You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1- MÔN LỊCH SỬ 9

CHỦ ĐỀ 3: MĨ – NHẬT- CÁC NƯỚC TÂY ÂU TỪ 1945 ĐẾN NAY


1/ Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.
2/ Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến
tranh thế giới thứ hai?
Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa.
3/ Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ?
- Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.
- Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
- Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới. Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp
xã hội.
4/ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai Đảng thay nhau nắm quyền ở Mĩ là
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
5/ Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì?
Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.
6/ Ý nào dưới đây không phải mục đích của “Chiến lược toàn cầu” do Mĩ đề ra?
Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.
7/ Liên minh quân sự nào dưới đây không phải do Mĩ thành lập?
Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va
8/ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử của mình Nhật Bản bị
quân đội nước ngoài chiếm đóng.
9/ Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới từ khi nào?
Những năm 70 của thế kỉ XX.
10/ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự tăng trưởng “thần kì” nền kinh tế Nhật Bản
vươn lên
đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.
11/ Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh
tế?
Yếu tố con người.
12./ Sau chiến tranh một nhân tố quan trọng giúp giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau
này đó là
những cải cách dân chủ sau chiến tranh.
13/ Nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái từ khi nào?
Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
14/ Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu đã làm gì?
Nhận viện trợ từ Mĩ.
15./ “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì?
“Kế hoạch phục hưng châu Âu”.
16/ Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục
đích gì?
Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
17/ Việc các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm cho
tình hình châu Âu
- trở nên căng thẳng.
18/ Những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức vươn
lên đứng thứ mấy trên trong giới tư bản?
- Thứ ba
19./ Các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu được thành lập từ năm 1951-1993 là
- Cộng đồng than thép châu Âu.
- Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu.
- Liên minh châu Âu.
20/ Hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-xtrich quyết định đổi tên Cộng đồng
châu Âu (EC) thành
- Liên minh châu Âu.
CHỦ ĐỀ 1,2
21/ Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định
từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX?
- Các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo.
- Bùng nổ dân số, đói nghèo, nợ nần chồng chất.
- Các loại dịch bệnh hoành hoành.
22/ Nguyên nhân vì sao các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập tổ chức ASEAN?
- Do sau khi giành độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Do các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với
khu vực.
23/ Vì sao hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV) chấm dứt hoạt động?
- Do sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
24/ Vì sao Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va tuyên bố giải thể?
- Do sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
25/. Vì sao từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở
nên căng thẳng?
- Mĩ, Anh, Pháp thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).
- chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực
26/ Lí giải cơ sở để hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa:
- Đều chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng Sản.
- Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mac-Lê-Nin.
27/ Giải thích vì sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”?
- 17 quốc gia ở châu Phi tuyên bố độc lập.
28/ Vì sao thế kỉ XXI được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?
- Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
29/ Tại sao có thể nói, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương mới mở ra
trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
- Vì trong thập niên 90 , cả 10 nước Đông Nam Á lần đầu tiên trong lịch sử khu vực cùng
đứng chung trong một tổ chức thống nhất.
- ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế.
-Xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, phát triển phồn vinh.
30/ Tại sao từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX, Mĩ La Tinh được ví như
“lục địa bùng cháy”?
- Vì một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở nhiều nước Mĩ La Tinh, đấu tranh vũ trang diễn ra ở
nhiều nước.
- Chính quyền phản động ở nhiều nước bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
Chủ đề: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay- Bài 11
31/ Chiến tranh lạnh là
- chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa.
32/ Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực khi
Chiến tranh lạnh đã chấm dứt?
- Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.
33/ Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là
- thực hiện “chiến lược toàn cầu” của Mĩ, đưa Mĩ trở thành nước lãnh đạo thế giới.

34/ Xu thế hòa bình và hợp tác bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
- Thập kỉ 90 của thế kỉ XX.
35/ Trật tự thế giới mới đang dần hình thành sau Chiến tranh lạnh là
- trật tự “đa cực” với nhiều trung tâm .
36/ Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại?
- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một
cuộc chiến tranh thế giới mới.
37/ Đáp án nào dưới đây không đúng khi nói về hành động của Mĩ và các nước đế quốc
trong chiến tranh lạnh?
- Củng cố khả năng phòng thủ và thành lập tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
38/ Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến
tranh lạnh?
- Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế
39/ Xu thế chung của thế giới ngày nay là
- hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
40/ Trật tự thế giới “hai cực” sụp đổ vì
- “cực Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đâu Âu tan rã.
41/Tong thống Mĩ và Liên Xô tuyen bố chấm dứt chiến tranh lạnh khi nào
-12/1989
Chủ đề:Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay BÀI 12
41/ Nơi khởi đầu của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
- nước Mĩ
42/ Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?
- Chất pô-li-me
43/ Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ
thuật hiện đại?
- Chế tạo được máy móc sử dụng sức nước
44/ Nguồn năng lượng nào sau đây không phải là nguồn năng lượng mới được tìm ra
trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?
- Năng lượng dầu mỏ
45/ Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học - kĩ thuật đã tham gia tích cực
vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
- Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
46/ Nguồn gốc sâu xa của cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
- do tình trạng bùng nổ của dân số thế giới.
- do nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- do các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng vơi cạn nghiêm trọng.
47/ Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào trong cơ cấu
dân cư lao động?
- Tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm dần, và dịch vụ tăng lên
48/ Để hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay, con
người cần phải
- bảo vệ môi trường, ngưng sản xuất vũ khí hạt nhân, tích cực sử dụng các nguồn năng lượng
vô tận thay thế các loại khoáng sản (dầu khí, than đá).
49/ Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng khoa học - kĩ thuật?
- Cách mạng khoa học kĩ thuật đã sản xuất ra các loại vũ khí có tính chất hủy diệt lớn.
50/ Nội dung nào sau đây thể hiện những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ
thuật?
- Ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử.
- Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
- Xuất hiện nhiều dịch bệnh mới.
CHỦ ĐỀ 1
51/ I. Gagarin (Liên Xô) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công
chuyến bay vòng quanh Trái Đất.
52/ Trong những năm 1946-1950, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5
năm
khôi phục kinh tế.
53/ Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu khoa học - kỹ thuật nào dưới đây?
Chế tạo thành công bom nguyên tử.
54/ Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
55/ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên
phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ.
56/ Đáp án nào không đúng khi nói về nội dung cải tổ của Goóc-ba-chốp?
Củng cố sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
57/ Kết quả công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp như thế nào?
- Đất nước lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.
58/ Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập vào thời gian nào?
- 5/1955.
59/ Đáp án nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Các tổ chức trong hệ thống xã hội chủ nghĩa hoạt động chưa hiệu quả.
60/ Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga
- có sự phục hồi và phát triển.

You might also like