You are on page 1of 5

CHƯƠNG 2.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN ĐỊNH


2.1. Phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây từ Việt Nam sang Trung Quốc
2.1.1. Sản lượng xuất khẩu trái cây từ Việt Nam sang Trung Quốc
Với quốc gia tỷ dân thì Trung Quốc là thị trường tiềm năng để xuất khẩu trái
cây của Việt Nam. Có lợi thế lớn về mặt địa lý thì việc xuất khẩu lại càng thuận
tiện hơn. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,
trong 4 tháng đầu năm 2022, thị trường Trung Quốc chiếm gần 65% xuất khẩu
trái cây của Việt Nam.

5 tháng đầu năm 2021, lượng hàng xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang
Trung Quốc đạt hơn 2,5 triệu tấn, bằng khoảng 77% so với cả năm 2020. Trong
đó, xoài là loại trái cây có mức tăng sản lượng xuất khẩu lớn nhất với gần
157%, tương ứng hơn 468.000 tấn.

(https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/18080-xuat-khau-rau-qua-
sang-trung-quoc-tang-truong-tich-cuc.) (Liên đoàn Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam)
Tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2023 c
ó tăng trưởng mạnh mẽ, điều này đã được thể hiện ngay từ những tháng đầu nă
m. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trị giá xuất khẩu hàng rau quả trong thá
ng 6-2023 đạt 662 triệu USD, tăng 0,9% so với tháng trước. Tính chung lũy kế
6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nhóm hàng này đạt 2,68 tỷ USD, cao nhất từ
trước tới nay và tăng 60,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
(https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/nong-san-
viet-nam-co-trien-vong-to-lon-o-thi-truong-trung-quoc-742218) (Báo Quân đội
nhân dân, 2023)
Ngày 8.7, các cửa khẩu Lạng Sơn xuất khẩu được 488 xe hàng, thì có đến 384
xe trái cây. Ngày 9.7, toàn tỉnh Lạng Sơn xuất khẩu được 452 xe hàng thì trái c
ây chiếm 371 xe. Từ ngày 30.6 đến ngày 7.7, tổng số hàng xuất qua tỉnh Lạng
Sơn đạt 3.908 xe, tăng hơn 10% so với tuần trước đó. Trái cây xuất khẩu sang t
hị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn nhiều nhất là sầu riêng, tha
nh long, chuối, vải thiều…
(https://thanhnien.vn/trai-cay-un-un-
xuat-sang-trung-quoc-sau-rieng-cam-chac-15-ti-usd-
185230711114135074.htm.) (Phan Hậu, 2023)

2.1.2. Những cạnh tranh khi xuất khẩu


Đất nước xuất Sản lượng Giá trị xuất khẩu Thuế xuất khẩu áp
khẩu xuất khẩu năm năm 2023 dụng bởi Trung Quốc
2023 (tấn) (USD) (%)
Việt Nam 2,6 triệu 3,6 tỷ 0
Thái Lan 1,74 triệu 5,06 tỷ 0
Bảng: Bảng so sánh số liệu xuất khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan
Việt Nam có lợi thế nhất vì rất gần với Trung Quốc. Ngay cả các chợ đầu mối n
ông sản lớn của Trung Quốc đều nằm dọc biên giới Việt - Trung. Chỉ tính riêng
trường hợp Trung Quốc cấp phép xuất khẩu cho sầu riêng đông lạnh của Việt
Nam, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng thêm 30%.
Và từ số liệu trên, hai nước đều là những nước nằm trong ASEAN nên cả hai
đều được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu sang Trung Quốc
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu
Thuận lợi
Trung Quốc là một thị trường lớn nên có tiềm năng xuất khẩu nhiều loại trái
cây, sức tiêu thụ lớn nhờ nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, vì vị trí gần nên thuận
tiện cho việc vận chuẩn hàng hóa, giao nhận và xử lý thông tin nhanh, những
loại trái cây cũng có hương vị tương đồng nên khá được ưa chuộng.
Trái cây không nằm trong danh sách chịu thuế xuất khẩu nên khi xuất khẩu
người dân không cần đóng thuế xuất khẩu. Ngoài ra, nhờ các hiệp định thương
mại nên Việt Nam còn có thể áp dụng những ưu đãi dành cho các nước
ASEAN.
Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vì có các hợp đồng mua bán đầy đủ. Có sự r
àng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và theo luật pháp quốc tế.
Vì vậy so với xuất khẩu tiểu ngạch thì xuất khẩu chính ngạch sẽ ổn định hơn.
Khó khăn
Thị trường Trung Quốc đang ngày càng khắt khe về vấn đề nhập khẩu các loại
trái cây. Đất nước tỷ dân đang dần bắt buộc việc xuất khẩu chính ngạch đối với
các mặt hàng này. Những mặt hàng trái cây phải đáp ứng được các tiêu chuẩn
về chất lượng, nguồn gốc, mã vùng trồng, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc đóng
gói và một số yêu cầu khác của cơ quan chức năng.
Việc xuất khẩu tiểu ngạch có thể đi qua một số cửa khẩu phụ, tính ổn định thấp,
dễ bị ép giá. Bởi vì khi hàng hóa đến cửa khẩu làm thủ tục hải quan sẽ không t
hể mang về được. Ngoài ra, trường hợp hàng hóa bị tồn đọng mà không làm th
ủ tục được sẽ làm người nông dân chịu thêm nhiều chi phí.
2.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu trái cây từ Việt Nam sang Trung Quốc
2.2.1. Kết quả đạt được
6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với 1,
76 tỷ USD, tăng 121,9% so cùng kỳ năm 2022, chiếm 65,8% tổng trị giá xuất k
hẩu hàng rau quả.
Riêng mặt hàng trái cây, Trung Quốc nhập khẩu nhiều thanh long, sầu riêng, ch
uối, mít, xoài… Nhất là sầu riêng, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu
sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 915 triệu USD, tăng 997,4% so cùng kỳ năm n
goái, trong số này chủ yếu là xuất sang Trung Quốc.
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu,
Ngô Tường Vy cho biết: Năm 2023, mặc dù Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hà
ng rào kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng với chất lượng ngày càng ca
o, giá cạnh tranh nên trái cây của Việt Nam được người tiêu dùng Trung Quốc
ưa chuộng. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo xuất khẩu trái cây trong
nửa cuối năm 2023 sẽ tiếp tục khả quan, đặc biệt là vào mùa lễ hội khi nhu cầu
tăng mạnh.
(https://nhandan.vn/rong-cua-xuat-khau-nong-san-sang-trung-quoc-
post766221.html) (báo Nhân Dân, 2023)
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù Trung Quốc là thị trường lớn mang lại nhiều tiềm năng cho việc xuất
khẩu trái cây Việt Nam, nhưng bên cạnh đó luôn đi kèm những rủ ro về việc
kiểm soát chất lượng, lo ngại vấn đề ùn tắc cửa khẩu.
Ngoài ra, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc trồng cây ăn quả nhiệt đới nhờ việc
các tỉnh phía Nam Trung Quốc giáp Việt Nam như Vân Nam, Quảng Đông,
Quảng Tây và các các tỉnh đảo Hải Nam có khí hậu cận nhiệt đới, thời tiết
tương đối giống Việt Nam. Chính vì lý do đó nên sản lượng xuất khẩu qua
Trung Quốc sẽ giảm, không những vậy Việt Nam còn đối mặt với nguy cơ trái
cây Trung Quốc tự trồng “tràn ngược” sang Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, những loại trái cây được xuất khẩu vẫn bị hạn chế. Việt Nam mới
chỉ cung cấp được 11 loại quả gồm chuối, xoài, măng cụt, dưa hấu, sầu riêng,
nhãn, thanh long, chôm chôm, vải thiều, mít, chanh dây và vẫn đang trong quá
trình đàm phán xuất khẩu chính ngạch các loại trái cây khác.
2.3. Nhận định thực trạng xuất khẩu trái cây từ Việt Nam sang Trung
Quốc
2.3.1. Cơ hội phát triển
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam. Để có thể
tận dụng được hết những cơ hội này thì Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản
phẩm cũng như thay đổi thành xuất khẩu chính ngạch. Chuyển dần từ thuốc,
phân bón hóa học sang “..sinh học..........” để có được giá cả sản phẩm cao hơn,
ngoài ra còn đỡ độc hại đối với người nông dân.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT cho biết, xuất khẩu trái cây sang Trung
Quốc đạt trên 2,75 tỷ USD, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2022. Hiện Trung
Quốc là thị trường đứng đầu về thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 6
5%, tăng 22% so với cùng kỳ 2022. Nhờ vị trí địa lý gần nhau, việc vận chuyển
hàng hóa và xử lý thông tin cũng thuận tiện hơn. Trái cây Việt Nam cũng rất
được người dân ở đây ưa chuộng.
Việc buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc trước đây chủ
yếu được thực hiện bằng con đường tiểu ngạch và biên giới. Nhưng những năm
gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch nhằm thắt chặt vệ sinh
an toàn thực phẩm và chất lượng thuốc và yêu cầu xuất khẩu chính ngạch.
Việc Chính phủ Trung Quốc kiên quyết yêu cầu các thương nhân xuất khẩu
theo con đường chính ngạch vì những con đường kia rất khó kiểm soát và
không đảm bảo được quyền lợi cho những thương nhân, việc này giúp hai bên
đều có lợi.
2.3.2.

You might also like