luôn Bảo Đại khỏi ghế Quốc trưởng, và tự ngồi vào
cái ghế Tổng thống. Bảo Đại thấy bị hất cẳng nên đâm ra chán nản. Dưới sự xúi
bẩy của Ngô Đình Diệm nên báo chí trong nước hùa nhau bới xấu đời tư thói ăn
chơi trác táng gái trai, cờ bạc... của Bảo Đại ra chế riễu.
Bảo Đại không dám ở Paris với hai bà Nam Phương và Mộng Điệp,
bèn tìm một bà đầm tên là Vicky để làm bạn giải sầu trong khi thất thế. Hai
người cũng không dám ở Paris vì sợ tai tiếng nên đưa nhau về vùng Alsace mua
một ngôi biệt thự nhỏ để chung sống.
Thời gian ăn ở với Bảo Đại, bà đầm Vicky sinh được một đứa con gái
và đặt tên là Phương Từ. Hòn máu lai đầm này có khuôn mặt giống Bảo Đại
như đúc khuôn.
Nhưng mối tình giữa Bảo Đại và bà đầm Vicky không diễn ra được lâu,
vì sau khi sinh con thì hai người hay cãi vã nhau. Có lẽ vì túng thiếu tài chính và
khủng hoảng tinh thần nên Bảo Đại đành giã từ bà vợ này. Bảo Đại vốn là
người hào hoa, mặc dù lúc đó ông đang túng thiếu nhưng khi ra đi ông đã để lại
toàn bộ tài sản vật dụng trong nhà như máy ảnh, máy quay phim, súng săn, cần
câu... chỉ mang chiếc valy đựng mấy bộ quần áo rồi ra xe hơi lái về Paris. Về
Paris, Bảo Đại không dám về nhà với bà Nam Phương hay bà Mộng Điệp, có lẽ
vì xấu hổ. Còn hai bà Nam Phương và Mộng Điệp thì lúc nào cũng sẵn sàng đón
nhận ông trở về mái nhà xưa. Bây giờ ông lại ra vào các sòng bài, các ổ gái
giang hồ, các vũ trường, tiền bạc thì do bạn bè trợ giúp.
Bảo Đại hay lui tới một xóm nhà thổ nổi danh. Dân Paris gọi xóm này
là Moulin Rouge vì nó có cái cối xay gió treo ở nhà Cigalle, một nhà thổ nổi
tiếng ở đây
Lạc vào đây, Bảo Đại sống với một vũ nữ kiêm gái gọi có tên là
Clément. Cô đầm này ngoài làm nghề vũ nữ, gái gọi, còn làm nghề phe phẩy
buôn lậu, vì vậy nuôi được Bảo Đại. Ông không làm gì thỉnh thoảng đi đánh
bài, cá ngựa.
Nhưng có một bữa cảnh sát đã ập vào căn hộ mà Bảo Đại và Clément
đang ở. Họ khám xét và bắt cả hai về đồn vì cô vũ nữ này đã buôn lậu món quốc
cấm gì. Nghe tin Bảo Đại bị nằm bót, các con ông đã vội tới làm giấy bảo lãnh
xin cho ông về với gia đình. Lúc này trông Bảo Đại tiều tụy, như người mất trí.
Ông không còn giữ được thề diện một cựu quốc vương nữa, bạ đâu ông cũng
táp vào ăn nằm. Khi ông về nhà, các mệnh phụ, tây có, ta có hàng ngày vấn tới
lui với ông vài giờ. Bạn bè thân thấy ông sống trong gia đình mà ngày nào cũng
có gái đến với ông, nên đã phải thu xếp cho ông đi ở một nơi riêng biệt. Và ông
Bùi Tường Minh, một “chiến hữu” thân tín của Bảo Đại đã thuê một căn hộ cho
ông ở riêng để ông tha hồ tự do đưa gái về ăn nằm giải buồn, vì biết tính Bảo
Đại: thiếu tiền, thiếu ăn thì chịu được, nhưng thiếu gái thì không chịu được.
Thấy Bảo Đại sống một mình, cơm tiệm, vợ người và khi đau ốm
không ai săn sóc thuốc thang nên bạn bè lo ngại cho ông. Vì thế họ đã dàn cảnh
để tìm cho ông Bảo Đại một cô gái Âu để làm vợ dài hạn với ông cho ông khỏi
bị bê tha.
Vốn từ nhỏ, Bảo Đại đã được người Pháp tận tình nuôi nấng đầy đủ
theo thực đơn của Âu Mỹ dành cho các vua chúa. Vì vậy, Bảo Đại cao lớn, to
con và thừa thãi sinh lực. Từ cái tuổi 30 trở đi, Bảo Đại không chịu bó chân
ngồi một chỗ. Ông kiếm cớ nay đi kinh lý, mai đi tham quan chỗ này chỗ nọ. Và
tới đâu cũng có gái của các quan Tây, quan ta mang đến tiến cho Bảo Đại giải
buồn.
Trước Cách mạng năm 1945, Bảo Đại còn giữ khuôn phép và sợ bà Từ
Cung và bà Nam Phương la rầy nên không dám chọn thứ phi. Nếu có chỉ qua
đường rồi thôi. Nhưng từ khi được sổ lồng, trở thành công dân Vĩnh Thụy thì
ông ăn chơi bạt mạng. Nào Mộng Điệp, nào Lý Lệ Hà, rồi Phi Anh... Ông đều
gọi là thứ phi của ông. Còn mấy bà đầm sau đến với ông, không được ông gọi là
thứ phi mặc dù họ có con với ông.
Bảo Đại từ khi bị hạ bệ năm 1954, những lâu đài, nhà cửa, du thuyền ở
Việt nam mà ông cấp cho các thứ phi đều bị chính quyền nhà Ngô tịch thu cho
bán đấu giá. Còn cái lâu đài của Bảo Đại ở Cannes, ông cũng bán để đánh bạc
và bao gái.
Những ngày Bảo Đại thất nghiệp, không còn chức vụ gì nữa, chính phủ
Pháp vẫn sẵn sàng trợ giúp một số tiền hàng tháng cho ông chi tiêu, nhưng ông
vẫn còn chút tự ái nên không nhận mà chỉ sống nhờ vào bạn bè giúp đỡ qua
ngày thôi.
Năm 1963, sau khi bà Nam Phương tạ thế, Bảo Đại thấy đau khổ và
ông ngỏ lời vời bạn bè là ông sẽ tìm một người tình mới để chung sống với ông
tới chót đời.
Ý định của Bảo Đại đã được những người bạn thực hiện. Họ tổ chức
một bữa dạ tiệc tại Sứ quán Zair, có mời đầy đủ những ông tây bà đầm của các
sứ quán bạn tới dự. Trong dịp này, họ đã mời Bảo Đại, với tư cách một cựu
hoàng của xứ An Nam. Khi vào tiệc, ngồi trước mặt Bảo Đại là một cô tùy viên
báo chí của đại sứ quán Zair, tuổi mới 35, khuôn mặt đẹp nom phúc hậu, ăn nói
xã giao rất lịch thiệp. Trong khi ngồi ăn, qua câu chuyện xã giao, cô tùy viên
Zair được biết người đối diện là một vị khách người Việt nam. Ông ta ăn nói rất
lịch thiệp, giọng nói tiếng Pháp như tây và văn hoa. Sau tiệc có khiêu vũ, và cô
tùy viên sứ quán Zair được ông khách ngồi đối diện mời ra nhảy một bản nhạc
chậm slow. Khi hài người dìu nhau trên sàn nhảy, họ mới nói chuyện về quá
khứ của nhau để dễ dàng làm quen. Và như lời thuật của cô Monique Baudot
cho báo chí biết sau này như sau: “Tôi ngồi đối diện một người đàn ông đứng
tuổi, ăn mặc chải chuốt, vẻ thản nhiên và nói tiếng Pháp rất lưu loát, lịch sự. Vì
không có ai giới thiệu nên sau đó, khi đã cùng nhau trò chuyện thân mật, tôi mới
biết đó là ông Vĩnh Thụy, cựu hoàng của xứ An Nam. Thú thực tôi không rõ
lắm về xứ An Nam mà chỉ biết xứ này thuộc Đông Dương khi xưa và nay là
Việt nam đang có chiến tranh ác liệt chống xâm lược Mỹ để giành độc lập thống
nhất”.
Tâm sự với cô tùy viên báo chí Zair, Bảo Đại cho biết năm nay ông đã
ngũ tuần, vợ ông mới tạ thế. Nay ông sống độc thân, các con đã khôn lớn đi làm
và sống riêng rẽ cả. Ông muốn có một người bạn gái để tâm sự lúc này.
Từ sau bữa đó trở đi, hàng tuần hai người gặp nhau, đi ăn và khiêu vũ.
Đến khi Bảo Đại ngỏ ý muốn cưới Monique Baudot làm vợ thì cô tùy viên này
ra điều kiện phải làm lễ cưới ở Tòa đô chính Paris, và có hôn thú hẳn hoi, chứ
không phải là kẻ qua đường “mua vui cũng được một vài trống canh” như các
cô gái khác.
Bảo Đại chấp nhận và về bàn với các con và xin phép bà Từ Cung bên
Việt nam. Bà Từ Cung và các con Bảo Đại đều nhất quyết phản đối dữ dội.
Nhưng cô tùy viên Zair muốn nắm chắc Bảo Đại nên bắt ông phải ký hôn thú
rồi mới chính thức làm vợ. Khi nắm được tờ hôn thú rồi, cô Monique Baudot đã
bắt Bảo Đại phải sống biệt lập với các con và không được liên hệ với một ai
nữa. Cô đầm này rất tâm lý, cô đã học tiếng Việt, đã đọc truyện Kiều và học nấu
các món ăn Việt nam cho Bảo Đại án. Món bún bò Huế cô nấu không thua kém
gì người Việt xứ Huế nấu.
Lễ cưới giữa Bảo Đại với cô đầm trẻ (kém Bảo Đại 33 tuổi) được diễn
ra sau khi bà Từ Cung tạ thế. Sau này trong một cuộc phỏng vấn của báo chí, cô
Monique Baudot đã nói: “Đây là sự kiện lớn nhất trong đời tôi. Từ đây cuộc đời
của tôi bước sang một trang mới. Cuộc gặp gỡ này tôi cho là do ý Chúa định”.
Đến khi báo chí hỏi về thân thế của cô, thì cô đã trả lời: “Khi tôi ngồi mơ màng
trước hộp bút bằng sơn mài của cha tôi - một viên lục sự thành phố - lúc đó tôi
còn là nữ sinh của thành phố xứ Lorraine nước Pháp và chưa hề tưởng tượng
rằng một ngày nào đó sẽ trở chính phu nhân một cựu hoàng đế phương Đông.
Vậy mà điều đó đã đến vào một buổi tối thật đẹp năm 1969 tại Paris”. Còn báo
chí hỏi Bảo Đại về mối tình mới với cô Monique Baudot, thì ông nói: “Chính
Monique Baudot đã trả lại cho tôi tình yêu và cuộc sống hiện nay”.
Cho tới gần đây, hai ông bà: Bảo Đại - Baudot sống tại một căn hộ nhỏ
quận 16, Paris, và tự làm lấy mọi việc, không thuê người hầu hạ. Bà Monique
Baudot tự xưng là “princesse” (công chúa) và có khi xưng là “impératrice”
(hoàng hậu). Hai người hay đi tới các nhà hàng lớn để ăn cơm. Có lúc ông bà ăn
mặc đúng như ông hoàng, bà hoàng và nhà hàng đã xin phép chụp ảnh hai ông
bà đang ngồi ăn để treo trong nhà hàng làm quảng cáo. Như vậy, khi tới ăn hai
ông bà khỏi phải trả tiền và còn được nhà hàng biếu tiền để đi xe. Nhà báo
Nguyễn Đắc Xuân sau một chuyến đi Pháp về cho biết, căn hộ của Bảo Đại nhỏ,
nhưng trông rất khang trang và đẹp. Trên tường có treo hình cựu vương Bảo Đại
khăn đóng áo dài vàng, và bên cạnh bức hình có treo thanh kiếm.
Nhưng nhiều người nói đây là thanh kiếm phục chế, còn thanh kiếm
thật từ đời vua Gia Long để lại thì hiện nay Bảo Long gửi trong ngân hàng vì sợ
để thân phụ giữ có ngày ông liều mạng đem bán để bao gái thì nguy.
Đời sống vợ chồng của Bảo Đại với bà Monique chỉ mấy năm đầu là
đẹp, còn về sau này nhưng ngày gần đây hai người cũng tỏ ra bất hòa “cơm
không lành, canh không ngọt” Bảo Đại không có con với bà này. Đấy cũng là
người đàn bà sống chung đến cuối đời ông vua cuối cùng của triều Nguyễn,
người có nhiều bà vợ, bà phi và nhân tình cả Tây lẫn ta.
7. Cha Vĩnh Thuỵ là ai
Trong gia phả giòng Nguyễn Phúc có ghi: Bảo Đại thuộc Đế hệ Vĩnh.
Nhưng nguồn gốc chữ Vĩnh, Bửu... như thế nào, và mấy chữ trên thuộc chi hệ
nào? Tại sao lại gọi là Đế hệ, Phiên hệ? Sau khi vua Gia Long tạ thế, người con
thứ tư của Gia Long được lên kế ngôi là Nguyễn Phúc Đảm (Đởm) và lấy niên
hiệu là Minh Mạng. Vua Minh Mạng ở ngôi đã nghĩ xa đến những con cháu,
chắt kế nghiệp làm vua về sau nên truyền lệnh làm bài Đế hệ thi để đặt tên cho
các con, cháu, chắt sau này khỏi nhầm lẫn và tranh ngôi thứ kế nghiệp.
Năm 1823 (năm Minh Mạng thứ tư) vua Minh Mạng đã định phép đặt
tên cho cả hoàng gia và làm thành 11 bài thi rồi cho chạm vào kim sách (sách
vàng) và ngân sách (sách bạc). Cụ Ưng Trình, một người trong hoàng tộc, ở Lạc
Tịnh Viên, Bến Ngự (Huế), cách đây mấy chục năm khi còn sống đã tìm thấy
trong Châu bản đầu triều Minh Mạng một tập sớ của Đinh Nguyễn Phiên, tước
Đông Các Đại học sĩ, tâu: “Tôi đã dự soạn 11 bài thi, mỗi bài 4 câu 20 chữ. Một
bài về Đế hệ, một bài về Phiên hệ. Tôi kính cẩn dâng lên theo lá sớ này. Dám
mong Hoàng đế xét đoán”. Và theo Khổng giáo, muốn định phận cho cả mọi
người, thì trước phải lấy “chính danh” làm nguyên tắc.
Theo Đinh Nguyễn Phiên đề nghị, phép đặt tên để phân Đế hệ, Phiên
hệ ra làm hai: Đế hệ là dòng vua, kế thừa Đế nghiệp còn Phiên hệ có bổn phận
làm tôi, làm hàng rào cho nhà vua gọi là “Phiên hàn”, cũng nhưchư hầu đối với
thiên tử. Nếu danh phận đã định rõ nhưthếthì Đế nghiệp sẽ an nhàn thạch, cả
mấy mươi đời sau.
Còn theo nhà khảo cứu đế đô Huế là Thái Văn Kiêm, thì: tuy là biểu
đồng tình song vua chưa dám tuyên bố, còn muốn thăm dò ý kiến, thành thử vua
còn giữ bí mật đề nghị của Đinh Nguyễn Phiên. Có một ngày, vua bàn với các
hoàng đệ rằng: “Con cháu cả chính hệ, đã theo đức Thái Tổ vào Nam, thì đều
được mang quốc tính là Nguyễn Phúc (đọc trại là Phước). Còn ai ở lại Thanh
Hóa thì mang công tánh là Nguyễn Hựu. Đức Hoàng Khảo ta truy thưởng huy
hiệu Hoàng Đệ, lên cả chín đời, từ triệu tổ đến thế tôn. Vậy người trong chín hệ
trên cũng như người trong đệ nhất chính hệ (cả mười Phiên hệ) đều được xưng
là Tôn Thất. Nghĩa là đồng họ với nhà vua, khỏi phải xưng đến quốc tánh
(Nguyễn Phúc) như trước nữa. Sở dĩ chúng ta định như vậy là vì theo văn hóa
tương truyền thì tên và họ của các triều vua đều thuộc về quốc húy. Về vấn đề
này, chúng tôi có ý tìm trong quốc sử, cho biết các ông hoàng đệ áp dụng từ
ngày nào. Chúng ta thấy trong Châu bản về Minh Mạng nguyên niên ngày 24
tháng 3 năm 1820, có một ông tâu lên, xưng là Nguyễn Phúc Bính. Cũng năm
ấy, ngày 12 tháng 1 0, một ông khác tâu lên, còn xưng là Nguyễn Phúc Mão. Cả
năm thứ hai chúng ta không tìm được gì trong Châu bản có tương quan đến vấn
đề này.
Qua năm thứ ba (1822), ngày 28 tháng 5, cũng ông Bình tâu lên song
không xưng là Nguyên Phúc như năm xưa mà lại xưng là Tôn Thất Bình. Vì
chưa tìm được gì về trước nữa, cho nên chúng ta phải bằng theo tài liệu trong
Châu bản, năm thứ ba, ngày 28 tháng 5, là một ngày lịch sử từ ngày ấy, người
hoàng gia về đời công, thông xưng là Tôn Thất, thay thế hai chữ Nguyễn Phúc,
xuất hiện từ năm 1563.
Còn cụ Ưng Trình, một người đứng hàng thứ ba trong Đế hệ Nguyễn
tộc thì cho biết: “Năm Quý Vị (Mùi) 1823, năm thứ tư triều Minh Mạng, vua
định phép đặt tên cho cả hoàng gia, làm thành 11 bài chạm vào Kim sách và
Ngân sách. Trong bản Kim sách chạm bài thi về chính thống. Đế hệ thi (để cho
con cháu vua Minh Mạng), nguyên văn bài thứ nhất Đế hệ:
Miên (Mân)- Hường (Hồng)-Ưng- Bửu- Vĩnh.
Bảo-Quý-Định- Long - Trường.
Hiền-Năng- Khâm- Kế- Thuật.
Thế-Thoại -Quốc-Gia-Xương.
(2.200 người)
Và cụ Ưng Trình còn nói rõ: “Từ đó, Tùng Thiện Vương có tên là Miên
(Mân) Thẩm. Nguyên lúc sơ sinh, vua Gia Long đã mạnh danh là Ngấn (nguyên
tên chữ Hán đọc là Nghiện, nhưng vì kiêng húy nên đọc là Ngợn) nghĩa là sắc
mặt trời mọc. Nay vua Minh Mạng đổi ra thành Miên Thẩm. Chữ Thẩm có
nghĩa là xét đoán rõ ràng”.
Như vậy, những người con trai của Minh Mạng đều có chữ Miên
(Mân), như người con trai trưởng có tên là Mân Tông, sau này là vua Thiệu Trị.
Đến đời vua Thiệu Trị, con trai đặt tên có chữ Hường (Hồng), như
Hồng Nhậm sau này là vua Tự Đức.
Đến con trai vua Tự Đức (dù là con nuôi) được đặt tên có chữ Ưng,
như Ưng Chân, Ưng Đường tức Chánh Mông (là con của Kiến Thái vương) khi
lên ngôi vua lấy niên hiệu là Kiến Phúc.
Còn con trai của Dục Đức có tên là Bửu Lân, khi được chọn lên làm
vua lấy niên hiệu là Thành Thái.
Con của Thành Thái là Vĩnh San, khi lên kế nghiệp làm vua lấy niên
hiệu là Duy Tân. Vua Thành Thái cũng như vua Duy Tân vì có hoạch định
chống Pháp nên bị truất ngôi và bị đem đi an trí bên châu Phi. Sau đó nhà cầm
quyền Pháp bắt các quan phụ chánh ở trong triều tôn con vua Đồng Khánh (Ưng
Đường) lên làm vua. Ngày 17 tháng 4 năm Bính Thìn (1916) Bửu Đảo chính
thức lên ngôi vua và lấy niên hiệu là Khải Định. Đây là ông vua thứ 11 của triều
Nguyễn.
Ngày 1 tháng 5 năm Bính Thìn, Khải Định ngự triều và cho đổi Phủ
Phụ chính ra làm Cơ mật viện theo ý người Pháp, vì Pháp không muốn có ai
làm phụ chính mà chỉ có một vị Toàn quyền hay Khâm sứ Pháp mới là người
chỉ đạo cho nhà vua làm theo chính sách cai trị của Pháp.
Tháng 6 năm 1916, Khải Định cho tôn Vĩnh Thụy làm hoàng tử trưởng.
Tới ngày 6 tháng 11 năm 1925 (Ất Sửu) vua Khải Định tạ thế, thọ 40 tuổi. Khi
đó hoàng tử trưởng Vĩnh Thụy mới được 13 tuổi và đang du học bên Pháp. Ta
cũng nên biết Khải Định chỉ có một người con trai duy nhất là Vĩnh Thụy. Vì
vậy người ta mới đồn Khải Định là ông vua bất lực, và Vĩnh Thụy chưa hẳn là
con đích thực của Khải Định.
Vậy Vĩnh Thụy là con ai?
Từ trước đến nay có nhiều tác giả trong nước cũng như ngoài nước đặt
ra vấn đề này với nhiều giả thuyết khác nhau khiến cho câu hỏi: Vĩnh Thụy
(Bảo Đại) con ai càng trở nên rối rắm, phức tạp và thân thế của vị vua cuối cùng
triều Nguyễn này trở thành hư hư thực thực không biết đâu mà lần. Rồi nhiều
huyền thoại được đặt ra về cái bào thai Vĩnh Thụy do ai đúc cốt, ai tráng men?
Song dưới đây chúng tôi cũng cố gắng giới thiệu cùng bạn đọc ý kiến
của một vài tác giả xoay quanh vấn đề trên để tiện tham khảo và xét đoán hư
thực.
Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy ngay khi được sinh ra đã được các vị hoàng
thân quốc thích thắc mắc và đàm tiếu, nhưng không ai lúc bấy giờ dám công
khai đặt vấn đề: Vĩnh Thuỵ con ai. Sau này nhà nghiên cứu Nguyễn Đạc Xuân
được một số các vị hoàng tộc lớn tuổi tiết lộ những chi tiết về Vĩnh Thụy con ai.
Và ông Nguyễn Đắc Xuân đã ghi lại như sau: “Vua Đồng Khánh sinh được sáu
trai và hai gái, nhưng chỉ nuôi được một trai là Bửu Đảo và hai gái là công chúa
Ngọc Lâm và Ngọc Sơn. Gia đình vua Đồng Khánh với bà Thánh cung (con đại
thần Nguyễn Hữu Độ) và bà Tiên cung (họ Dương, mẹ đẻ Bửu Đảo sau này là
vua Khải Định) hằng hy vọng Bửu Đảo sẽ là người nối dõi tông đường, bảo vệ
được những gì vua Đồng Khánh đã vun đắp được trong thời gian ở ngai vàng
(1885-1888). Khi Bửu Đảo đến tuổi lập phủ thiếp, hai bà vui mừng đi cưới con
quan đại thần Trương Như Cương cho chàng ngay. Cuộc hôn nhân này thật
tuyệt vời: làm rể họ Trương vừa có thế lực vừa được của cải, biết đâu “trời đất
đoái hoài” Bửu Đảo được chọn làm vua. Nào ngờ vợ chồng Bửu Đảo ăn ở với
nhau không có hạnh phúc. Ngày đêm Bửu Đảo chỉ ham thích đánh bạc không
ngó ngàng chi đến bà vợ mới cưới. Khi vợ chồng gặp nhau, Bửu Đảo chỉ bàn có
một việc là làm sao xin gia đình họ Trương cho thật nhiều tiền. Vợ Bửu Đảo rất
buồn, nhiều lần phải khóc lóc với cha mẹ mới xin được đủ tiền cho chồng tiêu
xài. Lúc đầu, gia đình họ Trương còn giữ uy tín cho ông hoàng Phụng Hóa
Công (tước của Bửu Đảo lúc còn tiềm đế), nhưng về sau Bửu Đảo cứ ép vợ về
lấy tiền hoài, Trương gia rất bất bình đã nhiếc chàng rể là “đồ bất lực vô hậu”.
Biết chuyện con trai duy nhất của mình “không có hậu”, hai bà Thánh cung và
Tiên cung buồn bã, thất vọng não nề, suốt ngày than thở cùng nhau về hậu vận.
Và cứ thế nỗi lo lắng chồng chất làm cho đêm ngày càng sa sút, tiều tụy...
Tuy ham mê cờ bạc nhưng Bửu Đảo là người con có hiếu, thấy hai mẹ
mình đau buồn như thế ông cũng phải lo. Ông dem chuyện tâm sự với một
người trong hoàng tộc thuộc bậc ông nhưng tuổi tác lại đồng trang với mình. Vị
hoàng thân đó là cụ Hường Đ. (Hường Đ.ề sinh năm 1885). Trong nhiều năm
lui tới trà, rượu, bạc bài với cháu là Bửu Đảo, ông này đã được Bửu Đảo giúp
đỡ những lúc thiếu thốn. Do đó lần này, nhân được Bửu Đảo muốn san sẻ một
phần khó khăn của mình, Hường đã ra tay giúp cháu... Bửu Đảo đã rất vui mừng
khi nghe Hường Đ. dựng nên câu chuyện sau đây: Phụng Hóa Công vốn là
người bất lực. Nhưng một hôm, Công bắn được một con chồn hương, người nhà
đã hầm con chồn hương với sâm nhung và nhiều vị thuốc bổ dương khác. Buổi
tối, Công uống rượu và ăn món hầm đại bổ ấy... liền cảm thấy hứng khởi và nổi
cơn “đòi phụ nữ”... Cái phút thần hạnh phúc ấy đến đột ngột, sợ nó tan biến đi
nên sẵn có cô Hoàng Thị Cúc đang ở trong nhà, Công gọi đến “dùng” và may
mắn sao cô Cúc đã thụ thai. Tin cô Cúc có thai với Bửu Đảo đến tai bà Tiên
cung và bà Thánh cung, những thân thích trong gia đình Phụng Hóa xem như
một phép lạ. Để xác minh thực hư, các bà đã sai đào một cái hố sâu khoảng 2
tấc) bảo cô Cúc nằm sấp, để cái bụng có mang nằm lọt dưới hố, rồi dùng roi
đánh tra hỏi cô Cúc đã lấy ai mà dám vu cho Phụng Hóa Công. Cô Cúc cắn răng
chịu đựng hình phạt và chỉ một mực khai là đích thị có mang với Bửu Đảo. Thế
là các bà mừng rỡ công bố cho hoàng tộc biết Phụng Hóa Công sắp có con. Và
lúc ấy trong hoàng tộc dù tin hay ngờ đều phải nhận như thế.
“Sự thật, theo ông Phan Văn Dật và ông Ngũ Đẳng thị vệ Nguyễn Đắc
Vọng thì không có chuyện Bửu Đảo ân ái với cô Cúc và cô Cúc may mắn mang
thai. Cô Cúc đã mang thai với chính Hường Đ. từ trước. Được Hường Đ.
nhường cho một bào thai, Bửu Đảo rất hàm ân. Để đền ơn, Bửu Đảo đã giúp đỡ
Hường Đ. rất nhiều (về quan tước cũng như vật chất, tiền bạc).
Do sự giúp đỡ của anh Bửu Dương, chúng tôi được đọc 17 cuốn vở
gồm 1.700 trang viết tay của thầy Ưng Đồng (con trai cụ Hường Đ.) viết về lịch
sử gia đình và họ hàng nhà mình. Qua tập di cảo đồ sộ ấy, chúng tôi đã lọc ra
được một số chi tiết có liên quan đến sự việc thân sinh của Vĩnh Thụy (sau là
Hoàng đế Bảo Đại) là cụ Hường Đ. Khi dự họp Nguyễn Phước tộc ở Phủ Tân,
thầy Ưng Đồng thường hay được chào là “ông giáo sư em của Cựu hoàng”. Lời
chào này hàm ý thầy Ưng Đồng với Bảo Đại là anh em cùng cha.
Thầy Ưng Đồng cho biết: “Khoảng năm 1912, thân phụ ta và hoàng tử
Bửu Đảo là đôi bạn thân ăn một mâm nằm một chiếu”. Ngày 22 tháng 10-1913
anh Thụy ra đời, thì một tháng rưỡi sau (7-12-1913), Ưng Linh, con chính thức
cụ Hường Đ. cũng ra đời. Hai cậu bé này lớn lên đều to béo mạnh giống nhau,
ảnh của hai người đặt cạnh nhau thấy giống như anh em ruột. Thầy Ưng Đồng
còn cho biết thêm: Bà ngoại ta thường vào cung Diên Thọ chào thỉnh an đức Từ
Cung. Đức Từ Cung gọi bà ngoại ta (tức mẹ vợ cụ Hường Đ.) bằng dì, dù bà
ngoại ta không có họ hàng thân ruột gì với đức Từ Cung”.
Bà Từ Cung nhiều lần dặn mẹ cụ Hường Đ.: “Khi nào Hoàng đế hồi
loan, dì cho thằng Đồng vào đây ở để nó nhờ (phải chăng bà Từ Cung hàm ý
cho Ưng Đồng vào Nội để hưởng lộc của anh).
Đoạn tư liệu trực tiếp nhất là: vào khoảng năm 1931, trong một lần vào
Đại Nội thăm viếng Hoàng đế Bảo Đại, ông Hường Đ. đã bị mật thám Pháp
ngăn trở. Về nhà ôm đầu bực tức, ông quở rằng: “Đồ chó má! Tau là cha vua mà
tụi nó chăng nể nang chi”. Nếu quả thật như dư luận và như các sự việc đã ghi
một cách khá rõ trong tài liệu của gia đình cụ Hường Đ. thì vua Khải Định đã
nhận chú làm... con”.
8.
Như tác giả Nguyễn Đắc Xuân đã viết mẹ đích (mẹ đẻ) ra Vĩnh Thụy là
bà Hoàng Thị Cúc tức bà Từ Cung. Điều này không ai chối cãi rồi. Nhưng ai là
người tạo nên bào thai trong bụng bà để bà sinh ra Vĩnh Thụy. Rắc rối ở chỗ đó.
Nhiều giả thuyết đưa ra nhưng vẫn chưa có lập luận nào đứng vững, trong khi
đó các đương sự có đủ thẩm quyền trả lời về vấn đề này lại đã trở thành người
thiên cổ: vua Khải định, bà Hoàng Thị Cúc, cụ Hường Đ...
Cho nên một vị cựu Ngự tiền Đổng lý triều Bảo Đại là cụ Phạm Khắc
Hòe đã đưa ra một giả thuyết thứ hai (dựa trên ý kiến của một người Pháp là
Khâm sứ Pasquier). Sau khi nêu câu hỏi Vĩnh Thụy con ai, cụ viết như sau:
“Khi Khải Định mới được Pháp đưa lên làm vua, nhiều người đã bàn
tán về sự liệt dương của hắn và khẳng định rằng Vĩnh Thụy không phải là con
của Khải Định. Về sau, mối quan hệ tớ thầy giữa Khải Định và thực dân Pháp
càng khăng khít thì sự bàn tán ấy càng mở rộng làm cho Khải Định lo lắng sẽ
gặp nhiều trở ngại trong việc truyền ngôi cho Vĩnh Thuỵ. Khải Định bèn chỉ thị
cho Hội đồng Hoàng tộc và Viện Cơ mật làm một tờ biểu xin nhà vua sớm lập
Hoàng tử Vĩnh Thụy làm Đông cung Hoàng thái tử. Đó là tờ biểu ngày 2-4-
1921 mà Khải Định đã tự tay mình đưa cho Khâm sứ Pasquier để nhờ giúp đỡ.
Pasquier vốn rất thương Vĩnh Thụy và coi đó là con bài tốt nhất để tránh cho
thực dân khỏi phải đương đầu trở lại với dòng Thành Thái Duy Tân chống
Pháp. Cho nên ông ta đã mất gần một năm điều tra nghiên cứu rất tỉ mỉ và ngày
25-2-1922 đã gửi cho ông Toàn quyền một bản báo cáo tối mật dài hơn 20 trang
đánh máy. Sau đây là một đoạn trích dịch bản báo cáo ấy: “Nhằm tranh thủ sự
đồng tình của những quan lại muốn phục hồi ngai vàng cho một dòng họ đã hai
lần chỉ gây thất vọng (ý nói Thành Thái - Duy Tân), người ta lại một lần nữa
tung ra những tin đồn về sự bất lực của vua Khải Định trong việc tự tạo cho
mình một người kế vị trực tiếp và cậu bé nhà vua đang nuôi trong Đại nội không
phải là con ông... Họ tung ra nhiều thuyết mà phổ biến nhất là thuyết cho rằng
Vĩnh Thụy là con của hai người đầy tớ phục vụ trong gia đình hoàng thân
Phụng Hóa (Khải Định), nam tên là Thừa Quang, nữ tên là Thị Út, sau đổi là
Thị Cúc. Nhưng đó là một chuyện hoang đường sai về cơ bản vì nó không để ý
đến một sự thật là Vĩnh Thụy rất giống vua Khải Định”.
Về thuyết trên, chúng tôi đã đem so sánh hình hai cha con Khải Định.
Vĩnh Thụy lúc nhỏ thì thấy giống nhau như đúc. Còn người ta nêu ra thuyết
Khải Định mặt không to béo, người gầy ốm trong khi Vĩnh Thụy béo tốt, to con
nên không thể là con của Khải Định được, thì thuyết này không đứng vững
được. Lý do Vĩnh Thụy ngay khi còn nhỏ đã được chăm sóc ăn uống đầy đủ
theo tiêu chuẩn Tây phương nên sức khỏe tốt, rồi được gửi sang Pháp học tới
năm 13 tuổi thì được phong vua kế ngôi cha (Khải Định tạ thế), nhưng dù được
Phong vua, Vĩnh Thụy (lúc này là Bảo Đại) vẫn ở bên Pháp tiếp tục theo học
“nghề làm vua” và nhất là Bảo Đại không như các vị vua tiền nhiệm sớm có vợ,
nên sức khỏe không bị suy yếu, đến năm 21 tuổi ông mới chính thức lấy vợ.
Vậy thuyết cha yếu, gầy ốm, xanh xao như Khải Định không thể sinh
con mạnh khỏe như Bảo Đại là không có cơ sở do những thực tế đã trình bày ở
trên. Nhưng cụ Phạm Khắc Hòe lại còn đưa ra một thuyết nữa (cũng trích trong
báo cáo mật của Khâm sứ Pasquier) như sau: “Một thuyết nữa, khôn khéo hơn,
vụ lợi hơn. Đó là thuyết của các ông Tôn tước cho rằng việc Vĩnh Thụy được
đăng ký vào sổ Hoàng từ ở phủ Tôn Nhơn chỉ là vì Hoàng thân Phụng Hóa
(Khải Định) vốn rất có hiếu với mẹ, muốn làm cho mẹ vui sướng được làm bà
nội, nhưng sự thật thì Vĩnh Thuỵ là con một ông quan to ở bộ Lễ là Dương
Quang Lược, em ruột của mẹ vua Khải Định, điều đó cắt nghĩa vì sao Vĩnh
Thụy lại giống Khải Định. Nhưng xét cho kỹ thì thuyết này càng không đứng
vững. Trước hết, vì việc đăng ký chỉ xảy ra 4 hoặc 5 năm sau khi Khải Định lên
ngôi tức là lúc Vĩnh Thụy đã bảy tuổi:
Mặt khác, không lẽ Hội đồng Hoàng tộc lại chấp nhận cho đăng ký vào
sổ hoàng từ một cậu bé mà ai cũng biết không phải là con của hoàng thân Phụng
hóa. Bà nhạc thứ nhất của hoàng thân Phụng hóa và là vợ của quan đầu triều
Trương Như Cương chắc có đóng góp vào những điều vu khống chĩa mũi nhọn
vào chàng rể của mì nh. Bà già vụng dại này và sự keo kiệt của ông chồng là
Trương Như Cương đã dẫn đến sự ly dị giữa Hoàng thân Phụng Hóa và vợ cả
của ông là con gái của họ, và sự ra đời của Vĩnh Thụy mà người ta có thể gửi là
con đẻ của lòng tự ái bị xúc phạm. Nguyên khi gả con cho Hoàng thân Phụng
Hóa Trương Như Cương có hứa với chàng rể mỗi tháng sẽ cho một số tiền
nhưng sau lại từ chối không cho. Để trả thù ông nhạc đã không giữ lời hứa,
Hoàng thân Phụng Hóa không thèm ngủ với con gái của ông già keo kiệt. Bà
Trương Như Cương bèn can thiệp, năn nỉ chồng nên làm trọn lời đã hứa, ông
hoàng rể cũng khăng khăng đòi tiền. Nhưng Trương Như Cương vẫn nhất định
không nhả tiền ra. Cuối cùng, một hôm trong cơn đấu khẩu trong gia đình, bà
mẹ vợ nổi nóng đã nhiếc chàng rể là đồ bất lực. Lòng tự trọng của đấng mày râu
bùng nổ; ông hoàng rể lập tức phủ định lời chế giễu của bà mẹ vợ bằng hành
động: ngài đã chọn trong bọn đầy tớ gái của vợ mình một cô đẹp nhất, mạnh
khỏe nhất, và ban ngay cho tại chỗ một trận mây mưa dồi dào và kết quả là sự
đầu thai một ông Hoàng. Trong tất cả các thuyết về sự ra đời của Vĩnh Thụy, tôi
dứt khoát chọn thuyết “một cơn sóng tình đột xuất”.
Sau khi khẳng định như vậy, Khâm sứ Pasquier nhấn mạnh thêm về sự
lợi ích chính trị của vấn đề và đề nghị Toàn quyền cho phép thông báo cho nhà
vua biết rằng chính phủ Cộng hoà Pháp sẽ vui mừng được thấy lời thỉnh cầu của
Nam triều về việc lập hoàng từ Vĩnh Thụy làm Đông cung Thái tử sớm được
thực hiện“.
Đề nghị của Khâm sứ Pasquier được Toàn quyền M. Long chuẩn y một
cách khẩn trương và một tháng sau cậu bé Vĩnh Thụy mới 8 tuổi đã chính thức
trở thành Đông cung Hoàng Thái tử thứ hai từ đời Gia Long. Nhưng tất cả
những màn kịch trên vẫn không thay đổi được sự thật là Vĩnh Thụy không phải
là con của Khải Định.
9.
Khi chúng tôi đang viết bài về những ngày cuối đời của cựu hoàng Bảo
Đại, thì được tin ông đang lâm bệnh tại Paris, sau một cuộc bất hòa trong gia
đình giữa ông và các con về những báu vật như thanh kiếm cùng mấy món đồ
cồ quý giá khác. Cựu hoàng muốn những ngày cuối đời, ông được nhìn lại mấy
báu vật của Hoàng triều để lại. Nhưng các con ông sợ những báu vật nhà
Nguyện nếu trao cho thân phụ giữ sẽ có ngày thân phụ hết tiền tiêu đem bán đi
hoặc khi ông chết những báu vật kể trên sẽ rơi vào tay bà Monique Baudot là bà
vợ cuối cùng có hôn thú với Bảo Đại năm 1982, tuy rằng hai người chưa có đứa
con nào.
Việc gia đình lục đục, nhưng đứa con của bà Nam Phương hoàng hậu
với Bảo Đại lại không ưa bà Baudot nên việc chăm nom thân phụ không được
đến nơi đến chốn. Năm 1982, Bảo Đại có sang Mỹ lần đầu tiên để thăm nhang
người con ngoại hôn giữa Bảo Đại với các bà Phi Ánh, Jenny Woong đang sinh
sống ở Mỹ, và cũng nhân thể dự Hội hoàng tộc ra mắt vừa được thành lập tại
hải ngoại.
Sở dĩ Hội hoàng tộc được ra đời vì ở Việt nam, Nhà nước ta đã trao
việc kiến thiết tu bổ, quản trị, tế lễ các lăng tẩm cho Nguyễn Phước tộc qua đại
diện hoàng tộc tại Huế là cụ Tôn Thất Hoàn đã ngoài 80 tuổi. Hàng năm các bà
phi như Mộng Điệp và bà Phi Ánh (khi còn sống) cùng các con vẫn về thăm quê
hương và ra Huế viếng lăng tẩm nhà Nguyễn.
Hội đồng hoang tộc Việt nam tại hải ngoại gồm có cố vấn hội đồng: cụ
Bửu Phúc (nhân vật thân tín nhất của Bảo Đại tại Pháp), cụ Bửu Hạp tại Texas),
cụ Tôn Thất Thiện (tại Canada), cụ Vĩnh Cơ (tại Los Angeles). Và theo một
người trong hoàng tộc ở Mỹ về kể lại, chuyến đi Mỹ ngày 20-1- 1982 của Bảo
Đại có chuyện vui như sau:
Dịp ấy, một số thân hào, nhân sĩ trong hoàng tộc tại Califomia (Mỹ)
mời cựu hoàng Bảo Đại thăm nước Mỹ. Khi được tin Bảo Đại tới California, họ
đã tề tựu khoảng 300 người tại sân bay Lax để nghênh đón cựu hoàng, trong số
đó có Nguyễn Phúc Bửu Bang là trưởng tộc ở California, và ông Nguyễn Linh
Chiêu. Và theo như chương trình đã định, Bảo Đại sẽ từ New York đến trên
chiếc máy bay của Hãng hàng không TWA-803.
Khi máy bay tới nơi, mọi người đều chưng hửng vì chẳng thấy cựu
hoàng đâu. Khi hỏi ra mới biết, trong khi chờ đợi chuyến bay tại sân bay New
York, Bảo Đại đã vào phòng khách ở sân bay nghỉ ngơi, song vì quá mỏi mệt,
ngài đã ngủ thiếp đi lúc nào không rõ nên đã bỏ qua chuyến bay của mình.
Nhưng cũng may là ngay sau đó, lại có một chuyến bay TWA khác kế liền nên
cựu hoàng đã tới Califomia, chỉ chậm chút ít mà thôi. Tưởng cũng nên nhắc lại
là cả hai cảnh sát trưởng và phó cửa Westminster đã có mặt tại sân bay Lax để
hộ tống cho đoàn xe của Bảo Đại. Cùng đi theo với cựu hoàng có bà Monique,
người mà ông ta vẫn gọi thân mật là thư ký riêng của ông. Nhưng thật ra bà
Monique là thứ phi cuối cùng của phế đế Bảo Đại. Ở Mỹ trong 3 tuần lễ, Bảo
Đại ngụ tại nhà ông Nguyễn Linh Chiêu, và cuộc thăm viếng này của ông ta chỉ
có tính cách riêng tư, nhưng đi đâu Bảo Đại cũng được an ninh canh gác hộ vệ
cẩn thận để tránh việc không hay xảy ra. Khi tới thăm Sacramento, Bảo Đại đã
được trao cho chiếc chìa khóa vàng của thủ đô, và bà Buchoz thị trưởng
Westminster cũng trao tặng cho ông ta bằng cấp công dân danh dự của thành
phố này.
Cũng nhân chuyến đi này, Bảo Đại đã gặp những người con riêng và họ
xin được làm khai sinh lại ghi tên cha là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy thay vì khai
sinh trước đây không ghi tên cha bởi là con ngoại hôn với các bà vợ không hôn
thú.
Sau chuyến đi thăm nước Mỹ để gặp các con, thăm thân tộc, Bảo Đại
trở về Pháp và ông mệt nhọc, bệnh thận suy tái phát. Vào tháng đầu năm 1997,
Bảo Đại phải vào nhà thương quân đội của Pháp là Quân y viện Vai de Grace ở
Paris để điều trị. Quân y viện này là một bệnh viện sang trọng và nổi tiếng từng
chữa trị cho các tổng thống Pháp. Tới tháng 6 năm 1997, bệnh tình của Bảo Đại
đã thuyên giảm và ông được rời bệnh viện về nhà. Nhưng tới giữa tháng 7, bệnh
tái phát và ông được đưa tới Quân y viện trên để điều trị. Nhưng vào hồi 5 giờ
sáng ngày thứ năm 31-7-1997 ông đã qua đời, thọ 83 tuổi. Khi cựu hoàng trút
hơi thở cuối cùng chỉ có bà Monique Baudot bên cạnh ông, còn các con không
về kịp.
Khi được tin cựu hoàng Bảo Đại qua đời, các báo, đài ngoại quốc có tới
phỏng vấn bà Monique Baudot. Trả lời phỏng vấn đài BBC, bà nói: “Ngày hôm
nay, tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rối, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vữa qua
đời. Nhưng hôm nay một trang sử của Việt nam cũng đã được lật qua. Tôi cầu
nguyện cho chồng tôi...“. Tưởng cũng nên biết, trước đây 10 năm, khi lấy bà
Monique Baudot, Bảo Đại đã trở lại đạo Công giáo.
Đám tang Bảo Đại đã được nhà nước Pháp, điện Elysée đã đứng ra lo
liệu. Linh cữu Bảo Đại đã được đưa từ Bệnh viện Van de Grace tới Thánh
đường Saint Pierre de Chaillot số 35 đại lộ Marteau, thuộc quận 16, Paris, để
làm lễ, sau đó đưa về an táng tại nghĩa trang Passy cũng ngay tại quận 16, Paris.
Đám tang Bảo Đại được nhà nước Pháp cử một tiểu đội lính với huy
chương lục lặc tới khiêng linh cữu, và một tiểu đội sĩ quan nai nịt, bồng súng
mang cờ Pháp đi hộ tống. Về phía Pháp, có đại diện chính phủ Pháp tới dự lễ và
tiễn đưa Hoàng tử Bảo Long đang ở Corse cũng về tới dự đám tang thân phụ.
Ngoài ra còn có bà bá tước Didelot nay đã 90 tuổi, là chị ruột của bà Nam
Phương, cũng tới dự.
Được tín cựu hoàng Bảo Đại từ trần, Bộ Ngoại giao nước ta đã gửi điện
chia buồn tới tang quyến. Ngoài ra còn có vòng hoa của Mặt trận Tổ quốc Việt
nam gửi tới phúng điếu cựu hoàng Bảo Đại để tỏ tình đoàn kết dân tộc.
Bảo Đại là ông vua cuối cùng của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến
cuối cùng ở Việt nam (đã thoái vị khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành
công). Với chính sách đại đoàn kết dân tộc và truyền thống rộng !ương, khoan
dung, ngay từ những ngày đầu của Nhà nước Việt nam độc lập Chủ tịch Hỗ Chí
Minh và chính quyền nước Việt nam Dân Chủ Cộng hoà đã mời ông làm Cố
vấn tối cao cho Chính phủ để cùng gánh vác việc nước. Đây có lẽ là trường hợp
duy nhất trong lịch sử. Tiếc rằng chẳng bao lâu sau đó, ông đã không đáp ứng
được thiện ý ấy. Ta cũng nên biết, trong những ông vua trên thế giới Bảo Đại là
một phế đế sống thọ nhất, chỉ sau Nhật Hoàng Hirohito thọ 88 tuổi, tạ thế năm
1989 .
______________________
Bảo Đại

Bảo Đại (1913-1997)


Tên húy: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy
Trị vì: 1925-1945
Triều đại: Nhà Nguyễn
Niên hiệu: Bảo Đại (1926-1945)
Miếu hiệu: ?
Thụy hiệu: Không có

Bảo Đại (chữ Nôm: 保大) (22 tháng 10, 1913 - 31 tháng 7, 1997), là vị
vua thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của
chế độ phong kiến Việt Nam.
Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên
Nguyễn Phúc Thiển. Bảo Đại sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 (năm Quý Sửu)
tại Huế, là con của vua Khải Định và bà Từ Cung (Hoàng Thị Cúc). Về thân thế
của Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực
và không thích gần đàn bà.
Năm 1922, ông được sách lập Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 24
tháng 4 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean
François Eugène Charles nhận làm con nuôi và đưa sang Pháp học ở trường
Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences
politiques), Paris.

Năm 1925, vua Khải Định băng hà. Ngày 8 tháng 1 năm 1926 ông
được tôn kế vị, lấy niên hiệu là Bảo Đại, là vua thứ 13 của triều Nguyễn khi
đúng 13 tuổi. Sau khi lên ngôi, ông lại trở sang Pháp để học tiếp, còn việc triều
chính trong nước giao cho Tôn Thất Hân nhiếp chính trong thời gian vua vắng
mặt.
Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua.
Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse
Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một
việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến
các vị vua về sau, các vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, sau khi chết mới
được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung
tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn
Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp.
Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra. Từ nay
thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà
vua tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt
tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy.
Bảo Đại cũng cải tổ bộ máy hành chính, cho các thượng thư già yếu
hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài về hưu, sắc phong thêm 4 thượng thư
mới xuất thân từ giới học giả và hành chính. Ông thành lập Viện Dân biểu để
trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội
đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính
quyền bảo hộ.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt
Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc
lập".
Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần
nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ.
Thoái vị
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 25 tháng 8, Chính
phủ lâm thời Hồ Chí Minh điện cho Bảo Đại yêu cầu ông ban dụ thoái vị và sẽ
cử đại biểu vào nhận lễ thoái vị. Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở
Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh
kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy".
Trong dịp này, ông có câu nói nổi tiếng "Thà làm dân một nước độc lập hơn
làm vua một nước nô lệ".
Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí
Minh mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa sang thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước.
Làm Quốc trưởng
Năm 1947, cựu trùm mật thám Pháp ở Đông Dương là Cousseau đã
tiếp xúc với Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ý mời ông về nước nắm quyền, hình
thành nên "giải pháp Bảo Đại" để chống lại cuộc chiến giành độc lập của phong
trào Việt Minh.
Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở
vịnh Hạ Long. Bản tuyên ngôn Hạ Long ra đời, theo đó nước Pháp thừa nhận
nền độc lập của Việt Nam.
Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu
hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam
trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Bảo
Đại yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận
yêu cầu này.

Lễ trao ấn kiếm cho Quốc trưởng Bảo Đại (3 tháng 3 năm 1952)
Ngày 24 tháng 4 năm 1949, Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, vào ngày
14 tháng 6, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng
tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp.
Ngày 1 tháng 7 năm 1949, chính phủ lâm thời của Quốc gia Việt Nam được
thành lập, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng.
Tuy nhiên, nhiều người coi chính quyền này chỉ là bù nhìn do các
quyền quan trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm
giữ. Thực chất, người nắm quyền tối cao của Quốc gia Việt Nam là Cao ủy
Pháp.
Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt. Xung
quanh nơi ở của Bảo Đại có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và có cả
một đoàn xe riêng gọi là "công xa biệt điện". Lại có cả một đội máy bay riêng
do các phi công người Pháp lái phục vụ.
Sau Hiệp định Genève 1954, Pháp phải rút khỏi Đông Dương, chính
quyền và quân đội Quốc gia Việt Nam tập kết ở miền Nam Việt Nam chờ tổng
tuyển cử để thống nhất Việt Nam.
Cuộc sống lưu vong
Bảo Đại tại Paris
Đến ngày 26 tháng 10 năm 1955, Quốc trưởng Bảo Đại bị Thủ tướng
Ngô Đình Diệm phế truất sau cuộc trưng cầu dân ý và bắt đầu cuộc sống lưu
vong tại Pháp cho đến ngày tạ thế.
Ông sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace. Bảo Đại giao du
với Jean de Beaumont, cựu nghị sĩ Nam Kỳ, một tay săn bắn có hạng. Bị cơ
quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán
dần tài sản của mình. Năm 1963, Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở
Chabrignac.
Tháng 2 năm 1972, khi đã tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại kết hôn với
Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại 30 tuổi. Monique Baudot trở
thành "Hoàng hậu Monique".
Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần
đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân. Trong chuyến đi này ông đã nhận
tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây
không ghi tên cha. Tại thị trấn Sacramento, ông được tặng chiếc chìa khóa vàng
tượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố
Westminster, California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố.
Năm 1988, Bảo Đại làm lễ rửa tội và lấy tên Thiên chúa giáo Jean-
Robert.
Tang lễ
Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông mất ngày 31
tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val de Grace, hưởng thọ 83 tuổi. Ông cũng là
một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Trước đó ông có nhận lời
về tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp (La Francophonie)
được tổ chức tại Hà Nội vào 1997 sau đó vài tháng.
Đám tang Bảo Đại được chính phủ Pháp tổ chức với một tiểu đội lính
lê dương và sĩ quan mang quốc kỳ Pháp, quân phục trắng, gù đỏ trên vai, bồng
súng đi bên linh cữu. Ông được an táng tại nghĩa trang Passy, quận 16, Paris,
khá gần tháp Eiffel.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi điện chia buồn đến tang quyến và Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi vòng hoa viếng.
Những người vợ và tình nhân chủ yếu của Bảo Đại
Nam Phương Hoàng hậu, quê Gò Công, Tiền Giang, có 5 người con
Mộng Điệp, quê Bắc Ninh, vũ nữ, không hôn thú, có 3 người con
Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con
Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong), vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn
thú, có 1 con gái
Phi Ánh ở Huế, không hôn thú, có 2 người con
Vicky (Pháp), không hôn thú, có 1 con gái
Clément(?) (Pháp), không hôn thú
Monique Baudot (Pháp), có hôn thú, không có con
Những người con của Bảo Đại
Vua Bảo Đại có 8 (?) người vợ, tình nhân chính và 13 (?) người con.
Với Nam Phương Hoàng hậu:
Thái tử Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936
Công chúa Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937
Công chúa Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938
Công chúa Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942
Hoàng tử Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943
Với bà Mộng Điệp:
Phương Thảo, sinh năm 1946
Bảo Hoàng, sinh năm 1954
Bảo Sơn, sinh năm 1957
Với bà Hoàng Tiểu Lan:
Phương An
Với bà Phi Ánh:
Phương Minh
Bảo Ân
Với bà Vicky:
Phương Từ
______________________
Bảo Đại
vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn
26-01-2006

Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu.


NXB Đà Nẵng vừa ấn hành cuốn “Giai thoại và sự thật về Bảo Đại -
Vua cuối cùng triều Nguyễn” của tác giả Lý nhân Phan Thứ Lang. Tác giả đã
tập hợp tư liệu trong và ngoài nước, kể cả ghi chép của những người thân cận và
hồi ký “Le Dragon d'Annam” của chính Bảo Đại, để cố gắng dựng lại bức chân
dung, nhân cách và sự nghiệp của vị Hoàng đế cuối cùng ở nước ta.
Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22-10-1913, khi 9 tuổi đã được
Khâm sứ Huế là Charles nhận làm con nuôi và đưa sang Pháp học “nghề làm
vua” tại trường chuyên ngành khoa học chính trị Lycée Condoreet puis Sciences
Politique ở Paris. Cuối năm 1925, vua Khải Định băng hà, ngày 8-1-1926 triều
đình đưa Vĩnh Thụy lên ngôi. Sau khi làm lễ đăng quang và an táng vua cha,
Bảo Đại trở lại Pháp tiếp tục học tập, còn mọi việc trong nước giao cho Hội
đồng Phụ Chánh, do quan Đại thần Nguyễn Hữu Bài đứng đầu, điều hành. Tuy
nhiên, trên thực tế mọi việc đều do người Pháp sắp đặt và cai trị, còn chính phủ
Nam triều chỉ đóng vai trò thừa hành.
Từ giữa những năm 20 trở đi, ở nước ta nhiều đảng ái quốc ra đời, lập
chiến khu, dấy lên các phong trào chống thực dân Pháp. Trước tình thế đó, vào
mùa hè năm 1932, Pháp buộc phải đưa Bảo Đại về nước với hy vọng ông đã học
xong trường cao đẳng chính trị, vị vua trẻ mang phong cách và văn minh
Phương Tây về nước có thể thu phục được các tầng lớp thanh niên, nhất là đội
ngũ trí thức, làm nguội dần các phong trào chống Pháp. Đầu tháng 9-1932 về tới
Huế, ngay lập tức Bảo Đại ra mắt quần thần, ngỏ lời cùng quốc dân, đưa ra
nhiều lời hứa, mong muốn cải cách, xây dựng một đất nước văn minh.
Quả thực, sau 10 năm ăn học ở Pháp, hấp thụ lối sống Phương Tây,
Bảo Đại đã cho bỏ những tập tục, lễ nghi cổ truyền mà các vua cha bày ra.
Trước hết ông ban sắc dụ từ nay Hoàng thượng tới đâu, thần dân không phải
quỳ lạy, có thể ngẩng đầu chiêm ngưỡng long nhan đức vua mà không sợ phạm
thượng, các quan cũng không phải quỳ lạy mỗi khi vào chầu. Làm như vậy thực
ra Bảo Đại nhằm tới hai mục đích: Thứ nhất, để tỏ ra là một nhà vua tiến bộ,
bình dân, tôn trọng những người lớn tuổi đáng bậc cha chú, nếu cứ bắt họ phủ
phục mỗi khi vào chầu thật khó coi. Thứ hai, nhân dịp này để các quan Tây vào
chầu cũng khỏi phải chắp tay xá lạy, mà chỉ cần bắt tay tỏ ý thân thiện theo kiểu
Phương Tây.

Bảo Đại và Phan Văn Giáo tại sân bay Đà Lạt (1949).
Tiếp theo, Bảo Đại cải tổ bộ máy hành chính, cho các vị thượng thư già
yếu hoặc kém năng lực về hưu. Chẳng hạn như cụ Nguyễn Hữu Bài đã làm
thượng thư quá lâu, lại có tư tưởng bài Pháp, nên được nghỉ trước tiên. Đồng
thời sắc phong thêm 4 thượng thư mới lựa chọn trong giới hành chính và học
giả. Về sau ông còn lập thêm một số bộ và thành lập Viện Dân biểu để trình bày
nguyện vọng của dân chúng lên nhà vua và chính phủ Pháp.
Nhà vua cũng cho phép Hội đồng tư vấn Bắc kỳ được thay mặt Nam
triều trong việc hợp tác với chính phủ bảo hộ. Trong khi đó Bảo Đại tiến hành
các cuộc ngự du, trước hết là bái yết vong linh tiên đế nhà Nguyễn, về Thanh
Hoá vinh qui bái tổ, thăm Hà Nội, Sài Gòn, Tây Nguyên và các địa phương
khác để nắm được nguyện vọng của thần dân…Có lẽ vì vậy thời đó người ta coi
Bảo Đại là “Nhà vua cải cách”.
“Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”
Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp. Quá bất ngờ, Bảo Đại vội vàng
tìm một số người ít thân với Pháp trước đây để thành lập nội các mới. Trong
vòng từ tháng 4 đến 8-1945, nhà vua ủy thác cho Trần Trọng Kim hai lần thành
lập nội các thân Nhật. Đây thực chất là những chính phủ bù nhìn, mọi chính
sách và hoạt động nhất nhất đều chịu sự giật dây của một Cố vấn tối cao người
Nhật Yokoyama.
Lúc đó, khí thế cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản đang ào ào dâng lên nên Bảo Đại cũng như cả Hoàng tộc đều vô cùng
hoang mang, lo lắng. Cũng dễ hiểu, bởi họ liên tưởng tới một thực tế là Hoàng
đế Louis thứ 16 của nước Pháp xưa kia, hay Sa hoàng Nikolas của Nga khi cách
mạng nổ ra lật đổ ngai vàng, đã bị xử tử ngay; còn như Phổ Nghi - vị Hoàng đế
cuối cùng của Trung Quốc, sau khi bị hạ bệ cũng phải đi lao động cải tạo nhiều
năm, rồi mới được trở về làm công dân cho đến hết đời.
Trong tình hình đó, vua Bảo Đại coi ông Đổng lý văn phòng Phạm
Khắc Hoè như một người cộng sự tâm phúc nhất. Quả thực, ông Hoè đã đóng
vai trò rất đặc biệt. Ông theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình chiến cuộc giữa
quân đồng minh với phe phát xít, bắt liên lạc với các nhà ái quốc để tìm hiểu
chủ trương, đường lối của cách mạng, để rồi đưa ra những lời khuyên nhủ khéo
léo cho nhà vua cùng Hoàng tộc.
Thấy nhà vua đã rất nao núng, hoang mang tột độ, ông Hoè buông lời
thăm dò xem Bảo Đại có biết lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là ai không, Bảo Đại nói
rằng cũng chỉ nghe lơ mơ khi hoạt động tại Pháp cụ Nguyễn Ái Quốc đã viết
truyện “Con Rồng Tre” với thâm ý đả kích Khải Định, vua cha của ông. Nhân
đó, ông Hoè còn đem chuyện sấm trạng Trình ra kể cho Bảo Đại nghe. Cụ đã
từng hoạt động ở Pháp mà danh tiếng đã vang dội về nước. Bảo Đại chẳng cần
nghĩ lâu, nói ngay: “Nếu quả người cầm đầu Việt Minh là “thánh Nguyễn Ái
Quốc” thì tôi sẵn sàng thoái vị ngay”.
Ngày 22-8-1945, Việt Minh ra tối hậu thư đòi nhà vua phải trao trả
chính quyền cho nhân dân và hứa bảo đảm tính mạng, tài sản cho Hoàng gia.
Nội các Nam triều họp khẩn cấp và tất cả đều nhất trí đáp ứng mọi điều kiện của
Việt Minh. Tuy nhiên, Bảo Đại vẫn còn băn khoăn một điều là: Sao Chủ tịch
Chính phủ nhân dân cách mạng lâm thời lại là Hồ Chí Minh, Cụ là ai mà lâu
nay không thấy nói đến? Đến khi ông Hoè biết chính xác Hồ Chí Minh chính là
cụ Nguyễn Ái Quốc và trình lại với nhà vua, thì Bảo Đại giơ cả hai tay lên trời
buột miệng nói tiếng Pháp “Ca vaut bien le coup alors!” (như thế thì thật đáng
thoái vị!).
Lễ thoái vị được tổ chức trọng thể trước Ngọ Môn vào ngày 30-8-1945.
Một phái đoàn gồm các ông Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận và do ông Trần
Huy Liệu dẫn đầu, thay mặt Chính phủ lâm thời từ thủ đô vào nhận ấn kiếm của
vua Bảo Đại trao lại. Phát biểu thoái vị trước 50 nghìn đại diện các tầng lớp
nhân dân, Bảo Đại dõng dạc tuyên bố: “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm
vua một nước nô lệ”.

Bảo Đại trong một quán cà phê ở Paris.


Ngay sau đó, Vĩnh Thuỵ đã được Hồ Chủ tịch mời ra Hà Nội làm cố
vấn cho Chính phủ, còn ông Phạm Khắc Hoè được điều động giúp ông Hoàng
Minh Giám chăm lo công việc ở Bộ Nội vụ. Được cụ Hồ tiếp đón trọng thị, ân
cần thăm hỏi cả mẹ và vợ con, cố vấn Vĩnh Thụy vô cùng xúc động, đã viết thư
về cho mẹ là bà Hoàng Thị Cúc, kể lại rằng “Cụ Hồ tốt lắm! Con ra đây được
Cụ Hồ thương lắm! Cụ thương con như con! Ả (tức mẹ) cứ yên tâm. Không
phải lo chi cho con cả”.
Rất tiếc, từ khi ra Hà Nội, sống xa gia đình vợ con, vốn tính xa hoa
phóng đãng, lại bị những kẻ “buôn vua” giàu có bỏ tiền ra mồi chài, Vĩnh Thụy
đã nhanh chóng sa vào con đường trụy lạc, ham thú phòng khuê và những trò đỏ
đen. Bởi vậy, trong một lần được Cụ Hồ cho tháp tùng sang Trung Quốc, Vĩnh
Thụy đã tự ý ở lại, không thực hiện được những điều đã hứa trước quốc dân.
Nam Phương Hoàng hậu và những người tình của Bảo Đại
Vợ chồng cha nuôi - Khâm sứ Charles không những dày công chăm
sóc, dạy dỗ cậu bé Vĩnh Thụy, mà còn để nhiều thời gian ngắm nghía, lựa chọn
rất kỹ càng hoàng hậu tương lai. Tìm hiểu khắp cố đô Huế và Sài Gòn, không
thấy có con gái nhà ai ưng ý. Người đẹp, hiền thục không thiếu, nhưng phần lớn
theo đạo Phật, tư tưởng bảo thủ, coi vua như ông trời, bảo sao nghe vậy, không
dám phản đối và như vậy khó trở thành một hoàng hậu giúp ích cho vua.
Cuối cùng họ cũng tìm thấy cô Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Thị Lan,
con gái một gia đình giàu có nhất nhì Nam bộ, đã tốt nghiệp tú tài ở Pháp, có
thể hội đủ những tiêu chuẩn cho một hoàng hậu. Vì thế Charles đã khéo léo sắp
đặt cho Bảo Đại đi trên một chuyến tàu thuỷ trở về Việt Nam cùng với Mariette
Lan. Sau đó ông ta còn sắp đặt để Bảo Đại đi nghỉ ở Đà Lạt, trong khi “tình cờ”
toàn thể gia đình cô Thị Lan cũng đang có mặt ở thành phố này.
Hai người trai tài, gái sắc đã gặp nhau lênh đênh trên biển cả tháng trời,
nay lại có dịp cùng nhau nghỉ mát, vui thú thưởng ngoạn những phong cảnh sơn
thuỷ hữu tình của thành phố mộng mơ. Trong hoàn cảnh đó thật dễ nảy sinh tình
cảm trăm năm kết tóc se tơ. Lễ cưới nhà vua được tổ chức vào ngày 20-3-1934,
khi chú rể Bảo Đại 21 tuổi, còn cô dâu Mariette Thị Lan 19 tuổi. Trở thành Nam
Phương Hoàng hậu, bà đã cùng vua Bảo Đại sống với nhau rất hạnh phúc. Cho
đến trước khi Bảo Đại rời ngôi vua, bà đã sinh được cho ông 2 hoàng tử và 3
công chúa.
Nam Phương Hoàng hậu là một phụ nữ rất nhạy cảm với thời cuộc, có
đầu óc suy đoán tinh tế và am hiểu chính trị. Chính bà đã thường xuyên bàn
luận về thời cuộc với ông Đổng lý Phạm Khắc Hoè để sớm tối tỷ tê với Hoàng
thượng, góp phần thúc đẩy ông đi tới quyết định thoái vị.
Hôm khai mạc Tuần lễ vàng ở Huế, bà đã ăn mặc rất lịch sự, cổ đeo
kiềng vàng, tai bông vàng, hai cổ tay 2 xuyến vàng và cả 10 ngón tay đeo nhẫn
vàng, làm cho mọi người trong Hoàng tộc và các mệnh phụ vô cùng ngỡ ngàng,
ngạc nhiên. Đến khi bà tháo tất cả hàng chục lượng vàng để ủng hộ cách mạng,
mọi người mới vỡ lẽ. Được Cụ Hồ mời bà đưa các con ra Hà Nội đoàn tụ với
ông cố vấn Vĩnh Thụy, bà cũng đã xử sự rất đúng mực, khi trả lời rằng rất biết
ơn Cụ Chủ tịch, nhưng sợ như vậy sẽ làm tốn kém thêm cho Nhà nước trong khi
Chính phủ còn đang nghèo, phải lo trăm chuyện.
Từ khi sống độc thân ở Hà Nội, Bảo Đại sa vào cạm bẫy của người đẹp
Bắc Hà. Đầu tiên là cặp bồ với Bùi Mộng Điệp, một cô gái nghèo nhưng sắc
nước hương trời, làm vũ nữ ở một vũ trường nổi tiếng. Quan hệ giữa ông với
Mộng Điệp đã “già nhân ngãi, non vợ chồng”, đến khi ông ở lại Trung Quốc, thì
ở nhà bà sinh con gái. Pháp quay trở lại chiếm Hà Nội, chúng đã bắt Mộng Điệp
vì nghi cô là gián điệp của Việt Minh cài vào để cầm chân Bảo Đại theo cách
mạng.
Nghe tin Mộng Điệp bị bắt, Bảo Đại viết thư phản đối nhà đương cục
Pháp, vì vậy cô đã được tha. Sau này, vào năm 1949 Pháp đưa Bảo Đại trở về
làm “Quốc trưởng”, Mộng Điệp đã được ông đón về làm thứ phi. Mộng Điệp
theo đạo Phật, thông thạo lễ nghi và khôn khéo hành xử, chiều chuộng Hoàng
Thái hậu cũng như các thành viên Hoàng gia, nên được mọi người quí trọng. Về
sau bà sinh thêm cho Bảo Đại 2 hoàng tử nữa.

Dinh 3 Đà Lạt (xây dựng năm 1933 hoàn thành năm 1937) còn gọi là
“Biệt điện Quốc trưởng”.
Cùng thời với Mộng Điệp, Vĩnh Thụy còn yêu một vũ nữ khác cũng rất
nổi danh ở đất Bắc Hà là Lý Lệ Hà. Tuy nhiên, ông sống với cô gái này không
lâu, không có con với nhau, rồi hai người chia tay. Năm 1946, khi đào tẩu ở lại
Trung Quốc, Vĩnh Thụy yêu một cô gái Trung Hoa lai Tây tên là Hoàng Tiểu
Lan và cũng đã “đơm hoa kết trái” sinh được một cô con gái.
Những năm ở ghế “Quốc trưởng”, ông còn kết duyên với một cô gái
Huế tên là Lê Thị Phi Ánh, sinh được hai con, một trai một gái. Sau đó còn vài
ba mối tình nữa, tính đến cuối đời Vĩnh Thụy có tất cả 8 người vợ, 13 người
con.
Những năm tháng cuối đời Bảo Đại
Sau khi bị Ngô Đình Diệm tiếm ngôi “Quốc trưởng” năm 1954, Bảo
Đại sống lưu vong ở Paris và vẫn được Pháp trả lương. Đương nhiên, tiền lương
này không nhiều, nên không thể sống xa hoa như trước, thậm chí lắm khi còn bị
“viêm màng túi”. Những ngày cuối đời, cựu hoàng muốn thấy những vật báu
của Hoàng triều để lại. Nhưng các con ông lo ngại, không muốn trao cho thân
phụ, sợ khi túng tiền ông bán đi thì uổng phí, hoặc sợ khi ông qua đời lại rơi vào
tay bà Monique Baudot, người vợ cuối cùng có hôn thú với ông. Gia đình lục
đục, hầu hết con cháu không ưa gì bà Baudot, nên ông rất buồn.
Mãi tới năm 1982, nhân dịp khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại,
những người con của bà Lê Thị Phi Ánh và Hoàng Tiểu Lan đang sống ở Mỹ
mời ông sang dự, ông mới có chuyến đi đầu tiên tới nước Mỹ. Tuy chỉ là một
chuyến thăm riêng tư, nhưng đi tới đâu Bảo Đại cũng được bảo vệ cẩn thận. Khi
tới thăm Sacramento ông còn được tặng chiếc chìa khoá vàng tượng trưng của
thị trấn này. Tới thăm thành phố Wesminter ông cũng được bà Thị trưởng
Buchoz tặng danh hiệu “Công dân danh dự” của thành phố.
Cũng nhân dịp Bảo Đại thăm Mỹ, nhiều người con của ông đã xin được
làm lại giấy khai sinh, thay vì giấy khai sinh cũ chỉ có tên mẹ, nay đã có cả tên
cha là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Suốt 3 tuần ở Mỹ, được sống giữa đông đảo
con cháu và gặp lại nhiều bè bạn cũ ông cảm thấy rất vui. Sau đó trở lại Pháp,
bệnh suy thận tái phát. Năm 1997 mấy lần ông phải vào bệnh viện điều trị, thế
nhưng không qua khỏi, ông từ trần ngày 1-8-1997, thọ 84 tuổi.
Đám tang Bảo Đại được Nhà nước Pháp cử một sĩ quan mang quốc kỳ
Pháp, một tiểu đội lính lê dương quân phục trắng, gù đỏ trên vai, ngực đeo huy
chương lấp lánh, bồng súng đi bên linh cữu. Bộ Ngoại giao nước ta đã gửi điện
chia buồn tới tang quyến, ngoài ra còn có vòng hoa phúng điếu của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam
Vĩnh Sơ
______________________
Ông vua đào hoa ở xứ đồi thông
Hoàng Nguyên Vũ
8:24, 08/06/2006

Di ảnh Bảo Đại và những kỷ vật Triều Nguyễn ở Dinh III.


Với Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt
Nam, Đà Lạt là mảnh đất gắn bó với ông nhiều nhất. Sự gắn bó ấy kể từ ngày
ông mới "đi học làm vua" ở Pháp về nước, rồi ngày định mệnh mối tình đẹp của
ông và Nam Phương hoàng hậu, rồi những năm tháng giữ chức "Quốc trưởng"
bù nhìn đến ngày tháng cuối cùng của một bi kịch chính trị trong đời ông để rồi
từ đó phải sống kiếp lưu vong nơi đất khách quê người.
Và những năm tháng ở xứ sở hoa đào là nơi bộc lộ nhiều nhất tính cách
của Bảo Đại: hào hoa, nghệ sỹ, ham vui, tự nhiên và thiếu bản lĩnh. Có lẽ lịch sử
đã đặt ông nhầm chỗ bởi với những tính cách như thế thì chiếc ghế ông ngồi
không nên và không thể nào là chiếc ngai vàng. Đành thôi một chút luyến
thương của hậu thế, còn lịch sử thì đã mãi mãi là lịch sử rồi!
Dinh III, nơi cất giữ những kỷ vật về Bảo Đại nằm trên một đồi thông
xinh xắn ở đường Triệu Việt Vương của thành phố Đà Lạt, được xây năm 1933,
sau khi Bảo Đại hồi loan được 1 năm và mãi đến năm 1937 mới khánh thành.
Những năm Bảo Đại còn làm vua, đây là nơi để nghỉ mát mùa hè và ngao du
khắp các khu rừng Tây Nguyên săn bắn.
Nói về thú chơi săn bắn, ở thành phố này, Bảo Đại để lại rất nhiều giai
thoại, nhưng có một nguyên nhân sâu xa của thú chơi này bắt nguồn từ một sự
bất mãn. Sau khi trở về nước chính thức cầm quyền chức vị vua một thời gian
ngắn, Bảo Đại ngỏ lời hứa cải cách việc trong nước theo nguyện vọng của quốc
dân. Nhưng khi vị vua trẻ này đưa ra bao nguyện vọng cải cách thì gặp bấy
nhiêu tư tưởng bảo thủ trong triều phản đối. Chán chường trước cảnh làm vua
cũng như không, Bảo Đại tìm thú vui trong việc ngao du và săn bắn.

Vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu tại Đà Lạt


Một tháng sau khi hồi loan, Bảo Đại đi thăm lăng tẩm và chiêm bái tổ
tiên nhà Nguyễn, sau đó ông bắt đầu một cuộc ngự du trong nước. Mảnh đất đầu
tiên mà ông đến là thành phố Đà Lạt. Nhân dịp này, Pierre Pasquier lệnh cho
viên đốc lý thành phố Đà Lạt tổ chức một buổi dạ tiệc tại khách sạn Palace tìm
cách để Bảo Đại gặp Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, con của phú hào
Nguyễn Hữu Hào giàu có nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Trước đó, trong lần về
nước trên con tàu D'Artagnan, Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan đã gặp và làm
quen với nhau (Nguyễn Hữu Thị Lan sang Pháp học trường Couvent des
Oiseaux từ năm 12 tuổi, một trường danh tiếng ở Paris do các nữ tu điều hành).
Cuộc gặp trên con tàu ấy, rất nhiều ý kiến cho rằng đó là sự sắp xếp mang mưu
đồ chính trị của thực dân Pháp, nhưng có một "kẻ" sắp xếp khá hoàn hảo cho
mối lương duyên này đó là số mệnh.
Nguyễn Hữu Thị Lan xuất hiện ở Đà Lạt hôm ấy hoàn toàn không do
chủ ý của nàng mà là người cậu ruột rủ đi cùng. Cậu của nàng là một nhân vật
quan trọng của buổi dạ tiệc ở Đà Lạt, mặc dù cô cháu không muốn đi nhưng vì
nằm trong "kế hoạch" nên người cậu cứ năn nỉ rằng đến dự tiệc một lúc và vái
chào nhà vua xong là về. Nàng trang điểm nhẹ, mặc áo lụa màu thiên thanh. Khi
hai người xuất hiện, buổi tiệc đã bắt đầu. Nàng đến trước mặt vị hoàng đế trẻ,
quỳ một gối và cúi đầu sát nền nhà chào hỏi hoàng đế theo cách mà ở trường nữ
tu Pháp từng dạy. Vị hoàng đế hào hoa bị cô gái Tây học hớp hồn ngay từ phút
đầu. Đúng lúc ấy, tiếng nhạc Tango nổi lên, Bảo Đại mời nàng ra cùng nhảy và
trò chuyện. Với cách nói chuyện rất Âu, cộng với sự duyên dáng, khéo léo Á
Đông, nàng đã chiếm trọn trái tim của Bảo Đại.
Nguyễn Hữu Thị Lan là người theo đạo Thiên Chúa. Vượt qua những
trở ngại của một triều đại cả 13 đời vua tôn thờ đạo Phật, ngày 20/3/1934, đúng
3 ngày sau buổi tiệc ấy, đám cưới được diễn ra. Bảo Đại sắc phong cho vợ lên
ngôi Hoàng hậu và lấy danh hiệu là Nam Phương. Sau lễ cưới, vua Bảo Đại và
Nam Phương hoàng hậu về sống tại điện Kiến Trung của khu vực Cấm thành,
mọi sinh hoạt đều thực hiện theo nếp Tây phương. Nam Phương sinh được 5
người con - 2 hoàng tử và 3 công chúa. Vua, hoàng hậu và các con thường ngồi
ăn chung một bàn tại điện Kiến Trung chứ không phân biệt như các vị tiên đế.
Mùa hè, họ vào Đà Lạt nghỉ. Dường như Bảo Đại chỉ thích tìm vui
trong việc săn bắn, hoặc quây quần với gia đình, còn việc nước thì bỏ mặc cho
các vị thượng thư làm, vua chỉ có mỗi việc… ký. Ông sắm hẳn cả một bầy voi
và những người quản tượng rất giỏi ở Tây Nguyên để phục vụ cho việc săn bắn.
Ở Đà Lạt từ năm 1934 đến năm 1945 là một thời khắc hạnh phúc trong
lành đối với cuộc đời của một vị quân vương ham chơi. Nam Phương hoàng hậu
thường tham gia công việc xã hội và từ thiện, giúp Bảo Đại trong những công
việc ngoại giao nhưng bên cạnh đó, với gia đình, nàng luôn săn sóc chu đáo
đúng bổn phận của một người vợ, một người mẹ. Những đêm lạnh ở xứ sương
mù, nàng cần mẫn thêu những chiếc khăn mặt, khăn tắm, khăn trải bàn rất đẹp
hiện vẫn còn được lưu giữ tại Dinh III như thể hình ảnh nàng còn đâu đó giữa
thành phố ngàn hoa này.
Sau khi Dinh III được hoàn thành vào năm 1937, dường như cứ nửa
năm cả gia đình họ sống và sinh hoạt ở đây. Mọi sinh hoạt không khác gì lắm so
với điện Kiến Trung, chỉ có khác là 4 hoàng tử, công chúa ngồi ăn một phòng
riêng, còn Hoàng thái tử Bảo Long được ngồi ăn cùng cha mẹ bởi Bảo Long là
người được chọn kế nghiệp ngai vàng.
Nhưng chiếc ngai vàng cũ kỹ, trầy tróc và mục nát ấy không còn đến
lượt Bảo Long khi lịch sử đã lật sang một trang khác. Sau một cuộc chơi trên
ngai vàng kéo dài 13 năm, Bảo Đại đã rời nó với một câu nói như chợt thức tỉnh
mình trong một khoảnh khắc: "Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua
của một nước nô lệ" trong ngày thoái vị 19/8/1945 và sau đó nộp ấn kiếm để
thành công dân Vĩnh Thụy. Tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra
Hà Nội nhận chức Cố vấn tối cao của Chính phủ lâm thời Việt Nam và trong
cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên, Vĩnh Thụy được bầu vào đại biểu khóa đầu tiên
của Quốc hội.
Và đã quá muộn. Vị vua trăn trở việc nước ngày nào đã trót bị những
cuộc chơi cuốn đi quá xa, con người có tâm hồn nghệ sỹ bị lịch sử đặt nhầm chỗ
lên ngai vàng với bao chán chường bất mãn, giờ đã bị tư tưởng ỷ lại, phó mặc
và hưởng thụ nuốt chửng. Ông vua suốt ngày săn bắn, nghỉ ngơi trong dinh thự
sang trọng không thể hòa đồng cùng muôn triệu đồng bào đang đói, đang khổ
kia. Ngày 16/3/1946, trong chuyến thăm viếng Trung Quốc với tư cách cố vấn
tối cao của Chính phủ Việt Nam, Bảo Đại đã ở lại Trung Quốc. Còn Nam
Phương và các con đến tạm ẩn tại một tu viện trong một thời gian rồi sang Pháp
Khoảng thời gian từ khi ở lại Trung Quốc đến năm 1949, Bảo Đại
thường xuyên sang châu Âu gặp các yếu nhân Anh, Pháp để bàn về vấn đề Việt
Nam, tán thành sự thành lập Chính phủ Trung ương lâm thời Việt Nam theo ý
đồ của thực dân Pháp "để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận
quốc tế". Ngoài thời gian đó, trên đất Hương Cảng, Bảo Đại vùi mình vào
những sòng bạc và gái.
Tháng 3/1949, sau một thời gian dài thỏa thuận, bàn bạc, một thỏa ước
giữa người Pháp với Bảo Đại được công bố, Bảo Đại sẽ trở lại Việt Nam với
chức Quốc trưởng. Ngày 28/4 năm ấy, Bảo Đại bay từ Singapore về phi trường
Liên Khương, về lại ngôi biệt điện một thời ông cùng Nam Phương và các con
chung sống. Tháng 6 năm ấy, "Biệt điện Quốc trưởng" được thành lập, đến cuối
năm 1949, chính phủ Hoàng triều cương thổ chính thức được thành lập, "Quốc
trưởng" Bảo Đại ra Hà Nội để tuyên bố chính sách của Chính phủ rồi lên Buôn
Ma Thuột "nhận tượng trưng đất Hoàng triều cương thổ". Một chính phủ bù
nhìn và rối rắm về nội bộ, thay "Thủ tướng" như thay áo.
Dinh III lúc này chỉ còn lại mình Bảo Đại với… 3 bà thứ phi không hôn
thú vì Nam Phương hoàng hậu đã cùng các con sang Pháp sống. Mộng Điệp là
người được Bảo Đại yêu quý nhất bởi bà xinh xắn nhất. Cũng có ý kiến cho
rằng bà chính là nguyên mẫu của cô gái trong ca khúc "Ai lên xứ hoa đào" nổi
tiếng của cố nhạc sỹ Hoàng Nguyên. Bà quen Bảo Đại tại sân quần vợt những
ngày Bảo Đại làm cố vấn ở Hà Nội, buồn vì cảnh xa nhà nay gặp một giai nhân
khéo léo ứng xử lại biết khiêu vũ và chơi thể thao nên Bảo Đại đã kết thân và đã
"già nhân ngãi non vợ chồng" cùng nhau. Không chỉ khéo léo lấy lòng Bảo Đại
mà bà còn lấy lòng cả Hoàng thái hậu Từ Cung khi vào Huế. Sau khi Bảo Đại
trở lại Đà Lạt thì Mộng Điệp cũng bay vào và được Bảo Đại dành riêng cho một
ngôi biệt thự ở 14 đường Hùng Vương (cách đây chưa lâu là khu tập thể Báo
Lâm Đồng).
Bà thứ phi thứ hai là Phi Ánh, con gái Huế, em gái của Phi Hoa (người
tình một cận thần của Bảo Đại) và Phi Ánh được cận thần này tơ nguyệt cho
Bảo Đại ngày ông trở lại Đà Lạt. Phi Ánh có khuôn mặt sắc sảo, tính tình đoan
trang nhưng mạnh mẽ kiểu con gái Huế. Có một giai thoại rằng bà đã từng
giáng cho Bảo Đại một cái tát tại Đà Lạt khi sau lần đầu ân ái, Bảo Đại đã rút
tiền trong ví… đưa cho bà. Nhưng sau cái tát ấy, Bảo Đại không những không
giận mà còn quý bà hơn. Ông mua cho bà một biệt thự cạnh ga Đà Lạt và họ
thường gặp gỡ nhau ở biệt thự ấy. Bà sinh cho Bảo Đại được 2 người con là Bảo
Ân và Phương Minh.
Khác với Mộng Điệp luôn sống trong sự yêu chiều thì đời Phi Ánh có
phần tội nghiệp hơn. Ở Đà Lạt, bà là một thứ phi không được các thứ phi khác
yêu thương, có lẽ là ở vẻ đẹp hút hồn của bà. Sau khi Bảo Đại sang Pháp, bà Phi
Ánh luôn sống trong lo sợ, cuối cùng bà đi bước nữa với một thầu khoán giàu
có ở Sài Gòn. Cuối đời, bà bị bệnh và dung nhan thay đổi quá nhiều do bệnh tật
nên bà không ra khỏi nhà, lặng lẽ sống trong cô đơn đến ngày qua đời.
Thứ phi thứ ba là một vũ nữ, người Hoa lai Pháp tên là Jenny Woong
(tên Việt là Hoàng Tiểu Lan) quen Bảo Đại trong những ngày tháng ông ăn chơi
cờ bạc ở Hương Cảng. Sau khi trở lại Việt Nam, ông đã đón bà sang. Bà có với
Bảo Đại một đứa con tên là Phương An. Kể ra, Bảo Đại không phải là một kẻ
đến mức bạc tình khi tất cả những người tình đi qua đời ông dù họ là ai ông đều
lo những bước đời về sau cho họ. Với Bảo Đại thì Jenny Woong là một ân nhân
bởi thời ở Trung Quốc, bà đã từng đi nhảy để lấy tiền cho vị hoàng đế này trả
tiền khách sạn và chi tiêu hàng ngày những lúc ông khánh kiệt trên chiếu bạc.
Những ngày ở Đà Lạt, bà thường mặc áo dài Việt Nam, tập nấu những món ăn
của Việt Nam và nấu một cách khéo léo nên bà cũng được Thái hậu Từ Cung
yêu mến. Sau sự kiện Bảo Đại bị Pháp lật đổ năm 1955, bà mai danh ẩn tích đâu
không ai thấy, cũng không ai nhắc đến bà và cô công chúa con gái bà nữa.
Lại nói về cuộc lật đổ Bảo Đại ngoạn mục của Ngô Đình Diệm, người
từng thề trung thành suốt đời trước mặt Nam Phương hoàng hậu thời ở Đà Lạt,
lịch sử cũng đã viết nhưng có lẽ, đó là tấn bi kịch chính trị đau đớn nhất của
Bảo Đại để rồi đời ông từ đó lưu vong vĩnh viễn và bây giờ là một nấm mồ lạnh
lẽo dưới chân tháp Eiffen. Một kết thúc không có hậu…
Hoàng Nguyên Vũ
______________________
Những ngày tháng cuối cùng của Bảo đại
Báo An ninh thế giới, 7-8-2003
Chân dung “quốc trưởng”
Năm giờ sáng ngày 10-5-1954, chiếc máy bay Libérator cất cánh từ sân
bay Tân Sơn Nhất để sang Pháp. Trước đó, một buổi lễ long trọng đã diễn ra
dưới sự chủ tọa của "thủ tướng” Bửu Lộc, vì nhân vật chính trong chuyến bay
này không ai khác hơn là Bảo Đại, “Quốc trưởng” Việt nam.
Năm 1949, trong lúc công cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân
ta đang có những bước phát triển thuận lợi thì chính quyền Pháp đã nghĩ đến
việc tái dựng Bảo Đại, từ đó tập hợp những thành phần bảo hoảng và đối lập với
đường lối kháng Pháp. Sau khi ký thỏa hiệp với Điện Elysée về vấn đề độc lập
Việt nam dưới danh xưng “quốc gia Việt nam”. Bảo Đại được phong làm “quốc
trưởng”. Cùng đi với Bảo Đại, còn có hoàng thân Vĩnh Cẩn, Chánh văn phòng
kiêm Giám đốc nghi lễ Nguyễn Duy Quang, “thứ phi” Mộng Điệp và đoàn tùy
tùng hơn 20 người. Từ khi được người Pháp phong làm “Quốc trưởng” phần lớn
thời gian điều hành đất nước, Bảo Đại đều ra lệnh từ bên... Pháp. vì ngân sách
hoạt động của chính quyền bù nhìn vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, đều do
người Pháp chi. Mỗi lần về nước, ông ta hoặc lên Đà Lạt hú hí với nhân tình,
hoặc lên Buôn Ma Thuộc để đi săn. Người dân lầm than đói khổ ra sao, Bảo Đại
không màng đến.
Tuy nhiên, “Quốc trưởng” không bao giờ ngờ rằng đây là chuyến đi
cuối cùng, bởi lẽ chỉ một thời gian sau đó, Ngô Đình Diệm đã bày trò trưng cầu
dân ý, truất phế Bảo Đại để đưa mình lên làm lòng thống “Việt nam Cộng hoà”
Lúc này, trong tay Bảo Đại đã có một số tài sản kếch sù. Tài sản ấy đến từ việc
tài trợ của Chính phủ Pháp, từ tiền “hoa hồng” của Bảy Viễn trong sòng bạc Đại
thế giới và từ việc Bảo Đại “buôn bạc”.
Bảo Đại quen Bảy Viễn vào năm 1949. khi tay anh chị này dẫn lực
lượng Bình Xuyên về đầu hàng Pháp. Xuất thân từ giới đâm thuê chém mướn,
Bảy Viễn từng bị Pháp bắt giam, đày ra Côn Đảo Sau đó, Bảy Viễn vượt ngục
thành công rồi chiêu mộ lại đàn em, vũ trang và gia nhập Việt Minh chống
Pháp. Được một thời gian, không chịu đựng nổi gian khổ, Bảy Viễn nghe theo
lời của hai quân sư Lai Hữu Sang và Lai Hữu Tài (là nhân viên của tình báo
Fháp), dẫn quân về đầu hàng.
Năm 1950, Bảo Đại được người Pháp dựng lên với vai trò “Quốc
trưởng Việt nam”. Vào thời điểm ấy, sòng bạc Đại thế giới đã hoạt động được 4
năm. Gặp lại Bảy Viễn, Bảo Đại đích thân viết thư gửi Phủ Cao ủy Đông
Dương, đề nghị cho Bảy Viễn trúng thầu khai thác sòng bạc. Lúc này, Đại thế
giới do một nhóm người Hoa gốc Ma Cao điều hành, doanh thu hằng ngày ước
tính khoảng 2 triệu đồng nên mỗi ngày, nhóm người Hoa nộp cho chính quyền
bảo hộ 400.000 đồng, trong lúc một giạ gạo chỉ có 5 đồng, một chiếc ôtô du lịch
Traction (mà người Việt nam quen gọi là xe “lô”) giá chừng 120.000 đồng.
Theo gợi ý của Bảo Đại, Bảy Viễn đã bỏ thầu khai thác sòng bạc mỗi ngày
500.000 đồng, và thắng thầu. Từ đó, Bảo Đại được Bảy Viễn cho hưởng “huê
hồng” mỗi tháng 240.000 đồng. Đổi lại, Bảo Đại phong cho Bảy Viễn chức...
thiếu tướng. Tuy nhiên, đã là thiếu tướng mà mang tên Bảy Viễn thì xem ra hơi
kỳ, nên Bảy Viễn cải tên thành Lê Văn Viễn.
Do cuộc chiến Việt nam đã đến hồi khốc liệt với những chiến thắng
vang dội của Việt Minh, giới kinh doanh Pháp ngần ngại trong việc bỏ tiền đầu
tư vào Việt nam, tinh thần binh lính Pháp sa sút, phong trào phản chiến trong
lòng nước Pháp ngày càng dâng cao, nên Bộ Tài chính Pháp đã áp dụng một
phương cách nhằm động viên tinh thần, đó là tăng giá đồng tiền Đông Dương
cao gấp đôi đồng trong Pháp.
Khi chính sách này được đưa vào áp dụng, thì Bảo Đại đang ở Hồng
Công. Không thể bỏ qua cơ hội béo bở, Bảo Đại dùng tiền tài trợ của Pháp bằng
đô la Hồng Công, sai người đem về Sài gòn mua tiền Đông Dương rồi chuyển
ngân sang Pháp. Lúc ấy, 1 frăng Pháp đổi được 17 đô la Hồng Công, và 8 đô la
Hồng Công mua được 1 đồng bạc Đông Dương. Như vậy, cứ 1 frăng Bảo Đại
có 2 đồng Đông Dương và 2 đồng ấy, sau khi chuyển sang Pháp rồi quay về với
Bảo Đại, nó trở thành 4 đồng.
Không chỉ buôn tiền, Bảo Đại còn làm nhiều thứ để tiền đẻ ra tiền. Một
lần, nghe đám tùy tùng bẩm báo, rằng Sài gòn hiện đang khan hiếm thuốc kháng
sinh penicilline, Bảo Đại bèn cho tìm mua 15 thùng, rồi chuyển về Sài gòn, bán
chợ đen được 750.000 đồng Đông Dương. Số tiền này, Bảo Đại chuyển qua
Paris và nó nghiễm nhiên biến thành 1.500.000 frăng Pháp.
Có tiền, Bảo Đại ăn chơi xa xỉ. Chỉ riêng máy bay, Bảo Đại có 4 chiếc
DC3, một chiếc B29 (là loại máy bay ném bom của quân đội Mỹ nhưng Bảo
Đại đã cho cải tạo thành máy bay chở khách), 1 chiếc Viscount 700, 1 chiếc
Liberator chuyên dùng đi công cán và 2 chiếc thủy phi cơ hiệu Sealand, Sea
Oter. Dưới nước, Bảo Đại có 2 du thuyền, còn trên bộ, Bảo Đại là chủ của 4
chiếc ôtô: Lincohn, Traction Citroen, xe đua Ferrari và Bentley. Mỗi khi vi hành
trong nước “quốc trưởng” thường ngự trên chiếc Mercedes bọc thép chống đạn
nặng 4 tấn.
Ván bạc 350 triệu frăng
Trở lại chuyện Bảo Đại sang Pháp. Đến nước Pháp, Bảo Đại ngụ tại lâu
đài Thorenc thuộc vùng Cannes với đoàn tùy tùng gồm 20 người, còn “thứ phi”
Mộng Điệp thì cư ngụ tại biệt thự Antibes gần đó. Cả hai ngôi nhà này đểu do
Bảo Đại bỏ tiền ra mua. Tuy tiếng là sang Pháp để “điều hành quốc gia”, nhưng
không ngày nào người ta không thấy Bảo Đại xuất hiện tại các sòng bạc danh
tiếng ở Monaco, Nice, Menton...
Một buổi chiều mùa đông năm 1952, cũng như thường lệ Bảo Đại mặc
complê, bên ngoài khoác áo pađờxuy bằng dạ hảo hạng, cùng đoàn tùy tùng tiến
vào sòng bạc trong khách sạn Palm Beach. Hôm đó một trong những người
đánh xì phè với Bảo Đại là Jack Wagner, cha đẻ của Hãng phim Wagner Bros
nổi tiếng thế giới.
Thời ấy, quy luật của các sòng bạc sang trọng là khách vào chơi bắt
buộc phái y phục chỉnh tề. Trong khi Bảo Đại diện ngất trời thì Jack Wagner chỉ
trần xì một chiếc sơ mi bỏ ra ngoài quần, chân đi đôi dép lẹt xẹt. Đối với sòng
bạc Palm Beach, thì đây là một ngoại lệ vì ngoài số tài sản kếch sù danh tiếng
lẫy lừng, Wagner còn là nhân chủ ruột. Những người khách khác nếu muốn vào
chơi, phải dùng tiền mặt đổi ra “phỉnh” (là những miếng nhựa nhiều màu, mỗi
màu có một mệnh giá tiền khác nhau), thì cận vệ của Wagner cứ ung dung hốt
một mớ, lát nữa thắng, thua, ông chủ tính sau.
Trong ván xì phè hôm ấy, 2 trong số 4 người chơi nhanh chóng bỏ cuộc
vì không kham nổi số tiền “tố”. Còn lại Bảo Đại và Wagner. Đến phút cuối
cùng, khi số tiền trên tấm thảm nhung xanh đã lên tới 350 triệu frăng, thì cũng
là lúc mà Bảo Đại kém Jack Wagner chỉ có một con “ách”.
Cái tin Bảo Đại thua 350 triệu trong đã làm rúng động trong giới cờ bạc
vùng Côte d'azur. Cannes. Báo chí ầm ầm đăng tin, nhưng với Bảo Đại, chuyện
ấy chẳng nhằm nhỏ gì vì “quốc trưởng” vẫn còn rất nhiều tiền trong ngân hàng,
thêm 3 căn nhà vừa lâu đài, vừa biệt thự và mấy chiếc máy bay, du thuyền..
Những ngày cuối đời
Về mặt chính thức, thì người vợ của Bảo Đại là bà Nguyễn Hữu Thị
Lan, thường biết đến dưới danh xưng Nam Phương hoàng hậu nhưng bên cạnh
đó, Bảo Đại còn hàng chục bà “vợ” khác. Một trong những bà này là “thứ phi”
Mộng Điệp. “Thứ phi” Mộng Điệp tên thật là Bùi Mộng Điệp, xuất thân trong
một gia đình viên chức ngành Hỏa xa ở Bắc Ninh. Được cho ăn học đầy đủ, nên
bà Mộng Điệp không những đã đẹp, lại còn có vốn liếng tri thức.
Đến tuổi trưởng thành, Mộng Điệp yêu một bác sĩ nhưng gia đình ông
ta cương quyết không chấp thuận cuộc hôn nhân không “môn đăng hộ đối”.
Năm 1945, hai ngày sau khi ra Hà nội, Bảo Đại đã được đưa đến nhà Mộng
Điệp để làm quen. Sau vài lần làm quen, Mộng Điệp có thai với Bảo Đại. Khi
người Pháp đưa Bảo Đại về Việt nam làm “quốc trưởng”, Bảo Đại cấp cho
Mộng Điệp một ngôi biệt thự gần dinh số 1 ở Đà Lạt. Và bởi vì không thể có 2
hoàng hậu, nên Bảo Đại đã phong cho Mộng Điệp chức “thứ phi”. Đến ngày
sang Pháp, Bảo Đại và “thứ phi” Mộng Điệp có 3 người con: Đó là Bảo Sơn,
Bảo Hoàng và một cô con gái tên là Phương Thảo. Ngoài “thứ phi” Mộng Điệp,
Bảo Đại còn người “vợ” nữa tên Thị Thông. Vốn là một cô đầu nổi danh ở Hải
Phòng khoảng những năm 1934, 1935. rồi sau đó hành nghề “gái gọi” tại
“động” của bà Đốc Sao, khu Khâm Thiên, Hà nội. Trong một dịp vào Sài gòn,
Thị Thông được Hoàng thân Vĩnh Cẩn giới thiệu với Bảo Đại, lúc đó đang bị
què chân.
Sở đi Bảo Đại bị què chân là vì trong lúc thông dâm với vợ của một
viên chức người Pháp tên là Lagisquet tại Đà Lạt, vào mùa hè năm 1948, Bảo
Đại đã bị ông ta rình bắt quả tang, và rút súng đòm một phát vào đùi. Đích thân
Toàn quyền Castroux phải lên dàn xếp. Để giữ thể diện cho người sẽ trở thành
“Quốc trưởng”, người ta tung tin rằng, ông bị một tai nạn khi đi săn. Ngay lập
tức, Bảo Đại được đưa vào một bệnh viện quân y của Pháp tại Sài gòn để điều
trị. Khi Bảo Đại sang Hồng Công, Thị Thông đi theo và sống với Bảo Đại cho
đến ngày ông ta về nước chấp chính.
Đến năm 1970, không chịu nổi tính trăng hoa, cờ bạc của Bảo Đại vì
hầu hết tài sản đã bị Bảo Đại đem đi bán chác. cầm cố để lấy tiền bao gái và
nướng vào các sòng bài, thứ phi” Mộng Điệp đâm đơn ra tòa, xin ly dị. Nguyên
nhân của việc ly dị này chẳng qua chỉ là giọt nước làm tràn ly. Một hôm, Bảo
Đại ôm quần áo, đi biền biệt cả tháng trời. Khi trở về, “Quốc trưởng” cùng “thứ
phi” đã xảy ra một trận cãi vã kịch liệt. Cãi nhau xong, Bảo Đại lại ôm quần áo
ra đi, đến nhà một “Tú Bà” trong khu Pigalle - là một khu ăn chơi, chứa thẩm đổ
hồ khét tiếng.
Ỏ nhà mụ “Tú Bà” được mấy ngày, Bảo Đại cảm sốt li bì. Do không
tắm rửa nên tóc tai “Quốc trưởng” rối bù, quần áo bốc mùi. Phúc bất trùng lai,
họa vô đơn chí, ngay lúc ấy cảnh sát Paris ập vào, kiểm tra và phát hiện trong
nhà mụ “Tú Bà” này có một lượng lớn cần sa. Nghi ngờ Bảo Đại là đồng phạm,
cảnh sát Paris còng tay ông ta, đưa về trụ sở. Khi bị còng tay, Bảo Đại la: “Tao
là cựu hoàng đế Việt nam đây nè!”. Nghe Bảo Đại nói thế, viên cảnh sát cười
ngất: “Nếu mày là Hoàng đế Việt nam thì chắc tao phải làm tới chức Giáo
hoàng Vatican quá!”.
Tuy nhiên, khi được đưa về Sở Cảnh sát, và khi thấy Bảo Đại nhất mực
xưng là “quốc trưởng”, là “hoàng đế”, Cảnh sát Paris đã liên lệ với Bộ Ngoại
giao và Bộ Nội vụ. Tiến hành kiểm tra hồ sơ lý lịch, hình ảnh nhân dạng, cảnh
sát đề nghị thân nhân Bảo Đại đến làm thủ tục, đưa “Quốc trưởng” về nhưng 3
người con của ông ta lờ đi, làm như không quen biết. Cuối cùng, vì lòng trắc ẩn,
bà Mộng Điệp đành phải ra tay.
Sau khi ly dị với “thứ phi” Mộng Điệp, cuộc sống của Bảo Đại ngày
càng xuống dốc. Tiền bạc không còn, “Quốc trưởng” sống vất va vất vưởng,
nay chỗ này, mai chỗ khác. Thỉnh thoảng, ở miền Nam Việt nam, lại xì ra cái tin
về “giải pháp Bảo Đại” thì một vài “chính khách xalông” vội vã bay sang Pháp,
quà cáp yết kiến “cựu hoàng đế” nếu “giải pháp Bảo Đại” trở thành sự thật, họ
sẽ kiếm chác được vài chức vụ. Vì vậy, Bảo Đại mới có tiền tiêu xài.
Đến năm 1972, Bảo Đại kết hôn với Monique Baudot, và phong cho bà
này là “công nương”. Xuất thân trong giới bình dân ở Paris, bà Monique làm
nghề lau chùi, quét dọn trong một chung cư, nơi Bảo Đại trú ngụ. Theo lời
nhiều người am hiểu, thì mặc dù biết “Quốc trưởng” nghèo nát xơ mướp, nhưng
bà Monique, lúc thấy các “chính khách salon” từ Việt nam sang thăm, và khúm
núm trước mặt cựu hoàng, bà vẫn hy vọng một ngày nào đó, Bảo Đại sẽ đòi lại
được một số tài sản ở Việt nam như các dinh thự ở Sài gòn, Nha Trang, Đà Lạt.
Bà tự đặt ra một luật lệ, rằng những ai muốn được “quốc trưởng” đón tiếp, thì
trước hết phải xưng danh tính để bà cứu xét, đồng thời nộp cho bà một số tiền.
Đầu tháng 7-1997, Bảo Đại bị những cơn nhức đầu dai dẳng. Lúc vào
Bệnh viện Val-de-gráce, bác sĩ cho biết ông ta bị bệnh bướu não. Ngày 1-8-
1997, Bảo Đại trút hơi thở cuối cùng.
Tại đám tang Bảo Đại, Điện Elysée cứ một đại diện đến chia buồn. Bên
cạnh đó, còn có vài người bạn Pháp, một số tùy tùng ngày xưa đã phục vụ cho
“Quốc trưởng”. Về phía gia đình, có Hoàng tử Bảo Long - là con của Bảo Đại
với Nam Phương hoàng hậu, nhưng khi buổi lễ cầu hồn trong nhà thờ Saint
Pierre de Chaillot vừa chấm dứt, Bảo Long đã chuồn ra cửa sau, mất dạng.
Theo sau quan tài đến nơi chôn cất chỉ có Monique Baudot, người vợ
cuối cùng của ông vua cuối cùng triều đại phong kiến Việt nam...
Vũ Cao
______________________
Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng
Lê Quỳnh
Ban Việt ngữ đài BBC

Vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương kết hôn năm 1934
Tạp chí Lá thư thính giả tuần này của ban Việt ngữ có khách mời là hai
người anh em họ của Cựu hoàng Bảo Đại.
Nhân dịp này, trang Văn hóa có bài tóm lược cuộc đời của vị vua cuối
cùng của nhà Nguyễn.
Hoàng tử Vĩnh Thụy, sinh năm 1913 ở Huế và trở thành Đông cung
thái tử năm 1922.
Ông được đưa sang Pháp học, theo sự chăm sóc của Khâm sứ Charles.
Ngày 8-1-1926, ông chính thức nối ngôi cha, vua Khải Định, và rồi lại
quay về học tiếp ở Pháp. Công việc cai trị đất nước để lại trong tay chính quyền
thuộc địa Pháp và Hội đồng phụ chính triều đình Huế, do Nguyễn Hữu Bài -
một tín đồ Thiên chúa giáo - đứng đầu.
Khi Bảo Đại sắp bước sang tuổi thành niên, triều đình Huế thúc giục
người Pháp đưa vị hoàng đế quay về, trong lúc đa số quan chức Pháp cảm thấy
Bảo Đại nên ở lại thêm ít nhất hai năm để học. Có vẻ như một trong các lý do là
Pháp muốn tình hình tại Việt nam bình ổn trước sự trở về của hoàng đế.
Và sự trở về đã là chủ đề cho một chiến dịch quảng bá nhằm tạo hiệu
quả tối đa. Tháng 5-1931, Bộ trưởng thuộc địa Reynaud, trong cuộc gặp với hội
đồng phụ chính ở Huế, tuyên bố: “Đất nước các ông, sau sự trở về của hoàng đế
Bảo Đại, sẽ chứng kiến một trong những khoảnh khắc vĩ đại trong lịch sử”.
Sự háo hức của người Việt có thể tìm thấy qua các bình luận trên báo
chí thời đó. Thảo luận về tiềm năng sẽ có cải cách chính trị được bổ sung bằng
các tường thuật nói về sự chuẩn bị cho ngày về cũng như các tin đồn tăng thêm
tự do cho báo chí bản địa.
“Đảo chính” năm 1933
Ngày 6-9-1932, Bảo Đại, ở tuổi 19, quay về Việt nam. Một trong
những quyết định đầu tiên của vị vua là bãi bỏ tục lạy (các quan thôi khỏi khấu
đầu quỳ tấu ở trước sân đình).

Bảo Đại đi học ở Pháp trước khi về Việt nam


Rồi vào ngày 2-5-1933, với sự chuẩn thuận của toàn quyền Pasquier,
ông thực hiện điều mà người đương thời gọi là “cuộc đảo chính âm thầm” bằng
việc hạ bệ Nguyễn Hữu Bài và bộ sậu của ông này. Nhiều nhân vật trẻ được đưa
vào nội các, nổi bật nhất là Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn.
Phản ứng của báo chí đương thời trước sự kiện này nói chung tích cực.
Một bài của tờ Annam Nouveau nhắc về “sự gia tăng uy tín” mà Bảo Đại có
được từ cuộc “đảo chính” và bình luận là “tất cả chứng tỏ ông hoàn toàn đồng
thuận với tư tưởng của giai tầng ưu tú mới.”
Như vậy mấy tháng đầu tiên sau khi Bảo Đại trở về có vẻ đánh dấu một
sự khởi đầu thuận lợi. Bằng việc thay đổi nhân sự ở cấp cao nhất, ông làm hài
lòng cả phe bảo hoàng muốn nhà vua thâu tóm thêm quyền lực và cả những
người ít thủ cựu có khuynh hướng chỉ trích triều đình đương thời. Nhưng một
biện pháp như thế không có nhiều ý nghĩa trừ phi nó biến thành uy quyền thật
sự và các cải cách lớn. Khoảng thời gian từ đây đến khi Thế chiến Hai nổ ra sẽ
chứng tỏ mức độ thay đổi mà có thể xảy ra.
“Thời kì mới” 1933-1939
Như dự kiến, cơ cấu chính quyền mới kêu gọi thêm các cải cách, với
từng nhân vật có các quan điểm khác nhau.
Nhịp độ công việc của bộ máy mới bị đứt đoạn vì sự từ chức bất ngờ
của Ngô Đình Diệm vào giữa tháng Bảy 1933.
Đã có nhiều lý do giải thích tình tiết này. Chẳng hạn, những tài liệu của
Pháp ghi nhận Ngô Đình Diệm tỏ ra không hợp với vị trí mới. Mặc dù có tiếng
trung thực và có khả năng khi làm quan cấp tỉnh, nhưng ông Diệm tỏ ra thờ ơ
với cương vị của một bộ trưởng. Toàn quyền Pasquier ghi nhận: “Rõ ràng
chúng ta đang tiếp xúc một người bí ẩn, rất thờ ơ với những điều thế tục và
muốn rút lui ngay khi có cơ hội.” Trong hồi kí của mình, Bảo Đại lại bảo Ngô
Đình Diệm trình bày với ông là ông bất mãn khi người Pháp trắng trợn vi phạm
hiệp ước về chế độ bảo hộ. Và cũng có thuyết nói cuộc xung đột căn bản là giữa
Phạm Quỳnh và Nguyễn Hữu Bài; trong lúc Diệm và Bài có liên hệ dựa trên gia
đình và tôn giáo (anh trai của Diệm, Ngô Đình Khôi, cưới con gái của Nguyễn
Hữu Bài).
Dù thế nào, trong khuôn khổ nội dung ta đang bàn, sự từ chức thể hiện
những mâu thuẫn trong nội bộ triều đình, góp phần vào việc đình trệ các dự
định cải tổ. Một yếu tố khác là chính thái độ Bảo Đại. Trong hồi ký, ông bảo
mình bị sốc và mất ảo tưởng khi quay về chỉ để nhận ra mình chả có mấy quyền
hành. Mặc dù luôn cần thận trọng khi đọc các hồi ký, nhưng không phải không
có lý để giả định Bảo Đại thật sự thất vọng với kết quả của những cải cách ban
đầu mà ông nắm vai trò khởi xướng. Ngoài ra cái chết vì tai nạn máy bay của
toàn quyền Pierre Pasquier đầu năm 1934 cũng làm mất đi con người ủng hộ
Bảo Đại mạnh mẽ nhất.
Và cuối cùng, chắc chắn Bảo Đại nhận ra rằng cải cách nào thì cũng
không làm thay đổi mối quan hệ căn bản giữa Pháp và Việt nam. Chức vụ
Résident Supérieur và toàn quyền nắm thế chủ động, và mọi quyết định quan
trọng đều phải thông qua một hoặc cả hai nhân vật này. Trong hoàn cảnh đó,
Bảo Đại có ít thực quyền, và bất kì sự nhiệt tình nào của ông ắt hẳn cũng dần
phai lạt.
Thế chiến II
Ngày 3-9-1939, Pháp tuyên chiến với Đức. Mười ngày sau, Bảo Đại
nộp bản đề nghị cải cách gồm bốn điểm. Tân toàn quyền Catroux lấy lý do tình
hình chiến tranh để thoái thác việc thảo luận. Nhưng ông có quà an ủi là chiếc
máy bay Morane 343 cho vị vua trẻ để tiêu khiển.

Vua Bảo Đại thoái vị ngày 30-8-1945


Dù có quan tâm đến cải cách, Bảo Đại không phải là một lãnh tụ chính
trị hay thậm chí một người tranh cãi bướng bỉnh. Sau này, khi đề nghị chương
trình cải cách với toàn quyền Jean Decoux, ông được bảo là giống như ở Anh,
hoàng đế trị vì nhưng không cai trị. Bảo Đại không tốn thời gian phản đối: ông
chọn vai trò mà nhiều người sau này gọi là một “playboy” hoàn hảo.
Đêm 9-3-1945, Nhật làm đảo chính Pháp tại Đông Dương. Ngày 11-3,
sau cuộc gặp với đại sứ Nhật Yokoyama, Bảo Đại công khai bãi bỏ hiệp ước
1884 với người Pháp và tuyên bố sự độc lập của Việt nam nằm trong khối Đại
Đông Á.
Ngày 19-3-1945, dưới sức ép của Nhật, Bảo Đại buộc phải cách chức
Phạm Quỳnh, người thân Pháp. Vài tuần sau, Phạm Quỳnh bị Việt Minh bắt và
hành quyết. Một chính phủ mới, với thủ tướng Trần Trọng Kim, được lấp vào
chỗ trống. Họ dự định cải cách hiến pháp cùng nhiều chủ đề khác, trước khi
nhận ra quyền quyết định nằm trong tay người Nhật.
Thoái vị
Sau vụ đánh bom Hiroshima, chính quyền Nhật đầu hàng ngày 8-5-
1945. Ngày 17-8, chính quyền Huế ra hai đạo dụ. Một nói rằng Bảo Đại mời
lãnh đạo Việt Minh đến Huế để thành lập nội các và rằng ông sẵn sàng chuyển
giao quyền lực cho họ nếu đó là ý nguyện của dân. Chiếu thứ hai xác nhận sự
độc lập của Việt nam. Sau khi Hà Nội rơi vào tay Việt Minh ngày 19-8, mọi sự
xem như an bài. Đêm 23-8-1945, Chính phủ Cách mạng Lâm thời gửi điện đòi
Bảo Đại thoái vị. Để rồi ngày 30-8-1945, một lễ thoái vị diễn ra trước Ngọ môn.
Bảo Đại - người từ nay trở thành công dân Vĩnh Thụy - tuyên bố: ““Thà làm
dân một nước độc lập, hơn làm vua một nước nô lệ”.
Sự nghiệp chính trị của Bảo Đại chưa kết thúc với việc thoái vị, tuy ông
chỉ là một nhánh trong cả mạng lưới những hi vọng và chính sách tác động tới
sự phát triển của Việt nam theo sau Nhật đầu hàng tháng Tám 1945. Ông tiếp
tục đóng một vai trò phức tạp và mơ hồ trên chính trường, với việc trở về sau
thời gian lưu vong cuối thập niên 1940 để trở thành Quốc trưởng do Pháp bảo
trợ. Cuối cùng năm 1955, ông bị Ngô Đình Diệm truất phế. Đến thời điểm này,
chế độ quân chủ Việt nam vĩnh viễn kết thúc.
______________________
Cựu hoàng Bảo Đại qua góc nhìn của một tác giả phương tây
3:00, 13/06/2007

Bảo Đại được chính quyền bảo hộ Pháp đưa sang “mẫu quốc” nuôi
dưỡng từ khi 8 tuổi, đến 19 tuổi mới “miễn cưỡng” về nước để lên ngôi. “Miễn
cưỡng” vì Bảo Đại đã quá quen nếp sống hiện đại của phương Tây, khó chấp
nhận những lễ nghi gò bó và xơ cứng của Hoàng triều.
Sách viết về Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt
Nam khá nhiều, trong đó có cả sách của các tác giả phương Tây: Lucien Bodard
với tác phẩm “Chiến tranh Đông Dương”, Davits Gilbert với “Tin tức bí mật
Đông Dương”; Perrin Elula với “Gió mùa cho đàn bà”…
Năm 2006 vừa qua, Daniel Grandclément - tác giả người Pháp tiếp tục
cho ra mắt độc giả Việt Nam tác phẩm mới: “Bảo Đại hay những ngày cuối
cùng của Vương quốc An Nam”. Khai thác nguồn tư liệu phong phú và quý
hiếm từ Phòng Lịch sử quân sự Vincennes, Lưu trữ Bộ Ngoại giao, Lưu trữ
thành phố Hà Nội, Lưu trữ quốc gia Foutainebleau, Lưu trữ thành phố Cannes…
Daniel Grandclément đã hé lộ thêm với độc giả một số bí mật về cuộc đời của vị
vua bù nhìn tai tiếng này.
“Khi trở về Việt Nam lên ngôi Hoàng đế, tôi sẽ chẳng làm gì cả, mà chỉ
hưởng lạc những thú vui trần thế”! - Đó là một trong những tuyên bố của Hoàng
tử Vĩnh Thụy khi rời Pháp trở về Việt Nam để lên ngôi Hoàng đế.
Cũng đúng thôi, vì vị Hoàng tử Tây học này còn có thể làm gì khi chế
độ phong kiến Việt Nam chỉ còn tồn tại với tư cách bù nhìn. Hoàng tử Vĩnh
Thụy, con trai vua Khải Định được chính quyền bảo hộ Pháp đưa sang “mẫu
quốc” nuôi dưỡng từ khi 8 tuổi, đến 19 tuổi mới “miễn cưỡng” về nước để lên
ngôi.
“Miễn cưỡng” vì xứ xở quê hương đã trở nên mờ nhạt, xa lạ. Hoàng tử
đã quen nếp sống hiện đại của phương Tây, khó lòng chấp nhận những thói
quen, những lễ nghi gò bó và xơ cứng của Hoàng triều.
Khi trở thành Hoàng đế nước Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, Bảo
Đại đã sử dụng quyền lực của một ông vua để thực hiện một số cách tân trong
Hoàng cung như: bỏ chế độ cung nữ, tự quyết định hôn nhân.
Không giống những vị vua triều Nguyễn trước đó, Bảo Đại tự chọn bạn
đời cho mình là cô Nguyễn Hữu Thị Lan - người con gái 18 tuổi, con một điền
chủ giàu có nhất Nam kỳ, đã từng du học ở Pháp. Nguyễn Hữu Thị Lan đã
chinh phục trái tim của vị vua trẻ phong tình bởi sắc đẹp và sự dịu dàng.
Trong hôn lễ, Bảo Đại phá luật lệ, cho phép người vợ trẻ mang một bộ
áo cưới màu vàng có đính rồng và phong bà làm Hoàng hậu Nam Phương.
Trước ngày cưới họ thề bồi sẽ sống với nhau đến đầu bạc răng long. Nhưng chỉ
sau một thời gian ngắn, thói ham hưởng lạc của Bảo Đại đã khiến Hoàng hậu
ngậm đắng nuốt cay và thu mình trong thế giới đau khổ.

Trong khi Bảo Đại mải mê với những người đàn bà đẹp khác thì Hoàng
hậu phải âm thầm nuôi dạy con cái ở xứ người, rồi qua đời ở tuổi 49. Dân làng
Chabrignae (Pháp) nơi bà sống đã xác nhận rằng: Bảo Đại chưa một lần nghiêng
mình trước phần mộ của bà!
Sở thích hàng đầu của Bảo Đại là đuổi theo những người đàn bà đẹp.
Ông đã từng thẳng thắn bộc lộ sự ham muốn sắc dục của mình: “Luôn có nhu
cầu đối với đàn bà, một thứ nhu cầu thường xuyên không thể dập tắt được như
đồ ăn thức uống. Từ khi đến tuổi lớn, đêm nào cũng phải có một người đàn bà
nằm bên, mỗi đêm một người”.
Một người thân thiết của ông thì bình phẩm: Con người Bảo Đại có
“một phần mười của Farouk, hai phần mười của Machiavel và bảy phần mười
của Hamlet”… Ông đã dan díu với đủ hạng người, từ cô hầu phòng bình
thường, vợ của các gia nhân đày tớ, hoa hậu Đông Dương đến gái nhảy, thậm
chí gái điếm…
Ngoài những người đẹp ở xứ xở quê hương, ông còn có đàn bà Trung
Hoa, Hồng Công, Pháp, Nhật Bản, Zaire… Đối với họ, lúc nào ông cũng lịch
sự, hào phóng và lãng mạn. Những khi kiếm được tiền ông có thể vung tay mua
biệt thự đắt giá tặng cho người tình. Nhưng cũng có lần lâm vào cảnh túng
quẫn, ông phải sống bằng số vốn liếng đã cóp nhặt cả đời của một cô gái nhảy.
Còn Monique - lãnh sự danh dự của nước Cộng hòa Zaire vì ngưỡng
mộ Vĩnh Thụy đã giúp ông thanh toán những khoản nợ nần và là người đàn bà
duy nhất ở bên ông khi ông qua đời. Trong số những người đàn bà đã có thời
gian gắn bó với Bảo Đại như Lý Lệ Hà, Phi Ánh, Mộng Điệp… thì Mộng Điệp
được bà Từ Cung - mẹ của Bảo Đại nhìn nhận như một cô con dâu đích thực.
Mộng Điệp đã có với Bảo Đại hai người con và được ông ủy quyền
đứng ra nhận từ tay người Pháp hai báu vật là chiếc ấn vàng và thanh kiếm nạm
ngọc của triều Nguyễn với sự chứng kiến của bà Từ Cung.
Bảo Đại còn là một đệ tử trung thành của các sòng bạc lớn. Ông đã
từng có mặt ở khắp các sòng bạc nổi tiểng nhất thế giới, như Hồng Công,
Pháp… Daniel Grandclément đã kể trong sách rằng: Sau khi Cách mạng Tháng
Tám thành công, Chính phủ Việt Nam cử một phái đoàn sang Hồng Công
thương thảo với Tưởng Giới Thạch.
Bảo Đại là một thành viên của phái đoàn. Khi chuyến công cán kết
thúc, Bảo Đại đã không ngần ngại bày tỏ ý định ở lại Hồng Công để ăn chơi.
Bảo Đại chỉ nhờ chuyển một lời nhắn đến Nam Phương Hoàng hậu là ông vẫn
vui, khỏe. Sau đó ông đã đổi tên thành Wang Kunney tiên sinh cho tiện việc
hưởng mọi lạc thú.
Dân Hồng Công kháo nhau rằng: Muốn xem mặt ông vua nước Nam
chỉ cần tìm ở 14 tiệm nhảy, nếu không thấy thì tìm các sòng bạc. Không ít lần
ông đã khiến các con bạc phải kinh ngạc vì những món tiền khổng lồ ông mang
tới.
Cũng có lần ông thắng bạc, đủ tiền mua một chiếc xe hơi đời mới nhất
làm quà tặng sinh nhật Hoàng tử Bảo Long. Nhưng hầu như các sòng bạc đã
nuốt chửng những món gia tài kếch xù của ông, bao gồm cả biệt thự, bộ sưu tập
ôtô, máy bay, du thuyền…
Vốn là một người ham chơi, Bảo Đại thành thạo nhiều lĩnh vực, từ
nhảy đầm, đánh gôn, sưu tầm ôtô, máy bay. Tác giả cuốn sách đã rất hóm hỉnh
khi so sánh sở thích của Vua Louis XVI nước Pháp với ông vua cuối cùng của
triều Nguyễn: “Louis XVI thì mê các ổ khóa, còn Bảo Đại thì thích hí hoáy
hàng giờ với động cơ ôtô”.
Bộ sưu tập ôtô của Bảo Đại thời đó toàn những xe đắt tiền, ấn tượng và
hiện đại nhất: 1chiếc Mercedes lớn, nặng 4 tấn, có kính dày 3 cm, vỏ chống
được đạn 8 ly của tiểu liên và súng máy; 4 chiếc Limousine; 1 chiếc Citroen
động cơ bánh trước; những chiếc xe thể thao hiệu Ferrari hay Bentley. Ngoài ra
ông còn là chủ sở hữu của mấy chiếc máy bay và du thuyền.
Tiết lộ mới của Daniel Grandclément khiến người đọc phải sửng sốt:
“Cựu hoàng có tất cả bốn máy bay DC-3, một máy bay B-24 sáu chỗ, một máy
bay B-29 và một máy bay để thi nhào lộn. Các máy bay nói trên được lắp đặt
một cabin làm phòng ngủ, một phòng có thể chiêu đãi đông người, nhiên liệu
đảm bảo hoạt động một đường kính 6.000 km… giống như máy bay của Hoàng
đế Anh Georges VI.
Chưa hết, ông còn có 2 chiếc du thuyền sang trọng, trong đó có 1 chiếc
trị giá một trăm triệu Franc do Thủ tướng Queuille tặng. Để mua sắm những
phương tiện đó, ngoài khoản trợ cấp của Chính phủ Pháp, Bảo Đại còn biết cách
kiếm chác qua những vụ chuyển tiền từ Đông Dương qua Pháp, Hồng Công để
ăn chênh lệch và đã có thời gian ông phất to bởi nghề này.
Săn bắn là một thú chơi Bảo Đại say mê từ thời còn thanh niên. Được
biết, ông là một tay săn tầm cỡ, vì vậy trong các biệt thự của ông, nền nhà được
trải bằng những tấm da thú. Ông đã thuê hẳn 1.500 ha đất cạnh làng Epshtein
rồi xua muông thú xung quanh vào đó để săn. Ông còn bỏ tiền xây dựng một
ngôi nhà nhỏ giữa rừng Krafft làm chỗ gặp gỡ bạn gái trong các cuộc đi săn. Đó
là mấy cô diễn viên, thường là người châu Âu. Họ có thể lưu lại với Bảo Đại vài
ngày, vài tuần rồi ra đi không trở lại…
Khi “canh bạc” chính trị ở Đông Dương kết thúc, Bảo Đại cùng toàn bộ
gia quyến chạy sang Pháp. Tại đây, ông tiếp tục cờ bạc, trai gái và cưới thêm
một người vợ rất trẻ, đó là nàng Monique mà phần đầu bài viết đã đề cập. Khi
về già, gia tài khánh kiệt đến mức phải bán hết gia sản, thậm chí phải tranh chấp
với Hoàng tử Bảo Long quyền sử dụng hai báu vật của triều Nguyễn là ấn vàng
8 kg và thanh kiếm nạm ngọc…
Từ một ông hoàng nổi tiếng ăn chơi và tiêu tiền như rác, chủ sở hữu
của rất nhiều biệt thự đắt giá, cuối đời Bảo Đại trở thành người không có khả
năng trả tiền thuê nhà, sống bằng khoản trợ cấp của chính phủ Pháp.
Ngày 1-8-1997, Bảo Đại qua đời ở tuổi 82 bởi chứng ứ nước não, xuất
huyết nội tạng thận và ung thư dạ dày tại một bệnh viện quân đội ở Paris. Vì
giữa Bảo Long và cha đã có những mối bất đồng về lối sống nên Bảo Long chỉ
có mặt bên linh cữu cha khi ở nhà thờ, còn đưa tiễn ông ra nghĩa địa chỉ có bà
Monique
______________________
“Con rồng” trên chiếu bạc
15:19:00 24/04/2009
Có lần, chỉ sau một đêm, cựu hoàng Bảo Đại đã bị ông trùm
Hollywood Jack Warner "lột" mất 350 triệu Franc khiến sáng hôm sau, hàng
loạt tờ báo quanh vùng Cannes đã phải đưa tin tít đậm.
Với kỳ vọng xứ An Nam thuộc địa xa xôi sẽ có một ông vua được giáo
dục đầy đủ và trở nên hoàn hảo nhưng dễ bảo, năm 1922, chính quyền bảo hộ
Pháp đã đưa hoàng tử Vĩnh Thụy mới 9 tuổi sang Paris nuôi dạy. Bốn năm sau,
ngày 8/1/1926, sau khi vua Khải Định băng hà, hoàng tử Vĩnh Thụy đã được đặt
lên ngôi, trở thành hoàng đế Bảo Đại.
Những nỗ lực của cả "nước mẹ đại Pháp" lẫn triều đình An Nam trong
suốt 10 năm đã không thành công lắm trong việc tạo nên một ông vua có học
vấn uyên thâm, đức cao vọng trọng.
Những bộ sưu tập
Thuở nhỏ ông say mê sưu tập tem. Có lần, vì quá đam mê, ông hoàng
vừa đăng quang nhưng chưa chấp chính đã đề đạt nguyện vọng với ông Charles,
yêu cầu chính phủ Bảo hộ cấp cho ông một món tiền ngoài kế hoạch để mua
một bộ sưu tập tem đắt tiền. Thay vì gửi tiền, nhà nước Bảo hộ đã hào phóng
gửi cho ông hoàng trẻ con hẳn… một bộ tem!
Lớn lên, hầu như chẳng có môn thể thao quý tộc nào mà hoàng đế Bảo
Đại không từng là tay chơi có hạng. Ông cưỡi ngựa điêu luyện như một kỵ sĩ
Trung cổ, chơi golf, tennis giỏi như một quán quân hàng tỉnh, bơi thuyền các
loại như một vận động viên Olympic…
Kể từ khi Bảo Đại đủ 16 tuổi trở về sau, ông Charles thường xuyên bị
cảnh sát địa phương nhắc nhở bởi ông hoàng được ông giám hộ liên tục suýt
gây tai nạn, do lầm tưởng những ngả đường trong hạt là đường đua xe hơi. Lớn
hơn chút nữa, Bảo Đại lại tỏ ra là một tay có năng khiếu, có thể trở thành một
phi công lái máy bay nhào lộn cừ khôi.
Nhưng ông không có nhiều thời gian để hưởng thụ, thi đấu và giật giải
trong những môn thể thao cảm giác mạnh, bởi ông còn bận về nước làm vua,
bằng lòng giết thời gian trong trò tiêu khiển săn bắn mà ông được xem như một
tay thiện xạ.
Ngồi trên ngai rồng ở cố quốc, rồi trở thành Quốc trưởng sau khi Pháp
xâm lược Việt Nam lần thứ 2, Bảo Đại không còn phải ngửa tay xin tiền nữa.
Ông có nhiều cách khác, nhiều cơ hội khác để những bộ sưu tập vương giả đắt
tiền ngày càng phong phú thêm.
Đầy hứng thú với những chi tiết cơ khí và những tiếng gầm rú của động
cơ, tháng 7-1950, ông đặt mua một chiếc Mercedes to đùng, nặng 4 tấn, lắp kính
dày 3 cm, vỏ thép chống được đạn súng trường và súng máy 8 ly.
Thân hình khá to lớn, lực lưỡng so với những thần dân Việt Nam mà
ông đang cai trị, Bảo Đại cũng đặc biệt say mê với những gì đồ sộ, hoặc kềnh
càng quá khổ. Trong bộ sưu tập xe hơi của ông có tới 4 chiếc Limousine của
Mỹ, gầm rú trên những con đường nông thôn Việt Nam mù bụi như những con
quái vật.
Năm 1951, ông lại đặt mua thêm một chiếc Jaguar Mark II to vật vã,
phía trước mũi xe có gắn một con báo Nam Mỹ bằng đồng. Đây là chiếc "con
báo” duy nhất có mặt tại Việt Nam trong cùng thời điểm. Bảo Đại mua nó vì
thích, sau đó dự định sẽ để dành làm quà sinh nhật cho hoàng tử Bảo Long.
Nhưng nổi hứng lên, ông đã đem tặng nó cho viên tướng lục lâm Lê
Văn Viễn, như quà mừng vì tay này đã thâu tóm được sòng bạc Đại Thế Giới ở
Chợ Lớn, hàng tháng đem lại cho Bảo Đại một số tiền cống nộp kếch xù.
Những chiếc xe kềnh càng thường được ông dùng đến khi đi săn hoặc
đi xa. Còn bình thường loanh quanh trong thành phố Huế, hay Đà Lạt, ông thích
lướt trên một chiếc Citroen dẫn động bánh trước, trông nhẹ nhàng và hợp cảnh
hơn nhiều. Chiếc xe này ông không mua mà có được nhờ đánh bạc ở Biarrit vào
năm 1939.
Ngoài ra, tại những lâu đài, khu nghỉ mát ở Pháp, ông còn có thêm
nhiều chiếc Ferrari, Bently, Alfa Romeo kiểu thể thao đắt tiền khác. Nhiều chiếc
trong số đó, ông chỉ sử dụng đúng một lần. Thế nhưng, ông lại thích ngắm vuốt
chúng mỗi ngày hoặc kỳ cụi tháo ra lắp vào những chi tiết máy nhiều lần, dù tất
cả những chiếc xe này đều mới toanh chẳng cần gì đến tay nghề chăm sóc của
ông hoàng!
Niềm đam mê xe có lẽ là thứ duy nhất mà Bảo Đại truyền được trọn
vẹn sang con trai. Sang Pháp năm 1949, hoàng tử Bảo Long cũng nhất quyết đòi
sắm cho được một loạt xe hơi đắt tiền, gồm Roll royce, Fiat mui trần, Alfa
Romeo và Siatia.
Khi Bảo Đại tặng con trai một chiếc Jaguar VII, Bảo Long đã lập tức
đòi phải đổi ngay sang chiếc khác. Vẫn cùng một nhãn hiệu, song phải là kiểu
thể thao seri XK 120, loại đầu tiên đạt vận tốc 120 miles/h (khoảng hơn
200km/h).

Bảo Đại (ngoài cùng, bên phải) năm 1938.


Với chiếc xe này, trong hai năm, từ 1949-1951, ông hoàng trẻ đã noi
gương phụ hoàng gây ra 12 vụ tai nạn. Không lần nào cảnh sát kịp tóm anh ta
tại hiện trường vì đơn giản là xe cảnh sát đuổi theo… không kịp!
Một đam mê đắt tiền khác của Bảo Đại là những chiếc du thuyền sang
trọng. Khi còn đang học ở Paris, Hoàng đế An Nam đã là thành viên danh dự
của Câu lạc bộ Du thuyền Yacht có động cơ. Nắm được sở thích này, tháng 6-
1949, Thủ tướng Pháp Queuille đã quyết định tặng Quốc trưởng Việt Nam một
chiếc Yacht hiệu Jajusy có tải trọng 50 ton (1 ton = 2,83 m3).
Một tùy viên Hải quân của Pháp tại Anh quốc được giao nhiệm vụ đặt
mua chiếc du thuyền đặc biệt này để nước Pháp làm quà biếu. Cái giá 100 triệu
Franc đã khiến tờ Le Soire (Buổi chiều) và người dân đóng thuế Pháp kêu ầm
lên, phản đối sự hoang phí của chính phủ.
Nhưng chính phủ có cách nhìn khác. Để có được một "giải pháp Bảo
Đại" cho nền chính trị đang sa lầy ở Đông Dương thì 100 triệu Franc không hề
là cái giá quá đắt.Quả thật, chiếc thuyền buồm đã khiến Bảo Đại mê tít thò lò.
Vì vậy, ngay sau đó, ông đã yêu cầu gửi ngay bảng giá và mẫu mã để đặt
thêm… hai chiếc.
Ở cả Việt Nam lẫn trên đất Pháp, Quốc trưởng Bảo Đại đã có sẵn
không ít những lâu đài, biệt điện bên cạnh những bờ biển đẹp. Đối với ông,
không có du thuyền thì có… biển làm gì? Và yêu cầu mà ông gửi nhà sản xuất
cũng khá đơn giản, đó là du thuyền đóng cho ông thì phải… cực sang, có thế
thôi.
Một khoản tiền cực lớn cũng được Bảo Đại ném đi không thương tiếc
để sở hữu cả một bộ sưu tập máy bay. Là Hoàng đế, rồi sau đó là Quốc trưởng
của một đất nước nghèo nàn nên Bảo Đại không có chuyên cơ. Nói chính xác
hơn thì chiếc máy bay nào của ông cũng là một chuyên cơ.
Ông có cả thảy 4 chiếc DC-3, một chiếc B.24, một chiếc B.29, một
chiếc Libérator. Các máy bay này đều được thiết kế một cabin riêng làm phòng
ngủ và một phòng ăn rộng đủ để chiêu đãi cùng lúc cả đoàn tùy tùng 15 người.
Bình nhiên liệu được thiết kế đủ để bay liên tục một lèo 6.000km. Ngoài ra, để
thỏa mãn niềm đam mê thể thao, cựu hoàng còn tậu thêm một chiếc thủy phi cơ
hiệu Sealand, một chiếc Sea Oters, một máy bay nhào lộn Tiger Moth.
Áp phe kiểu vua
Cần biết rằng, từ sau năm 1945, ông hoàng đã thoái vị sớm rất nghèo.
Những ngày đào nhiệm vai trò Cố vấn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ở Trùng Khánh và trốn sang Hồng Kông (tháng 4/1946), ông phải vay tiền của
một thương nhân người Hoa tên là Wong Fu, sau khi lên làm Quốc trưởng năm
1949 mới trả. Tiếp đó, người tình Lý Lệ Hà phải rút hết khoản tiền tiết kiệm của
cả một thời xuân sắc làm kỹ nữ để nuôi ông. Vậy thì sau đó, ông lấy tiền đâu ra?
Câu trả lời, theo Daniel Grandéclement, tác giả cuốn "Bảo Đại - ông
vua cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam", là những cú áp phe thời
chiến.
Tỷ giá hối đoái chính thức vào thời đó là 1 đồng Đông Dương ăn 8
đồng Franc Pháp. Để khuyến khích đầu tư làm ăn tại xứ thuộc địa đang trong
tình trạng chiến tranh, chính phủ Pháp cho phép một đồng bạc đầu tư tại Đông
Dương được thu đổi ăn 17 đồng Franc tại Paris. Tất nhiên, mỗi nhà kinh doanh
chỉ được đổi theo tỷ lệ này trong một hạn ngạch nhất định. Nhưng là Quốc
trưởng, Bảo Đại chẳng việc gì phải khai báo để xin hạn ngạch.
Từ trong nước, Thủ hiến Phan Văn Giáo rồi sau đó là tỷ phú người Hoa
Lý Long Thân đã chuyển tiền Đông Dương sang cho Bảo Đại, được Quốc
trưởng thanh toán bằng đô la Hồng Kông với tỷ lệ 1/8. Sau đó, ông đem những
đồng bạc ấy đến Paris và đổi thành tiền Franc, theo tỷ lệ ưu đãi 1/17 và lại
chuyển chúng về Sài Gòn.
Riêng phần của Phan Văn Giáo, ngài thủ hiến xuất thân là dược sĩ
không chuyển tiền mà mua hàng chục hòm thuốc tây mang về tuồn ra chợ đen,
thu lãi thêm một lần nữa.
Số thuốc tây này được vận chuyển bởi tàu của Hải quân thuộc quân đội
quốc gia Bảo Đại nên tránh được sự khám xét của cơ quan đoan thuế. Về cảng
Sài Gòn, chúng được xe cứu thương chở thẳng về nhà của chị gái bà hoàng hậu
Nam Phương.
Mọi việc tiếp theo, Quốc trưởng không cần quan tâm, chỉ việc đợi các
cận thần "cống nạp" lợi tức. Một điều khá lý thú là nhiều khi, số thuốc tây này
được bán ra chiến khu cho… Việt Minh, lực lượng chính trị đối lập với phe
quốc gia mà Bảo Đại đứng đầu.
Dĩ nhiên là nhà chức trách Pháp biết rõ những vụ buôn tiền này nhưng
không thể ngăn chặn, đúng hơn là cố tình không ngăn chặn. Một lần, tại phi
trường Tân Sơn Nhất, mật thám đã khám thấy trong vali của con gái Cao ủy
Pháp Bollaert một khoản 600 ngàn Đông Dương.
Tuy nhiên, khi biết đó là tiền của ngài Chánh mật thám gửi chi trả cho
phí lưu trú của Bảo Đại tại Hồng Kông thì mật thám tại sân bay đã buộc phải
cho qua. Chỉ riêng vali tiền này, sau khi quay vòng cũng đã đem lại cho Bảo Đại
số tiền lãi gần 5 triệu tiền đồng Franc Pháp!
Trong bộ hồ sơ về tỷ phú người Hoa Lý Long Thân xếp dày từ sàn lên
đến nóc nhà, do cảnh sát Việt Nam Cộng hòa lập, hiện đang được lưu trữ tại
Cục Lưu trữ ở Việt Nam, chúng tôi đã tìm thấy nhiều chi tiết thú vị việc tay tư
sản mại bản này tiếp cận và lợi dụng cựu hoàng Bảo Đại để trục lợi.
Ly khai kháng chiến về đầu Tây, thủ lĩnh Bình Xuyên Lê Văn Viễn
được gắn lon đại tá. Để cầu thân, Lý Long Thân đã bỏ một lúc 4 triệu Franc tổ
chức một buổi "nhất dạ đế vương” tại hý trường Đại Thế Giới để chiêu đãi Bảy
Viễn và đám tay chân tâm phúc.
Trong buổi tiệc, Lý đã khéo léo thu xếp để đặt vào vòng tay Bảy Viễn
một vưu vật: cô ca sĩ kiêm Hoa hậu người Hoa Chợ Lớn Lý Bing Bing. Cả phần
hồn lẫn phần xác của tay anh chị Bảy Viễn, sau buổi tiệc đã bị Lý Long Thân
chinh phục hoàn toàn.
Đến đó, Lý đã đề nghị Bảy Viễn: đứng ra thầu lại sòng bạc Đại Thế
Giới. Ban đầu, Bảy Viễn chối phắt. Đại Thế Giới đang thuộc quyền quản lý của
Lâm Giống, một ông trùm cờ bạc Ma Cao. Mỗi ngày, sòng bạc phải chi ra 400
ngàn đồng Đông Dương để nộp cho chính phủ Nam Kỳ, chưa kể phải thêm
khoảng 500 ngàn đồng nữa để mua sự an toàn của các thế lực ngoài sổ sách.
Lâm Giống được hậu thuẫn tài chính bởi cả một tập đoàn tư bản người
Hoa, còn Bảy Viễn trơ trọi một mình, lại không thạo kinh doanh, lấy đâu ra số
tiền lớn như vậy để lo lót hàng ngày, làm sao thắng được đấu thầu. Lý Long
Thân trấn an: tiền, Lý sẽ lo, mỗi ngày Lý sẽ đóng cho chính phủ 500 ngàn đồng,
cao hơn Lâm Giống 20%. Còn thế lực, sao không nhờ… Quốc trưởng?
Nhìn thấy trước những quyền lợi đầy hứa hẹn, Bảo Đại đã đích thân
viết thư can thiệp với chính phủ Nam kỳ. Quả nhiên, tiền không mạnh bằng, lại
chết khiếp uy thế của 3.000 tay súng dưới tay viên đại tá lục lâm, tài khóa 1950,
Lâm Giống đành rút lui, nhường quyền khai thác Đại Thế Giới cho liên minh
tiền - súng của Lý Long Thân - Lê Văn Viễn.
Ơn mưa móc của Quốc trưởng cựu hoàng được Lý Long Thân - Lê Văn
Viễn bồi đáp bằng khoản tiền 240.000 đồng Đông Dương (bằng 24 triệu quan
Pháp theo tỷ giá năm 1950) mỗi tháng!
Phấn khích vì quyền lợi, Bảo Đại đã can thiệp Bộ Chỉ huy quân đội
viễn chinh Pháp phong hàm thiếu tướng cho Bảy Viễn, bất kể trong lý lịch tư
pháp của gã vẫn còn nợ 8 năm tù khổ sai Côn Đảo chưa trả.
Chính tay Bảo Đại gắn lon tướng cho Bảy Viễn trước sự chứng kiến
của đông đảo những nhân vật tai to mặt lớn cả Pháp lẫn Việt. Không những thế,
Bảo Đại còn nhận Bảy Viễn làm em nuôi và từ Pháp ký sắc lệnh gửi về Việt
Nam giao chức Giám đốc Cảnh sát quốc gia cho Lại Văn Sang, đàn em thân tín
của Bảy Viễn!
Để nắm đường dây buôn tiền, Lý Long Thân đã dùng cả tiền lẫn vị thế
của mình trong quyền lực bang hội người Hoa Chợ Lớn để đưa một thủ hạ khôn
ngoan là Trang Trinh Nghi, tức Trang Tôn vào chức Hoa vụ kinh lý, kiêm mại
bản (Compadore) phụ trách việc chuyển tiền của người Hoa ở Sài Gòn, Chợ
Lớn về Trung Hoa Đại Lục và Hồng Kông.
Với vai trò này, Trang Trinh Nghi có đủ vị thế hợp pháp để thu gom và
chuyển tiền mặt số lượng lớn, mục đích là chuyển sang Hồng Kông cho Bảo
Đại đổi để ăn chênh lệch tỷ giá.
Thế đã mạnh, Lý Long Thân lại giới thiệu Mathew Fanchini, chủ nhân
khách sạn Continental nổi tiếng nhất Sài Gòn với Bảo Đại và Bảy Viễn. Xuất
thân là một tên vô lại người đảo Corse, Pháp, Mathew Fanchini trốn xuống tàu
thủy làm bồi bàn và mò sang Việt Nam vào đầu thập niên 1920.
Có một điều kỳ cục, người dân thuộc địa đúng là cực kỳ nhẹ dạ. Bất kể
gã Tây vô danh tiểu tốt nào mò sang Đông Dương cũng có thể được xem như
một ông lớn, chỉ vì họ da trắng, mắt xanh, mũi lõ! Fanchini được một Đốc phủ
sứ miền Tây gả con gái cho và được hưởng thừa kế hàng ngàn mẫu ruộng, khi
cô vợ bỗng lăn ra chết chỉ dăm năm sau ngày cưới.
Bán hết điền sản, gã tậu khách sạn nổi tiếng Continental ở Trung tâm
Sài Gòn, vừa kinh doanh, vừa làm ông trùm của những tên mafia đảo Corse và
thành phố cảng Marseille tại Đông Dương.
Đầu năm 1951, tình báo Pháp lập nên một đội quân bí mật có danh
xưng "Lực lượng biệt kích không vận hỗn hợp", viết tắt là GCMA trực thuộc Bộ
Chỉ huy SDCDE (Cơ quan tình báo đối ngoại và Phản gián).
Nhiệm vụ của nó là tiếp vận và huấn luyện cho những đơn vị biệt kích
tại các khu tự trị Thái, Mèo, Mông ở Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc Lào để
thọc sườn, quấy rối khu giải phóng Việt Bắc và căn cứ kháng chiến của Lào ở
Sầm Nưa. Khi trở về, các chuyến bay tiếp tế đều chở theo thuốc phiện.
Đến phi trường Tân Sơn Nhất, thuốc phiện được cảnh sát vũ trang hộ
tống về thẳng kho của Bảy Viễn ở số 43 đường Lacaze (nay là đường Nguyễn
Biểu, quận 5), cạnh cầu chữ Y. Từ đó, Lý Long Thân sẽ tiêu thụ một phần để
cung cấp cho gần 2.500 tiệm hút do các băng đảng người Hoa kiểm soát ở Sài
Gòn - Chợ Lớn và các vùng phụ cận.
Phần còn lại, lớn hơn nhiều được Bảy Viễn bán cho Mathew Fanchini
để tay này chuyển về Marseille cho tập đoàn mafia của anh em Antoin Gurini,
làm nguyên liệu điều chế heroin cung cấp cho thị trường châu Âu và nước Mỹ.
Những thương vụ mua bán này được thực hiên nhờ trung gian là thiếu
tá phòng nhì Antonio Savani, một con cáo già của tình báo Pháp. Đưa được Bảy
Viễn từ bỏ hàng ngũ Việt Minh kháng chiến về với quân đội Quốc gia của Bảo
Đại chính là chiến công lớn nhất trong đời tình báo của tên này.
Tất cả công cuộc kinh doanh này, Bảo Đại đều biết rất rõ. Với quyền
lực một Quốc trưởng, ông không hẳn đã tán thành, song cũng không ngăn cản,
trừng trị hay chấm dứt những hành vi phạm pháp của Lý Long Thân, Bảy Viễn
và Fanchini. Đổi lại, mọi yêu cầu của ông đều được tập đoàn tội phạm này đáp
ứng ngay không chút mặc cả.
Có lần, nổi hứng lên, Bảo Đại không chịu nhận tiền Đông Dương mà
đòi Bảy Viễn phải lo đủ nửa triệu đô la trong vòng 72 giờ. Không có sẵn đô la,
Lý Long Thân và Bảy Viễn phải xua tay chân đi lùng vét mua với giá cao khiến
Sài Gòn hết nhẵn tiền Mỹ!
Canh bạc đế vương
Cuối tháng 10/1955, Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý truất phế
Bảo Đại. Tất cả tài sản của cựu hoàng đều bị tịch thu. Dù sao đó cũng chẳng
phải là điều quá bi đát, bởi từ gần một thập niên trước, cựu hoàng chủ yếu sống
và đầu tư tiền bạc tích lũy được ở nước ngoài.
Những biệt thự, nhà nghỉ trong nước, từ lâu ông không ghé đến, chắc
cũng đã đổ nát, chẳng còn mấy giá trị so với khối bất động sản mà ông đầu tư ở
Pháp và nhiều quốc gia khác. Đã từ lâu, đại bản doanh của ông đóng ở Côte
d'Azur chứ không đóng ở Huế, Sài Gòn hay Đà Lạt.
Mất ngôi Quốc trưởng bởi một cựu thượng thư đại thần cũng không hề
khiến ông bận tâm. Trong nhiều năm, ông chỉ mê mải với những canh bạc khét
tiếng trong những casino hào nhoáng ở Cannes, ở Paris hay Monaco. Ngoài thời
gian ở những sòng bạc này, ông đi đâu?
Ông bận đến với những sòng bạc khác ở Vitell, Evian, Nice hoặc đảo
Corse. Nơi gần, ông tự lái chiếc Limousine tìm đến. Nơi xa, ông đến bằng chiếc
máy bay riêng Libérator, có hoàng thân Vĩnh Cẩn tháp tùng.
Bạn bài bạc của ông cũng toàn những bậc đế vương, thường trực có
Quốc vương Ai Cập Farouk, Hoàng đế Iran Hailé Sélassie, Quốc vương
Anbanie Zogu, Quốc vương Arab Saudi Faycal, hoàng thân nước Ý Umberto…
Thỉnh thoảng, đội quân này được bổ sung thêm một vai ông hoàng không ngai
khác của những lĩnh vực kinh tế như dầu hỏa, thép hay điện ảnh.
Tất cả đều xúm xít bên những bàn đánh bạc to khổng lồ và đặt những
cửa bạc khổng lồ. Dường như làm vua trong thời đại dân chủ cũng phiêu lưu,
mạo hiểm không kém gì đánh bạc nên các bậc đế vương đều đặc biệt say mê trò
đen đỏ.
Cựu hoàng Bảo Đại chỉ khác những ông đã bị phế truất hoặc sắp sửa bị
phế truất khác ở một điểm nhỏ: ông hầu như không uống rượu, chỉ uống nước
trà. Nếu phải so sánh thêm nữa thì Bảo Đại hầu như đánh chỉ toàn thua.
Cho dù đất nước Việt Nam xa xôi được biết đến như một xứ sở nghèo
nàn thì cựu hoàng của xứ sở này vẫn khiến những con bạc đế vương phải ngả
mũ vì "dám" chơi những trận bạc cực lớn. Có lần, chỉ sau một đêm, cựu hoàng
Bảo Đại đã bị ông trùm Hollywood Jack Warner "lột" mất 350 triệu Franc khiến
sáng hôm sau, hàng loạt tờ báo quanh vùng Cannes đã phải đưa tin tít đậm.
Thắng hay thua, Bảo Đại vẫn tỏ ra điềm tĩnh. Ông thường dành cho đội
ngũ hồ lỳ, phục vụ bar và những cô vũ nữ xinh đẹp những khoản tiền "boa" rất
sộp, đủ để nhiều năm sau họ vẫn nhớ và vẫn uống mừng sức khỏe của ông.
Nửa đầu thập niên 1950, tài chính rót vào túi ông như thác nhưng chảy
ra còn mạnh hơn, Đến nửa cuối thập niên này, tiền vào không còn nhưng tốc độ
chảy ra thì vẫn không đổi. Một phần khổng lồ khác bị ông ném, tứ tán vào
những cuộc tình đủ kiểu - phải hàng pho sách mới ghi hết.
Chẳng bao lâu, ông khánh kiệt. Từ thập niên 1960, lâu đài, máy bay, xe
hơi của ông lần lượt bốc hơi. Những cuộc tranh chấp ồn ào, đầy tai tiếng các
món đồ gia bảo với hoàng tử Bảo Long cũng chẳng giúp cựu hoàng sung túc
hơn. Về già, ông sống nhờ số tiền trợ cấp ít ỏi, lúc có lúc không của chính phủ
Pháp. Sau thời của Tổng thống Giscard, ông được hưởng trợ cấp 8.000 Franc
/tháng.
Chính phủ của Tổng thống Jacques Chirac hào phóng hơn, nâng mức
trợ cấp lên mỗi tháng 20.000 Franc. Vĩnh biệt những tiệc tùng vương giả, ông
dè sẻn chỉ dám ăn những bữa trưa giá 10 Franc trong những quán ăn nhỏ ở
những khu phố tồi tàn.
Chỉ riêng sở thích, hay thói quen luôn có phụ nữ bên cạnh thì ông
không thay đổi. Năm 1983, cựu hoàng lại "nạp thiếp". "Thứ phi" là bà Monique
Baudot, quê vùng Lorraine, 30 tuổi, đẹp và ưa cau có. Bấu víu vào cánh tay của
bà Monique, cựu hoàng Bảo Đại đã sống nốt những năm cuối đời nghèo túng và
lặng lẽ tại một căn hộ nhỏ ở số 29, đường Fresnel, quận 16, Paris và mất tại đó
ngày 31/8/1997.
Viết về cựu hoàng đế Bảo Đại, các tác gia dù thuộc phía nào cũng
không tránh khỏi lúng túng. Không ai muốn tỏ ra bỡn cợt, thiếu tôn kính khi mô
tả, đánh giá một ông vua. Nhưng người ta vẫn băn khoăn vì không cắt nghĩa
được đầy đủ Bảo Đại đại diện cho khuynh hướng nào, vai trò thật sự của ông là
gì. Có lẽ, cựu hoàng chỉ đại diện cho chính ông.
Dù thế nào đi chăng nữa, người ta cũng khó có thể chối bỏ được sự thật
là ở Bảo Đại, năng lực và tai tiếng về những chuyện ăn chơi, hưởng thụ luôn tỏ
ra vượt trội hơn nhiều so với tâm huyết và khả năng cai trị đất nước của một
đấng quân vương, một Quốc trưởng như số phận đã buộc vào ông. Trong những
trang hồi ký của mình, "đức kim thượng" cũng không hề giấu giếm chuyện bản
thân ông là một tay chơi siêu hạng.
Sự hào nhoáng toát ra từ đó và bi kịch vương giả cũng bắt đầu từ đó.
______________________
Giải pháp Bảo Đại
Posted on March 11, 2008 by hoanghaithuy
Ngày xưa xa lắm ở bên Tầu…
Đời Vua Đường, ông Bạch Cư Dị đỗ tiến sĩ, làm quan to, có tài làm
thơ. Ông đã sống ở đời này cả ngàn năm với những bài thơ của ông; hai bài nổi
tiếng nhất là bài Trường Hận Ca và bài Tì Bà Hành. Đề tài Trường Hận Ca là
cuộc tình “dzài lâu hơn Trời Đất” của Dương Quí Phi và Đường Minh Hoàng:
Thiên trường, địa cửu hữu thời tận
Thử hận mang mang vô tuyệt kỳ
Trời rộng, đất dài có ngày hết
Hận này không có bao giờ tan…
Có thời Bạch Cư Dị bị đầy đi làm quan ở nơi xa sôi, hoang vắng, nơi
thường được gọi, văn huê là “chân trời, góc biển, hải giác thiên nhai”, nôm na là
chỗ “khỉ ho, cò gáy, chó ăn đá, gà ăn muối, người ăn sắn". Ngày xưa ấy ở bên
Tầu, việc những người làm quan bị triều đình đầy đi những nơi hoang vắng gọi
là bị biếm trích, nơi các ông bị đầy gọi là trích địa. Nơi đất trích Bạch Thi sĩ
phải sống có cái thành gọi là Thành Tầm Dương, Thành Tầm Dương có con
sông Tầm Dương và sông Tầm Dương có bến đò tên là Bến Tầm Dương.
Một buổi tối mùa thu, Bạch Thi sĩ đến bến Tầm Dương đưa tiễn ông
bạn.
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu…
Theo thông lệ tiễn biệt của quân tử Tầu cuộc tiễn đưa có tiệc rượu, tiễn
người đi bằng thuyền thì tiệc được bày ở dưới thuyền, cũng theo thông lệ quân
tử Tầu khi uống rượu thường có kỹ nữ đàn hát, chuốc rượu, tức mời rượu. Tối
ấy trong con thuyền trên bến Tầm Dương, tiệc rượu suông, tức có rượu nhưng
không có kỹ nữ, chủ khách đang buồn thì nghe tiếng đàn tì-bà thánh thót từ một
chiếc thuyền gần bên vẳng tới. Cả năm sống ở nơi cùng tịch không được nghe
tiếng đàn tì-bà, Bạch Thi sĩ cả mừng bèn cho mời người kỹ nữ gẩy đàn sang
thuyền mình. Người kỹ nữ trạc Bốn Bó tuổi đời, có nhan sắc, đàn hay. Thi sĩ
nghe nàng đàn, cám ơn nàng rồi hỏi về thân thế nàng; nàng kể thời trẻ nàng là
kỹ nữ nổi tiếng ở kinh đô, hết xuân làm vợ một người lái buôn, chồng nàng đi
xa buôn hàng, nàng ở nhà một mình, buồn, nhớ thời xuân xưa. Nàng kể rồi nàng
lại khẩy đờn, tiếng đàn buồn làm những người trong tiệc rơi nước mắt. Quan Tư
Mã Giang Châu Bạch Cư Dị là người khóc nhiều nhất, nước mắt ướt cả tay áo
xanh.
Ngã văn Tì-bà dĩ thán túc,
Hựu văn thử ngữ trùng tức tức.
Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân,
Tương phùng hà tất tằng tương thức.
Ngã tòng khứ niên từ đế kinh,
Trích cư ngọa bệnh Tầm Dương Thành
Thơ dịch:
Nghe đàn ta đã trạnh buồn,
Lại sầu vì nỗi nỉ non mấy lời.
Cùng một lứa bên trời lận đận.
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau.
Từ xa kinh khuyết bấy lâu
Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai…
Tỳ Bà Hành, Thơ Việt - nghe nói của ông Đoàn Tư Thuật - với tôi hay
hơn nguyên bản. Thơ Tầu: “Trích cư ngọa bệnh Tầm Dương Thành“: Bị trích
nằm bệnh ở Thành Tầm Dương. Thơ Việt: “Tầm Dương đất trích gối sầu hôm
mai.". buồn thương hơn, gợi cảm hơn.
Kể chuyện “Tầm Dương đất trích” để nói lên chuyện tôi sống ở góc trời
Kỳ Hoa này cũng buồn như Thi sĩ Bạch Cư Dị sống ở thành Tầm Dương. Họ
Bạch cả năm không được nghe đàn tì-bà chơi nhạc kinh đô Lạc Dương, tôi liêu
lạc ở xứ người mười mùa thu vàng không được nghe tiếng nhạc Sài Gòn Xưa.
Nhớ ơi là nhớ. Tuy sống gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tiếng Mỹ là Oắt-dzing-tôn
Đi Xi, nhưng Rừng Phong ở góc thành đô xa vắng, tôi lại quê mùa, miệng lưỡi
không khéo nên khó kết giao, nên không có bạn, không có cả sách báo văn
chương. Lâu lâu vớ được một, hai văn phẩm từ Cali Đất Văn Học trôi giạt đến
tay thì quí hơn vàng, hơn ngọc.
Bởi dzậy, mới đây tôi may mắn có được tờ báo Xuân Mậu Tý Thời
Luận đến từ Cali Đất Vàng Y, bèn chong đèn nằm đọc suốt đêm thâu. Chao
ơi… Toàn những bài hay. Không chỉ hay suông mà hay quá là hay. Nhưng “Văn
bất khả hưởng tận”. Đọc được bài văn hay tôi không dzám hưởng một mình, xin
kể lại với quí vị đồng hương, đồng tộc, đồng quốc, đồng lưu vong, đồng biệt xứ
ở chín phương trời, mười phương đất hải ngoại thương ca.
Đây là bài Chuyện chưa được kể về Cựu hoàng BẢO ĐẠI, người viết
Trần Đức Thanh - Phong. Bài đăng trên Báo THỜI LUẬN XUÂN MẬU TÝ
TRÍCH: Bảo Đại Vị Hoàng Đế Cuối Cùng Trong Ván Bài Cuối Cùng.
Câu chuyện về một “Giải pháp Bảo Đại” năm 1973 là một trang sử rất
ít được biết đến. Những người tham dự trực tiếp vào kế họach này khi việc bất
thành đã chọn im lặng vì vấn đề tế nhị quốc tế có thể gây khó khăn ngoại giao
cho một số chính trị gia cao cấp, đặc biệt ở Nhật Bản dính líu đến 2 vị đương
kim Thủ Tướng Nhật (1973) và một vị Cựu Thủ Tướng Nhật Bản.
Trang sử này được viết theo dạng kể chuyện về một nhân vật lúc sinh
tiền thường bị chê bai nhưng chết rồi thì có khi được khen là một quân tử, một
gentleman, không đố kỵ, không trách cứ ai kể cả những người đã gây tai hại cho
bản thân mình (…) Đây là việc đóng góp thêm một giai thoại về một con người
mang tiếng là nhu nhược trước việc lớn và mê muội trước người đẹp.
Đây là câu chuyện về ông Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng, “The Last
Emperor” trong một nỗ lực cứu quốc cuối cùng.
Nhiều người chê bai ông nhưng không ai có thể buộc tội ông đã hại
dân, hại nước hay đã hành động gây chết tróc cho dân chúng.
Ông Bảo Đại được sinh ra để đóng một vai trò bất đắc dĩ trong một đất
nước bị ngoại bang đô hộ. Cái khuyết điểm dễ thấy nhất của ông là nhu nhược
và mê gái.
Ông sinh ngày 23-10-1913, được đặt tên là Vĩnh Thụy, người con duy
nhất của Vua Khải Định. Du học Pháp Tháng 5 năm 1922, lúc mới 9 tuổi.
Tháng 11 năm 1925 Vua Cha chết, ông về nước lên ngôi, lấy đế hiệu là Bảo
Đại, trở lại Pháp du học tiếp, đến Tháng 9 năm 1932 thì về nước trị vì.
Tháng 3 năm 1934 Vua Bảo Đại kết hôn với cô Jeannette Nguyễn Hữu
Thị Lan, có tài liệu ghi là Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Hào, có quốc tịch Pháp,
theo Ki-tô-giáo, ái nữ một đại điền chủ Nam Kỳ. Bà được phong là Nam
Phương Hoàng Hậu, bà sinh Ngày 14 Tháng 12 năm 1914, mất Ngày 15 Tháng
9 năm 1963 trên đất Pháp.
Vua Bảo Đại có 4 vợ, một bà người Bắc được gọi là Thứ Phi Mộng
Điệp, bà thứ ba - nghe nói - là bà Lý Lệ Hà; bà thứ tư và là bà cuối cùng của
Vua, là bà đầm Pháp, tên là Monique Baudot. Bà này năm nay, 2008, còn sống
ở Pháp.
Tác giả bài viết về Cựu hoàng Bảo Đại là ông Trần Đức Thanh Phong.
Và ông Trần Đức Thanh Phong - thay vì xưng tôi - viết về nhân vật Trần Đức
Thanh Phong trong Bi Hùng Kịch Cựu hoàng Bảo Đại Cứu Quốc như sau:
Trích:
Anh TP (tác giả bài này) được trao trách nhiệm dò hỏi vận động sự hợp
tác của Nhật. Anh trở lại Nhật để thực hiện kế hoạch. Cũng cần ghi nhận là anh
TP qua Nhật năm 1943 để theo học về quân sự. Khi Nhật bại trận, anh chuyển
sang ngành kỹ thuật thuần túy, vừa đi học vừa đi làm tại Đại Bản Doanh Quân
Chính Đồng Minh Chiếm Đóng Nhật Bản.
Tác giả Trần Đức Thanh Phong đặt câu hỏi:
Trích:
Nhưng “ai” và “từ đâu” có thể đứng ra móc nối, dàn xếp, thuyết phục 3
phe khác biệt này: Cựu hoàng Bảo Đại, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền
Nam và phe quốc gia? Ai hay nước nào có thể đóng vai trò trung gian? (…)
Sự kiện khác được coi như xác nhận là công tác đã bị lộ khi có lệnh bắt
anh TP. Số là hôm 27.1.1973, ngày Hiệp Định Paris được ký kết thì ở Sài Gòn
anh TP nhận được tin từ Tokyo là ông Bảo Đại cho biết đã sẵn sàng lên đường
qua Nhật. Còn 6 ngày nữa là Tết. Hôm 29.1.1973, có tin từ anh em bên Trung
Ương Tình Báo cho biết là có lệnh bắt anh TP. Lệnh này được anh em giữ lại để
anh TP tìm cách xuất ngoại.
Vì là cận Tết, hơn nữa vì có cái đám cưới con gái ông Thiệu mà cả
ngàn người có máu mặt đã nhận được hồng thiếp, không khí tấp nập gởi quà
cưới và quà Tết tại Phủ Tổng Thống đã làm lu mờ mọi sự, kể cả những trận
đánh ác liệt ở chiến trường vẫn tiếp tục không đếm xỉa đến những chữ ký còn
ướt mực ở Paris, cũng nhờ thế mà lệnh bắt anh TP bị chìm đắm bởi cuộc vui thú
của gia đình TT. Thiệu. Thật là may. Đúng 30 Tết anh TP đã rời Việt Nam. Tôi
xin phép không diễn tả sự đào thoát này vì là một sự kiện tế nhị. (…)
Tôi quên mất ngày nào, khoảng vài ba hôm sau khi ông Bảo Đại tới
Nhật thì Ngoại Trưởng Kissinger công du Trung Cộng trên đường về đã ghé
nghỉ chân một ngày ở Tokyo. Từ đó Tòa Đại Sứ Việt Nam CH đã báo cáo là có
buổi họp mật Bảo Đại-Kissinger. Tin thất thiệt này đã khơi mào cho một chiến
dịch chống Bảo Đại ở Sài Gòn với sự tham dự rộng rãi của “lữ đoàn gia nô quốc
hội"(…)
Nhưng chuyện không ai biết là “giải pháp Bảo Đại” đã đột ngột chấm
dứt ngay khi ông Bảo Đại còn có mặt ở Tokyo. Một yếu tố bất ngờ đã phá tan
kế hoạch mất hai năm chuẩn bị, một kế họach nếu thực hiện được thì Miền Nam
đã đi vào một giai đoạn sáng sủa lấy nghị trường làm nơi tranh đua xây dựng
đất nước. Không ai phải bỏ nước đi tìm tự do. Những người yêu nước chót theo
Mặt Trận DTGPMN đã tránh được sự vắt chanh bỏ vỏ và trừng trị của đảng
cộng sản Việt Nam(…)
Xin trở lại với câu chuyện để kết thúc bài này với giai thoại “Tại sao
Giải pháp Bảo Đại thất bại?”
Ông Bảo Đại hằng đêm nói chuyện qua điện thoại nhiều giờ với ai đó
bên Pháp và bên Hong Kong. Ngươi đó là bà Monique, bà vợ Pháp của ông.
Cái đêm định mệnh đó, vào lúc 2 giờ sáng, tại lobby khách sạn New
Otani, một phụ nữ người Âu đã sách va-li tới nơi ghi danh (registration) với một
giọng thiếu kiên nhẫn đòi nói chuyện với “Prince Vĩnh Thụy". Cố nhiên nhân
viên khách sạn trả lời không biết vì cả khu dành cho ông Bảo Đại được giữ kín,
có người canh gác cẩn thận. Người đàn bà Âu này đã tự mình vào thang máy lên
thẳng tầng lầu và tìm tới phòng của ông Bảo Đại đập cửa rầm rầm. Lính canh
Nhật lúng túng không biết phải phản ứng như thế nào vì đối tượng là một người
đàn bà da trắng thì ngay lúc đó cửa phòng mở và chính ông Bảo Đại đã kéo
người đàn bà này vào phòng.
Tiếp theo là cảnh ong vỡ tổ, nhân viên an ninh chạy ngược xuôi, báo
cáo bằng máy cầm tay đã nhanh chóng đánh thức nhiều người để đối phó với
tình trạng khủng hoảng. Khi tôi tới hotel vào lúc 7 giờ sáng mới biết là bà
Monique không biết vì lý do gì đã tự tiện qua Tokyo và tới thẳng phòng ông
Bảo Đại.
Nhưng quan trọng hơn là phía người Nhật với bản chất bài ngoại nhất
là với người da trắng. Họ rất nhậy cảm và nhẩy vào kết luận là tình báo Pháp đã
gài người vào kế hoạch này. Họ quyết định cắt đứt ngay mọi việc, rút hết sự
canh gác an ninh. Ông M đưa cho tôi một sấp tiền Yen, bảo tôi đưa cho anh bí
thư của ông Bảo Đại để lo cho ông ấy về Pháp. Và thế là “Vị Hoàng Đế Việt
Nam cuối cùng” âm thầm rời nước Nhật.
Những người bạn Nhật không hề trách cứ tôi. Họ chỉ nói về ông Bảo
Đại rằng: “Ông ấy ở Pháp lâu quá rồi, không còn tư cách một vị lãnh đạo Á
Châu". Câu chuyện này tôi thường nghĩ đúng là “Mưu sự tại nhân, thành sự tại
thiên”, việc không thành chỉ trách Ông Trời, con người đều đã hết lòng. Cũng
không nên trách ông Bảo Đại, ông chỉ có thế.
Nói cho đúng thì một phụ nữ Pháp đã vô tình thay đổi một trang sử
Việt Nam dù trang sử đó chưa biết sẽ được viết như thế nào.
Trần Đức Thanh Phong
Little Saigon, Mùa Lễ Giáng Sinh 2006.
Quí vị vừa đọc một số đoạn trích trong Hồi Ký của ông Trần Đức
Thanh Phong. Tôi không thể đăng lại hết Hồi Ký hay trích nhiều hơn nên khi
đọc có thể có nhiều vị thấy sự việc tối om, khó hiểu. Xin tóm tắt: ông Trần Đức
Thanh Phong là người được trao trách nhiệm tổ chức đưa Cựu hoàng Bảo Đại
về nước cứu nước năm 1973. Ông không cho độc giả biết thế lực nào, những
chính phủ nào, những quốc gia nào trên thế giới trao cho ông nhiệm vụ ấy. Qua
lời ông kể, ta thấy những chính khách Nhật là lực lượng chính trong việc mưu
toan đưa Cựu hoàng Việt Nam về nước cứu dân Việt, cứu nước Việt. Cựu
hoàng được người Nhật đón đến Tokyo, được long trọng mời ngụ trong khách
sạn quốc tế 20 sao ngoại hạng của Tokyo. Chưa thấy Cựu hoàng làm gì cả ngoài
việc đêm đêm Ngài Ngự nói chuyện nhiều giờ qua điện thoại với ai đó ở Hong
Kong và bên Pháp. Tuy nhiên sự việc diễn ra êm ru như hòn bi thép lăn trong
vòng mâm roulette cho đến một đêm bà đầm vợ Ngài Ngự, từ Pháp, xách va-li
đến hotel tìm Ngài ngự. Bà đầm Monique Baudot xuất hiện, các chính khách
Nhật dẫy nẩy lên. Đến lúc này họ mới biết Cựu hoàng có vợ đầm, họ cho bà vợ
đầm của Cựu hoàng là bằng chứng Cơ quan 2ème Bureau (Phòng Nhì Pháp) cài
người bên cạnh Cựu hoàng. Họ buông rơi Cựu hoàng cái rụp.
Tuy buông, người Nhật, vẫn còn tử tế, họ đưa tiền cho ông Trần Đức
Thanh Phong để ông mua vé máy bay cho Cựu hoàng từ Nhật bay về Pháp. Và
thế là dân Việt Nam mất cơ hội bằng vàng y được Cựu hoàng về nước cứu cho
thoát khỏi nạn cộng sản.
Trước năm 1975 quân đội nước tôi có ông tướng Trần Đức Thanh
Phong. Tôi không biết tướng quân Trần Đức Thanh Phong 40 năm xưa có phải
là ông Trần Đức Thanh Phong tác giả hồi ký này hay không. Chắc không phải.
Tôi nghe nói ông Trần Đức Thanh Phong tác giả Hồi ký này là Giáo sư.
Nhân bài viết của ông Trần Đức Thanh Phong về Cựu hoàng Bảo Đại
về nước cứu dân, tôi nhớ lại chuyện một số ông tôi quen biết ở Sài Gòn, năm
1983, bị Hồ Chí Minh cho đi tù năm, bẩy niên vì tội “huê mỹ là phấn khởi, hồ
hởi, nôm na là hí hửng loan tin Cựu hoàng về nước và hân hoan chuẩn bị cung
nghênh Cựu hoàng".
Những năm 1964, 1965, nhiều nhật báo ra đời loạn cào cào ở Sài Gòn.
Trong số những tờ báo ra đời sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị đảo chính có
tờ Tranh Đấu của ông Ngô Đức Mão. Ông Chu Tử, khi chưa có nhật báo Sống,
có thời mướn măng-xét báo Tranh Đấu để ra báo nhưng chỉ vài tháng là tờ
Tranh Đấu - tên thứ hai là Trâu Đánh - bị Bộ Thông Tin thu hồi giấy phép. Tôi
được quen biết sơ sơ ông Ngô Đức Mão từ những ngày báo Tranh Đấu-Trâu
Đánh ấy.
Gần hai mươi năm qua (1965-1983), sau cuộc trời long, đất ngả
nghiêng, tôi lại nghe nói đến ông Ngô Đức Mão. Ông là nhân vật bảo hoàng
kịch liệt nhất, trung kiên nhất trong số những ông Việt Nam bảo hoàng, tức các
ông mê tín Cựu hoàng Bảo Đại, các ông muốn thấy Ngài Ngự trở lại chấp
chính, các ông tin chắc Ngài Ngự mà trở về nước - chỉ cần Ngài về nước làm
Quốc trưởng thôi - là các chính phủ thế giới sẽ đồng tình ủng hộ Ngài. Họ - các
vị lãnh đạo quốc tế - đã quá chán ngấy bọn Việt Cộng ác ôn. Bọn Việt Công còn
cầm quyền là họ còn không giúp, còn cấm vận Việt Nam. Họ chỉ tín nhiệm Cựu
hoàng. Có thể nhân vật bảo hoàng Ngô Đức Mão là người thứ nhất ở Sài Gòn
loan tin Cựu hoàng hồi loan, vì ông, với tư cách là nhân vật Bảo hoàng trung
tín, vẫn có liên lạc mật thiết với Hội đồng Hoàng tộc ở Huế.
Lại nghe nói trước ngày 30-4-1975 vợ con ông Ngô Đức Mão chạy
thoát, ông ở lại Sài Gòn một mình, cũng nghe nói thôi, tôi không được đến nhà
ông lần nào, năm 1983 ông có bà vợ trẻ phơi phới xuân tình, ông sống phây
phây nhờ đô-la, thuốc Tây, vải lụa của các con ông ở nước ngoài gửi về. Ông tổ
chức thường xuyên những buổi ăn nhậu tại nhà ông, khách của ông là những
ông bạn cùng có lòng bảo hoàng tôn quân như ông.
Thế rồi tôi nghe tin ông bảo hoàng Ngô Đức Mão và nhóm bảo hoàng
bị bắt. Tin ấy không làm tôi chú ý bao nhiêu vì lúc ấy tình trạng tôi cũng rách
hơn cái lá đa ca dao, đen hơn mõm chó mực, nói huỵch toẹt là tôi đang sợ tôi
cũng sắp bị bắt.
Rồi một sáng tháng 4-1984 tôi xách túi đi trở vào Khu C1, nhà tù số 4
Phan Đăng Lưu, Trung tâm thẩm vấn của Sở Công An Thành phố Hồ Chí Minh.
Bốn năm trước, tôi đã sống trong nhà tù này 2 niên, tôi ra khỏi nhà tù này cuối
năm 1979. Qua ô cửa gió xà-lim số 10 nhìn sang tôi thấy ông Ngô Đức Mão
đứng sau song sắt cửa Phòng giam tập thể số 3 ở trước mặt. Ông nghe anh em tù
nói có tôi mới dzô xà-lim, ông ra cửa chờ tôi ló mặt ở cửa gió xà-lim nhìn sang,
ra hiệu chào tôi và nói ông sẽ tìm cách gửi sang cho tôi chút đồ ăn mặn cho tôi
đỡ khổ.
Rồi tôi từ giã phòng biệt giam, xách túi sang phòng giam tập thể số 6
cùng khu. Tại đây tôi nằm cạnh anh Tôn Thất Lộc. Chúng tôi làm quen nhau.
Anh hơn tôi 2 tuổi. Năm ấy anh 60, tôi 58. Anh là sĩ quan, cấp đại uý hay thiếu
tá tôi không nhớ đúng. Anh từng đi tù cải tạo sĩ quan trở về. Anh kể anh vào
lính từ những năm 1947, 1948. Anh không lên cấp được như các sĩ quan khác,
anh bị đì vì anh là sĩ quan dòng Tôn Thất không chịu ký giấy tự nguyện truất
phế Cựu hoàng Bảo Đại trong cuộc truất phế Bảo Đại năm 1955.
Anh biết rất nhiều chuyện về đời tư các tướng người miền Trung, như
tướng Tôn Thất Đính, tướng Nguyễn Văn Truân. Anh kể tướng Nguyễn Văn
Truân, khi còn hàn vi, tức nghèo, kiêm đói và rách, được bà vợ quê tần tảo buôn
bán nuôi cho ăn học, khi lên tướng, tướng Truân bỏ bà vợ quê, lấy bà vợ mới trẻ
đẹp. Anh kể về Tướng Tôn Thất Đính:
- Năm 1948 tôi làm việc ở Tiểu Khu Đà Lạt. Một hôm đi làm bằng xe
đạp, tôi gặp thằng Đính trong bọn tù được cho ra quét đường. Tôi dừng lại hỏi
chuyện nó. Được biết nó là a-dzăng pô-lít Đà Lạt, can tội dính líu với bọn Việt
Minh nên bị Tây nó bắt. Tôi tìm cách cứu cho nó ra khỏi tù. Rồi nó đi lính Việt
Binh Đoàn, bà chị nó nói với tôi: “Người trong họ tôi cứ đi lính là làm tướng,
rồi thằng Đính nó làm tướng cho ông coi". Khi nó làm Tư lệnh Quân Đoàn 2 ở
Pleiku, tôi cũng làm việc ở Tiểu Khu Pleiku. Tôi ra vô tư dinh nó gần như mỗi
ngày. Khi nó chơi bậy, tai tiếng, tôi chửi nó. Nó ra lệnh cho lính canh cấm cửa
không cho tôi vào dinh. Tôi đứng ngoài cổng tôi kêu tên nó tôi chửi.
Anh kể anh bị bắt cùng với ông Ngô Đức Mão. Anh là Tổng Thư Ký
Hội đồng Hoàng tộc. Có lần Bà Từ Cung bảo anh mời nhân vật bảo hoàng Ngô
Đức Mão ra Huế gặp bà để bà cám ơn ông có lòng nhớ đến Nhà Vua. Do đó anh
và ông Mão quen biết nhau khá thân. Anh đoan quyết với tôi việc Cựu hoàng
trở về cứu nước là chuyện thật, bọn Bắc Cộng bắt buộc phải mời Cựu hoàng về
nước chấp chính để được sự ủng hộ và viện trợ kinh tế của các nước dân chủ -
tư bản. Anh quả quyết bọn Cộng sản không thể làm gì khác ngoài việc mời Cựu
hoàng về nước. Anh nói: “Bọn Cộng sản Việt Nam nay rơi vào tình trạng đứng
lại là chết, tiến lên cũng chết, lùi lại cũng chết. Anh tin tôi đi. Tôi nói dối anh
làm gì. Nhất định Cựu hoàng sẽ về, anh em mình sẽ không còn phải khổ nữa.
Không lâu đâu, chỉ trong năm nay thôi".
Nhân vật bảo hoàng thứ ba bị tó tôi quen biết là ông Nguyễn Hữu
Lương, dịch giả tác phẩm Thanh Cung Mười Ba Triều của Hứa Tiếu Thiên. Anh
Lộc và tôi nằm Phòng 6, ông Lương nằm Phòng 7 cùng Khu C1.
Còn bốn hay năm ông bảo hoàng nữa trong nhóm ông Ngô Đức Mão bị
tó nằm phơi rốn trong nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu. Tôi không quen biết những
ông này. Dường như trong năm 1983 hay 1984, Cựu hoàng Bảo Đại có sang
Hoa Kỳ, được ông Thị trưởng San Francisco đón tiếp, tặng Chìa Khóa Vàng
thành phố. Việc này càng làm cho những ông bảo hoàng ở Việt Nam thêm tin
tưởng rằng chính phủ Hoa Kỳ phải mời Ngài Ngự sang Mỹ thương thảo để Ngài
chịu trở về Việt Nam.
12 tháng nằm phơi rốn của tôi trong nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu trôi
qua. Năm 1985 anh Tôn Thất Lộc sang nhà tù Chí Hòa trước tôi. Chúng tôi xa
nhau. Năm 1990 mãn án tù tôi trở về mái nhà xưa, anh Lộc đã ở tù về trước tôi.
Chúng tôi gặp lại nhau. Anh nói: “Chúng nó lừa ông già". Tôi hiểu anh muốn
nói Cựu hoàng bị lừa. Tôi không hỏi mà anh cũng không nói gì thêm về chuyện
Cựu hoàng trở về cứu nước. Anh và tôi cùng buồn. Những người trong nhóm
bảo hoàng Ngô Đức Mão bị tù người 3 năm, người 5 năm. Năm 1990 tất cả các
ông đều đã từ ngục tù CS trở về những mái nhà xưa dzột nát và vòng tay không
ấm cũng không lạnh, chỉ èo uột, của các bà vợ vừa già vừa gầy, chỉ có Cựu
hoàng Bảo Đại là không về.
Người sĩ quan Tôn Thất Lộc không đi HO sang Kỳ Hoa. Ông không đi,
như trung tá Nguyễn Quang Tuyến, tức Nhà Văn Văn Quang, không phải vì có
tình với bọn CS mà là vì những lý do tình cảm riêng. Không biết có tất cả bao
nhiêu ông sĩ quan quân đội tôi không đi HO? Có đến 10 ông không? Trong số
những ông sĩ quan ở lại quê hương ấy tôi quen biết hai ông: đại uý Tôn Thất
Lộc, Ttung tá Nguyễn Quang Tuyến.
Mời quí vị xem những bức hình xưa đăng cùng bài viết này.
Ảnh 1: Vua Bảo Đại, cầm can, đi với Hoàng Hậu Nam Phương và
Quan Khâm Sứ Pháp. Hoàng Hậu ta bận y phục đầm, cắt tóc ngắn, đội mũ
đầm - không biết tóc Bà có friser/uốn quăn hay không - nên khi Bà bận y phục
Việt Nam - áo dài - bà không thể vấn tóc, đội khăn được, nhưng không lẽ Hoàng
Hậu, xuất hiện trong những quốc lễ, lại để đầu trần, Bà chế ra Khăn Vành Dây -
khăn là dây lụa, dây gấm, nhiễu, quấn lại nhiều vòng - Như vậy Hoàng Hậu
Nam Phương là người sáng chế ra Khăn Vành Dây. Từ đấy các cô dâu Việt lên
xe bông về nhà chồng đều đội Khăn Vành Dây, người ta cho các cô nữ sinh
đóng vai Bà Trưng Trắc, bà Trưng Nhị trong những cuộc Lễ Tưởng Niệm Hai
Bà ở Hà Nội, rồi Sài Gòn, cưỡi voi Sở Thú, bận áo vàng, đội Khăn Vành Dây
của Hoàng Hậu Nam Phương.

Lời ghi dưới Hình 2 “Vua Bảo Đại xuất hiện trong một nghi lễ chính
thức với quan chức Pháp năm 1930″ là không đúng. Vua Bảo Đại chỉ về nước
chính thức làm Vua năm 1934. Tôi đăng ảnh xưa này để quí vị thấy cái Nón
Cối - Quan Tây gọi là - casque colonial - cát cô-lô-nhần, được các quí quan Đại
Pháp đội vào nước ta từ những năm 1880, 1890. Ông tây, bà đầm từ giã 3 nước
Đông Pháp, nón cối của quí quan Đại Pháp ở lại với người An Nam Bắc Kỳ mãi
cho đến nay. Người Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa không dùng nón cối. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đáng được chính phủ Pháp ghi công là “người có công bảo
tồn nón cối, di sản văn minh Phú-lăng-sa ở Đông Dương".
Ông Trần Đức Thanh Phong đã viết chắc chuyện phải đúng, người đọc
chỉ có vài théc méc là: thế lực nào giao cho ông việc mưu toan đưa Cựu hoàng
Bảo Đại về nước, không lẽ các chính khách Nhật không biết Cựu hoàng có bà
vợ đầm, để đến khi bà đầm xách đồ đến Tokyo với Cựu hoàng các ông mới biết,
và việc biết muộn màng ấy làm các ông nhẩy nhổm lên; cũng không có lẽ sau
khi đón Cựu hoàng đến Tokyo, chỉ còn chờ ngày đưa Cựu hoàng về Sài Gòn,
các ông chính khách Nhật mới thấy: “Ông ấy ở Pháp lâu quá rồi, không còn tư
cách một vị lãnh đạo Á Châu".
Tác giả Trần Đức Thanh Phong hạ bút: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại
thiên". Đúng vậy. Than ôi… Trời chẳng chiều người. Ông Thanh Phong mất
bao nhiêu công lao, ngày tháng, chịu bao nguy hiểm: suýt nữa thì ông bị Mật
Vụ bắt do lệnh của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, may nhờ đám cưới cô con
của tổng thống, và nhờ những người anh em của ông trong Cơ quan tình báo
trung ương - tức Nha CIV: Central Intelligence Vietnam, anh em cùng bố khác
mẹ với Cơ quan CIA - bao che nên ông thoát sang được nước Nhật. Khi ông
đến Tokyo thì cuộc mưu sự đã vỡ tan rồi, tan đến không có tan nào có thể tan
hơn, vỡ đến không còn cứu vãn, chắp vá, hàn gắn gì được nữa. Tiếc lắm thay.
Nhân dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, trong số có tôi, chỉ vì cái bề hê của bà
đầm Monique Baudot mà mất cơ hội trăm năm một thưở được Cựu hoàng ra tay
cứu vớt khỏi cảnh bị bọn Cộng sản ác ôn nó cho quằn quại trong dầu sôi, lửa
bỏng, nó dìm dưới hầm tai họa, nó nướng cháy queo trên ngọn lửa hung tàn.
Bài học Luân Lý Giáo Khoa Thư Lớp Đồng Ấu tôi rút được từ Hồi Ký
Giải pháp Bảo Đại của người viết Trần Đức Thanh Phong là:
- Đức bề hê mạnh lắm thay, ta nên kính sợ mà lánh xa.
Tôi buồn năm phút. Buồn năm phút xong tôi lại càng buồn.
Kêu “Than ôi" mãi cũng thấy mình dzô dzuyên nhưng sự đời như cái lá
đa, không kêu Than ôi không được. Biết dzô dzang mà vẫn cứ phải kêu:
Than ôi…
Mưu sự tại Thanh Phong,
Phá sự tại Mô-ních.
Thanh Phong định như thử
Mô-ních nhi vị nhiên.
Mưu sự tại Thanh Phong,
Làm hỏng việc tại Mô-ních.
Thanh Phong định như thế,
Mô-ních không chịu cho.
Chuyện xưa, nhắc lại cho lòng thêm tiếc nuối. Định mệnh an bài. Số
phận mình đen hơn mõm chó thì Hoàng Đế, Hoàng Thượng, Đức Vua, Đệ Nhất
Công Dzân, Cố Vấn Tối Cao, Cựu hoàng, Quốc Trưởng, Ngài Ngự, Phế Đế,
L’Empereur, Sa Majesté, Chef d’Éùtat có thương mình đến mấy đời mình cũng
nát như cái mền Sakymen.
Thôi thì đành chấp nhận số phận với tiếng thở dzài ai oán và đành viết
lời cuối cho vơi đi niềm uất hận buồn thương cho số kiếp:
Hoàng Đế Bảo Đại cả đời chẳng làm được công việc gì đáng kể, không
những thế Ngài Ngự còn làm việc chi cũng thất bại não nùng. Tại sao thế? Chỉ
tại vì cái tên Bảo Đại của Ngài. Cái tên tiền định: Bảo Đại: Bại Đảo. Đã Bại còn
Đảo, vương nghiệp Nhà Nguyễn đến Ngài là tiêu tán thoòng. Đúng thôi!
______________________
Người lái xe cho hoàng đế đi theo cách mạng
25/08/2005
TT - Người tài xế của cựu hoàng đế Bảo Đại nay đã vào tuổi 90 nhưng
vẫn khỏe mạnh, trí nhớ rất minh mẫn. Đó là ông Nguyễn Như Đào, hiện ở căn
phòng nhỏ chỉ hơn chục mét vuông ở khu tập thể Xã Tắc trong Thành nội Huế.
Từ người lái xe cho Bảo Đại rồi ông theo kháng chiến đi trọn cuộc trường chinh
của đất nước…

Bác Đào (bìa trái) khi lái xe ở Cục Vận tải


Từ thị vệ triều đình, tài xế của hoàng đế…
Ông cụ thân sinh của ông vốn là thị vệ triều đình, làm việc trong cung,
rồi con cái khôn lớn cũng xin vào cung làm. Ông Đào sinh năm 1916, 20 tuổi
được đưa vào cung làm thị vệ nhưng ông thích học lái xe. Thuở ấy trong cung
có cả một đội xe của nhà vua và triều đình. Người học lái thì có thầy dạy.
Không chỉ học lái xe mà học cả về máy móc, động cơ, người tài xế vừa
lái xe vừa là thợ máy sửa chữa, học mất ba năm thì ông được chọn vào đội tài
xế của nhà vua. Hồi ấy, đội xe của triều đình có nhiều tài xế, riêng nhà vua có
ba lái xe phục vụ. Ngoài ông Đào còn có hai người khác tên Vỹ và Cảnh. Vua
cũng có nhiều xe, toàn loại sang như Mercury, Packard, Cadillac… Vốn trẻ, đẹp
trai, lái xe giỏi nên vua Bảo Đại thích ông Đào làm tài xế trong những chuyến đi
xa.
Hồi ấy Bảo Đại là ông vua mê săn bắn. Đường từ Huế lên cao nguyên
tuy xa nhưng ít xe cộ, mỗi lần đi thường chạy một mạch từ Huế lên Đà Lạt
không cần nghỉ đêm. Cái dạo nhà vua đi săn ở Buôn Ma Thuột bị gãy chân (khi
chơi banh) chính ông đã chở nhà vua về Sài Gòn chữa, sau đó tháp tùng vua
sang Pháp…
Mồng 9-3, Nhật đảo chính Pháp, vua Bảo Đại đang mải đi săn ở Quảng
Trị, sau đấy có một đơn vị lính Nhật tìm lên đón ông về lại Huế. Nhật thay Pháp
thì cũng chẳng hề hấn gì vua vì sau đó ông Đào vẫn lái xe chở vua đi Touranne
(Đà Nẵng) chơi, chỉ khác một điều là trên xe vua, ngoài cờ Nam triều phải cắm
thêm lá cờ Nhật… Sau những hồi ức về cái thời làm “người tài xế số 1” cho nhà
vua, ông Đào cười: “Cũng lạ, tui thấy ông Bảo Đại làm vua mà chẳng có thực
quyền gì. Ông đi chơi, đi săn miết cho đến ngày cách mạng giành chính quyền”.
Buổi chiều 30-8-1945 ấy chính ông Đào đã cầm lái chở nhà vua trên
chiếc xe hiệu Nash của Mỹ sơn màu đen. Nhà vua đội khăn vàng, mặc hoàng
bào đúng trang phục hoàng đế ngồi lên xe. Dọc đường ngài vẫn bình thường,
cho đến khi đọc chiếu thoái vị, trao ấn kiếm lại cho ông Trần Huy Liệu - đại
diện chính phủ lâm thời từ Hà Nội vào. Chỉ hai ngày sau đó nhà vua đã là cố
vấn Vĩnh Thụy của chính phủ lâm thời lên đường ra Hà Nội, để lại gia đình
sống ở cung An Định.
Ông Đào tiếp tục ở lại cung An Định. Những ngày sau đó ông lái xe
chở bà Nam Phương đi vận động ủng hộ Tuần lễ vàng. Sau đó ông rời cung An
Định tham gia hoạt động làm tự vệ thanh niên, rồi ban bình dân học vụ như bao
người dân vừa được hưởng không khí độc lập và lại về làm ở xưởng cơ khí
trong Đại nội. Chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, đội xe của triều đình được
trưng tập ra Phú Ốc, gần An Lỗ ngày nay. Ông Đào cũng theo đội xe ra tập
trung ở đấy. Và cũng từ ngày ấy từ một người tài xế của hoàng đế, Cách mạng
Tháng Tám đã đưa ông thành người lính lái xe, một trong số những người huấn
luyện lái xe đầu tiên của Cục Vận tải quân đội trong những năm đầu kháng
chiến chống Pháp.
… Đến người cán bộ kháng chiến
Chuẩn bị cho cuộc chiến trường kỳ, những cơ xưởng sản xuất vũ khí
được xây dựng ở các an toàn khu vùng Thanh - Nghệ Tĩnh. Để có nguyên liệu
phục vụ việc chế tạo vũ khí, những đường ống nước bằng gang ở bờ nam thành
phố Huế được huy động đào lên, vừa để thực hiện tiêu thổ kháng chiến vừa vận
chuyển ra cho các công binh xưởng phía bắc Trung bộ. Ông Đào cũng đảm
nhiệm một xe tải chở ống nước từ bờ nam thành phố ra tập kết ở sông Mỹ
Chánh (ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế).
Các máy móc cơ khí (rèn, giũa, tiện, phay…) ở Trường Kỹ nghệ thực
hành Huế (Ecole Pratique) cũng được tháo và vận chuyển ra Mỹ Chánh. Bấy
giờ cầu Mỹ Chánh đã bị ta đánh sập để cản bước tiến quân Pháp, ôtô vận tải
máy móc nguyên liệu không qua sông được, phải đưa lên thuyền chở ra ga Tiên
An (phía trên cầu Hiền Lương, Quảng Trị) rồi cho lên tàu hỏa chở ra Hà Tĩnh.
Ở đó có công binh xưởng ở Chu Lễ (huyện Hương Khê) gọi là ATK (an toàn
khu) 1. Ông Đào đã theo những chuyến thuyền ấy ra chiến khu Chu Lễ, tham
gia sản xuất vũ khí. Năm 1949, có chỉ thị triệu tập những cán bộ chiến sĩ biết lái
xe lên Việt Bắc để chuẩn bị lập Cục Vận tải. Ông đã mất hàng tháng trời theo
đường rừng đi từ Hà Tĩnh ra Thái Nguyên rồi lên Bắc Kạn.
Một thời gian sau ta mở chiến dịch Biên giới (9-1950) khai thông tuyến
biên giới, mở đường nối căn cứ địa cách mạng sang Trung Quốc để vận chuyển
vũ khí khí tài của các nước bạn giúp đỡ. Ông Đào cũng nằm trong số những
người lính vận tải đầu tiên vượt biên giới sang Bằng Tường (Trung Quốc) lái xe
về, đấy là xe vận tải do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất. Đưa được xe về,
những tài xế gạo cội như ông Đào bắt tay ngay vào huấn luyện lái xe cho các
chiến sĩ mới.
Nhiều năm ông là cán bộ huấn luyện lái xe cho Bộ Nông trường (Cục
Cơ khí và đào tạo lái xe). Những năm chiến tranh chống Mỹ đi vào giai đoạn ác
liệt, năm 1968, ở tuổi 52 ông vẫn đưa một đoàn xe từ miền Bắc vào Trung bộ,
vượt đèo Cổng Trời ở đường 12 (Quảng Bình) để tập kết hàng chi viện cho
chiến trường miền Nam.
Cũng thật đặc biệt là cả bốn người con trai của một thị vệ triều Nguyễn
đều theo cách mạng. Người em thứ hai của ông Đào là Nguyễn Như Kỵ làm bác
sĩ quân y, người em thứ ba là Nguyễn Như Quảng là sĩ quan sư đoàn 325, người
em thứ tư Nguyễn Như Hùng cũng là bác sĩ quân y. Cả bốn anh em đều bình an
đi qua 30 năm bom đạn chiến tranh để ngày Huế giải phóng về gặp lại được
người mẹ già.
LÊ ĐỨC DỤC

Ngồi lật lại tập album, ông Đào bồi hồi với những tấm hình chụp ở
Lạng Sơn ngay sau chiến dịch Biên giới, hình những bạn đồng ngũ khi ở Bắc
Ninh.
Người lính thế hệ đầu tiên ấy của Cục Vận tải QĐNDVN đã không từ
một nhiệm vụ khó khăn nào.
Ông vẫn nhớ có một lần lái xe đưa đồng chí Xuân Thủy và bác sĩ Lê
Đình Thám (chủ tịch phong trào hòa bình của VN) và một nhân sĩ nữa từ Hà
Nội lên biên giới Việt - Trung để sang Trung Quốc, từ đấy sẽ dùng phương tiện
của bạn để đi dự đại hội hòa bình thế giới, không có xe con phải dùng xe tải,
một người ngồi cabin, hai người ngồi sau thùng xe tải, gian nan vô cùng…
______________________
Chuyện về người hầu vua Bảo Đại
Thứ sáu, 04/06/2010 06:06

Ông Nguyễn Đức Hòa - nhân chứng sống duy nhất còn lại ở Dinh 3
(ĐSCT) Hàng ngày, du khách thập phương đến Dinh 3 ở thành phố Đà
Lạt (Lâm Đồng), nơi một thời vua Bảo Đại và gia đình từng ở sẽ bắt gặp một
ông lão với tác phong điềm đạm, đang cần mẫn cắm hoa, lau chùi những kỷ vật
quý giá. 83 tuổi đời, trải qua biết bao biến cố, giờ đây ông Nguyễn Đức Hòa là
nhân chứng sống lịch sử duy nhất còn lại nơi đây.
13 tuổi vào cung
Vì nhà nghèo nên năm 13 tuổi ông Hòa được cha mẹ nhờ một người
bác họ trông coi đội kỵ mã cho vua Bảo Đại xin vào cung giúp việc. Dù còn ít
tuổi, nhưng cậu bé rất chăm chỉ và nề nếp, được thái hậu Từ Cung Hoàng Thị
Cúc rất quý mến.
Năm 1949, thực dân Pháp đưa vua Bảo Đại về Đà Lạt, vì được tin cẩn
nên Nguyễn Đức Hòa được sai theo để phục vụ vua. Trong đoàn tùy tùng lúc đó
có 20 người, nhưng ông được giao nhiệm vụ chính. Vua Bảo đại rất quý người
hầu cận của mình, đi đâu vua cũng cho theo. Ông Hòa kể, vua Bảo Đại rất mê
săn bắn, những cánh rừng ở Tây Nguyên ông đều ghé qua. Mỗi lần đi, phải
chuẩn bị rất chu đáo, đoàn tháp tùng hơn cả chục người gồm nấu ăn, phục vụ
nghỉ ngơi, lái xe. Có lần vua đi săn ở tận Đắc Lắc cả tháng mới về.
Vua Bảo Đại thích đi săn bằng voi, biết chuyện này vị tù trưởng tên
R’leo K’num ở Buôn Đôn đã tặng cho vua một con bạch tượng quý hiếm để đi
săn. Nhưng sau này, không hiểu vì nguyên nhân gì, con bạch tượng này đã bỏ
vào rừng, biệt tăm tung tích từ đó.
Trong cuộc đời của mình, vua Bảo Đại có khá nhiều phụ nữ gần gũi.
Nhưng bắn duyên nhiều nhất với ông có lẽ là Mộng Điệp, Phi Ánh và Ra Ni.
Nguyễn Đức Hòa được vua yêu quý nên được giao nhiều việc, ngay cả chuyện
chuẩn bị giường gối cho vua nghỉ ngơi. Khi ông lấy vợ, đã được Bảo Đại cho
2.000 đồng (lúc đó là một khoản tiền khá lớn) và một mảnh đất nhỏ nằm sát bên
Dinh 3.
Cuộc đời ông không chỉ trải qua thời kỳ phục vụ cho vua Bảo Đại. Khi
Dinh 3 được tiếp quản bởi Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh, Nguyễn Văn
Thiệu rồi đến khi đất nước thống nhất vào năm 1975, ông vẫn luôn được giữ lại
làm việc cho mãi tới giờ. Ông cũng chính là người cất giữ và trao 2 két sắt đựng
nhiều vật quý, châu báu ngọc ngà của thái hậu Từ Cung cho chính quyền ở Lâm
Đồng sau này.
Tận tụy với công việc
Năm nay ông bước qua tuổi 83, dù lưng còng, gối mỏi nhưng hàng
ngày ông vẫn gắn bó với công việc quen thuộc mà hơn 70 năm mình đã làm.
Những năm gần đây, do tuổi cao, sức yếu ông không được tinh nhạy như trước.
Công việc giới thiệu cho du khách đành phải nhường lại cho con cháu. Nhưng
trong thâm tâm ông vẫn chưa yên tâm, nên hễ có thời gian, ông lại tường tận kể
cho con cháu nghe về những sự việc từng diễn ra ở Dinh 3 để không bị mai một
dần. Mỗi buổi sáng, ông lại cặm cụi lê bước qua những quả đồi để lên dinh làm
việc. Do phải đi lên đi xuống, leo các bậc thang để lau chùi, cắm hoa trong một
thời gian dài, nên 2 khớp gối của ông giờ sưng vù đau nhức. Nhưng khi hỏi ông
sao không nghỉ ngơi ở nhà với con cháu cho khỏe, ông bảo: “Còn sống thì còn
phải lao động, mà tôi nghỉ thì lấy ai chăm nom cái dinh này. Mấy cháu nhân
viên làm việc ở đây rất chăm chỉ nhưng tôi cũng chưa yên tâm lắm, có nhiều cái
phải hướng dẫn”.
Mỗi tháng, ông chỉ nhận hơn triệu đồng tiền lương, nhưng với ông như
thế là hạnh phúc lắm rồi. Số tiền đó để chi tiêu trong gia đình, còn bao nhiêu
ông dành dụm phòng khi trái gió, trở trời. Ông cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa
khi được lao động, được mọi người nể trọng, quý mến. Gặp ai trong dinh khi
hỏi về ông cũng được gọi với cái tên trìu mến “bác Hòa”. Anh Hà Văn An, một
người chuyên chụp ảnh cho du khách trong Dinh 3 tâm sự: “Dù tuổi già sức
yếu, nhưng ngày nào cũng thấy bác lên đây chăm chỉ làm việc, cả đời “gắn
duyên” với nơi này. Bác điềm đạm và rất vui vẻ, hòa nhã với mọi người nên ai
cũng quý trọng”.
Thời gian qua đi, người hầu cận ấy đã gắn với Dinh 3 gần 70 năm
nhưng ông chưa bao giờ tự thỏa mãn với cách phục vụ của mình. Ông tâm
niệm: “Dù làm bất cứ nghề gì đi nữa thì cái quan trọng là phải đam mê và trung
thực, có như thế mới làm tốt công việc và sống vui khỏe được”.
Trong không khí mát mẻ của những ngày cuối tháng 5, du khách thập
phương đổ về Đà Lạt như càng đông hơn. Nơi Dinh 3 rêu phong, trầm mặc ông
lão Nguyễn Đức Hòa vẫn cần mẫn làm những công việc thầm lặng, cống hiến
cho đời chút sức lực cuối cùng. Ông vui và hạnh phúc vì được làm như thế.
Triều Dương
_____________________

Các dinh thự xa hoa của cựu hoàng Bảo Đại


27/03/2011 10:41:11
Ngoài hoàng cung của vương triều tại Huế, hoàng đế cuối cùng của nhà
Nguyễn sở hữu rất nhiều dinh thự trải khắp đất nước khi còn tại vị. Ngoài biệt
thự ở Hải Phòng, Nha Trang, vị vua này còn 3 dinh thự khác tại Đà Lạt.
Hai biệt thự ở Hải Phòng và Nha Trang
Biệt thự Bảo Đại ở Hải Phòng nằm trên đỉnh đồi Vung, cao 36m so với
mặt nước biển, thuộc khu II Đồ Sơn. Biệt thự được xây từ năm 1928 của toàn
quyền Đông Dương Pafquiere. Sau này, biệt thự này được tặng cho vua Bảo
Đại. Từ đó ngôi nhà này được gọi là biệt thự Bảo Đại.
Ngôi biệt thự tuyệt đẹp nằm ở thành phố biển Hải Phòng của vua Bảo
Đại. Ảnh: doson.vn
Mỗi lần ra kinh lý miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt
thự này. Đứng ở đây có thể nhìn toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn và thả tầm mắt theo
sóng biển mênh mông đến tận chân trời. Hơn nữa, khí hậu ở đây ôn hòa, mát
mẻ.
Với tổng diện tích là 900m2, biệt thự có phòng tiếp khách, phòng họp,
phòng ăn, phòng ngủ của vua, hoàng hậu, các hoàng tử và công chúa.
Hiện này, Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Đồ Sơn quản lý biệt thự
này làm khách sạn.
Trong thời gian tại vị, Bảo Đại cũng đã tậu cho mình một ngôi dinh thự
tuyệt đẹp khác ở thành phố biển Nha Trang. Biệt thự Cầu Đá được xây dựng
trên 3 ngọn đồi nhô ra sát biển của ngọn núi Cảnh Long, thuộc khóm Cầu Đá,
phường Vĩnh Nguyên.
Biệt thự Cầu Đá của vị vua cuối cùng triều Nguyễn ở Nha Trang. Ảnh:
dulichnhatrang
Biệt thự Cầu Đá là một công trình kiến trúc đẹp, có sự kết hợp hài hòa
giữa phong cách kiến trúc Pháp với nghệ thuật hoa viên Phương Đông. Đây
từng là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.
Những ngôi biệt thự ở Nha Trang nguyên gốc là nơi ở của Tiến sĩ
A.Crem - Giám đốc Viện Hải dương học Đông Dương. Đến năm 1926, khi Bảo
Đại lên ngôi hoàng đế, vì yêu cầu chính trị có lợi cho thực dân Pháp, người
Pháp đã chuyển giao những ngôi biệt thự này cho vua Bảo Đại.
Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã dùng những ngôi biệt thự này
làm nơi nghỉ mát cho ông và hoàng hậu Nam Phương (vì thế biệt thự Cầu Đá
còn được gọi là lầu Bảo Đại).
Hiện nay, biệt thự Cầu Đá đã trở thành Khu du lịch Bảo Đại, một điểm
du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Ba dinh thự của cựu hoàng ở Đà Lạt
Dinh thự thứ nhất là một hệ thống công trình rất lớn ở đường Trần
Quang Diệu, thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt, nằm trên một ngọn đồi với
cảnh quan đẹp và thơ mộng, độ cao 1.550m có rừng thông bao quanh.
Dinh I nằm trên một ngọn đồi với cảnh quan đẹp và thơ mộng, độ cao
1550m, có rừng thông bao quanh. Ảnh: lamdong.gov.vn
Nguyên đây là biệt thự của nhà triệu phú - một viên chức người Pháp-
Robert Clément Bourgery. Ông đã cho xây dựng biệt thự này vào trước những
năm 1940.
Sau khi Bảo Đại được người Pháp đưa trở lại nắm quyền (1948), thấy
nơi đây khá đẹp và yên tĩnh nên chính phủ do Bảo Đại làm Quốc trưởng đã mua
lại từ tháng 8/1949 và cho sửa sang toàn bộ dinh cơ này. Đến năm 1956, chính
quyền Ngô Đình Diệm sử dụng làm dinh dành riêng cho tổng thống. Sau năm
1975, được dùng làm nhà khách của Trung ương và sau đó do Công ty DRI
quản lý và sử dụng.
Dinh I được xây dựng kiên cố, tường xây gạch đá, mái lợp ngói. Toàn
bộ hệ thống cửa, cầu thang, sàn lầu, vật dụng đều bằng gỗ. Dinh I là một công
trình kiến trúc độc đáo, thể hiện rõ những ảnh hưởng của trào lưu kiến trúc tân
cổ điển của châu Âu.

Dinh thự số II của vua Bảo Đại.


Dinh thự số II là một toà lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực
kỳ sang trọng, nằm trên đỉnh đồi cao, quanh năm bát ngát thông xanh và xen
giữa là những thảm cỏ mọc tự nhiên. Công trình này do các KTS A.T. Kruzé, D.
Veyssere, A. Léonard thiết kế và P. Foinet trong trí nội thất. Việc xây dựng tiến
hành từ năm 1933 đến năm 1937 mới hoàn tất.
Đây là công trình đầu tiên sử dụng vật liệu đá rửa (màu sáng) phủ
tường ngoài, cũng như các bộ phận vốn làm bằng gỗ thì nay được làm bằng kim
loại mang từ Pháp. Dinh II là một trong những công trình kiến trúc đẹp của Đà
Lạt, mang nhiều dấu ấn gắn liền với lịch sử của đất nước.

Ngai vàng trong ngôi dinh thự số 3 của cựu hoàng Bảo Đại ở Đà Lạt.
Dinh thự số 3 của cựu hoàng Bảo Đại ở Đà Lạt.
Dinh III là tên gọi để chỉ biệt điện của vua Bảo Đại. Sau khi người
Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền, đến 1950, nơi đây được gọi là biệt điện
quốc trưởng.
Công trình được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1938,
do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Dinh
III được đánh giá là dinh thự đẹp đẽ và trang nhã nằm giữa một rừng thông
thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển,
rừng Ái Ân và một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ
mộng.
Toàn bộ tầng hai ngôi biệt điện được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm
các phòng sinh hoạt, các phòng ngủ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương,
các công chúa và hoàng tử. Từ phòng ngủ của vua Bảo Đại có một cửa ra sân
thượng còn gọi là Vọng Nguyệt Lầu.
(Theo Vietnamnet)
_____________________

Nam Phương Hoàng Hậu


Nguyễn Văn Lục

Câu chuyện một con tem.


Cách đây hơn nửa thế kỷ, đúng ra là vào khoảng những năm 1943-1946
gì đó, tôi đang chỉ là một chú bé nhà quê. Thế giới chung quanh tôi chỉ có mẹ và
mấy chị. Nhưng không nhớ bằng cách nào, tôi được nhìn thấy hình Hoàng Hậu
Nam Phương trên mấy con tem. Chỉ bằng mấy con tem đủ ấp ủ hình ảnh người
phụ nữ hiền lành, phúc hậu đến cả đời. Hình ảnh con tem đó cứ như thế giữ mãi
trong lòng, trong ký ức chả quên được. Con tem nhỏ xíu hình một người phụ
nữ, chít khăn vàng, áo dài. Quá nhỏ để nhận ra chân dung người đó, cũng quá
nhỏ để biết được con người. Vậy mà hình ảnh đó có sức thu hút, đeo đuổi mãi
cho đến bây giờ. Ký vãng sự việc thì có thể quên. Nhưng dấu ấn tình cảm, niềm
kính trọng người phụ nữ đó thì không. Hình ảnh qua con tem nhỏ bé toả ra sự
uy nghiêm, trang trọng, quý phái, nhưng dung dị hiền từ. Đôi mắt có vẻ buồn,
sống mũi cao. Đẹp không chê vào đâu được. Vẻ đẹp kín đáo, nhưng có sức thu
hút khó quên được. Hỏi nhiều người cỡ tuổi tôi cũng đều nhận như thế. Nhưng
nó lại không có cái nét kiêu kỳ hãnh tiến như những người sang trọng giầu có.
Nhất là con mắt có cái nhìn thẳng thắn, đầy độ lượng. Nhiều người sau này nhìn
ảnh Hoàng Hậu sau cũng phải nhận một điều: Hoàng Hậu có nét uy nghi, đoan
trang và phúc hậu. Chỉ tội buồn.
Sao Hoàng Hậu lại buồn thế...
Xin dẫn một chứng từ của một cô nữ sinh thời 1937-1941 nhắc lại kỷ
niệm gặp gỡ Hoàng Hậu Nam Phương, viết trong tập san Đồng Khánh: Hà nội,
mái trường thân yêu. Dược sĩ Nguyễn Thị Huyền, vửa mất năm ngoái đã viết lại
cảm tuởng của mình như sau: "Ngày Bà Nam Phương đến thăm lớp, cô Thục
Viên, giáo sư Pháp Văn vẫn đứng trên bục giảng chìa tay đứng bắt tay Hoàng
Hậu và từ tốn trả lời các câu hỏi của Hoàng Hậu, không hề mất chủ động. Trong
khi đó Nguyễn Tiến Lãng, người đi cùng Hoàng Hậu muốn tâu gửi gì với
Hoàng Hậu đều quỳ xuống đất. Cô xin phép tiếp tục giảng. Hoàng Hậu dự giảng
và sau đó cho gọi học sinh giỏi Văn lớp là chị Nguyễn Thị Thứ lên thưởng cho
một bức ảnh do Hoàng Hậu ký tên. Thái độ đường hoàng của cô đã gây cho
chúng tôi một niềm tự hào chính đáng, trong lúc ấy chúng tôi cũng thích vẻ đẹp
dịu dàng Đông Phương và thái độ bình tĩnh không có vẻ gì hách dịch của Nam
Phương Hoàng Hậu". Một trong những học trò có mặt bữa hôm ấy là cô Ngô thị
Ngà, nguyên giáo sư Trưng Vương đã cho biết cảm tưởng: Mê cái vẻ đẹp dịu
dàng của Hoàng Hậu và vì thế sau này cô đặt tên cho một cô con gái là Thu
Phương, tức Hương mùa thu nhắc nhớ đến tên Hoàng Hậu Nam Phương, hương
miền Nam. Hôm nay ngồi viết lại một chút cuộc đời Bà mà hình như Bà đang
ngồi trước bàn máy. Sự biết về Bà quá ít, mầy mò sách vở đủ loại, lục lọi chỗ
này chỗ kia cũng chỉ là những mảnh vụn rời rạc, cũng không thấy bóng dáng Bà
đâu cả. Cũng chả thu thập được nhiều nhọm gì. Người đời coi ra vô tình với Bà
đã đành, sách vở sử học cũng vậy. Ngay trong hồi ký của vua Bảo Đại, "Le
Dragon d'Annnam"(1), tôi đã lật đi lật lại nhiều lần, chỉ thấy loáng thoáng từ
trang 62 đến 68 nói về cuộc hôn nhân của nhà vua hơn là nói về Hoàng Hậu.
Tôi đành lòng với một ít tài liệu trong báo Indochine vào những năm 1942-43-
44 với vài bài của Nguyễn Tiến Lãng và một vài người bạn Pháp của gia đình.
Bài viết về Bà của Cù Huy Cận không có trong tay. Cuốn sách quan trọng của
Phạm Khắc Hoè: từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc và Kể chuyện vua
quan nhà Nguyễn chỉ được đọc những đoạn trích dẫn mà nội dung quả thực
khiếm nhã và tuyên truyền nhiều hơn là sự thực. Một số bài báo trên các báo chí
Hải ngoại thường viết thiếu dữ kiện khả tín, viết cho có mà thôi. Vì thế, cũng
chả thu tập được bao nhiêu. Thật là bất công với Bà quá và cũng vô tình quá.
Chỉ xin lấy tấm lòng đáp lại được phần nào hay phần ấy.
1. THỜI CON GÁI
Cô Nguyễn Hữu Thị Lan Marie Thérèse là con một nhà điền chủ, đất
Gò Công. Bố được Tây cho đi học ở Pháp về, rồi mở đồn điền trà và cà phê ở
cao nguyên Trung phần. Các điền chủ khác thường ít chữ nên chỉ loay hoay với
ruộng, vườn tược, sống nhờ bổng lộc từ đó mà ra. Nhưng ông bà Nguyễn Hữu
Hào có vốn Tây học, có đầu óc nên mới nghĩ đến khai thác đồn điền. Vào thời
kỳ đó, khoảng những năm 1920-30, báo Nam Kỳ địa phận ra hàng tuần đã
khuyến khích người Annam khai thác đồn điền, mở mang kinh doanh, kỹ nghệ
để cạnh tranh với người Tây và cả với người Tầu như trong lời mở đầu của tờ
báo: "Tờ báo có ý khai đàng văn minh cho nhân dân đặng tấn phát cho bề đạo
việc đời đều thông thuộc. Vì thế trong nhựt báo 'sẽ biện luận về những điều đạo
lý, phong hóa, bá nghệ, bác học và văn tin... nên sự gì tốt và hữu ích thì đem
đặng vô hết' ". (trích lại trong bài Chữ Quốc Ngữ, giai đoạn sơ khởi của chính
tác giả). Nhà chỉ có hai chị em, chị là Agnès Nguyễn Hữu Hào đã hẳn có nếp
sống văn minh thành thị của lớp dân giầu có. Cuộc sống hai chị em cứ khách
quan mà nói là sung sướng, đầy đủ, được cưng chiều. Họ đã sống tuổi thanh
xuân êm đềm và mơ mộng. Và có lẽ đó là giai đoạn hạnh phúc nhất đời của
người thiếu nữ sau này làm Hoàng Hậu. Theo những bức hình chụp trong tờ
Indochine thì cả hai chị em đều cao lớn hơn hẳn những người phụ nữ Việt Nam
bình thường. Tôi mê bức ảnh Hoàng Hậu chải tóc rẽ, vấn khăn và nhìn nghiêng
bên trái, không nhìn thẳng. Những bức ảnh mặc đầm, hay những bức ảnh mặc
triều phục, hoặc ngay cả ngày cưới coi cũng được được vậy thôi. Theo cách
nhìn của tôi, có nhẽ cô Agnès không lấy gì làm xinh xắn lắm, gương mặt xương
xương, thiếu đầy đặn. Nhất là thiếu cái nét đoan trang, dịu hiền như cô Lan. Tôi
cứ nghĩ, phải cám ơn ông cái ông Tây nào đó đã chụp những bức hình mà Nam
Phương Hoàng Hậu đẹp như thế, lột được cả cái hồn, cái phần sâu thẳm của đời
sống bên trong. Phần cô Agnès, có vẻ Tây hơn. Cô đã lấy chồng sớm, học hành
chẳng hiểu đến lớp nào. Ông chồng là bá tước Didelot, làm công chức cho Tây.
Cả quãng đời tuổi thanh xuân này, gần như không có một ai có thể hé lộ cho
biết đời sống hai tiểu thư ra sao. Nhưng dựa vào một vài sự kiện mà suy đoán
thôi. Chẳng hạn, trong một bài viết của ông Nguyễn Tiến Lãng, con rể cụ Phạm
Quỳnh sau này đăng trên tờ Indochine có kể rằng, trước ngày đám cưới thì hai
chị em đến ở một căn nhà của gia đình ở đường Nguyễn Du bây giờ, tức quá
không nhớ số, trước ngày ra Huế. Điều đó cho thấy, các cô ở Sài Gòn để đi học
chứ không ở Gò Công. Thời đó, Sài Gòn chỉ rộng như cái bàn tay(2). Nhỏ lắm.
Bé lắm. Qua khỏi bến Nhà Rồng, sang Khánh Hội là lau sậy. Qua khỏi Nancy,
chợ Quán là đồng không mông quạnh. Chưa tới cầu Trương Minh Giảng đã là
bãi sình rồi. Các tiểu thư ở đường Nguyễn Du, mỗi sáng đi nhà thờ thì băng qua
đường Lê Văn Duyệt, tới đường Bùi Thị Xuân chừng nửa cây số là tới nhà thờ
Huyện Sĩ. Nhà thờ này theo thói quen lấy tên ông Huyện Sĩ hay Lê Phát Đạt vì
chắc là ông đã công hiến nhiều để xây dựng nhà thờ. Ông Huyện Sĩ lại là bác
ruột các tiểu thư. Nếp nhà như vậy, vừa giầu có, vừa có ăn học, vừa theo nếp
sống Tây phương với tư tưởng tự do phóng khoáng đã hẳn khác với các "công
tử Bạc Liêu" về lối sống, lối nghĩ, lối giải trí. Lớn lên, cô chị đã yên một bề
chồng con, phần Hoàng Hậu tương lai được cha mẹ gửi sang Pháp học trường
Couvent des Oiseaux. Có dư luận lẫn lộn Couvent des Oiseaux bên Pháp với
bên này, nhân tiện xin làm sáng tỏ thêm vấn đề này(3). Nói thêm chút nữa để
chứng tỏ mình có chút uyên bác. Hồi Bà học Couvent bên Pháp nhà trường hẳn
nằm ở phố Ponthieu và Verneuil. Nhưng hỏi Ponthieu ở đâu thì quả tình mù tịt
không biết. Có sách ghi cô đỗ tú tài Tây rồi mới về, điều này cũng không khẳng
định rõ được. Bảo Đại chỉ ghi: "Elle vient de terminer ses études au Couvent
des Oiseaux, en France". Tất cả thời gian này, không một ai biết cuộc sống
người thiếu nữ Tây học, duyên dáng, hiền thục ra sao. Chỉ biết, cô đã về nước
năm 18 tuổi.
2. CUỘC HÔN NHÂN CỦA CÔ NGUYỄN HỮU THỊ LAN
Cuộc gặp gỡ lần đầu.
Có một câu hỏi được đặt ra là cô Nguyễn Hữu Thị Lan đã quen và gặp
Bảo Đại trong trường hợp nào và ở đâu. Có một số tác giả cho rằng họ quen
nhau trên cùng một chuyến tầu thủy của hãng Messagerie Maritime về nước như
một cuộc tình duyên kỳ ngộ, lãng mạn. Một hoàng tử gặp giai nhân trên một
chuyến tầu, yêu nhau rồi quyết định chuyện hôn nhân. Trên tờ Indochine, có
một vài bài viết của ông Nguyễn Tiến Lãng, một người thân cận của Hoàng
Hậu, nhưng tôi cũng không thấy đoạn nào nói rõ về vấn đề này. Cho dù có đi
cùng chuyến tầu không chắc gì đã có thể gặp nhau. Nếu có chuyện đó thì vua
Bảo Đại hà cớ gì lại không nhắc đến trong hồi ký trích dẫn sau đây. Cái tật của
người Việt Nam là hễ có một người viết trật là kéo theo cả lô người khác xuống
hố theo. Dù sao, tôi cũng chẳng dám cả quyết gì về điều này. Nhưng một điều
không cần bàn cãi nữa là căn cứ vào tập hồi ký "Le Dragon d'Annam" của vua
Bảo Đại là đúng nhất. Vua Bảo Đại cho biết ông đã gặp Nam Phương Hoàng
Hậu ở Đà Lạt, chứ không phải ở trên tầu, ông đã gặp vào cuối năm 1932. Xin
trích dẫn ý của vua sau đây: "C'est alors qu'à la fin de l'année, m'étant rendu
pour quelques jours à Đà Lạt où séjournait également le gouverneur général
Pasquier, celui-ci, à l'occasion d'une rencontre dans les salons du Langbian
Palace, me présente une jeune fille qui était en compagnie de Mme Charles,
Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Hào, appartient à une famille de riches
propriétaires terrien de Cochinchine. Catholique, comme ses parents elle vient
de terminer ses études au Couvent des Oiseaux, en France. Elle a dix huit ans.
(Sách đã dẫn trang 63). Đọc đoạn văn trên, thấy có gì là lạ. Chẳng hiểu tại sao
cả đám người tai to mặt lớn lại không hẹn mà gặp nhau ở Đà Lạt. Có bà
Charles, người đỡ đầu cho Bảo Đại đi cùng với cô Lan, bà lại là bạn của gia
đình Nguyễn Hữu Hào. Có bài viết nói ông Lê Phát Đạt dẫn cháu gái đến ra mắt
Bảo Đại. Cô cháu gái lại ỉ ôi năn nỉ chán mới chịu đi, ăn mặc sơ sài thôi. Tôi
thiết nghĩ, ông Đạt không đủ tư cách để đường đột dẫn cháu gái ra mắt Hoàng
Thượng, nếu không có một sắp xếp trước. Cùng lắm ông chỉ là người thừa hành
thôi. Đích thị là có sắp xếp trước, có toan tính trước giữa bộ ba toàn quyền
Pasquier, ông bà Hào và chủ chốt là bà Charles. Cho dù trước đó có gặp nhau
trên tầu trên bè gì cũng không quan trọng. Sau buổi gặp gỡ ở Đà Lạt, kể như
định mệnh đã được an bài rồi. Sự sắp xếp này cũng rất bình thuờng và tự nhiên
ở cương vị của Bảo Đại. Vấn đề chính là họ đã yêu nhau và quyết định đi đến
hôn nhân: "Après quelques entretiens, un tendre sentiment nait entre nous. Nous
nous promettons de nous revoir".
Những trở ngại của cuộc hôn nhân.
Theo vua Bảo Đại, từ ngày hồi hương, rất nhiều những tin đồn chung
quanh việc chọn một người vợ cho Ông. Bà Từ Cung đã đành, các vị quan lớn
trong triều, mỗi người đều có người của mình để đề cử. Vua đã hẳn biết được
điều đó và Ông đã nhiều lần cho biết Ông quyết định không chấp nhận chế độ
đa thê vẫn thường thấy ở Việt Nam, về những tệ trạng tranh dành ngôi thứ giữa
anh em hoặc anh em cùng cha khác mẹ đến chỗ đâm chém nhau. Vua Minh
Mạng có đến 170 người con và để tránh cảnh tranh giành ngôi thứ, vua Minh
Mạng đã đặt ra tên gọi theo thứ tự đến 20 đời kế tiếp nhau để những dòng họ
theo đó theo thứ tự mà kế vị. Hai mươi đời đó được khắc vào tờ giấy bằng vàng
và tên gọi một người như thế được coi giấy Hộ tịch của mình.. Hai mươi chữ đó
nằm trong bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mà câu dầu gồm những chữ :
Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quí Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thể Thoại Quốc Gia Xương
Nhưng mới tới chữ thứ năm trong bài thơ thì triều đình nhà Nguyễn đã
không còn nữa, mặc dầu tên của vua Bảo Đại được lót bằng chữ Vĩnh có nghĩa
là muôn đời. Những ý nghĩa đó còn được tìm thấy trong những chữ tỉnh Thừa
Thiên, Vạn Thọ, Long Sàng, chỗ ở của Bửu Long được gọi là Tứ Phương Vô
Sự. Đã hẳn, hai ông bà Charles, bố mẹ đỡ đầu của vua không thể không bận rộn
trong việc kiếm tìm một người vợ cho vua. Cái khó là ở chỗ đó. Quá nhiều
người, quá nhiều đề cử, nếu không nói là những âm mưu gây ảnh hưởng nên dễ
gây bất đồng ghen tỵ, nói ra nói vô. Nhưng trở ngại lớn nhất là cô Nguyễn Hữu
Thị Lan là người theo đạo Ky tô giáo. Theo vua Bảo Đại, khi trở về Huế, ông đã
bầy tỏ ý định lấy vợ người theo đạo Kitô giáo và là người đã được đào tạo ở Tây
phương. Nghe tin đó, hẳn nhiên là Bà Từ Cung không đồng ý vì bà mong muốn
một cô dâu theo truyền thống Á Đông. Quan lại cũng ngấm ngầm chống đối. Tứ
phía chống đối dựa trên quyền lợi cá nhân cũng có, phe phái, miền cũng có, nại
cớ nguyên tắc truyền thống cũng có. Cô dâu "Mới Quá". Chữ "Mới" có vang
vọng muốn đồng nghĩa với thiếu văn hoá đạo đức cổ truyền. Người ta e ngại
cũng phải. Cứ nói tiếng Tây líu la líu lo cũng đủ ngại rồi. Sự nghi kỵ, thành kiến
tranh chấp, hiểu lầm còn đầy dẫy trong dân gian, nhất là trong đầu mỗi người.
Đặt mình vào địa vị vua và hoàng hậu tương lai mới hiểu được sự cam go không
thể vượt qua được của cuộc hôn nhân này. Rồi vấn đề giáo dục con cái theo đạo
Ky tô giáo nữa. Sẽ giải quyết ra sao khi hoàng tử kế nghiệp vua phải cử hành lễ
Tế Nam Giao hoặc thờ cúng tổ tiên. Lấy ai là người gìn giữ nếp sống, văn hóa
cổ truyền, cúng giỗ tổ tiên của cha ông để lại. Có một số tác giả đã viết không
đúng về vấn đề này. Nhất là giới Công giáo. Chẳng hạn cho rằng vua Bảo Đại là
người đã theo đạo Ki tô giáo. Thật ra đối với vấn đề tôn giáo, ông Bảo Đại rất
thoáng, minh bạch và rất trung lập. Ông không theo đạo nào cả. Như ông viết:
"Au palais, il n'y avait qu'un Dieu: L'empereur, fils du ciel". Vậy không hề có
chuyện đó. Ngay cả các Hoàng tử, Công Chúa chưa chắc gì đã rửa tội, theo đạo
Ki tô giáo. Một điều nữa, dư luận vẫn cho rằng Hoàng Hậu Nam Phương phải
xin phép Vatican rồi mới được lấy chồng. Nhưng theo hồi ký của Vua Bảo Đại,
chỉ sau khi làm đám cưới xong, ông mới gửi thư cho Giáo Hoàng Piô 11 một lá
thư qua trung gian người Pháp, vì thời đó ta chưa có liên lạc ngoại giao với
Vatican. Nếu Hoàng Hậu muốn xin phép thì phải gửi thư qua các cha cố, theo
hệ thống nhà đạo. Cho đến nay, chả có bằng cớ gì, chả có văn bản nào cho thấy
có phép chuẩn cả. Có thể chỉ là đồn đại. Vua Bảo Đại gửi thư cho toà thánh
không phải để xin phép, xin tắc gì cả mà bầy tỏ lập trường và quan điểm của
vua Bảo Đại. Hãy xem ông viết: "Cette lettre avait moins pour but de régler la
question personnelle de mon mariage et de l'éducation envisagée pour mes
enfants que d'apporter et de provoquer des éléments de réponse à un conflit
ouvert depuis des siècles et, plus encore, de faciliter la rencontrre entre deux
mondes: l'Occidental et l'Oriental, à travers notre pays d'Annam, 'terre de
rencontres', et à travers ma personne qui, pour la première, et
vraisemblablement pour la dernière, par l'éducaion recue, réunissait les
conditions d'une véritable confrontation entre deux civilisations". Đoạn văn trên
của vua Bảo Đại giúp dẹp hết những bàn tán bên lề, những chuyện tủn mủn thổi
phồng về chuyện đám cưới của ông với cô Nguyễn Hữu Thị Lan.
Những trở ngại mà cô dâu tương lai gặp và phải đương đầu.
Đặt mình vào địa vị Hoàng Hậu Nam Phương mới thấy thấm thía được
những trở ngại, những khó khăn mà Bà phải chịu đựng. Thật quả không dễ gì
lấy được một ông vua và cũng không dễ gì làm Hoàng Hậu(4). Nhưng lịch sử
cũng cho thấy không thiếu trường hợp trước đây xứ Nam Kỳ mà có lần vua Bảo
Đại đã gọi là miền đất hứa đã cống hiến cho triều Nguyễn những người con gái
tài ba và sắc đẹp: Bà Từ Dũ, tức cô Phạm Thị Hằng là vợ vua Thiệu Trị và là
mẹ vua Tự Dức. Bà là tiêu biểu cho một lớp người phụ nữ đức hạnh, có học
vấn, làm gương sáng cho mọi người trong triều đình. Sau đó đến bà Hồ Thị
Hoa, vợ vua Minh Mạng và cuối cùng là cô Nguyễn Hữu Thị Lan. Tên của bà là
Nam Phương Hoàng Hậu mang ý nghĩa đó, chỉ thị đó là Hương thơm của miền
Nam. Tên đó biểu thị cả nết lẫn người đem lại vinh dự cho người dân xứ Nam
Kỳ. (LTS: tác giả ghi chữ đậm) Nhưng cái khó lớn lao nhất Bà phải đương đầu
vì Bà là người Công giáo. Những chỉ dụ cấm đạo hồi nào mới chỉ vừa ráo mực.
Lòng người chưa ổn. Điều đó cũng chứng tỏ Bà là người có cá tính, can đảm và
trung thành với đạo giáo của Bà. Giả dụ một người đàn bà khác thì sao? Sẽ bỏ
tất cả, sẽ làm tất cả và bằng bất cứ giá nào để được làm Hoàng Hậu. Hiểu đến
cội nguồn mới hiểu được nhân cách của Bà, cái cao quý của một nhân phẩm và
cái trong sáng, ngay thẳng của một người đàn bà có giáo dục. Chỉ về một điểm
này thôi, Bà là người đáng nể trọng. Qua những người phục vụ chung quanh
vua và Hoàng Hậu sau này, mọi người không kể bất cứ ai đều bầy tỏ lòng kính
trọng và quý mến cái nhân cách của Bà.
3. NGÀY ĐÁM CƯỚI
Mọi chuyện đã xong. Dư luận cũng tạm ngưng tiếng nói. Những đám
mây mù đã tan. Phần lớn nhờ vào sự cương quyết đến cứng rắn của vua Bảo
Đại. Huế chờ đón một biến cố có một không hai trong lịch sử triều Nguyễn, một
mẫu nghi thiên hạ đến từ miền Nam với những sắc thái mới đến làm xôn xang
mọi người. Một cô gái xinh đẹp nhất miền Nam, Tây học, con nhà danh gia
vọng tộc cộng thêm là một người Ki tô giáo. Bấy nhiêu thứ đụng vào những sắc
thái truyền thống, cổ truyền đã gắn bó với Huế từ cả mấy trăm năm nay. Huế cổ
kính, Huế lãng mạn, Huế trầm mặc, Huế khép kín, Huế đẹp, Huế thơ. Huế có tất
cả, trừ một làn gió mới. Chuyện đó đã xảy ra. Vào ngày 20 tháng 3 năm 1934,
người con gái đến từ phương Nam mang theo cả cái hương thơm miền Nam đã
quyết định bước qua ngưỡng cửa hoàng cung, vào Cấm Thành. Và do tình yêu
gắn liền với định mệnh, một định mệnh không khỏi có trớ trêu, vào buổi sáng
mùa xuân đó, cả một cuộc đời mới đã mở ra. Bỗng chốc cô trở thành Hoàng
Hậu của cả nước. Từ nay, không còn ai nhắc đến cái tên Marie-Thérèse Nguyễn
Hữu Thị Lan nữa. Cô là Nam Phương Hoàng Hậu. Lòng chắc đầy cảm xúc suốt
hành trình từ trong Nam ra Huế, chen lẫn lo âu và sung sướng, trong niềm hân
hoan không gì tả xiết, mỉm cười chấp nhận những gì sắp tới xảy ra cho mình,
trong cảm thức mình là người độc nhất có cái vinh dự làm Hoàng Hậu cả nước.
Và trong phẩm phục áo mầu vàng, một ân huệ đặc biệt mà vua đã dành cho
nàng, đầu nàng đội mũ có kết trân châu bảo ngọc, đi hia mũi nhọn, tay cầm hốt
ngà tiến vào hoàng cung. Từ bên ngoài nhà khách trú của hoàng cung, cô đã
bước lên xe hơi để đi vào Cấm Thành, qua cửa Hiển Nhơn mà hai bên có những
người lính hầu, chân quấn xà cạp, đứng nghiêm chỉnh như những tượng gỗ.
Buổi lễ đã được diễn ra từ điện Cần Chánh. Hãy nghe Hoàng Thượng kể lại:
"J'ai en effet, décidé d'élever ma femme à la dignité d'impériatrice dès notre
mariage, alors que jusque-là ce titre n'était attribué qu'à la reine-mère, après le
décès de l'empereur. Revêtue de la longue et ample robe de Cour, chaussée de
costumes à la pointe retounée, coiffée d!une sorte de bonnet enrichi de
pierreries, pour la première fois dans l'histoire de l'Annam, une femme s'avance
seule, saluée par toute la Cour. Toujours seule, elle pénètre dans la grande
salle òu je l'attends, assis sur un trône bas" (trang 64). Vâng, bây giờ, chung
quanh đầy bá quan văn võ, Bà vẫn "seule" và cả đời bà sau này cũng "toujours
seule". Trong suốt hơn 10 năm sống ở Huế, Bà vẫn seule như thế giữa đám thị
nữ, quan thần, dòng tộc, giữa những sắc thái dị biệt miền, tiếng nói, tôn giáo,
nếp sống văn hoá, học vấn. Chỉ những sự khác biệt đó thôi cũng đẩy Bà vào tư
thế một mình Và đã theo đuổi suốt cuộc đời còn lại của Bà. Ôi nhận xét của Bảo
Dại trong ngày đám cưới không ngờ có tính cách định mệnh oan trái của đời Bà.
Sau buổi lễ, vua đã đưa Hoàng Hậu về điện Kiến Trung mà trước đó Ngài đã
cho sửa chữa lại thành một cung điện có những tiện nghi mới theo những tiện
nghi bên Âu châu, trong đó có phòng ăn, phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng
làm việc. Và nhất là phòng tắm và vệ sinh. Hồi còn trẻ, có dịp ra Huế khá nhiều
lần, ở lâu đến một tháng hơn tháng là thường. Tôi chỉ có một thắc mắc: Chẳng
biết vua chúa, cung phi đi cầu và tắm rửa ở đâu. Cả ngàn người như thế, không
thấy một cái cầu tiêu nhà tắm nào. Đó là nét lạ của Huế. Ai hiểu Huế hơn thì xin
chỉ cho. Hiểu ra rồi thì không khỏi buồn cười một mình. Từ nay, Bà ra vào điện
Kiến Trung mà trọng trách của Bà là cùng với vua cai trị thần dân, đặc trách lo
về những vấn đề xã hội theo lời yêu cầu của chính vua Bảo Đại. Để kết thúc
phần này, xin dẫn lời kể của vua Bảo Đại cho thấy vai trò quan trọng của ông bà
Charles trong cuộc hôn nhân này: "Le soir du mariage, nous invitons M. et Mme
Charles à diner. Estimant leur mission accomplie ils vont repartir pour la
France". (trang 64) Phải nhìn nhận ở đây, lần đầu tiên, vai trò người phụ nữ đã
thay tên đổi họ và đã hẳn, cách này cách khác đã ảnh hưởng trực tiếp trên xã hội
người phụ nữ Việt.
4. ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH CỦA HOÀNG GIA
Hoàng Hậu là phụ nữ đầu tiên có tân học, ảnh hưởng nếp sống, nếp
nghĩ Phương Tây, trọng tinh thần dân chủ, trọng ý thức xã hội. Bà không phải là
người chỉ quanh ra quẩn vào chờ cái đèn lồng tối hôm đó thắp sáng lên, rồi tíu
ta tíu tít chuẩn bị son phấn, đón tiếp như một thứ đồ giải trí cho vua. Bà tham dự
vào tất cả. Họp với các quan bộ lễ, bàn và nghị sự tổ chức các buỗi lễ tế Nam
Giao hay lễ Vạn Thọ. Chẳng hạn, lễ Vạn Thọ khánh tiết mừng sinh nhật vua
thường được diễn ra trong điện Thái Hòa. Tổ chức lễ Bái Khanh cho mọi người
có dịp bầy tỏ lòng trung thành đồng thời chúc thọ nhà vua trăm tuổi. Ngoài
đường, các học sinh đi diễn hành, tay cầm cờ Long Tinh, hát bài đăng đàn diễn
hành qua cửa Ngọ Môn. Bên trong hoàng thành thì tổ chức các màn múa hát do
các nữ học sinh trung học trình diễn và màn dâng hoa cho Hoàng Thượng và
Hoàng Hậu. Nên nhớ là không có những màn hát hoặc tuồng tích cổ nữa. Cũng
nên nhớ là con trai chỉ được đi diễn hành ngoài đường, ở ngoài hoàng thành mà
thôi. Chỉ nhớ lại các buổi lễ chúc thọ vua với lề lối tổ chức, cho nữ sinh vào ca
hát, dâng hoa, người ta hiểu những quyết định đổi mới đến từ đâu rồi. Bà cũng
là người phụ nữ đầu tiên ở nước ta cùng vua tiếp khách ngoại quốc như Thống
chế Tưởng Giới Thạch, Quốc trưởng Shianouk. Cái mà bây giờ người ta gọi là
vai trò đệ nhất phu nhân. Bà cũng là Hoàng Hậu đầu tiên xuất cung, tham gia
các sinh hoạt xã hội như đã đi thăm các cô nhi viện, trường nữ Trung học Đồng
Khánh Huế, Hànội, các cô nhi viện hoac cơ sở Xã hội v.v.. Ngày chủ nhật, Bà đi
lễ nhà thờ Phủ Cam như mọi người dân bình thường. Cũng là chuyện lạ. Dó là
người phụ nữ theo Kitô giáo đầu tiên trong ngôi vị Hoàng Hậu, ngôi vị mà ngày
nay nghĩ lại cũng khó mà tưởng ra là có thực. Sáng sớm tinh mơ, Bà ra khỏi
Hoàng Cung, không ngồi kiệu với màn che phủ kín làm bà khó chịu như ngồi
trong cũi. Nội điều đó thôi cũng có thể gây ra những xầm xì to nhỏ. Lần đầu
tiên, trong Hoàng cung, triều đình nhà Nguyễn, vóc dáng một người phụ nữ uy
nghi, đoan trang đem lại những nét đổi mới trong sinh hoạt cung đình: giản dị
hoá lễ nghi, giản dị trong những tương quan giao tiếp giữa bầy tôi và chủ, tư
tưởng phóng khoáng, ngay thẳng, ghét những xum xoe xu nịnh, những lời xàm
tấu. Lần đầu tiên, một người phụ nữ Việt Nam cùng vua tiếp đón các nguyên
thủ quốc gia khác trong vai trò đệ nhất phu nhân như bây giờ. Toàn quyền
Decoux đã hết lời khen ngợi bà là người đức hạnh, nề nếp, một sự tổng hợp hai
nền văn hoá đạo đức Dông Tây. Về phía quốc tế, Hoàng Hậu đã nhận được
những bằng khen của Hàn Lâm Viện Y khoa Pháp và của Hội Hồng Thập Tự
Quốc tế. Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung
của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở
thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng cho tất cả giới phụ nữ Việt Nam noi theo...
Nhất định giới phụ nữ Việt Nam nhờ vào Bà đã trở thành tấm gương để mọi phụ
nữ noi theo. Hình ảnh người phụ nữ nhờ đó được cải thiện, nâng cao và đổi mới.
Bà có năm người con lần lượt là Bảo Long, Phương Mai, Phương Liên, Phương
Dung và Bảo Thắng. Ngày thái tử Bảo Long ra đời, mồng 4 tháng 01, năm 1936
đã thi hành đúng như trong sách Hội Điển, người ta đã bắn 7 phát súng thần
công để loan báo tin mừng. Phải bắn 7 phát, vì theo tục lệ, đàn bà 9 vía còn đàn
ông 7 vía. Gia đình Hoàng gia theo lối sống mới ra bên ngoài như vua thường
lái xe đi nghỉ hè ở Nha Trang, Đà Lạt... (5) Hoặc đi trên du thuyền Phi Long, đi
câu cá ở biển Nha Trang để tránh nóng oi bức ở Huế. Cũng tại Đà Lạt, gia đình
Hoàng gia có dịp đoàn tụ với ông bà bá tước và các con của gia đình này. Đôi
khi Hoàng Hậu cũng theo vua đi câu hoặc đi săn thú rừng ở Ban Mê Thuột hay
Đà Lạt. Đây là những ngày tháng tương đối êm đềm và hạnh phúc của đời Bà.
5. NHỮNG NGÀY THÁNG ĐEN TỐI
Có được hơn mười năm êm ấm hạnh phúc. Những tháng ngày còn lại
báo hiệu những đám mây mù phủ kín tâm tư. Tháng 9 năm 1945, vua Bảo Đại
do sự thúc ép của Việt Minh buộc phải từ chức, thoái vị và nhận chức cố vấn bù
nhìn cho Hồ Chí Minh. Cuộc tiễn đưa cựu hoàng ra Hà Nội đầy bất trắc rủi ro.
Rủi ro về chính trị đã đành. Vậy mà rủi ro đến hạnh phúc gia đình lại là điều có
thực. Những tin đồn về những cô gái Hà Nội và cả những mệnh phụ đã không
thư từ mà vẫn tới Huế. Lý Lệ Hà là một trong số những người đó. Trong hồi ký
của Trần Văn Đôn, ông đã nói trắng ra một mệnh phụ phu nhân, bà TVC nữa.
Sự đời sao có thể éo le thế. Trong dịp Phan Khắc Hòe về Huế, người đã bán
đứng Bảo Đại, Hoàng Hậu đã hỏi thẳng Hoè về Lý Lệ Hoa. Hoè xác nhận là có
thực còn nói thêm đó là một cô gái đẹp. Hoàng Hậu bị xúc phạm nặng nề,
nhưng vẫn giữ sự im lặng vốn có của Bà, vẫn nhờ Hòe cầm một số tiền gửi ra
cho Bảo Đại chi dùng. Chẳng hiểu Phạm Khắc Hoè và Việt Minh có dính dáng
gì đến việc hủ hoá của Bảo Đại hay không. Nào ai biết được. Những người như
ông Mai Văn Hàm đã tài trợ cho Bảo Đại ăn ở Hà Nội lẽ nào hại Bảo Đại đến
thế. Nhưng hoàng thân anh em họ với Bảo Đại không lẽ cũng có cổ phần vốn
phá hoại gia đình ông Bảo Đại chăng? Chuyện đời khó biết được. Danh sách
những người đẹp lăng nhăng với Hoàng thượng thêm dài, một cô gái Tầu Hồng
Kông, Phi Anh và nhất là Mộng Điệp. Không thiếu những mệnh phụ tỉ tê, xàm
tấu với Bà. Bà nghe đã nhiều, thường giữ thái độ im lặng, có thể phần không
muốn nghe, phần đã quá rõ, phần tự ái không muốn ai nhắc tới. Có thể còn
muốn bảo vệ uy tín hoàng tộc và cho cả con cái Bà. Cứ thế, Bà ẩn nhẫn chịu
đòn một mình theo cái cách của người được ăn học, ngưới có nhân cách. Bà đã
tự chọn con đường của mình phải đi, từ giã vinh hoa, phú quý và nhất là chấp
nhận sự quên lãng của Hoàng thượng. Vì vậy, kể từ năm 1950, dòng họ Nguyễn
với Bảo Đại kể như không còn ở trong mắt Bà nữa. Năm 1950, con gái út mới 8
tuổi, ai có thể chia xẻ nỗi đau của Bà. Bà có thể làm gì được để gánh nổi cái gia
tài Bảo Đại đã để lại. Bà quyết định mang các con sang Pháp, phần lo chuyện
học hành của chúng là chính, phần tránh xa những nhớp nhúa của dư luận. Bạn
bè cũ nay còn ai. Gần không còn ai. Bà ra đi, Bảo Đại càng đi xuống. Nay thì có
những tôi thần như Bảy Viễn, Phan Văn Giáo cung cấp cho ông tất cả những gì
cần thiết ở đời: tiền bạc và gái đẹp. Phải chăng, ông chán ngán thế sự để buông
rơi vào chỗ bê tha. Phải chăng ông chán ngán tình đời đi tìm quên đời bằng thân
xác người phụ nữ. Lấy cái gì để bào chữa cho ông trong việc phẩy tay chuyện
đất nước. Viết về ông thấy cả đời ông chẳng làm đuợc tích sự gì, ông chỉ làm
được một điều tốt là cả đởi làm chính trị ông chẳng làm hại ai bao giờ, dù là
những người đã bỏ ông như Ngô Đình Diệm và nhất là Hồ Chí Minh. Cả cuốn
sách ông viết, chẳng bao giờ thấy ông hạch tội hay nặng nhẹ với những người
như ông Ngô Đình Diệm. Vậy mà tôi vẫn oán giận ông, chắc là tôi không cần
nói ra, ông vẫn khắc hiểu hơn ai hết. Nhưng dù sao, mọi chuyện cũng đã quá
muộn rồi. Nói gì nữa bây giờ cũng vô ích. Riêng Hoàng Hậu, tháng ngày còn lại
ở bên Pháp đã từng bước, bước đến chỗ để về. Mỗi ngày, mỗi năm tháng cứ héo
mòn đi như cái cây không có nước, cứ ủ rũ cho đến lúc tàn lụi. Ngày một, ngày
hai, mỗi ngày vẫn phải chạm chán với cuộc sống thực bên ngoài và nỗi cô đơn
bên trong. Nổi cô đơn từ mọi phía, nỗi cô đơn cã đời. Dến như tôi có thể dám
thốt ra lời này: Chỉ nhìn con mắt, cảm nghiệm được đời bà là một niềm cô đơn.
Đừng ai hạch hỏi tôi tại sao nói thế. Lại thêm vật chất không dư giả như trước
nữa, sức khỏe suy yếu vì bệnh suyễn và tim. Tháng ngày vẫn trôi qua, dần dần
những trông đợi thù đáp nơi người, niềm hy vọng có ngày trở lại bị xói mòn sẽ
dấy lên những câu hỏi về cuộc đời, về cớ sự đa đoan, về tình người và cuối cùng
về tình vợ chồng. Bà sống cô đơn thế nào thì mất im lặng như thế ngày 14-9-
1963 tại làng Chabrignac. Bên cạnh chỉ có hai hoàng tử và ba công chúa sau
mới về. Thực sự chỉ có hai người giúp việc bên cạnh lúc Bà mất. Phần đời Bà,
còn rất nhiều điều chưa được sáng tỏ còn nằm trú ẩn trong vùng bóng tối của
đời Bà. Nhưng phải chăng chính cái phần bóng tối này lại là nơi trú ẩn an toàn
nhất mà Bà muốn giữ lại đem về bên kia thế giới. Và nếu thực sự như thế thì
chúng ta chỉ còn biết tôn trọng ý nguyện của Bà và phải chăng Bà đã ra đi và
không còn gì để nhắn gửi và nói lại nữa. Một ngôi sao đã đổi ngôi. Số phận Bà
có gì trùng hợp với phận người phụ nữ nói chung. Có lẽ cần suy nghĩ thêm vẫn
chưa muộn.
Sau 40 năm tưởng nhớ Hoàng Hậu
______________________
Nam Phương hoàng hậu(1)
Kiến thức ngày nay số 239 ngày 10-3-97
Sau ngày hồi loan (9-1932), được trao nhiệm vụ bảo tồn nghi lễ của
triều Nguyễn, tôi đã hoàn tất một cách chân thành, mẫu mục. Hằng ngày, tôi
mang lễ vật đến dâng kính trước bàn thờ Liệt thánh và tranh thủ ngôi trầm tư
trong khu lăng tẩm giữa vùng quê tĩnh mịch tràn đầy chất thư của khốn Thần
kính.
Cũng trong tinh thần bảo tồn lễ nghi sau khi hỏi ý kiến triều thần, tôi hạ
Dụ phong cho hoàng mẫu tôi lên chức Hoàng thái hậu. Tiếp đến một sư kiện
quan trọng đã diễn ra và đã làm cho cuộc đời tôi có sự thay đổi hết sức quan
trọng.
Ngay sau ngày tôi hồi loan, trong hoàng cung đã xôn xao chuyện nạp
phi cho tôi. Đức Thái hậu, các thượng quan trong triều ai nấy đều có chuẩn sẵn
một ái nữ để tiến dâng cho tôi. Tôi không để ý đến mấy nhưng tôi cũng loáng
thoáng thấy đã có sóng gió trong việc tiến dâng này. Tôi rất rõ, theo truyền
thống, một ông vua muốn chọn phi tần cho mình đều phải dựa trên ý kiến của
triều đình, vì thế tôi đang chờ ý kiến dứt khoát của triều đình về người bạn đời
của tôi.
Mặt khác, như tôi đã từng nói, tôi cương quyết đả phá cái chế độ đa thê
đã thịnh hành hàng ngàn năm ở Việt nam. Khi tôn tôi lên làm Đông cung hoàng
thái tử, không có chuyện gì khó khăn rắc rối. Bởi vì tôi là hoàng tử độc nhất của
hoàng phụ tôi là Hoàng đế Khải Định. Nhưng tôi biết trong dòng họ nhà
Nguyễn đa có biết bao tấn bi kịch đẫm máu đã xẩy ra vì sự tranh chấp ngôi vị.
Sự tranh chấp này nhiều khi không giấu được những thủ đoan hèn hạ xấu xa
giữa anh em ruột hay anh em khác mẹ. Vì sự xấu xa ấy cho nên tôi muốn tránh
vết xe đổ ấy.
Hai ông bà Charles - người đỡ đầu cho tôi suốt trong thời gian tôi du
học tại Pháp (1922-1932), cũng rất quan tâm đến việc tìm cho tôi một người bạn
đời. Họ hy vọng sẽ tìm cho tôi được một người có cùng một nền học vấn như
tôi.
Nhân dịp cuối năm 1933 tôi đi nghỉ mát ở Đà lạt mấy ngày. Con gái
của Toàn quyền Pierre Pasquier cũng nghỉ mát ở đó.
Tại đại lảnh đường khách sạn Lang Lan, Toàn quyền giới thiệu tôi với
một thiếu nữ Việt nam đi cùng với bà Charles, cô Marle Therese Nguyễn Hữu
Hào (tức Nguyễn Hữu Thị Lan, con gái nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Là
người theo Đạo dòng, cô nàng vừa đến tuổi mười tám và cũng vừa mãn khóa
trường Couvent des Oiseaux ở Pháp.
Sau lần gặp gở đầu tiên ấy, chúng tôi hay bất ngờ gặp lại nhau. Marie
Therese rất thích thú những ngày du học bên Pháp. Cũng như tôi, cô rất yêu các
môn thể thao và âm nhạc. Cô có vẻ đẹp yểu điệu quyến rũ (charme délicat) của
thiếu nữ miền Nam. Trong triều đình nhà Nguyễn, việc tìm kiếm phi tần cho
vua thường thường hướng vào miền Nam. So với miền Trung hay xa hơn nữa lâ
miền Bắc, đối với triều Nguyễn, miền Nam vàn là vùng “đất hứa” (la terre
promise). Sau vài lần trò chuuyện một cảm tình êm dịu đã nhen nhóm trong
chúng tôi. Chúng tôi hứa hẹn sẽ gặp lại nhau.
Khi về lại Huế tôi đã thưa lại với hoàng mẫu tôi là bà Từ Cung về
những cuộc gặp gỡ này và ý định của tôi. Nghe tới thưa chuyện, mẹ tôi không
giấu được nét mặt lo lắng, nhất là khi bà biết người thiếu nữ ấy có đạo Thiên
Chúa và có Tây học như tôi. Mẹ tôi muốn có một người vợ vâng theo truyền
thống, có đủ tứ đức tam tòng. Bà cũng rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con cái
của những người theo đạo Thiên Chúa. Hơn nữa. đây không hoàn toàn chỉ là
vấn đề giáo mà thực sự còn là vấn đề sơn hà xã tắc. Bới vì, nếu con cái do cuộc
hôn nhân này sinh ra theo Thiên Chúa giáo thì rồi mai đây chúng kế vị lên ngôi
làm sao chúng biết phung thờ tôn miếu và làm lề tế Nam Giao. Triều đình nghe
việc ấy cùng hết sức lúng túng. Các ông tứ trụ bàn cãi sôi nổi. Thế rồi tôi cương
quyết bài trừ cái thủ tục cổ lỗ kia của Triều đình, trong cuộc gặp gỡ Marie
Thérese sau đó tôi ngỏ ý muốn cưới cô, và tôi sẽ báo cho Triều đình biết quyết
định của tôi.
Lễ cưới được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 năm 1934. Hôn lễ được cử
hành trước sự hiên diện của Triều đình và các quan chức đại diện Pháp. Đó là
một chuyện xưa nay chưa từng có. Sau khi cưới, tôi hạ một Sắc chỉ tấn phong
ngay cho bà hoàng của tôi phẩm tước (dignité) Hoàng hậu. Việc này phạm vào
điều cấm (tứ bất lập) có từ xưa của triều Nguyễn. Ngay hoàng mẫu của tôi cũng
chỉ được phong sau khi phụ hoàng của tôi đã hăng hà.
Tôi tấn phong cho bà hoàng của tôi là Nam Phương Hoàng hậu, có
nghĩa là bà Hoàng hậu hương thơm của miền Nam (Parfum du Sud). Đồng thời
cùng ban một Sắc chỉ đặc biệt cho phép Hoàng hậu được mặc áo màu vàng da
cam (couleur orange) - màu chỉ dành cho Hoàng đế. Lễ tấn phong được tổ chức
ngay tại điện Cần Chánh, là nơi thiết thường triều của nhà Nguyễn. Trước sân
chầu trải thảm hai màu đỏ và vàng dành riêng cho Hoàng đế bước lên. Các triều
thần họp mặt đông đủ. Hoàng hậu Nam Phương lộng lẫy trong bộ triều phục
hoàng hậu màu vàng, đầu đội vương miện kết bằng trân châu bảo ngọc, chân đi
đôi hia mùi nhọn, tay cầm hốt từ từ tiến vào, qua hai hàng triều thần cúi đầu
chào đón, để tiến đến tước ngai vàng mà tôi đang ngồi đợi bà. Đây là lần đầu
tiên trong lịch sử triều Nguyễn, một thiếu nữ đã tiến vào Cung vua như vậy.
Khi đến trước mát tôi, Hoàng hậu khấu đầu vái ba vái rồi vào ngôi bên
phải tôi trên một chiếc ngai vàng thấp hơn ngai vàng của tôi. Lễ tấn phong hoàn
tất nhanh chong. Tôi đưa Hoàng hậu lui về điện Kiền Trung và ở đó với tôi.
Đến chiều, Hoàng hậu qua Cung Diên Thọ triều kiến Đức Hoàng thái
hậu. Đức bà hoan hỉ và tiếp đón niềm nở. Triều đình lập một cuốn sách bằng
vàng (kim sách) dành cho Hoàng hậu Nam Phương. Sắc chỉ tấn phong Hoàng
hậu cho Nam Phương được niêm yết ở Toà Sắc chỉ (Pavillon des Edits, Phu Văn
Lâu).
Trong lúc chuẩn bị nạp phi, tôi đã cho sửa chùa lại điện Kiến Trung cổ
kính thành một cung điện tối tân, đầy đủ tiện nghi. Đây là một ngôi nhà được
trang bị theo kiểu châu Âu, có nhiều phòng ngủ, một phòng làm việc vâ một
buồng ăn. Theo chỉ thị của tôi, Hoàng hậu sẽ phụ trách các vấn đề xã hội. Sau
khi xem xét các phòng ốc, Hoàng hậu tỏ ra hết sức thích thú về sự xếp đặt này
của tôi. Vì chưa có biệt điện, thường xuyên chúng tôi ở điện Kiến Trung. Chúng
tôi lên Đà Lạt đều đều, vì cha mẹ của Hoàng hậu có một biệt thự trên ấy. Khi
mới lên Đà Lạt, chúng tôi ở trong nhà cha mẹ Hoàng hâu. Lúc ấy tại Đà Lạt,
triều Nguyễn chưa có một đại diện nào. Chỉ có một người Thượng đại diện cho
cao nguyên phía Nam nhưng cũng không có tước hiệu gì của Triều đình. Chúng
tôi liền cho xây một Cung điện ở Đà Lạt
______________________
Nam Phương hoàng hậu(2)
Theo “Kiến thức ngày nay” số 241 ngày 1-4-97
Hoàng hậu Nam Phương con nhà giàu, có Tây học, lại là tín đồ Thiên
chúa giáo nên hoàn toàn khác với mẫu người vợ vua có trong ý nghĩ của bà
Hoàng thái hậu xuất thân dân dã miền Trung, Từ Cung. Bởi thế bà Từ Cung đã
hết sức sửng sốt khi nghe Bảo Đại muốn kết hôn với Nam Phương. Nhiều vị đại
thân trong triều đinh Huế cũng cùng một tâm trạng với đức bà. Nhưng cuối
cùng không ai có thể ngăn cản được Bảo Đại. Thực hiện ý muốn của Báo Đại,
triều đình Huế tổ chức cưới bà Nam Phương cho Bảo Đại một cách long trọng.
Và thật bất ngờ, người com gái Nam bộ có Tây học, tín đồ Thiên chúa
giáo ấy đã làm dâu xứ Huế, hồi ấy nặng về Phật giáo và Nho giáo, một cách chu
toàn. Trong những năm chồng bà làm vua cũng như nhưng năm tháng lao đao
nổi trôi nổi vận nước trong tay thực dân Pháp, bà luôn luôn xứng đáng là bậc
mẫu nghi thiên hạ. Bà có với vua Bao Đai hai hoàng tử (Bảo Long, Bảo Thăng)
và ba công chúa (Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung) và đã khiến bà
Từ Cung không thể không quý trọng.
Người mẹ trong điện Kiến Trung
Điện Kiến Trung làm từ thời Khải Định (1923). Sau ngày hồi loan 1932
Bảo Đại đã cho tu sửa và trang trí nội thất theo phong cách châu Âu. Gia đình
Bảo Đại sinh sống ở đây. Còn điện Càn Chánh dành cho các vua Nguyễn trước
kia chỉ để thờ. Điện Cần Chánh là nơi làm việc thường ngày của các vua trước
thời Khải Định được dùng để trưng bày cổ vật quý hiếm của Nguyễn Triều.
Ngoài vai trò nhà ở, điện Kiến Trung còn là nơi làm việc thường ngày của vua
Bảo Đại và nói các của ông. Tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại cũng đã tiếp phái
đoàn nước VNDCCH do nhà sử học Trần Huy Liệu dẫn đầu bàn về việc vua
Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm lại cho Chính phủ cách mạng. Hoàng hậu Nam
Phương được giao phụ trách việc dạy dô con cái. Các con bà đều có nơi ăn, nơi
ngủ riêng. Hoàng từ Bảo Long, sau khi được phong Hoàng thái tử được ra học
tại lầu Tứ Phương Vô Sự, ngay trên cửa Hoa Bình phía sau điện Kiến trung.
Hoàng hậu Nam Phương được một cô xẩm (Trung Hoa) giúp săn sóc các con
nhỏ, một phụ nữ người Thụy Sĩ làm khán hộ, một bà giáo người Pháp dạy tiếng
Pháp cho các con bà. Từ năm 1942, triều đình đã mời thầy Ưng Quả làm “Đông
cung giáo đạo” (thầy giáo của Hoàng thái từ). Thầy Ưng Quả là cháu nội của
Miên Trinh Tuy Lý Vương, thầy giáo nổi tiếng giỏi nhất thời bấy giờ. Thầy Ung
Quả dạy chữ Hán và dạy văn minh văn hóa Đông Tây cho các hoàng tử, công
chúa. Mặc dù đã có thầy dạy ngay trong điện Kiến Trung, Hoàng hậu Nam
Phương vẫn cho các con gái bà sang học trường nữ Đồng Khánh để các con hòa
nhập với đời thường. Nhiều hôm theo ôtô đi đón con, bà bắt gặp các công chúa
bị các cô giáo trường Đồng Khánh phạt quỳ úp mặt vào tường, bà rất đau lòng,
nhưng phải ngoảnh mặt đi để tỏ sự cung kính đối với các nhà giáo.
Ngoài việc dạy dỗ con cái, lo việc gia đình trong điện Kiền Trung,
Hoàng hậu Nam Phương còn phải cùng với Bộ Lễ lo lễ tiết, cúng kỵ trong Nội,
thăm hỏi sức khỏe của các bà Tiên Cung, Thánh Cung (bà nội của vua Bảo Đại)
và bà Từ Cung (mẹ vua). Bà là hình ảnh mẫu mực của một “nàng dâu” thảo thời
bấy giờ.
Hoạt động xã hội từ thiện
Được sự đồng ý của vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương, ngoài
“việc nhà”, còn hay xuất cung đến thăm các trường Đồng Thanh. Nữ công học
hội của Đạm Phương nữ sử, các tổ chức phụ nữ của người Việt và người Pháp,
đến các nhà thờ nghèo để làm từ thiện. Bà nguyên là cựu nữ sinh trường
Couvent des Olseaux tal Paris, nên bà đã đứng ra bao trơ cho trường Couvent
des Oiseaux tại Đà Lạt dành cho nữ sinh trên toàn cõi Đông Pháp. Hằng năm tại
Huế, vào mùa phát phần thưởng cuối niên học, bà được mời đến Nhà tiếp tân L’
Accueil phát phần thưởng danh dự cho các học sinh giỏi ở Trung Kỳ. Những
người được bà trao giải thưởng rất lấy làm vinh dự. Những hoạt động từ thiện
của bà không những nổi tiếng ở Việt nam mà còn có tiếng vang đến các tổ chức
quốc tế như Viện hàn lâm Pháp, Hội chữ thập đó quốc tế. Nhờ những hoạt động
xã hội từ thiện của bà mà năm 1939, trước lúc Thế chiến II (1939-1945 khai
hỏa, bà và gia đình đã được tiếp kiến Giáo hoàng.
Làm ngoại giao giúp chồng
Với dung nhan tuyệt vời, sự nhân hậu, lòng tốt và sư thông minh luôn
hiện trên khuôn mặt và cử chỉ điềm đạm mẫu mực của bà, bà đã gây được ảnh
hưởng tốt cho vua Bảo Đại trong công tác đối ngoại. Năm 1942, Quốc vương
Sihanouk đến thăm Huế, được bà tiếp kiến. Quốc vương rất có cảm tình với vợ
chồng bà. Cũng năm ấy, theo lời mời của Quốc vương Sihanouk, bà đã tháp
tùng vua Bảo Đại tự lái xe qua Nam Vang, thăm kỳ quan Đế Thiên Đế Thích.
Trên đường qua Nam Vang, bà đã theo chồng về Gò Công bái lạy bàn thờ tổ
của dòng họ Phạm Đăng của bà cố Từ Dũ. Mỗi khi vua Bảo Đại sắp bị thực dân
Pháp bắt ép ký những văn bản có hại cho dân cho nước, bà thường khuyên nhà
vua lánh đi nghỉ mát ở Đà Lạt, Nha Trang, Qui Nhơn, hoặc đi săn trên rừng Ban
Mê Thuộc hoặc ngoài rừng miền Tây Quảng Trị.
Một hành vi đẹp
Sau khi trao ấn kiếm (30-8-1945) vua Bảo Đại, với tư cách công dân
Vĩnh Thụy, đà được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội làm cố vấn cho
Chính phủ VNDCCH. Trước khi cựu hoàng rời Huế, hoàng hậu Nam Phương,
không một chút nuối tiếc, đưa các con ra khỏi điện Kiến Trung để về sống tại
cung điện mùa hè An Định bên bờ sông An Cựu. Lúc ấy các bà mệnh phụ tiến
bộ có nhiều dịp lui tới thăm bà và kể lại tình hình cách mạng đang diễn ra ở Huế
cho bà nghe.
Sau đó không lâu, ông Trần Hữu Dực được Chính phủ cử vào Huế tổ
chức bộ máy chính quyền Trung bộ, và phát triển các đoàn thể quần chúng. Để
lo liệu kinh phí cho vô số nhu cầu, nhất là cho cuộc kháng chiến Nam bộ, nhà
nước đã tổ chức những Tuần lễ vàng, Tuần lễ bạc, Tuần lễ đồng và kêu gọi toàn
dân thực hiện hũ gạo đồng tâm. Nhân dân Huế nhiệt liệt hưởng ứng. Đồ trang
sức, bạc, đồ cổ tự khí đều đem ủng hộ cho Nhà nước. Báo Quyết chiến hồi ấy
viết rằng: “Một phân vàng là một cây súng tối tân, một ly vàng là một viên đạn
lớn”. Hoàng hậu Nam Phương là một trong những người ủng hộ nhiệt tình Tuần
lễ vàng.
Hoàng hậu Nam Phương nổi tiếng đẹp, và cũng nổi tiếng là người ăn
mặc, trang sức giản dị. Bỗng một hôm người ta thấy bà xuất cung An Định với
quần áo dài, khăn vểnh màu vàng, kiềng vàng trên cổ, lòng vàng đeo tai, hai cổ
tay hai đôi xuyến vàng và mười ngón tay đeo mười chiếc nhẫn vàng. Thấy thế,
các bà mệnh phụ hơi ngạc nhiên. Họ bẩm bà:
- Thời cách mạng, bà ăn diện làm chi nữa.
Bà lặng thinh không đáp.
Hôm ấy là ngày 17-9-1945, bà Nam Phương đi dự khai mạc Tuần lễ
vàng tổ chức tại bờ Nam sông Hương (gần Đài phát thanh Huế ngày nay). Bà
vừa đến thì buổi lễ bắt đầu. Bà là người đầu tiên được dược sĩ Phạm Doãn Điềm
- Trưởng ban tài chính tỉnh Thừa Thiên, mời góp vàng để nuôi quân và mua
súng đạn. Bà đến bên một cái bàn trải khăn đỏ từ từ cởi hết số vàng đang đeo
trên người đặt trước mặt người thư ký. Người này thống kê số vàng và trao cho
bà một tờ biên lại do chính dược sĩ Phạm Doãn Điềm kỷ. Lúc ấy các bà mệnh
phụ mới hiểu ra. Các vị đại diên chính quyền Trung bộ và nhân dân tham dự
buổi lễ vỗ tay hoan hô bà nhiệt liệt. Bà được gắn một huy hiệu có hình cờ đỏ
sao vàng. Ông Trần Hữu Dực thay mặt chính quyền Trung bộ mời bà chủ tọa
Tuần lễ vàng ở Huế. Bà vui vẻ nhận lời. Tuần lễ vàng kéo dài đến ngày 24-9-
1945 các hào phú ở Huế noi gương bà Nam Phương đem vàng đi hiến rất đông.
Theo báo Quyết chiến, dân Huế góp được 925 lượng vàng. Hai người nộp nhiều
nhất là các ông Nguyễn Duy Quang - nguyên Ngự tiền văn phòng của vua Bảo
Đại (42 lượng) và ông Ưng Quang (40 lượng). Sau ngày toàn quốc kháng. chiến
(19-12-1946), người Pháp trở lại chiếm đóng Huế. Sợ người Pháp trả thù hành
vi vua Bảo Đại thoái vị trao ấn kiếm cho chính phú Cách mạng và làm cố vấn
cho Chính phủ chống Pháp, bà phải đưa các con vào ẩn náu trong một nhà thờ
của các linh mục người Canada ở Huế. Mãi đến năm 1948, bà và các con bà
mời qua Pháp. Từ đó bà sống âm thầm cho đến ngày qua đời (1963).
______________________
Nam Phương hoàng hậu(3)
Bài Tôn Thất An Cựu
Kiến thức ngày nay số 241 ngày 10-4-97

Trong gần sáu mươi năm qua, kể từ khi Triều Nguyễn chấm dứt vào
năm 1945 đến nay, có rất nhiều người viết về cựu hoàng Bảo Đại, vị vua cuối
cùng của nhà Nguyễn. Nhưng rất ít người nhắc đến bà Hoàng hậu cuối cùng, tức
Nam Phương hoàng hậu. Có chăng thì cũng chỉ nhắc đến một vài chi tiết viết
chung trong tài liệu nói về vua Bảo Đại. Hoặc nói cho đúng thì chưa có ai viết
một tài liệu riêng về Hoàng hậu Nam Phương. Do đó nên cũng rất ít người biết
đến một bà Hoàng hậu mà trong thời gian giữ ngôi vị mẫu nghi thiên hạ đã có
nhiều đóng góp cho Hoàng tộc Nguyễn Phước và cho xã hội lúc bấy giờ.
Để tưởng nhớ đến một người đàn bà tài sắc, đức hạnh và mẫu mực, đã
từng là đệ nhất phu nhân của nước Việt nam suốt mười một năm, tôi xin ghi lại
đôi điều về Nam Phương hoàng hậu mà tôi đã tham khảo theo tài liệu của người
bí thư của bà, ông Nguyễn Tiến Lãng, con rể của cố học giả Phạm Quỳnh và
một số tài liệu khác thu thập trong cuốn hồi ký của cựu hoàng Bảo Đại và của
hai sử gia Pháp là Jean Renaud và Daniel Grandclément như dưới đây:
Nam Phương Hoàng Hậu, khuê danh Nguyễn Hữu Thị Lan hay là
Marie Thérèse, sinh năm 1914 tại Gò Công Nam phần, con của đại điền chủ
Nguyễn Hữu Hào và là cháu ngoại của ông Lê Phát Đạt, tức huyện Sỹ, một
trong những người giàu có nhất miền Nam, có thể sánh ngang hàng với gia đình
Bạch công tử ở Bặc Liêu. Ông huyện Sỹ là người đã bỏ tiền ra xây cất ngôi
thánh đường nguy nga ở cuối đường Võ Tánh Sài gòn thường được gọi là nhà
thờ huyện Sỹ mà đến nay vẫn còn tồn tại.
Năm 1926, Nguyễn Hữu Thị Lan, 12 tuổi, được gia đình cho sang Pháp
tòng học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng thuộc loại
nhà giàu ở Paris do các nữ tu điều hành. Sau khi thi đậu Tú tài vào năm 1932,
cô gái miền Nam theo chuyến tàu của hãng Messagerie Maritime trở về nước.
Tình cờ trên chiếc tàu nầy có ông vua Việt nam hồi loan sau khi hoàn tất việc
học, đó là vua Bảo Đại mà hồi đó giới sinh viên ở Pháp thường gọi một cách
thân mật là Prince Vĩnh Thụy.
Tuy cùng trên một chiếc tàu bồng bềnh giửa đại dương một thời gian
khá lâu nhưng Nguyễn Hữu Thị Lan chưa có cơ hội làm quen với vị Vua trẻ
tuổi. Mãi cho đến gần một năm sau, nhân dịp vua Bảo Đại nghỉ mát tại Đà Lạt
và do sự sắp đặt của Toàn quyền Đông Dương, viên Đốc Lý (tức Thị Trưởng
sau nầy) thành phố Đà Lạt tổ chức một buổi dạ tiệc tại khách sạn Palace (sau
gọi làkhách sạn Langbian) để tìm cách cho hai người gặp nhau. Tối hôm đó,
trong chiếc áo lụa màu thiên thanh, Nguyễn Hữu Thị Lan đã xuất hiện trước
Hoàng đế Bảo Đại để rồi chiếm gọn trái tim của một người có địa vị cao nhất
nước.
Tưởng cũng nên nói thêm là trước đây có nhiều nguồn tin nói rằng vua
Bảo Đại đã gặp Marie Thérèse trên chuyến tàu thủy từ Pháp về Việt nam, nhưng
căn cứ vào hồi ký của vua Bảo Đại và tiết lộ của Hoàng hậu Nam Phương được
chúng tôi trích dẫn dưới đây thì hai người đã gặp nhau trong một hoàn cảnh
khác.
Nhờ tòng học ở một trường thuộc nhà Dòng, được các nữ tu chỉ dạy các
lễ nghi Tây phương đối với Vua Chúa nên tối hôm đó, lúc vừa diện kiến vua
Bảo Đại, Nguyễn Hữu Thị Lan đã quỳ một gối và cúi đầu sát mặt đất để tỏ lòng
tôn kính nhà Vua. Lẽ tất nhiên, một vị vua trẻ tuổi và hào hoa như vua Bảo Đại
thì làm sao ông có thể không xiêu lòng trước sắc đẹp mỹ miều của Nguyễn Hữu
Thị Lan. Và chuyện sẽ đến đã đến: đám cưới của vị thiếu quân hào hoa với một
nữ lưu tràn trề hương sắc miền Nam đã diễn ra tại Huế ngày 20-3-1934. Ngay
ngày hôm đó Nguyễn Hửu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu với danh
hiệu Nam Phương. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu
ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các bà vợ Vua thuộc triều Nguyễn. Vì
mười hai đời vua Nguyễn trước kia, các bà vợ Vua chỉ được phong tước Vương
phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.
Nhắc đến cuộc nhân duyên với Hoàng hậu Nam Phương, cựu hoàng
Bảo Đại đã ghi lại trong cuốn Con rồng Việt nam:
“Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để
trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường
Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích
thể thao và âm nhạc. Cô ta có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một
chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu
cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền
Nam. Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ
nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền
Nam làm vợ, hình như ứ các Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ
Cao Hoàng (tức vua Gia Long) đã được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc
khôi phục giang sơn. Chính đó là sự ràng buộc tình cảm giữa Hoàng triều Huế
với người dân miền Nam”.
Về phần Hoàng hậu Nam Phương, bà đã nhắc lại “cái thuở ban đầu lưu
luyến ấy” như sau:
“Hôm đó ông Darle, Đốc Lý thành phố Đà Lạt gởi giấy mời cậu Lê
Phát An tôi (Lê Phát An là anh ruột bà Nguyễn Hữu Hào) và tôi đếnù dự dạ tiệc
ở Hotel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa với tôi là chỉ
đến tham dự một chút và vái chào nhà Vua xong là về nên tôi phải đi một cách
miễn cưỡng và tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài thôi. Chúng tôi đến trễ nên buổi
tiệc đã bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồiõ ngoài hiên thì ông Darle trông
thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà.
Vừa đi ông vừa nói: “Ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được”. Khi
cánh cửa phòng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành
chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng mình cúi chào và
kính cẩn nói:
-Votre Majesté, Monsieur Lê Phát An et sa nièce, Mademoiselle Marie
Thérèse. (Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô
Marie Thérèse)
Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux từng chỉ dạy nên tôi biết
phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với bậc Quân Vương, vì vậy tôi đã không
ngần ngại đến trước mặt Hoàng đế, qùy một gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến
khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy tôi mới đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng
lúc tiếng nhạc vừa trổi theo nhịp điệu Tango, Ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn
nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.
Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài
rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà Vua lưu ý
một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt nam duy
nhất nói tiếng Pháp và theo đúng cung cách lễ nghi Âu tây đối với Ngài”.
Sau lễ cưới, vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại
điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Điện nầy xây cất từ thời vua Khải
Định nhưng được sửa chữa và tân trang các tiện nghi Tây phương vào đầu triều
vua Bảo Đại.
Tại điện Kiến Trung, Hoàng hậu Nam Phương đã lần lượt hạ sinh 5
người con gồm có:
- Thái tử Bảo Long, sinh ngày 4-1-1936
- Công chúa Phương Mai, sinh ngày 1-8-1937
- Công chúa Phương Liên, sinh ngày 3-11-1938
- Công chúa Phương Dung, sinh ngày 5-2-1942
- Hoàng tử Bảo Thắng, sinh ngày 9-12-1943
Thường ngày, ngoài việc chăm sóc dạy dỗ con cái, thỉnh thoảng hoàng
hậu Nam Phương phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ lạc trong cung
đình, lo việc cúng giỗ các Tiên đế và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung và
Hoàng thái hậu Từ Cung, tức mẹ vua Bảo Đại. Tóm lại, bà rất chu toàn bổn
phận làm dâu.
Ngoài việc quản trị nội cung như đã nói trên đây, hoàng hậu Nam
Phương còn tham gia các việc xã hội và từ thiện. Như đi thăm trường nữ Trung
học Đồng Khánh ở đường Jules Ferry (tức Lê Lợi sau nầy), bà thường tiếp xúc
với các Giáo sư, nhắc nhở họ cố gắng làm tròn thiên chức của một nhà mô
phạm; đi thăm Nữ Công Học Hội ở đường Khải Định (tức đường Nguyển Huệ
ngày nay). Theo lời nử sĩ Đạm Phương sau nầy kể lại thì có lần Hoàng hậu Nam
Phương bảo bà làm đơn xin phép Bộ Giáo Dục đem môn nữ công gia chánh vào
học đường. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học
sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà dòng Cứu Thế.
Ngày nay, không ai còn lạ lùng khi trông thấy quý vị đệ nhất phu nhân
xuất hiện nơi công cọng để giúp chồng trong việc ngoại giao, nhưng cách đây
sáu mươi năm, Hoàng hậu Nam Phương giúp vua Bảo Đại trong việc tiếp kiến
các nhà ngoại giao là một điều quý hiếm. Vào thời đó, nhiều người ở kinh đô
Huế đều biết trong những lần vua Bảo Đại tiếp đón các quốc khách như Thống
Chế Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Quốc Vương Soupha Vangvong Lào
quốc hoặc Quốc vương Sihanouk của Cao Mên v. v... đều có sự hiện diện của
hoàng hậu Nam Phương. Lần vua Bảo Đại tự mình lái xe hơi đi thăm Nam
Vang cũng có mặt Hoàng hậu tháp tùng.
Chi tiết đáng kể nhất là việc Hoàng hậu Nam Phương đã đem lại hòa
khí giữa các chức sắc đạo Thiên Chúa ở Việt nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn.
Vì như chúng ta đã biết, đạo Thiên Chúa với các vị vua triều Nguyễn vốn có
những căng thẳng lịch sử thì Nam Phương hoàng hậu, như một làn gió mát, đã
thoa dịu sự căng thẳng lịch sử tưởng chừng như không bao giờ thay đổi.
Nhân đây, tưởng cũng nên nhắc lại một hành động chứng tỏ lòng thiết
tha với quê hương đất nước của Hoàng hậu Nam Phương mà chúng tôi mới tìm
thấy trong tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac
ấn hành năm 1949:
Số là sau khi quân Pháp dựa vào thế lực của quân Anh quốc để gây hấn
ở miền Nam với ý đồ tái chiếm thuộc địa Việt nam. (Xin lưu ý bạn đọc lúc cuộc
chiến khởi đầu tại Nam phần là thuần túy giửa thực dân Pháp một bên và một
bên là người Việt nam chống lại sự đô hộ của người Pháp, không giống thực
chất cuộc chiến Quốc Cộng sau nầy). Lúc đó vua Bảo Đại đã từ chức, bà Nam
Phương đang ở tại An Định cung bên bờ sông An Cựu. Đau lòng trước thảm
cảnh mà đồng bào miền Nam, quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, cựu
hoàng hậu Nam Phương đã gởi một Thông điệp (Message) cho bạn bè ở Aõu
châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời
lẽ như sau:
“Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt nam đã thoát khỏi sự đô hộ của
người Pháp nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay
của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt nam lại tiếp
tục chảy trên mãnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động nầy của thực
dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành
viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày
tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm
tàn phá đất nước tôi.
Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn
bè của tôi và bạn bè của nước Việt nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính
phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và
chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào
của chúng tôi”.
Ký tên:
Bà Vĩnh Thụy
(tức Hoàng hậu Nam Phương)
Trong một dịp tiếp xúc riêng tư, một người Việt nam trong ngành ngoại
giao trước năm 1975 hiện ở Pháp nói với chúng tôi rằng bức thông điệp trên đây
đã được bàứ Nam Phương gởi đến Tổng Thống Truman của Hiệp Chủng Quốc
vào đầu năm 1946 để nhờ can thiệp. Tuy nhiên, đối với một tin tức có tính cách
lịch sử nhưng vì không được tận mắt nhìn thấy trên giấy trắng mực đen nên tôi
xin ghi lạiự nơi đây với tất cả sự dè dặt thường lệ.
Bà Hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn đã trút hơi thở cuối cùng tại
làng Chabrignac, một vùng quê thuộc miền Bắc nước Pháp theo như lời thuật lại
sau đây:
Ngày 14 tháng 9 năm 1963, vào khoảng 5 giờ chiều, cựu hoàng hậu
Nam Phương cảm thấy mệt bèn cho người nhà đi mời Bác sỹ đến thăm mạch.
Sau khi chẩn khám, Bác sĩ cho biết bà bị viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài
hôm là khỏi. Nhưng không dè, Bác sĩ vừa rời khỏi nhà chừng vài tiếng đồng hồ
thì bà cảm thấy khó thở. Ngươiứ nhà bèn nhờ một người Pháp hàng xóm đi mời
một Bác sĩ khác, nhưng người Bác sĩ thứ hai chưa đến kịp thì cựu hoàng hậu
Nam Phương đã êm ái lìa đời ngay trong đêm đó khi vừa tròn 49 tuổi. Ngoài hai
người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà
trong giờ phút lâm chung, vì các con bà đều ở tận Paris để làm việc và đi học.
Đám tang của bà Hoàng hậu Viêt Nam lưu vong được tổ chức một cách
sơ sài lặng lẽ như những năm tháng cuối đời của bà. Hôm đưa đám, ngoài hai
Hoàng tử và ba Công chúa đi bên cạnh quan tài của mẹ không có một người bà
con nào khác. Về phía quan chức Pháp thì chỉ có ông quan đầu Tỉnh Brive la
Gaillarde và ông Xã Trưởng Chabrignac.
Trong suốt thời gian tang lễ cựu hoàng Bảo Đại cũng không có mặt mà
sau nầy, kẻ viết bài nầy trong thời gian ở Pháp được nghe kể lại thì khi hay tin
mẹ chết, công chúa Phương Liên tức tốc đánh điện tín báo tin cho cựu hoàng
nhưng gặp lúc cựu hoàng vắng nhà vì bận đi chơi xa với bà Mộng Điệp, vì vậy
mà cựu hoàng Bảo Đại không hay biết gì nên đã vắng mặt trong ngày đám tang
của một người mà có thời đã cùng ông đầu ấp tay gối. Sự kiện đó đã gây sự hiểu
lầm khiến về sau các Hoàng tử và Công chúa đã ôm lòng oán hận người cha mà
họ nghĩ là một người chồng không trọn nghĩa thủy chung!
Trong lần trở lại Pháp vào tháng 4 năm 1999, do đề nghị của một người
bạn thường giao thiệp với Hoàng tử Bảo Long, từ Paris tôi theo người bạn đi về
làng Chabrignac, cách tỉnh Brive la Gaillarde ba mươi cây số để viếng mộ
Hoàng Hậu Nam Phương.
Gió chiều nghĩa trang lồng lộng thổi, trước mắt tôi là một ngôi mộ đơn
sơ với tấm bia đá hai mặt ghi hai hàng chữ bằng hai thứ tiếng khác nhau, mặt
trước viết chữ Hán, mặt sau viết chữ Pháp như dưới đây:
Bia chữ Hán: ĐạI NAM NAM PHƯƠNG HOàNG HậU CHI Mộ, có
nghĩa là:
“Mộ phần của bà Hoàng hậu nước Đại Nam là Nam Phương”.
Bia chữ Pháp: ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE D'ANNAM NÉE
MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN, có nghĩa là: “Đây là nơi an nghỉ
của bà Hoàng hậu Việt nam tên là Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan”.
Tôi lặng nhìn ngôi mộ với những cành hoa đã úa vàng lăn lóc đó đây,
lòng bồi hồi nhớ lại hơn năm mươi năm trước, từ nhà tôi đi dọc theo bờ sông An
Cựu, mỗi khi đi ngang cung An Định tôi ngẩng nhìn lên bao lơn, nhiều lần tôi
bắt gặp Hoàng hậu Nam phương đang tựa lưng vào tường, mắt đăm đăm nhìn
đám lục bình trôi lờ lững giữa giòng sông. Tự nhiên lòng tôi se lại, thương tiếc
bà Hoàng hậu của kinh đô Huế thuở nào và buồn cho chính thân tôi, một thời
thơ ấu nay đã đi qua! Thuở ấy, có một đôi lần tôi đứng xếp hàng trong hàng ngủ
học sinh Tiểu học để đón chào Hoàng hậu. Chúng tôi, với nét mặt rạng rở tay
cầm cờ vàng phất lia lịa mỗi khi Hoàng hậu xuất hiện và hướng mắt về phía
đám nhóc con Tiểu học. Than ôi! Ngày ấy nay còn đâu?
Tôi kính dâng lên hương linh Hoàng hậu Nam Phương những hàng chữ
thô thiển nầy và xin Hoàng hậu chứng giám cho lòng kính trọng vô vàn của
người viết khi ghi lại những chi tiết về cuộc đời trong sáng của bà.
Tháng 9 năm 2000. Kỷ niệm 37 năm ngày mất của Hoàng hậu Nam
Phương
Tôn Thất An Cựu
Tài liệu tham khảo:
- La Famille d'Annam của Nguyễn Tiến Lãng
- Le Dragon d'Annam của Bảo Đại
- Souverains et Notabilités củaJean Renaud
- Les Derniers Jours De L'Empire d'Annam của Daniel Grandclément
______________________________
Nam Phương(4)
Cách mạng Tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị, hoàng hậu
Nam Phương sang Pháp sinh sống. Tuy giàu có, nhưng bà sống thiếu hạnh phúc
và chết trong cô đơn nơi đất khách năm 1963, khi mới 49 tuổi.
Vĩnh Thụy (sinh năm 1913) khi
mới 8 tuổi đã trở thành Đông cung Hoàng
thái tử, được Pasquier (nhiều năm làm
Khâm sứ Trung Kỳ và Toàn quyền Đông
Dương) đưa về Paris, giao cho Charles
nuôi dưỡng. Sau 11 năm du học bên
Pháp, Vĩnh Thụy trở lại quê nhà (trên
chuyến tàu thủy chở khách bình thường)
lên ngôi Hoàng đế Bảo Đại, ở tuổi 19. Vợ
chồng Charles cũng về theo.
Trên chuyến tàu này, có một nữ
khách người Việt, cô Mariette Jeanne
Nguyễn Hữu Thị Lan xinh đẹp, năm ấy
vừa tròn 18 tuổi. Cô sinh năm 1914 tại
Sài Gòn, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà
Lê Thị Bính, cháu ngoại ông huyện Sĩ ở
Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất
nước Việt Nam những năm đầu của thế
Nam Phương hoàng hậu
kỷ 20, một gia đình theo đạo Thiên Chúa,
quốc tịch Pháp.
Năm 14 tuổi, cô được gia đình gửi sang Pháp, học trường dòng
Couvent des Oiseaux ở Paris, cũng trở về nước chuyến này khi vừa học xong.
Và lần đầu cô trông thấy Vĩnh Thụy ở phòng ăn trên tàu.
Năm sau, dưới sự đạo diễn của người Pháp, Vĩnh Thụy và cô Lan hội
ngộ. Họ bố trí cho Vĩnh Thụy và Toàn quyền Pasquier đến nghỉ mát ở núi Lâm
Viên Đà Lạt. Darles, đốc lý, được giao nhiệm vụ tổ chức một buổi tiệc trà với lý
do họp mặt giữa người Pháp và một số thân hào nổi tiếng ở miền Nam đang làm
ăn tại cao nguyên này.
Hai mẹ con cô Lan và anh ruột bà Nguyễn Hữu Hào, ông Denis Lê
Phát An, từ Sài Gòn lên đây nghỉ mát từ vài hôm trước, cũng được gửi thiếp
mời tới dự tiệc trà. Nể lời cậu, cô Lan đi dự nhưng không trang điểm, chỉ mặc
áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp. Trong buổi tiệc ấy, khi ông Darles đưa "ông
cậu và cô cháu gái" đến giới thiệu, Hoàng đế đã bị chinh phục, nhìn cô không
chớp mắt.
Sau bữa tiệc, Vĩnh Thụy trở lại Huế bẩm với bà Hoàng Thái hậu từ
cung Hoàng Thị Cúc về chuyện gặp cô Lan và những dự định sẽ làm. Bà Cúc tỏ
ra lo lắng, nét mặt u buồn, bởi cô Lan đi đạo, lớn lên ở châu Âu, không phải
sống trong khuôn phép lễ giáo Việt Nam. Lại còn chuyện giáo dục con cái về
tôn giáo, khi chúng lớn lên, được phong Hoàng Thái tử thì làm sao cử hành
được việc thờ cúng liệt thánh hay lễ tế đàn Nam Giao? Không phải chỉ trong
hoàng tộc và đình thần, cả trong dân chúng đều lo lắng, bàn tán xôn xao.
Vĩnh Thụy vẫn bất chấp, hôn lễ được cử hành vào ngày 20/3/1934,
trước sự hiện diện của đình thần và đại diện nước Pháp, tại điện Cần Chánh.
Triều đình đứng thành hàng dọc theo tấm thảm hai màu vàng, đỏ dành riêng cho
hoàng đế. Lần đầu tiên trong lịch sử nhà Nguyễn, có một phụ nữ xuất hiện giữa
triều đình.
Bà Nam Phương, tên trị vì do Bảo Đại đặt, có nghĩa “Người con gái
phương Nam”, mặc áo thụng, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện đính 9
con phượng bằng vàng thật và nhiều ngọc châu óng ánh. Bà đi đến giữa tấm
thảm, cả triều đình vái chào. Với một vẻ đẹp lộng lẫy, bà đi thẳng vào phòng
lớn giữa lúc nhà vua đang ngồi trên ngai thấp ở đó. Hôn lễ ngắn gọn, đơn giản.
Hoàng đế và hoàng hậu sánh vai bước đi trong tiếng nhạc mừng qua Tử Cấm
Thành vào điện Kiến Trung, nơi ở và làm việc chính.
Sau này, họ có với nhau 5 người con: 2 hoàng tử và 3 công chúa.
Cuộc sống xa xứ
Cách mạng Tháng Tám thành công, Bảo Đại thoái vị cùng gia đình rời
khỏi Đại Nội, tới ở cung An Định, bên bờ sông An Cựu. Thời gian sau, trong
bối cảnh nhà Nguyễn đã suy vong, bà Nam Phương sang Pháp sống những năm
tháng cuối đời.
Bà chọn Chabrignac, một làng quê trải dài trên vùng đồi có những mái
nhà xám. Trên khu đất rộng 160 mẫu, bà xây một biệt thự bằng đá cẩm thạch ở
giữa đồi, nuôi một đàn bò sữa ngót trăm con. Giữa đất khách, bà sống ẩn dật
trong yên tĩnh với một tài sản chẳng ai bằng. Ngoài 2 chung cư lớn ở Neuilly và
đại lộ Opéra (Paris), bà còn sở hữu nhiều nhà đất ở các nước Maroc, Congo,
cùng nhiều ngọc ngà, châu báu.
Dân làng Chabrignac kể rằng, bà Nam Phương giàu có, nhưng sống
thiếu hạnh phúc. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm Hoàng
hậu mấy lần, lần được nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của Phương Liên kết hôn với
chàng trai Bordelais. Buồn nản vì tình cảm của mình, bà Nam Phương chỉ sống
âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ. Họa hoằn bà mới về thăm Paris vài ngày. Có
lẽ vui nhất là dịp nghỉ hè, các con mới có dịp về thăm bà.
Một lần, sau chuyến đi chơi về, bà thấy đau cổ. Bác sĩ tới thăm bệnh,
nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản gia và
mấy cô giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số.
Nhưng bà càng khó thở hơn và trái tim bà đã ngừng đập ở tuổi 49. Đó là ngày
14/9/1963.
Trong giờ phút lâm chung, ngoài những người giúp việc, bên cạnh bà
không có một người thân. Đến viếng bà là những người có mối quan hệ gần gũi
như công chúa Như Lý, con gái Vua Hàm Nghi, và vài viên chức thuở xưa làm
việc với cựu hoàng Bảo Đại, ông tỉnh trưởng Pháp cùng mấy vị dân biểu. Báo
chí Việt Nam tới hàng chục năm sau vẫn không biết hoàng hậu cuối cùng của
triều Nguyễn mất bao giờ.
Đám tang bà hoàng hậu thưa thớt, vắng vẻ, không tiếng khóc than,
không lời ai điếu. Nấm mộ đơn sơ đặt trong nghĩa trang của nhà thờ ngay tại
Chabrignac, kém cả những ngôi mộ xây đủ hình khối ở ngay bên cạnh.
Người tới thăm viếng có thể nhìn tấm bia, mặt trước ghi mấy dòng
tiếng Pháp: “Ici, repose l'impéreatrice d'Annam née Jeanne Mariette Nguyễn
Hữu Thị Lan”. (Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt Nam tên là Jeanne
Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan). Mặt sau tấm bia khắc dòng chữ Hán: “Đại Nam
Nam Phương Hoàng hậu chi mộ” (mộ phần bà Hoàng hậu Nam Phương của
nước Đại Nam).
______________________
Nam Phương Hoàng Hậu (5)
Nguyễn Văn Lục
Câu chuyện một con tem
Cách đây hơn nửa thế kỷ, đúng ra là vào
khoảng những năm 1943-1946 gì đó, tôi đang chỉ
là một chú bé nhà quê. Thế giới chung quanh tôi
chỉ có mẹ và mấy chị. Nhưng không nhớ bằng
cách nào, tôi được nhìn thấy hình Hoàng Hậu Nam
Phương trên mấy con tem . Chỉ bằng mấy con tem
đủ ấp ủ hình ảnh người phụ nữ hiền lành, phúc hậu
đến cả đời. Hình ảnh con tem đó cứ như thế giữ
mãi trong lòng, trong ký ức chả quên được. Con tem nhỏ xíu hình một người
phụ nữ, chít khăn vàng, áo dài. Quá nhỏ để nhận ra chân dung người đó, cũng
quá nhỏ để biết được con người. Vậy mà hình ảnh đó có sức thu hút, đeo đuổi
mãi cho đến bây giờ. Ký vãng sự việc thì có thể quên. Nhưng dấu ấn tình cảm,
niềm kính trọng người phụ nữ đó thì không. Hình ảnh qua con tem nhỏ bé toả ra
sự uy nghiêm, trang trọng, quý phái, nhưng dung dị hiền từ. Dôi mắt có vẻ
buồn, Sốn mũi cao. Đẹp không chê vào đâu được. Vẻ đẹp kín đáo, nhưng có sức
thu hút khó quên được. Hỏi nhiều người cỡ tuổi tôi cũng đều nhận như thế.
Nhưng nó lại không có cái nét kiêu kỳ hãnh tiến như những người sang trọng
giầu có. Nhất là con mắt có cái nhìn thẳng thắn, đầy độ lượng. Nhiều người sau
này nhìn ảnh Hoàng Hậu sau cũng phải nhận một điều: Hoàng Hậu có nét uy
nghi, đoan trang và phúc hậu. Chỉ tội buồn.
Sao Hoàng Hậu lại buồn thế..
Xin dẫn một chứng từ của một cô nữ sinh
thời 1937-1941 nhắc lại kỷ niệm gặp gỡ Hoàng
Hậu Nam Phương, viết trong tập san Dồng Khánh :
Hànội, mái trường thân yêu. Dược sĩ Nguyễn thị
Huyền, vửa mất năm ngoái đã viết lại cảm tuởng
của mình như sau :* Ngày Bà Nam Phương đến
thăm lớp, cô Thục Viên, giáo sư Pháp Văn vẫn
đứng trên bục giảng chìa tay đứng bắt tay Hoàng
Hậu và từ tốn trả lời các câu hỏi của Hoàng Hậu,
không hề mất chủ động. Trong khi đó Nguyễn tiến
Lãng, người đi cùng Hoàng Hậu muốn tâu gửi gì
với Hoàng Hậu đều quỳ xuống đất. Cô xin phép tiếp tục giảng. Hoàng Hậu dự
giảng và sau đó cho gọi học sinh giỏi Văn lớp là chị Nguyễn thị Thứ lên thưởng
cho một bức ảnh do Hoàng Hậu ký tên. Thái độ đường hoàng của cô đã gây cho
chúng tôi một niềm tự hào chính đáng, trong lúc ấy chúng tôi cũng thích vẻ đẹp
dịu dàng Dông Phương và thái độ bình tĩnh không có vẻ gì hách dịch của Nam
Phương Hoàng Hậu*. Một trong những học trò có mặt bữa hôm ấy là cô Ngô thị
Ngà, nguyên giáo sư Trưng Vương đã cho biết cảm tưởng : Mê cái vẻ đẹp dịu
dàng của Hoàng Hậu và vì thế sau này cô đặt tên cho một cô con gái là Thu
Phương, tức Hương mùa thu nhắc nhớ đến tên Hoàng Hậu Nam Phương, hương
miền Nam.
Hôm nay ngồi viết lại một chút cuộc đời Bà mà hình như Bà đang ngồi
trước bàn máy. Sự biết về Bà quá ít, mầy mò sách vở đủ loại, lục lọi chỗ này
chỗ kia cũng chỉ là những mảnh vụn rời rạc, cũng không thấy bóng dáng Bà đâu
cả. Cũng chả thu thập được nhiều nhọm gì. Người đời coi ra vô tình
với Bà đã đành, sách vở sử học cũng vậy.
Ngay trong hồi ký của vua Bảo Đại, "Le Dragon
d'Annnam", (1) tôi đã lật đi lật lại nhiều lần, chỉ thấy loáng thoáng
từ trang 62 đến 68 nói về cuộc hôn nhân của nhà vua hơn là nói về
Hoàng Hậu. Tôi đành lòng với một ít tài liệu trong báo Indochine
vào những năm 1942-43-44 với vài bài của Nguyễn Tiến Lãng và
một vài người bạn Pháp của gia đình. Bài viết về Bàø của Cù huy Cận không có
trong tay. Cuốn sách quan trọng của Phạm khắc Hoè : từ Triều đình Huế đến
chiến khu Việt Bắc và Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn chỉ được đọc những
đọan trích dẫn mà nội dung quả thực khiếm nhã và tuyên truyền nhiều hơn là sự
thực. Một số bài báo trên các báo chí Hải ngoại thường viết thiếu dữ kiện khả
tín, viết cho có mà thôi.
Vì thế, cũng chả thu tập được bao nhiêu. Thật là bất công với Bà quá và
cũng vô tình quá. Chỉ xin lấy tấm lòng đáp lại được phần nào hay phần ấy.
1. THỜI CON GÁI
Cô Nguyễn Hữu thị Lan Marie Thérèse là con một nhà điền chủ, đất Gò
Công. Bố được Tây cho đi học ở Pháp về, rồi mở đồn điền trà và cà phê ở cao
nguyên Trung phần. Các điền chủ khác thường ít chữ nên chỉ loay hoay với
ruộng, vườn tược, sống nhờ bổng lộc từ đó mà ra. Nhưng ông bà Nguyễn Hữu
Hào có vốn Tây học, có đầu óc nên mới nghĩ đến khai thác đồn điền. Vào thời
kỳ đó, khoảng những năm 1920-30, báo Nam Kỳ địa phận ra hàng tuần đã
khuyến khích người Annam khai thác đồn điền, mở mang kinh doanh, kỹ nghệ
để cạnh tranh với người Tây và cả với người Tầu như trong lời mở đầu của tờ
báo: "Tờ báo có ý khai đàng văn minh cho nhân dân đặng tấn phát cho bề đạo
việc đời đều thông thuộc. Vì thế trong nhựt báo 'sẽ biện luận về những điều đạo
lý, phong hóa, bá nghệ, bác học và văn tin... nên sự gì tốt và hữu ích thì đem
đặng vô hết'". (trích lại trong bài Chữ Quốc Ngữ, giai đoạn sơ khởi của chính
tác giả).
Nhà chỉ có hai chị em, chị là Agnès Nguyễn Hữu Hào đã hẳn có nếp
sống văn minh thành thị của lớp dân giầu có. Cuộc sống hai chị em cứ khách
quan mà nói là sung sướng, đầy đủ, được cưng chiều. Họ đã sống tuổi thanh
xuân êm đềm và mơ mộng. Và có lẽ đó là giai đoạn hạnh phúc nhất đời của
người thiếu nữ sau này làm Hoàng Hậu. Theo những bức hình chụp trong tờ
Indochine thì cả hai chị em đều cao lớn hơn hẳn những người phụ nữ Việt Nam
bình thường. Tôi mê bức ảnh Hoàng Hậu chải tóc rẽ, vấn khăn và nhìn nghiêng
bên trái, không nhìn thẳng. Những bức ảnh mặc đầm, hay những bức ảnh mặc
triều phục, hoặc ngay cả ngày cưới coi cũng được được vậy thôi. Theo cách
nhìn của tôi, có nhẽ cô Agnès không lấy gì làm xinh xắn lắm, gương mặt xương
xương, thiếu đầy đặn. Nhất là thiếu cái nét đoan trang, dịu hiền như cô Lan. Tôi
cứ nghĩ, phải cám ơn ông cái ông Tây nào đó đã chụp những bức hình mà Nam
Phương Hoàng Hậu đẹp như thế, lột được cả cái hồn, cái phần sâu thẳm của đời
sống bên trong. Phần cô Agnès, có vẻ Tây hơn. Cô đã lấy chồng sớm, học hành
chẳng hiểu đến lớp nào. Ông chồng là bá tước Didelot, làm công chức cho Tây.
Cả quãng đời tuổi thanh xuân này, gần như không có một ai có thể hé lộ cho
biết đời sống hai tiểu thư ra sao.
Nhưng dựa vào một vài sự kiện mà suy đoán thôi. Chẳng hạn, trong
một bài viết của ông Nguyễn Tiến Lãng, con rể cụ Phạm Quỳnh sau này đăng
trên tờ Indochine có kể rằng, trước ngày đám cưới thì hai chị em đến ở một căn
nhà của gia đình ở đường Nguyễn Du bây giờ, tức quá không nhớ số, trước
ngày ra Huế. Điều đó cho thấy, các cô ở Sài Gòn để đi học chứ không ở Gò
Công. Thời đó, Sài Gòn chỉ rộng như cái bàn tay. (2) Nhỏ lắm. Bé lắm. Qua
khỏi bến Nhà Rồng, sang Khánh Hội là lau sậy. Qua khỏi Nancy, chợ Quán là
đồng không mông quạnh. Chưa tới cầu Trương Minh Giảng đã là bãi sình rồi.
Các tiểu thư ở đường Nguyễn Du, mỗi sáng đi nhà thờ thì băng qua đường Lê
Văn Duyệt, tới đường Bùi Thị Xuân chừng nửa cây số là tới nhà thờ Huyện Sĩ.
Nhà thờ này theo thói quen lấy tên ông Huyện Sĩ hay Lê Phát Dạt vì chắc là ông
đã công hiến nhiều để xây dựng nhà thờ. Ông Huyện Sĩ lại là bác ruột các tiểu
thư.
Nếp nhà như vậy, vừa giầu có, vừa có ăn học, vừa theo nếp sống Tây
phương với tư tưởng tự do phóng khoáng đã hẳn khác với các "công tử Bạc
Liêu" về lối sống, lối nghĩ, lối giải trí. Lớn lên, cô chị đã yên một bề chồng con,
phần Hoàng Hậu tương lai được cha mẹ gửi sang Pháp học trường Couvent des
Oiseaux.
Có dư luận lẫn lộn Couvent des Oiseaux bên Pháp với bên này, nhân
tiện xin làm sáng tỏ thêm vấn đề này. (3)
Nói thêm chút nữa để chứng tỏ mình có chút uyên bác. Hồi Bà học
Couvent bên Pháp nhà trường hẳn nằm ở phố Ponthieu và Verneuil. Nhưng hỏi
Ponthieu ở đâu thì quả tình mù tịt không biết.
Có sách ghi cô đỗ tú tài Tây rồi mới về, điều này cũng không khẳng
định rõ được. Bảo Đại chỉ ghi: "Elle vient de terminer ses études au Couvent
des Oiseaux, en France". Tất cả thời gian này, không một ai biết cuộc sống
người thiếu nữ Tây học, duyên dáng, hiền thục ra sao. Chỉ biết, cô đã về nước
năm 18 tuổi.
2. CUỘC HÔN NHÂN CỦA CÔ NGUYỄN HỮU THỊ LAN
Cuộc gặp gỡ lần đầu.
Có một câu hỏi được đặt ra là cô Nguyễn Hữu Thị Lan đã quen và gặp
Bảo Đại trong trường hợp nào và ở đâu. Có một số tác giả cho rằng họ quen
nhau trên cùng một chuyến tầu thủy của hãng Messagerie Maritime về nước như
một cuộc tình duyên kỳ ngộ, lãng mạn. Một hoàng tử gặp giai nhân trên một
chuyến tầu, yêu nhau rồi quyết định chuyện hôn nhân. Trên tờ Indochine, có
một vài bài viết của ông Nguyễn Tiến Lãng, một người thân cận của Hoàng
Hậu, nhưng tôi cũng không thấy đoạn nào nói rõ về vấn đề này. Cho dù có đi
cùng chuyến tầu không chắc gì đã có thể gặp nhau. Nếu có chuyện đó thì vua
Bảo Đại hà cớ gì lại không nhắc đến trong hồi ký trích dẫn sau đây. Cái tật của
người Việt Nam là hễ có một người viết trật là kéo theo cả lô người khác xuống
hố theo. Dù sao, tôi cũng chẳng dám cả quyết gì về
điều này.
Nhưng một điều không cần bàn cãi nữa là
căn cứ vào tập hồi ký "Le Dragon d'Annam" của vua
Bảo Đại là đúng nhất. Vua Bảo Đại cho biết ông đã
gặp Nam Phương Hoàng Hậu ở Đà Lạt, chứ không
phải ở trên tầu, ông đã gặp vào cuối năm 1932. Xin
trích dẫn ý của vua sau đây: "C'est alors qu'à la fin de
l'année, m'étant rendu pour quelques jours à Đà Lạt
où séjournait également le gouverneur général
Pasquier, celui-ci, à l'occasion d'une rencontre dans
les salons du Langbian Palace, me présente une jeune
fille qui était en compagnie de Mme Charles, Marie-
Thérèse Nguyễn Hữu Hào, appartient à une famille de riches propriétaires
terrien de Cochinchine. Catholique, comme ses parents elle vient de terminer
ses études au Couvent des Oiseaux, en France. Elle a dix huit ans. (Sách đã dẫn
trang 63) Đọc đọan văn trên, thấy có gì là lạ. Chẳng hiểu tại sao cả đám người
tai to mặt lớn lại không hẹn mà gặp nhau ở Đà Lạt. Có bà Charles, người đỡ đầu
cho Bảo Đại đi cùng với cô Lan, bà lại là bạn của gia đình Nguyễn Hữu Hào.
Có bài viết nói ông Lê Phát Đạt dẫn cháu gái đến ra mắt Bảo Đại. Cô cháu gái
lại ỉ ôi năn nỉ chán mới chịu đi, ăn mặc sơ sài thôi. Tôi thiết nghĩ, ông Đạt
không đủ tư cách để đường đột dẫn cháu gái ra mắt Hoàng Thượng, nếu không
có một sắp xếp trước. Cùng lắm ông chỉ là người thừa hành thôi. Đích thị là có
sắp xếp trước, có toan tính trước giữa bộ ba toàn quyền Pasquier, ông bà Hào và
chủ chốt là bà Charles. Cho dù trước đó có gặp nhau trên tầu trên bè gì cũng
không quan trọng. Sau buổi gặp gỡ ở Đà Lạt, kể như định mệnh đã được an bài
rồi. Sự sắp xếp này cũng rất bình thuờng và tự nhiên ở cương vị của Bảo Đại.
Vấn đề chính là họ đã yêu nhau và quyết định đi đến hôn nhân: "Après quelques
entretiens, un tendre sentiment nait entre nous. Nous nous promettons de nous
revoir".
Những trở ngại của cuộc hôn nhân.
Theo vua Bảo Đại, từ ngày hồi hương, rất nhiều những tin đồn chung
quanh việc chọn một người vợ cho Ông. Bà Từ Cung đã đành, các vị quan lớn
trong triều, mỗi người đều có người của mình để đề cử. Vua đã hẳn biết được
điều đó và Ông đã nhiều lần cho biết ông quyết định không chấp nhận chế độ đa
thê vẫn thường thấy ở Việt Nam, về những tệ trạng tranh dành ngôi thứ giữa anh
em hoặc anh em cùng cha khác mẹ đến chỗ đâm chém nhau. Vua Minh Mạng
có đến 170 người con và để tránh cảnh tranh giành ngôi thứ, vua Minh Mạng đã
đặt ra tên gọi theo thứ tự đến 20 đời kế tiếp nhau để những dòng họ theo đó theo
thứ tự mà kế vị. Hai mươi đời đó được khắc vào tờ giấy bằng vàng và tên gọi
một người như thế được coi n giấy Hộ tịch của mình.. Hai mươi chữ đó nằm
trong bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mà câu dầu gồm những chữ :
Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quí Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thể Thoại Quốc Gia Xương
Nhưng mới tới chữ thứ năm trong bài thơ thì triều đình nhà Nguyễn đã
không còn nữa, mặc dầu tên của vua Bảo Đại được lót bằng chữ Vĩnh có nghĩa
là muôn đời. Những ý nghĩa đó còn được tìm thấy trong những chữ tỉnh Thừa
Thiên, Vạn Thọ, Long Sàng, chỗ ở của Bửu Long được gọi là Tứ Phương Vô
Sự.
Đã hẳn, hai ông bà Charles, bố mẹ đỡ đầu của vua không thể không bận
rộn trong việc kiếm tìm một người vợ cho vua. Cái khó là ở chỗ đó. Quá nhiều
người, quá nhiều đề cử, nếu không nói là những âm mưu gây ảnh hưởng nên dễ
gây bất đồng ghen tỵ, nói ra nói vô.
Nhưng trở ngại lớn nhất là cô Nguyễn Hữu Thị Lan là người theo đạo
Ky tô giáo. Theo vua Bảo Đại, khi trở về Huế, ông đã bầy tỏ ý định lấy vợ
người theo đạo Kitô giáo và là người đã được đào tạo ở Tây phương. Nghe tin
đó, hẳn nhiên là Bà Từ Cung không đồng ý vì bà mong muốn một cô dâu theo
truyền thống Á Đông. Quan lại cũng ngấm ngầm chống đối. Tứ phía chống đối
dựa trên quyền lợi cá nhân cũng có, phe phái, miền cũng có, nại cớ nguyên tắc
truyền thống cũng có. Cô dâu "Mới Quá". Chữ "Mới" có vang vọng muốn đồng
nghĩa với thiếu văn hoá đạo đức cổ truyền. Người ta e ngại cũng phải. Cứ nói
tiếng Tây líu la líu lo cũng đủ ngại rồi. Sự nghi kỵ, thành kiến tranh chấp, hiểu
lầm còn đầy dẫy trong dân gian, nhất là trong đầu mỗi người. Đặt mình vào địa
vị vua và hoàng hậu tương lai mới hiểu được sự cam go không thể vượt qua
được của cuộc hôn nhân này. Rồi vấn đề giáo dục con cái theo đạo Ky tô giáo
nữa. Sẽ giải quyết ra sao khi hoàng tử kế nghiệp vua phải cử hành lễ Tế Nam
Giao hoặc thờ cúng tổ tiên. Lấy ai là người gìn giữ nếp sống, văn hóa cổ truyền,
cúng giỗ tổ tiên của cha ông để lại.
Có một số tác giả đã viết không đúng về vấn đề này. Nhất là giới Công
giáo. Chẳng hạn cho rằng vua Bảo Đại là người đã theo đạo Ki tô giáo. Thật ra
đối với vấn đề tôn giáo, ông Bảo Đại rất thoáng, minh bạch và rất trung lập.
Ông không theo đạo nào cả. Như ông viết: "Au palais, il n'y avait qu'un Dieu:
L'empereur, fils du ciel". Vậy không hề có chuyện đó. Ngay cả các Hoàng tử,
Công Chúa chưa chắc gì đã rửa tội, theo đạo Ki tô giáo. Một điều nữa, dư luận
vẫn cho rằng Hoàng Hậu Nam Phương phải xin phép Vatican rồi mới được lấy
chồng. Nhưng theo hồi ký của Vua Bảo Đại, chỉ sau khi làm đám cưới xong,
ông mới gửi thư cho Giáo Hoàng Piô 11 một lá thư qua trung gian người Pháp,
vì thời đó ta chưa có liên lạc ngoại giao với Vatican. Nếu Hoàng Hậu muốn xin
phép thì phải gửi thư qua các cha cố, theo hệ thống nhà đạo. Cho đến nay, chả
có bằng cớ gì, chả có văn bản nào cho thấy có phép chuẩn cả. Có thể chỉ là đồn
đại. Vua Bảo Đại gửi thư cho toà thánh không phải để xin phép, xin tắc gì cả mà
bầy tỏ lập trường và quan điểm của vua Bảo Đại. Hãy xem ông viết: "Cette
lettre avait moins pour but de régler la question personnelle de mon mariage et
de l'éducation envisagée pour mes enfants que d'apporter et de provoquer des
éléments de réponse à un conflit ouvert depuis des siècles et, plus encore, de
faciliter la rencontrre entre deux mondes: l'Occidental et l'Oriental, à travers
notre pays d'Annam, 'terre de rencontres', et à travers ma personne qui, pour la
première, et vraisemblablement pour la dernière, par l'éducaion recue, réunissait
les conditions d'une véritable confrontation entre deux civilisations". Đoạn văn
trên của vua Bảo Đại giúp dẹp hết những bàn tán bên lề, những chuyện tủn mủn
thổi phồng về chuyện đám cưới của ông với cô Nguyễn Hữu Thị Lan.
Những trở ngại mà cô dâu tương lai gặp và phải đương đầu.
Đặt mình vào địa vị Hoàng Hậu Nam Phương mới thấy thấm thía được
những trở ngại, những khó khăn mà Bà phải chịu đựng. Thật quả không dễ gì
lấy được một ông vua và cũng không dễ gì làm Hoàng Hậu. (4) Nhưng lịch sử
cũng cho thấy không thiếu trường hợp trước đây xứ Nam Kỳ mà có lần vua Bảo
Đại đã gọi là miền đất hứa đã cống hiến cho triều Nguyễn những người con gái
tài ba và sắc đẹp:
Bà Từ Dũ, tức cô Phạm Thị Hằng là vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự
Dức. Bà là tiêu biểu cho một lớp người phụ nữ đức hạnh, có học vấn, làm
gương sáng cho mọi người trong triều đình.
Sau đó đến bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng và cuối cùng là
Cô Nguyễn Hữu Thị Lan.
Tên của bà là Nam Phương Hoàng Hậu mang ý nghĩa đó, chỉ thị đó là
Hương thơm của miền Nam. Tên đó biểu thị cả nết lẫn người đem lại vinh dự
cho người dân xứ Nam Kỳ. (LTS: tác giả ghi chữ đậm)
Nhưng cái khó lớn lao nhất Bà phải đương đầu vì Bà là người Công
giáo. Những chỉ dụ cấm đạo hồi nào mới chỉ vừa ráo mực. Lòng người chưa ổn.
Điều đó cũng chứng tỏ Bà là người có cá tính, can đảm và trung thành với đạo
giáo của Bà. Giả dụ một người đàn bà khác thì sao? Sẽ bỏ tất cả, sẽ làm tất cả và
bằng bất cứ giá nào để được làm Hoàng Hậu. Hiểu đến cội nguồn mới hiểu
được nhân cách của Bà, cái cao quý của một nhân phẩm và cái trong sáng, ngay
thẳng của một người đàn bà có giáo dục. Chỉ về một điểm này thôi, Bà là người
đáng nể trọng. Qua những người phục vụ chung quanh vua và Hoàng Hậu sau
này, mọi người không kể bất cứ ai đều bầy tỏ lòng kính trọng và quý mến cái
nhân cách của Bà.
3. NGÀY ĐÁM CƯỚI
Mọi chuyện đã xong. Dư luận cũng
tạm ngưng tiếng nói. Những đám mây mù đã
tan. Phần lớn nhờ vào sự cương quyết đến cứng
rắn của vua Bảo Đại. Huế chờ đón một biến cố
có một không hai trong lịch sử triều Nguyễn,
một mẫu nghi thiên hạ đến từ miền Nam với
những sắc thái mới đến làm xôn xang mọi
người. Một cô gái xinh đẹp nhất miền Nam,
Tây học, con nhà danh gia vọng tộc cộng thêm
là một người Ki tô giáo. Bấy nhiêu thứ đụng
vào những sắc thái truyền thống, cổ truyền đã
gắn bó với Huế từ cả mấy trăm năm nay. Huế cổ kính, Huế lãng mạn, Huế trầm
mặc, Huế khép kín, Huế đẹp, Huế thơ. Huế có tất cả, trừ một làn gió mới.
Chuyện đó đã xảy ra.
Vào ngày 20 tháng 3 năm 1934, người con gái đến từ phương Nam
mang theo cả cái hương thơm miền Nam đã quyết định bước qua ngưỡng cửa
hoàng cung, vào Cấm Thành. Và do tình yêu gắn liền với định mệnh, một định
mệnh không khỏi có trớ trêu, vào buổi sáng mùa xuân đó, cả một cuộc đời mới
đã mở ra. Bỗng chốc cô trở thành Hoàng Hậu của cả nước. Từ nay, không còn
ai nhắc đến cái tên Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan nữa. Cô là Nam
Phương Hoàng Hậu.
Lòng chắc đầy cảm xúc suốt hành trình từ trong Nam ra Huế, chen lẫn
lo âu và sung sướng, trong niềm hân hoan không gì tả xiết, mỉm cười chấp nhận
những gì sắp tới xảy ra cho mình, trong cảm thức mình là người độc nhất có cái
vinh dự làm Hoàng Hậu cả nước. Và trong phẩm phục áo mầu vàng, một ân huệ
đặc biệt mà vua đã dành cho nàng, đầu nàng đội mũ có kết trân châu bảo ngọc,
đi hia mũi nhọn, tay cầm hốt ngà tiến vào hoàng cung.
Từ bên ngoài nhà khách trú của hoàng cung, cô đã bước lên xe hơi để
đi vào Cấm Thành, qua cửa Hiển Nhơn mà hai bên có những người lính hầu,
chân quấn xà cạp, đứng nghiêm chỉnh như những tượng gỗ.
Buổi lễ đã được diễn ra từ điện Cần Chánh. Hãy nghe Hoàng Thượng
kể lại: "J'ai en effet, décidé d'élever ma femme à la dignité d'impériatrice dès
notre mariage, alors que jusque-là ce titre n'était attribué qu'à la reine-mère,
après le décès de l'empereur. Revêtue de la longue et ample robe de Cour,
chaussée de costumes à la pointe retounée, coiffée d!une sorte de bonnet enrichi
de pierreries, pour la première fois dans l'histoire de l'Annam, une femme
s'avance seule, saluée par toute la Cour. Toujours seule, elle pénètre dans la
grande salle òu je l'attends, assis sur un trône bas" (trang 64). Vâng, bây giờ,
chung quanh đầy bá quan văn võ, Bà vẫn "seule" và cả đời bà sau này cũng
"toujours seule". Trong suốt hơn 10 năm sống ở Huế, Bà vẫn seule như thế giữa
đám thị nữ, quan thần, dòng tộc, giữa những sắc thái dị biệt miền, tiếng nói, tôn
giáo, nếp sống văn hoá, học vấn. Chỉ những sự khác biệt đó thôi cũng đẩy Bà
vào tư thế một mình Và đã theo đuổi suốt cuộc đời còn lại của Bà. Ôi nhận xét
của Bảo Dại trong ngày đám cưới không ngờ có tính cách định mệnh oan trái
của đời Bà.
Sau buổi lễ, vua đã đưa Hoàng Hậu về điện Kiến Trung mà trước đó
Ngài đã cho sửa chữa lại thành một cung điện có những tiện nghi mới theo
những tiện nghi bên Âu châu, trong đó có phòng ăn, phòng ngủ,
phòng tiếp khách, phòng làm việc. Và nhất là phòng tắm và vệ
sinh. Hồi còn trẻ, có dịp ra Huế khá nhiều lần, ở lâu đến một
tháng hơn tháng là thường. Tôi chỉ có một thắc mắc: Chẳng biết
vua chúa, cung phi đi cầu và tắm rửa ở đâu. Cả ngàn người như
thế, không thấy một cái cầu tiêu nhà tắm nào. Đó là nét lạ của
Huế. Ai hiểu Huế hơn thì xin chỉ cho. Hiểu ra rồi thì không khỏi
buồn cười một mình. Từ nay, Bà ra vào điện Kiến Trung mà
trọng trách của Bà là cùng với vua cai trị thần dân, đặc trách lo
về những vấn đề xã hội theo lời yêu cầu của chính vua Bảo Đại.
Để kết thúc phần này, xin dẫn lời kể của vua Bảo Đại
cho thấy vai trò quan trọng của ông bà Charles trong cuộc hôn
nhân này: "Le soir du mariage, nous invitons M. et Mme
Charles à diner. Estimant leur mission accomplie ils vont
repartir pour la France". (trang 64)
Phải nhìn nhận ở đây, lần đầu tiên, vai trò người phụ nữ đã thay tên đổi
họ và đã hẳn, cách này cách khác đã ảnh hưởng trực tiếp trên xã hội người phụ
nữ Việt.
4. ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH CỦA HOÀNG GIA
Hoàng Hậu là phụ nữ đầu tiên có tân học, ảnh hưởng nếp sống, nếp
nghĩ Phương Tây, trọng tinh thần dân chủ, trọng ý thức xã hội. Bà không phải là
người chỉ quanh ra quẩn vào chờ cái đèn lồng tối hôm đó thắp sáng lên, rồi tíu
ta tíu tít chuẩn bị son phấn, đón tiếp như một thứ đồ giải trí cho vua. Bà tham dự
vào tất cả. Họp với các quan bộ lễ, bàn và nghị sự tổ chức các buỗi lễ tế Nam
Giao hay lễ Vạn Thọ. Chẳng hạn, lễ Vạn Thọ khánh tiết mừng sinh nhật vua
thường được diễn ra trong điện Thái Hòa. Tổ chức lễ Bái Khanh cho mọi người
có dịp bầy tỏ lòng trung thành đồng thời chúc thọ nhà vua trăm tuổi. Ngoài
đường, các học sinh đi diễn hành, tay cầm cờ Long Tinh, hát bài đăng đàn diễn
hành qua cửa Ngọ Môn. Bên trong hoàng thành thì tổ chức các màn múa hát do
các nữ học sinh trung học trình diễn và màn dâng hoa cho Hoàng Thượng và
Hoàng Hậu. Nên nhớ là không có những màn hát hoặc tuồng tích cổ nữa. Cũng
nên nhớ là con trai chỉ được đi diễn hành ngoài đường, ở ngoài hoàng thành mà
thôi. Chỉ nhớ lại các buổi lễ chúc thọ vua với lề lối tổ chức, cho nữ sinh vào ca
hát, dâng hoa, người ta hiểu những quyết định đổi mới đến từ đâu rồi.
Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên ở nước ta cùng vua tiếp khách ngoại
quốc như Thống chế Tưởng Giới Thạch, Quốc trưởng Shianouk. Cái mà bây giờ
người ta gọi là vai trò đệ nhất phu nhân.
Bà cũng là Hoàng Hậu đầu tiên xuất cung, tham gia các sinh hoạt xã
hội như đã đi thăm các cô nhi viện, trường nữ Trung học Đồng Khánh Huế,
Hànội, các cô nhi viện hoac cơ sở Xã hội v.v..
Ngày chủ nhật, Bà đi lễ nhà thờ Phủ Cam như mọi người dân bình
thường. Cũng là chuyện lạ. Dó là người phụ nữ theo Kitô giáo đầu tiên trong
ngôi vị Hoàng Hậu, ngôi vị mà ngày nay nghĩ lại cũng khó mà tưởng ra là có
thực. Sáng sớm tinh mơ, Bà ra khỏi Hoàng Cung, không ngồi kiệu với màn che
phủ kín làm bà khó chịu như ngồi trong cũi. Nội điều đó thôi cũng có thể gây ra
những xầm sì to nhỏ. Lần đầu tiên, trong Hoàng cung, triều dình nhà Nguyễn,
vóc dáng một người phụ nữ uy nghi, đoan trang đem lại những nét đổi mới
trong sinh hoạt cung đình : giản dị hoá lễ nghi, giản dị trong những tương quan
giao tiếp giữa bầy tôi và chủ, tư tưỏng phóng khoáng, ngay thẳng, ghét những
xun xoe xu nịnh, những lời xàm tấu. Lần đầu tiên, một người phụ nữ Việt Nam
củng vua tiếp đón các nguyên thủ quốc gia khác trong vai trò đệ nhất phu nhân
như bây giờ. Toàn quyền Decoux đã hết lời khen ngợi bà là người đức hạnh, nề
nếo, một sự tổng hợp hai nền văn hoá đạo đức Dông Tây. Về phía quốc tế,
Hoàng Hậu đã nhận được những bằng khen của Hàn Lâm Viện Y khoa Pháp và
của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế.
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của
Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở
thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng cho tất cả giới phụ nữ Việt Nam noi theo..
Nhất định giới phụ nữ Việt Nam nhờ vào Bà đã trở thành tấm gương để mọi phụ
nữ noi theo. Hình ảnh người phụ nữ nhờ đó được cải thiện, nâng cao và đổi mới.
Bà có năm người con lần lượt là Bảo Long, Phương Mai, Phương Liên,
Phương Dung và Bảo Thắng. Ngày thái tử Bảo Long ra đời, mồng 4 tháng 01,
năm 1936 đã thi hành đúng như trong sách Hội Điển, người ta đã bắn 7 phát
súng thần công để loan báo tin mừng. Phải bắn 7 phát, vì theo tục lệ, đàn bà 9
vía còn đàn ông 7 vía.
Gia đình Hoàng gia theo lối sống mới ra bên ngoài như vua thường lái
xe đi nghỉ hè ở Nha Trang, Đà Lạt... (5) Hoặc đi trên du thuyền Phi Long, đi câu
cá ở biển Nha Trang để tránh nóng oi bức ở Huế. Cũng tại Đà Lạt, gia đình
Hoàng gia có dịp đoàn tụ với ông bà bá tước và các con của gia đình này. Đôi
khi Hoàng Hậu cũng theo vua đi câu hoặc đi săn thú rừng ở Ban Mê Thuột hay
Đà Lạt.
Đây là những ngày tháng tương đối êm đềm và hạnh phúc của đời Bà.
5. NHỮNG NGÀY THÁNG ĐEN TỐI
Có được hơn mười năm êm ấm hạnh phúc. Những tháng ngày còn lại
báo hiệu những đám mây mù phủ kín tâm tư. Tháng 9 năm 1945, vua Bảo Đại
do sự thúc ép của Việt Minh buộc phải từ chức, thoái vị và nhận chức cố vấn bù
nhìn cho Hồ Chí Minh. Cuộc tiễn đưa cựu hoàng ra Hà Nội đầy bất trắc rủi ro.
Rủi ro về chính trị đã đành. Vậy mà rủi ro đến hạnh phúc gia đình lại là điều có
thực. Những tin đồn về những cô gái Hà Nội và cả những mệnh phụ đã không
thư từ mà vẫn tới Huế. Lý Lệ Hà là một trong số những người đó. Trong hồi ký
của Trần Văn Đôn, ông đã nói trắng ra một mệnh phụ phu nhân, bà TVC nữa.
Sự đời sao có thể éo le thế.
Trong dịp Phan Khắc Hòe về Huế, người đã bán đứng Bảo Đại, Hoàng
Hậu đã hỏi thẳng Hoè về Lý Lệ Hoa. Hoè xác nhận là có thực còn nói thêm đó
là một cô gái đẹp. Hoàng Hậu bị xúc phạm nặng nề, nhưng vẫn giữ sự im lặng
vốn có của Bà, vẫn nhờ Hòe cầm một số tiền gửi ra cho Bảo Đại chi dùng.
Chẳng hiểu Phạm Khắc Hoè và Việt Minh có dính dáng gì đến việc hủ hoá của
Bảo Đại hay không. Nào ai biết được. Những người như ông Mai Văn Hàm đã
tài trợ cho Bảo Đại ăn ở Hà Nội lẽ nào hại Bảo Đại đến thế. Nhưng hoàng thân
anh em họ với Bảo Đại không lẽ cũng có cổ phần vốn phá hoại gia đình ông
Bảo Đại chăng? Chuyện đời khó biết được.
Danh sách những người đẹp lăng nhăng với Hoàng thượng thêm dài,
một cô gái Tầu Hồng Kông, Phi Anh và nhất là Mộng Điệp.
Không thiếu những mệnh phụ tỉ tê, xàm tấu với Bà. Bà nghe đã nhiều,
thường giữ thái độ im lặng, có thể phần không muốn nghe, phần đã quá rõ, phần
tự ái không muốn ai nhắc tới. Có thể còn muốn bảo vệ uy tín hoàng tộc và cho
cả con cái Bà. Cứ thế, Bà ẩn nhẫn chịu đòn một mình theo cái cách của người
được ăn học, ngưới có nhân cách.
Bà đã tự chọn con đường của mình phải đi, từ giã vinh hoa, phú quý và
nhất là chấp nhận sự quên lãng của Hoàng thượng.
Vì vậy, kể từ năm 1950, dòng họ Nguyễn với Bảo Đại kể như không
còn ở trong mắt Bà nữa.
Năm 1950, con gái út mới 8 tuổi, ai có thể chia xẻ nỗi đau của Bà. Bà
có thể làm gì được để gánh nổi cái gia tài Bảo Đại đã để lại. Bà quyết định
mang các con sang Pháp, phần lo chuyện học hành của chúng là chính, phần
tránh xa những nhớp nhúa của dư luận. Bạn bè cũ nay còn ai. Gần không còn ai.
Bà ra đi, Bảo Đại càng đi xuống. Nay thì có những tôi thần như Bảy
Viễn, Phan Văn Giáo cung cấp cho ông tất cả những gì cần thiết ở đời: tiền bạc
và gái đẹp.
Phải chăng, ông chán ngán thế sự để buông rơi vào chỗ bê tha. Phải
chăng ông chán ngán tình đời đi tìm quên đời bằng thân xác người phụ nữ. Lấy
cái gì để bào chữa cho ông trong việc phẩy tay chuyện đất nước. Viết về ông
thấy cả đời ông chẳng làm đuợc tích sự gì, ông chỉ làm được một điều tốt là cả
đởi làm chính trị ông chẳng làm hại ai bao giờ, dù là những người đã bỏ ông
như Ngô Đình Diệm và nhất là Hồ Chí Minh. Cả cuốn sách ông viết, chẳng bao
giờ thấy ông hạch tội hay nặng nhẹ với những người như ông Ngô Đình Diệm.
Vậy mà tôi vẫn oán giận ông, chắc là tôi không cần nói ra, ông vẫn khắc hiểu
hơn ai hết. Nhưng dù sao, mọi chuyện cũng đã quá muộn rồi. Nói gì nữa bây
giờ cũng vô ích.
Riêng Hoàng Hậu, tháng ngày còn lại ở bên Pháp đã từng bước, bước
đến chỗ để về. Mỗi ngày, mỗi năm tháng cứ héo mòn đi như cái cây không có
nước, cứ ủ rũ cho đến lúc tàn lụi. Ngày một, ngày hai, mỗi ngày vẫn phải chạm
chán với cuộc sống thực bên ngoài và nỗi cô đơn bên trong. Nổi cô đơn từ mọi
phía, nỗi cô đơn cã đời. Dến như tôi có thể dám thốt ra lời này : Chỉ nhìn con
mắt, cảm nghiệm được đời bà là một niềm cô đơn. Dừng ai hạch hỏi tôi tại sao
nói thế.
Lại thêm vật chất không dư giả như trước nữa, sức khỏe suy yếu vì
bệnh suyễn và tim. Tháng ngày vẫn trôi qua, dần dần những trông đợi thù đáp
nơi người, niềm hy vọng có ngày trở lại bị xói mòn sẽ dấy lên những câu hỏi về
cuộc đời, về cớ sự đa đoan, về tình người và cuối cùng về tình vợ chồng.
Bà sống cô đơn thế nào thì mất im lặng như thế ngày 14-9-1963 tại
làng Chabrignac. Bên cạnh chỉ có hai hoàng tử và ba công chúa sau mới về.
Thực sự chỉ có hai người giúp việc bên cạnh lúc Bà mất.
Phần đời Bà, còn rất nhiều điều chưa được sáng tỏ còn nằm trú ẩn trong
vùng bóng tối của đời Bà. Nhưng phải chăng chính cái phần bóng tối này lại là
nơi trú ẩn an toàn nhất mà Bà muốn giữ lại đem về bên kia thế giới.
Và nếu thực sự như thế thì chúng ta chỉ còn biết tôn trọng ý nguyện của
Bà và phải chăng Bà đã ra đi và không còn gì để nhắn gửi và nói lại nữa. Một
ngôi sao đã đổi ngôi. Số phận Bà có gì trùng hợp với phận người phụ nữ nói
chung. Có lẽ cần suy nghĩ thêm vẫn chưa muộn.
Nguyễn văn Lục
Chú thích
(1) Trong cuốn Thuyền ai đợi bến Vân Lâu của Nguyễn Lý Tưởng có
đặt vấn đề vua Bảo Đại là con ai? Xét ra cũng là một đề tài lý thú để bàn. Do sự
quan hệ với một vài liên hệ với hoàng tộc, tài liệu cho biết, Bảo Đại là con vua
Khải Định, nhưng mẹ là bà Hoàng Thị Cúc vốn chỉ là người hầu trong cung.
Khải Định hình như không có con, nhưng khi bà Hoàng Thị Cúc có mang thì
Thái Hậu, Đức Chánh Cung tra khảo đánh đập, hoàng tử Bửu Đảo, tức Khải
Định đã đứng ra xin như sau: "Thưa A, thai nhi trong bụng Hoàng Thị Cúc
chính là con của hài nhi. Vì dòng dõi của mình (vua Đồng Khánh) hiếm muộn,
nên ả tha cho Hoàng Thị Cúc và cho phép hài nhi được cười nàng làm thiếp. Ấy
là theo lời kể lại của bà Nguyễn Thị Vy, cháu nội ông Nguyễn Hữu Độ (Phụ
chính đại thần vua Đồng Khánh). Một dẫn chứng khác qua lời nói lại của ông
Bửu Uyển thì trước 75, bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại), lúc đó đã ngoài 80, đã kể
lại cho con cháu nghe, trong đó ông Bửu Uyển cũng có mặt. Theo đó, Đức Từ
Cung cho biết, lúc làm gái hầu cho Ngọc Lâm Công Chúa, con vua Đồng
Khánh. Công Chúa thường sai bà mang thư cho Bửu Đảo, (hai nguời trao đổi
thơ xướng họa với nhau). Hai người ăn nằm với nhau, sau đó bà có thai và sinh
ra Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại sau này. Cả hai nguồn tin đều xác nhận Bửu Đảo
ăn ở với Hoàng Thị Cúc, rồi có con. Chính sử không có, đành tin vào những
nhân chứng sống. Điều chính là bà Hoàng Thị Cúc, sau này là Đức Từ Cung là
mẹ vua Bảo Đại. Chừng đó đủ rồi. (Xem Thuyền Ai Đợi Bến Vân Lâu, trang
395-401, của Nguyễn Lý Tưởng)
(2) Theo Hoeffel, trích trong Indochine "Bài La région Saigon,
Cholon". Sài Gòn, Chợ Lớn lúc bấy giờ chỉ rộng có 5000 mẫu Tây, chiều dài từ
Đông sang Tây là 15 kilô mét và chiều rộng có vỏn vẹn 6 kilô mét.
(3) "La naissance de Dalat", của ông A.Baudrit viết: Đà Lạt được khám
phá ra vào năm 1893. Sau đó mãi đến năm 1898, người ta mới khai thác được
một vùng để làm một cái vườn với mục đích cung cấp rau cho đoàn nguời lên
công tác. Vì thế, vườn rau đặt tên là "Ferme de Dankin". Sau đó, tác giả tự đặt
câu hỏi "Est-ce alors que commenca la création de Dalat". Hỏi rồi tự mình trả
lời: "Pas encore". Nhưng điều sau đây mới thực sự quan trọng và có ý nghĩa.
Trong một bài báo khác giấy nhiều chỗ đã mủn và rách, vừa đọc, vừa đoán mò
không rõ tên tác giả có ghi chép: vào năm 1934, Giáo Hoàng Pio 11 mới yêu
cầu mẹ bề trên Cả của dòng đưa các sơ ra hải ngoại. Cái duyên là họ đã quyết
định sang truyền giáo ở bên Việt Nam. Vì thế, họ đã thiết lập hai trường: một ở
Đà Lạt, một ở Hà Nội, khu Ngọc Hà. Nhưng mãi đến năm 1937, trường sở mới
được xây dựng xong. Trong khi đó Cô Nguyễn Hữu Thị Lan đã làm đám cưới
với vua Bảo Đại từ năm 1934. Như thế cả hai chị em quả thực không thể nào
học Couvent des Oiseaux được. Chỉ có sau này, khi đã lên ngôi Hoàng Hậu, bà
có ghé thăm trường mà thôi.
(4) Năm 1927, có bài viết "Le mariage d'une princesse d'Annamite"
trên báo Thần Kinh. Tờ Nam Phong , năm 1923, số 69 cũng có bài viết tương
tự. Năm 1934, trên Bulletin des Amis du vieus Hue ( BAVH ), trang 145-168 ,
trong một bài viết có nhan đề "Cérémoniale d'autrefois pour le mariage des
princesses d'Annam" của L. Sogny. Khi các công chúa được 16 tuổi thì bắt đầu
phải để ý đến chuyện gả chồng cho các cô rồi. Thoạt đầu, người ta chọn ra một
danh sách các con, cháu, ngay cả đến chắt các công thần nộp lên vua. Vua chấm
dấu đỏ vào tên anh nào, anh đó có may mắn được làm phò mã. Sự cố xảy ra sau
đây thêm phiền phức vô kể. Lúc Thiệu Trị mất theo tục lệ, mọi chuyện cưới hỏi
phải ngưng để tang vua cha. Đến Tự Dức thứ tư, nghĩa là năm 1854, số các
công chúa chưa chồng trong 3 năm lên đến 30 cô, tất cả gồm các con của Minh
Mạng, Thiệu Trị gom lại. Lúc đó, nhiều công chúa đã quá tuổi 16 thuộc loại già
cỗi (Abricot murissant), chưa có ai rước đi. Trong số các công chúa, nhiều cô
xấu xí lại càng khó kiếm chồng hơn. Dư luận thời đó đồn thổi có nhiều con trai
các công thần sợ phải lấy mấy công chúa hoặc vì quá lớn tuổi, hoặc xấu không
hợp nhãn đành đánh bài ba chân bốn cẳng chốn mất dạng. Triều đình không biết
làm thế nào đành phá lệ tuyển bổ xuống hàng quan lại thường. Nào đã xong,
còn xem tuổi tác công chúa có hợp không đã. Rồi cho tên tất cả những ứng viên
đó vào trong hộp sắt, lắc đều, công chúa bắt trúng tên ai thì nguời đó đuợc làm
phò mã. Công chúa chỉ biết mặt lúc đám cưới nên cũng tìm đủ cách để xem mặt
phò mã tương lai là ai. Cũng nhiều cảnh cuời ra nước mắt.
Thủ tục cưới hỏi cũng nhiêu khê phiền toái lắm, vất vả lắm. Từ lễ nạp
thai đến vấn danh, rồi nạp trưng, nạp cát, sau đến lễ thân nghinh và hiệp cẩn,
công chúa và phò mã ăn chung một miếng thịt một con vật, rồi uống rượu.
Mọi chuyện xong thì mỗi phò mã được thưởng 3 nghìn lạng bạc để
mua nhà ở, gọi là phủ, cộng với 3 vạn lạng để sắm sửa quần áo, đồ dùng và đồ
trang sức v.v.. Ngoài ra, phò mã còn có 50 người hầu, có một đội trưởng do
triều đình ứng trả chi phí lương bổng.
Ôi trùng trùng điệp hết lễ này đến lễ kia. Cưới xong cũng trầy da, chóc
vẩy. Cũng nên nhớ, chỉ có vua là có cung phi cung nữ, bao nhiêu cũng được.
Còn phò mã thì không được quyền có vợ hai, chỉ trừ khi công chúa không có
con.
(5) Nhân đây, có đọc được một bài báo khá lý thú, đề cập đến đến
chuyện du xuân đặc biệt của vua Đồng Khánh. Bài báo còn lý thú hơn nữa là tác
giả Phan Thuận An, tự nhận là "nhà nghiên cứu Huế". Gọi là nghiên cứu chứ
thật ra ông đã dịch và chép nguyên con một bài của Cosserat, trong BAVH, Huế
từ trang 301 đến trang 306, có nhan đề là "Les Fêtes du Tết en 1886 à Hue.
Promenade du roi". Trong đó, Cosserat chép lại bài tường thuật của phóng viên
báo Figaro, lúc đó cũng có mặt ở Huế. Thật ra chả nên làm thế để làm gì. Nội
dung bài báo lại tỏ ra không nắm vững cho lắm. Từ lúc thay thế vua Hàm Nghi,
Đồng Khánh chỉ là thứ bù nhìn dễ sai bảo của người Pháp. Vì thế tướng
Prudhomme, lúc đó đang ở Huế đã yêu cầu nhà vua phải xuất hiện ngoài hoàng
cung để cho dân chúng biết là vua không bị quản thúc. Mục đích của
Prudhomme chỉ có vậy. Và đơn giản chỉ có vậy .
Sau 40 năm tưởng nhớ Hoàng Hậu
Nguyễn văn Lục
Nguồn : Chim Việt Cành Nam
Nam Phương Hoàng Hậu - “viên kim cương” cuối cùng của Triều
Nguyễn
10:00, 28/08/2006
Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu.
Nam Phương Hoàng Hậu là một người vợ hiền thục và nhân từ. Suốt
những năm ở ngôi Hoàng hậu cho đến khi từ giã cõi đời không hề có một tiếng
thị phi, một lời than trách. Bà được ghi nhận trong lịch sử như một Hoàng hậu
mẫu mực.
Tên thật của bà là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh trưởng trong một gia đình
kinh tế khá giả, nên từ nhỏ bà đã được người cậu ruột là ông Denis Lê Phát An
nuôi dưỡng và cho sang Pháp học. Sử sách còn ghi nhận rằng Denis An là một
trong số người giầu nhất xứ Nam Kỳ thời ấy. Là người giầu có, đang rất cần
tiếng tăm, lại không có con, nên Denis An đã bằng mọi cách để cô cháu gái xinh
đẹp Mariette Jeanne Thị Lan tiếp cận vua Bảo đại.
Ông hy vọng cô cháu gái trở thành Hoàng hậu thì ông không những sẽ
nhanh chóng leo lên trên các bậc thang danh vọng, mà còn có cơ hội phất lên
trong làm ăn. Từ đó, Denis An quyết tâm nhờ vả viên Toàn quyền Pháp
Pasquier và Khâm sứ Charles tạo mọi điều kiện để cô cháu gái tiếp cận vua Bảo
Đại.
Trước đó, Nguyễn Vĩnh Thụy (tên khai sinh của vua Bảo Đại) cũng đã
được đưa sang Pháp đào tạo “nghề làm vua”. Đến tuổi trưởng thành cũng lại do
chính người Pháp sắp xếp, chắp mối tơ duyên. Thời điểm này, con gái đẹp, hiền
thục, thông minh học giỏi, ở kinh đô Huế không thiếu, nhưng hầu hết theo đạo
Phật, coi vua như Ông trời, bảo sao nghe vậy không dám phản đối.
Có lẽ vì lý do ấy mà Khâm sứ Charles, người được Nhà nước Pháp
giao trọng trách nuôi dưỡng, đào tạo Bảo Đại thành ông vua để cai quản Việt
Nam phục vụ cho mẫu quốc, đã nghĩ đến một cô gái người Nam Kỳ. Nhìn đi
tính lại ông ta thấy có cô Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Thị Lan đang học trường
Couvent des Oiseaux ở Paris là xứng đáng lên ngôi Hoàng hậu hơn cả.
Theo khâm sứ Charles, cô Lan là người vừa xinh đẹp, duyên dáng, lại
nết na, con nhà giầu, lại theo đạo dòng, đã vào làng Tây lại sắp sửa học xong
bậc tú tài và như vậy sẽ hội đủ điều kiện trở thành Hoàng hậu, có thể giúp vua
Bảo Đại “trị vì xứ An Nam”. Thế là đã xảy ra những cuộc gặp “tình cờ” giữa
đôi trai tài gái sắc. Cuộc gặp giao duyên ấy được bắt đầu từ những bữa tiệc và
dạ hội của gia đình Denis An trong dịp nghỉ cuối tuần, lúc thì ở biệt thự gia
đình, lúc lại ở những restauran sang trọng của Paris, có mời gia đình viên Toàn
quyền Pasquier và Khâm sứ Charles.
Tại các cuộc vui như thế, lần nào ông cũng kèo néo bằng được để ông
bà Charles đưa vị “Hoàng đế xứ An Nam” đi cùng. Và đương nhiên vị khách
đặc biệt đó luôn luôn được xếp ngồi gần cô Lan. Từ chỗ họ có thiện cảm với
nhau ngay từ lần gặp đầu, sau một vài cuộc “tình cờ” ấy, họ đã thật sự thân thiết
quyến luyến nhau. Mặc dù vậy, Charles vẫn luôn khuyên nhủ Bảo Đại phải giữ
khoảng cách, giữ thể diện, đừng có “hành động gì quá mức vì anh đang là vị
Hoàng đế!”.
Mùa hè năm 1932 vợ chồng Charles đưa Bảo Đại về nước, cũng lại
“tình cờ” gặp ông bà Denis An cùng cô cháu gái Mariette Jeanne Lan ở cảng
Marseille đang chuẩn bị lên tàu về nước nghỉ hè. Hơn 1 tháng lênh đênh trên
con tàu d’Artagnan, cô Lan càng có điều kiện gặp Bảo Đại hàng ngày để cùng
nhau ngắm trời ngắm biển, thả hồn trong mộng mơ, trò chuyện và họ đã thực sự
hiểu nhau tới chân tơ kẽ tóc.
Về Huế bái yết thân mẫu Từ Cung, ra mắt quần thần, điều hành triều
chính ít ngày, theo kế hoạch Toàn quyền Pasquier và Khâm sứ Charles khuyên
Hoàng đế đi nghỉ Đà Lạt “phục hồi ngọc thể”. Dịp đó gia đình ông Nguyễn Hữu
Hào (cha đẻ của Lan), Denis Lê Phát An cũng đưa cô Lan lên Đà Lạt thay đổi
không khí. Và thế là Thị Lan và Bảo Đại lại có dịp sóng đôi hết ngày này qua
ngày khác, lúc thì ở sân quần vợt, lúc trong rừng săn bắn, lúc bên bàn tiệc hay
dạ hội.
Vị Hoàng đế trẻ, đàn hay, khiêu vũ đẹp, bắn súng giỏi, chơi quần vợt
khó ai thắng, ăn nói lịch thiệp, ứng xử nhã nhặn khiến cô Lan không thể không
chấp nhận tình yêu với Bảo Đại. Còn nhớ hồi đó phóng viên một tờ báo Sài Gòn
có phỏng vấn Nam Phương, bà trả lời “Cuộc hôn nhân giữa tôi với Hoàng
thượng là một sự tình cờ. Chúng tôi gặp nhau trong một buổi dạ hội tại Đà Lạt
năm 1933. Lúc đó tôi mới 18 tuổi, tôi không để ý gì đến Hoàng đế, nhưng
Hoàng đế đã chú ý đến tôi...”.
Còn Bảo Đại thì viết trong hồi ký “Con Rồng An Nam” rằng “... Sau
những cuộc gặp gỡ trên sân quần vợt, những buổi dạ tiệc, dạ vũ tôi có đến thăm
M.J. Lan nhiều lần tại ngôi biệt thự sang trọng của gia đình họ Lê ở Đà Lạt. Cô
Lan là một cô gái có một vẻ đẹp thuỳ mị của người con gái miền Nam, hiền
lành và quyến rũ làm tôi say mê, vì vậy tôi ngỏ ý xin cưới M.J Lan và được gia
đình đồng ý”.
Một Hoàng hậu nhạy cảm với thời cuộc
Lễ thành hôn của vua Bảo Đại với M.J Lan được tổ chức ngày
20/3/1934, khi đó chú rể 21 tuổi, cô dâu 19 tuổi. Mặc dù là Hoàng đế, nhưng
Bảo Đại được hấp thụ văn hoá Phương Tây, đã bãi bỏ chế độ cung tần mỹ nữ ở
hoàng cung. Ngay sau lễ thành hôn 4 ngày ông đã sắc phong cho người vợ của
mình làm Nam Phương Hoàng hậu và theo lối sống gia đình truyền thống của
đạo Thiên chúa - một vợ một chồng.
Ông giải thích rằng “Nam Phương là hương thơm của miền Nam” và
rất yêu thương bà. Điều đó xem ra thật đúng bởi Nam Phương là người phụ nữ
sang trọng, nhưng không kiêu, có nụ cười kín đáo và không e lệ, lại rất nhạy
cảm với thời cuộc. Những năm bà còn chưa bận bịu con cái, Bảo Đại đi đâu
cũng sóng bước cùng Nam Phương, nhiều khi ông còn tự tay lái xe đưa bà đi
thăm thú các danh lam thắng cảnh của đất nước.
Nhưng đến năm 1936 bà sinh Hoàng tử Bảo Long, rồi năm 1937 sinh
Công chúa Phương Mai, năm 1938 sinh Công chúa Phương Liên, năm 1942
sinh Công chúa Phương Dung, bà không còn muốn đi chơi, mà dành mọi thời
gian chăm sóc nuôi dạy con cái. Đến năm 1948 bà sinh thêm một hoàng tử nữa,
đặt tên là Bảo Thắng.
Tháng 8/1945 phong trào cách mạng ngày một dâng cao, nội bộ Chính
phủ Trần Trọng Kim rạn nứt, không thể cứu vãn tình thế. Trong lúc rối ren như
vậy, Hoàng hậu Nam Phương đã nhiều lần tỉ tê to nhỏ với chồng, nhưng Bảo
Đại đâu có thèm để ý, vẫn chỉ chơi bời du hí, săn bắn với mấy cận thần. Bà chỉ
còn biết tâm sự, bàn bạc với ông Đổng lý văn phòng Phạm Khắc Hoè, người mà
bà coi là một bày tôi tâm phúc, trung thực của Hoàng triều, một vị quan am hiểu
thời cuộc, không xu nịnh, luôn một lòng vì dân vì nước.
Trước đó, chính bà là người đã đề đạt với ông Khâm sứ và thỉnh cầu
Đức vua nhiều lần để cất nhắc ông Phạm Khắc Hoè từ chức quan Quản đạo Đà
Lạt lên Ngự tiền Đổng lý văn phòng. Trong những ngày nước sôi lửa bỏng đó,
Nam Phương đã khuyến khích ông Hoè tìm cách liên lạc với các chiến sĩ cách
mạng để tìm kiếm lời khuyên, rồi phân tích, khuyên giải, nài nỉ Hoàng đế thoái
vị, tránh mọi sự chống đối cách mạng để không xảy ra cảnh đổ máu, nồi da nấu
thịt. Mọi đạo dụ trong đó vua Bảo Đại bày tỏ sẵn sàng giao chính quyền cho
Việt Minh, muốn làm “người dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô
lệ”... đều do ông Phạm Khắc Hoè soạn thảo và có sự bàn bạc chu đáo với Nam
Phương Hoàng hậu.
Sau khi Bảo Đại thoái vị, được Cụ Hồ mời ra Hà Nội làm cố vấn cho
Chính phủ cách mạng, Nam Phương vẫn ở lại Huế. Vào dịp Tết Nguyên đán
Bính Tuất (năm 1946), Chủ tịch UBHC Huế đến chúc tết và trao 10 nghìn đồng,
nói là của Cụ Hồ gửi vào để gia đình ông cố vấn ăn tết. Vào thời kỳ đó số tiền
này lớn lắm. Bà Nam Phương nhận và gửi lời cám ơn Cụ Hồ và UBHC Huế,
nhưng ngay sau đó bà đã chuyển toàn bộ số tiền đó cho các bà phước trông coi
cô nhi viện ở Huế để sắm tết cho trẻ mồ côi đang rất thiếu thốn. Sau khi giành
độc lập, nhà nước non trẻ của chúng ta rất cần tiền để cứu đói cho dân và kiến
thiết đất nước, nhưng chế độ cũ để lại một “gia tài trống rỗng”, kho bạc chỉ còn
khoảng 1 triệu đồng rách nát.
Trước tình hình đó Cụ Hồ đã phát động “Tuần lễ vàng”, hô hào và
khích lệ nhân dân cả nước ủng hộ tiền của, vàng bạc cho Chính quyền cách
mạng. Huế khai mạc “Tuần lễ vàng” vào ngày 17/9/1945 bên bờ sông Hương.
Hôm đó Nam Phương Hoàng hậu ăn mặc rất chỉnh tề, quần áo dài, đội khăn
vành màu vàng theo đúng trang phục của Hoàng hậu, cổ đeo kiềng vàng, tai đeo
bông vàng, hai cổ tay đeo 2 xuyến vàng, cả 10 ngón tay đều đeo nhẫn vàng...
đến nỗi mọi người trong Hoàng cung cũng phải ngạc nhiên vì chưa bao giờ bà
mặc đẹp và đeo nhiều vàng đến như vậy.
Rồi chuyện gì đã xảy ra, như mọi người đã biết, bà là người đầu tiên
đến bên khán đài, tháo mọi đồ trang sức đặt lên bàn, đề nghị được cung hiến cho
cách mạng. Hành động của Hoàng hậu được nhân dân và các cấp chính quyền
hồi bấy giờ nhiệt liệt hoan nghênh và thán phục. Theo gương Nam Phương,
nhiều nhà tư sản ở Huế đã hiến cả chục lạng vàng. Có nhiều người lúc đầu còn
chưa mang vàng theo người, nhưng khi thấy Nam Phương Hoàng hậu và những
người khác ủng hộ nhiều như vậy, thì cũng vội vàng về lấy vàng, mang đóng
góp.
Tổng kết “Tuần lễ vàng”, riêng nhân dân Huế đã đóng góp 925 lượng
vàng. Cuối năm 1946 Pháp đưa quân trở lại Nam Bộ với ý đồ xâm lược nước ta
lần nữa, Nam Phương Hoàng hậu đã viết một Thông điệp gửi thế giới để tố cáo
chính sách của thực dân Pháp. Qua bức thông điệp này người ta càng cảm phục
bà là người nhạy cảm chính trị, yêu nước, cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của
người dân mất nước.
Là Hoàng hậu, nhưng được học hành tử tế ở một xứ sở văn minh, bà
hiểu rất rõ tình hình chính trị và âm mưu của thực dân Pháp muốn quay trở lại
áp bức đô hộ dân ta. Tuy chính quyền Pháp đưa Bảo Đại về trị vì Việt Nam,
nhưng thực chất ông chỉ là một Hoàng đế bù nhìn, không thực sự chấp chính,
mọi công việc nhất nhất do người Pháp sắp đặt.
Người vợ hiền thục
Biết ông cố vấn Vĩnh Thụy từ khi ra Hà Nội, xa gia đình, lao vào con
đường cờ bạc, lang chạ hết với người đàn bà này đến người đàn bà khác, Cụ Hồ
cho mời bà Nam Phương đem các con ra đoàn tụ với ông cố vấn. Là người vợ
yêu chồng, một nách 4 đứa con còn nhỏ, dù là Nam Phương hay ai đi nữa, cũng
đều muốn gần chồng, gia đình sum họp. Thế nhưng bà đã khéo léo từ chối vì sợ
rằng đất nước mới giành độc lập, ngân khố của Chính phủ còn nghèo, lại làm
phiền Cụ Hồ.
Nam Phương biết rõ Bảo Đại quen thói ăn chơi, thích thể thao, săn bắn,
du hí ... hơn là làm việc, nên bà cũng không lấy gì làm ngạc nhiên, khi Bảo Đại
được Cụ Hồ cho đi công tác Trung Quốc, ông ta đã tự ý ở lại, không trở về Việt
Nam. Chính phủ Pháp vẫn muốn nắm lấy Bảo Đại để một lần nữa đưa ông trở
lại vị trí đứng đầu chính phủ tay sai, nhưng lần này ở ghế Quốc trưởng. Thực ra
cũng từ khi Bảo Đại trốn ở lại Hồng Kông, Pháp đưa ông trở về vị trí đối lập với
Chính phủ của Cụ Hồ, khiến tâm trạng bà Nam Phương đã có những chuyển
biến.
Thời điểm này người ta thấy bà ít xuất hiện cùng Quốc trưởng Bảo Đại.
Sinh hoạt hàng ngày của bà chủ yếu là chăm lo cho các con, dạy các con chơi
đàn, đọc sách báo, hoặc ra vườn tưới hoa, tỉa lá. Buổi tối bà thích đánh đàn
dương cầm hoặc kể chuyện cổ tích cho các con nghe. Còn Bảo Đại từ khi lao
vào con đường ăn chơi với nhiều người đàn bà khác, ông ta cũng không còn
quan tâm mấy tới người vợ hiền thục nơi kinh đô Huế.
Năm 1952 bà đưa con sang Pháp sống tại lâu đài Thorenc ở Cannes,
biệt thự riêng của gia đình Bảo Đại. Sau năm 1955 Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên
làm Quốc trưởng ở miền Nam. Bảo Đại một lần nữa trở thành phế đế. Mặc dù
vậy, Chính phủ Pháp vẫn chu cấp cho gia đình ông một khoản tiền sinh hoạt,
nhưng không còn dư dả cho lắm, đến nỗi thiếu tiền ông phải bán cả lâu đài
Thorenc ở Cannes, cả chiếc du thuyền Hương giang Bảo Đại. Ông buồn chán,
bỏ đi lang thang nay đây mai đó, hầu như không còn ở với mẹ con bà Nam
Phương.
Không còn con đường nào khác, mẹ con bà dắt díu nhau về sống ở
Chabrignac, một trang trại riêng đã được gia đình mua cho bà từ lâu. Về đời
sống vật chất thì Nam Phương và các con bà không hề thiếu thốn. Cha đẻ
Nguyễn Hữu Hào và cha nuôi (cậu ruột) Denis Lê Phát An đã mua cho bà từ khi
còn là cô nữ sinh Paris những biệt thự lớn ở đại lộ Neuilly và Opera, những đồn
điền ở Maroc và Congo...
Nhưng bà ít quan tâm, mà chỉ giữ lại đồn điền ở Chabrignac gồm 160
mẫu đất với một đàn bò lớn gần trăm con và một vườn hoa hồng rất lớn, vì ngay
từ nhỏ bà đã rất yêu thứ hoa kiều diễm, hương thơm ngào ngạt này. Bà muốn
sống xa lánh mọi người cho yên tĩnh. Năm 1963 bệnh tim của bà tái phát ngày
càng nặng, trong một cơn đau tim, vì ở quá xa, bác sĩ bệnh viện không đến kịp,
bà đã vĩnh viễn từ giã trần gian ở tuổi 49. Cựu hoàng Bảo Đại về lo tang lễ cho
bà theo nghi lễ khá đơn giản của người Thiên chúa giáo, chỉ có những người
trong gia đình, vài người bạn thân ở địa phương.
Tuy nhiên, công chúa Như Lý con gái vua Hàm Nghi cũng tới viếng, vị
tỉnh trưởng và là dân biểu Pháp đã tới tiễn đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nam Phương là người phụ nữ thông minh, hiểu biết rộng, rất nhạy cảm chính
trị, giầu lòng yêu nước, là người vợ hiền thục, phúc hậu...sống cả cuộc đời
không một tiếng thị phi, một lời oán trách. Nhưng cũng thật buồn, phế đế Bảo
Đại suốt từ đó cho đến lúc vĩnh viễn rời bỏ thế giới này đã không một lần trở lại
viếng mộ Nam Phương, người vợ thuỷ chung và thật đáng yêu của ông!
Vĩnh Sơn
______________________
Nam Phương Hoàng hậu cuối cùng Triều Nguyễn
Lý Nhân - Phan Thứ Lang
Lời tác giả
Những câu chuyện về cuộc đời NAM PHƯƠNG Hoàng hậu cuối cùng
Triều Nguyễn
Thuở nhỏ, mái trường mà tôi đươ ̣c vinh ha ̣nh nhâ ̣p ho ̣c đầ u tiên là
trường Couvent des Oiseaux do các nữ tu trong dòng Đức Bà quản giáo to ̣a la ̣c
ta ̣i đường Parreua (gầ n Bưởi hay là đường Hoàng Hoa Thám) Hà Nô ̣i. Khi tôi
ho ̣c ở lớp mẫu giáo của trường Convent des Oiseaux thì bà Nam Phương Hoàng
hâ ̣u tới thăm. Chúng tôi là những ho ̣c sinh nhỏ tuổ i đươ ̣c cầ m những bó hoa tươi
đứng trước sân để nghênh đón Hoàng hâ ̣u. Hai em ho ̣c sinh Viê ̣t và Pháp bưng
hoa lên dâng tă ̣ng Nam Phương Hoàng hâu. Bà Nam Phương cám ơn nhà
trường và các em ho ̣c sinh, rồ i ôm hôn hai em đang tă ̣ng hoa.
Lý do bà Nam Phương tới thăm trường Convent des Oiseaux Hà Nô ̣i vì
những ngày du ho ̣c ta ̣i Pháp, bà Nam Phương đã có thời gian theo ho ̣c trường
Convent des Oiseaux Paris cũng do các nữ tu dòng Đức Bà phu ̣ trách mà hồ i đó
người ta đề u kêu danh xưng là các Me ̣ (Mère)
Bà Nam Phương có net mă ̣t hiề n hâ ̣u và đa ̣o ha ̣nh. Hình ảnh Nam
Phương hoàng hâ ̣u vấ n khăn vành vàng in trên con tem đã để la ̣i ấ n tươṇ g trong
nhiề u người lớn tuổ i. Đế n năm 1945 tôi đo ̣c báo thấ y bà hưởng ứng Tuầ n Lễ
Vàng ta ̣i Huế bằ ng hành đô ̣ng tự trao tấ t cả những quý kim vàng ba ̣c châu báu
mà bà đang mang trên người để tă ̣ng Nhà nước mua vũ khí chố ng thực dân
Pháp. Rồ i bà Nam Phương còn là m viê ̣c thiê ̣n, như vào dip̣ Tế t năm 1946, Chủ
̣ Ủy ban Hành chánh Huế trao bà Nam Phương số tiề n 10 ngàn đồ ng ba ̣c, nó i
tich
là của Hồ Chủ Tich ̣ chuyể n vào để tă ̣ng bà và gia đình ăn Tế t. Với số tiề n nà y
thời đó là lớn lắ m. Bà Nam Phương nhâ ̣n số tiề n trên, gởi lời cảm ơn Cu ̣ Hồ và
Ủy ban Hành chánh Huế . Sau đó, bà Nam Phương đã chuyể n số tiề n 10 ngàn
đồ ng ba ̣c cho các bà phước trông coi cô nhi viê ̣n ở Huế để các cháu ăn tế t mà
các cô nhi đang thiế u thố n vì chiế n tranh vừa xảy ra.
Cũng năm 1946, bà Nam Phương còn có mô ̣t hành đô ̣ng yêu nước khi
thực dân Pháp đem quân trở la ̣i xâm lươ ̣c Viê ̣t Nam. Đó là bà đã viế t mô ̣t lá thư
ngỏ như mô ̣t Thông điê ̣p (Message) gửi tới những ba ̣n hữu ở châu Âu và thế
giới yêu cầ u ho ̣ lên tiế ng tố cáo sự trở la ̣i của quân đô ̣i Pháp là m đổ máu đồ ng
bào Nam bô ̣.
Những hành đô ̣ng trên không riêng cá nhân tôi trân tro ̣ng, mà mo ̣i
người đề u kin ́ h phu ̣c nhân cách của mô ̣t bà cựu hoàng hâ ̣u nước Viê ̣t. Vì vâ ̣y,
khi bước chân vào là m báo, với lòng ngưỡng mô ̣, tôi đã cố công sưu tầ m những
tư liê ̣u, sách, báo đã viế t về bà Nam Phương để dành làm tư liê ̣u.
Cuô ̣c đời bà Nam Phương từ thuở thơ ấ u đế n khi trưởng thành, lấ y
chồ ng và trở thành hoàng hâ ̣u có thể nói rấ t ha ̣nh phúc. Bảo Đa ̣i đã giữ đúng lời
hứa chỉ có mô ̣t vơ ̣ mô ̣t chồ ng. Nhưng sau năm 1945 vì tình thế và hoành cảnh,
Ba ̣o Đa ̣i đã thay tiń h đổ i nế t, ăn chơi, cờ ba ̣c, và quan hê ̣ với nhiề u phu ̣ nữ “ già
ngân ngãi non vơ ̣ chồ ng ” mà người ta go ̣i là những thứ phi của Bảo Đa ̣i. Tuy
vâ ̣y, bà Nam Phương cũng không có mô ̣t hành đô ̣ng nào làm xáo trô ̣n gia đình,
nế u có bà chỉ nhỏ nhe ̣ than với mấ y người thân câ ̣n. Những hành đô ̣ng như đánh
ghen, chửi bới, hãm ha ̣i tiǹ h đich ̣ bà Nam Phương không bao giờ có. Những
chuyê ̣n cho rằ ng bà Nam Phương cho người cầ m súng ha ̣ tiǹ h đich, ̣ nhưng tin ̀ h
đicḥ không hề hấ n gì mà Bảo Đa ̣i la ̣i bi ̣tro ̣ng thương chỉ là những giai thoa ̣i và
thêu dê ̣t của những người không ưa Bảo Đa ̣i.
Từ lúc về là m dâu nhà Nguyễn, trở thành bà Hoàng hâ ̣u, chúng tôi chưa
thấ y mô ̣t ai chê trách hay than phiề n về cung cách hay lời ăn tiế ng nói của Nam
Phương. Trái la ̣i, Bảo Đa ̣i bi tai
̣ tiế ng và người đời chê trách khá nhiề u.
Trong cuố n “Giai thoa ̣i và sự thâ ̣t về Bảo Đa ̣i - vua cuố i cùng triề u
Nguyễn” của tôi đã đươ ̣c xuấ t bản có nhiề u phầ n viế t về Nam Phương - người
vơ ̣ đầ u tiên và chính danh của Bảo Đa ̣i. Song theo yêu cầ u của ba ̣n đo ̣c muố n
tìm hiể u đầ y đủ hơn về bà Nam Phương, tôi đã hê ̣ thố ng la ̣i tư liê ̣u để viế t tiế p
cuố n sách nhỏ này, với tên go ̣i “Những câu chuyê ̣n về cuô ̣c đời Nam Phương -
hoàng hâ ̣u cuố i cùng triề u Nguyễn”.
Vì những câu chuyê ̣n đươ ̣c sưu tầ m, góp nhă ̣t từ nhiề u nguồ n tư liê ̣u
nên chắ c chắ n không tránh khỏi những nhầ m lẫn, sai sót. Nế u phát hiê ̣n mong
ba ̣n đo ̣c góp ý và lươṇ g thứ.
Nhân đây chúng tôi xin chân thành cảm ơn đế n những tác giác có tác
phẩ m mà chúng tôi sử du ̣ng, trić h dẫn trong cuố n sách này. Thành thâ ̣t cảm ta ̣.
Sài gòn - TP. Hồ Chí Minh thánh 9-2006
Lý Nhân PHAN THỨ LANG
______________________
1. Gái thuyề n quyên đấ t Nam bô ̣ trở thành vơ ̣ các vua triề u Nguyễn
Đấ t Nam bô ̣ có nhiề u trai anh hùng phò chúa Nguyễn mở mang bờ cõi
và cũng có nhiề u “gái thuyề n quyên” đươ ̣c tiế n vào cung là m vơ ̣ cách vua triề u
Nguyễn.
Như chúng ta đã biế t, 25 năm ròng rã bôn ba đấ t Nam bô ̣ và đươ ̣c gầ n
gũi các câ ̣n thầ n người miề n Nam như các ông Nguyễn Huỳnh Đức, Lê Quang
Đinh,̣ Pha ̣m Đăng Hưng… thế mà Gia Long la ̣i không có mô ̣t mố i tiǹ h nào với
những người đe ̣p đấ t Nam bô ̣ kể cũng la ̣. Hay chiń h sử và ngoa ̣i sử ky ̣ húy, sơ ̣
pha ̣m thươṇ g không dá m ghi la ̣i chăng? Hay Nguyễn Ánh lúc đó ta ̣m gác la ̣i
“tiǹ h duyên” để lo “đa ̣i sự” mà chưa nghi ̃ đế n mô ̣t bóng thuyề n quyên nào ở đấ t
Nam bô ̣?
Nhưng hâ ̣u duê ̣ của Gia Long là vua Minh Ma ̣ng đã có mấ y bà vơ ̣
người miề n Trung rồ i, la ̣i tuyể n bố n gái thuyề n quyên miề n Nam ra Huế để tiế n
vào cung hầ u ha ̣ nhà vua, là những bà dưới đây mà sử sách đề u ghi:
1. Bà Hồ Thi ̣ Hoa (1791 - 1807), sau đươc̣ phong là m Tá Thiên Nhân
Hoàng hâ ̣u. Bà Hoa là người Biǹ h An, tỉnh Biên Hòa. Bà là con gái của ông Hồ
Văn Bôi, sau ông đươ ̣c phong Phúc Quố c Công. Vì húy tên bà là Hoa nên sau
này ở Gia Đinh
̣ có mô ̣t cây cầ u Hoa phải go ̣i là cầ u Bông. Còn ở Huế có Cửa
Đông Hoa đã phải đổ i là Cửa Đông Ba, và vở tuồ ng hát bô ̣i nổ i tiế ng là Phàn Lê
Hoa cũng phải đổ i là Phàn Lê Huê… Đă ̣c biê ̣t bà Hoàng hâ ̣u này không có mô ̣t
người con nào.
2. Bà Nguyễn Thi ̣ Khuê, tự Bích Chi, đươ ̣c phong Hòa Tầ n, người
huyê ̣n Phúc Lô ̣c, tỉnh Gia Đinh,
̣ là con gái của quan Chưởng Cơ Nguyễn Văn
Thanh, trấ n phủ tỉnh Quảng Nam. Bác Bić h Chi sinh đươ ̣c bố n Hoàng tử và sáu
Công chúa.
3. Bà Nguyễn Thi ̣Nhân, phong Cung Tầ n, người Gia Đinh.̣ Là con gái
Chiń h Đô ̣i Nguyễn Văn Châu. Bà này sinh đươ ̣c mô ̣t Hoàng tử là Miên Ký,
người giỏi văn chương trong triề u Tự Đức, và đươ ̣c phong tước Cẩ m Quố c
công.
4. Bà Nguyễn Thi ̣ Bảo (1801 - 1951) đươ ̣c phong là Thu ̣c Thầ n, người
Gia Đinh ̣ là con của quan Tư không Nguyễn Khắ c Thiê ̣u. Bà này sinh đươ ̣c mô ̣t
Hoàng tử là Miên Thẩ m (1818 - 1870) và ba Công chúa là Viñ h Trinh (1824 -
1892), Trinh Thâ ̣n (1824 - 1904), và Tiñ h Hòa (1830 - 1882). Cả bố n người con
trên đề u trở thành những nhà thơ nổ i danh ở đấ t Thầ n Kinh nói riêng và cả nước
nói chung mà đế n bây giờ người ta vẫn còn nhớ đế n những bút danh: Tùng
Thiê ̣n Vương, Quy Đức, Man Am và Huê ̣ Phố với những bài thơ tuyê ̣t tác và
bấ t hủ.
Đế n hâ ̣u duê ̣ của vua Minh Ta ̣ng là vua Thiê ̣u Tri,̣ thì cũng có ba bà vơ ̣
là người miề n Nam, là các bà:
1. Pha ̣m Thi ̣ Hằ ng có tự là Nguyê ̣t (còn theo Viê ̣t Nam tự điể n của tác
giả Lê Văn Đức thì Pha ̣m Thi ̣ Hằ ng tự Hào), là người huyê ̣n Tân Hòa tỉnh Gò
Công. Bà là con quan Lễ Bô ̣ Thươṇ g thư Pha ̣m Đăng Hưng. Bà Pha ̣m Thi ̣Hằ ng
đươ ̣c phong là Hoàng Thái hâ ̣u Từ Du ̣. Bà là người hiề n thu ̣c, đoan trang nên
đươ ̣c Thuâ ̣n Thiên Cao Hoàng hâ ̣u tuyể n vào cung cho làm vơ ̣ Hoàng tử Miên
Tông, tức vua Thiê ̣u tri.̣ Bà Hằ ng đã sinh đươ ̣c hai Công chúa và mô ̣t Hoàng tử
là Hồ ng Nhâ ̣m, tức vua Tự Đức. Bà Từ Du ̣ đã số ng qua 10 đời vua kể từ vua
Gia Long là thời gian bà chào đời cho tới lúc ha ̣ thế là năm 1901 đời vua Thành
Thái thư 13. Đây là mô ̣t bà Hoàng hâ ̣u đã đươ ̣c số ng nhiề u triề u đa ̣i, đươ ̣c mắ t
thấ y tai nghe nhiề u sự kiê ̣n xảy ra trong triề u Nguyễn.
2. Bà Nguyễn Thi ̣ Nhâ ̣m, tước Lê ̣nh Phi, người An Giang (Long
Xuyên), là con của Kinh môn Quâ ̣n công Nguyễn Văn Nhân. Bà Nguyễn Thi ̣
Nhâ ̣m đươ ̣c tuyể n vào cung cùng mô ̣t thời gian với bà Pha ̣m Thi ̣ Hằ ng. Nhưng
vì bà Nhâ ̣m chỉ sinh đươ ̣c mô ̣t Hoàng nữ là Công chúa Nhàn Yên An Tha ̣ch,
nên bà Nhâ ̣m chỉ đươ ̣c phong tước là Lê ̣nh Phi.
3. Bà Nguyễn Thi ̣ Huyên, đươ ̣c phong tước là Đức Tầ n, là người miề n
Nam, nhưng nguyên quán la ̣i là Thừa Thiên, là con của Cai cơ Nguyễn Đức
Xuyên. Bà này sinh đươ ̣c mô ̣t Hoàng tử là Hồ ng Diêu (1845 - 1875), đây là vi ̣
Hoàng tử thứ 25 của vua Thiê ̣u Tri.̣ Tới hâ ̣u duê ̣ của vua Thiê ̣u Tri ̣ là vua Tự
Đức có mô ̣t bà vơ ̣ người miề n Nam là Nguyễn Thi ̣ Hương, đươ ̣c phong tước
Ho ̣c Phi, người đấ t Viñ h Long. Bà Hương không có con nên đã nhâ ̣n công tử
Ưng Thi,̣ sinh năm 1870, là con mê ̣ Hường Cai làm con nuôi. Đế n khi vua Tự
Đức ta ̣ thế là Ưng Thi đươ
̣ ̣c tôn làm vua tức vua Kiế n Phúc.
Như trên chúng tôi đã viế t, đã có bảy phu ̣ nữ miề n Nam đã trở nên
Hoàng hâ ̣u triề u Nguyễn. Đế n thời thứ 13 triề u Nguyễn Nguyễn Viñ h Thu ̣y tức
vua Bảo Đa ̣i cũng lấ y vơ ̣ người miề n Nam, và đă ̣c biê ̣t là ngay khi cưới đã đươ ̣c
phong làm Hoàng hâ ̣u, không như các vua tiề n nhiê ̣m, khi vua băng hà thì các
bà mới đươ ̣c cho ̣n để phong Hoàng hâ ̣u, hay Hoàng Thái hâ ̣u.
Người phu ̣ nữ người miề n Nam thứ tám đươ ̣c phong làm Hoàng hâ ̣u là
bà Nguyễn Hữu Thi ̣Lan chúng tôi xin dành những trang sau sẽ viế t đầ y đủ hơn.
Vì bà Nguyễn Hữu Lan tức Nam Phương Hoàng hâ ̣u cũng là bà Hoàng hâ ̣u cuố i
cùng triề u Nguyễn.
Ở đây chúng tôi cũng xin viế t thêm về mô ̣t bà Hoàng hâ ̣u triề u Nguyễn
đã đươ ̣c nhiề u sách báo nhắ c nhở đế n về công đức và đa ̣o ha ̣nh là bà Từ Du ̣. Vì
bà Từ Du ̣ là người đã có nhiề u ảnh hưởng đế n các vua: Thiê ̣u Tri,̣ Tự Đức, Hiê ̣p
Hòa, Kiế n Phúc, Hàm Nghe… Và trong số các Phi tầ n, bà Từ Du ̣ đươ ̣c Hoàng
tử Miên Tông khi lên ngôi vua, đã phong bà làm Chánh phi và đươ ̣c phép ngồ i
phiá sau bức màn nghe những lời vua bàn ba ̣c với các Quan đa ̣i thầ n. Ngoài viê ̣c
giúp vua về chính tri,̣ bà Từ Du ̣ còn trôn gnom sắ p đă ̣t những viê ̣c trong cung
với tư các mô ̣t nữ quan cao cấ p. Bà rấ t nhân từ đố i với các Phi tầ n dưới quyề n,
không bao giờ ganh ty ̣ hay đố ky,̣ thương yêu con của các Phi tầ n khác như
chính con của bà, nên vua Thiê ̣u tri thượ ̀ ng ban lời khen ngơị .
Như vâ ̣y, trong 8 bà Hoàng hâ ̣u đấ t Nam bô ̣ làm dâu Triề u Nguyễn thì
có 2 bà đươ ̣c người ta nhắ c đế n nhiề u nhấ t và trong sách, sử… cũng ca ngơị
tánh nế t đoan trang, nhân từ với mo ̣i người, không phân biê ̣t sang giàu và chính
kiế n. Đó là bà Từ Du ̣ tức Bác Huê ̣ Thái Hoàng hâ ̣u vơ ̣ vua Thiê ̣u Tri.̣ Và bà
Nam Phương Hoàng hâ ̣u, tức Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan, vơ ̣ vua Bảo Đa ̣i. Cả hai bà
Hoàng hâ ̣u Từ Du ̣ và Nam Phương đề u nguyên quán đấ t Gò Công-Nam Bô ̣.
2. Đấ t Gò Công: “Điạ linh nhân kiê ̣t”
Nói hay viế t đế n chữ “Điạ Linh Nhân Kiê ̣t” không phải là viê ̣c mê tín
nhả m nhi,́ mà từ xưa đế n nay các tác giả viế t về điạ lý như Tả Ao đã nói về
phong thủy, chỗ này đấ t tố t, chỗ kia đấ t xấ u… đề u gầ n như đúng, và nay nhiề u
tác giả viế t và nghiên cứu về tư liê ̣u Phong thổ (phong thủy) để nhiề u người
nghiên cứu và áp du ̣ng. Nhưng đúng hay sai cũng còn tùy ở con người tố t hay
xấ u. Ở đây chúng tôi chỉ căn cứ trong bô ̣ Hoàng Viê ̣t điạ dư chí đời vua Minh
ma ̣ng thứ 14 năm 1883, và cuố n Cours d’Histoire Annamite của ho ̣a giả Trương
Viñ h Ký viế t và in năm 1877. Hai tác phẩ m giá tri ̣ trên đế n nay nhiề u nhà
nghiên cứu vẫn còn phải dùng tới.
Ở đây chúng tôi nói về điạ dánh Gò Công, nơi đã sản sinh ra những
nhân vâ ̣t nổ i danh cả về đức và tài đã đươ ̣c nhiề u sử sách nhắ c đế n.
Từ xưa đấ t Gò Công trong bô ̣ Đa ̣i Nam quố c sử của cu ̣ Phan Thanh
Giản đã đươ ̣c viế t và đánh giá là “Điạ Linh Nhân Kiê ̣t”, căn cứ vào điạ lý và
nhân văn đã có hai giả thuyế t đinḥ nghiã chữ Gò Công.
- Giả thuyế t thứ nhấ t: Gò Công xưa là phầ n đấ t của xứ Phù Nam, khi
Chúa Hiề n tức Nguyễn Phúc Tầ n, đinh cuô ̣c di dân Nam tiế n, người Viê ̣t mớ i
dời vào đây để đinh
̣ cư. Khi đó Gò Công còn là đấ t rừng, chưa có ai tới cư ngu ̣.
Nơi này có mô ̣t cái gò cao, có nhiề u giố ng chim công trú ở nên người ta go ̣i
ngay là Gò Công. Và trong sử đã ghi chép về danh từ điạ phương là: khi vua
Minh Ma ̣ng ra lê ̣nh cho các quan điạ phương đổ i tên nôm na các tỉnh thành chữ
Nho cho nho nhã, thì “Gò Công” đã biế n thành “Khổ ng Tước Nguyên”, cũng
như Đồ ng Nai thì đổ i là “Lô ̣c Dã”, còn Bế n Tre thì đổ i là “Trúc Giang”, và Sóc
Trăng đổ i là “Nguyê ̣t Giang” (tức Sông Trăng)…
- Giả thuyế t thứ hai: Người ta kể la ̣i, ở xứ này trước đây có mô ̣t ngườ i
phu ̣ nữ tên là Thi ̣ Công, đế n lâ ̣p quán bán thức ăn cho dân khai thác đồ n điề n.
Lâu dầ n, nhâ ̣n thấ y Gò Công là đấ t dễ sinh nhau nên dân chúng các nơi hô ̣i tu ̣
về đây khẩ n hoang từng lâ ̣p rẫy, lâ ̣p làng. Số người đế n đây mỗ i ngày mô ̣t tăng,
từ đó dân điạ phương quen miê ̣ng nên go ̣i là quán Bà Công, hay Gò Bà Công.
Rồ i lâu ngày dân đã bỏ chữ bà đi mà go ̣i tắ t là Gò Công. Và danh từ điạ phương
Gò Công đã tồ n ta ̣i từ đó đế n nay.
Đấ t Gò Công từ ngàn xưa đã sản sinh ra những nhân tài như Pha ̣m
Đăng Hưng, như Trương Công Đinh ̣ chố ng Pháp thời vua Tự Đức, khi ta ̣i thế
đươ ̣c vua Tự Đức phong Đa ̣i Nam Biǹ h Tây Đa ̣i tướng quân Trương Công
Đinh.
̣ Những dòng chữ này đã đươ ̣c khắ c trên bia mô ̣ của Công Đinḥ ta ̣i Gò
Công.
Khi thực dân Pháp thố ng tri ̣ đấ t Nam bô ̣, ho ̣ đã bầ m nát hàng chữ trên
và còn pha ̣t va ̣ bà Trầ n Thi ̣ Sinh, là người quả phu ̣ của Trương Công Đinh ̣ 10
ngàn đồ ng vì người Pháp nêu lý do Trương Công Đinh ̣ ta ̣o ra cuô ̣c phiế n loa ̣n
chố ng người Pháp.
Đế n đời vua Bảo Đa ̣i đã phong tước Trương Công Đinh ̣ là: “Đa ̣i Nam,
Phấ n dõng Đa ̣i tướng quân truy tă ̣ng Ngũ Quân quâ ̣n công”, cho phép tu sửa la ̣i
phầ n mô ̣ ho ̣ Trương trang tro ̣ng hơn trước, và năm 1955, ông Nguyễn Huỳnh
Mai phu ̣ng đề hai câu đố i liễn ở mô ̣ bia như sau:
Mă ̣t trước: “Trương chí quâ ̣t cường, võ liê ̣t nêu cao đấ t Viê ̣t - Đinh
̣ tâm
kháng chiế n, văn mờ chói ra ̣ng trời Nam.”
Mă ̣t sau: “Huyê ̣n Tân Hòa, khẳ ng khái Cầ n Vương, tờ chiế u ngo ̣c -
̃ chiế c gươm vàng”.
Làng Gia Thuâ ̣n, thung dung tựu nghia,
Hàng năm, cứ vào ngày 18 tháng 7 Âm lich
̣ có nhiề u người tới thắ p
nhang viế ng mô ̣ ho ̣ Trương.
Ta ̣i Gò Công còn có đề n thờ Võ Quố c Công tức Võ Tánh. Miế u nay đă ̣t
ta ̣i Gò Tre, nơi Võ Tánh dựng cờ tu ̣ nghiã chiêu tâ ̣p quân lính giúp Nguyễn Ánh
đánh quân Tây Sơn. Sau đó Võ Tánh ra Bình Đinh ̣ để tiế p tu ̣c giúp nhà Nguyễn
đánh quân Tây Sơn và Võ Tánh đã ta ̣ thế ta ̣i đây.
Nơi nguyên quán Võ Tánh là Gò Công, ấ p Gò Tre có hai câu đố i ghi
công ơn ho ̣ Võ như sau:
“Khổ ng Tước kỳ, khẳ ng khái Cầ n vương, tam hùng thủ liê ̣t.
Bàn Sà đia,̣ thung dung tựu nghiã , nhứt biế n Trung hưng”.
Đi theo Võ Tánh để phò vua Nhà Nguyễn còn có ông Nguyễn Văn
Hiể u. Ông là mô ̣t người có tài, có đức, cương trực, và liêm khiế t, đã có công lớ n
đố i với vua Gia Long. Ông đươ ̣c cử ra làm trấ n thủ Sơn Nam ha ̣ (tức tỉnh Nam
Đinh).
̣ Làm quan tới đời vua Minh ma ̣ng thứ 13, và đươ ̣c thăng Thự Tả quân Đô
thố ng phủ Chương phủ sự. Khi ông ta ̣ thế , vua Minh Ma ̣ng phong Lương năng
bá. Con trai của ông Nguyễn Văn Hiể u là Nguyễn Văn Túc, có vơ ̣ là công chua
Chương Gia. Ông Túc đươ ̣c phong Phò mã Đô úy.
Thế kỷ 19-20, đấ t Gò Công đã nảy sinh ra những nhân vâ ̣t ho ̣c giỏi, giữ
nhiề u chức vu ̣ cao và nổ i danh. Như ông Lê Quang Liêm tự Bẩ y Liêm hay Phủ
Liêm. Ông Nguyễn Minh Chiế u, người gố c Gò Công, cũng là người nổ i danh.
Tiế p sau là Luâ ̣t sư Vương Quang Nhường, nhà văn Hồ Biể u Chánh tên thâ ̣t là
Hồ Văn Trung làm tới chức Đố c phủ sứ. Ngoài giờ là m công chức, cu ̣ Hồ Biể u
Chánh còn viế t tiể u thuyế t, làm thơ và là m báo. Cu ̣ Hồ Biể u Chánh để la ̣i 44 tác
phẩ m truyê ̣n dài, truyê ̣n ngắ n rấ t giá tri.̣ Hiê ̣n nay các nhà làm phim đang lấ y
những tác phẩ m của Hồ Biể u Chánh, như Nơ ̣ đời, Tro ̣n nghiã ve ̣n tiǹ h… để là m
các phim truyê ̣n.
Về tôn giáo có Giám mu ̣c Nguyễn Bá Tòng, là vi ̣ giám mu ̣c tiên khởi
của hàng giáo phẩ m Viê ̣t Nam. Giám mu ̣c Nguyễn Bá Tòng cũng là vi ̣ giám
mu ̣c đa ̣o đức và lỗ i la ̣c của giáo hô ̣i Công giáo Viê ̣t Nam 1932 - 1949.
Những vi ̣mà chúng tôi nhắ c đế n trên đề u là giới nam. Còn giới nữ, gố c
Gò Công cũng nổ i danh, mà la ̣i nổ i danh tô ̣t đỉnh triề u đình nhà Nguyễn là bà
Pha ̣m Thi ̣ Hằ ng, con gái ông Pha ̣m Đăng Hưng đã trở thành nàng dâu nhà
Nguyễn tức là bà Từ Du ̣, đươ ̣c phong Nghi Thiên Chương Hoàng hâ ̣u, vơ ̣ của
vua Thiê ̣u Tri,̣ là me ̣ vua Tự Đức. Và bà thứ hai là Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan, con
gái ông Nguyễn Hữu Hào, làm vơ ̣ vua Bảo Đa ̣i, đươ ̣c phong Nam Phương
Hoàng hâ ̣u.
Hai bà Hoàng hâ ̣u triề u Nguyễn gố c Gò Công đề u đươ ̣c người đời tôn
kiń h là bâ ̣c mẫu nghi vì đa ̣o đức, tài giỏi và thương dân, thương nước.
3. “Tam cung Lu ̣c viê ̣n”
Nước ta, kể từ triề u Nguyễn Gia Long các vua vì theo phong tu ̣c của
Trung Hoa nên vua nào cũng có mô ̣t bà vơ ̣ chính thức đươ ̣c go ̣i là Nhấ t giai phi,
chỉ khi chế t mới đươ ̣c tôn là Hoàng hâ ̣u, ngoài ra còn cho ̣n nhiề u Phi tầ n, Cung
nữ tuyể n vào cung để làm vơ ̣ thứ. Nhưng kể từ Gia Long lên ngôn Hoàng đế thì
chức Hoàng hâ ̣u bi ̣ bãi bỏ vì nhà vua sơ ̣ các bà hoàng lô ̣ng quyề n chiế m đoa ̣t
ngôi vua. Vì vâ ̣y, Gia Long đã đă ̣t ra “Tứ bấ t lâ ̣p”, theo thứ tự như sau:
- Bấ t lâ ̣p Hoàng hâ ̣u (Không lâ ̣p Hoàng hâ ̣u).
- Bấ t lâ ̣p Đông cung (Không lâ ̣p Thái tử).
- Bấ t lâ ̣p Tể tướng (Không đă ̣t chức Tể tướng).
- Bấ t lâ ̣p Tra ̣ng nguyên (Không lấ y ai đâ ̣u Tra ̣ng nguyên).
Sau đó chia ra là m “Cửu giai” và theo thứ tự các bà vơ ̣ từ đầ u đế n cuố i
như sau:
- Nhấ t giai phi.
- Nhi ̣giai phi.
- Tam giai tân.
- Tứ giai tân.
- Ngũ giai Tiê ̣p dư.
- Thấ t giai Thu ̣c nhân.
- Bát giai Mỹ nhân.
- Cửu giai Tài nhân.
Viê ̣c sắ p xế p trên cũng như các cấ p bâ ̣c quan la ̣i đươ ̣c chia ra thứ tự
gồm “Cửu phẩ m”. Như vâ ̣y bà nào đứng đầ u trong “Cửu giai” thì đươ ̣c go ̣i là
Hoàng Quý phi. Lê ̣ này đươ ̣c duy trì tới 12 đời vua triề u Nguyễn, và tới Bảo Đa ̣i
là vi ̣vua thứ 13 mới cho lâ ̣p la ̣i chức Hoàng hâ ̣u.
Cũng vì sơ ̣ Phi tầ n, Cung nữ trong Hoàng cung quá đông nên nhà vua
đã cho lê ̣nh xây cấ t “Tam cung” và “Lu ̣c viê ̣n” cho mỗ i bà ở mô ̣t phòng riêng
mới đủ chỗ.
Ở Tam cung la ̣i chia ra làm 3 cung:
Cung Diên Tho ̣, là nơi dành cho các bà Hoàng Thái hâ ̣u, Thái Thái hâ ̣u
là các bà vơ ̣ của các vua đã băng hà (ta ̣ thế ), và có các viên Thái giá m ở đó
nữa.Cung Trường Sinh dành cho các bà vơ ̣ vua đang ta ̣i ngôi, như các bà Lê ̣
Thiên, vơ ̣ của vua Tự Đức, và bà Từ Minh, vơ ̣ của vua Du ̣c Đức cũng đã từng ở
nơi này.Cung Khôn Thái đươ ̣c thiế t lâ ̣p ở gầ n điê ̣n Cầ n Thánh chỗ vua ở. Cung
này dành riêng cho các bà Hoàng Quý phi. Trong cung này có mô ̣t điê ̣n tên là
Cao Minh Trung Chính, điê ̣n này lâ ̣p vào năm Gia Long thứ ba. Ở phiá đông
của điê ̣n Cao Minh Trung Chiń h có mô ̣t nhà hát để nô ̣i cung hát riêng cho vua
̣ quan. Còn Lu ̣c viê ̣n gồ m có 6 viê ̣n là:
xem và go ̣i là Viê ̣n Tinh
Viê ̣n Thuâ ̣n Huy, nằ m ở giữa điê ̣n Cầ n Thánh và điê ̣n Cao Minh Trung
Chiń h. Ở phiá tây viê ̣n Thuâ ̣n Huy la ̣i có:Viê ̣n Đoan Thuâ ̣n.Viê ̣n Đoan
Hòa.Viê ̣n Đoan Huy.Viê ̣n Đoan Trường.Viê ̣n Đoan Trang. Ngoài Cung Diên
Tho ̣ ra, những cung và viê ̣n kể trên là chỗ dành cho các cung phi, mỹ nữ vơ ̣ của
những vua đang tri ̣vi,̀ và đề u nằ m ở cả trong Tử Cấ m thành. Nơi này ngoài vua
ra, chỉ có các Thái giám đươ ̣c lui tới thôi, các đàn ông khác không đươ ̣c phép
bén mảng tới nơi này.
Những Phi tầ n, Cung nữ đề u đươ ̣c tuyể n cho ̣n trong những gia điǹ h các
cô con gái của các quan Đa ̣i thầ n, ngoài ra cũng có khi cho ̣n trong hàng con
thường dân nhưng phải có sắ c đe ̣p đă ̣c biê ̣t và nhấ t là phải có đức ha ̣nh đoan
trang.
Lúc mới đươ ̣c tuyể n vào cung, các cô gái này đươ ̣c đứa đế n ở Đoan
Trang viê ̣n để ho ̣c tâ ̣p cách ăn mă ̣c, đi đứng và các nghi lễ trong cung. Mô ̣t khi
đã đươ ̣c tiế n vào cung, những Phi tầ n, Cung nữ này không đươ ̣c phép gă ̣p mă ̣t
bấ t cư ai bên ngoài nữa kể cả cha me ̣ anh chi ̣ em. Cũng có trường hơ ̣p đă ̣c biê ̣t
hiế m lắ m nhà vua mới cho phép cha me ̣ vào Nô ̣i cung để thăm con, nhưng chỉ
đươ ̣c nói chuyê ̣n với con qua mô ̣t bức màn sáo che không thấ y mă ̣t con. Người
nào có con đươ ̣c tiế n vào cung là coi như mấ t con vì it́ khi nào đươ ̣c gă ̣p la ̣i mă ̣t
con nữa.
Trong “Tam cung Lu ̣c viê ̣n” có các thi ̣ nữ (hay nữ tỳ cũng vâ ̣y) để hầ u
ha ̣ các Phi tầ n. Còn nhiê ̣m vu ̣ của các Thái giá m là trông nom và săn sóc cho
các Phi tầ n. Vì Thái giám có nhiê ̣m vu ̣ kiể m tra các hành đô ̣ng của Phi tầ n và
mỗ i lầ n vưa ngự đế n “ngự dâm” với các bà nào thì viên Thái giám phải ghi chép
giờ, ngày tháng cho đúng xem bà nào có thai trước, đẻ con trai hay con gái.
Những viên Thái giám cũng đươ ̣c chia ra làm hai loa ̣i. Mô ̣t loa ̣i là
“Giám sinh”, tức trời sinh ra ngay khi lo ̣t lòng đã phi nam phi nữ, nghiã là
không có hô ̣ “sinh du ̣c nam” hay “sinh du ̣c nữ”. Và loa ̣i thứ hai là “Giám lă ̣t” là
̣
bi thiế n mấ t “của quý”.
Theo cu ̣ Hoàng Tro ̣ng Thươ ̣c cho biế t thì xưa ta ̣i làng nào có “Giá m
sinh” ra đời thì cha me ̣ phải đi triǹ h làng để các cơ quan hữu trách triǹ h lên Bô ̣
và Bô ̣ sẽ cho nuôi nấ ng và da ̣y dỗ đứa trẻ theo nghi lễ trong cung để khi lớn lên
thì đưa vào Nô ̣i cung làm Thái giá m. Những đứa trẻ này người ta thường go ̣i là
ông “Bô ̣”.
Thông lê ̣, thời xưa làng, xã nào sinh sản đươ ̣c ông “Bô ̣”, lớn lên đươ ̣c
tuyể n vào cung sẽ đươ ̣c nhà vua ký sắ c cho miễn thuế ba năm.
Còn các Phi tầ n, Cung nữ thì sao? Ở trong cung có hàng chu ̣c, có khi
hàng trăm cô để hầ u ha ̣ chăn gố i cho vua. Nhưng sức người có ha ̣n, là m sao vua
ban ân sủng hế t đươ ̣c, bởi vâ ̣y có nhiề u cô từ khi đươ ̣c “tiế n” vào cung, cho tới
khi vua băng hà vẫn chưa mô ̣t lầ n đươ ̣c vua lâm ha ̣nh, và kế t quả cô này vẫn
còn trinh.
Cũng theo cu ̣ Hoàng Tro ̣ng Thươ ̣c, thì mỗi khi vua giá lâm đế n Tam
cung Lu ̣c viê ̣n để “ngự dâm” thì thường dừng xe do mô ̣t con dê đực kéo, hễ dê
dừng ở của phòng nào thì vua “ngự dâm” ở phòng đó. Bởi vâ ̣y, các Phi tầ n,
Cung nữ thường hay nhờ các chi ̣ thi ̣ nữ mua các thứ cỏ non hay lá dâu, lá sấ u
đâu… rồ i đem rắ c ở trước của phòng khi vua ngồ i trên xe dê giá lâm, dê thấ y cỏ
non, lá sâu, lá sầ u đâu… thì dừng la ̣i ăn. Cho nên trong tác phẩ m “Cung oán
ngâm khúc” của tác giả Ôn Như Hầ u đã có câu:
“Phải duyên hương lửa cùng nhau,
Xe dê lo ̣ rắ c lá dâu mới vào.”
Vâ ̣y vua Gia Long có bao nhiêu vơ?̣ Và bao nhiêu con?
Theo chin ́ h sử viế t, vua Gia Long có 3 bà vơ ̣ đươ ̣c go ̣i là đê ̣ nhấ t phi, đê ̣
nhi ̣ phi, đê ̣ tam phi. Ngoài 3 bà phi này còn có 6 bà phi nữa nhưng không thấ y
tư liê ̣u nào nhắ c đế n.
Ba bà phi chính thức đươ ̣c xế p thứ tự như sau:
Bà Quế phi (Đê ̣ nhấ t phi) tên là Tố ng Thi ̣ Lan, tức Thừa Thiên Cao
Hoàng hâ ̣u, con ông Chưởng dinh Tố ng Phước Khuông, người huyê ̣n Tông Sơn,
Thanh Hóa - đã vào Nam theo Chúa Nguyễn Phúc Chu để chố ng nhà Tây Sơn.
Bà ho ̣ Tố ng, sinh đươ ̣c ba người con là Nguyễn Phúc Cảnh (tức Hoàng tử
Cảnh), người thứ nhì là Nguyễn Phúc Hy, ta ̣ thế 1801, người thứ ba là Nguyễn
Phúc Tuấ n, đã ta ̣ thế trước Cảnh và Hy. Chỉ có Nguyễn Phúc Cảnh đươ ̣c go ̣i là
Hoàng tử. Năm 4 tuổ i Cảnh đươ ̣c Gia Long cho theo Giá m mu ̣c Bá Đa Lô ̣c sang
Pháp để cầ u viê ̣n nước Pháp giúp khí giới và quân đô ̣i đánh nhà Tây Sơn. Theo
mô ̣t số tư liê ̣u thì Hoàng tử Cảnh và hai em trai đã đươ ̣c Giám mu ̣c Bá Đa Lô ̣c
khuyên rửa tô ̣i theo đa ̣o Công giáo, Hoàng tử Cảnh ở Pháp mô ̣t năm rồ i trở về .
Hoàng tử Cảnh có vơ ̣ là Tố ng Thi ̣Quyên, sinh đươ ̣c hai con trai. Người
thứ nhấ t là Nguyễn Phúc Mỹ Đường, cũng có tên là Đán - Hoàng Tôn Đán đươ ̣c
phong tước Ứng hòa công. Người con thứ hai, là Nguyễn Phúc Mỹ Thu ̣y (cò n
có tên là Mỹ Hòa) hay Kính, đươ ̣c phong tước Thái Đinh ̣ công. Năm 1824,
không biế t pha ̣m tô ̣i gi,̀ Mỹ Đường bi ̣ lô ̣t hế t tước, phải nô ̣p ấ n thư, rồ i bi ̣giáng
xuố ng là m thứ dân. Mỹ Đường có mô ̣t người con là Nguyễn Phúc Lê Chung,
sau đươ ̣c vua Tự Đức phong Cảnh Hòa Quâ ̣n công.
Sau này người ta đo ̣c đươ ̣c bài phiên hê ̣ thi: My-̃ Duê ̣-Tăng-Cường-
Tráng, Liên-Huy-Phát-Bôi-Hương… Những con cháu của Hoàng tử Cảnh sau
này, năm đời còn la ̣i là ông Nguyễn Phúc Hồ ng Dân (1882 - 1951), là cháu năm
đời của Hoàng tử Cảnh. Đã mang tước Kỳ ngoa ̣i hầ u Cường Để . Ông Cường Để
trố n sang Nhâ ̣t Bản lâ ̣p Viê ̣t Nam Quang Phu ̣c Hô ̣i do ông làm Hô ̣i chủ để
chố ng Pháp cai tri ̣ Viê ̣t Nam. Con của Cường Để là ông Tráng Liê ̣t, và cháu là
Liên Bảo. Như vâ ̣y, cháu, chắ t dòng Hoàng tử Cảnh hiê ̣n nay hãy còn rải rác
khắ p nơi.
Bà Minh phi (Đê ̣ nhi ̣ phi) ho ̣ Trầ n Thi ̣ Đang, tức Thuâ ̣n Thiên Cao
Hoàng hâ ̣u, là me ̣ của vua Minh Ma ̣ng. Bà ho ̣ Trầ n là con gái của ông Tham tri
Bô ̣ Lễ Trầ n Hưng Đa ̣t, quê ở Va ̣n Xá (Thừa Thiên). Nguyên bà ho ̣ Trầ n trước là
người hầ u của me ̣ vua Gia Long, rồ i cùng ra Quảng Tri ̣ ẩ n náu ở làng An Đô,
gầ n cửa Tùng. Đế n khi vào Nam đã đươ ̣c tuyể n làm vơ ̣ Nguyễn Ánh (Gia
Long), khi mới 13 tuổ i.Bà Lê Thi ̣ Ngo ̣c Biǹ h (Đê ̣ tam phi), go ̣i là Đức phi hay
Thầ n phi cũng vâ ̣y. Bà Ngo ̣c Biǹ h là con út của vua Lê Hiể n Tông. Khi nhà Tây
Sơn thấ t ba ̣i, vua Quang Trung ta ̣i thế để la ̣i bà Ngo ̣c Hân Công chúa ở la ̣i kinh
thành với người em gái là Ngo ̣c Bình (vơ ̣ vua Quang Toản - tức Cảnh Thinh, ̣
con của Nguyễn Huê ̣). Theo ngoa ̣i sử, lúc đó Gia Long có ga ̣ gẫm và ép duyên
bắ t Ngo ̣c Hân phải lấ y ông. Nhưng đã bi Ngo
̣ ̣c Hân cự tuyê ̣t. Còn Ngo ̣c Biǹ h thì
lúc đầ u cũng không bằ ng lòng, nhưng sau cũng xuôi lòng và chấ p nhâ ̣n lấ y Gia
Long làm thứ phi. Bà Ngo ̣c Bin ̀ h đã sinh đươ ̣c hai người con trai với Gia Long
tên là Quảng Oai công, và Thường Tín Quâ ̣n công. Cũng vì sự trớ trêu trên mà
dân gian sau này ở Huế đã có câu nói:
“Số đâu có số la ̣ làng,
Con vua mà lấ y hai chồ ng là m vua.”
Đế n đây, chúng ta cũng nên biế t trong 9 đời chúa, và 13 đời vua
̣ ̀ o đời ở đấ t Nam bô ̣ xưa, có vi ̣lâu ngày ở đấ t Nam bô ̣ và ta ̣ thế
Nguyễn, có vi cha
ta ̣i đây.
Vi ̣ Hoàng tử đầ u tiên là Nguyễn Phúc Đảm (Đởm) tức vua Minh Ma ̣ng
sinh năm 1791 ta ̣i làng Tân Lô ̣c, tỉnh Gia Đinh,
̣ xứ nam bô ̣.
Còn ông vua số ng lâu ngày nhấ t ở Nam bô ̣ là Nguyễn Phúc Ánh tức
vua Gia Long, kể từ năm 1775 đế n đầ u thế kỉ XIX mới trở về Huế , tức là 25
năm số ng ở Nam bô ̣ và xê dich ̣ nhiề u tỉnh, ông còn lă ̣n lô ̣i sang Xiêm để cầ u
viê ̣n. Nguyễn Ánh cũng là ông vua xuấ t ngoa ̣i đầ u tiên.
Chúa Đinḥ Vương Nguyễn Phúc Thuầ n (1765 - 1777), là vi ̣ Chúa thứ
chín, đã bi ̣quân Tây Sơn bắ t đươ ̣c ở tin̉ h Long Xuyên và đem về Sài Gòn ha ̣ sát
vào năm 1777.
Đế n cuố i triề u Nguyễn là vua Bảo Đa ̣i và bà Nam Phương Hoàng hâ ̣u
thì cả hai đề u ta ̣ thế ta ̣i ngoa ̣i quố c, sau khi vua Bảo Đa ̣i bi ̣ truấ t phế khỏi ngôi
Hoàng đế triề u Nguyễn phong kiế n khi cuô ̣c Cách ma ̣ng tháng Tám năm 1945
của nhân dân Viê ̣t Nam dưới sự lãnh đa ̣o của Chủ tich ̣ Hồ Chí Minh đứng lên
đánh đổ chế đô ̣ thực dân Pháp đang cai tri ̣ nước ta do Bảo Đa ̣i là m vua bù nhìn
của chế đô ̣ thực dân Pháp.
4. Đấ t kế t sinh mẫu nghi
Theo Đa ̣i Nam chính biên liê ̣t truyê ̣n, tâ ̣p 2, quyể n 2. 3 đã viế t: Từ Du ̣
là huy hiê ̣u của vua Tự Đức truyề n đi chiế u tấ n phong cho Linh ̣ bà. Từ là lòng
nhân từ thường yêu. Du ̣ là rô ̣ng rãi. Từ Du ̣ là rô ̣ng lòng nhân từ thương yêu.
̣ bà là Pha ̣m Thi ̣ Hằ ng hay Nguyê ̣t, sinh ngày 19 tháng 5 mùa ha ̣
Linh
năm Gia Long thứ 9 (1810) ta ̣i giồ ng Sơn Quy huyê ̣n Tân Hòa, nay là Gò Công
thuô ̣c tỉnh Tiề n Giang, con quan Thươṇ g thư bô ̣ Lễ Pha ̣m Đăng Hưng sau đă ̣ng
truy tă ̣ng tước Đức Quố c công.
̣ bà trùng với tên của Hán Văn đế đươ ̣c kiêng húy
Hằ ng, tên của Linh
thay bằ ng chữ thường. Nguyê ̣t, tên của Linh
̣ bà đươ ̣c kiêng húy đo ̣c ra ngoa ̣t.
Tương truyề n xứ Gò Công nước thường mă ̣n lắ m, các giồ ng (dải đấ t gồ
lên cao để ở tiế p liề n với ruô ̣ng thấ p) đề u có giế ng nước ngo ̣t song cũng không
đươ ̣c ngo ̣t lắ m.
̣ bà đươ ̣c sinh ra, nước giố ng giồ ng Sơn Quy ngày càng
Từ khi Linh
thanh, người uố ng vào ít có binh
̣ tâ ̣t, tiế ng đồ n khắ p nơi, người lân câ ̣n đề u đế n
gánh về dùng.
Còn giồ ng Sơn Quy thì càng ngày càng cao đươ ̣c bồ i thêm như hình
mai rùa. Cây trái ở đây la ̣i tươi tố t dồ i dào hơn các nơi khác.
̣ ̀ lao
Những vi ky ̃ ở xứ Gò Công còn nhớ câu:
Lê ̣ thủy trình tường thoa ̣i,
Quy khâu trúc phước cơ.
(Nước ngo ̣t trổ điề m lành,
Gò rùa vun nên phước.)
Lúc còn bé, Linḥ bà ham đo ̣c sách, thông hiể u kinh sử, có tiń h hiề n đức
và có nế t ha ̣nh. Me ̣ của Linḥ bà bổ n tính ham văn ho ̣c, thường khi biể u người
người ta đo ̣c Huấ n nữ và Nhi ̣ thâ ̣p tứ hiế u, nghe lấ y là m vui. Me ̣ của Linh ̣ bà
muố n Linh ̣ bà đo ̣c sách, những phép da ̣y trong nhà cửa cha rấ t nghiêm: con cái
thì ho ̣c nữ công và coi sóc công viê ̣c trong nhà. Còn chữ nghiã thì ho ̣c cho biế t
mà thôi. Linh ̣ bà đươ ̣c các anh chi ̣da ̣y chữ nghiã chút đỉnh, song chưa hiể u văn
lý ma ̣ch la ̣c.
Năm Linḥ bà lên 12 tuổ i, thân mẫu bi ̣ bê ̣nh thích nằ m mô ̣t mình, gia
nhân không đă ̣ng thân câ ̣n hầ u ha ̣. Linh
̣ bà ngày đêm săn sóc cơm thuố c không
bao giờ lià xa.
Khi thân mẫu mấ t, Linh ̣ bà ngày đêm kêu khóc không dứt, giữ viê ̣c
tang chế ố m gầ y người như kẻ thành nhân. Người xa kẻ gầ n nghe như thế đề u
khen ngơị và lấ y làm la ̣.
Năm Minh Ma ̣ng thứ 4 (1823) thân phu ̣ của Linh ̣ bà thấ t lô ̣c ta ̣i kinh
đô. Thuyề n chở quan cửu về Gia Đinh, ̣ đi vừa tới ngoài cửa Cầ n Giờ bi ̣mô ̣t trâ ̣n
gió lớn, gẫy lái. Đà công và thủy thủ kinh hãi chỉ đơị chìm mà chiụ chế t. Gió
lớn sóng to, thuyề n nghiêng qua lắ c la ̣i. Và như có vâ ̣t gì rấ t lớn lao nâng đỡ ở
đáy lườn, lầ n dầ n đưa vào tới cửa. Có lẽ là cá voi đã hỗ trơ ̣ linh cữu Pha ̣m Đăng
Hưng đươ ̣c yên ổ n về đế n quê nhà.
Năm 14 tuổ i, Linh ̣ bà đươ ̣c Thuâ ̣n Thiên Cao Hoàng hâ ̣u nghe tiế ng
hiề n đức, đươ ̣c tuyể n vào cung cho hầ u Hoàng trưởng tử Miên Tông (Thiê ̣u Tri ̣
sau này).
Lúc ấ y bà Linh
̣ phi, con gái quan Kinh môn quâ ̣n công Nguyễn Văn
Nhân cũng đồ ng thời đươ ̣c tuyể n vào cung. Linh
̣ phi vì tước của cha lớn hơn
đươ ̣c ngôi thứ cao hơn Linh
̣ bà.
Mô ̣t hôm Thánh tổ Nhân hoàng đế (vua Minh Ma ̣ng) ban cho Linh ̣ phi
và Linḥ bà mỗ i người mô ̣t cái ao bâu dê ̣t bằ ng kim hoa sa. Đế n lúc bái từ, hai bà
la ̣i đươ ̣c Thuâ ̣n Thiên Cao Hoàng hâ ̣u (vơ ̣ Gia Long) đem hay nút áo bằ ng vàng
mô ̣t hiǹ h phu ̣ng, mô ̣t hin
̀ h hoa đề u gói kín cẩ n mâ ̣t ban cho với lời nguyê ̣n chúc:
“Ai bắ t đă ̣ng nút hình phu ̣ng phải có con trước.”
Nữ quan bưng hai nút áo ra, mỗ i bà tự cho ̣n lấ y mô ̣t, nhưng phải để
nguyên gói dâng lên.
̣ bà nhường cho Linh
Linh ̣ phi cho ̣n trước. Khi đươ ̣c dâng lên và mở ra,
nút áo của Linh
̣ phi là hình hoa, còn của Linh
̣ bà là hiǹ h phu ̣ng.
Năm lên 15 tuổ i, Linh ̣ bà sinh ra Diên Phúc trưởng Công chúa. Năm
̣ bà sinh ra thứ trưởng công chúa. Từ đó Linh
sau Linh ̣ bà đươ ̣c Thái tử yêu quý
hơn và ngôi thứ của bà cũng cao hơn Linh
̣ phi.
Đố i với Linh
̣ phi, Linh
̣ bà vẫn thân mế n. Các cơ thiế p khác trong cung,
̣ bà cũng lấ y lòng thành tiế n dẫn. Linh
Linh ̣ bà có lòng nhân chở che tiế n dắ t các
cơ thiế p in như thiên Nam hữu cưu mô ̣c trong Kinh Thi đã tả đức ha ̣nh của bà
Hâ ̣u phi năng thí ân cho các hầ u thiế p dưới mình mà không có lòng đố ky ̣ ghen
tuông.
Mô ̣t đêm Linh ̣ bà nằ m mô ̣ng thấ y mô ̣t vi ̣ thầ n mă ̣c áo rô ̣ng, vai to, đầ u
ba ̣c, mày trắ ng bưng mô ̣t tờ sắ c giấ y vàng chữ đỏ có dấ y triê ̣n và mô ̣t xâu minh
châu cho Linh ̣ bà và bảo: “Xem đấ y sau sẽ có hiê ̣u nghiê ̣m”.
̣ bà nhâ ̣n lấ y rồ i kế thu ̣ thai sinh ra Đức tôn Anh Hoàng đế (vua Tự
Linh
Đức) đúng theo giấ c mô ̣ng.
̣ bà là người đoan trang cẩ n thâ ̣n nhàn nhã cung kiń h. Cử chỉ có
Linh
pháp đô ̣. Trong cung khi có lễ triề u khánh, Thái tử Miên Tông thường bảo Linḥ
bà đi theo hầ u lâ ̣y, thì không có điề u gì của Linh
̣ bà mà không hơ ̣p lễ nghi.
Người ta thấ y dung chỉ của Linh ̣ bà tôn nghiêm thì kinh sơ ̣, còn người xem ở
ngoài thì có kẻ cho là kiêu căng.
Lúc ấ y có mô ̣t bà laõ ở phiá sau cung đường nằ m mô ̣ng thấ y mô ̣t vi ̣
thầ n đế n bảo rằ ng: “Bà ở chính giữa cung đường Hoàng hâ ̣u đó. Bo ̣n ngươi quá
ngu, cho nên khinh dễ”.
Đươ ̣c bà lao
̃ đem giấ c mô ̣ng thuâ ̣t la ̣i. Linh
̣ bà chỉ cười.
Năm đầ u Thiê ̣u Tri ̣ (1841) Hiế u tổ Chương Hoàng đế lên ngôi, phong
̣ bà chức Cung tầ n.
cho Linh
Năm Thiê ̣u Tri ̣ thứ 2 (1842), Vua đi tuầ n đấ t Bắ c đế n Hà Nô ̣i cho sứ
nhà Thanh là Bảo Thanh sang sách phong. Linh ̣ bà đươ ̣c đi theo hầ u ha ̣, còn các
cung nhân khác đi theo rấ t it́ . Linh
̣ bà sớm tố i ở mô ̣t bên Vua. Các ngo ̣c tỷ ấ n tín
đề u giao cho Linh
̣ bà cấ t giữ.
Đế n khi Vua hồ i loan về cung, cung nhân thấ y Linh ̣ bà tóc ru ̣ng thưa,
mă ̣t gầ y nám đề u lấ y là m la ̣ hỏi thăm, thì đươ ̣c biế t chỉ vì lòng kiń h cẩ n ưu lo
của Linh ̣ bà đã khiế n ra như thế .
̣ bà thường làm chức Thươṇ g nghi coi
Linh ̣ sóc Lu ̣c thường (Lu ̣c thươṇ g
là 6 công viê ̣c hầ u ha ̣ vua trong cung, đời Tầ n có thươṇ g quan (mão), thường y
(áo), thường thực (ăn), thường mô ̣c (tắ m), thường tich ̣ (chiế u), thường thư
(sách). Các công viê ̣c trong cung nô ̣i đề u do Linḥ bà nắ m giữ.
Vua Thiê ̣u Tri ̣mỗ i khi rảnh rang đo ̣c sách đế n nửa đêm chưa ngủ, Linh
̣
bà hầ u ha ̣ không biế t mê ̣t, có khi đế n canh gà mới bắ t đầ u ăn tố i.
̣ bà la ̣i thường khuyên răn các phi tầ n cung nữ hãy siêng cầ n công
Linh
viê ̣c. Lúc đươ ̣c ân huê ̣ gì của Vua ban, Linh ̣ bà không tranh giành. Người nào
̣ bà đề u chiụ thế cho, vì thế Linh
làm nên tô ̣i, Linh ̣ bà thường đươ ̣c Vua yêu dấ u
ban ân.
Tháng 4 năm Thiê ̣u Tri ̣thứ 3 (1843), Vua sách phong cho Linh
̣ bà chức
Thành phi.
Tháng giêng mùa xuân năm Thiê ̣u Tri ̣ thứ 6 (1846) Vua tấ n phong cho
Linḥ bà làm Quý phi, sai quan đa ̣i thầ n Vũ Xuân Cẩ n và Ta ̣ Quang Cử bưng ban
sách tuyên phong.
Năm Thiê ̣u Tri ̣ thứ 7 (1847), Vua se mình không vui. Linh ̣ bà hầ u ha ̣
vua và cầ u đảo thầ n thánh ngày đêm, không ăn uố ng nghỉ ngơi. Đế n lúc Vua
̣ bà đề u nhâ ̣n lời phúc cho. Vua
gầ n lâm chung, mo ̣i viê ̣c về sau nhấ t nhấ t Linh
tâ ̣n mă ̣t da ̣y các quan rằ ng:
“Quý phi là nguyên phố i (vơ ̣ đầ u) của Trẫm, phúc đức hiể n minh giúp
Trẫm viê ̣c nô ̣i chin
́ h trong 7 năm. Đế n nay ý Trẫm muố n sách lâ ̣p Quý phi làm
̣
Hoàng hâ ̣u chiń h vi trong cung. Tiế c thay đành không kip.”
̣
Ngày 23 Canh thân vua Tự Đức vừa nố i ngôi (1848) đem tôn nhân và
các quan trong triề u bưng kim sách, kim bảo (bảng sách vàng và ấ n vàng) kính
̣ bà.
dâng tôn hiê ̣u Hoàng Thái hâ ̣u cho Linh
Đế n ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (vi)̣ năm Tức Đức thứ 36 (1883)
vua Tự Đức thăng hà, để la ̣i di chiế u tân phong Linh
̣ bà làm Từ Du ̣ Hoàng Thá i
hâ ̣u.
Ngày 20 tháng tư nhuâ ̣n năm Đinh Hơị năm Đồ ng Khánh năm thứ 2
(1887), Vua dẫn Hoàng thân, tôn nhân và các quan văn võ dâng kim sách, kim
̣ bà làm Từ Du ̣ Bác huê ̣ Thái hoàng Thái hâ ̣u.
bảo tấ n tôn huy hiê ̣u cho Linh
Khi Thành Thái lên ngôi (1889), tháng giêng mùa xuân đầ u Thành Thái
nguyên niên, Tháng tư mùa ha ̣ Vua tấ n tôn Linḥ bà là m Từ Du ̣ bác huê ̣ Khang
tho ̣ Thái hoàng thái hâ ̣u.
Ngày mùng 5 tháng 4 mùa ha ̣ năm Tân Sửu nhằ m Thành Thái thứ 13
(1901), Linḥ bà se min ̀ h không vui rồ i băng, tho ̣ đươ ̣c 93 tuổ i. Linh cữu đă ̣t ở
cung Gia Tho ̣. Trong ngày tháng 5 dâng tên thu ̣y cho Linh ̣ bà là Nghi thiên tán
thành Từ Du ̣ bác huê ̣ trai túc tuê ̣ đa ̣i tho ̣ đức nhân công Chương hoàng hâ ̣u.
Ngày 22 tháng 5 cử hành đa ̣i lễ tố ng chung Linh
̣ bà ở nơi đấ t tố t muôn
muôn năm, núi bên phải Xương lăng (lăng của vua Thiê ̣u Tri),̣ go ̣i là Xương
Tho ̣ lăng.
̣ bà đươ ̣c đưa vào Lương Khiêm điê ̣n ở
Lễ xong, thầ n chủ của Linh
Khiêm cung (lăng vua Tự Đức) rồ i đưa vào thờ ở mô ̣t bàn bên hữu trong Thế
miế u và ở bàn bên hữu trong Phu ̣ng Tiên điê ̣n cùng ở bàn chính trong Biể u Đức
điê ̣n. (Theo Ta ̣ Quang Phát lươ ̣c dicḥ trong Đa ̣i nam chính biên liê ̣t truyê ̣n, tâ ̣p
2, quyể n 2,3).
Còn theo tu ̣c truyề n và huyề n thoa ̣i, khi làm nên sự nghiê ̣p Pha ̣m Đăng
Hưng là thân phu ̣ của bà Từ Du ̣ đã có nhờ mô ̣t ông thầ y điạ lý giỏi phong thủy
đế n xem hô ̣ các ngôi mô ̣ tổ tiên của dòng ho ̣ Pha ̣m. Khi thầ y điạ lý xem hình thế
gò rấ t khen ngơị vì gò Sơn Quy chẳ ng những có cái hiǹ h của mô ̣t con vâ ̣t trong
tứ linh (long-ly-quy-phươṇ g) mà tự nhiên có những cây cố i mo ̣c lên rấ t xanh
tươi râ ̣m ra ̣p tỏ ra vươṇ g khí dâng lên và tu ̣ la ̣i rấ t nhiề u.
Thầ y điạ lý đã cho biế t đấ t Gò Công với hình thể và long ma ̣ch là mô ̣t
nơi đấ t quý nhưng hiǹ h rùa thì không vươ ̣ng về Dương mà chỉ vươṇ g về Âm
cho nên nế u phát về nữ thì giàu sang không biế t thế nào mà tả cho hế t đươ ̣c, còn
phát về nam thì to lắ m chỉ đế n nhấ t nhi ̣phẩ m triề u đình thôi, nế u sang hơn nữa
sẽ không con cái gi.̀ Phải chẳ ng lời thầ y điạ lý này quả đúng nên Gò Công đã
phát ra mô ̣t người đàn ông làm đế n chức vu ̣ cao nhấ t trong các giáo phẩ m Công
giáo Viê ̣t Nam thì ông này la ̣i là mô ̣t nhà tu, không có vơ ̣ con. Đó là Đức Giá m
mu ̣c J.B.Nguyễn Bá Tòng đầ u tiên ở nước ta (1932 - 1949).
Và thầ y điạ lý đã bảo cho ông Pha ̣m Đăng Hưng hay rằ ng ngôi mô ̣ cu ̣
Đinḥ (ông nô ̣i tổ ?) là ngôi mô ̣ đa ̣i cát, chỉ hiề m thiế u hâ ̣u trẩ m và tả hữu phú
chi, tức nế u sau gò có mô ̣t ngo ̣n đồ i hay ngo ̣n núi hoă ̣c mô ̣t cái giồ ng nào cao
hơn và hai bên giồ ng có hai dãy đồ i núi gì cha ̣y kèm hoă ̣c hai con giồ ng khác
ôm lấ y thì gia đình sẽ phú quý triề n miên. Do đó, chỉ phát đươ ̣c hơn mô ̣t đời rồ i
thôi. Ngôi mô ̣ này tố t thâ ̣t, nhưng la ̣i bi ̣ mô ̣t ngôi mô ̣ khác là m cản hướng uy
quyề n thành thử cái đời đươ ̣c phát, chỉ phát đươ ̣c ở lúc thanh xuân và trung vâ ̣n
còn hâ ̣u vâ ̣n thì suy.
Ông Pha ̣m Đăng Hưng còn hỏi: Có kế gì chữa đươ ̣c hay không? Thầ y
điạ lý cho biế t bằ ng cách rời đươ ̣c ngôi mô ̣ làm cản mấ t hướng uy quyề n đi thì
sẽ còn phát đươ ̣c thêm vài đời nữa.
Ồng Pha ̣m Đăng Hưng thưa:
- Nế u vâ ̣y, có khó khăn gì đâu, mai này tôi sẽ cho dời đi chỗ khác.
Nhưng con cháu người ta hiê ̣n không còn mô ̣t ai ở đây cũng không biế t điạ
phương nào, vâ ̣y làm sao bây giờ?
Thầ y điạ lý đáp:
- Tiên tić h đức hâ ̣u tầ m long tiề n đinh
̣ rồ i, phầ n phúc nhà ông chỉ phát
đươ ̣c đế n đó, tham nữa hay cưỡng la ̣i thiên ma ̣ng là mô ̣t viê ̣c chẳ ng nên.
Khi thầ y điạ lý từ giã la ̣i dă ̣n chủ nhân cho con cháu… hay khi nào ở
gò có xuấ t hiê ̣n điề m gì không đe ̣p thì chỉ nên an phâ ̣n thủ thường chớ đừng
ham gì phú quý công danh nữa.
Lời thầ y phán quả đúng. Bà Từ Du ̣ Thái hâ ̣u đã trở thành mô ̣t người
đàn bà trong lich ̣ sử nước Nam với mức tuyê ̣t đin̉ h của phong lưu phú quý,
nhưng đáng kể chỉ ở lúc thanh xuân và ở lúc trung niên, tức thời gian là m vơ ̣
vua Thiê ̣u Tri,̣ làm me ̣ vua Tự Đức, còn ở lúc vãn niên thì thâ ̣t là suy buồ n. Vua
Tự Đức là con trai duy nhấ t của bà đã chế t trước me ̣, la ̣i không sinh con nố i
giòng hỏi nỗ i lòng bà làm sao không có những buồ n tẻ đắ ng cay của mô ̣t con
người đang nắ ng vàng đã sắ p lă ̣n non Tây. Lúc ấ y bà tuy đươ ̣c phong là m
Hoàng Thái hâ ̣u, đố i với đàn bà con gái trong thiê ̣n ha ̣, kể về ngôi thứ, không có
ai hơn nữa, nhưng hữu danh vô thực, bà chỉ ngồ i là m vì với đám phi tầ n và cung
nữ trong nô ̣i điê ̣n mà thôi. Còn ngoài triề u đình thì mă ̣c cho quyề n thầ n Nguyễn
Văn Tường và Tôn Thấ t Thuyế t muố n thao túng gì cũng đươ ̣c. Ho ̣ phế vua nà y
lâ ̣p vua khác. Có lúc phải rời cả bà đi ra Quảng Tri ̣ để tránh loa ̣n thực dân, kể
thâ ̣t phong lưu mà hóa ra vấ t vả.
5. Những giai thoa ̣i thực hư hay sự xuyên ta ̣c ác ý?
Ở đời những chuyê ̣n thâ ̣t thì it́ ai tìm hiể u và tin, nhưng mấ y chuyê ̣n biạ
đă ̣t, cố ý xuyên ta ̣c sự thâ ̣t thì nhiề u người la ̣i tin là có thâ ̣t. Như dư đảng của
Hồ ng Bảo, Đoàn Trưng (“Giă ̣c chày vôi” âm mưa đảo chính vua Tự Đức) đố i
với lớp quầ n chúng bên ngoài còn dựng chuyê ̣n bảo vua Tự Đức không phải con
bà Từ Du ̣ mà chin ́ h là con Trương Đăng Quế tráo. Trương Đăng Quế là mô ̣t đa ̣i
thầ n dưới trào vua Thiê ̣u Tri,̣ ông này có ngôi mô ̣ tổ để vào miê ̣ng con cóc, mô ̣t
thầ y điạ lý đế n xem thấ y hin ̀ h dáng miế ng đấ t như con cóc đang lô ̣i dưới nước,
tấ m tắ c khen và phán: “Thiề m thử quá hải nhâ ̣t đa ̣i vi ̣vương”, tức ngôi mô ̣ ấ y sẽ
phát vua mô ̣t đời. Đắ c điạ sinh nhân, do đó bà vơ ̣ ông với bà Từ Du ̣ đã cùng có
thai và sinh con trong mô ̣t đêm. Bà Từ Du ̣ sinh con gái, bà Trương Đăng Quế
sinh con trai, nên ông Quế đã ma le đút tiề n cho các cung nhân để tráo vào cho
con mình sau này là m vua. Cũng bởi thế mà vua Tự Đức mới thành mô ̣t ông
vua không có con cái.
Ngoài ra, ho ̣ còn tuyên truyề n bảo Trương Đăng Quế dá m làm cái viê ̣c
đô ̣ng trời không sơ ̣ tru di tam tô ̣c, ấ y là bởi ông ta trong lúc ra vào yế t kiế n vua
Thiê ̣u Tri ̣đã cùng bà thầ m lén tư thông. Câu chuyê ̣n biạ đă ̣t này, thiên ha ̣ cả tin,
cho đế n bây giờ, thỉnh thoảng vẫn còn người kể la ̣i. Chớ có biế t đâu chỉ là câu
chuyê ̣n dựng đứng. Chứng cớ bà Từ Du ̣ sinh vua Tự Đức khi bà mới 17 tuổ i
đầ u, lúc ấ y vua Thiê ̣u Tri ̣ mới đươ ̣c phong Đông cung Thái tử, giữa nhà vua và
đa ̣i thầ n Trương Đăng Quế chưa có liên hê ̣ gi.̀ Tiê ̣n đây đứng về mă ̣t sử ho ̣c, kẻ
viế t bài này cũng xin điń h chiń h và thanh minh cho bà.
Trở la ̣i vấ n đề ngôi mô ̣ đã phát sinh ra Từ Du ̣ Thái hâ ̣u. Lời thầ y điạ lý
chẳ ng những nói đúng về con người đươ ̣c phát mà còn đúng cả về những lời
dă ̣n bảo: “Khi nào ở gò có xuấ t hiê ̣n điề m gì không hay thì chỉ nên an phâ ̣n thủ
thường, chớ đừng ham gì phú quý công danh nữa”.
Sau là khi bà Từ Du ̣ sinh ra thì đấ t giồ ng ở Sơn Quy ngày thấ y có phầ n
cao thêm và cây cố i gò này cũng ngày mô ̣t tố t tươi hơn. Rồ i khi bà trở thành
mô ̣t mẫu nghi thiên ha ̣, bô ̣ mă ̣t gò này la ̣i đươ ̣c trang điể m bằ ng những nét nguy
nga lô ̣ng lẫy, trước hế t là các ngôi mô ̣ nhà ho ̣ Pha ̣m đươ ̣c xây la ̣i bằ ng đá ô
dước, kế là mô ̣t ngôi đề n thờ lớn 5 gian cấ t bằ ng danh mô ̣c tra ̣m trổ và son sơn
thiế p vàng để thờ tổ tiên thuô ̣c bên ngoa ̣i nhà vua. Gia đình ho ̣ Pha ̣m ở Gò Công
lúc ấ y là gia điǹ h thế lực bâ ̣c nhấ t ở trong Nam. Người dân Gò Công cũng là
người dân thế lực với những ơn huê ̣ mưa móc của đức bà Thái hâ ̣u và Hoàng đế
ban cho. Đấ t Gò Công đang hồ i thinh ̣ vươ ̣ng, cây cố i gò Sơn Quy đang tươi tố t
xum xuê thì bỗ ng héo đi vào khoảng đầ u năm Kỷ Mùi, dương lich ̣ 1859. Cũng
vào dip̣ này nước giế ng ở giồ ng này la ̣i mă ̣n như nước biể n đế n luôn 3 ngày trời.
Dân điạ phương lấ y làm quái la ̣ không biế t vì lý do gì thì ra điề m này là
điề m báo trước Gò Công không còn an khang thinh ̣ vươṇ g nữa, sẽ trở thành mô ̣t
bãi chiế n trường rùng rơṇ với những cảnh xương rơi máu đổ , cửa nát nhà tan do
bo ̣n thực dân Pháp và bè lũ gây ra.
Trong bản Hòa ước giữa triề u đình Huế và Pháp ký ta ̣i Sài Gòn ngày
15-3-1874, có điề u khoản bảo vê ̣ cho các ngôi mô ̣ nhà ho ̣ Pha ̣m ở Sơn Quy là
không ai đươ ̣c đô ̣ng pha ̣m đào xới, cải táng hay phá hủy, đồ ng thời đươ ̣c cấ p
100 mẫu ruô ̣ng để là m phầ n cúng tế , và con cháu giòng dõi hế t thảy đươ ̣c miễn
thuế là m xâu, đi liń h cùng các ta ̣p dicḥ khác. Nhưng con cháu nhà ho ̣ Pha ̣m
cũng như dân ha ̣t Gò Công không phải vì thế mà quên đươ ̣c cái nhu ̣c mấ t nước,
không chủ quyề n, nên người ta đứng dâ ̣y để kháng chiế n đế n cùng.
Theo mấ y nhà phong thủy danh tiế ng thì Gò Công là đấ t quý mà các
long mạch đề u tu ̣ la ̣i gò Sơn Quy.
Nhưng không phải phát rồ i thì hế t, long ma ̣ch còn chuyể n hướng đề u
đề u có thể phát nữa, và cón phát nhiề u thêm, nhưng có điề u là phát không đươ ̣c
bằ ng lúc tiên khởi mà thôi. (Theo tài liê ̣u của Thanh Liên cư si).̃
6. Cho ̣n vơ ̣ cho vua
Như chúng ta đã biế t, triề u đình nhà Nguyễn từ triề u Gia Long lên ngồ i
Hoàng đế , những bà vơ ̣ của vua đề u đươ ̣c cho ̣n từ khi vua còn nhỏ, tức là từ thời
còn là Hoàng tử nên đa số các vua Triề u Nguyễn đề u có vơ ̣ trước khi lên ngôi
vua. Vì vâ ̣y khi đã lên ngôi vua rồ i, ông nào cũng có thêm hàng chu ̣c cung nữ
đươ ̣c tiế n vào cung để hầ u ha ̣ và làm thiế p cho vua. Trong cung vì có nhiề u
thiế p, mă ̣c dầ u vua đã có mô ̣t bà chính thấ t do gia điǹ h lấ y cho rồ i, nhưng các
bà sau hơ ̣p nhãn vua nên đươ ̣c chiề u chuô ̣ng và yêu mế n hơn các bà khác. Vì
vâ ̣y nhà vua sơ ̣ các bà tranh nhau quyề n nên không bà nào đươ ̣c phong là m
Hoàng hâ ̣u mà chỉ sau khi vua ta ̣ thế , hoă ̣c bà nào đó đươ ̣c vua thương mế n mớ i
đươ ̣c phong làm Hoàng hâ ̣u sau khi bà đó ta ̣ thế .
Triề u điǹ h Nhà Nguyễn cũng sơ ̣ viê ̣c tranh quyề n, như bà vơ ̣ chính thấ t
của vua mà không có con trai, bà thứ có con trai khi vua ta ̣ thế người con trai
của bà thứ sẽ đươ ̣c phong làm Thái tử để đươ ̣c nố i ngôi và khi đó bà thứ có con
trai mới đươ ̣c phong làm Hoàng hâ ̣u.
Bảo Đa ̣i là niên hiê ̣u của Nguyễn Phúc Viñ h Thu ̣y (cũng có tên là
Nguyễn Phước Thiê ̣n) lên ngôi kế nghiê ̣p vua cha Khải Đinh ̣ ta thế năm 1925.
Bảo Đa ̣i sinh ngày 22-10-1913 ta ̣i Huế .
Năm 1920, vua Khải Đinh ̣ đã ban sắ c xuố ng đổ i Tiề m Đế thành An
Đinh
̣ cung cho Hoàng trưởng tử Viñ h Thu ̣y ở. Sắ c ban ngày 20-2-1920, Khả i
Đinh
̣ năm thứ 5. Ngày 28-3-1922, Khải Đinh ̣ sách lâ ̣p Viñ h Thu ̣y làm Đông
cung Hoàng Thái tử, nghiã là người sẽ kế ngôi vua cha.
Nước Pháp trong thời kỳ đang cai tri ̣ Viê ̣t Nam, nghiã là chế đô ̣ thực
dân Pháp đang toàn tri ̣ xứ Đông Dương, triề u điǹ h nước Viê ̣t chỉ “hữu danh vô
thực”, tấ t cả quyề n hành, từ chiń h tri ̣ đế n quân sự, xã hô ̣i, giáo du ̣c… đề u do
chính quyề n Pháp đă ̣t ra cho triề u đình Viê ̣t thi hành. Vì vâ ̣y, người Pháp muố n
tương lai nước Viê ̣t sẽ có mô ̣t ông vua da vàng mũi te ̣t, nhưng có đầ u óc Tây
phương, nế p số ng và tình cảm Tây phương do Pháp đào ta ̣o. Cho nên chin ́ h
quyề n Pháp đã ngỏ ý với Khải Đinh ̣ là cho Viñ h Thu ̣y đươ ̣c đi du ho ̣c bên Pháp
để đào ta ̣o văn hóa, nhưng sự thực là đi ho ̣c “nghề làm vua” do chính quyề n
Pháp đào ta ̣o.
Năm 1922, Viñ h Thu ̣y xuấ t ngoa ̣i cùng thân phu ̣ Khải Đinh ̣ sang Pháp
và ở la ̣i để nhâ ̣p trường Lycee Condorcet rồ i sau đó là trường Sciences Po.
(É cole libre des Siences Politique) ta ̣i Paris, thủ đô nước Pháp. Tháng 2 năm
1920, cựu Khâm sứ Huế của Pháp là Charles đươ ̣c Khải Đinh ̣ phong tước Tế
Nam công vì Charles đã có công với triề u đình Huế và cũng là người nhâ ̣n là m
cha nuôi đỡ đầ u cho Viñ h Thu ̣y sang Pháp du ho ̣c. Trong thời gian theo ho ̣c ở
Paris, Viñ h Thu ̣y đươ ̣c ở nhà vơ ̣ chồ ng Charles và đươ ̣c da ̣y cách số ng theo Tây
phương.
Tháng 12-1925, Viñ h Thu ̣y trở về nước tho ̣ tang cha. Ngày 8-1-1926
triề u đình tôn Hoàng Thái tử Viñ h Thu ̣y lên ngôi Hoàng đế kế nghiê ̣p vua cha
vừa ta ̣ thế . Nguyễn Phúc Viñ h Thu ̣y lấ y niên hiê ̣u là Bảo Đa ̣i và là ông vua thứ
13 triề u Nguyễn. Năm này Bảo Đa ̣i cũng vừa đúng 13 tuổ i.
Sau khi đã ho ̣c xong trường Hattemer, Viñ h Thu ̣y đươ ̣c đổ i sang ho ̣c
trường Khoa ho ̣c Chin ́ h tri ̣ (Sciences Po), mô ̣t trường chuyên đào ta ̣o những
người tương lai sẽ ra nắ m những chức vu ̣ quan tro ̣ng trong các quố c gia thuô ̣c
điạ của Pháp cai tri.̣ Viñ h Thu ̣y bước vào trường Sciences Po từ niên khóa 1930.
Tháng 9 năm 1932, Bảo Đa ̣i đã ho ̣c xong và trở về nước để chính thức cầ m
quyề n ngôi vua mà trước đó Bảo Đa ̣i vắ ng mă ̣t đã ủy quyề n cho cu ̣ Tôn Thấ t
Hân là Chủ tich ̣ Tôn Nhân Phủ và cũng là Phu ̣ chánh Đa ̣i thầ n để lo những viê ̣c
triề u chiń h trong khi nhà vua vắ ng mă ̣t.
Năm 1932 cũng là năm Bảo Đa ̣i đã 19 tuổ i nên trong triề u ai cũng đã
nghi ̃ tới viê ̣c cho ̣n vơ ̣ cho vua Bảo Đa ̣i hồ i loan.
Theo tư liê ̣u của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắ c Xuân viế t thì: Trước khi
về nước, ta ̣i Huế đã có nhiề u cô gái trong những gia đình quyề n quý đã để mắ t
tới mô ̣t nhà vua trẻ, đe ̣p trai và có ho ̣c nước ngoài. Và bà Từ Cung, thân mẫu
của Bảo Đa ̣i cũng đã cho ̣n cô Ba ̣ch Yế n là con ông Thươṇ g Nguyễn Đình Tiên,
người làng Chí Long, quâ ̣n Phong Điề n (Thừa Thiên) để cho ̣n vào tiế n cung
chuẩ n bi ̣là m vơ ̣ Bảo Đa ̣i. Trước đó, cô Ba ̣ch Yế n cũng đã đươ ̣c chỉ da ̣y đàn ca,
thơ phú, và cách xã giao ăn nói, đi đứng theo cung cách của mô ̣t vương phi. Rồ i
hàng ngày cô Ba ̣ch Yế n còn đươ ̣c chăm sóc tắ m rửa bằ ng sữa cho thân người
đươ ̣c trắ ng và làn da thơm mát…
Nhưng viê ̣c không ngờ, có biế t đâu ngay từ những ngày du ho ̣c ở Pháp,
vơ ̣ chồ ng cựu Khâm sứ Charles là cha nuôi của Bảo Đa ̣i đã có ý đinh ̣ sẽ cho ̣n
mô ̣t thiế u nữ Viê ̣t, có Tây ho ̣c, con nhà giàu la ̣i có đa ̣o Công giáo để kế t hơ ̣p
làm vơ ̣ cho Bảo Đa ̣i. Mu ̣c đić h của người Pháp là phải đào ta ̣o Bảo Đa ̣i thành
mô ̣t ông vua số ng theo nế p số ng Tây phương, vơ ̣ phải có ho ̣c và có đa ̣o Công
giáo để tương lai các con của Bảo Đa ̣i sinh ra sẽ theo đa ̣o Công giáo, rồ i nghiễm
nhiên khi kế vi ̣ ngôi vua sẽ là mô ̣t ông vua có đa ̣o Công giáo đúng ý đồ của
người Pháp.
Vơ ̣ chồ ng cự Khâm sức Charles vố n đã quen biế t với gia đình ho ̣ Lê
Phát An từ khi còn ở Nam bô ̣ nên đã ngỏ ý để người cháu gái bên ngoa ̣i của Lê
Phát An là cô nữ sinh Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào (tức Nguyễn Hữu Thi ̣
Lan) là con của gia điǹ h cự phú Nguyễn Hữu Hào sẽ làm vơ ̣ của Bảo Đa ̣i.
Pierre Nguyễn Hữu Hào thuở nhỏ đi tu, ho ̣c trường dòng, nhưng không
làm tu si ̃ mà sau ra đời làm doanh thương, gia đình cũng không phải giàu nế u so
sánh với đình Huyê ̣n Sy.̃ Nhưng vì gia đình Nguyễn Hữu hào đa ̣o dong, và la ̣i
ngoan đa ̣o nên gia đình Huyê ̣n Sỹ đã gả con gái là Marie Lê Thi ̣ Bình cho
Nguyễn Hữu Hào. Như chúng ta đã từng nghe nói: “Nhấ t Sy,̃ nhì Phương, tam
Xường, tứ Đinh”,̣ Ngươ ̣c la ̣i gia đình Huyê ̣n Sỹ tuy giàu nứt đố đổ vách ta ̣i Nam
bô ̣, nhưng cũng không có chức tro ̣ng quyề n cao gi,̀ mà chỉ có chức Huyê ̣n, hà m
đươ ̣c chính quyề n Pháp ban cho vì có công với người Pháp trong viê ̣c tri ̣ nhâ ̣m
thời Pháp mới sang cai tri ̣xứ Nam Kỳ.
Pierre Nguyễn Hữu Hào nhờ bên vơ ̣ giúp đỡ vố n buôn bán nên sau trở
thành giàu có và vào làng Tây. Vơ ̣ chồ ng Nguyễn Hữu Hào đã sinh đươ ̣c hai
người con gái. Người con gái đầ u là Agnès Nguyễn Hữu Hào; người con gái thứ
nhì là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào, nhưng sau này ghi trong giấ y khai
̣ Viê ̣t đề là Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan, và tên Pháo tich
sinh quố c tich ̣ la ̣i ghi thêm là
Marie Thérèse (là tên bổ n ma ̣ng - còn tên Pháp tich ̣ phải ghi thêm là Jeanne
Mariette Thérèse, nhưng viế t tắ t là Mariette Jeanne).
Để cho đôi trai tài gái sắ c đươ ̣c biế t nhau trước khi về nước, vơ ̣ chồ ng
Charles đã khôn khéo tới trường nữ trung ho ̣c Couvent des Oiseaux ta ̣i Paris
gă ̣p bà giá m đố c trường này và ngỏ ý ngày làm lễ mãn khóa niên ho ̣c năm 1932
sẽ mời Hoàng đế Bảo Đa ̣i của nước Viê ̣t tới dự và cho ̣n nữ sinh Nguyễn Hữu
Thi ̣ Lan đế n tă ̣ng hoa dâng kính Hoàng đế Viê ̣t Nam. Di ̃ nhiên giữa hai bên, nữ
tu Giám đố c của trường và cựu Khâm sứ Charles cũng đã bàn nhau về viê ̣c ý
đinḥ cho ̣n cô gái đấ t Nam bô ̣, có đa ̣o để có thể làm vơ ̣ vua Bảo Đa ̣i khi nhà vua
về nước cầ m quyề n.
Khi Bảo Đa ̣i tới chủ to ̣a lễ mãn khóa đúng như sự sắ p xế p từ trước, mô ̣t
thiế u nữ xinh xắ n đã ôm bó hoa tươi thâ ̣t đe ̣p tới dâng kính vua Bảo Đa ̣i, và
đươ ̣c nhà vua chú ý.
Và khi cô nữ sinh Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan tới trường Convent des
Oiseaux để từ giã Me ̣ Giám tin ̉ h (nữ tu Giám đố c dòng), thì nữ tu Ambroise đã
khuyên Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan: “Con ơi! Nế u Chúa khiế n cho ông vua thấ y con,
rồ i lấ y con làm vơ ̣ và con trở thành Hoàng hâ ̣u thì con nghi ̃ sao?” Lúc đó,
Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan chỉ nghi ̃ câu đó là lời vui miê ̣ng của Me ̣ Bề trên mà thôi.
Nhưng không ngờ, câu nói trên la ̣i đúng là “đinh ̣ mê ̣nh” đã báo trước.
7. Bảo Đa ̣i - Nguyễn Hữu Thi ̣Lan gă ̣p nhau lầ n đầ u ở đâu?
Theo mô ̣t số tài liê ̣u cho rằ ng thì chính chuyế n tàu mà Bảo Đa ̣i về nước
và Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan về nghỉ hè là chuyế n tàu “đinh ̣ mê ̣nh” cho că ̣p tin ̀ h
duyên này.
Ở đây chúng tôi không cho là “đinh ̣ mê ̣nh” đươ ̣c, mà là có sự đa ̣o diễn
của con người, hay đúng hơn của vơ ̣ chồ ng cha nuôi Bảo Đa ̣i là Charles. Chính
Charles đã cho ̣n ngày giờ và con tàu mang tên d’Artagnan của hãng
Messagegies Maritimes để mua vé cùng ngày giờ với vơ ̣ chồ ng ông Lê Phát An
cùng cô cháu gái Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan cùng đi về Viê ̣t Nam. Đây là có sự bàn
ba ̣c giữa hai bên, nhà trai mà vơ ̣ chồ ng Charles là đa ̣i diê ̣n; còn đằ ng gái là do
vơ ̣ chồ ng Denis Lê Phát An đa ̣i diê ̣n.
Có thể , với Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan thì không biế t có bàn tay sắ p đă ̣t của
người lớn, nhưng với Bảo Đa ̣i thì chắ c chắ n đã có sự rỉ tai của vơ ̣ chồ ng ông bà
mố i Charles trước đó rồ i. Nghiã là vơ ̣ chồ ng Charles đã báo cho Bảo Đa ̣i biế t là
chuyế n tàu hồ i hương này sẽ có gia đình cô nữ sinh xinh đe ̣p Nguyễn Hữu Thi ̣
Lan cùng về trên chuyế n tàu.
Ở trên tàu d’Artagnan hẳ n đã có bữa cơm thân mâ ̣t của gia đình Denis
Lê Phát An mời vơ ̣ chồ ng cựu Khâm sứ Pháp Charles và không thể thiế u đôi trẻ
nữ sinh Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan và chàng trai trẻ Viñ h Thu ̣y, tức Hoàng đế Bảo
Đa ̣i của Viê ̣t Nam. Và trong dip̣ bữa cơm ở trên tàu đã làm cho đôi trẻ quen
nhau gầ n hơn, trò chuyê ̣n thoải mái, tự do mà nế p số ng phương Tây đã có?!
Đầ u tháng 9 năm 1932 tàu d’Artagnan câ ̣p bế n cảng Cap Saint Jacques
(Vũng Tàu). Ta ̣i đây gia đình Nguyễn Hữu Hào và gia đình ho ̣ Lê Phát đã đón
ông bà Lê Phát An cùng cô Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan về biê ̣t thự Montjoye (La ̣c
Sơn) ở số 37 đường Tabert (số 109 Nguyễn Du - Quâ ̣n 1 ngày nay). Còn Hoàng
đế Bảo Đa ̣i thì đươ ̣c chuyể n sang mô ̣t chiế m ha ̣m nhỏ có tên là Dumont
d’Urville, nhưng trên chiế n ha ̣m này đã đươ ̣c trang hoàng đầ y đủ mô ̣t “phòng
khách sang tro ̣ng” để dành cho nhà vua nghỉ trong mô ̣t tuầ n lễ từ Vũng Tàu ra
Tourane (Đà Nẵ ng).
Khi chiế n ha ̣m Dumont d’Urville câ ̣p bế n Tourane thì người Pháp đã
bắ n 21 phát súng đa ̣i bác để nghênh chào Hoàng đế nước Viê ̣t hồ i loan. Còn
trên bờ, bế n cảng Touranne thì đầ y đủ các quan ta, quan Pháp, ông Tây bà đầ m.
Sau đó, Hoàng đế Bảo Đa ̣i lên xe hơi cùng đoàn tùy tùng các quan trong triề u đi
đón cũng từ Đà Nẵng trở ra Kinh đô Huế , nơi có bà Từ Cung, thân mẫu của
Hoàng đế đang ở đó.
Còn theo Hồ i ký của Bảo Đa ̣i thì cuô ̣c hô ̣i ngô ̣ đầ u tiên giữa Bảo Đa ̣i và
Nguyễn Hữu Thi ̣Lan diễn ra ở Đà La ̣t.
Sau thời gian ở Huế thăm thân mẫu và các quan trong triề u từ cu ̣ Đa ̣i
thầ n Tôn Thấ t Hân đế n cu ̣ Thươṇ g thư Nguyễn Hữu Bài. Hoàng đế Bảo Đa ̣i
đươ ̣c Khâm sứ Pháp ngỏ ý mời Bảo Đa ̣i vào Đà La ̣t để nghỉ mát it́ tuầ n.
Ngày mà Bảo Đa ̣i vào Đà La ̣t nghỉ là mùa hè năm 1933 và theo sự chỉ
thi ̣của toàn quyề n Pháp là Pasquier ra lê ̣nh cho viên Đố c lý (thi ̣trưởng) Đà La ̣t
là Darles tổ chức mô ̣t buổ i da ̣ tiê ̣c ta ̣i Tòa Đố c lý (nhưng có tư liê ̣u la ̣i ghi là
Hotal Palace - khách sa ̣n Lang Bian). Sau này, những ngày cuố i đời cựu hoàng
Bảo Đa ̣i có nhắ c đế n chuyê ̣n tham dự buổ i da ̣ tiê ̣c ta ̣i Tòa Đố c lý như sau: “Sau
lầ n hô ̣i ngô ̣ đầ u tiên ấ y, thin
̉ h thoảng chúng tôi la ̣i gă ̣p nhau để trao đổ i tâm tình.
Marie Thérèse thường nhắ c đế n những kỷ niê ̣m ở trường Convent des Oiseaux
mô ̣t cách thić h thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rấ t thić h thể thao và âm nha ̣c.
Cô ta có vẻ đe ̣p diụ dàng của người miề n Nam pha mô ̣t chút Tây phương. Do
vâ ̣y mà tôi đã cho ̣n từ kép Nam Phương để đă ̣t danh hiê ̣u cho nàng. Các vi ̣Tiên
đế của tôi cũng thường hướng về những người đàn bà miề n Nam.”
“Nế u tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hâ ̣u Nam Phương, có đế n bảy
phu ̣ nữ miề n Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế . Khi cho ̣n phu ̣ nữ
miề n Nam làm vơ ̣ hin
̀ h như đức Tiên đế và tôi đề u nghi ̃ rằ ng trước kia đức Thế
tổ Cao Hoàng (tức Gia Long) đã đươ ̣c nhân dân miề n Nam yể m trơ ̣ trong viê ̣c
khôi phu ̣c giang sơn. Chin ́ h đó là sự ràng buô ̣c tiǹ h cảm giữa Hoàng triề u Huế
với người dân miề n Nam”. (Theo Con rồ ng Viê ̣t Nam - Nxb Plon - Paris, 1980).
Còn bà Nam Phương thì sau này kể la ̣i với ông Nguyễn Tiế n Lăng, Bí
thư riêng của bà, về “cái thuở ban đầ u lưu luyế n ấ y” khi bà gă ̣p ông Bảo Đa ̣i ở
Đà La ̣t: “Hôm đó ông Darle, Đố c lý thành phố Đà La ̣t có gởi giấ y mời câ ̣u
Denis Lê Phát An tôi (Lê Phát An, là anh ruô ̣t của bà Lê Thi ̣ Bình, tức bà
Nguyễn Hữu Hào) và tôi đế n dự da ̣ tiê ̣c ở Hotel Palace. Tôi không muố n đi
nhưng câ ̣u An tôi năn nỉ và hứa với tôi là chỉ đế n tham dự mô ̣t chút và vái chào
nhà vua xong là về nên tôi phải đi mô ̣t cách miễn cưỡng và tôi cũng chỉ trang
điể m sơ sài thôi. Chúng tôi đế n trễ nên buổ i tiê ̣c đã bắ t đầ u tự lâu. Câ ̣u tôi kéo
ghế đinh ̣ ngồ i ngoài hiên thì ông Darle trông thấ y, ông ta cha ̣y đế n chào chúng
tôi rồ i năm tay câ ̣u tôi kéo chúng tôi vào nhà. Vừa đi ông vừa nói “Ông và cô
phải đế n bái yế t Hoàng thươṇ g mới đươ ̣c.”
“Khi cánh cửa phòng khách mở ra, tôi thấ y vua Bảo Đa ̣i ngồ i trên chiế c
ghế bành chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên ca ̣nh Vua rồ i nghiêng mình
cúi chào và kính cẩ n nói:
- Votre Magesté, Monsieur Le Phat An et sa niêc, Mademoiselle Marie
Thérèse. (Tâu Hoàng thươṇ g, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô
Marie Thérèse).
Rồ i sau này M.Thérèse Nguyễn Hữu Thi ̣ Lan nhắ c la ̣i: “Nhờ các nữ tu
ở trường Convent des Oiseux khi trước đã từng chỉ da ̣y nên tôi biế t phải làm gì
để tỏ lòng tôn kính đố i với bâ ̣c Quân vương, vì vâ ̣y tôi đã không ngầ n nga ̣i đế n
trước mă ̣t Hoàng đế quỳ gố i và cúi đầ u sát nề n nhà cho đế n khi thấ y bàn tay câ ̣u
tôi kéo tôi dâ ̣y mới đứng lên. Vua gâ ̣t đầ u chào tôi đúng lúc tiế ng nha ̣c vừa trỗ i
theo nhip̣ Tango, Ngài ngỏ lời mời và diù tôi ra sàn nhảy rồ i chúng tôi bắ t đầ u
nói chuyê ̣n.
“Về sau, khi đã trở thành vơ ̣ chồ ng, Ngài mới cho tôi biế t hôm đó Ngày
rấ t chú ý cách phu ̣c sức đơn sơ của tôi. Tôi nghi ̃ rằ ng tôi đươ ̣c nhà vua lưu ý
mô ̣t phầ n do trong suố t buổ i da ̣ tiê ̣c chỉ có tôi là người đàn bà Viê ̣t Nam duy
nhấ t nói tiế ng Pháp và theo cung cách lễ nghi Âu tây đố i với Ngài.”
Đo ̣c la ̣i những lời tâm sự trên của Bảo Đa ̣i lẫn Nam Phương, chúng ta
biế t là buổ i da ̣ tiê ̣c trên có sự sắ p đă ̣t của Toàn quyề n Pháp, và do viên Đố c lý
Darle đa ̣o diễn với Denis Lê Phát An mà chắ c khi đó cô thiế u nữ Nguyễn Hữu
Thi ̣Lan vẫn chưa biế t đây là dip̣ coi mắ t của nhà vua muố n gă ̣p mă ̣t để trực tiế p
tiế p câ ̣n tìm hiể u xem cô thiế u nữ đấ t Nam bô ̣ có chiụ làm vơ ̣ Hoàng đế không.
Và chắ c chắ n giữa lúc hai người nói chuyê ̣n, Bảo Đa ̣i có hứa he ̣n là sẽ phong
Hoàng hâ ̣u ngay sau khi cưới và cũng sẽ cho các con cái nhâ ̣p đa ̣o Công giáo.
Vì vâ ̣y sau ngày trên, Bảo Đa ̣i trở về Huế bàn viê ̣c cưới hỏi đã gă ̣p sự ngăn cản
của Hoàng tô ̣c và Triề u đình Huế .
Tóm la ̣i, dù “cái thuở ban đầ u” của Bảo Đa ̣i và Nam Phương diễn ra
trên chuyế n tàu d’Artagnan hay ta ̣i buổ i da ̣ tiê ̣c ở Đà La ̣t thì đề u có mô ̣t sự thâ ̣t
là do bàn tay đa ̣o diễn của người Pháp.
8. “Lấ y vơ ̣ cho tôi hay cho triề u đình?”
Trong đêm da ̣ tiê ̣c và khiêu vũ chắ c Bảo Đa ̣i đã dùng tiế ng Pháp để nói
chuyê ̣n và chắ c đã làm xiêu lòng cô thiế u nữ miề n Nam dễ mế n nên Bảo Đa ̣i
không còn để ý đế n mô ̣t bông hoa nào khác mà gia đình trước đó đã sắ p đă ̣t sẽ
cưới làm vơ ̣. Hơn nữa, chắ c chắ n trước ngày tới dự buổ i da ̣ tiê ̣c, vơ ̣ chồ ng cựu
Khâm sứ Charles với vai trò “ông tơ bà nguyê ̣t” cũng đã hỏi ý kiế n và dă ̣n dò
Bảo Đa ̣i nhiề u điề u gì nữa mà không ai biế t đươ ̣c. Vì vâ ̣y, khi hai người Bảo
Đa ̣i và Thi ̣ Lan vừa sánh đôi qua bản khiêu vũ ho ̣ đã không rời nhau nữa bước
mà chỉ ngồ i tâm sự to nhỏ với nhau.
Sau ngày dự tiê ̣c, những ngày sau ho ̣ còn gă ̣p nhau trên sân quầ n vơ ̣t ta ̣i
tòa Đố c lý Đà La ̣t vào những buổ i chiề u nên đã tìm hiể u nhau nhiề u hơn. Mấ y
ngày sau Bảo Đa ̣i phải trở ra Huế , còn cô Thi ̣ Lan thì theo gia đình trở về Sài
Gòn.
Khi Bảo Đa ̣i về Huế , bà Từ Cung đã ngỏ ý về viê ̣c cưới vơ ̣ cho Bảo
Đa ̣i, và nói là đã cho ̣n đươ ̣c mô ̣t thiế u nữ gố c Huế , con mô ̣t vi ̣ quan Thươṇ g
trong Triề u là cô Ba ̣ch Yế n. Nhưng Bảo Đa ̣i từ chố i và xin đươ ̣c để Bảo Đa ̣i tự
cho ̣n người là m vơ ̣. Đó là cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thi ̣Lan, cháu của gia
điǹ h Lê Phát Sỹ (tức Lê Phát Đa ̣t).
Denis Lê Phát Sy,̃ mô ̣t gia đình nổ i tiế ng giàu bâ ̣c nhâ ̣t Viê ̣t Nam thời
đó. Bà Từ Cung và cu ̣ Tôn Thấ t Hân đề u không chấ p nhâ ̣n viê ̣c để tự ý Bảo Đa ̣i
cho ̣n vơ ̣ và bắ t Bảo Đa ̣i phải chấ p nhâ ̣n lấ y cô Ba ̣ch Yế n mà Hoàng tô ̣c cùng
Triề u điǹ h đã đinh
̣ sẵn. Nhưng Bảo Đa ̣i nhấ t quyế t không chấ p nhâ ̣n sự xế p đă ̣t
này và nói: “Tôi lấ y vơ ̣ cho tôi hay cho Triề u đình?”. Vì Bảo Đa ̣i nói như vâ ̣y
nên sau đó cả triề u đình, từ bà Từ Cung đế n các quan đa ̣i thầ n, phu ̣ chánh cũng
im lă ̣ng để tự Bảo Đa ̣i quyế t đinh
̣ cho ̣n ai làm vơ ̣ tùy ý nhà vua.
9. Dòng họ của bà Nam Phương
Người dân Nam bộ và Bắc bộ thời những năm 30 thường nói: “Nhất
Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”, nghĩa là người đứng đầu tỷ phú là Lê
Phát Sỹ, người thứ nhì là Tổng đốc Đỗ Hữu Phương, người thứ ba là Bá hộ
Xường, người gốc Minh Hương, tên thật của Hộ Xường là Lý Tường Quan,
xuất thân thông ngôn. Người thứ tư là Hộ Định, mang họ Trần (?). Về sau,
những năm 20-30 tại đất Bắc kỳ có một người cũng từ bàn tay trắng lập nên sản
nghiệp có mấy chục cái tàu thuỷ chạy đường sông, vì vậy họ gọi ông là: Bạch
Thái Bưởi - vua đường sông mà hiện nay sử sách đánh giá Bạch Thái Bưởi là
nhà tư sản dân tộc, và câu nói “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi” đã
được từ Nam chí Bắc công nhận.
Theo chúng được biết, Lê Phát Sỹ nguyên là cháu chắt của Mathiéu Lê
Văn Gẫm. Tư liệu của L.m Phan Phát Huồn C.S.S.P, trong VNGS 1 (1533-
1933), Cứu Thế Tùng Thư xuất bản năm 1965 tại Sài Gòn đã viết: “Mathiéu Lê
Văn Gẫm sinh ở Gò Công, tên thật là Lê Văn Bôi, lúc Giám mục Lefebre phải
về Huế, Mathiéu Gẫm phải giam ở Sài Gòn và phải án tử. Lê Văn Bôi đã lỗi luật
nước vì theo tà đạo, vì buôn bán với người ngoại quốc, và đã đem Tây Dương
đạo trưởng vào nước. Nó không chịu quá khoá, nó không chịu hối cải. Vì vậy
qua sang năm nó sẽ bị trảm quyết, chiếu theo đạo dụ của Hoàng đế”.
Câu chuyện còn kể lại trong gia đình là: Ngày 11-5-1847, ông Mathiéu
Lê Văn Gẫm được dẫn đến pháp trường “Da Còm” (Chợ Quán), cái tin đó làm
lương dân hiện diện rất đông. Ba người em của Lê Văn Gẫm, cũng cùng đức tin,
bị hành hình cùng lúc là Toma Trọng, Phaolo Bạng và Ine Nguyễn cũng có mặt
trong cuộc xử anh mình. Ông đội Bạng và ông trùm Phước phải xô đẩy đám
đông để đưa cha Thăm đến gần giải tội lần cuối cho vị tử đạo. Ông đội cũng
tặng viên đao phủ ba quan tiền để anh ta chém thật gọn, giúp anh mình đỡ đau
đớn.
Dân gian kể, khi nghe tiếng chuông trống đổ hồi và thấy thái độ thương
tiếc của nhiều người tham dự, viên đao phủ không còn giữ được bình tĩnh, hắn
phải chém đến ba phát, đầu chứng nhân mới lìa khỏi cổ. Các người em vị tử đạo
Mathiéu Gẫm và tín hữu ùa vào, ráp đầu vị chứng nhân với thân mình, khâu lại,
thay áo trắng, lấy khăn xanh quấn cổ, rồi đặt lên võng khiêng về an táng tại họ
Chợ Đũi.
Và theo cụ Vương Hồng Sển viết trong “Sài Gòn năm xưa”, thì: “Gần
Ngã sáu đường Võ Tánh (Nguyễn Trãi) quận 1, còn thấy ngày nay ngôi mộ Lê
Văn Gẫm tử đạo đời Thiệu Trị, bị hành hình hồi năm 1847. Mộ này nay nhà phố
xung quanh che gần bịt mất và mộ lún sụt xuống thấp hơn mặt đường lộ có một
thước sáu, suy ra đường phố mãi đắp lên cho khỏi ngập lụt nay mới cao làm
vậy, còn đất xóm này khi xưa lấy mực mộ Lái Gẫm là đủ biết thấp và nước thế
nào”.
Đến đời con cháu của Lái Gẫm là Lê Phát Sỹ ở họ đạo Cầu Kho - Sài
Gòn nhưng vì gia đình không khá giả nên phải bỏ đất Sài Gòn về cư ngụ tại họ
đạo ở dốc Cầu Dây thuộc thị xã Tân An để sinh sống. Ở xã Tân An có một ngôi
nhà thờ nhỏ bằng tre lá, những người có đạo tại xã này thuộc xứ đạo Ba Giồng ở
xã Tân Lý Tây huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho do một linh mục thừa sai người
Pháp là cha Ramon đến họ đạo dốc Cầu Dây làm lễ hàng tuần. Tới năm 1893 thì
họ đạo này có một cố đạo Tây tên là Moulin về làm cha sở ở họ đạo.
Gia đình họ Lê vốn có lòng mộ đạo, vì đã có một ông cố tử vì đạo là
Mathiéu Lê Văn Gẫm. Gia đình Lê Phát Sỹ lúc này vẫn chưa khá giả gì nên Lê
Phát Sỹ cũng làm nghề lái đò chở lương thực thuê cho dân làng. Cố đạo Moulin
biết gia đình họ Lê có người đã tử vì đạo, và Philippe Lê Phát Sỹ lại hiền lành
đạo đức nên đã nhận Lê Phát Sỹ làm con đỡ đầu để nuôi cho ăn học vì thấy Sỹ
lanh lợi và thông minh, có chí học hành.
Gia đình họ Lê lúc đó cũng vì hoàn cảnh còn khó khăn nên đã đồng ý
cho Sỹ theo cố Moulin để nhập trường dòng và hy vọng sau này sẽ trở thành
một tu sĩ hay linh mục. Lê Phát Sỹ học hết bậc tiểu học ở Sài Gòn rồi được cố
Moulin gửi sang Pesnang, nơi đào tạo những tu sĩ cho xứ Đông Dương và các
nước vùng Đông Nam Á.
Trong thời gian theo học tại chủng viện Pesnang, tại đây có một vị giáo
sĩ cũng có tên là Sỹ, hàng ngày giảng dạy cho Lê Phát Sỹ nên nhà dòng đã cho
cải tên Lê Phát Sỹ là Lê Phát Đạt. Hàng ngày Đạt được học tiếng Latinh, tiếng
Pháp, Bồ Đào Nha và chữ quốc ngữ. Lê Phát Đạt (Sỹ) tỏ ra một học sinh rất
thông minh và hiếu học, lại học giỏi nhất lớp trong số các chủng sinh đang theo
học.
Đến khi tốt nghiệp, Lê Phát Đạt không được ơn kêu gọi của Chúa để
làm tu sĩ hay linh mục nên đã phải trở về nước làm thông ngôn cho chính quyền
Pháp. Lúc đó người Pháp đang cần những người thông thạo tiếng Pháp nên Lê
Phát Đạt được làm việc ngay tại tỉnh lỵ Tân An, và được người Pháp ban cho
nhiều bổng lộc và quyền lợi. Lại gặp ngay thời Tây mới qua, dân còn tản mác
nên người Pháp đã cho phát mãi ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn
không có người mua. Pháp ép nài Đạt mua, vì lúc đó Đạt đã có ít tiền lương và
vay thêm tiền làm vốn mua liền mấy chục ngàn mẫu ruộng hoang. Nào ngờ vận
đỏ, ruộng trúng liên tiếp mấy năm liền, không mấy chốc, Lê Phát Đạt trở nên
giáu có.
Đến lúc này Lê Phát Đạt đã trở thành một nhà triệu phú nên được người
Pháp ban cho chức Huyện hàm để gọi là có chút danh với đời. Lê Phát Đạt đã
được dân trong vùng gọi là Huyện Sỹ, và Sỹ (Đạt) thôi không làm cho chính
quyền Pháp “sáng vác ô đi, chiều vác ô về” mà ở nhà để trông ruộng đất và hoạt
động xã hội như xây trường học, viện tế bần, nhà thương, nhà thờ, … để làm
việc công ích cho xã hội.
Vốn là họ đạo dòng, từ đời cha ông tổ tiên, nên khi Huyện Sỹ đã giàu
có và dư thừa tiền bạc, Huyện Sỹ bỏ tiền mua đất ở khu Chợ Đũi. Đó là miếng
đất diện tích mấy mẫu ở nơi đã xử Lê Văn Gẫm tử đạo năm 1857, chỗ cây Đa
để xây một nhà thờ. Ngôi nhà thờ này dài 25 thước, và cất theo kiến trúc Roman
rất đẹp, chỉ kém nhà thờ Đức Bà Sài Gòn mà thôi. Khi nhà thờ này được hoàn
tất đã được gọi tên là Giáo xứ họ Chợ Đũi, nhưng dân gian gọi là nhà thờ Huyện
Sỹ, vì ông Sỹ là người bỏ tiền ra xây cất ngôi giáo đường này và cho tới nay
cũng ít ai gọi là nhà thờ họ Chợ Đũi.
Hiện nay trước sân nhà thờ Chợ Đũi có để một tượng của Mathiéu Lê
Văn Gẫm.
Rồi nhân việc rắc rối năm 1907, Giám mục Mossard (có tên Việt là
Mão) gặp chuyện không hay với chính quyền Pháp (nhóm Tam Điểm - Thệ
phản - France Monnerie) vì chính quyền thuộc địa Pháp tại Nam Kỳ đòi lấy lại
nhà thờ Đức Bà để họ làm Viện Bảo tàng Sài Gòn, khi đó nhà thờ Đức Bà chưa
xây dựng lớn như hiện nay.
Lo ngại nhà thờ Đức Bà sẽ bị lấy làm Viện Bảo tàng nên Giám mục
Mossard đã dự định sẽ chọn nhà thờ Chợ Đũi (Huyện Sỹ) làm nhà thờ chính toà
của địa phận Sài Gòn. Nhưng sau việc rắc rối cũng qua đi, vì nhờ có ba người là
thẩm pháp người Pháp là ong Napard, ông bác sĩ Angier và thương gia Lacaze
đã đi thuyết phục được một số Pháp kiều ở Sài Gòn đừng phản bội Hội Thánh
Công giáo mà bỏ phiếu chống lại nhóm Tam Điểm. Kết quả cuộc bỏ phiếu,
nhóm Tam Điểm thiểu số nên số phận Nhà thờ Đức Bà đã thắng và không bị lấy
đi.
Ngoài việc cúng đất và xây nhà thờ Chợ Đũi, Huyện Sỹ còn dâng cúng
600 hecta đất ở vùng Chí Hoà để xây cất dưỡng đường cho các cha bổn quốc
người Việt già, ốm về hưu.
Huyện Sỹ khi đã trở nên giàu có, vào hàng triệu phú (thời đó chưa gọi
là tỷ phú) đã cùng gia đình con cháu xin nhập quốc tịch Tây. Huyện Sỹ sinh
được bốn người con. Thứ nhất là Denis Lê Phát An, có vợ là Anna Trần Thị
Thơ. Denis An sinh năm 1868 tại Tân Lập (Tân An - vì vậy mới có tên là An).
Người con thứ hai sinh tại Sài Gòn năm 1879 là con gái tên Lê Thị Bình, cũng
là để nhớ đến chữ Bình Lập. Và người thứ ba là Lê Phát Vĩnh, người thứ tư là
Lê Phát Thanh. Tất cả những người con của Lê Phát Sỹ đều được cho đi du học
bên Pháp để tạo thành những thương nhân về nước mở thương nghiệp. Như
Denis Lê Phát An được sang Marseille học về ngành kinh tế và kỹ nghẹ. Đến
khi trở về nước đã hoạt động ngành thương mại dưới sự điều khiển chỉ dẫn của
thân phụ nên chẳng bao lâu D.Lê Phát An cũng trở nên giàu có vào hàng triệu
phú của đất Sài Gòn. Lê Phát An đã tậu nhiều đồn điền cao su và café rồi còn
mở nhà máy dệt bông vải.
Lê Phát An cũng noi gương thân phụ làm việc xã hội, cúng tiền bạc cho
nhà thờ, miếu đình và nhà thương, viện tế bần tại Tân An và Sài Gòn, Gia Định.
Việc đầu tiên là vợ chồng D.Lê Phát An bỏ tiền ra mua đất xây cất nhà thờ tại
xã Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp (Gia Định)…
Còn người con thứ hai là Maria Lê Thị Bình thì Lê Phát Sỹ đã gả cho
Pierre Nguyễn Hữu Hào, nguyên quán đất Gò Công. Nguyễn Hữu Hào vốn thủa
nhỏ học trường dòng, lớn lên được sang Pháp du học về ngành công nghệ và
canh nông. Khi trở về nước ông mở mang việc trồng trọt lớn và sau khi làm rể
Lê Phát Sỹ, chẳng mấy chốc gia đình ông trở nên giàu có nhất tỉnh Gò Công.
Đồng thời gia đình Nguyễn Hữu Hào còn mua nhiều đồn điền ở Đà Lạt - Lâm
Đồng. Ngoài việc kinh doanh, Nguyễn Hữu Hào còn thích văn nghệ nên nhà
ông thường có nhiều văn nghệ sỹ tới chơi và ông cũng sẵn sàng giúp đỡ nhiều
văn nhân, thi sỹ … tiền bạc để làm văn nghệ với mục đích khuyến khích họ
sáng tác. Bà Maria Lê Thị Bình vì là mẹ vợ của vua Bảo Đại nên sau này được
phong là Long Mỹ quận công.
Sau này, cũng vì gia đình họ Lê Phát Sỹ, Lê Phát An, Lê Thị Bình, rồi
đến con cháu là bà Nam Phương Hoàng hậu đã có nhiều công đức làm việc
phúc giúp đời, giúp đạo nên khi mất hai vợ chồng ông bà Pierre Lê Phát Sỹ (tức
Lê Phát Đạt) và bà Agnès Huỳnh Thị Tài đều được an táng ngay trong nhà thờ
họ Chợ Đũi. Khi đi tìm hiểu để nghiên cứu về gia đình họ Lê Phát Sỹ, tới nhà
thờ Huyện Sỹ chúng tôi đã được linh mục chánh xứ nơi đây dẫn đi và cho biết,
sau cung thánh trong giáo đường, mộ hai ông bà và các con họ Lê đều được an
táng tại đây. Trước tiên là một tượng bán thân, có tấm bia cẩm thạch với hàng
chữ ghi: Pierre Lê Phát Đạt 1841-1900 (tức là năm sinh và năm tạ thế). Rồi
ngay cạnh là một tượng nằm dài hơn thước cũng là ông P.L.Đạt để tay trên ngực
với tượng Chúa cùng nhánh hoa huệ là phần mộ ông Đạt. Cách khoảng 3 thước,
phía tay trái có tượng bà Agnès Huỳnh Thị Tài, tượng bán thân đề chữ: Agnès
Huỳnh Thị Tài 1845-1920, và cũng có một tượng như thế nằm dài, trên tay để ở
trên ngực với xâu chuỗi cùng nhánh hoa huệ. Chúng tôi đi lần tới, cách đó một
thước, thấy trên cao có để hình bán thân ghi trên bia đá cẩm thạch là: Jean
Baptiste Lê Phát Thanh 6/9/1864-29/11/1948. Và bên cạnh, phía trên gần tượng
bà A. Huỳnh Thị Tài, cũng có một tượng bán thân hình ghi: Đỗ Thị Thao 1865-
1922, là vợ ông Lê Phát Thanh, tức con dâu của ông bà Lê Phát Đạt. Có lẽ hai
người này cũng có công đức với giáo đường Huyện Sỹ (Chợ Đũi) nên mới có
tượng đặt ở nhà thờ này.
Khi còn sinh thời, ông P.Lê Phát Đạt cũng được người Pháp cho chức
Hội đồng thuộc địa Nam kỳ nên đã được trao tặng huân chương Dragon
d’Annam.
10. Lễ cưới của Bảo Đại và Nam Phương
Không thuyết phục được Bảo Đại, Triều đình và bà Từ Cung đành chấp
thuận, đồng ý để Bảo Đại lấy con gái của Nguyễn Hữu Hào. Lễ cưới đã diễn ra
ngày 20 tháng 3 năm 1934. Năm đó Bảo Đại 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan
vừa 19 tuổi. Trong triều đình lúc đó duy chỉ có một mình cụ Nguyễn Hữu Bài
quan Thượng thư Bộ Lại kiêm Viện trưởng Viện Cơ Mật là người đồng tình với
nhà vua trong việc Bảo Đại lấy Thi Lan vì ông vốn cũng là người Công giáo.
Và cũng vì có sự bất đồng trong triều đình, hoàng tộc nên đám cưới đã
có vài trục trặc diễn ra khi rước dâu. Đến đây chúng ta đọc lại một bài phóng sự
của nhà báo lão thành Hoàng Phố đã viết trong Hồi ký làm báo (bản thảo chưa
in mà tôi đang lưu giữ.PTL).
“Hồi năm 1933, tôi làm chủ bút tờ Lục Tỉnh Tân Văn của ông huyện
Nguyễn Văn Của (là nhạc phụ của dược sĩ La Thanh Nghệ) ở xéo Vương Cung
Thánh Đường Sài Gòn. Lục Tỉnh Tân Văn số 1 ra đời tôi còn ở phương trời nào
chưa vào bụng mẹ. Nay tôi làm được chủ bút một tờ báo già hơn tôi, hãnh diện
làm sao.
Không mặc đồ Tây, tôi lại luộm thuộm với chiếc áo dài đen và đôi giày
hàm ếch, như quan chủ bút trước là cụ huyện Nguyễn Chánh Sắt đã về “hưu”.
Tôi bận như thế để cho ra vẻ nho phong và ra vẻ quan chủ bút luôn thể, nhứt là
để cho ít tốn tiền giặt ủi, vì hồi ấy gặp nạn khủng hoảng kinh tế, lúa có 3 cắc
một giạ.
Thuở đó, ai cũng mặc đồ Tây, riêng các quan lớn chủ quản đi hầu quan
Thống đốc mới mặc áo dài, khăn đóng. Thật ra, hàng ngày tôi ra vào ở dinh
Thống đốc, dinh Gia Long ở mặc áo dài kể cũng không phải là việc lạ đối với
cặp mắt mọi người, nhất là tôi lại là quan chủ bút số dzách.
Một ngày nọ, vào năm 1934, chủ nhân, ông huyện Nguyễn Văn Của
gọi tôi vào phòng bảo:
- Chiều nay, thầy đi với tôi! Nhớ khăn đóng và giày ếch-cat-ba đen
nghe.
- Dạ thưa, đi ăn tiệc Toàn quyền hay Thống đốc?
- Không! Đi dự bữa tiệc thân mật ở đường Taberd (bây giờ là đường
Nguyễn Du) chỉ năm, mười người thôi! Đằng gái đưa dâu, thầy kín miệng nghe.
Đây là việc cơ mật, Hoàng đế Bảo Đại cho quan Triều đình vào rước Hoàng hậu
về Huế. Hoàng hậu là con gái ông Nguyễn Hữu Hào. Cháu ông Huyện Sỹ
v.v…, và v.v…
À, té ra mình đi “họ” đây mà.
Chiều đến, biệt thự ông Nguyễn Hữu Hào ở đường Taberd (nay là toà
lãnh sự Đại Hàn), quan khách vỏn vẹn mười người. Tiệc thân mật. Ngoài quan
chủ bút Lục Tỉnh Tân Văn ra có quan chủ bút Lê Trung Nghĩa là hai quan báo.
Còn lại toàn quyền là "quan lớn" (lớn thật) trong đó có ông Đốc phủ Lê Quang
Liêm tức Bảy Liêm phải ngồi chung với tôi cho đủ cặp, vì tôi cũng khăn đóng
áo dài.
Rồi quan triều (hai vị) đến bắt tay tôi, phải “rua” cả hai tay và nghiêng
mình quá xá. Mấy thuở trong Nam có kẻ mặc áo dài bông bạc. Ý hẳn quan triều
tưởng tôi là quan lớn thiệt.
Sâm-banh nổ! Bánh đầy bàn. Cô Nguyễn Hữu Thị Lan đi mời rượu
từng người, tới tôi:
- Xin quan lớn dùng chút rượu và bánh.
Nhà gái cũng đến mời:
- Xin quan lớn dùng.
Nhìn quanh khắp phòng, chỉ có ông Đốc phủ Bảy, hai quan triều và tôi
mới thật là quan lớn mà thôi.
Không phải người ta kêu tâng bốc đâu các bạn!
Người ta thành thật gọi quan lớn đấy mà!
Nhưng thưa các bạn, các bạn muốn hiểu sao thì hiểu, vì lúc đó tôi đang
giương oai có một bộ mặt “quan lớn” thật tình.
Mấy hôm sau, đưa ra đến đèo Hải Vân, các quan từ Huế vào đến tiếp.
Quan khách đưa không mấy người, đều mặc đồ Tây cả. Riêng ông Đốc phủ Bảy
và tôi mặc quốc phục.
Lúc đó, không có giới thiệu, nên không làm sao lòi cái mặt “quan báo”
được. Mọi người đều tưởng (chắc chắn là như vậy) tôi làm gì lớn … lớn lắm ở
trong Nam, nên họ tiếp ông Đốc phủ Bảy và tôi “long trọng” hơn các người đi
họ khác.
Có lẽ ông Đốc phủ Bảy cũng muốn tôi có dịp giương oai chơi, nên ông
không bao giờ giới thiệu tôi là anh viết báo. Ông cứ vẫn đi cặp tôi (đi riêng sao
được, vì chỉ có hai mống bệ vệ trong bộ quốc phục) và rồi có lúc cũng gọi tôi là
quan lớn.
Ông gọi đùa tôi, nhưng tôi thấy sung sướng lạ!
Bây giờ nước đã trôi qua dưới cầu! Cuộc đời nhiều xáo trộn. Làng báo
ngày mọt đông thêm. Rất nhiều vị chủ bút ra đời. Song có bạn nào đã được làm
quan chủ bút để giương oai với quan thiệt của Triều đình chăng?
Còn một vài tờ báo nữa ở trong Nam thời đó cũng có đăng tin về việc
nước dâu trên, nhưng họ nói sở dĩ họ đàng trai (phía Hoàng tộc) chỉ có lèo tèo
vài người vào đèo Hải Vân đón nhà gái vì bên Hoàng tộc (họ nhà trai) không ai
chịu đi đón dâu nên cuộc đi đón bị trễ mất một ngày, làm họ nhà gái phải chờ ở
giữa đèo Hải Vân. Rồi hai họ cũng đã gặp nhau giữa đèo và đoàn xe nhập làm
một để trực chỉ về Huế. Tới Huế họ nhà gái được mời vào trong cung Trú Tất
nghỉ để chờ ngày 20 tháng 3 mới cử hành hôn lễ.
Buổi sáng mùa thật đẹp, hôn lễ được cử hành. Tại cung Trú Tất,
Nguyễn Hữu Thị Lan mặc áo thụng gấm đỏ thêu vàng, đội khăn màu thiên
thanh quấn nhiều vành, đi bên cạnh Thị Lan là bà chị ruột đã lấy chồng là một
võ quan Pháp (đại tá Didelot-PTL). Hai người cùng bước lên xe hơi để vào Đại
nội, ở đó Bảo Đại đang chờ cô dâu tới để làm lễ hợp cẩn trình diện Hoàng tộc,
các quan trong Triều và Khâm sứ Pháp”
Còn theo cuốn hồi ký “Con rồng An Nam” của Bảo Đại, thì:
“Lễ cưới được tổ chức trước sự hiện diện của đình thần và đại diện
nước Pháp. Đây là một lễ cưới đổi mới, trước kia, chưa từng có trong cung đình.
Tôi cũng quyết định sau khi cưới, sẽ tấn phong cho vợ tôi làm Hoàng hậu - danh
hiệu mà trước đó chỉ phong cho Thái hậu sau khi vị Hoàng đế qua đời”
Bốn ngày sau lễ đại hôn mới kết thúc và sau đó Nguyễn Hữu Thị Lan
được Bảo Đại tuyên bố sách lập là Nam Phương Hoàng hậu.
Ngày mùng 10 tháng 2 (tức 24-3-1934) lễ tấn phong Hoàng hậu được
diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Và một đạo Dụ của nhà vua phong
Hoàng hậu tước vị Nam Phương Hoàng hậu. Bảo Đại giải thích thêm trong
“Con rồng An Nam” như sau:
“Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng hậu mới, từ đó gọi là Nam
Phương - Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền nam” (berfume). Và
tôi, ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng - màu dành
riêng cho Hoàng đế”
Tất nhiên, điều chúng ta cần biết nhất là lễ cưới đã diễn ra như thế nào?
Về điều này, Bảo Đại không quên và ông đã kể lại:
“Lễ cưới được tổ chức ngay trong phòng tiếp tân của điện Cần Chánh.
Cũng giống như lễ đăng quang, triều thần đứng sắp hàng dọc theo một tấm thảm
đỏ và vàng dành riêng cho Hoàng đế. Lần đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn có
một người phụ nữ xuất hiện giữa triều đình. Nam Phương mặc chiếc áo rộng
thùng thình, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện có đính vàng ngọc châu
báu óng ánh. Nàng đi một mình đến giữa tấm thảm, tất cả triều thần cúi chào.
Với một vẻ đẹp tuyệt vời nàng đi thẳng vào các phòng lớn, tôi đang ngồi chờ
nàng trên một cái ngai thấp ở đó. Nàng đến đứng trước mặt tôi, cúi đầu chào tôi
ba lần rồi ngồi ở cái ngai bên phải của tôi. Buổi lễ ngắn ngủi chấm dứt. Hoàng
hậu đã ở bên tôi, chúng tôi sánh vai nhau bước đi trong tiếng nhạc mừng qua Tử
Cấm Thành vào điện Kiến Trung - nơi ở và làm việc của chúng tôi”. (Hồi ký
Bảo Đại Sđđ).
Đến đây chúng ta có thể kết luận là cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại với
Thị Lan là có sự sắp đặt khéo léo và tinh vi của Toàn quyền Pasquier, của vợ
chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ là ông bà Charles ngay từ khi Bảo Đại còn đang
theo học ở bên Pháp, lúc đang học “nghề làm vua”. Vì vậy, sau đám cưới, Bảo
Đại hay Thị Lan có bào chữa thế nào, thì rõ ràng là họ không phải chỉ mới biết
nhau tại Đà Lạt mà trong cuộc hôn nhân này có sự sắp đặt từ trước với những
âm mưu chính trị, thâm sâu của chính quyền thực dân Pháp. Như cụ Phạm Khắc
Hoè, cựu Đổng lý Ngự tiền Văn phòng của Bảo Đại, năm 1983 đã viết trong hồi
ký “Từ Triều đình Huế đến Chiến khu Việt Bắc”, trong đó cũng có đoạn nói về
cuộc hôn nhân của Bảo Đại:
“… Trong cuộc kết hôn giữa Bảo Đại với Nguyễn Hữu Thị Lan lý trí
nặng hơn tình cảm nhiều. Cô Lan lấy Bảo Đại chủ yếu là để lên ngôi Hoàng
hậu. Bảo Đại lấy cô Lan chủ yếu là để đào mỏ. Về mặt tình cảm nếu có thì cũng
chỉ là bề ngoài: hai người đều khoẻ mạnh, yêu thể thao và quen sống lối phương
Tây. Còn về tính tình, tâm tư thì hầu như trái ngược nhau. Bảo Đại nông cạn,
ngây thơ, nhu nhược, thích ăn chơi hơn là quyền bính. Ông ta có thể phục thiện
nhưng rất dễ bị bọn cơ hội lợi dụng. Trái lại, Nam Phương là người kín đáo,
trầm tĩnh, sâu sắc, có cá tính, có đầu óc suy nghĩ, thích đọc sách, nguyên cứu
hơn là ăn chơi … thích uy quyền và có nhiều tham vọng chính trị”.
Tham vọng của Nam Phương là khi có con trai sẽ phong làm Thái tử để
nối ngôi và quyền bính sẽ do bà Thái hậu là Nam Phương “thi thố tài năng”,
nhát là làm vừa lòng mẫu quốc Pháp, vừa lòng Toà thánh La Mã hằng mong đợi
nước Việt Nam tương lai sẽ có một ông vua có đạo Công giáo.
Và mặc dầu, khi vợ chồng Charles viết thư xin phép Toà thánh cho
Nam Phương được kết hôn với Bảo Đại, và mỗi người giữ đạo riêng. Nhưng
Giáo hoàng thứ XI đã không chấp nhận. Việc đã lỡ rồi, nên đám cưới của Bảo
Đại với Thị Lan vẫn cứ tiến hành. Vì vậy Giáo hoàng đã rút phép thông công
(phạt vạ) không cho Nam Phương xưng tội và rước lễ như trước khi lấy Bảo
Đại. Sau khi lễ cưới xong, Bảo Đại nghe theo lời của vợ chồng Charles là nên
tặng huy chương cho mấy Giám mục người Pháp, người Ý và Khâm sứ Toà
thánh ở Huế để lấy lòng Toà thánh thì tương lai sẽ được Toà thành tha phạt vạ
bà Nam Phương.
Và quả đúng như vậy. Năm 1939, Giáo hoàng Pio (Pius) XI qua đời
ngày 10-2-1939, và ngày 12-3-1939 Giáo hoàng Pio (Pius) XII lên kế vị nên đã
xét lại và chấp nhận cho Bảo Đại cứ giữ đạo Phật, còn Nam Phương cứ giữ đạo
Công giáo, nhưng các con khi sinh ra phải được rửa tội để nhập đạo Công giáo
theo người mẹ là bà Nam Phương. Vì thế, sau đó hai vợ chồng Bảo Đại và Nam
Phương đã sang ngay La Mã xin yết kiến để cảm ơn Giáo hoàng Pio XII (như
hình đã chụp).
Sau này, có người hỏi bà Nam Phương tại sao bà lại lấy một ông vua
không có đạo, lại ăn chơi trác táng, rồi sau đó còn năm thê bảy thiếp, không
kém gì những oong vua tiên đế. Bà Nam Phương trả lời là: Việc này do Chúa
định, tôi biết nói làm sao được.
Còn cô Bạch Yến, khi biết Bảo Đại lấy vợi rồi nên đã được gia đình gả
cho ông Phạm Đình Ái, người gốc Quảng Nam, là một kỹ sư hoá học mới tốt
nghiệp ở bên Pháp về nước. Gia đình kỹ sư Phạm Đình Ái rất hạnh phúc, sau
này có người con là bác sĩ Phạm Đình Vy, có thời gian làm chủ nhiệm tờ báo
Tình thương là bạn đồng nghiệp với chúng tôi, hồi đó bác sĩ Vy in báo Tình
thương - tờ báo của sinh viên Y khoa Sài Gòn năm 1964, tại nhà in của chúng
tôi ở đường Nguyễn An Ninh, Sài Gòn.
11. Chuyện về người chuyên vấn khăn vành dây cho Nam Phương
Hoàng Hậu
Theo tư liệu của tác giả Trịnh Bách kể lại: “Vào cuối Xuân 1931, nhà
báo Mỹ W.Robert Moore đã mục kích tại kinh đô Huế lễ đón tiếp Vua và Hoàng
hậu Thái Lan sang thăm Việt Nam. Bà Hoàng Thái Hậu phải đảm nhiệm việc
tiếp khách, vì vua Bảo Đại còn đang du học tại Pháp. Những nghi lễ và sự
hoành tráng của các buổi tiếp tân, yến tiệc đã khiến ông Moore hồi tưởng lại
những dịp lễ tương tự ở đế đô Bắc Kinh trước cách mạng Tân Hợi 1911.
Nhưng kỷ niệm thú vị nhất của nhà báo Mỹ này khi ở Huế là việc ông
được một vị Trưởng Công chúa triều Nguyễn tiếp kiến tại phủ riêng của bà. Ông
Moore kể lại rằng: “Vị ái nữ xinh đẹp của bà Chúa đã rộng lượng cho chúng tôi
được thưởng thức tài nghệ đàn tranh của cô. Sau đó cô cùng vị giáo sư già
khiếm thị và nhạc sĩ đàn dây khác trong phủ hợp tấu, trong khi các ca công trẻ
hát những bài ca Huế …”. Nàng công nữ xinh đẹp ấy có cái tên rất “Huế” là Mệ
Bông. Theo tục lệ cổ của triều Nguyễn, tất cả các thành viên của Hoàng tộc đều
được gọi là Mệ, và kèm theo một cái tên nghe thật bình dân. Tiếng Mệ dần dà
đã trở thành một cái âm thanh biểu tượng rất dễ thương của Huế.
Thân mẫu Mệ Bông là công chúa Công Tằng Tôn Nữ Tôn Tuỵ, trưởng
nữ của Cung Tôn Huệ Hoàng đế Dục Đức (1883). Bà trở thành Trưởng công
chúa khi em trai bà là Hoàng đế Thành Thái lên ngôi năm 1889. Bà được sắc
phong tước hiệu Mỹ Lương Công chúa năm 1897, thường được gọi là Bà Chúa
Nhất. Công chúa Mỹ Lương có công rất lớn đối với nghệ thuật tuồng cung đình
của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Đội ca vũ tuồng cung đình do bà lập ra và
huấn luyện trong phủ của bà đã trình diễn trong hoàng cung từ cuối triều Thành
Thái, qua các triều Duy Tân, Khải Định và nhất là Bảo Đại. Bà Chúa cũng là
một trong những sáng lập viên và Mạnh Thường quân chính của Hội Lạc Thiện,
lập ra để cứu tế, giúp đỡ đồng bào khốn khổ, và các nạn nhân bị thiên tai quanh
đế đô. Thân phụ của mệ Bông là Thượng Thứ Nguyễn Kế, con trai của Diên
Lộc Quận công, một vị trưởng phụ chính nổi tiếng cuối triều nhà Nguyễn.
Mệ Bông bây giờ đã là một bà lão ở tuổi cửu tuần, nhưng Mệ vẫn chỉ
trả lời những câu hỏi liên quan đến tuổi tác bằng những nụ cười thật hiền. Khi
tôi (Trịnh Bách) ngỏ lời muốn được gặp và phỏng vấn Mệ Bông vào đầu tháng
9 - 2001, thân quyến của Mệ tỏ ra lo ngại cho tôi. Sau khi bị tai biến mạch máu
não, Mệ đã nằm liệt giường gần 2 năm, nói năng rất khó và Mệ không còn nhớ
gì … Thực ra, Mệ Bông còn nhớ mọi chuyện rất rõ. “Lúc nào trong phủ Đức Bà
cũng nuôi năm chục người. Họ vừa là người giúp việc, vừa là tài tử, đào hát của
đoàn tuồng. Người ca giỏi nhất trong đoàn là Mụ Liễu. Ngoài ra con Quý này,
Ninh này, Thanh này, Yến này … đông lắm! Đức Bà cho họ huấn luyện cả ngày
cả đêm …” Mệ cũng kể đến một điệu múa mà các vũ công trên đầu vấn khăn,
trong mặc áo bào xiêm, ngoài khoác áo lá tua. Đây là điệu múa Nữ Tướng mà
cậu của Mệ là vua Thanh Thái rất ưa thích. Qua điệu múa có tính chất tuồng
này, nhà vua đã biểu lộ một cách thụ động hoài bão của mình trong việc cứu đất
nước ra khỏi ách thống trị của người Pháp.

Tuy Mệ Bông rất thành thạo về đàn tranh và ca Huế, Mệ chỉ học và tự
tiêu khiển thôi. Phần lớn thì giờ của Mệ được dành cho các công việc trong
cung. Trong khi bà Tiên cung Thái hoàng Thái hậu, bà nội ruột của Hoàng đế
Bảo Đại phải chăm sóc việc nghi lễ, tiếp khách thì bà Chính cung Thái hoàng
Thái hậu, tức bà Thánh Cung thường phải nằm nghỉ trong cung Trường Sinh do
bị bệnh khớp nặng. Từ thuở nhỏ, Mệ Bông đã phải vào đọc sách, truyện giải sầu
cho Bà Thánh Cung. Vì Mệ rất thân với Hoàng Thái tử Thiền (Tức Hoàng đế
bảo Đại sau này) nên bà Thánh Cung coi Mệ như cháu bà.
Các bà trong nội cung cũng đều thích được Mệ Bông vấn khăn vành
dây cho họ. mệ Bông đã một thời nổi tiếng về tài vấn khăn này. Khăn làm bằng
nhiễu mỏng, dài từ 10 đến 20 thước tây. Khăn rộng khoảng 45 phân tây, được
xếp lại còn chiều rộng chừng 5 phân tây. Người có tước phẩm càng cao thì khăn
càng dài. Trước hết một đoạn khăn vấn được bao vào tóc để làm nền, rồi khăn
vành dây được cuộn tiếp theo, phủ ra ngoài. Khăn vành dây có vị trí rất quan
trọng trong nghi lễ của triều đình Huế. Bà Đệ Tam Điểm Tần của vua Khải
Định đã phải ngủ ngồi nhiều ngày trong các dịp đại kỵ để khỏi phải vấn khăn
lại. Mệ Bông rất hãnh diện về tài vấn khăn nhanh của Mệ, chỉ mất khoảng hơn
nửa giờ. “Hoàng hậu Nam Phương thường mặc âu phục, nhưng mỗi lần cần đến
triều phục thì bà lại cho vời tôi vào cung để vấn khăn cho bà”.
Các Hoàng đế cũng cần đến Mệ Bông vì tài bếp núc của Mệ. Khi cựu
hoàng Thành Thái về thăm Huế năm 1953 sau suốt 3 thập kỷ bị nhà cầm quyền
Pháp an trí ở đảo Reunion ở bên Châu Phi, ông đã quyết định “Ở tại phủ chị
Chúa để con Bông nó nấu cho ăn”. Trái với sự tưởng tượng của mọi người, các
Hoàng đế ở Huế không chuộng những món yến tiệc cầu kỳ cho lắm. Các đại
yến 60 món, trung yến 49 món, tiểu yến 30 món với ảnh hưởng của Trung
Quốc, thường được dùng để đãi quốc khách hay các quan. Còn mỗi món ăn
hàng ngày để Hoàng đế ngự thiện có thể nói là đạm bạc. Trong cung có 2 ông
bếp chính là ông Lợi người Bắc, và ông Nghĩa người Quảng Nam để nấu các cỗ
Âu. Nhưng mỗi khi trong cung cần đến tiệc Việt Nam thì Mệ Bông lại phải vào
phụ Mã Thông, Mã Trọn, hai người bếp của các món Huế trong cung.
Đối với Mệ Bông thì thời gian đã dừng lại khi nhà Nguyễn cáo chung
với việc Bảo Định thoái vị năm 1945. Sự mất mát lớn nhất trong đời Mệ Bông
xảy ra vào năm 1948, khi chiến tranh cướp đi người chồng trẻ yếu quý của Mệ
Bông, Mệ không bao giờ tái giá nữa. Niềm an ủi của mệ bây giờ là Cung An
Định ở An Cựu, nơi Hoàng Thái Hậu Từ Cung và một số mệnh phụ còn giữ lại
được phần nào nếp sống xưa. Mệ vẫn hay vào cung sống với Bà, và giúp Bà với
hai công việc ưa thích của Mệ là vấn khăn vành dây và bếp núc.
Năm 1954 lại biến đổi đời Mệ Bông thêm lần nữa. Người con gái độc
nhất của Mệ Bông đã tuổi 18 một hôm biết tích. Tìm con đến tận Sài Gòn cũng
không ra. Mệ gần như điên loạn. Mãi hai năm sau Mệ mới nhận được thơ của cô
gửi từ Hà Nội cho biết cô đã tập kết ra Bắc để tham gia cách mạng. Rồi sự bình
yên của Cung An Định cũng không còn khi ông Ngô Đình Diệm ra lênh quốc
hữu hoá cung này. Sau đó ông Diệm lại triệu Mệ Bông về Sài Gòn để nhờ Mệ
cố vấn cho các bữa yến tiệc trong Dinh Độc Lập. từ đó Mệ không bào giờ trở về
sống ở Huế nữa.
Khi đất nước thống nhất 1975, người con gái tập kết năm xưa lặn lội
vào Sài Gòn tìm mẹ. Mệ Bông như được hồi sinh. Mệ xuống tóc để tạ ơn Trời
Phật và từ đó Mệ chỉ vui với con cháu, ít khi ra ngoài. Lần cuối cùng Mệ Bông
trổ tài vấn khăn vành dây là vào dịp đám cưới người cháu gái năm 1985. Các
hình bóng một thời thân thương cũng dẫn dần ra đi. Hoàng hậu Nam Phương
mất bên Pháp năm 1963. Bà Chúa Nhất mất năm 1964. Bà An Phi, vợ chính của
vua Khải Định mất năm 1978, bà Hoàng Quý Phi Mai Thị Vàng, vợ vua Duy
Tân mất năm 1980. Rồi Hoàng Thái Hậu Từ Cung cũng mất năm 1980. Hoàng
đế Bảo Đại, người anh em họ của Mệ cũng mất tại Pháp năm 1997.
Khi tôi đến thăm và phỏng vấn Mệ Bông vào đầu tháng 9, như có một
phép lạ, Mệ đã ngồi dậy được để mặc cái áo mệnh phụ tứ thân, giống như áo Bà
Chúa Nhất mặc năm xưa, và chụp ảnh lưu lại cho con cháu. Mệ cười thật tươi
và đùa rằng nay Mệ được sắc phong.
Và khi bài này được đăng lên khuôn in, tôi nhận được tin Mệ Bông, tức
Tôn Nữ Nguyễn Thị Cẩm Hà, nhân chứng cuối cùng của cung vàng điện ngọc
Nguyễn Triều đã qua đời ngày 19 tháng 9 năm 2001 (Theo tư liệu của Trịnh
Bách).
12 -
Hoàng hậu hạ sinh Hoàng tử, Công chúa
Sau khi cưới, vợ chồng Hoàng đế Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu
sống rất hạnh phúc, đi đâu cũng có nhau. Hàng tuần, Bảo Đại đích thân lái chiếc
xe hơi thể thao đưa Nam Phương Hoàng hậu lên núi nghỉ mát, hay tắm biển và
câu cá. Cũng có lúc đi săn trong rừng có cả Nam Phương đi cùng.
Theo hồi ký của ông Phạm Văn Bính, cựu Bí Thư của Bảo Đại trước
đây (Sau đó ông Bính ra làm báo) xuất bản trước năm 1975, ông Bính đã viết về
những ngày ở bên cạnh Bảo Đại và bà Nam Phương như sau:
“Những năm đầu Bảo Đại rất quý trọng bà Nam Phương. Hàng tuần
đích thân Hoàng đế lái chiếc xe Mercury bỏ mui màu nâu nhạt đưa Nam
Phương đi lên khu bạch Mã ở Huế hay vô Nha Trang hoặc lên Đà Lạt thăm
phong cảnh hoặc đi săn thú ở Buôn Mê Thuột, Bảo Lộc … Nhưng từ khi Nam
Phương Hoàng hậu sinh hạ Hoàng tử Bảo Long thì Hoàng đế hay vắng nhà để
đi du hý một mình”.
Ba năm sau ngày lấy nhau, Nam Phương mới sinh con đầu lòng, lại là
con trai nên vua và hoàng hậu cũng như triều đình rất vui mừng vì sẽ có người
kế vị sau này.
1. Hoàng tử Bảo Long:
Đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936, người dân kinh đo Huế nghe thấy tiếng
súng đại bác bắn mừng báo tin Nam Phương Hoàng hậu đã hạ sinh hoàng tử.
Tiếng súng chào mừng bắn vào ban đêm nên người dân không đếm được bao
nhiêu phát. Nhưng đến tờ mờ sáng người dân kinh thành Huế lại nghe thấy tiếng
súng thần công bắn lần thứ hai. Họ lắng tai nghe và đếm từng phát một. Bảy
phát súng thần công bắn đi đã lay động cả kinh thành Huế, người dân biết ngay
là Hoàng Hậu đã hạ sinh Hoàng Nam chứ không phải Hoàng nữ. Vì nếu sinh
Hoàng nữ Công chúa thì sẽ có 9 tiếng đại bác. Theo như lệ cổ người ta tin rằng
đàn bà có 9 vía còn đàn ông thì có 7 vía.
Rồi ngày hôm sau những tờ báo trong nước đã loan tin nước nam đã có
một hoàng tử để sau này kế nghiệp vua cha. Tiếp theo là những bức điện của
Thượng thơ thuộc địa, của Toàn quyền Robin, Khâm sứ Trung, Nam và bắc kỳ
gửi vào Huế với lời chào mừng Hoàng hậu hạ sinh mẹ tròn con vuông, và nhất
là sinh Hoàng Tử.
Hoàng tử mới sinh được đặt tên là Nguyễn Phúc Bảo Long (ở ngoài đời
người ta vẫn viết và nói là Hoàng Tử Bảo Long). Theo tư liệu của một giáo sư
sử học Công giáo cho biết “Bảo Long đã được chịu phép rửa tội (âm thầm) và
được đặt tên theo bổn mạng (tên Thánh) là Phillipe. Có lẽ vì lý do chính trị nên
người ta đã không công khai việc Bảo Long đã được phép rửa tội nhập Công
Giáo, nhất là phải giữ kín không có những người trong hoàng tộc biết việc này,
mà chỉ có bà Nam Phương được biết thôi. Vì vậy nên có nhiều người thân cận
trong Hoàng tộc không dám khẳng định việc Bảo Long nhập đạo Công Giáo có
hay không? Nhưng chúng tôi đã đến hỏi một trong ba sư huynh Lasan là thầy
dạy (Thái phó precepteur du prince) Bảo Long, từ 4 tuổi cho tới khi khôn lớn,
tại trường D’Adran Đà Lạt, sư huynh dạy Thái tử đã khẳng định sự việc nói trên
là đúng” (G.H.C.G.V.N - 19977 - của linh mục Bùi Đức Sinh).
Về việc Bảo Long được rửa tội giữ kín, nên bà Nam Phương theo hình
thức vẫn để bảo Long được giáo dục theo tinh thần Phật giáo, nhưng đã khéo
léo không để cho Bảo Long xuất hiện tham dự nhiều trong các lể nghi cổ truyền
trong triều theo Phật giáo và Khổng giáo.
Và bà Nam Phương còn phản đối kịch liệt không chấp nhận để Bảo
Long đeo bùa ở cổ tay mà bà Thái hậu từ Cung bắt đeo, vì dù sao bảo Long
cũng là đứa cháu nội cưng của bà và Hoàng tộc.
Chính vì vấn đề trên nên đã gây ra mối bất hoà giữa mẹ chồng và một
nàng dâu theo tây học và lại có đạo thiên chúa nhiều đời. Cuộc chiến tuy bề
ngoài không ồn ào nhưng bên trong vẫn âm ỉ, vì giữa hai bà: một là bà Thái
Hậu, một là bà Hoàng hậu. Vì cả hai bà đều có quyền nhất trong hoàng gia, nên
không ai chịu ai. Cũng vì vậy sau này bà Từ Cung mới chấp nhận bà Mộng
Điệp làm thứ phi của Bảo Đại, vì bà Mộng Điệp ăn nói khéo lại mộ đạo Phật.
Những nghi lễ trong hoàng cung sau này đều do bàn tay bà Mộng Điệp lo cả.
Theo một vị cận thần của Bảo Đại người Công Giáo là cụ Nguyễn Đệ,
nguyên Đổng lý văn phòng của Bảo Đại, và con gái của cụ là nữ tu Nguyễn Thị
Nghĩa, dòng kinh sĩ Thánh Augustino (Ở Việt Nam người ta quen gọi là dòng
các mẹ trường Couvent des Oiseaux, và các nữ tu được gọi là Mẹ - tu phục là
màu trắng toàn thân từ khăn trùm đến áo choàng, trông như con chim câu). Bà
Nam Phương, vốn là cựu học sinh Couvent des Oiseaux nên rất mộ đạo. Hàng
ngày bà bắt Hoàng tử Bảo Long tối đến phải vào phòng bà để đọc kinh cầu
nguyện, và hàng tuần có linh mục tới làm lể riêng cho Nam Phương Hoàng hậu
dự lể cùng Hoàng Tử Bảo Long. Vì vậy ngay từ nhỏ Bảo Long đã thuộc kinh
bổn đạo Chúa rất thành thạo, và siêng năng đọc kinh cầu nguyện với mẹ.
Những lúc ở trong nhà, hai mẹ con Nam Phương và Bảo Long nói
chuyện với nhau đều dùng tiếng Pháp, vì vậy bà từ Cung cũng chẳng hiểu hai
mẹ con nói chuyện gì. Những lúc nói chuyện bằng tiếng Pháp là những lời bà
Nam Phương dạy con về luật giữ đạo, về tín điều của Đạo công giáo. Nếu các
quan trong triều muốn nói chuyện với bà Nam Phương và Bảo Long cũng phải
dùng tiếng Pháp vì bà Nam Phương rất ít dùng tiếng Việt. Bảo Long cũng ít
thích dự những nghi lễ Phật Giáo trong triều mà chỉ thích đi dự những nghi lể
theo lối Tây phương để Bảo Long còn được nói tiếng Pháp với các quan Tây.
Bảo Long là người trầm tĩnh nên cũng ít thích nói chuyện với mọi người, chỉ
khi có ai hỏi thì mới trả lời mà thôi.
Sau năm 1945 vì xảy ra cuộc cách mạng tháng 8, Bảo Đại thoái vị và
được Hồ Chủ Tịch của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà mời
ra Hà Nội làm cố vấn nên bà Nam Phương cùng các con ở lại Huế. Rồi cuộc
chiến tranh Việt - Pháp xảy ra, tới năm 1947 bà Nam Phương đưa các con sang
Pháp tránh chiến tranh.
Khi đến Pháp, bà Nam Phương đã cho Bảo Long học ở College des
Roches tại Maslacq, thành phố Paul. Đây là một trong hai trường nổi tiếng ở
Pháp, nơi đã đào tạo những nhân tài sau này.
Tại đất Pháp, bảo Long cũng đã tới tuổi trưởng thành nên cũng ham ăn
chơi, lại sẵn gia đình bà Nam Phương giàu có do ông bà Lê Phát An tài trợ
những số tiền rất lớn nên Bảo Long đã đòi thân mẫu phải sắm cho một chiếc xe
hơi thể thao đời mới hiêuJaguar XK 120.
Năm 1950 Bảo Long đúng 14 tuổi đang ở với gia đình ở thành phố
Cannes thì tờ báo L’Aurore đã đăng tin ngày 2 - 3 - 1950 có một tổ chức bí mật
đã âm thầm bắt cóc thái tử Bảo Long, con trai trưởng của quốc trưởng Bảo Đại.
Vụ bắt cóc xảy ra tại Thành phố Paul (Pháp. Nhưng nhà chức trách địa phương
này đã kịp thời can thiệp nên Bảo Long đã thoát nạn. Sau đó mỗi khi Bảo Long
ra khỏi nhà là có một toán an ninh Pháp bảo vệ với đoàn xe hộ tống chặt chẽ.
Những giờ đi học, Bảo Long không sử dụng chiếc xe hơi thường ngày mà phải
thay đổi xe luôn luôn để tránh bọn bắt cóc mai phục.
Sau khi tốt nghiệp trung học tại Paul thì Bảo Long được nhập học
Lycee Condoreet, khoa Science - Politique (Khoa học chính trị và Luật).
Trường này cũng là trường mà thân phụ khi sang Pháp học “nghề làm vua”.
Người Pháp cũng có ý đồ đào tạo để Bảo Long sau này trở nên một ông vua Tây
học như thân phụ, và cũng theo đường lối của nước Pháp. Nghĩa là mẫu quốc
Pháp muốn duy trì cái chế độ thực dân tại Việt Nam lâu dài để đè đầu cởi cổ
dân Việt.
Đang khi theo học thì Bảo Long được lệnh nhập ngũ quân đội Pháp, vì
Bảo Long mang quốc tịch Pháp như thân mẫu (Có nhiều người đã nói, chính
Bảo Đại cũng có quốc tịch Pháp - nhưng vì vấn đề chính trị nên không được
công khai nói ra - cũng vì vậy nên sau này Bảo Đại lấy bà đầm Baudot thì Bảo
Đại chính thức tuyên bố gia nhập Công Giáo và mang tên quốc tịch Pháp là
Jean Robert).
Năm 1953, Bảo Long được phong là Hoàng Thái Tử Bảo Long để sửa
soạn kế vị khi vua cha tạ thế. Sau đó, nhân dịp Elisabeth được phong nữ hoàng
Anh quốc, Bảo Đại đã cử Hoàng thái tử Bảo Long sang Luân đôn dự lễ đăng
quang nữ hoàng Anh Elisabeth II ngày 2 - 6 - 1953. năm nay Bảo Long đã 17
tuổi.
Năm Bảo Long 18 tuổi đã có lần ngỏ lời với thân phụ và thân mẫu là
muốn gia nhập trường Võ bị Đà Lạt của người Việt Nam tại Việt Nam. Nhưng
Bảo Đại không cho và bắt phải nhập ngũ trường võ bị của người Pháp. Tuy vậy
bảo Đại cũng cho Bảo Long vận quân phục ngự lâm của Việt Nam và mang
hàm đại tá để chụp ảnh in lên con tem phát hành tại Việt Nam vào năm 1953.
Sự thật Bảo Long chưa là sĩ quan Ngự Lâm Quân bao giờ, mà chỉ bận quân
phục có một giờ chụp ảnh để cho oai thôi.
Đến tháng 10 - 1954, Bảo Long mới chính thức nhập ngũ trường võ bị
Saint Cyr ở Coetquidan (Pháp). Bảo Long theo học tại trường võ bị của Pháp,
nhưng với tư cách là sinh viên của quân đội Việt Nam nên sau khoá học mãn
khoá có thể tự chọn đơn vị mà không phải gửi ra mặt trận chiến đấu. Bảo Long
những ngày học ở quân trường vì thích môn cưỡi ngựa nên khi mãn khoá Bảo
Long học tiếp khoá tu nghiệp về ngành thiết kỵ của trường Saumur.
Theo những tư liệu và người thân kể lại: Những ngày còn học ở quân
trường, Bảo Long tỏ ra rất buồn và chán đời. Bảo Long rất ít trò chuyện với
những sinh viên đồng khoá. Rồi khi mãn khoá, đã lặng lẽ xin tình nguyện gia
nhập binh đoàn Lê dương ngành thiết kỵ để sang chiến đấu ở Algerie, nơi đang
diễn ra cuộc chiến sôi động năm đó. Tại chiến trường Algerie khi đó, bảo Long
đã chỉ huy một chiến xa trinh sát trong đoàn EBR (Engins Blindes
raconnaissance) và có hai tấm huân chương lục lạc được Pháp trao tặng. ở quân
ngũ gần 10 năm tới khi bị thương thì bảo Long được giải ngũ, nhưng Bảo Long
vẫn ngõ ý muốn ở lại quân ngũ để được ra mặt trận, có chết cũng chẳng ân hận
gì, vì Bảo Long có một ẩn ức gì trong lòng mà những người trong gia đình cũng
không hiểu nổi.
Sau năm 1954, bảo Đại trao quyền cho Ngô Đình Diệm về làm Thủ
Tướng và có ý định để sau đó sẽ cho Bảo Long về nắm ghế Quốc trưởng do Bảo
Đại tuyên bố nhường ngôi. Nhưng ý định chưa thành thì Ngô Đình Diệm đã cho
tổ chức cuộc trưng cầu dân ý phế bảo Đại khỏi ngôi Quốc trưởng để anh em nhà
họ Ngô năm toàn quyền và suy tôn Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống miền
Nam từ năm 1956 đến 1963, sau đó bị nhóm tướng tá người Việt làm tay sai cho
ngoại bang được Mỹ cho đô la và hứa hẹn chức vụ để đảo chánh chế độ Ngô
Đình Diệm rồi hạ sát ba anh em nhà họ Ngô (1 - 11 - 1963).
Còn Bảo Long khi biết thân phụ đã bị truất phế thì xin vào làm ở một
ngân hàng. Bảo Long cũng giống thân phụ chỉ mê gái, nhưng cái số Bảo Long
lại không được hưởng thụ gái đẹp như thân phụ mà lại lấy phải một gái goá
người Pháp, không có gì là đẹp đẽ cho lắm. Bà này có một đời chồng rồi nên
khi lấy bảo Long cũng chẳng có thêm đứa con nào cho Bảo Long. Theo một
người thân trong hoàng tộc ở Pháp về thăm gia đình đã cho chúng tôi biết: Bảo
Long đã lấy một bà Đầm tên Isabel Ebey, bà này đã có 2 con, là gái nạ dòng,
làm nghề trang trí nội thất ở Paris
Những năm sau này vì Hoàng tử bảo Long ăn chơi quá đà nên nên ông
phải nghĩ đến việc phân chia gia tài giữa thân phụ (Bảo Đại) và ông lấy tư cách
là con trưởng nên được quyền thừa kế những báu vật của cha để lại. Hơn nữa,
sau này vì Bảo Đại chính thức kết hôn với một cô đầm nên bảo Long sợ những
báu vật của triều Nguyễn lọt vào tay người ngoại quốc.
Những ngày Bảo Long còn ở chung với thân mẫu thì không có chuyện
gì xảy ra. Nhưng từ khi ông bảo Đại chính thức ở với bà M. Baudot thì trong gia
đình đã xảy việc rối rắm. Nào các con ông phản đối cha lấy vợ kế, rồi những
báu vật như thanh kiếm, quốc ấn … mạnh ai người đó giữ. Khi Bảo Đại in cuốn
“Con rồng An Nam” gọi điện thoại đến Bảo Long cho ông mượn chiếc ấn để
ông in lên trang bìa và trong sách, nhưng Bảo Long nhất quyết không đưa cho
mượn. Vì vậy, quan hệ giữa Bảo Long với thân phụ cũng tẻ nhạt từ đó, không ai
liên lạc với ai nữa. Mạnh ai người đó sống và Bảo Long cũng chẳng mấy khi gọi
điện thoại hỏi thăm sức khỏe thân phụ.
Sau đó ít lâu, các báo tại Paris đưa tin: Tại địa chỉ nhà Binche ở đường
Boetie thuộc quận 8 Paris, Bảo Long có bán đấu giá 306 món cổ vật do thân
mẫu để lại (sau khi bà Nam Phương tạ thế). Những cổ vật này gồm có nào là thẻ
bài, vương miện, kim khánh, ngân tiền rồi các vòng ngọc, bạc rồi các bình men
sứ. Các bức ảnh, tranh của các nhíp ảnh gia, hoạ sĩ tên tuổi trong và ngoài nước
chụp, vẽ hoàng gia từ những ngày Bảo Đại mới sinh, lên ngôi … Những bức
tranh đáng giá và quý hiếm như tranh của hoạ sĩ Mai Trung Thứ, Lê Phổ … là
những bức tranh không thể có bức thứ hai. Trong những cổ vật, có cuốn cổ thư
đáng quý nhất là cuốn “Cathechismus” của linh mục Alexandre de Rhedes in
cách đây mấy thế kỷ, được một người ngoại quốc tặng cho vua Khải Định làm
kỷ niệm. Rồi đến bức tượng gỗ hình một người Việt Nam có tựa là “Người đàn
ông đeo sắc và chóng dù”. Nhưng không rõ bức tượng này do ai tạc?
Một bức ảnh đáng quý nữa là bức chụp Hoàng hậu Nam Phương với
hoàng tử Bảo Long do nhà Ora chụp. Bức này chỉ bán với giá bèo là 600 quan
Pháp (Nếu tính tiền Việt Nam chỉ có gần 1tr đồng). Bức tranh sơn dầu của các
hoạ sĩ tên tuổi như Mai Trung Thứ vẽ một người phụ nữ ngồi. Rồi một bức
tượng Chàm có từ thế kỷ 12 là tượng Bodhisattva. Mấy thứ này cũng bán quá rẻ
có hơn trăm ngàn quan Pháp. Cả những món quà mừng đám cưới, mừng sinh
nhật của Nam Phương, của Bảo Long cũng được đem ra bán tuốt luốt để gom
tiền sinh sống cuối đời, vì lúc này Bảo Long cũng đã “Thất thập cổ lai hy” rồi.
Về cặp kiếm của bảo Đại thì theo bà Mộng Điệp tiết lộ với nhà nghiên
cứu Huế ông Nguyễn Đắc Xuân như sau: “Hiện nay hai báu vật (Cặp kiếm và
chiếc ấn Nguyễn triều Chi bảo đang nằm trong tay Bảo Long. Nhiều lần cựu
hoàng Bảo Đại muốn lấy lại một cái dấu ấn để in vào cuốn “con rồng An Nam
(Hồi ký của Bảo Đại, nhưng ông bảo Long vẫn không cho. Có tin đồn Bảo Long
đã bán cái kiếm rồi, người ta kể có một người Pháp mua cái kiếm ấy. Người
mua cầm cái kiếm đứng giữa, bắt hai vợ chồng Bảo Long đứng hai bên chụp
ảnh. Còn cái ấn nghe nói Bảo Long sẽ bán trong cuộc đấu giá sắp tới”
Tất cả những bảo vật của Bảo Đại mà Bảo Long có được là do bà Nam
Phương gìn giữ. Nay bà Nam Phương tạ thế và bảo Long có quyền thừa kế nên
muốn làm gì thì làm. Và theo liệt kê trong cuốn “Art du VietNam”, Colletion de
S.A.I.Le prince Bao Long, Binoche 22, Novembre 1955, có rất nhiều bảo vật
quý giá của Hoàng gia mà gia đình Bảo Đại mang ra nước ngoài. Nếu bây giờ
nhà nước ta mua lại những báu vật trên để mang về trưng bày trong Viện bảo
tàng Việt Nam thì quý giá biết mấy. Dù những bảo vật trên là của thời quân chủ
phong kiến, nhưng đó là những cổ vật của triều Nguyễn một thời trị vì nước
Việt.
2. Công chúa Phương Mai:
Sinh hoàng tử Bảo Long được 1 năm thì năm sau ngày 1-8-1937 Bảo
Đại - Nam Phương sinh người con thứ nhì là Phương Mai. Công chúa Phương
Mai đã lấy một người chồng Pháp gốc Do Thái, và đã sinh được một đứa con có
tên là Benjamin Phương. Nhưng người chồng Do Thái này đã chia tay với
Phương Mai vì không moi được của “hồi môn” của gia đình vợ. Chắc tại cái
anh chàng Do Thái này nghĩ rằng lấy con của cựu hoàng lắm của nhiều tiền nên
mới lao đầu vào lấy. Nhưng không ngờ Cựu hoàng cũng rách “bao tử” phải
sống nhờ bạn bè.
Theo tư liệu của ông Nguyễn Đắc Xuân, thì Phương Mai đã lấy anh tài
xế lái máy bay của Bảo Đại, sau đó anh phi công này đã để lại một giọt máu rơi
cho Phương Mai nuôi. Phương Mai lại đi bước nữa lấy một người trong hoàng
tộc Ý. Nhưng cái số Phương Mai lận đận trong việc chồng con, nhưng chỉ ít lâu
sau người chồng thứ nhì này lại tạ thế và cũng để lại cho Phương Mai mấy
người con. Hiện nay Phương Mai là một quả phụ nuôi mấy người con không
cha. Kể cũng tội một cô công chúa hết thời và hết tình!
3. Công chúa Phương Liên:
Cũng một năm sau, ngày 3-11-1938, Nam Phương lại hạ sinh một cô
công chúa và đặt tên là Phương Liên. Công chúa Phương Liên kết hôn với một
người Pháp tên Bernard Soulain làm ở ngân hàng và đồng lương khá giả nên hai
vợ chồng Phương Liên cũng gửi tiền về biếu thân phụ (Bảo Đại). Hai vợ chồng
Phương Liên làm việc ở tận Hồng Kông nên cũng ít có dịp về thăm thân phụ và
thân mẫu ở Pháp.
4. Công chúa Phương Dung:
Đến 5 năm sau, 5-12-1942 Nam Phương mới sinh thêm một công chúa
và đặt tên là Phương Dung. Công chúa Phương Dung làm nghề giữ trẻ ở Paris
với đồng lương chẳng có thể dư dã được nên đã không thể trợ giúp thân phụ.
Không rõ chồng con của Công chúa ra sao?
5. Hoàng tử Bảo Thắng:
Một năm sau, 9-12-1943, nam Phương sinh thêm một Hoảng tử đặt tên
bảo Thắng. Bảo Thắng ngay từ nhỏ đã có thân hình to béo, lớn lên càng ngày
càng béo phì nên ông không lấy vợ mà chỉ thích chơi nhạc và vẽ tranh. Hiện
Bảo Thắng sống ở Paris.
Nỗi lo của Nam Phương hoàng hậu sau Cách mạng Tháng 8-1945
Nam Phương là một phụ nữ, từ khi lọt lòng mẹ đến khi đi học rồi lấy
chồng làm vua, lên ngôi Hoàng hậu đều được sống trong nhung lụa, kẻ hầu
người hạ. nên khi Cách mạng Tháng 8 nổ ra, toàn dân đứng lên lật đổ ngai vàng,
lật đổ chế độ phong kiến và kháng chiến chống Pháp để dành độc lập tự do thì
bà Nam Phương rất lo sợ. Khi nghe tin phái đoàn Chính phủ Lâm thời Việt Nam
vào Huế để yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và phải nộp ấn kiếm cho Cách Mạng
thì bà Nam Phương lại càng lo sợ hơn nữa.
Đến 2 giờ chiều ngày 26 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại đã loan báo
việc đồng ý thoái vị và trao ấn kiếm cho phái đoàn Chính phủ tới tiếp nhận. Bảo
Đại triệu tập các quan trong triều đúng giờ trên phải có mặt ở Thế Miếu, nơi thờ
tiên đế nhà Nguyễn để vua báo cáo trước tổ tiên. Nhưng tới giờ phút chót các
quan văn võ đều lẫn tránh, chỉ có 4 người tới dự.
Khi lễ báo cáo yết Liệt Thánh tất, thì quan văn võ mới lục đục kéo nhau
vào điện Kiến Trung để làm lễ bái biệt vua và hoàng hậu. Bảo Đại và hoàng hậu
Nam Phương đều đứng, còn các quan văn võ đều xếp hàng ngang và chấp tay
cúi đầu vái ba vái. Lúc đó, Bảo Đại mặt lạnh như tiền, còn bà Nam Phương thì
tỏ vẻ buồn, hai hàng nước mắt nhỏ từng giọt xuống gò má. Lễ xong mọi người
ra về, không ai nói với nhau đều gì, chỉ cúi đầu im lặng lủi thủi đi.
Đến sáng ngày 27-8, ông Phạm Khắc Hòe vẫn đến văn phòng làm việc
như thương lệ. Nhưng độ mươi phút sau thì có người thị vệ của bà Nam Phương
khệ nệ bê cái khay có phủ tấm vải vàng và để chiếc mũ Cửu Phượng của bà trên
đó, chiếc mũ này có đính 9 con Phượng bằng vàng ròng. Chiếc khay đặt trước
mặt ông Phạm Khắc Hòe và người thị vệ thưa:
- Dạ bẩm, Ngài Hoàng ban đưa mũ Cửu Phượng “trả” lại cho cụ.
Ông Hòe ngơ ngác hỏi:
- Sao lại “Trả” cho tôi, ông đưa về tâu với Ngài rằng tôi không dám
nhận và xin phép Ngài cho tôi qua chầu để nói rõ lý do.
Độ hai mươi phút sau, bà Nam Phương tiếp ông Hòe ở điện Kiến
Trung. Và bà hỏi:
- Tại sao tôi cho người đưa cái mũ Cửu Phượng qua trả mà ông lại
không nhận?
Ông Hòe thưa lại:
- Tâu, chúng tôi không dám nhận, vì đó không phải là của ngự tiền văn
phòng, và hơn nữa cũng không phải là của riêng chúng tôi. Theo thiển ý chúng
tôi, thì từ nay, trừ những cái thật sự là của riêng Ngài, của Hoàng đế, của Đức
Từ và các quan chức nhân viên thường trú trong đại nội, tất cả mọi thứ trong
hoàng thành này từ cung điện, nhà cửa, ngọc ngà, châu báu, kiệu, xe, tán, lọng,
áo xiêm, hài cho đến bàn ghế, giường tủ, hồ sơ, sách báo, dụng cụ văn phòng,
dụng cụ nhà bếp … đều là của chính quyền nhân dân, phải được kiểm kê đối
chiếu sổ sách và bàn giao lại đầy đủ cho các nhà chức trách mới … Vậy, cho
nên đối với tất cả những tài sản, những vật dụng ở điện Kiến Trung mà không
phải của riêng Hoàng gia, xin đề nghị Ngài ra lệnh cho người chầu hầu phải xếp
đặt lại mọi thứ đúng theo chỗ của nó, chớ không nên mang đi nới khác, lỡ ra
mất phải truy cứu trách nhiệm thì phiền lắm.
Cuộc nói chuyện giữa bà Nam Phương với ông Phạm Khắc Hòe đang
diễn ra thì Bảo Đại ở trong đi ra. Nhìn thấy Bảo Đại xuất hiện ông Hòe vội
đứng dậy, nhưng Bảo Đại vẫy tay bảo ông Hòe cứ ngồi, rồi Bảo Đại cùng ngồi
bên cạnh bà Nam Phương, bảo bà cứ tiếp tục câu chuyện. Bà Nam Phương nhìn
ông Hoà và nói:
- Qua những lời ông nói, tôi càng thêm trách ông.
Ông Hòe thưa:
- Tâu, chúng tôi chưa hiểu ý Ngài muốn nói chi? Nếu chúng tôi có lỗi
lầm chi đáng trách, thì xin Ngài cho biết rõ để chúng tôi nhận lỗi.
Bà Nam Phương thong thả và chậm rãi nói:
- Tôi muốn nói rằng, ông là người của Việt Minh cài vào Đại Nội đã từ
lâu. Điều này, tối hậu thư ngày 23-8 của Việt Minh đã thể hiện khá rõ. Hôm
nay, qua cách ông sắp xếp và bàn giao tài sản cho Việt Minh, tôi càng thấy rõ
hơn vai trò của ông. Ấy thế mà ông không hề nói cho tôi biết trước một chút xíu
chi cả. Việc chi cũng phải nước đến chân mới nhảy …
Nhưng ông Hòe nói:
- Tâu, nếu chúng tôi quả thật là “người của Việt Minh cài vào Đại Nội
đã từ lâu” thì đó là một vinh dự cho chúng tôi. Chúng tôi không can chi mà phải
chối. Nhưng sự thật chúng tôi không có chân trong tổ chức Việt Minh, chúng tôi
chỉ làm việc theo mong muốn của Tổ Quốc, theo sự thúc giục của lương tâm và
với tấm lòng thiết tha mà chúng tôi đã tích cực vận động Hoàng đế thoái vị và
chúng tôi vô cùng sung sướng khi ngài chấp nhận lời khuyên của chúng tôi.
Theo lương tâm của chúng tôi thì cuộc vẫn động kéo dài gần hai tuần lễ là cả
một quá trình báo cho hoàng gia biết trước những gì sẽ xảy ra để hoàng gia khỏi
bị bất ngờ, tránh được tình trạng nước đến chân mới nhảy. Nếu chúng tôi cứ để
cho hoàng đế ngã theo những người như Phạm Quỳnh, Nguyễn Duy Quang …
thì chắc chắn chúng tôi đã chẳng có hạnh phúc được ngồi hầu chuyện với hai
Ngài một cách thân mật và thẳng thắn như ngày hôm nay.
Vợ chồng Bảo Đại, Nam Phương nghe ong Hòe nói như trên thì ngồi
im và tỏ vẻ cảm động cùng nhìn nhau. Sau đó, bà Nam Phương quay sang nhìn
ông Hòe và nói “Câu chuyện hôm nay đã làm cho tôi hiểu và quý ông hơn. Để
tỏ mối thiện cảm ấy, tôi có một vật kỷ niệm nhỏ tặng ông”. Sau đó, bà Nam
Phương trao cho ông Hòe một chiếc cặp da bóng loáng, và còn liếc nhìn Bảo
Đại. Thấy bà vợ có hành động như vậy, Bảo Đại vội đứng dậy đi vào trong nhà
và mấy mấy phút sau trở ra nói: “Tôi cũng tặng ông một chút kỷ niệm nhỏ” rồi
trao cho ông Hòe một bộ nút áo chẽn bằng đá xanh có núm bịt vàng
Ông Hòe cảm động, cảm ơn Bảo Đại và Nam Phương rồi cáo từ ra về.
13. Nỗi lo của Nam Phương hoàng hậu sau Cách mạng tháng 8-1945
Nam Phương là một phụ nữ, từ khi lọt lòng mẹ đến khi đi học rồi lấy
chồng làm vua, lên ngôi Hoàng hậu đều được sống trong nhung lụa, kẻ hầu
người hạ. nên khi Cách mạng Tháng 8 nổ ra, toàn dân đứng lên lật đổ ngai vàng,
lật đổ chế độ phong kiến và kháng chiến chống Pháp để dành độc lập tự do thì
bà Nam Phương rất lo sợ. Khi nghe tin phái đoàn Chính phủ Lâm thời Việt Nam
vào Huế để yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và phải nộp ấn kiếm cho Cách Mạng
thì bà Nam Phương lại càng lo sợ hơn nữa.
Đến 2 giờ chiều ngày 26 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại đã loan báo
việc đồng ý thoái vị và trao ấn kiếm cho phái đoàn Chính phủ tới tiếp nhận. Bảo
Đại triệu tập các quan trong triều đúng giờ trên phải có mặt ở Thế Miếu, nơi thờ
tiên đế nhà Nguyễn để vua báo cáo trước tổ tiên. Nhưng tới giờ phút chót các
quan văn võ đều lẫn tránh, chỉ có 4 người tới dự.
Khi lễ báo cáo yết Liệt Thánh tất, thì quan văn võ mới lục đục kéo nhau
vào điện Kiến Trung để làm lễ bái biệt vua và hoàng hậu. Bảo Đại và hoàng hậu
Nam Phương đều đứng, còn các quan văn võ đều xếp hàng ngang và chấp tay
cúi đầu vái ba vái. Lúc đó, Bảo Đại mặt lạnh như tiền, còn bà Nam Phương thì
tỏ vẻ buồn, hai hàng nước mắt nhỏ từng giọt xuống gò má. Lễ xong mọi người
ra về, không ai nói với nhau đều gì, chỉ cúi đầu im lặng lủi thủi đi.
Đến sáng ngày 27-8, ông Phạm Khắc Hòe vẫn đến văn phòng làm việc
như thương lệ. Nhưng độ mươi phút sau thì có người thị vệ của bà Nam Phương
khệ nệ bê cái khay có phủ tấm vải vàng và để chiếc mũ Cửu Phượng của bà trên
đó, chiếc mũ này có đính 9 con Phượng bằng vàng ròng. Chiếc khay đặt trước
mặt ông Phạm Khắc Hòe và người thị vệ thưa:
- Dạ bẩm, Ngài Hoàng ban đưa mũ Cửu Phượng “trả” lại cho cụ.
Ông Hòe ngơ ngác hỏi:
- Sao lại “Trả” cho tôi, ông đưa về tâu với Ngài rằng tôi không dám
nhận và xin phép Ngài cho tôi qua chầu để nói rõ lý do.
Độ hai mươi phút sau, bà Nam Phương tiếp ông Hòe ở điện Kiến
Trung. Và bà hỏi:
- Tại sao tôi cho người đưa cái mũ Cửu Phượng qua trả mà ông lại
không nhận?
Ông Hòe thưa lại:
- Tâu, chúng tôi không dám nhận, vì đó không phải là của ngự tiền văn
phòng, và hơn nữa cũng không phải là của riêng chúng tôi. Theo thiển ý chúng
tôi, thì từ nay, trừ những cái thật sự là của riêng Ngài, của Hoàng đế, của Đức
Từ và các quan chức nhân viên thường trú trong đại nội, tất cả mọi thứ trong
hoàng thành này từ cung điện, nhà cửa, ngọc ngà, châu báu, kiệu, xe, tán, lọng,
áo xiêm, hài cho đến bàn ghế, giường tủ, hồ sơ, sách báo, dụng cụ văn phòng,
dụng cụ nhà bếp … đều là của chính quyền nhân dân, phải được kiểm kê đối
chiếu sổ sách và bàn giao lại đầy đủ cho các nhà chức trách mới … Vậy, cho
nên đối với tất cả những tài sản, những vật dụng ở điện Kiến Trung mà không
phải của riêng Hoàng gia, xin đề nghị Ngài ra lệnh cho người chầu hầu phải xếp
đặt lại mọi thứ đúng theo chỗ của nó, chớ không nên mang đi nới khác, lỡ ra
mất phải truy cứu trách nhiệm thì phiền lắm.
Cuộc nói chuyện giữa bà Nam Phương với ông Phạm Khắc Hòe đang
diễn ra thì Bảo Đại ở trong đi ra. Nhìn thấy Bảo Đại xuất hiện ông Hòe vội
đứng dậy, nhưng Bảo Đại vẫy tay bảo ông Hòe cứ ngồi, rồi Bảo Đại cùng ngồi
bên cạnh bà Nam Phương, bảo bà cứ tiếp tục câu chuyện. Bà Nam Phương nhìn
ông Hoà và nói:
- Qua những lời ông nói, tôi càng thêm trách ông.
Ông Hòe thưa:
- Tâu, chúng tôi chưa hiểu ý Ngài muốn nói chi? Nếu chúng tôi có lỗi
lầm chi đáng trách, thì xin Ngài cho biết rõ để chúng tôi nhận lỗi.
Bà Nam Phương thong thả và chậm rãi nói:
- Tôi muốn nói rằng, ông là người của Việt Minh cài vào Đại Nội đã từ
lâu. Điều này, tối hậu thư ngày 23 - 8 của Việt Minh đã thể hiện khá rõ. Hôm
nay, qua cách ông sắp xếp và bàn giao tài sản cho Việt Minh, tôi càng thấy rõ
hơn vai trò của ông. Ấy thế mà ông không hề nói cho tôi biết trước một chút xíu
chi cả. Việc chi cũng phải nước đến chân mới nhảy …
Nhưng ông Hòe nói:
- Tâu, nếu chúng tôi quả thật là “người của Việt Minh cài vào Đại Nội
đã từ lâu” thì đó là một vinh dự cho chúng tôi. Chúng tôi không can chi mà phải
chối. Nhưng sự thật chúng tôi không có chân trong tổ chức Việt Minh, chúng tôi
chỉ làm việc theo mong muốn của Tổ Quốc, theo sự thúc dục của lương tâm và
với tấm lòng thiết tha mà chúng tôi đã tích cực vận động Hoàng đế thoái vị và
chúng tôi vô cùng sung sướng khi ngài chấp nhận lời khuyên của chúng tôi.
Theo lương tâm của chúng tôi thì cuộc vẫn động kéo dài gần hai tuần lễ là cả
một quá trình báo cho hoàng gia biết trước những gì sẽ xảy ra để hoàng gia khỏi
bị bất ngờ, tránh được tình trạng nước đến chân mới nhảy. Nếu chúng tôi cứ để
cho hoàng đế ngã theo những người như Phạm Quỳnh, Nguyễn Duy Quang …
thì chắc chắn chúng tôi đã chẳng có hạnh phúc được ngồi hầu chuyện với hai
Ngài một cách thân mật và thẳng thắn như ngày hôm nay.
Vợ chồng Bảo Đại, Nam Phương nghe ong Hòe nói như trên thì ngồi
im và tỏ vẻ cảm động cùng nhìn nhau. Sau đó, bà Nam Phương quay sang nhìn
ông Hòe và nói “Câu chuyện hôm nay đã làm cho tôi hiểu và quý ông hơn. Để
tỏ mối thiện cảm ấy, tôi có một vật kỷ niệm nhỏ tặng ông”. Sau đó, bà Nam
Phương trao cho ông Hòe một chiếc cặp da bóng loáng, và còn liếc nhìn Bảo
Đại. Thấy bà vợ có hành động như vậy, Bảo Đại vội đứng dậy đi vào trong nhà
và mấy mấy phút sau trở ra nói: “Tôi cũng tặng ông một chút kỷ niệm nhỏ” rồi
trao cho ông Hòe một bộ nút áo chẽn bằng đá xanh có núm bịt vàn.g
Ông Hòe cảm động, cảm ơn Bảo Đại và Nam Phương rồi cáo từ ra về.
14. Bà Nam Phương trả lời báo “Quyết Tiến”
Theo tư liệu của nhà báo, nhà văn Trần Thanh Địch, phóng viên của
báo Quyết Tiến - một tờ báo của Cách mạng xuất bản trong những đầu Cách
mạng tháng Tám 1945 tại Huế, mà trong Kiến Thức Ngày Nay số 142 đã thuật
lại, cùng tài liệu của Daniel Grandclement trong cuốn “Bảo Đại ou les derniers
jours de L’Empire D’ Annam” đã viết như sau:
Khi Vĩnh Thuỵ đã được Hồ Chủ tịch mời ra Hà Nội để làm Cố vấn Tối
cao cho Chánh phủ Lâm thời Việt Nam, thì bà Nam Phương, người vợ của Bảo
Đại ở lại Huế với các con. Để dân chúng khỏi dị nghị về việc Bảo Đại ra Hà
Nội, còn bà Nam Phương và các con ở lại Huế ra sao, nên ông Lê Chưởng, là
chủ nhiệm báo Quyết Tiến đã ký giấy giới thiệu cho hai nhà thơ, nhà báo Chế
Lan Viên và Trần Thanh Địch đến cung An Định để gặp bà Nam Phương xin
phỏng vấn.
Nhà thơ Chế Lan Viên và ông Trần Thanh Địch vì không báo cho bà
Nam Phương biết trước, nên khi hai ông đến cung An Định thì thấy một cậu bé
con là Hoàng tử Bảo Long đang ngồi câu cá bên hồ. Cái cần câu mà Bảo Long
dùng là chiếc ba-toong của Bảo Đại. Khi hai ông Chế Lan Viên và Trần Thanh
Địch hỏi thăm xin gặp bà Nam Phương thì Bảo Long chỉ vào nhà.
Vào trong nhà, có ông Nguyễn Duy Quang ra tiếp tại phòng khách của
cung An Định. Khi hai nhà báo đưa giấy giới thiệu ra để xin được gặp bà Nam
Phương xin phỏng vấn, sau ít phút ông Quang trả lời là bà Nam Phương đang
bận trong phòng tắm, và xin nhà báo để lại những câu phỏng vấn để bà Nam
Phương sẽ trả lời và hẹn ngày hôm sau vì bữa nay bà Nam Phương đang bận.
Hai ông Chế Lan Viên và Trần Thanh Địch ngồi bàn với nhau về
những câu hỏi để viết ra giấy gửi lại. Đại ý mấy câu sau đây:
- Bà có hay nhận được thư ông Cố vấn ở Hà Nội gửi về không?
- Sức khỏe của ông Cố vấn có được bình thường không?
- Còn riêng bà Cố vấn đối với việc “Ông được mời ra cộng tác tại Hà
Nội cùng với nhiều vị khác trong Chính phủ”, bà thấy thế nào?
- Đất nước nay đã đã được độc lập rồi, vai trò người phụ nữ rất quan
trọng, bà Cố vấn có ý kiến gì về vấn đề này?
- Những dự định của bà với công việc tham gia công tác xã hội?
Y hẹn, hôm sau hai ông Chế Lan Viên và Trần Thanh Địch trở lại cung
An Định, và hai ông đã được ông Nguyễn Duy Quang ra tiếp đón mời vào
phòng khách.
Phòng khách được trang hoàng rất nguy nga, ghế bàn được trang trí cổ
điển theo kiểu Pháp.
Ông Nguyễn Duy Quang mời hai nhà báo uống nước và cho biết bà
Nam Phương sẽ ra tiếp hai ông ngay. Nói xong, ông Quang rút lui khỏi phòng
khách vì đã nhìn thấy bà Nam Phương từ trong nhà nhẹ nhàng đi ra.
Hai nhà báo thấy bà Nam Phương đi ra thì vội đứng lên chào và sửa
soạn đưa tay ra để bắt tay bà Nam Phương. Nhưng không ngờ, bà Nam Phương
lại đứng thẳng người, bàn tay phải bà Nam Phương nắm lại như một quả đấm và
đưa lên mang tai: “Chào nghiêm”. Đây là kiểu chào của cán bộ và đồng chí
trong những ngày đầu Cách mạng chào nhau. Hai nhà báo đã không ngờ lời
chào đó đã thâm nhập vào tận cung điện hoàng gia. Do bị bất ngờ nên hai nhà
báo cũng phải đáp lễ bằng cách giơ nắm tay lên chào lại. Rồi bà Nam Phương
mời hai nhà báo ngồi xuống ghế và dùng nước.
Bà Nam Phương khẽ hé một nụ cười, trên tay bà Nam Phương cầm tờ
giấy có ghi mấy câu hỏi mà hôm trước bà nhận được do hai nhà báo viết và ông
Quang trình lại. Bà Nam Phương không để mất thì giờ lâu, và bà đã trả lời ngay.
Từ hôm Người (tức ông Vĩnh Thuỵ) được Cụ Hồ kêu ra miền Bắc làm
việc, thỉnh thoảng Người cũng có biên thư vô thăm đầy đủ. Sức khỏe của Người
vẫn được an khang. Người luôn luôn ca ngợi Cụ Hồ: Tuy Cụ già nhưng còn
mạnh giỏi lắm. Có bữa công việc nhiều phải về trễ giờ, Cụ biểu anh em dọn
cơm ra, cơm canh không còn nóng nữa, nhưng Cụ vẫn ăn uống tự nhiên, thiệt là
bình dân… Còn về nhiệm vụ phuy ni (phụ nữ), trong khi nước nhà đã hoàn toàn
độc lập, tui cũng thấy rằng giới phuy ni (tiếng Nam lai Huế nên bà Nam Phương
đọc phụ nữ thành phuy ni) cũng phải đảm đang công tác xã hội. Không công
việc này thì công việc khác, tuỳ sức tuỳ tài mà tham gia…
Nghe đến đây nhà báo họ Chế vội đưa tay ra có ý ngắt lời và nói:
- Thưa bà Cố vấn…!
Nhưng bà Nam Phương giơ tay như có ý bảo: “Để cho tui nói dứt đã”,
và bà nói tiếp:
- Ngày nay nước nhà độc lập rồi, tất cả chị em phuy ni khắp ba Kỳ đều
có bổn phận chung vai gánh vác tuỳ sự phân công của Nhà nước mình. Tui cũng
đang sẵn sàng chờ đợi. Mỗi khi biên thư ra ông Cố vấn, tui đều có kể đến
chuyện này. Do vậy mà Người rất vui vẻ phấn khởi…
Ông Trần Thanh Địch định hỏi thêm về Hoàng tử Bảo Long và Công
chúa Phương Mai hiện nay ra sao nhưng bà Nam Phương vẫn tiếp tục câu trả lời
dang dở:
- Vừa rồi tui cũng đang viết dở dang cái thư cho Ngài Cố vấn, báo cáo
tình hình gia đình hiện nay trong này vẫn được an khang. Tiện đây cũng xin
cám ơn hai ông nhà báo Quyết Tiến đã có nhã ý đến phỏng vấn tui hôm nay.
Nói xong, bà Nam Phương đứng dậy rời khỏi ghế như cử chi chấm dứt
cuộc hỏi chuyện. Hai nhà báo Chế Lan Viên và Trần Thanh Địch cũng chưa kịp
hỏi câu gì thêm thì bà Nam Phương đã đứng dậy tiễn đưa hai nhà báo ra về. Lần
này bà Nam Phương không đưa tay lên chào như lúc đầu mới gặp, mà bà đưa
tay ra bắt với một nụ cười thân thiện…
Hưởng ứng “Tuần lễ vàng”
Ông Vĩnh Thuỵ đã ra Hà Nội gần một tháng, được Cụ Hồ giao cho
chức Cố vấn Chánh phủ. Ở Huế, bà Nam Phương cũng được tin tức hàng ngày
về ông Vĩnh Thuỵ ở Hà Nội rất thoải mái, chánh phủ đã lo đầy đủ chổ ở và việc
ăn uống cho Cố vấn. Cụ Hồ cũng gặp ông Vĩnh Thuỵ nhiều lần để bàn bạc việc
nước. Ở Huế tình hình chính trinh cũng sôi sục, hàng ngày có những cuộc biểu
tình của nhân dân Huế hoan hô Cách mạng và hô hào toàn dân đứng lên giành
độc lập. Cuộc Cách mạng phôi thai cần nhiều thứ, tiền bạc để mua súng đạn và
trả lương cho nhân viên Chính phủ. Một “Tuần lễ vàng” được tổ chức tại Huế.
Ông Trần Hữu Dực được chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam cử
vào Huế để lo tổ chức đoàn thể ủng hộ Cách mạng và lo tổ chức bộ máy chính
quyền Cách mạng tại Trung bộ. “Tuần lễ vàng” được tổ chức và kêu gọi mọi
người dân đóng góp của cải như vàng bạc và quý kim. Nghe lời hô hào của
Chánh phủ, nhân dân Huế tự động kẻ ít người nhiều, mọi người tự động đóng
góp để chánh quyền mua súng đạn chi viện cho cuộc kháng chiến của nhân dân
Nam bộ. Tờ Quyết Tiến thời đó đã viết là: “Một phân vàng là một cây súng tối
tân, một ly vàng là một viên đạn lớn”. Và ngay khi “Tuần lễ vàng” khai mạc thì
bà Nam Phương là người tới trước nhất để ủng hộ.
Từ khi Bảo Đại thoái vị và trở về làm “Công dân Vĩnh Thuỵ”, thì bà
Nam Phương ăn mặc rất giản dị. tuy bà ăn mặc giản dị nhưng trông bà vẫn có
nét đẹp và sang trọng như trước. Nhưng hôm tới khai mạc “Tuần lễ vàng” thì
người ta rất ngạc nhiên tại sao hôm nay bà Nam Phương lại ăn mặc rất trịnh
trọng. Quần áo dài với khăn vàng trên đầu, lại đeo chiếc kiềng vàng trên cổ, hai
tai cũng đeo bông vàng, và hai cổ tay cũng đeo hai đôi xuyến vàng. Mười đầu
ngón tay có mười chiếc nhẫn. Mấy bà mệnh phụ đi theo thấy sự lạ về cách trang
sức của bà Nam Phương nên họ khẽ hỏi bà:
- Bây giờ Cách mạng rồi, Ngài còn ăn diện làm chi rứa?
Bà Nam Phương im lặng không nói gì.
“Tuần lễ vàng” khai mạc vào ngày 17 tháng 9 năm 1945 bên bờ phía
nam sông Hương. Khi bà Nam Phương vừa tới thì lễ khai mạc bắt đầu. Dược sĩ
Phạm Doãn Điềm là Trưởng ban tổ chức “Tuần lễ vàng”, đã mời bà Nam
Phương hưởng ứng đầu tiên ủng hộ.
Bà Nam Phương được hướng dẫn tới một chiếc bàn có trải tấm vải đỏ.
Bà dừng lại bên chiếc bàn và từ từ cởi bỏ chiếc kiềng, đôi bông tai, đôi xuyến
vàng và mười chiếc nhẫn vàng mà bà đã tháo từ mười ngón tay ra rồi tất cả
những thứ quý kim trên bà Nam Phương đặt vào mặt bàn. Người thư ký ngồi ở
bản kiểm kê xong và ghi một tờ biên nhận có chữ kỹ của ông dược sĩ Phạm
Doãn Điềm trưởng ban tổ chức.
Lúc này mấy bà mệnh phụ đi theo mới hiểu rõ nguyên nhân tại sao hôm
nay bà Nam Phương ăn vận khác thường với những đồ trang sức đầy trên người.
Khi bà Nam Phương đã làm xong nhiệm vụ mọi người chứng kiến đều vỗ tay
hoan hô bà nhiệt liệt. Bà Nam Phương được gắn một huy hiệu có in hình cờ đỏ
sao vàng. Sau đó ông Trần Hữu Dực mời bà Nam Phương làm chủ toạ “Tuần lễ
vàng” tại Huế, từ hôm đó đến ngày 24-9-1945 mới bế mạc. Vì bà Nam Phương
đứng chủ toạ nên sau đó nhiều bà mệnh phụ tại Huế đã theo gương bà Nam
Phương tới hưởng ứng. Kết quả “Tuần lễ vàng” tại Huế đã nhận được 925 lượng
vàng. Người thứ nhì đóng góp nhiều là ông Nguyễn Duy Quang (cựu Ngự tiền
văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại trước đó) đã ủng hộ 42 lượng, người thứ ba là
ông Ưng Quang 40 lượng.
Ngoài việc đứng chủ toạ “Tuần lễ vàng”, bà Nam Phương còn kêu gọi
mọi người hãy giúp đỡ quần áo, chăn màn để cho những người nghèo lao động
đang thiếu mặc bởi mùa đông gió rét tại miền Trung đang diễn ra. Bà Nam
Phương cũng tuyên bố với mấy nhà báo khi phỏng vấn bà như sau: “Tôi rất vui
mừng và cảm ơn Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đối
đãi rất tử tế với gia đình chúng tôi. Chúng tôi rất vui mừng thấy chị em đã tiến
rất mau trên con đường cứu nước. Từ trong nội mới dọn sang, nhà cửa xếp đặt
chưa xong, hiện nay tôi chưa làm gì được nhiều, song nay mai khi nào chị em
có việc gì cần đến tôi, tôi sẽ rất sung sướng mà gánh lấy một phần công việc.”
(Theo báo Quyết Tiến ngày 18-9-1945).
15. Bức thông điệp của bà Nam Phương
Tại Huế không những bà Nam Phương tích cực hưởng ứng “Tuần lễ
vàng” mà bà còn viết một bức thư ngỏ gửi các bạn bè năm châu để báo về độc
lập tự do của nước Việt Nam mới giành được độc lập. Và thư ngỏ này, bà Nam
Phương gửi cho các bạn bè ở Châu Âu, nó như một thông điệp (Message) để tố
cáo sự trở lại của quân đội Pháp tại Nam bộ, làm đổ máu nhân dân Việt Nam.
Tờ Thông điệp này được đăng trong cuốn sách mang tựa “Ho-Chi-Minh Abd
El-Krim” của Jean Raenaud, và do Guy Boussac xuất bản năm 1949 tại Paris,
và mới đây cuốn “BAO DAI ou les denriers jours de l’Empire d’Annam” của
tác giả D.Grandclement cũng có in lại. Bản Thông điệp này được viết và gửi đi
ngày 18-11-1945, và nguyên văn như sau:
“Nước Việt Nam đã thoát khỏi ách nô lệ… Chính phủ Lâm thời Dân
chủ Cộng hoà dã thành lập. Chồng tôi, ông Vĩnh Thuỵ tức cựu Hoàng đế Bảo
Đại đã từng tuyên bố: “Vui lòng làm dân một nước tự do hơn làm một vua một
nước nô lệ” nên đã đồng ý thoái vị. Tôi cũng đã đồng ý với chồng tôi, nên
chồng tôi đã làm Cố vấn trong Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà. Riêng tôi. Tôi cũng đã cùng với các chị em phụ nữ giúp nhiều việc
trong công việc xã hội ở nước chúng tôi. Chúng tôi chỉ đinh ninh sự phục vụ
cho Tổ quốc của chúng tôi. Nhưng từ lâu nay bọn thực dân Pháp được sự che
chở của phái bộ Anh đã xâm chiếm đất nước chúng tôi và miền Nam nước Việt
Nam hiện giờ, nơi chôn rau cắt rốn của tôi đang bị chìm đắm trong vòng khói
lửa.
Đồng bào chúng tôi trong ấy có cả thân quyến của tôi bị giết, bị hành
hạ bởi sự tham tàn của bọn người xâm lược. Những bạn bè của tôi ở nhiều nước
châu Âu, các ông các bà đã quen biết tôi, tất cả những người yêu chuộng tự do
công lý, các người kêu gọi chính phủ của các người cương quyết can thiệp để
ngăn cản bàn tay đẫm máu của thực dân Pháp ở miền Nam nước Việt Nam là
các người đã làm ơn cho dân tộc chúng tôi, làm ơn cho tất cả phụ nữ chúng tôi
và cho cả tôi nữa. Các người hãy tin chắc chắn rằng mỗi cảm tình nồng nàn của
dân tộc chúng tôi, của riêng tôi đối với các người sẽ nhờ đó mà tồn tại mãi mãi.
Thay mặt cho mười ba triệu bạn gái của nước Việt Nam, một lần nữa
tôi kêu gọi lòng bác ái nhân đạo của các người. Tôi mong mỏi các người không
để cho chúng tôi phải thất vọng.
Bà Vĩnh Thuỵ
Cựu Hoàng hậu Nam Phương
Những hành động đáng trọng của Nam Phương hoàng hậu
Bà Nam Phương Hoàng hậu vốn xuất thân là con cháu một gia đình đạo
hạnh gốc miền Nam nên khi về nhà chồng làm dâu nhà Nguyễn, sống trong
triều đình lại nhiều lễ nghi, tập tục theo tinh thần Khổng giáo, Phật giáo nhưng
bà Nam Phương đã biết hoà nhập với nếp sống mới và những lễ nghi kính trên
nhường dưới trong Hoàng Tộc. Với bà Từ Cung, thân mẫu của Bảo Đại, mẹ
chồng của Nam Phương, thì luôn luôn bà Nam Phương kính trọng mẹ chồng,
với các vị quan triều lớn tuổi thì bà lễ phép, không tỏ dấu kiêu căng là kẻ bề
trên. Với con cái thì bà dạy dỗ chúng rất khuôn phép, và giáo dục theo lề giáo
Việt Nam. Theo tư liệu của Nguyễn Đắc Xuân viết thì: “Hoàng hậu Nam
Phương được giao phụ trách việc dạy dỗ con cái. Các con bà đều có nơi ăn, nơi
ngủ riêng. Hoàng tử Bảo Long, sau khi được phong Hoàng thái tử (1938) được
ra học tại lầu Tứ Phương Vô Sự ngay trên thành nhìn ra cửa Hoà Bình phía sau
điện Kiến Trung. Hoàng hậu Nam Phương được một cô sẩm (Trung Hoa) giúp
chăm sóc các con nhỏ, một phụ nữ người Thuỵ Sỹ làm khán hộ, một bà giáo
người Pháp dạy tiếng Pháp cho các con bà. Từ năm 1942, triều đình đã mời thầy
Ưng Quả làm “Đông cung giáo đạo” (thầy giáo của Hoàng Thái tử). Thầy Ưng
Quả là cháu nội của Miên Trinh Tuy Lý vương, thầy giáo nổi tiếng giỏi nhất
thời bấy giờ. Thầy Ưng Quả dạy chữ Hán và văn minh văn hoá Đông Tây cho
các con bà. Mặc dù đã có thầy dạy ngay trong điện Kiến Trung, Hoàng hậu
Nam Phương vẫn cho các con gái bà học trường nữ Đồng Khánh để cho các con
bà được hoà nhập với cuộc sống đời thường. Nhiều hôm theo xe đi đón con bà
bắt gặp các Công chúa bị các bà giáo trường Đồng Khánh phạt quỳ úp mặt vào
tường. Bà rất đau lòng nhưng phải ngoảnh mặt đi để tỏ lòng cung kính đối với
sự dạy dỗ của các bà giáo.
Ngoài việc dạy dỗ con cái, lo việc gia đình trong điện Kiến Trung,
Hoàng hậu Nam Phương còn phải cùng với bộ Lễ lo lễ tiết, cúng kỵ trong Nội,
thăm hỏi sức khỏe của các bà Tiên Cung, Thánh Cung (bà nội của vua Bảo Đại)
và bà Từ Cung (mẹ vua). Bà là hình ảnh mẫu mực của một “nàng dâu” hiếu thảo
thời bấy giờ”. (Theo Nguyễn Đắc Xuân - viết theo tư liệu của Nguyễn Tiến lãng
và Ưng Thuyên).
Những vua chúa thời xưa, trước thời Bảo Đại, mỗi khi các vua chúa
tiếp đón những khách ngoại quốc tới thăm thường ít khi có bà vợ đi theo nên
việc tiếp đón cũng dễ dàng, không phải nhờ đến một người phụ nữ. Nhưng từ
thời Bảo Đại, tuy là chế độ phong kiến quân chủ, nhưng Bảo Đại đã theo lễ nghi
của nước Tây phương là phải có phu nhân đón tiếp các vị lãnh đạo nước bạn tới
thăm viếng, vì đa số họ đi đâu đều có vợ chồng cùng đi.
Những bà vợ của các nước Tây phương người ta thường gọi là Đệ nhất
phu nhân, vì là vợ của một Quốc trưởng, một Tổng thống, còn Thủ tướng, vợ
không được gọi là Đệ nhất phu nhân mà chỉ gọi là Phu nhân Thủ tướng. Nhưng
cũng có trường hợp một ông Quốc trưởng, hay một Tổng thống mà không có vợ
để đón tiếp thì cũng hơi khó và phiên toái. Vì vậy, thời chế độ Sài Gòn, Ngô
Đình Diệm làm Tổng thống mà lại không có vợ gì nên những khi tiếp đón một
quốc khách (Tổng thống, Quốc vương) có Đệ nhất phu nhân đi theo, Ngô Đình
Diệm đã phải nhờ cô em dâu là Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu - Cố vấn
chính trị của Diệm) để nhờ Lệ Xuân đón tiếp và nói chuyện với các vị quốc
khách. Cũng vì lý do trên nên người ta đã gọi Trần Lệ Xuân là Đệ nhất phu
nhân. Nhưng xưng danh như vậy là không đúng, vì Trần Lệ Xuân có là vợ của
Ngô Đình Diệm đâu mà gọi là phu nhân được. Như vậy cuộc tiếp đón vua Thái
Lan và Hoàng hậu Thái Lan sang thăm Sài Gòn, Ngô Đình Diệm đã phải nhờ
Lệ Xuân đón tiếp và nói chuyện với Hoàng hậu Thái Lan. Kể ra nếu có một phụ
nữ nước chủ nhà tiếp đón một nữ quốc khách tới thăm và trong lúc dự dạ tiệc thì
cũng vui và ngoại giao dễ thông cảm nhau hơn, nhất là người phụ nữ đón tiếp
giỏi ngoại ngữ thì giải quyết được nhiều vấn đề để hai quốc gia xích lại gần
nhau hơn.
Quay về triều Bảo Đại, năm 1942 vợ chồng Quốc vương xứ Campuchia
sang thăm Việt Nam theo lời mời của Bảo Đại, thì khi tiếp đón Hoàng đế và
Hoàng hậu xứ Chùa Tháp, bà Nam Phương Hoàng hậu đã tiếp đón và gây được
nhiều cảm tình, vì bà Nam Phương rất thông thạo Pháp ngữ và ăn nói dịu dàng
nên vợ chồng ông hoàng Sihanouk rất tâm đắc khi viếng cố đô Huế. Và sau đó
một năm, cũng theo lời mời của vợ chồng ông Hoàng xứ Chùa Tháp, Bảo Đại
đã sang thăm Campuchia, đi bằng xe hơi, để bà Nam Phương Hoàng hậu ngồi
bên cạnh.
Cuộc ngự du của Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu vào Sài Gòn, đi
Gò Công và đi Nam Vang. Cuộc hành trình diễn tiến cũng gặp mấy vấn đề khó
xử khi nhà vua An Nam vào Sài Gòn.
Theo “Một nửa đời hư” hồi ký của cụ Vương Hồng Sển, Nxb thành phố
Hồ Chí Minh 1992, có đoạn cụ Sển đã viết: “… Về sau, khi ông về lên ngôi kế
vị cho cha, lúc tuyển chánh cung, bà Nam Phương đem tiền hồi môn về là một
triệu đồng bạc mặt, do cậu ruột là ông Lê Phát An dâng tặng cho cháu gái. Số
tiền này thuở đó là khổng lồ, nếu so sánh với bạc hiện nay, thì số tỷ vẫn chưa
vừa vì tỷ giá ngày nay có hiếm, chớ như hồi năm một ngàn chín trăm hai mươi
ngoài, đầu thể kỷ hai mươi, tờ giấy xăng (100$00) có người trọn đời chưa từng
thấy, và giàu bạc muôn, tức trong nhà có được mười ngàn, đã là giàu bạc nứt đố
đổ vách.
“… Ấy đúng ngày 19-11-1942, vua Bảo Đại và bà Nam Phương ngự du
Sài Gòn, và chính bữa trưa ngày thứ sáu 20-11-1942, tôi đứng dưới gốc ga trước
dinh Gia Long (nay là Bảo tàng Lịch sử thành phố - đường Lý Tự Trọng hiện
nay - PTL) và đã diện kiến long nhan đức Bảo Đại như thế này:
a/ Độ chừng một tháng trước ngày ngự du, thống đốc Nam Kỳ gởi ra
Huế một công văn, mời hoàng thượng ngự du Sài GÒn và nhắc lại rằng ông thái
tử nước bạn (Cao Miên) vừa rồi, đã có ngự hành như vậy, và thần dân trong
Nam, Tây như Việt, ngưỡng mộ ngài lắm.
b/ Bức chiếu văn từ Huế trả lời rất gẫy gọn: “Bằng lòng Nam du, nhưng
sẽ dùng làm hành cung, đại dinh Toàn quyền đường Norodom (nay là dinh
Thống Nhất - tức Phủ Tổng thống của chế độ cũ Sài Gòn.
Được bức thư này, nội các thống đốc đều kinh sợ, hội nghị mật bàn kế,
một mặt đánh mật mã khẩn mời Đơ Ku (Decoux) bay vô chiếm trước dinh Toàn
quyền, một mặt trả lời Hoàng thượng viện cớ dinh đã có quan đầu xứ Đông
dương đến ở, và ân cần xin Hoàng thượng đoái tình, tạm nhận lưu trú nơi dinh
đường Lê Quý Đôn (Bảo tàng chứng tích chiến tranh ngày nay - PTL), là dinh
đầy đủ tiện nghi và trước đây đã làm chỗ ngự cho Tân vương Thái tử.
“Hoàn thượng trả lời vắn tắt: “Không có dinh toàn quyền thì ta ngự
dinh Mont-Joye ở Hạnh Thông Tây là dinh của quốc cựu Lê Phát An.
“Phải nói câu trả lời vừa đúng lễ ngoại giao và thật khéo, vì vừa giúp
biệt thự này trang bị điện lực để Hoàng thượng khỏi cảnh thắp đèn dầu, thêm
giữ được thể thống nhà vua, chớ không chịu lép vế đại như hàng tiểu chư hầu
như ông Thái tử kia thì hèn quá.
“Thế là phải làm đêm làm ngày, dựng cột đá và gắn dây cáp đem điện
lên nhà ông tỷ phủ Lê Phát An, không tốn một xu trả cho hãng đèn. Một đắc
thắng theo kiểu trong Tam quốc, Khổng Minh mượn tên giúp Ngô chống Nguỵ.
“Và cái ngày kiết nhựt” tiếp kiến Hoàng thượng” đã đến: 20-11-1942.
Ăn quen theo thói trước, các quan viên và mạng phụ Pháp tề tựu đông đủ tại
mặt tiền dinh Thống đốc (dinh Gia Long), để ý như tiên lễ sẽ bắt tay (ngang
hàng) vừa tạ cũng như đã bắt tay mấy tháng trước đây, vị thái tử nọ. Trong
chương trình ghi là đúng ngọ đãi tiệc ra mắt vua Nam.
“Tôi làm việc trong toà dinh này, và trông mau tới ngọ, hết giờ làm
việc, còi điện nhà dây thép chánh vừa hú, là tôi thu xếp giấy má và ra chực nơi
dưới gốc đa quen thuộc, để phen này coi lén “long nhan đức Hoàng thượng”.
“Tôi thấy đủ mặt, các bà đầm vợ công chức cao cấp Pháp đứng theo
một bên, bà tay cầm quạt quạt phạch phạch, bà che dù như sợ nắng ăn da, bà
hỉnh mũi” tay đây là mạng phụ triều đình”, bà bên Pháp vừa qua chưa quen thói
thuộc địa, vẫn dễ thường như người dân thành phố văn minh, dĩ hà nhứt thể, ở
đâu cũng là tự do (liberte) bình đẳng (egalite), bác ái (fraternite).
“Đúng ngọ, chiếc xe Delage C.20 có hai tài xế mặc sắc phục ngồi
trước, đưa Hoàng thượng từ Hành Thông Tây đến. Xe ngừng, nhạc trổi quốc
thiều y như lần trước rước Tân vương Thái tử. Trước tấu quốc thiều Pháp La
Marseillaise, tiếp theo đổi lại thay vì quốc thiều Miên là bản quốc thiều của
triều đình Huế. Chiếc xe Delage bóng loáng, một người cao lớn dình giàng (ông
cao 1m80) đứng giữa xe tay đỡ lên ngang trán chào theo điều nhà binh Tây
phương, mình vận một bộ y phục trắng hết sức đúng thời trang, trán rộng mũi
cao, cặp mắt có điện, và toàn thân chiếu ra một nghi biểu khác phàm. Tiếng
nhạc chót vừa dứt, người tài xế phụ y như cái máy, chạy xuống khép nép mở
cửa xe. Ông bước xuống. Các bà đầm chạy lại, miệng người nào người nấy như
hoa nở, hí hửng toan bắt tay vua. Vua làm như không thấy, ngực ông đã cao,
ông ểnh càng cao thêm, mặt chăm chỉ ngó ngây, chơn ông cứ bước vội bước.
Khiếp quá, các bà mạng phụ lật đật cúi đầu, và quên hết lời dặn dò của các đấng
phu quân, đã khép nép tay nắm vạt áo dài trào (phần nhiều mặc bun-rền) đầu cúi
mọp trước đức vua Việt y như các tổ tiên họ đã đến phen trước, phen này đứng
trước một ông vua oai nghi quá, mấy bà đã mất hết bình tĩnh, nên đã có cứ chỉ
như đã kể trên, làm cho các đấng phu quân cũng khớp luôn và mạnh ai nấy chào
theo nghi lễ đối với một quân vương: ông thống đốc đứng đầu hàng, nghiêng
mình kính cẩn, ông chưởng lý toà thượng thẩm cũng bắt chước theo, trung
tướng bộ binh và hải quân đại tá chào theo nhà binh, kỳ dư chủ tịch viện có mặt,
viên quản hạt, phòng thương mại và các quan viên Tây có mặt tại đó đều răm
rắp cúi chào theo nghi lễ và khi ông qua khỏi rồi, đều ngó nhau trơ trẽn, quả ông
đi đứng “long hành hổ bộ” rõ ràng. Khi ông bước đến bệ trên cửa điện, ông
cũng không ngó lại chào và vẫn tiếp tục bước ngay vô trong. Thống đốc Rivoal
mất hết bình tĩnh, không đợi tuỳ giá quan làm việc này, đã chạy theo vua, kéo
ghế danh dự ra cho vua ngự. Bữa tiệc dùng trong một sự lặng lẽ kính cẩn chưa
từng có và mãn tiệc rồi, tại phòng khách vừa mới đây thống đốc trình diện quan
khách và khi ấy vua mới có câu cởi mở đối với mọi người.”
Sau ngày ra mắt tại dinh Gia Long, Bảo Đại trở về dinh ở Hành Thông
Tây để nghỉ một ngày rồi sáng hôm sau cùng bà Nam Phương xuống Gò Công
để thăm viếng quê ngoại và viếng mồ mả tổ tiên họ ngoại.
Khi đã thăm viếng quê ngoại xong xuôi, Bảo Đại bảo tài xế lái xe trực
đường sang nước láng giềng Cao Miên thăm Quốc vương Sihanouk để đáp lễ
mà mới đây Quốc vương và Hoàng hậu xứ Chùa Tháp đã sang thăm nước ta.
Bảo Đại và bà Nam Phương khi tới xứ Chùa Tháp đã được Hoàng gia
nước bạn mời đi thăm kỳ quan Đế Thiên Đế Thích và những thắng cảnh khác
của xứ Chùa Tháp. Bà Nam Phương Hoàng hậu đã được bà Hoàng xứ Chùa
Tháp tiếp đón rất nồng hậu và tương đắc vì cả hai cùng nói chuyện trực tiếp với
nhau bằng ngôn ngữ Pháp mà hai bà rất thông thạo, còn Bảo Đại và Sihanouk
thì cùng đàm đạo với nhau bằng ngôn ngữ Pháp rất thân thiện và cảm tình.
Bà Nam Phương Hoàng hậu là một người đàn bà nhân hậu, lại biết suy
nghĩ chín chắn nên cứ mỗi lần người Pháp muốn Bảo Đại phải thi hành những
vấn đề có lợi cho mẫu quốc và có hại đến nền kinh tế và chính trị hay xã hội
Việt Nam thì Bảo Đại đều bàn bạc với bà Nam Phương. Những lúc đó, bà Nam
Phương cư xử rất khôn khéo, vì biết nếu Bảo Đại mà gặp người Pháp thì khó trả
lời nhận hay không nhận những điều kiện mà Pháp đưa ra. Vì vậy, bà Nam
Phương đã đề ng hị mỗi khi gặp trường hợp khó xử với người Pháp thì ông nên
tránh đi xa ít ngày, như vào rừng săn thú hay đi tắm biển đâu đó. Có thể đi kinh
lý thăm các tỉnh phía bắc miền Trung, như tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ
An, Thanh Hoá…
Rồi đến việc Toà thánh La Mã thời Giáo hoàng Pio XI đã phạt vạ bà
Nam Phương vì đã lấy chồng theo đạo Phật. Nay Giáo hoàng Pio XI vừa tạ thế
tháng 2-1939, thì Nam Phương Hoàng hậu đề nghị Bảo Đại gửi điện chia buồn
đến Toà thánh La Mã, và đồng thời gửi điện chức mừng vị Giáo hoàng mới lên
ngôi là Đức Pio XII vừa đăng quang vào ngày 12-3-1939. Sau đó, Bảo Đại còn
trao tặng huy chương Kim Khánh của Triều đình Huế cho vị Khâm sứ Toà
thánh Việt Nam đang làm việc tại Huế. Đồng thời Bảo Đại còn ngỏ ý đưa vợ và
gia đình ngoại sang tận La Ma để xin yết kiến Giáo hoàng Pio XII mới lên ngôi
ban phép lành.
Hành động trên của bà Nam Phương Hoàng hậu đã giải toả được sự xa
lánh giữa Giáo hội Công giáo với Bảo Đại và Triều đình Huế. Giáo hoàng Pio
XII đã nhận lời xin yết kiến của vợ chồng Bảo Đại và còn đứng chụp hình
chung với Bảo Đại. Bà Nam Phương Hoàng hậu cùng phái đoàn Việt Nam.
Và sau cuộc yết kiến trên, Giáo hoàng Pio XII đã ra sắc tha phạt vạ bà
Nam Phương, và cho phép đạo ai người đó giữ, nhưng các con của Bảo Đại với
bà Nam Phương đều phải được rửa tội theo đạo Công giáo. Việc rửa tội công
khai hay bí mật là tuỳ nghi ở sự sắp đặt của bà Nam Phương với các linh mục
địa phận Huế.
Về vấn đề xã hội, bà Nam Phương cũng tham dự để thăm viếng nhiều
cơ quan xã hội tại Huế, Đà Lạt, Hà Nội… Tại Huế, bà Nam Phương đã tới thăm
trường Đồng Khánh, nơi các con bà đang theo học. Theo hồi ký của nữ sĩ Đạm
Phương thì chính bà Nam Phương là người đã đề nghị đưa môn học nữ công gia
chánh vào trường học. Bà Nam Phương cũng noi gương ông ngoại và chú, bác,
cậu… bà thường đến thăm những nhà thờ nghèo ở Huế giúp đỡ tài chính để tu
bổ nhà thờ, nhà dòng. Một hành động nữa đáng khen là bà nhớ lại Couvent des
Oiseaux là trường mà bà đã theo học bên Pháp khi xưa, nên nay bà muốn có
một ngôi trường của nhà dòng Kinh sĩ Augustino do các nữ tu phụ trách để đào
tạo giáo dục cho các trẻ em người Việt Nam lẫn người Pháp tại Việt Nam.
Bà Nam Phương đã giới thiệu cho mẹ (Mere) Alix Le Clerc là nếu
muốn mua một miếng đất tại Đà Lạt để mở trường thì bà (Nam Phương) sẽ mua
giá rẻ giúp nhà dòng mở trường. Vì vậy, sau đó dòng Couvent Oiseaux đã đồng
ý và mua được một miếng đất khá rộng ở Lang Biang để mở trường Couvent
des Oiseaux đầu tiên tại Việt Nam năm 1935, rồi sau đó bà Nam Phương còn
thúc giục các Mẹ dòng Couvent des Oiseaux mở thêm tại Hà Nội một nhà dòng
nữa cũng để làm trường học giáo dục các con em Việt - Pháp.
16. Nam Phương hoàng hậu ghen
Cựu hoàng Bảo Đại sau khi thoái vị, ông đã ra Hà Nội theo lời mời của
Hồ Chủ tịch để Công dân Vĩnh Thuỵ làm Cố vấn. Ra tới Hà Nội, Cụ Hồ đã ra
lệnh cho nhân viên Chính phủ lo đầy đủ nhà ở, người giúp việc cho ông Vĩnh
Thuỵ, và cũng cung cấp một số tiền cho cựu hoàng tiêu xài. Nhưng với thói
quen của Vĩnh Thuỵ thì tiền bạc triệu cũng không đủ vì Vĩnh Thuỵ ham ăn chơi,
hơn nữa lúc đó Vĩnh Thuỵ đã ra Hà Nội “ngồi chơi xơi nước”, lại không có vợ
bên cạnh nữa. Phải nói trước năm 1945, khi còn ngồi ngai vua, Bảo Đại tỏ ra rất
trung thành với bà Nam Phương. Đi đâu nghỉ mát, hoặc đi câu cá ở Lăng Cô,
hay lên Bạch Mã nghỉ hè cũng có bà Nam Phương đi cùng. Thời gian này, Bảo
Đại còn giữ lời thề không bao giờ có thứ phi và giữ trọn đạo một vợ một chồng
như bà Nam Phương đã yêu cầu trước khi cưới.
Thời gian đầu cách mạng còn thiếu đủ thứ, nhất là tiền bạc trả nhân
viên chính phủ, cán bộ, vì cần nhất là cần tiền mua súng đạn để sửa soạn chống
Pháp gây hấn trở lại. Vì vậy, để có thể chiếm tiền tiêu xài Bảo Đại đã phải nhờ
vào tiền trợ cấp của mấy nhà triệu phú loại “buôn vua”, như ông Mai Văn Hàm,
Lưu Đức Trung.
Theo hồi ký của cụ Phạm Khắc Hoè đã kể: Có một buổi tối bất ngờ
thấy Vĩnh Thuỵ lái xe tới nơi ông Hoè ở và ngồi ở trong xe bóp còi có ý muốn
gọi gia chủ. Ông Hoè thấy khách “quý” tới nhà bất ngờ nên vội vàng ra mở
cổng để mời Cố vấn vào nhà. Nhưng Cố vấn Vĩnh Thuỵ bảo ông Hoè lên xe
ngồi để nói chuyện cho tiện. Ông Hoè lên xe ngồi bên cạnh, nghe Vĩnh Thuỵ
khẽ nói:
- Hôm ra đi tôi chỉ mang theo có một nghìn bạc, nay tiêu hết cả rồi. Tôi
muốn nhờ ông về Huế đưa cái thư này cho “Ngài Hoàng” (tức Nam Phương -
PTL) để lấy một ít tiền đưa ra cho tui.
- Nay tôi đã là nhân viên Bộ Nội vụ, phải được Bộ Nội vụ cho phép tôi
mới đi được.
Nhưng Vĩnh Thuỵ nói:
- Ông làm việc không lương thì cần gì phải xin phép.
Ông Hoè trả lời:
- Theo ý tôi thì đây không phải là vấn đề “lương tiền” mà là vấn đề
“lương tâm”. Nên nhất định phải được Bộ Nội vụ cho phép tôi mới đi được.
Vĩnh Thuỵ sốt ruột, sợ ông Hoè không chịu đi ngay nên thúc giục:
- Thì mai sớm ông đi xin phép đi là được. Tui chắc thế nào Bộ Nội vụ
cũng để cho ông đi. Vậy ông cầm luôn cái thư này tui mới viết để mai được
phép là ông đi ngay cho.
Ông Phạm Khắc Hoè chậm rãi nói:
- Hơn bảy giờ tối mai mới có tàu suốt. Sớm mai tôi xin được phép thì
trưa mai lại lấy thư cũng còn thì giờ.
Đến đây Vĩnh Thuỵ như tỏ vẻ không bằng lòng, nhưng không dám nói
ra mà chỉ nói:
- Nhớ trưa mai ghé lại nhà tôi để lấy thư.
Ồng Phạm Khắc Hoè chia tay Vĩnh Thuỵ rồi đi đến Bộ Nội vụ gặp ông
Hoàng Minh Giám để trình bày câu chuyện Cố vấn Vĩnh Thuỵ nhờ ông về Húe
để mang lá thư và lấy tiền. Ông Hoàng Minh Giám bảo ông Hoè:
- Anh có biết mọi chi phí về cơm nước, xăng dầu và tiền tiêu vặt… ở
đằng nhà ông Vĩnh Thuỵ là do ai trả không?
Ông Hoè đáp:
- Tôi biết chứ. Chính Mai Văn Hàm đã khoe với tôi rằng hắn bao tuốt.
Hắn hỏi tại sao không ở luôn đằng ấy mà ăn cho sướng… rồi hắn còn rỉ tai tôi
có cần tiền không… Nhưng tôi lắc đầu.
Ông Hoàng Minh Giám hỏi:
- Thế sao anh không bảo hắn đưa thêm tiền cho Vĩnh Thuỵ xài?
Ông Hoè đưa ra ý kiến:
- Vì tôi nghĩ không nên để cho Vĩnh Thuỵ bị Mai Văn Hàm thao túng
hoàn toàn. Vả lại theo tôi thì Vĩnh Thuỵ cũng còn biết tự trọng đến chừng mực
nào đó.
Sau đó ông Hoè còn kể cho ông Giám nghe câu chuyện Vĩnh Thuỵ viết
thư về cho Đức Từ nói là Hồ Chủ tịch thương Vĩnh Thuỵ như con.
Ông Hoàng Minh Giám nghe vậy cho đó là câu chuyện đáng quý và
bảo ông Hoè nên tới báo cáo với Cụ Hồ rồi xin ý kiến Hồ Chủ tịch xem có nên
đi hay không. Ông Hoè thì muốn đi một tuần lễ vào Huế nhân thể thăm gia đình
luồn và đưa thư cho bà Nam Phương. Nhưng ông Giám thì muốn ông Hoè đi về
sớm càng tốt vì ở Hà Nội còn nhiều việc bề bộn chưa giải quyết xong.
Ông Phạm Khắc Hoè sang dinh Chủ tịch và xin Hồ Chủ tịch cho tiếp ít
phút. Hồ Chủ tịch khi đó đang bận tiếp khách, người ra người vào là Trung
Quốc có, Anh có, Mỹ có… họ tới lui không ngừng, hết người này ra người khác
tiếp vào. Khi Hồ Chủ tịch tiễn họ ra cửa thì gặp ông Hoè đang ngồi đợi ở cửa
phòng khách. Hồ Chủ tịch hỏi:
- Ông cần gì nào?
Sau đó Hồ Chủ tịch cầm tay ông Hoè dẫn vào phòng để hỏi chuyện.
Ông Hoè cũng trình bày lại câu chuyện Cố vấn Vĩnh Thuỵ viết thư về Huế nói
với Đức Từ là Hồ Chủ tịch thương Vĩnh Thuỵ như con, nhưng muốn có ít tiền
đánh bài và tiêu vặt nên nhờ ông Hoè về lấy tiền ở bà Nam Phương. Hồ Chủ
tịch biết gia đình ông Hoè còn ở lại Huế nên hỏi:
- Ông có muốn tiện về Huế để thăm vợ con không?
Ông Hoè sợ Hồ Chủ tịch không đồng ý cho đi vì lúc này ở Bộ Nội vụ
còn bao nhiêu việc bề bộn, nên ông Hoè ngập ngừng thưa:
- Dạ, hiện chúng tôi còn làm dở một số công việc ở Bộ Nội vụ, không
muốn đi Huế, nhưng nếu Cụ thấy nên đi thì chúng tôi cũng xin đi.
Hồ Chủ tịch không chấp nhận hẳn mà nói:
- Đi hay không là hoàn toàn tuỳ ông, miễn sao giữ được mối quan hệ
tốt theo hướng tiến bộ giữa ông và ông Cố vấn. Ông còn vấn đề gì nữa không?
Nghe Hồ Chủ tịch nói vậy, ông Hoè xin cáo lui ra về.
Ông Hoè ra về và cả buổi trưa đó cứ phân vân trong đầu không biết xử
trí làm sao cho Vĩnh Thuỵ khỏi giận ông. Còn nếu làm Vĩnh Thuỵ hài lòng thì
ông Hoè phải đi vào Huế để đưa thư và lấy tiền hộ Vĩnh Thuỵ. Như vậy sẽ tạo
điều kiện cho Vĩnh Thuỵ vào vòng truỵ lạc trai gái, cờ bạc. Ông Hoè cũng suy
nghĩ là hay ông cứ gặp Mai Văn Hàm rồi nói hết mọi chuyện là Vĩnh Thuỵ cần
tiền. Nhưng biết đâu nói thật như vậy thì bọn đầu cơ sẽ chụp lấy đển lén lút đưa
tiền, đưa gái cho Vĩnh Thuỵ thì sao. Ông Hoè cũng suy nghĩ hay là cứ về Huế
rồi nói hết mọi chuyện cho bà Nam Phương nghe và may ra bà viết thư khuyên
Vĩnh Thuỵ bớt truỵ lạc. Hoặc nếu có thể xin Cụ Hồ cho bà Nam Phương và các
con ra Hà Nội ở cùng sẽ ngăn cản được Vĩnh Thuỵ chăng? Và ông còn nhớ có
lần Hồ Chủ tịch đã ngỏ lời khéo khuyên Vĩnh Thuỵ là: Cố vấn nên bớt bớt
chuyện trai gái đi, kẻo bên ngoài họ dị nghị. Tuy Hồ Chủ tịch đã có lần khuyên
Vĩnh Thuỵ như vậy, nhưng ông Vĩnh Cẩn và một số tay chơi cứ dắt Vĩnh Thuỵ
đi tối ngày. Mà Bảo Đại không đi thì họ dắt gái tới cho Vĩnh Thuỵ.
Về nhà ông Hoè suy nghĩ nát óc để tìm cách đối phó với Vĩnh Thuỵ thì
ông nghe thấy tiếng xe hơi chạy vào sân nhà và thấy Vĩnh Thuỵ vào, chưa kịp
chào hỏi và nói câu gì thì Vĩnh Thuỵ dã hỏi:
- Chiều nay có đi được không?
Ông Hoè đành phải trả lời:
- Dạ được.
Vĩnh Thuỵ nét mặt đang tỏ ra buồn rầu bỗng tươi tỉnh hẳn lại, vội đưa
tay vào túi lấy phong thư ra và nói:
- Ông cứ cầm thư này đưa cho “Ngài Hoàng”, và không cần nói gì
thêm. Khi “Ngài Hoàng” đưa tiền thì ông cầm ngay mang ra cho tui, nếu sớm
càng tốt.
Ông Hoè cầm phong thư đã dán kín. Vĩnh Thuỵ bắt tay ông Hoè và nói
một câu tiếng Pháp có ý: Thế là tốt, chúc ông đi đường mạnh khoẻ và mau trở
về.
Ngày 20 tháng 10 năm 1945, chuyến xe lửa từ ga Hàng Cỏ ở Hà Nội đã
vào đến Huế. Đi đúng 24 giờ. Chuyến xe lửa này chở khách đi chơi hay buôn
bán thì ít, nhưng chở bộ đội thì nhiều vì lúc này cần chở người vào chi viện cho
mặt trận Nam Bộ. đây là cuộc Nam tiến, nên chuyến xe lửa này phải đi tốc hành
cho mau và số chuyến cũng tăng gấp đôi.
Ông Phạm Khắc Hoè tới ga Huế thì trời đã tối nên ông phải nghỉ ở nhà
mình, sáng hôm sau mới tới cung An Định gặp bà Nam Phương để trao thư.
Sáng ngày 21 tháng 10, ông Hoè tới cung An Định để gặp bà Nam Phương. Khi
tới đây thấy cổng đóng then cài không thấy bóng người. Ông Hoè gõ cửa rồi
kêu nhưng chẳng thấy ai lên tiếng. Bỗng từ xa có tiếng chân người đi lại, thì ra
bà Nam Phương vừa đi chợ hay đi nhà thờ về vì lại thấy bà về cùng với hai
người một nam một nữ đi theo bà tay xách giỏ đồ ăn. Khi nhìn thấy ông Hoè, bà
Nam Phương lên tiếng hỏi:
- Ông mới về à? “Hoàng đế” có khỏe không?
Ông Hoè trả lời:
- Chúng tôi mới về tối hôm qua. Ông Cố vấn khoẻ lắm và có thư cho
Ngài.
Ông Hoè trả lời xong, thò tay vào cặp da lấy bao thư ra đưa cho bà
Nam Phương. Bà Nam Phương nhận thư và gửi lời cảm ơn rồi mời ông Hoè vào
phòng khách uống nước để nói chuyện.
Vào phòng khách bà Nam Phương lịch sự xin lỗi ông Hoè mấy phút để
bà bóc lá thư ra đọc xem ông Vĩnh Thuỵ nói gì và dặn điều gì. Ông Hoè thấy lá
thư của Vĩnh Thuỵ viết bằng tiếng Pháp trên ba trang giấy màu xanh. Ông Hoè
cho biết khi bà Nam Phương đọc xong là thư thì nét mặt bà ta buồn buồn, nước
mắt như muốn trào ra. Trầm ngâm một giây lát, bà Nam Phương hỏi ông Hoè:
- Ông có biết Vĩnh Thuỵ cần tiền để làm chi và cần bao nhiêu không?
Ông Hoè không dám nói thật ông Vĩnh Thuỵ cần tiền để làm gì và cần
bao nhiêu mà chỉ nói:
- Ông Cố vấn nói đưa thư này cho bà, không cần nói chi thêm. Ngài nói
đưa bao nhiêu cũng nhận và đưa ngay ra. Càng sớm càng tốt.
- Thế ông định bao giờ trở ra Hà Nội?
- Chúng tôi định ngày mai ra. Xin Ngài viết thư và chuẩn bị tiền, bốn
giờ chiều nay tôi sẽ trở lại nhận.
Nghe ông Hoè trả lời vậy, bà Nam Phương đứng ngay dậy bắt tay chào
ông Hoè. Ông Hoè khẽ liếc nhìn thấy khoé mắt bà Nam Phương có giọt lệ chảy
ra, và bà ta nói:
- Thôi! Hẹn bốn giờ chiều nay.
Ông Hoè cho biết đây là lần đầu tiên thấy bà Nam Phương đưa tay cho
một người đàn ông bắt, còn trước đây chỉ thấy bà đưa tay ra cho người ta cúi
xuống đỡ và hôn tay, dù đối với viên Toàn quyền, Khâm sứ và mấy ông Thượng
thư…
Đúng bốn giờ chiều y hẹn, ông Hoè trở lại cung An Định để gặp bà
Nam Phương lấy thư xem bà ta có dặn dò thêm gì không. Tới nới trông thấy bà
Nam Phương đang buồn thiu. Nhưng khi trông thấy ông Hoè đến thì bà ta đứng
dậy và làm ra vẻ vui mừng, đưa tay ra bắt tay ông Hoè, rồi mời ông Hoè ngồi
nói chuyện. Bà Nam Phương kéo ghế ngồi sát ông Hoè vì bà vốn lãng tai từ nhỏ
phải ngồi gần mới nghe rõ. Bà Nam Phương nói với giọng nhỏ nhẹ đầy cảm
động:
- Ông Hoè! Chắc ông biết tôi rất tin ông, quý trọng ông, trước cũng như
nay. Cho nên tôi muốn ông cho biết tất cả sự thật về việc ông Vĩnh Thuỵ mê
con Lý (Lý Lệ Hà).
Ông Hoè bị hỏi một câu bất ngờ nên cũng ngập ngừng không dám trả
lời thẳng, sau đành nói:
- Chúng tôi rất tiếc không biết rõ vấn đề ấy mà chỉ nghe người ta nói
qua loa thôi.
- Người ta nói thế nào?
- Người ta bảo ông Vĩnh Thuỵ có nhân tình là cô Lý.
Bà Nam Phương như muốn hỏi rõ vấn đề Lý Lệ Hà nên hỏi:
- Ông có biết con Lý nhiều không? Và con ấy người như thế nào?
Cũng khó trả lời nên ông Hoè đành trả lời chung chung:
- Chúng tôi chưa bao giờ thấy mặt cô Lý, chỉ nghe nói là cô ấy đẹp.
Còn về đạo đức thì tất nhiên là xấu rồi.
Nghe ông Hoè nói là Lý Lệ Hà đẹp, mắt bà Nam Phương hơi đỏ lên và
bà còn hỏi nhiều chuyện lặt vặt nữa. Nhưng ông Hoè không bao giờ dám trả lời
thẳng vào câu hỏi mà chỉ nói chung chung thôi. Bà Nam Phương tỏ ra hơi bực,
và bảo:
- Rõ ràng ông không muốn nói thật.
- Quả thật chúng tôi không biết chi hơn, vì ra Hà Nội tôi chỉ ở chung
một nhà với ông Cố vấn có hai ngày, sau tôi đi ở chỗ khác. Hằng ngày đi làm
việc ở Bộ Nội vụ tối về phải lo đọc sách, đọc báo. Tôi không có thì giờ và cũng
không muốn mất thì giờ tìm hiểu những việc riêng tư của người khác.
Câu chuyện đang nói đến đây thì bị ngưng vì trong nhà bà Từ Cung đi
ra và lên tiếng hói:
- Ủa! Ông Đổng lý về khi mô rứa? Hoàng đế có khoẻ không? Có thư từ
chi cho tui không?
Ông Hoè vội đứng dậy chào bà Từ Cung, và thưa:
- Dạ chúng tôi mới về hôm qua. Ông Cố vấn rất khoẻ và đã có thư cho
Ngài qua bưu điện rồi.
Bà Từ Cung tỏ vẻ như quên cái thư qua bưu điện rồi nên gật đầu nói:
- Chắc là cái thơ ca ngợi Cụ Hồ phải không? Thư ấy nhận được gần
một tháng rồi. Và từ hôm ấy đến nay lúc nào tôi cũng tụng kinh cầu Phật phù hộ
cho Cụ Hồ và cho chính phủ Cách mạng. Khi mô ông ra Hà Nội thì nhớ “tâu”
với Cụ Hồ chuyện ấy và nói tôi xin kính chúc Cụ “vạn tuế”.
Nói xong bà Từ Cung quay vào nhà trong và để bà Nam Phương cùng
ông Hoè tiếp tục câu chuyện. Bà Nam Phương ngồi lại xuống ghế, ông Hoè lên
tiếng:
- Trời gần tối rồi, xin Ngài cho nhận thư và tiền để mai chúng tôi có thể
đi Hà Nội.
Mặc dù ông Hoè xin cáo lui vì trời đã ngả bóng đêm, nhưng bà Nam
Phương còn muốn cầm chân ông Hoè ngồi lại ít phút để bà ta hỏi thêm về Vĩnh
Thuỵ sống ra sao và sống với ai khi ra Hà Nội. Tuy nhiên cũng sợ bất tiện nên
bà nói:
- Thư tôi viết chưa xong và tôi muốn hỏi ông nhiều chuyện lắm nhất là
muốn ông cho biết ý kiến về cách giải quyết vấn đề con Lý. Bây giờ ông về kẻo
tối, nhưng chín giờ sáng mai thế nào cũng mời ông chịu khó trở lại.
Như được giải thoát, ông Hoè thưa:
- Dạ, sáng mai chúng tôi xin trở lại. Còn vần đề cô Lý tôi thấy cách giải
quyết tốt nhất là Ngài đă các Mệ ra Hà Nội cùng ở với ông Cố vấn. Đề nghị
Ngài suy nghĩ về việc này và mai sáng xin cho biết ý kiến để khi ra Hà Nội
chúng tôi có thể báo cáo với Hồ Chủ tịch.
Nghe vậy bà Nam Phương gật đầu tỏ ra có lý rồi nét mặt bà tươi tắn
hẳn lên. Bà đứng dậy bắt tay ông Hoè tỏ ý để ông Hoè ra về. Bà còn dặn thêm:
- Nhớ chín giờ sáng mai nghe!
Về tới nhà ông Hoè nằm suy nghĩ cả đêm để tìm ra giải pháp làm sao
cho Vĩnh Thuỵ không buồn, và bà Nam Phương cũng vui lòng. Nhưng tất cả
mọi việc của Vĩnh Thuỵ và bà Nam Phương ông Hoè nghĩ đều phải báo cáo cho
Cụ Hồ biết để tránh xa ra trường hợp không hay. Vì Vĩnh Thuỵ là một ông “Tây
con”, bản tính thích ăn chơi, cờ bạc, trai gái, còn việc chính trị thì không có gì
sâu sắc. Bà Nam Phương tuy là một phụ nữ Tây học nhưng bà là người hấp thụ
đạo Công giáo một cách sâu xa, bề ngoài ngó thấy hiền thục, nhưng lại suy nghĩ
tường tận về gia đình, thời thế. Vì vậy bà không thể không biết chuyện quan hệ
lăng nhăng của Vĩnh Thuỵ với Lý Lệ hà. Bà có những người tâm phúc tâu với
mình chuyện của chồng trong khi ông Hoè chưa chắc đã biết rõ được. Nói
chung ai là người dẫn lỗi đưa đường, ai là người chi tiền cho Vĩnh Thuỵ tiêu xài
nhất nhất bà đều biết rõ dù ở xa mấy trăm cây số.
Ông Phạm Khắc Hoè suy nghĩ mãi để tìm cách gỡ rối cho cả hai người,
nhưng đồng thời cũng đừng để Cụ Hồ buồn vì việc Cố vấn Vĩnh Thuỵ sa đoạ,
việc nước đang cấp bách, đang cần giải quyết, thì việc nhà lại tan nát vì cảnh
ghen tuông. Nếu để bà Nam Phương ra Hà Nội thì có yên không? Hay lại xảy ra
vụ đánh ghen như báo chí một thời đăng bà Nam Phương rút súng bắn què giò
Hoàng đế ở khu rừng Ban Mê Thuột dạo nào.
Sáng hôm sau, đúng chín giờ mười lăm phút ông Phạm Khắc Hoè đã
tới cung An Định để gặp bà Nam Phương.
Vừa tới sân, ông đã nghe bà Nam Phương từ cổng đi vào, lên tiếng hỏi:
- Ông bạn đến sớm quá vậy?
- Lần đầu tiên ông Hoè nghe hai tiếng “ông bạn” nên tỏ ra ngượng
ngùng, song ông lấy lại bình tĩnh và trả lời:
- Hôm nay thứ hai mà Ngài cũng đi nhà thờ à?
Bà Nam Phương trả lời:
- Ngày nào… mà… tôi… chả… đi… lễ.
Cả hai cùng thủng thẳng bước vào phòng khách. Bà Nam Phương kéo
ghế mời ông Hoè ngồi để nói chuyện cho rõ và bà cũng nêu lý do tai bà bị lãng
như thế nào, rồi hỏi:
- Có phải Cụ Hồ bảo ông bàn với tôi đem cả gia đình ra Hà Nội không?
Ông Hoè vội nói:
- Dạ không. Ý kiến đó là tự tôi đề ra với Ngài. Câu trả lời đó làm bà
Nam Phương hơi buồn, hỏi:
- Thế Cụ hồ có biết chuyện ông Cố vấn mê con Lý không?
Ông Hoè cũng không dám trả lời thẳng vào câu hỏi, mà chỉ nói:
- Chúng tôi không rõ. Hồ Chủ tịch chưa có lúc nào hỏi hoặc nói về việc
ấy với tôi cả.
Bà Nam Phương im lặng như suy nghĩ điều gì, rồi bảo:
- Ông Hoè này! Tôi cũng muốn ra Hà Nội để vợ chồng con cái cùng ở
với nhau cho hạnh phúc. Nhưng tôi ngại hai điều: một là sẽ làm tốn kém thêm
cho Nhà nước trong lúc đầu chính phủ đang còn nghèo, lo trăm chuyện; hai là
làm cho Hoàng đế đang vui sướng trở thành đau khổ, gò bó. Thôi! Tôi đành
chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng.
Nói vừa dứt câu, bà Nam Phương đứng dậy quay gót vào nhà và nói xin
lỗi ông Hoè mấy phút để có chút việc. Sau đó bà trở ra, cầm chiếc phong bì
chưa dán kín và nói:
- Đây! Ông xem thư và kiểm lại tiền đi.
Ông Hoè lịch sự trả lời:
- Xin ngài cứ dán kín lại, chúng tôi không muốn biết việc riêng của
Ngài.
Nhưng bà Nam Phương rút trong phong thư ra hai tờ giấy bạc năm trăm
đồng của Ngân hàng Đông Dương giờ ra cho ông Hoè nhìn thấy, sau đó bỏ vào
giữa lá thư màu hồng, rồi dặn lại và hỏi thêm:
- Ông có nhất định chiều nay đi không?
- Nếu không kịp tối nay thì tối mai nhất định phải đi, vì không thể trễ
hơn được nữa.
Bà Nam Phương sợ ông Hoè chưa đi nên nói:
- Nếu tối nay ông đi thì chúc ông lên đường mạnh khoẻ, bình an, và
mong được gặp lai nhau trong hoàn cảnh vui vẻ hơn. Nếu tối mai ông mới đi,
thì sáng mai chín giờ mời ông trở lại, tôi muốn nói chuyện với ông nhiều lắm.
- Dạ, nếu tối nay chưa đi thì sáng mai chúng tôi xin trở lại thăm Ngài.
Tối ngày 22 tháng 10 ông Hoè đã về tới Hà Nội và 8 giờ sáng hôm sau
đã đến gặp Vĩnh Thuỵ để trao phong thư.
Khi gặp ông Hoè, Vĩnh Thuỵ mừng rỡ, nét mặt tươi cười và hỏi:
- Ông đi mau quá hè!
Ông Hoè trao phong thư, Vĩnh Thuỵ vội bóc ngay ra thấy trong đó chỉ
có hai tờ giấy bạc. Nét mặt đang vui bỗng trở nên buồn. Vĩnh Thuỵ hỏi:
- Chỉ có thế thôi à?
- Dạ, bao nhiêu chắc “Ngài Hoàng” đã có viết rõ trong thư.
Vĩnh Thuỵ đọc lá thư Nam Phương viết và sắc mặt ông cứ tái dần đi.
Nhưng ông cố trấn tĩnh và hỏi:
- Ông có gặp “Đức Từ” không? Ngài có khoẻ không?
- Dạ, có gặp chừng mươi phút. Ngài mạnh khoẻ vui vẻ và chăm tụng
kinh niệm Phật lắm.
Vĩnh Thuỵ không quên nhắc:
- Ông có thấy các con tôi không?
- Dạ không.
Vĩnh Thuỵ lại hỏi:
- Ông gặp “Ngài Hoàng” có lâu không? Ông thấy Ngài thế nào?
- Dạ, chúng tôi gặp “Ngài Hoàng” ba lần. Ngài buồn lắm và gầy đi rất
nhiều!
Vĩnh Thuỵ có vẻ thắc mắc và hỏi:
- Làm chi mà phải gặp đến ba lần?
Ông Hoè vội thưa:
- Tóm lại “Ngài Hoàng” thắc mắc rất nhiều về vấn đề cô Lý và trách tôi
không nói tất cả sự thật. Nhưng sự thật thì chính nhờ gặp “Ngài Hoàng” mà tôi
mới biết được nhiều chuyện cụ thể về vấn đề cô Lý, chớ khi ở Hà Nội này tôi
chỉ nghe những lời đồn đãi bàn tán của thiên hạ và tôi cũng không tin (1)
Chú thích:
(1) Theo hồi ký của Phạm Khắc Hoè, Sđd
17. Hồ Chủ Tịch cử người vấn an bà Nam Phương
Kể từ ngày ông Vĩnh Thuỵ ra Hà Nội để nhận chức Cố vấn do Chủ tịch
Hồ Chí minh mời, ở Huế bà Nam Phương rất lo lắng vì có nhiều tin đồn thất
thiệt, hơn nữa lại được những người thân cận là tín đồ Công giáo báo tin vào
Huế cho bà Nam Phương biết là từ khi ra Hà Nội ông Cố vấn được bạn bè dẫn
đường chỉ lối đi ăn chơi, nhảy đầm lại cờ bạc rồi trai gái tùm lum. Hết cặp cô
này đến cô gái khác. Cô nào cũng đẹp nên Vĩnh Thuỵ đều chết mê chết mệt.
Vì vậy, để trấn an bà Nam Phương khỏi bị dao động do bọn chống đối
Việt Minh tung ra có ý đồ lôi kéo bà Nam Phương vào chính trị nên Hồ Chủ
tịch đã cử mấy cán bộ tin cẩn vào Huế để vấn an bà Nam Phương. Phái đoàn
này gồm có ông Lê Văn Hiến, ông Nguyễn Khoa Văn (tức nhà văn Hải Triều),
và một người nữa.
Và th eo một hồi ký của ông Lê Văn Hiến đã kể lại sau này trong tập
Hồi ký “Bình Trị Thiên Tháng Tám Bốn Lăm” do nhà xuất bản Thuận Hoá ấn
hành năm 1985, đại ý như sau:
Khoảng 9 giờ sáng ngày 10 tháng 12 năm 1945, bà Nam Phương hẹn sẽ
tiếp phái đoàn. Y hẹn, 9 giờ các ông Hiến, Văn và một người nữa (?) đã đến
cung An Định, nơi bà Từ Cung, bà Nam Phương và gia đình mới dọn về đây để
ở sau khi Bảo Đại thoái vị.
Khi phái đoàn vừa tới, bấm chuông cổng thì thấy bà Nam Phương đã ra
sân đón phái đoàn vào phòng khách. Nơi phòng khách được trang hoàng theo
kiểu trang trí châu Âu thời cổ điển.
Bà Nam Phương vốn con cháu nhà giàu, lại được đi học bên Pháp khi
mới 12 tuổi nên đã được hấp thụ cách xã giao rất lịch thiệp. Khi đó bà Nam
Phương đã 33 tuổi, nhưng với sắc đẹp, và vẫn giữ được phong cách một bà
Hoàng nên trông bà rất lịch sự, xứng đáng một mẫu nghi.
Khi các ông Hiến, Văn… đã an toạ, bà Nam Phương tự tay rót nước trà
và mới khách rồi bà hỏi thăm sức khoẻ của phái đoàn trên đường đi từ Hà Nội
vào Huế có mạnh không, vì đi đường hoả xa chắc vất vả lắm?
Ông Lê Văn Hiến trả lời:
- Cám ơn bà, sức khoẻ chúng tôi vẫn bình thường. Và trước khi vào
Huế, chúng tôi đã đến gặp Cố vấn và thấy ngài vẫn khoẻ mạnh.
Khi ông Lê Văn Hiến nói chuyện thì bà Nam Phương kéo ghế ngồi tới
sát cạnh ông Hiến để nghe cho rõ, vì bà Nam Phương vốn nặng tai từ nhỏ. Khi
đó, ông Hải Triều đã nhanh ý ghé sát tai ông Hiến và nói: Bà nặng tai nên ông
phải nói lớn một chút thì bà Nam Phương mới nghe rõ.
Bà Nam Phương cầm tách nước trà đưa lên miệng khẽ nhấp và tỏ vẻ
nghe rõ từng câu mà ông Hiến đang nói. Bà tỏ lòng cảm ơn.
Đoạn, ông Lê Văn Hiến nói chuyện tiếp:
- Thưa bà Cố vấn, tôi được Chủ tịch Hồ Chí Minh uỷ thác vào gặp bà
nói lên lời hỏi thăm của Người về sức khoẻ của bà và các con bà. Đồng thời Hồ
Chủ tịch cũng có ý định mời bà và các cháu ra Hà Nội ở cùng với ông Cố vấn
để cho gia đình được đoàn tụ vui vẻ hơn cảnh như lâu nay mỗi người mỗi ngả.
Chánh phủ sẽ lo chu tất mọi việc cho ông bà.
Khi bà Nam Phương nghe ông Lê Văn Hiến chuyển lời mời của Hồ
Chủ tịch với ý nghĩa trên, bà Nam Phương tỏ vẻ rất phấn khởi và vui mừng. Và
bà cũng ngỏ lời cảm ơn đến Hồ Chủ tịch và Chánh phủ đã lo lắng đầy đủ cho
ông Cố vấn. Còn về vấn đề Hồ Chủ tịch có ý định để đưa tôi và các cháu ra Hà
Nội thì tôi xin có ý kiến để các ông về trình lại với Hồ Chủ tịch. Và bà Nam
Phương nói:
- Hiện nay ông Cố vấn một mình ở Hà Nội, với phong cách và lối sống
của ông. Nhà nước đã chu toàn cho đầy đủ cũng phải tốn kém lắm rồi. Hơn nữa
chánh phủ mới thành lập, trăm nghìn việc phải tốn kém bao nhiêu! Cần tránh
những gánh nặng khác. Tôi và 4 con tôi trong này, sống tạm đủ. Với cuộc sống
bình thường, chúng tôi vẫn có khả năng tự lo liệu cũng được. Nếu mẹ con chúng
tôi ra sống chung với ông Cố vấn, Nhà nước phải tốn kém gấp đôi, tôi nghĩ như
vậy là không đúng. Xin Hồ Chủ tịch cứ để mẹ con chúng tôi tạm nương náu
trong này, khi nào tình hình nước nhà ổn định và tốt dần lên, bấy giờ sẽ đặt vấn
đề đoàn tụ của gia đình chúng tôi cũng không muộn. Vậy nhờ ông Bộ trưởng
(Chánh phủ Lâm thời Việt Nam thành lập tại Hà Nội ngày 23-8-1945, ông Lê
Văn Hiến giữ chức BBộ trưởng Lao động) thưa lại với Hồ Chủ tịch hộ cho.
Chúng tôi rất cảm ơn.
Và theo ông Lê Văn Hiến thuật lại thì bà Nam Phương đã thoái thác
một cách rất khéo léo và lịch sự. Tuy thâm tâm của bà ra sao, chưa biết chắc
chắn, nhưng cách lập luận của bà tỏ ra có lý vừa có nhân hậu. Khi ông Lê Văn
Hiến thấy không còn có cách gì thuyết phục được để bà Nam Phương đồng ý ra
Hà Nội, nên ông Hiến đành phải chấp nhận để sẽ về báo cáo lại với Hồ Chủ
tịch.
Ông Lê Văn Hiến cũng đoán tưởng đến đây là chấm dứt câu chuyện
nên có ý định đứng dậy xin cáo từ ra về. Nhưng bà Nam Phương đã vội vàng
đưa tay mời các vị ngồi lại một chút, và bà Nam Phương nói: “Mời ông Bộ
trưởng nán lại một chốc, tôi sẽ báo cáo với bà Từ Cung, người sẽ vui mừng tiếp
ông Bộ trưởng. Vừa nói xong, bà Nam Phương vội vào nhà trong.”
Ông Lê Hải Triều nói với ông Lê Văn Hiến: Bà Từ Cung là vợ của
Khải Định, và là mẹ của Bảo Đại. Và ông Hiến đang suy nghĩ trong đầu là khi
gặp bà Từ Cung sẽ nói thế nào đây? Thì trong nhà bà Nam Phương đi ra và mời
các ông Lê Văn Hiến, Hải Triều… vào nhà trong.
Phòng khách của bà Từ Cung thì lại được trang trí theo kiểu cách Đông
phương là một cái bàn dài được chạm trổ bằng gỗ quý, mặt bàn bóng loáng,
chung quanh bàn có sáu chiếc ghế cũng được trạm trổ công phu. Và bà Nam
Phương đã mời phái đoàn ngồi ở ghế bên phải, còn bà Nam Phương ngồi ghế
bên trái.
Bà Từ Cung từ trong phòng bên cạnh bước ra phòng khách, nghe thấy
tiếng cửa của bức tường kéo ra. Bà Từ Cung năm đó cũng gần sáu chục tuổi rồi.
Bà Từ Cung mặc áo thêu nhiều màu sắc, đầu chít khăn vàng và bà bước ra ngồi
trên một chiếc ghế cũng chạm trổ, trông như một chiếc ngai vàng. Bà Nam
Phương thấy bà Từ Cung đi ra, thì bà vội đứng dậy, các ông Hiến, Văn,… cũng
đứng dậy theo.
Bà Từ Cung khi đã ngồi xuống ghế rồi, bà Nam Phương đưa tay mời
khách ngồi. Ông Lê Văn Hiến còn đang lúng túng chưa biết phải chào bà Từ
Cung thế nào? Không lẽ nói: Thay mặt Hồ Chủ tịch đến thăm sức khoẻ bà Khải
Định? Nếu nói vậy không ổn?
Có lẽ biết ý ông Hiến còn đang lúng túng chưa biết chào thế nào nên bà
Nam Phương đã đưa tay giới thiệu: Xin phép Đức Từ được giới thiệu đây là ông
Bộ trưởng Lao động của Chánh phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đi
công cán ở miền Nam, nay xin đến chào Đức Từ Cung và gia đình ông Cố vấn.
Ông Lê Văn Hiếu thấy bà Nam Phương giới thiệu rất khôn khéo, nên
đã lên tiếng xin phép nói:
- Được uỷ nhiệm vào công cán trong này, trước khi ra đi tôi có đến
thăm ông Cố vấn, ngài luôn luôn mạnh khoẻ và ngài có nhắn lời thăm gia đình.
Tôi đã gặp bà Cố vấn và được bà giới thiệu vào thăm Từ Cung. Chúng tôi xin
ngỏ lời chúc Đức Từ Cung luôn luôn khoẻ mạnh và trường thọ.
Bà Từ Cung khẽ nhếch miệng cười và tỏ lời cảm ơn, rồi bà đưa tay mời
mọi người dùng trà. Và bà Từ Cung hỏi:
- Ông Cố vấn làm việc có được Chủ tịch Hồ Chí Minh thương mến
không?
- Quan hệ giữa Hồ Chủ tịch và Cố vấn luôn luôn tốt đẹp.
Nghe ông Hiến nói vậy, cả hai bà Từ Cung và Nam Phương đều tỏ lòng
vui mừng và xin gửi lời cám ơn đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bà Từ Cung thấy không cần hỏi thăm gì nhiều nên đứng dậy để lui về
phòng, nhưng bà không quên ra lệnh cho bà Nam Phương ngồi tiếp chuyện.
Thấy câu chuyện thăm hỏi tới đây cũng tạm đủ nên ông Hiến cũng cáo
từ xin ra về. Bà Nam Phương tỏ ra lịch thiệp chân thành tiễn khách ra tận cổng
cung An Định.
18. Bà Nam Phương và gia đình giữa ngã ba đường
Vào khoảng giữa tháng 12 năm 1946 tình hình chính trị và quân sự
giữa Việt và Pháp đã tới giai đoạn căng thẳng. Những cuộc điều đình giữa Pháp
và Việt không có kết quả nào như ý muốn của người Việt là Việt Nam phải
được độc lập tự do hoàn toàn và thống nhất Nam - Trung - Bắc một nhà. Quân
đội Pháp vừa trở lại chiếm đóng nhiều đô thị do quân đội Nhật đầu hàng Đồng
minh đã bị quân Tưởng Giới Thạch tới giải và trao cho Pháp chiếm đóng. Tại
Huế bà Nam Phương biết được nhiều tin tức từ nhiều người mang lại cho thế
nào cuộc chiến tranh Việt - Pháp cũng nổ ra, chiến sự sẽ vô cùng khốc liệt.
Tháng 3 năm 1946, Cố vấn Vĩnh Thuỵ đã đi sang Trung Quốc và được
tin là ông ở lại bên đó cùng với Lý Lệ Hà. Ở Huế bà Nam Phương thấy tuyệt
vọng, vì nếu ra Hà Nội thì ông Cố Vấn Vĩnh Thuỵ chưa chắc sẽ trở về đoàn tụ
với gia đình, vì biết tánh ông Vĩnh Thuỵ nhẹ dạ và đa tình. Có thể ở Trung Hoa
ông đã bị một số người ngoại quốc mua chuộc ông để dùng làm bình phong
chính trị cho lá bài Việt Nam sau này, hoặc bị những người đẹp dụ dỗ ông ở lại
ăn chơi cờ bạc để giải buồn vì ông đã mất ngai vàng rồi.
Bà Từ Cung đã tản cư về vùng quê, còn bà Nam Phương và các con
vẫn đang ở trong cung An Định. Bảo Long đang học ở Đà Lạt ở với bà bác (bà
Didelot) thì cũng được đưa về Huế để sống chung với gia đình vì ở Đà Lạt sợ bị
bắt cóc làm con tin của nhiều phía.
Bà Nam Phương cũng nghĩ xa, nghĩ gần bây giờ ông Vĩnh Thuỵ đã bỏ
đi rồi, tức là không còn giữ chức Cố vấn nữa. Như vậy chính phủ Việt Nam
chưa chắc đã có hành động gì để giúp đỡ gia đình bà. Vì vậy bà phải tự tìm cách
để sống giữa làn đạn bắt đầu nổ ở ngoài đường phố. Bà Nam Phương đã ngỏ ý
thưa với bà Từ Cung là để quản lý thì hy vọng mũi tên hòn đạn không xen vào
nhà thờ. Nhưng bà Từ Cung phản đối kịch liệt, và lúc đó giữa hai mẹ con, mẹ
chồng và nàng dâu trở nên đối chọi nhau. Còn với chính quyền Cách mạng khi
đó thì cũng không có thái độ gì khắt khe với hoàng gia và còn cho bộ đội canh
giữ cung An Định nơi gia đình hoàng gia đang cư ngụ.
Bây giờ biết đi đâu để lánh nạn? Giữa ngã ba đường: Ở lại cung An
Định thì nguy vì chiến tranh hòn đạn, quả bom… không từ nơi nào. Còn đi tản
cư về vùng quê thì cũng vất vả, nhất là quen nếp sống vương giả từ nhỏ, các con
cái của bà Nam Phương cũng khó hoà nhập được với những đứa trẻ đồng quê.
Còn đưa các con vào một trại lính của Pháp chiếm đóng để tạm trú thì cũng
không được. Như vậy là con bà Hoàng tử Bảo Long sẽ hết hy vọng lên ngôi kế
vị thân sinh, vì lại sa vào vết chân cũ mà thân sinh đã theo Pháp, may mà thân
sinh được sự khoan hồng của Hồ Chủ tịch, của nhân dân, chứ không thì cũng
theo chân Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, Ngôi Đình Huân… đã bị nhân dân
Huế xử tử rồi. Bây giờ chỉ còn có cách là cho Bảo Long vào trú ẩn trong nhà
dòng Chúa Cứu Thế, nơi các linh mục người nước ngoài là Canada quản trị, một
nước trung lập không theo Pháp hay Mỹ, Nga…
Bà Nam Phương đã suy nghĩ kỹ, và bà cho Bảo Long đi trước rồi gia
đình sẽ đi sau. Những ngày ở cung An Định những người lính bảo vệ, nhất là
cán bộ chính trị viên của đơn vị canh gác tại cung An Định cũng biết ý định của
bà Nam Phương sẽ không sớm thì muộn sẽ rời cung An Định đi một nơi nào đó
để tránh nạn. Đã có lần người chính trị viên ngỏ ý phản đối kịch liệt về ý định
bà Nam Phương đưa gia đình đi khỏi cung An Định, nhưng bà Nam Phương đã
khéo léo giải thích với người cán bộ nên sau đó họ cũng làm ngơ để tuỳ bà
quyết định lấy.
Cung An Định chỉ cách nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế có một quãng
ngắn, và cũng cách nhà thờ Thiên Hựu không xa, nơi quân đội Pháp đang chiếm
đóng. Khi mới chạy vào nhà dòng Chúa Cứu Thế, mới đầu vị linh mục người
Canada là cha Larouste bề trên nhà dòng thấy cả gia đình bà Nam Phương và
các con vào đó, linh mục bề trên cũng lo ngại, vì sợ quân đội Việt Minh sẽ lấy
cớ gia đình cựu hoàng ẩn trốn trong này thì họ sẽ đem quân đội tới giải thoát và
làm khó dễ nhà dòng. Và cũng có thể họ sẽ bắt Bảo Long đi để khỏi lọt vào tay
người Pháp dùng sau này.
Ngay từ hôm được tạm trú ở nhà dòng, gia đình bà Nam Phương và các
con đã biết hoà nhập vào đời sống tản cư, đầy người tứ xứ tới tạm trú. Tại tu
viện có nhiều chúng sinh bằng tuổi Bảo Long, và cả những đứa trẻ ngoài đời
cũng cùng gia đình chạy vào tạm trú trong nhà dòng nên Bảo Long tỏ ra rất
thích được sống hoà đồng với những bạn trai cùng lứa tuổi nơi đây.
Vốn nhà dòng đã quen biết thân thiết với hoàng gia từ nhiều năm trước,
nhất là sáng nào bà Nam Phương cũng đi lễ tại nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế,
nên nay tới tạm trú nhà dòng đã dành riêng cho gia đình bà Nam Phương và 4
người con cùng một cô hầu phòng duy nhất đi theo gia đình bà. Đời sống tạm
trong tu viện cũng thật gian khổ, sáng sáng các con bà phải tự đi tìm nước để rót
vào ca đem rửa mặt.
Cuộc chiến giữa Việt và Pháp thực sự nổ ra, quân đội hai bên đang dàn
trận để chiến đấu rất khốc liệt. Tiếng súng nổ nhiều ngả đường, máy bay Pháp
luôn luôn quần trên bầu trời Huế ngày đêm để thả dù tiếp tế và quân đội.
Sau nhiều tuần lễ, tiếng súng chỉ nổ lẻ tẻ, quân đội Việt Minh bao vây
những nơi quân đội Pháp trú đóng, còn Pháp thì chưa được tiếp tế quân đội tới
để giải vây và tiếp tế súng đạn nhiều. Một bữa, Phòng Nhì Pháp đã cho người
tới liên lạc với bà Nam Phương và cho biết nếu cuộc tấn công lớn xảy ra nay
mai thì quân đội Việt Minh sẽ bắt cóc Bảo Long đi để họ đề phòng người Pháp
trở lại Việt Nam thì họ sẽ dùng Bảo Long để tái lập nền quân chủ và đưa Bảo
Long ra nhiếp chính trong khi Bảo Đại còn đang lưu vong ở xứ người. Và quân
đội Pháp cũng chỉ biết nếu quân đội Việt Minh mà tấn công chiếm đóng nhà
dòng thì quân đội Pháp sẽ tới đánh gỉải vây ngay.
Nhà dòng thấy rất nguy kịch đến nơi nên đã bàn nhau là phải che dấu
Bảo Long ngay từ bây giờ, và phải cắt tóc ngắn cho Bảo Long cùng đặt một cái
tên mới cho Bảo Long là Nguyễn Ngọc Bảo để dễ trà trộn với những chúng sinh
và những đứa trẻ đang trốn trong nhà dòng. Linh mục ở nhà dòng còn nghĩ đến
cách cải trang cho mấy hoàng nữ ăn mặc theo lối con nông dân và người giúp
việc cho nhà dòng, nhưng bà Nam Phương cũng còn lo nghĩ là không biết có bị
lộ tông tích không?
Những tiếng súng bắn sẻ vào nhà dòng làm những linh mục và những
người đang trú ẩn trong đó lo sợ, còn bà Nam Phương thì cũng thấy tình thế
nguy kịch đến nơi nên bà đã nghĩ: Nếu cứ ở trong nhà dòng thì cũng nguy đến
nơi, còn chạy vào trại lính Pháp trú ẩn thì không thể được vì bà cũng đã lên
tiếng ủng hộ Việt Minh và đã có lần hô hào nhân dân thế giới hãy ủng hộ Việt
Nam để chống thực dân Pháp trở lại Đông Dương, nhất là chống quân đội Pháp
đang chiếm đóng đất Nam bộ nơi quê hương bà đang bị bom đạn của giặc Pháp.
Vì vậy bà Nam Phương đã nghĩ phải tìm đến một nơi nào trung lập, không phải
trại lính Pháp. Và sau này Bảo Long còn kể lại: “Người Pháp cũng khéo chơi,
thông qua các tu sĩ Cứu Thế, họ ra sức lung lạc tinh thần mẹ tôi. Cứ xem cách
Việt Minh đối xử và che chở cho bà nội tôi, Đức Hoàng Thái hậu Từ Cung lúc
này đang đi tản cư, tôi thiết nghĩ rằng họ sẽ đến tìm và sẽ đón mẹ tôi và các em
đi tản cư trong vùng họ kiểm soát. Bởi lẽ chúng tôi đứng về phía họ, họ sẽ càng
được nhân dân ủng hộ” (Theo sđd của D. Grandclément).
Thấy tính thế ở trong nhà dòng không ổn, tới tháng 4 năm 1947, bà
Nam Phương quyết định rời nhà dòng nơi bà và gia đình đang tạm trú dưới sự
che chở của các linh mục người Canada. Bấy giờ mà bà chấp nhận sự giúp đỡ
của người Pháp, thì có nghĩa là dưới con mắt Việt minh, và của tất cả mọi người
dân Việt Nam kể cả thế giới nữa, bà Nam Phương Hoàng hậu đã chạy theo gót
chân người Pháp rồi.
Còn Bảo Long, cũng tiết lộ sau này: “Nhưng nếu mẹ tôi ngả theo Việt
Minh thì sao? Tôi cho rằng nếu được như vậy thì vị thế của Việt Minh trước
người Pháp sẽ được củng cố khá mạnh và có thể máu sẽ đổ ít hơn. Việc mẹ tôi
rời khỏi sự che chở của người Canada chắc chắn đã không giúp được gì cha tôi
mà chỉ khiến ông càng dứt khoát rời khỏi Cụ Hồ. Về mẹ tôi, tôi thấy bà là một
người phụ nữ hiền thục, có phẩm hạnh đáng quý, vào thời điểm thúc bách đó chỉ
một mực lo làm sao cho các con được yên ổn, chứ không có tham vọng gì về
chính trị. Và cũng có thể lúc này cha tôi đang ở quá xa, bà không có cách nào
liên lạc được. Còn trường hợp cha tôi sau này thì khác, ông đã đắn đo rất nhiều
trước khi quay về hợp tác với người Pháp.
Không phải chỉ có bà Nam Phương lo sợ, mà chính các linh mục nhà
dòng Chúa Cứu Thế lúc đó cũng lo ngại, nhưng họ không dám nói ra thôi. Và
sau này, có người hỏi lại diễn tiến trong thời gian đó, thì linh mục Bề trên nhà
dòng thời đó đã kể lại: “Chính các cha xứ Canada gốc Pháp hồi đó đã giảng giải
cho bà Nam Phương thông cảm ý muốn của họ là gia đình bà nên rời nhà dòng
để tránh phiền phức cho họ sau này.”
Do người Pháp đã liên lạc với bà Nam Phương trước đó, nên đến nửa
đêm quân đội Pháp đang cố thủ ở trường Thiên Hựu đã dàn quân ra ngoài
đường để mở lối bảo vệ cho bà Nam Phương và gia đình chạy sang phía bên kia
đường nơi có quân đội Pháp đang canh giữ. Và theo sự sắp đặt, đúng nửa đêm
bà Nam Phương và các con cùng người hầu đã chờ sẵn ở trong cổng nhà dòng
để chờ tín hiệu báo ra là đào tẩu. Cả gia đình mỗi người đeo một cái túi vải sau
lưng để chứa những vật dụng cần thiết. Theo lời kể của gia đình bà Nam
Phương thì: “Như thường lệ, Bảo Long là người đi đầu tiên. Phải chạy vài chục
thước mới đến chỗ lính Pháp đang bố trí che chắn. Tại sao lại chọn Bảo Long đi
đầu tiên? Rõ ràng ai cũng biết phải tận dụng yếu tố bất ngờ, người đi đầu sẽ
không có nguy cơ bị dính đạn, như người thứ hai hoặc thứ ba, đối phương đã
kịp đề phòng. Người Pháp cũng đã tính toán. Phải đảm bảo an toàn cho Bảo
Long trước tiên để sau này còn có người giữ ngôi báu”. Và mọi người đã dự
kiến nhiều biện pháp để đề phòng để tạo thuận lợi cho việc vượt qua được con
phố, nhưng họ quên mất việc để cho Bảo Long cải trang, mà lúc đó lại vẫn để
Bảo Long mặc chiếc quần soọc lửng màu trắng như mọi hôm, và như vậy sẽ tạo
ra một vệt sáng trong đêm tối. Như vậy mục tiêu dễ bị lộ. Nhưng mặc kệ Bảo
Long cứ nhắm một lối đi qua hàng rào thép gai bao quanh trường Thiên Hựu để
chạy thục mạng, và suýt vấp té, nhưng cuối cùng th ì cũng qua được sang phía
lính Pháp một cách an toàn. Sau đó bà Nam Phương cũng dắt mấy đứa con nhỏ
chạy theo. Lúc đó bộ đội Việt Minh quá bất ngờ nên họ không phát hiện kịp để
ngăn chặn được, hoặc họ còn nhân đạo nên không nỡ xả súng vào những người
vô tội, nhất là có mấy đứa trẻ thơ. Khi đã chạy vào trường Thiên Hựu, nơi quân
đội Pháp đang trú đóng thì có mấy xe bọc thép của quân đội Pháp đã tới nơi để
bảo vệ và chờ lệnh sẽ đưa gia đình bà Nam Phương đi đâu đó.
Người Pháp báo tin cho bà Nam Phương biết là chiến cuộc nay mai sẽ
xảy ra ác liệt, khu nhà dòng Cứu Thế sẽ ở giữa hai làn đạn, rất nguy hiểm nên
họ đã tìm được một nơi an toàn và kiên cố để đưa mẹ con bà Nam Phương tới
lánh nạn trong Ngân hàng Đông Dương. Nơi này cũng là chỗ quen biết của bà
Nam Phương vì bà đã gửi tiền bạc trong Nhà băng này, và vị Giám đốc Nhà
băng cũng đã gặp bà Nam Phương một đôi lần rồi. Nhà băng tuy không phải là
trại lính, nhưng nơi này có một hầm kiên cố dưới lòng đất đã xây để chứa bạc,
vàng, châu báu… của khách hàng gửi trước đây. Nơi này bây giờ để mẹ con bà
Nam Phương tạm ở được và an tâm.
Theo như tài liệu của D. Grandclément đã tả thì: “Chiếc scout-car bọc
thép qua ngã tư đại lộ Jules Ferry, quẹo trái, chạy tiếp một quãng trên đại lộ
Clemenceau dọc theo bờ sông Hương, rồi vượt qua cổng vào sân. Xe gắn súng
máy đỗ ngoài đường đợi. Bọn lính đi bảo vệ nhìn chăm chăm về phía thành nội
bên kia sông, nơi đang tập trung lực lượng Việt Minh, cũng là nơi xuất phát các
cuộc tiến công vào các vị trí Pháp ở bên này sông.
“Trong sân, chiếc scout-car lăn bánh chầm chậm trên sỏi đến một nền
cao, xây kín ba mặt nằm giữa nhà băng và dãy nhà phụ đằng sau, xa đường, bên
ngoài không thể nhìn thấy được. Nhưng xe vừa dừng thì người lái thay đổi ý
kiến, lui xe và dừng lại trước lối vào chính, chân cầu thang lớn, nơi ông Fafard,
giám đốc nhà băng đang đứng đợi sẵn.
“Bà Nam Phương đã biết ông này từ lâu. Hai năm trước đây, khi ông
mới đến nhậm chức bà đã gặp hôm ông vào bệ kiến Nhà Vua. Bữa nay bà thấy
ông có vẻ khô khan, nghiêm nghị hơn như thường lệ, trong ánh sáng lờ mờ lọt
qua cửa bên trên gác lửng rồi xuống bậc tam cấp. Bà Nam Phương chú ý đưa
mắt tìm bà Fafard nhưng chỉ thấy một mình ông đứng đó. Còn cả gia đình đang
ở trên gác nấp sau cánh cửa chớp đóng kín. Các con ông bà Fafard vận quần áo
chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng theo đúng tác phong của một gia đình công chức
Pháp phải đối phó với tình huống bất hạnh. Cử chỉ gần như anh hùng mà không
biết. Sẵn sàng được giới thiệu khi bà Hoàng hậu tới trú ẩn trong nhà băng.
“Suốt chiều nay, khi được biết gia đình cựu Hoàng đế đến ẩn náu trong
nhà mình các cô gái đã tập các cử chỉ đón chào sao cho cung kính, lễ phép.
Chúng tập nhún chân khi nghiêng mình chào khách, ôn lại cách đi đứng, chào
hỏi cho đúng phép tắc. Dù đang lúc chiến sự diễn ra ác liệt, các quả đạn trái phá
75 ly từ hoàng thành bên kia sông bắn qua đầu sang phía trường Thiên Hựu, các
cô gái vẫn hớn hở rối rít chờ đón sự có mặt của gia đình Nhà Vua trong nhà
mình. Những người trong gia đình ông chủ nhà băng Đông Dương ở Huế vẫn
coi việc mẹ con bà Hoàng đến lánh nạn ở nhà mình là một vinh dự đặc biệt. Đối
với họ, coi như không có chuyện Nhà Vua thoái vị. Ông Fafard thuộc phái ủng
hộ chính phủ Vichy thân Đức, ông còn là bạn thân của Toàn quyền Decoux,
không thể một sớm một chiều quên ngay hình ảnh về chế độ quân chủ cũ.”
(Theo tư liệu của D. Grandclément, Nguyễn Văn Sự dịch, nxb Phụ Nữ).
Sống tạm trú ở nhà băng Đông Dương được ít lâu, bà Nam Phương
thấy thiếu thốn và cũng lo sợ nếu chiến tranh lan rộng không biết phe nào chiếm
đóng được nhà băng, hay bắn phá vào nhà băng thì cũng nguy đến tính mạng
của những người đang trú ẩn trong đó. Vì vậy bà Nam Phương lại nghĩ cách cho
người liên lạc với người chị của bà đang ở Đà Lạt để có thể bà (Nam Phương)
sẽ tìm đường đưa cả gia đình về Đà Lạt tạm sống qua ngày để tránh bom đạn.
Vì vậy, bà Nam Phương lại tạm rời khỏi nhà băng Đông Dương để trở
lại nhà dòng Chúa Cứu Thế tá túc vài ngày rồi tìm đường về Đà Nẵng và để từ
đó nhờ máy bay vào Đà Lạt.
Theo tài liệu SDECE- Service de Documentation Exterieure er Contre-
Espionnage, của Cơ quan tình báo và phản gián Pháp, đã cho biết là họ đã đến
thăm dò bà Nam Phương xem ý định của bà ra sao. Nhưng khi gặp bà Nam
Phương, bà đã không có một lời ca tụng sự chiến thắng của người Pháp, nhưng
bà Nam Phương lại nói: “Những hy sinh của tôi chẳng là gì cả so với những khổ
cực hiện nay của nhân dân”. Đây là một câu nói chính trị và giáo điều.
Ở nhà dòng mấy ngày thì có một đoàn xe quân đội Pháp tới để hộ tống
cho một chiếc xe hàng chở gia đình bà Nam Phương, gồm mấy người con và
người hầu đi kèm. Với những chiếc xe bọc thép, súng ống đầy đủ để bảo vệ xe
dân sự đi từ Huế vào Đà Nẵng không bị quân đội Việt Minh phục kích ngăn
chặn được. Nhưng trong khi đi bằng xe đò vì say xe nên Bảo Long và mấy công
chúa bị nôn, chóng mặt và cảm sốt. Tới đỉnh đèo Hải Vân xe phải ngưng lại để
chờ mấy tiểu thư và hoảng tử lấy lại sức khoẻ và uống thuốc cảm cho qua khỏi
cơn sốt và ói mửa. Khi xe dừng lại, những chiếc xe bọc thép quay súng ra bìa
rừng để bảo vệ nếu có du kích trong rừng rậm ra tấn công thì họ sẵn sàng trả
đũa để ngăn chặn.
Tới Đà Nẵng cả gia đình được vô sự tốt lành. Rồi từ Đà Nẵng bà Nam
Phương xin đi nhờ máy bay của quân đội Pháp vào Đà Lạt. Vào tới Đà Lạt đáng
lẽ gia đình bà tới ở biệt điện của Bảo Đại có sẵn, nhưng bà Nam Phương đã
không ở đấy mà về về ở voíư bà chị ruột là bà Didelot cũng có một biệt thự lớn
và đầy đủ tiện nghi. Ở Đà Lạt được ít tháng thì năm 1947 bà Nam Phương đưa
các con sang Pháp sống.
19. Vì muốn Bảo Long lên ngôi, bà Nam Phương suýt về Việt Nam làm
“phụ chính”
Tháng 7-1949, Pháp bê Bảo Đại về Việt Nam làm Quốc Trưởng. Sau
khi thành lập rồi giải tán Chính phủ Nguyễn Phan Long rồi Trần Văn Hữu đến
Nguyễn Văn Tâm và tiếp theo là Bửu Lộc vẫn chưa ổn, năm 1954, trước áp lực
của người Mỹ, Bảo Đại phải cử Ngô Đình Diệm về Sài Gòn thành lập chính phủ
mới.
Trước khi về Sài Gòn, Ngô Đình Diệm còn hứa với bà Nam Phương và
Bảo Đại là sau khi nhậm chức Thủ tướng, sẽ mời bà Nam Phương về làm phụ
chính, sau đó sẽ cho Hoàng thái tử Bảo Long lên nối ngôi và thiết lập nền quân
chủ lập hiến giống như Anh quốc.
Vì quyền lợi của Thái tử Bảo Long và cả tin, bà Nam Phương đã định
khăn gói về nước. Nhưng Chính phủ Pháp vì không muốn bà Nam Phương tiếp
tay cho Mỹ đã kịp thời ngăn chặn. Theo bà Mộng Điệp thứ phi của Bảo Đại kể
với ông Nguyễn Đắc Xuân thì có lẽ đây là âm mưu của Hồng y Spelman với Mỹ
bày ra mà bà Nam Phương không hiểu hết ý nghĩa chính trị của nó. Cũng may
bà Nam Phương đã không về, nếu không bà sẽ phải chuốc nỗi nhục bởi Ngô
Đình Diệm về nước sau khi đã làm chủ được tình thế đã có kế hoạch lật lọng,
dự định tổ chức một cuộc biểu tình phản đối và hạ nhục bà Nam Phương để qua
đó hạ nhục Bảo Đại.
Từ đó bà Nam Phương và các con không bao giờ có ý định trở lại Việt
Nam nữa.
Ấn tượng về Nam Phương hoàng hậu
Bây giờ mà nhắc lại chuyện bà Hoàng hậu Nam Phương chắc chắn
nhiều người, giới trẻ coi là huyền thoại. Nhưng với những người lớn tuổi, đã
một thời sống ở Hà Nội, Huế hay Sài Gòn thi coi bà Nam Phương như thần
tượng một thời, vì bà là một người phụ nữ có nụ cười bí hiểm như Mona Lisa,
với khuôn mặt đài các mà chúng ta đã thấy in trên con tem năm 50-52 được phát
hành tại Việt Nam (vùng chiếm đóng của quân đội Pháp). Chân dung bà Nam
Phương Hoàng hậu bận quốc phục, đầu quấn khăn vàng, quả xứng đáng là “đệ
nhất phu nhân”. Nhìn gương mặt bà mà không kiêu, hiền mà không tầm thường,
dễ dãi. Nụ cười mỉm kín đáo nhưng không quá e lệ. Đôi mắt nhỏ mà tinh anh.
Chiếc cổ tròn thon và cao hợp với khuôn mặt.
Nếu chúng ta so sánh bà Nam Phương với những vị đệ nhất phu nhân
trên thế giới, như Hoàng hậu xứ Monaca, Jackie Kennedy, phu nhân Tổng thống
Juelde Marcos (Phi Luật Tân)… thì chắc chắn bà Nam Phương phải được chấm
giải nhất. Nhất không phải vì sắc đẹp, mà nhất về tư cách, đạo đức và cách sống
của bà từ ngày trở thành Hoàng hậu cho tới ngày tạ thế. Nếu có người chê trách
Bảo Đại là “Ông vua giang hồ”… thì trai lại không thấy ai chê trách hay than
phiền về bà Nam Phương.
Ngoài đời theo lệ người ta thích được đánh giá tên tuổi, nên nếu ai có
số lấy được người quyền cao chức trọng là nhất rồi, hơn nữa lại được làm vợ
vua thì không cứ danh vị tột đỉnh mà ai cũng nghĩ là có nhiều tiền bạc châu báu.
Nhưng với bà Nam Phương thì có nhiều người lại nói: Bảo Đại có diễm phúc
mới lấy được bà M.Nguyễn Hữu Thị Lan (Nam Phương), vì bà xứng đáng là
một “mẫu nghi” cuối cùng của Triều Nguyễn.
Những năm đầu, người ta thấy Bảo Đại và Nam Phương sống thật hạnh
phúc. Những ngày nghỉ lễ nhà vua thường đích thân lái xe hơi đưa bà Nam
Phương đi đây đi đó, lúc thì đi tắm biển, lúc đi nghỉ mát.
Ngoài việc phá lệ tấn phong danh hiệu Hoàng hậu cho Nam Phương và
ra chỉ dụ đặc biệt cho phép bà bận sắc phục màu vàng, màu mà trước đây chỉ có
vua mới được phép dùng, sau ngày cưới Bảo Đại còn cho thợ đúc đồng đúc
tượng Nam Phương để giữ lại vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của bà. Bức tượng bà
Nam Phương bán thân nặng 4,8kg, cao 30cm, ngang 22cm, đầu vấn khăn nhìn
nghiêng về bên phải. Bức tượng nghe đâu hiện nay đang lưu lạc ở Kiên Giang.
Và theo hồi ký của cụ Phạm Văn Bính, một thời đã làm bí thư cho Bảo
Đại, cụ Bính đã kể lại: Trong đời bà Nam phương có hai kỷ niệm khó quên là
ngày bà xuất hiện trước công chúng ở ngoài Bắc Việt khi ra khánh thành hội
chợ tại Hà Nội và những ngày bà kẹt ở Huế năm 1945.
Trong lần ra Hà Nội cùng với Bảo Đại, có một hôm khi lên xe bà đã
đánh rơi chiếc hài và ông “Quan thị” Nguyễn Tiến Lãng lúc đó là bí thư riêng
của bà Nam Phương, ông Lãng đã quỳ xuống nhặt chiếc hài, kính cẩn dâng lên
để bà xỏ vào chân.
Theo nhận định của chúng tôi thì bà Nam Phương Hoàng hậu có một số
cái nhất (đầu tiên) như sau:
- Là bà hoàng Tây học đầu tiên của triều Nguyễn, ảnh hưởng nếp sống
nếp nghĩ phương Tây, song bà vẫn là dâu hiền của triều Nguyễn. Ngoài việc dạy
dỗ con cái, lo việc gia đình, Hoàng hậu Nam Phương còn phải cùng với bộ Lễ lo
lễ tiết, cúng kỵ trong Nội, thăm hỏi các bà Tiên Cung, Thánh Cung (bà nội của
Bảo Đại), bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại)…
- Là bà hoàng đầu tiên xuất cung tham gia các hoạt động xã hội, như
thăm cô nhi viện, trường nữ trung học Đồng Khánh, Nữ công học hội. Hằng
năm, vào dịp cuối niên học bà thường đến nhà tiếp tân L’Accueil phát phần
thưởng danh dự cho các học sinh giỏi Trung Kỳ. Nhờ những hoạt từ thiện mà bà
Nam Phương không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được các tổ chức quốc
tế biết đến như Hội chữ thập đỏ quốc tế, Viện Hàn lâm Pháp…
- Là đệ nhất phu nhân đầu tiên ở nước ta cùng nhà vua đón tiếp khách
quốc tế.
- Là phụ nữ Công giáo đầu tiên ở nước ta có ngôi vị Hoàng hậu.
20. Những ngày trên đất Pháp
Năm 1949, Bảo Đại trở về Việt Nam ngồi ghế “Quốc trưởng”, nhưng
bà Nam Phương vẫn ở bên Pháp… Những ngày nghỉ lễ, bà Nam Phương
thường đi phố cùng các con để mua đồ chơi cho chúng hoặc đi coi chớp bong
với Hoàng tử Bảo Thắng, Công chúa Phương dung là hai người con nhỏ nhất.
Tại Pháp ban đầu bà Nam Phương ở lâu đài Thorenc tại Cannes. Ở đây, bà Nam
Phương cho con cái nhập học trường Couvent des Oiseaux, trường này mà trước
đó bà Nam Phương đã theo học tới khi về lấy chồng.
Cũng có những lúc Bảo Đại về Pháp, bà Nam Phương cùng đi với Bảo
Đại tới Casino để xem ông chơi baccarat, hoặc roulette cho vui. Những lần có
bà cùng đi, nếu được bạc thì Bảo Đại tặng hết cho bà để sắm sửa quần áo. Nam
Phương Hoàng hậu ưa thời trang của hang Christian Dior và Balmin. Bà cũng là
một người rất sành điệu ăn mặc và màu tím nhạt là màu bà ưa thích nhất. Có lẽ
vì cuộc đời của bà buồn nhiều hơn vui nên bà đã chọn màu tím chăng.
Hàng ngày sinh hoạt của bà là chăm lo cho các con hay đọc sách báo
hoặc ra vườn trồng hoa, tỉa lá. Buổi tối bà thích đánh dương cầm cho các con
nghe. Bà cũng là người ưa mỹ thuật. Trong phòng bà người ta thấy treo những
bức hoạ của Renoir, Buffet. Bà không thích tranh lập thể của Picasso vì tâm hồn
bà không hợp với trường phái hội hoạ này cũng như siêu thực. Bà rất thích nuôi
chó. Trong nhà bà có cả một đàn chó, và trong đó có một con thuộc giống Saint
Berard, loại chó to như con cọp, loại chó này để sử dụng tìm người mất tích
trong rừng, trong khi đi trượt tuyết. Về thể thao bà có thể chơi bong bàn, quần
vợt, và golf nhưng không giỏi lắm.
Sau năm 1955, Bảo Đại trở thành phế đế nên ông buồn bỏ nhà đi giang
hồ và để bà Nam Phương ở nhà một mình với mấy người con. Khi đó các con
bà đã lớn, mỗi người đi làm một nơi. Những năm sau này bà Nam Phương rời
lâu đài Thorenc ở Cannes để về sống ở lâu đài Domain de la Perche ở
Chabrignac thuộc vùng Trung Tây nước Pháp, cách Paris chừng bốn năm trăm
cây số. Nơi này có một trang trại lớn của riêng bà Nam Phương mà trước đây
gia đình bà (ông bà Nguyễn Hữu Hào) đã tậu cho. Nhà của bà ở cách biệt với
những nhà dân ở vùng này, vì là làng quê nên mọi người ít có dịp giao thiệp với
nhau.
Những ngày gần đất xa trời mà thấy Bảo Đại còn đi giang hồ nên bà
Nam Phương đã chọn một nơi yên tĩnh để sống những ngày cuối đời được thanh
thản. Và đã có lần bà Nam Phương ngỏ ý được trở về Việt Nam để được chết và
an tang bên cạnh hai mộ thân sinh và thân mẫu ở Đà Lạt. Nhưng Bảo Đại và các
con của bà phản đối không cho bà về.
Về đời sống vật chất thì bà Nam Phương không lúc nào thiếu thốn khi
sống ở xứ người. Tài sản riêng do gia đình Nguyễn Hữu Hào tậu cho bà gồm
một chung cu lớn tại Neuilly và một chung cư ở đại lộ Opera. Ngoài ra bà còn
nhiều nhà đất ở bên xứ Maroc, Congo… Nhưng những bất động sản này bà
không quan tâm mà đã chia cho các con mỗi đứa một phần riêng, bà chỉ giữ lại
trang trại ở Charbrignac, gồm 160 mẫu đất với một đàn bò gần trăm con và một
vườn hồng lúc nào cũng nở hoa rất đẹp.
Những người dân ở gần nhà bà Nam Phương cho biết rất ít khi thấy ông
Bảo Đại trở về đây thăm vợ con. Hoạ hoằn lắm một năm mới có một, hai lần
ông ghé về rồi lại đi ngay. Duy nhất trong dịp đám cưới Công chúa Phương
Liên thì cựu Hoàng có vé để cùng bà Nam Phương đứng chủ hôn cho cô
Phương Liên rồi mấy ngày sau ông lại biến mất.
Chết nơi xứ người
Những năm sau này bà Nam Phương ít đi ra ngoài và gặp gỡ ai. Cũng
có đôi khi bà Nam Phương đi Paris để thăm các con đang học và làm ăn ở đó.
Và ngược lại những dịp hè thì các con có về đây thăm mẹ ở ít ngày chơi với bà
cho bà khỏi buồn. Thời gian này bà bị bệnh tim nặng làm khó thở. Ngày 14
tháng 9 năm 1963, sau khi ra nắng bị cảm lại đi tắm bà bị sốt cao, vì bệnh viện ở
xa, bác sĩ không tới kịp nên bà đã ra đi vào lúc 5 giờ chiều. Lúc bà lâm chung
ngoài hai người giúp việc không có ai là ruột thịt bên cạnh. Các con bà lúc đó
đang đi học hoặc làm việc tại Paris, còn Bảo Đại thì đang sống tại miền Nam
nước Pháp.
Khi được tin bà Nam Phương tạ thế ông Bảo Đại có trở về ngay và đã
mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại ván quý giá nhất của người Pháp để an
tang người vợ hiền thục, nhân từ và đạo đức… tới cuối đời không để lại một sự
chê trách hay than phiền của mọi người. Ngay cả ông Bảo Đại cũng chưa bao
giờ dám trách vợ về việc trai gái, vì kể từ ngày ly thân với Bảo Đại, bà Nam
Phương không có một người nhân tình nào, dù là đi khiêu vũ hay đi tắm biển
với một người đàn ông nào khác. Có lẽ bà Nam Phương được sinh ra trong một
gia đình đạo đức nên bà giữ đạo rất nghiêm khắc ngay cả với các con của bà
nữa.
Đám tang của bà Nam Phương được cử hành theo nghi thức đạo Công
giáo, và tổ chức rất đơn giản. Đám tang vỏn vẹn chỉ có mặt Bảo Đại, các Hoàng
tử, Công chúa và một số bạn bè thân thiết của gia đình. Tại địa phương có vị
Tỉnh trưởng và dân biểu địa phương bà Nam Phương cư ngụ tới chia buồn và dự
tang lễ. Đặc biệt có sự tham dự của Công chúa Như Lý, là con gái của vua Hàm
Nghi. Công chúa Như Lý cũng ở gần nơi bà Nam Phương cư ngụ, nhưng chưa
bao giờ khi bà Nam Phương còn sống bà Như Lý tới thăm, mà duy nhất lần này
bà Nam Phương tạ thế Công chúa tới dự đám tang.
Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công
giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ:
Ici Repose l’Imperatrice d’Anamnée
Jeanne-Mariette Nguyen Huu Hao
(4-12-1914 - 15-9-1963)
Và mặt sau bia mộ có viết dòng chữ Hán:
“Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ”
(Dịch là: Mộ phần của bà Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam).
Chúng tôi đã so sánh nhiều tư liệu thấy dòng chữ ghi trên bia mộ của bà
Nam Phương có mấy điểm khác nhau như:
Ngày tạ thế của bà Nam Phương là khoảng 5 giờ chiều ngày 14 tháng 9
năm 1963 mới đúng. Nhưng trên mộ bia lại viết là ngày 15-9-1963. Và theo ông
Nguyễn Đắc Xuân viết, năm 1988(?) ông Xuân đã tới thăm mộ bia viết dòng
chữ Pháp với tên bà Nam Phương như sau:
Ici repose l’Imperatric d’Annamnée
Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao.
Nhưng tới năm 1999, ông Tôn Thất An Cựu có đến thăm mộ bà Nam
Phương thì lại thấy mộ bia ghi là:
“Ici repose l’Imperatric d’Annamnée
Marie Thérèse Nguyen Huu Thi Lan”
(Có nghĩa “ Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng Hậu Việt Nam tên Marie
Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan).
Còn ngày ghi trên mộ bia, lẽ ra phải ghi ngày 14-9-1963 mới đúng. Còn
ngày 15-9-1963 là ngày an táng bà Nam Phương.
Nghe nói, trước đây mấy năm mộ của bà Nam Phương đã bị kẻ lạ mặt
đêm tôi vào đào nhiều lỗ để tìm của cải vàng bạc châu báu xem bà có mang theo
không. Và chúng có lấy được gì thì không ai biết rõ, chỉ có gia đình con, cháu
bà mới biết mà thôi.
Mộ phần của thân sinh và thân mẫu của bà Nam Phương là ông bà
Nguyễn Hữu Hào được chôn cất ở Đà Lạt rất nguy nga, như một cái lăng, vì
được xây cất trên cao, có bậc đá đi lên mộ, nhưng trước đây có kẻ lạ mặt đã đào
lên để tìm báu vật.
Thật buồn cho số phận bà Nam Phương, lúc trẻ thật hạnh phúc và sung
sướng về vật chất cũng như danh vọng. Vậy mà cuối đời bà đã mất trong sự cô
đơn lạnh lẽo nơi xứ người ở cái tuổi còn khá trẻ. Bà Nam Phương Hoàng hậu
sinh năm 1914 và mất năm 1963, khi vừa được 49 tuổi, cái tuổi theo người Việt
gọi là tuổi xui, như dân gian thường nói: “Bốn chín chưa qua năm ba đã tới”.
Tuy nhiên, với vẻ đẹp phúc hậu và tấm lòng nhân từ của mình, dù bà
Nam Phương Hoàng hậu mất đã lâu nhưng những câu chuyện về cuộc đời của
bà sẽ vẫn còn được người đời nhắc tới.
Lý Nhân PHAN THỨ LANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN
- Trong khuê phòng, Tuần báo từ 1930 - 1939, Sài Gòn.
- Con rồng An nam, Hồi ký của Bảo Đại, bản Việt ngữ của Nguyễn
Phước tộc dịch và xuất bản tại Mỹ năm 1990
- Hồi ký của Phạm Văn Bính, Bản thảo chưa in, Sài Gòn 1970
- Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe, NXB Thuận
Hoá, Huế 1986
- Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Hồi ký của Phạm Khắc
Hòe, NXB Hà Nội, 1983
- Chuyên nội cung Cựu hoàng Bảo Đại, Nguyễn Đắc Xuân, NXB
Thuận Hoá, Huế 1999
- Chuyện các bà trong cung Nguyễn, Nguyễn Đắc Xuân, NXB Thuận
Hoá, Huế 1996
- Bảo Đại ou les dernieres jours de l’Empirer d’Annam par
D.Grandclément, J.C.Lattès 1997. Bản dịch Việt Ngữ của Nguyễn Văn Sự - Bảo
Đại hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam, NXB Phụ Nữ, Hà Nội
2006
- Những nẻo đường cách mạng của Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng, Y
Việt xuất bản, Paris 1989
- Indochinne Hebdomadaire lllustré, từ số 1 đến số 200 (1938 - 1993)
- Việt Nam khảo cổ, Tập san, số 5-1968, Sài Gòn
- Tử Vi nghiệm lý (Lý mệnh học) của Thiên Lương, Sài Gòn 1974
- Gò Công xưa và nay của Huỳnh Minh, Sài Gòn 1969
- Bí mật hậu trường chính trị miền Nam (1954-1975) tập 2, của Đặng
Văn Nhâm, xuất bản tại Mỹ 1999
- Và một số báo tạp chí xuất bản tại Việt Nam từ 1930 đến 2005
Tác giả Lý nhân PHAN THỨ LANG
Tên thật Phan Kim Thịnh
Sinh năm Mậu Dần
Quê quán: Thọ mai - Lý Nhân - Hà Nam
Bút hiệu: Lý Nhân, Phan Thứ Lang
Từng là Thư ký toà soạn Nguyệt san Quê Hương (Sài Gòn 1960-1962)
Chủ nhiệm kiêm chủ bút Tạp chí Văn Học (Sài Gòn 1962-1975)
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
- Một phù thuỷ làm quân sư cho Ngô Đình Diệm, NXB Văn Học, Sài
Gòn 1970
- Trần Lệ Xuân - giấc mộng chính trường, NXB Công an nhân dân,
1998
- Bảo Đại - vị vua triều Nguyễn cuối cùng, NXB Công An nhân dân,
Hà Nội 1999
- Thiệu - Kỳ, một thời hãnh tiến, một thời suy vong, NXB Công An
nhân dân, 2002
- Sài gòn vang bóng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002
- Giai thoại và sự thật về Bảo Đại - vua cuối cùng triều Nguyễn, NXB
Đà Nẵng - 2002; NXB Văn Nghệ (tái bản có sửa chữa và bổ sung), Tp.HCM,
2006
- Nguyễn Cao Kỳ - đứa con trở về đất mẹ, NXB CAND, Hà Nội 2006
______________________
Số phận kỳ lạ của hai bà hoàng Triều Nguyễn
4:30, 08/12/2008
Họ là cái bóng của hai khuynh hướng đối ngược nhau. Công chúa Như
Lý là con gái thứ hai của Vua Hàm Nghi - người được lịch sử khắc tên như một
biểu tượng đấu tranh chống Pháp quyết liệt. Ngược lại, Nam Phương Hoàng hậu
là vợ của cựu hoàng Bảo Đại - đại biểu cuối cùng trong số những ông vua bị
xem là bù nhìn, được người Pháp nuôi dưỡng, giáo dục, đặt lên ngai vàng và
cuối cùng bị nhân dân phế truất.
Thật oái oăm, về cuối đời, hai người phụ nữ ấy lại trở thành hàng xóm
của nhau, trong một vùng quê hẻo lánh miền Tây Nam nước Pháp. Thế nhưng,
trong suốt 5 năm làm “hàng xóm”, hai bà hoàng ấy vẫn không một lần gặp mặt
thăm viếng nhau.
Rời kinh thành Huế ngày 6/7/1885, Vua Hàm Nghi đã bôn ba khắp các
vùng rừng núi từ Tân Sở (Quảng Trị), sang tận châu Mường Mahasay (tỉnh
Khăm Muộn, Lào) rồi vòng về Hương Khê (Hà Tĩnh), ban hịch Cần Vương và
làm biểu tượng tinh thần cho phong trào sĩ phu chống Pháp. Tháng 2/1886,
trước khi lên đường sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh, Đại thần Tôn Thất
Thuyết đã giao việc hộ giá ông vua trẻ cho hai con trai là Tôn Thất Đạm và Tôn
Thất Thiệp đảm trách. Tôn Thất Đạm được Vua Hàm Nghi cử làm Khâm sai,
chịu trách nhiệm liên lạc với các lực lượng nghĩa quân kháng chiến và huy động
lương thực. Tôn Thất Thiệp thì ngày cũng như đêm, luôn có mặt bên cạnh để
bảo vệ nhà vua. Khi vua trẻ dừng chân tại làng Thanh Lạng, Tuyên Hoá, Quảng
Bình, đội ngũ hộ giá còn có thêm hai người nữa là Nguyễn Định Trình, người
đã theo vua từ năm 1885 và Trương Quang Ngọc, một người địa phương rất
giỏi bắn cung, được vua ban chức Lãnh binh.
Không dập tắt được tinh thần đấu tranh chống Pháp của Vua Hàm
Nghi, người Pháp đã tìm cách dụ dỗ, mua chuộc những bộ tướng thân tín của
ông. Với anh em Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp thì âm mưu này hoàn toàn
thất bại. Gần như người Pháp không có con đường nào để có thể tiếp cận, thuyết
phục và làm lay chuyển lòng trung quân ái quốc của họ. Nhưng với các cận
tướng dưới quyền họ thì âm mưu của Pháp đã thành công. Từ mùa hè năm
1888, lần lượt Nguyễn Định Trình rồi Trương Quang Ngọc và một số người
khác đã ra đầu thú, khai báo với Pháp nhiều điều về đường đi nước bước của
đoàn hộ giá.
Đêm 1/11/1888, Trương Quang Ngọc và Nguyễn Đình Trình đã dẫn
theo khoảng 20 tên phản bội bất ngờ tập kích vào nơi ở của Vua Hàm Nghi.
Trương Quang Ngọc đã đâm chết Thống chế Nguyễn Thuỳ và con trai ông. Tôn
Thất Thiệp cũng bị một tên phản bội khác là Cao Viết Lượng giết chết. Vua
Hàm Nghi bị bắt. Trước khi bị giải nộp cho viên Đại uý Pháp Boulangier, Vua
Hàm Nghi đã nói với Trương Quang Ngọc: “Ngươi hãy giết ta đi, còn hơn nộp
ta cho quân Pháp”. Từ đó, mang thân phận một người chiến bại, nhà vua vẫn
thường xuyên tỏ thái độ bất hợp tác với Pháp. Ngày 12/12/1888, ông bị thực
dân Pháp đày sang Algérie ở Bắc Phi.
Tại Alger, thủ đô của Algérie, ông hoàng mất ngôi được bố trí sống tại
Villa des Pins (Biệt thự Ngàn thông) khá tiện nghi. Cuộc sống của ông không
đến nỗi chật vật. Rất đông các nhân vật có thế lực trong chính quyền sở tại, các
văn nhân, nghệ sĩ tên tuổi trong vùng thường đến làm khách tại nhà ông. Mang
tinh thần bài Pháp cực đoan và nặng tình cố quốc, mỗi khi tiếp khách, ông vẫn
khăn vấn áo the và nói chuyện với các “ông Tây” bằng… tiếng Việt, thông qua
người phiên dịch tên là Trần Bình Thanh. Phải mất đúng một năm sau, khi nhận
ra rằng người Pháp sở tại không hề “đáng ghét” như những người Pháp thực dân
ở cố hương, nhà vua mới thay đổi quan niệm. Ông bắt đầu học tiếng Pháp, học
văn hoá, đọc sách của “Tây dương”. Cần mẫn và thông minh, nhà vua tiến bộ
rất nhanh. Vài năm sau, ông đã trở nên rất giỏi tiếng Pháp và tỏ ra là một người
nghệ sĩ đa tài trong các lĩnh vực vẽ tranh, nặn tượng, từng tổ chức triển lãm cá
nhân.
Hơn 15 năm sau ngày định cư tại Alger, tháng 11/1904, cựu hoàng mới
lập gia đình. Ông cưới bà Marcelle Laloe (sinh năm 1884, người Pháp), con gái
của ngài Chánh án Toà án Alger. Thời gian không làm phai lạt nguồn gốc trong
tâm trí cựu hoàng. Ngày cưới, chú rể vẫn khăn đóng áo dài.
Bà Laloe lần lượt sinh hạ cho ông 3 người con, đều mang tên Việt là
Công chúa Như Mai, sinh năm 1905, Công chúa Như Lý, sinh năm 1908 và
Hoàng tử Minh Đức, sinh năm 1910. Vị hoàng tử này đã chọn binh nghiệp làm
sự nghiệp, từng tốt nghiệp Trường võ bị Sant Cyr năm 1935 và phục vụ trong
quân đội Pháp suốt 10 năm sau đó.
Hai cô con gái Như Mai, Như Lý cũng được gửi sang Pháp ăn học
trong nhiều năm. Công chúa Như Lý sau đó đã kết hôn với một quý tộc người
Pháp, trở thành bà Bá tước De La Besse và theo chồng về sống tại lâu dài De La
Nauche ở làng Thonac thuộc vùng Vigeois. Ngoại trừ những người trong gia
đình, hầu như không mấy ai trong làng biết bà Bá tước De La Besse đã từng là
một công chúa của đất nước An Nam xa xôi.

Lâu đài Nauche


Số phận của bà hoàng thứ hai, Nam Phương hoàng hậu còn lắm thăng
trầm hơn. Bà là người nhiệt tình ủng hộ việc Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm về
nước làm Thủ tướng. Năm 1955, được sự hậu thuẫn của người Mỹ, Ngô Đình
Diệm đã tiến hành việc phế truất Bảo Đại và trở thành Tổng thống Việt Nam
Cộng hoà. Sự ủng hộ nhiệt tình của Hoàng hậu Nam Phương đã trở thành nỗi
thống hận cay đắng. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch biên tài sản, xoá bỏ
hết toàn bộ quyền lợi của gia đình cựu hoàng Bảo Đại tại miền Nam Việt Nam.
Cựu hoàng Bảo Đại, với thói quen phung phí, kể từ đó gần như lang
thang, sống một cuộc đời không dư dật gì cho lắm. Bà Nam Phương cùng các
con cũng định cư hẳn tại Pháp, cho đến tận lúc chết cũng không một lần quay
lại quê hương, cũng hầu như chẳng mấy khi liên lạc hay gặp gỡ gì đức lang
quân cựu hoàng vốn quá nhiều nỗi đam mê phóng đãng hơn là quan tâm đến
danh dự, trách nhiệm và cuộc sống gia đình.
Năm 1958, nhằm tránh mặt báo chí, dư luận và những người quen biết,
bà Nam Phương đã rời bỏ thành Paris hoa lệ và ồn ào. Những cơ ngơi đồ sộ ở
Neuilly, hàng tá căn nhà lớn ở Morocco, biệt thự hoành tráng trên đại lộ Opéra,
Paris hay trang trại rộng lớn ở Congo đều không còn sức hấp dẫn để có thể níu
giữ nổi bà. Nam Phương Hoàng hậu đã rời xa Paris 500km về phía nam, về làng
Chabrignac mua lại điền trang La Perche rộng 160 ha của một quý tộc Pháp đã
sa sút làm nơi sống nốt những năm tháng còn lại.

Lâu đài Perche


Làng Chabrignac thuộc tỉnh Corrèze, vùng Limousin, miền Tây Nam
nước Pháp. Làng Chabrignac phong cảnh khá đẹp nhưng là nơi hẻo lánh, xa xôi,
hầu như không mấy người biết đến. Đến giữa thập niên 60 của thế kỷ XX,
những con đường ôtô chạy trong làng vẫn chưa được trải nhựa. Đến năm 2002,
làng này cũng chỉ có 444 người. Gia đình bà hoàng sống trong một ngôi nhà dài
xây bằng đá, mái lợp ngói, có 32 phòng ngủ, 4 phòng khách, lưng dựa vào sườn
đồi và trông ra một vùng đồng cỏ, đầm hồ rộng ngút tầm mắt. Ngoài hoa lợi thu
được từ cây trái trong điền trang, bà hoàng Nam Phương còn nuôi thêm khoảng
100 con bò sữa. Tất cả những người con của bà đều sống với bà trong điền trang
La Perche.
Theo Daniel Grande Clemént, tác giả cuốn “Bảo Đại, hay những ngày
cuối cùng của Vương quốc An Nam” thì dường như thời gian sống tại điền
trang La Perche là những tháng năm bình yên và hạnh phúc nhất của Nam
Phương Hoàng hậu. Bà nuôi trong điền trang 4 công nhân nông nghiệp, một số
người hầu gái và một viên quản gia người Pháp. Tất cả người ăn kẻ ở trong nhà
đều được bà đối xử thân tình, gần gũi. Trong các dịp lễ, Noel hay ngày đầu năm
mới, bà đều không quên có quà tặng cho họ và gia đình.
Rũ bỏ lớp áo vàng son quyền quý, bà Nam Phương quay lại sống đúng
nghĩa cuộc đời an lành, bình dị của một phụ nữ An Nam học thức. Hàng ngày,
bà dậy rất sớm, thường tự tay trang trí, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cây cảnh.
Vừa làm bà vừa khe khẽ hát. Khi có việc ra ngoài, bà thường tự tay lái chiếc xe
hơi hiệu Dauphine, có thêm cô hầu gái hay người quản gia đi theo. Đối với bà,
người quản gia này có một vị trí rất đặc biệt. Thay cho vị trí của cựu hoàng, ông
này luôn tháp tùng bà trong những chuyến làm khách, dự tiếp tân đối với các gia
đình quyền quý ở trong vùng. Không ai có bằng chứng xác đáng nhưng dường
như những người quen biết trong vùng đều cho rằng, ông quản gia này đã yêu
Nam Phương Hoàng hậu. Còn bà thì quý ông vì ông này có khả năng xoa bóp,
trị liệu rất điêu luyện giúp bà dịu bớt những cơn đau lưng nhức mỏi.
Nam Phương Hoàng hậu sống rất cởi mở, quảng giao, thường xuyên đi
thăm khắp điền trang để gặp gỡ và trò chuyện thân mật với những người nông
dân. Thế nhưng rất kỳ lạ, suốt 5 năm sống ở Chabrignac, bà vẫn không hề ghé
thăm viếng lâu đài De La Nouche lấy một lần, dù hai điền trang nằm gần như
cạnh nhau. Cả Công chúa Như Lý và Hoàng hậu Nam Phương đều có vẻ như
không hề biết đến sự tồn tại của người kia trên cùng một vùng đất, dù trên quan
hệ, Công chúa Như Lý là cô chồng của bà Nam Phương.
Tác giả Daniel Grande Clemént phỏng đoán rằng, có lẽ sự ngăn cách
của họ không nằm ở những dãy bờ rào mà nằm ở thiên kiến chính trị. Bà Công
chúa Như Lý có khuynh hướng ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm, trong khi bà
Hoàng hậu Nam Phương lại ghét cay ghét đắng chế độ này, bởi nó đã tước hết
mọi quyền lợi của gia đình bà tại cố quốc.
Rất vô trách nhiệm, cựu hoàng Bảo Đại hầu như không đoái hoài gì đến
cuộc sống của vợ con mình ở điền trang La Perche. Trong suốt 5 năm, ông chỉ
ghé điền trang đúng 3 lần vào dịp đám cưới cô con gái Phương Liên. Cô này kết
hôn với Berna Soulain, một thanh niên làm viên chức Ngân hàng Bordeaux. Hai
người quen nhau khi cùng du học tại London, Anh. Đám cưới của họ được tổ
chức đầu năm 1962, dưới sự chủ lễ của cha xứ Blanchet và sự xác nhận của
Trưởng làng Henri Bosselut - một đảng viên Cộng sản Pháp. Người dân làng
Chabrignac có dịp thấy mặt cựu hoàng xứ An Nam khi ông đến dự tiệc cưới trên
một chiếc xe dài ngoẵng.
Ngày 14/9/1963, vừa từ thị trấn Brive cách điền trang 30 km trở về, bà
Nam Phương đã cảm thấy đau họng. Viên bác sĩ được mời đến đã khám qua loa
và kết luận là bà bị viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài ngày là khỏi. Kỳ thực, bà
bị chứng lao hạch tràng hạt, cơn đau tiếp tục hoành hành dữ dội. Trước khi viên
bác sĩ thứ hai kịp đến nơi thì Nam Phương Hoàng hậu, 49 tuổi, đã qua đời vì
nghẹt thở.
Cựu hoàng Bảo Đại không có mặt trong đám tang của vợ. Mộ phần của
bà được đặt trong phần mộ của dòng họ Bá tước De La Besse. Bà Bá tước De
La Besse, tức Công chúa Như Lý cũng có mặt trong dòng người đưa tang của
làng Chabrignac, với nỗi ân hận vì trước đó hai người đã không hề có cơ hội
gặp gỡ nhau. Ít lâu sau, Công chúa Như Lý đã lần lượt cải táng mộ Vua Hàm
Nghi từ Alger về nghĩa trang này. Sau đó, Công chúa Như Mai, Hoàng tử Minh
Đức cũng lần lượt được đưa về an táng tại làng Chabrignac, cách mộ của Nam
Phương Hoàng hậu không xa lắm.
Năm 2000, Công chúa Như Lý đã xúc tiến việc cải táng Vua Hàm Nghi
và các thành viên khác trong gia đình về an táng tại Huế. Nhưng việc chưa thực
hiện thì đến năm 2005, bà cũng tạ thế. Làng Chabrignac xa xôi hẻo lánh và tươi
đẹp ở miền Tây Nam nước Pháp, không định trước đã trở thành nơi an nghỉ của
một bộ phận Hoàng tộc thuộc triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Lời đồn đoán về tình yêu thầm lặng của viên quản gia - cựu đảng viên
Cộng sản Pháp - đối với bà Nam Phương Hoàng hậu có lẽ là hoàn toàn có cơ sở.
Sau khi mất, ông này đã được chôn cất ngay bên cạnh mộ phần của bà Nam
Phương, tất nhiên là phải được bà đồng tình từ khi còn sống. Nơi đất khách,
Nam Phương Hoàng hậu có vẻ như đã đoạn tuyệt hoàn toàn lễ giáo phong kiến
để tán thành khuynh hướng dân chủ phóng khoáng. Vì thế, tuy đặt nằm cạnh
nhau nhưng mộ phần của bà hoàng hậu thì bé nhỏ, khiêm nhường, trong khi mộ
của người quản gia lại khá nặng nề và to lớn hơn nhiều!
Nguyễn Hồng Lam
______________________
Bà Mộng Điệp
Bà người Bắc Ninh, xuất thân trong một gia đình công chức nghèo. Cụ
thân sinh làm trong ngành xe lửa ở xa nhà, nên ít có điều kiện chăm sóc gia
đình. Thời thơ ấu, Mộng Điệp ở với bà nội tại Từ Sơn. Nhờ sự giúp đờ của
người bác ruột nên bà cùng được học hành. Lớn lên bà lấy một ông bác sĩ và
sinh được một người con trai. Nhà ông bác sĩ theo Thiên chúa giáo và giàu có,
gia đình bà thiếu môn đăng hộ đối nên chuyện cưới hỏi không thành. Hai người
xa nhau. Khi Bảo Đại ra Hà Nôi làm Cố vấn được mấy ngày thì được ông
Nguyễn Đình Liên giới thiệu bà với Bảo Đại. Cô gái Hà Nội với ông vua vừa từ
giã ngai vàng gặp nhau lần đầu ở sân telmis và phải lòng nhau. Bà Mộng Điệp
có mang hoàng nữ Phương Thảo. Năm 1946, Bảo Đại sang Trùng Khánh trong
một sứ mệnh ngoại giao, việc không đi đến đâu, Bảo Đại ở lại luôn bên Trung
quốc. Bà Mộng Điệp sinh hoàng nữ Phương Thảo. Ngày chiến tranh Việt-pháp
xảy ra, bà Mộng Điệp bị Pháp bắt. Ở nước ngoài, Bảo Đại gởi thư phản đối, nhờ
thế bà mới được thả ra. Năm 1949 cựu hoàng Bảo Đại trở lại cộng tác với Pháp
với chức vụ Quốc trưởng chính phủ “quốc gia”, bà Mộng Điệp được đón lên Đà
Lạt. Bảo Đại mua của ông Basier tặng bà ngôi biệt thự khá lộng lẫy ở đường
Graffettille, gần Trại Hầm (nay là nhà tập thể 14 Hùng vương). Năm 1950,
ngươi Pháp trả Tây Nguyên cho chính phủ “quốc gia”. Cựu hoàng Bảo Đại lập
riêng cho vùng đất này một thể chế hanh chính đặc biệt gọi là Hoàng triều
cương thổ, bà Mộng Điệp được cử lên Buôn Mê Thuột giúp cựu hoàng giữ đất
Tây Nguyên.
Ỏ Buôn Mê Thuộc, ngoài biệt điện sửa sang lại từ dinh Công sứ cũ của
Ông Didelot ở trung tâm thành phố Buôn Mê Thuộc. Để có nơi nghỉ ngơi va
tiện việc săn bắn, bã Mộng Điệp gọi một nhà thầu người hoàng tộc là ông Tôn
Thất Hối xây ở hồ Lak một ngôi biệt điện, cách Đông Nam thành phố Buôn Mê
Thuộc trên 50km. Bà cũng đã thừa lệnh bà Từ Cung xây dựng chùa Khải Đoan -
ngôi chùa Sắc tứ cuối cùng của triều Nguyễn và lớn nhất ở Dak Lak hiện nay.
Khải Đoan là từ ghép của hai tên riêng Khải Định và Đoan Huy hoàng thái hậu
Từ Cung - thân sinh ra thân mẫu của Bảo Đại. Trong chùa Khải Đoan ngày nay
còn giữ một cái chuông đồng lớn do Hoàng thái hậu Từ Cung, Hoàng thái từ
Bảo Long và Hoàng từ Bảo Thăng tặng. Để việc liên lạc giữa Buôn Mê Thuộc
Hà Nội - Huế - Đà Lạt - Nha Trang Sài gòn được dễ dàng, bà Mộng Điệp cho
mở sân bay Buôn Mê Thuộc. Chính tại sân bay này đức bà Từ Cung và bà
Mộng Điệp đã thay mặt Bảo Đại đón nhận lại cặp ấn kiếm của triều Nguyễn đà
trao cho Chính phủ VNDCCH và do chiến tranh làm thất lạc đã lọt vào tay thực
dân Pháp ở Hà Nội. Pháp không dám dùng, buộc phải trả lại cho Bảo Đại. Cặp
ấn kiếm được thờ ở Buôn Mê Thuôn và có lúc Bảo Đại đã xem Buôn Mê Thuộc
như một “tân sở” của Bảo Đại. Bà Mộng Điệp khéo ăn ở, tháo vát, biết lái xe,
cỡi voi, lo việc thờ cúng tổ tiên nên bà được hoàng tộc và bà Từ Cung quý mến,
ban cho áo mũ để thay mặt bà Nam Phương trong các cuộc tế lễ. Những khi Bảo
Đại đi săn lạc trong rừng, bà Mộng Điệp phải cỡi voi đi tìm chồng. Có lần bà
tìm thấy Bảo Đại đang treo mình trên cành cây cao để tránh thú dữ. Bà đã qui tụ
được một đàn voi bốn mươi con tập trung về chung quanh biệt điện “rừng xanh”
của Bảo Đại. Ngày nay một vài người giữ voi năm xưa vẫn còn sống ở huyện
Lak và vẫn còn giữ những g kỷ niệm đẹp về bà. Năm 1953, chiến tranh ác liệt,
bà được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang ấn kiếm và một số vật báu của triều
Nguyễn qua Pháp giao cho hoàng hậu Nam Phương. Vì hoàn cảnh, bà đà ở lại
luôn bên Pháp. Bà có với Bảo Đại một hoàng nữ (Phương Thảo, và hai hoàng
nam (Bảo Hoàng, 1954-1955 và Bảo Sơn, 1955- 1987). Bà sống tự lập, không
hề nhờ chính phủ Pháp giúp đỡ. Bà kinh doanh nhà và đã có một thời khá giả.
Năm 1980, đức Từ Cung qua đời ở Huế, đích thân bà Mộng Điệp đến Tòa đại
sứ Việt nam tại Pháp xin chuyển tiền về tổ chức tang lễ. Trong lúc đó cựu hoàng
Bảo Đại và các hoàng tử, công chúa con hoàng hậu Nam Phương mất liên lạc
với quê nhà.
Tuy học hành không nhiêu, và làm dâu triều Nguyễn vào thời kỳ suy
tàn, nhưng bà Mộng Điệp trước sau như một vẫn giữ được cung cách của một
bà phi chân chính. Bà có mối quan hệ mật thiết với học giả Hoàng Xuân Hãn,
gia đình nhà sử học Trần Trọng Kim, các đại sứ Việt nam tại Pháp. Trong lời đề
tặng bà Mộng Điệp cuốn Việt nam sử lược ngày 1. 11-1950 ở Đà Lạt, nhà sử
học Trần Trọng Kim viết: “Kính tặng bà Bùi Mộng Điệp, là một người biết
đường khinh trọng, biết lời phải chăng”
Năm nay bà đã 75 tuổi, vẫn sống chung thủy với hoàng tộc và Bảo Đại,
mặc dù ông vua “ham chơi” này đang sống với cô đầm Monique Baudot. Cuối
năm 1996, bà cùng hoàng nữ Phương Thảo về thăm Huế, thăm lăng tẩm nhà
Nguyễn và bái lạy trước bàn thờ tổ tiên. Bà cho biết là có nguyện vọng được về
sống những năm tháng cuối cùng của cuộc đời ở Cố đô Huế.
______________________
Thứ phi của Bảo Đại, bà Bùi Mộng Điệp muốn về HN định cư
Bà Bùi Mộng Điệp - thứ phi của hoàng đế Bảo Đại vừa trở về Hà Nội
sau hơn 50 năm xa cách quê hương. Cùng đi có con gái, con rể và em trai nuôi.
Bà Mộng Điệp cho biết ý muốn định cư tại Hà Nội, trao tặng một số
tiền cho trẻ em nghèo và tìm nguồn vốn cho các công trình triều Lý Thái Tổ
nhân dịp 1.000 năm Thăng Long.

Bà Mộng Điệp (trái) và con gái Phương Thảo trong buổi gặp với phóng
viên Tiền phong chiều 12/11.
Ảnh: Minh Tuấn
-----------------
Tiền phong có cuộc trò chuyện cùng bà Mộng Điệp.
Quê ở Bắc Ninh nhưng lớn lên và học tại Hà Nội. Đã bao lâu bà mới
trở lại đây?
Đã lâu lắm, hơn 50 năm rồi tôi mới trở lại Hà Nội. Hơn chục năm
trước, tôi có về nước nhưng chỉ về Huế rồi đi ngay, chưa thăm được Hà Nội.
Nhà tôi hồi trước ở sau khu Đấu xảo. Bây giờ thay đổi, tôi chả biết đi đâu, hỏi
thăm thì người ta bảo: “Thưa bà lúc đó chưa có chúng con”. Chỉ đi dọc đường
nhìn cây Hà Nội. Nhớ nhà lắm. Hà Nội đông người hơn nên đông đúc chật chội
hơn ngày xưa. Lúc tôi đi cả nước chỉ có 25 triệu người.
Được biết, bà muốn về định cư tại Hà Nội?
Về thì muốn về lắm, nhưng nhà cửa tôi chẳng còn gì. Người thân cũng
chẳng còn. Tôi năm nay 84 tuổi. Lần này về Việt Nam cùng con gái là Phương
Thảo, con rể và em nuôi.
Thông tin về Việt Nam đến với bà có nhiều không?
Có chứ. Bà con đi về ai cũng cho tôi thông tin. Tôi biết hết nhưng
không có cơ hội về. Bây giờ về, nửa buồn nửa vui. Cây cỏ vẫn xanh rì, đẹp. Tôi
vừa đi xem hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Lúc nào được về ở hẳn thì tốt hơn. Người
mình bao giờ cũng vậy. Chỉ mong được chết trên mảnh đất của mình.
Hôm gặp lãnh đạo UBND TP Hà Nội, tôi mệt nên con gái đi thay. Họ
chưa thể quyết định. Nhưng về thì tôi muốn về. Tôi đi lâu quá rồi, do hoàn cảnh,
địa vị bắt buộc.
Tôi đi từ trước khi trận Điện Biên Phủ diễn ra cơ mà. Tôi lúc đó có
mang, sang Pháp để mổ rồi bị kẹt lại. Sự thật là như vậy. Tôi đã mất hai người
con trai là Bảo Hoàng và Bảo Sơn. Đáng lẽ tôi đã có 5 người con.
Nhiều tài liệu nói, những ngày cuối cùng của Bảo Đại trên đất Pháp là
những ngày rất buồn. Bà có ý kiến gì?
Có nhiều chuyện bên đó lắm, nói mấy ngày cũng không hết. Tôi không
muốn nói về những ngày ấy. Khúc buồn ấy nên để lịch sử phán xét, không nói
trước được.
Khi ông ấy lấy bà Monique Marie Eugene Baudot (vốn là một nhân
viên buồng phòng khách sạn), chúng tôi không liên hệ nữa. Còn gì liên quan
đâu. Nhưng con cái bà Nam Phương thì có.
Bên kia, bà còn lưu giữ nhiều tài liệu về cựu hoàng Bảo Đại không?
Không có, thời Ngô Đình Diệm mấy người chạy loạn nên mất hết. Tôi
chỉ có đôi chút tư liệu, thư từ về cuộc đời của tôi với ông ấy thôi. Còn tài liệu
chính trị thì tôi không biết.
Vừa rồi, có một hội thảo lớn đánh giá lại công lao của triều Nguyễn. Bà
có quan tâm không?
Nói thật tôi lớn tuổi rồi, dính líu gì nữa đâu, để cho những người trẻ họ
bàn. Tôi sắp “tạch” rồi (cười).
Cuộc sống của bà tại Paris thế nào?
Không có gì sáng đẹp lắm đâu. Sống phải ngoại quốc không phải như
người mình. Cái gì mình cũng phải tự làm lấy. Ở đây không có tiền mình cũng
sướng, cái gì cũng dễ dàng hơn.
Ở ngoại quốc dù có tiền cũng khổ, không có người làm, không có trăm
thứ. Từ lâu tôi đã phải sống như thế, khó khăn thì nhiều lắm. Lúc đầu mới sang
tôi cũng kinh doanh bằng cách mua nhà cũ, sửa chữa rồi bán.
Giờ đây, tôi đã có cháu có chắt nhưng không thể gọi là tứ đại đồng
đường, vì mỗi người sống một nơi. Tôi và Phương Thảo- mỗi người sống một
đầu Paris.
Tại Pháp, có ai biết bà từng là thứ phi của hoàng đế Bảo Đại?
Có, nhưng tôi giấu vì không muốn người ta làm phiền. Mình cứ thu lại,
để sống cho yên thân. Sống ở nước ngoài phải liệu cái thân mình, tức là phải
theo mà sống, chứ không như trong nước mình muốn làm gì thì làm.
Xin cảm ơn bà.
Trích:
Chị Phương Thảo - con gái bà Mộng Điệp cho biết, chị đã hợp tác với
UNESCO trong việc tu tạo lăng Minh Mệnh tại Huế. Theo bà Mộng Điệp, bà và
gia đình vẫn liên hệ với hoàng tộc. Những người này lập hội hoàng tộc, nhưng
cũng không am hiểu nhiều về Bảo Đại và những câu chuyện của triều Nguyễn.
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Inde…48&ChannelID=7
Thứ phi của vị vua cuối cùng triều Nguyễn qua đời
(Dân trí) - Nhà nghiên cứu Huế - Nguyễn Đắc Xuân cho biết, bà Bùi
Mộng Điệp, thứ phi của cựu hoàng Bảo Đại - vị vua cuối cùng triều Nguyễn
vừa qua đời vào ngày 26/6 tại Pháp sau ca phẫu thuật tim không thành công.
Hoàng nữ Phương Thảo con gái của Cựu hoàng Bảo Đại vừa điện về
cho biết, bà Bùi Mộng Điệp 87 tuổi, một trong những “thứ phi” của Cựu hoàng
Bảo Đại đã qua đời vào lúc 12 giờ ngày chủ nhật 26.6 tại bệnh viện Saint
Antonie Pháp sau ca phẫu thuật tim không thành công.
Bà Mộng Điệp (quê ở Bắc Ninh) là vợ thứ 2 của vua Bảo Đại, mẹ của 2
hoàng nam Bảo Sơn, Bảo Hoàng và hoàng nữ Phương Thảo. Tuy không được
học hành nhiều, vào làm dâu nhà Nguyễn vào thời kỳ đã suy tàn nhưng “thứ
phi” Mộng Điệp trước sau như một vẫn giữ vững cung cách của một “bà phi”.
Năm 1953, trong lúc chiến tranh xảy ra bà Mộng Điệp được Bảo Đại
giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một số báu vật triều Nguyễn qua Pháp giao
cho Hoàng hậu Nam Phương.
Lúc đầu bà mướn nhà ở gần lâu đài Thorenc, sau đó lên Paris định cư
cho đến ngày mất. Những năm cuối đời bà có nguyện vọng được về sống tại quê
nhà, khi trăm tuổi được an táng gần cạnh lăng mộ Đức Từ Cung và hiến tặng
những tài liệu, hiện vật của cựu hoàng Bảo Đại. Tuy nhiên, do tuổi già sức yếu,
nguyện vọng của bà chưa thể thực hiện được.

Thứ phi Bùi Mộng Điệp - Ảnh tư liệu của nhà nghiên cứu Huế -
Nguyễn Đắc Xuân.
Được biết, ngày 1/7 tới, thi thể của bà Mộng Điệp sẽ được mai táng tại
nghĩa trang Thiais ở Paris, nơi đã có phần mộ của Bảo Sơn và Bảo Hoàng.
Đồng thời, dự kiến vào 10h sáng cùng ngày tại phủ Kiên Thái Vương (TP Huế)
sẽ diễn ra lễ cầu siêu bà Mộng Điệp.
Vợ chính của vua Bảo Đại là hoàng hậu Nam Phương (quê ở Gò Công,
Tiền Giang). Trong quãng đời trị vị vương triều cuối cùng nhà Nguyễn, vua Bảo
Đại có nhiều vợ và người tình. Theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang trong cuốn
sách “Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng triều Nguyễn” - NXB Văn
Nghệ TP HCM (2006) thì ngoài Nam Phương Hoàng Hậu và Bùi Mộng Điệp,
vua còn có những người sau: Monique Marie Eugene Baudot (Pháp), có hôn
thú, không có con; Lý Lệ Hà (quê Thái Bình), vũ nữ, không hôn thú, không có
con; Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong), vũ nữ Trung Hoa tại Pháp, không hôn
thú, có 1 con gái; Lê Thị Phi Ánh (Huế), không hôn thú, có 2 người con; Vicky
(Pháp), không hôn thú, có 1 con gái...
Đại Dương

______________________
Ngày 26/6 tại Pháp, bà Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại đã qua
đời, thọ 87 tuổi. Dù có 3 người con với Bảo Đại, nhưng những năm cuối đời, bà
thứ phi phải sống trong cô quạnh nơi đất khách.
Là người chuyên nghiên cứu về triều Nguyễn, nhà nghiên cứu Huế
Nguyễn Đắc Xuân đã nhiều lần sang Pháp tìm gặp bà Mộng Điệp.
"Bà Mộng Điệp còn lưu giữ nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại.
Dù xa quê hương bà vẫn lo hương khói cho Đức Từ Cung và vua Bảo Đại trong
chính căn nhà của mình trên đất Pháp", ông Xuân nói.
Theo ông Xuân, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh mời cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Một trí thức ở đây đã sắp xếp cho bà Mộng Điệp gặp Bảo
Đại.
Sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, bà Điệp từng có một đời chồng, một con
trai. Nhưng nhan sắc mặn mà của người phụ nữ Kinh Bắc đã khiến cựu hoàng
vội quên lời hứa "một vợ một chồng" với hoàng hậu Nam Phương. Lời hứa này
đã được ông thực hiện suốt thời gian ngồi trên ngai vàng (1932-1945).
Cựu hoàng và bà Mộng Điệp về chung sống tại căn hộ số 51 đường
Trần Hưng Đạo. Tháng 3/1946, cựu hoàng Bảo Đại được Hồ Chủ tịch cử sang
Trung Quốc và lưu lại nước ngoài trong một sứ mệnh ngoại giao. Ở Hà Nội bà
Mộng Điệp sinh hoàng nữ Phương Thảo.
Bà đã cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đem tiền vàng sang Hong Kong
cho Bảo Đại tiêu dùng và về lại Việt Nam trong hoàn cảnh chuẩn bị chiến tranh.
Khi Pháp chiếm Hà Nội bà bị bắt, nhưng nhờ sự phản đối của cựu hoàng Bảo
Đại ở nước ngoài nên bà được trả tự do.

Ở nước ngoài, không chịu được thử thách của hoàn cảnh Bảo Đại trở
lại cộng tác với Pháp năm 1948, làm Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia. Năm
1949, bà Mộng Điệp được đón lên Đà Lạt, rồi lên Buôn Mê Thuột giúp tổ chức
đời sống cho cựu hoàng ở Tây Nguyên.
Quãng thời gian ở Buôn Mê Thuột (1949-1953) là những tháng ngày bà
Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại sống hạnh phúc nhất. Nhờ tài tổ chức đời
sống, tháo vát, biết lái xe hơi, cưỡi voi, đi săn nên bà rất hợp với ông vua thích
săn bắn.
Mặc dù làm vợ thứ và không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo
việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên bà Mộng Điệp luôn được
Đức Từ Cung quý mến. Bà cũng được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam
Phương trong các cuộc tế lễ (vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa
giáo).
Năm 1953, bà được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một
số báu vật của triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương. Hoàn
thành nhiệm vụ nhưng do chiến tranh ác liệt, bà ở lại luôn bên đó.
Trên đất Pháp, bà tiếp tục có với Bảo Đại hai người con trai, đặt tên là
Bảo Hoàng (sinh được một năm thì mất) và Bảo Sơn. Cuộc sống nơi đất khách
có lúc khó khăn về kinh tế nhưng bà sống tự lập, không nhờ vả đến sự giúp đỡ
của chính phủ Pháp.
Khi cựu hoàng Bảo Đại đi theo những tình nhân và những cuộc vui thì
chính các con là nguồn hạnh phúc lớn nhất với bà. Thế nhưng Bảo Sơn, người
con bà Mộng Điệp yêu quý và tự hào nhất khi tốt nghiệp các trường mũi nhọn
kỹ thuật của Pháp lại bị tai nạn năm 1987, khi mới ngoài 30 tuổi. Con gái
Phương Thảo thì bị bệnh tim, suýt chết nhiều lần.
Trong phòng khách của bà ở quận 12, Paris lúc nào cũng được trang trí
một bức tranh lớn do họa sĩ người Pháp vẽ vua Bảo Đại khi ông mới lên làm
vua cùng nhiều đồ cổ của nhà Nguyễn. Trên bàn thờ tổ tiên, ở vị trí trung tâm,
bà Mộng Điệp dành thờ bà Từ Cung, vua Bảo Đại và hai người con trai của
mình. Nhưng quan trọng nhất là tờ giấy quy y Phật giáo của vua Bảo Đại (quy y
tại chùa Bảo Quốc Huế).
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, những năm tháng cuối đời,
bà Mộng Điệp sống trong cô quạnh. Bà từng mong được về sống tại quê nhà để
khi khuất núi sẽ được táng gần lăng mộ Đức Từ Cung ở Huế, nhưng cuối cùng
không thực hiện được.
Mới đây, bà bị ngã gây chấn thương ở cổ. Khi phẫu thuật tại Bệnh viện
Saint Antoine, các bác sĩ phát hiện bà bị bệnh tim nên cuộc phẫu thuật không
thành công. Bà qua đời lúc 12h trưa chủ nhật 26/6, thọ 87 tuổi. Bà sẽ được an
táng tại nghĩa trang Thiais ở Paris, nơi có mộ phần của hai người con trai vào
sáng 1/7.
Tại Việt Nam, vào 10h sáng mai, Phủ Kiên Thái Vương (Huế) sẽ tổ
chức lễ cầu siêu cho bà.
Văn Nguyễn
______________________
Người hầu cận vua Bảo Đại ở Đà Lạt
Thứ sáu, 1/12/2006, 14:33 GMT+7
Mười ba tuổi Nguyễn Đức Hòa đã vào cung giúp việc cho thái hậu Từ
Cung ở Huế. Năm 1949, ông theo hầu vua Bảo Đại ở Đà Lạt. Qua bao năm
tháng và biến cố, đến tận bây giờ, đã 78 tuổi ông vẫn gắn bó với Dinh 3, Đà Lạt,
cần mẫn với việc gìn giữ những kỷ vật nơi này.

Ông Nguyễn Đức Hòa, người hầu cận thái hậu Từ Cung, vua Bảo Đại.
Giọng gốc Huế nhè nhẹ và chậm rãi, ông Hòa kể: "Năm lên 13 tuổi, vì
nhà nghèo nên tôi xin vào cung Diên Thọ (Huế) giúp việc". Lúc ấy, nhờ có
người bác họ trông coi đội kỵ mã cho vua Bảo Đại giới thiệu nên ông Hòa mới
được lọt vào. Ông Hòa bảo rằng mình con nhà nghèo ở quê, được vào làm việc
trong cung vua như trúng phải vàng.
Lúc đầu vào cung chỉ làm những công việc sai vặt của thái hậu Từ
Cung, mỗi tháng chỉ được trả vài chục đồng không đáng kể, nhưng có công ăn
việc làm từ nhỏ là ổn. Ông Hòa cho biết, những năm tháng phục vụ thái hậu Từ
Cung ở Huế được bà yêu quý nên mỗi khi đi đâu cũng gọi ông Hòa theo.
Năm 1949, Pháp đưa vua Bảo Đại về Đà Lạt, thái hậu Từ Cung sai
Nguyễn Đức Hòa theo vào phục vụ vua. Khi ấy cùng đi với ông Hòa cả thảy có
20 tùy tùng, nhưng ông được giao nhiệm vụ chính. Ông Hòa kể rằng, vua Bảo
Đại rất thích săn bắn, lần nào đi cũng có ông Hòa theo giúp việc.
Có đợt vua Bảo Đại đi săn tận Đắk Lắk cả tháng mới về. Mỗi chuyến đi
săn dài ngày của vua Bảo Đại rất bài bản, tháp tùng đoàn gần 20 người gồm bộ
phận nấu ăn, phục vụ nghỉ ngơi, mang vũ khí và lái xe... Có khi vua Bảo Đại đi
săn trong rừng bằng voi. Thế mới có thời kỳ Bảo Đại được một thượng khách
biếu một con voi trắng rất quý để đi chơi. Nhưng sau đó con voi này đã đi mất
vào rừng...
Ngoài thú săn bắn, vua Bảo Đại cũng có khá nhiều phụ nữ gần gũi,
nhưng trong đó có 3 phụ nữ gắn duyên nhiều nhất là Mộng Điệp, Ra Ni và Phi
Ánh. Ông Nguyễn Đức Hòa kể rằng, mình được vua quý nên hay giao nhiều
việc và cả chuyện gần gũi nhất với vua như chuẩn bị giường gối để vua ngủ...
Ngày Nguyễn Đức Hòa cưới vợ, vua Bảo Đại cho 2.000 đồng (lúc này
là một khoản tiền khá lớn). Không chỉ phục vụ thái hậu Từ Cung, vua Bảo Đại
mà sau này Dinh 3 được tiếp quản qua các thời kỳ như Ngô Đình Diệm, Dương
Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu và sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập 1975 đến
giờ, ông Nguyễn Đức Hòa vẫn luôn được giữ lại làm người phục vụ ở đây.
Ông Hòa kể, hồi năm 1954, bà Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu có sai
người hầu dọn một số vật dụng từ Dinh 3, Đà Lạt về Sài Gòn phục vụ cho bà
nhưng ông không dám cản. Nguyễn Đức Hòa cũng chính là người trao 2 két sắt
đựng nhiều vật quý, châu báu ngọc ngà của thái hậu Từ Cung cho chính quyền ở
Lâm Đồng sau này...
Cuộc đời ông "gắn duyên" với nghề như định mệnh. 78 tuổi đời, 65
năm phục vụ dinh vua mà bây giờ cả gia đình ông vẫn "bám trụ" với một căn
nhà tập thể bên Dinh 3, Đà Lạt từ thời Bảo Đại đến giờ. Sau ngày nghỉ hưu, ông
Hòa vẫn được giữ lại làm hợp đồng ở Dinh 3, phục vụ du khách đến đây tham
quan. Hàng ngày ông vẫn luôn sẵn sàng với những công việc cắm hoa, sửa soạn
bàn ghế, sắp xếp thật ngăn nắp ở các phòng trong dinh cho thật đẹp và giữ được
nét đặc trưng như thời vua Bảo Đại ở.
Ngày ngày, hàng ngàn lượt khách đến Dinh 3, Đà Lạt vẫn luôn bắt gặp
một ông lão với tác phong điềm đạm giới thiệu cho du khách hiểu về ngọn
nguồn từng diễn ra ở dinh. Nếu nói về Dinh 3, có lẽ bây giờ không còn ai khác,
ngoài ông Nguyễn Đức Hòa - nhân vật lịch sử sống còn sót lại ở đây.
Năm nay đã bước sang tuổi 78, tuy đôi tai hơi nặng bởi tuổi tác về già,
nhưng ông Nguyễn Đức Hòa vẫn không bao giờ tự thỏa mãn với cách phục vụ
của mình mà vẫn luôn thấy cần phải sửa, học thêm nữa để chu tất hơn trong
công việc. Ông vừa kể chuyện, cắm hoa, giới thiệu du khách tham quan đều đều
mỗi ngày. Một đời làm người phục vụ ở dinh, trải qua nhiều đời quản lý, ông
Nguyễn Đức Hòa nếm trải gần như đủ mọi thứ của cuộc đời, nhưng có điều ông
tâm niệm là làm cái gì, nghề gì cũng phải tận tâm, đam mê và trung thực.
Theo Đặng Ngọc
______________________
Ngôi nhà lưu niệm của Hoàng Thái hậu Từ Cung
TPCN - Ngôi biệt thự có số nhà 79B, nay đổi số mới là 147, ở đường
Phan Đình Phùng – thành phố Huế, hướng mặt tiền ra sông Lợi Nông (sông An
Cựu) từ vài chục năm nay người Huế quen gọi là nhà Đức Từ Cung.

Nhà lưu niệm Hoàng Thái hậu Từ Cung


Ngôi nhà được xây cất dưới thời thuộc Pháp, đã qua vài lần đổi chủ.
Chủ nhân cuối cùng là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu.
Bà Từ Cung, nhũ danh là Hoàng Thị Cúc, con ông Hoàng Văn Tích,
nguyên quán ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế. Ông Hoàng Văn
Tích được ban chức Thái Thường Tự Khanh, tước Nghi Quốc Công.
Phủ thờ họ Hoàng, họ ngoại vua Bảo Đại, được lập ở đường Nguyễn
Du, phường Phú Cát. Dưới thời Duy Tân (1907-1916) bà là phủ thiếp của
Phụng Hoá Công Bửu Đảo. Bà sinh hạ công tử Vĩnh Thụy vào ngày
20/10/1913.
Năm 1916, khi Phụng Hoá Công lên ngôi, lấy niên hiệu là Khải Định,
địa vị của bà Hoàng Thị Cúc trở nên quan trọng trong Hoàng gia.
Tháng 3 năm Khải Định thứ 2 bà được phong tước Tam giai Huệ Nhân,
tháng 10 năm sau được phong Nhị giai Huệ Phi, tháng 2 năm Khải Định thứ 8
(1923) được phong Nhất giai Hậu Phi.
Năm 1925, khi Hoàng tử Vĩnh Thụy nối ngôi vua cha địa vị của bà
càng quan trọng hơn. Tháng 2 năm Bảo Đại thứ 8 (1933) bà được triều đình tấn
phong Đoan Huy Hoàng Thái Hậu.
Từ đó bà được tôn xưng là Từ Cung. Vào ngày sinh nhật hàng năm của
bà triều đình tổ chức lễ mừng rất trọng thể, gọi là Lễ Từ Khương.
Tháng 8-1945, một ngày sau lễ thoái vị của vua Bảo Đại, gia đình nhà
vua ra khỏi Hoàng cung, chuyển về ở tại Cung An Định. Đây là Tiềm để của
vua Khải Định và vua Bảo Đại.
Công trình này nguyên có tên là Phủ Phụng Hoá, do vua Đồng Khánh
xây dựng dành cho Hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Khi lên ngôi, vua
Khải Định cho cải tạo Phủ Phụng Hoá thành một lâu đài tráng lệ, dành tặng cho
Hoàng tử Vĩnh Thụy.
Vĩnh Thụy đã ở tại đây cho đến năm 1922 thì qua Pháp học. Khi tại vị,
cả vua Khải Định và vua Bảo Đại đều ở trong Điện Kiến Trung.
Khi cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Hoàng Thái hậu Từ Cung và Hoàng hậu Nam Phương cùng các hoàng
nam, hoàng nữ vẫn ở tại Cung An Định.
Những năm 1949 - 1954, khi Bảo Đại trở về làm Quốc trưởng bà Từ
Cung trở lại Hoàng cung, ở tại Cung Diên Thọ. Năm 1954, khi Bảo Đại qua
Pháp lưu vong bà lại phải ra khỏi Hoàng thành về sống ở Cung An Định.
Năm 1955, khi Quốc trưởng Bảo Đại bị lật đổ, ông Ngô Đình Diệm lên
làm Thủ tướng thì chính quyền (miền Nam Việt Nam) không cho phép bà Từ
Cung ở lại trong Cung An Định. Trong tình cảnh này bà đã mua lại ngôi nhà của
bà Ân Phi.
Ngôi nhà lầu của bà Ân Phi nguyên chỉ có 2 gian. Bà Từ Cung cho xây
thêm 1 gian ở bên phải, cho cải tạo một số bộ phận kiến trúc và trang trí nội thất
theo lối hiện đại.
Bà đã cho mang khá nhiều đồ tự khí và bảo vật từ Cung An Định về
trang hoàng trong ngôi nhà này. Nhiều hiện vật trong ngôi nhà hiện vẫn thấy
chạm khắc 2 chữ An Định (chữ Hán).
Tầng trệt, gian giữa, phần trước thờ bà Từ Cung. Gian bên trái là nơi bà
Từ Cung ăn, ở. Gian bên phải dành để tiếp khách quan trọng. Trong phòng
khách bà cho treo nhiều hình ảnh của những thành viên trong gia đình, từ vua
Khải Định đến các cháu nội của bà.
Trong một cái tủ ở giữa phòng khách hiện còn trưng một bức ảnh có
giá trị lịch sử, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp chung với cố vấn Vĩnh Thụy tại
Phủ Chủ tịch (Hà Nội) năm 1945.
Tầng trên của ngôi nhà dùng để thờ phụng. Gian giữa thờ các vua, chúa
nhà Nguyễn. Gian bên phải thờ phật, thánh, thờ bà Nghi Quốc Công (mẹ bà Từ
Cung); và thờ 2 bà Thánh Cung, Tiên Cung - Bà Thánh Cung là mẹ đích, bà
Tiên Cung là mẹ đẻ của vua Khải Định.
Gian bên trái sắp đặt một số tượng của vua Bảo Đại và ảnh Hoàng hậu
Nam Phương. Sau khi cựu hoàng Bảo Đại mất, phần trước của gian này được
dùng để thờ ông.
Bà Từ Cung đã ở trong ngôi biệt thự tư hữu này từ năm 1955 cho đến
ngày qua đời - ngày 10/11/1980.
Từ khi trở thành Hoàng hậu cho đến những ngày cuối đời bà Từ Cung
đã đóng góp rất nhiều công sức và tiền của trong việc thờ phụng, kỵ giỗ các vị
vua, chúa nhà Nguyễn; trong việc tu bổ một số miếu, điện; và cả trong việc gìn
giữ di sản văn hoá cung đình Huế.
Suốt một đời người bà chưa bao giờ bỏ Huế mà đi cho dù chính sự đổi
thay, chiến tranh ác liệt. Bà là người nhân hậu, bất luận trong hoàn cảnh nào
cũng làm hết bổn phận của mình đối với các bậc tiên vương và Hoàng tộc.
Đạo đức và nhân cách của bà đã làm cho mọi người từ trong cung đến
ngoài nội nể trọng. Kể từ khi Tôn Nhơn Phủ bị cháy (vào năm 1975), tại ngôi
biệt thự này bà Từ Cung đẫ tổ chức những cuộc lễ kỵ giỗ các vua Nguyễn, chúa
Nguyễn và một số nhân vật đặc biệt trong Hoàng tộc Nguyễn.
Vì thế, trong một thời gian dài, nhiều người đã coi Nhà Đức Từ như là
Từ đường của Nguyễn Phước tộc, là hậu thân của Tôn Nhơn Phủ.
Về giá trị lịch sử, ngôi nhà này là nơi ở của bà Hoàng Thái Hậu cuối
cùng của triều Nguyễn, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
Ngôi nhà chứng kiến sự “lưu lạc” của một bà Hoàng Thái Hậu trong suốt 35
năm thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Bên trong ngôi nhà hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị
lịch sử và nghệ thuật. Trong đó có nhiều đồ ngự dụng, cổ vật còn ghi rõ niên đại
thời nhà Thanh, thời vua Thiệu Trị, thời vua Tự Đức. Vì thế, có thể xem ngôi
biệt thự này là một bảo tàng mi ni, một điểm tham quan du lịch nhân văn.
Được biết, chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà này cũng là một vị quan
chức quê ở Nghệ An. Ông tậu ngôi nhà hồi đầu thế kỷ XX, khi vào Huế làm
việc. Chủ nhân tiếp theo là ông Hồ Đắc Điềm.
Là con quan Thượng thư, ông Điềm có điều kiện du học ở Pháp và đã
đậu Tiến sĩ Luật. Về nước ông được giữ chức Tham tri Bộ Hình, sau chuyển
qua ngành Hành chính của Chính phủ Bảo hộ Pháp tại Đông Dương. Ông đã
kinh qua nhiều chức vụ quan trọng.
Từ năm 1941 ông làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông. Sau cách mạng tháng 8
năm 1945 ông ở lại miền Bắc, làm Phó Chủ tịch UBHC thành phố Hà Nội, sau
đó chuyển sang làm Phó Chủ tịch UBMTTQ thành phố, ủy viên trung ương
UBMTTQ Việt Nam.
Ông mất hồi thập niên 80. Sinh thời, vì thương mến người chị ruột, ông
Hồ Đắc Điềm đã mua ngôi nhà này cho bà Ân Phi - người vợ chính thức của
vua Khải Định do triều đình cưới hỏi - làm nơi ăn ở.
Năm 1975, khi Huế vừa giải phóng ông đã vào công tác kết hợp thăm
gia đình. Ông đã tìm bà Ân Phi và quan tâm đến việc sắp xếp chỗ ở cũng như
việc phụng dưỡng bà.
Về kiến trúc, đây là một công trình mang dấu ấn của 2 nền văn hoá
Đông phương và Tây phương. Nội thất và sân vườn ngôi biệt thự thuộc kiến
trúc nhà - vườn Huế. Kết cấu công trình có bê tông cốt thép đánh dấu giai đoạn
giao thời của kiến trúc nhà ở Việt Nam..
Bà Từ Cung chỉ có một người con duy nhất. Khi bà qua đời cựu hoàng
Bảo Đại vẫn đang sống lưu vong ở Pháp.
Ở Huế không có ai đủ tư cách thừa kế gia sản cho nên ngôi nhà của bà
và các hiện vật bên trong được giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế
quản lý để bảo tồn và phát huy tác dụng.
Trong hồ sơ tiếp quản di tích ngôi nhà có tên là Nhà lưu niệm bà Hoàng
Thái Hậu Từ Cung, thường được gọi tắt là Nhà lưu niệm bà Từ Cung.
Thanh Tùng
______________________
Cách mạng Tháng Tám và đôi điều về nhân vật Bảo Đại
Cách mạng Tháng Tám đã diễn ra như một đợt sóng lan truyền mạnh
mẽ khắp các tỉnh thành trong cả nước và đỉnh điểm là cuộc bàn giao quyền bính
từ Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Nguyễn triều phong kiến, sang Chính phủ lâm
thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Ngọ Môn hoàng thành Huế chiều
ngày 30.8.1945. Hôm ấy, trong Chiếu Thoái vị đọc trước quốc dân, Bảo Đại có
câu: "Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ". Câu nói
như tia sáng muộn ấy đã chắp cánh bay xa và gây ấn tượng tốt đẹp cho hình
ảnh một công dân Vĩnh Thụy. Nhưng, hành động thoái vị của Bảo Đại đến nay
vẫn còn những cách nhìn nhận khác nhau...
Trong ký ức một người tham gia sự kiện lịch sử
Tôi đến thăm và rất mừng là cụ Nguyễn Vạn, một cán bộ cách mạng
lão thành của tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã 86 tuổi vẫn còn minh mẫn, trí nhớ đặc
biệt, có thể nói chính xác ai-ngày-tháng-giờ-nơi liên quan những sự kiện quan
trọng xảy ra ngót 70 năm trước khiến người hầu chuyện phải ngạc nhiên, khâm
phục. Tên thật Phùng Lưu, bí danh trong kháng chiến chống Pháp là Lê Bốn,
trong kháng chiến chống Mỹ là Nguyễn Vạn, cụ cho biết:
- Đặt bí danh hồi đó hầu hết có ngụ ý của nó. "Bốn" là thế này: Tôi làm
chính trị viên Đội quyết tử quân Hương Thuỷ, gọi tắt là đội bốn. (Anh Thân
Trọng Một làm đội trưởng nên anh Khôi đội phó lấy bí danh là Hai!). Sau này,
tháng 4.1959 tôi từ miền Bắc trở vào Nam phụ trách đoạn đường Trường Sơn từ
nam đường 9 đến Liên khu V, là con đường mà chúng tôi gọi là "vạn lý trường
chinh". Cần có một bí danh khi vào Nam, và tên "Vạn" ra đời trong cảm xúc đó,
con đường "vạn lý" đánh Mỹ cứu nước...
Nghe đến đây tôi bỗng nhớ đến chuyện kể của nhà thơ Phùng Quán:
Trong thời gian ở Hà Nội, một lần tướng Thân Trọng Một xếp hàng mua lương
thực, đến phiên thì cũng vừa tới giờ cửa hàng đóng cửa, ông bảo: "Một đây
mà...". Nhưng cô phụ trách không nghe. Từ phía sau, ông bạn từ thời đội quyết
tử quân vỗ vai an ủi: "Vạn đây không ăn thua, Một thì nhằm nhò chi?". Tôi định
hỏi cụ Nguyễn Vạn chuyện có thật không nhưng lại thôi, bởi nếu có hư cấu thì
chuyện cũng rất đáng yêu về một thời đã qua.
- Là người tham gia trực tiếp vào sự kiện lịch sử tháng Tám năm 1945
tại Thừa Thiên-Huế, xin cụ cho biết những kỷ niệm đáng nhớ của mình.
- Sau khi hoàn thành việc giành chính quyền tại các cấp xã, huyện, rạng
sáng 23 tôi chỉ huy lực lượng tự vệ cứu quốc có vũ trang cùng các đoàn thể
thanh niên, nông dân, phụ nữ huyện Hương Thuỷ lên Huế. 4 giờ chiều chúng tôi
cùng cả tỉnh dự lễ ra mắt Uỷ ban Cách mạng tại Sân vận động Huế. Lúc ấy anh
Tố Hữu đọc diễn văn. Loa rè rè nghe không rõ ràng nhưng ai cũng biết anh đang
nói chuyện chi và cứ thế vỗ tay! Dân chúng thuộc lòng mấy câu thơ của anh:
Tháng Tám vùng lên Huế của ta/ Quảng, Phong ơi! Hương Thuỷ Hương Trà/
Phú Vang, Phú Lộc đò lên Huế/ Đỏ rợp dòng sông rộn tiếng ca... Một tuần sau,
ngày 30, tôi lại chỉ huy lực lượng Hương Thuỷ lên trước Ngọ Môn chứng kiến
lễ thoái vị của Bảo Đại. Quần chúng Huế, đại diện 6 huyện và lực lượng vũ
trang tập trung trên 1 vạn người. Phía trước là nữ sinh áo dài trắng, tiếp sau là
phụ nữ áo dài tím... Đúng 13 giờ, trên lầu Ngọ Môn, Bảo Đại đầu bịt khăn vàng,
mặc áo vàng cùng các bộ trưởng Chính phủ Trần Trọng Kim và đại diện hoàng
gia đứng bên trái. Đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà do đồng chí Trần Huy Liệu làm trưởng đoàn đứng bên phải. Bảo Đại
đọc Chiếu Thoái vị, trao quốc ấn Hoàng đế chi bửu do Vua Minh Mạng đúc từ
năm 1823 và thanh kiếm bạc nạm ngọc do Khải Định đúc là những bảo vật
tượng trưng quyền bính vương triều cho đồng chí Trần Huy Liệu. Cờ đỏ sao
vàng kéo lên, tung bay giữa trời Huế trong tiếng nhạc hùng tráng bản Tiến quân
ca...
- Có ý kiến cho rằng hành động thoái vị của Vua Bảo Đại thể hiện lòng
yêu nước, tin cậy vào Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã góp phần cho Cách mạng
Tháng Tám tránh được cuộc đổ máu, cụ nghĩ thế nào?
- Có những nhận định thời trai trẻ về sau có thay đổi nhờ khoảng lùi
của thời gian, của vốn sống. Riêng sự kiện Bảo Đại chấp nhận thoái vị tôi thấy
chẳng có gì thay đổi. Tình thế như thế, nội lực như thế, Bảo Đại phải hành động
như thế. Sự tan rã, yếu kém của thế lực Bảo Đại không cho phép một hành động
phản ứng quân sự. Thực chất là Bảo Đại bị buộc phải đầu hàng. Tôi còn nhớ,
trước đó khá lâu, anh Phùng Đông, người cùng quê với tôi, là Giám đốc Bảo an
binh Thừa Thiên-Huế, đơn vị bảo vệ cho Bảo Đại, đã ngầm đứng về phía cách
mạng rồi. Sau này anh trở thành Tham mưu trưởng trung đoàn Trần Cao Vân
của cách mạng. Quân Nhật lúc ấy cũng mất hết khí thế. Tôi gặp hai trường hợp:
Một trung đội Nhật đến vây trước cổng Uỷ ban Khởi nghĩa Hương Thuỷ đòi trả
một phụ nữ tên Thương chúng tôi bắt giam vì tội gián điệp cho Nhật. Lực lượng
vũ trang của chúng tôi chỉ vài cây súng cũng đủ buộc chúng phải trắng tay rút
lui. Một trung đội Nhật khác đang di chuyển bằng ôtô trên quốc lộ 1, gặp đoàn
biểu tình của bà con Hương Thuỷ. Hai bên tranh đường. Cuối cùng chúng phải
nhường. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim đã rệu rã. Trước đấy, những việc
như thế không thể xảy ra. Và với tinh thần như thế, quân Nhật không còn là lực
lượng hữu hiệu bảo vệ Bảo Đại và chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim...Tôi
cũng đã tham gia lãnh đạo quần chúng chống việc Pháp tổ chức lễ "hồi loan"
cho Bảo Đại năm 1949...
- Cảm ơn cụ đã dành thời gian tiếp xúc với bạn đọc báo Lao Động.
Trong tầm nhìn của một nhà nghiên cứu
Cùng ngày, tôi đến thăm nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Phòng văn của anh có thể xem như một thư viện mini, tư liệu mới sưu tầm ở
Pháp là một mảng quan trọng. Anh cho tôi xem bộ ảnh ba tập ngót 100 bức về
cựu hoàng Bảo Đại, từ tấm bé trong nội cung đến khi vào huyệt mộ một ngày
mưa xứ người... Tôi hỏi:
- Anh đã cho đăng báo một bài viết về sự kiện thoái vị của Vua Bảo
Đại, nhận định của anh gặp phải một số phản ứng gay gắt. Bây giờ, sau hơn
một năm tiếp tục nghiên cứu, anh có thay đổi gì trong cách nhìn về sự kiện này?
- Tranh cãi một vấn đề, nhất là trong lĩnh vực lịch sử, là chuyện bình
thường. Tôi lắng nghe tất cả. Và tôi cũng tin vào những gì tôi tìm kiếm được.
Đến nay, các tài liệu tôi có chưa làm thay đổi nhận định của tôi bao nhiêu về
Bảo Đại. Như mọi người, tôi biết Bảo Đại là ông vua bù nhìn cho Pháp, tính
tình nhu nhược, được đào tạo để làm vua chứ không để làm chính khách. Nhưng
theo tôi, đáng nói là Bảo Đại thông minh, có học vấn nên tự biết mình là bù
nhìn. Ông tiếp tục làm vua chỉ để giữ lại hình ảnh một ngai vàng thuộc về người
Việt Nam. Và trước tình hình Nhật đảo chính Pháp rồi Nhật đầu hàng Đồng
minh, lực lượng Việt Minh được nhân dân ủng hộ, Bảo Đại lại biết mình phải
làm gì, chứ không chỉ vì sức cùng lực kiệt. Ông đã từ chối sự bảo vệ của 5
nghìn quân Nhật để đợi Đồng minh đến. Khi biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn
Ái Quốc, Bảo Đại tuyên bố đã là Nguyễn Ái Quốc thì sẵn sàng trao quyền bính
cho Việt Minh. Như vậy là có sự lựa chọn lực lượng để bàn giao. Sau này, đài
truyền hình Pháp có cuộc phỏng vấn cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông mất,
trong đó có câu hỏi thuộc loại khó. Rằng bây giờ đã có thời gian, điều kiện để
biết đất nước Việt Nam phát triển như thế nào dưới chính thể do ông Hồ Chí
Minh khai sinh, ông nghĩ gì về việc quyết định trao ấn kiếm cho Chính phủ của
ông Hồ Chí Minh vào tháng 8.1945. Bảo Đại trả lời vẫn sẽ làm như vậy vì hồi
ấy chẳng có lực lượng chính trị nào tốt hơn Việt Minh. Tôi đã từng làm công tác
nghiên cứu lịch sử Đảng, phối hợp NXB Thuận Hoá in Bình Trị Thiên tháng
Tám 1945, tập hợp nhiều hồi ký của những cán bộ cách mạng tham gia sự kiện
lịch sử trọng đại này. Đó là tài liệu quý lấy trực tiếp từ các nhân chứng của
chúng ta và trong phạm vi tỉnh nhà. Nay, sau khi tiếp xúc với nhiều nguồn tài
liệu khác của cách mạng, của Pháp, của gia đình Bảo Đại, tôi thấy cần đặt sự
kiện trao quyền lực tháng 8.45 trên bình diện lịch sử thế giới. Và khi nhận định
Bảo Đại trao quyền bính cho Chính phủ của Hồ Chủ tịch là thái độ tích cực và
có chọn lựa, tôi muốn nhấn mạnh thành công của cách mạng lớn lao hơn, có sức
thuyết phục hơn. Bởi đó là sự chuyển giao chính quyền chính thức, có giá trị đối
nội cũng như đối ngoại. Vì vậy, tôi không muốn dùng cụm từ "cướp chính
quyền" khi nói về Cách mạng tháng Tám.
- Cảm ơn anh. Vĩnh Quyền
______________________
Những mối tình bên sân tennis của vua Bảo Đại
Thứ năm, 24/7/2008, 09:21 GMT+7
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa hoàn thành việc tôn tạo và
đưa vào sử dụng công trình sân quần vợt của vua Bảo Đại, trong Đại nội Huế,
sau hơn nửa năm thi công.
Vua Bảo Đại (ngoài cùng bên phải) tại sân quần vợt trong Đại nội.
(Ảnh: TL Nguyễn Đắc Xuân)
Đây là một trong những “bằng chứng” về việc vị hoàng đế cuối cùng
của triều Nguyễn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá phương Tây và đặc biệt
rất mê, giỏi nhiều môn thể thao.
Bất ngờ
Không chỉ du khách, mà ngay cả với hầu hết người Huế, đều cảm thấy
bất ngờ với thông tin đã từng có một sân quần vợt trong khu vực Tử cấm thành
của Đại nội Huế. Sân nằm trong khu vực đất trống ở phía tây bắc cửa Tử cấm
thành, nằm liền kề với điện Kiến Trung, nơi ở chính của gia đình vua Bảo Đại
khi còn tại vị, trước khi chuyển ra cung An Định sau này.
KTS Phùng Phu - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho
biết: “Sân được xây dựng vào năm 1933, đúng 7 năm sau khi Đông cung Hoàng
Thái tử Vĩnh Thuỵ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Bảo Đại (ngày 8/1/1926,
khi đó Bảo Đại mới 13 tuổi). Đây là nơi phục vụ hoạt động thể thao của hoàng
gia, đặc biệt là vua Bảo Đại và tiếp tân quan khách”.
Ông Nguyễn Như Đào (91 tuổi, ở tập thể Xã Tắc, phường Thuận
Thành, Huế) lái xe cho vua Bảo Đại từ năm 1936 - 1945 nhớ lại: “Khi các cuộc
thi đấu diễn ra, các đội phục vụ sẽ đem một hàng ghế đặt tại đường biên phía
đông để khán giả ngồi. Khán giả cũng chủ yếu là những người ở Nội cung”.
Sân quần vợt của vua Bảo Đại hầu như không còn được sử dụng sau
năm 1945. Thời kỳ quay về nước làm Quốc trưởng cho thực dân Pháp, ông cũng
không còn sử dụng sân này để luyện tập thể thao. Sau đó, sân dần trở nên hoang
phế, chỉ còn lại nền bê tông và 5 cái trụ đèn lẫn trong cỏ dại.
Mê và giỏi nhiều môn thể thao
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì trong lịch sử, Bảo Đại, vị
vua cuối cùng của triều Nguyễn được người ta nhớ và nhắc đến với tư cách là
một vị vua tân thời, rất mê và giỏi nhiều môn thể thao, từ lái máy bay, xe hơi,
lướt sóng cho tới săn bắn, đá bóng, golf, quần vợt... hơn là việc làm vua trị vì
đất nước.

Sân quần vợt của vua Bảo Đại trước khi phục hồi. (Ảnh: H.V.M)
Tại kinh đô Huế, chính vua Bảo Đại đã cho xây dựng đến ba sân quần
vợt ở ba địa điểm khác nhau. Đặc biệt, chính Bảo Đại là người cho xây dựng
sân vận động Tự Do của Huế - sân vận động đầu tiên của Đông Nam Á có lòng
chảo để tổ chức đua xe đạp. Trước khi đổi thành Tự Do, sân có tên là Bảo Long
và cũng được khánh thành vào năm 1936, khi hoàng tử Bảo Long - con cả của
vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu chào đời.
Sân có nền bằng bê tông trên diện tích 43,60x18,30m. Bên ngoài sân có
một dải sân phụ chạy bao quanh. Sân chia thành hai phần: phần trong hình chữ
nhật, kích thước 29,80x11,50m, phần ngoài cũng hình chữ nhật, kích thước
43,60x18,30m.
Mặt sân lát bê tông dày 12cm, trong đó lớp vữa trên bề mặt dày 2cm.
Lớp này gồm hai phần, dưới màu trắng ngà, làm bằng xi măng và cát thô, lớp
trên mịn hơn, màu đỏ huyết. Sân có 6 cột đèn điện chiếu sáng và hiện 5 cột còn
khá nguyên vẹn.
Đặc biệt, sân không có mái che, lưới bao, khán đài, phòng thay quần áo
hay những thiết bị mang tính chuyên nghiệp khác.
Trở lại với sân quần vợt trong Đại nội. Trong cuốn hồi ký Le Dragon
D’AnNam (Con Rồng An Nam), Bảo Đại từng viết: “Tôi còn nhiều thời giờ
rảnh để hoạt động về thể thao. Đầu tiên là chơi quần vợt. Chẳng những tôi chỉ
có chơi cho cá nhân tôi, mà còn khuyến khích thành phong trào ở Việt Nam. Vì
vậy, tôi đặt ra một “Cup” mang tên tôi. Cup này theo thể lệ như Cup Davis, và
được thực hiện chẳng phải chỉ có ở Trung kỳ, mà còn ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ và
thêm cả Lào và Miên nữa”.
Trên báo “Trong Khuê Phòng”, xuất bản tại Sài Gòn (số tháng 3/1936),
tác giả A.M (Nguyễn Tiến Lãng) đã viết một đoạn liên quan đến sân quần vợt
và sở thích quần vợt của Bảo Đại rất thú vị: “Ten - nít cũng là một sở thích của
nhà vua. Ngài là một cây vợt cứng, có thể đối thủ với Nhánh hay Nữa (là hai tay
vợt nổi danh Đông Dương thời đó). Trong Nội thành có làm sân Ten - nit, khi
nào không đi thuyền, Đức Bảo Đại hay tập dượt với ông Nguyễn Duy Quang
hoặc với cô Yến, vô địch Trung Kỳ. Ngài đã đặt ra cúp Bảo Đại cũng vì ham mê
quần vợt...”.
Trong cuốn “Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều Nguyễn”, tác giả Lý
Nhân Phan Thứ Lang cho biết mối tình của vua Bảo Đại và cô Nguyễn Hữu Thị
Lan (Nam Phương Hoàng hậu sau này) cũng bắt đầu từ những rung động khi cả
hai cùng chơi tennis ở Đà Lạt. Điều này cũng được Bảo Đại thừa nhận trong
cuốn “Con Rồng Annam”.
Và không chỉ có Nam Phương Hoàng hậu, theo tác giả Lý Nhân Phan
Thứ Lang: Sau năm 1945, khi đã thoái vị và trở thành “công dân Vĩnh Thuỵ”,
được Bác Hồ mời ra sống ở Hà Nội, cũng trên sân quần vợt, Bảo Đại gặp và yêu
một vũ nữ tên là Bùi Mộng Điệp. Hai người có với nhau một người con gái tên
là Phương Thảo.
Sau năm 1949, khi được người Pháp đưa trở lại Việt Nam với chức
Quốc trưởng, “đóng đô” ở Đà Lạt, Bảo Đại cho sửa sang lại dinh Công sứ ở
Buôn Mê Thuột để đón Mộng Điệp lên ở. Hàng tuần, Bảo Đại từ Đà Lạt lên đó
nghỉ ngơi và đánh quần vợt với Mộng Điệp. Bởi vậy thời gian đó, trong dân
gian đã xuất hiện một bài thơ mỉa mai về trò quần vợt của Bảo Đại với Mộng
Điệp và những người đẹp khác:
“Cuộc chơi bày đặt từ phương Tây
Tơ - nit vừa lòng cả gái trai
Banh nắm hai hòn nhồi đúng điệu
Vợt cầm một cán đánh cho hay
“Cúp - pê” sát lưới nằm trong mức
“Xì - mách” vô khuôn chớ xỉa ngoài
Rồi “xét” mồ hôi ra ướt áo
Xệ đùi, mỏi gối lại phồng tay”.
Phục hồi sân tennis chỉ để xem
Sân quần vợt của Bảo Đại trong Đại nội được phục hồi theo hướng
trùng tu thích nghi (bổ sung thêm một số chi tiết và tiêu chuẩn của sân quần vợt
mới), với tổng mức đầu tư gần 400 triệu đồng. KTS Phùng Phu - Giám đốc
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho rằng: “Đây là một di tích đặc biệt
quan trọng tại khu vực Tử cấm thành, gắn liền với đời sống sinh hoạt mang cách
tân của vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn”.

Sân quần vợt của vua Bảo Đại sau khi phục hồi
Việc phục hồi và đưa vào sử dụng sân quần vợt của vua Bảo Đại sẽ góp
phần tăng sức hấp dẫn về du lịch của khu vực Đại Nội, tạo một sân chơi mới
hấp dẫn đối với các đối tượng là thương gia, chính khách trong nước và quốc tế
khi đến thăm Huế.
Tuy vậy, theo KTS Phùng Phu thì vấn đề chính là ý nghĩa văn hoá của
công trình chứ không phải là việc sử dụng, khai thác nó như thế nào. “Sân quần
vợt của vua Bảo Đại cũng là một phần của điện Kiến Trung (nơi ở chính của gia
đình vua Bảo Đại hiện đã bị sập do chiến tranh). Cho nên khi cho phục hồi sân
quần vợt này, chúng tôi coi đây như là việc đặt nền móng, hướng đến việc phục
dựng lại điện Kiến Trung sau này” - ông nói. (Còn tiếp)
Theo Hoàng Văn Minh
______________________
Quốc ấn của vua Bảo Đại lưu lạc ở Pháp?
Cập nhật lúc 31/03/2011 06:25:00 AM (GMT+7)
Sau khi Hoàng hậu Nam Phương qua đời (1963), quốc ấn Hoàng đế
Chi Bửu nằm trong tay Hoàng thái tử Bảo Long. Khoảng năm 1982, sau ngày
Bảo Đại làm giấy hôn thú với bà Monique Baudot (người Pháp), ông nhận lại
chiếc ấn từ con trai mình. Từ đó, không còn thấy ai nhắc gì tới chiếc ấn này nữa.
Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày
22/10/1913 (ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu) tại Huế. Với chiếc ấn Hoàng đế Chi
Bửu, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chiếu chỉ
cải cách triều chính.
Cụ thể, năm 1926, sau khi lên ngôi, vua Bảo Đại đã ra chiếu chỉ cho bỏ
một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra như: thần dân không phải quỳ lạy
mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới; mỗi khi vào chầu các
quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua; các quan ta cũng
không phải quỳ lạy...
Năm 1932, cũng với chiếc ấn này, Bảo Đại đã ban hành một đạo dụ cải
tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong các thượng thư xuất
thân từ giới học giả và hành chính. Ông thành lập Viện Dân biểu trình bày
nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư
vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo
hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ngự du Bắc hà thăm dân chúng…
Tiếp đó, năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn
Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một việc
làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua
Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, sau khi mất mới được
truy phong Hoàng hậu.
Quốc ấn Ấn Hoàng đế Chi Bửu.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt
Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ Tuyên cáo Việt Nam độc
lập, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ
quyền Việt Nam....
Chiếc ấn đỏ từng hiện diện trên hàng ngàn văn bản thể hiện sức mạnh
quyền uy của vị vua thứ 13 triều Nguyễn cũng như số phận của vị đế
vương. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Bảo Đại thoái vị. Tự tay
ông đã trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại
diện của chính phủ lâm thời. Hoàng đế Bảo Đại trở thành công dân Vĩnh Thụy
và quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu từ đây cũng như trở thành "cổ vật".
Số phận long đong của Hoàng đế Chi Bửu
Theo nhiều tài liệu ghi lại, năm 1952, khi Pháp tấn công Hà Nội, ấn
Hoàng đế Chi Bửu và kiếm ngọc được chính phủ cách mạng lâm thời chôn ở
Bắc Bộ phủ, không mang ra chiến khu.

Vua Bảo Đại lúc còn nhỏ. (Ảnh tư liệu)


Về sau, trong thời gian Hà Nội bị tạm chiếm, Pháp có đào thấy chiếc
kiếm (đã bị gãy làm 3 đoạn). Pháp cho hàn lại nhưng vẫn phát hiện ra nếu nhìn
kỹ. Sau này, người Pháp mang kiếm trao cho bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) và bà
Mộng Điệp (người tình Bảo Đại). Về sau, không biết ai quản chiếc kiếm này
tiếp theo.
Còn chiếc ấn của Bảo Đại, sau khi Hà Nội giải phóng, Chính phủ đào
lên vẫn còn nguyên vẹn, giao cho Viện Bảo tàng lịch sử bảo quản. Không may
đã bị trộm lấy mất!
Cũng có thông tin cho rằng, cặp ấn kiếm này được mang ra Hà Nội.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, người Pháp tìm được trong một thùng thiếc và
trả lại triều Nguyễn. Bà Bùi Mộng Điệp đã nhận ấn và kiếm từ tay người Pháp.
Khi Bảo Đại từ Pháp về Đà Lạt, đã nhận lại những báu vật này.
Năm 1953, chiến tranh chống Pháp diễn ra ác liệt, Bảo Đại giao cho bà
Mộng Điệp mang sang Pháp. Tại Pháp, bà Mộng Điệp đã trao lại cho Hoàng
hậu Nam Phương và Hoàng tử Bảo Long, trưởng nam của Bảo Đại và Nam
Phương Hoàng hậu. Khoảng năm 1982, sau ngày Bảo Đại làm giấy hôn thú với
bà Monique Baudot (người Pháp), ông nhận lại chiếc ấn từ con trai mình. Từ
đó, không còn thấy ai nhắc gì tới chiếc ấn này nữa
13 đời vua 46 ấn, tỷ
Theo nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân, dấu của vua có hai loại
là tỷ và ấn. Tỷ làm bằng ngọc nên gọi là ngọc tỷ, bửu ty. Ấn đúc bằng vàng gọi
là ngự ấn, bửu ấn. Ấn, tỷ của nhà vua đều có hình vuông.
Các vua Nguyễn có rất nhiều tỷ, ấn. 13 đời vua nhà Nguyễn có tổng
cộng khoảng 46 tỷ ấn. Trong đó, triều Gia Long có 6 chiếc ấn bằng vàng; triều
Minh Mạng, chế thêm 8 chiếc…
Những chiếc ấn, tỷ đều có tên gọi và sử dụng riêng. Chẳng hạn, chiếc
Hoàng đế chi bửu: đóng trên giấy tờ liên quan đến lễ khánh tiết, ghi ân, dụ thân
huân, tuần du các địa phương, ban sắc thư cho nước ngoài; Hoàng đế tôn thân
chi bửu: dùng trong dịp kính dâng huy hiệu; Quốc gia tín bửu: dụ chỉ gọi phát
quân lính, tuyên gọi tướng soái…
Các tỷ, ấn cùng với các loại kim sách, ngân sách, phù tín (hổ phù) bằng
vàng, bạc được cất giữ trong các tráp, hòm tại điện Cần Chánh. Đến đời Khải
Định và Bảo Đại, một số báu vật được lưu giữ tại điện Càn Thành và được bảo
mật tuyệt đối. Nếu không có lệnh vua thì không một người nào được tự tiện mở
ra xem.
Hằng năm, trước khi nghỉ Tết, được lệnh vua, các quan làm lễ Phất
thức mở các hòm, các tráp kiểm kê các báu vật rồi dùng nước thơm rửa từng
chiếc. Tiếp đó dùng khăn vải điều lau khô và đặt vào chỗ cũ theo danh sách viết
bằng chữ Hán.
(Theo Đất Việt)
Vua Bảo Đại: Hạ gục hàng trăm mãnh hổ
Từ một sự tình cờ, chúng tôi may mắn gặp được cụ Hoàng Nợ, một cận
vệ từng tháp tùng Vua Bảo Đại trong những chuyến đi săn tại khắp các cánh
rừng ở khu vực Tây Nguyên. Cụ Nợ năm nay gần 90 tuổi, người huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình...
Tuổi cao, thời cuộc đổi dời nhưng những kỷ niệm theo chân vua lên
rừng xuống biển săn bắn trong cụ Nợ cứ ăm ắp, dù rằng những mốc thời gian có
lúc cụ lẫn lộn, lúc nhớ khi quên. Dẫu vậy, cuộc trò chuyện với cụ cũng hé mở
cho chúng tôi nhiều điều kỳ thú liên quan đến cựu hoàng Bảo Đại mà lâu nay sử
sách ít đề cập…
Trong ngôi nhà xinh xắn nằm gối đầu trên dốc nhỏ uốn lượn trên đường
Đào Duy Từ ở thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng, cụ Hoàng Nợ miên man trong
ký ức. Cụ cho biết mình mồ côi cha từ năm 6 tuổi, năm 22 tuổi cụ lấy vợ và
cũng thời điểm này cụ bị Pháp bắt lính, đưa vào Thành Nội làm lính gác, biên
chế trong Sư đoàn Ngự lâm quân. Sau 3 năm được huấn luyện và làm nhiệm vụ
trong cung, cụ Nợ được triều đình biên chế tháp tùng Vua Bảo Đại vào Đắk
Lắk, sau đó chuyển về Đà Lạt. Tại xứ sương mù (Đà Lạt), qua quá trình sàng
lọc khắt khe, cụ Nợ được người của triều đình chọn là 1 trong 52 cảnh vệ kiêm
cận vệ chuyên theo hầu Vua Bảo Đại trong những chuyến lên rừng xuống biển,
chủ yếu là đi săn thú.
“Tiếng là cận vệ nhưng kỳ thực tôi chỉ làm mỗi nhiệm vụ là vác súng,
đứng cảnh giới ở khoảng cách xa vua khoảng 100 bước chân. Khi không có lệnh
của vua hay người hầu cận thường là ngự lâm quân thì những cận vệ như tôi
không được đến gần. Chỉ khi Vua Bảo Đại săn được thú, tùy khoảng cách mà có
khi tôi hoặc những cận vệ vòng ngoài khác có nhiệm vụ đến khiêng con thú ấy
đưa vào để vua tiếp tục săn con thú khác” - cụ Nợ, chậm rãi, nhớ lại.
Theo lời kể của cụ Nợ, Vua Bảo Đại có niềm đam mê săn bắn đến kỳ
lạ, hễ rảnh rỗi lúc nào là “thiên tử” vác súng cùng tùy tùng vào rừng săn bắn. Bà
Từ Cung rất không thích thú đam mê này của cựu hoàng, nhất là khi bà biết mỗi
khi săn được hươu nai, thiên tử bao giờ cũng cho người chặt đầu thú lấy sừng,
lột da làm vật trang trí trong các dinh thự. Bà Từ Cung cho như thế là sát sinh
nên mỗi khi nghe Bảo Đại rục rịch “lên đường” là… ngăn cản.
Cụ Nợ tiếp tục mạch chuyện: “Khi đang ở dinh tại Nha Trang (tỉnh
Khánh Hòa), nếu muốn lên rừng Mê Vạn ở Đắk Lắk hay ghé Bảo Lộc - Lâm
Đồng săn thú thì Vua Bảo Đại thường đích thân lái ôtô đến nơi. Trên đường đi,
ông thường dừng ở những khu vực có cây cối xanh mát nghỉ ngơi. Tại đó, ông
quan sát điểm rồi cưỡi voi vào khu vực săn bắn, lúc này tùy tùng sẽ dựng lều
trên mô đất trống và tập kết quân nhu ở đấy...”.
Cụ Nợ khẳng định Vua Bảo Đại bắn súng rất tài. Khi vị vua thứ 13 và
cũng là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn giương súng ngắm thì ai đó hay con
thú đừng hòng chạy thoát, bởi Vua Bảo Đại là tay súng cừ khôi, đã bóp cò thì
khó mà trượt đích. “Khi đi săn, Vua Bảo Đại đi trước, chúng tôi đi sau. Đi cùng
vua có quan tỉnh trưởng, ông đại úy mà tôi không nhớ tên chỉ huy Ngự lâm
quân. Những người này bắn súng rất giỏi, làm nhiệm vụ cứu nguy cho vua, hễ
có con thú nào manh động xông đến là ông đại úy đó hay lính ngự lâm dùng
súng ngắn hạ gục ngay, tuyệt đối không để con vật làm kinh động đến thiên tử”.
Rừng Đắk Lắk theo ký ức của cụ Nợ thì thú nhiều vô kể, đặc biệt là
cọp, voi rừng và con min (bò tót) con nào con nấy to đùng, nặng hàng tấn chứ
không “lác đác”, “be bé” như bây giờ. Cụ Nợ nhẩm tính rằng trong những năm
theo hầu Vua Bảo Đại đi săn thú, cụ cho rằng Vua Bảo Đại đã hạ gục hàng trăm
“ông ba mươi”. “Tính ra, Vua Bảo Đại rất gan dạ. Người ta nghe nói đến cọp thì
sợ đến bạt vía. Có vùng vì quá sợ cọp kinh quấy mà người dân còn lập miếu thờ
“ông cọp” để chúa sơn lâm đừng quấy quá hại người mà yên ổn làm ăn. Nhưng
Vua Bảo Đại thì khác. Có lẽ vì nghĩ mình là thiên tử - nghĩa là con trời nên ông
chẳng sợ gì. Cọp càng dữ thì ông càng muốn săn, săn cho bằng được”.
Cụ Nợ quả quyết: “Có lần Vua Bảo Đại cao hứng nói với anh em chúng
tôi rằng, bắn cọp phải có kỹ thuật chứ không phải cứ bóp cò, con vật ngã gục là
hay. Nếu bắn cọp để nấu cao thì bắn sao cũng được. Nhưng bắn cọp nhồi bông,
lấy da thì phải bắn một phát trúng yếu huyệt chứ bắn nhiều phát da hỏng không
dùng được”. Chúng tôi hỏi Vua Bảo Đại có giải thích yếu huyệt của chúa sơn
lâm ở đâu không, cụ Nợ lắc đầu: “Vua không nói vì lúc đang trò chuyện với
chúng tôi thì có người đến bẩm hầu. Sau đó tôi để ý thì thấy những con cọp mà
ông bắn vết đạn không bao giờ trúng ở thân mà ở tam tinh hoặc ở giữa trán”.
- Cụ có nhớ trọng lượng của những con cọp mà Vua Bảo Đại bắn hạ
không?
- Ông bắn nhiều lắm, có chuyến đi săn, chỉ trong một buổi ông bắn đến
gần chục con. Mỗi khi ông nổ súng là chúng tôi theo hướng đến nơi thì thấy con
cọp nằm ngay đơ. Có con đến 6-7 tráng binh lực lưỡng nhưng khiêng xính vính.
- Khi hạ được cọp, ngoài việc lột da trải thảm, nhồi bông, Vua Bảo Đại
còn làm gì khác không thưa Cụ? Có bao giờ Vua Bảo Đại hay các Cụ ăn thịt
cọp không?
Chúng tôi vừa dứt câu hỏi, cụ Nợ cười sảng khoái mà rằng: “Thịt cọp
dở lắm nên ông chẳng ăn bao giờ, chúng tôi cũng vậy. Hôm nào săn được nhiều
cọp, ông cho đem nấu cao ngay tại rừng và đem chia cho mọi người cùng tham
gia chuyến đi săn. Bây giờ người ta nấu cao hổ pha đủ thứ chứ hồi đó, Vua Bảo
Đại chỉ cho nấu cao khi săn đủ 5 con, gọi là ngũ hổ”.
Theo lời cụ Nợ, đến nay chưa ai phá được kỷ lục hạ gục hàng trăm
mãnh hổ của Vua Bảo Đại.
Mỗi khi đi săn thú như thế, Vua Bảo Đại cho tùy tùng mang hàng chục
khẩu súng săn với nhiều kiểu dáng, đặc tính khác nhau. Với mỗi loài thì ông có
súng săn phù hợp, như súng chuyên bắn hổ, bò tót, trâu rừng… nói chung là
mãnh thú thì hỏa lực mạnh. Súng chuyên bắn các loài gà rừng, công, trĩ… hỏa
lực kém hơn, đầu đạn nhỏ nhằm tránh con vật trúng đạn… tan xác, trông không
đẹp. Tất cả súng săn thú của vua đều nhập từ Pháp, súng có ống ngắm, kiểu
dáng đẹp, sang trọng.
Cụ Nợ hào hứng bật mí, lắm khi chim thú săn được nhiều quá, Vua Bảo
Đại ban cho những cận thần theo hầu xa giá trong chuyến đi săn. “Ông bắn thú
cho vui thôi! Khi hạ gục con vật nào đó, ông không quan tâm đến chuyện gì
khác ngoài chuyện xem vết đạn mình bắn có đẹp hay không, nghĩa là bắn trúng
đích hay bắn lệch tí chút. Ông xem xong thì bỏ đi, chúng tôi chỉ việc tới khiêng
thú xuống giao cho đội hậu cần xử lý. Điều lạ là ông hiếm khi ăn thịt những con
thú mình bắn, hầu như chưa bao giờ. Thế nên chiến lợi phẩm sau cuộc săn bắn
của ông chúng tôi đều hưởng lộc, hầu như con gì tôi cũng nếm thịt qua rồi” - cụ
Nợ tự hào kể.
Mỗi chuyến đi săn, tùy hành trình dài hay ít ngày mà cận thần sắp xếp,
bố trí lượng người tháp tùng theo chân Vua Bảo Đại cho phù hợp, dao động 50
đến hơn 100 người. Tham gia chuyến đi săn của Vua Bảo Đại bao giờ cũng có
quan đầu tỉnh và tù trưởng bộ tộc địa phương được mời đến, trước để vui, sau
có chuyện gì thì ứng cứu xa giá kịp thời.
Cụ Nợ khẳng định: “Vua Bảo Đại hiền lắm, ông chỉ mê ăn chơi, săn
bắn, chinh phục người đẹp. Tuy không được như Vua Thành Thái, Duy Tân
nhưng ông cũng là người biết thương dân, chẳng mất lòng ai nên được mọi
người yêu mến, không cố sát hại. Chứ muốn hại ông dễ lắm, bởi phần lớn thời
gian của ông là đi săn bắn chốn rừng sâu”.
Cùng với thú săn bắn nơi rừng sâu, Vua Bảo Đại cũng là một tay câu cá
cừ khôi. Bật mí lý thú này của cụ Nợ khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Bởi như
đã nói, lâu nay khi nhắc đến các thú ăn chơi của Vua Bảo Đại, người đời chỉ
biết ông có niềm đam mê săn bắn, thích chinh phục người đẹp, thích nhảy
đầm… chứ chẳng ai đề cập đến chuyện ông là tay câu có… “số má”. Ngoài các
dinh thự ở Vũng Tàu, Buôn Mê Thuộc, Đà Lạt…, Vua Bảo Đại còn xây dinh
thự ở Nha Trang và tại khu vực Hồ Lắk (Đắk Lắk). “Nha Trang là xứ biển rất
lắm cá và hồ Lắk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên (650ha) nên cá
nhiều lắm” - cụ Nợ, bật mí!
Những chuyến đi săn của cựu Hoàng Bảo Đại còn nhuốm màu ly kỳ và
đầy lãng mạn bởi tháp tùng bên ông là những mỹ nhân nhan sắc khuynh thành.
Người cận vệ năm xưa sẽ chia sẻ ký ức của ông về những thứ phi của cựu
Hoàng trên các số báo sau.
Dinh Bảo Đại tại thành phố biển Nha Trang, chúng tôi cũng đã đôi lần
ghé qua. Dinh nằm trên đồi cao, phía dưới là sóng biển mênh mông, cảnh trí thơ
mộng. Dinh thuộc địa phận của phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang, phía dưới là
Viện Hải dương học - được mọi người quen gọi là Bảo tàng Đại dương bởi đang
lưu giữ tiêu bản của hàng ngàn loài sinh vật biển quý hiếm. “Nếu ở rừng Vua
Bảo Đại cưỡi voi đi săn thú thì khi xuống biển, ông thường đi câu trên tàu
Hương Giang. Đó là loại thuyền rồng xinh đẹp, đầy đủ tiện nghi, do những thủy
quân giàu kinh nghiệm, am hiểu luồng lạch, con nước, biết nơi đâu có nhiều cá
để đưa vua đi câu cho sướng tay”.
- Cụ có nhớ con cá lớn nhất mà Vua Bảo Đại câu được không?
- Có lần Vua Bảo Đại xuống ca-nô thả câu và bị con cá đuối to như cái
nhà, thân hơn chục người đứng trên vẫn trống chỗ cắn câu. Con cá lớn quá đã
lôi ông cùng chiếc ca-nô chạy băng băng. Lúc ấy ai nấy đều hết hồn nhưng ông
thì rất bình tĩnh, cứ mặc nó lôi đi. Khi biết khó thắng con vật, ông chủ động cho
người cắt đứt dây câu và ra chiều tiếc rẻ vì đã để xổng con cá to. Lúc mọi người
tiếp cận được, ông cười mà rằng câu cá thì phải kiên trì, bình tĩnh, đừng hoảng
hốt rồi có xử trí kém thông minh.
Hôm ấy, cụ Nợ tạm khép lại câu chuyện với lời sẻ chia kinh nghiệm
của người đi câu, cũng là triết lý xử thế của Vua Bảo Đại: “Vua dạy nếu thả câu
gặp con cá to như thế, nếu manh động mà thu dây câu trước sẽ mất con mồi, sau
có thể nó vùng vẫy gây họa. Lúc ấy cứ theo con cá, chờ cho nó mệt rồi từ từ thu
dây… Phàm sống trên đời, giải quyết mọi chuyện phải lúc nhu lúc cương mới
mong thành sự”
Từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với cụ Hoàng Nợ, một cận vệ từ xa của vua
Bảo Đại, chúng tôi được rõ hơn về niềm đam mê săn bắn đến mãnh liệt của ông
vua cuối cùng của triều Nguyễn. Nhưng điều lý thú vẫn chưa dừng lại ở đây. Ở
lần gặp sau, cụ Hoàng Nợ đã có những chia sẻ, hồi ức ly kỳ về những lần tháp
tùng Vua Bảo Đại cùng những mỹ nhân sắc nước nghiêng thành… lên rừng săn
thú.
Cụ Nợ bắt đầu cuộc trò chuyện săn thú cùng mỹ nhân của Vua Bảo Đại
bằng những hồi ức về bà Từ Cung, mẹ Vua Bảo Đại. Như lần gặp trước, cụ Nợ
khẳng định bà Từ Cung là người rất nhân từ, bà không những không cổ xúy thú
đam mê lên rừng nhả đạn vào muông thú của Vua Bảo Đại mà còn bài kích,
khuyên con giảm nghiệp sát sinh.
“Là mẹ vua, quyền cao chức trọng muốn gì cũng được nhưng bà Từ
Cung sống hiền lành, đơn giản, thương người lắm” - cụ Nợ bật mí: “Tôi cùng
nhiều anh em binh lính không ít lần nhận được lộc của bà. Lộc của bà Từ Cung
chẳng phải vàng bạc, châu báu ngọc ngà nhưng xét ra còn quý hơn cả thảy.
Những lần tôi được bà Từ Cung ban lộc là thời điểm tôi được triều đình biên
chế làm lính gác ở Thành Nội. Hồi ấy tôi mới ngoài 20 tuổi. Bà Từ Cung có thói
quen hay cúng vào ngày rằm. Và sau khi nhang tàn, bà bao giờ cũng sai tỳ nữ
mang bánh trái đến cho anh em binh lính chúng tôi ăn lấy sức. Bà đối đãi với
chúng tôi không phải kiểu của người có quyền cao chức trọng với người hầu hạ,
mà xem như con cháu, người thân”.
Căn cứ vào những tư liệu lịch sử của triều Nguyễn và từ truyền tụng
trong dân gian, mới biết cụ Nợ không quá lời khi nhắc đến từ đức của bà Từ
Cung. Là con của một quan tri huyện nhưng do cụ thân sinh mất sớm nên từ nhỏ
cuộc sống của Hoàng Thị Cúc (tên tục của bà Từ Cung) rất khổ cực. Vì người
anh trai là Hoàng Trọng Khanh đam mê tứ đổ tường nên gia cảnh khánh kiệt,
buộc Hoàng Thị Cúc phải đi làm thuê làm mướn để trang trải cuộc sống và sau
đó bị đưa vào cung làm cung nữ. Nhờ nhiều cơ duyên, Hoàng Thị Cúc trở thành
vợ vua Khải Định.
Năm 1926, sau khi nối ngôi vua cha là Hoàng đế Khải Định (băng hà
năm 1925), Vua Bảo Đại đã phong cho mẹ mình là Đoan Huy Hoàng Thái hậu,
nhưng mọi người vẫn quen gọi là đức Từ Cung. Cụ Nợ cho biết từ khi trở thành
vợ Vua Khải Định hay lúc trở thành Hoàng Thái hậu, bà Từ Cung luôn giữ tiết
phong nhân hậu, thường đi chùa, sớm tối kinh kệ, niệm Phật, thường xuyên ăn
chay, chẳng màng đến sơn hào hải vị. Năm 1939, để tỏ lòng hiếu thuận và vui
lòng mẫu thân, vua Bảo Đại cho xây ngôi chùa đầu tiên ở Tây Nguyên. Ông
ghép 2 chữ đầu trong hiệu của vua cha (Khải Định) và mẹ (Đoan Huy Hoàng
Thái hậu) đặt tên cho chùa là Khải Đoan. Bà Từ Cung qua đời vào năm 1980.
Thời điểm này, Vua Bảo Đại đang sống lưu vong ở Pháp.
Chúng tôi hỏi cụ Nợ rằng đã bao giờ bà Từ Cung cùng con trai là Vua
Bảo Đại đi săn bắn hay bà có gây áp lực gì để cản ngăn thú vui của con trai mà
bà cho là sát sinh? Cụ Nợ trả lời chẳng chút đắn đo: “Chuyện bà ngăn cản Vua
Bảo Đại thôi lên rừng săn thú thì ai cũng biết. Riêng chuyện gây áp lực thì tôi
chưa nghe, chưa biết bao giờ! Bởi từ hồi là lính gác ở Thành Nội đến khi theo
Vua Bảo Đại rời kinh thành vào Nam, lên Tây Nguyên, tôi với thân phận thấp
hèn chỉ ở khoảng cách xa, có bao giờ được gần vua hay gần Hoàng Thái hậu
đâu mà biết rõ nhiều sự tình. Nhưng điều tôi có thể khẳng định là bà Từ Cung
không bao giờ rời khỏi Huế, dù rằng có những lúc Huế chìm trong binh đao
khói lửa…”.
Trở lại chuyện tháp tùng Vua Bảo Đại lên rừng săn thú, chúng tôi hỏi
cụ Nợ rằng Vua Bảo Đại thường đi săn một mình, hay ông đi với các bà phi? Và
có khi nào ông lên rừng đi săn cùng Hoàng hậu Nam Phương? Cụ Nợ tuôn một
mạch: “Nói thật bà Nam Phương tôi chẳng gặp bao giờ. Tôi chỉ nghe nói bà như
bà Từ Cung, không thích chuyện bắn giết nên không hào hứng, cổ xúy gì
chuyện lên rừng săn thú của Vua Bảo Đại. Mặt khác hồi Vua Bảo Đại ở Tây
Nguyên chuyên tâm lên rừng săn thú, bà Nam Phương khi ấy chừng như đang ở
Pháp. Sau này tôi được biết rằng bà Nam Phương sống không hòa hợp với bà
Từ Cung và mệt mỏi với tính trăng hoa của Vua Bảo Đại nên bà chẳng bận tâm
việc ông làm gì, sống với ai…”.
Cụ Nợ, nhấn giọng: “Là tôi nghe nói thế thôi, chứ sự thật thế nào thì
sao mà biết được. Tôi chỉ biết trong quãng thời gian 4 năm tôi theo Vua Bảo
Đại, chỉ thấy ông đi săn với các bà khác thôi. Còn Hoàng hậu Nam Phương và
các con thì chưa bao giờ!”.
- Cụ có thể nói rõ Cụ từng theo Vua Bảo Đại đi săn cùng những mỹ nữ,
người đẹp nào không?
- Tôi chỉ gặp các bà Mộng Điệp, bà Phi Ánh, bà Jenny mà thôi!
Vua Bảo Đại có 8 người vợ cùng nhân tình và 13 người con cả trai lẫn
gái. Cũng nên nói rõ về 3 bóng hồng mà cụ Nợ khẳng định từng theo chân ông
vua cuối cùng của triều Nguyễn lên rừng săn thú. Bà Mộng Điệp sinh năm
1924, người tỉnh Bắc Ninh. Khi đến với Vua Bảo Đại, bà Mộng Điệp đã là gái
có chồng, có con riêng. Biết là vậy nhưng vì không cưỡng lại được nhan sắc
chim sa cá lặn của “gái một con” mà Vua Bảo Đại đã ngất ngây, quên lời hứa
“một vợ một chồng” với Hoàng hậu Nam Phương sau hơn chục năm chung
sống và ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn.
Bà Jenny (Hoàng Tiểu Lan, hay Jenny Woong) là vũ nữ Trung Hoa lai
Pháp. Tháng 3/1946, cùng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng
Khánh thăm viếng Trung Hoa, không như các đại biểu khác sau chuyến đi đã
trở về nước, Vua Bảo Đại ở lại Trung Quốc. Trong thời gian này ông sống túng
thiếu và được bà Jenny yêu thương, chu cấp. Sau này nhớ ân tình xưa, Bảo Đại
đã đưa bà Jenny sang Việt Nam cùng hưởng vinh hoa phú quý. Bà Phi Ánh
được sử sách ghi nhận là người miền Trung, chỗ thân quen của Thủ hiến Trung
Kỳ Phan Văn Giáo. Là mỹ nữ sắc nước nghiêng thành nhất trong nhiều giai
nhân trong cuộc đời Vua Bảo Đại, bà Phi Ánh sinh cho Vua Bảo Đại 2 người
con là hoàng nam Bảo Ân và hoàng nữ Phương Minh.
Chúng tôi tiếp tục trò chuyện với cụ Hoàng Nợ về hành trình lên rừng
săn thú của Vua Bảo Đại cùng những người tình: “Trong 3 bà ấy, bà nào thường
đi săn với Vua Bảo Đại nhất, thưa Cụ?
- Thường xuyên nhất là bà Mộng Điệp (thọ 87 tuổi, mất tại Pháp). Bà
ấy đẹp lắm, bà là người rất vui tính và rất được Vua Bảo Đại cưng chiều. Sau bà
Mộng Điệp là bà Jenny. Bà này ăn mặc rất thoáng mà giới trẻ bây giờ gọi là
“mặc mát mẻ”, bà hay mặc đồ lụa trắng và cưỡi ngựa rất giỏi. Tuy nhiên, mỗi
năm bà Jenny chỉ được đi săn cùng với Vua Bảo Đại 5 - 7 lần. Riêng bà Phi
Ánh một năm chỉ được có 1 lần thôi!
- Cụ có biết vì sao bà Mộng Điệp lại được Vua Bảo Đại cưng chiều và
thường ban cho cùng đi săn với vua, không?
- Vì bà có cùng sở thích săn bắn, biết san sẻ niềm vui, cổ vũ, hoan hô
mỗi khi Vua Bảo Đại bắn trúng mãnh thú. Bà Mộng Điệp còn biết lái xe hơi,
biết cưỡi voi, biết săn thú nên rất tâm đầu ý hợp với Vua Bảo Đại. Vì lẽ đó ông
rất cưng chiều bà!
Đấy là giải thích của cụ Nợ. Còn theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ bà
Mộng Điệp thường sát cánh cùng Vua Bảo Đại những lúc ông vua phong lưu
này rong ruổi săn mãnh thú nơi rừng sâu bởi bà là người biết cách chiều chuộng
vua và bà Từ Cung, tận tụy với việc hương khói cho tổ tiên nhà Nguyễn. Và
trong quãng thời gian Vua Bảo Đại sống trên đất Tây Nguyên, nay Đà Lạt, mai
Buôn Mê, bà Mộng Điệp gắn bó với Bảo Đại không rời bước, trổ tài quán xuyến
mọi sự để ông được thỏa niềm đam mê ăn chơi, săn bắn của mình. Thế nên việc
bà Mộng Điệp được Vua Bảo Đại hết mực cưng chiều là không có gì lạ.
Thấy cụ Nợ hào hứng khi kể lại chuyện xưa, chúng tôi không bỏ lỡ cơ
hội, hỏi tới: “Bà Mộng Điệp có bao giờ trực tiếp lái xe chở Vua Bảo Đại đến
điểm săn? Thường bà Mộng Điệp hay các bà phi khác đến điểm săn như thế
nào, đi cùng Vua hay cách nào khác?”. Cụ Nợ, hắng giọng: “Chuyện ấy tôi
không bao giờ biết được. Thường thì trước khi Vua Bảo Đại đi săn, chúng tôi
nhận được lệnh lên đường làm nhiệm vụ rà soát, kiểm tra, gác chặn… Khi mọi
việc cảnh giới ổn thì Vua Bảo Đại cùng tùy tùng mới đến!
Cụ Nợ lưu ý: “Trong 3 bà phi kể trên, bà Mộng Điệp tuy không đẹp
bằng bà Jenny nhưng bà là người cởi mở, sống rất thoáng. Khi vào rừng gặp con
suối đẹp, bà ấy không ngại chuyện “tắm tiên”… Vua Bảo Đại cũng vậy. Hai
người sẵn sàng cởi đồ trầm mình dưới suối, tắm xong thì có người hầu lau chùi
cơ thể kỹ lưỡng”.
- Thường hay cùng Vua đi săn, vậy có khi nào cụ thấy bà Mộng Điệp
giương súng ngắm bắn thú không?
- Tôi chưa thấy bao giờ! Như tôi đã nói, tôi chỉ thấy dáng bà ấy cũng
như bà Jenny, bà Phi Yến từ xa thôi. Những khi Vua Bảo Đại bắn được cọp, nai,
tôi cùng những cận vệ khác đến khiêng con thú vào trong cứ nhắm thẳng hướng
mà đi, mắt không được phép láo liêng. Nên dù rằng có lúc bà Mộng Điệp đứng
sát Vua Bảo Đại, tôi cũng không dám liếc mắt nhìn bà ấy, vì như vậy là phạm
thượng! Nhưng tôi biết là bà Mộng Điệp là người rất dạn dĩ, mạnh mẽ. Có
những khi Vua Bảo Đại bắn được cọp, bà ấy không như phụ nữ thường tình
thấy là miệng xuýt xoa, tỏ rõ sự sợ hãi. Bà Mộng Điệp thì bình thản lắm!
- Bà Mộng Điệp hay các bà Phi Yến, bà Jenny có bao giờ ăn thịt những
con thú mà Vua Bảo Đại bắn hạ không?
- Không bao giờ! Vua Bảo Đại không ăn và các bà ấy cũng vậy!
Chúng tôi hỏi cụ Nợ có lưu giữ hình ảnh nào liên quan đến những
chuyến tháp tùng Vua Bảo Đại đi săn thú cùng mỹ nhân, cụ lắc đầu với giải
thích: “Tôi chỉ là lính, theo vua hầu được 4 năm, rồi sau đó bị số phận, thời cuộc
dịch chuyển nên chẳng giữ được gì”. Thật may là khi biết được ý định của
chúng tôi, một người bạn đã gửi tặng tấm hình tư liệu chụp bà Mộng Điệp cùng
Vua Bảo Đại trong một chuyến đi săn tại Buôn Mê (Đắk Lắk) của nhà nghiên
cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân.
Trong tấm hình trắng đen này, Vua Bảo Đại tóc để 2 mái, mặc đồ túi
hộp, đang chăm chú xem báo. Bà Mộng Điệp dáng đài các, tóc bồng bềnh như
suối mây, bà mặc trang phục Tây, tay cầm chiếc nón vải. Bìa trái là hình ảnh
một cận vệ tay cầm súng, tay cầm con gà lôi hoặc chim công giơ ra phía trước,
chừng như để Vua Bảo Đại xem chiến tích của ông! Nhìn kỹ người cận vệ, mới
thấy đúng như chia sẻ của cụ Nợ, anh ta không dám nhìn thẳng vào Vua Bảo
Đại và bà Mộng Điệp, anh ta thẳng tay đưa con vật về phía nhà vua cùng mỹ
nhân, và mắt hướng nhìn nơi khác!
Thành Dũng
______________________
Hồi ký Bảo Đại trong giai đoạn làm cố vấn tối cao cho Hồ Chí Minh
Một buổi họp của chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy ngồi cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa, dãy
phải)
Sau 25 năm im hơi lặng tiếng, đầu năm 1980, cựu hoàng Bảo Đại cho
xuất bản cuốn hồi ký viết bằng tiếng Pháp Le Dragon d'Annam (Rồng Nam), kể
lại cuộc đời mình từ khi sinh ra ở Huế cho đến năm 1956, khi bị ông Diệm truất
phế. Phần đặc sắc nhất trong cuốn sách là phần kể lại thời gian ông Bảo Đại
được ông Hồ phong làm cố vấn tối cao, sống ở Hà Nội sau khi thoái vị cho đến
khi theo một phái đoàn của ông Hồ qua Tàu rồi đi Hồng Kông. Những sự kiện
liên quan đến ông Hồ được ông Bảo Đại kể lại trong phần này chứng tỏ Bảo Đại
cũng như hầu hết người dân Việt thời đó, đều bị ông Hồ mê hoặc khi ông hô hai
câu thần chú "Độc Lập", "Thống Nhất".
Tôi xin trích dịch những đoạn chính trong phần này và tiếp theo, xin
đưa ra một vài bình luận.
Cuộc Cách Mạng Việt Minh
".... Phụ tá tổng trưởng bộ Thanh niên (Phan Anh, trong chính phủ Trần
Trọng Kim) Tạ Quang Bửu, là người cho tôi biết có một nhóm kháng chiến
được thành lập ở miền thượng du, vùng Cao Bằng có tên là "Liên đoàn Việt
Minh". Linh hồn nhóm này là Võ Nguyên Giáp, được Tạ Quang Bửu nói đến
với đầy nhiệt tình. Sau những cuộc hành quân du kích chống Nhật, "Việt Minh"
bắt liên lạc được với đồng minh Trung Hoa và Mỹ đồng thời với cả Pháp và
ngay cả với Khâm sai của tôi ở Bắc bộ là Phan Kế Toại. Nhưng tôi cũng không
liên lạc được với Phan Kế Toại nên không có sự khẳng định cùa ông ấy (tr 113)
"... Có rất nhiều tin xấu đến tai tôi. Nguyễn Văn Sâm, người đại diện
của tôi ở Sài Gòn chưa thấy tới nhiệm sở. Nghe đồn ông ấy bị ám sát sau khi rời
khỏi Huế. Ai đã giết ông ấy? ... Ở Hà Nội cũng đang xẩy ra những biến cố rất
quan trọng. Ngay sau khi Nhật đầu hàng, có những toán xung phong dưới quyền
Võ Nguyên Giáp đột nhập vào thành phố và mở cửa nhà tù dưới cặp mắt thản
nhiên của Nhật Bản. Ngày 17-8, dưới sự xúi giục của những toán này, có cuộc
biểu tình tụ tập 20 ngàn người trước Nhà Hát Lớn. Mọi người đều hô to "Độc
lập" và trương cờ mới màu đỏ sao vàng, mà có người nói là do Kampetai (Mật
vụ Nhật) đặt ra... Cờ Đế quốc Việt Nam bị giựt xuống...
" Ngày hôm sau, khâm sai của tôi, phải bỏ nhiệm sở và được thay thế
bằng một Ủy Ban chỉ đạo lâm thời... vô danh. Ngày 19, toán xung phong "Việt
Minh" được tăng cường bởi một đám đông vừa đi vừa la hét, chiếm đóng các
công thự: tòa Thống sứ, Tòa án, Kho bạc, trường Đại học và các trường trung
học... không những quân đội Nhật có phận sự duy trì kỷ luật, không có phản
ứng mà còn mở kho súng phân phát cho lính vệ binh Đông Dương (Lính Khố
đỏ);
"Những tin tức đó bị ít nhiều xuyên tạc khi đến tai tôi. Về tình hình
Nam Kỳ thì còn thiếu chính xác hơn nữa. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, thủ lãnh
"Thanh niên Tiền phong", hình như từ ngày 15-8 đã đứng đầu một Mặt trận
Quốc gia trước khi thành lập một Ủy ban hành pháp lâm thời đặt trụ sở tại dinh
Thống đốc dưới sự chủ tọa của một người tên là Trần Văn Giầu mà theo Tạ
Quang Bửu, người thông tin cho tôi, là người thuộc về Việt Minh. Cũng như ở
Hà Nội, Nhật cũng không có phản ứng gì ở Sài Gòn...
"Cái quan trọng hơn hết cả là ở chỗ nào cũng có những cuộc ám sát và
sự mất tích, đặc biệt là những nhân vật quốc gia.
"Ngay ở Huế cũng có những truyền đơn được phân phát. Và có những
nhóm không biết nghe lệnh từ đâu, tụ họp và di chuyển trong thành phố, tới tận
sát Thành nội.
"Ngày 22-8, đại tá chỉ huy quân đội Nhật ở Huế tới xin triều kiến và
nói với tôi là theo lệnh của Chỉ huy Đồng Minh, quân đội Nhật đã bố trí xong hệ
thống bảo vệ an ninh thành nội và mọi người trong Thành. Đường từ cầu Tràng
Tiền ra cũng như tất cả những lối vào Thành đã bị chắn. Tôi cực lực phản đối
quyết định này và nói: "tôi tuyệt đối khước từ sự bảo vệ của ông. Tôi ra lệnh
cho ông bãi bỏ hệ thống phòng vệ vì tôi không muốn một quân đội ngoại quốc
làm đổ máu dân tộc tôi. (tr 117)
"Để chắc chắn là lệnh của tôi được thi hành, tôi trao cho ông ta một
công hàm có dấu ấn của tôi, trút cho ông trách nhiệm phải duy trì trật tự quanh
Thành nội. Tôi ghi thêm là phải mở lại tất cả mọi cửa vào Thành để mọi người
tự do ra vào như thường lệ.
"Sau đó ít lâu, giám đốc Bưu điện Huế xin được gặp tôi. Ông ta đưa
cho tôi một điện tín nhận được từ Hà Nội. Nội dung bức điện tín: "Trước lòng
quyết tâm của toàn thể dân tộc sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền độc lập quốc gia,
chúng tôi kính cẩn xin Hoàng Thượng làm một cử chỉ lịch sừ là trao quyền lại".
Điện tín này được ký bởi "Ủy ban Nhân dân Cứu quốc đại diện mọi đảng phái
và mọi tầng lớp nhân dân". Nhưng không có tên ai.
"... Sáng ngày 23 chung quanh tôi đều trống không. Từ ông Trần Trọng
Kim tới mọi tổng trưởng, chả ông nào có mặt. Chỉ còn người em họ là hoàng
thân Vĩnh Cẩn ở cạnh tôi.
"Những lời tâm sự của Tạ Quang Bửu trở lại trong trí tôi: Cái Mặt trận
Việt Nam Độc Lập Đồng minh Hội" là cái gì để có thể động viên quần chúng,
thực hiện những ước vọng của đám đông và bây giờ lại bảo tôi phải làm gì?
"Tôi không biết ai là những thủ lãnh. Vậy mà những người này lại có
những tiếp xúc với Đồng Minh Trung Hoa, Mỹ, Pháp, khi mà những lời kêu gọi
tôi gửi cho Tổng thống Truman, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Anh hoàng và
tướng de Gaulle đều không được trả lời... Những lãnh tụ này có súng ống, có
phương tiện, nắm được chính quyền dễ dàng trong khi tôi sống trơ trọi trong
một kinh thành đã chết. Sự thành công dễ dàng của các lãnh tụ này phải chăng
là đó là dấu hiệu họ đã nhận được mệnh trời? Quần chúng có một bản năng rất
là chắc chắn. Bản năng này, trong những giờ phút lịch sử, luôn luôn đưa họ tới
những người đã nhận được sứ mệnh phải dẫn dắt họ. Đã đến lúc tôi phải có một
sự lựa chọn để dung hòa số phận của tôi với số phận của dân tộc tôi... là tôi phải
ra đi.
"Nhưng ai là người tiếp nhận sự ra đi của tôi?
"Tôi bảo người em họ Vĩnh Cẩn và Ngự tiền văn phòng Phạm Khắc
Hòe ra ngoài thành Nội hỏi tin tức về Việt Minh. Cả hai trở về chả biết chi cả.
Tôi đành đánh đại một bức điện tín gửi trống không "Ủy ban Nhân dân Cứu
quốc" ở Hà Nội. Tôi viết:
"Để trả lời kêu gọi của Ủy Ban, tôi sẵn sàng tự rút lui. Trong giờ phút
quyết định của lịch sử đất nước, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng
hy sinh hết mọi sự để có thể thực hiện được sự hợp quần. Tôi xin những người
cầm đầu Ủy Ban mau vào Huế để tôi trao lại quyền hành".
"Ngay trong đêm hôm đó, với sự giúp đỡ của Vĩnh Cẩn, tôi thảo bản
chiếu Thoái vị.
"Sáng ngày 25-8, có hai đặc phái viên, đại diện "Việt Nam Độc lập
Đồng minh" từ Hà Nội vào: Trần Huy Liệu, trưởng phái đoàn, là phó chủ tịch
Ủy ban. Một người gầy gò trông rất thảm hại, đeo kính đen để giấu cặp mắt lé.
Người đi cùng là Cù Huy Cận, trông cũng quá tầm thường. Tôi hơi thất vọng:
"Trần Huy Liệu đưa cho tôi một giấy Ủy quyền có mang chữ ký không
rõ là của ai. Ông tuyên bố một cách rất long trọng:
-- Nhân danh nhân dân Việt Nam, cụ Hồ Chí Minh, chủ tịch Ủy Ban
Giải Phóng, cho chúng tôi cái danh dự đến Ngài để tiếp nhận quyền hành.
"Đó là lần đầu tiên tôi nghe đến tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi đưa bản
chiếu thoái vị. Trần Huy Liệu đọc bản chiếu cùng với Cù Huy Cận rồi 2 người
nói riêng với nhau trước khi quay lại nói:
-- Thưa Ngài, nhân danh nhân dân Việt Nam chúng tôi chấp nhận hoàn
toàn bản chiếu này. Nhưng chúng tôi cũng xin đề nghị với Ngài là nên tổ chức
một nghi lễ vắn tắt để trong buổi lễ Ngài đọc bản chiếu trước công chúng.
-- Ngay buổi chiều hôm đó, trước vài ngàn người mặc triều phục được
tụ tập vội vã trước cửa Ngọ Môn, tôi đọc bản chiếu cuối cùng của triều Nguyễn
đề ngày 25-8-1945.
"Bản chiếu bắt đầu bằng:
Để toàn dân Việt Nam có hạnh phúc!
Để Việt Nam có được độc lập!
Trẫm tuyên bố sẵn sàng hi sinh mọi sự...
"Và kết luận bằng:
"Trẫm thích được làm công dân một nước độc lập hơn làm vua một
nước bị trị"
Hoan hô Việt Nam độc lập!
Hoan hô nước Cộng hòa Dân chủ!
"... Trong một bầu không khí ngượng ngập, tôi đưa chiếc ấn tượng
trưng quyền hành cho Trần Huy Liệu.
"... Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận tiễn tôi ra khỏi cửa. Trước khi chia
tay, người đại diện Ủy ban Giải phóng nói với tôi:
-- Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn mời ngài ra Hà Nội để cùng thiết lập
những thể chế cộng hòa.
-- Tôi trả lời: Thưa ông trưởng phái đoàn, tôi xin ông cho tôi gửi lời
cám ơn Hồ chủ tịch và sẽ không quên ra Hà Nội theo lời mời của Chủ tịch.
"... Trở thành công dân Vĩnh Thụy từ khi thoái vị, tôi không có việc chi
làm ở Huế. Tôi quyết định theo lời mời của Hồ Chí Minh ra Hà Nội. (tr 121)
Cố vấn Tối cao của Chính phủ
"ngày 6-9 tôi tới Hà Nội. Tôi được ở căn nhà của thị trưởng Hà Nội cũ,
đường Gambetta (Hoàng Diệu?). Sau khi tắm rửa, tôi đi đến Bắc Bộ Phủ (dinh
Thống sứ cũ) để dự bữa ăn buổi tối được tổ chức để đãi tôi.
"Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng bộ Nội vụ đón tiếp tôi và khi ra ngồi bàn,
đưa tôi tới trình diện Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa mới tới. Ông bắt tay tôi một
cách thân mật, cám ơn tôi đã tự rút lui và nói thêm:
-- Chúng ta sẽ cùng nhau làm việc cho nền độc lập của đất nước.
"Ngày hôm sau 11 giờ tôi gặp lại Hồ Chí Minh và nói chuyện riêng với
nhau. Thái độ của ông khác hẳn với ngày hôm qua; Ông đối với tôi có vẻ kính
trọng và xưng hô với tôi như ở trong cung điện khi dùng chữ Ngài tương đương
với chữ Sire trong tiếng Pháp, gần như thiếu một điều là xin lỗi đã lên nắm
quyền:
-- Thưa Ngài, chúng tôi không có liên quan gì đến bức điện mà ngài
nhận được ở Huế đòi ngài phải thoái vị. Riêng về phần tôi, như khi tôi đã nói
ngày 22-8, tôi muốn ngài vẫn đứng đầu nước và cử tôi làm thủ tướng chính phủ
mới. Tôi không tán thành những kẻ đã làm áp lực với ngài để ngài phải thoái vị.
-- Tôi cũng trả lời với cùng một lễ độ khi dùng danh từ tôn kính là Cụ
(Vénérable) và cam đoan là tôi chỉ muốn làm một người công dân thường để
chung sức xây dựng một nước Việt Nam mới, thống nhất và độc lập.
"Hồ Chí Minh có vẻ yên tâm và đưa ra một bức tranh đầy phấn khởi,
khác hẳn với sự dè dặt trong những câu nói lần trước:
-- Tất cả những giấc mơ của ta đang được thực hiện cùng một lúc.
Không những thống nhất và độc lập sắp được Đồng Minh chính thức công nhận
mà chiến tranh kết liễu, Nhật bản đầu hàng cũng cho phép chúng ta tiến tới một
chế độ được toàn dân ủng hộ muôn người như một. Trong chế độ này mỗi người
chúng ta đều có một tương lai kỳ diệu. Độc Lập, trở thành một Từ ngữ biểu
tượng của đất nước, mãnh liệt như làn sóng thủy triều dâng lên từ đáy biển cả,
khiến không có công cuộc nào mà chúng ta không thực hiện được...
"Trong cái áo varơ cổ cao đã sờn rách, với đôi giày săng đan thô lỗ và
bộ râu lơ thơ, Hồ Chí Minh giống một nhà tu khổ hạnh đồng thời cũng giống
một nhà nho Việt Nam thời xưa được đào tạo trong nền văn hóa Trung Hoa,
thiên về thi tứ, văn chương triết học hơn là về hoạt động chính trị.
"Có sự ngược lại là từ thân hình mảnh khảnh, yếu ớt và từ cặp mắt sáng
ngời như đang lên cơn sốt, thoát ra một niềm tin truyền cảm rất khắc phục, đồng
thời cũng tỏa ra một sự thanh thản rất ấn tượng. Những câu nói của ông Hồ đều
có dấu ấn của một ý nghĩa sâu xa về con người, của một sự chối bỏ mọi bạo
động. Ông Hồ hoàn toàn có ý thức về những thực tại và nhưng tất yếu của Việt
Nam. Ông cũng biết chiều hướng biến chuyển lịch sử dựa vào sự tự học và sự
hiểu biết tất nhiên về thế giới Âu Tây cũng như thế giới Trung Hoa và thế giới
Nga (tr129).
"Sau hơn một giờ nói chuyện, ông Hồ kết luận:
-- Tôi yêu cầu ngài tham dự những buổi họp của hội đồng các bộ
trưởng và nhận chức vụ Cố vấn tối cao của chính phủ.
"Yêu cầu này làm tôi bất ngờ. Tôi thật không bao giờ nghĩ sự góp phần
kiến tạo một nước Việt Nam mới của tôi dưới hình thức này. Nhưng khi nghe
ông nói, không thể chối cãi được ông Hồ là người muốn độc lập và thống nhất
một cách cuồng nhiệt, nên tôi nhận lời (tr 130).
"Hội đồng bộ trưởng họp mỗi tuần một lần. Ngày 8-9 tôi dự phiên họp
lần đầu tiên..
"... Thật ra hội đồng gồm 3 nhóm.
Nhóm cố cựu gồm những người theo chủ tịch Hồ Chí Minh từ thuở ban
đầu như Trần Huy Liệu. Những người này sống lâu năm ở Nga, ở Trung Quốc
hay biết nhau trong tù. Những người này chống Pháp kịch liệt.
Nhóm thứ hai gồm những người gọi là giáo sư trường Thăng Long, một
trường tư về Luật (thật ra chỉ là một trường trung học) ở Hà Nội mà những nhân
vật trong ban giảng huấn đều thuộc thành phần đại trí thức rất hiểu biết về chính
trị. Trong số những người này có Võ Nguyên Giáp. Cũng có những người là
cựu cán bộ của đảng Cộng sản được hợp pháp hóa khi Mặt trận Bình Dân lên
nắm quyền ở Pháp như Phạm Văn Đồng. Những người này đều có văn hóa
Pháp, thông minh và có óc cởi mở. Tuy chống đối kịch liệt chủ nghĩa thực dân,
tranh đấu hăng say cho nền độc lập, những người này không muốn đoạn tuyệt
với nước Pháp.
Sau cùng là những người gọi là những người "ngả theo", như Dương
Đức Hiền, cựu chủ tịch Tổng hội sinh viên Hà Nội, hay Nguyễn Mạnh Hà, cầm
đầu Thanh niên hoạt động Công giáo. Đa số những người này đều là kỹ thuật
viên xuất thân từ những Trường Lớn của Pháp nhưng không được (Pháp) dùng
đúng với bằng cấp và khả năng của mình.
"Hồ Chí Minh ngồi ở một đầu bàn và tôi được ngồi đối diện ở đầu kia.
"... Tôi cũng lần lần khám phá ra bộ mặt thật của Hồ Chí Minh:
Có một ngày, trong buổi họp Hội đồng có cuộc bàn cãi khá sôi nổi giữa
Hồ chủ tịch và Vũ Trọng Khánh, bộ trưởng bộ Tư pháp ngồi bên phải cạnh tôi.
Sau buổi họp Vũ Trọng Khánh đưa cho tôi một cuốn sách nhỏ và nói với tôi:
-- Ngài có vẻ ngạc nhiên về phản ứng của vị chủ tịch chúng ta. Đọc
cuốn sách này ngài sẽ hiểu rõ hơn.
Tôi nhìn cái tít "Cuộc đời Nguyễn Ái Quốc" do A. Marty, trùm mật
thám của Phủ Toàn quyền thảo.
-- Ai là Nguyễn Ái Quốc?
Khánh nhìn tôi rồi đưa đầu về phía Hồ chủ tịch đúng vào lúc ông đi gần
chúng tôi để ra khỏi phòng họp. Ngạc nhiên vì điệu bộ chúng tôi, ông lướt mắt
nhìn cuốn sách rồi nhún vai, nhếch mép cười một cách hóm hỉnh, bước ra khỏi
phòng họp không nói một lời.
"Về đến nhà, tôi vội vã đọc cuốn sách. Nguyễn Ái Quốc chỉ là một tên
trong số cả mấy chục tên khác trong cuộc đời phiêu bạt trước khi trở thành Hồ
Chí Minh... Cuốn sách của Marty ngưng lại ở đoạn này. Giáp là người kể tiếp
cho tôi từ khi ông Hồ trở về nước năm 1941 và thành lập Việt Minh ngày 19-5 ở
Cao Bằng.
"... Sự giao thiệp của tôi với các "đồng sự" rất là tốt đẹp. Nếu tôi gọi là
các anh thì họ đều gọi tôi với cái tít Ngài. Hồ Chí Minh muốn mọi người phải
xưng hô như vậy. Tôi đặc biệt gắn bó với Vũ Trọng Khánh. Ông ta có vẻ trơ trọi
vì không nằm trong đảng...
"... Tôi nhận được tin Phạm Quỳnh, cựu thủ tướng của tôi, bị bắt, cũng
như Ngô Đình Khôi, anh của Ngô Đình Diệm và người con là Ngô Đình Huân,
thư ký riêng của đại sứ Yokoyama. Tôi can thiệp với Hồ Chí Minh:
-- Thưa cụ, ai cũng muốn giúp cụ mà tôi là người đầu tiên. Xin cụ rộng
lượng. Khi cụ mới cầm quyền cụ thả hết mọi người tù. Xin cụ ra lệnh thả những
người bị bắt từ khi đó.
-- Thưa ngài, không thể được, dân sẽ không hiểu.
-- Ít ra cụ cũng thả những người cộng sự của tôi. Họ không có trách
nhiệm gì cả.
-- Tôi hứa với ngài tôi sẽ lo chuyện đó.
Thật ra cả hai, Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi bị giết ngay từ đầu mà
ông Hồ không biết. (tr 134)
"... Giữa chúng tôi (Bảo Đại và ông Hồ) hoàn toàn có sự thông cảm.
Trong những buổi đàm đạo, không bao giờ đả động gì đến những vấn đề về hệ
tư tưởng. Chúng tôi cùng đi với nhau đến gặp Sainteny, người thay Messmer
làm ủy viên Cộng hòa Pháp ở Bắc bộ. Chúng tôi cũng đi gặp người Mỹ và
những phái viên của họ: Lansdale và thiếu tá Patti và sau này là tướng
Gallagher. Tôi thấy Hồ Chí Minh nói tiếng Anh khá được.
"... Trong những cuộc đi gặp như vậy tôi luôn luôn được đẩy đi trước,
khiến tôi phải nói: thưa chủ tịch tôi chỉ là cố vấn. Trái lại trong những buổi họp
và biểu tình, tôi chỉ được ngồi bên phải. Sau tôi mới hiểu đó chỉ là những thủ
đoạn. Chính phủ được chấp nhận nhưng không được công nhận bởi Đồng Minh.
Sự có mặt của tôi cho chính phủ có bộ mặt hợp pháp hơn và tôi chỉ là bảo lãnh.
(tr 135)
Trung Quốc xâm nhập
"... Toán lính đầu tiên tới Hà Nội ngày 9-9-45. Sau đó là tràn ngập lính
Tàu. Tất cả là 3 quân đoàn chừng 80 ngàn người, không kể bọn tùy tùng và bầu
đoàn thê tử nhào xuống Bắc Việt như những đám cào cào châu chấu. Tới với
danh nghĩa bảo vệ độc lập cho Việt Nam, tụi lính Tàu này cư xử như những kẻ
xâm lược. Đối với đám quân này, gồm những lính Vân Nam và Quảng Đông,
Bắc Việt là một xứ thần tiên.
" Ngay khi tới Hà Nội ngày 18-9, tướng Lư Hán, chỉ huy trưởng, đã
chiếm tòa nhà Puginier làm chỗ ở, đuổi phái bộ Sainteny ra ngoài. Lư Hán đòi
tôi cho tiếp kiến, chứng tỏ Trung Quốc cố ý không biết Hồ Chí Minh. Tôi trả lời
là tôi sẽ tới chào nhưng cuộc viếng thăm phải theo đúng nghi thức và chủ tịch
chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh là người tiếp kiến. Đồng thời tôi cũng báo cho
ông Hồ. Một thỏa thuận được tìm thấy nhanh chóng: Hồ Chí Minh tiếp tướng
Lư Hán với sự hiện diện của tôi trong một biệt thự được trưng dụng. Như vậy
cuộc thăm viếng không có tính cách chính thức.
"... Cùng đi theo đoàn quân Tàu là một đám các nhà chính trị thuộc các
đảng phái quốc gia trốn từ trước qua Tàu được Quốc Dân Đảng cho tị nạn. Các
lãnh tụ VNQDD và Đồng Minh Hội nhất quyết lấy lại ưu thế.. Được che chở
bởi các tướng lãnh và những cơ quan tình báo Trung Hoa dưới quyền tướng
Tiêu Văn, những người quốc gia này vội vã tước súng ống và thay thế những ủy
ban nhân dân (Việt Minh) được Hồ Chí Minh thiết lập ở các tỉnh. (tr 138)
"Tình thế mỗi ngày một trở nên khó khăn với Hồ Chí Minh.. Biết đời
sống bị đe dọa, mỗi đêm ông ngủ một chỗ khác. Ông vẫn tin tôi nên chỉ mình
tôi biết ông ngủ đêm nào ở đâu...
"Chủ tịch cũng có vẻ bận tâm về sức khỏe của tôi và những quan hệ
bạn bè của tôi. Biết là tôi hay được các bạn bè mời ăn tối, ông khuyên tôi như
một người cha là phải coi chừng khi giao thiệp với đàn bà gặp ở những bữa ăn
đó
"... Tôi không dễ bị mắc lừa về thái độ (của ông Hồ) đối với tôi. Nhưng
hồi đó tôi không thấy ông biểu lộ một con người cứng rắn, khắc nghiệt, như sau
này.
"Đối với tôi, ông (Hồ) là người rất gắn bó với nền độc lập nước nhà;
Những điều ông nói tôi đều thấy hợp với nhãn quan của tôi. Không cần biết quá
khứ và phương pháp hành động của ông, với tất cả sự trung trực của tôi, tôi ủng
hộ ông.
"Nói cho thật, tôi thích tư thế của ông (Hồ) hơn những lãnh tụ quốc gia,
thật sự chỉ là bù nhìn của bọn Tàu. Trong sự hỗn độn tôi thấy Hồ chí Minh vẫn
giữ được trầm tĩnh.
-- Một buổi chiều Hồ chí Minh nói với tôi: Ngài thấy không, tôi rất thất
vọng về thái độ của Đồng Minh: Tôi tưởng được Nga ưu đãi. Rút cục họ chả
làm gì cho chúng ta cả. Họ cũng chả thèm gửi qua đây một quan sát viên. Họ
hoàn toàn lãnh đạm với vấn đề Đông Dương. Còn người Anh thì chả cần nói,
chỉ cần nhìn thái độ của họ ở miền Nam Việt Nam. Họ đã thiên về Pháp và giúp
Pháp tiêu diệt đồng bào ta đang tranh đấu giành độc lập. Còn người Mỹ thì ngài
đã cùng tôi gặp họ. Khi tôi rời Trung Quốc, đại diện của họ có hứa hẹn với tôi
và cam đoan với tôi. Để làm vui lòng họ, tôi để trong Lời nói đầu của Hiến Pháp
tuyên ngôn độc lập hệt như tuyên ngôn của Jefferson năm 1776. Chúng ta được
những gì? một con số không... Họ chỉ lo thay thế người Pháp và vì vậy họ cạnh
tranh với Tàu. Gallagher đã nhận lời làm trung gian giữa chúng ta và bộ Ngoại
giao Mỹ và đưa ra những đòi hỏi của chúng ta. Nhưng để đổi lại, ông ta đòi
được tự do tổ chức lại nền kinh tế của ta, thật ra chỉ muốn nền kinh tế của ta phụ
thuộc họ. Đó là những nhà tư bản, có tư bản trong máu rồi! đối với họ chỉ có
business... Bữa nọ chúng ta khám phá ra là ban điều tra của họ tới hỏi cung
những tù binh Nhật, không phải để biết những tội ác chiến tranh của Kampetai
mà để biết những cơ sở của cửa khẩu Hải Phòng. Về phần bọn Tàu, thì ngài
thấy...cả nước Tàu là một cái bụng đói! Quốc Dân Đảng chỉ là những tên trộm
bợm, những đám diều hâu. Chỉ một người mà ta có thể dùng được, đó là Tiêu
Văn (Siao Wen). Đó là một đứa vô lại rất tốn tiền cho chúng ta, nhưng biết được
thứ chúng ta muốn và những "combin" của hắn có thể sài được; Nhưng tôi cũng
nghi ngờ hắn có thể trở mặt lúc nào không hay. Khi mới tới đây hắn chơi lá bài
VNQDĐ, bây giờ hắn gật đầu mỉm cười với ta. Mai mốt biết hắn cười với ai?...
Nghĩ đi nghĩ lại, chắc chỉ còn có Pháp... (tr 140)
"Tôi không thể nén được ngạc nhiên trước cái kết luận như vậy nhưng
nó hoàn toàn lô gíc.
"Hồ Chí Minh cho tôi thấy một lần nữa cái tài biết che giấu của ông. Ở
Việt Nam công giáo chỉ là một thiểu số nhưng là một lực lượng năng động. 2
triệu tín đồ dính chặc với linh mục của họ. Ngay từ khởi đầu, Hồ Chí Minh đã
tìm cách được lòng họ. Không thể không có ẩn ý khi chọn ngày 2-9 lễ Thánh Tử
đạo Annam làm ngày Quốc khánh. Ông cũng đưa vào chính phủ Nguyễn Mạnh
Hà khi học ở Paris là một thủ lãnh thanh niên Công giáo hoạt động xã hội và là
con rể Georges Maranne, thượng nghị sĩ cộng sản quận Seine.
"Ngày 23-9 Nguyễn Mạnh Hà tổ chức một míting lớn ở Hà Nội tụ tập
nhiều ngàn giáo dân để biểu lộ tinh thần ái quốc và sự tin tưởng vào chủ tịch Hồ
Chí Minh.
"Cũng trong bầu không khí đó, lễ tấn phong Giám mục Lê Hữu Từ
được sửa soạn ở Phát Diệm. Hồ Chí Minh yêu cầu tôi thay mặt ông dự lễ vì bị
mắc kẹt ở Hà Nội ngày 28-9, tướng Lư Hán đến để chính thức tiếp nhận sự đầu
hàng của quân đội Nhật.
"Nhưng ngày hôm trước, chủ tịch nói với tôi:
-- Thưa Ngài, quân đội Pháp đã gần như dẹp yên kháng chiến Nam bộ.
Sớm muộn gì bọn chúng cũng sẽ đổ bộ ở đây. Cần phải tránh không rơi vào tay
chúng. Ngài là biểu tượng của nền độc lập Việt Nam. Ngài nên lợi dụng đi Phát
Diệm để lánh xa Hà Nội.
-- Tôi hỏi thế cụ thì sao?
-- Ồ! với tôi đường lối đã vạch sẵn.
"Bữa sau tôi đi Phát Diệm cùng với Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng bộ Nội
vụ. Giám mục Lê Hữu Từ thuộc dòng tu kín (trappiste) là một nhân vật rất lạ
lùng. Người bé nhỏ gầy đét trong bộ áo trắng dòng tu rộng thùng thình, cặp mắt
sáng ngời lại sáng hơn nữa vì 2 lưỡng quyền nhô cao. Ông nổi tiếng trong dòng
tu vì tài điều động công việc và rất biết rõ những mưu mẹo thương thuyết mặc
cả.. Buổi lễ dưới quyền chủ tọa của giám mục Hà Nội là Nguyễn Bá Tòng. Giáp
được Hồ Chí Minh ủy thác là mời tân giám mục Lê Hữu Từ làm cố vấn tôn giáo
cho chính phủ. Đức cha Lê Hữu Từ nhận lời ngay tức khắc. (tr 141)
"Sau buổi lễ Giáp trở lại Hà Nội còn tôi đi Sầm Sơn, một bãi biển nghỉ
mát ở gần Thanh Hóa.
"... Vào khoảng giữa tháng 12, một đại biểu Ủy ban tỉnh Thanh hóa đến
gặp tôi và nhân danh chính phủ mời tôi ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Tôi nhận
lời về mặt nguyên tắc và nhắc lại là tôi muốn trở về Hà Nội. Ông này hỏi tôi:
-- Thưa ngài; ngài muốn ra ứng cử dưới danh hiệu nào?
-- Dưới danh hiệu đảng Cộng sản. Tôi trả lời với chút châm biếm trước
một câu hỏi như vậy.
-- Không thể được thưa ngài, ông ta trả lời một cách rất nghiêm túc:
Đảng Cộng sản Đông Dương đã được giải tán theo quyết định của Ủy ban
Trung ương ngày 11-11.
Tôi làm sao biết được những gì xẩy ra ở Hà Nội từ ngày tôi đi khỏi.
-- Vậy thi ghi tên tôi là một người cộng hòa.
"Trong 3 tuần tôi không nhận được tin tức gì. Đúng ngày 7-1 có một
phái đoàn đến báo tin tôi đã trúng cử vào Quốc hội và cuộc bầu cử đã diễn ra
ngày hôm qua. Tôi được bầu đại biểu tỉnh Thanh Hóa với 92% số phiếu. Mọi
người đều chúc tụng tôi. Còn tôi thì không biết ngày bầu cử và tất nhiên là tôi
cũng chưa đi bầu. (tr 145)
"Nhưng bây giờ tôi đã là đại biểu Quốc hội. Tôi nhờ phái đoàn nói với
Ủy ban Thanh Hóa là tôi muốn trở về Hà Nội càng sớm càng hay và xin cung
cấp săng cho xe tôi. 8 ngày sau, mọi chuyện đều xếp đặt xong xuôi và tôi rời bỏ
Sầm Sơn trở về Hà Nội, lòng nhẹ nhõm."
Đại biểu Quốc Hội Lập Hiến
"Ngay chiều hôm ấy, tôi trở về chỗ ở của tôi, đại lộ Hoàng Diệu Hà
Nội. Từ khi tôi đi khỏi Hà Nội cách đây 3 thấng, tình hình biến chuyển rất
nhiều. Ngày 19-11 Tiêu Văn triệu tập các đảng phái bắt phải thỏa thuận với
nhau và quân đội của 3 đảng phải sáp nhập với nhau để chỉ còn 1 quân đội duy
nhất.
"Trước những thủ đoạn chính trị của Tàu, Hồ Chí Minh chỉ còn mối
bận tâm duy nhất là làm sao vứt bỏ được sự hiện diện của Tàu ở Bắc Việt. Ông
sẵn sàng thân thiện lại với người Pháp. Ông biết đầu tháng 1 Pháp có cử đặc
phái viên tới Trùng Khánh điều đình với Tưởng Giới Thạch để quân đội Pháp
thay thế quân đội Trung Hoa. Ông đợi đúng ngày bầu cử Quốc hội 6-1, làm một
bản tuyên bố được báo chí Pháp đăng lại, trong đó ông nói: "Chúng tôi không
thù hận gì với nước Pháp và dân tộc Pháp mà chúng tôi khâm phục. Chúng tôi
không muốn cắt đứt những mối giây liên lạc đã gắn chặt hai dân tộc chúng ta..."
"... Tháng 11-45 Cao Ủy Pháp ở Sài Gòn đưa ra sắc lệnh rút hết những
tờ giấy bạc 500 được in dưới thời Nhật Bản chiếm đóng. Nhưng quân đội Tàu
ngay khi mới tới đã thâu cướp được rất nhiều giấy bạc 500 nên đã thương lượng
được với Pháp là sắc lệnh này không có hiệu lực ở phía Bắc vĩ tuyến thứ 16...
Khi từ Sầm Sơn trở về, tôi không có một đồng xu dính túi vì tuy được nuôi ăn
cho ở nhưng không có một đồng lương nào. Tôi viết thư xin mẹ tôi chút tiền thì
mẹ tôi hồi âm bằng 2 tờ giấy 500 trứ danh đó. Tôi đưa cho Phạm Văn Đồng, bộ
trưởng bộ tài chánh nhờ ông đổi giùm. Ngày hôm sau người ta đem lại cho tôi
một phong bì trong đó có 2000 đồng. Tôi tưởng là đưa lộn nên đi tới bộ Tài
Chính để trả lại Phạm Văn Đồng. Phạm Văn Đồng nói với tôi:
-- Không có lộn đâu
-- Sao! Tôi đưa một ngàn đồng mà được đưa lại tới 2000 đồng. Ông
làm tài chính như vậy thì còn lâu Việt Nam mới lấy lại được thăng bằng kinh tế.
-- Nét mặt không chút xao động, Phạm Văn Đồng trả lời tôi: Tôi biết rõ
tình trạng tài chính của ngài. Đây là một đặc ân tôi làm cho ngài.
"Một buổi tối, Hồ Chí Minh chìa cho tôi một tờ giấy và nói với tôi:
-- Thưa ngài, trong thời gian ngài vắng mặt (ở Sầm Sơn), tôi có nhân
danh ngài gửi cho Pháp một thông điệp. Tôi đọc:
"Thông điệp của Hoàng thân Vĩnh Thụy, cựu Hoàng đế Việt Nam, gửi
nước Pháp....
Ký tên: Hoàng thân Vĩnh Thụy cựu Hoàng đế Bảo Đại, cố vấn chính
phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. (tr148)
"... Chính phủ cử Giáp đi thanh tra các tỉnh cho đến tận biên giới Nam
bộ với tư cách bộ trưởng bộ Nội Vụ. Tôi xin đi cùng nhưng không được chấp
thuận. Giáp nói với tôi:
-- Một tuần nữa tôi trở về tôi sẽ báo cáo với ngài những gì tôi thấy
được.
"Một tuần sau khi tôi đang ăn trưa thì Giáp tới và nói:
-- Tôi vừa về sau cuộc tuần tra.
-- Mời anh ngồi cùng ăn, tôi nói.
Giáp có vẻ tư lự cúi đầu ăn không nhìn tôi. Giáp thường ngày đã ít cởi
mở nhưng bữa nay bộ mặt còn có vẻ rầu rĩ hơn. Tôi để cho ông ta ngồi ăn không
nói câu gì. Sau bữa ăn tôi mới hỏi:
-- Thế nào?
-- Phải thực tế, mặt vẫn cúi gầm.
-- Anh muốn nói gì?
-- Cái tôi muốn nói, là mình phải thích nghi với thằng Pháp.
-- Không lẽ nào mình lại trở về với cuộc bảo hộ.
-- Có thể chứ, nếu cần thiết.
-- Tôi không hiểu nổi các anh nữa. Tôi chấp nhận độc lập với thằng
Nhật. Tôi thoái vị. Tôi ra đi để nhường chỗ cho các anh, nay các anh lại muốn
quay trở về với quá khứ.
-- Mình biết làm thế nào bây giờ? Ở miền Nam tụi Pháp nó đã phá tan
bộ máy của chúng ta phải mất bao công mới xây dựng được. Nó đã lấy lại hết.
Chả bao lâu nữa nó sẽ đổ bộ ở đây. Chúng ta làm thế nào để chống lại được?
Chúng ta có quân đội nhưng không có đạn dược...
"Được thỏa tấm lòng, Giáp kể lại cuộc hành trình... (tr 149)
"Vài ngày sau, tôi mới hiểu sự bối rối của Hồ Chí Minh và ê kíp của
ông. Tôi biết giữa Chủ tịch đi cùng với Giáp và Sainteny có một cuộc hội đàm
lâu dài về vấn đề sự trở lại của người Pháp và vấn đề phân chia chủ quyền. "Độc
Lập" còn có nghĩa gì nữa không? Mặc dầu còn giũ được uy quyền, sự thay đổi
thái độ của ông Hồ gặp một sự chống đối mạnh mẽ. Sự chống đối này được sự
hỗ trợ của Tàu và của những đảng mà Tàu thao túng: Đại Việt, VNQDD, Đồng
Minh... Tất cả đều đồng thanh đòi "chính phủ Việt gian" phải ra đi vì đã bán rẻ
nền độc lập. Tôi biết các đảng phái này có bàn bạc với nhau về tôi.
"Ngày 27-1, 7 giờ sáng, điện thoại reo trong căn hộ tôi đường Hoàng
Diệu. Hồ Chí Minh kêu tôi:
-- Tôi có thể tới thăm ngài ngay tức khắc được không?
Tôi trả lời được và ngay phút sau ông đã tới. Ông có vẻ rất xuống tinh
thần và ốm yếu hơn thường lệ. Ngay khi vào, ông nói ngay:
-- Thưa ngài, tôi không biết làm sao nữa. Tình hình quá nguy kịch. Tôi
biết rõ người Pháp sẽ không thương thuyết với tôi. Tôi không được lòng tin cậy
của Đồng Minh. Tất cả đều thấy tôi "đỏ" quá. Tôi xin ngài hi sinh lần thứ hai:
lấy lại quyền hành.
-- Tôi trả lời: tôi đã bỏ quyền hành và không có ý lấy lại nó. Cụ biết, tôi
không có tham vọng chính trị và tôi đã tự đặt mình trong cái nhiệm vụ phải
phục vụ một cách trung trực chính phủ Cộng hòa.
--Tôi để lại chỗ cho ngài, ông nhấn mạnh một lần nữa, tôi sẽ là cố vấn
của ngài.
-- Nhưng ai sẽ trao quyền cho tôi?
-- Ngài sẽ được Quốc hội tấn phong như trong mọi chế độ dân chủ.
-- Tôi có được thành lập chính phủ như tôi muốn hay tôi phải lấy lại
những bạn hữu của cụ?
-- Ngài được tự do hoàn toàn, muốn lấy ai thì lấy.
-- Nếu cụ thấy quyền lợi và độc lập của đất nước đòi hỏi như vậy thì tôi
sẽ không lẩn tránh. Nhưng tôi xin cụ một chút thời gian để suy nghĩ và hỏi ý
kiến các bạn bè của tôi. (tr 150)
"Ngay tức khắc tôi điện thoại cho Nguyễn Xuân Hà (Nguyễn Xuân
Chữ?) và Trần Trọng Kim và tôi nói:
-- Tôi có một đề nghị quan trọng muốn đưa ra bàn với các ông. Nhờ 2
ông triệu tập bạn bè, tôi sẽ đến gặp.
"Đúng 8 giờ 30, tôi tới. Tôi kể với họ về cuộc gặp gỡ với Hồ Chí Minh
và đề nghị của ông Hồ. Tôi hỏi họ:
-- Các ông có nghĩ đó là cái bẫy không?
"Mọi người đều không tin và Trần Trọng Kim nói rõ thêm:
-- Ai cũng biết là Việt Minh có liên lạc thường xuyên với Sainteny và
một thỏa ước với Pháp đang được sửa soạn. Nếu Hồ Chí Minh không thiết tha
ký nó thì đề nghị của ông Hồ là thành thực. Theo tôi ngài nên nhận lời.
"Khoảng lúc 10 giờ, Hồ Chí Minh lại gọi tôi nữa và hối thúc tôi nhận
lời.
-- Ngài đã gặp bạn hữu của ngài chưa? Xin ngài đừng mất thì giờ và
đến Quốc Hội càng sớm càng hay.
"Đúng 12 giờ trưa, tôi gọi điện thoại ông Hồ và nói tôi nhận lời.
"Trước đó tôi biết là một người thân tôi có tiếp xúc với thiếu tá
Buckley, người của Tình báo Mỹ OSS. Ông này không ngạc nhiên về đề nghị
của Chủ tịch và hứa hẹn người Mỹ sẽ đứng trung lập vì là chuyện nội bộ của
Việt Nam.
"Điện thoại lại reo đúng 13 giờ. Hồ Chí Minh yêu cầu tôi tới gặp. Khi
tới, tôi thấy rõ ràng ông đã thay đổi thái độ. Ông có vẻ đã trấn tĩnh lại, nói hơi
ngượng ngùng:
-- Thưa ngài, xin ngài quên đi chuyện buổi sáng nay. Tôi không có
quyền từ bỏ nhiệm vụ vì tình thế khó khăn. Trao lại quyền hành cho ngài bây
giờ là tôi phản bội. Tôi xin lỗi đã biểu lộ sự yếu đuối vì đã nghĩ trong những
hoàn cảnh khó khăn này lại muốn trút mọi trách nhiệm lên ngài. Sở dĩ tôi nghĩ
ra đi là vì các đảng quốc gia chống đối thỏa ước mà chúng tôi đang sửa soạn với
người Pháp.
"Chuyện gì đã xẩy ra giữa 10 giờ và 13 giờ?
"Tôi không nghĩ sự quay ngoặt của ông Hồ là do được Moscou cam
đoan hỗ trợ qua phái đoàn Ba Lan, đại diện Liên Xô ở Hà Nội. Đúng hơn là vì
tướng Tiêu Văn, bị thuyết phục bởi những" lí lẽ (vàng) kêu lẻng xẻng "(dịch
chữ Pháp arguments sonnants et trébuchants) được Việt Minh tung ra, nên đã
nhờ chủ tướng của mình là Lư Hán làm áp lực xuống những người quốc gia -
đặc biệt là VNQDD - để những người này chịu tham gia chính phủ. Như vậy
nhũng người này phải chia trách nhiệm ký thỏa ước với Pháp và Việt Minh
không phải chỉ một mình vác gánh trước công luận. (tr 151)
"Bắt đầu từ đó, Hồ Chí Minh yêu cầu tôi cùng làm việc để thảo bản
thỏa ước trứ danh đó (Hiệp định Sơ bộ 6-3). Chúng tôi gặp nhau mỗi buổi tối
trong một tuần. Theo ông Hồ, nhờ thỏa thuận với Pháp, sẽ tống khứ được bọn
Tàu. Đó là mục tiêu chính của ông Hồ: loại Tàu ra để Pháp vào thay thế. Nhưng
đồng thời cũng thao túng Tàu để Pháp chậm đến và đòi Pháp phải đưa ra tối đa
những bảo đảm.
Thời gian ở Trung Quốc và Hồng Kông năm 1946
"... Hồ Chí Minh, vừa mới được sự thỏa thuận của tất cả các đảng phái
cho Pháp trở lại, không muốn để sơ sót một thứ gì nên quyết định gửi một phái
đoàn đi gặp thống chế Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh. Ông gọi tôi đến và
yêu cầu tôi, với tư cách là cố vấn tối cao của chính phủ, dẫn đầu phái đoàn này
mà thành phần là đủ mọi xu hướng. Ông có cảm tưởng là những tướng lãnh
Trung Hoa đã phản ông nên hi vọng với sự hiện diện của tôi, và trong phái đoàn
có nhiều thành phần, sẽ làm thống chế có thiện cảm với chính phủ lâm thời hơn.
Nhưng Trùng Khánh vừa mới thỏa thuận cho Pháp đổ bộ - Người báo tin này
cho Hồ Chí Minh là Sainteny - Và hơn nữa, Tưởng Giới Thạch vẫn chưa công
nhận chính phủ của chúng ta. Trong điều kiện này tôi thấy không nên nhận
nhiệm vụ. Tôi giảng giải với Hồ Chủ tịch:
-- Chuyện này hơi bất trắc. Căn cứ vào chuyện vừa mới có sự thỏa
thuận giữa Trùng Khánh và Pháp, nếu Tưởng Giới Thạch không tiếp tôi thì cụ
với tôi đều mất mặt.
"Hồ Chí Minh cũng thấy đúng; nhưng vẫn giữ ý định gửi một phái
đoàn gặp Tưởng Giới Thạch mà không có tôi.
"Hôm sau, tôi vừa mới ra khỏi nhà thì gặp một tướng Trung Hoa ở cạnh
nhà tôi cùng đường Hoàng Diệu. Ông ta có vẻ biết đề nghị của Hồ Chí Minh với
tôi nên đột ngột hỏi:
-- Thưa ngài, ngài không muốn qua Trung Quốc? Thật là đáng tiếc,
ngài nên lợi dụng cơ hội này, dù chỉ là để đi du lịch nước tôi...
Rồi ông ta nói, nửa bỡn cợt, nửa nghiêm trang:
-- Với lũ điên, không biết cái chi có thể xẩy đến!
"Cái câu cuối cùng này khiến tôi nghĩ không phải ông ta gặp tôi tình cờ
mà là có ý đưa cho tôi lời mời của Tưởng Giới Thạch.
"... Hôm sau tôi đến Phủ Thủ tướng (Bắc bộ phủ) gặp Hồ Chí Minh và
nói:
"Cụ không cần tôi ở đây? Đã có Giáp và Đồng. Cho tôi đi qua Trung
Quốc du lịch.
-- Ngài có thể đi thanh thản, ông Hồ trả lời với vẻ bằng lòng. Ngài
đừng lo ngại gì cả.
"... Tôi đi cùng với phái đoàn gồm 6 người: 4 đại diện Việt Minh, 2
VNQDD. (tr 153)
"Ngày 16-3-46, tôi rời Hà Nội. Chiếc máy bay DC-3 cho chúng tôi đi
theo có chừng một tá sĩ quan Tàu và chở đầy những hòm lớn, chắc là đồ ăn cắp.
Tụi nhà binh này này ngồi chỗ tốt nhất trong khi phái đoàn tôi bị đẩy xuống
ngồi phía dưới gần những thùng hàng. Tôi không quen biết người nào trong số
những người cùng đi với tôi, trừ một người tôi trông mặt hơi quen quen. Tất cả
đều đi máy bay lần đầu nên không giấu được sự lo sợ... Sau 3 giờ bay, máy bay
hạ cánh xuống phi trường Côn Minh nằm ở độ cao 2000 mét. Máy bay của
chúng tôi không đi xa hơn được nữa. Chúng tôi phải đợi một tuần sau mới có
máy bay đi Trùng Khánh nên ngày 23 mới tới. Chúng tôi ở khách sạn "Bốn
mùa" lớn nhất thành phố. Tôi được ở một phòng rộng rãi còn 6 người đồng hành
phải chia nhau 3 phòng tồi tàn.
"Hai ngày hôm sau, tổng thư ký của Quốc Dân Đảng đưa cho tôi giấy
mời dự bữa ăn tối. Giấy chỉ mời hoàng đế Bảo Đại mà không đả động gì đến
phái đoàn. Một xe đến đón tôi ở khách sạn. Chan, thư ký QDD tới đón tôi. Ông
này là cựu sinh viên trường Dòng Tên Rạng Đông Thượng Hải nên nói rất giỏi
tiếng Pháp.
"... Tưởng Giới Thạch rất lịch thiệp. Suốt bữa ăn ông tỏ ra rất am tường
về tình hình Việt Nam. Chan làm thông ngôn cho tôi.
" Trong suốt thời gian đó, phái đoàn phải chờ hoài mà không được tiếp.
Người trưởng đoàn nhờ tôi can thiệp để được Tưởng Giới Thạch cho tiếp kiến.
Tôi cố thuyết phục Chan, thư ký Quốc Dân Đảng:
-- Sự đoàn kết quốc gia đã được thực hiện ở Việt Nam. Phái đoàn đi
cùng với tôi gồm những người đại diện 2 đảng lớn đang nắm quyền. Tất cả đều
là những người bạn của Trung Quốc.
-- Thưa ngài, Chan trả lời tôi, trong phái đoàn có những người cộng sản
và những người cộng sản không thể nào là bạn của Trung Quốc được...
"Rút cục, sau nhiều ngày chờ đợi phái đoàn cũng được tiếp. Nhưng để
không có tính cách chính thức, phái đoàn được tiếp trong một ngôi chùa cổ ở
ngoài thành phố.
"Phái đoàn trở về hoàn toàn thất vọng. Tưởng Giới Thạch chỉ để đủ
thời giờ cho phái đoàn đọc thông điệp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Rồi, sau lời
cám ơn cụt ngủn, Tưởng Giới Thạch tuyên bố là Trung Quốc, nhờ góp phần vào
sự chiến thắng của Đồng Minh, đã có một chỗ ngồi giữa "Tứ cường", muốn
quanh biên giới chỉ có những nước bạn.
"Vài ngày sau, tướng Marshall, thay thế tướng Hurley, muốn gặp tôi.
Tôi tới gặp ông ở văn phòng. Ông rất chú ý đến Việt Nam và muốn chính tôi kể
lại cuộc cách mạng đã xẩy ra như sao khiến Việt Minh nắm được quyền hành..
Tôi nhắc lại những biến cố xẩy ra hồi tháng Tám và tháng Chín năm ngoái và
nhấn mạnh vào điểm là không có những xung đột và không có khó khăn gì
trong sự thay đổi quyền hành ở Hà Nội. Tôi cũng nói là tôi đã tự rút lui để
không có đổ máu. Tôi cũng nhấn mạnh vào sự hòa hợp trong tân chính phủ do
Hồ Chí Minh thành lập và sự ông quyết tâm thực hiện độc lập và thống nhất, hai
khát vọng mà cả dân tộc Việt Nam cùng chia xẻ.
"Tướng Marshall có nhiệm vụ hòa giải Tưởng Giới Thạch và Mao
Trạch Đông, đặt tôi câu hỏi:
-- Ngài nghĩ thế nào về Quốc Dân Đảng?
-- Thưa Đại tướng, tôi biết rất ít và không rõ nhiều để có thể có một
phán đoán có giá trị. Nhưng tôi thấy những thủ đoạn, những mưu toan của các
tướng lãnh và của những người của họ ở Bắc Việt ngay khi họ mới tới, thì tôi
thấy chả có gì là sáng láng. Tôi sợ cả Trung Quốc đều như vậy.
"Chúng tôi chia tay nhau sau câu nói này.
"Nhiệm vụ thất bại, phái đoàn sửa soạn trở về Hà Nội. Tôi quyết định
cùng trở về. Ngày 15-4, máy bay xuống Côn Minh. May mắn hơn khi đi, chúng
tôi có ngay máy bay đi Hà Nội.
Khi chúng tôi sắp lên máy bay thì có người đưa cho tôi tin nhắn của Hồ
Chí Minh:
"Thưa ngài, mọi sự ở đây đều tốt đẹp, xin ngài cứ thư thả ở lại. Vả lại,
sự hiện diện của ngài ở Trung Quốc rất hữu ích cho chúng ta. Đừng ngại ngùng
gì cả. Khi nào tôi thấy là ngài cần về, tôi sẽ báo. Xin ngài nghỉ ngơi cho khỏe để
còn làm nhiều nhiệm vụ đang chờ đợi chúng ta. Ôm hôn thân ái. Ký: Hồ Chí
Minh. (tr 156)
"Chủ tịch không muốn tôi trở về. Tôi chào từ biệt phái đoàn. Khi máy
bay chỉ còn là một chấm nhỏ ở chân trời, tôi đứng một mình trong căn cứ cũ của
không quân Mỹ. Ngồi trên bậc cầu thang của phi trường, tôi điểm lại tình hình:
không những tôi trơ trọi một thân một mình mà còn hoàn toàn cùng quẫn, không
có một đồng xu dính túi. Vali của tôi nằm trong hầm để đồ của máy bay, khiến
tôi không có quần áo để thay và cũng không có giấy tờ hay hộ chiếu... Tôi đọc
lại câu "Ôm hôn thân ái" của Hồ Chí Minh mà không thể không mỉm cười: Thật
là một đại kịch gia! Khi thì săn sóc như một người cha, khi thì đầy trìu mến, ân
cần, biết lợi dụng cái giáng điệu mảnh dẻ yếu ớt của mình, khi thì tỏ ra đầy uy
quyền. Thật là không thiếu trào phúng... Tất cả ai gần ông lúc ban đầu đều bị
nhầm, bị lừa... Người Mỹ, Sainteny, và chính tôi đây... Thật ra sự hiện diện của
tôi làm ông vướng víu. Đó là lí do tôi phải đi Sầm Sơn và bây giờ là tôi phải lưu
vong.
"Khi tôi đang trầm mình trong suy nghĩ thì có người tiến lại gần tôi.
Một người Trung Hoa mặc âu phục bằng trạc tuổi tôi. Ông ta cười và hỏi tôi:
-- Ông biết nói tiếng Pháp?
-- Rất mừng có người nói chuyện, tôi trả lời: Biết chứ.
-- Tôi tên là Yu, cựu luật sư ở Paris.
--Tôi cũng học ở Pháp, tên tôi là Vĩnh, sinh ở Việt Nam. Tôi đi du lịch
qua đây bị lỡ máy bay.
-- Ông ở đâu?
Thấy tôi lúng túng, ông ta hiểu tình trạng của tôi và không ngần ngừ đề
nghị:
Ông đến ở nhà tôi. Tôi là con cựu thị trưởng thành phố này. Cha tôi
mới mất cách đây ít lâu, vì vậy tôi phải về. Nhà tôi khá rộng, ông ở thoải mái.
"... Nhờ sự rộng lượng của chủ nhà, tôi sắm được quần áo trong một
cửa hàng bán quần áo cũ của quân đội Mỹ. Tôi liền thay bộ đồ mới mua được.
Tôi ngạc nhiên trên đường về thấy lính tráng Tàu chào tôi. Khi về đến nhà tôi
mới hiểu là tôi mặc quân phục của đại tá không quân Mỹ. Cả nhà đều cười ran
và chúc mừng tôi đã lên chức.
"Có một bữa chúng tôi vào ăn ở một quán thì thấy một thanh niên vòng
tay kính cẩn chào:
-- Thưa Hoàng thượng, ngài còn sống?
"Đó là một thanh niên Việt Nam thuộc Đoàn Thanh niên của Phan Anh
nên có dịp thấy tôi khi đi theo Phan Anh vào thành nội. Trước sự ngạc nhiên
của Yu tôi phải giảng nghĩa vì sao tôi phải giấu tên. Không những Yu không
bực mình mà còn mời Bùi Minh (Bùi Tường Minh?) ăn cùng. Minh nói phải
trốn khỏi Hà Nội vì hoạt động trong đảng Đại Việt...
"... Với 2 người con của tướng Long Vân, thống đốc tỉnh Vân Nam, cả
2 đều tốt nghiệp Saint Cyr, tôi cũng cho biết tung tích của tôi và chúng tôi họp
thành một nhóm bạn hữu rất vui vẻ.
"... Tôi không nhận được tin tức gì ở Hà Nội mặc đầu tôi có cho Hồ Chí
Minh biết chỗ tôi cư ngụ. Bây giờ tôi biết chắc chắn là ông Hồ không muốn có
sự hiện diện của tôi ở Việt Nam.
"... Tháng 9 tôi nhận được lời mời của Chan, Tổng thư ký Quốc Dân
Đảng tới Trùng Khánh.. Lạ thay Yu cũng nhận được lời mời tương tự. Yu
không tỏ vẻ ngạc nhiên vì cùng học với Chan ở trường Rạng Đông Thượng Hải
và thỉnh thoảng cũng được gọi về thủ đô. Yu xin đi cùng, tôi nhận lời và 2 ngày
sau chúng tôi lấy máy bay đi Trùng Khánh.
"Chan muốn mời tôi đến nhà ở, tôi cám ơn và nói thích trở lại khách
sạn "Bốn Mùa" hơn. Tôi lợi dụng sự rảnh rỗi để tiếp tục đọc về Trung Quốc và
đi đánh quần vợt lại.
"Đầu tháng Tám, Quốc Dân Đảng báo cho tôi là có một người đồng
hương sắp tới. Hơi ngạc nhiên tôi tơi phi trường đón. Anh ta chừng 30 tuổi, hình
dạng không phải là một người Việt thuần túy.
"Khi ngồi trong xe anh ta nói:
-- Tôi là đại tá tình báo của quân đội Thiên Hoàng, tôi có phận sự theo
dõi những hành vi của Quốc Dân Đảng. Tôi sinh ở Nhật, cha Nhật mẹ Việt. Tôi
được gửi tới ngài với danh nghĩa là thư ký của ngài;
Chuyện khá tức cười, tôi không nín được đặt câu hỏi:
-- Tôi tưởng là những sĩ quan cao cấp Nhật đều tự sát theo truyền thống
võ sĩ đạo. Tại sao ông không làm?
-- Thưa ngài, những sĩ quan tình báo nhận được lệnh cấm làm hara-kiri.
Họ phải tiếp tục sống và làm việc cho tương lai của Đế quốc Mặt trời. Khi tôi
làm song phận sự, tôi sẽ trở về Sài Gòn theo ngả Manille và đầu hàng quân đội
Anh.
Bắt đầu từ ngày đó, anh ta không rời tôi nửa bước.
"Chan, tôi gặp luôn luôn, nói với tôi là Tưởng Thống chế sắp rời đô
xuống Nam Kinh, rất hân hạnh mời tôi tới Nam Kinh.
"Cuối tháng Tám Tưởng Giới Thạch xuống Nam kinh. Người thư ký
"trung thành" của tôi cũng biến mất sau khi làm xong phận sự. Yu cũng theo
chính phủ bỏ Trùng Khánh và nài nỉ tôi đi cùng. Tôi không muốn chút nào đi
Nam kinh vì ngán thấu cổ cái bẩn thỉu của nước Tàu và thật sụ là sợ cô độc. Tôi
kiếm một nơi ẩn trú đồng thời cũng là trung tâm. Tại sao không là Hồng Kông ?
Yu đề nghị cùng đi với tôi vài ngày.
"8 ngày sau, ngày 15-9 chúng tôi bay đến Hồng Kông. (tr 161)
" .. Chúng tôi giữ 2 phòng ở một khách sạn hạng thường bên Cửu
Long. Sau 2 tuần du lịch, Yu trở về Nam Kinh, hơi thất vọng vì tôi không đi
cùng, nhưng cam đoan với tôi là sẽ được Tưởng Giới Thạch đón tiếp nếu tôi đổi
ý.
"...Tôi lại sống cô độc với chút đô la HK trong túi Yu đưa cho tôi. Chỉ
ít lâu sau tiền hết, tôi phải tìm cách sinh sống. Trong khi chờ đợi tôi đi dạo.
Phần nhiều là đi bộ, hay đi xe buýt. Nhưng tôi cảm thấy hoàn toàn tự do. Lần
đầu tiên trong đời tôi có cảm giác như vậy. Trong một bữa đi tản bộ, tình cờ tôi
thấy trước một tòa nhà có bản đề "Ngân Hàng Đông Dương".
"Sau một chút ngần ngừ và cũng không biết tại sao tôi bước vào. Thật
tôi đúng vào ngày gặp may! Khi vào đại sảnh, tôi thấy ông Gany, Tổng giám
đốc Ngân hàng Đông Nam Á. Ông nhận ra tôi tức khắc, rất ngạc nhiên và nói
ông mới tới Hồng Kông thanh tra và hỏi thăm tình cảnh tôi. Nói vắn tắt tôi kể
cho ông trường hợp nào tôi tới Hồng Kông và tôi không có tiền. Tôi muốn ông
ấy ứng ra cho tôi một chút. Ngay tức khắc ông ấy đưa cho tôi chừng 2000 đô la
HK. Vài ngày sau, cũng tình cờ tôi được biết hội Truyền đạo Công giáo Pháp ở
Nước ngoài. Hội này bằng lòng cho tôi vay một số tiền được bảo đảm bằng tài
sản của hoàng gia. Tôi không còn phải lo thiếu tiền nữa và tôi dọn tới khách sạn
Gloucester ở trên đường Queen's Road...
"... Cũng ở khách sạn này, vào khoảng giữa tháng 11, bác sĩ Phạm
Ngọc Thạch tới gặp tôi. Ông là giấm đốc những đoàn thanh niên Nam bộ dưới
thời chính phủ Trần Trọng Kim, rồi làm bộ trưởng không bộ nào của chính phủ
Lâm thời tháng Tâm năm 1945 và bây giờ ông là đổng lý văn phòng của Hồ Chí
Minh.
-- Thưa ngài, tôi từ Quảng Châu tới. Tôi được cụ Chủ tịch sai tôi đưa
tin và gửi lời chào thân ái, đồng thời cũng xin ngài nhận vật này: Từ trong cập
ông lấy ra một cái tráp trong đó có nhiều nén vàng. Với số vàng này tôi có thể
sống được 2 tháng.
-- Nhờ ông cám ơn Hồ chủ tịch. Nhưng cho tôi biết hành trình qua
Pháp của Hồ Chủ tịch.
-- Hồ Chủ tịch tới Pháp ngày 21-10... Một chính phủ mới "Đoàn kết
quốc gia" được thành lập. Hồ Chủ tịch vẫn kiêm nhiệm bộ trưởng bộ Ngoại
giao. Giáp là bộ trưởng bộ Quốc phòng và Phạm Văn Đồng vẫn giữ bộ kinh tế...
Và chủ tịch vẫn muốn ngài làm cố vấn tối cao cho chính phủ.
-- Xin ông cám ơn giùm tôi về sự tin cậy của chủ tịch. Kể cho tôi
những gì đã xẩy ra từ khi tôi đi Trung Quốc.
-- Ngài đã biết là, để thi hành Thỏa ước 6-3, người Pháp đã trở lại...
Chủ tịch đã gặp tướng Leclerc ở Hà Nội và Leclerc đã ưng thuận chính phủ
chúng ta đi Paris để cụ thể hóa nền độc lập và sự thống nhất nước nhà.. Một
buổi hội đàm đã diễn ra tại Đà Lạt ngày 17-4 để sửa soạn cuộc hành trình.
Nguyễn Tường Tam sẽ dẫn đầu phái đoàn, chung quanh có Giáp, Vũ Trọng
Khánh, Hoàng Xuân Hãn, Cù Huy Cận...Cũng có những người đại diện miền
Nam. Rất mau chóng, các đại biểu ta thấy ngay là người Pháp không thành thật.
Những gì là sự thật ở Hà Nội không còn như vậy ở Sài Gòn...Cuộc bàn cãi ở Đà
Lạt kéo dài đến tận ngày 11-5. Mặc dầu người Pháp không thật lòng, Chủ tịch
đã đi Pháp ngày 31-5, hi vọng vào sự gặp gỡ với chính phủ Pháp. Nhưng khi tới
Pháp thì chính phủ đổ, Pháp không còn chính phủ nữa! Nghiêm trọng hơn hết là
ngay sau ngày Chủ tịch đi Pháp, hôm 1-6, người Pháp thành lập ở Sài Gòn một
chính phủ lâm thời Nam Kỳ với bác sĩ Thinh đứng đầu. Đó là chứng cớ sự gian
dối của người Pháp....Sau một tháng rưỡi chờ đợi, Hồ chủ tịch quyết định trở về
nước. Tuy vậy, để chứng minh lòng thành thật và sự rộng lượng của dân tộc
Việt Nam, trước khi rời Pháp Chủ tịch đã ưng thuận ký với tổng trưởng Marius
Moutet một bản đồng tuyên ngôn thiết lập giữa Việt Nam và Pháp, một Modus
vivendi (Tạm ước).
"... Tôi cám ơn bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã thuyết trình và nói:
-- Tôi thấy bản Tạm ước trù liệu có thể đến tháng 1- 47 sẽ tiếp tục lại
những cuộc bàn cãi đã bị bỏ dở ở Hội nghị Fontainebleau. Bởi vậy tôi muốn
ông nói lại với Hồ chủ tịch là tôi muốn trở về Hà Nội vào lúc đó.
-- Thưa ngài, tôi nghĩ là Chủ tịch muốn ngài ở lại Hồng Kông trong
thời gian đó, vì Hồng Kông là địa điểm quan sát tốt nhất. Dầu sao chăng nữa,
Chủ tịch dặn ngài phải coi chừng bọn Pháp và những tụi Việt gian được Pháp
dùng để thi hành những thủ đoạn của nó. (tr 166)
"Đối với tôi, chuyện đã rõ ràng, Hồ Chí Minh không muốn tôi: Ông đã
đẩy tôi đi khi người Pháp trở lại và giữ tôi ở xa trong khi có Hội nghị Đà Lạt và
Fontainebleau. Ông không muốn có sự hiện diện của tôi ở Hà Nội nếu cuộc
thương thuyết với người Pháp bắt đầu lại.
"Vài ngày sau, gần như cả một phái đoàn tới khách sạn Gloucester xin
được tôi tiếp kiến. Từ Quảng Châu tới là 3 thủ lãnh quốc gia, Vũ Hồng Khanh,
Nguyễn Tường Tam: VNQDD. Nguyễn Hải Thần: Đồng Minh Hội. Những
người này đã trốn khỏi Hà Nội từ tháng 7 để tránh bị Giáp truy hại trong lúc Hồ
Chí Minh vắng mặt. Nối tiếp sau đó là Trần Trọng Kim, cũng từ Quảng Châu
tới. Trần Trọng Kim hỏi tôi:
-- Thưa ngài, ngài tính thế nào?
-- Tôi đợi Hồ Chí Minh gọi tôi về.
-- Xin ngài đừng về Hà Nội, nguy hiểm lắm. Tại sao ngài không đi
Nam Kinh với Quốc Dân Đảng theo lời mời của Tưởng Giới Thạch?
-- Không, tôi không đi Nam Kinh. Quốc Dân Đảng coi như là sắp tiêu
tan rồi. Tưởng Giới Thạch không chống lại được áp lực của cộng sản đâu và
chẳng chóng thì chày, Mao Trạch Đông sẽ toàn thắng...
"... Tôi được giấy triệu tập của An ninh Anh. Gặp Cảnh sát trưởng
người Anh, tôi hỏi lí do. Ông ta nói: Từ ngày ngài tới Hồng Kông tháng Mười
năm ngoái, ngài thay đổi nhiều khách sạn. Chúng tôi biết ngài là ai ngay từ đầu.
Tôi nhận được lệnh phải bảo đảm an ninh cho ngài. Chúng tôi dành cho ngài
một cái biệt thự ở Repulsion Bay. Hai cảnh sát Trung Hoa mặc thường phục sẽ
túc trực bên ngài.
"... Từ khi tôi đến ở Repulssion Bay trên đảo Victoria, biệt thự của tôi
trở thành một cục nam châm thu hút khách viếng thăm. Có những khách tới để
đặt trước chỗ ngồi, có những khách tới để dò dẫm cho Pháp hay cho nước ngoài
khác... Tôi không có ảo tưởng gì khi bỗng nhiên nhận được sự quan tâm của
nhiều người: bác sĩ Phan Huy Đán, luật sư Đinh Xuân Quảng, cả 2 thuộc đảng
Xã hội, VNQDD có Trần Văn Tuyên, rồi bác sĩ Lê Văn Hoạch, phó thủ tướng
chính phủ Nam Kỳ, rồi Ngô Đình Diệm mà tôi nghi là con mắt của Mỹ...(tr 171)
"... Ngày Toàn quốc Kháng chiến 19-12 đã đẩy Việt Minh vào một
cuộc chiến tranh du kích. Theo tôi đó là cái lầm lớn nhất. Nhưng ai là người
chịu trách nhiệm?
"Giáp chắc chắn là có một phần khi sửa soạn cuộc Tổng tấn công.
Nhưng hình như phút cuối cùng Giáp hủy lệnh đánh. Cuộc tổng tấn công đã phá
hoại đường lối chính trị được ấn định từ trước và đã đưa đến một cuộc chiến
tranh quá lâu dài.
"Nếu không có ngày 19-12-1946 thì gì đã có thể xẩy ra ở Việt Nam? (tr
172)
Vài bình luận về những sự kiện kể trong những đoạn dịch
1) Bảo Đại cũng như hầu hết mọi người thời ấy, chỉ nghe đồn chứ
không biết Việt Minh là gì, Hồ Chí Minh là ai.
Người biết nhiều về Việt Minh nhất là Tạ Quang Bửu khi nói với Bảo
Đại về Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội và Trần Văn Giầu ở Sài Gòn. Nhưng ở Huế
là ai? Ông Phạm khắc Hòe, ngự tiền văn phòng của Bảo Đại, được sai ra ngoài
Thành Nội hỏi tin tức ai là người của Việt Minh, trở về tay không. Dễ hiểu: Việt
Minh chánh cống còn ở Hà Nội, chưa kịp vào Huế. Người Việt Minh chánh
cống đầu tiên vào Huế là Trần Huy Liệu mà nếu xét kỹ lí lịch thì cũng chỉ là
cựu VNQDD trở cờ. Cù Huy Cận chỉ là kẻ theo đuôi.
2) Bảo Đại dù tây học, nhưng cũng như đa số người dân hồi ấy, vẫn
còn mê tín, tin là ông Hồ có được mệnh trời.
Hai câu sấm Trạng Trình "Bao giờ sen mọc biển Đông (Nhật), cha con
nhà Nguyễn bế bồng nhau đi", được giảng là nhằm triều đại nhà Nguyễn và
"Đụn sơn phân giới... Nam đàn sinh thánh", được cho là ứng vào Hồ Chí Minh.
Những đồn đại về cụ Hồ mắt sáng như sao, có 2 con ngươi... đã áp đảo tinh thần
ông Bảo Đại, khiến ông tự thấy phải thoái vị để theo đúng mệnh trời. (tr119)
3) Ngay khi mới gặp ông Hồ ở Hà Nội, Bảo Đại đã bị ông Hồ mê hoặc
như cả triệu người dân Việt thời ấy.
Gặp ông Hồ lần đầu tiên, Bảo Đại đã có ấn tượng tốt vì phong độ nửa
đạo sĩ nửa nhà nho của ông Hồ. Nhưng cũng như 99% dân chúng Việt Nam thời
đó, Bảo Đại đã bị ông Hồ mê hoặc vì 2 chữ Độc Lập và Thống Nhất. Ai cũng
như ai đều cho Độc Lập là Tất cả: là thoát khỏi vòng bị trị, là tự do, là thống
nhất, là Bác Hồ, là Nguyễn Ái Quốc, là kháng chiến theo con đường cộng sản.
Cả triệu người Việt Nam nghe theo tiếng hô Độc lập của Bác để bị dẫn vào con
đường này rồi đi lần lần tới cộng sản.
4) Bảo Đại không có thiện cảm với những người quốc gia
Được mục kích những cảnh hỗn loạn ở Hà Nội gây ra bởi những đám
quân Tàu, Bảo Đại ghét lây những người quốc gia vì những người này đã theo
quân đội Tàu trở về Việt Nam, mặc dù trong số những người này có người
muốn tôn ông làm minh chủ để đối lại với Hồ Chí Minh.
5) Bảo Đại chỉ là phát ngôn viên của ông Hồ
Mang tiếng là cố vấn tối cao, không thấy Bảo Đại đưa ra ý kiến nào
trong suốt thời gian làm cố vấn. Trái lại, những thông điệp gửi cho các lãnh đạo
nước ngoài, tuy mang tên Bảo Đại, nhưng đều do ông Hồ tự thảo. Và khi đi
cùng với ông Hồ gặp đại diện các nước Đồng Minh, những lời tuyên bố của ông
Bảo Đại cũng chỉ là những lời đã được ông Hồ mướm trước. Ông Hồ chỉ dùng
Bảo Đại như một phát ngôn viên và như một nhân chứng để khẳng định với
Đồng Minh là Bảo Đại đã tự trao quyền hành chứ không có sự cướp đoạt quyền
hành. Tuy vậy ông Hồ vẫn luôn luôn nghi ngờ Bảo Đại nên không bao giờ để
cho đi một mình. Bảo Đại trái lại vẫn luôn luôn tin tưởng vào ông Hồ, luôn luôn
tỏ ra trung trực với ông Hồ, ngay cả khi đã biết chắc mình đã bị bỏ rơi. Chứng
cớ là khi Phạm Ngọc Thạch tới Hồng Kông đưa cho mấy nén vàng, vẫn một
mực hỏi khi nào được ông Hồ gọi về. Thế mới biết sức hấp dẫn của ông Hồ
mạnh đến chừng nào!
6) Đề nghị Bảo Đại thay mình là một mánh khóe của ông Hồ khi bị
chống đối về dự định ký với Pháp cho Pháp trở lại Việt Nam
Đề nghị này được Bảo Đại kể lại trong cuốn "Rồng Nam" (tr 150 ). Tôi
không thấy có tài liệu nào nói đến. Có nhiều người cho là ông Bảo Đại bịa ra.
Tôi, ngược lại, tin là có thật vì lí do sau đây:
Để nắm trọn quyền hành trong tay, ông Hồ phải tìm cách gạt những
đảng phái quốc gia ra ngoài. Muốn vậy, phải làm sao đuổi được bọn Tàu ra khỏi
nước, khiến các lãnh tụ quốc gia từ trước tới nay vẫn dựa vào Tàu, nếu không
muốn bị thủ tiêu, chỉ còn cách bám theo Tàu, trốn khỏi Việt Nam. Vấn đề là
quân đội Tàu lấy danh nghĩa là được lệnh Đồng Minh vào Bắc Việt để giải giới
quân đội Nhật, sẽ ở ỳ không bao giờ chịu về. Muốn đuổi Tàu ra khỏi nước, chỉ
có cách là điều đình với Pháp, đem Pháp vào thay thế Tàu. Nhưng làm như vậy
ông Hồ sẽ mất mặt với toàn dân và Việt Minh sẽ mất chính nghĩa giành độc lập.
Các đảng phái Quốc gia, vì sự sống còn của mình, sẽ nhao nhao chống đối, sẽ
giành được chính nghĩa, huy động toàn dân đánh Pháp với súng ống của quân
Tàu giải giới Nhật để lại. Lực lượng Việt Minh hồi ấy thật ra cũng chả mạnh
hơn gì các đảng phái quốc gia tuy được phóng đại vì khéo tuyên truyền, sẽ chỉ
còn cách chạy ra khỏi nước. Nhưng đi đâu? Tàu Mao thì còn quá xa! Không có
lẽ lại trốn qua Pháp, nương tựa vào đảng Cộng sản Pháp?
Ông Hồ thấy chỉ còn một giải pháp là đưa Bảo Đại lên thay mình. Tất
nhiên là Bảo Đại sẽ chỉ là chủ tịch bù nhìn với một nội các bù nhìn, còn mọi
quyền hành thật sự vẫn nằm trong tay "Cố vấn" Hồ Chí Minh. Trách nhiệm về
chuyện ký với Tây, đem Tây trở lại sẽ đổ lên đầu ông Bảo Đại hết! Ngoài ra,
một khi ông Bảo Đại đã dính với ông Hồ, các đảng phái quốc gia cũng không
còn có thể tôn ông làm minh chủ thay thế ông Hồ trước mặt toàn dân được..
Ông Bảo Đại mãi về sau mới hiểu lí do vì sao có sự thay đổi của ông
Hồ: Với vàng bạc của "Tuần lễ vàng", ông Hồ đã đút lót tướng Tiêu Văn để
viên tướng này nói với chủ tướng của mình là tướng Lư Hán làm áp lực với các
lãnh tụ quốc gia, đặc biệt là VNQDD, tham gia chính phủ Hồ Chí Minh và cùng
ký thỏa ước với Pháp. Không biết các lãnh tụ này được Tiêu Văn thí cho bao
nhiêu cây vàng. Nhưng đã tự đào hố chôn mình. Và ông Hồ thấy "Giải pháp
Bảo Đại" của mình không cần thiết nữa!
Nhưng ông Bảo Đại vẫn bị ông Hồ gài vào cái bẫy "Thỏa ước 6-3" khi
được ông Hồ cho cái hân hạnh mỗi tối cùng ông thảo cái bản thỏa ước này. Lịch
sử khó mà kết tội ông Hồ đã đem Tây vào vì tự ông Bảo Đại đưa ra chứng cớ là
đã cùng ông Hồ thảo bản Thỏa ước và các đảng Quốc gia cũng há miệng mắc
quai vì bản Thỏa ước có chữ ký của Vũ Hồng Khanh.
7) Còn một nghi vấn nữa: Bảo Đại, sau khi tham dự phái đoàn đi gặp
Tưởng Giới Thạch, đã cố ý ở lại hay bị ông Hồ bỏ rơi?
Có nhiều người cho là Bảo Đại đã lợi dụng tham gia phái đoàn qua
Tàu, trốn ở lại.
Tôi thì nghĩ ông Bảo Đại đã bị ông Hồ vắt chanh bỏ vỏ:
- Nếu thật sự ông Bảo Đại muốn ở lại thì ngay khi gặp Tưởng Giới
Thạch đã xin ở lại, đã không can thiệp để phái đoàn của ông Hồ được Tưởng
Giới Thạch tiếp. Và nhất là khi gặp tướng Marshall, đã không khẳng định chính
phủ Hồ Chí Minh là chính phủ đoàn kết quốc gia được Hồ Chí Minh thành lập
với ý chí thực hiện độc lập và thống nhất, hai khát vọng của dân tộc Việt Nam
và đã không nói xấu chế độ Quốc dân đảng Tàu.
- Nếu thật sự muốn ở lại thì sao sau hơn 3 tuần ở Trùng Khánh (Từ 23-
3 đến 15-4 ), lại theo phái đoàn đi Côn Minh để đổi máy bay trở về Hà Nội?
- Chuyện sắp lên máy bay trở về Hà Nội thì nhận được tin nhắn của
ông Hồ nói ở lại, cũng khả tín. Chắc chắn là tin nhắn này đã được ông Hồ viết
từ trước và đưa cho một người thân tín trong phái đoàn để phút cuối cùng mới
đưa cho ông Bảo Đại, gây bất ngờ để ông Bảo Đại không kịp phản ứng, không
kịp nghĩ đến vợ con còn ở Việt Nam, quần áo không có, một xu dính túi cũng
không.
Chẳng qua là ông Hồ, sau khi đã lợi dụng đến tận cùng ông Bảo Đại để
làm lá chắn cho mình trước mặt Đồng Minh và đã ký được thỏa ước đem quân
Pháp vào thay thế quân Tàu, thì thấy đã đến lúc vứt vỏ vì đã vắt hết chanh.
Kết luận
Ông Hồ đã 2 lần lầm lỡ:
Lần thứ Nhất: Ngay từ đầu năm 1946, để đuổi Tàu Quốc, ông Hồ đã đề
nghị Bảo Đại thay mình làm chủ tịch nước, điều đình với Pháp để Pháp thay thế
Tàu rồi lại trở mặt! Hậu quả: 8 năm chiến tranh chống Pháp cho Tàu và đất
nước bị chia đôi.
Lần thứ Hai nặng hơn nhiều: Đẩy Bảo Đại ra khỏi nước. Nếu còn giữ
Bảo Đại trong nước thì năm 1950 khi Mao chiến thắng tới sát biên giới, để tránh
phải phụ thuộc Tàu Cộng, ông Hồ có thể lấy lại cái "giải pháp Bảo Đại" năm
1946 của mình, điều đình với Pháp. Không những đã rút ngắn chiến tranh Việt
Pháp được 4 năm, mà cái quan trọng hơn hết là sẽ không có cuộc nội chiến kéo
dài thêm 20 năm với 4 triệu người chết, với hậu quả là đất nước ngày nay thuộc
quỹ đạo Tàu không biết bao giờ mới thoát khỏi! Đó là cái tội lớn nhất của ông
Hồ đối với lịch sử.
Phong Uyên chuyển ngữ và giới thiệu
(Dân luận)
Lịch sử quốc gia, các dòng họ, mỗi con người cũng đều chi phối bởi
quy luật muôn đời: Thịnh & Suy. Cát bụi lại trở về với cát bụi !
----------------------------------------------------------------------------
Con trai út của vua Bảo Đại – Bảo Ân
Bao an 1
“Hoàng tử” Bảo Ân
Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người
biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này.
Ðó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người
vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai
người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đã
qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại
thủ phủ tỵ nạn, Westminster.
Chúng tôi không gọi ông Bảo Ân bằng hoàng tử như trong văn bản
triều đình mà gọi bằng “Mệ” theo lối xưng hô trong hoàng tộc: Con gái, con trai
của vua được gọi bằng Mệ, hàng cháu là “Mụ” chứ không phải ai là Tôn Thất,
Bửu, Vĩnh… đều được gọi bằng Mệ như nhiều người đã lầm tưởng (1).
Ðiều đặc biệt không phải vì ông là một hoàng tử lưu lạc, mà vì chính
ông là người con nối dõi nhà Nguyễn. Cựu hoàng có tất cả 5 người con trai: Con
Hoàng Hậu Nam Phương là Bảo Long không có vợ chính thức, Bảo Thăng
không có con; con của Thứ Phi Mộng Ðiệp là Bảo Hoàng chết khi mới 1 tuổi,
Bảo Sơn mất khi ông 30 tuổi không có con.
Bảo Ân có hai con, gái là Nguyễn Phước Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và
trai là Nguyễn Phước Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy, Nguyễn Phước Quý
Khang là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại và chắt của ngài là một cặp trai
song sinh có tên là Nguyễn Phước Ðịnh Lai, Nguyễn Phước Ðịnh Luân ra đời
năm 2012.
“Mệ” Bảo Ân sinh năm 1951 tại Ðà Lạt. Năm 1953, khi cựu hoàng
sang Pháp, bà Phi Ánh đem hai con về sinh sống trong một biệt thự trên đường
Phùng Khắc Khoan tại Sài Gòn. Ông theo học trường Saint Paul rồi Taberd.
Ngày 4 tháng 10 năm 1955, Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm lập ủy ban
trưng cầu dân ý truất phế Quốc Trưởng Bảo Ðại, và trở thành quốc trưởng. Theo
lời kể của ông Bảo Ân, sau ngày đó, nhiều biệt thự ở Sài Gòn, Ðà Lạt và Pháp
của bà Phi Ánh đều bị tịch thu, bà và người nhà được lệnh ra khỏi nhà trong
vòng 24 tiếng đồng hồ. Nhiều người đã đến đục tường ngôi nhà vì nghi có của
cải cải cất giấu. Tài sản này là của tư hữu của bà Phi Ánh, vì chúng ta cũng biết
bà Phi Ánh là em vợ của Thủ Hiến Trung Phần Phan Văn Giáo, sinh ra trong
một gia đình giàu có, trong khi Cựu Hoàng Bảo Ðại rất nghèo, trong thời gian
sống rất khó khăn ở Pháp, phải nhờ sự yểm trợ của thân mẫu là bà Từ Cung.
Ðức Từ Cung đã phải bán nhiều cổ vật của Vua Khải Ðịnh để lấy tiền gửi sang
cho cựu hoàng.
Sau ngày cựu hoàng bị truất phế, bà con, ngay cả bên gia đình của bà
Phi Ánh cũng không ai muốn chứa chấp mẹ con bà, ba mẹ con phải ở nhà thuê,
rày đây mai đó.
Trong hoàn cảnh này, bà Phi Ánh đành phải bước thêm bước nữa.
Khi nghe bà Phi Ánh đi lấy chồng, theo đề nghị của nhiều người thân
thuộc trong Hoàng Tộc, bà Từ Cung đem Bảo Ân về Huế ăn học.
Chúng ta cũng biết thêm rằng, ngày 25 tháng 8 năm 1945, khi thoái vị
làm dân, Cựu Hoàng Bảo Ðại đã giao tất cả cung điện như là tài sản của quốc
gia, trừ Cung An Ðịnh tại làng An Cựu, nơi bà Từ Cung sinh sống, là tài sản
riêng, do lương bổng của Vua Khải Ðịnh xây dựng nên. Sau đó, chính “công
dân” Vĩnh Thụy, bà Nam Phương và các con đã về ở đó một thời gian, trước gia
đình tan rã, mỗi người một phương.
Cũng theo lời ông Bảo Ân, sau khi truất phế Bảo Ðại, Cung An Ðịnh bị
chính quyền tịch thu, bà Từ Cung trong lúc đó đang đau yếu phải dọn ra một
ngôi nhà nhỏ trong khuôn viên của cung. Tuy vậy trong cuốn hồi ký của Vua
Bảo Ðại, ông không hề có một lời trách móc oán hận về chuyện bị đối xử tệ bạc
này.
Tại Huế, ông Bảo Ân theo học tại trường Thiên Hựu (Providence) do
các linh mục quản nhiệm. Ông tâm sự rằng, tuy sống trong một gia đình Phật
Giáo thuần thành, ông lại phải theo học từ nhỏ đến lớn tại các trường nhà dòng,
nên ông còn thông thuộc kinh Thiên Chúa Giáo hơn một người theo đạo Chúa
khác.
phi anh
Bà Phi Ánh thời xuân sắc. (Hình: Tài liệu của ông Bảo Ân)
Sau thời gian ở Huế, Bảo Ân trở lên Ðà Lạt rồi về Sài Gòn. Tới tuổi
quân dịch, năm 1970, chỉ mới có bằng trung học, ông vào quân trường Quang
Trung, rồi phục vụ tại Trung Tâm 3-Tuyển Mộ Nhập Ngũ Sài Gòn. Không hiểu
vì lý do gì, năm 1972, ông Bảo Ân bị thuyên chuyển ra SÐ3 tại Quảng Trị,
nhưng khi ra đến nơi, sư đoàn đã tan hàng nên ông được trở về đơn vị gốc.
Cố gắng đến trường, và cuối cùng, trước khi Sài Gòn thất thủ, ông Bảo
Ân là sinh viên năm thứ hai phân khoa Thương Mại tại Ðại Học Vạn Hạnh, Sài
Gòn.
Sau năm 1975, bà Phi Ánh sống trong cô đơn tại Sài Gòn và qua đời
vào năm 1984, ở tuổi 62. Cô Phương Minh, chị ruột của ông Bảo Ân, lấy chồng
và lập nghiệp ở Pháp, ly dị, trước tháng 4 năm 1975 về Sài Gòn thăm thân mẫu
và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lãnh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời vào
năm 2012. Phần ông Bảo Ân, lúc đó đã có gia đình nên phải sống dưới chế độ
cộng sản thêm nhiều năm nữa, cho đến 1992 mới được gia đình bên vợ bảo lãnh
sang Mỹ.
163296-BAO DAI 1B.400
Hai nhân vật cuối cùng của giòng Vua Bảo Ðại: Nguyễn Phước Ðịnh
Lai và Ðịnh Luân (cháu nội của Bảo Ân). (Hình: Tài liệu của ông Bảo Ân)
Cựu Hoàng Bảo Ðại có gồm cả vợ và tình nhân là 8 người với 13 người
con (tài liệu đã được ông Bảo Ân hiệu đính):
Vợ:
1. Nam Phương Hoàng Hậu. Có hôn thú, 5 con.
2. Bùi Mộng Ðiệp. Không hôn thú, 3 con.
3. Lý Lệ Hà. Không hôn thú, không con.
4. Hoàng Tiểu Lan. Không hôn thú, 1 con gái.
5. Lê Thị Phi Ánh. Không hôn thú, 2 con.
6. Vicky (Pháp). Không hôn thú, 1 con gái.
7. Clément. Không hôn thú.
8. Monique Marie Eugene Baudot. Có hôn thú, không con.
Con:
* Với Nam Phương Hoàng Hậu:
1. Thái Tử Nguyễn Phúc Bảo Long (4-1-1936/28-7-2007)
2. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Mai (1-8-1937).
3. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Liên (3-11-1938).
4. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Dung (5-2-1942).
5. Hoàng Tử Nguyễn Phúc Bảo Thăng (9-12-1943).
(Bốn người con còn lại của Bà Nam Phương hiện sống ở Pháp.)
*Với Thứ Phi Mộng Ðiệp, hai người con đầu hiện ở Pháp:
1. Nguyễn Phúc Phương Thảo (1946).
2. Nguyễn Phúc Bảo Hoàng (1954-1955).
3. Nguyễn Phúc Bảo Sơn (1957-1987), tử nạn tại Nhật.
*Với Hoàng Tiểu Lan:
1. Nguyễn Phúc Phương Anh, hiện sống ở Hawaii.
* Với Lê Thị Phi Ánh:
1. Nguyễn Phúc Phương Minh (1950-2012).
2. Nguyễn Phúc Bảo Ân (1951).
* Với bà Vicky
1. Nguyễn Phúc Phương Từ (Pháp).
“Họa vô đơn chí!”
Bảo Ân đã trao cho chúng tôi những trang nhật ký viết về cuộc sống
của ông sau ngày 30 Tháng Tư 1975:
Ngày 30 Tháng Tư, nóng lòng vì không có tin tức gì của Ðức Bà Từ
Cung ở Huế, tôi ở lại Sài Gòn để ngóng tin nên đã bỏ lỡ chuyến bay ra Hạm Ðội
7. Sau vài tuần đi ‘học tập cải tạo’ trở về, Ủy Ban Quân Quản đến nhà tôi ở 213
Công Lý Q.1 yêu cầu chị Phương Minh và tôi phải dọn ra trong vòng 24 tiếng
đồng hồ vì họ nói nhà này của tướng cảnh sát ‘ngụy’ Nguyễn Ngọc Loan.
163634-DP-130325-ChoTroi-1-400
Bức hình giống phụ hoàng nhất của “Mệ Bửu Ân”. (Hình: Tư liệu của
gia đình)
Tôi không biết Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan có ở đây không? Thật
ra biệt thự này ngày xưa là của Ðức Bà Từ Cung (mẹ Vua Bảo Ðại), ngài mua
để khi vào Sài Gòn có nơi trú ngụ. Năm 1957 sau khi truất phế Vua Bảo Ðại,
chánh quyền Ðệ Nhất Cộng Hòa đã tịch thu và sau này được Quốc Hội Ðệ Nhị
Cộng Hòa với sự vận động tích cực của Trung Tướng TNS. Tôn Thất Ðính,
chính quyền đã giao trả lại cho Ðức Bà Từ Cung và ngài ra lệnh lấy căn nhà
trước lập bàn thờ Ðức Gia Long và văn phòng liên lạc bà con Nguyễn Phước
Tộc, còn căn phía sau thì cho chị em chúng tôi ở.
Giấy tờ nhà đất chưa hoàn tất thì biến cố 1975 xảy ra nên không có cái
gì để chứng minh là nhà này của gia đình chúng tôi. Vậy là hai chị em mau mau
thu xếp đồ đạc, những gì có thể mang được gì thì mang, còn những gì nặng nề
không thể mang được thì bỏ lại như tủ lạnh, bàn ghế tủ giường và nhiều thứ
khác. Chị em chúng tôi về nhà Me chúng tôi ở nhờ.
Vào một buổi sáng thức dậy xuống nhà lấy vài vật dụng để xài, tôi
không thấy cái vali quần áo mà tôi đã đem ra được khỏi nhà 213 Công Lý để về
đây, đó là cái vali độc nhất của tôi còn lại, nay không cánh mà bay. Cuối cùng
tôi tìm thấy một cái thư của chị giúp việc cho Me tôi để lại, đại ý trong thư chị
ta viết, trong hoàn cảnh này, chị cần một số vốn để buôn bán nuôi con nên đã
lấy cái vali trốn đi, và mong tôi tha thứ cho chị. Thế là tay trắng hoàn trắng tay,
đành phải đi mua thêm quần áo để mặc.
Sống ở nhà Me tôi cho đến năm 1978 thì Me tôi bị quy vào diện tư sản,
bị cưỡng chế ra khỏi nhà và buộc phải đi kinh tế mới trên cao nguyên. Vì không
thể sống ở nơi rừng thiêng nước độc nên cả nhà đều bỏ trốn về Sài Gòn, mỗi
người đi mỗi nơi, trốn chui trốn nhủi, không hộ khẩu, không chứng minh nhân
dân, sống như những kẻ bất hợp pháp. Me và chị Phương Minh thì sống lén lút
trong nhà dì Phi Hoa (vợ ông cựu Thủ Hiến Phan Văn Giáo), còn tôi thì ở nhờ
nhà mẹ vợ, mỗi tháng đều phải chi tiền cho công an khu vực nhưng vẫn lo sợ bị
bắt, nên ban ngày thì ngủ còn ban đêm thì mở mắt trao tráo để canh chừng công
an gõ cửa xét hộ khẩu thì lo leo sang nhà bên cạnh trốn cho mau.
Me tôi rất lo lắng sợ tôi bị bắt, bà nói “Me và chị Phương Minh là đàn
bà con gái, chắc không ai bắt đâu, còn con là con trai, mà là con Vua Bảo Ðại
nữa, ở đây nguy hiểm lắm.” (Lúc đó chánh quyền đang tuyên truyền nói xấu
nhà Nguyễn.) Me tôi ép tôi phải ra đi, bà gom góp, vay mượn cho chúng tôi
vàng để tìm đường vượt biên.
Tôi đi vượt biên tổng cộng ba lần, cả ba lần đều bị lừa, hai lần vợ
chồng con cái cùng đi, sau cùng hết tiền, Me tôi chỉ còn đủ cho một mình tôi đi
thôi, nhưng cũng bị lừa luôn, tuy nhiên cũng còn may mắn vì chỉ bị mất vàng
chứ không bị bắt vào tù.
Hết tiền, bà và chị Phương Minh đem nhẫn kim cương đi bán thì bị
cướp lấy mất, chúng còn xô chị Minh té trầy cả mình mẩy. Tôi không dám làm
phiền Me tôi nữa, vợ chồng tôi bàn với nhau coi ra chợ trời xem thử có thể buôn
bán gì được không? Thế là tôi bán luôn hai chiếc nhẫn vàng, đó là quà kỷ niệm
của Me tôi tặng khi tôi tốt nghiệp trung học và một chiếc khi tôi vào đại học.
Gian nan chốn chợ Trời
Vợ chồng tôi bắt đầu ra chợ trời kiếm sống bằng cách mua đi bán lại,
các bạn hàng ngoài chợ trời thấy hai khuôn mặt ngơ ngơ ngác ngác, họ biết hai
con nai này mới ra giàn, nên họ có những món hàng mua cả năm rồi mà không
bán được, dân Chợ Trời gọi là “hàng ngậm,” họ giả dạng cho người khác đem
đến bán cho chúng tôi, ham rẻ chúng tôi mua vô và sau đó có những món hàng
chúng tôi “ngậm” cho đến ngày đi Mỹ vẫn còn trong nhà.
co troi
Gia đình “Mệ” Bảo Ân trong thời gian lăn lóc Chợ Trời. (Hình: Tư liệu
của gia đình)
Thấy coi bộ bán Chợ Trời không khá, một dịp đi thăm người bà con ở
Q.11, được biết người bà con này có phần hùn trong một xưởng sản xuất nước
tương, vợ tôi mới bàn với tôi đổi cách làm bằng nghề đi bỏ mối ở chợ Bến
Thành. Thế là vợ chồng tôi lại chuyển qua nghề bỏ mối nước tương, chúng tôi
mua nước tương rồi thuê xe ba bánh chở từ Phú Thọ Hòa đến chợ Bến Thành.
Tôi đứng ở ngoài giữ hàng, còn vợ tôi thì đẩy hàng vào chợ giao cho
khách hàng, cô ấy không cho tôi vô chợ vì sợ gặp người quen. Bỏ mối nước
tương một thời gian, chính quyền không cho xe ba bánh lưu thông những con
đường chính trong trung tâm thành phố, vả lại tôi thấy vợ tôi khiêng nặng và
cực nhọc quá mà chẳng kiếm được bao nhiêu nên vợ chồng tôi bàn nhau đổi
nghề một lần nữa.
Số là khi đi lấy nước tương bỏ mối, chúng tôi thấy trong khu vực này
có vài xưởng làm dép cao su, bỏ mối dép cao su nhẹ nhàng hơn, thế là vợ chồng
tôi đến nói chuyện và xin mua về để bán. Lúc đầu họ bảo chúng tôi phải đợi đến
khi nào họ giao cho khách hàng cũ của họ xong, nếu còn dư họ sẽ bán cho
chúng tôi. Cả tháng trời, mỗi ngày chúng tôi phải chờ đợi 3-4 tiếng đồng hồ mà
chỉ lấy được vài lố (12 đôi) dép, rồi chúng tôi đem những lố dép đó giao lại cho
các tiệm bán dép ở chợ Ðại Quang Minh, Chợ lớn.
Sau một thời gian quen rồi, chủ hãng giao cho chúng tôi nhiều hơn và
bạn hàng ở chợ, họ cũng đặt hàng nhiều hơn. Có hôm chúng tôi bán được hơn
năm mươi lố dép. Những người lấy mối dép như chúng tôi thấy chúng tôi được
chủ hãng giao cho một số lớn, họ ganh tỵ, kiếm chuyện gây sự và dọa đánh
chúng tôi, bọn họ thì đông, còn chúng tôi chỉ có hai vợ chồng. Bán dép thì nhẹ
nhàng hơn nước tương, cũng kiếm tiền khá hơn nhưng bây giờ chúng tôi cảm
thấy không còn an toàn nữa, mỗi lần đi lấy hàng phải nhìn trước ngó sau xem có
ai phục kích mình không?
Tôi thì lo cho vợ tôi, nhưng ngược lại nàng nói nàng không sợ mà chỉ
sợ cho tôi. Cô ấy nói nếu tôi có mệnh hệ nào thì Me tôi sẽ oán trách cô ấy, vì
ngay cả chuyện đi bán Chợ Trời, bỏ mối nước tương hay dép chúng tôi đều giấu
mẹ tôi. Nghĩ mình đang sống bất hợp pháp, không có một tờ giấy lận lưng, nay
đi gây chuyện với người ta, công an mà bắt được thì đi tù là cái chắc, nên vẫn
trông có dịp kiếm cách khác làm ăn.
Trong một dịp tình cờ đi ngang qua đường Nguyễn Thái Bình, Q.1, tôi
gặp lại anh bạn thương phế binh tên Quân, con Ðại Úy Hải, trưởng ban an ninh
trong Quân Trấn, mà chúng tôi quen nhau trước 1975. Nhà anh ở trong Quân
Trấn, Sài Gòn-Chợ Lớn, nơi trước kia tôi làm việc. Hiện nay, anh đang mua bán
đĩa nhạc trên lề đường Nguyễn Thái Bình. Kỳ này tôi nói vợ tôi ở nhà chăm sóc
con cái, để tôi ra gặp và hùn vốn với Quân.
Sáng chúng tôi đứng ở Nguyễn Thái Bình để thu mua đĩa, chúng tôi chỉ
mua nhạc hòa tấu thôi, buổi chiều thì chúng tôi đi xe bus đến các quán cafe nhạc
ở Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh để bán. Thời gian này, nhà nước chỉ cho phép các
quán cafe mở nhạc không lời mà thôi, nên các đĩa nhạc hòa tấu càng ngày càng
khan hiếm khó mua. Chúng tôi lại xoay qua buôn bán đủ thứ, cái gì có lời là
chúng tôi mua vào.
163634-DP-130325-ChoTroi-3-400
“Công Chúa” Phương Minh và “Hoàng Tử” Bảo Ân bên cạnh mẹ trong
thời gian thơ ấu ở Ðà Lạt. (Hình: Gia đình cung cấp)
Tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên được là, có một lần con trai tôi
là Quý Khang đòi theo cha ra chợ Trời chơi, lúc đó Quý Khang mới ba tuổi, đến
trưa Quý Khang buồn ngủ, tôi đang bận coi hàng nên không thể chở Khang về,
nên trải tạm tờ báo ra lề đường cạnh chỗ tôi ngồi bán hàng để cháu nằm ngủ.
Nhưng xui xẻo làm sao, đúng lúc đó công an và quản lý thị trường đem xe đến
hốt những người chiếm lòng lề đường để buôn bán, thương binh Quân thì tàn tật
không chạy nhanh được nên tôi phải phụ Quân gom hàng chạy cho nhanh, nếu
họ bắt được thì hàng mất, còn tôi chắc cuộc sống của tôi cũng bi đát luôn,
quýnh quáng quá lo chạy, nên bỏ quên thằng con đang nằm ngủ ngon lành trên
lề đường. Lúc đó đường Nguyễn Thái Bình vắng tanh không còn một bóng
người, chỉ còn Quý Khang đang nằm ngủ trên tờ báo, đúng như thành ngữ “đem
con bỏ chợ!”
Quân theo gia đình đi Mỹ theo diện H.O. trước chúng tôi. Sau này qua
Mỹ gặp lại anh ở Garden Grove, Quân nhỏ tuổi hơn tôi, chưa lập gia đình vẫn ở
với cha mẹ, anh bị tàn tật nên cũng khó lấy vợ, còn gia đình tôi ở Westminster,
lâu lâu Quân đến nhà tôi ăn cơm, ngồi ôn lại những ngày tháng vui buồn chợ
Trời. Tiếc là ngày nay Quân đã ra người thiên cổ.
Gian nan những chuyến đi
Khoảng cuối năm 1975, bà Phi Ánh vào Tòa Ðại Sứ Pháp tại Sài Gòn,
yêu cầu xin cho toàn gia đình (gồm cả chồng, con riêng và con của cựu hoàng)
được đi Pháp. Ít lâu sau, qua ông đại sứ Pháp, Cựu Hoàng Bảo Ðại chỉ chấp
thuận cho bà Phi Ánh và hai con sang đoàn tụ và tòa đại sứ đã nhanh chóng cấp
Laissez-Passer cho bà Phi Ánh, Phương Minh và Bảo Ân. Tuy nhiên, Phương
Minh đã có thời gian sống ở Pháp, nói rằng đời sống ở Pháp rất khó khăn, và
tuy vì tình thương con, cựu hoàng thật ra không đủ khả năng bảo trợ nuôi dưỡng
ba người. Mặt khác gia đình của bà Phi Ánh không thể chia cắt như thế, và Bảo
Ân cũng không thể bỏ vợ con ở lại, nên chuyện ra đi không thành.
bao An va Mong Diep
Ông Bảo Ân và Thứ Phi Mộng Ðiệp trước tranh vẽ Cựu Hoàng Bảo
Ðại (Paris 2004)
Năm 1978, người chồng sau của bà Phi Ánh vượt biên sang Mỹ thành
công, gửi giấy bảo lãnh về, nhưng lúc ấy Bảo Ân đã có gia đình, không đủ điều
kiện ra đi. Trong khi chờ đợi đi Mỹ, bà Phi Ánh mắc bệnh ung thư và qua đời
năm 1984. Năm 1985, bà Phương Minh và các con riêng của bà Phi Ánh đi định
cư ở Mỹ.
Mãi đến năm 1992, gia đình ông Bảo Ân được gia đình bên vợ bảo
lãnh, sang Mỹ và định cư tại quận Cam từ đó đến nay. Những năm đầu tiên,
cũng như bao nhiêu người mới sang khác, bà Bảo Ân phải ngồi shop may suốt
ngày, ông làm trong một hãng in áo T-shirt và về sau sang làm cho một hãng
Nhật chuyên sản xuất CD tại Garden Grove.
Con trai ông Bảo Ân, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại, Nguyễn
Phước Quý Khang tốt nghiệp UCI về ngành thương mãi và hiện làm cho một
công ty ngoại quốc ở Sài Gòn.
Xây mộ cho phụ hoàng
Gia đình Bảo Ân đến Mỹ năm 1992 nhưng vì thất lạc hồ sơ nên đến
năm 2005 gia đình mới có quyền công dân. Cầm passport trong tay, quốc gia
đầu tiên mà ông muốn đến là Pháp, để thăm mộ cha, điều mà ông mơ ước từ
lâu, nhưng chưa có cơ hội thực hiện. Ông Bảo Ân đã liên lạc với một người bạn
ở Paris là Ðặng Văn Phụng, nhờ vợ chồng người này đi xem thử tình trạng ngôi
mộ của Vua Bảo Ðại hiện nay tại nghĩa trang Passy thuộc hạt Trocadero Paris
16e ra sao. Theo lời kể của ông Bảo Ân, người bạn này suốt một ngày đi tìm,
đọc hết các tấm bia mộ mà không không thấy, nghi ngờ rằng cựu hoàng không
được chôn cất tại đây. Ông Bảo Ân gợi ý cho người bạn là nên đi tìm người gác
nghĩa trang để hỏi, mặc dầu với bản sơ đồ trong tay, cuộc tìm kiếm cũng không
kết quả. Một lần khác, trong khi đang đứng gần ngôi mộ của cựu hoàng, người
bạn này tình cờ gặp và hỏi một người cảnh sát già về ngôi mộ của “Sa Majesté
Bảo Ðại,” thì ông này chỉ ngay vào ngôi mộ gần đó. Ðó là một ngôi mộ không
có bia, không khắc tên, chỉ trơ trọi hai tấm “đan” xi măng sần sùi, với mấy chậu
hoa đã quá cũ kỹ qua thời gian. Người bạn của anh nhìn xuống ngôi mộ mà bật
khóc. Nơi yên nghỉ của một ông vua mà như thế này sao?
Ông Bảo Ân hồi tưởng: “Nghe anh kể mà tôi khóc nức nở, thật là tội
nghiệp cho cha tôi, cha nằm đó lạnh lẽo như một kẻ vô danh đã 8 năm rồi,
không ai biết để thắp một nén nhang cho cha ấm lòng.”
bao an va mo bao dai
Ông Bảo Ân ngậm ngùi trước ngôi mộ đơn sơ của cha
Nghĩa trang Passy ở Paris là một nghĩa trang nổi tiếng được xây dựng
từ đầu thế kỷ XIX, nơi chôn cất nhiều nhân vật lừng danh của thế giới như tài tử
phim hài Fernandel (1903-1971,) nhà văn Virgil Gheorghiu (1916-1992,) họa sĩ
Edouard Manet (1832-1883,) người sáng lập công ty xe hơi Marcel Renault
(1872-1903,) Tổng Thống Pháp Alexandria Millerand (1859-1943)… Cũng theo
lời kể của ông Bảo Ân, Vua Bảo Ðại không tiền và cũng không có thế lực để
được chôn cất tại đây, đây là phần mộ của một thương gia giàu có ở Paris, rất
kính trọng cựu hoàng, khi nghe ông qua đời đã hiến phần đất này cho ngài. Về
việc xây mộ cho Cựu Hoàng Bảo Ðại, khi ông từ trần ở Paris, chỉ có người vợ
cuối cùng của ông là bà Monique Baudot, người Pháp ở bên cạnh, và trên pháp
lý, chỉ có bà Monique, người vợ có hôn thú còn sống mới có quyền xây mộ cho
ngài. Theo sự hiểu biết của ông Bảo Ân, bà Thứ Phi Mộng Ðiệp và các con tuy
có tiền nhưng lại không muốn giao cho bà Monique xây mộ. Lúc sinh thời, Thái
Tử Bảo Long không làm được, gia đình bên các công chúa không làm được,
phía Nguyễn Phước Tộc cũng không làm được vì không có sự đồng ý của bà
Monique, thậm chí hội này có quyên góp và giao lại cho bà Monique một số
tiền để xây mộ nhưng không có kết quả… Nhiều người giàu có muốn xây mộ
cho Vua Bảo Ðại để lấy tiếng cũng bị bà Monique cản trở.
Ông Bảo Ân rất xúc động và đau lòng khi nghe người bạn từ Paris mô
tả những gì về ngôi mộ này, nên muốn nhờ người bạn đi kiếm người làm một
tấm plaque khắc tên Vua Bảo Ðại đặt trên ngôi mộ và sau này có thể xúc tiến
việc xây mộ cho ngài. Người bạn tìm đến ông Nguyễn Duy Hiệp, một người
Việt, có dịch vụ chuyên lo về thủ tục mai táng của thành phố Paris. Ông này khi
nghe nói đến có một người con cựu hoàng hiện ở Mỹ có quan tâm đến ngôi mộ,
ông rất cảm kích và ngỏ ý ông sẽ liên lạc với bà Monique để có thể tiến hành
việc xây mộ. Ông Nguyễn Duy Hiệp giải thích là bà Monique có nhờ ông quyên
tiền để xây mộ cho cựu hoàng, nhưng trong ba năm, ông chỉ nới quyên được
1,200 Euros, vậy nếu “Mệ” Bảo Ân có khả năng làm được, “thì mời sang Paris,
chúng ta sẽ bàn tiếp”.
Một chủ công ty mộ bia ở Paris là ông Cridel thấy hoàn cảnh của Cựu
Hoàng Bảo Ðại đáng thương nên đã gặp bà Monique, và điều đình với bà, nếu
bà bằng lòng thì ông sẽ thực hiện bản vẽ và ông sẽ giúp 50% phí tổn xây cất.
Ông Nguyễn Duy Hiệp cũng góp lời thuyết phục, cuối cùng bà Monique đồng ý
và giao cho ông Hiệp gây quỹ trong bà con cộng đồng Việt Nam.
Ông Bảo Ân và con trai, Quý Khang, cháu đích tôn của Cựu Hoàng
Bảo Ðại bên ngôi mộ mới vừa hoàn thành.
Gây quỹ
Tốn phí cho công trình xây mộ ước tính ban đầu là khoảng 25,000
Euros. Công ty Cridel chịu 50%, ông Nguyễn Duy Hiệp quyên được 3,000 và cá
nhân ông đóng thêm 1,000, chùa Tịnh Ðộ đóng góp 1,000, các vị đạo hữu Cao
Ðài cho được 400. Số tiền còn lại do các vị trong cộng đồng Việt Nam đóng
góp. Xúc động nhất là có 1 cháu gái gởi tới 5 Euros kèm theo bức thư đại ý là
cháu còn đi học không có nhiều tiền nhưng thấy thương ông vua của mình quá
nên xin được đóng góp để xây mộ cho ngài. Như vậy còn thiếu khoảng 9,000
Euros cho nên việc xây mộ đã chờ đợi hơn 3 năm nay rồi mà không thực hiện
được. Sau sự tường trình của ông Nguyễn Duy Hiệp, ông Bảo Ân hứa sẽ cung
cấp số tiền còn lại. Ông Bảo Ân cũng cho chúng tôi biết, qua Mỹ phải làm ăn
vất vả, không có tiền, tuy vậy ông đã “cà” tất cả thẻ “credit” ông có mới có đủ
tiền xây mộ cũng như trang trải tốn phí cho những chuyến đi sang Pháp.
Năm 2005, ông Bảo Ân qua đến Pháp, việc đầu tiên là đến gặp ông
Cridel để xem bản vẽ, để xem có cần sửa chữa gì không? Ghi khắc tên tuổi của
cựu hoàng trên bia đá như thế nào? Ðể khắc chữ bằng vàng trên bia mộ, phải
tốn thêm 2,200 Euros. Sau khi bà Monique chấp thuận, ông Cridel sẽ cho xúc
tiến xây mộ ngay lập tức, và khi nào hoàn tất, ông sẽ báo cho ông Bảo Ân trở
qua Pháp để tổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu cho cựu hoàng.
Khi được thông báo công việc êm xuôi, cuối năm 2006, ông Bảo Ân trở
lại Paris. Ông “chạm trán” bà Monique tại phần mộ của cựu hoàng. Bà Monique
nổi tiếng là khó khăn, câu nói đầu tiên của bà Monique khi nhận ra Bảo Ân là
“mắng” ông sao sang Paris mà không đến thăm viếng bà theo phép lịch sự,
trong khi đó lại đến thăm bà Mộng Ðiệp. Ông Bảo Ân đành lấy lý do ông không
rành tiếng Pháp và không biết đường sá.
Bà Monique cũng than phiền là các con Vua Bảo Ðại “làm phiền bà
quá nhiều!”
Việc ông Bảo Ân xây được mộ cho cựu hoàng cũng là do duyên định,
hình như vua cha dành cho ông vinh dự này vì gần 10 năm nay, không ai có thể
thuyết phục được bà Monique để cho họ xây mộ của Vua Bảo Ðại, trong khi
chính bà lại không có tiền hay không muốn xây mộ.
Bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” được khắc trên đầu bia mộ.
Ngoài các dòng chữ do ông Bảo Ân soạn khắc trên bia mộ, bà Monique
đã quyết định là khắc thêm hình ảnh kim khánh bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ”(*)
khắc trên tấm bia, mà có lẽ những người làm bia mộ, không ai biết ý nghĩa của
nó. Trước ngày khánh thành, ông Bảo Ân cho bà Monique hay là ông sẽ đem lá
cờ vàng ba sọc đỏ vào treo trước ngôi mộ, vì đây là lá cờ ngày 2-6-1948, chính
phủ của Quốc Trưởng Bảo Ðại (với Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân) đã chính
thức dùng làm quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Cuộc thương thảo bất thành vì
bà Monique không bằng lòng và de dọa sẽ gọi cảnh sát can thiệp nếu ông Bảo
Ân đem lá cờ VNCH vào lễ khánh thành.
Con trai của cựu hoàng phản đối bằng cách không đến tham dự lễ
khánh thành ngôi mộ của cha, và bài diễn văn soạn sẵn, với tư cách là đại diện
của gia đình Vua Bảo Ðại, để cám ơn các quan khách và hội đoàn người Việt tại
Paris, sẽ không bao giờ còn cơ hội để đọc nữa.
Ngày khánh thành mộ cựu hoàng có đủ các chức sắc thành phố, các hội
đoàn người Việt ở Paris, nhưng lại vắng bóng các “Mệ” con của Vua Bảo Ðại,
ngoài lý do trên của Bảo Ân, không ai muốn gặp mặt bà Monique. Ông Bảo Ân
cho biết lý do, nếu ai đến, tức là đã công nhận bà Monique trong vai trò người
vợ chính thức của nhà vua, đó lại là điều tất cả mọi người không ai muốn.
Ghi chú:
(*) Theo nhà biên khảo Võ Hương An, 4 chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” khắc
trong kim khánh trên bia của lăng Vua Bảo Ðại tại nghĩa trang ở Paris, nhìn thì
đẹp nhưng không có nghĩa. Hai chữ sắc tứ (hay có khi là ân tứ) được dùng khi
vua ban thưởng một vật gì đó cho bầy tôi; ở đây, Vua Bảo Ðại đã là vua rồi thì
không viết “Bảo Ðại Sắc Tứ” được. Nếu muốn trang trí thì nên ghi “Bảo Ðại
Hoàng Ðế”.
Trong bài báo này chúng tôi dùng tiếng “mộ” để chỉ nơi an nghỉ của
Cựu Hoàng Bảo Ðại. Nhưng theo sách vở triều Nguyễn, mộ của Hoàng Ðế,
Hoàng Hậu, Thái Hậu được gọi là “lăng,” còn ngoài ra, dân thường và quan lại,
dù đến nhất phẩm triều đình cũng chỉ được gọi là “mộ.”
Những đoạn đời gian truân
Ông Bảo Ân nhớ lại: Nếu không có chuyện tịch thu tài sản và nhà cửa
của bà Phi Ánh, mẹ ông, thì không có cảnh gia đình tan tác, mẹ con mỗi người
mỗi ngả và lâm cảnh túng bấn.
“Cuộc đời đôi khi giống như một vở kịch.” Ông Bảo Ân tâm sự: “Ngày
hôm đó thật là một ngày buồn thảm đáng ghi nhớ, trời đã tối rồi mà ba mẹ con
chúng tôi vẫn chưa tìm ra chỗ để dung thân, đi tới đâu ai cũng khéo léo từ chối,
không ai còn muốn dính dáng tới chúng tôi nữa. Ông ngoại nói với dì Phi Hoa
để cho chúng tôi tạm trú, mặc dầu gia đình bà cũng đang lâm vào hoàn cảnh khó
khăn vì có liên hệ đến Quốc Trưởng Bảo Ðại như chúng tôi.
Một thời gian khi thấy tình hình bên ngoài tạm yên, Me tôi quyết định
cho chúng tôi đi học lại. Me tôi nhờ ông ngoại đến trường ghi danh cho chúng
tôi, nhưng ông ngoại tới đâu, sau khi xem ‘lý lịch’ họ đều khéo léo từ chối, mà
không nói lý do. Chị em chúng tôi đành phải ở nhà chơi một năm không đến
trường. Sau đó chúng tôi phải tìm giải pháp là làm lại giấy khai sinh, lấy họ mẹ,
từ dòng dõi nhà Nguyễn đổi thành con cháu họ Lê. Chúng tôi đã trở thành con
người mới, không còn dính líu gì đến chế độ cũ nữa, có thể gọi là ‘chối bỏ
nguồn gốc để tồn tại!’”
Trong thời gian này, bà Phi Ánh cũng không dám liên lạc với Ðức Từ
Cung vì sợ bị lộ tung tích, vì dầu sao Bảo Ân cũng là giọt máu của cựu Hoàng
Bảo Ðại duy nhất đang sống tại Việt Nam.
Ông Bảo Ân tiết lộ, tên thật của ông do bà Từ Cung đặt cho ông khi
mới sinh ra đời là Bảo Khương. Khi làm lại giấy khai sinh, ông đã đổi tên Bảo
Ân và lấy họ mẹ. Sau này khi bà Từ Cung và cựu Hoàng Bảo Ðại biết chuyện
này, cũng đã rất thông cảm.
Năm 1964, bà Từ Cung đem Bảo Ân ra Huế ở với bà để đi học, cho đến
năm 1968, khi biến cố Mậu Thân xảy ra, sau khi Việt Cộng rút ra khỏi Huế, bà
Phi Ánh lo sợ cho con, nên đã nhờ một người trong Nguyễn Phước Tộc là ông
Bửu Nghi, xin với Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ một chiếc trực thăng để đưa
Bảo Ân từ sân Phú Văn Lâu lên phi trường Phú Bài, và từ đây ông đi theo máy
bay C.130 chở tử sĩ và thương binh về Sài Gòn. Mười hai năm sau, 1980, “Mệ”
Bảo Ân và chị là Phương Minh đã trở lại Huế để thọ tang bà nội là Ðoan Huy
Hoàng Thái Hậu, tức là Ðức Bà Từ Cung.
Việc tịch thu tài sản của gia đình Quốc Trưởng Bảo Ðại
Nhiều người biết chuyện Quốc Trưởng Bảo Ðại bị ông Ngô Ðình Diệm
truất phế trong cuộc “trưng cầu dân ý” vào ngày 23 Tháng Mười năm 1955,
nhưng ít ai biết đến việc tài sản của toàn gia đình những người liên hệ với Quốc
Trưởng Bảo Ðại (kể cả vợ không hôn thú) và của các ông Vĩnh Cẩn, Nguyễn Ðệ
đều bị tịch thu. Thân mẫu của Quốc Trưởng Bảo Ðại, Ðức Từ Cung phải dọn ra
khỏi Cung An Ðịnh.
Câu hỏi của chúng tôi đối với ông Bảo Ân là, phải chăng việc tịch thu
tài sản này là do cấp dưới, tùy tiện, “lấy điểm” mà không phải do chủ trương,
chính sách của cấp trên?
164412-DP-BD11-400
Công báo VNCH ngày 22 Tháng Ba 1958.
Ông Bảo Ân đã cho chúng tôi xem một tài liệu cũ mà ông đã lưu giữ từ
56 năm qua, tờ Công Báo Việt Nam Cộng Hòa ngày Thứ Bảy 22 Tháng Ba
1958, ấn hành bởi tòa tổng thư ký Phủ Tổng Thống, “bảng phụ đính vào quyết
định số 400.BTC/DC ngày 14 Tháng Ba 1958 của ông bộ trưởng tài chánh chỉ
định những tài sản của Bảo Ðại và bộ-hạ đặt dưới đạo luật số 17/57 và 16-2-
1957 và sắc lệnh số 122-TC ngày 27-02-1958 chỉ định tài sản tịch thu” của:
- Vĩnh Thụy tức Bảo Ðại.
- Marie Jean Nguyễn Hữu Hào, tức Nguyễn Thị Lan, tức Nam Phương
Hoàng Hậu, vợ chính thức của Bảo Ðại.
– Bùi Thị Mông Ðiệp hay Bùi Mộng Ðiệp, vợ không chính thức của
Bảo Ðại.
- Lê Thị Phi Ánh hay Lê Phi Ánh, vợ không chính thức của Bảo Ðại.
- Hoàng Thị Lang (hay Lan) tức Wong Y Lang, tức Jenny, vợ không
chính thức của Bảo Ðại.
- Vĩnh Cẩn (anh em chú bác và là người thân cận với cựu hoàng,
thường được gọi là Hoàng Tùng Ðệ) và vợ chính thức là Nguyễn Hữu Thị Bích
Tiên.
- Nguyễn Ðệ (đổng lý văn phòng quốc trưởng ở Paris) và vợ là Bùi Thị
Mão.
Tài sản bị chỉ định tịch thu gồm có bất động sản như nhà cửa, lâu đài,
biệt điện, đồn điền, các sở đất, các kho chứa hàng, tất cả khí mãnh, dụng cụ
trang bị cho các cơ sở trên, số tồn khoản tại các nhà băng, các cổ phần trong các
công ty, các số nợ cho người khác vay, các loại xe hơi…
Chúng ta cũng biết là sau khi Quốc Trưởng Bảo Ðại bị truất phế, An
Ðịnh Cung, diện tích 16,584 m2, tọa lạc tại bờ sông An Cựu Huế, tư sản của
Vua Khải Ðịnh, không phải của triều đình nhà Nguyễn, đã bị chỉ định là tài sản
tịch thu của “Vĩnh Thụy tức Bảo Ðại”. Thoạt đầu Ðức Từ Cung phải dọn qua
tạm trú tại nhà thờ Kiên Thái Vương, trong khuôn viên Cung An Ðịnh Cung, và
sau đó ra ở tại ngôi nhà ở địa chỉ 79D Phan Ðình Phùng, gần chợ An Cựu cho
đến khi bà qua đời.
Sống lưu vong, chết nghèo khó
Theo lời kể của thứ phi Mộng Ðiệp với ông Bảo Ân, cuối năm 1955,
sau khi bị truất phế, bề ngoài không ai biết cựu hoàng nghĩ gì, nhưng theo bà,
ông đã có một thời gian bị trầm uất, mất ngủ và phải dùng thuốc an thần. Ông
nói là ông rất lo cho Ðức Từ Cung. Sau này nghe tin Ðức Từ Cung bị đuổi ra
khỏi Cung An Ðịnh, cựu Hoàng Bảo Ðại lại càng lo hơn, tối không ngủ được.
Cựu hoàng hút thuốc lá liên miên, và thường bỏ nhà đi “bụi đời” (nguyên văn),
không biết đi đâu, chỉ những lúc đau ốm hay cạn tiền mới trở về với bà Mộng
Ðiệp.
Cũng theo lời tường thuật của ông Bảo Ân: “Sau cú ‘sốc’ đó cựu hoàng
không muốn tin ai nữa, không muốn tiếp xúc với ai, ông bảo bà Mộng Ðiệp đưa
tiền rồi đeo cái túi xách lên vai đi 3-4 ngày, đôi khi đi cả tuần đến khi đau ốm
hoặc hết tiền mới trở về. Khi hết bệnh ông lại đi tiếp, hỏi ông đi đâu thì ông nói
đi loanh quanh đây thôi. Có khi bà Mộng Ðiệp phải bảo Hoàng Tử Bảo Sơn và
anh Jean Bui (con riêng của bà) theo dõi cựu hoàng, thì ông giận bà suốt hai
tuần. Có lần cựu hoàng lên cơn sốt rét nằm trên băng ghế, dưới hầm metro, cảnh
sát đem ông về đồn và gọi điện thoại cho Hoàng Tử Bảo Long đến bảo lãnh ông
về, rồi khi hết bệnh ông lại đi nữa.”
Thứ Phi Mộng Ðiệp nói với Bảo Ân: “Nhà dì giống như cái trạm, hết
tiền hay đau bệnh thì ngài mới về. Vì vậy khi Hoàng Hậu Nam Phương qua đời
năm 1963, ở Chabrignac, không ai biết ngài ở đâu để thông báo. Ðiều này làm
ngài rất buồn và cứ băn khoăn trách móc dì mãi!”
Nghèo khổ và cô đơn
Năm 1967, Công Chúa Phương Minh sang Pháp theo sự sắp xếp hôn
nhân của gia đình nhưng không thành, thấy hoàn cảnh của vua cha cô đơn và tội
nghiệp, nên cô tình nguyện ở lại để săn sóc cha.
Lúc này cựu hoàng đã dùng thuốc ngủ rất nặng, có lần uống thuốc
xong, nằm vắt tay lên trán, vừa suy nghĩ vừa hút thuốc. Khi thuốc ngấm, ông
ngủ hồi nào không biết, điếu thuốc trên tay rơi xuống áo cháy phỏng cả ngực,
nên lần sau mỗi lần ông dùng thuốc ngủ, cô Phương Minh đứng đó canh chừng
đến khi ông ngủ rồi mới dám đi làm công việc. Tuy ở Paris, Phương Minh cũng
chỉ gặp Hoàng Tử Bảo Long một lần và chưa hề giáp mặt Bảo Thăng và các
công chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung. Quốc Trưởng Bảo Ðại
có nhiều vợ và nhiều dòng con, khi Nam Phương Hoàng Hậu qua đời, ông cũng
không hay biết, điều đó đã tạo thêm sứt mẻ trong gia đình.
Từ trái sang phải: Bà Ưng Thi, cựu Hoàng Bảo Ðại, bà Monique
Baudot, ông Ưng Thi (Paris 1995). (Hình: Tài liệu của gia đình ông Bảo Ân)
Ðời sống ở Paris cũng khó khăn, vất vả, cô con gái của cựu hoàng, phải
đi làm tiếp viên trong một nhà hàng Trung Hoa để có phương tiện để sống gần
cha và chính cô, cũng phải nhận sự trợ giúp từ mẹ ở Sài Gòn. Trong thời gian
này, hầu hết sự chi dùng của ngài là do tiền của Ðức Bà Từ Cung gởi qua. Mặc
dầu các con cũng thường hay lui tới thăm ngài, nhưng ngài không bao giờ đề
cập đến vấn đề tiền bạc, và cũng không ai nghĩ đến chuyện giúp đỡ ngài. Theo
lời cô Phương Minh kể lại, khi có tiền thì hai cha con rủ nhau đi nhà hàng, khi
hết tiền thì nhiều ngày chỉ có một bữa ăn.
Nhiều khi cạn tiền, túng thế, cựu hoàng phải bảo Phương Minh chạy đi
“vay mượn” những người quen biết.
Cho mãi đến năm 1971, Phương Minh hay tin mẹ đau nặng, cô trở về
Sài Gòn và bị kẹt lại sau khi cộng sản chiếm miền Nam. Cũng năm này, Bảo
Ðại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém hơn 30 tuổi (Monique
Baudot sinh năm 1946.) Bảo Ðại vào đạo Thiên Chúa, có tên thánh là Jean-
Robert.
Ở Paris, cựu Hoàng Bảo Ðại không có nổi một căn nhà, nơi mà cựu
hoàng ở với bà Monique trong những ngày cuối đời là do một người Pháp yêu
mến để cho cựu hoàng ở không lấy tiền. Có lần, theo lời kể của bà Mộng Ðiệp,
bà Monique đã xúi nhà vua kiện ra tòa án để lấy các tài sản của bà thứ phi,
nhưng nhà vua đã không bằng lòng. Cuộc hôn nhân cuối cùng với bà Monique
đã đưa đến chia rẽ trong gia đình cựu hoàng, từ đó không ai đến thăm viếng ông
nữa và gần như vị vua cuối cùng của triều Nguyễn sống trong cảnh nghèo khó
và cô đơn. Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng Tộc ở hải ngoại, Bảo Ðại
lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân, cùng đi với cựu hoàng có bà
Monique.
Sau khi cựu Hoàng Bảo Ðại kết hôn với bà Monique thì các con đều xa
lánh không lui tới, thăm viếng. Ông mất ngày 31 Tháng Bảy 1997 tại Quân Y
Viện Val-de-Grâce, Paris, hưởng thọ 85 tuổi. Ðám tang Bảo Ðại được tổ chức
một cách lặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày 6 Tháng Tám năm 1997 tại nhà thờ Saint-
Pierre de Chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai
táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero, không hề thấy sự hiện diện của thân
thích gia đình, trừ bà Monique, người vợ cuối cùng ở bên cạnh, với cờ tam tài
của Pháp Quốc và Hội Cựu Quân Nhân Pháp.
‘Hoàng Tử’ Bảo Ân xin hai chữ ‘công bình’
Ðể kết thúc 5 kỳ báo viết về cựu Hoàng Bảo Ðại và tấm lòng của đứa
con trai lưu lạc Bảo Ân, không có gì hơn là mời bạn đọc hiểu nỗi lòng của ông,
được ghi lại trong bài diễn văn thay mặt gia đình, dự định đọc trong lễ khánh
thành lăng mộ cựu Hoàng Bảo Ðại năm 2006 không thành.
Hoàng Tử Bảo Ân đã biện bạch nỗi lòng của một đứa con “bất hiếu” và
xin hai chữ “công bình” cho phụ hoàng: “Năm 1980 tại Huế, tôi đã từng khóc
để tiễn biệt Ðức Bà Nội tôn kính của chúng tôi là Ðoan Huy Hoàng Thái Hậu
Từ Cung về với tổ tiên, liệt thánh nhà Nguyễn. Một lần nữa, 1986, tôi lại khóc
để vĩnh biệt mẹ thân yêu của chúng tôi là bà thứ phi Lê Phi Ánh, và bây giờ,
mặc dầu trễ chín năm do hoàn cảnh, cuối cùng tôi cũng đến được nơi đây để
mong một phần nào làm tròn bổn phận của một đứa con hơn 50 năm qua, ao
ước được gặp lại cha mình, nhưng rồi mãi mãi niềm ao ước đó chẳng bao giờ
thành hiện thực. Ngày nay đứng bên mộ phần của cha, xin cúi đầu kính cẩn
dâng lên ngài lời cầu xin được tha tội!”
“Nói về cuộc đời của Cha tôi, lâu nay có nhiều dư luận trái ngược nhau.
Ngày hôm nay, bên mộ phần ngài, tôi không muốn biện minh những gì ngài đã
làm cho dân tộc của ngài, mà chỉ xin quý vị, cùng tất cả những người Việt Nam
khác, hãy bỏ qua những khác biệt chính trị mà chỉ xét vấn đề trên từng bối cảnh
lịch sử của đất nước, xin vui lòng nhìn vào lương tâm mình, không phải để tìm
trong đó lòng bác ái hay một tình cảm riêng tư, bởi vì cha tôi, không muốn và
cũng không chờ đợi sự rộng lượng đó của quý vị, mà chỉ xin quý vị tìm trong đó
một đức tính cao thượng và lòng trung thực để trả lại cho ngài hai chữ ‘công
bình’ trong lịch sử.”
______________________
De Gaulle và Việt Nam (1945- 1969)
Ảnh: Pierre Journoud / Phong Uyên phỏng dịch
Vài lời giới thiệu: Tiến sĩ sử học Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne,
PIERRE JOURNOUD là nghiên cứu viên ở Học viện Nghiên cứu Chiến lược
trường Đại Học Quân sự Pháp, đồng thời cũng là cộng tác viên nghiên cứu
Trung Tâm Lịch sử Châu Á hiện đại. Cuốn sách viết về "De Gaulle và Việt
Nam" dày 543 trang với 100 trang liệt kê danh sách các chú thích và các tài liệu
lưu trữ trong văn khố Pháp, Mỹ, Canada. được ấn hành tháng Tư năm 2011, là
công trình luận án tiến sĩ của ông. Luận án này được giải thưởng Jean Baptiste
Duroselle dành cho luận án được coi là nổi bật nhất về lịch sử bang giao quốc tế
Tôi xin lược dịch những đoạn chính trong cuốn sách nói về quan điểm
và đường lối của De Gaulle đối với Việt Nam từ 1945 đến khi ông từ chức năm
1969. Có thể nói đường lối này vẫn được những người kế tiếp ông theo đuổi cho
tới năm 1975. Nhưng cũng phải nói là cách nhìn của De Gaulle về Việt Nam đã
thay đổi rất nhiều: Hồi nước Pháp mới được giải phóng năm 1945, De Gaulle
vẫn còn mang nặng đầu óc thực dân và chỉ có mục đích duy nhất là bảo tồn đế
quốc Pháp, muốn vậy phải canh tân và đổi mới đế quốc dưới cái vỏ Liên Hiệp
Pháp và phải thoả mãn một phần nào khác vọng của các dân tộc bị trị. Phải đợi
đến năm 1966 trong cuộc viếng thăm Phnom Penh De Gaulle mới trở thành
quán quân của quyền dân tộc tự quyết.
Tháng 12 - 1945: một hi vọng lớn bị kết liễu?
Ngày 26-12-1945 chiếc máy bay Lockheed Lodestar trên đường bay về
đảo Réunion bị rớt ở M'Baiki giữa khu rừng nhiệt đới thuộc nước Cộng Hoà
Trung Phi bây giờ. Trong số 6 người tử nạn có một hoàng thân Việt Nam 45
tuổi. Vị hoàng thân này có một quá khứ lừng lẵy và óc thông minh chính trị có
thể, với sự hưởng ứng của mọi người Việt, đi đến một thoả hiệp với De Gaulle
để đưa nước Việt Nam ra khỏi chế độ thực dân.
Làm hoàng đế Annam từ 1907 đến 1916 dưới vương hiệu Duy Tân,
hoàng tử Vĩnh San bị chính quyền Pháp đầy ra đảo Réunion khi cầm đầu một
cuộc nổi loạn đòi độc lập cho đất nước mình. Trong gần 30 năm bị đầy ải, sống
một cách khiêm nhường với số tiền trợ cấp ít ỏi và một nguồn đam mê là ngành
vô tuyến điện. Khác với vua cha, hoàng đế Thành Thái (1889-1907), cũng bị
Pháp truất phế và đưa đi đầy cùng với con, Vĩnh San không vứt bỏ văn hoá
Pháp và cũng không chịu thoái vị nên vẫn là vị hoàng đế cuối cùng hợp pháp
của Việt Nam. Nhờ giỏi về vô tuyến điện nên Vĩnh San đã bắt được lời kêu gọi
của De Gaulle trên đài BBC ngày 18-6-1940, gia nhập nhóm kháng chiến, bị
chính quyền thân Đức bắt cầm tù. Khi đảo Réunion trở về với nước Pháp Tự do,
thì tình nguyện ký khế ước nhập ngũ hải quân trên tàu phóng ngự lôi Léopard
với chức vô tuyến trưởng. Tuy nhiều lần Vĩnh San xin ra tiền tuyến nhưng chính
quyền Pháp vẫn nghi ngờ cái quá khứ quốc gia phiến loạn của ông, nên chỉ cho
ông gia nhập chính thức quân đội Pháp tháng Một 1944 với chức vị chuẩn uý.
Không những Vĩnh San gặp khó khăn trong quân đội mà ngay ở bộ
Thuộc địa, tổng trưởng bộ này cũng chống đối sự có mặt của hoàng thân ở Paris
mặc dầu có sự can thiệp của De Gaulle. Tháng 9-45 Vĩnh San kết liễu chiến
tranh với chức vị tiểu đoàn trưởng trong đội quân chiếm đóng nước Đức và
được trao tặng huân chương Kháng chiến. Cũng thời gian ấy Vĩnh San cho đăng
trên báo Combat (Chiến đấu) một chúc thư chính ttrị trong đó ông khởi xướng
Việt Nam phải đạt được độc lập và thống nhất. Cũng vì Paris tiếp tục chống đối
những đòi hỏi đó, Vĩnh San Vĩnh San đã viết trên báo này những hàng gần như
là tiên tri:
"Tôi nghĩ rằng tương lai gần nhất của Đông Dương phải được đặt trên
tình bạn và lợi ích chung chứ không phải trên ý tưởng ngự trị. Tôi nghĩ rằng
những người mất kiên nhẫn sẽ kêu gọi sự trọng tài có vụ lợi của Trung Quốc và
Mỹ. Để khỏi mất kiên nhẫn tôi nghĩ nước Pháp phải chứng tỏ thiện chí của
mình. chứng tỏ bằng cách bỏ những hàng rào chia cắt Bắc, Trung, Nam.”.
Vĩnh San cũng tỏ ra là có óc thực dụng chính trị khi nói thêm: "tôi thiển
nghĩ làm đúng bổn phận người An Nam khi tôi tạo được trong đầu mỗi người
dân quê từ Lạng Sơn tới Huế tới Cà Mau ý nghĩa của tình huynh đệ. Không cần
biết là mối tương thân đó được thể hiện bất cứ dưới chế độ nào, cộng sản, xã
hội, quân chủ, vương quyền. Cái cốt yếu là tránh đất nước bị phân chia từng
mảnh một.
Ngày 14-12-45 Thiếu tá Vĩnh San gặp De Gaulle trình bày ý kiến của
mình. Tướng De Gaulle bị ông chinh phục có vẻ chấp thuận những điểm đại
cương. Không chấp nhận về hình thức sự thống nhất Việt Nam, nhưng De
Gaulle cũng tạo cho Vĩnh San ý tưởng là sau 1 thời gian nhất định, Pháp sẽ chấp
thuận Việt Nam đi đến thống nhất.
Theo một vài chứng nhân, cái chết bất ngờ của Hoàng thân Vĩnh San
đã làm De Gaulle thất vọng một cách sâu xa, vì cái ý định bí mật của ông muốn
dựa vào Vĩnh San để giải quyết vấn đề Đông Dương mỗi ngày một thêm khó
khăn, bỗng nhiên trở thành mồ côi. Theo hồi ký của tưóng De Boissieu (con rể
De Gaulle), thì đó cũng là một trong những nguyên nhân làm De Gaulle từ bỏ
chức vụ lần đầu ngày 20-1-46?
Chọn lựa chiến tranh
Khi Tướng Leclerc đến Sài Gòn tháng 10-45, De Gaulle dặn là phải
phô trương sức mạnh trước khi đàm phán, nhưng cũng dặn là phải thận trọng
khi tiến quân, tránh những đụng độ với người Việt. Mặc dầu 3 tuần trước khi
Leclerc đến, Jean Cédile, ủy viên cộng hoà tại Nam Kỳ, quyền đại diện nước
Pháp, đã cảnh báo là "các lãnh đạo Việt Nam đều rất cứng đầu về từ ngữ độc
lập"; người đồng sự với Cédile nhẩy dù xuống Bắc Kỳ bị bắt. Khi được thả
tháng 11, Pierre Messmer (Lnd: sau này là Pháp) cũng nói như vậy về sự quyết
tâm của những người theo Hồ Chí Minh: "các giáo viên, thư ký sinh viên, kế
toán viên, không muốn một sự nhượng bộ nào cả. Những người này đều thành
thật, phần nhiều là trung trực có khi tỏ ra rất can trường, sẽ không bao giờ chịu
đầu hàng cả". Messmer kết luận là chỉ có thoả hiệp với Việt Minh mới khỏi mất
mặt. Cuối tháng 12-45, đến lượt Jean Sainteny cảnh báo chính phủ là sẽ có đụng
độ to lớn nếu Pháp muốn tái lập chủ quyền của mình bằng sức mạnh.
De Gaulle vẫn nuôi hi vọng là khi chủ quyền Pháp được tái lập lại ở
Việt Nam, Pháp sẽ có thể đàm phán trong vị thế mạnh. Để có thể thực hiện ý
định chính trị của mình và bảo vệ nó khi rời bỏ chức vụ, De Gaulle biết là có thể
trông cậy vào sự trung thành của những người đại diện mình. De Gaulle bênh
vực đến tận cùng Đô đốc d'Argenlieu, Cao ủy kiêm Chỉ huy trưởng quân đội
Pháp tại Đông Dương khi ông này bất đồng với Tướng Leclerc mà theo hệ
thống, phải ở dưới quyền d'Argenlieu.
Đầu năm 1946, De Gaulle rời bỏ chính quyền hi vọng sẽ được mời lại.
Thật ra lập trường của De Gaulle về Đông Dương cũng không khác gì những
đảng phái chính trị Pháp hồi bấy giờ. Ngoại trừ một vài nhóm cực tả, ngay cả
ĐCS Pháp cũng không sẵn sàng chịu tách một phần đất nào ra khỏi đế quốc.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến hồi tháng 9-45, 63% người dân Pháp vẫn muốn
Pháp giữ Đông Dương.
Những người theo De Gaulle sau này muốn mọi người tin rằng De
Gaulle có thể có đủ khả năng chơi "lá bài Hồ Chí Minh" nếu còn nắm quyền
chính. Người ta có quyền nghi ngờ: Khi từ chức khỏi chính phủ, De Gaulle lập
đi lập lại là chế độ này (Chú thích của dịch giả: đệ Tứ Cộng hoà Pháp) sẽ không
cưỡng lại được với một lực lượng cách mạng nào và sẽ không tránh khỏi, nếu
điều đình với Hồ Chí Minh, phải từ bỏ mọi quyền của Pháp ở Việt Nam và bỏ
mặc những người dân còn tin cậy vào nước Pháp dưới "chủ nghĩa Mác-Lê và
dưới sự chi phối của Moscow".
Đó cũng là lí do mà De Gaulle viện ra để khuyên Leclerc nên từ khước
đề nghị của Paul Ramadier, tháng 11-46, thay thế d'Argenlieu. De Gaulle cho là
tương lai của Lelerc không phải nằm trong những cuộc chiến ở đồng ruộng
Đông Dương mà là hoạt động chính trị. Leclerc tỏ ra khá sáng suốt về chính trị
Đông Dương khi quên cái hăng hái ban đầu là làm yếu Hồ Chí Minh trước khi
nghĩ đến đàm phán: Được Léon Blum phái đi thẩm tra ở Việt Nam cuối tháng
12-46, Leclerc đưa ra ý kiến rất rõ ràng: "chống cộng sản chỉ là một đòn bẩy
không có điểm tựa nếu không giải đáp được vấn đề chủ quyền quốc gia của Việt
Nam".
Ngày 19-12-46, cùng một lúc với các nơi khác trên toàn thể lãnh thổ
Việt Nam, 20000-25000 dân quân và quân đội nhân dân tấn công bất ngờ khu
người Âu ở Hà Nội. Nhiều người Âu bị giết hay bị bắt làm con tin. Cuộc tiến
công chỉ được đẩy lui sau nhiều tuần xáp lá cà giành nhau từng khu phố một.
Người ta coi đó là khởi đầu của cuộc chiến tranh Đông Dương. Chiến tranh có
thể tránh được, theo sử gia Stein Tonnesson. Nhưng chắc chắn là nhiều người
muốn nó xẩy ra, trong số đó có De Gaulle. De Gaulle đích thân tán thành cuộc
thử lửa này và nghĩ là quân đội Pháp sẽ mau chóng làm chủ tình thế: Từ nay trở
đi d'Argenlieu sẽ là người chủ cuộc, có thể mặc sức hành động và giải quyết vấn
đề. De Gaulle còn sợ được tiếp nối lại sự đàm phán giữa Hồ Chí Minh và
Marius Moutet, tổng trưởng bộ Hải ngoại trong chính phủ Félix Gouin. Leclerc
lại vừa mới gửi thông chi cho chính phủ nói là phải từ bỏ chính sách dùng võ
lực và phải thật sự cố gắng dung hoà quyền lợi Pháp và quyền lợi Việt Nam của
Hồ Chí Minh mà ông cho là một nhà quán quân về ý tưởng độc lập và một
người ái quốc". Ông dặn dò lần cuối (dịch giả: trước khi chết) cao ủy Émile
Bollaert là phải "điều đình với bất cứ giá nào".
Cũng thời gian đó De Gaulle lập ra đảng Tập hợp Nhân dân Pháp tháng
Tư năm 1947. Rứt khoát với cái chính sách đồng hoá có từ thời cộng hoà 1848,
De Gaulle đưa ra chính sách gọi là "liên kết tuần tự" với các xứ trong Liên hiệp
Pháp. Tuy vậy De Gaulle vẫn lấy cớ là cần phải bảo vệ Liên hiệp Pháp và chống
cộng, ủng hộ Đô đốc d'Argenlieu trong việc tách rời Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam.
D'Argenlieu cho là Nam kỳ đứng về phương diện lịch sử, địa dư và kinh tế
không phải là một phần đất Việt Nam và vin vào đó để phá hoại Hội nghị Đà
Lạt và Fontainebleau, tạo điều kiện cho một nền quân chủ lập hiến mà De
Gaulle đã nghĩ đến từ 1945 còn d'Argenlieu thì nghĩ đến cựu hoàng Bảo Đại từ
năm 1946-1947. Khi được Jean Sainteny cho biết dự định đó của d'Argenlieu,
lãnh sự Mỹ ở Hà Nội tiên đoán là cái đó chỉ đưa đến sự toạ lập một chính phủ
bù nhìn và một cuộc chiến tranh, trái với sự mong đợi của người Pháp. Giải
pháp Bảo Đại được thành hình năm 1947. Mặc dầu vẫn nghi ngờ Bảo Đại, rút
cục De Gaulle cũng ngả theo lá bài Bảo Đại trong bối cảnh thế giới mỗi ngày
một mang dấu ấn chiến tranh lạnh, nhất là khi cộng sản Trung Quốc toàn thắng
và khi Pháp thua trận Cao Bằng.
Mãi đến năm 1953, sau khi Staline chết, tình hình thế giới mới đỡ căng
thẳng. Nhưng để chống lại sự quốc tế hoá chiến tranh Đông Dương làm mọi ảnh
hưởng Pháp sẽ bị loại trừ, De Gaulle mới nghĩ đến chuyện điều đình với Hồ Chí
Minh. Tuy vậy De Gaulle vẫn cho là nên đặt ưu tiên thương lượng thẳng vói
Trung Quốc và Mỹ. Tháng 3-54 khi chiến tranh Đông Dương đi vào giai đoạn
quyết định cuối cùng với trận Điện Biên Phủ, De Gaulle đã tin chắc là "áp phe"
Đông Dương coi "như là đã kết liễu", chỉ còn "kiếm cho nó một thủ tục cho
đúng hình thức", "phải hiểu là Pháp không còn giữ được Đông Dương nữa,
Đông Dương không còn là của mình nữa". Nhưng De Gaulle cũng coi như tuyệt
đại đa số đại biểu Quốc hội Pháp, là Hiệp định Genève tốt hơn người ta tưởng.
Những nguyên tắc về độc lập, chủ quyền và thống nhất đất nước Việt Nam,
Cam Bốt và Lào được công nhận một cách long trọng. Qua Hiệp Định Genève,
Pháp có khả năng giữ được ảnh hưởng mình ở miền Nam và có thể đứng làm
trung gian giữa hai miền như hi vọng của những người theo De Gaulle. Ở miền
Bắc, De Gaulle cũng tán thành một "sự hợp tác về kinh tế, văn hoá và, có thể
một ngày kia, chính trị". Tháng 8-54, De Gaulle khuyến khích Jean Sainteny
nhận chức vụ Tổng đại diện chính phủ Pháp ở Hà Nội.
Sau khi chiến tranh Cao Ly và chiến tranh Đông Dương kết thúc, De
Gaulle đổi hẳn đường lối, muốn bắt cầu với những nước cộng sản Đông Nam Á
và nghĩ đến chuyện công nhận Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc. De Gaulle
muốn nước Pháp có một đường lối chính trị độc lập ở Á châu và đóng một vai
trò xây dựng trong sự thống nhất Việt Nam. Thật là ngoạn mục sự thay đổi lập
trường của De Gaulle, một người mà từ trước tới nay vẫn được coi là thuộc phái
bảo thủ đã biết vượt qua được lòng tự ái của mình! Khi đọc cuốn "Lịch sử một
cơ hội hoà bình bị bỏ lỡ" của J. Sainteny, De Gaulle tự công nhận là mình đã sai
lầm, đã không hỗ trợ toàn vẹn những cố gắng điều đình với Hồ Chí Minh và đã
nói to với Sainteny để mọi người nghe thấy: "Thật vậy, Sainteny, ông rút cục là
người sẽ có lý".
Ngô Đình Diệm lên cầm quyền chính, giữa huyền thoại và thực tại
Ngày 16 tháng 6, chưa tới 48 giờ sau khi Mendès France được tấn
phong , Ngô Đình Diệm được Bảo Đại ủy thác thay thế hoàng thân Bửu Lộc để
thành lập chính phủ. Ngay sau khi ký Hiệp định Genève, Paris đã báo cho tân
quốc gia liên kết Việt nam là Pháp chỉ công nhận nội các mới thành lập của Ngô
Đình Diệm là chính phủ hợp pháp. Vậy mà sao chỉ chưa đầy một tháng sau khi
được tấn phong, chỗ nào Diệm cũng bị coi là bù nhìn của Mỹ? Hình ảnh sai lầm
về Diệm đã mọc rễ trong ký ức của nhiều người, nhất là những người theo De
Gaulle, khi thấy sự ủng hộ và sự hiện diện của Mỹ đi ngược lại với ý định và
quyền lợi chính trị của Pháp.
Diệm không phải chui ra từ cái mũ của một thuật sĩ. Năm 1950, sống
lưu vong ở Mỹ, Diệm đã nhân cơ hội tiếp xúc với giới ưu tú Mỹ, đặc biệt là với
các thượng nghị sĩ John Kennedy và Mike Mansfield, với giáo sư Wesley Fishel
thuộc Đại học Michigan, với cựu giám đốc OSS William Donovan và nhất là
với hồng y giáo chủ Françis Spellman. Cuộc đấu tranh của Ngô Đình Diệm để
thành lập một "lực lượng thứ ba" chống cộng và chống thực dân lấy được cảm
tình những người này. Là một người cương quyết đòi cho được độc lập quốc gia
không một chút nhân nhượng, hệt như những người cộng sản đã bắt ông và giết
anh ông, Ngô Đình Khôi, năm 1945. Ông đã tạo ra được một tiếng vang khi từ
chức hượng thư bộ Lại hồi còn trẻ, tháng 9-33, để phản đối sự lộng quyền của
viên khâm sứ Pháp đã ngăn cản mọi dự định cải cách. Ông cũng từ chối sự mời
mọc của Bảo Đại khi còn chiến tranh Đông Dương vì thấy là không đủ tự do với
các nhà cầm quyền Pháp. Ông là người không phải dễ để bị thao túng.
Trong tập Hồi ký của mình Bảo Đại cũng không giấu là đã có mời
Diệm lãnh đạo chính phủ: "Chúng tôi không còn trông cậy vào Pháp được nữa.
Ở Genève, người Mỹ là đồng minh độc nhất của chúng tôi.”. Nhưng sự lựa chọn
Diệm cũng có lí do chính trị đối với trong nước: quá khứ của Diệm và sự hiện
diện của em ông là Ngô Đình Nhu đứng đầu Phong trào Thống nhất Quốc gia,
cho phép hi vọng lôi kéo được một số người quốc gia có tiếng là triệt để.
Ở Pháp Ngô Đình Nhu được mọi người biết hơn Diệm vì theo học ở
trường đại học Pháp điển (École des Chartes) và có kết nối bạn bè trong khoảng
thập niên 1930 với Jacques Bénet, bạn kháng chiến của François Miterrand và là
đảng viên đảng Xã hội Pháp. Qua sự trung gian của ông này, Nhu tiếp xúc với
nhiều lãnh tụ đảng Xã hội và hi vọng qua những người này, ông anh lớn của
mình, người mà Nhu cho là chính trực nhất, tượng trưng tinh thần quốc gia đích
thực nhất, sẽ đạt được quyền hành
Trong chiến tranh, Nhu tiếp tục trao đổi thư từ với Jacques Benet và có
đàm phán nhiều lần với những cộng sự viên của Joseph Laniel và tổng trưởng
bộ Ngoại giao Georges Bidault tháng Ba 1954. Hai người này quyết định hội
đàm riêng với Ngô Đình Diệm qua sự trung gian của Trần Chánh Thành và cả
ba đều thoả thuận những điểm căn bản. Tuy vậy Laniel và Bidault vẫn còn ngần
ngừ chưa nói với Bảo Đại. Phải đợi đến tháng 6-54 khi chính phủ của 2 ông này
có lẽ sắp bị lật đổ hai người này mới nói với Bảo Đại là nên tấn phong Diệm
làm. Bảo Đại chấp thuận ngay.
Theo hồi ký của Alain Griotteray phụ tá chính trị đối nội Việt Nam
thuộc bộ Quốc gia liên kết, người đã gặp riêng nhiều lần Diệm: "quyền lực thật
sự (ở Việt Nam) hồi đó nằm trong tay chính quyền Pháp. Hoàng đế (sic) không
thể bổ nhiệm Diệm nếu chính phủ Pháp chống đối. Người Pháp cũng có thể
dùng áp lực tài chính đối với Bảo Đại (theo Newsweek mỗi năm Bảo Đại nhận
được của Pháp số lương là 500 ngàn đô la).
Nói tóm lại sự chọn lựa Diệm là cả Pháp lẫn Việt, nhưng đó là một
chọn lựa nhằm mục đích thoả mãn Hoa Kỳ. Cái trớ trêu là De Gaulle và những
người thuộc phái De Gaulle chỉ giữ ở Diệm hình ảnh một "con nộm" chống
Pháp được Mỹ đặt ra mà không biết là người Tổng thống Nam - Việt Nam chỉ
tăng tốt độ một quá trình giải thực (dân) không thể tránh được trong khi vẫn
dành một chỗ quá là quan trọng cho những quyền lợi kinh tế và văn hoá Pháp ở
Nam - Việt Nam.
Luận cứ De Gaulle dưới sự thử thách của các sự kiện
Cần phải trở lại nguồn gốc của sự tranh cãi ngay sau chiến tranh thứ
Hai mới chấm dứt để hiểu mối oán giận của Tướng De Gaulle và những người
theo ông đối với người Mỹ. Trong khi oanh tạc Đông Dương trong khung cảnh
của cuộc chiến tranh chống Nhật, Mỹ đã gửi nhiều đội OSS hợp tác với những
nhóm kháng chiến chống Nhật để làm những hoạt động hoạt động tình báo và
khuynh đảo. Vì vậy mà năm 1945 OSS cung ứng cho những người tranh đấu
đòi độc lập Việt Minh khá nhiều vật liệu võ khí. Biết sự quan trọng của tuyên
truyền, đồng thời cũng biết là Tổng thống Roosevelt có ý muốn tách Đông
Dương ra khỏi chính quyền Pháp để đặt dưới quyền giám hộ quốc tế, Hồ Chí
Minh đã khéo biết khai thác sự liên kết bề ngoài này với Hoa Kỳ. Những trưởng
nhóm OSS đi công tác cũng tin chắc như Tổng thống của họ là chế độ thuộc địa
không thể sống sót được sau khi chiến tranh kết liễu và người Pháp không thể
cứ khăng khăng giữ thuộc địa trong khi người Anh, người Mỹ đang tính bỏ
những thuộc địa ở Á châu. Sau khi Roosevelt chết ngày 12-4-45, Truman mỗi
ngày một bận tâm về mối nguy hiểm Liên Xô ở Á châu, nên đổi hướng, quyết
định đứng giữa không thiên về bên nào ở Đông Dương.
Quyết định đứng trung lập này của Truman tới quá chậm và quá thời
hạn để xoá bỏ được cảm tưởng của những quân nhân và thường dân Pháp phải
chịu đựng một mình cuộc tấn công của Nhật 9-3, là đồng minh Mỹ đã phản bội
mình, thiên về sự thành công cướp chính quyền ở Hà Nội hơn là số phận của
người Pháp. Ký ức của những người Gaullistes hồi ấy là Hoa kỳ không những
không làm dễ dàng cho sự người Pháp trở lại Đông Dương, mà còn trực tiếp
góp phần tăng cường sức mạnh của kẻ địch mình là Việt Minh. Chiến tranh
Đông Dương chỉ làm tăng sự nghi ngờ của người Pháp đối với người Mỹ.
Bắt đầu từ 1947-1948 và nhất là sau chiến thắng của Mao tháng 10-49,
một vài hữu trách chính trị và quân sự Pháp mới quyết định phải nhờ Mỹ giúp
đỡ về vật liệu và tài chính. Tháng Hai 1950, sau khi công nhận các Quốc gia
liên kết Việt Nam, Cam Bốt và Lào, Mỹ mới chính thức quyết định giúp Pháp.
Nhưng một khi đã để cho Mỹ vào cuộc, dù có muốn chỉ nhờ Mỹ giúp đỡ về vật
chất, người Pháp đã mở chốt cho một quá trình sẽ đưa đến sự phó mặc Đông
Dương dưới ảnh hưởng Mỹ.
Sau Hiệp định Genève, Mỹ được thể chui vào lỗ hổng Đông Dương
khiến Pháp bực tức đến cùng cực, nhất là những người thân De Gaulle. Để tránh
cuộc khủng hoảng bang giao giữa Pháp và Mỹ, Pierre Mendès France chính
thức công nhận thế thượng phong của Mỹ ở Đông Nam Á
Thỏa hiệp giữa Tướng Ely và Collins ngày 13-12-54 bắt Pháp cam kết
là phải thừa nhận sự tự chủ hoàn toàn của quân đội Quốc gia Việt Nam và đặt
các cố vấn và huấn luyện viên quân sự Pháp dưới quyền trưởng nhóm MAAG
(Military Assistance Advisory Group) là Tướng O ' Daniel. Những huấn luyện
viên Pháp được mau chóng thay thế bằng những huấn luyện viên Mỹ.
De Gaulle và nước Việt Nam của Ngô Đình Diệm: một mối liên lạc lập
lờ
Bận lo giải quyết những vấn đề tế nhị và khẩn cấp từ chuyện Hiến Pháp
đệ Ngũ Cộng hoà đến chiến tranh Algérie, Tướng De Gaulle (chú thích: trở lại
chính quyền mùa Xuân năm 1958) ủy thác cho bộ Ngoại giao và cho những
tổng trưởng có liên quan trực tiếp quản lí hồ sơ Đông Dương trong việc tái phục
lại ảnh hưởng Pháp và làm cân bằng lại sự hiện diện của Mỹ mỗi ngày một lớn.
Ông không chống đối lại sự tăng gia những mối liên lạc với Việt Nam Cộng hoà
trong khi sự bang giao với Hà Nội vẫn còn ở trong tình trạng căng thẳng mà
nguyên nhân chính là các chính phủ đệ Tứ Cộng hoà trước nay vẫn dành ưu tiên
cho Sài Gòn và vì chiến tranh Algérie. Tháng 11-59, tổng trưởng bộ Tài chính
của De Gaulle, Antoine Pinay ký một loạt thoả ước mới về tài chính, kỹ thuật và
văn hoá với chính phủ Diệm. Những tranh cãi về ruộng đất và tài chính được
giải quyết trọn vẹn. Trong bức thư cám ơn Michel Debré, Diệm gợi ý là về phần
mình, sẵn sàng làm sâu rộng mối bang giao Pháp-Việt. Tình trạng kinh tế và xã
hội ở Nam-Việt Nam hồi đó đáng lo ngại, căng thẳng với Mỹ về vấn đề kinh tế
mỗi ngày một lớn, viện trợ Mỹ bị các cố vấn của Diệm chỉ trích là không kiến
hiệu và sau chót là Diệm thấy quyền hành của mình quá mong manh nên cũng
muốn tìm ở Pháp một chỗ dựa. Sau đảo chính hụt 11-11-60 mà ngay toà đại sứ
Hoa kỳ cũng không tỏ vẻ mạnh mẽ chống lại như sự mong đợi của anh em
Diệm, Nhu khẳng định với đại sứ Pháp Roger Lalouette là "nếu nước Pháp
muốn, giờ của Pháp đã điểm ở Việt Nam".
Để lời nói đi đôi với viêc làm, chính phủ Diệm làm dễ dàng sự nhập
cảng hàng Pháp mặc dầu Mỹ ráng giấu sự không bằng lòng của mình. Trong địa
hạt quân sự, Diệm cũng có vẻ chỉ trích phương pháp của các huấn luyện viên
Mỹ và cho là phương pháp chống chiến tranh du kích của Pháp thích hợp hơn.
Mỗi ngày Diệm một thêm bực tức về sự vụng về và ngược thời của viện trợ Mỹ,
cũng như vòng cương tỏa của Mỹ mỗi ngày một quá đỗi sau cuộc viếng thăm
của phó Tổng thống Johnson tháng 5-61, và của Tướng Taylor tháng 10-61,
Diệm tâm sự với Roger Lalouette là ông muốn "cân bằng lại sự chi phối của Mỹ
bằng sự hiện diện của một cường quốc thứ ba, ưu tiên là Pháp, hay Pháp cùng
Anh". Quai d'Orsay (bộ Ngoại giao Pháp) biết là Diệm bất lực trước sự mất an
ninh mỗi ngày một lớn, nên mỗi ngày một trở lên độc đoán, thất nhân tâm, bị cả
2 phía đe doạ: phía những người chống cộng quá khích muốn dựa vào Mỹ nhiều
hơn, phía những người theo Pháp muốn dân chủ và trung lập. Nhưng bộ ngoại
giao Pháp bị phó mặc, phải tự định đoạt lấy đường lối trong sự giao thiệp với
Sài Gòn nên chỉ có cách đứng ở thế trung dung, thoả mãn một vài đòi hỏi của
chính phủ Sài Gòn, đồng thời cũng tránh những liên lạc cá nhân quá thân thuộc.
Có lẽ cũng vì vậy mà De Gaulle tiếp tục từ chối không tiếp Diệm hay
Nhu ở điện Élysée mặc dầu nhiều nhân vật Pháp có mối liên lạc mật thiết với
Diệm từ trước tới nay như Marius Moutet (Tổng trưởng bộ Hải ngoại năm
1946-47), Antoine Pinay, bộ ngoại giao Pháp. Những người này tự cho mình
trách nhiệm nhắc lại với De Gaulle là năm 1959 Tổng thống trước De Gaulle là
René Coty có ngỏ ý mời Diệm qua thăm Paris. Mùa Xuân 1960, Roger
Lalouette, đại sứ Pháp, chuyển lời của phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ muốn
Diệm qua thăm Pháp hay nếu không được thì cho chủ tịch Quốc hội Trương
Vĩnh Lễ cũng là chủ tịch hội Pháp-Việt Nam qua thăm. Một năm sau, tổng thư
ký điện Élysée trình bày lí lẽ mong De Gaulle chấp thuận cho Ngô Đình Nhu
vào yết kiến trong triển vọng một cuộc thăm viếng Paris. Lí lẽ đưa ra: Ngô Đình
Nhu là một người thấm nhuần văn hoá Pháp và là một người có ảnh hưởng lớn
ở Nam-Việt Nam đến nỗi những người thân cận cho là đây mới là đầu não của
chế độ, Diệm chỉ là ông. trưởng phòng! Về phía Nhu, Nhu cũng muốn có sự
giúp đỡ của Pháp để giành lại được một chút tự do đối với Mỹ đang hăm dọa
đẩy ông xa người anh để gia tăng sự giám hộ của Mỹ trên đất nước.
Nhu chỉ được vào yết kiến Michel Debré chưa đầy một giờ ngày 24-6-
61. Khi trở về Nhu tuyên bố rất hài lòng về cuộc thăm viếng. mặc dầu gặp
"kháng cự trên đỉnh". Cái kháng cự này làm Diệm buồn rầu vì Diệm là người
thành thực ngưỡng mộ De Gaulle. Diệm đã có một lần tâm sự với Lalouette là
ảnh hưởng của De Gaulle ở những nước trong thế giới thứ Ba vừa lớn, vừa sâu
rộng, vừa lâu dài là vì De Gaulle từ chối thỏa hiệp với những sức mạnh của hỗn
độn và không đứng lại ở những quyền lợi vật chất nhất thời. Nhưng nếu Diệm
khen ngợi De Gaulle rất cương quyết với cộng sản ở Âu Châu, rất có óc độc lập
và hợp tác với các nước nói tiếng Pháp, thì Diệm cũng rất tiếc là ở Á châu De
Gaulle nhượng bộ trước tiếng kèn trung lập mà Diệm đồng hoá với một đường
lối chính trị yếu ớt và với chủ nghĩa thất bại.
______________________
Bảo Đại
Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại Huế, là
người con trai duy nhất của vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc, sau là Từ
Cung Hoàng thái hậu, tức Từ Dũ. Ở Sài gòn có một bệnh viện mang tên bà
Ngày 28-4-1922, khi được 9 tuổi, Vĩnh Thuỵ được xác lập làm Đông
cung Hoàng Thái tử.
Ngày 15-6-1922, Vĩnh Thuỵ cùng cha là vua Khải Định lần đầu sang
Pháp để thăm Triển lãm thuộc địa tại Marseille, Pháp.
Đi cùng với Vĩnh Thuỵ là Hoàng thân Vĩnh Cẩn (sinh 1914), người mà
Vĩnh Thuỵ tin cẩn và thân thiết. Cả hai học cùng nhau ở Pháp.
Tháng 6-1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ là
Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée
Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques),
Paris. Tháng 2-1924, Hoàng tử Vĩnh Thuỵ về nước để dự Lễ tứ tuần đại khánh
của Khải Định, đến tháng 11-1924, ông trở lại nước Pháp để tiếp tục học.
Một năm sau, ngày 6-11-1925, vua Khải Định mất. Hoàng tử Vĩnh
Thụy về nước thọ tang.
Ngày 8-1-1926, khi mới 12 tuổi, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm
Hoàng đế kế nhiệm, ông lấy niên hiệu Bảo Đại.
Hai tháng sau, tháng 3-1926, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập.
Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (École libre
des sciences politiques), Paris.
Sau 10 năm học hành ở Pháp, ngày 16-8-1932, Bảo Đại xuống tàu D
Artagnan về nước.
Ngày 19-9-1932, Bảo Đại ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và
khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Văn bản này hủy bỏ "Quy
ước" ngày 16-11-1925 lập ra sau khi Khải Định mất không lâu.
Nguyễn Hữu Hào, mẹ là Lê Thị Bính, cháu ngoại của Lê Phát Đạt (tục
gọi là Huyện Sỹ) ở Nam Kỳ, là người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu
của thế kỷ 20
Nguyễn Phúc Vĩnh Cẩn (阮福永𧯢; sinh 1914), người bạn tâm giao của
Bảo Đại và là người được Bảo Đại tin tưởng nhất
Hoàng đế Đại Nam (1925 -1945)[sửa | sửa mã nguồn]
Bảo Đại trong lễ phục nhân dịp tấn phong Đông cung Thái tử
Xa giá vua Bảo Đại ngày đăng quang từ điện Cần Chánh lên điện Thái
Hòa
Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội
chính, hành chính. Ông đã cho bỏ một số tập tục mà các vua nhà Nguyễn trước
đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn vua khi lễ giá
tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay
vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy.
Ngày 8 tháng 4, năm 1933, Bảo Đại đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội
các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất
thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc
Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu
hoặc kém năng lực Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm,
Vương Tứ Đại.
Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và
quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt
Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo
Đại ra Bắc kỳ thăm dân chúng.
Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse
Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương hoàng hậu. Đây là một
việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến
vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới
được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung
tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn
Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt
Nam. Ngày 11-3-1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên
bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt
Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Trong tuyên bố của Bảo Đại,
bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và mất độc lập với Pháp trước đây, độc lập theo
tuyên ngôn Đại đông Á, và "ông cũng như Chính phủ Việt Nam tin tưởng lòng
trung thực của Nhật Bản và nó được xác định làm việc với các nước để đạt được
mục đích" (theo Par Francis AGOSTINI).
Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại đã ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành
phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12-5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ.
Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt
Nam.
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ "độc lập"
giành được 9-3, và ngày 18-8 tạo ra một Ủy ban Giải phóng Dân tộc. Theo lời
khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng
thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle
đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên đến 24-8 ông đã thực hiện
câu trả lời Hội đồng Cơ mật quyết định thoái vị "để không phải là một trở ngại
cho sự giải phóng của đất nước".
Ngày 18-8-1945, Bảo Đại đã xác nhận độc lập của Việt Nam sau khi
Nhật đầu hàng, được công bố vào tháng 3 và đồng thời gửi một thông điệp đến
De Gaulle yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam. Thông điệp này cho
rằng sự độc lập của Việt Nam "chỉ có nghĩa là bảo vệ lợi ích của Pháp và ảnh
hưởng tinh thần Pháp ở Đông Dương".[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên De Gaulle dự
kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu không phải là
Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản để được "độc lập", mà là Vĩnh San,
được xem như là một người "Gaullist".
Từ tháng 3-1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng
trống về quyền lực chính trị quá lớn. Người Nhật đang lo chống đỡ các đòn tấn
công của quân đội đồng minh Anh-Mỹ. Cả chính phủ của Trần Trọng Kim lẫn
triều đình của Bảo Đại đều không đủ lực lượng quân sự và uy tín chính trị để
kiểm soát tình hình. Theo Peter A. Pull, chỉ có Việt Minh là lực lượng có tổ
chức duy nhất ở nước này có khả năng nắm được quyền chính trị. Chiến tranh
đã làm kiệt quệ nền kinh tế, nước Nhật cạn kiệt nguyên liệu nên quân Nhật
chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ
chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳ
và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn
đói này.
Ngày 17-8-1945, quần chúng Hà Nội hạ cờ quẻ ly, dựng cờ đỏ sao
vàng, biến cuộc mít tinh của Tổng hội công chức Đông Dương ủng hộ nhà vua
thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Hai ngày sau, quần chúng Hà Nội
chiếm dinh Khâm sai Bắc bộ, thành lập chính quyền cách mạng. Cuộc tổng khởi
nghĩa do Việt Minh lãnh đạo nhanh chóng lan ra khắp các tỉnh, thành trong cả
nước.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Tại các địa phương trên
cả nước, Việt Minh buộc chính quyền Đế quốc Việt Nam giao quyền lực cho
họ. Trước tình thế đó, Bảo Đại quyết định thoái vị. Bảo Đại không rõ phải liên
lạc với ai ở Hà Nội, nên gửi một điện tín tới "Ủy ban Nhân dân Cứu quốc" ở Hà
Nội:
"Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết
định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy
sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại
diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao."
Sáng ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh là Trần Huy Liệu và
Cù Huy Cận đến cung điện Huế. Theo lời yêu cầu của hai ông này, chiều ngày
25-8-1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp
trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín và bảo kiếm, quốc bảo của hoàng triều
cho ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong bản Tuyên
ngôn Thoái vị, ông có câu nói "Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn
làm Vua một nước nô lệ".
Tháng 9 năm 1945, Vĩnh Thụy được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao
Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự
thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Vĩnh Thụy được bầu làm Đại biểu Quốc hội
khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 16 tháng 3 năm 1946, Vĩnh Thụy tham gia phái đoàn Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không
trở về nước, mà về Côn Minh rồi Hương Cảng. Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc
với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại tướng George Marshall, đại
diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Harry S.
Truman. Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng
"Bác Hồ rất tin tưởng cố vấn Vĩnh Thụy, nhưng cố vấn Vĩnh Thụy vốn rất nhu
nhược, không vượt qua được sự túng thiếu về tài chính và các cạm bẫy của mật
thám Pháp và các thành phần thân Pháp nên ông đã bị đẩy vào cái thế phải trở
lại làm bù nhìn cho thực dân Pháp, phản bội lại chính nghĩa của quốc gia, chống
lại kháng chiến giải phóng dân tộc, đối đầu với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính
phủ đã cưu mang và tin tưởng ông.".
Đầu năm 1947, D'Argenlieu bị triệu hồi về nước do bị người Việt Nam
và các đảng phái cánh tả Pháp căm ghét. Trước áp lực của các đảng phái cánh tả
Pháp như Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Xã hội Pháp, Thủ tướng Ramadier -
một đại biểu xã hội chủ nghĩa, thông báo rằng chính phủ của ông ủng hộ nền
độc lập và thống nhất cho Việt Nam: "Độc lập trong Liên hiệp Pháp và liên
minh của ba nước An Nam, nếu người dân An Nam mong muốn nó" và Pháp
sẵn sàng đàm phán hòa giải với những đại diện chân chính của Việt Nam.
Để hậu thuẫn cho Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt
Nam, các lực lượng chính trị bao gồm Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh
Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng liên kết
thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp. Ngay sau đó, Mặt trận
Thống nhất Quốc gia Liên hiệp quyết định sẽ ủng hộ Bảo Đại đàm phán với
Pháp về nền độc lập của Việt Nam. Tháng 5/1947, Mặt trận Thống nhất Quốc
gia Liên hiệp cử phái đoàn đến Hồng Kông gặp Bảo Đại để thuyết phục ông này
thành lập một Chính phủ Trung ương và đàm phán với Pháp về nền độc lập của
Việt Nam. Bảo Đại được Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp bao gồm các
lực lượng chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội,
Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng hậu thuẫn. Đây là những
tổ chức chính trị hoặc tôn giáo từng tham gia chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa hay hợp tác với Việt Minh chống Pháp nhưng do xung đột với Việt
Minh nên chuyển sang ủng hộ Bảo Đại thành lập Quốc gia Việt Nam.
Năm 1947, cựu trùm mật thám Pháp ở Đông Dương là Cousseau đã tiếp xúc với
Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ý mời ông về nước nắm quyền, hình thành nên
"giải pháp Bảo Đại". Có ý kiến cho rằng việc này nhằm chống lại cuộc chiến
giành độc lập của phong trào Việt Minh, cũng có ý kiến cho rằng giải pháp Bảo
Đại được đưa ra nhằm phản ứng với xu hướng quốc tế trao trả độc lập cho các
thuộc địa đồng thời nhằm chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng
sản tại Đông Dương. Còn bản thân Bảo Đại nhận xét rằng "Cái được gọi là giải
pháp Bảo Đại hóa ra là giải pháp của người Pháp."
Mỹ ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á trong đó có
Việt Nam, nhưng với điều kiện lãnh đạo của những nhà nước mới "không phải
là người cộng sản", Mỹ ủng hộ việc thành lập các "nhà nước phi cộng sản" ổn
định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ
những quốc gia đồng minh tại Đông Nam Á vì không hài lòng với điều mà họ
cho là "lực lượng cộng sản muốn thống trị châu Á dưới chiêu bài dân tộc". Bằng
viện trợ, Mỹ ép Pháp phải nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chính
sách của Mỹ là hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, sau đó sẽ ép người Pháp rút lui khỏi Đông Dương. Đáp lại,
phía Pháp nhận định là Mỹ quá "ngây thơ", và một người Pháp đã nói thẳng là
"những người Mỹ ưa lo chuyện người khác, ngây thơ vô phương cứu chữa, tin
tưởng rằng khi quân đội Pháp rút lui, mọi người sẽ thấy nền độc lập của người
Việt xuất hiện."
Ngày 7/12/1947, tại cuộc họp trên tàu chiến Pháp ở Vịnh Hạ Long, Bảo
Đại và Pháp đàm phán rồi ký kết Hiệp ước Vịnh Hạ Long. Hiệp ước thể hiện sự
đồng thuận của hai bên về việc thành lập Quốc gia Việt Nam trên cơ sở nguyên
tắc độc lập và thống nhất của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, mặc dù nghĩa
chính xác của từ "độc lập" và các quyền hạn cụ thể của chính phủ mới vẫn chưa
được xác định. Chính phủ hoạt động dưới một hiến chương lâm thời, chọn cờ
vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ và bản "Thanh niên Hành Khúc" với lời nhạc mới
làm quốc ca. Quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội riêng tuy nhiên phải "sẵn
sàng bảo vệ bất cứ phần nào của Liên Hiệp Pháp". Sự độc lập chính trị của nhà
nước Quốc gia Việt Nam được quy định trong Hiệp ước Vịnh Hạ Long quá nhỏ
nên hiệp ước này bị Ngô Đình Diệm và cả những chính trị gia trong Mặt trận
Thống nhất Quốc gia Liên hiệp chỉ trích.
Do bị các chính trị gia trong Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp
chỉ trích, Bảo Đại chấm dứt đàm phán với Pháp và đi du lịch châu Âu trong 4
tháng. Người Pháp cử các nhà ngoại giao theo Bảo Đại để thuyết phục ông tiếp
tục đàm phán và thành lập Chính phủ. Tháng 1/1948, Cao ủy Pháp tại Đông
Dương E. Bollaert tìm gặp Bảo Đại ở Genève, Thụy Sĩ để thuyết phục ông quay
về Việt Nam để tiếp tục đàm phán và thành lập Chính phủ. Bảo Đại tuyên bố
nếu Hiệp ước Vịnh Hạ Long không được bổ sung ông sẽ không quay về Việt
Nam. Sau đó ông đi Cannes, Paris rồi quay về Hồng Kông.
Ngày 24 tháng 4 năm 1948, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần
Văn Hữu cũng bay tới Hồng Kông để gặp Bảo Đại xin thành lập Chính phủ
Lâm thời cho Việt Nam, ngày 15 tháng 5, Bảo Đại gửi thông điệp cho tướng
Xuân, tán thành sự thành lập Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam do
tướng Xuân điều khiển "để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận
Quốc tế".
Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở
vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, để đàm phán về nền độc lập và
thống nhất của Việt Nam. Tháng 1 năm 1949, Bản tuyên ngôn Việt - Pháp được
công bố, theo đó nước Pháp công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam
trong khuôn khổ của khối Liên hiệp Pháp.
Việt Minh chỉ trích Bảo Đại là xấu xa, tội lỗi vì đã lấy lại từ người
Pháp chữ "độc lập" thần kỳ mà Hồ Chí Minh đã cố gắng giành giật ở
Fontainebleu không được. Những người Pháp có tư tưởng thực dân phản đối
điều mà họ cho là sự đầu hàng của Bollaert, đồng thời yêu cầu cắt Nam Kỳ ra
khỏi phần còn lại của Việt Nam, đòi đưa Việt Nam quay trở lại chế độ Bảo hộ.
Các chính trị gia ở Paris ra sức trấn an những người Pháp ủng hộ chủ nghĩa thực
dân và đảm bảo với họ rằng sẽ không có gì thay đổi - cuộc chiến tranh sẽ không
chấm dứt. Các lãnh tụ Cộng hoà Bình dân và nhiều người thân cận với Cộng
hoà Bình dân lại cho rằng kéo dài chiến tranh sẽ hết sức có lợi và đã đi đến
quyết định không để cho cuộc chiến tranh kết thúc sớm.
Sau đó Bảo Đại rút lui khỏi các hoạt động chính trị và đi châu Âu một
lần nữa. Ngày 25/8/1948, từ Saint Germain Bảo Đại báo cho E. Bollaert biết
ông sẽ không quay về Việt Nam nếu Pháp không hủy bỏ chế độ thuộc địa tại
Nam Kỳ và trao trả Nam Kỳ lại cho Quốc gia Việt Nam cũng như nếu ông
không nhận được sự đảm bảo của Pháp cho Việt Nam độc lập.
Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu
hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam
trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Bảo
Đại yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận
yêu cầu này.
Ngày 24 tháng 4 năm 1949, Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, vào ngày
14 tháng 6, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng
tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp.
Ngày 20 tháng 6 năm 1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính
phủ Lâm thời Nam phần tuyên bố giải tán. Ngày 21 tháng 6, thỏa ước Elyseé
được công bố.
Cuối tháng 6 năm 1949, Việt Nam chính thức thống nhất dưới sự quản
lý của Quốc gia Việt Nam. Pháp chuyển giao những chức năng hành chính cho
Quốc gia Việt Nam một cách chậm chạp, hai chức năng quan trọng nhất và tài
chính và quân đội thì vẫn phụ thuộc vào Pháp.
Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam
được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc
trưởng, trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc
phòng (Có tài liệu ghi Bảo Đại là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, Nguyễn Văn
Xuân là phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng). Theo đánh giá của
người Mỹ, Bảo Đại ít tham gia vào công việc của chính phủ, giành nhiều thời
gian cho nghỉ mát.
Tháng 1 năm 1950, Bảo Đại chỉ định Nguyễn Phan Long làm Thủ
tướng. Ngày 27 tháng 4 năm 1950, giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy
nhiệm Thủ hiến Trần Văn Hữu thành lập chính phủ mới. Tính đến đầu năm
1950, có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt Nam.
Từ tháng 6 cho đến tháng 10 năm 1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp
họp tại Pau (Pháp) để bàn về việc chuyển giao các chức năng quản lý xuất nhập
cảnh, quan hệ ngoại giao, ngoại thương, hải quan và tài chính cho Quốc gia Việt
Nam. Tài chính là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất bao gồm việc kiểm soát lợi
nhuận từ hoạt động ngoại hối. Kết quả tất cả các chức năng trên đã được Pháp
chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn
Hữu sau khi ký thỏa thuận với Pháp đã tuyên bố: "Nền độc lập của chúng tôi
hiện nay thật tuyệt vời". Các quan chức Pháp phàn nàn về Bảo Đại: "Ông ấy tập
trung quá mức vào việc lấy lại từ chúng tôi những gì có thể thay vì tìm kiếm sự
ủng hộ từ nhân dân... Lịch sử sẽ phán xét ông ấy vì quá chú tâm vào chuyện
này". Tuy nhiên người Pháp vẫn dành cho mình quyền quan sát và can thiệp đối
với những vấn đề liên quan đến toàn bộ Liên Hiệp Pháp. Người Pháp còn có
quyền tiếp cận mọi thông tin nhà nước, tham dự vào tất cả các quyết định của
chính phủ và nhận một khoản nhỏ từ lợi tức quốc gia của Việt Nam.
Ngày 8/12/1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp ký Hiệp định quân sự
thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam bằng cách đặt một số đơn vị quân đội
Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Dự kiến quân
đội này sẽ bao gồm 120.000 quân và 4.000 sĩ quan. Tất cả sĩ quan đều phải là
người Việt. Pháp có trách nhiệm hỗ trợ Quốc gia Việt Nam thành lập những đơn
vị mới do sĩ quan Việt Nam chỉ huy và đào tạo sĩ quan người Việt thay thế dần
những sĩ quan Pháp đang hiện diện trong Quân đội Quốc gia Việt Nam. Nhà sử
học Spencer C. Tucker cho rằng Quân đội Quốc gia Việt Nam được huấn luyện
kém và không có sĩ quan chỉ huy cấp cao người Việt, Pháp chỉ đơn giản là đưa
những người lính mới tuyển mộ được vào các quân đoàn Viễn chinh của chính
Pháp, tại đó, người chỉ huy là các sĩ quan Pháp.
Archimedes L.A Patti nhận xét: "Tất nhiên họ (Quốc gia Việt Nam) đã
lầm, không bao giờ Pháp cho Việt Nam độc lập để mất Đông Dương. Bảo Đại
trở về Việt Nam và cho rằng ông ta đã làm hết sức mình để người Pháp phải giữ
lời cam kết. Ông sẽ chờ và xem. Có thể người Mỹ sẽ khích lệ giúp đỡ. Nhưng
sau một ngày ở Sài Gòn, thấy Pháp từ chối không cho ông sử dụng dinh
Norodom, trụ sở chính quyền thuộc địa Pháp, Bảo Đại liền rút lui về nhà ở Đà
Lạt. Sự việc này cho thấy rõ tình hình chẳng có gì thay đổi cả".
Tướng Georges Revers, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp, được
phái sang Việt Nam để nghiên cứu tình hình (tháng 5, 6 năm 1949) và sau đó đã
viết: "Hồ Chí Minh đã có khả năng chống cự lại với sự can thiệp của Pháp lâu
đến như thế, chính là vì nhà lãnh đạo Việt Minh đã biết tập hợp chung quanh
mình một nhóm những người thực sự có năng lực… Ngược lại, Bảo Đại đã có
một chính phủ gồm độ 20 đại biểu của toàn các đảng phái ma, trong số đó đảng
mạnh nhất cũng khó mà đếm được 25 đảng viên".
Người Pháp trì hoãn một cách có tính toán việc thi hành thoả hiệp
Élysée với Quốc gia Việt Nam. Quân đội của họ tiếp tục tham chiến tại Việt
Nam, nhân viên hành chính tiếp tục làm việc ở các cấp chính quyền; Quốc gia
Việt Nam chẳng được trao cho một chút quyền hành thực sự nào, như bấy giờ
người ta nói, Quốc gia Việt Nam chỉ là một sự nguỵ trang cho nền cai trị của
Pháp..
Chính phủ do Trần Văn Hữu làm Thủ tướng tồn tại đến ngày 6 tháng 6
năm 1952 thì phải cáo lui, nhường chỗ cho Nguyễn Văn Tâm lên làm thủ tướng
cùng thành phần tổng, bộ trưởng đa số là người do Pháp đào tạo.
Ngày 20 tháng 11 năm 1953, hoàng thân Bửu Lộc từ Pháp về Sài Gòn
lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Thời gian này, Quốc trưởng
Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt. Xung quanh nơi ở của Bảo Đại
có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và có cả một đoàn xe riêng gọi là
"công xa biệt điện", lại có cả một đội máy bay riêng do các phi công người Pháp
lái phục vụ.
Ngày 11 tháng 1 năm 1954, Chính phủ mới do Bửu Lộc thành lập trình
diện Bảo Đại nhưng đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, Bửu Lộc từ chức. Quốc
trưởng Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm về nước, ngày 6 tháng 7, Ngô Đình Diệm
thành lập chính phủ mới.
Sau Hiệp định Genève 1954, Pháp phải rút khỏi Đông Dương, chính
quyền và quân đội Quốc gia Việt Nam tập kết ở miền Nam Việt Nam chờ tổng
tuyển cử để thống nhất Việt Nam.
Ngô Đình Diệm tiến hành cải tổ chính phủ lần thứ nhất vào ngày 24
tháng 9 năm 1954 và lần thứ hai vào ngày 10 tháng 5 năm 1955.
Tháng 9 năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền
chỉ huy của Ngô Đình Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp.
Bảo Đại điện về Sài Gòn triệu tập Diệm sang Cannes gặp Bảo Đại để bàn lại
việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm không đi. Bảo Đại quyết định điện về Sài
Gòn cách chức thủ tướng của Ngô Đình Diệm.
Tuy nhiên, ngày 4 tháng 10 năm 1955, Ủy ban trưng cầu dân ý thành
lập đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng Ngô Đình
Diệm lên làm Quốc trưởng. Khi cử tri đi đến nơi bỏ phiếu, họ thấy rằng nơi đây
đã bị những người ủng hộ Ngô Đình Diệm kiểm soát. Một cử tri sau khi bỏ
phiếu đã nói rằng "Người chỉ đạo nói cho chúng tôi hiểu rằng ở đây chỉ có hai
sự lựa chọn, hoặc là phiếu đỏ (Ngô Đình Diệm) sẽ được bỏ vào hòm phiếu hoặc
phiếu xanh sẽ bị loại đi". Về phía Bảo Đại, ngày 18/10/1955, ông đưa ra tuyên
bố cắt chức Thủ tướng cũng như xóa bỏ mọi quyền lực của Ngô Đình Diệm từ
văn phòng của mình tại Paris để phản đối một chính phủ công an trị và chế độ
độc tài cá nhân do Ngô Đình Diệm đứng đầu.
Ông sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace. Bảo Đại giao du
với Jean de Beaumont, cựu nghị sĩ Nam Kỳ, một tay săn bắn có hạng. Bị cơ
quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán
dần tài sản của mình. Năm 1963, Nam Phương hoàng hậu qua đời ở
Chabrignac. Năm 1972, khi đã tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại sống với
Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot
sinh năm 1946), đến năm 1982 thì kết hôn. Bảo Đại nhập đạo Công giáo lấy tên
thánh là Jean-Robert.
Trong thời gian này, ảnh hưởng của Bảo Đại tại các khu vực như
Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy phía Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đã phái các đại diện sang Pháp nhằm thuyết phục Bảo Đại tham
gia một chính phủ liên hiệp nhằm thống nhất Việt Nam, nhờ đó thông qua Bảo
Đại thì miền Bắc có thể thu hút thêm những người ủng hộ tại các địa phương
mà Bảo Đại có ảnh hưởng. Dưới ảnh hưởng của các cuộc gặp mặt này, trong
những buổi phát biểu công khai Bảo Đại đã thể hiện lập trường chống lại sự
hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, chỉ trích chính phủ Nguyễn Văn
Thiệu và kêu gọi thành lập một chính phủ liên hiệp tự do, trung lập và hòa bình
tại Việt Nam
Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần
đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân. Trong chuyến đi này ông đã nhận
tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây
không ghi tên ông trong phần tên cha. Tại thị trấn Sacramento, ông được tặng
chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng
thành phố Westminster, California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của
thành phố. Ông cũng thăm viếng và chúc mừng các buổi lễ của cộng đồng Phật
giáo và Đạo Cao đài người Việt ở California cùng các cộng đồng người Mỹ gốc
Việt ở Texas. Bảo Đại cũng nhân dịp này thăm dò ý kiến của các cộng đồng
người Việt sống ở Hoa Kỳ về giải pháp cho việc hòa giải dân tộc.
Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông qua đời vào 5
giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85
tuổi. Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Trước đó
ông có nhận lời về tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La
Francophonie) được tổ chức tại Hà Nội vào 1997.[cần dẫn nguồn]
Đám tang Bảo Đại được tổ chức vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng 8 năm
1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và
linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.
Trả lời BBC về sự kiện này, bà Monique nói: "Ngày hôm nay tôi rất
đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng
hôm nay trang sử của triều Nguyễn Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu
nguyện cho chồng tôi".
Trong cuốn "Bảo Đại - hay những ngày cuối cùng của vương quốc An
Nam", Daniel Grandclément viết:
Bảo Đại đúng như những gì mọi người Việt đã biết về ông: hào hoa,
lịch lãm và sành điệu, săn bắn giỏi, lái xe hơi, máy bay giỏi, khiêu vũ, đánh
golf, chơi quần vợt giỏi... Ông chỉ không biết làm vua. Ông vua nước Nam cứ
quẩn quanh, thậm chí mưu mẹo chỉ để có được từ chiếc xe hơi, máy bay cho
đến khẩu súng săn, cuốn album bìa da, thỏa mãn những thú vui vật chất.
Như lời Bảo Đại thú nhận: “Người Pháp lúc nào cũng muốn tôi ngồi
yên một chỗ, không cho thân mật với dân nên trong hai mươi năm trời làm vua
tôi ra Bắc một lần, vào Nam kỳ một lần, cũng là đi lướt qua, không thấy rõ ràng
một điều gì. Xung quanh tôi họ đặt toàn những người mật thám. Tôi rất buồn
biết mình không thể làm chi có ích cho đất nước...”.
Ông mơ hồ tin tưởng vào “nền độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp
Pháp” đạt được dễ dàng cùng với các điều kiện vật chất. Quen sung sướng, quen
được cung phụng, Bảo Đại dường như chưa bao giờ nghĩ đến việc đi tìm độc lập
bằng con đường nếm mật nằm gai như các vua Hàm Nghi, Duy Tân trước ông.
Ông đã khước từ những cơ hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra,
mang đến cho ông... Khước từ cơ hội đi chung đường với cả dân tộc, dù ông đã
cùng chính phủ cộng hòa non trẻ ngồi họp bàn từ việc lớn đến việc nhỏ trong
những ngày khai sinh nhà nước. Con đường mà Bảo Đại chọn cuối cùng đã dẫn
đến kết cục “ông hoàng bị quét đi như quét một hạt bụi vô giá trị...”.
Hành động lớn nhất trong đời ông là thoái vị, và ông đi vào lịch sử chỉ
bằng một câu nói: “Tôi muốn làm dân một nước tự do hơn là làm vua một nước
nô lệ”.
______________________
Đám cưới Bảo Đại
BÍ ẨN CHUYỆN TÌNH VUA BẢO ĐẠI VÀ NAM PHƯƠNG
HOÀNG HẬU
Khác với 12 vị Vua trước mình - hầu hết các bà hậu đều được chọn từ
thời Vua còn là hoàng tử, tức đa số các Vua triều Nguyễn đều có vợ trước khi
lên ngôi, riêng trường hợp Vua Bảo Đại lên ngai vàng vẫn chưa nạp phi.
Bài và ảnh: Nguyễn Văn Tưởng & tư liệu
Vua Bảo Đại (1926 - 1945) là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn nói
riêng và của chế độ phong kiến Việt Nam nói chung. Bảo Đại sinh ngày 22
tháng 9 năm Quí Sửu (22/10/1913), con độc nhất của vua Khải Định và Hoàng
Thị Cúc. Năm 1922, vua Khải Định ngự giá đi Pháp và nhân dịp này có mang
theo Hoàng Thái tử Vĩnh Thụy để Vĩnh Thụy ở lại du học nên ủy thác cho vợ
chồng Khâm sứ Huế là Charles nhận đỡ đầu nuôi nấng, bấy giờ Vĩnh Thụy mới
10 tuổi. Đến năm 1925 vua Khải Định băng hà, triều đình tôn Hoàng Thái tử
Vĩnh Thụy lên ngôi Hoàng đế kế nghiệp vua cha vừa tạ thế, lấy niên hiệu là Bảo
Đại và là vị vua thứ 13 triều Nguyễn. Năm này, Bảo Đại cũng vừa đúng 13 tuổi.
Sau đó, Bảo Đại trở lại Pháp tiếp tục việc học cho đến năm Nhâm Thân (1932)
thì trở về nước.
Trước khi Bảo Đại về nước, tại Huế đã có nhiều cô gái trong những gia
đình quyền quý đã để mắt tới nhà vua, một vị vua trẻ, đẹp trai và học ở nước
ngoài về. Trong số các cô gái này, bà Từ Cung thân mẫu của vua Bảo Đại và
hoàng tộc cùng triều định đã chọn cô Bạch Yến là con ông Thượng thư Nguyễn
Đình Tiên, người làng Chí Long, quận Phong Điền (Thừa Thiên) vào tiến cung
chuẩn bị làm vợ vua. Nhưng việc không ngờ, vua Bảo Đại nhất quyết không
chấp nhận sự xếp đặt của thân mẫu và triều đình mà tự quyết định chọn vợ cho
mình. Đó chính là Nam Phương hoàng hậu.
Nam Phương hoàng hậu, tên huý Nguyễn Hữu Thị Lan (còn có tên
Pháp là Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Thị Lan), sinh ngày 17 tháng 10 năm
Giáp dần (4/12/1914) tại Gò Công xứ Nam Kỳ (thuộc tỉnh Tiền Giang ngày
nay). Bà là con của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính (cháu ngoại của
một tỷ phú Nam Kỳ Lê Phát Sỹ). Năm 1927, bà Nguyễn Hữu Thị Lan du học tại
trường Couvent des Oiseaux ở Pari. Năm 1932, bà Nguyễn Hữu Thị Lan trở về
nước và gặp vua Bảo Đại trên cùng một chuyến tàu lúc ông cũng trở về cố
hương. Sau đó, bà Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại gặp nhau trong một chuyến
nghỉ mát ở Đà Lạt, trở nên thân mật hơn rồi đi đến hôn nhân.
Chân dung Hoàng hậu Nam Phương
Ngày 20 tháng 3 năm 1934, vua Bảo Đại tổ chức đám cưới với Bà
Nguyễn Hữu Thị Lan tại điện Kiến Trung. Ngày 24 tháng 3 năm 1934, bà
Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong là Nam Phương hoàng hậu. Lễ tấn phong
được cử hành long trọng tại điện Dưỡng Tâm.
Mối tình Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu, có phải do người Pháp
đạo diễn cho cặp tình duyên này hay là tình cờ gặp nhau trên chuyến tàu viễn
dương lênh đênh trên biển cả hàng tháng trời? Bảo Đại quen biết Thị Lan và sau
đó hai người đã gặp lại nhau ở Đà Lạt. Nhiều người cho rằng, mối tình Bảo Đại
và Nam Phương hoàng hậu nảy nở là do người Pháp sắp xếp.
Vua Bảo Đại và các quan Pháp
Tháng 8/1932, Bảo Đại cùng với vợ chồng cha nuôi là viên Khâm sứ
Charles xuống con tàu D’Artagnan của hãng Messagegies Maritimes trở về Việt
Nam. Trên chuyến tàu đó, có vợ chồng Lê Phát An cùng cô cháu gái Nguyễn
Hữu Thị Lan cũng trở về cố hương. Có thể, có sự bàn bạc giữa hai bên, một bên
do vợ chồng Khâm sứ Charles đại diện và một bên do vợ chồng Lê Phát An đại
diện. Ở trên chuyến tàu D’Artagnan hẳn có một bữa cơm thân mật của gia đình
Lê Phát An mời vợ chồng Khâm sứ Charles và không thể thiếu đôi trẻ là Bảo
Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan. Dịp này đã làm cho đôi trẻ quen nhau và trò
chuyện khá thoải mái.
Tháng 9/1932 tàu D’Artagnan cập bến tại Vũng Tàu, hai người chia tay
rồi hẹn một ngày nào đó gặp lại nhau. Bảo Đại về Huế bái yết bà Từ Cung (thân
mẫu của Hoàng đế) xong và ngồi lên ngai vàng vài tháng để cho các quan trong
triều tới bái yết. Bảo Đại được Toàn quyền Khâm sứ Pháp đưa đi thăm mấy tỉnh
miền Trung, vùng Tây Nguyên… để cho dân chúng ngắm long nhan một ông
vua trẻ tuổi bảnh bao còn độc thân. Sau khi trở về Huế được vài tháng, Bảo Đại
thấy trong người mệt mỏi, nên được người Pháp đề nghị Bảo Đại vào Đà Lạt
nghỉ ngơi. Ở Đà Lạt người Pháp đã xây dựng nhiều biệt thự để cho các viên
Toàn quyền, Khâm sứ Pháp lên nghỉ mát, thêm vào đó còn có những ngôi biệt
thự sang trọng của các nhà tư bản bản xứ. Nếu Bảo Đại muốn chọn một biệt thự
nào vừa ý để nghỉ mát thì người Pháp sẽ trưng dụng để Bảo Đại ở ít tháng, trong
lúc chờ đợi xây dựng một biệt thự dành riêng cho hoàng đế. Cũng trong dịp này
gia đình Nguyễn Hữu Hào cũng lên Đà Lạt nghỉ mát nhân dịp Nguyễn Hữu Thị
Lan được nghỉ hè ở Pháp về.
Nét quý phái của Hoàng hậu Nam Phương trong âu phục
Mùa hè năm 1933, Bảo Đại cùng vợ chồng Charles vào Đà Lạt nghỉ
ngơi. Toàn quyền Pháp là Pasquier ra lệnh cho viên Đốc lý (thị trưởng) Đà Lạt
là Darles tổ chức một buổi dạ tiệc. Buổi dạ tiệc được tổ chức tại biệt thự của
Nguyễn Hữu Hào ở Đà Lạt với sự tham dự đông đủ văn võ bá quan Pháp – Nam
triều cùng với cánh nhà giàu. Trong buổi dạ tiệc này, Bảo Đại và Thị Lan được
sắp xếp ngồi cạnh với nhau để trở nên thân mật và cùng nhau khiêu vũ. Những
ngày cuối đời cựu hoàng Bảo Đại có nhắc lại chuyện tham dự buổi dạ tiệc như
sau: “Sau lần hội ngộ lần đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để
trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường
Couvent Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể
thao và âm nhạc. Cô ta có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút
Tây phương…” [Marie Thérèse là tên thánh của bà Nam Phương].
Những ngày tháng Bảo Đại nghỉ mát ở Đà Lạt thường được vợ chồng
Charles mời đến sân quần vợt của dinh Toàn quyền chơi tennis và mời cả vợ
chồng Lê Phát An cùng với Nguyễn Hữu Thị Lan tới chơi. Bảo Đại được ra sân
đánh quần vợt với người đẹp thì còn gì bằng, và chính những buổi trên sân quần
vợt này đã làm cho con tim Bảo Đại rung động. Chẳng bao lâu Bảo Đại đã
mạnh dạn ngỏ ý và xin cưới Nguyễn Hữu Thị Lan làm vợ.
Qua những chi tiết trên, chúng ta thấy mối tình Bảo Đại và Nguyễn
Hữu Thị Lan có sự sắp đặt một cách khéo léo và tinh vi của vợ chồng viên
Khâm sứ Huế Charles ngay từ khi Bảo Đại còn đang học ở bên Pháp, để phục
vụ cho mục đích chính trị.
Phòng riêng của Hoàng hậu Nam Phương
Tuy nhiên, những năm cuối đời, cựu hoàng Bảo Đại có viết những
dòng hồi ký trong cuốn Con Rồng Annam để biện minh cho mối tình giữa mình
và Nguyễn Hữu Thị Lan là do Bảo Đại yêu và say mê Thị Lan thật sự nên đã
chấp thuận cưới, dù bà Từ Cung và hoàng tộc lúc đầu có phản đối. Bảo Đại còn
nói rõ là mối tình giữa ông và Thị Lan không phải là mối tình “chính trị” do
Pháp sắp đặt.
Trong cuốn hồi ký nói trên có đoạn viết: “… Sau những buổi gặp gỡ
trên sân quần vợt, trong những buổi dạ tiệc, tôi có lại thăm M.J. Lan nhiều lần
tại ngôi biệt thự sang trọng của gia đình họ Lê ở Đà Lạt. Cô Lan có vẻ đẹp thùy
mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê và tôi
cũng nghĩ lại xưa kia đất Gò Công đã có người là Hoàng hậu là bà Từ Dũ, thì
nay tôi chọn người con gái thứ hai cũng ở đất Gò Công là vợ chắc chẳng có gì
trở ngại cả. Vì vậy tôi ngỏ ý xin cưới M.J.Lan và cô đã đồng ý nhưng với điều
kiện gia đình cho phép đã”.
Một tờ báo Sài Gòn hồi cuối năm 1933 có phỏng vấn Nam Phương
Hoàng hậu sau ngày lấy Bảo Đại và bà đã trả lời như sau: “… Cuộc hôn nhân
giữa tôi và Hoàng thượng là một sự tình cờ. Vì hai người đã gặp nhau trong một
bữa dạ hội ở Dinh Đốc lý Darles tại thị xã Đà Lạt vào năm 1933. Lúc ấy tôi mới
20 tuổi, tôi không để ý gì đến Hoàng đế, nhưng Hoàng đế đã chú ý đến tôi…”.
Đó là tất cả những gì chúng ta biết được về mối tình hoàng tộc nổi
tiếng này. Mối tình đó dù có sắp đặt hay tình cờ nên duyên thì họ cũng đã tiến
đến hôn nhân và kết quả là có 5 người con (2 trai và 3 gái): Hoàng tử Bảo Long
và các công chúa Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và Hoàng tử Bảo
Thắng… Nam Phương Hoàng hậu mất vào năm 1963, còn Vua Bảo Đại mất
năm 1997, cả hai đều mất và được an táng tại Pháp. Và bí ẩn xoay quanh mối
tình của họ đến nay dường như vẫn còn là nghi án lịch sử.
Người duy nhất ở Nam kỳ được Hoàng đế Bảo Đại phong tước An
Định Vương[1], xây dựng Nhà thờ Hạnh Thông Tây[1].
Lê Phát An là con trai trưởng của ông Lê Phát Đạt (tức Huyện Sỹ) -
một trong bốn đại điền chủ nổi tiếng nhất Nam kỳ lục tỉnh[3]. Ông cũng là một
trong những người con được nhiều người biết đến nhất của Đại lão phú ông
này[2].
Ông Phát An từng được gia đình cho đi du học qua Pháp. Khi về nước,
ông và một số anh em ruột (trong đó có người em gái ruột là Lê Thị Bính cùng
người em rể là Nguyễn Hữu Hào - cha mẹ của Nam Phương Hoàng hậu) lên Đà
Lạt mở đồn điền trồng trà và cà phê.
Ông An cũng được ông Huyện Sỹ giao cho cai quản một khu đất rộng
lớn của Sài Gòn, nay là vị trí đất thuộc quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh[3]. Ông đã biết phát triển sự nghiệp mà cha giao cho mình lên một mức
cực thịnh nhất. Ngoài việc làm ăn kinh tế, Lê Phát An còn được người dân hết
sức cổ súy. Ông luôn đi đầu trong việc thực hiện các chính sách đổi mới và đặc
biệt là có quan hệ cực kỳ thân thích với triều đình[2].
Vợ chồng ông Lê Phát An cũng đã bỏ tiền và công sức ra xây dựng
Nhà thờ Hạnh Thông Tây (từ năm 1921 đến năm 1924). Ông Phát An và vợ là
Trần Thị Thơ đã thuê 2 nhà thầu Baader và Lamorte của Pháp xây dựng nên
ngôi nhà thờ lớn này. Vì vậy, sau khi hai ông bà qua đời, thi hài của họ đã được
an táng trong nhà thờ như là một cách ghi ơn.
Ông mất ngày 17 tháng 9 năm 1946 tại Sài Gòn, hưởng thọ 78 tuổi.
Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]
Gia đình ông có khá đông anh em như Lê Thị Bính, Lê Phát Thanh, Lê
Phát Vĩnh, Lê Phát Tân... Theo đánh giá của nhiều người thì dù các anh em ông
được sống trong điều kiện vật chất đầy đủ từ nhỏ, nhưng do được vợ chồng ông
Huyện Sỹ dạy dỗ chu đáo nên hết thảy đều là những người thông minh, hiểu
biết và biết phát huy tiềm lực kinh tế của gia đình. Người ta thường so sánh
ngược giữa gia đình ông và gia đình Công tử Bạc Liêu, do con ăn chơi đến phải
phá sản dù cha là Trần Trinh Trạch, cũng là một đại phú hộ lớn[2].
Ông Lê Phát An cũng là cậu ruột (người miền Nam gọi anh của mẹ là
cậu) của Nam Phương hoàng hậu, con của bà Lê Thị Bính. Năm 1934, nhân dịp
gả cháu gái ra Huế làm Hoàng hậu, ông Phát An đã tặng cho cô cháu gái
Nguyễn Hữu Thị Lan 1 triệu đồng tiền mặt tương đương 20.000 lượng vàng để
làm của hồi môn [1][5].
Ngôi mộ cổ[sửa | sửa mã nguồn]
Ngôi mộ của ông Lê Phát An và vợ Trần Thị Thơ ở hai bên hông nhà
thờ Hạnh Thông Tây, gần cung thánh. Bia mộ của ông và bà đều chỉ ghi nơi và
năm mất (bà Thơ mất tại Thủ Đức ngày 18 tháng 1 năm 1932, thọ 60 tuổi). Hai
mộ của ông bà khiến cảm giác tổng thể nhà thờ này nhìn như hình một cây
thánh giá với phần đầu là cung thánh, hai nhà mồ lồi ra như thanh ngang, phần
đuôi là loạt ghế dành cho giáo dân chạy dài đến cửa chính nhà thờ[6].
Trước mộ bà Thơ là một bức tượng ông An đang quỳ cầu nguyện và
ngược lại trước mộ của ông An là tượng vợ ông đang ôm choàng lấy bia mộ.
Hai bức tượng này được tạc bằng đá cẩm thạch trắng còn phần mộ thì làm bằng
đá hoa cương[6].
Hai pho tượng của ông bà được chạm khắc sống động, tinh tế và cảm
động rõ từng nét. Tượng ông Lê Phát An đầu đội khăn đóng, mặc áo dài quỳ
trên gối. Đặc biệt, trước gối quỳ có đặt một bó hoa mà ông dành tặng cho vợ.
Tượng ông thể hiện đôi lông mày rậm, có để ria mép. Phía trước ngực là hai bàn
tay ông đang đan vào nhau, đưa lên với nét mặt thành kính như đang cầu
nguyên và trầm ngâm, nói chuyện với vợ mình. Tượng của bà cũng được chạm
khắc đầy tinh tế đến từng chi tiết nhỏ vô cùng sống động, rất thật[6].
Hai bức tượng và mộ của ông bà Lê Phát An do hai kiến trúc sư và điêu
khắc gia người Pháp nổi tiếng A.Contenay và Paul Ducuing thực hiện. Ông
P.Ducuing từng là người làm tượng cho lăng vua Khải Định[6].
Làm mai cho Hoàng đế[sửa | sửa mã nguồn]
Trong thời gian ở Đà Lạt mở đồn điền, Ông Phát An được ông Darle,
Đốc lý thành phố Đà Lạt mời ông và cô cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan đến dự
tiệc ở khách sạn Palace. Ông An đã cố thuyết phục cô cháu gái ruột đến tham dự
với lời hứa là "chỉ đến tham dự một chút, vái chào nhà vua xong là về". Cô cháu
gái xinh đẹp của ông đã miễn cưỡng đồng ý đến dự. Tại buổi tiệc, cô Lan và
Hoàng đế Bảo Đại đã có dịp biết nhau. Cuộc gặp gỡ này đã khởi đầu cho sự
kiện trọng đại: cô Nguyễn Hữu Thị Lan trở thành Nam Phương Hoàng hậu vào
năm 1934[6].
______________________

Nguyễn Phúc Vĩnh Cẩn (阮福永𧯢; sinh 1914), người bạn tâm giao
của Bảo Đại và là người được Bảo Đại tin tưởng nhất
Nguyễn Hữu Hào, mẹ là Lê Thị Bính, cháu ngoại của Lê Phát Đạt (tục gọi
là Huyện Sỹ) ở Nam Kỳ, là người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ
20

Hoàng tử Vĩnh Cẩn và Vua Bảo Đại tại nhà ông Charles, cựu khâm sứ Trung Kỳ, cha
đỡ đầu của Bảo Đại trong 10 năm du học tại Pháp. Hình chụp năm 1926 khi vua Khải Định đã
mất, và Bảo Đại sau khi về Huế chịu tang và làm lễ đăng quang đã trở lại Pháp học tiếp, đến
năm 1932 mới về nước.

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại kinh
thành Huế, là người con trai duy nhất của vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc.
Về thân thế của Bảo Đại cho đến nay vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì Khải Định bị
mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà
Ngày 28 tháng 4 năm 1922, khi được 9 tuổi, ông được xác lập làm
Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, ông cùng Khải Định lần
đầu sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp.
Tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ
là Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée
Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques),
Paris. Tháng 2 năm 1924, ông về nước để dự Lễ tứ tuần đại khánh của Khải
Định, đến Tháng 11 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.
Ngày 6 tháng 11 năm 1925, Khải Định mất, Vĩnh Thụy về nước thọ
tang. Ngày 8 tháng 1, khi mới 12 tuổi, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm hoàng
đế kế nhiệm, ông lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại
Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học
Chính trị (Sciences Po).
Sau 10 năm đào tạo ở Pháp, ngày 16 tháng 8 năm 1932, Bảo Đại xuống
tàu D Artagnan về nước. Ngày 19 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại ra đạo dụ số một
tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Văn
bản này hủy bỏ "Quy ước" ngày 16 tháng 11 năm 1925 lập ra sau khi Khải Định
mất không lâu.
Ngày 28 tháng 4 năm 1922, khi được 9 tuổi, ông được xác lập làm
Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, ông cùng Khải Định lần
đầu sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp.
______________________
Đôi dòng lịch sử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22 tháng 10 năm
1913 tại kinh thành Huế, là người con trai duy nhất của vua Khải Định, mẹ là
Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại cho đến nay vẫn còn nhiều nghi ngờ,
vì Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà
Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại Huế, là
người con trai duy nhất của vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc, sau là Từ
Cung Hoàng thái hậu, tức Từ Dũ. Ở Sài gòn có một bệnh viện mang tên bà
Ngày 28-4-1922, khi được 9 tuổi, Vĩnh Thuỵ được xác lập làm Đông
cung Hoàng Thái tử.
Ngày 15-6-1922, Vĩnh Thuỵ cùng cha là vua Khải Định lần đầu sang
Pháp để thăm Triển lãm thuộc địa tại Marseille, Pháp.
Đi cùng với Vĩnh Thuỵ là Hoàng thân Vĩnh Cẩn (sinh 1914), người mà
Vĩnh Thuỵ tin cẩn và thân thiết. Cả hai học cùng nhau ở Pháp.
Tháng 6-1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ là
Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée
Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques),
Paris. Tháng 2-1924, Hoàng tử Vĩnh Thuỵ về nước để dự Lễ tứ tuần đại khánh
của Khải Định, đến tháng 11-1924, ông trở lại nước Pháp để tiếp tục học.
Một năm sau, ngày 6-11-1925, vua Khải Định mất. Hoàng tử Vĩnh
Thụy về nước thọ tang.
Ngày 8-1-1926, khi mới 12 tuổi, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm
Hoàng đế kế nhiệm, ông lấy niên hiệu Bảo Đại.
Hai tháng sau, tháng 3-1926, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập.
Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (École libre
des sciences politiques), Paris.
Sau 10 năm học hành ở Pháp, ngày 16-8-1932, Bảo Đại xuống tàu D
Artagnan về nước.
Ngày 19-9-1932, Bảo Đại ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và
khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Văn bản này hủy bỏ "Quy
ước" ngày 16-11-1925 lập ra sau khi Khải Định mất không lâu.
______________________
Tàu Porthos của Hãng vận tải biển Messageries Maritimes từng đưa vua Khải Định đi
Pháp năm 1922 tại bến Nhà Rồng, Sài gòn

21-6-1922 - tàu Porthos của Hãng vận tải biển Messageries Maritimes đưa vua Khải
Định đi Pháp vừa cập cảng Marseille
21-6-1922 – quan chức Annam chờ đón vua Khải Định tại cảng Marseille

21-6-1922 – Bộ trưởng Bộ thuộc địa Albert Sarraut chờ đón vua Khải Định tại cảng
Marseille

21-6-1922 – Bộ trưởng Bộ thuộc địa Albert Sarraut đón vua Khải Định (cùng Hoàng
tử Vĩnh Thuỵ và Hoàng thân Vĩnh Cẩn) tại cảng Marseille

Từ Marseille, vua Khải Định (cùng Hoàng tử Vĩnh Thuỵ và Hoàng thân
Vĩnh Cẩn) đến Paris bằng xe lửa, xuống ga Bois de Boulogne, Paris
21-6-1922 –vua Khải Định (cùng Hoàng tử Vĩnh Thuỵ bước lên xe song

______________________
Monique Baudot (30 tháng 4, 1946 - ?) tên đầy đủ là Monique Marie
Eugene Baudot, là một người vợ chính thức của cựu hoàng Bảo Đại ở Pháp[1].
Hai người có hôn thú nhưng không có con.
Monique Baudot là người Pháp sinh ra vào ngày 30 tháng 4 năm 1946.
Báo chí Pháp viết rằng, bà từng làm tuỳ viên báo chí làm việc tại Phòng Báo chí
của toà Đại sứ nước Cộng hòa Zair tại Paris. Các chính khách từng làm việc với
cựu hoàng và sau năm 1975 có nhiều dịp gặp ông, như tướng Trần Văn Đôn, thì
bảo Monique chỉ là một cô hầu phòng. Chính nhờ làm hầu phòng ở Cao ốc 29
Fresnel nên cô mới biết được có một "ông vua lưu vong" bệnh tật không người
lo, cô đến giúp đỡ và trở thành người thân cận nhất của cựu hoàng suốt mấy
thập niên cuối đời. Bà Monique như là một người bạn, mà những người không
ưa bà gọi bà là thư ký riêng, một quản gia hay một người hầu phòng của cựu
hoàng Bảo Đại.
Tại Paris khoảng năm 1971, Cựu hoàng và Baudot bắt đầu sống với
nhau. Hai người chính thức kết hôn ngày 18 tháng 1 năm 1982 tại quận 16,
Paris, ngay trước chuyến đi sang Hoa Kỳ của Bảo Đại. Trước kia, Bà Monique
kể lại: "Khi tôi đang làm Lãnh sự Danh Dự của nước Cộng Hòa Zair, Trung Phi,
thì tôi nghe nói cựu hoàng An Nam đang sống độc thân trong cơn túng bấn, gần
như bị bỏ rơi". Thế rồi bà đến với ông. Sau khi cưới, với tư cách là vợ chính
thức của cựu hoàng, bà tự nhận là Hoàng phi Vĩnh Thụy.
Bà có mẫu thuẫn với những người con của Bảo Đại. Do đó, trong thời
gian cuối đời, Bảo Đại bị các con của mình cô lập. Tuy bị các con của Bảo Đại
ghẻ lạnh nhưng hoàng nam Bảo Ân cũng công nhận bà cũng chăm sóc cho Bảo
Đại nhiều năm trời, chịu nhiều khổ cực.
Năm 1997, Bảo Đại hoàng đế qua đời, bà tự xưng tước vị là Thái
Phương hoàng hậu (泰芳皇后).

Cựu hoàng rơi vào bi kịch sống với gái điếm, cưới cô bồi phòng
Thứ Ba, 1/10/2013 07:10 GMT+7
Ngoài lâu đài Thorenc, Bảo Đại còn sở hữu nhiều dinh thự, nhà phố
trang trại sang trọng, có nhiều người tình đủ mọi quốc tịch, trong đó có ba bà vợ
người Pháp. Tất cả những người tình này đều để lại cho Bảo Đại những kỷ niệm
đắng cay. Cay nghiệt nhất là theo luật lệ của Pháp, người vợ chính thức của vua
Bảo Đại chỉ là một cô bồi phòng.
[links()]Ngoài lâu đài Thorenc, Bảo Đại còn sở hữu nhiều dinh thự, nhà
phố trang trại sang trọng, có nhiều người tình đủ mọi quốc tịch, trong đó có ba
bà vợ người Pháp. Tất cả những người tình này đều để lại cho Bảo Đại những
kỷ niệm đắng cay. Cay nghiệt nhất là theo luật lệ của Pháp, người vợ chính thức
của vua Bảo Đại chỉ là một cô bồi phòng.
Bảo Ðại và bà vợ Monique Baudot
Bảo Ðại và bà vợ Monique Baudot
Bê bối sống chung với gái điếm, gái bán ma túy
Nhưng sau khi bị Ngô Đình Diệm truất phế, “đế chế” Bảo Đại sụp đổ
tan tành. Hình ảnh về đôi giai nhân tài tử lúc nào cũng cặp kè bên nhau trong
những chuyến du ngoạn, những cuộc tiếp tân long trọng biến mất. Bà Nam
Phương sống riêng ở một toàn lâu đài khác cho đến khi qua đời. Bảo Đại tiếp
tục cuộc sống mờ nhạt ở Cannes. Do bài bạc hoang phí lâu đài Thorenc cũng bị
bán đi.
Bảo Đại mua một trang trại ở Alsace. Ông không bỏ được thú đi săn
bắn. Đối với ông đó là một nhu cầu thiết yếu, như thú đánh bạc. Nhu cầu đàn bà
cũng vậy. Trong những cuộc chung chạ đó ông sống với cô vợ “hờ” người Pháp
tên là Vicky mấy năm và sinh hạ được một con gái đặt tên là Phương Từ thì hai
người chia tay. Bảo Đại phải rời khỏi Alsace bỏ lại nhà cửa đồ đạc cho Vicky.
Theo lời kể của thứ phi Mộng Ðiệp, sau khi bị truất phế, ông đã có một
thời gian bị trầm uất, mất ngủ và phải dùng thuốc an thần. Bảo Đại hút thuốc lá
liên miên, và thường bỏ nhà đi “bụi đời”, không biết đi đâu, chỉ những lúc đau
ốm hay cạn tiền mới trở về với bà Mộng Ðiệp.
Có lần ông lên cơn sốt rét nằm trên băng ghế, dưới hầm metro, cảnh sát
đem ông về đồn và gọi điện thoại cho Hoàng tử Bảo Long đến bảo lãnh ông về,
rồi khi hết bệnh ông lại đi nữa. Có một lần ông bị cảnh sát tạm giữ khi đang ở
nhà một gái điếm tên là Clément làm ở nhà hàng Le Moulin Rouge (Cối xay đỏ)
trong khu ăn chơi ở Paris dính dáng đến buôn lậu. Nhờ Mộng Điệp can thiệp,
ông được thả trong tình trạng ốm yếu, mệt mỏi vì uống nhiều thuốc ngủ.
Tài sản của ông, các tài sản đồ sộ, đã nằm lại trên các bàn đỏ đen, trong
các câu lạc bộ, các sòng bạc. Một phần tài sản nằm trong tay những người đàn
bà đã đẩy ông vào cảnh nghèo khổ.
Cô đơn xứ người
Theo Hoàng tử Bảo Ân (con Bảo Đại với bà Phi Ánh), năm 1967, Công
chúa Phương Minh sang Pháp theo sự sắp xếp hôn nhân của gia đình nhưng
không thành, thấy hoàn cảnh của vua cha cô đơn và tội nghiệp, nên cô tình
nguyện ở lại để săn sóc cha.
Lúc này cựu Hoàng đã dùng thuốc ngủ rất nặng, có lần uống thuốc
xong, nằm vắt tay lên trán, vừa suy nghĩ vừa hút thuốc. Khi thuốc ngấm, ông
ngủ hồi nào không biết, điếu thuốc trên tay rơi xuống áo cháy phỏng cả ngực,
nên lần sau mỗi lần ông dùng thuốc ngủ, cô Phương Minh đứng đó canh chừng
đến khi ông ngủ rồi mới dám đi làm công việc.
Tuy ở Paris, Phương Minh cũng chỉ gặp Hoàng tử Bảo Long (con Bảo
Đại với bà Nam Phương) một lần và chưa hề giáp mặt Bảo Thăng và các công
chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung. Bảo Ðại có nhiều vợ và
nhiều dòng con, khi Nam Phương Hoàng Hậu qua đời, ông cũng không hay biết,
điều đó đã tạo thêm sứt mẻ trong gia đình.
Ðời sống ở Paris cũng khó khăn, vất vả, cô Phương Minh phải đi làm
tiếp viên trong một nhà hàng Trung Hoa để có phương tiện để sống gần cha và
chính cô, cũng phải nhận sự trợ giúp từ mẹ ở Sài Gòn. Theo lời cô Phương
Minh kể lại, khi có tiền thì hai cha con rủ nhau đi nhà hàng, khi hết tiền thì
nhiều ngày chỉ có một bữa ăn. Nhiều khi cạn tiền, túng thế, cựu Hoàng phải bảo
Phương Minh chạy đi “vay mượn” những người quen biết. Cho mãi đến năm
1971, Phương Minh hay tin mẹ đau nặng, cô trở về Sài Gòn.
Cũng năm này, Bảo Ðại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp
kém hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946.) Bảo Ðại vào đạo Thiên
Chúa, có tên thánh là Jean - Robert. Về tiểu sử của Monique có nhiều nguồn.
Báo chí Pháp viết cô từng làm tuỳ viên báo chí trong một tòa đại sứ. Các chính
khách từng làm việc với Bảo Đại và sau năm 1975 có nhiều dịp gặp ông (như
tướng ngụy Trần Văn Đôn) thì bảo Monique chỉ là một cô bồi phòng ở cao ốc
29 Fresnel.
Người "chiếm độc quyền" Bảo Đại
Từ khi hai người ăn ở với nhau, Monique chạy xin cho cựu Hoàng
được một trợ cấp cho người già, mỗi tháng lãnh khoảng trên dưới 7.000 franc.
Sau này ông J. Chirac lên làm thị trưởng Paris, tăng phụ cấp cho cựu hoàng lên
12.000franc nhưng vẫn không giải quyết hết khó khăn. Sống trong hoàn cảnh
vật chất thiếu thốn, cựu Hoàng không hề than vãn.
Hằng ngày bà Monique ôm quần áo bẩn đi giặt ở các máy giặt công
cộng. Buổi sáng Bảo Đại ăn pain sec (bánh mì không). Bà Monique Baudot tìm
mọi cách để có thu nhập thêm. Bà đòi tiền những người muốn đến gặp và phỏng
vấn. Bà mời tướng Fond viết giúp hồi ký cho cựu Hoàng và bán cho Nhà xuất
bản Plon. Để có đủ tư cách pháp lý “chiếm độc quyền” Bảo Đại, nhiều lần
Monique yêu cầu Bảo Đại làm giấy kết hôn với bà. Nhưng chuyện ấy không
thực hiện được ngay vì bà Từ Cung - đang còn sống ở Huế không đồng ý.
Bà Monique Baudot với Bảo Long xung khắc như nước với lửa, đã
choảng nhau, kiện tụng vì cái ấn kiếm. Cặp Ấn kiếm – Mệnh danh là Nguyễn
Triều Chi Bảo do vua Bảo Đại truyền chỉ cho thứ phi Mộng Điệp đã đem từ
Việt Nam cùng hơn 600 món bảo vật đến tận tay bà Nam Phương Hoàng Hậu
bảo quản. Khi bà còn sinh tiền đã nhắc nhở Thái tử Bảo Long rằng: Đừng bao
giờ mở tủ kiếng mà tách hai bảo vật này ra hai nơi.
Đến khi Bảo Đại viết xong cuốn hồi ký, muốn mượn con dấu để đóng
lên quyển sách cho thêm phần giá trị thì Bảo Long nhất quyết không cho, viện
dẫn lý do là mẹ đã dặn. Vì thế mà có cuộc tranh chấp kiện tụng ra tòa. Tòa xử:
“Bảo Đại giữ Quốc Ấn, còn Bảo Long được giữ Quốc Kiếm”. Đến nay không
biết hai báu vật – hai linh vật này đang ở đâu?.
Năm 1982, Bảo Đại nhận lời mời đi Mỹ thăm con, bà Monique nghe
vậy liền bắt chẹt: Nếu Bảo Đại không làm giấy kết hôn với bà và không cho bà
đi Mỹ thì bà sẽ không cho Bảo Đại ra khỏi nhà. Lúc này bà Từ Cung đã qua đời,
không còn trở ngại nào nữa, Bảo Đại và Monique Baudot ra Tòa Đốc lý quận
16, Paris đăng ký kết hôn.
Hai ông bà được cấp giấy kết hôn với nội dung: “Hôm nay là ngày
19/1/1982 đã diễn ra việc thành hôn của Hoàng thân Vĩnh Thụy cũng gọi là
Hoàng thân Bảo Đại, sinh ở Huế (Việt Nam) vào ngày 23/10/1913, con trai của
Khải Định và Từ Cung (đều đã mất); và cô Monique Marie Eugène Baudot, sinh
tại Saint Amand Montrond vào ngày 30/4/1946, con gái của ông Lucien Henri
Baudot và Hélène Marie Madeleine Legeai. Giấy đăng ký kết hôn gửi từ ngày
14/1/1982”.
Monique đã trở thành vợ chính thức của cựu hoàng Bảo Đại. Hoàng
hậu Nam Phương được triều đình nhà Nguyễn đứng ra cưới cho Bảo Đại vào
năm 1934 nhưng không làm giấy kết hôn. Các bà “thứ phi” có con với cựu
hoàng nhưng không ai có giấy kết hôn cả. Theo luật pháp nước Pháp, chỉ những
người có giấy kết hôn mới được công nhận là vợ chính thức. Do đó, người Pháp
chỉ công nhận Monique Baudot là vợ của Hoàng thân Vĩnh Thụy mà thôi.
Ở nhà là vợ, ra ngoài là thư ký
Trong chuyến đi Mỹ, Bảo Đại vào thăm cửa hàng Thanh Lan của người
Việt. Vợ chồng chủ cửa hàng tặng cho cựu hoàng một món quà sáng giá và
không để ý gì đến Monique Baudot. Vừa ra khỏi cửa hàng, Monique Baudot nói
với Bảo Đại: “Dân của ông không ra gì''. Những người trong ban tổ chức đón
tiếp cựu hoàng nghe thế không ai hiểu vì sao lại có sự thể như thế.
Tiếp đến cựu hoàng dự một buổi tiệc do ông bà Robert Kane khoản đãi
tại nhà riêng Tiburon vùng San Francisco. Trong số thực khách có cả ông bà
Brochand, Tổng Lãnh sự Pháp, và một số người Mỹ biết nói tiếng Pháp. Bà
Kane chủ tọa một bàn tiếp Bảo Đại và một số thực khách, bàn thứ hai do ông
Kane chủ tọa tiếp Monique và một số thực khách khác.
Không ngờ, khi ngồi vào bàn Monique tỏ ra bực bội, vặn vẹo hỏi mọi
người tại sao không sắp xếp cho bà ngồi gần Bảo Đại: ''Dù sao tôi cũng là vợ
của ông Bảo Đại kia mà!''. Một người có trách nhiệm đưa Bảo Đại đi thăm
viếng các nơi trả lời: ''Đây là cái phòng tiệc chứ không phải phòng ngủ. Chủ nhà
người ta sắp xếp như vậy là phải”.
Monique tức giận, nắm cái chéo khăn trải bàn ăn kéo một cái xoạt, thức
ăn dọn trên bàn ngả nghiêng, đổ tung tóe ra bàn. Cả phòng tiệc vô cùng ngạc
nhiên. Riêng Bảo Đại thì ngồi thản nhiên xem như không có chuyện gì xảy ra.
May mắn ông Kane tế nhị xin lỗi mọi người và nhận lỗi vô ý đã trải cái khăn
bàn không đúng cách nên mới có chuyện không hay này. Buổi tiệc mất vui.
Hôm sau, ban tổ chức đón tiếp chất vấn Bảo Đại:
- Hôm qua bà Monique nói bà ấy là vợ của ngài. Vậy có đúng không?
Bảo Đại thản nhiên đáp:
- Đúng. Trước khi qua Mỹ một ngày, bà ấy và tôi đã có giấy kết hôn!
- Vậy, tại sao ngài không nói cho chúng tôi biết trước để chúng tôi sắp
đặt nghi lễ, nếu bà ấy là vợ ngài thì chúng tôi đã sắp đặt đúng phép sẽ không
xảy ra những chuyện vừa qua.
Bảo Đại trả lời :
- Phần nghi lễ, tùy theo trường hợp, lúc là thư ký, lúc là vợ.
Đến lúc đó người ta mới hiểu đối với Bảo Đại, lúc ở nhà Monique
Baudot là vợ, khi đi ra ngoài, trong các cuộc tiếp tân, bà ấy chỉ là một cô thư ký.
Đó là cách đối xử tồn tại hàng chục năm qua của Bảo Đại dành cho Monique
Baudot.
Nhưng từ sau khi Monique Baudot nắm được cái giấy kết hôn trong tay
rồi thì bà không cho phép Bảo Đại đối xử với bà như thế nữa. Chính vì thái độ
không dứt khoát của Bảo Đại về bà vợ Monique Baudot mà chuyến sang Mỹ
của Bảo Đại đã phải chấm dứt sớm.
Bảo Đại là quốc trưởng của một nước nghèo, ăn lương của Pháp, vì sao
ông ta lại giàu có xài sang hơn cả những ông hoàng Thụy Điển, Ấn Độ là những
nước giàu có hơn?. Con đường, cung cách làm giàu và tiêu tiền của Bảo Đại ra
sao?. Xa lộ Pháp luật sẽ giới thiệu trong bài viết trên số báo tới.

(1)
Trong cuốn Thuyền ai đợi bến Vân Lâu của Nguyễn Lý Tưởng có
đặt vấn đề vua Bảo Đại là con ai? Xét ra cũng là một đề tài lý thú để bàn. Do sự
quan hệ với một vài liên hệ với hoàng tộc, tài liệu cho biết, Bảo Đại là con vua
Khải Định, nhưng mẹ là bà Hoàng Thị Cúc vốn chỉ là người hầu trong cung.
Khải Định hình như không có con, nhưng khi bà Hoàng Thị Cúc có mang thì
Thái Hậu, Đức Chánh Cung tra khảo đánh đập, hoàng tử Bửu Đảo, tức Khải
Định đã đứng ra xin như sau: "Thưa A, thai nhi trong bụng Hoàng Thị Cúc
chính là con của hài nhi. Vì dòng dõi của mình (vua Đồng Khánh) hiếm muộn,
nên ả tha cho Hoàng Thị Cúc và cho phép hài nhi được cười nàng làm thiếp. Ấy
là theo lời kể lại của bà Nguyễn Thị Vy, cháu nội ông Nguyễn Hữu Độ (Phụ
chính đại thần vua Đồng Khánh). Một dẫn chứng khác qua lời nói lại của ông
Bửu Uyển thì trước 75, bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại), lúc đó đã ngoài 80, đã kể
lại cho con cháu nghe, trong đó ông Bửu Uyển cũng có mặt. Theo đó, Đức Từ
Cung cho biết, lúc làm gái hầu cho Ngọc Lâm Công Chúa, con vua Đồng
Khánh. Công Chúa thường sai bà mang thư cho Bửu Đảo, (hai nguời trao đổi
thơ xướng họa với nhau). Hai người ăn nằm với nhau, sau đó bà có thai và sinh
ra Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại sau này. Cả hai nguồn tin đều xác nhận Bửu Đảo
ăn ở với Hoàng Thị Cúc, rồi có con. Chính sử không có, đành tin vào những
nhân chứng sống. Điều chính là bà Hoàng Thị Cúc, sau này là Đức Từ Cung là
mẹ vua Bảo Đại. Chừng đó đủ rồi. (Xem Thuyền Ai Đợi Bến Vân Lâu, trang
395-401, của Nguyễn Lý Tưởng).
(2)
Theo Hoeffel, trích trong Indochine "Bài La région Saigon, Cholon".
Sài Gòn, Chợ Lớn lúc bấy giờ chỉ rộng có 5000 mẫu Tây, chiều dài từ Đông
sang Tây là 15 kilô mét và chiều rộng có vỏn vẹn 6 kilô mét.
(3)
"La naissance de Dalat", của ông A.Baudrit viết: Đà Lạt được khám
phá ra vào năm 1893. Sau đó mãi đến năm 1898, người ta mới khai thác được
một vùng để làm một cái vườn với mục đích cung cấp rau cho đoàn nguời lên
công tác. Vì thế, vườn rau đặt tên là "Ferme de Dankin". Sau đó, tác giả tự đặt
câu hỏi "Est-ce alors que commenca la création de Dalat". Hỏi rồi tự mình trả
lời: "Pas encore". Nhưng điều sau đây mới thực sự quan trọng và có ý nghĩa.
Trong một bài báo khác giấy nhiều chỗ đã mủn và rách, vừa đọc, vừa đoán mò
không rõ tên tác giả có ghi chép: vào năm 1934, Giáo Hoàng Pio 11 mới yêu
cầu mẹ bề trên Cả của dòng đưa các sơ ra hải ngoại. Cái duyên là họ đã quyết
định sang truyền giáo ở bên Việt Nam. Vì thế, họ đã thiết lập hai trường: một ở
Đà Lạt, một ở Hà Nội, khu Ngọc Hà. Nhưng mãi đến năm 1937, trường sở mới
được xây dựng xong. Trong khi đó Cô Nguyễn Hữu Thị Lan đã làm đám cưới
với vua Bảo Đại từ năm 1934. Như thế cả hai chị em quả thực không thể nào
học Couvent des Oiseaux được. Chỉ có sau này, khi đã lên ngôi Hoàng Hậu, bà
có ghé thăm trường mà thôi.
(4)
Năm 1927, có bài viết "Le mariage d'une princesse d'Annamite" trên
báo Thần Kinh. Tờ Nam Phong , năm 1923, số 69 cũng có bài viết tương tự.
Năm 1934, trên Bulletin des Amis du vieus Hue (BAVH), trang 145-168 , trong
một bài viết có nhan đề "Cérémoniale d'autrefois pour le mariage des princesses
d'Annam" của L. Sogny. Khi các công chúa được 16 tuổi thì bắt đầu phải để ý
đến chuyện gả chồng cho các cô rồi. Thoạt đầu, người ta chọn ra một danh sách
các con, cháu, ngay cả đến chắt các công thần nộp lên vua. Vua chấm dấu đỏ
vào tên anh nào, anh đó có may mắn được làm phò mã. Sự cố xảy ra sau đây
thêm phiền phức vô kể. Lúc Thiệu Trị mất theo tục lệ, mọi chuyện cưới hỏi phải
ngưng để tang vua cha. Đến Tự Dức thứ tư, nghĩa là năm 1854, số các công
chúa chưa chồng trong 3 năm lên đến 30 cô, tất cả gồm các con của Minh
Mạng, Thiệu Trị gom lại. Lúc đó, nhiều công chúa đã quá tuổi 16 thuộc loại già
cỗi (Abricot murissant), chưa có ai rước đi. Trong số các công chúa, nhiều cô
xấu xí lại càng khó kiếm chồng hơn. Dư luận thời đó đồn thổi có nhiều con trai
các công thần sợ phải lấy mấy công chúa hoặc vì quá lớn tuổi, hoặc xấu không
hợp nhãn đành đánh bài ba chân bốn cẳng chốn mất dạng. Triều đình không biết
làm thế nào đành phá lệ tuyển bổ xuống hàng quan lại thường. Nào đã xong,
còn xem tuổi tác công chúa có hợp không đã. Rồi cho tên tất cả những ứng viên
đó vào trong hộp sắt, lắc đều, công chúa bắt trúng tên ai thì nguời đó đuợc làm
phò mã. Công chúa chỉ biết mặt lúc đám cưới nên cũng tìm đủ cách để xem mặt
phò mã tương lai là ai. Cũng nhiều cảnh cuời ra nước mắt. Thủ tục cưới hỏi
cũng nhiêu khê phiền toái lắm, vất vả lắm. Từ lễ nạp thai đến vấn danh, rồi nạp
trưng, nạp cát, sau đến lễ thân nghinh và hiệp cẩn, công chúa và phò mã ăn
chung một miếng thịt một con vật, rồi uống rượu. Mọi chuyện xong thì mỗi phò
mã được thưởng 3 nghìn lạng bạc để mua nhà ở, gọi là phủ, cộng với 3 vạn lạng
để sắm sửa quần áo, đồ dùng và đồ trang sức v.v.. Ngoài ra, phò mã còn có 50
người hầu, có một đội trưởng do triều đình ứng trả chi phí lương bổng. Ôi trùng
trùng điệp hết lễ này đến lễ kia. Cưới xong cũng trầy da, chóc vẩy. Cũng nên
nhớ, chỉ có vua là có cung phi cung nữ, bao nhiêu cũng được. Còn phò mã thì
không được quyền có vợ hai, chỉ trừ khi công chúa không có con.
(5)
Nhân đây, có đọc được một bài báo khá lý thú, đề cập đến đến
chuyện du xuân đặc biệt của vua Đồng Khánh. Bài báo còn lý thú hơn nữa là tác
giả Phan Thuận An, tự nhận là "nhà nghiên cứu Huế". Gọi là nghiên cứu chứ
thật ra ông đã dịch và chép nguyên con một bài của Cosserat, trong BAVH, Huế
từ trang 301 đến trang 306, có nhan đề là "Les Fêtes du Tết en 1886 à Hue.
Promenade du roi". Trong đó, Cosserat chép lại bài tường thuật của phóng viên
báo Figaro, lúc đó cũng có mặt ở Huế. Thật ra chả nên làm thế để làm gì. Nội
dung bài báo lại tỏ ra không nắm vững cho lắm. Từ lúc thay thế vua Hàm Nghi,
Đồng Khánh chỉ là thứ bù nhìn dễ sai bảo của người Pháp. Vì thế tướng
Prudhomme, lúc đó đang ở Huế đã yêu cầu nhà vua phải xuất hiện ngoài hoàng
cung để cho dân chúng biết là vua không bị quản thúc. Mục đích của
Prudhomme chỉ có vậy. Và đơn giản chỉ có vậy.

You might also like