You are on page 1of 4

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ LỊCH SỬ 9

Câu 1. Sự kiện lịch sự nào đã đánh dấu việc Liên Xô phá vỡ thế độc quyền về
vũ khí hạt nhân của Mĩ?
→ Chế tạo thành công bom nguyền tử (1949)

Câu 2. Ai là người cùng con tàu “Phương Đông” lần đầu tiên bay vòng quanh
trái đất?
→ Gagarin

Câu 3. Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là
→ Indonexia, Thái Lan, Philipin, Malaisia, Singapo

Câu 4. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?
→ Đường lối lãnh đạo mang tính chất chủ quan, duy ý chí

Câu 5. Sự kiện nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
→ Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ ( 1957)
Câu 6. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời là kết quả
của
→ Cuộc nội chiến 1946-1949, giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.

Câu 7. Nước tuyên bố độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á ngay sau khi phát xít
Nhật đầu hàng Đồng minh là nước nào?
→ Indonexia
Câu 8. Những năm 90 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
còn tồn tại dưới hình thức nào?
→ Chế độ phân biệt chủng tộc

Câu 9.  Người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi trở thành Tổng thống là ai?
→ Nẽn- xơ Man-đê-la (Nelson Mandela)
Câu 10. Sự kiện nào mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền
ở Cu-ba?
→ Cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa (1953)
Câu 11. Sau hơn 20 năm cải cách, mở cửa (1978 - 2000), nước nào đạt tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới?
→ Trung Quốc
Câu 12. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực nào?
→ Bắc Phi

Câu 13. Đông Âu là chỉ các quốc gia nào?


→ Các nước XHCN ở phía đông Châu Âu

Câu 14. Trụ sở của ASEAN được đặt ở đâu?


→ Gia-các-ta (Indonexia)

Câu 15. Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào cách mạng ở
khu vực nào được ví như “Lục địa bùng cháy”
→ Mỹ La-tinh

Câu 16. Trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, quốc gia nào được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng”?
→ Cuba

Câu 17. Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Đông Nam
Á, Mĩ cùng Anh Pháp thành lập ra khối quân sự nào?
→ SEATO

Câu 19. Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh ra đời, nguyên tắc hoạt động của tổ
chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
a. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
b. Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở
ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?
* Hoàn cảnh ra đời:
- Yêu cầu pt kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành độc lập.
- Để cùng hợp tác, phát triển kinh tế đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các
cường quốc bên ngoài đối với khu vực ( Nhất là nước Mĩ).
- Ngày8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ ( ASEAN) được thành lập tại Băng
Cốc( Thái Lan).
* Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp
tác chung giữa các nc thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu
vực.
a. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN
* Thời cơ:
- Thu hút vốn đầu tư và học hỏi về khoa học của các quốc gia tiên tiến trong khu
vực để phát triển đất nước.
Giao lưu văn hóa giáo dục tạo điều kiện để đất nước được hội nhập khu vực và
quốc tế về mọi mặt.
*Thách thức:
- Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế có nguy cơ tụt hậu và
chịu sự cạnh tranh quyết liệt.
- Hội nhập để bị “hòa tan” nếu để mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
b. Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở
ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?
- Sau chiến tranh lạnh về vấn đề của Campuchia được quyết, tình hình chính trị
của khu vực được cải thiện rõ rệt, nổi bật là quá trình mở rộng thành viên từ 6
nước ASEAN thành 10 nước. Lần đầu tiên 10 nước trong khu vực cùng đứng
trước tổ chức thống nhất , chuyển trọng tâm hành động sang hợp tác kinh tế.
-Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự nho (AFTA),
- Năm 1994, lập diễn đàn khu vực(ARF) gồm 23 quốc gia
=> Một chương mới đã được mở ra trong lịch sử khu vực.

Câu 20.. Trình bày khái quát quá trình phát triển của phong trào giải
phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
-Đầu TK 19, nhân dân các nước Mỹ La-tinh đã đứng lên đấu tranh chống lại ách
thống trị của Tây Ban Nha và giành được độc lập từ sớm nhưng sau đó rơi vào
vòng lệ thuộc, trở thành “sân sau” của Mĩ.
- Sau CTTGTII, Mỹ La-tinh có nhiều chuyển biến: mở đầu bằng thắng lợi cách
mạng của Cuba năm 1959.
- Những năm 60-80 của TK XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh pt
mạnh mẽ được gọi là”Lục địa bùng cháy”.
- Cuối thập niên 80, chế độ độc tài thân Mĩ ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ
dân tộc dân chủ đc thiết lập. Các nc bước vào thời kì xây dựng, phát triển đất
nước và đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, các nước Mĩ La-tinh vẫn phải đối mặt
với nhiều khó khăn: Mĩ cấm vận, chống phá, nạn tham nhũng, lạm phát, nợ nước
ngoài...

You might also like