You are on page 1of 4

Dự án trang trại cà phê công nghệ cao

MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết phải đầu tư

Năm 2022 là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,78 triệu tấn cà
phê trong năm vừa qua với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, là mức cao nhất trong hơn
1 thập kỷ trở lại đây. Thành công này đến từ việc đẩy mạnh xuất khẩu, khi giá cà phê trên thị
trường đạt mức cao nhất kể từ năm 2011, kết hợp với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã
tăng lãi suất 7 lần liên tiếp khiến tỉ giá USD/VND tăng mạnh đột biến.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, Trung Quốc đang tích cực mở cửa nền kinh tế sau đại dịch
COVID-19. Điều này không chỉ thúc đẩy sự hồi phục về kinh tế của riêng Trung Quốc mà còn
có thể đóng góp vào sự phát triển chung của toàn cầu khi đây hiện là quốc gia có quy mô
kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia như Mỹ, Việt
Nam, …

Cũng chính nhờ sự mở cửa này mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã có sự điều chỉnh lại tăng
trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023. Theo đó, mức tăng trưởng kinh tế toàn thế giới
được điều chỉnh từ 2,7% lên 2,9%. Các nền kinh tế lớn như Mỹ và khu vực đồng tiền chung
châu Âu cũng có sự khởi sắc lần lượt từ 1,0% lên 1,4% và 0,5% lên 0,7%. Sự tăng trưởng trở
lại giúp thị trường kỳ vọng chi tiêu của người dân sẽ được nới lỏng và nhu cầu đối với cà
phê, mặt hàng phụ thuộc nhiều vào sức khỏe nền kinh tế của các quốc gia sẽ có sự khởi sắc.

Sự chênh lệch giá giữa cà phê Arabica và Robusta trong bối cảnh trong bối cảnh lo ngại suy
thoái kinh tế, khiến người dân có xu hướng chuyển từ tiêu dùng Arabica sang Robusta để
giảm thiểu chi phí nhưng vẫn có thể sử dụng cà phê. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu
có thể sẽ suy yếu nhưng không tập trung vào Robusta, và là một thông tin tích cực đối với cà
phê Robusta ở thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn khác như Brazil và Indonesia đang có
dấu hiệu thu hẹp lại, giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu. Và theo dự báo
của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), Việt Nam sẽ tiếp tục là quốc gia sản xuất và xuất
khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2023-2033.

Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng là vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai và khí
hậu rất thuận lợi cho việc phát triển của cây cà phê. Thêm vào đó, Gia Lai cũng có rất nhiều
chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sản xuất cà phê trong tỉnh như: đẩy mạnh chương trình tái
canh cây cà phê; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, đổi
mới công nghệ sơ chế, bảo quản, chế biến sâu nhằm tăng giá trị cho sản phẩm... Hơn thế
nữa, tỉnh còn hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả công tác thông tin, dự báo về các thị trường xuất khẩu;
hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế mà các hiệp định thương mại tự do mang lại...

Đứng trước những thuận lợi trên, Công ty TNHH XD-TM Hương Việt đã tiến hành nghiên cứu
và đầu tư “Dự án trang trại cà phê công nghệ cao” tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai với quy
mô 100ha nhằm hướng đến mục tiêu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
khai thác hiệu quả vùng trồng cà phê sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập của người dân
cũng như điều kiện kinh tế địa phương.

II. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu cà phê tháng 12/2022 ước đạt 140 nghìn tấn với giá trị đạt
314 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2022 đạt 1,72 triệu tấn và 3,94 tỷ USD,
tăng 10,1% về khối lượng và tăng 28,3% về giá trị so với năm 2021. Giá cà phê xuất khẩu
bình quân năm 2022 ước đạt 2.293 USD/tấn, tăng 16,6% so với năm 2021. Như vậy, có thể
nói, trong năm qua, nước ta đã có mùa vụ cà phê vừa được mùa, vừa được giá.

Thêm vào đó, theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), niên vụ cà phê 2021-2022
đã kết thúc, nước ta xuất khẩu tổng khối lượng hơn 1,68 triệu tấn cà phê các loại, trị giá trên
3,9 tỷ USD. Đây là niên vụ cà phê đạt giá trị kim ngạch cao nhất từ trước đến nay.

Về thị trưởng xuất khẩu, Đức là thị trường số 1 với 216.000 tấn, Ý đứng thứ 2 với gần
139.000 tấn, Hoa kỳ thứ 3 với trên 126.000 tấn, Bỉ thứ đứng thứ 4 với 120.000 tấn, Nhật Bản
thứ 5 với 111.300 tấn.

Về chủng loại sản phẩm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu vẫn là cà phê nhân. Mặc dù
tỷ trọng cà phê chế biến sâu vẫn rất thấp, nhưng đã tăng so với các năm trước, khẳng định
vị thế cà phê Việt Nam.

Xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan trên 92.000 tấn (chưa quy đổi ra cà phê nhân), với kim
ngạch 598,2 triệu USD, chiếm 5,5% về lượng và chiếm 15,3% kim ngạch/ tổng các loại cà phê
xuất khẩu trong niên vụ 2021-2022. Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm thị phần 59,9% trong
tổng khối lượng xuất khẩu cà phê rang xay hòa tan và chiếm khoảng 66% về kim ngạch.

Việt Nam và Ấn Độ là hai nước xuất khẩu đạt mức tăng trưởng nổi bật trong niên vụ 2021-
2022. Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh của Việt Nam tăng 15,1% so với niên vụ trước
lên 26,8 triệu bao, còn Ấn Độ tăng 26,1% lên 5 triệu bao. Ngược lại Burundi và Uganda là hai
nước xuất khẩu giảm mạnh nhất, giảm 62,1% và 10% xuống còn 134.000 bao và 5,8 triệu
bao.

Từ các số liệu trên, ta có thể thấy được tiềm năng và dư địa tăng trưởng cho ngành cà phê
trong những năm tới là rất khả quan và hoàn toàn khả thi.
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ

I. Chủ đầu tư

1. Tên chủ đầu tư

Công ty TNHH XD-TM Hương Việt

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 7891234560 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Gia Lai
cấp ngày 01/01/2020

Trụ sở chính: Huyện Đak Đoa, Gia Lai

Điện thoại: 0971.971.971

2. Ngành nghề kinh doanh

Xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cấp thoát nước, điện dân dụng -
công nghiệp - chiếu sáng; Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng; Khai hoang xây
dựng đồng ruộng. San lấp mặt bằng. Trang trí nội thất công trình; Khai thác nước ngầm; Khai
thác cát, đá làm vật liệu xây dựng; Tư vấn lập dự án đầu tư các công trình xây dựng; Mua,
bán: nông sản, vật liệu xây dựng (xi măng, sắt, thép, nhựa đường); Mua, bán thiết bị cơ giới;
Cho thuê thiết bị cơ giới; Trồng, khai thác, chế biến cao su. Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

II. Năng lực tài chính của Công ty

Vốn điều lệ: 10.000.000.000 (Mười tỷ tỷ đồng chẵn)

III. Tổ chức và nhân sự

Tổng số CBCNV Công ty TNHH XD-TM Đại Lâm là 50 người. Trong đó:

Ban Giám đốc:……………………………………………03 người

Phòng ban nghiệp vụ: ……………………………………12 người

Lao động trực tiếp:………………………………………35 người.

Đội ngũ CBCNV của Công ty có trình độ Đại học, trung cấp và sơ cấp thuộc nhiều lĩnh vực:
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, kinh tế, xây dựng…

https://baochinhphu.vn/xuat-khau-ca-phe-diem-sang-trong-nhieu-thach-thuc-
102230216105807171.htm
https://vneconomy.vn/sau-nien-vu-xuat-khau-ky-luc-ca-phe-buoc-vao-giai-doan-kho-
khan.htm

You might also like