You are on page 1of 8

ÔN TẬP LSQHQT

1. Sự tính toán của các bên tham gia Thế chiến I


- Cuộc Chiến thế giới thứ nhất đã đưa 38 nước đế quốc vào cuộc đấu đá để tranh giành quyền lợi và
xâm lược lẫn nhau nhằm cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của đối phương.
- Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa do sự phát triển không đều, đặc biệt là sự tranh chấp thuộc địa
của các nước đế quốc Đức, Áo – Hung, I – ta – li – a và Anh, Pháp, Nga. Tất cả đều ôm mộng xâm
lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang. Chính mâu thuận
giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa đế quốc Anh và đế quốc Đức, là
nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc không đều, đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa, đế
quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
- Ban đầu Mỹ không tham chiến, nhưng đến cuối năm 1917, nhận thấy rằng nếu Đức thắng lợi thì các
quyền lợi của Mỹ ở châu Âu sẽ bị đe dọa, do đó Mỹ quyết định tham chiến cùng phe Hiệp ước với
Anh và Pháp. Kết quả: các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mỹ. Riêng nước Mỹ thì được
hưởng lợi trong cuộc chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập
quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần.
2. Nguyên nhân CTTG II
 Nguyên nhân sâu xa
- Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, những mâu thuẫn về quyền lợi, thuộc địa và thị
trường giữa các nước đế quốc thắng trận nảy sinh. Nguyên nhân chính là do tác động của quy luật
phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản. Điều này dẫn đến sự phân
biệt, phân chia thế giới và dẫn tới những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.
- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo trật tự Versailles – Washington đã không còn phù hợp với
tình hình lúc đó, buộc phải có một cuộc chiến mới giữa các nước đế quốc để tổ chức, phân chia lại
thế giới.
 Nguyên nhân trực tiếp
- Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 của Mỹ đã tác động và làm ảnh hưởng nghiêm
trọng tới nền kinh tế thế giới, làm cho những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng sâu sắc,
các nhà cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chuẩn bị chiến tranh
phân chia lại thị trường.
- Sự mâu thuẫn giữa hai khối Anh - Pháp - Mỹ và Đức- Italia - Nhật Bản ngày càng gay gắt về vấn đề
thị trường, thuộc địa, nhưng cả hai đều lo sợ trước sự bành trướng của Liên Xô nên muốn tìm
cách tiêu diệt.
- Theo đó, quân Anh-Pháp- Mỹ đã thoả hiệp với phe Đức- Italia-Nhật Bản chĩa mũi tấn công vào Liên
Xô, sau khi thực hiện sát nhập Áo và Đức, Hitler đã chiếm luôn Tiệp Khắc. Tuy nhiên điều đó chưa
đủ mạnh để Đức có thể đè bẹp Liên Xô, phát xít Đức đã tấn công các nước Châu Âu để làm bàn
đạp thôn tính Liên Xô.
- Ngày 1/9/1939 Đức nổ súng tấn công Ba Lan sau đó lần lượt Pháp, Anh tuyên chiến với phát xít đức,
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
3. Nội dung hệ thống Hòa ước Versailles – Washington
- Vở
4. Nội dung hiệp định Yalta (tr.182)
- Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh đều thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và
chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật tại Châu Á sau khi
chiến tranh ở châu Âu đã kết thúc.
- Ba cường quốc Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh thống nhất sẽ thành lập một tổ chức để nhằm mục đích có
thể giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới (sau này là Liên Hợp Quốc).
- Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh đã thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát
xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Bên cạnh đó Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh cũng
thống nhất việc thêm Pháp nhằm có thể chia Đức thành 4 khu chiếm đóng, đền bù chiến tranh.
Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh cũng đã thống nhất Đức phải phi phát xít hóa, phi quân sự hóa và dân chủ
hóa. Việc bồi thường chiến tranh cũng sẽ diễn ra bằng việc tịch thu tài sản.
 Tại châu Âu: Liên Xô sẽ chiếm Đông âu, Đông Béc – lin và Đông Đức. Còn Mỹ, Pháp và Anh thì sẽ
chiếm đóng toàn bộ Tây Âu, Tây Đức và Tây Béc – lin.
 Tại châu Á: Hội nghị Ianta đã thống nhất để Liên Xô tham chiến chống Nhật
sau khi chiến tranh kết thúc tại châu Á và châu Âu. Bên cạnh đó, khôi phục quyền lợi nước Nga đã
mất sau chiến tranh Nga – Nhật. Riêng ở Mông Cổ thì sẽ giữ nguyên trạng. Mỹ sẽ chiếm đóng Nhật
Bản, phía nam Bán đảo Triều Tiên còn phía Bắc thì cũng sẽ chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Trung
Quốc sẽ hoàn toàn trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ. Những vùng còn lại ở châu Á cụ thể
như: Đông Nam Á, Tây Á đều sẽ thuộc về phạm vi của các nước phương Tây cũ.
- Những quyết định của hội nghị Yalta (I-an-ta) đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới,
thường được gọi là “Trật tự hai cực Yalta”.
5. Quan hệ Xô – Mỹ trong chiến tranh lạnh (tr.11)
- Ngay trong giai đoạn cuối của CTTG-II, Mỹ đã nhìn nhận Liên Xô như một lực lượng có thể cản trở
giấc mộng bá chủ thế giới của mình. Khi thất bại của phe Trục trở nên tất yếu, cũng là lúc Mỹ bắt
đầu thi hành chính sách nhằm kiềm chế Liên Xô. Sau chiến tranh chính sách này ngày càng trở nên
kiên quyết, theo chiều hướng đối đầu, dẫn đến sự tan rã của liên minh Xô-Mỹ.
- Trong bối cảnh của thế giới sau chiến tranh, Xô – Mỹ đã chuyển từ sự hợp tác trong chiến tranh
sang tình trạng đối đầu và Chiến tranh lạnh.
6. Cuộc khủng hoảng Berlin và vấn đề nước Đức
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, các cường quốc Đồng minh tổ chức các hội nghị
hòa bình tại Yalta. Vì là nước thua trận nên nước Đức bị chia cắt thành 4 phần do các nước Đồng
minh (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) chiếm đóng. Phần phía Đông thuộc sự kiểm soát của Liên Xô. Phần
phía Tây thuộc 3 nước Anh, Mỹ, Pháp.
- Đầu năm 1948, Hoa Kỳ, Anh và Pháp bí mật bắt đầu lên kế hoạch thành lập một nhà nước Đức mới
bao gồm các khu vực chiếm đóng của Đồng minh phương Tây. Vào tháng 3, khi Liên Xô phát hiện
ra những sự nhen nhóm này, họ đã rút khỏi Hội đồng Kiểm soát Đồng minh (CCA).
- Ngày 22/06/1948, đàm phán giữa Liên Xô, Mỹ và Anh thất bại.
 Khủng hoảng Berlin (1958 – 1989)
- Cuộc xung đột xung quanh mâu thuẫn thứ hai giữa Hoa Kỳ và Liên Xô về tình trạng của Tây Berlin. Từ
tháng 10 - 1958 đến tháng 10 - 1961 đã bị hủy bỏ và về cơ bản đã kết thúc.
- Tháng 11/1958, Thủ tướng Liên Xô Khrushchev ra một tối hậu thư cho các cường quốc phương Tây
thời hạn sáu tháng để đồng ý rút khỏi Berlin.
- Tháng 6 năm 1961: thủ tướng Khrushchev đã tạo ra một cuộc khủng hoảng mới về vị thế của Tây
Berlin khi một lần nữa đe doạ ký một hiệp ước hoà bình riêng rẽ với Đông Đức. Ông tuyên bố sẽ
chấm dứt các thoả thuận bốn cường quốc đảm bảo quyền tiếp cận của Mỹ, Anh và Pháp với Tây
Berlin.
- Ngày 12/8/1961, Walter Ulbricht đã ký quyết định đóng cửa biên giới và dựng lên bức tường.
 Khủng hoảng Berlin 1961, bức tường Berlin được xây dựng
- Ngày 13/8/1961, Đông Đức đã đóng cửa biên giới giữa Đông và Tây Berlin để xây bức tường ngăn
cách nhằm ngăn chặn công dân đào tẩu sang Tây Đức.
- Bức tường Berlin đã chia cắt Đông Đức và Tây Đức cho tới tận gần 30 năm.
7. Cuộc chiến tranh Đông Dương & chiến tranh Việt Nam
 Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954)
- Còn được gọi là kháng chiến chống Pháp, là cuộc chiến diễn ra tại Đông Dương giữa Quân đội viễn
chinh Pháp và lực lượng Việt Minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng các nhóm kháng chiến
khác của Lào và Campuchia.
- Đối với Việt Nam, đây là giai đoạn đầu tiên trong "Cuộc kháng chiến 30 năm" với mục tiêu giành độc
lập cho Việt Nam.
- Vở
- Kết quả: Pháp thất bại và phải kí hiệp định Hiệp định Genève.
 Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975)
- Còn được gọi là cuộc khánh chiến chống Mỹ. Sau khi thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng
chiến tranh Đông Dương, đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ nhằm chia cắt lâu dài đất
nước ta. Mục đích của chúng là biến miền Nam thành một thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự
làm bàn đạp tấn công miền Bắc, ngăn chặn làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc và xã hội chủ
nghĩa đang mở rộng ở Đông Nam Á.
- Cuộc chiến trải qua 5 giai đoạn chính:
 Giai đoạn 1 (7/1954 – 12/1960): Thời kỳ giữ gìn lực lượng chuyển sang khởi nghĩa từng phần -
phong trào Đồng Khởi
 Giai đoạn 2 (1/1961 – 6/1965): Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành
chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.
 Giai đoạn 3 (7/1965 – 12/1968): Phát triển thế tiến công chiến lược, đánh bại chiến lược "Chiến
tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần 1 (7/2/1965 – 1/11/1968) của Mỹ ở miền
Bắc.
 Giai đoạn 4 (1/1969 – 1/1973): Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh và chiến tranh phá
hoại lần 2 (6/4/1972 – 15/1/1973) của Mỹ ở miền Bắc, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris 1973 về
Việt Nam, rút hết quân Mỹ về nước.
 Giai đoạn 5 (12/1973 – 30/4/1975): tạo thế, tạo lực và thực hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc thắng lợi cuộc Kháng chiến chống Mỹ.
- Kết quả: cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn. Nhân dân VN đã đánh thắng cuộc chiến
tranh xâm lược thực dân với quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất từ sau Chiến tranh Thế
giới thứ hai. Đây cũng là cuộc chiến thất bại chưa từng có trong lịch sử 200 năm của nước Mỹ.
8. Vấn đề Campuchia và QHQT ở ĐNA (tr.330)
- Vấn đề Campuchia (1979 - 1991) là trọng tâm trong quan hệ quốc tế của khu vực Đông Nam Á sau
khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
- Năm 1979, Việt Nam đưa quân vào Campuchia, phối hợp cùng lực lượng vũ trang cách mạng
Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Nhóm nước ASEAN cho rằng đây là hành động
xâm lược nên từ lập trường “đối thoại” lại chuyển sang “đối đầu, cô lập” Việt Nam và nhà nước
Cộng hòa Nhân dân Campuchia dẫn đến việc gia nhập ASEAN của Việt Nam gặp nhiều trở ngại.
- Bước sang thập niên 80 của thế kỷ XX, các nước ASEAN đang có nhu cầu xây dựng một Đông Nam Á
hòa bình và ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, do đó họ muốn tìm giải pháp chung cho vấn đề
Campuchia. Nhiều nhà lãnh đạo ASEAN đã từng bước nhận thức rõ được kẻ đắc lợi trong khi tình
hình Đông Nam Á bất ổn chính là các nước lớn ở ngoài khu vực. Từ đó, họ thấy rằng mối đe doạ lợi
ích quốc gia thực sự và lâu dài không phải đến từ Việt Nam.
- Từ năm 1987, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN được cải thiện đáng kể về vấn đề
Campuchia. Nếu như trước đây, ASEAN và cộng đồng quốc tế xem Việt Nam là mối đe dọa đối với
hòa bình và an ninh khu vực, thì giờ đây họ nhận thức rằng, mối đe dọa đó đến từ Khmer Đỏ chứ
không phải Việt Nam.
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ bảy của tổ chức ASEAN, mở ra giai
đoạn hội nhập liên kết vì một khu vực hòa bình, thống nhất và phát triển.
9. Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu (tr.373)
 Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô.(Liên Xô từ nửa sau những năm 1970 đến 1991).
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới.
- Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, kinh
tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.
b. Công cuộc cải tổ và hậu quả:
- Tháng 3/1985, M Gooc –ba - chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nƣớc theo đƣờng lối “cải
cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tƣ tƣởng. Do sai lầm trong
quá trình cải tổ, đất nƣớc Xô Viết khủng hoảng toàn diện:
 Kinh tế chuyển sang kinh tế thị trƣờng vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nƣớc nên gây ra hỗn loạn,
thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
 Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..), tƣ tƣởng rối loạn (đa nguyên,
đa đảng)
- Tháng 08/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Gorbachev thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ
hoạt động.
- Ngày 21/12/1991, 11 nƣớc cộng hòa tách ra khỏi liên bang lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG
).
- Ngày 25/12/1991, Liên Xô tan rã sau 74 năm tồn tại.
 Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nƣớc Đông Âu (nửa sau những năm 1970 đến 1991)
- Kinh tế: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.
- Những sai lầm và bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản
động làm cho cuộc khủng hoảng của các nƣớc Đông Âu ngày càng gay gắt.
 Chính trị: Các thế lực chống CNXH kích động nhân dân, biểu tình đòi cải cách kinh tế, chính trị, tổng
tuyển cử tự do.
 Đảng và nhà nƣớc Đông Âu phải chấp nhận kết quả các thế lực chống CNXH thắng thế lên nắm
quyền,các nƣớc Đông Âu lần lƣợt rời bỏ chủ nghĩa xã hội, tuyên bố là các nƣớc cộng hòa, hệ
thống XHCN sụp đổ.
 Đông Đức sát nhập vào Tây Đức (3-10-1990); SEV giải thể ngày 28-8-1991: Tổ chức Vácsavamgiải thể
ngày 1-7-1991.
 Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
- Đã xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp với quy luật khách quan, đƣờng lối chủ quan,
duy ý chí, quan liêu bao cấp không theo quy luật của cơ chế thị trƣờng làm sản xuất đình trệ, đời
sống nhân dân không đƣợc cải thiện.
- Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, tham nhũng… làm nhân dân bất mãn.
- Không bắt kịp bƣớc phát triển của khoa học- kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng
hoảng kinh tế – xã hội. Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nƣớc.
Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình XHCN chƣa khoa học, chƣa nhân văn và là một bƣớc lùi tạm
thời của chủ nghĩa xã hội.
10. *QHQT ở Đông Á (chiến tranh Triều Tiên) (tr.155)
- Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra trên bán đảo Triều Tiên giữa Bắc Triều Tiên (với sự hỗ trợ
của Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa) và Hàn Quốc (với sự hỗ trợ đến từ Liên
Hợp Quốc, trong đó quốc gia giữ vai trò nòng cốt là Hoa Kỳ).
- Năm 1895, Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên - năm 1910 đã biến miền đất này thành một phần đất
bảo hộ của Nhật Bản. Sau khi lực lượng Đồng Minh đánh thắng Nhật Bản trong Thế Chiến Thứ Hai
(1939-45), các lực lượng quân sự Hoa Kỳ và Liên Xô đã tiến vào bán đảo Triều Tiên và quân đội
Nhật Bản đã đầu hàng.
- Hai cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ đã thiết lập trên bán đảo này hai chế độ chính trị tương phản
nhau, miền bắc theo Cộng Sản còn miền nam theo nền dân chủ. Đất nước Triều Tiên từ này bị chia
đôi, dọc theo biên giới tạm thời gần vĩ tuyến 38.
- Quân đội Mỹ và Liên Xô rút khỏi bán đảo Triều Tiên trước năm 1949.
- Rạng sáng ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên tràn sang bên kia vĩ tuyến 38. Mỹ vội vàng huy động
binh sĩ của họ ở các căn cứ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, lực lượng Mỹ và Hàn Quốc gặp khó khăn trong
các cuộc giao tranh, liên tục rút lui. Cuối cùng, họ lui về cố thủ ở thành phố cảng Busan, Mỹ kêu gọi
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc giúp đỡ.  Kết quả là binh sĩ Hàn Quốc cùng 4 sư đoàn Mỹ cầm
cự được khoảng 6 tuần.
- Ngày 15/9/1950, Douglas MacArthur phát động một chiến dịch mạo hiểm nhằm vào thành phố
cảng Inchon ở phía tây.
- Ngày 25/9, lực lượng liên quân đã giành lại Seoul.
- Ngày 25/10, quân đội Trung Quốc tham chiến. Tình thế nhanh chóng đảo ngược vào hôm sau, khi
khoảng 180.000 "chí nguyện quân" Trung Quốc phản công. MacArthur ra lệnh rút quân.
- Ngày 10/7/1951: các cuộc đàm phán về ngừng bắn bắt đầu.
- Ngày 27/7/1953, một thỏa thuận ngừng bắn được ký tại Bàn Môn Điếm.
- Tới nay, bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt
được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo và binh sĩ.
11. Sự hình thành trật tự TG mới sau chiến tranh lạnh
- Từ 1989 – 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
- Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể
- 01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động.
- Trật tự ”hai cực ” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hƣởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh
hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.
- Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp:
 Trật tự hai cực Yalta sụp đổ. Một trật tự thế giới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực.
 Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế.
 Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới ”đơn cực” để làm bá chủ thế giới, nhưng không thực
hiện được.
 Sau ”chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài
(Ban-căng, châu Phi, Trung Á).
- Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11/09/2001 ở
nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với
những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới
và trong quan hệ quốc tế.
- Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối
mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.
12. Các vấn đề khu vực và toàn cầu trong TK XXI
- 1. Xu hướng vận động để hình thành trật tự thế giới mới tiếp tục diễn ra nhanh hơn và biến đổi rất
phức tạp.
2. Quá trình dịch chuyển quyền lực tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong nền kinh tế, chính trị, an ninh toàn
cầu.
- 3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới dù ít được nhắc đến dưới góc độ truyền
thông, nhưng vẫn là chủ đề chính và là bản chất của thời đại.
- 4. Cạnh tranh giữa các nước lớn tiếp tục trở thành yếu tố bao trùm môi trường quốc tế trong thời
gian tới, tiềm ẩn nguy cơ xung đột cục bộ hoặc xung đột lĩnh vực rất cao.
- 5. Một số xu thế lớn được đẩy nhanh, nổi bật là:
 Sự hoài nghi nhất định về toàn cầu hóa đã có từ trước và trong những năm vừa qua xu hướng
nghịch chiều dưới tác động của chủ nghĩa dân tộc, dân túy, bảo hộ và thách thức của đại dịch
COVID-19, xung đột ở U-crai-na.
 Cùng với toàn cầu hóa, luật pháp quốc tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức khi “luật chơi”
và các thiết chế luật pháp quốc tế đã định hình từ trước bị một số nước xem nhẹ, vượt qua.
 Toàn cầu hóa, đẩy mạnh hội nhập và liên kết quốc tế, nhưng cũng tạo ra tình thế “kẻ thắng người
thua”, tạo điều kiện cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa thực dụng phát triển.
 COVID-19 đã đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái, vấn đề xung đột giữa Nga - U-crai-na diễn ra đã đẩy
cục diện kinh tế thế giới vào khó khăn mới.
 Hệ thống sản xuất và phân phối toàn cầu sẽ phân tách mạnh mẽ. Mỹ và các nước tư bản quyết tâm
“ly khai khỏi nền kinh tế Trung Quốc”.
- 6. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiếp tục phát triển mạnh sẽ tạo nên những thành quả đồ
sộ, cấp số nhân trong thời gian ngắn.
- 7. Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10-2022) đã đề ra nhiều quyết sách lớn với quyết
tâm đưa Trung Quốc thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại có sức mạnh tổng hợp lên tầm
mức mới, bước đến vai trò trung tâm của vũ đài chính trị thế giới.

You might also like