You are on page 1of 80

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH UEH

TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (TRÊN GÓC ĐỘ NHÀ ĐẦU TƯ)


CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN
HoSE: VHC

GVHD: Lê Thị Kim Thoa

Nhóm sinh viên thực hiện:

1. Đinh Thị Như Việt - 31201023077

2. Điền Trí Vinh - 31201020630

3. Trần Ái Vy - 31201023078

4. Nguyễn Ngọc Phương Xa - 31201023085

5. Võ Ngọc Yến - 31201023086

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2022

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG


STT TÊN MSSV MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

1 Đinh Thị Như Việt 31201023077 100%

2 Điền Trí Vinh 31201020630

3 Trần Ái Vy 31201023078

4 Nguyễn Ngọc Phương Xa 31201023085

5 Võ Ngọc Yến 31201023086 100%

1
MỤC LỤC

PHẦN 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ.....................................................................6


1.1. Tình hình kinh tế Thế giới........................................................................................................6
1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam.....................................................................................................7
1.3. Triển vọng phát triển kinh tế..................................................................................................11
PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA ……………………………………..........12
2.1. Tổng quan ngành sản xuất cá tra tại Việt Nam.......................................................................12
2.2. Thị trường xuất khẩu cá tra....................................................................................................13
2.3. Cạnh tranh nội bộ ngành........................................................................................................15
2.4. Mục tiêu................................................................................................................................. 16
PHẦN 3: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIÊP..............................................................................17
3.1. Sơ lược về công ty.................................................................................................................17
3.2. Quá trình hoạt động và phát triển...........................................................................................17
3.3. Chiến lược công ty................................................................................................................. 19
3.4. Quản trị công ty.....................................................................................................................19
3.5. Mô hình kinh doanh...............................................................................................................20
3.6. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.......................................................................................24
PHẦN 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH …………………………………………………………….....30
4.1. Phân tích hoạt động tài trợ.....................................................................................................30
4.2. Phân tích hoạt động đầu tư.....................................................................................................36
4.3. Phân tích hoạt động kinh doanh.............................................................................................43
4.4. Phân tích chỉ số...................................................................................................................... 56
PHẦN 5: DỰ PHÓNG...................................................................................................................... 70
PHẦN 6: RỦI RO ………………………………………………………………………………......73
PHỤ LỤC......................................................................................................................................... 75

2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Chỉ tiêu TSNH công ty Vĩnh Hoàn 2017 - 2021

Bảng 4.2. Vòng quay hàng tồn kho

Bảng 4.3. Chỉ tiêu TSDH công ty Vĩnh Hoàn 2017 - 2021

Bảng 4.4 Phân tích nhóm chỉ số thanh khoản

Bảng 4.5. Phân tích các yếu tố liên quan đến chỉ số thanh khoản

Bảng 4.6. Phân tích nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính

Bảng 4.7. Phân tích nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

Bảng 4.8. So sánh chỉ số hiệu quả hoạt động của Vĩnh Hoàn với một số doanh nghiệp cùng ngành

Bảng 4.9. Phân tích nhóm chỉ số sinh lợi

Bảng 4.10. So sánh các chỉ số sinh lợi của Vĩnh Hoàn với một số doanh nghiệp cùng ngành

Bảng 4.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến ROAA

Bảng 4.11. Phân tích Dupont 3 yếu tố

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng so với cùng kỳ năm trước

Hình 1.2. Tốc độ tăng IIP 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số ngành công
nghiệp trọng điểm (%)

Hình 1.3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm các năm 2018 - 2022

Hình 1.4. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 (Tỷ USD)

Hình 2.1. Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm 2022 (Triệu USD)

Hình 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra T1-10/2021 và T1-10/2022 (Triệu USD)

Hình 2.3. Kim ngạch và giá bán vào thị trường Mỹ quý I

Hình 2.4. Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông T1-6/2022

Hình 2.5. Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022

Hình 4.1 Nợ ngắn hạn của VHC, giai đoạn 2017 – 2021

Hình 4.2. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

Hình 4.3. Nợ dài hạn

Hình 4.4. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn

Hình 4.5. Vốn chủ sở hữu

Hình 4.6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Hình 4.7. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Hình 4.8. Cơ cấu đầu tư TSNH công ty Vĩnh Hoàn 2017-2021

Hình 4.9. Cơ cấu đầu tư TSDH công ty Vĩnh Hoàn 2017 - 2021

Hình 4.10. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hình 4.11. Tỷ trọng doanh thu theo sản phẩm qua các năm

Hình 4.12. Biểu đồ thị trường xuất khẩu cá tra năm 2018 - 2019

Hình 4.13. Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu doanh thu, tỷ trọng xuất khẩu cá tra năm 2018-2019 của
Vĩnh Hoàn so với các công ty đối thủ

Hình 4.14. Doanh thu cá tra ở thị trường nước ngoài qua các năm
4
Hình 4.15. Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty Vĩnh Hoàn và công ty đối thủ IDI qua các năm

Hình 4.16. Lưu chuyển dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Hình 4.17. Mô tả biến động các chỉ số thanh khoản của công ty Vĩnh Hoàn

Hình 4.18. Mô tả biến động các chỉ số đòn bẩy tài chính của công ty Vĩnh Hoàn

Hình 4.19. Mô tả biến động các chỉ hiệu quả hoạt động của công ty Vĩnh Hoàn

Hình 4.20. Phân tích nhóm chỉ số sinh lợi của Vĩnh Hoàn

Hình 5.1. Cơ cấu doanh thu các hoạt động của VHC trong 9 tháng năm 2022

5
PHẦN 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ
……………………………………

1.1. Tình hình kinh tế Thế giới

Trong Báo cáo sơ bộ Triển vọng kinh tế ngày 26/9/2022, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) nhận định kinh tế toàn cầu mất đà tăng trưởng trong năm 2022. Sau khi phục hồi mạnh mẽ
từ đại dịch Covid-19, tăng trưởng của kinh tế thế giới bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc xung đột ở
Ukraine, các đợt bùng phát liên tục của dịch Covid-19 tại một số khu vực trên thế giới và áp lực
tăng giá năng lượng và thực phẩm.

Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 7/2022 của IMF nhận định suy thoái toàn cầu ngày càng
hiện hữu khi rủi ro làm giảm tăng trưởng gia tăng. Sự phục hồi của năm 2021 đã bị che mờ bởi
những diễn biến ngày càng ảm đạm trong năm 2022. Kết quả hoạt động kinh tế tốt hơn dự kiến
trong Quý I/2022, nhưng GDP thế giới đã giảm trong Quý II/2022 do giảm tăng trưởng của Trung
Quốc và một số nền kinh tế phát triển. Rủi ro làm giảm tăng trưởng được đề cập trong Triển vọng
kinh tế thế giới tháng 7/2022 đang thành hiện thực, với lạm phát cao trên toàn thế giới, đặc biệt là ở
Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn của châu Âu làm cho điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt mạnh
mẽ. Tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại rõ rệt, phản ánh tác động tiêu cực từ ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19 và cuộc xung đột tại Ukraine.

Giá năng lượng tăng vọt, áp lực lãi suất FED và bức tranh suy thoái toàn cầu

Nền Kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, kinh tế thu hẹp, đầu tư
thương mại giảm sút, dấu hiệu suy thoái đã hiện ra rõ rệt, ảnh hưởng tới đầu tư, tăng trưởng của tất
cả các nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 21/10/2022-01/11/2022) chịu ảnh hưởng
của các yếu tố như việc Trung Quốc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19
tại Vũ Hán; khai thác và xuất khẩu dầu thô của Hoa Kỳ tăng; biến động tăng giảm của đồng USD;
hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ giảm gây lo ngại về tăng trưởng kinh tế; việc nhiều ngân hàng
trung ương của các nước Châu Âu tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát… Các yếu tố trên đã tác động
làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen

6
Lạm phát thế giới được dự báo vẫn neo ở mức cao, Cục dự trữ liên bang – Ngân hàng trung ương
Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất từ tháng 7/2022 và khả năng còn tiếp tục tăng trong tháng 11/2022
nhằm kiềm chế lạm phát trong nước.

Fed đã nâng lãi suất chính sách chủ yếu từ 0 – 0,25% trong tháng 3/2022 lên 2,25 – 2,5% vào
tháng 8/2022. Ngày 21/9/2022, Fed thông báo tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, lên
biên độ 3% – 3,25%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay và là lần thứ 3 liên tiếp Fed tăng
lãi suất 0,75 điểm phần trăm. Các quan chức của Fed dự báo lãi suất có thể lên đến 4,4% trong năm
2022. 

Việc lãi suất trên toàn cầu tăng nhanh trong một thời gian ngắn đặt ra những thách thức không nhỏ
đặc biệt liên quan tới vấn đề thanh khoản khi các tổ chức tài chính liên tục trải qua quá trình cơ cấu
danh mục, đánh giá lại rủi ro một cách gấp gáp.

→ Do đó, bên cạnh rủi ro về tăng trƣởng thấp đi kèm lạm phát cao. Rủi ro về thanh khoản đối với
hệ thống tài chính toàn cầu cũng đang tăng lên rõ rệt. 

1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn đang trên đà thể hiện rõ sự phát triển, tăng trưởng rõ rệt ở hầu hết
các ngành, lĩnh vực.  Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không chỉ trong hoàn
cảnh nền kinh tế phải khôi phục sau đại dịch Covid-19 mà còn trong một bối cảnh nền kinh tế kinh
tế thế giới đang căng thẳng về chính trị và tăng trưởng toàn cầu đang có xu hướng chậm lại theo như
dự báo.

Hoạt động sản xuất phục hồi tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh vực

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế 9 tháng năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 2,99% (đóng góp 4,04%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44% (đóng góp
41,79%), trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế
với tốc độ tăng 10,69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2011, 2017 và 2018; khu vực
dịch vụ tăng 10,57% (đóng góp 54,17%), trong đó một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao như:
Bán buôn, bán lẻ tăng 10,24% so với cùng kỳ năm trước; vận tải kho bãi tăng 14,2%; dịch vụ lưu trú
và ăn uống tăng 41,7%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,05.

7
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
11,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,69%; khu vực dịch vụ chiếm 41,31%; thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,73%.

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2021,
đóng góp 44,46% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 5,59%, đóng góp
18,46%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,94%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,74%;
chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 37,08%.

Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng so với cùng kỳ năm trước

Nguồn: GSO

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành (IIP) tháng
8 tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm, IIP tăng 9,4% so với cùng kỳ
năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4% (cùng kỳ
năm 2021 tăng 7%), đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung, là động lực tăng trưởng
chính của toàn ngành công nghiệp và nền kinh tế. Cụ thể là sản xuất trang phục tăng 23,3%; sản
xuất thiết bị điện tăng 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%; sản xuất da và các
sản phẩm có liên quan tăng 13,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)
tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang
học cùng tăng 11,2%.

Hình 1.2. Tốc độ tăng IIP 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số ngành công
nghiệp trọng điểm (%)
8
Nguồn: GSO

Hoạt động của doanh nghiệp cải thiện tốt hơn. Càng ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp đã
hoạt động trở lại và hòa nhập vào thị trường kinh tế sôi động trong những tháng cuối cùng của năm
2022.

Lạm phát được kiểm soát ở trong tầm mục tiêu do nước ta có nguồn cung lương thực-thực phẩm
đảm bảo tiêu dùng trong nước và công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát kịp thời, hiệu quả; (iv)
Tác động tích cực từ việc triển khai các gói hỗ trợ của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã
hội đối với sản xuất kinh doanh sẽ thể hiện rõ hơn trong các tháng cuối năm. Theo
tapchinganhang.gov.vn: “một số tổ chức quốc tế đã bổ sung, cập nhật dự báo mới về triển vọng
tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022, dự báo tốc độ tăng trưởng trong khoảng 6,3% - 7,5%
(mục tiêu khoảng 6% - 6,5%); lạm phát trong khoảng 3,5% - 3,8%.”

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 9,6% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt mức cao nhất so 6 tháng
đầu năm của các năm 2018-2022, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 1.301,2 nghìn tỷ
đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ
USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức vốn thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm
trong vòng 5 năm qua. 

Hình 1.3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm các năm 2018 - 2022

9
Trong tháng Sáu, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng khá so với cùng kỳ năm trước với
tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,02 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước và
tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất,
nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu
tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 15,5%

Hình 1.4. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 (Tỷ USD)

Chính sách phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Quốc hội và Chính phủ đúng hướng và
hiệu quả, tạo niềm tin cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2022,
cả nước có 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số lao động đăng ký 514,8
nghìn lao động, tăng 13,6% về số doanh nghiệp và tăng 6,3% về số lao động so với cùng kỳ năm
trước; tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 2.730 nghìn tỷ đồng, tăng 30,3%. 

10
Tỷ giá USD/VND trung bình NHTM và thị trường tự do tăng mạnh theo xu hướng trong toàn
khu vực. Hai tháng trở lại đây, tỷ giá USD/VND liên tục biến động trước sự điều chỉnh của Ngân
hàng Nhà nước (NHNN). Điển hình là: “Tại thời điểm ngày 25/8/2022, trên thị trường ngoại hối
chính thức, tỷ giá trung tâm đang ở mức 1 USD = 23.234 VND, tăng 0,38% so với cuối năm 2021.
Với biên độ +/-3%, tỷ giá trần các NHTM được phép giao dịch có thể lên 1 USD = 23.931 VND và
tỷ giá sàn là 1 USD = 22.537 VND; tỷ giá trung bình của NHTM (ngày 25/8/2022) là 1 USD =
23.422 VND, tăng 2,89% so với cuối năm 2021; trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND là 1 USD =
24.060 VND, tăng 2,51% so với cuối năm 2021.”

1.3. Triển vọng phát triển kinh tế

Việt Nam được xem là đất nước hiếm hoi duy duy trì được tăng trưởng liên tiếp kể từ khi xảy ra đại
dịch và hiện đang được coi là điểm sáng trong khu vực do tiềm năng phát triển kinh tế vững vàng và
khả năng phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19  

Nổi bật là: “Trong 8 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế nước ta đã thể hiện xu hướng phục hồi mạnh
mẽ, triển vọng trong những tháng cuối năm là tương đối tích cực xuất phát từ các yếu tố: (i) Khu
vực chế biến chế tạo tiếp tục đứng vững và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế; (ii) Khu vực
dịch vụ đang có sự phục hồi tốt, trong đó nhiều ngành suy giảm bởi dịch Covid-19 cũng dần lấy lại
được đà tăng trưởng tích cực; (iii) Lạm phát được kiểm soát ở trong tầm mục tiêu do nước ta có
nguồn cung lương thực - thực phẩm đảm bảo tiêu dùng trong nước và công tác điều hành giá, kiểm
soát lạm phát kịp thời, hiệu quả; (iv) Tác động tích cực từ việc triển khai các gói hỗ trợ của
Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất kinh doanh sẽ thể hiện rõ hơn
trong các tháng cuối năm. Ngoài ra, một số tổ chức quốc tế đã bổ sung, cập nhật dự báo mới về
triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022, dự báo tốc độ tăng trưởng trong khoảng
6,3% - 7,5% (mục tiêu khoảng 6% - 6,5%); lạm phát trong khoảng 3,5% - 3,8%.”

Nguồn https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-vi-mo-viet-nam-8-thang-dau-nam-2022-va-mot-so-khuyen-nghi-ve-
giai-phap-dieu-hanh-vuot-qua-kh.htm

PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA


…………………………………

11
2.1. Tổng quan ngành sản xuất cá tra tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Với đường
bờ biển dài hơn 3,200 km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt
Nam cũng có vùng mặt nước nội địa rộng hơn 1.4 triệu ha nhờ hệ thống song ngòi, đầm phá dày
đặc. Từ lâu, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực và
xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. 

Có thể nói trong nhiều năm trở lại đây, ngành thủy sản tuy gặp khó khăn, trở ngại do ảnh hưởng của
dịch Covid-19 và cuộc chiến tranh Nga – Ukraine nhưng vẫn có sự phục hồi mạnh mẽ, ấn tượng cả
về sản xuất và xuất khẩu. Đặc biệt là đối với ngành cá tra. Những năm gần đây khi tỷ lệ xuất khẩu
cá tra tăng cao thì chất lượng con giống cũng ngày càng được quan tâm. Từ năm 2009 đến nay,
nhiều đề tài khoa học và công nghệ, đề án nâng cao chất lượng cá tra giống được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng như các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) triển khai thực hiện.

Theo báo cáo của chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố nuôi cá tra vùng ĐBSCL, diện tích thả nuôi
cá tra phát sinh trong 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 3.200ha, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm
2021. Sản lượng thu hoạch cá tra tính đến cuối tháng 7 ước đạt 0,81 triệu tấn, tương đương so với
cùng kỳ năm 2021.

Hình 2.1. Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm 2022 (Triệu USD)

12
2.2. Thị trường xuất khẩu cá tra

Cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và cũng là sản phẩm thủy sản
được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng. Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng.
Tính đến hết tháng 10/2022, XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, trong đó, cá tra phile/cắt khúc
đông lạnh chiếm 86%, cá tra chế biến GTGT chiếm 2%. Thị trường Trung Quốc & HK dẫn đầu NK
cá tra Việt Nam, chiếm gần 30%, tiếp đến là Mỹ, chiếm 24%.

Hình 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra T1-10/2021 và T1-10/2022 (Triệu USD)

Cụ thể các thị trường xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam:

 Thị trường Mỹ:

Khi số ca nhiễm Covid19 duy trì ở mức nền thấp và tỷ lệ tiêm phòng cao, cuộc sống của người dân
đã quen với việc sống chung với Covid – 19. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng trở lại trong khi mức
tồn kho cá tra đã ở mức rất thấp sau hai năm dịch bệnh đã khiến cho các nhà nhập khẩu Mỹ tăng
cường việc nhập khẩu cá tra – đây cũng chính là nhân tố chính cho đà tăng mạnh của ngành cá tra từ
Q4.2021 đến thời điểm hiện tại. Trong 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa
Kỳ tăng 87% so với 8 tháng của năm 2021.

Theo VASEP, riêng trong tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra của nước ta sang Hoa Kỳ đạt 33 triệu
USD, tăng 45% so với tháng 8/2021. Doanh số cá tra sang Hoa Kỳ trong tháng 8/2022 chỉ cao hơn
một chút so với mức gần 32 triệu USD trong tháng 7/2022. Tuy nhiên, giá trung bình cá tra phile
đông lạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng 8/2022 đạt mức cao 5 USD/kg – đây là mức giá kỷ
lục cao nhất từ trước tới nay

Trong 8 tháng năm 2022, sản phẩm cá tra phile đông lạnh chiếm 87% giá trị xuất khẩu cá tra sang
Hoa Kỳ. Ước tính Việt Nam xuất khẩu khoảng 94 nghìn tấn cá tra phile đông lạnh sang Hoa Kỳ

13
trong giai đoạn này. Trong đó nhập khẩu cá tra đông lạnh từ Việt Nam vào Hoa Kỳ  đạt 88,2 nghìn
tấn, trị giá 371 triệu USD, tăng lần lượt 34% và 109% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam chiếm
trên 92% khối lượng và giá trị cá tra mà Hoa Kỳ nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm.

Hình 2.3. Kim ngạch và giá bán vào thị trường Mỹ quý I

 Thị trường Trung Quốc:

Việc chính phủ theo đuổi chính sách Zero – Covid vẫn sẽ là nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến việc xuất
khẩu cá tra vào thị trường này: phong tỏa thành phố làm giảm chi tiêu thủy sản tại các nhà hàng,
thắt chặt khâu kiểm tra hàng hóa nhập khẩu tại cảng,…

Từ năm 2020 đến nay, Trung Quốc duy trì vị trí thị trường NK cá tra số 1 của Việt Nam, vượt qua
thị trường Mỹ. So với các thị trường NK cá tra Việt Nam, Trung Quốc luôn duy trì tăng trưởng cao
nhất, qua các tháng đều có doanh số tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn
tăng trưởng tốt trong tháng 10 với tốc độ 23%. Tính chung 10 tháng, Trung Quốc vẫn là thị
trường số 1 của cá tra Việt Nam với tổng giá trị 632 triệu USD, chiếm thị phần đến 30% và tăng
trưởng hơn gấp đôi năm trước. Ước tính trong tháng 10, XK cá tra sang thị trường này đạt khoảng
64,2 triệu USD, tăng 105% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, XK cá tra phile/cắt khúc đông lạnh
sang đây chiếm 75% với trên 48 triệu USD. Cá tra tươi/đông lạnh nguyên con chiếm trên 24% đạt
gần 16 triệu USD.

Tính đến hết tháng 10, XK cá tra phile đông lạnh sang Trung Quốc đạt trên 489 triệu USD, tăng
115%, XK cá tra tươi/đông lạnh mã 0303 đạt trên 163 triệu USD. Ước tính khối lượng cá tra phile
đông lạnh XK sang Trung Quốc tính đến cuối tháng 10 đạt khoảng 215 nghìn tấn.

14
Hình 2.4. Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc-Hồng Kông T1-6/2022

 Thị trường Mexico:

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết Mexico từ vị trí thứ 4 năm
2021 đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc
và Mỹ.

Trong 7 tháng năm 2022 xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng trưởng 73%, đạt 73,5 triệu USD,
chiếm 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Xuất khẩu cá tra sang Mexico vẫn giữ được phong độ tăng trưởng cao trong tháng 7, tăng gấp hơn 2
lần so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch đạt trên 11 triệu USD.

2.3. Cạnh tranh nội bộ ngành

Tính đến cuối tháng 9/2022, Việt Nam có hơn 400 DN tham gia XK cá tra. Trong đó top 5 DN lớn
nhất gồm Công ty CP Vĩnh Hoàn, Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông, Công ty Cổ phần Nam
Việt, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia, Công ty TNHH CBTP XK Vạn Đức Tiền
Giang chiếm 37% kim ngạch XK.

Hình 2.5. Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022

15
Đơn vị : Triệu USD

Hầu hết các DN cá tra đều có doanh số tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ giá XK
cao hơn. Với kết quả đạt được tới tháng 10, dự kiến cả năm 2022, XK cá tra sẽ đạt trên 2,4 tỷ USD,
tăng 49% so với năm 2021.

2.4. Mục tiêu

Với đà tăng trưởng hiện nay, cộng với sự phục hồi của các quốc gia nhập khẩu cá tra Việt Nam,
xuất khẩu cá tra Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội hồi phục và tăng trưởng trong năm 2022.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu cá tra đến cuối năm 2022 ước đạt 2,6 tỷ USD. Để đạt được con số này,
toàn ngành cá tra Việt Nam cần sự đồng lòng và nỗ lực rất lớn ở từng khâu của chuỗi sản xuất, chế
biến và xuất khẩu.

Trong đó thị trường Mỹ đang tăng mạnh, khi mà diện tích nuôi trồng cá da trơn tại Mỹ vẫn đang
giảm trong ba năm liên tiếp, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cá da trơn nội địa tại Mỹ. Đây cũng
chính là nhân tố chính cho đà tăng mạnh của ngành cá tra từ quý 4/2021 đến thời điểm hiện tại.

Với tất cả những yếu tố trên, ngành cá tra Việt Nam hứa hẹn một chu kỳ phát triển đầy triển vọng
trong thời gian đến cuối năm 2022 và cả năm tiếp theo.

PHẦN 3: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP


……………………………………………
16
3.1. Sơ lược về công ty

Tên công ty: Công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn

Tên tiếng Anh: Vinh Hoan Corporation

Tên viết tắt: VHC hay Vinh Hoan Corp.

Số GCN ĐKKD: 5103000069

Trụ sở chính: QL30, P11, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp, Việt Nam

Điện thoại: +84277 3891166

Fax: +842773891062

Website: vinhhoan.com

Mã số thuế: 1400112623

Vốn điều lệ: 1.833.769.560.000

Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất/ Sản xuất thực phẩm/ Sơ chế và đóng gói thủy sản

Sản phẩm: Cá tra, basa; hàng giá trị gia tăng, phụ phẩm từ cá; gạo, collagen và gelatin

3.2. Quá trình hoạt động và phát triển

Công ty thành lập đầu tiên vào năm 1997 tại Đồng Tháp, công ty đã có những bước tiến triển đáng
kể. Từ khởi đầu khiêm tốn là một công ty chế biến cá nhỏ ở tỉnh Đồng Tháp, Đồng bằng sông Cửu
Long, Vĩnh Hoàn đã nhanh chóng phát triển thành công ty hàng đầu về cá tra toàn cầu chuyên nuôi
cá tra và chế biến cá thành các thành phẩm. Trước ngưỡng cửa của giai đoạn tăng trưởng tiếp theo
của Vĩnh Hoàn, chúng tôi mong muốn tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được và tạo ra nhiều
giá trị bền vững hơn cho khách hàng và cộng đồng.

Năm 1997:

• Tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Hoàn được thành lập tại Thị xã Sa đéc - Đồng Tháp với
số vốn điều lệ ban đầu là 300 triệu đồng.

• Thành lập Công ty TNHH Vĩnh Hoàn tại Sa Đéc, Đồng Tháp, Việt Nam
17
Năm 1998:

• Chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty TNHH Vĩnh Hoàn

Năm 1999:

• Thành lập công ty thủy sản: Cao Lãnh, Đồng Tháp, Việt Nam Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2007:

• Thành lập Xưởng 2

Năm 2008:

• Thành lập Xưởng 3

Năm 2010:

• Được xem là nhà xuất khẩu cá tra với quy mô lớn nhất theo VASEP

Năm 2015:

• Vinh Wellness đi vào hoạt động

Năm 2016:

• Được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất

• Xếp hạng bởi Forbes Việt Nam: Top 50 công ty đại chúng tốt nhất Việt Nam.

• Thành lập bộ phận Nuôi trồng thủy sản Vinh nhằm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và đào tạo,
cũng như cung cấp đầu vào ổn định cho sản xuất.

Năm 2017:

• Vĩnh Hoàn mua lại Thanh Bình, Đồng Tháp để mở rộng năng lực sản xuất.

Năm 2018:

• Thành lập Vĩnh Phước Food để mở rộng năng lực sản xuất.

18
• Kỷ niệm 20 năm hành trình Vĩnh Hoàn

Năm 2019:

• Thành lập Tổ hợp Trại giống Vĩnh Hoàn ứng dụng công nghệ cao nâng cao hiệu quả nuôi trồng

• Trung tâm R&D của collagen vinh hoan đã chính thức hoạt động

• Sáng lập VinhTechnology ở Singapore để tìm kiếm các ứng dụng và công nghệ mới nhất có thể
giúp biến ngành nuôi trồng thủy sản thành một hệ thống thức ăn tối ưu

Năm 2020:

• Mua lại Công ty Cổ phần Sa Giang-công ty sản xuất thực phẩm để đưa nhiều loại thực phẩm ra thị
trường toàn cầu

Năm 2021:

• Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản FeedOne

• Thành lập Thanh Ngọc Công Ty TNHH Nông Sản (TNG Food)

• Hoàn thiện xong Sa Giang 3 - nhà máy chuyên sản xuất các thành phẩm chiết xuất từ gạo.

3.3. Chiến lược công ty

Công ty Vĩnh Hoàn đang nghiên cứu một mô hình mới, nơi đầu tiên họ bắt đầu bằng cách gieo hạt
giống trong nước để nuôi cá, sau đó họ chế biến cá để tạo ra sản phẩm. Năm 2020, thị trường xuất
khẩu những tháng đầu năm rất khó khăn nhưng Vĩnh Hoàn vẫn hoàn thành mục tiêu đề ra. Vĩnh
Hoàn mua cổ phần Công ty Bánh phồng tôm Sa Giang. Điều này có nghĩa là họ hiện là chủ sở hữu
chính của công ty. Bà Trương Thị Lệ Khanh là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Cô nói
rằng mục tiêu của công ty là phát triển nhiều sản phẩm làm từ gạo hơn mà cả người phương Đông
và phương Tây đều có thể yêu thích. Vĩnh Hoàn đang suy nghĩ về các cách phát triển kinh doanh
theo hướng bảo vệ môi trường. Đây là mô hình giúp giải quyết vấn đề môi trường rất tối ưu, trong
đó phương pháp tận dụng nguồn nước nuôi trồng, lắng và tái sử dụng, lượng bùn thải ra sẽ được
chuyển cho nông dân tận dụng để trồng rau, cây ăn quả. . Chất thải tạo ra vật liệu mới có thể được
sử dụng nhiều lần.

19
3.4. Quản trị công ty

Mô hình công ty được cơ cấu theo doanh nghiệp cổ phần, cao nhất là Đại hội Đồng cổ đông, các
ban Kiểm soát, hội đồng quản trị, ban giám đốc gồm tổng Giám đốc, những giám đốc của khối chức
năng (khối Chất lượng, khối Tài chính, khối Kinh doanh, khối sản xuất sản phẩm, khối Chiến lược,
khối Quan hệ đối ngoại và khối Hỗ trợ vận hành, phát triển bền vững, khối CNTT) và Giám đốc các
công ty con

Các Trưởng phòng tiến hành báo cáo kết quả trực tiếp cho các giám đốc được phụ trách các khối
chức năng nêu trên. Các khối sẽ được cơ cấu từ khâu nguyên liệu, sản xuất đến kinh doanh;

Các công ty con được các Giám đốc công ty con đảm nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty đó và sau đó các giám đốc công ty con sẽ báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý:

3.5. Mô hình kinh doanh

3.5.1. Ngành

• Chăn nuôi thủy sản trong nước;

• Chế biến, bảo quản thực phẩm và các sản phẩm

20
• Mua, bán nguyên liệu thô và tiến hành sơ, mua và bán các nguyên liệu cho sản xuất, chế biến, thức
ăn;

• Thương mại nguồn lợi từ môi trường nước, thương mại thành phẩm nông sản, thực phẩm, thương
mại sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho mục đích sản xuất sản phẩm và chế biến

• Mua, bán chất hóa học

•Mua bán MMTB, vật tư phục vụ nhằm mục đích sản xuất, chế biến các sản phẩm

• Sản xuất bột dược chiết xuất từ cá;

• Sản xuất chất béo;

• Phát triển gelatin, collagen từ quá trình thủy phân;

• Xuất-nhập gelatin, collagen thủy phân, dược phẩm hóa học; nhập khẩu các chất hóa học, mỹ phẩm
và thực phẩm chức năng.

• Sản phẩm cá phi lê

• Sản phẩm kinh doanh:

Sản phẩm chủ lực và lâu đời của tập đoàn là cá tra phi lê, chế biến với tiêu chuẩn nhất định, thân
thiện với thiên nhiên và các tiêu chuẩn về ATVSTP quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng của thành
phẩm. Cá tra được tiêu thụ phổ biến nhất do một số ưu điểm:

• Dễ nuôi trồng, chế biến chúng

• Giá trị thương mại hóa cao:

3.5.2. Địa bàn kinh doanh

Tại Việt Nam:

• Trụ sở chính tại thành phố Kaolin, tỉnh Đồng Tháp, với 3 nhà máy sản xuất cá tra;

• Nhà máy chế biến bột cá và mỡ cá tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp;

21
• Công ty con - Công ty TNHH MTV Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang sở hữu
2 nhà máy cá tra, 1 nhà máy chế biến giá trị gia tăng và 2 nhà máy bột mỡ cá tại huyện Châu Thành,
tỉnh Tiền Giang;

• Công ty con - Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Collagen - đặt tại Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng
Tháp, hoàn thành xây dựng năm 2015, với công suất sản xuất collagen và gelatin là 2.000 tấn thành
phẩm/năm;

• Công ty con Công ty TNHH Lương thực Vĩnh Hoàn 2 với nhà máy gạo tại huyện Lấp Vò, tỉnh
Đồng Tháp;

• Văn phòng chi nhánh của công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm bán hàng và quan
hệ nhà đầu tư.

• VHC trơ thành nhà đầu tư chiến lược cho ACL thuộc tỉnh Trà Vinh.

•Các vùng chăn nuôi thủy sản chủ yếu phân bố ở các tỉnh ĐBSCL

Ở nước ngoài:

•Vĩnh Hoàn là nhà đầu tư chiến lược của Công ty Vĩnh Hoàn (USA) Inc., California, Hoa Kỳ, thực
hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng và giao nhận hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ.

•Công ty con - Octogone Holdings Pte. Ltd. - Có trụ sở tại Singapore, hoạt động chính là mở rộng
bán hàng sang khu vực Châu Á.
22
• Công ty con - Công ty TNHH Thương mại Octogone (Quảng Châu) - Được thành lập tại Quảng
Châu, Trung Quốc với sự đầu tư trực tiếp của Octogone Holdings Pte. GmbH. Hoạt động chính là
mở rộng bán hàng tại thị trường Trung Quốc. 

3.6. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

3.6.1. Phân tích vị thế

VHC là công ty chuyên xuất khẩu lượng cá tra lớn nhất tại Việt Nam và vươn lên đứng đầu của kể
từ năm 2010. ngành chủ lực của công ty là là xuất khẩu ra ngoại quốc sản phẩm về: phile cá, sản
phẩm phụ phẩm, các thành phẩm từ cá. Tại Việt Nam có rất ít công ty sở hữu các chuỗi cung ứng
sản phẩm được tích hợp, sở hữu tất cả các chuỗi giá trị có được từ nuôi trồng thủy sản, sản xuất
thành phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi thủy hải sản, sản xuất thủy sản được làm đông và trữ trong
kho lạnh, VHC đã làm được điều đó. Một trong những các mở rộng lĩnh vực kinh danh là tập đoàn
đã mua lại Vạn Đức Tiền Giang.

Tập đoàn là công ty đứng đầu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sản xuất sản phẩm và chế biến
thành các sản phẩm từ cá, xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài ớn như: Mỹ, Trung Quốc
và Liên minh Châu u trong nhiều năm qua.

Công ty có doanh thu từ hoạt động sản xuất cá tra chiếm tỷ trọng cao. Theo HSC, giá trị xuất khẩu
của VHC trong quy 1 năm 2021 so với cùng kỳ nhiều hơn 17,7%,. Giá bán vẫn giảm nhẹ, nhưng
xuất khẩu tăng 27%
23
Xuất khẩu cá tra của cong ty cho thấy sự phục hồi sau đại dịch tại các thị trường xuất khẩu chính.
Đây cũng là những hoạt dộng thế mạnh của VHC. Thực tế, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, cánh tay
chế biến và xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam, cũng tập trung vào các sản phẩm giá trị gia
tăng, sản phẩm ăn liền và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm ăn liền. sang thị trường Trung Quốc với
chất lượng cao. Mặt hàng này dự kiến sẽ tạo ra 10% doanh số bán hàng của công ty. Nếu Mỹ áp
thuế cá tra hay các sản phẩm thay thế như cá rô phi từ Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho các công ty
như Binh Huang và Donghai chiếm lĩnh thị phần tại thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ hai thế giới.
Ngoài ra, sự lớn mạnh của IDI và Trường Giang có sự đóng góp không nhỏ của Trung Quốc. Hai
công ty này là hai doanh nghiệp có thị phần nhập khẩu cá tra lớn nhất tại thị trường này với 1%
(IDI) và 10% (Long River) nhập khẩu cá tra. Các sản phẩm xuất khẩu của IDI sang Trung Quốc chủ
yếu là cá nguyên con, với tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với phi lê cá tra. Vĩnh Hoàn bám sát với
khoảng 8% thị phần, nhưng Vĩnh Hoàn chủ yếu bán cá phi lê và các sản phẩm giá trị gia tăng có
biên lợi nhuận cao.

+Collagen và Gelatin

Không nói đến ứng dụng công nghệ cao, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam nghiên
cứu và phát triển thành công collagen công nghệ cao từ da cá tra nhằm phát huy hiệu quả sử dụng
nguồn nguyên liệu cá tra để tối đa hóa chế biến phi lê. Vĩnh Hoàn là công ty duy nhất tại Việt Nam
nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm collagen và gelatin từ da cá tra, ứng dụng công nghệ
tiên tiến và tối đa hóa hiệu quả sử dụng da cá từ quá trình chế biến. Collagen được sử dụng ngày
càng phổ biến trong ngành thực phẩm bổ sung, và mỹ phẩm. Gelatin là nguyên liệu cần thiết trong
ngành dược và sản xuất bánh kẹo. Độ tinh khiết cao, độ hòa tan và thẩm thấu tốt, khả năng tương
thích cao với collagen tự nhiên của cơ thể, dễ dàng được cơ thể hấp thụ, nguồn gốc đồng nhất, được
chứng nhận bởi ASC, GMP-WHO, HACCP, HALAL, ISO 9001, ISO 1000, v.v. Chúng tôi có
chứng nhận có thẩm quyền . Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhiều nhà sản xuất hàng đầu
thế giới.

+ Phụ phẩm:

Tận dụng nguồn nguyên liệu còn dư từ chế biến phi lê, Vĩnh Hoàn tiếp tục tối ưu hóa việc sử dụng
bằng chế biến bột cá, mỡ cá và phụ phẩm. Bột cá, mỡ cá được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thức
ăn chăn nuôi, mỡ cá chất lượng cao còn được dùng trong chế biến thức ăn cho người. Vây cá, dạ
dày cá thường được dùng trong ẩm thực châu Á.

24
3.6.2. Triển vọng phát triển

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn là công ty cổ phần được thành lập bởi Công ty TNHH Vĩnh Hoàn vào
năm 2007. Chuyển ngành chế biến và xuất khẩu cá tra, cá tra đông lạnh thành ngành kinh doanh
chính. Dựa trên bản lĩnh và kinh nghiệm của ban lãnh đạo và sự phát triển của sản phẩm Cá Tra,
Basa Việt Nam trên thị trường toàn cầu, Vĩnh Hoàn đã không ngừng nâng cao năng lực, chất lượng
quản lý và chế biến xuất khẩu. Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa lớn thứ hai và trở
thành doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam. Sản phẩm cá tra dân dã, bắt nguồn
từ khẩu phần ăn của cá tra, trở thành biểu tượng cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong mâm cơm
gia đình của người dân miền Tây, Vinh Hoàng sớm nhận ra món quà quý giá của dòng sông Cửu
Long là tiền đề cho sự phát triển và sự thịnh vượng của cá tra, tôi hiểu đó là nhân duyên. ngành
công nghiệp.

Vĩnh Hoàn hiện có hơn 6.000 lao động làm việc tại 5 nhà xưởng về philê cá tra và các sản phẩm
ready to cook, nhà máy sản xuất bột được làm từ cá và mỡ, nhà máy sản xuất collagen và gelatin.
Với việc ngày càng tiến bộ để phát triển , các thành viên của công ty luôn cống hiến với tinh thần
đổi mới liên tục về khoa học công nghệ thông qua các dự án đã trải qua, kết hợp nhân tài trong và
ngoài, rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn để không ngừng phát triển, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong
kinh doanh với mong muốn mang đến thị trường những sản phẩm tốt với chất lượng hướng luôn đi
theo an toàn sức khỏe, dinh dưỡng và tiện lợi.

Năm 2022 được xác định là cột mốc hoàn tất các dự án đầu tư quan trọng đã được khởi động từ năm
trước và một số dự án khác để tăng tốc cho chiến lược 5 năm 2021-2025 của Vĩnh Hoàn, với mục
tiêu tăng gấp đôi định giá Công ty, đạt mức 1 tỷ USD vào năm 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu
này, chúng tôi sẽ có kế hoạch hành động theo bốn hướng mũi nhọn như sau: Phát triển mạnh mẽ
ngành nghề cốt lõi là nuôi và chế biến cá, vượt mốc 1.000 tấn nguyên liệu/ngày; Đối với các ngành
nghề kinh doanh mới, phát triển các công ty con, công ty thành viên trở thành doanh nghiệp đầu
ngành, nhờ vào sức mạnh tài chính, kinh nghiệm sản xuất và mạng lưới thị trường rộng lớn của
Vĩnh Hoàn đã gầy dựng trong gần 25 năm qua; Đầy mạnh các hoạt động và các cải tiến theo hướng
gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ . Tiếp tục hoàn thiện và tối ưu chuỗi giá trị theo mô hình
kinh tế tuần hoàn. Các mũi nhọn trên đây sẽ được thực hiện thông qua các lĩnh vực kinh doanh
chính của Vĩnh Hoàn, bao gồm: Vinh food, Vinh wellness, VINH AGRICULTURE, VINH
TECHNOLOGY

3.6.3. Cạnh tranh với doanh nghiệp trong ngành


25
Theo báo cáo cập nhật doanh nghiệp của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS), nhu cầu tại Mỹ và
Trung Quốc đang tăng mạnh là động lực chính giúp doanh thu của CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE:
VHC)tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Đồng thời, VDS cũng đánh giá cao tiềm năng mở rộng
thị trường của VHC tại Mỹ nhờ không bị áp thuế chống bán phá giá và tại châu u ở phân khúc hàng
giá trị gia tăng nhờ lợi thế sản phẩm được chứng nhận chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Vạn Đức Tiền Giang đang là cái tên gây nhiều chú ý trong ngành xuất khẩu thủy sản. Trong 7 tháng
đầu năm 2021, doanh số xuất khẩu của công ty tăng gần 42% lên 51,3 triệu USD – đứng thứ 11 về
kim ngạch xuất khẩu thủy sản và thứ 4 trong phân khúc xuất khẩu cá tra – đứng sau Vĩnh Hoàn (149
triệu USD), Biển Đông Seafood (71 triệu USD) và Nam Việt (55 triệu USD).

Trước đó, kim ngạch xuất khẩu của Vạn Đức Tiền Giang năm 2020 cũng tăng 77% lên 66,5 triệu
USD. Tại thị trường Mỹ đứng thứ 3 sau Vĩnh Hoàn và Biển Đông.

Cứ thế, đà tăng tốc mạnh mẽ của Văn Đắc Tiền Giang khiến anh trở thành đối thủ xứng tầm của
Vĩnh Hoàng. Đáng chú ý, Vạn Đức Tiền Giang là công ty con của Vĩnh Hoàn từ cuối năm 2014
đến 2018. Đến năm 2019, Vĩnh Hoàn bán 35% vốn cho công ty này.

3.6.4. Đánh giá mức độ cạnh tranh bằng mô hình Five-forces của Porter’s

Đánh giá mức độ: 1 - Rất thấp; 2 - Thấp; 3 - Trung bình; 4 - Cao; 5 - Rất cao

Mức độ cạnh tranh trong ngành (Cao)

Thứ nhất, do đặc thù vùng nước nuôi cá tra nên chủ yếu các xí nghiệp tập trung ở Đồng bằng Sông
Cửu Long, chiếm được vùng nước tốt và diện tích lớn có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu.

26
Thứ hai, sản phẩm xuất khẩu là ca fillet, nghĩa là không qua quy trình nấu món ăn, sự cạnh tranh tập
trung lớn vào chất lượng cá nuôi đạt tiêu chuẩn thực phẩm. Ở bước này, sẽ loại bỏ được những đối
thủ chưa có kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi trồng.

Thứ ba, sự cạnh tranh từ đối thủ quốc tế như Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh. Mặc dù Việt
Nam chiếm phần lớn thị phần ngành xuất khẩu này ở EU và phân khúc thị trường tập trung của mỗi
quốc gia có sự khác biệt nhưng Bangladesh được hưởng lợi từ quy chế GSP+, quy chế này cho phép
các nhà xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Do đó, cá tra Bangladesh khá cạnh tranh trên thị
trường châu Âu về giá cả. Indonesia đã và đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường Trung
Đông khi cho ra mắt dòng sản phẩm dành riêng cho thị trường này. Ngay trong tháng 5-2019,
Indonesia đã bước đầu gặt hái thành công, đánh dấu bằng lô hàng đầu tiên XK sang thị trường Ả
Rập Saudi. Sự thiếu hụt sản phẩm cá tra Việt Nam tại thị trường này do lệnh cấm nhập khẩu sản
phẩm thủy sản Việt Nam của Ả Rập Saudi đã góp phần giúp Indonesia thành công bước đầu tại thị
trường này.

Rào cản gia nhập ngành (Rất cao)

Ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản cần nguồn vốn lớn để kinh doanh và diện tích lớn cho nuôi
trồng và nhà máy. Thêm vào đó, với đặc thù là thủy- hải sản, sản lượng hay chất lượng cá cũng phụ
thuộc một phần vào yếu tố tự nhiên- điều mà khó có thể kiểm soát và nắm chắc được.

Tùy vào phân khúc thị trường và khu vực xuất khẩu mà những yêu cầu cho sản phẩm xuất khẩu
cũng khác nhau. Đặc biệt ở thị trường kiểm duyệt cao như Mỹ và EU, việc đạt được những tiêu
chuẩn đã tạo ra sự khác biệt lớn trong giá trị của doanh nghiệp và rào cản gia nhập.

Sức mạnh nhà cung cấp (Thấp)

Khâu quan trọng trong chuỗi giá trị ngành cá tra là con giống. Nếu để xảy ra thiếu giống, chi phí
nguyên liệu đầu vào tăng, kéo theo giá xuất khẩu tăng. Đây vừa là khó khăn cũng là cơ hội. Tuy
nhiên, nếu giá cá giống tăng mà chất lượng không đổi hoặc giảm sút, các doanh nghiệp sẽ đánh mất
cơ hội cạnh tranh của mình. Con giống là yếu tố then chốt cho tính cạnh tranh về chất lượng, hiệu
quả sản xuất cho công ty. Vì lý do đó mà Vĩnh Hoàn đã hướng tới mục tiêu tự cung giống cho công
ty. Giảm sự phụ thuộc vào nhà cung ứng, giờ đây công ty có thể tự cung khoảng 60-70% con giống.

Sức mạnh khách hàng (Cao)

Những thị trường xuất khẩu ở EU hoàn toàn có thể tìm nguồn cung ứng khác từ Việt Nam với mức
giá không quá khác biệt tạo nên sức mạnh đàm phán của khách hàng. Các đối thủ quốc tế cũng đang
ngày càng hoàn thiện các tiêu chí thực phẩm xuất khẩu nên việc khách hàng tìm đến họ cũng dễ
27
dàng hơn. Mặc dù giá thành có thể không cạnh tranh như Việt Nam nhưng chênh lệch giá vẫn ở
mức thu nhập khách hàng có thể chấp nhận được. Chi phí chuyển đổi là điều không đáng kể.

Đe dọa từ sản phẩm thay thế (Rất cao)

Ở Mỹ và châu Âu, cá tra cạnh tranh với các các loài cá trắng khác, chẳng hạn như cá rô phi và cá
minh thái Alaska. Các sản phẩm thay thế cũng khác nhau ở mỗi nước châu Âu. Ở các nước như Đức
và Ba Lan, cá minh thái Alaska là đối thủ cạnh tranh chính của cá tra, trong khi ở Vương quốc Anh,
người tiêu dùng ưa chuộng các loài cá tuyết và cá hake, thường được sử dụng cho cá và khoai tây
chiên truyền thống. Ở các nước Nam Âu, cá hake, cá minh thái Alaska và các loài cá trắng khác
cạnh tranh với cá tra.

PHẦN 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


……………………………………………………………

4.1. Phân tích hoạt động tài trợ

4.1.1 .Số liệu kế toán

Hình 4.1 Nợ ngắn hạn của VHC, giai đoạn 2017 – 2021

28
Đơn vị: Tỷ VND

Từ năm 2017 - 2021, nhìn chung nợ ngắn hạn của công ty Vĩnh Hoàn tăng qua các năm, đặc biệt
tăng mạnh trong các giai đoạn 2017 - 2018, 2020 - 2021 và giảm mạnh qua giai đoạn 2018 - 2019.
Sắp xếp cơ cấu nợ ngắn hạn giảm dần, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ
cấu nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn khác, phải trả người bán ngắn hạn, phải trả người lao động.. Về vay
và nợ thuê tài chính ngắn hạn công ty chủ yếu vay ở các ngân hàng như: Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, Ngân hàng TNHH Một thành viên
ANZ (Việt Nam) – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam), Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ("BIDV") - Chi nhánh Tiền Giang, Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp. 

Xét về phải trả người bán ngắn hạn, Công ty có lợi thế về nguồn cung cấp nguyên liệu do nằm tại
tỉnh Đồng Tháp, là một nhà cung cấp nguyên liệu lớn nên tỷ trọng phải trả người bán ngắn hạn ít.
Từ năm 2017 - 2021, công ty ghi nhận vào cuối năm không có nợ phải trả người bán quá hạn chưa
thanh toán, cho thấy nghĩa vụ thanh toán nợ của công ty thực hiện khá tốt. Năm 2017, khoản phải
trả này chủ yếu từ Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pilmico Việt Nam, Ông Trần Văn Khuỗn,
Ông Nguyễn Hoàng Vũ; năm 2018 từ ông Đinh Văn Can. Các nhà cung cấp trong 2 năm này chiếm
hơn 10% khoản phải trả người bán ngắn hạn. Bên cạnh đó, giai đoạn từ năm 2019 - 2021, công ty
ghi nhận không có nhà cung cấp nào có số dư chiếm trên 10% trên tổng số dư phải trả người bán
ngắn hạn của công ty. Dù giai đoạn 2019 - 2021 chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch covid 19 nhưng
công ty vẫn có thể đáp ứng nghĩa vụ trả nợ khá tốt.

29
Một trong những khoản mục bất thường trong nợ ngắn hạn xuất hiện vào năm 2021 đã khiến cho
khoản mục nợ ngắn hạn tăng cao bất thường từ năm 2017 - 2021. Cụ thể vào năm 2021 có tổng số
dư nợ ngắn hạn cao nhất và trong đó khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng khá cao. 

Hình 4.2. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

Đơn vị: Tỷ VND

Trong năm 2021, có thể thấy vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn có sự tăng cao nhất từ 1105 tỷ năm
2020 lên đến 1735 tỷ năm 202. Trong đó chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính đến hạn trả các tổ chức có
sự tăng thêm 12 tỷ chuyển đổi từ khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn sang khoản vay và nợ thuê
tài chính ngắn hạn làm cho vay và nợ thuê tài chính dài hạn từ 167 tỷ xuống còn 156 tỷ và vay và nợ
thuê tài chính ngắn hạn từ 1723 tỷ thành 1735 tỷ.

Sự tăng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn từ năm 2016 đến năm 2019 là một phần nợ công ty vay
bằng việc cho thế chấp bằng khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng), hàng tồn kho(647 tỷ của
HSBC và 541 tỷ của ANZ), quyền sử dụng đất và tài sản cố định(341 tỷ từ ngân hàng thương mại
cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh TPHCM), số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn(75 tỷ từ
BIDV chi nhánh tiền giang) và tài sản của tập đoàn(119 tỷ từ ngân hàng thương mại cổ phần ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp). 

Hình 4.3. Nợ dài hạn

30
Giai đoạn năm 2017-2021, nợ dài hạn cao nhất ở năm 2017. Trong năm 2018 công ty đã thực hiện
thanh toán tất cả nghĩa vụ vay và nợ thuê tài chính dài hạn và tiến hành không vay khoản vay và nợ
thuê tài chính dài hạn trong năm 2019 và khoản vay và đến năm 2020-2021 bắt đầu vay trở lại. Năm
2020 công ty vay khoản vay dài hạn từ ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi
nhánh TPHCM 69 tỷ đồng để đầu tư tăng công suất nhà máy sản xuất collagen và gelatin. Năm
2021, tăng từ 85 tỷ lên 174 tỷ khoản nợ dài hạn  để công ty tăng công suất và xây dựng mới các nhà
máy trong tập đoàn.

Hình 4.4. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn

31
Từ biểu đồ ta có thể thấy vay và nợ thuê tài chính dài hạn có cùng xu hướng với nợ dài hạn như trên
- giảm mạnh từ 2017-2019 và tăng trở lại 2020-2021. Cụ thể là tại năm 2017, vay và nợ thuê tài
chính dài hạn giảm từ 518 tỷ xuống còn 402 tỷ vào cuối năm. Năm 2018 công ty trả toàn bộ vay và
nợ thuê tài chính dài hạn và không vay thêm nợ trong năm 2019. Đến năm 2020 và 2021 công ty
vay trở lại để tiến hành đầu tư như đã nói trên

Hình 4.5 Vốn chủ sở hữu

Năm 2017 - 2018, chênh lệch của vốn chủ sở hữu chủ yếu đến từ khoản mục lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối (1805 tỷ tại 2017 và 2867 tỷ tại 2018). Đặc biệt từ năm 2019 - 2021, vốn góp của
chủ sở hữu tăng mạnh từ năm 2019 và giữ nguyên không đổi trong các năm còn lại làm cho vốn chủ

32
sở hữu của VHC tăng cao trong 3 nằm này từ 924 tỷ lên 1834 tỷ do công ty phát hành thêm
90.973.013 cổ phiếu mệnh giá 10.000đ/1cp. 

Hình 4.6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu, ngoài sự đóng góp phần lớn đến từ vốn góp của chủ sở hữu và thặng
dư vốn cổ phần, có sự đóng góp đáng kể từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Xét 2017 - 2021, lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối có sự tăng đáng kể trong vòng 5 năm vì lợi nhuận ngày càng tăng,
cao nhất ở năm 2019. Ở năm 2018 công ty trả phần cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả là 20% từ
nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2017, ở năm 2019 công ty trả phần cổ tức bằng tiền
mặt với tỷ lệ chi trả là 40% từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2018 trong đó tập đoàn
tạm ứng 20%.

4.1.2. Phân tích dòng tiền tài chính

Hình 4.7. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
33
Đơn vị: Tỷ đồng

Dòng tiền tài chính giảm qua các năm từ 2017 – 2021. Nổi bật là năm 2019, dòng tiền hoạt động tài
chính âm đến 702.625.279.618 VND, cho thấy công ty đang có xu hướng vay tài trợ nhiều để mở
rộng kinh doanh và từ giai đoạn 2020-2021 có xu hướng tăng trở lại. Năm 2019 dòng tiền tài chính
âm là do công ty dành lượng lớn tiền để chi trả nợ gốc (5080 tỷ) và trả cổ tức (185 tỷ).

Dòng tiền cho chủ nợ

Hoạt động vay và nợ thuê tài chính nhằm tài trợ tiền để thực hiện mở rộng dự án kinh doanh diễn ra
sôi nổi như đã đề cập ở trên. Dòng tiền trả cho chủ nợ là dòng tiền ra của tập đoàn. Năm 2017 -
2021, tiền trả nợ gốc vay và trả nợ gốc thuê tài chính tăng dần. Do ngoài tiền gốc ra, tập đoàn còn
phải trả lãi cho chủ nợ. Các khoản vay và nợ đều có tài sản thế chấp hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi
và tránh các rủi ro khi không trả được nợ cho chủ nợ. Mặt khác, công ty đều đủ khả năng trả được
các khoản vay và nợ thuê tài chính cả ngắn và dài hạn trong giai đoạn 2017 - 2021, chứng tỏ năng
lực trả nợ vay của tập đoàn rất tốt.

Dòng tiền cho cổ đông

Năm 2018, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 20%. Năm 2019, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là
40% từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối của năm 2018 đã làm cho dòng tiền tài chính của doanh
nghiệp giảm đáng kể. Cụ thể năm 2019 cổ tức chi trả cho năm 2017,2018 và năm 2019, chi trả cổ
tức tăng đột ngột so với 2017 và 2018. Từ năm 2018-2021, việc trả cổ tức bằng tiền mặt thường
xuyên hằng năm cho thấy công ty có khả năng kinh doanh khá tốt.

34
4.1.3. Lý giải nguyên nhân

Năm 2017,  mua lại 100% cổ phần tại Công ty CP Thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp, một bước đi
quan trọng trong chiến lược gia tăng năng lực sản xuất của Công ty; đây cũng là nguyên nhân công
ty vay mượn các khoản vay và thế chấp bằng tài sản để gia tăng năng lực sản xuất.

Năm 2018, công ty có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng cao so với năm 2017 do công ty tiến
hành thành lập Vĩnh Phước Food để mở rộng năng lực sản xuất. Ngoài ra, để có vốn để tiến hành dự
án này, công ty đã tiến hành vay thêm nợ ngắn hạn để tăng nguồn vốn.

Năm 2019, công ty đầy mạnh đầu tư, cụ thể là thành lập Tổ hợp Trại giống Vĩnh Hoàn ứng dụng
công nghệ cao nâng cao hiệu quả nuôi trồng, trung tâm R&D của collagen vinh hoan đã đi vào hoạt
động, thành lập Vinh Technology tại Singapore để tìm kiếm các ứng dụng và công nghệ mới nhất có
thể giúp biến ngành nuôi trồng thủy sản thành một hệ thống thức ăn tối ưu. Công ty thực hiện nhiều
hoạt động đầu tư như thế nên dòng tiền tài chính của công ty đã giảm và dẫn đến âm.  một nguyên
nhân khiến cho dòng tiền tài chính của công ty thâm hụt như vậy là do công ty đã chi trả nợ gốc
kèm khá cao trong cùng năm lên đến 5080 tỷ - công ty chi trả hết nợ dài hạn trong năm.  Năm 2019
cũng ghi nhận sự thay đổi trong vốn góp của chủ sở hữu, khi mà VHC có sự tăng thêm vốn góp của
chủ sở hữu trong năm là 1811.957.622.778 VND khi phát hành thêm 90.973.013 cp. 

Năm 2020, VHC đã mua lại Công ty Cổ phần Sa Giang để đưa nhiều loại thực phẩm ra thị trường
toàn cầu. Cụ thể là VHC đã mua 1.817.568 cổ phiếu, chiếm 76,72% vốn điều lệ của Sa Giang nâng
cao mô hình sản xuất, đặc biệt là sản phẩm bánh phồng tôm. 

4.2. Phân tích hoạt động đầu tư 

“Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thường chịu rủi ro từ nguồn nguyên liệu đầu
vào, dẫn tới sự bất ổn của đầu ra. Với VHC, lợi thế của Công ty nằm ở việc tự chủ được 65% cá tra
nguyên liệu đầu vào, 30% con giống và chịu thuế chống bán phá giá bằng 0% khi xuất khẩu sang thị
trường chủ lực là Hoa Kỳ.”

Tuy nhiên, có 5 biến số sẽ tác động tới kết quả hoạt động VHC, đó là: 

 “ Diễn biến giá cá tra nguyên liệu; 

 Diễn biến giá xuất khẩu sang các thị trường chủ lực; 

35
 Tình hình phát triển con giống và vùng nuôi vốn đang trong tình trạng thiếu hụt; 

 Diễn biến số dư mua/bán dịch vụ hàng hóa với các bên liên quan và số dư phải thu liên quan
tới Vĩnh Hoàn Hoa Kỳ; 

 Tình hình trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do xuất khẩu cá tra là lĩnh vực có vòng
quay tương đối nhanh, nên việc tồn kho dẫn tới trích lập có thể tiềm ẩn rủi ro là VHC phải
bán với giá thấp.”

“Hoạt động đầu tư là hoạt động có vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Sức khỏe tài chính của
một doanh nghiệp, trong dài hạn, sẽ phụ thuộc vào tình hình và kết quả hoạt động đầu tư. Tình hình
tài chính của một doanh nghiệp sẽ không tốt nếu nó không quản lý tốt được hoạt động đầu tư của
doanh nghiệp.”

“Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư vào cả tài sản ngắn hạn (hàng tồn
kho và khoản phải thu), tài sản dài hạn (bất động sản, đất đai, trang thiết bị), tài sản tài chính (cổ
phiếu, trái phiếu…).”

Hiệu suất sử dụng các loại tài sản nói lên mức độ đầu tư vốn vào tài sản đó để tạo doanh thu hay nói
một cách cụ thể hơn cứ một đồng đầu tư vào loại tài sản đó sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Phân tích hoạt động đầu tư TSN

Hình 4.8. Cơ cấu đầu tư TSNH công ty Vĩnh Hoàn 2017 - 2021

36
Trong giai đoạn 2017 - 2021, tài sản ngắn hạn của VHC luôn gia tăng qua các năm từ hơn 3,000 tỷ
năm 2017 đến hơn 5,500 tỷ năm 2021, tương ứng với mức tăng hơn 183% sau 5 năm. Trong đó, tiền
và tương đương tiền có sự giảm sụt giảm trong năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 rồi
sau đó tăng mạnh ở giai đoạn 2021. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng có xu hướng gia tăng, chỉ có
năm 2019 là giảm so với năm trước rồi lại nhanh chóng tăng lên vào năm 2020. Hàng tồn kho cũng
có xu hướng tăng đều qua các năm. Tài sản ngắn hạn khác đều tăng qua các năm.

Tài sản ngắn hạn đóng vai trò then chốt trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty. Với tính linh hoạt và khả năng thanh khoản cao, Tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp luôn
sẵn sàng trước những biến động của thị trường, các yếu tố chủ quan khách quan. 

Sự thay đổi của tài sản ngắn hạn sẽ được thể hiện thông qua các chỉ tiêu Tiền và tương đương tiền,
Phải thu khách hàng, hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,... cụ thể:

Tiền và tương đương tiền tăng mạnh so với cùng kỳ thể hiện Công ty đang có dòng tiền mạnh mẽ,
tính thanh khoản cao, sẵn sàng trước những biến cố có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều này cũng có thể
thể hiện, Công ty đang trong giai đoạn bão hòa của thị trường, tốc độ phát triển chậm xuống, không
có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, hay đầu tư thêm các sản phẩm khác.

37
Hàng tồn kho không tăng nhiều do đặc tính ngành thủy sản. 

Phải thu khách hàng giảm nhẹ 2019 do ảnh hưởng từ dịch bệnh, các năm khác tăng đều, điều này
thể hiện khả năng Công ty đang bán được nhiều hàng hóa sản phẩm, và đang có sức tăng trưởng tốt
về doanh thu và có thêm nhiều khách hàng.

Bảng 4.1. Chỉ tiêu TSNH công ty Vĩnh Hoàn 2017 - 2021

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021

Tài sản ngắn hạn 100% 100% 100% 100% 100%

Tiền và tương đương tiền 1,51% 1,04% 1,87% 0,86% 3,52%

12,41 14,68 32,35 29,00 22,94


Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn % % % % %

44,25 48,35 32,88 35,67 38,47


Các khoản phải thu ngắn hạn % % % % %

40,02 33,47 30,66 31,85 32,35


Hàng tồn kho % % % % %

Tài sản ngắn hạn khác 1,80% 2,46% 2,24% 2,61% 2,71%

Xét về cơ cấu tài sản thì Các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 32,88% trở
lên, cao điểm vào năm 2018 là trên 48%, có thể Công ty có thể đang bị chiếm dụng vốn từ các
khách hàng, có thể việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã phải đưa ra các chính sách Kéo dài
thời gian thu hồi công nợ với các đối tác. Điều này có thể dẫn đến Công ty sẽ chậm thu hồi được
nguồn tiền, cũng như dễ xảy ra các khoản công nợ khó có khả năng thu hồi.

Tỷ trọng lớn thứ hai đến từ hàng tồn kho, nhưng tỷ trọng hàng tồn kho có xu hướng giảm xuống
trong giai đoạn 2018-2020. Tiền và các khoản tương đương tiền giữ tỷ trọng thấp nhất trong giai
đoạn 2017 -2020 nhưng bước sang giai đoạn 2021 đã có sự thay đổi tích cực hơn

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư TSNH:

38
Doanh thu
Vòng quay tiền =
Ti ề n và t ươ ng đ ươ ng ti ề n bình quân

Các kho ả n ph ả i thu


Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân

Bảng 4.2. Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn
2017 2018 2019 2020 2021
kho bình quân X Chỉ tiêu

Vòng quay tiền 77,64 209,32 121,35 110,67 76,74

Kỳ Thu tiền bình quân 70,02 64,90 62,28 81,58

Vòng quay hàng tồn kho 5,78 5,59 4,53 4,12 4,42

Số vòng quay vốn lưu động của công ty qua các năm 2016-2020 đang ở mức dương ,khá cao và cao
nhất ở năm 2018,cho thấy VHC vẫn đang hoạt động kinh doanh, sản xuất hiệu quả,doanh thu thuần
đang có chiều hướng tăng, tuy nhiên vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quy mô hoạt động
doanh nghiệp hơn nữa.

Số vòng quay khoản phải thu 2016 - 2020 ở mức thấp và không có quá nhiều biến động.

số vòng quay khoản phải thu thấp nhất vào năm 2017, chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của VHC thấp,
chính sách tín dụng không hiệu quả,tình trạng nợ xấu của công ty tăng,khả năng kiểm soát dòng tiền
khó cũng như khó thực hiện các giao dịch mua bán trao đổi

Trong 5 năm từ 2016-2020, số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng giảm không ổn định, cao
nhất vào năm 2018 là 5 và thấp nhất vào năm 2020 là 3.99, cho thấy vòng quay hàng tồn kho ở năm
2018 cao, tốc độ tiêu thụ hàng hóa chậm, tỷ lệ rủi ro cao và ở năm 2020 thấp, hàng tồn kho ít,tỷ lệ
rủi ro thấp. Từ năm 2019-2020,VHC bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng ,tỉ lệ rủi ro
thấp

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2016-2020 có xu hướng tăng 2016-2017, giảm mạnh 2018-2020 cao nhất
vào năm 2017, cho thấy công ty sử dụng TSCĐ hiệu quả góp phần làm tăng sản lượng đầu ra cũng
như doanh thu của công ty.

39
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản qua 2016-2020 có xu hướng giảm từ 1,61 xuống còn 0.96 cho thấy
việc đầu tư tài sản không mang lại lợi ích kinh doanh cho công ty Vĩnh Hoàn.

4.2.2 Phân tích cơ cấu đầu tư TSDH

Hình 4.9. Cơ cấu đầu tư TSDH công ty Vĩnh Hoàn 2017 - 2021

Với các doanh nghiệp có quy mô, khối lượng tài sản lớn thì tài sản dài hạn đóng vai trò quyết định
trong việc vận hành doanh nghiệp. Việc cập nhật, cải tiến, đánh giá tình trạng, sử dụng hiệu quả các
loại tài sản dài hạn chiếm phần lớn trong doanh nghiệp như: tài sản cố định hữu hình, bất động sản
đầu tư, tài sản dở dang dài hạn giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, vận hành trơn tru.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, tài sản dài hạn của TNG liên tục gia tăng năm 2016 là hơn 1075 tỷ thì
đến năm 2020 đã là hơn 1854 tỷ, tương đương với mức tăng 72% sau 5 năm. Trong đó, các khoản
phải thu dài hạn có xu hướng tăng mạnh nhất năm 2018 rồi giảm dần trong năm 2019 và 2020. 

Tài sản cố định có xu hướng tăng đều qua các năm.

Tài sản dở dang cũng có xu hướng tăng qua các năm, mạnh nhất vào năm 2020 vì trong năm này,
doanh nghiệp đang chuyển hướng sang đầu tư xây dựng dự án bất động sản. Tài sản dài hạn khác
cũng tăng qua các năm, chỉ giảm vào năm 2020.

Bảng 4.3. Chỉ tiêu TSDH công ty Vĩnh Hoàn 2017 - 2021

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021

40
Tài sản dài hạn 100% 100% 100% 100% 100%

Các khoản phải thu dài hạn 0,07% 0,07% 0,29% 0,06% 0,07%

76,81 64,74 75,18 73,33 64,68


Tài sản cố định
% % % % %

11,00 11,99 16,75 15,58 17,56


Tài sản dở dang dài hạn
% % % % %

18,04
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0,06% 0,07% 2,52% 2,07%
%

12,05 15,61
Tài sản dài hạn khác 5,15% 7,70% 8,52%
% %

Xét về tỷ trọng trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn trên 60%.
Tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng số vốn kinh doanh của công ty cao. Tỷ trọng tài sản cố định
lớn (nhưng phải nằm trong khuôn khổ của nhu cầu sử dụng tài sản cố định) chứng tỏ trình độ kinh
doanh của công ty hiện đại với kỹ thuật cao.

Tuy nhiên DN hiện nay đang nằm trong tình trạng thiếu vốn để phát triển và tái sản xuất mở rộng vì
vậy vấn đề phân bổ hợp lý tài sản cố định và TSLĐ là rất quan trọng. Việc đầu tư vào tài sản cố
định phải thỏa đáng tránh tình trạng thừa tài sản cố định sử dụng không hết năng lực tài sản cố định
trong khi đó TSLĐ lại thiếu.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là tài sản dài hạn dở dang, cũng có xu hướng tăng, mạnh nhất vào năm
2021. Các khoản phải thu dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tài sản dài hạn.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư TSDH

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/Tài sản cố định bình quân

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021

41
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 5,64 6,26 5,42 4,25 4,67

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,72 1,63 1,22 1,02 1,14

“Hiệu suất sử dụng tài sản cố định giúp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp,
cho thấy 1 đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu. Chỉ số này có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017 đến 2018 từ 5,64 đến 6,26 và có xu
hướng giảm lại vào năm 2020  xuống mức 4,25. Điều này là do tốc độ tăng trưởng của tài sản cố
định thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu trong giai đoạn 2016 - 2019 nhưng đến năm 2020
việc gia tăng mạnh tài sản cố định so với doanh thu đã khiến cho vòng quay tài sản cố định giảm
xuống thấp hơn năm 2019 nhưng vẫn cao hơn giai đoạn 2016 – 2018.”

“Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của VHC  thì lại giảm so dần so với năm trước cho thấy sự đi xuống
trong hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Đây cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp.

4.3. Phân tích hoạt động kinh doanh

4.3.1. Phân tích số liệu kế toán

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hình 4.10. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hình 4.11.  Tỷ trọng doanh thu theo sản phẩm qua các năm

42
Năm 2017,“doanh thu thuần đạt 8.151 tỷ, vượt mức kế hoạch đề ra 11%, nhờ chủ yếu tăng giá bán
cá tra fillet và có sự tăng trưởng đáng kể đối với các dòng sản phẩm phụ . Riêng về cơ cấu doanh
thu, nhìn chung không có sự thay đổi so với các năm.“Riêng đối với mảng bán hàng hóa, công ty
ghi nhận doanh số cao trở lại ở mảng thức ăn thủy sản. Doanh thu dịch vụ vẫn chủ yếu từ dịch vụ
xuất khẩu ủy thác, doanh thu bán nguyên liệu chủ yếu từ bán nguyên liệu cá tra”.

Doanh thu thuần giảm từ 9.271 tỷ đồng năm 2018  xuống 7.867 tỷ đồng năm 2019( giảm 15.14%).
Năm 2018 ghi nhận sự tăng trưởng  mặt hàng cá tra ở cả lượng và giá bán hàng, công ty cải thiện
năng lực chế biến hơn so với năm 2017, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường sang
Trung Quốc và Mỹ. Tỷ trọng doanh thu từ bán hàng thành phẩm cũng rất cao, chiếm 78%, thấy
được rằng năm 2018 mặt hàng cá tra đem về lợi nhuận rất lớn. “Năm 2019 được coi là một năm đầy
thử thách cho ngành thủy sản Việt Nam, giá nguyên liệu giảm trong khi giá nhiên liệu tăng, cuộc
chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trước đó đã ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp nói chung và thủy
hải sản nói riêng.“Đối với CTCP Vĩnh Hoàn, đây cũng là giai đoạn công ty mở rộng diện tích nuôi
trồng tới 6,6 nghìn hecta; tăng 22,2% so với năm 2018; điều này cũng góp phần làm sụt giảm giá cá
nguyên liệu và giá xuất khẩu trên thị trường thế giới. Thị trường xuất khẩu cá tra trong giai đoạn
2018- 2019 không biến động nhiều”

Hình 4.12. Biểu đồ thị trường xuất khẩu cá tra năm 2018 - 2019

43
Doanh thu thuần năm 2020 đạt 7.037 tỷ,“ giảm 11% so với năm 2019”. “Tỷ trọng của hàng cá tra
đông lạnh là 69%, không thay đổi trong giai đoạn 2019-2020. Ngoài doanh thu đến từ sản phẩm
chính là cá tra, doanh thu từ sản phẩm phụ (collagen, gelatin,..) cũng tăng so với năm 2019, cụ thể
là tỷ trọng trong tổng doanh thu đối với bán sản phẩm phụ tăng từ 12,3% đến 17,8%”.Tuy nhiên,
trong năm 2020,“do tác động nặng nề của đại dịch, giá cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long rơi
xuống mức thấp trong 6 tháng đầu năm 2020 và phục hồi nhẹ vào giai đoạn cuối năm”.Bên cạnh đó,
xuất khẩu cá tra cũng bị giảm mạnh vì covid 19.”Giá bán giảm kết hợp với giảm tỷ trọng xuất khẩu
đã làm doanh thu thuần năm 2020 của công ty thấp.

Năm 2021, mặc dù Việt Nam dịch bệnh vẫn tiến triển phức tạp, nhưng sự phục phục hồi kinh tế thế
giới đã mang lại sức sống cho ngành tiêu dùng. Giai đoạn đầu năm 2021, kinh tế VN vẫn đang trong
tình trạng trì trệ, nhưng từ giữa đến cuối năm 2021, sản xuất phục hồi mạnh mẽ. Từ đầu tháng 7,
công ty Vĩnh Hoàn thực hiện làm việc “3 tại chỗ” cho hơn 6000 công nhân tại các nhà máy, đến đầu
tháng 10.2021, công suất hoạt động khôi phục về mức 80%,  làm doanh thu thuần của công ty đã
bức phá từ mức 7.037 tỷ năm 2020 đến 9.054 tỷ năm 2021,(tăng 28,7%). Trong đó, doanh thu bán
hàng thành phẩm tăng từ 4.935 tỷ đến 6.721 tỷ, tỷ trọng doanh thu đến từ bán sản phẩm phụ và bán
hàng hóa lần lượt là 17,8% và 18,5% , tăng vọt so với các năm trước đó. Đối với nhóm sản phẩm
chính cá tra, doanh thu của Vĩnh Hoàn tăng 25% so với năm 2020. Mức tăng trưởng này cao hơn
mức tăng trưởng trung bình của ngành, Vĩnh Hoàn vẫn duy trì thị phần lớn nhất trên thị trường so
với các các đối thủ cạnh tranh như: Biển Đông Seafood, Navico, IDI,..“Trong năm 2021, chỉ tiêu
doanh thu đạt 105% so với kế hoạch.”

Hình 4.13. Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu doanh thu, tỷ trọng xuất khẩu cá tra năm 2018-2019 của
Vĩnh Hoàn so với các công ty đối thủ
44
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu

 Sản phẩm trọng yếu

Cá tra fillet là“sản phẩm chủ lực của công ty Vĩnh Hoàn, chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất” của
toàn công ty. Hiện nay, dòng sản phẩm này đang cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại có thể thay
thế đến từ các công ty Navico, IDI, Biển Đông,.. Ở thị trường nước ngoài, ví dụ ở Mỹ, đối thủ cạnh
tranh lớn nhất của Vĩnh Hoàn là công ty Nam Việt, cả 2 doanh nghiệp đều đang có lợi thế là được
hưởng thuế suất 0% đối với thuế bán phá giá tại Mỹ, trong khi đó công ty Biển Đông Seafood đang
chịu thuế 0,19 USD/kg, các doanh nghiệp khác chịu thuế 2,39 USD/kg. Tuy nhiên, Vĩnh Hoàn đang
không có lợi thế về giá bán như Nam Việt, cụ thể: trong bối cảnh giá nguyên liệu như thức ăn,
giống,.. tăng cao, Vĩnh Hoàn chỉ tự chủ được 70% nguyên liệu , 30% phải đi mua ngoài; trong khi
đó Nam Việt có thể tự chủ 100% nguyên liệu. Điều này có thể khiến cho giá cả cá tra xuất khẩu của
Vĩnh Hoàn  khó cạnh tranh hơn so với giá cá tra của Nam Việt. Để được xuất khẩu ở các thị trường
“khó tính” như Mỹ, Châu Âu,.. buộc các doanh nghiệp sản xuất phải nâng cao chất lượng sản
phẩm,“đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.” Vì thế, khi sản phẩm của đối thủ
cũng đáp ứng chất lượng như mình, giá cả phải chăng hơn,.. thì chắc chắn sẽ“thu hút người tiêu
dùng lựa chọn sản phẩm”của họ. 

 Thị trường

Thị trường nội địa: Cá tra ở Việt Nam đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ nhưng
thị trường nội địa vẫn còn khiêm tốn. Đặc biệt ở thị trường miền Trung, Bắc; cá tra vẫn“chưa được

45
người tiêu dùng ưa chuộng.”Một phần lí do cũng là vì khẩu vị của từng vùng, miền. Công ty Vĩnh
Hoàn vẫn “chật vật” khi đưa cá tra về “sân nhà”. Cuối năm 2020, Vĩnh Hoàn đã ra mắt nhãn hiệu
BASAmaster- bộ sưu tập các món ăn từ sông Mekong, tuy gây được sự chú ý từ đông đảo nhưng
doanh thu ở thị trường nội địa vẫn chưa có chiều hướng tích cực.

Thị trường nước ngoài:“3 thị trường xuất khẩu cá tra chính của Việt Nam là:” thị trường Mỹ, Châu
Âu, và Trung Quốc. Bảng dưới là doanh thu của cá tra ở các thị trường nước ngoài qua các năm.

Hình 4.14. Doanh thu cá tra ở thị trường nước ngoài qua các năm

       Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2017,“thị trường Mỹ dẫn đầu giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn, đạt 148,4 triệu USD; sau
đó là Trung Quốc với giá trị xuất khẩu đạt 25,1 triệu USD, tăng 64% so với năm 2016”.“Các thị
trường còn lại không thay đổi nhiều”.“Vì thiếu nguyên liệu trầm trọng nên doanh nghiệp ưu tiên bán
hàng cho khách hàng và thị trường chiến lược theo định hướng vào phân khúc cao và trung cấp với
mức giá hợp lý”

Năm 2018,“Vĩnh Hoàn dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Mỹ với thị phần 50%”. Tại Trung Quốc,
Vĩnh Hoàn là nhà cung cấp cá tra lớn thứ 3, chiếm 9% thị phần, chủ yếu tập trung vào phân khúc
cao cấp, “cá tra được giới thiệu và phân phối bởi các kênh thương mại hàng đầu Trung Quốc như
Alibaba và JD.com”. Đối với thị trường Châu Âu, sau một thời gian thị phần giảm sút vì bị tấn công
bôi xấu trên các kênh truyền thông, năm 2018 là năm tăng trưởng khởi sắc trở lại, thậm chí là tăng
trưởng 20 % ở các nước như Anh, Bỉ, Đức và Hà Lan.

46
Năm 2019,“cá rô phi là sản phẩm cạnh tranh lớn nhất đối với cá tra”. Tuy nhiên, trước đó chiến
tranh thương mại Trung-Mĩ xảy ra, Mỹ tăng “thuế nhập khẩu sản phẩm thủy sản”Trung Quốc từ
10% lên 25%, làm“giảm thị phần của cá rô tại thị trường”này, đây cũng chính là“cơ hội để Việt
Nam nói chung, công ty Vĩnh Hoàn nói riêng gia tăng xuất khẩu mặt hàng cá tra”.

Năm 2020, Vĩnh Hoàn“xuất khẩu cá tra đến 47 thị trường, tăng 9 thị trường so với năm”2019, trong
đó“có 3 thị trường vẫn chiếm thị phần lớn nhất”là ; Mỹ (35%), Trung Quốc (17%) và Châu Âu
(18%). Điểm sáng“trong năm 2020 là sự tăng trưởng xuất khẩu sang Châu”Âu, doanh thu tăng 35%
so với năm 2019, hiệp định“EVFTA giúp thuế suất của cá tra vào Châu Âu”giảm,“tăng lợi thế cạnh
tranh, nhờ vậy mà Châu Âu đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2”đối với
Vĩnh Hoàn.“Trong khi đó doanh thu xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc sụt giảm lần”lượt là 21% và
24%. Mặc dù doanh thu ở thị trường Trung Quốc giảm, Vĩnh Hoàn vẫn đứng thứ 2“xuất khẩu cá tra
vào thị trường này”( sau công ty IDI).

Năm 2021, Vĩnh Hoàn xuất khẩu sang 52“thị trường, tăng 5 thị trường so với năm 2020, chiếm
72%” tổng doanh thu. Đây là năm doanh thu của Vĩnh Hoàn tăng trưởng mạnh trở lại ở“tất cả thị
trường. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của”Vĩnh Hoàn, khẳng định uy tín và sức mạnh
thương hiệu của sản phẩm, doanh thu tại Mỹ tăng đến 56% so với năm 2020. Tại Châu Âu, doanh
thu tăng 15% so với năm trước. Tại Trung Quốc, Vĩnh Hoàn không chỉ xuất khẩu cá tra mà còn xuất
khẩu các sản phẩm phụ như dầu cá, bột cá,..“doanh thu ở nước này chỉ tăng 9% so với”2020. Ở các
thị trường khác, doanh thu tăng 29%.

 Kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất

Vĩnh Hoàn tăng diện tích nuôi trồng thủy sản, đi theo hướng“cốt lõi là nuôi và chế biến”cá, dự định
sẽ “vượt mốc 1000 tấn nguyên liệu/ngày”, phát triển thêm các công ty con, mở rộng các dự án dây
chuyền“sản xuất nguyên liệu để đảm bảo tỉ lệ tự chủ nguyên liệu cao của nhà”máy, diện tích mở
rộng tầm 100-150 hecta; đầu tư thêm các kho lạnh mới; không chỉ tăng cường xuất khẩu cá tra mà
còn sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng khác như dầu cá, bột cá,.  Vĩnh Hoàn có kế hoạch“mở rộng
quy mô ương nuôi giống ở những địa phương thích hợp cho quy hoạch giống thủy”sản. Bên cạnh
đó, công ty cũng tăng cường các hoạt động cải tiến theo hướng khoa học công nghệ .

Giá vốn hàng bán và Lợi nhuận gộp

Năm 2017, giá vốn đạt 6.979 tỷ,“nguyên nhân là“do sự thiếu hụt nguyên liệu đã đã đẩy giá nguyên
vật liệu tăng cao, thậm chí tăng nhanh hơn mức tăng của giá bán”.Giá vốn hàng hóa tiếp tục cao ở
47
năm 2018 và 2021, sụt giảm giai đoạn 2019-2020. Giá vốn năm 2019 và 2020 giảm lần lượt là
12,41% và 16,72% so với năm 2018, năm 2021 tăng 21,18% so với năm 2019.

Vì doanh thu giai đoạn 2019-2020 giảm nên giá vốn có xu hướng giảm theo, đây là giai đoạn thế
giới ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch covid-19, chuỗi sản xuất thủy sản đứng trước nguy cơ đứt
gãy, “doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hóa”cho nhà phân phối.

Giá vốn từ năm 2018 đến năm 2019 giảm một lượng 897 tỷ, tương ứng với doanh thu thuần giảm
1404 tỷ; giá vốn từ năm 2019 đến năm 2020 cũng sụt giảm một mức 311 tỷ, doanh thu giai đoạn
này tụt 830 tỷ. Qua đó có thể thấy cùng với sự giảm mạnh của doanh thu thì giá vốn cũng giảm
tương tự. Đến năm 2021, sự tăng tốc phục hồi kinh tế giai đoạn gần cuối năm, quyết định làm việc
“3 tại chỗ” của doanh nghiệp là một quyết định đúng đắn để đẩy mạnh sản xuất.“Năm 2021, “giá
cước vận tải giảm sau 1 thời gian tăng nóng, doanh nghiệp giảm được áp lực chi phí xuất khẩu, một
phần làm giảm giá vốn hàng bán.”

Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp thay đổi cùng chiều với doanh thu và giá vốn, cao ở năm 2018
(2.039 tỷ), sụt giảm trong năm 2019 và 2020, cụ thể: giảm 24.8% ở năm 2019, giảm 50% ở năm
2020 so với 2018. Năm 2021, doanh thu tăng trở lại, vì thế lợi nhuận gộp cũng tăng theo, tăng từ
1.014 tỷ đến 1.755 tỷ, tăng hơn 70% so với năm 2020. Riêng với năm 2017, lợi nhuận gộp ở mức
tạm ổn, biên lợi nhuận thấp vì“công ty chủ động giảm biên lợi nhuận để lấy nhiều đơn hàng thức ăn
hơn cho các khách hàng thức ăn cũng chính là nhà cung cấp nguyên liệu cho Vĩnh Hoàn”,để giữ ổn
định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Hình 4.15. Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty Vĩnh Hoàn và công ty đối thủ IDI qua các năm

48
So sánh: Từ bảng tỷ suất lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn và công ty đối thủ IDI, ta thấy được hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp và sức khỏe tài chính của Vĩnh Hoàn tốt hơn so với IDI. Năm 2018, tỷ suất
lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn là 22%, có ý nghĩa: trong 1 đồng doanh thu của công ty, có 0,22 đồng
lợi nhuận gộp. Vĩnh Hoàn đang kiểm soát được chi phí vốn để có giá bán và chương trình bán hàng
hiệu quả. Cùng năm 2018, IDI chỉ có 15,74%; từ năm 2019 - 2021, chỉ số tỷ suất này của công ty
IDI giảm liên tục, năm 2021 chỉ còn 8,92%. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn dao
động với biên độ nhỏ, lần lượt là 19,48%, 14,42% và 19,39% ở giai đoạn 2019 – 2021.

Doanh thu hoạt động tài chính

49
Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu đến từ 3 nguồn chính:“lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá hối
đoái và lãi từ thị trường chứng khoán”.

Năm 2017, doanh thu tài chính ở mức 58 tỷ, chủ yếu nhờ lãi tiền gửi  và lãi chênh lệch tỉ giá hối
đoái. Giai đoạn 2018-2021, doanh thu tài chính bị ảnh hưởng khá nhiều từ thị trường chứng khoán,
sự tăng trưởng của doanh thu tài chính chủ yếu nhờ khoản lãi đầu tư cổ phiếu. Thực tế trong giai
đoạn dịch, thị trường chứng khoán toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ. 

Năm 2018, doanh thu hoạt động tài chính đạt hơn 137 tỷ, chủ yếu là từ lãi tiền gửi và lãi tỷ giá.
Năm 2019, doanh thu tài chính tăng 83,34% so với năm 2018, đạt mức 251.192.603.804 VNĐ, đây
là năm thị trường chứng khoán Việt Nam là “điểm sáng” của Đông Nam Á, tăng trưởng về cả quy
mô và chất lượng, thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong ngoài nước. Báo cáo của Ủy ban CKNN, trong
năm này, chỉ số VN-Index đạt 960,99 điểm, quy mô vốn hóa đạt 4.384 nghìn tỷ đồng.“Bên cạnh đó,
trong năm này, công ty Vĩnh Hoàn thông qua việc chuyển nhượng 35% cổ phần tại Công ty TNHH
Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang và 25% cổ phần tại Octogone
Holdings”Pte.Ltd, vì vậy,“công ty nhận được hơn 120 tỷ tiền lãi từ thoái vốn công ty liên”kết. Năm
2020, thị trường chứng khoán vẫn chưa hạ nhiệt, tuy nhiên doanh thu tài chính sụt giảm so với năm
2019, giảm 9,5%, đạt 227 tỷ. Năm 2020, Vĩnh Hoàn đã bán ra toàn bộ chứng khoán đầu tư trong
năm tài chính.“Có thể thấy được, vì hoạt động kinh doanh cốt lõi gặp khó khăn trong năm, doanh
nghiệp đã chuyển dịch một phần đầu tư chứng khoán và đã cụ thể hóa lợi nhuận trong năm tài chính
2020. Đặc biệt ở năm 2020, Vĩnh Hoàn ghi nhận thêm khoản cổ tức được cộng vào. Doanh thu tài
chính biến động nhiều sẽ tác động đến tổng lợi nhuận của công ty. Năm 2021, doanh thu tài chính
giảm 32 tỷ so với năm 2020, lãi đầu tư chứng khoán và lãi tiền gửi giảm so với năm 2020, tuy nhiên
lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng mạnh, góp phần đẩy mạnh doanh thu tài chính.
50
Chi phí tài chính

Năm 2017, chi phí tài chính chủ yếu đến từ sự chênh lệch tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu
(trong năm, hơn“80% doanh thu của Vĩnh Hoàn là nhờ xuất nhập khẩu”). Đồng thời, công ty chi
khoản đầu tư khá lớn để mua lại Thanh Bình nên phát sinh nhiều chi phí lãi vay. 

Năm 2018, chi phí tài chính rất cao, hơn 167 tỷ.“Bởi vì trong năm này, nợ phải trả của VHC tăng
175 tỷ đồng lên hơn 2.275 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng hơn 260 tỷ
đồng lên gần 1.270 tỷ đồng.”Vay nợ“tăng làm tăng tiền lãi vay phải trả”(chi phí lãi gần 56 tỷ), dẫn
đến chi phí tài chính tăng. Bên cạnh đó, công ty còn phải trả khoản lỗ tỷ giá.

Khoản“mục vay ngắn hạn”của Vĩnh Hoàn trên BCTC ở các năm 2018, 2020,2021 đều rất cao, nên
chi phí tài chính các năm này cao là đều dễ hiểu.

Năm 2019, chi phí tài chính là 89,6 tỷ, giảm 46% so với năm trước, chi phí lãi vay chiếm hơn 50%
(59,3 tỷ) trong cơ cấu chi phí tài chính (89,6 tỷ), còn lại là lỗ chênh lệch tỷ giá. Năm 2020, chi phí
tài chính tăng 12 tỷ so với năm 2019 (tăng 12,8%), mặc dù năm 2020 chi phí lãi vay thấp vì ngành
ngân hàng giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên“công ty có nhiều khoản chi phí tài
chính từ các mục như: lỗ chứng khoán kinh doanh, lỗ chênh lệch tỉ”giá... Năm 2021 có chi phí lãi
vay là 34 tỷ, thấp hơn so với năm 2020, tuy nhiên trong năm công ty chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá
hối đoái hơn 5 tỷ, dẫn đến chi phí tài chính cao.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng tương đối ổn định trong 3 năm 2017, 2018 và 2019, giảm ở năm 2020 và tăng
mạnh trong năm 2021. Chi phí chủ yếu cho khoản mục này là chi phí lưu kho, vận chuyển và các
chi phí dịch vụ; chi phí nhân công,.. Công ty mở rộng chuỗi sản xuất nên cần nhiều nhân công chế

51
biến sản suất; phí cước tàu ngày càng đắt đỏ, đặc biệt trong năm 2021, chi phí này tăng lên gấp 2, 3
lần so với các năm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp dường như không có biến động trong 4 năm 2017 đến 2020, và tăng
mạnh vào năm 2021, cụ thể là từ 148 tỷ tăng đến 213 tỷ. Chi phí này chủ yếu đến từ“khoản phí trả
lương và phúc lợi cho nhân viên quản”lý. Năm 2021, Vĩnh Hoàn góp vốn 100%“thành lập công ty
Vinh Technology Pte tại Singapore”nên làm chi phí quản lí tăng lên, cũng phát sinh thêm phí phân
bổ lợi thế thương mại. 

Lợi nhuận kế toán trước thuế

Năm 2017, lợi nhuận trước thuế đạt 722,8 tỷ, tăng 7,48% so với cùng kì năm trước.

Năm 2018 ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.687 tỷ, tăng 133% so với năm 2017, nguyên nhân ở
đây là do doanh thu bán hàng tăng 14% và doanh thu tài chính tăng hơn 50%. Khoản mục doanh thu
tài chính tăng mạnh nhờ công ty chuyển nhượng vốn tại công ty con Vạn Đức Tiền Giang xuống
còn 35%, chuyển từ hình thức công ty con sang công ty liên kết. Lợi nhuận trước thuế của công ty
đạt tới 134% so với kế hoạch năm.

Năm 2019 ghi nhận lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là 1.309 tỷ, giảm 22,4% so với cùng kỳ
năm trước. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2018 công ty Vĩnh Hoàn ghi nhận sự đột phá về lợi
nhuận, lãi gần 1.500 tỷ, bằng lợi nhuận 3 năm trước cộng lại. Ngoài ra, năm 2019, công ty không
còn hợp nhất kết quả kinh doanh với công ty Vạn Đức Tiền Giang nên cũng phần nào làm giảm lợi
nhuận.

Năm 2020, lợi nhuận trước thuế giảm sâu, chỉ còn 803 tỷ, đây có lẽ là năm mà công ty ghi nhận kết
quả kinh doanh tệ nhất kể từ năm 2018, nguyên nhân là do trong năm có các khoản giảm trừ doanh
thu tăng gấp 4 so với năm trước, chi phí tài chính và các chi phí khác cũng tăng nhiều.

Năm 2021 lợi nhuận trước thuế dần tăng trở lại như giai đoạn 2019 vì doanh thu bắt đầu tăng , đây
là thời kì doanh nghiệp hồi phục trở lại sau đại dịch.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và hoãn lại

Từ năm 2017 đến 2018, chi phí thuế TNDN tăng hơn 50%, từ 109 tỷ đến 252 tỷ. Nguyên nhân sự
gia tăng là vì năm 2018 cả doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính tăng mạnh so với năm 2017
(cụ thể: doanh thu bán hàng tăng 15% và doanh thu tài chính tăng 2,4 lần so với 2017). 

52
Năm 2019, chi phí thuế giảm 44,8% so với năm 2018 , vì năm này doanh thu giảm mạnh do giảm tỷ
trọng xuất khẩu, giá vốn nguyên liệu tăng , dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm và giảm thuế TNDN

Thuế TNDN giảm mạnh ở năm 2020, chỉ còn hơn 81 tỷ, do giá bán sản phẩm giảm trong đại dịch
covid, dẫn đến doanh thu giảm  giảm lợi nhuận trước thuế 🡪 giảm thuế TNDN. Đến năm 2021, thuế
TNDN tăng trở lại ( đạt 178 tỷ), nhờ doanh thu bán hàng tăng gần 2000 tỷ.

4.3.2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Hình 4.16. Lưu chuyển dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Tỷ đồng

 Từ 2017 - 2021, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng biến động theo 2 xu hướng:
tăng vào giai đoạn 2017-2019, và giảm vào 2019 - 2021. Năm 2019 ghi nhận dòng tiền đạt mức cao
nhất là 1.489 tỷ đồng, thấp nhất là năm 2021 chỉ đạt 331 tỷ đồng. Đặc biệt, khác với các dòng tiền
khác thì dòng tiền hoạt động kinh doanh luôn mang giá trị dương qua các năm. Chi phí khấu hao giữ
ổn định trong 5 năm trên.

Từ 2017 đến 2019, các khoản phải trả tăng dần, đồng thời lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu
giảm. Đặc biệt năm 2019, lợi nhuận trước thuế cao, cộng với khoản phải thu giảm đến 642 tỷ, lượng
hàng tồn kho cũng giảm nhiều so với các năm, làm dòng tiền hoạt động kinh doanh tăng đột biến.
Bên cạnh đó, năm 2018 cũng có khoản lợi nhuận ròng cao, tuy nhiên khoản phải thu trong năm tăng
cao( tăng 1293 tỷ) nên kéo theo dòng tiền hoạt động kinh doanh thấp.

53
Mặc dù năm 2021 có lợi nhuận trước thuế cao gấp 1,5 lần so với năm 2020. Tuy nhiên, lưu chuyển
dòng tiền hoạt động kinh doanh 2 năm này không có sự khác biệt nhiều. Nguyên nhân là vì năm
2021 ghi nhận các mục như: tăng các khoản phải thu, tăng hàng tồn kho, giảm các khoản phải trả, số
liệu đều gấp 2 lần so với năm 2020.

4.3.3. Lý giải nguyên nhân

Năm 2017, Vĩnh Hoàn mua lại 100% cổ phần của công ty Thanh Bình Đồng Tháp, nên doanh thu
năm 2017 tương đối cao, nhờ sự góp mặt của phần doanh thu đến từ công ty Thanh Bình. Trong
năm này, ngành cá tra bị chơi truyền thông bẩn ở Châu Âu“(kênh truyền hình Tây Ban Nha phát 1
clip nói về cá tra ở Việt Nam nuôi bằng các loại thức ăn không hợp vệ sinh)”phần nào cũng làm
doanh nghiệp mất đi uy tín. Trong năm, sự khan hiếm từ nguồn nguyên liệu đã đẩy giá nguyên liệu
tăng lên, giá vốn cao đã làm giảm lợi nhuận. Bên cạnh đó, Vĩnh Hoàn đầu tư 360 tỷ mua nhà máy
Thanh Bình, tăng năng suất sản xuất. 

Năm 2018, góp vốn thành lập công ty Vĩnh Phước, tăng năng suất chế biến lên 150 tấn/ ngày, tăng
lượng cá tra ra thị trường, doanh thu tăng đột phá. Đồng thời, Vĩnh Hoàn tăng tỷ trọng xuất khẩu,
chiếm thị phần lớn ở Mỹ và Trung Quốc, cải thiện uy tín sau khi bị ảnh hưởng truyền thông vào
năm 2017. Tuy nhiên, năm này ghi nhận rất nhiều khoản chi phí tài chính: phí trả lãi vay, lỗ tỷ giá,
lỗ ở thị trường chứng khoán,.. góp phần làm giảm lợi nhuận trước thuế.

Năm 2019, công ty sản xuất giống cá tra Vĩnh Hoàn được xây dựng, giải quyết vấn đề về sự thiếu
hụt giống cá, nghiên cứu phát triển công nghệ nhằm tạo ra các giống cá chất lượng cao. Vì công ty
đã thoái vốn từ Vạn Đức Tiền Giang nên mất đi phần doanh thu từ công ty này.Doanh thu năm 2019
so với các năm thì tương đối cao, nhưng vẫn chưa đạt mức kỳ vọng, một phần vì tỷ trọng xuất nhập
khẩu giảm do các nhà nhập khẩu có mức tồn kho cao vào cuối năm 2018. Công ty đầu tư phát triển
các mặt hàng phụ như mỡ cá, bột cá, kế hoạch ước tính doanh thu ở mảng này sẽ tăng 20%. Đồng
thời, chi đầu tư để xây dựng hệ thống kho đông lạnh.

Năm 2020, Vĩnh Hoàn mua cổ phần của công ty xuất nhập khẩu Sa Giang, chiếm 49,89%. Tận dụng
mạng lưới phân phối hiện hữu của Sa Giang để sản phẩm cá tra fillet thâm nhập tốt hơn vào các
kênh bán lẻ của thị trường nước ngoài. Cuối năm 2020, Vĩnh Hoàn tiếp tục thành lập công ty Vinh
Technology tại Singapore nhằm tập trung vào hoạt động đầu tư và phát triển mảng công nghệ thực
phẩm và thực phẩm chức năm, lí giải vì sao năm 2021 tỷ trọng doanh thu ở mảng sản phẩm phụ và
bán hàng hóa tăng mạnh so với các năm.

54
Năm 2021, thực hiện “3 tại chỗ” vào giai đoạn nửa năm sau, tức tốc khôi phục năng suất sản xuất,
doanh thu tăng vượt 51% kế hoạch và tăng trưởng 29% so với năm 2020. Xây dựng nhà máy thức
ăn thủy sản Feed One, dần tự chủ hoàn toàn nguyền nguyên liệu.

4.4. Phân tích chỉ số

4.4.1. Khả năng thanh toán

Bảng 4.4. Phân tích nhóm chỉ số thanh khoản

Nhóm chỉ số thanh khoản 2017 2018 2019 2020 2021

Tỷ số tiền mặt 0,02714 0,01921 0,05037 0,02100 0,07284

Tỷ số thanh toán nhanh 1,07856 1,22390 1,86377 1,66266 1,39903

Tỷ số thanh toán hiện hành 1,79832 1,83954 2,68780 2,43971 2,06808

Trong nhóm chỉ số thanh khoản, các chỉ số này là những chỉ số tiêu biểu thể hiện khả năng thanh
khoản (khả năng chuyển đổi sang tiền mặt với giá trị hợp lý bằng đúng giá trị của tài sản), hay nói
cách khác phân tích các chỉ số thanh khoản là phân tích đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ
có thời hạn trả trong vòng một năm của doanh nghiệp.

Đầu tiên là tỷ số thanh toán hiện hành được đo lường bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có
với tổng nợ ngắn hạn phải trả. Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản
thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Qua đó ta đang thấy rằng tỷ số
này đang tăng từ năm 2017 - 2019 và sụt giảm nhẹ liên tục ở 2 năm 2020 và 2021.

Bảng 4.5. Phân tích các yếu tố liên quan đến chỉ số thanh khoản

2018 2019 2020 2021

Tăng trưởng tài sản ngắn hạn 37,82271 11,37620 2,69160 17,04385

Tăng trưởng nợ ngắn hạn 34,73443 23,77371 13,13427 38,07631

55
Tăng trưởng tài sản ngắn hạn (trừ
HTK) 52,89070 16,07859 0,92642 16,18318

Tăng trưởng tiền mặt -4,63809 99,85722 52,84259 379,01381

Đơn vị: %

Nguyên nhân của sự gia tăng ở năm 2018 là do sự tăng mạnh của tài sản ngắn hạn, cụ thể là khoản
mục đầu tư tài chính ngắn hạn tăng xấp xỉ 440 tỷ đồng và phải thu ngắn hạn khách hàng tăng 712 tỷ
đồng, tuy nhiên nợ ngắn hạn chỉ tăng nhẹ khiến cho chỉ số khả năng thanh toán hiện hành nhìn
chung tăng vào năm 2017.

Bắt đầu từ năm 2020 nợ ngắn hạn của công ty tăng do công ty đã đầu tư nhiều hơn vào mở rộng,
nâng cấp các nhà máy, dây chuyền sản xuất và khoản mục người mua trả tiền trước cũng có xu
hướng tăng, tuy nhiên tài sản ngắn hạn tăng nhẹ nhưng không đáng kể nên đã làm cho tỷ số thanh
toán hiện hành có sự sụt giảm nhẹ.

Năm 2021, các chỉ số thanh toán của công ty tiếp tục giảm do sự gia tăng về nợ ngắn hạn ở khoản
mục vay ngắn hạn, cũng như công ty đã tăng chi trả cho người lao động để khuyến khích làm việc
trong giai đoạn Covid làm cho khoản mục phải trả người lao động gia tăng khiến cho nợ ngắn hạn
có sự gia tăng, đây là lý do của sự sụt giảm về tỷ số thanh toán hiện hành năm 2021.

Từ tính toán của tỷ số thanh toán hiện hành, có thể thấy có xu hướng tăng khôi phục vị thế và cả 5
năm tỷ số thanh toán hiện hành của VHC đều cao hơn 1, thể hiện tài sản ngắn hạn đang lớn hơn nợ
ngắn hạn và công ty đang bảo đảm được thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có của
mình. Phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của VHC, nợ ngắn hạn của VHC phần lớn
đến từ việc đi vay ngắn hạn (chiếm hơn 50%), những khoản mục còn lại ổn định qua các năm.
Trong cơ cấu nợ và tài sản VHC, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng bình quân 30,49% trong tổng nguồn
vốn, trong khi đó tài sản ngắn hạn  chiếm tới 64,85% tỷ trọng bình quân, kết hợp với tỷ số thanh
toán hiện hành luôn trên 1, VHC đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn
hiện có từ năm 2017 - 2021.

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh được đo lường bằng bộ phận giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn
sau khi đã loại bỏ đi hàng tồn kho so với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán
của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào việc tiêu thụ hàng tồn kho. Tức là sau khi đã loại trừ đi

56
giá trị hàng tồn kho - bộ phận có tính thanh khoản thấp nhất trong trong tài sản ngắn hạn, phản ánh
khả năng chuyển đổi nhanh hơn về tài sản ngắn hạn đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Ta nhận thấy xu
hướng biến động của tỷ số thanh toán nhanh cùng chiều với xu hướng của tỷ số thanh toán hiện
hành, đồng thời sự chênh lệch với nhau thấp, nên khả năng thanh toán nhanh của công ty không có
sự khác biệt mấy đối với khả năng thanh toán hiện hành của công ty.

Vì tỷ số thanh toán hiện hành tổng quát đã lớn hơn 1 nên tỷ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 là hợp lý
phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn cao của VHC.

Tỷ số tiền mặt đo lường bằng lượng tiền và tương đương tiền trên nợ ngắn hạn. Tức là với lượng
tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán ngay bằng tiền cho
các khoản nợ ngắn hạn.

Năm 2017 - 2018 tỷ số tiền mặt của công ty giảm nhẹ do sự giảm nhẹ của tiền mặt và tăng mạnh
của nợ ngắn hạn. Năm 2018 - 2019 có sự tăng mạnh trong tỷ số tiền mặt nguyên do là sự sụt giảm
mạnh trong nợ ngắn hạn cùng với đó là sự gia tăng mạnh trong tiền và tương đương tiền.

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, tiền và tương đương tiền chỉ chiếm tỷ trọng 1,51% và 1,04% trong 2
năm 2017 và 2018, tăng lên 1,87% trong năm 2019, giảm mạnh xuống 0,86% trong năm 2020 và
bật tăng mạnh lên 3,52% ở năm 2021. Nhìn chung, VHC nắm giữ lượng tiền mặt rất thấp so với nợ
ngắn hạn, với tỷ số tiền mặt hiện tại, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của VHC không tốt.

Đánh giá chung bộ chỉ số khả năng thanh khoản

Hình 4.17. Mô tả biến động các chỉ số thanh khoản của công ty Vĩnh Hoàn

57
Nhìn chung, từ tỷ số thanh toán hiện hành tổng quát, đến tỷ số thanh toán nhanh loại trừ tài sản ngắn
hạn kém thanh khoản đến tài sản thanh khoản cao nhất với tỷ số thanh toán bằng tiền mặt, VHC tốt
trong khả năng đảm bảo nợ vay ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Tác động từ hoạt động đầu tư dài
hạn và bổ sung vốn lưu động đã gia tăng nợ ngắn hạn của VHC, trong khi đó tài sản ngắn hạn chiếm
tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Các chỉ số thanh toán có mối quan hệ với nhau cùng nhau biến
động. Chủ yếu chia thành 2 giai đoạn là tăng từ 2017 - 2019, giảm nhẹ vào năm 2020 và tiếp tục
giảm vào năm 2021.

4.4.2 Chỉ số đòn bẩy tài chính

Bảng 4.6. Phân tích nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính

Nhóm chỉ số đòn bẩy tài


chính 2017 2018 2019 2020 2021

Bội số vốn cổ phần 1,71364 1,56867 1,35576 1,39147 1,48499

Khả năng thanh toán lãi vay 11,11718 31,14260 22,99387 21,91425 37,87214

Tỷ số đảm bảo tiền mặt 13,90054 33,93440 25,76884 27,19128 46,08457

Trong nhóm chỉ số thanh toán, các chỉ số này là những chỉ số tiêu biểu đánh giá khả năng đáp ứng
nghĩa vụ nợ có thời hạn trả nợ trên một năm của doanh nghiệp. Phân tích khả năng thanh toán các
khoản nợ gốc phải trả dài hạn. Các chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích khả năng thanh toán gốc
58
vay nợ dài hạn gắn liền với việc phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, nên các chỉ số này
còn có tên là tỷ số đòn bẩy tài chính.

Bội số vốn cổ phần cho ta thấy tỉ số giữa tài sản và vốn cổ phần để thể hiện khả năng tự chủ tài
chính của doanh nghiệp, ta có thể thấy bội số vốn cổ phần của VHC giảm từ năm 2017 - 2019 và có
sự tăng nhẹ trong năm 2020 và giảm vào năm 2021. Sự suy giảm này bắt nguồn từ năm 2017 -
2019, giá trị vốn chủ sở hữu của công ty cũng ghi nhận mức tăng mạnh 65,75% (tương đương hơn
1.900 tỷ đồng). Nguyên nhân của những sự biến động này đến từ việc lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối của doanh nghiệp tăng mạnh, đạt mức kỷ lục ở năm 2018 do giá cá tra tăng mạnh, năm 2019 có
sự giảm nhẹ so với 2018 nhưng cũng là một mức lợi nhuận cao đáng kể. Điều này làm cho vốn chủ
sở hữu tăng cao đây là nguyên nhân làm cho bội số vốn cổ phần 2017 - 2019 có sự giảm khá nhanh.

Năm 2020, Vĩnh Hoàn đã đầu tư mở rộng và nâng cấp Nhà máy 2, hoàn thành việc mở rộng dây
chuyền gelatin mới, thành lập Công ty Vinh Technology tại Singapore tập trung hoạt động đầu tư và
mở rộng cơ hội phát triển ở mảng công nghệ thực phẩm và thực phẩm chức năng, làm cho tài sản cố
định tăng mạnh so với vốn chủ sở hữu tăng nhẹ. Điều này giải thích cho sự tăng nhẹ trong bội số
vốn cổ phần năm 2020.

Khả năng thanh toán lãi vay là chỉ số cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty bằng cách
lấy EBIT chia cho lãi vay. Từ năm 2017 - 2018 chỉ số này có sự gia tăng và giảm đi liên tục từ năm
2018 - 2020 sau đó tăng mạnh ở năm 2021. 

Từ năm 2017 - 2018 tỷ số khả năng thanh toán lãi vay tăng nhanh nguyên nhân là do lợi nhuận
trước thuế tăng mạnh (lợi nhuận kỷ lục vì giá cá tra và lượng xuất khẩu tăng) làm cho EBIT gia tăng
trong khi đó lãi vay của công ty có xu hướng giảm, làm cho khả năng thanh toán lãi vay tăng.

Từ năm 2018 - 2020 lợi nhuận của công ty giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid lên lượng cá xuất
khẩu sang nước ngoài làm cho EBIT giảm và chỉ số khả năng thanh toán lãi vay cũng giảm theo.

Tỷ số đảm bảo tiền mặt có thể được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao của
công ty chia cho chi phí lãi vay. Chỉ số này cho ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty bằng
tiền mặt.

Không giống tỷ số thanh toán lãi vay, tỷ số đảm bảo tiền mặt tăng liên tục 2017 - 2018, sụt giảm ở
năm 2019 nhưng tiếp tục tăng ở các năm sau đó. Nếu chúng ta bỏ qua sự bất thường vào năm 2019,
thì tỷ số đảm bảo tiền mặt tăng đến 2021 với nguyên do là việc khấu hao tài sản cố định càng nhiều

59
thêm do công ty đã đầu tư vào, cùng với đó là lợi nhuận kế toán trước thuế có sự gia tăng do công ty
thay đổi cơ cấu mang lại.

Nhận xét chung 

Hình 4.18. Mô tả biến động các chỉ số đòn bẩy tài chính của công ty Vĩnh Hoàn

Nhìn chung nhóm chỉ số đòn bẫy của VHC trong những năm gần đây có xu hướng tăng đều. Nhìn
vào các chỉ số ta có thể thấy được công ty vẫn có nhiều tiềm năng, sự phục hồi đang diễn ra trong
lĩnh vực dịch vụ thực phẩm toàn cầu sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cá tra. Theo Hiệp hội Nhà hàng
quốc gia Hoa Kỳ, dự báo doanh số bán của nhà hàng và dịch vụ ăn uống tại nước này sẽ tăng 12%
vào năm 2022. Với tỷ lệ tiêm vắc-xin toàn cầu, sự gia tăng này sẽ diễn ra ở nhiều khu vực khác
nhau. Hoạt động xuất khẩu của Vĩnh Hoàn sẽ hưởng lợi cùng đà phục hồi này. Động lực cung cầu
thuận lợi giúp nâng cao giá bán phi lê thực tế của Công ty.

Ngoài mảng cá tra, một “vũ khí” lớn mà Vĩnh Hoàn đang có được là hoạt động kinh doanh mảng
Collagen & Gelatin. Mảng này đang sẵn sàng phục hồi nhờ kinh tế mở cửa trở lại tại châu Á - thị
trường chính của Vĩnh Hoàn. 

4.4.3. Hiệu quả hoạt động

Bảng 4.7. Phân tích nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

60
Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động 2018 2019 2020 2021

Vòng quay phải thu khách hàng 5,21292 5,62371 5,86028 4,47423

Thời gian thu tiền khách hàng bình quân (ngày) 70,01839 64,90375 62,28370 81,57821

Vòng quay phải trả nhà cung cấp 28,23006 26,07400 21,11835 18,94244

Thời gian trả tiền người bán bình quân (ngày) 12,92948 13,99862 17,28355 19,26890

Vòng quay tổng tài sản 1,65890 1,22299 1,03739 1,13684

Bảng 4.8. So sánh chỉ số hiệu quả hoạt động của Vĩnh Hoàn với một số doanh nghiệp cùng ngành

VHC IDI KHS

Vòng quay phải thu khách hàng 5,29 4,68 16,86

Vòng quay phải trả nhà cung cấp 23,59 4,68 17,03

Vòng quay tổng tài sản 1,26 1,02 1,64

Trong nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động, các chỉ số trên là các chỉ số tiêu biểu, dùng để đánh giá khả
năng của một công ty trong việc chuyển các hạng mục khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu, là
nhân tố trong việc xác định cơ cấu quản lý của công ty có làm tốt trong việc sử dụng tài nguyên của
mình để tạo ra doanh thu và tiền mặt. Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động đo lường tài nguyên mà công
ty đầu tư vào các khâu quản lý tồn kho và việc thu hồi. Vì áp dụng bình quân các khoản mục nên
năm 2017 không được tổng hợp tại bảng 4.4.

Vòng quay khoản phải thu được đo lường bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên bình
quân khoản phải thu doanh nghiệp (khoản mục phải thu khách hàng ngắn hạn). Chỉ số cho biết khả
năng thu được các khoản phải thu của doanh nghiệp, được dùng để đánh giá mức độ rủi ro thực tế
về các khoản phải thu cũng như các chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng với người mua
hàng. Về xu hướng biến động, vòng quay khoản phải thu tăng mạnh trong năm 2018 - 2020 và giảm
trở lại trong giai đoạn 2020 - 2021. Ta có thể nhìn thấy rằng Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
dần qua các năm, có thể bỏ qua vấn đề đại dịch đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm
61
2021. Thì doanh nghiệp vẫn hoạt động hiệu quả hơn theo thời gian. Ví dụ như Vòng quay phải thu
khách hàng tăng dần theo thời gian, tuy rằng số tiền phải thu khách hàng không ổn định, tuy nhiên
vì khoản phải thu khách hàng tăng dần theo thời gian nên khoản bán hàng tín dụng ròng vẫn giữ ở
mức cao và tăng dần theo thời gian. 

Tuy nhiên thời gian thu tiền khách hàng bình quân của doanh nghiệp thì giảm dần theo gian. Điều
này có thể giải thích do tình hình doanh nghiệp nói chung ở năm 2020 và 2021 đều khá khó khăn,
nhiều ngân hàng và các định chế tài chính phải nới lỏng thời gian cũng như lãi vay để giúp đỡ doanh
nghiệp. Từ điều đó ta có thể thấy rằng thời gian thu tiền khách hàng bình quân giảm dần theo thời
gian là vì điều đó. 

Vòng quay khoản phải trả được đo lường bằng giá vốn hàng bán trên cho bình quân khoản phải trả
người bán (khoản mục phải trả người bán ngắn hạn). Ngược lại với vòng quay khoản phải thu, vòng
quay khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, đánh giá khả năng thanh
toán của doanh nghiệp. Về xu hướng biến động, vòng quay khoản phải trả có xu hướng nghịch
chiều với xu hướng của vòng quay khoản phải thu, tức là có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân biến
động, cụ thể: Khoản phải trả người bán có xu hướng tăng dần từ 2017 - 2021 làm gia tăng vòng
quay khoản phải trả từ giai đoạn 2017 - 2021. Sự sụt giảm trong vòng quay khoản phải trả thể hiện
VHC đang đẩy mạnh thanh toán sớm, gia tăng khả năng thanh toán. Khi so sánh với các doanh
nghiệp cùng ngành, vòng quay khoản phải trả cao hơn hẳn, điều này thể hiện mặc dù cải thiện khả
năng thanh toán, so với cạnh tranh trong ngành, khả năng VHC thanh toán kép và chiếm dụng vốn
nhà cung cấp rất thấp.

Vòng quay tổng tài sản được đo lường bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên cho tổng
tài sản. Đây là thước đo tổng quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Xét xu hướng
biến động, vòng quay tổng tài sản có xu hướng giảm mạnh từ năm 2017 đến năm 2021. Nguyên
nhân biến động chính là do sự gia tăng mạnh của tổng tài sản qua các năm do gia tăng đầu tư tài sản
dài hạn như nhà máy và dây chuyền sản xuất.

Nhận xét tương quan: Thời gian thu tiền bình quân của VHC dài, cộng với thời gian trả tiền bình
quân của VHC ngắn hơn hẳn, điều này làm cho VHC bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài và dòng
tiền hoạt động kinh doanh không hoạt động hiệu quả.

Hình 4.19. Mô tả biến động các chỉ hiệu quả hoạt động của công ty Vĩnh Hoàn

62
Đánh giá chung

Với VHC, mặc dù có xu hướng gia tăng nhưng chỉ số hiệu quả hoạt động của VHC ở thời điểm
phân tích không được khả quan khi sánh với các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thể hiện
VHC chưa tận dụng hết nguồn lực hiện tại. Tuy nhiên, VHC ngoài mảng cá tra, một “vũ khí” lớn
mà Vĩnh Hoàn đang có được là hoạt động kinh doanh mảng Collagen & Gelatin. Mảng này đang
sẵn sàng phục hồi nhờ kinh tế mở cửa trở lại tại châu Á - thị trường chính của Vĩnh Hoàn. Kết quả
của tái cơ cấu sẽ được phản ánh trong những năm sau khi dự án đầu tư dần hoàn thiện, từ đó kỳ
vọng sự cải thiện của chỉ số trong tương lai.

4.4.4. Khả năng sinh lợi

Bảng 4.9. Phân tích nhóm chỉ số sinh lợi

Nhóm chỉ số sinh lợi 2017 2018 2019 2020 2021

Biên lợi nhuận gộp 14,38 22,00 19,49 14,42 19,39

Biên EBITDA 12,18 20,49 19,50 14,84 17,66

Biên Lợi nhuận ròng 7,42 15,55 14,99 10,22 12,22

63
ROAE 41,45 26,52 14,31 20,01

ROAA 10,66 22,34 17,07 9,03

Đơn vị: %

Bảng 4.10. So sánh các chỉ số sinh lợi của Vĩnh Hoàn với một số doanh nghiệp cùng ngành

VHC IDI KHS

ROAE 25,57% 13,60% 25,73%

ROAA 14,77% 5,62% 9,23%

Trong nhóm chỉ số đánh giá khả năng sinh lợi, các chỉ số trên là các chỉ số tiêu biểu dùng để đánh
giá khả năng quản lý chi phí và sinh lợi trên phần doanh thu thu được. Qua đó, là cơ sở để ước
lượng mức độ tăng trưởng tương lai. 

Biên lợi nhuận gộp được đo lường bằng lợi nhuận gộp (chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng
bán) trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Biên lợi nhuận gộp là thước đo thể hiện hiệu quả
quản lý giá vốn hàng bán và khả năng sinh lợi từ giá vốn hàng bán đã bỏ ra. Về xu hướng biến
động, biên lợi nhuận gộp có sự tăng nhẹ trong giai đoạn 2017 - 2018 và giảm mạnh trong 2018 -
2020, sau đó hồi phục ở năm 2021. Nguyên nhân biến động mạnh của năm 2018 đến từ việc doanh
thu tăng mạnh hơn so với sự gia tăng của giá vốn dẫn đến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp có
xu hướng tăng. Năm 2020, doanh thu giảm mạnh do tình hình xuất khẩu khó khăn so với giá vốn
dẫn đến lợi nhuận gộp giảm dẫn đến sự sụt giảm trong biên lợi nhuận gộp.

Biên EBITDA được đo lường bằng lợi nhuận trước thuế, lãi vay, chi phí khấu hao và trừ dần trên
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Vì đã cộng ngược lại các chi phí phi tiền mặt không bao
gồm thuế hoặc chi phí lãi vay, biên EBITDA chú ý đến dòng tiền hoạt động trực tiếp hơn là lợi
nhuận ròng và không tính đến ảnh hưởng của cấu trúc vốn hay thuế. Xét xu hướng biến động, biên
EBITDA doanh nghiệp biến động thất thường, trong đó có tăng mạnh ở năm 2018 và sau đó giảm
dần. Nguyên nhân biến động tương tự biên lợi nhuận gộp. Nhìn chung, xu hướng tăng của biên
EBITDA thể hiện VHC đã quản lý chi phí hoạt động tốt hơn, bên cạnh đó là khả năng thanh toán tốt
hơn (vì EBITDA chú ý đến dòng tiền trực tiếp). 

64
Biên lợi nhuận ròng được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên doanh doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ. Đây là chỉ tiêu tổng quát nhất, thường được sử dụng nhất khi xem xét khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp. Về xu hướng biến động, xu hướng của biên lợi nhuận ròng đồng bộ với xu hướng
biên EBITDA (Nguyên nhân biến động đã được thể hiện biên lợi nhuận gộp và biên EBITDA). Tuy
nhiên tốc độ tăng trưởng của chỉ số thấp hơn, điều này thể hiện chi phí thuế, lãi vay, khấu hao và chi
phí trừ dần có tác động trọng yếu đến biên lợi nhuận ròng (xu hướng thay đổi trong các khoản mục
trên tác động trọng yếu đến lợi nhuận ròng làm tốc độ tăng trưởng thay đổi với EBITDA). Cụ thể
hơn, lợi nhuận ròng năm 2021 tăng mạnh một phần từ sự tăng mạnh trong doanh thu nhưng chỉ tăng
nhẹ trong giá vốn hàng bán. Nhìn chung, xu hướng tăng trong lợi nhuận ròng công ty thể hiện VHC
về cơ bản gia tăng khả năng sinh lợi hàng năm.

Bảng 4.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến ROAA

2017 2018 2019 2020 2021

Biên lợi nhuận ròng 7,42% 15,55% 14,99% 10,22% 12,22%

Vòng quay tổng tài sản 25,43% 18,27% 10,41% 13,88%

ROAA  163,50% 121,87% 101,88% 113,61%

ROAA (Return On Average Asset) đo lường lợi nhuận thuần trên tổng tài sản doanh nghiệp, thể hiện
khả năng sinh lợi từ tổng tài sản hiện có. Để tính toán, ROAA thường được tách ra đo lường bằng
biên lợi nhuận và vòng quay tổng tài sản. 

L ợ inhu ậ nròng L ợ i nhu ậ n ròng Doanhthu thu ầ n


ROAA = =  × 
T ổ ng tài s ả n bình quân Doanh thu thu ầ n T ổ ng tài s ả n bình quân

           = Biên lợi nhuận ròng × Vòng quay tổng tài sản

Về xu hướng biến động, ROAA có xu hướng giảm vào năm 2019 đến năm 2020 và sau đó tăng nhẹ,
do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Trong phân tích dễ thấy vòng quay tổng tài sản năm 2019
và năm 2020 điều lớn hơn 1 và lớn hơn năm 2021 nhưng xét so với năm cũ 2018 thì cả vòng quay
tổng tài sản và biên lợi nhuận ròng điều thấp hơn rất nhiều. Ở giai đoạn năm 2019 ROAA vẫn ở
65
mức tốt hơn so với năm 2020, đến năm 2020 do dịch bệnh COVID đã làm cho vòng quay tổng tài
sản tăng đột biến nhưng không phải như vậy là tốt ở thời điểm dịch bệnh bắt đầu gia tăng, vì theo
chúng ta thấy biên lợi nhuận ròng đã giảm 4,77% nhưng vòng quay tổng tài sản vẫn lớn đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp đang đối mặc với việc không phát huy được khả năng sinh lợi từ tài sản của
doanh nghiệp. Có thể giải thích như sau, ở năm 2020 vì ảnh hưởng dịch bệnh khiến cho việc tiêu
thụ, vận chuyển và tìm kiếm thị trường bị giảm đi rất nhiều, cung nhiều cầu giảm, dẫn đến việc giá
thành giảm là cho biên lợi nhuận thấp hơn, và doanh nghiệp phải cố gắng tăng vòng quay tổng tài
sản để không bị thua lỗ vì doanh nghiệp là doanh nghiệp chế biến thủy sản. Qua đến năm 2021, khi
tình hình dịch bệnh được kiểm soát và các thị trường giao thương giữa các nước bắt đầu mở cửa,
doanh nghiệp bắt đầu lấy lại vị thế, đến năm 2021 cầu bắt đầu tăng mạnh làm cho giá thành các mặt
hàng tiêu dùng tăng mạnh, chính vì thế biên lợi nhuận ròng tăng trở lại, vòng quay tổng tài sản giảm
để doanh nghiệp đủ khả năng cung ứng ra thị trường và bắt được những điểm tăng cầu của thị
trường lúc bấy giờ.

VHC chỉ mới chuyển dịch cơ cấu cùng nhiều dự án đầu tư mới hoàn thành chưa hoạt động hết công
suất, trong tương lai khi quá trình chuyển dịch hoàn thiện cùng với sự hoạt động hết công suất của
các dự án đầu tư, doanh thu được kỳ vọng gia tăng, giúp cải thiện ROAA. Bên cạnh đó, khi so sánh
ROAA của VHC với các doanh nghiệp cùng ngành, ROAA của VHC (Bảng 4.8) vẫn ở mức rất tiềm
năng và ổn định.

Bảng 4.11. Phân tích Dupont 3 yếu tố

Dupont 3 yếu tố 2017 2018 2019 2020 2021

Biên lợi nhuận ròng 7,42% 15,55% 14,99% 10,22% 12,22%

Vòng quay tổng tài sản 25,43% 18,27% 10,41% 13,88%

Bội số vốn cổ phần 1,71364 1,56867 1,35576 1,39147 1,48499

ROAE 41,45% 26,52% 14,31% 20,01%

ROAE (Return On Average Equity) đo lường lợi nhuận thuần trên tổng vốn chủ sử hữu doanh
nghiệp, thể hiện khả năng sinh lợi từ vốn chủ hữu hiện có. Để tính toán, theo DuPont 3 yếu tố,
ROAE thường được tách ra đo lường bằng biên lợi nhuận, vòng quay tổng tài sản và bội số vốn cổ
phần.
66
L ợ inhu ậ n ròng
ROAE =
T ổ ng v ố n ch ủ s ở h ữ u bình quân

L ợ i nhu ậ n ròng Doanh thu thu ầ n T ổ ng tài s ả n bình quân


          = × ×  
Doanh thu thu ầ n T ổ ng tài s ả n bình quân T ổ ng v ố n ch ủ s ở h ữ u bìnhquân

           = Biên lợi nhuận × Vòng quay tổng tài sản × Bội số vốn cổ phần 

Hình 4.20. Phân tích nhóm chỉ số sinh lợi của Vĩnh Hoàn

Về xu hướng biến động, ROAE có xu hướng giảm ở năm 2019 và năm 2020 sau đó tăng nhẹ trở lại.
Xu hướng này cũng đồng nhất với xu hướng ROAA thể hiện sự thay đổi giảm nhẹ trong bội số vốn
cổ phần không tác động mạnh đến xu hướng tăng của ROAE, trong khi vòng quay tổng tài sản và
biên lợi nhuận gộp giảm còn bội số vốn cổ phần tăng nhẹ vẫn khiến cho ROAE giảm. Xem xét
VHC hiện tại vừa có cơ cấu chuyển dịch khai thác thêm mảng  Collagen & Gelatin, VHC có dự án
đầu tư tạo sức ép nhẹ giữa thời điểm dịch bệnh vẫn mới được kiểm soát, trong khi đó những dự án
đầu tư này có một phần mới được đưa vào hoạt động chưa đạt hết công suất, điều này làm vòng
quay tài sản công ty vẫn chưa đủ tốt, kỳ vọng sau khi hoàn thiện sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong
doanh thu, cải thiện vòng quay tổng tài sản. Xét trở lại so với các doanh nghiệp cùng ngành thì
67
ROAE vẫn ở mức tốt qua đó cho thấy VHC rất tiềm năng và đang phát triển rất khỏe mạnh, VHC có
thể trở thành một trong những doanh nghiệp đầu ngành nếu phát triển cơ cấu ổn định và cải thiện
các chỉ số tốt hơn.

Đánh giá chung

Nhìn chung, các chỉ số khả năng sinh lợi có đặc điểm chung có xu hướng giảm vào năm 2019 và sau
đó tăng dần từ năm 2020 đến năm 2021. Xem xét yếu tố tác động của COVID-19 năm 2020 làm
hoạt động kinh doanh bị đình trệ đáng kể, một phần tác động giảm đến doanh thu. Trong tương lai,
kỳ vọng sự cải thiện về tình hình dịch bệnh kết hợp với sự hoàn thiện cơ cấu doanh nghiệp cũng như
công suất hoạt động khi đi vào các dự án đầu tư sẽ cải thiện đáng kể khả năng sinh lợi của VHC.

PHẦN 5: DỰ PHÓNG
…………………………………………………………………………
5.1. Dữ liệu đầu vào

Nguồn Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (mã CK: VHC) từ năm 2017 – 2021
được lấy từ trang CafeF (một trong những website về thông tin kinh tế – tài chính, chứng khoán lớn
tại Việt Nam).

5.2. Cơ sở dự phóng

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) báo cáo kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ trong quý
3/2022 với hơn 3,261 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 46% so với cùng kỳ và gần 460 tỷ đồng lợi
nhuận sau thuế, tăng 79.5%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận hơn 10,755 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng hơn 69%
so với cùng kỳ và 1,815 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gần 180%, lần lượt thực hiện gần 83% kế
hoạch doanh thu và vượt hơn 13% so với kế hoạch lợi nhuận ròng cả năm.

Theo CTCK Á Châu, hầu hết các mảng kinh doanh của VHC đều tăng trưởng mạnh trong 9 tháng
năm 2022, dẫn đầu là mảng phi lê đông lạnh (tăng gần 68% so với cùng kỳ), tiếp theo là mảng phụ
phẩm (tăng gần 54%), mảng collagen và gelatin VINH Wellness (tăng 33.5%) và sản phẩm Sa
Giang (tăng gần 32%).

Hình 5.1 Cơ cấu doanh thu các hoạt động của VHC trong 9 tháng năm 2022

68
Nguồn: ACBS

Riêng phân khúc sản phẩm giá trị gia tăng ghi nhận mức tăng trưởng một chữ số trong 9 tháng năm
2022. Nhà máy Feed One mới đi vào hoạt động vào quý 4/2021 đã góp phần vào sự tăng trưởng
đáng kể của nhóm hàng “khác” (thức ăn chăn nuôi, gạo, dầu cá, cá đông lạnh nguyên con, bao
bì…).

Sang năm 2023, kỳ vọng VHC sẽ vẫn duy trì tăng trưởng hai chữ số nhưng ở mức hợp lý hơn, đạt
hơn 20,536 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng hơn 34% so với cùng kỳ.

Trong tháng 10/2022, giá nguyên liệu tiếp tục xu hướng tăng, tăng gần 38% so với cùng kỳ đối với
cá tra nguyên liệu và hơn 12% so với cùng kỳ đối với cá giống.

Tại thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu chính của VHC, chiếm 35% mảng kinh doanh của tập đoàn
và gần 50% mảng kinh doanh cá - giá cá tra phi lê đông lạnh đạt mức 5.2 USD/kg, tăng gần 19% so
với mức 4.4 USD kg đầu năm.

→ VHC có khả năng đàm phán ASP cao cho năm 2023 dựa trên giá nguyên liệu tăng và vị thế lớn
của VHC tại thị trường này.

Diện tích ao nuôi mới được mở rộng trong năm 2020 sẽ dần đạt công suất

→ VHC được kỳ vọng sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận gộp cao 19.3% trong năm 2023

Về sản lượng:

Kỳ vọng lạm phát cao ở các thị trường xuất khẩu chính sẽ thúc đẩy tiêu thụ cá tra - một loại cá thịt
trắng với giá rẻ. Trung Quốc cũng nới lỏng kiểm soát nhập khẩu thực phẩm đông lạnh vào đầu
tháng 9/2022.

69
→ Ước tính sản lượng phi lê của VHC sẽ tăng 23% so với cùng kỳ và VHC thu về hơn 2,517 tỷ
đồng lợi nhuận ròng vào năm 2023 (tăng gần 13%).

Mặt khác, các mảng kinh doanh cốt lõi sẽ tiếp tục đẩy nhanh hiệu quả hoạt động của VHC, trong đó
cá phile đông lạnh vẫn là trụ cột chính trong mô hình kinh doanh của công ty.

Đồng thời, VHC tiếp tục có mức nợ rất thấp, chuyển sang tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thuần ở mức
một con số. Công ty cũng bắt đầu 3 dự án mới về gạo, thức ăn chăn nuôi và nước trái cây vào năm
2021, dự kiến hoàn thành vào năm 2023.”

5.3. Báo cáo kết quả kinh doanh dự phóng

Các khoản mục Dự kiến tương lai

2021 2022 2023 2024 2025 2026

Doanh thu thuần 9.054.248.917.759 13.000 11.825 12675,6 13.128 13.581


về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

Giá vốn hàng bán (7.298.428.758.127) (10.436 (9.487,4 (10.210,2 (10.582 (10.947)
) ) ) )

Lợi nhuận gộp 1.755.820.159.632 2.564 2.337,6 2.465,4 2.546 2.634

Doanh thu tài 195.334.519.754 293 240,5 216,3 235,5 250,1


chính

Chi phí tài chính (106.722.262.272) (127,2) (130,38) (125,1) (130) (135,6)

Chi phí lãi vay (34.702.485.314) (40,8) (39,2) (40,1) (43) (54,24)

Chi phí bán hàng (343.526.224.004) (490,5) (445,9) (480,2) (497,35 (514,5)
)

70
Chi phí quản lý (213.089.480.647) (304,59 (276,9) (297,2) (308,8) (319,5)
doanh nghiệp )

Lợi nhuận thuần 1.287.379.146.045 1.894 1.685,72 1.739,1 1.802 1.860,2

Lợi nhuận trước 1.279.554.866.093 1.884 1.665,72 1.712,1 1.794 1.835,3


thuế

Chi phí thuế (178.086.534.812) (376,8) (333,1) 342,42 (358,8) (367,1)


TNDN

Lợi nhuận ròng 1.106.553.957.697 1.507,2 1.332,5 1.369,7 1.435,2 4.468,2

PHẦN 6: RỦI RO
……………………………………………………………………………
…..
Rủi ro về chi phí đầu vào doanh nghiệp: Doanh nghiệp có doanh thu đến từ xuất khẩu cho thị
trường nước ngoài bao gồm Châu Âu và Mỹ. Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch đặc biệt với
Ukraine, tình hình chiến sự căng thẳng khiến cho chi phí tàu thuyền gia tăng khiến cho các doanh
nghiệp có hoạt động kinh doanh chính là xuất, nhập khẩu bị tổn thất nặng nề vì chi phí đầu vào cao,
tất nhiên Vĩnh Hoàn cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng này. Bên cạnh chi phí về tàu thuyền, các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng gặp rủi ro về hàng hóa, hủy bỏ hợp đồng vì các vấn đề chính trị
và tình hình tài chính của doanh nghiệp liên quan đến hàng hóa xuất khẩu. Điều này cũng dẫn đến
tình trạng tàu thuyền không thể cập bến, vào bờ để tiếp nhận hàng hóa, làm gia tăng chi phí vận
chuyển. Thuế quan, và các chi phí để kiểm định hàng hóa cũng khiến cho chi phí đầu vào của doanh
nghiệp tăng, và vì xuất khẩu nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ ít hơn so với các
doanh nghiệp trong nước.

Rủi ro về chất lượng sản phẩm cũng là một vấn đề quan trọng, bản thân doanh nghiệp cũng nhận
thức được chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của doanh nghiệp khi các
đơn hàng xuất khẩu gặp vấn đề về chất lượng sẽ bị trả lại hàng hóa hoặc tiêu hủy, nên duy trì đơn
hàng chất lượng cao sẽ giúp Vĩnh Hoàn có doanh thu ổn định. Vĩnh Hoàn cũng liên tục góp tiền cho
công ty con là Feed One để nghiên cứu, phát triển cũng như ngăn chặn dịch bệnh ảnh hưởng đến sản
phẩm đặc biệt là cá tra, sản phẩm chính của Công ty.
71
Giai đoạn hậu Covid lẫn chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế,
tiêu biểu nhất là khi giá xăng dầu gia tăng, lạm phát tăng cao cũng khiến cho giá cả hàng hóa tăng.
Điều này vừa là một điều tốt cũng như một điều xấu đối với doanh nghiệp, vì khi giá cả tăng quá
cao sẽ làm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ban đầu sẽ bị sụt giảm do
hợp đồng đặt hàng có sẵn ban đầu. Nhưng về sau khi doanh nghiệp bình ổn giá và hàng tồn kho ổn
định, lạm phát sẽ giúp doanh nghiệp có doanh thu cao hơn và lợi nhuận sẽ được ổn định hơn. Bên
cạnh vấn đề về lạm phát, ngân hàng nhà nước cũng bắt đầu sử dụng các chính sách thắt chặt lãi suất
khiến cho công ty cũng gặp khó khăn về lãi suất khi lãi suất tăng đến 7-8% mỗi khi vay vốn cho
doanh nghiệp, đặc biệt Vĩnh Hoàn tập trung vào hoạt động kinh doanh chính là xuất khẩu đến các
nước Châu Âu và Mỹ nên vấn đề về tỷ giá cũng rất quan trọng, mặc dù đồng Dollar và Euro đang
yếu dần đi do các lệnh trừng phạt vào Nga và Nga trừng phạt lại, nhưng sự bất ổn về tỷ giá sẽ khiến
bản thân doanh nghiệp gặp khó khăn về quyết định lựa chọn tỷ giá để vay mua các thiết bị máy móc
để nhập khẩu về Việt Nam. 

Rủi ro về công nghệ, đối với các nước Châu Âu và Mỹ, họ yêu cầu cao về công nghệ sản xuất, dây
chuyển cũng như chất lượng của các thiết bị nhà máy, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho
các nước nhập khẩu các sản phẩm của Vĩnh Hoàn. Nên việc doanh nghiệp liên tục nâng cấp hay sửa
chữa nhà máy và các thiết bị sẽ giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro về công nghệ.    

Rủi ro tỷ giá: Trong nửa đầu tháng 8/2022, tác động từ giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cộng với
biến động tỷ giá trên thị trường thế giới đã khiến cho XK thủy sản gặp không ít khó khăn. Không
còn lạc quan như tháng trước, tác động từ biến động tỷ giá đồng Euro và Yên Nhật đang khiến cho
các doanh nghiệp XK thủy sản lo lắng. Lạm phát đang khiến người dân các nước châu Âu, Hoa
giảm tiêu dùng, nhiều nhà nhập khẩu cho biết không nhận đơn hàng từ nay đến hết tháng 10. Chế
biến thủy sản càng bất lợi hơn khi nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước đang có dấu hiệu sụt giảm
về các tháng cuối năm. Nhiều nhà máy sẽ đối mặt cùng lúc 2 sức ép. Đó là giảm giá XK, nhưng phải
tăng giá thu mua nguyên liệu do nguồn cung thiếu.

Ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường biến đổi (khí hậu, lũ lụt, thiên tai…)

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong nhóm 33 quốc gia trên thế giới có nền kinh tế bị tổn thương
cao nhất trước tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, đặc
biệt là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi diễn ra hoạt động sản xuất chính của công ty Vĩnh
Hoàn. Việc phân tích và nhận biết được những nguy cơ biến đổi khí hậu đối với vùng Đồng bằng

72
sông Cửu Long sẽ giúp doanh nghiệp chủ động những kế hoạch và phương án ứng phó hợp lý, giảm
thiểu thiệt hại và thích ứng với biến đổi khí hậu.

73
PHỤ LỤC
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2017 2018 2019 2020 2021
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 8.172.376.252.171 9.406.877.067.192 7.894.986.105.874 7.165.405.539.359 9.060.328.594.014
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu 20.879.574.064 135.547.982.698 27.841.769.961 128.225.882.061 6.079.676.255
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
(10 = 01 - 02) 8.151.496.678.107 9.271.329.084.494 7.867.144.335.913 7.037.179.657.298 9.054.248.917.759
4. Giá vốn hàng bán 6.979.607.337.425 7.231.966.110.890 6.334.061.978.625 6.022.405.771.176 7.298.428.758.127
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
(20=10-11) 1.171.889.340.682 2.039.362.973.604 1.533.082.357.288 1.014.773.886.122 1.755.820.159.632
6. Doanh thu hoạt động tài
chính 58.396.039.931 137.003.001.788 251.192.603.804 227.243.906.746 195.334.519.754
7. Chi phí tài chính 88.524.689.138 167.116.436.972 89.669.571.442 101.236.678.342 106.722.262.272
- Trong đó: Chi phí lãi vay 71.440.932.223 55.985.954.528 59.533.476.528 38.407.804.147 34.702.485.314
8. Phần lãi lỗ trong công ty
liên doanh, liên kết 78.751.826.955 14.106.613.236 -285.121.830 -437.566.418
9. Chi phí bán hàng 269.403.201.556 210.445.968.727 251.818.635.593 171.201.249.991 343.526.224.004
10. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 141.299.187.674 143.565.499.402 148.800.093.568 148.133.984.196 213.089.480.647
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
{30=20+(21-22) + 24 -
(25+26)} 731.058.302.245 1.733.989.897.246 1.308.093.273.725 821.160.758.509 1.287.379.146.045
12. Thu nhập khác 11.521.085.610 3.162.655.021 11.848.078.947 12.202.915.269 19.082.084.079
13. Chi phí khác 19.798.793.921 49.590.427.383 10.570.032.647 30.093.357.896 26.906.364.031
14. Lợi nhuận khác (40=31-
32) -8.277.708.311 -46.427.772.362 1.278.046.300 -17.890.442.627 -7.824.279.952
15. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (50=30+40) 722.780.593.934 1.687.562.124.884 1.309.371.320.025 803.270.315.882 1.279.554.866.093
16. Chi phí thuế TNDN hiện
hành 109.555.628.124 252.063.378.043 139.977.904.705 81.540.143.138 178.086.534.812
17. Chi phí thuế TNDN
hoãn lại 8.650.519.699 -6.599.729.522 -9.729.109.900 2.431.401.995 -5.085.626.416
18. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp (60=50-
51-52) 604.574.446.111 1.442.098.476.363 1.179.122.525.220 719.298.770.749 1.106.553.957.697
19. Lợi nhuận sau thuế công
ty mẹ 604.706.151.216 1.442.181.690.312 1.179.122.525.220 719.308.370.179 1.098.959.364.238
20. Lợi nhuận sau thuế công
ty mẹ không kiểm soát -131.705.105 -83.213.949 -9.599.430 7.594.593.459
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(*) 6.551 15.489 12.559 3.953 6.040
22. Lãi suy giảm trên cổ
phiếu (*) 6.551 15.489 12.559 3.953 6.040

74
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
2017 2018 2019 2020 2021
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt
động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 722.780.593.934 1.687.562.124.884 1.309.371.320.025 803.270.315.882 1.279.554.866.093
2. Điều chỉnh cho các
khoản
- Khấu hao TSCĐ và
BĐSĐT 198.846.054.060 156.301.707.548 165.204.005.292 202.679.138.289 284.991.616.859
- Các khoản dự phòng -96.363.730.572 96.329.303.996 -39.042.322.478 28.030.675.820 -20.428.214.577
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá
hối đoái do đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ 6.972.390.435 7.887.799.279 -555.705.304 1.164.868.526 -5.244.981.471
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư -30.058.532.610 -42.374.234.602 -220.657.895.270 -130.188.720.427 -73.731.037.413
- Chi phí lãi vay 71.440.932.223 55.985.954.528 59.533.476.528 38.407.804.147 34.702.485.314
- Các khoản điều chỉnh
khác
3. Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh trước thay đổi
vốn lưu động 873.617.707.470 1.961.692.655.633 1.273.852.878.793 943.364.082.237 1.499.844.734.805
- Tăng, giảm các khoản -
phải thu -176.142.829.257 1.293.522.710.875 648.229.469.821 -139.424.643.033 -331.131.681.549
- Tăng, giảm hàng tồn kho 74.353.409.618 -652.644.352.130 9.433.786.778 -122.762.425.254 -219.304.267.294
- Tăng, giảm các khoản
phải trả (Không kể lãi vay
phải trả, thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp) -108.953.221.553 843.749.914.400 -66.864.541.568 -113.856.023.701 -270.415.223.042
- Tăng, giảm chi phí trả
trước 11.247.068.647 -12.220.952.695 -44.938.376.988 -20.079.209.536 -18.295.576.479
- Tăng, giảm chứng khoán
kinh doanh
- Tiền lãi vay đã trả -73.934.851.268 -54.708.108.455 -58.961.146.349 38.115.544.744 -33.110.787.630
- Thuế thu nhập doanh
nghiệp đã nộp -115.360.235.637 -97.800.115.214 -247.486.607.966 -164.831.046.503 -204.175.149.713
- Tiền thu khác từ hoạt
động kinh doanh
- Tiền chi khác cho hoạt
động kinh doanh -40.918.089.678 -14.319.100.327 -24.027.037.274 -19.773.792.613 -20.628.882.142
Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động kinh doanh 443.908.958.342 680.227.230.337 1.489.238.425.247 391.742.923.549 331.896.193.267
II. Lưu chuyển tiền từ
hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây
dựng TSCĐ và các tài sản
dài hạn khác -242.641.007.176 -714.768.152.175 -377.607.282.176 -554.222.328.595 -587.975.469.063
2.Tiền thu từ thanh lý,
nhượng bán TSCĐ và các
tài sản dài hạn khác 90.909.091 169.488.131.314 16.989.455.686 3.551.935.166 4.613.819.545
3.Tiền chi cho vay, mua các - - - -
công cụ nợ của đơn vị khác -600.007.058.602 1.777.720.000.000 1.971.459.435.000 2.173.172.650.689 1.433.946.864.970
4.Tiền thu hồi cho vay, bán
lại các công cụ nợ của đơn
vị khác 396.460.000.000 1.542.792.362.468 1.087.430.000.000 2.250.452.419.255 1.606.597.000.000
5.Tiền chi đầu tư góp vốn
vào đơn vị khác -182.088.674.634 -116.700.000 -11.000.000.000 -501.668.847.390
6.Tiền thu hồi đầu tư góp
vốn vào đơn vị khác 19.172.808.000 6.085.194.315 430.453.567.064
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ
tức và lợi nhuận được chia 15.581.123.776 72.159.720.416 70.776.015.095 100.157.134.258 69.818.910.430
Lưu chuyển tiền thuần từ -593.431.899.545 -702.079.443.662 -743.417.679.331 -384.233.490.605 -842.561.451.448

75
hoạt động đầu tư
III. Lưu chuyển tiền từ
hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ phát hành cổ
phiếu, nhận vốn góp của
chủ sở hữu 10.380.718.000 2.000.000.000
2.Tiền trả lại vón góp cho
các chủ sở hữu, mua lại cổ
phiếu của doanh nghiệp đã
phát hành -114.215.880.222
3.Tiền thu từ đi vay 4.760.649.651.955 4.932.839.245.502 4.677.272.193.820 4.416.695.507.695 5.837.256.808.799
- - - - -
4.Tiền chi trả nợ gốc vay 4.734.043.719.934 4.559.898.419.884 5.080.694.240.341 4.108.012.245.026 5.171.868.737.552
5.Tiền chi trả nợ gốc thuê
tài chính
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả
cho chủ sở hữu -299.250 -363.381.375.400 -184.987.352.875 -363.859.660.800
7. Tiền thu từ vốn góp của
cổ đông không kiểm soát
Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động tài chính 26.605.632.771 19.940.168.218 -702.625.279.618 -53.176.398.131 665.388.071.247
Lưu chuyển tiền thuần
trong kỳ (50 = 20+30+40) -119.363.700.232 -1.912.045.107 43.195.466.298 -45.666.965.187 154.722.813.066
Tiền và tương đương tiền
đầu kỳ 164.635.864.246 45.344.991.423 43.241.847.762 86.421.954.986 40.754.357.119
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ
giá hối đoái quy đổi ngoại
tệ 72.827.409 -191.098.554 -15.359.074 -632.680 -258.169.469
Tiền và tương đương tiền
cuối kỳ (70 = 50+60+61) 45.344.991.423 43.241.847.762 86.421.954.986 40.754.357.119 195.219.000.716

76
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
2017 2018 2019 2020 2021
TÀI SẢN
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 3,004,110,967,925 4,140,347,276,090 4,611,361,279,524 4,735,480,614,844 5,542,588,932,391
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 45,344,991,423 43,241,847,762 86,421,954,986 40,754,357,119 195,219,000,716
1. Tiền 45,344,991,423 43,241,847,762 86,421,954,986 40,754,357,119 156,564,000,716
2. Các khoản tương đương tiền 38,655,000,000
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn 372,822,249,924 607,749,887,456 1,491,779,322,456 1,373,509,116,682 1,271,745,955,341
1. Chứng khoán kinh doanh 9,009,562,792 79,896,536,481
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh
doanh
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 372,822,249,924 607,749,887,456 1,491,779,322,456 1,364,499,553,890 1,191,849,418,860
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1,329,416,952,221 2,001,762,641,975 1,516,143,620,145 1,689,197,986,932 2,132,101,053,721
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 1,211,607,864,033 1,923,825,653,716 1,421,607,853,952 1,272,797,382,564 1,930,166,593,018
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 88,816,290,883 57,710,280,128 66,241,022,579 387,184,750,968 149,295,543,737
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp
đồng xây dựng
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn
6. Phải thu ngắn hạn khác 32,322,844,712 24,064,216,893 31,363,947,940 32,285,057,726 56,608,800,917
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -3,330,047,407 -3,837,508,762 -3,069,204,326 -3,069,204,326 -3,969,883,951
8. Tài sản Thiếu chờ xử lý
IV. Hàng tồn kho 1,202,370,830,996 1,385,654,133,209 1,413,752,203,473 1,508,248,100,907 1,793,087,467,337
1. Hàng tồn kho 1,250,350,195,101 1,501,722,872,955 1,492,289,086,177 1,615,051,511,431 1,880,088,835,576
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -47,979,364,105 -116,068,739,746 -78,536,882,704 -106,803,410,524 -87,001,368,239
V.Tài sản ngắn hạn khác 54,155,943,361 101,938,765,688 103,264,178,464 123,771,053,204 150,435,455,276
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 3,404,677,866 12,309,483,720 6,536,514,481 7,237,710,342 9,457,859,044
2. Thuế GTGT được khấu trừ 50,492,135,110 89,629,281,968 96,727,663,983 116,533,342,862 140,977,596,232
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước 259,130,385
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính
phủ
5. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2,038,478,534,429 2,158,165,179,189 2,001,053,018,640 2,466,381,698,344 3,195,038,089,541
I. Các khoản phải thu dài hạn 1,456,379,625 1,563,796,625 5,884,206,875 1,409,400,875 2,367,400,875
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
2. Trả trước cho người bán dài hạn
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
4. Phải thu nội bộ dài hạn
5. Phải thu về cho vay dài hạn
6. Phải thu dài hạn khác 1,456,379,625 1,563,796,625 5,884,206,875 1,409,400,875 2,367,400,875
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
II.Tài sản cố định 1,565,828,947,902 1,397,238,799,687 1,504,402,862,517 1,808,480,650,835 2,066,688,835,574
1. Tài sản cố định hữu hình 1,408,291,199,920 1,110,184,998,800 1,215,525,158,155 1,503,221,696,211 1,773,880,955,155
- Nguyên giá 2,381,685,407,368 1,958,910,920,456 2,180,298,582,377 2,645,840,066,444 3,240,456,824,990
- -
- Giá trị hao mòn lũy kế -973,394,207,448 -848,725,921,656 -964,773,424,222 1,142,618,370,233 1,466,575,869,835
2. Tài sản cố định thuê tài chính

77
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
3. Tài sản cố định vô hình 157,537,747,982 287,053,800,887 288,877,704,362 305,258,954,624 292,807,880,419
- Nguyên giá 175,441,071,886 294,120,452,518 304,346,297,214 330,283,179,570 328,636,165,750
- Giá trị hao mòn lũy kế -17,903,323,904 -7,066,651,631 -15,468,592,852 -25,024,224,946 -35,828,285,331
III. Bất động sản đầu tư
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
IV. Tài sản dở dang dài hạn 224,285,956,057 258,754,816,482 335,185,361,275 384,173,639,519 561,046,843,032
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
dài hạn
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 224,285,956,057 258,754,816,482 335,185,361,275 384,173,639,519 561,046,843,032
V. Đầu tư tài chính dài hạn 1,297,729,978 389,355,091,933 1,414,429,978 62,129,308,148 66,219,741,730
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 387,940,661,955 10,714,878,170 10,277,311,752
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 1,297,729,978 1,414,429,978 1,414,429,978 1,414,429,978 5,942,429,978
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 50,000,000,000 50,000,000,000
VI. Tài sản dài hạn khác 245,609,520,867 111,252,674,462 154,166,157,995 210,188,698,967 498,715,268,330
1. Chi phí trả trước dài hạn 128,982,179,560 60,973,104,588 111,684,450,815 173,689,614,457 199,483,517,769
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3,140,451,514 4,689,035,714 2,589,989,790 2,306,183,890 3,525,412,060
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài
hạn
4. Tài sản dài hạn khác
5. Lợi thế thương mại 113,486,889,793 45,590,534,160 39,891,717,390 34,192,900,620 295,706,338,501
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5,042,589,502,354 6,298,512,455,279 6,612,414,298,164 7,201,862,313,188 8,737,627,021,932
NGUỒN VỐN
C. NỢ PHẢI TRẢ 2,099,973,450,522 2,283,330,774,315 1,735,133,858,202 2,026,131,280,738 2,853,677,750,684
I. Nợ ngắn hạn 1,670,508,724,200 2,250,750,376,315 1,715,663,613,251 1,941,003,567,698 2,680,066,010,105
1. Phải trả người bán ngắn hạn 233,078,917,957 274,386,646,870 282,494,891,430 326,317,752,890 339,620,207,049
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 65,544,542,598 11,434,807,754 20,030,330,991 35,202,569,043 38,106,418,275
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 105,933,001,781 257,436,065,576 146,942,597,476 62,869,019,240 50,155,194,192
4. Phải trả người lao động 118,072,835,469 137,477,117,757 138,818,558,545 196,957,119,299 265,182,888,348
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 12,404,108,112 5,834,139,125 10,436,534,524 8,942,359,945 27,789,854,921
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp
đồng xây dựng
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn
9. Phải trả ngắn hạn khác 79,124,265,487 258,562,649,346 217,941,357,768 127,595,532,441 161,749,444,044
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 1,008,178,927,948 1,269,447,095,123 866,025,048,602 1,105,500,470,997 1,735,010,180,545
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn
12. Quỹ khen thưởng phúc lợi 48,172,124,848 36,171,854,764 32,974,293,915 77,618,743,843 62,451,822,731
13. Quỹ bình ổn giá
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu
Chính phủ
II. Nợ dài hạn 429,464,726,322 32,580,398,000 19,470,244,951 85,127,713,040 173,611,740,579
1. Phải trả người bán dài hạn
2. Người mua trả tiền trước dài hạn

78
3. Chi phí phải trả dài hạn
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
5. Phải trả nội bộ dài hạn
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn
7. Phải trả dài hạn khác 30,000,000
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 402,300,000,000 69,207,840,274 156,425,010,023
9. Trái phiếu chuyển đổi
10. Cổ phiếu ưu đãi
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 19,946,145,322 14,895,000,000 3,066,844,176 5,214,440,271 630,783,350
12. Dự phòng phải trả dài hạn 7,218,581,000 7,951,048,000 7,208,887,000 6,973,035,000 10,088,990,024
13. Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ 9,734,350,000 9,194,513,775 3,732,397,495 6,436,957,182
D.VỐN CHỦ SỞ HỮU 2,942,616,051,832 4,015,181,680,964 4,877,280,439,962 5,175,731,032,450 5,883,949,271,248
I. Vốn chủ sở hữu 2,942,616,051,832 4,015,181,680,964 4,877,280,439,962 5,175,731,032,450 5,883,949,271,248
1. Vốn góp của chủ sở hữu 924,039,430,000 924,039,430,000 1,833,769,560,000 1,833,769,560,000 1,833,769,560,000
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu
quyết 924,039,430,000 924,039,430,000 1,833,769,560,000 1,833,769,560,000 1,833,769,560,000
- Cổ phiếu ưu đãi
2. Thặng dư vốn cổ phần 216,409,744,645 223,774,789,900 223,774,789,900 223,774,789,900 223,774,789,900
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
4. Vốn khác của chủ sở hữu
5. Cổ phiếu quỹ -3,015,672,745 -114,215,880,222 -114,215,880,222 -114,215,880,222
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái -357,597,012 -72,750,100
8. Quỹ đầu tư phát triển
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,805,456,932,995 2,867,367,461,064 2,931,951,970,284 3,228,412,162,202 3,838,331,619,521
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối
kỳ trước 595,563,754,016 1,257,455,524,312 1,179,122,525,220 719,308,370,179 973,811,509,319
- LNST chưa phân phối kỳ này 1,209,893,178,979 1,609,911,936,752 1,752,829,445,064 2,509,103,792,023 2,864,520,110,202
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB
13. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 83,213,949 2,000,000,000 3,990,400,570 102,361,932,149
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 5,042,589,502,354 6,298,512,455,279 6,612,414,298,164 7,201,862,313,188 8,737,627,021,932

79

You might also like