You are on page 1of 17

3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................4

PHẦN I. NỘI DUNG HAI NGHỊ QUYẾT 11 VÀ 12 CỦA BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ III............................................................................5

1. Hoàn cảnh lịch sử.....................................................................................................5

2. Nội dung Nghị quyết 11 khoá III (3-1965).............................................................6

3. Nội dung Nghị quyết 12 khoá III (12-1965)...........................................................9

PHẦN II. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA HAI NGHỊ QUYẾT 11 VÀ 12 BAN CHẤP
HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ III.............................................................13

1. Kết luận chung về hai hội nghị..............................................................................13

2. Giá trị lịch sử..........................................................................................................15

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN................................................17


4

MỞ ĐẦU
Sau năm 1954, Mỹ đã nhảy vào miền Nam thay chân Pháp nhằm biến miền Nam
thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân miền Nam đã anh dũng
kiên cường chống Mỹ. Nhờ có sự chi viện của hậu phương miền Bắc, phong trào phát
triển rất mạnh, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tấn công. Mở đầu là phong
trào đồng khởi Bến tre. Những trận lớn như ấp bắc ở Mỹ Tho, Bình Giã ở Bà rịa
Vũng Tàu... Sau phong trào đồng khởi, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam ra đời vào năm 1960 để lãnh đạo Cách mạng miền Nam. Những thắng lợi giòn
giã, liên tục ở miền Nam làm cho ngụy quân, ngụy quyền Sài gòn suy yếu, chiến lược
chiến tranh đặc biệt của Mỹ bị phá sản. Để cứu vãn tình hình, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn
chinh và chưa hầu vào xâm lược miền Nam, đồng thời chúng gây chiến tranh phá hoại
miền Bắc nhằm cắt đường chi viện cho chiến trường miền Nam. Đứng trước tình hình
trên, Đảng ta tổ chức hai Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3/1965), lần thứ 12
(12/1965) đã chủ động chỉ đạo chuẩn bị phương án sẵn sàng đối phó với tình huống
trên và khẳng định: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước dù phải trải qua nhiều
khó khăn, gian khổ và trong bất cứ tình huống nào, cách mạng và nhân dân ta trong
cả nước cũng nêu cao quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.”
Nghị quyết Trung ương 11 và 12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá III là
một minh chứng về sự chủ động, sáng tạo và kiên quyết của Đảng, khẳng định quyết
tâm chống giặc Mỹ xâm lược. Vì vậy, bài tiểu luận với đề tài “Quyết tâm chống Mỹ,
cứu nước của Đảng được thể hiện trong hai Nghị quyết Trung ương 11 (3-1965) và 12
(12/1965)” nhằm mục đích làm sáng tỏ và nhận thức đúng đắn hơn hai Nghị quyết
Trung ương lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965), góp phần học tập tốt môn
học “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.”
5

PHẦN I. NỘI DUNG HAI NGHỊ QUYẾT 11 VÀ 12 CỦA BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ III
1. Hoàn cảnh lịch sử
Đầu năm 1965, Mỹ chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ", đưa quân chiến đấu
Mỹ vào miền Nam và ném bom miền Bắc. Mục tiêu của Mỹ là tiêu diệt chủ lực quân
giải phóng, bình định miền Nam, buộc phía Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán
theo điều kiện của Mỹ. Để tránh gây ảnh hưởng xấu tới thế bố trí chiến lược toàn cầu,
cũng như tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ, tránh lôi kéo các nước lớn
như Trung Quốc, Liên Xô trực tiếp tham chiến, chính quyền Mỹ chủ trương đưa quân
Mỹ vào nhanh và rút ra nhanh, nghĩa là muốn giành thắng lợi trong một thời gian
ngắn.Từ mùa hè năm 1965, quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ (Nam Triều Tiên,
Úc, Niu Dilân) ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Đến cuối năm 1965 đội quân đó
lên tới hơn 20 vạn, trong đó có nhiều sư đoàn, lữ đoàn tinh nhuệ của Mỹ. Tháng 7-
1965, tổng thống Mỹ Giônxơn chấp thuận kế hoạch chiến lược "tìm và diệt" của đại
tướng Oétmolen, Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Mỹ dự
tính đạt các mục tiêu chiến lược trên đây trong khoảng hai năm đến hai năm sáu tháng
(từ tháng 7-1965 đến giữa hoặc cuối năm 1967). Để có một chính quyền tay sai đắc
lực hơn, ngày 18-6-1965, Mỹ đạo diễn cho Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ
làm đảo chính lật đổ Nguyễn Khánh, lập chính phủ quân sự. Trong khi đó ở miền
Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ từng bước được mở
rộng về quy mô và cường độ. Mỹ đồng thời đẩy mạnh "chiến tranh đặc biệt” ở Lào;
gây sức ép nhằm buộc chính phủ Vương quốc Campuchia từ bỏ chính sách trung lập.
Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung và mở "chiến dịch
hoà bình" hòng cô lập Việt Nam. Trong nước, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp
bưng bít tin tức, không gọi lính trù bị, không tăng thuế, với hy vọng duy trì được sự
ổn định nội bộ, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của Quốc hội và nhân dân Mỹ đối
với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
6

Việc Mỹ đổ quân vào miền Nam và "leo thang" đánh phá miền Bắc, nhằm phá hoại
công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn sự chỉ viện của miền
Bắc đối với miền Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của ta, buộc
chúng ta kết thúc chiến tranh theo điều kiện có lợi cho Mỹ. Với âm mưu và thủ đoạn
đó của đế quốc Mỹ, đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta câu hỏi lớn:“Việt
Nam có đánh được Mỹ không, đánh Mỹ và thắng Mỹ bằng cách nào? Sự nghiệp xây
dựng miền Bắc vẫn tiếp tục hay phải dừng lại?” Nghị quyết Trung ương 11, 12 đã ra
đời và đã trả lời cho câu hỏi đó.
2. Nội dung Nghị quyết 11 khoá III (3-1965)
Trước yêu cầu mới của cách mạng, từ ngày 25 đến 27-3-1965, tại Hà Nội, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 11 và ra Nghị quyết về tình hình và
nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Hội nghị nhận định với những hành động mới của đế
quốc Mỹ: “Rồi đây địch có thể đưa thêm những đơn vị chiến đấu của Mỹ và của một
số nước chư hầu vào miền Nam ngày càng nhiều hơn, điều ấy sẽ làm cho tính chất
“đặc biệt” của cuộc chiến tranh của chúng ở miền Nam từng bước có thể có biến đổi.
Và cùng với việc ấy, chúng có thể tăng cường các hoạt động ném bom, bắn phá miền
Bắc thường xuyên hơn, bằng những lực lượng không quân lớn hơn, trên phạm vi rộng
hơn và nhằm nhiều mục tiêu hơn; và chúng cũng còn có thể dùng tàu chiến để phong
toả đường biển và tập kích một số vùng ở bờ biển miền Bắc”.
Để phù hợp với tình hình mới, nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn quân và dân ta
là: “Tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc chiến tranh đặc biệt ở mức cao nhất
ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng
lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời chuẩn bị sẵn
sàng đối phó và quyết thắng cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nếu địch gây ra;
tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc
phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong
toả bằng không quân và hải quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong
7

trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt
gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc chiến tranh cục bộ cả ở miền Nam lẫn miền
Bắc, ra sức động viên lực lượng của miền Bắc chi viện cho miền Nam; ra sức giúp đỡ
cách mạng Lào”.
Hội nghị cho rằng, nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc lúc này là phải: “kịp thời chuyển
hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng
quốc phòng cho hợp với tình hình mới”. Đồng thời, Hội nghị cũng nêu ra những
nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Bắc:
Một là, Kịp thời chuyển hướng nền kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho
kịp với sự phát triển của tình hình.
Về mặt kinh tế: mục tiêu của việc chuyển hướng là nhằm làm cho việc xây dựng và
phát triển kinh tế phù hợp với tình hình địch ngày càng tăng cường phá hoại miền Bắc
và có thể mở rộng “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam thành “cuộc chiến tranh cục bộ”
cả ở miền Nam lẫn miền Bắc, bảo đảm yêu cầu chiến đấu và yêu cầu chi viện cho
miền Nam, đồng thời vẫn phù hợp với phương hướng về lâu dài của công cuộc công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và chú ý đúng mức các yêu cầu về đời sống của nhân
dân. Để đạt được những yêu cầu trên đây, Trung ương Đảng chủ trương: “Tích cực
đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ở trung du và miền núi; chú
trọng phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp, chú trọng hơn nữa đến
việc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. Phải tích cực xây dựng và phát
triển kinh tế theo từng vùng chiến lược quan trọng làm cho mỗi vùng có khả năng tự
giải quyết phần lớn những nhu cầu thiết yếu trong đời sống, sản xuất và chiến đấu”.
Về quốc phòng: “tăng thêm lực lượng bộ đội thường trực, gọi nhập ngũ lại một số cán
bộ và quân nhân phục viên, tuyển thêm thanh niên vào bộ đội, tăng thêm thời hạn
nghĩa vụ quân sự, tăng thêm số người phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, ra sức phát
triển và củng cố về mọi mặt cho dân quân; đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân
8

và tích cực phát động phong trào toàn dân bắn máy bay địch. Ngoài ra, cần tranh thủ
sự giúp đỡ về mặt quân sự của các nước anh em đến mức cao nhất.”
Hội nghị nhấn mạnh đến việc chuyển hướng bắt đầu được triển khai chặt chẽ theo
phương châm: “khẩn trương tích cực, toàn diện, chu đáo, thận trọng và có trọng
tâm”.
Hai là, Ra sức tăng cường công tác phòng thủ, trị an bảo vệ miền Bắc, kiên quyết
đánh bại kế hoạch địch ném bom, bắn phá, phong toả miền Bắc bằng không quân và
hải quân, đặc biệt chú trọng tăng cường lực lượng phòng thủ ở các vùng và mục tiêu
quan trọng về quân sự và kinh tế. Theo phương châm dựa vào sức mình là chính,
đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các nước anh em.
Ba là, Ra sức chi viện cho miền Nam để hạn chế địch chuyển “chiến tranh đặc biệt” ở
miền Nam thành “chiến tranh cục bộ” và ngăn chặn âm mưu địch mở rộng “chiến
tranh cục bộ” ra miền Bắc. Đồng thời, miền Bắc phải ra sức giúp đỡ cách mạng Lào.
Bốn là, Cùng với việc chuyển hướng nền kinh tế và tăng cường quốc phòng của miền
Bắc, cần phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình
mới. Cần phải làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ so sánh lực lượng giữa ta và địch,
chỗ mạnh và yếu, thuận lợi cũng như khó khăn của ta và địch, hiểu rõ âm mưu của
địch, thấy rõ miền Bắc đã ở trong thời chiến. Trên cơ sở đó, làm cho toàn Đảng, toàn
dân nhận rõ giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước. Kịp
thời chuyển hướng về tổ chức, điều chỉnh lực lượng công nhân viên giữa các ngành và
các địa phương; bố trí lại lực lượng cán bộ cho phù hợp với việc chuyển hướng nền
kinh tế và việc tăng cường quốc phòng. Tăng cường cán bộ cho các tỉnh trung du,
miền núi và các địa phương quan trọng khác. Cải tiến bộ máy, sửa đổi lề lối làm việc
ở các cấp cho phù hợp với tình hình mới. Công tác chuyển hướng về tổ chức là hết
sức quan trọng và phức tạp, cho nên vừa phải tiến hành một cách khẩn trương và
mạnh dạn, vừa phải có kế hoạch kỹ lưỡng để tránh những xáo trộn không cần thiết.
9

Năm là, Đẩy mạnh công tác đấu tranh ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bè
bạn quốc tế, vạch rõ âm mưu mới của đế quốc Mỹ đối với cách mạng miền Nam và
miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III có tầm quan trọng đặc
biệt đối với cách mạng Việt Nam. Hội nghị đã chủ trương tiếp tục xây dựng miền Bắc
thành một hậu phương lớn với định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện có chiến
tranh. Đó là một chủ trương thích hợp, bảo đảm miền Bắc tiếp tục làm tròn nghĩa vụ
của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị
Trung ương lần thứ 11, cách mạng miền Bắc đã có bước chuyển hướng kịp thời về
kinh tế, quốc phòng, tư tưởng và tổ chức để tiến lên giành thắng lợi mới trong những
giai đoạn tiếp theo của cách mạng.
3. Nội dung Nghị quyết 12 khoá III (12-1965)
Đến năm 1965, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Nam đã chiến đấu với
tinh thần anh dũng, vượt qua khó khăn, liên tiếp đánh bại mọi âm mưu thâm độc của
địch, giành những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng: “Chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” của địch phát triển đến mức cao nhất đã căn bản bị thất bại”. Trước nguy cơ bị
thất bại hoàn toàn, từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ trong thế bị động đã đưa vào miền
Nam một lực lượng lớn quân đội viễn chinh Mỹ, đồng thời tiếp tục mở rộng chiến
tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân ở miền Bắc nước ta. Cách mạng Việt Nam
đứng trước những thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Trước sự chuyển biến của tình
hình, trong tháng 12-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ
12 và ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ mới cho cách mạng hai miền.
Hội nghị từ chỗ phân tích tình hình cách mạng miền Nam từ sau Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương lần thứ 11 và nhận định: “Đặc điểm chủ yếu, của tình hình hiện nay
là trong cuộc chiến tranh xâm lược của chúng, để quốc Mỹ không chỉ dựa vào lực
lượng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ chủ yếu, mà đã trực tiếp xâm lược miền
Nam nước ta, đưa vào miền Nam một lực lượng lớn quân đội viễn chinh Mỹ, đồng
10

thời tiếp tục mở rộng chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân ở miền Bắc
nước ta”.
Trong chiến lược quân sự của địch đã có sự thay đổi và đã vượt khỏi khuôn khổ của
một cuộc “chiến tranh đặc biệt”.
Hội nghị nhận định âm mưu trước mắt của địch là: “với lực lượng quân đội viễn
chinh Mỹ và chư hầu ngày càng được tăng thêm, với trên dưới nửa triệu quân đội
ngụy, ra sức mở những cuộc tấn công nhằm tiêu diệt lực lượng của ta, nhất là các lực
lượng vũ trang tập trung của ta; giữ vững và củng cố hoặc chiếm đóng thêm các vị trí
chiến lược quan trọng rồi dựa vào đó mà đẩy mạnh công tác bình định có trọng điểm,
đánh phá vùng giải phóng, khống chế kìm kẹp quần chúng và chiếm lại một số vùng
đã mất, tìm mọi biện pháp để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, bao vây và cô lập
chiến trường miền Nam, đồng thời tăng cường chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc
nước ta. Chúng mong từng bước giành lại thế chủ động, tạo thể mạnh để ép ta
thương lượng theo điều kiện có lợi cho chúng, đồng thời chuẩn bị cơ sở khi cần thiết
thì kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược”. Hội nghị phân tích một cách khoa học
và toàn diện lực lượng so sánh giữa ta và địch và cho rằng “sức mạnh mà Mỹ có thể
sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vẫn là một sức mạnh bị hạn chế...
Chỗ yếu cơ bản nhất của địch từ trước đến nay vẫn là về chính trị”. Về phía cách
mạng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng ta, nhân dân ta đã sáng tạo
nên những lực lượng to lớn về mọi mặt và đang ở vào một thể thuận lợi. Nhiệm vụ
trước mắt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là: “động viên lực lượng của cả
nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ
tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất nước
nhà. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta cần cố gắng vượt bậc, tập trung lực lượng
của cả nước, kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, đánh bại
đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trên chiến trường chính là miền Nam”. Hội nghị nhấn
11

mạnh nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước hiện nay là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc
ta, của nhân dân ta từ Nam chí Bắc.
Hội nghị khẳng định “Phương châm đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính do
Đảng ta đề ra, là hoàn toàn chính xác”. Dù trong tình hình để quốc Mỹ đưa quân
viễn chinh vào trực tiếp xâm lược miền Nam, chúng ta vẫn kiên trì phương châm đấu
tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị; triệt để vận dụng ba mũi giáp công (đấu
tranh quân sự, đấu tranh chính trị và binh vận). Trong giai đoạn hiện nay, “đấu tranh
quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng.
Nhưng đấu tranh quân sự chỉ thu được kết quả lớn nhất nếu nó được kết hợp chặt chẽ
với đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị tiếp tục phối hợp
với nhau, thúc đẩy lẫn nhau”.
Sau khi xác định nhiệm vụ chung và phân tích những nhân tố thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và những
công tác lớn ở miền Nam và miền Bắc.
Đối với miền Bắc, “nhiệm vụ của quân và dân ta ở miền Bắc là tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương: vừa sản xuất, vừa chiến đấu để bảo
vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, động viên sức người,
sức của tăng cường chi viện miền Nam, ra sức giúp đỡ cách mạng Lào, đồng thời tích
cực chuẩn bị đánh thắng địch nếu chúng mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước”.
Để làm tròn nhiệm vụ chung đó, Hội nghị đã xác định miền Bắc cần phải được củng
cố vững mạnh về mọi mặt chính trị, quân sự và kinh tế. Trước mắt, miền Bắc cần tập
trung vào một số công việc lớn sau đây:
- Bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời chuẩn bị
đánh thắng địch nếu chúng mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước ta.
- Động viên sức người, sức của, tăng cường chi viện cho miền Nam.
- Ra sức xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng.
- Tích cực giúp đỡ cách mạng Lào.
12

- Tăng cường công tác tư tưởng và công tác tổ chức của Đảng đáp ứng kịp thời nhu
cầu của tình hình mới.
- Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, tích cực tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của phe xã
hội chủ nghĩa và của nhân dân thế giới.
Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng
đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Hội nghị đã phân tích
một cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta và địch, khẳng định thất bại tất yếu của
đế quốc Mỹ, vạch rõ nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng hai miền, động viên quân đội và
nhân dân cả nước giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao ý chí tự lực tự cường và ra
sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bè bạn quốc tế, tiến lên đánh thắng hoàn toàn
đế quốc Mỹ xâm lược. Phát biểu ý kiến tại phiên bế mạc Hội nghị (ngày 27-12-1965),
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ,
quyết tâm làm đúng Nghị quyết của Trung ương, không sợ gian khổ, hy sinh thì nhất
định chúng ta đánh thắng được giặc Mỹ xâm lược, giải phóng được miền Nam, bảo
vệ được miền Bắc, thống nhất được nước nhà”.
13

PHẦN II. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA HAI NGHỊ QUYẾT 11 VÀ 12 BAN CHẤP
HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ III
1. Kết luận chung về hai hội nghị
Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 11 (3-1965), lần thứ 12 (12-1965), họp đề ra quyết
tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Đảng ta đánh giá so sánh lực lượng và nhận định mặc dù
đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam song so sánh lực lượng giữa ta và
địch không có sự khác nhau lớn. Từ đó Đảng rút ra:
Tư tưởng chỉ đạo chiến lược: giữ vững và phát triển thể tiến công, kiên quyết tiến
công, liên tục tiến công, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Phương châm chiến lược chung: đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh
càng mạnh. Đồng thời, tùy hoàn cảnh mà cần phải có sự cố gắng đến mức độ cao, tập
trung lực lượng của cả hai miền mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành
thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường.
Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng hai miền Nam - Bắc, Trung ương chỉ rõ:
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân cả nước, miền Nam là
tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Phải nắm vững mối quan hệ giữa hai
nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam.
Phương châm đấu tranh: Với CM miền Nam tiếp tục kiên trì phương châm, kết hợp
đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị nhưng đấu tranh quân sự ngày càng có vai
trò quyết định trực tiếp, đồng thời triệt để thực hiện ba mũi giáp công, tiền công Mỹ
trên cả ba vùng chiến lược, lấy nông thôn là hướng tiến công chính.
Đảng ta nhận thức rõ ràng mặc dù Mỹ đưa hàng chục vạn quân viễn chinh vào miền
Nam Việt Nam nhưng so sánh lực lượng giữa ta và địch không có gì thay đổi vì:
“Cách mạng miền Nam Việt Nam có sự phát triển về thế và lực đặc biệt là trong
chống “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ thế trận chiến tranh nhân dân đã hình
thành.”
14

Mỹ đưa quân vào miền Nam hòng cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Đưa
quân vào miền Nam thì phải rải rác trên toàn miền Nam để đối phó với từng địa
phương ở nước ta. Do vậy cách mạng miền Nam có điều kiện giữ và phát triển thể
tiến công để đánh bại chiến tranh cục bộ trong thời gian ngắn nhất.
Với cách mạng miền Bắc: Đảng chủ trương chuyển hướng xây dựng kinh tế, đảm
bảo tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện
có chiến tranh, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ
vững chắc miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất
để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị để
phòng đánh bại địch nếu chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước.
Miền Bắc vẫn là hậu phương lớn vẫn giữ vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Miền Bắc tăng cường chi viện cho cách mạng miền
Nam, giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia để đánh bại chiến tranh cục bộ trong thời
gian nhanh nhất.
Miền Bắc chuyển hướng phát triển kinh tế trong điều kiện chiến tranh phá hoại tập
trung sức phát triển nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp và các doanh nghiệp quy mô
vừa và nhỏ, còn nhà máy, xí nghiệp, công trình duy trì sản xuất bằng cách bảo vệ và
tăng cường phân tán.
Đối với quốc tế: Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước XHCN anh em và nhân
dân các nước trên toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng về mọi mặt
nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ
trên không tách rời nhau mà mật thiết gắn bó với nhau. Khẩu hiệu chung của nhân
dân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Sau thắng lợi hai mùa khô năm1966, 1967 cùng với cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết
Mậu Thân năm 1968, ta đã buộc Mỹ thừa nhận thất bại của chiến lược “chiến tranh
15

cục bộ”, rút quân viễn chỉnh ra khỏi miền Nam, ngồi vào bàn đàm phán ở Pari về việc
chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
2. Giá trị lịch sử
Nghị quyết Hội nghị 11 và Hội nghị 12 thể hiện được tinh thần độc lập, chủ động,
sáng tạo của Đảng trong việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin và
kinh nghiệm chống ngoại xâm của dân tộc vào hoàn cảnh đế quốc Mỹ mở rộng chiến
tranh xâm lược. Nghị quyết đã đáp ứng yêu cầu cấp bách của cách mạng cả nước, tạo
điều kiện đánh bại chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.
Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 và 12 khóa III đã khẳng định:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ và
trong bất cứ tình huống nào, cách mạng và nhân dân ta trong cả nước cũng nêu cao
quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược. Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và
thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục
tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện
vọng chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Thể hiện tư tưởng nắm vững,
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời
và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh
ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế. Đó là đường
lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính
được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược.
Từ thực tiễn kháng chiến, có thể thấy sự chỉ đạo chiến lược sắc bén của Đảng ta:
Thứ nhất, Đảng ta sớm nhận rõ kẻ thù, đánh giá đúng tương quan lực lượng địch - ta,
có chủ trương, quyết sách phù hợp với từng thời điểm lịch sử cụ thể, góp phần đánh
bại chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.
Thứ hai, nhanh chóng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, chuyển miền Bắc từ thời
bình sang thời chiến, đề ra nhiệm vụ cụ thể cho mỗi miền.
16

Thứ ba, trong chỉ đạo chiến lược, Đảng ta giải quyết tốt quan hệ giữa nhiệm vụ cách
mạng miền Bắc và miền Nam, tạo sức mạnh to lớn để đánh bại kẻ thù.
Thứ tư, giữ vững độc lập, tự chủ, đồng thời, thực hiện đường lối đối ngoại mềm dẻo
nhằm tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước trên
thế giới, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Với những ý nghĩa to lớn trên, Nghị quyết Trung ương 11 và 12 để lại giá trị lịch sử
sâu sắc bởi nó nêu lên được những vấn đề cơ bản về đường lối kháng Mỹ cứu nước,
làm tiền đề cho các cuộc hội nghị sau này để phát triển và cụ thể hoá đường lối, chủ
trương và phương pháp, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta
giành thắng lợi từng bước vững chắc
17

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN


Ở miền Bắc, thực hiện đường lối, chủ trương Nghị quyết 11, 12 khoá III của Đảng,
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn được tiến hành trong hoàn cảnh có chiến
tranh đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị,
xã hội chi viện đắc lực cho tiền tuyến lớn miền Nam. Dù chiến tranh ác liệt, bị tổn
thất nặng nề về vật chất, thiệt hại lớn về người, song không có nạn đói, dịch bệnh và
sự rối loạn xã hội. Văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục không những được duy trì mà còn
có sự phát triển mạnh. Sản xuất nông nghiệp phát triển, công nghiệp địa phương được
tăng cường.
Ở miền Nam: Dưới ánh sáng của Nghị quyết trung ương 11,12 và sự chỉ đạo đúng đắn
của Đảng, quân dân ta đã vượt lên mọi gian khổ hy sinh, bền bỉ và anh dũng chiến
đấu, đánh bại cuộc “chiến tranh cục bộ” của Mỹ và chư hầu, buộc Mỹ phải xuống
thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pa-ri. Nối tiếp tư tưởng
ấy toàn Đảng toàn quân ta đây mạnh thể tiến công và từng bước giành được những
thắng lợi lớn ở giai đoạn tiếp, giai đoạn 1969 - 1975 đã đánh bại chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh” của Mỹ và tay sai với đỉnh cao là Đại thắng Mùa Xuân 1975 và
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đập tan toàn bộ chính quyền địch, buộc chúng phải
tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc 21 năm
chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược (tính từ 1954), đưa lại độc lập, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.
Là một học viên tại Học viện kỹ thuật Quân sự, cũng như là một quân nhân trong
Quân đội nhân dân Việt Nam, tôi nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm sâu sắc
trong việc hiểu rõ quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của Đảng ta được thể hiện trong hai
Nghị quyết Trung ương 11 và 12 khóa III năm 1965, góp phần học tập tốt lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam. Trong tình hình hiện nay, để có thể phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc ta, phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, thực hiện tốt các nhiệm vụ của đơn
vị và cá nhân, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội của dân tộc ta, bản
18

thân tôi cần phải tích cực học tập, nâng cao nhận thức về Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 11 và 12 khóa III, qua đó hiểu rõ sự đúng đắn, sáng tạo, quyết tâm của Đảng ta
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.
19

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, HN, 2006.
2. Văn kiện quốc hội toàn tập tập III 1964 – 1971, NXB Chính trị quốc gia, HN, 1991.
3. Cương lĩnh cách mạng của Đảng công sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, HN,
2003.
4. Lịch Sử Việt Nam Tập 13: Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975, NXB
Khoa học xã hội, HN, 2006.

You might also like