You are on page 1of 4

Bài 9.

NHẬT BẢN
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
Hoàn cảnh - Là nuớc bại trận,
- lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nuớc ngoài chiếm đóng - dưới chế độ quân quản của
Mỹ
- Mất hết thuộc địa
- Kinh tế bị tàn phá nặng nề: Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng ¼ so với trước chiến
tranh.
- Khó khăn bao trùm đất nước: thất nghiệp, thiếu lươn thực thực phầm, …
Cải cách Nội dung: - Ban hành hiến pháp mới (1946)
dân chủ (Dưới chế - Cải cách ruộng đất (1946 – 1949)
độ quân - Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt, trừng trị tội phạm chiến tranh.
quản của - Giải giáp các lực lưuợng vũ trang.
Mĩ, các cải - Giải tán các công ty độc quyền lớn;
cách dân - Thanh lọc phần tử phát xít ra khỏi các cơ quan nhà nước
chủ được - Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, đề cao dịa vị phụ nữ,
tiến hành): trường học tách khỏi ảnh hưởng tôn giáo, …).
Ý nghĩa  - mang lại luồng không khí  mới đối với các tầng lớp nhân dân ,
- …NBchuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ,
- là 1 nhân tố quan trọng giúp NB phát triển mạnh mẽ sau này .
III. Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại (không dạy)
1. Tình -… nhờ những cải cách sau chiến tranh, NB chuyển từ chế độ  chuyên  chế sang chế độ dân
hình chủ (Là nhà nước quân chủ lập hiến về hình thức, thực chất là dân chủ đại nghị (mọi quyền lực
chính trị nằm trong tay 6 tập đoàn tài phiệt khổng lồ: Mitsubisi, Mitxưi, Sumitômô, Phugi, Đaichi, Sanma).
- Đảng Cộng sản và nhiều chính đảng khác được công khai hoạt động,
- phong trào bãi công và các phong trào dân chủ phát triển rộng rãi.
- Suốt một thời kì dài (1955 – 1993), Đảng Dân chủ Tự do (LDP), đại diện cho quyền lợi của
giai cấp tư sản liên tục cầm quyền. Nhưng từ năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do đã mất quyền lập
chính phủ, phải nhường chỗ hoặc liên minh với các lực lượng đối lập.
2. Đối - Liên minh chặt chẽ với Mĩ – là nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của NB:
ngoại + 8/9/1951 “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật” với nội dung: Nhật chấp nhận đặt dưới ô bảo trợ hạt
nhân của Mĩ; Cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật - chế độ chiếm
đóng của đồng minh chấm dứt.
- Từ nửa sau 1970 NB đưa ra chính sách đối ngoại mới:
+ mềm mỏng, tập trung vào phát triển kinh tế đối ngoại (như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu
tư và viện trợ cho các nước,đặc biệt là Đông Nam Á)
+ tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức
ASEAN
→1956 Nhật bình thường hóa quan hệ với Liên xô và gia nhập vào LHQ
→ 21/9/1973 NB thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
→ Coi trọng quan hệ với Tây Âu mở rộng hợp tác với các nước khác trên thế giới
- Từ đầu những năm 90 (XX) Nhật bản đang nỗ lực vươn lên thành cuờng quốc chính trị tương
xứng với siêu cường kinh tế.
II. Tình hình kinh tế
- 1950 - 1951 + kinh tế được phục hồi - nhận viện trợ của Mĩ (song lệ thuộc Mĩ)
- 1952 - 1960 + phát triển nhanh chóng
(nền KT Nhật dần được khôi phục và bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc
Chiến tranh Triều Tiên (1950-53) – được coi là “ngọn gió thần” đối với nền KT Nhật)
- những năm - Bước sang những năm 60 (XX): phát triển “thần kì” - KT Nhật vượt qua các nước Tây
60 – đầu 70 Âu đứng thứ 2 trong TG tư bản sau Mĩ:
(XX): (Bước sang những năm 60, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược VN, nền KT Nhật lại có
cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thần kì”)

DẪN CHỨNG
+ Tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950, NB mới chỉ đạt 20 tỉ USD (bằng 1/17 của Mĩ), đến
năm 1968, Tổng sản phẩm  quốc dân  đạt 183 tỉ USD (bằng 1/5 của Mĩ), vươn lên đứng hàng
thứ thứ hai thế giới, sau Mỹ (830 tỉ USD).
+ thu nhập bình quân theo đầu người cao thứ 2 TG: năm 1990 là 23.796 đôla (vượt Mĩ,
đứng thứ 2 TG sau Thụy Sĩ)
+ Công nghiệp: tăng trưởng trung bình năm luôn ở 2 con số:  1950-1960 là 15%,  1961-1970
là 13,5%.
+ Nông nghiệp: cung cấp 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa, nghề
đánh cá đứng thứ 2 TG sau Peerru.
+ Nhật dẫn đầu TG trong các ngành CN dân dụng : Ti vi, tủ lạnh, ô tô, xe máy
- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản  trở thành một
trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới .

NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN


+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời…
+ Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti NB.
+ Vai trò lãnh đạo quản lí có hiệu quả của nhà nước: đề ra chiến lược phát triển, nắm bắt thời
cơ và sự điều tiết cần thiết…
+ Con người Nhâ ̣t bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao đô ̣ng, đề cao kỉ
luâ ̣t và coi trọng tiết kiê ̣m – là nhân tố quyết định.
- Ngoài ra:
+ Biết tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (do Mĩ phát động cuộc chiến tranh xâm
lược Triều Tiên (1950- 1953) ,Việt Nam (1954 - 1975), kinh tế Nhật Bản mạnh hẳn lên nhờ
những đơn đặt hàng quân sự của Mĩ)
+ Biết áp dụng những thành tựu KH-KT hiện đại vào sản xuất – là nhân tố quan trọng
+ Biết lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế
+ Chi phí quân sự thấp (Trong thời kì Chiến tranh lạnh, NB chỉ dành 1% tổng sản phẩm quốc
dân cho những chi phí quân sự. Trong khi các nước khác chi phí quân sự là 4 – 5%, thậm chí
có nước lên tới 20%. SGK LS9, tr39)
- Từ đầu - Suy thoái kéo dài.
những năm  Dư luận thế giới nhận xét rằng “Nước Nhật đã đánh mất 10 năm cuối cùng của thé kỉ
90: XX”
- Nguyên nhân suy thoát:
+ Nghèo tài nguyên,
+ Sự cạnh tranh của Mỹ, Tây Âu.
+ Mất cân đối giữa các vùng miền, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
+ Dân số già, …

CÂU HỎI ÔN LUYỆN


Câu 1. Đặc điểm nổi bật về tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thu được lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, kinh tế phát triển nhanh chóng.
B. đất nước bị tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp.
C. bị tàn phá nặng nề, khủng hoảng kéo dài do hậu quả của động đất, sóng thần.
D. đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng do thiếu tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
B. Lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
C. Thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến.
D. Bị mất hết thuộc địa, khó khăn bao trùm đất nước.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bản bị quân đội nước ngoài nào chiếm đóng?
A. Liên Xô. B. Mĩ.
C. Anh. D. Pháp.
Câu 4. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về biện pháp khôi phục đất nước của Nhật Bản sau Chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. Nhận viện trợ của Mĩ qua hình thức vay nợ để phát triển.
B. Ban hành Hiến pháp mới và tiến hành nhiều cải cách dân chủ tiến bộ.
C. Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.
D. Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để đối phó với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Câu 5. Nội dung nào không phải là cải cách dân chủ được tiến hành ở Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ
hai?
A. Ban hành Hiến pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ.
B. Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 – 1949).
C. Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh.
D. Kí Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (8/91951).
Câu 6. Những cải cách dân chủ được thực hiện ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa như
thế nào?
A. Đưa Nhật Bản ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào Mĩ.
B. Mang lại luồng không khí mới, là nhân tố quan trọng giúp Nhật phát triển.
C. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu bá chủ châu Á.
D. Đặt nền móng cho Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
Câu 7. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ khi bước sang những năm 60
của thế kỉ XX?
A. Phát triển nhảy vọt. B. Phát triển vượt bậc.
C. Phát triển “thần kì”. D. Phát triển to lớn.
Câu 8. Biểu hiện rõ nhất sự phát triển “thần kì” Nhật Bản khi bước sang những năm 70 của thế kỉ XX?
A. tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới.
B. vươn lên vị trí thứ hai trong thế giới tư bản.
C. thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.
D. trở thành siêu cường tài chính số một thế giới.
Câu 9. Biểu hiện sự phát triển „thần kì” của kinh tế Nhật Bản là
A.trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
B. từ những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
C. đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả nước.
D. nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới.
Câu 10. Nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản là gì?
A. Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước.
B. Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
C. Con người là vốn quý nhất.
D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
Câu 11. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ
hai?
A. Nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ.
B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (6/1950).
C. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh chống Cu-ba.
Câu 12. Nhân tố nào được coi là “cơ hội mới” để kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì”?
A. Nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ.
B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (6/1950).
C. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh chống Cu-ba.
Câu 13. Yếu tố bên ngoài tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong những năm 1950
– 1973 là
A. nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. áp dụng thành công khoa học – kĩ thuật trong sản xuất.
C. Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên.
D. viện trợ của Mĩ, chiến tranh của Mĩ ở Triều Tiên và Việt Nam.
Câu 14. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản
A. đạt được sự tăng trưởng „thần kì”
B. lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.
C. có sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ.
D. cơ bản được phục hồi và bước đầu có sự phát triển.
Câu 15. Văn kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ – Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Hiếp pháp mới của Nhật Bản (1946).
B. Hiệp ước Hòa bình Xan Phranxixcô (1951).
C. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (1951).
D. Học thuyết Phucưđa (1977).
Câu 16. Nét tương đồng về nguyên nhân giúp cho kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu phát triển nhanh, trở
thành các trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới là
A. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại.
B. Vai trò của bộ máy nhà nước trong việc tiến hành cải cách tài chính, tiền tệ.
C. Người dân cần cù, chịu khó, trình độ tay nghề cao.
D. Lãnh thổ rộng, nghèo tài nguyên, thường xuyên gặp thiên tai.
Câu 17. Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng trong chính sách phục hồi đất nước của Nhật Bản
và Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhận được viện trợ của Mĩ, đồng thời trở thành đồng minh của Mĩ.
B. Xâm lược trở lại các thuộc địa ở châu Á.
C. Chính phủ tiến hành nhiều cải cách dân chủ.
D. Ứng dụng các thành tựu khoa học, kĩ thuật trong sản xuất.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ và
Nhật Bản trong những năm 50 đến đấu những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà nước.
B. Áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
C. Lãnh thổ rộng, giàu tài nguyên, nhân công dồi dào.
D. Các tập đoàn tư bản có sức sản xuất lớn, năng lực cạnh tranh cao.
Câu 19. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh
thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.
D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
Câu 20. Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên để trở thành
siêu cường về
A. khoa học vũ trụ. B. quân sự. C. chính trị. D. khoa học – kĩ thuật.

You might also like