You are on page 1of 6

Chủ trương, đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1960

1. Ra sức củng cố miền Bắc vè mọi mặt, làm cho miền Bắc trở nên cơ sở ngày
càng vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất.
2. Ra sức giữ vững và phát triển cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam
3. Ra sức khôi phục và phát triển quan hệ Nam-Bắc.
4. Tăng cường cuộc đấu tranh ngoại giao đòi thi hành Hiệp định Giơnevo

Bài làm

1. ….Ra sức…
a) Tình hình nước Việt Nam sau khi ký Hiệp định Giownevo năm 1954
Sau khi kết và thực hiện Hiệp định Giownevo, nước Việt Nam tạm thời chia
thành hai miền Nam-Bắc với hai chế độ chính trị khác nhau.
Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Ngày 10-10-1954, bộ đội Việt Nam
tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ngày 16-5-1955, toàn lính Pháp cuối cùng rút
khỏi đảo Cát Bà. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành,
tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
b) Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
 Hoàn thành cải cách ruộng đất (1954-1957)
Cải cách ruộng đất có mục tiêu “thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của
thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ
phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ
sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn,
đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho sản xuất công nghiệp
phát triển, cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của
nhân dân, lực lượng của kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc,
củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc.”
Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia ruộng đất công bằng
cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến.
Nội dung cải cách:
- Tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt
gian bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh
- Phân chia đất canh tác cho tá điền
- Cắt giảm địa tô
- Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng
- Phục vụ cho nhiệm vụ tối cao lúc đó là đưa cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp đi đến thắng lợi hoàn hảo.
 Ý nghĩa: Mặc dù có những hạn chế, việc cải cách ruộng đất đã
đưa đến xóa bỏ triệt để chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Sau
cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối liên
minh công nông được củng cố
 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960)
Xác định nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng cả nước: Tăng
cường đoàn kết các dân tộc, quyết tâm đấu tranh giữ vững hòa bình; đẩy
mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách
mạng, dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; tiến tới hòa bình thống
nhất đất nước trên cơ sở độc lập và dân chủ; xây dụng một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần
tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình thế giới.
Xác định nhiêm vụ chiến lược của cách mạng mỗi miền: Miền Bắc bước
vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cải tạo xã hội chủ
nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đưa
miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc vững mạnh là
tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Miền Nam tiếp tục cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của đế quốc
Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền
Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.
Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền: Cách mạng hai miền có quan hệ
mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau và đều nhăm thực hiện một nhiệm
vụ chiến lược chun là giải phóng miền Nam, củng cố miền Bắc.
 Ý nghĩa: Nghị quyết của Đại hội đã soi sáng những vấn đề chủ
yếu của cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc, hướng dẫn
và thúc đẩy nhân dân hai miền hăng hái phấn đấu giành thắng
lợi trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; thực hiện hòa
bình thống nhất đất nước.
2. Ra sức giữ vững…
Ở miền Nam, tháng 5-1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện
cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc. Mỹ vào thay
chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước
Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân
sự của Mĩ.
Miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn
 Phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960)
Bối cảnh lịch sử: từ sau Hiệp định Gioneevo 1954 được ký kết, nhân dân
miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang trong kháng chiến chống Pháp
sang đấu tranh chính trị, đòi thi hành Hiệp định; rồi phát triển lên đấu
tranh chính trị có vũ trang tự vệ, chống những chính sách khủng bố của
kẻ thù. Qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn và phát
triển, lực lượng vũ trang có căn cứ địa được xây dựng lại ở nhiều nơi.
Đó là điều kiện để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên.
Nhưng năm 1957-1959, Mỹ và tay sai tăng cường dùng bạo lực khủng
bố phong trào đấu tranh của quần chúng. Tháng 5-1959, chính quyền Sài
Gòn ra luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, làm cho lực lượng
cách mạng bị tổn thất nặng nề. Sự đàn áp của kẻ thù làm cho mâu thuẫn
giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mỹ và tay sai ngày càng phát triển
gay gắt. Cuộc đấu tranh ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp
quyết liệt để đưa cách mạng tiến lên.
 Ý nghĩa: có thể nói, cách mạng Việt Nam ở miền Nam từ “Đồng
Khởi” và bằng “Đồng Khởi” đã vượt qua thử thách nghiêm
trọng nhất, từ thoái trào và thế giữ gìn lực lượng, chuyển hẳn
sang thế tiến công. Trên ý nghĩa đó, “Đồng Khởi” chính là bước
thắng lợi đầu tiên, rất cơ bản trên chặng đường đấu tranh lâu
dài, gian khổ của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược.
 Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1959)
khẳng định con đường cách mạng bạo lực, chuyển cách mạng miền
Nam tiến lên đấu tranh vũ trang.
Diễn biến: Phong trào từ chỗ nhỏ lẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy
ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, Trà
Bồng (Quảng Ngãi) tháng /1959, lan rộng khắp miền Nam thành cao
trào cách mạng. Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, “Đồng Khởi” nổ ra ở
huyện Mỏ Cày (Bến Tre), phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
“Đồng Khởi” nhanh chóng lây ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số
nơi ở Trung Trung Bộ.
Kết quả: đến năm 1960, nhân dân miền Nam đã làm chủ nhiều thôn, xã
ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên. Thắng lợi của “Đồng
Khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam (20-12-1960), giương cao ngọn cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân
miền Nam, đấu tranh chống Mỹ và tay sai, nhằm thực hiện một miền
Nam Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, trung lập tiến tới hòa bình
thống nhất Tổ quốc.
 Ý nghĩa: Chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ thực dân
mới của Mỹ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ
Sài Gòn. Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc
Mỹ (1961-1965).
3. Ra sức…
Đấu tranh khôi phục và phát triển quan hệ Bắc - Nam có một tác dụng
lớn trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Quan hệ Bắc - Nam được
thực hiện sẽ có ảnh hưởng tốt và có tác dụng quan trọng đối với đấu
tranh thực hiện thống nhất. Đó là công tác thiết thực nhất để làm cho hai
miền gần gũi nhau, tạo điều kiện để dần dần đi đến hiệp thương bàn việc
thực hiện thống nhất nước nhà.
Khuyết điểm của chúng ta từ trước đến nay là không có chính sách và kế
hoạch cụ thể để đấu tranh cho việc lập lại quan hệ Bắc - Nam; không đặt
công tác đấu tranh đó thành một cuộc vận động của quần chúng, không
sử dụng, phát huy mọi khả nǎng và sáng kiến của quần chúng vào việc
khôi phục và phát triển quan hệ giữa hai miền. Trong thời gian tới, ta
phải coi trọng công tác này. Chúng ta cần nghiên cứu tình hình và khả
nǎng cụ thể, định chính sách rõ ràng để tích cực thực hiện. Các ngành,
các cơ quan kinh tế, tài chính, vǎn hoá, xã hội, công an, các đoàn thể
quần chúng, các cá nhân tiêu biểu, nhất là trong cán bộ và đồng bào tập
kết, cần phát huy mọi khả nǎng liên lạc với các ngành, các cơ quan, các
tổ chức và cá nhân ở miền Nam để dần dần đặt quan hệ từ thấp đến cao,
từ mặt quen thuộc gia đình, kỹ thuật, nghiệp vụ đến mặt kinh tế, vǎn
hoá, chính trị, v.v.. Tóm lại, chúng ta phải dựa vào khả nǎng lớn lao của
quần chúng nhân dân, thúc đẩy công tác lập lại quan hệ Bắc - Nam tiến
lên một bước.
Chúng ta lại cần nhận rõ rằng việc khôi phục và phát triển quan hệ Bắc -
Nam chỉ có thể tiến hành và thúc đẩy trên cơ sở miền Bắc được củng cố
và miền Nam giữ vững và phát triển đấu tranh, vì vậy cần luôn luôn đặt
vấn đề quan hệ Bắc - Nam vào trong công cuộc đấu tranh thống nhất nói
chung.
Chúng ta lại cần xây dựng tốt khu vực gần giới tuyến về mọi mặt để gây
ảnh hưởng tốt đối với nhân dân ở vùng giới tuyến quân sự tạm thời, ảnh
hưởng trực tiếp đối với miền Nam.
4. Tăng cường…
Hiệp nghị Giơnevơ là chỗ dựa tốt để chúng ta xúc tiến cuộc đấu tranh chính trị.
Chúng ta phải đấu tranh để duy trì cơ sở pháp lý Giơnevơ đòi thực hiện kiến
nghị ngày 8-5-1956 của hai chủ tịch Giơnevơ, đòi Uỷ ban quốc tế và Uỷ ban
liên hiệp phải tiếp tục hoạt động bình thường theo kiến nghị của hai chủ tịch.
Cuộc đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất của nhân dân ta là một
bộ phận của cuộc đấu tranh cho hoà bình thế giới. Do đó, ta cần phải phối hợp
chặt chẽ với các nước anh em trong phe ta, và tranh thủ sự đồng tình của nhân
dân yêu chuộng hoà bình thế giới làm cho Mỹ - Diệm ngày càng bị cô lập.
Ta phải tǎng cường việc tuyên truyền ra ngoài nước, vạch trần âm mưu của Mỹ
- Diệm ở miền Nam phá hoại hoà bình, thống nhất và vi phạm Hiệp nghị
Giơnevơ; nêu cao ý chí hoà bình của ta và chính sách tôn trọng hiệp nghị
Giơnevơ của ta.
Công tác ngoại giao của ta phải ra sức tranh thủ sự đồng tình của các nước yêu
chuộng hoà bình trên thế giới đối với cuộc đấu tranh thống nhất, cuộc đấu tranh
đòi thi hành Hiệp nghị Giơnevơ của nhân dân ta. Ngoài việc tǎng cường đoàn
kết với các nước anh em là việc ta phải thường xuyên chú trọng, chúng ta cần
hết sức phấn đấu để đặt quan hệ tốt với hai nước láng giềng Lào, Miên, tǎng
cường và phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á, với nước Pháp.
Để đẩy mạnh mọi mặt công tác nói trên, phải tǎng cường việc tuyên truyền giáo
dục về nhiệm vụ đấu tranh thống nhất, làm cho cán bộ và nhân dân thấm nhuần
nhiệm vụ, thấm nhuần đường lối và chính sách cụ thể. Các cấp uỷ đảng cần
nhận rõ trách nhiệm của mình là phải lãnh đạo các công tác nói trên một cách
thường xuyên và có phân công, có phối hợp.

You might also like