You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 1 – LỊCH SỬ

1. Nêu sự khác nhau về hình thức cách mạng Hà Lan, Anh, Pháp, Mĩ?
Nguyên nhân phương tây xâm lược các nước Á, Phi?
 Khác nhau về hình thức.
+ Hà lan: Lật đổ thống trị Tây Ban Nha, giành độc lập.
+ Anh: Nội chiến.
+ Mĩ: Chiến tranh giữ nước.
+ Pháp: Nội chiến, chiến tranh giữ nước.
 Nguyên nhân.
- Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát
triển mạng làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên
vật liệu và công nhân lao động rẻ, các nước Á,Phi có vị trí chiến lược quan
trọng vì vậy các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
2. Nêu và giải thích đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Mĩ, Đức
+ Anh: “ Đế quốc thực dân” => làm giàu trên sự bốc lột hệ thông thuộc địa
rộng lơn trên thế giới.
+ Pháp: “ Đế quốc cho vay lãi” => cho các nước chậm tiến vay với lãi xuất
cao.
+ Đức: “ Đế quốc quân phiệt hiếu chiến” => Dùng vũ lực gây chiến tranh
chia lại thế giới.
+ Mĩ: “ Đế quốc thực dân mới” => gián tiếp xâm lược các nước thông qua
chính quyền tay sai người bản sứ.
3. Nội dung và kết quả và tính chát của duy tân Minh Trị
• Nội dung:
-1/1868 thiên hoàng Minh Trị tiến hành những cải cách tiến bộ trên các lĩnh
vực ( Kinh tế, xã hội , trính trị, văn hoá, giáo dục, quân sự)
• Kết quả:
- Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước nữa thuộc địa, phát triển thành
một nước tư bản công nghiệp.
• Tính chất.
-Là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
4. tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất? vì sao nền kinh tế
Mĩ phát triển trong thập niên 20 cuối thế kỉ XX.
• Tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
a) Kinh tế
- Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm
công nghiệp thương mại tài chính quốc tế.
B) Xã hội
- xã hội bất công, công nhân bị bốc lột, thất nghiệp, nạn nhân phân biệt
chủng tộc.
5/1921 Đảng Cộng Sản Mĩ thành lập, lãnh đạo công nhân đấu tranh.
•Vì sao Mĩ phát triển trong thập niên 20 cuối thế kỉ XX.
- Vì Ru-dơ-ven Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện chính
sách mới nhằm giúp giải quyết những khó khăn của người lao động trong
thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ
tư sản.
5. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) nguyên nhân, hậu quả?
vì sao các nước tư bản có sự lựa chọn khác nhau để thoát khỏi khủng
khoảng?
• Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
a) Nguyên nhân.
- Do các nước tư bản sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm
(1924-1929)=> Dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
b) Hậu quả.
- Tàn phá nặn nề nền kinh tế các nước tư bản.
- Sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp, người lao động đói khổ.
- Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng
+ Anh, Pháp cải cách kinh tế xã hội.
+ Đức, Ý, Nhật phát xít hoá chế độ thống trị gây chiến tranh chia lại thế giới.
• Các nước chọn cách khác nhau vì:
- Anh, Pháp vốn dĩ là những nước có thuộc địa rộng lớn nên những nước
này chỉ cần cải cách về kinh tế xã hội
- Đức, Ý, Nhật chọn phát xít hoá vì những nước này có ít thuộc địa họ
muốn chia lại thế giới để có thêm lãnh thổ, thuộc địa.
6. lý giải vì sao năm 1917 ở nước Nga lại phải có hai cuộc cách mạng?
diễn biến chính và kết quả của cuộc cách mạng tháng mười Nga 1917 ý
nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười Nga?
• lý giải.
- Năm 1917 ở Nga đã diễn ra 2 cuộc cách mạng vì: Cách mạng Tháng Hai
năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế ( Nga Hoàng)
( tuy nhiên lúc ấy vẫn tồn tại hai chính quyền Nga song song tồn tại: Chính
phủ tư sản lâm thời và chính quyền Xô viết).
- Lê nin và Đảng Bôn-sê-vích tiếp tục làm cuộc cách mạng để chấm giứt hai
chính quyền song song tồn tại.
 Diễn biến:
- Đêm 24/10 Lê nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Pê-tô-rô-grát.
- 25/10 cung điện mùa đông bị quân khởi nghĩa chiếm.
• Kết quả:
- Lật đổ chính phủ Lâm thời tư sản
- Đem lại chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân.
• Ý nghĩa:
Cách mạng tháng 10 Nga còn tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị- xã
hội của nhiều quân gia, dân tộc khác; Đã thức tỉnh, cổ vũ các dân tộc thuộc
địa bị áp bức và các nước phụ thuộc vùng dậy đấu tranh vì độc lập tự do,
đem lại niềm tin và hy vọng về khả năng tự do giải phóng.
7. những nét chung về phong chào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á năm
1918-1939 nhận xét về phong chào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?
• Những nét chung.
a) Nguyên nhân.
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc bốc lột thuộc
địa để phục hồi kinh tế.
B) Diễn biến
- Phong trào phát triển và lan rộng khắp các nước khu vực Châu Á.
- Điển hình: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
C) Kết quả.
- Giai cấp công nhân các nước tham gia tích cực.
- Đảng Cộng Sảng nhiều nước được thành lập và lãnh đạo phong trào.
• Nhận xét.
Phong trào lên cao , lan rộng ra khắp các nước, giai cấp vô sản bắt đầu tham
gia lãnh đạo cách mạng. Trong khi đó phong trào dân chỉ tư sản tiếp tục phát
triển.
8. nguyên nhân và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai? đến những
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi như thế nào khi Liên Xô
tham chiến? trình bày suy nghĩ về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ
hai?
 Nguyên nhân.
- Mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các đế quốc.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929-1933)
- Hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau: Đức, Ý, Nhật và Anh, Mĩ, Pháp.
- Chính sách thoả hiệp của Anh, Pháp, Mĩ tạo điều kiện để khối phát xít
châm ngòi lửa tấn công chiến tranh.
• Hậu quả
- các nước phát xít như Đức, Ý, nhật thất bại hoàn toàn.
- gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại sáu mươi 90
triệu người chết 90 triệu người bị thương thiệt hại về vật chất 4000 tỉ
USD.
- chiến tranh kết thúc dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế
giới.
• những cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi như thế nào khi Liên
Xô tham chiến.
- Phi nghĩa: đối với các nước đế quốc là phi nghĩa, chính nghĩa đối với
Liên Xô khi tham gia vào chiến tranh thế giới thứ hai đã thay đổi cuộc
chiến tranh chính nghĩa ( Liên Xô).
• trình bày suy nghĩ về hậu quả của những trận thứ hai.
- Chiến tranh thế giới thứ hai gây hậu quả nặng nề, là cuộc chiến tranh
tàn khóc nhất nhân loại, số người chết và bị thương lớn, tàn phá nhiều
thành phố, làng mạc.

You might also like