You are on page 1of 3

Xu thế hòa hoãn Đông-Tây (70s-90s)

Chiến tranh Lạnh bắt đầu giai đoạn hòa hoãn từ những năm 70 của thế
kỉ XX từ những sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa các nước lớn: Mĩ xung
đột với Pháp, mâu thuẫn Trung – Xô, một số bất đồng trong phe Xã hội
chủ nghĩa, … và nhiều vấn đề phức tạp trong tình hình chính trị-an ninh
thế giới.
Trên cơ sở những thỏa thuận Xô – Mĩ, ngày 9/11/1972, hai nước Cộng
hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức đã kí kết tại Bonn Hiệp định
về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. Nhờ đó, tình hình
haichâu Âu đã giảm căng thẳng đi rõ rệt.
Cũng trong năm 1972, hai siêu cường Xô – Mĩ đã thỏa thuận về việc hạn
chế vũ khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng
chống tên lửa (ABM) ngày 26/5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến
công chiến lược (SALT – 1), tạo thế cân bằng chiến lược về quân sự giữa
hai siêu cường. (Năm 2001, Mĩ đơn phương rút khỏi ABM, tạo dấu hiệu
thiếu kiểm soát về vũ khí của Mĩ).
Tháng 8 – 1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canada kí kết Định ước
Helsinki. Định ước tuyên bố: khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ
giữa các quốc gia (như bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường
biên giới, giải quyết bằng biện pháp hòa bình các cuộc tranh chấp,…
nhằm bảo đảm an ninh châu Âu) và sự hợp tác giữa các nước (về kinh tế,
khoa học - kĩ thuật, bảo vệ môi trường, v.v.). Định ước Helsinki đã chấm
dứt tình trạng đối đầu căng thẳng giữa phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội
chủ nghĩa, đồng thời đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên
quan đấn hòa bình, an ninh ở châu Âu.
Trong suốt thập kỉ 70 và thập kỉ 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mĩ đã tiến
hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao, nhất là khi Mikhail Gorbachev trở thành
lãnh đạo Liên Xô năm 1985. Hai bên đã tiến hành kí kết nhiều văn kiện
hợp tác về kinh tế, khoa học kĩ thuật nhưng trọng tâm vẫn là việc thủ tiêu
các tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược
cũng như hạn chế chạy đua vũ trang.
Ngày 2/12/1989, hai nhà lãnh đạo Gorbachev và Bush (cha) đã cùng
tuyên bố chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh, trong một cuộc gặp
không chính thức tại đảo Malta (Địa Trung Hải).
Sở dĩ hai nước tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vì:
 Cuộc chạy đua vũ trang quân sự trong suốt hơn 4 thập kỉ đã gây ra
không ít tốn kém và làm suy giảm “thế mạnh” của hai nước trên
nhiều mặt so với nhiều cường quốc.
 Sự trỗi dậy của các cường quốc khác như các nước Tây Âu, Nhật
Bản,... đặt ra cho hai nước nhiều khó khan và thách thức.
Ngoài ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã làm chao đảo hai
nước: Mĩ thì rơi vào thời kì khủng hoảng 1973-1982 còn do chậm
sửa đổi và sau đó là hàng loạt sự cải cách sai lầm, Liên Xô đã rơi
vào cuộc khủng hoảng trì trệ và nghiêm trọng kéo dài.
 Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên
toàn thế giới và tạo ra hệ quả tất yếu là xu thế toàn cầu hóa. Xu thế
này đã tạo ra sự thay đổi trong chiến lược phát triển quốc gia trên
phạm vi toàn cầu. Phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia, mè
trọng điểm là phát triển sức mạnh kinh tế trở thành xu hướng,
thước đo trong cuộc chạy đua giữa các nước lớn, dần dần thay thế
cho chạy đua vũ trang quân sự. Đứng trước “cuộc chiến kinh tế”
mang tính toàn cầu cần có điều kiện hòa bình, ổn định để phát
triển.
 Do vậy Xô – Mĩ cần phải chấm dứt đối đầu để củng cố lại vị thế siêu
cường của mình.
Chiến tranh Lạnh đã mở ra chiều hướng và những điều kiện mới trong
việc giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều nơi trên
thế giới như: Campuchia, Afghanistan, Namibia, …
Tuy nhiên, Chiến tranh lạnh chỉ thực sự chấm dứt khi Liên bang Xô viết
tan rã năm 1991. Trật tự hai cực Yalta chính thức sụp đổ. Dù vậy, những
“di chứng” của Chiến tranh lạnh vẫn còn đó với biểu hiện là những vụ
xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, …
 Chiến tranh Nam Tư là một loạt các cuộc chiến tranh và nổi dậy dựa trên sắc
tộc đã kéo dài từ năm 1991 đến năm 2001 bên trong lãnh thổ Nam Tư cũ.
Những cuộc chiến tranh này đi cùng và / hoặc tạo điều kiện cho sự đổ vỡ của
nhà nước Nam Tư, khi các nước cộng hòa cấu thành tuyên bố độc lập, nhưng
các vấn đề của các dân tộc thiểu số ở các nước mới (chủ yếu là người Serbs,
Croats và người Albania) vẫn chưa được giải quyết vào thời điểm nước cộng
hòa được công nhận trên bình diện quốc tế.
 Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba
Tư hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên
minh gần 30 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn
để giải phóng Kuwait.
 Mùa xuân Ả Rập là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và
biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả
Rập: Tunisia, Algérie, Ai Cập, Yemen và Jordan, Mauritanie, Ả Rập Xê
Út, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Maroc. Các cuộc biểu tình phản đối có
chung một cách sử dụng rộng rãi kỹ thuật chống đối dân sự trong các chiến
dịch bao gồm đình công, biểu tình và các cách thức khác. Các cuộc biểu tình
tại Tunisia và Ai Cập đã được đề cập với tên gọi các cuộc cách mạng.

You might also like