You are on page 1of 9

LỊCH SỬ

Bài 3: Khái quát chung ptgpdt


- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ
ở các nước Á, Phi, Mỹ La tinh. Đến cuối thế XX, hầu hết các nước thuộc địa và phí
thuộc ở các khu vực đều giành độc lập, hơn 100 quốc gia độc lập ra đời, làm bản đồ thế
giới đã thay đổi căn bản.
+ Khu vực châu Á: hầu hết các nước đã giành độc lập như Trung Quốc (1949), Ấn Độ
(1950), 3 nước giành chính quyền sớm nhất: (VN, Indonexia, Lào), Phi lippin (1946),
Miến Điện (1948), Mã Lai (1957). Việt Nam, Lào, Campuchia (1945 - 1975),
Indonexia(1945), ... Sau khi thoát khỏi Tây Ban Nha vào năm 1975, Đông Timo được
sáp nhập vào Indonesia. Sau cuộc trưng cầu dân ý 1999, Đông Timo tách khỏi
Indonesia. Năm 2002 tuyên bố độc lập. Kết thúc 400 năm dưới ách thống trị của Tây
Ban Nha, 24 năm nằm trong thành phần của Indonesia

+ Khu vực châu Phi: Phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi nhiều nước vùng Bắc Phi
và vùng châu Phi. Ai Cập (1952), Angieri (1954 - 1962). Năm 1960 được gọi là năm
Châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập. Năm 1975 thắng lợi của nhân dân
Modambich, Angola trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha về cơ
bản chấm dứt sự tồn tại chủ nghĩa thực dân ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
Sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh
đánh đổ ách thống trị chủ nghĩa thực dân, giành quyền sống. Tại Nam Phi, năm 1993,
chế độ Apacthai - một hình thái chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn bị xóa bỏ. 1994-
Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên....Sự kiện này đánh dấu thắng lợi
hoàn toàn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc châu Phi.

+ Khu vực Mĩ Latinh: Thắng lợi cách mạng Cuba (1953- 1959): Ngày 1/1/1959, chế
độ Batista sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phidden đứng đầu. Cách mạng CuBa
thắng lợi đã ảnh hưởng, tác động đến phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của
nhân dân Mỹ la tinh. Đến năm 1983, vùng biển Caribe đã có 13 quốc gia giành độc lập,
Mĩ la tinh trở thành “lục địa bùng cháy”
Ý nghĩa:

-Thắng lợi đó đã làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn sâu sắc. Hệ
thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn.

- Trên cơ sở xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, các quốc gia độc lập ra đời và ngày càng có vai
trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì
hòa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội.
* Tại sao có ý kiến cho rằng đây là thế kỉ phi thực dân hóa/ Sau khi các sự kiện
diễn ra làm cho bản đồ chính trị thế giới thay đổi?
- Trước đó, ở một số nước trong khu vực châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh có tên của các
nước thực dân và nơi đây đã trở thành thuộc địa nhưng sau khi phong trào này diễn ra
thắng lợi thì những nước đế quốc thực dân không còn có mặt ở đây nữa mà trao trả cho
những quốc gia độc lập.
Bài 5: Khu vực Đông Nam Á
I, Khái quát DNA.
Trước CTTG II: là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan)
Trong CTTG II: là thuộc địa của Nhật Bản
Sau 1945:
- Biến đổi thứ nhất: Các nước DNA lần lượt giành độc lập
+ Tháng 8/1945, phát xít Nhật đầu hàng, các nước ĐNA nhanh chóng nổi dậy.
+ Ngày 17/8/1945, In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập.
+ Ngày 19/8/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
+ Ngày 12/10/1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền.
+ Mĩ, Anh trao trả độc lập cho Phi-líp-pin (7/1946), Miến Điện (1/1948), Mã Lai
(8/1957).
+ Tháng 1/1984, Brunay tuyên bố độc lập.
+ Tháng 8/1999, Đông Timo tách khỏi Indonexia và tuyên bố độc lập ngày 20/5/2002.
-> Tới giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước ĐNA lần lượt giành độc lập.
+ Do tác động của CTL, Mỹ đã lôi kéo các nước vào 1 tổ chức nhằm ngăn chặn sự ảnh
hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào GPDT trong khu vực, tiến hành xâm lược Việt
Nam và một số nước khác
+ Việt Nam, Lào, Campuchia giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.
- Biến đổi thứ ba: từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức
xây dựng kinh tế – xã hội, phát triển đất nước và đạt được nhiều thành tích to lớn đặc
biệt là Xin-ga- po trở thành “con rồng” kinh tế châu Á
- Biến đổi thứ bốn: Thành lập tổ chức liên minh khu vực ASEAN để cùng nhau hợp
tác phát triển.
-> Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất, vì:
-Từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc
lập…
-Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây
dựng và phát triển về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh. 
* Vì sao thời gian các nước DNA giành độc lập khác nhau?
Sau khi Nhật đầu hàng thì ngay lập tức Việt Nam, In - đô - nê - xi - a, Lào đã đứng dậy
đấu tranh nên kịp thời cơ trước khi các nước đế quốc quay lại xâm lược, các nước ĐNA
khác đấu tranh muộn hơn.

II, ASEAN
1, Hoàn cảnh ra đời: + Sau khi giành độc lập, các nước ĐNÁ thấy cần phải hợp tác để
cùng phát triển.

+ Muốn hạn chế ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.
+ 8/8/1967: ASEAN ra đời tại Băng Cốc (Thái Lan): gồm 5 nước là Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan.

2, Mục đích: phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa
các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
3, Hoạt động: - 1967- 1975: là một tổ chức non trẻ, chưa có vị trí quốc tế.

- Tháng 2/1976 Hiệp ước Bali:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (Nguyên tắc cơ bản).

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa = vũ lực.


+ Giải quyết các tranh chấp = biện pháp hòa bình.

=> Mở ra quá trình kết nạp thêm các nước thành viên, hợp tác không những phát triển
kinh tế, văn hóa mà còn hợp tác về an ninh, chính trị

- Hợp tác phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội

- Giải quyết vấn đề Campuchia bằng giải pháp chính trị cải thiện quan hệ ASEAN với 3
nước Đông Dương.

- Thành viên mới: Brunây(1984), Việt Nam(1995), Lào và Mianma(1997),


Campuchia(1999)

- 11/2007: kí bản Hiến chương ASEAN -> xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh.

*Tại sao lại mở ra một chương mới?


+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề Campuchia
được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991)
=> Tình hình chính trị khu vực ĐNÁ được cải thiện rõ rệt.
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: từ ASEAN
6 thành ASEAN 10
+ Năm 1992, trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA)
+ Năm 1994, lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)
+ Lần đầu trong lịch sử khu vực, 10 nước ASEAN đều cùng đứng trong một tổ chức
thống nhất
+ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực Đông
Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn thịnh
*Nguyên nhân quá trình kết nạp diễn ra lâu?
+ Sự chia rẽ của chủ nghĩa thực dân (Phi-líp-pin và Thái Lan than Mỹ)
+ Thời gian các nước độc lập khác nhau
+ Hiệp ước Ba-li
+ Vấn đề của Campuchia
+ Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương (tác động của CTL)
5, Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN:
- Tạo cơ hội phát triển về mọi mặt:
+ Chung sống hòa bình và ổn định khu vực (biển Đông)
+ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia trong khu vực. Góp phần tạo công việc
cho nhân dân, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Góp phần thu hẹp khoảng cách về
trình độ phát triển, chênh lệch giàu nghèo. Dịch vụ, du lịch phát triển. Giúp đỡ, hỗ trợ
nhau phát triển, tháo gỡ khó khăn. Cơ hội có được thị trường rộng lớn hơn. Mở rộng
xuất khẩu.
+ An ninh - Chính trị: An ninh của khu vực được đảm bảo, chung tay giải quyết vấn đề
mang tính toàn cầu, được các nước ủng hộ, bảo vệ trước vấn đề tranh chấp biển Đông
với TQ.
+ Văn hóa - giáo dục: Tăng cường giao lưu với các nền văn hóa, học hỏi những thành
quả tốt đẹp từ nước bạn.
- Thách thức:
+ Phải cạnh tranh với nền kinh tế toàn cầu => đòi hỏi đất nước phải nỗ lực, luôn cải tiến
và đổi mới. Tuy nhiên so với các nước khác, năng suất, chất lượng lao động, máy móc
còn kém. Khoa học - kĩ thuật còn lạc hậu. Do đó, khó khăn để cạnh tranh với các nước
lớn mạnh hơn.
+ Phải giữ vững bản sắc, văn hóa, truyền thống dân tộc để không bị biến chất.
+ Có nguy cơ bị tụt hậu nếu không bắt kịp bước tiến phát triển.

Bài 6,7: Các nước Châu Phi, Mỹ Latinh

I, Cộng hòa Nam Phi.

1, Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.

- Trong hơn ba thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng Nam Phi đã thi hành chính sách
phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu. Trước
kia ở Nam Phi có tới 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc. Người da đen hoàn toàn không
có các quyền tự do dân chủ, phải sống trong một khu biệt lập, cách biệt với người da
trắng.

- Lãnh đạo: tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC)

- Trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen, chính quyền của người da trắng
Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ A-pác-thai (1993), trả lại tự do cho lãnh tụ ANC
Nen-xơn Man-đê-la sau 27 năm bị cầm tù.

- Tháng 4/1994, cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi được diễn ra.

- Tháng 5/1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên trong
lịch sử nước này.

2, Ý nghĩa.

- Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt của nó sau hơn ba thế kỉ tồn
tại.
- Được coi là phong trào GPDT: mang lại sự tự do, bình đẳng, độc lập, hòa bình cho
người dân Cộng hòa Nam Phi.

- Chính quyền Nam Phi đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô để phát triển, sản xuất giải
quyết việc làm, cải thiện mức sống.

- Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, cải thiện cuộc sống.

II, Cách mạng Cuba

Nguyên nhân: Do mâu thuẫn sắc tộc dữ dội dưới chế độ độc tài Ba-ti-xta (Thân Mĩ) 
Diễn biến: 26/7/1953, Phi-đen Cát- xtơ- rô huy 135 thanh niên niên yêu nước tấn công
vào pháo đài Môn- ca- đa để thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh chống Mĩ. 
- Cuối năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi- đen làm tổng chỉ huy đã liên tiếp
mở các cuộc tiến công.

- 1/1/1959, chế độ độc tài Thân Mĩ bị lật đổ, cách mang Cu- ba giành thắng lợi
Ý nghĩa: - Đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ la
tinh. 
- Làm thất bại mưu đồ của Mỹ thôn tính Cuba. 
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc và xứng đáng là ngọn cờ đầu trong phong trào
giải phóng dân tộc ở Mỹ la tinh. 

* Cu - ba được coi là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tô ̣c ở Mỹ latinh là vì 

- Từ đầu những năm 50 (TKXX) ở Cu - ba đã bùng nổ phong trào đấu tranh vũ trang
chống chế độ tay sai Mĩ.

 - Cu- ba là nước đầu tiên ở Mĩ La-tinh giành được thắng lợi cách mạng bằng cuộc đấu
tranh vũ trang và cũng là nước đầu tiên ở Mĩ La-tinh đã tiến hành cải cách dân chủ triệt
để. => Mở đầu giai đoạn phát triển mới của PTGPDT ở Mĩ Latinh => “Lục địa bùng
cháy

- Sau khi đánh bại cuộc tấn công của 1.300 tên lính đánh thuê của Mĩ và vùng biển
Hirôn(4/1961), bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng, Cu-ba tuyên bố đi theo con
đường XHCN, trở thành nước XHCN đầu tiên ở khu vực Mĩ La-tinh và giành nhiều
thắng lợi => Nguồn cổ vũ to lớn cho PTCM ở Mĩ Latinh

- Cổ vũ phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ trên TG
* Mĩ Latinh được gọi là“lục địa bùng cháy” sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì từ
sau cách mạng Cu Ba 1959 đã thành công một cao trào đấu tranh bùng nổ.

⇒ Mĩ La Tinh được mệnh danh "Lục địa bùng cháy". Cuối những năm 80,Mĩ La- Tinh  
đạt nhều thành tựu như: củng cố độc lập chủ quyền , tiến hành cải cách kinh tế, …

Bài 8: Nước Mĩ

1, Kinh tế

- Sau CTTG II, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ: (có thực lực về ktế, quân sự)

+ Công nghiệp: chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

+ Nông nghiệp: bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại.

+ Nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng
sản phẩm kinh tế thế giới…

+ Lực lượng quân sự phát triển mạnh nhất TG tư bản, độc quyền vũ khí ngtử

+ Tổng sản phầm chiếm 40% tổng sp kinh tế TG

- Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

=> Nxet:+ Phát triển mạnh mẽ, toàn diện về mọi mặt, chiếm ưu thế tuyệt đối

+ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Nguyên nhân:

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao,
năng động, sáng tạo.

- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.

- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật để nâng
cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất.

- Các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn của Mỹ có trình độ tập trung tư bản và sản
xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

- Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
 Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ
sau chiến tranh thế giới thứ hai là dựa vào thành tựu cách mạng khoa học – kĩ
thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao
động.

 Chính vì thế, để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam
cần ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, lấy đó làm nhân tố
nòng cốt tạo nên sự tăng trưởng nhanh về kinh tế.

Bài 9: Nhật Bản

Hoàn cảnh: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến
tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu
nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so
với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào “viện trợ” kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay
nợ để phục hồi kinh tế.
*Chứng minh kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì: Về tổng sản phẩm quốc dân, năm
1950 Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỉ USD, bằng 1/3 của Mĩ, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới
183 tỉ USD, vươn lên đung thứ hai trên thế giới

- Sau Mĩ (830 tỉ USD). Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD,
vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới - Sau Thuỵ Sĩ (29 850 USD).

- Về công nghiệp, trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng
năm là 15%, những năm 1961 - 1970 là 13,5%.

- Về nông nghiệp, trong những năm 1967 1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học
- kĩ thuật hiện đại đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu
cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới - Sau Pê-ru.

=> Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một trong 3 trung tâm kinh
tế, tài chính của TG cùng Mĩ và Tây Âu

You might also like