You are on page 1of 6

Slide đầu: Lyndon Baines Johnson (1908 – 1973) . Ông là một chính trị gia người Mỹ.

Ông là Tổng
thống Hoa Kỳ thứ 36, tại vị trong giai đoạn 1963–1969. Trước đó, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng
thống Hoa Kỳ thứ 37 trong giai đoạn 1961–1963. Ông là một trong bốn người duy nhất đắc cử bốn chức
vụ liên bang: hạ nghị sĩ, thượng nghị sĩ, phó tổng thống, và tổng thống.
Tổng thống Lyndon B. Johnson để lại dấu ấn trong cuộc chiến tranh Việt Nam với chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”. Với chiến lược này, Mỹ trực tiếp đưa quân sang Việt Nam, thực hiện “tìm và diệt” ở miền
Nam và đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn. Ông là người quyết định tăng cường
sự can thiệp của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Quốc hội Mỹ năm 1964 thông qua Nghị quyết vịnh
Bắc Bộ, cho phép Johnson sử dụng vũ lực ở bất kỳ mức độ nào tại Đông Nam Á mà không phải yêu cầu
tuyên chiến chính thức. Nhân viên quân sự Mỹ tại Việt Nam tăng vọt, từ 16.000 cố vấn trong những vai
trò phi chiến đầu vào năm 1963, lên đến 550.000 với nhiều người có vai trò chiến đấu vào đầu năm
1968. Các chiến dịch ném bom được duy trì liên tục làm dấy lên làn sóng phản đối lớn, đặc biệt là trong
giới học sinh, sinh viên Mỹ và quốc tế.
Chính sách của Tổng thống Johnson không chỉ tàn phá nặng nề hai miền Việt Nam mà còn khiến quân
đội Mỹ hứng chịu những tổn thất thảm khốc, khiến phong trào phản chiến ở Mỹ lan rộng với sự tham
gia của hàng trăm nghìn người thuộc mọi tầng lớp quần chúng.

Slide 2:
Chiến tranh cục bộ : Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã chuyển
sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. Các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở
Việt Nam này được thành lập để cứu vãn tình hình ở miền Nam. Chiến tranh cục bộ là
một chiến lược chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành trong giai đoạn 1965–1967 trong Chiến tranh Việt
Nam. Nội dung cơ bản của chiến lược là dùng ưu thế hỏa lực, công nghệ và quân số của lính viễn
chinh Mỹ để đè bẹp Quân Giải phóng miền Nam, đồng thời dùng không quân đánh phá miền
Bắc nhằm bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng hòa, thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam Việt
Nam. Đây cũng là giai đoạn khốc liệt nhất trong cả cuộc chiến tranh.
Tên gọi Chiến tranh cục bộ xuất phát từ quan điểm đây là một dạng "chiến tranh hạn chế" trong chiến
lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt". Quy mô của chiến tranh được đẩy lên rất cao (lượng bom đạn
Hoa Kỳ sử dụng còn nhiều hơn Thế chiến thứ hai), nhưng vẫn mang tính chất "chống nổi dậy"
(counter insurgency), phạm vi chiến tranh được giới hạn. Mục tiêu của Mỹ là sau khi tiêu diệt
được Quân Giải phóng miền Nam, đánh gục ý chí chống Mỹ của đối phương, sẽ tiến hành thương
lượng hòa bình để buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận những điều kiện mà Mỹ đưa ra.
Âm mưu
“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Được tiến hành bằng quân
đội Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn. Mục đích để nhằm tạo ra ưu thế về quân
sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường; sau khi tiêu diệt được Quân giải phóng miền Nam, đánh
gục ý chí chiến đấu của nhân dân ta sẽ tiến hành thương lượng hòa bình để buộc chính quyền Việt
Nam dân chủ cộng hòa chấp nhận với những điều kiện mà Mỹ đưa ra.
Nhờ vào một trong các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Mỹ đã nhanh chóng áp đảo về
binh lực, hỏa lực quân ta, cố giành thắng lợi để lấy lại quyền chủ động trên chiến trường. Chúng đã
đẩy quân dân ta về thế phòng ngự và buộc ta phải phân tán lực lượng, rút về biên giới, cho chiến tranh
lụi tàn.

Thủ đoạn
 Liên tục đổ quân viễn chinh Mỹ và các phương tiện chiến tranh tân tiến, hiện đại
vào miền Nam. Đến năm 1968, số quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam đã lên tới hơn
50 vạn.
 Thực hiện tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966
– 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh
Việt Cộng”.
 Tiêu huỷ tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, để ngăn chặn sự chi viện từ bên
ngoài vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam. Và đồng thời làm lung lay quyết tâm
chống Mỹ của nhân dân ta.

Nội dung: Nội dung cuộc chiến tranh cục bộ gồm có 3 phần chính bao gồm tiêu diệt quân giải phóng,
bình định vùng nông thôn, phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân. Đó là những vị trí mạnh
nhất của quân đội nước ta nhưng cũng chiến đấu anh dũng, quyết liệt vô cùng. Chiến dịch mùa khô
đến, chúng tăng cường quân đội và phô trương sức mạnh.
Chiến tranh cục bộ là gì, quân đội Mỹ âm mưu như thế nào? Quân đội Mỹ tấn công mọi mặt không
quân, hải quân, và đường bộ với xe tăng, xe bọc thép, pháo, súng. Chúng điều quân tay sai ở miền
Nam để tỏa quân ra các hướng để đàn áp nhân dân ta. Khắp các hướng, chúng ồ ạt tiến công trên các
khu vực, chiến tranh cục bộ của Mỹ chủ yếu với 5 điểm chỉnh như
 Tiêu diệt quân chủ lực quân đội giải phóng của nước ta để giành lại quyền chủ động
và làm chủ được vùng lãnh thổ. Chúng tấn công toàn bộ các căn cứ điểm của quân
ta để làm suy yếu từng phần, rời rạc ý chí chiến đấu
 Bình định có trọng điểm, tranh giành lãnh thổ, đập tan quân hậu cần phía sau
 Giữ ổn định được tình hình chính trị, củng cố quân đội
 Mở rộng các tuyến giao thông để dễ bề di chuyển và kiểm soát
 Tăng cường chống phá miền Bắc, tách ra khỏi miền Nam, cô lập từng vùng
Chiến tranh cục bộ là gì, quân đội Mỹ huy động lực lượng thế nào?. Chiến lược đông xuân giai đoạn
1965-1966 chúng huy động số lượng quân vô cùng đông với 720.000 người, 14 sư đoàn, 9 lữ đoàn.
Vũ khí chuẩn bị về chiến đấu với hơn 1.000 khẩu đại bác, 1.342 xe tăng, xe bọc thép, 2.288 máy bay
các loại, 541 tàu chiến. Mỹ liên tiếp mở các cuộc phản công lớn với các cuộc hành quân tìm diệt và
bình định.
Chúng tập trung đánh vào các khu vực đông quân ta như Củ Chi để nhằm tiêu diệt quân đội đầu não
của ta ở khu vực Sài Gòn- Gia Định. Với ưu thế lực lượng chúng tin rằng sẽ đánh bại được nhân dân
ta. Tuy nhiên điều đó là không dễ dàng với sức chiến đấu vô cùng quyết liệt của quân dân ta.
Tuy nhiên quân đội Mỹ hết sức ngang tàng đi đến đâu phá tan nhà cửa, hại người dân lành, chiếm
nhà, cướp của khắp nơi. Chúng đã san bằng khoảng hơn 3000 nhà dân, phá nát ruộng đất, nền kinh
tế nước ta kiệt quệ. Đánh sập các hệ thống giao thông, cơ sở vật chất lớn, mọi vùng chìm trong khói
lửa.
Nhưng kết cục chiến tranh cục bộ của Mỹ không đạt được mong muốn như đã định và cũng chịu
thiệt hại không kém, bị quân dân ra phản công nặng nề. Bởi vậy, cuối cùng chúng buộc phải kết thúc
trận đấu tránh thương vong thêm và rút quân dân, tập kết ở Đồng Dù. Tới tháng 5, chúng lại hành
quân Birminghom đánh vào chiến khu Dương Minh Châu.
Sư đoàn 9 dân ta nắm được thế chủ động, tấn công vào sư đoàn Mỹ ở Bầu Sẵn, đánh thiệt hại quân
giặt nặng nề. Chúng ta đã đánh dập được tinh thần hừng hực và tàn bạo của các cánh quân Mỹ. 
Quân đội Mỹ trong chiến lược chiến tranh cục bộ
Kết quả của chiến tranh cục bộ là gì?
Kết quả của chiến tranh cục bộ là gì? Kết thúc chiến tranh Mỹ không đạt được kết quả nhưng tham
vọng đề ra ban đầu mà đã thiệt hại nặng nề. Quân ta liên tục đánh bại các chiến lược chiến tranh lớn,
làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chúng. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
giành được nhiều thắng lợi vang dội.
Chiến tranh cục bộ là gì, quân Mỹ thiệt hại ra sao? Kết quả, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu
của đông đảo quân đội địch với khoảng 67.000 quân. Bắn hạ khoảng 940 máy bay, phá hủy khoảng
6000 xe quân sự với 300 xe tăng, xe bọc thép lớn.
Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt của Mỹ đều thất bại. Nhân dân ta đã chứng tỏ được tinh
thần dựng nước và giữ nước vô cùng quyết liệu, không quân thù nào đánh bại dễ dàng. Dù bọn thực
dân, đế quốc có lâm le bao nhiêu lần thì chúng ta cũng đánh tan chúng bấy nhiêu lần.

Nghị quyết vịnh Bắc Bộ :


Cách đây 50 năm, vào ngày 2 và 4 tháng 8 năm 1964, trên Biển Đông đã xảy ra “Sự kiện Vịnh Bắc
Bộ” nổi tiếng. Quốc hội Mỹ đã nhất trí thông qua “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ” với số phiếu gần như
tuyệt đối, cho phép Tổng thống L.Giôn-xơn (Lyndon B. Johnson), với tư cách là Tổng Tư lệnh quân
đội Mỹ, “thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm đánh lui mọi hành động tấn công vũ trang chống
các lực lượng Hoa Kỳ và ngăn ngừa những hành động xâm lăng khác”. Với bản Nghị quyết này,
Tổng thống Giôn-xơn đã đẩy nhanh tiến độ dính líu, can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, thực hiện
những toan tính phiêu lưu, mạo hiểm của giới cầm quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc: Độc chiếm
Đông Dương, tiến tới thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thực hiện chiến lược toàn cầu,
biến giấc mơ “bá chủ thế giới” thành hiện thực.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ được coi là sự kiện “lịch sử đen tối của thế giới hiện đại” với sự bịa đặt, vu
khống trắng trợn của người Mỹ khi cho rằng, Việt Nam đã vi phạm luật pháp quốc tế, đã cho phép
Hải quân nhân dân Việt Nam nổ súng, chống lại hai tàu khu trục USS Maddox và USS Turner Joy
của Hải quân Mỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ, gìn giữ hòa bình, thực hiện nghĩa vụ nhân đạo.

Phát biểu trên Đài Truyền hình Mỹ ngày 5 tháng 8 năm 1964, Tổng thống Giôn-xơn đã ngang nhiên
thông báo: Tại Vịnh Bắc Bộ, ngày 2 tháng 8, tàu ngư lôi của Bắc Việt Nam đã tấn công tàu khu trục
Mỹ. Ngày 4 tháng 8, hai tàu Mỹ là Maddox và Turner Joy lại bị phía Việt Nam tấn công. Ngay sau sự
kiện thứ hai, Hải quân Mỹ vô cùng tức giận đã trả đũa bằng chiến dịch “Mũi Tên Xuyên”, dùng
không quân ném bom một số cửa biển quan trọng ở miền Bắc Việt Nam để “dạy cho Hà Nội một bài
học”...
Chỉ sau tuyên bố của Tổng thống Giôn-xơn vài giờ, dự thảo nghị quyết chuẩn y hoạt động chiến tranh
quy mô tại Việt Nam đã được đưa ra Quốc hội Mỹ và nó được thông qua ngay ngày 7 tháng 8 với cái
gọi là “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ”, cho phép quân đội Mỹ khởi đầu sự tham gia toàn diện chống lại
Việt Nam mà không cần tới sự tuyên chiến chính thức.
Sự kiện này đã làm cho Quốc hội Mỹ bị “bịt mắt”, bị “lừa dối ngoạn mục” nên đã ban hành một nghị
quyết “vội vàng” mà hệ quả của nó đã đưa nước Mỹ lâm vào tình trạng khốn khó “tiến thoái lưỡng
nan”, cho đến tận ngày nay nó đã trở thành căn bệnh “hội chứng của người Mỹ”.
Với nhiều cách biện giải khác nhau, “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ” được Quốc hội Mỹ thông qua là
nhằm đáp lại sự kiện Vịnh Bắc Bộ do họ “đạo diễn”, thêu dệt, tạo cớ xâm lược nước ta. Về bản chất,
từ cái cớ này, giới cầm quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc mưu toan thực hiện âm mưu, thủ đoạn xóa
bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, biến Việt Nam và Đông Dương thành “sân sau” của Mỹ và đồng
minh. Tên chính thức của Nghị quyết này là “Nghị quyết Đông Nam Á, Công Pháp 88-408”. Sức
mạnh của nghị quyết là vô hạn. Nó không chỉ cho phép tổng thống Mỹ Giôn-xơn toàn quyền sử dụng
quân đội Mỹ ở Đông Nam Á mà không cần đến tuyên bố chiến tranh từ Quốc hội. Đồng thời, “thực
hiện mọi biện pháp cần thiết để trợ giúp bất kỳ quốc gia đồng minh nào tham gia Hiệp ước Phòng thủ
chung Đông Nam Á”.
Sự ra đời của nghị quyết này đã dẫn Mỹ bước vào một cuộc phiêu lưu mới đầy mạo hiểm mà kết cục
của nó đã được nhiều người tiên đoán: Cuộc chiến chống Việt Nam sẽ đưa nước Mỹ đi vào đường
cùng, ngõ cụt, sẽ “trượt chân”, “ngã ngựa, thua đau ở Việt Nam”. Sự thật là sau 9 năm gây tội ác ở
một đất nước yêu chuộng hòa bình, những toan tính phiêu lưu, mạo hiểm của giới cầm quyền Nhà
Trắng và Lầu Năm Góc đã bị phá sản. Kể từ Hiệp định Pa-ri tháng 1 năm 1973, đế quốc Mỹ đã phải
cay đắng cuốn cờ về nước, để lại cho nước Mỹ và thế giới hiện đại những trang sử bi thương, thấm
đẫm máu và nước mắt.
Sau nhiều năm “bưng bít”, vào đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, sự thật về Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ
đã được công luận phơi bày. Do sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Mỹ, dư luận quốc tế và cả Quốc
hội Mỹ kéo dài nhiều năm. Ngày 12 tháng 1 năm 1971, Tổng thống Ních-xơn (Nixon) đã phải ký văn
bản chính thức bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, thừa nhận những sai lầm “đáng tiếc” của giới cầm
quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc thời ấy.
Theo quan điểm của Mỹ, vào thời đó, Việt Nam được chọn làm mục tiêu chiến lược trọng điểm trong
thực hiện mưu đồ chống phá sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, “không để chủ nghĩa xã hội lan rộng
ra khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Vì vậy, Việt Nam trở thành nơi tập trung mâu thuẫn cơ bản
của thế giới và cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trở thành cuộc đọ sức điển hình, là
tiêu điểm của cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới, nó
mang tính thời đại sâu sắc.
Một trong những âm mưu, toan tính thâm sâu, ẩn chứa nhiều tội ác, thúc đẩy sự ra đời Nghị quyết
Vịnh Bắc Bộ một cách nhanh chóng là giới cầm quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã nhận thấy rõ
Việt Nam là một nước có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, là chiếc
bao lớn nhô ra Thái Bình Dương, điểm giao hội của các đường giao thông quốc tế trên Biển Đông;
tuy Việt Nam là một nước nghèo nhưng lại có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân công
dồi dào; có thể khai thác, sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt của nền kinh tế, quân sự Mỹ. Vì vậy, họ
đã triệt để lợi dụng cơ hội thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ để dính líu, can thiệp sâu hơn vào
Việt Nam. Một mặt, lấy Việt Nam làm vị trí quyết định để củng cố tuyến phòng thủ, ngăn chặn sự
phát triển của chủ nghĩa cộng sản, trước hết là chặn đà ảnh hưởng của Liên Xô đến khu vực này; từng
bước thực hiện âm mưu độc chiếm Đông Dương. Mặt khác, thực hiện mục tiêu “kép”: “lấy chiến
tranh nuôi chiến tranh” và khai thác tối đa những gì có thể vơ vét được ở Việt Nam và Đông Dương
để bù đắp sự thiếu hụt và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế chính quốc.
Với những âm mưu, toan tính có lợi cho Mỹ, họ đã ngấm ngầm và công khai thực hiện giấc mộng ấy,
lấy Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ là một trong những “căn cứ pháp lý”, “bịt mắt người dân Mỹ”, đưa quân
và vũ khí giết người đến Việt Nam; đồng thời, hợp lý hóa dư luận thế giới trong thời điểm đó để mở
đầu thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam, tiếp tục thực hiện chiến lược toàn cầu.
Ngay sau khi thực dân Pháp thua trận, Mỹ đã xúc tiến việc thành lập khối quân sự Đông Nam Á và
hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương, xâm chiếm miền Nam Việt Nam, lấy đó làm bàn đạp để leo thang,
đánh phá miền Bắc, đánh bại cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia; đồng thời, rút kinh nghiệm
để đối phó với Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới. Vì lẽ đó, chúng đã sử dụng chiến lược
“chiến tranh đặc biệt” với nhiều âm mưu, thủ đoạn để thôn tính miền Nam, lấy miền Nam làm căn cứ
để đánh phá miền Bắc, đưa Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá”, biến nước ta thành căn cứ quân sự, lệ
thuộc. Đồng thời, kiềm chế, tiến tới ngăn chặn, đè bẹp, và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa. Điều đó
đã cắt nghĩa vì sao Mỹ lại cố tình tạo ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để tạo cớ xâm lược nước ta và trong lịch
sử nước Mỹ, 5 đời tổng thống kế tiếp nhau cố tình theo đuổi âm mưu thâm độc ấy bằng phương thức
sử dụng chiến tranh với nhiều cuộc phiêu lưu quân sự chống Việt Nam vô cùng tốn kém, mạo hiểm,
tàn khốc và đẫm máu.
Sự phiêu lưu, mạo hiểm và những toan tính của đế quốc Mỹ đã bị chặn đứng bởi tinh thần cảnh giác
cao độ, ý chí quyết chiến quyết thắng, bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam - một dân tộc gan góc,
dạn dày, không chịu khuất phục quân xâm lược.

 Nghị quyết do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào ngày 7/8/1964 dựa trên lý do sự kiện vịnh
Bắc Bộ, nó cho phép tổng thống Hoa Kỳ Johnson lúc bấy giờ "được áp dụng mọi biện pháp cần
thiết, đẩy lùi bất cứ một cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng Hoa Kỳ và sẵn sàng tiến
hành mọi bước cần thiết, kể cả dùng lực lượng vũ trang để giúp đỡ bất kì một nước đồng minh nào
cần đến sự giúp đỡ để bảo vệ nền tự do của mình". Đây là cơ sở để Johnson ra lệnh thực hiện cuộc
chiến tranh phá hoại, dùng không quân ném bom miền Bắc Việt Nam một cách hợp pháp, đồng
thời mở rộng chiến tranh trên bộ ở Miền Nam Việt Nam.
 Nghị quyết này mang một ý nghĩa lịch sử vì nó cho phép tổng thống Mỹ Lyndon B.
Johnson quyền sử dụng lực lượng quân đội "quy ước" ở Đông Nam Á mà không cần đến tuyên bố
chiến tranh từ Quốc hội. Đặc biệt, nghị quyết trao cho tổng thống quyền thực hiện mọi biện pháp
cần thiết để trợ giúp cho bất kỳ quốc gia đồng minh nào tham gia Hiệp ước Phòng thủ chung
Đông Nam Á.
Ngày 12/1/1971, do sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Hoa Kỳ, dư luận quốc tế và cả Quốc hội Hoa
Kỳ, tổng thống Nixon đã phải ký văn bản chính thức bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ.

You might also like