You are on page 1of 3

Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của kinh tế vĩ mô tới thị trường chứng khoán Việt

Nam hiện nay?

Theo báo cáo của nhiều tổ chức, chỉ báo về kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán
tại Việt Nam có nhiều điểm sáng trong tháng 2 và dự báo tình hình kinh tế sẽ tiếp tục
phát triển theo hướng bền vững trong những tháng tới.
Sau Tết, nền kinh tế nước ta đã trở lại phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực
dịch vụ. Doanh thu của dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,6%. Dịch vụ du lịch cũng
tăng trưởng mạnh 39,4%.
Hiện tại, người dân đã tự tin hơn khi đi du lịch nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và các gói
khuyến mãi du lịch hấp dẫn. Vì thế, vận tải hành khách trong tháng 2 đã tăng 13,1% so
với tháng 1, được thúc đẩy bởi triển vọng đáng khích lệ đối với ngành dịch vụ. Về vấn
đề giáo dục, học sinh ở nhiều lứa tuổi cũng đã trở lại trường học sau một thời gian dài
học trực tuyến.
Do kinh tế nhanh chóng mở cửa trở lại và các hoạt động du lịch gia tăng, số lượng
người nhiễm Covid-19 tăng đáng kể lên hơn 80.000 trường hợp mỗi ngày. Tuy nhiên,
số ca tử vong tương đối nhỏ, dưới 100 ca mỗi ngày. Tỷ lệ tử vong do dịch bệnh thấp ở
mức dưới 0,13%. Có được con số đó vì 78,6% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Trong
đó có 40% đã được tiêm mũi nhắc lại. Vì thế cuộc sống thường nhật sẽ nhanh chóng
bình thường trở lại dù số ca mắc bệnh hiện đang gia tăng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do
chi phí vận tải (tăng 15,5%). Nguyên nhân do giá dầu thế giới tăng và do Nhà máy Lọc
dầu Nghi Sơn tạm thời giảm công suất. Trên thực tế, so với cùng kỳ năm 2021, giá bán
lẻ xăng dầu trong nước đã tăng 47,1%, gây áp lực lớn lên chi phí vận tải. Tuy nhiên,
dự kiến thời gian tăng giá xăng dầu sẽ tương đối ngắn do Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn
sẽ sản xuất hết công suất từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2022.
Chính phủ cũng đang có kế hoạch giảm thuế đối với các mặt hàng xăng để hỗ trợ phục
hồi kinh tế. Chỉ số giá lương thực và thực phẩm tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, do
dịch vụ ăn uống bên ngoài tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá thực
phẩm hầu như không đổi so với tháng 2 năm 2021.
Dự kiến trong ngắn hạn, áp lực về giá sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh giá cả hàng hóa
tăng cao, kinh tế trong nước và thế giới đang phục hồi. Tuy nhiên, trong dài hạn, lạm
phát vẫn được kiểm soát vì một số yếu tố: Giá lương thực, thực phẩm ổn định; giá dầu
tăng cao hiện nay là do căng thẳng chính trị toàn cầu gia tăng; Chính phủ có kế hoạch
cắt giảm một số loại thuế hiện hành đối với xăng dầu để giảm giá bán lẻ.
Trong tháng 2, giải ngân vốn FDI đạt 1,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong hai tháng và đầu năm 2021, tổng số vốn FDI được giải ngân là 2,7 tỷ
USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2020. Những con số nổi bật này củng cố triển
vọng tích cực đối với FDI vào năm 2022.
Thâm hụt thương mại trong tháng 2 là 2,3 tỷ USD. Nhưng đây không phải là con số
đáng lo ngại vì mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử, máy tính, cùng với
nguyên liệu thô và các mặt hàng bán thành phẩm phục vụ hoạt động sản xuất. Nhập
khẩu tăng cũng là một chỉ báo cho tương lai sẽ có tăng trưởng xuất khẩu mạnh hơn.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 2 của Việt Nam đạt 54,3 điểm, cao hơn con
số 53,7 của tháng 1 và là mức tăng tháng thứ tư liên tiếp. Các điều kiện kinh doanh đã
được cải thiện hơn rất nhiều so với thời gian thực hiện giãn cách do đại dịch. Đà tăng
trưởng cũng cao hơn do được hỗ trợ bởi nhu cầu khách hàng mạnh hơn. Doanh thu bán
lẻ tiếp tục tăng 3,1%.
Trong bối cảnh căng thẳng chính trị toàn cầu và lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) thắt chặt chính sách tiền tệ, cho đến nay đồng Việt Nam (VND) vẫn bền vững,
với mức giảm giá tối thiểu, nhờ vào dòng vốn FDI mạnh và lượng kiều hối tăng mạnh
hỗ trợ đồng nội tệ.
Với thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index đã tăng 0,1% trong tháng 2. Các nhà đầu
tư nhỏ lẻ, vốn đã giảm mức ký quỹ và rủi ro trước khi nghỉ Tết, hiện đã quay trở lại thị
trường. Hầu hết các lĩnh vực đầu tư đều ghi nhận lợi nhuận tích cực trong tháng 2, trừ
ngành tài chính (-3,9%) và bất động sản (-6,8%). Hai nhóm ngành này lớn nhất về vốn
hóa thị trường. Hoạt động kém hiệu quả trong hai lĩnh vực cho thấy không có dòng
vốn chảy mạnh và các nhà đầu tư cá nhân đang tìm kiếm cơ hội với các cổ phiếu cụ
thể hơn là trên toàn bộ các lĩnh vực.
Tổng khối lượng giao dịch trung bình hằng ngày trên ba sàn HNX, HoSE và Upcom là
1,2 tỷ USD trong tháng 2, giảm 16,0% so với tháng trước và thấp hơn con số trung
bình 1,5 tỷ USD vào năm 2021. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng 10,6 triệu
USD trong tháng 2, khiến tổng dòng vốn chảy ngược là 126,9 triệu USD so với đầu
năm. Các nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục thống trị thị trường khi họ đóng góp
87% tổng giao dịch trên thị trường.
Thị trường toàn cầu hiện đang rung chuyển bởi cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine,
nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay vẫn tương đối phục hồi. Sự leo
thang của cuộc khủng hoảng cho đến nay vẫn chưa cho thấy bất kỳ tác động đáng kể
nào đối với nền kinh tế Việt Nam, một phần là do Nga và Ukraine cùng nhau chỉ
chiếm 1,0% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, khi các thị trường toàn cầu liên quan mật thiết và có tính kết nối mạnh mẽ
như hiện nay, các nhà đầu tư sẽ phải theo dõi tình hình thời sự một cách cẩn trọng.
Tâm lý thị trường rất dễ bị tổn thương và do đó, sự biến động có khả năng tiếp tục tăng
cao.

Tiêu cực:
Trong hai tuần trở lại đây, phần đông nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu đang phải gồng
những khoản lỗ của mình, hoặc ít nhất là đã giảm lãi. Vậy cụ thể những yếu tố vĩ mô
nào đang ảnh hưởng ở thời điểm này đến thị trường chứng khoán Việt Nam? Ông Lê
Quý Hải cho rằng, để nói ngắn gọn về yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường gần đây
nhất phải kể đến các nguyên nhân như:

Thứ nhất, tình hình dịch bệnh đang phức tạp ở hai đầu tàu kinh tế là Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh. Đồng thời rấy nhiều địa phương đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội
rất quyết liệt. Điều đó dẫn đến tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư về hoạt động sản xuất,
kinh doanh, cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp, mặc dù các doanh nghiệp vẫn đang
nỗ lực hết mình. Đặc biệt, tháng 7-8 là giai đoạn cao điểm của xuất khẩu nhưng lại bị
gián đoạn.

Thứ hai, đó là hệ thống ngân hàng thương mại đã phát đi những thông báo hàng loạt,
hưởng ứng việc hỗ trợ nền kinh tế bằng cách giảm lãi suất cho vay với mức giảm bình
quân từ 0,5 - 1 %, đối với những nhóm doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng trực tiếp.
Việc giảm lãi suất này về mặt chủ trương là hỗ trợ nền kinh tế, nhưng về góc độ ngân
hàng, thì họ đang phải cắt bớt đi phần lợi nhuận của mình để hỗ trợ chung. Như vậy,
các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ngân hàng sẽ có những quan ngại nhất định, vì
việc cắt giảm này làm bức tranh lợi nhuận ngân hàng bớt lạc quan đi. “Khi đại dịch
COVID-19 xảy ra, hầu hết thị trường chứng khoán đều tăng một phần do các quốc gia
áp dụng giảm lãi suất. Kênh đầu tư an toàn là tiết kiệm đã không còn sinh lời như
trước. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ chuyển tiền sang các kênh khác như bất động sản, vàng,
chứng khoán. Tuy nhiên, kênh bất động sản đang tăng nóng và bị kiểm soát. Chứng
khoán là kênh sinh lời tốt nên dòng tiền đang vào rất là tốt. Thời gian qua thanh khoản
thị trường có những phiên trên 30 nghìn tỷ đồng".

You might also like