You are on page 1of 84

THỪA

SAI CÔNG GIÁO PHÁP VÀ


CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ĐẾ QUỐC TẠI VIỆT NAM
1857 – 1914
Patrick J.N.Tuck

MỘT BỘ SƯU TẬP TƯ LIỆU
(LIVERPOOL UNIVERSITY PRESS, 1987)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UBDKCGYNVN
TP. HỒ CHÍ MINH 1989

VÀI LỜI GIỚI THIỆU: 4

PHẦN I: 4

Lời nói đầu. 5

Đôi lời cảm tạ. 6

DẪN NHẬP NHÀ NƯỚC PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THỪA SAI PHÁP Ở
CHÂU Á TỪ THẾ KỶ MƯỜI BẢY ĐẾN GIỮA THẾ KỶ MƯỜI CHÍN. 7

A.-Các công ty có giấy phép của nhà vua và các nhà chung thừa sai Pháp ở Châu Á
dưới chế độ ngày xưa. 7

B.-Sự sút giảm hoạt động của các Thừa sai ở Châu Á trong thời cách mạng Pháp và
dưới đế chế Napoléon 1789-1815. 8

C.-Sự bành trướng của nước Pháp và Hội Thừa sai Pháp ở Châu Á 1815 - 1840. 10

D.-Sự phục hồi chính sách bành trướng của Pháp ở Đông Á 1840 - 1848. 11

E.-Người Pháp thiết lập được sự hiện diện thường trực về hải quân và ngoại giao ở
miền duyên hải Trung Quốc năm 1844 1888. 11

PHẦN II: SỰ CAN THIỆP CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM… 13

A. NHỮNG CUỘC BÁCH HẠI TỪ PHÍA VIỆT NAM… 13

1.- Sự ngược đãi các thừa sai dưới thời vua Minh Mạng (1820 -41) và Thiệu Trị
(1841-1847). 14

2.-Sự ngược đãi các thừa sai dưới thời vua Minh Mạng (1820 - 41) và Thiên Trị (1841
- 1847). 14

3.-Hải quân Pháp khiêu khích người Việt Nam trả thù các tín đồ Kitô : cuộc tấn công
Đà Nẵng lần thứ nhất, 1847. 15

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: 17

CÁC VĂN KIỆN.. 17

1. Kiến nghị của các sĩ phu do thượng thư bộ hình, dâng lên vua Minh Mạng, Huế,
tháng 8 năm 1826. 17

2. Vua Tự Đức: Chiếu chỉ cấm đạo Kitô 30 tháng 3 năm 1951. 17

B. NHỮNG KÊU GỌI - THAM KHẢO VÀ QUYẾT ĐỊNH. 19

1.-Louis Napoléon lên cầm quyền và sự phát triển việc truyền giáo ở Đông Á. 19

1.-Áp lực của các thừa sai đòi hỏi Pháp can thiệp vào Việt Nam 1850-1856. 19

2.-Phái bộ Montigny, 1856-1857. 20

3.-Napoléon III cân nhắc về cuộc viễn chinh giữa tháng 01 và tháng 11 năm 1857. 21

4.-Tình hình quốc tế trong năm 1857. 22

CÁC VĂN KIỆN… 23

3. Lm. E.Huc - Thư gởi hoàng đế Napoléon III Paris, tháng giêng năm 1857. 23

4. Phúc trình lần thứ 6 về biên bản của uỷ ban Nam Kỳ, ngày 16 tháng 5 năm 1857. 24

5. Bản phụ đính và biên bản buổi họp thứ bảy của uỷ ban Nam Kỳ, Paris ngày 18
tháng 5 năm 1857. 26

NHỮNG HOÀN CẢNH ĐƯA TỚI VIỆC ĐẶT NỀN MÓNG CHO MỘT CƠ SỞ Ở
NAM KỲ. 27

1.-Những quyền hạn đặt căn bản trên các sự kiện và trên những tính toán tôn giáo,
chính trị. 27

2.-Cứu xét về tình hình của ta trong liên hệ với Anh Quốc.. 28

3.-Lợi ích thương mại. 28

4.-Về việc thi hành. 28

4.-Về dạng thức chiếm đóng Nam Kỳ. 29

5.-Những suy nghĩ chung. 30

6.-Kết luận. 31

6. Bá tước Walewski, bộ trưởng ngoại giao, gởi cho hoàng đế Napoléon III. Étoiles
ngày 16 tháng 7 năm 1857. 31

7. Bá tước Walewski, bộ trưởng ngoại giao, gởi đô đốc Hamelin, bộ trưởng hải quân
và thuộc địa, Paris ngày 25 tháng 11 năm 1857. 32

C. CUỘC XÂM CHIẾM. 34

CÁC VĂN KIỆN… 36

8. Phó đề đốc Rigault de Genouilly, Tổng tư lệnh các lực lượng Pháp và Tây Ban Nha
ở Nam Kỳ gởi Đô đốc Hamelin, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa. Tổng hành dinh Đà
Nẵng ngày 29-01-1859. 36

9. Phó đề đốc Page, Tư lệnh đoàn quân viễn chinh Nam Kỳ, gởi Bộ trưởng Hải quân
và thuộc địa. Trên tàu Primauguet, ngày 30 tháng giêng năm 1860. 38

10. Đức Cha Lefèbvre, Giám mục Isauropolis, đại diện Tông toà địa phận Tây Đàng
Trong, gởi các vị Giám đốc Hội thừa sai Hải ngoại Paris, ngày 2 tháng 2 năm 1860. 39

11. Vua Tự Đức. Chiếu chỉ ngày 4 tháng 11 năm 1860. 39

12. Hiệp ước Sài Gòn ngày 5 tháng 6 năm 1862. 41

12. Phó đề đốc Bonard, toàn quyền đầu tiên tại Nam Kỳ, gởi hầu tước Prosper de
Chasseloup-Laubat, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa Sài Gòn, ngày 24 tháng 7 năm 1862.
41

D. VIỆC CỦNG CỐ. 43

Hiệp ước bảo hộ với Cao Miên, 1863. 43

Pháp chinh phục các tỉnh miền Tây Nam Kỳ, tháng 6 năm 1867. 45

Phản ứng của dân chúng dưới sự lãnh đạo các sĩ phu đối với việc chiếm giữ các tỉnh
miền Tây của Pháp, 1867-1869. 45

Những toan tính cuối cùng của Tự Đức nhằm khôi phục vương quyền ở Nam Kì. Các
cuộc thương thuyết năm 1868. 46

CÁC VĂN KIỆN… 46

14. Hầu tước Chasseloup-Laubat, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa, gởi một thông tín
viên riêng. Paris ngày 14 tháng 2 năm 1862. 46

15. Hầu tước Chasseloup-Laubat, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa, gởi Drouyn de
Lluys, Bộ trưởng ngoại giao. Paris ngày 10 tháng 12 năm 1863. 46

16. Vua Tự Đức. Chiếu chỉ nhà vua về các tín đồ Kitô giáo, tháng 7 năm 1864. 47

17. Hầu tước Chasseloup-Laubat, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa, gởi hoàng đế
Napoléon III Paris, ngày 4 tháng 11 năm 1864. 49

18. Đức cha Sohier, Giám mục Gadara, đại diện Tông toà địa phận Bắc Đàng Trong,
gởi một người vô danh. Huế ngày 18 tháng 12 năm 1867. 50

19. Đức cha Theurel, Giám mục Acanthe, đại diện tông toà địa phận đàng ngoài, gởi
các bề trên hội thừa sai hải ngoại. Địa phận Tây đàng ngoài, ngày 18 tháng 2 năm 1868.
50

20. Phúc trình của phủ Ba Tương, quan phủ Sài Gòn về các cuộc thương lượng hiệp
ước giữa đề đốc La Grandìere, thống đốc Nam Kỳ và hiệp biên đại học sĩ Trần Tiến
Thành, Đại diện Huế. Phiên họp thứ hai ngày 29 tháng giêng năm 1868. 51

21. Văn thư của đề đốc La Grandière gởi đô đốc Rirault de Genouilly, bộ trưởng Hải
quân và thuộc địa. Tháng 4 năm 1870. 52

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHO PHẦN II. 53

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHO PHẦN III. 53



VÀI LỜI GIỚI THIỆU:


Giáo sư Patrick J.N. Tuck là một nhà nghiên cứu, giáo sư sử học tại đại học Liverpool,
Anh quốc. Ngoài tác phẩm lịch sử “Thừa sai Công giáo Pháp và các chính sách của đế
quốc tại VN 1857-1914” (The French Catholic Missionaries and the Politics of
Imperialism in VN 1857-1914) đã được Uỷ Ban Đoàn Kết Công giáo Yêu nước VN dịch
và xuất bản năm 1989 mà chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu trên mạng lưới GĐ, ông còn xuất
bản các tác phẩm khác liên quan đến vai trò của Thiên Chúa giáo La mã kết hợp với thế
lực đế quốc trong chính sách xâm lăng Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng
như:

- The French Wolf and the Siamese Lamb - The French Threat to Siamese
Independence 1857-1907, White Lotus 1995

- The East India Company 1600-1858, Routledge 1998

- Britain and the China Trade 1635-1842, Routledge 2000 v.v…

Giáo sư Tuck hiện là Giám đốc Ban Nghiên cứu Lịch sử Hiện đại và Chính trị thuộc
đại học Liverpool, thủ đô Luân Đôn, nước Anh. Ông đã từng được giải Viện trưởng, tuyên
dương là giáo sư giảng dạy xuất sắc năm 1996. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu bản dịch
Việt ngữ của tác phẩm trên từng kỳ, và sẽ có phần điểm sách và giới thiệu các công trình
liên hệ của giáo sư Patrick J.N. Tuck đến quý độc giả Việt trong và ngoài nước. Địa chỉ @
liên lạc với giáo sư Tuck : pj630@liverpool.ac.uk


PHẦN I:


Giáo hội Việt Nam đã có trên 400 năm lịch sử, với những khởi đầu, những giai đoạn
thăng trầm rất phức tạp nhất là do ảnh hưởng các tình huống bối cảnh chính trị xã hội của
đất nước qua các triều đại nhà Nguyễn.

Trước giải phóng đã có những cuốn giáo sử Việt Nam được xuất bản, cách riêng tại
Miền Nam Việt Nam. Nhưng các tư liệu lịch sử liên quan đến giáo hội Việt Nam được
xuất bản lại rất hiếm hoi.

Patrick J.N. TUCK, một sứ giả kiêm sử gia người Ấn Độ, hiện là giảng sư đại học
Liverpool ở Anh, đã có công sưu tập nhiều tư liệu liên quan đến giáo sử Việt Nam, trích từ
kho tàng văn khố của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, phần lớn chưa hề được phổ biến.

Chúng tôi xin giới thiệu bạn đọc Việt Nam bộ sưu tập tư liệu quí giá này, dịch từ văn
bản tiếng Anh, nhằm góp một phần nhỏ bé gợi hứng cho những ai đang thao thức tìm hiểu
Giáo sử Giáo hội Việt Nam và đối với người Công giáo nói riêng, đang tha thiết yêu mến
và phục vụ Giáo hội với lòng mong muốn được có thêm những nhận thức cần thiết về các
tình tiết phong phú và nhiều phức tạp của Giáo hội Mẹ mìn trong các thời cận đại và hiện
đại.


Lời nói đầu

Bộ sưu tập các văn kiện này không có ý khảo cứu toàn bộ lĩnh vực hoạt động truyền
giáo ở Việt Nam trong thời kỳ 1857 - 1914 mà chỉ bàn đến những mối quan hệ giữa chính
quyền thực dân Pháp và Hội Thừa Sai Pháp ở Hải ngoại - Hội Thừa Sai duy nhất của Pháp
có hoạt động trong vùng. Sách này nhằm mục đích giúp các sinh viên khoa sử học làm
quen với việc đối chiếu và giải thích chứng cứ lịch sử qua nghiên cứu một số mẫu tài liệu
nguyên bản có liên hệ. Việc biên soạn cũng nhằm trình bày những chứng liệu hơn là để rút
ra những kết luận. Trước mỗi phần trưng dẫn văn kiện đều có đoạn bình luận ngắn, xác
định những thay đổi quan trọng trong tình hình lịch sử và ở cuối sách có một chương ghi
chú về tiểu sử, cho biết nghề nghiệp của những nhân vật quan trọng. Bối cảnh của mỗi văn
kiện lại có thể xác định được qua các tác phẩm và các bài viết sao chép có trưng dẫn trong
phần thư tịch ở cuối mỗi phần.

Cũng cần lưu ý là vì nguồn tài liệu bị hạn chế, nên sách này chỉ đề cập đến một phạm
vi có giới hạn. Nó phản ánh mối quan hệ giữa nhà cầm quyền Pháp ở cấp cao với hàng
Giáo quyền của hội Thừa Sai Pháp, cũng như những quan hệ nội bộ của mỗi bên.

Cũng không có được nhiều văn kiện xuất phát từ nhà cầm quyền địa phương của Pháp
ở Việt Nam và không có một văn kiện nào từ văn khổ của các vị Đại diện Tông toà trong
Hội Thừa sai Hải ngoại. Sách cũng chẳng được bao nhiêu tài liệu có nguồn gốc từ Hội
Thừa sai Tây Ban Nha và giới hành chính Việt Nam. Đây là chuyện thật đáng tiếc, vì điều
kiện của mỗi vị đại diện Tông toà rất khác nhau, nhưng trong sách này, sự khác biệt ấy chỉ
được nhận thấy rất lờ mờ. Tài liệu của các đại diện Tông toà lưu trữ tại địa phương có thể
không còn nữa. Còn tài liệu của các nhà cầm quyền Pháp và Việt Nam tại các tỉnh được
lưu trữ ở văn khổ Quốc gia của Việt Nam lại không nằm trong tầm tay cá nhân tôi. Những
điều ấy tuy đáng tiếc, nhưng chưa đến nỗi hoàn toàn gây bế tắc, ví những tài liệu sưu tầm
được từ tàng thư của Phủ toàn quyền Đông Dương, Bộ thuộc địa và Hội Thừa sai ở Paris,
cũng bao gồm được hầu hết các khía cạnh trong mối quan hệ giữa chính phủ và Hội Thừa
sai, nằm trong phạm vi những chủ đề chính của sách này. Hơn nữa, những thiếu thốn tài
liệu từ phía Hội Thừa sai Tây Ban Nha từ phía người Việt Nam và từ phía các tỉnh cũng có
thể được bù lại đôi chút bằng những phương cách khác. Nguồn tài liệu chính từ phía
Chính phủ Pháp ở Aix-en-Provence - Văn khố Nha Thuộc địa (về sau đổi thành bộ) và
chính quyền trung ương ở Đông Dương - có chứa lẻ tẻ một ít các văn kiện của các tỉnh.
Tuy chừng đó chưa đủ để tổng hợp đến nơi đến chốn, nhưng cũng đủ để chúng ta suy gẫm
về một số vấn đề. Mặc dù các tài liệu liên hệ đến các đại diện tông toà Dòng Đa-Minh
người Tây Ban Nha ở miền Đông và miền Trung Bắc kỳ hiện nay được lưu trữ ở Manila -
không được tham khảo đến, nhưng một số thư của các Giám mục Đa Minh như Tây Ban
Nha trong Biên niên Sử về việc truyền bá Đức tin đã được dùng đến. Trở ngại lớn nhất là
sự nghèo nàn số tài liệu mà tôi thu được từ Triều đình và giới cầm quyền Việt Nam. Thế
nhưng tôi vẫn trưng dẫn được một vài văn kiện tiêu biểu, nếu không nói là đều đặn, những
kiến nghị và chiếu chỉ của Việt nam đã được dịch, có lẽ khá sơ sài, bởi các quan chức
thuộc địa và các thừa sai. Những văn kiện này được rút ra từ các tác phẩm đương thời,
hoặc từ những bản phụ đính trong các công văn chính thức của Pháp. Những từ ngữ dùng
trong các bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp thường bộc lộ tính thiên lệch trong quan
điểm người dịch và tôi đã cố gắng chuyển những nét ấy sang tiếng Anh. Nhưng rõ ràng là
bản dịch tiếng Anh từ những bản dịch tiếng Pháp ngữ có thể vừa thiên lệch vừa thiếu
chính xác, lại càng cần được sử dụng một cách thật thận trọng.

Phần lớn những tài liệu trình bày trong sách này từ trước đến nay vẫn chưa được ấn
hành nhất là đối với phần cuối thời kỳ. Nhưng một số tài liệu có nguồn ngốc từ chính phủ
và Hội Thừa sai liên quan đến thập niên 1860 và 1870 đã xuất hiện trong ba tác phẩm
quan trọng bàn đến những vấn đề của Hội Thừa sai: Cuốn La geste Francaise en
Indochine của Georges Taboulet ( Paris 1955, gồm hai tập) đồ sộ, nhưng quá thiên lệch.
Cuốn La Place du Catholicisme dans les relations entre la France et le Việt Nam de 1851
à 1870 của E. Võ Đức Hạnh (Leydon 1963,3 tập) nhiều chi tiết và bình quân hơn. Cuốn
Les Missions Étrangères et la pénétration Francaise en Việt Nam của N.D. Lê (Paris
1975), phong phú, nhưng lộn xộn. Cả ba tác phẩm đều có những giới hạn quan trọng.
Trong lúc Taboulet có vè như vừa tham khảo được văn khố trung ương của Hội Thừa sai
Hải ngoại, vừa tham khảo được văn khố của các đại diện Tông toà ở Đông Dương, thì
những hoạt động truyền giáo lại chỉ là một đề tài - thứ yếu trong tập hai ( 1858-1914)
trong đó tác giả ít khi trưng dẫn các tài liệu của Hội Thừa sai. Tác phẩm của Võ Đức Hạnh
lại có nhược điểm trái ngược với Taboulet. Mặc dầu sách của ông có trình bày chi tiết và
cặn kẽ về quan hệ của Hội thừa sai với nhà cầm quyền Pháp và Việt Nam trong một thời
kỳ, tuy ngắn, nhưng đặc biệt quan trọng (1851-1870), nó không có một văn bản nào được
trưng dẫn từ tàng thư của Hội Thừa sai vào thời kỳ sau năm 1859. Sách của ông Lê, tuy
cũng bàn về một đề tài trong một thời kỳ dài hơn (1850-1882), lại hoàn toàn không có các
tài liệu đầu tay bắt nguồn từ các Thừa sai.

Sách này mặc dù có những hạn chế khác, sẽ lấp đầy được những thiếu sót nói trên, vì
tôi có thể tham khảo được khá nhiều tài liệu của Hội Thừa sai, để có thể bàn về những chủ
đề chính trong sách này cho đến năm 1914.


Đôi lời cảm tạ

Tôi muốn bày tỏ lòng tri ân của tôi đối với ông R.P.Jean Verimaud đã quá cố, giám đốc
văn khố của Hội Thừa sai Paris, không những về lòng tốt của ông đã cho phép ấn hành
những văn kiện thuộc văn khố của Hội, mà còn về những giây phút bổ ích và sung sướng
mà tôi được phép thảo luận với ông về lịch sử của Hội tại Việt Nam. Ông là người có óc
hài hước ý nhị và lòng quảng đại kín đáo, cái chết của ông là một mất mát lớn. Tôi rất đau
buồn thương tiếc ông.

Tôi cũng muốn biểu lộ lòng biết ơn của tôi với các vị giám đốc và những nhân viên
trong các văn khố của chính phủ Pháp mà tôi đã đến tham khảo trong khi biên soạn sách
này. Tôi muốn cảm ơn họ đã để cho tôi được tham khảo những tài liệu họ đang giữ và về
sự giúp đỡ nhiệt tình và lịch sự của họ khi phải tìm kiếm một văn kiện. Tôi đã được sự
giúp đỡ đặc biệt của cô M.A. Ménier và bà Pouli quen thuộc văn khố Trung ương (Nha
Hải ngoại) và của N.J. MAUREL thuộc tổng kho lưu trữ các văn khố hải ngoại ở Aix-en-
Provence và tôi rất tỏ lòng mang ơn họ. Tôi cũng ngỏ lời cảm ơn ông giám đốc và các
nhân viên thuộc văn khố Quai d’Orsay và văn khố về thành tích lịch sử của hải quân, về
những sự giúp đỡ tương tự. Tôi cũng tri ơn ông Nguyễn Ngọc Tri, giám đốc khu Việt Nam
thuộc viện bảo tàng Anh Quốc và giáo sư Hoàng Xuân Hãn về sự giúp đỡ những tài liệu
minh hoạ. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với Hàn Lâm Viện Anh và khoa
sử học của đại học Liverpool về những khoản trợ cấp rộng rãi giúp cho việc ấn hành cuốn
sách này và đối với tiến sĩ Michael de Cossart về lòng tốt của ông khi ông dành thì giờ và
kiến thức chuyên môn để giải quyết những vấn đề kỹ thuật và biên tập khi ấn hành sách
này. Sau rốt, tôi sung sướng bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đối với giáo sư Nguyễn Thế Anh
thuộc trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Paris, vì ông đã đọc và phê bình bản thảo
cuốn sách này.

Mọi khuyết điểm trong sách này đương nhiên là trách nhiệm của cá nhân tôi.


DẪN NHẬP NHÀ NƯỚC PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THỪA SAI
PHÁP Ở CHÂU Á TỪ THẾ KỶ MƯỜI BẢY ĐẾN GIỮA THẾ KỶ MƯỜI
CHÍN.



A.-Các công ty có giấy phép của nhà vua và các nhà chung thừa sai Pháp ở Châu Á
dưới chế độ ngày xưa.


Từ khi phái Trọng thương ở Pháp được hình thành vào đầu thế kỷ XVII, cho
đền khi công ty thường trực Ấn Độ bị sụp đổ vào giữa thế kỷ XVIII, lợi ích của các thừa
sai Pháp ở Á Châu vẫn được ủng hộ đều đặn -và đôi lúc nhiệt tình của các cơ quan ngoại
giao- thương mại và Hải quân thuộc triều đình Pháp. Hoàng gia và các triều thần Pháp,
công cụ trong việc hoạch định, tài trợ và khuyến khích nhiều công ty tiếp nhau đến buôn
bán từ Sénégal đến miền duyên hải Trung Quốc, đều chia sẻ những mục đích truyền giáo
của các thừa sai công giáo và đã bày tỏ một sự ủng hộ đồng nhất. Trong việc này hoàng
gia Pháp còn được đức Giáo Hoàng khuyến khích các nhà truyền giáo và hoạt động
thương mại của Pháp được coi là lựu lượng năng nổ hơn trong việc phát triển Kitô giáo ở
Châu Á, so với đế quốc thương mại Bồ Đào Nha đang suy thoái.

Sự ủng hộ nhiệt tình của Pháp đối với hoạt động thừa sai được chứng tỏ bằng
việc thành lập vào năm 1744 hội thừa sai hải ngoại,một tổ chức mới và quan trọng, nhằm
mục đích truyền giáo ở Châu Á. Vào thập niên 1760, Đức Giáo Hoàng bắt đầu sửa đổi
giáo luật, đã từng cho phép Bồ Đào Nha độc quyền gởi các thừa sai đến vùng Châu Á,
bằng cách thành lập các giáo khu mới cho thừa sai Pháp cai quản.

Được ủng hộ bởi Hoàng gia Pháp và được khuyến khích bởi Đức Giáo Hoàng,
các nhà chung thừa sai Pháp có khuynh hướng phát triển sự hợp tác chặt chẽ với các cơ sở
thương mại Pháp. Sự trợ giúp lẫn nhau có nhiều hình thái. Điều lệ của một số công ty
Pháp được phép thành lập từ buổi đầu, có quy định trách nhiệm yểm trợ và phát huy
truyền bá đạo Kitô. Các thừa sai cũng tham dự trong Các đoàn sứ thần Pháp đến với các
nhà cai trị ở Châu Á, để đòi hỏi đặc quyền thương mại và truyền giáo.

Các thừa sai hoạt động ngoài phạm vi mạng lưới thương mại của các công ty,
đôi khi lại thương lượng với các vua ở Châu Á, để xin phép đặt cơ sở buôn bán cho các
công ty ấy. Các nhà quản trị các cơ sở công ty thường xuyên mượn cơ sở của thừa sai tại
địa phương làm chỗ giao dịch. Và đôi khi Hoàng Gia Pháp bằng lòng yểm trợ quân đội và
hải quân cho những cuộc phiêu lưu, vừa để thương mại lẫn truyền giáo, chẳng hạn như
việc cố gắng đẩy ảnh hưởng Tin Lành của Anh Quốc và Hà Lan ra khỏi Thái Lan trong
thập niên 1760. Trong phạm vi có thể về mặt tài chánh và chính trị, Hoàng gia Pháp thông
qua các công ty được cấp phép, coi quyền lợi của Pháp về thương mại và truyền giáo như
là một trách nhiệm chung không thể tách rời được ở Châu Á.

Nhưng vào cuối thế kỷ XVIII, việc can dự của nhà nước vào công việc thương
mại và truyền giáo của Pháp ở Châu Á giảm dần. Sự cắt giảm tài trợ đó của nhà nước từ từ
và không đều đặn. Những tai hoạ của cuộc chiến tranh Anh - Pháp vào thập niên 1750 và
1760 ở Ấn Độ, đã làm hại đến uy tín tài chính của công ty thường trực Ấn Độ, một trong
những công ty cuối cùng và thành công nhất trong số các công ty được Hoàng gia cấp
phép. Tài chánh của công ty ấy trở nên quyện chặt vào cuộc khủng hoảng nợ nần của
Hoàng gia và cuối cùng công ty phá sản vào năm 1769. Cùng với sự suy sụp của công ty
ấy, Hoàng gia Pháp cũng bỏ hẳn quyền lợi tài chánh trực tiếp của mình trong công việc
buôn bán ở Châu Á. Kết quả là cố gắng của người Pháp về mậu dịch mất hẳn nguồn đầu
tư chính và thu hẹp lại thành một loạt những hoạt động tư nhân nhỏ nhoi. Đương nhiên
Hoàng gia Pháp không từ bỏ những trách nhiệm về chính trị và tôn giáo của mình. Hải
quân Hoàng gia vẫn tiếp tục được bố trí để đương đầu với đoàn tàu Anh quốc ở Ấn Độ
Dương vào lúc có chiến tranh ở lục địa. Đôi lúc Hoàng gia Pháp còn yểm trợ về mặt ngoại
giao cho công cuộc truyền giáo : trong một trường hợp đáng lưu ý về sau này, Louis XVI
đã phê chuẩn một hiệp ước do Pigneau đe Béhaine, giám mục Adrana soạn thảo, cam kết
yểm trợ về quân sự và tài chánh để đưa ông hoàng Nguyễn Ánh lên ngôi tại Việt Nam.
Nhưng trong đa số các phương tiện, sự khích lệ chung của nhà nước đối với hoạt động
truyền giáo đã mất đà khi cuộc cách mạng Pháp năm 1789 bắt đầu và đánh dấu một sự sút
giảm rõ rệt những yểm trợ của Pháp đối với các nhóm Thừa sai.


B.-Sự sút giảm hoạt động của các Thừa sai ở Châu Á trong thời cách mạng Pháp và
dưới đế chế Napoléon 1789-1815.


Cùng với sự sụp đổ của chế độ quân chủ vào năm 1792, các hội Thừa sai
không những bị mất sự bảo vệ của nhà nước, mà còn mất mọi hình thức trợ giúp từ Pháp,
đặc biệt là sự bảo trợ của giới quý tộc và tu sĩ, vẫn được tài trợ và cung cấp nhân sự từ
trước đến nay cho các hội Thừa sai.

Thiếu hẳn nhân sự và tiền bạc - và trong nhiều trường hợp còn bị chính thức
bãi bỏ tư cách Hội đồng ở Pháp. Các nhà chung thừa sai Pháp đã thu nhỏ lại như một cái
bóng của mình trước đó vào đầu thế kỷ XIX. Sau cuộc cách mạng và thời đế chế
Napoléon, tuy các hội thừa sai và các cơ quan nhà nước có hợp tác với nhau, mỗi bên
thường có khuynh hướng theo đuổi nhưng mục tiêu song song khác nhau hơn là theo đuổi
cùng những mục đích chung.

Mặc dầu Napoléon ước ao muốn phục hồi và tái lập vai trò của Pháp ở Châu Á, sự suy
giảm trong buôn bán và truyền giáo ở Châu Á không đảo ngược tình thế được bằng những
thành quả trong thời gian ông tại vị : Từ 1797, Napoléon đã tìm cách đẩy người Anh ra
khỏi Ấn Độ và tăng cường sức mạnh của Pháp ở Ấn Độ Dương và vùng biển Đông Nam
Á. Sự thành công của một công trình như vậy cho phép nhà nước phục hồi một cách đáng
kể việc trợ giúp cho các nhóm thừa sai Pháp với tư cách là những đại diện không chính
thức và rải rác khắp nơi cho ảnh hưởng chính trị của Pháp. Dự án của Napoléon ban đầu
đầy hứa hẹn với việc chiếm được Ai Cập, nhưng nó bị thất bại khi hạm đội Nelson chỉ huy
bị đánh bại ở ngoài khơi sông Nil năm 1718. Napoléon không mất hết hy vọng tìm được
phương cách khác để đẩy người Anh ra khỏi Châu Á, nhưng nỗ lực liên tục của ông nhằm
lật đổ sự thống trị của Anh lại tạo ra hậu quả trái ngược với ý định của ông : nó khuyến
khích việc thu hẹp sức mạnh thương mại và hải quân. Vào năm 1815 ảnh hưởng của Pháp
ở Châu Á đột ngột suy giảm do sự bại trận của Hải quân ở trong vùng. Việc mất Mauritius
làm Pháp mất đi hải cảng duy nhất của họ ở Ấn Độ Dương và hạn chế họ ở đảo Bourbon
và các thị trấn rải rác khác ở Ấn Độ - chủ yếu là Pondi-cherry, Chandernagore, Mahé và
Karikal. Trong lúc ấy, việc buôn bán của Pháp ở Châu Á đã không tự nhiên bành trướng
trong đế quốc, mặc dầu những hạn chế về sự độc quyền của các công ty đã được bãi bỏ từ
30 năm trước. Từ vùng Ấn Độ Dương thuộc Pháp và các vùng duyên hải phụ cận, các nhà
doanh nghiệp tư, với số vốn ít ỏi vẫn tiếp tục điều hành một nền mậu dịch nhỏ nhoi với
Trung Quốc qua vùng biển Đông Nam Á. Mặc dầu các thừa sai Pháp và các thương buôn
đôi lúc cũng có thể giúp đỡ lẫn nhau, các cơ quan nhà nước trong vùng tỏ ra chẳng yểm
trợ hoặc ủng hộ bao nhiêu cho những mục tiêu của hội thừa sai.

Sự phục hồi hoạt động của các thừa sai Pháp ở Châu Á sau 1815.

Sau khi Napoléon bị lật đổ, hoạt động của hội thừa sai đã phục hồi trước mọi
hình thức hoạt động khác của Pháp ở Châu Á, chính trị cũng như thương mại. Các hội
thừa sai bắt đầu được tái sinh ở Pháp, cuộc phục hưng Bourbon năm 1815 đã chứng kiến
không những sự phục hồi ảnh hưởng chính trị của giới giáo sĩ, mà còn cả một làn sóng
quần chúng trở về với tôn giáo chống lại đường lối cấp tiến của chế độ cách mạng và chế
độ Napoléon.

Hiệu quả của những thay đổi này đến được Châu Á rất chậm, vì những hội
thừa sai quan trọng cần có thời gian để chấn chỉnh lại cơ cấu trung ương. Dòng Lazarô và
hội thừa sai hải ngoại được cho phép hoạt động lại trong khoảng thời gian từ 1816-1820,
nhưng mãi đến năm 1823, chủng viện nổi tiếng của hội ở đường Du Bạc mới được mở cửa
lại. Một yếu tố khác quan trọng hơn đã kích thích sự phục hồi hoạt động của các hội thừa
sai, là việc thành lập ở Lyon năm 1822 một cơ quan gây quỹ mới rất hữu hiệu, đó là hội
truyền bá đức tin. Hội này trở thành tổ chức tài chánh trung ương của toàn bộ phong trào
hoạt động thừa sai ở Pháp. Vào năm 1839, hội truyền bá đức tin đã nhận được gần hai
triệu Francs do tự nguyện đóng góp. Sự thành công của hội là triệu chứng rõ nhất cho thấy
quần chúng đã gia tăng ủng hộ các hoạt động thừa sai và đã đánh dấu bước khởi đầu thực
sự của các hoạt động ấy. Cho đến thập niên 1830, khi các hoạt động thừa sai Pháp ở Viễn
Đông bắt đầu lớn mạnh ồ ạt, người ta mới thấy tác dụng tài chính quan trọng của việc gây
quỹ. Dòng Lazarit, dòng Marit, hội hoạt động thừa sai hải ngoại, đã nhận khá nhiều trợ
cấp để mở rộng phạm vi hoạt động và đi vào những vùng đất mới.

Năm 1839, Đức Giáo Hoàng Grêgoriô XVI đã chính thức thừa nhận hoạt động
thừa sai Pháp là chủ lực ở Viễn Đông, bằng cách thuyết phục triều đình Lisbon từ bỏ cái
Padroado, tức là đòi hỏi của Bồ Đào Nha muốn độc quyền bổ nhiệm người vào các tòa
giám mục đã có ở Châu Á. Hầu hết các tòa này bấy giờ được chuyển giao cho các thừa sai
Pháp. Thêm mười bốn giáo khu hoặc hạt mới được thành lập và giao cho các linh mục
người Pháp thuộc dòng Lazarit, hoặc dòng tên, hoặc hội thừa sai hải ngoại vào thập niên
1830 và 1840.

Hội thừa sai hải ngoại chiếm phần lớn các giáo khu mới thành lập, cộng thêm với trách
nhiệm từ trước trong nội địa Đông Nam Á. Ở đó các giáo khu dưới quyền kiểm soát của
Hội được tách ra và nhân lên. Ngoại trừ Giáo khu Đông Bắc kỳ vẫn còn thuộc các tu sĩ Đa
Minh người Tây Ban Nha xuất phát từ Phi Luật Tân, tất cả các giáo khu khác ở Việt Nam
đều được giao cho Hội Thừa sai Hải ngoại Pháp. Giáo khu Nam Kỳ (lúc ấy bao gồm cả
Trung Kỳ và Cao Miên) được chia thành hai giáo khu năm 1844, rồi lại được chia thêm
một lần nữa để thành Giáo khu thứ ba năm 1850.

Năm 1846, giáo khu Tây Bắc Kỳ được phân chia vào một Giáo khu mới, Nam
Bắc Kỳ được thành lập. Vào sâu hơn trong nội địa, một Giáo khu mới ở Mã Lai được
thành lập bằng cách tách ra khỏi giáo khu Thái Lan năm 1841. Sau rốt, các Giáo khu mới
ở Nhật Bản, Mãn Châu, Tây Tạng và Miến Điện (Ava và Fegu) được thành lập giữa những
năm1831 và 1856. Cả những Giáo khu này cùng với 4 Giáo khu ở Nam Trung Quốc đều
được giao cho Hội Thừa sai Hải ngoại. Mặc dù vùng lãnh thổ trách nhiệm rất lớn lúc ấy
còn bao gồm cả một Giáo khu ở Ấn Độ thành lập năm 1776 và sau này được chia nhỏ vào
năm 1845 và 1850 - trung tâm trách nhiệm của Hội vẫn đặt ở Việt Nam. Ở đó con số
người theo đạo lên tới 3.400.000 vượt xa tất cả các Hội Thừa sai công giáo khác ở Châu
Á, ngoại trừ Phi Luật Tân thuộc Tây Ban Nha.


C.-Sự bành trướng của nước Pháp và Hội Thừa sai Pháp ở Châu Á 1815 - 1840.


Cho đến thập niên 1840, sự bành trướng của hội Thừa sai Pháp ở Châu Á trông
cậy rất ít vào sự yểm trợ của nhà nước.

Các nhà phục hưng Bourbon tuy có ưu đãi các hội dòng Thừa sai, bằng cách
cho phép hội hoạt động lại, nhưng cũng chẳng làm gì nhiều để bảo vệ và khuếch trương
hoạt động của Hội trong vùng Viễn Đông. Thiếu đồng minh ở Châu Âu, và muốn tránh
đụng chạm quyền lợi với Anh Quốc ở Châu Á, các chính phủ thời phục hưng không muốn
theo đuổi việc phục hồi sức mạnh hải quân và ảnh hưởng ngoại giao của Pháp ở vùng Viễn
Đông. Kết quả là nhà nước thiếu hẳn những cơ quan để có thể trợ giúp cho các vùng ấy
thường xuyên hơn.

Sự phản ứng tôn giáo ở Pháp cũng chưa có mang lại lợi ích gì cho các đoàn
Thừa sai khi các nhân vật chính trong triều đại Bourbon nhường chỗ cho cánh Orléans
trong cuộc cách mạng 1830. Chế độ phục hưng ít nhất cũng có thái độ thiện cảm với sứ
mạng truyền giáo nhưng cánh Orléans thì không. Để đương đầu với hàng giáo phẩm bảo
thủ công giáo, mà đa số do phe phục hưng bổ nhiệm và chống lại những nguyên tắc của
cuộc cách mạng 1830, nội các của Louis Phillipe đã ngã theo lập trường chống giới tu sĩ.
Mặc dù có cố gắng ve vãn nhóm công giáo cấp tiến mới ra đời trong một thời gian ngắn và
quá chậm trễ, cánh Orléans vẫn theo lập trường chống giáo sĩ cho đến khi sụp đỗ trong
cuộc cách mạng 1848. Hậu quả là các Thừa sai đến Châu Á rất đông sau 1830 khó mà
trông cậy vào sự yểm trợ của nhà nước.

Tuy nhiên thật tréo cẳng ngỗng, các Thừa sai Pháp ở Viễn Đông lại nhận được
nhiều giúp đỡ của nhà nước trong chế độ chống giáo sĩ của Orléans, hơn là trong thời các
chính phủ ủng hộ giáo sĩ của nhóm phục hưng. Vì các nội các về sau của Louis Phillip
phục hồi ý định bành trướng ở Đông Á, và trong khi thành lập các cơ quan mới để mở
rộng ảnh hưởng Pháp, họ đã thừa nhận trách nhiệm bảo vệ các Thừa sai - không phải vì
nghĩa vụ tôn giáo mà vì nhiệm vụ đối với dân tộc.


D.-Sự phục hồi chính sách bành trướng của Pháp ở Đông Á 1840 - 1848.


Nhiệm kỳ của thủ tướng Guizot (1840 -1848) đánh dấu bước khởi đầu một
chính sách phối hợp nhằm tăng cường nền mậu dịch Pháp qua việc mở ra một vòng cung
bằng sức mạnh của hải quân và đòn bẩy ngoại giao ngang qua Đông Á, từ Ấn Độ Dương
đến Trung Quốc và Nam Thái Bình Dương. Việc Pháp tái can thiệp ở Đông Á không phải
do những thúc bách xuất phát từ quyền lợi càng ít ỏi của Pháp trong vùng, mà chủ yếu là
do chủ trương chính sách nhà nước muốn chuẩn bị cho nhu cầu thương mại trong tương
lai. Guizot đặc biệt thèm muốn sự bành trướng thương mại của Anh và Mỹ ở Châu Á và
Châu Mỹ, nên cố noi theo. Nền thương mại Pháp có vẻ như không muốn tự nó trở ra mở
mang ở Đông Á, nên Guizot muốn khuyến khích nó qua các biện pháp của nhà nước.
Guizot không ham thích việc chiếm cứ nhiều đất đai và tránh né những rắc rối quốc tế,
hoặc những cam kết với địa phương, kéo theo việc thiết lập các thuộc đại rộng lớn. Ông
quan tâm đặc biệt đến mức độ lớn mạnh của nền mậu dịch Pháp. Vì thế quốc tế của Pháp
còn yếu kém và bất cứ sự mở rộng quyền lợi nào của Pháp ở Đông Á đều ít nhiều tuỳ
thuộc vào sự nhân nhượng của người Anh. Vì thế thay vì chiếm thêm đất đai, Guizot
hoạch định mở một chính sách đế quốc thông qua ảnh hưởng gián tiếp, bằng cách phát
triển mạng lưới mậu dịch ở Châu Á, qua các hiệp ước thương mại được hỗ trợ bằng sức
mạnh hải quân. Để bảo vệ sự lớn mạnh của nền thương mại Pháp trong tương lai, ông áp
dụng chiến lược phát triển các căn cứ hải quân biệt lập làm “điểm tựa”, hoặc các cứ điểm
hải quân hùng hậu kế cận các thuỷ lộ mậu dịch quan trọng.

Hải quân Pháp, có thói quen phần nào độc lập trong việc thu nhập những dữ
kiện khoa học và địa lý, đã vạch sẵn con đường. Từ đầu thập niên 1800 đôi lúc hải quân
đã được giao nhiệm vụ thăm dò và vẽ bản đồ Thái Bình dương. Ở đó, đôi lúc không được
phép trước, các sĩ quan hải quân đã sát nhập vào quần đảo Marquise năm 1841 và áp đặt
một hiệp ước bảo hộ đối với Tahiti năm 1842. Khi vấn đề được đưa ra để xin hợp thức hoá
- Guizot đã công nhận lợi ích của những đảo này đối với quyền lợi đánh cá voi của Pháp ở
Thái Bình Dương, nhưng ông mong muốn một chiến lược hợp lý hơn. Những cơ hội mậu
dịch mới đang mở ra ở Trung Quốc, khi người Anh đánh thắng cuộc chiến tranh nha phiến
năm 1839 1842 ở đó và mới loại bỏ được những hạn chế quan trọng trong công cuộc mậu
dịch giữa Anh và xứ sở chúa con trời. Khả năng phát triển một nền mậu dịch béo bở giữa
Pháp và Trung Quốc thật là quyến rũ. Guizot đã đồng ý cho phép kiếm một căn cứ hải
quân gần hải lộ đến Trung Quốc hơn, giống như vùng Hồng Kông mà Anh Quốc mới
chiếm được. Khi chính người Trung Quốc bày tỏ dấu hiệu hoan nghênh ảnh hưởng của
Pháp, làm phương tiện giữ thăng bằng áp lực chính trị của Anh, Guizot có được cơ hội
thuận lợi để can thiệp bằng ngoại giao.


E.-Người Pháp thiết lập được sự hiện diện thường trực về hải quân và ngoại giao ở
miền duyên hải Trung Quốc năm 1844 1888.


Việc Trung Quốc chấp nhận những đề nghị của Pháp đã khuyến khích Guizot
theo đuổi một công ước thương mại theo mô hình hiệp ước Nam Kinh (1842) của Anh.
Khi chỉ thị cho đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp De Lagrené, Guizot tỏ ra không tha thiết
đến việc đòi đặc quyền cho các Hội Thừa sai ở Trung Quốc. Ông chỉ đặc biệt quan tâm
đến mậu dịch. Tuy nhiên quyền lợi tài chính và thương mại của Pháp lúc ấy chưa bức bách
phải nhảy vào thị trường Trung Quốc, vì lúc ấy chỉ có một cơ sở thương mại của Pháp
hoạt động trên miền duyên hải Trung Quốc. Trong hoàn cảnh ấy, các Thừa sai Pháp trở
nên người hưởng lợi đầu tiên do sáng kiến về Trung Quốc của Guizot chứ không phải các
thương gia.

Trong những cuộc thương thuyết giữa Pháp và Trung Quốc dẫn đến hiệp ước
Hoàng Phô (1846) các Thừa sai với tư cách là thông ngôn, đã thuyết phục đặt sứ của
Guizot, ông De Lagrené đòi cho được một chiêu dụ cho phép truyền đạo, đó là bản tuyên
cáo đầu tiên chưa hề đòi được từ phía Trung quốc. Mức độ hiện đại của các Thừa sai, việc
họ đòi được bảo vệ cấp bách và sự thành công về ngoại giao của Pháp khi yêu sách một
chiêu dụ cho phép truyền đạo tất cả đều khuyến khích Lagrené và những người kế vị ông
biến các Thừa sai thành một phương tiện gây ảnh hưởng ngoại giao của Pháp. Lagrené đã
vạch ra con đường bằng cách thiết lập độc quyền trách nhiệm của Pháp đối với mọi lợi ích
của công giáo ở Trung Quốc một vai trò ngoại giao mà cuối cùng được Đức Giáo Hoàng
công nhận như một sự bảo hộ của Pháp đối với các hội Thừa sai công giáo.

Trong lúc ấy, với tư cách là cơ quan ngoại giao duy nhất của Pháp trong vùng Đông Á,
lãnh sự quán của Pháp ở Quảng Châu luôn quan ngại đến sự an toàn của các hội thừa sai
trong cả vùng, từ Nhật Bản và Triều Tiên cho đến Việt Nam và Thái Lan. Với nhiệm vụ
rộng lớn hơn như thế, nó được yểm trợ bằng một lực lượng Hải quân lưu động hầu như lúc
nào cũng hiện diện. Một khi đã được thiết lập như các cơ quan của nhà nước trên vùng
duyên hải Trung Quốc, các nhà ngoại giao và giới Hải quân Pháp biến thành trung tâm
vạch chính sách. Hai bên cùng giữ những vai trò tương đương trong việc yểm trợ những
lợi ích của thừa sai khắp miền duyên hải Đông Á, tạo nên một sức ép tại chỗ có ảnh hưởng
đến đường hướng về lợi ích chung cuộc cho những cam kết chính trị của Pháp ở trong
vùng.

Sự chú ý của giới Hải quân Pháp lại bị thu hút đặc biệt vào Việt Nam trong đầu
thập niên 1840. Vị trí địa lý của Việt Nam như một giải đất phụ thuộc vào nam Trung
Quốc, những lợi thế của một bàn đạp ở đó - có thể ở Đà Nẵng hoặc Côn Đảo đã lôi cuốn
sự tính toán của Hải quân. Guizot vẫn tiếp tục tránh né các bàn đạp trong nội địa có thể
dẫn đến sự dính líu quá nhiều vào chính trị tại địa phương. Nhưng các sĩ quan và các nhà
ngoại giao Pháp vẫn tiếp tục chú ý đến Việt Nam trong suốt thập niên 1840, bởi hàng loạt
những lời kêu gọi thật khẩn thiết của các thừa sai Pháp tại đó, Xin được bảo vệ để khỏi bị
ngược đãi. Các lời than phiền của họ không những kéo dài hơn nhiệm kỳ của Guizot, mà
còn tiếp tục gia tăng vào thập niên 1850. Chính vấn đề ngược đãi các thừa sai và việc Hải
quân Pháp đáp ứng lời kêu gọi cứu đỡ của họ, đã đóng góp rất nhiều trong việc Pháp quyết
định xâm lăng Việt Nam.



PHẦN II: SỰ CAN THIỆP CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM



A. NHỮNG CUỘC BÁCH HẠI TỪ PHÍA VIỆT NAM


Việt bách hại Kitô giáo ở Việt Nam không hề bị thúc đẩy bởi những vấn đề
thuần tuý siêu hình. Người Việt Nam vẫn có một truyền thống khác thường, là cho phép
lựa chọn tôn giáo. Và chấp nhận rộng rãi các tín ngưỡng khác. Sự thờ phượng phổ biến
vẫn là thờ cúng tổ tiên và việc này dễ dàng kết hợp với sự tin tưởng của người việt vào các
vị trí thần hoàng, thần chủ của làng hay của một thị trấn. Một niềm tin tôn giáo khác có
tầm kích xa hơn, là việc tìm kiếm theo lương tâm những phương cách để hoà đồng hoạt
động của con người với ý trời. Những người theo Khổng giáo, trung thành với một hệ
thống đạo lý đặt nặng trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình và làng xã, cũng như đối
với các nhà cầm quyền chính trị đã được thiết lập. Nói chung truyền thống của người Việt
là đồng hoá và hoà đồng, cho phép con người theo đuổi nhiều con đường để tìm đến chân
lý. Trái ngược với truyền thống này, những câu rao độc đoán về giá trị tinh thần của Kitô
giáo có vẻ phi lý và kỳ cục đối với người Việt Nam.

Vì thế, đường lối truyền giáo của các thừa sai hoá ra rất khó chấp nhận. Nó tạo
ra những hậu quả hết sức xáo trộn về chính trị và xã hội. Chính vì thế, nó khêu gợi sự thù
nghịch của quần chúng cũng như của các sĩ phu. Để lôi cuốn người tân tòng và làm cho họ
trung thành với đức tin công giáo, các thừa sai thường đòi phải cắt đứt những mối dây
ràng buộc họ với cộng đồng và vốn làm cho họ xưa nay vâng phục nhà cầm quyền sở tại.
Các giáo sĩ của hội thừa sai hải ngoại và của dòng Đa Minh Tây Ban Nha thường chế diễu
coi khinh vũ trụ quan truyền thống - Đạo trời đất vốn là cơ sở của sự vâng phục về chính
trị đối với Vương quyền và các đại diện vương quyền. Họ ngăn cấm giáo dân đóng góp tài
chánh cho việc thờ cúng thần hoàng. Họ khuyến khích giáo dân tránh né nghĩa vụ thờ
cúng tổ tiên của gia đình, hoặc đóng góp vào việc duy trì mồ mả tổ tiên. Do việc cắt đứt
những mối dây ràng buộc với cộng đồng như vậy, các thừa sai công giáo đã đưa ra một
thách thức về mặt xã hội và sau cùng là về mặt chính trị đối với xã hội Việt Nam còn rõ
ràng hơn những đề tài trừu tượng trong thần học. Theo các viên chức cũng như nông dân,
Kitô giáo được coi như là tôn giáo chủ yếu có tính cách chống lại xã hội và khuynh đảo.

1.- Sự ngược đãi các thừa sai dưới thời vua Minh Mạng (1820 -41) và Thiệu Trị
(1841-1847)


Các đoàn thừa sai và những người tân tòng của họ đã thỉnh thoảng bị ngược đãi từ
những năm đầu tiên của việc truyền giáo trong thế kỷ XVII. Vào cối thế kỷ XVIII và vào
cuối cuộc nổi dậy của Tây Sơn, họ được hưởng một thời kỳ ưu đãi đặc biệt, do có công
giúp đỡ người đứng đầu triều đại nhà Nguyễn lên cai trị nước Việt Nam mới được tái lập
và thống nhất.

Vai trò của giám mục Pigneau de Béhaine trong việc tập hợp lực lượng lính đánh thuê
bộ binh và hải quân, để yểm trợ cho ông Hoàng Nguyên Ánh, đã là yếu tố đặc biệt quan
trọng để các nhóm thừa sai hưởng được sự bảo vệ chính trị của hoàng gia trong thời
Nguyễn Ánh trị vì, dưới danh hiệu là hoàng đế Gia Long. Để tỏ lòng biết ơn về chính trị
đối với các thừa sai,Gia Long đã sử dụng họ, bổ nhiệm họ vào hàng ngũ các quan lại, như
một phương tiện tiếp xúc và thăm dò phương Tây.

Nhưng trong việc ưu đãi và sử dụng các thừa sai, Gia Long đã chấp nhận một
rủi ro có tính toán về mặt chính trị. Lạc thuyết Kitô giáo gây ra một số ngờ vực trong một
triều đình mới thành lập, đang muốn củng cố chính danh của mình trong giới quan lại và
địa chủ ưu tú, lúc ấy còn chưa thực sự tin tưởng nhà Nguyễn. Các thừa sai cũng tích cực
khuyến khích sự dính líu quyền lợi về thương mại và chính trị của Pháp vào Việt Nam, với
hy vọng được yểm trợ để mở mang đạo Chúa. Cũng do chỗ này, Gia Long đã tỏ ra ý thức
sự nguy hiểm trong việc khuyến khích quá nhiều người phương Tây đến Việt Nam. Vào
lúc Gia Long băng hà, mối đe doạ đang lớn mạnh từ phía phương Tây và sự thiếu thiện
cảm của nhân dân đối với đạo Kitô, được coi như những vấn đề có liên hệ do một nhóm
chống phương Tây và chống đạo Kitô trong triều đình mà vua Minh Mạng, người kế thừa
vị Gia Long rất thân cận.

2.-Sự ngược đãi các thừa sai dưới thời vua Minh Mạng (1820 - 41) và Thiên Trị (1841
- 1847)


Thái độ của Minh mạng đối với phương Tây và vấn đề Kitô giáo đều xuất phát
từ chiến lược chung của ông, nhằm củng cố quyền kiểm soát của triều đại. Bậc tiền nhiệm
của ông đã chỉ áp dụng những biện pháp ngắn hạn và có tính cách chiến thuật để củng cố
uy quyền cá nhân - như bãi cỏ các nha sở làm tiết giảm thẩm quyền của mình, xây dựng
quân đội riêng, dời kinh đô đến Huế ở miền Trung Việt Nam, mua chuộc và phân cực
những đòi hỏi chính trị của hai tướng hàng đầu, bằng cách bổ nhiệm họ làm quan lớn có
quyền tiền trảm hậu tấu, nhưng người ở phương Nam, người ở phương Bắc. Nhưng Minh
Mạng thì triển khai những biện pháp củng cố cơ cấu có tính dài hạn. Sự thay đổi chủ yếu
trong triều đại ông là trung thành với học thuyết cổ điển.

Mục tiêu của Minh Mạng rõ ràng là bày tỏ uy quyền của triều đại bằng ngôn
ngữ kinh điển thuần tuý nhất của học thuyết chính trị và vũ trụ quan Trung Quốc. Điều
này không tiên báo điều gì tốt đẹp cho các thừa sai công giáo. Minh Mạng vừa củng cố sự
chính danh, vừa củng cố quyền lực hành chánh của nhà Nguyễn, bằng cách lập ra một mô
hình thật lý tưởng theo kiểu thư lại Trung Quốc. Ông lập ra một bộ máy thư lại theo lối cổ
gồm sáu bộ, một đô sát viện và một cơ mật viện, căn cứ theo những tiền lệ ở Trung Quốc
trước thời Mãn Thanh. Thẩm quyền của các tướng thời Gia Long bị bãi bỏ và thay vào đó,
là một cơ cấu hành chánh củng cố cho quyền lực trung ương Đối với 31 tỉnh mới thành
lập. Ở đó chế độ bổ nhiệm theo đẳng cấp thâm niên cũng y hệt khuôn mẫu hành chánh
tỉnh Trung Quốc. Về việc cải cách hàng ngũ quan lại, ông theo lối tuyển chọn nhân tài vẫn
được dùng ở Trung Quốc theo từ điển Khang Hy được công bố là ngôn ngữ dùng trong
hành chánh việc tuyển chọn các quan chức qua các cuộc sát hạch cũng theo kinh điển
Trung Quốc.

Trong khi tạo ra một hệ thống nhằm củng cố sự kiểm soát của vương quyền đối
với giới ưu tú quan lại đông đảo, Minh Mạng không những tỏ ra đáp ứng quan điểm của
các quan, mà còn theo ý kiến của giới sĩ phu đông đảo, nguồn cung cấp nhân sự cho bộ
máy hành chánh. Mô hình của hệ thống thư lại Trung Quốc vẫn có truyền thống cho phép
kiến nghị lên nhà vua về những vấn đề quan trọng và hàng loạt những kiến nghị của các sĩ
phu và các triều thần chống lại đạo Kitô được dâng lên nhà vua vào các thập niên 1820-
1840, phản ánh sự thù nghịch của giới ưu tú với việc truyền đạo, của các thừa sai, cũng
như ước muốn duy trì những tiêu chuẩn của học thuyết truyền thống trong triều đại. Việc
tạo chính danh cho triều Nguyễn bằng cách nhấn mạnh vào những giáo điều truyền thống,
đu6ông nhiên phải dẫn đến việc chấm dứt các ưu đãi đối với tín ngưỡng Kitô giáo, xa lạ
với xã hội và mang tính chất khuynh đảo về chính trị.

Tuy nhiên, việc cấm đạo không diễn ra ngay sau khi Minh Mạng lên ngôi năm
1820. Cũng như Gia Long, Minh Mạng thận trọng khi phải khuyến khích các thế lực ngoại
lai do việc ngược đãi các kiều dân ngoại quốc. Hơn nữa ông ngần ngại khi phải thách thức
nhân vật thế lực chính đáng bảo hộ cho các tín đồ Kitô giáo ở Việt Nam, Lê Văn Duyệt,
hổ tướng cuối cùng của Gia Long, với tư cách là thống đốc Nam Kỳ, hầu như đã hoàn
toàn được tự trị cho đến lúc chết năm 1832. Vậy để khởi đầu, nhà vua đã đáp ứng những
kiến nghị xin cấm đạo vào đầu thập niên 1820 (Vk.1) bằng một chiếu chỉ năm 1826, chỉ
định cư trú cho tất cả các thừa sai phải sống ở kinh đô Huế. Tuy nhiên, lúc bấy giờ số
người theo đạo đông đảo đã bắt đầu gây lo ngại : Ước lượng có khoảng trên 300.000 giáo
dân rải rác trong cả nước, đa số tập trung ở Bắc Kỳ . Hơn nữa sự dính líu của các tín đồ
Kitô giáo vào các cuộc nổi loạn lớn chống lại vương quyền ( 1826-1828, 1833-1835) đã
làm cho họ bị coi là những thành phần bất hảo. Người Kitô giáo ở Bắc Kỳ được coi như
cùng phe với nhóm giả danh nhà Lê muốn chiếm lại ngai vàng. Năm 1830, nhà vua ban
hành du cấm đạo, ra lệnh bắt giữ tất cả các giáo sĩ và đốt phá các nhà thờ. Sau khi có bằng
chứng về mối liên hệ của các tín đồ Kitô giáo với cuộc nổi loạn của con nuôi Lê Văn
Duyệt là Lê Văn Khôi ở Nam Kỳ( tháng 7- 1833), Minh Mạng còn phê chuẩn bách hại
hơn nữa vào năm 1836. Theo sau là những vụ hành hình và các chiếu chỉ khác ra lệnh trục
xuất vào cuối thập niên 1830, và đỉnh cao của cuộc bách hại là hành hình 11 giáo sĩ Việt
Nam vào năm 1840. Chỉ đến khi người Anh tấn công vào Quảng Đông trong trận chiến
tranh nha phiến (1840-41), cuộc bách hại mới tạm ngưng vì sợ sự can thiệp từ bên ngoài.
Việc đình hoãn sự bách hại được người kế vị Minh Mạng là Thiệu Trị ( 1841-47) tiếp tục
duy trì cho đến những tháng cuối cùng của triều đại ông.

3.-Hải quân Pháp khiêu khích người Việt Nam trả thù các tín đồ Kitô : cuộc tấn công
Đà Nẵng lần thứ nhất, 1847.


Một đoàn tàu gồm sáu chiếc, dưới quyền chỉ huy của đại tá Cécille, được phái đi cùng
với đoàn ngoại giao của Lagrené vào năm 1844. Nhiệm vụ rõ ràng của nó là đi tìm một
điểm tựa trong vùng Đông Á. Guizot muốn kiếm một căn cứ hải quân trong vùng Đông Á,
Để người Pháp khỏi lệ thuộc vào các hải cảng đang nằm trong tay của người Anh, Tây
Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha. Đà Nẵng nằm trên duyên hải miền Trung Việt Nam đã được
coi là một khả năng. Cảng ấy đã hứa nhường cho Pháp theo những điều khoản của hiệp
ước Việt- Pháp 1787, nhưng hiệp ước ấy đã không được phê chuẩn và không có hiệu lực.
Tuy nhiên Đà Nẵng vẫn là một cảng hấp dẫn đối với hải quân Pháp. Nó nằm ngay giữa bờ
biển việt nam, rất gần với cảng của Trung Quốc. Vịnh Đà Nẵng là một nơi rất tốt để tàu bỏ
neo và có đường vào nội địa đền kinh đô Huế. Năm 1839, một thuyền trưởng tàu chiến
Pháp, đại uý Fourichon đã đề nghị cứu xét Đà Nẵng xem có thích hợp cho một căn cứ hải
quân không. Đề nghị này đã bị bộ hải quân làm ngơ, nhưng sau này, vào tháng 7-1834,
Ratti-Menton, một lãnh sự Pháp ở Trung Quốc lại đề nghị một lần nữa. Tuy nhiên, Guizot
rất muốn tránh nguy cơ xảy ra rắc rối chính trị với người Việt Nam, nên đã tuyên bố
không tán thành Đà Nẵng, mà chọn một nơi xa xôi hơn, đảo Basilan trong quần đảo Sulu,
Nhưng đảo Basila lại tỏ ra ở ngoài tầm tay, vì mặc dù người Pháp đã dàn xếp được những
thoả thuận về tài chánh với quốc vương Sulu, người Tây Ban Nha, lấy cớ đảo Basilan là
một vùng thuộc lãnh thổ Philippines, nên đã ngăn cản việc mua bán. Người Pháp còn đang
quanh quẩn tìm một chỗ khác để thay thế, thì lúc ấy các thừa sai Pháp ở Việt Nam kêu gọi
hải quân Pháp can thiệp và sự trợ giúp của ngành ngoại giao đã làm cho chính quyền Pháp
lại chú ý đến Đà Nẵng.

Từ trước đã có trường hợp hải quân Pháp can thiệp hữu hiệu, nhân danh các
thừa sai ở Việt Nam. Ngay trước khi đoàn tàu của đại tá Cécille đến Việt Nam, đại tá
Pavin- Levéque đã vào cảng Đà Nẵng tháng 10-1842 và đã thuyết phục được các quan của
vua Thiệu- trị thả năm thừa sai đang bị cầm tù. Việc này diễn ra một cách ôn hoà, Nhưng
đoàn tàu Pháp dưới sự chỉ huy của đại tá Cécille, chỉ cần đôi chút khiêu khích để có dịp
phô trương sức mạnh. Cécille đã được Guizot cho phép trợ giúp các thừa sai nếu như sự
thể khả dĩ làm được, mà không gây hệ luỵ cho nước Pháp.

Trong thập niên kế tiếp, các cuộc can thiệp của hải quân nhằm bảo vệ các thừa
sai ngày cáng trở nên quyết liệt và cuối cùng dẫn đến bạo động.

Tháng 6-1846, đại tá Fornier-Duplan được phái đến đòi Việt Nam thả Đức cha
Lefebvre.Giám mục Isauropolis và đại diện tông tòa giáo khu Nam Nam Kỳ, ra khỏi nhà
tù ở Huế. Ông đã thành công trong việc dàn xếp cho Đức cha Lefebvre đi Xingapore. Tuy
nhiên, Đức cha Lefebvre đã lập tức quay trở lại Sài Gòn và đã bị bắt. Ông lại được giải
cứu, lấn này qua trung gian của một thuyền trưởng hải quân Anh, nhưng ông lại xâm nhập
vào Sài Gòn. Cuối cùng tháng 4-1847 một tàu buồn của Pháp, Chiếc La Gloire và một tàu
chiến nhỏ, chiếc La Victorieuse được phái đến đòi thả đức giám mục Lefèbvre -Lúc ấy đã
được tự do và đòi tự do tôn giáo cho đạo Kitô. Hậu quả chuyến thăm này thật tai hại. Nó
đưa đến việc tàu Pháp bắn phá Đà Nẵng, khiến năm tàu của Việt Nam bị đánh chìm và
một số thuỷ thủ Việt Nam bị giết trước khi lực lượng Pháp bỏ đi. Các bản tường trình tuy
rất khác biệt nhau, nhưng đều thống nhất trong việc mô tả sự thiện chí của viên tư lệnh
Pháp. Đại tá Pierre, trong việc tôn trọng những nghi thức bình thường khi quan hệ với
triều đình Việt Nam. Sự ngạo mạn của La Pierre đã khiêu khích phía Việt Nam chuẩn bị
phản công bằng hải quân và La Pierre cho đó là một đe doạ sẽ tàn sát lực lượng Pháp. Đó
là lý do mà sau này ông đưa ra để biện minh cho việc bắn phá.

Các sự phiền nhiễu mà thừa sai Pháp tại Việt Nam phải chịu ngày càng gia tăng
là do hậu quả của cuộc tấn công này. Đối với người Việt Nam, hành động của người Pháp
có tính cách ngạo mạn và hung hãn, nhưng nhất là thiếu dứt khoát. Hành động bắn phá của
La Pierre không được tiếp tục theo đuổi, mà cũng không có một lời giải thích, Kết quả
đem lại trái với mục đích của việc can thiệp, nó khiêu khích sự trả thù. Vua Thiệu - Trị từ
trước đã bắt đầu tỏ dấu sẵn lòng nhân nhượng đòi hỏi của Pháp về vấn đề tôn giáo, nay
nhất định quay về lập trường cứng nhắc cũ, Ông ban hành một lúc bốn chiếu chỉ cấm đạo
Kitô. Mặc dầu ông mất trong vòng vài tháng sau cuộc tấn công của Pháp, sự thách thức
của ông đã tạo một tiền lệ cho người kế vị là vua Tự Đức. Tự Đức tiếp tục biểu lộ lòng tức
giận đối với cuộc tấn công Đà Nẵng, nhưng ông còn có một lý do khác cho việc bách hại
đạo quyết liệt. Đó là sự biểu lộ thiện cảm của người Kitô giáo đối với quyền nối ngôi của
anh ông, thái tử Hồng Bảo. Do quyền kế vị của mình bị thách thức và do còn nhỏ tuổi nên
bị lệ thuộc vào các cố vấn, Tự Đức đã ban hành vào năm 1851 (Vk.2) và năm 1855, những
chiếu chỉ cấm đạo khắc nghiệt chưa từng thấy. Mặc dầu lời lẽ rất nghiêm khắc, các chiếu
chỉ được các quan chức ở tỉnh thi hành rất tuỳ nghi. Ngoài những vụ trục xuất và cầm tù,
chỉ có hai linh mục Pháp và khoảng mười giáo hữu Việt Nam bị hành quyết từ 1853 đến
1856. Chỉ sau khi người Pháp bắn phá Đà Nẵng lần thứ hai 1856, mở đầu cho cuộc tấn
công viễn chinh của Pháp vào năm 1858 mức độ thi hành các chiếu chỉ cấm đạo mới đột
ngột gia tăng. Điều này là khởi đầu tiêu biểu, sau này trở nên quen thuộc trong ba thập
niên. Hiện tượng quần chúng tấn công các tín đồ Kitô giáo mỗi khi Pháp can thiệp hoặc
tấn công Việt Nam vì lý do chính trị.


TÀI LIỆU ĐỌC THÊM:



CÁC VĂN KIỆN

1. Kiến nghị của các sĩ phu do thượng thư bộ hình, dâng lên vua Minh Mạng, Huế,
tháng 8 năm 1826.


Đạo này giả dối và trái với đạo lý đích thực. Nó dụ dỗ nhân dân và lạm dụng lòng chất
phát của họ, nó dùng hoả ngục và cực hình để doạ dẫm những người yếu vía, và hạnh
phúc thiên đàng để lôi kéo những người khác. Nó đã lộng đến mức dám in ra lịch riêng và
còn có cả toà án riêng để xét xử… Từ khi đạo này vào nước ta, hàng ngàn người đã đến
khắp cả các tỉnh tuyến xưng về đạo. Những người bị tiêm nhiễm giáo lý của đạo này trở
nên cuồng nhiệt đến độ mê muội và rảo khắp nơi như người điên.

Tín đồ này không tôn trọng tinh thần trong sáng: Họ không thờ cúng tổ tiên. Họ ngày
càng đông đảo và liên tục xây thêm nhà thêm nhà thờ mới. Đó chính là lý do khiến chúng
tôi ngước mắt lên xin hoàng thượng chấn chỉnh lại những việc sai trái này. (L.E.Louvet,
La Cochin chine religious (2 tập, Paris, 1885), tập 2 trang 504-505).

2. Vua Tự Đức: Chiếu chỉ cấm đạo Kitô 30 tháng 3 năm 1951


Chiếu chỉ

Giáo lý của Giêsu có nguồn gốc từ những người châu Âu. Nó ngăn cấm sự thờ cúng tổ
tiên và thần linh. Để làm người ta lạc hướng và u mê, nó nói về Trời và nước Thánh. Biết
rõ luật pháp của nước ta không dung thứ được giáo lý độc ác ấy, những kẻ sản sinh nó đã
đưa ra hình ảnh một Giêsu bị hành hình, là thầy của họ, để dụ dỗ những kẻ ngu muội và
làm cho họ đối đầu với cái chết mà không sợ sự sợ hãi, ăn năn. Thật là một ảo tưởng tệ
hại! Thật là một nỗi ám ảnh lạ kì.

Dưới thời vua Minh Mạng, từ thờ phượng phi nghĩa này đã bị cấm bởi nhiều chiếu dụ.
Mỗi khi một người Kitô giáo không chịu bỏ đạo thì đều bị trừng phạt nặng nề, lập tức và
không thương tiếc. Từ thời vua Thiệu Trị, nhiều lệnh cấm cái giáo lý ương ngạnh này đã
được ban hành . Chỉ trừ những người già cả và tàn tật bệnh hoạn, không có người Kitô
giáo nào bướng bỉnh được miễn thứ cả.

Đó là lý do khiến các bậc tiền bối của ta lúc nào cũng rất thận trọng, chính xác và khôn
ngoan trong hành động để loại trừ những giáo điều ác độc của đạo ấy. Qua việc tuân thủ
đều đặn các nghi thức, học hỏi về âm nhạc và một kiểu ăn mặc đoan trang, họ đã đạt tới
một trình độ văn hoá cao, nền văn minh của ta đặt cơ sở trên phép xử sự hợp lý, nhưng nó
sẽ mau chóng bị phá huỷ, một khi cái giáo điều của những kẻ lòng còn man rợ và tính như
thú vật này được thực hành.

Khi lòng người hư hỏng mà không chịu lập tức sửa đổi, tình cảm đạo đức chân chính
sẽ bị bóp nghẹt. Do đó cấm chỉ những thói xấu và truyền bá sự hiểu biết, là điều rất có lợi
cho đạo đức của các thế hệ mai sau.

Ta, Tự Đức, luôn trung thành với những tập tục cổ xưa, là lắng nghe và nhận xét trong
mọi hành động, phán đoán và mệnh lệnh, lưu ý những điều đúng đắn, học hỏi cẩn thận
những điều hay có liên quan, đã uỷ thác cho các triều thần của ta nộp một phúc trình về
vấn đề đã được triển khai lên ta qua cơ mật Viện, về sự cần thiết phải cấm cái đạo độc ác
của Giêsu. Đây là những điều các triều thần đã khuyên ta:

Các giáo sĩ châu Âu sẽ phải ném xuống sông hoặc xuống biển sâu, vì vinh quang của
đạo đích thực. Các giáo sĩ Việt Nam dù có đồng ý bước qua thập giá hay không, đều bị
chặt làm đôi, để mọi người đều biết sự nghiêm minh của luật pháp.

Ta đã xem xét những đề nghị và thấy chúng phù hợp với lương tri. Các quan đã được
lệnh thi hành, nhưng phải kín đáo chứ không tuyên bố. Như vậy, các giáo sĩ châu Âu lén
lút xâm nhập vào nước ta và đi khắp các tỉnh để lừa dối và dụ dỗ lòng người, ai tố cáo và
giao nộp họ cho các triều thần, sẽ được thưởng trước hết là tám lạng bạc, và sau đó là một
nửa tài sản của những ai đã bảo vệ che giấu họ: Nửa còn lại sẽ xung vào công quỹ.

Còn về những người đã che giấu các giáo sĩ châu Âu ấy, dù chức lớn hay nhỏ, thời
gian chóng hay chầy, tất cả đều bị chém làm đôi và ném xuống sông sâu, trừ những trẻ em
dưới tuổi biết suy nghĩ sẽ bị gởi đi khỏi làng. Những người vắng mặt và không hay biết về
việc giáo sĩ người Âu được dấu trong nhà sẽ khỏi bị thụ hình.

(Bản dịch của Đức cha Retord, biên niên sử về việc truyền bá đức tin, 1852, XXIV, trg
11, ff).

(1) Mặc dầu các hoàng đế Việt Nam (hay vương) đều cho mình cùng có một vai trò
đạo lý và các đặc tính tinh thần như các hoàng đế Trung Quốc, người Pháp thường có thói
quen, gọi họ là “Vua”.


B. NHỮNG KÊU GỌI - THAM KHẢO VÀ QUYẾT ĐỊNH.

1.-Louis Napoléon lên cầm quyền và sự phát triển việc truyền giáo ở Đông Á.


Sự rạn nứt giữa hàng giáo phẩm công giáo và nhà nước kéo dài từ 1830 đã chấm dứt,
với việc hàng giáo phẩm ngả hẳn sang hướng đối nghịch sau các cuộc biến động tháng
năm và tháng sáu trong cuộc cách mạng năm 1848. Việc Louis Napoléon Bonaparte lên
làm quốc trưởng đầu tiên của đệ nhị cộng hoà, đã đánh dấu bước khởi đầu sự liên kết mật
thiết giữa Giáo hội và chế độ bảo thủ mới. Các giám mục công giáo đã công khai ủng hộ
ứng cử viên quốc trưởng Napoléon và đáp lại, họ được hứa hẹn một chương trình rộng lớn
về các nhượng bộ cho lợi ích của công giáo.

Sau cuộc đảo chánh năm 1851, tạo nên đệ nhị đế chế, sự ủng hộ của các giáo sĩ cho
Louis Napoléon lúc bấy giờ là Napoléon đệ tam còn mạnh hơn nữa và kéo dài cho đến khi
Napoléon can thiệp vào việc chống lại các quyền lợi giáo hoàng trong cuộc chiến tranh
giữa Ý và Áo năm 1859.

Việc Napoléon III xích lại gần với Giáo hội công giáo đã khuyến khích các thừa sai lên
tiếng bày tỏ nhu cầu nhiều hơn, và là nguyên do giúp cho sự than phiền của các thừa sai
lúc bấy giờ được dễ dàng chuyển lên cấp cao nhất của chính phủ.

Dù vậy, tương quan giữa áp lực của thừa sai và hành động của chính phủ không hẳn là
đơn giản khuynh hướng ủng hộ các giáo sĩ của chế độ Bonaparte trong thập niên 1850,
không tự nó giải thích rằng Napoléon III sẵn lòng can thiệp chỉ vì các thừa sai ở Việt Nam.
Việc thi hành chính sách nhà nước Đông Nam Á liên hệ rất mật thiết với ý niệm của
Napoléon về quyền lợi của chính triều đại mình và của Pháp, cũng như với sự quan tâm
của ông nhằm duy trì sự ủng hộ của giáo sĩ. Nếu ước muốn bảo vệ lợi ích của các thừa sai
mà Napoléon đã công bố, có đưa đến một sự can thiệp nào của Pháp ở Việt Nam, thì đó
không hẳn là mục đích cuối cùng trong chính sách của ông.

1.-Áp lực của các thừa sai đòi hỏi Pháp can thiệp vào Việt Nam 1850-1856.


Trong những năm đầu tiên của đệ nhị cộng hoà, chính phủ không quan tâm gì đến
vùng Đông Á. Việc rút phái bộ ngoại giao ở Trung Quốc về còn được cứu xét như một
biện pháp kinh tế khả dĩ vào năm 1849. Nhưng trong thời gian 1850-1851, những than
phiền của các thừa sai ở Việt Nam lẫn Trung Quốc đều gia tăng. Đặc biệt là những phản
kháng của phái bộ ngoại giao ở Trung Quốc và của chủng viện Hội thừa sai Hải ngoại, sau
khi các chiếu chỉ cấm đạo khắc nghiệt của Tự Đức được ban hành vào năm 1851. Giữa
năm 1852 tám Giám mục ở các giáo khu Viễn Đông đệ trình lên Napoléon III một thỉnh
nguyện, nêu rõ chính quyền Pháp thiếu đáp ứng đối với sự bách hại các thừa sai khắp
Đông Á, đặc biệt là ở Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam, gây nên một cảm tưởng về sự
yếu đuối của Pháp. Họ yêu cầu phái đi một lực lượng hải quân nhằm đẩy mạnh uy tín của
Pháp.

Tháng tám và tháng chín năm 1852, lãnh sự Pháp ở Trung Quốc, Comte de
Bourboulon gởi về những công văn nhiều chi tiết hơn yêu cầu can thiệp trên qui mô lớn
chưa từng có. Đó là những công văn được soạn thảo bởi sự hợp tác của linh mục Libois,
thuộc Hội thừa sai hải ngoại. Kể lại tin tức về việc hành hình cha Bonnard và cha
Schoeffler mới diễn ra ở Việt Nam, Bourboulon đề nghị một cuộc viễn chinh để đòi hỏi
một hiệp ước thương mại và áp đặt người Việt Nam phải nhân nhượng về tôn giáo. Ông đề
nghị giữ lấy Đà Nẵng nhằm bảo đảm cho việc Việt Nam tuân thủ hiệp ước ấy.

Ban đầu, Hải quân và Quai d’Orsay có đáp ứng thuận lợi đối với các đề nghị ấy và
chuẩn bị đề thi hành. Nhưng khi suy nghĩ kỹ hơn Bộ Hải quân thấy dự án ấy đòi hỏi quá
nhiều tài nguyên. Thế rồi việc giặc Thái bình chiếm miền Nam Trung Quốc vào đầu năm
1853, đã đột ngột thay đổi ưu tiên về sự quan tâm của Pháp ở trong vùng, chuyển sự quan
tâm từ Việt Nam sang các miền duyên hải Trung Quốc, đặc biệt là Thượng Hải, nơi các
cộng đồng người Pháp thương gia cũng như thừa sai, đang bị giặc Thái bình bao vây. Việc
đã gây ảnh hưởng quan trọng hơn trong sự trì hoãn can thiệp của Pháp vào Việt Nam là
cuộc khủng hoảng ở Cận đông ngày càng sâu đậm dẫn đến cuộc chiến tranh Crimée năm
1854. Cuộc xung đột này hầu như đã thu hút tất cả các tài nguyên quân sự và hàng hải và
làm tê liệt mọi khả năng hành động của Hải quân Pháp chống Việt Nam trong hai năm sau
đó.

2.-Phái bộ Montigny, 1856-1857.


Tuy nhiên, sự nhiễu hại mà các thừa sai ở Việt Nam phải chịu tại địa phương vẫn là
một vấn đề cấp bách. Khi ông giải quyết vấn đề này bằng sức mạnh trong lúc còn chiến
tranh ở Crimée, người Pháp phải cử một phái bộ ngoại giao không vũ trang tới Huế, hy
vọng thương thuyết được một giải pháp. Charles de Montigny, phó lãnh sự ở Thượng Hải,
đã đại diện đi thương thuyết một hiệp ước thương mại ở Thái Lan, theo mô hình của một
hiệp ước mà người Anh mới đạt được, nhận được lệnh mở rộng nhiệm vụ ngoại giao sang
Việt Nam, Ông được chỉ thị phải ép người Việt Nam một cách quả quyết và kiên trì hầu
đạt được một hiệp ước về thương mại và nhân nhượng về tôn giáo. Nhưng việc Montigny
đến Việt Nam bị trì hoãn khá lâu. Sau khi ký hiệp ước với Thái Lan, ông quay sang Cam
Bốt để theo đuổi một cơ hội chớp nhoáng, nhằm đạt được một hiệp ước tương tự. Trong
lúc ấy, một sĩ quan hải quân Pháp được gởi đến Đà Nẵng nhằm chuẩn bị con đường cho
Montigny thương thuyết với triều đình Huế. Giữa tháng 9 năm 1856, thuyền trưởng
Lelieur của tàu Catinat đã bị các viên chức Việt Nam trục xuất khỏi cảng Đà Nẵng khi ông
định trình thông báo chính thức của phái bộ Montigny. Bực tức vì không tống đạt được
văn bản về những đòi hỏi mà Montigny dự tính, Lelieur bất chấp chỉ thị và đã bắn phá Đà
Nẵng. Sau đó ông cho đổ bộ một lực lượng lên bờ bít miệng sáu mươi khẩu súng của pháo
đội Việt Nam bảo vệ vịnh Đà Nẵng. Tạm thời bị rúng động bởi cuộc tấn công, triều đình
Việt Nam khi tiếp xúc với người kế vị Lelieur, thuyền trưởng Collier của tàu Capricieuse,
đã cho phép chấp thuận chính thức đề nghị thương lượng của Pháp. Tổng đốc tỉnh Quảng
Nam thay mặt triều đình trả lời đầu tháng 11 năm 1856, đã đồng ý thương thuyết một hiệp
ước “theo đúng với luật lệ Việt Nam”. Nhưng cuối cùng, Montigny đến Việt Nam vào cuối
tháng giêng năm 1857, phe chủ chiến ở triều đình Huế đã lật ngược lại chính sách đó. Vì
thế khi Montigny gặp phái đoàn Việt Nam tháng 2 năm 1857, ông được cho xem một bản
dự thoả hiệp ước với lời lẽ khinh thường Napoléon III và chỉ đưa ra những gì mà người
Pháp hoàn toàn không muốn. Sau hai tuần vật lộn vô ích, Montigny đã bỏ dở cuộc thương
thuyết và rút đi qua cảng Đà Nẵng, để lại một bản dự thảo đề nghị, trong đó có điều
khoản, đạo công giáo phải được thừa nhận như “một trong những tôn giáo” của Việt Nam.
Những kẻ chủ trương chống Pháp ở triều đình Huế có vẻ như thắng thế, về việc Montigny
rút đi êm xuôi đã xác nhận sự bất lực của Pháp. Như một bài thơ tiếng Việt sau này đã
diễn tả điều ấy: “Người Pháp sủa như chó, nhưng chạy dài như dê”.

3.-Napoléon III cân nhắc về cuộc viễn chinh giữa tháng 01 và tháng 11 năm 1857.


Việc gởi một đoàn quân viễn chinh qua Việt Nam cuối cùng vẫn do cá nhân Napoléon
III quyết định, trái với ý muốn của hầu hết các bộ trưởng, sau một loạt lời kêu gọi của
những đại diện cho lợi ích các thừa sai. Hoàng hậu Eugénie có liên hệ mật thiết với nhóm
giáo sĩ trong triều đình và đặc biệt có thiện cảm với hoạt động của các thừa sai, được coi
như là người có công ảnh hưởng đến quyết định này. Vai trò của bà có lẽ là giúp cho các
thừa sai và những người ủng hộ họ trong giới hải quân và ngoại giao dễ dàng được gặp
nhà vua.

Tháng giêng năm 1857 cố Huc, một thừa sai dòng Lazarít đã trực tiếp viết thư cho
Napoléon III thuyết phục nhà vua gởi một đội quân viễn chinh sang để thôn tính Việt
Nam. Mặc dầu Huc chưa về đến Việt Nam, vẫn đóng vai trò phát ngôn viên cho linh mục
Libois, bạn thân của ông đang làm đại diện cho Hội Thừa sai Hải ngoại ở Hồng Kông. Về
phần Libois, ông đã từng gây sức ép với lãnh sự Pháp ở Quảng Đông làm cho các Bộ
trưởng hiểu rõ về những khó khăn của các thừa sai ở Việt Nam.

Trong thư gởi cho nhà vua, (vk.3), cố Huc đã đặc biệt nhấn mạnh về những lợi ích vật
chất của việc đánh chiếm Việt Nam, cũng như sự cần thiết phải bảo vệ các thừa sai. Kết
quả trực tiếp do lời kêu gọi của cố Huc, là tháng tư 1857 Napoléon III đã thành lập một uỷ
ban nhỏ dưới quyền nam tước Brenier, một viên chức cao cấp trong bộ ngoại giao, để
nghiên cứu đề nghị của cố Huc. Thành phần của uỷ ban Brenier phần lớn là nghiêng về
phía ủng hộ đề nghị ấy: nó gồm có hai sĩ quan hải quân, đô đốc Fourichon và đại tá Jaurès.
Cả hai đã từng phục vụ ở Trung Quốc và tích cực ủng hộ việc can thiệp. Và chính Brenier
cũng có vẻ ủng hộ đường lối này. Tháng 5 năm 1857, uỷ ban đề nghị áp đặt sự bảo hộ của
Pháp vào Việt Nam (vk.4, 5). Trong số những nhân chứng được uỷ ban phỏng vấn - Cố
Huc, Lm Chamaison và đức cha Pellerin, giám mục ở Biblos và đại diện tông toà ở Bắc
Nam Kỳ. Tất cả đều là tiêu biểu cho những lợi ích trong việc Pháp tìm được một chỗ đứng
chính trị tại Việt Nam. Giám mục Pellerin đóng vai trò hàng đầu cùng với cố Huc, trong
việc vận động sự can thiệp của Pháp. Sau khi cung cấp chứng cớ cho uỷ ban, Pellerin tổ
chức một chiến dịch vận động công chúng ủng hộ cuộc viễn chinh, thông qua anh em nhà
Vueillot đáng sợ lúc ấy đang điều khiển tờ l’Univers, cơ quan ngôn luận tích cực nhất của
các giáo sĩ. Hai lần được Napoléon hỏi đến cuối tháng sáu và cuối tháng tám, chính
Pellerin đã giảng cho các tín hữu đông nghẹt ở nhà thờ chính toà Notre Dame và tại Thánh
đường Thánh Laurent về số phận của các thừa sai ở Việt Nam.

Phản ứng nói chung là không thuận lợi của các bộ trưởng đối với những đề nghị của
uỷ ban Brenier cho thấy vai trò nổi bật của cá nhân Napoléon III trong quyết định này. Bộ
trưởng ngoại giao Walewski, mặc dầu lúc đầu không tán thành việc can thiệp, đã phải
chiều theo quan điểm của Napoléon. Khi trình bày bản phúc trình của Brenier cho một nội
các thiếu thiện cảm cứu xét vào giữa tháng bảy 1857 và với sự vắng mặt của nhà vua,
Walewski đã che dấu cho đến cuối cuộc thảo luận, không cho biết là trên nguyên tắc nó đã
được nhà vua quyết định. Chỉ đến khi các bộ trưởng nhận ra họ đã bị lừa, mà bộc lộ những
ý kiến thẳng thắn trái với quan điểm của nhà vua, họ mới tỏ ra đồng ý với cuộc viễn chinh
(vk.6).

Napoléon III không chủ yếu quan tâm đến việc bảo vệ các thừa sai, nhưng vì vấn đề ấy
có tầm mức rộng lớn hơn, là củng cố uy tín của Pháp ở phương Đông. Hơn nữa, các chiến
lược và vật chất cũng như chi phí và tầm mức của việc can thiệp có vẻ như được tính toán
kỹ. Sau khi quyết định vào tháng bảy, Napoléon do dự thêm bốn tháng nữa về phương
thức tiến hành. Mãi cho đến ngày 21 tháng 9 năm 1857, mức độ của cuộc viễn chinh cũng
như những điều kiện rõ ràng của nó mới được quyết định. Điều này chủ yếu là do những
hệ luỵ về ngoại giao và khó khăn trong việc tiếp vận gây ra do cuộc khủng hoảng lớn đang
diễn tiến ở Trung Quốc.

4.-Tình hình quốc tế trong năm 1857.


Một trở ngại có từ lâu đối với việc Pháp can thiệp vào Việt Nam, là sợ người Anh
không hài lòng. Chắc chắn là ý muốn cạnh tranh với người Anh đã kích thích người Pháp
mở rộng hoạt động ngoại giao và hải quân ở vùng Đông Á, nhưng người Pháp vẫn thận
trọng không muốn tỏ ra thách thức sự quan tâm của Anh. Khi cuộc chiến Crimée bắt đầu
vào năm 1854, Napoléon đã xích lại gần thành đồng minh của Anh, thân thiết hơn bất cứ
người tiền nhiệm nào của ông, từ thời phục hưng. Nhưng mặc dù là đồng minh với nhau ở
vùng Cận Đông, hai nước vẫn cạnh tranh nhau tại Viễn Đông và do đó cần tránh bất cứ va
chạm nào. Quyết định của Napoléon gởi một đội quân qua Việt Nam có thể dẫn đến nguy
cơ ấy. Sự phát triển của cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến thời điểm,
mức độ và mục tiêu của việc Pháp can thiệp vào Việt Nam.

Ban đầu còn ngần ngại không muốn hành động chung, đến năm 1856, các nhà hoạch
định chính sách Anh và Pháp đã nhận ra quyền lợi chung, khi phối hợp các chiến lược gây
sức ép với Bắc Kinh. Đã từ lâu, người Anh không được hài lòng với những điều khoản đã
đạt được trong hiệp ước Nam Kinh 1842. Mặc dầu những hạn chế trong độc quyền ở
Quảng Châu đã được bãi bỏ và thêm bốn cảng ở bờ biển nữa được mở cửa cho các tàu
Anh ra vào, tất cả các cảng khác vẫn còn đóng cửa và việc vào sâu trong đất liền vẫn bị
cấm. Giới thương gia Anh Quốc, ở địa phương cũng như ở chính quốc, tin rằng thị trường
khổng lồ của Trung Quốc vẫn chưa được khai thác hết, và uỷ viên mới của họ ở Hồng
Kông, ngài John Bowring, một nhà chủ trương tự do mậu dịch đã nhiệt thành ủng hộ lập
trường của hộ. Tuy nhiên người Pháp lại ít bực bội về những hạn chế về mậu dịch hơn
người Anh, bởi vì các doanh nghiệp Pháp vẫn chưa quan tâm đến thị trường Trung Quốc.
Chắc chắn họ cũng muốn xâm nhập vào thị trường này, nhưng lúc ấy họ trách cứ Trung
Quốc phần lớn về việc hành hình một thừa sai Pháp, Fr. Chapdelaine năm 1855. Việc xử
chém và Pháp phân thây Chapdelaine theo lệnh của các quan Trung Quốc, không phải chỉ
vì lý do tôn giáo: nó là một thách thức đối với uy tín của Pháp. Nó cũng tiêu biểu cho sự
thoái bộ trong chính sách của lãnh sự quán ở Quảng Châu muốn theo đuổi một loạt những
mục tiêu tương lai về thương mại và ngoại giao thông qua việc mở rộng hoạt động thừa
sai ở Trung Quốc. Mục tiêu của người Pháp có thể khác với mục tiêu của người Anh,
nhưng chúng không đối nghịch nhau. Hơn nữa, hai muốn đều muốn thiết lập quan hệ
ngoại giao trực tiếp với triều đình Trung Quốc. Cả hai đều nhằm ép buộc người Trung
Quốc chấp nhận sự đại diện ngoại giao thường trực của họ ở Bắc Kinh.

Uỷ viên của Anh ở Hồng Kông, ngài John Bowring và lãnh sự Parkes ở Quảng Châu,
đã đi đầu trong việc đưa vấn đề này ra. Trong hơn một năm, cả hai viên chức người Anh
này đã tìm cơ hội để tái thương thuyết những điều khoản của hiệp ước, nếu cần bằng cách
khiêu khích gây hấn. Cuối năm 1856, khi mà những giao dịch của người Anh và Pháp với
Trung Quốc trở nên gay gắt hơn, các nhà ngoại giao của hai nước đã nhận được lệnh tổ
chức một cuộc can thiệp chung, để theo đuổi mục tiêu của mỗi bên. Khi sự kiện mũi tên ở
Quảng Châu khơi mào cho sự gây hấn giữa Anh và Trung Quốc vào năm 1857, người
Pháp chỉ thị cho đô đốc Guérin, tư lệnh hạm đội Pháp ở Viễn Đông, triển khai lực lượng
của mình hỗ trợ cho hải quân Anh, nhưng khi cuộc khủng hoảng ra trầm trọng hơn, người
kế vị của ông, đô đốc Rigault de Genouilly được lệnh phối hợp trực tiếp với hải quân Anh.

Việc phối hợp hoạt động hải quân giữa Anh và Pháp chống Trung Quốc là một tình
huống khích lệ đối với những người chủ trương đưa quân Pháp đóng chiếm Đà Nẵng. Việc
Anh mang ơn sự giúp đỡ của Pháp trong việc chống Trung Quốc, có thể làm giảm bớt bực
bội của họ khi thấy Pháp lập được một chỗ đặt chân thường trực ở Việt Nam. Còn khích lệ
hơn nữa đối với người Pháp, là sự bùng nổ cuộc nổi loạn của binh lính bản xứ ở Ấn Độ
vào tháng 5 năm 1857. Cuộc nổi loạn không những làm cho người Anh phải đưa một ít
lực lượng của họ từ Trung Quốc về Ấn Độ và lệ thuộc nhiều hơn vào quân đội và tàu bè
Pháp ở duyên hải Trung Quốc mà làm cho các nhà hoạch định chính sách của Anh không
còn quan tâm gì đến việc Pháp can thiệp nhằm bảo vệ những thừa sai của họ đang bị sách
nhiễu tại Việt Nam.

Mặc dầu có những điều kiện thuận lợi ấy, Napoléon III vẫn do dự trong việc chấp
thuận một cuộc viễn chinh tới Nam Kỳ. Ông không dứt khoát được về mức độ của cuộc
chinh phục và ông cũng không muốn nhấn mạnh tính chất của cuộc viễn chinh vì lợi ích
tôn giáo. Quyết định của ông một phần tuỳ thuộc vào diễn biến quân sự ở Trung Quốc lúc
ấy còn kéo dài tới những tháng cuối năm 1857. Cuối cùng khi được khởi sự cuộc viễn
chinh Nam Kỳ lại được thực hiện trên những nguyên tắc khác với những gì được đề nghị
từ ban đầu. Uỷ ban Brenier đã đề nghị một lực lượng riêng gồm 2600 người và 6 tàu
chiến, hoạt động phối hợp với hạm đội hải quân ở Trung Quốc. Thay vào đó, lực lượng
bao gồm tất cả hạm đội ở Viễn Đông lúc ấy đang chờ đợi chấm dứt cuộc gây hấn ở Trung
Quốc, trước khi hoạt động chống Việt Nam. Trong vòng vài ngày sau khi quyết định, tin
tức cho biết người Việt Nam đã hình thành một giám mục Đa minh người Tây Ban Nha ở
Đông Bắc Kỳ là Đức Cha Diaz. Napoléon nắm lấy cơ hội ấy và mời chính phủ Tây Ban
Nha tham gia cuộc tấn công người Pháp không mong đợi nhiều lắm vào sức mạnh quân sự
của Tây Ban Nha. Trong việc này nó chỉ vỏn vẹn có một chiếc tàu và 450 quân sĩ, nhưng
về mặt ngoại giao, Tây Ban Nha có thể là một lá chắn tốt đối với sự phản đối của người
Anh.

Mục đích không rõ rệt của Napoléon được phản ánh qua những chỉ thị mà ông ban cho
đô đốc Rigault de Genouilly. Ông này có thể thiết lập một nền bảo hộ hoàn toàn của Pháp
trên toàn lãnh thổ Việt Nam, như sự đề nghị của uỷ ban Brenier. Nhưng nếu cần thiết và
tuỳ theo thiện chí đáp lại của Việt Nam và tuỳ tình hình địa phương, ông có thể ký một
hiệp ước về thương mại và tôn giáo, bảo đảm bằng việc thiết lập một căn cứ hải quân ở Đà
Nẵng (vk.7). Trên thực tế, Riggault đã được tự do muốn nhúng tay vào Việt Nam đến mức
độ nào cũng được.


CÁC VĂN KIỆN



3. Lm. E.Huc - Thư gởi hoàng đế Napoléon III Paris, tháng giêng năm 1857.


… Tóm lại, việc Pháp có được một cơ sở giàu có và hùng mạnh ở Viễn Đông là một
điều cực kỳ quan trọng. Đứng trên quan điểm nào thì Nam Kỳ cũng là nơi thích hợp với
chúng ta nhất. Chúng ta có quyền chiếm lấy nó và điều ấy cũng thực hiện dễ. Nước Pháp
sẽ chẳng phải tốn kém gì, mà điều đó chắc chắn sẽ mang lại của cải và vinh quang cho đất
nước. Người Anh đã nhòm ngó Đà Nẵng và họ sẽ vào trước, nếu họ biết ta có quyền và
biết về kế hoạch chiếm đóng của ta… (Bộ ngoại giao, Paris, các văn kiện và tài liệu châu
Á, tập 27).


4. Phúc trình lần thứ 6 về biên bản của uỷ ban Nam Kỳ, ngày 16 tháng 5 năm 1857.


Hiện diện tại trụ sở Bộ ngoại giao:

- Nam tước Brenier, Chủ tịch Uỷ ban
- Ông Crintrat, Giám đốc thuộc Bộ
- Ông Fleury, Giám đốc thuộc Bộ Thương mại
- Phó Đề đốc Fourichon
- Đại tá Jaurès
- Ông De Mofras, thư ký.
- Được mời hiện diện trước uỷ ban.
- Đức Cha Pellerin, Giám mục ở Biblos, và đại diện tông toà địa phận Bắc Đàng
Trong.
- Lm. Chamaison, thừa sai ở Nam Kỳ.
… Ông chủ tịch hỏi Đức Cha Pellerin, Giám mục Biblos liệu chúng ta ký hiệp ước
mới có đủ chưa, hay chúng ta phải chiếm đóng Nam Kỳ.

Đức Cha Pellerin trả lời rằng: Về việc ký hiệp ước, ta chỉ cần tới được Huế và buộc
nhà vua ký, ban hành một chiếu chỉ và ra lệnh thi hành.

Vì các ông Cintrat và Fleury tỏ ra ngờ vực về sự hữu hiệu đầy đủ của một biện pháp
như thế đối với việc bảo vệ những quyền lợi tôn giáo, thương mại và kiều dân, ông chủ
tịch lập lại câu hỏi một lần nữa.

Đức giám mục Biblos lập lại rằng, ý kiến của ngài hoàn toàn chỉ có tính cách cá nhân,
và không được chia sẻ bởi các thừa sai khác, là việc ký kết một hiệp ước với nhà vua, sự
hiện diện của một lãnh sự, việc mở cửa các hải cảng và sự có mặt thường xuyên của lực
lượng hải quân để ký một hiệp ước, cũng bằng số chi phí để chiếm lấy đất ấy, hoặc thiết
lập một nền bảo hộ trên đất ấy. Và ông hỏi Đức cha Pepperin: Chúng ta có nên dựa vào
giá trị của bản hiệp ước 1787 khi trình bày lập trường của ta không và sau hết dân chúng
sẽ dễ chấp nhận sự chiếm đóng, hay sự bảo hộ hơn?

Giám mục Biblos trả lời rằng, ngoài những quyền mà ta có được do bản hiệp ước,
chúng ta nên nại lý do cần thiết phải đòi đền bù cho những thiệt hại, chẳng hạn như việc tử
đạo của các thừa sai, việc không thi hành các điều khoản đối với họ, việc các quan bỏ
thuốc độc vào nước uống của họ, việc tàn sát các người theo đạo Kitô, sự lăng nhục đối
với các nhà thương thuyết cuối cùng của ta và sau hết, đối với lời đe doạ của ông M.
Montigny về sự nổi giận và trả đũa tức thời của Pháp. Còn về việc chiếm cứ hoàn toàn và
truất phế nhà vua, Đức cha cho rằng sẽ có lợi hơn, nếu ta chiều theo tình cảm của nhân
dân, bằng không sẽ nảy sinh những rắc rối trong nước cũng như bên ngoài và theo ngài,
nên bắt nhà vua ngay khi đến nơi và vẫn để cho nhà vua có quyền trên danh nghĩa, nhưng
vì rất có thể nhà vua sẽ tự treo cổ cùng với quan đầu triều đình của mình ta sẽ phải cai trị
thông qua người kế vị vua, người này khó có thể cảm thấy bị nhục giống như vị vua trước
mà tự tử được. Việc giữ lại ngôi vua và những lợi ích từ một nền hành chính công bằng và
liêm khiết do người Pháp điều khiển và mang lại, sẽ làm rạng danh nước Pháp, và sự bảo
hộ của Pháp sẽ được toàn thể nhân dân chấp nhận. Đức cha Pellerin còn ngụ ý rằng những
nỗ lực khai hoả của ta sẽ được sự giúp đỡ rất nhiều của sáu trăm ngàn tín hữu công giáo
người Việt, của đông đảo c ác thầy giảng do các thừa sai đào tạo rất quen thuộc với phong
cách và tập quán của ta và hầu như với cả tiếng nói nữa, vì tất cả đều nói và viết la tinh
lưu loát, các thầy giảng này sẽ là vườn ươm nơi ta tuyển các quan lại. Thông qua họ,
chúng ta có thể cứu vớt một dân tộc 40 triệu người thoát khỏi sự áp bức mà các nhà lãnh
đạo của họ hiện đang bắt họ phải chịu…

… Ông Jaurès muốn biết việc thâu thuế có dễ dàng không, có những loại thuế nào, và
cách thâu thuế ra sao.

Giám mục Pellerin trả lời có hai loại thuế: Thuế thân, một quan mỗi năm (1 fr 25), đàn
bà và trẻ em được miễn. Và thuế ruộng đất, mỗi giạ lúa nặng 150 cân Anh cho mỗi hecta,
hoặc cho một miếng đất trồng được 25 giạ. Việc phân chia các đơn vị hành chính hầu như
cũng giống của chúng ta, nên việc thâu thuế rất dễ. Hơn nữa, chúng ta sẽ tìm thấy ở Huế,
trong cung điện, nơi nhà vua một mình sống với năm ngàn bà vợ, một kho tàng có thể trị
giá tới năm mươi triệu francs...

… Ông chủ tịch yêu cầu Giám mục Pellerin cho biết một số chi tiết về vấn đề thương
mại.

Từ những tin tức mà vị giám mục cho biết có vẻ như đất Nam Kỳ có khí hậu hiền hoà,
đất đai màu mỡ, có nhiều sông và kênh đào cắt ngang dọc và đưa nước tới. Đất ấy sản
xuất được nhiều tơ, đường, bông, lúa gạo, trái cây, thuốc lá, chàm, gỗ xây dựng, gỗ tếch,
gỗ căm xe, gỗ cẩm lai, cây có dầu, cây cà phê mọc tốt, một vài con sông đầy những vàng
và trên núi có than đá, đồng, sắt và các khoáng chất khác. Đất ấy cũng sản sinh được ngựa
tốt, mặc dầu giống nhỏ, heo, bò, trâu, hươu, nai, heo rừng và đủ loại cầm thú. Miền đất
duyên hải và dưới sông thì đầy những cá. Rượu đế và rượu rum thì được lên men từ gạo
và đường. Tóm lại lượng thực rất đa dạng, hiền lành, nhiều và rất rẻ, tất cả đều quan trọng
cho cuộc viễn chinh và chiếm đóng luôn.

Việc xuất cảng những sản phẩm này không có gì khó, chủng loại và số lượng sẽ gia
tăng, khi hàng hoá được bảo vệ an toàn và dễ bán.

Còn về nhập cảng, người dân không cần cù tí nào và họ sẽ lập tức dùng ngay rượu của
ta, vải vóc, nhung lụa và bông của ta, đồ sắt của ta và cả ngàn sản phẩm khác từ Paris mà
họ chưa hề biết.

Giám mục Pellerin còn cho biết chi tiết về tình hình lạc hậu về công nghiệp của dân
này.

Sau khi Pellerin và Chamaison đã rút lui, ông chủ tịch nhắc nhở uỷ ban một lần nữa
rằng, nếu chính phủ tung ra một cuộc viễn chinh điều cần thiết là phải tránh sự phản đối
của người Anh, và ông chỉ thị cho uỷ ban phải lưu ý điểm quan trọng và khó khăn này.

Ông Cintrat cho rằng khi quyết định tiến hành một cuộc viễn chinh ở Nam Kỳ, thì
không nên đặt vấn đề với người Anh, vì như vậy sẽ tạo than phiền và cãi vã. Lúc ấy người
Anh sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi ta vào Nam Kỳ một mình, mà điều quan trọng là ta phải
vào đó một mình. Nếu ta thông báo cho người Anh về ý định của ta rồi lại làm theo ý ta
mà không đếm xỉa gì đến phản ứng của họ, những rắc rối khác mà ta phải tránh có thể xảy
ra. Như thế, nếu quyết định viễn chinh, ta nên tiến hành mà không thông báo cho nội các
Anh và Pháp phải hành động cương quyết và thẳng thừng…

Ông Fleury cho rằng trong những động cơ quyết định cuộc viễn chinh của ta, phải là
sự thông báo của ông De Montigny, người đã một cách nào đó, cảnh cáo triều đình Huế và
sự khả dĩ sẽ gởi tới một lực lượng áp đặt.

Ông chủ tịch cho rằng tạm thời hiệp ước 1787, dù là khởi điểm cho sự thảo luận của
chúng ta, được coi như gác sang một bên, rằng sự thất bại của ông Montigny đã làm tình
thế thay đổi và quyền hạn của chúng ta cũng thay đổi rằng một cuộc thương thảo có lẽ sẽ
buộc chúng ta phải tham khảo và lưu ý đến những ý kiến khác và rằng chúng ta phải tránh
bất cứ điều gì có thể làm cho nước Pháp mất tự chủ trong hành động. Ông cho rằng chúng
ta phải làm cho công cuộc này hoàn toàn là việc của người Pháp, một công cuộc vừa có
chính cách chính trị vừa có tính cách tôn giáo, với mục đích đòi bồi hoàn cho việc các
thừa sai Pháp, đồng bào của chúng ta, từ lâu vẫn bị bách hại và mới đây còn bị giết hại
nữa, đồng thời thiết lập một cơ sở chính trị bảo vệ cho mọi quyền lợi của chúng ta.

Ông chủ tịch nhận thức rằng đương nhiên chúng ta sẽ gặp phải lời bình luận và ngạc
nhiên của người Anh. Ông nói thêm rằng chính phủ cần ý kiến của uỷ ban về chính vấn đề
hậu quả do thái độ của người Anh. Ông kết thúc và nói rằng vụ này và vụ chinh phạt
Trung Quốc là hai vấn đề phải tách biệt ra. Cuộc chinh phạt Nam Kỳ, nếu diễn ra phải bắt
đầu một cách bí mật và bằng một lực lượng riêng và việc ông De Montigny thất bại đã cho
chúng ta thẩm quyền tự do hành động.

Tóm lại, uỷ ban chúng tôi xác định lập trường ủng hộ việc thiết lập một nền
bảo hộ, như một kết hợp những điều kiện thuận lợi nhất đối với quyền lợi của chúng ta và
như một biện pháp không khó thực hiện lắm.

Đại tá Jaurès đọc lớn tiếng một bản kế hoạch đầy đủ về quân sự, hải thuyền và
tài chánh cho một đội quân viễn chinh gồm 2600 người, do chính ông và đại tá Fourichon
soạn thảo trên căn bản các con số chính thức…(Bộ ngoại giao, Paris loạt các biên bản và
văn kiện: Châu Á, Tập 27 bis).

5. Bản phụ đính và biên bản buổi họp thứ bảy của uỷ ban Nam Kỳ, Paris ngày 18
tháng 5 năm 1857.


Uỷ ban được giao phó nhiệm vụ nghiên cứu một dự án và đệ lên cho hoàng đế,
xin ngài đòi buộc vua xứ Nam Kỳ (hay là Annam) thi hành bản hiệp ước được ký kết năm
1787, theo đó vị tiền bối của nhà vua đang trị vì đã nhượng bộ cho nước Pháp, để đổi lấy
sự giúp đỡ về quân lính, tàu bè và súng đạn, một vài đồn trú quân, cùng với một số đặc
quyền thương mại.

Uỷ ban cần xem xét trước hết là vấn đề quyền hạn, nghĩa là giá trị hiện tại của
bản hiệp ước, mà căn cứ vào đó Pháp đòi hỏi một vấn đề có liên hệ đến những sự kiện lịch
sử.

…Về vấn đề quyền hạn, uỷ ban phải thừa nhận rằng trên quan điểm luật chung, bản
hiệp ước năm 1787 là một cơ sở rất mong manh cho việc đòi hỏi phải thi hành đúng
đắn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được ảnh hưởng mà Đức Giáo mục Adran, các sĩ
quan Pháp, và sự giúp đỡ của vua Louis XVI đã gây nên, đem lại một kết quả rất có lợi
cho ông hoàng Nguyễn Ánh và những người kế vị ông, uỷ ban cho rằng chừng đó cũng đủ
làm cho ban hiệp ước năm 1787 có được đôi chút giá trị. Ở Châu Âu cũng như ở ngay cả
Nam Kỳ cũng chẳng có gì là quá đáng việc Pháp, với lý do truyền thống hoàn toàn đúng
đắn, đưa ra một yêu cầu cho những người thuộc dòng dõi ông hoàng Nguyễn Ánh, phải
thực hiện những nghĩa vụ mà triều đại đã ký kết, nếu không phải là đối với nước Pháp, thì
ít nhất cũng đối với những người đại biểu cho nước Pháp và đã thực hiện những ý định
của vua Louis XVI một cách tốt đẹp và đúng mức.


NHỮNG HOÀN CẢNH ĐƯA TỚI VIỆC ĐẶT NỀN MÓNG CHO MỘT CƠ SỞ Ở
NAM KỲ.

1.-Những quyền hạn đặt căn bản trên các sự kiện và trên những tính toán tôn giáo,
chính trị.


Theo tình hình hiện nay, Uỷ ban tự hỏi phải chăng không có hoàn cảnh nào
đem lại được cho Pháp một quyền hạn mới, không phải chỉ là quyền thương thuyết trên
căn bản của hiệp ước năm 1787 mà còn theo đúng vấn đề được đệ nạp cho Uỷ ban nghiên
cứu, thiết lập một căn cứ ở Nam Kỳ. Uỷ ban thừa nhận rằng bây giờ, khi mà Anh Quốc đã
bắt đầu chiếm đóng vài nơi ở Trung Quốc, chúng ta cũng có cơ hội đóng vai trò chính trị
riêng của chúng ta, không phải ở Trung Quốc, nơi chúng ta có thể bị ganh tị và gặp nhiều
khó khăn, mà ở một đất nước hơi xa Trung Quốc rất thuận lợi về thương mại và hàng hải,
nơi chúng ta sẽ không gặp kháng cự cũng như cạnh tranh và nhất là tránh được sự đụng
chạm trực tiếp với người Anh. Xúc động bởi ý nghĩ rằng, nếu Pháp đã mất những thuộc
địa rộng lớn của mình, nó phải trong những hoàn cảnh thuận lợi, tìm cách bù lại những
mất mát do những thất bại chính trị to lớn ấy đã gây ra. Và hoà mình với các phong trào
tiến bộ, văn minh và bành trướng thương mại lớn lao sắp sửa diễn ra ở Trung Quốc, Uỷ
ban đã xem xét kỹ các hoàn cảnh có thể biện minh cho việc chúng ta chiếm cứ Đông
Dương. Uỷ ban chúng tôi thừa nhận rằng, Pháp có những nghĩa vụ phải làm đối với chính
mình, với tôn giáo và với sự văn minh, và bởi vì vua xứ Nam Kỳ đã không chịu thương
thảo các hiệp ước, ngược đại và giết hại nhiều Thừa sai của ta, lăng nhục các sĩ quan và
mới đây đặc sứ của ta, những sự việc này đã cho chúng ta duyên cớ chính đáng để can
thiệp bằng vũ lực nhằm bảo vệ lợi ích thương mại, chính trị và tôn giáo của chúng ta.
Ngoài những điều đặc biệt vừa mới xét đến, còn có những điều khác liên hệ đến tình hình
chính trị nói chung. Đó là trong khi các cường quốc hàng hải khác đều có ít đất đai trong
vùng, giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Pháp không thể vẫn ở trong tình trạng kém đau lòng
đối với niềm tự hào và tai hại cho sự thịnh vượng về thương mại của mình, cũng như
quyền được chia phần ảnh hưởng chính trị mà Pháp phải được hưởng trong một vùng mà
các biến cố trọng đại đang được hình thành. Vì thế, uỷ ban chúng tôi cuối cùng đã đồng ý
rằng nếu như việc chiếm đóng một hay nhiều cứ điểm ở Nam Kỳ có thể thực hiện được
không khó khăn lắm và nếu việc chiếm đóng ấy là chính đáng theo quan điểm của các
cường quốc hàng hải, như trường hợp bị khiêu khích bởi những hành động tương tự như
những hành động đã dẫn đến cuộc chinh phạt đối với Trung Quốc và căn cứ vào những
quan hệ lâu đời giữa ta và Nam Kỳ và sau rốt là việc họ từ chối thương lượng, chúng ta
không có lý do để chờ đợi kháng cự quá mạnh. Trái lại, nhiều cường quốc sẽ hài lòng và
lưu ý sự đóng góp của Pháp vào các công cuộc, từ kết quả của sự đấu tranh lâu năm giữa
phương Tây và vùng viễn Đông.

2.-Cứu xét về tình hình của ta trong liên hệ với Anh Quốc.

Một khó khăn duy nhất làm uỷ ban chúng tôi quản ngại là không biết việc ông
De Montigny trao đổi tin tức với ngài John Bowring về chuyến đi Nam Kỳ sau này của
mình có làm chúng ta phải hy sinh một ít tự do trong hành động không. Và không biết sau
khi nhờ các dịch vụ hữu hiệu của ngài John Bowring để ký kết hiệp ước giữa ta và các vua
Thái Lan, và yêu cầu ông ta hợp tác trong việc thương thuyết hiệp ước ở Nam Kỳ, chúng
ta có còn hành động được một mình, mà không vi phạm một thoả hiệp hiểu ngầm giữa ta
và Anh Quốc, là cùng nhau hành động trong những vụ việc nằm trong vùng giữa Ấn Độ
và Trung Quốc không.

Uỷ ban cứu xét điều này với cùng một mối quan ngại chúng tôi cảm nhận được
về sự ác cảm ai cũng biết của Anh, đối với bất cứ cường quốc nào muốn chơi trội ở vùng
biển và vùng lãnh thổ mà họ từng độc quyền ngự trị và buôn bán từ trước đến nay. Uỷ ban
chúng tôi nghĩ rằng tình hình đã trở lại trạng thái ban đầu, khi ông De Montigny thất bại,
và bây giờ chúng ta không bị ràng buộc bởi ước muốn của ông John Bowring về một cuộc
thương thuyết chung, khi mà người thương thuyết của chúng ta đã thất bại, rằng sự thất
bại mới này là điều đau đớn chỉ riêng nước Pháp phải gánh chịu, nên chúng ta có toàn
quyền quyết định đòi bồi thường về việc ấy hay không, và sau hết rằng nếu Anh Quốc
chiếm được những vị trí và đất đai ở Trung Quốc, đây là một điều khả dĩ, chúng ta càng có
lý do chính đáng trong việc đòi được đền bù ở Nam Kỳ, dẫu sao chúng ta cũng có thể đưa
ra những đòi hỏi chính đáng về việc ấy, vì tất cả những lý lẽ kể trên.

3.-Lợi ích thương mại.


Sau hết, trên quan điểm về lợi ích thương mại, uỷ ban chúng tôi nhất trí về
những lợi ích trong việc chiếm đóng một xứ sở với hai mươi triệu dân (Đức cha Pellerin
nói hơn hai mươi triệu), đất đai màu mỡ, hiền hoà, và có nhiều chủng loại và đáp ứng
được những nhu cầu rất bức thiết của ngành kỹ nghệ chúng ta : bông và tơ lụa rất nhiều ở
Nam Kỳ : đường và lúa gạo được trồng rất nhiều ở đó. Đất miền núi có rừng rất giàu gỗ
xây dựng, kim loại, và tất cả các sản phẩm cơ bản và ăn được mà nước Pháp cần.

4.-Về việc thi hành.


Vì vậy, tóm tắt lại quyền lợi thương mại và chính trị của chúng ta đều chứng tỏ
việc chiếm cứ Nam Kỳ là chính đáng và việc ấy đảm bảo cho chúng ta khai thác một xứ
vừa giàu, vừa có vị trí thuận lợi để thành một căn cứ cho chúng ta trong tương lai, từ đó
nếu cần chúng ta có thể theo dõi được một cách vừa hữu ích, vừa gần gũi những biến cố
diễn biến ở Trung Quốc. Bằng cách này, nước Pháp sẽ làm được một việc vừa hữu ích cho
quyền lợi của mình, vừa phù hợp với những nguyên tắc tôn giáo và văn minh mà nước
Pháp tìm cách truyền bá trên toàn thế giới.Việc cứu xét vấn đề này mở rộng và bao gồm cả
những điều kiện và phương thế thực hiện cần áp dụng để tổ chức cuộc chinh phạt và thành
lập một vùng chiếm đóng. Kế hoạch này gồm việc phái một đội quân đông nhất là 2.600
người, bốn tàu chiến chở quân và một kinh phí không quá bốn triệu.

Khi việc chiếm đóng đã thành công, có lẽ vùng bị chiếm sẽ phải tự phòng vệ
lấy khi có chiến tranh hay nội loạn. Viển ảnh xảy ra nội loạn rất ít và hậu quả không nguy
hiểm : dân chúng ở đây rất dễ chinh phục : nền đô hộ của chúng ta sẽ cứu họ thoát khỏi cái
ách đáng ghét và họ sẽ không nghĩ đến việc chống lại một chế độ đã giúp họ đủ thứ. Hơn
nữa, chúng ta có thể tin vào sự yểm trợ của giáo dân Kitô giáo, gồm 300.000 người theo
các tài liệu đã cũ và 600.000 người theo tin tức mới nhận được.

Trong chiến tranh, hiển nhiên là các vùng chiếm đóng của chúng ta sẽ bị tấn
công. Nhưng chúng tôi đề xuất rằng, một trong những ưu tiên bậc nhất về những vùng
chúng ta chiếm đóng, là tạo ra một mạng lưới phòng vệ dễ thực hiện, các thị trấn chính
hầu như đều phải toạ lạc trên các con sông trong nội địa. Còn Đà Nẵng phải là một nơi để
củng cố, chẳng hạn như trong cách phản kích tấn công tử ngoài biển. Cũng có người nói
rằng, nếu chúng ta tự hạn chế, trong phạm ví một cuộc bảo hộ, thì những bất lợi trong việc
giữ các vùng ấy sẽ bớt phần gây cấn trong thời chiến tranh. Hơn nữa, đang khi chúng ta
đáp ứng nhu cầu phải chiếm đóng Nam Kỳ, trước hết chúng ta chớ nên lo ngại nguy cơ nó
sẽ bị mất. Tuy nhiên, uỷ ban chúng tôi hiểu rằng, giải pháp cho vấn đề này hoàn toàn tuỳ
thuộc vào chính phủ.

4.-Về dạng thức chiếm đóng Nam Kỳ.


Vấn đề còn lại là phải quyết định về tính chất của sự chiếm đóng mà chúng ta
sẽ thực hiện. Chúng ta nên chiếm đóng hoàn toàn, hay một phần, hay chỉ nên bảo hộ?

Trước khi xác định ý kiến về vấn đề này, uỷ ban chúng tôi muốn nghe ý định
của cha Huc, một thừa sai ở Trung Quốc, đức cha Pellerin giám mục Biblos, người đã
sống mười hai năm ở Nam Kỳ, ông Godoaux, nhân viên biệt phái trong phái bộ của ông
De Motigny và Lm. Chamaison, một cựu thành sai ở Bắc Kỳ ( nguyên văn ).

Sau khi lắng nghe ý kiến những vị này…Ủy ban chúng tôi đã thảo luận và sau
khi nghiên cứu xét kỹ vấn đề đã kết luận :

1. Rằng chúng ta phải bác bỏ việc thương lượng một hiệp ước, nếu nó dựa trên cơ sở
những điều kiện của năm 1787,, rằng một hiệp ước như thế sẽ dẫn đến sự bất tiện là một
cuộc chiếm đóng một phần không có lợi như một cuộc chiếm đóng toàn phần hoặc một sự
bảo hộ, và sẽ không bảo đảm được tương lai cũng như sự an ninh cho một cộng đồng ki tô
giáo.

2. Rằng một cuộc chiếm đóng toàn phần sẽ có khuyết điểm là gây ra những khó khăn
chính trị, và có lẽ một đôi chút bất mãn đối với những người, dù hoàn toàn tin phục và có
cảm tình với nước Pháp, cũng sẽ không chối bỏ chủ quyền của một triều đại trong nước để
vâng phục người ngoại quốc mà không luyến tiếc. Nhưng họ sẽ hân hoan đón tiếp những
người dùng uy thế quyền lực thường xuyên của mình để giải thoát họ khởi sự áp bức tệ hại
và đưa họ trở về sự thịnh vượng phần nào.

3. Rằng một sự bảo hộ sẽ có một cái lợi, là làm giảm những lo lắng của Anh quốc và
đem lại cho chúng ta tất cả những lợi lộc của một sở hữu chính thức, mà không mắc phải
các chuyện rắc rối. Rằng điều ấy sẽ bảo đảm cho chúng ta sự tự do khai thác đất ấy, và mở
rộng cửa để đón nhận đạo chúa và nền văn minh. Rằng với tư cách là người điều khiển
chính phủ nhân danh nhà vua chúng ta có thể phán đoán chính xác hơn việc nên cho phép
quyền lợi của các cường quốc hàng hải khác một chỗ đứng đến mức nào. Rằng mô hình cơ
bản này đã có tiền lệ có thể phải giải thích được và nếu cần, minh chứng được cho những
gì cho chúng ta muốn làm ở Đông Dương, và sau rốt là ngay cả nếu chính sách và quyền
lợi thương mại của chúng ta không bó buộc, lòng nhân đạo và niềm tin tôn giáo của chúng
ta cũng không cho phép chúng ta bỏ qua một công cuộc đem lại vinh quang cho nền văn
minh Kitô giáo, mà tuỳ thuộc vào đó là hàng trăm ngàn người Kitô hữu đã bị tai tiếng bởi
phái bộ của ông Montigny.

Đức cha Pellerin và Lm. Chamaison đã xác nhận điều mà ủy ban chúng tôi đã
viết về sự dễ dàng thực hiện công cuộc này, sự tiếp nhận đầy thiện cảm của toàn thể dân
chúng, sự màu mỡ của đất đai và đồi núi toàn là rừng.

Tất cả mọi thứ đều sẵn ở đó khi chúng ta đến. Không có gì phải tạo nên cả. Chỉ
cần thay thế một vài vị đại thần là đủ. Xứ ấy về mặt hành chính cũng tương tự như nước
Pháp, có tỉnh huyện và thị trưởng, và chúng ta sẽ tìm các quan chức của chúng ta - nghĩa
là những công chức tận tuỵ và có hiệu năng - trong số những người Kitô hữu ở Nam Kỳ.
Nói tóm lại, chúng ta có thể thay thế chế độ hiện tại bằng một chế độ bảo hộ hầu như ngay
lập tức.

Uỷ ban chúng tôi nói thêm một vài suy nghĩ về vấn đề.

5.-Những suy nghĩ chung


Sự bó buộc của tình thế có vẻ như đã giới hạn nước Pháp vào lãnh thổ Châu
Âu mà nó hiện đang sở hữu. Như thế, sẽ không thể chấp nhận nếu không bành trướng
được ở Châu Âu, nước Pháp lại bó buộc phải giới hạn khả năng hành động của mình trong
những khu vực nhỏ hẹp hiện nay trong khi ấy các quốc gia hàng hải khác tìm cách tăng
cường sức mạnh và tài nguyên của họ, trong những vùng mà chúa quan phòng có vẻ như
đã dành sẵn cho khả năng bành trướng rất to lớn của Châu Âu đang lúc gợi hứng cho nền
văn minh chân chính các mục đích chính đáng là tìm cách thâm nhập vào đó.

Ngày nay không ai còn nói được rằng các thuộc địa là vô ích và bởi vì các
thuộc địa của Pháp luôn luôn bị cắt bớt mỗi khi có sự thụt lùi ở chính quốc, bây giờ chính
là lúc sửa chữa những thiệt hại ấy vì nước Pháp đang giữ một vị trí thật nổi bật ở Châu
Âu. Do sức mạnh của Pháp, đặt căn bản trên hoà bình, hiện nay cho phép mình có được
những phương tiện để duy trì các thuộc địa không mơ tưởng vào thời điểm trước, khi mà
khoảng cách và sự giao thông khó khăn, cũng như sự yếu kém về chính trị, đã không cho
phép có giữ được an toàn các thuộc địa ở hải ngoại.

Cần lưu ý một sự kiện có sức nặng đáng kể đối với cán cân quyền lợi ở Châu
Âu. Anh Quốc có vẻ đã dứt khoát từ bỏ ưu thế, hoặc ngay cả sự trổi vượt của mình đối với
các cộng hoà và các vùng đất Tây Ban Nha sở hữu kế cận Hoa Kỳ. Chủ thuyết Monroe
thay đổi tất cả những gì có từ trước, nhưng chỉ khi nào Anh Quốc lấy lại được những mất
mát của mình ở Ấn Độ, ở Trung Quốc và ở nước Úc, nhờ đó thu hút được như Hoa Kỳ -
một trong hai nhánh lớn nhất của nền mậu dịch thế giới.

Chúng ta chỉ có thể tiến lên ngang hàng với các cường quốc hàng hải lớn mà
bành trướng và làm giàu như họ, bằng cách có được đất đai, khả năng sản xuất, và nguyên
liệu cơ bản ở vùng đất ấy, nơi những điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu của ta một cách tự
nhiên.

6.-Kết luận.


Vì tất cả những lý do kể trên, uỷ ban chúng tôi kết luận rằng ngay cả khi mà
quyền của chúng ta bị thách thức, cũng vẫn có đủ lý lẽ căn cứ vào những quyền trước đây
và những điều đáng buồn hiện nay, để biện minh cho những gì chúng ta sắp sửa làm, nhằm
sửa chữa những sai lầm và đặt Nam Kỳ dưới sự kiểm soát của chúng ta. Suy xét mọi lý lẽ
chúng tôi tin rằng một cuộc bảo hộ sẽ ít bị trở ngại nhật, cho phép chúng ta còn quyền lựa
chọn và làm cho tất cả những ai ganh tị việc chúng ta đặt chân lên Nam Kỳ phải im lặng,
rằng cuộc bảo hộ này, cũng tương đương với sự sở hữu sẽ không mang lại một nguy cơ lập
tức nào, rằng không ai có thể thách thức quyền của chúng ta can thiệp vào một xứ sở mà
các Thừa sai của chúng ta đã kiếm được, cứ cho như thế, cho nước Pháp, để truyền bá đạo
chúa và danh tiếng của chúng ta với cái giá bằng máu, bằng những nhọc nhằn và bằng sự
đau khổ của chính họ, và rằng, nếu chúng ta cho phép các cường quốc hàng hải chia phần
trong việc buôn bán, quyền lợi chủ yếu của họ sẽ được thoả mãn và sự chống đối của họ
nếu có sẽ được xoa dịu.

Vì thế, đề án này thật đáng tôn trọng về mặt chính trị, lợi ích cho tôn giáo và
thuận lợi cho mậu dịch và cho quyền lợi chung của đất nước. Hoàn cảnh làm cho nó hợp
thời và sự thật thì ít tốn kém và dễ dàng. Do đó, nó có vẻ như kết hợp được tất cả những
đặc tính cho phép chúng tôi đề nghị nó lên đức vua. (Bộ ngoại giao. Các biên bản và văn
kiện: Châu Á, tập 27 bis).


6. Bá tước Walewski, bộ trưởng ngoại giao, gởi cho hoàng đế Napoléon III. Étoiles
ngày 16 tháng 7 năm 1857.


Tôi đã nói về Nam Kỳ cho hội đồng bộ trưởng những vấn đề này không được
sự hậu thuẫn của các đồng sự của tôi.

Trước hết Fould (quốc vụ khanh) nói với chúng tôi rằng, ông ta không biết
Nam Kỳ ở đâu, và là cái gì, rằng hơn nữa vì hoàng thượng đã đưa vấn đề sang cho bộ
trưởng tài chánh nghiên cứu hoàng thượng chẳng để ý gì đến nó, vì bộ trưởng tài chánh
khó có thể chấp thuận một khoản chi tới sáu triệu (nguyên văn). Còn về việc nó có hợp
thời và cần thiết hay không để tập hợp ít nhất 2600 quân xâm chiếm, Fould tuyên bố rằng
đó là điều mà chúng tôi ít quan tâm nhất.

Billault (bộ trưởng nội vụ) mặt khác đã đưa ra ba điểm để chứng minh rằng ý
kiến của các thuỷ thủ, các Thừa sai, và tóm lại của bất kỳ ai đã ở đó - điều không hợp lý
và nên làm ngơ.

Rouher (bộ trưởng canh nông, thương mại và công chánh) con người luôn hoài
nghi, thì thừa nhận lợi ích chính trị và thương mại của kế hoạch, nhưng phủ nhận những gì
còn lại.

Họ cố làm cho Abbatucci (bộ trưởng tư pháp) mất hẳn sự bào chữa, bằng cách
trình bày sự việc như một mưu đồ đen tối của Dòng Tên được che dấu.

Rouland (bộ trưởng giáo dục và tôn giáo) cố sức tránh đưa ra sáng kiến, tránh
cả rủi ro về sự đồng loã trong một vấn đề đụng chạm đến lợi quyền của giáo hội.

Vaillant (tổng tư lệnh, bộ trưởng chiến tranh) xác nhận rằng không có vấn đề
làm hại đến quyền lợi của người Anh ở đó, vì họ không có quyền lợi gì, nhưng chỉ có vấn
đề nắm lấy một cơ hội thuận lợi nhằm thực hiện cho được, lần này do ngẫu nhiên, điều mà
Anh Quốc chưa bao giờ lại bỏ qua không thực hiện.

Về phần Hamelin (đô đốc, Bộ trưởng hải quân) ông ta quay sang bông đùa:
ông nói với chúng tôi rằng, chúng ta sẽ tìm được một ngõ ra quan trọng ở đó - cho chúng
ta hốt vàng.

Ông gieo nghi ngờ lên ý kiến của những người mà Hoàng thượng đã uỷ nhiệm,
lên lời nói của chính ông, lên chứng cứ của uỷ ban chúng tôi và thực tế lên tất cả những gì
làm cơ sở cho ý kiến của Hoàng thượng.

Lúc ấy chỉ còn lại mình tôi để lưu ý hội đồng Bộ trưởng rằng, Hoàng thượng
đã cân nhắc kỹ công việc này và nếu mọi người đều đã quyết ý như thế, tôi chỉ còn có việc
là phúc trình kết quả của cuộc thảo luận lên Hoàng thượng. Khi kết luận, tôi có nhắc lại
rằng, không có vấn đề chuẩn bị thực hiện một cuộc chinh phục với đầy đủ kế hoạch được
sửa soạn sẵn, mà chỉ là một cuộc chinh phạt tương đối nhỏ, trong đó vị tư lệnh sẽ nhận
được những chỉ thị mềm dẻo cho phép ông ứng phó với tình hình, và giới hạn ông, nếu tin
tức tỏ ra là đúng, trong việc đánh chiếm Đà Nẵng, để vừa thoả mãn được những yêu sách
của ta, vừa đạt được những bảo đảm cho tương lai.

Tất cả các đồng sự của tôi lúc ấy đồng tình với lời tôi giải thích vừa rồi và nhận
thấy rằng, nói như thế, tất cả lại hoàn toàn khác, và vấn đề đáng được xem xét cẩn thận
theo những khía cạnh này. (G. Raindre, những văn kiện chưa xuất bản của Bá tước
Walewski Revue France, ngày 01 tháng 03 năm 1925, trang 53-54).


7. Bá tước Walewski, bộ trưởng ngoại giao, gởi đô đốc Hamelin, bộ trưởng hải quân và
thuộc địa, Paris ngày 25 tháng 11 năm 1857.


Hoàng thượng đã quyết định là vị tổng tư lệnh căn cứ hải quân hoàng gia ở
Trung Quốc, sẽ được lệnh phải dùng những phương tiện mà ông hiện có, để đòi cho được
việc thoả mãn yêu sách của chúng ta đối với Nam Kỳ và thiết lập quan hệ với nước ấy trên
ưu thế. Do đó, tôi xin thông báo cho ông rõ những dàn xếp được coi là quan trọng đối với
bộ chúng tôi mà viên tổng tư lệnh này sẽ phải thực hiện nhằm đạt được cả hai mục tiêu nói
trên…

Hoàng thượng đã nhận định rằng chúng ta sẽ làm phương hại đến thẩm quyền
của chúng ta, nếu cứ chần chờ thêm nữa, không tiến hành các biện pháp bảo vệ quyền lợi
của chúng ta và những quyền của nền văn minh.

Như ông đã biết, một uỷ ban gồm những viên chức thuộc cả hai bộ chúng tôi
đã họp để đặc biệt cứu xét các tình huống. Tôi xin phép được đính kèm các bản phúc trình
của uỷ ban ấy, vì nội dung và những kết luận trong đó có thể là lợi ích khi được phó đề
đốc Rigault De Genouilly tham khảo.

Như đã được uỷ ban chứng tỏ, chúng ta sẽ tự mình chuốc lấy phần nào thất bại,
nếu chúng ta chỉ đề nghị tiếp tục đàm phán để thiết lập quan hệ với triều đình Huế. Nhiều
cố gắng vô ích chúng ta đã làm để thực hiện điều này cho thấy cần phải yếu cầu phó đề
đốc Rigault De Genouilly tìm những phương cách bảo đảm hơn và có hiệu quả nhanh
chóng hơn, hầu đạt được mục đích của chúng ta. Để hoàn thành sứ mạng mà hoàng
thượng đã giao phó cho khả năng và kinh nghiệm của mình, vị tướng này, khi đến ngoài
khơi bờ biển Việt Nam, phải chiếm lấy vịnh và đất Đà Nẵng. Một khi đã kiểm soát được
vị trí này, ông ta phải điều tra và thu thập tin tức tại chỗ và sau khi cân nhắc tầm quan
trọng của mục tiêu với cơn may thành công và sự khả dĩ phải hy sinh, ông ấy phải quyết
định xem nên thiết lập một nền bảo hộ của Pháp đối với Nam Kỳ, hay chỉ tự giới hạn mình
trong phạm vi ký kết một hiệp ước hữu nghị, thương mại và hàng hải, trong đó có những
điều khoản về việc bồi thường đúng mức cho sự ngược đãi các thừa sai của chúng ta
những người mà sự an toàn của họ trong tương lai là mục tiêu của một điều khoản chính
thức. Hoàng thượng muốn dành hoàn toàn cho ông Rigault De Genouilly quyền phán đoán
và lựa chọn giữa các khả năng và tuỳ theo sự cần thiết mà ông sẽ phải hạn chế phạm vi
hoạt động của mình, theo những phương tiện sẵn có, hầu đạt cho được kết quả này hay kết
quả khác.

Khi chiếm được Đà Nẵng, nếu vị Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân của thánh
thượng quyết định rằng ông ta có thể, trên nhiều phương diện thành công trong việc thiết
lập một nền bảo hộ bằng một hiệp ước long trọng và chính thức, ông ta không nên bỏ qua
sự kiện là một nền bảo hộ nhất thiết phải bao hàm quyền điều hướng của chúng ta đối với
những quan hệ mà nước được bảo hộ sau này có thể có đối với các cường quốc khác.

Cùng với sự đối xử ưu đãi về mậu dịch đối với các thương buôn và các nhà
Hàng hải của nước bảo hộ và đặc quyền tài phán cho các quan chức đại diện nước bạo hộ
đối với tất cả các kiều bào của họ bất kể là ai và trong mọi vấn đề. Ông Rigault De
Genouilly phải diễn giải và chi tiết hoá các điều kiện này bằng bất cứ cách nào có khuynh
hướng củng cố thẩm quyền mà Pháp được kêu gọi để thực hiện tại Nam Kỳ.

Nếu phó đề đốc Rigault De Genouilly loại bỏ sự lựa chọn này và nghĩ rằng ông
nên tự giới hạn mình trong phạm vi thương lượng và ký kết một hiệp ước, ông phải cố
gắng hết sức để bảo đảm rằng, hiệp ước ấy phù hợp với bản dự thảo mà bản sao của nó
được đính kèm theo đây và bản dự thảo ấy có vẻ như chứa đựng tất cả những điều thuận
lợi mà chúng ta có thể mong đợi trong một cuộc dàn xếp như thế. Trong bất cứ tường hợp
nào ông ta cũng được phép thay đổi bất cứ cách trình bày các điều khoản nào của bản dự
thảo, mà theo ông có thể được viết lại dưới một hình thức có lợi hơn cho quyền lợi của
chúng ta, hoặc được phép giảm nhẹ đi phạm vi của bản hiệp ước nếu hoàn cảnh bó buộc
ông phải làm như thế, với điều kiện ông không hy sinh những điều khoản không thể loại
bỏ được với sự mở rộng thương mại của chúng ta và cho sự an toàn của các thừa sai.

Sau hết, dù lựa chọn con đường nào, hoặc công nhận một nền bảo hộ của Pháp,
hoặc chỉ ký một hiệp ước, phó đề đốc Rigault De Genouilly vẫn phải nắm lấy quyền kiểm
soát Đà Nẵng, để bảo đảm cho việc thi hành đầy đủ những gì mà chính phủ Annam đã
cam kết. Về điểm này và vè bất cứ điểm nào khác liên quan đến các hoạt động quân sự và
hải quân thì chính Ngài, vị đô đốc và đồng sự quý mến của tôi, sẽ là người ban bất cứ chỉ
thị nào mà Ngài cho là thích hợp…

(Bộ ngoại giao, các biên bản và văn kiện: Á Châu, tập 27 trang 330 341)


C. CUỘC XÂM CHIẾM.


Sau khi tạm ngưng hành quân ở Trung Quốc qua việc ký kết hiệp ước Thiên
tân đầu tiên tháng sáu 1858, phó đề đốc Rigault de Genouilly trực chỉ bờ biển Việt Nam,
với hy vọng ép buộc triều đình Việt Nam ký một bản hiệp ước, bằng cách chiếm đóng
cảng Đà Nẵng. Ông chiếm cảng Đà Nẵng vào tháng 9/1958, nhưng không buộc được vua
Tự Đức đến chỗ phải nhượng bộ.

Do quân sĩ ngày càng ốm yếu vì dịch tả và kiết lỵ, lại thiếu tàu thuyền chạy nơi
nước cạn có khả năng vào sâu nội địa, Rigault De Genouilly quyết định không tấn công
ngược dòng sông vào Huế, kinh đô của Việt Nam. Toán quân đầu tiên do ông phái đi từ
Đà Nẵng đã bực tức bác bỏ lời tiên đoán của uỷ ban Brenier về một cuộc chinh phục dễ
dàng. Ông đặc biệt chế diễu tin tức do giám mục Pellerin cung cấp (Vk.8) thay vì: 600.000
tín đồ Kitô giáo mà giám mục đã hứa, chỉ có một toán người tình nguyện, đủ để lập được
hai nhóm biệt kích nhỏ đã đến trình diện, cùng với ít người tình nguyện làm hướng đạo
hay dân công.

Vấn đề khó khăn của Rigault De Genouilly, là ông không đủ khả năng giáng
một đòn thật quyết định, để đưa người Việt Nam đến chỗ nhượng bộ. Các thừa sai tiếp tục
đòi tiến công Huế và khi không được lại mở một chiến dịch ở Bắc Kỳ, nơi những lời đòi
hỏi ngôi vua của con cháu nhà Lê được dân chúng đặc biệt ủng hộ và uy quyền của nhà
vua ở đó nghe nói là rất yếu. Nhưng Rigault De Genouilly cho rằng điều kiện chiến đấu ở
miền Bắc, đặc biệt vào mùa mưa là ngoài khả năng lực lượng nhỏ nhoi của ông. Thay vào
đó, ông dùng một chiến lược bóp nghẹt kinh tế để ép buộc triều đình Huế nhượng bộ. Ông
quyết định nắm lấy quyền kiểm soát các tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long ở phía nam -
vựa lúa của Việt Nam, từ đó một phần lớn lương thực được cung cấp cho quân đội Việt
Nam (Vk. 8). Nhưng khi thử áp dụng, chiến lược này cũng trở thành một ảo tưởng. Lực
lượng Việt Nam ở Nam Kỳ với những hào luỹ rất vững chắc làm cho Pháp khó có thể
nhanh chóng chinh phục được vùng châu thổ. Không những không cắt được nguồn tiếp tế
lúa gạo của Việt Nam, cuộc tấn công của Pháp bị khựng lại trước sức kháng chiến kiên
cường. Sau khi đốt phá cảng Sài Gòn thuộc vùng châu thổ, Rigault De Genouilly rút về
Đà Nẵng, bỏ lại đằng sau một đội quân trú đóng dưới quyền đại tá Jauréguiberry bị vây
hãm. Trong lúc còn đang xét lại khả năng tấn công Huế Rigault De Genouilly bị gọi về và
chức tổng tư lệnh của cuộc viễn chinh Trung Quốc của ông được đề đốc Charner thay thế.
Vì Charner muốn trở lại bờ biển Trung Quốc, trách nhiệm chiếm đóng Nam Kỳ được bàn
giao cho thuộc cấp của ông, phó đề đốc Page.

Dựa theo ý kiến của Page (Vk.5) Napoléon III quyết định không tìm cách
chiếm lấy Huế mà ra lệnh cho lực lượng Pháp rút khỏi Đà Nẵng và chỉ định cho đội quân
trú đóng ở Sài Gòn đang bị áp lực mạnh làm đại bản doanh của cuộc viễn chinh Việt.

Việc đề đốc Charner, thượng cấp của Page, trở về cùng với những đội quân
tăng cường khi cuộc chiến ở Trung Quốc kết thúc đã giúp cho Pháp phá vỡ được cuộc vây
hãm và phong toả Sài Gòn bằng cách đánh bại một đội quân 22.000 người của Việt Nam
trong trận đánh Kỳ Hoà vào tháng 2/1861. Trong một loạt những cuộc hành quân khác kết
thúc bằng việc chiếm cứ Mỹ Tho, Charner đã nới rộng khu vực an ninh quân sự quanh thị
trấn ấy. Cuối năm đó, khi đề đốc Bonard đến thay thế Charner, ông đã chứng kiến việc
chiếm Côn Đảo ngoài khơi Vũng Tàu và chiếm các cứ điểm quân sự của Việt Nam tại
Biên Hoà, Bà Rịa, Vĩnh Long, ở các tỉnh miền Trung và miền Đông Nam Kỳ, từ tháng
12/1861 đến tháng 3/1862.

Toàn bộ chiến dịch đã thường bị ngắt quãng do những cố gắng của chính phủ
Pháp muốn đạt được một hiệp ước ôn hoà, hơn là những gì đã được chỉ thị cho Rigault De
Genouilly từ trước.

Việc các nhà thương thuyết Việt Nam đôi khi có mặt tại Đà Nẵng hay Sài Gòn
và có vẻ sẵn sàng thảo luận các điều kiện, đã làm người Pháp hy vọng đạt được một thoả
hiệp. Theo Rigault - Page (Vk. 9) cà Charner, các cuộc thương lượng này liên tiếp thất bại,
phần lớn là do nhà vua Việt Nam sợ những đòi nam hỏi của Pháp về việc tôn trọng tín
ngưỡng là có hàm ý lật đổ. Quan điểm của các thừa sai được bày tỏ rõ ràng và ngắn gọn
bởi Giám Mục Lefèbvre, đại diện Tông toà địa phận Tây Đàng Trong, rằng người Việt
Nam chỉ dùng các cuộc thương lượng để tìm cách trì hoãn về mặt chiến thuật (Vk.10).
Điều Giám mục Lefèbvre phỏng đoán có thể là đúng. Chiếu chỉ của vua Tự Đức ra đời
vào tháng giêng năm 1860, hai năm sau khi những vụ gây hấn đã khởi sự, chứng tỏ rằng
việc dù có hay không có vấn đề tôn giáo, sự đương đầu của triều đình, việc động viên toàn
bộ về mặt tâm lý và hoạt động, cũng như quyết tâm kháng chiến của triều đình vẫn rất
mạnh mẽ. (Vk.11)

Qua năm kế tiếp, Prosper de Chasseloup Laubat, Bộ trưởng hải quân mới, chấp nhận
quan điểm cho rằng vấn đề tôn giáo là trở ngại chính cho sự thoả hiệp, nên đã cho phép
Đề đốc Bonard xoá bỏ những điều khoản về tôn giáo trong bản dự thảo hiệp ước ngày 26
tháng 2 năm 1861 của Pháp. Chasseloup-Laubat biện luận rằng việc lực lượng Pháp
thường xuyên hiện diện cũng đủ bảo đảm cho sự an toàn của các thừa sai:

“Chính ngọn cờ Pháp sẽ bảo vệ chắc chắn nhất cho công việc tông đồ của mình”.
Nhưng ngay cả khi điều khoản về tôn giáo đã được xoá bỏ, những đề nghị của Bonard vẫn
không được thành công mãi cho đến đầu năm 1862. Cuối cùng triều đình Việt Nam cũng
phải bó tay, một phần do cuộc tái nổi loạn chống lại triều đình nhân danh nhà Lê của Tạ
Văn Phụng ở miền Bắc, một phần do những chiến Thắng nhỏ liên tiếp của Bonard ở các
tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Bằng cách đề nghị trả lại một phần lãnh thổ đã bị chiếm đóng
(Vĩnh Long). Bonard cuối cùng đã đạt được sự chấp thuận của vua Tự Đức về một bản
hiệp ước vào tháng 6 năm 1862. Qua bản hiệp ước này, nguyên tắc về tôn trọng tự do tín
ngưỡng được công bố bằng những lời lẽ ngắn gọn và tổng quát (vk.12). Việt Nam đồng ý
bồi hoàn cho Pháp và Tây Ban Nha bằng những bồi khoản định kỳ và xác nhận chủ quyền
của Pháp đối với đảo Côn Sơn và ba tỉnh mền Đông Nam Kỳ là Biên Hoà, Gia Định và
Định Tường (Mỹ Tho). Cảng Đà Nẵng ở Trung Kỳ cũng được mở cửa cho Pháp và Tây
Ban Nha vào buôn bán, cùng với Ba Lạt và Quảng An trên bờ biển Bắc Kỳ.

Hiệp ước Sài Gòn là một thất vọng não nề đối với các thừa sai, đặc biệt là họ vẫn tiếp
tục tin tưởng rằng toàn bộ cuộc chinh phạt chỉ nhằm mục đích biến Việt Nam thành một
nước theo Kitô giáo. Điều hai của hiệp ước có nghĩa là hành động ngược đãi phải chấm
dứt, nhưng vẫn còn một loạt những sự ức hiếp mà các tín đồ Kitô giáo phải gánh chịu vẫn
chưa được giải quyết. Bản “Huấn đích thập điều” của nhà vua nói về những nguyên tắc
đạo đức và nghĩa vụ xã hội hằng năm được tuyên đọc bốn lần trong các làng mạc, vẫn tiếp
tục coi đạo Kitô là một tôn giáo bị cấm đoán, các thừa sai dưới thẩm quyền tài phán của
Việt Nam, vẫn không được phép tạo mãi đất đai và nhà cửa, hoặc rao giảng và hành lễ nơi
công cộng. Việc đi lại của họ bị giám sát dưới những con mắt thù nghịch và các cộng đồng
Kitô giáo vẫn phải chịu những kiểm tra dân số có tính cách dòm ngó, chịu thuế cao và các
hình thức áp chế hành chánh khác. Phản ứng của các thừa sai đối với bản hiệp ước đủ
mạnh, làm cho nhà cầm quyền Pháp khá lo ngại, và đề đốc Bonard, người quan tâm đến
việc tái ổn định quan hệ với triều đình Việt Nam, cảm thấy cần phải kiềm chế các thừa sai
bị thất vọng để họ khỏi gây thêm sự xung đột (vk. 13).

Đối với người Việt Nam, hiệp ước 1862 đánh dấu thời điểm vua Tự Đức bắt đầu xa rời
ý kiến của đa số sĩ phu Việt Nam. Được phe chủ hoà do Phan Thanh Giản cầm đầu ở triều
đình thúc dục, nhà vua chấp nhận hiệp ước 1862, có thể chỉ nhằm một đích tạm thời và có
lẽ Tự Đức lúc ấy đang vờ thoả hiệp để tái tổ chức cuộc kháng chiến cho có hiệu quả hơn.
Sau năm 1862, trong khi vẫn còn cản trở bởi chiến dịch chống lại Tạ Văn Phụng, Tự Đức
nhiều lần mưu cầu sự triệt thoái của Pháp khỏi Nam Kỳ thông qua thương lượng, với
những lời lẽ gợi ý cho thấy ông không thể chấp nhận những điều khoản của hiệp ước 1862
như là chung cuộc. Nhưng phe chủ chiến đông đảo trong giới quan lại và hầu hết sĩ phu
đều muốn kéo dài cuộc kháng chiến và tỏ ra nóng nảy trước những chiến thuật xoa dịu.



CÁC VĂN KIỆN



8. Phó đề đốc Rigault de Genouilly, Tổng tư lệnh các lực lượng Pháp và Tây Ban Nha ở
Nam Kỳ gởi Đô đốc Hamelin, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa. Tổng hành dinh Đà
Nẵng ngày 29-01-1859.


… Bệnh kiết lỵ rất nhiều và đang lan rộng làm suy yếu những binh sĩ chưa chết. Chính
phủ đã bị lầm lẫn về tính chất của cuộc chinh phục Nam Kỳ. Nó đã được trình bày như
một công việc cỏn con. Giờ đây nó không còn có thể được coi là như vậy nữa. Những tài
nguyên trước kia nghe nói là có ở đấy, nay không thấy. Thái độ dân chúng ở đây thật khác
xa với những gì đã được tiên đoán. Quyền lực của các quan vẫn được coi là yếu ớt, thì lại
thật mạnh mẽ và hữu hiệu. Quân lính có vũ trang chẳng phải là không có, mà rất đông đảo
và dân quân thì bao gồm tất cả các trai tráng khoẻ mạnh trong nhân dân. Khí hậu hiền hoà
vẫn được tán dương… nhưng người ta chỉ cần gặp những bộ mặt xương xẩu, hốc hác của
các thừa sai đến từ khắp mọi miền trong xứ, để tin chắc rằng Đà Nẵng cũng chẳng hơn gì
Hồng Kông, mà Hồng Kông thì đã nổi tiếng là một xứ chẳng hiền hoà gì. Đọc lại bản phúc
trình của uỷ ban liên bộ nộp tại Bộ ngoại giao, chúng tôi vẫn tin rằng vấn đề đã bị chìm
đắm trong những lời khẳng định sai lạc và những khó khăn thực sự đã bị bỏ quên trong
bóng tối.

Tôi nhận thấy rõ ràng các phe phái có quyền lợi muốn đưa chính phủ vào cuộc, vì biết
rõ rằng khi đã can dự vào đó, chính phủ khó mà thối lui được, nếu không nói là không thể
thối lui.

Việc chinh phạt bằng đổ bộ vào đất liền là không thể thực hiện. Những người lính
khoẻ mạnh nhất cũng không chịu đựng nổi các cuộc tiến quân trên bộ dù rất ngắn. Để đảm
bảo thành công cho cuộc chinh phục Huế, các chiến thuyền có đại bác và đi được vào
những vùng nước cạn như những chiếc đã được phái đến vùng Baltic là cần thiết… Và
Huế là nơi trọng yếu của vấn đề. Tôi sẽ không nhận lấy trách nhiệm về việc này, nếu
không có được lực lượng mà tôi vừa kể.

Vì tin mãnh liệt vào sự thành công của cuộc chinh phạt Sài Gòn, nên tôi sắp sửa đi vào
thị trấn ấy. Sài Gòn có một con sông mà các chiến thuyền nhỏ và các thuyền vận tải của ta
có thể ra vào được. Quân đội có thể đổ bộ lên ngay điểm tấn công và họ không phải di
chuyển xa và không phải khiêng vác quân nhu quân dụng. Cuộc chinh phạt này hoàn toàn
nằm trong khả năng thể chất của các binh sĩ. Tôi không rõ Sài Gòn sẽ được phòng hủ chắc
chắn hay tồi tệ, vì báo cáo của các thừa sai về đất này thật lúng túng và trái ngược nhau,
vả lại tôi cũng đã hoàn toàn mất tin tưởng vào những tin tức của họ. Dù sao đi nữa, Sài
Gòn vẫn là nơi trung gian trên con đường chuyên chở lúa gạo cung cấp cho Huế và quân
đội Việt Nam, đồng thời ra cả miền Bắc nữa: vào tháng ba chúng ta sẽ chặn đứng được
con đường cung cấp lúa gạo này. Việc đánh chiếm Sài Gòn cũng chứng minh cho chính
phủ Việt Nam thấy rõ ràng trong lúc chiếm đóng Đà Nẵng, chúng ta vẫn có thể thực hiện
một cuộc hành quân ở bên ngoài và điều này sẽ làm cho họ mất mặt với các lân quốc, vua
Thái Lan và Cao Miên, những người vẫn ghét cay ghét đắng họ và sẽ không bỏ lỡ cơ hội
để đoạt lại những gì đã bị họ chiếm lấy. Nghe nói các thương buôn ở Hồng Kông cũng
đang thúc đẩy nhà cầm quyền Anh quốc chứng tỏ sự có mặt của mình ở nơi đây. Đối với
tôi, điều quan trọng là phải ngăn chặn sự hiện diện có thể xảy ra đối với quân Anh trong
phạm vi hoạt động của chúng ta. Mặt khác, chính phủ Phi Luật Tân đã bày tỏ quan điểm
của họ thật quá rõ ràng về xứ Bắc Kỳ và các thừa sai Đa minh người Tây Ban Nha đang
tuyên bố cuộc chinh phục xứ ấy như mục tiêu duy nhất và thật sự của cuộc chinh phục.
Chúng ta phải bỏ qua một bên tất cả những ý nghĩ đó. Bắc Kỳ hiện nay không thể làm gì
được xét về hai mặt: Thứ nhất vào mùa này trong năm, các con sông đều cạn và để lộ cả
phù sa, bệnh dịch tả rất dễ hoành hành. Thứ hai là muốn đến được bất cứ nơi nào quan
trọng quân lính đều phải thực hiện những cuộc đi bộ mà họ không chịu nổi…

Điều ngài khó có thể tin được là cuộc chinh phạt Sài Gòn lần này, khi được quyết định,
đã trở thành đề tài đả kích và lên án kịch liệt và độc địa nhất của Đức Cha Pellerin, Giám
mục Biblos, người mà mới tháng trước đây đã đòi hỏi điều ấy và đến đây chỉ đề làm thông
ngôn. Bị thuyết phục bởi Lm.Gaentza, người cầm đầu các thừa sai Đa minh Tây Ban Nha,
lúc nào cũng chỉ mơ đến Bắc Kỳ và muốn đưa ngọn cờ chiến thắng của Tây Ban Nha tới
đó, Đức Giám mục Pellerin đã công khai giảng trong phòng ăn của các sĩ quan những ý
kiến chống lại các kế hoạch và quan điểm của vị Tổng tư lệnh, và đã tuyên bố rằng tôi đã
hiểu lầm ý định của chính phủ, rằng chỉ có mình ông ta là hiểu được những suy nghĩ của
chính phủ, rằng chỉ có mình ông ta là hiểu được những suy nghĩ của chính phủ và rằng tôi
sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của tôi. Tình hình thật căng thẳng, đến nỗi tôi thiếu
điều muốn bắt và gửi Giám mục Pellerin đi Hồng Kông.

Tuy nhiên, trước khi dùng đến một biện pháp quyết liệt thật có hại cho cuộc chinh phạt
với mục đích chủ yếu là tôn giáo và có thể gây nên sự kinh ngạc ở Pháp, tôi có nhờ các
thừa sai đồng sự của Đức cha, đặc biệt là Lm.Pellettier, người phân phát của bố thí ở vùng
này và có đôi chút ảnh hưởng đối với vị giám mục nông nổi kia, thuyết phục cho ngài hiểu
rằng, Ngài đã tự làm cho mình thành người không ai chịu nỗi nữa và Ngài nên trở về
Hồng Kông. Sau khi đã tranh luận với ngài rất nhiều và điều mà Ngài coi là nhiệm vụ
chính trị của mình, các thừa sai này đã thành công và làm Ngài chịu thôi không chống đối
nữa và chính Ngài đã đích thân xin phép tôi trở về Hồng Kông. Bằng những đề nghị và
thái độ của mình, Ngài đã chỉ gây cho chúng tôi sự bối rối và lầm lẫn, Ngài đã đích thân
can dự vào tất cả các âm mưu và đã chẳng làm được điều gì hữu ích cho chúng tôi. Tất cả
những điều Ngài đã nói, đã tuyên bố, đã hứa hẹn ở đây, cũng như trước mặt uỷ ban tại
Paris đã được kinh nghiệm cho thấy, đều là sai sự thật, cả những điều thông thường nhất,
như tính chất của khí hậu và những cơn mưa kéo dài… Đức Cha Pellerin không phải chỉ
muốn chứng kiến các cuộc hành quân của chúng tôi, mà Ngài còn muốn can dự vào đó
nữa, đến mức độ tạo ra một màn đầy khích động khi Ngài cố buộc tội phải chấp nhận cả
kế hoạch về chiến dịch hành dung của Ngài… Sự loan báo về Đức cha Pellerin ra đi đã
làm đại tá Lanzarotte bớt xía vào công việc và có lý do để nghĩ rằng những việc này cũng
là do tinh thần gây rối và không chịu ngồi yên của Lm.Gaenza, người trên thực tế đã ảnh
hưởng Đức cha Pellerin nhiều hơn là bị Đức cha ảnh hưởng lại… (văn khố quốc gia,
Pariasérie BB4, tập 769).


9. Phó đề đốc Page, Tư lệnh đoàn quân viễn chinh Nam Kỳ, gởi Bộ trưởng Hải quân và
thuộc địa. Trên tàu Primauguet, ngày 30 tháng giêng năm 1860.


Các cuộc đàm phán đã tan vỡ. Thế là ngay cả những điều kiện cuối cùng thật ôn hoà
của hoàng thượng về một chút tự do tư tưởng và đôi chút tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng
đều vô hiệu…

Lý do thực theo như linh tính các quan biết được là như sau: Việc chấp nhận các thừa
sai vào nước sẽ gây nên một cuộc nổi dậy của quần chúng, một cuộc cách mạng, và việc
người Anh tự do ra vào buôn bán nhất thiết sẽ mở đường cho hạm đội Anh vào xâm lấn xứ
sở và tàn phá đất nước…

Tỉnh Sài Gòn là cuộc chinh phạt tốt đẹp nhất, là thuộc địa đẹp mắt nhất mà hiện nay
Pháp có thể mơ tưởng… Nếu nước Pháp chối bỏ điều mà Đấng quan phòng có vẻ như
muốn đặt ngay vào tay mình, không phải chỉ đơn giản là một thuộc địa mà là một vương
quốc thật giàu có, chẳng gây cho Pháp một tốn kém nào, mà lại mang tới lợi lộc cho nó,
tôi chỉ biết cúi đầu chấp nhận. Ông Bộ trưởng cần phản ánh thật cẩn thận về tình hình mới
này, rằng tôi không phải chỉ chuyển đạt tin tức về các thừa sai, các thương buôn và các du
khách: mà chính là Ngài Đô đốc đang nói. Giờ đây tôi hiểu rõ về Nam Kỳ, dân chúng và
việc hành chánh ở đó. Tôi sắp sửa mở cửa cảng Sài Gòn và lá ơ Anh quốc sẽ lợi dụng cơ
hội đó : Nếu lá cờ nước Pháp được rút đi, thì lá cờ nước Anh sẽ thay thế vào…

Cuộc chinh phạt Nam Kỳ của ta sẽ gián một đòn sinh tử vào uy quyền của nhà vua
Việt Nam đối với các tỉnh ở miền Nam phồn thịnh. Ai sẽ là người gặt hái được phần
thưởng của gia tài trù Pháp hú này? Đó là nước Pháp hay nước Anh? Tôi có thể nói một
cách chắc chắn rằng người đó sẽ là một trong hai nước. (Bộ ngoại giao các biên bản và
văn kiện: Châu Á tập 27).


10. Đức Cha Lefèbvre, Giám mục Isauropolis, đại diện Tông toà địa phận Tây Đàng
Trong, gởi các vị Giám đốc Hội thừa sai Hải ngoại Paris, ngày 2 tháng 2 năm 1860.


…Đúng là một cuộc chinh Pháp phạt hoàn toàn có tính cách tôn giáo và lạy Chúa,
chính phủ cũng như các đại diện chính của chính phủ không có mục đích nào khác hơn là
phục vụ Đấng quan phòng. Nhưng chẳng may, tất cả những người được đặt để làm chỉ huy
cuộc chinh phạt, lại chỉ coi tôn giáo là vấn đề thứ yếu, chẳng đáng cho họ quan tâm. Khi
họ bó buộc phải yêu cầu chúng tôi một việc gì họ không quên nói rằng họ đến đây vì
chúng tôi, và khi có việc gì xảy ra, chẳng hạn như khi một sĩ quan chết, chắc chắn họ sẽ
nói đó là người cuối cùng hy sinh cho các thừa sai. Nhưng khi chúng tôi đến yêu cầu họ
làm một việc hết sức nhỏ cho Giáo hội, thì họ tuyên tố thẳng thừng là họ không phải đến
đây vì việc ấy, và họ tự dối mình qua việc nghe lời đề nghị của vị quan Việt Nam về một
hiệp ước hoà bình, nhằm chứng tỏ sự dối trá của các thừa sai lúc nào cũng luôn miệng nói
với họ rằng không thể có hiệp ước nào với những người hoàn toàn ở về phía ma quỷ.
Chúng tôi nhẫn nhục và chờ cho đến khi kinh nghiệp dạy họ điều mà chúng tôi không thể
làm cho họ hiểu được. Sau tất cả những cuộc thương thảo lâu dài và những việc đại diện,
hết đề đốc Rigault ở Đà Nẵng, đến Trung Tá Jauréguiberry tại ngay Sài Gòn, rồi đến Phó
đề đốc Page ở đây mới rồi nữa, họ bắt đầu cảm thấy vỡ mộng. Page tự cho mình là một
thương thuyết khôn lanh hơn các người tiền nhiệm, nhưng ông cũng chẳng thành công gì
hơn họ. Hôm nay rõ ràng là ông ta hết kiên nhẫn và lấy làm tiếc phải từ chối khéo kéo dài
cuộc ngưng chiến và đã lên đường sáng nay cùng với mười chiến thuyền đến tấn công
thành luỹ của kẻ thù. Chính phủ đã rất lầm lẫn, nên mới phái đến đây quá ít quân sự. Sự
thật là mặc dù quân số ít ỏi, nếu tấn công vào Huế ngay từ đầu thì vẫn có thể được và có
lợi, nhưng vì thiếu hiểu biết về địa phương ấy và vì thiếu tin tưởng vào những ý kiến và
tin tức do Đức Cha Pellerin cung cấp, họ đã quá nhút nhát và đã làm quá ít những gì đáng
lý ra phải làm… Nhưng giờ đây số quân nhỏ nhói được phái đến chỉ còn phân nửa vì bị
ốm và chết, việc tấn công vào kinh đô nhà vua không thể thực hiện được nữa, nó đã được
tăng cường phòng thủ khá nhiều trong khoảng thời gian mà ta đã phí phạm. (Văn khố Hội
thừa sai Hải ngoại. Tập 755 (Miền Tây Nam Kỳ), 1845-1866 No 148).


11. Vua Tự Đức. Chiếu chỉ ngày 4 tháng 11 năm 1860.


Chiếu chỉ thánh thượng.

Bọn man rợ lì lợm hải ngoại này, giống như một bầy sâu bọ ghê tởm, quen thói lừa
lọc, lăng loàn. Sau khi quấy phá Đà Nẵng, cách đây hơn một năm họ đã quấy nhiễu và
phân chia Gia Định. Ta vẫn thường phái các tướng đi ngăn chặn giống người độc ác này,
và chúng ta đã chặn đứng và bao vây họ gần kinh đô. Bọn rợ này thiện chiến khôn sánh.
Trước khi gây rối và làm mất trật tự, họ kêu gọi hoà bình. Nếu như họ biết lễ độ và tôn
trọng tục lệ, chúng ta không do dự việc quan hệ với họ, và sau cùng, chúng ta đã nhường
cho họ điều họ muốn là cảng Đà Nẵng, để binh sĩ của chúng ta được nghỉ ngơi khỏi phải
hành quân cực nhọc. Nhưng ta nhận thấy rõ ràng là không thể nào tin tưởng được những
người lòng lang dạ thú ấy. Vì thế, ta ra lệnh cho tất cả các dân cư miền duyên hải phải xây
dựng thành luỹ và công sự phòng thủ, đồng thời chăm sóc cẩn thận các công trình ấy,
hòng đầy lùi bằng sức mạnh mưu toan xâm lấn nước ta của bọn man rợ ấy. Hiện nay, bọn
này chỉ cầu lợi và ngày càng đòi hỏi nhiều hơn.

Nếu chúng ta nhượng bộ theo ý muốn của họ thì việc gì sẽ xảy ra cho nước ta và sau
đó chúng ta còn hy vọng gì? Vì thế, ta đã chăm lo tăng cường phương tiện để đánh đuổi
họ và chặn đứng những đòi hỏi quá lố của họ. Nhưng các người hãy xem, khi hy vọng của
họ bị chặn đứng, họ càng tỏ cho thấy nhiều bằng chứng là họ thiếu thành thật. Dần dà họ
tìm cách dò xét khuyết điểm trong chiến lược phòng thủ của Tổng đốc Quảng Nam, nhằm
tiêu diệt quân đội ở đấy bằng một cuộc tấn công khốc liệt và bất thần. Cuộc xâm lược điên
cuồng đã khiến bọn mọi rợ xử sự như vậy thật là kinh tởm. Nay ta ra lệnh cho hết thảy
mọi người có trách nhiệm ở các cửa biển hoặc ở bất cứ điểm phòng thủ nào, phải tăng
cường cảnh giác gấp đôi để không có gì cần phải làm lại…

Có bậc sĩ phu hoặc trượng phu nào lại không nghiến răng căm giận, hoặc còn phí thời
giờ lột da, khi nghĩ đến việc ăn thịt? Đó chính là lý do chúng ta không thể ngồi chờ một
nhân tài nào hoặc chờ đến một buổi sáng hay một buổi tối nào trước khi hành động! Có ai
sống nhớ hoa quả của đất đai mà lại không nhớ đến lòng trung thành và nghĩa vụ của
mình? Ta ra lệnh cho hết thảy các quan chức ở tỉnh phải làm tất cả mọi việc để động viên
các sĩ phu và dân chúng trong vùng đứng lên kháng chiến. Bây giờ là lúc cần thiết phải bỏ
đi lối nói tối tăm khó hiểu. Chỉ khi nào không còn gì phải lo sợ nữa, người người mới
được yên vui cày cấy, chăm sóc bản thân và giúp đỡ láng giềng. Nhưng đứng trước mối
nguy đang kề cận, mọi người phải tập hợp lại và củng cố xã tắc nhằm tìm ra những
phương cách kháng chiến và đầy lùi mối nguy. Hơn nữa bây giờ chính là lúc tất cả những
ai có kinh nghiệm và khả năng trong nước, thi thố tài năng của mình. Bất cứ làng nào có
mười hộ chắc chắn cũng có ít nhất một người có uy tín. Làm sao mà bất cứ điều đáng tán
thưởng hoặc đáng kính trọng trong các ngôi nhà tranh ấy, lại có thể không được ai biết
đến…? Làm sao để nhận rõ điều ấy?

Ta hạ lệnh cho hết thảy các giới chức có thẩm quyền ngoài cấp làng xã ra, từ các quan
huyện, cai tổng thuộc nhất phẩm (Cai tổng, quan huyện không phải là quan nhất phẩm) và
nhị phẩm trở xuống, phải điều tra để tìm cho được bất cứ người nào có thể đề ra các chiến
lược hay nhằm tiêu diệt và đánh đuổi bọn rợ điên cuồng này. Quan chức địa phương có
nhiệm vụ tiến cử lên Ta để Ta lựa chọn. Tuy nhiên, ai cũng muốn gởi tin tức hãy thận
trọng, chớ làm cho các trạm phu quá mệt mỏi một cách không cần thiết. Ta cũng thông
báo cho các quan văn võ ở khắp các quận huyện được biết, là bất cứ ai thực sự thông
minh, có năng lực và óc thực dụng và bất cứ ai có chí khí và phương thế tiêu diệt quân
cướp này phải xin theo các võ quan, và các quan chức địa phương phải đặt họ đúng chỗ,
trước hết xem người ấy hợp với binh chủng nào, rồi ghi tên họ vào sáu tỉnh phía Nam
cùng với Bình Thuận và Khánh Hoà phải theo lệnh Tổng trấn Gia Định. Tất cả các tỉnh từ
Bình Định đến Quảng Nam phải theo lệnh Tổng trấn Quảng Nam. Thừa Thiên Huế và tất
cả các tỉnh phía Bắc cho tới kinh đô, phải làm theo lệnh Ta ban để chống trả cuộc tấn
công. Sau đó, tất cả những ai được đất nước tri ân sẽ được triều đình khen ngợi và trọng
thưởng cho công lao của họ. (Từ L. Pallu, Histoire de l’expédition de Cochinchine en
1861, trang 291-293).


12. Hiệp ước Sài Gòn ngày 5 tháng 6 năm 1862.


Điều 1: Từ nay trở đi sẽ có hoà bình vĩnh viễn giữa một bên là Hoàng đế nước Pháp và
hoàng hậu nước Tây Ban Nha, và một bên là nhà vua An Nam. Tình hữu nghị giữa thần
dân của ba dân tộc cũng hoàn toàn và vĩnh viễn như vậy ở bất cứ nơi nào họ gặp nhau.

Điều 2: Thần dân của hai nước Pháp và Tây Ban Nha được phép thờ phượng Chúa
Kitô trong vương quốc An Nam, và thần dân của vương quốc An Nam, bất kể là ai, có ước
muốn đón nhận và tin theo đạo Chúa Kitô, đều được phép làm như vậy một cách tự do và
không bị hạn chế. Nhưng không một ai muốn trở thành Kitô hữu mà lại bị bắt buộc làm
như vậy… (L. De Reinach, Recueit des traités conclus par la France en Extrême Orient
(1684-1902) (Paris 1902) trang 94).


12. Phó đề đốc Bonard, toàn quyền đầu tiên tại Nam Kỳ, gởi hầu tước Prosper de
Chasseloup-Laubat, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa Sài Gòn, ngày 24 tháng 7 năm
1862.


Giờ đây tình hình cuộc chinh phạt Nam Kỳ của chúng ta đã hoàn toàn thay đổi, bởi
việc ký kết hiệp ước với vua An Nam, tôi nghĩ mình có nhiệm vụ cung cấp cho Ngài một
dấu hiệu về những hậu quả và những khó khăn mà nó có thể gây ra để báo trước và trang
bị trước cho Ngài, nhằm chống lại những lời lẽ phóng đại quá lố của những kẻ chắc chắn
bị khêu gợi bởi việc ký kết bản hiệp ước và có ý định đầy những hệ luỵ của nền hoà bình
vượt ra ngoài giới hạn, mà tôi nghĩ việc ta tự giới hạn trong ấy là một chính sách hay.

Tôi chắc rằng chính phủ An Nam hiện nay đang tin rằng họ không thể thắng được các
đại bác của ta và sự sụp đổ của họ là là kết quả của việc họ công khai thù địch với ta, nên
họ hy sinh nhượng các tỉnh ấy cho ta, để cứu nguy cho những phần đất còn lại của An
Nam.

Có nhiều cơ sở chắc chắn đề hy vọng rằng nếu chúng ta duy trì chương trình này một
cách thận trọng và cương quyết, thì sẽ chỉ xảy ra những khó khăn, về chi tiết mà chúng ta
có thể dàn xếp tại chỗ, không cần phải điều động nhiều lực lượng.

Những điều phiền toái nghiêm trọng nhất có thể xảy ra liên hệ đến các thừa sai, nếu vì
lý do tôn giáo lại ủng hộ họ trong các hoạt động chính trị nhằm lật đổ nhà vua đang trị vì,
nhưng hoạt động mà rất không may là phần lớn các thừa sai thường để bị lôi kéo vào và
tất cả đều còn lâu mới chịu từ bỏ. Chúng ta nên tự giới hạn mình trong việc bảo đảm cho
họ một mức độ bảo vệ công bằng. Việc ủng hộ những hoạt động can thiệp của họ là một
điều nguy hiểm, vì chính họ có thể là những người gây rối, chứ không phải là những
người tử đạo.

Thưa Ngài Bộ trưởng, việc lượng giá này đặt căn bản trên các điều sau đây. Không ai
có thể phủ nhận rằng cuộc chiến tranh ở Nam Kỳ phần lớn là do lời kêu gọi của các thừa
sai Pháp và Tây Ban Nha, những người đã kêu ca về sự ngược đãi bất công mà họ phải
gánh chịu bởi triều đình Huế.

Giờ đây, tinh thần và tính chất hoạt động của các nhà tu ấy giống như thế này.

Nam Kỳ được chia thành mất địa phận, mỗi địa phận được một Giám mục coi sóc. Các
Giám mục có lẽ cùng nhận được một sự điều động chủng từ Hội chính ở châu Âu. Nhưng
mỗi vị trong địa phận của mình đều ít nhiều làm theo ý thích riêng và rất tức tối khi giám
mục thuộc địa phận lân cận can thiệp chút xíu vào cái lãnh thổ rộng lớn mà vị ấy đã được
bổ nhiệm làm chủ chặn tinh thần. Tất cả các vị Giám mục đều nuôi tam vọng trở về cái
thời mà Giám mục Adran thực sự là ông vua ở Nam Kỳ, cái thời không có Giáo gì được
thực hiện mà không có ý kiến hoặc phép của Ngài. Phương tiện để thực hiện mục đích này
như sau: Một số giám mục thấy rằng các vua kế vị Gia Long đã cản trở khát vọng của họ,
nên đã đặt vấn đề về quyền kế vị chính đáng của các vua ấy và tìm cách đưa ra một hoàng
tử khác để nếu người này lật đổ được nhà vua cai trị sẽ có thể mang lại cho họ một bảo
đảm tốt hơn nhằm đạt được một mục đích riêng. Để thực hiện được việc tiềm ngôi, một
nhóm đã lấy việc Gia Long chỉ định người con trai thứ hai kế vị ông, thay vì người con cả
là một duyên cớ.

Đây là một phong tục thông thường tại Viễn Đông, và các thừa sai Pháp ở địa phận
Tây Đàng Trong đã chụp lấy ý tưởng này và đứng về phía những người ủng hộ vị trưởng
nam của vua Gia Long. Những người ở Trung Kỳ gần Huế, một tỉnh nói cho đúng nằm
giữa Bắc và Trung Kỳ, còn đi xa hơn nữa là dám đặt thành vấn đề chính danh của cả dòng
họ đang cai trị. Họ coi Gia Long như người đã cướp ngôi và đưa ra một người trong số
dòng dõi nhà Lê để đòi lại Ngai vua cho dòng họ này, nhà Lê đã mất ý chí trị vì và bị một
trong các đại thần trút ngôi.

Tôi cho rằng các thừa sai Đa Minh người Tây Ban Nha, còn sốt sắng và cực đoan hơn
các thừa sai Pháp, cũng về phe với nhóm này.

Một người thuộc dòng dõi nhà Lê, có lẽ thật mà cũng có lẽ giả, được người ta tìm thấy
trong một tu viện ở Trung Quốc, rồi sau khi làm chi anh ta phải nhẫn n hục và chịu đựng
đến độ biến anh thành lao công trong tu viện, các nhà tu cốc tiên này liền đưa anh ra làm
kẻ tranh đoạt ngôi vua vì cảm thấy chắc chắn về ảnh hưởng của họ đối với anh ta, nếu họ
thành công trong kế hoạch ấy.

Trong tình trạng hiện nay của sự việc, và theo những lời lẽ và hành động của các loại
thừa sai Pháp ở Nam Kỳ thuộc Pháp, có khuynh hướng giảm bớt những mục tiêu chính trị
mà họ đòi hỏi. Họ hy vọng rằng ảnh hưởng mà cuộc chiếm đóng của chúng ta mang lại.
Mặc dù không bằng cái quyền tuyệt đối của Đức giám mục Adran nhưng cũng sẽ cho
phép họ hành xử được nhiều quyền hơn trước đây. Hiện nay, họ có vẻ đang hài lòng về
điều này. Vì thế, chúng ta có thể kỳ vọng bằng sự cương quyết và thận trọng, áp lực họ
phải tự kiềm chế việc đòi hỏi ảnh hưởng của họ trong những giới hạn hợp lý.

Các thừa sai ở trong vùng gần Huế thì khó mà tán thành giải pháp trung hoà này. Một
số chỉ đồng ý với giải pháp ấy cách thụ động, nhưng đa số qua ngôn ngữ và hành động,
chứng tỏ rằng họ sẽ không từ bỏ những tư tưởng cực đoan của mình.

Giám mục và những người cộng sự thông minh nhất của ông, những người chịu nghe
theo lời khuyên của tôi là sẽ không khởi xướng một điều gì, hiện vẫn còn ở Nam Kỳ và đã
hứa sẽ hành động thận trọng khi họ trở về địa phận, một khi hoà bình được thiết lập vững
chắc hơn.

Nhưng những người nhiệt thành hơn đã ra đi tay làm dấu thánh giá, cùng bọn với một
số người thật đúng là những kẻ cướp. Những phiền toái nghiêm trọng sẽ xảy ra việc này,
nếu chúng ta không đặc biệt thận trọng khi đáp ứng những đòi hỏi bảo vệ của họ với tư
cách là công dân pháp và tín đồ Kitô giáo, điều mà họ chắc chắc sẽ làm một khi họ đã tự ý
dính líu vào những hoạt động chính trị trái với lời khuyên của tôi.

Còn về các thừa sai Đa minh người Tây Ban Nha thường ở phía Bắc bắc Kỳ, họ khó
khép vào khuôn khổ hơn: sốt sắng và cực đoan đến cùng cực, một số khá đông trong họ là
cựu du kích quân và thuộc phe các lốt, những người đã từng mang kiếm và súng trường
cùng với cây thập giá và hiện đang phó thác cả linh hồn và xác cho cuộc nổi dậy đang
hoành hành Bắc Kỳ.

Tôi nghĩ rằng những khó khăn mà họ đang tạo ra cho chính phủ của Nữ Hoàng công
giáo (nước Tây Ban Nha) cho thấy sự đòi hỏi bản hiệp ước vừa được Pháp và Tây Ban
Nha ký kết với Huế phải được thi hành riêng rẽ bởi mỗi nước nếu không, nó sẽ mất hết tất
cả những lợi ích vật chất, điều chắc chắn sẽ phải đến do một cam kết hoà bình thẳng
thắn… (Bộ ngoại giao các biên bản và văn kiện: Châu Á tập 28 trg. 85-88).


D. VIỆC CỦNG CỐ.


Việc chinh phạt Nam Kỳ đã khó khăn và tốn kém bội phần hơn sự tiên liệu. Vì không
muốn nhìn thấy sự dính líu của Pháp về quân sự và tài chính leo thang, Napoléon III đã
chỉ miễn cưỡng chấp thuận việc chiếm đóng ba tỉnh miền Đông năm 1861. Trong những
năm kế tiếp, giới ủng hộ cuộc xâm lăng của Pháp bị bó buộc phải bảo vệ sự tồn tại và phát
triển của vùng thuộc địa mới, chống lại sự tấn công của người Việt Nam. Họ đã gặp một
trường hợp khó xử. Trong những năm đầu tiên dưới sự cai trị của Pháp, Nam Kỳ không
thu được bao nhiêu tiền thuế, mà việc phòng thủ các tỉnh miền Đông quanh Sài Gòn. Vẫn
là một gánh nặng vô hạn cho ngân sách của Pháp.

Hơn nữa, ảnh hưởng của một nhóm ủng hộ về mặt chính trị cho vấn đề thuộc địa ở
pháp đã suy giảm. Nhóm giáo sĩ vẫn tích cực vận động cho việc can thiệp hồi 1857-1858,
giờ đây không còn có thể đòi hỏi nhà vua cứu xét nhân danh quyền lợi của các thừa sai
nửa sau năm 1860. Việc Napoléon III chống lại chính sách của Đức Giáo hoàng trong
cuộc chiến tranh tại Ý năm 1859, đã dẫn đến những lời chỉ trích công khai đầu tiên của
hàng giáo phẩm công giáo Pháp đối với chế độ Bonaparte do đó, Giáo hội đã hy sinh phần
lớn các đòn bẩy chính trị của mình. Vì những khó khăn to lớn hơn trong chính sách đối
ngoại và tài chính của chế độ ngày càng tích luỹ, nhà vua càng do dự khi xét đến vấn đề
chiếm thêm đất mới, đặc biệt là xu hướng liên tục bành trướng. Vào đầu thập niên 1860,
sự tồn tại của Nam Kỳ thuộc Pháp như là thuộc địa vẫn còn là điều không may chắc chắn.

Tuy nhiên quyền lợi của thuộc địa này đã được Prosper de Chasseloup-Laubat, Bộ
trưởng Hải quân bảo vệ mạnh mẽ và có kết quả trong một khoản thời gian dài khác thường
(từ ngày 24 tháng 11 năm 1860, đến ngày 20 tháng giêng năm 1867), trước mặt Hội đồng
Bộ trưởng. Được coi là người hết lòng biện hộ cho những tiềm năng thương mại và chiến
lược ở Nam Kỳ (Vk. 14), Chasse loup-Laubat đã phải đương đầu với những vấn đề lớn
trong việc tái tục sự cam kết của Hoàng đế Pháp đối với Nam Kỳ.

Hiệp ước bảo hộ với Cao Miên, 1863.


Sự khủng hoảng đầu tiên đối với Chasseloup-Laubat diễn ra năm 1863, khi người kế vị
phó đề đốc Bonard, đề đốc de la Grandière (1863-1868) nắm lấy một cơ hội bất ngờ để
bành trướng khu vực ảnh hưởng của Pháp về hướng Bắc bằng cách thiết lập một nền bảo
hộ đối với Cao Miên. Không tham khảo Paris, La Grandière đã lập tức đáp ứng với vua
Norodom ở Cao Miên kêu gọi giúp đỡ chống lại sự đe dọa chính trị của Thái Lan. Một
hiệp ước bí mật một phần qua sự trung gian của Đức Cha Miche đại diện Tông toà địa
phận Cao Miên, đã được ký kết vào ngày 11-8-1963. Hiệp ước này cam kết việc Pháp ủng
hộ vua Norodom để đổi lấy quyền kiểm soát hoàn toàn của Pháp về các quan hệ đối ngoại
của Cao Miên. Khi bản hiệp ước được gởi về bộ ngoại giao để xin phê chuẩn, Bộ trưởng
ngoại giao Pháp, Drouyn de Lluys, đã gây sức ép đòi bác bỏ nó, dựa trên cơ sở là người
Anh sẽ rất bất bình về việc Pháp ủng hộ Cao Miên. Tuy nhiên, Chasseloup-Laubat đã xin
được sự phê chuẩn miễn cưỡng của Napoléon III đối với bản hiệp ước, bằng cách bênh
vực tầm quan trọng của một nền bảo hộ ở Cao Miên đối với khả năng thương mại thực tế
cũng như việc phòng thủ chiến lược cho Nam Kỳ. Ông Bộ trưởng Hải quân đã dùng cơ
hội ấy để vẽ nên một bức tranh tươi đẹp về triển vọng tương lai của Nam Kỳ và trong đó
những lý luận khác ca ngợi tầm quan trọng của nó, ông đã nhấn mạnh khá nhiều về ý
nghĩa chính trị đối với tiềm năng truyền đạo cho dân chúng ở Nam Kỳ (Vk. 15).

Việc Chasseloup-Laubat biện hộ cho hiệp ước ở Cao Miên tương đối không lâu. Cuối
năm 1863, một thách thức quan trọng và lâu dài hơn đối với chính sách phát triển thuộc
địa nam kỳ của Chasseloup-Laubat đã diễn ra, khi triều đình Việt Nam gởi một phái bộ
ngoại giao đến Paris với đề nghị bồi thường 85 triệu quan trong nhiều năm, để đổi lấy việc
Pháp trả lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Việt Nam. Vì ngay chính Napoléon III cũng
thấy điều kiện tài chính ấy là đặc biệt hấp dẫn, đề nghị ấy đã trở thành một mối nguy cho
chính việc duy trì vùng đất mới chiếm ấy. Một phần lúc bấy giờ vì cuộc phiêu lưu ở
Mêhicô đang gặp khó khăn về chi phí và một phần chính sách tiết giảm chung về ngân
sách đối với các hoạt động, triển vọng thu nhập tức thời một khoản tiền từ vùng đất đắt giá
chiếm được ở Châu Á này là điều không thể làm ngơ. Ngày 5 tháng 11 năm 1863, đại tá
Aubaret được lệnh của Bộ ngoại giao cho phép thương lượng một hiệp ước về việc trao trả
đất tại Huế.

Thế là Chasseloup-Laubat bị lép vế trong các cuộc thảo luận ấy tại triều đình Huế,
chính sách xoa dịu của Tự Đức có vẻ như sắp sửa được mọi người nhìn nhận là đúng đắn.

Trong khi các cuộc thương thuyết đang diễn ra, vua Tự Đức tìm cách tăng cường tối
đa cơ may đặt được sự đồng ý của Pháp, bằng việc ban hành một điều chỉnh lớn lao trong
chính sách đối với các tín đồ Kitô giáo vào tháng bảy năm 1864 (Vk.16).

Chiếu dụ của vua lần này viết dưới hình thức một bài giảng và không còn coi Kitô
giáo như tà đạo và mang tính chất khuynh đảo nữa. Nó thúc dục chính người Kitô hữu hãy
bày tỏ lòng trung thành với vương quyền.

Tuy nhiên chiếu chỉ hoà giải của Tự Đức đã không ngăn được sự chống đối việc trao
trả đất của các giám mục thừa sai ở An Nam và đề đốc LaGrandière đã dùng những luận
cứ của các Giám mục này trong khi bác bỏ rất quyết liệt dự án trả đất ấy. Khi bản dự thảo
hiệp ước của Aubaret gửi đến Paris để cứu xét, Chasseloup-Laubat đã rút những luận cứ từ
công văn của vị Đề đốc này để soạn ra một văn thư dài bác bỏ dự án ấy. Vị Bộ trưởng Hải
quân lại một lần nữa nhắc lại những tiềm năng của vùng thuộc địa ấy và lý luận của ông
phần lớn cho rằng việc Pháp bỏ rơi những người cộng tác Việt Nam, nhất là các Kitô hữu
chắc chắn sẽ làm cho họ bị trả thù dã man (Vk.17).

Được sự ủng hộ của Victor Duruy, lúc ấy là cố vấn có ảnh hưởng nhất đối với
Napoléon III và là người trong nội các rất hăng say bành trướng thuộc địa, Chasseloup-
Laubat cuối cùng cũng làm cho bản dự thảo hiệp ước trả đất của Aubaret bị bác bỏ và đề
nghị của Việt Nam lúc ấy bị chìm đi.

Pháp chinh phục các tỉnh miền Tây Nam Kỳ, tháng 6 năm 1867.


Phản ứng của nhân dân Việt Nam đối với sự thất bại của vua Tự Đức trong ván bài trả
đất đã phần nào khêu gợi hành động lấn chiếm của Pháp đối với phần còn lại ở đồng bằng
sông Cửu Long. Chiến lược thương thuyết của vua Tự Đức bị sụp đổ đã làm suy yếu khả
năng của triều đình Huế trong việc kiềm chế một phong trào hoạt động du kích lớn mạnh
nhằm vào vùng lãnh thổ Pháp từ các căn cứ tại các tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Các tỉnh An
Giang, Vĩnh Long và Hà Tiên vẫn còn thuộc quyền người Việt Nam, nhưng nằm giữa đất
bảo hộ Cao Miên của Pháp và vùng đã bị Pháp chiếm đóng chúng bị cắt rời khỏi phần đất
còn lại của Việt Nam sáp nhập vào vùng thuộc địa của Pháp năm 1866-1867 đã đưa đến sự
trả đũa ác liệt của Pháp. Đề đốc La Grandière đã phát động một cuộc hành quân chiếm giữ
nhanh chóng và không đổ máu, vào tháng 6 năm 1867, và các tỉnh miền Tây đã chịu khuất
phục sự đô hộ của Pháp. Lúc bấy giờ, vì chính phủ đã chấp nhận việc giữ lại các tỉnh miền
Đông Nam Kỳ, nên Đề Đốc la Grandière không gặp mấy khó khăn trong việc xin Paris
chấp thuận việc chiếm đóng các tỉnh miền Tây. Thế là Pháp kiểm soát toàn bộ Nam Kỳ.

Phản ứng của dân chúng dưới sự lãnh đạo các sĩ phu đối với việc chiếm giữ các tỉnh
miền Tây của Pháp, 1867-1869.


Trên phương diện chính thức, hiệp ước 1862 lúc ấy chẳng còn hiệu lực gì. Những hành
động xâm lấn ấy của Pháp đã không làm cho người Việt Nam ở lại thù nghịch với Pháp.
Mặc dầu các tỉnh miền Tây bị mất có gây ra một làn sóng công phẫn của những người yêu
nước (vk.18) ở Bắc và Trung Kỳ, nhưng triều đình Việt Nam vẫn tỏ ra hoà hoãn trong
cách giao thiệp với Pháp. Ban đầu Tự Đức chiều theo những công phẫn của dân chúng với
Pháp, bằng cách ban hành một chiếu chỉ tổng động viên.

Nhưng hành động ấy chỉ là một cách làm dịu bớt ý kiến của những người yêu nước và
không có một biện pháp nào tiếp sau đấy. Sự chia rẽ bi thảm giữa giới sĩ phu ưu tú, nhiệt
thành với chính sách tiếp tục kháng chiến và nhà vua Việt Nam nhất định theo đuổi một
cuộc dàn xếp để gỡ thể diện với Pháp, ngày càng lộ rõ từ cuối thập niên 1860. Triều đình
tự chế không muốn tấn công vào lãnh thổ Pháp đang chiếm giữ, nhưng không thể kềm chế
được sĩ phu các nơi thôn dã bày tỏ lòng thù nghịch của họ. Thế là các thừa sai và tân tòng
đạo Kitô ở Bắc và Trung Kỳ nhận ra mình đang ở giữa trung tâm điểm của cuộc khủng
hoảng và họ ở rải rác trong đại bộ phận dân chúng. Ở địa phận Nam đàng Ngoài, ba mươi
cộng đoàn giáo dân đã được báo cáo là bị huỷ diệt vào năm 1867-1868 bởi những nhóm
do sĩ phu lãnh đạo và ở Huế cuộc tàn sát tương tự cũng là điều người ta đã đe doạ. Vào
những năm 1869-1870, các thừa sai ở Bắc Kỳ vẫn còn báo cáo về sự nhiễu hại mà các
nhóm dân làng Việt Nam do các sĩ phu lãnh đạo gây ra, một giai cấp mà nhà vua cần phải
quan tâm lưu ý hơn (Vk. 19)

Những toan tính cuối cùng của Tự Đức nhằm khôi phục vương quyền ở Nam Kì. Các
cuộc thương thuyết năm 1868.


Thế nhưng Tự Đức vẫn không từ bỏ hy vọng về một hiệp ước trao trả đất qua
thương lượng. Vấn đề sống còn của một ông vua không mấy an tâm về quyền kế vị ngai
vàng là ít nhất phải đạt được chủ quyền trên danh nghĩa đối với các tỉnh đã mất. Không
bằng lòng với các quan trong triều, các quan chức ở tỉnh và các sĩ phu vẫn gây sức ép đòi
trở lại chính sách thù nghịch, Tự Đức đề nghị với La Grandière vào năm 1868 một hình
thức bảo hộ, theo đó chủ quyền và quyền kiểm soát hành chính ở cả 6 tỉnh sẽ được trao lại
cho Việt Nam, để đón lấy một món tiền thuế hằng năm trả cho Pháp bằng toàn bộ số tiền
thặng dư của thu nhập thường xuyên của Nam Kỳ. Một lần nữa Tự Đức có vẻ như coi việc
quan tâm đến quyền lợi các thừa sai là quan trọng. Là nạn nhân của sự ác cảm nơi dân
chúng, các thừa sai rõ ràng sẽ là người được hưởng lợi do bản hiệp ước và những dàn xếp
pháp lý giữa hai chính phủ (vk.21). Theo bản phúc trình của viên thông ngôn trong chính
quyền Pháp Phủ Ba Tường, các đại diện của phía Việt Nam trong các cuộc đàm phán năm
1868 tại Sài Gòn có vẻ như đã sẵn sàng chấp nhận một điều khoản có phạm vi rộng lớn về
quyền thờ phượng tôn giáo do La Grandière soạn thảo. Điều khoản này quy định rõ ràng
những bảo đảm cho các giáo đoàn và còn cho phép các tín đồ Kitô giáo có đủ năng lực
được tham gia vào chính quyền Việt Nam ở cấp cao (vk.20). Tuy nhiên, các phản đề nghị
của Việt Nam về các vấn đề khác đã bị Pháp bác bỏ, và cuộc thương lượng đã chìm xuống
vào năm 1870, khi cuộc chiến tranh Pháp - Phổ bắt đầu. Cuộc chiến này đã dân chủ hoá bộ
máy hoạch định chính sách của Pháp và đã thay đổi các định lý về tài chánh và ngoại giao
trong chính sách của Pháp ở phương Đông, khác hẳn với những gì đã được thừa nhận từ
trước. Do đó sự sụp đổ của đệ nhị đế quốc đã đánh dấu một sự dứt đoạn lớn trong các mối
quan hệ chính trị Pháp-Việt.


CÁC VĂN KIỆN



14. Hầu tước Chasseloup-Laubat, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa, gởi một thông tín
viên riêng. Paris ngày 14 tháng 2 năm 1862.


… Chúng tôi vừa đạt được một vài thành công đáng kể ở Nam Kỳ. Tôi cảm thấy trách
nhiệm của tôi ở trong đó thật lớn lao. Tôi muốn tạo cho nước tôi một đế quốc thực sự ở
Viễn Đông. Tôi muốn nền văn minh Kitô giáo của chúng ta đặt được một cơ sở to lớn
trong cuộc chinh phục mới, để từ đó ảnh hưởng của nó lan rộng ra khắp nơi. Nhiều người
vẫn ngờ vực khả năng thực hiện điều này, và một số khác thì ngại phí tổn. Vì thế tôi có
một vài trở ngại lớn phải vượt qua, những tôi có niềm tin tôi tiến hành như thế chắc chắn
phải thành công (J. Delaile, Le Matquis P. de Chasseloup-Laubat, 1805-1873 (Paris,
Challamel, 1873) trang 130).

15. Hầu tước Chasseloup-Laubat, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa, gởi Drouyn de
Lluys, Bộ trưởng ngoại giao. Paris ngày 10 tháng 12 năm 1863.


Tôi biết rằng chính sách của Pháp có nhiều điều bao quát đáng cho Ngài quan tâm trực
tiếp hơn và đang chiếm hết phần lớn thời gian của Ngài. Nhưng xin Ngài cho phép tôi nói
để Ngài biết rằng theo ý tôi, hoặc là chính phủ của Hoàng thượng phải nghiên cứu thật cần
trọng những gì mà Chúa quan phòng đã đưa đến cho chúng ta ở Nam Kỳ, hoặc là chúng ta
phải từ bỏ mọi thế tạo ra một ảnh hưởng cho đất nước ở vùng Viễn Đông. Chúng ta đã tìm
thấy một địa thế tuyệt hảo. Chúng ta có trước mặt những dân tộc chấp nhận Kitô giáo.
Dưới chân chúng ta là những mảnh đất màu mỡ trên địa cầu. Những dấu vết còn lại của
một nền văn minh đã tiến bộ lạ thường, cho phép chúng ta hy vọng về những thành quả
thật phong phú mà nền văn minh của ta có thể tạo ra được ở đấy. Tóm lại, nếu chúng ta
biết cách sử dụng vùng ấy, nếu chúng ta không e sợ tương lai ảnh hưởng của Pháp một
ngày nào đó nhất định sẽ từ vùng này toả ra khắp phương Đông.

Người Hoà Lan có Java, nhưng họ đã không truyền đạo Kitô cho người Java và có lẽ
họ sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn là họ nghĩ. Ở Ấn Độ, người Anh hằng ngày phải chịu
đựng những cuộc nổi loạn mà những người Hồi giáo cuồng nhiệt có thể gây ra và chỉ có
bạo lực mới dẹp nổi. Ở Phi Luật Tân, người Tây Ban Nha biết cách lôi cuốn dân chúng
heo đạo nên đã cai trị mà không phải lo sợ. Về phần chúng ta, chúng ta đang xử sự với
những người dân mà một số người trong họ đã đón nhận Kitô giáo, ngay từ trước khi
chúng ta bắt đầu cuộc chinh phục. Đó là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của
chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy tìm cách đặt nền tảng cho một cơ sở có thể thành một trang
sử tươi đẹp của một nền thịnh trị…

(Văn khố quốc gia Sở Hải Ngoại, Paris, Đông Dương (Anciens Fonds) hộp số 37, hồ
sơ B 30 (1).


16. Vua Tự Đức. Chiếu chỉ nhà vua về các tín đồ Kitô giáo, tháng 7 năm 1864.


Ta lên kế vị các tiên vương và thành bậc phụ mẫu của trăm vạn dân trong lúc còn trẻ
và chưa xứng đáng. Vì thế, Ta coi họ như con cái. Đôi lúc con cái tỏ ra ngoan ngoãn, mặc
dầu khi chúng hư, cha mẹ có bổn phận đánh phạt chúng. Nhưng sau khi đánh phạt, cha mẹ
vẫn thương yêu chúng như trước. Chúng bị đánh phạt để chúng biết lỗi và biết sửa chữa
lỗi lầm. Về phần mình con cái phải biết yêu thương nhau, biết cách cư xử và tránh cãi vã
kẻo cha mẹ buồn lòng. Quan trọng hơn nữa là chúng không được giận hờn khi cha mẹ quở
phạt. Đó là cách cư xử đúng mà tất cả con dân phải theo. Bổn phận của chính Ta là phải
nói rõ ý Ta cho dân biết.

Mấy năm trước đây, người Pháp và Tây Ban Nha đã bất ngờ đến đất nước ta. Nhân
dân ta đã phải cầm vũ khí và trải qua nhiều gian khổ để chiến đấu với họ. Các quan đã nói
với dân rằng: “Tín đồ Kitô giáo đã kêu gọi vào vì họ không được tự do giữ đạo”. Các quan
hệ kêu gọi dân còn nói rằng, nhiều vị lãnh đạo tôn giáo này đã tiếp xúc với người phương
Tây và hết lòng giúp đỡ họ. Vì thế các quan đã tuyên bố : “Để tránh tất cả những bất hạnh,
phải phân tán và bỏ tù các tín đồ Kitô giáo” Không tham dự đầy đủ trong các cuộc thảo
luận mà ý kiến trái ngược nhau và không được thông tri đầy đủ, nên Ta đã không nhận ra
được sự thật. Không biết phải theo đuổi đường hướng nào, nên Ta đã bó buộc phải theo lời
khuyên của các quan và đã chọn các biện pháp nghiêm khắc. Ta chỉ có một mục đích trong
lòng: Kiềm chế dân Ta cho có chừng mực và ngăn chặn những điều ác mà số phận có thể
đem lại. Ta hy vọng các tín đồ Kitô giáo sẽ thay đổi lối xử sự, hoặc sự vô tội của họ sớm
hay muộn sẽ được mọi người thừa nhận, và lúc ấy khi được thông báo đầy đủ hơn. Ta sẽ
đền bồi cho những thiệt hại mà họ đã phải gánh chịu. Có bao giờ Ta lại có thể bỏ được
tình cha con và để cho dân ta phải hư mất? Không bao giờ và sau đây là bằng chứng cho
điều ấy.

Có một số quan đang kêu gọi tàn sát tất cả các tín đồ Kitô và một số khác ngay từ đầu,
đã lập tức đòi phân tán và giam hãm họ trong các làng không theo Kitô giáo. Với tấm lòng
của một người cha, Ta không thể nhìn những biện pháp như thế diễn ra. Ta đã trì hoãn việc
thi hành chúng trong ba bốn năm. Cuối cùng, Ta đã chọn con đường nhẹ nhàng nhất, phân
tán họ ra. Các ngươi thấy Ta đã nhân từ biết bao! Sự kiện tự nó nói lên tiếng nói của nó.
Nhưng ai sẽ tin vào điều ấy! Những kẻ thi hành lệnh Ta, đã làm quá trớn. Có một số các
quan ôn hoà, nhưng một số khác độc ác và đã hành hạ dân Ta quá mức làm Ta đau lòng và
trái với ý Ta. Khi hoà bình được thiết lập, Ta đã vội vã cho hồi hương tất cả các tín đồ Kitô
giáo, để họ lại tiếp tục công việc của họ và tuân giữ những đ iều răn dạy của Kitô giáo. Ta
tuỳ hoàn cảnh mà nhân từ hay nghiêm khắc. Ngạn ngữ có câu: “Vua có lỗi thần dân cũng
không được buồn lòng: Cha cư xử không tốt cũng không phải là duyên cớ đáng để con bất
hiếu”.

Điều ấy lại càng đúng khi người cha không có ác ý.

Ta nghĩ đến nay dân Ta đã được hưởng thái bình, mọi người đang về với công việc và
nghề nghiệp ngày xưa, không có phe nhóm gì nữa, ước vọng của chúng ta sẽ được thực
hiện, và nhân dân ta được hởng thành quả của hoà bình và thịnh vượng. Nhưng dù tin hay
không, thì phe nhóm vẫn còn nhiều.

Một phe trong số ấy hiện vẫn tin là họ được ủng hộ, nên đã tỏ ra kiêu hãnh và đang
tính chuyện phục thù. Phe ấy đã tự chuốc lấy sự khinh rẻ của công chúng và điều này cho
thấy họ rất thiển cận. Nhóm khác lại hét phe ấy và tìm đủ cách để nhiễu hại họ. Đó cũng là
điều đáng trách. Vì như thế là mọi người đều theo những khuynh hướng trái ngược nhau,
điều làm cho lòng Ta đau xót. Làm sao có thể giải thích được sự mù quáng ấy? Một số
người nói: “Chính người Kitô giáo đã kêu gọi người Phương Tây đến”. Ta không biết điều
khẳng định này có đúng hay không. Dù sao thì người Kitô giáo cũng vẫn là thần dân của
Ta. Họ phải theo đạo của đất nước, nếu họ không theo thì làm sao khỏi lỗi được? Vì thế,
không nên coi những người trước đây có quyền hành, dù họ có làm quá đi chăng nữa, là
những mục tiêu để trả thù vì những lý do như sau:

Có duyên cớ để nghi ngờ các tín đồ Kitô giáo, vì họ có những tập quán lạ thường khác
với dân chúng trong nước. Các thần dân khác của Ta bó buộc phải tham chiến và chịu mọi
gánh nặng của cuộc chiến trong bốn năm năm. Họ đã mất cha, mất con và mất cả tài sản.
Bị lôi kéo ra khỏi công việc của mình, họ đã trải qua đủ thứ tai ương. Làm sao có thể bồi
hoàn cho họ về những mất mát ấy? Chỉ có các tín đồ Kitô giáo đã thoát được đau khổ.

Vì thế, các ngươi, tín đồ Kitô giáo, tình thế của các ngươi chắc chắn là rất khó xử,
nhưng các ngươi vẫn luôn kiên gan theo đạo của mình trong lúc vẫn giữ đúng luật nước,
về việc này Ta chỉ còn biết mừng cho các ngươi. Ta sẽ luôn luôn ghi nhớ điều này. Đó lại
càng là lý do để Ta đối xử với người Kitô giáo và dân lương (nguyên văn) như sau: sau khi
tỏ lòng nhân từ cho các tín đồ Kitô giáo và trả tự do cho họ. Các ngươi phải ra sức biết ơn
Ta. Nếu các ngươi ngấm ngầm bất cứ ý tưởng trả thù nào trong lòng, là các ngươi đã tỏ ra
không vâng lệnh vua, các ngươi sẽ là những kẻ khi quân vô lại, làm sao các ngươi có thể
tự nhận mình là người Kitô giáo? Rõ ràng là các ngươi phải gạt bỏ lòng thù hận: các ngươi
không được phép thù. Các ngươi hãy cố gắng tự hoàn thiện, để lời cầu nguyện của các
ngươi dễ được Chúa nhận lời. Các ngươi chớ quan tâm đến vinh hay nhục, hay may rủi,
hoặc những thăng trầm trong cuộc sống.

Bổn phận của mọi người dưới ánh mặt trời này là vâng lệnh vua. Kẻ hèn kém phải
tuân thủ người tài giỏi, nhỏ nhất phải theo ý lớn. Đó là điều lương tri ta phải biết và đó là
điều cho đến nay vẫn luôn luôn được thực hiện. Con người phải chăm chú nhìn theo con
đường mà tổ tiên đã theo: Hãy như con cáo, khi chết, biết quay đầu về hướng mảnh đất
của cha ông nó.

Về phần những kẻ âm mưu nổi loạn, họ phải biết rằng không phải ai cũng có thể đạt
được quyền bính. Trong một trăm hoặc một ngàn người chỉ có một hay hai người thành
công. Không bao giờ lại có đủ vinh quang cho hết thảy mọi người. Đó là điều bình thường
của cuộc sống. Ta nói cho các ngươi biết những sự thật mà bất cứ ai cũng hiểu được. Sao
các ngươi không suy gẫm thay vì theo thói kiêu căng? Các ngươi không những không
được phép bày tỏ công khai mà ngay cả chất chứa trong lòng những ý định ác độc cũng là
điều xấu xa. Nếu như các ngươi đè nén được lòng giận dữ và đừng để nó bộc lộ, thì không
ai lại tỏ ra nghi ngờ các ngươi. Nhưng nếu các ngươi lớn tiếng xầm xì, các ngươi đã khêu
gợi sự nhòm ngó. Các ngươi đã đau khổ nhiều. Nếu các ngươi làu nhàu, sự đau khổ của
các ngươi sẽ mất hết giá trị.

Từ những điều Ta vừa nói, thật dễ dàng nhận thấy rằng Ta không hề lên án Kitô giáo
mà chỉ lên án lòng kiêu căng và sự oán thù. Nếu chúng ta tránh đừng để cho lòng kiêu
căng lôi cuốn, chúng ta sẽ không làm cho kẻ khác phải tức giận. Nếu chúng ta không khêu
gợi sự tức giận nơi kẻ khác, chúng ta có thể sống trong ôn hoà với họ. Nếu chúng ta sống
trong ôn oà có thể hoàn toàn tự do theo đạo của chúng ta, vì tôn giáo không mâu thuẫn với
các nguyên tắc đạo lý. Lúc ấy còn có gì để phải sợ nữa? (Trích thư của Lm.F.Bernard gởi
cho Giám mục Sohier, Huế, ngày 17 tháng 9 năm 1864. In ở trong Biên niên sử về việc
truyền bá đức tin, tập XXXVII, 1865, trang 325-327).

17. Hầu tước Chasseloup-Laubat, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa, gởi hoàng đế
Napoléon III Paris, ngày 4 tháng 11 năm 1864.


… Về phương diện tôn trọng đạo Kitô bản hiệp ước mới (dự thảo của Aubaret) chẳng
thêm điều gì mới vào những điều khoản của hiệp ước 1862, cho phép người Việt Nam
được đón nhận đạo Kitô, mà một điều khoản mới đây những cạm bẫy có vẻ như đã được
Huế chêm vào, để thu hẹp phạm vi diễn dịch của các điều khoản trước.

Một mặt hiệp ước ấy cho phép người Việt Nam được đón nhận Kitô giáo, trong khi
mặt khác nó trừng phạt người Việt Nam vi phạm luật pháp của đất nước, mà trong số luật
này lại có điều khoản cấm họ trở thành tín đồ Kitô giáo: điều này đã là cái cớ cho những
sự bách hại bất chấp hiệp ước 1862…

Còn về phần những kẻ đã trung thành, chấp nhận sự đô hộ của ta; những kẻ đã tố cáo,
đã tấn công, và đã giết chết bọn tổ chức nổi loạn và những kẻ đã coi thường lệnh của Huế,
vẫn trung thành với ta và ngày nay vẫn còn chứng tỏ sự Giáo gắn bó với ta thì sao? Trả họ
về cho Huế, có nghĩa là ta bỏ rơi họ, khiến họ bị các quan trả thù và như thế các quan sẽ
có ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Ông đề đốc đã viết ngày 30 tháng 5 như sau: “Ngài hãy tin
lời tôi, sự lừa dối và ác độc của các quan đối với tín đồ Kitô giáo cũng như đối với những
kẻ đã giúp ta, sẽ buộc chúng ta phải tái tục cuộc chiến và đảm nhiệm một vai trò thích hợp
cho Pháp ở Nam Kỳ…”

Chúng ta không thể dấu diếm sự thật là chúng ta có trách nhiệm rất nặng nề khi bỏ rơi
những người đã bị ngờ vực vì chúng ta, một số đã là tín đồ Kitô giáo hoặc đang trở thành
tín đồ Kitô giáo và chứng tỏ thực sự có gắn bó với ta.

Sau rốt nếu một ngày nào đó, sau khi hiệp ước này bị vi phạm và sau những hành động
bất mãn mà cuộc chiếm đóng của chúng ta phải hứng chịu, chúng ta sẽ phải tái tục cuộc
chiến, lúc ấy chúng ta còn hy vọng được sự ủng hộ nào nữa của những người được quyền
trách cứ chúng ta đã gây ra cho họ đến hai lần, lần đầu do việc ta chinh phục, rồi sau đó do
việc ta rút lui? (Trích sách của P.Vial Những năm tháng đầu tiên ở Nam Kỳ, thuộc địa của
Pháp. (Paris, Challamel aimé, trang 299).

18. Đức cha Sohier, Giám mục Gadara, đại diện Tông toà địa phận Bắc Đàng Trong,
gởi một người vô danh. Huế ngày 18 tháng 12 năm 1867.


Chúng tôi vừa qua khỏi được giây phút ngặt nghèo mà tôi vẫn lo sợ từ lâu, đó
là cuộc đánh chiếm ba tỉnh nằm trong vùng thuộc địa của Pháp. Ông Đề đốc đã chiếm ba
tỉnh ấy mà không tốn một phát súng. Ông Đề đốc đã chiếm ba tỉnh ấy mà không tốn một
phát súng.

Khi tin ấy được đến kinh đô nó gây xúc động mạnh và sự căm giận đáng kể.
Nó xảy ra vào đúng lúc các sĩ tử khoảng 5000 người tụ tập ở kinh đô để dự thi. Họ thốt ra
những lời đe doạ đáng sợ nhất. Có tin đồn rằng họ sắp sửa giết ngúng tôi và thiêu sống
ngúng tôi, và ngày hành động đã được ấn định. Họ nói thà chết còn hơn chấp nhận nỗi
nhục như thế, nhưng trước khi khởi sự lại cuộc chiến, cần giết sạch các tín đồ Kitô giáo
theo phe người Pháp, họ cũng nói phải phân tán, giam hãm và tàn sát các tín đồ Kitô giáo
một lần nữa. Các sĩ tử đã phân phát thơ nặc danh, kết tội nhà vua và các quan hèn nhát đã
để cho đất nước bị chia cắt. Để nhượng bộ những người trên nước này, một chiếu nhỉ được
ban hành cho phép chiêu mộ một lực lượng phòng vệ lớn từ tất cả các làng mạc và cho
phép rèn đúc vũ khí. Tín đồ Kitô giáo không được tham gia vào lực lượng phòng vệ này
và họ tin rằng các vũ khí này sẽ dùng để giết họ… Nhưng cảm ơn chúa, cơn khủng hoảng
của chúng tôi đã dịu đi. Dần dà sự tố cáo này đã dịu đi và không một tai hoạ nào đã đến
với chúng tôi… (Georges Tauboulet, La geste Francaise en Indochine (Paris, Maison
neuve 1955) tập II trang 516. Trích từ bản chính trong văn khố toà giám mục Huế,
m.Delvaux sao chép).


19. Đức cha Theurel, Giám mục Acanthe, đại diện tông toà địa phận đàng ngoài, gởi
các bề trên hội thừa sai hải ngoại. Địa phận Tây đàng ngoài, ngày 18 tháng 2 năm
1868.


Ta đã nói là các sĩ phu có rất ít thiện cảm với những gì liên hệ đến Pháp hoặc với tự do
tôn giáo. Mối ác cảm này chỉ mới gia tăng từ khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Nam Nam Kỳ.
Lấy cờ chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến trường kỳ - nhằm ngăn chặn một cuộc xâm lấn
có thể xảy ra ở Bắc Kỳ, họ đã thành lập một đội dân quân do các quan hưu trí chỉ huy ở
các tỉnh Nam Định, Ninh Bình và các tỉnh khác.

Ở Nam Định, lực lượng dân quân gồm có bốn trung đoàn do một quan văn già làm chủ
soái. Vị quan này trước đây đã bị thất sủng vì một vài lỗi nhỏ không rõ ràng lắm và lúc
bấy giờ đang có nhiều ảnh hưởng, vì học trò cũ của ông ta hầu như bao gồm tất cả những
người trong tỉnh đã thi đậu, hay đã từng dự thi và có cả một vài viên quan đang tại chức
nữa. Số dân quân này không hề được chính phủ cho phép thành lập, mặc dù các quan có ra
lệnh cho các lý trưởng thu tiền gây quỹ. Một vài viên quan đã cho tôi biết dù đã có lệnh
phải giải tán dân quân từ kinh đô gửi đến nhưng lệnh ấy vẫn không được tuân hành.

Đúng như sự chờ đợi của chúng tôi, các sĩ phu đã cho các lực lượng này tổ chức cướp
phá chúng tôi và Kitô hữu. Họ định tấn công chúng tôi ở làng Kẻ Trinh trong lúc tôi ở
Nam Định. Kế hoạch hai lần bị huỷ bỏ vào lúc tấn công vì bọn cướp ấy sợ yếu thế. Nhưng
sau khi được tăng cường thêm một vài đại đội mới, họ đã tấn công Kẻ Trinh, hai ngày sau
tôi đi khỏi đó vào giữa đêm ngày 14 tháng 2. Trước hết họ cướp bóc khắp nơi sau đó họ
đốt nhà thở, tu viện và 30 nhà của người Kitô giáo. Làng bị cướp phá ấy đã kiện và đòi bồi
thường thiệt hại. Chính tôi đã viết ba lá thư xin các quan cho phán quyết về việc ấy và
cảnh cáo họ về những tai hoạ lớn sẽ xảy đến nếu họ không dẹp cái nhóm ăn cướp ấy.
Nhưng các quan chỉ khoanh tay và trả lời họ đang chờ lệnh từ kinh đô, những lệnh mà
chẳng bao giờ tới cả. Trong lúc ấy, các thủ lãnh lại đích thân xuất hiện và các sĩ phu ấy lại
thích hoạt động ở miền quê như những tên cướp. Cả chục ấp của người Kitô giáo đã bị
cướp. Để tránh cho bọn cướp khỏi đến, những người ngoại giáo ở nhiều làng đã phá nhà
của các tín đồ Kitô giáo và đuổi họ đi.

Các quan bất lực, do nhu nhược hay do đồng loã? Chúng ta không thể biết được cho
chính xác, nhưng tôi nghĩ có vẻ như là cả hai. Tuy nhiên, khi thấy tốc độ phát triển của sự
việc, tổng đốc Nam Định mới đây đã tập họp các sĩ phu lại và bảo họ phải ngưng hành
động, hoặc ít nhất phải tạm ngưng cho đến khi triều đình Huế cho biết quan điểm về sự
kiện ở Kẻ Trinh. Từ một tuần nay, cảnh cướp bóc đã thưa dần. Trong lãnh thổ Nam Định
hiện chỉ còn khoảng 30.000 người Kitô giáo trong các ấp đã bị tàn phá. Họ đang chờ đợi
số phận của những kẻ còn lại. Các sĩ phu đã công khai nói lên ý định của họ : Tử hình
người Tây Âu ! Tử hình các linh mục người Việt! Tàn phá đạo Kitô…!

Chính phủ An Nam sẽ làm gì ? Chúng ta không trông đợi họ đàn áp mạnh mẽ hoặc xử
sự công minh, vì họ phải cẩn thận với các phần tử mà giới lãnh đạo thuộc tầng lớp người
ta tuyển chọn các quan. Chúng ta sẽ vui vẻ khi được hài lòng phần nào với những sự bồi
hoàn nhỏ nhoi thôi. Về sự can thiệp của chính phủ Pháp, đó là điều kiện nay chỉ gây thêm
sự thù nghịch và làm cho hoàn cảnh rắc rối của chúng ta còn trở nên tồi tệ. ( Biên niên sử
về truyền bá đức tin, tập XL, 1868, trang 441-6).


20. Phúc trình của phủ Ba Tương, quan phủ Sài Gòn về các cuộc thương lượng hiệp
ước giữa đề đốc La Grandìere, thống đốc Nam Kỳ và hiệp biên đại học sĩ Trần Tiến
Thành, Đại diện Huế. Phiên họp thứ hai ngày 29 tháng giêng năm 1868


…. Điều III (của bản tảo do Pháp đề nghị)

Trong bản chữ Hán, điều này nói:

Đạo Kitô được phép rao giảng tự do, việc thờ phượng của người Kitô giáo sẽ không bị
cấm đoán. Người Kitô giáo được quyền xây cất nhà thờ ở bất cứ nơi nào; họ sẽ được phép
thi các kỳ thi tuyển dành cho các sĩ phu vào hàng ngũ quan lại và sẽ không bị ngược đãi.
Các quan theo đạo Kitô sẽ không bị buộc làm bất cứ điều gì trái với giáo lý của đạo Kitô.

Vị hiệp biện đã phản đối nhiều điều liên hệ đến các từ dùng trong bản thảo của An
Nam như sau đây :

Từ “tuỳ” dùng trong liên hệ với quyền của người Kitô giáo được phép xây nhà thờ có
thể đưa đến những diễn dịch có vẻ nguy hiểm theo ý ông Hiệp Biện. Chính quyền An
Nam muốn dành riêng một số đất, một số nơi và cấm bất cứ ai xây dựng bất cứ thứ gì ở
đó. Vì thế ông Hiệp Biện yêu cầu bỏ từ “ tuỳ xứ’…Ông đề đốc đồng ý bỏ hai chữ ấy coi
như việc phiên dịch bị sai lệch.

Ông Hiệp Biện cho rằng điều khoản trong bản chữ Hán nói về việc chấp nhận cho
người Kitô giáo được dự thi tuyển các sĩ phu và quan lại là chưa đủ rõ. Câu này theo ông
ta có thể đưa đến nhầm lẫn…Chính phủ An Nam muốn cho phép người Kitô giáo được
vào làm các công sở, nhưng điều ấy không có nghĩa là họ được vô điều kiện. Họ phải tuân
theo luật lệ hiện hành, họ được quyền tham dự các kỳ thi như mọi người…Niềm tin Kitô
giáo của họ sẽ không trở ngại gì cho nghề nghiệp, nhưng họ sẽ không được nhận vào các
chức vụ trong công sở, chỉ vì lý do họ là người Kitô giáo, nếu họ không có chức năng giữ
những chức vụ ấy.

Bản thảo chữ Hán nói các quan theo đạo Kitô sẽ không bị buộc làm những điều trái
với giáo lý Kitô giáo. Ông Hiệp Biện thấy câu này quá mơ hồ. Ông yêu cầu chúng ta nói
cụ thể, nếu chúng ta muốn nói “những điều trái với giáo lý Kitô giáo” là cách giữ đạo của
Phật giáo và Khổng giáo, thì phải nói rõ điều ấy trong bản thảo ngữ Hán, Hoặc là chúng ta
phải kể ra tất cả những gì trái với Kitô giáo mà các tín đồ, ngay cả khi họ làm quan, không
được phép làm vì bất cứ lý do gì.

Ông đề đốc nói rằng mục đích của điều khoản này chỉ nhằm tránh cho các quan người
Kitô giáo khỏi bị bó buộc tham dự vào các cuộc lễ ngoại giao, chẳng hạn như lối lễ lạy
của đạo Phật, chỉ vì trách nhiệm trong chức vụ của họ. Khoản này cũng như khoản liên hệ
tới việc nhận cho người Kitô giáo được dự thi vào hàng ngũ quan lại, là do ý của ông đề
đốc muốn thấy tự do tôn giáo được thiết lập ở An Nam cũng như ở Pháp vậy. Hai điều
khoản trong bản dự thảo mà ông Hiệp Biện vừa chỉ trích, chỉ nhằm đảm bảo đạt được mục
đích này, mà không có ý gì khác và cũng không thể gây ra mọi sự diễn dịch sai lầm nào
trong tương lai… (Trích P.Vial, Les premìeres années de la Cochinchine, trang 206-9).


21. Văn thư của đề đốc La Grandière gởi đô đốc Rirault de Genouilly, bộ trưởng Hải
quân và thuộc địa. Tháng 4 năm 1870.


Từ những điều mà ngày nay người ta trông thấy được ở ngay cổng thành Huế, người ta
có thể hiểu được phần nào thái độ của nhà vua và các quan đối với chúng ta, ấy là cô nhi
viện lớn do đức cha Sohier sáng lập năm 1867, chứa được 170 trẻ em, bây giờ các Hoàng
tử cũng được gửi vào đấy để được chăm sóc và dạy dỗ, mỗi khi bị bệnh. Gặp lúc khó
khăn, khi nhà chung thiếu tiền, vì việc liên lạc với Hồng Kông không chắc chắn, bởi có
nạn cướp, Nhà Chung đã được phép vay 60.000 Francs từ quốc khố của nhà vua mà không
phải chịu lời.

Hành động này cho thấy chắc chắn đã có một sự cải thiện thật và hầu như khó mà tin
được, nhất là khi người ta nhớ lại mới cách đây mấy năm, vua Tự Đức đã ban hành ba
chiếu dụ : treo giải thưởng về cái đầu của đức cha Sohier. Vì thái độ của triều đình Huế
đối với cúng ta đã thay đổi, chúng ta phải lợi dụng điều này để mở rộng ảnh hưởng và
quan hệ thương mại.

Nhằm mục đích này, chúng ta phải yêu cầu ký một hiệp ước đồng ý mở cửa tất cả hải
cảng của chúng ta đối ứng với các hải cảng của vương quốc An Nam. (Kho lưu trữ văn
khố hải ngoại. Aix. Đông Dương G.G. 10-581.Trích trong Võ Đức Hạnh, La Place dù
Catholicsme dans les relations entre La France et le Việt Nam de 1851 và 1870. ( Leiden,
E,J,Brill. 1969) II, trang 248-49).


TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHO PHẦN II


(Cady, Taboulet và Võ Đức Hạnh như phần trên)

- Henry Cordier, L’expédition de Chine 1857-1858 (Paris 1905)

- Trương Bửu Lâm, Patterns of Vietnamese response to foreign intervention 1858-
1900.

(Nhà xuất bản Đại học Yale, New Haven, 1967).

- A. Bandrit, Spain and the French invasion of Indochina.

Tập san về chính trị và lịch sử của Úc, XX, 3 tháng 12 năm 1974, trang 335-345.

- Thomas R. Stanley, The diplomacy of Imperialism: France and Spain in
Cochinchina, 1858-1863. Tập san lịch sử hiện đại, XII, 1940 trang 334-356.

- L. Pallu de la Barrière, Histoire de l’expédition de la Cochinchine en 1861. (Paris,
Hachette 1864).

- G. Taboulet, Les débuts de l’Amiral Bonard en Cochinchine. Bản tin của Hội nghiên
cứu Đông Dương, II 1942, trang 1-18.

- Le Marchand de Trigon, “La traité de 1862” Bản tin của Hội những người bạn của
phố Huế ngày xưa, 1918, trang 217-252.


TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHO PHẦN III


- P. Cultru, Histoire de la Cochinchine francaise des origines à 1883 (Paris, Challamel,
1910).

- P. Vial, Les premmières années de la Cochinchine.

(Siam, Cambodge, Annam). L’ouverture du Siam au commerce et la convention de
Cambodge (Paris 1891). Années de la Cochinchine.

(Siam, Cambodge, Annam). L’ouverture du Siam au commerce et la convention de
Cambodge (Paris 1891).

- Milton E. Osborne, The French presence in Cochinchina and Cambodia. Rule and
response (1859-1905) (Cornell 1969). Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đình Hoè và Trần Xuân
Toàn, L’ambassade de Phan Tan Gian (1863-1864), Bulletin des Amis du Vieux Hue, VI,
(1919), VIII, 3-4 (1921).

- A. Delvaux, L’Ambassade de Phan Tan Gian en 1863 d’après les documents francais,
Bulletin des Amis du Vieux Hue, XIII, 1, (1926).

- P. Bondet, Chasseloup-Laubat et la politique coloniale du second Empire. Le traité de
1864 entre l’Annam et la France, Butlletin de la Société des études Indochinoise,
n.s.XXII, 2, 1947, 17.

- A. Duchêne, Un ministre trop oublíe: Chasseloup-Laubat (Paris 1932).

- K. Stanley Thomson, France in Cochinchina: The question of retrocession, 1862-
1865, Far Eastern Quarterly, VI, 4, tháng 8 năm 1947, trang 364-378.

- Nguyễn Thế Anh, Traditionalisme et réformisme à la cour de Huế dans la seconde
moitíe du XIX esiècle. in P. Brocheux (Ed.), Histoire de l’Asie du Sud-Est: Révoltes,
Réformes, Révolutions. (Presses Universitaire de Lille, 198

You might also like