You are on page 1of 18

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN

Học phần: Kỹ năng phân tích tài chính

CHỦ ĐỀ: Phân tích cổ phiếu AAM trong


giai đoạn tới quý 2/2023

Giảng viên: Phạm Tiến Mạnh


Họ tên: Nguyễn Thị Mỹ Linh
Mã sinh viên: 22A401010596
Lớp: K22TCE
Nhóm lớp: 06

Hà Nội, 2023

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 3

1. Đánh giá, phân tích về tình hình vĩ mô........................................................................4

1.1. Tình hình vĩ mô thế giới.......................................................................................4

1.2. Tình hình vĩ mô ở Việt Nam.................................................................................7

2. Phân tích nhóm ngành thủy sản...................................................................................8

2.1. Phân tích cơ bản cổ phiếu AAM.........................................................................10

2.1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh............................................................12

2.1.2. Bảng cân đối kế toán.......................................................................................13

2.1.3. Chỉ số tài chính................................................................................................14

2.2. Phân tích kỹ thuật cổ phiếu AAM - CTCP Thủy sản Mekong............................14

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................18

2
LỜI MỞ ĐẦU

Ngành thủy sản Việt Nam là một ngành kinh tế quan trọng, được Nhà nước chú
trọng xây dựng thành một ngành kinh tế lớn mạnh ngang tầm với các nước trong khu
vực. Mặt khác, trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp ngành Thủy sản nói riêng có những điều kiện thuận lợi trong hợp tác kinh
tế nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là trong cạnh tranh.
Cổ phiếu ngành thủy sản đang trên đà quay đầu phục hồi trên thị trường chứng khoán, là
dấu hiệu tốt cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm ngành nghề đầu tư trên thị trường chứng
khoán.
Để tìm hiểu rõ hơn về cổ phiếu ngành thủy sản trong giai đoạn tới quý 2/2023 tốt
như thế nào có nên đầu tư hay không. Bài phân tích lấy ví dụ về mã cổ phiếu AAM
(Công ty cổ phần thủy sản Mekong) để nêu lên quan điểm của mình.

3
1. Đánh giá, phân tích về tình hình vĩ mô
1.1. Tình hình vĩ mô thế giới
Thế giới lo ngại “Suy thoái toàn cầu” - Đây là cụm từ xuất hiện rất nhiều gần đây
và cụm từ này bắt đầu rầm rộ hơn kể từ khi SVB - 1 ngân hàng tại Mỹ bị phá sản, và
sau đó là khủng hoảng của credit suisse, ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ Mặc dù ngân
hàng châu Âu này đang nhận được những gói cứu trợ. Nỗi lo khủng hoảng đang bao
trùm lên Liên thị trường. Đặc biệt là thị trường hàng hóa. Giá hàng hóa thời gian gần
đây bắt đầu giảm sâu. Thứ mà nhiều nhà đầu tư chú ý nhất là: Giá dầu giảm liên tục,
bất chấp nhu cầu đang gia tăng của Trung Quốc. Có thể thấy là nỗi lo khủng hoảng
đang lớn hơn nhiều so với sự kỳ vọng. Nhiều nhà đầu tư đã thoái vốn tại các thị trường
chứng khoán, tiền số, để tìm tới những kênh trú ẩn an toàn hơn và từ xưa đến nay Vàng
vẫn là kênh trú ẩn an toàn nhất mà nhà đầu tư nghĩ đến khi tình huống xấu nhất xảy ra.
Có thể thấy giá vàng thế giới đang tăng rất mạnh.
Vậy thì câu hỏi ở đây là khủng hoảng kinh tế nếu thực sự xảy ra thì nó có ảnh
hưởng lớn đến Việt Nam hay không?
Trong khi Việt Nam là một nước kiểm soát lạm phát, kiểm soát tỷ giá rất tốt.
VNĐ cũng có thể được coi là đồng tiền mạnh trong khoảng thời gian này. Gần đây
NHNN có hành động cắt giảm lãi suất tạo tiền đề tâm lý tích cực cho NĐT còn tham
gia trên thị trường chứng khoán. Nhưng thống kê thì mỗi lần giảm lãi suất, Vnindex
vẫn còn giảm 1 nhịp nữa trước khi phục hồi
Vậy liệu VNINDEX đã phán ánh khủng hoảng hay chưa? Để trả lời câu hỏi này
có thể dựa vào chu kỳ kinh tế. Chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế, và nó
phản ánh trước tình trạng của nền kinh tế tầm khoảng 6 tháng
Trong cả năm 2022 có một số sự kiện lớn đã xảy ra với tình hình thế giới và kinh
tế Việt Nam. Năm 2022 đã từng có chiến tranh Nga - Ukraine, còn Trung Quốc thực
hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế vì covid khiến giá hàng hóa tăng chóng mặt,
nguyên nhân chính gây lên lạm phát ở các quốc gia lớn. Còn tại Việt Nam chúng ta
cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình trên, đi cùng với việc bắt bớ các lãnh đạo lớn các

4
Doanh nghiệp và cái mà ảnh hưởng lớn nhất là sự mất thanh khoản ở các kênh đầu tư,
Trái phiếu Doanh nghiệp là nguyên nhân.
Vậy trong năm 2022 nó đã phản ánh tất cả những thứ đó rồi. Còn việc khủng
hoảng nếu xảy ra thì nó mới chỉ là bắt đầu thôi.
 Điều này chính tỏ Vnindex chưa phản ánh khủng hoảng kinh tế.
Vụ việc của Credit suisse là nguyên nhân gây ra nỗi lo khủng hoảng, vì đây là
ngân hàng lớn mang tính toàn cầu với các khoản vay và tài trợ rộng khắp. Vậy thì nếu
ngân hàng này sụp đổ thì sự việc sẽ rất tồi tệ, đây là sự kiện đánh lưu tâm có thể tác
động tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán
Việt Nam nói riêng.
Ngoài ra thì ngân hàng Châu Âu và FED cũng vẫn còn động thái tăng lãi suất.
Trong môi trường lãi suất cao như vậy thì quá khó để ngân hàng phát triển.
Và điều đó nó sẽ còn ảnh hưởng đến Vnindex, khủng hoảng xảy ra thì các loại tài
sản sẽ còn “rẻ” hơn nữa.
Tất nhiên khủng hoảng có xảy ra hay không ai có thể khẳng định chắc chắn được.
Nhưng với góc nhìn của một Nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thì nên thận trọng hết sức có
thể trước thị trường, tìm nơi trú ẩn, phòng thủ vì rủi ro đang lớn hơn kì vọng, chưa biết
chuyện gì sẽ còn phía trước.
Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý I năm 2023 của tổng cục thống kê thì
tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm
trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Trong
đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng
trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, làm giảm 4,76%; khu vực
dịch vụ tăng 6,79%, đóng góp 95,91%.
GDP chỉ tăng 3.32% trong quý 1, trong đó đáng chú ý GDP khu vực công nghiệp
và xây dựng giảm 0.4% so với cùng kỳ.

5
Tôi cho rằng tăng trưởng GDP nhiều khả năng vẫn chưa mấy tích cực trong quý
2 do mức nền so sánh cao, sau đó mới phục hồi dần nửa cuối năm.

6
- CPI tháng 3 tăng 3.35% so với cùng kỳ, mức khá ổn sau lo ngại lạm phát 2
tháng đầu năm. Nhu cầu yếu đã kéo theo giá xăng dầu, giá lợn giảm bên cạnh nhóm
giáo dục.
- Xuất khẩu kém khả quan, một số nhóm kim ngạch giảm mạnh:
+ Thủy sản -29%
+ Sắt thép - 28.8%
+ Gỗ -28.3%
+ Dệt may - 17.3%
Tình hình số liệu hiện tại cho thấy khó khăn còn tồn động, nhưng cũng là giai
đoạn số liệu xấu nhất thể hiện ra cùng với báo cáo quý 1 sắp tới.
1.2. Tình hình vĩ mô ở Việt Nam
Nhờ sự phát triển của dịch vụ logistics toàn cầu, các giải pháp xúc tiến thương mại,
hiệu quả thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu đến rất nhiều quốc gia trên thế giới, đáng
mừng là một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam cũng chính là
những thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên, trong năm
2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều quốc gia ban bố lệnh hạn chế di chuyển, ảnh
hưởng tiêu cực đến kết nối dịch vụ logistics toàn cầu, khiến thương mại xuất khẩu bị đứt
gãy, gián đoạn, do vậy xuất khẩu thủy sản trong các tháng đầu năm bị sụt giảm đáng kể.
Tuy nhiên trong các tháng cuối năm, xuất khẩu thủy sản đã nhanh chóng vực dậy và đạt
được mức tăng trưởng dương. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, xuất khẩu thủy
sản trong 2 quý cuối năm đã có sự tăng trưởng với mức tăng 4,3% trong quý III và 1,1%
trong quý IV 2020.
Bên cạnh những thuận lợi và thành quả đạt được, là một trong những ngành chịu
tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết, khí hậu, nguồn nước, ngành thủy sản Việt Nam
thường xuyên phải đối phó với các diễn biến bất thường khi Việt Nam là một trong
những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Các yếu tố bất lợi như
hạn mặn, hạn hán, chất lượng nước, dịch bệnh… đã khiến nhiều người nuôi trồng thủy
hải sản rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ. Thời tiết trên biển Đông với ngây nên nhiều
khó khăn cho ngành.

7
Ngoài ra, thủy sản Việt Nam đang ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt khi một số
quốc gia như Ấn Độ, Ecuador đều tăng cường nuôi tôm nguyên liệu để cung ứng ra thị
trường thế giới. Trung Quốc đã, đang mở rộng diện tích nuôi cá nhằm gia tăng nguồn
cung trong nước, thậm chí xuất khẩu khiến cho mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam
là cá tra không chỉ lo ngại mất thị phần ở nước này, mà còn gia tăng cạnh tranh tại thị
trường quốc tế. Trong khi đó, mặc dù đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp cần thiết, Việt
Nam vẫn chưa đủ điều kiện để Ủy ban châu Âu (EC) chấp nhận tháo gỡ thẻ vàng EU đối
với sản phẩm hải sản xuất khẩu. Chưa kể trong năm 2020, ngành thủy sản Việt Nam cũng
bị giáng một đòn mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 kéo dài, khiến cho hoạt động xuất khẩu
bị gián đoạn do đóng cửa biên giới, hàng loạt các nhà hàng ăn nhanh trong nước và nhiều
quốc gia nhập khẩu chính bị đóng cửa, vận tải biển ngưng trệ, một số đơn hàng bị hủy
hoặc lùi thời gian giao hàng, khách hàng từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao
động…

Bước sang năm 2021, trong khi ngành thủy sản Việt Nam chưa tìm được điểm bứt
phá thì đã có những khó khăn nhất định đón chờ. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam (VASEP), sự thay đổi hệ số điều chỉnh giá đất đã đẩy giá thuê đất
của doanh nghiệp lên cao từ 2-4 lần. Ngoài ra, đề án thu phí sử dụng công trình khu vực
cửa khẩu, cảng biển được thông qua làm phát sinh thêm chi phí; các nhà đầu tư cơ sở hạ
tầng, logistics cùng tham gia vào cuộc đua“thổi giá”; việc tăng phí tàu biển cũng đang đặt
ra nhiều khó khăn... Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường lớn tới đầu năm
2021 vẫn còn ẩn chứa nhiều bấp bênh, do Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng nặng nề tới
nhiều nền kinh tế lớn. Điều đó đặt ra cho ngành thủy sản những yêu cầu mới và cần có
các chiến lược, giải pháp cấp bách.

2. Phân tích nhóm ngành thủy sản


 Ngành thủy sản trong nước hiện nay đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển. Chất lượng thủy hải sản đang được chú tâm hơn và cải thiện rất tốt, kèm theo đó

8
đơn đặt hàng thủy sản xuất khẩu cũng tăng theo đáng kể. Cổ phiếu ngành thủy sản là
một trong những nhóm cổ phiếu mang tính chu kì rất mạnh trên thị trường chứng
khoán. Chính là cổ phiếu chu kì nên biến động giá của các cổ phiếu trong nhóm này
tương đối mạnh và tạo ra cơ hội đầu tư, đầu cơ hấp dẫn cho nhà đầu tư 
 Khó khăn của cổ phiếu ngành thủy sản trong 2023:
- Tăng trưởng đột biến trong năm 2022 và rủi ro suy thoái sẽ gây áp lực lên
tăng trưởng của năm 2023. Cụ thể trong năm 2022, sau khi các nền kinh tế
dần mở cửa sau dịch, nhu cầu nhập khẩu thủy sản gồm cá tra và tôm từ Việt
Nam đi các thị trưởng lớn nư Mỹ, và EU tăng cao. Tuy nhiên, sau khi lạm
phát và suy thoái bắt đầu ngấm dần và nền kinh tế các nước này, cầu tiêu thụ
và nhập khẩu thủy sản đã cho thấy những dấu hiệu chững lại từ cuối năm
2022.
- Giá nguyên liệu đầu vào duy trì ở mức cao trong khi giá bán giảm gây áp lực
lên biên lợi nhuận gộp của các công ty. Trong bối cảnh rủi ro suy thoái đang
hiện hữu, cầu tiêu dùng giảm sút tại các thị trưởng lớn như Mỹ và EU khiển
giá bán đầu ra của các doanh nghiệp thủy sản giảm sút. Thực tế, giá xuất
khẩu tôm và cá tra bắt đầu giảm từ giữa năm 2022 khi nhu cầu nhập khẩu từ
các nước khác giảm khiến Việt Nam phải giảm giá để tăng tính cạnh tranh.
Ngược lại, giá tôm nguyên liệu và cá tra vẫn ở mức cao do nguồn cung ít và
giả thức ăn cao. Giá nguyên liệu có thể sẽ giảm nhẹ trong năm 2023 do nhu
cầu yếu, nhưng dự kiến vẫn cao hơn so với năm 2021. Điều này sẽ tạo áp lực
thu hẹp biên lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành
- Trong 2 tháng đầu năm, lượng và giá xuất khẩu cá tra kém khả quan. Điển
hình như những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành như CTCP Vĩnh Hoàn
(VHC) giá trị xuất khẩu giảm 45%, CTCP Nam Việt (ANV) CTCP Đầu tư và
Phát triển Đa quốc gia I.D.I (IDI) giảm hơn 10%. Tháng 3 cũng chưa cải
thiện nhiều.

9
- Ở đầu vào, giá thức ăn chăn nuôi tăng 20% so với cùng kỳ, nên chi phí đầu
vào tăng. Do đó, KQKD quý 1 nhóm này được dự khó khăn, lợi nhuận có thể
giảm mạnh so với cùng kỳ.
 Cơ hội của cổ phiếu ngành thủy sản:
- Việc Trung Quốc mở cửa là điểm sáng hỗ trợ xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam trong 2023. Khi kênh nhà hàng phục hồi, xuất khẩu cá tra sang thị
trường này sẽ theo đó phục hồi. Từ giữa năm 2022, mặc dù Trung Quốc
không còn kiểm dịch đối với các sản phẩm đông lạnh nhưng xuất khẩu cá tra
sang thị trưởng này vẫn tương đối yếu do nhu cầu dịch vụ ăn uống thấp.
Chúng tôi cũng lo ngại nguồn cung cá rô phi dồi dào từ Trung Quốc sẽ gây
áp lực lên nhu cầu nhập khẩu cá tra và giá xuất khẩu do cạnh tranh. Do đó,
chúng tôi cho rằng việc Trung Quốc mở cửa sẽ chỉ giúp giảm bớt áp lực cho
xuất khẩu cá tra Việt Nam, chứ không phải là sự bùng nổ xuất khẩu sang thị
trường này.
- Cước vận tải giảm mạnh: Chi phí logistics tăng cao là áp lực trong tăng
trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp thủy sản trong thời gian qua. Việc giảm
giá cước giúp phần nào bù đắp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng do giá bán giảm.
 Đánh giá chung:
Nhìn chung năm 2023, ngành thủy sản sẽ không còn ở giai đoạn đỉnh cao chu kỳ
tăng như đầu năm 2022 nữa. Trung Quốc mở cửa sẽ là thông tin đáng theo dõi nhất đến
triển vọng hồi phục của nhóm thủy sản tuy nhiên tôi đánh giá rất khó có sự bút phá
mạnh mẽ quay lại đỉnh tăng trưởng như đầu năm 2022. Tuy vậy, một số cơ hội đầu tư
và đầu cơ vẫn có thể có với một số doanh nghiệp trong ngành có thể hưởng lợi chủ yếu
từ sự kiện này.
2.1. Phân tích cơ bản cổ phiếu AAM
- Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong
- Mã chứng khoán: AAM (HOSE)
- Vốn điều lệ:  123,464,110,000 đồng
10
- Địa chỉ trụ sở chính: Nằm ở Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
- Nhóm ngành:  sản xuất thực phẩm, sơ chế, sản xuất và đóng gói thủy sản
- Giới thiệu chung về AAM: MEKONGFISH là doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh, chế biến xuất khẩu nông sản, thủy sản ở khu vực đồng
bằng Sông Cửu Long– đây là khu vực có thế mạnh về nuôi trồng và kinh
doanh nông thủy sản của cả nước hiện nay. Công ty hoạt động theo giấy phép
đăng ký kinh doanh số 5703000016 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ
cấp lần đầu ngày 28 tháng 02 năm 2002, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 25
tháng 10 năm 2013. Sau nhiều lần tăng vốn thì hiện nay vốn điều lệ của công
ty là 126,5 tỷ đồng.
- Tình hình kinh doanh: Bắt đầu từ những năm 1991, trải qua vô vàn những
khó khăn thì đến nay Mekongfish đang ngày càng đi lên và đang dần khẳng
định mình trên thị trường trong nước và hơn thế nữa là thị trường quốc tế. Đó
đã thể hiện khát vọng đưa thương hiệu Việt Nam ngày càng vươn xa hơn.
- Lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm: thu mua, gia công, chế biến, xuất
nhập khẩu thủy sản, gạo và các loại nông sản; Nhập khẩu vật tư hàng hóa,
máy móc thiết bị và tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp nuôi trồng và chế
biến thủy hải sản; Nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy
sản, sản xuất con giống phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhập khẩu thức ăn gia
súc, thức ăn thủy sản; Nhập khẩu kinh doanh phân bón, sắt thép các loại; Ðầu
tư tài chính. Kinh doanh địa ốc, bất động sản và văn phòng cho thuê. Du lịch
lữ hành nội địa, kinh doanh nhà hàng.
- Các sản phẩm, dịch vụ chính của công ty bao gồm:
o Cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu
o Bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu
o Mực, cá đuối đông lạnh xuất khẩu
o Thủy sản khác xuất khẩu.

11
2.1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo tài chính quý II/2022 với doanh thu đạt 67,5 tỷ đồng, tăng 133% so với
cùng kỳ. Giá vốn bán hàng tăng 76% lên 52,4 tỷ đồng, lợi nhuận gộp kỳ này đạt 15 tỷ
đồng trong khi cùng kỳ lỗ 817 triệu đồng. Doanh thu tài chính tăng 66% lên 1,8 tỷ đồng,
trong đó, chi phí tài chính giảm 33,5% xuống 37,7 triệu, không xuất hiện chi phí lãi vay
trong kỳ này. Chi phí bán hàng tăng 123% lên hơn 6 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh

12
nghiệp tăng 64% lên 2,4 tỷ đồng. Kết thúc quý II/2022, lợi nhuận sau thuế của AAM đạt
8,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 3,1 tỷ đồng. Đây là mức lãi kỷ lục của AAM so với các
quý những năm gần đây.
Tính đến 30/6/2022, tổng tài sản của Thủy sản MeKong đạt 217 tỷ đồng, tăng 8%
so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn tăng 9% lên 178 tỷ đồng, trong đó đầu tư nắm giữ tăng
290% lên 60 tỷ đồng, hàng tồn kho giảm 46% xuống 45,6 tỷ đồng. Ở nguồn vốn, nợ phải
trả tăng 76,5% lên 11,9 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 10,7 tỷ đồng (tăng 92%). Lũy kế
6 tháng, công ty ghi nhận doanh thu đạt 123,2 tỷ đồng, tăng 109%, lợi nhuận sau thuế đạt
gần 11 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 4,2 tỷ đồng.
Sự tăng trưởng này là nhờ phục hồi sau COVID-19 nhu cầu tăng trở lại sau khi
nhiều nước nhập khẩu mở cửa trở lại nền kinh tế; tình trạng thiếu hụt thủy sản trên toàn
cầu, đặc biệt là nhu cầu cá trắng do các lệnh trừng phạt Nga của EU và Mỹ; lạm phát cao
ở các nước lớn thúc đẩy tiêu dùng đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các sản
phẩm giá rẻ

2.1.2. Bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản tăng từ 201,088 triệu đồng lên tới 218,580 triệu đồng ( tăng 17,492
triệu đồng tương đương tăng 108% so với năm 2021). Vốn chủ sở hữu tăng từ 194,326

13
triệu đồng lên 209,536 triệu đồng tức tăng 15,210 triệud đồng (tăng 107% so với năm
2021)
2.1.3. Chỉ số tài chính

Từ bảng chỉ số tài chính dưới đây ta thấy trong giai đoạn đại dịch Covid-19 vào
năm 2020 các chỉ số EPS, ROA, ROE đều âm. Nhưng đến năm 2021, khi đã dần kiểm
soát được đại dịch thì các chỉ số có chiều hướng tăng lên và đến năm 2022 những chỉ số
này vẫn tăng mạnh. Theo Tổng cục Thủy sản, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản ước
tăng 3% so với năm 2021, tổng sản lượng đạt 9,06 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2021
(8,79 triệu tấn). Kết quả này đã vượt mức tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2021
- 2030 theo Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 đã đề ra.
2.2. Phân tích kỹ thuật cổ phiếu AAM - CTCP Thủy sản Mekong
AAM có khả năng hình thành mô hình vai đầu vai ngược là một mô hình nến báo
hiệu đảo chiều giá từ giảm sang tăng vô cùng mạnh mẽ. Mô hình sẽ giúp nhà đầu tư có
tỷ lệ rủi ro thấp hơn và Profit cao hơn rất nhiều.
- Cấu Trúc Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược:
o Vai trái: Là đáy thứ nhất.
o Đầu: Là sau khi hồi tạm, tạo điểm thứ nhất của Neckline, Giá tiếp tục
giảm và tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ rồi hồi tiếp tạo ra điểm thứ 02

14
của Neckline. Khi nối 02 điểm này chúng ta sẽ được Neckline hoàn
chỉnh.
o Vai phải: Sau khi tạo điểm thứ 02 của Neckline, giá tiếp tục giảm,
nhưng lại không thể tạo đáy mới thấp hơn đáy của đỉnh đầu. Mà tạo
đáy mới, cao hơn đáy của đỉnh đầu (Higher Low).
o Neckline: Là đường nối 02 đỉnh hồi từ Sau Vai trái và Trước Vai phải.
o Đường viền cổ – Neckline có thể nằm ngang, tăng dần hoặc giảm dần.
Trong trường hợp này đường Neckline của AAM nằm ngang.

(Mô hình vai đầu vai ngược của cổ phiếu AAM)


- Ý nghĩa: Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược là dấu hiệu cho thấy thị trường có
khả năng thay đổi xu hướng. Đỉnh đầu – Hai vai đảo ngược xảy ra trong xu
hướng giảm có khả năng báo hiệu sớm về sự đảo chiều xu hướng.
- Điểm vào lệnh chuẩn cho Vai – Đầu – Vai ngược được xác định ngay khi giá
phá vỡ đường viền cổ – Neckline. Nếu thận trọng hơn, có thể chờ đợi một
cây nến ngay sau cây nến Breakout có giá đóng cửa nằm trên đường
Neckline rồi mới vào lệnh. Điểm mua chuẩn của AAM xuất hiện khi có cây
nến break phá vỡ đường neckline vượt điểm 12.15.

15
Một chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược khác là chờ đợi giá phá
vỡ neckline, và sau đó chờ đợi một vài nến Pullback ngược trở lại đường Neckline rồi
mới vào lệnh.
- Điểm Stop Loss: Được đặt 1 pips dưới râu nến thấp nhất của Vai phải. Điểm
cắt lỗ AAM tướng ứng là 10.15
- Điểm Target: Ngoài khoảng cách chuẩn từ Đỉnh đầu đến Neckline, có thêm
một vùng lợi nhuận do việc hình thành đầy đủ Vai phải mang lại và sau đó
hướng về các đỉnh cũ. Tương ứng target AAM ngắn hạn 14.1, dài hạn 18.

16
KẾT LUẬN

Qua bài phân tích về phân tích cổ phiếu AAM trong giai đoạn tới quý 2/2023
Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh (HOSE) nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề sau liên quan tới việc phân tích và
định giá cổ phiếu sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể lựa chọn được cũng như có cái nhìn
đúng đắn, chính xác về cổ phiếu AAM.
Khi tiến hành phân tích cổ phiếu AAM, bài phân tích đã đề xuất được những kiến
nghị cho công ty, các cơ quan chức năng và nhà đầu tư, nhằm khắc phục những hạn chế
và nâng cao chất lượng công tác phân tích và định giá cổ phiếu tại Việt Nam.
Do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian, bài phân tích không tránh khỏi sai
sót, hạn chế. Vì vậy, em kính mong sự góp ý quý báu từ thầy cô để bản báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.mekongfish.vn/
2. https://www.investing.com/equities/mekong-fisheries-jsc
3. https://static2.vietstock.vn/vietstock/
2022/3/4/20220304_20220304___aam___bao_cao_thuong_nien_nam_2021.pdf ( Báo
cáo thường niên năm 2021)
4. https://etime.danviet.vn/thuy-san-mekong-aam-bao-lai-ky-luc-88-ty-
dong-trong-quy-ii-2022-20220719100850613.htm
5. https://takeprofit.vn/chung-khoan/cac-ma-co-phieu-nganh-thuy-san/
1648461001464

18

You might also like