You are on page 1of 6

ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ III (9/1960)

1. Hoàn cảnh lịch sử:


a) Thế giới:
Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Phong trào giải phóng dân
tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ làm sụp đổ từng mảng hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa đế quốc.
b) Trong nước:
Sau khi hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954)
được kí kết, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị
khác nhau, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. Miền Bắc được giải
phóng, hòa bình lập lại, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cơ bản hoàn thành
nên chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa; miền Nam rơi vào ách
thống trị của chế độ Mỹ-Diệm nên phải tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân.
Đến năm 1960, cách mạng 2 miền đã có những bước tiến quan trọng, giành
được những thắng lợi to lớn: Miền Bắc đã hoàn thành khôi phục kinh tế, cải
cách ruộng đất, bước đầu cải tạo và phát triển kinh tế. Miền Nam giành thắng
lợi trong phong trào “Đồng khởi”, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách
mạng, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đi từ khởi nghĩa từng
phần tiến lên chiến tranh cách mạng.
Vì vậy, từ ngày 5-10/9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đã họp
tại Hà Nội, nhằm hoạch định chủ trương đường lối chiến lược, phù hợp với yêu
cầu mới của cách mạng.
3. Ý nghĩa:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) là mốc đánh dấu bước phát
triển quan trọng trong quá trình lãnh đạo của đảng ta, thể hiện sự đúng đắn, sáng
tạo và trưởng thành của đảng trong việc hoạch định đường lối và chỉ đạo cách
mạng ở hoàn cảnh mới.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã soi sáng những vấn đề chủ yếu của
cách mạng hai miền, từ đó thúc đẩy cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước tiến
lên và giành thắng lợi hoàn toàn.
Vị trí: Đây là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
giải phóng miền Nam-thống nhất nước nhà.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng là “nguồn ánh sáng mới
lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ
nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất
nước nhà”.

HIỆP ĐỊNH PARI VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH – LẬP LẠI


HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM (27/1/1973)
1. Bối cảnh:
Hiệp định Pari 1973 được ký kết 27/1/1973 trong bối cảnh quan hệ quốc tế
và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam có nhiều
chuyển biến quan trọng.
a) Thế giới:
Sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) và phe xã hội
chủ nghĩa (do Liên Xô đứng đầu) ngày càng trở nên sâu sắc và toàn diện, thể
hiện ở cuộc chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân.
Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới thì lo ngại chiến tranh khu vực
phát triển thành chiến tranh thế giới.
Trong khi đó, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như hệ
thống xã hội chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn bất đồng.
Do đó, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta
được dư luận thế giới ủng hộ mạnh mẽ, mong muốn Việt Nam ngồi vào bàn
thương lượng để giải quyết chiến tranh bằng phương pháp hoà bình.
 Tình hình đó đòi hỏi đảng và nhà nước ta phải linh hoạt phối hợp chặt
chẽ giữa các hình thức đấu tranh chính trị-quân sự-ngoại giao, tận dụng hết sức
sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc..., sự ủng hộ
của nhân dân thế giới, quyết tâm giành những thắng lợi trên chiến trường,
giương cao ngọn cờ hoà bình, thiện chí, phân hóa và cô lập đối phương.
b) Trong nước:
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta đã giáng đòn nặng nề vào
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hoá” trở
lại cuộc chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược này.
Tháng 12/1972, Mĩ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà
Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Quân dân miền Bắc đã đập tan cuộc tập
kích bằng không quân của Mĩ, bắn rơi 81 máy bay (trong đó có 34 máy bay B52
máy bay F111 và nhiều loại máy bay khác), làm nên trận “Điện Biên Phủ trên
không”.
Đây là chiến thắng quyết định của ta, buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các
cuộc tập kích chiến lược với miền Bắc, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán,
ký với ta hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
_______________________________________________________________
CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC TỪ
NĂM 1978 ĐẾN NAY
1. Bối cảnh:
a) Thế giới:
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 diễn ra đã mở đầu cho cuộc khủng
hoảng kinh tế chung của toàn thế giới. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
đã phát triển mạnh mẽ, buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược phát triển.
b) Trong nước:
- Ngày 1/10/1949, Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, bước đầu
đạt được những thành tựu to lớn.
- Tuy nhiên, từ năm 1959 đến năm 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng
không ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội.
+) Năm 1958, với việc đề ra đường lối “Ba ngọn cờ hồng” (“Đường lối
chung”, “Đại nhảy vọt”, “Công xã nhân dân”) thì đến năm 1959, nạn đói đã
diễn ra trầm trọng trong cả nước, đời sống nhân dân khó khăn, sản xuất ngưng
trệ, đất nước không ổn định.
+) Những khó khăn về kinh tế đã dẫn tới biến động về chính trị. Trong
nội bộ Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc lại bắt đầu xuất hiện những
bất đồng gay gắt về đường lối, dẫn tới cuộc tranh giành quyền lực, đỉnh cao là
cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” (1966-1976).
 Hậu quả của việc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại văn
hoá cách mạng vô sản” đã gây nên tình trạng hỗn loạn trong cả nước, để lại
những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của đất nước
và người dân Trung Quốc, dẫn đến chủ nghĩa xã hội lâm vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng, đứng trước nguy cơ sống còn.
 Tình hình trên đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành một cuộc cải cách
kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy, tháng 12/1978, Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã đề ra đường lối đổi mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu
cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Thành tựu: Hơn 20 năm cải cách – mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều
thành tựu kì diệu trên mọi lĩnh vực, làm cho đất nước có những biến đổi căn
bản.
- Về kinh tế: Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ
tăng trưởng cao nhất thế giới.
+) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm là 9,6%,
đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới.
+) Với chính sách mở cửa, tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới
325,05 tỉ USD, tăng gấp 15 lần so với năm 1978 chỉ có 20,6 USD. Giá trị đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài ngày càng tăng, cũng tính đến năm 1997, có 145 nghìn
doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc và đã đầu tư vào
Trung Quốc 521 tỉ USD.
- Về khoa học – kĩ thuật, văn hoá và giáo dục: Trung Quốc cũng đã đạt
được nhiều thành tựu nổi bật.
+) Từ tháng 11/1999 đến tháng 3/2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu
“Thần Châu” với chế độ tự động.
+) Đặc biệt, ngày 15/10/2003, con tàu “Thần Châu 5” cùng nhà du hành
vũ trụ Dương Lợi Vĩ đang bay vào không gian vũ trụ. Sự kiện này đã đưa Trung
Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Nga, Mỹ) có tàu cùng con
người bay vào vũ trụ.
- Về xã hội: Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, thu nhập bình quân
đầu người không ngừng tăng lên. Từ năm 1978 đến 1997, thu nhập bình quân
đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân dân tệ; ở thành phố
tăng từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
- Về đối ngoại: Chính sách đối ngoại theo xu thế đa dạng hóa đa phương
hóa trong các mối quan hệ đã nâng cao vai trò và vị trí quốc tế của Trung Quốc.
+) Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã lần lượt bình
thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Indonesia, Việt Nam… mở
rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới.
+) Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7/1997) và
MaCao (12/1999). Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của
Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
- Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa.
- Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, làm cho mục
tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, phù hợp.
- Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nắm
vững nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy dân làm
gốc.
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, chuyển nền
kinh tế tập trung sang nên kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; đổi mới chính trị
phải thận trọng.

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)


1. Quá trình thành lập:
- Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, qua một quá trình chuẩn bị, ngày
18/4/1951, theo sáng kiến của Pháp, 6 nước gồm Pháp, Cộng hoà Liên bang
Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg đã thành lập “Cộng đồng than – thép châu
Âu” (ECSC).
- Tiếp đó, ngày 25/3/1957, 6 nước trên đã kí Hiệp ước Rome, thành lập
“Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) rồi “Cộng đồng
kinh tế châu Âu” (EEC) nhằm hình thành một thị trường chung để xóa bỏ dần
hàng rào thuế quan giữa 6 nước, tiến tới tự do lưu thông với nhân công và tư
bản, đồng thời có một chính sách thống nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và giao
thông.
- Đến ngày 1/7/1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu
Âu (EC).
- Tháng 12/1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Maastricht (Hà
Lan), thông qua những quyết định quan trọng:
+) Xây dựng một thị trường nội địa châu âu với một liên minh kinh tế và
tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất.
+) Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách
đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu.
+) Đổi tên Cộng đồng châu Âu (EC) thành Liên minh châu Âu (EU).
 Ngày 7/12/1991, các nước thành viên EC đã kí Hiệp ước Maastricht.
Những quyết định của hội nghị này đã đánh dấu một mốc mang tính đột biến
của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu.

You might also like