You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ – LỊCH SỬ 9

1. Quá trình khôi phục và phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II.
Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ Nhật Bản để phát triển đất nước.
* Quá trình khôi phục và phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II:
- Bước sang những năm 60 của TK XX, kinh tế Nhật Bản có sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua
các nước Tây Âu, đứng hàng thứ hai trong thế giói tư bản chủ nghĩa.
- Tiêu biểu:
+ Về tổng sản lượng quốc dân, đến năm 1968 vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Mĩ.
+ Thu nhập bình quân đầu người: năm 1990 đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Thụy Sĩ.
+ Về công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15%.
+ Về nông nghiệp: cung cấp chủ yếu lương thực trong nước nghề đánh bắt cá phát triển đứng
hàng thứ hai trên thế giới sau Pêru.
+ Từ những năm 70 của TK XX, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính
thế giới.
*Việt Nam có thể học hỏi Nhật Bản để phát triển đất nước:
+ Tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng phải chọn lọc và giữ được bản sắc dân tộc.
+ Phát huy vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt
đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết.
+ Nâng cao việc giáo dục-đào tạo những con người: có tri thức, trình độ nắm bắt những thành
tựu tiến bộ của nhân loại.
+ Có ý chí vươn lên, cần cù lao động, có kỷ luật và biết coi trọng tiết kiệm...
1.1- Sau chiến tranh, Nhật Bản đối đầu với nhiều khó khăn:
- Mất hết thuộc địa
- Kinh tế bị tàn phá hết sức nặng nề
- Nhiều khó khăn bao trùm đất nước: thất nghiệp trầm trọng: thiếu thốn lương thực, thực phẩm
và hàng hóa tiêu dùng, lạm phát nặng nề...
1.2- Nhiều cuộc cải cách đã được tiến hành nhằm Nhật Bản phát triển:
Dưới chế dộ quân quản của Mỹ, một loạt cải cách dân chủ được tiến hành như:
+ Ban hành hiến pháp mới (năm 1946)
+ Thực hiện cải cách ruộng đất (1946-1949)
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh
+ Giải giáp các lực lượng vũ trang
+ Giải thể các công ty độc quyền lớn
+ Thanh lọc các phàn tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công Đoàn, đề cao địa vị phụ nữ, trường học tách khỏi
ảnh hưởng tôn giáo...)
=> Nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển sau này.
1.3- Nhân tố giúp Nhật Bản phát triển:
- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ
của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả.
- Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và
sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
- Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng
tiết kiệm.
1.4- Hạn chế:
Hầu hết năng lượng, nguyên liệu đều nhập từ nước ngoài, bị Mỹ và nhiều nước khác cạnh tranh
và chèn ép...
1.5- Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh:
* Đối nội:
Sau chiến tranh, Nhật Bản chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ. Đảng Cộng Sản và
nhiều chính đảng khác được công khai hoạt động. Từ năm 1955 đến năm 1993, Đảng Dân chủ
Tự do (LDP), đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản liên tục cầm quyền. Nhưng từ năm 1993,
Đảng Dân chủ Tự do đã mất quyền lập chính phủ, phải nhường chỗ hoặc liên minh với các lực
lượng đối lập
* Đối ngoại:
- Sau chiến tranh, Nhật Bản là một nước bại trận, lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ về chính trị và an
ninh.
- 8/9/1951, Nhật Bản ký với Mỹ Hiệp ước an ninh “Mỹ-Nhật” → Mỹ được đóng quân, xây dựng
căn cứ quân sự trên Nhật Bản. Nhờ đó,trong thời kì chiến tranh lạnh, Nhật Bản chỉ giành 1%
tổng sản phẩm quốc dân cho những chi phí quân sự, tập trung phát triển kinh tế.
- Nhật Bản thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị mà tập trung phát triển các
quan hệ kinh tế như: trao đổi buôn bán, tiến hành đầu từ và viện trợ cho các nước (đặc biệt là các
nước Đông Nam Á).
- Đầu những năm 90, Nhật Bản nổ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị.
2. Quá trình phát triển từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10:
-Khi mới thành lập có 5 nước thành viên: Singapore, Philipin, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.
- 1/1984, Bru-nây gia nhập ASEAN → thành viên thứ 6
-Đầu những năm 90, ASEAN → mở rộng thành viên:
+ Tháng 7/1995 Việt Nam tham gia
+ Tháng 9/1997 Lào và Myanma tham gia
+ Tháng 4/1999 Campuchia tham gia → ASEAN 10
+ Năm 1992, lập AFTA
+ Năm 1994, thành lập ARF => Lịch sử ĐNA bước sang thời kỳ mới.
3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của hiệp hội các nước Đông Nam Á:
• Mục tiêu hoạt động
-Phát triển kinh tế, văn hóa, thông qua sự hợp tác, ổn định giữa các nước thành viên
• Nguyên tắc hoạt động
- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình
- Hợp tác phát triển có kết quả
4. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945:
* Trước 1945: đều là thuộc địa (trừ Thái Lan).
* Sau 1945: nhiều nước giành được độc lập: Việt Nam, Lào, Indonesia, Philipin, Malaysia,
Mianma.
* Giữa năm 1950: Mỹ can thiệp sâu vào tình hình Đông Nam Á:
+ Mỹ tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Mỹ lâp ra khối quân sự (SEATO) bao gồm Thái Lan, Philipin.
→ Tình hình Đông Nam Á trong tình trạng đối đầu chia rẻ.
5. Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
- Nguyễn nhân:
+ Do nhu cầu hợp tác và phát triển giữa các nước Đông Nam Á.
+ Nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
- Sự ra đời:
+ 8-8-1967, tại Băng-Cốc (Thái Lan), hiệp hội các quốc gia(ASEAN) thành lập bao gồm 5 nước
(Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philipin)
+ Năm 1984,Bru-nây gia nhập ASEAN.
- Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữa nghị, hợp tác, tạo nên cộng đồng Đông Nma Á hùng
mạnh.
- Mối quan hệ với 3 nước Đông Dương:
+ Sau 1975, thiết lập quan hệ ngoại giao.
+ Từ 1979, đối đầu với Lào, Campuchia.
6. Các nước Châu Phi:
*Tình hình chung:
- Từ sau chiến tranh thế giới II, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển.
- Hệ thống thuộc địa lần lượt tan rã, các nước giành được độc lập.
- Công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội thu nhiều thành tựu nhưng đến cuối
những năm 80, tình hình ngày càng khó khăn, không ổn định:
+ Năm 1987 đến năm 1997, riêng ở châu Phi có tới 14 cuộc xung đột vũ trang và nội chiến.
+ Liên hợp quốc xếp 32 trong 57 nước châu Phi vào nhóm những nước nghèo nhất thế giới.
+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, số nợ của các nước châu Phi lên tới 300 tỉ USD và có nhiều
loại dịch bệnh hoành hành.
- Hiện nay, Châu Phi đang tích cực khắc phục khó khăn dưới sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới.
* Cộng hòa Nam Phi:
- Dưới sự lãnh đạo của đại hội dân tộc (ANC), người da đen đã kiên trì đấu tranh.
- Kết quả:
+ 1993, chính quyền tuyên bố xóa bỏ phân biệt chủng tộc.
+ 4/1994, Nen-xơn, Man-đê-la được bầu làm tổng thống Cộng hòa Nam Phi.
* Ý Nghĩa: đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại
sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại. Cải thiện mức sống của người da đen, xóa
bỏ “chế độ A-péc-thai về kinh tế”

Câu hỏi ngoài:

1. Những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi gia nhập ASEAN?

a. Thuận lợi:

• Quan hệ mậu dịch:

+ Từ năm 1990 đến nay, tốc độ quan hệ mậu dịch với các nước ASEAN tăng
26,8%.

+ Giá trị buôn bán với ASEAN chiếm 32,4% tổng giá trị buôn bán với quốc tế.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính là gạo.

+ Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử.

+ Hợp tác để phát triển kinh tế: dự án phát triển hành lang đông- tây tạo điều kiện
khai thác tài nguyên, nhân công ở vùng khó khăn, giúp xóa đói nghèo.

b. Khó khăn:

• Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội.

• Khác biệt về thể chất chính trị, bất đồng về ngôn ngữ.

• Nhiều mặt hàng giống nhau, dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.

You might also like