You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ GIỮA KÌ I

I. Trắc nghiệm
1. Một trong những nguyên nhân Liên Xô cùng Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh là?
 Hai chấm sự suy giảm thế mạnh của hai nước.
2. Asean được thành lập trong bối cảnh nào?
 Nhằm hạn chế ảnh hưởng các nước lớn.
3. Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố đầu tiên thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc
ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
 Quần chúng nhân dân tham gia đông đảo.
4. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi chiến tranh thế giới thứ hai?
 Bước vào giai đoạn kết thúc.
5. Một trong những tổ chức của các nước Tây Âu được thành lập nửa sau thế kỷ XX?
 Cộng đồng Châu Âu EC.
6. T6 – 1960, Châu Phi giành được thắng lợi gì?
 17 nước giành được độc lập.
7. Năm 1949, sản lượng công nghiệp?
 Mĩ
8. Biểu hiện nào dưới đây phản ảnh đúng xu thế phát triển của chiến tranh lạnh – 2000?
 Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
9. Trong giai đoạn sau chiến tranh lạnh, để xây dựng?
 Phát triển kinh tế.
10. Quyết định nào của Ianta?
 Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, Nhật.
11. Nội dung nào không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ?
 Chi phí cho quốc phòng thấp.
12. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 (39 – 45), biến đổi quan trọng nhất?
 Giành được độc lập.
13. T12 – 1993, hiến pháp Liên Bang Nga được ban hành quy định thế chế?
 Tổng thống Liên Bang.
14. 1945 – 1973, quốc gia triển khai chiến lược toàn cầu, đàn áp phong chào công nhân quốc tế?
 Mĩ
15. Nửa sau thế kỉ XX, những quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á trở thành con rồng kinh tế Châu Á?
 Hàn, Đài Loan, Hồng Kông.
16. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Tây Âu trở thành?
 Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
17. Năm 1949, nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập đã?
 Đánh dấu cách mạng dân tộc, dân chủ Trung Quốc hoàn thành.
18. Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai, khẳng định vị thế hàng đầu của
hai công quốc?
 Mĩ và Liên Xô.
19. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, sự kiện nào sua đây ở Châu Phi gắn liền với vai trò lãnh đạo của
Nenxan – Manđa?
 Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xoá bỏ.
20. Kế hoạch Macson (1947)
 Lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
II. Tự Luận
1. Phân tích những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Thứ nhất, hầu hết các nước Đông Nam Á từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và
lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập.
- Ngày 17-8-1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà Indônêxia.
- Cuộc Cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công dẫn tới sự thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2-9-1945).
- Tháng 8-1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12-10-1945 nước Lào tuyên bố
độc lập.
- Nhân dân các nước Miến Điện, Mã Lai và Philíppin đều nổi dậy đấu tranh chống quân
phiệt Nhật Bản, giải phóng nhiều vùng rộng lớn của đất nước.
- Ngay sau đó, thực dân Âu – Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân ở đây
một lần nữa phải cầm súng kháng chiến chống quân xâm lược.
- Giữa những năm 50, nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã lần lượt đánh
đuổi thực dân Pháp, sau đó phải tiếp tục chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ
đến năm 1975 mới giành thắng lợi hoàn toàn.
- Thực dân Âu – Mĩ cũng lần lượt công nhận độc lập cho Philíppin (7-1946), Miến Điện
(1-1948), Inđônêxia (8-1950), Mã Lai (8-1957), Xingapo giành quyền tự trị (1959),
Brunây (1984), Đông Timo (5-2002).

Thứ hai, từ sau khi giành lại độc lập, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng và phát
triển nền kinh tế - xã hội của mình và đạt nhiều thành tựu to lớn như Xingapo, Inđônêxia,
Thái Lan, Malaixia, đặc biệt là Xingapo có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực Đông Nam
Á và được xếp vào hàng nước phát triển trên thế giới. Đời sống nhân dân được nâng cao,
Singapore trở thành 1 trong 4 con rồng Châu Á.

Thứ ba, T4-1999, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị hợp tác giữa các
nước trong khu vực.
2. Vì sao nói toàn cầu hoá vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc trên thế giới?

Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Nó có mặt tích cực
và tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Về mặt tích cực (thời cơ) : Đó là sự thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh của việc phát triển và xã
hội hoá lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế,
đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Về mặt tiêu cực (thách thức) : Toàn cầu hoá đã làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào
sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước. Toàn cầu hoá làm cho mọi
mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn, hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất
bản sắc dân tộc và xâm phạm độc lập tự chủ của các quốc gia.

Như vậy, toàn cầu hoá là thời cơ lịch sử. Đó vừa là cơ hội rất to lớn cho sự phát triển mạnh
mẽ của các nước, đồng thời cũng tạo ra thách thức là nếu bỏ lỡ thời cơ thì sẽ bị tụt hậu rất
xa.

3. Phân tích những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật
Bản.
- Dựa vào thành tựu khoa học – kĩ thuật (đầu tư phát triển KH-KT), điều chỉnh hợp lí cơ
cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
- Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và
hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.
- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả. Các chính sách và biện pháp của nhà nước có
vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển.

You might also like