You are on page 1of 4

Câu 1:Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga

*Đối với nước Nga :


+ Cách mạng tháng Mười đã giải phóng nhân dân Nga và các dân tộc bị
áp bức trong đế quốc Nga. Đã xoá bỏ mọi ách áp bức bóc lột của dân tộc,
đem lại quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
+ Cách mạng tháng Mười đã đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ
máy nhà nước mới dưới hình thức nhà nước Xô viết, lập ra nền dân chủ
kiểu mới.
+ Cách mạng tháng Mười đã đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế
quốc, cứu nước Nga ra khỏi thảm hoạ diệt vong.
*Đối với thế giới.
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản
đầu tiên thành công trên thế giới. Nó mở đầu kỉ nguyên mới trong lịch sử
loài người kỉ nguyên quá độ từ tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa.
+ Cách mạng tháng Mười thành công đã đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở khâu
quan trọng, đó là đế quốc Nga. Hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới
không còn như trước nữa.
+ Cách mạng tháng Mười có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng
dân tộc ở A, Phi, Mỹ Latinh.
Câu 2:Vì sao năm 1917 ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng?
+ Cuộc cách mạng lần thứ nhất bùng nổ vào tháng Hai 1917 đã lật đổ chế
độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó
là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
+ Cuộc cách mạng thứ hai do Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo, lật
đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn
quốc của Xô viết. Đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

+ Sở dĩ nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng như vậy vì : ở Nga
năm 1917 có hai chính quyền còn tồn tại, đó là Chính phủ Nga hoàng và
Chỉnh phủ lâm thời của tư sản. Cách mạng tháng Hai nhằm lật đổ chế độ
Nga hoàng, xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời trên đất nước Nga ;
tiếp theo đó Cách mạng tháng Mười nhằm lật đổ Chính phủ lâm thời tư
sản, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa ,tạo tiền
đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.

Câu 3:Sự hình thành trật tự thế giới mới sau CTTG I ?
*Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản tổ chức Hội nghị
Véc-xai (1919 - 1920) rồi đến Hội nghị Oa-sinh-tơn (1921-1922) để phân
chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được xác lập gọi là trật tự Véc-xai
– Oa-sinh-tơn.
+Theo Hoà ước Véc – Oa, các nước thắng trận (Anh, Pháp, Mĩ, Nhật)
giành được nhiều món lợi và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước
bại trận, nhất là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
+Trong các nước thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng về quyền lợi.
Do đó quan hệ hoà bình giữa các nước tư bản chỉ tạm thời và mỏng
manh.
+Các nước tư bản thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì trật tự thế giới
mới, đó là Hội Quốc liên với sự tham gia của 44 nước.
Câu 4:Liên hệ: Thái độ của Mĩ Liên xô đối với chủ nghĩa phát xít.
Nguy cơ chiến tranh.
Thái độ của các nước lớn:

+Liên Xô: coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy nhiểm nhất, chủ trương
liên kết với Anh và Pháp chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tran,
kiên quyết đứng về phía các nước bị chủ nghĩa phát xít xâm lược.
+Anh và Pháp: thực hiện chính sách nhân nhượng nhằm đẩy chiến tranh
về phía Liên Xô.

+Mĩ: giữ nguyên đạo luật trung lập.giới cầm quyền nước này thi hành
chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Âu, càng tạo
điều kiện cho khối phát xít mạnh tay hành động
Con đường dẫn đên CTTG 2
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Do quy luật phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản chủ
nghĩa ,trong thời đại đế quốc chủ nghĩa: Anh, Pháp, Mĩ phát triển tư bản
chủ nghĩa sớm nên chiếm được nhiều thị trường và thuộc địa. Còn Đức, I-
ta-li-a và Nhật Bản phát triển muộn nhưng lại có tốc độ nhanh lại có ít
hoặc không có thị trường ở các nước thuộc địa, do các nước phát triển
sớm chiếm hầu hết.
+ Chính sự phát triển không đồng đều đó làm cho so sánh lực lượng trong
thế giới tư bản chủ nghĩa thay đổi về căn bản. Việc phân chia thế giới sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất thông qua hoà ước Véc-xai – Oa-sinh-tơn
không còn phù hợp. Từ đó dẫn đến hình thành hai khối đế quốc đối địch
nhau.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước Đức, I-ta-li-a và
Nhật Bản giải quyết khủng hoảng bằng cách phát xít hoá bộ máy nhà
nước, đi đến gây chiến tranh thế giới.
+ Thủ phạm gây chiến chính là phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản. Song
chính sách hai mặt của các cường quốc Tây Âu đã tạo điều kiện cho phát
xít gây Chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 5: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) lại dân tới
nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới?
*Cách 1: Ngắn gọn
- Cuộc khủng hoảng đã tàn phá kinh tế, gây ra hậu quả nghiêm trọng về
chính trị xã hội.
+ Hàng chục vạn công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống
trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
+ Nhiều cuộc đấu tranh của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các
nước. + Đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
- Để giải quyết khủng hoảng:
+ Đối với Anh, Pháp, Mĩ: tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá
trình quản lí, tổ chức sản xuất.
+ Đối với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát bằng hình thức
thống trị mới. Đó là thiết lập các chế độ độc tài phát xít - nền chuyên
chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến
nhất. Khi chủ nghĩa phát xít hình thành nguy cơ chiến tranh thế giới mới
bùng nổ.
*Cách 2: FULL TOPPING
a) Nguyên nhân:
- Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản bước vào thời kì ổn
định về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế. Tuy nhiên, sự
phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các nước tư bản. Hơn nữa
sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nhưng thiếu kể hoạch, không tương xứng
với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân đã dẫn tới khủng hoảng kinh
tế
- Tháng 10/1929: khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn
bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa
tư bản. Cuộc khủng hoảng | kéo dài gần 4 năm trầm trọng nhất là năm
1932.
- b) Hậu quả:
- Tàn phá nền kinh tế thế giới: sản xuất công, nông nghiệp, thương mại
giả sút... - Đồng thời gây ra hậu quả nặng nề về chính trị, xã hội
+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống
trong cảnh
| nghèo đói túng quẫn.
+ Các cuộc đấu tranh biểu tình của nhân dân diễn ra khắp mọi nơi...
+ Đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản
c) Hướng giải quyết
* Anh- Pháp- Mỹ:
| - Chủ trương dùng sức mạnh hợp nhất của nhà nước tư sản với sức mạnh
của tư bản | độc quyền, thực hiện một số cải cách kinh tế, xã hội để giải
quyết khủng hoảng.
| - Đổi mới quá trình quản lý, tổ chức lại sản xuất, áp dụng thành tựu
KHKT nhằm củng | cố sự tồn tại của CNTB và giữ nguyên trật tự thế
giới.
* Đức- Ý- Nhật
| - Tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới.
- Thiết lập chế độ độc tài phát xít, quân sự hóa nền kinh tế, chuẩn bị lực
lượng phát | động chiến tranh chia lại thế giới....
d) Tại sao:
| - Sau khủng hoảng kinh tế 1929- 1933, Đức- Ý- Nhật đã đi theo con
đường phát xít hóa chế độ chính trị, chủ trương tiến hành chiến tranh để
phân chia lại thị trường thế giới. - Quan hệ giữa các cường quốc tư bản
chuyển biến ngày càng phức tạp.
| - Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: Anh- Pháp- Mĩ với Đức- Ý-
Nhật => chạy | đua vũ trang giữa hai khối đã báo hiệu nguy cơ một cuộc
chiến tranh thế giới mới. @tienbippt

You might also like