You are on page 1of 6

I.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng hai miền Nam- Bắc (1954 - 1960)
I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954: .
1.1 Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử:

Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp sâu của Mĩ, Đảng
và nhân dân Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn, đánh dấu bằng mốc chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ (7/5/1954) và Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954). Cách mạng Việt Nam từ đó đã
chuyển bước sang giai đoạn mới với nhiệm vụ to lớn là thực hiện thống nhất đất nước, hoàn
thành độc lập và dân chủ.

Như vậy, sau hơn 80 năm nô lệ, cả miền Bắc đã là của nhân dân Việt Nam, dưới chế độ Dân chủ
Cộng hoà do nhân dân Việt Nam làm chủ. Thắng lợi to lớn ấy là do từ Nam đến Bắc, đồng bào ta
đoàn kết, bộ đội ta anh dũng, Đảng và Chính phủ ta lãnh đạo đúng đắn. Miền Bắc hoàn toàn giải
phóng cũng có nghĩa là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về cơ bản đã hoàn thành. Tuy
nhiên, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai. Điều
đó cũng tạo nên khó khăn lớn nhất cho cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, chính là tiền lệ chưa
từng có trong lịch sử: đất nước bị chia cắt hai miền Nam - Bắc với hai chế độ chính trị, xã hội
khác nhau: “miền Bắc được hoàn toàn giải phóng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa,
miền Nam do chính quyền đối phương quản lý, trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ” .

Trước sự thay đổi của tình hình đất nước, Đảng ta kịp thời xác định nhiệm vụ cách mạng cho phù
hợp. Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ chung của Đảng là đoàn kết và
lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại
Hiệp định để củng cố hoà bình; ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản
xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc; giữ vững và đẩy mạnh cuộc
đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn
thành độc lập dân chủ trong toàn quốc.

Như vậy, tuy chưa nêu cụ thể, nhưng Nghị quyết Bộ Chính trị đã xác định mỗi miền có một
nhiệm vụ khác nhau. Miền Bắc phải được củng cố vững chắc để làm chỗ dựa cho cách mạng
miền Nam. Muốn vậy, không thể để miền Bắc trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu và
càng không thể đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Yêu cầu của cách mạng miền Bắc
cũng như của cách mạng cả nước và nguyện vọng của toàn dân: miền Bắc phải đi lên chủ nghĩa
xã hội, bỏ qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.

1.2 Điều kiện của đất nước:

1.2.1 Giai đoạn 1954-1964:

Sau Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc nước ta được giải phóng hoàn toàn khỏi thực dân Pháp và làm
hậu phương vững chắc cho miền Nam tiếp tục sự nghiệp kháng chiến giành độc lập dân tộc. Nhờ
những điều kiện thuận lợi, Đảng ta thực hiện chính sách phát triển kinh tế, quân sự, biến miền
Bắc thành căn cứ địa chung cho cả nước và bắt đầu thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đồng
thời, nhờ chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của dân tộc Việt Nam, các phong trào giải phóng dân
tộc ngày một mạnh mẽ, bùng nổ. Cùng với đó, hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày một lớn mạnh với
nhiều thành tựu đáng kể về mọi mặt như kinh tế, quân sự, đặc biệt là về khoa học-kĩ thuật.

Bên cạnh những mặt thuận lợi ấy, lúc này, kẻ thù trực tiếp lớn nhất của dân tộc là đế quốc Mĩ có
tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh và đang ấp ủ âm mưu bá chủ thế giới với các chiến lược
toàn cầu phản cách mạng. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội ngày một gay
gắt, thế giới bắt đầu bước vào cuộc chạy đua vũ trang và thời kỳ chiến tranh lạnh nổ ra.
1.2.2 Giai đoạn 1965-1975:

Đến giai đoạn 1965-1975, miền Bắc lúc này đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và đạt
được một số mục tiêu nhất định về mặt kinh tế, văn hóa. Nhờ những thành tựu ấy, miền Bắc đã
trở thành hậu phương vững chãi cho miền Nam cùng với sự chi viện về người và của cho cách
mạng dân chủ đạt được nhiều chiến thắng trước kẻ thù xâm lược, đế quốc Mĩ.

Tuy nhiên, tương quan lực lượng giữa quân ta và địch có sự chênh lệch lớn, cộng với Mĩ liên tiếp
đưa quân viễn chinh và các nước chư hầu vào tiếp viện càng làm cho quân ta gặp nhiều bất lợi,
khó khăn. Cùng lúc ấy, trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, Liên Xô và Trung Quốc liên tục xảy ra
bất đồng, gây ra những mâu thuẫn nội bộ, điều này đã tạo thuận lợi cho phe đối lập trong chiến
tranh lạnh có thêm cơ hội để thực hiện mục tiêu lớn nhất: xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất. Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa
( 1954-1960).
2.1 Bối cảnh lịch sử:
Đất nước lâm vào cảnh chia cắt hai miền Nam – Bắc, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là sau chiến thắng Điên Biên Phủ, niềm tin của nhân dân Việt
Nam vào Đảng ngày một được củng cố vững chắc. Sau ngày giải phóng, nhân dân miền Bắc dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế, hăng say lao động, xây dựng chế độ
mới, tạo tiền đề cơ bản để miền Bắc tiến vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tuy rằng đã trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh trường kỳ để bảo vệ độc lập dân tộc, nền kinh tế của
đất nước vô cùng lạc hậu, đặc biệt kém phát triển về lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, nhưng miền Bắc
lúc này có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách
mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định
nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước
nhà.
2.2 Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế:.
Miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế trong điều kiện có nhiều khó khăn: Nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề nghiêm trọng. Ruộng đất bỏ hoang nhiều, phần
lớn chỉ là cày cấy một vụ; Thiên tai liên tiếp xảy ra, hàng trăm ngàn người vô gia cư, thất nghiệp,
đói kém thiếu thốn; Các bệnh tật, tệ nạn xã hội hoành hành; Phần lớn xí nghiệp ngưng hoạt động,
hàng hóa khan hiếm; Đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chỉ có 30 người sau chiến tranh; Thực dân
Pháp khi rút quân khỏi miền Bắc theo điều khoản của Hiệp định Geneva đã có nhiều hành động
vi phạm một cách trắng trợn: Phá hủy, vơ vét, tháo dỡ máy móc, vật tư, thiết bị hòng làm cho sản
xuất miền Bắc đình trệ, gây khó khăn cho ta trong việc trao trả tù binh và tù chính trị, tìm cách
bắt lính, dụ dỗ và cưỡng bức đồng bào ta di cư vào Nam...
Sau kháng chiến chống Pháp, phong trào cải cách ruộng đất tiếp tục được thực hiện trên phạm vi
toàn miền Bắc. Nhờ thực hiện việc này một cách ráo riết và mạnh mẽ, chế độ chiếm hữu ruộng
đất phong kiến ở miền Bắc nước ta đến đây bị xóa bỏ hoàn toàn. 9 triệu người trong hơn 2 triệu
hộ nông dân lao động đã được chia hơn 810000 ha ruộng đất. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện cải cách ruộng đất, ta đã phạm phải những sai lầm nghiệm trọng, phổ biến và kéo dài.
Tháng 8/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ khẳng định
cải cách ruộng đất thắng lợi to lớn nhưng đã mắc phải những khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng.
Người kêu gọi nhân dân và cán bộ phát huy những thắng lợi và khắc phục, sửa chữa những sai
lầm. Hội nghị lần thứ 10 (tháng 10/1956) và sau này là Hội nghị lần thứ 14 (tháng 11/1958) của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phân tích và chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Cải cách
ruộng đất ở miền Bắc:
a. Vi phạm đường lối giai cấp ở nông thôn: xâm phạm lợi ích trung nông, không liên hiệp phú
nông, không phân biệt đối đãi các loại địa chủ, không chiếu cố địa chủ kháng chiến.
b. Cường điệu việc trấn áp phản cách mạng.
c. Không dựa vào tổ chức cũ, không giao cho tổ chức Đảng địa phương lãnh đạo cải cách
ruộng đất, mắc chủ nghĩa thành phần và khuynh hướng trừng phạt.
d. Lạm dụng các biện pháp phát động quần chúng, nặng đấu tố nhẹ giáo dục, không kết hợp
biện pháp hành chính với phát động quần chúng. Sai lầm nghiêm trọng nhất là trong việc chỉnh
đốn tổ chức.
Nguồn gốc của những sai lầm là do không nắm vững những biến đổi ở nông thôn miền Bắc sau
Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, rập khuôn một cách máy móc kinh
nghiệm của nước ngoài. Sau này, khi tổng kết một số vấn đề lịch sử của Đảng thời kỳ 1954-1975,
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII cho rằng “Căn cứ tình hình thực tế nông
thôn miền Bắc nước ta sau năm 1954… thì chủ trương cải cách ruộng đất như đã làm là không
cần thiết”.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng ta một mặt
sửa chữa những sai lầm, mặt khác có những biện pháp củng cố và phát huy thắng lợi, đẩy mạnh
cuộc vận động tổ đổi công, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng, đưa nông thôn miền Bắc
tiến lên. Công tác sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất có những kết quả tốt. Nhiệm vụ khôi
phục kinh tế cơ bản hoàn thành. Năm 1957 miền Bắc được mùa lớn, nạn đói bị đẩy lùi, lòng tin
của nhân dân đối với Đảng và Chính phủ được khôi phục. Khối liên minh công nông được củng
cố. Nông thôn ổn định. Sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (tháng 12/1957) khẳng định sự
thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong giai đoạn
mới.
2.3 Nghị quyết 16 và phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa:
Tháng 11/1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II họp bàn chủ
trương phát triển kinh tế-văn hóa trong kế hoạch 3 năm 1958-1960 và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối
với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh.
Trong xu thế tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa II đã họp bàn, thảo luận và thông qua hai nghị quyết quan trọng:
Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp và Nghị quyết về vấn đề cải tạo công thương
nghiệp tư bản tư doanh.
+ Về nông nghiệp, nông thôn: trên đà chuyển biến mới của tình hình, chuẩn bị về mọi mặt
đường lối, chính sách, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kế hoạch để phát triển tổ đổi công và hợp tác
xã sản xuất nông nghiệp một cách tích cực và vững chắc, chuẩn bị tiến tới cao trào cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở nông thôn. Ba nguyên tắc trong xây dựng hợp tác xã: tự nguyện, cùng có lợi và
quản lý dân chủ.
+ Về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh: Hội nghị 16 nhận
định: miền Bắc tiền hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh trong lúc đã có Nhà nước
dân chủ nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, dựa trên nền tảng liên minh công công vững
chắc, có lực lượng kinh tế quốc doanh ngày càng lớn mạnh. Giai cấp tư sản ở miền Bắc vốn vừa
và nhỏ, là bạn đồng minh của giai cấp công nhân trong cách mạng có khả năng tiếp thu chủ nghĩa
xã hội. Vì vậy, Đảng chủ trương cải tạo hòa bình đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh.
Có thể thấy, chủ trương đưa xí nghiệp tư bản tư doanh từ hình thức thấp lên hình thức cao của
chủ nghĩa tư bản nhà nước, chủ yếu là hình thức công tư hợp doanh, chuyển chế độ chiếm hữu tư
bản chủ nghĩa thành chế độ sở hữu của toàn dân. Điểm mấu chốt trong chính sách này là chuộc
lại tư liệu sản xuất, sắp xếp công việc cho người tư sản trong xí nghiệp, dần dần cải tạo họ thành
người lao động.
Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Hiến pháp mới nêu rõ: Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải
tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện phong trào hợp tác hóa nông nghiệp 1959 – 1960 đã mắc các khuyết
điểm nóng vội, vi phạm nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi, không nắm vững phương châm tốt,
vững, gọn, chưa tìm ra hình thức quản lý hợp tác xã thích hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.
- Tháng 9/1960, 100% số doanh nghiệp tư bản tư nhân thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành
xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác hoặc hợp tác xã thủ công nghiệp.
- Tháng 10/1960, gần 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia hợp tác xã thủ
công nghiệp bậc vừa và thấp.
- Cuối năm 1960, đã có 60% tổng số người buôn bán nhỏ tham gia hợp tác xã hoặc tổ mua bán.
Thắng lợi của kế hoạch 3 năm 1958-1960 về cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những chuyển
biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta. Miền Bắc được củng cố, trở
thành hậu phương ổn định, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng miền Nam.
2.4 Đại hội lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960):
-Từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô
Hà Nội. Có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên
trong cả nước về dự. Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh đã đọc lời khai mạc, nêu rõ: “Đại hội lần này
là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
Đồng chí Lê Duẩn đã trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội, trong đó có các nội dung chủ yếu về
đường lối đề ra cho miền Bắc như sau:
+ Khẳng định nhiệm vụ cách mạng của cả nước là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và của từng miền là giải phóng miền Nam, đưa miền Bắc
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+ Đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Đại hội xác định đường lối chung của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là: Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng
nàn và truyền thống phấn đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường
đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, đưa miền Bắc tiến nhanh,
tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc
và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất
nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế
giới.
Nói tóm lại, phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính
vô sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh; thực hiện
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý,
đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ
nghĩa về tư tưởng, văn hóa, kỹ thuật, biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công
nghiệp, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến. Qua đó có thể thấy, công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
+ Đề ra nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1951-1965), ra sức phấn
đấu thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc.
* Đẩy mạnh xây dựng miền Bắc 1960-1965:
Trung ương Đảng đã tiến hành họp một số cuộc hội nghị bàn giải pháp xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật và củng cố xây dựng miền Bắc về mọi mặt.
Tháng 01/1961, Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III thông qua những
nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1961, tập trung vào việc củng cố và phát triển hợp
tác xã nông nghiệp. Tháng 07/1961, Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ năm chủ trương đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, giải quyết vấn đề lương thực là chính, đẩy mạnh chăn
nuôi, thả cá, nghề phụ.
Tháng 02/1961, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc chính huấn mùa Xuân năm 1961. Nhiều trường
hợp điển hình tiên tiến, là lá cờ đầu trong thi đua sản xuất, học tập như nhà máy cơ khí Duyên
Hải (Hải Phòng), hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình), phong trào thi đua Ba nhất trong quân đội,
phong trào Hai tốt trong ngành giáo dục đi đầu là Trường phổ thông cấp II Bắc Lý (Hà Nam).
Tháng 11/1961, Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến
kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc. Đến năm 1965, 88,8% số
hộ nông dân đã vào hợp tác xã nông nghiệp. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng
suất thấp, tự cấp tự túc, nông nghiệp miền Bắc đã phát triển tương đối toàn diện, giải quyết một
phần nhu cầu lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp… Tuy nhiên, việc xây dựng
quan hệ sản xuất và tổ chức sản xuất nông nghiệp còn có nhiều yếu kém, trình độ quản lý của cán
bộ còn non kém…
Từ năm 1961 đến 1965, miền Bắc đã thực hiện được một bước đáng kể kế hoạch xây dựng cơ sở
vật chất, kỹ thuật. Các ngành công nghiệp chủ yếu như điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu
xây dựng… hình thành và phát triển nhanh.
Tháng 12/1964, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III họp Hội nghị lần thứ 10 bàn về thương
nghiệp và giá cả. Hội nghị đã bổ sung hai điểm quan trọng vào đường lối cách mạng XHCN:
a) Trong điều kiện còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, lực lượng sản xuất chưa phát triển,
sản phẩm xã hội chưa dồi dào, sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa ở miền Bắc nước ta là
một tất yếu khách quan;
b) Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ
thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, lấy cách mạng kỹ thuật làm then chốt.
Kế hoạch 5 năm xây dựng miền Bắc cũng thu được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt văn hóa –
xã hội, quốc phòng – an ninh, hoạt động đối ngoại. Nhiệm vụ xây dựng CNXH trên miền Bắc,
đấu tranh giải phóng miền Nam và đoàn kết quốc tế đặt ra những yêu cầu mới về xây dựng Đảng,
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.  Đến cuối năm 1964, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã giành
được những thắng lợi quan trọng. Miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc của cả nước.
2.2.2 Thành tựu và hạn chế:
Công cuộc khôi phục kinh tế thắng lợi đã tạo cơ sở thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc vững bước tiến lên. Thực hiện theo chính sách, chủ trương của Đảng, phong
trào cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh chóng trở thành cao trào
trên toàn miền Bắc. Cuộc vận động hợp tác hóa trong nông nghiệp thu nhiều thành tựu to lớn:
tính đến cuối năm 1960, miền Bắc có hơn 85% hộ nông dân, với 68% diện tích ruộng đất vào hợp
tác xã nông nghiệp. Đối với cải tạo công thương nghiệp, tính đến năm 1960, miền Bắc có 783 hộ
tiểu công nghiệp (100%), 826 thương nghiệp (97,1%) và 319 hộ có vận tải cơ giới (99%) đã được
cải tạo. Ngành thủ công nghiệp cũng từng bước được phục hồi và bắt đầu tổ chức hợp tác xã.
Hơn hết, chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến vĩnh viễn bị thủ tiêu. Chế
độ sở hữu ruộng đất của nông dân được xác lập. Nông dân thực sự trở thành người chủ ở nông
thôn không chỉ về chính trị, mà cả về kinh tế. Khối liên minh công nông-nền tảng của chuyên
chính vô sản-được củng cố một bước.
Song, nền kinh tế miền Bắc cũng bộc lộ những khó khăn, yếu kém. Sau hơn 20 năm xây dựng
chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế miền Bắc còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất – kỹ
thuật còn thấp kém, 80% lực lượng lao động xã hội vẫn là lao động thủ công. Năng suất lao động
rất thấp. Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được nhu cầu cơ bản của đời
sống nhân dân và nhu cầu tích luỹ để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nguyên nhân khó khăn: xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ
biến đi lên chủ nghĩa xã hội, lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh ác liệt, quy mô lớn kéo dài.
Đảng ta vẫn còn những thiếu sót, khuyết điểm bắt nguồn từ nhận thức còn giản đơn, nóng vội,
duy ý chí, chịu ảnh hưởng của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước khác, không tính
toán đầy đủ đến hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nước ta, muốn đi nhanh lên chủ nghĩa xã hội,
muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế khác trong khi sản xuất còn thấp kém, ngăn chặn sự
phát triển kinh tế hàng hoá. Những thiếu sót, khuyết điểm trên còn bắt nguồn sâu xa từ những
thiếu sót chung của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới thời chiến tranh lạnh với mô hình nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, phi thị trường

You might also like