You are on page 1of 38

1.

“Người khổng lồ về kinh tế, chú lùn về chính trị”:


Nhật Bản
2. Học thuyết Fukuda năm 1977:
Đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản
3. Đường lối đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản:
Liên minh chặt chẽ với Mĩ
4. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến “Sự phát triển thần kỳ” của Nhật Bản:
Con người
5. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản:
Khai thác hiệu quả nguồn lục bên ngoài (trợ giúp của Mĩ & ngọn gió thần thổi vào kinh tế Nhật Bản)
6. Từ những năm 70 trở đi, cuộc cách mạng KH – KT được gọi:
Khoa học công nghệ
7. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng KT – KT sau Thế chiến 2:
Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
8. Sự phát triển của cuộc cách mạng KH – KT tiếp tục:
Tạo ra những bước đột phá & chuyển biến trong cục diện thế giới sau Chiến tranh lạnh
9. Hai ngọn gió thần thổi vào nền kinh tế Nhật:
Chiến tranh Triều Tiên (50 – 53) & chiến tranh Việt Nam (54 – 75)
10. “Lục địa bùng cháy”:
Mỹ Latin
11. Lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc Mỹ Latin:
Cuba
12. “Lục địa mới trỗi dậy”:
Châu Phi
13. “Năm châu Phi”:
17 quốc gia giành độc lập năm 1960
14. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi sau Thế chiến 2:
Đấu tranh chính trị & thương lượng
15. Sự khác nhau của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latin với phong trào giải phóng dân tộc ở Á & Phi:
Mỹ Latin giành được độc lập từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nhưng sau đó bị biến thành sân sau của Mỹ
16. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa:
Tạo ra biến chuyển mới của khu vực
17. Bốn con rồng châu Á:
Hàn, Hồng, Đài, Sing
18. Ba khúc dạo đầu trong chiến tranh lạnh:
Sự kiện ngày 12/3/1947, thành lập NATO, kế hoạch Marshall
19. Sự đối lập giữa Mĩ & Liên Xô trên mặt trận kinh tế:
SEV & Marshall
20. Sự đối lập giữa Mĩ & Liên Xô trên mặt trận quân sự:
Sự ra đời của NATO & Warszawa
21. Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc của khối ASEAN:
Hội nghị Bali (2/1976)
22. Tổ chức liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất hành tinh:
Liên Minh châu Âu EU
23. Nội dung (quyết định) quan trọng & gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội
nghị Yalta:
Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu
Âu & châu Á
24. Nguyên tắc quan trọng nhất, chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp Quốc:
Chung sống hòa bình & sự nhất trí giữa 5 cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháo, Trung Quốc)
25. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Thế chiến 2:
Các nước giành được độc lập
26. Đặc trưng cơ bản của thế giới & cũng là nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế & nền chính trị thế
giới sau Thế chiến 2:
Chia thành hai phe XHCN & TBCN do hai siêu cường Liên Xô & Mĩ đứng đầu mỗi phe
27. Nét nổi bật của quan hệ quốc tế sau Thế chiến 2:
Tình trạng đối đầu căng thẳng hai phe, hai cực mà đỉnh cao là chiến tranh lạnh
28. Thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu:
Đánh dấu CNXH đã vượt qua phạm vi một nước, trở thành hệ thống trên thế giới
29. Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam (1945); Cuba (1959):
Mở rộng không gian địa lý của CNXH
30. Nguyên nhân làm cho bản đồ chính trị thế giới có những biến đổi to lớn & sâu sắc:
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc với sự ra đời của hơn 100 nước độc lập
31. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949:
Làm cho hệ thống XHCN được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á
32. Brexit:
Là biểu hiện của sự chống lại xu hướng toàn cầu hóa
33. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên, sự ra đời của CHLB Đức & CHDC Đức:
Dưới tác động của Chiến tranh lạnh
34. Ba quốc gia Đông Nam Á giành độc lập sớm nhất:
Việt Nam, Lào, Inddonessia
35. Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi:
Nelson Mandela làm Tổng thống (4/1994)
36. Sự kiện tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế - chính trị giữa Đông Âu vs Tây Âu:
Mĩ thực hiện kế hoạc Marshall (6/1947)
37. Sự kiện mở đầu cho Chiến tranh lạnh:
Thông điệp của Tổng thống Truman đọc trước Quốc hội Mĩ (12/3/1947) đánh dấu sự ra đời của chiến lược toàn
cầu ngăn chặn
38. Sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai phe, hai cực & Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới:
Sự ra đời của NATO & liên minh Warszawa
39. Bước đột phá đầu tiên làm xói mòn trật tự hai cực Yalta:
Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949
40. Các nhân tố chính hình thành trật tự thế giới sau Yalta:
-Sự phát triển thực lực kinh tế, chính trị, quân sự (Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp) trong cuộc
chạy đua sức mạnh quốc gia tổng hợp (Kinh tế làm trụ cột)
-Sự lớn mạnh các lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại các cuộc cải cách, đổi mới ở các nước XHCN,
vươn lên của các nước sau khi giành độc lập, phát triển của phong trào vì hòa bình tiến bộ thế giới)
-Sự phát triển của cuộc cách mạng KH – KT
41. Chiến tranh lạnh kết thúc hoàn toàn:
Liên Xô sụp đổ, trật tử hai cực Yalta bị tan rã
42. Hậu quả nặng nề nhất của Chiến tranh lạnh:
Làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng, nguy cơ bùng nổ Thế chiến 3
43. Hội nghị Potsdam:
Chia nước Đức thành 4 vùng chiếm đóng
44. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết:
Tồn tại từ năm 1922 – 1991 (69 năm)
45. Chế độ xã hội chủ nghĩa tồn tại:
Ở Liên Xô từ năm 1917 – 1991
46. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Liên Xô tan rã:
Do đường lối chủ quan duy ý chí
47. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế sau Thế chiến 2:
Hoàn thành kế hoạch 5 năm (46 – 50) trước thời hạn 9 tháng
48. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh:
Nửa đầu những năm 70 trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)
49. Cuộc cách mạng xanh:
Bắt nguồn từ Mehico
50. Tên các chiến lược toàn cầu của các Tổng thống Mĩ thực hiện từ năm 1947 đến nay:
-Truman – ngăn chặn
-Eisenhower – trả đũa ồ ạt (lấp chỗ)
-Kennedy – phản ứng linh hoạt
-Nixon – ngăn đe thực tế
-Bush (cha) – vượt lên ngăn chặn
-Bill Clinton – cam kết mở rộng
-Bush (con) – đánh đòn phủ đầu
-Obama – xoay trục về châu Á
51. Các chiến lược chiến tranh thực dân mới ứng với các đời tổng thống Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam
-Chiến tranh đơn phương (1954 – 1960): Eisenhower
-Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965): Kennedy & Johnson
-Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968): Nixon
-Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1975): Nixon, Ford
52. Di chứng của Chiến tranh lạnh:
Nguy cơ bùng nổ cuộc xung đôt do mâu thuẫn sắc tộc; tôn giáo; tranh chấp lãnh thổ
53. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, nguyên tắc có ý nghĩa thực tế nhất:
Chung sống hòa bình & nhất trí của 5 nước
54. Nguyên nhân chủ yếu giúp Mỹ đạt được thành tựu rực rỡ về KH – KT:
Nhiều nhà khoa học sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và áp dụng thành công tại Mĩ
55. Mĩ trở thành trung tâm kinh tê – tài chính duy nhất của thế giới:
Vào khoảng hai thập niên đầu sau Thế chiến 2 (những năm 50 => những năm 60 thế kỷ 20)
56. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ & Tây Âu:
Áp dụng cách mạng KH – KT
57. Sự kiện 11/9/2001 (đặt nhân loại trước nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố) cho thấy:
Nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương đồng thời buộc Mĩ phải có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách
đối nội – đối ngoại khi bước vào thế kỷ 21
58. Sự kiện mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người:
Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh trái đất năm 1961
59. Sự kiện mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian của loài người:
Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên năm 1957
60. Nhân tố chủ yếu tác động, chi phối các quan hệ quốc tế trong 4 thập kỷ nửa sau thế kỷ 20:
Cục diện Chiến tranh lạnh
LỊCH SỬ VIỆT NAM:
1. Đại hội “Đổi mới”:
Đại hội 6 tháng 12/1986
2. “Tiếng sét” trên bàn hội nghị; “Hồi chuông” cảnh tỉnh tinh thần yêu nước; “Quả bom nổ chậm” làm kẻ thù
khiếp sợ:
Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Versailles (18/6/1919)
3. Đặc trung cơ bản nhất (quan trọng nhất) của giai cấp công nhân Việt Nam:
Vừa ra đời đã chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới, đặc biệt là cách mạng tháng 10 Nga
4. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời; giai cấp địa chủ phong kiến & nông dân (cũ) có từ trước:
Cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (trước Thế chiến I)
5. Giai cấp tư, tiểu tư ra đời; giai cấp địa chủ phong kiến & công nông (cũ); thực dân Pháp bỏ vốn đầu tư nhiều
vào nông nghiệp:
Cuộc khai thác thuộc địa 2 (sau Thế chiến II)
6. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, giai cấp địa chủ / tư sản phân hóa thành:
Đại – Trung – Tiểu địa chủ / Dân tộc – Mại bản
7. Sự ra đời của những giai cấp mới dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 & điều kiện chính trị
(phong trào yêu nước)
Cơ sở xã hội & điều kiện chính trị để tiếp thu luồng tư tưởng mới vào Việt Nam (kể cả tư sản & vô sản)
8. Lực lượng đông đảo nhất cho cách mạng Việt Nam sau Thế chiến 1:
Nông dân
9. Sự ra đời của tổ chức cộng sản năm 1929 :
Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc
10. Sự kiện mở ra thời đại mới; đánh dấu bước ngoặt quan trọng (vĩ đại của cách mạng Việt Nam) của phong
trào công nhân; chấm dứt khủng hoảng về đường lối & giai cấp lãnh đạo; có tính quyết định để chuẩn bị bước
phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử; công nhân chuyển hoàn toàn sang tự giác; sự chuẩn bị đầu tiên cho
CMT8:
Đảng Cộng sản ra đời năm 1930
11. Hội nghị thành lập Đảng thông qua:
Bốn văn kiện bao gồm: Chánh cương; Sách lược; điều lệ vắn tắt & chương trình tóm tắt
3. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản
& tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trờ thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên
4. Nhân tố quyết định giúp Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản:
Nhãn quan chính trị nhạy bén
5. Tiền thân Đảng Cộng sản VN:
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925)
6. Tiền thân của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
Tâm tâm xã
7. Nòng cốt lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
Cộng sản đoàn
8. Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên dẫn đến:
Sự ra đời của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng & An Nam Cộng sản đảng
9. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên & Tân Việt Cách mạng Đảng:
Đều thực hiện chủ trương vô sản hóa
10. Người Cộng sản đầu tiên:
Nguyễn Ái Quốc
11. Công lao lớn nhất & đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc; mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường
lối cứu nước dầu thế kỷ 20:
Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
12. Mốc kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
Đọc Sơ thảo Luận cương của Marx Lenin về vấn đề dân tộc & thuộc địa (7/1920) => khẳng định cách mạng
Việt Nam muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
13. Sự kiện đánh giá như “Chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”:
Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Đông Dương Merlin ở Sa Diện năm 1924
14. Nguyên nhân chung dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sự chuyển hóa của Tân
Việt Cách mạng Đảng:
Sự thâm nhập & truyền bá rộng rãi của chủ nghĩa Marx – Lenin
15. Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân từ tự phát => tự giác; bước tiến mới của phong trào công nhân Việt
Nam
Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925)
16. Sự ra đời của 3 tổ chứ cộng sản (1929) phản ánh:
Xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản
17. Sự kiện khép lại thời kỳ đấu tranh của nhân dân theo khuynh hướng cũ:
Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái năm 1930
18. Đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam thời gian (19 – 30)
Đấu tranh giành chính quyền lãnh đạo đối với cách mạng nước ta, hai khuynh hướng này đều cố gắng vươn lên
giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra
19. Nguyên nhân quyết định nhất làm bùng nổ phong trào cách mạng 30 – 31:
Sự ra đời & lãnh đạo của Đảng
20. Đỉnh cao của phong trào 30 – 31:
Sự ra đời của Xô Viết Nghệ Tĩnh
21. Phong trào dân chủ 36 – 39 kết thúc:
Khi Thế chiến 2 bùng nổ
22. Cuộc diễn tập lần 1 chuẩn bị cho CMT8:
Phong trào cách mạng 30 – 31
23. Cuộc diễn tập lần 2 chuẩn bị cho CMT8:
Phong trào dân chủ 36 – 39
24. Cuộc diễn tập lần 3 chuẩn bị cho CMT8:
Cao trào kháng Nhật cứu nước
25. Cao trào kháng Nhật cứu nước & phong trào Đồng khởi:
Là cuộc khởi nghĩa từng phần
26. Hình thái của CMT8:
Đi từ khởi nghĩa từng phần => tổng khởi nghĩa
27. Lực lượng đóng vai trò nòng cốt chủ yếu nhất quyết định thắng lợi trong tổng khởi nghĩa tháng 8:
Chính trị
28. Lực lượng đóng vai trò xung kích hỗ trợ lực lượng chính trị trong tổng khởi nghĩa tháng 8:
Vũ trang
29. Hình thức giành chính quyền trong CMT8:
Chính trị kết hợp vũ trang
30. Hạn chế trong Luận cương của Trần Phú được khác phục:
Hội nghị lần 2 BCHTW (7/1936)
31. Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam (39 – 45):
Hội nghị lần 6 BCHTW (11/1939)
32. Hội nghị hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam (39 – 45):
Hội nghị lần 8 BCHTW (5/1941)
33. Lần đầu đảng ta chủ trương thành lập “Chính phủ dân chủ cộng hòa”:
Hội nghị BCHTW Đảng (11/1939)
34. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) – (5/1941)
Đều là hội nghị chuyển hướng chỉ đạo so với hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936)
35. Đảng đưa ra chủ trương thành lập “Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”
Hội nghị TW Đảng (5/1941)
36. Thành quả lớn nhất; thành công lớn nhất; kết quả to lớn nhất trong phong trào dân chủ 36 – 39
Tập hợp quần chúng được giác ngộ trở thành lực lương chính trị hùng hậu cho cách mạng
37. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 36 – 39:
Mang tính quần chúng, quy mô lớn, hình thức phong phú
38. Nguyên nhân quyết đinh làm kết thúc phong trào dân chủ 36 – 39:
Chính phủ phái hữu lên cầm quyền ở Pháp
39. Tổ chức mặt trận dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam:
Mặt trận Việt Minh (5/1941)
40. Sự kiện đánh dấu sự trở về đầy đủ với những tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong cương lĩnh chính trị:
Nghị quyết hội nghị BCHTW Đảng tháng 5/1941
41. Tính chất xã hội của nước ta từ khi Pháp đặt ách thống trị đến trước CMT8 thành công:
Thuộc địa & nửa phong kiến
42. Bước ngoạt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam; bước nhảy vọt của chách mạng Việt Nam:
Cách mạng tháng 8 năm 1945
43. Cách mạng tháng 8:
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (Cách mạng tư sản dân quyền)
44. Thuận lợi cơ bản nhất sau CMT8:
Nhân dân giành chính quyền, phấn khởi tin tưởng vào chế độ mới
45. Khó khăn lớn sau CMT8:
Giặc ngoại xâm
46. Kẻ thù nguy hiểm nhất sau CMT8:
Thực dân Pháp
47. Ý nghĩa quan trọng nhất của CMT8 đối với nước ta:
Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước
48. Tên gọi Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa:
Chính trị trọng hơn quân sự
49. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”:
Văn kiện khái quát đầy đủ nhất về đường lối chống Pháp của cách mạng Việt Nam
50. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói cuối 44 -45 ở Việt Nam:
Pháp thu mua gạo với giá rẻ mạt theo diện tích cày cấy
51. “BẮC ĐÀM NAM ĐÁNH”:
Tình hình đất nước ta trước ngày 6/3/1946 khi Bắc đàm phán với Tưởng còn Nam đánh Pháp
52. Kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị phá sản:
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 năm 1946
53. “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”:
Câu nói Bác Hồ dành cho trung đoàn thủ đô
54. Đường lối kháng chiến chống Pháp gồm các văn kiện:
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Chỉ thị toàn dân kháng chiến; Kháng chiến nhất định thắng lợi (đầy đủ, cụ
thể nhất)
55. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
Độc lập & tự do
56. Các quyền dân tộc cơ bản:
Độc lập, thống nhất chủ quyền & toàn vẹn lãnh thổ
57. Hiệp định Sơ bộ 1946:
Văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của ta
58. Nội dung có lợi thực tế cho ta trong Hiệp định Sơ bộ:
Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ
59. Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất:
Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
60. Kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị phá sản hoàn toàn; chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công
mùa đông của Pháp”; chiến dịch phản công đầu tiên ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp:
Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947
61. Chiến dịch ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ; tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ
lực VN; tạo ra bước ngoặt cơ bản cho cuộc kháng chiến chống Pháp; phương châm “Đánh điểm – diệt viện”,
“Vận động chiến”
Chiến dịch Biên giới năm 1950
62. Đại hội kháng chiến thắng lợi:
Đại hội toàn quốc lần 2 của Đảng lao động (2/1951)
63. Cú đấm thép của ta dành cho Pháp; bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava; thắng lợi dân ta làm phá sản hoàn
toàn kế hoạch Navarre:
Chiến dịch Đông Xuân năm 53 – 54
64. Chiến thắng quân sự lớn nhất trong kháng chiến chống Pháp; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông
Dương; làm phá sản hoàn toàn kết hoạch Navarre; “Vây – lấn – tấn – phá – triệt – diệt”:
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
65. Trung tâm kế hoạch, khâu chính kế hoạch Navarre; chiến thuật công kiên
Điện Biên Phủ năm 1954
66. Lối đánh du kích ngắn ngày của ta:
Chiến dịch Việt Bắc
67. Sự kiện kết thúc kháng chiến chống Pháp:
Thắng lợi ở Hội nghị Genève năm 1954
68. Thủ đoạn thâm độc nhất của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”:
Thực hiện ngoại giao với Liên Xô & Trung Quốc
69. Âm mưu cơ bản nhất của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”:
Dùng người Việt đánh người Việt
70. Quốc sách; xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”:
Dồn dân lập ấp chiến lược
71. Tính chất xã hội nước ta trong những năm 45 – 54:
Dân chủ nhân dân một phần thuộc địa & nửa phong kiến
72. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng”:
Trở thành hiện thực giai đoạn 54 – 56
73. Giai đoạn 54 – 59, miền Nam:
Từ đấu tranh vũ trang => đấu tranh chính trị
74. Nguyên nhân quan trọng nhất làm bùng nổ phong trào Đồng khởi:
Sự ra đời của Nghị quyết 15 năm 1959
75. Bước ngoạt lớn của cách mạng miền Nam; làm phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đơn phương của
Mĩ; bước ngoạt của cách mạng miền Nam; đưa cách mạng miền Nam bước đầu chuyển sang giai đoạn “Chiến
tranh cách mạng”; đội quân tóc dài ra đời:
Phong trào Đồng khởi năm 1960
76. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi năm 1960:
Chuyển cách mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
77. Chiến thắng làm thất bại hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ:
Xuân Hè năm 1965 (An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài)
78. Chủ trương “Mĩ hóa” thực chất:
Thực hiện chiến tranh cục bộ (phân biệt với hành động Mĩ Hóa)
79. Chiến thắng làm thất bại hoàn toàn chiến lược Chiến tranh cục bộ; buộc đế quốc Mĩ tuyên bố Phi Mĩ hóa
chiến tranh; tiếng sét trong đêm giao thừa; dẫn đến triệu tập hội nghị Paris; bước ngoạt của cách mạng miền
Nam:
Mậu thân năm 1968
80. Hạn chế lớn nhất của chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam:
Mâu thuẫn giữa mục đích chính trị của chiến tranh & biện pháp xâm lược
81. Lực lượng quân đội chỉ xuất hiện trong Chiến tranh cục bộ & Việt Nam hóa chiến tranh:
Quân đội Mĩ & chư hầu
82. Sự kiện đã “Đưa chiến tranh vào trong lòng nước Mỹ”:
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công & nổi dậy mùa xuân năm 1968
83. Chiến thắng buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố Phi Mĩ hóa chiến tranh; dẫn tói việc ký kết hiệp định Paris về
Việt Nam; làm thất bại cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
Tiến công chiến lược năm 1968
84. Bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ; chiến thắng tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên
giải phóng hoàn toàn miền Nam; nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ “Đánh cho Mĩ cút”:
Hiệp đinh Paris năm 1973
85. Điều khoản quan trọng nhất; có lợi nhất cho cách mạng miền Nam của Hiệp đinh Paris có ảnh hưởng sâu
sắc tới sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ:
Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình & quân các nước đồng minh, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp
vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam
86. Chiến thắng làm phá sản hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh; đánh dấu hoàn toàn căn bản cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; Đánh cho “Ngụy nhào”
Đại thắng mùa xuân năm 1975
87. Trận chinh sát chiến lược giúp củng cố quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam:
Chiến thắng Phước Long (6/1/1975)
88. Đặc điểm lớn & độc đáo nhất của cách mạng Việt Năm thời 54 – 75:
Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: Cách mạng
XHCN ở Bắc & cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Nam
89. Sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn & có tính thời đại sâu sắc:
Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (54 – 75)
90. Đường lối xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản ra đời đến nay:
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
91. Trong kháng chiến chống Mĩ:
Cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước – Cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hòa
bình thống nhất nước nhà
92. Nhiệm vụ chung của cách mạng 2 miền Nam – Bắc giai đoàn 54 – 75; cách mạng Việt Nam chuyển sang
thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Kháng chiến chống Mĩ cứu nước
93. Nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ:
Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
94. Lực lượng cách mạng ta phát triển:
Từ miền núi xuống đòng bằng (Bắc => Nam)
95. Căn cứ địa đầu tiên của nước ta:
Bắc Sơn – Võ Nhai
96. Nơi được Bác chọn làm căn cứ địa khi về nước:
Cao Bằng
97. Điểm giống giữa Rover – Navarre – De Lattre De Tassigny của Pháp ở Đông Dương:
Xoay chuyển cục diện chiến tranh
98. Điểm hạn chế chũng giữa Rover – Navarre – De Lattre De Tassigny của Pháp:
Mâu thuẫn giữa tập trung & phân tán lực lượng
99. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng khi:
Pháp rút khỏi đảo Cát Bà – Hải Phòng
100. Kế hoạch Johnson – McNamara:
Bình định miền Nam
101. Nguyên tác quan trọng nhất khi ký Hiệp định Sơ bộ (1946) & Hiệp định Gienève (1954):
Không vi phạm độc lập chủ quyền
102. Trọng tâm đổi mởi Việt Nam & cải cách ở Trung Quốc:
Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm
103. Khu vực giành độc lập sớm nhất:
Đông Nam Á
104. Điều kiện tiên quyết để Việt Nam tiến hành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước: Đất nước đã
thống nhất về lãnh thổ
105. Những thắng lợi bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn
về tài chính ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã có ý nghĩa rất lớn: đó là đã tạo ra sức mạnh tổng
hợp, tăng cường thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ thành quả của Cách
mạng tháng Tám
106. Từ ngày 6-7-1946, cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức tại
Phôngtennơblô (7- 1946).  Cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và
thống nhất của nước ta. Đây chính là vấn đề mâu thuẫn cơ bản giữa Việt Nam và Pháp tại cuôc đàm phán này.
107. Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 cho
thấy thiện chí giải quyết những xung đột bằng biện pháp hòa bình, chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng khi cả
hai không thể tiếp tục thương lượng được nữa. Những biện pháp ngoại giao này được thể hiện cụ thế đối với
Trung Hoa Dân quốc và Pháp:
- Từ ngày 2-9-1945 đến 6-3-1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam. Cụ
thể là nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về chính trị và kinh tế.
- Từ ngày 6-2-1946 đến trước ngày 19-12-1946:
+ Kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) nhằm hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi
nước ta.
+ Kí với Pháp bản Tam ược ước (14-9-1946) nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
108. Xét mục đích của nhân dân ta khi kí Hiệp định Sơ bộ là để thực hiện chủ trương “hòa để tiến”, hòa với
Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, loại bỏ được một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc.
=> Ý nghĩa lớn nhất của Hiệp định Sợ bộ (6/3/1946) là ta có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền,
chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp về sau.
109. Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại
diện Chính phủ Pháp (6 - 3 - 1946) có tác dụng chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối
thoại.
110. Sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (28 - 2 - 1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có
chủ trương “hòa để tiến” – hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp để có thời gian củng cố chính quyền, chuẩn bị lực
lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài về sau. Tuy nhiên, vẫn giữ vững nguyên tắc quan trọng nhất đó là chủ
quyền dân tộc. Sau đó, trong Hiệp định Giơnevơ (1954), nguyên tắc này vẫn được giữ vững.
111.  Trong “Tuyên ngôn độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do
và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”. Trong khi đó, Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) lại chỉ
công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do -> là bước thụt lùi so với Tuyên ngôn độc lập.
112. Bài học rút ra từ kết quả của Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) là: Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
113. Mặc dù đã kí hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn
bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa
-> Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp
làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội
-> Sự nhân nhượng đã đến giới hạn, dân tộc ta không thể lùi thêm được nữa, ta không có lựa chọn nào khác.
Ngày 19/12/1946 Đảng ta phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
114. Đâu không phải là nguyên nhân khiến cho Đảng và CP ta chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn
diện? Để tạo điều kiện kháng chiến lâu dài.
115. Đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp của Đảng ta đã kế thừa đường lối kháng chiến nào trong lịch
sử dân tộc? chiến tranh nhân dân.
116. Trong đường lối toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, tính nhân dân là tính chất đặt biệt và tiêu
biểu nhất 
117. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) diễn ra là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành
quả cách mạng tháng Tám (1945) nên phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc tham gia vào cuộc đấu tranh đó
118. Văn kiện nào trình bày đầy đủ nhất về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp Tác phẩm “Trường kì
kháng chiến nhất định thắng lợi”  do đồng chí cố Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947) viết với nội dung cơ bản
là:
- Mục đích của cuộc kháng chiến:
+ Phá chính sách “việc đã rồi” của Pháp.
+ Chống lại thái độ bội tín, phi nghĩa, láo xược của thực dân Pháp.
+ Đánh để đất nước Việt Nam được hoàn toàn thống nhất, có thể hòa bình mới trở lại..
+ Đánh để tự vệ. để bênh vực văn minh và chính nghia.
- Tính chất của cuộc kháng chiến: bao gồm tính chất dân tộc giải phóng và tính chất dân chủ mới, đây là một
cuộc chiến tranh nhân dân, thực  tế là một cuộc chiến tranh nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo; cuộc
kháng chiến này còn mang trên mình một tính chất vô cùng quan trọng nữa đó là một cuộc chiến tranh vĩ nhân
loại “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một cuộc  chiến tranh tiến bộ vì tư do, độc lập vì dân chủ và hòa binh trên
thế giới”
- Phương châm kháng chiến: Cuộc kháng chiến toàn dân; toàn diện; trường kỳ và dựa vào sức mình là chính..
119. Đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam. Do đó tấn công vào các đô thị có thể thực hiện
được âm mưu đánh úp cơ quan đầu não của đối phương, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đây là lí do Pháp
chọn đô thị làm điểm mở đầu cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946.
120. Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch
lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu
dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế
hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
121. Trong cuộc chiến đấu của nhân dân ra ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ta đã sử dụng nghệ thuật quân sự:
- Chủ động tấn công: chủ động chặn giặc, tấn công địch những trận quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Chợ Đồng Xuân,
…để giam châm địch trong thành phố.
- Chủ động rút lui: ta chủ động rút lui lực lượng kháng chiến, kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ
Trung ương Đảng, chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến.
122. Trước những hành động của Pháp từ tháng 12-1946, nhiệm vụ của nhân dân các đô thị phía Bắc vĩ tuyến
16 là giam chặt địch trong thành phố, đảm bảo chính phủ rút về chiến khu an toàn, cơ bản đầu não được bảo
toàn. Nhân dân ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chiến đấu anh dũng từ tháng 12-1946 đến tháng 2-1947,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố, bước đầu đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng
nhanh” của thực dân Pháp.
→ Tác dụng lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là bảo đảm cho cơ quan đầu não của
Đảng và chính phủ rút về chiến khu an toàn.
123. Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương thông qua việc phát hành
tiền giấy và cho vay lãi
124. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công một phần là nhờ quyết định của hội nghị Ianta
(2-1945) là một nhận định đúng. Vì tại hội nghị Ianta 3 cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô đã thống nhất cùng nhau
tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản- kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam. Từ đó tạo ra điều
kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam đứng lên giành chính quyền thắng lợi nhanh chóng (trong 15
ngày) và ít đổ máu.
125. Các học thuyết, chiến lược của các đời tổng thống Mĩ từ năm 1945-2000đều nằm trong chiến lược toàn cầu
với mục tiêu chiến lược là trở thành bá chủ thế giới.
126. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh diễn ra với các hình thức phong phú: bãi công của
công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường,  đặc biệt là phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra mạnh
mẽ. Không có đấu tranh ngoại giao
127. Đến thời điểm năm 1973, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã báo hiệu nền kinh tế đang chuyển từ
chiều rộng sang chiều sâu thì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp vì nó bộc lộ nhiều hạn chế
như thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của khoa học kĩ thuật, không tạo được động lực sáng tạo cho
người lao động, đội ngũ công chức lộng quyền, tham nhũng...Đứng trước những hạn chế đó các nhà lãnh đạo
Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì cơ chế này => đất nước ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng => Đây
là nguyên nhân sâu sa dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
128. Bài học kinh nghiệm lớn nhất mà Đảng Cộng sản Đông Dương rút ra được trong quá trình đề ra đường lối
lãnh đạo cách mạng ở phong trào dân chủ 1936 - 1939 là nắm bắt sự chuyển biến của tình hình để đề ra đường
lối đấu tranh phù hợp, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược
129. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã quyết định thành lập ở
mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Ở Việt Nam Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt
trận Việt Minh) được thành lập. Đây là mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam nhằm “Liên
hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn
giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”.
130. Về lực lượng cách mạng:
- Nguyên ý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin: công nhân và nông dân.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên: ngoài công nhân và nông dân còn có thêm tiểu tư sản. Còn phú nông, trung và
tiểu địa chủ thì lợi dụng hoặc trung lập họ. Cương lĩnh chính trị đã có sự sáng tạo so với nguyên ý của chủ nghĩa
Mác – Lê-nin, đánh giá đúng vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam, thực hiện đúng chủ
trương tập hợp lực lượng cách mạng của đảng.
131. Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam được cải tổ thành Chính phủ lâm
thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 28-8-1945
132. Vùng Bắc Sơn- Võ Nhai được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-
1940) chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng. Đó là căn cứ địa đầu tiên của cách mạng Việt Nam
133. Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô, cải cách mở cửa của Trung Quốc và đổi mới ở
Việt Nam là hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cải cách, Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ,
khủng hoảng của bản thân Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành
cải cách để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
134. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cách mạng 30-31 ở VN là gì? Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
135. Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội VN thuộc địa đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội
nào? Nông dân với địa chủ phong kiến
136. Nguyên nhân chủ yếu để Nhật Bản lien minh chặt chẽ với Mĩ sau CTTG thứ 2 là gì? Do muốn đảm bảo
quyền , lợi ích quốc gia của Nhật
137. Vì sao Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II (1951) lại quyết định tách Đảng Cộng sản Đông dương thành lập
ở 3 nước một Đảng Mác – Lenin riêng? Do mỗi nước có một đặc điểm lịch sử riêng
138. Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nhân dân VN từ năm 1939 đến trước ngày 9-3-1945 với
các phong trào cách mạng trước đó là gì? Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết
139. Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và người
cày có ruộng? Hội nghị họp tháng 7-1936.
140. Một trong những tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa là sự thúc đẩy nhanh, mạnh việc phát triển và
xã hội hóa lực lượng sản xuất
141. Tại sao cách mạng hai miền N-B có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau? Đều chung mục tiêu
chiến lược
142. Ý nào sau đây không phản ánh đúng bước tiến trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư
sản giai đoạn 1927 – 1930 so với giai đoạn 1919 – 1926?
- Nhiệm vụ- mục tiêu: mang tính cách mạng hơn
+ 1927-1930: đánh đổ thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc, xây dựng quốc gia theo mô hình dân chủ tư sản
+ 1919-1926: chỉ đấu tranh đòi một số quyền lợi kinh tế - chính trị trong khuôn khổ chế độ thực dân chứ không
đấu tranh để xóa bỏ chế độ ấy.
- Phương pháp đấu tranh: quyết liệt, triệt để hơn
+ 1927-1930: bạo lực cách mạng
+ 1919-1926: dân chủ, công khai, sẵn sang thỏa hiệp khi được nhượng bộ
- Tổ chức lãnh đạo: chặt chẽ, quy củ hơn
+ 1927-1930: Việt Nam Quốc dân Đảng có hệ thống tổ chức tương đối chặt chẽ, có cơ sở trong quần chúng, có
đường lối đấu tranh
+ 1919-1926: Đảng lập hiến nhưng thực chất chỉ là một nhóm của tư sản và địa chủ ở Nam Kì hoạt động nhưng
không có ảnh hưởng lớn
Đáp án C phong trào đấu tranh ở cả 2 giai đoạn đều thất bại hoặc do cải lương, thỏa hiệp hoặc do bị đàn áp
143. Giai cấp tư sản VN không khác giai cấp Phương Tây ở điểm nào sau đây? Đối tượng bóc lột
Ở các nước phương Tây, giai cấp tư sản ra đời sớm gắn liền với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, là giai cấp bóc lột và có thế lực về kinh tế. Còn ở Việt Nam, giai cấp tư sản ra đời muộn gắn liền với các
cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, là giai cấp bị bóc lột và thế lực kinh tế nhỏ yếu.
Đáp án B. giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương Tây và giai cấp tư sản ở Việt Nam đều là giai cấp tư hữu về
tư liệu sản xuất, bóc lột giai cấp công nhân bằng giá trị thặng dư.
144. Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu và Hiệp hội các quốc gia ĐNA là quy mô. Đều là tổ chức liên
kết mang tính khu vực.
145. Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước
trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì? vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các
lực lượng ở Việt Nam

146. Trong bối cảnh Liên Xô và các nước Đông Âu đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, sự chống
phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đã làm cho tình hình càng trở nên rối loạn => Đây là nguyên
nhân khách quan đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu

147. Cơ sở để Đảng cộng sản Đông Dương đề ra đường lối đấu tranh trong những năm 1936 – 1939? Tháng 7 -
1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở
Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào
tình hình cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh.

148. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của nhân dân
Việt Nam là Mục đích của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai chủ yếu là để tạo thế mạnh trên bàn
đàm phán ở Pari. Do đó, thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai với đỉnh cao là
trận Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến
tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973)

149. Hình thức đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở giai đoạn 1939 – 1945 khác gì so với giai đoạn 1936 –
1939?

 Trong giai đoạn 1939 - 1945, do hành động khủng bố của thực dân Pháp và phát xít Nhật, Đảng chủ trương
lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống phát xít dưới hình thức bí mật, bất hợp pháp, sử dụng bạo lực cách mạng,
tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Giai đoạn 1936 - 1939: kết hợp đấu tranh công khai - bí mật, hợp pháp - bất hợp pháp: thể hiện qua các phong
trào Đông Dương đại hội, đón phái viên và toàn quyền mới, các cuộc bãi công của công nhân, đấu tranh nghị
trường, báo chí…

150. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc triệu tập Đại hội đại biểu lần ii của Đảng? Sau chiến thắng Biên giới
1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Việt Nam có bước phát triển mới đòi hỏi phải tăng cường
hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng để đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi đến thắng lợi. Đó là nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến việc triệu tập Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951).

151. Đâu không phải là điểm tương đồng về nội dung giữa Hiệp định Gionevo và Hiệp định Pari? Là thắng lợi
của sự kết hợp giữa chính trị, quân sự, ngoại giao. là ý nghĩa của Hiệp định Pari, Hiệp định Giơnevơ (1954)
không có nội dung này.

152. Sự chuyển hướng quan trọng của HNBCHTU 11/1939 là so với hội nghị nào trước đây? Hội nghị lần thứ
nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng công sản Viêt Nam (10-1930) với Luận cương chính trị đã đưa
ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Viêt Nam là: chống phong kiến và đế quốc.

- Đến năm 1939, hoàn cảnh lịch sử thay đổi, mâu thuẫn nhân dân ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt, vì thế
trong Hội nghị 11/1939 đã đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
153. Với chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể
áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường,
đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến
tranh tàn lụi dần

154. Tại sao trong kế hoạch Rơ ve, Pháp lại tăng cường phòng ngự ở Đường số 4? Năm 1949, cách mạng Trung
Quốc thành công. Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ Âu sang Á. Cách mạng Việt Nam có điều kiện nhận được
sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, thực dân Pháp buộc phải tăng cường hệ thống phòng ngự trên
đường số 4 để khóa chặt biên giới Việt – Trung.

155. Điểm then chốt của kế hoạch Na va là: Tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động mạnh

156. - Trong cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng
thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
- Đây là sự kiện quan trọng, là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
kéo dài ba thế kỉ.

157. Về mặt đối nội, từ năm 1991 trở đi Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do
sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia.
Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành không phải là nguyên nhân đưa tới những thách thức lớn về chính trị Liên
bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000.

158. Vấn đề đổi mới đất nước đi lên CNXH đã được Đảng CSVN nhận thức như thế nào? Đổi mới đất nước đi
lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực
hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp
thích hợp

159. Nội dung nào sau đây là hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương
(1919 - 1929) đối với Việt Nam? Tạo cơ sở xã hội để tiếp thu các tư tưởng mới.

160. Bài học kinh nghiệm cơ bản nào được rút ra cho ĐCSVN trong quá trình tổ chức và lãnh đạo CM từ công
cuộc đổi mới đất nước?

Trong giai đoạn 1976-1985, do tâm lý chủ quan, ngủ quên trên chiến thắng sau cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước, khiến cho nền kinh tế- xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng. Do đó ta buộc phải tiến hành công
cuộc đổi mới từ tháng 12-1986. Thực chất bài học kinh nghiệm cơ bản rút ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng từ công cuộc đổi mới đất nước chính là quá trình nhận thức
những sai lầm trước đây: phải luôn tôn trọng các quy luật kinh tế- xã hội, bám sát tình hình thực tiễn để đề ra
chủ trương phù hợp. Khi mắc sai lầm phải dũng cảm thừa nhận và kiên quyết sửa chữa bằng những biện pháp
phù hợp.

161. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại bài học quan trọng nhất cho VN trong quá trình xây
dựng CNXH là gì?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là do chậm tiến hành cải tổ, khi cải
tổ lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng.
=> Bài học quan trọng rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là cần phải luôn luôn
nhạy bén với sự biến đổi của tình hình để thay đổi cho phù hợp nhưng vẫn phải luôn kiên định con đường
CNXH
162. Phong trào cách mạng VN 30-31 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho CMT8 năm 1945?

Từ thực tiễn phong trào cách mạng 1930 -1931 có thể thấy kẻ thù không bao giờ chịu thỏa hiệp để chính quyền
rơi vào tay người dân thuộc địa, bạo lực luôn là phương thức để đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng.
Do đó cần phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.

163. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản trong giai đoạn 19-25 có tính chất gì?

Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam đều nhằm chống đế quốc, tay sai đòi các
quyền lợi về kinh tế- chính trị, dưới hình thức công khai, hợp pháp. Do đó nó đều mang tính chất dân tộc dân
chủ công khai.

164. Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động. Trong đó, ở Pháp, Chính phủ Mặt
trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền đã thi hành những chính sách tiến bộ ở thuộc địa. Trong đó có Việt Nam.
Đây là một điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.

165. Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954:
- Kháng chiến: chống thực dân Pháp xâm lược, từ năm 1950 là chống sự can thiệp của Mĩ. Ta lần lượt giành
những thắng lợi quan trọng: Chiến dịch Việt Bắc (1947), Chiến dịch Biên giới (1950), Cuộc tiến công đông –
xuân 1953 – 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đưa đến việc kí kết Hiệp định Giơnevơ (1954), kết thúc
cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Kiến quốc: nhằm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, nhằm tạo
điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi chiến tranh kết thúc.

166. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” được đề ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang lâm vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng, không thể tiếp tục tự đứng vững trước các cuộc tấn công của quân Giải
phóng. Vì thế Mĩ buộc phải đưa quân viễn chinh của mình vào miền Nam để cứu vãn sự sụp đổ của chính
quyền Việt Nam Cộng hòa. Do đó đây được coi là một hình thức đặc biệt của chiến tranh xâm lược thực dân
kiểu mới

167. Ngày 7 - 5 - 1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp “Sửa soạn khởi nghĩa”.

168. Chính sách nào của nhà nguyễn đã gây ra mâu thuẫn và rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc? “Cấm đạo”

169. Mặc dù Chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn, nhưng từ đầu những năm 70 xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã
xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô - Mĩ.

170. Đầu tháng 2/1954, quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên giải phóng tỉnh Komtum, uy hiếp Plâyku.
Nava lại phải điều quân tăng cường cho Plâyku biến Plâyku thành nơi tập trung quân binh lực thứ 5 của địch.

171. Đại hội đồng gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để
thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định. Tuy nhiên, không phải Đại hội đồng
giám giám sát các hoạt động của Liên hợp quốc mà 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc có những chức năng
chính khác nhau.

172. Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh
ngoại giao sau này là vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định thông qua các cuộc đàm phán song
phương trực tiếp. Vì hội nghị Giơnevơ năm 1954 là hội nghị do các nước lớn là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tổ
chức để giải quyết vấn đề Đông Dương và Việt Nam chỉ là nước được mời tham dự hội nghị nên những quyết
định của hội nghị không xuất phát từ lợi ích của dân tộc Việt Nam mà xuất phát từ quyền lợi của các nước
173. Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là đưa nông dân
vào con đường làm ăn tập thể dưới hình thức là các hợp tác xã để huy động tối đa sức mạnh tập thể để xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam kháng chiến.

174. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ
Đào Nha, chữ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng với hệ thống thuộc địa của nó về cơ bản bị tan rã.

175. Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn
nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Đứng trước xu thế đó,
Việt Nam cần mở cửa để hội nhập sâu rộng với bên ngoài, tận dụng những thời cơ mà xu thế này mang lại, đặc
biệt là học hỏi trình độ quản lí, thành tựu khoa học kĩ thuật và thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài => Mục đích
nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

176. Vì sao từ năm 1949 Mĩ bắt đầu dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp? Do
Mỹ đã chinh phục được Tây Âu và nguy cơ của CM Trung Quốc
Đến giữa năm 1949 Mĩ đã hoàn thành việc chinh phục Tây Âu thông qua kế hoạch Mác-san và khối quân sự
Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên Mĩ có điều kiện quan tâm hơn đến vấn đề châu Á
- Cuộc nội chiến ở Trung Quốc đang dần đi đến hồi kết với phần thắng nghiêng về phía Đảng Cộng sản Trung
Quốc. Sự thắng lợi của Đảng cộng sản tạo ra nguy cơ lớn khi chủ nghĩa xã hội sẽ được nối liền từ châu Âu sang
châu Á và có thể tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng xuống phía Nam trước hết là Việt Nam- khi mà người Pháp
đang ngày càng sa lầy ở đây
177. Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ với
đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy mối quan hệ  giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh
ngoại giao là: thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Ngược lai thắng lợi
trên mặt trận ngoại giao phản ánh và phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự
178. Nghệ thuật đánh điểm của quân đội Việt Nam trong chiến dịch biên giới thu đông 1950 được thể hiện ở
chỗ chọn Đông Khê làm điểm mở đầu chiến dịch
Vì Đông Khê có vị trí quan trọng nằm trên tuyến đường Cao Bằng - Lạng Sơn nhưng bố phòng của địch ở đây
tương đối mỏng. Nếu đánh Đông Khê, ta có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp trên đường số
4 để tiêu diệt từng cụm.
179. Phương châm chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 -1954 là “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt,
đánh chắc thắng”.
181. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), tình hình thế giới liên tục có sự biến động, đặc biệt là
cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã đặt ra yêu cầu thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh. Nhờ sự từ điều
chỉnh kịp thời (chuyển từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang chiều sâu, áp dụng những thành tựu cuộc khoa
học- kĩ thuật vào sản xuất) nên Mĩ và các nước Tây Âu đạt được sự tăng trưởng khá liên tục.
182. - Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai
đoạn 1927 - 1930 so với giai đoạn 1919 - 1926 là mang tính cách mạng.
- Trong tôn chỉ mục đích của Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương đánh đổ thực dân Pháp để giành độc lập dân
tộc, xây dựng quốc gia theo mô hình dân chủ tư sản. Còn ở giai đoạn 1919 - 1926 chỉ đấu tranh đòi một số
quyền lợi kinh tế - chính trị trong khuôn khổ chế độ thực dân chứ không đấu tranh để xóa bỏ chế độ ấy.
183. - Khác với giai cấp tư sản ở nhiều nước trên thế giới – ra đời trước giai cấp công nhân và có thế lực kinh tế
cũng như địa vị chính trị mạnh. Tư sản dân tộc Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (giai
cấp công nhân ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất).
- Tư sản dân tộc Việt Nam ra đời muộn còn bị thực dân Pháp chèn ép nên nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị
chính trị. Chính vì thế, các cuộc đấu tranh của tư sản dân tộc tuy có sôi nổi nhưng khi được Pháp nhượng bộ
một số quyền lợi về kinh tế thì lại nhượng bộ chúng.
184. Trong quan hệ với các nước đồng minh, Mĩ sử dụng chính sách ngoại giao “Cây gậy và củ cà rốt”. “Cây
gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, “củ cà rốt” tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng. Một chính
sách kiểu “cây gậy và củ cà rốt” phải luôn hội tụ đủ ba yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện
pháp trừng phạt (kinh tế hoặc quân sự).
185. - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp,
bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do; lập chính phủ công
nông binh; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia
cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất, …
- Trước Cương lĩnh chính trị đầu tiên, chưa có văn bản nào đề cập chính thức đến việc giải quyết vấn đề ruộng
đất cho dân cày.
186.  Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Pháp bằng đường
lối đúng đắn và sáng tạo, giúp Việt Nam giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác, đặc biệt là các cuộc tập
dượt chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám: phong trào 1930 -1931, 1936 – 1939, cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Không chỉ lãnh đạo nhân dân chuẩn bị về mọi mặt suốt 15 năm, Đảng còn lãnh đạo nhân dân kết hợp đấu
tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần và nắm lấy thời cơ “ngàn năm có một” để
khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, lật đổ ách thống trị của Nhật.
=> Như vật từ năm 1930 đến năm 1945 đã để lại bài học kinh nghiệm quan trọng cho cách mạng Việt Nam ở
giai đoạn sau đó là giữ vừng sự lãnh đạo của Đảng.
187. Điểm khác nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
- Xuất phát điểm:
+ EU: các nước tham gia EU đều là những nước có quá trình phát triển lâu dài, ổn định, có nền kinh tế lớn trên
thế giới, trình độ phát triển cao
+ ASEAN: các nước tham gia ASEAN hầu hết đều mới ra khỏi chiến tranh, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu
- Mức độ liên kết:
+ EU: do các nền kinh tế đều có trình độ phát triển cao nên mức độ ảnh hưởng, lệ thuộc vào nhau lớn => mức
độ liên kết rộng và cao hơn (liên kết cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)
+ ASEAN: quan hệ hợp tác giữa các thành viên còn lỏng lẻo => mức độ liên kết thấp chủ yếu trên lĩnh vực kinh
tế
- Nguyên tắc hội nhập:
+ EU: hội nhập toàn diện. Các nước sẽ phải sử dụng một đồng tiền chung, một nhà nước chung để xây dựng
một châu Âu không biên giới
+ ASEAN: hội nhập từng bước
Đáp án B: cả EU và ASEAN đều là các tổ chức liên kết mang tính khu vực (tính chất tổ chức) ở châu Âu và
Đông Nam Á
188. - Tuyên bố về trao trả độc lập cho các dân tộc thuộc địa (nghị quyết phi thực dân hóa) được thông qua theo
nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1/4/1960 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã phủ nhận nền thống trị của chủ
nghĩa thực dân, và yêu cầu các nước thực dân phải trao trả lại độc lập cho các dân tộc thuộc địa.
- Đây là điều kiện khách quan thuận lợi để các nước ở khu vực châu Phi giành được độc lập mà không phải đổ
máu, dẫn đến sự kiện 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
189. Vì sao trật tự Ianta lại mang tính tích cực và tiến bộ hơn so với hội nghị Vec-xai Oasinhton? Do những bài
học rút ra từ trước và có sự tham gia của Liên Xô
190. - Trong cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế
tư bản nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất.
- Vì thời kì này cơ sở hạ tầng ở Đông Dương lạc hậu đòi hỏi phải đầu tư một số vốn lớn, thời gian quay vòng
vốn chậm, Hơn nữa tình hình chính trị ở Đông Dương còn bất ổn => Tư bản tư nhân còn e ngại và nhà nước
phải đi tiên phong mở đường đầu tư.
191. Thực tiễn lịch sử VN cho thấy kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước thực chất là:  hai bước phát
triển tất yếu của một tiến trình cách mạng vì một mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân:
- Với cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, chỉ miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội; miền Nam phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
- Với cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhân dân Việt Nam đã tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau
ở cả hai miền, tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chung duy nhất là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân. Cho đến năm 1975, sau cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ đó đã hoàn
thành, cả nước bước vào thời kì khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
192. - Việc phát triển tổ chức ASEAN bị nhiều khó khăn do chiến tranh ở Việt Nam là biểu hiện của Chiến
tranh lạnh, làm căng thẳng mối quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam.
- Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh đã làm cho mối quan hệ trong Đông Nam Á hòa dịu và tốt đẹp hơn => Tạo
điều kiện cho tổ chức ASEAN mở rộng thành viên từ những năm 90 của thế kỉ XX.
193. Để xây dựng 1 chính quyền tay sai có thể ngăn chặn được làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam, người
Mĩ cần tìm 1 nhân vật có tinh thần chống cộng nhiệt tình và không có tư tưởng thân Pháp
- Ngô Đình Diệm là một người dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam, có tinh thần chống cộng quyết liệt và trước đây
không có xu hướng thân Pháp. Hơn nữa Ngô Đình Diệm còn là người theo công giáo, có thể nhận được sự ủng
hộ của giáo hội công giáo và chính khách Mĩ (thời đó giáo hội công giáo có xu hướng chống cộng). Một điểm
cộng nữa là Ngô Đình Diệm thành thạo tiếng Anh
=> Ngô Đình Diệm là ứng cử viên sáng giá nhất trong những quân bài dân tộc chủ nghĩa, chống cộng ở Việt
Nam để trở thành người lãnh đạo miền Nam Việt Nam sau năm 1954
- Ngô Đình Diệm từng làm quan trong triều đình Huế
194. - Cả chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” đều thuộc hình thức chiến tranh xâm
lược thực dân kiểu mới của Mĩ, diễn ra trên quy mô toàn Việt Nam và đều bị phá sản.
- Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa giữa hai chiến lược này là lực lượng quân đội nòng cốt. Nếu như quân đội Mĩ
là lực lượng chủ chốt trong cuộc “Chiến tranh cục bộ”, thì quân đội Việt Nam Cộng hòa lại là lực lượng chủ
chốt trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
195. Theo anh chị biến đổi lớn nhất ở khu vực ĐNA sau CTTGT2 là? Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân
Âu Mĩ các nước đã giành được độc lập
196. Liên hợp quốc là một tổ chức mang tính chất quốc tế nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới còn ASEAN
chỉ là một tổ chức mang tính khu vực ở Đông Nam Á. Sự khác biệt về tính chất sẽ quyết định những khác biệt
khác.
197. Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là ở đâu bọn
đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man. Dù màu da có
khác nhau trên đời này cũng chỉ có hai giống người là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột và chỉ có
một mối hữu ái là thật mà thôi- hữu ái vô sản.
198. Để phát triển hậu phương của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam, Việt Nam đẩy mạnh sản
xuất. (1951-1956) 
199. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản:
- Chi phí đầu tư quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).
- Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại.
- Vai trò quản lí của nhà nước. 
Tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các nước thuộc địa không phải là nguyên nhân giúp Nhật phát triển.
200. Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 của quân đội và nhân
dân Việt Nam? Là biểu hiện của sự kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng.
201. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới.
(mục đích thành lập LHQ)
202. Sự xuất hiện 2 khuynh hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là do các sĩ phu đứng đầu là
Phan Bội Châu và Phan Châu trinh có sự nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.
203. Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 nước nga thực hiện chính sách gì? Chính sách kinh tế
mới.
204. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quan hệ quốc tế thời kì Chiến tranh lạnh? Các nước lớn đối
thoại thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp. (biểu hiện xu thế hoà hoãn Đông tây, chiến tranh lạnh chấm dứt.

205. So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về hình thức tiến
công? Về hình thức tiến công:

- Chiến dịch Điện Biên Phủ: là cuộc tiến công quân sự của lực lượng vũ trang.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh: kế hợp tiến công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng.

206. Nguồn năng lượng mới được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là NL mặt trời, gió và nhất là
năng lượng nguyên tử.
207. Nội dung nào dưới đây không phải là một tính chất của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
Dân chủ.
208. Phong trào cách mạng ở Việt Nam (1919 – 1930) có điểm giống so với phong trào yêu nước những năm
đầu thế kỷ XX là? đều mang tính chất dân tộc và dân chủ.
209. Trong các sự kiện sau đây của lịch sử thế giới, sự kiện nào tác động trực tiếp đến sự thay đổi trong chủ
trương của Đảng tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 7 năm 1936?  Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản.

210. Đối với sự ra đời của chính Đảng vô sản ở Việt Nam, sự phát triển của phong trào công nhân (1926 - 1929)
có ý nghĩa?  là một yếu tố dẫn tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

211. Diễn biến nào sau đây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đưa đến sự kiện Nhật đảo chính
Pháp ở Đông Dương? Nhật thua to ở mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương.

212. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế và trở thành độc tôn trong
phong trào cách mạng ở Việt Nam là vì khuynh hướng này được lịch sử và nhân dân Việt Nam lựa chọn.

213. Sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) chứng tỏ ở Đông Dương? có sự khủng hoảng chính trị sâu sắc.

- Sự kiện Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương chứng tỏ? Kẻ thù của cách mạng Việt Nam vẫn còn
mạnh

214. Điểm giống nhau của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) và Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (11/1939) là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

215. Việc xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản
Việt Nam chứng tỏ sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam.

216. Bài học kinh nghiệm nào của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng
trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc? Đề ra đường lối
đúng đắn, phù hợp, sáng tạo.
217. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), với việc thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân,
toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, Việt Nam đã phát huy cao nhất? sức mạnh
dân tộc và sức mạnh thời đại.

218. Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng
giống như Mĩ và các nước Tây Âu là: áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuât.

219. Nội dung nào không đúng về ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc 1963? Thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của
cách mạng miền Nam Việt Nam.

Chiến thắng Ấp Bắc có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng miền Nam:

- Đây là thắng lợi quân sự mở đầu trong chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của nhân dân miền Nam.

- Thất bại của Hoa Kỳ và quân lực Việt Nam Cộng hòa trong trận này không chỉ là một thất bại thuần tuý về
chiến thuật mà còn mang ý nghĩa chiến lược, đã làm rung chuyển giới báo chí Hoa Kỳ, nó chứng tỏ nhân dân
miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- Góp phần đẩy nhanh quá trình sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

220. Để phát triển khoa học kĩ thuật, sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản có chủ trương gì ít thấy ở các
nước tư bản khác? Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh sáng chế.

221. Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến quá trình mở rộng thành viên của ASEAN? Nhu cầu hợp tác của các
nước trong khu vực.

222.  Nghị quyết của Hội nghị nào đã có tác dụng vận động toàn Đảng, toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong cả nước trước khi quân đồng minh vào Đông Dương? Hội nghị toàn quốc của Đảng
Cộng sản Đông Dương tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào.

223. Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 của quân đội và nhân
dân Việt Nam? Là biểu hiện của sự kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng.
224. Nhận xét nào sau đây là phù hợp về Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929)?  Một tổ chức yêu
nước có khuynh hướng cộng sản 
225. Năm 1923, lực lượng xã hội nào ở Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất
cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp? Địa chủ và tư sản.
226. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930)?
Chưa có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
227. Nội dung nào sau đây là một trong những tác động của việc chấm dứt Chiến tranh lạnh? Mở ra chiều
hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột.
228. Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau chiến tranh
thế giới thứ hai là về tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục
229. Một trong những nội dung của chính sách kinh tế mới trong công nghiệp là: nhà nước tập trung khôi phục
công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có
sự kiểm soát của nhà nước.
230. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác biệt so với các nước tư bản Đồng
minh chống phát xít? Là nước bại trận, mất hết thuộc địa.
231. Điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi so với Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ
hai là Thông qua các tổ chức chính trị trong khu vực lãnh đạo.
232. Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi, trong đó “nhân hòa” là yếu tố quan trọng
nhất. Đâu là yếu tố “nhân hòa” để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa vào năm
1941? Căn cứ địa cách mạng ngoài yếu tố về vị trí địa lí, địa thế thì cần cố cơ sở phát triển cách mạng.
Cao Bằng được chọn vì có phong trào quần chúng tốt tử trước – đây là yếu tố “nhân hòa” quan trọng
nhất./ có điều kiện thuận lợi để phát triển lực lượng/ lực lượng chính trị phát triển.

233. Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn
không thực hiện biện pháp nào dưới đây? Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.

234. Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX? Các quan hệ quốc
tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác.

235. Hội Duy Tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương Thiết lập chính thể quân chủ lập Hiến
236. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, quốc gia đầu tiên công nhận sự tồn tại của nước Việt Nam dân chủ
Cộng Hòa là ?
237. Đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam quyết định phát động hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mĩ ( 1945-1975) là Yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc.

238. Trong chiến tranh xâm lược ở Việt Nam (1954-1975) Mĩ leo thang chiến tranh cao nhất trong cuộc chiến
nào ? Trongcuộc tiến công hai mùa khô (1965-1966) và (1966-1967). với những cuộc hành quân tìm diệt lớn
nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của cách mạng Miền Nam Việt Nam.
239. Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành.
Một trong những nhân tố quan trọng chi phối quá trình này là sự phát triển của các lực lượng cách mạng hòa
bình, dân chủ và tiến bộ xã hội đã:
- Tác động đến sư hình thành trật tự thế giới theo xu thế “đa cực”.
- Khiến Mĩ không dễ dàng thực hiện tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.
- Khiến cho xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển giữa các nước đóng vai trò chủ đạo.
240. Tiến hành chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) Mĩ nhằm thực hiện âm
mưu chiến lược nào ? Chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam.
241. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế
giới thứ hai ? Diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau.
242. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược(1858-1884) có đặc điểm gì ?
Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
243. Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự
thế giới hai cực Ianta? Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.
244. Nhận xét nào dưới đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống VécXai-Oasinhton và trật
tự thế giới hai cực Ianta ? Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc.
245. Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh
(1975) là gì Tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tiến công hợp đồng binh chủng.
246. Việc kí kết và thi hành hiệp định Giơnevơ đã tạo ra sự chuyển biến như thế nào đối với cách mạng Việt
Nam sau năm 1954 ? Chuyển từ thế tiến công sang giữ gìn lực lượng.
247. Bài học kinh nghiệm của Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc là? Tập hợp, tổ chức các lực
lượng yêu nước.
248. Nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) là mâu thuẫn N-P ngày càng gay gắt.
- Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9-3-1945? Do bản chất đế quốc
của Nhật – Pháp.
249. Ý nào không phản ánh đúng điểm mới của phong trào 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm
1930? Đã thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất dân tộc chống đế quốc và tay sai.
Điểm mới:
- Đây là pt cách mạng đầu tiên do Đảng cộng sản lãnh đạo.
- Diễn ra trên quy mô rộng lớn từ Bắc vào Nam mang tính chất thống nhất cao
- Mang tính chất cách mạng triệt để nhằm vào hai kẻ thù đế quốc và tay sai.
250. Tốc độ “một ngày bằng 20 năm” là chủ trương của chiến dịch nào trong năm 1975? Chiến dịch HCM
251. Nhiệm vụ chiến lược của CMVN gđ 1945 – 1954 là kháng chiến – kiến quốc
252. Nguyên nhân chủ yếu để LBNga chuyển từ chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương sang định
hướng Âu – Á là: Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính trị và viện
trợ kinh tế.
253. Ý nghĩa quan trọng nhất của HN lần thứ 21 BCHTW Đảng LĐVN (7/973) đối với sự phát triển cách mạng
miền Nam là: Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển cách mạng miền Nam.
254.Tại sao nói từ những năm 90 của thế kỷ XX “mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực ĐNA”? Qúa
trình mở rộng ASEAN từ 5 nước lên 10 nước thành viên
255. Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947? Võ Nguyên Gíap
256. Tại hội nghị tháng 11/1939, khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công nông binh được thay thế bằng khẩu
hiệu gì? Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa
257. Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng thì
trong triều đình nhà Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì? Phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán.
258.Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cu Ba Mĩ đã thành lập tổ chức Liên Minh vì tiến bộ để lôi kéo
các nước Mĩ La tinh
259 Lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị với cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây
có điểm khác nhau cơ bản là: Tư sản, tiểu tư sản, trung và tiểu địa chủ là lực lượng tham gia.
260. Nguyên nhân sâu xa khiến mối quan hệ Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản được thắt chặt trong những năm 1945 –
1952? Do tác động của hội nghị Ianta (đã quy định Tây Âu và Nhật là hai khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng
của Mĩ. Do đó Mĩ cần phải củng cố ảnh hưởng của mình ở đây để ngăn chặn làn sóng cộng sản đang phát triển
mạnh.
261. Góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước,
thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là ý nghĩa của phong trào "vô sản hóa".
262. Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước
cuối thế kỉ XIX – những năm đầu thế kỉ XX là gì? Phải xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu
tranh đúng đắn.
- Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến
dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của các
sĩ phu yêu nước thức thời.

=> Các phong trào đấu tranh hai theo khuynh hướng trên đều thất bại hoặc chưa đạt được nhiều thành quả
đã chứng tỏ sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo => Bài học kinh nghiệm lớn nhất là cần xác định
đúng đắn giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh đúng đắn thì cách mạng mới thành công.

263. Điểm khác nhau căn bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản VIệt Nam và Luận cương
chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ: giải phóng
dân tộc và giải phóng giai cấp.
264. Qua thực tiễn lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 -1931, Quốc tế Cộng sản đã công nhân Đảng Cộng sản
Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
265. . Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai được khởi đầu từ
khu vực Đông Nam Á
266. . Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” là nhằm tách dân
khỏi cách mạng, thực hiện chương trình bình định toàn miền Nam.
267. Phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Phi chịu tác động từ chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 ở
Việt Nam? Angieri.
268. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ
XIX? Nhân dân tham gia đông đảo, hình thành mặt trận thống nhất dân tộc.
269. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) của nhân dân
Việt Nam khác nhau ở điểm nào? Giải pháp kết thúc chiến tranh.
270. Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
của Việt Nam thể hiện trên mặt trận nào? Quân sự.
271. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua năm nào? 11/1946.
272. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) kí giữa triều đình Huế với
thực dân Pháp? Thực dân Pháp trả lại cho triều đình Huế thành Vĩnh Long và Gia Định.
273. Câu văn nào được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” thể hiện cuộc kháng chiến của ta là
cuộc kháng chiến toàn dân? “…Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”
“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả….”
274. Trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi, thực dân Pháp tiến hành đánh phá khu vực nào của ta? hậu phương.
275. Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) diễn ra trong bối cảnh cuộc kháng chiến của ta như thế
nào? Giành được thế chủ động trên chiến trường chính.
276. Để tập hợp lực lượng chính trị chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa, Việt Minh đã thành lập Hội cứu quốc.
277. Vì sao khi thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Nava, Mĩ lại viện trợ lên đến 73% tổng chi phí chiến tranh
ở Đông Dương? Mĩ muốn kéo dài và mở rộng chiến tranh, từng bước thay thế Pháp.
278. Cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập 1952 có ý nghĩa gì đối với phong trào giải phóng
dân tộc ở Châu Phi? Mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi.
279. Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tháng Tám 1945 đới với dân tộc Việt Nam là đem lại độc lập tự do
cho dân tộc Việt Nam.
280. Trải qua 74 năm tồn tại (1919 - 1991), Liên Xô đã có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng thế giới,
ngoại trừ việc xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apacthai) ở Nam Phi tồn tại nhiều thế kỉ.
281 Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1919 thực chất là quá trình rèn luyện và khảo sát thực
tiễn cách mạng của nhiều nước, đúc kết kinh nghiệm.
282. Điểm khác biệt giữa phòng trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là
thông qua các tổ chức chính trị trong khu vực lãnh đạo.
283. Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau năm 1975?
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước
284. Chọn đáp án đúng và điền vào chỗ trống trong đoạn tư liệu sau: “Toàn thể……Việt Nam quyết đem tất cả
tinh thần là lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững …..ấy” (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
dân tộc…..quyền tự do độc lập.
285. Sự kiện nào đánh dấu châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân
cũ Namibia tuyên bố độc lập.
286. Đâu là đóng góp lớn nhất của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các sĩ phu yêu nước thức thời cho
phong trào vận động giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX? Khởi xướng phong trào giải phóng dân tộc
mang tính chất yêu nước và cách mạng.
287. Trong những năm chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã lâm vào khủng hoảng, Việt Nam cho
rằng hệ thống XHCN trên thế giới chịu tác động lớn, nên đã điều chỉnh và tiến hành đổi mới đất nước.
288. Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 – 1939 là bọn phản
động thuộc địa và tay sai.
289. Ưu thế về quân sự trong “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là gì? Quân số đông, vũ khí hiện đại
290. Cuộc cách mạng tháng Tám 1945 diễn ra trong vòng 15 ngày.
291. Khác với Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN), mục tiêu hoạt động của EU là liên kết về kinh tế - chính trị.
292. Khi chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút vào bí mật, chuẩn bị cho một
cao trào mới.
293. Kinh tế VIệt Nam đã chuyển biến như thế nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897 – 1914) của thực dân Pháp? Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt
Nam.
294. Thắng lợi quan trọng của ba nước Đông Dương trên mặt trận ngoại giao chống “Việt Nam hóa chiến
tranh”, “Đông Dương hóa chiến tranh”? Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương quyết tâm đánh Mĩ.
295. Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là Đảng đã tập hợp được một lực
lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
296. Nội dung nào không giống nhau giữa nghị quyết hội nghị 11/1939 và Hội nghị 5/1941 của BCHTƯ Đảng
Cộng sản Đông Dương? Thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
297. Để đẩy nhanh sự phát triển khoa học – kĩ thuật điểm khác biệt của Nhật so với các nước khác là mua bằng
phát minh của nước ngoài.
298. Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873), tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình Huế với các
tầng lớp nhân dân có gì khác biệt? Triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất, nhân dân phản đối và kiên quyết đánh
Pháp tới cùng.
299. Điểm mới về thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” so với “Chiến tranh cục bộ”
là gì? Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương.
300. Thủ đoạn chính trị của phát xít Nhật khi xâm lược Đông Dương là tuyên truyền “Khu vực thịnh vượng
chung Đại Đông Á”, sức mạnh vô địch của người Nhật.
301. Quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
được thể hiện trong nghị quyết nào của Đảng? Hội nghị toàn quốc của Đảng (8/1945).
302. Với chiến lược quân sự “tìm diệt”, Mĩ có âm mưu gì trong cục diện chiến tranh ở chiến trường miền
Nam giai đoạn 1965 – 1968? Giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng cách mạng miền Nam
trở về thế phóng ngự.
303. Trong thời kì chiến tranh lạnh, điểm khác biệt về đường lối quân sự của Nhật so với các nước Tây Âu là
không có quân đội thường trực
304. Ý nào không phải là chính sách mà thực dân Pháp thực hiện trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ
nhất ở Việt Nam? Đầu tư vốn vào phát triển công nghiệp nặng.
305. Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán, thương lượng với Việt Nam tại Pari vì bị bất ngờ, choáng
váng sau cuộc tập kích chiến lược của ta vào Tết Mậu Thân 1968.
306. Nội dung nào dưới đây không phản ánh quan hệ quốc tế thời kì chiến tranh lạnh? Các nước lớn đối thoại
thỏa hiệp tránh xung đột trực tiếp.
307. Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam được thành lập nhằm mục đích tập hợp quần chúng văn nghệ sĩ, trí thức.
308. Sự kiện thế giới có tác động trực tiếp đến bước chuyển hướng đấu tranh quan trọng của Đảng Cộng sản
Đông Dương giai đoạn 1939 – 1945 là Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
309. Từ chính sách đối ngoại mềm dẻo của Nhật những năm cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, bài học Việt Nam
có thể rút ra để giải quyết vấn đề đối ngoại hiện nay là giải quyết theo nguyên tắc hòa bình thông qua các diễn
đàn quốc tế.
310. Từ thắng lợi của hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ đã để lại bài học kinh nghiệm
cho ngày nay là Phải kết hợp giữa phát triển kinh tế và hiện đại hóa nền quốc phòng.
311. Điểm khác biệt trong đấu tranh ngoại giao của ta ở giai đoạn 1969 – 1973 so với giai đoạn 1965 – 1968
là gì? Từng bước đàm phán và buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari.
312. Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở nước Nga năm 1917 là gì?
Tính chất cách mạng.
313. Phong trào Cần Vương 1885 -1896 bùng nổ mạnh mẽ với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ trên phạm vi
rộng lớn đã chứng tỏ? tinh thần dân tộc, yêu nước mạnh mẽ của nhân dân ta dưới ngọn cờ Cần Vương chống
Pháp.
314. Vì sao nói Định ước Henxinki là biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội
chủ nghĩa? Tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
315. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình kinh tế nước Mỹ trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX?
Trải qua nhiều đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn la trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
316. Yếu tố nào dưới đây đã làm thay đổi sâu sắc “bản đồ chính trị thế giới” sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Sự thẳng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
317. Nguyên nhân khách quan dẫn đến xu thế hòa hoãn Đông – Tây từ những năm 70 của thế kỉ XX?
Các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước phải chung tay giải quyết.
318. Đặc điểm cơ bản của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 – 1925 là gì ? Các cuộc đấu tranh
diễn ra nhiều nhưng vẫn còn lẻ tẻ và tự phát.
319. Ý nào sau đây đúng nhất khi giải thích nguyên nhân khiến khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế
trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” ở Việt Nam những năm 1920 – 1930? Là khuynh hướng cách mạng tiên tiến,
đáp ứng yêu cầu lịch sử.
320. Sự kiện nào được xác định đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, xuất hiện tình thế cách mạng,
song điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi ở nước ta? Nhật đảo chính Pháp.
321. Một điểm khác của Mặt trận Việt Minh so với các hình thức mặt trận trong thời kỳ 1930-1945 là gì?
Tập hợp lực lượng dân tộc tự quyết để đấu tranh cách mạng.
322. Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động của Xô viết Nghệ Tĩnh? Xây dựng hệ thống chính quyền
cách mạng dân chủ nhân dân.
323. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tính chất của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
Triệt để
324. Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên phát động và thực hiện là?
Phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối.
325. Hai cuộc kháng chiến của Nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)
đều được phát động trong điều kiện quốc tế như thế nào?
Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc.
326. Điểm chung và hoạt động quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947, Biên
giới thu- đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
Chiến trường chính và vùng sau lưng địch
327. Trong thời kì 1954-1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi
diễn ra “sự kiện có tầm quốc tế to lớn và có tính thời sâu sắc”?
Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
328. Sự ra đời của các Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì
Đã giải quyết được một vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.
329. Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thựa hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong
giai đoạn 1939-1945, Đảng cộng Sản Đông Dương đã
Đáp ứng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam.
330. Yếu tố nào dưới đây tác động đến sự thành bại của Mỹ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới đơn
cực sau giai đoạn chiến tranh lạnh.
Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới.
331. Cươnglĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương chính trị
tháng 10-1930 của Đảng cộng sản Đông Dương ?
Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột.
332. Nhận định nào dưới đây về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa
đầu những năm 70 của thế kỷ XX là đúng ?
Tích cực ,Tiến bộ. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ nămn 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX
là bảo vệ hòa bình thế giới ,ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa .
333. Tình trạng Chiến tranh Lạnh chỉ thực sự kết thúc khi nào? Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tan rã, trật
tự hai cực Ianta sụp đổ.
334. Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn
Ái Quốc?
Đi theo chủ nghĩa Mác Lênin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản.
335. Vì sao nói: cuộc đấu tranh của công nhân xưởng máy Ba Son (8/1925) đánh dấu bước ngoặt của phong
trào công nhân Việt Nam? Đấu tranh có tổ chức, có mục tiêu chính trị, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế
336. Một trong những nét độc đáo về hình thái cách mạng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị.
337. Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) Thực dân Pháp mở rộng ngành công nghiệp chế
biến
Nguồn nguyên liệu có sẵn, nhân công dồi dào .
338. Nhận xét nào dưới đây về cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng ? Đây là cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc có tính chất dân chủ điển hình.
339. Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai đã
góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị trên thế giới ?
Sau khi giành độc lập các quốc gia đều tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
340. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công là kết quả thực hiện chủ trương cúa Đảng Cộng
sản Dông Dương giai đoạn 1939-1945. Cách mạng tháng Tám không mang tính chất nào sau đây.
Dân chủ tư sản .
341. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện? Lấy nhiều đánh ít .
342. Hội nghị tháng 11-1939 và Hội nghị tháng 5-1941 của ban chấp hành Trung Ương của Đảng Cộng Sản
Đông Dương có sự khác biệt về ? Chủ trương giải quyết vấn đề quyền dân tộc tự quyết .
343. Sự xuất hiện của hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến
bộ? Có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.
344. Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là? Hình thành khối liên minh công
nông cho cách mạng Việt Nam
345. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được xem là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã?
chuẩn bị trực tiếp những điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
346. Các hình thức mặt trận ở Việt Nam thời kỳ 1939-1945 đều có điểm tương đồng nào? Thực hiện mục tiêu
phân hóa cao độ kẻ thù.
347. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) của Việt Nam có điểm tương đồng với Hòa ước Brét-Litốp (3-3-1918) của
Nga về? tư tưởng đề cao và giữ gìn hòa bình.
348. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải
cách ruộng đất trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1953-1954) nhằm? bồi dưỡng
sức dân, nhất là nông dân.
349. Nội dung nào cho thấy trong những năm 1926-1929, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt
Nam có sự chuyển biến về chất? Các cuộc bãi công bắt đầu có sự liên kết thành một phong trào chung.
350. Sự kiện nào đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam?
Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công (8-1945).
351. Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra từ sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước
Đông Âu (1989 – 1991) có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay là gì?
Xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa phù hợp.
352. Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là?
kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.
353. So với luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng cộng sản Đông Dương, nghị quyết hội nghị ban chấp
hành Trung ương Đảng tháng 5 - 1941 có điểm mới là ?
Quyết định thành lập chính quyền của toàn dân.
354. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968) bộc lộ mâu thuẫn
giữa? mục đích chính trị với biện pháp xâm lược.
355. Kẻ thù của cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
21 (7/1973) là? đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
356. Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) của
nhân dân Việt Nam đã? bảo vệ vững chắc thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
357. Sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã ở
châu Phi được đánh dấu bởi sự kiện? Môdămbích và Ănggôla giành được độc lập từ tay Bồ Đào Nha (1975).
358. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) chính sách đối ngoại
của Mĩ là? Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo
359. Ngay sau khi ra đời bao nhiêu ngày , Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng ở Phay
Khắt và Nà Ngần? Hai ngày sau khi ra đời .
360. Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh( 1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ
(1954) ở Việt Nam là về? Mục tiêu tấn công
361. Nội dung nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931? Ðảng
cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh.
362. "Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám diễn ra trong thời gian nào? Sau khi Nhật đầu
hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.
363. Điểm mới của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 5-1941 so với hội
nghị tháng 11-1939 là? Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương
364. Mặt trận “Việt Nam độc lập Đồng minh” thành lập năm 1941 vừa thể hiện nhiệm vụ cách mạng trong nước
vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế vì? giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông
Dương.
365. Vì sao Hội Nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng Sản Đông Dương( 11-1939) quyết định đặt nhiệm
vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu? Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt .
366. Nội dung nào dưới đây thể hiện quan hệ Việt Nam với Pháp từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946
? Đối đầu trực tiếp về quân sự.
367. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam( đầu năm 1930) và Luận Cương Chính trị của
Đảng cộng sản Đông Dương ( 10-1930) đều xác định? Nhiệm vụ của cách mạng là xóa bỏ ách thống trị của Chủ
nghĩa đế quốc
368. Căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945 - 1954) đều là nơi:

- Có thể bị đối phương bao vây và tấn công.

- Chỗ dựa về tinh thần cho quần chúng đấu tranh.

- Tạo tiền đề để tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới.

- Giải quyết vấn đề tiềm lực cách mạng.

369. Phương pháp đấu tranh cơ bản trong  tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là gì? Đấu tranh chính trị.

370. Nội dung nào sau đây là hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (1919 -
1929) đối với Việt Nam. Tạo cơ sở xã hội để tiếp thu các tư tưởng mới 
371. Xác định thời cơ giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945? Từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng
Đồng minh đến trước khi quân đội Đồng minh vào Việt Nam.
372. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình (hình thái) khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt
Nam trong năm 1945 ở Việt Nam? Giành chính quyền bộ phân tiến lên giành chính quyền toàn quốc  
373. Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Véc-xai-Oasinhton và trật tự
thế giới hai cực Ianta? Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.
374. Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng ở Việt Nam ( 1945-1975) chứng tỏ kết quả đấu tranh ngoại giao?
Có tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị. 
375. Điểm khác nhau giữa “Việt Nam hóa chiến tranh” so với  “Chiến tranh đặc biệt” là gì? Có sự phối hợp
đáng kể cuả lực lượng chiến đấu Mỹ
376. Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu
thế nào? Liên kết khu vực.                   
377. Cơ sở quan trọng nhất để chính quyền cách mạng giải quyết khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám
1945 là dựa vào lòng yêu nước của nhân dân
378. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
nhờ sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện chủ quan.
379. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc nước ta tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
nào? Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
380. Lý do nào khiến tầng lớp tư sản Việt Nam không đủ sức lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX? Do số lượng ít, thế lực kinh tế yếu ớt.
381. Quan điểm cho rằng thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 chỉ là sự “ăn may” nhấn mạnh và tuyệt
đối hóa yếu tố nào? Điều kiện khách quan.
382. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam do lực lượng cách mạng
chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.
383. Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa
như thế nào trong quan hệ quốc tế? Làm hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp
quốc.
384. Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và hai cuộc Kháng chiến chống
ngoại xâm (1945- 1975) ở Việt Nam là: Có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng
385. Sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917, ở nước Nga đã xuất hiện cụcdiện hai chính
quyền song song tồn tại, đó là chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.
386. Nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam quân đội nhân dân
Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam, Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm: giới tuyến quân
sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
387. Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, quân ta đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở Đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam Bộ.
388. Sau chiến thắng Đường số 14 - Phước Long của quân dân miền Nam Việt Nam (tháng 1 - 1975), chính
quyền Sài Gòn đã đưa quân đến hòng chiếm lại nhưng thất bại.
389. Hình thức mặt trận dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm1930 – 1945 do
Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là: Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.
390. Phái đoàn Việt Nam chính thức được mời dự họp Hội nghị Giơnevơ năm 1954về Đông Dương vào thời
điểm nào? Một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
391. Trong Chiến dịch Tây Nguyên, ta đã chọn địa điểm nào để đánh nghi binh vàthu hút quân địch?
Plâyku và Kon Tum.
392. Hoàn thiện nội dung sau đây: “Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh caolà Xô Viết Nghệ - Tĩnh là
một sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Phong trào đã...” để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho
Cách mạng tháng Tám năm 1945
393. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiếntranh thế giới (1918 - 1939) là
gì? Sự lớn mạnh cả giai cấp tư sản dân tộc, sự trưởng thành của giai cấp vô sản.
394. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) ở các nước tư bản lại ảnhhưởng đến tất cả các lĩnh
vực kinh tế của Việt Nam? Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào
kinh tế Pháp.
395. Ý nghĩa lịch sử lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Bái? Cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân
ta đôi với bè lù cướp nước và tay sai.
396. Yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sảnđầu năm 1930 tại Hương
Cảng (Trung Quốc) là: các tổ chức cộng sản cùng chung lí tưởng và mục tiêu cách mạng
397. Vai trò chủ yếu của tổ chức Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thếgiới là đã: thống nhất hành
động và tập hợp lực lượng.
398. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành tại Pháp có tác dụng ra sao? Là cơ sở quan
trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
399. Tài liệu nào sau đây được đánh giá như một văn kiện mang tính chất cương lĩnh quân sự đầu tiên của
Đảng? Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân
400. Một trong những hệ quả tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ khiến các nước trên thế giới
phải hợp tác giải quyết thông qua kí kết và thực thi Nghị định thư Kyoto là? Sự biến đổi của khí hậu làm Trái
đất đang nóng dần lên
401. Điểm chung giữa Tây Âu và Nhật Bản trong chính sách đối ngoại thập niên cuối thế kỷ XX là? Lên kế
hoạch để hướng về châu Á ngày càng đậm nét
402. Sự kiện nào đã thể hiện tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” của Đảng trong công cuộc
xây dựng, phát triển đất nước? Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI năm 1986.
403. Thắng lợi nào đã mở ra bước “đột phá” góp phần làm “xói mòn” trật tự “hai cực” Ianta? Cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc thành công.
404. Trong thời kì cách mạng 1945 – 1975, sự kiện nào đánh dấu cách mạng nước ta bắt đầu chuyển sang giai
đoạn “chiến tranh cách mạng”? Phong trào Đồng Khởi giành thắng lợi
405. Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên với Luận cương chính trị? Là xác định nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
406. Sự kiện nào ghi nhận việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước của Việt Nam đã hoàn thành? Những
quyết định của Kì họp lần thứ nhất Quốc hội kháo VI (24/6 đến 7/1976)
- Mở đầu: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 (9/1975)
- Quan trọng nhất: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25/4/1976
407. Hội nghị Ianta chỉ có sự tham gia của ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh vì? Đây là 3 cường quốc đóng vai trò trụ
cột trong phe Đồng minh chống lại phát xít
408. Sự kiện mở ra ý nghĩa làm phá sản âm mưu “ngăn chặn” CNXH trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng
của Mĩ? Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.
409. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau
Chiến tranh thế giới thứ hai? Tinh thần dân tộc và quá trình lớn mạnh của lực lượng
410. Tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924) Nguyễn Ái Quốc trình bày luận điểm nào sau đây? Quan hệ giữa
phong trào công nhân các nước đế quốc với cách mạng ở các nước thuộc địa
411.”Chính cương văn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ vắn tắt”, do NAQ soạn thảo được coi là Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam vì? Đây là Tuyên ngôn Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam
được thông qua
412. Cơ sở và cũng là căn cứ pháp lí để Tòa án Quốc tế ở La Hay xét xử những tranh chấp quốc tế trên Biển
Đông? Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 được các nước tham gia và kí kết
413. Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á? Quan hệ
giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu
414. Nội dung nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế
giới? Nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ, và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài
415. Ý nào thể hiện rõ nhất bước phát triển của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1925 – 1929
so với giai đoạn 1919 – 1924? Bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu đấu tranh chính trị ngày càng rõ rệt
416. Một trong những đặc điểm thể hiện tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì? Phong
trào nhằm vào hai kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến tay sai. (Biểu hiện)/ không ảo tưởng vào kẻ thù dân tộc
và giai cấp.
- Nguyên nhân triệt để: Phong trào có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
417. Nhận xét nào sau đây là đúng về việc xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương
tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (7/1936)? Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương và thế
giới lúc bấy giờ
418. Yếu tố quyết định để Đảng Cộng sản Đông Dương tạm gác khác hiệu “cách mạng ruộng đất” trong giai
đoạn 1939 – 1945 là? Để giải quyết quyền lời dân tộc trước quyền lợi giai cấp
419. Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Gionevo năm 1954 là? Đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2
chế độ chính trị - xã hội khác nhau/ 1 Đảng đồng thời thực hiện nhiệm vụ 2 miền
420. Việc làm nào của triều đình nhà Nguyễn đã chứng tỏ việc nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp?
Kí hiệp ước Hác măng và Patonot
421. Chấm dứt khủng hoảng về con đường cứu nước: Đọc Luận cương Lê – nin
422. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1950 – 1970) đã có những ý nghĩa lớn lao ntn? Chứng
minh tính ưu việt của chế độ xhcn
423. Con đường tìm chân lý cứu nước của NAQ khác với con đường của những người đi trước là gì? Đi từ chủ
nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mac – lenin
424. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh lên cao? Có tổ chức cộng sản và
cơ sở đảng khá mạnh
425. Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950 là? Ta đã giành
quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ)
426. Những chính sách của triều đình nhà nguyễn vào giữa thế kỉ XIX đã? Làm cho sức mạnh phòng thủ của đất
nước suy giảm
427. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), thắng lợi nào đã tạo thời cơ thuận lợi để nhân
dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam? Hiệp định Pari 1973
- Hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm: Chiến dịch Phước Long đường số 14
- Hoàn chỉnh sớm kế hoạch giải phóng miền Nam: Tây Nguyên – Huế - Đà Nẵng
- Tỉnh đầu tiên giải phóng ở Miền Nam 1975: Phước Long (6/1/1975)
- Cuối cùng: Châu Đốc (2/5/1975)
428. Cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) ở Trung Quốc và cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
có điểm gì giống nhau? Tăng cường sức mạnh phe xã hội chủ nghĩa
429. Sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (đến 1918) chứng tỏ? các
văn thân, sĩ phu không còn khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào yêu nước.
430. Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự Vescxai – Oasington và trật tự thế giới hai cực
Ianta là? Phản ánh tương quan lực lượng của các cường quốc thắng trận trong chiến tranh
431. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam là do Việt Nam thiếu đi một cơ sở kinh tế- xã hội đủ mạnh để cách mạng tư sản có thể nổ ra và giành
thắng lợi.
- Về kinh tế, sự du nhập không hoàn toàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khiến cho cơ cấu kinh tế
Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính cục bộ, còn phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
- Về xã hội, giai cấp tư sản lại có thế lực kinh tế nhỏ yếu, địa vị chính trị thấp nên không thể đủ sức lãnh đạo
cách mạng.
432. Bài học rút ra cho Việt Nam từ sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là
phải tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, có sự thay đổi và thích ứng kịp thời.
434. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”. Trong đó cuối bản Tuyên ngôn
Người khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để
giữ vững quyền tự do độc lập ấy”
435. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghãi Yên Bái? Chưa có
một tổ chức lãnh đạo thống nhất
436. Điểm giống nhau căn bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên do NAQ soạn thảo với Luận cương chính trị
do Trần Phú soạn thảo là việc xác định? Lãnh đạo cách mạng
437. Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực
hiện biện pháp nào dưới đây? Mở các cuộc hành quân “tìm diệt”
438. Hội Duy Tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương? Thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
Việt Nam Quang phục hội (1912): thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam
439. Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau chiến tranh lạnh? Sự phát
triển của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ của xã hội
440. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm gì?
Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng
441. Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống VécXai – Oasington và trật
tự thế giới hai cực Ianta? Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc
442. Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng 10 ở nước Nga năm 1917 là gì?
Tính chất cách mạng.
- CMT2: Dân chủ tư sản kiểu mới
- CMT10: Cách mạng vô sản/ XHCN
443. Phong trào Cần Vương 1885 – 1896 bùng nổ mạnh mẽ với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ trên phạm
vi rộng lớn đã chứng tỏ? Tinh thần dân tộc, yêu nước mạnh mẽ của nhân dân ta dưới ngọn cờ Cần Vương chống
Pháp
444. Vì sao nói Định ước Henxiki là biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội
chủ nghĩa? Tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh châu Âu/ chấm dứt sự đối đầu căng
thẳng giữa các nước ở châu Âu (1975)
- 1972: Hiệp đinh Born – mở đầu chấm dứt tình trạng đối đầu ở châu Âu
- 1989: Chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh trên TG
445. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc
gia ĐNA? Tác động của xu thế toàn cầu hóa buộc các nước phải liên kết nhau
446. Một điểm khác của mặt trận Việt Minh so với các hình thức mặt trận trong thời kì 1930 – 1945 là gì? Tập
hợp lực lượng dân tộc tự quyết để đấu tranh cách mạng
447 Điểm chung về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945 – 1954) và chống Mĩ (1954 – 1975)? Giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi hoàn toàn
448. Cách mạng tháng Hai năm 1917 bùng nổ khi Nga? Đang tham gia chiến tranh đế quốc
449. Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Đánh dấu bước
ngoặt của phong trào cách mạng
450. Mặt trận “Việt Nam độc lập Đồng minh” thành lập năm 1941 vừa thể hiện nhiệm vụ cách mạng trong nước
vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế vì? Nguyện đứng về phía phe đồng minh chống phát xít để giành độc
lập
451. Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã dựa vào cơ sở nào để đưa ra kế hoạch
giải phóng miền Nam? Tương quan lực lượng thay đổi sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam
452. Tháng 11/1993, Hiến pháp mới của Cộng hòa Nam Phi được thông qua đã? Chính thức xóa bỏ chế độ phân
biệt chủng tộc Apacthai
453. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam? Quốc tế Cộng
sản công nhận Đảng cộng sản Việt Nam là phân bộ độc lập
454. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Nhật Bản hợp tác có hiệu quả với
Mĩ, Nga trong các chương trình gì? Vũ trụ quốc tế
455. Tình hình của Việt Nam sau Cách mạng tháng 8/1945 và Hiệp định Gionevo 1954 về Đông Dương cho
thấy: Sự cấu kết của chủ nghĩa đế quốc để đàn áp cách mạng Việt Nam
456. Hậu quả nghiêm trọng nhất của sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là: Hệ thống
XHCN thế giới không còn tồn tại
457. Phong trào yêu nước và cách mạng Việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham gia của nhiều lực
lượng chủ yếu là do? Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
458. Tính chất chống phong kiến trong kháng chiến chống Pháp thực dân Pháp (1858 – 1884) của nhân dân ta
bắt đầu tù sau khi triều đình Huế kí hiệp ước nào với thực dân Pháp? Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
459. Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa , thắng lợi cách mạng Cuba, và thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ ở Việt Nam đã? Góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
460.Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc có điểm giống với cách mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam là:
Diễn ra ở cả thành thị và nông thôn.
461. Điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức LHQ, Định ước Henxinki, Bali là? Ủng hộ việc giải
quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
462. Từ thực tiễn phong trào yêu nước (1919 – 1925) của lực lượng tiểu tư sản, trí thức Việt Nam có thể rút ra
biện pháp nào sau đây để phát huy vai trò của đội ngũ tri thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước? Bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để nhạy bén với thời cuộc
463. Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực”, “hai phe” nguyên tắc hoạt động nào được xem là có ý
nghĩa thực tiễn nhất của LHQ? Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn trong Hội đồng bảo an
464. Một yêu tố tác động đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đ-T trong quan hệ quốc tế từ đầu những năm 70 của
thế kỷ XX là gì? Những vấn đề tồn tại giữa hai nhà nước Đông Đức và Tây Đức từng bước được giải quyết
465. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? Hoàn thành xong
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau nhiều thập kỉ
466. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nhận định: Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào
công nhân Việt Nam có đầy đủ các điều kiện của một phong trào tự giác? Phong trào công nhân đã có một tổ
chức lãnh đạo thống nhất
467. Từ những năm 50 của thế kỹ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì lí do nào
sau đây? Bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản
468. Qúa trình thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại từ những năm 60-70 của thế kỷ XX, 5 nước sáng lập
Hiệp hội các nước ĐNA đều? Có mậu dịch đối ngoại tăng trưởng
469. Hoạt động của LHQ trong thời kì Chiến tranh Lạnh chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ tình hình nào sau đây?
Mâu thuẫn gay gắt giữa hai cường quốc Mĩ – XÔ
470. Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là gì? Góp phần quan trọng làm sụp
đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
471. Việc tìm cách trở lại các thuộc địa cũ sau CTTG 2 của các nước Tây Âu đã ảnh hưởng như thế nào đến
Việt Nam? Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai buộc nhân dân ta phải đứng lên kháng
chiến chống Pháp
472. Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Dẫn đến tình trạng đối đầu giữa các cường quốc về vấn đề thuộc địa
473. Điểm chung của phong trào Cần Vương qua hai giai đoạn phát triển là? Đều có sự lãnh đạo của các văn
thân, sĩ phu yêu nước
474. Cuối thập niên 80 của thế kỷ xx, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN? Từ đối đầu chuyển sang
đối thoại
475. Trở ngại chủ yếu nhất của EU và ASEAN trong quá trình liên kết là? Mâu thuẫn giữa lợi ích riêng mỗi
quốc gia với lợi ích chung của khối
476. Hội nghị Ianta diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu do các nước tham dự Hội nghị? Muốn giành quyền
lợi tương xứng với vai trò của mình
477. Ý nào không phải là nội dung được các đại biểu tham dự Hội nghị Ianta chấp thuận để Liên Xô tham gia
chống quân phiệt Nhật Bản ở Châu Á? Giữ nguyên hiện trạng Trung Quốc
478. Đâu là thách thức của Việt Nam khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia ĐNA? Nguy cơ đánh mất bản sắc văn
hóa dân tộc
479. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống trên thế giới? Sự ra đời của các nước dân chủ
nhân dân Đông Âu
480. Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương của Việt Nam Quốc dân Đảng (1927-1930)? Lấy công
nhân làm lực lượng nòng cốt
481. Phong trào dân chủ (1936-1939) ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng
8/1945 vì lí do nào sau đây? Xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu
482. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ có gì khác biệt so với cách mạng
Trung Quốc (1946 – 1949)? Lãnh đạo
483. Từ cuối năm 1950, để đánh hậu phương của ta, ngoài biện pháp quân sự, Đờ Lát đơ Tastxinhi còn sử dụng
biện pháp gì? Chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế
484. Nội dung nào sau đây không phải hệ quả của Cách mạng Khoa học – công nghệ nửa sau thế kỷ XX? Sự
khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống XHCN
485. Quan hệ quốc tế chưa bao giờ được mở rộng và đa dạng như nửa sau thế kỷ XX là do? Hai cường quốc Xô
– Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh
486. Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000), Mĩ đã đạt
được kết quả nào dưới đây? Làm chậm quá trình giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc
487. Vào năm 1974, sự kiện gì chứng tỏ Ấn Độ có bước phát triển nhanh chóng trên lĩnh vực Khoa học – kĩ
thuật? Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử
488. Tư tưởng duy tân của Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX khi đi vào quần chúng đã biến thành cuộc đấu tranh
quyết liệt, tiêu biểu là? Phong trào chống thuế ở Trung Kì
489. Hai sự kiện nào sau đây xảy ra đồng thời trong một năm và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối
ngoại với Nhật? Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên Hợp quốc (1956)
490. Trong những năm 60 của thế kỉ XX, Mĩ đã sử dụng chiêu bài gì để lôi kéo các nước Mĩ Latinh chống lại
ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản? Thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” ở Mĩ Latinh
491. Khẩu hiệu chung của ASEAN là? Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng
492. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan
trọng do? Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã.
493. Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa đã đẩy người nông dân
Việt Nam đến bước đường cùng là? Tước đoạt ruộng đất
494. Các cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954), chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến tranh Việt
Nam (1954 – 1975) chứng tỏ? sự can thiệp của Mĩ đối với các cuộc chiến tranh cục bộ
495. Phong trào cách mạng 30-31 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam có điểm tương đồng nào? Sử
dụng các hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt
496. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành? Siêu cường tài chính số một thế
giới
497. Với sự vươn lên mạnh mẽ trở thành các trung tâm kinh tế - tài chính thế giới của Nhật Bản và Tây Âu đã
tác động đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là? Góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta
498. Đảng Cộng sản ra đời (đầu năm 1930) đã chứng tỏ điều gì? Giai cấp công nhân Việt Nam đã chính thức
bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập
499. Đâu không phải là vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên? Đưa đến sự phân hóa của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên thành những tổ chức cộng sản ở Việt Nam
500. Sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (đầu 1930) là? Hợp nhất các
tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (thay Đảng Cộng sản
Đông Dương)
501. Tháng 6/1950, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Biên giới trong hoàn cảnh? Chủ
nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới
502. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đều? Xóa bỏ được
giai cấp thống trị
503. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/03/1945) của Đảng Cộng sản Đông dương
đã? Xác định lại kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương
504. Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành cường quốc? Chính trị
505. Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp đã quyết
định? Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp
506. Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Đó là ý nghĩa lịch sử của? Cuộc kháng chiến chống Pháp
và can thiệp
507. Mục tiêu của Mĩ khi phát động “Chiến tranh lạnh” là? Chống lại ảnh hưởng của Liên Xô
508. Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì? Thay đổi một cách cơ bản các
nhân tố sản xuất
- Ý nghĩa lớn nhất của cuộc cách mạng KH-KT hiện đại là gì? Đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ
509. So với phong trào 1930 – 1931, điểm khác biệt về phương thức đấu tranh của thời kì 1936 – 1939 là kết
hợp đấu tranh? Nghị trường và đấu tranh trên mặt trận báo chí
510. Biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ
và phụ thuộc lẫn nhau? Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
511. Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào không tác động vào việc làm xói mòn trật tự hai cực Ianta? Cuộc
chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)
512. Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 – 1929? Có tính
thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn
513. Hoạt động thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc của tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là cuộc
vận động "chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" (1919).

514. Thực chất của chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của
Pháp là Thực hiện chiến lược đánh lâu dài với ta.

515. Tại sao từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu, Nhật Bản đều có sự điều chỉnh trong chính
sách đối ngoại? Do sự lớn mạnh về tiềm lực kinh tế, tài chính.

516. Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt
Nam? Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

517.  Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai được gọi là khoa học - công nghệ vì công nghệ trở
thành cốt lõi.
518. Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch vì Điện Biên phủ là trung tâm điểm
của kế hoạch Nava.

519. Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của người Pháp. Nam Kì là xứ thuộc địa. Bắc Kì là đất bảo hộ. Trung Kì
giao cho triều đình quản lí”. Điều khoản trên được qui định trong Hiệp ước nào? Hácmăng. (1883)

520. Cơ sở nào dưới đây để Nguyễn Ái Quốc xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là “tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” trong Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng (1930)? Không chỉ giải phóng dân tộc mà còn giải phóng xã hội.

521. “Một trong những tiến bộ của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX là ở quan niệm về phạm trù
yêu nước”. Đây là nhận định? Đúng, vì các sĩ phu đã đưa ra vấn đề yêu nước phải gắn với xây dựng xã hội
tiến bộ.

522. Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng
bài học nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay? Sử dụng sức mạnh đoàn kết dân tộc.

523. Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh là? sự phát
triển của các lực lượng cách mạng hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội. Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới Ianta
sụp đổ, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành. Một trong những nhân tố quan trọng chi phối quá trình
này là sự phát triển của các lực lượng cách mạng hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội đã:
- Tác động đến sư hình thành trật tự thế giới theo xu thế “đa cực”.
- Khiến Mĩ không dễ dàng thực hiện tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.
- Khiến cho xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển giữa các nước đóng vai trò chủ đạo.

524. Vì sao toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược? Là kết quả của quá trình
tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất nên toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo
ngược được. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu liên kết giữa các quốc gia, khu vực càng được mở
rộng.
=> Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được là do sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất.

525. Phương án Maobáttơn phản ánh sự thay đổi như thế nào trong chính sách thống trị của thực dân Anh?
Từ thực dân kiểu cũ sang kiểu mới.

526. Giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, vì sao? Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ.

527. Đâu là hạn chế của Đảng cộng sản Đông Dương trong công tác mặt trận ở phong trào dân chủ 1936-
1939? Tên mặt trận không phù hợp với nhiệm vụ của thời kì.

528.  Sự kiện nào đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ? Cộng hòa
Liên bang Đức chính thức thành lập (9/1949).

529.  Ngành kinh tế nào xuất hiện bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam? Nông nghiệp.
530. So với phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) thì phong
trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ có điểm gì mới? Mục
tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ.

531. Kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện đã khai thác triệt để chiến thuật gì? Dùng
người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

532. Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là: Lực lượng quân đội nòng cốt.

533.  Đâu không phải là điểm tương đồng về thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh ở
Việt Nam (1961-1973)? Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu được sử trong các chiến lược chiến tranh.
Điểm tương đồng về thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (1961-1973) là:
- Về kinh tế: tiến hành viện trợ kinh tế cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
- Về chính trị- quân sự: tăng cường viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quân đội Sài Gòn được sử dụng
như lực lượng quan trọng trong các cuộc hành quân càn quét và bình định để chiếm đất, nắm dân.
- Về ngoại giao: Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh.
- Về văn hóa: reo rắc nọc độc văn hóa thực dân, nô dịch để ru ngủ tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam.

534. Tư tưởng nào dưới đây có tác động sâu sắc đến hầu hết các bộ phận yêu nước Việt Nam những
năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Tư tưởng “Tự do - bình đẳng - bác ái” trong cuộc cách mạng tư sản
Pháp.

535. Khởi nguồn của sự chia cắt trên bán đảo Triều Tiên và nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
do quyết định của hội nghị I-an-ta.    

536. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bộ phận nào trong xã hội được đánh giá là “lực lượng quan trọng”
của cách mạng? Giai cấp tiểu tư sản.

537. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai (1945 – 1954), kế hoạch quân sự nào của
thực dân Pháp đã được thủ tướng Pháp Lanien khẳng định là “chẳng những được chính phủ pháp mà cả
những người bạn Mỹ cũng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”. Kế hoạch Nava.          

538. Yếu tố nào sẽ tiếp tục tạo ra sự đột phá và chuyển biến trong cục diện thế giới hiện nay? Sự phát
triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

539.

You might also like