You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN


VĂN KHOA NGỮ VĂN ANH

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG - LÂM - THỦY SẢN TẠI
VIỆT NAM TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2021

Giảng viên: Thầy Hồ Quang Viên

Nhóm sinh viên số 1:

1. Nguyễn Đăng Khoa – 2057011010


2. Nguyễn Lê Hà Lam – 2057011011
3. Bành Nguyệt Minh Thư – 2057011027
4. Trần Thị Tuyết Trinh –
2057011031 5. Nguyễn Như Ý –
2057011033
6. Nguyễn Thị Hải Hậu – 2057011041

TP. HỒ CHÍ MINH 2021


-----------

1
MỤC LỤC
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG - LÂM - THỦY SẢN TẠI VIỆT
NAM TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2021
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
NỘI DUNG........................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG SÁU
THÁNG ĐẦU NĂM 2021....................................................................................................4
1.1. Nông sản............................................................................................................... 4

1.1.1. Xuất khẩu................................................................................................4


1.1.2. Nhập khẩu...............................................................................................4
1.2. Lâm sản................................................................................................................5

1.2.1. Xuất khẩu................................................................................................5


1.2.2. Nhập khẩu...............................................................................................5
1.3. Thủy sản............................................................................................................... 6

1.3.1. Xuất khẩu................................................................................................6


1.3.2. Nhập khẩu...............................................................................................7
CHƯƠNG 2: NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP..........................................................7
2.1. Nông nghiệp........................................................................................................7
2.1.1. Bất cập.....................................................................................................7
2.1.2. Giải pháp.................................................................................................8
2.2. Lâm nghiệp.........................................................................................................9
2.2.1. Bất cập.....................................................................................................9
2.2.2. Giải pháp.................................................................................................9
2.3.Ngư nghiệp.........................................................................................................10
2.3.1. Bất cập...................................................................................................10
2.3.2. Giải pháp...............................................................................................11
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................13

2
LỜI MỞ ĐẦU

Đại dịch Covid-19 lại càn quét thêm một đợt mới, phức tạp hơn, dai dẳng và đau thương
hơn, khiến cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức
cùng một lúc. Đặc biệt, dịch bệnh đã trở thành vấn đề đáng lo ngại cho nền kinh tế nước ta. Tuy
nhiên, dù dịch bệnh COVID-19 còn khó lường, phức tạp nhưng vượt lên trên khó khăn chung,
bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn ở gam màu sáng là chủ đạo với việc tiếp tục duy trì ổn
định và đạt được một số kết quả tích cực đáng lạc quan. Cụ thể trong hoạt động kim ngạch xuất,
nhập khẩu ở ba nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong sáu tháng đầu năm 2021 vẫn
duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

Với mong muốn trình bày tình hình xuất nhập khẩu nông, lâm, ngư nghiệp trong sáu
tháng đầu năm 2021 thông qua những số liệu tổng hợp được, đồng thời nêu ra những bất cập còn
tồn tại cũng như các giải pháp cần thiết hướng đến mục tiêu hoàn thành chỉ tiêu sáu tháng sau,
nhóm chúng em tiến hành thực hiện tiểu luận với đề tài: “TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU
NÔNG - LÂM - THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2021”

3
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG SÁU
THÁNG ĐẦU NĂM 2021

1.1. Về nông sản:

1.1.1. Xuất khẩu:


Dù chịu không ít tác động bởi đợt dịch Covid-19 thứ 4 diễn ra từ cuối tháng 4/2021,
những thông số về xuất nhập khẩu nông sản tại Việt Nam đều cho thấy tín hiệu tích cực. Cụ
thể ghi nhận trong sáu tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông sản tại Việt Nam là
10,4 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tích cực trên có đóng góp từ nhiều
mặt hàng khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến như cao su (tổng lượng xuất khẩu đạt 681 nghìn
tấn - 41,3% sản lượng với tổng giá trị lên 1,15 tỷ USD, cao hơn 80% so với cùng kỳ năm
ngoái về trị giá), vải thiều (tổng lượng tiêu thụ đạt 215 nghìn tấn, cao hơn 30,8% sản lượng so
với cùng kỳ trong khi giá trị vẫn tương đương kể cả so với giai đoạn không có Covid-19, trong
đó lượng xuất khẩu chiếm 41,4% tổng tiêu thụ) cùng với những sản phẩm như chè, hồ tiêu,
rau quả, sắn,hạt điều... Điểm sáng trong những “nhân tố” tích cực trên có thể kể đến vải thiều
Bắc Giang. Được đánh giá là vụ mùa có chất lượng vượt trội so với những năm trước, chúng
ta đã có lô vải thiều đầu tiên xuất đi Vương Quốc Bỉ, đồng thời chúng ta đã có kế hoạch đem
khoảng 1000 tấn vải thiều đi Nhật Bản, gấp 5 lần so với năm ngoái. Cần nhớ Bắc Giang là một
trong những tỉnh chịu thiệt hại đáng kể từ đợt dịch thứ 4, chính vì vậy đạt được những tín hiệu
tích cực trên là nhờ vào sự can thiệp của các bên có liên quan trong việc đưa ra những giải
pháp cho việc xuất khẩu vải thiều đi đến nhiều khu vực trên thế giới như EU, Mỹ, Trung
Đông,... Hạt điều cũng cho ra những chỉ số đáng khích lệ trong sáu tháng đầu năm 2021, với
hơn 273 nghìn tấn - tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020. Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan chính
là 3 thị trường tiêu thụ hạt điều Việt Nam lớn nhất, ngoài ra Canada cũng chiếm lượng tiêu thụ
đáng kể.
1.1.2. Nhập khẩu:

Trong sáu tháng đầu năm 2021, giá trị nhập khẩu nông sản ước đạt 13,04 tỷ USD. Một
vài ví dụ về những mặt hàng nhập khẩu có thể kể đến hạt điều và cao su, dù đây là hai nông
sản chúng ta xuất khẩu nhiều song chúng ta cũng có kim ngạch nhập siêu đáng kể. Campuchia
là thị trường chủ đạo ở cả hai mặt hàng. Đối với hạt điều, so với hai quý đầu năm 2020, nước
ta nhập khẩu tăng 186% về lượng và 227,3% về giá. Các thị trường khác có thể kể đến như
các nước Châu Phi, tiêu biểu là Tanzania, Bờ Biển Ngà hay Ghana . Trong khi đó, cao su tăng
133,4% về lượng và tăng 141,5% về trị giá so với cùng kỳ. Ngoài Campuchia, Việt Nam còn
nhập khẩu cao su từ nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản.
Ngoài ra, Việt Nam nhập khẩu rất nhiều loại hoa quả khác nhau như Cherry, Táo, Me,... từ
Hoa Kỳ, Trung Quốc và những thị trường lớn nhỏ khác.

4
1.2. Về lâm sản:
1.2.1. Xuất khẩu:

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, trong nửa đầu năm 2021 ngành gỗ tăng tốc, trong khi nhiều
ngành hàng gặp khó khăn vì tình hình dịch bệnh. Cụ thể, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản sáu
tháng đầu năm 2021 ước đạt 8,71 tỷ USD, tăng 61,6 % so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ
các loại 1,76 tỷ USD, tăng 23,6%; sản phẩm gỗ 6,35 tỷ USD, tăng 75,4%; lâm sản ngoài gỗ 0,6
tỷ USD, tăng 72,9%. Trong bối cảnh dịch Covid-19, trị giá hàng xuất khẩu vẫn tăng 17% góp
phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu
quan trọng của gỗ và lâm sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu vào 5 thị trường này ước đạt trên 7,68
tỷ USD, chiếm khoảng 89% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó: Hoa Kỳ ước đạt
trên 5 tỷ USD, tăng trên 99% so với cùng kỳ năm 2020; Nhật Bản 0,73 tỷ USD, tăng 11%; Trung
Quốc 0,82 tỷ USD, tăng 22,9%; EU 0,68 tỷ USD, tăng 54%, Hàn Quốc 0,76 tỷ USD, tăng 7%.
Trong cơ cấu, thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam. Theo các nhà phân phối Mỹ, khi Chính phủ Mỹ áp
thuế lên nội thất Trung Quốc, các nhà nhập khẩu và phân phối tại Mỹ đã tìm kiếm các nhà cung
cấp mới và Việt Nam là lựa chọn hàng đầu. Phần lớn nội thất cho phòng ngủ, nhà bếp và văn
phòng đều nhập khẩu từ Việt Nam. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nội thất
bằng gỗ của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh tại Mỹ trong những năm gần đây.
Kinh tế toàn cầu tiếp tục ghi nhận xu hướng hồi phục của nhiều nền kinh tế chủ chốt như:
Mỹ, Trung Quốc, EU… Đây cũng là những thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của
Việt Nam.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm trong tỷ trọng gỗ và lâm sản ngày càng cũng
ngày càng tăng cao nhờ chủ động nguồn gỗ nguyên liệu tại thị trường trong nước.
Như vậy, mặc dù kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, sức tiêu thụ gỗ và lâm sản sụt
giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn vượt ngoài mức kỳ vọng – tăng trưởng bình quân 15
-18%/năm.
1.2.2. Nhập khẩu:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu gỗ và lâm sản về
Việt Nam trong tháng 4/2021 về Việt Nam đạt 263 triệu USD, tăng nhẹ 1,4% so với tháng trước
đó. Trong 4 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 992 triệu USD,
tăng 35,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng cao
hơn so với mức tăng của kim ngạch nhập khẩu. Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất siêu
4,206 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản.

5
Tháng 6/2021, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và
Brazil giảm nhẹ so với tháng trước đó; giảm mạnh tại thị trường Lào, Pháp và Đức. Ngược lại,
kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Thái Lan và Chile và New Zealand lại
tăng khá mạnh.
Sáu tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ hầu hết các thị trường
cung ứng chủ lực đều tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2020, Trung Quốc tăng 76,67%; Thái
Lan tăng 89,93%; Brazil tăng 128,67%... Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ số ít thị trường
giảm như Hoa Kỳ giảm 5,25%; Nga giảm 32,71%.
Như vậy, mức tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng cao hơn rất nhiều
so với mức tăng của kim ngạch nhập khẩu. Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất siêu 6,66
tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
1.3. Về thủy sản:
1.3.1. Xuất khẩu

Trong sáu tháng đầu năm tình hình thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng
cũng như khai thác thủy sản, đồng thời nhờ có sự hồi phục nhu cầu tại hai thị trường lớn Mỹ và
EU và xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng tăng mạnh, đã mang lại kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản trên 4,1 tỷ USD cho Việt Nam trong nửa đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu thủy đã
sản khởi sắc so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể trong sáu tháng đầu năm 2021, “ Tổng sản lượng
thủy sản đạt 4,1 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng khai thác đạt
gần 2 triệu tấn, tăng 1%, sản lượng nuôi trồng đạt 2,1 triệu tấn, tăng 4%; giá trị kim ngạch xuất
khẩu thủy sản sáu tháng đầu năm ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ và đạt 47,1%
kế hoạch nhờ sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu u
(EU) và các thị trường tiềm năng khác.” (Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản). Đây là một kết
quả khả quan trong bức tranh tổng thể ngành thủy sản nửa đầu năm 2021.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm trong quý I và quý II đầu năm 2021 đã đạt đến 1,7 tỷ
USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Những thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam
như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức đều đang gia tăng nhập khẩu tôm, do vậy kim ngạch xuất
khẩu sang những nước này tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ đang trên đà
tăng trưởng hàng tháng với tỉ lệ trong khoảng 45 - 46%, sang Nhật Bản tăng 17%, sang Hàn
Quốc tăng 10%, sang Đức đạt ngưỡng 60%, và sang Anh tăng 15%. Hiện nay, mặt hàng tôm của
Việt Nam đang đứng vị thế số một với kim ngạch nổi trội hơn so với các nước khác tại hầu hết
các thị trường, trừ thị trường Mỹ và Trung Quốc. Có thể thấy, thị trường Mỹ sẽ tiếp tục là điểm
sáng cho thủy sản Việt Nam, với dự đoán nhu cầu gia tăng với cả tôm, cá tra, cá ngừ và các hải
sản khác.
1.3.2. Nhập khẩu:
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan đưa ra cho thấy, kim ngạch nhập khẩu thủy
sản các loại vào Việt Nam trong tháng 6/2021 đạt gần 157,84 triệu USD, giảm 9,4% so với tháng

6
5/2021 nhưng tăng 10% so với tháng 6/2020. Tổng cộng trong sáu tháng đầu năm 2021 kim
ngạch nhập khẩu thủy sản đạt trên 1,02 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong sáu tháng đầu năm 2021, 5 thị trường lớn nhất cung cấp thủy sản cho Việt Nam là
Ấn Độ, Na Uy, Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc.
Trong đó, Ấn Độ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Với giá trị kim ngạch
đạt ngưỡng 149,35 triệu USD trong sáu tháng đầu năm nay, đã chiếm 14,6% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm 2020. Sản phẩm mà Việt
Nam thường xuyên nhập từ Ấn Độ là tôm sú. Nguyên nhân do nguồn nguyên liệu trong nước
không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu, nên phải tìm nguồn nguyên liệu thay
thế. Tuy nhiên, hiện tượng đó chỉ xảy ra trong một số thời điểm nhất định như khi hết vụ thu
hoạch tôm nên tôm nguyên liệu Việt Nam rất ít và giá cao hơn hoặc thời điểm vụ tôm thu hoạch
rộ ở các nước như Ấn Độ, Indonesia…, nên giá tôm nguyên liệu nhập khẩu rẻ hơn.

-------------------------------------------
CHƯƠNG 2: NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI
PHÁP
2.1. Nông nghiệp:
2.1.1. Bất cập:
Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta phải thừa nhận là nền nông nghiệp nước ta
về cơ bản vẫn là nền sản xuất thô về sản phẩm, thiếu chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Tiêu tốn nhiều nguồn lực, ứng dụng KH&CN và cơ giới hóa trong nông nghiệp còn
khiêm tốn, sức cạnh tranh với khu vực và thế giới chưa cao; thậm chí, ở một số lĩnh vực còn đi
sau thế giới khá xa.
Sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp mà giá thành nông sản lại cao, thiếu tính liên kết
trong nội bộ ngành nông nghiệp và giữa ngành nông nghiệp với các ngành kinh tế khác như công
nghiệp và dịch vụ, tạo ra quá nhiều tầng nấc trung gian trong chuỗi giá trị.
Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã cho thấy những rủi ro của việc các nước phụ thuộc vào
một nguồn cung, và các chuỗi cung ứng được tổ chức quá dàn trải, làm cho chuỗi cung ứng toàn
cầu dễ bị đứt gãy.
Không chỉ vậy, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp dẫn đến tình trạng
khan hiếm container vẫn tiếp tục diễn ra ở các tuyến vận tải biển từ châu Á sang Mỹ và EU trong
khi đó vận tải bằng đường không có chi phí quá lớn đối với biên độ lợi nhuận của hàng nông sản
nói chung. Cước vận chuyển từ châu Á sang Mỹ vẫn không ngừng tăng lên. Theo thống kê của
Freightos Baltic, tuyến từ châu Á đến Bờ Tây nước Mỹ ở mức hơn 4.000 USD/container 40 feet
và giá cước vận chuyển từ châu Á đến Bờ Đông nước Mỹ ở mức hơn 6.000 USD/container 40
feet. Đây là mức cước phí cao nhất từ trước đến nay.
Hiện nay, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam đang lan rộng tại nhiều địa phương.
7
Trong khi đó, các địa phương có dịch đều chung một đặc điểm, đó là có nhiều đường giao thông

8
huyết mạch chạy qua, án ngữ những con đường vận tải hàng hóa quan trọng về Hà Nội, nối liền
tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại của miền Bắc.
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm nông sản đang vào mùa vụ thu hoạch và Trung Quốc là thị
trường nhập khẩu chính các sản phẩm như: vải, nhãn, thanh long,…do vậy, có nguy cơ gây áp
lực lưu thông hàng hóa để đưa lên các tỉnh biên giới xuất khẩu sang thị trường này trong thời
gian tới.
Đi cùng với những khó khăn trên, do những tác động của dịch bệnh COVID-19 có nhiều
điểm khác so với năm 2020 khiến các nước trên thế giới đồng loạt áp dụng các biện pháp phong
tỏa làm ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường toàn cầu.
2.1.2. Giải pháp:
Qua các đợt dịch tại Việt Nam, các địa phương đã chủ động và có các sáng kiến để vừa
thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua các cửa khẩu vừa đảm bảo phòng, tránh dịch bệnh COVID-19. Cụ
thể với các biện pháp như: Thành lập đội lái xe trung chuyển chuyên biệt để thông quan nông
sản, hàng hóa tại cửa khẩu; tích cực trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để nới rộng thời gian
thông quan; khuyến cáo doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nắm tình hình và giãn đưa hàng về
cửa khẩu, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường sắt. Liên quan vấn đề xuất khẩu
nông sản bằng đường bộ, cần xây dựng thêm các khu trung chuyển ở khu vực cửa khẩu. Điều
này không chỉ giúp tăng khả năng lưu trữ mà còn là nơi phân loại, cho đối tác sang xem hàng
hoặc thực hiện các thủ tục kiểm dịch.
Năm nay, Bộ NN&PTNT cũng chủ động sớm thành lập các đoàn công tác làm việc với
các tỉnh để thúc đẩy thông quan, tạo "luồng xanh" cho nông sản. Bộ cũng vừa có công văn cho 4
bộ ngành gồm: Giao thông vận tải, y tế, công an, tài chính đề nghị các cửa khẩu tổ chức phân
luồng thông quan, ưu tiên với nhóm hàng nông sản khi đến thời điểm thu hoạch chính vụ; kéo
dài thời gian làm việc, tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục hành chính.
Đồng thời, rà soát các loại thuế, phí, có các giải pháp hỗ trợ giảm chi phí vận tải (như
giảm phí cầu đường, bến bãi; giảm phí dịch vụ tại các cửa khẩu, cảng biển) để giảm chi phí lưu
thông hàng hóa; nghiên cứu, xem xét việc cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với các
sản phẩm nông sản địa phương đã thực hiện đúng quy trình kiểm soát an toàn dịch COVID-19
theo hướng dẫn; quan tâm triển khai cơ chế ưu tiên tiêm vaccine sớm cho đối tượng lái xe vận
chuyển, giao nhận hàng hóa.
Ví dụ: Bắc Giang là địa phương có sản lượng vải hàng đầu cả nước, năm nay được mùa
và đang bắt đầu vào thời kỳ thu hoạch. Trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, tỉnh đã đặt ra
quyết tâm không có F1 tại các vùng vải thiều lớn và đưa ra một số giải pháp để bảo đảm tiêu thụ
thuận lợi. Ví dụ như: tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các đầu cầu ở Trung Quốc, Nhật Bản,
Singapore, Australia, hợp tác tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang với các nước, ngày 26-5 làm lễ
xuất vải đi Nhật Bản.
Theo chuyên gia kinh tế tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân, chúng ta cũng cần phải có kế hoạch phát
triển ngành nông nghiệp cho cả đất nước. Việc này nằm trong tầm vĩ mô nên ngành nông nghiệp
9
phải được công nghệ hóa bằng cách sản xuất và chế biến phải có phải quy hoạch, đưa ngành
nông nghiệp vào phát triển mới với công nghệ tiên tiến của thế giới. Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân cho
rằng, nông sản nước ta cần quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường thế giới
mang tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả và cách phục vụ khách hàng trên thế giới.
Ngoài ra, cần phải kết hợp 4 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học, đó
mới là điều quan trọng.
2.2. Lâm nghiệp:
2.2.1. Bất cập:

Theo các đại biểu, trong quản lý đất đai, bất cập nảy sinh từ chính sách giao đất như: giao
rừng không gắn với nguồn lực, chồng chéo giữa các chủ rừng (ban quản lý rừng) với người dân;
rừng tự nhiên do người dân tự khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, nay thành rừng nhưng không được
khai thác, sử dụng; đóng cửa rừng nhưng không hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng; không có kinh phí
thực hiện chính sách bảo vệ, phát triển rừng. Phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ
rừng trồng cho tổ chức, hộ gia đình, công tác quản lý cây trồng lâm nghiệp cũng còn nhiều
vướng mắc…; các quy định về khai thác rừng chưa tạo điều kiện phát huy tính tự chủ trong sản
xuất, kinh doanh của chủ rừng; cơ chế chính sách hưởng lợi từ rừng còn nhiều bất cập do lệ
thuộc quá nhiều vào các tiêu chuẩn kỹ thuật quản lý rừng theo mô hình lâm nghiệp quốc doanh
trước đây, chưa tính đến các giá trị dịch vụ môi trường rừng. Đầu tư cho ngành còn thấp so với
nhu cầu, cơ cấu đầu tư chưa cân đối, chưa quan tâm đầu tư cho xây dựng hạ tầng lâm nghiệp.
Trong sáu tháng đầu năm 2021, đã phát hiện 1.329 vụ vi phạm lâm luật, giảm 114 vụ
(tương ứng 8%) so với cùng kỳ năm 2020. Xử phạt và thu nộp ngân sách 29,5 tỷ đồng. Cả nước
đã xảy ra 109 vụ cháy rừng, tương đương so với cùng kỳ 2020. Diện tích rừng bị thiệt hại theo
lũy kế sáu tháng đầu năm là 1.210 ha, giảm 1.380 ha (tương ứng giảm 53%) so với cùng kỳ năm
2020. Trong đó, diện tích thiệt hại do cháy rừng là 283 ha, do phá rừng trái pháp luật 672 ha. Mặt
khác, do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt, hanh khô, hạn hán kéo dài nhiều ngày đúng vào mùa đốt
nương làm rẫy nên đã xảy ra một số vụ cháy rừng. Mặc dù địa phương đã triển khai các biện
pháp chữa cháy, tuy nhiên vẫn có thiệt hại về rừng. Tình hình vi phạm về phá rừng, khai thác lâm
sản trái pháp luật vẫn còn tồn tại điểm nóng, nhất là vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và
chống người thi hành công vụ tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
2.2.2. Giải pháp:
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Lê Quốc Doanh cho rằng, sáu tháng cuối năm
ngành lâm nghiệp không được chủ quan bởi dịch bệnh Covid-19 khó lường ảnh hưởng trực tiếp
đến các ngành, trong đó có ngành lâm nghiệp. Đặc biệt là những rào cản thương mại từ các thị
trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu.“Không chỉ trồng rừng mà còn chăm sóc
rừng. Cần có biện pháp làm bài bản, trước mắt và lâu dài. Nhất là đề án một tỷ cây xanh. Cần
chuyển từ sản xuất lâm nghiệp sang nền kinh tế lâm nghiệp”, ông Lê Quốc Doanh nói.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị, trong sáu tháng cuối năm
2021, có hai chỉ tiêu rất quan trọng đối với ngành cần được đảm bảo. Đó là chỉ tiêu về đảm bảo
10
tỷ lệ che phủ rừng đạt 42% và giá trị xuất khẩu lâm sản đạt khoảng 14 tỷ USD. Về triển khai
nhiệm vụ đạt tỷ lệ che phủ rừng 42% trong năm 2021 cũng như trong giai đoạn 2021-2025, theo
ông Nguyễn Quốc Trị, chỉ tiêu này liên quan đến 3 nhiệm vụ. Thứ nhất là nhiệm vụ bảo vệ rừng;
thứ hai là về phòng cháy chữa cháy rừng và thứ ba là chuyển mục đích sử dụng rừng và phát
triển rừng. Ông Trị cho biết, trong thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với
một số cơ quan thông tấn báo chí để thông tin cảnh báo phát hiện các điểm cháy sớm và tiến
hành kiểm tra tại một số các địa phương để nâng cao tinh thần phòng cháy, chữa cháy rừng. Mặt
khác, sẽ phối hợp với cơ quan dự báo khí tượng thủy văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để
có thông tin thời tiết trước 7 ngày cho các địa phương để có các giải pháp ứng phó cụ thể.
Việc đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn là chủ trương đúng của ngành lâm nghiệp, nhất là trong
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Bên cạnh việc tăng cường năng lực đầu
tư tài chính để xây dựng các vùng nguyên liệu rộng lớn, đủ sức phục vụ cho ngành công nghiệp
chế biến gỗ hiện đại thì các chính sách liên quan để hình thành các chuỗi liên kết đối với hoạt
động sản xuất cũng được thực hiện triệt để, bảo đảm cuộc sống của người trồng rừng. Tổ chức
trồng rừng gỗ lớn và quản lý rừng bền vững không chỉ mang lại những lợi ích tích cực về mặt
kinh tế, bảo đảm cung ứng nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu, mà còn góp phần bảo vệ môi
trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Ðể trồng rừng gỗ lớn đáp ứng các mục tiêu cơ bản nêu trên,
các tổ chức, cá nhân trồng rừng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Về tạo quỹ đất, các
địa phương cần có quỹ đất tập trung, đủ lớn mới có thể tổ chức trồng rừng gỗ lớn với tỷ lệ cơ
giới hóa cao và theo hướng công nghiệp hóa. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu tiên cho các
doanh nghiệp thuê đất lâu dài, khuyến khích trồng rừng miễn tiền thuê đất; đẩy mạnh tích tụ đất
đai, xây dựng các mô hình hợp tác xã lâm nghiệp nhằm phát triển các vùng trồng rừng tập trung,
thâm canh, phát triển lâm nghiệp bền vững. Ðồng thời, điều chỉnh Luật Ðất đai chặt chẽ hơn để
tránh tình trạng các địa phương lạm dụng thu hồi đất lâm nghiệp để thực hiện các dự án phát
triển kinh tế, xã hội nhưng bản chất dự án không đem lại lợi ích cho xã hội, cho cộng đồng và
làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.
2.3. Ngư nghiệp:
2.3.1. Bất cập:

Việt Nam có tiềm năng lớn về xuất khẩu thủy sản, nhiều năm qua ngành thủy sản đã có
những đột phá đáng kinh ngạc thúc đẩy tăng trưởng vượt bậc về kinh tế. Tuy nhiên, ngành thủy
sản vẫn còn tồn tại một số bất cập nhất định trong xuất khẩu.
Thứ nhất,do dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng đã ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ
và giá cả sản phẩm. Thị trường tiêu thụ nội địa giảm, đồng thời thị trường tiêu thụ Trung Quốc
cũng hạn chế nhập khẩu thủy sản từ nước ta để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Giá cả sản phẩm
đồng loạt giảm so với trước kia đã gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản.
Thứ hai, các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, đặc biệt là EU, Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc đều có những yêu cầu khá chặt chẽ về kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn
gốc với nhiều phương pháp và hàng trăm hệ thống riêng lẻ đã xuất hiện trong những năm gần

11
đây trong chuỗi cung ứng hải sản và các nhà cung cấp công nghệ đã gây khó khăn trong công tác
xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới khi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà
nhập khẩu.
Thứ ba, một số thị trường nhập khẩu chính thủy sản của Việt Nam đã có những thay đổi
trong chứng nhận an toàn thực phẩm. Đồng thời, đưa ra cảnh báo “Thẻ vàng” đối với sản phẩm
khai thác hải sản, các khuyến nghị, vướng mắc trong thủ tục xác nhận, chứng nhận nguồn gốc
thủy sản khai thác vào thị trường châu u tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và xuất
khẩu thủy sản của nước ta.
Thứ tư,sản phẩm thủy sản đủ chất lượng xuất khẩu sang Châu u nhưng lại khó vào các
siêu thị nội địa do trong Thông tư 10 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa
Enrofloxacin vào danh mục “Hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động
vật thủy sản”. Trái lại, EU- một trong những thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt nhất về an toàn
thực phẩm cho phép sử dụng Enrofloxacin ở ngưỡng dưới 100 ppb.
2.3.2. Giải pháp:
Đứng trước những thách thức về mặt xuất khẩu thủy hải sản trên thị trường trong nước
lẫn quốc tế, nhà nước đã chủ động kịp thời tháo gỡ rào cản thông qua một vài chính sách cụ thể.
Thứ nhất, hiện nay chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu thủy sản được
thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP và các Nghị định số 54/2013/NĐ-CP
và Nghị định số 133/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng xuất khẩu
của nhà nước. Theo đó, ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện cho vay vốn tín dụng xuất khẩu
đối với mặt hàng thủy sản. Thời hạn cho vay vốn tín dụng xuất khẩu tối đa là 12 tháng. Đối với
các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu phải
đáp ứng đủ các điều kiện đã nêu tại Nghị định số 54/2013/NĐ-CP.Mức vốn cho vay tối đa bằng
85% tổng nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu, đồng thời đảm bảo mức
vốn cho vay tối đa đối với mỗi đối tượng được vay không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có.
Thời hạn cho vay không quá 12 tháng và gia hạn thời gian cho vay vốn lên tối đa là 36 tháng.
Thứ hai, nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ xuất khẩu thủy sản thông qua việc
quảng bá trên các kênh thương mại điện tử nhằm giúp thủy sản Việt Nam tìm được những thị
trường mới và đầy tiềm năng. Thông qua việc tham gia thành viên Gold Supplier trên
Aibaba.com giúp doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội tiếp cận các nhà nhập khẩu tiềm năng trên
toàn thế giới. Hiện nay, Alibaba tại Việt Nam đã hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt
Nam mở gian hàng trên Alibaba.com tìm kiếm và mở rộng khách hàng quốc tế nhập khẩu hàng
hóa.

12
KẾT LUẬN
Đứng trước tình hình được cảnh báo bởi những diễn biến phức tạp và khó lường của nền
kinh tế thị trường trên thế giới và khu vực. Kèm theo đó là đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết
thúc, tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất nhập của của Việt Nam. Năm 2021 là năm đầu tiên
thực hiện Chiến lược 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025 về phát triển kinh tế-xã
hội, cũng như quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, định hướng
lớn của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Bước vào giai đoạn cuối năm
2021, “Việt Nam tiếp tục duy trì mức thặng dư thương mại cao chủ yếu với 02 thị trường, đó là
Hoa Kỳ (62,7 tỷ USD) và Liên minh châu u (20,3 tỷ USD); thâm hụt thương mại lớn với các thị
trường như: Trung Quốc (35,4 tỷ USD), Hàn Quốc (27,6 tỷ USD) và ASEAN (6,9 tỷ USD).”
(theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Những thành tựu và tồn tại, hạn chế trong hoạt động xuất, nhập khẩu của năm 2020 và
quý I, quý II của năm 2021 là động lực, cũng như bài học quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ hơn
nữa hoạt động này trong năm 2021, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh
tế-xã hội của đất nước. Với triển vọng thương mại toàn cầu sẽ khởi sắc hơn khi đại dịch Covid-
19 được khống chế, sự tận dụng một cách hiệu quả các điều kiện thuận lợi từ những chiến lược
hội nhập, khung khổ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và sẽ ký kết, xuất, nhập khẩu của
Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng tốc bứt phá trong quý III năm 2021 và những năm tiếp theo.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo Cáo Cập Nhật Ngành Thủy Sản 5t.2021 (2021), truy cập 01/02/2021, từ
<https://www.vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=8825>

Báo điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2021). Bảo đảm nông
sản lưu thông an toàn trong đại dịch, 1/8/2021,
từ<http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Bao-dam-nong-san-luu-thong-an-toan-trong-dai-dich/4344
38.vgp>

Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (2021). Giải cứu hay giải pháp cho nông sản Việt?,
1/8/2021,
từ<https://dangcongsan.vn/kinh-te/giai-cuu-hay-giai-phap-cho-nong-san-viet-582472.html>

BT (2021), Ngành Lâm nghiệp nỗ lực kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 14 tỷ USD, truy
cập 2/8/2021, từ
<https://dangcongsan.vn/kinh-te/nganh-lam-nghiep-no-luc-kim-ngach-xuat-khau-lam-san-dat-14
-ty-usd-584684.html>

Cục Xuất Nhập Khẩu. (2021). Giá trị cao su của Việt Nam tăng cả lượng và chất. Truy cập
2/8/2021, từ
<https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/gia-tri-cao-su-cua-viet-nam-tang-ca-luong-va-
chat.html>

CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN (2021). Thông
tin tham khảo định kỳ về thị trường nông sản tháng 6/2021. Truy cập 2/8/2021, từ
<https://snnptnt.thuathienhue.gov.vn/?gd=7&cn=85&tc=22555>

Doanh nghiệp hội nhập (2021). Những khó khăn còn tồn tại của của ngành khai thác thủy
sản, 1/8/2021,
từ<http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/hai-san-khac/nguyen-lieu/nhung-kho-khan-con-ton-
tai-cua-cua-nganh-khai-thac-thuy-san-21306.html>

Dũng Minh (2021), Xây dựng chính sách trồng rừng gỗ lớn ổn định, bền vững, truy cập
2/8/2021, từ
<https://nhandan.vn/kinhte/xay-dung-chinh-sach-trong-rung-go-lon-on-dinh-ben-vung-635023/>

Đỗ Hương (2021) Ngành gỗ và lâm sản nỗ lực xuất khẩu hơn 12 tỷ USD. Truy cập
2/8/2021, từ <http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=437362>

Gỗ Việt (2021), Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ Của Việt Nam Trong 6
Tháng Đầu Năm 2021. Truy Cập 3/8/2021, từ
<https://goviet.org.vn/bai-viet/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-go-va-san-pham-go-cua-viet-nam-trong
-6-thang-dau-nam-2021-9362>

14
Hoàng, T. (2021). Chi cả tỷ USD nhập khẩu nông sản Mỹ. Truy cập 2/8/2021, từ
<https://tinnhanhchungkhoan.vn/chi-ca-ty-usd-nhap-khau-nong-san-my-post273540.html>

Minh Anh-báo Hải quan (2020). Hỗ trợ vốn cho xuất khẩu thủy sản, 1/8/2021,
từ<https://thuysanvietnam.com.vn/ho-tro-von-cho-xuat-khau-thuy-san/>

PV (2021), Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 thu về hơn 4,1 tỷ USD, truy cập
01/08/2021, từ
<https://doanhnghiephoinhap.vn/xuat-khau-thuy-san-6-thang-dau-nam-2021-thu-ve-hon-4-1-ty-u
sd.html>

Phong, T. (2021). Bắc Giang: Tiêu thụ 215.852 tấn vải thiều, doanh thu hơn 6.800 tỉ đồng.
Truy cập2/8/2021,từ
<https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/bac-giang-tieu-thu-215852-tan-vai-thieu-doanh-thu-h
on-6800-ti-dong-1411453.html>

Quyền, A. (2021). Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh về số
lượng và giá trị. Truy cập 2/8/2021, từ
<https://kinhtevadubao.vn/xuat-khau-nong-lam-thuy-san-6-thang-dau-nam-2021-tang-manh-ve-s
o-luong-va-gia-tri-18254.html>

Tổng Cục Hải Quan (2021). Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng
6 và 6 tháng/2021. Truy cập 2/8/2021, từ
<https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=30947&Category=Th%
E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan>

Thanh Trà (2021), Kim ngạch xuất khẩu thủy sản khởi sắc trong sáu tháng đầu năm, truy
cập 01/08/2021,từ
<https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/kim-ngach-xuat-khau-thuy-san-khoi-sac-trong-sau-thang-dau
-nam-653872/>

Thủy Chung (2021), Nhập khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2021 tăng 18%, truy cập
01/08/2021,
từ<https://vinanet.vn/thuong-mai-cha/nhap-khau-thuy-san-2-thang-dau-nam-2021-tang-18-7402
49.html>

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương (2021). Thông tin
tình hình nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021. Truy cập 2/8/2021, từ
<http://thongtincongthuong.vn/thong-tin-tinh-hinh-nhap-khau-rau-qua-cua-viet-nam-trong-6-tha
ng-dau-nam-2021/>

Vietnambiz (2021). Bất cập thủy sản xuất khẩu sang EU nhưng lại tắc đường vào siêu thị
nội địa, 1/8/2021,từ
<https://trungtamwto.vn/tin-tuc/18130-bat-cap-thuy-san-xuat-khau-sang-eu-nhung-lai-tac-duong
-vao-sieu-thi-noi-dia>

Thanh Trà (2021), Bức tranh ngành lâm nghiệp tươi sáng trong 6 tháng đầu năm, truy cập
2/8/2021, từ
15
<https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/buc-tranh-nganh-lam-nghiep-tuoi-sang-trong-6-thang-dau-na
m-654064/>

Thanh Trà (2021). Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong mùa dịch Covid-19, 1/8/2021,
từ<https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/thuc-day-tieu-thu-nong-san-trong-mua-dich-covid-19-6460
43/>

Thương hiệu công luận (2021). Những tồn tại, khó khăn trong xuất khẩu, 1/8/2021,
từ<https://chongbanphagia.vn/nhung-ton-tai-kho-khan-trong-xuat-khau-n22151.htm>

Trần Đức Viên (2021). Nông nghiệp Việt Nam: Những vấn đề nông nghiệp, 1/8/2021,
từ<https://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Nong-nghiep-Viet-Nam-Nhung-van-de-ton-tai-266
35434438.vgp>

Trường đại học Văn Hiến-Khoa công nghệ nông nghiệp (2020). Các khó khăn và hướng
phát triển tương lai của nông sản Việt Nam, 1/8/2021, từ
<https://nongnghiep.vhu.edu.vn/vi/tin-moi-16/cac-kho-khan-va-huong-phat-trien-tuong-lai-cua-n
ong-san-viet-nam>

VITIC (2021). Nhập khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2021 đạt 2,21 tỷ USD. Truy cập
2/8/2021,
từ<http://m.dalat-info.vn/vn/tin-thi-truong/nhap-khau-hat-dieu-5-thang-dau-nam-2021-dat-221-t
y-usd-44446.phtml>

VTV24 (2021, ngày 15 tháng 06). Lô vải thiều đầu tiên từ Việt Nam tới Vương Quốc Bỉ
[Video]. Youtube, Truy cập 2/8/2021, từ <https://www.youtube.com/watch?v=q49SZqEz78o>

VTV4 (2021, ngày 27 tháng 05). Bắc Giang xuất khẩu vải sang Nhật Bản [Video].
Youtube, Truy cập 2/8/2021, từ <https://www.youtube.com/watch?v=gaU-z7jCD9M>

Wexpo (2019). Chính sách hỗ trợ xuất khẩu thủy sản, 1/8/2021,
từ<https://wexpo.vn/chinh-sach-ho-tro-xuat-khau-thuy-san/>

16

You might also like