You are on page 1of 3

HỘI ĐỒNG TƯƠNG TRỢ KINH TẾ

I. Tổng quan:
 Hội đồng Tương trợ Kinh tế (tiếng Nga: Совет экономической
взаимопомощи Sovyet Ekonomičeskoy Vzaimopomošči, SEV[1] (СЭВ, SEW); tiếng Anh:
Council of Mutual Economic Assistance, COMECON hoặc CMEA).
 Là tổ chức hợp tác kinh tế của những quốc gia trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ở giai
đoạn từ năm 1949–1991.

 Mục tiêu:
+ Tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật.
+ Thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.
+ Không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân.

II. Quá trình hình thành và phát triển:


1. Bối cảnh:
o “Chiến tranh Lạnh” được coi là bắt đầu khi nguyên Thủ tướng Anh Winston
Churchill tuyên bố Bức màn sắt (ám chỉ sự ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Âu)
chia đôi châu Âu.
o Sau Thế Chiến II (1939-1945), Đông Âu được Hồng quân Liên Xô giải phóng,
hình thành khối phương Đông thân Moskva và bắt đầu tạo ra lịch sử khá dài của
chế độ cộng sản.
o Binh lính Đồng minh giải phóng Tây Âu, Kế hoạch Marshall, trật tự mới về kinh
tế của Morgenthau (như Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng thế giới, Hiệp định
chung về Thuế quan và Mậu dịch, tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh
đồng đô la Mỹ – vàng) được áp dụng để phục hồi nền kinh tế các nước Tây Âu bị
kiệt quệ trong chiến tranh.
(Năm 1948, Mỹ bắt đầu thực hiện Kế hoạch Marshall, viện trợ khoảng 17 tỷ
USD cho các nước Tây Âu, giúp các nước này hồi phục sau chiến tranh. Kế
hoạch Marshall bao gồm các biện pháp nhằm “ngăn chặn” sức mạnh Liên Xô qua
hai giai đoạn: tái thiết Châu Âu “phi cộng sản” về mặt kinh tế chính trị, tăng khả
năng để chống lại Liên Xô, đồng thời, duy trì sức mạnh hạt nhân và sự tin cậy
vào việc bảo vệ các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ. Nhóm G7 được thành lập
bao gồm các quốc gia mạnh nhất của phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các
nước thế giới thứ ba (vốn đã từng gây ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1913 nhằm
gây áp lực cho phương Tây). Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO,
thành lập năm 1949) cũng được cho là sự phản ứng của Mỹ và đồng minh trước
ưu thế quân sự truyền thống của Liên Xô).
o Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới với hai ý thức hệ đối lập.
o Đáp lại, năm 1949, Liên Xô và Đông Âu cũng thành lập Hội đồng Tương trợ
kinh tế (SEV).
2. Thành viên:
Bulgaria – tháng 1/1949.
Tiệp Khắc – tháng 1/1949.
Hungary – tháng 1/1949.
Ba Lan – tháng 1/1949.
România – tháng 1/1949.
Liên Xô – tháng 1/1949.
Albania - tháng 2/1949.
Cộng hòa Dân chủ Đức – 1950.
Mông Cổ - 1962.
Cuba – 1972.
Việt Nam – 1978.
3. Các giai đoạn:
a) Thời kì Khrushchev:
o Sau sự ra đi của Stalin vào năm 1953, Comecon dần dần tìm lại chỗ đứng của
chính mình.
o Đầu năm 1950, một số các quốc gia thành viên thuộc Comecon đã đi vào áp
dụng những chính sách có bản chất tương đối tự trị; lúc này họ mới lại bắt đầu đi
vào việc thảo luận đề tài phát triển những chuyên ngành bổ sung.
o Năm 1956, tổng cộng 10 ủy ban thường trực đã phát sinh, nhằm tạo điều kiện cho
sự hợp tác.
o Liên Xô khi đó đã bắt đầu đánh đổi nguồn hàng hóa sản xuất của Comecon.
o Thảo luận điều phối kế hoạch 5 năm.
b) Thời kỳ Brezhnev:
o Từ khi thành lập đến gia đoạn 1967, Comecon chỉ hoạt động trên nên
tảng của những thỏa thuận đã nhất trí từ trước. => Kết quả thường là thất
bại.
o Năm 1967, Comecon đã phê duyệt “nguyên tắc của những bên quan
tâm”: bất kỳ một đất nước nào cũng có quyền từ chối bất kỳ dự án nào
mà họ lựa chọn, mà vẫn cho phép những quốc gia thành viên khác có thể
sử dụng những nguyên tắc của Comecon để điều phối một số hành động
của họ.
o Về nguyên tắc, 1 quốc gia vẫn có thể phủ quyết, nhưng hy vọng là họ
thường chọn chỉ bước sang 1 bên thay vì phủ quyết hoặc là người tham
gia bất đắc dĩ.
o Cuối những năm 1960, thuật ngữ chính thức cho các hoạt động của
Comecon là hợp tác . Sau phiên họp của hội đồng "đặc biệt" tháng
4/1969 và sự phát triển và thông qua (1971) của “Chương trình toàn diện
để mở rộng và cải thiện hợp tác và phát triển hơn nữa về hội nhập kinh tế
xã hội chủ nghĩa của các nước thành viên Comecon”, các hoạt động đã
chính thức gọi là hội nhập (cân bằng "sự khác biệt về sự khan hiếm
tương đối của hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua việc loại
bỏ một cách có chủ ý các rào cản đối với thương mại và các hình thức
tương tác khác").
III. Hoạt động tiêu biểu:
 Sau khi thành lập hội đồng không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế bằng cách phối
hợp giữa các nước theo Xã hội chủ nghĩa: phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành
trong phạm vi các nước Xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mua bán và trao đổi hàng hóa, phát triển
công nghiệp nông nghiệp giao thông vận tải và hợp tác khoa học kỹ thuật.
 Từ năm 1951 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm
của các nước trong khối SEV là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước
thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950.
(1 thành công kinh tế của những năm 1970 là sự phát triển của các mỏ dầu của Liên Xô. Trong khi không nghi
ngờ gì. Họ được hưởng lợi từ giá thấp cho nhiên liệu và các sản phẩm khoáng sản khác. Do đó, các nền kinh tế
Comecon thường cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ vào giữa những năm 1970. Họ hầu như không bị ảnh hưởng
bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973).

 Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối SEV. Từ năm 1949 đến năm 1970, Liên Xô đã viện
trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.
 Nhưng cũng có một số hạn chế trong hoạt động của tổ chức: chưa hòa nhập với đời sống kinh
tế thế giới (đang ngày càng quốc tế hóa khẩn trương), việc áp dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ vào cuộc sống còn chậm...
IV. Tan rã:
 Trước sự sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và trước biến đổi về tình hình
thế giới, sự tồn tại của Hội đồng Tương trợ Kinh tế không còn thích hợp nữa.
 Hội nghị của nhóm đại biểu các nước thành viên diễn ra vào ngày 28/6/1991 đã đi đến quyết
định chấm dứt mọi hoạt động của hội.

o .

You might also like