You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VNU UNIVERSITY OF ECONOMICS & BUSINESS

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Họ và tên: Phan Hải Linh


Mã SV: 19051133
Học phần: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Số tín chỉ: 02
Mã học phần: HIS1001 7
GV giảng dạy: PGS.TS Trần Thị Thu Hoài

Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2021


Mục lục

MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3
1, Tình hình chung của Việt Nam sau 1954 .............................................. 4
2, Vì sao nói chiến tranh ở miền Nam Việt Nam là chiến tranh xâm lược
................................................................................................................... 6
2.1, Các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam ............... 6
2.2, Vì sao đây là chiến tranh xâm lược ................................................. 9
3, Liên hệ ý thức và trách nhiệm của bản thân với cơ đồ của dân tộc ta
hiện nay.................................................................................................... 11
KẾT LUẬN ............................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 13

2
MỞ ĐẦU
Năm 1954, thực dân Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ, buộc phải ký kết Hiệp
định Giơ-ne-vơ (7/1954) rút khỏi Đông Dương. Tuy nhiên, ngay sau đó, thực hiện
chính sách “lấp chỗ trống”, đế quốc Mỹ nhảy vào tiến hành chiến tranh xâm lược,
âm mưu biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự phục
vụ cho chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng. Để thực hiện mưu đồ trên,
Mỹ dựng lên chính quyền, quân đội tay sai, ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ,
đàn áp phong trào cách mạng miền Nam. Chỉ trong vòng 4 năm (1954 - 1958), cả
miền Nam tổn thất 9/10 số cán bộ, đảng viên; gần 90 vạn đồng bào yêu nước bị bắt,
tù đày; gần 20 vạn bị tra tấn, giết hại... Trước âm mưu, hành động xâm lược của
địch, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị -
xã hội đối lập nhau: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn nằm dưới sự đô
hộ của chủ nghĩa đế quốc và tay sai. Đến mùa xuân năm 1975, cuộc đại thắng kết
thúc chặng đường 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), đồng
thời kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc.
Trong cuộc chiến trường kì đó là bao mồ hôi, côn sức, là máu sương của ông cha đã
ngã xuống hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Vậy mà chúng ta- thế hệ trẻ ngày nay lại làm
sai lệch đi trang sử vàng son ấy, coi cuộc kháng chiến chống Mỹ là một cuộc ‘ nội
chiến”. Đó là thứ “lý sự cùn” của vài nhóm chống cộng nào đó, do ôm hận vì không
còn được tận hưởng danh phận của kẻ làm tay sai cho ngoại bang, vẫn lập luận nhằm
hạ thấp giá trị Chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc Việt Nam và ngụy biện cho quãng
đời làm tay sai cho ông chủ Mỹ. Điều đó không lòe bịp được những người có lương
tri, tôn trọng sự thật. Vì vậy ý kiến “Cuộc chiến tranh diễn ra chủ yếu ở miền Nam
Việt Nam giai đoạn 1954-1975 là một cuộc chiến tranh xâm lược chứ không phải là
một cuộc nội chiến như một số lực lượng phản động đưa tin” là một khẳng định hoàn
toàn chính xác.

3
1, Tình hình chung của Việt Nam sau 1954
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta
đứng trước một tình hình mới, cách mạng Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ chiến
lược: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp
tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng độc lập dân tộc trong cả nước. Sau
chiến tranh Đông Dương, nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu của miền Bắc, có
hơn 1.400.000 hécta đất bị bỏ hoang, hàng chục vạn nông dân không nhà ở, nhiều
công trình thủy lợi bị thực dân Pháp tàn phá, hàng chục vạn trâu bò bị giết…Trong
năm 1954 và đầu năm 1955, Chính phủ và Quốc hội ra chỉ thị, chủ trương khôi
phục kinh tế. Kế hoạch khôi phục kinh tế trong 3 năm (1955-1957) là phấn đấu đạt
các chỉ tiêu kinh tế trước chiến tranh.

Từ năm 1965 đến 1975, tuy miền Bắc phải đương đầu với cuộc chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ nhưng sản xuất công nghiệp vẫn được duy trì và phát
triển. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1975 tăng gấp 16,6 lần năm 1955,
bình quân tăng mỗi năm 14,7%. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp tính bình quân
đầu người năm 1975 đã đạt mức cao hơn nhiều so với năm 1955, trong đó: điện
gấp 13,8 lần, than 4,8 lần, xi măng 25,2 lần, giấy 14,5 lần, vải 4,8 lần, đường 4 lần.

Hoạt động thương mại được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội
năm 1975 so với năm 1955 tăng gấp 7,8 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng 21,3 lần;
kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8 lần. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu tăng từ 9,1%
năm 1945 lên 17,0% năm 1955; riêng thời kỳ 1958-1964 đạt tỷ lệ 63,7%.

Sau khi thu được những kết quả quan trọng trong khôi phục kinh tế, Hội
nghị Trung ương lần thứ 14 (11/1958) đã vạch ra kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội
chủ nghĩa và phát triển kinh tế, văn hóa. Những năm 1958-1960, nền kinh tế miền

4
Bắc có những chuyển biến đáng kể. Trong 5 năm 1961-1965, nhân dân miền Bắc
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Có thể nói, miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội xuất phát từ một
nền kinh tế hết sức nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Song,
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ
nghĩa, nhân dân miền Bắc không những làm tròn sứ mệnh là hậu phương lớn đối
với miền Nam ruột thịt, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, mà
còn giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế,
phát triển văn hóa và nâng cao đời sống nhân dân. Mặc dù trong khoảng thời gian
20 năm thì 11 năm miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống cuộc chiến tranh
bằng không quân và hải quân của Mỹ, song kinh tế-xã hội vẫn đạt được bước phát
triển nhất định.

Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng
nâng lên. Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu dùng của nhân dân tính bình
quân đầu người tăng 82,8%; thu nhập bình quân đầu người của gia đình công nhân
viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng 73,8%.
Hoạt động giáo dục, y tế đạt được những thành tựu to lớn. Số người đi học năm
1955 là 1.288.000 người thì đến năm 1975 đạt 6.796.900 người, tăng gấp 5,3 lần,
trong đó trung học chuyên nghiệp là từ 2.800 người lên 83.500 người, tăng gấp
29,8 lần, đại học từ 1.200 và 61.100 người, tăng gấp 50,9 lần. Tính bình quân cho
1 vạn dân, năm 1955 có 949 người đi học thì đến năm 1975 có 2.769 người, tăng
gấp 2,9 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp và đại học là 2,9 người và 59 người,
tăng gấp 20,3 lần.

Sau tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và
can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách

5
mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước vẫn chưa hoàn thành. Miền Bắc được
hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của thực dân và
tay sai. Đất nước tạm thời bị chia làm hai miền.

Ở miền Bắc, mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưng do tinh thần đấu
tranh kiên quyết của nhân dân ta, nên đến ngày 10-10-1954 tên lính Pháp cuối
cùng đã rút khỏi Hà Nội và ngày 16-5-1955, toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã
phải rút khỏi miền Bắc. Ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc khẩn
trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành thực hiện
các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền
Bắc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới
và căn cứ quân sự của Mỹ. Để thực hiện âm mưu nói trên, trước khi Hiệp định
Giơnevơ được ký kết, ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm
Thủ tướng Chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc. Với chính sách "tố cộng", "diệt
cộng", loại cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để trừng trị, và với khẩu hiệu "thà giết
nhầm hơn bỏ sót", chúng thẳng tay đàn áp tất cả các lực lượng chống đối. Chỉ tính
đến cuối năm 1955, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng đã
bị bắt và bị giết hại.

2, Vì sao nói chiến tranh ở miền Nam Việt Nam là chiến tranh xâm lược
2.1, Các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam

Những dính líu của đế quốc Mỹ vào Việt Nam đã sớm xuất hiện từ những
năm 50 của thế kỷ XX. Đến năm 1954, họ đã viện trợ tới 78% chi phí chiến tranh
của người Pháp ở Đông Dương; thậm chí Mỹ còn phác họa một kế hoạch ném bom
nguyên tử xuống lòng chảo Điện Biên Phủ, nhằm cứu vãn sự thất bại khó tránh
6
khỏi của thực dân Pháp. Khi không thành công trong việc dính líu gián tiếp, thì đế
quốc Mỹ đã hất cẳng Pháp, lựa chọn giải pháp trực tiếp can thiệp xâm lược Việt
Nam. Để thực hiện âm mưu đó, đại diện Chính phủ Mỹ đã không ký Tuyên bố cuối
cùng của Hội nghị Genève về lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương (tháng
7/1954), dựa vào đó để họ không chấp nhận các điều khoản của Hiệp định Genève,
xúc tiến kế hoạch “hất cẳng” Pháp, xâm chiếm miền Nam Việt Nam bằng chính
sách thực dân mới. Tuy nhiên, trước thế và lực của chính quyền Sài Gòn (do Mỹ
dựng lên) suy yếu đến mức không thể cứu vãn được nữa, thì từ những năm 60 của
thế kỷ XX, Mỹ đã chính thức nhảy vào cuộc, với các chiến lược chiến tranh lần
lượt được Nhà trắng áp dụng, là

“Chiến tranh đơn phương” ở miền Nam, từ năm 1954. Lợi dụng sự thất bại
và khó khăn của Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào thay chân Pháp thống trị miền
Nam nước ta. Âm mưu xâm lược của Mỹ đối với miền Nam là biến nơi đây thành
thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài Việt Nam; xây dựng miền Nam thành một căn
cứ quân sự để tiến công miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam
khi có điều kiện; biến miền Nam thành một mắt xích trong hệ thống căn cứ quân
sự ở Đông Nam Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống vùng
này. Để thực hiện những âm mưu đó, Mỹ đã sử dụng nhiều thủ đoạn về chính trị,
kinh tế, văn hóa, quân sự, nhất là nhanh chóng thiết lập bộ máy chính quyền Việt
Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, xây dựng lực lượng quân đội
gần nửa triệu người cùng hàng vạn cảnh sát, mật vụ được trang bị, vũ khí phương
tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. Bộ máy chính quyền, lực lượng quân đội, cảnh
sát đã trở thành công cụ đắc lực nhằm thi hành chính sách thực dân mới của Mỹ ở
miền Nam Việt Nam. Chúng vừa dụ dỗ lừa bịp vừa đàn áp, khủng bố với nhiều thủ
đoạn thâm độc, dã man. Chúng ráo riết thi hành quốc sách “tố cộng, diệt cộng”, lập
“khu trù mật”, “khu dinh điền” nhằm mục đích bắt bớ, trả thù tất cả những người

7
yêu nước kháng chiến cũ, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp
định Giơnevơ của các tầng lớp nhân dân; gây ra nhiều vụ thảm sát đẫm máu ở Bến
Tre, Quảng Nam, Phú Yên.

“Chiến tranh đặc biệt”: Từ năm 1961, do thất bại trong chiến tranh “đơn
phương”, đế quốc Mỹ đã chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”,
một bộ phận trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”. Với công thức “cố
vấn, vũ khí Mỹ và quân chủ lực Việt Nam Cộng hòa”, Mỹ và chính quyền Ngô
Đình Diệm triển khai thực hiện kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng,
dự định lập 17.000 ấp chiến lược là “quốc sách”. Chúng đã có hai kế hoạch quân
sự-chính trị để thực hiện mục tiêu của chiến tranh đặc biệt là kế hoạch Stalay-
Taylo (1961-1963) và Giôn xơn-Mắc Namara (1964-1965). Trong các cuộc họp
tháng 1-1961 và tháng 2-1962, Bộ Chính trị đã đề ra chủ trương chỉ đạo chính xác
là giữ vững thế chiến lược tiến công, đưa đấu tranh vũ trang phát triển lên song
song với đấu tranh chính trị, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược: đô thị, nông
thôn đồng bằng và nông thôn rùng núi, bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị
và binh vận. Sự chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh.
Đường vận tải mang tên Hồ Chí Minh được nối dài, cả trên bộ theo dãy Trường
Sơn (đường 559) và trên biển (đường 759).

“Chiến tranh cục bộ” : Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt”, để cứu vãn cơ đồ chủ nghĩa thực dân mới, ngăn chặn sự sụp đổ của
chính quyền và quân đội Sài Gòn, chính quyền của Tổng thống Mỹ Giôn xơn quyết
định tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. “Chiến tranh cục bộ”
là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Được tiến hành bằng quân đội
Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn. Mục đích để nhằm tạo ra ưu
thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường. Thủ đoạn của Mỹ: Liên tục
đổ quân viễn chinh Mỹ và các phương tiện chiến tranh tân tiến, hiện đại vào miền
8
Nam. Đến năm 1968, số quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam đã lên tới hơn 50 vạn.
Thực hiện tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966
– 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh
Việt Cộng”. Đồng thời tiêu huỷ tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, để ngăn
chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam. Và đồng thời làm
lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ta.
“Việt Nam hóa chiến tranh”: Vào năm Mậu Thân 1968, cuộc tổng tiến công
và nổi dậy của quân dân ta đã làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”. Điều
này đã làm chấn động nước Mỹ và thế giới. Và bắt buộc Mỹ phải đưa ra một trong
các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam mới để cứu vãn tình hình. Đầu năm
1969, Tổng thống Níchxơn lên nắm quyền đã đề ra chiến lược toàn cầu “Ngăn đe
thực tế”. Và tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, thực hiện chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Chiến lược đã mở rộng chiến tranh ra toàn đông
dương là “Đông Dương hóa chiến tranh”. Chiến lược được đề ra với mục tiêu dùng
người việt đánh người việt. Và dùng người đông dương đánh người Đông Dương.
2.2, Vì sao đây là chiến tranh xâm lược
Qua những cuộc chiến tranh trên, có thể thấy đế quốc Mỹ không tuân thủ theo
hiệp định Gioneo và âm mưu biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Các
chiến lược đều do Mỹ vạch ra, hỗ trợ chính quyền Sài Gòn nhằm thực hiện các âm
mưu của Mỹ.
Cùng với các chiến lược chiến tranh đó, đế quốc Mỹ còn phiêu lưu thực hiện
chiến dịch vô nhân tính ném bom hủy diệt Thủ đô Hà Nội và miền Bắc Việt Nam
bằng siêu pháo đài bay B.52, hòng đưa Hà Nội và miền Bắc Việt Nam “trở về thời
kỳ đồ đá”. Để thực hiện các chiến lược chiến tranh đó, đế quốc Mỹ đã sử dụng trên
8 triệu tấn bom đạn, gần 80 triệu lít chất độc hóa học cùng những loại vũ khí tối tân,
hiện đại nhất lúc bấy giờ (trừ bom hạt nhân) và một lực lượng đông đảo quân viễn
chinh (gồm quân Mỹ và quân của một số nước đồng minh). Riêng nước Mỹ, đã phải
9
huy động tới 70% biên chế lục quân, 60% số lính thủy đánh bộ, 40% biên chế hải
quân và 60% biên chế không quân, cùng với 22.000 xí nghiệp trên đất Mỹ. Số quân
Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam có lúc cao nhất đã lên đến hơn nửa triệu người;
còn số thanh niên Mỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã lên tới 6,5
triệu lượt người.
Những con số trên cho thấy đây không phải là cuộc chiến của những người
Việt Nam với nhau. Cũng là xét về lực lượng tham gia, nhưng cần xem về vai trò
quyết định trên chiến trường. Nếu lực lượng chủ lực của 2 hay nhiều phe tham chiến
là người trong quốc gia đó, vậy đây là cuộc nội chiến. Nếu có binh sĩ nước ngoài
tham gia nhưng chỉ có vai trò hỗ trợ, đó vẫn là nội chiến. Còn nếu chủ lực một phe
hoàn toàn là một hay nhiều đội quân nước ngoài, vậy thì cuộc xung đột vũ trang đó
không phải nội chiến nữa. Trong Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (miền Bắc Việt Nam) và Mỹ là hai lực lượng chính, Việt Nam Cộng hòa (miền
Nam Việt Nam) chỉ là lực lượng đóng vài trò với Mỹ chứ không phải người hỗ trợ.
Vì vậy đây là cuộc chiến của người Việt với người Mỹ chứ không phải người Việt
với người Việt.
Mặc dù quân Mỹ và đồng minh rút khỏi miền Nam Việt Nam sau Hiệp định
Paris năm 1973 nhưng tính chất của cuộc chiến tranh vẫn là cuộc chiến của Mỹ.
Ngay trước năm 1973, Mỹ đã viện trợ ồ ạt cho chính quyền Sài Gòn một khối lượng
phương tiện chiến tranh khổng lồ, chủ trương hiện đại hóa, tinh nhuệ hóa quân đội
Sài Gòn bằng kế hoạch quân sự 6 năm 1974-1979. Năm 1973, quân chính quy của
chính quyền Sài Gòn là 710 nghìn quân và 1,5 triệu bảo an dân sự. Toàn bộ lực lượng
đó đều do Mỹ bảo đảm về trang bị, tác chiến. Như vậy, bất chấp Hiệp định Paris đã
được ký kết, Mỹ vẫn là một tác nhân chính cho việc tiêu diện trạng hai chính quyền,
hai Việt Nam thành lãnh thổ chỉ có một chính quyền tay sai của Mỹ.
Dù là những người trong cuộc, các quan chức cấp cao của chính quyền Sài
Gòn còn nhận thức được thân phận làm tay sai cho Mỹ và nhận ra cuộc chiến này là
10
cuộc chiến của người Mỹ chống lại nhân dân Việt Nam. Cần khẳng định rằng, cuộc
chiến từ năm 1954 đến năm 1975 ở Việt Nam là cuộc kháng chiến của dân tộc Việt
Nam chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ.

3, Liên hệ ý thức và trách nhiệm của bản thân với cơ đồ của dân tộc ta
hiện nay.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là biểu tượng, minh chứng rõ ràng nhất
cho sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối lãnh đạo của Đảng. Giá trị của sự kiện
lịch sử vẻ vang này là kết quả của việc Đảng ta đã vạch ra được một đường lối cách
mạng đúng đắn, sáng tạo, có khả năng khai thác, động viên và tập hợp mọi lực lượng,
hạn chế đến mức thấp nhất mọi trở lực, khoét sâu đến mức cao nhất những nhược
điểm và khuyết điểm của đối phương. Nhưng đường lối thôi chưa đủ, mà còn là
phương pháp cách mạng. Đó chính là “chìa khóa” quyết định cho sự thắng lợi của
cách mạng, của Đảng trong cuộc chiến chính nghĩa này.
“Pho lịch sử bằng vàng” được kiến tạo bằng trí tuệ, tâm sức, máu xương của
một thế hệ anh hùng cần được người trẻ hôm nay kế thừa như một sinh mệnh, với
tinh thần tự trọng và tự tin trước lịch sử và thời đại. Tự trọng là ý thức, trách nhiệm
thôi thúc từ bên trong. Tự tin là sự khẳng định chính mình. Tâm thái đó giúp người
trẻ minh định được đúng sai, phải - trái, để có một cái đầu lạnh và tâm sáng trước
lịch sử. Bởi không ai có thể hun đúc lòng tự hào dân tộc cho người trẻ tốt hơn là
chính người trẻ tự hành động.Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là
thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất
nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình:
yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ
cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế
toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ

11
trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời
đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Cần phải rèn luyện sức khỏe
để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời qua nhận định trên bản thân
mỗi chúng ta cần nghiêm túc tìm hiểu về lịch sử của dân tộc, luôn giữ cho bản thân
một cái đầu lạnh, không để cho kẻ xấu lợi dụng, bôi nhọ đến niềm tự tôn dân tộc.
Bên cạnh đó, tuổi trẻ cần xây dựng ý chí, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhiệt
huyết, nhiệt tâm tham gia vào các phong trào cách mạng của tuổi trẻ như Chiến dịch
tình nguyện Mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo, Xung kích tình nguyện trong phòng
chống đại dịch COVID-19… Những việc làm, hành động thiết thực đó của thế hệ
trẻ là minh chứng sống động nhất cho tình yêu đất nước, yêu độc lập tự, là sự tri ân
ý nghĩa nhất đối với những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

12
KẾT LUẬN

Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn. Nhân dân VN đã đánh thắng
cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới với quy mô lớn quy mô lớn nhất, dài ngày
nhất, ác liệt nhất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây cũng là cuộc chiến bại
chưa từng có trong lịch sử 200 năm của nước Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài
hơn 100 năm, mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc - cả nước VN hoàn
toàn độc lập, thống nhất và đi lên CNXH; đồng thời tạo điều kiện cho cách mạng
Lào và cách mạng Campuchia giành thắng lợi quyết định, góp phần to lớn vào
cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội. Đó là mồ hôi, sương máu của ông cha ta chống lại kẻ thù xâm lược. Vì
vậy chúng ta cần nhận thức rõ, kế thừa, gìn giữ và phát huy, góp phần xây dựng đất
nước ngày càng tiến bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.106.
2. Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-1954, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000
3. Nguyễn Ngọc Minh: Kinh tế Việt Nam trong chín năm kháng chiến chống đế
quốc xâm lược, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 22-1964.
4. Đặng Phong: Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000
5. Nguyễn Ngọc Minh: Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng
chiến thắng lợi, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1967
6. Kinh tế Việt Nam dân chủ Cộng hòa (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

13

You might also like