You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN HỌC: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Giảng viên phụ trách : TS.Ngô Thị Ngọc Huyền


Mã học phần : 23D1BUS50305002
Họ và tên : Huỳnh Thị Trúc Mai
MSSV : 31201023408
Khóa : K46
Lớp : FT002
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3
PHÂN TÍCH BỐI CẢNH. DỰ BÁO VỀ GIÁ CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VÀ TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI NĂM 2023. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ CHIẾN LƯỢC PHÒNG VỀ
CHO CÔNG TY AAA ............................................................................................................. 4
1. Phân tích bối cảnh............................................................................................................ 4
1.1. Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam ............................................. 4
1.2. Phân tích thị trường nhập khẩu cà phê của Mexico .............................................. 4
2. Phân tích tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá từ đó dự báo sự biến động
tỷ giá ...................................................................................................................................... 5
2.1. Phân tích tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá của Mexico ................. 5
2.2. Phân tích tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá của Việt Nam và dự báo
sự biến động tỷ giá ........................................................................................................... 6
3. Phân tích dự báo biến động về giá sản phẩm ................................................................ 8
3.1. Phân tích biến động giá sản phẩm ........................................................................... 8
3.2 Dự báo biến động giá sản phẩm................................................................................ 8
4. Đề xuất Phương án phòng vệ (hedging) và chiến lược hedging trước sự biến động
giá cà phê và tỷ giá hối đoái năm 2023 ............................................................................. 10
4.1. Phòng vệ tài chính bằng Hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Foreign Currency
Options)........................................................................................................................... 11
4.2. Phòng vệ tài chính bằng Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) ........................ 12
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 13
LỜI MỞ ĐẦU
Mexico có diện tích gần 2 triệu km2, đứng thứ 5 khu vực châu Mỹ và thứ 14 trên thế giới. Dân
số Mexico là 127 triệu dân, đứng thứ 11 trên thế giới. Mexico nằm tại “trái tim” của châu Mỹ,
với vị trí địa lý đắc địa thuộc Bắc Mỹ nhưng cũng thuộc khu vực Mỹ Latinh qua ngôn ngữ sử
dụng tiếng Tây Ban Nha, nguồn gốc của lịch sử và văn hóa. Ngoài ra, Mexico lại là kết nối
giữa Đại Tây Dương và châu Á - Thái Bình Dương nhờ có bờ biển dài.
Ông Lưu Vạn Khang - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mexico (kiêm nhiệm
Guatemala, Honduras, El Salvador, Belize) – thông tin, Mexico có quan hệ với nhiều khu vực
nền kinh tế quan trọng trên thế giới, ngoài ra Mexico còn dùng chung ngôn ngữ, chia sẻ nguồn
gốc, lịch sử, nền văn hóa với các nước khu vực Mỹ Latinh được coi là của ngõ để tiếp cận đến
các vùng kinh tế năng động như G20, Liên minh Kinh tế Thái Bình Dương (Pacific Alliance).
Bên cạnh đó, Mexico có Hiệp định thương mại tự do với Châu Âu, Hiệp định tự do thương mại
Bắc Mỹ (NAFTA) và là thành viên của CPTPP.
“Do vậy đối với Việt Nam, Mexico là một thị trường lớn tiềm năng mà cần phải được khai
phá”- ông Lưu Vạn Khang đánh giá và cho biết thêm, với tình hình thế giới có nhiều biến động,
dịch bệnh Covid 19,... giá nhân công và hàng hóa của Trung Quốc ngày càng tăng nên xu
hướng của các công ty nhập khẩu trên thế giới, trong đó có Mexico, đang có định hướng tìm
nhà cung cấp khác, và Việt Nam cũng trong số đó. Mặt khác, hiện nay hiệp định CPTPP đã đi
vào thực hiện được 3 năm nên có nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam lại có nhiều cơ hội
thâm nhập vào thị trường đông dân thứ 11 trên thế giới.
Đối với cà phê, Mexico là đất nước tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới, trung bình một năm một
người dân Mexico tiêu thụ 1,7 Kg/người. 84% nhà dân tiêu thụ sản phẩm cà phê hòa tan. “Đây
là mặt hàng mà các công ty của Việt Nam cần tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường Mexico”-
ông Lưu Vạn Khang thông tin. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê 8 tháng
đầu 2022 đạt 2,8 tỷ USD. Xuất sang các thị trường đều tăng trưởng tốt, trong đó cà phê Việt
vào Mexico tăng tới 5.814%, tương ứng gấp gần 60 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tình hình
xuất khẩu cà phê Việt sang Mexico đang có những chuyển biến tích cực đồng thời Việt Nam
và Mexico đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) điều này càng thúc đẩy thêm mối quan hệ giao thương giữa hai nước tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp có ý định xuất khẩu nói chung xuất khẩu cà phê nói riêng sang
thị trường này. Đề có thể vừa bảo đảm lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước vừa giữ được
mối quan hệ hữu nghị giữ hai quốc gia ngoài sự nỗ lực của nhà nước cũng cần đến sự cố gắng
của các doanh nghiệp trong nước. Trước sự biến động khôn lường của nền kinh tế thế giới, các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói riêng có thể chủ
động nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của thế giới, Mexico để có những phương án
phòng vệ thích hợp vừa đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp vừa duy trì mối quan hệ hợp tác lâu
dài với đối tác.
PHÂN TÍCH BỐI CẢNH. DỰ BÁO VỀ GIÁ CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VÀ TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI NĂM 2023. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ CHIẾN LƯỢC PHÒNG VỀ
CHO CÔNG TY AAA
1. Phân tích bối cảnh
1.1. Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Theo số liệu từ Trade Map, xuất khẩu của Việt Nam chiếm 5,9% xuất khẩu của thế giới đối với
sản phẩm này, thứ hạng của Việt Nam trong xuất khẩu thế giới là 5. Tổng kim ngạch xuất khẩu
cà phê của Việt Nam trên toàn thế giới là 2.155 tỷ đô la trong năm 2021, tăng 9% so với năm
2020. Tính đến hiện tại, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil
về mặt sản lượng.
Bảng 1.1. Bảng thống kê giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam

(Nguồn: Trade Map)


Đức và Mỹ là hai thị trường lớn của Việt Nam, tiêu thụ 18.5% và 11.1% sản lượng cà phê xuất
khẩu của Việt Nam. Hai quốc gia này cũng đồng thời đứng thứ 2 và thứ 1 trên thế giới về nhập
khẩu cà phê. Chúng ta có thể thấy, từ 2017 đến 2021 tổng kim ngach xuất khẩu lại giảm. Điều
này có thể là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng làm kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021, tổng kim ngạch
xuất khẩu đã tăng nhờ có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng đúng đắn của nhà nước.
Chúng ta cũng nên chú ý Nga là một thị trường đầy triển vọng với nhà xuất Việt Nam. Tổng
kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang thị trường này đã tăng khá cao từ năm 2020-
2021, cụ thể tăng 40%. Tuy nhiên, mức thuế của Nga đánh vào mặt hàng này của Việt Nam là
1.3% khá cao so với các quốc giá khác, đây có lẽ cũng là một trong những e ngại của các nhà
sản xuất trong nước khi xuất khẩu cà phê sang thị trường này. Chính vì thế, chính phủ cần tích
cực thúc đẩy các Hiệp định thương mại tự do với quốc gia này để có giảm mức thuế, thúc đẩy
các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang Nga nhằm khai thác tối đa tiềm năng của thị trường
này.
1.2. Phân tích thị trường nhập khẩu cà phê của Mexico
Bảng 1.2. Bảng thống kê giá trị nhập khẩu cà phê của Mexico

(Nguồn: Trade Map)


Nhập khẩu của Mexico chiếm 0,2% tổng nhập khẩu thế giới đối với cà phê, xếp hạng của
Mexico trong nhập khẩu thế giới là 47. Tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Mexico trên
toàn thế giới là 81,144 triệu đô trong năm 2021, tăng 39% về trị giá so với năm 2020.
Các thị trường chiếm phần lớn thị phần nhập khẩu của Mexico: Brazil chiếm 51.4%, Mĩ chiếm
33.1%, Comlombia chiếm 6.6%. Tổng kim ngach nhập khẩu cà phê của Mexico tăng ở các
nước: Brazil tăng 89%, Mĩ tăng 5%, Comlombia tăng 26% và giảm ở các nước: Anh giảm
61%, Tây Ban Nha giẩm 61%. Bảng số liệu trên cho thấy Brazil là nước nhập khẩu cà phê chủ
lực của Mexico. Mexico chủ yếu nhập khẩu cà phê từ những thị trường: Mĩ, Mĩ Latinh, Châu
Âu. Ta có thể thấy, Mexico nhập khẩu phần lớn cà phê từ những quốc gia lân cận điều này có
thể sẽ gây trở ngại với cà phê Việt Nam xuất khẩu đến đất nước này. Tuy nhiên, do Brazil
(nước xuất khẩu cà phê đứng thứ nhất thế giới) và Mỹ (một cường quốc kinh tế lớn mạnh trên
thế giới) chiếm gần như toàn bộ thị phần nhập khẩu cà phê của Mexico, điều này có thể làm
quốc gia khác dè dặt không muốn xuất khẩu vào thị trường này, Việt Nam có thể tận dụng điểm
này để xuất khẩu sang Mexico chiếm thị phần dù là rất nhỏ. Đồng thời, cho đến hiện nay Việt
Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, điều này giúp Việt Nam tạo ra lợi thế và uy
tín hơn với Mexico tạo điều kiện để cà phê Việt Nam có thể thâm nhập sâu hơn và phát triển
hơn nữa ở thị trường này.
2. Phân tích tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá từ đó dự báo sự biến động tỷ
giá
2.1. Phân tích tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá của Mexico
Sau khi thu thập dữ liệu về tỷ lệ lạm phát của Mỹ và Mexico, cũng như tỷ giá hối đối USD/MXN
từ trang “The World Bank” (Phụ lục 3), tiến hành dự đoán biến động tỷ giá bằng mô hình hồi
quy tuyến tính “Liner Regression Model” trong phần mềm Excel.
Ta có phương trình hồi quy:

Hệ số beta bằng 2.747 có nghĩa là khi sự chênh lệch lạm phát của Mexico và Mỹ tăng 1% thì
sự thay đổi của tỷ giá hối đoái tăng 2.747%
Kết quả cho thấy (Phụ lục 4)
₊ R square = 0.161. Như vậy, biến độc lập giải thích được khoảng 16.1% cho biến phụ
thuộc, chứng minh cho ta thấy rằng sự chênh lệch tỷ lệ lạm phát không tác động quá
nhiều đến tỷ giá hối đoái giữa MXN và USD. Điều này cho thấy mô hình chưa tốt, và
tỷ giá hối đoái còn có thể bị tác động bởi các yếu tố khác chưa được thêm vào mô hình
₊ R bình phương hiệu chỉnh là 0.085. Như vậy, các biến độc lập giải thích được 8.5% sự
biến thiên của biến phụ thuộc. Phần còn lại 91.5% được giải thích bởi các biến ngoài
mô hình và sai số ngẫu nhiên. Đây là một mô hình không tốt.
Dựa trên kết quả của R square và R bình phương hiệu chỉnh, có thể thấy, ngoài tỷ lệ lạm phát,
tỷ giá hối đoái còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như: đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI),
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư ra nước ngoài; dịch vụ kiều hối; mức chênh lệch
lãi suất giữa Mexico và Hoa Kỳ; hoạt động đầu cơ ngoại tệ. Ngoài ra còn có các yếu tố tác
động khác như: yếu tố tâm lý, các chính sách liên quan tới quản lý ngoại hối, các rủi ro như
dịch bệnh, thiên tai, chính trị.....
2.2. Phân tích tương quan biến động giữa lạm phát và tỷ giá của Việt Nam và dự
báo sự biến động tỷ giá
Từ những dữ liệu thu thập được về tỷ lệ lạm phát của Mỹ và Việt Nam, cũng như tỷ giá hối
đoái USD/VND từ trang “The World Bank” (Phụ lục 5), tiến hành dự đoán biến động tỷ giá
bằng mô hình hồi quy tuyến tính “Liner Regression Model” trong phần mềm Excel.
Ta có phương trình hồi quy:

Hệ số beta bằng 0.571 có nghĩa là khi sự chênh lệch lạm phát của Việt Nam và Mỹ tăng 1% thì
sự thay đổi của tỷ giá hối đoái tăng 0.571%
Kết quả cho thấy (Phụ lục 6)
₊ R square = 0.665. Như vậy, biến độc lập giải thích được khoảng 66.5% cho biến phụ
thuộc, chứng minh cho ta thấy rằng sự chênh lệch tỷ lệ lạm phát tác động khá nhiều đến
tỷ giá hối đoái giữa VND và USD. Điều này cho thấy đây là mô hình tốt
₊ R bình phương hiệu chỉnh là 0.634. Như vậy, các biến độc lập giải thích được 63.4%
sự biến thiên của biến phụ thuộc. Phần còn lại 36.6% được giải thích bởi các biến ngoài
mô hình và sai số ngẫu nhiên. Đây là một mô hình tốt và được chấp nhận.
Biểu đồ 2.1. Xu hướng lạm phát 1980 – 2027 và mức lạm phát của Việt Nam và Mỹ năm 2022

(Nguồn: International Monetary Fund)


Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - International Monetary Fund, mức lạm phát được kỳ
vọng năm 2022 của Mỹ và Việt Nam lần lượt là 8% và 3.2%
Biểu đồ 2.2. Xu hướng lạm phát 1980 – 2027 và mức lạm phát của Việt Nam và Mỹ năm 2023

(Nguồn: International Monetary Fund)


Năm 2023, mức lạm phát của Mỹ và Việt Nam lần lượt là 4.5% và 5%
Biểu đồ 2.3. Xu hướng lạm phát 1980 – 2027 và mức lạm phát của Việt Nam và Mỹ năm 2024

(Nguồn: International Monetary Fund)


Và tỷ lệ lạm phát được kỳ vọng trong năm 2024 của Mỹ và Việt Nam lần lượt là 2.3% và 4.3%.
Dựa vào kết quả hồi quy cùng với dự báo lạm phát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, có thế dự báo biến
động tỷ giá hối đoái USD/VND:
₊ Sự biến động tỷ giá USD/VND năm 2022 so với năm 2021 là -2.1218%
₊ Sự biến động tỷ giá USD /VND năm 2023 so với năm 2022 là 0.9045%
₊ Sự biến động tỷ giá USD /VND năm 2024 so với năm 2023 là 1.761%
Dự báo: Từ kết quả trên ta có thể thấy, tỷ giá hối đoái giảm vào năm 2021 sau đó sẽ tăng mạnh
vào năm 2023 và tiếp tục tăng vào năm 2024. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng tỷ giá hối đoái
USD /VND có thể do việc tăng lãi suất của Fed làm cho nguồn cầu USD tăng lên làm cho giá
đồng USD tăng lên so với giá VND.
Tuy nhiên, trước tình hình nền kinh tế thế giới không ngừng biến động và căng thẳng như hiện
tại, tỷ giá hối đoái sẽ còn phu thuộc rất nhiều vào động thái của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
(Fed), các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các yếu
tố khác: tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc,
nguy cơ dịch bệnh Co-vid 19 bùng phát trở lại,…
3. Phân tích dự báo biến động về giá sản phẩm
3.1. Phân tích biến động giá sản phẩm
Biểu đồ 3.1. Biến động giá cà phê năm từ năm 2020 đến tháng 4 năm 2023

(Nguồn: Trading Economics)


Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá cà phê không ngừng biến động trong giai đoạn 2020-2021. Từ đầu
năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, giá cà phê dao động từ 0.93885 USD/Lbs đến 1.3921
USD/Lbs. Từ tháng 4 năm 2021, giá cà phê bắt đầu tăng mạnh, đỉnh điểm là tháng 2/2022 giá
cà phê là 2.5899 USD/Lbs. Từ giữa tháng 2/2022 đến tháng 10/2022, giá cà phê giao động từ
1.9802USD/Lbs đến 2.4388 USD/Lbs. Từ tháng 10/2022 giá cà phê bắt đầu sụt giảm và dao
động trong mức từ 1.4299 USD/Lbs đến 2.0504 USD/Lbs và có dấu hiệu sụt giảm, đến hiện
tại giá cà phê đang là 1.9715 USD/Lbs
3.2 Dự báo biến động giá sản phẩm
Sử dụng chức năng dự báo trong phần mềm Excel dựa trên số liệu về giá cà phê (Phụ lục 7) ta
được kết quả như sau:
Biểu đồ 3.2. Dự báo giá cà phê đến tháng 2 năm 2024

Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy với độ tin cậy 95%, biến động giá thay đổi trong khoảng giữa
cận tin cậy dưới (Lower Confidence Bound) và cận tin cậy trên (Upper Confidence Bound:
Forecast: Giá cà phê có xu hướng tăng từ tháng 4 năm 2023 đến đầu năm 2024
Lower Confidence Bound: Giá cà phê có xu hướng giảm mạnh từ tháng 4 năm 2023 đến tháng
6 năm 2023 và có xu hướng tăng đến tháng 1 năm 2024
Upper Confidence Bound: Giá cà phê có xu hướng tăng mạnh từ tháng 4 năm 2023 đến thàng
6 năm 2023 và có xu hướng tăng đến tháng 1 năm 2024
Tuy nhiên, dự báo này chỉ dựa số liệu về biến động giá của những năm trước và bỏ qua nhiều
yếu tố khác như: biến động kinh tế thế giới, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lạm phát và các yếu tố
về mối quan hệ giữa cung cầu. Do đó, cần tổng hợp nhiều thông tin khác nhau từ nhiều thị
trường để có thể dự báo chính xác nhất.
Dưới đây là thông tin dự báo từ trang Trading Economics:
Biểu đồ 3.3. Dự báo giá cà phê từ tháng 5 năm 2023 đến đầu năm 2024
(đơn vị: cent/Lbs)

Nguồn: Trading Economics


Theo dự báo của Trading Economics, giá cà phê có xu hướng giảm từ tháng 5 năm 2023 đến
đầu năm 2024. Theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các
nhà phân tích, giá cà phê dự kiến sẽ được giao dịch ở mức 1.7649 USD/Lbs vào cuối tháng 4
năm 2023 và liên tục giảm xuống. Theo ước tính, giá giao dịch của cà phê sẽ ở mức 1.6029
USD/Lbs vào tháng 4 năm 2024.
Lý giải nguyên nhân giá cà phê giảm là do nhu cầu suy yếu trên thị trường thế giới. Hiện nay,
tình hình suy thoái kinh tế cận kề cùng với việc các quốc gia vẫn chưa hoàn toàn khắc phục
những ảnh hưởng do dịch Co-vid 19 để lại, đang khiến nhiều người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu,
giảm mua những sản phẩm không cần thiết và cà phê được xem là nằm trong khoản cắt giảm
này. Lạm phát cao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng và người kinh
doanh cà phê. Theo chuyên gia ngành cà phê Nguyễn Quang Bình (Trung tâm Thông tin và
Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia): “Lạm phát cũng có nghĩa là sức mua giảm, chi phí tài chính
cao cho các nhà kinh doanh hàng hóa và chi tiêu công của chính phủ, điều này càng làm giảm
tiết kiệm của người dân. Suy thoái có nghĩa là mất việc làm, tăng rủi ro vỡ nợ của công ty và
tài chính hộ gia đình bị tổn hại. Do đó, có thể thấy trước sức mua hàng hóa xuất khẩu sẽ sụt
giảm trong những tháng còn lại của năm nay, thậm chí sang năm tới và sức tiêu thụ cà phê của
người tiêu dùng các nước có thể bị hạn chế”
4. Đề xuất Phương án phòng vệ (hedging) và chiến lược hedging trước sự biến động
giá cà phê và tỷ giá hối đoái năm 2023
Theo số liệu từ trang Trading Economics, tỷ giá hối đoái ngày 21/04/2023 là 23,485 VND/USD
Biểu đồ 4.1. Tỷ giá hối đoái USD/VND từ tháng 7 năm 2022 đến ngày 21/4/2023

(Nguồn: Trading Economics)


Từ biểu đồ ta có thể thấy, từ đầu tháng 4 đến ngày 21/04/2023, tỷ giá USD/VND đã mất giá
khoảng 0.11%. Trong 12 tháng qua, giá của USD/VND đã tăng 2.26%. Sắp tới, theo dự báo
của Tradinng Economics, USD/VND sẽ có giá 23,573.6 vào cuối quý này và 23,979.1 trong
một năm. Bên cạnh đó, giá cà phê dự đoán sẽ giảm xuống còn 1.6049 USD/Lbs vào tháng 4
năm 2024.
Trước những rủi ro do sự biến động giá sản phẩm, tỷ giá hối đoái, lạm phát và các yếu tố tài
chính khác, công ty AAA nên chuẩn bị trước những phương án phòng vệ để đối phó và giảm
thiểu tối đa rủi ro. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái USD/VND kỳ vọng tăng giúp cho nhà xuất khẩu
khi thu về đồng USD sẽ quy đổi được nhiều VND hơn trước, có thể nói là một thuận lợi nhất
định cho nhà xuất khẩu. Do đó, công ty AAA nên chú trọng vào phương án phòng vệ rủi ro do
biến động giá mang lại để vừa có thể hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất nhưng vẫn mang lại
lợi ích nhiều nhất cho công ty.
4.1. Phòng vệ tài chính bằng Hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Foreign Currency
Options)
Do giá cà phê năm 2024 kỳ vọng sẽ giảm, chính vì thế để phòng vệ trước biến động về giá
công ty AAA nên ở vị thế mua hợp đồng quyền chọn bán - long put option.
Trường hợp giả định như sau:
₊ Mức giá thực hiện hợp đồng Exercise price: 1.80 USD/Lbs
₊ Chi phí thực hiện quyền chọn Option premium: 0.01 USD/Lbs
₊ Khối lượng cà phê hợp đồng: A Lbs
₊ Điểm giá hoà vốn BEP = 1.80 – 0.01 = 1.79 USD/Lbs
₊ Gọi P USD/Lbs là giá trên thị trường giao ngay
Bỏ qua lãi suất khi tính chi phí hợp đồng quyền chọn
Trường hợp 1: Thực hiện hợp đồng quyền chọn
Đến ngày thực hiện hợp đồng, nếu giá cà phê trên thị trường giao ngay thấp hơn 1.80 USD/Lbs,
công ty AAA thực hiện hợp đồng quyền chọn, chi phí thực hiện hợp đồng quyền chọn:
Chi phí = 𝐴 × 1.8 0 + 𝐴 × 0.01 = 1.81A (USD)
Công ty AAA sẽ có lời khi giá cà phê trên thị trường giao ngay nhỏ hơn 1.79 USD/Lbs:
Khoản lời = (1.80 − 𝑃 – 0.01) × 𝐴 (USD)
Trường hợp 2: Không thực hiện hợp đồng quyền chọn
Đến ngày thực hiện hợp đồng, nếu giá cà phê trên thị trường giao ngay cao hơn 1.90 USD/Lbs,
công ty AAA không thực hiện hợp đồng quyền chọn.
Công ty AAA mất = A×0.01 (USD) giá quyền chọn cho người bán. Sau đó thực hiện bán cà
phê trên thị trường giao ngay với giá P (USD/Lbs).
4.2. Phòng vệ tài chính bằng Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract)
Dựa vào tình hình giá cà phê dự báo sẽ giảm trong năm 2024, để giảm bớt rủi ro do việc giảm
giá này mang lại công ty AAA nên mua hợp đồng kỳ hạn bán cà phê với mức giá kỳ hạn ấn
định. Vào ngày đáo hạn của hợp đồng, công ty AAA có thể bán cà phê với mức giá kỳ hạn cho
trước, giả sử mức giá kỳ hạn là 1.80 USD/Lbs, và giá trên thị trường giao ngay là 1.70
USD/Lbs, công ty AAA sẽ có một khoảng lời 0.10 USD/Lbs. Trong trường hợp, giá cà phê
trên thị trường cao hơn 1.80 USD/Lbs thì đây là một chi phí rủi ro mà công ty phải chấp nhận.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn suy thoái, lạm phát tăng cao, dịch Co-vid 19 vẫn
chưa hoàn toàn biến mất, chiến tranh thương mại và nhiều yếu tố kinh tế chính trị khác đang
tạo áp lực cho các công ty trên thế giới đặc biệt là những công ty có hoạt động xuất nhập khẩu.
Trước những biến động đó, các công ty xuất nhập khẩu cần phải tiến hành nghiên cứu đưa ra
những phân tích đúng đắn về tình hình tài chính quốc tế, đưa ra những dự báo về giá sản phẩm,
tỷ giá hối đoái cũng như các yếu tố tài chính khác. Bên cạnh việc phân tích các yếu tố tài chính,
những công ty xuất nhập cũng cũng phải nghiên cứu về tình hình kinh tế thế giới, các căng
thẳng chính trị nào đang diễn ra và có nguy cơ diễn ra để có thể có những phương án đối phó
thích hợp giúp công ty có thể đứng vững trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như
hiện nay. Phòng vệ tài chính là một phương án giúp công ty đối phó với những rủi ro về tài
chính nhưng nó chỉ có thể giảm rủi ro xuống mức thấp nhất chứ không hoàn toàn loại bỏ mọi
rủi ro. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nghiên cứu để lựa chọn phương án phù hợp
với tình trạng của công ty và thực trạng của môi trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. USDVND US Dollar vietnamese dong - currency exchange rate live price chart.
USDVND US Dollar Vietnamese Dong - Currency Exchange Rate Live Price Chart.
(n.d.). Retrieved April 20th, 2023, from https://tradingeconomics.com/usdvnd:cur
2. Inflation rate, average consumer prices. (n.d). International Monetary Fund Retrieved
April 20th, 2023, from
https://www.imf.org/external/datamapper/PCPIPCH@WEO/OEMDC/USA/VNM?fb
clid=IwAR3x3WXnRV4q8Y0hHYd0tkREkdgvPIGanKPzA35cuAof_JgeaXFxJ9Wh
Ofg
3. Coffee – 2022 Data. (n.d). Trading Economics. Restrieved April 21th, from
https://tradingeconomics.com/commodity/coffee?fbclid=IwAR3TJiqfPMGmcS86fPsv
SKbgXL827WJqflQuMfuxbXSwNlHL_CLHeLfVOE0
4. List of importing markets for the product exported by Viet Nam in 2021| Data. (n.d.).
Trade map. Retrived 20th, 2023, from
https://www.trademap.org/Country_SelProductCountry_TS.aspx?nvpm=1%7c704%7
c%7c%7c%7c0901%7c%7c%7c4%7c1%7c1%7c1%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1
5. List of supplying markets for the product imported by Mexico in 2021| Data. (n.d.).
Trade map. Retrived 20th, 2023, from
https://www.trademap.org/Country_SelProductCountry.aspx?nvpm=1%7c484%7c%7
c%7c%7c0901%7c%7c%7c4%7c1%7c1%7c1%7c1%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1
6. Xuất khẩu cà phê sang Mexico tăng gần 60 lần. (2022b, September 13). Mekong
ASEAN. Retrive April 20th, 2023, from
https://mekongasean.vn/xuat-khau-ca-phe-sang-mexico-tang-gan-60-lan-
post11207.html#:~:text=Xu%E1%BA%A5t%20sang%20c%C3%A1c%20th%E1%B
B%8B%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng,t%C4%83ng%2013%25%20v%E1%BB%81
%20tr%E1%BB%8B%20gi%C3%A1.
7. Nhiều mặt hàng tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Mexico. Chi Cục Tiêu Chuẩn -
Đo Lường - Chất Lượng Tỉnh an Giang. Retrived April 20th, 2023 from
http://tbtagi.angiang.gov.vn/nhieu-mat-hang-tiem-nang-xuat- khau-sang-thi-truong-
mexico-84088.html
8. Inflation, consumer prices (annual %) - United States | Data. (n.d.). Inflation, Consumer
Prices (Annual %) - United States | Data. Retrieved April 20th, 2023, from
https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL.ZG?locations=US
9. Official exchange rate (LCU per US$, period average) - Vietnam | Data. (n.d.). Official
Exchange Rate (LCU per US$, Period Average) - Vietnam | Data. Retrieved April 20th,
2023, from https://data.worldbank.org/indicator/PA.NUS.FCRF?locations=VN
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thống kê giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Phụ lục 2: Bảng thống kê giá trị nhập khẩu cà phê của Mexico
Phụ lục 3: Bảng thống kê tỷ lệ lạm phát, chênh lệch lạm phát, tỷ giá hối đoái, chênh lệch tỷ giá
hối đoái của Mỹ và Mexico

Phụ lục 4: Kết quả hồi quy của Mexico


Phụ lục 5: Bảng thống kê tỷ lệ lạm phát, chênh lệch lạm phát, tỷ giá hối đoái, chênh lệch tỷ giá
hối đoái của Mỹ và Việt Nam

Phụ lục 6: Kết quả hồi quy của Việt Nam

Phụ Lục 7: Xu hướng lạm phát 1980 – 2027 và mức lạm phát của Việt Nam và Mỹ năm 2022
Phụ Lục 8: Xu hướng lạm phát 1980 – 2027 và mức lạm phát của Việt Nam và Mỹ năm 2023
Phụ Lục 9: Xu hướng lạm phát 1980 – 2027 và mức lạm phát của Việt Nam và Mỹ năm 2024
Phụ Lục 10: Biến động giá cà phê năm từ năm 2020 đến tháng 4 năm 2024
Phụ lục 11: Bảng giá cà phê qua từng tháng từ năm 2020 đến tháng 4 năm 2023

Phụ Lục 12: Dự báo giá cà phê đến tháng 2 năm 2024 bằng phần mềm Excel
Phụ Lục 13: Dự báo giá cà phê từ tháng 5 năm 2023 đến đầu năm 2024 của Trading Economics
Phụ Lục 14: Tỷ giá hối đoái USD/VND từ tháng 7 năm 2022 đến ngày 21/4/2023

You might also like