You are on page 1of 7

I.

So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai:
Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai có những điểm
giống nhau và khác nhau, cụ thể như sau:

Tiêu chí so sánh Chiến tranh thế giới thứ nhất Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về bởi vì do những
vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đã đạt đến đỉnh cao
Nguyên nhân không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.
* Nguyên nhân trực tiếp: * Nguyên nhân trực tiếp:
- Đầu thế kỷ XX, ở châu Âu hình - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế
thành 2 khối quân sự đối đầu giới 1929 - 1933 → chủ nghĩa
nhau: phát xít đã xuất hiện, lên cầm
+ Khối Liên minh: Đức, quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản
Áo- Hung, Ý (1882). → Ráo riết chạy đua vũ trang,
+ Khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga gây chiến tranh xâm lược.
(đầu thế kỉ XX). + Nhật Bản xâm lược Trung
+ Khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Quốc.
Nga. + Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a.
=> Cả 2 khối tích cực chạy đua vũ + Đức can thiệp và Tây Ban
trang, chuẩn bị chiến tranh phân Nha, xé bỏ Hòa ước Véc xai,
chia lại thế giới. hướng tới thành lập nước “Đại
* Nguyên nhân duyên cớ: Đức”.
- Ngày 28/6/1914, Thái tử của đế - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp
quốc Áo- Hung bị một phần tử của Anh, Pháp, Mĩ với các lực
Xéc-bi ám sát. lượng phát xít.
- Ngày 28/7/1914, Áo- Hung + Mĩ theo “chủ nghĩa biệt lập” ở
tuyên chiến với Xéc-bi. Tây bán cầu, không can dự vào
- 1/8, Đức tuyên chiến với Nga. các vấn đề xảy ra bên ngoài châu
- 3/8, Đức tuyên chiến với Pháp. Mĩ.
- 4/8, Anh tuyên chiến với Đức. + Anh, Pháp thực hiện chính
=> Chiến tranh thế giới thứ nhất sách nhượng bộ phát xít, đẩy
bùng nổ. chiến tranh về phía Liên Xô,
đỉnh cao là tại Hội nghị Muy-
ních (9/1938).
- Tạo điều kiện cho các lực
lượng phát xít tự do hành động.
 - Ngày 1/9/1939, Đức tấn
công Ba Lan
- Ngày 3/9/1939, Anh, Pháp
tuyên chiến với Đức.
→ Chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất với 111Chiến tranh thế giới thứ hai
Phe tham chiến sự tham gia của phe Liên Minh và với sự tham gia của phe Phát xít
phe Hiệp ước: và phe Đồng minh.
- Phe Liên minh gồm Đức, Áo - Phe phát xít dẫn đầu là Đức,
Hung, I-ta-li-a. Italia, Nhật Bản.
- Phe Hiệp ước bao gồm: Anh, - Phe đồng minh dẫn đầu là Anh,
Pháp, Nga. Liên Xô, Mỹ.
Thành phần các Các nước tư bản chủ nghĩa Các nước tư bản chủ nghĩa và xã
nước tham chiến hội chủ nghĩa (Liên Xô)
Phạm vi, quy Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70
mô quốc gia. quốc gia.
- Từ tháng 9/1939 đến tháng
Tính chất Là cuộc chiến tranh đế quốc phi 6/1941: chiến tranh đế quốc phi
nghĩa ở cả hai bên tham chiến. nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
- Từ tháng 6/1941, tính chất của
chiến tranh có sự thay đổi: tính
chất phi nghĩa thuộc về các nước
phát xít; tính chất chính nghĩa thì
thuộc về các lực lượng chống
phát xít.
Kết cục Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai sau khi
kết thúc thì tất cả tham chiến đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn
thất hết sức nặng nề, cụ thể đó chính là thiệt hại về người và của, kinh
tế bị tàn phá nặng nề.
- Sự thất bại của phe Liên minh: 1. Kết thúc với sự sụp đổ hoàn
Đức, Áo Hung, I-ta-li-a. toàn của chủ nghĩa phát xít
- Hậu quả của chiến tranh thế giới - Thắng lợi vĩ đại thuộc về các
thứ nhất đã gây ra đó là những dân tộc trên thế giới, trong đó
thảm họa hết sức nặng nề đối với Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng
nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị trụ cột.
cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu 2. Để lại những hậu quả nặng
người chết, trên 20 triệu người bị nề cho nhân loại
thương, nền kinh tế Châu Âu bị - Hơn 70 quốc gia với 1.7 tỉ
kiệt quệ.Ngoài mất mát về người, người đã bị lôi cuốn vào vòng
các thành phố, làng mạc, đường
sá, cầu cống, nhà máy… ở châu chiến.
Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật - Khoảng 60 triệu người chết, 90
chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền triệu người bị thương, thiệt hại
các nước tham chiến chi phí cho vật chất khoảng 4000 tỉ đô-la.
chiến tranh vào khoảng 85 tỷ 3. Chiến tranh kết thúc đưa
USD. đến những biến đổi căn bản
- Cách mạng tháng 10 Nga thành của tình hình thế giới
công đánh dấu bước chuyển lớn - Hình thành trật tự thế giới mới
của cục diện thế giới. (trật tự hai cực Ianta) do Mĩ và
- Sau Chiến tranh thế giới thứ Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
nhất, trật tự thế giới đã được quy - Hệ thống XHCN được hình
định trong hòa ước Vecsai – thành, không ngừng mở rộng về
Oasinhton. không gian địa lí.
- Thế và lực trong hệ thống
TBCN thay đổi.
- Phong trào đấu tranh giành độc
lập phát triển mạnh mẽ.
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ
thuật từ trong Chiến tranh thế
giới thứ hai (bắt đầu từ Mĩ)
không ngừng phát triển, đưa đến
nhiều tiến bộ vượt bậc.

* Bài học rút ra từ hai cuộc chiến tranh:


- Thứ nhất, Mặc dù chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra nhiều bi kịch cho nhân loại,
nhưng thông qua đó, chúng ta cũng tìm hiểu về lịch sử sẽ được truyền lại cho thế giới
trong tương lai. Tính ích kỷ và tham vọng ở cấp độ quốc tế hoặc quốc gia dẫn đến những
xung đột thù địch tiềm ẩn. Khi chiến tranh nổ ra, bao giờ kết quả cuối cùng cũng là những
hậu quả nặng nề mà nó để lại cho các nước tham chiến.
- Thứ hai, tốc độ tàn phá của chiến tranh là vô cùng khủng khiếp mà không ai có thể
lường trước được,  đặc biệt là trong điều kiện các mối quan hệ chặt chẽ cũng như sự phát
triển của kinh tế, của cộng nghiệp hiện đại.
- Thứ ba, lợi ích quốc gia là yếu tố hết sức quan trọng, luôn song hành với lợi ích chính
đáng của đất nước. Nếu các nước không tôn trọng và bình đẳng với nhau thì tình hình
quốc tế không thể ổn định.
- Cuối cùng, các xung đột quốc tế hay các quốc gia cũng phải được giải quyết kịp thời
bằng các biện pháp hòa bình, tránh xung đột vũ trang với những sự kiện ảnh hưởng trực
tiếp đến nhân loại. Khi một quốc gia bị dồn vào bước đường cùng, khi lợi ích của quốc
gia đó bị xâm phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hòa bình thế giới. Hãy nhớ rằng vấn đề
chiến tranh và hòa bình là vấn đề chung của toàn thế giới hiện nay. Khi chiến tranh nổ ra,
nó dễ dàng kéo cả thế giới vào cuộc. Trước những hậu quả nặng nề của chiến tranh, loài
người phải nhận thức rõ sự cần thiết phải ngăn chặn ngòi nổ của chiến tranh trước khi quá
muộn.

* Bài học rút ra để ngăn chặn nguy cơ một cuộc chiến tranh mới:
- Chúng ta phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hoà bình đem lại cuộc sông
bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnh tật, thiếu ăn,
không được học hành…
- Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới.
- Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán.
- Hợp tác kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững
mạnh. 
- Thay cho các khoản chi phí về quân sự, ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó
khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ.
- Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn
không đáng có. 
- Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước. 

II. Vai trò của Liên Xô trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế
giới thứ hai:
- Sau khi chiếm được 11 nước châu Âu với diện tích gần 2 triệu km2 và số dân là 142
triệu người, sức mạnh được tăng lên gấp bội, vào 3 giờ 30 phút sáng ngày 22-6-1941,
phát-xít Đức không tuyên chiến, bất ngờ mở cuộc tấn công trên khắp biên giới phía Tây
của Liên Xô từ Biển Đen đến biển Ban-tích. Mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của
Đức quốc xã là độc chiếm kho tài nguyên vô tận của Liên Xô và tiêu diệt chế độ xã hội
chủ nghĩa - kẻ thù số l của chủ nghĩa phát-xít.
- Phát động chiến dịch chiến tranh chớp nhoáng, hòng nhanh chóng đánh bại Hồng quân
Liên Xô trên chiến trường châu Âu, phát-xít Đức đã tập trung trên mặt trận Xô - Đức một
lực lượng đông nhất, mạnh nhất, tinh nhuệ nhất, được trang bị hiện đại nhất, gồm 190 sư
đoàn (5,5 triệu quân), 4,3 nghìn xe tăng - thiết giáp, 47 nghìn pháo, gần 5 nghìn máy bay,
192 tàu chiến. Để đối phó với việc đánh nhanh, thắng nhanh của phát-xít Đức, Liên Xô đã
tổng động viên toàn bộ tiềm lực và thực hiện nhiều chiến dịch chiến lược, từng bước đánh
bại và cuối cùng tiến công đập tan sức kháng cự của phát-xít Đức ngay tại sào huyệt của
chúng ở Béc-lin, buộc chúng phải đầu hàng vô điều kiện vào ngày 08-5-1945. Trong đó
nổi bật là chiến dịch Mát-xcơ-va (từ ngày 30-9-1941 đến ngày 20-4-1942), chiến dịch
Cuốc-xcơ (từ ngày 04-7 đến ngày 13-8-1943), chiến dịch Xta-lin-grát (từ ngày 17-7-1942
đến ngày 02-02-1943), chiến dịch Béc-lin (từ ngày 16-4 đến ngày 08-5-1945). Ở châu Á,
Hồng quân Liên Xô đã tiến hành thắng lợi chiến dịch Mãn Châu (từ tháng 02 tới tháng 9-
1945), góp phần quyết định buộc quân phiệt Nhật Bản đầu hàng, kết thúc Chiến tranh thế
giới thứ hai ở châu Á vào ngày 02-9-1945.
- Chiến dịch Mát-xcơ-va là chiến dịch chiến lược phòng ngự lớn nhất trong Chiến tranh
thế giới thứ hai, về sau chuyển thành chiến dịch phản công - tiến công của Hồng quân
Liên Xô ở ngoại ô Mát-xcơ-va. Tháng 9-1941, quân Đức sử dụng cụm Tập đoàn quân
trung tâm, gồm 3 tập đoàn quân dã chiến và 3 tập đoàn quân xe tăng (gồm 1,8 triệu quân,
1,7 nghìn xe tăng, 14 nghìn pháo, cối, 1,39 nghìn máy bay) mở cuộc tiến công lớn mang
mật danh “Giông tố”, tiến về khu vực Mát-xcơ-va.
- Trong giai đoạn phòng ngự (từ ngày 30-9 đến 05-12-1941), Hồng quân Liên Xô đã tập
trung 4 phương diện quân tổ chức đánh trả quyết liệt các mũi tiến công của quân Đức.
Ngày 07-11-1941, Liên Xô đã tổ chức cuộc duyệt binh lịch sử trên Quảng trường Đỏ nhân
kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, sau đó các lực lượng tham gia cuộc duyệt
binh này đã tiến thẳng ra mặt trận. Đến cuối tháng 11 đầu tháng 12-1941, Hồng quân Liên
Xô đã đẩy lùi các mũi tiến công của quân Đức và chuyển sang phản công.
- Từ ngày 05-12-1941 đến ngày 20-4-1942, Hồng quân Liên Xô, được sự yểm trợ của
không quân, đã chuyển sang thế chủ động phản công kết hợp với tiến công, đẩy quân Đức
về phía tây 100 km - 350 km và gây tổn thất nặng cho 38 sư đoàn Đức (trong đó có 15 sư
đoàn xe tăng và cơ giới). Kết cục của chiến dịch này, quân Đức bị thiệt hại 500 nghìn
quân, 1,3 nghìn xe tăng, 2,5 nghìn pháo, trên 15 nghìn xe và các khí tài khác. Thắng lợi
trong chiến dịch Mát-xcơ-va mở đầu bước ngoặt cơ bản trong tiến trình Chiến tranh thế
giới thứ hai, làm phá sản huyền thoại bất khả chiến bại của quân Đức và củng cố khối liên
minh chống phát-xít.
- Chiến dịch Cuốc-xcơ là chiến dịch chiến lược phòng ngự sau chuyển sang phản công -
tiến công của Hồng quân Liên Xô trên địa bàn chiến lược bao gồm 4 tỉnh Ô-ri-ôn, Cuốc-
xcơ, Ben-gô-rớt và Khác-cốp. Trong chiến dịch này, Hồng quân Liên Xô đã tiến hành
cuộc đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới với quân Đức và đã đánh tan
30 sư đoàn Đức, trong đó có 7 sư đoàn xe tăng (500 nghìn quân, 1,5 nghìn xe tăng, 3
nghìn pháo, 3,7 nghìn máy bay), tạo điều kiện để chuyển sang thế chủ động chiến lược,
tạo điều kiện chuyển sang tổng tiến công.
- Chiến dịch Xta-lin-grát là chiến dịch chiến lược phòng ngự sau chuyển sang phản công
tiến công lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai của Hồng quân Liên Xô. Mùa hè
năm 1942, lợi dụng thời cơ quân đồng minh Anh - Mỹ - Pháp chưa mở mặt trận thứ hai ở
châu Âu, phát-xít Đức mở cuộc tiến công lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai
nhằm đánh chiếm khu vực dầu mỏ ở nam Cáp-ca và những dải đất phì nhiêu vùng Sông
Đông, sông Cu-ban và Vôn-ga.
- Trận quyết chiến chiến lược Xta-lin-grát diễn ra trên địa bàn rộng tới 38,4 nghìn dặm
vuông, với tổng cộng 2,1 triệu quân, thậm chí có lúc lên tới 3 triệu quân, cùng rất nhiều
loại vũ khí hiện đại, kéo dài trong 200 ngày đêm (từ tháng 7-1941 đến tháng 2-1943).
Trong chiến dịch này, Hồng quân Liên Xô đánh tan lực lượng quân Đức với khoảng hơn
1,2 triệu quân (gồm bị chết, bị thương, bị bắt làm tù binh và mất tích), chiếm gần 1/4 lực
lượng trên toàn mặt trận Xô - Đức. Số lượng xe tăng và xe quân sự của Đức vị phá hủy
trong trận Xta-lin-grát ngang số lượng mà ngành công nghiệp Đức có thể sản xuất trong 6
tháng.
- Thất bại của Hít-le trong trận Xta-lin-grát tác động rất lớn tới tinh thần quân đội Đức,
trong hàng ngũ binh lính Đức bắt đầu hình thành tâm lý lo lắng bị đánh tạt sườn và bị bao
vây tương tự như trong trận Xta-lin-grát. Thậm chí, một số sĩ quan cấp cao của quân đội
phát-xít bắt đầu tính đến chuyện đảo chính lật đổ Hít-le.
- Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch Xta-lin-grát góp phần quyết định
tạo ra bước ngoặt cơ bản trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô và
trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có ý nghĩa quân sự và chính trị to lớn, gây chấn động
toàn nước Đức, góp phần đẩy mạnh phong trào kháng chiến ở những nước bị Đức chiếm
đóng, buộc Nhật Bản phải tạm thời từ bỏ kế hoạch tấn công Liên Xô.
- Đồng thời, chiến bại của Hít-le ở Xta-lin-grát còn làm rung chuyển và gây chia rẽ cả
khối phát-xít. Lo ngại kết cục thê thảm tại Xta-lin-grát, lãnh đạo các nước đi theo Đức
Quốc xã như I-ta-li-a, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri và Phần Lan bắt đầu tìm cớ rút khỏi cuộc
chiến tranh, không gửi thêm quân tới mặt trận Xô - Đức. Diễn biến tại Xta-lin-grát còn
khiến nước Đức bị cô lập thêm trên trường quốc tế.
- Khi cuộc chiến bước vào giai đoạn cuối với tương quan lực lượng nghiêng về Liên Xô,
sáng 06-6-1944, Mỹ và Anh mở mặt trận thứ hai, đổ bộ lên Bắc Pháp.
- Chiến dịch Béc-lin là chiến dịch tiến công chiến lược của Hồng quân Liên Xô diễn ra
ngay tại sào huyệt cuối cùng của phát-xít Đức, giải phóng Béc-lin, kết thúc Chiến tranh
thế giới thứ hai trên chiến trường châu Âu. Trong chiến dịch này, Hồng quân Liên Xô đã
tiêu diệt của quân Đức 70 sư đoàn bộ binh, 23 sư đoàn xe tăng, bắt 480 nghìn tù binh và
thu chiến lợi phẩm gồm 1,5 nghìn xe tăng, 5,6 nghìn pháo và súng cối, 4,5 nghìn máy
bay. Ngày 09-5-1945, trước đại diện Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô và
Bộ Tổng chỉ huy quân Đồng minh, Thống chế Tổng tư lệnh quân đội Đức đã ký vào văn
bản đầu hàng không điều kiện.
- Chiến dịch Mãn Châu là chiến dịch tiến công chiến lược của Hồng quân Liên Xô phối
hợp với lực lượng kháng chiến của Mông Cổ, Trung Quốc và Triều Tiên chống quân
phiệt Nhật. Trong chiến dịch này, Hồng quân Liên Xô đóng vai trò quyết định trong việc
tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Bản, giải phóng đông bắc Trung Quốc (Mãn
Châu) và Bắc Triều Tiên, phá tan căn cứ kinh tế quân sự của Nhật Bản trên lục địa châu
Á, buộc quân Nhật phải ký kết hiệp ước đầu hàng vô điều kiện, kết thúc Chiến tranh thế
giới thứ hai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong chiến dịch này, Hồng quân Liên
Xô và đồng minh đã đánh bại đạo quân của Nhật Bản gồm 1 triệu quân, 1,155 nghìn xe
tăng, 5,360 nghìn pháo và súng cối, 1,8 nghìn máy bay, 25 tàu chiến.
=> Như vậy có thể thấy Liên Xô đóng vai trò quan trọng có tính quyết định đối với
chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Là một trong ba trụ cột chính cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu
diệt chủ nghĩa phát xít.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho phát xít Đức suy yếu và giải phóng các nước
ở Đông Âu.
- Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
- Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.
- Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.

You might also like