You are on page 1of 10

A: Nội dung của hội nghị TW Đảng lần thứ 11 và 12

1. Hoàn cảnh lịch sử


Từ năm 1964 đến đầu năm 1965, cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào, chiến sĩ
ở miền Nam phát triển nhanh chóng, thu được những thắng lợi ngày càng to lớn,
khiến cho chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ bị thất bại nghiêm
trọng. Trước tình hình ấy, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục
bộ", tìm mọi cách để giữ vững những vị trí chiến lược và lực lượng. Chúng từng
bước tăng cường lực lượng chiến đấu của quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam để
quyết giữ một số vùng chiến lược quan trọng, đồng thời, mở rộng hoạt động không
quân và hải quân, ném bom bắn phá miền Bắc để gây áp lực hòng làm giảm sức
tiến công của ta ở miền Nam.
Trước yêu cầu mới của cách mạng, trong năm 1965, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 11 (tháng 3-1965), ra Nghị quyết về tình hình và
nhiệm vụ cấp bách trước mắt và Hội nghị lần thứ 12 (tháng 12-1965) với Nghị
quyết về tình hình và nhiệm vụ mới.
2. Nội dung chính của 2 hội nghị
(Đọc) Quyết tâm chiến lược: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn
quân viễn chinh, nhưng so sánh lực lượng giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn, cuộc
chiến tranh trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ
vững thế chủ động trên chiến trường; cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến
hành ở miền Nam vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới. Cuộc chiến
tranh đó được đề ra trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy
mâu thuẫn về chiến lược; Mỹ không thể nào cứu vãn được tình thế nguy khốn, bế tắc
của chúng ở miền Nam. Từ sự phân tích và nhận định trên, Trung ương khẳng định
chúng ta có đủ điều kiện và sức mạnh để đánh Mỹ và thắng Mỹ. Với tinh thần “Quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng
liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc.
Mục tiêu chiến lược: Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình
thống nhất nước nhà.
Phương châm chiến lược: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh
càng mạnh; cần phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để
mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời
gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.
Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên
quyết tiến công và liên tục tiến công. Tiếp tục kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh
quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công, đánh địch trên cả
ba vùng chiến lược. “Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết
định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng”.
Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm
tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có
chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức
của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời
tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng
chiến tranh cục bộ ra cả nước.
Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng của hai miền: Trong cuộc chiến tranh
chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương
lớn. Phải nắm vững mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền
Nam. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa là
thành quả chung rất to lớn của nhân dân cả nước ta, là hậu phương vững chắc trong
cuộc chiến tranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở
miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt, nhất là về kinh tế và
quốc phòng, nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam, đồng thời, vừa tiếp tục
xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm phát huy vai trò đắc lực của hậu phương lớn đối với
tiền tuyến lớn. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau.
Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, thì bất kỳ chúng đặt chân ở đâu trên đất nước Việt
Nam, mọi người Việt Nam đều có nghĩa vụ tiêu diệt chúng. Khẩu hiệu chung của nhân
dân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

(Đưa vào slide) Chủ trương của Đảng thể hiện ở nội dung cơ bản của hai
Nghị quyết:
+ Trên cơ sở phân tích tình hình chiến trường khi Mỹ đưa quân đội viễn
chinh và quân đội của các nước phụ thuộc Mỹ trực tiếp tham chiến trên
chiến trường miền Nam, Đảng ta nhận định: tính chất cơ bản của cuộc
chiến tranh của Mỹ ở miền Nam vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân mới.
Mỹ tuy có tăng về lực lượng quân sự nhưng lại có nhiều chỗ yếu cơ bản,
nhất là về chính trị, về phía ta, từ một nửa nước có chiến tranh thành cả
nước có chiến tranh với mức độ và hình thức khác nhau. Cuộc chiến đấu
gay go, quyết liệt hơn nhưng ta đã vững mạnh hơn hẳn trước, đã có sự
chuẩn bị về tư tưởng và tổ chửc. Từ đó, Đảng đưa ra kết luận:
Một là, so sánh lực lượng giữa ta và địch căn bản không thay đổi. Vì thế, ta
vẫn giữ vững và phát huy chiến lược tiến công.
Hai là, ta tiếp tục tiến công và phản công, kết hợp đấu tranh quân sự và
chính trị nhưng đấu tranh quân sự ngày càng có tác dụng quyết định trực
tiếp.
Ba là, ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại và đấu tranh
ngoại giao, tăng cưòng tiếp xúc cả công khai và bí mật với nhiều nước trên
thế giới, làm rõ chính nghĩa và thiện chí của ta, góp phần hình thành trên
thực tế một mặt trận nhân dân chống Mỹ.
+ Hai Hội nghị Trung ương đã khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và kiên
quyết đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ
tình huống nào nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.
+ Nêu rõ nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc lúc này là phải: "Kịp thời chuyển
hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường
lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới". Đồng thời, Ban Chấp
hành Trung ương cũng nêu ra những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền
Bắc là: Kịp thời chuyển hướng nền kinh tế và tăng cường lực lượng quốc
phòng cho kịp với sự phát triển của tình hình; ra sức tăng cường công tác
phòng thủ, trị an, bảo vệ miền Bắc, kiên quyết đánh bại kế hoạch địch ném
bom, bắn phá, phong tỏa miền Bắc bằng không quân và hải quân; ra sức
chi viện cho miền Nam để hạn chế dịch chuyển "chiến tranh đặc biệt" ở
miền Nam thành "chiến tranh cục bộ" và ngăn chặn địch mở rộng "chiến
tranh cục bộ" ra miền Bắc, kip thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho
phù hợp với tình hình mới; đẩy mạnh công tác đấu tranh ngoại giao nhằm
tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn quốc tế, vạch rõ âm mưu mới của đế quốc
Mỹ đối với cách mạng miền Nam và miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
+ Phương châm chiến lược chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước là: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh,
cần phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng cách mạng
của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành
thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền
Nam.
+ Phương châm đấu tranh là: kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh
quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công (quân
sự, chính trị và binh vận), trong đó đấu tranh quân sự có tácdụng quyết
định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng.
+ Tư tưởng chỉ đạo chiến lược là giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên
quyết tiến công và liên tục tiến công.
+ Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí cách mạng của hai miền Nam - Bắc vì
mối quan hệ giữa hai miền: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu
phương lớn. Hai nhiệm vụ đó không tách rời nhau, mà gắn bó mật thiết với
nhau thực hiện khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước là "Tất cả cho tiền
tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược".
Phần kết luận:
=> + Hội nghị lần thứ 11 đã chủ trương tiếp tục xây dựng miền Bắc thành
một hậu phương lớn với định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện có
chiến tranh. Đó là một chủ trương thích hợp, bảo đảm miền Bắc tiếp tục
làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Dưới ánh
sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, cách mạng miền Bắc
đã có bước chuyển hướng kịp thời về kinh tế, quốc phòng, tư tưởng và tổ
chức để tiến lên giành thắng lợi mới trong những giai đoạn tiếp theo của
cách mạng.
+ Hội nghị lần thứ 12 đã phân tích một cách khoa học so sánh lực lượng
giữa ta và địch, khẳng định thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ, vạch rõ nhiệm
vụ cụ thể cho cách mạng hai miền, động viên quân đội và nhân dân cả
nưóc giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao ý chí tự lực tự cường và ra
sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bè bạn quốc tế, tiến lên đánh
thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược.
B. Liên hệ tới đường Trường Sơn cho đến thực tiễn đời sống
Ý mở đầu
Tầm quan trọng của việc mở đường Trường Sơn
1.
Cách đây 57 năm, trước đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, đường Trường Sơn -
đường Hồ Chí Minh đã ra đời, từng bước được xây dựng, phát triển, góp phần đặc
biệt quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm
tháng trôi qua, nhưng quyết định mở đường Trường Sơn là một quyết định lịch sử,
mang tầm chiến lược của Đảng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Sang thời kỳ chống đế quốc Mỹ
xâm lược, trước yêu cầu ngày càng cao của tiền tuyến miền nam, nếu chỉ dựa vào
những con đường mòn nhỏ hẹp như vậy thì không thể vận chuyển đủ và kịp thời
nhân lực, vật lực cho quân và dân miền nam đánh Mỹ; cho nên, việc khai thông,
mở rộng hệ thống đường mòn Trường Sơn thật sự cấp thiết. Nhận thức rõ yêu cầu
của thực tiễn lịch sử, Hội nghị T.Ư Đảng lần thứ 12(1965) khẳng định: “Đây là
một việc làm lớn, có ý nghĩa chiến lược, quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp thống
nhất Tổ quốc”(1).
1.
Vai trò của đường Trường Sơn được Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy khẳng định là:
“con đường chi viện miền nam, cho bạn là cơ bản nhất, chủ yếu nhất, có ý nghĩa
chiến lược vô cùng quan trọng trước mắt và lâu dài”(2).
2.
Thật vậy, chỉ tính riêng trong cuộc Chiến tranh đặc biệt của Mỹ(đến năm1965),
tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã vận chuyển lần lượt 413.450 tấn vũ khí và
hàng hóa các loại(3), trong đó có cả vũ khí hạng nặng, như: pháo cơ giới, xe
tăng,... góp phần quyết định thực hiện thắng lợi chủ trương chiến lược giành thắng
lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước ấy. Đây là dấu mốc có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam, vì
mỗi khẩu súng, viên đạn đến với chiến trường là thể hiện “ý Đảng”, “lòng dân”, là
tình cảm của Bác Hồ kính yêu, của nhân dân miền bắc gửi tới đồng bào, chiến sĩ
miền nam ruột thịt.

1.
Vẻ đẹp đường Trường Sơn qua các nhà báo nước ngoài và sự kiên cường của con
đường nơi đây
2.
Ngày 31/12/1971, Báo Lơ Phi-ga-rô đăng bài viết của học giả Giắc-cơ Rơ-
ma, khẳng định: Điều làm cho người ta buồn phiền là đường mòn Hồ Chí Minh
không thể phá hủy được... Nước Mỹ đã chi tiêu hàng tỷ đô-la để hòng bóp nghẹt
đường mòn Hồ Chí Minh. Nó vẫn tồn tại. Nó là con rắn trăm đầu luôn mọc lại.
Không phải là những cái đầu mà chính là những cánh tay của con rắn này luôn
mọc lại vì không thể bị chặt đứt cùng một lúc. Còn Cục Tình báo Trung ương Mỹ
khẳng định: “Đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành trận đồ bát quái trong rừng
rậm”(4). Nhà báo Pháp Van Giê nhận xét: “Đường mòn Hồ Chí Minh không chỉ là
con đường tiếp tế mà còn là biểu tượng của cuộc chiến tranh Việt Nam...”(5).
Đường Trường Sơn suốt 16 năm ròng không tiếc tuổi xuân, không tiếc máu
xương, vì sự sống của con đường, đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bền
bỉ và kiên cường trụ bám trận địa, trụ bám mặt đường, giữ vững mạch máu giao
thông, đập tan mọi âm mưu và hành động đánh phá ngăn chặn của quân thù. Nhờ
đó, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn không ngừng phát triển, đáp ứng sự chi
viện to lớn, toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương lớn miền bắc cho tiền
tuyến lớn miền nam. Tuyến vận tải chiến lược ấy đã ra đời, phát triển trong mưa
bom, bão đạn và đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt
Nam trong thế kỷ 20 cũng như trở thành tấm gương sáng trong việc phát triển hệ
thống GTVT ngày nay.

Ý 1: Tầm quan trọng của hệ thống GTVT


Đoạn dẫn(ko cần)
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có những bước phát triển mạnh,
theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các công trình có tính
kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng vận tải đường
bộ ngày một nâng cao, càng khẳng định thực hiện mục tiêu GTVT đi trước một
bước trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần bảo đảm quốc
phòng - an ninh và bảo vệ Tổ quốc.
Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư.
Theo thống kê của Bộ GTVT, hệ thống đường bộ Việt Nam có tổng chiều dài
570.448km, trong đó quốc lộ là 24.136km, đường cao tốc 816km, đường tỉnh
25.741km, đường huyện 58.347km, đường đô thị 26.953km, đường xã 144.670km,
đường thôn xóm 181.188km và đường nội đồng 108.597km.
GTVT đường bộ phát triển tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, chi phí vận tải
giảm, giá hàng hóa cạnh tranh, thuận lợi xuất, nhập khẩu, tạo điều kiện cho sản
xuất, lưu thông, đầu tư phát triển và các thuận lợi khác dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
Nền kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao.
Mọi người ai cũng mong muốn hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm
chi phí, thời gian, đảm bảo an toàn tốt hơn. Vì thế các phương thức vận tải mới
như hàng không, tàu biển, vận chuyển kết hợp… đang chỗ đứng nhất định trong
các nhu cầu vận chuyển chuyên biệt, đặc thù.
Sự phát triển tuyến đường bộ vận chuyển Bắc Nam cũng là sự huy động nguồn
vốn về đầu tư trong xã hội rất lớn mà không phải ngành nghề nào cũng có được.
Không một quốc gia nào có thể thay thế hoàn toàn hệ thống vận tải đường bộ
bằng những hình thức vận tải khác. Dù hiện nay có sự phát triển mạnh từ các
phương thức tiên tiến nhưng đường bộ vẫn là mắc xích không thể thiếu, thậm chí
còn kết hợp tốt trong quá trình vận chuyển tạo nên hiệu quả cao.
Vận tải là sự di chuyển hàng hóa, con người, động vật từ các địa điểm khác nhau
bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường thủy. Ngành
giao thông vận tải được coi là một ngành dịch vụ với việc tham gia vào việc vận
chuyển, cung ứng nguyên liệu, vật tư từ những cơ sở sản xuất đến các thị trường
tiêu thụ, giúp cho quá trình sản xuất, cung ứng của xã hội được diễn ra bình
thường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt
thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ.”
Tầm quan trọng của giao thông vận tải được thể hiện qua việc các cá nhân, doanh
nghiệp, chính phủ vào việc tiếp cận nguồn lực. Giao thông vận tải như một cầu nối
liên kết giữa các địa phương, giúp cho nhu cầu đi lại của người dân được diễn ra
bình thường, những hoạt động sinh hoạt thường ngày được đáp ứng.
Mạng lưới kinh tế giữa các địa phương được đáp ứng và liên kết với nhau nhờ
mạng lưới giao thông vận tải. Khi giao thông vận tải phát triển, các ngành sản xuất,
dịch vụ và dân cư cũng phát triển theo. Khi mọi thứ được di chuyển xung quanh và
các hệ thống giao thông vận tải phát triển theo thời gian, tốc độ và hiệu quả của các
lĩnh vực này cũng được cải thiện đáng kể.
Ngành giao thông vận tải đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở nhiều
địa phương, nhất là những vùng núi xa xôi, hẻo lánh, giúp cho các khoảng cách
giàu nghèo tại một quốc gia được rút ngắn lại. Không những thế, nó còn tăng
cường thêm sức mạnh quốc phòng, giúp cho hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa
giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn.

Ý 2: Tầm nhìn chiến lược và đường lối của Đảng trong việc phát triển hệ thống
giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay:
Ngay khi bắt đầu công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế đất nước theo
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã chủ trương phải ưu tiên
đầu tư phát triển giao thông đi trước một bước, tạo tiền đề và thúc đẩy kinh tế phát
triển.
Các mục tiêu phát triển được đặt ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
tiếp tục khẳng định, phát triển hạ tầng cơ sở là một trong ba đột phá chiến lược để
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Vì vậy, xây dựng hạ tầng
giao thông vận tải với phương châm “đi trước mở đường” được xem là mũi nhọn
đột phá.
Một số chỉ tiêu cụ thể về hạ tầng giao thông đến năm 2025 là hoàn thành
đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 1 của Cảng Hàng không quốc tế
Long Thành; hoàn thành trên 1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Cà
Mau; đầu tư các công trình giao thông trọng yếu theo quy hoạch, nhất là tuyến
vành đai đô thị lớn, các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ quan trọng; đầu tư nâng
cao năng lực của hệ thống cảng biển; chuẩn bị triển khai một số đoạn đường sắt tốc
độ cao Bắc - Nam, đường sắt vùng; kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các
khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển. Đại hội Đảng lần thứ
XIII cũng đặt ra mục tiêu về hạ tầng giao thông đến năm 2030, phấn đấu cả nước
có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long
Thành và mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài...
Những quyết sách được thông qua tại Đại hội XIII của Đảng có tầm nhìn
chiến lược, sát thực tiễn sẽ là tiền đề cho giao thông bứt phá trong thời gian tới.
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước sau những năm 2000, các dự án giao
thông trọng điểm mang tính kết nối vùng bắt đầu được đầu tư xây dựng. Và đến
nay, khi Quốc lộ 1 được nâng cấp, mở rộng hoàn thành từ Lạng Sơn vào đến Cần
Thơ cùng với hơn 1.000 km cao tốc được đưa vào khai thác đã giúp khoảng cách
giữa các tỉnh, thành phố được rút ngắn, xích lại gần nhau hơn.
Điều này thực sự đem lại những “cú hích” về phát triển kinh tế cho các địa
phương.
Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực cho các dự án giao
thông mang tính dân sinh, xóa đói giảm nghèo. Những chính sách của Đảng và
Nhà nước trong phát triển hạ tầng giao thông đã thể hiện hướng đi đúng đắn, tạo
động lực để các địa phương có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện an sinh xã hội.

Ý 3: Thực trạng và giải pháp


1. Thực trạng
Mạng lưới giao thông đường bộ nước ta được phân bố tương đối hợp lý khắp cả
nước, có tổng chiều dài trên 258.106 km, trong đó có 93 tuyến quốc lộ với tổng
chiều dài 18.650 km, chiếm 7,23% trên tổng số mạng lưới đường bộ toàn quốc.
Trên toàn mạng quốc lộ có 4.239 cây cầu đường bộ với tổng chều dài 144.539 m;
hệ thống đường quốc lộ được hình thành theo các trục dọc, trục ngang và các hệ
thống đường vành đai, trục hướng tâm. Tính đến hết năm 2015 cả nước hiện có
khoảng 2,1 triệu ô tô các loại, trong đó có 853 nghìn xe tải. Số lượng các doanh
nghiệp vận tải ô tô theo niên giám thống kê năm 2015 có khoảng 13,5 nghìn doanh
nghiệp, trong đó vận tải hàng hóa có khoảng 9,6 nghìn doanh nghiệp. Đa số các
đơn vị vận tải có quy mô nhỏ, việc khai thác phương tiện vận tải không hiệu quả,
thường không tổ chức được mạng lưới kinh doanh, không có kênh thông tin để
giao tiếp với khách hàng nên không thực hiện được vận tải hai chiều, dẫn đến hiệu
quả hoạt động không cao. Hệ thống bến xe tải và trung tâm phân phối hàng hóa
đường bộ vẫn còn thiếu, trên toàn quốc hiện nay chỉ có một số bến xe tải tập trung
tại các thành phố lớn nhưng các bến xe này cũng không đáp ứng được các tiêu
chuẩn. Nhìn chung giá cước vận tải đường bộ vẫn ở mức cao mà một trong những
nguyên nhân là do trong giai đoạn vừa qua hàng loạt dự án BOT đã được triển khai
và đi vào hoạt động, dẫn tới trạm thu phí BOT xuất hiện dày đặc trên hệ thống
đường bộ, đã tác động làm tăng giá cước vận tải.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, Bộ GTVT
đã thành lập Tổ công tác đặc biệt xử lý, tháo gỡ ngay vướng mắc, ban hành hướng
dẫn tổ chức hoạt động tổ chức vận tải ở các địa phương. Nhờ vậy, hoạt động vận
tải và lưu thông hàng hóa được đảm bảo an toàn và thông suốt. Đây là điều kiện
quan trọng để đảm bảo các chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa
phương không bị đứt gãy góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ kép mà
Chính phủ đề ra là vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
2. Giải pháp
-Thứ nhất, sử dụng nguồn lực hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các
công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế, các vùng kinh tế
trọng điểm và các phương thức vận tải thông qua việc rà soát, điều chỉnh các chiến
lược, quy hoạch phát triển ngành đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực
tế. Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế -
kỹ thuật. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển KCHTGT.

-Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh thu hút mọi nguồn lực để phát triển KCHTGT, bao
gồm cả nguồn lực trong và ngoài nước; đặc biệt chú trọng phối hợp để các địa
phương tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào quá trình huy động các nguồn lực phát
triển KCHTGT.
-Thứ ba, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để đẩy nhanh công tác giải
phóng mặt bằng, tiến độ thi công các dự án; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, xử
lý các vấn đề liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình.

-Thứ tư, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng; nâng
cao năng lực các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng. Tiếp tục đẩy
mạnh cải cách hành chính với mục tiêu vì sự hài lòng của người dân và doanh
nghiệp.

Ý cuối: Bản thêm em sẽ:


(Hải Long) Một phần tham gia vào việc giải quyết ùn tắc giao thông, chấp hành
nghiêm chỉnh luật đường bộ để góp phần xây dựng hệ thống giao thông an toàn.
Tuyên truyền về Văn hóa tham gia đường bộ chuẩn mực, sẵn sàng góp ý, tố cáo
nếu gặp 1 số trường hợp Vi phạm an toàn giao thông
(Hải Hưng) Thông báo tới những người điều khiển đường bộ, giao thông các vụ tai
nạn, các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, phạm pháp hình sự làm ảnh
hưởng an toàn giao thông; đặt chướng ngại vật trên đường gây cản trở giao thông;
ném đất, đá hoặc các vật khác vào phương tiện hoặc người tham gia giao thông;
vận chuyển trái phép chất cháy, chất nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các
hàng hóa khác; các hành vi giả danh Công an nhân dân; chống người thi hành công
vụ và các hành vi khác vi phạm trật tự, an toàn giao thông đều phải được làm rõ.
(Văn Lâm) Tham gia và hưởng ứng các phong trào giữ gìn trật tự, an toàn giao
thông; xây dựng văn hóa giao thông.
– Hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
– Tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở các thành viên khác trong gia đình chấp hành
tốt các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
(Minh Khoa) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia giao thông thông qua việc
đẩy mạnh tuyên truyền các khẩu hiệu về an toàn giao thông như: “Đội mũ bảo
hiểm đúng quy định khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện”; “nói không với rượu,
bia khi tham gia giao thông”; “tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “điều khiển xe
đi đúng phần đường, làn đường”; “tuổi trẻ nói không với tai nạn giao thông”,...

(Minh Long) Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm luật giao thông
đường bọ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện những thanh niên đua xe trái phép...
răn đe người vi phạm sẽ không tái phạm.

(Trần Khánh) Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp
người bị tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, nếu lỡ vi phạm
Luật thì ta cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xử phạt của cảnh sát giao thông và
cần rút kinh nghiệm để không vi phạm nữa.

You might also like