You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ


Môn học: Giao dịch thương mại quốc tế

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Hà Văn Hội


Sinh viên thực hiện      :  Phan Hải Linh
Mã sinh viên                 : 19051133
Khoá : QH 2019E- KTQT
Mã học phần                 : 211_INE3107***1

Năm học 2020-2021

1
Mục Lục

BÀI 1: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MẶT HÀNG NÔNG SẢN.............................4


1.1. Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của ngành hàng đó của Việt Nam
trong giai đoạn 2015 – 2019 (về kim ngạch xuất khẩu, về thị trường xuất
khẩu)?.................................................................................................................4
1.2. Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các mặt hàng trên như
thế nào?.............................................................................................................10
Bài 2....................................................................................................................13
2.1. Soạn thảo một thư đặt hàng gửi cho người Bán?....................................13
2.2. Soạn thảo một hợp đồng hoàn chỉnh để gửi cho người Bán?.................15
BÀI 3:..................................................................................................................18
3.1. Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi nào?.....................18
3.2. Ai là người mua bảo hiểm cho hàng hóa và mua bảo hiểm với điều kiện
nào?..................................................................................................................19
3.3. Khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng Sài Gòn thì vào thời điểm này
quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển từ người bán sang người mua chưa?
Tại sao?.............................................................................................................20
3.4. Giải thích tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán
FOB?................................................................................................................20
3.5. Hãy cho biết vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu?........................................................................21
Bài 4....................................................................................................................21
4.1. Việc khiếu nại của bên Mua đúng hay sai?...............................................22
4.2. Ai là người phải chịu tổn thất trong trường hợp trên?...............................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................23

2
BÀI 1: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MẶT HÀNG NÔNG SẢN

1.1. Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của ngành hàng đó của Việt
Nam trong giai đoạn 2015 – 2019 (về kim ngạch xuất khẩu, về thị trường xuất
khẩu)?

Cùng với các nông sản như bông hoặc cacao, cà phê là loại hàng hóa
được giao dịch nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau dầu mỏ. Đây cũng là
mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu
nông nghiệp tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, cà phê là ngành hàng quan trọng,
chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm đạt trên 3 tỷ USD.

Số liệu thống kê cho thấy, trong những năm qua, xuất khẩu cà phê của
Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, đạt 8,2%/năm với kim ngạch
bình quân 3,13 tỷ USD/năm giai đoạn 2015-2019, chiếm 15% tổng kim ngạch
xuất khẩu nông sản của cả nước. 
- Năm 2015, theo số liệu thống kê, trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cà
phê của Việt Nam đạt 1.341.839 tấn, trị giá 2.674.238.962 USD, giảm
20,63% về lượng và giảm 24,82% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, với 191.644 tấn,
trị giá 358.821.179 USD, giảm 22,91% về lượng và giảm 28,63% về trị giá. 
Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai, Việt Nam xuất khẩu 157.117 tấn, cà phê
sang thị trường này, trị giá 313.337.829 USD, giảm 4,91% về lượng và giảm
13,4% về trị giá.
Nhìn chung trong năm 2015, hầu hết các thị trường xuất khẩu cà phê của
Việt Nam đều sụt giảm xuất khẩu. Ba thị trường có mức sụt giảm mạnh nhất là
Bỉ giảm 40,72% về lượng và giảm 42,87% về trị giá; Ấn Độ giảm 35,49% về
lượng và giảm 41,18% về trị giá; Nam Phi giảm 45,57% về lượng và giảm
51,11% về trị giá.
Bảng thể hiện kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2016-2018.

3
- Năm 2016, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê
đạt 1,78 triệu tấn với kim ngạch 3,34 tỷ USD, tăng 32,8% về khối lượng và
tăng 24,7% về giá trị so với năm 2015. 
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là 2 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của
Việt Nam. Cụ thể, xuất sang Đức 275.679 tấn, đạt 493,8 triệu USD
(chiếm 15,5% về lượng và chiếm 14,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
cà phê của cả nước); xuất sang Hoa Kỳ 237.195 tấn, thu về gần 450 triệu
USD (chiếm 13,3% về lượng và chiếm 13,5% kim ngạch).

Xuất khẩu cà phê trong năm 2016 tăng trưởng ở hầu hết các thị
trường so với năm 2015; trong đó các thị trường tăng trưởng mạnh về kim
ngạch là: Mexico (tăng 194%), Philippines (63,6%), Algeria (64,5%), Ấn
Độ (tăng 63%), Nam Phi (tăng 60%), Thụy SĨ (tăng 52%), Trung Quốc
(39,3%), Hoa Kỳ (43,6%), Đức (37,6%).
Trong năm 2016, diện tích cà phê trên cả nước đã tăng nhẹ trở lại
(khoảng 0,3% so với năm 2015), đạt 645.400 ha. Sản lượng cà phê ước
đạt 1,47 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2015 mặc dù năng suất cà phê giảm
0,4% do ảnh hưởng của hạn hán tại Tây Nguyên hồi đầu năm.
- Năm 2017, theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan,
cả nước xuất khẩu 1,44 triệu tấn cà phê, thu về trên 3,24 tỷ USD (giảm 19%
về lượng và giảm 2,7% về kim ngạch so với năm 2016). Gía cà phê xuất khẩu
trong năm đạt trung bình 2.250 USD/tấn, tăng 20,1% so với năm 2016.
Riêng trong tháng cuối năm 2017, lượng cà phê xuất khẩu đạt
158.373 tấn, trị giá 318,45 triệu USD, tăng mạnh 57,6% về lượng và tăng
46,9% về trị giá so với tháng 11/2017. Giá xuất khẩu trong tháng 12 giảm
6,8% so với tháng 11/2017 và giảm 9,6% so với tháng 12/2016.

4
Cà phê Việt Nam xuất khẩu sang 33 thị trường chủ yếu, trong đó có
9 thị trường đạt kim ngạch lớn trên 100 triệu USD đó là Đức, Mỹ, Italia.
Tây Ban Nha, Bỉ, Nhật Bản, Nga, Algeria và Philippines.
Thị trường Đức đứng đầu về kim ngạch, với 476,52 triệu USD,
chiếm 14,7%, giảm 3,5% so với năm 2016; xuất khẩu sang Mỹ đạt 406,54
triệu USD, chiếm 12,5%, giảm 9,5%; sang Italia đạt 271,47 triệu USD,
chiếm 8,4%, tăng 10,6%; sang Tây Ban Nha đạt 220,91 triệu USD, tăng
4,5%, chiếm 6,8%; sang Nhật Bản đạt 209,77 triệu USD, tăng 3,4%,
chiếm 6,5%.
Cà phê xuất sang các nước EU nói chung chiếm 42,1% trong tổng
lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, đạt 1,37 tỷ USD, giảm 0,9% so với
năm 2016. Xuất sang các nước Đông Nam Á chiếm 8,4%, đạt 272,78 triệu
USD,  giảm 3,1%. 
Giá cà phê xuất khẩu năm 2017 tăng tương đối mạnh trên 20% so
với năm 2016, nhưng lượng xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều sụt
giảm, nên trị giá thu về cũng giảm; trong đó, xuất khẩu giảm mạnh nhất ở
thị trường Thụy Sĩ giảm 88% về lượng và giảm 85% về kim ngạch; xuất
sang Nam Phi cũng giảm mạnh 58% về lượng và giảm 50% về kim ngạch.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường New Zealand và
Campuchia lại tăng mạnh, với mức tăng tương ứng 61% và 44% so với
năm 2016.
- Năm 2018, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng
12/2018 cả nước xuất khẩu 153.906 tấn cà phê, đạt 275,77 triệu USD, tăng
11,4% về lượng và tăng 7,1% về kim ngạch so với tháng 11/2018, nhưng
giảm 2,8% về lượng và giảm 13,4% về kim ngạch so với tháng 12/2017;
nâng tổng lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2018 lên 1,88 triệu tấn, thu về gần
3,54 tỷ USD, tăng 30,3% về lượng và tăng 9% về kim ngạch so với năm
2017. 
Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong năm 2018 giảm 16,3% so với
năm 2017, đạt 1.883,4 USD/tấn.
EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam,
chiếm 40% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu cà phê của cả nước; đạt 749.231 tấn, trị giá 1,34 tỷ USD, so với năm
2017 tăng 19,1% về lượng nhưng giảm 1,5% về kim ngạch. Riêng tháng
12/2018 lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm nhẹ 0,8% so với tháng
11/2018, đạt 66.134 tấn và kim ngạch giảm 5,6%, đạt 111,17 triệu USD.
Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 các loại cà phê của
Việt Nam, chiếm 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà
phê của cả nước; đạt 243.270 tấn, trị giá 467,38 triệu USD, tăng mạnh
102,5% về lượng và tăng 71,3% về giá trị so với năm 2017. 

5
Trong khối EU, xuất khẩu sang Đức nhiều nhất chiếm trên 34%, đạt
260.475 tấn, tương đương 459,03 triệu USD; xuất sang Italia chiếm 18%,
đạt 136.157 tấn, tương đương 245,25 triệu USD; xuất sang Tây Ban Nha
chiếm 16%, đạt 122.063 tấn, tương đương 219,22 triệu USD.

Nhìn chung, cà phê xuất khẩu trong năm 2018 sang đa số các thị
trường tăng kim ngạch so với năm 2017; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở
các thị trường sau: Indonesia tăng 343,6% về lượng và tăng 273,3% về
kim ngạch, đạt 62.320 tấn, tương đương 123,55 triệu USD; Nam Phi tăng
145% về lượng và tăng 109% về kim ngạch, đạt 10.073 tấn, tương đương
17,3 triệu USD; Hy Lạp tăng 139,5% về lượng và tăng 96,4% về kim
ngạch, đạt 13.646 tấn, tương đương 23,82 triệu USD; NewZealand tăng
124% về lượng và tăng 78% về kim ngạch, đạt 2.253 tấn, tương đương
4,2 triệu USD.
- Năm 2019, tính chung cả năm, xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 1.653.265 tấn
(khoảng 27,55 triệu bao), giảm 223.702 tấn, tức giảm 11,92 % so với khối
lượng xuất khẩu của năm 2018, chiếm chủ yếu là cà phê Robusta.
( Cà phê vối hay còn được gọi với tên khoa học là Robusta là sản phẩm cà
phê được Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất. Giống cà phê này còn đạt sản lượng
90 đến 95% trên tổng sản lượng của cả nước.)
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của ngành Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà
phê trong tháng 12/2019 đạt  188.246 tấn (tương đương 3.137.433 bao , bao 60
kg), tăng 75.355 tấn, tức tăng 66,75% so với tháng trước và tăng 34.787 tấn, tức
tăng 23,67 % so với cùng kỳ năm trước.
Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12/2019 đạt 327,58 triệu
USD, tăng 131,33 triệu USD, tức tăng 66,92 % so với tháng trước và tăng 51,9
triệu USD, tức tăng 18,83 % so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê bình quân xuất khẩu trong tháng đạt 1.740 USD/tấn, tăng
0,12% so với giá bình quân xuất khẩu của tháng 11/2019.

6
Trong 3 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2019/2020, Việt Nam đã
xuất khẩu tổng cộng 387.952 tấn (khoảng 6,47 triệu bao), với tổng giá trị kim
ngạch đạt 681,79 triệu USD, giảm 10,58% về lượng và giảm 13,47% về giá trị
so với xuất khẩu 3 tháng đầu niên vụ cà phê 2018/2019.

Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Đức đạt
185.262 tấn, tương đương 289,28 triệu USD, giá 1.561,5 USD/tấn, chiếm trên
14,6% trong tổng lượng và chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê
của cả nước, giảm 3,9% về lượng, giảm 16% về kim ngạch và giảm 12,6% về
giá so với 9 tháng đầu năm 2018.
Cà phê xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 149.507 tấn, tương
đương 296,75 triệu USD, giá 1.984,9 USD/tấn, chiếm 11,8% trong tổng lượng
và chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch, giảm 25,9% về lượng và giảm 23,1% về
kim ngạch nhưng tăng nhẹ 3,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm gần 9% trong tổng lượng và tổng kim
ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 111.273 tấn, trị giá 185,95 triệu USD,
giá 1.671,1 USD/tấn, giảm 20,7% về lượng, giảm 29,7% về kim ngạch, giảm
11,3% về giá.
Xuất khẩu sang Italia chiếm gần 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch
xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 107.140 tấn, trị giá 171,64 triệu USD, giá
1.602 USD/tấn, giảm 0,6% về lượng, giảm 12,5% về kim ngạch, giảm 12% về
giá so với cùng kỳ năm 2018.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm nay so
với cùng kỳ năm 2018 thì thấy hầu hết các thị trường bị sụt giảm kim ngạch so
với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu sang Mexico giảm mạnh nhất 74,6%
về lượng và giảm 77,6% về kim ngạch, đạt 6.867 tấn, tương đương 10,25 triệu
USD; Nam Phi giảm 68% về lượng và giảm 73,5% về kim ngạch, đạt 2.735 tấn,
tương đương 3,91 triệu USD; Indonesia giảm 67% về lượng và giảm 71% về
kim ngạch, đạt 19.877 tấn, tương đương 34,35 triệu USD.
Riêng thị trường Canada tăng cả lượng và kim ngạch, với mức tăng tương
ứng 20,1% và 9,4%, đạt 4.901 tấn, tương đương 8,81 triệu USD. Xuất khẩu sang

7
Malaysia tăng 17,8% về lượng nhưng giảm 1,4% về kim ngạch, đạt 31.228 tấn,
tương đương 50,72 triệu USD. Xuất khẩu sang Philippines giảm 6,7% về lượng
nhưng tăng 15% về kim ngạch, đạt 59.870 tấn, tương đương 138,23 triệu USD.

Có thể thấy, cà phê Việt đã và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường thế
giới. Theo thống kê, các sản phẩm cà phê của Việt Nam hiện đã được xuất khẩu
đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê
nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil); đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất
khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn
Độ)...

Hiện nay, các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới như Brazil,
Indonesia, Colombia… chủ yếu xuất khẩu cà phê dưới dạng hạt (green bean),
nghĩa là chỉ dừng ở hoạt động sơ chế sau thu hoạch. Một số nước có hoạt động
rang và xay nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng xuất khẩu cà phê. Trong khi
đó, ở Việt Nam, kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động sơ chế sau
thu hoạch đã được quan tâm và đẩy mạnh. Nhờ vậy, cà phê Robusta từ chỗ có
giá bán tại cảng Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá tham chiếu tại Sở giao
dịch hàng hóa Luân Đôn, nay đã dần thu hẹp và tiệm cận phù hợp với giá thị
trường thế giới.

Đặc biệt, thời gian qua, nhờ ưu đãi về thuế quan đối với cà phê chế biến từ
các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nên ngày càng nhiều
doanh nghiệp quan tâm, chú trọng đầu tư vào các hoạt động chế biến sâu, góp
phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cà phê nói riêng và kim ngạch xuất
khẩu của toàn ngành nói chung. Đến nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê

8
nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11
cơ sở chế biến cà phê phối trộn.

1.2. Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các mặt hàng
trên như thế nào?

Năm 2020, thị trường cà phê, cũng giống như các hàng hóa khác, chịu tác
động mạnh từ dịch Covid-19.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đi các thị trường giảm nhẹ do ảnh hưởng của
dịch Covid 19. Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), xuất
khẩu cà phê 9 tháng của năm 2020 đạt 2,16 tỷ USD, giảm 1% về trị giá so với
cùng kỳ năm 2019. Đối với thị trường EU, tính đến hết tháng 8/2020 Việt Nam
xuất khẩu đạt 487,6 nghìn tấn, với kim ngạch 779,5 triệu USD giảm lần lượt
6,2% và 6,4 % so với cùng kỳ.

Nhu cầu giảm vì Covid-19


Nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới sụt giảm nghiêm trọng do ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19 khiến xuất khẩu cà phê Việt Nam liên tục ghi nhận
kết quả ảm đạm. Dự báo, thời gian tới xuất khẩu cà phê chưa có nhiều tín hiệu
khởi sắc, thậm chí ngay cả việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU
(EVFTA) có hiệu lực cũng không tạo ra được lực đẩy cho xuất khẩu cà phê Việt.
Theo đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản :" Thông tin dịch
bệnh, kết hợp với việc Brazil bội thu, Columbia và Mexico chuẩn bị bước vào
mua thu hoạch càng khiến giá cà phê sụt giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, giá
đồng USD bất ngờ tăng mạnh trong những ngày cuối tháng do sự phục hồi của

9
chứng khoán Mỹ, đồng Real Brazil suy yếu, thúc đẩy đầu cơ bán mạnh. Các yếu
tố này đã đẩy tình hình giao dịch cà phê trên thị trường gặp nhiều khó khăn".
Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ
NN&PTNT): Tại thị trường thế giới, trong tháng 3/2020, giá cà phê thế giới biến
động giảm. So với tháng trước đó, giá cà phê Robusta giao tháng 5/2020 thị
trường London giảm 39 USD/tấn, xuống còn 1.244 USD/tấn.

Brazil - nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, bước vào chu kỳ được
mùa của cây cà phê Arabica, đóng góp vào nguồn cung dồi dào trong những
tháng còn lại của niên vụ 2020 – 2021, đã gây áp lực giảm giá lên thị trường cà
phê thế giới.
Liên quan tới vấn đề giảm cầu này, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công
Thương) phân tích thêm: Đồng Real của Brazil giảm mạnh xuống mức thấp kỷ
lục, thúc đẩy đầu cơ bán mạnh, người trồng cà phê nước này đẩy mạnh hoạt
động bán ra, gây áp lực lên giá cà phê. Ước tính, sản lượng cà phê Robusta niên
vụ 2020/2021 của nước này đạt từ 13,9 đến 16,1 triệu bao 60 kg, thậm chí có thể
sẽ đạt từ 16 đến 18 triệu bao nhờ thời tiết thuận lợi.

Giá cà phê “chạm đáy” 10 năm

Nhu cầu tiêu thụ cà phê sụt giảm nghiêm trọng do đại dịch Covid-19,
trong khi nguồn cung dồi dào đã khiến giá cà phê trên thị trường thế giới giảm
sút đáng kể. Cùng xu thế đó, giá cà phê nội địa cũng giảm xuống mức thấp nhất
trong vòng 10 năm trở lại đây.
Ba tháng đầu năm, khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam
lần lượt đạt 474 nghìn tấn và 801 triệu USD, giảm 3% về khối lượng và giảm
5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 3
tháng đầu năm đạt 1.692 USD/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019.

10
Trong tháng 10/2020, giá cà phê thế giới trên các sàn phái sinh đều biến
động giảm. So với tháng 9/2020, giá cà phê Robusta tại sàn London giảm 34
USD/tấn xuống còn 1.271 USD/tấn. Tại thị trường New York, giá cà phê
Arabica giảm 1,5% xuống còn 2.344 USD/tấn. Giá cà phê giảm do thị trường
không như kỳ vọng vì gói tài trợ mới chưa được Quốc hội Mỹ thông qua. Ngoài
ra, nguyên nhân chủ yếu của đà giảm giá vẫn do đồng Real Brazil tiếp tục sụt
giảm, trở thành đồng nội tệ mất giá nhiều nhất trên thị trường tiền tệ thế giới.
Theo đó, giá cả nông sản toàn cầu vẫn đứng ở mức thấp, đặc biệt là các mặt
hàng chủ lực của Brazil như cà phê hay mía đường...

Tại thị trường nội địa, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản
thông tin thêm, tháng 3/2020, thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng
xu hướng thị trường thế giới. So với tháng 2/2020, giá cà phê vối nhân xô các
tỉnh Tây Nguyên giảm 600 – 800 đ/kg xuống mức 30.500 – 30.700 đ/kg. So với
cuối năm 2019, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.600 – 2.100
đ/kg.

Cục Xuất nhập khẩu nêu rõ: Cuối tháng 3/2020, giá cà phê Robusta trong
nước đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm. Cụ thể, ngày
30/3/2020, giá cà phê giảm từ 4,8 - 5,7% so với ngày 29/2/2020, xuống còn
29.500 đ/kg tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và 30.000 đ/kg tại huyện Cư
M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Tại cảng khu vực TP HCM , giá cà phê Robusta loại R1
giảm 4,9% so với ngày 29/2/2020, xuống mức 31.300 đ/kg. Giá thấp khiến
người trồng cà phê hạn chế bán ra, doanh nghiệp thiếu nguồn cung cho xuất
khẩu.

11
Một số chuyên gia dự báo, hoạt động xuất nhập khẩu đình trệ khắp nơi do
dịch bệnh gia tăng đã buộc nhiều cảng giao nhận hàng hóa phải đóng cửa sẽ
khiến giá cà phê chưa thể phục hồi nhanh chóng.

Thị trường tiêu thụ cà phê giảm, sức mua yếu do dịch Covid-19 diễn ra
chủ yếu tại các vùng tiêu thụ chính. Bên cạnh đó, chính phủ nhiều nước trong đó
có châu Âu và Mỹ đã có lệnh cấm hoạt động mua bán phục vụ cà phê trực tiếp,
nhiều chuỗi/hàng quán đóng cửa là một thiệt hại lớn cho ngành cà phê, nhất là
người trồng.

Như vậy, sau những tháng đầu năm bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-
19, đến nay, các hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê
của nước ta đã và đang dần hồi phục ở một số thị trường trọng điểm và truyền
thống. Gian nan và thách thức cho những tháng cuối năm vẫn còn rất lớn nhưng
trong điều kiện nước ta đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh thì đây lại chính là
cơ hội cho nông sản trong nước tạo dựng thêm lòng tin về chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh đối với các nhà nhập khẩu trên thế giới.

Bài 2

Công ty Thương mại và đầu tư Hoàng Hà, Việt Nam (Hoangha Trading Ltd.,)
muốn mua 10 xe ô tô du lịch 4-5 chỗ ngỗi. Công ty nhận được thư chào giá bán
xe ôtô du lịch 5 chỗ ngồi mới 100% hiệu Toyota Camry Brand New (màu sắc
tùy người mua chọn), dung tích: 2500cc, sản xuất 2019, của Tập đoàn Toyota
Corporation (Nhật Bản). Với giá 33.270USD/chiếc, FOB cảng Kobe (Nhật
Bản). Hãy:

2.1. Soạn thảo một thư đặt hàng gửi cho người Bán?

Hoangha Trading Ltd.,


Vietnam Toyota Corporation, Japan
Dear Sir/ Madam,

We are writing to inquire the business offerings of Toyota Corporation, as I


have received a catalogue on your company recently through the mailers.

We are particularly interested in the brand-new model which is listed as on


offer during this season and have pleasure in placing an order on the following
term and conditions:

1. Commodity: Toyota Camry Brand New 5-seater passenger car 2019.


2. Capacity: 2500cc
3. Quantity: 2.03 Mt
4. Amount: 10 units

12
5. Price: 33.270USD/unit FOB Kobe Port, excluding packet.
6. Packing: as usually export customary packing.
7. Delivery: one shipment by the end of December 2020.
8. Payment: by confirmed L/C at sight as usual.

Please confirm your acceptance of this order and your acceptance should
reach us not later than 7 days after the date of this order.

We look forward to your


soon reply.

Yours sincerely

13
(Signed)
(Director)

2.2. Soạn thảo một hợp đồng hoàn chỉnh để gửi cho người Bán?

CONTRACT

No. 111123344

Date 01/12/2020

BETWEEN: CONG TY THUONG MAI VA DAU TU HOANG HA, VIET


NAM (Hoangha Trading Ltd.,)
Address: Hanoi, Vietnam

Tel: +840123456789 Fax: +840123456789


Represented by Mr: Nguyen Van A, General Director
Hereinafter called the Buyer

AND: TOYOTA CORPORATION, JAPAN


Address: Osaka, Japan

Tel+810987654321 Fax: +810987654321


Represented by Mr: Santo
Hereinafter called the Seller

It has been agreed that Seller commits to sell and Buyer commits to buy the
commodity under the following terms and conditions:

1. Commodity : Automobile Toyota Camry Brand New 2019- 5 seats

2. Quality:

- Status: new 100%


- Color: optional
- Engine: Four – cylinder
- Type, materials: 2.5- liter, 4- cylinder, aluminum alloy block with
aluminum alloy head
- Valvetrain: Twin- cam, 16- valve with Intake VVT- iE(Intake)/
VVT-I (Exhaust)
- Displacement: 2,500 cc
- Bore x Stroke: 3.44 x 4.07 in.

14
- Compression Ratio: 13.0:1
- Horsepower: 203 hp @ 6,600 rpm
- Torque: 184 lb-ft @ 5,000 rpm
- Ignition System: Toyota Direct Ignition (TDI)
- Fuel System: D-4S
- Recommended Fuel: A95 or unleaded gasoline
- Emission Certification: SULEV30
- EPA Estimated Fuel Economy*: 10.7/6.1/7.8 L
- (city/highway/combined MPG)

*2019 MPG EPA Estimates. Actual mileage will vary

3. Quantity: 10 units
4. Packing: in 10 DCs 20ft
5. UNIT Price: USD 33,270/unit FOB Kobe Port Incoterms 2010

6. Total AMOUNT:

About USD 332,700


(Say United States Dollars three hundred and thirty two point seven thousand)

7. PAYMENT:

By T.T.Reimbursement through EXIMBANK seven days after the Export


Documents to be received by the Buyer representative in OSAKA, Japan

Ten days after Export Documents are presented. If the Buyer fails to do the
payment on due time he has to bear an overdue interest rate of 0.05% per day.

8. SHIPMENT:

Loading port: Kobe port, Japan

Unloading port: Haiphong port, Vietnam

Arrival Date: 20/12/2020

To be effected latest to 20/01/2021

9. EXPORT DOCUMENTS:

The list and details of all export documents shall be confirmed by separate
telex and to include, but not limited to the following documents:

 -  Full set of Signed commercial Invoice

15
 -  Full set of Clean on board original Bill of lading marked "Freight
Prepaid"
 -  Packinglist issued by Shipper
 -  Certificate of Origin issued by the Japan
 -  Certificate of quality, quantity/weight and packing issued by the
Japanese company

10. SHIPMENT TERMS

- Seven days prior to the date of arrival at loading port, the owners or the
Buyer shall cable to the Seller indicating the date of presentation of the
vessel.
- Three days prior to the date of presentation of vessel a telegraphic notice
on precise date of her arrival.
- Prior to vessel'sarrival owners or the Buyer to get in touch with the
VOSA’s agent in Osaka so as to fulfil necessary entry for malities of
vessel into loading port.
- Once the Seller was informed about nomination of vessel:
- Seller must ensure cargo readiness
- Seller must bear dead freight it cargoes rejected by Buyer due to quality
not conform to the specification stipulated in the contract.
- Seller must bear dead freight if Seller unable to ship the full contracted
quantity regardless of whatsover reason.
- Buyer must bear 10pct value contract, if the vessel unable to present
loading port before December 20th 2020.
- Buyer must bear 100pct value contract, if the vessel is presented at
loading port after January 20th 2021.

11. INSURANCE: Shall be covered by the Buyer

12. FORCE MAJEURE:

Seller is not liable for any penalty of delay delivery of all or any of this
contract caused by any contigency beyons its control or beyond the control of, or
convered by its contract to furnish this commodity. Such contigencies shall
include, but not limited to govermental or other restraints affecting shipment or
credit, strikes, lockouts, fllods, drougths, short of reduced supply of fuel or raw
materials declared or undeclared wars revolutions, fires cyclones or hurricanes,
epidemics or any other acts of gods or force majeure.

13. ARBITRATION:

In case of disputes and its contracting parties can not reach an amicable
settlement of the claim within 60days from its occurrence the case will be
transfered to the arbitration chamber of Hanoi Chamber of Commerce for final

16
settlement. A panel of 3 Arbitration will be formed, each party appointing one
arbitrator and both shall appointing a third one as president of panel. The
decision taken by the arbitration panel shall be final and binding.

Arbitration fees shall be at the losting party's account

This contract is made in 04 (four) English originals, 02 (two) for each side.

FOR AND ON BEHALF OF THE FOR AND ON BEHALF OF THE


BUYER SELLER

CONG TY THUONG MAI VA DAU TU TOYOTA CORPORATION, JAPAN


HOANG HA, VIET NAM (Hoangha
Trading Ltd.,)

BÀI 3:
Công ty Vinafood (Việt Nam) ký hợp đồng xuất khẩu 10.000 tấn gạo cho công ty
Cholimex (Hồng Kông) với giá USD 550/MT CIF cảng Hồng Kông (Incoterms
2020). Cảng bốc là cảng Sài Gòn, thanh toán bằng L/C at sight.
Điều kiện CIF là viết tắt của Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo
hiểm, cước phí), áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa. Với CIF
Incoterms 2020, người Bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng đến
đặt hàng lên trên tàu chuyên chở do người Mua chỉ định tại cảng đi do 2 bên
thỏa thuận trong hợp đồng hoặc mua lại hàng hóa đã đặt sẵn trên phương
tiện vận tải nói trên.

3.1. Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi nào?
Trong CIF Incoterms 2020, rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa
sẽ chuyển từ người Bán sang người Mua khi hàng hóa đã an toàn trên tàu.
Đồng nghĩa với việc khi người của công ty Vinafood đã đưa hàng thành
công lên tàu vận tải được chỉ định, thì trong quá trình hàng đi từ cảng Sài
Gòn tới cảng Hồng Kông gặp phải vấn đề, bên công ty Cholimex sẽ chịu rủi
ro này.

17
Hình 3.1: Sơ đồ mô tả điều kiện CIF Incoterms 2020

Nguồn: internationalcommercialterms.guru

3.2. Ai là người mua bảo hiểm cho hàng hóa và mua bảo hiểm với điều kiện
nào?
CIF Incoterm 2020 quy định người Bán (công ty Vinafood) sẽ phải
mua bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi cho người Mua (công ty Cholimex) khi
hàng gặp vấn đề trong quá trình vận chuyển từ cảng Sài Gòn tới cảng Hồng

18
Mức bảo hiểm mà người Bán phải mua là bảo hiểm mức thấp nhất C,
với giá trị bằng giá CIF + 10% (tiền lãi dự tính).

3.3. Khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng Sài Gòn thì vào thời điểm này
quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển từ người bán sang người mua chưa?
Tại sao?
Chưa thể khẳng định được quyền sở hữu hàng hóa thuộc về người
Mua khi hàng giao lên tàu ở cảng Sài Gòn.

Tuy trong Incoterm không quy định rõ việc chuyển giao quyền sở hữu
nhưng theo luật pháp thì một bên được nắm quyền sở hữu hàng hóa khi bên
đó nắm trong tay (trực tiếp hoặc gián tiếp) các loại chứng từ chứng minh
quyền định đoạt đó. Do vậy, các bên cần quy định rõ khi nào người Mua trở
thành người sở hữu hàng hóa trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Trên
thực tế, một số trường hợp người Bán cho rằng họ vẫn đang nắm giữ quyền
sở hữu cho tới khi nào tiền hàng đã được thanh toán bởi người Mua.

3.4. Giải thích tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán
FOB?
Hiện nay, đa số các công ty Việt Nam thường xuất khẩu theo FOB và
nhập khẩu theo CIF. Một số ý kiến cho rằng hành động này sẽ khiến cho các
công ty xuất nhập khẩu Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi về giá xuất nhập
hàng hóa.

Điều kiện FOB (Free on Broad) là điều kiện mà người bán chịu mọi
trách nhiệm và chi phí mua hàng cho đến khi hàng được giao xong lên tàu
tại cảng bốc qui định. Với điều kiện này, người mua sẽ phải chịu hầu hết các
rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa. Ở Việt Nam, các công ty thường xuất khẩu
các mặt hàng nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp, cộng với kinh nghiệm
giải quyết rủi ro kém nên thường để bên họ có kinh nghiệm thuê vận tải và
chịu trách nhiệm cho các vấn đề xảy ra trong quá trình vận chuyển. Do vậy,
họ thường chuộng xuất khẩu bằng FOB hơn để có thể giải quyết được tình
trạng vốn thấp của một số doanh nghiệp.

Còn điều kiện CIF thì mọi vấn đề về bảo hiểm, giao hàng đều là trách
nhiệm của người Bán, người mua chỉ phải làm thủ tục thông quan nhập
khẩu. Do vậy, người mua sẽ giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển,
nhưng thay vào đó phải chịu mức giá

19
cao hơn (bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm). Khả năng vận chuyển hàng,
hoạt động Logistics của Việt Nam còn yếu và ít kinh nghiệm nên họ thường
chọn CIF khi nhập hàng về. Khi đó, Việt Nam không phải thuê tàu, mua bảo
hiểm và tránh được ít rủi ro hơn.

Như vậy, khi mua giá CIF và bán giá FOB thì các doanh nghiệp không
phải lo về thuê tàu, phương tiện, hợp đồng bảo hiểm…

3.5. Hãy cho biết vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu?
Incoterms viết tắt theo cụm International commercial terms, nghĩa là các
điều khoản thương mại quốc tế. Đây là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế
được công nhận và sử dụng rộng rãi, do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban
hành. Các quy tắc này giúp hệ thống hóa các tập quán thương mại, được coi
như là một ngôn ngữ trong quá trình giao thương và vận tải hàng hóa quốc tế.
Hiện nay, Incoterm chỉ áp dụng cho các hàng hóa hữu hình và chưa có điều
khoản nào dành do các hàng hóa vô hình như công nghệ, phần mềm…

Kể từ khi ra đời, Incoterms đã luôn là phương tiện có tầm quan trọng cao
đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để hiểu rõ nhiệm vụ cũng như bảo vệ
quyền lợi của mình. Việc nắm rõ các quy định trong Incoterms góp phần đẩy
nhanh tiến trình đàm phán, dễ dàng xây dựng hợp đồng giao thương, cơ sở xác
định giá cả hàng hóa trao đổi. Đồng thời, các công ty có thể thực hiện khiếu nại
và giải quyết tranh chấp giữa người bán và người mua trong quá trình thực hiện
giao thương, căn cứ vào các điều khoản Incoterms được áp dụng.

Bài 4

Một DN ở Hà Nội nhập lô hàng thức ăn chăn nuôi trị giá 1.400.000 USD, từ một
Cty ở Singapore theo điều kiện CFR-cảng Hải Phòng, Incoterms 2020. Theo điều
kiện CFR, người bán đã thuê tàu chở lô hàng này về VN. Sau khi tàu rời cảng xếp
hàng, người bán đã lấy vận đơn và lập bộ chứng từ thanh toán theo phương thức
L/C và đã nhận đủ tiền hàng. Nhưng 4 ngày trước khi tàu cập cảng VN, khi đang đi
qua eo biển Malaysia, bị va phải đá ngầm, nước tràn vào, làm hư hại gần như toàn
bộ hàng hóa trên tàu. Khi được thông báo vụ việc, người mua yêu cầu người bán
phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Ngay lập tức người bán
giải thích rằng họ đã nhận đủ tiền bán hàng và phía người mua cũng đã nhận đủ
bộ chứng từ hợp lệ, điều này cũng đồng nghĩa với việc người bán đã hoàn thành
mọi nghĩa vụ giao hàng và về măt pháp lý họ không chịu trách nhiệm về hậu quả
xảy ra vì theo điều kiện CFR rủi ro về hư hỏng mất mát hàng hoá đã chuyển từ
người bán sang người mua kể từ khi hàng đã giao lên tàu ở cảng xếp hàng. Phía
người mua ngay lập tức phản đối lập luận của người bán. Cho biết:

4.1. Việc khiếu nại của bên Mua đúng hay sai?

Việc khiếu nại của bên Mua là sai, vì:

Theo điều kiện giao hàng CFR ( tiền hàng và cước phí): người Bán giao hàng đã
thông quan xuất khẩu, bốc hàng lên tàu của người chuyên chở do người bán thuê tại
cảng bốc hàng. Người bán phải trả tiền cước tàu để chở hàng đến cảng đích quy
định. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang
người mua kể từ khi hàng được giao lên tàu.
Việc tàu bị va phải đá ngầm làm hư hại hàng hoá trên tàu, tức là sau khi tàu rời
cảng nước người bán nên mọi rủi ro này người mua sẽ phải chịu. Và về mặt pháp
lý, việc người Mua phản đối lập luận của người Bán là hoàn toàn sai.
Nếu có thể xử lý theo mặt tình cảm, người Bán sẽ phần nào hỗ trợ người Mua để
chia sẻ thiệt hại về hàng hoá.( tuy nhiên, việc này hoàn toàn không phải trách
nhiệm của người Bán, có hỗ trợ hay không là do người Bán quyết định, người Mua
không có quyền đòi hỏi bồi thường)

4.2. Ai là người phải chịu tổn thất trong trường hợp trên?

Người Mua sẽ phải chịu tổn thất trong trường hợp trên bởi theo điều kiện CFR
rủi ro về hư hỏng mất mát hàng hoá đã chuyển từ người bán sang người mua kể từ
khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng xếp hàng.

Bốn ngày trước khi tàu cập cảng Việt Nam thì tàu bị va phải đá ngầm, khi này
rủi ro không còn thuộc về người bán nữa. Và tổn thất về hàng hoá lúc này hoàn
toàn thuộc về người mua.

Bên cạnh việc người mua chịu tổn thất về hàng hoá, tàu bị va phải đá ngầm
khiến tàu bị hư hại. Vậy nên, trong trường hợp này, hãng tàu (chủ tàu) sẽ phải chịu
tổn thất về tàu của mình.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công Thương (2019). Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018. Hà
Nội: Nxb Công Thương.
2. Hà, T. (2020). 10 sự kiện nổi bật của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm
2019. Truy cập ngày 6/12/2020, từ
http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/785_58851/10-su- kien-noi-bat-cua-xuat-
khau-thuy-san-Viet-Nam-nam-2019.htm.
3. Hằng, L. (2019). Xuất khẩu thủy sản năm 2019 cán đích với 8,6 tỷ USD.
Truy cập ngày 6/12/2020, từ
http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1200_58730/Xuat-khau- thuy-san-nam-
2019-can-dich-voi-86-ty-USD.htm.
4. Hằng, L. (2020). Dự báo xuất khẩu thủy sản quý IV/2020 đạt 2,3 tỷ USD.
Truy cập ngày 6/12/2020, từ
http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1219_62088/Du-bao-xuat- khau-thuy-san-
quy-IV2020-dat-23-ty-USD.htm.
5. Hiền, T. (2015). Tổng kết Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2015. Truy cập
ngày 6/12/2020, từ https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/th
%C6%B0%C6%A1ng- m%E1%BA%A1i-th%E1%BB%A7y-s%E1%BA
%A3n/xu%E1%BA%A5t- nh%E1%BA%ADp-kh%E1%BA%A9u/doc-
tin/004822/2016-05-24/tong-ket- xuat-khau-thuy-san-viet-nam-2015.
6. Hoàn, T.Q. (2017). Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế (Luận văn thạc sỹ Kinh Tế Quốc Tế, Trường Đại học Kinh
Tế, ĐHQGHN).
7. Incotermguru. (2020). Incoterms 2020. Truy cập ngày 6/12/2020,
từ https://internationalcommercialterms.guru/#incoterms-2020.
8. Tổng cục Hải quan Việt Nam. (2018). Tổng quan tình hình xuất khẩu
22
thủy sản của Việt Nam trong năm 2017. Truy cập ngày
3/12/2020, từ
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?
ID=13 26&Category=Ph&Group=.
9. Trung tâm WTO (2019). Thuế 0%, tôm Việt “rộng đường” xuất Nhật.
Truy cập ngày 6/12/2020, từ
https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/12919-thue-0-tom- viet-rong-
duong-xuat-nhat.

22

You might also like