You are on page 1of 6

 

CÂU 1
Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. Liên Xô đã trở thành cường quốc công
nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế
giới.
+ Khoa học-kĩ thuật:
- Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên
chinh phục vũ trụ của loài người.
- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu "Phương Đông" đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin lần đầu
tiên bay vòng quanh Trái Đất.
Câu 2
Chính sách đối ngoại của Liên Xô
thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới
ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 3
Qúa trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô:
 Năm 1973 khủng hoảng dầu mỏ nổ ra; kinh tế Liên Xô sa sút.
 1986 Goóc – ba – chốp nắm quyền và để ra cải tổ
 Cuối những năm 80, đất nước Liên Xô bị lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn
 19/8/1991 một số lãnh đạo người Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết tiến hành đảo
chính lật đổ tổng thống.
 21/12/1991 những người lãnh đạo 11 nước cộng hòa liên bang Xô viết đã họp và kí
kết hiệp định giải tán liên bang, thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập.
 25/12/1991 chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã sau 74 năm tồn tại.
Câu 4
1. Giai đoạn 1 (từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX).
- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách
mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai
Cập (1952).
- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)
- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
⟹ Tóm lại đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập
trung ở miền Nam Châu Phi.
2. Giai đoạn 2 (từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX).
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Gi-nê
Bít-xao nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.
⟹ Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng của phong trào
giải phóng dân tộc.
3. Giai đoạn 3 (từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX).
- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân còn tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng
tộc A-phác-thai”.
- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế
độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
- Chính quyền của người da đen được thành lập:
+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-buê giành độc lập.
+ Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.
+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
Câu 5
- Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:
+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp
tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc
(Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
* Mục tiêu và nguyên tắc họat động của tổ chức ASEAN:
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các
nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Giữ vững hòa bình và ổn định khu vực.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ Giúp đỡ để cùng nhau phát triển.
Câu 6
- Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến (1946 1949) giữa
Đảng Quốc Dân và Đảng Cộng sản.
- 5/8 - Ngày 20/7/1946 nội chiến bùng nổ.
 - Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: quân giải phóng Trung Quốc tiến hành chiến lược
phòng ngự tích cực.
- Từ tháng 6/1947 đến 1949 quân giải phóng phản công lần lược giải phóng lục địa Trung
Quốc.
 - 01-10-1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch
Đông.
Câu 7
Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) có ý nghĩa:

- Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến, đưa
đất nước Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do.
- Với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối
liền từ châu Âu sang châu Á.
- Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt
là Đông Nam Á.
Câu 8
- Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến, đưa
đất nước Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do.
- Với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối
liền từ châu Âu sang châu Á .
- Đối với thế giới: TQ đi theo con đường XHCN, sự ra đời của nước CHND Trung Hoa đã
làm cho hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á
- Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt
là Đông Nam Á.

Câu 9
Câu 10
Từ công cuộc cải cách mở của Trung Quốc, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước
hiện nay, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm là: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm,
tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường
XHCN.
Câu 11
a) Chính sách đối nội:
- Ban hành nhiều đạo luật phản động như: cấm Đảng Cộng sản hoạt động, chống lại phong
trào đình công và loại những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.
- Một số đạo luật sau này bị bãi bỏ do áp lực đấu tranh của nhân dân.
- Các đời tổng thống Mĩ tiếp tục thực hiện các chính sách ngăn cản phong trào công nhân,
chính sách phân biệt chủng tộc.
- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn diễn ra liên tục.
b) Chính sách đối ngoại:
- Đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào
giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
- Viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, tiến hành chiến
tranh xâm lược.
Câu 12- Vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối
như trước kia nữa.
- Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy giảm như:
+ Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở
thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
+ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
+ Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho
việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn
cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư -
tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
Câu 13
Từ những năm 1950-1970 thế kỉ XX nền kinh tế nhật bản tăng trưởng mạnh mẽ dc coi là thần

Sản xuất công nghiệp trong những năm 50-60 tốc độ
Trong những năm 70 là 13,5%
Tổng sp quốc dân GDP năm 1950 là 20 tỉ USD đứng thứ 2 thế giới sau mỹ
Cùng vs mỹ và tây âu nhật bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính thế giới
*Nguyên nhân
Con người lao động nhật bản đc đào tạo chu đáo có ý thức vươn lên
Sa quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp
Vai trò điều tiết và vấn đề ra các chiến lược ptrien của chính phủ nhật
Câu 14
Câu 15
Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích và nguyên tắc hoạt động , vai trò của tổ chức
Liên hợp quốc?

     a. Hoàn cảnh:
        -Từ  25.4 đến 26.6.1945 tại Xan Phranxixcô (Mỹ) đã tiến hành một cuộc Hội nghị quốc tế với sự tham dự của đại diện
       b.Mục đích:
       + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới,
       + Phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc.
       c. Nguyên tắc hoạt động:  Gồm 5 nguyên tắc:
        +  Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
        + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
        + Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
        + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
        + Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc
       * Các cơ quan chính : Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng KT và XH, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và B
       * Các cơ quan chuyên môn: WTO, WHO, UNESCO, UNICEF, FAO…
         d.Vai trò:
            + Trở thành 1 diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì HB và an ninh TG, giữ vai trò quan trọng t
         + Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… giữa các quốc gia thành viê
    - Năm 2006 Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên,
    -Tháng 9-1977.Việt Nam là thành viên 149 của Liên hợp quốc

Câu 16
Xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. 
Lời giải chi tiết
- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.
- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh
lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.
- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự
xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.
Câu 17
-cách mạng khkt diễn ra mạnh mẽ vs nội dung phong phú và đa dạng
-8/2003 bản đồ gen người dc hoàn chỉnh gen người được hoàn chỉnh 99% và giải mã được
99% gen người
- với thành tựu này một số bện ung thư béo phì tiểu đường tim mạch sẽ được chữa trị
-trong những phát minh về công cụ lao động : máy tính điện tử máy tự động hệ thống máy tự
động
- tìm ra những năng lượng mới những năng lượng nguyên tử năng lượng mặt trời năng lượng
gió
- sáng chế ra những vât liệu mới : polime ( chất dẻo )
-trong công nghiệp cuộc “cách mạng xanh “ nông nghiệp : với những phương pháp lai tạo
giống nòi sâu bệnh nhờ cuộc cách mạng này đã khắc phục được tình trạng thiếu lương thực
- những tiến bộ thần kì trong giao thông vân tải giao thông liên lạc với những loại máy bay
siêu âm với tàu hỏa tốc độ cao với những thông tin phát sóng vô tuyến điện qua vệ tinh nhân
tạo
Cau 18
Câu 19

You might also like