You are on page 1of 31

NỘI DUNG ÔN TẬP

MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÔNG BẮC Á TỪ SAU CTTG II ĐẾN NAY


1. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay (phân kỳ và nội
dung chính các giai đoạn)
2. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ năm 1945 đến nay (phân kỳ và nội dung
chính các giai đoạn)
3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay (phân kỳ và nội dung
chính của các giai đoạn, quan hệ Nhật – Trung, quan hệ Nhật Hàn)
4. Vấn đề hạt nhân Triều Tiên (nguồn gốc, lập trường các bên liên quan, các hội
nghị diễn ra, triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên).
Các câu hỏi vấn đáp sẽ nằm trong các nội dung ôn tập nêu trên
GV phụ trách
Nguyễn Minh Mẫn

1
 Chính sách đối ngoại là gì?
Chính sách đối ngoại là các hành động, chiến lược và quyết định nhằm vào các
chủ thể bên ngoài phạm vi của 1 hệ thống chính trị nội địa. Mục tiêu định hướng ban
đầu của chính sách đó là mở rộng tầm ảnh hưởng của quốc gia, điều này phân biệc
chính sách đối ngoại với chính sách đối nội (Kaarbo, Lantis và Beasley, 2002).
Chính sách đối ngoại của một quốc gia bao quát nhiều vấn đề khác nhau, từ an
ninh truyền thống và các lĩnh vực kinh tế với những vấn đề về môi trường, năng lượng,
viện trợ nước ngoài, di cư và quyền con người.
1. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay (phân kỳ và
nội dung chính các giai đoạn)
 Tổng quan về Trung Quốc:
1. Tên nước: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People’s Republic of China)
2. Ngày quốc khánh: 01/10/1949
3. Dân số: hơn 1,39 tỷ người
4. Dân tộc: Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu,
ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bổ trên
50% – 60% diện tích toàn quốc).
5. Hành chính: 33 Tỉnh, Thành phố, Đặc khu hành chánh gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị,
2 đặc khu hành chánh và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
6. Thủ đô: Bắc Kinh
7. Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa
giáo.
8. Ngôn ngữ: tiếng Hán là tiếng phổ thông.
9. Trung Quốc có đường biên giới với 14 nước: Nga, Mông Cổ, Kazakstan,
Kigizstan, Tajikizstan, Afganistan, Pakistan, Ấn Độ, Nêpan, Butan, Myanma,
Lào, Việt Nam và Triều Tiên.
 Phân kỳ:
THỜI KỲ 1949 – 1956:
NHẤT BIÊN ĐẢO
Nhất biên đảo: nghiêng một bên
Tại sao Trung Quốc lại thực hiện chính sách Nhất biên đảo trong giai đoạn này?
(1949 – 1956)
 Đặc điểm:
Thời kỳ này Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao đúng nghĩa với Liên Xô và
các nước XHCN là đồng minh chiến lược, đứng cùng tuyến chiến. Coi phương Tây
đặc biệt là Mỹ là kẻ thù số một, không đội trời chung.
 Đối với Liên Xô và các nước thuộc hệ thống XHCN:

2
Coi Liên Xô và các nước XHCN là bạn, là đồng minh chiến lược. Song mặt
khác, lãnh đạo TQ vẫn ấp ủ một đường lối đối ngoại mang tính dân tộc (dân tộc tính)
cao.
+ 15/02/1950: ký hiệp ước đồng minh hữu nghị Trung – Xô.
+ 10/1950: Xô – Trung gặp nhau bàn về kế hoạch kháng Mỹ viện Triều.
+ 10/1950: TQ đưa quân tình nguyện vào tham chiến tại Triều Tiên.
 Lợi ích của “nghiêng một bên”
Tạo cho TQ một thế đứng bảo đảm.
Được nhiều nước XHCN trên thế giới chấp nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao.
Sau khi TQ độc lập rất cần sự ủng hộ và chấp nhận của quốc tế.
Thời kỳ CTL, sự đối đầu của các nước Đông và Tây Âu là vô cùng khốc liệt, các
nước trên thế giới đều chọn 1 trong 2 chiến tuyến để tạo ưu thế cho mình.
 Đây là do điều kiện lịch sử lúc đấy quyết định chính sách.
 Đối với các nước đế quốc, đặc biệt là Mỹ:
Mỹ là kẻ thù số 1.
Mặt khác vẫn âm thầm tìm cách hoà hoãn với Đế quốc Mỹ, các đế quốc khác như
Anh, Pháp nhằm tạo vành đai “an toàn”.
THỜI KỲ 1957 – 1968:
KHÁNG XÔ KHÁNG MỸ
 Đặc điểm:
Là thời kỳ thực hiện chiến lược quốc tế mới, công khai thực hiện chính sách
ngoại giao kháng Xô, kháng Mỹ, chống phong trào cách mạng quốc tế, chịu mọi điều
kiện để hiện thực hoá chủ nghĩa bành trướng nước lớn ở châu Á.
Giương cao ngọn cờ chống chủ nghĩa xét lại hiện đại của LX.
Giương cao ngọn cờ chống đế quốc Mỹ, ba uy tín của LX ở khu vực các nước
thuộc hệ thống XHCN.
Giương cao ngọn cờ chống đế quốc Mỹ để từng bước thực hiện ý đồ bành
trướng.
 Các sự kiện quốc tế nổi bậc trong thời kỳ này:
- 1953, sau khi Stalin mất, Krushchov chủ trương “chung sống hoà bình” với
phương Tây.
- 1956, Đại hội Đảng XX của LX, Krushchov đã phá tư tưởng sùng bái cá nhân
của Stalin, xúc phạm đến Mao. Chính quan điểm của Krushchov đã tạo thành
mâu thuẫn nghiêm trọng trong ý thức hệ của quan hệ Trung – Xô.
- 03/1969, xảy ra sự kiện “đảo Chân Bảo”.
3
 Tư tưởng “Nhất đại nhị công”
- Quy mô lớn.
- Công hữu thực chất là duy ý chí, nóng vội thay đổi QHSX, bất chấp tình trạng
bất cập của sức sản xuất.
 Hậu quả:
- Nhận thức chưa đầy đủ và không phân biệt được chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản, sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân.
- Việc áp dụng công xã một cách tràn lan, mang lại hệ quả nhiều người dân phải
nộp cả đất đai, gia súc, vườn cây,… của mình.
- Nạn đói diễn ra trầm trọng, hàng tiêu dùng khan hiếm, tỷ lệ lạm phát tăng cao,
đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn.
- Sai lầm là toàn dân làm gang thép (số người đi làm gang thép chiếm hơn một
nửa dân số lúc bấy giờ) mất cân đối về kinh tế, bất ổn cả về chính trị.
 Các sự kiện quốc tế nổi bặc trong thời kỳ này:
- 1957, LX từ chối giúp đỡ TQ sau thảm hoạ “đại nhảy vọt” và không chia sẻ kỹ
thuật chế tạo bom nguyên tử.
- 1958 – 1968, TQ công khai giúp đỡ VN, nhận là anh Hai trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, khi Mỹ sa lầy ở chiến tranh VN, TQ lấy VN và Đông Dương
làm vốn, cơ sở để đàm phán, hoà hoãn với Mỹ và trao đổi với Đài Loan trong
quan hệ Trung – Mỹ.
 Trong thời kỳ này, TQ:
- Tiếp tục duy trì chiến lược phản đối đế quốc Mỹ và các nước phương Tây (gọi
tắc là phản đế)
- Giữa những năm 60 bắt đầu chủ trương Thế giới “một mảng bồng”, ủng hộ
phong trào giải phóng dân tộc tại các nước Á, Phi và Mỹ Latinh và phong trào
Cách mạng Quốc tế vô sản.
- Những năm 60 bắt đầu công khai nêu rõ chiến lược phản đối chủ nghĩa sử lại
hiện đại của LX (Sulian xiandai xiuzheng zhuyi), gọi tắc là “Sửa lại”.
 Công khai kháng Xô kháng Mỹ.
+ TQ có thể phát triển độc lập, tự chủ.
+ Không cần nghiêng hay dựa dẫm vào LX.
+ Chẳng ngán Mỹ trên mặt trận giải phóng, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
trên Thế giới.
 Gây ảnh hưởng tới các nước XHCN, đặc biệt là các nước thuộc Thế giới Thứ 3.
THỜI KỲ 1969 – 1976:
LIÊN MỸ KHÁNG XÔ
 Đặc điểm:
- Gây ảnh hưởng với các nước châu Á, Phi, Mỹ Latinh.
- Giữ quan hệ tốt với các nước ở châu Âu và Nhật Bản.

4
THỜI KỶ 1976 – 1990:
THÂN MỸ KHÁNG XÔ
(Bất lợi cho VN thấy rõ, 1/11/1976 ký hiệp ước hữu nghị Việt Xô. 17/2/1979 TQ
đánh VN)
 Đặc điểm:
- Tìm cách hoà hoãn với phương Tây.
- Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ.
- Chống LX công khai.
- Tập trung thực hiện chính sách phát triển kinh tế, phát triển tiềm lực nội tại của
quốc gia, tìm cách hoà hoãn với các nước lớn và bình ổn với các mối quan hệ
với các nước láng giềng.
Thế giới: khủng hoảng kinh tế TG năm 1973.
 CMKHCN và xu thế chạy đua vũ trang phát triển kinh tế, nội lực của mỗi quốc
gia. Cục diện TG lúc này là sự hoà hoãn giữa các nước lớn trên thế giới.
 CNXH liên tục được mở rộng và nở rộ trên khắp Thế giới:
- TQ: 1976 Mao, Chu mất -> tranh giành quyền lực giữa bè lũ 4 tên: Hoa Quốc
Phong và Đặng Tiểu Bình.
- 1976, kết thúc 10 năm tồi tệ do CM văn hoá mang lại: xã hội trì trệ, kinh tế lâm
vào khủng hoảng, lạc hậu,… tri thức lụi tàn theo thời gian.
- 1969, quan hệ căng thẳng giữa LX và TQ leo thang đến cực đỉnh là chiến tranh
biên giới.
 Chính sách cải cách mở cửa phát triển kinh tế, cải thiện đời sống:
- Quan điểm “Bốn hiện đại hoá”
- Sai lầm trong CM văn hoá.
THỜI KỲ 1991 – 2012:
TƯ TƯỞNG “THẾ GIỚI HÀI HOÀ”
- Tháng 11/2002, hội nghị trung ương khoá 16, chính phủ TQ đã chính thức đưa
ra khái niệm chiến lược “phát triển hài hoà” là con đường phát triển của TQ ở
hiện tại và tương lai.
- 11/2002, Hội nghị trung ương lần thứ 16 đã khẳng định tư tưởng “Hoà bình và
Phát triển” của Đặng Tiểu Bình là vấn đề của thời đại ngày nay.
- 5/3/2005, thủ tướng Ôn Gia Bảo nói: “Con đường xây dựng hiện đại hoá
XHCN của TQ là con đường phát triển hoà bình, con đường này là dựa vào thời
cơ và xã hội TG hoà bình để phát triển TQ, phát triển bản thân, mang sự phát
triển hoà bình ổn định để giữ gìn và phát triển TG”.
 Chính sách ngoại giao hoà bình độc lập tự chủ:
- Xây dựng một “môi trường quốc tế hoà bình ổn định”.
5
- Tư tưởng chủ đạo trong chính sách ngoại giao và định hướng phát triển mang
tính thời đại.
2. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ năm 1945 đến nay (phân kỳ và nội
dung chính các giai đoạn)
 Tổng quan về Hàn Quốc:
1. Tên nước: Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắc là Hàn Quốc. Tên chính thức tiếng Anh
là Republic of Korea (ROK).
2. Thủ đô: Seoul, dân số 51,606 Triệu người (2018).
3. Vị trí địa lý: ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên; Đông, Tây, Nam giáp biển; Bắc
giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 380 Bắc.
4. Diện tích: 99. 237 km2 (toàn bán đảo: 221. 607 km2).
5. Tổng thống đương nhiệm: Moon Jae In.
6. Thủ tướng đương nhiệm: Chung Sye Gyun.
7. Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Khí hậu thay đổi theo 4 mùa rõ rệt,
phong phú.
8. Dân số: 50,76 Triệu người (02/2013).
9. Dân tộc: Chỉ có một dân tộc là Hàn (Triều Tiên).
10. Tôn giáo: Phật giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Thiên Chúa.
11. Ngôn ngữ: Tiếng Hàn Quốc.
12. Tiền tệ: Đồng Won.
13. Ngày Quốc Khánh:
+ 03/10/2333 trước Công nguyên: Ngày Lập quốc, còn gọi là lễ khai thiên.
+ 15/08/1945: Ngày Giải phóng (của Bán đảo Triều Tiên khởi đầu sự chiếm đóng
của Nhật Bản).
+ 15/08/1948: Thành lập chính phủ Đại Hàn Dân Quốc.
14. Về phân cấp hành chính, HQ có 1 thành phố đặc biệt là thủ đô Seoul, 6 thành
phố lớn: Busan, Daegu, Incheon, Gwangju, Daejeon, Ulsan; 8 tỉnh: Gyeonggi
do, Gangwon do, Chungcheongbuk do, Gyeongsanyman do, 1 tỉnh tự trị: Jeju.
15. Dân cư: người Triều Tiên chiếm đại đa số, còn lại là một bộ phận nhỏ người
gốc Hoa.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG RHEE SYNGMAN
(1948 – 1961)
- Bắc tiến và thống nhất.
- Đường lối chống Cộng, bài Nhật rất mạnh mẽ và có chủ trương Bắc tiến để
thống nhất 2 miền Triều Tiên.
- 25/6/1950 – 27/7/1953: Chiến tranh liên Triều bùng nổ.
- 1/10/1953: Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Hàn được ký kết.
- Lệ thuộc và chịu sự thao túng, chi phối triệt để của Mỹ.
- Phụ thuộc viện trợ và hậu thuẫn của Mỹ. Viện trợ kinh tế của Mỹ chiếm khoảng
30 – 40% nguồn thu tài chính của HQ.
- Giữ thái độ thù địch với NB>
6
 Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)
- Bộ phim: Cờ thái cực giương cao
 Hay, thể hiện tính khốc liệt trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG PARK CHUNG HEE
(1961 – 1976)
1. Tăng cường trạng thái chống Cộng và chuyển giao chính quyền dân sự để tranh
thủ sự ủng hộ của Mỹ.
2. 5/6/1965, Hiệp ước quan hệ cơ bản HQ – NB được ký kết.
3. Năm 1972, HQ và CHDCND Triều Tiên đã đưa ra tuyên bố chung Nam Bắc
7/4 mang tính lịch sử.
 Đặc điểm chính sách đối ngoại của Tổng thống Park Chung Hee:
- Chống cộng.
- Ưu tiên phát triển kinh tế nhằm áp đảo CHDCND Triều Tiên.
- Duy trì mức cao nhất sự bảo trợ của Mỹ.
- Thiết lập quan hệ với các nước đồng minh trong Thế giới thứ ba.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG CHUN DOO HWAN
(1980 – 1988)
- HQ vẫn duy trì chính sách đối ngoại thực dụng, thắt chặt mối quan hệ với Mỹ
và cải thiện quan hệ với NB.
- Năm 1983, Chun Doo Hwan đàm phán thành công gói viện trợ từ NB trị giá 4
tỷ USD vào năm 1983 – 1984.
- Năm 1984, lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật Hoàng Hirohito bày tỏ sự “hối tiếc”
của cá nhân ông về quá khứ bất hạnh của cả 2 nước.
- Quan hệ với CHDCND Triều Tiên căng thẳng, định xúc tiến quan hệ ngoại giao
với TQ.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG ROH TAE
WOO
(1988 – 1993)
- Chính sách ngoại giao phương Bắc (Nordpolitik).
- Cải thiện mối quan hệ với CHDCND Triều Tiên và các nước khác trong khối
XHCN trong nỗ lực đa dạng hoá chính sách đối ngoại của HQ, không chỉ vì
mục đích kinh tế mà còn vì sự hoà bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
- Ngày 30/9/1990, HQ thiết lập quan hệ ngoại giao với LX.
- Tháng 8/1992, HQ thiết lập quan hệ ngoại giao với TQ.
- 12/1992, HQ thiết lập quan hệ ngoại giao với VN.
- Tháng 9/1991, cả HQ và CHDCND Triều Tiên đều được gia nhập LHQ và đến
tháng 11 năm 1991, 2 bên đã ký kết. “Hiệp ước liên quan đến hoà giải, không
xâm phạm và hợp tác giao lưu Nam – Bắc” hay còn gọi là “Hiệp ước cơ bản
Nam Bắc”.

7
- Năm 1989, chính quyền Roh Tae Woo đã thiết lập quan hệ chính thức với
ASEAN.

8
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG KIM YOUNG SAM
(1993 – 1997)
- Kế thừa chính sách ngoại giao phương Bắc của Roh Tae Woo.
- Chính sách ngoại giao mới (New Diplomacy): Globalization (toàn cầu hoá),
Diversification (đa phương hoá), Multidimensionalism (đa nguyên hoá),
Regional cooperation (hợp tác khu vực), Futuristic Orientation (định hướng
tương lai).
- Năm 1994, Kim Young Sam đề ra chính sách “ngoại giao tứ cường”.
- Năm 1997, đề ra chính sách Toàn Cầu Hoá (Segyehwa – Globalization).
CHÍNH SÁCH ÁNH DƯƠNG CỦA KIM DAE JUNG
(1998 – 2003)
- Thúc đẩy quan hệ với CHDCND Triều Tiên: ba nguyên tắc cho chính sách đối
với CHDCND Triều Tiên, đó là:
(1) Tuyệt đối không cho phép kích động vũ lực; (2) không theo đuổi việc thống
nhất theo hình thức sáp nhập; (3) tích cực thúc đẩy hợp tác và hoà giải.
- HQ cũng tích cực ngoại giao với các nước xung quanh nhằm tạo môi trường
thuận lợi cho việc chấm dứt bầu không khí của Chiến tranh Lạnh trên bán đảo
Hàn.
- Tháng 10/1998, Tổng thống Kim Dae Jung sang thăm NB và có cuộc hội đàm
với thủ tướng Obuchi về quan hệ đối tác Hàn – Nhật hướng tới thế kỷ XXI
- ospolitik
- bí mật đằng sau chính sách ánh dương

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI DƯỚI THỜI ROH MOO HYUN


(2003 – 2007)
- Cam kết kế thừa chính sách Ánh Dương và sẽ mở rộng chính sách này nhằm
hướng tới xây dựng một “thời đại Đông Bắc Á hoà bình và phồn vinh” và “xây
dựng thể chế hoà bình trên đảo Hàn”.
- Chính sách ngoại giao độc lập với Mỹ, nhưng vẫn th/hanh sự phụ thuộc.
- Thắt chặt quan hệ với TQ, nỗ lực nâng cấp quan hệ với TQ thành “đối tác hợp
tác toàn diện”.
- Chuyển từ chủ nghĩa thực dụng sang chủ nghĩa dân tộc trong đối ngoại với NB.
 Chủ trương cân bằng.

9
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI THỜI LEE MYUNGBAK
(2007 – 2013)
- Xây dựng chính sách HQ toàn cầu. (Global Korea Policy)
- Tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn.
- Thực hiện chính sách “Tầm nhìn 3000 và phi hạt nhân hoá” (Opening 3000 and
Denuclearization) đối với CHDCND Triều Tiên: Opening - mở cửa Triều Tiên
bằng viện trợ kinh tế; Detrucbalization: phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.
Thắt chặt quan hệ Hàn – Trung, nâng cấp quan hệ từ “đối tác hợp tác toàn diện”
sang “đối tác hợp tác chiến lược” (2008).
- Tham gia tích cực vào các kênh đối thoại đa phương như diễn đàn Thượng đỉnh
Đông Á (EAC), diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) và đặc biệt hơn là cuộc gặp
gỡ 3 bên HQ – TQ – NB lần đầu tiên tổ chức tại thành Fukuoka NB tháng
12/2008.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI DƯỚI THỜI PARK GEUN HYE
(2013 – 2017)
- Chính sách “đối ngoại niềm tin” (trust politik) đối với các quốc gia trong khu
vực, nhất là với CHDCND TT.
- “Khi tiến trình xây dựng lòng tin được thúc đẩy và đồng bộ ở trên bán đảo TT,
sáng kiến hoà bình và hợp tác Đông Á và sáng kiến Á – Âu, một hành lang tin
cậy và hoà bình sẽ được mở ra”.

3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay (phân kỳ và nội
dung chính của các giai đoạn, quan hệ Nhật – Trung, quan hệ Nhật - Hàn)
Việc giải quyết vấn đề NB không những quyết định tương lai Nhật mà còn có
ảnh hưởng to lớn tới quan hệ Đông Á sau chiến tranh. Quan điểm chung của việc giải
quyết vấn đề NB là tiêu diệt CNQP và dân chủ hoá NB một cách toàn diện. Nhưng
xung quanh cách giải quyết vấn đề này xảy ra sự đối lập giữa quan điểm của LX và
Mỹ. LX muốn dân chủ hoá NB, tiêu diệt tận gốc chế độ quân phiệt NB kể cả xoá bỏ
chế độ Thiên Hoàng, Mỹ cũng chủ trương tiêu diệt tận gốc chế độ quân phiệt NB
nhưng không muốn xoá bỏ Thiên Hoàng và tiến hành cải cách không triệt để. Tuy
nhiên, vì quân đội chiếm đóng ở Nhật tuy mang danh nghĩa là quân Đồng minh nhưng
thực tế là quân đội của Mỹ, do đó cách giải quyết vấn đề NB thiên về cách giải quyết
của Mỹ.
Mỹ đã tiến hành cải cách nhằm dân chủ hoá NB về chính trị, giáo dục và tiến
hành những cải cách về kinh tế nhằm xoá bỏ các tập đoàn tài phiệt (zaibatsu), dân chủ
hoá kinh tế và khôi phục kinh tế.
Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vấn đề NB, cách mạng TQ thành công, sau
đó chiến tranh TT bùng nổ khiếnn cho Mỹ nhanh chóng thay đổi cách giải quyết vấn
đề của NB. Điều đó tạo điều kiện cho NB trở thành một nước độc lập. Nền kinh tế NB

10
phục hồi kéo theo đó là sự phục hồi lực lượng quân đội NB với tư cách là đội tự vệ
(jieitai). NB cũng nhanh chóng trở thành đồng minh số 1 của Mỹ ở Đông Á thay thế
cho vai trò của Tưởng Giới Thạch ở TQ. Và cuối cùng, Mỹ thúc giục các đồng minh
đẩy nhanh việc giải quyết vấn đề NB. Năm 1951 tại hội nghị San Francisco, Nhật đã
ký Hiệp ước hoà bình với 40 nước. LX tham gia hội nghị nhưng không ký hiệp ước
hoà bình với Nhật. TQ không được mời tham dự… Hiệp ước San Francisco phản ánh
cách giải quyết vấn đề NB của Mỹ. Do đó vấn đề NB vẫn còn tồn đọng đến ngày nay.
 Phân kỳ:
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA NHẬT BẢN
NHỮNG NĂM 1960 – 1970
Sau chiến tranh, quan hệ HQ và NB vẫn căng thẳng vì quan điểm về vấn đề giải
quyết hậu quả chiến tranh có khác nhau. Nhưng sau đó HQ nhận thức rằng để đói phó
với phe XHCN ở châu Á thì cần thiết phải liên minh với Nhật. Năm 1965: hai nước đã
ký Hiệp ước Nhật – Hàn bình thường hoá quan hệ với nhau. Sau đó NB viện trợ cho
HQ và cho HQ vay khoản tiền lớn với lãi suất ưu đãi. Khoản tiền cho vai cũng có vai
trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của HQ.
Đầu những năm 1970, quan hệ quốc tế ở Đông Á có những thay đổi quan trọng
vì có những tác động lớn sau: Nixon lên làm tổng thống Mỹ, chủ trương bắt tay với kẻ
thù là TQ. Năm 1972, Nixon thăm TQ, hai bên ra Tuyên bố Thượng Hải, bình thường
hoá quan hệ ngoại giao. Mỹ thừa nhận CHNDTH là đại diện của TQ và Đài Loan là bộ
phận của TQ. Đổi lại TQ ủng hộ Mỹ trong việc giải quyết một số vấn đề quốc tế.
Tuyên bố Thượng Hải gây ra 1 cú sốc lớn trong quan hệ Đông Á và thế giới.
Trước hết là NB: Lâu nay NB vẫn theo ý kiến của Mỹ, khi Mỹ bắt tay với TQ mà
không báo với Nhật, Nhật bị sốc mạnh và bắt đầu gia tốc với việc bình thường hoá
quan hệ với CHNDTH. TQ cũng cần đến tài chính, kĩ thuật và kinh nghiệm phát triển
của NB nên cũng muốn bình thường hoá quan hệ với Nhật. Tháng 9 năm 1972, Nhật –
Trung bình thường hoá quan hệ nhân chuyến thăm của tổng thống Tanaka đến TQ.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao Trung – Nhật là một sự kiện lớn trong QHQT ở
Đông Á. Nó làm cho quan hệ Đông Á dịu đi và mở ra triển vọng giải quyết các vấn đề
khu vực bằng phương pháp hoà bình và hợp tác. Trong biến chuyển của quan hệ Đông
Á thì sự hợp tác chặt chẽ với nhau giữa TQ và NB là một nhân tố hết sức quan trọng
đảm bảo cho ổn định của khu vực.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN SAU “CHIẾN TRANH LẠNH”
 Sự biến đổi của tình hình quốc tế và Đông Á:
1989, bức tường Berlin sụp đổ và sau đó 2 nguyên thủ quốc gia của LX và Mỹ kí
hiệp ước và tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Nhưng CTL chỉ thực sự chấm dứt vào
năm 1991 khi LX tan vỡ (TG 2 cực Yalta tan vỡ, thế giới bước vào 1 trật tự thế giới
mới. Trước đây thế giới 2 cực của siêu cường nay LX tan rã, chỉ còn một siêu cường
duy nhất là Mỹ. Trật tự đa cực, TQ đã dần trở thành cường quốc không chỉ về chính
trị, quân sự mà còn về kinh tế. CTL chấm dứt, NB đã thay đổi quốc sách của mình hết
11
sức coi trọng quan hệ với châu Á, gia tốc quan hệ với các nước châu Á. Trục chủ đạo
của quan hệ Đông Á vẫn là quan hệ Trung – Nhật. Quan hệ này phát triển hết sức
nhanh chóng mang đến lợi ích thiết thực cho cả 2 nước. NB vươn lên thành một trong
những bạn hàng lớn nhất của TQ và nước viện trợ ODA lớn nhất cho TQ; một trong
những nước đầu tư hàng đầu vào TQ. Hai nước đã có nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao với
nhau mong muốn cùng nhau gánh vác xây dựng khu vực Đông Á, châu Á – TBD phát
triển. Đối với vấn đề nhạy cảm 2 nước cũng có những thái độ mềm dẻo hơn. Ví dụ:
NB ít phê phán sự kiện Thiên An Môn, cố gắng giữ quan hệ với TQ tốt đẹp. Ngược lại
thì TQ không còn phê phán Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ.
Mặt khác, vào thời kỳ này, quan hệ của TQ với bán đảo TT cũng thay đổi nhiều.
TQ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với HQ (1992) và mối quan hệ này phát triển rất
nhanh, trong lúc đó quan hệ của phía bắc TT lạnh nhạt đi.
Quan hệ của NB và HQ cũng gia tốc mạnh mẽ. Hai chính phủ thiết lập cơ chế
thường xuyên trao đổi và thảo luận các vấn đề quan hệ quốc tế, khu vực và song
phương. Hai bên phối hợp với nhau giải quyết vấn đề Bắc TT.
Quan hệ NB với phía Bắc TT nói chung có xu hướng phát triển. Hai bên có nhiều
cuộc hội đàm tiến tới bình thường hoá quan hệ ngoại giao.
Trong bầu không khí đó, mối quan hệ hai miền Nam Bắc TT đã có bước đột phá
bằng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều vào năm 2000 (Kim – Kim), mang lại một hy
vọng lớn về việc giải pháp vấn đề TT.
NB và TQ cũng có sự phối hợp với nhau trong việc giải quyết khủng hoảng tiền
tệ ở các nước châu Á cuối những năm 1990. Điều này rất có ý nghĩa vì 2 nước này đã
đảm nhận giải quyết vấn đề kinh tế - tài chính ở khu vực Đông Á.
Khu vực Đông Á luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cường quốc trên thế
giới. Ngoài Mỹ, gần đây Nga cũng hết sức quan tâm quan hệ Đông Á. Đó là sự tăng
cường mối quan hệ giữa Nga …..
 Những vấn đề trong quan hệ Nhật với Trung Quốc và Hàn Quốc:
TRONG QUAN HỆ NHẬT – TRUNG
 Giai đoạn 1989 – 1995:
Nói chung quan hệ hai bên phát triển nhanh chóng và tốt đẹp.
Chính trị:
Sau sự kiện Thiên An Môn, G7 lên án mạnh mẽ TQ đàn áp dân chủ. Mỹ và EU
phát động cấm vận TQ trên một số lĩnh vực. NB chỉ thực hiện một số lệnh cấm vận. Ví
dụ: Nhật không cấm vận về kinh tế mà chỉ dừng viện trợ trong một thời gian ngắn. Vì
TQ là thị trường đầu tư hấp dẫn, nếu cô lập TQ dễ khiến TQ phản ứng quyết liệt gây
khó khăn cho NB.
Trong những năm 89 – 90, vì lợi ích quốc gia cả hai đã cố gắng dàn xếp các vấn
đề nảy sinh. Cả NB và TQ tích cực tiến hành các hoạt động về chính trị, ngoại giao và
12
văn hoá nhằm tiến tới kỉ niệm 20 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao =>
không chỉ mang lại lợi ích cho TQ mà còn cho NB.
Năm 1991, thủ tướng Kaifu thăm TQ => chuyến thăm đầu tiên của một nguyên
thủ nước lớn đến TQ sau sự kiện Thiên An Môn => có lợi cho quan hệ NB – TQ.
10/1992, Thiên Hoàng Akihito của Nhật và Hoàng hậu tiến hành chuyến thăm
lịch sử đến TQ. Do 2 nước còn quá nhiều vấn đề trong quá khứ: người TQ vẫn còn nỗi
đau và mặc cảm về việc bị NB cai trị trong một thời gian; NB cũng có sự ăn năn nên
chuyến đi này là mốc đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ NB – TQ.
Từ đó đến năm 1995: các Thủ tướng NB bày tỏ sự ăn năn do tội ác chiến tranh
mà quân đội Nb gây ra. Có những vị Thủ tướng có những lời phát biểu chân thành
được dư luận đánh giá cao: Hosokawa, Hata, Murayama.
NB cũng coi trọng đường lối đối ngoại của TQ vào thời Giang Trạch Dân – Chu
Dung Cơ (Giang – Chu). Giang – Chu biết kiềm chế những phản ứng có lợi cho quan
hệ Nhật – Trung.
Về kinh tế - thương mại:
Tốc độ phát triển quan hệ thương mại tăng lên nhanh chóng. Quan hệ mậu dịch
đạt hơn 50 tỷ USD. -> năm 2000: 20 tỷ USD -> 2002: 100 tỷ USD + HK: 30 tỷ USD.
Đầu tư FDI của NB vào TQ tăng một cách đột biến. Từ năm 1992, các doanh
nghiệp ồ ạt đầu tư vào TQ. Năm 1992, các công ty NB đầu tư 3,4 tỉ USD vào TQ, chỉ
đứng sau Mỹ. Thời kỳ Giang – Chu, NB trở thành một trong những nhà đầu tư hàng
đầu và là bạn hàng lớn nhất của TQ.
NB còn đưa các nhà máy sang TQ -> NB trở nên trống rỗng; nhưng hiện nay đã
cho xây dựng lại các xí nghiệp với kỹ thuật cao hiện đại.
Vấn đề Đài Loan:
Vấn đề Đài Loan cũng là chủ đề nhạy cảm trong quan hệ Nhật – Trung. Quan hệ
Nhật Bản – Đài Loan có bối cảnh lịch sử khá đặc biệt, trong thời gian dài nó cũng chịu
sự ảnh hưởng của Mỹ. Cho đến nay Mỹ vẫn muốn giữ Đài Loan ở trạng thái “không
chiến – không hoà”, “không độc lập – không thống nhất”. Quan điểm của NB cũng
không khác quan điểm của Mỹ là mấy => quan hệ Nhật – Trung trở nên phức tạp
thêm.
Về an ninh khu vực và quốc tế:
Hai bên xác lập sự tin cậy về an ninh. Lần đầu tiên TQ thừa nhận một cách gián
tiếp Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ => TQ đã đủ mạnh không sợ bị đe doạ an ninh.
Vào thời điểm này, NB chưa coi sự uy hiếp của TQ là nghiêm trọng, hai bên có
nhiều tiếo xúc quân sự để hiểu nhau.
 Giai đoạn từ 1996 – 2001:

13
Quan hệ chính trị hai nước phát triển toàn diện kể cả sự viện trợ ODA cho TQ
nhằm chuyển kinh tế TQ thành kinh tế thị trường.
Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở TQ, đam lại đóng góp cho các nước đang
phát triển -> đây là bài học của NB sau chiến tranh nên NB xuất khẩu chính sách này.
Quan hệ thương mại tiếp tục phát triển nhanh chóng, trước đây TQ là nước nhập
siêu nhưng nay đã xoay chuyển ngoạn mục từ nhập siêu -> xuất siêu và ngày càng xuất
siêu, hầu hết các hàng hoá từ NB đều từ các xí nghiệp NB ở TQ.
Thương mại TQ phát triển nhưng không khiến NB lo lắng vì:
Hàng hoá nhập vào NB đều do công ty NB sản xuất, chất lượng tốt.
NB xuất sang TQ thông qua Hong Kong -> cán cân thương mại cân đối.
Tuy trong quan hệ chính trị bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề. Ngoài NB, Mĩ, Anh,
Pháp, Đức cũng bắt đầu đầu tư vào TQ => TQ không cần sự phụ thuộc vào NB nhiều.
NB giảm xuất khẩu công nghệ tiên tiến đối với TQ -> TQ ra sức tiếp thu công nghệ
của các tập đoàn Đức nên NB dần chuyển giao từ TQ sang.
TQ phê phán NB về nhận thức lịch sử: SGK lịch sử, viếng đền Yasukuni của thủ
tướng Koizumi.
Năm 1998: Trong chuyến thăm NB, Chủ tịch Giang đã không kí vào tuyên bố
chung vì phản đối việc viếng đền Yasukuni của các quan chức NB => quan hệ ngoại
giao bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn.
Năm 1997, châu Á rơi vào khủng hoảng tiền tệ, tài chính nên NB và TQ nỗ lực
rất nhiều để duy trì nền kinh tế châu Á khỏi sụp đổ hoàn toàn. => Cách thức giải quyết
mâu thuẫn. TQ không muốn NB dùng Quĩ tiền tệ của mình đóng đóp xây dựng Quỹ
tiền tệ Châu Á (kể cả Mỹ và các nước) -> Rạn nức trong quan hệ.
TQ vươn lên một cách mạnh mẽ qua sự việc thu hồi Hong Kong và Ma Cao,
Nhật Bản phải đối phó với sự trì trệ của nền kinh tế => hai bên bắt đầu đố kị lẫn nhau.
 Giai đoạn từ 2001 đến nay:
Sau 11/9, Mỹ tiến hành chiến tranh chống khủng bố, dùng ủng hộ về nguyên tắc
nhưng NB và TQ có thái độ khác nhau: Nb ủng hộ một cách toàn diện chống khủng bố
bằng vũ lực còn TQ phản đối dùng vũ lực ngay từ đầu.
Năm 2001, Koizumi lên nắm chính quyền -> gia tăng quan hệ với Mỹ, đối với
TQ và châu Á thực thi chính sách hai mặt: nhưng mặt khác ông thực thi chính sách
cứng rắn và phát triển theo đường lối chủ nghĩa dân tộc với châu Á kể cả TQ và HQ.
Vấn đề SGK LS: TQ và HQ cho rằng SGK Lịch sử NB biện minh cho cuộc chiến
mà NB gây ra, ca ngợi sự đóng góp của NB cho các nước Châu Á giành độc lập =>
TQ và HQ đã phát triển vấn đề này thành vấn đề ngoại giao nghiêm trọng. Nhưng sau
mỗi lần TQ, HQ phản đối Koizumi dàn xếp -> đi thăm => không còn tin vào sự thành
thật của nhà ngoại giao NB.

14
Ngoài ra giữa hai nước còn tranh chấp nhau việc khai thác dầu ở biển Hoa Đông,
vấn đề được người Nhật gọi là Sekaku mà người TQ gọi là Điếu Ngư cũng như vấn đề
Đài Loan.
Gần đây Nb ráo riết giành chiếc ghế Thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên
Hợp Quốc => TQ lo sợ mất vị trí độc tôn nếu NB có chiếc ghế này => quan hệ trở nên
xấu đi nhanh chóng.
Quan hệ thương mại tiếp tục phát triển do đây là mối quan hệ khổng lồ (tổng
kinh ngạch buôn bán hai chiều lên tới 200 tỷ USD. Các tập đoàn lớn vẫn đầu tư vào
TQ (Như Toyota,…) hàng hoá TQ tràn ngập thị trường NB.
 Quan hệ kinh tế tiếp tục nóng, quan hệ ngoại giao nguội lạnh đi => nhưng
không bi quan do cả hai có lợi ích chung trong việc phát triển kinh tế Châu Á,
Đông Á.
Khi thủ tướng Abe và sau đó là Fukuda lên nắm quyền, nhân các chuyến thăm
cao cấp giữa hai nước, quan hệ hai nước đã cải thiện hơn rất nhiều.
TRONG QUAN HỆ NHẬT – HÀN
Từ nhiều năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá các hoạt
động hợp tác kinh tế những năm gần đây khiến cho NB – HQ ý thức cần phải nhanh
chóng vượt qua bất đồng, trở ngại lịch sử thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hữu nghị
cùng phát triển.
HQ có quan hệ chặt chẽ với NB về an ninh, kinh tế, ngoại giao. NB luôn coi HQ
là một đồng minh, một đối tác quan trọng.
Quan hệ kinh tế, thương mại giữa NB – HQ: ngày càng phát triển mạnh và có
đặc điểm:
Cơ cấu kinh tế rất giống nhau: chú trọng phát triển công nghiệp ôto, đóng tàu,
điện tử,…
Coi thương mại là cơ sở quan trọng để phát triển đất nước.
 Nền kinh tế có tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
HQ lợi dụng vấn đề này nhập rất nhiều thiết bị, linh kiện của NB để phát triển
nền công nghiệp của mình, HQ nhập siêu NB hàng năm trên 20 tỉ USD (xuất hiện từ
những năm 1980 nhưng đến nay nghiêm trọng hơn). Nền công nghiệp tiên tiến HQ
phụ thuộc rất nhiều vào NB.
HQ không lo lắng vì sự bất bình đẳng với NB vì HQ cũng xuất siêu đối với TQ,
Châu Âu => cân đối cán cân thương mại. Kinh tế HQ phục hồi nhanh nhưng cũng phụ
thuộc rất nhiều vào NB.
NB coi HQ là đồng minh của NB trong tam giác quan hệ liên minh Mỹ - Nhật –
Hàn.

15
HQ còn là bạn láng giềng có thể trợ giúp cho NB trong trường hợp Bắc Triều
Tiên – một quốc gia gặp rất khó khăn về kinh tế nhưng vế quân sự lại mạnh hơn rất
nhiều nước khác là đã có vũ khí hạt nhân – có thái độ “giận dữ” với những nước láng
giềng xung quanh.
Năm 2002, nhân hai nước đồng tổ chức World Cup, cả hai bên đều hi vọng xây
dựng được mối quan hệ ngày càng thân thiện hơn thông qua các cuộc hội đàm về khả
năng có một thoả thuận thương mại tự do song phương (FTA). NB và HQ đã ký kết
một thoả thuận tăng mức đầu tư trực tiếp chung (2002).
Nhưng trong quan hệ ngoại giao, nhiều vấn đề trong quan hệ Nhật – Hàn nổ ra,
có xu hướng bị phá vỡ Đồng minh Mỹ - Nhật – Hàn. HQ dần có tiếng nói chung với
TQ, phê phán gay gắt NB trong các vấn đề SGK NB, vấn đề viếng đền Yasukuni, vấn
đề tranh chấp lãnh hãi nhất là ở nhóm đảo mà HQ gọi là Dokito (Độc đảo), còn NB gọi
là Takeshia (Trúc đảo).
Trong vấn đề Bắc Triều Tiên: Trước đây NB – HQ thường thống nhất quan điểm
về Bắc Triều Tiên: Xúc tiến tổ chức các cuộc đối ngoại song phương, đa phương để
vận động Bình Nhưỡng dừng các hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân. Cố gắng thuyết
phục Mỹ bớt thái độ cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên, để tránh một cuộc chiến đe doạ
tiêu diệt Bắc Triều Tiên có thể xảy ra. Tại hội nghị an ninh Nhật – Hàn (2002): hai
nước nhất trí phối hợp chặt chẽ trong chính sách an ninh đối ngoại đối với Bắc Triều
Tiên và đẩy mạnh giao lưu quốc phòng giữa hai nước. Tuy nhiên, gần đấy, quan điểm
hai nước về Bắc Triều Tiên dần xa rời nhau: HQ kiên trì đường lối hoà bình; còn NB
theo quan điểm vừa thương thuyết vừa gây sức ép, thậm chí còn thực hiện chính sách
cấm vận đối với Bắc Triều Tiên. Đặc biệt nguy hiểm khi đường lối HQ gần giống TQ
khiến những người quan tâm đến quan hệ Nhật – Hàn lo lắng, cũng như TQ do lợi ích
về kinh tế, thương mại nên hai bên cố gắng dàn xếp. NB: quan điểm “phi hạt nhân trên
bán đảo Triều Tiên”, nghĩa là Bắc Triều Tiên phải ngưng hoạt động làm giàu uranium
và chấp nhận thanh tra của IAEA – Tổ chức thanh sát nguyên tử quốc tế.
4. Vấn đề hạt nhân Triều Tiên (nguồn gốc, lập trường các bên liên quan, các
hội nghị diễn ra, triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên).
 Nguồn gốc:

Triều Tiên duy trì các mỏ uranium với ước tính khoảng 4 triệu tấn quặng
uranium chất lượng cao có thể khai thác được. Thông tin về trạng thái và chất lượng
của các mỏ của họ còn thiếu, nhưng người ta ước tính rằng quặng chứa khoảng 0,8%
uranium có thể chiết xuất được. Vào giữa những năm 1960, nó đã thành lập một khu
liên hợp nghiên cứu năng lượng nguyên tử quy mô lớn ở Yongbyon và đào tạo các
chuyên gia từ các sinh viên từng học ở Liên Xô. Theo thỏa thuận hợp tác được ký kết
giữa Liên Xô và CHDCND Triều Tiên, một trung tâm nghiên cứu hạt nhân đã được
xây dựng gần thị trấn nhỏ Yongbyon. Năm 1965, một lò phản ứng nghiên cứu IRT-2M
của Liên Xô đã được lắp ráp cho trung tâm này. Từ năm 1965 đến năm 1973, nhiên
liệu (các nguyên tố nhiên liệu) được làm giàu đến 10% đã được cung cấp cho
CHDCND Triều Tiên cho lò phản ứng này.

16
Trong những năm 1970, nó tập trung nghiên cứu về chu trình nhiên liệu hạt nhân
bao gồm tinh chế, chuyển đổi và chế tạo. Năm 1974, các chuyên gia Hàn Quốc đã độc
lập hiện đại hóa lò phản ứng nghiên cứu IRT-2M của Liên Xô giống như cách mà các
lò phản ứng khác hoạt động ở Liên Xô và các nước khác đã được hiện đại hóa, nâng
công suất lên 8 megawatt và chuyển sang sử dụng nhiên liệu được làm giàu lên
80%. Sau đó, mức độ làm giàu nhiên liệu bị giảm xuống. Cũng trong thời gian này,
CHDCND Triều Tiên bắt đầu xây dựng một lò phản ứng nghiên cứu công suất 5
MWe, được gọi là "lò phản ứng thứ hai". Năm 1977, CHDCND Triều Tiên ký một
thỏa thuận với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế [IAEA], cho phép Cơ quan
này kiểm tra một lò phản ứng nghiên cứu được xây dựng với sự hỗ trợ của Liên Xô.

Chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có từ những năm 1980. Trong
những năm 1980, tập trung vào việc sử dụng thực tế năng lượng hạt nhân và hoàn
thiện hệ thống phát triển vũ khí hạt nhân, Triều Tiên bắt đầu vận hành các cơ sở chế
tạo và chuyển đổi uranium. Nó đã bắt đầu xây dựng một lò phản ứng hạt nhân 200
MWe và các cơ sở tái chế hạt nhân ở Taechon và Yongbyon, đồng thời tiến hành các
vụ thử nghiệm kích nổ ở mức độ cao. Năm 1985, các quan chức Mỹ lần đầu tiên công
bố rằng họ có dữ liệu tình báo chứng minh rằng một lò phản ứng hạt nhân bí mật đang
được xây dựng cách Bình Nhưỡng 90 km về phía bắc gần thị trấn nhỏ Yongbyon. Việc
lắp đặt tại Yongbyon đã được biết đến trong tám năm từ các báo cáo chính thức của
IAEA. Năm 1985, trước sức ép của quốc tế, Bình Nhưỡng đã gia nhập Hiệp ước
Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Tuy nhiên,

Vào tháng 7 năm 1990 , tờ Washington Post đưa tin rằng các bức ảnh vệ tinh mới
cho thấy sự hiện diện của một cấu trúc có thể được sử dụng ở Yongbyon để tách
plutonium khỏi nhiên liệu hạt nhân.

Trong một sáng kiến lớn vào tháng 7 năm 1988, Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae
Woo đã kêu gọi những nỗ lực mới nhằm thúc đẩy giao lưu Bắc-Nam, đoàn tụ gia đình,
thương mại liên Triều và tiếp xúc trên các diễn đàn quốc tế. Roh đã tiếp nối sáng kiến
này trong một bài phát biểu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó Hàn Quốc lần
đầu tiên đề nghị thảo luận về các vấn đề an ninh với Triều Tiên. Các cuộc họp ban đầu
xuất phát từ các đề xuất của Roh bắt đầu vào tháng 9 năm 1989. Vào tháng 9 năm
1990, cuộc họp đầu tiên trong số 8 cuộc gặp cấp thủ tướng giữa các quan chức Triều
Tiên và Hàn Quốc đã diễn ra tại Seoul, bắt đầu một giai đoạn đối thoại đặc biệt hiệu
quả. Các cuộc hội đàm cấp thủ tướng dẫn đến hai thỏa thuận lớn: Thỏa thuận Hòa giải,
Không xâm phạm, Trao đổi và Hợp tác ("thỏa thuận cơ bản").

Cuối năm 1991, Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký Hiệp định Hòa giải, Không xâm
lược, Trao đổi và Hợp tác và Tuyên bố chung về Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều
Tiên. Tuyên bố chung kêu gọi thực hiện chế độ thanh sát hạt nhân song phương để xác
minh việc phi hạt nhân hóa bán đảo. Tuyên bố có hiệu lực vào ngày 19 tháng 2 năm
1992, nêu rõ hai bên "sẽ không thử nghiệm, chế tạo, sản xuất, tiếp nhận, sở hữu, tàng
trữ, người triển khai sử dụng vũ khí hạt nhân" và họ "sẽ không sở hữu các cơ sở tái chế
hạt nhân và làm giàu uranium . " Một thủ tục thanh tra liên Triều đã được tổ chức và
Ủy ban Kiểm soát Hạt nhân chung Bắc-Nam (JNCC) được giao nhiệm vụ xác minh
việc phi hạt nhân hóa bán đảo.

17
Vào ngày 30 tháng 1 năm 1992, CHDCND Triều Tiên cũng đã ký một thỏa thuận
bảo vệ hạt nhân với IAEA, như đã cam kết thực hiện vào năm 1985 khi gia nhập Hiệp
ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận tự vệ này cho phép các cuộc thanh
tra của IAEA bắt đầu vào tháng 6 năm 1992. Tháng 3 năm 1992, JNCC được thành lập
theo tuyên bố chung, nhưng các cuộc họp sau đó không đạt được thỏa thuận về vấn đề
chính là thiết lập chế độ thanh tra song phương.

Khi Phó Thủ tướng Triều Tiên Kim Tal-Hyon thăm Hàn Quốc để đàm phán kinh
tế vào tháng 7 năm 1992, Tổng thống Roh Tae Woo đã tuyên bố rằng Hợp tác Kinh tế
Bắc-Nam đầy đủ sẽ không thể thực hiện được nếu không giải quyết được vấn đề hạt
nhân của Triều Tiên. Có rất ít tiến bộ đối với việc thiết lập một chế độ thanh tra, và đối
thoại giữa hai miền Nam - Bắc bị đình trệ vào mùa thu năm 1992.

Việc Triều Tiên đồng ý chấp nhận các biện pháp bảo vệ của IAEA đã khởi đầu
một loạt các cuộc thanh tra của IAEA đối với các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.  Sự
phát triển đầy hứa hẹn này đã bị dừng lại bởi việc Triều Tiên từ chối cho phép kiểm tra
đặc biệt vào tháng Giêng năm 1993 đối với hai cơ sở chưa được báo cáo nghi chứa
chất thải hạt nhân. Bỏ qua Tuyên bố chung Nam-Bắc về phi hạt nhân hóa Bán đảo
Triều Tiên, Triều Tiên từ chối các cuộc thanh sát của IAEA và vận hành các cơ sở tái
chế hạt nhân, khiến thế giới nghi ngờ về ý định hạt nhân của nước này.

Việc thiếu tiến bộ trong việc thực hiện thỏa thuận phi hạt nhân hóa đã dẫn đến
các hành động của cả hai bên, dẫn đến việc Triều Tiên ngày 12 tháng 3 năm 1993,
tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Việc Triều Tiên đe
dọa rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đã khiến tiến trình Bắc-
Nam bị đình trệ đột ngột. Căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên khi cuộc đối
đầu giữa Triều Tiên và Mỹ ngày càng sâu sắc.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 11 tháng 5 năm 1993 đã thông qua một
nghị quyết thúc giục CHDCND Triều Tiên hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên
tử Quốc tế (IAEA) và thực hiện thỏa thuận phi hạt nhân hóa Bắc-Nam năm 1991. Nó
cũng kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên khuyến khích CHDCND Triều Tiên phản
ứng tích cực với nghị quyết này và tạo điều kiện cho một giải pháp.

Mỹ đáp lại bằng cách tổ chức các cuộc đàm phán cấp chính trị với CHDCND
Triều Tiên vào đầu tháng 6 năm 1993, dẫn đến một tuyên bố chung nêu rõ các nguyên
tắc cơ bản để tiếp tục đối thoại Mỹ-CHDCND Triều Tiên và việc Triều Tiên "đình chỉ"
việc rút khỏi NPT. Vòng đàm phán thứ hai được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 19 tháng
7 năm 1993 tại Geneva. Các cuộc hội đàm đặt ra các hướng dẫn giải quyết vấn đề hạt
nhân, cải thiện quan hệ Mỹ-Triều Tiên và khởi động lại các cuộc đàm phán liên Triều,
nhưng các cuộc đàm phán tiếp theo vẫn bế tắc.

Sau khi CHDCND Triều Tiên dỡ bỏ nhiên liệu từ lò phản ứng hạt nhân 5
megawatt vào mùa xuân năm 1994 của CHDCND Triều Tiên và kết quả là Hoa Kỳ
thúc đẩy các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, chuyến thăm của cựu Tổng thống
Carter tới Bình Nhưỡng vào tháng 6 năm 1994 đã giúp xoa dịu căng thẳng và dẫn đến
các cuộc đàm phán Nam-Bắc mới. Vòng đàm phán thứ ba giữa Mỹ và CHDCND
Triều Tiên đã khai mạc tại Geneva vào ngày 8 tháng 7 năm 1994. Tuy nhiên, cái chết
18
đột ngột của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành vào ngày 8 tháng 7 năm 1994
đã khiến kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh tổng thống Nam-Bắc lần đầu tiên bị
đình trệ. sang một thời kỳ thù địch liên Triều khác. Các cuộc hội đàm đã tạm dừng khi
có tin Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành qua đời, sau đó được nối lại vào tháng
8. Các cuộc đàm phán này đã kết thúc với Khung thỏa thuận.

Theo thỏa thuận khung, Triều Tiên sẽ đóng băng và cuối cùng dỡ bỏ chương
trình hạt nhân bị nghi ngờ hiện có của mình, bao gồm các lò phản ứng điều chế bằng
than chì công suất 50 MW và 200 MW đang được xây dựng, cũng như lò phản ứng 5
MW và cơ sở tái chế nhiên liệu hạt nhân hiện có. Đổi lại, Bình Nhưỡng sẽ được cung
cấp năng lượng thay thế, ban đầu ở dạng dầu nặng, và cuối cùng là hai lò phản ứng
nước nhẹ chống phổ biến vũ khí (LWR). Hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ công suất
1.000 MW sẽ an toàn hơn và sẽ tạo ra ít plutonium hơn nhiều, nhằm giúp thúc đẩy
nguồn cung điện ở miền Bắc, nơi hiện đang thiếu hụt trầm trọng. Thỏa thuận cũng bao
gồm việc cải thiện từng bước quan hệ giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên, đồng thời
cam kết Triều Tiên tham gia vào đối thoại Nam-Bắc.

Vài tuần sau khi ký kết Khung thỏa thuận, Chủ tịch Kim đã nới lỏng các hạn chế
đối với các công ty Hàn Quốc muốn theo đuổi cơ hội kinh doanh với Triều Tiên. Mặc
dù Triều Tiên tiếp tục từ chối các công bố chính thức của miền Nam, các mối quan hệ
kinh tế dường như đang được mở rộng dần dần.

Một cuộc kiểm tra chặt chẽ của IAEA về hàm lượng đồng vị phóng xạ trong chất
thải hạt nhân cho thấy Triều Tiên đã chiết xuất khoảng 24 kg Plutonium. Triều Tiên
được cho là đã sản xuất 0,9 gam Plutonium trên mỗi megawatt mỗi ngày trong khoảng
thời gian 4 năm từ năm 1987 đến năm 1991. 0,9 gam mỗi ngày nhân 365 ngày với 4
năm và 30 megawatt tương đương với 39 kilôgam. Khi tỷ lệ hoạt động hàng năm được
cho là 60%, thì khối lượng thực tế ước tính là 60% của 39 kg, hoặc một số 23,4 kg. Vì
đầu đạn hạt nhân tiêu chuẩn 20 kiloton có khối lượng tới hạn là 8 kg, con số này tương
đương với khối lượng vật chất của quá trình phân hạch hạt nhân trong đó có thể chiết
xuất ra khoảng 3 đầu đạn hạt nhân.

Các ước tính khác nhau về cả lượng plutonium mà Triều Tiên sở hữu và số lượng
vũ khí hạt nhân có thể được sản xuất từ vật liệu này. Ví dụ, ước tính của tình báo Hàn
Quốc, Nhật Bản và Nga về lượng plutonium được tách ra, được báo cáo là cao hơn -
lần lượt từ 7 đến 22 kg, 16 đến 24 kg và 20 kg - so với ước tính của Mỹ được báo cáo
là khoảng 12 kí lô. Ít nhất hai trong số các ước tính được cho là dựa trên giả định rằng
Triều Tiên đã tháo các thanh nhiên liệu khỏi lò phản ứng 5 MW (e) và sau đó xử lý lại
nhiên liệu trong quá trình hoạt động của lò phản ứng bị chậm lại vào năm 1990 và
1991. Các biến thể trong ước tính về số lượng vũ khí có thể được sản xuất từ vật liệu
này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả giả định về Triều Tiên ' khả năng tái chế
của s - công nghệ tiên tiến tạo ra nhiều vật liệu hơn - và lượng plutonium cần để chế
tạo vũ khí hạt nhân. Cho đến tháng 1 năm 1994, Bộ Năng lượng (DOE) ước tính rằng
sẽ cần 8 kg để chế tạo một vũ khí hạt nhân nhỏ. Do đó, Hoa Kỳ ước tính 12 kg có thể
gây ra từ một đến hai quả bom. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 1994, DOE đã giảm ước
tính lượng plutonium cần thiết xuống còn 4 kg - đủ để tạo ra 3 quả bom nếu sử dụng
ước tính của Hoa Kỳ và lên tới 6 quả bom nếu sử dụng các ước tính khác. ước tính 12
kg có thể gây ra một đến hai quả bom. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 1994, DOE đã
19
giảm ước tính lượng plutonium cần thiết xuống còn 4 kg - đủ để tạo ra 3 quả bom nếu
sử dụng ước tính của Hoa Kỳ và lên tới 6 quả bom nếu sử dụng các ước tính khác.  ước
tính 12 kg có thể gây ra một đến hai quả bom. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 1994, DOE
đã giảm ước tính lượng plutonium cần thiết xuống còn 4 kg - đủ để tạo ra 3 quả bom
nếu sử dụng ước tính của Hoa Kỳ và lên tới 6 quả bom nếu sử dụng các ước tính khác.

Ngày 22/4/1997, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Kenneth Bacon chính thức
tuyên bố: "Khi thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Triều Tiên được ký kết tại Geneva năm 1994,
giới chức tình báo Mỹ đã tin rằng Triều Tiên đã sản xuất đủ plutonium cho ít nhất một
vũ khí hạt nhân." Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ xác nhận việc Triều Tiên sở hữu
plutonium.

Theo các điều khoản của khuôn khổ năm 1994, Chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 1
năm 1995 đã phản ứng với quyết định đóng băng chương trình hạt nhân của Triều Tiên
và hợp tác với các nỗ lực xác minh của Hoa Kỳ và IAEA bằng cách nới lỏng các biện
pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên trong bốn lĩnh vực thông qua:

 Cho phép các giao dịch liên quan đến kết nối viễn thông, sử dụng thẻ tín dụng
cho các giao dịch cá nhân hoặc liên quan đến du lịch, mở văn phòng nhà báo;
 Cho phép CHDCND Triều Tiên sử dụng hệ thống ngân hàng của Hoa Kỳ để
xóa các giao dịch không có nguồn gốc hoặc kết thúc tại Hoa Kỳ và mở khóa các
tài sản bị đóng băng ở những nơi không có lợi ích của Chính phủ CHDCND
Triều Tiên;
 Cho phép nhập khẩu magnesit, một vật liệu chịu lửa được sử dụng trong ngành
công nghiệp thép của Hoa Kỳ - Triều Tiên và Trung Quốc là những nguồn cung
cấp nguyên liệu thô này chính trên thế giới; và
 Cho phép các giao dịch liên quan đến việc thành lập các văn phòng liên lạc
trong tương lai, sự tham gia của các công ty Hoa Kỳ trong từng trường hợp cụ
thể trong dự án lò phản ứng nước nhẹ, cung cấp năng lượng thay thế và xử lý
nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng theo quy định của khuôn khổ đã thỏa thuận,
theo cách thức nhất quán với luật áp dụng.

Việc thực hiện suôn sẻ khuôn khổ đã thỏa thuận năm 1994 đã bị cản trở trong
một thời gian do Triều Tiên từ chối chấp nhận các lò phản ứng kiểu mẫu LWR do Hàn
Quốc thiết kế. Các nhà đàm phán của Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên đã gặp nhau
trong ba tuần tại Kuala Lumpur, Malaysia, và vào ngày 12 tháng 6 năm 1995, đã đạt
được một thỏa thuận giải quyết vấn đề này. Triều Tiên đồng ý chấp nhận các quyết
định của Tổ chức Phát triển Năng lượng Bán đảo Triều Tiên (KEDO) về mô hình cho
các LWR và đồng ý rằng KEDO sẽ lựa chọn nhà thầu chính để thực hiện dự án
LWR. Ban điều hành KEDO thông báo rằng họ đã chọn Ulchin 3-4 LWR do Hàn
Quốc thiết kế làm mô hình tham chiếu cho dự án và một công ty Hàn Quốc sẽ là nhà
thầu chính. Nhà thầu chính Hàn Quốc sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của
dự án LWR bao gồm thiết kế, sản xuất, xây dựng, và quản lý. Trong thỏa thuận Kuala
Lumpur với khuôn khổ thỏa thuận Geneva 1994 này, CHDCND Triều Tiên cũng đồng
ý đàm phán trực tiếp với KEDO về tất cả các vấn đề còn tồn tại liên quan đến dự án
LWR. Ngày 15 tháng 12 năm 1995, KEDO và CHDCND Triều Tiên đã ký Thỏa thuận
cung cấp lò phản ứng nước nhẹ. Các nhóm của KEDO cũng đã thực hiện một số
chuyến đi đến Triều Tiên để khảo sát địa điểm xây dựng lò phản ứng được đề
20
xuất; vào mùa xuân năm 1996, KEDO và CHDCND Triều Tiên bắt đầu đàm phán về
việc thực hiện các giao thức đối với thỏa thuận cung cấp.

Bình Nhưỡng đang hợp tác với Tổ chức Phát triển Năng lượng Bán đảo Triều
Tiên, mà các thành viên hàng đầu là Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản. KEDO đã đạt
được thỏa thuận về việc cung cấp các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ vào năm 2003,
và đổi lại, Triều Tiên đã đóng băng chương trình hạt nhân của mình. Hàn Quốc, nước
đã hứa sẽ chịu phần lớn của dự án lò phản ứng có chi phí ước tính khoảng 4,5 tỷ USD,
đang yêu cầu Hoa Kỳ bỏ ra ít nhất một số tiền tượng trưng. Tuy nhiên, chính quyền
Hoa Kỳ cho biết họ không thể đóng góp vào chi phí xây dựng vì Quốc hội đã không
phân bổ ngân sách cần thiết. Tuy nhiên, một quan chức ở Seoul nói rằng Hàn Quốc
không thể từ bỏ nhu cầu của mình chỉ vì các vấn đề trong nước của Hoa Kỳ. Quốc hội
Hoa Kỳ đã trì hoãn việc phê duyệt chi phí cho dự án lò phản ứng.

Kể từ khi ký kết Hiệp định cung cấp vào tháng 12 năm 1995, sáu nghị định thư
liên quan đã có hiệu lực và ba vòng đàm phán cấp chuyên gia đã tạo ra những kết quả
vững chắc. Công ty điện lực Hàn Quốc, Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO), là
nhà thầu chính của dự án này và chịu trách nhiệm thiết kế, sản xuất, mua sắm, xây
dựng và quản lý các lò phản ứng. Ngày 19 tháng 8 năm 1997 KEDO và Triều Tiên đã
tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng hai lò phản ứng nước nhẹ.

Vào tháng 10 năm 2002, các quan chức Triều Tiên thừa nhận sự tồn tại của một
chương trình bí mật làm giàu uranium cho vũ khí hạt nhân là vi phạm Khung thỏa
thuận và các thỏa thuận khác.

Ngày 9 tháng 10 năm 2006, Triều Tiên tuyên bố đã tiến hành một vụ thử hạt
nhân. USGS báo cáo cường độ 4,2 độ Richter với vị trí ở 41,29N 129,09E +/- 8,1
km. Những suy đoán ban đầu về sản lượng dao động từ dưới 1 kt đến 15 kt. Vào ngày
16 tháng 10 năm 2006, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia thông báo rằng việc
phân tích các mẫu không khí được tiến hành vào ngày 11 tháng 10 đã xác nhận rằng sự
kiện này là một vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất gần P'unggye vào ngày 9 tháng 10 năm
2006. DNI kết luận rằng "năng suất nổ nhỏ hơn một kiloton."

 Lập trường các bên liên quan:

Việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là một cơ hội cho
các nước lớn thể hiện vai trò cũng như khẳng định uy tín của mình.
Mỹ:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nổi lên là một siêu cường thế giới, chi
phối mọi hoạt động của quan hệ quốc tế. Với vấn đề hạt nhân trên bán đảo
Triều Tiên, Mỹ tự cho mình là phải có trách nhiệm giải quyết. Tuy nhiên,
Mỹ sẽ phải đứng trước những lựa chọn khó khăn trong việc đánh hay không
đánh Trều Tiên. Nếu Mỹ tiến hành chiến tranh với Bắc Triều Tiên sẽ ảnh
hưởng đến các nước xung quanh và nếu không đánh thì sẽ làm giảm uy tín
của Mỹ, gây ra hệ lụy về sau là lời nói của Mỹ sẽ bị giảm trọng lượng và vấn
đề sinh tử.
Trung Quốc:

21
Trung Quốc đã đứng ra làm trung gian để tiến hành các cuộc đàm phán.
Trung Quốc và Bắc Triều Tiên từ trước đến nay đã có mối quan hệ thân cận.
Trung Quốc cần Triều Tiên như là một vùng đệm với những nước "đối
nghịch" như Hàn Quốc, Nhật Bản... Việc có đồng minh Triều Tiên, vùng
Đông Bắc của Trung Quốc ổn định về an ninh hơn rất nhiều và đem lại cho
Bắc Kinh tiềm năng kinh tế lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể để Bình
Nhưỡng muốn làm gì thì làm, đặc biệt là việc Triều Tiên theo đuổi tham
vọng hạt nhân bởi việc này tạo ra nhiều thách thức lớn với Bắc Kinh.
Nga:
Sau chiến tranh lạnh, Nga đang nỗ lực để khôi phục ảnh hưởng mà Liên Xô
đã có đối với bán đảo Triều Tiên. Vấn đề hoà bình và ổn định trên bán đảo
Triều Tiên luôn là ưu tiên quan trọng trong chính sách Đông Á của Nga. Đặc
biệt, Nga không chấp nhận công thức đàm phán 4 bên vì công thức này
không chấp nhận lợi ích địa chính trị- lịch sử của Nga trên bán đảo Triều
Tiên mà theo Nga, để giải quyết vấn đề Triều Tiên, tất cả các nước liên quan
đến bán đảo này phải được tham gia trong một cơ chế đa phương.
Nhật Bản:
Do vị trí địa lý, bán đảo Triều Tiên có quyết định vô cùng quan trọng, quyết
định mọi an nguy đối với nước Nhật. Chỉ cách Nhật có một eo biển hẹp, bán
đảo Triều Tiên vừa là cầu nối của Nhật Bản ra bên ngoài, vừa là con đường
cho các thế lực bên ngoài dễ dàng tấn công Nhật Bản. Nhận thức được lợi
ích an ninh to lớn, vì thê, 1992, cục phòng vệ Nhật Bản đã tuyên bố rằng: “
Duy trì hoà bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên là điều quan trọng sống
còn đối với hoà bình, ổn định của toàn khu vực Đông Á, bao gồm Nhật Bản”
Hàn Quốc:
Hàn Quốc là nước không thể không tham gia trong cuộc đàm phàn 6 bên bởi vấn
đề hạt nhân của Triều Tiên luôn có mối quan hệ chặt chẽ với việc thống
nhất 2 miền.

 Các hội nghị diễn ra:

1985:

Tháng 12 năm 1985 Triều Tiên tham gia chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), một thỏa thuận
đa phương mà hàng chục bên ký cam kết ngăn chặn việc phổ biến vũ khí và công nghệ
hạt nhân cũng như thúc đẩy hợp tác hòa bình về năng lượng hạt nhân. Triều Tiên đã
xây dựng các cơ sở hạt nhân đầu tiên vào đầu những năm 1980.

1991:

Tháng 9 năm 1991 Hoa Kỳ loại bỏ Nukes khỏi Hàn Quốc. Hoa Kỳ tuyên bố sẽ
rút khoảng một trăm vũ khí hạt nhân khỏi Hàn Quốc như một phần của Hiệp ước Cắt
giảm Vũ khí Chiến lược ban đầu . Thỏa thuận giữa Tổng thống George HW Bush và
nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, được gọi là hiệp ước START, hạn chế việc
triển khai vũ khí hạt nhân tấn công ở nước ngoài.
22
1992:

Tháng 1 năm 1992 Triều Tiên đồng ý phi hạt nhân hóa bán đảo. Các chính phủ
của Triều Tiên và Hàn Quốc đồng ý “không thử nghiệm, chế tạo, sản xuất, tiếp nhận,
sở hữu, tàng trữ, triển khai hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân”, cũng như cấm các cơ sở tái
chế hạt nhân và làm giàu uranium. Hiệp ước cũng cam kết hai miền Triều Tiên chỉ sử
dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích hòa bình.

1993:

Tháng 3 năm 1993 - tháng 6 năm 1993 Triều Tiên đe dọa rút NPT. Bình Nhưỡng
từ chối các cuộc thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và
tuyên bố ý định rời khỏi NPT. Tuy nhiên, nước này đình chỉ việc rút quân sau cuộc hội
đàm với các nhà ngoại giao Mỹ tại New York. Bình Nhưỡng đồng ý tuân thủ các biện
pháp bảo vệ của IAEA, bao gồm việc kiểm tra tại 7 địa điểm hạt nhân đã được tuyên
bố. Các cuộc kiểm tra đầu tiên diễn ra vào tháng 3 năm 1994.

1994:

Tháng 6 năm 1994 Carter thăm Bắc Triều Tiên. Trong bối cảnh căng thẳng leo
thang trên bán đảo, Jimmy Carter trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm
Triều Tiên, nơi ông gặp Kim Il-sung, người sáng lập đất nước. Chuyến đi của Carter
mở đường cho một thỏa thuận song phương giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên. Ông Kim qua
đời vài tuần sau đó và được kế vị bởi con trai ông, Kim Jong-il.

Ngày 21 tháng 10 năm 1994 Thỏa thuận đóng băng chương trình hạt nhân của
Bình Nhưỡng. Hoa Kỳ và Triều Tiên ký Khung Thỏa thuận [PDF], trong đó Triều
Tiên cam kết đóng băng chương trình vũ khí plutonium bất hợp pháp và ngừng xây
dựng các lò phản ứng hạt nhân, tại Geneva. Đổi lại, Hoa Kỳ cam kết cung cấp các biện
pháp trừng phạt, viện trợ, dầu mỏ và hai lò phản ứng nước nhẹ cho mục đích dân
sự. Hồi đầu năm, CIA đánh giá rằng Triều Tiên đã sản xuất một hoặc hai vũ khí hạt
nhân.

1995:

Tháng 3 năm 1995 Đã tìm thấy đồng minh KEDO. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn
Quốc thành lập Tổ chức Phát triển Năng lượng Bán đảo Triều Tiên (KEDO) để thực
hiện Khung Thỏa thuận năm 1994 và giám sát việc cấp vốn và xây dựng hai lò phản
ứng nước nhẹ. KEDO động thổ vào tháng 8 năm 1997.

1999:

Ngày 13 tháng 9 năm 1999 Triều Tiên áp đặt lệnh cấm tên lửa. Triều Tiên đồng ý
đình chỉ thử tên lửa tầm xa sau các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ; đổi lại, Mỹ lần đầu
tiên nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế kể từ đầu Chiến tranh Triều Tiên năm
1950.

2000:

23
Tháng 6 năm 2000 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên. Tổng thống Hàn
Quốc Kim Dae-jung gặp ông Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng trong cuộc gặp thượng
đỉnh đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi bán đảo chia cắt 5 thập kỷ
trước. Việc tái hợp tác dẫn đến một số dự án thương mại và văn hóa chung, bao gồm
xây dựng một khu liên hợp công nghiệp và đoàn tụ các gia đình ly tán trong chiến
tranh. Sau hội nghị thượng đỉnh, Hoa Kỳ nới lỏng các lệnh trừng phạt hơn nữa, cho
phép một số thương mại và đầu tư.

Tháng 10 năm 2000 Các chuyến đi thiện chí của Washington và Bình Nhưỡng.
Tướng Jo Myong-rok của Triều Tiên gặp Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại Washington,
đưa Jo trở thành quan chức cấp cao nhất của Triều Tiên thăm Mỹ. Vài tuần sau, Ngoại
trưởng Mỹ Madeleine Albright tới Triều Tiên để thảo luận về chương trình tên lửa đạn
đạo và xuất khẩu công nghệ tên lửa của nước này. Các cuộc đàm phán ngoại giao dẫn
đến các cuộc đàm phán tên lửa vào tháng 11, nhưng nhiệm kỳ tổng thống của Clinton
kết thúc mà không thực hiện thêm các thỏa thuận hạt nhân hoặc tên lửa.

2001 – 2002:

Tháng 1 năm 2001 - tháng 4 năm 2002 Bush thách thức cam kết đối phó của
Triều Tiên. Tổng thống George W. Bush nhậm chức năm 2001 và theo đuổi đường lối
cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng, đặc trưng cho Triều Tiên, cùng với Iraq và Iran, là
một phần của “trục ma quỷ” và áp đặt các lệnh trừng phạt mới. Vào tháng 4 năm 2002,
Bush tuyên bố trong một bản ghi nhớ rằng Hoa Kỳ sẽ không chứng nhận Triều Tiên
tuân thủ Khung Thỏa thuận năm 1994, do một vụ thử tên lửa và chuyển giao liên quan
đến tên lửa cho Iran.

2002 – 2003:

Tháng 10 năm 2002 - tháng 1 năm 2003 Bình Nhưỡng thoát khỏi NPT. Bình
Nhưỡng thừa nhận đang điều hành một chương trình bí mật làm giàu uranium để cung
cấp năng lượng cho vũ khí hạt nhân, vi phạm Khung thỏa thuận, NPT và các thỏa
thuận giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Vào tháng 12, nước này cho biết sẽ kích hoạt lại
nhà máy hạt nhân ở Yongbyon. Tháng sau, Triều Tiên rút khỏi NPT sau khi phá vỡ
thiết bị giám sát của IAEA và trục xuất các thanh tra viên.

2003:

Ngày 9 tháng 8 năm 2003 Six Party Talks Mở. Trong bối cảnh tình hình ngày
càng căng thẳng, Nam và Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hoa Kỳ
khởi động một sáng kiến ngoại giao được gọi là Đàm phán sáu bên. Không có đột phá
nào trong vòng đàm phán đầu tiên, tại Bắc Kinh, nơi Triều Tiên phủ nhận có chương
trình làm giàu uranium.

2005:

Ngày 12 tháng 9 năm 2005 Hoa Kỳ đóng băng các quỹ của Bắc Triều Tiên. Bộ
Tài chính Hoa Kỳ chỉ định Banco Delta Asia có trụ sở tại Ma Cao là mối quan tâm
hàng đầu về rửa tiền và đóng băng 25 triệu đô la  mà Triều Tiên nắm giữ ở đó. Các
24
quỹ này sẽ chứng tỏ là một điểm gắn bó trong các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và
Triều Tiên.

Ngày 19 tháng 9 năm 2005 Các Nguyên tắc Giải trừ Quân bị Xuất hiện Từ Các
cuộc Nói chuyện. Bất chấp những bế tắc tại các vòng đàm phán sáu bên trước đó, các
thành viên của họ đồng ý với một tuyên bố chung, trong đó Triều Tiên cam kết từ bỏ
việc theo đuổi vũ khí hạt nhân và thực hiện các biện pháp bảo vệ của IAEA và các
điều khoản của NPT. Là một phần của thỏa thuận, Hoa Kỳ khẳng định rằng họ không
có ý định tấn công Triều Tiên.

2006:

Ngày 9 tháng 10 năm 2006 Triều Tiên gây sốc với vụ thử hạt nhân đầu tiên.
Triều Tiên thực hiện một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất với năng suất nổ ước tính
khoảng 1-2 kiloton. Vào tháng 7, Triều Tiên đã phóng thử 7 tên lửa đạn đạo tầm ngắn,
tầm trung và tầm xa. Các vụ thử này khiến Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra các
biện pháp lên án và trừng phạt thương mại nhất trí.

2007:

Ngày 13 tháng 2 năm 2007 Sáu thành viên của Đảng đồng ý với kế hoạch hành
động. Triều Tiên cam kết ngừng hoạt động tại các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon để đổi
lấy 50.000 tấn dầu. Thỏa thuận này là một phần của kế hoạch hành động được Sáu
thành viên đồng ý để thực hiện tuyên bố tháng 9 năm 2005.

Tháng 10 năm 2007 Ngoại giao hạt nhân Inch Forward. Sau khi Hoa Kỳ giải
phóng 25 triệu đô la trong các quỹ đóng băng của Triều Tiên vào tháng 6, Cuộc đàm
phán của Sáu bên tiếp tục. Các bên tham gia ra một tuyên bố chung nêu rõ cam kết của
Triều Tiên tuyên bố tất cả các chương trình hạt nhân, vô hiệu hóa các cơ sở và ngừng
xuất khẩu vật liệu và công nghệ hạt nhân. Đổi lại, miền Bắc sẽ nhận được chín trăm
nghìn tấn dầu và Hoa Kỳ cam kết đưa nước này ra khỏi danh sách nhà nước bảo trợ
khủng bố.

2008:

Tháng 2 năm 2008 Nhà lãnh đạo mới của Hàn Quốc có khó khăn hơn. Lee
Myung-bak được bầu làm tổng thống Hàn Quốc. Là lãnh đạo của một chính phủ bảo
thủ, Lee thay đổi từ thúc đẩy hòa giải của những người tiền nhiệm để gây thêm áp lực
lên Triều Tiên để phi hạt nhân hóa. Ông nhậm chức vài tháng sau hội nghị thượng đỉnh
liên Triều lần thứ hai, được tổ chức giữa Triều Tiên Kim Jong-il và Tổng thống Hàn
Quốc Roh Moo-hyun.

Tháng 6 năm 2008 Triều Tiên tuyên bố các địa điểm hạt nhân. Bình Nhưỡng
tuyên bố mười lăm địa điểm hạt nhân của họ cho Bắc Kinh, chủ tọa của Cuộc đàm
phán sáu bên, tuyên bố rằng họ có 30 kg plutonium và đã sử dụng hai kg trong vụ thử
hạt nhân năm 2006. Đổi lại, Bush bãi bỏ một số hạn chế thương mại với Triều Tiên,
thông báo kế hoạch đưa nước này ra khỏi danh sách nhà nước bảo trợ khủng bố và
miễn một số lệnh trừng phạt. Vào tháng 10, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo một
25
thỏa thuận sơ bộ với Triều Tiên về việc xác minh. Tuy nhiên, đến tháng 12, các cuộc
thảo luận tan vỡ vì bất đồng về thủ tục xác minh.

2009:

Tháng 1 năm 2009 - tháng 12 năm 2009 Obama cố gắng khởi động lại ngoại
giao. Tổng thống Barack Obama nhậm chức báo hiệu sẵn sàng phục hồi Cuộc đàm
phán của Sáu bên, nhưng những nỗ lực này ban đầu bị Triều Tiên từ chối, quốc gia
phóng tên lửa được cho là phiên bản sửa đổi của tên lửa đạn đạo tầm xa. Nó cũng
phóng các màn hình quốc tế ra khỏi các cơ sở hạt nhân của mình vào tháng 4 và tháng
sau thử nghiệm thiết bị hạt nhân thứ hai, mang năng suất từ 2 đến 8 kiloton. Vào tháng
12, các quan chức chính quyền Obama tổ chức các cuộc gặp song phương đầu tiên với
những người đồng cấp Bắc Triều Tiên.

2010:

Tháng 11 năm 2010 Triều Tiên tiết lộ nhà máy Uranium. Bình Nhưỡng tiết
lộ máy ly tâm mới để làm giàu uranium, được xây dựng một cách bí mật và nhanh
chóng, cũng như một lò phản ứng nước nhẹ đang được xây dựng, cho thấy rằng bất
chấp các lệnh trừng phạt, chế độ vẫn cam kết thúc đẩy chương trình vũ khí của
mình. Tin tức được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên leo
thang sau khi 46 người Hàn Quốc thiệt mạng khi một tàu tuần tra Cheonan bị trúng
ngư lôi và sau đó bị chìm vào tháng Ba. Hàn Quốc đổ lỗi cho Triều Tiên về vụ tấn
công và cắt đứt quan hệ kinh tế. Triều Tiên phủ nhận liên quan và sau đó nã pháo vào
đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.

2011:

Tháng 12 năm 2011 Nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên. Kim Jong-il qua đời sau
mười bảy năm cầm quyền và được kế vị bởi con trai ông là Kim Jong-un. Ông Kim
chưa đến ba mươi tuổi tương đối ít người biết đến, và các nhà quan sát nước ngoài dự
đoán một cuộc đấu tranh chính trị cho đến khi ông bắt đầu khẳng định quyền lực.

2012:

Ngày 29 tháng 2 năm 2012 Các hoạt động hạt nhân bị đình chỉ trong thời gian
ngắn. Sau cuộc gặp giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên tại Bắc Kinh, Triều Tiên cam kết đình
chỉ các hoạt động làm giàu uranium ở Yongbyon, mời giám sát của IAEA và thực hiện
lệnh cấm thử tên lửa tầm xa và hạt nhân. Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ cung cấp hàng tấn viện trợ
lương thực. Thỏa thuận này tan vỡ sau khi Triều Tiên phóng tên lửa và trưng bày tên
lửa đạn đạo xuyên lục địa di động trên đường tại một cuộc diễu hành quân sự.

2013 – 2016:

Tháng 2 năm 2013 - tháng 12 năm 2016 Các tiến bộ của chương trình hạt nhân
của Triều Tiên bất chấp sự cô lập. Ngoại giao đình trệ trong vài năm khi chính quyền
Obama lựa chọn "sự kiên nhẫn chiến lược", trong đó Hoa Kỳ và các đối tác áp dụng
các biện pháp trừng phạt với hy vọng rằng chế độ sẽ quay trở lại bàn đàm phán. Trong

26
khi đó, Triều Tiên thực hiện các vụ thử hạt nhân vào tháng 2 năm 2013 và một lần nữa
vào tháng 1 và tháng 9 năm 2016. Khả năng tên lửa đạn đạo của nước này được cải
thiện, với nhiều vụ thử tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa được thực hiện dưới thời
Kim Jong-un hơn là dưới thời ông cha và ông kết hợp.

2017:

Tháng 1 năm 2017 - tháng 11 năm 2017 Trump Ratchets up Hùng biện. Tổng
thống Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 năm 2017 và thay đổi chính sách của
Hoa Kỳ đối với Triều Tiên. Vào tháng 9, Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần
thứ sáu, mà nước này tuyên bố là bom khinh khí và làm dấy lên báo động quốc tế do
năng lượng vụ nổ. Trump tái thiết kế cho Triều Tiên một nhà nước bảo trợ khủng bố
vào tháng 11. Quan hệ Mỹ-Triều trong năm đầu tiên của Trump có nhiều biến động
khi Bình Nhưỡng tự hào có thể tới đất Mỹ bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có đầu
đạn hạt nhân và chính quyền Trump đe dọa tấn công quân sự.

2018:

Tháng 3 năm 2018 Trump đồng ý tham gia Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu
tiên. Cố vấn an ninh quốc gia của Hàn Quốc thông báo tại Washington rằng Trump đã
nhận lời mời gặp Kim tại Bình Nhưỡng vào tháng 5. Tin tức này xuất hiện ngay sau
những bất đồng ngoại giao giữa hai miền Nam - Bắc do Thế vận hội Olympic mùa
đông do Hàn Quốc đăng cai tổ chức tại Pyeongchang.

Ngày 27 tháng 4 năm 2018 Kim Khiến Chuyến thăm Lịch sử về phía Nam. Ông
Kim trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên đi qua biên giới phía nam để có cuộc
gặp thượng đỉnh với ông Moon Jae-in của Hàn Quốc tại làng đình chiến
Panmunjom. Hội nghị thượng đỉnh đánh dấu cuộc gặp đầu tiên giữa những người đứng
đầu hai miền Triều Tiên sau 11 năm. Hai bên cam kết chuyển hiệp định đình chiến
chấm dứt thù địch trong Chiến tranh Triều Tiên thành một hiệp ước hòa bình chính
thức. Họ cũng khẳng định mục tiêu chung là đạt được Bán đảo Triều Tiên phi hạt
nhân .

Ngày 24 tháng 5 năm 2018 Trump Kêu gọi Hội nghị thượng đỉnh Singapore.
Trump rút khỏi cuộc gặp với Kim, với lý do "tức giận và thù địch" trong các tuyên bố
mới nhất của Triều Tiên. Các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng đã làm dấy lên nghi ngờ về
việc liệu hội nghị thượng đỉnh có diễn ra hay không. Tuy nhiên, Triều Tiên đã thực
hiện một số hành động trong những tuần gần đây để thể hiện thiện chí bằng cách thả
ba tù nhân Mỹ và phá hủy bãi thử hạt nhân ở Punggye-ri, nơi các nhà báo nước ngoài
được mời đến chứng kiến sự kiện này.

Ngày 12 tháng 6 năm 2018 Kim, Trump cam kết kỷ nguyên quan hệ mới. Trong
một cuộc gặp trực tiếp, Kim và Trump tổ chức một cuộc gặp lịch sử tại Singapore, nơi
họ báo hiệu mong muốn thay đổi mối quan hệ Mỹ-Triều Tiên. Hai nhà lãnh đạo ký
một tuyên bố chung cam kết theo đuổi hòa bình lâu dài và phi hạt nhân hóa hoàn toàn
Bán đảo Triều Tiên, mặc dù tuyên bố cung cấp một số chi tiết. Họ cũng cam kết thu
hồi hài cốt của những người lính Mỹ đã chiến đấu trong Chiến tranh Triều

27
Tiên. Riêng, Trump nói rằng ông sẽ đình chỉ các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn Quốc
và Kim đồng ý phá hủy một bãi thử động cơ tên lửa.

18-20 tháng 9, 2018 Moon, Kim Hail Tiến trình hướng tới Triều Tiên không có
hạt nhân. Trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba giữa Kim và Moon, lần này tại Bình
Nhưỡng, các nhà lãnh đạo ký một tuyên bố chung nêu rõ các bước hướng tới giảm
căng thẳng, mở rộng giao lưu và hợp tác liên Triều, cũng như đạt được mục tiêu phi
hạt nhân hóa. Nó tuyên bố rằng Triều Tiên sẽ đóng cửa vĩnh viễn bãi thử tên lửa
Dongchang-ri, cho phép các thanh sát viên quốc tế vào Triều Tiên và dỡ bỏ địa điểm
hạt nhân của họ trong khi Hoa Kỳ xử lý "các biện pháp tương ứng". Một tuyên bố
quân sự kèm theo nêu rõ các bước nhằm hạn chế các cuộc tập trận trên bộ, thiết lập các
khu vực cấm bay và cấm buồm thuộc quyền tài phán của các cơ quan liên Triều và
chuyển khu vực phi quân sự thành khu vực hòa bình. Hai bên cũng cam kết tăng
cường hợp tác kinh tế.

2019:

27-28 tháng 2, 2019 Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai kết thúc sớm,
không có thỏa thuận. Hội nghị thượng đỉnh thứ hai của Trump và Kim, được tổ chức
tại Việt Nam, sụp đổ sau khi các nhà lãnh đạo bất đồng về việc giảm trừng phạt và phi
hạt nhân hóa. Trump nói rằng Kim đã đồng ý dỡ bỏ các cơ sở sản xuất hạt nhân và vật
liệu phân hạch tại Yongbyon để đổi lấy việc giảm bớt các lệnh trừng phạt hoàn toàn,
nhưng Tổng thống Mỹ muốn có thêm các bước quan trọng về phi hạt nhân hóa và xác
minh. Các quan chức Triều Tiên phản đối tài khoản của Trump, nói rằng Kim chỉ yêu
cầu giảm nhẹ các lệnh trừng phạt một phần. Cả hai nhà lãnh đạo rời Việt Nam sớm,
không ký một tuyên bố chung dự kiến, nhưng cho biết các cuộc hội đàm sẽ tiếp
tục. Trump nói rằng họ chia tay với các điều kiện "thân thiện" , trong khi Bộ Ngoại
giao Triều Tiên cảnh báo rằng họ sẽ không thay đổi quan điểm của mình.

30 tháng 6, 2019 Trump bước vào Triều Tiên, thề sẽ hồi sinh các cuộc nói
chuyện. Trump và Kim đồng ý tái khởi động các cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ
sau cuộc gặp tại khu vực phi quân sự ngăn cách giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Bước
qua biên giới, Trump trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân đến
Triều Tiên. Trong các tuyên bố trước báo giới , cả hai nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh
“mối quan hệ tuyệt vời” của họ. Nhưng trong những tháng tiếp theo, Bình Nhưỡng bác
bỏ nỗ lực của Mỹ để nối lại các cuộc đàm phán và tiếp tục phóng thử tên lửa, trong khi
Washington vẫn duy trì các lệnh trừng phạt của mình.

6 tháng 10, 2019 Triều Tiên kết thúc đàm phán với Mỹ. Trong cuộc hội đàm cấp
làm việc đầu tiên kể từ tháng 2, tại Stockholm, Thụy Điển, các quan chức Mỹ và Triều
Tiên đã không đạt được thỏa thuận . Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Triều Tiên
cho biết Bình Nhưỡng sẽ không nối lại các cuộc đàm phán cho đến khi Washington
thực hiện một "bước đi quan trọng" để chấm dứt những chính sách mà họ gọi là "thù
địch" như các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt và các cuộc tập trận quân sự với Hàn
Quốc. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ gần như không có liên lạc giữa
các quan chức Mỹ và Triều Tiên.

2020:
28
Ngày 9 tháng 6 năm 2020 Đối thoại liên Triều bị gián đoạn. Truyền thông nhà
nước Triều Tiên thông báo rằng nước này sẽ " ngừng mọi liên lạc " với Hàn Quốc sau
khi nước này kêu gọi Seoul ngăn chặn các nhà hoạt động gửi truyền đơn chống Bình
Nhưỡng qua biên giới. Vài ngày sau, Triều Tiên phá hủy một văn phòng liên lạc chung
được thành lập vào năm 2018 để cải thiện quan hệ liên Triều. Triều Tiên khôi phục
một thời gian ngắn các đường dây liên lạc vào tháng 8 năm 2021 nhưng lại tắt chúng
sau khi Hàn Quốc tham gia các cuộc tập trận với Mỹ. Đường dây liên lạc được khôi
phục trở lại vào tháng 10 năm đó.

2021:

Tháng 4 năm 2021 Biden có vẻ sẽ bắt đầu lại các cuộc nói chuyện. Vài tháng sau
khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, chính quyền của ông đã hoàn tất việc xem
xét lại chính sách đối với Triều Tiên. Nhà Trắng áp dụng cách tiếp cận trung dung giữa
“sự kiên nhẫn chiến lược” của Obama và “món hời lớn” của Trump, hứa hẹn sẽ có
biện pháp trừng phạt hoàn toàn để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Các quan
chức Mỹ cho biết họ sẵn sàng tái khởi động các cuộc đàm phán mà không cần điều
kiện tiên quyết, nhưng Bình Nhưỡng không bày tỏ sự quan tâm.

2022:

Tháng 1 năm 2022 Triều Tiên tăng cường thử nghiệm tên lửa. Triều Tiên tiến
hành bảy vụ thử tên lửa vào tháng Giêng, nhiều hơn cả năm 2021. Washington hối
thúc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với
Bình Nhưỡng, nhưng Bắc Kinh và Moscow ngăn cản đề xuất này. Ông Kim gợi ý rằng
Triều Tiên có thể chấm dứt lệnh cấm thử tên lửa đạn đạo tầm xa và vũ khí hạt nhân,
vốn được thiết lập vào năm 2018, để chống lại “các động thái thù địch” của Hoa Kỳ,
bao gồm cả việc thúc đẩy các lệnh trừng phạt bổ sung. Vào cuối tháng, Triều Tiên đã
phóng thử một tên lửa đạn đạo tầm trung. Đây được cho là vụ phóng mạnh mẽ nhất
của nước này kể từ cuối năm 2017 và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres
nói rằng đó là hành vi vi phạm lệnh cấm .

 Triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên:

Nhìn chung, trong tương lai gần, Mỹ và Bắc Triều Tiên sẽ vẫn tiếp tục xảy ra
xung đột xung quanh vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên, chiến tranh hạt nhân giữa hai quốc
gia này là điều khó có thể xảy ra. Có thể nói, cục diện bán đảo Triều Tiên như một bàn
cờ, Bắc Triều Tiên là một quân cờ, người chơi là Mỹ và Trung Quốc. Chính vì thế,
cuộc chơi này đôi lúc đi xa đến đâu không phải do Triều Tiên quyết định, mà là do
Trung Quốc và Mỹ.
Tóm lại, tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên thực sự là
một bài toán hết sức khó khăn và phức tạp. Cần phải khẳng định rằng, xung đột sẽ
không thể chấm dứt nếu Mỹ và Bắc Triều Tiên không thay đổi nhận thức về việc sử
dụng vấn đề hạt nhân của Bắc Triều. Vậy để kiềm chế, giải quyết xung đột này, nhóm
nghiên cứu xin mạnh dạn đề xuất các giải pháp dành cho các bên liên quan.
Về phía Bắc Triều Tiên, quốc gia này cần linh hoạt hơn, mềm mỏng hơn trong
cách dùng từ, tránh dùng các từ gây kích động, tránh lạm dụng phương pháp khiêu
29
khích hạt nhân quân sự với Mỹ và đồng minh nhằm xây dựng lòng tin và cải thiện hình
ảnh của mình trong cộng đồng quốc tế. Sẽ tốt hơn nếu Bắc Triều diễn giải chương
trình hạt nhân của minh theo hướng tích cực, và không mang hạt nhân để đe dọa tấn
công Mỹ và đồng minh. Bởi Mỹ hiện đang là quốc gia mạnh nhất trên thế giới, chính
vì vậy, một nước nhỏ như Bắc Triều Tiên nên tôn trọng danh dự của vị thế siêu cường
Mỹ, thể hiện rõ thiện chỉ, mục tiêu phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư, thể hiện thiện chí
mong muốn đối thoại bình đẳng với Mỹ.
Về phía Liên Hiệp Quốc, thay vì lạm dụng các biện pháp trừng phạt, cấm vận
kinh tế hay viện trợ nhân đạo, cô lập Triều Tiên, tổ chức này nên tăng cường sử dụng
các kênh ngoại giao, đặc biệt là kênh 3, đồng thời chủ động kêu gọi các bên đối thoại
để trao đổi quan điểm cũng như mong muốn của mình nhằm xây dựng lòng tin, từ đó
kiềm chế và giải quyết xung đột.
Nhận định về tình hình hạt nhân hiện nay trên thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Bộ
Cẩm Đào cho rằng: "Hiện nay, môi trường an ninh quốc tế phức tạp, khó hưng Vấn đề
phổ biển vũ khí hạt nhân vẫn nổi còn. Nhiệm vụ giải trừ vũ khi hạt nhân vẫn nặng nề.
Để xây dựng một thế giới an ninh rộng khắp, trước hết, chúng ta cần phải thoát khỏi
mối đe dọa về chiến tranh hạt nhân.
Ông Mohansed el-Baradei, Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
IAEA cũng phát biểu: "Thật nguy hiểm khi những người mua hàng ngày hôm qua lại
trở thành người bán hàng ngày hôm nay. Một ngày nào đó. Triều Tiên sẽ bản những
kiến thức về bon nguyên tử, hoặc tran sẽ bán công nghệ cho Syrus. Và thị trưởng buôn
bán công nghệ hạt nhân ngầm trở thành một khu chợ ồn ào náo nhiệt. Công nghệ hạt
nhân sẽ thoát khỏi chiếc hộp đựng và người ta sẽ không thể bắt nó trở lại nữa. Khi mà
việc sở hữu vũ khí nguyên tử trở thành công cụ không thể thiếu để khẳng định vị thế
của mình trên trường quốc tế thì chắc chắn người ta sẽ trả mọi giá để mua được nó, đã
phải tân mua hay là cây". Điều này có nguy cơ gây ra một cuộc xung đột hạt nhân thế
giới trong tương lai mà nhân tiền là cuộc khủng hoảng nguyên tử loan và Triều Tiên
hiện nay”.
Như vậy, tinh hình thế giới hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm nóng hạt
nhân, như Iran, Bắc Triều Tiên hay bộ đội Ấn Độ - Pakistan... Câu hỏi người ta vẫn
băn khoăn là thế giới sẽ phải làm gì để giảm việc phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế
giới? Câu hỏi này đang là đề tải xôn xao dư luận và đòi hỏi các nhà làm luật, các nhà
hoạch định chính sách, các nước lớn – “nhạc công của Quan hệ Quốc tế" và cả các tổ
chức quốc tế như Liên Hợp Quốc phải vào cuộc và cùng nhau tìm ra những cách giải
quyết hợp lý nhất, công bằng nhất và hiệu quả nhất. Trong tương lai, việc tìm ra một
cơ chế hoàn thiện, có sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới và có một qui
định chung thật chặt chẽ về việc quản lý kho Vũ khí hạt nhân, tiến tới giải trừ toàn bộ
kho vũ khí ấy là điều mà cộng đồng quốc tế, cũng như các quốc gia nhất thiết phải tìm
ra. Điều đó không chỉ giúp cho loài người bớt đi một nỗi lo, một nối ám ảnh mà còn là
chìa khoa để đưa các nước tiến lại gần nhau hơn, hoá giải những mâu thuẫn trong quan
hệ giữa các quốc gia và trong khu vực, đảm bảo cho một thế giới hoà bình và ổn định.
Cuộc đàm phán sau bên lần thứ nhất diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 27 - 19/8/2003
gồm các nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, CHDCND
Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Nga nhưng chỉ

30
mang tính hình thức. Vòng đàm phán sâu bên lần thứ hai diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày
25 - 28/2/2004, kết thúc cũng không đạt được kết quả do lập trường của các bên khác
xa nhau Vòng đàm phán sáu bên lần thứ ba cũng diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 24 -
26/6/2004. Đảm phản 6 bên vòng 4 (giai đoạn 1: 26/7-7/8/2005; giai đoạn 2: 13-
19/09/2005) đã đạt kết quả quan trọng. Triều Tiên cam kết từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân
và các kế hoạch hạt nhân hiện thời; Mỹ khẳng định tôn trọng chủ quyền của Triều
Tiên. Kết quả đàm phản vòng 5 (từ tháng 11/2005 – tháng 12/2006) là một bước thụt
lùi hay chỉ it cũng là một sự giậm chân tại chỗ so với vòng 4. Các bên chỉ thông qua
được Bản tuyên bố của nước Chủ tọa với một số nội dung chung chung như: Các bên
đã tái khẳng định sẽ thực hiện Tuyên bố chung theo nguyên tắc “cam kết đối cam kết”,
“hành động đổi hành động”, qua đó sớm thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa Bản đảo
Triều Tiên một cách có thể kiểm chứng.
Tháng 10-2006, CHDCND Triều Tiên tiếp tục ra tuyên bố, lần đầu tiên thử
nghiệm thành công vũ khí hạt nhân. Sự kiện này đã vượt quá khá năng của đàm phán 6
bên buộc Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc phải ra Nghị quyết số 1718 trừng
phạt CHDCND Triều Tiên". Đáp trả lại,
Triều Tiên đã rút khỏi vòng đàm phán 6 bên và đẩy nhanh tiến độ chương trình
hạt nhân của họ. Đỉnh điểm của sự căng thẳng là việc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt
nhân lần 2 ngày 25-5-2009. HĐBA một lần nữa lại thông qua Nghị quyết số 1874, thắt
chặt hơn mức độ cấm vận đối với Triều Tiên trong cả vấn đề xuất nhập khẩu vũ khi lẫn
tài chính. Bắc Triều Tiên đã tuyên bố “sẽ không bao giờ trở lại tham gia vào đàm
phán, sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận nào tại đàm phán nữa". Bắc Triều
Tiên trục xuất thanh tra hạt nhân từ các quốc gia, thông báo cho IAEA rằng họ sẽ tiếp
tục chương trinh vũ khí hạt nhân của họ. Thái độ này của Triều Tiên đã khiến cho
vòng thứ 6 nói riêng và đàm phán 6 bên nói chung đi vào bế tắc. Đến nay, các nước
đang nỗ lực để nối lại vòng đàm phán này.
Sự thất bại của Hiệp định Geneve tháng 10/1994 và việc chính quyền Bush đưa
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vào danh sách “Trục mà quỳ” khiến cho hai
nước này luôn trong tình trạng bên miệng hổ chiến tranh. Thực sự Mỹ đã dồn Bắc
Triều Tiên vào chân tưởng và chỉ còn hai sự lựa chọn hoặc là hủy bỏ chương trình hạt
nhân hoặc là chấp nhận đổi đầu quân sự. Thậm chí Bắc Triều Tiên còn công khai
tuyên bố “sẵn sàng dùng chiến tranh để đáp lại chiến tranh". Qua đây có thể thấy nguy
cơ chiến tranh là thưởng trực và Đảm phản 6 bên được tổ chức như là một tiểu thuốc
kịp thời, xoa dịu sức nóng của hai bên. Trải qua các vòng đàm phán, các bên có cơ hội
bảy tỏ quan điểm để có thể hiểu nhau nhiều hơn và mở ra khả năng giải quyết bằng
hòa binh xung đột.

31

You might also like