You are on page 1of 11

I.

Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai


- Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy
sinh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1939 - 1933) càng
làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đó.
- Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh
xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.
- Từ những năm 30, đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại
khác nhau. Với chính sách hiếu chiến xâm lược, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chủ
trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới.
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước phát xít,
cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng với những tính
toán của mình, Đức đã tiến đánh các nước tư bản châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Chiến
tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Thời gian Sự kiện Diễn biến Kết quả


Nước Nga Liên xô
Tháng 2-1917 Cách mạng dân chủ - Tổng bãi công chính - Lật đổ chế độ Nga
tư sản trị ở Pê-tơ-rô-grát. hoàng.
- Khởi nghĩa vũ trang. - Hai chính quyền
song song tồn tại.
- Cách mạng dân chủ
tư sản kiểu mới.
Tháng 10-1917 Cách mạng tháng - Đêm 24-10, các đội - Lật đổ chính phủ tư
Mười Cận vệ đỏ nhanh sản lâm thời.
chóng chiếm được - Mở ra một kỉ
các vị trí then chốt ở nguyên mới trong lịch
Thủ đô. sử nước Nga.
- Đêm 25-10, quân - Làm thay đổi cục
khởi nghĩa chiếm diện chính trị thế giới.
Cung điện Mùa Đông. - Cổ vũ và để lại
Toàn bộ Chính phủ tư nhiều bài học kinh
sản lâm thời bị bắt. nghiệm cho cách
mạng thế giới.
Các nước tư bản chủ nghĩa
1929 - 1933 Khủng hoảng kinh tế - Bùng nổ ở nước Mĩ - Để lại nhiều hậu quả
thế giới sau đó lan ra toàn bộ trên tất cả các lĩnh
thế giới tư bản, trầm vực.
trọng nhất là năm - Chủ nghĩa phát xít
1932. ra đời, đe dọa hòa
bình an ninh thế giới.
Các nước châu Á
1918 - 1939 Phong trào đấu tranh - Phong trào đấu tranh - Đều thất bại, nhưng
giành độc lập ở các giành độc lập phát đã góp phần làm lung
nước châu Á triển mạnh mẽ ở các lay hệ thống cai trị
nước. của chủ nghĩa thực
- Các Đảng Cộng sản dân
ra đời lãnh đạo phong
trào cách mạng.
Chiến tranh thế giới thứ hai
1939 - 1945 Chiến tranh thế giới - Từ tháng 9-1939 - Chiến tranh kết thúc
thứ hai đến tháng 6-1941, với thất bại của Đức,
chiến tranh bùng bổ I-ta-li-a, Nhật Bản.
và lan rộng ở châu - Thắng lợi thuộc về
Âu. các dân tộc trên thế
- Từ tháng 6-1941 giới với Liên Xô, Mĩ,
đến tháng 11-1942, Anh là lực lượng trụ
chiến tranh lan rộng cột.
khắp thế giới. - Chiến tranh để lại
- Từ tháng 11-1942 những hậu quả vô
đến tháng 8-1945, phe cùng nặng nề đối với
Đồng minh phản nhân loại.
công. Chiến tranh kết
thúc.
III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-
li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.
- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài
người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
   Phân tích thái độ của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô trước hành
động của phe phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX?
* Thái độ:
 - Chính phủ Anh, Pháp, Mỹ đều có chung 1 múc đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho
mình.
 - Anh, Pháp không liên kết chặt chẽ với Liên Xô.
 - Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các nước tư
bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về phía các nước bị
chủ nghĩa phát xít xâm lược.
 - Vì muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình, Chính phủ các nước Anh, Pháp đã không
thành thật hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng chủ nghĩa phát xít, hòng đẩy
chiến tranh về phía Liên Xô. Còn Mĩ, với Đạo luật trung lập, giới cầm quyền nước này thi hành
chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Âu, càng tạo điều kiện cho khối
phát xít mạnh tay hành động

* Vì sao tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai lại thay đổi khi
nhân dân Liên Xô tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc? Vai trò của
Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
- Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc (đó là
cuộc chiến tranh phi nghĩa, phản động, ăn cướp...). Song tính chất của cuộc chiến tranh đã thay
đổi khi nhân dân Liên Xô tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Bởi vì:
Cuộc chiến tranh đã trở thành sự đối đầu giữa hai lực lượng, hai phe:
+ Phe chính nghĩa: nhân dân Liên Xô bảo vệ Tổ quốc mình và đóng vai trò chủ chốt cùng các
lực lượng Đồng minh và nhân loại tiến bộ, góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trên toàn thế
giới.
+ Phe phi nghĩa: phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; những kẻ đã gây ra chiến tranh nhằm chia lại
thế giới.
* Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho các nước đế quốc phân chia làm hai
khối đối địch:
+ Khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản (tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng con đường gây
chiến tranh phân chia lại thế giới).
+ Khối Anh, Pháp, Mỹ (muốn giữ nguyên trạng thế giới).
=> Cả hai khối tuy mâu thuẫn gay gắt với nhau nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù chung cần phải
tiêu diệt. Các nước Anh, Pháp, Mỹ muốn mượn bàn tay của các nước phát xít để tiêu diệt Liên
Xô; vì thế, họ thực hiện đường lối thoả hiệp, nhượng bộ để khối phát xít tấn công Liên Xô.
- Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô tiến hành kháng chiến bảo vệ Tổ quốc,
Liên Xô đã đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định cùng
lực lượng Đồng minh và nhân loại tiến bộ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới
Đánh giá tác động, hệ quả của chiến tranh thế giới thứ hai và liên
hệ được với thực tiễn ngày nay
- Chuyển từ bị động sang chủ động phản công
- Làm khối phát xí bị tổn thất
- Giành được phần nhiều lãnh thổ
- Làm chủ nghĩa Phát bị yếu đi
Nêu một số ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt
Nam trong thời kì 1917 - 1945
Lời giải:
- Ví dụ 1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở
Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến
chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt
chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.
- Ví dụ 2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình
hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp
tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ
cho nhu cầu chiến tranh
Thời Quá trình xâm lược của Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
gian thực dân Pháp .
1/9/1958 Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà, Triều đình lãnh đạo nhân dân chống trả quyết liệt
mở màn cuộc xâm Việt Nam
2/1859 Pháp kéo vào Gia Định Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã
- Trong đó nhân dân địa phương tự động chống
giặc
24-2- -Pháp tấn công Đại Đồn Chí -Quân ta kháng cự m ạnh nhưng không thắng .
1861 Hòa , Đại đồn Chí Hòa thất -Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên
thủ sau đó Pháp chiếm Định sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861)
Tường – Biên hòa -Vĩnh Long - Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân
. Hòa -Gò Công chuyển về Tân Phước .
- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh
phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống
Pháp .
6-1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là -Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến tre, Vĩnh Long ,
Vĩnh long , An Giang, Hà Sa Đéc .
Tiên không tốn 1 viên đạn - Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh
phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp
-Nguyễn Hữu Huân ở Tân An , Mỹ Tho .
-Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông ( Rạch Giá)
-Dùng thơ văn để chiến đấu : như Nguyễn Đình
Chiểu , Hồ Huấn Nghiệp , Phan Văn Trị .
-Ngày - Pháp đánh thành Hà Nội lần -Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều
20-11 I. đình , nhưng thất bại , bị thương nhịn ăn mà chết
-Pháp chiếm Hải Dương , - Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh
Hưng Yên, Phủ Lý , Ninh Hà -Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư một
Bình, Nam Định
25-4- - Pháp đánh thành Hà Nội lần -Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành . -Chiến thắng
1882 II . Cầu-Giấy lần thư hai
-Pháp chiếm Hòn Gai , Nam
Định và các tỉnh đồng bằng
Bắc Kỳ
18-8- 18-8-1883 Hạm đội Pháp đánh -Triều đình Huế đình chiến, ký hai Hiệp ước là
1883 Thuận An . Hác- Măng và Pa- tơ -nốt .
1884 Hiệp ước Pa- tơ -nốt Việt Nam là thuộc địa , nưả phong kiến của Pháp
.

Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì
- Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, chiếm được gia định quân Pháp sẽ cắt đứt
con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn.
- Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng:
+ Xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Cam-pu-chia
một cách dễ dàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Kông
của Pháp.- Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng
đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
Năm 1858, thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam nhằm
Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
Vì sao Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần một (1873) và lần hai (1882).
Từ những năm 70 của thế kỉ XX,nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.Yêu càu
về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết Thực dân Pháp ráo riết xúc
tiến âm mưu xâm lược toàn bộ việt nam.
Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
-Giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương
Đông để mở rộng thị trường và vơ vét tài nguyên..
-Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên,
nguồn nhân công rẻ, có nhiều cảng biển sâu...
-Pháp đã có ý định xâm chiếm Việt Nam từ lâu, nhân cơ hội chế đôn phong kiến Vn suy yếu và
lấy cơ sang bảo vệ đạo Gia-tô Pháp xâm lược Việt Nam.
Phân tích đanh giá được tác động của Hiệp ước 1883,
1884.
* Hiệp ước Hác – măng(1883):
- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt
hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử
trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
- Sau Hiệp ước Hác-măng, Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh Bắc Kì: Bắc Ninh, Tuyên Quang,
Thái Nguyên...
* Hiệp ước Pa-tơ-nốt(1884):
=> Với hiệp ước này, nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách một quốc gia độc lập đã
hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng
thàng Tám năm 1945.
Nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược
của quân dân ta (1858 - 1884) thất bại bao gồm:
- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không
đoàn kết với nhân dân. 
- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát,
chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 
- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh
nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.
Những yếu tố kế thừa truyền thống yêu nước của nhân dân ta trong
cuộc kháng chiến chống Pháp (1858-1884) ở các giai đoạn lịch sử tiếp
sau.
- Ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm
- Tinh thần đoàn kết, nhân dân các miền đều là anh em 1 nhà, cùng đứng lên chống giặc
- Tinh thần tương thân tương ái, hậu phương hỗ trợ cho tiền tuyến
- Kinh nghiệm chiến đấu dồi dào, bài học cho thế hệ sau

Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực
dân Pháp (1858-1884):
-Đối với Pháp: Sợ sệt và hợp tác với Pháp để Pháp xâm lượng VN
-Đối với nhân dân: Không có chính sách chống đối Pháp cho nhân dân, không dám đưa nhân
dân phát động chiến tranh.
=> Nhà Nguyễn lỗi lầm hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn. Vì lợi ích cá nhân và dòng họ nhà
Nguyễn đã đánh mất đi cội nguồn của chính minh. Và trực tiếp đẩy nhân dân vào ách cai trị của
thực dân Pháp.
bài học kinh nghiệm từ thất bại của cuộc chống thực dân Pháp
(1858-1884).
-Không nên chủ quan,khinh thường địch
-Cùng nhân dân và vì nhân dân để có được lòng tin của nhân dân trong việc bảo vệ tổ quốc
-Không nên vị lợi nhuận riêng mà bán nước cho giặc
+Phải có đường lối đúng đắn
+Lãnh đạo phải thông minh ,chỉ huy tài tình biết dựa vào dân để đánh giặc
+Phải thay đổi tư duy lạc hậu cổ hủ của người đạo
+Lực lượng vũ trang phải được cải tổ trang bị vũ khí hiện đại hơn

II-ĐỀ MINH HỌA 


Phần I. Trắc nghiệm ( 7,0 điểm)
Câu 1: Thái độ của Liên Xô khi Đức hình thành liên minh phát xít?
A. Không đặt quan hệ ngoại giao. B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức.
C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất. D. Kí hiệp ước không xâm phạm
nhau.
Câu 2: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam trong tình trạng như thế nào?
A. phát triển nhanh chóng. B. tình hình ổn định.
C. kinh tế kém phát triển.D. khủng hoảng, suy yếu.
Câu 3: Nội dung nào sau đây là lí do để thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
A. Triều Nguyễn đã vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
B. Triều Nguyễn thu lại 6 tỉnh Nam Kì từ tay thực dân Pháp.
C. Triều Nguyễn không đồng ý để thực dân Pháp khai thác thuộc địa.
D. Triều Nguyễn ủng hộ phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.
Câu 4: Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?
A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Hác Măng. D. Patơnốt.
Câu 5: Sau thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp có âm mưu gì?
A. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp. B. Kéo quân vào đánh Gia Định.
C. Đánh thẳng kinh thành Huế. D. Cố thủ chờ viện binh.
Câu 6: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ( 1873)?
A. Lôi  kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc. C. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước
1862.
B. Giải quyết vụ Đuy Puy. D. Khai thác tài nguyên khoáng sản.
Câu 7: Sự kiện nào sau đây đã mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Đức đánh chiếm Liên Xô. B. Đức đánh chiếm Pháp.
C. Đức đánh chiếm Tiệp Khắc. D. Đức đánh chiếm Ba Lan.
Câu 8: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?
    A. Trận En Alamen (10/1942). C. Trận Beclin (4/1945).                        
    B. Trận Xtalingrat (11/1942). D. Trận Trân Châu Cảng (12/1941).
Câu 9: Năm 1942, lực lượng nào sau đây được thành lập để chống phát xít?
A. Phe Hòa bình liên kết. B. Khối Đồng minh.
C. Khối Hiệp ước. D. Phe Liên minh dân chủ.
Câu 10: Chiến tranh thế giới II bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây?
A. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton.
B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ.
C. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
D. Chính sách trung lập của nước Mĩ để phát xít được tự do hành động.
Câu 11: Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ
II ?
A. Anh, Pháp, Mỹ,Liên Xô.      B. Liên xô.             C. Anh,Mỹ. D. Liên Xô, Mỹ, Anh.
Câu 12: Sự kiện nào dưới đây chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II?
A. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
C. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.
   D. Đức kí hiệp ước đầu hàng đồng minh không điều kiện.
Câu 13: Sau trận tập kích thắng lợi vào Trân Châu cảng (12-1941), Nhật Bản mở các cuộc tấn
công đánh chiếm khu vực nào sau đây?
A. Đông Nam Á. B. Đông Bắc Á. C. Bắc Á. D. Nam Á.
Câu 14: Mục đích thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là gì?
A. Tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường. B. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây
Sơn.
C. Khai hóa văn minh. D. Để truyền đạo.
Câu 15: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước
1862 là
A. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. B. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liên.
C. khởi nghĩa Trương Định. D. khởi nghĩa Trương Quyền.
Câu 16: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những hành động của thực dân Pháp khi đưa
quân ra Hà Nội lần thứ nhất?
A. Giở trò khiêu khích. B. Thương lượng với ta.
C. Tuyên bố mở của sông Hồng. D. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành
Câu 17: Sự kiện nào dưới đây làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Đức trong chiến tranh
thế giới thứ II?
A. Trận En Alamen (10/1942). B. Trận Matxcova (12/1941).
C. Trận Cuocxco (8/1943). D. Trận Xtalingrat (11/1942).
Câu 18: Những năm 30 của thế kỉ XX, phe Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô được thành lập
gồm những quốc gia nào sau đây?
A. Ba Lan, Tiệp Khắc, Bỉ. B. Áo, Phần Lan, Trung Quốc.
C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. D. Anh, Pháp, Liên Xô.
Câu 19: Từ tháng 3/ 1921 nước Nga Xô Viết đã thực hiện chính sách gì?
A. Cộng sản thời chiến. B. Kinh tế mới NEP.
C. Lao động cưỡng bức. D. Tổng động viên quân dịch.
Câu 20: Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào sau khi Pháp chiếm được
thành Hà Nội (1873)?
A. Hợp tác với Pháp. B. Hoạt động cầm chừng.
C. Tạm thời dừng hoạt động. D. Phong trào vẫn diễn ra quyết liệt.
Câu 21: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:
1.Hiệp ước Hác Măng, 2. Hiệp ước Nhâm Tuất, 3.Hiệp ước Pa tơ nốt, 4. Hiệp ước Giáp Tuất.
A. 1-2-3-4. B. 2-3-1-4. C. 3-2-4-1. D. 2-4-1-3.
Câu 22: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên khi xâm lược nước ta?
A. Là nơi Pháp xây dựng giáo dân, có nhiều giáo sĩ phương Tây.
B. Là nơi không có cảng nước sâu, tàu thuyền dễ đi lại, có nhiều giáo sĩ Pháp sinh sống.
C. Là nơi gần kinh thành Huế, có cảng nước sâu tàu chiến dễ đi lại, có lực lượng
giáo dân đông.
D. Là nơi gần thành Gia Định, nên sẽ thực hiện  được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh
để tiêu diệt triều đình Huế.
Câu 23: Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì Lịch sử thế giới hiện đại?
A. Chiến tranh thế giới thứ I kết thúc (1918).C. Cách mạng Tháng mười Nga thắng lợi
(1917).
B. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt tận gốc. D. Hệ thống Vecxai – Oasinhton hình
thành.
Câu 24: Thất bại trong kế hoạch đánh chiếm Đà Nẵng, Thực dân Pháp đã chuyển hướng tấn
công Gia Định( 2/1859) vì
A. dễ dàng mở rộng đánh chiếm các nước ở Đông Nam Á.
B. quân đội triều đình đóng ở Gia Định và Nam Kì chưa có sự phòng bị tốt.
C. Gia Định có triều cường lên xuống.
D. Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, lại có vị trí chiến lược.
Câu 25: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà
Nẵng là điểm tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam (1858)?
A. Muốn cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn.
B. Dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công vào kinh thành Huế.
C. Là nơi có cảng nước sâu, tàu thuyền lớn dễ dàng qua lại.
D. Nơi tập trung nhiều giáo dân, giáo sĩ có thể làm nội ứng.
Câu 26: Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Định năm 1859, thực
dân Pháp chuyển sang lối đánh nào?
A. “ Chinh phục từng địa phương”.    B. “ Đánh chắc, tiến chắc”.    C. “Chinh phục từng
gói nhỏ”.             D. “ Đánh lâu dài”.
Câu 27: Ngày 15-8-1945 là mốc đánh dấu sự kiện lịch sử nào sau đây?
A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
   C. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm hình thành.
B. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
   D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu.
Câu 28: Ý nghĩa của chiến thắng Xtalingrat trong chiến tranh thế giới thứ II là gì?
A. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
    C. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh.
    D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle.

You might also like