You are on page 1of 10

Phong trào cần vương

Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế tháng 7 – 1885
- Sau hai hiệp ước, 1883, 1884 phe chủ chiến trong triều đình hi vọng giành lạu
chủ quyền từ Pháp khi có cơ hội
- Thực dân Pháp lo sợ trước hành dộng càng ngày càng gia tăng của Tôn Thất
Thuyết. Tình hình căng thẳng.
- Phe chủ chiến đưa vua hàm nghi lên ngôi trẻ và có tinh thần chống Pháp
- Đêm 4 rạng ngày 5/7/1885. Tôn Thất thuyết tân công Pháp ở tòa khâm sứ và
đồn Mang Cá. Pháp rối loạn một lúc và tấn công sau ổn định và tấn công chiếm
Hoàng Thành. Chúng đã tàn sát, cướp bóc dã man…
Phong trào cần vương nổ ra và lan rộng (1885 – 1896)
- Thất bại, TTT đưa vua chạy ra Tân Sở (Quản Trị). 13/7/1885, ông đã nhân
danh vua Hàm Nghi ra “Dụ Cần Vương”, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân
đứng lên giúp vua cứu nước -> Phong trào yêu nước, kháng chiến kéo dài đến
cuối thế kỉ XIX.
- Từ 11/1888. Nhờ có tay sai mà Pháp bắt được Hàm Nghi đày sang An-giê-ri.
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: Khởi nghĩa Bãi
Sậy, Ba Đình, Hùng Lĩnh, Hương Khê.
 Một số vua quan trong gia định nhà Nguyễn có ý chí chống Pháp.
 Đường lối chống Pháp theo ngọn cờ quân chủ - phong kiến đã thất bại.
Việt Nam 1897 đến 1918
- Cuối XIX, thực dân Pháp đàn áp phong trào Cần Vương và cơ bản hoàng thành
công cuộc Bình Định (san phẳng, dập tắt). Sau đó, củng cố bộ máy thống trị và
khai thác thuộc địa.
- Dưới tác động khai thác thuộc địa, cơ cấu kinh tế -xã hội Việt Nam có những
biến đổi sâu sắc
- Phong trào dân tộc trong thời kỳ này có sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và
phương pháp hành động.
Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914)
Mục tiêu khai thác:
- Cần thuộc địa khai thác để bóc lột
- Chạy đua tranh giành thị trưởng của chủ nghĩa thực dân
- Việt Nam ở đông Bán đảo Đông Dương giàu tài nguyên khoáng sản. Nhân
công rẻ mạt
- Phong kiến suy yếu.

1914 WWI: sự phân chia không đồng đều về thuộc địa. Nước Pháp bắt đầu tham
gia và tập trung và chiến tranh.
Nông nghiệp – công nghiệp – thương nghiệp:
- Rào đất để lập đồn điền cao su
- Công nghiệp là đầu tàu để phát triển kinh tế -> nhu cầu tàu thuyền, tàu lửa để
công cuộc khai thác tốt hơn.
Tại sao tiến hành khai thác vào năm 1897 và kết thúc năm 1914:
- Lần thứ nhất: tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng là nhiều nhất để phục vụ cho cuộc
khai thác, và sau đó là phục vụ cho cuộc thống trị.
 Tại sao Pháp tập trung vào công nghiệp nặng nhiều nhất. Khai thác khoáng
sản là công nghiệp nhẹ. (sản xuất, lắp ráp -> công nghiệp nặng). cộng thêm
khai thác công nghiệp chế biến. -> Vì đầu tư vốn ít nhưng sản phẩm bán
chạy. Các nước tư bản đã tiến lên nền Đại công nghiệp cần yêu cầu lớn về
than, quặn sắt. không phát triển công việc nặng, vì sản phẩm ở Đông Dương
rẻ hơn so với ở bản sứ, và giai cấp công nhân sẽ xuất hiện, nền đại công
nghiệp phát triển thì công nhân sẽ có trình độ và đấu tranh giai cấp sẽ diễn
ra.
“Nền công nghiệp bản xứ phải được bổ trợ bởi nền công nghiệp đông
dương”.
 Tại sao lại có nhận định này?
Sự biên đổi cơ cấu kinh tế - xã hội:
Cơ cấu kinh tế:
- Công cuộc khai thác của thực dân Pháp đã tạo sự biến đổi: xuất hiện khu vực
kinh tế hiện đại (công nghiệp, dịch vụ, thương mại,…) theo mô hình TBCN
Cơ cấu xã hội:
- Bên cạnh giai cấp vốn có trong xã hội phong kiến thì các giai cấp mới đã xuất
hiện và ngày càng đông đảo như: tư sản, công nhân, tiểu tư sản.
Phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX:
- Bối cảnh trong nước:
 Phong trào của triều Nguyễn và tầng lớp văn thân lãnh đạo thất bại -> cần
tìm hướn đi mới cho công cuộc giải phóng dân tộc
 Khai thác thuộc địa của Pháp làm thay đổi cơ cấu Kinh tế - Xã hội. Các giai
cấp mới xuất hiện (tư sản, công nhân, tiểu tư sản).
 Sự khốn cùng của người dân Việt Nam, nhất là nông dân công nhân, dưới
ách thống trị của thực dân Pháp.
Phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX
Tác động từ bên ngoài:
Phong trào duy tân ở Trung Quốc:
Phong trào duy tân ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến Việt Nam. Qua sách báo tiến bộ
(Tân Thư, Tân Văn) được truyền vào từ Trung Quốc, các sĩ phu yêu nước Việt Nam
có điều kiện tiếp thu văn minh, văn hóa phương Tây.
Cuộc Minh Trị duy tân ở Nhật Bản:
Phong trào yêu nước Việt Nam đầu XX:
Duy Tân
Đông Du
Đông Kinh Nghĩa Thục
28/09/2022
Phong trào yêu nước Việt Nam đầu XX:
Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu:
Hoạt động cứu nước của PBC – cốt cách cao quý như ngọc bội:
Tên: Phan Văn San, Sào Nam (con người luôn hướng về nguồn cội) tự là Hải Thụ -
Quê: Nam Đàn, Nghệ An
Gia thế: tri thức phong kiến nghèo
1900: đổ giải nguyên trong kì thi Hương.
Tại sao ông không lên làm quan sau khi đổ kì thi nguyên: Triều nguyễn lúc bấy giờ đã
là bù nhìn cho thực dân Pháp. Ngoài ra ông còn muốn dốc sức của mình để cứu nước,
vì thế làm quan trong triều Nguyễn và đấu tranh dưới ngọn cờ phong kiến ko thể nào
đem lại độc lập cho dân tộc.
1885, Hàm Nghi phát độn phong trào Cần Vương. Lúc đó Ông PBC tập hợp các sĩ tử
phối hợp với Phan Đình Phùng để đánh thành Nghệ An, nhưng bị lính triều đình bắt.
1904: Duy Tân hội: tập hợp những người cùng chí hướng và phò một vị minh chủ để
đánh Pháp. Hội Duy Tân tôn ông Cường Để - hậu duệ vua Gia Long, vì ông biết nhân
dân còn tôn vinh các địa chủ nhà Nguyễn.
Nhật Bản vừa mới thắng Nga, nước tân tiến bấy giờ ở Châu Á. Cho nên PBC đã chọn
Nhật để cầu viện. Nhờ Nhật cho mượn tiền để mua vũ khí đánh Pháp. Khi sang Nhật
gặp các chính khách và mượn tiền thì bị từ chối, bởi vì nếu lấy quân sự giúp Việt Nam
thì đồng thời nước Nhật cũng sẽ tuyên chiến với các nước tư bản phương tây (Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, BDN, Bỉ, Nga…). Nhật chỉ có một mình thì không giúp được.
Nên PBC mới chuyển hướng sang cầu viện tri thức, về nước đem những người ưu tú
sang Nhật học luật pháp, kinh tế, quân sự. sau đó bị Pháp phá hoại nên bị trục xuất
khỏi Nhật.
2/1912: Thành lập Việt Nam Quang phục hội.
 Con đường của PBC là: con đường Duy Tân theo hướng tư sản kết hợp với
bạo động vũ trang. PBC được xem là linh hồn của phong trào chống Pháp ở
VN đầu tk XX.
Hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh:
PCT, tên chữ là Từ Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã. Sinh ra trong gia đình giàu có.
Ngày sinh: 09/9/1872 mất 24/3/1926.
Quê quán: tỉnh Quảng Nam
Phan Châu Trinh đỗ phó bản năm 1901. Cùng danh vị ông Nguyễn Sinh Sắc
Sau khi cha ông mất, gia đình sa sút. Ông phải về ở với anh.
PCT phát động và lãnh đạo phong trào Duy Tân (1905 – 1908) với chủ trương “Khai
dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
 Cầu viện nước ngoài là ngu, bạo động là thiệt.
 Khai dân trí, chấn dân khí – vận động quần chúng nhân dân thay đổi lối suy
nghĩ; diễn ra các buổi diễn thuyết để kích thích tinh thần dân tộc, hậu dân
sinh: giúp cho nhân dân được ấm no, kế sinh nhai được đảm bảo, chủ
trương thành lập các trường dạy nghề, đồn điền,…
Hoạt động ở Pháp (1911 – 1925)
Về lại SG (1925 – 1926)
 Con đường của PCT là duy tấn đất nước một cách ôn hòa, dựa vào Pháp
đánh đổ phong kiến, thự hiện dân chủ để tiến tối độc lập dân tộc.
Việt nam trong WWI (1914 – 1918)
(tự tìm hiểu)
VIỆT NAM TỪ 1919 – 1930
Công cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp
Phong trào đấu tranh công khai và ôn hòa đòi các quyền dân chủ tư sản và tiểu tư sản
Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. :Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành
(được ông Nguyễn Sinh Sắc đổi tên sau khi đỗ phó bảng và nhập tịch về làng Sen cho
con của mình), Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh
Sự ra đời và hoạt động của các hội đảng yêu nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929)
- Mục tiêu của thực dân Pháp
- Thời gian diễn ra các cuộc khai thác
- Cơ cấu vốn đầu tư
- Lĩnh vực đầu tư:
+ Nông nghiệp
+ Công nghiệp
+ GTVT: đầu tư vào nhiều nhất, vì lực lượng chiếm nhiều, có kinh nghiệm,
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đầu tư ít, lợi nhuận thu
lại nhiều.
 Tác động của khai thác thuộc địa lần 2, cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam
thay đổi theo hướng hiện đại hóa.
Vì sao diễn tra trong 10 năm: sau đó đế quốc phương Tây rơi vào khủng hoảng kinh tế
thừa 1930.
5/10/2022
Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp
(1919 – 1929)
- Xã hội: giai tầng trong xã hội bắt đầu phân hóa mạnh mẽ. giai cấp tư sản nhờ
vốn đầu tư của Pháp mà giàu lên nhanh chóng. (tham khảo: Cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ 2 (hai) của Pháp tại Việt Nam (luatduonggia.vn))
- XHVN: hình thành 4 giai cấp:
1. Địa chủ: phân bố ở nam kì nhiều nhất, và chủ yếu là đại địa chủ, có lợi ích
cấu kết với thực dân Pháp và được coi là kẻ thù của cách mạng. Trong đó
chỉ có trung tiểu địa chủ là có tinh thần yêu nước chống Pháp.
2. Nông dân: chiếm đại đa số, không thể thoát li khỏi nonong nghiệp để trở
thành thương nhân, thợ thủ công. Khi Pháp khai thác, thì nông dân có sự
chuyển biến nhất định. Trong KTTĐ2 họ tiếp tục bị bần cùng hóa, bị thực
dân Pháp chiếm ruộng đất để lập đồn điền trồng cao su, cà phê,… Họ phải
bán ruộng đất và làm việc trong các nhà máy trở thành giai cấp công nhân.
Bị phân hóa thành 4 bộ phận nhỏ: trừ bần cố nông ý thức cách mạng chưa
triệt để, còn trung nông tiểu nông thì ngược lại,… Nhưng họ không đại diện
cho phương thức sản xuất tiến bộ, cũng không có khả năng nhận thức cách
mạng cao nên ko thể làm giai cấp lãnh đạo cách mạng. Khởi nghĩa Nông
dân Yến Thế thất bại,…
3. Công nhân: Ra đời trong thời kì khai thác 1 nhưng san cuộc khai thác lần 2
đã phát triển mạnh mẽ về số lượng, cả ý thức đấu tranh. Đặc biệt ý thức đấu
tranh, đầu kttd2 công nhân đấu tranh chỉ có mức tự phát (giai cấp công nhân
ở nhà mỏ, xí nghiệp bức xúc vì bị đối xử tệ nên họ đình công, bãi công, đập
phá cơ sở) nhằm đòi giới chủ cải thiện điệu kiện sống, giờ lương cho chính
bản thân mình. Sau này được hấp thụ lí tưởng cách mạnh vô sản, thì giai
cấp này đã phát triển tư tưởng từ đấu tranh tự phát sang tự giác (hình thành
nhận thức giai cấp, và đấu tranh cho giai cấp chứ không chỉ cho bản thân
mình). Phong trào ba son đấu tranh cho sự bất công mà công nhân Trung
QUốc phải chịu. Họ cũng được làm việc trong các giây chuyền sản xuất,
sống trong thành thị như Biên Hòa,… nên có điều kiện tiếp thu tinh thần
đấu tranh,.. -> đây sẽ là lực lượng giữ vai trò lãnh đạo cho cách mạng Việt
Nam.
4. Tư sản: bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. tư sản mại bản
thì ngã hoàng toàn theo thực dân Pháp ngược lại với tư sản dân tộc. mại bản
(thương mại – bản: gốc, bản lề -> bán gốc, mất ý thức dân tộc, vì quyền lợi
kinh tế mà cấu kết thực dân Pháp để đàn áp bòn rút dân tộc Việt Nam).
5. Tiểu tư sản: tầng lớp tư sản: xuất hiện từ kttđ1 thì sang kttđ2 thì phát triển
hơn về mặt trình độ. Trí thức tiểu tử sản có tinh thần dân tộc (sau khi sang
Pháp học thì ngoài nhận được tri thức Tây học thì họ còn nhận ra nỗi đau
của một người tri thức mất nước)
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC (1919 – 1925)
- Phong trào yêu nước ở VN từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu có
những chuyển biển mới cả về nội dung lẫn hình thức. Những chuyển biến đó
bắt nguồn từ tình hình KT-XH trong nước, đồng thời cũng chịu sự tác động của
tình hình thế giới.
- Từ đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, cho đến khi Đảng Cộng Sản VN ra đời, vai
trò lãnh đạo phong trào dân tộc thuộc về tầng lớp tiểu tư sản.
Hoạt động của giai cấp tư sản
- Phong trào tẩy chay tư sản hoa kiều (1919).
- Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn (1923). Chính quyền SG phải hoãn
đạo luật miễn thuế Pháp còn các hàng khác thì đánh.
- Hoạt động của Đảng Lập Hiến do Bùi Quang Chiêu đứng đầu. sau đó bị đả đảo
vì ngã theo Pháp.
Hoạt động của thanh niên trí thức (1925 – 1926)
- Phong trào đấu tranh đòi thả PBC (1925).
- Tham dự đám tang PCT
- Đón tiếp BQC và đấu tranh đòi
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
- 05/06/1911: lấy tên Nguyễn Văn Ba ra nước ngoài
- 1911 – 1916: thời kỳ khảo nghiệm và học tập
- 1917 – 1923: hoạt động tại Pháp
- 6/1923 – 11/1924: hoạt động tại Liên Xô
- 11/1924 – 5/1927: hoạt động tại Trung Quốc.
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
-----//----
19/10/2022
Phong trào cách mạng Việt Nam
- Hội VNCM thanh niên
- Tân Việt CMĐ
- Việt Nam Quốc dân Đảng.
1. Hoàng cảnh ra đời
2. Mục tiêu
3. Đóng góp
I. Hội VNCMTH:
1. Hoàng cảnh:
HVNCMTN do NAQ lập tại Quảng Châu, TQ vào tháng 6/1925.
Không thành lập Đảng vì thanh niên chưa thấm nhuần tư tưởng mác –
lê.
Thành lập Đảng thì chưa phù hợp, nóng vội.
2. Mục tiêu:
TIến hành cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Kết cấu: 5 cấp (Tổng bộ, Kì bộ, Tỉnh bộ, Huyện bộ và chi Bộ).
Hoạt động mở lớp huấn luyện cán bộ, xuất bản báo thanh niên, làm
phương tiện tuyên truyền đường lối của hội, xây dựng cơ sở trong nước
3. Đóng góp:
Chua phải là Đảng cộng sản nhưng đường lối và chương trình hành
động đã thể hiện rõ lập trường cách mạng của giai cấp công nhân. Đây
chính là bước chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức để thành lập một
Đảng Cộng sản ở VN.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930)
Hoạt động của Kỳ bộ hội VNCMTN tại BẮc kỳ.
Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời tại số 5D phố Hàm Long – Hà Nội.
Đại hội của Kỳ Bộ Bắc Kỳ tại Sơn Tây cuối tháng 3/1929.
Đại hội lần I của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Hương Cảng
(1-9/5/1929)
Sự phân hóa trong nội bộ VNCMTN.
Sự xuất hiện của các tổ chức Cộng sản.
Đông Dương Cộng sản đảng (8/1929).
An Nam Cộng sản Đảng (8/1929)
 Hai hội trung tâm trong phong trào công nhân lúc bấy giờ.
Đông dương Cộng sản Liên đoaàn (9/1929).
 Sự chia rẽ của ba hội cộng sản làm cho phong trào công nhân việt nam có
sự phân hóa, không thống nhất. Do đó quốc tế cộng sản đã yêu cầu thành
lập Đảng Cộng Sản Đông Dương để dẫn dắt ba nước Đông Dương (Lào –
Cam – Việt). Tuy nhiên NAQ đã đổi tên thành Đảng CS Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc và hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu tiên 1930
tại Hương Cảng
Chính cương vắng tắt, Sách lược vắng tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
 Chính cương và Sách lược là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Là cầu nối của cách mạng VN với Cm thế giới.
Việt Nam từ 1930 - 1945
1930 – 1945: Việt Nam diễn ra bao nhiêu phong trào CM
1. Xô – Viết Nghệ Tĩnh: Đàn áp bởi Pháp… 30 -31
2. Thoái trào sau XV0 NT 31 - 35
3. Phong trào dân chủ 36 - 39
4. Phong trào toàn quốc khởi nghĩa 39 - 45
Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế 29 – 33: Công nhân, nông dân bị bần
cùng hóa, sa thải, bán rẻ sức lao động. Quy mô công nghiệp, nông nghiệp bị giảm sút.
Thêm vào đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời, có chính đảng đại diện cho giai cấp
công nhân đấu tranh cho quyền lội của giai cấp công nhân.
Phong trào cách mạng 30 – 31, XV-NT: Từ tháng 2 – 4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu
tranh của công nhân, nông dân đòi giảm giờ làm, tăng lương. Từ tháng 6 – 8, liên tiếp
nổ ra nhiều cuộc đấu tran của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên
cả nước. Tháng 9, phong trào dâng cao, quyết liệt nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Tiêu
biểu là cuộc biểu tình của 8000 nông dân Huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Tại Nghệ
An, Xô Viết từ tháng 9.1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một
phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu, ở Hà Tĩnh, Xô Viết hình
thành ở các xã huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê cuối 1930 – đầu 1931.
- Xô Viết – Nghệ Tĩnh: Chính trị, thực hiện quyền tự do dân chủ, lập các tổ chức
quần chúng, đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân.
- Kinh tế: Chia lại ruộng đất cho nông dân, giảm tô, xóa nợ, bãi bỏ thứ thuế vô
lý.
- Văn hóa – Xã hội: xây dựng nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ hủ
tục.
- Xô Viết – Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và là
nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
Tháng 5, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày quốc tế lao động (1.5). Lần đầu
tiên, công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế lao động, đánh dấu bước
ngoặt của phong trào cách mạng.
Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng CS TW tại Hương Cảng 10/1930. Hội nghị
quyết định đổi tên Đảng thành Đảng CS Đông Dương, cử ra Ban Chấp Hành chính
thức do Trần Phú làm tổng Bí thư và thông qua luận cương chính trị của Đảng.
Việt Nam 1936 -1939
Cao trào vận động dân chủ Đông Dương
Tác động của Nghị Quyết Đại Hội VII Quốc tế Cộng sản (7.1935). xác định kẻ thù và
nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống phát xít, đấu tranh đòi dân chủ,
bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi,…
Tháng 4.1936… Chính phủ mặt trận Nhân dân lên nắm chính quyền ở Pháp, thi hành
một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa: cứ phát đoàn sang điều tra tình hình ở Đông
Dương, cử toàn quyền mới, ân xá tù chính trị.
Hội nghị ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông dương tại Thượng Hải (7/1936) và
sách lược đấu tranh mới.
Tạm thay khẩu hiệu “đánh đổ đế quốc Pháp” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ” chia
cho dân cày”, Bằng khẩu hiệu, “tự do, dân chủ, cơm áo, và hòa bình”.
Chủ truong thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:
- Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ: Phong trào Đông Dương Đại
Hội, Phong trào Gô – Đa.
- Đấu tranh nghị trường.
- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
 Có thể nói phong trào dân chủ 36 – 39 như một cuộc diễn tập, chuẩn bị cho
khởi nghĩa tháng Tám sau nàu.
----//---
Việt Nam 1939 – 1945
1. Tình hình quốc tế và Việt Nam:
Hội nghị BCH trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939) tại Bà Điểm – Hóc Môn.
Chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Chống
lại đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
Hình thức đấu tranh: … .
Phát xít Nhật Bản xâm nhập Đông Dương (9/1940).
Hội nghị trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương lần 7 (6-9/11/1940) tại Đình
Bảng (Bắc Ninh).
Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
Khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940).
Binh biến Đô Lương (13/1/1941).
Ngày 28/1/1941, NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người triệu tập
Hội nhị trung ương lần thứ 8 tại Pắc Pó (Cao Bằng) từ 10 – 19/5/1941. Hội
nghị quyết định
Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng
“Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, thực
hiện giảm tô, giảm tức.
Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Đông Dương.
19/5/1941: Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập công bố Tuyên ngôn,
chương trình, Điều lệ (10/1941).
----//----
2/11/2022
Việt Nam 1939 – 1945
Cách mạng tháng 8 – 1945
- Nhật đảo chính Pháp trên toàn đồng dương 9/3/1945
- Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945)
- Hội nghị quân sự ở Bắc Kì (4/1945).
- Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp
(16/4/1945).
- Khu giải phóng gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái
Nguyên, Tuyên Quang ra đời (4/6/1945).
- Thời cơ cách mạng xuất hiện
- Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Tân Trào (13 –
15/8/1945).
- Tán thành chủ truong tổng khởi nghĩa của Đảng thông qua 10 chính sách lớn
của Việt Minh.
- Quyết định lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ, bài tiến quân ca làm quốc ca
- Cử ra ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do HCM làm chủ tịch.
- 18/8/1945 nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quãng Nam giành chính
quyền ở tỉnh lị sớm nhất cả nước.
- 19/8/1945 khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội dành thắng lợi/
- 23/8/1945: Khởi nghĩa thành công ở Huế.
- 15/8/1945: Cách mạng tháng 8 thành công ở Sài Gòn.
- 30/8/1945: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và giao nộp ấn kiếm cho phái đoàn
chính phủ lâm thời.
Tình hình việt nam sau năm 1945 đến toàn quốc kháng chiến
----//---
9/11/2022
Lịch sử Việt Nam 1945 – 1975
Xây dựng và bảo vệ nhà nước dân chủ nhân dân
Xây dưng hệ thống chính quyền nhân dân
- Tổ chức tổng tuyển cử, bầu ra quốc hội khóa 1 (6/1/1946)
- Quốc hội họp ký đầu tiên và bầu ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến
(2/3/1945).
-

You might also like