You are on page 1of 3

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Phần I. Trắc nghiệm


Câu 1: Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt
động sang lĩnh vực nào? Hợp tác kinh tế
Câu 2: Năm 1992, ASEAN quyết định biến đổi Đông Nam Á thành khu vực gì ? Khu vực
mậu dịch tự do
Câu 3: Các nước Mĩ La- tinh nằm ở khu vực địa lí nào? Trung và Nam Mĩ
Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La- tinh trở thành “sân sau” của nước nào ?

Câu 5: Sau chiến tranh thế giới hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh
là:Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới
Câu 6: Trong cuộc đấu tranh chống thực dân kiểu mới, Mĩ La-tinh được mệnh danh là
Lục địa bùng cháy
Câu 7: Mở đầu phong trào cách mạng Mĩ La- tinh là nước nào? Cu-ba
Câu 8: Lãnh đạo cách mạng Cu Ba là ai? Phi-đen Cát-xto-rô
Câu 9: Sự kiện mở đầu cho giai đoạn đấu tranh mới của Cách mạng Cu Ba là: Cuộc tấn
công pháo đài Môn-ca-đa
Câu 10: Mục đích đấu tranh của nhân dân Nam Phi là:Chống chế độ phân biệt chủng tộc
A-pác-thai
Câu 11: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là: Các
nước châu Á lần lượt dành được độc lập
Câu 12: Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A -pác- thai ở châu Phi là gì? Phân biệt chủng tộc
và kì thị chủng tộc đối với người da đen và da màu
Câu 13.Việt Nam là thành viên thứ mấy của ASEAN ? Thứ 7
Câu 14. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào? Tháng 7-1995
Câu 15. Vì sao năm 1960 được gọi là năm Châu Phi? 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc
lập
Câu 16: Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập ASEAN ?
Câu 17. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở
Nam Phi là ai? Chủ nghĩa A-pác-thai
Câu 18. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là gì?
Câu 19. Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la? Lãnh tụ của phong
trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
Câu 20. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
Chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ
Câu 17: Phần II: Tự luận
Câu 1 Vì sao nói: Từ đầu những năm 90 của TK XX, “Một chương mới đã mở ra trong lịch
sử khu vực Đông Nam Á” ?
Nói: Từ đầu những năm 90 của TK XX, “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông
Nam Á” vì:
-Tình hình chính trị khu vực cải thiện rõ rệt bằng vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc
kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). 
- Sự phát triển của tổ chức ASEAN thông qua việc mở rộng thành viên: 01/1984 Brunây,
07/1995 Việt Nam, 09/1997 Lào và Myanma, 04/1999 Campuchia.
+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực,
10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng
một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
- Sự phát triển của khu vực Đông Nam Á:
 + Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
 + Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.
Câu 2. Khái quát hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Thời cơ và
thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là gì?
*Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN:
-Hoàn cảnh ra đời:
+Sau khi giành được độc lập, nhiều nước ĐNÁ ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng
nhau hợp tác để phát triển đất nước.
+Các nước muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực khi cuộc
chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương đang gần kề thất bại
-Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN: Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác
chung trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
*Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN:
-Thời cơ:
+Kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch
vụ.
+Văn hóa - giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống
độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến.
+An ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảmt bảo ổn định
chính trị của khu vực.
-Thách thức:
+Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các
nước trong khu vực.
+Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.
+Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Câu 3. Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen
Cat-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta.
*Một số hiểu biết của em:
- Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu
nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều
mặt cả về vật chất và tinh thần.
- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-
xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai
nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.
- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt
Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt
Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối
quan hệ hai nước.

You might also like