You are on page 1of 6

Đề cương sử cuối kì 2

BÀI 21:
Câu 1: Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc KN tiêu biểu nhất trong phong trào Cần
Vương
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh
tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất, 11 năm từ năm 1885 đến năm 1896.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần
Vương.

Câu 2: Phong trào Cần Vương nổ ra trong hoàn cảnh nào

- Sau Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết
lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết đã phế bỏ những ông vua thân
Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà
Khâm sứ. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng
Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn
thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.

Câu 3: Nhận xét về phong trào Cần Vương qua 2 giai đoạn trên. Qua đó CM ý kiến: “Cần
Vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu”
 Nhận xét phong trào Cần Vương qua hai giai đoạn:
−Thời gian→diễn ra lâu dài (từ năm 1885 đến 1896)
−Quy mô,địa bàn→rộng lớn, khắp Bắc Kì và Trung kì
−Lực lượng:
+Lãnh đạo giai đoạn đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, giai đoạn sau là các văn thân, sĩ phu
yêu nước
+Nhận được sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo tầng lớp nhân dân
−Tính chất→Là phong trào yêu nước chống pháp bị chi phối, ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng phong kiến
−Phương pháp đấu tranh→nặng về vũ trang, ít đấu tranh trên mặt chính trị, tuyên truyền,.....
−Kết quả,ý nghĩa→Tuy thất bại nhưng phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm
của dân tộc ta, để lại nhiều bài học quý báu
 Chứng minh "Cần vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu":
Phong trào Cần Vương thực chất là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược,
vì sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (cuối 1888), phong trào không dừng lại mà tiếp tục phát triển.
Điều đó chứng tỏ “Cần Vương chỉ là một danh nghĩa, thực chất đây là phong trào yêu nước
chống thực dân Pháp xâm lược”
Câu 4: Qua tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương hãy nêu ra
NX chung nhất về: mục tiêu, lãnh đạo, tc nổi bật, NN thất bại, ý nghĩa?
- Mục tiêu: chống đế quốc phong kiến đầu hàng
- Lãnh đạo: văn thân sĩ phu yêu nước
- T.chất nổi bật: tính yêu nước chống xâm chiếm trên lập trường phong kiến , tính dân tộc, tính
nhân dân sâu sắc
- NN thất bại: chưa chú trọng xd cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài, ptrao vẫn mang tính chất
đa dạng, chưa liên kết và phát triển thành ptrao có quy mô toàn quốc, ngọn cờ pkien đã lỗi thời
- Ý nghĩa: buộc Pháp phải mất thêm 10 năm tiến hành bình định bằng quân sự, làm chậm cuộc
khai thác, bóc lột chung thể hiện truyền thống yêu nước tạo tiền đề cho cuộc đấu tranh theo
khuynh hướng mới đầu TK XX

Câu 5:Tình hình triều đình Huế sau 2 hiệp ước 1883 & 1884 ntn?
- Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập. thay
vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- tuy vậy phái chủ chiến do vua Hàm Nghi và TTT đứng đầu vẫn nuôi hi vọng sẽ khôi phục lại được
độc lập
- tình hình đó buộc pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm cách để
loại trừ phái chủ chiến ra khỏi triều đình
- biết được âm mưu của pháp, TTT và lực lượng chủ chiến quyết định nổ súng và giành thế chủ động
BÀI 22:
Câu 1: Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần I của TD Pháp

Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp nhằm mục đích bù đắp tổn thất chiến tranh và làm giàu
cho chính quốc

 Bóc lột, vơ vét một cách tối đa nhằm bù đắp những tổn thất của Pháp trong các cuộc chiến
tranh xâm lược và làm giàu cho chính quốc.

 Thăm dò thế mạnh về địa hình, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và nguồn lao động
tại các nước thuộc địa.

 Pháp đã cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, thu canh tô

Lĩnh vực nông nghiệp


 Pháp đã đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền và thực hiện việc phát canh thu tô.
Trong cuộc khai thác này, ở bắc Kỳ đã có tới 182.000 hecta ruộng đất bị Pháp xâm chiếm để
trồng cà phê, lúa, chè hoặc cao su,…
 Năm 1897, Pháp đã ép triều đình nhà Nguyễn phải ký điều ước :nhượng” quyền “khai khẩn đất
hoang” cho chúng. Tới năm 1915 thì địa chủ Pháp đã chiếm 470.000ha để lập đồn điền tại khu
vực Trung Kỳ và Bắc Kỳ.

Lĩnh vực công nghiệp

 Pháp đã tập trung khai thác các mỏ và nguồn khoáng sản giàu có ở nước ta như mỏ than, mỏ
thiếc, kim loại, kẽm,…. Tất cả nguồn tài nguyên này đều được chúng vơ vét và đưa về Pháp.
 Các tập đoàn tư bản Pháp đều nắm phần lớn các xí nghiệp khai thác mỏ. Đặc biệt, chúng còn
tận dụng nguồn lao động rẻ mạt tại Việt Nam để làm các công việc trong hầm mỏ cho chúng.
 Không chỉ vậy, Pháp còn cho xây dựng nhiều cơ sở để phục vụ đời sống sinh hoạt của chúng
tại Việt Nam như nước, điện, bưu điện, cơ sở sản xuất dệt, xi măng để tận dụng nguồn nhiên
liệu và nhân công tại chỗ để đáp ứng nhu cầu đời sống thiết yếu của chúng khi hàng hóa chính
quốc của Pháp chưa kịp chuyển sang.
 Ngày nay, một số ngành nghề thủ công tại Việt Nam như gốm, dệt,… đã bị mai một, do không
đủ điều kiện sản xuất và không cạnh tranh được với hàng hóa của nước Pháp.

Lĩnh vực giao thông vận tải

 Pháp cho xây dựng hệ thống cầu đường để khai thác nguồn tài nguyên lâu dài ở nước ta
 Cũng trong giai đoạn này, ngày càng nhiều đoạn đường sắt ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ được xây
dựng. Tính tới năm 1912, tổng chiều dài đường sắt ở Việt Nam đã làm xong lên tới 2.059km.
Và các tuyến đường bộ được mở rộng tới các khu vực đồn điền, bến cảng, hầm mỏ, cùng các
đường biên giới trọng yếu.
 Các cảng biển, cây cầu và tuyến đường biển ngày càng được xây dựng nhiều, liên kết với nhiều
quốc gia trên thế giới. Nhưng mục đích chủ yếu của thực dân Pháp là xây dựng hệ thống giao
thông để khai thác tài nguyên nước ta lâu dài. Đồng thời, góp phần hỗ trợ trong việc bóc lột
sức lao động của nhân dân ta một cách rẻ mạt.

Lĩnh vực thương nghiệp

 Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam và đánh thuế nặng vào các hàng hóa nước ngoài. Còn các
mặt hàng của Pháp thì bị đánh thuế rất ít hoặc được miễn thuế.
 Đặc biệt, Pháp lại tăng thêm các loại thuế và thuế mới chồng thuế cũ, và tiêu biểu là thuế muối,
thuế rượu và thuốc phiện.
Câu 2: trình bày sự chuyển biến về mặt xh VN sau cuộc KTTĐ lần I

Giai cấp cũ:

- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa
chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .
- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập
đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin
việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

Giai cấp mới:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội nước
ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới

- Đội ngũ công nhân Việt Nam: nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân
Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông
đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ
“tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do
các tầng lớp khác lãnh đạo.
- Tư sản Việt Nam: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu
nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
- Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh
viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.
 Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội
mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một
cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
Câu 3: Vì sao trong CKTTĐ lần I của TD Pháp lại chú trọng vào NN, khai mỏ và GTVT
- Vốn đầu tư ít, thu hồi nhanh đem lại lợi nhuận cao
- Chú trọng 3 ngành trên vì:
+ NN: là ngành kte chủ đạo, tận dụng được nguồn nhân công rẻ mạt, đktn thuận lợi cho các cây
công nghiệp đem lại lợi nhuận
+ CN khai thác mỏ: vì VN có nguồn khoáng sản dồi dào, dễ khai thác , đem lại lợi nhuận kếch xù
+ GTVT: phục vụ cho mđ khai thác lâu dài và quân sự

Câu 4: Cuộc KTTĐ lần I đã thay đổi nền kinh tế VN ntn

* Tích cực:
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.

- So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn.

- Bộ mặt Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng như: các tuyến đường sắt, cảng biển được xây dựng.
* Tiêu cực:
- Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt.

- Nông nghiệp: không phát triển, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời sống nông dân cơ
cực.

- Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

⟹ Nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền sản xuất què quặt, lạc hậu và lệ thuộc, cơ sở hạ tầng do
Pháp xây dựng chỉ phục vụ cho quyền lợi của Pháp.

Câu 5: Sự chuyển biến về kte, xh sau cuộc KTTĐ lần I đã thay đổi ntn đến ptrao yêu nước CN
đầu thế kỉ XX
-Tạo nên chuyển dịch về kinh tế, xã hội để tiếp thu những luồng tư tưởng mới từ bên ngoài,tạo nên
khuynh hướng đấu tranh mới
-Xuất hiện những lực lượng xã hội mới đấu tranh cách mạng
-Mâu thuẫn xh càng trở nên gay gắt
BÀI 23:
Câu 1: Trình bày những ND của ptrao Duy Tân ở Trung Kì (1906-1908)

Câu 3: Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng dân chủ tư sản

- Tháng 5-1904, thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một
chính thể quân chủ lập hiến.
- Từ năm 1905 - 1908: Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập ở Nhật.
- Tháng 8-1908, Nhật Bản câu kết với Pháp, trục xuất lưu học sinh Việt Nam khỏi Nhật. Phong trào
Đông du tan rã.
- Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội.
Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước
Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
- Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.

You might also like