You are on page 1of 129

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NGÀNH ĐỒ UỐNG VIỆT NAM Q3/2019

ân

1
Danh mục từ viết tắt

BTC Bộ Tài chính GDVC Tổng cục Hải quan

CAGR Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm GSO Tổng cục Thống kê

ĐTNN Đầu tư Nước ngoài TTĐB Tiêu thụ đặc biệt

EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc UNFPA Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới

FTA Hiệp định Thương mại Tự do USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ

GTGT Giá trị gia tăng VAT Thuế giá trị gia tăng

International Wine & Spirit Research — Tổ chức quốc tế VBA Hiệp hội Bia-Rượu-Nước Giải Khát Việt Nam
IWSR
nghiên cứu Rượu Vang và Rượu Mạnh

MFN Thuế đối xử tối huệ quốc VIRAC Công ty Cổ phần VIRAC

International Organisation of Vine and Wine — Tổ chức thế WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
OIV
giới về Rượu Vang và Nho

2
Nội dung

Tóm tắt báo cáo 3 2.2.3 Nước Giải Khát 78

1 Môi trường kinh doanh 7 2.3 Rủi ro ngành 93

1.1 Kinh tế vĩ mô 7 2.3.1 Phân tích SWOT về ngành 93

1.2 Hàng rào pháp lý 11 2.3.2 Phân tích cạnh tranh của ngành 95

1.3 Các Hiệp định Thương mại 17 2.3.3 Rủi ro kinh doanh ngành 99

2 Tổng quan ngành 23 2.4 Quy hoạch phát triển ngành 102

2.1 Thị trường thế giới 23 2.5 Triển vọng và dự báo 104

2.1.1 Bia 23 3 Phân tích doanh nghiệp 114

2.1.2 Rượu 36 3.1 Khả năng sinh lợi 116

2.1.3 Nước Giải Khát 46 3.2 Khả năng hoạt động 123

2.2 Thị trường Việt Nam 48 3.3 Sức mạnh tài chính 126

2.2.1 Bia 50 3.4 Lợi suất trên vốn đầu tư 130

2.2.2 Rượu 63 4 Phụ lục 132

3
Tóm tắt báo cáo

THẾ GIỚI năm 2017, chiếm 13.4% tiêu thụ toàn cầu.

❖ Bia: Về xuất khẩu, năm 2018, xuất khẩu đạt 108 tỷ lít, trị giá với 31.3 tỷ
EUR. Tây Ban Nha dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu, đóng góp 19.4% vào
• Năm 2017, sản lượng bia toàn cầu ước tính giảm khoảng 1.69% xuống
xuất khẩu toàn cầu nhưng giá trị chỉ chiếm 9.23% giá trị xuất khẩu. Trong
185.4 triệu lít. Xu hướng giảm diễn ra tại hầu hết các khu vực: châu Á
khi đó Pháp chỉ chiếm 13.05% sản lượng xuất khẩu nhưng đóng góp 29.7%
giảm 1.58%; châu Âu giảm 1.95%, Trung Đông giảm 13.18%. Châu Á hiện
giá trị xuất khẩu trên thế giới. Về nhập khẩu, Đức và Anh dẫn đầu về sản
tại vẫn giữ vị trí đứng đầu về sản lượng sản xuất, chiếm 34.4% tổng sản
lượng nhập khẩu lần lượt là 14.5 tỷ lít và 13.2 tỷ lít trong năm 2018.
lượng bia toàn cầu.
• Rượu mạnh: Năm 2018, sản lượng tiêu thụ rượu mạnh Rượu Mạnh ước
• Thương mại bia cũng đang trải qua xu hướng giảm kể từ năm 2015,
tính đạt 1.9 tỷ lít, tăng 0.1 tỷ lít so với năm 2017, chủ yếu đến từ khu vực
sản lượng bia xuất khẩu chỉ đạt 12.8 tỷ lít giảm 3% so với 2016, tuy
Châu Á Thái Bình Dương kế đến là Châu Mỹ và Châu Âu. Về nhập khẩu, Mỹ
nhiên do giá bia tăng lên nên giá trị xuất khẩu tăng nhẹ 7% lên mức
hiện là quốc gia dẫn đầu với 26% tổng sản lượng thương mại.
11.5 tỷ USD.
❖ Nước giải khát:
• Trong đó, Mexico vẫn giữ vị trí dẫn đầu, cung cấp bia chính cho toàn
cầu, hiện Mexico cung cấp 33% lượng bia xuất khẩu toàn cầu. • Năm 2017, lượng nước giải khát tiêu thụ qua kênh off-trade toàn cầu
đạt 600 tỷ lít. Ước tính doanh thu nước giải khát năm 2017 đạt hơn
• Về thương hiệu, bốn hãng bia lớn nhất đã chiếm gần 55% tổng lượng
805 tỷ USD.
bia toàn cầu. tính đến năm 2018, AB Inbev chiếm gần 30% thị phần bia
toàn thế giới. 3 hãng bia lớn tiếp theo là Heineken chiếm 12.3%, China • Về chủng loại, Nước đóng chai được tiêu thụ nhiều nhất thế giới, chiếm
Res.Snow Breweries chiếm 6.4% và Carlsberg chiếm 5.9%. 52% sản lượng nước giải khát tiêu thụ toàn cầu trong năm, tiếp theo là
Nước có ga và nước ép hoa quả đứng các vị trí tiếp theo với thị phần lần
❖ Rượu:
lượt là 27% và 10%.
• Rượu vang: Năm 2018 sản lượng rượu vang trên toàn cầu đạt 292
• Công ty Coca-Cola và Pepsico vẫn duy trì vị trí đứng đầu ngành công
hectoliter (1 hectoliter tương đương 100 lít), mức cao nhất kể từ năm 2000;
nghiệp Nước Giải Khát, đóng góp 8/10 thương hiệu có giá trị lớn nhất trên
Italy là nhà sản xuất Rượu Vang lớn nhất thế giới, chiếm 18.8% sản
toàn cầu. Với giá trị thương hiệu ước đạt 30.37 tỷ USD, mặc dù giảm 5% so
lượng toàn cầu. Về tiêu thụ, Sản lượng tiêu thụ Rượu Vang năm 2018
với năm 2017, Coca-Cola vẫn là thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu, dẫn
giảm nhẹ so với năm 2017, (2018 đạt 246 hectorlitre) chủ yến do tiêu thụ
trước Pepsico 10 tỷ USD.
tại Trung Quốc (-6.6%) và Anh (-2.6%) giảm mạnh. 2 quốc gia năm trong
top 6 nước tiêu thụ Rượu Vang lớn nhất thế giới. Trong đó, Mỹ là quốc gia
tiêu thụ Rượu Vang nhiều nhất thế giới, đạt 33.0 tỷ lít, tăng 1.1% so với

4
Tóm tắt báo cáo

VIỆT NAM ❖ Rượu:

❖ Bia • Rượu mạnh: Sản xuất rượu mạnh đạt 12.05 triệu lít (tăng 8.98%);
tiêu thụ đạt 7.95 triệu lít (tăng 8.97%); tồn kho 14.1 triệu lít. Về
• 6 tháng đầu năm 2019 tổng sản lượng sản xuất bia đạt 2.78 tỷ lít (tăng
nhập khẩu, sản lượng rượu vang nhập khẩu của Việt Nam đạt 5.75 triệu
29.6% so với cùng kỳ năm 2018); tiêu thụ đạt 2.76 tỷ lít (tăng 29.1% so
lít, trị giá 55.41 triệu USD (tăng 11.4% so với cùng kỳ), top 5 quốc gia
với cùng kỳ năm trước).
xuất khẩu rượu vang sang Việt Nam: Chile (41%); Italy (22%); Singapore
• Doanh thu tiêu thụ bia đạt hơn 39.75 tỷ đồng (tăng 29.4% so với cùng kỳ (8%); Australia (8%) và Hong Kong (4%). Về xuất khẩu, Việt Nam xuất
năm trước). Về chủng loại tiêu thụ, tiêu thụ bia đóng lon chiếm 63.1% khẩu hơn 0.34 triệu lít rượu vang trị giá 0.05 triệu USD (tăng hơn
tổng tiêu thụ bia tại Việt Nam, tiếp theo là bia đóng chai 33.9%; bia hơi 9% so với cùng kỳ). Hong Kong (62%), Nigieria (14%) và Hàn Quốc
2.9% và chiếm 1 thị phần khiêm tốn là bia tươi 0.1%. (12%) là các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam.
• Tồn kho trong 6 tháng khoảng 0.28 tỷ lít, tăng 21.6% so với cuối • Rượu vang: Sản xuất rượu vang đạt 31.2 triệu lít (tăng 8.82%); tiêu
năm 2018; trong đó, tồn kho Bia đóng chai và bia đóng lon lần lượt thụ đạt 30.5 triệu lít (tăng 8.83%), tồn kho 20.86 triệu lít. Về nhập
là 49.7% và 48.7%; khẩu, sản lượng đạt 13.07 triệu lít và trị giá 603.04 triệu USD, chủ
• Về xuất khẩu, sản lượng bia nhập khẩu đạt 18.53 triệu lít trị giá yếu từ Pháp (74.3%), Trung Quốc (17.7%) và Anh (6.7%). Về xuất khẩu,
17.38 triệu USD (tăng trưởng 8.9% so với cùng kỳ), 3 nguồn cung sản lượng đạt 5.34 triệu lít và trị giá 10.23 triệu USD. Trung Quốc là
ứng bia chính của Việt Nam là Hà Lan (25%), Mexico (17%) và Bỉ quốc gia nhập khẩu rượu mạnh từ Việt Nam nhiều nhất, chiếm hơn 53%
(16%). Mexico và Hà Lan là 2 thị trường thống trị bia thế giới với những tổng sản lượng rượu mạnh xuất khẩu.
công ty bia được ưa chuộng hàng đầu thế giới nói chung và Việt Nam ❖ Nước giải khát: 6 tháng đầu năm 2019, sản xuất nước giải khát ở
nói riêng là: AB Inbev, Corona Extra thuộc Hà Lan và Mexico. Việt Nam đạt 6.27 tỷ lít (tăng 40% so với 6T/2018), tiêu thụ đạt 6.23
• Về nhập khẩu, sản lượng bia xuất khẩu tăng hơn năm trước đạt 23.28 tỷ lít (tăng 39.5% so với 6T/2018) trị giá 25.9 nghìn tỷ đồng (tăng
triệu lít trị giá 30.58 triệu USD. (Mức sản lượng xuất khẩu sụt giảm 39.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Về chủng loại, tiêu thụ các loại nước
khoảng 7% so với cùng kỳ, chủ yếu là do chất lượng bia của Việt Nam tinh khiết chiếm 58.3% tổng lượng nước giải khát tiêu thụ; tiếp đến là các
chưa được đánh giá cao, chưa tạo được thương hiệu trên thị trường loại nước ngọt (chiếm 12.1%); nước có vị hoa quả nước yến và nước
quốc tế). Guinea xích đạo (chiếm khoảng 20%) là thị trường tiêu thụ khoáng không có ga (đều chiếm 10%); nước yến bổ dưỡng (8.8%). Còn
bia Việt Nam lớn nhất. Trong khi Mexico và Hà Lan là 2 quốc gia lại nước khoáng có ga chỉ chiếm khoảng 0.7%.
cung cấp Bia lớn nhất cho Việt Nam.

5
Tóm tắt báo cáo

• Về thương mại, tổng xuất khẩu nước giải khát đạt 69.9 triệu lít nhuận đạt mức 7.48% (thấp hơn mức năm 2017). Nguyên nhân chính là
(giảm 8.97% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 292.7 triệu lít (tăng do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, thuế TTĐB gia tăng, doanh nghiệp
7.67% so với cùng kỳ). Trong đó, xuất khẩu nước hoa quả Việt Nam chưa có chiến lược khắc phục, hoạt động tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều
ước đạt 23.1 triệu lít và trị giá 45.6 triệu USD, sản lượng xuất khẩu khó khăn.
nước ngọt Việt Nam đạt 46.45 triệu tấn trị giá 51.09 triệu USD; tăng
• Sau năm 2017 tăng trưởng tích cực, thị trường nước giải khát Việt nam
khoảng 9% so với cùng kỳ. Về nhập khẩu, nhập khẩu nước hoa quả
đang chững lại, tốc độ tăng trưởng của 2 doanh nghiệp hàng đầu trong
Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 6.35 triệu lít và trị giá
ngành là URC và Tân Hiệp Phát giảm so với năm 2017.
10.14 triệu USD (tăng 10% so với cùng kỳ). Nhập khẩu nước ngọt
Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 đạt 226.32 triệu lít và trị giá 286.14 • Hầu hết các doanh nghiệp đồ uống đều đang chịu sức ép từ các thương
triệu USD. hiệu ngoại nhập với chất lượng tốt hơn, bao bì đẹp mắt hơn và dễ tạo
được niềm tin từ người tiêu dung hơn. Năm 2019, dự báo sức ép cạnh
Doanh nghiệp
tranh càng cao hơn nữa và đầy khó khan hơn nữa cho các doanh nghiệp
• Bia: Hầu hết các doanh nghiệp bia đều có mức tăng trưởng không cao, nội địa, khi một loạt các FTAs chính thức có hiệu lực vưới Việt Nam, mở
do xu hướng thị trường bia thế giới nói chung và châu Á nói riêng đang đường cho các thương hiệu tiến sâu vào thị trường Việt Nam đầy tiềm
có dấu hiệu chững lại và sụt giảm. Tuy ngành bia Việt Nam vẫn duy trì năng.
mắc tăng trưởng đạt 15 năm liên tiếp nhưng mức tăng trưởng không
còn duy trì ở mức 2 chữ số trong thời gian trước đây. Ngành bia trong
năm còn ảnh hưởng của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt từ 55% lên
60% và do tình hình mưa bão, thiên tai cực đoan ảnh hưởng đến tiêu thụ
của ngành

• Thị trường rượu mạnh không phải thế mạnh của Việt Nam. Những năm
gần đây, thị trường rượu nội địa bị lép vế và nhường sân chơi cho các thị
trường rượu ngoại. Trong năm 2017, 2 thương hiệu rượu mạnh dẫn đầu
thị trường nội địa là CTCP Cồn Rượu Hà Nội (Halico) và CTCP Rượu Bình
Tây.

• 2 doanh nghiệp tiêu biểu của thị trường Rượu vang Việt Nam là
Ladofoods (với sản phẩm chủ lực là vang Đà Lạt) và Vang Thăng Long.
Năm 2018, doanh thu của VDL giảm 25.6% so với cùng kỳ, biên lợi

6
Nội dung

1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH


2. Tổng quan ngành

2.1 Thị trường thế giới

2.2 Thị trường Việt Nam

2.3 Rủi ro ngành

2.4 Quy hoạch phát triển ngành

2.5 Triển vọng và dự báo

7
1. Môi trường kinh doanh

1.1. Kinh tế vĩ mô

❖ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2019 ước tính tăng 6.71% Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý, 2016 - 2019
so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng trưởng của quý
9
II/2018 nhưng cao hơn tăng trưởng quý II các năm 2016 và 2017. 7.65
8 7.45 7.46 7.31
6.79 6.736.71 6.88 6.68
❖ Cơ cấu dân số trẻ tạo nên thị trường tiềm năng cho phát triển 7 6.28
6.56
5.78
ngành Đồ uống. 6 5.48
5.15
5
• Việt Nam có dân số trẻ (người dưới 40 tuổi) và lực lượng lao động dồi
4
dào (người trong độ tuổi từ 15 đến 60). Đây là động lực tăng trưởng
3
chính cho ngành Đồ uống.
2
• Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), Việt Nam đã bước vào giai 1
đoạn “cơ cấu dân số vàng” với hai người làm việc trở lên, chỉ có một 0
người phụ thuộc. Tỷ lệ này của Việt Nam hiện nay là 3:1 và 30 năm Quý I Quý II Quý III Quý IV

trước là 1:1. Gánh nặng phụ thuộc đã được giảm đi hai phần ba, từ đó 2016 2017 2018 2019
thúc đẩy tiêu dùng. Thời kỳ hoàng kim này dự kiến sẽ kéo dài trong Nguồn: VIRAC, GSO

vòng 30–35 năm tới (theo UNFPA). Tổng số dân và cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động giai đoạn 2013–2018

Triệu người

96 58.84% 60%

95

94
56%
93
52.94% 52.63% 52.55%
92 51.45% 51.44%
52%
91

90
48%
89

89.71

90.73

94.67
88

92.7
91.7

93.7
87 44%
2013 2014 2015 2016 2017 2018

Dân số Cơ cấu lực lượng lao động Nguồn: VIRAC, GSO

8
1. Môi trường kinh doanh

1.1. Kinh tế vĩ mô

Biến động CPI hàng tháng, 1/2015-6/2019


Chỉ số niềm tin người tiêu dùng, Q1/2014 - Q4/2018
1.2
140 129
124 120 122
117 116 115
112 109 107 107 112
120 106 104 105 108 0.8
99 98 102
100
0.4
80

60
0
40

20 -0.4

0
-0.8

7/16
9/16

5/18
7/18
1/15
3/15
5/15
7/15
9/15

1/16
3/16
5/16

1/17
3/17
5/17
7/17
9/17

1/18
3/18

9/18

1/19
3/19
5/19
11/15

11/16

11/17

11/18
Nguồn: VIRAC, Nielsen Nguồn: VIRAC, GSO

❖ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng đầu năm 2019 có nhiều biến động nhưng vẫn diễn biến tương đối sát với dự báo đầu năm và nằm trong kịch
bản CPI tăng thấp. Bình quân 6 tháng đầu năm 2019, CPI tăng 2.64% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng bình quân 6 tháng thấp nhất trong 3
năm gần đây. CPI 6 tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do giá một số hàng hóa dịch vụ tăng như: Giá dịch vụ hàng hóa nhóm giáo dục
(+6.29%); giá nhà ở và vật liệu xây dựng (+3.33%); giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+2.44%)…

❖ Theo báo cáo chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng của Nielsen, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam trong quý IV/2018 ở mức 122 điểm phần trăm –
giảm 7 điểm so với quý trước. Nghiên cứu trong quý 4/2018 cho thấy, sau khi chi trả cho các chi phí sinh hoạt thiết yếu, người tiêu dùng Việt Nam sẵn lòng
chi tiêu cho các hạng mục lớn vì họ muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn như như quần áo mới, các kỳ nghỉ/du lịch hoặc các hoạt động giải trí bên ngoài.. Các
mối quan tâm khác của người Việt được phản ánh trong báo cáo là phúc lợi hoặc sức khỏe của phụ thân (19%) cũng như giáo dục hoặc phúc lợi của con cái
(8%).

9
1. Môi trường kinh doanh

1.1. Kinh tế vĩ mô

Tổng thu nhập khả dụng, 2010–2020f


Thu nhập khả dụng có xu hướng tăng là yếu tố tích cực thúc đẩy chi
Tỷ USD
tiêu cho ngành Đồ uống trong nước.
250
Tăng thu nhập và sức mua: Việt Nam đã phát triển thành nước thu nhập
196
trung bình với tổng thu nhập khả dụng cá nhân của năm 2017 là 164 USD. 200 185
175
Với CAGR thu nhập khả dụng là 8.59%. Bên cạnh đó mức chi tiêu hộ gia 164
154
147
đình cũng tăng lên đáng kể với CAGR đạt 10.3% nhờ tỷ lệ việc làm và thu 150 141
128
nhập đều tăng cùng với lạm phát giảm. Một trong những động lực tăng 115
103
trưởng của chi tiêu, đặc biệt chi tiêu cho Thực phẩm Đồ uống, là tầng lớp 100 86
trung lưu của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi từ 12 triệu người (2014) lên
33 triệu người (2020). Ước tính Việt Nam sẽ có thêm khoảng 2 triệu người 50
tiêu dùng gia nhập vào tầng lớp trung lưu, đạt tốc độ hình thành tầng lớp
trung lưu nhanh nhất Châu Á.
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017e 2018f 2019f 2020f

Nguồn: VIRAC, Economist Intelligence Unit


Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng,
2011 – 6T/2019 (loại trừ yếu tố giá)

Nghìn tỷ đồng
10 9.46 9.4
8.7
Việt Nam ước tính có khoảng 8,500 chợ, 1.3 triệu tiệm tạp hóa, gần 500 cửa
9 8.4 8.33
8.1 hàng tiện lợi, khoảng 750 siêu thị và 132 trung tâm thương mại. Các doanh
8
nghiệp bán lẻ đã có bước phát triển nhanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên
7 6.2
thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã thiết lập được hệ thống phân phối, bán lẻ
6 5.5
4.7 rộng khắp, đáp ứng đủ mọi nhu cầu tiêu dùng.
5
4 Cầu tiêu dùng cải thiện vững chắc khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu
3 dùng hai quý đầu năm 2019 loại trừ yếu tố giá ước tăng 8.7%, cao hơn mức
2 tăng 8.6% cùng kì năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng
1 đầu năm 2019 ước tính đạt 1,823.6 nghìn tỷ đồng, chiếm 76.3% tổng mức
0
và tăng 12.5% so với cùng kỳ năm trước
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019
Nguồn: VIRAC, GSO

10
1. Môi trường kinh doanh

1.2. Khung pháp lý

Luật, nghị định và các quy định trong ngành


• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm Đồ uống có cồn (QCVN 6-3:2010/BYT) quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản
lý đối với cồn thực phẩm được sử dụng để sản xuất các sản phẩm đồ uống có cồn như Cồn thực phẩm, Bia hơi, Bia hộp, Bia chai, Rượu Vang, Rượu Mạnh,…;

• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm Đồ uống không cồn (QCVN 6-2:2010/BYT) quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu
quản lý đối với Đồ uống không cồn, bao gồm nước rau quả, nectar rau quả và Đồ uống pha chế sẵn không cồn;

• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai (QCVN 6-1: 2010/BYT). Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu
an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát. Quy
chuẩn này không áp dụng đối với thực phẩm chức năng. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, ngày 17/6/2010;

• Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

• Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

• Thông tư số 29/2012/TT-BCT của Bộ Công thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản
lý của Bộ Công thương.

• Luật số 55/2014/QH13 – Luật Bảo vệ môi trường quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường;
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường;

• Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

• Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu
thuế trong đó có Bia và Rượu;

• Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám
sát, kiểm soát hải quan Biểu thuế nhập khẩu Bia, Rượu, Nước Giải Khát;

• Luật số: 27/2008/QH12 – Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, hoàn
thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt;

• Quyết định số 2219/QĐ-BCT phê duyệt kinh doanh mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm Rượu trên phạm vi toàn quốc đến năm 2025,
tầm nhìn 2035;

11
1. Môi trường kinh doanh

1.2. Khung pháp lý

• Quyết định số 244/QĐ–TTg ngày 12/2/2014 của Chính phủ ban hành chính sách quốc gia phòng chống tác hại của việc lạm dụng Đồ uống có cồn;

• Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sản xuất, kinh doanh Rượu bao gồm đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và các
hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm Rượu và cồn thực phẩm.

Tác động của khung pháp lý đến ngành Đồ uống

Đối với các cơ quan Nhà nước

• Tăng cường về mặt quản lý từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ hàng hoá, chuẩn hoá lại các định nghĩa, quy định rõ Giấy phép sản xuất sản phẩm.

• Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc quản lý sản phẩm giả, sản phẩm nhập lậu, minh bạch về thuế và công bằng cho tất cả các doanh nghiệp, giúp cơ quan
Nhà nước nắm được thông tin chính xác, đầy đủ về tình hình sản xuất, kinh doanh và thực hiện thu đủ thuế các loại đối với các doanh nghiệp trong ngành.

Đối với các doanh nghiệp trong ngành

Tác động tích cực:

• Các quy định về an toàn thực phẩm và các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia được ban hành hòa hợp với Hiệp định về biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm (SPS)
khi Việt Nam gia nhập WTO đã nâng cao chất lượng sản phẩm trong ngành, đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của các
thị trường lớn trên thế giới như Châu Âu, Mỹ,… góp phần gia tăng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.

12
1. Môi trường kinh doanh

1.2. Khung pháp lý

• Nhóm quy định về thuế và nhóm quy định về phân phối góp phần làm giảm tình trạng sản xuất Bia, Rượu giả theo mẫu mã của các công ty gây thiệt hại cho
doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng; giảm tình trạng gian lận thuế của các cơ sở sản xuất Bia tư nhân, nhỏ lẻ dẫn đến giảm tình trạng cạnh tranh không
lành mạnh về giá giữa các cơ sở gian lận thuế và các cơ sở đóng thuế đầy đủ.

• Tăng cường sự an toàn và minh bạch của môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp có điều kiện thực hiện các dự án mở rộng sản
xuất của mình, cũng như có thể tự quản lý các công ty con trong chuỗi hệ thống sản xuất của mình.
Tác động tiêu cực:

Thông tư số 29/2012/TT-BCT có hiệu lực từ ngày


Nhóm quy định về an toàn thực phẩm, nhóm quy Khung pháp lý của ngành Đồ uống tác động tiêu
19/11/2012 và kết thúc 06/02/2015 của Bộ Công
chuẩn kĩ thuật quốc gia và Quyết định số 244/QĐ- cực nhất tới sản lượng sản xuất của dòng Đồ
thương và các quy định về điều kiện an toàn
TTg ngày 12/2/2014 sẽ làm doanh nghiệp phát sinh uống không cồn, góp phần kìm hãm tốc độ tăng
thực phẩm góp phần quan trọng khiến nhiều cơ
thêm chi phí khiến tỷ suất lợi nhuận trước thuế cả trưởng về sản xuất. Sản lượng sản xuất của dòng
sở sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động
ngành tăng chậm Bia, Rượu không tăng, hoặc tăng với số lượng ít
hoặc sáp nhập với cơ sở/công ty sản xuất khác.
khiến sản xuất toàn ngành cũng tăng chậm hoặc
Ví dụ ngành Bia trong giai đoạn 2011-2015 số
tăng với tốc độ nhỏ so với tốc độ của năm trước.
lượng doanh nghiệp sản xuất giảm.
Doanh nghiệp sản xuất ngành Bia 2010–2016 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế ngành Đồ uống Tốc độ tăng trưởng sản xuất ngành Đồ uống
2010–2016 2011–2017
Đơn vị: %
160 20%
141 22.26%
136 17.02% 17.47% 17.54% 17.12%
129
117 119 116 116 16% 15.12%
120 13.98% 13.61%
15.44%
13.97%
12%
80 10.25%
9.07% 8.51%
8%

40
4%

0 0%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, GSO


-4.92%

13
1. Môi trường kinh doanh

1.2. Khung pháp lý

Thông tư, nghị định mới về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với Đồ uống có cồn Lộ trình thuế TTĐB áp dụng với Rượu, Bia từ năm 2016
Thuế TTĐB đối với Đồ uống có cồn đang tuân theo lộ trình tăng của Luật
70/2014/QH13 và sẽ tăng dần lên 65% trong 3 năm, bắt đầu từ 1/1/2016. Thuế
Hàng hóa Thời điểm
suất (%)
Doanh nghiệp sản xuất Đồ uống có cồn sẽ gặp khó khi tăng thuế TTĐB, nguy cơ một
Bia Từ 1/1/2016 đến hết 31/12/2016 55
số doanh nghiệp có thể sẽ giảm doanh thu dẫn đến thua lỗ và rời bỏ thị trường do
thuế tăng ảnh hưởng đến cầu về tiêu thụ Đồ uống có cồn. Từ 1/1/2017 đến hết 31/12/2017. 60

Nghị định 108/2015/NĐ-CP và thông tư 195/2015/TT-BTC được ban hành vào Từ ngày 1/1/2018 65
cuối năm 2015 thay đổi đột ngột về giá tính thuế TTĐB với Rượu, Bia sản xuất trong Rượu
nước và nhập khẩu, trong đó quy định: giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán của Từ 1/1/2016 đến hết 31/12/2016 55
cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bán ra, nhưng không được Rượu từ 20 độ
Từ 1/1/2017 đến hết 31/12/2017 60
thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các cơ trở lên
sở kinh doanh thương mại bán ra. Từ ngày 1/1/2018 65
Từ 1/1/2016 đến hết 31/12/2017 30
Nghị định và thông tư được đưa ra trước thời điểm thi hành 1–2 tháng đã gây bất Rượu dưới 20 độ
ngờ và khó khăn cho doanh nghiệp không chỉ về thời điểm áp dụng mà còn cách xác Từ ngày 1/1/2018 35
định giá tính thuế mới, do không có đủ thời gian để chuẩn bị cũng như có các biện
pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Nguồn: VIRAC tổng hợp

Đề án mới về đánh thuế TTĐB trên nước ngọt

Đối tượng: nước ngọt bao gồm các loại nước có ga, không ga, tăng lực thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất công nghiệp trừ:
nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Mức thuế: 10% bắt đầu từ năm 2019.

Nguyên nhân: Bộ Tài chính cho biết, ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Việc sử dụng Đồ uống có đường gắn liền
với tăng năng lượng nạp vào cơ thể, tăng cân, béo phì và nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể bao gồm tim mạch và tiểu đường. Việc thu thuế TTĐB đối với mặt hàng
nước ngọt không phải là vấn đề quá mới trên thế giới, khi các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới đã áp dụng: Thái Lan quy định nước ngọt có ga không
cồn chịu thuế suất 25% hoặc 0.024 USD/chai; Lào thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga không cồn 5% và nước tăng lực 10%; Campuchia thu 10% với nước ngọt.
3 nước ASEAN khác là Myanmar, Philippines và Indonesia cũng dự kiến sẽ thu thuế TTĐB với mặt hàng này. Các nước Châu Âu áp dụng thuế cao hơn, cụ thể như
Pháp thu thuế tuyệt đối 0.72 EUR/lít, Phần Lan thu 0.75 EUR/lít, Hungari 0.04 EUR/lít, Hà Lan 0.09 USD/lít.

14
1. Môi trường kinh doanh

1.2. Khung pháp lý

Quy định mới về nhập khẩu rượu

Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 về kinh doanh rượu (Nghị định 105), thay thế Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2017(Nghị định 94).
Nghị định 105 không áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh rượu; nhập khẩu rượu để kinh doanh tại
cửa hàng miễn thuế; nhập khẩu rượu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, mua bán rượu giữa các khu phi thuế quan; hoạt động kinh doanh rượu tại khu phi thuế
quan, hoạt động gửi kho ngoại quan. Trường hợp rượu nhập khẩu là hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu trong, định mức được miễn thuế; xét
miễn thuế, không chịu thuế cũng không áp dụng Nghị định này.

Một số điểm mới về nhập khẩu rượu:

Bãi bỏ quy định nộp chứng từ của thương nhân

theo quy định mới, thương nhân nhập khẩu rượu khi làm thủ tục sẽ không phải xuất trình thêm “Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là phân phối, nhà nhập khẩu của
chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó”.

Quy định mới về nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp chứng từ

Nghị định 105 có điều khoản quy định mới về việc nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố
phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Theo đó, doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu, được nhập khẩu rượu để
thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với tổng dung tích không quá 03 lít
trên một nhãn rượu.

Rượu nhập khẩu trong trường hợp này không được bán trên thị trường.

Bên cạnh đó, rượu nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện theo quy định, gồm:

• Rượu nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hóa và dán tem rượu theo quy định.

• Rượu nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp
quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) trước khi nhập khẩu.

• Rượu nhập khẩu phải đáp ứng các quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.

• Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.

15
1. Môi trường kinh doanh

1.3. Các Hiệp định Thương mại

3.1. WTO — Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006

Các cam kết gia nhập:

• Về thuế quan: Thuế đối Cam kết với WTO


Đối với thuế nội địa: Việt Nam cam kết thực hiện thuế TTĐB đối xử tối huệ
quốc Thuế
với Rượu, Bia trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập. Tất cả các loại Mặt hàng Thuế xuất trước Thời gian
(MFN) xuất cuối
Rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ chịu khi gia nhập (%) thực hiện
(%) cùng (%)
mức thuế tuyệt đối tính theo lít của Rượu cồn nguyên chất hoặc
một mức thuế phần trăm. Đối với Bia trong vòng 3 năm kể từ khi Bia chai và Bia lon 80 75 35 5 năm
gia nhập sẽ áp dụng một mức thuế phần trăm chung, không
Rượu từ 40 độ cồn
phân biệt hình thức đóng gói, bao bì. 68 65 40-50 6 năm
trở lên
Nguồn: VIRAC, WTO

• Về thị trường phân phối:

Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loại của tổ chức này bao gồm: Dịch vụ đại lý hoa hồng; Dịch vụ
bán buôn; Dịch vụ bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp); Dịch vụ nhượng quyền thương mại. Đến 1/1/2009, Việt Nam đã cho phép doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ có 100% vốn nước ngoài được phép thành lập. Tuy nhiên đối với mặt hàng Rượu, Việt Nam cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt
Nam được phân phối từ ngày 11/1/2010.

• Về môi trường đầu tư:

Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs). Theo đó Việt Nam sẽ
bãi bỏ các biện pháp ưu đãi nhằm khuyến khích ĐTNN như: mức thuế nhập khẩu ưu đãi và các quy định về tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc; loại bỏ các
hình thức trợ cấp xuất khẩu, trợ giá cho các doanh nghiệp trong nước; xây dựng hiện đại hóa, minh bạch hóa hệ thống hành chính và pháp luật phù hợp với các
tiêu chuẩn quốc tế.

Tác động của WTO đến thị trường Đồ uống Việt Nam:

Trải qua 9 năm là thành viên của WTO, các doanh nghiệp ngành Đồ uống trong nước đã năng động hơn; tăng sức cạnh tranh; sản xuất các sản phẩm có chất
lượng, mẫu mã tốt hơn, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.

16
1. Môi trường kinh doanh

1.3. Các Hiệp định Thương mại

• Về đầu tư, tính từ thời điểm gia nhập WTO, tổng số vốn FDI đầu tư vào ngành Đồ uống ngày càng tăng. Trong năm 2015, 50% thị phần của ngành thuộc về các
doanh nghiệp FDI. Đồ uống có cồn nổi bật với các doanh nghiệp Diageo, Asia Pacific Breweries (APB) và Carlsberg, VBL; sản phẩm nước trái cây hoặc thức uống
có ga do các doanh nghiệp ngoại như Coca-Cola và PepsiCo thống lĩnh; Đồ uống nóng nổi bật có Nestlé và Vinacafe. Việc này vừa giúp doanh nghiệp nội có cơ
hội tăng vốn, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và dây chuyền công nghệ nhưng cũng khiến cho sự cạnh tranh thị phần ngày càng gay gắt.

• Về xuất nhập khẩu, là thành viên của WTO cho phép Việt Nam mở rộng phạm vi xuất nhập khẩu các sản phẩm Đồ uống. Cụ thể giá trị xuất khẩu của ngành Đồ
uống tăng hơn 16 lần từ 20.5 triệu USD (2006) đến 332 triệu USD (2014), giúp tăng doanh thu cho ngành Đồ uống và nguồn thu ngân sách quốc gia. Đối với
nhập khẩu, giá trị nhập khẩu của ngành Đồ uống tăng gần 6 lần từ 249 triệu USD (2006) đến 1,452 triệu USD (2014). Trong đó các doanh nghiệp Bia bị ảnh
hưởng bởi các loại Bia nhập lậu và các loại Bia được phân phối theo kênh miễn thuế - khoảng 30 triệu lít Bia mỗi năm được nhập khẩu và tiêu thụ qua kênh này.
Điều này tác động rất lớn đến các doanh nghiệp như: tình trạng cạnh tranh không lành mạnh; hàng giả, hàng nhái khó kiểm soát hơn và gây ảnh hưởng đến
người tiêu dùng và nền kinh tế, làm thất thu thuế của Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp Rượu, Rượu ngoại chỉ chiếm ưu thế ở thị trường cao cấp, còn ở phân
khúc thị trường trung và thấp Rượu nội vẫn có nhiều ưu thế, do đó một số doanh nghiệp có thương hiệu, có uy tín trên thị trường không bị ảnh hưởng nhiều
bởi quá trình hội nhập.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể trong cả ngành và xã hội, vẫn có những ảnh hưởng không tốt: chi phí thu nhập cho tiêu dùng hàng xa xỉ lớn hơn, kích thích xu hướng
dùng hàng ngoại của người dân, gây khó khăn cho việc kiểm soát hàng lậu.
3.2. EVFTA — Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU kí kết vào 02/12/2015 tại thủ đô Brussels của Bỉ.

Các cam kết gia nhập:


• Về thuế quan:
Sản phẩm Cam kết

Rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả EU cam kết phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay

Rượu Vang, Rượu Mạnh, Bia Việt nam cam kết xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng 10 năm

Rượu và Đồ uống có cồn Việt nam cam kết xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm

Hầu hết máy móc, thiết bị, đồ điện gia dụng Việt nam cam kết xóa bỏ thuế ngay hoặc trong vòng 5 năm

• Về đầu tư: Nguồn: Ủy ban Châu Âu - Bộ Công Thương Việt Nam

Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho đầu tư từ EU trong một số ngành sản xuất, trong đó có Thực phẩm và Đồ uống.

17
1. Môi trường kinh doanh

1.3. Các Hiệp định Thương mại

Tác động của EVFTA đến thị trường Đồ uống Việt Nam:

Khi EVFTA có hiệu lực, giá nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu sẽ giảm. Cam kết này tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất
lượng và giảm giá thành sản phẩm, làm gia tăng sức cạnh tranh hàng nội địa với hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế suất giảm về 0% cũng tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nước Giải Khát tăng cường xuất khẩu vào thị trường các nước Châu Âu.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp trong ngành cũng gặp phải những khó khăn, thách thức. Các doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt với áp lực
cạnh tranh tăng cao khi các sản phẩm Đồ uống cao cấp của EU đang xâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam, và các quy chuẩn về sinh an toàn thực phẩm
nghiêm ngặt hơn cũng như các yêu cầu cao về quy chuẩn kĩ thuật của người tiêu dùng Châu Âu.

3.3. CPTPP — Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Các cam kết

• Về thuế (thương mại hàng hóa):

Nguyên tắc chung của CPTPP là đưa thuế nhập khẩu về 0% đối với tất cả các dòng thuế. Với một số ít dòng thuế nhạy cảm nhất, có thể áp dụng hạn ngạch thuế
quan hoặc hình thức giảm thuế đáng kể, với điều kiện là phải được cả 11 nước còn lại chấp nhận.

Các nước CPTPP cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt Nam. Xét trên mặt bằng chung, khoảng từ 78–95% số dòng thuế được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi
Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5 –10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng
biện pháp hạn ngạch thuế quan. Nhiều các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu
lực hoặc sau 3–5 năm như nông sản, thủy sản, dệt may, giầy dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su,…

Về thuế nhập khẩu, Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước CPTPP, trong đó trên 65% số dòng thuế sẽ được xoá bỏ thuế nhập khẩu ngay khi
Hiệp định có hiệu lực và gần 98% số dòng thuế sau 10 năm; các mặt hàng còn lại có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ).

Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình từ 5–15 năm sau khi
Hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng được tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu.

• Các cam kết khác:

Cũng như các FTAs khác, CPTPP còn có nhiều quy định liên quan đến thương mại và đầu tư như: quy định về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại; các biện
pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm; các quy định về hải quan và tạo thuận lợi cho thương mại; các quy định về môi trường đầu tư, về bảo
hộ đầu tư. Tuy nhiên, quy định trong những lĩnh vực này của TPP là tương đồng với các Hiệp định về thương mại-đầu tư khác mà Việt Nam đã ký hoặc với các quy
định hiện hành của pháp luật.

18
1. Môi trường kinh doanh

1.3. Các Hiệp định Thương mại

Cam kết của Việt Nam đối với CPTPP về thuế nhập khẩu:

Lộ trình cắt giảm


STT Ngành hàng
thuế
Động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản phẩm sữa, ngũ cốc, gạo, da và sản phẩm da, cao su và sản phẩm cao su, chất dẻo,
dược phẩm, thuốc trừ sâu, hóa chất, khoáng sản, một số loại giấy, nguyên liệu dệt may, da giầy, vải bông các loại, sản phẩm dệt
1 Cắt giảm thuế ngay
may, phân bón, nước hoa, mỹ phẩm, máy móc thiết bị, đồ nội thất, gỗ và sản phẩm gỗ, nhạc cụ, sản phẩm sắt thép, linh kiện điện
tử,…
Bánh kẹo, chè và cà phê, ngô ngọt, đồng hồ, hàng gia dụng, máy khâu, máy phát điện, đồ trang sức, vật liệu xây dựng, sữa, máy
2 Năm thứ 4
móc thiết bị, nhựa và sản phẩm nhựa, sản phẩm điện tử,…
3 Dầu thực vật, chế phẩm rau quả, một số sản phẩm cao su,... Năm thứ 6
Bộ phận linh kiện xe đạp xe máy, một số linh kiện ô tô, bánh kẹo, chế phẩm thủy sản, dầu mỡ động thực vật, rau quả, sắt thép, xe
4 Năm thứ 8
đạp nguyên chiếc, một số loại xe chuyên dụng,…
5 Thịt các loại, Bia Rượu, đường, trứng, muối, xăng dầu, ô tô, sắt thép, một số loại linh kiện phụ tùng ô tô, phôi thép, săm lốp,… Năm thứ 10–11
Nguồn: VIRAC, Bộ Tài Chính
Tác động của CPTPP đến thị trường Đồ uống Việt Nam
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Đồ uống, CPTPP là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn do Việt Nam sẽ giảm dần thuế nhập khẩu Bia, Rượu từ 35%
hiện tại xuống còn 0%, khiến giá Bia nhập khẩu sẽ giảm mạnh. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu sản phẩm Đồ uống tại các thị trường lớn cũng về 0% giúp Việt Nam
có cơ hội tiếp cận sâu rộng với thị trường quốc tế. Từ đó CPTPP giúp tăng doanh thu và sản lượng tiêu thụ cho các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống nói
chung.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, ngoài việc doanh thu tăng do xuất khẩu tăng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào sẽ giảm, từ đó có thể gia tăng lợi nhuận. Bên
cạnh đó các doanh nghiệp trong ngành có nhiều cơ hội thu hút đầu tư từ phía các doanh nghiệp các nước CPTPP và tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn
cầu.
Tuy nhiên mặt tiêu cực của cắt giảm thuế xuất nhập khẩu là doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu sự cạnh tranh gay từ các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với một đất
nước đang phát triển như Việt Nam, khi tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, những dòng Rượu ngoại (Whisky, Rum, Cognac, Tequila, Vang) sẽ được ưa dùng
hơn, điều này làm giảm thị phần của các sản phẩm Rượu trong nước. Bên cạnh đó, khi môi trường thương mại đầu tư mở rộng hoàn toàn với các doanh nghiệp
nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất có thể phải chịu những rủi ro từ quá trình M&A bao gồm kinh doanh thua lỗ và mất quyền kiểm soát thương hiệu.
Nhìn chung cam kết mở cửa của Việt Nam là có lộ trình, đặc biệt đối với những nhóm sản phẩm ngành Đồ uống có lộ trình 10–11 năm, do đó CPTPP cũng là cơ
hội, sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

22
1. Môi trường kinh doanh

1.3. Các Hiệp định Thương mại

3.4. Các thỏa thuận thương mại khác:

Đồ uống thuộc nhóm các sản phẩm sẽ được giảm thuế quan trong khuôn khổ các FTAs khu vực và các nước mà Việt Nam đã ký kết và thực hiện trong những
năm gần đây.

Tác động của các FTAs đến thị trường Đồ uống Việt Nam:

Như vậy, về lâu dài, qua việc nâng cao cơ chế đầu tư, hoạt động và các quy định pháp lý minh bạch rõ ràng và công bằng giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp
FDI, FTAs sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp khu vực theo hướng chuyên môn hóa và phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý hơn. Bên cạnh đó, FTAs giúp mở
rộng thị trường và giúp ngành Đồ uống tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, với phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm khắt khe hơn, sản phẩm Đồ
uống của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm sản xuất của các nước có lợi thế cạnh tranh vượt trội cũng như các sản phẩm nhập khẩu giả rẻ
tràn vào thị trường Việt Nam do được hưởng lợi từ lộ trình cắt giảm thuế quan. Với công nghệ sản xuất chưa tân tiến, nguyên vật liệu phụ thuộc nhiều vào nhập
khẩu hoặc không ổn định về nguồn cung và chất lượng, các doanh nghiệp sản xuất Đồ uống trong nước có thể không tận dụng được lợi thế do các FTAs mang
lại.

20
Nội dung

2. THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI


2. Tổng quan ngành

2.1 Thị trường thế giới

2.2 Thị trường Việt Nam

2.3 Rủi ro ngành

2.4 Quy hoạch phát triển ngành

2.5 Triển vọng và dự báo

21
2. Thị trường thế giới

2.1. Bia

Nguyên liệu đầu vào: Mạch nha (Malt), Hoa Bia (Hops)

Đối với Mạch nha

Tất cả những hạt ngũ cốc, nếu được ươm mầm với sự kiểm soát chặt chẽ của các điều kiện kỹ thuật (độ ẩm, nhiệt độ và mức độ thông gió), sử dụng trong công
nghệ sản xuất bia đều có thể gọi chung là Mạch nha hay Malt (như malt thóc, malt bắp, malt lúa mì,…).

Có 2 hạt ngũ cốc thường xuyên được sử dụng để làm Mạch nha là Lúa mạch hay còn gọi là Đại mạch (barley) và Lúa mì hay còn gọi là Tiểu mạch (wheat). Gần như
tất cả các loại bia đều có chứa mạch nha lúa mạch (malting barley) như là nguồn tinh bột chính. Có 2 dòng bia sử dụng lúa mì để lên Mạch nha, thay thế một
phần Mạch nha lúa mạch là: (1) Dòng wheat beer (tiếng Hà Lan witbier) truyền thống của Bỉ, sử dụng các hương liệu như cây rau mùi (coriander) và vỏ cam
(orange peel); (2) Dòng weisbier (tiếng Đức) truyền thống, trong đó dùng ít nhất 50% lúa mì (wheat) thay cho Mạch nha lúa mạch (barley malt). Theo báo cáo
Agribusiness Handbook về Barley, Malt, Beer của FAO, Lúa mạch chiếm 70% chi phí sản xuất Mạch nha. Do đó trong báo cáo này, VIRAC chỉ tập trung phân tích
Lúa mạch - sản phẩm đầu vào chính để sản xuất Mạch nha.

Malt được sản xuất từ thóc đại mạch nên chịu tác động trực tiếp từ giá thóc đại mạch (Barley) thế giới. Do ảnh hưởng của việc giảm diện tích trồng đại mạch tại
châu Âu, giá đại mạch tăng khoảng 25% trong năm 2018 và được dự báo tiếp tục tăng khoảng 10% trong năm 2019.

Sản xuất và tiêu thụ Đại mạch toàn thế giới, 10/11–18/19e Diễn biến giá Đại mạch tại Anh giai đoạn 1/2012-6/2019
Đơn vị: GBP/tấn
Triệu tấn
157.25
160
146.14148.68
140 137.51
131.09
122 124.23 120.01 119.88
120 113.12 116.26
107.09 105.22 107.78 104.59
100 100.33 97.09 92.57
93.66 91.8
88.14
80
76.48 80.56
60
40
122.659

132.813

141.714

151.117
135.866

134.201
135.749

129.101

144.303
140.098

149.916
147.709

147.665

143.991
147.526

139.496
141.574
142.31

20
0
2010/11 2011/12 2012/13 2013/14 2014/15 2015/16 2016/17 2017/18 2018/19e

Sản xuất Tiêu thụ

Nguồn: VIRAC, USDA


Nguồn: VIRAC, Indexmundi

22
2. Thị trường thế giới

2.1. Bia

Theo USDA, hơn 69.61% lượng Đại mạch sản xuất trên thế giới dành cho việc nuôi động vật. 24.59% lượng Đại mạch dùng để sản xuất Bia, Rượu, 5.8%
dùng trong công nghiệp thực phẩm, còn lại các mục đích khác. Châu Âu đóng góp phần lớn sản lượng sản xuất Đại mạch trên thế giới, trong đó Anh là nước
sản xuất Đại mạch chính. Do đó, diễn biến giá của Đại mạch tại Anh sẽ phản ánh tương đối chính xác xu hướng giá Đại mạch trên thế giới.

Sản lượng sản xuất Đại mạch thấp và không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong mùa vụ 10/11–13/14 do thời tiết không thuận lợi để canh tác và thu hoạch, dẫn
tới giá Đại mạch tại Anh luôn ở mức cao, đặc biệt trong mùa vụ 12/13 sản lượng giảm so với mùa vụ 11/12, đẩy giá lên đến đỉnh điểm đạt gần 200 GBP/tấn. Tuy
nhiên đến mùa vụ 13/14, khi sản lượng sản xuất tăng vọt, nguồn cung dư thừa, giá giảm xuống tương đối thấp. Trong giai đoạn 12/13 đến 16/17, tăng trưởng
bình quân hàng năm sản xuất đại mạch là 4.56%. Mặc dù giá biến động lên xuống theo từng tuần nhưng nhìn chung giá Đại mạch vẫn duy trì ở mức thấp từ
mùa vụ 13/14 so với 3 mua vụ trước do sản lượng sản xuất luôn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ.

Lúa mạch hay Đại mạch được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là các Lúa mạch xuất khẩu để chế biến Mạch nha chiếm khoảng 25–30%
vùng có khí hậu ôn đới. Trên thế giới, các nước thuộc Châu Âu và Nga là 2 tổng sản lượng lúa mạch xuất khẩu trên thế giới. Sản lượng này tăng
nơi sản xuất Lúa mạch nhiều nhất do có khí hậu ôn hòa, thuận lợi. khá đồng đều qua các năm do ngành Bia trên thế giới tăng trưởng mạnh
mẽ.

Thị phần của 5 đất nước sản xuất Đại mạch lớn nhất 2018/2019e Tình hình tiêu thụ Đại mạch để chế biến Mạch nha trên thế giới,
10/11–18/19 Triệu tấn
32 31.5
31.3
EU
31
Nga 30.2
25.6% 30
30 29.5 29.6
Ukraine 29.4
40.0%
28.9
29
Thổ Nhĩ Kỳ
6.0% 28
Australia 28
5.9%
5.3% Canada 27
5.4% 11.9%
Khác 26
2010/11 2011/12 2012/13 2013/14 2014/15 2015/16 2016/17e 2017/18f 2018/19p
Nguồn: VIRAC, USDA Nguồn: VIRAC, International Grains Council

23
2. Thị trường thế giới

2.1. Bia

Giá Mạch nha trên thế giới được quyết định bởi 4 yếu tố chính là: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Mạch nha trên thế giới
2011 - 2018
• Giá của Lúa mạch (Đại mạch): Giá này được quyết định bởi điều kiện thời
7.86
tiết, diện tích canh tác, sản lượng thu hoạch và giá các loại ngũ cốc thay thế; 7.37 7.35
7.58 7.67
7.24 7.18
6.71
• Giá vận chuyển: Giá này phụ thuộc vào giá dầu và giá ga;

• Lợi nhuận gộp cận biên của các nhà sản xuất Mạch nha.

• Báo cáo của Beverage Supply Group cùng với các phân tích phía trên cho 4.02 4.12 4.01
3.47 3.47 3.47 3.68
3.39
thấy giá Đại mạch đang ở mức thấp, do sản phẩm thay thế như Ngô, Lúa mì
đạt sản lượng cao, giá rẻ. Điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc canh tác và
thu hoạch Đại mạch giúp duy trì sản lượng sản xuất của Mạch nha, trong đó
Châu Âu đóng góp 42% cơ cấu sản xuất Mạch nha trên thế giới. Giá Mạch
nha đã giảm từ năm 2012 và vẫn duy trì ở mức thấp cho đến hiện nay do
điều kiện thời tiết. 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Sản lượng xuất khẩu Mạch nha trên thế giới tăng nhẹ, đặc biệt là khu vực Sản lượng (triệu tấn) Kim ngạch (tỷ USD)

Châu Âu, dự báo xuất khẩu Châu Âu có xu hướng tăng do thời tiết thuận Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics, Trademap

lợi tại một số nước trong khu vực: Anh và Tây Ban Nha.

24
2. Thị trường thế giới

2.1. Bia

Đối với Hoa Bia (Hops)


Diễn biến giá Hoa Bia tại bang Washington 1982–2018
Diện tích canh tác và sản xuất Hoa Bia thế giới 2008–2018e
$/lb (lb = pound = 0.45kg)
6
140 5.84
5.8
5.5
120 5

100 4.38
4 3.99 3.89
3.67
80 3.35
3 2.94 3.1
60

40 2 1.98
1.8 1.8 1.68 1.77 1.81 1.79 1.86
1.81
1.51 1.59 1.6

58.806
1.36

117.6
113.1

111.4

50.45
86.35

54.65

118.7

60.54
20
58.5

57.2

96.7

48.2
97.4

46.6
86.7

46.3
82.6

48.1
96.3
1

108
51

0
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018e

Diện tích canh tác (nghìn ha) Sản xuất (nghìn tấn)

Nguồn: VIRAC, E-Malt.com, International Hop Growers’ Convention, Nguồn: VIRAC, U.S.D.A National Agricultural Statistics Service

Sản lượng sản xuất Hoa Bia tương đối ổn định tuy nhiên giá Hoa Bia tại Mỹ tăng cao trong giai đoạn Thị phần 5 nước sản xuất Hoa Bia lớn nhất 2018
2005–2018. Hoa bia không chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí nên không tác động nhiều đến tỷ
suất lợi nhuận của ngành. Tuy nhiên việc thiếu nguồn cung hoa bia có thể tiềm ẩn rủi ro cho hoạt
động sản xuất của các doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2018, lượng cung hoa bia trên thế giới chỉ đáp ứng
8%
khoảng 80% nhu cầu sử dụng. Tình trạng này có thể tiếp diễn trong năm 2019. Năm 2018, sản 2% Mỹ
3%
lượng trồng Hoa Bia ước tính giảm 0.9% do điều kiện tự nhiên không thuận lợi: mưa bão 4% Đức
nhiều, băng tan, nhiệt độ Trái đất vẫn duy trì ở mức cao. Do ảnh hưởng của nguồn cung, giá hoa 6% 41% Trung Quốc
bia giảm nhẹ còn 5.46 USD/lb vào cuối năm 2018 sau khi ghi nhận mức giá cao nhất từ trước
Séc
đến nay lên mức 5.72USD/lb. Khủng hoảng nguồn cung Hoa Bia xảy ra trên toàn cầu do diện
Slovenia
tích canh tác Hoa Bia giảm mạnh khi người nông dân chuyển từ trang trại trồng Hoa Bia sang
Ba Lan
những hoa quả ngũ cốc có lợi nhuận cao hơn và thời tiết không thuận lợi khiến sản lượng thu hoạch
Hoa Bia tại Châu Âu sụt giảm mạnh 35% Khác

Năm 2018 Mỹ tiếp tục duy trì vị trí thứ nhất trong với 41.3% sản lượng toàn cầu. Các giao dịch mua
bán Hoa Bia được diễn ra ở Mỹ thường xuyên hơn so với các khu vực/nước khác trên thế giới, do đó
giá Hoa Bia tại bang Washington có thể miêu tả chính xác diễn giá Hoa Bia trên thế giới.
Nguồn: VIRAC, E-Malt.com, International Hop Growers’ Convention,

25
2. Thị trường thế giới

2.1. Bia

Cuộc khủng hoảng kéo dài một phần là do việc chuyển từ trang trại thông thường sang trang trại trồng Hoa Bia cần nhiều thời gian, ví dụ như Mỹ cần 2 năm và
Châu Âu cần 3–4 năm để có thể thu hoạch Hoa Bia, và sự đầu tư lớn về trang thiết bị do hoa bia dễ bị oxy hóa, hiệu suất thấp. Nguồn cung Hoa Bia chủng Aroma
vẫn thiếu hụt trầm trọng ngay cả khi các diện tích canh tác mới được mở rộng và được thay thế bởi Hoa Bia chủng Alpha. Hoa Bia Aroma là nguyên liệu đầu vào
chính để sản xuất Bia không cồn, trong khi ngành Bia không cồn tăng trưởng 10 –12%/năm thì diện tích canh tác Hoa Bia Aroma giảm 12–15%/năm.

Sản lượng và giá trị xuất khẩu Hoa Bia biến thiên liên tục nhưng luôn
đạt mức giá trị cao. Tình hình xuất khẩu Hoa Bia, 2011–2018e

Như đã phân tích phía trên Hoa Bia bị ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết và 700

thời gian để canh tác. Trong năm 2018, các hoạt động thương mại hoa bia 594.42
600
529.7
được thúc đẩy mạnh mẽ toàn câu. Sản lượng xuất khẩu hoa bia ghi nhận
500 473.62
mức kỷ lục đạt 594.4 triệu tấn. Giá Hoa Bia đang có xu hướng tăng nhanh
375.17 384.35
do nhu cầu sản xuất và tiêu thụ tăng nhanh, đặc biệt cầu nhập khẩu Hoa 400
337.11 330.29
Bia tăng cả về giá trị và sản lượng. 309.52
300

200

Thị phần 5 quốc gia xuất khẩu Hoa Bia lớn nhất thế giới 2018e
100 40.39 40.11 43.3 45.5 44.8 44.78
37.49 38.57

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018e

13.7% Sản lượng (triệu tấn) Giá trị (triệu USD)


Đức
3.4% Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics
Mỹ
5.2%
Séc
47.3%
8.1% Slovenia
Một số nước tiêu biểu của Châu Âu là Đức, Cộng hòa Séc, Anh, Bỉ và Mỹ
Anh là những nước có lợi thế về sản xuất Hoa Bia, do đó cũng là 5 nước xuất
Khác khẩu lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là top 5 nước xuất khẩu Hoa Bia lớn
22.3%
nhất kể từ năm 2010 đến nay. Năm 2018 Đức vẫn giữ vị trí đầu tiên trong cơ
cấu xuất khẩu theo sản lượng trên toàn thế giới, với gần 50% thị trường.

Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics

26
2. Thị trường thế giới

2.1. Bia

Cung cầu của thị trường Bia thế giới

Sản xuất toàn cầu có quy mô lớn với động lực phát triển lớn nhất đến từ Châu Á, Châu Âu. Biến động thất thường do hạn hạn kéo dài làm giảm sản
lượng mạch nha—nguồn nguyên liệu đầu vào chính—nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng trong tương lai sẽ
được quyết định bởi sự phát triển của Châu Phi và Trung Đông.

Năm 2010 và 2011, sản xuất và tiêu thụ Bia đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng với động lực phát triển chủ yếu đến từ các nước thuộc thị trường mới nổi, tiêu biểu là
Trung Quốc và Brazil. Tuy nhiên giai đoạn ngay sau đó 2011–2012 chứng kiến sản lượng sản xuất Bia đột ngột giảm sâu do hạn hạn kéo dài gây thiếu hụt nguồn
cung mạch nha tại Mỹ, nước sản xuất Mạch nha lớn nhất thế giới, và 1 số nước khác tại Nam bán cầu. Sản lượng tiêu thụ Bia tăng chậm không chỉ trong 2011–2012
mà còn tiếp tục kéo dài đến hết 2013 do kinh tế suy thoái và luật lệ nghiêm khắc liên quan đến việc lái xe trong tình trạng say xỉn làm giảm nhu cầu tiêu thụ Bia đặc
biệt các nước khu vực Tây Âu. Năm 2017, sản lượng bia toàn cầu ước tính giảm khoảng 1.69% xuống 185.4 triệu lít. Sản lượng bia tại hầu hết các khu vực
đều sụt giảm như châu Á giảm 1.58% nhưng vẫn giữ 34.4% thị phần bia toàn cầu. Sản lượng bia tại châu Âu giảm 1.95%, tại Trung Đông giảm khá mạnh
13.18%.

Sản lượng và tốc độ tăng trưởng sản xuất Bia tại 7 khu vực trên thế giới 2017e Tình hình tiêu thụ và sản xuất Bia trên thế giới 2010–2017e
Tốc độ tăng trưởng
Lượng sản xuất Thị phần Tỷ lít
Khu vực 2016–2017
(triệu lít) (%) 200
(%) 197
Châu Á 62.8 -1.58% 34% 195 193
192
191 191
Châu Âu 50.7 -1.95% 27% 189 189 189
190
187
Bắc Mỹ 23.9 -1.16% 13% 185 185
185 184
183
Nam Mỹ 31.2 -0.67% 17% 182

180
Châu Phi 13.7 -3.45% 7%

Châu Đại Dương 2 -1.48% 1% 175

Trung Đông 1.12 -13.18% 1% 170


2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017e
Tổng 185.42 -1.69%
Sản lượng Tiêu thụ

Nguồn: VIRAC tổng hợp Nguồn: VIRAC tổng hợp

27
2. Thị trường thế giới

2.1. Bia

Sản lượng và giá trị xuất khẩu Bia toàn cầu, 2010–2017 Bia vẫn tiếp tục là mặt hàng được ưa chuộng trên toàn thế giới, nhưng tốc
16 14.45 14.83 độ xuất nhập khẩu có phần giảm sút so với các năm trước.
14.03 13.53
13.42 13.48 13.2
14 12.89 12.74 12.57 12.8
11.92 12.01
11.5 Năm 2016, xuất khẩu bia giảm mạnh cả về sản lượng và giá trị, lần lượt
12 11.05 10.76
10.9% và 14.4% so với năm 2015. Sang năm 2017, xu hướng giảm xuất
10
khẩu vẫn tiếp diễn khi sản lượng bia xuất khẩu chỉ đạt 12.8 tỷ lít giảm 3%
8
so với 2016, tuy nhiên do giá bia tăng lên nên giá trị xuất khẩu tăng nhẹ
6
7% lên mức 11.5 tỷ USD.
4
2 Mexico vẫn giữ vị trí dẫn đầu, cung cấp bia chính cho toàn cầu, hiện
0 Mexico cung cấp 33% lượng bia xuất khẩu toàn cầu. Ngoại trừ Mexico
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 9/10 quốc gia có giá trị xuất khẩu cao đều thuộc châu Âu – thị trường sản
Sản lượng (tỷ lít) Giá trị (tỷ USD) xuất bia truyền thống.

Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics

Danh sách top các quốc gia có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu Bia lớn nhất trên thế giới 2018

Giá trị Giá trị


Quốc gia xuất khẩu Quốc gia nhập khẩu
(triệu USD) (triệu USD)
Mexico 4,500 Mỹ 5,600
Hà Lan 2,000 Pháp 980.8
Bỉ 1,800 Trung Quốc 904.4
Đức 1,400 Anh 726.7
Mỹ 737.6 Ý 674.7
Anh 653 Canada 556.5
Pháp 407.5 Đức 518.6
Ireland 331.1 Hà Lan 445.8
Séc 320.1 Tây Ban Nha 334.3
Đan Mạch 293.4 Úc 315.3
Nguồn: VIRAC, United Nation Trade statistics

28
2. Thị trường thế giới

2.1. Bia

Châu Âu hiện tại vẫn là một trong những khu vực đóng góp nhiều nhất trong kim ngạch xuất nhập khẩu Bia do có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất,
cũng như sở hữu nguồn nguyên liệu lớn như đại mạch và hoa bia, kế đến là Châu Mỹ, Châu Á và Châu Úc. Tuy nhiên với nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng các
nước Châu Á (trong đó có Việt Nam là một trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu bia nhanh nhất trên toàn thế giới), đây được coi là thị
trường đầy tiềm năng với các nhà sản xuất bia Châu Âu và Châu Mỹ.

Thị trường Bia có sự phân hóa rõ rệt thành 2 nhóm: Các công ty đa quốc gia có lợi thế về vốn, thương hiệu, kênh phân phối và các nhà sản xuất bản địa
am hiểu và phục vụ nhu cầu của nhóm khách hàng địa phương.

Bốn hãng bia lớn nhất đã chiếm gần 55% tổng lượng bia toàn cầu. Kể từ đầu năm 2004, sau khi Interbrew mua lại AmBev và thành lập Inbev; và sau đó sát
nhập Inbev và Anheurser-Busch năm 2008 đã thành lập ra tập đoàn bia lớn nhất thế giới. Tính đến năm 2018, AB Inbev chiếm gần 30% thị phần bia toàn thế giới.
3 hãng bia lớn tiếp theo là Heineken chiếm 12.3%, China Res.Snow Breweries chiếm 6.4% và Carlsberg chiếm 5.9%.

Đây là năm thứ hai China Res.Snow lọt vào Top 5 các doanh nghiệp bia lớn nhất năm. Điểm mạnh của hãng là sở hữu thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, nhờ
Trung Quốc là một quốc gia đông và dân số trẻ.

Các quốc gia vốn có truyền thống uống bia tại châu Âu, châu Mỹ đang đối mặt
với dự già hóa dân số, chính vì vậy lượng tiêu thụ bia đầu người các quốc gia Thị phần các hãng bia lớn, 2018
này đang giảm dần, trong khi các thị trường châu Á, điển hình là Trung Quốc
đầy tiềm năng hứa hẹn sẽ có sự chuyển dịch tập trung vào các thị trường mới AB InBev
nổi này. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương hoạt động bùng nổ do Heineken
lợi thế về kênh phân phối cũng như am hiểu khẩu vị của nhóm khách hàng địa China Res.Snow Breweries
phương. 27.5% 29.8% Carlsberg

Hiện nay trong top 10 doanh nghiệp, có đến 3 nhà sản xuất đến từ Trung Quốc, Molson-Coors

ngoài China Res. Snow, Tsingtao và Yanjing cũng đang phát triển tích cực. Tsingtao Brewery Group
1.7% Asahi
2.0%
2.1% BGI/Groupe Castel
3.0% 12.3%
4.2% Yanjing
5.1%
5.9% 6.4% Efes Group

Khác

Nguồn: Barth-Haas Group Report

29
2. Thị trường thế giới

2.1. Bia

10 thương hiệu Bia có giá trị lớn nhất trên thế giới 201–2019f

Giá trị thương hiệu (triệu


Thứ hạng Xếp hạng thương hiệu
Logo Thương hiệu Công ty Quốc gia USD)
2019f 2018 2019f 2018 2019f 2018

1 2 Budweiser Anheuser-Busch InBev Mỹ 7,519 7,082 AAA

2 1 Bud Light Anheuser-Busch InBev Mỹ 6,976 7,377 AAA-

3 3 Heineken Heineken International Hà Lan 6,766 6,090 AAA-

4 5 Harbin Anheuser-Busch InBev Trung Quốc 5,180 3,539 AAA

5 8 Kirin Kirin holdings Nhật Bản 4,048 2,783 AAA-

6 6 Corona Extra Anheuser-Busch InBev Mexico 4,006 3,417 AAA-

7 11 Snow SABMiller Trung Quốc 3,666 2,415 AA+

8 4 Brahma Anheuser-Busch InBev Brazil 3,637 3,715 AAA

Carlsberg, Anheuser-Busch
9 7 Skol Brazil 3,426 3,317 AAA
InBev
10 10 Guinness Diageo Ireland 2,884 2,528 AAA-
Nguồn: brandirectory.com

Bud Light, Heineken và Budweiser được brandirectory.com xếp hạng là các thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới trong 2 năm liền (2018–2019f). Đây
cũng là 3 dòng bia lâu đời và vẫn duy trì mức doanh thu cao cũng như tăng đều hàng năm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm.

1. Budweiser

Budweiser là thương hiệu bia ra đời từ năm 1876 tại Mỹ, được AB InBev phát triển riêng cho thị trường Mỹ Latin và Trung Quốc để cạnh tranh trực tiếp với
Yanjing, tuy nhiên, dòng bia này lại được bán tại hơn 85 quốc gia trên thế giới. Năm 2013, Budweiser chiếm tới 25% thị phần tại thị trường bia Mỹ. Trong 5 năm
qua doanh số bia Budweiser tăng mạnh tại Mỹ Latin và Trung Quốc nhưng lại bị ảnh hưởng bởi Bud Light và Coors Light.

30
2. Thị trường thế giới

2.1. Bia

2. Bud Light

Xuất hiện trên thị trường từ năm 1982, ngoài thương hiệu Bud Light, AB InBev còn phát triển các dòng cao cấp là Bud Light Platinum, Bud Light Lime, Bud Light
Chelada và Bud Light Straw-Ber-Ita. Bud Light có độ phủ sóng lớn tại Mỹ và trên khắp thế giới. Theo VBA, cứ năm chai bia được bán tại Mỹ thì có một chai là Bud
Light và rất nhiều người hâm mộ thể thao thường chọn Bud Light làm thức uống chính trong các trận đấu. Khi nền kinh tế Mỹ gặp suy thoái, tuy doanh thu và thị
phần của Bud Light giảm nhẹ, nhưng lượng bia tiêu thụ của Bud Light vẫn không bị ảnh hưởng quá lớn, và vẫn cao gấp đôi Coors Light.

3. Heineken

Xếp thứ 3 là dòng bia Heineken, ra đời tại Hà Lan năm 1873, đến nay Heineken sở hữu thương hiệu trị giá trên 5 tỷ USD - đứng thứ 2 trong danh sách các hãng
Bia đắt nhất mọi thời đại. Suy thoái kinh tế khiến Heineken gặp khó khăn tại Mỹ, nhưng từ năm 2012, hãng này nhanh chóng vực dậy ở cả thị trường Mỹ và thị
trường quốc tế và thành công nhất tại các thị trường quốc tế như Châu Phi, Mỹ Latin và Châu Á-Thái Bình Dương. Heineken nổi tiếng với các thương hiệu bia
Heineken, Amstel Light và cũng nắm trong tay Newcastle, Moretti, Zywiec, Affigem, Fosters, Murphy's, Krusovice, Beamish và Tiger Beer. Công ty có trụ sở tại
Amsterdam, Hà Lan nhưng hoạt động khắp thế giới.

4. Harbin

Những năm 1960, Skol được phát triển bởi một nhóm các hãng bia của Anh, Canada, Thụy Điển và Đức. Về sau, Skol được sản xuất bởi Carlsberg tại Anh, bởi
Unibra (Bỉ) tại Châu Phi và bởi Brahma tại Brazil. Khi AB InBev thâu tóm Brahma, hãng này đã giúp mở rộng thị trường tại Brazil cho Skol. Hiện nay Skol là thương
hiệu bia của hãng AB InBev (Mỹ), phổ biến tại thị trường Anh, Mỹ, Trung Quốc nhưng thành công nhất tại các thị trường mới nổi như Châu Phi và Nam Mỹ đặc
biệt là Brazil.

5. Kirin

Hãng bia từ thời Meiji và luôn là 1 trong những loại bia hàng đầu của Nhật. Bia Kirin là loại bia phù hợp với tất cả các bữa ăn gia đình cũng như các buổi liên
hoan, do có mùi vị mạch nha được lên men nồng độ cao.

6. Corona Extra

Tập đoàn sản xuất Corona được thành lập lần đầu tiên vào năm 1925 ở Mexico. Đây là một trong những hãng kinh doanh thành công số 1 ở quốc gia này đồng
thời là nhà cung cấp bia lớn nhất thế giới. Hiện nay, Corona có mặt tại 170 nước trên thế giới. Trong 2010-2011 kinh tế thế giới khó khăn, doanh thu bia Corona
giảm không đáng kể. Tại Mỹ, hãng vẫn là thương hiệu mạnh nhất trên thị trường nhập khẩu.

31
2. Thị trường thế giới

2.1. Bia

7. Snow

Mới chỉ ra đời được hơn 25 năm nhưng hiện Snow là thương hiệu bia lớn nhất thế giới nhờ vào sức mạnh của thị trường Trung Quốc. Được sản xuất bởi liên
doanh SABMiller và China Resources Enterprises, Snow không phải là loại bia quá đặc biệt, với màu vàng nhạt, cồn 3.9% cùng cây bia Saaz từ Cộng hòa Séc.

Nhưng đây là loại bia phổ biến nhất tại Trung Quốc. Tại nước này, Snow có 80 nhà máy và công ty China Resources Enterprises đang tiếp tục xây dựng thêm.

8. Brahma

Đây là thương hiệu bia nổi tiếng số 1 tại Brazil. Ban đầu công ty có tên Companhia Cervejaria Braham và thành lập vào năm 1888. Sau đó, Brahma do tập đoàn Đồ
uống AB InBev sở hữu và bắt đầu mở rộng thị trường ra quốc tế vào năm 2005. Hãng bia này nổi tiếng chủ yếu nhờ chiến lược quảng cáo thông minh và luôn đổi
mới. Không chỉ vậy, Brahma cũng giành rất nhiều giải thưởng từ các cuộc thi thương hiệu trong, ngoài nước. Hiện bia Brahma có mặt tại Mỹ, Canada, Anh, Nga,
Pháp, Australia và khoảng 10 nước khác.

9. Skol

Những năm 1960, Skol được phát triển bởi một nhóm các hãng bia của Anh, Canada, Thụy Điển và Đức. Về sau, Skol được sản xuất bởi Carlsberg tại Anh, bởi
Unibra (Bỉ) tại Châu Phi và bởi Brahma tại Brazil. Khi AB InBev thâu tóm Brahma, hãng này đã giúp mở rộng thị trường tại Brazil cho Skol. Hiện nay Skol là thương
hiệu bia của hãng AB InBev (Mỹ), phổ biến tại thị trường Anh, Mỹ, Trung Quốc nhưng thành công nhất tại các thị trường mới nổi như Châu Phi và Nam Mỹ đặc
biệt là Brazil.

10. Guinness

Ở Ireland, Guiness là nhãn hiệu nổi tiếng với dòng sản phẩm bia đen. Nguyên liệu chính sản xuất phải là những hạt lúa mạch rang khô chất lượng cao theo đúng
tiêu chuẩn.

Không chỉ vậy, đây cũng là thương hiệu bia kinh doanh thành công nhất toàn cầu. Hãng được thành lập vào năm 1759 tại Ireland nhưng chuyển trụ sở chính sang
London vào năm 1932. Từ năm 2001, mức tiêu thụ đã giảm, nhưng Guinness vẫn là Đồ uống có cồn bán chạy nhất tại Ireland, tính riêng thị trường này, doanh thu
hàng năm của Guinness & Co đạt hơn 2 tỷ EUR.

32
2. Thị trường thế giới

2.2. Rượu

Rượu Vang
Nguyên liệu đầu vào: Nho

Rượu Vang (từ tiếng Pháp: “vin”) là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho hoặc các hoa quả khác. Rượu Vang làm từ các hoa quả không phải nho
thường được đặt tên kèm tên sản phẩm mà từ đó chúng được lên men (ví dụ, rượu vang gạo, rượu vang lựu, rượu vang táo,…) và được gọi chung là Rượu Hoa quả.
Thuật ngữ ”Rượu Vang" cũng có thể bao gồm các loại Đồ uống hoặc tinh bột đã lên men có nồng độ cồn cao, chẳng hạn như rượu lúa mạch, huangjiu, hoặc rượu
sa kê, nhưng ít dùng. Do đó trong báo cáo ngành Đồ uống của VIRAC, khi nhắc đến Rượu Vang tức là Rượu được lên men từ Nho và chỉ xét Nho là nguyên liệu
chính tạo nên Rượu Vang.
Diện tích trồng Nho sản xuất rượu, 2005–2018e
Sau thời gian dài giảm mạnh, diện tích canh tác Nho giảm mạnh trong năm 2018. Đơn vị: nghìn ha

Diện tích trồng nho sản xuất rượu năm 2018 giảm 0.1 triệu ha so với năm 2017, phần 7,770 7,734

lớn chủ yếu do các khu vực trồng ngoài châu Âu giảm canh tác, đặc biệt là ở châu Mỹ. 7,658
7,576
Trong khi khu vực châu Âu không có nhiều biến động, quy mô tương đối ổn định dưới 7,535 7,512 7,538 7,541 7,534 7,5217,520.8
7,485 7,487
sự điều phối của Liên minh châu Âu về sản lượng và kế hoạch trồng trọt tại khu vực này.
7,400
Bồ Đào Nha giảm sâu diện tích canh tác 1% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của thời tiết:
mưa phùn và nấm mốc.

Tây Ban Nha vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về diện tích trồng nho. Năm 2018, diện 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018e
tích vườn Nho của quốc gia này đạt 969 nghìn ha, chỉ thay đổi 0.1% so với năm 2017.
Nguồn: VIRAC, OIV
Top 5 nước có diện tích vườn Nho rượu lớn nhất trong EU năm 2018 Top 5 nước có diện tích vườn Nho rượu lớn nhất ngoài EU

Quốc gia 2017 (nghìn ha) 2018 (nghìn ha) Thay đổi 2017/18 (%) Quốc gia 2017 (nghìn ha) 2018 (nghìn ha) Thay đổi 2017/18
(%)
Tây Ban Nha 968 969 0.1 Trung Quốc 865 969 12
Pháp 788 793 0.6 Thổ Nhĩ Kỳ 448 448 0

Italy 699 705 0.9 Mỹ 434 439 1.2

Bồ Đào Nha 194 192 -1 Argentina 222 218 -1.8

Romania 191 191 0 Chile 213 212 -0.5

Nguồn: VIRAC, OIV Nguồn: VIRAC, OIV

33
2. Thị trường thế giới

2.2. Rượu

Sản lượng sản xuất Nho nói chung, 2010 – 2018 Tổng sản lượng Nho theo quốc gia năm 2018
Triệu tấn
80 12% Đơn vị: triệu tấn Sản lượng
78 11%
10%
Trung Quốc 11.7
76 8%
74 7% 6% Italy 8.6
72
3%
4% Mỹ 6.9
70 3%
2%
68 Tân Ban Nha 6.9
0% 0%
66
-2% -2% Pháp 6.2
64
-3% -3%
74.3 -4% Thổ Nhĩ Kỳ 3.9
69.2

69.5

76.9

76.7

75.5

77.8
62
67

73
60 -6%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Ấn Độ 2.9

Sản lượng Tăng trưởng Thế giới 77.8


Nguồn: VIRAC, OIV
Nguồn: VIRAC, OIV

Đối lập với diện tích canh tác Nho cho nấu rượu, sản lượng Nho (cho tất cả mục đích sử dụng bao gồm cả nấu rượu) tăng trong giai đoạn 2010–2013, giảm nhẹ
trong năm 2014. Có sự khác biệt này là do công nghệ trồng nho được cải tiến và khí hậu trở nên thuận lợi hơn ở một số nước. Trong đó, năm 2015 nho nấu rượu
chiếm 47.3% tổng sản lượng sản xuất nho trên toàn thế giới. Năm 2018, sản lượng sản xuất Nho ước tính đạt mức 77.8 triệu tấn, mức sản lượng cao nhất
trong 8 năm vừa qua, tăng 7% so với năm 2017, tập trung chủ yếu ở Châu Âu với 39%, theo sau là Châu Á với 34%, Châu Mỹ 18%.

Năm 2018, đứng đầu về sản lượng Nho là Trung Quốc, kế đến là Italy và Mỹ do 3 nước kể trên có điều kiện thuận lợi về khí hậu để canh tác những giống nho đặc
chủng, phù hợp để nấu Rượu Vang nói chung và Rượu Vang cao cấp nói riêng. Trung Quốc có thế mạnh về sản xuất nho tươi (ăn liền) hơn so với nho nấu rượu
do điều kiện khí hậu. Sản lượng nho Trung Quốc tuy lớn nhưng nho sản xuất Rượu chỉ chiếm 11% (năm 2017), ngược lại Italy xếp thứ 2 sản lượng nho toàn cầu và
tập trung 85% sản lượng nho vào sản xuất Rượu.

34
2. Thị trường thế giới

2.2. Rượu

Sản xuất Rượu Vang có nhiều biến động rõ rệt trong khi nhu cầu tiêu Sản xuất và tiêu thụ Rượu Vang toàn cầu, 2005–2018e
Triệu 100 lít
thụ được giữ tương đối ổn định trong giai đoạn 2005–2018. 300 292
289
286
Về sản xuất, lượng cung Rượu Vang xảy ra nhiều biến động thất thường 290 283
278
trong khi lượng cầu khá ổn định và tăng nhẹ trong năm 2018. Khi sản xuất, 280 272 274 273
269 267 269
chất lượng nho quyết định 95% chất lượng của Rượu Vang trong khi chất 270 264
lượng nho phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Do vậy, sự thay đổi thời tiết bất 258
260
250 250 250
thường sẽ gây tác động mạnh lên nho và làm biến động sản lượng Rượu 245 246.7 246
250 242 243 244 243 242
241 240
Vang trong những năm vừa qua. Năm 2017, sản xuất rượu nho giảm mạnh 237 239
240
xuống mức 25 tỷ lít – mức thấp nhất trong 50 năm trở lại đây sau khi chịu
230
ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết khắc nghiệt vùng Tây Âu, khiến khu vực
trồng nho lớn nhất thế giới bị thất thu. Các nước Italy, Pháp và Tây Ban 220
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018e
Nha đều đồng loạt giảm sâu.
Sản xuất Tiêu thụ Nguồn: VIRAC, OIV
Năm 2018 sản lượng rượu vang trên toàn cầu đạt 292 hectoliter (1
hectoliter tương đương 100 lít), mức cao nhất kể từ năm 2000, sau khi tụt Top 5 nước có sản xuất Rượu Vang lớn nhất trên thế giới, 2017–2018
xuống mức thấp trong năm 2017. Hầu hết sản lượng của các quốc gia đều 2017 2018 Thay đổi
Quốc gia
tăng đáng kể 20-30% nhờ đạt hiệu suất cao trong mùa vụ. (tỷ lít) (tỷ lít) 2017/18

Thị phần 5 nước sản xuất Rượu Vang lớn nhất thế giới 2018e Italy 42.5 54.8 +28.9%
Pháp 36.4 49.1 +34.8%
Tây Ban Nha 32.5 44.4 +36.7%
18.8% Mỹ 23.3 23.9 +2.3%
Italy
36.1% Argentina 11.8 14.5 +22.8%
Pháp

Tây Ban Nha Nguồn: VIRAC, OIV


16.8% Sản lượng Rượu Vang của Italy, Pháp, Tây Ban Nha cũng tăng đáng kể so với
Mỹ

Argentina năm 2017, tương ứng đạt 54.8 tỷ lít, 49.1 tỷ lít và 44.4 tỷ lít. Mức tăng trưởng
5.0%
Khác cao nhất là Tây Ban Nha với hơn 36% sản lượng Rượu Vang sản xuất so với
8.2% 15.2%
năm 2017. Hiện Italy là nhà sản xuất Rượu Vang lớn nhất thế giới, chiếm 18.8%
sản lượng toàn cầu.
Nguồn: VIRAC, OIV

35
2. Thị trường thế giới

2.2. Rượu

Về tiêu thụ, nhìn chung lượng cầu Rượu Vang duy trì ở mức ổn định vì nhu cầu tiêu thụ tăng cao tại các nước Châu Á và Bắc Mỹ bù đắp mức cầu giảm tại các
nước Nam Mỹ. Sản lượng tiêu thụ Rượu Vang năm 2018 giảm nhẹ so với năm 2017, (2018 đạt 246 hectorlitre) chủ yến do tiêu thụ tại Trung Quốc (-6.6%) và Anh
(-2.6%) giảm mạnh. 2 quốc gia năm trong top 6 nước tiêu thụ Rượu Vang lớn nhất thế giới.

Mỹ là quốc gia tiêu thụ Rượu Vang nhiều nhất thế giới, đạt 33.0 tỷ lít, tăng 1.1% so với năm 2017, chiếm 13.4% tiêu thụ toàn cầu. Các quốc gia có mức tiêu thụ
tăng mạnh trong năm là Romani: 8.7%; Nga: 6.9% và Australia: 8.5%. Các nước giảm mạnh về tiêu dùng Rượu Vang gồm có Hy Lạp (-8.7%) và Trung Quốc (-6.6%).

Thị phần của 5 nước tiêu thụ Rượu Vang nhiều nhất thế giới 2018 Top các nước có tiêu thụ Rượu Vang nhiều nhất trên thế giới, 2017- 2018

Quốc gia 2017 (tỷ lít) 2018 (tỷ lít) Thay đổi 2017/18
Mỹ 32.6 33.0 +1.1%
Pháp 27 26.8 -0.7%
Italy 22.6 22.4 -0.9%
13.4% Đức 19.7 20.0 +1.3%
Mỹ
Pháp Trung Quốc 19.3 18.0 -6.6%
10.9%
Italy
Anh 12.7 12.4 -2.6%
51.1% Đức
9.1% Nga 11.1 11.9 +6.9%
Trung Quốc
Khác Tây Ban Nha 10.5 10.7 +1.8%
8.1%
Argentina 8.9 8.4 -6.3%
7.3%
Australia 5.9 6.3 +6.1%
Canada 5.0 4.9 -2.0%
Bồ Đào Nha 5.2 5.5 +5.4%
Nguồn: VIRAC, OIV
Romani 4.1 4.5 +8.7%

Nguồn: VIRAC, OIV

36
2. Thị trường thế giới

2.2. Rượu

Giá trị và Sản lượng xuất khẩu Rượu Vang 2000–2018e Các quốc gia xuất khẩu Rượu Vang lớn nhất, 2017 - 2018

107.9 108
103 104 101 102 104 104 Sản lượng xuất khẩu Giá trị xuất khẩu
96 (tỷ lít) (tỷ EUR)
89 90 88 Quốc gia
84
77 79
72 2017 2018 2017 2018
65 66
60 Tây Ban Nha 23.0 21.0 2.8 2.9
Italy 21.5 19.7 5.9 6.1

26 26 28 29 30.4 31.3 Pháp 14.9 14.1 9.1 9.3


23 25
18 20 20 18 21
12 12 15 15 15 16 Chile 9.8 9.3 1.7 1.7
Australia 7.8 8.6 1.73 1.8
Nam Phi 4.5 4.2 0.63 0.66
Đức 3.8 3.8 1.00 1.03
Mỹ 3.5 3.5 1.3 1.2
Kim ngạch (tỷ Euro) Sản lượng (tỷ lít)
Nguồn: VIRAC, OIV Nguồn: VIRAC. OIV, GTA

Xuất khẩu Rượu Vang đang trong xu hướng tăng cả về giá trị và sản lượng với các nước xuất khẩu chủ yếu thuộc khu vực Châu Âu.

Giai đoạn 2008–2010 chứng kiến sản lượng và giá trị xuất khẩu Rượu Vang xuống thấp nhất do hạn hán khiến sản lượng nho sụt giảm dẫn đến giảm sản lượng
sản xuất tại những nước xuất khẩu Rượu Vang lớn nhất. Năm 2018, xuất khẩu đạt 108 tỷ lít, trị giá với 31.3 tỷ EUR. Trong đó Tây Ban Nha, Pháp, Italy, và
Chile đứng đầu về sản lượng và giá trị xuất khẩu do có thời tiết thuận lợi để canh tác những giống nho đặc chủng và truyền thống sản xuất Rượu Vang
lâu đời.

Năm 2018, Tây Ban Nha dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu, đóng góp 19.4% vào xuất khẩu toàn cầu nhưng giá trị chỉ chiếm 9.23% giá trị xuất khẩu. Trong khi đó
Pháp chỉ chiếm 13.05% sản lượng xuất khẩu nhưng đóng góp 29.7% giá trị xuất khẩu trên thế giới. Nguyên nhân xuất phát từ việc phần lớn các nhà sản xuất
Rượu Vang Tây Ban Nha thường bán buôn với mức giá thấp hơn nhiều so với các nước khác (năm 2017, 1 lít rượu xuất khẩu của Tây Ban Nha có giá trị 0.12
Eur/lít, trong khi Vang Pháp xuất khẩu trung bình 0.58 Eur/lít). Thậm chí, Pháp là nhà nhập Rượu Vang Tây Ban Nha lớn nhất, do chi phí nhập khẩu thấp hơn giá
thành sản xuất trực tiếp. Nhiều nhà sản xuất sau khi mua Rượu Vang, trộn cùng các loại Rượu khác, đóng chai, đem bán và không hề đề cập đến xuất xứ. Ngoài
ra, Rượu Vang Tây Ban Nha cũng không có thương hiệu mạnh như Pháp hay Italy, gặp nhiều bất lợi về cạnh tranh giá thành.

37
2. Thị trường thế giới

2.2. Rượu

5 nước nhập khẩu Rượu Vang lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% tổng sản lượng Các quốc gia nhập khẩu Rượu Vang nhiều nhất, 2017 - 2018
rượu vang nhập toàn cầu với 52.3 tỷ lít trị giá 14.62 tỷ Euro.

✓ Đức và Anh dẫn đầu về sản lượng nhập khẩu lần lượt là 14.5 tỷ lít và 13.2 tỷ lít Sản lượng nhập khẩu Giá trị nhập khẩu
trong năm 2018. Quốc gia (tỷ lít) (tỷ EUR)

✓ Mỹ là nước đứng đầu về giá trị nhập khẩu mặc dù sản lượng nhập khẩu chỉ đứng 2017 2018 2017 2018
thứ 3. Nguyên nhân là Mỹ chủ yếu nhập khẩu Rượu Vang từ các quốc gia có
Đức 15.2 14.5 2.46 2.6
thương hiệu hàng đầu về sản phẩm và giá thành xuất khẩu cao bậc nhất thế giới,
như Pháp và Italy. 2 quốc gia chiếm gần 70% sản lượng (theo Statista.com) Rượu Anh 13.2 13.2 3.45 3.5
Vang nhập khẩu vào Mỹ. Mỹ 12.1 11.5 5.232 5.245

✓ Trung Quốc vượt qua Pháp để đứng thứ 4 về sản lượng nhập khẩu và đang có Trung Quốc 7.5 6.9 2.465 2.415
chiều hướng tăng trong những năm sắp tới. Khi nhiều nhà buôn lợi dụng thương Pháp 7.3 6.2 0.753 0.861
hiệu quốc gia, tìm kiếm nguồn rượu đầu vào có giá thành tốt hơn sản xuất trong Canada 4.2 4.2 1.668 1.693
nước, và chỉ gắn tem mác lên sản phẩm. Đây cũng là nước có tốc độ tăng trưởng
Nga 4.5 4.1 1.307 1.226
giá trị nhập khẩu lớn nhất do tầng lớp trung lưu của quốc gia này tăng nhanh,
Hà Lan 4.4 4.2 1.147 1.162
đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ Rượu Vang cao cấp.
Nguồn: VIRAC. OIV, GTA

38
2. Thị trường thế giới

2.2. Rượu

Rượu Mạnh
Rượu Rạnh là chất cồn được chưng cất và có thể được làm từ bất kì chất hữu cơ nào có thể lên men để tạo ra cồn. Hầu hết các Đồ uống có cồn được làm ra từ
quá trình lên men trái cây hay ngũ cốc. Chất cồn được chiết ra từ chất lỏng được lên men bằng cách đun sôi và cô đọng phần chất cồn bốc hơi. Sau đó người ta
đưa chất lỏng vào thùng gỗ sồi để ủ (đối với Whisky hoặc Cognac) hay đóng chai luôn (đối với Vodka, Gin,…). Do đó khi đề cập đến Rượu Mạnh nói chung không
có một nguyên liệu đầu vào đặc trưng như đối với Rượu Vang (sản xuất bởi Nho).
Những dòng sản phẩm chính trên thế giới hiện nay là:

• Brandy: Chỉ chung các loại Rượu Mạnh chưng cất từ Rượu Vang (Nho) hay từ trái cây đã lên men. Thường thì Brandy phải qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ
cồn 70–80% rồi mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình oxy hóa, sau đó pha thêm nước cất để đạt được độ cồn khoảng 40%. Cũng có khi
Brandy được pha thêm caramen (đường ngào) để có màu đẹp. Brandy có hai dòng chính là Cognac và Armagnac. Các nhãn hiệu nổi tiếng của dòng Rượu
Brandy: Hennessy, Remy Martin, Martel, Otard, Courvoisier, Camus, Hines.
• Whiskey: Whisky là sản phẩm chưng cất từ những hạt lúa đại mạch, lúa mạch đen bắp và các loại ngũ cốc có hạt nhỏ khác. Trước năm 1820, tất cả các loại
whisky đều được làm ra từ mạch nha của lúa đại mạch (nên còn có tên là Whisky đại mạch). Việc chưng cất loại whisky từ lúa đại mạch pha trộn với bắp xuất
hiện vào năm 1830, sau khi bằng sáng chế được cung cấp. Từ đó người ta mới phát hiện ra rằng Whisky pha trộn có mùi êm dịu hơn. Nhưng whisky tuyệt đối
không sử dụng nguyên liệu khoai tây, trái cây hay bất cứ loại thực phẩm nào khác, ngoài những thứ đã kể trên. Có 4 nhà sản xuất trên thế giới nổi tiếng nhất
hiện nay):
- Scotch Whisky, Malt whisky: đi từ hạt lúa mạch được sơ chế thành hạt mạch nha; Blend whisky: được pha từ nhiều loại ngũ cốc (đa dạng sản phẩm); Những sản
phẩm trên chủ yếu được chưng cất bằng nồi 2 lần.
- Canadian Whisky: Thời gian ủ ít nhất là 3 năm và được chưng cất bằng cột với các thành phần chính: Rye (Lúa mạch đen), Lúa mạch (barley), Lúa mì (wheat),
Ngô.
- American Whisky: Sản phẩm cũng khá đa dạng trong cách kết hợp các nguyên liệu chính từ ngũ cốc với những nồng độ khác nhau và đặc biệt chưng cất bằng
cột. Ví dụ: American Bourbon whisky với 51% ngô + 49% ngũ cốc khác; Rye whisky với 51% rye + 49% ngũ cốc khác.
- Irish Whisky: Thời gian ủ ít nhất 5 năm, và cũng từ những nguyên liệu chủ yếu từ ngũ cốc và lúa mạch nhưng đặc biệt là không có mùi khói, chưng cất 3 lần
bằng nồi.
• Vodka là loại Rượu Mạnh không màu làm từ bất cứ chất liệu nào. Lúc mới chưng cất Vodka đạt đến 95 độ cồn, sau giảm dần còn 40–50 độ. Vodka không nhất
thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần xử lý nhằm loại bỏ hương vị và màu sắc để trở thành trong suốt, không mùi (chủ yếu sử dụng than hoạt tính để khử chất
độc). Đây là loại rượu dễ bay hơi có thể pha chế với nhiều loại trái cây và các hỗn hợp Đồ uống khác. Có hai loại Vodka: Clear Vodka (sản xuất theo kiểu thông
thường không màu); Flavour Vodka (sử dụng hương vị, nguyên liệu làm thơm Vodka).
• Gin là loại Rượu được chưng cất từ các loại hạt (bắp, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen) trộn với hương liệu thảo mộc như hạnh nhân, quế, hạt côca, gừng, vỏ
chanh, cam,… Về mặt kỹ thuật, Gin có thể được coi là các loại Rượu mùi nếu được cho thêm đường. Độ cồn trong Rượu Gin thường là 34–47%.

39
2. Thị trường thế giới

2.2. Rượu

• Rhum: Rhum được chưng cất từ nước cốt mía hay sản phẩm của cây mía (xirô mía, mật mía), đến khoảng dưới 95 độ cồn và thường được đóng chai ở độ cồn
thấp hơn nhiều. Rhum còn giữ lại phần lớn mùi vị tự nhiên của sản phẩm gốc (mía). Có 3 loại chính: Rhum trắng, nhẹ mùi, chưng cất bằng cột; Rhum vàng, mùi
trung bình, chưng cất bằng nồi, ủ trong thùng gỗ sồi hơn 1 năm; Rhum nâu, đậm mùi, chưng cất bằng nồi. Rhum chủ yếu dùng pha chế Cocktail nhưng cũng
có thể uống trực tiếp hay pha với nước cốt trái cây.

• Tequila là loại Rượu Mạnh có độ cồn trung bình 40, được chưng cất từ 1 loại cây có gai thuộc họ xương rồng—tên là Blue Agave. Loại cây này mọc ở nhiều
nơi, nhưng cây mọc ở thành phố Tequila (thuộc bang Jalisco của Mexico) cho chất lượng tốt nhất. Chính vì thế mà họ Rượu này được gọi tên Tequila và có đặc
tính nóng, gây cảm giác hưng phấn tinh thần cho người uống, đặc biệt là giới trẻ.
Tiêu thụ rượu mạnh, 2017-2023f Các quốc gia nhập khẩu Rượu Mạnh nhiều nhất 2018
Tỷ lít %
300.0 3.0
2.6
2.5
250.0 2.3 2.5
2.2
2.0 Mỹ
1.9
200.0 1.8 2.0 26%

150.0 1.5
Khác
46% Đức
100.0 1.0
5%
50.0 0.5 Singapore
5%
0.0 0.0 Trung Quốc
2017 2018 2019f 2020f 2021f 2022f 2023f 4%
Tây Ban Nha Pháp
Anh Việt Nam4%
Tổng lượng tiêu thụ Bia Rượu Rượu mạnh Tăng trưởng tiêu thụ yoy 3%
3% 4%
Nguồn: VIRAC, UNcomtrade
Nguồn: VIRAC, Uncomtrade, Trademap

Nhu cầu tiêu thụ Rượu Mạnh ngày càng tăng trên thế giới với giá trị xuất khẩu cũng trong xu hướng tăng nhẹ.

Năm 2018, sản lượng tiêu thụ rượu mạnh Rượu Mạnh ước tính đạt 1.9 tỷ lít, tăng 0.1 tỷ lít so với năm 2017, chủ yếu đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương kế
đến là Châu Mỹ và Châu Âu.

Năm 2018 quốc gia nhập khẩu Rượu mạnh nhiều nhất là Mỹ chiếm 26%. Các quốc gia khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, và thị trường không tập trung: Đức 5%,
Singapore 5%, Trung Quốc 4%, Pháp 4%, Việt nam 4%, Anh 3%, Tây Ban Nha 3%.

40
2. Thị trường thế giới

2.2. Rượu

Những loại rượu thịnh hành nhất trên thế giới 2016 Những thương hiệu rượu nổi tiếng nhất trên thế giới 2016

Tổng điểm Số thương


Xếp Thay Tổng Xếp Điểm
Loại rượu thương hiệu thuộc Loại rượu Thay đổi
hạng đổi điểm hạng thương hiệu
hiệu top 10

1 - Whisky 366.90% 1567.80% 27 1 Johnnie Walker 84% -1%

2 - Vodka 207.00% 710.60% 13 2 Jack Daniel’s 81% 4%

3 - Rum 121.60% 310.30% 5 3 Bacardi 80% 1%

4 - Rượu mùi 108.90% 784.90% 14 4 Hennessy 78% 8%


Rượu Vang không
5 - bọt có nồng độ cồn 101.00% 781.90% 14 5 Smirnoff Vodka 76% -2%
thấp
6 Moet et chandon 74% 5%
6 - Brandy 76.70% 385.20% 7
7 Captain Morgan 74% 2%
7 1 Vang nổ 45.00% 499.70% 8
8 Absolut 72% 8%
8 -1 Rượu Khai vị 42.60% 165.90% 3
9 Dom Pérignon 71% 1%
9 - Gin 40.40% 295.80% 5

10 - Tequila 35.90% 229.60% 4 9 Jameson 71% 6%

Nguồn: VIRAC, drinkspowerbrands.com Nguồn: VIRAC, drinkspowerbrands.com

Theo báo cáo của The World’s Most Powerful Spirits & Wine Brands năm 2016 của trang www.drinkspowerbrands.com, năm 2015 là một năm ít thành công đối với
những thương hiệu Rượu nổi tiếng nhất thế giới như Johnnie Walker, Smirnoff và Bacardi khi chứng kiến sản lượng tiêu thụ sụt giảm. Tuy nhiên, theo các chuyên
gia trong ngành, những thương hiệu lớn kể trên hoàn toàn có đủ khả năng phục hồi thị phần và sức tiêu thụ do hệ thống bán lẻ phủ rộng toàn cầu và khả năng
ứng phó nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường.

Whisky vẫn là loại Rượu thống trị toàn thị trường với tổng điểm thương hiệu là 1,567.8% và 27 thương hiệu Rượu đứng trong top 10. Tuy nhiên kinh tế Trung
Quốc suy thoái đã tác động rất tiêu cực tới sự phát triển của các thương hiệu Scotch, Cognac như Johnnie Walker, Chivas Regal và Rémy Martin.

41
2. Thị trường thế giới

2.3. Nước giải khát

Nước Giải Khát (Đồ uống không cồn)


Giá trị và sản lượng xuất khẩu nước giải khát giai đoạn 2010-2017e
Khi nói đến thị trường Đồ uống không cồn, hay tại Việt Nam vẫn thường gọi là Triệu USD
Nghìn tấn
Nước Giải Khát, thế giới phân thành 2 loại Đồ uống là: soft drinks - thức uống 1200 45.47 46.8 50
có ga, hoặc không có ga và có mùi vị hoặc không có mùi vị; và hot drinks—đồ 45
1000
uống nóng. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ của Đồ uống soft drinks chiếm 92.1% 40
30.67 29.98 35
sản lượng tiêu thụ Đồ uống không cồn, do đó khi đề cập đến Nước Giải Khát 800 27.51 26.74 30
(hoặc Đồ uống không cồn) báo cáo chỉ tập trung phân tích các sản phẩm của 600
22.67
20.41 25
thức uống có ga, hoặc không có ga và có mùi vị hoặc không có mùi vị (soft 20
400
drinks). 15

1,047.0
10

868.99

760.27

871.87

939.13

832.93

1,017
200

803.1
Thị trường Nước Giải Khát vẫn trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, ước 5
tính tốc độ tăng trưởng kép bình quân tiêu thụ nước giải khát đạt 3.3%. 0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017e
Năm 2017, lượng nước giải khát tiêu thụ qua kênh off-trade toàn cầu đạt
600 tỷ lít. Ước tính doanh thu nước giải khát năm 2017 đạt hơn 805 tỷ Sản lượng Giá trị

USD. Nguồn: VIRAC, Uncomtrade

Giá trị xuất khẩu Nước Giải Khát giảm đều qua các năm, sản lượng có sự Sản lượng tiêu thụ nước giải khát tiêu thụ qua kênh off-trade toàn
biến thiên nhẹ trong giai đoạn 2010 – 2015, tuy nhiên tăng mạnh trong cầu, 2012 - 2017
năm 2016-2017. Tỷ lít

Chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong ngành Nước Giải Khát là Đồ uống có
ga và nước khoáng (bao gồm cả nước tinh khiết). Sự biến thiên về sản lượng 600
xuất khẩu chủ yếu do sự biến động thất thường trong sản lượng xuất khẩu Đồ 583
567
uống có ga. Nguyên nhân chính là do sự mở rộng thị trường của Coca-Cola,
549
Pepsi tới các thị trường Châu Á, trong khi nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường
531
Châu Âu và Châu Mỹ đang giảm mạnh vì nước có ga không tốt cho sức khỏe.
510

2012 2013 2014 2015 2016 2017


Nguồn: VIRAC, Euromonitor

42
2. Thị trường thế giới

2.3. Nước giải khát

Nước đóng chai được tiêu thụ nhiều nhất thế giới, chiếm 52% sản lượng Cơ cấu tiêu thụ nước giải khát theo sản lượng, 2017
nước giải khát tiêu thụ toàn cầu năm 2017.
3%1%
Nước có ga và nước ép hoa quả đứng các vị trí tiếp theo với thị phần lần lượt 6%
Nước đóng chai
là 27% và 10%. 10%
Nước có ga
Có sự chuyển dịch trong cơ cấu tiêu thụ, khi thị phần của các loại nước có ga Nước ép hoa quả
có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2012, thị phần của nước có ga đạt 52% Trà uống liền
32%), các loại nước có lợi cho sức khỏe được tiêu thụ nhiều hơn: (nước đóng Nước tăng lực
27%
chai và nước ép hoa quả). Tuy nhiên về doanh thu, nước có ga vẫn đang dẫn Khác

đầu, chiếm 36.8%, nước đóng chai chiếm 26.1%.

Nguồn: VIRAC, Euromonitor


10 thương hiệu Nước Giải Khát có giá trị lớn nhất trên thế giới 2017–2018

Thứ hạng Giá trị thương hiệu (triệu USD) Thay đổi Xếp hạng
Logo Thương hiệu Công ty
2017 2018 2017 2018 17/18 (%) thương hiệu

1 1 Coca-Cola Coca-Cola 31,885 30,378 -5% AAA

2 2 Pepsi Pepsico 18,279 20,035 +8% AAA

3 3 Red Bull Red Bull GmbH 6,783 7,641 +13% AAA

4 4 Nescafe Nestlé S.A 5,364 5,316 -1% AAA-

5 5 Gatorade Pepsico 4,070 4,922 -7% AAA-

6 6 Sprite Coca-cola 4,372 4,372 +8% AA+

9 7 Monster Monster Beverage 2,790 3,669 +31% AA

7 8 Mountaindew Pepsico 2,994 3,337 +11% AA+

11 9 Dr Pepper Dr Pepper snaple group 2,929 3,328 +30% AAA-

13 10 Tropicana Pepsico 2,339 2,603 9% AAA-


Nguồn: brandfinance

43
2. Thị trường thế giới

2.3. Nước giải khát

Công ty Coca-Cola và Pepsico vẫn duy trì vị trí đứng đầu ngành công nghiệp Nước Giải Khát, đóng góp 8/10 thương hiệu có giá trị lớn nhất trên toàn
cầu. Với giá trị thương hiệu ước đạt 30.37 tỷ USD, mặc dù giảm 5% so với năm 2017, Coca-Cola vẫn là thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu, dẫn trước
Pepsico 10 tỷ USD.

Mặc dù vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực nhưng giá trị thương hiệu ngày nay của Coca-Cola và Pepsico giảm đáng kể so với giá trị thương hiệu năm 2007 do
có nhiều nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng Đồ uống có ga gây hại cho sức khỏe và xu hướng tiêu dùng những Đồ uống tốt cho sức khỏe tăng cao. Pepsico đã thích
ứng với trào lưu này tốt hơn Coca-Cola với thương hiệu Tropicana - nhãn hiệu chuyên về sản phẩm nước ép trái cây truyền thống và pha trộn - đứng thứ 8 với giá
trị thương hiệu 2.34 tỷ USD, tăng 1%. Hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, marketing của Pepsi đối Mountain Dew ngoài Pepsi tương đối cao khi Mountain Dew
tăng 8% giá trị thương hiệu, đạt 2.99 tỷ USD. Tuy nhiên vẫn có thương hiệu không hiệu quả như Gatorade giảm 7% xuống 4.07 tỷ USD.

Một thương hiệu đáng chú ý khác là Nước tăng lực Red Bull đứng thứ 3 toàn cầu với 7.641 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu ấn tượng nhất với
13%. Với chiến dịch Marketing độc đáo và chỉ tập trung vào lĩnh vực thể thao, năm 2014 Red Bull chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường Đồ uống tăng lực trên
thế giới, với khoảng 43% (theo VBA International, 2014), bán được 5.61 tỷ lon.
Năm 2016, Công ty Coca-Cola và Pepsico chiếm thị phần lớn nhất trong dòng sản phẩm nước ngọt có ga, kế đến là nước tăng lực.

Duy trì thương hiệu hơn một trăm năm, Coca-Cola và Pepsi có thế mạnh về sản xuất nước ngọt có ga với thị phần lần lượt là 46.8% và 20.5%. Kế đến là thị trường
nước tăng lực và nước thể thao, Pepsi dẫn đầu với thị phần 29.3%, Coca-Cola đứng vị trí thứ 2 với 17.4% và Red Bull chiếm 6.7%. 2 thị trường còn lại là Nước ép
hoa quả và Nước đóng chai không phải thế mạnh của Coca-Cola và Pepsi. Tuy nhiên, để đáp ứng xu thế tiêu dùng của thế giới, Coca-Cola và Pepsi cũng phát triển
một số dòng sản phẩm và đóng góp thị phần khá khiêm tốn tương ứng 13.1% và 6.4% trong thị trường nước ép hoa quả.
Nước ngọt có ga Nước tăng lực và Nước thể thao Nước ép hoa quả Nước đóng chai
Nestle SA
Coca-Cola 7.40%
Coca-Cola 7.40%
Coca-Cola 13.10%
Khác 17.40% Pepsi
30.90% 6.40% Danone
Khác
46.60% 10.10%
Coca-Cola
46.80%
Pepsi
29.30% Khác Khác
80.50% 75.10%
Pepsi
Red Bull
20.50%
6.70%

Nguồn: VIRAC, Bloomberg Intelligent, VBA

44
Nội dung

3. THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM


2. Tổng quan ngành

2.1 Thị trường thế giới

2.2 Thị trường Việt Nam

2.3 Rủi ro ngành

2.4 Quy hoạch phát triển ngành

2.5 Triển vọng và dự báo

45
3. Thị trường Việt Nam

Ngành Đồ uống có quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng cao, giàu tiềm năng phát triển. Sản xuất đang dần đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và tăng xuất khẩu
góp phần giảm nhập siêu.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ Đồ uống trong nước, 2010-6T/2019 Tình hình xuất nhập khẩu Đồ uống trong nước, 2010-6T/2019
Tỷ lít Nghìn tỷ đồng Triệu lít

18.00 100.00
16.00 90.00
14.00 80.00
12.00 70.00
60.00
10.00
50.00
8.00
40.00
6.00 30.00
4.00 20.00

13.62
10.19
10.08

11.62
11.87

14.78
14.04

15.38
15.37

13.86
13.75

13.73
6.74

7.56
6.93

7.83

8.77
8.74

9.09
9.03
2.00 10.00

569.9

98.22
173.3

115.4
183.1

142.9
302.8

153.4
415.5

165.9
523.8

181.5
584.4

189.2

205.9
603.1

135.1
95.0
0.00 0.00

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019

Xuất khẩu Nhập khẩu


Sản xuất Tiêu thụ Doanh thu
Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, UN Comtrade

Sản lượng sản xuất và tiêu thụ ngành đồ uống trong năm 6 tháng đầu năm 2018, đều tăng khoảng 8.7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản xuất
đạt 9.09 tỷ lít, tiêu thụ đạt 9.03 tỷ lít. Tuy nhiên doanh thu của ngành tăng 4.07% so với cùng kỳ. Kể từ đầu năm thuế tiêu thụ đặc biệt trên đồ uống có cồn
tiếp tục tăng, các doanh nghiệp tăng giá sản phẩm khiến doanh thu của ngành tăng mạnh.

Năm 2017, các dòng thuế VAT và TTĐB cho rượu đang ở mức 10% và 60% tức là người tiêu dùng phải chịu 43.5% thuế/1 chai bia. Trong năm 2018, thuế TTĐB tăng
lên 65% với các mặt hàng bia rượu. Tiêu thụ một chai bia người tiêu dùng phải trả 10% thuế VAT và 65% thuế TTĐB: tính riêng thuế đã chiếm 45.9% giá bán sản
phẩm. Chính vì mức thuế tăng lên, giá bán các sản phẩm đều tăng dần lên không tránh khỏi. Ước tính giá bia tăng thêm khoảng 7% so với các năm trước.

Về xuất nhập khẩu, sản lượng vẫn tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Trong thời gian tới, những
điều kiện thuận lợi về thuế quan khi Việt Nam gia nhập các FTAs và chính sách hỗ trợ xuất khẩu, tăng cường liên kết hợp tác của chính phủ cũng như các cơ quan
ban ngành liên quan sẽ giúp ngành Đồ uống nội địa phát triển mạnh hơn và tăng cường xuất khẩu.

46
3. Thị trường Việt Nam

3.1. Bia – Chuỗi giá trị

Nông nghiệp Mạch nha Nông nghiệp – Mạch nha: Canh tác nông nghiệp thu hoạch ngũ cốc.
Hạt ngũ cốc được ngâm trong nước ấm một thời gian với nhiệt độ nhất
Nấu Bia: Nước được lọc qua khối hạt ngâm ủ để hòa định để kích thích nảy mầm nhằm chiết ra mạch nha.
tan đường tạo ra chất lỏng sẫm màu – hèm Bia. Chất
lỏng sẽ tách đường ra khỏi lúa mạch và được chảy
xuống máng ở phía dưới của bình chứa. Hèm Bia luộc sôi
cùng với các thành phần khác còn lại (ngoại trừ men Nấu Bia Đóng gói
Bia), để loại bỏ bớt nước thừa và giết chết các loại vi
khuẩn.

Hoa Bia (nguyên hay viên nhỏ) được thêm vào (hoặc sử dụng các chất chiết ra từ Hoa Bia) để thêm mùi vị cho Bia. Sau đó, hỗn hợp được chuyển sang một
bình lớn hơn bằng thép không gỉ để lên men.

Đóng gói: Quá trình đóng gói được thực hiện bằng dây chuyền tự động với độ chính xác cao. Các vỏ chai sau khi được rửa sạch sẽ được máy rót Bia vào rồi
dập nắp chai. Sau đó, những chai bán thành phẩm sẽ được đem đi dán nhãn thương hiệu của nhà sản xuất. Trên dây chuyền sản xuất này có lắp các cảm
biến có thể kiểm tra xem nắp đã được đóng và nhãn đã được dán hay chưa. Nếu công việc này chưa được thực hiện thì chai đó sẽ được loại bỏ trước khi
đóng thùng. Từng chai sẽ được vận chuyển xuống băng tải và thả xuống từng chiếc thùng.

Đại lý – Người tiêu dùng: Những thùng Bia từ nhà máy được vận chuyển
Đại lý Người tiêu dùng
đến các đại lý. Các đại lý cấp 1 nhận Bia sẽ phân chia về các đại lý cấp 2. Từ
các đại lý cấp 2 sẽ phân phối đến các đại lý cấp thấp hơn phân phối Bia đến
các kênh bán lẻ.
Nguồn: VIRAC tổng hợp

47
3. Thị trường Việt Nam

3.1. Bia - Nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu vào của ngành Bia phụ thuộc vào nhập khẩu, chủ yếu là Mạch nha

Tình hình nhập khẩu Mạch nha và Hoa Bia 2010-2017


Sản lượng nhập khẩu Hoa Bia và Mạch
nha luôn tăng mạnh do nhu cầu sản xuất 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017e
và tiêu thụ Bia luôn ở mức cao. Trong đó
Mạch nha chiếm cơ cấu lớn nhất, luôn ở Tổng sản lượng
274,424 321,254 353,125 383,207 391,552 452,717 452,717
mức trên 99% do đây là nguồn nguyên (nghìn kg)
liệu chính để sản xuất Bia.
Cơ cấu Mạch nha
99.83% 99.81% 99.70% 99.79% 99.78% 99.86% 99.86%
(%)

Cơ cấu Hoa Bia


0.17% 0.19% 0.30% 0.21% 0.22% 0.14% 0.14%
(%)
Nguồn cung cấp Mạch nha cho các
doanh nghiệp sản xuất Bia trong nước Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics

hiện nay chủ yếu được nhập từ


Australia chiếm 34% tổng lượng Mạch Sản lượng mạch nha xuất khẩu vào Việt Nam, Các khu vực xuất khẩu Mạch nha chính cho
nha xuất khẩu vào Việt Nam, kế đến là 2011-2017 Việt Nam, 2017e
Pháp (18%), Trung Quốc (12%), Bỉ
(11%) và Đức (11%).
14%
Mạch nha từ Pháp, Đức, Bỉ rất được ưa Australia
chuộng, thường được thu hoạch vào 34%
Pháp
11%
khoảng tháng 7, tháng 8 (mùa Thu) trong Trung Quốc
khi lúa mạch thu hoạch vào mùa Xuân sẽ Bỉ
11%
đảm bảo hương vị trọn vẹn và đầy đủ 390,691 Đức
273,957

320,644

352,066

382,402

452,083

452,083
nhất cho Bia. Mạch nha từ Trung Quốc Khác
12% 18%
chiếm cơ cấu nhập khẩu lớn do giá nhập
khẩu Mạch nha rẻ hơn so với các nước 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
khác.

Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics

48
3. Thị trường Việt Nam

3.1. Bia - Nguyên liệu đầu vào

Hoa Bia chỉ cần một số lượng nhỏ Nhập khẩu Hoa Bia vào Việt Nam, 2010 -2017e Cơ cấu nguồn cung Hoa Bia cho Việt Nam 2017
trong sản xuất và quyết định đến vị Nghìn kg
đắng, hương vị, chất lượng bọt của 1,059 1.2% 0.7%
Bia. Đức là nơi có diện tích trồng Hoa
861 7.5%
Bia lớn nhất so với tất cả quốc gia khác 805 Đức

trên thế giới (chiếm hơn 1/3 sản lượng 634 634 Slovenia
610
sản xuất Hoa Bia). Chỉ có Hoa Bia tại 24.4%
467 Séc
một số quốc gia có nền văn hóa bia
Mỹ
lâu đời và ngành công nghiệp sản xuất 66.2%
bia tiên tiến như Đức, Mỹ, Trung Quốc Australia

hay Cộng hòa Séc,… mới có thể tạo ra


vị đắng hài hòa, hương thơm đặc
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
trưng và những mảng bọt dâng cao tự
Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics
nhiên. Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics

Trong giai đoạn 2010 – 2012, nhập khẩu Hoa Bia vào Việt Nam sụt giảm mạnh. Trong đó, năm 2011, nhập khẩu chỉ đạt hơn 467 nghìn kg, giảm gần 60% từ
1,033 nghìn kg vào năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, hạn hán kéo dài tại Châu Âu và Nam Mỹ đã dẫn đến hao hụt về nguồn cung. Một nguyên
nhân khác là kinh tế Việt Nam thời kì này trải qua khó khăn, thu nhập của người dân sụt giảm đã dẫn tới tiêu dùng cho các nhu cầu ăn uống, giải trí cũng vì thế
bị hạn chế, điều này ngay lập tức tác động đến ngành sản xuất bia. Nhiều nhà máy phải điều chỉnh mục tiêu sản xuất, kinh doanh so với thời kì tăng trưởng
nóng trước đó. Sau 2 năm khó khăn kể từ năm 2013, thu nhập của người dân tăng và kinh tế phục hồi là những tín hiệu giúp các nhà sản xuất bia tại Việt Nam
tăng cường nhập khẩu Hoa Bia phục vụ cho sản xuất tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Hiện tại nhu cầu nhập khẩu hoa bia đang chững lại trong 2 năm
2016, 2017, sản lượng nhập khẩu chỉ đạt 634 nghìn tấn.

Châu Âu là nơi có vùng nguyên liệu Hoa Bia thuộc loại tốt và chất lượng nhất thế giới. Chính vì thế Việt Nam luôn chọn các nước thuộc khu vực này làm nơi để
tuyển chọn và đưa về những thành phần nguyên liệu để sản xuất bia tốt nhất. Với lợi thế và uy tín là một thị trường có văn hóa Bia lâu đời, công nghệ sản xuất
bia tiên tiến hàng đầu thế giới, cộng với một nguồn nguyên liệu dồi dào chất lượng cao, Đức luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các nhà nhập khẩu nguyên liệu
sản xuất bia tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Năm 2017, nhập khẩu Hoa Bia từ Đức chiếm hơn 66.2%, tiếp theo đó là Slovenia với gần
24.4% theo sau là Séc với 7.5%. Ngoài ra Hoa Bia cũng được nhập khẩu với số lượng nhỏ từ Mỹ và một số quốc gia khác do giá thành rẻ và nguồn
cung tương đối ổn định.

49
3. Thị trường Việt Nam

3.1. Bia – Sản xuất – Tiêu thụ

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngành Bia nội địa 2010 – 6T/2019 Cơ cấu doanh thu tiêu thụ ngành Bia, 6T/2019
Tỷ lít Tỷ đồng 0.1%
5.00 65.05 70.00
60.66
4.50 56.25 2.9%
60.00
4.00 33.9%
Bia đóng lon
3.50 43.66 50.00
39.34 39.75 Bia đóng chai
3.00 40.00
30.52 32.27 Bia hơi
2.50
25.32 30.00
2.00 21.44 Bia tươi
63.1%
1.50 20.00
1.00
10.00
2.61

3.66

4.02
2.62

2.21
2.53

3.06
3.05

2.99
2.96

3.63

4.05
4.01

4.30
4.30

4.06

4.63
4.58

2.78
2.76
0.50
- -
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019

Sản xuất Tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ


Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, GSO

Việt Nam luôn nằm trong những thị trường bia lớn nhất thế giới. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2019 tổng sản lượng sản xuất bia đạt 2.78 tỷ lít (tăng 29.6% so với
cùng kỳ năm 2018); tiêu thụ đạt 2.76 tỷ lít (tăng 29.1% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu tiêu thụ bia đạt hơn 39.75 tỷ đồng (tăng 29.4% so với cùng kỳ năm
trước).

Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của tiêu thụ bia tại Việt Nam giai đoạn 2010-2018 đạt 8%; mức tăng trưởng rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thực tế cho thấy trong giai đoạn 2007-2017, quy mô thị trường Việt Nam tăng 15 bậc từ vị trí 25 lên thứ 10 thế giới.

Các yếu tố đóng góp vào phát triển ngành bia:

• Dân số trẻ: Đây là đối tượng tiêu thụ bia chính tại Việt Nam. Theo khảo sát của Euromonitors, bia được ưa thích hơn rượu với nhóm người trưởng thành trẻ tuổi
do bia ít có hại với sức khỏe hơn rượu.

• Giá thành hợp lý so với mức tiêu thụ của người dân.

• Các doanh nghiệp đẩy mạnh các chương trình quảng cáo, khuyến mại.

6 tháng đầu năm 2019, tiêu thụ bia đóng lon chiếm 63.1% tổng tiêu thụ bia tại Việt Nam, tiếp theo là bia đóng chai 33.9%; bia hơi 2.9% và chiếm thị phần khiêm
tốn là bia tươi 0.1%.

50
3. Thị trường Việt Nam

3.1. Bia – Sản xuất – Tiêu thụ

Thị trường Bia có mức độ tập trung rõ rệt với hơn 90% giá trị thị trường nội địa thuộc về các tổng công ty, tập đoàn lớn như: Habeco, Sabeco, Heineken,
Tiger, Carlsberg.

Tính đến nay, cả nước có khoảng 129 cơ sở sản xuất bia; trong 63 tỉnh thành phố trên cả nước hiện nay chỉ có 20 tỉnh là không có cơ sở sản xuất bia. Sản lượng của
các cơ sở sản xuất tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như TPHCM 34.69%; Hà Nội 12.64%; Thừa Thiên - Huế 6.8%... Nhiều nhà máy Bia có công suất 200 đến 400
triệu lít/năm với thiết bị hiện đại, tự động hóa cao, sản phẩm có chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, như: Bia Sài Gòn - Củ Chi, Bia Hà Nội- Mê Linh,
Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam – TP.Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Nhà máy Bia châu Á-Thái Bình Dương – Hà Nội, cùng một số nhà máy công suất trên 50
triệu lít/năm được xây dựng ở Phú Thọ, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Kiên Giang, Hải Phòng, Thái Bình….

Nhờ vào sức tiêu thụ bia đang tăng trưởng mạnh ở Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài liên tục đầu tư mở rộng sản xuất. Cả Heineken và Carlsberg
đều coi Việt Nam là thị trường trọng điểm cho kế hoạch mở rộng kinh doanh của mình. Carlsberg tung ra nhãn hiệu Tuborg, phổ biến ở châu Âu và dự định chi
hàng triệu USD phát triển nhãn hiệu này. Sapporo Holdings nâng công suất của nhà máy bia tại tỉnh Long An từ 40 triệu lít lên 100 triệu lít/năm, đẩy mạnh doanh
số bán hàng, mở rộng mạng lưới phân phối trên cả nước. Saporo thể hiện rõ kế hoạch mở rộng thị phần tại Việt Nam khi tháng 7/2016, Sapporo Holdings ra mắt
nhãn hiệu bia nhắm tới phân khúc thấp của thị trường bia với giá thành tầm trung. Không nằm ngoài xu thế, AB InBev (Bỉ) cũng nâng công suất nhà máy bia
Budweidser lên 100 triệu lít/năm tại Việt Nam cho thấy sức nóng của thị trường nội địa.

Thị phần tiêu thụ nội địa của các doanh nghiệp 2017 Top thương hiệu Bia tại Việt Nam, 2017

Khác 9.20% Khác 18.7400%

San Miguel Việt Nam 0.90% Halida 2.10%

Larue 2.80%
Bia Thanh Hóa 1.20%
Heineken 4.70%
Saporp Việt Nam 1.40%
Huda 4.70%
Carlsberg trading Việt Nam 3.10%
Sài Gòn lager 10.30%
HBL 4.70%
Tiger 12.60%
Habeco 15.50%
Bia Hà Nội 13.50%
VBL 21.80%
333' export 14.40%
Sabeco 42.20%
Sài Gòn Export 16.16%
Nguồn: VIRAC, Euromonitor Nguồn: VIRAC, Euromonitor

51
3. Thị trường Việt Nam

3.1. Bia – Hàng tồn kho

Sản lượng tồn kho ngành Bia 2011 – 6T/2019 Cơ cấu hàng tồn kho ngành bia, 6T/2019
Tỷ lít
0.2%
0.28

0.23 1.4%

Bia đóng lon

0.17 48.7% Bia đóng chai


Bia hơi
0.13 0.13 49.7%
Bia tươi
0.09
0.06
0.03 0.03

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019

Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, GSO

6 tháng đầu năm 2019, tồn kho bia khoảng 0.28 tỷ lít, tăng 21.6% so với cuối năm 2018. Nguyên nhân chính là do:

• Thông thường quý đầu tiên được xem là mùa tiêu thụ cao điểm trong năm do có nhiều dịp lễ hội lớn, trước đó các nhà buôn thường tăng cường tích trữ phục
vụ cho mùa tiêu thụ này; tuy nhiên sức mua không đạt được kỳ vọng; tiêu thụ chậm;

• Giá bia tăng do ảnh hưởng từ luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng góp phần làm lượng bia tồn kho gia tăng.

• Bia nhập khẩu tràn vào Việt Nam với số lượng ngày càng lớn.

Lượng hàng tồn kho Bia đóng chai và bia đóng lon lần lượt là 49.7% và 48.7%;

Bia đóng lon và Bia đóng chai vốn được coi là mặt hàng cao cấp so với Bia hơi và có nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Kể từ năm 2011,
tốc độ tăng hàng tồn kho của Bia đóng chai cao hơn rất nhiều so với Bia đóng lon và doanh thu bia đóng chai giảm mạnh và thấp hơn Bia đóng lon cho thấy mặt
hàng Bia đóng chai đang dư cung cũng như sức tiêu thụ giảm.

52
3. Thị trường Việt Nam

3.1. Bia – Cạnh tranh trong ngành

Tên công ty Nhãn hiệu chính Thị phần năm 2017 Profile công ty

Sabeco 1. Saigon special 42.2% Thành lập năm 1875, Sabeco hiện nay là doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam
2. Saigon gold với 23 nhà máy cùng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Sabeco hiện
3. Saigon lager đang dẫn đầu ngành bia ở mảng phân khúc trung cấp với các thương hiệu:
4. Saigon export 333, Saigon Lager...
5. 333

VBL 1. Tiger 21.8% Thành lập vào năm 1991, là liên doanh giữa Tổng công ty Thương mại Sài Gòn
2. Heineken (SATRA) và công ty Heineken có trụ sở tại Singapore. VBL hiện sở hữu 5 nhà
3. Larue máy tại Việt Nam, trong đó 3 nhà máy tại miền Nam và 2 nhà máy tại miền
Trung, đây là 2 thị trường trọng điểm của công ty.

Habeco 1. Trúc Bạch 15.5% Thành lập vào năm 1890, Habeco hiện nay là doanh nghiệp bia lớn thứ hai
2. Hà nội beer miền Bắc và lớn thứ ba toàn Việt Nam. Hiện nay Habeco có 17 nhà máy sản
xuất và hệ thống phân phối lớn ở khu vực miền Bắc.

Carlsberg Việt Nam 1. Tuborg 7.6% Là công ty con của tập đoàn bia Carlsberg. Carlsberg hoạt động thông qua
2. Huda phân phối các sản phẩm mang thương hiệu Carlsberg và thâu tóm các thương
3. Halida hiệu bia địa phương như: Bia Huế (Huda), Halida.

Sapporo Việt Nam 1. Sapporp premium 1.4% Sapporo thâm nhập thị trường Việt Nam bằng cách liên doanh với công ty
2. Sapporo Blue carp thuốc lá Vinataba thuộc sở hữu nhà nước và khai trương nhà máy tháng
11/2011. Sapporo sau đó đã tăng cổ phần lên 100%. Nhà máy của Sapporo
được đặt tại Long An và có công suất 40 triệu lít/năm.

AB Inbev 1. Budweiser 0.4% Tháng 5/2015, AB InBev bắt đầu hoạt động với nhà máy đặt tại Bình Dương với
2. Beck’s công suất 100 triệu lít/năm. AB InBev có mặt tại Việt Nam thông qua việc mua
lại SAB Miller.

53
3. Thị trường Việt Nam

3.1. Bia – Xuất nhập khẩu

Nhập khẩu bia giai đoạn 2010 – 6T/2019 • So với lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam, nhập khẩu bia vào Việt Nam
Triệu lít Triệụ USD chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Doanh nghiệp bia trong nước và FDI chiếm lĩnh
50 60
thị trường trong nước, với ưu thế giá bia rẻ, hợp khẩu vị của đông đảo
54.10
45 bộ phận khách hàng.
50
40 • Hoạt động nhập khẩu bia vào Việt nam mới bắt đầu khởi sắc kể từ khi
38.68 38.03 38.16
35
34.29 34.64 40 Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất mặt hàng bia chai giảm từ 75%
30 31.60
28.94 xuống 45% có hiệu lực kể từ 1/1/2010; tạo tiền đề cho các mặt hàng bia
25 30
22.26 ngoại ồ ạt vào Việt Nam.
20 17.38
20 • Từ năm 2016 đến nay, nhu cầu nhập khẩu bia giảm xuống do thị trường
15
10
10
bia trong nước sôi động hơn, các nhà sản xuất chú trọng nhiều vào
17.34

30.42

25.51

29.12

27.69

45.38

31.90

31.07

33.70

18.53
5 khâu quảng cáo, đẩy mạnh tiêu thụ. Theo ước tính, 6 tháng đầu năm
0 0 2019, sản lượng bia nhập khẩu đạt 18.53 triệu lít trị giá 17.38 triệu
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019
USD ( tăng trưởng 8.9% so với cùng kỳ).
Sản lượng Giá trị

Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics, GDVC

Tỷ trọng nhập khẩu bia theo quốc gia tại Việt Nam, 6T/2019
6 tháng năm 2019, 3 nguồn cung ứng bia chính của Việt Nam là Hà Lan
(25%), Mexico (17%) và Bỉ (16%). Mexico và Hà Lan là 2 thị trường thống
trị bia thế giới với những công ty bia được ưa chuộng hàng đầu thế giới nói
Hà Lan
chung và Việt Nam nói riêng là: AB Inbev, Corona Extra thuộc Hà Lan và 19%
25%
Mexico. Mexico

Bỉ
Bỉ đứng thứ 3 trong top các quốc gia xuất khẩu Bia sang Việt Nam. Bia Bỉ 6%
Thái Lan
được người tiêu dùng Việt ưa chuộng bởi có xuất xứ từ châu Âu, nhiều
8% Séc
thương hiệu nổi tiếng. Các loại bia được nhập khẩu là các thương hiệu được 17%
Đức
yêu thích trên toàn thế giới như: Heineken và Amstel của Hà Lan; Becks, 10%
Khác
Bitburger và Oettinger của Đức; Singha và Chang của Thái Lan. 16%

Nguồn: VIRAC, GDVC

54
3. Thị trường Việt Nam

3.1. Bia – Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu bia Việt Nam 2010 – 6T/2019 • Bia Việt Nam đang từng bước xâm nhập vào thị trường thế giới,
Triệu lít Triệụ USD hoạt động xuất khẩu bia được đẩy mạnh trong thời gian qua, các
70 90 doanh nghiệp nội địa cũng như FDI đồng loạt mở rộng công suất máy.
62.43 63.79
59.79 81.55
56.35 79.23 80 • Dù vấp phải cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia trong khu vực, xuất
60 53.74 75.93
70.40 70 khẩu bia Việt Nam vẫn tăng trưởng đều trong các năm gần đây.
50 45.74 51.56
68.57 61.13 60
40 • 6 tháng năm 2019, sản lượng bia xuất khẩu tăng hơn năm trước
50
31.74
41.20
đạt 23.28 triệu lít trị giá 30.58 triệu USD. (Mức sản lượng xuất khẩu
30 40
23.28 sụt giảm khoảng 7% so với cùng kỳ, chủ yếu là do chất lượng bia của
30.5830
20 24.68 Việt Nam chưa được đánh giá cao, chưa tạo được thương hiệu trên thị
10.47 20
10 trường quốc tế).
8.93 10
0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019

Sản lượng Giá trị

Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics, GDVC

Guinea xích đạo là thị trường tiêu thụ bia Việt Nam lớn nhất. Trong khi Thị trường tiêu thụ Bia Việt Nam lớn nhất 6T/2019e
Mexico và Hà Lan là 2 quốc gia cung cấp Bia lớn nhất cho Việt Nam.

Hiện tại xuất khẩu bia Việt Nam sang Guinea xích đạo chiếm khoảng 20% tổng
lượng bia xuất khẩu 6 tháng năm 2019.
20% Guinea xích đạo
Theo sau là Nhật Bản, Singapore và Canada (tỉ trọng xuất khẩu lần lượt là 14%. 33% Nhật Bản
13% và 11%).
Singapore
14% Canada

Australia
9%
13% Khác
11%

Nguồn: VIRAC, GDVC

55
3. Thị trường Việt Nam

3.1. Bia – Xuất nhập khẩu

Tỷ trọng 10 công ty xuất khẩu khẩu Bia lớn nhất Việt Nam năm 6T/2019e Tỷ trọng 10 công ty nhập khẩu Bia Việt Nam lớn nhất năm 6T/2019e

CT TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn Ronald a.chisholm limited 20%
25%

CT TNHH SAPPORO Việt Nam Sleeman brewing company usa, inc 10%
22%

CT TNHH Sản xuất BIA SAB 15% Fujiura ltd. 8%

CTCP XNK Hàng hóa tổng hợp Hà Nội Teda international 7%


7%

CT TNHH Bia Carlsberg Việt Nam 7% Grocery holdings pty ltd (coles supermarkets) 5%

CTCP Bia Sài Gòn Quảng Ngãi San miguel brewing international ltd. 4%
6%

CT TNHH Bia SAN MIGUEL VIệT NAM Fujiura ltd 3%


4%

CT TNHH Bia ANHEUSER- BUSCH INBEV Việt… Premium beverages pty ltd 3%
2%

CT TNHH Nhà máy Bia Heineken Hà Nội Cape exim pte ltd- an octopus group company 3%
2%

CTCP Bia Sài Gòn - Hà Nội 2% Carlsberg singapore pte ltd 2%

Khác Khác 34%


10%

Nguồn: VIRAC, GDVC Nguồn: VIRAC, GDVC


Top công ty nhập khẩu bia lớn nhất Việt Nam, 6T/2019e Top các công ty xuất khẩu bia vào Việt Nam lớn nhất, 6T/2019e
CT TNHH TM ANHEUSER-BUSCH INBEV Việt… 20%
BUDWEISER HONG KONG HOLDING… 14%
CT TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam 16%
INTERBEV (SINGAPORE) LIMITED. 11%
CT TNHH MTV Masan Brewery Distribution 6%
LUBRITRADE TRADING PTE LTD 8%
CT TNHH MTV Cảng Icd Tây Nam 6%
REJO BEVERAGES PTE LTD/ NMC LOGISTICS… 6%
CT TNHH MTV Giang Bảo Long 5%
HITEJINRO CO.,LTD 6%
CT TNHH MALTHOP HOLDING VIệT NAM 4%
HEINEKEN BROUWERIJEN B.V. 5%
CT TNHH DJP VIệT NAM 4%
MINITO IMPORT & EXPORT HANDEL 4%
CTCP Kho vận Tân Cảng 3% FIRSTWISE INTERNATIONAL CO.,LTD 3%
CTCP Tập đoàn Phú Thái 3% SPRY (ASIA) PTE. LTD 3%
CT TNHH Thương Mại Thế Kỷ Vàng 3% HEINEKEN BROUWERIJEN B.V 3%
Khác 30% Khác 36%
Nguồn: VIRAC, GDVC Nguồn: VIRAC, GDVC

56
3. Thị trường Việt Nam

3.1. Bia – Hệ thống phân phối

Tỉ trọng tiêu thụ bia qua các kênh phân phối giai đoạn Hiện tại bia đang được phân phối ra hai kênh chính là:
2011 - 2016
• On-trade: người tiêu dùng sử dụng sản phẩm ngay tại điểm bán hàng là nhà hàng,
120%
khách sạn, quán bia...
100% • Off-trade: khách hàng mua sản phẩm từ siêu thị, tiệm tạp hóa... và tiêu thụ tại một địa
điểm khác.
80%

70% 70% 70%


Hiện tại tiêu dùng qua phương thức off-trade vẫn phổ biến hơn cả tại Việt Nam, chiếm
72% 72% 71%
60%
70% lượng bia tiêu thụ trong nước. Kể từ năm 2011 đến nay, cơ cấu thay đổi trong phân
40%
phối không có nhiều biến động dù các cơ sở ăn uống dịch vụ ngày càng phát triển. Tuy
nhiên tiêu thụ qua kênh on-trade được dự báo sẽ tăng trưởng vững chắc, dần chiếm được
20% thị trường trong tương lai.
28% 28% 29% 30% 30% 30%

0% Về kiểm soát giá, có hai cách để nhà sản xuất có thể kiểm soát được mức giá bán ra
2011 2012 2013 2014 2015 2016 của nhà phân phối: là ràng buộc bằng các hợp đồng pháp lý và ràng buộc thông qua các
off-trade on-trade
điều khoản không mang tính pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có nhà sản
xuất nào sử dụng được phương pháp kiểm soát hợp pháp thông qua các hợp đồng đối
Nguồn: VIRAC, Euromonitor
với các nhà phân phối và chỉ có thể kiểm soát giá bán bằng cách còn lại. Theo nhận định
của một chuyên gia trong ngành, tất cả các nhà phân phối bia trong nước đều có mức độ
Cơ cấu giá bia tới tay người tiêu dùng 2018 và chất lượng dịch vụ gần như nhau. Họ bắt buộc phải cạnh tranh bằng giá và từ đó giá
4.60% bán bia của các nhà phân phối sẽ tự động được điều chỉnh về cùng một mức giá chung.
Trong trường hợp thị trường không tự cân bằng, các nhà phân phối sẽ phải tác động bằng
một số cách như hạn chế phạm vi phân phối sản phẩm đối với từng đại lý (Heineken Việt
9.10%
Nhà sản xuất Nam) để giảm cạnh tranh giữa các địa lý phân phối hay đưa ra các chính sách thưởng cuối
9.70% tháng với điều kiện các đại lý phải bán đúng giá mà nhà sản xuất yêu cầu.
Thuế TTĐB
51% Xuống đến các kênh bán lẻ, cũng giống như các kênh phân phối, hiện chưa có nhà sản
Nhà bán lẻ
xuất bia nào tại Việt Nam sử dụng phương pháp kiểm soát giá thông qua các hợp đồng
25.50% VAT pháp lý. Giá bán bia tại kênh bán lẻ on-trade biến động phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ
và sự khác biệt của loại hình đó tại địa điểm on-trade cũng như mức độ phổ biến của kênh
Nhà phân phối
này. Ví dụ, giá bán bia tại các quán bia bình dân thường thấp hơn giá bia tại beer garden
hay các bar/pub do số lượng các quán bia nhiều hơn và chất lượng dịch vụ cũng như trải
Nguồn: VIRAC, Euromonitor nghiệm của khách hàng thấp hơn.

57
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Chuỗi giá trị

Đối với Rượu Vang


Nông nghiệp – Nho: Nguyên liệu đầu vào chính của Rượu Vang là Nho. Mỗi dòng Rượu Vang sẽ có thời điểm thích hợp để gặt hái nNho để đảm bảo mức phù
hợp về độ acid và lượng đường. Ví dụ thời điểm thích hợp để gặt hái Nho là vào tháng 8 đối với Vang nổ (Sparkling Wines) do độ acid đạt khoảng 1% và 19º
Brix (Brix là đơn vị đo lượng đường còn lại trên nho) và vào tháng 10 đối với Rượu đỏ khi Nho đạt 0.8% độ acid và 22º Brix.

Quy trình vắt nước Nho: Quy trình này được thực hiện qua hệ thống Vắt và Tước cuống cho ra nước chất
lượng 1. Để làm ra vang trắng thì nước chất lượng 1 này sẽ được đưa qua hệ thống ép và sau đó được đưa
Nông nghiệp Nho
vào bồn lên men. Để làm ra Rượu đỏ thì nước chất lượng 1 sẽ được đưa trực tiếp đến bồn lên men rồi sau
đó đưa qua hệ thống ép.

Vắt nước nho Lên men Ép, lọc, làm mịn Ủ Rượu Pha trộn Đóng gói

Quy trình lên men: Phần lớn hệ thống lên men Rượu trên thế giới đều sử dụng phương pháp truyền thống. Khi lên men với nhiệt độ (7
đến 12ºC) thì hương thơm của Nho được bảo quản tuyệt đối,với nhiệt độ (25 đến 35ºC) sẽ đạt được hương vị của hoa nhiều hơn là
hương vị của quả. Trong quá trình lên men để làm Rượu Vang trắng và Vang nổ thì nhiệt độ lý tưởng nhất là 10ºC và cho Vang đỏ là Đại lý
30ºC.

Quy trình ép, lọc và làm mịn: Để làm Rượu Vang trắng Nho sẽ được ép trước sau đó đưa lên hệ thống lên men,còn Rượu Vang đỏ thì
ngược lại, được đưa lên hệ thống lên men trước khi đưa vào hệ thống ép. Nước Nho khi chảy ra từ hệ thống Vắt và Tước cuống còn Người tiêu dùng
đục và có cặn cần phải đưa vào hệ thống lọc để đạt được màu tinh khiết. Rượu sau khi được lọc sẽ được chuyển qua bồn chứa sạch
khác và quy trình lọc sẽ được thực hiện vài ba lần trong 6 tháng cho đến 3 năm. Nguồn: VIRAC tổng hợp

Quy trình Ủ: Để Rượu đạt được sự hài hòa và ổn định của mùi vị và chất lượng thì Rượu phải được ủ nhằm làm cho khí ôxi tác động thật chậm. Rượu Vang ủ lạnh
sẽ phải ủ lâu hơn Rượu Vang ủ ấm. Rượu Vang ủ trong bồn thép lớn sẽ phải ủ lâu hơn Rượu Vang để trong các bồn hoặc trong các thùng bằng gỗ. Thông thường
Rượu Vang được ủ trong khoảng 3 đến 6 tháng hoặc 2 đến 3 năm.

Phương pháp pha trộn: Pha trộn là một nghệ thuật tâm đắc nhất của các nghệ nhân làm Rượu do việc này mang đến những sản phẩm có đặc thù riêng và chất
lượng rất ổn định. Các nghệ nhân có thể pha trộn theo nhiều phương thức như: Hai hoặc nhiều giống Nho chính trong cùng một nông trại Nho; Cùng một giống
Nho chính từ nhiều nông trại Nho khác nhau; Nho từ các năm gặt hái khác nhau,…

58
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Chuỗi giá trị

Quy trình đóng chai: Quy trình đóng chai không phức tạp nhưng đòi hỏi sự thận trọng để tránh sự ôxy hoá. Vệ sinh là yếu tố tất yếu để tránh nhiễm vi khuẩn
chua và mọi vi khuẩn khác có hại đến con người.

Đại lý – Người tiêu dùng: Những chai Rượu Vang từ nhà máy được vận chuyển đến các đại lý. Các đại lý cấp 1 nhận Rượu Vang sẽ phân chia về các đại lý cấp 2.
Từ các đại lý cấp 2 sẽ phân phối đến các đại lý cấp thấp hơn phân phối Rượu Vang đến các kênh bán lẻ.

Đối với Rượu Mạnh Rượu Mạnh nói chung được làm từ các loại hạt ngũ cốc (lúa mạch, lúa mì, bắp…), mật mía, nước trái cây, các
loại củ (khoai tây, sắn…). Nguyên liệu sau khi ủ và cho lên men sẽ được chưng cất để chiết xuất ra Rượu.
Nông nghiệp Nho, Ngũ cốc, Mía Khác với Rượu Vang, trong quá trình sản xuất Rượu Mạnh, người ta cần phải sử dụng các loại men vi sinh để
kích thích sự chuyển hóa tinh bột. Một khác biệt nữa là Rượu Mạnh được sản xuất thông qua giai đoạn
chưng cất Rượu, Rượu Vang không có giai đoạn này. Rượu Mạnh có nồng độ cồn rất cao, trên 35 độ.

Lên men Chưng cất Ủ Rượu Pha trộn Đóng gói

Tùy theo từng loại Rượu Mạnh mà quy trình sản xuất bao gồm các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, quy trình sản xuất
Rượu Mạnh phải trải qua những giai đoạn sau:
Đại lý
Giai đoạn lên men (Fermentation): Lên men là phản ứng hóa học giữa đường (nằm trong trái cây, ngũ cốc, củ thực vật) và các vi
sinh vật (thường gọi là men vi sinh), để cho ra cồn và khí CO₂. Các nhà sản xuất sử dụng những chủng men vi sinh ở nhiệt độ khác
nhau để tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm của họ. Ở nhiệt độ dưới 5ºC, men ngừng hoạt động tạm thời (men ngủ). Ở nhiệt độ
trên 45ºC, men ngừng hoạt động vĩnh viễn (men chết). Nhiệt độ lý tưởng để men phát triển là 15 đến 35ºC. Người tiêu dùng
Giai đoạn chưng cất (Distillation): Chưng cất là quá trình tách lọc, chiết xuất cồn ra khỏi hỗn hợp Rượu lên men. Có hai phương
pháp chưng cất: Dùng nồi chưng cất và dùng cột chưng cất liên tục. Phương pháp dùng nồi chưng cất đắt tiền hơn, kéo dài lâu hơn Nguồn: VIRAC tổng hợp
và cho chất lượng Rượu ngon hơn so với phương pháp chưng cất liên tục.

Giai đoạn ủ Rượu: Nhà sản xuất thường ủ trong thùng gỗ sồi, Rượu hấp thụ mùi vị gỗ và tiếp xúc với không khí làm cải thiện tính chất, trở nên dịu, đậm đà
và dễ uống.

Giai đoạn pha trộn: Trộn hai hay nhiều Rượu cùng chủng loại để tạo mùi vị dễ chịu và làm giảm giá thành.

59
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Nguyên liệu đầu vào

Gạo và một số loại ngũ cốc khác

Rượu Mạnh ở Việt Nam thường là loại rượu chưng cất từ ngũ cốc lên men được làm một cách thủ công trong dân gian được biết đến với những tên như rượu
trắng, rượu đế, rượu ngang, rượu gạo, rượu chưng, rượu quốc lủi. Nguyên liệu để làm Rượu Mạnh gồm nguyên liệu chính là các loại ngũ cốc có hàm lượng tinh
bột cao thông dụng như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, gạo nương lúa mạch, ngô hạt, mầm thóc, sắn, hạt mít, hạt dẻ,…Một số vùng miền có những nguyên liệu đặc
trưng (như mầm thóc, ngô, hạt mít, hạt dẻ,…), nhưng nói chung các loại gạo nếp cho thành phẩm Rượu được ưa chuộng nhất trong cộng đồng tại khắp các vùng
miền do gạo rất thơm và Rượu có độ ngọt nhất định. Men Rượu được chế từ nhiều loại thảo dược (thuốc Nam, thuốc Bắc) như cam thảo, quế chi, gừng, hồi, thạch
xương bồ, bạch chỉ, xuyên khung, rễ ớt,… tùy theo những bí quyết, công thức riêng của từng gia đình. Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời về nông
nghiệp, có lợi thế về sản xuất gạo cũng như các loại ngũ cốc thông dụng khác để sản xuất Rượu Mạnh, do đó nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm này đều dồi
dào và không phải nhập khẩu như ngành Bia.

Nho

Rượu Vang (từ tiếng Pháp vin) là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho hoặc các hoa quả khác. Rượu Vang làm từ các hoa quả không phải nho
thường được đặt tên kèm tên sản phẩm mà từ đó chúng được lên men (ví dụ, rượu vang gạo, rượu vang lựu, rượu vang táo,…) và được gọi chung là rượu hoa quả,
do đó khi nhắc đến Rượu Vang tất cả mọi người đều hiểu là các sản phẩm Rượu làm tự Nho. Nho là yếu tố quan trọng nhất để làm ra Rượu Vang có chất lượng
tốt khi phần lớn hương thơm và đặc tính của Rượu được quyết định bởi giống Nho dùng để sản xuất ra nó. Nho làm Rượu khác Nho để ăn: quả bé hơn Nho
thường, có tỷ lệ vỏ-hạt-thịt thích hợp để cung cấp cho Rượu Vang hương vị và cấu trúc và được trồng tại những nơi có khí hậu khô cằn, ít mưa, phải ở nơi cao.

Việt Nam có nhiều vùng đất và khí hậu đặc trưng khô, nóng, ẩm rất thích hợp cho sinh trưởng, phát triển cây Nho. Một trong những vùng có diện tích trồng Nho
lớn nhất nước ta là Ninh Thuận, với khoảng 2,500 ha, tuy nhiên, hầu hết vùng nguyên liệu trồng Nho Vang theo hướng công nghiệp chưa được hình thành.

Đi đầu trong việc xây dựng vùng trồng nguyên liệu cho Rượu Vang và cũng đạt được những thành công vang dội nhất là Công ty Cổ phần Thực Phẩm Lâm
Đồng—Ladofoods. Năm 2008, Ladofoods hợp tác với Công ty P&P Import Export France thành lập Công ty Liên doanh Vang Đà Lạt, đầu tư trang trại trồng rượu
Nho, sản xuất các loại Vang theo chất lượng của Pháp tại Lâm Đồng. Sau đó, công ty đã nhập 4 giống Nho đỏ của Pháp: Syrah, Merlot, Carbenet Sauvignon, và
Carbenet trồng thử nghiệm tại Đơn Dương – Lâm Đồng. Tháng 5/2009, Công ty tiếp tục trồng thêm 3 giống Nho trắng là Sauvignon Blanc, Chardonnayvà Mauzac.
Đến nay, 2 giống Nho Syrah và Sauvignon Blanc có kết quả khá tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên tại Lâm Đồng. Tháng 8/2013, Ladofoods đã triển khai mô hình
trồng Nho Rượu theo phương pháp BIO của Châu Âu nhằm phát triển vùng nguyên liệu chủ động, chất lượng, an toàn phục vụ chế biến các sản phẩm rượu Vang
Đà Lạt. Bên cạnh đó, Ladofoods phối hợp, hướng dẫn các hộ nông dân trồng Nho tại Ninh Thuận, nhân rộng mô hình trồng Nho rượu theo công nghệ mới của
công ty. Sau hơn một năm triển khai, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia người Áo, Tiến sĩ Milan Hluchy, Chủ tịch Hiệp hội Nho hữu cơ (Cộng hòa Séc), đã
có 1 ha được phủ xanh theo phương pháp trồng hàng rào và 18 ha giàn truyền thống (vẫn áp dụng mô hình trồng rượu nho theo phương pháp BIO của Châu Âu).

60
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Nguyên liệu đầu vào

Kết quả cho thấy cây sinh trưởng tốt, bộ cành lá khỏe và ít sâu bệnh. Dự kiến sẽ nhân rộng, phát triển diện tích trồng Nho tỉnh Ninh Thuận lên 100 ha, năng suất
khoảng 30 tấn/ha/năm; hàng năm công ty bao tiêu sản phẩm từ các hộ nông dân khoảng 3-4 nghìn tấn/năm, đủ để nâng công suất nhà máy lên 5 triệu lít/ năm
trong năm 2015.

Bên cạnh đó, năm 2007, Dalatbeco cùng ông Daniel Carsol - kỹ thuật viên trồng Nho rượu của vùng Vaucluse, Pháp thành lập công ty Liên doanh nho Dalat
Grape để trồng Nho rượu phục vụ sản xuất. Công ty đã nhập từ Pháp 4 giống nho: Syrah, Cabernet, Sauvignon và Merlot. Sau hơn hai năm trồng và chăm sóc tại
Tà Nung (cách Đà Lạt 25km), vườn nho rộng 10 ha đã cho ra đời những trái nho đầu tiên đầy hứa hẹn. Năm 2010, Công ty đã có vườn nho 15ha với 30.000 cây
nho Pháp mọc thẳng đứng.

Ngoài ra Vĩnh Tiến cũng là một công ty nổi tiếng trong ngành Rượu Vang khi giữa năm 2009, Vĩnh Tiến nhập 3,200 gốc nho Syrah, Merlot… để trồng thử nghiệm
tại vườn ươm của công ty. Theo chị Nguyễn Thị Bích Huệ, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Tiến, Công ty đang tiến hành trồng đại trà giống nho Italy này trên diện
tích 60 ha ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.

Ông Marc Cagnard, Tham tán thương mại Trưởng đại diện cơ quan Cơ quan vì sự phát triển quốc tế của các doanh nghiệp Pháp (UBIFRANCE) tại Việt Nam cho
biết một nhà sản xuất Pháp (VMVASIA) đã có ý tưởng trồng Nho và sản xuất Rượu Vang Pháp tại Việt Nam. Cách đây 2 – 3 năm, họ đã tiến hành nghiên cứu và
trồng nhiều loại Nho ở Đà Lạt để xem loại nào phù hợp nhất, có hương vị ngon nhất. Hiện tại đã có hơn 25 ha Nho kết trái, dự kiến sẽ chiết xuất loại Rượu Vang
đỏ trứ danh của nước Pháp.

61
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Sản xuất –Tiêu thụ

Tình hình sản xuất rượu nội địa 2010 – 6T/2019e Tình hình tiêu thụ rượu nội địa 2010 – 6T/2019e
Triệu lít Tỷ đồng
187.55 Triệu lít
250 2,000
157.03 1,716 1,749
147.49 1,619 1,800
1,493 1,486
200 1,397 1,600
1,335
1,400
103.67 1,138 1,155
150 1,200
180.9 78.74 79.39 79.68 877.53 1,000
73.14
154.2 139.8 57.73 195.2
100 800
95.8 43.25 150.2 140.1
57.2 600
72.0 64.4 52.5
40.8 50 98.5 400
31.2 74.4 62.9 51.2 55.8
39.8
30.5 200
14.95 16.89 20.62 22.44 12.05
2.82 7.88 6.68 7.70 6.76 0 2.67 7.44 6.76 7.79 7.02 14.57 16.60 13.6 14.8 7.95 -
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019
Rượu vang Rượu mạnh
Rượu vang Rượu mạnh Doanh thu
Nguồn: VIRAC, GDVC Nguồn: VIRAC, GDVC

Ngành rượu Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 6 tháng đầu năm 2019:

Ngành rượu sản xuất được 43.25 triệu lít (tăng 8.6%); tiêu thụ đạt 38.4 triệu lít (tăng 8.95%); doanh thu tiêu thụ đạt 877.53 tỷ đồng (tăng 8.98%)
trong đó:

• Sản xuất rượu mạnh đạt 12.05 triệu lít (tăng 8.98%); tiêu thụ đạt 7.95 triệu lít (tăng 8.97%);

Rượu mạnh trong nước bao gồm các sản phẩm: rượu trắng nội địa, rượu cognac, whiskey... Đối tượng chính tiêu thụ rượu mạnh nội địa là nhóm khách có thu
nhập thấp như nông dân và công nhân hàng ngày trong khi tầng lớp trung lưu và khách hàng có thu nhập cao chủ yếu tiêu dùng cognac và whisky, phần lớn
tập trung vào các dịp lễ tết.

• Sản xuất rượu vang đạt 31.2 triệu lít (tăng 8.82%); tiêu thụ đạt 30.5 triệu lít (tăng 8.83%).

Cũng giống như mặt hàng rượu mạnh, thị trường rượu vang Việt Nam đang tăng trưởng cầm chừng, quy mô nhỏ do phần lớn các doanh nghiệp trong ngành
không đẩy mạnh quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, mức giá trung bình sản phẩm tương đối cao so với mức thu nhập trung bình của người dân cũng ảnh hưởng
đến quyết định tiêu dùng của khách hàng.

62
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Sản xuất –Tiêu thụ

Hàng tồn kho ngành Rượu, 2012 – 6T/2019


Triệu lít
40

35

30
14.10
25
13.35
20

15 11.91

10 20.86
10.59 16.76
10.70 10.40 9.56
5 8.02 9.12

- 1.78 1.69 1.44 1.81 2.11


2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019

Rượu vang Rượu mạnh

Nguồn: VIRAC, GSO

Tồn kho rượu ngành càng tăng do khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, ngành rượu còn tồn kho khoảng 34.96 triệu lít, trong đó có 20.86 triệu lít
rượu vang và 14.1 triệu lít rượu mạnh; tăng 8% so với cùng kỳ. Nguyên nhân:

• Tốc độ tiêu thụ sản phẩm nội địa chậm hơn tốc độ sản xuất;

• Sức ép cạnh tranh từ các sản phẩm của doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp FDI đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực đồ uống, với sản phẩm chất lượng,
đầu tư về hình thức và được tập trung quảng bá, cũng như có hệ thống phân phối chuyên nghiệp rộng khắp; tạo được niềm tin với người tiêu dùng.

• Các khó khăn trong thu mua nguyên liệu, nguồn hàng không ổn định, chi phí vận chuyển và thuê mặt bằng cao ảnh hương đến giá bán (đặc biệt là các mặt
hàng rượu vang).

• Hàng nhập lậu, hàng tiểu ngạch, các sản phẩm thủ công (rượu tự nấu) tràn lan.

63
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Cạnh tranh trong ngành

Thị trường Rượu Vang nội bị phân mảnh rõ rệt, tuy nhiên Vang Thăng Long vẫn chiếm thị phần đáng kể trên thị trường. Bên cạnh đó các doanh nghiệp
nội địa chỉ sản xuất được các dòng Rượu Vang bình dân và có giá trị thấp.

Thị phần sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất Rượu Vang Thị phần tiêu thụ của các thương hiệu Rượu Vang theo sản lượng
2017 2017

Rượu Thăng Long Thăng Long (Rượu Thăng Long) 21.60%

JP Chenet (Grands Chais de France SA, Les) 11.00%


Ladofoods
22% Đà Lạt (Ladofoods) 2.40%
Grands chais de France SA
Jacob's Creek (Pernod Ricard Groupe) 1.90%
Pernod Ricard Groupe
Hardys (Constellation Brands Inc) 1.80%

11% Constellation Brands Inc


Penfolds (Southcorp Holdings Ltd) 0.90%
59%
Southcorp Holdings Ltd Baron Philippe de Rothschild 0.70%
2%
2%
2% Wolf Blass (Foster's Vietnam Co) 0.60%
0% Baron Philippe de Rothschild SA

Wyndham Estate 0.40%


Foster's Vietnam Co
Khác 58.700%
Khác

Nguồn: VIRAC Nguồn: VIRAC

Tính đến hết năm 2017, theo hiệp hội Rượu bia & nước giải khát có hơn 15 công ty trong nước chuyên sản xuất và nhập khẩu rượu vang. Trong 4 công ty sản
xuất lớn nhất gồm có: Ladofoods, Dabeco (công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt), Công ty TNHH Vĩnh Tiến và Công ty cổ phần Vang Thăng Long.

64
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Cạnh tranh trong ngành

Trong thị trường Rượu Mạnh, Halico là doanh nghiệp chiếm thị phần tiêu thụ lớn nhất với 2 thương hiệu đứng đầu là Vodka Hà Nội và Hà Nội Lúa mới.

Thị phần sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất Rượu Mạnh, 2017 Thị phần sản lượng tiêu thụ của các thương hiệu Rượu Mạnh, 2017

Halico
Vodka Hanoi (Halico) 32.90%
Rượu Bình Tây
Avinaa (Avina JSC) 8.30%
12%
Avina Men's (Aroma Co Ltd) 6.70%
1%
1%
3%
3% Aroma Vina Vodka (Rượu Bình Tây) 6.40%
3% Hanoi Lúa mới (Halico) 5.60%
Rượu Đồng Xuân
7% 53%
Hanoi Nếp mới (Halico) 2.90%
Diageo
Đồng Xuân rượu nếp (Rượu Đồng xuân) 2.50%
8%
Pernod Ricard Groupe Nắng hương (rượu Bình Tây) 2%
9%
LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton SA Đồng Xuân rượu nếp hoa vàng (Rượu Đồng… 1.20%

Johnnie Walker Red Label (Diageo) 1.10%


Remy Cointreau Group
Khác 30.400%
Khác

Nguồn: VIRAC Nguồn: VIRAC

Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico) dẫn đầu thị trường Rượu Mạnh năm 2017, chiếm 53% sản lượng tiêu thụ toàn thị trường, đa phần đến từ
dòng Rượu trắng. Halico đã có thương hiệu lâu đời trên 100 năm và sở hữu hệ thống thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại đứng đầu Việt Nam. Vào
năm 2012, với mức vốn đầu tư lên đến gần 50 triệu USD Halico áp dụng công nghệ sản xuất và hệ thống chưng cất hiện đại hàng đầu thế giới bao gồm hệ thống
chưng cất 8 tháp đa áp suất, hệ thống lọc Bạc 29 cột. Tuy nhiên thị trường ngày càng sôi động và cạnh tranh nhiều hơn, nhất là trong mảng Rượu Vodka với
Công ty cổ phần (CTCP) Avinaa Việt Nam chiếm 8% thị phần sản lượng tiêu thụ, đặc trưng bởi dòng Rượu Vodka Avinaa, CTCP Rượu Bình Tây chiếm 9% thị phần,
nổi tiếng bởi thương hiệu Vina Vodka và một số công ty khác. Những công ty này cũng đang cải thiện rất nhiều phương diện từ đầu tư nâng cao trang thiết bị
đến xây dựng hệ thống phân phối bài bản.

65
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Xuất nhập khẩu

Nhập khẩu rượu vang năm 2018 vào Việt Nam, đạt 10.26 triệu lít (tăng 2.83%), trị giá 99.47 triệu USD (tăng 9.29% so với cùng kỳ).

Nhập khẩu rượu vang của Việt Nam, 2010-6T/2019 Nhập khẩu rượu vang theo quốc gia, 6T/2019

Triệu lít Triệu USD Thay đổi so


Quốc gia Thị phần
với cùng kỳ
18 140.00
126.87 Chile 41% 2%
16 120.00
14 Italy 22% 43%
99.47 100.00
12 95.68 95.69
91.02 Singapore 8% 62%
10 79.86 81.80 80.00
Australia 8% 12%
68.25
8 60.00
53.30 55.41 Hong Kong 4% -25%
6
40.00 USA 4% -6%
4
12.47

11.36

12.89

15.38

13.36

10.26
20.00 Malaysia 3% -55%
9.85

9.60

9.98

5.75
2
0 0.00 Argentina 2% -12%
Nam 2% -70%
Đức 1% -32%
Sản lượng Giá trị
Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC

• Tốc độ tăng trưởng trug bình hàng năm nhập khẩu rượu vang vào Việt Nam giai đoạn 2010-2018 đạt 2% về sản lượng và 11% về kim ngạch – mức tăng
trưởng được xem là tốt nhất châu Á bất chấp các bất ổn về kinh tế trong 8 năm.

• 6 tháng đầu năm 2019, top 5 quốc gia xuất khẩu rượu vang sang Việt Nam: Chile (41%); Italy (22%); Singapore (8%); Australia (8%) và Hong Kong (4%).

• Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng đáng kể so với năm trước như: Singpore (62%); Italy (43%); Malaysia (-55%)...

• Kể từ 1/1/2019; So với các quốc gia khác, nhập khẩu rượu vang từ ASEAN nói chung và các quốc gia Singapore, Malaysia nói riêng dự báo sẽ tiếp tục tăng
trưởng tích cực khi mức thuế suất nhập khẩu rượu Vang về 0% nhờ hiệp định ATIGA.

• 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng rượu vang nhập khẩu của Việt Nam đạt 5.75 triệu lít, trị giá 55.41 triệu USD (tăng 11.4% so với cùng kỳ).

66
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Xuất nhập khẩu

Nguyên liệu Xuất khẩu rượu vang Việt Nam, 2010-6T/2019


Triệu lít Triệu USD
Việt Nam hiện đang quy hoạch trồng nho phục vụ sản xuất rượu vang tại
4 4
các tỉnh: Ninh Thuận và Lâm Đồng. Tuy nhiên, nho Việt Nam không có vị
3 3.07 3
chát và thơm so với các loại nho làm rượu khác trên thế giới.
3 2.55 3
Xuất khẩu thành phẩm
2 2

6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất khẩu hơn 0.34 triệu lít rượu 2 2
1.05 0.94
vang trị giá 0.05 triệu USD (tăng hơn 9% so với cùng kỳ). 1 0.90 0.77 1

0.11
0.69
1 1

0.06

2.22

2.94

0.37

0.39

0.50

0.11

0.10

0.05
• Chất lượng rượu vang của Việt Nam không cao trong khi các thị 0.18 0.34
0.17
0 0
trường ngày càng khó tính hơn, áp dụng công nghệ cao nâng cao sản
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019
lượng và chất lượng;
Sản lượng Giá trị
• Rượu Việt Nam chưa tạo được thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Nguồn: VIRAC, UNComtrade
6 tháng đầu năm 2019, Hong Kong (62%), Nigieria (14%) và Hàn Quốc
(12%) là các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Đặc biệt xuất Xuất khẩu rượu vang của Việt Nam, 6T/2019
khẩu rượu vào 2 quốc gia Hong Kong và Hàn Quốc nhảy vọt lần lượt với
202% và 46% so với cùng kỳ. Thay đổi so
Quốc gia Thị phần
với 2018

Hong kong 62% 202%


Nigeria 14% n/a
Hàn Quốc 12% 46%
Trung Quốc 6% n/a
Nhật Bản 4% -13%
Hà Lan 1% -11%
Serbia 1% -19%
Malaysia 1% n/a

Nguồn: VIRAC, UNComtrade

67
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Xuất nhập khẩu

Top 10 công ty nhập khẩu Rượu Vang lớn nhất Việt Nam 6T/2019e Top 10 công ty xuất khẩu Rượu Vang lớn nhất Việt Nam 6T/2019e
1% 1%
3% 1%
Khác 13% CT TNHH Sản xuất BIA SAB

CTCP Suất ăn hàng không Nội Bài 1%


CT TNHH TANAKA
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài - Chi… 2% 11%

CT TNHH MTV xuất nhập khẩu Khanh Linh 3% CT TNHH Rượu thực phẩm

CT TNHH Thương mại Hanaro Việt Nam 3%


CTCP Suất ăn Hàng không Nội Bài
CT TNHH Thương mại và Dịch vụ Vi Biển -… 4% 19%

CT TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Bình Minh 4% 64% CT TNHH MTV thực phẩm Huế

CTCP Phân phối Tấn Khoa 4%


CTCP Dịch vụ Hàng không TASECO
CT TNHH MTV Dịch Vụ D.S.L 7%

Chi nhánh CT TNHH MTV Xuất nhập khẩu , du … 11% Khác


CT TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam 47%

Nguồn: VIRAC, GDVC Nguồn: VIRAC, GDVC

Top 10 công ty xuất khẩu Rượu Vang sang Việt Nam lớn nhất 6T/2019e Top 10 công ty nhập khẩu Rượu Vang Việt Nam lớn nhất 6T/2019e

Asia pacific breweries (singapore) pte ltd 47% Molson coors japan co., ltd 64%

Lotte chilsung beverage co.,ltd 7%


Asan service co.,ltd 19%
Lotte chilsung beverage co., ltd 7%
Siam tokai co., ltd 11%
Mishimoto trading co., ltd 3%

Fukujyu trading co.,ltd 2% Hành khách quá cảnh trên tàu bay quốc tế VNA 3%
Gekkeikan sake company ltd 2%
Tamura shoten co.,ltd 1%
Kook soon dang brewery co.,ltd. 2%

Tokyo mutual trading co.,ltd 2% Hành khách xuất cảnh 1%

Tatsuuma-honke brewing co., ltd 2% Hue foods japan co.,ltd 1%


New asia wave international(s) pte.ltd 2%
Khác 2%
Khác 24%
Nguồn: VIRAC, GDVC Nguồn: VIRAC, GDVC

68
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Xuất nhập khẩu

Nhập khẩu rượu mạnh của Việt Nam, 2010-6T/2019 Nhập khẩu rượu mạnh theo quốc gia, 6T/2019

Triệu lít Triệu USD 0.2% 0.8%


0.3%
30 1310.96 1400.00
1248.92
1262.58
1200.00 6.7% Pháp
25
1205.11
1080.89 Trung Quốc
1000.00
20 17.7%
701.21 910.00 Anh
819.83 800.00
15 603.04 Hàn Quốc
635.59 600.00
Nga
10
400.00 Khác

5 74.3%
200.00
19.72

13.07
18.04

18.31

25.05

25.60

28.21

28.52

25.65

26.95
0 0.00
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019

Sản lượng Giá trị


Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC

Nhập khẩu rượu mạnh theo sản phẩm, 6T/2019


• Nhập khẩu rượu mạnh vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 đạt: 13.07
triệu lít và trị giá 603.04 triệu USD. Dù sản lượng nhập khẩu rượu mạnh
vào Việt Nam có giảm hơn so với năm trước khoảng 3% tuy nhiên thị
trường Việt Nam vẫn rất hấp dẫn các nhà xuất khẩu Pháp, Trung Quốc, Nga 26%
bởi dân số Việt Nam trẻ, thu nhập ngày một tăng lên, và tiêu thụ rượu mạnh Hennessy

nhập ngoại rất được yêu thích. 43% Whisky

Remy martin
• Một số dòng rượu được nhập khẩu nhiều: Hennessy (26%); Whisky (11%);
11% Vodka
Remmy martin (10%) và Vodka (8%).
Khác
• Việt Nam nhập khẩu rượu chủ yếu từ Pháp (74.3%), Trung Quốc (17.7%) và Anh 10%
8%
(6.7%). Một số dòng rượu được nhập chủ yếu từ Pháp: Brandy, Rượu táo,
Ricard...
Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC

69
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu rượu mạnh của Việt Nam, 2010-6T/2019 Xuất khẩu rượu mạnh theo quốc gia, 6T/2019

Triệu lít Triệu USD

20 30 Trung Quốc
28.53 26.23 1%
18 24.33 23.99
25 10%
16 2% Xuất khẩu tại chỗ
23.34 22.44 24.03
14 20
19.91 Nhật Bản
12 10%
10 14.37 15
Thái Lan
8 53%
10.2310
6 Hà Lan
4 5
15.81

18.37

18.74

18.42

17.69

17.89

16.90

14.91

14.83
23%

5.34
2 Khác
0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019

Sản lượng Giá trị


Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC
Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC

Xuất khẩu rượu mạnh theo sản phẩm, 6T/2019


• Xuất khẩu rượu mạnh của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt:
5.34 triệu lít và trị giá 10.23 triệu USD.
6%

• Vodka là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 51% tổng sản lượng 17%
rượu mạnh xuất khẩu Việt Nam.
Vodka
• Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu rượu mạnh từ Việt Nam nhiều nhất, chiếm 51% Hennessy
hơn 53% tổng sản lượng rượu mạnh xuất khẩu, theo sau là các thị trường: Gin
Xuất khẩu tại chỗ (23%); Nhật Bản (10%); Thái Lan (2%) và Hà Lan (1%). Whisky
26%

Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC

70
3. Thị trường Việt Nam

3.2. Rượu – Xuất nhập khẩu

Tỷ trọng 10 công ty nhập khẩu khẩu Rượu Mạnh lớn nhất Việt Nam Tỷ trọng 10 công ty xuất khẩu khẩu Rượu Mạnh lớn nhất Việt Nam 6T/2019e
6T/2019e
CTCP Xuất Nhập Khẩu Qufico CT TNHH MTV King Wines 34%

CT TNHH Vũ Hải 15%


1% CTCP Cung ứng Tầu Biển Quảng Ninh
1%
CT TNHH XNK Hoàng Yến 10%
1% 9% Công ty TNHH Phát Triển Thương Mại Lâm Việt
CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn … 8%
2% CTCP Thương Mại Và Dịch Vụ Móng Cái.
5% CT TNHH Quốc Đạt 7%
38% Công ty TNHH Kim Thành Phát Đạt
CT TNHH TANAKA 7%
7% CTCP Thương Mại Và Dịch Vụ Trí Đức
CT TNHH Thắng Diệp Ngọc 5%
Công ty TNHH Thương Mại Và Kho Vận Devyt
Cty TNHH Rượu Thực Phẩm 5%
9%
CTCP Phân Phối Moet Hennessy Việt Nam
CT TNHH Sản Xuất Rượu và Cồn Việt Nam 2%
11% Chi nhánh CTCP Đại Lý Hàng Hải Việt Nam - Đại CT TNHH rượu vang và rượu mạnh la… 2%
14%
Lý Hàng Hải Quảng Ninh (Vosa Quang Ninh)
Công ty TNHH Quốc Đạt Khác 7%

Khác
Nguồn: VIRAC, GDVC Nguồn: VIRAC, GDVC

Top 10 công ty xuất khẩu Rượu mạnh sang Việt Nam 6T/2019e Top 10 công ty nhập khẩu Rượu mạnh Việt Nam 6T/2019e
UNITED SUPPLY LIMITED 13%
Vuong hai trade limited liability company 20%
ARIKI PTE LTD 12%
CT TNHH quản lý đầu tư quang dat TP tham … 17%
GRAND BASE DEVELOP CORPORATION 9%
CT TNHH XNK vi hong dong hung 15%
ASIA TURBO INTERNATIONAL LIMITED 7%
Thai hao raw material limited co., ltd 11%
EPL ALLIANCE PTE LTD 7%
Khách lẻ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 8%
SEASON HONG INTERNATIONAL TRADING… 7%
CT TNHH TM quốc tế hoa hung 5%
STAR HOPE INTERNATIONAL LIMITED 7%
Daiei sangyo kaisha, ltd 5%
HONG KONG INTERNATIONAL TRADE AND… 5%
San foods co.,ltd 4%
TECHIAN INTERNATIONAL DEVELOPMENT… 3%
Luu kinh trading limited co., ltd 3%
THAI-PORE ENTERPRISE PTE LTD. 3%
Godo shusei co.,ltd 2%
Khác 27%
Khác 11%
Nguồn: VIRAC, GDVC
Nguồn: VIRAC, GDVC

71
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Chuỗi giá trị

Nước tinh khiết/nước khoáng

Nguồn nước khoáng Lọc Làm lạnh Lọc vi trùng Đóng chai

Đầu tiên, nguồn nước ngầm được bơm vào bể chứa nguồn. Các hợp chất keo và kim loại lơ
lửng gây hư hỏng trong nước sẽ được xử lý bằng các hóa chất gây đông tụ nhằm mục đích Người tiêu dùng Đại lý
loại chúng ra khỏi nước. Sau đó nước sẽ được tiệt trùng bởi chlorine hoặc các hợp chất khác
để tiêu diệt các vi sinh vật có trong nước. Tiếp theo, nước sẽ được lọc qua các lớp có độ sâu
khác nhau trong hệ thống lọc cát thạch anh. Qua quá trình lọc này, nước sẽ không còn chứa
các chất rắn lơ lửng nữa. Kế đến, nước sẽ được hấp thụ qua than hoạt tính để giữ lại gần như Nguồn: VIRAC tổng hợp
hoàn toàn các chất gây ô nhiễm hòa tan trong nước. Kết quả là nước được cải thiện về cả
màu, mùi, và vị.
Sau khi làm lạnh, nước sẽ được đưa qua hệ thống tiệt trùng UV để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây bệnh và các vi sinh vật trong nước và đạt được tiêu chuẩn nước
uống. Từ bể chứa, nước khoáng được bơm lên máy rót tốc độ cao để đóng gói bao bì và dán nhãn tự động.

Nước ngọt có ga Syrup tổng hợp – Nước sản xuất: Nguồn nước sử dụng là nước giếng của khu công nghiệp sẽ được đưa qua hệ thống xử lý nước của công
ty để tạo thành Nước tinh khiết. Cho nước vào bồn nấu có cánh khuấy bằng motơ điện, sau đó cho đường (RE và DE) vào bồn sao cho lượng
nước bằng 5 lần tổng khối lượng đường. Áp suất hơi gia nhiệt được điều chỉnh lên 26 Psi. Nhiệt độ khối dịch đường khoảng 90ºC. Nấu
Syrup tổng khoảng 2 giờ đến khi dung dịch đạt 90ºC, xuất hiện bong bóng sôi và đồng nhất.
hợp
Nước ngọt: Khi nhiệt độ khối syrup đạt 90ºC thì tiến hành cho hỗn hợp các phụ gia, màu và
acid điều vị vào rồi tiếp tục khuấy cho đồng nhất. Tiếp tục cho nước vào nồi nấu để đạt nhiệt độ
Nước Làm lạnh khối syrup ở 80ºC thì cho hỗn hợp hương liệu vào. Ngừng gia nhiệt, xả van hơi quá nhiệt từ nồi
ngọt ra ngoài và vẫn tiếp tục khuấy.
Nước công Nạp CO2
nghiệp
Chiết Xử lý Đóng Người
Đại lý
đóng nắp nhiệt chai tiêu dùng

Nguồn: VIRAC tổng hợp

72
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Chuỗi giá trị

Nước ngọt có ga: Syrup được tháo ra khỏi nồi nấu và qua màng lọc để loại bỏ các tạp chất có trong syrup. Dịch bán thành phẩm sau đó sẽ được chuyển vào các
bồn nạp CO₂ tinh khiết dạng lỏng và thêm nước để đạt thể tích tính toán trước là 1,500 lít.

Tiến hành hạ nhiệt dung dịch bán thành phẩm trong bồn xuống 0 – 2ºC bằng các ống truyền nhiệt được bố trí dạng xoắn bên trong bồn. Nhiệt độ này tạo điều
kiện thích hợp cho CO₂ ngậm trong nước nên ta tiến hành nạp khí CO₂ vào. Quá trình hấp thụ CO₂ thường kéo dài khoảng 2 – 3 giờ. Để hấp thụ CO₂ tốt thì phải
nạp CO₂ từ từ để tạo điều kiện cho sự trao đổi trong và ngoài, giúp cho CO₂ hấp thụ đều trong dung dịch.

Chiết rót – đóng nắp: Bán thành phẩm sau khi nạp bão hòa CO₂ thì tiến hành bơm lên bồn và chuẩn bị chuyển vào bồn chiết của máy chiết lon. Chiết cùng lúc
24 lon, và từng lon sẽ được băng chuyền chuyển vào máy ghép nắp. Thể tích mỗi lon là 330ml.

Xử lý nhiệt: Lon bán thành phẩm được xếp vào các rổ sẽ được hệ thống cẩu chuyển đến bồn nước để giải nhiệt (lon Nước ngọt từ 1 – 20ºC sẽ được giải nhiệt
lên nhiệt độ thường khoảng 30ºC). Nhờ đặc tính cảm quan của người công nhân để biết thời điểm kết thúc quá trình giải nhiệt.

Đóng chai – Đại lý – Người tiêu dùng: Các lon sau khi xử lý nhiệt sẽ tiến hành để ráo sau đó được chuyển đến hệ thống bao gói màng co và vào lốc rồi cho
vào khay để tạo ra thành phẩm. Tiếp theo, xếp các khay/thùng thành phẩm lên balet và chuyển đến khu thành phẩm. Sau đó các thành phẩm được đóng chai
vận chuyển đến các kênh phân phối, từ đấy đến tay người tiêu dùng.

Nước ép hoa quả


Nông nghiệp – Hoa quả: Lựa chọn các loại quả đồng đều kích thước, hình dạng, màu sắc, độ chín rồi xử lý cơ,
Nông nghiệp Hoa quả
nhiệt bao gồm: gọt vỏ bằng cơ học, bóc vỏ, chần trong khoảng 75-100ºC khoảng 5- 15 phút để làm sạch
nguyên liệu. Sau khi chần tiến hành làm lạnh nhanh.

Ép Lọc thô Dịch quả Làm trong Lọc tinh Phôi chế

Ép – Lọc thô – Dịch quả - Làm trong – Lọc tinh: Tách một phần hoặc toàn bộ các cặn còn lại trong dịch ép. Tùy yêu cầu sản phẩm mà ta có
thể áp dụng lọc một hay nhiều lần, dùng trợ lọc hay không dùng trợ lọc. Sau đó trộn 2 hay nhiều thành phần. Rót hộp

Phối chế: Trộn nhiều thành phần lại với nhau để thay đổi độ chua, tăng giá trị dinh dưỡng, giá trị năng lượng, tăng mùi vị của sản phẩm.

Rót hộp: Dùng bơm chân không hút không khí khỏi hộp. Sau đó tùy từng tính chất sản phẩm mà có thể thanh trùng ở nhiều nhiệt độ khác Đại lý
nhau, có thể thanh trùng trong bao bì hoặc ngoài bao bì. Cuối cùng là dán nhãn, đóng gói: Nhãn ghi rõ thông tin bắt buộc của sản phẩm
như tên, thành phần cấu tạo, hàm lượng dinh dưỡng, khối lượng tịnh, thể tích thực,… Người tiêu
dùng
Đại lý – Người tiêu dùng: Thành phẩm được đóng gói, qua hệ thống kênh phân phối để đến tay người tiêu dùng.
Nguồn: VIRAC tổng hợp

73
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Nguyên liệu đầu vào

Đường

Đường là thành phần cốt yếu đối với các loại Nước Giải Khát có mùi vị không cồn. Theo tính toán của người đại diện Tribeco, trừ những loại Nước Giải Khát ít đường
và không đường như Coca-coca Light, Coca-cola Zero hay các loại nước khoáng có ga không đường khác, thì đường thường chiếm đến 60-70% giá thành của một
két nước ngọt. Giá đường cung cấp cho công nghiệp sản xuất đang ở mức thấp và có giảm nhẹ trong năm 2016 (theo Hiệp hội mía đường Việt Nam dự đoán) do
áp lực nguồn cung lớn từ các nước sản xuất hàng đầu thế giới như Brazil, Ấn Độ trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa thấp. Vào tháng 8/2017 giá đường bán buôn RS
ở mức khoảng 14,300 – 16,300 giảm 500 đồng/kg, giá bán buôn đường RE ở mức khoảng 16,000 – 17,000 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán lẻ
đường trên thị trường vẫn ổn định ở mức 18,000 – 21,000 đồng/kg kể từ hơn 1 năm trở lại đây.

Nước khoáng

Việt Nam có trữ lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m³/ngày, đáp ứng được 60% nhu cầu nước ngọt của đất nước. Nước ta cũng đã phát hiện được 350
nguồn suối khoáng, trong đó có 169 nguồn nước có nhiệt độ trên 30ºC. Theo VBA, ở miền Tây Bắc bộ có 87 nguồn, Đông Bắc bộ 14 nguồn, đồng bằng Bắc bộ 17
nguồn, Bắc Trung bộ 22 nguồn, duyên hải Nam Trung bộ 56 nguồn, cao nguyên Nam Trung bộ 24 nguồn, Đông Nam bộ 13 nguồn và Đồng bằng sông Cửu Long
54 nguồn.

Lá chè xanh

Trà xanh đóng chai đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong thị trường Nước Giải Khát. Việt Nam có những vùng đất trồng chè tốt như Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng
với thổ nhưỡng tốt, nhiều dinh dưỡng, địa hình đồi núi thấp và lợi thế ít bị thiên tai gây ảnh hưởng đã giúp đất không bị sói mòn và mất chất dinh dưỡng. Hiện nay
diện tích trồng chè Thái Nguyên lên đến 20,000 ha tập chung tại Tân Cương với 18,000 ha cho thu hoạch, diện tích chè toàn tỉnh Phú Thọ đạt gần 15,720 ha, chiếm
khoảng 12% diện tích chè và xếp thứ 4 cả nước, đạt năng suất bình quân gần 84 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi trên 117,000 tấn. Lớn nhất là vùng nguyên liệu chè
phân bổ tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh Lâm Đồng với diện tích sản xuất ổn định trên 22,000 ha, sản lượng chè búp tươi năm 2014 đạt 230,000 tấn. Trong đó,
diện tích chè chất lượng cao là gần 6,000 ha. Tuy nhiên, đại diện tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu khoảng 1,500 tấn chè tươi ở
một số nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc mới đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Theo Bộ Nông Nghiệp, thời tiết thuận lợi và nguồn cung dồi dào khi chè bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ đã đẩy giá chè tại Thái Nguyên trong tháng 4/2016
tiếp tục giảm so với tháng trước. Cụ thể, chè cành chất lượng cao giảm 30.000 đ/kg so với tháng trước xuống 180.000 đ/kg, chè xanh búp khô giảm 30.000 đ/kg
xuống 100.000 đ/kg, chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1) giảm 20.000 đ/kg xuống 130.000 đ/kg.. Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng giá chè nguyên liệu vẫn duy trì ổn định từ
đầu năm đến nay, trong đó giá chè nguyên liệu sản xuất trà xanh loại 1 giữ mức 8.000 đ/kg, chè nguyên liệu sản xuất trà đen loại 1 giữ mức 4.000 đ/kg.

74
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Nguyên liệu đầu vào

Trái cây

Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, Việt Nam có rất nhiều loại trái cây đa dạng, có chất lượng tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất
khẩu, chủ yếu tập trung tại khu vực phía Nam. Theo tổng kết năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN), tổng diện tích cây ăn quả đạt
843,700 ha,. Trong đó cây ăn quả nhiệt đới ở các tỉnh phía Nam chiếm 466,700 ha (ĐBSCL 288,500 ha và ĐNB 178,200 ha), là vùng sản xuất tập trung cây ăn quả
theo hướng hàng hóa lớn, dẫn đầu là Tiền Giang, kế đến là Đồng Nai, Vĩnh Long, Bến Tre và nhiều tỉnh khác. Đây là vùng có chủng loại cây ăn quả rất đa dạng, với
nhiều giống nổi tiếng cả trong và ngoài nước như xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu; bưởi Da Xanh, Năm Roi; Thanh long; Sầu riêng Ri 6, Chín Hóa; nhãn tiêu Da Bò; Chôm
chôm nhãn, Java; Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim…

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Văn Hòa - Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, rau quả chủ yếu tiêu thụ tươi, nhưng tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch hiện nay còn quá
lớn (25-30%), do: việc canh tác trước thu hoạch của người dân còn lạm dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; việc đóng gói, vận chuyển của doanh nghiệp
nhiều nơi còn quá thô sơ, lạc hậu, không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; sản phẩm chế biến chưa nhiều, do đó sản lượng rau quả nhập khẩu vẫn
tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất Nước Giải Khát và tiêu thụ trong nước. Cụ thể, theo thống kê từ Bộ NN&PTNN, Năm 2017, Việt Nam đã chi 1,547 triệu USD
nhập khẩu rau quả từ nhiều nước trên thế giới, tăng hơn 67.2% so với cùng kỳ 2016. Trong đó, mặt hàng quả đạt 507 triệu USD, tăng hơn hai lần so với cùng
kỳ 2016. Trái cây nhập khẩu từ Thái Lan đang chiếm 58%, Trung Quốc xếp thứ hai với 16%. Theo bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc Chợ đầu mối nông sản Thủ
Đức, trung bình một đêm, lượng rau quả chuyển về chợ khoảng 2,700 tấn, trong đó, có 1,300 tấn trái cây (410 tấn là trái cây nhập khẩu), tương đương khoảng hơn
12,000 tấn trái cây ngoại/tháng. Trước tình hình hàng loạt mặt hàng xuất nhập khẩu đã được giảm thuế theo cam kết của tám FTAs mà Việt Nam đã tham gia, cùng
với việc là thành viên của cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và một số FTAs đã
được ký kết như FTA với Liên minh Châu Âu, với Hàn Quốc... sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho hàng nhập khẩu thâm nhập sâu rộng vào thị trường Việt Nam.

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt cung trong khi Việt Nam có lợi thế về sản xuất trái cây, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quy hoạch phát triển cây ăn trái chú trọng đến
12 cây ăn quả chủ lực gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng
tập trung đến năm 2020 là 257,000 ha, chiếm 52% tổng diện tích quy hoạch cây ăn quả ở Nam Bộ.

Như vậy, nguồn cung cho sản xuất nước ép trái cây, nước hoa quả luôn dồi dào với giá rẻ và chủ yếu đến từ trong nước.

Hương liệu

Theo tính toán của công ty Nước Giải Khát, để sản xuất 1,000 lít nước ngọt cần đến 1kg hương liệu. Trung bình, nếu như chi phí sản xuất của một két nước ngọt là
từ 10,000-12,000 đồng thì chi phí về hương liệu là từ 2,000-3,000 đồng, tức là chiếm khoảng 20% chi phí sản xuất.

Theo ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty Bidrico, yếu tố hương liệu trong ngành Nước Giải Khát chiếm 15% giá thành sản phẩm. Mỗi năm, Bidrico
dành hàng chục tỷ đồng cho nguyên liệu hương liệu.

75
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Sản xuất – Tiêu thụ

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngành Nước Giải Khát nội địa, Cơ cấu tiêu thụ ngành Nước Giải Khát (theo sản lượng)
2010-6T/2019 6T/2019
Tỷ lít Nghìn tỷ đồng 0.7%
Nước tinh khiết
12.00 45.00
40.05 40.00 8.8%
10.00 36.78 Nước ngọt (cocacola, 7 up,
35.00
10.0% …)
8.00 29.94 31.09 30.00
28.44 27.60
25.90
25.00 Nước có vị hoa quả (cam,
23.81 24.76
6.00 táo,…)
19.93 20.00 10.0%
4.00 15.00 Nước khoáng không có ga
58.3%
10.00
10.65

11.03
11.00
2.00
4.15

5.19

8.16
3.97

5.25

5.53
5.49

7.05
6.97

7.88

9.96

9.72
9.68

9.01
8.99

6.27
6.23
5.00 12.1% Nước yến và nước bổ
- - dưỡng khác

Nước khoáng có ga

Sản xuất Tiêu thụ Doanh thu


Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, GSO

6 tháng đầu năm 2019, sản xuất nước giải khát ở Việt Nam đạt 6.27 tỷ lít (tăng 40% so với 6T/2018), tiêu thụ đạt 6.23 tỷ lít (tăng 39.5% so với
6T/2018) trị giá 25.9 nghìn tỷ đồng (tăng 39.2% so với cùng kỳ năm ngoái). Nguyên nhân:

• Các sản phẩm nước giải khát nội địa mất dần niềm tin của người tiêu dùng sau nhũng thông tin tiêu cực từ các nhà sản xuất.

• Nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề sức khỏe tăng lên, lượng tiêu thụ các loại nước ngọt, nước có gas giảm mạnh...

Đầu năm 2019, tiêu thụ các loại nước tinh khiết chiếm 58.3% tổng lượng nước giải khát tiêu thụ; tiếp đến là các loại nước ngọt (chiếm 12.1%); nước có vị hoa
quả nước yến và nước khoáng không có ga (đều chiếm 10%); nước yến bổ dưỡng (8.8%). Còn lại nước khoáng có ga chỉ chiếm khoảng 0.7%.

76
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Hàng tồn kho

Sản lượng hàng tồn kho của ngành Nước Giải Khát cao so với Bia và Rượu, tăng mạnh trong giai đoạn 2015-2018.

Hàng tồn kho ngành Nước Giải Khát 2010 – 6T/2019 Cơ cấu hàng tồn kho theo dòng sản phẩm giai đoạn 6T/2019
Đơn vị: tỷ lít
1.40 1.9%
1.21 1.24
1.18 Nước tinh khiết
1.20 1.12 1.14
6.3%
6.6% Nước khoáng không có ga
1.00

7.5%
0.80 0.70 Nước có vị hoa quả (cam,
0.62 táo,…)
0.59
0.60 0.53 Nước khoáng có ga
55.6%
0.42
0.40 22.2%
Nước ngọt (cocacola, 7 up, …)

0.20
Nước yến và nước bổ dưỡng
0.00 khác
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019 Nguồn: VIRAC, GSO
Nguồn: VIRAC, GSO

Dù nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ hàng hóa, sản xuất nước giải khát của Việt Nam liên tục tăng qua các năm; điều này làm gia tăng lượng hàng tồn kho của
ngành. 6 tháng đầu năm 2019, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp đạt 1.24 tỷ lít (tăng 2.8% so với cuối năm 2018).

Nước tinh khiết là mặt hàng tồn kho nhiều nhất (chiếm 55.6%) tổng lượng nước giải khát tồn kho; nước khoáng không có ga đứng thứ hai với 22.2%. Hiện tại mặt
hàng nước tinh khiết đang được sản xuất tràn lan, nhiều cơ sở gia công, không rõ nguồn gốc, trong khi nhận thức tiêu dùng của người dân ngày càng cao là các
yếu tố chính gia tăng sản lượng tồn kho.

77
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Cạnh tranh trong ngành

Thị phần các doanh nghiệp Nước Giải Khát Việt Nam, 2017 Thị phần các mặt hàng Nước Giải Khát, 2017

Khác 23% Khác 46%

Pepsi-Lipton International Mirinda 3%


1%
7-up revive 3%
Vital JSC 2%
Pepsi 3%
Saigon Pure Water 2%
Twister 3%
Red Bull (Vietnam) 2%
Lavie 4%
Interfood Shareholding 3%
Coca-cola 4%
La Vie JV 4%
Aquafina 5%
URC Việt Nam 8% Oolong Tea+ 6%
Coca-cola Beverages Việt Nam 11% Sting 7%
Tân Hiệp Phát 14% C2 8%

Suntory Pepsico Việt Nam 32% Trà xanh 0 độ 10%

Nguồn: VIRAC, Euromonitor Nguồn: VIRAC, Euromonitor

Năm 2017, Suntory Pepsico Việt Nam vẫn dẫn đầu thị trường (chiếm 32%), do sở hữu hàng loạt các thương hiệu được ưa chuộng trong nước như:
Pepsi, 7-up, Twister, Mirinda… Một trong những lý do giúp doanh số bán hàng của Pepsico luôn cao là do doanh nghiệp đã kết hợp với các chuỗi ăn nhanh
được ưa thích hàng đầu như KFC, Lotteria, McDonald’s và Pizza Hut.

Xếp thứ hai trong các doanh nghiệp Nước Giải Khát là Tân Hiệp Phát (14%) với sản phẩm chủ đạo Trà xanh không độ. Sau vụ con ruồi được phát hiện trong chai
nước Number one, các hoạt động của tập đoàn Tân Hiệp Phát chững lại, doanh thu, hình ảnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiên 6 tháng cuối năm 2016, Tân
Hiệp Phát tích cực trong các hoạt động xã hội và từ thiện nhằm khôi phục hình ảnh tại thị trường Việt Nam, do vậy doanh nghiệp vẫn giữ được thị phần của
mình tại thị trường nội địa.

Coca-cola tăng trưởng khá tốt trong năm 2017, giữ vị trí thứ 3 với 11% thị phần. Tụt xuống vị trí thứ 4 là URC Việt Nam, sau khi dòng sản phẩm C2 và Rồng đỏ
của công ty bị phát hiện chứa lượng chì cao vượt ngưỡng cho phép. Kết thúc năm URC Việt Nam chỉ chiếm 8% thị phần, xếp vị trí thứ 4.

78
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Xuất nhập khẩu

Nhâp khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu nhưng sản lượng và giá trị xuất khẩu thấp so với nhập khẩu.

Xuất nhập khẩu Nước Giải Khát, 2010 – 6T/2019


Triệu lít

Tổng số doanh nghiệp sản xuất Nước Giải Khát chiếm hơn 85% cơ cấu
doanh nghiệp sản xuất toàn ngành Đồ uống, tổng số nhãn hiệu Nước Giải
Khát phải lên tới hơn 300 mặt hàng (theo Bộ Công thương), nhưng cung
vẫn chưa đáp ứng được cầu và các doanh nghiệp phải tăng cường nhập
khẩu để đáp ứng sự thiếu hụt nguồn cung trong nước. Tuy nhiên đó chưa
phải yếu tố tác động quan trọng, mà nguyên nhân chính là thuế nhập khẩu
các mặt hàng này đang ở mức rất thấp, thậm chí có nhiều ưu đãi về thuế
đối với các doanh nghiệp FDI kinh doanh mặt hàng này nên lợi nhuận từ
hàng nhập khẩu về cao hơn rất nhiều sản xuất trong nước.
237.3

114.4

532.2
111.3

113.5

126.8

349.3

434.8

112.5
510.7

503.2

127.2

292.7
55.2

44.7

48.7

65.2

81.6

85.1

69.9
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019

Xuất khẩu Nhập khẩu

Nguồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics, GDVC

Các sản phẩm của Việt Nam đang từng bước xâm nhập vào thị trường quốc tế dưới tác động tích cực của các FTAs. Tương lai, xuất khẩu ngành Nước Giải Khát sẽ
tăng mạnh do EVFTA tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu sang EU, TPP tạo cơ hội cho Việt Nam thâm nhập mạnh hơn vào thị trường Mỹ – 2 thị trường lớn nhất
về tiêu thụ Nước Giải Khát từ Việt Nam.

6 tháng đầu năm 2019, tổng xuất khẩu nước giải khát đạt 69.9 triệu lít (giảm 8.97% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 292.7 triệu lít (tang 7.67% so với cùng
kỳ).

79
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Xuất nhập khẩu

Nhập khẩu nước hoa quả của Việt Nam, 2010-6T/2019 Nhập khẩu nước hoa quả theo quốc gia, 6T/2019

Triệu lít Triệu USD

25 22.21 25

18.44
20 16.91 20 26%
15.92 29% Brazil
15 12.97 15
12.04 11.75 Trung Quốc
10.94 10.68 10.14
Thái Lan
10 10
Isarael
5 5 6%

12.32

10.47
23.04
Mỹ
7.06

4.91
8.14

7.85

11.9

6.55
6.1

19%
0 0 9% Khác
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019
12%
Sản lượng Giá trị

Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC

Nhập khẩu nước hoa quả Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 6.55 triệu lít và trị giá 10.14 triệu USD (tăng 10% so với cùng kỳ). Các yếu tố giúp
thúc đẩy tăng trưởng nhập khẩu nước hoa quả:

• Thu nhập trung bình người dân tăng lên, nhu cầu với các sản phẩm chất lượng hơn, tốt cho cho sức khỏe tăng lên;

• Các thương hiệu nội địa gặp các vấn đề về chất lượng (sản phẩm C2 vượt lượng chì cho phép của URC hay con ruồi trong sản phẩm nước đóng chai No.1 của
Tân Hiệp Phát) khiến đánh mất niềm tin của người tiêu dùng;

• Sản phẩm nhập khẩu đa dạng chủng loại, mẫu mã đẹp.

Hiện nay Brazil và Trung Quốc là 2 quốc gia dẫn đầu phân phối sản phẩm nước hoa quả vào thị trường Việt Nam (lần lượt chiếm 26% và 19% trong cơ cấu nhập
khẩu theo quốc gia). Thái Lan (12%) cũng là quốc gia đầy tiềm năng hứa hẹn sẽ vượt qua các đối thủ nhờ thuận lợi về vị trí địa lý cũng như khẩu vị tương đồng
với người tiêu dùng Việt Nam.

80
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu nước hoa quả của Việt Nam, 2010-6T/2019 Xuất khẩu nước hoa quả theo quốc gia, 6T/2018

Triệu lít Triệu USD


45 82.91 90.00
40 80.00
71.06 12%
35 70.00
30 58.93 60.00 Hà Lan
11%
25 50.00 Trung Quốc
44.00 45.60
20 38.35 40.00 Mỹ
15 31.07 30.00 52%
19.13 10% Xuất khẩu tại chỗ
10 21.81 20.00
17.03 Hàn Quốc
17.91

11.16

15.33

21.17

30.77

36.52

42.01

23.10
5 10.00
8.46

9.91

9% Khác
0 0.00
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019 6%

Sản lượng Giá trị

Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC

Nguyên liệu xuất khẩu

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi khi sở hữu nhiều khu vực trồng cây ăn quả trên diện tích lớn cho sản lượng lớn hàng năm. Hoa quả vùng nhiệt đới thường
thơm, ngon phù hợp chế biến nước ép.

6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu nước hoa quả Việt Nam ước đạt 23.1 triệu lít và trị giá 45.6 triệu USD. Sản phẩm Việt Nam nhận được nhiều ưa chuộng từ
khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Âu.

6 tháng đầu năm 2019, Hà Lan dẫn đầu các quốc gia nhập khẩu sản phẩm nước hoa quả từ Việt Nam (chiếm 12%), theo sau là Trung Quốc (11%), Mỹ (10%), xuất
khẩu tại chỗ (9%) và Hàn Quốc (6%). Thị trường châu Á luôn là thị trường đầy tiềm năng với mặt hàng này, khi khẩu vị của người tiêu dùng tương đối giống nhau.

81
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Xuất nhập khẩu

Tỷ trọng 10 công ty xuất khẩu Nước ép hoa quả lớn nhất Việt Nam, 6T/2019e Tỷ trọng 10 công ty nhập khẩu Nước ép hoa quả lớn nhất Việt Nam, 6T/2019e

CT TNHH Thực phẩm quốc tế GIAVICO 14% CT TNHH Nước Giải Khát Suntory Pepsico Việt… 23%
CT TNHH Thực phẩm & Nước giải khát RITA 12% CT TNHH Thực Phẩm Quốc Tế GIAVICO 14%
CT TNHH Thế Giới Việt 12% CT TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam 10%
CT TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Trường … 9% CT TNHH Brenntag Việt Nam 7%
CT TNHH MTV Thực phẩm và nước giải khát … 6% CT Liên Doanh Orana Việt Nam 4%
CT TNHH Công nghiệp thực phẩm THABICO 6% CTCP Sữa Việt Nam 3%
CTCP thực phẩm XK Đồng giao 5% CT TNHH Hùng Dũng 2%
CT TNHH MTV Quốc Tế Nafoods 4% CT TNHH Thực Phẩm Tốt Lành 2%
CTTNHH Nước Giải Khát Delta 4% CT TNHH Morinda Việt Nam 2%
CT TNHH MTV Chế Biến Nông Sản Tiến Thịnh 3% CT TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam 2%
Khác 24% Khác 30%

Nguồn: VIRAC, GDVC Nguồn: VIRAC, GDVC

Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu Nước hoa quả sang Việt Nam, 6T/2019e Top 10 doanh nghiệp nhập khẩu Nước hoa quả sang Việt Nam, 6T/2019e
World harbour investment limited. 9% Natural raw c pty ltd 11%
Dohler holland b.v 6% Xaiphoulaung import-export limited company 5%
Prodalim b.v 4%
Universal robina corporation 5%
Profit made co.,ltd 4%
Betrimex pte.ltd 4%
Lines & tendency corporation shang hai 4%
Frieslandcampina nederland b.v. 4%
Trade master co.,ltd 4% Allswell trading pte., ltd. 3%
Young forever marketing co., ltd. 3% Guangzhou debede trade co.,ltd 3%
Passina products b.v 3% Cửa hàng thực phẩm Hoi Loi 3%
Eternal international co., ltd. 3%
Ckl viet nam (s) pte ltd 3%
Shanghai rw industrial co.,ltd 2% Khách lẻ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 2%
Khác 58%
Nguồn: VIRAC, GDVC Khác 58%
Nguồn: VIRAC, GDVC

82
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Xuất nhập khẩu

Nhập khẩu nước ngọt vào Việt Nam, 2010-6T/2019 Nhập khẩu nước ngọt theo quốc gia, 6T/2019

Triệu lít Triệu USD


2%
600 700
629 11%
500 590 590 600
526 2% Thái Lan
500
400 Hàn Quốc
404 400 12%
300 286.34 Malaysia
284 300
200 57% Campuchia
200
153 Indonesia

226.32
100 130 17%
106 100
121

493
103

106

232

341

422

488

520
Khác
0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019

Sản lượng Giá trị


Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC

Nhập khẩu nước ngọt Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 đạt 226.32 triệu lít và trị giá 286.34 triệu USD. Tương tự như các sản phẩm nước giải khát các,
các sản phẩm nước ngọt từ nước ngoài rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt là các sản phẩm từ Thái Lan. Hiện nay hơn 57% nguồn nước
ngọt nhập khẩu Việt Nam có xuất xứ từ Thái Lan, do những lợi thế về thuế suất cũng như khoảng cách địa lý. Hàn Quốc xếp thứ hai về nguồn cung cho thị
trường Việt Nam với 17%.

Các thị trường còn lại chỉ chiếm thị phần khiêm tốn: Malaysia 12%; Campuchia 2%, Indonesia 2% và các thị trường rất nhỏ khác.

83
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu nước ngọt của Việt Nam, 2010-6T/2019 Xuất khẩu nước ngọt theo quốc gia, 6T/2019e
Triệu lít Triệu USD

90 100
93.58 14%
80 90
78.75 80 Trung Quốc
70
70 Xuất khẩu tại chỗ
60 64.61 13%
60
50 53.54 54.59 50% Australia
51.0950
40 Singapore
40.86 40
30 10%
31.86 30 Philippines
20 22.70 25.40
20 8% Khác
66.26

85.15
37.28

33.57

40.25

55.29

63.96

81.74

77.84

46.45
10 10 6%
0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 6T/2019

Sản lượng Giá trị


Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC Nguồn: VIRAC, UNComtrade, GDVC

Ngành FMCG nói chung và sản xuất nước ngọt nói chung tại Việt Nam đang thu hút lớn nguồn vốn FDI. Nhiều doanh nghiệp lớn như Coca-cola, Pepsico suntory
xuất hiện tại thị trường Việt Nam, đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng xuất khẩu nước ngọt Việt
Nam đạt 46.45 triệu tấn trị giá 51.09 triệu USD; tăng khoảng 9% so với cùng kỳ.

Hiện nay Trung Quốc và xuất khẩu tại chỗ đang dẫn đầu các khu vực nhập khẩu nước ngọt từ Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 14% tổng
sản lượng nước ngọt xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu tại chỗ chiếm 13%, Australia chiếm 10% và Philippines chiếm 8%.

84
3. Thị trường Việt Nam

3.3. Nước giải khát – Xuất nhập khẩu

Tỷ trọng 10 công ty nhập khẩu Nước ngọt lớn nhất Việt Nam, 6T/2019e Tỷ trọng 10 công ty xuất khẩu Nước ngọt lớn nhất Việt Nam, 6T/2019e

CTCP XNK Bến Tre 16%


CTCP Phú Trường Quốc Tế 10%
CT TNHH Thực Phẩm & Nước Giải Khát RITA 11%
CT TNHH Thương Mại Ngọc Thiên Bảo 10%
CT TNHH Nhật Hải Bình 6%
CT TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam) 9%
CT TNHH FRIESLANDCAMPINA Việt Nam 6%
CT TNHH XNK Thiệp Phát 8%
CT TNHH URC Hà Nội 5%
CT TNHH Trang Thuận Mai 7%
CT TNHH MTV Thực phẩm và Nước giải khát … 4%
DNTN Thi Thanh 5%
CTCP Sữa Việt Nam 3%
CT TNHH MTV Xan Dũng 3%
CTCP Sữa Quốc Tế 3%
CT TNHH XNK Hương Thành 3%
CT TNHH Red Bull (VietNam) 3%
CT TNHH Thương mại và Dịch vụ Global Việt… 3%
CT TNHH CKL (VIệT NAM) 3%
CT TNHH XNK MTV Hoàng Minh 3%
Khác 40%
Khác 40%
Nguồn: VIRAC, GDVC Nguồn: VIRAC, GDVC

Top các doanh nghiệp xuất khẩu Nước Ngọt sang Việt Nam lớn nhất, 6T/2019e Top các doanh nghiệp nhập khẩu Nước Ngọt sang Việt Nam lớn nhất, 6T/2019e
T.c.pharmaceutical industries co.,ltd 38% PHAT SOK CHEA TRADING DEVELOPMENT… 19%

Carabao tawandang co.,ltd 10% Khách lẻ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 10%

Abbott logistics bv 9% GUANG ZHOU ZHEN QI TRADING CO LTD 5%

Woongjin foods co., ltd 3% UNIVERSAL ROBINA CORPORATION 5%

Pt. amerta indah otsuka 2% FRIESLANDCAMPINA CONSUMER PRODUCTS… 5%

Cheonnyeonae food co.,ltd 2% XAIPHOULAUNG IMPORT-EXPORT LIMITED… 3%

Fonterra ingredients ltd 2% ALLSWELL TRADING PTE., LTD. 3%

Queen bin 1% Cửa hàng thực phẩm HOI LOI 2%

Yhs international pte. ltd. 1% FANGCHENGGANG WEILUN IMPORT AND… 2%

Krungsiam beverage co., ltd 1% CKL VIET NAM (S) PTE LTD 2%

Khác 32% Khác 43%


Nguồn: VIRAC, GDVC Nguồn: VIRAC, GDVC

85
3. Thị trường Việt Nam

3.4. Rủi ro ngành – 2.4.1 Phân tích SWOT của ngành

Điểm mạnh: Điểm yếu:

• Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 khu • Chênh lệch thu nhập lớn giữa thành thị và nông thôn tạo ra sự khác biệt
vực Đông Nam Á. Đáng chú ý là cơ cấu dân số trẻ và tầng lớp trung lưu ngày đáng kể trong thói quen mua sắm và tiêu thụ.
càng mở rộng.
• Cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa bắt kịp với nhu cầu phát triển và hội
• Người tiêu dùng, đặc biệt giới trẻ khá nhạy bén, tiếp thu tốt và có hiểu biết nhập với kinh tế thế giới. Đáng chú ý là dây chuyền sản xuất vẫn lạc hậu,
về thương hiệu. trang thiết bị còn yếu kém.

• Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nội bộ ngành tạo động lực cho • Phần lớn nguyên liệu đầu vào vẫn phải nhập khẩu (lúa mạch, hương liệu…)
thị trường ngày càng năng động và phát triển. nên doanh nghiệp chưa chủ động được yếu tố đầu vào, dẫn đến tình
trạng phụ thuộc sản lượng nhập khẩu nguyên liệu của nhà cung cấp nước
• Mạng lưới bán lẻ, hệ thống siêu thị có mặt ở khắp trên cả nước góp phần
ngoài.
đưa sản phẩm đến với mọi người tiêu dùng dễ dàng hơn
• Hoạt động cho marketing, quảng cáo chưa được đầu tư và chuyên nghiệp
như doanh nghiệp nước ngoài.

Cơ hội: Thách thức:

• Là thành viên của nhiều FTAs khác nhau giúp hạn chế các hàng rào thuế • Là thành viên của các tổ chức thương mại sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh
quan, tạo điều kiện cho giao thương hàng hóa phát triển. và yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

• Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà • Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu hụt và chưa có chính sách phát
nước, các hoạt động M&A của các doanh nghiệp trong ngành diễn ra sôi triển đào tạo nguồn nhân lực trong dài hạn.
động mở ra nhiều cơ hội đầu tư và phát triển.
• Các bất ổn chính trị liên quan tới Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng bất lợi lên
• Định hướng phát triển thị trường Bia - Rượu - Nước Giải Khát của chính phủ giao thương của Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và với thế giới nói
về sản lượng và đầu tư vốn, mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành chung.
trong những năm tiếp theo.

• Hội nhập quốc tế cùng với việc Cộng đồng ASEAN di chuyển tự do sẽ tạo
động lực cho du lịch phát triển, đặc biệt loại hình du lịch cao cấp.

• Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới vấn đề sức khỏe.

86
3. Thị trường Việt Nam

3.4. Rủi ro ngành – 2.4.2 Phân tích cạnh tranh của ngành (5-forces)

Trong ngành Đồ uống, các nhà sản xuất là những người tham gia chính trong cuộc cạnh tranh giành thị phần; nhà bán buôn và nhà bán lẻ là những người mua
trực tiếp, còn khách hàng là người mua gián tiếp cũng như người tiêu thụ cuối cùng trong chuỗi giá trị của sản phẩm; nhà sản xuất, chế biến nguyên liệu thô,
đóng gói thành phẩm được coi như những nhà cung cấp chính.
Quyền lực
• Quyền lực của khách hàng được quyết định bởi số lượng và giá trị sản phẩm họ mua. khách hàng
5
• Nhà cung cấp có thể cung cấp các nguyên liệu đầu vào đa dạng và phong phú trong ngành. 4
3
• Người tiêu dùng có xu hướng trung thành với sản phẩm và thương hiệu, do đó việc gia nhập thị Quyền lực 2 Mức độ cạnh
trường tương đối khó khăn. nhà cung cấp 1 tranh
0
• Cả ngành Đồ uống nói chung không có sản phẩm thay thế, tuy nhiên tại các tiểu ngành sẽ có sản
phẩm thay thế riêng, ví dụ Nước uống đóng chai có thể thay thể cho Nước uống có ga do giá thành
rẻ hơn và có lợi cho sức khỏe hơn.
Sản phẩm Các đối thủ
• Mức độ cạnh tranh trong ngành Đồ uống luôn luôn ở mức cao và không ngừng gia tăng trên mọi thay thế tiềm năng
phương diện như thị phần, quy mô sản xuất,….

Sự tương thích với Nguồn: VIRAC tổng hợp


sản phẩm cũ
5 Niềm tin người tiêu Quyền lực khách hàng
Sản phẩm phổ biến 4 dùng
3 • Các nhà bán buôn không có quá nhiều ảnh hưởng lên sản lượng sản xuất mà chỉ ảnh
Xu hướng chuyển 2 Số lượng người
hưởng tới thị phần của các nhà cung cấp qua chính sách marketing, quảng cáo dựa trên
đổi sản phẩm 1 mua
0
những ưu đãi mà từng nhà sản xuất dành cho họ như chính sách về giá,…Do đó các đại
Sản phẩm không Thu nhập người lý cấp 1, cấp 2 chỉ có quyền mặc cả về giá tùy theo số lượng và giá trị hàng đại lý mua.
được ưa chuộng mua
• Sức ảnh hưởng của các nhà bán lẻ như siêu thị và cửa hàng lên nhà sản xuất rất ít. Với
Tính nhạy cảm về Chi phí chuyển đổi quy mô vốn ít và tỷ suất lợi nhuận không cao, họ thường chú tâm vào những sản phẩm
giá thấp
có tỷ suất lợi nhuận cao, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người dân để cân bằng lợi
Nguy cơ hiệp hội
người tiêu dùng nhuận.

• Người tiêu dùng có quyền quyết định xu hướng phát triển của ngành Đồ uống.
Nguồn: VIRAC tổng hợp

87
3. Thị trường Việt Nam

3.4. Rủi ro ngành – 2.4.2 Phân tích cạnh tranh của ngành (5-forces)

Quyền lực nhà cung cấp


Khác biệt hóa
• Mỗi loại Đồ uống sẽ có nhu cầu về nguyên liệu thô và nhà cung cấp khác nhau. Cụ sản phẩm
thể,chất lượng của Rượu Vang cũng như Rượu Mạnh chưng cất phụ thuộc gần 95% Chi phí chuyển 5 Tính tương thích
đổi nhà cung 4 với sản phẩm
vào giống Nho và các loại Hạt ngũ cốc; nguyên liệu đầu vào chính của Bia là Lúa
cấp 3 tương lai
mạch, Hoa Bia và Gạo tẻ, Nước Giải Khát cần các chất có vị ngọt.
2 Mức độ quan
Quy mô nhà
• Mỗi tiểu ngành cần những nguyên liệu thô đặc trưng riêng, do vậy thị trường phụ 1 trọng của giá cả
cung cấp
thuộc vào các nhà cung cấp đặc trưng, doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc thay thể 0 và chất lượng

nhà cung cấp nếu cần thiết. Đặc biệt là một số doanh nghiệp lớn có thể tự xây dựng
Khả năng nhà
vùng nguyên liệu phục vụ nhu cầu của riêng họ nhưng sẽ khiến gia tăng chi phí và có Đầu vào không
sản xuất từ bỏ
thể thay thế
thể giảm lợi nhuận. nhà cung cấp
Mức độ độc lập Nguy cơ từ sự
Tiếp cận hệ
của nhà cung hợp nhất các
thống phân
cấp nhà cung cấp
phối Nguồn: VIRAC tổng hợp
Các đối thủ tiềm năng
5 Chấp nhận các
Uy tín thương
nhà cung cấp • Trong phạm vi quy mô nhỏ, doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội gia nhập thị trường,
hiệu 4 hiện tại
phục vụ những nhu cầu của 1 nhóm nhỏ người tiêu dùng như nhu cầu về các sản
3 Ít bị tác động
Sản phẩm độc phẩm hữu cơ, Bia không cồn, Nước ép hoa quả. Trong phạm vụ quy mô lớn, những
2 bởi bằng sáng
quyền công ty mới gia nhập cần lượng vốn rất lớn cùng bề dày kinh nghiệm để xây dựng
chế
1 và vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả, đầu tư vào việc quảng bá và xây dựng
0 thương hiệu để thu hút khách hàng và tái xác định lại thị phần trên thị trường.
Tiếp cận các Ít bị tác động
yếu tố đầu vào bởi chính sách • Tính trung thành với sản phẩm và thương hiệu của khách hàng đòi hỏi công ty mới
gia nhập phải đầu tư một lượng vốn rất lớn để người dùng sử dụng một thời gian
Lợi thế theo Chi phí cố định đủ lâu để họ tin dùng.
quy mô thấp
• Chi phí đóng gói, thiết kế mẫu mã cũng tạo ra rào cản đáng kể trong tình hình kinh
Tăng trưởng Chi phí chuyển tế khó khăn hiện nay.
của ngành đổi thấp
• Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách thuế quan cùng nhiều quy
định khác cũng gây cản trở cho các doanh nghiệp mới đặc biệt trong tiểu ngành Đồ
Nguồn: VIRAC tổng hợp
uống có cồn.

88
3. Thị trường Việt Nam

3.4. Rủi ro ngành – 2.4.2 Phân tích cạnh tranh của ngành (5-forces)

Nguy cơ từ sản phẩm thay thế


Sản phẩm tốt cho
• Trên phương diện toàn ngành Đồ uống, không có sản phẩm thay thế, tuy sức khỏe
5
nhiên ở các tiểu ngành nhỏ có lượng lớn sản phẩm có thể thay thế ví dụ Trà,
4
Cà phê, Nước khoáng đóng chai có thể thay thế cho Bia và Rượu.
3
• Chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp, do vậy các nhà bán lẻ cũng như khách 2
hàng có thể chuyển đổi từ sản phẩm này sang sản phẩm khác một các dễ 1
dàng. Nhiều nhà sản xuất đã đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình để 0
giảm bớt mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế, tuy nhiên rất khó để xác định
lợi ích của các sản phẩm này do doanh thu phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích Chi phí chuyển đổi Sản phẩm giá rẻ
của người tiêu dùng. thấp hơn

Nguồn: VIRAC tổng hợp

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành


Quy mô của đối thủ cạnh tranh
5 Tình trạng tăng trưởng của
Khả năng mở rộng 4
ngành
3 • Thị phần của thị trường Đồ uống Việt Nam chủ yếu thuộc về các doanh
Rào cản thoát khỏi thị trường 2 Sự khác biệt sản phẩm
1 nghiệp FDI. Mỗi một tiểu ngành sẽ có những công ty dẫn đầu riêng như
0
Thiếu tính đa dạng Chi phí lưu kho thị trường Bia có 3 công ty lớn là Sabeco, Habeco và Nhà máy Bia Việt
Tính tương đồng của các đối thủ Nam chiếm gần 80% thị phần về doanh thu.
Chi phí chuyển đổi thấp
cạnh tranh
Chi phí cố định thấp Số lượng đối thủ cạnh tranh • Mức độ khác biệt hóa sản phẩm cao, nhắm tới nhiều tầng lớp và nhiều
nhu cầu, giúp hạn chế sự cạnh tranh giữa các sản phẩm.

Nguồn: VIRAC tổng hợp

89
3. Thị trường Việt Nam

3.4. Rủi ro ngành – 2.4.3 Rủi ro kinh doanh ngành

3.1 Rủi ro sản xuất

• Rủi ro nguyên liệu đầu vào:

Nguồn nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn tới ngành Đồ uống nói chung và đến từ cả trong và ngoài nước.

Đối với Bia, nguyên liệu đầu vào chính là Mạch nha, Gạo tẻ và Hoa Bia. Nguyên liệu Gạo tẻ hoàn toàn do thị trường nội địa cung ứng. Mạch nha được nhâp khẩu
chủ yếu từ Đức, Pháp, Đan Mạch, Australia… Tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất chiếm đến 60-70% bao gồm nguyên liệu chính Mạch nha và
khoảng hơn 40 phụ liệu khác. Mạch nha nhập khẩu có thể được thay thế bằng Mạch nha chế biến từ Mạch nha trồng nội địa, tuy nhiên việc trồng Mạch nha mới
chỉ được đưa vào thử nghiệm và chưa thể hiện tính khả thi, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất Bia.

Đối với Rượu, nguồn cung của Rượu Mạnh trong nước (Rượu gạo, Rượu táo mèo,...) rất dồi dào nhưng nguồn cung dành cho Rượu Vang chất lượng tốt còn khan
hiếm. Rượu Vang làm từ dâu tằm không ngon và được ưa chuộng như Rượu Vang làm từ Nho – yếu tố quyết định hương thơm và đặc tính của Rượu Vang, trong
khi các dự án triển khai trồng Nho giống Pháp tại các vùng Đà Lạt, Ninh Thuận vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Đối với ngành Nước Giải Khát, Việt Nam có thuận lợi về nguồn nguyên liệu đầu vào. Cụ thể là nguồn trái cây tươi ĐBSCL có sản lượng 2.93 triệu tấn/năm, trữ
lượng nước khoáng lớn với 287 nguồn nước khoáng. Tuy nhiên nguyên liệu hoa quả tươi dùng để sản xuất nước ép trái cây chỉ được trồng theo mùa vụ, sản
lượng và chất lượng không ổn định do phụ thuộc vào yếu tố thời tiết là chủ yếu, và doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu phần lớn hương liệu từ nước ngoài với mức
thuế 10-15% (theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. HCM).

Nhìn chung, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với vấn đề tăng chi phí khi có biến động tỷ giá, hoặc giá cả trên thị trường nguyên vật liệu sản xuất thế giới tăng.

• Rủi ro vệ sinh an toàn thực phẩm:

Trong những năm gần đây, an toàn thực phẩm đã trở thành mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của người tiêu dùng khi mà thông tin về các trường hợp ngộ độc
thực phẩm hay những vấn đề về an toàn thực phẩm được báo chí nêu ra ngày càng nhiều. Doanh nghiệp có thể phạm sai lầm trong khâu sản xuất, hoặc thông
qua các nhà sản xuất trung gian doanh nghiệp khó có thể kiểm soát như đóng gói, thiết kế bao bì. Điều này có thể dẫn đến việc gián đoạn quy trình sản xuất,
hoặc những khiếu nại hoặc những công khai tiêu cực tạo ra từ khiếu nại vô căn cứ sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến thương hiệu, uy tín của công ty. Một ví dụ
điển hình là vụ việc xuất hiện con ruồi trong chai nước Number One. Mặc dù xác nhận của thanh tra bộ y tế khẳng định về dây chuyền vô trùng cũng như những
việc thực hiện đúng theo quy trình an toàn thực phẩm của Tân Hiệp Phát nhưng sự cố này khiến doanh thu mặt hàng Number One sụt giảm mạnh và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

90
3. Thị trường Việt Nam

3.4. Rủi ro ngành – 2.4.3 Rủi ro kinh doanh ngành

• Rủi ro chính sách liên quan tới sản xuất:

Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, các quy chuẩn về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc các quy định chất lượng nguyên liệu đầu
vào hoặc sản phẩm đầu ra chưa thực sự hoàn thiện. Khi tham gia các FTAs, các sản phẩm của Việt Nam được phép nhập khẩu vào các nước phát triển với điều
kiện phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, về môi trường và sức khỏe. Ngoài ra, thuộc lộ trình quy hoạch phát triển
ngành, Bộ Công thương và các cơ quan ban ngành liên quan có thể ban hành các chính sách đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thay đổi phương thức vận
hành hoặc nâng cấp trang thiết bị,… Việc này có tác động tiêu cực trong ngắn hạn lên sản lượng sản xuất do các cơ sở kinh doanh có thể nhất thời chưa đáp ứng
được yêu cầu nên tạm ngừng sản xuất hoặc giảm số lượng sản xuất.

• Rủi ro liên quan tới chuỗi cung ứng:

Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Đồ uống, hệ thống phân phối sẽ quyết định vị trí và thị phần của công ty đó trên thị trường, trong nhiều trường hợp sẽ
quyết định tính thành bại của một sản phẩm hoặc sự tồn tại của công ty đó. Để có thể đạt được vị trí thị trường như hiện tại, các công ty đa quốc gia như
Heineken, Carlsberg, Diageo,… đã sử dụng chi phí lớn để xây dựng, phát triển hệ thống phân phối vượt trội với hàng hóa bao phủ rộng khắp các vùng miền Việt
Nam. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nước ngoài có thể đưa ra chính sách linh hoạt về tài chính, cũng như cung cấp các tiện ích hợp lý cho hệ thống nhà hàng,
quán ăn, trong khi các doanh nghiệp nội địa không thực hiện được do cơ chế.

Một ví dụ minh hoạ về tầm quan trọng của kênh phân phối là sản phẩm Bia Laser của Tân Hiệp Phát. Công ty đã có các bước đầu tư lớn về chất lượng sản phẩm
(đầu tư khoảng 3 tỷ đồng để nhập dây chuyền và công nghệ sản xuất), liên tục marketing bằng các mẫu quảng cáo ấn tượng trên truyền hình và đạt yếu tố là sản
phẩm lạ (bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam). Thế nhưng chỉ sau hơn 1 tuần xuất hiện, Laser đã không tìm được chỗ đứng, không thể tiếp cận được khách
hàng. Cụ thể, hầu hết các cửa hàng, quán bia, đại lý... tại các tỉnh thành lớn như TP. HCM, Bạc Liêu, Vũng Tàu... đều không "dám" nhận bán bia Laser. Thậm chí
không dám trưng mẫu quảng cáo có hình ảnh bia Laser vì các công ty lớn đi trước như Tiger, Heineken, Bivina đã ký hợp đồng độc quyền với họ, yêu cầu không
được bán, trưng bày bất kỳ thương hiệu bia nào khác, đổi lại, họ được nhận một khoản tiền tài trợ hàng trăm triệu đồng. Để dằn mặt, công ty sở hữu nhãn bia
Tiger đã kiện quán Cây Dừa ra toà vì “tội” bán bia Laser.

• Rủi ro chính sách liên quan tới tiêu thụ:

Đồ uống có cồn tại Việt Nam phải nộp thuế tại 2 công đoạn: công đoạn nhập khẩu và công đoạn tiêu thụ trong nước, gồm 3 loại thuế khác nhau là: thuế nhập
khẩu (từ 5-80% tùy loại FTA), thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế TTĐB (50-65% tùy mặt hàng Bia, Rượu). Riêng Thuế suất thuế TTĐB của Bia tăng mạnh, từ mức
50% hiện nay lên 65% theo sửa đổi bổ sung Luật số 70/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26/11/2014 (sẽ có hiệu lực từ ngày
01/01/2016). Các FTAs sẽ gỡ dần thuế quan nhập khẩu về 0% trong thời gian 3-10 năm tới, như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - ATIGA, sẽ cho phép
thuế Rượu, Bia các loại giảm từ 55-50% về 5% năm 2017 và về 0% năm 2019, tuy nhiên kết quả tích cực này chưa chắc chắn do còn nhiều nhân tố khách quan và

91
3. Thị trường Việt Nam

3.4. Rủi ro ngành – 2.4.3 Rủi ro kinh doanh ngành

chủ quan tác động lên các nhà chính sách.

Như đã phân tích ở phần trên, quảng cáo và nghiên cứu sản phẩm được coi là những rào cản tự nhiên đối với các doanh nghiệp trong nước khi khó cạnh tranh với
những chiến dịch quảng cáo chi phí lớn của các doanh nghiệp nước ngoài. Khoản 5, Điều 1, Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013 quy định rằng chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới,… không vượt quá 15% chi phí thực tế phát
sinh trong kỳ. Quy định này hạn chế việc quảng bá thương hiệu các sản phẩm, hoặc tạo chỗ đứng trên thị trường cho nhãn hiệu mới của các doanh nghiệp nội địa
khi quy mô của các doanh nghiệp vốn đã nhỏ hơn so với các doanh nghiệp FDI.

Những chính sách về tác động mạnh hơn đến các doanh nghiệp trong nước, giảm sức cạnh tranh các doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp FDI.

• Rủi ro cạnh tranh:

Ngành công nghiệp Đồ uống là ngành có cường độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước. Đối thủ cạnh tranh có thể tận
dụng nguồn lực, quy mô lớn để nhanh chóng đáp ứng với sự thay đổi bất thường hoặc sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, cũng như xây dựng thương hiệu và
hệ thống phân phối vượt trội. Bên cạnh đó đối thủ cạnh tranh cũng có thể là các công ty sản xuất nhỏ với sản phẩm độc nhất, các công ty nội địa đã chiếm thị phần
nhất định và am hiểu môi trường, khẩu vị của người tiêu dùng. Rủi ro từ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của công ty, cũng như quyết định sự
tồn tại của doanh nghiệp đó trên thị trường.

• Rủi ro về khẩu vị người tiêu dùng thay đổi:

Ngành Đồ uống nói chung rất nhạy cảm với những thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng. Khẩu vị của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bao
gồm: tuổi tác; giới tính; các công bố trên truyền hình về trách nhiệm xã hội hoặc trách nhiệm về môi trường của doanh nghiệp,; thay đổi về xu hướng phát triển
ngành nghề liên quan như du lịch, khách sạn, bán lẻ; các báo cáo về tác hại của Đồ uống có ga, Đồ uống có cồn hoặc lợi ích của nước ép trái cây đối với sức khỏe
của con người; sự thay đổi của thời tiết; sự thay đổi về phong cách sống… Ví dụ, doanh số bán hàng của Coca-cola đang chịu sự tác động mạnh về xu hướng văn
hóa – xã hội. Đó là sự gia tăng liên tục của xu thế giảm tiêu thụ đường, an toàn cho sức khỏe và thói quen ăn uống lành mạnh hơn, cùng những báo cáo công bố
tác hại của Đồ uống có ga đối với sức khỏe. Cụ thể các báo cáo kết quả bán hàng cuối năm 2014 đã cho thấy lượng tiêu thụ sản phẩm Nước ngọt giảm 14%, đạt
2.1 tỷ USD trong quý III từ tháng 7 đến tháng 9/2014. Do vậy khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc phản ứng chậm với sự thay đổi khẩu vị của khách hàng và thất
bại trong việc sáng tạo ra các sản phẩm mới, doanh nghiệp đó sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh cũng như sụt giảm doanh thu và thị phần.

92
3. Thị trường Việt Nam

3.4. Rủi ro ngành – 2.4.3 Rủi ro kinh doanh ngành

• Rủi ro truyền thông:

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, điểm yếu cốt lõi của Tân Hiệp Phát trong các sự vụ này là do chính cách làm của họ. Thay vì tìm đến việc kịp thời tư vấn cho
khách hàng về góc độ tình và lý, đồng thời cập nhật thông tin nhanh tới dư luận về chất lượng thực sự của mình thì doanh nghiệp này lại tìm đến sự thương
lượng, thỏa thuận nhằm giấu thông tin về việc sản phẩm có gắn thương hiệu mình bị ảnh hưởng xấu.

• Rủi ro M&A:

M&A (sát nhập và mua bán doanh nghiệp) là một trong những hoạt động đặc trưng, biểu hiện sự cạnh tranh thị trường và ngày càng được tăng cường trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong kỳ vọng và trường hợp tốt nhất, M&A sẽ góp phần nâng quy mô, sức cạnh tranh, thị phần, danh tiếng và hiệu quả của
doanh nghiệp lớn hơn, khởi đầu một chu kỳ phát triển mới. Mặt tiêu cực là M&A cũng là dấu chấm hết cho một doanh nghiệp hay một thương hiệu lâu năm, và
có thể bị sử dụng cho mục tiêu thâu tóm, lũng đoạn thị trường và chi phối lĩnh vực, thậm chí cả nền kinh tế quốc gia.

Ví dụ điển hình cho ảnh hưởng tiêu cực từ M&A là thương vụ thâu tóm của Uni-President và Tribeco. Tribeco trước khi bị Uni-President Việt Nam thâu tóm, đã
có lịch sử 20 năm hoạt động và được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong 11 năm liền. Công ty niêm yết vào cuối năm 2001, chính
thức liên doanh vào năm 2008 và tuyên bố giải thể vào tháng 8/2012. Theo chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan kháit quát, sau khi Tribeco liên doanh với Uni-
President, Tribeco luôn được tạo điều kiện thua lỗ triền miên bằng cách chi mạnh cho các khoản khuyến mãi, tăng lương… mục đích cho công ty lỗ càng nhiều,
càng nhanh càng tốt. Sau đó, liên doanh sẽ đề nghị tăng vốn lên, URC với nguồn lực tài chính dồi dào nhưng phía Việt Nam không đáp ứng được và kết quả là
Uni-President Việt Nam nắm quyền chi phối và sở hữu 100% Tribeco Bình Dương, độc chiếm thương hiệu Tribeco gắn với “đuôi” Bình Dương và hưởng một thị
phần đáng kể của sản phẩm này mà không phải tốn bất kì chi phí nào để xây dựng thương hiệu.

93
3. Thị trường Việt Nam

3.5. Quy hoạch phát triển ngành

Mục tiêu phát triển Bia Rượu Nước Giải Khát

Xây dựng ngành Bia – Rượu – Nước Giải Khát trở Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công 8%/năm
thành một ngành kinh tế quan trọng, đáp ứng nghiệp toàn ngành
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản
Sản lượng sản xuất Nước Giải Khát 2015 4 tỷ lít 188 triệu lít 4 tỷ lít
phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, đa dạng, có thương hiệu và khả Sản lượng sản xuất Nước Giải Khát 2025 6 tỷ lít 440 triệu lít 11 tỷ lít
năng cạnh tranh quốc tế.
Giá trị xuất khẩu (2025) 140-150 triệu USD

Quy hoạch sản phẩm: Nguồn: VIRAC, BCT

• Sản xuất Bia: Tập trung đầu tư các nhà máy có công suất lớn, thiết bị hiện đại, sản xuất kinh doanh hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về môi trường theo quy
chuẩn của Nhà nước. Sản phẩm Bia phải tuân thủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng và giá thành được người tiêu dùng chấp
nhận;

• Sản xuất Rượu: Đầu tư các nhà máy sản xuất Rượu có công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng các loại Rượu đặc sản, truyền thống để đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện hợp tác, liên doanh với các nhà ĐTNN để sản xuất các loại Rượu có chất lượng cao, sử
dụng nguyên liệu trong nước. Có biện pháp thích hợp để giảm dần Rượu nấu bằng phương pháp thủ công, nhiều độc hại đối với sức khoẻ người tiêu dùng;

• Sản xuất Nước Giải Khát: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất Nước Giải Khát từ nguồn nguyên liệu trong nước, trong đó ưu tiên sản xuất
Nước Giải Khát từ hoa quả.
Năng lực sản xuất theo
Quy hoạch vùng sản xuất và vốn vùng (triệu lít) Vốn đầu tư 2011
đầu tư Vùng – 2015 (tỷ đồng)
2015 2025
Vùng Đồng bằng sông Hồng 1088 2594 5.745
Vùng Trung du miền núi phía Bắc 100 842 1.996
Vùng Duyên hải miền Trung 555 2222 6.185
Vùng Tây Nguyên 48 289 887
Vùng Đông Nam Bộ 1129 3025 5.664
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1080 2028 2.270
Nguồn: VIRAC, BCT

94
3. Thị trường Việt Nam

3.6 Triển vọng và dự báo - 3.6.1 Động lực phát triển ngành

Về dân số:

• Dân số đông, tốc độ phát triển nhanh: Căn cứ vào ước tính của GSO, dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người với tốc độ tăng dân số xấp xỉ 1.1%/năm, ước đạt
hơn 102 triệu người vào năm 2025.

• Cơ cấu dân số vàng: Với cơ cấu dân số nằm trong nhóm trẻ nhất thế giới, với 56% dân số dưới 30 tuổi (theo Nielsen), VBA dự đoán tổng mức chi tiêu của
người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi và đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020.

• Tỷ lệ đô thị hóa cao: Số liệu của GSO 2013 cho thấy dân số đô thị năm 2013 chiếm khoảng 32.2% tổng dân số, tỷ lệ này ước tính tăng lên 40.5% vào năm
2025. Tỷ lệ này có lợi cho ngành Bia do mức tiêu thụ Bia bình quân đầu người của khu vực đô thị cao gấp đôi so với khu vực nông thôn (Theo Canadean).

Về thu nhập:

• Thu nhập tăng nhanh, tầng lớp trung lưu tăng nhanh: Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, 56% người tiêu dùng Việt Nam dưới 30 tuổi
và tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi từ 12 triệu người (2014) lên 33 triệu người (2020). Cụ thể hơn, ông Glenn Maguire, Kinh tế trưởng
khu vực châu Á – Thái Bình Dương của ANZ, ước tính Việt Nam sẽ có thêm khoảng 2 triệu người tiêu dùng gia nhập vào tầng lớp trung lưu, đạt tốc độ hình
thành tầng lớp trung lưu nhanh nhất Châu Á. GDP đầu người năm 2017 đạt đến 2,385 USD (tăng 170 USD so với năm 2016), trong đó gần 41% thu nhập là
dành cho thực phẩm, nước uống và thuốc lá. Cơ cấu tiêu dùng này được dự đoán sẽ không thay đổi trong những năm tới.

• Mức chi tiêu tăng mạnh nhất trong Châu Á: Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 được dự báo sẽ thuộc
loại cao nhất trong khu vực ASEAN, đạt 8%, cao hơn cả Indonesia và Malaysia 5%, và Philippines, Thái Lan và Singapore cùng là 4% theo báo cáo Global
Insights, Bain Analysis.

• Kinh tế có dấu hiệu hồi phục: Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017 đã có sự tăng trưởng tốt khi GDP của Việt Nam 2014 tính theo giá hiện hành đạt 5 triệu tỷ
đồng. Tổng giám đốc Ngân hàng ANZ Việt Nam, ông Tareq Muhmood chia sẻ thu nhập bình quân tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 10% mỗi năm. VBA dự kiến
tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi và đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020 theo báo cáo Global Insight.

Về phong cách sống và thói quen tiêu dùng:

• Phong cách ăn uống và vui chơi thay đổi theo hướng phương Tây hóa: Người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ đang hình thành thói quen tiêu thụ Bia, Rượu và
Cocktail trong các dịp hội nghị, ăn uống và vui chơi. Trong số đó, những người làm việc tại khu văn phòng ưa thích Đồ uống cao cấp như một xu hướng của sự
thành công và hợp thời trang.

95
3. Thị trường Việt Nam

3.6 Triển vọng và dự báo - 3.6.1 Động lực phát triển ngành

• Chất lượng, sức khỏe được đặt lên hàng đầu: Theo báo cáo “Cận cảnh người tiêu dùng Việt Nam” của Nielsen, 73% người được khảo sát sẵn sàng bỏ tiền
cao hơn để có sản phẩm tốt hơn và 39% người đặt tiêu chuẩn về sức khỏe lên hàng đầu. Những con số đó cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có nhận thức
ngày càng cao về sức khỏe và có những tiêu chuẩn cao khi lựa chọn hàng hóa.

Về tác động tích cực của các FTAs

• Giảm thuế xuất nhập khẩu;

• Tăng vốn đầu tư FDI vào ngành;

• Phát triển hệ thống kênh phân phối trong và ngoài nước.

Các yếu tố khác

• Chính sách tạo điều kiện cho du lịch phát triển: Việt Nam đã gỡ bỏ những rào cản về thủ tục nhập cảnh như ban hành Nghị quyết 46/NQ-CP miễn thị thực
cho công dân 5 nước Tây Âu, miễn visa đơn phương cho 7 nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga), miễn visa trên cơ sở có đi
có lại với 9 nước ASEAN. Chính sách này sẽ là tiền đề cho du lịch phát triển mạnh, từ đó sức tiêu thụ Đồ uống, đặc biệt là sản phẩm ở phân khúc bậc cao, sẽ
tăng.

• Thị trường bán lẻ đã, đang và sẽ phát triển mạnh: Thống kê của Bộ Công thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức
bán lẻ. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, 530 siêu thị mini (cửa hàng tiện lợi có thương hiệu và vận hành theo chuỗi) và hơn
779 chợ truyền thống tính đến tháng 9/2015. Mạng lưới bán lẻ dày đặc giúp người dân dễ dàng tiếp cận với hàng hóa nói chung và sản phẩm ngành Đồ uống
nói riêng, từ đó tăng thêm giá trị tiêu thụ.

96
3. Thị trường Việt Nam

3.6 Triển vọng và dự báo - 3.6.2 Dự báo

Bia vẫn đứng đầu về giá trị tiêu thụ do sự bùng nổ trong giai đoạn 2010-2014, tuy nhiên với quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường, giá sẽ giảm
dưới tác động giảm thuế của các FTAs (CPTPP, EVFTA,…) thị trường xuất hiện dấu hiệu bão hòa với tốc độ tăng trưởng bình quân chậm lại so với giai
đoạn trước. Kế đến là Nước Giải Khát, đứng thứ hai về giá trị tiêu thụ nhưng có tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành Đồ uống và cao hơn so với giai đoạn
2010-2014, đạt 11.5%. Trong đó, Đồ uống có ga vẫn sẽ có giá trị tiêu thụ lớn nhưng có tốc độ phát triển nhanh nhất là dòng Nước ép hoa quả. Rượu cũng thể
hiện tiềm năng tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng 8.6% đối với Rượu Vang, và 7.7% đối với Rượu Mạnh. Động lực phát triển chính của Rượu là các
dòng Rượu ngoại nhập do tác động của hội nhập làm giảm hàng rào thuế quan dẫn đến giảm giá, tầng lớp trung lưu tăng nhanh và phong cách sống Tây hóa.

Dự báo giá trị tiêu thụ của các tiểu ngành (bao gồm cả sản phẩm nội địa và ngoại nhập), 2018-2020

Dự báo sản lượng


Tốc độ tăng trưởng bình quân (%)
Tiểu ngành
2019f 2020f

Bia 192,509.3 205,022.4 6.50

Rượu 36,166.8 38,893.5 7.54

Rượu Vang 10,054.0 10,918.6 8.60

Rượu Mạnh 26,250.2 28,271.4 7.70

Nước Giải Khát 134,173.6 149,603.6 11.50

Đồ uống có ga 16,447.4 18,190.9 10.60

Nước ép hoa quả 8,017.9 9,020.1 12.50

Nguồn: VIRAC, VBA

97
3. Thị trường Việt Nam

3.6 Triển vọng và dự báo - 3.6.2 Dự báo

Dự báo sản lượng tiêu thụ bia Việt Nam 2018f-2022f Dự báo sản lượng tiêu thụ rượu Việt Nam 2018f-2022f
Tỷ lít Triệu lít

202 90.0
200.2
200 80.0

198 196.7 70.0


30.1
29.5
196 60.0 29.0
28.4
193.5
194 50.0

192 190.5 40.0

190 30.0
49.6 52.7
44.7 46.9
188 20.0

186 10.0

184 0.0
2019f 2020f 2021f 2022f 2019f 2020f 2021f 2022f

Rượu mạnh Rượu vang


Nguồn: VIRAC, BMI Nguồn: VIRAC, BMI

Thu nhập khả dụng của người dân Việt Nam tăng lên là nhân tố chính tăng trưởng chi tiêu cho các đồ uống có cồn. Theo BMI dự đoán, chi tiêu đồ uống có cồn sẽ
tăng trung bình hàng năm 11.8% đến năm 2022, vượt qua mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ được dự báo ở mức 6.1% cùng giai đoạn. Giai đoạn này được cho
có triển vọng tích cực nhờ yếu tố kinh tế ổn định, cũng như mạng lưới bán lẻ được phát triển chuyên nghiệp rộng khắp Việt Nam.

Dự báo ngành bia:

Tiêu thụ bia trên đầu ngườitại Việt Nam được dự báo lên mức 70.9 lít đến năm 2022, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 5.4%; nhờ dân số trẻ cũng như lượng
khách du lịch tăng trưởng đều hàng năm. Các mức thuế đồ uống tăng thời gian vượt qua cũng không thực sự ảnh hưởng đến tình hình tiêu thị đồ uống nói chung
và bia nói riêng.

Ngành bia trong 5 năm tới được chờ đợi tiếp tục thu hút đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước. Trong đó, các nhà đầu tư ngoại sẽ sớm chi phối thị trường bia
Việt Nam, nhờ vào kinh nghiệm cũng như lợi thế về nguồn vốn.

Về sản phẩm, bia lager vẫn là loại sản phẩm tiêu thụ chính. Về phân khúc, bia trung cấp nội địa vẫn là phân khúc có mức tiêu thụ cao nhất với CAGR giai đoạn
2018-2022 đạt 7.7%. Phân khúc bia cao cấp nhập khẩu cũng được dự báo có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn này, với CAGR vào khoảng 7.3% do quy mô

98
3. Thị trường Việt Nam

3.6 Triển vọng và dự báo - 3.6.2 Dự báo


phân khúc này so với toàn ngành hiện vẫn đang thấp, cũng như nhờ vào các lợi thế cắt giảm thuế quan trong các FTA, nhu cầu bia nhập khẩu của tầng lớp
trung lưu của Việt Nam sẽ gia tăng mạnh mẽ.

Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ của ngành rượu được chờ đợi sẽ vượt qua ngành bia, phần lớn là do quy mô của ngành rượu tương đối nhỏ so với ngành bia.
Với mức thu nhập của người dân được cải thiện, dòng sản phẩm đồ uống cao cấp có xu hướng được ưa chuộng hơn trong thời gian tới đặc biệt là ở Hồ Chí
Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Thêm một yếu tố nữa thúc đẩy ngành rượu trong nước là xu hướng phổ biến của văn hóa phương Tây. Người tiêu dùng chính của
các mặt hàng rượu trước đây thường là người nước ngoài tại Việt Nam và khách du lịch. Tuy nhiên nhu cầu từ các khách hàng nội địa cũng tăng lên rõ rệt trong
thời gian sắp tới. Ngoài ra việc mở rộng các mạng lưới bán lẻ cũng là động lực cho phát triển ngành.

Dự báo sản lượng tiêu thụ nước giải khát Việt Nam 2018f-2022f
Nghìn tỷ đồng

50.00
45.00
40.00
35.00
30.00
25.00
20.00
15.00
10.00
34.66
30.93

38.81

43.44
5.00
-
2019f 2020f 2021f 2022f
Nguồn: VIRAC, BMI
Nhóm ngành nước giải khát được dự báo cũng tăng trưởng đầy tiểm năng trong 5 năm tới nhờ nền tảng dâng số trẻ. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành
sẽ đạt mức trung bình hàng 11.8% trong giai đoạn 2018-2022. Đặc biệt, mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất là nước có ga với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
13.3% hàng năm trong 5 năm tiếp theo (2018-2022).

Đây cũng là giai đoạn cạnh tranh ngành mạnh mẽ nhất như Pepsico Việt Nam, Tân Hiệp Phát và Coca-cola, trong bối cảnh tầng lớp trung lưu tại Việt Nam gia
tăng. Nhằm chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp phải luôn đổi mới sản phẩm, mở rộng danh mục đầu tư, đầu tư các chiến dịch quảng cáo tạo nên các giá trị
khác biệt.

Về các mặt hàng, các nhà sản xuất đang chuyển hướng tập trung vào các dòng sản phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe khi nhận thức của người dân đang tăng lên.
Các loại nước ép trái cây, trà RTD (trà uống liền)... sẽ được quan tâm nhiều hơn. Ví dụ, trong thời gian gần đây, Big C đã cho ra mắt sản phẩm nước ép hoa quả
của hãng – Casino Bio. Tuy nhiên, nước có ga vẫn sẽ vượt trội hơn các loại khác về mặt sản lượng tiêu thụ ít nhất là trong 5 năm tới.

99
3. Thị trường Việt Nam

3.6 Triển vọng và dự báo - 3.6.2 Dự báo

Xu hướng phát triển các ngành liên quan

Ngành du lịch:

Đối với ngành Du lịch, ngành Đồ uống là một phần quan trọng không thể thiếu của dịch vụ Du lịch, mang lại giá trị doanh thu và gia tăng cho ngành, cũng như các
ý nghĩa về kinh tế xã hội khác như tạo công ăn việc làm,… Ngược lại ngành Du lịch giúp ngành Đồ uống mở rộng tiêu thụ, tăng doanh thu thuần và phát triển bền
vững.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 12/2011 sẽ triển khai quy hoạch theo từng vùng,
trong đó quan trọng là việc liên kết các sản phẩm vùng. Ngành cũng tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng cao, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ,
nghiên cứu nhu cầu của các đối tượng khách ở các thị trường khác nhau. Chính phủ có xu hướng tiếp tục mở rộng diện miễn thị thực đơn phương cho các quốc gia
là thị trường có nguồn khách lớn, xu hướng lưu trú lâu và mức độ chi tiêu nhiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn để khách quốc tế đến Việt Nam. Theo đó khách du lịch
đa phần sẽ thuộc các nước phát triển, từ tầng lớp thu nhập trung bình đến thu nhập cao – điều đó nghĩa là khách du lịch sẽ có nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ
cao cấp, đặc sắc, tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường nhưng với giá cả hợp lý. Do vậy, ngành Du lịch sẽ phát triển cùng với xu hướng ngành Đồ uống theo hướng
bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, báo cáo của UNWTO cho biết các xu hướng phát triển của ngành Du lịch như sau:

• Nhu cầu về sản phẩm du lịch vì sức khỏe, các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách đến từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khoẻ, ngày càng
nhiều người muốn quay về với thiên nhiên. Hành vi của họ chuyển đổi từ kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thường sang muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và
cuộc sống của bản địa nhằm phát triển bản thân Vì vậy, cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho những chương trình, dịch vụ thân thiện với môi
trường và trải nghiệm văn hóa các vùng miền.

Mặt khác, đáp ứng xu hướng này, cần tạo những khu vực không hút thuốc lá, không bán và phục vụ Rượu Mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cường rau, củ, quả
chứng minh được nguồn gốc, các món ăn ít béo, đường, calo hoặc ít carbohydrate, các đồ uống ít calo và ít cafein, tăng cường tổ chức câu lạc bộ sức khoẻ với
những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, ….

• Công nghệ phục vụ du lịch nhanh chóng và thuận tiện.

Do đặc tính di chuyển cao, các dịch vụ xúc tiến, bán sản phẩm du lịch cũng sẽ đòi hỏi sự thay đổi theo yêu cầu của sản phẩm với mức độ phản hồi ngay lập tức để
tạo sự hài lòng và thoải mái cho khách hàng.

100
3. Thị trường Việt Nam

3.6 Triển vọng và dự báo - 3.6.2 Dự báo

• Đối tượng sử dụng dịch vụ du lịch sẽ ngày càng đa dạng.

Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều
quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo;

Về độ tuổi: người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng nhiều nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho đối tượng khách
này;

Về nhân thân: số người độc thân đi du lịch ngày càng tăng;

Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các trang
thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữ thương nhân.

Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ,
cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em.

• Xu hướng ngày càng tăng nhu cầu cho khách lựa chọn chương trình du lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch.

Sự kết hợp hình thức du lịch có thể bao gồm nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thưởng kết hợp thăm dò thị trường, du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày kết hợp
với casino,...đòi hỏi các cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm như tạo chương trình nghỉ ngơi tham quan di tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn
quả, tổ chức các hoạt động giải trí trên biển.

• Khách hàng có xu hướng muốn chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo hình thức trọn gói.

Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất là dịch vụ ăn uống. Vì vậy các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, khách sạn thường kết hợp tổ chức các chương trình chỉ
cung ứng một phần dịch vụ du lịch như hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức khá thành công gói sản phẩm Free and Easy chỉ gồm vé
máy bay, dịch vụ đón tiễn sân bay và 3 đêm khách sạn. Nếu có nhu cầu, khách có thể tiếp tục mua tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến. Như vậy, để hỗ trợ thúc
đẩy xu hướng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện
đại như các mạng di động, mạng xã hội như Facebook, Twitter…

101
3. Thị trường Việt Nam

3.6 Triển vọng và dự báo - 3.6.2 Dự báo


Ngành bán lẻ:

Mối liên hệ giữa sản xuất và thương mại trong ngành Đồ uống có ý nghĩa quan trọng giúp đơn vị sản xuất nâng cao hiệu quả quản lý, tiếp cận thị trường cũng như
xử lý nhanh các phản hồi về sự cố sản phẩm đối với người tiêu dùng. Việc này giúp các nhà máy quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như
độ đồng đều của sản phẩm (liên quan trực tiếp từ khâu vận chuyển và bảo quản sản phẩm), giảm thời gian lưu kho– đặc thù riêng của ngành Đồ uống. Do đó thị
trường bán lẻ là một trong những nhân tố quyết định đến sức cạnh tranh của ngành Đồ uống.

Theo Quy hoạch của Bộ Công thương, đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1,200 – 1,500 siêu thị, tức là cần thêm 550 siêu thị so với hiện tại, 180 trung tâm thương
mại và 157 trung tâm mua sắm. Bên cạnh đó theo cam kết WTO, kể từ ngày 1/1/2009, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp nước ngoài được lập các
công ty phân phối tại thị trường nội địa. Việt Nam cũng đã cam kết mở cửa cho phép nhà cung cấp nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam ở hầu hết các phân
ngành trong ngành dịch vụ phân phối, bao gồm cả đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ, bán hàng đa cấp, nhượng quyền thương mại.

Lộ trình tiếp cận thị trường với vốn 100% của doanh nghiệp FDI

11/1/2011 11/1/2012 11/1/2014 11/1/2015

•Thành lập ngân hàng •Chứng khoán •Dịch vụ hỗ trợ mọi •Dịch vụ liên quan
•Dịch vụ liên quan phương thức vận tải đến sản xuất
•Dịch vụ chuyển phát
đến môi trường •Dịch vụ kho bãi vận •Dịch vụ cung cấp
•Bảo hiểm nhân thọ tải hàng hải.... thức ăn và đồ uống...
•Tư vấn khoa học kỹ
•Dịch vụ liên quan
thuật
đến nông nghiệp

•Dịch vụ bảo dưỡng


sửa chữa máy móc
Nguồn: VIRAC tổng hợp

Như vậy từ tháng 1/2015, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, 2 năm trở lại
đây Việt Nam được xem như một trong những thị trường tiềm năng, có sức hút mạnh đối với nhiều tập đoàn nước ngoài.

102
3. Thị trường Việt Nam

3.6 Triển vọng và dự báo - 3.6.2 Dự báo

Dự án, kế hoạch ngành Bán lẻ của các doanh nghiệp FDI đã và đang thực hiện tại Việt Nam

STT Doanh nghiệp FDI Tổng vốn đầu tư Kế hoạch/ Hoạt động

1 Central Group – Thái Lan - Mua 49% cổ phần của siêu thị điện máy Nguyễn Kim

- Đầu tư vào chuỗi siêu thị Family Mart (nay đổi tên thành B's Mart)
2 Berli Jucker – Thái Lan
- Mua lại siêu thị Metro

- Kế hoạch mở 20 trung tâm mua sắm tại Việt Nam đến năm 2020

3 AEON Group – Nhật Bản 1.5 tỷ USD - Đầu tư 500 triệu USD cho 3 trung tâm mua sắm tại TP HCM, Hà Nội và Bình Dương

- Đầu tư vào chuỗi siêu thị Fivimart

- Kế hoạch đạt 60 cửa hàng trên toàn Việt Nam đến năm 2020
4 Lotte Mart – Hàn Quốc
- Kế hoạch phát triển cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhỏ.

Nguồn: VIRAC tổng hợp

103
Nội dung

4. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP


2. Tổng quan ngành

2.1 Thị trường thế giới

2.2 Thị trường Việt Nam

2.3 Rủi ro ngành

2.4 Quy hoạch phát triển ngành

2.5 Triển vọng và dự báo

104
4. Phân tích Doanh nghiệp

Danh sách doanh nghiệp tiêu biểu ngành Đồ uống 2018

Danh sách 10 doanh nghiệp tiêu biểu ngành Đồ uống 2018

Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ sở hữu của Nhà Tổng tài sản


STT Doanh nghiệp Doanh thu (tỷ đồng)
(tỷ đồng) nước (tỷ đồng)

1 Tổng công ty Bia-Rượu-Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco) 35,948 16,111 89.59 22,367

2 Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam 25,853 11,016 NA 20,592

3 Tổng công ty Bia-Rượu-Nước Giải Khát Hà Nội (Habeco) 9,100 4,931 9,203

4 Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội 139 475 499

5 Công ty CP Rượu Bình Tây 70 190 0 222

6 CTCP Thực phẩm Lâm Đồng (Vang Đà Lạt) 459 189 0 228

7 CTCP Vang Thăng Long 101 56 62.06 136

8 Công ty TNHH dịch vụ Tân Hiệp Phát 5,856 519 NA 2,859

9 Công ty TNHH URC Việt Nam 5,536 2,833 0 4,089

10 Công ty TNHH Nước giải khát Chương Dương 278 189 0 236

Nguồn: VIRAC tổng hợp

105
4. Phân tích Doanh nghiệp

4.1. Khả năng sinh lợi

Doanh thu của các doanh nghiệp giai đoạn 2017 - 2018
Tỷ đồng

40,000 60.00%
56.57%
35,000 53.03%
50.00%
30,000
40.00%
25,000 37.56% 37.02%

20,000 30.00%
25.93% 26.19% 24.70%
15,000 22.49% 22.79% 23.26%
20.17% 19.69% 20.00%
10,000 15.12% 16.60%
11.83% 12.14% 13.28%
34,193

35,949

21,584

25,853

10.08% 10.00%

7,561
9,802

9,100

7,066

5,301

5,856

4,919

5,536
5,000 7.94% 7.48%

102

618
125

139

459

327

278
70
- 0.00%
2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018

SAB VBL BHN HNR Rượu Bình Tây VDL VTL THP URC SCD

Doanh thu thuần Biên lợi nhuận gộp


Nguồn: VIRAC tổng hợp
Ngành bia

Hầu hết các doanh nghiệp bia đều có mức tăng trưởng không cao, do xu hướng thị trường bia thế giới nói chung và châu Á nói riêng đang có dấu hiệu chững lại
và sụt giảm. Tuy ngành bia Việt Nam vẫn duy trì mắc tăng trưởng đạt 15 năm liên tiếp nhưng mức tăng trưởng không còn duy trì ở mức 2 chữ số trong thời gian
trước đây. Ngành bia trong năm còn ảnh hưởng của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt từ 55% lên 60% và do tình hình mưa bão, thiên tai cực đoan ảnh hưởng đến
tiêu thụ của ngành

SAB đạt tổng doanh thu thuần 35,949 tỷ đồng (+5.1% so với cùng kỳ) . Sản lượng tiêu thụ đạt 1.796 tỷ lít, tăng trưởng nhẹ 0.3% so với năm 2018. SAB đã điều
chỉnh tăng giá bán một số dòng sản phẩm nên doanh thu thuần vẫn đạt mức tăng trưởng 5.1% dù thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đã được điều chỉnh tăng từ 60%
lên 65%.

Biên lợi nhuận gộp hợp nhất đạt 22.49% giảm nhẹ so với mức 25.93% trong cùng kỳ, trong đó nguyên nhân chủ yếu bao gồm: (i) thuế TTĐB tăng thêm 5%; (ii)
thời tiết nắng nóng trong Q3/2017 khiến ảnh hưởng đến sản lượng hoa bia của Châu Âu cũng như sản lượng hạt malt của Australia, giá của hoa bia lên cao khiến
chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng. Dù SAB đã nỗ lực cải thiện nhiều trong hoạt động: như giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm hơn 0.22% về malt, 5.22%
về hoa bia, hao phí nhãn chai bia và thùng carton cũng giảm xuống lần lượt là 25% và 17%.

106
4. Phân tích Doanh nghiệp

4.1. Khả năng sinh lợi

VBL: chỉ 3năm sau khi vượt qua Habeco tại thị trường Việt Nam, doanh thu của VBL tiếp tục vượt xa Habeco (doanh nghiệp đồ uống từng lớn thứ 2 tại thị
trường Việt Nam). Tăng trưởng của VBL năm 2018 lên đến 19.8%, vượt xa năm 2017. Hiện tại VBL có đến 4 thương hiệu bia (Larue, Tiger, TigerCrystal, Heineken)
nằm trong top 10 thương hiệu bia được yêu thích ở Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của thương hiệu Tiger đáng kinh ngạc trong năm, lên tới 72%.

Dù doanh thu tăng mạnh nhưng biên lợi nhuận của VBL trong năm 2018 giảm nhẹ so với năm 2017 (đạt 53.03%) do giá nguyên vật liệu đầu vào trong năm tăng
mạnh, gia tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

BHN: tiếp tục giảm doanh thu so với năm 2017 (với mức giảm 7.2%). Sản lượng tiêu thụ bia giảm 11% so với cùng kỳ. Nguyên nhân của việc giảm tiêu thụ:

(i) Các sản phẩm của BHN đang bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường miền Bắc và Bắc Trung bộ. Sản phẩm của BHN không thể cạnh tranh so với sản phẩm
chủ đạo của SAB (Saigon lager và 333 với tốc độ tăng trưởng 32%; Tiger của VBL với tốc độ 71%);

(ii) Sản phẩm không bắt mắt, không có sự đổi mới: hiện nay người tiêu dùng ưa thích dùng các sản phẩm dung tích nhỏ, trong khi sản phẩm của Habeco vẫn
là chai dung tích lớn, không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng đặc biệt người tiêu dùng tại tỉnh/thành phố lớn.

(iii) Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất bia như: malt, gạo, hoa bia, vỏ lon tăng giá khiến giá thành sản xuất tăng;

(iv) Doanh nghiệp không có động lực tăng trưởng của doanh nghiệp không nhiều: Habeco đang vận hành chỉ khoảng 89% công suất toàn hệ thống và chưa có
dự án mở rộng công suất. Các đối thủ cạnh tranh liên tục mở rộng năng lực sản xuất, đầu tư marketing tăng áp lực cạnh tranh.

(v) Kênh phân phối: Bia Hà Nội có hệ thống phân phối quy mô lớn thứ 2 ngành bia Việt Nam với 345 đại lý phân phối cấp 1. Tuy nhiên các đại lý phân phối của
Habeco chỉ co cụm ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra Habeco còn yếu trong khâu quản lý giá bán dẫn đến không có lãi, trong khi đối thủ cạnh
tranh luôn đảm bảo lợi nhuận chho các kênh bán lẻ.

(vi) Doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng một phần do chính sách tăng thuế TTĐB của Chính phủ, trong khi đơn vị khó tăng giá bán.

Ngành rượu mạnh

Thị trường rượu mạnh không phải thế mạnh của Việt Nam. Những năm gần đây, thị trường rượu nội địa bị lép vế và nhường sân chơi cho các thị trường rượu
ngoại. Trong năm 2017, 2 thương hiệu rượu mạnh dẫn đầu thị trường nội địa là CTCP Cồn Rượu Hà Nội (Halico) và CTCP Rượu Bình Tây.

HNR dù được ông trùm ngành rượu thế giới – Tập đoàn Diageo (công ty rượu lớn nhất thế giới đồng thời là chủ sở hữu nhiều thương hiệu rượu nổi tiếng thế
giới như Johnnie Walker, Bailey, Smirnoff) chi ra gần 2,000 tỷ đồng để sở hữu 45.5% cổ phần Halico từ năm 2011-2012 với kỳ vọng sẽ mang đến những yếu tố
tích cực hơn cho HNR trong việc nâng cao năng lực quản trị, tung ra nhiều sản phẩm mới, mở rộng hệ thống phân phối ra thị trường quốc tế... Tuy vậy, khoảng
6 năm trở lại đây HNR liên tục giảm doanh thu. Đến năm 2018, tình hình kinh doanh có cải thiện khi mức doanh thu của doanh nghiệp tăng 10.6%, biên lợi
nhuận gộp của doanh nghiệp cao hơn năm trước đạt 12.14%.

107
4. Phân tích Doanh nghiệp

4.1. Khả năng sinh lợi

Nguyên nhân của việc HNR mất đi tính cạnh tranh trong các năm qua:

(i) sản phẩm tiêu thụ chậm không đổi mới, không đáp ứng được nhu cầu trong nước.

(ii) Hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng khiến người tiêu dùng mất đi niềm tin vào sản phẩm

(iii) Hợp đồng gia công sản phẩm cho Diageo hết hạn.

(iv) Giá vật tư nguyên liệu điện, nước ... tăng so với năm 2017.

Trong khi tình hình kinh doanh của Halico có khả quan so với năm 2017, Rượu Bình Tây lại có dấu hiệu đi xuống với mức giảm doanh thu 30.8%. Sản phẩm Vina
Vodka của doanh nghiệp luôn nằm trong top các sản phẩm rượu mạnh tiêu thụ dẫn đầu nhờ đa dạng hóa sản phẩm và có chiến lược phân phối tốt.

Ngành rượu vang

2 doanh nghiệp tiêu biểu của thị trường Rượu vang Việt Nam là Ladofoods (với sản phẩm chủ lực là vang Đà Lạt) và Vang Thăng Long. Năm 2018, doanh thu
của VDL giảm 25.6% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận đạt mức 7.48% (thấp hơn mức năm 2017). Nguyên nhân chính là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, thuế
TTĐB gia tăng, doanh nghiệp chưa có chiến lược khắc phục, hoạt động tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Vang Thăng Long tiếp tục thời kỳ khủng hoảng khi doanh thu doanh nghiệp này giảm 6.5% trong năm 2018. Vấn đề của Vang Thăng Long khá tương đồng với
BHN khi không chịu đổi mới sản phẩm. Đối tượng khách hàng của VTL chính thường là những người truyền thống, tầng lớn trước có thói quen tiêu dùng VTL từ
các thập niên trước. Trong khi thị trường đang ngày càng đổi mới, các sản phẩm ngoại nhập có mặt tại thị trường với mật độ dày đặc. Thu nhập được cải thiện,
người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm ngoại nhập, giá cao nhưng chất lượng tốt hơn hẳn.

Ngành nước giải khát

Sau năm 2017 tăng trưởng tích cực, thị trường nước giải khát Việt nam đang chững lại, tốc độ tăng trưởng của 2 doanh nghiệp hàng đầu trong ngành là URC và
Tân Hiệp Phát giảm so với năm 2017. Doanh thu Tân Hiệp Phát chỉ tăng 10.5% trong khi URC giảm 3% . Hiện tại Tân Hiệp Phát vẫn dẫn đầu trong ngành công
nghiệp nước giải khát Việt Nam:

(i) Tân Hiệp Phát dẫn đầu thị trường trà đóng chai với sản phẩm tràn 0 độ đạt 9.8% và trà Dr. Thanh 1.5% (Theo Euromonitor đưa ra). Trong khi sản phẩm
cạnh tranh trực tiếp C2 của URC tiếp tục giảm thị phần xuống 7.5%.

(ii) Thị trường nước giải khát đang bị ảnh hưởng bởi xu hướng ngày càng quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng. Hầu hết các nhãn hàng đều tung ra các sản

108
4. Phân tích Doanh nghiệp

4.1. Khả năng sinh lợi

phẩm ít calo, giảm đường phục vụ nhu cầu mới. Theo xu thế, Tân Hiệp Phát cho ra mắt nhiều sản phẩm tron thị trường này như: nước ép trái cây Number 1 Juicie,
sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active...

(i) Tăng cườn các chiến dịch marketing. Điểm mấu chốt của các sản phẩm tiêu dùng là cần tăng cường độ quen thuộc với người sử dụng. Nắm bắt điều này,
Tân Hiệp Phát tập trung đẩy mạnh các quảng cáo vào khung giờ vàng trên truyền hình quốc gia, thu hút lượng lớn người quan tâm.

Tỉ suất lợi nhuận của Tân Hiệp Phát cũng rất cao, bán một chai nước 10 đồng công ty thu lãi gộp gần 4 đồng. Tỷ suất lợi nhuận rất lớn nhờ hoạt động trên quy
mô lớn, các chi phí được tiết kiệm.

Về URC một trong những công ty sản xuất thực phẩm và nước giải khát lớn nhất Philippines, thành lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam từ năm 2003. Được sự
hẫu thuận từ công ty mẹ với mục tiêu đánh vào thị trường trà đóng chai còn sơ khai, URC Việt Nam nhanh chóng gặt hái thành công với dòng sản phẩm C2.

Với người tiêu dùng Việt, thương hiệu C2 của URC có thời điểm quen thuộc không kém gì Coca-Cola hay Pepsi. Đặc biệt khi Tân Hiệp Phát lao đao với “vụ kiện
con ruồi” và chịu thiệt hại do người tiêu dùng quay lưng, URC càng có thời cơ vượt lên vị trí số 1 về thị phần. Ở giai đoạn 2014-2016, thị phần của URC bám đuổi
sít sao với Tân Hiệp Phát và có thời điểm vươn lên số 1. Tuy nhiên sau sự cố sản phẩm nhiễm chì, URC vẫn chưa thể lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng.
Năm 2018, thị phần của URC đã tụt xuống vị trí số 3 sau Tân Hiệp Phát và Pepsico suntory.

Cũng đi theo hướng sản xuất các sản phẩm đồ uống có lợi cho sức khỏe với các sản phẩm chính là Sá xị, nước ép hoa quả... Nhưng điểm yếu của NGK Chương
Dương nằm ở khâu phân phối: các hoạt động quản lý giá lỏng lẻo, mức giá bán trên thị trường thường xuyên thay đổi, không ổn định giá bán thấp hơn giá Công
ty thông báo, số lượng nhà phân phối rải rác, chưa đáp ứng việc được phát triển thị trường. Hệ thống phân phối cũng chỉ tập trung chủ yếu tại thị trường thành
phố Hồ Chí Minh với số ít nhà phân phối.

Doanh thu trong năm 2018 của NGK Chương Dương giảm 15.1% so với cùng kỳ.

109
4. Phân tích Doanh nghiệp

4.1. Khả năng sinh lợi

Chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần, 2017-2018


35.0%
30.8% 30.1%
30.0%

25.0%

20.0%
16.6%
14.9%
15.0%
12.0%
10.9%
10.0%
4.8% 4.7% 5.0% 5.1%
5.0% 2.7% 2.5% 2.7% 3.0% 2.3% 2.9% 3.0%
2.1%
1.1% 1.1%
0.0%
2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018

SAB VBL BHN HNR Rượu Bình Tây VDL VTL THP URC SCD

Nguồn: VIRAC tổng hợp

Năm 2018 tỉ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần khá tương đương so với năm 2017. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đồ uống đều có
mức chi cho quản lý doanh nghiệp khá thấp. Các doanh nghiệp có quy mô lớn như SAB, VBL, URC Việt Nam đều chỉ chi khoảng 1-3% cho khoản mục này. Năm
2018, SAB giảm được 0.2% tỷ lệ này so với năm 2017, do giảm bớt số lượng nhà kho, số hoá hệ thống quản lý kho – bãi, hàng tồn kho và đội xe tải vận chuyển
để đảm bảo việc cung ứng sản phẩm đến các điểm bán trong thời gian ngắn và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp có những khoản chi bất thường:

• HNR có tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần lên mức 30.1% nghĩa là thu được 100 đồng doanh thu cần 30.1 đồng quản lý doanh nghiệp. Điều
này chứng tỏ khả năng kiểm soát kém hiệu quả, bộ máy doanh nghiệp cồng kềnh, tốn kém gây thất thoát tiền của nhà nước.

• Rượu Bình Tây Và SCD cũng có mức quản lý doanh nghiệp cao trên 10% so với doanh thu. Cả 2 doanh nghiệp này trong năm 2018 đều giảm mạnh doanh thu,
việc bỏ ra quá nhiều chi phí chi trả cho các hoạt động quản lý doanh nghiệp gây lãng phí và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

• ➔ Thị trường đồ uống Việt Nam ngày càng tăng sức cạnh tranh, tiêu thụ chững lại sau một thời gian tăng trưởng tốt, chính vì vậy các doanh nghiệp nên hạn
chế chi tiêu lãng phí để làm giảm hiệu quả tiêu cực lên doanh nghiệp.

110
4. Phân tích Doanh nghiệp

4.1. Khả năng sinh lợi

Chi phí bán hàng/doanh thu thuần, 2017-2018

60.00%
55.03%

50.00%

40.53%
40.00%

30.00%

20.00%
14.07% 14.03% 14.77% TBN= 12.47% 14.85%
12.88% 12.72% 13.21%
11.68% 10.41%
10.03%
8.22% 7.60% 7.85%
10.00%
4.55% 4.22% 3.52%
1.12% 1.10%
0.00%
2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018

SAB VBL BHN HNR Rượu Bình Tây VDL VTL THP URC SCD

Nguồn: VIRAC tổng hợp

Trung bình chi phí bán hàng trên doanh thu thuần của ngành tương đối cao, năm 2018 đạt trung bình toàn ngành 12.47%. Tỷ lệ này tương đối cao do đặc thù
của ngành là hàng hóa tiêu dùng, việc phổ biến, tăng tính nhận biết với người tiêu dùng cũng như đẩy mạnh các kênh phân phối, đòi hỏi được đầu tư chi phí bán
hàng.

• VDL có mức chi phí bán hàng tương đối thấp do các hoạt động marketing của doanh nghiệp chưa được tập trung, doanh nghiệp chưa tập trung các chương
trình nhân diện thương hiệu, phân phối chủ yêu qua các kênh bán hàng: siêu thị, cửa hàng tiện lợi tạp hóa... So với mức VDL, VTL có tỷ lệ chi phí bán
hàng/doanh thu thuần cao hơn nhiều lần. Nhưng tỷ số này không đáng lo ngại khi VTL tích cực các đầu tư hoạt động bán hàng, kênh phân phối nhờ vậy
doanh thu của VTL tăng trưởng tích cực trong năm.

• HNR vẫn là doanh nghiệp có chỉ số này cao bất thường, chi phí bán hàng bằng 40.53% doanh thu của doanh nghiệp. Trong khi doanh nghiệp không có chính
sách bán hàng nổi bật, các chính sách bán hàng không có nhiều ưu đãi dành cho các nhà phân phối khi không rõ ràng về giá, tỉ lệ chiết khấu không cao,
doanh thu không khả quan. Việc đầu tư như vậy gây thất thoát tài sản, lãng phí cho doanh nghiệp.

111
4. Phân tích Doanh nghiệp

4.2. Khả năng hoạt động

Các doanh nghiệp sản xuất Bia quản lý tốt công nợ và lượng hàng tồn kho tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành. Các doanh nghiệp kinh doanh Bia
như SAB, VBL, BHN có số ngày tồn kho thấp, quản lý công nợ tương đối tốt khi vòng quay khoản phải thu cao hơn trung bình ngành nhờ các chính sách bán hàng
nhất quán và linh hoạt. Xét riêng về từng doanh nghiệp, SAB có tốc độ bán hàng tốt nhất, qua đó có thể tiết giảm được các chi phí lưu kho so với 2 doanh nghiệp
còn lại. Số ngày tồn kho của VBL và BHN đang tương đối cao, tuy nhiên VBL đang đạt công suất tốt, tốc độ tiêu thụ cao không quá lo ngại, BHN tồn kho cao, tốc
độ tiêu thụ chậm đáng lo ngại do đồ uống để lâu giảm chất lượng.

Các doanh nghiệp Rượu thuộc cả nhóm rượu mạnh và rượ vang đều không có nhiều khả quan khi tồn kho rất cao, đặc biệt là HNR số ngày tồn kho lên đến 528
ngày gần như lượng tiêu thụ rất thấp, chi phí lưu kho lớn. Một năm doanh nghiệp này chỉ thu được tiền khoảng 3 lần trong khi đồ uống là các mặt hàng tiêu dùng
thông thường quay vòng vốn thường khá nhanh. Rơi vào tình trạng tương tự là Vang VTL, nhìn chung 2 doanh nghiệp này không đổi mới, các sản phẩm vẫn
không có gì thay đổi sau hàng chục năm, hướng đến đối tượng trung tuổi, thiên về truyền thống nhưng đối tượng này không phải là đối tượng tiêu dùng các sản
phẩm đồ uống chính trong cơ cấu.

Đối với nhóm doanh nghiệp kinh doanh Nước Giải Khát, SDC bán hàng tốt nhất với vòng quay hàng tồn kho đạt 37 lần, nhưng doanh nghiệp này 50 ngày mới thu
được tiền một lần, cho thấy khả năng bị chiếm dụng vốn nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về thanh khoản. Khi nhu cầu thị trường Nước Giải Khát vẫn tiếp tục
tăng cao như hiện nay, lượng hàng tiêu thụ của doanh nghiệp này rất lớn, họ sẽ phải đi vay ngân hàng để bổ sung vào lượng tiền hiện có hoặc chỉ sản xuất với số
lượng tương ứng với số lượng nguyên vật liệu được mua vào từ số tiền hiện có. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp này. Cũng như SDC khả năng thu hồi nợ của URC Việt Nam khá chậm, lượng tiền luân chuyển sau 56 ngày/lần, cao so với mặt bằng chung trong ngành. Dù
đã linh động trong chính sách bán hàng URC vẫn đang ứ động hàng hóa, dòng tiền được đánh giá là lưu chuyển rất chậm trong doanh nghiệp, gây khó khăn cho
các hoạt động đầu tư sản xuất.

Vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp 2018
Số ngày phải thu của các doanh nghiệp 2018
Đơn vị: ngày
Đơn vị: ngày

528
81 83
388
61 56
48 50
42
153
15 101
8 9 43 47 41 57 37
25

SAB VBL BHN HNR Rượu VDL VTL THP URC SDC SAB VBL BHN HNR Rượu VDL VTL THP URC SDC
Bình Tây Bình Tây

Nguồn: VIRAC tổng hợp Nguồn: VIRAC tổng hợp

112
4. Phân tích Doanh nghiệp

4.2. Khả năng hoạt động


Về hiệu suất sử dụng tài sản nói chung, các doanh nghiệp nổi bật hơn trong việc sử dụng tổng tài sản là SAB, VBL, VDL và SDC

Về hiệu suất sử dụng tài sản cố định, 2 doanh nghiệp có hiệu suất vượt xa trung bình ngành là SAB, VDL và SDC. SAB có hiệu suất sử dụng tài sản cố định
tương đối cao với 7.51. Một trong những nguyên do là doanh thu của SAB cao nhất trong ngành, luôn tăng trưởng ổn định qua các năm. Doanh nghiệp dù đầu tư
vào các phân xưởng, máy móc nhưng tận dụng hiệu quả. Ngược lại với SAB, SDC là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn và tài sản cố định nhỏ, các công ty phải đi
thuê sản xuất ngoài tại một số công đoạn mà không thể đảm trách được toàn bộ quy trình sản xuất ra một sản phẩm từ khâu sơ chế nguyên liệu đầu vào cho đến
dán nhãn đóng chai, dẫn đến vòng quay tài sản cố định cao.

Nhiều doanh nghiệp có vòng quay tài sản thấp đa số đều ở trong nhóm ngành rượu do doanh thu nhóm này khá thấp, trì trệ trong khi hầu hết đều sở hữu công
nghệ máy móc, nhà xưởng có giá trị lớn. Ví dụ, VTL và VDL đều sở hữu máy nhập khẩu máy nghiền, tách cuốn Nho; Máy ép Nho tự động; Hệ thống máy lọc; Máy
chiết đóng nút chai tự động của Italy; Máy dán nhãn bán tự động của Đức... giá trị lớn, nhưng hiệu quả tiêu thụ thấp dẫn đến không tận dụng tối ưu được quy mô
tài sản.
Ngoài ra hầu hết các doanh nghiệp có sự chênh lệch giữa
vòng quay tài sản và vòng quay tài sản cố định. Điều này có
Hiệu suất sử dụng tài sản của các doanh nghiệp Đồ uống 2018
thể lý giải do tài sản của các doanh nghiệp này đang tập
trung ở các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho ứ đọng Đơn vị: lần

lớn.
29.22

10.80 11.40

7.51
5.54
4.30 3.83
2.67 1.9 2.1
1.62 1.4 1.5
1.0 0.20.64 0.31.23 0.7 1.2

SAB VBL BHN HNR Rượu Bình VDL VTL THP URC SDC
Tây

Vòng quay tài sản Vòng quay TSCĐ

Nguồn: VIRAC tổng hợp

113
4. Phân tích doanh nghiệp

4.3. Sức mạnh tài chính

Các doanh nghiệp ngành bia đều có hệ số nợ tương đối thấp. Về SAB, các chỉ số nợ đều giảm so với năm trước; nguyên nhân chính là do giảm nợ phải trả ngắn
hạn, trong đó thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 109 tỷ đồng và phải trả ngắn hạn khác giảm 1,551 tỷ đồng do việc thực hiện chia cổ tức 2018 với tỷ lệ
35%. Tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu giảm xuống mức 0.35 lần.

VBL và BHN đang duy trì chỉ số nợ ở mức thấp như SAB. Điều này cho thấy độ an toàn về tài chính của cả 3 doanh nghiệp đang ở mức cao.

2 doanh nghiệp rượu mạnh HNR và Rượu Bình Tây có các chỉ số nợ rất thấp, hầu như rất ít sử dụng đòn bẩy tài chính. Một phần nữa là do hai doanh nghiệp
không có kế hoạch mở rộng sản xuất, thay đổi bộ máy hoạt động dù hoạt động kinh doanh đang trì trệ. Tân Hiệp Phát có chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu cũng như
nợ/tổng tài sản cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Đối với Tân Hiệp Phát (doanh nghiệp nội địa chính đang cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài) công ty cần lượng vốn rất lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng chuỗi cung ứng và kênh phân phối hiệu quả. Để khôi phục hình ảnh của doanh
nghiệp sau những rắc rối liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp buộc đẩy mạnh đầu tư marketing, xây dựng chuỗi phân phối hiệu quả. Tuy nhiên khả năng trả
nợ của THP đã nâng cao so với năm 2017, tình hình tài chính của công ty đã ổn định hơn khi các chỉ số nợ đều đã hạ nhiệt.

VTL tuy có khả quan hơn so với Tân Hiệp Phát nhưng các chỉ số về trả nợ của doanh nghiệp cũng cũng đang ở mức cao. Doanh thu năm 2018 của doanh nghiệp
giảm mạnh, tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp lớn. Trong tình hình VTL đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là mua máy móc thiết
bị đầu tư, phát triển sản phẩm Rượu Vang mới – Rượu Vang Thăng Long dẫn đến sản phẩm này được các đối tác nước ngoài ưa chuộng và có nhiều đơn đặt hàng
lớn, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu cao là điều dễ hiểu và chưa đáng lo như Tân Hiệp phát.

SDC có các chỉ số nợ thấp hơn mức trung bình ngành là do công ty giảm mạnh tổng nợ và tăng vốn chủ sở hữu.

8.61
Khả năng trả nợ của các doanh nghiệp Đồ uống 2018

4.51
2.19

1.44
1.13
0.87

0.87
0.60
0.53

0.44
0.42
0.39

0.36

0.29

0.25
0.22

0.21
0.18

0.17
0.05
0.05

0.69
0.34

0.28

0.37

0.47

0.53

0.46

0.15

0.18

0.14

0.30

0.17

0.59

0.90

0.82

0.27

0.31

0.23

0.20
2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018

SAB VBL BHN HNR Rượu Bình Tây VDL VTL THP URC SCD

Tổng nợ/VCSH Tổng nợ/tổng tài sản Nguồn: VIRAC tổng hợp

114
4. Phân tích doanh nghiệp

4.3. Sức mạnh tài chính

THP là doanh nghiệp đặc biệt có các hệ số thanh toán cao nhất trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu năm 2018, cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Dựa
trên các phân tích phía trên có thể thấy, THP có vòng quay khoản phải thu không cao; tài sản ngắn hạn tồn đọng trong tài khoản của khách hàng khá lớn, tiêu thụ
sản phẩm tương đối tốt không bị tồn kho nhiều. Nợ ngắn hạn của doanh khá cao so với mặt bằng trong ngành nhưng tính thanh khoản tương đối tốt, không lo
ngại bị vỡ nợ trong ngắn hạn.

Các hệ số thanh toán của 3 doanh nghiệp HNR và Rượu Bình Tây, VBL đều đang ở mức thấp. HNR và Rượu Bình Tây tuy không vay nợ nhiều nhưng tài sản ngắn
hạn của doanh nghiệp cũng ở mức thấp đáng báo động, khả năng đối mặt với mất thanh khoản cao và phải tăng nợ. HNR và Rượu Bình Tây đều có giá vốn hàng
bán tương đối cao so với doanh thu, tiền tồn đọng nhiều tại hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng cho thấy khả năng thanh khoản đặc biệt là khả năng
thanh toán nhanh của doanh nghiệp khá thấp.

Một số doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt: SAB, BHN, VTL, URC và SDC. Các doanh nghiệp này sử dụng đòn bẩy tài chính thấp, tình hình hoạt động tài
chính của công ty tương đối sáng, khả năng thanh khoản ổn định đặc biệt trong các trường hợp bất ngờ.

Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp Đồ uống 2018
1.89

1.68

1.09 1.14
1.02
0.91 0.93 0.91 0.92
0.80 0.85

0.54 0.58 0.59


0.45 0.46 0.46
0.36
0.31
0.21

SAB VBL BHN HNR Rượu Bình Tây VDL VTL THP URC SDC

Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán ngắn hạn Nguồn: VIRAC tổng hợp

115
4. Phân tích Doanh nghiệp

4.4. Tỷ suất lợi nhuận

Các doanh nghiệp hầu như đều có mức tỷ suất lợi nhuận dương trừ HNR. Tính đến 2018, NHR đã có 5 năm liên tiếp tỉ suất lợi nhuận âm. HNR tuy vẫn chiếm được
thị phần tiêu thụ sản phẩm lớn nhưng dần mất đi vị trí độc tôn của mình, trong khi nội tại doanh nghiệp quản lý kém, gây thất thoát dẫn đến hiệu quả doanh
nghiệp giảm sút.

Tân Hiệp Phát có ROE và ROA tương đối cao bất thường so với các doanh nghiệp còn lại, do lợi nhuận của doanh nghiệp tương đối cao, trong khi vốn chủ sở hữu
chiếm phần nhỏ trong tổng tài sản, doanh nghiệp tạo đòn bẩy tài chính bằng cách đi vay nên ROE thường cao hơn các doanh nghiệp trong ngành. Sau những
khủng hoảng 2015-2016, Tân Hiệp Phát đang dần lấy lại được phong độ của mình.

Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bia đang chững lại trong năm 2018 so với năm 2017. Nguyên nhân là do, ngành bia gặp khó khăn trong năm
doanh thu không tăng trưởng nhiều trong khi giá nguyên vật liệu như malt, hoa bia đều tăng so với năm trước. Tuy nhiên thị trường Việt Nam vẫn rất tiềm năng
và tích cực, nên các dấu hiệu này không đáng lo ngại với ngành bia.

Tỷ suất lợi nhuận 2017-2018

337%

185%
144%
116%
73% 69% 59% 53% 62%
46% 43% 37% 48%
34% 27% 37% 28% 35% 34%
22% 20%
7%15% 5%10% 3%4% 4%5% 8%12% 7%8% 3%8% 11%

2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017


-13% 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018
-15% -16%
-17%
SAB VBL BHN HNR Rượu Bình Tây VDL VTL THP URC SCD

ROA ROE

Nguồn: VIRAC tổng hợp

116
4. Phụ lục
Báo cáo tài chính – Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: đồng 2017 2018 Đơn vị: đồng 2017 2018

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 13,686,327,476,651 14,690,168,205,219 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 34,193,390,554,239 35,948,552,561,947
4,268,598,818,042 4,467,391,585,137
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
6,558,801,231,269 7,544,188,420,764 25,327,872,489,662 27,864,413,389,551
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 715,326,353,415 765,630,597,003 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
8,865,518,064,577 8,084,139,172,396
1. Phải thu khách hàng 171,320,969,298 244,119,166,060
Doanh thu hoạt động tài chính
IV. Hàng tồn kho 2,003,535,067,335 1,813,754,190,894 506,107,630,554 630,350,383,424

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 8,327,361,633,259 7,676,574,586,994 Chi phí tài chính
-25,805,674,678 74,634,952,869
I. Các khoản phải thu dài hạn 20,093,775,062 5,860,731,012
Chi phí lãi vay
1. Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng 42,111,534,689 35,244,808,353
4,761,134,371 6,077,549,878
II. Tài sản cố định 5,008,100,480,672 4,567,091,079,194 Chi phí bán hàng
2,811,111,874,500 2,731,090,859,491
1. Tài sản cố định hữu hình 4,044,747,362,200 3,614,850,885,054
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2. Tài sản cố định vô hình 935,974,797,535 912,705,312,866
963,353,118,472 952,240,194,140
TỔNG TÀI SẢN Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
22,013,689,109,910 22,366,742,792,213 6,062,218,632,164 5,351,023,454,534

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


6,077,091,655,134 5,390,439,641,506
A. NỢ PHẢI TRẢ 7,593,162,674,962 6,254,837,224,044
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
I. Nợ ngắn hạn 7,401,584,603,555 5,925,696,932,383 1,140,540,458,945 1,021,134,431,877
II. Nợ dài hạn 191,578,071,407 329,140,291,661 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
-12,048,055,675 -33,444,736,795
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 14,420,526,434,948 16,111,905,568,169
Lợi nhuận sau thuế
TỔNG NGUỒN VỐN 22,013,689,109,910 22,366,742,792,213 4,948,599,251,864 4,402,749,946,424

Nguồn: VIRAC tổng hợp

1
4. Phụ lục
Báo cáo tài chính – Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam (VBL)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: đồng 2017 2018 Đơn vị: đồng 2017 2018

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 5,874,755,877,253 4,923,313,215,586 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 21,583,686,321,485 25,853,493,266,981
3,503,647,469,452 3,193,275,972,254
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
0 0 9,373,584,693,236 12,144,056,170,660
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 987,558,762,647 247,809,466,857 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
12,210,101,628,249 13,709,437,096,321
1. Phải thu khách hàng 493,672,815,217 1,431,191
Doanh thu hoạt động tài chính
IV. Hàng tồn kho 1,373,917,891,340 1,465,095,374,515 93,033,578,455 129,444,002,572

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 9,259,349,509,844 15,668,347,079,457 Chi phí tài chính
5,418,888,994 5,373,394,018
I. Các khoản phải thu dài hạn 1,475,543,200,000 2,320,607,200,000
Chi phí lãi vay
1. Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng 0 0
0 0
II. Tài sản cố định 2,270,983,458,291 2,514,741,680,076 Chi phí bán hàng
3,037,081,492,172 3,626,989,329,141
1. Tài sản cố định hữu hình 2,256,816,115,516 2,501,287,507,182
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2. Tài sản cố định vô hình 586,631,711,777 768,031,599,842
14,167,342,775 13,454,172,894
TỔNG TÀI SẢN Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
15,134,105,387,097 20,591,660,295,043 8,674,003,113,761 9,438,486,775,892

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


8,658,288,830,891 9,445,569,294,536
A. NỢ PHẢI TRẢ 5,665,047,459,309 9,575,565,834,198
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
I. Nợ ngắn hạn 4,652,751,143,577 8,666,824,318,181 1,664,182,429,927 1,951,337,671,973
II. Nợ dài hạn 1,012,296,315,732 908,741,516,017 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
82,651,324,675 -52,804,910,494
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 9,469,057,927,788 11,016,094,460,845
Lợi nhuận sau thuế
TỔNG NGUỒN VỐN 15,134,105,387,097 20,591,660,295,043 6,911,455,076,289 7,547,036,533,057

Nguồn: VIRAC tổng hợp

1
4. Phụ lục
Báo cáo tài chính – Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: đồng 2017 2018 Đơn vị: đồng 2017 2018

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 5,330,868,765,076 5,385,393,126,815 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 9,801,759,541,796 9,100,266,921,478
2,154,885,217,239 1,733,702,238,425
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
1,560,566,728,750 2,043,122,604,462 7,234,211,528,020 6,852,693,937,959
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 334,765,969,285 431,414,092,300 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
2,567,548,013,776 2,247,572,983,519
1. Phải thu khách hàng 212,499,920,646 287,811,674,105
Doanh thu hoạt động tài chính
IV. Hàng tồn kho 950,173,058,560 805,567,892,520 134,982,074,702 140,195,459,685

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 4,281,136,481,537 3,817,452,883,244 Chi phí tài chính
69,948,174,544 46,399,001,195
I. Các khoản phải thu dài hạn 656,846,000
Chi phí lãi vay
1. Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng 65,948,980,601 45,719,291,702

II. Tài sản cố định 3,591,081,757,271 3,219,183,139,149 Chi phí bán hàng
1,262,190,887,040 1,344,299,492,651
1. Tài sản cố định hữu hình 3,536,115,016,293 3,163,069,178,606
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2. Tài sản cố định vô hình 471,585,723,279 429,927,258,420
54,966,740,978 56,113,960,543
TỔNG TÀI SẢN Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
9,612,005,246,613 9,202,846,010,059 902,291,085,859 611,305,342,787

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


869,466,830,583 626,452,477,411
A. NỢ PHẢI TRẢ 5,091,035,187,614 4,272,090,964,923
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
I. Nợ ngắn hạn 4,519,237,983,755 3,869,912,809,304 199,355,403,715 166,067,839,686
II. Nợ dài hạn 571,797,203,859 402,178,155,619 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
12,060,597,031 -23,948,090,759
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 4,520,970,058,999 4,930,755,045,136
Lợi nhuận sau thuế
TỔNG NGUỒN VỐN 9,612,005,246,613 9,202,846,010,059 658,050,829,837 484,332,728,484

Nguồn: VIRAC tổng hợp

1
4. Phụ lục
Báo cáo tài chính – Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: đồng 2017 2018 Đơn vị: đồng 2017 2018

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 376,741,863,809 258,569,875,371 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 125,430,686,015 138,666,508,466
79,829,528,159 37,569,965,590
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
60,000,000,000 20,000,000,000 110,593,129,182 121,839,189,840
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 31,333,116,303 30,290,894,458 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
14,837,556,833 16,827,318,626
1. Phải thu khách hàng 22,409,231,409 28,050,319,718
Doanh thu hoạt động tài chính
IV. Hàng tồn kho 193,301,445,513 159,252,800,944 8,035,330,265 4,713,872,154

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 281,555,991,541 240,604,796,737 Chi phí tài chính
28,063,652 1,579,668
I. Các khoản phải thu dài hạn
Chi phí lãi vay
1. Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng 6,017,944

II. Tài sản cố định 237,221,238,406 198,155,625,116 Chi phí bán hàng
69,027,905,723 56,196,057,435
1. Tài sản cố định hữu hình 224,218,038,406 185,152,425,116
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2. Tài sản cố định vô hình 38,659,246,235 41,696,011,868
13,003,200,000 13,003,200,000
TỔNG TÀI SẢN Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
658,297,855,350 499,174,672,108 -84,842,328,512 -76,352,458,191

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


-84,527,968,161 -78,367,973,524
A. NỢ PHẢI TRẢ 98,605,288,465 24,444,121,435
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
I. Nợ ngắn hạn 98,179,340,215 23,990,437,465
II. Nợ dài hạn 425,948,250 453,683,970 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 559,692,566,885 474,730,550,673
Lợi nhuận sau thuế
TỔNG NGUỒN VỐN 658,297,855,350 499,174,672,108 -84,527,968,161 -78,367,973,524

Nguồn: VIRAC tổng hợp

1
4. Phụ lục
Báo cáo tài chính – Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: đồng 2017 2018 Đơn vị: đồng 2017 2018

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 376,741,863,809 258,569,875,371 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 125,430,686,015 138,666,508,466
79,829,528,159 37,569,965,590
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
60,000,000,000 20,000,000,000 110,593,129,182 121,839,189,840
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 31,333,116,303 30,290,894,458 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
14,837,556,833 16,827,318,626
1. Phải thu khách hàng 22,409,231,409 28,050,319,718
Doanh thu hoạt động tài chính
IV. Hàng tồn kho 193,301,445,513 159,252,800,944 8,035,330,265 4,713,872,154

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 281,555,991,541 240,604,796,737 Chi phí tài chính
28,063,652 1,579,668
I. Các khoản phải thu dài hạn
Chi phí lãi vay
1. Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng 6,017,944

II. Tài sản cố định 237,221,238,406 198,155,625,116 Chi phí bán hàng
69,027,905,723 56,196,057,435
1. Tài sản cố định hữu hình 224,218,038,406 185,152,425,116
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2. Tài sản cố định vô hình 38,659,246,235 41,696,011,868
13,003,200,000 13,003,200,000
TỔNG TÀI SẢN Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
658,297,855,350 499,174,672,108 -84,842,328,512 -76,352,458,191

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


-84,527,968,161 -78,367,973,524
A. NỢ PHẢI TRẢ 98,605,288,465 24,444,121,435
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
I. Nợ ngắn hạn 98,179,340,215 23,990,437,465
II. Nợ dài hạn 425,948,250 453,683,970 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 559,692,566,885 474,730,550,673
Lợi nhuận sau thuế
TỔNG NGUỒN VỐN 658,297,855,350 499,174,672,108 -84,527,968,161 -78,367,973,524

Nguồn: VIRAC tổng hợp

1
4. Phụ lục
Báo cáo tài chính – Công ty Cổ phần Rượu Bình Tây

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: đồng 2017 2018 Đơn vị: đồng 2017 2018

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 118,700,976,503 110,644,439,662 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 101,850,944,153 70,452,643,869
24,695,430,084 26,811,721,783
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
48,601,231,269 52,188,420,764 91,581,675,549 59,803,288,615
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 16,501,151,604 7,042,981,936 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10,269,268,604 10,649,355,254
1. Phải thu khách hàng 8,305,715,003 2,577,678,593
Doanh thu hoạt động tài chính
IV. Hàng tồn kho 27,501,024,070 22,558,459,748 16,806,233,349 15,365,188,342

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 114,167,419,838 111,294,562,744 Chi phí tài chính
247,592,267 46,953,674
I. Các khoản phải thu dài hạn
592,600,000 141,500,000 Chi phí lãi vay
102,070,000 -
1. Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng 4,917,049,815 6,233,465,322
II. Tài sản cố định Chi phí bán hàng
57,118,661,257 57,450,971,937 4,637,368,873 5,532,561,521
1. Tài sản cố định hữu hình 35,635,863,770 36,537,012,862 Chi phí quản lý doanh nghiệp
15,138,569,692 11,704,122,840
2. Tài sản cố định vô hình 21,482,797,487 20,913,959,075
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
TỔNG TÀI SẢN 232,868,396,341 221,939,002,406 7,051,971,121 8,730,905,561

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


7,160,073,968 9,514,890,001
A. NỢ PHẢI TRẢ 42,668,271,306 31,687,805,737
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
I. Nợ ngắn hạn - -
41,953,071,190 31,065,268,121

II. Nợ dài hạn Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
715,200,116 622,537,616 - -
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 190,200,125,035 190,251,196,669 Lợi nhuận sau thuế
7,160,073,968 9,514,890,001
TỔNG NGUỒN VỐN 232,868,396,341 221,939,002,406

Nguồn: VIRAC tổng hợp

1
4. Phụ lục
Báo cáo tài chính – Công ty TNHH MTV Ladofood

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: đồng 2017 2018 Đơn vị: đồng 2017 2018

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 204,008,294,760 172,839,401,490 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 617,526,007,128 459,224,231,795
17,325,684,453 13,423,229,679
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
568,472,030,510 424,866,290,145
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 54,362,635,809 52,544,106,943 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
49,053,976,618 34,357,941,650
1. Phải thu khách hàng 51,627,402,872 26,154,729,926
Doanh thu hoạt động tài chính
IV. Hàng tồn kho 131,065,893,380 104,134,594,214 1,368,523,789 554,712,466

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 56,654,199,895 55,453,932,645 Chi phí tài chính
2,660,111,774 1,317,930,339
I. Các khoản phải thu dài hạn 183,050,000 61,500,000
Chi phí lãi vay
1. Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng 1,931,711,207 629,723,234

II. Tài sản cố định 41,810,615,526 38,776,952,703 Chi phí bán hàng
6,894,211,069 5,045,164,072
1. Tài sản cố định hữu hình 41,684,103,651 38,720,725,203
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2. Tài sản cố định vô hình 13,199,246,579 10,598,651,103
126,511,875 56,227,500
TỔNG TÀI SẢN Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
260,662,494,655 228,293,334,135 27,668,930,985 17,950,908,602

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


27,084,307,685 18,889,924,485
A. NỢ PHẢI TRẢ 77,291,254,088 39,257,359,980
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
I. Nợ ngắn hạn 76,526,254,088 38,412,359,980 5,449,905,837 3,479,133,649
II. Nợ dài hạn 765,000,000 845,000,000 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 183,371,240,567 189,035,974,155
Lợi nhuận sau thuế
TỔNG NGUỒN VỐN 260,662,494,655 228,293,334,135 21,634,401,848 15,410,790,836

Nguồn: VIRAC tổng hợp

1
4. Phụ lục
Báo cáo tài chính – CTCP Vang Thăng Long

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: đồng 2017 2018 Đơn vị: đồng 2017 2018

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100,959,315,722 93,442,085,652 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 72,891,925,448 100,702,971,909
4,317,824,263 4,417,893,690
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
5,200,000,000 115,000,000 55,787,093,160 63,266,823,394
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 24,450,697,573 21,075,903,702 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
17,104,832,288 37,436,148,515
1. Phải thu khách hàng 19,415,369,220 20,018,200,843
Doanh thu hoạt động tài chính
IV. Hàng tồn kho 66,747,406,865 67,775,302,751 347,035,961 356,755,100

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 44,640,405,500 42,443,277,363 Chi phí tài chính
6,781,996,881 8,176,257,830
I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0
Chi phí lãi vay
1. Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng 6,776,542,791 7,356,387,613
0 0
II. Tài sản cố định 18,200,883,894 18,149,029,692 Chi phí bán hàng
3,073,862,585 3,540,667,612
1. Tài sản cố định hữu hình 18,186,140,095 17,567,127,233
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2. Tài sản cố định vô hình 4,365,297,024 5,896,358,561
14,743,799 7,158,012
TỔNG TÀI SẢN Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
145,599,721,222 135,885,363,015 3,230,711,759 20,179,618,612

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


4,131,606,184 20,199,275,269
A. NỢ PHẢI TRẢ 99,924,922,636 80,206,579,264
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
I. Nợ ngắn hạn 97,367,933,596 77,524,956,309 447,459,540 4,656,953,955
II. Nợ dài hạn 2,556,989,040 2,681,622,955 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 45,674,798,586 55,678,783,751
Lợi nhuận sau thuế
TỔNG NGUỒN VỐN 145,599,721,222 135,885,363,015 3,684,146,644 15,542,321,314

Nguồn: VIRAC tổng hợp

1
4. Phụ lục
Báo cáo tài chính – Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: đồng 2017 2018 Đơn vị: đồng 2017 2018

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,718,872,557,551 982,021,467,374


Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5,301,192,756,773 5,856,108,383,301
57,796,908,052 3,296,524,607

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
- - 3,310,274,425,882 3,688,239,280,398
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1,088,713,820,837 460,944,261,648 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1,990,918,330,891 2,167,869,102,903
1. Phải thu khách hàng 130,833,327,414 191,780,491,551
Doanh thu hoạt động tài chính
IV. Hàng tồn kho 439,842,630,451 390,924,217,727 1,579,183,087 185,832,613
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1,061,475,926,760 1,877,562,063,351 Chi phí tài chính
100,511,064,646 82,808,834,637
I. Các khoản phải thu dài hạn
- -
Chi phí lãi vay
1. Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng 97,952,340,169 75,769,501,752
- -
Chi phí bán hàng
II. Tài sản cố định 1,059,754,521,760 1,661,515,658,351 674,339,449,612 684,040,954,499
1. Tài sản cố định hữu hình 509,410,147,482 380,766,741,122 Chi phí quản lý doanh nghiệp
262,882,918,718 295,964,946,304
2. Tài sản cố định vô hình 550,344,374,278 1,280,748,917,229
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
TỔNG TÀI SẢN 2,780,348,484,311 2,859,583,530,725 954,764,081,002 1,105,240,200,076

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


1,230,711,944,035 1,199,155,833,990
A. NỢ PHẢI TRẢ 2,490,969,760,062 2,340,146,199,073
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
I. Nợ ngắn hạn 1,893,077,206,854 1,785,955,055,778 255,523,823,570 240,110,741,126

II. Nợ dài hạn 597,892,553,208 554,191,143,295 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- -
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 289,378,724,249 519,437,331,652
Lợi nhuận sau thuế
TỔNG NGUỒN VỐN 2,780,348,484,311 2,859,583,530,725 975,188,120,465 959,045,092,864

Nguồn: VIRAC tổng hợp

1
4. Phụ lục
Báo cáo tài chính – CT TNHH URC Việt Nam

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: đồng 2017 2018 Đơn vị: đồng 2017 2018

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,726,443,488,706 2,395,403,417,719


Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 4,918,545,897,421 5,535,860,904,014
292,196,377,511 247,979,763,554
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
3,308,943,600 3,308,943,600 4,265,592,337,831 4,617,023,114,374
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 558,986,761,418 1,144,244,598,691
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1. Phải thu khách hàng 652,953,559,590 918,837,789,640
214,041,447,016 775,386,435,433
IV. Hàng tồn kho Doanh thu hoạt động tài chính
715,648,741,618 731,821,330,723 8,040,901,023 26,750,382,026
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1,766,096,395,264 1,693,465,670,600 Chi phí tài chính
I. Các khoản phải thu dài hạn 4,330,977,878 15,145,060,491
1,787,270,628 1,787,270,628
1. Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng Chi phí lãi vay
0 0 1,979,166,667 5,515,555,556
II. Tài sản cố định 1,456,158,062,577 1,435,006,272,491 Chi phí bán hàng
1. Tài sản cố định hữu hình 493,552,674,502 576,203,344,835
1,455,245,045,130 1,434,377,586,202
2. Tài sản cố định vô hình Chi phí quản lý doanh nghiệp
913,017,447 628,686,289 51,934,069,226 59,340,399,669
TỔNG TÀI SẢN 3,492,539,883,970 4,088,869,088,319 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
111,176,739,007 294,899,366,671

A. NỢ PHẢI TRẢ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


932,164,673,954 1,256,025,203,758 129,574,084,781 303,993,187,179
I. Nợ ngắn hạn 639,523,166,609 957,259,544,499 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
13,953,831,477 32,132,740,933
II. Nợ dài hạn 292,641,507,345 298,765,659,259
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
2,560,375,210,016 2,832,843,884,561 756,023,758 -608,228,229
TỔNG NGUỒN VỐN 3,492,539,883,970 4,088,869,088,319 Lợi nhuận sau thuế
114,864,229,546 272,468,674,475

Nguồn: VIRAC tổng hợp

1
4. Phụ lục
Báo cáo tài chính – CT TNHH URC Việt Nam

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị: đồng 2017 2018 Đơn vị: đồng 2017 2018

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 192,288,057,739 192,566,273,595


Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 327,297,597,399 277,999,301,596
62,944,437,528 64,975,788,530
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
45,000,000,000 90,000,000,000 252,708,169,775 213,327,371,362
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 58,892,937,520 16,584,645,851
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1. Phải thu khách hàng 74,589,427,624 64,671,930,234
58,279,909,057 15,043,820,457
IV. Hàng tồn kho Doanh thu hoạt động tài chính
24,290,216,889 19,206,767,193 6,604,156,228 9,082,160,581
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 47,734,270,417 43,069,208,100 Chi phí tài chính
I. Các khoản phải thu dài hạn 248,221,597 19,879,986

1. Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng Chi phí lãi vay
225,555,556
II. Tài sản cố định 11,169,481,044 7,858,268,123 Chi phí bán hàng
1. Tài sản cố định hữu hình 48,601,039,081 36,733,019,865
11,128,314,379 7,830,065,643
2. Tài sản cố định vô hình Chi phí quản lý doanh nghiệp
41,166,665 28,202,480 35,541,302,256 33,244,791,917
TỔNG TÀI SẢN 240,022,328,156 235,635,481,695 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
-3,196,979,082 3,756,399,047

A. NỢ PHẢI TRẢ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


54,351,114,876 46,412,923,589 -2,731,129,457 5,952,481,999
I. Nợ ngắn hạn 53,631,114,876 45,692,923,589 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
836,276,672 187,873,446
II. Nợ dài hạn 720,000,000 720,000,000
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
185,671,213,280 189,222,558,106 -528,360,668 528,360,668
TỔNG NGUỒN VỐN 240,022,328,156 235,635,481,695 Lợi nhuận sau thuế
-3,039,045,461 5,236,247,885

Nguồn: VIRAC tổng hợp

1
Khuyến cáo sử dụng

Bản báo cáo này được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), chỉ cung cấp những thông tin tổng quan về ngành và phân
tích doanh nghiệp. Mọi thông tin, nhận định và dự báo và quan điểm trong báo cáo này được dựa trên những nguồn dữ liệu đáng tin cậy và dựa trên sự cẩn
trọng tối đa tại thời điểm viết báo cáo. Tuy nhiên do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, VIRAC không đảm bảo về tính
xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích và không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào đối với tính chính xác của những thông tin được đề
cập đến trong báo cáo này, cũng như không chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay một phần nội dung của bản báo cáo. Những
quan điểm và nhận định được đề cập trong báo cáo có thể được thay đổi, cập nhật mà không cần báo trước. Bản báo cáo này có bản quyền và là tài sản của
Công ty Cổ phần Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC). Nghiêm cấm mọi hành vị sao chép, sửa đổi, in ấn mà không có sự cho phép bằng văn bản của
VIRAC.

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN ĐƯỢC LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU NGÀNH VÀ TƯ VẤN VIỆT NAM

Tầng 6, tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, Quận Đống Đa, Hà Nội

Email: VIRACresearch@VIRAC.com | Số điện thoại: +84 463289520


Thank you !

129

You might also like