You are on page 1of 3

Câu 1: Trình bày quan điểm/nhận thức riêng của các bạn về một vấn đề/sự

kiện (tự chọn) trong phạm vi của học phần Lịch sử Thế giới Cận Hiện đại (800
- 1300 chữ)
Bài làm
Vấn đề/ sự kiện: Tinh thần dân tộc là con đường dẫn đến thành công của Hoa Kỳ
trong công cuộc tái thiết đất nước sau nội chiến.
Quan điểm/ nhận thức:
Nội chiến giữa hai miền Nam Bắc là dấu ấn lịch sử tại Hoa Kỳ, nó được biết đến
là một cuộc chiến đẫm máu, vô cùng tàn khốc với số binh sinh bỏ mạng còn nhiều
hơn tất cả cuộc chiến tại Hoa Kỳ tổng lại. Nhưng vì thế mà ta thấy được tinh thần
đoàn kết dân tộc của người dân Hoa Kỳ đã được bộc lộ rõ nét qua cuộc chiến này.
Để rồi tinh thần đó đã trở thành phần quan trọng nhất trong con đường dẫn đến
thành công của việc tái thiết đất nước sau chiến tranh.
Cuộc chiến diễn ra giữa hai phe, Liên bang miền Bắc đứng đầu là tổng thống
Abraham Lincoln với chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen, do tướng
Ulysses Simpson Grant chỉ huy và Liên minh miền Nam chống lại chủ trương này
do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Vào ngày 12/4/1861, nội chiến bùng nổ khi
pháo binh của chính quyền miền Nam dưới sự chỉ huy của tướng P.G.T
Beauregard nã pháo vào pháo đài Stumter của lực lượng miền Bắc. Trong trận
đánh đầu tiên, chính quyền miền Bắc tuyên bố pháo đài Sumter đầu hàng, nhưng
hai ngày sau, Tổng thống Abraham Lincoln lại tiếp tục điều động 75.000 quân tình
nguyện để “đập tan hành động phản nghịch của miền Nam”. Trong suốt 4 năm nội
chiến, tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn hại nặng cho quân đội tướng
Grant nhưng miền Bắc có lợi thế về các nguồn lực vật chất, được cung cấp các
thiết bị chế tạo vũ khí và đạn dược, được hỗ trợ thêm quân số từ những người lính
da đen, vì vậy đội quân miền Nam đã phải chấp nhận thua trận.
     Nội chiến chấm dứt cũng là lúc Hoa Kỳ bước vào thời kì tái thiết và hàn gắn lại
đất nước sau chiến tranh. Trong thời kì này, thay vì phủ nhận toàn bộ những giá trị
của phe thua cuộc thì phe thắng trận lại có cách hành xử rất đáng ngưỡng mộ đối
với thế lực đối nghịch của mình. Chính vì cách hành xử đầy văn minh này, họ đã
cho cả thế giới thấy được tinh thần hòa hợp của dân tộc mình, thấy được rằng cho
dù có nội chiến đi chăng nữa thì cũng không có bất kì sự chia cắt nào trong đất
nước của họ. Cách hành xử văn minh của phe thắng trận trước hết được biểu hiện
qua chủ trương của tổng thống Abraham Lincoln. Ông cho rằng khi phe thua cuộc
là Liên minh miền Nam đầu hàng thì sẽ không có một sĩ quan hay binh lính nào
của họ bị truy tố hay bị đi tù, vì thế mà sau nội chiến, hoàn toàn không có tù binh
và mọi người, dù thắng hay thua, cũng phải cùng nhau xây dựng lại đất nước.
Cùng với Lincoln, một vị tướng của phe Liên bang miền Bắc là Ulysses S. Grant,
cũng có cách đối xử vô cùng nhân đạo đối với quân Liên minh miền Nam. Khi
tướng Robert Edward Lee của quân đội Liên minh miền Nam quyết định đầu hàng,
Grant đã yêu cầu các binh sĩ của mình phải giữ thái độ tôn trọng, không được vô lễ
đối với vị tướng của miền Nam. Quả thật, vào ngày 9/4/1865, tướng Lee đã được
binh lính miền Bắc chào đón như một vị anh hùng khi ông đến gặp mặt Grant.
Không chỉ vậy, Grant còn chấp nhận để cho binh sĩ miền Nam được giữ lại lừa và
ngựa theo yêu cầu của tướng Lee mặc dù theo quy luật chiến tranh thời đó, quân
đội của phe thua cuộc phải tước bỏ khí giới và quân dụng. Có thể nói rằng, đây là
“thỏa hiệp của những người quân tử” để nhờ vào đó, nước Mỹ mới có thể hòa hợp
trở lại sau nội chiến. Ngoài ra, sự tôn trọng đối với phe thua cuộc còn được thể
hiện qua việc các binh lính tử trận của phe miền Nam được chôn cất chung với phe
miền Bắc tại nghĩa trang Arlington, cùng với đó là sự xuất hiện của lá cờ đại diện
cho phe Liên minh miền Nam trong cuộc nội chiến bên cạnh mộ phần của họ. Từ
cách hành xử của phe Liên bang miền Bắc đối với phe thua cuộc, ta có thể thấy
được rằng tinh thần hòa hợp dân tộc chính là một nét đặc trưng của người dân Hoa
Kỳ, nét đặc trưng mà không phải quốc gia nào cũng có được.
     Ngoài việc là một nét đặc trưng của người dân Hoa Kỳ, tinh thần hòa hợp dân
tộc còn là một chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa thành công trong công cuộc hàn gắn
lại đất nước Mỹ sau nội chiến. Nhờ vào tinh thần đó, những người dân xứ cờ hoa
có thể tự hòa hợp trở lại cho dù trước đây cuộc nội chiến có chia rẽ họ ra sao. Họ ý
thức được rằng, dù thắng hay bại thì họ vẫn là công dân của Hoa Kỳ nên vì thế họ
sẵn lòng gạt bỏ đi hết quá khứ để cùng nhau xây dựng lại đất nước. Giống như Mỹ,
Trung Quốc cũng từng trải qua các cuộc nội chiến với kết quả là phe thua cuộc,
đứng đầu là Tưởng Giới Thạch phải tháo chạy sang Đài Loan; nếu như người dân
Hoa Kỳ sẵn sàng gạt bỏ quá khứ để đất nước có thể hòa hợp trở lại thì người dân
Đài Loan lại nỗ lực từng ngày để thoát khỏi sự ràng buộc với Trung Quốc, để được
công nhận là một quốc gia độc lập và vì vậy mà cho đến nay, tình trạng tách biệt
giữa Đài Loan và Trung Quốc vẫn chưa hề có dấu hiệu chấm dứt. Hay nói cách
khác, cùng là nội chiến, nhưng vì tinh thần hòa hợp dân tộc không tồn tại mạnh mẽ
trong lòng người dân nên Trung Quốc và Đài Loan không thể khôi phục lại được
mối quan hệ như những gì mà Hoa Kỳ đã làm. Từ đó, ta có thể một lần nữa khẳng
định rằng tinh thần hòa hợp dân tộc nắm giữ một vai trò then chốt đối với việc hàn
gắn lại Hoa Kỳ sau nội chiến.
“Chiến thắng của miền Bắc đặt dấu chấm hết cho Liên minh miền Nam cũng
như chế độ nô lệ Hoa Kỳ, và làm tăng cường vai trò của chính phủ liên bang”. Cho
dù sau những trận chiến khốc liệt như thế, phe miền Bắc vẫn luôn coi trọng phe
miền Nam và không xem họ là kẻ thù. Bởi họ nhận thức được rằng cho dù thắng
trận hay thua trận thì chỉ là “ Gà cùng một mẹ” người Hoa Kỳ vẫn là người Hoa
Kỳ. Vì tinh thần hòa hợp của người dân Hoa Kỳ mà đã xây dựng một đất nước
phát triển sau chiến tranh vượt bật và điều đó kéo dài cho đến hiện tại vì thế mà
những quốc gia khác đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân trong công cuộc hàn
gắn lại đất nước sau nội chiến.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hòa Bình. (2019). Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc.
Link: https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nuoc-my-sau-noi-chien-va-
bai-hoc-hoa-hop-dan-toc.html
2. Lê Thanh Danh. (2015). 12/04/1861: Nội chiến Hoa Kỳ bùng nổ.
Link: http://nghiencuuquocte.org/2015/04/12/noi-chien-hoa-ky-bung-no/

You might also like