You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ GIỮA KÌ I

I. a) Liên Xô:
 Để tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ngay từ đầu năm 1946, Đảng
và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần
thứ tư (1946-1950).
- Các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động quên mình để thực hiện kế hoạch.
* Kết quả:
- Về kinh tế:
     + Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng.
     + 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%.
     + Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng.
     + Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
     + Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Về khoa học-kĩ thuật: 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đi đầu trong lĩnh
vực : công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.
3. - Nguyên nhân: + Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhất là từ đầu những năm 80, nền kinh
tế – xã hội Liên Xô ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ, không ổn định và lâm vào khủng hoảng.
+ Tháng 3 năm 1985, sau khi lên nắm chính quyền lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô, Gooc – ba – chốp đề
ra đường lối cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng CNXH theo đúng ý nghĩa và
bản chất của nó.
+ Do thiếu sự chuẩn bị đầy đủ về các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn,
công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, khó khăn và bế tắc, đất nước càng lún sâu vào
khủng hoảng và rối loạn.
- Quá trình khủng hoảng và tan ra của Liên bang Xô Viết:
+ Sau cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 không thành, Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên bang như tê liệt.
+ Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa ký Hiệp định về giải tán Liên bang thành lập cộng đồng các quốc
gia độc lập (SNG).
• Tối ngày 25/12/1991, Gooc – ba – chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc
điện Crem – li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ XHCN của Liên bang Xô Viết sau 74 năm
tồn tại.
II. Các nước ĐNÁ:
1. - Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối
ngoại:
+ Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách
can thiệp của Mĩ vào khu vực.
+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự
ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.
+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.
=> Như vậy, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong
đường lối đối ngoại.
- Tháng 9-1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh
hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực, Thái Lan, Phi-líp-pin
cũng tham gia vào. Trong thời kì này, In-do-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách trung lập,
KHÔNG tham gia vào khối quân sự xâm lược của các đế quốc.
2. HCRĐ ASEAN:
- Các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.
- Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
=> Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp
tác phát triển.
=> Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được
thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin,
Xin-ga-po và Thái Lan.
3. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động
* Mục tiêu của ASEAN: phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các
nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động: 
- Tháng 2 - 1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-
nê-xi-a). Hiệp ước Ba-li xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như:
+ Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;
+ Hợp tác phát triển có kết quả,...
- Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế nhiều nước ASEAN có sự chuyển biến mạnh mẽ và
đạt sự tăng trưởng cao. Các nước này đã chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về
xuất khẩu - thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, gắn thị trường trong nước với bên ngoài.
4. - Trong quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), do thời gian
giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á có sự khác nhau, thậm chí phải cầm súng chiến đấu chống
sự trả lại xâm lược của các nước Tây Âu rồi chủ nghĩa thực dân mới nên quá trình này diễn ra lâu dài và
đầy gian khó. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN mới có thể phát triển từ “ASEAN 6” lên
“ASEAN 10”, mở ra chương mới cho lịch sử khu vực Đông Nam Á.
- Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được
thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin,
Xin-ga-po và Thái Lan, Năm 1984, sau khi giành độc lập, Bru-nây tham gia & trở thành thành viên thứ 6.
7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập&trở thành thành viên thứ 7. 7/1997, Lào, Mi-an-ma. 4/1999, Cam-
pu-chia nạp vào tổ chức này.
III. Các nước châu Phi:
1. Tình hình chung:
- Sau Chiến tranh, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập diễn ra sôi nổi.
+ Diễn ra sớm nhất ở vùng Bắc Phi. Khởi đầu là cuộc binh biến ở Ai Cập (7-1952), cuộc dấu tranh vũ
trang kéo dài 8 năm của nhân dân An- giê-ri (1954-1962).
+ Tiếp theo, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ở khắp châu Phi diễn ra mạnh mẽ.
- Năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi" với 17 nước tuyên bố dộc lập.
- Năm 1975, hệ thống thuộc địa cùa Bồ Đào Nha tan rã, ra đời các quốc gia độc lập: Ăng-gô-la, Mô-dăm-
bích... và xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở cộng hoà Nam Phi (1993).
- Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi bẳt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chưa thay đổi
được tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
- Từ cuối những năm 80, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định như:
+ Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần vả bệnh tật...
+ Chia rẽ và xung đột, nội chiến đã và đang làm cho các nước châu Phi ngày càng khó khăn, lâm vào
những thảm hoạ đau.
- Đã hình thành tổ chức khu vực - tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU).
2. - Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên bang Nam Phi nằm trong khối Liên hiệp Anh.
- Năm 1961, trước áp lực đấu tranh của nhân dân, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và
tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.
- Thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa A-pác-thai) trong hơn 3 thế kỉ
ở Nam Phi.
- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen bền bỉ đấu tranh đòi thủ tiêu
chế độ phân biệt chủng tộc, cộng đồng quốc tế đã ủng hộ cuộc đấu tranh cùa nhân dân da đen.
- Tháng 12-1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố bãi bỏ chế độ A-pác-thai, trả tự do cho lãnh tụ
ANC sau 27 năm bị cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp
pháp.
- Tháng 4-1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nen-Xơn Man-đê-la đã trở thành
Tổng thống người da đen đầu tiên ở đây. Ý nghĩa lịch sử: Chế độ phân bt chủng tộc đã bị xoá bỏ ngay tại
sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.
IV. Các nc Mĩ La-tinh:
Tình hình chung:
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh bị lệ thuộc và trở thành “sân sau” của Mĩ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Mĩ La-tinh có nhiều biến chuyển.
+ Năm 1959, cách mạng Cuba thắng lợi.
+ Những năm 60 đến những năm 80 của TK XX, đấu tranh vũ trang bùng nổ ở nhiều nước Mĩ La-tinh và
trở thành “Lục địa bùng cháy”, lật đổ chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước, thành lập chính quyền
dân tộc - dân chủ.
- Ở Chi-lê, Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân đã lãnh đã thực thực hiện những chính sách cải
cách tiến bộ, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc.
- Ở Ni-ca-ra-goa, mặt trận Xan-đi-nô lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát
triển theo con đường dân chủ.
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh thu được nhiều thành tựu quan
trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, phát triển kinh tế,…
- Đầu những năm 90, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn.
 Phân tích cơ hội, thách thức đối vs VN khi gia nhập ASEAN:
- Cơ hội: + Được một thị trường rộng lớn
+ Mở rộng xuất khẩu
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam
+ Thu hút các nguồn đầu tư và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du
lịch, dịch vụ.
+ Chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu
vực.
+ Tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao mức sống của người dân.
- Thách thức:+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển so vs các nước ASEAN
+ Năng suất lao động của Việt Nam thấp.
+ Hội nhập dễ bị “hoà tan”, đánh mất bản sắc & truyền thống của dân tộc.
+ Sự khác biệt về thể chế chính trị, ngôn ngữ giữa các nước.
 Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam
Á” vì:
- Trước những năm 90 của thế kỉ XX: tình hình các nước Đông Nam Á không ổn định. Đặc biệt về chính
trị, có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại giữa các nước.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX (Chiến tranh lạnh kết thúc), vấn đề Campuchia được giải quyết
bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt
Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước
Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu
vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
- Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
- Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

You might also like