You are on page 1of 99

Chương V

QUAN HỆ QUỐC TẾ
TỪ SAU CHIẾN TRANH PHÁP - PHổ
ĐẾN KẾT THÚC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT (1871 - 1918)

I. S ự H ÌN H T H À N H C ÁC K ỉ l ố i LIÊN M IN H Q U ÀN s ự ở C H ÂU Â u
TRONG NHŨNG NĂM c u ố i THẾ KỈ XIX
1. Đế chế Đức vưưn lén địa vị cường quốc và màu thuản Pháp - Đức
Chiến tranh Pháp - Phổ kết thúc bàng việc kí hiệp ước đình chiến ở
Phrăngphuốc ngày 10/5/1871 đã đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử quan
hệ quốc tế ở châu Âu. Nước Đức từ một nước phân tán vể chính trị đà trờ thành
một quốc gia thống nhất đặt dưới sự thống trị cùa chủ nghĩa quân phiệt Phổ.
Nển kinh tế Đức có những bước phát triển vượt bậc. Sản lượng côns nghiệp của
Đức chiếm một vị trí đáng kê trong nền kinh tế thế giới, đến năm 1900, Đức
vươn lên hàng đầu ở châu  u và dứng thứ hai thế giới sau MT. Tuy nhiên, trên
bình diện chính trị, vị thế của Đức chưa lớn, lực lượng quân sự chưa mạnh trong
tirưng quan với Anh, Pháp và các nước khác ở châu Âu. Chính điều đó đã chi
phối chính sách đối ngoại của Đức í rong suốt 30 năm cuối thế kỉ X IX .
Trong ĩhời gian này, nước Pháp cũng đang tìm cách phục thù Đức.
Thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp vừa phải
nhượng cho Đức 2 vùng đất giàu nguyên liệu là Andát và Loren, vừa phải
bồi thường cho Đức 5 tỉ phrăng chiến phí với điểu kiện để quân Đức
chiếm đóng cho đến khi trả hết nợ.

Thắng lợi của Đức và thất bại của Phiíp trong cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ
dã làm cho quan hệ giữa hai nước trong những năm 70 của thế kì X IX trở nên
căng thẳng. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh trở thành vấn để nóng bỏng luôn đe
dọa tình hình châu Âu. Hơn nữa, giới cầm quyển Đức hiếu rõ rằng sự tồn tại
của Đế chế Đức hùng mạnh là điều nguy hiếm đối với các quốc gia nằm sát
cạnh Đức cho nên các nước đó sẽ liên minh với nhau để chống lại Đức. Trong
đó, Pháp là nước sẵn sàng tham gia vào bất kì khối liên minh nào để chống
Đức. Một liên minh Pháp - Nga nếu hình thành sẽ là mối de doạ thường trực đối
với sự sống còn của Đế chế Đức. Đứng trước tình trạng nan giải đó, giới quân
phiệt Đức đà giao trọng trách cho TỈ1Ũ tướng Bixmác hoạch định chính sách đôi
ngoại thích ứng nhằm xác lập vị thế của nước Đức trên trường quốc tế.
Để làm điều đó, Bixmác đã lựa chọn giải pháp ngoại giao là giải pháp được
coi là "an toàn" nhất để một mặt tập hợp lực lượng, mặt khác làm suy yếu Pháp
- đối thủ chính của Đức. Thời gian từ sau nãm 1871 đến những năm 90 của thế
kỉ X IX được gọi là "Thời kì ngoại giao Bixmác", mâu thuẫn Pháp - Đức trở
thành mâu thuẫn chủ yếu và là trục chính chi phối quan hệ quốc tế ở châu Âu
trong suốt 30 năm cuối thế ki X IX .

2. Sự hình thành Liên m inh Ba Hoàng đế (Đức - Áo - Nga) năm 1873


Việc đầu tiên mà Bixmác cần làm là thiết lập một liên m inh quân sự, chính
trị dưới sự bảo trợ của Đức để chông Pháp; việc thứ hai là phải cô lạp và loại trừ
Pháp ra khỏi liên minh với Áo và Nga. Để triển khai, Bixmác giương cao ngọn
cờ thông nhất tư tưởng của các nước quân chù nhàm chống lại các nước có
chính thể cộng hoà. Bàng cách đó, Bixmác đã lôi kéo được Áo và Nga tham gia
vào Liên minh Ba Hoàng đế (gồm Vinhem I - Đức, Alếchxan II - Nga,
Phrăngxoa Giôdép - Áo Hung) vào năm 1873. Theo nội dung thoả thuận của ba
vị hoàng đế, nếu một trong ba nước bị Iiiột nước thứ ba tấn công thì ba nước sẽ
triệu tập một cuộc họp khẩn cấp đế bàn cách dôi phó. Như vậy, sự ra đời Liên
minh Ba Hoàng đế đã làm tăng vị thế của Đức trên chính trường châu Âu và ở
một mức độ nhất định đã tách được Áo, Nga ra khỏi môi liên hệ với Pháp. Tuy
nhiên, đây là một liên minh không vững chắc, mỗi khi bị đụng chạm quyển lợi
thì ngay trong nội bộ liên minh bộc lộ dấu hiệu của sự rạn nứt. Năm 1875, Đức
âm mưu phát động một cuộc chiến tranh nhằm đánh bại hoàn toàn nước Pháp
mà lịch sử gọi đó là cuộc "Báo động quân sự". Trước tình hình đó, Anh và Nga
can thiệp bằng cách lên tiếng bảo vệ Pháp làm cho âm nuru gây chiến của Đức
bị thất bại. Anh và Nga chủ trương duy trì sự cân hằng lực lượng ở châu Âu nên
ngăn cản ý đồ của Đức muốn trở thành cường quốc. Hơn nữa, vào thời điểm đó
Đức cũng chưa đủ lực lượng để có thể phát động chiến tranh.

2. Khủng hoảng Bancăng. Sự thành lập Liên minh Đức - Áo Hung - Ý


năm 1882
Trong khi quan hệ giữa các nước châu Âu căng thẳng thì ở khu vực
Bancăng lại xảy ra khủng hoảng. Năm 1875, các nước Bancăng tiến hành cuộc
đấu tranh chống lại ách thống trị của Thổ Nhĩ Kì. Bixmác lợi dụng cơ hội đó
làm nóng lên bầu không khí ờ Bancăng bằng cách thúc đẩy Nga tiến hành chiến
tranh với Thổ để cho Đức rảnh tay đối phó với Pháp. Đày là khu vực liên quan
đến quyển lợi thiết thực của các quốc gia Nga, Áo và Anh. Vì vậy, năm 1876
Nga và Áo đạt dược sự thoả thuận trong vấn đề phân chia quyén lợi ờ Bancãng.
Theo đó, Nga được phân chia quyển lợi đối với vùng đất Betxaria còn Áo được
Bỏxnia và Hécxêgôvina. Ngoài ra, cả hai bên thoả thuận không thành lập một
quốc gia Đại Xlavơ ờ Bancăng.
Chiến tranh Nga - Thổ bùng nổ vào thời gian 1877 - 1878 và kết thúc bàng
thắng lợi của Nga. Hiệp ước Nga - Thổ được kí kết đà đem lại cho Nga nhiều
quyển lợi ở khu vực Bancăng, phá vờ những cam kết mà hai nước này đã đạt
được trong thời gian trước đây. Sau chiến tranh, vị thế và uy tín của Nga không
ngừng được tăng cường ở khu vực này. Việc Nga mở rộng thế lực ờ Bancãng
làm cho Anh, Áo không hài lòng, đe doạ sẽ tiến hành chiến tranh với Nga.
Trong hoàn cảnh đó, Đức đứng ra triệu tập hội nghị ở Béclin năm 1878 với vai
trò trung gian hoà giải. Thê nhưng, trên thực tế Đức đã đứng vẻ phía Anh, Áo
bằng cách hạn chế quyền lợi của Nga ở Bancăng.
Chiến tranh Nga - Thổ và H ội nghị Béclin là bằng chứng cho thấy sự không
ổn định và thiếu vững chắc cúa Liên minh "Ba Hoàng đế". Trước hết, Áo là
nước đang trong thời kì bành trướng thế lực ở Bancãng nên tìm mọi cách gạt
Nga ra khỏi khu vực này. Còn Anh thì muốn ngăn cản sự có mặt của Nga ứ eo
biển Thố Nhĩ Kì và Đ ịa Trung Hải vì lo sợ Nga sẽ cùng Pháp uy hiếp con
đường giao thông huyết mạch của Anh sang Ân Độ. Dưới sự sắp đặt của Đức,
hội nghị Béclin kết thúc bằng việc quy định eo biển Thổ Nhĩ Kì không dược mở
cho Nga, còn Anh được đảo Síp, Áo được Bỏxnia và Hécxêgôvina.
Do kết quả của Hội nghị Béclin hạn chế đến quyền lợi của Nga ở khu vực
Bancăng nên mâu thuẫn Nga - Đức ngày càng trở nên sâu sắc. V ị thê của Đức
sau Hội nghị Bécỉin bị giảm sút trong khi vị thế của Pháp lại được tăng cường.
Đế đỏi phó với sự xích lại gần nhau giữa Nga và Pháp, Đức đà tăng cường củng
cô mối quan hệ với Áo Hung. Ngày 7/10/1879, đồng minh giữa Đức và Áo
Hung được thành lập với sự cam kết nếu một bên bị Nga tấn công thì bên kia
dốc toàn lực ra viện trợ. Tiếp theo, Đức tiến hành các hoạt động ngoại giao
nhằm đẩy Pháp vào thê hoàn toàn bị cô lập bằng cách thành lập Liên minh Tay
hư gồm Đức, Áo Hung và Ý (trong thời gian này, Áo Hung là một nhà nước).
Đối với nước Ý, sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước (1871),
Ý có điều kiện đê mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các nước thuộc khu vực
Địa Trung Hải và châu Phi. Tại đây, Ý vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của
Pháp cho nên muốn liên minh với Đức đế chống Pháp. Tuy nhiên, Đức không
chấp nhận liên minh tay đôi với Ý mà phải liên minh với cả Áo Hung. BiXmác
đà tìm g tuyên bố: "Con đường từ Rôma đến Béclin phái đi qua Viên". Mãi đến
năm 1881 tức là khi Pháp tiến hành chiến tranh xâm chiếm Tuynidi là nơi mà Ý
đang thèm muôn thì lúc bấy giờ Ý mới đứng hán vé phía Liên minh. Nãttì
ỉ 882, Liên minh Đức - Ảo Hung - Ý chính thức được ỉln)nh lập. Đây là khối liên
minh quân sự đế quốc chủ nghĩa đầu tiên trên thê giới dược thành lập nhằm
phục vụ mưu đồ bành trướng của chủ nghĩa quân phiệt Đức.
Cùng với sự ra đời khối quân sự Đức - Áo Hung - Ý, hoạt động ngoại giao
của Bixmác trong thời kì này còn nhàm mục đích ngăn chặn quá trình hình
thành liên minh Nga - Pháp. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Bixmác là bằng mọi
cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Nga.
Trong thời gian 1885 - 1886 quan hệ Nga - Áo đã đạt đến đỉnh diêm của sự
căng thẳng và hẹ quả của nó sẽ dẫn đến sự sụp đố của Liên minh Ba Hoàng dế.
Để cứu vãn tình thế, Đức để nghị kí với Nga một hiệp ước riêng rẽ vào năm 1887.
Theo nội dung của Hiệp ước Đức - Nga 1887, Nga sẽ đứng trung lập
nếu xảy ra cuộc chiến tranh Đức - Pháp và Đức sẽ ủng hộ Nga nếu chiến
tranh Nga - Anh bùng nổ. Với mật ước trên, Bixmác chỉ giành được thắng
lợi 50% vì Nga từ chối giúp đỡ quân sự cho Đức nếu xảy ra chiến tranh
Đức - Pháp.
Hiệp ước Đức - Nga 1887 có thể coi là sự nỏ lực cuối cùng trong cuộc đời
hoạt động ngoại giao của Bixmác nhàm lỏi kéo Nga ra khỏi Pháp nhưng không
thực hiện được. Cùng với việc kết thúc sự nghiệp chính trị của Bixmác năm
1890, hiệp ước Đức - Nga cũng không còn giá trị.
Năm 1888, Vinhem I qua đời; cháu nội lẽn ngôi Hoàng đế là Vinhem
II (trị vì cho đến năm 1918). Năm 1890, Vinhem II loại Bixmác khỏi chức
Thủ tướng, chủ trương tăng cường lực lượng hải quân để đối phó với nước
Anh, ráo riết chuẩn bị chiến tranh, khởi đấu giai đoạn "hoà bình có vũ
trang" ở châu Âu.

3. Quan hệ Nga - Pháp và chính sách "cỏ lập vẻ vang” của nước Anh
Do thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, vị thế của Pháp trên trirờim
quốc tế bị giảm sút. Trong khi đó, nước Đức láng giềng không những mạnh lên
mà còn tìm mọi cách để cỏ lập Pháp, làm cho nước Phiíp luôn ớ trong tình trạng
căng thẳng. Đê đôi phó, Pháp đi tìm bạn đồng minh. Trong sỏ các cường quốc
châu Âu, chỉ có Nga là nước không có m ối thù sâu sắc với Pháp về những vấn
đề liên quan đến châu Âu và thuộc địa. Vì vậy, chính sách tìm bạn đồng minh

98
của Pháp trong thời điểm này là hướng vé Nga. Tuy nhiên, trong thời kì Bixmác
dang cầm quyên thì chính sách liên Nga cùa Pháp không thực hiện được. Ngoài
những vấn để liên quan đến quan hệ Đức - Nga thì mâu thuẫn giữa Nga - Anh ờ
vùng Trung Á cũng cản trở quan hệ Nga - Pháp. Đến những năm 90 của thế kí
X IX khi quan hệ Nga - Đức căng tháng và việc Nga lệ thuộc Pháp về tài chính
đã khiến cho quan hệ Nga - Pháp trở nên thân thiện hơn. Năm 1891, Nga - Pháp
đã đat được SƯ thoá thuân trong việc kí kết hiêp ước bí mật vé quàn sư. Đến
• • • • W • • 1 • 1 •

năm 1893, Hiệp ước Nga - Pháp chính thức được kí kết.
Hiệp ước Nga - Pháp 1893 nêu rõ: Nếu Pháp bị Đức tấn công hay Ý
tấn công với sự hỗ trợ của Đức thi Nga sẽ trợ giúp quân sự cho Pháp.
Pháp cũng sẽ hành động tương tự nếu Nga bị Đức hay Áo được Đức hỗ
trợ tấn công. Trong trường hợp Liên minh Đức - Áo Hung - Ý động viên
lực lượng thi Nga - Pháp cũng động viên lực lượng.

Đây ỉà một sự trả lời trực tiếp đối với liên minh tay ba Đức - Á o - Hung - Ỷ
làm cho tương quan lực lượng ở châu Âu có sự thay đổi rõ rệt.
Vào lúc châu Âu đang trên đường hình thành hai khối quân sự thì nước
Anh đứng ngoài và lợi dụng mâu thuẫn hai bên đế hường lợi. Việc Anh đứng
trung lập giữa hai khối và thực thi chính sách ngoại giao không liên kết được
lịch sử gọi là chính sách "cô lập vẻ vang". Nước A n il biết rất rõ âm mưu của
Bixmác lợi dụng sự hiềm khích giữa Anh và Nga đê đáy hai nước này vào cuộc
chiến. Đổng thời, Anh cũng thừa biết đối thủ của họ lúc này là Nga và Pháp,
cho nên bằng mọi cách làm cho cuộc chiến nếu có xảy ra thì cũng diễn ra giữa
hai khối Đức - Áo Hung - Ý với Nga - Pháp.
Trên thực tê trong 30 năm cuối thê kí X IX , nước Anh đã thực thi thành
công chính sách trung lập của mình. Thứ nhất, do mâu thuẫn giữa Anh với Nga
và Pháp nên giới cầm quyén Anh muốn mượn bàn lay của kẻ khác để bao vệ
quyén lợi của mình. Thứ hai, ưu thế vể công nghiệp và hải quân của Anh khôn"
những đủ sức báo vệ lãnh thổ nước Anh mà còn có khả năng đươne đầu với bất
kì quốc gia nào muốn gây chiến với Anh. Phương châm dối ngoại của Anh lúc
này là: "Không có đồng m inh lâu dài cũng như không có kẻ thù vĩnh cửu mà
chi có quyển lợi là thường xuyên và mãi m ai". Với phưưng châm đó, nước Anh
đã dược hưởng lợi từ các cuộc tranh chấp giữa các cường quốc tư bản châu Âu,
rảnh tay trong việc bành trướng thuộc địa và áp đặt ách thống trị lên các nước
Á, Phi và MT latinh.

99
II. Q UAN HẸ QUOC TE Đ A U THE K ỉ X X
1. Chính sách tiến về phương Đỏng của Đức và sự phá sản chính sách
Mcỏ lạp Vẻ vang” của Anh
Đến đầu thế kí X X , chính sách "cỏ lập vẻ vang" của Anh đã không còn
phát huy tác dụng. Sự tăng cường chạy đua vũ trang cùng với quá trình bành
trướng thuộc địa của Đức đã đe doạ trực tiếp đến quyền lợi của Anh trên trường
quốc tế. Đây là thời kì nền công nghiệp Đức có một bước phát triển vượt bậc.
Nhu cầu về nguyên liệu và thị trường xuất khẩu tư bàn trở thành nhu cầu bức
thiết đối với đế quốc Đức. Trong khi đó nguyên liệu cướp bóc từ các thuộc địa
châu Phi quá ít ỏi không đủ Cling cấp cho sự phát triển nhanh chóng của các
ngành công nghiệp trong nước. Đã đến lúc nước Đức công khai đòi chia lại thị
trường thế giới. Thủ tướng Đức Phồn Bulôp trắng trợn tuyên bố: "Đã qua rồi cái
thời mà các dân tộc chia nhau đất đai và biển cả, còn chúng ta - những người
Đức - tự hài lòng với bầu trời xanh và chí cần một chổ đứng dưới ánh mặt trời” .
Để thực hiện tham vọng bành trướng, đế quốc Đức chọn đối thủ của mình là
nước Anh tư bản chủ nghĩa làm mục tiêu đấu tranh để phân chia lại thị trường
thế giới. Mâu thuẫn Anh - Đức vì thế trở thành mâu thuẫn chủ yếu và là trục
chính trong quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XX.
Hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Đức lúc này là bành trướng
sang khu vực Tiểu Á với khẩu hiệu "Tiến sang phương Đông". Năm 1898, lấy
cớ sang thăm đất thánh Palextin, Hoàng đế Vinhem II đã thoả thuận với
Xuntan Thổ Nhĩ Kì thiết lập một hệ thống đường sắt từ Bỏxpho qua Cận Đòng
đến cảng Cốoét thuộc vịnh Ba Tư. Đây là con dường có ý nghĩa chiến lược
quan trọng vì nó nối liền Bcclin với vịnh Ba Tư. Năm 1903, hiệp định trên
được kí kết đã đem lại m ối lợi rất lớn cho tư bán Đức. Tiếp theo, Đức triển
khai xây dựng cầu cảng trên sông Tisrơ và ơphrat, bắt đầu cho thăm dò và
nghiên cứu dầu ờ thềm lục địa. Sự can thiệp sâu cùa Đức vào Thổ làm cho
giới cầm quyền ở Anh lo ngại vì chính Anh cũng đang muốn xâm chiếm các
nước ở bán đảo A Rập. Ngoài ra, việc Đức tiến sát vịnh Ba Tư - cửa ngõ dể đi
sang An Độ - là sự đe doạ đến quyền lợi của Anh tại khu vực này. Để đối phó
lại, năm 1901 Anh chiếm cảng Côoét nhằm cát đứt con đường ra vịnh Ba Tư
của Đức. Xung đột Anh - Đức càng thúc đẩy Đức tăng cường xây dựng lực
lượng hái quân. Năm 1898, Quốc hội Đức thông qua Luật Xây dựng lực lượnc
hải quân và giao cho Đô đốc Tiêcpitdơ tiếp nhận xây dựng hạm đội hùng

100
mạnh trong vòng 20 năm. Ọuyén bá chủ của Anh trên mặt biến bị đe doạ
nghiêm trọng khi tại hài câng Đăngdích, Vinhem II tuyên bò "Tương lai của
nước Đức là trên mặt biển". Năm 1900, Đức tăng gấp đôi kinh phí xây dựng
mới hạm đội hải quân so với chương trình năm 1898.
Tất cả những việc làm của Đức trong những năm đầu the ki XX đã buộc
giới cầm quyển Anh thay đổi chính sách đối ngoại của mình. Từ chỏ thực hiện
t

chính sách "cô lạp vẻ vang" trong những năm cuối thế kỉ X IX đến chỏ di tìm
bạn đóng minh mới trong những năm đầu thế ki X X để phân chia thị trường thế
giới cho cuộc chiến tranh trong tương lai. Trên thực tế, chính sách "cô lạp vẻ
vang" của Anh đã phá sản vì Anh không những mất độc quyển trong công
nghiệp mà còn do Anh không đủ khả năng duy trì chính sách đó.

2. Sự hình thành khối Hiệp ước Anh - Pháp - Nga


Bên cạnh đôi thủ truyển thông của Anh là Nga và Pháp, đến đầu thê ki X X
nước Anh lại có thêm đôi thủ mới là Đức. Do tính chất phức tạp trong quan hệ
quốc tế và sự chằng chéo cùa nhiều môi quan hệ liên quan đến lợi ích cúa từng
nước nên đến đầu thế ki X X , sự thù địch giữa Anh và Pháp xoay quanh quyển
lợi ứ châu Phi được thay thế bằng tinh thần thân thiện ở Luân Đôn. Giới cầm
quyền Pháp hiểu rất rõ rằng người bạn đồng minh của mình là Nga còn đang
bận quan tâm đến vùng Viễn Đông và nguy cơ xảy ra xung đột với Nhật Bản là
điều không thể tránh khỏi nên nước Nga sẽ bị suy yếu.
Năm 1902, Hiệp ước Pháp - Ý được kí kết, trong đó quy định nếu một
trong hai nước bị tấn công thì nướe thứ ba sẽ đứng trung lập. Nhưng sự xích lại
gần nhau giữa Ý và Pháp không bù đáp được sự thiếu hụt sức mạnh quân sự của
Nga. Bởi vậy, mục tiêu của Pháp lúc này là hướng tất cả sự chú ý sang Anh và
ngược lại Anh cũng đang hướng mục tiêu sang Pháp. Sau các cuộc viếng thăm
của vua Anh sang Pari và Tổng thống Pháp sang Luân Đôn, cá hai bên đã đạt
được sự nhất trí trong việc kí kết hiệp ước tương trợ lẫn nhau. Ngày 8/4/1904,
Hiệp ước Anh - Pháp được kí kết, theo đó Pháp sẽ rút khỏi Xuđăng và A i Cập
còn Anh thừa nhận lãnh thố Maroc là thuộc Pháp.
Như vậy, Hiệp ước Luân Đôn 1904 trên thực tế là hiệp ước phân chia thuộc
địa giữa Anh và Pháp ờ châu Phi, làm cho quan hệ Anh - Pháp trờ nên gắn bó
hơn và là bước chuẩn bị cho hai nước đối phó với Đức trong giai đoạn sau.

101
Hai khối quân sự ỏ châu Âu đáu thế kỉ XX

Đối với nước Đức, thấy rằng xung đột với Anh là điểu không thể tránh
khói, giới ngoại giao Đức tìm mọi cách đê ngăn chặn mối đe doạ đang bao
quanh nó. Hoàng đế Đức Vinhem II nỗ lực hết sức mình dế làm tâng mâu thuẫn
Nga - Anh. Hai nhiệm vụ mà Hoàng đê Đức đật ra là ngăn chặn không cho thiết
lập liên minh Nga - Anh và nếu không phá vỡ được liên minh Nga - Pháp thì
cũng bằng mọi cách phải làm suy yếu nó. Đế thực hiện, Vinhem II dựa vào sự
đồns nhất vể nền quân chủ đê liên minh với Nga, đổng thời thôi thúc Nga tham
gia tích cực vào các công việc ờ Bíìtđa (Irắc) dể mở rộng ảnh hường của Nga tại
khu vực này. Những nổ lực của Vinhem II nhằm tách Nga ra khỏi liên minh với
Anh cuối cùng bị thất bại. Tnrớc tình hình dó, Vinhem II quay sang ủng hộ
chính sách thuộc địa của Nga ở Viễn Đòng. Nước Đức hiểu rằng xung đột Nga
- Nhật liên quan đến vùng Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên sớm muộn
cũng xảy ra là một điều có lợi cho Đức. V ì, thứ nhất, cuộc chiến tranh dó sẽ

102
làm cho Nga không có thời gian đế quan tàm đến các công việc khác ờ châu
Âu; thứ hai, chiến tranh không những làm cho Nga suy yếu mà còn dẫn đến sự
xung đột trong quan hệ Nga - Anh.
Cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) đà kết thúc bằng sự thất bại
của Nga.
Ngày 9/2/1904, hải quân Nhật bất ngờ tấn công, phong toả cảng Lữ
Thuận, khống chế vùng biển và đổ bộ lẽn bán đảo Liêu Đông là những
khu vực ảnh hưởng của Nga tại Viễn Đồng. Hạm đội Bantích của Nga bị
đánh bại hoàn toàn. Trong tổng sô 38 tàu chiến của Hạm đội, 20 chiếc bị
đánh chìm, 6 chiếc bị bắt, chỉ có vài tàu chạy về đến Vlađivôxtốc. Ngày
5/9/1905, Nga và Nhặt kí Hoà ước Pồtxmao (Portsmouth) với vai trò trung
gian của Mĩ. Hoà ước quy định: Nga nhượng cho Nhật bán đảo Liêu Đỏng
cùng cảng Lữ Thuận, tuyến đường sắt Nam Mãn Châu (đoạn từ Lữ Thuận
đến Thẩm Dương), vùng nam đảo Xakhalin và từ bỏ mọi ý đổ đối với
Triều Tiên (có nghĩa là Nhật được tự do biến bán đảo này thành xứ bảo
hộ của minh).

Nhân cơ hội đó, Đức công kích sự trung lập của Pháp trong cuộc chiến
tranh Nga - Nhật để tách Nga ra khỏi Pháp và đề nghị Nga kí hiệp ước liên
minh với Đức. Năm ỉ 905, cuộc hội kiến giữa Vinhem II với Nicôlai II được
tiến hành ở Biôxcơ (Phần Lan). N ội dung của cuộc hội kiến nêu rõ trách nhiệm
của Nga và Đức trong việc giúp đỡ lẫn nhau bằng tất cả lực lượng ở trên bộ và
trên biển. Tuy nhiên, ý định nối lại liên minh Đức - Nga vào tháng 7/1907 đà
không thực hiện được do sự chống đối của lực lượng thân Pháp. Trong khi cô
gắng của Vinhem II nhằm thiết lập liên minh Đức - Nga bị thất bại thì nước
Anh lạitìm mọi cách để lôi kéo Nga tham gia vào liên minh chống Đức. Do
thắt bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật nên Nga cũng bắt đầu hướng về
nước Anh.
Cuộc hội đàm Nga - Anh diễn ra vào năm 1906 đã đem lại kết quả bước
đầu có lợi cho Nga khi Anh đồng ý cho Nga vay tiền để đối phó với phong trào
cách mạng trong nước và cứu Nga thoát khỏi sự phá sản về tài chính. Sự bành
trướng của Đức ở Cận Đỏng và của khối đồng minh Đức - Áo Hung ở Bancăng
khòng những làm cho mâu thuẫn Đức - Anh trở nên căng thắng mà mâu thuẫn
Nga - Đức cũng trở nên trầm trọng. Quan điểm của Anh lúc này ỉà " thà để cho
Nga chiếm cỏngxtãngtinốp hơn là phải chứng kiến các khc tàng quân sự cùa
Đức ở vịnh Ba Tư". Hơn nữa, cuộc Cách mạng N<za 1905 - 1907 đã tác động hết
• • • W • Km*
sức sâu sắc đến hệ thống thuộc địa của các nước dế quốc. Sau cách mạng Nga
là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các
nước thuôc đia và phu thuộc, nhất là ở các nước châu Á. Môt loaĩ cuộc cách
9 • Ề • • • • •

mạng nổ ra ở Thổ Nhĩ Kì, Irắc và Trung Quốc đã de doạ trực tiếp đến lợi ích
của các nước đế quốc. Trong hoàn cảnh đó, nước Anh thấy cần phái liên minh
với Nga dê chống phá phong trào cách mạng và phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của các nước phương Đòng nhằm duy trì hệ thống thuộc địa của
thực dân Anh. Ngày 31/8/1907, Hiệp ước Anh - Nga được kí kết.
Theo nội dung của Hiệp ước Anh - Nga 1907, Iran được chia ra thành
3 vùng ảnh hưởng: miền Bắc thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga, miền
Trung là vùng trung lập và miến Nam và Đông Nam thuộc phạm vi ảnh
hưởng của Anh. Rièng Ápganixtan thuộc quyền ảnh hưởng của Anh và
nếu Nga muốn quan hệ với Ápganixtan thì phải thông qua Chính phủ
Anh.

Như vậy là đến năm 1907 trên thế giới đã hình thành hai khối quân sự đối địch
nhau là khối Liên tììiììỉì (Đức - Áo Hung - Ý) và khối Hiệp ước (Nga - Anh - Pháp).

3. Những cuộc khủng hoảng đầu thế kỉ XX. Chàu Âu đứng trước nguy
CƯ chiến tranh
a) Khủng hoảng Marốc lần thứ nhát (1905 1906) -

Về phía Đức, do thất bại trong việc phá vỡ liên minh Nga - Pháp cũng như
trong việc ngăn cản quá trình hình thành liên minh Pháp - Anh nên đà công
khai đòi chia lại quyền lợi ở Marốc. Giới tư bản công nghiệp Đức rất thèm khát
vùng đất giàu có về tài nguyên và khoáng sản này nên đã xúi giục Chính phủ
Đức gây ra cuộc khủng hoảng ở Marốc lần thứ nhất vào năm 1905 - 1906.
Sau những dàn xếp với Anh, Ý và Tây Ban Nha, Pháp tính chuyện
mở rộng ảnh hưởng ở Marốc bằng cách đề nghi nhà vua nước này tiến
hành một số cải cách dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia Pháp: tổ chức
lực lượng cảnh sát, mở nhà ngân hàng... và dành cho Pháp một số vùng
nhượng địa. Nhưng Pháp gặp sự phản đối mạnh mẽ của Đức. Nhân
chuyến công du vào tháng 3 năm 1905 sang khu vực Địa Trung Hải,
Hoàng đế Đức Vinhem II đã ghé thăm cảng Tăngiê (Tanger - Marốc). Tại
đây, Vinhem II cồng khai tuyên bố là người bảo vệ chủ quyền cho nhân
dân Hồi giáo và nền độc lập của Marốc, đòi quyền tự do buôn bán và yèu
cấu triệu tập hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Marốc. Đây là sự thách

104
thức trực tiếp của Đức đối với Pháp. Vua Maroc tuyên bố chỉ chấp nhặn
cải cách sau khi có ý kiến của một hội nghị quốc tế. Vào thời điểm đó,
Pháp không thể một mình đương đấu với Đức vì Nga đã bị suy yếu sau
chiến tranh, nước Anh hứa giúp đỡ Pháp về quân sự nhưng không bù đắp
được sự yếu kém của Nga. Vì thế, Pháp đành chấp nhận triệu tập hội
nghị theo yêu cấu của Đức.

Hội nghị quốc tế về vấn đề Maroc được tố chức tại Angiêsirát (Algesiras -
Tây Ban Nha) từ tháng 1 đến tháng 4/1906 với sự tham gia của Anh, Pháp,
Tây Ban Nha, Áo và Đức. Hội nghị đã thông qua nghị quyết hoàn toàn bất lợi
cho Đức.
Hiệp định Angiẽsirát năm 1906 thừa nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của
Maroc nhưng theo quy chế bảo hộ của Pháp, sĩ quan Pháp và Tây Ban
Nha chỉ huy lực lượng cảnh sát Maroc, thuế quan và ngân hàng đạt dưới
sự kiểm soát quốc tế. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Pháp có thể
can thiệp và chiếm đóng Maroc bất cứ lúc nào. Đây là một quyết định trái
với mong muốn của Đức và là thất bại của Đức trên trường quốc tế.

b) Khủng hoảng Maróc lán thứ hai (1911)


Ngày 20/4/1911, đã xảy ra một cuộc bạo động ở Thủ đô Maroc. Pháp lấy
cớ lập lại trật tự và bảo vệ kiều dân, cho quân đội vào chiếm đóng Phet (Fès).
Nhân cơ hội đó, Đức phái chiến hạm ' Con báo" với sự hố trợ của tuần dương
hạm "B erlin" tới cảng Agadia với lí do "bảo vệ kiểu dân Đức" để đòi Pháp phân
chia một phần đất đai Maroc hoặc phải có một sự đền bìi xứng đáng cho Đức để
đổi lấy sự thống trị của Pháp ở Marôc. Quan hệ Đức - Pháp trở nên cãng thẳng,
nguy cơ của một cuộc chiến tranh đang đến gần. Cuối cùng, Pháp phải nhượng
bộ đồng ý giao Cônggô thuộc Pháp cho Đức. Thấy Pháp nhượng bộ, Đức càng
lấn tới, yêu cầu Pháp thực hiện chính sách "mở cửa" Maroc cho Đức quản ỉ í hệ
thống đường sắt 70% ở vùng Tây Nam và 30% ở các vùng còn lại. Nhưng Anh
ủng hộ Pháp đã buộc Đức rút lui yêu sách trên và chỉ được nhận phần Cônggô
như đã thoả thuận.
c) Cuộc x u n g đột Ý Thổ Nhĩ Kì ở Bắc Phi (1911)
-

Nước Ý coi cuộc khủng hoảng Maroc lần thứ hai là thời cơ thuận lợi nhất
để thực thi hiệp ước đã kí với Pháp trước đây, trong đó Ý thừa nhận đê Pháp
chiếm Maroc còn Pháp đê cho Ý được tự do hành dộng ở Xirênaica (Sirenaica)
và Tripôlitani (T ripolitani) lúc bấy giờ đang là thuộc địa của Tliổ Nhĩ Kì (sau
này là L ib i). Ngày 28/9/1911, cuộc chiến tranh giữa Ý với Thổ Nhĩ Kì bùng nổ.
Quân Ý giành được thắng lợi ban đầu, nhưng do sự kháng cự kiên cường của
nhân dân A Rập nên cuộc chiến tranh kéo dài. Trong khi đỏ tình hình Bancăng
lại trở nên căng thẳng, các nước trong khu vực này nhân cơ hội chiến tranh Ý -
Thổ đã vội vã chuẩn bị chiến tranh chống Thổ Nhĩ Kì. Nghe theo lời khuyên
của Đức và Áo Hung, Thổ Nhĩ Kì đành chấp nhận giao cho Ý vùng đất Libi đê
còn đối phó với các nước Bancăng.
Hiệp ước Uxi (Ouchi - Thuỵ Sì)) kí ngày 15/10/1912 quy định Thổ
nhượng cho Ý hai vùng Xirênaica và Tripôlitani, đổi lại Ý rút quân khỏi
biển Êgiê. Cuộc chiến tranh Ý - Thổ chấm dứt nhưng không làm giảm sự
căng thẳng ở vùng Bancăng.

d) Cuộc khủng hoảng Bancáng (1912 1913) -

Chiến tranh Ý - Thổ đã làm cho lực lượng của Thổ Nhĩ Kì bị suy yếu
nghiêm trọng, tạo điều kiện để các quốc gia ở khu vực Bancăng xích lại gần
nhau. Hai nước lớn trong khu vực là Xécbi và Bungari gạt bỏ mối thâm thù
trước đây để hợp lực cùng nhau tiến hành chiến tranh chống Thổ. Tháng
5/1912, Liên minh Bíiiìcủììg bao gồm các nước Xécbi, Bungari, Mồntênêgrô và
Hi Lạp được thành lập.
Nga ủng hộ liên minh này và coi nó như là một công cụ để phát huy ảnh
hưởng của Nga ở Bancăng. Tháng 10/1912, chiến tranh bùng nổ và kết thúc
bằng sự thất bại của Thổ Nhĩ Kì. Theo hoà ước được kí kết ở Luân Đôn vào
tháng 5/1913 thì Thố Nhĩ Kì mất toàn bộ lãnh thổ ở châu Âu mà họ đà cướp
được từ 5 thế kỉ trước ngoại trừ thành phố Côngxtăngtinồp và vùng ngoại vi.
Thất bại của Thổ Nhĩ Kì và thắng lợi của các nước Bancãng đà tăng cường
ảnh hưởng của Nga tại khu vực này, làm cho Đức và Áo Hung lo ngại. Lợi
dụng các nước Bancãng tranh giành nhau phần hơn trong việc phân chia quyền
lợi sau chiến tranh, các nước Đức và Áo Hung tìm cách chia rẽ liên minh
Bancăng bằng cách khoét sâu mối bất hoà giữa các nước Xécbi, Bungari và Hi
Lạp. Mâu thuẫn trong nội bộ các nước Bancăng nảy sinh đã dẫn đến cuộc chiến
tranh Bancăng lần thứ hai vào tháng 6/1913 giữa một bên là Bungari với một
bên là liên minh các nước Xécbi, Hi Lạp. Kết quả, Bungari bị thất bại, buộc
phải kí hiệp định đinh chiến vào ngày 10/8/1913. Sự thất bại của Bungari đã
làm cho cả hai khối Đức - Áo Hung và Nga - Anh - Pháp không hài lòng. Nga -
Anh - Pháp, trong đó chủ yếu là Nga bất bình vì sự tan rã của liên minh
Bancâng còn Đức - Áo Hung không bằng lòng vể sự lớn mạnh của Xécbi.

106
Thất bại của Bungari trong cuộc chiến tranh Bancăng lần thứ hai chính là
thất bại của khối Đồng m inh Đức - Áo Hung cho nên Đức - Áo Hung đã tìm
mọi cách đế tấn công Xéchi nhằm bảo vệ quyển lợi của khối Liên minh tại khu
vực Bancăng. Tại đây, Á o Hung đã lợi dụng cuộc cách mạng ở Thổ NhT Kì
(7/10/1908) tuyên bô sáp nhập Bôxnia với Hécxêgôvina nhằm ngăn cản hai xứ
này cùng với Xccbi lập thành một một quốc gia "Đại Xécbi" thống nhất. Nga
ùng hộ Xécbi chống lại cuộc sáp nhập đó và để nghị tổ chức một hội nghị quốc
tê để bàn về các vấn đề liên quan đến khu vực Bancăng. Đức phàn đỏi và đe doạ
sẽ ủng hộ Áo Hung tiến hành chiến tranh với Xécbi nếu Nga không đê cho Áo
Hung thực hiện việc sáp nhập trên. Vì không nhận được sự ủng hộ của Anh và
Pháp nên Nga đành phải nhượng bộ đê cho Áo Hung thôn tính Bôxnia và
Hécxêgỏvina. Tuy nhiên, đến năm 1913 việc Xécbi giành được thắng lợi trong
cuộc chiến tranh Bancăng lần thứ hai đã làm cho Đức và Áo Hung lo ngại, tìm
mọi cách đê tiêu diệt Xécbi. Vì vậy, Xécbi đã trở thành ngòi nổ trực tiếp của
cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (Thế chiến I).

III. Q U AN HỆ QUỐC T Ế TRONG PHONG TRÀO CỒNG NHÂN TỪ


CUỐI T H Ế K Ỉ X IX ĐẾN TRUỚC K H I BÙNG N ổ THE CHIÊN I (1871 - 1914)
1. Sự thành lặp chính đảng công nhân Ư nhiều nước châu Âu và M ĩ
Sự thất bại của Công xã Pari năm 1871 đã đưa phong trào công nhân châu
Âu đi vào giai đoạn thoái trào. Nhiều tổ chức công nhân bị tan rã, Quốc tế I
tuyên bố giải tán (1876).
Tuy vậy, chí vài năm sau, phong trào dần dần dược hồi phục. Trước đây,
chỉ có Đáng Xã hội dân chủ Đức thành lập năm 1869 thì đến cuối những năm
70 đà có nhiều chính đảng công nhân ra đời ờ Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Tây
Ban Nha; trong những năm 80 ở Anh, Bi, Áo, Na U y, Thuỵ Điển, Thuỵ Sì...
Năm 1883, ở Nga xuất hiện Nhóm Giải phóng lao động - tổ chức truyền bá học
thuyết m ácxit đầu tiên của nước này. Năm 1895, V .I. Lênin (1870 - 1924) tổ
chức Hội Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, năm 1898 thành
lạp Đảng Còng nhân Xã hội dân chủ Nga. Nhưng phải đến năm 1903, đảng này
mới chính thức hoạt động. Còn ở MT, năm 1876 ra đời Đảng Công nhân Xã hội
MT, đến năm 1897 thành lập Đảng Xã hội MT theo mô hình các đảng xã hội dân
chủ ở châu Au.
Sự thành lập các chính đảng công nhân đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ
của phong trào đấu tranh chống ách áp bức tư bản. Nổi bật là cuộc biểu tình,

107
tổng bãi công ngày 1/5/1886 của 40 vạn công nhân thành phô Chicagò (M ĩ)
đòi ngày làm 8 giờ, tăng lương, cải thiện đời sống. Mặc dù bị trấn áp dừ dội,
công nhân vẫn kiên trì đấu tranh buộc chính quyển phải ban hành dạo luật
ngày làm 8 giờ. Đó là thắng lợi bước đầu của công nhân MT, được giai cấp
cồng nhàn thế giới hưởng ứng. Sau này, ngày 1 tháng 5 được coi là ngày hội
đoàn kết quốc tế của giai cấp còng nhân thế giới, đi vào lịch sử với tên gọi là
ngày Quốc tế Lao động.
Ngày 14/3/1883, Các Mác - người sáng lập Học thuyết Chủ nghĩa xã hội
khoa học, vị lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế - qua đời. Từ đây, trách
nhiệm lành đạo phong trào công nhân được đặt lên vai Phriđrích Ảnghen -
người bạn, người đồng chí của Mác.

2. Sự thành lập Quốc tẻ thứ I I và tình trạng phân hơá trong phơng
trào công nhân
Sự phát triển của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu khách quan là phái
tập hợp các chính đảng vào một tổ chức quốc tế. Ngày 14/7/1889, nhân dịp kỉ
niệm 100 năm ngày Cách mạng Pháp (1789 - 1889), tại Pari đã tiến hành đại
hội thành lập Quốc tế thứ II do Ph. Ảnghen chũ trì. Cùng với Ảnghen là các nhà
lãnh đạo kiên cường của phong trào công nhân Đức (Bêben, Các Lípnếch),
phong trào công nhân Pháp (Ghexđơ, Laphácgơ)...
Nhưng phong trào công nhân quốc tế dán dần trở nên phức tạp, dẫn tới sự
phân hoá thành hai phái có quan điểm khác nhau trong việc nhận định về bân
chất chủ nghĩa đế quốc và vể sách lược đấu tranh của giai cấp công nhân. Phái
mácxit do Ảnghen đứng đầu trung thành với những nguyên lí cơ bản của học
thuyết Mac, khảng định tính chất bóc lột và phản động của chủ nghĩa đế quốc,
chủ trương trong khi tranh thủ các khả năng đấu tranh bằng biện pháp hoà
bình thì vẫn phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản để lột đổ ách thông trị của
giai cấp tư sản và thiết lập chuyên chính vỏ sản, xác lập vai trò lãnh đạo của
giai cấp vô sản. Phái đối lập do Cauxki, Bécxtainơ đứng đầu cho rằng bước
sang thời kì đế quốc chủ nghĩa, năng lực sản xuất tăng nhanh nên đời sống
công nhân được cải thiộn, mâu thuẫn tư sản - vò sản đi vào xu hướng hoà dịu
nên có thể áp dụng sách lược đấu tranh nghị trường, từng bước chuyển dần
sang chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua thời kì cách mạng vô sản và
chuyên chính vô sản. Bécxtainơ cho rằng, đối với cuộc đấu ĩranh của công
nhân thì "mục đích cuối cùng không là gì, phong trào là tất cả” . Điều đó bộc
lộ tính chất cơ hội, xa rời mục tiêu đấu tranh giành quyén lãnh đạo của giai

108
cấp vồ sản mà chí nhàm vào một số yêu sách cụ thể về cài thiện đời sống và
giành chiếm sô ghế trong nghị viện. Phái này tuyên bô vẫn đi theo chủ nghĩa
Mác nhưng nội dung các luận thuyết của Mác không còn phù hợp với tình
hình mới nên cần phải xem xét lại học thuyết Mác. Vì vậy, phái này đi vào
lịch sử với tên gọi là "chù nghĩa cơ hội - xét lạ i", về thực chất là một trào lưu
tư tưởng mang danh của Mác nhưng chông lại Mác.
Sự phân hoá tư tưởng đà tác động mạnh mẽ đến phong trào công nhân. Hầu
hết các đảng công nhân các nước đều bị phân hoá thành 2 phái đối lập nhau.
Ngay bên cạnh Ọuốc tế II cũng xuất hiện một tổ chức Ọuốc tế khác được thành
lập cùng ngày (14/7/1889) tại Pari, tập hợp đông đảo những người theo chủ
nghĩa cơ hội và xét lại. Tinh trạng này bị giai cấp tư sản lợi dụng dể khoét sâu
mâu thuẫn và làm giảm thiểu sức đấu tranh của phong trào công nhân. Năm
1895, Ph. Ảnghen qua đời, phong trào công nhân châu Âu rơi vào tình trạng bị
phân liệt dữ dội.
Sau này, Lênin phân tích nguồn gốc gây nên tình trạng phân liệt trong
phong trào công nhân. Đó là: 1- Sô lượng những người thất nghiệp và phá sản
rơi vào hàng ngũ vò sản ngày càng đông, họ mang theo tàn dư tư tưởng của các
giai cấp cũ khiến cho nhận thức và tinh thần của giai cấp này trở nên phức tạp,
dễ mất phương hướng; 2 - Sự tiến bộ kĩ thuật đã đào tạo một bộ phận công nhàn
có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao, được hường nhiều đặc lợi, hình thành
"tầng lớp công nhân quý tộc", tách khỏi lợi ích chung của giai cấp vô sản. Họ
không muốn tiến hành những cuộc cách mạng triệt để chống CNTB vì điều đó
sẽ làm tổn hại đến những lợi ích của họ được giới chủ ưu đãi. Chính vì thế, họ
trở thành người bảo vệ cho CNTB, dễ dàng quay lưng lại với quyển lợi của
đông đảo công nhàn; 3 - Chính phủ tư sản thi hành những chính sách khác nhau
trong tìmg nước và giữa các nước để khơi sâu sự khác biệt quyền lợi trong công
nhân, mua chuộc bộ phận "công nhân quý tộc" chống lại đa số công nhản. Do
vậy, trong những người lãnh đạo phong trào công nhân có sự đánh giá khác
nhau về giai cấp tư sản, từ đó một bộ phận trông chờ sự thỏa hiệp và ban ơn của
giới cầm quyền hơn là tiến hành đấu tranh đến cùng đê giải phóng các giai cấp
cần lao. Những nguồn gốc đó tiềm ẩn trong phong trào công nhân từng nước và
phong trào cồng nhân quốc tế. Cần phải tiến hành tuyên truyền giác ngộ giai
cấp công nhân đê họ nhận thức đầy đủ về bản chất chủ nghĩa đế quốc và định
hướng đấu tranh đúng đắn. Nhiệm vụ lịch sử nặng nề đó chuyển sang tay Lên in
và giai cấp vô sản Nga vào những năm đầu thế kí XX.

109
3. Cách mạng Nga 1905 - 1907 và ánh hưởng quốc tế
Đầu thế kỉ X X , nước Nga là một quốc gia quân chủ, chưa tiến hành cách
mạng tư sán. Nhưng do có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, cuộc Cải cách
Nông nô năm 1861 tuy kết quả rất hạn chế nhưng đà phần nào tạo điều kiện
cho kinh tế tư bản, đồng thời du nhập kĩ thuật mới của quá trình công nghiệp
hoá ở châu Âu nên nước Nga đã có bước tiến triển đáng kế trên con đường
TBCN và bước vào hàng ngũ các nước đế quốc. Chính phủ Nga hoàng đóng vai
trò quan trọng trong các mối liên hệ quốc tế ớ châu Âu, thường đứng về phe
bào thủ và phàn động chống lại mọi trào 1tru cách mạng. Trong khi đó, tình
hình nội bộ nước Nga rất phức tạp, chầng chéo nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn
giữa đỏng dáo nhân dân Nga với chế độ phong kiến, mâu thuẫn giữa một bộ
phận tư sản với nền quân chủ Nga hoàng, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhàn
với giai cấp tư sản và mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với một số đế quốc khác. Từ
năm 1903, Đảng Công nhân Xã hội dân chú Nga bước lên vũ đài chính trị đấu
tranh vì quyển lợi của giai cấp vô sản và nhân dàn lao động. Lênin chú trương
tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vỏ sản lãnh đạo
để lật đổ chế độ phong kiến quân chủ Nga hoàng, sau đó chuyển ngay sang
cách mạng XHCN, thiết lập quyền thống trị nhà nước của giai cấp vồ sản.
Sự thất bại của nước Nga trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905)
đã bộc lộ sự yếu kém của chế độ Nga hoàng, khơi sâu lòng căm phẫn của các
tầng lớp nhân dân đối với chính quyền đưưng thời. Tháng 1/1905, cách mạng
bùng nổ ở Pêtécbua, nhanh chóng lan rộng ra nhiều thành phố trong nước.
Đông dáo công nhân, nông dân, binh lính tham gia khởi nghĩa vũ trang, chống
lại sự tàn sát đẫm máu của chính quyền Nga hoàng. Nhiều nơi thành lập Xò
viết - hình thức mới của chính quyền cách mạng với sự tham gia của đại biểu
công nhân, nông dân và binh lính giác ngộ.
Cuộc đấu tranh chống chế độ Nga hoàng kéo dài 2 năm trên quy mô rộng
lớn. Song sự chênh lệch về tương quan lực lượng khiến cho phong trào ở nhiều
nơi bị dập tắt. Một nguyên nhân quan trọng khác là tình trạng thiếu nhất trí
trong sự lãnh đạo của Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga. Cũng như tình
hình ở nhiều nước châu Âu, phong trào công nhân Nga bị phân hoá thành hai
phái, gồm phái Đa số (Bônsêvích) do Lênin lãnh đạo đi theo con đường học
thuyết Mác và phái Thiểu số (Mensêvích) đi theo chủ nghĩa cơ hội.
Vlađimia llích Unianốp, bí danh là Lênin (1870 - 1924), nhà hoạt động
chính trị nước Nga. ô n g tham gia nhóm mácxit từ năm 1888, là 1 trong 9

110
người sáng lập Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga. Sau 3 năm bị đi đày
ở Xibia, năm 1900. ông cho xuất bản báo Tia lửa. Năm 1903, trong sự
phản hoá tại Đại hội II của Đảng CNXHDC Nga, Lẻnin đứng đáu phái Đa
số (Bônsêvích) chống lại phái Thiểu sô (Mensẻvích), bảo vệ nguyên lí học
thuyết Mác. Qua Cách mạng 1905 ở Nga, Lênin đề ra sách lược tiến hành
cách mạng dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp vỏ sản, sau khi
thắng lợi sẽ chuyển ngay sang cách mạng XHCN (lí luận về "cách mạng
không ngừng"). Cách mạng 1905 được coi như sự diễn tập cho cuộc Cách
mạng tháng Mười 1917 dưới sự chỉ đạo của Lènin.

Cuộc Cấch mạng 1905 ở Nga đánh dấu một bước phát triển mới của phong
trào công nhân kê từ sau Công xã Pari 1871. Đồng thời, nó có ảnh hưởng rộng
lớn đôi với các nước châu Á đang tiến hành cuộc đấu tranh chống đế quốc,
giành độc lập dân tộc. M ột làn sóng đấu tranh mạnh mẽ đã lan sang nhiều nước
phương Đông như Ân Độ, Indỏnêxia, Trung Ọuốc mà Lênin gọi là "sự thức tỉnh
của châu Á ".

4. Phong trào công nhàn chàu Âu trước nguy CƯ chiến tranh thê giới
Những cuộc khủng hoảng ở Bắc Phi và ở Bancăng báo hiệu nguy cơ chiến
tranh ngày càng đến gần. Trước tình hình đó, phong trào công nhân càng thêm
phân hoá. Tại Đại hội Ọuốc tế II ở Xtútga (1907) và Đại hội Côpenhagen
(1910) đã bộc lộ những quan điểm chính như sau:
- Chủ trương giai cấp công nhân sẽ đứng lên "bảo vệ đất nước bị tấn công".
Như vậy thái độ của công nhân tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, khi bị tấn công thì có
quyền tự vệ mà khỏng chú ý đến tính chất của chiến tranh, bên nào ỉà chính
nghĩa, bên nào là phi nghĩa.
- Cho rằng chiến tranh là sản phẩm tất yếu của chủ nghĩa đế quốc nên
muốn chống chiến tranh thì phải tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc. Do vậy, không
đưa ra được những sách lược ứng phó kịp thời khi chiến tranh xảy ra vì chống
chủ nghĩa đế quốc là một quá trình đấu tranh lâu dài.
- Dưới khẩu hiệu "bảo vệ Tổ quốc", công nhân các nước sẽ tham gia chiến
tranh để bảo vệ đất nước. Thực chất là đẩy công nhân các nước vào cuộc chém
giết lẫn nhau vì lợi ích của giai cấp tư sản nước mình.
Đến Đại hội Balơ (1912), Ọuốc tế II ra lời kêu gọi công nhân các nước
cùng nhau chông chiến tranh, đoàn kêì tạo nên sức mạnh chống chú nghĩa đế
quốc. Nhưng khi chiến tranh bùng nổ thì hầu hết những người lãnh đạo phong

111
trào công nhân các nước đều tán thành ngân sách chiến tranh, kêu gọi công
nhân nước mình úng hộ vỏ điều kiện chính quyền tư sản đê giành thắng lợi.
Chính thái độ đó đà thúc đẩy công nhân các nước rơi vào tình thế dối địch với
nhau, làm cho tổ chức Quốc tê II bị tan rã, không thể hoạt động được nữa.
Trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh mà hai bên tham chiến đểu phi nchĩa (trừ
Xécbi), Đảng Bônsêvích Nga do Lênin đứng đầu chủ trương "Biến chiến tranh đế
quốc thành nội chiến cách mạng", phát động nhân dân nổi dậy tiến hành Cách
mạng tháng Hai 1917, đánh đổ chế độ Nga hoàng rồi sau đó tiến hành Cách
mạng tháng Mười, đánh đổ chính quyển tư sản, thiết lập chế độ Xô viết.

IV. Q UAN HỆ QUỐC TE TRONG THỜI KÌ TH Ế CHIÊN I (1914- 1918)


1. Chiến tranh bùng nổ. Sự tính toán của các nước tham chiến
và tính chất của chiến tranh
Những cuộc khủng hoáng đầu thế kỉ X X làm cho tình hình châu Âu ngày càng
trở nên căng thẳng và khu vực Bancăng được ví như "một thùng thuốc súng".
Ngày 28/6/1914, Thái tử nước Áo Phranxơ Phécđinan đến dự cuộc tập trận
của quân đội Áo Hung tại Xaragiêvô thì bị những người yêu nước Xécbi thuộc
tổ chức "Bàn tay đen" ám sát. Nhận được tin đó, Hoàng đê Đức Vinhem II liền
xúi giục Áo Hung trừng phạt Xécbi và nhân cơ hội này bành trướng ra toàn bộ
khu vực Bancăng. Vinhem II coi đây là cơ hội hiếm có, tuyên bỏ ngắn gọn:
"Chí có bây giờ hoặc là không bao giờ” và đề nghị Áo Hung ra điều kiện hết
sức ngặt nghèo để Xécbi không thê chấp nhận, từ dó lấy cớ gây chiến tranh.
Nghe theo Đức, ngày 23/7/1914 Chính phủ Áo Hung gửi tối hậu thư cho
Xécbi, yêu cầu phải trả lời trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Theo lời khuyên của
Nga, Xécbi chấp nhận háu hết những yêu sách do Áo Hung đưa ra (như để cho
Áo Hung trừng phạt những ai có tư tưởng bài xích Áo Hung cũng như khống
được tuyên truyền chống lại Áo Hung). Riêng vấn đề cho phép quan chức Áo
Hung sang Xécbi điểu tra vụ ám sát thì khước từ và yêu cầu đưa vấn đề ra hội
nghị quốc tế.
Mặc dù Xécbi tìm mọi cách đê giải quyết xung đột bằng con đường hoà
bình nhưng Áo Hung không chấp nhận, liền cắt đứt quan hệ ngoại giao và
tuyên chiến với Xécbi ngày 28/7/1914. Tiếp theo, ngày 1/8 Đức tuyên chiến với
Nga, ngày 3/8 tuyên chiến với Pháp. Ngày 4/8, Anh tuyên chiến với Đức với lí
do Đức vi phạm nền trung lập của Bỉ. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng
nổ ĩrong tình hình như vậy.

112
Vợ chổng Thái tử Ao ngay trước khi bị ám sát

Tham gia khối Hiệp ước lúc đầu có ba nước Nga - Anh - Pháp, về sau thêm
Nhạt Bản (8/1914), Ý (5/1915), Rumani (8/1916) và MT (4/1917). Nước Ý rời
bỏ phe Liên minh để sang phe Hiệp ước. v ể phía Đức - Áo Hung có thêm Thổ
Nhi Kì (10/1914) và Bungari (10/1915).
Thực ra, vụ ám sát Thái tử Áo chỉ là nguyên cớ trực tiếp làm bùng nổ cuộc
chiến tranh. Nguyên nhân sâu xa của nó là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa
hai khối quân sự đã hình thành là phe Liên minh và phe Hiệp ước. Những biến
động trong quan hệ quốc tế cũng như vụ khủng hoảng Bancăng vào những năm
đầu thế kỉ X X chính là sự dọn đường cho cuộc chiến tranh này. M ỏi nước khi
tham chiến đều mang theo những tính toán vì lợi ích riêng của mình.
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc phân chia thị trường thế giới,
chủ yếu là mâu thuẫn giữa hai cường quốc Đức và Anh, đã đưa đến cuộc Chiến
tranh thế giới thứ nhất. Mục đích của Đức là muốn làm bá chủ thế giới, áp đặt
ách thống trị lên phần lớn các nước châu Âu và Trung Cận Đông, chiếm đoạt
thuộc địa của Anh và Pháp. Giới cầm quyền Áo Hung tham gia Liên minh là đê
thực hiện tham vọng làm bá chủ vùng Bancăng. Trong khi đó, Anh nhằm mục
đích làm suy yếu địch thủ cạnh tranh là Đức và mở rộng phạm vi thuộc địa rộng
lớn của mình. Pháp là nước vốn có môi thù từ làu với Đức nên muốn nhàn cơ

1 13
hội này lấy lại vùng Andát, Loren và chiếm đoạt thêm vùng Xarơ giàu có của
Đức. Còn Nga không ngoài mục đích gạt ảnh hưởng của Đức và Áo Hung ra
khỏi Bancăng và Thổ N hĩ K ì, qua đó nâng cao vị thế của nước Nga đối với khu
vực và kiểm soát con đường ra Địa Trung Hải thông qua các eo biển của Thổ
Nhĩ Kì. Các nước Ý và Rumani tham gia phe Hiệp ước là vì lợi ích thương mại,
lại được hứa hẹn nhiều quyền lợi sau chiến tranh. Còn Bungari và Thổ Nhĩ Kì
tham gia khối Liên m inh là để khôi phục đất đai đà bị mất trong cuộc chiến
tranh Bancăng lần thứ hai.
Riêng Nhật Bản tham gia khối Hiệp ước có tham vọng phân chia phạm vi
ảnh hưởng và xác lập vị thế của mình trên trường quốc tế. M ục đích của Nhật
khi đứng về phía Nga - Anh - Pháp là muốn thôn tính các lãnh địa của Đức ở
Trung Ọuốc (Giao Châu) và ở châu Á - Thái Bình Dương (các đảo Mácsan,
Carolina, Marianna). Nhân cơ hội các nước bận chiến tranh ở châu Âu, Nhật sẽ
mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Trung Quốc và Viền Đông.
Trong khi đó, MT sử dụng lợi thế là nước nằm cách biệt với châu Âu nên lợi
dụng cuộc chiến tranh giữa hai khối đê làm giàu. Trong thâm tâm, M ĩ muốn
chiến tranh sẽ làm cho cả hai phía đều bị suy yếu và đó là cơ hội tốt đế M ĩ vươn
lên địa vị bá chủ thế giới. Với toan tính đó, trong giai đoạn I của cuộc chiến
tranh (1914 - 1917), MT đứng ngoài cuộc chiến và tiến hành buôn bán vũ khí
với cả hai bên tham chiến. Ngay sau khi chiến tranh bùng nổ ờ châu Âu, ngày
5/8/1914 MT tuyên bố lập trường trung lập. Tuy nhiên, do bị hải quân Đức
phong toả nên MT buôn bán chủ yếu với Anh và Pháp, VI thế quyền lợi của MT
gắn chặt với hai nước này.
Từ thực tế trên có thể thấy rằng Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính
chất đế quốc chủ nghĩa, 99% số nước tham chiến là phi nghĩa. Chỉ trừ Xécbi là
nước đấu tranh để giải phóng dân tộc, còn tất cả các nước tham chiến khác đều
nhằm mục đích chiếm đoạt đất đai và thu về quyền lợi cho riêng mình, chà đạp
lên lợi ích của các dân tộc khác.

2. Quá trình diễn biến chiến tranh


Thế chiến I bùng nổ từ tháng 8/1914, kết thúc vào tháng 11/1918, chia làm
hai giai đoạn: từ 1914 đến 1917 và từ 1917 đến 1918.
- G iai đoạn I (1914 - 1917) khởi đầu với ưu thế thuộc về phe Đức và Áo
Huns. Bộ chỉ huy Đức dùng chiến thuật đánh chớp nhoáng hòng nhanh chóng
tiêu diệt Pháp ở phía Tây đê quay sang mật trận phía Đôim tấn công Nga.

114
Nhưng sự tham chiến của Anh ngay từ những ngày đầu tiên làm cho Đức bị bất
ngờ vì Đức tường rằng với chính sách truyền thống "đợi và xem" của Anh, nước
này sẽ đứng ngoài cuộc một thời gian. Do vậy, chiến tranh vùng biên giới Đức -
Pháp rơi vào thế giàng co, quân lính hai bên đào các tuyến đường hào chạy dài
dê chiến đấu, lịch sử gọi là "chiến tranh hầm hào". Hai bên tham chiến sử dụng
những phương tiện chiến tranh mới phát m inh như xe tăng, pháo hạng nặng,
thậm chí cả hơi độc. Máy bay được thử nghiệm đưa vào cuộc chiến.
Năm 1915, mặt trận chính chuyển sang phía đòng. Đức cho rằng nước Nga
Sa hoàng là khâu yếu nhất trong phe Hiệp ước, có thể dễ đè bẹp. Nga bị thiệt
hại khá nặng nề nhưng cuộc chiến lại rơi vào thế cầm cự.
Năm 1916, mặt trận chính lúc thì ở phía đông, khi thì ở phía tây. Đức tập
trung binh lực mở chiến dịch tấn công Vécđoong (Verdun) hòng tiêu diệt chủ
lực của Pháp. Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt ờ Vécđoong - một căn cứ
phòng thủ kiên cố của quân Pháp - trong suốt 10 tháng trời, từ tháng 2 đến
tháng 12 năm 1916, cuối cùng quân Đức phải rút lui. Chiến thắng Vécđoong là
niềm kiêu hành của người Pháp. Cùng thời gian đó, quân Nga đánh tan quân
Áo Hung nhưng cũng không tiến thêm được để giải thoát Ý khỏi sự chiếm đóng
của Áo Hung.
Trong 2 năm 1915 - 1916, chiến sự còn diễn ra ác liệt trên mặt biển. Hạm
đội Anh phong toả nước Đức, hải quân Đức phản công quyết liệt. Ngoài các
hạm đội có sức tiến công mạnh, trang bị vũ khí tối tân, cả hai bên đều sử dụng
một phương tiện chiến tranh mới của kĩ thuật quân sự, đó là tàu ngầm.
Đến cuối năm 1916, chiến tranh ngày càng ác liệt nhưng cả hai bên đều
không giành được thắng lợi quyết định mặc dù lợi thế nghiêng về phe Hiệp ước.
Trong khi đó, chiến tranh đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề về người và của.
Nền kinh tế của các nước tham chiến đều rơi vào tình trạng kiệt quệ. Quần
chúng nhân dân vô cùng bất mãn. Tinh thế cách mạng bắt đầu xuất hiện ở một
số nước châu Âu, sẽ tác động đến tiến trình của cuộc chiến.
Lịch sử nước Nga đầu năm 1917 được đánh dấu bằng cuộc Cách mạng
tháng Hai. Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã lạt đổ chế độ Nga hoàng,
thành lập Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản do Kêrenxki đứng đầu. Chính
phủ Kêrenxki tiếp tục theo đuổi chiến tranh trong hoàn cảnh đất nước kiệt quệ,
binh sĩ hoang mang, dàn tình đói khổ.
Khi do, giới cầm quyén M ĩ cho ràng với sự phát triển của phong trào cách
mạng ở Nga, phe Hiệp ước có nguy CƯ bị thất bại. Nếu xảy ra như vậy, M ĩ
không những mất hết quyền lợi trong quan hệ buôn bán với Anh, Pháp mà còn
tan vỡ cả ý đồ thiết lập địa vị thống trị châu Âu. Nếu Đức thắng thì Đức sẽ liên
minh với Nhật Bản để tranh giành quyền lợi với M7 ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Là một cường quốc công nghiệp lớn nhất thế giới, MT không chịu
đứng ngoài cuộc để nhìn các nước tư bản khác tự do phân chia lại thế giới. Cho
nên MT vin cớ tàu ngầm của Đức đà tấn công các chuyến tàu hàng của M7 để
cắt đứt quan hộ ngoại giao và ngày 6/4/1917 chính thức tuyên chiến với Đức.
- G iai đoạn II (1917 - 1918) được đánh dấu bằng sự tham chiến của MT
với ưu thế nghiêng về phe Hiệp ước. Trong khi chiến tranh đang tiếp diễn thì
cuộc Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành được thắng lợi (7/11/1917).

Sau Cách mạng tháng Hai, ngày 17/4/1917 Lênin đã trình bày tại Hội
nghị Đại biểu các Xô viết cồng nhân và binh lính toàn Nga bản Nhiệm vụ
của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay (sau đi vào lịch sử với
tên gọi "Luận cương tháng T ư ’), vạch ra kế hoạch đấu tranh từ cách
mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, đề ra khẩu hiệu
"Toàn bộ chính quyền về tay x ỏ viết” . Từ đó đã diễn ra nhiều cuộc biểu
tình quẩn chúng phản đối chiến tranh, đòi Chính phủ lâm thời trao quyền
cho các xô viết. Đỉnh điểm của cuộc đấu tranh diễn ra vào ngày 6 và
7/11/1917 (ngày 25 và 26 tháng 10 lịch Nga) khi hàng trăm nghìn người
dân Pêtrôgrát nổi dậy, tuần dương hạm Rạng Đông nổ súng vào Cung
điện Mùa Đông và một số nơi khác trong thành phố. Chính phủ lâm thời
sụp đổ, Kêrenxki bỏ trốn, cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pêtrôgrát hoàn toàn
thắng lợi. Chính quyền Xô viết được thành lập do v .l. Lênin đứng đầu.
Cách mạng tháng Mười Nga đã khai sinh nhà nước XHCN đầu tiên trên
thế giới, mở ra một thời kì mới cho cuộc đấu tranh giải phóng các giai cấp
và các dân tộc bị áp bức.
Ngay trong đêm 8/11, vào lúc 23 giờ, phiên họp thứ hai Đại hội II các x ỏ
viết toàn Nga đã thông qua sắc Ìệtìỉì ruộììg đất và sắc lệnh hoe) bình. Nhà nước
X ô viết tuyên bố với thế giới chính sách đối ngoại hoà bình trên CƯ sờ bình
đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các quốc gia. Bán
tuyên bố lên án "Chiến tranh đế quốc ỉà tội ác lổm nhất chống lại loài người" và
"đề nghị nhân dân tất cả các nước tham chiến và các chính phũ của họ tiến hành
ngay những cuộc đàm phán về một hoà ước dân chủ và công bằng mà íuyột đại
đa số quần chúng công nhân, các giai cấp cần lao bị chiến tranh làm cho kiệt

116
quệ, khốn đốn và vô cùng
đau khổ trong các nước
tham chiến, đang khao
khát,,(lỉ. Đồng thời, trong
công hàm gửi tới đại sứ của
các nước đồng minh ờ Nga
ngày 8/11/1917, Chính phủ
Xô viết "một lần nữa khẳng
định về để nghị ngừng bắn
và kí kết một hoà ước dân
chủ, không có thôn tính và
bồi thường trên cơ sở quyền
I Lênin năm 1917
tự quyết của các dân tộc .
Tuy nhiên, các chính phủ Anh, Phấp, M7 đà bác bỏ đề nghị hoà bình và quyết
định không quan hệ với chính quyền Xò viết. Mong muốn tiến hành các cuộc
thương lượng chưng và kí một hoà ước chung không được thực hiện, ngày
20/11/1917 phái đoàn hoà bình của Chính phù x ỏ viết đà kí kết Hiệp định đình
chiến với đoàn đại biểu khối Đức, thoá thuận ngừng bắn trong 10 ngày.
Ngay sau đó, Bộ Dân uỷ ngoại giao Xô viết đã gửi lời kêu gọi tới các
nước đồng minh và Mĩ nèu rõ cuộc ngừng bắn sẽ tạo cơ hội cuối cùng
cho các nước đổng minh tham gia các cuộc đàm phán và do đó tránh
được mọi hậu quả của một hoà ước riêng rẽ giữa nước Nga với các nước
đối địch. Tuy nhiên, lời kêu gọi đó không được đáp ứng.

Trong tình hình đó, Lênin chủ trương phải kí ngay hoà ước với Đức
nhưng Trốtxki, trưởng phái đoàn đàm phán của Nga tại Brét - Litốp (Brest -
Litovsk), không tán thành. Cuộc đàm phán tan vỡ và quân Đức tiếp tục
tấn công quân sự, đặt nước Nga vào tình thế cực kì khó khăn.

Sau những diễn biến căng thẳng và phức tạp của tình hình chiến sự, ngày
3/3/1918 Hoà ước Brét - Litốp được kí kết với những điều kiện hết sức nặng nề
đối với nước Nga.

(1) A. Nênarôcốp, Lịch SỪ cách mạnỊị XHCN tháng Mưìri vĩ dại, N X B Tiên bộ. M., 19X7,
ir. 257-259.
(2) A. Nênarôcóp, Sđd, tr 2X5.

1 17
Theo Hoà ước Brét - Litốp, nước Nga phải cắt đi một bộ phận lãnh
thổ rộng lớn (diện tích 750 OOOkm với hơn 50 triệu dân, bao gồm Ba Lan,
2

Latvia, Lítva, Extônia, Bêlarút, Ucraina, Phần Lan) và phải trả khoản tiền
bổi thường 6 tỉ mác cho Đức.

Lênin gọi đây là "một


hoà ước bất hạnh", nhưng
nhờ đó mà nước Nga đã rút
ra khỏi cuộc chiến tranh đế
quốc để chuẩn bị đương đầu
với những thử thách ác liệt
nhằm bảo vệ chính quyền
Xò viết non trẻ. Có thể nói
rằng việc kí hoà ước Brét -
Litốp là một sách lược đúng M * 1 •+ 4 * *

đắn của Lênin. Nó cho phép


Một phiên họp của Hoà đàm Brét-Litốp
nước Nga tranh thủ điều
kiện hoà bình để củng cố nhà nước Xô viết và xây dựng lực lượng cách mạng
đủ sức chống lại sự can thiệp của 14 nước đế quốc trong những năm sau. v é
phía Đức, việc kí hoà ước Brét - Litốp đã tạo điều kiện cho Đức rânh tay ở mặt
trận phía Đông và dồn toàn bộ lực lượng sang mặt trận phía Tây. Chính vào thời
điếm quyết định đó, MT thay Anh dứng đáu phe Hiệp ước.
Việc MT tham gia phe Hiệp ước đã làm thay đổi cục diện của cuộc chiến
tranh. Từ tháng 1/1918, Tổns thống M7 Uynxơn (Woodrow W ilson) đưa ra
"Cương lĩnh hoà bình 14 điểm", đề cập vấn đề giải quyết tình hình sau chiến
tranh và đặt ra những điều kiện tiên quyết đối với phe Liên minh. Mục đích của
Cương lĩnh là nhằm nâng cao vị thế của MT trên trường quốc tế.
Cuộc chiến tranh bước vào giai đoạn cuối cùng. Quân đội của phe Liên
minh bị thất bại liên tiếp, phải lần lượt đầu hàng: ngày 29/9/1918, Bungari đầu
hàng, tiếp theo là các nước Thổ Nhĩ Kì (30/10), Áo Hung (3/11 ).
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, làn sóng đấu tranh
lan đến Áo Hung, ngày 1/2/1918, hơn 6000 thuỷ thủ trên 40 tàu chiến ở
vùng biển Ađriatích khởi nghĩa yêu cầu chính phủ khẩn trương đàm phán
hoà bình, đòi quyến tự quyết cho các dân tộc trong đế quốc Áo Hung, đòi
thành lập chính phủ dân chủ ở Áo và ở Hunggari. Trước áp lực của phong

I 18
trào quần chúng, cùng với những thất bại trên chiến trường, Áo Hung
buộc phải kí hiệp ước đầu hàng.

Như vậy, phe Liên minh chỉ còn có Đức tham chiến. Nhưng phong trào
công nhân ở Đức phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt là cuộc Cách mạng tháng
11/1918 đã làm sụp đổ Đ ế chế Đức.
Bị thất bại trẽn chiến trường, nền chính trị ở Đức rơi vào tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng. Các lực lượng dân chủ đã tiến hành nhiều
cuộc đấu tranh ngay từ đầu năm 1918 đưa ra yêu sách kết thúc chiến
tranh. Ngày 3/11/1918, thuỷ thủ ở Kien nổi dậy khởi nghĩa vũ trang, làm
chủ thành phố. Làn sóng đấu tranh lan ra cả nước, nhiều nơi thành lập Xô
viết đại biểu công nhân và binh lính.

Trước đó, từ tháng 10, sau nhiểu cuộc tiến công thất bại, Bộ chỉ huy Đức
tìm cách đàm phán với phe Hiệp ước. Hoàng đế Đức Vinhem II gửi đến Tổng
thống M ĩ Ưynxơn để nghị kí kết hiệp ước trên cơ sở chấp nhận "K ế hoạch 14
điểm". Nhưng M7 đòi hòi phía Đức trước hết phải thành lập một chính phủ đại
nghị thay thế chính quyền Đế chế. Vinhem II giao cho Hoàng tử (Max de Bade)
thành lập một chính phủ gồm đại diện các đảng phái, kê cả những người xã hội
dân chủ bấy lâu bị cấm hoạt động.
Ngày 7/11 trên một chiếc xe ô tô kéo cờ trắng, phái đoàn Đức do
Ecxbegơ (Ersberger) dẫn đầu tới đại bản doanh của liên quân Anh - Pháp
- Ba Lan do Thống chế Phôc (Ferdinand Foch) chỉ huy xin đấu hàng.
Thống chế Phôc ra điều kiện trong vòng 15 ngày, quân Đức phải rút khỏi
những vùng lãnh thổ đã chiếm đóng (Bỉ, Pháp, Lúcxàmbua, Rumani, Áo
Hung và Thổ); nộp cho khối Hiệp ước 5000 pháo, 30 000 súng đại liên,
2000 máy bay, 5000 đầu máy xe lửa, 5000 ô tô; quân đội Hiệp ước sẽ
đóng ỏ tả ngạn sông Ranh; Đức phải từ bỏ Hiệp ước Brét - Litốp; quản
Đức ở Đông Phi phải đầu hàng, phải thả tất cả tù binh bị Đức bắt giữ,
nhưng ngược lại, các tù binh người Đức vẫn bị phe Hiệp ước giam cầm.
Thời hạn để trả lời là 72 giờ.

Nhưng ngày 9/11, công nhân và nhân dân Bécỉin tiến hành tống bãi công
rồi nhanh chóng chuyên sang khởi nghĩa vũ trang, lật đổ Chính phủ Đ ế chế,
Vinhem II bỏ chạy sang Hà Lan. Chính thê Cộng hoà ra đời. Ngày 10/11, Hội
nghị toàn thể các Xô viết cử ra Chính phủ lâm thời do Êbe (Ebert) - thủ lĩnh
Đ an" Xã hôi Dàn chủ - làm thủ tướng.
Ngày 11/11/1918, Chính phủ mới đã tiến hành kí Hiệp định đình chiến ớ
Rơtông (Rethonde). Đúng 11 giờ ngày hôm dó, 101 phát đại bác nổ vang báo
hiệu kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngày 13/11, chính phủ X ô viết tuyên bố xoá bỏ Hiệp ước Brét - Litốp.

3. Hậu quả của chiến tranh


Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc hằng sự thất bại hoàn toàn cùa
phe Liên minh Đức, Áo Hung, Thổ và sự thảng lợi của phe Hiệp ước Anh,
Pháp, MT. Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử loài người tính đến đầu
thế kỉ X X , đã lô i cuốn 38 quốc gia tham chiến, động viên vào quân đội 74 triệu
người và chi phí quân sự trực tiếp lên đến 208 ti USD. Chiến tranh đã làm cho
nhiều thành phố, bến cảng, làng mạc. nhà máy, khu công nghiệp trở thành tro
bụi. Có khoảng 8 triệu người chết, 7 triệu người bị tàn phế lâu dài, 15 triệu
người bị thương nặng. Ngoài ra còn hàng triệu người chịu hậu quả của chiến
tranh: đói rét, bệnh tật, không nơi nương tựa.
Có tài liệu ghi Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cướp đi sinh mạng của
hơn 1 0 triệu người, làm bị thương 2 0 triệu người.

Trong thời kì chiến tranh, dưới chiêu bài bảo vệ "mẫu quốc", thực dân
Pháp đã đưa sang chiến trường châu Âu 97 903 thanh niên Đỏng Dương,
số đông là người Việt Nam để làm "bia đỡ đạn". Đến tháng 7/1919 theo
tài liệu của Pháp, chỉ còn 11518 người trở về từ châu  u .'1'

Cuộc chiến tranh cũng tác động mạnh mẽ vào phong trào công nhân thế
giới, đặc biệt là đối với Quốc tế II. Nhiều người lãnh đạo các đảng xã hội dân
chủ ở một số nước châu Âu sa lầy trons chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi (chủ nghĩa
sồvanh), đứng về phía tư bản kêu gọi công nhân ủng hộ chính phủ tư sản nước
mình đánh thắng đối phương. Trên thực tế, giai cấp công nhân các nước bị xô
đẩy vào cuộc chiến, chém giết lẫn nhau vì lợi ích của chủ nghĩa đế quốc. Do
vậy, phong trào công nhân bị chia rẽ sâu sắc, Ọuốc tế thứ hai không thê tiếp tục
hoạt động được nữa.
Trong tình hình đó, Lênin cùng các nhà lãnh đạo phong trào công nhân ở
Nga và ờ một số nước kiên trì đường lối cách mạng, nêu cao tinh thần đoàn kết
quốc tế của giai cấp vô sản. Hệ quả là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười
Nga và sự bùng phát một cao trào cách mạng ờ Đức, Áo, Hung... Sự thành lập

(1 ) Dẫn theo Lc Trung Dũng (Chú hiên), Tlié ỳ ới - nhữns» sự kiện lịch sử thè' kì XX
(1901-1945). N X B Giáo dục, H , 2CX)l7tr. 119.
nhà nước Nga Xô viết báo hiệu một hệ thống chính trị - kinh tế mới ra dời đối
lập với chú nghĩa tư bản.
Từ đây, quan hệ quốc tế chuyển sang một giai đoạn mới giải quyết các mối
mâu thuẫn mới nảy sinh giữa hai hệ thòng X H C N và TBCN, giữa phong trào
công nhân với giai cấp tư sản, giữa phong trào giải phóng dân tộc với chú nghĩa
đế quốc. Sự tranh chấp giữa các nước đế quốc cũng không kém phđn quyết liệt.
Tất cả những mối mâu thuẫn phức tạp và quan hệ chằng chéo đó chi phối quá
trình hình thành và tan rã của Trật tự thế giới Vécxai - Oasinhtơn trong 20 năm
giữa hai cuộc đại chiến 1919 - 1939.

121
Chương VI

QUAN HỆ QUỐC TÊ
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 - 1939)

I. S ự H ÌN H T H À N H TRẬT T ự T H Ế GIỚI MỚI SAU TH Ế CHIÊN I


( I 9 1 9 - 1929)
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mờ ra một thời kì mới trong quan
hệ quốc tế. Kết cục của chiến tranh đã tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới
đặc biệt là đối với châu Âu. Chiến trường chính diễn ra ờ châu Âu, vì thế các
cưừng quốc châu Âu đểu bị suy yếu. Hai nước tư bản lâu đời Anh và Pháp tuy
chiến thắng nhưng kinh tế bị kiệt quệ và trờ thành con nợ của M7. Nước Ý, một
đổng minh ốm yếu trong chiến tranh, bị xâu xé bởi cuộc đấu tranh gay gắt
trong nước và khủng hoảng kinh tế. Ba đế quốc rộng lớn ờ châu Âu là Nga,
Đức, Áo Hung lần lượt sụp đổ. Thắng lợi của hai cuộc cách mạng ớ Nga năm
19 17 đã dẫn tới sự tan rã hoàn toàn của đê quốc Nga. Đế quốc Đức và Áo Hung
bại trận, bị tàn phá nặng nề và những cuộc cách mạng bùng nổ đã đây các nước
này vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khi đó, cấc cường quốc ờ
ngoài châu Âu như MT và Nhật Bản, không bị tàn phá bởi chiến tranh, đà vươn
lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản châu Âu. Tương quan lực lượng
giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu
Âu vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tư bân chủ nghĩa trước đây. Đồng
thời thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cũng tạo ra một
chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại
như một hệ thống duy nhất thống trị thế giới nữa. Sự ra đời và phát triển của
nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên đã trở thành một thách thức to lớn đôi với
các nước tư bản chủ nghĩa.
Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đé do chiến tranh đặt ra, các
hội nghị hoà bình được triệu tập. Hệ tlìông hoủ ước Vécxưi (Versailles) và sau
đó là Hệ thôn? hiệp ước Oasinỉìtơìì (Washington) đã được kí kết nhầm tổ chức
lại thế giới sau chiến tranh, phù hợp với tương quan lực lượng mới.

1. Hệ thống hoà ước Vécxai (1919 - 1920)


Hai tháng sau khi chiến tranh kết thúc, ngày 18/1/1919 các nước thắng
trận đà họp Hội nghị hoà bình tại Vécxai (ngoại ồ Pari của Pháp). Tham dự
Hội nghị có dại biểu của 27 nước thắng trận. Năm cường quốc tham gia điểu

123
khiển hội nghị là MT, Anh, Pháp, Ý và Nhật Bân, nhưng thực sự nắm quyển
quyết định Hội nghị là Tổng thống MT Uynxơn (W ilson), Thủ tướng Anh Lôi
Gioóc (L lo yd George) và Thủ tướng Pháp Clêmăngxồ (Clémenceau). Đại biểu
của các nước bại trận cũng có mật để kí vào các hoà ước do các nước thắng
trận quyết định.

Nước Nga Xô viết không được mời tham dự Hội nghị, vấn đề Nga
không được đưa vào chương trình nghị sự nhưng trên thực tế đã trở thành
nỗi ám ảnh đối với các nước đế quốc. Ngay từ trước khi bắt đầu Hội nghị,
các nước đế quốc đã thảo luận về vấn để Nga và đi đến thống nhất về
nguyên tắc là sẽ tăng cường can thiệp vũ trang, đổng thời ủng hộ các lực
lượng phản cách mạng để tiêu diệt chính quyền Xồ viết.

Hội nghị Vécxai kéo dài gần 2 nãm, diễn ra hết sức gay go vì các cường
quốc thắng trận đều có tham vọng riêng trong việc phàn chia quyền lợi và thiết
lập trật tự thế giới sau chiến tranh. Là nước đăng cai Hội nghị, Pháp mong
muốn làm suy kiệt hoàn toàn nước Đức cả về quân sự và kinh tế, nhằm đảm báo
an ninh và địa vị bá chủ của Pháp ở lục địa châu Âu. Nhưng Anh và nhất là M7
lại chủ trương phải duy trì một nước Đức tương đối mạnh để đối phó với phong
trào cách mạng đang lên cao ở các nước châu Âu và ngăn chặn âm mưu bá chủ
châu Âu của Pháp. Đó là chính sách "cân bàng lực lượng” ớ châu Âu mà MT rất
ủng hộ. Ngay từ đầu năm 1918, trước khi chiến tranh kết thúc, Tổng thống M ĩ
Uynxơn đã đưa ra Chương trình ¡4 điểm nhằm lập lại hoà bình và tổ chức lại
thế giới sau chiến tranh.

Chương trình 14 điểm của Uynxơn gổm:

1. Các hiệp ước được kí kết cồng khai.

2. Hoàn toàn tự do đi lại trên biển trong thời bình cũng nhưthời chiến.

3. Xoá bỏ tất cả các hàng rào kinh tế, thiết lập các điều kiện mậu
dịch bình đẳng.

4. Giảm lực lượng vũ trang các nước đến mức tối thiểu.
5. Xem xét yêu cầu của các nước thuộc địa dựa trèn quyền lợi của
nhân dân các nước đó.

6 . Rút quân khỏi lãnh thổ Nga.

7. Rút quân và phục hổi chủ quyền của nước Bỉ.

124
8 . Rút quân khỏi Pháp và hoàn trả cho Pháp vùng Andát và Loren.

9. Điều chỉnh biên giới nước Ý theo nguyên tắc dân tộc.

10. Đảm bảo cơ hội cho các dân tộc ở Áo Hung xây dựng quyển tự trị

11. Rút quân và khỏi phục các nước Rumani, Xécbi, Môngtènêgrô.

12. Trao quyển tự trị cho các dân tộc dưới quyền thống trị của Thổ,
quốc tế hoá quyền tự do đi lại qua eo biển Đácđanen.

13. Phục hưng nước Ba Lan độc lập, có đường ra biển.


14. Thành lặp một tổ chức liên hiệp các quốc gia để bảo vệ độc lặp
và thống nhất cho các nước thành viên.

Với những lời lẽ bóng bảy, bề ngoài đề cao hoà bình, dân chủ, Chương
trình 14 điểm thể hiện miai đồ xác lập địa vị bá chủ thế giới của M ĩ, làm suy
yếu các đối thù cạnh tranh Anh, Pháp và Nhật, tạo cơ hội đê MT vượt khỏi tình
trạng biệt lập, vươn ra bên ngoài chủu MT bằng sức mạnh kinh tê và ánh hưởng
chính trị chứ không phải báng con đường bành trướng lành thổ như các cường
quốc khác. Chương trình 14 điểm của Uynxơn được các nước coi là nguyên tắc
dê thào luận tại Hội nghị Vécxai.
Các nước Ý, Nhật cũng đưa ra những yêu sách riêng của họ. Nhật Bàn đòi
thay thế Đức chiếm bán đảo Sơn Đông của Trung Ọuốc, dự định chiếm vùng
Viễn Đỏng của nước Nga Xò viết, mở rộng ánh hường ở khu vực châu Á -
Thái Bình Dương. Nước Ý muốn mở rộng lãnh thổ ra vùng Đ ịa Trung Hải và
vùng Bancăng. Các nưóc nhỏ như Ba Lan và Rumani cũng đòi mở rộng lãnh
thổ của mình.
Trong Hội nghị Vécxai có ba loại phiên họp với những quyền hạn
khác nhau. Thứ nhất là Hội nghị tối cao có quyền quyết định và phủ quyết
các vấn đề quan trọng nhất, bao gồm đại diện của 5 cường quốc thắng
trận là Mĩ, Anh, Pháp, Ý và Nhật. Tuy nhiên, những người đứng đầu ba
nước Mĩ, Anh, Pháp trèn thực tế đã quyết định những vấn đề trọng đại
của thế giới trong Hội nghị tối cao. Thứ hai là phiên họp của các u ỷ ban
chuyên môn, bao gồm đại biểu các nước liên quan, chịu trách nhiệm thảo
luận các vấn đề đã được Hội nghị tối cao quyết định. Thứ ba là Hội nghị
toàn thể, bao gồm đại biểu của các nước tham dự Hội nghị. Trên thực tế,
Hội nghị toàn thể không có quyền hạn gì ngoài việc biểu quyết thông qua
các quyết định của Hội nghị tối cao.

125
Sau gần nửa năm
tranh cài với 3 lần có
nguy cơ tan vỡ vì bất
đồng gay gắt, cuối
cùng các văn kiện của
Hội nghị Vécxai được
kí kết với 15 phần,
gồm 432 điều. Phần I
gồm 26 điều nói về
Hội Quốc liên, các
phần còn lại gồm 406
điều nói về hoà ước kí
với Đức và các nước Lễ kí Hoà ước Vécxai
chiến bai khác.
a) Sự thành lập Hội Quốc liên (League of Nations)
Một trong những vấn đề cơ bản đầu tiên được các nước tham dự Hội nghị
Vécxai nhất trí là việc thành lập Hội Quốc liên. Công ước thành lập Hội Quốc
liên là văn kiện đầu tiên được kí kết cùng với Hiến chương của Hội. Theo đó,
mục đích của Hội Quốc liên là "khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thực hiện nền
hoà bình và an ninh thế giới". Để thực hiện mục đích đó, người ta đề ra một số
nguyên tắc như: không dùng chiến tranh trong quan hệ giữa các nước, quan hệ
quốc tế phải minh bạch và dựa trên đạo lí, phải thi hành những cam kết quốc tế...
Ngày 10/1/1920, Hội Ọuốc liên chính thức thành lập, có 44 nước kí vào
Công ước sáng lập (sau này bao gồm 63 nước thành viên). Hội Quốc liên có 3
tổ chức chính: Đụi hội đồnẹ (gồm tất cả các nước thành viên, họp mỗi năm một
lần vào tháng 9); H ội dồnạ thường trực (5 uỷ viên gồm Anh, Phấp, MI, Nhật, Ý
- sau đó còn lại 4 vì MT không tham gia, và một số uỷ viên có kì hạn), họp mỗi
năm ba lần; Batì thư kí thirờỉìíỊ trực như một vãn phòng hành chính làm việc
thường xuyên.
Các cơ quan chuyên môn của Hội Quốc liên gồm có Toà án quốc tế
(trụ sở thường trực ở La Hay - Hà Lan) và các tổ chức khác như: Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế (HO), uỷ ban người tị nạn (HCR)...
Nội dung hoạt động do Hội Quốc liên đề ra là giám sát việc giải trừ quàn
bị, tôn trọng và bâo vệ sự toàn vẹn lành thổ và độc lập chính trị, giải quyết các
tranh chấp quốc tế, thực hiện "chế độ uỷ trị" đối với một số lãnh thổ "chưa đủ

ỉ 26
điều kiện tự quản"... Nước nào vi phạm Công ước, gây chiến tranh sẽ bị xem là
gây chiến với toàn thê hội viên và sẽ bị trừng phạt dưới hai hình thức: bằng biện
pháp kinh tế và tài chính (tất cà các nước hội viên bắt buộc phải thi hành) và
bằng biện pháp quân sự.
Sự ra đời của Hội Quốc liên, một tổ chức chính trị mang tính quốc tê đầu
tiên, đã đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ quốc tế thế kỉ X X .
Về danh nghĩa, Hội Ọuốc liên trở thành một tổ chức giám sát trật tự quốc tế
mới, nhằm ngăn ngừa chiến tranh, bảo vộ hoà bình thế giới. Tuy nhiên, trên
thực tế, những hoạt động cùa Hội Quốc liên là nhằm duy trì trật tự thế giới mới
do các cường quốc chiến tháng áp đặt tại Hội nghị Vécxai. Với "chế độ uỷ trị",
Anh, Pháp đã chia nhau hầu hết các thuộc địa của Đức và lãnh thổ của đế quốc
Thổ Nhĩ Kì. Các biện pháp về giải trừ quân bị và sự trìmg phạt chỉ mang ý
nghĩa hình thức vì Hội Ọuốc liên không có sức mạnh thực tế để thực thi các
quyết định của mình. Đê Hội Ọuôc liên có thể trở thành một công cụ có hiệu
quả, tổ chức này phải có ý chí chính trị thống nhất và có khả năng quân sự cần
thiết. Những sự kiện diễn ra sau này cho thấy sự bất lực của Hội Ọuốc liên
trong việc giải quyết các vấn để quốc tế.
Hội Quốc liên được thành lập theo sáng kiến của Tổng thống MT Uynxơn
nhưng M ĩ lại không tham gia vì Hoà ước Vécxai không được Quốc hội M ĩ phê
chuấn. Lúc này, chủ trương thực hiện chủ nghĩa biệt lập trong chính sách đối
ngoại vẫn chiếm ưu thế trong Quốc hội MT. Điều đó cũng là một nhân tố ảnh
hưởng đến uy tín và sức mạnh của tổ chức này. Sau này, Đức gia nhập Hội
Quốc liên năm 1926 và Liên X ô năm 1934.
b) Hoà ước Vécxai với Đức
Hoà ước Vécxai với Đức kí ngày 28/6/1919 là văn kiện quan trọng nhất của
hệ thống hoà ước Vécxai, đà quyết định số phận của nước Đức. Hoà ước khẳng
định nước Đức bại trận phải chịu trách nhiệm về "tội ác gây chiến tranh", phải
trả lại những vùng đất đã chiếm đóng:
Đức phải trả lại cho Pháp hai tỉnh Andát và Loren (Alsace, Lorraine);
nhượng cho Bỉ khu ơpen Manmơđi (Eupen Malmedy) và Mồrẽxnet
(Moresnet); cắt cho Ba Lan vùng Pômẽrani (Pomerania) và một "hành
lang chạy ra biển"; cắt cho Đan Mạch vùng Bắc Sơlexvít (Slesvig)...
Thành phố cảng Đăngdích (Dantzig nay là Gơđanxcơ, Ba Lan) và đảo
Hengôlan sẽ do Hội Quốc liên quản trị. Hạt Xarơ (Sarre) của Đức cũng
giao cho Hội Quốc liên quản trị trong thời hạn 15 năm, các mỏ than ở đây
thuộc về Pháp. Sau thời hạn này sẽ tiến hành trưng cầu ý dân để quyết
định hạt Xarơ sẽ thuộc về nước nào (sau cuộc trưng cầu ý dân năm 1935,
hạt Xarơ đã thuộc về nước Đức).

Đồng thời toàn bộ hệ thống thuộc địa của Đức đều trở thành đất uỷ trị của
Hội Quốc liên và được giao cho các cường quốc Anh, Pháp, Nhật, Bỉ... quản lí.

ĐAN
MACH

Schleswig

BA LAN

Rhineland
Nước Oức nàm 1914
Vung dát tách ra từ nước Đức
Vùng đât dưỡi sư báo trơ
Saarland cùa Hổi Q uốc liôn
Vung phi Quân sư

Nước Đức sau Thế chiến I

Vấn đề phân chia những thuộc địa của Đức là một điểm nóng trong
các cuộc tranh luận ở Hội nghị Vécxai. Anh và Pháp âm muu kí kết một
hiệp ước để chia xẻ những vùng đất thuộc địa của Đức. Do vậy, họ chủ
trương sáp nhập thuộc địa của Đức vào hệ thống thuộc địa của minh. Tuy
nhiên, Mĩ phản đối ý đồ đó và chủ trương thực hiện chế độ uỷ trị ở các
thuộc địa của Đức. Sau những cuộc thảo luận gay gắt, cuối cùng ba nước
Anh, Pháp, Mĩ đi đến quyết định không sáp nhập các thuộc địa của Đức
và Thổ Nhĩ Kì vào bất cứ một nước nào, thực hiện chế độ uỷ trị của Hội
Quốc liên đối với hệ thống thuộc địa này.

Hội Quốc liên tiến hành phàn định các thuộc địa thành ba loại lãnh
• V • • • •

thổ uỷ trị:

+ Loại A: gồm các lãnh thổ Aráp thuộc đế quốc ốttôm an trước đây
được coi là lãnh thổ uỷ trị tạm thời.

128
+ Loại B: gồm các thuộc địa của Đức ở Trung Phi, là lãnh thổ uỷ trị
lâu dài.

+ Loại C: gồm khu vực Tây Nam Phi và một số thuộc địa ở châu Á -
Thái Bình Dương.

Chế độ uỷ trị là một hình thức cai trị mới của chủ nghĩa thực dàn nhằm
đối phó với phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, nhưng về cơ bản
nó không hề làm thay đổi chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân.

Nước Đức còn bị hạn chế vũ trang đến mức thấp nhất: chỉ được giữ lại
100 000 lính bộ binh với vũ khí thông thường, không được phép có không
quân, hạm đội tàu ngầm và thiết giáp hạm. Vùng tả ngạn sông Ranh (gần biên
giới Pháp) và 3 đầu cầu vùng hữu ngạn sẽ do quân đội Đồng minh dóng trong
vòng 15 năm và sẽ rút dần nếu Đức thi hành hoà ước. Vùng hữu ngạn sông
Ranh với chiều rộng 50km trờ thành khu phi quân sự.
Nước Đức phải bồi thường chiến tranh cho các nước thắng trận. Hội nghị
Luân Đòn tháng 4/1921 quy định số tiền bồi thường là 132 tỉ mác vàng, trong
đó trả cho Pháp 52%, Anh 22%, Ý 10%, Bỉ 8%...
Như vậy, với hoà ước này, nước Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số, 1/3
mỏ sắt, gần 1/3 mò than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gđn 1/7
diện tích trồng trọt. Toàn bộ gánh nặng của lioà ước Vécxai đè lên vai nhân dân
Đức. Tuy thế, hoà ưức Vécxai không thú tiêu được tiềm lực kinh tế chiến tranh
của Đức. Sau này, với sự trự giúp của MT và Anh, chỉ trong một thời gian ngắn,
nước Đức đã khôi phục và trờ thành một lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất ờ
châu Âu trong thập niên 30.
c) Các hoà ước khác
Cùng với hoà ước Vécxai kí với Đức, những hoà ước khác cũng lần lượt
được kí kết với các nước bại trận trong hai năm 1919 - 1920.
Theo Hoủ ước Xanh GiéctììUỉììi (Saint Germain) kí với Áo ngày 10/9/1919
và Hoc) ước Trianông (Trianon) kí với Hunggari ngày 4/6/1920, đế quốc Áo
Hung bị tách thành hai nước nhỏ: Áo chỉ còn 6,5 triệu dân với diện tích
84 OOOknr; Hunggari cũng mất 1/3 lãnh thổ, chì còn lại 92 OOOkrrr với 8 triệu
dân(,). M ỗi nước chỉ được quyền có khoàng 30 000 quàn và phải bồi thường
chiến phí.

(1) Durdselle J. B, Lịch sử ngoại ỹ a o ( 19/ 9 (ích nay). Học viện Quan hệ quốc tế, l i , 1994, tr. 15. 16.
Trên lãnh thổ của đế quốc Áo Hung cũ, ngoài 2 quốc gia là Áo và
Hunggari, đã thành lập hai quốc gia mới là Tiệp Khắc và Nam Tư. Một số
nước được mở rộng thêm đất đai từ lãnh thổ của đế quốc Áo Hung:
Rumani được thêm vùng Bucôvina (Bukovina) và Tranxinvania
(Transylvania), Ý được thêm vùng Trentin và Ixtria, Ba Lan được thành
lập với vùng Galixia thuộc Áo và các vùng đất khác thuộc Đức và Nga.

ở bán đảo Bancãng, sô phận hai nước thua trận là Bungari và đế quốc
Ôttôman cũng được quyết định.
Theo Hoủ ước Nơiy (Neuilly) kí với Bungari ngày 27/1/1919, lãnh thổ Bungari
bị thu hẹp lại so với trước kia, phải tó i thường chiến phí là 2,25 tỉ phrãng, dồng
thời phải hạn chế lực lượng vũ trang xuống còn không quá 20 (XX) người.
Bungari phải cắt một số đất đai ở biên giới phía tây cho Nam Tư, cắt
vùng Thơraxơ (Thrace) cho Hi Lạp (do vậy bị mất cảng Đèđêaghát và lối
ra biển Ểgiè), phải cắt tỉnh Đồbrútgia (Dobroudja) cho Rumani. Ngoài ra,
Bungari phải nộp cho các nước láng giềng trong phe chiến thắng (Nam
Tư, Hi Lạp, Rumani) 37 000 gia súc lớn, 33 000 gia súc nhỏ,

Hoà ước Xevrơ (Sevres) với Thố Nhĩ Kì kí ngày 11/8/1920 đã chính thức
xoá bỏ sự tồn tại của đế quốc Ottoman. Các vùng X iri, Libăng, Palextin và Irắc
tách khỏi Thổ Nhĩ Kì, đặt dưới quyền "bảo hộ" của Anh và Phấp. A i Cập chịu
sự "bảo hộ" của Anh, bán đảo Aráp được coi là thuộc "phạm vi thế lực" của
Anh. Phần đất châu Âu của Thổ Nhĩ Kì phải cắt cho Hi Lạp (trừ Ixtambun và
vùng ngoại ô). Các eo biển của Thổ Nhĩ Kì được đặt dưới quyền kiêm soát của
một uỷ ban gồm các đại biểu của Anh, Pháp, Ý, Nhật.
Toàn bộ những hoà ước nói trên hợp thành Hệ thống hoà ước Vécxai. Đây
là văn bản chính thức đầu tiên xác định việc phân chia thế giới của chủ nghĩa
đế quốc. Trật tự thế giới mới được thiết lập đem lại lợi ích cho các cường quốc
thắng trận, nhất là Anh. Anh mở rộng hộ thống thuộc địa đồng thời giữ vững
quyền bá chủ mạt biển. Pháp và Nhật cũng giành được khá nhiều quyền lợi.
Tuy nhiên, những điều khoản khắt khe của Hệ thống hoà ước Vécxai đối với
các nước chiến bại, nhất là Đức, trên thực tế chẳng những đà không thể thực
hiện được mà còn làm tăng thêm tâm lí phục thù của các nước này. Trên đống
gạch vụn của đế quốc Đức, đế quốc Áo Hung đã xuất hiện một số quốc gia
độc lập mới nhưng sự tranh chấp về vân đề dân tộc, vấn đề biên giới tồn tại
giữa các nước không được giải quyết sẽ là nguyên nhân dẫn tới những cuộc
khủng hoảng chính trị sau này. Những mẫu thuẫn nảy sinh ngay từ khi hệ

130
thống này mới được hình thành. Đồng thời, tham vọng lãnh đạo thế giới của
giới cầm quyển MT cũng chưa được thực hiện. Chính vì thế, các nước đế quốc
phải tiếp tực giãi quyết những bất đồng về quyển lợi tại một hội nghị tiếp theo
ở Oasinhtơn.

2. Hệ thông Hiệp ước Oasinhtưn (1921 - 1922)


Hệ thống Vécxai trên thực tế mới chỉ giải quyết nhĩmg vấn đề ở châu Au,
Trung Đông và châu Phi sau chiến tranh. Vấn để phân chia quyền lực và phạm
vi ảnh hưởng ở khu vực Viễn Đông và Thái Bình Dương có liên quan trực tiếp
đến M7 còn chưa được đề cập. Hội nghị Vécxai kết thúc, những mâu thuẫn mới
lại nảy sinh giữa MT với các cường quốc thắng trận, đặc biệt là mâu thuần trong
quan hệ Anh - MT và M I - Nhật. Ọuốc hội MT đã không phê chuẩn Hoà ước
Vécxai vì những quyền lợi của MT không được thoả màn.
Gần hai năm sau, ngày 25/8/1921, MT đã kí hoà ước riêng rẽ với Đức. Đồng
thời, MT đề xuất việc triệu tạp một hội nghị quốc tế ờ Oasinhtơn đê giải quyết
những vấn đề trong quan hệ quốc tế ở khu vực Viễn Đông - Thái Bình Dương,
nhằm ngăn chặn phong trào độc lập dân tộc đang lên cao và củng cố nền thông
trị thực dân ờ khu vực này.
Ngày 12/11/1921, Hội nghị Oasinhtơn khai mạc với sự tham gia của 9
nước: Anh, Pháp, MT, Ý, Nhật, Bí, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Trung Quốc. Nước
Nga Xô viết - một nước lớn ở khu vực Viển Đông không được mời tham dự hội
nghị. Ọuyển lãnh đạo hội nghị nằm trong tay 4 nước: Anh, Pháp, MT, Nhật,
nhưng quyền quyết định thuộc về MT. Những nghị quyết quan trọng nhất của
Hội nghị Oasinhtơn được thê hiện trong ba bản hiệp ước sau đây:
- Hiệp ước 4 nước (Anh, Pháp, MT, Nhật) được gọi là "Hiệp ước không
xâm lược ở Thái Bình Dương" kí ngày 13/12/1921, có giá trị trong 10 năm. Các
bên thoả thuận "tôn trọng quyền của nhau về các đảo ở Thái Bình Dương", thực
ra là cùng nhau bảo vệ các thuộc địa ờ khu vực rộng lớn này. Cũng nhân dịp
này MT gây áp lực để liên minh Anh - Nhật (được kí kết từ năm 1902) không
còn hiệu lực nữa (điều 4). Như vậy, với Hiệp ước này, M ĩ không chi thủ tiêu
dược liên minh Anh - Nhật mà còn trở thành nước đóng vai trò chủ đạo trong
bốn cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương.
- Hiệp ước 9 nước (Anh, Pháp, MT, Nhạt, Ý, Bi, Hà Lan, Bồ Đào Nha,
Trung Quốc) kí ngày 6/2/1922 công nhận nguyên tắc "hoàn chỉnh về lành thổ
và tôn trọng chủ quyền của Trung Ọuốc" đồng thời nêu nguyên tắc "mở cửa" và

131
"cơ hội đồng đều" cho các nước trong hoạt động thương mại và còng nghiệp
trên toàn lành thổ Trung Quốc. Với hiệp irớc này, Trung Quốc đà trở thành một
thị trường chung của các cường quốc phương Tây và Nhật Bản. Đặc biệt là MT
đã hợp pháp hoá sự bành trướng của mình vào Trung Quốc, điểu mà M ĩ khồng
thực hiện được ở Hội nghị Vécxai.
• • • • C / •

- Hiệp ước 5 nước (Anh, Pháp, MT, Nhật, Ý ) kí kết cùng ngày 6/2/1922,
được gọi là "Hiệp ước hạn chế vũ trang và hải quân" nhằm quy định trọng tải
tàu chiến của các nước ở khu vực Thái Bình Dương theo tỉ lệ: M ĩ và Anh bằng
nhau - 525 000 tấn, Nhật - 315 000 tấn, Pháp và Ý bằng nhau - 175 000 tấn.
Đồng thời, các nước này cũng quy định tỉ lệ vể hai loại tàu chở máy bay và tuần
dương hạm.
Như vậy, Hội nghị Oasinhtơn hoàn toàn có lợi cho M ĩ, trong khi nước Anh
phải chấp nhận nhượng bộ: từ bỏ nguyên tắc "sức mạnh quân sự gấp đỏi" đà có
từ năm 1914, theo đó hải quân Anh có hạm đội bằng hai hạm đội mạnh nhất thế
giới cộng lại, dồng thời phải huỷ bỏ liên minh Anh - Nhạt. Từ đây, hải quân M ĩ
ngang hàng với Anh và vượt qua Nhật. MT còn thực hiện được việc xâm nhập
vào thị trường Viễn Đông và Trung Quốc thống qua chính sách "mở cửa". Nhật
Bản cũng bị suy giảm sức mạnh trên biên đồng thời phải chấp nhận nhượng bộ
trong vấn để Trung Quốc.
Với hộ thống Hiệp ước Oasinhtơn, MT đà giài quyết quyền lợi của mình
bàng cách thiết lập một khuôn khố trật tự mới ở châu Á - Thái Bình Dương do
MT chi phôi. Kết hợp với hệ thống Hoà ước Vécxai, các hiệp ước của Hội nghị
Oasinhtơn đà tạo nên Hệ thống Vécxaị - Oưsinhtơìì. Đó là trật tự thế giới mới
mà chủ nghĩa đế quốc xác lập, trong đó ba cường quốc Anh, Pháp, MT giành
được nhiều ưu thế nhất và "7/10 dân cư thế giới trong tình trạng bị nô dịch"
(Lênin). Nội bộ phe đế quốc cũng bị phân chia thành những nước thoả màn và
những nước bất mãn với hệ thống này, tạo nên mầm mống của những cuộc
xung đột quốc tế trong tương lai. Như thế, sau cuộc chiến tranh thế giới kéo dài
4 năm (1914 - 1918) với những tổn thất nặng nề đối với toàn nhân loại, hoà
bình đã được lập lại trong một thế giới chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn.

3. Trật tự thẻ giới mớỉ trong thập niên 20 cúa thế kỉ X X


a) Các hội nghị quốc tẻ vé hoà bình an ninh tập thể và giấi trừ quán bị
,

Bước vào thập niên 20, nhìn chung các nước tư bản đều bước vào thời kì ổn
định và đạt được sự phát triển nhanh chóng vể kinh tế. Sự ổn định kinh tế và

132
chính trị của CNTB đã tác động khòng nhỏ đến chiểu hướng phát triển của quan
hệ quốc tế. Sau Hội nghị Vécxai và Oasinhtơn, hàng loạt hội nghị quốc tê vể
các vấn đề hoà bình, an ninh tập thể, giải trừ quân bị... đã diẻn ra trong khuôn
khổ hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
- Hội nghị Giênôva (Ý) diễn ra từ 10/4 đến 19/5/1922 với sự tham gia của
đại biểu 29 nước trên thế giới (MT chi cử quan sát viên). Đay là một trong
những hội nghị quốc tế lớn nhất kê từ sau Thế chiến I đến lúc bấy giờ. Nước
Nga Xô viết lần đầu tiên được mời tham dự chính thức. Hội nghị bàn vể những
vấn đề kinh tế - tài chính của tất cả các nước châu Âu sau chiến tranh, trong đó
"vấn để Nga" là vấn để gây tranh cãi nhiều nhất. Do những bất đồng vể việc
giải quyết những khoản nợ của Nga hoàng và Chính phủ lâm thời tư sản Nga,
cùng với vấn đề bổi thường chiến tranh cho nước Nga Xô viết, Hội nghị
Giênôva hầu như không đạt được kết quả đáng kể nào.
Trong khi đó, bên lề hội nghị Giênôva, hai nước Đức và Nga đà kí kết Hiệp
ước Rapanlô (Rapallo) ngày 16/4/1922 nhầm khôi phục quan hệ ngoại giao,
cam kết từ bỏ các khoản nợ và bồi thường chiến tranh, đồng thời áp dụng chính
sách tối huệ quốc trong quan hộ kinh tế - thương mại giữa hai nước.
- H ội nghị Lôcỉatì (Lausanne - Thuỵ Sĩ): Cuối năm 1922, trước những
chuyên biến quan trọng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì,
các nước tư bản phương Tây triệu tập hội nghị ở Lỏdan đê bàn việc kí kết một
hiệp ước hoà bình mới với Thổ và những vấn đề khác liên quan đến các eo biển
ở vùng Hắc Hải. Hội nghị khai mạc ngày 20/11/1922 với sự tham dự của các
quốc gia có liên quan.
Các nước Anh, Pháp, Ý, Nhật, Rumani, Hi Lạp, Nam Tư kí hiệp ước Lôdan
với Thổ đà xác định lành thổ cùa nước này bao gồm vùng Tiểu Á và vùng Đông
Têsaly (Thessaly) ở phán châu Âu. Là một cường quốc ở vùng Hắc Hải, nước
Nga Xô viết kiên quyết đấu tranh đòi tham gia vào việc giải quyết vần đề eo
biển ở khu vực này cùng với các nước kê trên và các nước Ưcraina, Grudia,
Bungari. Dưới sự chi phối của Anh, Pháp, Ý, Hiệp ước vé eo biển Đácđanen và
Bòxpho (Dardanelles và Bosphore) ở vùng biển Hắc Hái đã được kí kết, theo đó
vùng eo hiển sẽ được phi quân sự hoá, các loại tàu thuyền được tự do qua lại.
Hiệp ước này trên thực tế đã ánh hưởng đến an ninh của các nước vùng biển
Hắc Hải nói chung và nước Nga Xô viết nói riêng. Chính vì vậy Chính phủ Xô
viết không phê chuẩn hiệp ước này.

133
Hội nghị Lôcácnô

- H ộ i nghị Lôcúcnô (Locamo - Thuỵ Sĩ) từ ngày 5 đến 16/10/1925. Để xây


dựng một nền an ninh tập thể ở châu Âu trong khuôn khổ hệ thống Vécxai -
Oasinhtơn, một hội nghị quốc tế giữa các nước tư bản châu Au đà được triệu tập.
Hội nghị đà kí kết hệ thống Hiệp ước Lôcủcnô, bao gồm: Hiệp ước đảm bảo
chung giữa Anh, Pháp, Đức, Ý và Bi, các Hiệp ước Pháp - Đức, Đức - Bi, Đức -
Tiệp, Đức - Ba Lan về trọng tài và các hiệp ước đảm bảo Pháp - Ba Lan và Phiíp -
Tiệp. Các hiệp ước nói trên là sự cam kết đảm bảo dường biên giới giữa các nước
có liên quan theo những điều khoán của Hệ thống Vécxai. Đồng thời, cũng tại
Hội nghị này, các nước đà đồng ý để nước Đức tham gia Hội Quốc liên (nhưng
phải đến tháng 9/1926 Đức mới trở thành viên chính thức). Với việc kí kết hệ
thống Hiệp ước Lôcácnô và việc nước Đức tham gia Hội Ọuốc liên, mâu thuẫn
giữa các cường quốc phương Tây dường như dịu đi và người ta đã nói tới việc mở
đầu "một kỉ nguyên xích lại gần nhau trên thế giới"0).
Trong bối cảnh lòng tin vào an ninh tập thể lên đến đỉnh cao, theo sáng kiến
của Pháp và MT, ngày 27/8/1928 tại Pari đã diễn ra lễ kí kết Hiệp ước Briủỉìg -
K e n ỉô 'tỹơ {Briand - Ngoại trưởng Pháp, Kellogg - Ngoại trưửns MT) với nội dung
cam kết từ bỏ chiến tranh nói chung. Hiệp ước này được nhiều nước hưởng ứng,
có tới 57 quốc gia tham gia, trong đó có Liên Xô. Liên Xô là một trong những
quốc gia đầu tiên phê chuẩn và mong muốn Hiệp ước này sớm có hiệu lực. Mặc
dù Hiệp ước Briăng - Kenlốĩgiơ được đánh giá là "đinh cao của làn sóng hoà bình

( I ) Durosellc J. B, Scld. tr 70.

134
trong thập niên 20", nhưng thực tế cho thấy việc đặt niềm tin vào hiệp ước này là
"một ảo tưởng nguy hiểm" bởi lẽ chỉ vài ngày sau, Anh và Pháp đã kí ngay một
thoả hiệp riêng rẽ về vấn đề vũ khí. Những diễn biến tiếp theo trong quan hệ quốc
tế thập niên 30 của thế kỉ X X sẽ minh chứng điều đó.
b) Vấn đế thực hiện Hoà ước Vécxai k í với Đức
Việc thưc hiện các điều khoản của Hoà ước Vécxai kí với Đức chiếm một
• • • •

vị trí đặc biệt quan trọng trong quan hệ quốc tế những năm 20 của thế kỉ X X .
Về vấn đề bồi thường chiến tranh, Hội nghị Luân Đôn ngày 30/4/1921 đã
quy định số tiền bồi thường của Đức là 132 tỉ mác vàng và Đức bắt đầu phải trả
từ mùa hè năm 1921. Tuy nhiên, tình trạng khủng hoảng kinh tế - tài chính
trầm trọng ở Đức đã khiến cho nước này không có khả năng thực tế để trả món
nợ đó. Sau việc liên quân Pháp - Bỉ chiếm đóng vùng Rua, nơi sản xuất 90%
sản lượng than và 70% sản lượng gang của nước Đức, không mang lại hiệu quả
trong vấn để bồi thường của Đức, một hội nghị quốc tê đà được triệu tập ở Luân
Đôn để xem xét lại vấn đề này. Hội nghị Luân Đồn khai mạc ngày 16/7/1924
với sự tham gia của các đại diện Anh, Pháp, Ý, Nhật, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hi Lạp,
Rumani, và MT (về danh nghĩa MT chỉ tham gia với một số quyền hạn chế
nhưng trên ĩhực tế MT có ảnh hưởng lớn trong Hội nghị). Hội nghị Luân Đòn đà
thông qua k ế hoạch Đủiiét (Dawes) có giá trị trong vòng 5 năm với nội dung
chủ yếu là M ĩ và Anh sẽ giúp đỡ Đức trong việc phục hồi và phát triển kinh tế -
tài chính để nước này có khả năng trá được các khoản bồi thường chiến tranh
theo lịch trình được Uỷ ban 5 nước Anh, Pháp M7, Ý quy định như sau: năm thứ
nhất trả 1 tỉ mác vàng, năm thứ hai - 1,22 tỉ, năm thứ 3 - 1 , 2 tí, năm thứ tư -
1,75 tỉ; từ năm thứ năm, mỗi năm 2,5 tỉ.
Với kế hoạch Đâuét, Pháp đã phải có những nhượng bộ quan trọng đối với
Đức: Pháp phải rút khòi vùng Rua (năm 1925), trong khi M ĩ và Anh có điều kiện
mở rộng ảnh hưởng về kinh tế - tài chính vào nước Đức. Kế hoạch Đâuét đã góp
phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển kinh tế Đức. Qua kế hoạch này,
những trận "mưa đôla" từ M I và Anh đã tạo điều kiện trang bị kĩ thuật hiện đại và
nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế Đức. Năm 1929, tổng sản lượng công
nghiệp Đức đạt 113% mức trước chiến tranh, vượt qua Anh, Pháp.
Cling trong năm 1929, kế hoạch Đâuét lại được diều chỉnh theo hướng
giảm bót gánh nặng bồi thường chiến tranh cho Đức. Sau một thời gian dài
thảo luận, tháng 8/1929, Hội nghị quốc tế của 12 nước tư bản họp ờ La Hay
đà chính thức thông qua k ế hoạch Yơỉiẹ (Young). Theo đó, số tiền bồi thường

135
của Đức giám xuống còn 113,9 tí mác vàng và được trả trong thời hạn kéo dài
60 năm, đồng thời quân đội chiếm đóng của Pháp, Bí sẽ phải rút khỏi vùng
Rênani trước ngày 30/6/1930. Đến đây, Uỷ ban bồi thường đà chấm dứt hoạt
động, thay vào đó là Ngân hàng thanh toán quốc tế sẽ chịu trách nhiệm theo
dõi việc trả tiền bồi thường chiến tranh của Đức. Như vậy, nhờ sự giúp đỡ của
Anh và MT với ý đồ sử dụng Đức như một con đập ngăn làn sóng cách mạng
có khả năng tràn sang phía ĩây từ Liên x ỏ , chỉ trong một thời gian ngắn, nước
Đức chẳng những đã phục hồi nhanh chóng mà còn tăng cường tiềm lực kinh
tế - quân sự của mình. Từng bước một, nước Đức chiến bại đã tìm cách thoát
ra khỏi những ràng buộc của hộ thống Vécxai, khôi phục chủ quyền kinh tế -
tài chính và ngoại giao. Những thành công của nước Đức trong chính sách đối
ngoại gắn liền với tên tuổi của vị Ngoại trưởng G. X trixm en (G.Streseman)
trong những năm 1923 - 1929.
G. Xtrixmen (1878 - 1929) là nhà ngoại giao Đức, ủng hộ chính sách
xâm lược của đế quốc Đức trong Thế chiến I. Xtrixmen đã nhanh chóng
thay đổi đường lối đối ngoại để đưa nước Đức chiến bại thoát ra khỏi tinh
trạng khó khăn nhất sau chiến tranh, ô n g chủ trương kết hợp việc thi
hành những điều khoản của Hoà ước Vécxai với việc từng bước dùng áp
lực ngoại giao để sửa đổi những điều khoản này một cách có lợi nhất cho
nước Đức. Xtrixmen triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước thắng trận
với Liên Xô, mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau để khôi phục
địa vị của nước Đức. Trong thời gian làm ngoại trưởng Đức (1923 - 1929),
Xtrixmen đã triển khai hàng loạt hoạt động đối ngoại nhằm điều chỉnh
quan hệ với nước Pháp, đệ đơn xin gia nhập Hội Quốc liên (1924), kí Hệ
thống hiệp ước Lôcácnô (1925), kí Hiệp ước hữu nghị với Liên Xô (1926),
kí Hiệp ước từ bỏ chiến tranh Briăng - Kelốtgiơ (1928), tiếp nhận kế hoạch
Yơng (1929)... Nhờ đó, nước Đức dần dần khôi phục vi thế ở châu Âu.
Xtrixmen được nhận giải thưởng Nôben về hoà bình năm 1926 cùng với
Ngoại trưởng Pháp A. Briăng.

II - Q U A N HỆ QUỐC T Ế C Ủ A NƯỚC N G A X Ô V IÊ T / LIÊN XÔ


V À PHONG TR ÀO CỘNG SẢN TRONG NHŨNG N Ă M 20 C Ủ A TH Ế KỈ X X

1. Nước Nga Xỏ viết trong cuộc đáu tranh chông thù trong giặc ngoài
và khôi phục đất nước
Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, các nước đế quốc tập hợp lực lượng,
phối hợp hành động với mưu đồ tiêu diệt nước Nga x ỏ viết. Cuối tháng
1 1/1917 đại diện của các nước đế quốc, trong đó bốn nước M7, Anh, Pháp, Nhật
4

giữ vai trò chủ yếu, đà họp tại Pari dê bàn biện pháp thực hiện mưu đồ đó. M ột
tháng sau, ngày 22/12/1917 cũng lại diễn ra một hội nghị tương tự tại Pari. Đại
diện các nước tư bán thông qua nghị quyết không công nhận nước Nga Xô viết,
thoả thuận việc ủng hộ các lực lượng phản cách mạng ở Nga và phân chia nước
Nga thành các khu vực ảnh hưởng của từng nước. Theo đó, Anh sẽ nắm quyền
kiểm soát vùng Cápcadơ, Ácmênia, Grudia và vùng sông Đông; Pháp chiếm
Bátxarabia, Crirm và Ucraina; M ĩ và Nhật nắm khu vực X ibia và Viễn Đông...
Tháng 12/1917, quân Rumani (được Pháp hỗ trợ) đã chiếm
Bátxarabia. Đầu năm 1918, quân Anh, Pháp, Mĩ đổ bộ lèn hải cảng
Muốcmanxcơ; quân Nhật, sau đó là Mĩ chiếm Vlađivồxtốc; quân Anh kéo
đến Tuốcmênixtan và Ngoại Cápcadơ... Bộ chỉ huy tối cao các nước Hiệp
Ước còn sử dụng 60 000 binh lính của Quân đoàn Tiệp Khắc để chống
phá nước Nga Xô viết. Tháng 5/1918, quân đoàn Tiệp Khắc cùng với các
thế lực phản cách mạng nổi loạn, chiếm được toàn bộ vùng Xibia rộng lớn
và nhiều thành phố dọc sông Vồnga nhưXamara, Ximbiếc, Cadan... Tình
hình lại càng khó khăn hơn do việc quân Đức chiếm đóng vùng lãnh thổ
rộng lớn, tập trung tới hơn 90% sản lượng than, 70% sản lượng sắt và 1/3
chiều dài đường sắt của cả nước (theo các điều khoản của Hoà ước Brét -
Litốp). Với việc cung cấp vũ khí cho các đội quân Bạch vệ, quân Đức đã
cùng các nước đế quốc tham gia chống phá nước Nga.

Từ năm 1919, sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các nước đế quốc tăng
cường can thiệp và giúp đỡ các lực lượng phản cách mạng ở Nga. Tính đến
tháng 2/1919 quân đội can thiệp có mật ở Nga đã lên đến 300 000 (trong đó ờ
miền Nam: 130 000, Viền Đông: 150 000, miền Bắc: 20 000).
Trải qua 3 năm chiến đấu cực kì gian khổ, Hồng quân và nhân dân Xô viết
đã lẩn lượt đánh bại các lực lượng thù trong, giặc ngoài, giữ vững nền độc lập,
tự chủ của đất nước. Cũng trong thời gian này, trung thành với những nguyên
tắc của Tuyên ngôn vê Quyền của cúc íìíhì tộc à Nga (công bố ngày
15/11/1917), Nhà nước Xô viết đã công nhận quyền tách ra của Ucraina, công
nhận độc lập của Phần Lan, Ba Lan; xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng của
Chính phù Nga hoàng trước đây đã kí với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kì, Iran và
nhiều nước khác.
Sau khi chiến thắng các lực lượng đế quốc can thiệp và các tập đoàn phản
động trong nước, nhân dân Nga tiến hành công cuộc khôi phục và xây dựng
đất nước. Chính sách Kinh tế mới (NEP) của Lênin đã đem lại những kết quả
bước đầu. Ngày 21/1/1924, V. I. Lênin - lãnh tụ Đảng Cộng sản và Nhà nước
Liên Xô từ trần. Người kế tục cương vị lãnh đạo đất nước trong 30 năm tiếp
theo là Stalin.
Giôdép stalin (1879 - 1953): Nguyên soái, nhà hoạt động chính trị ở
nước Nga / Liên Xô; tham gia phong trào Công nhân Xã hội Dân chủ Nga
từ năm 1898, đi theo quan điểm của Lênin. Sau Cách mạng tháng Mười,
ông là uỷ viên nhân dân (Bộ trưởng) phụ trách các vấn đề dân tộc; năm
1922, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, năm 1924 kế tục Lênin là
người đứng đầu Đảng và Nhà nước Liên Xô. ông đã lãnh đạo cuộc Chiến
tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xồ, cùng Anh và Mĩ thiết lập Mặt trận Đồng
minh chống phát xít. stalin tham gia Hội nghị Thượng đỉnh với các nguyên
thủ Mĩ và Anh ở Têhêran (1943), lanta (2/1945) và Pốtxđam (7/1945).

2. Đáu tranh cho hoà bình và ỉhiết lập quan hệ ngoại giao của chính
quyền xỏ viết trong những nãm 20 của thế kỉ XX
Trong quan hệ quốc tế, Chính phủ Xô viết phàn đối gay gắt tính chất nô
dịch của các hoà ước, nhất là Hoà ước Vécxai. Lênin cho rằng: "Đấy không
phải là hoà ước, đấy là những điểu kiện mà bọn ăn cướp tay cầm dao, buộc nạn
nhân không có gì tự vệ phải chấp nhận"(l). Trong lúc các cường quốc phương
Tây thi hành chính sách thù địch, bác bỏ sự tham dự của nước Nga Xô viết tại
Hội nghị Vécxai và Hội nghị Oasinhtơn, ngày 28/11/1921, Chính phủ Xô viết
đã gửi cồng hàm tới các chính phủ Anh, Pháp, MT, Ý, Nhật nêu rõ những
nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình của nước Nga với phần còn lại của thế giới.
Năm 1922 lần đầu tiên được mời chính thức tham dự Hội nghị quốc tế Giênôva,
đoàn đại biểu Xô viết đã đưa ra đề nghị về việc thiết lập các quan hệ ngoại giao
và kinh tế, thực hiện chung sống hoà bình và tiến hành giải trừ quân bị. Nước
Nga sẵn sàng bình thường hoá quan hộ với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng,
tồn trọng chủ quyền và toàn vẹn lành thổ của nhau, hợp tác cùng có lợi và cùng
tồn tại hoà bình. Hội nghị Giênôva thất bại, tuy vậy việc Nga và Đức kí kết
Hiệp ước Rapanlô đà giáng một đòn vào âm mưu bao vây, cô lập nước Nga của
các cường quốc phương Tây, đồng thời đánh dấu một thắng lợi ngoại giao quan
trọng của Nhà nước Xô viết. Đức trở thành nước phương Tây đầu tiên thiết lập
quan hệ ngoại giao với nước Nga.

( I ) Lè nin. Toàn tập, T.31, N X B Sự thạt, Hà Nội. 1996, tr. 396.

138
Những năm tiếp theo, nước Nga Xô viết (từ tháng 12/1922 là Liên Xô) đã
từng bước phá vỡ chính sách cô lập của các nước phương Tây và khẳng định vị
trí quốc tế của mình. Sau Đức, Anh là nước tư bán thứ hai ở châu Âu thiết lập
quan hộ ngoại giao chính thức với Liên Xô ngày 2/2/1924. 5 ngày sau, Ý tuyên
bố công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Liên x ỏ . Tháng
10/1924, sau khi vượt qua không ít những bất đồng trong nội bộ, Chính phủ
Pháp đà chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Cũng trong năm 1924, nhiều nước khác đã công nhận và thiết lập
quan hệ ngoại giao với Liên Xô: Na Uy (13/2), Áo (25/2), Hi Lạp (8/3),
Đan Mạch (18/6), Anbani (6/7), Hunggari (5/9)...

Ở châu Á, ngày 31/5/1924, đại diện Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Bắc
Kinh đã chính thức k í kết Hiệp ước Xô - Trung, theo đó Trung Quốc cồng nhận
và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đồng thời, Liên Xô cũng tuyên bố
từ bỏ tất cả những đặc quyền mà Chính phủ Nga hoàng trước đây đà buộc
Trung Quốc phải kí kết. Sau đó, ngày 25/1/1925, Nhật Bản - một cường quốc ở
châu Á - dà bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Như vậy, trải qua hơn 7 năm tồn tại và kháng định vị thế của mình, Liên Xô
đà được hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có các cường quốc Anh, Pháp,
Ý, Nhật chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao. Mặc dù mối
quan hệ này còn phái trải qua nhiều bước thăng trầm đầy khó khăn, căng thảng
nhung thực tế đã khẳng định vai trò, uy tín ngày càng cao của Liên Xô và
những thắng lợi to lớn của nền ngoại giao Xô viết.

3. Quan hệ quốc tê trong phong trào cộng sản và công nhàn những
năm 20 của thế kỉ X X . Sự ỉhành lập Quốc tẻ Cộng sản
Cuộc Thế chiến I đã thúc đẩy nhanh quá trình phân hoá của phong trào
công nhân châu Âu khi đó khi đó đã trở nên hết sức nghiêm trọng. Chủ trương
của nhiều nhà lãnh đạo Đảng Xã hội Dân chủ các nước kêu gọi công nhân và
nhân dân nước mình "chiến đấu bảo vệ Tổ quốc" khiến cho giai cấp công
nhân các nước lâm vào cuộc chiến "huynh đệ tương tàn". Do vậy, Quốc tế II
không thê hoạt động được nữa, trên thực tế đã bị tan rã. Chỉ có một số ít người
theo quan điểm của Lênin, kiên trì đấu tranh chống chiến tranh đế quốc chủ
nghĩa, kêu gọi công nhân hãy bảo vệ hoà bình, biến chiến tranh đế quốc thành
nội chiến cách mạng, làm cho chính phủ tư sản thất bại và tiến hành cách
mạng vỏ sản. Tại Đại hội Quốc tế II ờ Dimmécvan lẩn thứ nhất (1915) và lán
thứ hai (1916), những người cách mạng chân chính đà tập hợp lại, được gọi là

139
"phái tả Dimmecvan", sau này trở thành nòng cốt của việc thành lập Ọuốc tế
Cộng sản (1919).
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động mạnh mẽ
đến phong trào đấu tranh của công nhân nhiều nước ờ châu Âu. Trong những
năm 1918 - 1923, cách mạng bùng lên ở Đức, Áo, Hunggari... Nhiều nơi thành
lập chính quyển Xô viết như Cộng hoà Xô viết Hunggari
(3/1919), Cộng hoà Xô viết Bavie (Đức, 4/1919). Nhimg sau đó cao trào cách
mạng bị đàn áp dữ dội, các nển Cộng hoà Xô viết đều thất bại. Đứng trước yêu
cầu tập hợp lực lượng cồng nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đê
quốc, ngày 4/3/1919 một tổ chức mới đã ra đời dưới sự lãnh đạo của V I. Lênin
mang tên Quốc tế Cộng sản, thường gọi là Quốc tế thứ ba (Quốc tế III)
Đại hội thành lặp Quốc tế Cộng sản tiến hành ở Mátxcơva từ ngày 2
đến 6/3/1919, có đại biểu của các chính đảng công nhân nhiều nước
châu Âu như Nga, Đức, Áo, Hunggari, Pháp, Bungari, Ba Lan, Phần
Lan... Đại biểu Mĩ cũng tham dự đại hội. Lấn đầu tiên, Đại hội có mặt đại
• W • • • 9 • • • •

biểu một số nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên... Như vậy, Quốc tế
III đã mở rộng phạm vi hoạt động sang cả phong trào giải phóng dân tộc.
Đại hội đã thông qua Cương lĩnh và Tuyên ngôn gửi những người vô sản
toàn thế giới.

Trong những năm 20, Ọuốc tế III đà tiến hành 5 kì đại hội, từng bước xác
định chiến lược và sách lược đấu tranh của phong trào công nhân và cộng sản
quốc tế. Nhiều đảng cộng sản được thành lạp ở châu Âu, châu MT và châu Á.
Năm 1921 có 48 đảng, đến năm 1928 đă có 55 đảng cử đại biểu tham gia đại
hội. Trong đó, một số đảng cộng sàn đã được thành lập ở châu Á như Inđônêxia
(1920), Trung Quốc (1921), Triều Tiên (1925), Việt Nam (1930)... Cùng thời
gian trên, Quốc tế III thành lập các tổ chức quần chúng như Quốc tế Thanh niên
(1919), Ọuốc tế Phụ nữ (1920), Ọuốc tế Công đoàn đỏ (1921), Quốc tế Nông
dân (1923)... Nhờ vậy, lực lượng quần chúng hưởng ứng đường lối và hoạt động
của Quốc tế III ngày càng đồng đào và lan rộng khắp nơi. Cùng với việc chỉ đạo
phong trào cộng sản và công nhân các nước Âu MT, Ọuốc tế III rất quan tâm
đến vấn đề đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống chế độ thực dân.

Đại hội 2 của Quốc tế III (1920) đã thảo luận văn kiện của Lẽnin "Sơ
thảo đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa", chỉ ra những nét
chiến lược cơ bản của các dân tộc bị áp bức và nhiệm vụ của giai cấp
công nhân châu Âu đối với phong trào này. Năm 1921 thành lập Trường

140
Đại học Phương Đồng nhằm đào tạo và bổi dưỡng lí luận cho cán bộ các
dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Đại hội 6 (1928) đã thông qua đề cương
về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Trong khi phong trào cộng sản ngày càng lan rộng ở các nước tư bản, các
nước thuộc địa và phụ thuộc thì những phần tử theo chủ nghĩa cơ hội trong
Quốc tế II vẫn cố gắng gây dựng lại phong trào.

Năm 1921, họ thành lập một tổ chức quốc tế mới, gọi là Quốc tế hai
rưỡi. Đến năm 1923, thành lập Quốc tế công nhân XHCN tập hợp những
người xã hội dân chủ của Quốc tế thứ hai và thứ hai rưỡi, tiếp tục đi theo
đường lối cơ hội ủng hộ chính quyền tư sản, gây chia rẽ trong phong trào
công nhân.

III. SƯ RA ĐỜI C Ủ A CHÚ N G H ĨA PHÁT X ÍT V À SÁCH LUƠC ĐAU


TRANH CUA QƯOC TE CỌNG SAN
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bùng nổ đã chấm dứt
thời kì ổn định của chù nghĩa tư bản cùng với ảo tưởng về một kỉ nguyên hoà
bình của thế giới. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước MT ngày 2 4 /10 /1929, đã
nhanh chóng tràn sang châu Âu, bao trùm toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa, đê
lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Hàng trăm triệu
người (còng nhân, nông dân và gia đình của họ) bị rơi vào tình trạng đói khổ.
Hàng nghìn cuộc biêu tình lôi cuốn trên 17 triệu công nhân tham gia. ở các
nước thuộc địa và phụ thuộc, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc bùng lên
mạnh mẽ. Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trờ nên cực kì gay gắt.
Trong bối cảnh đó đà hình thành những xu hướng khác biệt nhau trong việc
tìm kiếm con đường phát triển giữa các nước TBCN. Các nước khòng có hoặc
có ít thuộc địa gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu và thị trường đã đi theo
con đường phát xít hoá chế độ chính trị, thiết lập nền chuyên chính khủng bố
công khai nhằm cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Các
nước Ý, Đức, Nhạt Bản là điển hình cho xu hướng này. Trong những năm 1929
- 1936, giới cầm quyển các nước nói trên đà từng bước phá vỡ những điều
khoản chính yếu của hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và tích cực chuẩn bị cuộc
chiến tranh để phân chia lại thế giới. Trong khi đó các nước MT, Anh, Pháp...
tìm cách thoát ra khỏi khủng hoân<z bàng những cải cách kinh tê - xã hội, duy
trì nền dân chủ tư sản đại nghị, đồng thời chù trương duy trì nguyên trạng hệ
thống Vécxai - Oasinhtơn. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản trong thập niên
30 chuyên biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đối lập - một bên là
khối phát xít Đức, Ý , Nhật với một bên là khối các nước tư bản dân chủ vn,
Anh, Pháp và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khôi đã phá vỡ hệ thống thoả
hiệp Vécxai - Oasinhtơn, dẫn tới sự hình thành các lò lửa chiến tranh, báo hiệu
nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

1. Sự hình thành ba lò lửa chiến tranh thế giới


a) Lò lửa chiến tranh ở Nhật
Nhật Bản là nước đầu tiên có tham vọng phá vỡ hệ thống Vécxai -
Oasinhtơn bằng sức mạnh quân sự. Từ năm 1927 Thủ tướng Nhật Tanaca đà
vạch một kế hoạch chiến tranh toàn cầu đệ trình lên Thiên hoàng dưới hình thức
bản "Tấu thỉnh'", trong đó khẳng định phải dùng chiến tranh để xoá bỏ những
"bất công mà Nhạt phải chấp nhận" trong các Hiệp ước Oasinhtơn (1921 -
1922) và đề ra kế hoạch cụ thể xâm lược Trung Quốc, từ đó mở rộng xâm lược
toàn thế giới.
Tanaca Giichi (1864 - 1929): Thủ tướng Nhật trong những năm 1927
- 1929. Là sĩ quan chỉ huy quân đội trong chiến tranh Nga - Nhật (1904 -
1905), Tanaca giữ chức Bộ trưởng Chiến tranh (1918 - 1921 và 1923 -
1925), tháng 4/1927, trở thành Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao,
theo đuổi chính sách đối ngoại bành trướng công khai. Trong bản Tấu
thỉnh trình lên Nhật hoàng năm 1927, Tanaca vạch ra kế hoạch đầy tham
vọng nhằm chinh phục Trung Quốc, Mồng cổ , Ấn Độ, châu Á và toàn thế
giới. Tanaca hai lấn cho quân xâm lược Sơn Đông (Trung Quốc) vào
tháng 5/1927 và tháng 5/1929, nhưng đều thất bại. Do không giải quyết
được những khó khăn của nước Nhật cả về đối nội và đối ngoại, tháng
7/1929, Tanaca buộc phải từ chức nhưng ý đồ bành trướng vẫn được các
chính phủ kế nhiệm tiếp tục theo đuổi.

Sau hai lần thất bại trong việc xâm lược vùng Sơn Đông (Trung Quốc),
ngày 18/9/1931 Nhật Bản tạo ra "Sự kiện đường sắt Nam Mãn Châu" đê lấy
cớ đánh chiếm vùng Đỏng Bắc Trung Ọuốc, nơi tập trung 77% tống sô vốn
đầu tư của Nhật ở Trung Quốc. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch xâm lược
đại quy mô của Nhật. Sau khi chiếm vùng này, quân Nhật dựng lên cái gọi là
"Nhà nirớc Mãn Châu độc lập" với chính phủ bù nhìn do Phổ Nghi (vua cuối
cùng của triều đại Màn Thanh đà từ ngôi nãm 1911) đứng đầu. Nhật biến

142
vùng Đông Bắc Trung Ọuốc thành thuộc địa và bàn đạp cho những cuộc phiêu
lưu quân sự mới.
Việc Nhật Bàn xâm lược Đông Bắc Trung Quốc đà động chạm đến quyền
lợi của các nước tư bản phương Tây, nhất là M7. Tuy nhiên, MT cũng như Anh,
Pháp đã nhân nhượng, dung túng cho hành động xâm lược của Nhật với tính
toán rằng Nhật sẽ tiêu diệt phong trào cách mạng ở Trung Quốc và tiến hành
chiến tranh xâm lược Liên Xô.
Điều đó làm cho Nhật bỏ qua mọi phản đối của phái đoàn điều tra
Líttơn (Lytton) do Hội Quốc liên cử đến Trung Quốc. Ngày 24/2/1933 Hội
Quốc liên đã thông qua Báo cáo cồng nhận chủ quyền của Trung Quốc ở
Mãn Châu, không công nhận "nước Mãn Châu” do Bộ tham mưu Nhật
dựng lên, nhưng mặt khác lại đề nghị duy trì "những quyền lợi đặc biệt
của Nhật" ở Trung Quốc.

Quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc

Như vậy, Hội Quốc liên đà không công khai tuyên bô "hành động của Nhật
là xâm lược nhưng không quyết định một hình phạt nào đối với Nhật. Trước sức
mạnh quân sự, Hội Ọuốc liên đã sử dụng sức mạnh tinh thần. Phương pháp đó
không đem lại kết quả nào"(l). Nhật Bán tiếp tục mở rộng xâm lược Trung
Quốc, chiếm đóng hai tỉnh Nhiệt Hà và Hà Bắc. Đê có thê tự do hành động,
ngày 24/3/1933 Nhật Bản tuyên bô rút khỏi Hội Quốc liên. Hành dộng cùa
Nhạt đã phá tan nguyên trạng ở Đông Á do Hiệp ước Oasinhtơn năm 1922 quy
định, đánh dấu sự tan vỡ bước đầu của Hộ thống Vécxai - Oasinhtơn. Không
dừng lại ở đó, năm 1937 Nhật bắt đầu mở rộng chiến tranh trên toàn lãnh thổ
Trung Ọuốc.
b) Lò lửa chiến tranh ở Đức
Trong lúc đó, lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở Châu Âu
với việc Hitle lên cầm quyền ờ Đức tháng 1/1933. Có thể nói, lực lượng quàn
phiệt Đức đã nuôi chí phục thù ngay từ sau khi nước Đức bại trận và phải chấp
nhận hoà ước Vécxai. Bước vào thập niên 30, sự sụp đổ cùa Chính phủ Muylơ
(M uler) - Chính phủ cuối cùng của nền Cộng hoà Vaima (W eimar) - và việc
Bruyninh (Bruning) lên nắm chính quyền đầu năm 1930 đánh dấu một thời kì
chuyên biến mới trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Đức. Xu
hướng thành lập một chính quyền "mạnh", một nền chuyên chính dân tộc chủ
nghĩa cực đoan đã trở thành nhu cầu cấp thiết của giới quân phiệt ở Đức. Đủng
Quốc gia Xã hội Đức (gọi tắt là Quốc xà hoặc Nazi) được coi là lực lượng thực
tế có thê đáp ứng được nhu cầu đó và Hítle được coi là "người hùng" có thê
ngăn chặn được "tình trạng hỗn loạn và chủ nghĩa bônsêvích". Ngày 30/1/1933,
Tổng thống Hinđenbua (Hindenburg) đã cử Hítle, lãnh tụ của Đảng Quốc gia
xã hội làm thủ tướng, mở đầu một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.
A. Hítỉe (Adolphe Hitler, 1889 - 1945): Thủ tướng rồi làm quốc trưởng
nước Đức (1933 - 1945), thủ lĩnh Đảng Quốc xã. Hítle tham gia quân đội
Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), sau chiến tranh gia
nhập Đảng Quốc xã và trở thành thủ lĩnh của Đảng này. Hítle tiến hành
cải tổ Đảng Quốc xã, đề ra cương lĩnh 25 điều nhằm cổ xuý cho việc khôi
phục đế quốc Đại Đức và mở rộng ảnh hưởng trong nước. Năm 1923,
Hítle tổ chức vụ đảo chính ở Muyních (thường gọi là "vụ phiến loạn tiệm
bia") nhưng thất bại và bị kết án 5 năm tù. Trong thời gian ngồi tù hơn một
năm, Hítle viết cuốn "Đời chiến đấu của tôi" (Mein Kampt) trình bày những
vấn đề lí luận cơ bản của chủ nghĩa Quốc xã Đức. Sau khi được ra tù
trước thời hạn, Hítle tận dụng mọi cơ hội và thủ đoạn để tuyên truyền tư
tưởng phát xít, kích động tâm lí phục thù cho nước Đức. Cuộc khủng

( l ) Durosell J. B, Sđd, tr. 125.

144
hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã dẫn tới những thay đổi chính trị hoàn toàn
có lợi cho Hítle. Sau khi lên cầm quyền, Hítle thiết lâp chế độ phát xít
khủng bố công khai, biến nước Đức thành một trại lính khổng lồ và tích
cực chuẩn bị kế hoạch tiến hành chiên tranh với mưu đồ bá chủ thế giới.
Hítle là tên tội phạm chiến tranh hàng đầu, là kẻ chủ mưu sát hại tù binh,
dân thường tại các khu vực phát xít Đức chiếm đóng. Hítle tự sát ngày
30/4/1945, khi quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Béclin.

Việc H ítle lên cầm quyền không chí là một sự kiện thuần tuý của nước
Đức, mà còn "đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử quan hệ quốc
tê". Bởi lẽ, "đối mặt với Hítle, chủ nghĩa "xoa dịu" của Anh, sự trì trệ của
Pháp và chủ nghĩa trung lập của MT là những hiện tượng tiêu biểu nhất của
thòi kì tiếp th e o'"n. Từ đây, Hítle thực hiện dần từng bước việc thanh toán hệ
thông Véc-xai và chuẩn bị chiến tranh thế giới mới nhằm thiết lập quyền
thống trị thế giới.
Bước đầu tiên trong kế hoạch của Hítle là chinh phục châu Âu, trong đó
chủ yếu là chiếm đoạt các vùng lành thổ ớ phía Đông châu Âu, trước hết là Nga
và các vùng phụ cận Nga. Tuy nhiên, Hítle không loại trừ một cuộc chiến tranh
với phương Tây để xâm chiếm lành thổ phía Tây mà trong đó nước Pháp vẫn bị
coi là "kẻ thù truyền thống". Hítle còn đề ra kế hoạch Âu - Á (Eurasia) và Âu -
Phi (Euraírica) nhằm xâm chiếm lãnh thổ của các nước châu Á, châu Phi.
Việc làm đầu tiên của Hítle sau khi lẽn nắm quyển là tái vũ trang nước Đức
và thoát khỏi sự ràng buộc quốc tế để chuẩn bị cho những hành động xâm lược.
Tháng 10/1933 đại biểu Chính phủ Đức Quốc xã đà rời bỏ Hội nghị giải trừ
quân bị ờ Giơnevơ và sau đó tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên. Ngày 16/3/1935,
Hítle công khai vi phạm Hoà ước Vécxai, công bố đạo luật cưỡng bức tòng
quân, thành lập 36 sư đoàn (trong lúc đó Pháp chỉ có 30 SƯđoàn). Ba tháng sau,
ngày 18/6/1935 Đức k í với Anh Hiệp định về hải quân, theo đó Đức được phép
xây dựng hạm đội tàu nổi bàng 35% và hạm đội tàu ngầm bằng 45% sức mạnh
hải quân của Anh. Hiệp định này trực tiếp vi phạm Hoà ước Vécxai và tăng
cường sức mạnh quân sự của nước Đức. Đồng thời, Hítle tìm cách bí mật thú
tiêu các chính khách phương Tây cản trở kế hoạch xâm lược của mình, như Thủ
tướng Rumani Đuca, Ngoại trưởng Pháp Báctu, nhà vua Nam Tư Alếchxanđrơ
và Thủ tướng Áo Đỏnphút.

(1) Durosell J. B, Sđcl, tr. 129.

145
Không dừng lại ở đó, ngày 7/3/1936 Hítle ra lệnh tái chiếm vùng Rênani,
công khai xé bỏ Hoà ước Vécxai, Hiệp ước Lòcácnô và tiến sát biên giới nước
Pháp. Lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất đà xuất hiện ở châu Âu.
c) Lò lửa chiến tranh ở Ý
Mặc dù ỉà nước thắng trận nhưng Ý không thoả mân với việc phân chia thế
giới theo Hoà ước Vecxai. Tham vọng của nước này là muốn mớ rộng ảnh
hưởng ở vùng Bancăng, chiếm đoạt các thuộc địa ở châu Phi, làm chú vùng
biển Địa Trung Hải... Để thoát ra khỏi cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 -
1933 và xem xét lại Hộ thống Vécxai - Oasinhtơn có lợi cho mình, giới cầm
quyền phát xít ở Italia chủ trương quân sự hoá nền kinh tế, tăng cường chạy đua
vũ trang và thực hiện chính sách bành trướng xâm lược ra bên ngoài.
B. Mútxôlini (Benito Mussolini, 1883 - 1945) thủ lĩnh Đảng phát xít Ý.
Sau khi thành lập Đảng phát xít (11/1921) dựa trên cơ sở những "Nhóm
vũ trang chiến đấu" (Fascio di Combattimento), Mútxôlini ráo riết tiến
hành các hoạt động để tập hợp lực lượng, đưa ra "cương lĩnh xã hội" mị
dân, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong quần chúng. Với chiêu bài
"cứu nước Ý khỏi sự khủng bố của chủ nghĩa cộng sản", Mútxôlini tăng
cường hoạt động chống phá phong trào công nhân, bành trướng thế lực
trong cả nước. Mùa thu năm 1922, lực lượng phát xít đã nắm được Hội
đổng Hành chính ở những thành phố lớn như Bôlỏnhô, Milanô... Ngày
29/10/1922, dưới sức ép của
thế lực phát xít, Vua Víchto
Emmanuen III buộc phải bổ
nhiệm Mútxôlini làm thủ tướng.
Ngay hôm sau, 4 vạn tên phát
xít có vũ trang đã tổ chức "cuộc
tiến quân vào Rôma", cướp
chính quyền một cách dễ dàng.

Sau khi nắm chính quyền,


Mútxôlini thiết lập chế độ độc
tài phát xít, xây dựng "Nhà nước
nghiệp đoàn", liên kết với Hítle
thành khối Trục Rôma - Béclin
để thưc hiện chính sách bành
trướng xâm lược và chuẩn bị Hitle và Mủtxôlini

146
chiến tranh phân chia lại thế giới. Do những thất bại trẽn chiến trường
Bancăng và Bắc Phi, Mútxôlini bị vua Víchto Emmanuen III triệu hồi rồi ra
lệnh bắt giam (7/1943), hai tháng sau được một đơn vị đặc nhiệm của
Hítle giải thoát.

Khi chế độ Hítle sụp đổ, Mútxôlini bỏ trốn trong bộ quân phục của
lính Đức nhưng bị một đơn vị du kích bắt, sau đó bị xử treo cổ ngày
28/4/1945.

Thất bại trong việc kí kết Hiệp ước Tay tư (Ý - Anh - Đức - Pháp tháng
6/1933) nhằm xem xét lại đường biên giới đã quy định ờ châu Âu trong khuôn
khổ Hệ thống hoà ước Vécxai, từ năm 1934 M ú tx ô lin i ráo riết chuẩn bị kế
hoạch xâm lược, ban hành đạo luật quân sự hoá đất nước. Lúc này, quan hệ
giữa Ý với Đức còn căng thẳng do mâu thuẫn về quyền lợi ở vùng Bancăng.
Khi Đức đưa ra đạo luật cưỡng bách tòng quân (3/1935), Ý đã kí với Anh, Pháp
bản Hiệp ước Xtrêxa (Stresa) tháng 4/1935 nhàm thiết lập liên minh chống
Đức. Nhưng liên minh này nhanh chóng tan vỡ vì Anh kí với Đức một hiệp ước
riêng rẽ về hạn chế lực lượng hải quân (6/1935) và sự kiện Ý chính thức xâm
lược Êtiôpia ngày 3/10/1935. Bốn ngày sau, ngày 7/10/1935 Hội Quốc liên ra
tuyên bố lên án Ý và thông qua nghị quyết trừng phạt bằng những biện pháp
kinh tế - tài chính. Tuy nhiên, "lệnh trừng phạt chỉ làm Ý bực mình chứ không
thực sự ngăn cán họ tiếp tục các chiến d ịch "(l).
d) Sự hình thành khôi Trục phát xít Đ ứ c - Ý Nhật (11/1937)
-

Những sự kiện trên đây đã khiến M ú tx ô lin i rời bỏ liên minh Anh - Pháp,
xích lại gần hơn với nước Đức phát xít. Trong khi đó, sự bất lực của Hội Ọuốc
liên cùng với thái độ thoả hiệp của các nước Anh, Pháp, MT đã khuyến khích
hành động xâm lược của phát xít Ý. Sau khi chiếm được Êtiôpia, Ý đà kí với
Đức bản Nghị định thư tháng 10/1936, đánh dấu sự hình thành trục Béclin -
Rỏma. Bắt đầu từ đây, Đức và Ý tìm cách phối hợp và củng cố liên minh trong
cuộc đối đầu với Liên X ô cũng như các đối thủ khác ở châu Âu. Cả hai nước
đều đưa quân đội can thiệp trực tiếp và công nhận chính quyền phát xít Phrancô
trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (1936 - 1939).
Hai lò lửa chiến tranh hình thành ở châu Âu bắt đầu có mối liên hệ với lò
lửa chiến tranh ờ Viễn Đông. Ngày 25/11/1936, Đức và Nhật kí Hiệp ước
chống Ọuốc tế cộng sản, cam kết phối hợp các hoạt động chính trị đối ngoại và

(1) Duroselle J. B, Stld. tr. 154.


các biện pháp cần thiết để chống Liên Xò và Quốc tế Cộng sản, đồng thời còn
nhằm chống cả Anh, Pháp và MT. Ý tham gia Hiệp ước này ngày 6/11/1937. Sự
kiện đó đánh dấu Trục phút xít Bécỉiìi - Rôma - Tôkyô chính thức hình thành.
Việc Ý rút khỏi Hội Ọuốc liên ngày 3/12/1937 đã hoàn tất quá trình chuẩn bị
để các nước khối Trục dược tự do hành động, thực hiện kế hoạch gây chiến
tranh bành trướng lãnh thổ của mình.

Trục phát xit Béclin - Rôma - Tôkyô

2. Quốc tẻ Cộng sản và sách lược đấu tranh chỏng chủ nghĩa phát xít
Sự hình thành ba lò lửa chiến tranh báo hiệu nguy cơ một cuộc chiến
tranh thế giới mới đã xuất hiện. Các lực lượng Phát xít Ý, Quốc xã Đức và
Quân phiệt Nhật (gọi chung là chủ nghĩa phát xít) ráo riết thực hiện kế hoạch
chuẩn bị chiến tranh. Các đảng cộng sản và công nhân thế giới đứng trước
một vấn đề rất hệ trọng là xác định sách lược đối phó với nguy cơ chiến tranh
phát xít như thế nào. Kinh nghiêm của cuộc Thế chiến I cho thấy sự chia rẽ
dãn tới phân liệt trong phong trào công nhân quốc tế là một nhân tố thuận lợi
cho các nước đế quốc thực hiện tham vọng của họ và gây nhiều tổn thất cho
các lực lượng cách mạng.
Trong tình hình đó, Ọuốc tế Cộng sản triệu tập Đại hội lần thứ V II tại
Mátxcơva (25/7 - 25/8/1935), có đại biểu của các đảng cộng sản 65 nước tham
dự. Đại hội đà nghe bản báo cáo quan trọng của G. Đim itrốp, Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Quốc tế III.

148
Ghêoócghi Đimitrốp (1882 - 1949), nhà lãnh đạo phong trào cộng
sản và công nhân Bungari và Quốc tế Cộng sản. Tháng 3/1923, ông là
một trong những người chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Bungari, bị thất bại phải
ra nước ngoài làm việc ở Văn phòng Quốc tế III. Năm 1933, ông bị chính
quyền phát xít Hítle vu cáo tội đốt cháy nhà Quốc hội Đức, bị đưa ra xét
xử tại toà án Laixích (Leipzig). Trước toà, Đimitrốp dũng cảm tự bào chữa,
vạch trần tội ác của nền chuyên chế phát xít buộc toà án phải tuyên bố
trắng án.

Ông sang Liên Xô, được bầu làm tổng bí thư Ban Chấp hành Quốc tế
Cộng sản (1935 - 1943). Năm 1943, ông sáng lập Mặt trận Tổ quốc
Bungari, đoàn kết nhân dân đấu tranh chống bọn phát xít Đức chiếm
đóng. Tháng 9/1944, ông lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa giành
chính quyền ở Bungari, đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đổng Bộ trưởng
(1946) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bungari (1949).

Trong báo cáo, Đ im itrốp đã vạch rõ bản chất của chủ nghĩa phát xít là
"nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất,
sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bán tài chính” . Nó thay thế chế
độ dân chủ đại nghị tư sản bằng nền thống trị độc tài tàn bạo nhất của các tập
đoàn dại tư sản. Nó hoàn toàn không phải là sự vùng dậy của giai cấp tiểu tư
sản như các đàng này tuyên truyển hòng lôi kco đông đáo thanh niên, học
sinh, sinh viên tham gia và bị biến thành lực lượng xung kích của chúng. Do
vậy, chủ nghĩa phát xít không chỉ mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội mà còn đối
lập với tất cả các lực lượng đấu tranh cho hoà bình và dân chủ, chống chiến
tranh đế quốc. Trong tình hình như vậy, Quốc tế III chủ trương thành lập Mặt
trận Nhân dân, trước hết là thống nhất các lực lượng trong giai cấp còng nhân
từng quốc gia và trên phạm vi quốc tế, rồi mở rộng sự đoàn kết với các tầng
lớp nhân dân, với tất cả các lực lượng chống chủ nghĩa phát xít.
Sách ỉưực đúng đắn của Đại hội V II Quốc tế Cộng sản đã động viên đông
đảo nhân dân tham gia Mặt trận Nhân dân chống phát xít. Cuộc chiến tranh
chống chủ nghĩa phát xít Tây Ban Nha, sự thành lập chính phú của Mặt trận
Nhân dân Pháp (1936 - 1938), Mặt trận nhân dân ở nhiều nước thuộc địa và phụ
thuộc dã thu hút các lực lượn« xã hội không phân biệt đáng phái, xu hưởng
chính trị vào cuộc đấu tranh chông chủ nghĩa phát xít trẽn thế giới.

149
3. Quan hệ quốc tẽ của Liên Xò trong thập niên 30 của thè kĩ XX
Bước vào Ihập niên 30 của thế kí X X , Liên Xô tiếp tục cuộc đấu tranh trong
quan hệ quốc tế nhằm củng cố vị trí quốc tế của mình, đồng thời kiên trì lập
trường thiết lạp nền an ninh tập thể ở châu Âu và báo vộ hoà bình thế giới.
Trorm những năm 1929 - 1932, các nước tư bản phương Tây phát động một
chiến dịch chống Liên Xô.
Âm mưu đánh bom vào Cơ quan Tổng đại diện Liên Xô tại Vácsava
(1930), chiến dịch chống Liên Xô ở Phần Lan (1931), kế hoạch mưu sát
Đại sứ Nhật Bản tại Mátxcơva (1931), tên bạch vệ Goócnulốp mưu sát
Tổng thống Pháp pỏn Đume (1932)... Tháng 2/1930, Giáo hoàng Pie XI
kêu gọi tổ chức một cuộc "thập tự chinh" chống chủ nghĩa cộng sản, tập
hợp các tín đồ trên thế giới "hành động tập thể" chống Liên Xô. Đồng thời,
các nước tư bản phương Tây khởi xướng việc bao vây kinh tế chống Liên
Xồ. Đặc biệt là dự án thành lập Liên bang châu Âu do Ngoại trưởng Pháp
Briăng (Briand) đề xướng (5/1930) bao gồm tất cả các quốc gia châu Âu
thành viên của Hội Quốc liên, loại trừ Liên Xồ...

Những hành động đó đểu nhầm tạo ra khống khí căng thảng dẫn tới việc
các nước cát đứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Liên Xò kiên trì đâu tranh để vượt qua tình trạng phức tạp trong quan hệ
quốc tế. Trong thời gian này, Liên Xô thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất (1928 - 1933), tăng cường sức mạnh kinh tế và quốc phòng của đất
nước; đồng thời, làm phá sản âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Liên
Xô kí hiệp ước không xâm lược với nhiều nước láng giềng và một sô nước tư
bản châu Âu như Phần Lan, Latvia, Extônia, Ba Lan (1932), Ý (1933); đồng
thời đạt được thoả thuận gia hạn các Hiệp ước không xâm lược đà kí với Thổ
Nhĩ Kì, Đức, Iran, Lítva, Ápganixtan.
Tham gia Hội nghị giải trừ quân bị ở Giênồva khai mạc ngày 2/2/1932 (với
sự có mặt của đại diện 63 quốc gia), Liên x ỏ đã đưa ra chương trình giải trừ
quân bị và nêu rõ quan điểm của mình vẻ định nghĩa khái niệm xâm lược trong
quan hệ quốc tế. Hội nghị Giênồva không đi đến kết quả đáng kê nào do mâu
thuẫn giữa các cường quốc tư bân phirưng Tây, đồng thời những đề nghị của
Liên Xô cũng không được thòng qua. Tuy vậy, năm 1933, Liên Xô đà tiến hành
đàm phán và kí kết công ước vẻ xác định khái niệm xâm lược với các nước
Extônia, Latvia, Ba Lan, Rumani, Thố Nhĩ Kì, Iran, Ápganixtan, Rumani, Tiệp
Khắc, Nam Tư và Lít va.
Tháng 9/1934 Liên Xô tham gia H ội Quốc liên và trờ thành Uỷ viên thường
trực Hội đồng Hội Ọuốc liên. Điều đó cho thấy vị thế ngày càng được khẳng
định của Liên Xô trong các vấn để quốc tế. Tuy nhiên khi gia nhập tổ chức này,
Liên Xô nêu rõ quan điếm cùa mình trong việc khòng đồng ý với những quyết
định trước đây cũng như một sỏ điểu khoản của Hội Quốc liên vi phạm chủ
quyền các dân tộc. Đồng thời, Liên Xồ tranh thủ điều kiện đê đấu tranh cho hoà
bình và an ninh tập thể, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh thế giới.
Tháng 5/1935, Hiệp ước Tương trợ song phương Xô - Pháp và
Xô - Tiệp được kí kết đã thể hiện những cố gắng quan trọng của Liên Xô trong
việc xây dựng nền an ninh tập thê ở châu Âu. Ở khu vực châu Á, Liên Xô kí
Hiệp ước Tương trợ lẫn nhau với Mông c ổ (1936) và Hiệp ước Không xâm
lược với Trung Quốc (1937) nhằm tạo dựng m ối quan hộ cùng tồn tại hoà bình
giữa các quốc gia, đảm bào an ninh cho vùng V iễn Đông. K hi Nhật mờ rộng
chiến tranh ra toàn lãnh thổ Trung Ọuốc (1937), Liên Xô đứng vể phía Đảng
Cộng sản và nhân dân Trung Ọuốc, giííp đỡ về tinh thần và vật chất cho Trung
Quốc trong cuộc kháng chiến chống Nhật.
Liên Xô cho Trung Quốc vay 100 triệu USD năm 1938, 150 triệu
USD năm 1939; nhiều phi công Liên Xô tình nguyện tham gia chiến đấu
chống Nhật ở Trung Quốc.

Trong thập niên 30 của thế kỉ X X , Liên X ô cũng đạt dược việc bình thường
hoá quan hệ với MT. Sau khi thiết lập quan hệ với hầu hết các nước tư bản chủ
yếu, tháng 11/1933 Liên Xô và MT đà thoả thuận về việc chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

IV. Q U A N HỆ QUỐC T Ế TRUÓC K H I C H IÊ N T R A N H BỪNG N ố


Vào cuối những năm 30 của thế k ỉ X X , quan hộ quốc tế trở nên vô cùng
phức tạp và căng thẳng. Sự chuyển hoá mâu thuẫn giữa các cường quốc TBCN
đã dẫn tới sự hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau: một lủ, khối Trục phát
xít do Đức, Ý, Nhật cầm đầu; hai lí), khối đế quốc do Anh, Pháp, M ĩ cầm đầu.
Trong khi khối Trục ráo riết chuẩn bị kế hoạch chiến tranh ngay từ đầu nhừng
năm 30 thì khối đế quốc Anh, Pháp, MT mới bắt đầu quá trình này vào những
năm cuối của thập niên 30. Mặc dù hai khối nước TBCN này mâu thuẫn gay gắt
với nhau về vấn đề thị trường và quyển lợi nhưng đều thống nhất trong mục
đích chống Liên Xô, tiêu diệt Nhà nước X H C N đầu tiên trên thế giới. Điều đó
được thê hiện trong chính sách thoả hiệp, dung túng của các cường quốc tư bản

151
với chủ nghĩa phát xít nhằm chống Liên Xô và đè bẹp phong trào cách mạng
thế giới. Như vậy, trong quan hệ quốc tế đà diễn ra cuộc đấu tranh ngày càng
căng thảng và chằng chéo giữa ba lực lượng: Liên Xồ, khối Đức, Ý, Nhật và
khối Anh, Pháp, MT. Các cuộc chiến tranh cục hộ đã lan tràn khắp từ Âu sang
Á, từ Thượng Hải đến Gibranta. Chiến tranh thế giới ngày càng trở nên khó
tránh khỏi.

1. Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha (1936 - 1938)


Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, bùng nổ ngày 17/7/1936, vé hình thức là
cuộc nội chiến giữa Chính phủ Cộng hoà Tây Ban Nha với lực lượng phát xít do
Phrancò đứng đầu, nhưng vể thực chất là một cuộc khủng hoảng mang tính
quốc tế. Vấn đé không chỉ giới hạn trong nội bộ nển chính trị Tây Ban Nha.
Đức và Ý đà trực tiếp can thiệp, đứng vé phía phát xít Phrancô chống lại Chính
phủ Cộng hoà với mưu đồ biến Tây Ban Nha thành một bàn đạp chiến lược cho
kế hoạch bành trướng của mình ở châu Âu, châu Phi và Đại Tây Dương.
Phrancô (Franco Bahamonde Francisco, 1892 - 1975) nhà hoạt
động quân sự, chính trị Tày Ban Nha; năm 1925 được phong cấp tướng,
năm 1933, tổng tham mưu trưởng quân đội Tây Ban Nha. Tháng 7/1936,
Phrancô cầm đấu cuộc đảo chính chống Chính phủ Cộng hoà, tiến hành
nội chiến, năm 1938 trở thành Thủ lĩnh tối cao (Codillo) được sự ủng hộ
của Hítle và Mútxỏlini, thiết lập chế độ độc tài, năm 1939 kí Hiệp định
chống chủ nghĩa cộng sản" nhưng tuyên bố "trung lập" trong Thế chiến II.
Sau chiến tranh, Phrancô tim cách phá vỡ tình trạng cô lập của Tây Ban
Nha, được Mĩ ủng hộ. Năm 1947, Phrancô ban hành đạo luật kế vị, tự
phong là Nhiếp chính vương nhưng vẫn nắm quyền; năm 1969, Phrancô
chỉ định Hoan Cáclốt (Juan Carlos) làm người kế ngôi.

Trong chiến tranh Tây Ban Nha, các chính phủ Anh, Pháp đã thi hành
chính sách "không can thiệp", tuyên bố cấm xuất khẩu vũ khí và vật liệu chiến
tranh sang Tây Ban Nha. Ngày 9/9/1936, "U ỷ ban về Vấn đé không can thiệp"
được thành lập. M ĩ không chính thức tham gia Uỷ ban này nhưng trên thực tế
cũng duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Tây Ban Nha. Trong khi không áp
dụng một biện pháp cần thiết nào để ngăn chặn sự can thiệp trực tiếp của Đức
và Ý ở Tây Ban Nha, chính sách "không can thiệp" của Anh, Pháp, M ĩ vé thực
chất là hành động thoá hiệp với các lực lượng phát xít chống lại nước Cộng hoà
Tây Ban Nha. Hơn nữa, các công ti độc quyển của Anh, Pháp, M7 vẫn tiếp tục
có quan hệ thương mại và tài chính với lực lượng phát xít Phancô. Cuối cùng,

152
các chính phủ Anh, Pháp đã công khai ủng hộ Phrancồ, khi đó đã chiếm ưu thế
rõ rẹt ở Tây Ban Nha vào năm 1939.
Ngày 10/2/1939, hải quân Anh hỗ trợ cho lực lượng phiến loạn chiếm
đảo Minoca (Minorca) nằm trong quần đảo Balêaríc (Balearic). Ngay sau
đó, Chính phủ Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Cộng hoà Tây Ban
Nha với yêu cầu giao nộp Mađrít và các vùng lãnh thổ khác cho lực lượng
Phrancô. Ngày 27/2/1939, Anh và Pháp đổng thời cắt đứt quan hệ ngoại
giao với Chính phủ Cộng hoà Tây Ban Nha và tuyên bố công nhận chính
quyền Phrancồ.

Liên Xô đứng về phía Chính phủ Cộng hoà Tây Ban Nha trong cuộc đấu
tranh chống phát xít. Mặc dù lúc dầu Liên Xô đã tham gia Uỷ ban về các vấn
đề không can thiệp, nhưng sự can thiệp quân sự của Đức và Ý khiến Liên Xồ
phải hành động. Nhân dân Xô viết tham gia phong trào ủng hộ Cộng hoà Tây
Ban Nha, số tiền quyên góp lên tới 47 triệu rúp. Đồng thời, nhiều người tham
gia lực lượng tình nguyên quốc tế chiến đấu bảo vộ nước Cộng hoà đến từ
53 nước trên thế giới. Tuy vậy, do so sánh lực lượng quá chênh lệch, cuộc chiến
tranh Tây Ban Nha kết thúc với thất bại của Chính phủ Cộng hoà. Ngày
28/3/1939, lực ỉượng Phrancô với sự hỗ trợ của quân đội Ý đã chiếm Thủ đô
Mađrít. Sự sụp đổ của nền Cộng hoà Tây Ban Nha cho thấy mối đe doạ đối với
nền hoà bình ở châu Âu ngày càng trở nên trầm trọng.

2. Hội nghị Muyních (9/1938)


Đến năm 1938, nước Đức Quốc xã về căn bản đã hoàn tất việc chuẩn bị
chiến tranh. Lúc này, nước Đức không chi phục hồi mà đã trờ thành một nước
công nghiệp đứng đầu châu Âu, một cường quốc quân sự. Tháng
3/1938, Đức tiến hành thôn tính Áo và thông qua đạo luật sáp nhập Áo vào
Đức, vi phạm tráng trợn Hệ thống Hoà ước Vécxai. Hành động ngang ngược
của Hítle đã không gặp phải trở ngại nào đáng kê từ phía các cường quốc tư bản
phương Tây. Chính phủ Anh chỉ thị không được khuyến khích Áo kháng cự,
trong khi Pháp chỉ có những phản ứng yếu ớt.
Sau khi chiếm Áo, nước Đức chuẩn bị thôn tính Tiộp Khắc, một vị trí đặc
biệt quan trọng trong kế hoạch giành quyền thống trị trên lục địa châu Âu. Để
thôn tính Tiệp Khắc, Hítle đưa ra "vấn đề người Đức ở vùng Xuyđét" (Sudete) -
vùng đất Tây Bắc Tiệp Khắc, có khoảng 3,2 triệu người Đức cư trú. Sau những
diễn biến phức tạp và căng thắng, Hítle đưa ra yêu sách về việc cắt vùng
Xuyđét ra khỏi Tiệp Khắc và khẳng định đây là yêu sách cuối cùng về lành ihổ

153
của Đức ở châu Âu. Tiếp tục chính sách thoả hiệp, các cường quốc tư bản
phương Tây dà gây áp lực thúc ép Tiệp Khắc chấp nhận những yêu sách của
Hítle. Điều này đã gây nên một làn sóng phản đối trong dư luận quốc tế, kể cả
ở Anh, Pháp, Tiệp Khắc và Liên Xồ. Liên Xô nhiều lần khẳng định sẵn sàng
giúp đỡ Tiệp Khắc và đưa ra những biện pháp cụ thể trong Hội nghị liên tịch
giữa các bộ tổng tham mun của Liên Xô, Pháp và Tiệp Khắc. Đổng thời, Liên
Xô đã tập trung quân ở biên giới phía Tây và đặt quân đội trong tình trạng sẵn
sàng chiến đấu. Liên Xô cũng đề nghị Hội Quốc liên thảo luận những biện pháp
đê bảo vệ Tiệp Khắc, nhưng tất cả những để nghị đó đều bị các chính phủ Anh,
Pháp gạt bỏ.
Ngày 29/9/1938, những người đứng đầu các chính phủ Anh, Pháp, Đức và
Ý đã tham dự Hội nghị Muyních (Đức) để quyết định số phận của Tiệp Khắc.
Đại biểu Tiệp Khắc không được mời tham dự, chỉ được triệu tập đến đê nghe
kết quả. Hiệp ước Muyních quy định Tiệp Khắc phải cắt toàn bộ vùng Xuyđét
(trong vòng 10 ngày) cho Đức và phải cắt cho Ba Lan, Hunggari những vùng
lãnh thổ đã được xác định trước đó (trong thời hạn 3 tháng). Trước áp lực của
Anh và Pháp, Chính phủ Tiệp Khắc chấp nhận Hiệp ước Muyních, theo đó,
Tiệp Khắc mất đi khoảng 1/4 dân số, 1/5 lãnh thố với nhiều công trình quân sự
quan trọng. Đê đổi lại, Hítle đà kí với Anh bản Tuyên bô Không xâm lược lẫn
nhau giữa Đức và Anh. Sau đó, ngày 6/12/1938, Hiệp định Khỏng xâm lược
Pháp - Đức cũng được kí kết tại Pari. Như vậy, Hiệp ước M uyních là đỉnh cao
nhất cùa chính sách thoả hiệp mà các cường quốc tư bán phương Tây thi hành
trong nhiều năm nhằm tránh một cuộc chiến tranh với nước Đức phát xít và
chĩa mũi nhọn chiến tranh vể phía Liên Xồ.
"G iính sách Muyních" đã dãn đến những hậu quả rất nặng nề đối với bản
thân hai nước Anh và Pháp. Sự thoả hiệp của các nước này càng làm cho nước
Đức phát xít đi xa hơn nữa trong chính sách mở rộng chiến tranh. Ngày
15/3/1939, Hítle công khai xé bỏ Hiệp ước Muyních, chiếm đóng toàn bộ lãnh
thổ Tiệp Khắc. Sau đó một tuần, ngày 21/3 Hítle đưa ra yêu sách đòi Ba Lan
phải trao thành phố cảng Đãngdích cho Đức. M ột ngày sau quân đội Đức tràn
vào chiếm vùng lành thổ Mêmen của Lítva. Đồng thời, kế hoạch xâm lược Ba
Lan cũng được chuẩn bị ráo riết.
Trong lúc này, phát xít Ý cũng tăng cường hành động. Tháng 4/1939
M útxỏlini cho quân xâm lược Anbani. Liên minh phát xít Đức - Ý được mở
rộng tới mức tối đa với việc kí kết hiệp ước mới Đức - Ý (thường được gọi là

154
Hiệp ước Thép). Theo đó nếu một bên có chiến tranh với một nước hoặc một
nhóm nước khác thì bén kia sẽ tiến hành giúp đỡ ngay lập tức bằng các lực
lượng hái, lục và không quân. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới chí còn
trong gang tấc, tuy nhiên các cường quốc phương Tây vẫn tìm mọi cách để
hướng cuộc chiến tranh về phía Liên Xô.

3. Hiệp ước Xò - Đức không xâm lược nhau (8/1939)


Sau khi Hítle xé bỏ Hiệp ước M uyních, thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, Liên
Xô để nghị triệu tập một hội nghị để bàn về vấn để bảo vệ an ninh chàu Âu,
ngăn chặn chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa phát xít. Trước áp ỉực mạnh
mẽ của dơ luận trong và ngoài nước, chính phù Anh, Pháp đã bắt đầu các cuộc
đàm phán với Liên X ô từ giữa tháng 4/1939 tại Mátxcơva. Do thái độ thiếu
thiện chí và chủ trương "bắt cá hai tay" của Anh và Pháp, cuộc đàm phán
không đạt được kết quả và hoàn toàn bế tắc. Trong khi đó, từ tháng 6/1939,
cuôc đàm phán bí mật Anh - Đức được tiến hành ở Luân Đôn để thảo luận về
• 1 • • •

việc hợp tác giữa hai nước cùng chống Liên Xô, Trung Ọuốc và phàn chia khu
vực ảnh hưởng ở đây.
Lúc này ở Viển Đông, sau khi gây ra cuộc xung đột quân sự chống Liên Xô
ở khu vực hồ Khaxan bị thất bại, ngày 12/5/1939 phát xít Nhật mở cuộc tấn
công vào khu vực sòng Khankhin - Gôn (Khalkhin - Gol) thuộc địa phận Mông
Cổ, nhằm uy hiếp con dường huyết mạch của Liên Xô ờ Viễn Đông và chuẩn bị
cho việc mở rộng cuộc chiến chống Liên Xô sau này. Mặc dù kê hoạch của
Nhật ờ Khankhin - Gỏn thất bại nhưng toàn bộ những sự kiện diễn ra ở Viễn
Đòng làm cho giới cầm quyển Anh và Pháp hi vọng về một cuộc chiến tranh
chống Liên Xò từ phía Nhật. Chính trong lúc này, Đại sứ Anh ờ Tôkiô Craigi
(Craigie) đã kí với Ngoại trưởng Nhạt A rita một hiệp ước (7/1939), theo đó
Anh thừa nhận cuộc chiến tranh của Nhật ở Trung Quốc và tuyên bố không can
thiệp vào công việc của Nhật ở đây.
Tinh hình phức tạp nói trên ở cả phương Tây và phương Đỏng khiến cho
mọi cố gắng của Liên Xô nhằm đạt tới một thoả thuận với Anh và Pháp trong
cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của chủ nghĩa phát xít đều thất bại. Trong
bối cảnh đó, Liên Xò buộc phâi có những giải pháp kiên quyết để tự bảo vệ nền
an ninh quốc gia. Ngay từ tháng 5/1939 với ý đồ kéo dài thời gian để xâm lược
châu Âu trước, chính quyền Đức đã thăm dò Liên Xô về khả năng kí kết một
hiệp ƯỚC không xâm lược nhau x ỏ - Đức. Lúc đầu, Liên Xồ đà bác bỏ đẩ nghị
đó, nhưng sự tan vờ không thê cứu vãn nổi của cuộc đàm phán Xô - Anh - Pháp
đã khiến Liên x ỏ thay đổi ý định và tiếp nhạn để nghị của Đức. Ngày
23/8/1939, Hiệp ước không xâm lược nhau Xô - Đức được kí kết, theo đó Liên
Xỏ và Đức cam kết không tấn công nhau, không gia nhập một liên minh nào
thù địch với một trong hai nước kí hiệp ước, khồng giúp đỡ một nước thứ ba
nào chống lại nước kia... Sau đó một ngày, Liên X ô và Đức còn kí thêm một
Nghị định thư bí mật phân chia phạm vi ảnh hưửng ở Đông Âu.
Nghị định thư bí mật kèm theo Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược
nhau: “Nhân dịp kí hiệp ước không xâm lược nhau giữa Đế chế Đức và
Liên bang CHXHCN Xô viết, các đại diện toàn quyền của hai bên trong
quá trình thương lượng tuyệt mật đã đạt được sự phân chia khu vực ảnh
hưởng ở Đông Âu, các cuộc thương lượng đã dẫn đến những kết quả sau:

+ Trong trường hợp xảy ra sự thay đổi về lãnh thổ và chính trị ở các
nước Bantích (Phần Lan, Extồnia, Látvia và Lítva), biên giới phía Bắc của
Lítva đồng thời sẽ là biên giới các vùng ảnh hưởng của Đức và Liên Xô.
+ Trong trường hợp xảy ra sự thay đổi về lãnh thổ và chính trị ở các
vùng thuộc Ba Lan, biên giới các khu vực ảnh hưởng của Đức và Liên Xồ
sẽ là một đường dọc theo các sông Pitsa Nareps, Vixla và San. vấ n đề
xác định xem sự duy trì một nước Ba Lan độc lập có phù hợp với lợi ích
của hai nước không và nó sẽ được định ranh giới thế nào, sẽ chỉ được
quyết định dưới ánh sáng của sự phát triển chính trị tương lai. Trong mọi
trường hợp, quyết định này sẽ xuất phát từ hiệp định hữu nghị được kí kết
giữa hai chính phủ.

+ Về những gì liên quan đến Nam Âu, phía Liên Xô nhấn mạnh lợi ích
mà họ quan tâm ở Bétxarabia. Phía Đức tuyên bố hoàn toàn không quan
tâm đến số phận của vùng này.
Biên bản này phải được hai bên giữ bí mật hoàn toàn.M1,)

Việc kí kết Hiệp ước x ỏ - Đức không xâm lược nhau đã làm thất bại chính
sách hai mặt của các nước phương Tây, phá tan âm mưu thành lập mặt trận
thống nhất chống Liên X ô do các nước đế quốc dựng lên ở Muyních. Đồng
thời, sự kiện này cũng phá vỡ âm mưu của Nhật muốn dựa vào sự ủng hộ của
Đức đế xảm lược Liên x ỏ .
Một tuần sau đó, đêm 30 rạng sáng 31/8/1939, Đức gửi tới Ba Lan một bản
tối hậu thư vể vấn đé Đăngdích và hành lang Ba Lan. Chính phú Ba Lan bác bỏ

( ! ) Theo Tạp chí Thời tniri, Liên xỏ, số 24 năm 19X9, tr. 35 (Nguyễn Thi Thư dịch).

156
những yêu sách của Đức. Rạng sáng 1/9/1939, phất xít Đức tấn công Ba Lan.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Như vậy, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu
thuẫn về quyền lợi, về lành Ihổ hết sức gay gắt giữa các nước đế quốc với nhau.
Sự phân chia thế giới theo Hệ thốns Vécxai - Oasinhtơn chứa đựng những mâu
thuẫn không thể dung hoà được giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới 1929 - 1933 càng làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa
đế quốc, dẫn tới việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, Ý và Nhật
Bản. Chủ nghĩa phát xít ở ba nước nêu trên là thủ phạm gây ra Chiến tranh thế
giới thứ hai. Tuy nhiên, chính sách hai mặt của các cường quốc phương Tây đà
tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến. Do vậy, khác với Thế chiến I, cuộc
Thế chiến II còn gắn liền với mâu thuẫn giữa CNĐQ với C N X H và âm mun tiêu
diệt nhà nước X H C N đầu tiên trên thế giới. K hối các nước đế quốc mặc dù có
mâu thuẫn với khối phát xít nhưng đều thống nhất với nhau trong âm mưu
chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới. Chiến tranh được bắt đđu từ
cuộc chiến giữa hai khối đế quốc, nhưng từ tháng 6/1941, khi phát xít Đức tập
trung lực lượng tấn công Liên Xô thì tính chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi
căn bản. Đồng minh chống phát xít được hình thành. Cuộc chiến tranh giữ nước
vĩ đại của Liên Xô cùng sự tham gia đấu tranh cấc nước tư bản dân chủ và các
dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới nhằm mục tiêu chủ yếu là tiêu diệt
chủ nghĩa phát xít, giải phóng nhân loại khỏi những thảm hoạ của chế độ phát
xít man rơ.

157
Chương VII

QUAN HỆ QUỐC TẾ
TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh có quy mô
lcVn nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh lan rộng khắp toàn cầu, diễn ra
trên nhiều mật trận: mặt trận Tây Âu (mặt trận phía Tây), măt trận Xô - Đức
(mặt trận phía Đòng), mặt trận Bác Phi, mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và
một mặt trận rộng lớn là cuộc chiến đấu bí mật trong lòng địch của nhân dân
các nước bị phất xít chiếm đóng. Trong 6 năm chiến tranh (1939 - 1945), trải
qua các giai đoạn diễn biến gay go quyết liệt, quan hộ quốc tế chuyên hoá rất
phức tạp, Đổng minh chống phát xít hình thành đã dẫn đến thắng lợi cuối cùng
vào năm 1945.
Có thể phân chia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai làm 4 giai đoạn
sau đây:

- Giai đoạn thứ nhất (từ 9/1939 đến 6/1941): Phe phát xít xâm chiếm
châu Âu, mở rộng chiến tranh ở Đông Nam Á và Bắc Phi.

- Giai đoạn thứ hai (từ 6/1941 đến 11/1942): Chiến tranh lan rộng
toàn thế giới và sự hình thành Đồng minh chống phát xít.

- Giai đoạn thứ ba (từ 11/1942 đến 12/1943): Bước ngoặt của chiến
tranh, quân Đồng minh chuyển sang phản công. Hội nghị Têhẻran

- Giai đoạn thứ tư (từ 12/1943 đến 8/1945): Quân Đồng minh tổng
phản công tiêu diệt phát xít Đức, quân phiệt Nhật. Hội nghị lanta và
pỏxtđam. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

I. G IA I Đ O Ạ N T H Ứ N H Ấ T (9/1939 - 6/1941): PHE PHÁT X ÍT X Ầ M


C H IẾM C H Â U Â U , MỞ RỘNG C H IẾN t r a n h ở đông nam á
V À BẮC PHI
1. Phát xít Đúc tán còng Ba Lan, xâm chiếm các nước Bác Âu và Tày Âu
Ngày 1/9/1939, phát xít Đức bất ngờ tấn công Ba Lan với một lực lượng
quân sự hùng hậu, được chuẩn bị kĩ càng: 70 sư đoàn gồm khoảng
1,5 triệu quân (trong đó có 7 sư đoàn xe tàng, 6 sư đoàn cơ giới), trên 3000 máy
bay chiến đấu. Ngày 3/9, chính phủ Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Cuộc
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

159
Vơi ưu thế tuyệt đối vể quân sự và trang bị, quân Đức thực hiên chiến lược
"chiến tranh chớp nhoáng", dùng xe tăng, máy bay oanh tạc, phá vỡ phòng
tuyến và tiến sâu vào lãnh thổ Ba Lan với tốc độ 50 - 60km một ngày. Chính
phủ Ba Lan không círu vãn được tình thế, phải lưu vong sang Anh, trong lúc
quân dân Ba Lan chiến đấu ngoan cường chống trả quân Đức. Ngày 28/9, sau
gần mòt tháng tấn cồng, quân Đức chiếm được Ba Lan.
Trên thực tế, Ba Lan đã phải đơn độc chiến đấu chống trả quàn Đức, không
nhận dược sự hỗ trợ từ bên ngoài. Với tư cách là đồng minh của Ba Lan, hai
nước Anh, Pháp lúc bấy giờ có tới 110 sư đoàn dàn trận ở phía Bắc nước Pháp,
dọc theo biên giới Đức. Nhưng quân Anh, Pháp không tấn công Đức và cũng
không có bất kì một hành động quân sự nào hỗ trợ cho Ba Lan. Tinh trạng đó
kéo dài suốt 8 tháng (từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940) và được dư luận gọi
bằng các tên như "cuộc chiến tranh kì quặc", "chiến tranh ngồi", "chiến tranh
nực cuời"...
Sỏ đĩ có hiện tượng này là do giới cầm quyền Anh, Pháp vẫn nuôi ảo tưởng
về một sự thoả hiệp với Hítle, tiếp tục chính sách Muyních với hi vọng quân
Đức sẽ chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Đồng thòi hiện tượng này
còn được lí giải bàng việc Bộ tổng tư lệnh liên quân, đứng đầu là tướng Pháp
Gamơlanh đã quyết định áp dụng chiến lược phòng ngự, dựa vào phòng tuyến
Maginô kiên cố để đánh trả quân Đức.

Phòng tuyến Maginô được xây dựng ở phía tây bắc nước Pháp từ
1927 đến 1936 theo sáng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp hổi đó là
Ăngđrê Maginô (André Maginot).

Lơi dụng tình hình đó, sau khi chiếm được Ba Lan và tăng gấp đối lực
lượng quân sự, phát xít Đức tập trung quân ở phía Tây để tấn công Na Uy.
Ngày 9/4/1940, quân Đức tràn vào Đan Mạch. Đan Mạch đầu hàng, không
kháng cự. Cùng ngày, quân Đức đổ bộ vào Na Uy. Na Uy được quân viễn chinh
Anh, Pháp hỗ trợ, sau hai tháng chiến đấu mới chịu khuất phục.
Không cần chờ đợi chiến dịch Na Uy kết thúc, ngày 10/5/1940 quân Đức
tràn vao Bi, Hà Lan, Líícxembua và Pháp. Mặt trận phía Tây chính thức bắt
đầu. Với chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng", quân Đức tập trung đánh vào
cánh trái của liên quân Anh, Pháp (phòng tuyến Maginô ở cánh phải). Quân
Đức tràn vào Hà Lan và Bi. Ngày 15/5, quân đội Hà Lan đầu hàng, Chính phủ
Hà Lan bò chạy sang Luân Đôn. Ngày 27/5, Bỉ đầu hàng. Tàn quân Anh, Pháp

160
gồm 34 vạn người bị dồn đuổi đến cảng Đoongkéc (Dunkerque) ở phía bắc
nước Pháp, phái xuống tàu, tháo chạy về Anh. Mặt trận Pháp bị đập tan, quân
Đức tiến về Pari như vũ bão. Chính phủ Pháp bò Pari, chạy về Boócđô và đưa
Thống chế Pêtanh lên cầm quyển để xin đình chiến với Đức. Nước Pháp đà đầu
hàng sau 6 tuần chiến đấu.

Theo Hiệp định đình chiến Đức - Pháp kí ngày 22/6/1940, quân Đức
chiếm đóng 2/3 lãnh thổ Pháp, trong đó có Pari và các trung tâm còng
nghiệp (nơi sản xuất 98% sản lượng gang và thép của Pháp), vùng Andát
và Loren bị sáp nhập vào Đức, nước Pháp phải giải giáp vũ khí và nuôi
quân đội chiếm đóng. Chính phủ bù nhìn Pháp do Pẽtanh làm Quốc
trưởng đóng tại thị trấn Visi ở phía nam nước Pháp.

Sau tấn ĩhảm kịch của Pháp, nước Anh đơn độc chống lại kế hoạch đổ bò
"Sư tử biển" của quân Đức, bắt đầu từ tháng 7 /1940. Sau đó, Hítle thay đổi kế
hoạch và quyết định tiến hành chiến dịch "Tia điện không trung" đánh nước
Anh bằng không quân, đã tàn phá nặng nề các thành phố lớn của Anh như Luân
Đòn, cỏventơry, Livơpun... Chi trong vòng 3 tháng đầu, quân Đức đà giội
10 000 tấn bom xuống lãnh thố của Anh. Nước Anh chiến đấu chống trả, đâ
giành dược ưu thế trong các trận kliòng chiến và hải chiến. Từ tháng 9/1940, M ì
hắt đầu viện trợ cho Anh. Những "cuộc chiến chớp nhoáng trên không" của
Đức suy yếu dần. Từ giữa tháng 10/1940, quân Đức rút dần khỏi khu vực này.
Kế hoạch đó bộ và chiếm đóng nước Anh đà khòng thực hiện dược.

2. Phe Trục củng cỏ liên minh, IĨ1 Ư rộng xàm lưực Ư Đòng Nam Âu,
Đỏng Á và Bác Phỉ (9/1940 - 6/1941)
Ngày 27/9/1940, Đức, Ý và Nhật kí kết hiệp ước đồng minh quân sự và
chính trị ở Bcclin, được gọi là Hiệp ước Tay ba. Hiệp ước thừa nhận sự thống trị
của Đức, Ý ờ châu Âu và của Nhật ở khu vực Viễn Đỏng. Hiệp ước quy định,
nếu một trong ba nước bị kẻ thù mới tấn công thì hai nước kia phải lập tức ĩrợ
giúp về mọi mặt. Khối liên minh phát xít đã được củng cố và xiết chặt thông
qua hiệp ước này.

161
Lễ ki Hiệp ước Tay ba

Nội dung chính của Hiệp ước Tay ba (Đức - Ý - Nhật) kí ngày
27/9/1940:
"Điều 1 - Nhật Bản thừa nhận và tôn trọng sự thống trị của Đức và Ý
trong việc thành lập một trật tự mới ở châu Âu.

Điều 2 - Đức và Ý thừa nhận và tỏn trọng sự lãnh đạo của Nhặt Bản
• • W • • •

trong việc lập trật tự mới ở Đại Đông Á.

Điều 3 - Đức, Ý, Nhật Bản đồng ý hợp tác với nhau trên cơ sở đã nêu
ở trên. Họ có trách nhiệm ủng hộ nhau bằng tất cả các phương tiện quân
sự, kinh tế, chính trị trong trường hợp một trong ba bên thoả thuận bị tấn
công từ cường quốc nào mà hiện giờ chưa tham gia chiến tranh châu Âu
và xung đột Trung - Nhật.

Điều 4 - Để thực hiện hiệp ước này, cần nhanh chóng lập ra các uỷ
ban kĩ thuật chung mà các thành viên của nó sẽ do các chính phủ Đức, Ý,
Nhật ấn định.

Điều 5 - Đức, Ý, Nhật Bản tuyên bố rằng thoả thuận này không hề
gây trở ngại cho quy chế chính trị hiện đang tồn tại giữa một trong các
bên tham gia với Liên Xô.

162
Điều 6 - Hiệp ước này có hiệu lực ngay sau khi kí kết và kéo dài trong
vòng 1 0 năm kể từ ngày có hiệu lực"*0.

ti Ấ t tỉÃ s o
AI-XC VEN

: * • '
• • *

Nước trung lảp Những vung bi phát xít Đức chiếm


I Lảnh thò Đức, l-ta-li-a va đóng minh trước khi nổ ra chiến tranh
Hương tán còng cùa quân Đức

Quân Đức đánh chiếm châu Ảu (1939 - 1941)

Từ cuối năm 1940, đê xây dựng bàn đạp chiến lược ở Đông Nam Âu -
chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Liên Xô, Hítle dùng thủ đoạn chính trị kết hợp
với sức ép quân sự để lôi kéo Rumani, Hunggari và Bungari gia nhập Hiệp ước
Tay ba, đồng thời đưa quân tiến vào ba nước này.

( I ) Theo Vàn tnvên



In h

sử thê t
1ỊÌói
*
lìiện (í(li
• •
1917-1945, N XB Giáo dục,

H., 1965,
ir. IKI-IX2.

163
Tháng 10/1940, Y tấn công Hi Lạp và dự định chiếm nước này một cách
nhanh chóng. Nhưng quân xâm lược đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của Hi
Lạp. Được Anh trợ giúp, Hi Lạp phản công, quét sạch quân Ý và chiếm luôn
Anbani (thuộc Ý). Trước tình hình khó khăn của Ý , tháng 4/1941, quủn Đức tấn
còng Nam Tư và Hi Lạp. Chính phủ Nam Tư bỏ chạy ra nước ngoài. Quân đội
Anh đang tham chiến ở Hi Lạp cũng bị đánh bại. Nam Tư và Hi Lạp bị chiếm
đóng. Quân Đức thiết lập chính quyền bù nhìn và cắt một phần lành thổ của hai
nước này chia cho Ý, Hunggari và Bungari.
Như vậy, tới mùa hè năm 1941, hầu như tất cả các nước châu Âu đều bị
chiếm đóng hoặc lệ thuộc vào phát xít Đức và Ý. Trên thực tế chỉ còn nước Anh
chưa bị chiếm đóng nhưng đang nằm trong sự phong toả của quân Đức. Ngoài
ra, ba quốc gia khác còn nằm ngoài vòng cương toả của chủ nghĩa phát xít là
Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển và Ailen. Chỉ trong vòng chưa dầy hai năm kể từ khi châm
ngòi lửa chiến tranh, nước Đức phát xít đã hoàn tất những chiến lược quân sự
quan trọng và chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tấn công Liên Xô.
Ở Đônạ Á, khi chiến tranh bùng nổ ở châu Âu, Nhật Bản đà tiếp tục mở
rộng cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc và Viễn Đông. Tháng 6/1940,
Chính phủ Nhật công bố chính sách xây dựng "Khu vực thịnh vượng chung Đại
Đông Á ", thê hiện rõ tham vọng bành trướng. Tháng 9/1940, Nhật gửi tối hậu
thư cho Chính phủ thực dân Pháp ở Đông Dương, yêu cầu phải cho Nhật đóng
quân và xây dựng các căn cứ quân sự ở Bắc Kì (V iệt Nam) đế phục vụ cho Nhật
tiến còng vào phía nam Trung Quốc. Chính phủ Pháp buộc phải chấp nhận yêu
sách này, quân Nhạt vào Bắc Kì, coi đó như một chiếc cầu nối dê chuẩn bị xâm
lược khu vực Đỏng Nam A.
Ỏ Bắc Phi, tháng 9/1940, quân Ý từ L ib i (thuộc Ý ) tấn cồng A i Cập (thuộc
Anh). Cuối năm 1940, quân Anh phàn công tiến vào L ib i. Quân Đức phải đưa
"Quân đoàn châu Phi" sang cứu viện cho Ý. Liên quân Đức - Ý phản công, đẩy
lùi quân Anh về biên giới A i Cập.
Nhìn chung, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, với ưu thế áp đảo về
quân sự, phe phát xít giành được quyền chủ động tấn công trên mặt trận Tây
Âu, Bắc Phi và áp đật sự thống trị của mình ờ khu vực Tây và Trung Âu. Chưa
đầy hai năm kể từ khi chiến tranh bùng nổ, sô phận của châu Âu đã hoàn toàn
thay đổi. Trật tự của chủ nghĩa phát xít đã dược thiết lập trên phần lớn lãnh thố
châu Au.

164
3. Quan hệ giưa Liên xỏ với một sỏ nước Đỏng Âu (1939 - 1940)
Thắng lợi nhanh chóng của quân Đức trên chiến trường châu Âu đã đặt
Liên Xô đứng trước một tình thế ngày càng nghiêm trọng: phải đối mặt với phát
xít Đức ở phía tây và phát xít Nhật ở phía đông. Trong bối cảnh dó, việc tảng
cường lực lượng quốc phòng và đảm bảo an ninh quốc gia là vấn đề hết sức cấp
bách và phải thực hiện bằng bất cứ giá nào. Đó là nguyên nhân lí giải việc Liên
Xô tiến quân vào miền Đòng Ba Lan ngày 17/9/1939 thu hồi vùng lành thổ Tây
Ucraina và Tây Bêlarút nhằm củng cố biên giới phía Tây của mình. Điều này
cũng phù hợp với những thoả thuận trong Nghị định thư bí mật kí kèm với Hiệp
ước không xâm lược Xô - Đức (23/8/1939). Sau đó, ngày 28/9/1939 tại
Mátxcơva, Liên Xô và Đức đà kí kết Hiệp ước "Hữu nghị và biên giới" kèm
Nghị định thư bí mật, theo đó Lítva sẽ thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô,
còn khu vực L iu b lin và một phần Vácsava thuộc phạm vi ảnh hưởng của Đức(l).
Hai tháng sau, tháng 11/1939 vùng Tây Ucraina được sáp nhập vào nước Cộng
hoà Xô viết Ucraina và vùng Bêlarííỉ sáp nhập vào nước Cộng hoà Xô viết
Bêlarút thuộc Liên x ỏ .
Đ ối với các nước ven biển Bantích, Liên Xò cũng thực hiện hàng loạt biện
pháp để tăng cường phòng thủ an ninh quốc gia trong bối cảnh chiến tranh đang
lan rộng ử châu Âu. Trải qua những cuộc thương lượng căng thảng, ba nước
Bantích đã lần lượt kí Hiệp ước Tương trợ với Liên x ỏ : Extônia (28/9/1939),
Látvia (5/10), Lítva (10/10). Trước những diển biến nhanh chóng của tình hình
chiến sự ờ châu Âu, tháng 6/1940, dưới áp lực quàn sự của Liên Xô, các chính
phủ ở ba nước Bantích đều phải từ chức, nhường chỗ cho các chính phù mới
thành lập. Trong tháng 7/1940 đã diễn ra các cuộc bầu cử Ọuốc hội ở các mrớc
này. Quốc hội ba nước đìí thông qua đề nghị gia nhập Liên Xô. Tháng 8/1940,
Xỏ viết Tối cao đà chấp nhận và thông qua đạo luật về việc ba nước vùng
Bantích gia nhập Liên Xô. Các chính phủ Anh, MT đà quyết định khống công
nhạn và thi hành chính sách thù địch với chính quyển mới, trons khi đó vẫn tiếp
tục duy trì quan hệ với các chính phủ cũ đà bị lật đố ở các nước này.
Nhằm mục đích phòng thủ biên giới phía tây bắc, tháng 10/1939, Liên x ỏ
đã tiến hành đàm phán với Chính phủ Phần Lan về việc kí kết Hiệp ước tương
trợ Iihưng Phần Lan không chấp nhạn để nghị của Liên Xô. Sau những diễn

(1) Cho đến nay, giới sử học Nga và thê giới còn có nhiều ý kiến khác nhau về chính sách dổi ngoại cùa
Lién Xỏ đỏi với Ba Lan và các nước vùng Bantích trong thời kì này.
biến căng thẳng trong quan hệ song phương, Liên Xổ cắt dứt quan hệ ngoại
giao với Phần Lan. Tháng 11/1939, chiến tranh x ỏ - Phần bùng nổ và tiép diển
từ tháng 11/1939 đến tháng 3/1940 với thất bại quân sự của Phán Lan Ngày
12/3/1940, Hoà ước Xô - Phần được kí kết, Phần Lan phải nhượng cho Lên Xô
eo đất Carêli, phần lãnh thổ phía tây bắc hồ Lađôga và một số đào troru vịnh
Phần Lan. Theo đó, biên giới Liên Xô được lùi xa thêm 150km về phu Phần
Lan. Đổng thời, Liên Xổ còn được quyền thuê cảng Hancô và một số đio phụ
cận trong vòng 30 năm với số tiền 8 triệu mác Phần Lan. Các cường qiốc tư
bản phương Tây đà phàn đối hành động của Liên Xô trong cuộc chiến traih Xô
- Phần. Ngày 14/12/1939, Hội Ọuốc liên thông qua nghị quyết khai trừ Lèn Xô
ra khỏi tổ chức này. Các nước Anh, Pháp đà giúp đỡ về quân sự cho chíih phủ
Phần Lan trong thời gian diễn ra cuộc chiến.
Cũng trong mùa hè năm 1940, Liên Xô giải quyết xong việc sáp nhậí vùng
Bétxarabia và Bắc Bucôvina, vốn vẫn ở trong tình trạng tranh chấp lâu dìi giữa
Nga với Rumani, vào lãnh thổ Liên Xô.
Chính sách đối ngoại của Liên Xò đối với một số quốc gia ở Đôig Âu
trong thời kì này đã tạo điều kiện tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia ở
biên giới phía Tây, mở rộng thêm lành thổ và tiềm lực kinh tế của đất nước.
Trong bối cânh quốc tế cực kì căng thẳng lúc bấy giờ, đối với Liên Xô chính
sách đó có thể xem như một giải pháp tình thế đê đối phó với nguy cơ xàn lược
của chủ nghĩa phát xít. Mặt khác, đối với các nước vùng Bantích, việc gií nhâp
Liên bang cộng hoà XHCN Xô viết cũng tạo ra cho họ một chồ dựa tronz tình
hình số phận của cả châu  u đang đặt trong "T rậ t tự m ớ i" của chủ nghTi phát
xít. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại mà Liên Xô thực hiện đối với một scnước
Đông Âu trong thời kì này cũng để lại những vấn đề phức tạp trong quin hệ
quốc tế sau này.

II. G IA I ĐO ẠN THỨ H AI (6/1941 - 11/1942): CHIÊN TRANH LA N


RỘNG TO ÀN TH Ế GIỚI V À s ự H ÌN H T H À N H Đ ồN G M IN H O ố N G
PHÁT X ÍT
1. Phát xít Đức tán công Liên Xô
Sau khi hoàn thành việc đánh chiếm châu Âu, phát xít Đức đà chuẩn lị đầy
đũ điều kiện đê tấn cỏng Liên Xô. Ngay từ tháng 8/1940, kế hoạch tấn công

lí>6
Liên Xô đà bắt đầu dược soạn thảo. Tháng 12/1940, Hítle phê chuẩn kế hoạch
tấn công Liên Xô, mang mật danh "K ế hoạch Bácbarốtxa"(l).
Rạng sáng 22/6/1941, không hề tuyên chiến và không nêu bất cứ lí do nào,
phát xít Đức bất ngờ tấn còng Liên Xô.
Với một lực lượng quân sự khổng lồ: 5,5 triệu quân, gồm 190 SƯ đoàn
(153 SƯ đoàn Đức và các SƯ đoàn của Ý, Rumani, Phấn Lan, Hunggari...)
trong đó có 17 SƯ đoàn xe tăng (hơn 4000 chiếc) và trên 5000 máy bay,
quân Đức áp dụng chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" nhằm "đánh quỵ
nước Nga" trong vòng từ một tháng rưỡi đến hai tháng.

Ba đạo quân Đức đặt dưới quyền tổng chỉ huy của Thống chế Phôn Braosít
đồng loạt tấn công, phá vỡ các tuyến phòng thủ biên giới, tiến sâu vào lãnh thổ
Liên Xô làm cho quân đội Xô viết bị thiệt hại nặng.
Cuối tháng 9/1940, đạo quân phía bắc (do Thống chế Phỏn Lép cầm
đầu) bao vây Lẽningrát, đạo quân Trung tâm (do Thống chế Phôn Bốc
chỉ đạo) tiến sát Thủ đô Mátxcơva và đạo quân phía nam (do Thống chế
Phôn Runxtét chỉ huy) đã chiếm Kiép và phần lớn Ucraina.

Khi chiến tuyến ngày càng mở rộng thì quân Đức càng gặp khó khăn và bị
tổn thất hơn rất nhiều lần so với các mặt trận khác. Tháng 10/1941, quân Đức
tập trung lực lượng mờ cuộc tấn công mãnh liệt vào Mátxcơva với hi vọng
tháng lợi ở đây sẽ quyết định kết cục của chiến tranh.
Với 80 sư đoàn, trong đó có 23 sư đoàn xe tăng và cơ giới (khoảng 1
triệu quân), gần 1000 máy bay, chiếm ưu thế áp đảo với Hồng quân Liên
Xô, quân đội phát xít ào ạt mở hai đợt tấn cồng đại quy mô vào Mátxcơva
trong tháng 10 và tháng 11/1941.

Tronu giờ phút nguy kịch đó, Hồng quân và nhân dân Liên Xô kiên quyết
chiến đấu đến cùng bảo vệ Mátxcơva. Sáng ngày 7/11, lễ kí niệm lần thứ 24
Cách mạng tháng Mười đã diễn ra một cuộc duyệt binh đặc biệt. Các đơn vị
Hổng quân được trang bị đầy đủ vũ khí, đạn dược diễu binh qua Hồng trường
đà tiến thẳng ra mặt trận chiến đấu chống quân thù.
Ngày 6/12/1941, Hồng quân chuyển sang phản công ở Mátxcơva và sau hai
tháng chiến đấu đã đẩy lùi quân Đức ra khỏi Thủ đô, có nơi đến 400km. Kế
hoạch đánh chiếm Mátxcơva của Hítle sụp đổ tan tành.

(1) Bácbarốtxa có nghĩa là Râu hung, biệt hiệu của Hoàng đế Phêđcrích cúa Đức ihời irung cổ.

167
Đạo quân Trung tâm của Đức bị tiêu diệt tổng cộng hơn 500 000
quân, 1300 xe tăng, 2500 đại bác và nhiều phương tiện kĩ thuật khác.

Chiến thắng Mátxcơva đã làm phá sản hoàn toàn "chiến lược chiến tranh
chớp nhoáng" của đội quân "trước đây được coi là không thể đánh bại". Đây là
thắng lợi lớn đầu tiên của Liên Xò và thất bại lớn đầu tiên của Đức kể từ khi
Thế chiến II bùng nổ. Thắng lợi này đà cổ vũ niềm tin vào chiến thắng của
nhân dân thế giới đối với chữ nghĩa phát xít và thúc đẩy sự ra đời của Mặt trận
Đồng minh chông phát xít trên toàn thế giới.
Sau thất bại ờ Mátxcơva, mùa hè năm 1942 quân Đức lại một lần nữa dốc
toàn lực lượng vào mật trận Xô - Đức, chuyển trọng tâm tấn công xuống phía
Nam, nhằm đánh chiếm vùng dầu lửa chiến lược, vựa lúa mì lớn nhất của Liên
Xô ở lưu vực sòng Vonga và Cápcadơ, để rồi sau đó sẽ tiến lên đánh chiếm
Mấtxcơva. Mục tiêu chủ yếu của cuộc tấn công là chiếm bằng được Xtalingrát
(nay là Xarítxưn).
Nhờ ưu thế hơn hẳn về lực lượng, lúc đầu là 240 SƯ đoàn, sau tăng
lên 260 SƯ đoàn, đến giữa tháng 8/1942, quân Đức đã tiến vào khu vực
thành phố xtalingrát. Cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra ngay trong thành
phố. xtalingrát lúc này đã trở thành vấn đề cốt tử của Liên Xô.

Với quyết tâm "không lùi một bước", "thề chết bảo vệ thành phố" các chiến
sĩ Hồng quân kiên quyết chiến đấu bằng cứ giá nào, đẩy lùi từng đợt tấn công
của địch. Mỗi ngày đêm, Hổng quân đã chống trá từ 12 đến 15 đựt tấn công của
quân Đức.
Trải qua 4 tháng chiến đấu, Xtalingrát vẫn đứng vững, đồng thời Hồng
quân còn tiêu diệt đươc một bô phận lớn sinh lưc đich và chuẩn bi điều kiện
1 • • • 1 1 • • • • 9

cho bước ngoặt phản công ở thành phố này.


Nhìn chung, ờ mặt trận Xô - Đức đến cuối năm 1942, quàn Đức đà chiếm
dược khoảng 2 triệukm2 lãnh thổ Liên Xô (bao gồm 47% diện tích đất trồng
trọt, 33% sản lượng công nghiệp, 45% dân số cả nước). Tuy nhiên, quân Đức
đà vấp phải những thất bại đáu tiên, không chiếm được Mátxcơva và kế hoạch
chiến tranh chớp nhoáng" bị phá vỡ.

2. Chiến tranh Thái Bình Dưưng bùng nổ


Troii£ lúc chiến tranh diễn ra ác liệt ở châu Âu, Nhật Bân tìm cách thực
w • • •

hiện kế hoạch xâm chiếm và bành trướng lành thổ ờ châu Á. Nhưng kế hoạch
của Nhật đã vấp phải sự phán đối của MT, quan hệ Nhạt - M7 trỡ nên cãng

:68
tháng. Tháng 9/1940, khi Nhật đổ hộ vào miền Bắc Việt Nam, MT hắt dầu viện
trự cho Trung Quốc chống Nhật, đồng thời thực hiện chính sách cấm vận dầu
lửa, sắt, thép cho phe Trục phát xít. Tháng 7/1941, chính quyển Nhật buộc Pháp
cho Nhật đóng quân ở miền Nam Đỏng Dưưng. Pháp phái chấp nhận, nhưng M7
kiên quyết phán đồi âm mưu bành trướng của Nhật ở Đông Nam Á. Tống thống
Vfi Rudơven ra lệnh phong toả tài sản của Nhật ờ M7, đồng thời yêu cầu Nhật
rút quân khỏi Đông Dương. Sau những cuộc đàm phán kéo dài không có kết
quá, mâu thuẫn M7 - Nhật đã lên đến đỉnh cao và Thủ tướng Nhật Tỏgiô quyết
đinh tiến hành chiến tranh với ỈVTĨ.
Ngày 7/12/1941, vào lúc 7 giờ 55 phút giờ địa phương, không quân và hài
quân Nhật, dưới sự chí huy của Đô đốc Yamamôtô đã mờ cuộc tấn công bất
ngờ vào Hạm đội Thái Bình Dương của MT ở Trân Châu Cảng (đảo Haoai).
Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Cuộc tập kích bất ngờ và dữ dội của
quân đội Nhật đà gây cho hạm đội M7 những tốn thất nặng nề chưa từng có
trong lịch sử hải quân MT: 18 hạm tàu và trên 3(X) máy bay bị phá huỷ, hưn
3000 binh lính và sĩ quan MT thiệt mạng. Cùng lúc đó, quân Nhật đố bộ vào
miền Bác Mã Lai (thuộc Anh). Trận Trân Châu Cảng đã khiến M7 tuyên chiến
với Nhật ngày 8/12. Ba ngày sau, ngày 11/12, Đức và Ý tuyên chiến với MT.
Như vạy, chiến tranh lan rộng trên toàn thế giới đà cuốn hút các nước lớn tham
chiến trên các mặt trận ờ châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương.
Từ cuối năm 1941 đến tháng 5/1942, Nhật Bàn phát động cuộc tấn cồng
toàn diện ớ Đỏng Nam Á và Thái Bình Dirưng, đánh chiếm các thuộc địa của
M7, Anh, Pháp, Hà Lan... ờ khu vực này.
Đạo quân phương Nam của Nguyên soái Têrauchi đật Bộ tư lệnh ờ Sài Gòn
đê chi huy chiến dịch đánh chiếm Đông Nam Á. Ngày 8/12, quân Nhật chiếm
Thái Lan, kí kết Liên minh Nhật - Thái. Thái Lan trở thành đồng minh của
Nhạt và tuyên chiến với MT - Anh ngày 24/12. Quân đội Nhật lần lượt đánh
chiếm các thuộc địa của Anh như Mã Lai (1/1942), Xingapo (2/1942) và Miến
Điện (5/1942). Hải quân Nhật đánh tan hạm đội của liên quân Hà Lan - Anh -
MT - Ô xtrâylia troní’ trận hải chiến trên biển Giava (27/2/1942) và chiếm toàn
bộ Inđônêxia (3/1942). Đồng thời với cuộc đổ bộ vào Mã Lai, Nhật cũng tiến
hành đánh chiếm quần đáo Philíppin. Cuộc chiến ác liệt diễn ra giữa quân Nhật
và quân M ĩ kéo dài đến tháng 5/1942 thì Nhạt dà chiếm dược toàn bộ Philíppin.
Đổng thời với việc đánh chiếm Đông Nam Á, quân Nhạt mơ rộng xâm lược
ờ Thái Bình Dương, chiếm các đảo Guam, Uâycơ của M7. Tháng 4/1941, Nhật
chiếm phần lớn đảo Tân Ghinẻ, trực tiếp uy hiếp Oxtrâylia. Ọuân MT đà nsân
chặn Jược quân Nhật trong trận hải chiến ở vùng biến Sanhô (Corail) tháng
5/1942. Tiếp đó, tại vùng biển quần đảo Mítuây, hái quân Nhật gặp phải một
thất bại lớn trong trận hải chiến với liên quân Mì - Anh tháng 6/1942. Tháng
7/1942, Nhật tiến công quần đảo Salômông nhưng bị quân MT chặn đánh cỊiiyết
liệt tai Guađanacan.

Hạm đội Mi bị tấn công ỏ Tràn Châu cảng

Như vậy, chỉ trong vòng nửa năm sau khi chiến tranh Thái Bình Dương
bùng nổ, quân Nhật đã chiếm được toàn bộ khu vực Đông Nam Á, nhiều dào ở
Nam Thái Bình Dương... tổng cộng vào khoảng gần 4 triệukm2 với sô dân 150
triệu người. Nếu tính cả phần lãnh thổ đã chiếm của Trung Quốc, Nhật đã làm
chủ một vùng đất rộng 7 triệukm2 với 500 triệu dân. Tuy nhiên, cũng từ mùa hè
năm 1942, quân Nhạt đã mát dần ưu thế quân sự ban đầu và không còn khả
năng phân công được nữa. Thất hại của hạm đội Nhật ư vùng San hô và quần
đảo Mítuây đã làm cho các mũi tấn công của Nhật chững lại. Mặc dù vậy, liên
quân Anh - MT cũng chưa tiến hành cuộc phản công thực sự để đánh bại quân
Nhật ơ Thái Bình Dương.

170
MÔNG CÔ

Tò-Iu-Ỏ

l-v&-gMna

\S ^ ỵ ù ỏ n Q Còng Trân Chêu cảng • 5;


Q u ín đ io H *-oềl °c>
ơ Hải Nam X _
M ề -n -ã n Uềy<o
I^Sai-oan

o .đ Mác

O uán đảo Ca rô* »In


Cỏ^m-bô M i N p A - N

; ] CHÚ GIÀI
/ / 1* ^1 04 qưổc Nh$i irvôc nam 1937
p . đ . Xa*W-fTìông Nhậl lấn còng

• Ptian VI t*nh truórg ứ i i cùa Nh|t rtfm 19<Ỉ

£ ^ t> Dổng rrlnn phàn oỏng (1*42 • 1945)


------► Dỏng rn rn Oârn t*c (1944 • 1945)

ir ì Uề« Xô tln công (B. 1945)


)jặ T i^ n đ A n t (ón

® Thânn phố w nếm borr nọuyén lù

Lược đổ chiến trường châu Á - Thái Binh Dương (1941 - 7945)

3. Sự hình ỉhành M ặt trận Đổng minh chống phát xít


Sau khi phát xít Đức tấn công Liên Xò và chiến tranh Thái Bình Dương
bùng nổ, hầu hết các nước trên thế giới đà bị lỏi cuốn vào vòng chiến. Việc
thành lập một liên minh quốc tế chỏng phát xít dã trờ thành đòi hỏi bức thiết
của các lực lượng dân chủ và yêu chuồng hoà bình trên thế giới. Cuộc chiến
tranh vệ quốc cứa nhân dân Liên x ỏ đã làm thay đổi cục diện chính trị và quân
sự của chiến tranh. Đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa không chỉ nhằm bão vệ
Liên Xỏ mà còn nhầm chống lại cuộc chiến tranh tàn khốc của chủ nghĩa phát
xít ở châu Âu. Điều đó đã thúc đẩy nhân dân MT, Anh đấu tranh dòi các chính
phủ của họ phải thay đổi thái độ và liên minh với Liên Xô trong cuộc chiến
tranh chống phát xít.
Ngày 12 /7 /19 4 1, Hiệp ước Xô - Anh về hành động chung trong cuộc chiến
tranh chống Đức đã được kí kết tại Mátxcơva. Hiệp ước quy định hia bên sẽ
giúp đỡ, chi viện cho nhau trong chiến tranh chống Đức và cam kết không kí
hiệp ước đình chiến riêng rẽ nếu không có sự đồng ý của bên kia. Đồng thời
Liên Xô cũng kí kết hiệp định cùng hành động chung với các chính phủ lưu

171
vong của Ba Lan, Tiệp Khác ờ Luân Đôn. Tháng 8/1941, Liên Xô và Anh ã kí
kết Hiệp ưức trao đổi thương mại tín dụng, thanh toán hai chiểu. Nước Anlcam
kết cho Liên Xô vay 10 triệu bảng Anh.
Từ ngày 9 đến 14/8/1941, Tổng thống MT Rudơven và Thủ tướng Anh
Sớcsin gặp nhau trên một chiến hạm MT đậu ở vịnh Phần Lan, thuộc khi vực
Bắc Đại Tây Dương, đà thông qua Tuyên bò chung, thường dược gọi là liến
chươtig Đ ụi Tủy Dương.
Ph. Rudơven (Franklin Delano Roosevelt, 1882 - 1945): nhàrioạt
động chính trị Hoa Kì, đẳng viên Đảng Dân chủ, Thống đốc bang NiiOóc
(1929 - 1933), trúng cử Tổng thống năm 1933 rồi liên tiếp tái cử và các
năm 1936, 1940, 1944, thi hành chính sách Kinh tế mới (New De;) và
tham gia Thế chiến II, ông trở thành một trong những nhân vật chichốt
trong lực lượng Đồng minh chống phát xit.

u. Sớcsin (Winston Leonard Spencer Churchill, 1874 - 1965) nhà


hoạt động chính trị Anh, hạ nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ, Thủ tướng hình
phủ Anh 1940 - 1945 và 1951 - 1955. Ông là nhà lãnh đạo nướíAnh
trong cuộc chiến tranh chống phát xít, một trong những nhân vật chichốt
của Đồng minh chống phát xít.

Hiến chương Đại Tây Dương gồm 8 điều, nêu rõ cam kết của hai nưc về
việc không có ý đồ bành trướng lành thổ, tôn trọng độc lập và quyền tự ayết
của các dân tộc, mong muôn hoà bình và hợp tác quốc tế... Mặc dù có mt sô
điều khoản trong Hiến chương còn thể hiện mâu thuẫn vể quyền lợi giữa M và
Anh, và trên thực tế cả hai chính phủ đểu khòng thực hiện đúng những diu họ
cam kết, nhưng Hiến chương Đại Tây Dương đã thúc đẩy sự hình thànhliên
minh chống phát xít trên toàn thế giới.
Ngày 24/9/19 4 1, Liên Xô tuyên bô tham gia trên cơ sở những nguyê tắc
cơ bản của Hiến chương này, nhưng nhấn mạnh đến nguyên tắc bình đản và
quyền tự quyết của các dân tộc, xác định rõ mục đích và hành động tậịthể
trong cuộc chiến tranh chống xâm lược.
Việc kí kết Hiệp ước x ỏ - Anh vé hành dộng chung trong cuộc chiến nnh
chống Đức ( 12/7/1941), sự ra đời của bản Tuyên bố chung giữa MT và Ah -
Hiến chương Đại Tây Dương (14/8/1941) và việc Liên Xô tham gia liến
chương này (24/9/1941) đã tạo ra những điểu kiện cần thiết để thành lậpnột
Mặt trận Đồng minh chống phát xít. Tháng 10/1941, Nghị định thư Xô - /ih -
MT đã được kí kết tại Mátxcơva, theo đó MT và Anh sẽ viện trơ vũ khí cho,iên
• • w % %

172
Xô. Liên Xô cam kết sẽ dổi lại bằng nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp
quân sự. Cuối năm 1941, việc thành một Mặt trận Đồng minh chỏng phát xít
ngày càng trở nên cáp thiết và những điều kiện để thành lập mặt trận đã đầy đủ.
Sự xích lại gần nhau giữa ba cường quốc x ỏ - Anh - M7 đã tạo nền tảng quan
trọng cho sự hình thành Mặt trận này.
Ngày 1/1/1942 tại Oasinhtơn, đại diện cho 26 nước, đứng đầu là Liên Xô,
Mì, Anh đã kí vào ban Tuyên bô Liên lìỢỊ) quốc "cam kết dốc toàn bộ sức mạnh
quân sự và kinh tẽ của đất nước vào cuộc chiến tranh chống phát xít và tay sai
của chúng", đồng thời hợp tác chặt chẽ với nhau, không kí kết hiệp định đình
chiến hay hoà ước riêng rẽ với các nước thù địch. Tuyên bô Liên họ]) quốc đánh
ílâu sự hình thành M ặt trận Đồng minh (hỏ/iẹ phút xít trên pliạm vi toàn thê
ỹứ i. Mặc dù mục đích cua các bên tham gia có nhiều điểm khác nhau, nhưng
sự hình thành lần đầu tiên trong lịch sử thế giới một mặt trận bao gồm các quốc
gia có chế độ xã hội khác nhau cùng phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung là
một nhân tố quan trọng đảm báo thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít
và tạo cơ sở cho việc hình thành tổ chức Liên hợp quốc sau này.

4. Phong trào kháng chiến của nhân dàn các nước bị phát xít chiếm dỏng
Cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, Ý và Nhật Bán đà đẩy nhân
dàn các nước bị chiếm đóng vào một thời kì đen tôi. Phát xít Đức thiết lập chê
độ thống trị bàng bạo lực, khủng bỏ và xây dựng cái gọi là "Trật tự mới" ờ châu
Âu. Chính quyén phát xít ra sức vơ vét nhân lực, cùa cải của châu Âu đế phục
vụ cho bộ máy chiến tranh khống lồ của chúng.
Hơn 7 triệu người dân các nước châu Âu đã bị đưa sang Đức làm lao
động khổ sai. Những đoàn tàu đêm ngày chuyên chở nguyên vật liệu, của
cải của châu Âu về Đức để phục vụ chiến tranh, sản lượng công nghiệp
quân sự của Đức năm 1944 tăng gấp 5 lần so với năm 1939.

Chính quyền n ft le còn thi hành chính sách phân biệt chủng tộc cực kì dã
man, tàn bạo đối với người Do Thái, người Nga, người Ba Lan...
Tính đến năm 1945, hơn 5 triệu người Do Thái (chiếm 70% sô người
Do Thái ở châu Âu và 40% số người Do Thái trên toàn thế giới) đã bị tàn
sát. Các trại tập trung, lò thiêu người, giá treo cổ... là hình ảnh tiêu biểu
cho "Trật tự mới" của phát xít Đức ở châu Âu. Trong số hơn 7 triệu người
bị giam giữ trong các trai tập truno,
• w w W ^ 9
6 triệu người đã bị giết hai hoăc bi
• \* J • W • • %

chết vì suy kiệt.

173
Ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa phát xít đã làm bùng 110 phong tno
kháng chiến chông phát xít của nhân dân các nước bị chiếm đóng.
Ở chân Ân, những đội du kích đầu tiên được thành lạp ờ Ba Lan từ nem
1939. Tháng 1/1942, Đảng Cộng sản Ba Lan đà tổ chức lực lượng ’’Quân đội 'ũ
trang nhân dân". Lực lượng trung thành với chính phủ lưu vong cũng lập ra
"Quân đội trong nước" đê tổ chức các hoạt động chống phát xít Đức.
Tại Pháp, Đàng Cộng sản và các lực lượng yêu nước đã giương cao ngọn :ờ
kháng chiến, íổ chức các hoạt động du kích chống Đức. Tướng Đừ Gòn (De
Gaulle) sang Luân Đôn tố chức lực lượng vũ trang hải ngoại đấu tranh chốig
phát xít. Tháng 3/1941, các lực lượng "Nước Pháp tự do" tiến hành các hcạt
động ở chống phát xít đà thống nhất lực lượng, phát triển đội ngũ để phối horp
với quân Đồng minh.
Ở các nước châu Âu khác như Nam Tư, Hi Lạp, Anbani, Italia... phoag
trào chống phát xít phát triển mạnh mẽ, các Đáng Cộng sản đà tổ chức líc
lượng vũ trang phối hợp với các tố chức yêu nước khác, tiến hành các hcạt
động du kích, kiên cường chiến đấu trong lòng địch. Đặc biệt là tại các vùng
bị chiếm đóng ở Liên Xồ, chiến tranh du kích diễn ra trons suốt những năm
chiến tranh, góp phẩn quan trọng vào thắng lợi của Hồng quân Liên x ỏ í ren
các mặt trận.
Ớ châu Á, Nhật Bán tuyên bố giúp đỡ "những người anh em da vàng" đáih
đổ ách thống trị của "thực dân da trắng" để xây dựng "Khu vực thịnh vượng
chung Đại Đông Á ". Nhưng trên thực tế, quân Nhật đã thiết lập ách thống rị
tàn bạo, vơ vét lúa gạo đến mức cao nhất dể nuôi sống guồng máy chiến tranh
với đội quân khổng lồ hàng triệu người. Các công ti Nhật có mặt ở khắp rrọi
nơi đê khai thác tài nguyên, vơ vét bóc lột thậm tệ các nước bị chiếm đóng. Niiì
đói diễn ra ở nhiều nước Đòng Á trong thời gian chiến tranh (riêng ờ Việt Nan
đã có hơn 2 triệu người chết đói năm 1945). Đồng thời, Nhật còn lập ra cíc
chính phủ bù nhìn bản xứ để phục vụ chính sách thống trị của mình như Chhh
phủ Uông Tinh Vệ ở Trung Quốc (1940), Chính phủ Trần Trọng Kim ơ V ệt
Nam (1945), Chính phủ tự trị ở Miến Điện và Philíppin (1943)...
Ở khu vực Đòng Á, cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung
Quốc là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống phát xít của nhin
dân thê giới. Đáng Cộng sản do Mao Trạch Đỏng lãnh đạo và Đảng Ọuốc chII
do Tưởng Giới Thạch đứng đầu đã tiến hành hợp tác để động viên và tổ chíc
toàn dân tham gia kháng chiến. Nhân dân Trung Ọuốc đã bển bí, kiên cường

174
chiến đàu chông trá những mũi tiến công của quân phiệt Nhật, góp phần tiêu
hao sinh lực địch, kiềm chế trên 1 triệu quân Nhật trên đất Trung Ọuốc.
Tại Đỏng Nam Á, các đảng cộng sản đã lãnh dạo phong trào kháng Nhạt,
tập hợp các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất như Mặt trận
Việt M inh, Liên hiệp Nhân dân Mã Lai chông phát xít, Đồng minh dân chủ
Philíppin, Liên minh Nhân dân Tự do chống phát xít ở Miến Điện... Cuộc đấu
tranh giai phóng dân tộc ở Đòng Nam Á gắn liền với cuộc đấu tranh chống phát
xít của nhân dàn thế giới.
Tại Ấn Độ, phong trào đấu tranh giành độc lập sớm bùng phát dưới sự lành
đạo của Đáng Quốc đại, đứng đầu là các lãnh tụ M. Ganđi, G. Nêru... Mặc dù
dứng về phía Đồng minh chống phát xít, Đảng Quốc Đại cũng đòi nhà cầm
quyền Anh trao trả quyền tự trị để thành lạp một Chính phủ Quốc gia An Độ.
Những cuộc đấu tranh trên tạo nên tiền đề cho phong trào quần chúng
mạnh mẽ đê sau khi Thế chiến kết thúc, thực dân Anh phái lần lưựt trao trả độc
lập cho Ân Độ (1947), Miến Điện (1948)...

III. G IA I Đ O Ạ N TH Ứ BA (11/1942 - 12/1943): BUỚC NG O ẶT CỦA


C H IẾ N T R A N H , Q U Â N Đ ồ N G M IN H C H U Y Ế N s a n g p h ả n c ồ n g
1. Chiến tháng Xtalingrát và bước ngoặt của chiến tranh
Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị về mọi mặt, Hồng quân Liên Xô
quyết định chuyển sang phán công, thực hiện, chiến dịch "Sao Thiên Vương",
tiêu diệt quân chủ lực của phát xít Đức ở Xtalingrát. Ngày 19/11/1942, phương
diện quân Tây Nam và phương diện quân Sông Đỏng mở cuộc tấn công như vũ
bão tại phía Bác Xtalingrát, tiến về phía Đỏng Nam. Hổng quân nhanh chóng
phá vỡ phòng tuyến của quân địch, tạo thế tân công gọng kìm. Các phương điện
quân ở phía Nam và phía Bắc cũng đồng loạt tấn công. Hồng quân nhanh chóng
khcp kín vòng vây 33 vạn quân tinh nhuệ của Đức ở Xtalingrát.

Cuộc chiến đấu ác liệt diẻn ra suốt từ ngày 23/11 đến cuối tháng
12/1942. Đạo quân tiếp viện của Thống chế Manxtẽn do Hítle cử đến bị
đánh bật ra khỏi xtalingrát và chịu tổn thất nặng nề. Từ ngày 1/1/1943,
Hồng quân mở đợt tấn cồng mới, tiêu diệt lực lượng quân Đức trong vòng
vảy: 2/3 đạo quân tinh nhuệ bị tiêu diệt, 1/3 bi bắt sống, trong đó có TƯ
lệnh Paolút và 24 viên tướng.
Chiên dịch phân công kéo dài gần 3 tháng (1 1/1942 đến 2/1943) đà đi vào
lịch sư như một trạn đánh lớn và tiêu biểu về nghệ thuật quân sự cũng như ý
nghĩa chiến lược của nó trong Thế chiến II. Chiến thắng Xtaỉingrát đã tạo ncn
bước ngoặt xoay chuyển tình thế của cục diện chiến tranh thế giứi: phe Đồng
minh chuyển sang phản công, phe phát xít khòng thể phục hồi lực lượng, phải
chuyển từ tấn công sang phòng ngự.

XTA-UN-GRẢT

17-7

Quàn Đức tấn công 0ạ o Liên Xô (với


q U â n

Mật trận ngày 20-11-1942 tướng chỉ huy) phản công

vj ^ u r 0ạOquân Đức >_r T_ t_T Mặt trận ngày 30-11-1942

với tướng chỉ huy Thành phố

Trân phản công Xtalingrát

Sau thất hại ử Xtalingrát, nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Xô
- Đức, quân Đức mở rộng cuộc tấn công đại quy mô vào mùa hò năm 1943.
Trận đánh bắt đầu với cuộc tấn công của 50 SƯ đoàn Đức (trong đó
có 16 SƯ đoàn xe tăng và cơ giới) vào khu vực "vòng cung Cuỏcxcơ", với
ý đồ tiêu diệt phương diện quân chủ lực của Hổng quân ở đây. Hồng
quân đã nhanh chóng bẻ gãy cuộc tấn cồng của địch, chuyển sang phản
công, đánh tan 30 SƯ đoàn (trong đó có 7 SƯ đoàn xe tăng), loại khỏi
vòng chiến 50 vạn quân Đức.

176
Chiến thắng Cuôcxcơ đã đập tan ý đồ giành lại thế chủ động của quân Đức.
Từ đây, Hồng quân Liên Xò liên tục tấn công trên một mặt trận rộng lớn từ
Lêningrát đến biến Adốp, giải phóng 1/2 lành thổ bị chiếm đóng, trong đó có
các thành phố lớn như Kháccôp, Bengôrốt, Vôrôxilốpgrát, Kiép...

2. Quàn Đỏng minh phãn công trên các mặt trận ở Bác Phi, Ý và Thái
Bình Dương
Ớ Bác Phi, ngày 23/10/1942 quân Anh bắt đầu tấn công liên quân Đức - Ý
ở En Alamcn, tiêu diệt và bát sống 55 000 quân địch. Thắng lợi này tạo ra khả
nâng phản công cho quân Anh trên chiến trường Bác Phi. Lợi ciụng lúc quân
Đức đan« bị sa lầy ở Xtalingrát và bị thua ở En Alamen, quân M7 đổ bộ lên Bắc
Phi ngày 8/11/1942. Ọuân Anh từ phía đông phối hợp với quân MT từ phía tây
dồn đuổi địch chạy về Tưynidi. Trong tình thế tuyệt vọng, ngày 12/5/1943, toàn
hộ liên quân Đức - Ý phải đầu hàng. Chiến sự ở Bắc Phi chấm dứt với thắng lợi
của quân Đồng minh.
Sau đó, ngày 10/7/1943, quân Đồng minh từ Bắc Phi tấn công vào Ý, mở
dầu bang cuộc đổ bộ đánh chiếm dào X ixilia . Tinh thần chiến đấu của quân đội
Ý rất bạc nhược, chi còn một bộ phận quân Đức rút chạy về phía Nam Ý.
X ix ilia hoàn toàn thất thủ. Chính quyển phát xít tan rà, M íitxô lin i bị tống giam.
Thống chế Bađôgơliò lập chính phú mới, kí hiệp ước đầu hàng Đồng minh ngày
8/9/1943 và tuyên chiến với Đức. Quân đội Đồng minh tiến vào khu vực phía
Nam Italia. Lợi dụng sự tiến quân chậm chạp của quán Đồng minh, Hít le cho
quân chiếm đóng miền Bắc Ý, giải thoát cho M íítxôlini. Được quân Đức hỗ trợ,
M íítx ồ lin i thành lập Chính phủ phát xít ở miền Bác. Như vậy, nước Ý bị chia
làm hai miền: miền Bắc do quân đội Đức chiếm đóng với chính phủ M útxôlini,
miền Nam thuộc chính phủ Bađôgưỉiô do Anh - M7 hão trợ. Quân Đức còn tiếp
tục cán ì cự ớ Ý cho tới khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, tháng 5/1945.
Ở Thái Bình Dương, từ tháng 8/1942 quân MT bắt đầu phàn cỏng quân Nhật
ở đảo Guađanacan và giành dược thắng lợi vào tháng 1/1943. Sau chiến thắng ở
Guađanacan, quân đội MT đã giành được quyền chủ động, chuyển sang phán
công trên toàn chiến trường Thái Bình Dương.
3. Hội nghị I hưựng đính Têhẻran (11/1943)
Năm 1943, trước những diễn biến chiến lược mang tính bước ngoặt trên các
mặt trận, các vị nguyên thủ ba nước Liên Xô, MT, Anh đà quyết định tổ chức
một cuộc hội nghị để đẩy nhanh quá trình kết thúc chiến tranh và giải quyết các

177
vấn đé sau chiến tranh. Từ ngày 19/10 đến 3/1 1/1943 đà tiến hành Hội ishị
N<zoai trướng ha nước Liên x ỏ - M ĩ - Anh tai Míítcơva. Các imoai trưởng đí đi
dến những ìhoả thuận quan trọng vể quân sự, chính trị và việc phôi hợp hình
động chung trong và sau khi chiến tranh kết thúc.
Trước khi đến Téhéran, ngày 20/11/1943 Tổng thống Mĩ và rhủ
tướng Anh đã gặp Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạci tại
Cairô (Ai Cập) để bàn kế hoạch tiêu diệt phát xit Nhặt tại châu Á - 'hái
Bình Dương. Hội nghị ra Tuyên bố Cairô quyết tâm không từ một nclực
nào để buộc phát xít Nhật phải đấu hàng không điều kiện; giải pbng
toàn bộ lãnh thổ, hải đảo bị Nhật chiếm đóng từ Thế chiến I; trả lại Tung
Quốc vùng Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ...; thủ tiêu ách thống trị :ủa
Nhật tại Triều Tiên, sau một thời gian theo chế độ uỷ trị sẽ trao trả ìộc
lập, tự do cho nhân dản Triều Tiên.

Từ ngày 28 /11 đến 1/12/1943, Hội nghị Thượng đính x ỏ - MT - Anh đrợc
lổ chức tại Téhéran (Iran), với sự tham gia của các nguycn thủ Xtalin, Rudcven
và Sớcsin. Hội nghị đã thảo luận nhiều vấn dể quan trọng về việc phối hợp hmh
động chống Đức cho đến thắng lợi cuối cùng, về tương lai nước Đức sau cliến
tranh, đặc biệt là vấn đề mở Mặt trận thứ hai ử Tây Âu - vấn để quan trọng ihất
của Hòi nghi.

Ba nhà lành đạo Xô, Mỉ, Anh tại Hội nghị Téhéran

178
Ngay từ tháng 7/1941 Liên x ỏ đà đưa ra đé nghị vé việc mờ Mặt trận thứ
hai ơ Tây Âu đế có thê đánh bại kẻ thù nguy hiếm nhất là phát xít Đức. Tuy
nhiên, MT và Anh tìm mọi cách để trì hoàn viêc thưc hiện nghía vu ílồn<ỉ minh
• • • • W • C -

cua mình trong vân đề mò Mặt trận thứ hai Ư Tây Au, đổng thời không thực
hiên đún<z những cam kết vé chi viên cho Liên x ỏ . Thái đò trì hoãn có tính toán
cùa Anh, MT hì âm mưu làm Liên x ỏ suy yếu, kiệt quệ trong chiến tranh và ý
đồ khônç
Km* muốn có một
• CL1Ô
• C chiến thưc
• sư
• với quân
Ễ chủ lưc
• Đức CÒI1 đaii£
W suim

sức ơ châu A li. Dư luận tiến bô trên thế giới, đãc biệt là ở Lièn Xô và M7 đã lên
án gay gảt chính sách hai mặt này. Sau nhiẻu lần trì hoàn, Tlui tướnc Anh
Sócsin đưa ra kế hoạch mở Măt tràn thứ hai bằii£ việc đổ bỏ quân ờ khu vưc
• • • O • • I •

lòng chào Địa Trung Hải, nhưng cả Liên Xò và MT đều không tán đồng.
Cuối cùng, Hội nghi Téhéran đã đat đươc thoà thuân vé việc Anh - MT sè
W • W • • • • •

mở M ặt trận thứ hai bằng cuộc đố bộ lên đất Pháp trong tháng 5/1944. Những
người đứng đầu ba nước Xò - MT - Anh cũng thoả thuận vé sự hợp tác sau chiến
tranh giữa các nước Đồng minh vì một ncn hoà bình lâu dài, khẳng định quyết
tâm thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế.
Hộn nghị quyết định thành lập Hội đồng tư vấn châu Au đế giái quyết vấn đé
Đức sau chiến tranh, thông qua tuyên bô xác nhận chủ quyển, toàn vẹn lãnh thổ
của Iran, xác nhặn biên giới phía đòng và phía tây của Ba Lan... Hội nghị công
bò Tuyên Iiạôn Têliêmn, khảng định quyết tâm hợp tác, đẩy nhanh tiến trình kết
tỉuíc thắng lợi cuộc chiên tranh chông phát xít.
H ội nghị Téhéran đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố, phát
trien Mặt trận Đồng minh chống phát xít. Đày là lần đầu tiên những người đứng
đầu ba nước trụ cột trong Mặt trận Đổng minh chống phát xít trực tiếp gặp gờ
và d i đến những thoà thuận vé tiến trình kết thúc chiến tranh. Những quyết định
của H ội nghị có ý nghĩa quốc tế to lớn, thúc đẩy sự liựp tác giữa ba cường quốc
trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Am mưu của các nước phát xít kí kết hoà
ước riêng rõ với các nước Mĩ, Anh để tránh phải đầu hàng đã thất hại hoàn toàn.

IV . G IA I Đ O Ạ N TH Ứ TƯ (12/1943 - 8/1945): Q U ÂN Đ ồ N G M IN H
T Ổ N G PHẢN CÔNG TIÊU D IỆT PHÁT X ÍT ĐỨC V À Q UÂN PHIỆT
N IỈẢ T . C H IẾN T R A N H T H Ế GIỚI T H Ứ H A I K ET t h ú c
1. Liên Xô tổng phãn công giãi phóng hoàn toàn đát nước và giãi
p h ó n g Đông Au
Từ ngày 2 4 /i 2/1943, Liên Xô bát đầu cuộc tổng tân công đồng loạt trên
các mặt trận từ Lêningrát đến Cnrni.

179
Ớ mặt trận phía bắc, tháng ỉ/1944, Hồng quân mở cuộc tấn công giái
phóng Lêningrát, thành phố anh hùng đã ngoan cường chiến đấu suốt 900 ngày
đêm với quân Đức trong những điều kiện vỏ cùng gian khổ, khắc nghiệt. Sau
chiến thắng Lêningrát, Hồng quân tiến vào giải phóng các nước vùng Bantích,
đuổi quân Phần Lan ra khỏi biên giới x ỏ - Phần.
Ở mặt trận Ucraina, Hồng quân mở 10 đợt tấn công tiêu diệt quân Đức
trong năm 1944. Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt vì phán 1ỨI1 lực lượng
quân Đức tập trung ở đây. Sau khi đánh tan 66 sư đoàn Đức, Hồng quân giải
phóng hoàn toàn Ucraina.
Từ tháng 3 đến tháng 5/1944, quân đội Xô viết giải phóng Ôđétxa và Crưm.
Chiến dịch giải phóng Bêlarút bắt đầu tháng 6/1944 đã đánh tan đạo quân
Trung tâm mạnh nhất của Đức, tiêu diệt 77 sư đoàn địch. Quân đội Liên Xô
tiến vào giải phóng ba nước vùng Ban tích (tháng 9, 10/1944), hoàn thành việc
giải phóng toàn bộ lãnh thổ Liên Xô.
Sau khi quét sạch quân Đức ra khỏi Liên Xô, Hồng quân tiến vào giải
phóng các nước ở Trung và Đông Âu. Hồng quân tiến vào Ba Lan (7/1944),
giải phóng Rumani (8/1944), Bungari (9/1944), Xlôvakia (9/1944), phối hợp
với quân của Titô giải phóng Nam Tư (10/1944), giải phóng phần lớn Hunggari
và giao tranh quyết liệt với địch ở thủ đô Buđapét.
Titô (Tito Josip Broz, 1892 - 1980): Nguyên soái, nhà hoạt động
chính trị Nam Tư. Từ năm 1936, ông là tổng bí thư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư, người tổ chức và chỉ huy cuộc
chiến tranh nhân dân chống phát xít Đức. Sau khi giải phóng đất nước,
ông trở thành Thủ tướng (1945), sau là Tổng thống nước Cộng hoà Liên
bang Nam Tư (1953).

Cuộc tổng tấn công của quân đội Liên Xô đà tiêu diệt 138 sư đoàn địch,
gồm khoảng 1,6 triệu quân, 6700 xe tăng, 28 000 đại bác và súng cối, 12 000
máy bay, giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Liên Xô và các nước Trung, Đông Âu.
Hồng quân tiến quân như vũ bão đến biên giới nước Đức.

2. M ĩ - Anh mở M ật trận thứ hai ở Tây Âu


• • *

Sau Hội nghị Têhêran, MT - Anh quyết định cử tướng M7 Aixenhao làm
Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh ở châu Âu của Đổng minh đê thực thi kế
hoach mở Mặt trận thứ hai. Sau một thời gian chuấn bi và nhiều lần trì hoàn,
• • • • c •

cuối cùng Mạt trận thứ hai được mở bằng cuộc đổ hộ tại Noócmãngđi (Bác

180
Pháp) ngày 6/6/1944. Cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thê giới với
trên hai triệu quân diẻn ra thành công và hoàn toàn bất ngờ khiến quân Đức
khòng kịp trớ tay.
Hơn 4000 hạm tàu, 13 000 máy bay yểm trợ cho quân Đồng minh đổ
bộ tại khu vực dài 80km, rộng từ 13 đến 19km. Cuộc đổ bộ của quản
Đổng minh đã làm cho quân Đức hết sức bất ngờ. Trên thực tế, quân Đức
đã xây dựng một phòng tuyến kiên cố chạy dài từ miền Bắc nước Pháp
đến vùng duyên hải Tây Ban Nha, được gọi là chiến luỹ Đại Tây Dương,
để đối phó với cuộc đổ bộ của Đổng minh mà Hítle đã dự đoán sai lấm về
địa điểm là Cale. Nhưng tướng Aixenhao đã chọn Noócmăngđi chứ không
phải Cale mặc dù tại Noócmăngđi điều kiện đổ bộ khó khăn hơn. Chính
phán đoán sai lấm của Hítle đã góp phần làm cho cuộc đổ bộ của quân
Đồng minh thành công.

Sự chuẩn bị đầy đủ và ưu thế tuyệt đối về quân sự, việc lựa chọn địa điểm
đổ bộ chính xác của quân Đồng minh cùng với sự phối hợp tấn công quân Đức
của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận phía đông, đã dẫn tới thắng lợi của chiến
dịch Noócmăngđi. Từ Noócmăngđi, quân Đồng minh chia làm hai mũi, mũi
phía bắc đánh vào nước Đức, mũi phía tây - nam đánh vào nước Pháp. Với việc
mở Mặt trận thứ hai, lần đầu tiên kể từ ngày bắt đầu chiến tranh, nước Đức phát
xít bị làm vào tình thế phải đối phó cùng một lúc với hai mặt trận đông - tây
(phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - MT).
Quân đổ bộ tiến vào giải phóng nước Pháp. Phong trào khởi nghĩa vũ trang
do Đáng Cộng sản Pháp lãnh đạo lan rộng khắp trong nước. Quần chúng nhân
dân đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn trước khi quân Đồng minh đến. Ngày
19/8/1944, khởi nghĩa vũ trang bùng nố ở Pari, nhân dân làm chủ thành phố.
Ngày 25/8, quân đội Đồng minh tiến vào Pari. Chính phú lâm thời của nước
Pháp do Đờ Gòn đứng đầu, được thành lập.
s. Đờ Gốn (Charles de Gaulle, 1890 - 1970) - nhà quân sự, nhà hoạt
động quân sự và chính trị Pháp, tốt nghiệp trường quân sự Xanh Xia,
tham gia Thế chiến I, viết nhiều tác phẩm nghiên cứu lịch sử chính trị và
chiến lược quân sự. Tháng 6/1940, ông làm thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Sau khi phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp, ông bỏ sang Luân Đôn, ra
"Lời kêu gọi ngày 18/6" động viên nhân dân Pháp cùng với nước Anh tiếp
tục cuộc chiến tranh chống Đức. Tháng 10/1940, õng thành lập Uỷ ban
bảo vệ Đế quốc Pháp, phối hợp với phong trào kháng chiến trong nước

181
(do Đảng Công sản lãnh đao); ngày 3/6/1943 thành láp ở Angièri uỷ ban
giải phóng dán tộc Pháp, đóng vai trò như một chính phú lâm thời của
Nước Pháp tự do. Sau cuộc đổ bộ Noócmăngđi của liên quân Anh - Mĩ,
tướng Lơclec dẫn quàn tiên vào giải phóng Thủ đỏ Pari. Tướng Đờ Gôn
củng cố chính quyền Trung ương, trở thành Thủ tướng Chính phủ làm thời
(11/1945 - 1/1946). Tháng 1/1958, Đờ Gòn được bẩu làm tổng thống nền
Cộng hoà thứ năm của nước Pháp, từ chức năm 1969 sau thát bại trong
một cuộc trưng cấu dân ỷ.

Sau khi nước Pháp dược giải phóng, quân Đồng minh tiếp tục giâi phóng
các niróc Tây Âu khác như Bi, Hà Lan, Lúcxembua, Ý và chuán bị tân công
nước Đức phát xít. Quân đội iVTĩ - Anh gặp Hóng quân Liên x ỏ tại Toócgâu
trên b í sông Enbư ngày 26/4/1945.

3. Hôi nghị Thượng đĩnh Ianta (2/1945) và sự kết thúc chiến tranh
ở chài Âu
Đìu năm 1945, Hồng
quân Liên x ỏ và quân
Đồng minh từ hai hướng
Đỏim. Tây cùng tiến về
nước Đức. Trong hối cành
sự tlìcí hại của chù nghĩa
phát xít đang đến gần, Hội
nghị thượng đính Ianta
(Yalta - Liên x ỏ ) được tổ
chức v/ới SƯ tham dư CÍK1
• •

những người đứng đầu ha


nước Liên Xồ, Anh, M ì là
Xtalin, Sức si II và
Rudơven, từ ngày 4 đến T- - LIA- «. - I
Tai Hội ngh lanta
.

12/2/1945. Hội nghị đà


đat đuợc những thoả thuận
• • W •

quan rong vé vấn đề phối hợp hành động đê chổng khối Trục phát xít tron 2
giai cbạn kết thúc chiến tranh, vé việc tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít
Đức V I xây dựng những bảo đảm thật sự đế nước Đức không còn khá nâng gây
chiến [ranh một lần nữa. Hội nghị quyết định sau khi nước Đức đầu hàng, Liên
Xô sẽ chiếm đóng vùng Đòng Đức, Anh chiếm đóng vùng Tây Bắc, M7 chiếm

182
đ ó n g vùng Tây Nam, Pháp cũng dược chiếm đóng một phần ở khu vực Tây
Đức.. Thủ đò Béclin sẽ do 4 nước Liên Xò - MT - Anh - Pháp chia thành các khu
vực ichicm đóng. Một uý ban quán chế của các nước Đồng minh được thành lập,
đám nhiệm chức năng của chính quyền tối cao ở Đức. Hội nghị cũng quyết
dịnhi việc giải giáp vũ trang nước Đức, tiêu huỷ toàn bộ trang bị quân sự cũng
như nền công nghiệp chiến tranh của Đức, giải tán Đáng phát xít N A Z I, trừng
trị t(ội phạm chiến tranh... vé vân đề bổi thường chiến tranh, Hội nghị thoả
thuậm về việc thành lập Uý ban bồi thường với sự tham gia cứa đại biểu ba nước
Liêm Xô, M ĩ, Anh đê giải quyết những nội dung cụ thê xung quanh vấn đề này.
Vc các vân đề có liên quan đến châu Âu, Hội nghị thòng qua "Tuyên ngôn
giải phóng châu  u", nêu rõ những chính sách và hành động chung nhăm giải
quyêèt những ván đề chính trị, kinh tê của châu Âu sau chiến tranh phù hợp với
nhữmg nguyên tác dân chú. Riêng đối với vấn để Ba Lan, Hội nghị đã dạt được
sự thioả thuận về nguyên tắc việc tố chức một chính phù mở rộng ờ Ba Lan và
đườrng biên giới của nước này. Các nước lớn tham gia hội nghị đà thoả thuận
với mhau việc phân chia phạm vi ảnh hường ở châu Âu. Theo đó, châu Âu dược
chia thành hai phần ờ phía đông và phía tây. Các nước Trung và Đỏng Âu ĩhuộc
phạrm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước Tây và Nam Âu thuộc phạm vi ánh
hưởmg của MT, Anh và Pháp.
Về vấn đề Viển Đông, các nước đã bí mật thoả thuận việc Liên Xò sẽ tham
gia (CUỘC chiến tranh Thái Bình Dương từ hai đến ba tháng sau khi Đức đáu
hàng và chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Hội nghị chấp nhận những điều kiện để
đáp lứng việc Liên x ỏ tham gia chiến tranh chống Nhật như:
Bảo vệ nguyên trạng và công nhận nền độc lập ở Mông cổ , trả lại
cho Liên Xô một số quyền lợi bị mất sau chiến tranh Nga - Nhật (1904 -
1905) như: trả lại miền Nam đảo Xakhalin và các đảo phụ cặn, cùng với 4
đảo thuộc quấn đảo Curin, quốc tế hoá cảng Đại Liên (Trung Quốc), cho
Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận, Liên Xô được cùng khai thác các tuyến
đường sắt Hoa Đông và Nam Mãn Châu - Đại Liên, trả lại cho Liên Xô
tuyến đường sắt Xibia - Trường Xuân...
IBa cường quốc cũng thoả thuận về việc quân đội MT chiếm dóng Nhật Bán.
Triềm Tiên sẽ trở thành một quốc gia độc lập và thống nhất sau khi giải phóng
nhưmg Liên Xô sẽ vào giải giáp quân Nhật ờ Bắc vĩ tuyến 38, còn MT ở phía
Nairn, v ề vấn đề Trung Ọuốc, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản sẽ tiến hành
hiệp) thương để thành lập Chính phủ liên hiệp thống nhất. Liên Xồ, MT và các

183
nước khác đều có quyền lợi ờ Trung Quốc. Các khu vực còn lại của châu Ả
(Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á...) vẫn thuộc phạm vi ảnh hường của các nước đế
quốc phương Tây nhơ trước.
Hội nghị còn kháng định việc thành lạp tổ chức Liên Hợp Quốc trên
nguyên tắc cơ bàn là sự nhất trí hoàn toàn giữa 5 nước lớn: Liên Xò, MT, Anh,
Pháp và Trung Ọuốc.
Những quyết định của Hội nghị Ianta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
sự phối hợp hành động, củng cô sự hợp tác giữa các nước Đổng minh đế đi đến
kết thúc cuộc chiến tranh chống phát xít. Những quyết định của Hội nghị dà tạo
nên nền tâng cho việc thiết lập một Trật tự thế giới mới sau chiến tranh, thường
được gọi là Trât tư hai cưc Ianta.
• w • • • •

Trong khi đang tiến hành Hội nghị Ianta, chiến cuộc ở châu Âu diễn biến
rất nhanh chóng, ưu thế nghiêng về phía Đồng minh. Mùa xuân năm 1945,
nước Đức phát xít đã bị kẹp giữa hai gọng kìm: phía dông là 5 dạo quân của
Liên Xô, phía tây là 3 đạo quân của MT - Anh và các nước Đồng minh. Trong
bước đường cùng, Hítle dốc toàn lực quyết tâm phòng thủ Béclin bằng mọi giá.
Ngày 16/4/ỉ 945, Liên Xô bắt đầu tấn công vào Béclin, sào huyệt cuối cùng
của nước Đức Ọuốc xã.

Trên đường vào Béclin, Hítle bố trí hơn 90 sư đoàn (trong đó có 14 sư


đoàn xe tăng và cơ giới) gồm trên 1 triệu quân, 1 0 0 0 0 pháo và súng cối,
1500 xe tăng và pháo tự hành, 3000 máy bay chiến đấu, cùng với đội dân
quân phòng vệ 2 0 vạn người.

Hồng quân Liên Xô huy động lực lượng của hai phương diện quán
gồm 2,5 triệu người, 6250 xe tăng, 7500 máy bay, 42 000 đại bác và
pháo, hoàn toàn chiếm Ưu thế để tiêu diệt kẻ thù.

Từ ngày 16/4, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở ngoại ô Béclin. Bắt đầu từ
ngày 23/4, cuộc chiến đấu lan vào trong thành phố. Vòng vây của quân đội
Liên Xô ngày càng khép chạt. Ngày 30/4, Hồng quân chiếm được nhà Quốc hội
Đức, Hítle tự sát dưới hầm chi huy. Ngày 2/5, Hồng quân chiếm đirợc toàn bộ
Thủ đô Béclin, quân Đức (còn lại khoang hom 7 vạn người) đầu hàng vô điều
kiện. Ngày 9/5/1945, Tổng tư lệnh quân đội Đức, Thống chế Câyten đã kí vào
văn bán đầu hàng. Cuộc chiến tranh khốc liệt ở châu Âu đã kết thúc với thất bại
của phát xít Đức.

184
4. Hội nghị Thượng đỉnh Pốtxđam (7,8/1945) và sự kết thúc Thê chiến II
Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, quân đội MT đà lần lượt chiếm lại
cấc đào trên Thái Bình Dương.
Trong những năm 1943 - 1944, Mĩ đã chiếm lại đảo Salômông
(từ tháng 1 đến tháng 11/1943), quấn đảo Ginbe (11/1943), quấn đảo
Mácsan (2/1944), quấn đảo Marian (6/1944), Niu Ghinẽ (7/1944)...

Tại Đông Nam Á, cuộc chiến giành lại quần đáo Philíppin diẻn ra rất quyết
liệt. Tháng 10 /1944, quân MT đổ hộ vào đảo Lâytơ (miền Trung Philíppin) đánh
bại hái quân Nhật và chiếm lại hòn đáo này vào tháng 12/1944. Tháng 1/1945,
sau những trận chiến đấu ác liệt, MT giành được đảo Ludông. Đến tháng
3/1945, quân MT chiếm lại toàn bộ Philíppin.
ơ Miến Điện, liên quân Anh - Ân và M7 - Trung Ọuốc bắt đầu triển khai
những đợt tấn công từ tháng 10/1944. Cuối năm 1944, liên quân giành được
miền Bắc Miến Điện. Đầu năm 1945, liên quân tiến vào miền Nam, giành lại
thủ đô Rangun (5/1945). Lực lượng vũ trang yêu nước dưới sự lãnh đạo của
Liên minh tự do nhân dân chống phát xít đà phối hợp với quân Đồng minh giải
phóng đất nước.
Những trận đánh cuối cùng của MT ở Thái Bình Dương là trận đánh chiếm
đảo Ivôgima (tháng 2 đến tháng 3/1945) và đảo Ôkinaoa (3/1945) nằm ở cửa
ngõ đi vào Nhật Bản. Qua 3 tháng chiến đấu ác liệt, đến tháng 6/1945, quân M7
inới chiếm được hai hòn đào này.
Đồng thời, từ mùa thu năm 1944, máy bay MT tiến hành giội bom xuống 70
thành phố ở Nhật. Các thành phố Ồsaka, Nagôgu, Yôkôhama... và nhất là thủ
dô Tôkiỏ bị tàn phá nặng nề.
Trong tình hình chiến tranh ở châu Âu đã chấm dứt, chiến tranh ở châu Á -
Thái Bình Dương đang đi vào hồi kết, nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô,
Anh, M ĩ là Xtalin, Sớcsin (sau là A tli thay) và Truman đã gặp nhau tại Pốtxđam
(Potsdam - Đức) từ ngày 17/7 đến 2/8/1945.
c . Átli (Clement Attlee, 1883 - 1967): nhà hoạt động chính trị của
nước Anh. Thủ lĩnh Công đảng, giữ chức Thủ tướng từ 1945 đến 1951.

H. Truman (Harry s. Truman, 1884 - 1972): nhà hoạt động chính trị
Mĩ. Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ, Phó Tổng thống. Sau khi Rudơven
qua đời, ông giữ chức Tổng thống (1945 - 1953). Sau Thế chiến II, ông
chủ trương tiến hành Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN.

185
Ngay trước thềm Hội nghị, ngày 16/7, M7 đã thử thành công bom nmiyên
tử và muôn qua sự kiện này gây áp lực với Liên Xò.
Hòi nghị Pốtxđam tập trung giải quyết vấn đề Đức trên cơ sờ những thoá
thuận của Hội nghị Ianta, nhàm tiêu diệt tận gốc chú nghĩa quân phiệt, chủ
nghĩa phát xít Đức, thực hiện giải giáp quân đội, biến nước Đức thành một nước
dân chủ, hoà bình và không thế một lần nữa trở thành mối de doạ đối với an
ninh toàn thế giới. Hội nghị quyết định thủ tiêu tất cả những tổ chức quân sự,
nửa quân sự, cũng như các ngành cóng nghiệp quân sự và xoá bỏ các tập đoàn
tư bản lũng đoạn Đức - lực lượng chủ đạo của chủ nghĩa quốc xã Đức. Đổng
thời, nước Đức phải trả những khoản bồi thường chiến tranh cho các nước Đổrm
minh. Hội nghị đă thành lập "Hội đồng ngoại trưởng” gồm đại biếu 5 nước Liên
Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc có nhiệm vụ chuấn bị những hoà ước kí với
Đức và các nước bại trận trong phe Đức (Ý, Rumani, Hunggari, Phần Lan). Hội
nghị xác định đường biên giới mới giữa Ba Lan và Đức theo tuyến Ôđe - Nâydơ
(Oder - Neisse), khu vực Kônixbớc (Königsberg) chuyên giao cho Liên xỏ .
Đỏi với việc tiêu diệt phát xít Nhạt ở Viễn Đông, Liên Xô bí mật cam kết
sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật. Ngày 26/7/1945, Anh, MT và Trung Ọuốc
đã thông qua và gửi cho Nhật "Tuyên cáo Pốt.xdam", yêu cầu Nhạt đầu hàng vô
điều kiện.

Tuyên cáo Pốtxđam nêu rõ: Quân đội Đồng minh sẽ chiếm đóng
lãnh thổ Nhật, chủ quyền của Nhật được giới hạn trong 4 đảo chính
(Hônsư, Hôccaiđô, Kiusiu và Sicỏcư). Nước Nhật chỉ được phát triển công
nghiệp dân sự, thực hiện giải giáp vũ trang, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa
quân phiệt, tiến hành xét xử, trừng trị tội phạm chiến tranh... Tuyên cáo
nêu rõ, sau khi giải quyết các vấn đề Nhật bản trên cơ sở dân chủ và hoà
bình, quân đội chiếm đóng của Đồng minh sẽ rút khỏi Nhật.

Nhir vậy, Hội nghị Pốtxđam đã cụ thể hoá việc giải quyết vấn đề Đức, vấn
đề Nhật, vấn để kí hoà ước với các nước phát xít chiến bại... nhằm bổ sung và
hoàn chỉnh những nghị quyết của Hội nghị Ianta về những vấn đề chủ chốt của
thế giới sau chiến tranh. Đây là hội nghị cấp cao cuối cùng của ba nước Liên
Xô - MT - Anh trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nước Nhật đã kiệt quệ nhưng lực lượng quân phiệt vẫn quyết chiến đến
cùng, ngoan cố bác bỏ Tuyên cáo Pốtxđam. Tổng thống M7 Truman quyết định
thả bom nguyên tử xuống đất Nhật. Ngày 6/8, quả bom nguyên tử đầu tiên ném

186
xuống thành phố Hirôsima làm 14 vạn người dân thiệt mạng, tàn phá nhà cửa
trên một phạm vi rộng lởn.
Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với
Nhật. Ngày 9/8, với 1,5 triệu quân (3
phương diện quân), 5 500 xe tâng, 3 900
máy bay, 2 600 pháo và hạm đội Thái Bình
Dương, Hổng quân tấn còng như vũ bào,
tiêu diệt đạo quân Ọuan Đòng (gồm 70 vạn
quân Nhật và 30 vạn quân nguỵ ở Mãn
Chàu).
Ngày 9/8, MT thả quả bom nguyên tử
thứ hai xuống thành phố Nagadaki của
Nhật, giết hại 7 vạn người.
Ngày 10/8, Chính phủ Nhạt chấp nhận
"Tuyên cáo Pốtxđam" và ngày 15/8 Nhật
hoàng í uyên bô đầu hàng vô điều kiện. Lễ kí văn kiện đầu hàng
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tuy của Nhật Bản

nhiên, Hồng quân Liên Xô vẫn phải tiếp tục


chiến đấu đến cuối tháng 8/1945 đê đánh bại hoàn toàn đạo quân Ọuan Đông
của Nhật.
Ngày 2/9/1945, Nhật Bản chính thức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện trên
chiến ham M ítxuri của MT ở vinh Tôkiô.
• •

5. Kết cục của Thê chiến II


Tlìế chiến 11 kết thúc với thất bại hoàn toàn của phát xít Đức, Ý và Nhật
Bản. Trong thời gian đầu của chiến tranh (từ 9/1939 đến 11/1942), phe phát xít
tạm thời chiếm thế chủ động trên chiến trường. Nhưng trong thời gian sau (từ
11/1942 đến 8/1945), phe Đồng minh phản công trên các mặt trận, tiến tới tiêu
diệt hoàn toàn các thế lực phát xít.
Thế chiến II là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề
nhất trong lịch sử nhân loại. Khác với Thế chiến I chủ yếu diễn ra ở châu Au,
cuộc Thế chiến II diền ra ờ cả châu Âu, châu Á, châu Phi, Thái Bình Dương và
các vùng biển khác.

187
Những tổn thất do chiến tranh gây ra là vô cùng thảm khốc: 76 nước
bị lôi cuốn vào vòng chiến, 60 triệu người chết, khoảng 90 triệu người bị
tàn phế, thiệt hại vế vật chất ước tính khoảng 4000 tỉ USD (tính theo giá
đương thời). Nền văn minh vật chất và tinh thán của nhân loại bị tàn phá
nặng nề.

Thắng lợi của chiến tranh thuộc về các Iìước Đồng minh và nhân dân các
nước trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống trả các thế lực phát xít. Chiến
trường Xô - Đức là một trong những chiến trường chính, Liên Xô là lực lượng
chủ lực trong việc tiêu diệt phất xít Đức ở châu Au.
Để giành được chiến thắng, 26 550 000 người Xô viết đã thiệt mạng,
trong đó có 8 600 000 chiến sĩ Hồng quân. Thiệt hại về vật chất mà Liên
Xô phải gánh chịu là 679 tỉ rúp (tính theo thời giá năm 1941), chiếm 41%
tổng số thiệt hại của các nước tham chiến.

Vfi, Anh là hai thành viên chủ chốt trong khôi Đồng minh chông phát xít và
có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của chiến tranh.

Trong thời gian chiến tranh, Mĩ đã viện trợ và cho thuê - mượn (theo
Đạo luật thuê - mượn "Lend - lease", thực hiện từ tháng 3/1941) đối với 38
quốc gia tham chiến trong phe Đồng minh, với tổng trị giá hơn 50 tỉ USD.
Số quân nhân Mĩ tử trận là 298 000 người. Riêng nước Anh, tổng số người
chết trong chiến tranh là 395 000 người, trong đó có 245 000 quân nhân.

Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại,
tạo nên chuyển hiến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh. Các nước
XHCN ra đời ở Đông Âu và châu Á, Liên Xô ngày càng lớn mạnh và trở thành
siêu cường dứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh đà làm thay đổi
tương quan lực lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước phát xít bị tiêu
diệt, Anh và Pháp đều suy yếu. Riêng nước MT ngày càng vượt trội về mọi mặt
và đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. Chiến tranh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Hai quốc gia Đông Nam Á đáu
tiên tuyên bố độc lập ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng là Inđônêxia
( 17/8/Ỉ945) và Việt Nam (2/9/1945) đã mở đầu quá trình sụp dổ hệ thống thuộc
địa cửa chủ nghĩa đế quốc, giải phóng hành trăm triệu người bị áp bức, ra đời
nhiều quốc gia độc lập.

188
Đến đây đã kết thúc một thời kì đấu tranh căng thẳng, phức tạp trong quan
hệ quốc tế và cái giá phải trá là cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề
nhất trong lịch sử nhân loại. Thời kì 1918 - 1945 đã chứng kiến cuộc đấu tranh
gay gắt giữa các cường quốc tư bản phưưiìg Tây nhám tranh giành thế lực,
phạm vi ảnh hưởng và thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình. Nhưng
bao trùm lên tất cả là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là Liên x ỏ xã hội
chú nghĩa, các dân tộc bị áp bức, nhân dân lao động các nước và toàn thể loài
người tiến bộ với một bên là chủ nghĩa đế quốc, chù nghĩa thực dàn, chú nghĩa
phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và các thế lực phán dộng khác nhằm xây đựng
một thê giới hoà bình và dân chủ, công bằng và bình đảng giữa các quốc gia,
các dân tộc. Trong bối cảnh quốc tế cụ thê của cuộc Thế chiến II, đà hình thành
sự phối hựp giữa Liên Xô XHCN với các nước tư bản dân chư trong Mặt trận
Đổng m inh để tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết ĩhúc đà mở ra một thời kì mới trong lịch sử
thế giới, một chuyên biến quan trọng trong quan hệ quốc tế.

Bảng thống kê
số người chết trong Thế chiến thứ hai
ỏ các nưởc tham chiến chủ yếu

Quân nhản Dân thường Tông sô TỈ lệ người chết /


Nước
(người) (người) (người) dân sô năm 1939

Anh 245 000 150 000 395 000 1 %

Ba Lan 320 000 5 500 000 5 820 000 14%

Đức 3 850 000 3 810 000 7660 000 9%

Ý 230 000 150 000 380 000 1 %

Liên Xỏ 8 600 0 0 0 17 950 000 26 550 000 16%

Mĩ 298 000 -

298 000 0 , %
2

Nam Tư 410 000 1 400 000 1 810 0 0 0 1 0 %

Nhát Bản

1 520 000 700 000 2 2 2 0 0 0 0 3%

Pháp 2 1 1 0 0 0 330 000 541 000 1,5%

Trung Quốc 3 500 000 1 0 0 0 0 0 0 0 13 500 000 2 , %


2

189
Bảng thống ké các số liệu
của hai cuộc chiến tranh thế giởi

Thê chiến I Thế chiến II


Danh muc

(1914-1918) (1939- 1945)

1 . Số nước tham chiến 38 76

2 . Số người gia nhập quân đội (triệu người) 74 1 1 0

3.Số người chết vì chiến tranh (triệu người) 13,6 60

4. Số người bị tàn phế (triệu người) 20 90

5. Thiệt hại về vật chất (tỉ USD) 338 4000

Trong đó chi phí quân sự trực tiếp 208 1384

Nguồn: Tổng hợp từ Britannicu 1999 và A History o f the World in XX century


1900 - 1945, Havard University, 1997.

19(0
TAI LIẸU
m THAM KHAO
André Fontaine, Histoire île la qiierre froide. Totììe I: De lu Révolution d'
Octobre à la Guerre de Corée 1917 - 1950, Ed. Fayard, Paris 1984.
Arthur M. Schlesinger Jr, Niêtì qiúni lịch sứ Hoa Kì, NXB Khoa học xà hội
H., 2004.
A. Nênarồcốp, Lịch sứ Cách mạng XHCN tỉiáìiq Mười N ìịu 1917, NXB
Tiến bộ, Mátxcơva (tiếng Nga).
Dll rose lie J.B, Lịch sử ìiạoụi ẹiao (từ 1919 đến nay), Học viện Quan hệ
quốc tế, H., 1994.
Đỗ Thanh Bình, Con đườ/iạ cứu nước troiì% đấu tranh giải phóng (lún tộc à
ìììột sô nước châu /4, N XB Đại học Quốc gia Hà Nội. H., 1999.
E. Taclê, Napỗlêônẹ Bônupac, NXB Quân đội nhân dân, H., 1993.
Geđdes & Grosset, World history, David Dal House, New Larark, Scotland.
Georges Duby, Histoire de la Fram e de 1852 Cl nos jo u rs, Ed. Larousse,
Paris 1987.
Howard Cincotta, Klìúi íịiiủt vé lịch sử nước M ĩ, NXB Chính trị Quốc gia,
H., 1999.
J.A.S. Grenville, A History o f the World in XX century, Vol. I: 1900 - 1945,
The Belknap Press - Havard University Press, 1997.
Lê Trung Dũng (Chủ biên), Thế giới - nhữỉiq sự kiện lịch sử tlìê ki XX ( 190 Ị
- 1945), N X B Giáo dục, H., 2001.
Lê Văn Quang, Lich sử quan hệ quốc tế từ ỉ 917 đến 1945, NXB Giáo dục,
H., 2001.
Maurice Vaisse, Les relations internationales, Armand Colin, Paris 1996.
Michel Beau, Lịch sử cỉìủ ìiqhĩa tir bản từ 1500 đến 2000, NXB Thế giới,
H., 2002.
Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sửrhê qiới hiện d ạ i, NXB Giáo dục, H.,
2001.
Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Văn Ánh - Đỗ Đình Hãng - Trần Vãn La, Lịch
sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, H., 1998.

191
Nguyễn Gia Plui - Nguyẻn Huy Quý, Lịch sửTrnnq Quốc, NXB Giáodục,
H., 2001.
Nguyẻn Quốc Hùng - Nguyẻn Thị Thư, Lược sử Liên ba/iq Nạa I (I7 -
799/, NXB Giáo dục, H , 2002
Paul Kennedy, Hmiq thịnh vù suy von Ị* CHU cúc cườ/iíỊ quốc, N X B Tiỏng
tin ỉí luận, H. 1992.
Paul R. V io tti - Mark V. Kauppi, L í luận qiuiìì liệ quốc tế, NXB Lao cộng,
H., 2003.
Philipp Jenninger, Interrogeons r Histoire de /' Allemagne (de Ui fin cu 18
ème siècle ủ nos jours), Berlin 1984.
Serge Berstein - Pierre Milza, Histoire du Vingtième siècle, Tome l : 1*00 -
J939. Un monde désưbiỉisẻ, Ed. Hatier 1987.
Serge Berstein - Pierre M ilza, Histoire de r Europe contemporaine. Li XIX
è siècle - (le ỊH Ỉ5 ủ 1919, Ed. Hatier, Paris 1992.
Serge Berstein - Pierre M ilza, Histoire cỉe V Europe contemporaine. LeXXè
siècle - de 1819 cl nos jo u rs , Ed. Hatier, Paris 1992.
Trương Quảng T rí (Chủ biên), Ỉ0 nhí) ìììủìtì hiểm lớn thê qiới, NXBVăn
hoá Thông tin, H., 2002.
Võ Anh Tuấn, Hệ tììốtìg Liên Họ]) Quốc, N XB Chính trị Quốc gia,
H., 2004
Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử tì ìế ẹiới cận dại, NXB Giáo
dục, H., 1998.
Vũ Dưomg Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn tììiììh ỉliê qiới, N XB Giáo dục H.,
1998.

192
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM
• • •

Địa chỉ: 136 Xuân Thuỷ, cầu Giấy, Hà Nội


Điện
• thoại:
• 04.37547735 VI Fax: 04.37547911
Email: hanhchinh@nxbdhsp.edu.vn I VVebsite: www.nxbdhsp.edu.vn

LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ


(Từđẩu thời cận đại đến kết thúc Thê chiến thứhai)
v ũ DƯƠNG NINH

Chịu trách nhiệm xuất bàn:


Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO
Tổng biên tập ĐINH VÁN VANG

Biên tập nội dung:


LÊ NGỌC BlCH

K ỉ thuật vi tính:
NGUYỄN NĂNG HƯNG

Trình bày bia:


PHAM VIÊT QUANG

Mã số: 02.02.696/1181 -ĐH 2012


In 1.000 cuốn, khổ 17x24cm, tại cỏng ti cổ phấn KOV. •
Đảng kí KHXB sò: 78-2012/CXB/696-43/DHSP ngay 13/1/2012.
In xong và nộp lưu chiểu thảng 11 nảm 2012.

193

You might also like