You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II ( 1939 – 1945 )

Câu 1: Con đường dẫn tới chiến tranh


a.Nguyên nhân sâu xa
-chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều khiến cho so sánh lực
lượng giữa các nước đế quốc có nhiều thay đổi
-trật tự thế giới theo hệ thống Véc sai Oa- sinh- tơn được thiết lập sau chiến
tranh thế giới một tồn tại những mâu thuẫn bắt đầu. Lợi ích rơi vào tay các
nước tư bản thắng trận, còn các nước thất bại và các nước thuộc địa phụ thuộc
chịu nhiều áp bức nô dịch
b.Nguyên nhân cơ bản
-cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 Đã làm cho mau thuẫn giữa các nước
đế quốc trở nên gay gắt. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Đức Italia
và Nhật Bản đã thiết lập chủ nghĩa phát xít từ đầu những năm 30. Sau đó liên
minh phát xít được hình thành, đẩy mạnh các hoạt động xâm lược bành
trướng lãnh thổ
+ Nhật Bản xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931, sau đó mở rộng
xâm chiếm toàn lãnh thổ Trung Quốc
+ Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a và phối hợp với Đức trong việc hỗ trợ lực lượng
phát xít ở Tây ban nha
+ Đức hướng tới mục tiêu thành lập nước đại đức gồm tất cả lãnh thổ có dân
Đức sinh sống ở châu âu
-Liên Xô kiên quyết đứng lên chống chủ nghĩa phát xít Đức, sẵn sàng ủng hộ các
nước bị phát xít xâm lược, đề nghị hợp tác với anh, Pháp để chống phát xít và
nguy cơ đấu tranh
-giới cầm quyền các nước Anh, Pháp, Mỹ mong muốn giữ nguyên trật tự thế
giới cũ có lợi cho mình nên họ không hợp tác với Liên Xô mà nhân nhượng các
nước phát xít và đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Riêng Mỹ thì thực hiện chính
sách chung lập, không can thiệp vào các hoạt động quân sự bên ngoài châu Mỹ
c) Nguyên nhân trực tiếp
-Tháng 3/1938 Đức thôn tính nước áo sau đó gây ra vụ Xuy-đét ở Tiệp Khắc
-Tháng 9/1938 một hội nghị được triệu tập tại Muy-ních ở Đức đi đến ký kết
Nghị định Anh và Pháp trao vùng Xuy-đét ở Tiệp Khắc cho Đức, Đổi lại Đức
phải chấm dứt các hoạt động xâm lược ở châu â
-Tháng 3/1939, Đức thôn tính toàn bộ Tiệp khắc và chuẩn bị tấn công Balan
-1/9/1939, Đức huy động lực lượng tấn công vào Ba Lan. Anh và Pháp buộc
phải tuyên chiến với Đức
=> Chiến tranh TG thứ hai chính thức bùng nổ
Câu 2: Kết cục chiến tranh
-chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít, thắng lợi
thuộc về các nước đồng minh. Trong đó Liên Xô,, Mỹ, Anh là lực lượng đứng
đầu có vai trò quan trọng nhất
-hậu quả
+Chết: 60tr người
+Bị thương: 90tr người
+Quốc gia tham chiến: 76 nước
+Số người bị ảnh hưởng: 1,7tỉ người
+Chi phí chiến tranh: 4000 tỉ USD
+ chiến tranh còn để lại hậu quả đối với các thế hệ con cháu của những người
trực tiếp tham chiến
-chiến tranh kết thúc đã làm thay đổi tình hình thế giới và quan hệ quốc tế

CHỦ ĐỀ : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1858 – 1884 )
Câu 1: Lí do Pháp chọn Đà Nẵng, Gia Định để tấn công
*Lí do chọn Đà Nẵng
-Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi gần kinh thành Huế, âm mưu của Pháp sau
khi chiếm được Đà Nẵng sẽ tấn công vào kinh thành Huế buộc nhà Nguyễn đầu
hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh
-Đà Nẵng có cảng nước sâu và tàu thuyền ra vào dễ dàng, tiện bán đảo Sơn Trà
có lực lượng giáo dân rất đông đảo có thể chi viện cho dân Pháp. Ngoài ra thực
dân Pháp tận dụng được nguồn lương thực từ Quảng Nam Quảng Ngãi
*Lí do chọn Gia Định
-Gia đình Nam kỳ lạ mượn lúa Việt Nam, có thể đảm bảo cung cấp lương thực
cho quân Pháp
-chiếm được Nam kỳ, thực dân Pháp có thể cắt được nguồn tiếp tế lương thực
cho triều Nguyễn
-có hệ thống sông ngồi kinh rạch dày đặc rút tàu chiến của Pháp di chuyển dễ
dàng
-sau khi chiếm Nam Kì, quân pháp ngược dòng sông mê Kông để tấn công
Campuchia và Lào, âm mưu xâm chiếm toàn bộ Đông Dương
Câu 2: Hoàn cảnh, nội dung hiệp ước Nhâm Tuất 1862
*Hoàn cảnh
- Ngày 23-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công và chiếm được Đại đồn
Chí Hòa. Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn Định Tường (12-4-1861),
Biên Hòa (18-12-1861), Vĩnh Long (23-3-1862).
- Nhân dân ta vẫn tiến hành cuộc kháng chiến quyết liệt.Các toán
nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy,… chiến đấu
rất anh dũng, lập nhiều chiến công.
- Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu
chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn
chảy qua thôn Nhật Tảo) làm nức lòng quân dân ta.
- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng
cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp
ước Nhâm Tuất (5-6-1862).
*Nội dung

– Nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (gồm Gia Định, Định
Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

– Cho pháp tự do buôn bán tại 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng
Yên.

– Cho phép các thương thuyền và chiến thuyền của Pháp được tự do
hoạt động trên sông Cửu Long tới Campuchia.

– Triều đình Huế phải trả chiến phí (bao gồm 280 vạn lạng bạc tương
đương 4 triệu đô la Mỹ) cho Pháp và Tây Ban Nha.

Câu 3: Nguyên nhân khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp cuối
thế kỉ XIX

* Nguyên nhân sâu xa:


- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước
phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
- Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô
lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban
Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG

Câu1: Nguyên nhân bùng nổ


-Sau 2 hiệp ước Hát Măng và Pa tơ nốt dân Pháp đã hoàn toàn cơ bản
việc xâm lược Việt Nam và bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ
và đặt bộ máy cai trị ở Việt Nam

-phong chào đấu tranh chống Pháp của nhân dân tiếp tục nâng cao

-phê chủ chiến trong triều đình Huế không chịu khuất phục trước thực
dân Pháp đã dựa vào nhân dân mạnh tay hành động để giành lại độc
lập

- đêm mùng 4, sáng 5/7/1885, phê chủ chiến đã tấn công tòa Khâm Xư
và đồn Mang Cá

-Kết quả: cuộc tấn công không thành Tôn Thất Thuyết đưa vua hàm
Nghi và triều đình rời kinh thành lên phòng tuyến tính sau ở Quảng Trị

-13/7/1885, tôn thất Thuyết đã lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần
Vương kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua
kháng chiến

=> “ Chiến Cần Vương “ nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước
trong nhân dân tạo thành một phong chào vũ trang chống Pháp sôi nổi,
liên tục hơn 10 năm mới chấm dứt

Câu 2: Các giai đoạn phong trào Cần Vương

-Giai đoạn 1: 1885 – 1888: có vua lãnh đạo, sôi nổi trên cả nước

-Giai đoạn 2: 1888 – 1896 : không có vua, quy tụ thành các trung tâm
lớn

Câu 3: Kết quả ý nghĩa phong trào Cần Vương

*Kết quả: Thất bại: chứng tỏ ý thức hệ phong kiến không thể giúp Việt
Nam giành lại độc lập

- Vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày sang An-giê-ri


-Yêu cầu: tìm ra con đường cứu nước mới
*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh trong cuộc
chiến chống thực dân Pháp xâm lược

- Để lại nhiều bài học sâu sắc


Câu 4: Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
trong phong trào Cần vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì:
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ, lãnh đạo: gồm 15 quân thứ, mỗi quân
thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào
Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình
thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
-Gây nhiều thiệt hại cho Pháp
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh
chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương

You might also like