You are on page 1of 2

Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, Ních-xơn đưa ra chiến lược “Việt Nam hóa

chiến tranh” để tiếp tục


cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương với hai chiến lược khác ở
Campuchia và Lào là: “Khơme hóa chiến tranh” và “Lào hóa chiến tranh”. “Việt Nam hóa chiến tranh” là
hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng lực lượng quân đội tay sai (ngụy
quân) có sự phối hợp của lực lượng chiến đấu Mĩ. Do Mĩ chỉ huy, cung cấp tiền bạc, vũ khí và phương tiện
chiến tranh hiện đại nhằm đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng và đàn áp nhân dân ta. Mĩ đưa ra
kế hoạch này để tăng cường sử dụng lực lượng ngụy quân, thay thế dần vai trò của người Mĩ từ đó rút dần
quân viễn chinh và quân chư hầu về nước nhằm giảm bớt xương máu của người Mĩ trên chiến trường. Thực
chất đây là Mĩ đang tiếp tục âm mưu “dùng người Viêt đánh người Việt
Trước thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, đặc biệt ở Quảng Trị, Tây
Nguyên, miền Đông Nam Bộ đã làm cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ có nguy
cơ bị phá sản hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế trên, Mỹ đã vội vã thực hiện chủ trương “Mỹ hoá trở
lại” cuộc chiến tranh, tăng cường lực lượng để tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần
2.
Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 diễn ra do Mỹ muốn cứu vớt tình thế cho chiến lược đang có
nguy cơ sụp đổ hoàn toàn là Việt Nam hóa chiến tranh. Chiến tranh đặc biệt của Mỹ vào cuối năm
1964 đầu năm 1965 đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Chính vì vậy để cứu vãn tình thế Mỹ
bắt buộc phải thay đổi chiến lược.

Đế quốc Mỹ muốn rút khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam do các thất bại nặng nề. Trên chiến
trường miền Nam vào tháng 10/1972, quân dân ta liên tục giành được các thắng lợi vang
dội. Tình hình này có tác động to lớn đến tình hình chính trị cũng như kinh tế của đế quốc
Mỹ. Để tránh thiệt hại lớn về người và của Nhà Trắng buộc phải tìm cách để rút chân ra
khỏi chiến tranh Việt Nam.

: Vì sao Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2 (1969-1973) là vì:
- Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc.
- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lay ý chí chống Mĩ của nhân ta ở hai miền

Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/3130716-bai-20-mien-nam-chong-chien-luoc-chien-


tranh-hoa-vn-cua-mi-1969-1973.htm

Tranh thủ những thuận lợi mới do Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, từ tháng 11-1968, Đảng đã
lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện các kế hoạch ngắn hạn nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục
cuộc xây dựng miền Bắc và tăng cường lực lượng cho miền Nam.
Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc lịch sử. Trong
Di chúc, Người nêu rõ: “ Cuộc kháng chiến chống Mĩ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hi sinh
nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn….Dù khó
khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi
nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Người
cũng nhắc nhở “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao
đời sống của nhân dân”.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta ở hai miền đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ, cứu
nước.
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, hưởng thọ 79 tuổi
Nhân dân miền Bắc đã khẩn trương bắt tay khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và đẩy mạnh
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chấp hành các nghị quyết của Đảng, sau ba năm phấn đấu gian khổ, từ
năm 1969 đến năm 1972, tình hình khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội có nhiều chuyển
biến tốt đẹp trên nhiều mặt. Trong nông nghiệp, năm 1969 diện tích các loại cây trồng đều vượt năm 1968,
riêng diện tích và sản lượng lúa tăng khá nhanh, lúa xuân tăng hai lần so với năm 1968, chăn nuôi cũng phát
triển mạnh. Trong công nghiệp, hầu hết các xí nghiệp bị địch đánh phá được khôi phục, sửa chữa. Hệ thống
giao thông, cầu phà, bến bãi được khẩn trương khôi phục và xây dựng thêm. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế có
bước phát triển tốt so với trước, nhất là hệ thống giáo dục đại học, tăng lên 36 trường và phân hiệu với hơn 8
vạn sinh viên. Những kết quả đạt được đã làm cho tiềm lực mọi mặt của hậu phương lớn miền Bắc được tăng
cường, cải thiện đời sống nhân dân, hồi sinh một bước cuộc sống bình thường, cho phép miền Bắc chi viện
sức người, sức của cho tiền tuyến ngày càng cao, góp phần quyết định tạo nên chiến thắng to lớn trên chiến
trường miền Nam, nhất là trong cuộc tập kích chiến lược Xuân Hè 1972, với các chiến thắng vang dội ở
Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam bộ..

You might also like