You are on page 1of 28

LỊCH SỬ ĐẢNG

……….
Đảng lãnh đạo khôi phục
kinh tế, cải tạo xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc, chuyển
cách mạng miền Nam từ thế
giữ gìn lực lượng sang thế
tiến công (1954 - 1960)
NHÓM 4

Nguyễn Đình Võ Nguyễn Như Nguyễn Đình Nghĩa


Ngọc Khánh Huynh

Nguyễn Tấn Huy Tâm


(Nhóm trưởng) Hà Giang Hương
01 02
HOÀN ĐẢNG LÃNH ĐẠO MIỀN
CẢNH LỊCH BẮC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
SỬ NGHĨA XÃ HỘI

03
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHUYỂN
CÁCH MẠNG MIỀN NAM TỪ
THẾ GIỮ GÌN LỰC LƯỢNG
SANG THẾ TIẾN CÔNG CÁCH
MẠNG
01
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
1.1 Hoàn cảnh lịch sử
1.2 Những thuận lợi và khó khăn
của cách mạng việt nam
1.3 Nhiêm vụ của cách mạng Việt
Nam trong thời kỳ mới
1.1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

Sau khi cuộc kháng


chiến chống thực dân
Pháp xâm lược và can
thiệp Mỹ do Đảng lãnh
đạo đã giành được thắng
lợi, Đất nước tạm thời bị
chia làm hai miền.
MIỀN BẮC
Ngày 10-10-1954 tên lính
Pháp cuối cùng đã rút khỏi
Hà Nội. Ngày 1 – 1 – 1955
Trung ương Đảng, Chính
phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ra mắt nhân dân Thủ đô và
ngày 16-5-1955, toàn bộ
quân đội viễn chinh Pháp đã
phải rút khỏi miền Bắc.

Miền Bắc nước ta


được hoàn toàn giải
phóng đưa miền Bắc
từng bước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
MIỀN
• Lợi dụng sự thất bại và khó khăn của
NAM thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy
vào để thay chân Pháp nhằm biến
miền Nam thành thuộc địa kiểu mới
và căn cứ quân sự của Mỹ.
• Trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký
kết, ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô
Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng
Chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc.
Ngày 17-7-1955, Diệm tuyên bố
không hiệp thương tổng tuyển cử
thống nhất đất nước
• Ngày 23-10-1955 đã tổ chức cái gọi là
"trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo
Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm
Tổng thống.
…………………
……….
Sau khi dựng lên chính quyền Ngô Đình
Diệm, Mỹ - Diệm đã liên tiếp mở các cuộc
hành quân càn quét để bình định miền Nam,
áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, chia cắt lâu
dài đất nước ta. Với chính sách "tố cộng",
"diệt cộng", loại cộng sản ra ngoài vòng pháp
luật để trừng trị, và với khẩu hiệu "thà giết
nhầm hơn bỏ sót", chúng thẳng tay đàn áp tất
cả các lực lượng chống đối.
=> Đứng trước những biến đổi phức tạp nêu
trên, Đảng phải vạch ra đường lối chiến lược
đúng đắn phù hợp với tình hình mới của đất
nước và phù hợp với xu thế phát triển chung
của thời đại.
…………………
1.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
CỦA CÁCH MẠNG……….
VIỆT NAM
THUẬN LỢI KHÓ KHĂN
Trong • Thuận lợi là đã có miền Bắc được hoàn • Đất nước chia làm hai miền, có chế độ chính trị khác
nước toàn giải phóng, làm căn cứ địa hậu nhau, miền Nam do đế quốc, tay sai kiểm soát, không
phương cho cả nước. chịu thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
• Thế và lực cách mạng đã lớn mạnh hơn • Kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu.
• Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân
trước so với 9 năm kháng chiến. Việt Nam.
• Có ý chí độc lập thống nhất của nhân dân
cả nước.

Trường • Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn • Xuất hiện đế quốc Mỹ hùng mạnh có âm mưu làm bá
quốc tế mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ chủ thế giới, với các chiến lược toàn cầu phản cách
thuật, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô. mạng được các đời tổng thống nối tiếp nhau xây
• Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát dựng và thực hiện. 
• Thế giới đi vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ
triển. Phong trào hòa bình, dân chủ lên cao trang. 
ở các nước tư bản. • Xuất hiện sự bất đồng, chia rẽ trong hệ thống xã hội
chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc.
…………………
1.3 NHIỆM VỤ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT
……….
NAM TRONG THỜI KỲ MỚI

• Miền Bắc do đã được giải phóng nên phải nhanh chóng thực
hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh
tế, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
• Miền Nam do chưa được giải phóng nên phải tiếp tục làm
nhiệm vụ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện
hòa bình, thống nhất đất nước.
Mối quan hệ giữa CM 2 miền:
• Miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định nhất đối với sự
phát triển của CM cả nước, miền Nam là tiền tuyến có vai trò
quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng MN.
• CM 2 miền có quan hệ gắn bó, phối hợp, tạo điều kiện cho
nhau phát triển. Là quan hệ giữa hậu phương với tiền tuyến.
02
ĐẢNG LÃNH ĐẠO MIỀN BẮC QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.1. Đảng lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ còn lại
của cách mạng dân tộc dân chủ và khôi phục kinh tế
(1954-1960).
2.2. Đảng lãnh đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước
đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội (1958-1960)
2.3. Thành tựu và hạn chế trong quá trình Đảng lãnh
đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-
1960)
2.1 Đảng lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ còn lại
của cách mạng dân tộc dân chủ và khôi phục kinh tế
(1954-1960)
Hoàn thành tiếp quản vùng địch tạm chiếm
- Ngay từ những ngày đầu khi miền Bắc được
giải phóng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành
chống địch phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa
trước khi địch phải rút quân. Do đó, chính quyền
cách mạng thực hiện việc tiếp quản vùng địch
tạm chiếm nhanh gọn và đỡ tổn thất.
- Để thực hiện âm mưu làm rối loạn xã hội, rút đi
một lực lượng lao động của miền Bắc và tạo cho
các lực lượng thân, thực dân Pháp và chính
quyền tay sai đã sử dụng mọi thủ đoạn lừa phỉnh,
dụ dỗ, cưỡng ép
…………………
2.1 Đảng lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ còn lại
của cách mạng dân tộc dân chủ và khôi phục kinh tế
(1954-1960) ……….
Tiếp tục tiến hành cải cách ruộng
đất
Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 9-
1954 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa II
(5-1955) chỉ rõ: “Để củng cổ miền Bắc,
trước hết cần hoàn thành cải cách ruộng
đất ở miền Bắc”, xóa bỏ chế độ sở hữu
ruộng đất của giai cấp địa chủ, chia và
xác lập quyền sở hữu ruộng đất của
nông dân, thực hiện khẩu hiệu “người
cày có ruộng”.
2.1 Đảng lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ còn
lại của cách mạng dân tộc dân chủ và khôi phục
kinh tế (1954-1960)

Đến tháng 7-1956, cải cách ruộng đất đã căn


bản hoàn thành ở đồng bằng, trung du và một
số xã miền núi. Giai cấp địa chủ và tàn dư của
xã hội phong kiến về cơ bản đã bị xóa bỏ.
Qua đó khối liên minh công - nông được củng
cố vững chắc.
Tại Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành
Trung ương khóa II (9-1956), Đảng đã
nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, công
khai tự phê bình trước nhân dân và tiến hành
sửa sai một cách kiên quyết, khẩn trương,
thận trọng và có kế hoạch lãnh đạo chặt chẽ.
Vì vậy, đã từng bước khắc phục được những
sai lầm.
Tiến hành khôi phục kinh tế
• Bộ Chính trị nhận định: “Chúng ta sẽ
đứng trước một nhiệm vụ to lớn trong
công tác kinh tế là hàn gắn những vết
thương của chiến tranh, phục hồi kinh tế
quốc dân, giảm bớt những khó khăn về
đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế
một cách có kế hoạch và làm từng bước,
mở rộng việc giao lưu kinh tế giữa thành
thị và thôn quê”. Năm 1957, sản xuất
nông nghiệp được khôi phục và phát
triển, nạn đói bị đẩy lùi.
• Lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp được đẩy mạnh.
• Nhà nước tập trung đầu tư khôi phục và
phát triển giao thông, vận tải. Các tuyến
đường bộ, đường thủy, đường không chủ
yếu của miền Bắc đều được khôi phục.
2.2 Đảng lãnh đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu
xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
(1958-1960)
Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp
Tháng 11-1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành
Trung ương khóa II đề ra kế hoạch 3 năm (1958-
1960) :1) Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và
công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm...
2) Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công
thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội.
Tiếp đó, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương
khóa II (4-1959), thông qua Nghị quyết “về vấn đề hợp
tác hóa nông nghiệp”.
Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đông đảo nông dân
hưởng ứng đi vào làm ăn tập thể. Đến cuối năm 1958,
miền Bắc xây dựng được 4.723 hợp tác xã. Đến hết năm
1960 đã thành lập 41.000 hợp tác xã, thu hút 85% tổng số
hộ nông dân với 76% tổng diện tích canh tác .
Cải tạo xã hội chủ nghĩa đổi với công nghiệp, thương
nghiệp tư bản tư doanh
•Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương khóa II đã
thông qua Nghị quyết “về cải tạo công thương nghiệp tư bản
tư doanh theo chủ nghĩa xã hội”. Đảng chủ trương: “về kinh
tế, tiếp tục dùng chính sách sử dụng, hạn chế và cải tạo, hiện
nay chủ yếu là cải tạo: đưa công thương nghiệp tư bản tư
doanh đã được cải tạo bước đầu bằng hình thức thấp và vừa
của chủ nghĩa tư bản nhà nước lên hình thức cao của tư bản
nhà nước, và vào con đường hợp tác hóa, nhằm biến đổi về
căn bản công thương nghiệp tư bản tư doanh..., biến chế độ
sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành chế độ sở
hữu vừa tư bản chủ nghĩa, vừa xã hội chủ nghĩa, tiến lên
hoàn toàn xã hội chủ nghĩa, về chính trị, đối với giai cấp tư
sản dân tộc, tiếp tục dùng chính sách vừa đoàn kết vừa đấu
tranh, đấu tranh để đi đến đoàn kết hơn nữa trên cơ sở mới”.
•Đối với thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ, chủ
trương của Đảng là đưa thợ thủ công vào hợp tác xã thủ công
nghiệp.
Bước đầu tạo tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa
Trong 3 năm (1958-1960), văn hóa, giáo dục miền Bắc đạt được
những kết quả tích cực: năm học 1960-1961, có 1.900.000 học sinh
phổ thông, 13.000 sinh viên đại học, 30.700 học sinh trung học
chuyên nghiệp. Năm 1960, cứ 100 người dân có 18 người đi học
(năm 1939, tỷ lệ này là 3/100 người). Toàn miền Bắc, có 2.965 nhà
văn hóa, 211 trạm truyền thanh, xuất bản 27,5 triệu cuốn sách và
phát hành 61 triệu tờ báo và tạp chí. Về y tế, đã có 203 bệnh viện và
bệnh xá, số giường bệnh tăng lên theo từng năm.
Sau 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960), nền kinh tế bị
chiến tranh tàn phá đã được khôi phục, những nhiệm vụ còn lại của
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành.
Tuy nhiên, trong quá trình cải tạo, Đảng đã phạm phải sai lầm chủ
quan, nóng vội, muốn nhanh chóng xóa bỏ các thành phần kinh tế
phi xã hội chủ nghĩa mà chưa nắm bắt chính xác tình hình, hoàn
cảnh cụ thể của đất nước và của miền Bắc. Trong cải tạo các thành
phần kinh tế, đã đồng nhất tập thể hóa với hợp tác hóa, quá sớm để
hoàn thành việc xác lập sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể.
2.3. Thành tựu và hạn chế trong quá trình Đảng lãnh
đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-
1960)

THÀNH HẠN
• TỰU
Xóa bỏ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn • Chủ quan, duyCHẾ
ý chí, giáo điều, rập khuôn máy móc
năm, nâng cao quyền làm chủ của nhân dân, xây kinh nghiệm của nước ngoài.
dựng kết cấu kinh tế - xã hội mới. • Đảng nhận thức còn giản đơn về chủ nghĩa xã hội và
• Sự nghiệp giáo dục, văn hóa và y tế phát triển. con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chưa nắm bắt đúng
• Miền Bắc đã tạo dựng được một xã hội lành các quy luật vận động đi lên chủ nghĩa xã hội từ một
mạnh, có trật tự, kỷ cương, bình đẳng và có nền sản xuất nhỏ còn mang nặng tính tự cấp, tự túc.
quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, • Những vấn đề có tính quy luật của quá trình tiến từ sản
bước đầu thể hiện được tính ưu việt của chủ xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nói chung
nghĩa xã hội. chưa được nhận thức một cách sâu sắc.
• Miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của • Cần nhấn mạnh một khuyết điểm nặng trong quản lý
hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền kinh tế là lối quản lý quan liêu, hành chính, xem nhẹ
Nam, đồng thời hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế hiệu quả, năng suất và chất lượng
đối với cách mạng Lào và Campuchia.
03
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHUYỂN CÁCH
MẠNG MIỀN NAM TỪ THẾ GIỮ
GÌN LỰC LƯỢNG SANG THẾ TIẾN
CÔNG CÁCH MẠNG
3.1 Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ
gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954
- 1960).
3.2 Phong trào Đồng Khởi
3.1 ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MỸ - DIỆM, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỰC
LƯỢNG CÁCH MẠNG (1954 - 1960)
- Từ năm 1954, nhận định rõ đế quốc Mỹ đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân
Đông Dương => Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển đấu tranh
chống Pháp sang đấu tranh chống Mĩ - Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo
vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, “phong trào hòa bình” diễn ra sôi nổi ở miền Nam Việt Nam, lôi
cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, mặt trận chống Mĩ - Diệm được hình thành.
- Từ năm 1958 - 1959, âm mưu xâm lược
của Mỹ và bộ mặt phản động của chính
quyền Ngô Đình Diệm được bộc lộ rõ =>
Mục tiêu và hình thức đấu tranh của nhân
dân miền Nam được mở rộng:
+ Đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
+ Chống khủng bố, đàn áp, chống chiến
dịch “tố cộng”, “diệt cộng”.
+ Đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
+ Giữ gìn và phát triển lực lượng cách
mạng.
3.2 PHONG TRÀO ĐỒNG
KHỞI
•Bối cảnh thứ nhất: Lực
lượng cách mạng được
giữ gìn phát triển trong
những năm 1954-1959.
•Bối cảnh thứ hai: Hành động
khủng bố của Mỹ - Diệm đã
khiến cho cách mạng gặp
nhiều tổn thất dẫn đến việc
phải có giải pháp quyết liệt để
đưa cách mạng tiến lên
Nhận xét về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959):
- Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959) ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu
cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách
mạng miền Nam.
- Ra đời muộn khi chính quyền Mĩ - Diệm đã có hàng loạt các hoạt động khủng bố khiến lực
lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên nghị quyết cũng đã đáp ứng đúng yêu cầu
lịch sử của cách mạng miền Nam là để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng.
- Chỉ ra một cách toàn diện con dường tiến lên của cách mạng miền Nam: khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu
tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.
THANK YOU FOR
LISTENING!

You might also like