You are on page 1of 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT CỦA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2023

2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017– 2023 (Phương Linh stt
62)

2.1.1 Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam 2017-2023

Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ
năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng
giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới
trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ.

Giai đoạn 2017-2019 : Giai đoạn phát triển bền vững

Bức tranh kinh tế năm 2017 với không ít sắc màu tươi sáng đã làm cho nhiều người
không khỏi ngỡ ngàng. Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã hoàn thành 13 chỉ tiêu
phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra, tốc độ tăng trưởng GDP khởi sắc, đạt 6,81%
(cao nhất từ năm 2011) nhờ sự đóng góp khá đồng đều ở cả 3 khu vực công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ. Chất lượng tăng trưởng cải thiện một bước, đóng góp TFP vào GDP đạt
mức 30,5% so với mức 28,5% năm 2016 và bình quân 25,8% giai đoạn 2011 - 2016; kinh
tế tư nhân và hộ gia đình phát huy mạnh vai trò động lực quan trọng.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát thấp, tỉ giá ổn định, lãi suất giảm nhẹ, dự trữ
ngoại hối tăng cao kỷ lục (trên 51 tỉ USD). Nông nghiệp phục hồi ấn tượng đạt mức tăng
trưởng 2,9% so với mức tăng 1,36% năm 2016, trong điều kiện chống trả với rất nhiều
khó khăn do thiên tai và biến đổi khí hậu. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
mạnh, trong đó vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 29,7 tỉ USD, tăng 44,2% so với
năm 2016, đặc biệt vốn thực hiên đạt mức kỷ lục 17,5 tỉ USD. Xuất khẩu tăng vượt trội,
trên 21% (loại trừ yếu tố giá tăng 17,6%), đạt mức trên 213,7 tỉ USD, đặc biệt xuất khẩu
thủy sản và rau củ quả tăng ấn tượng (18,5% và 43,1%). Khu vực dịch vụ tăng 7,44% so
với mức dưới 7% năm 2016, tiếp tục là một động lực tăng trưởng chung. Đặc biệt du lịch
tăng mạnh, đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30%. Thị trường chứng khoán
tăng trưởng ấn tượng (khoảng 50%), là mức tăng cao nhất trong các thị trường ở Châu Á,
tỉ lệ vốn hóa đạt mức kỷ lục gần 70% GDP. Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng
kể, cải cách thể chế có bước tiến ấn tượng (tăng 14 bậc về môi trường kinh doanh do WB
đánh giá, tăng 5 bậc về năng lực cạnh tranh quốc gia do WEF xếp hạng...).
(trích : https://laodong.vn/kinh-doanh/kinh-te-2017-2018-khoi-sac-dau-an-cua-
doi-moi-sang-tao-hieu-qua-590536 )

Giai đoạn 2020-2021 : Giai đoạn phát triển trong giai đoạn COVID-19 toàn
cầu

Cụ thể, tăng trưởng GDP quý I/2020 chỉ đạt 3,82%, sụt gần một nửa so với cùng kỳ năm 2019, là
mức thấp nhất của quý I trong hơn 10 năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chỉ còn 0,5%,
mức tăng thấp kỷ lục, trong khi nhập khẩu âm gần 2%. Tính chung cả 6 tháng năm 2020, tăng
trưởng GDP chỉ đạt 1,81% - mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-
2020. Các chỉ số về tiêu dùng, xuất khẩu đều giảm, riêng số lượng khách quốc tế giảm đến
99,3% so với cùng kỳ năm ngoái, còn số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể tăng
10,8%...

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, GS. Phan Văn Trường cho rằng, năm 2021 là năm
khởi đầu triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kỳ 2021-
2030. Theo đó, Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp
theo hướng hiện đại; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập
trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Điều đó hoàn toàn có cơ sở bởi vì trong Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới, IMF đã dự báo bước
sang năm 2021, nền kinh tế Việt Nam sẽ có bước phục hồi mạnh mẽ với GDP dự kiến tăng lên
6,5% do nền kinh tế thế giới sẽ có sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật
Bản và EU. Điều này sẽ giúp hàn gắn lại chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị phá hủy một phần
do tác động của COVID-19, cũng như giúp gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam.
Trích : https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2021/Kinh-te-Viet-Nam-nam-2021-Tu-giu-thang-
bang-den-ph-270324.aspx

Giai đoạn 2022-2023 : Phục hồi kinh tế sau dịch bệnh

Kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối
mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao; lạm phát
đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính
sách tiền tệ. Cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân
sự giữa Nga và Ukraine; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán… đã
làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương
thực toàn cầu.

Với quyết tâm phục hồi và phát triển, nền kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ
mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Một số ngành
đã có mức tăng trưởng cao hơn năm trước khi có dịch Covid-19. Việt Nam thuộc nhóm
các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 của Việt Nam lần đầu tiên vượt 400 tỉ USD.
Theo Tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 95,6 triệu
đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.Đặc biệt, GDP
năm 2022 của Việt Nam ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua với mức
tăng 8,02% so với năm trước.
Trích nguồn : https://thanhnien.vn/2022-nhin-lai-gdp-cao-ky-luc-va-diem-
sang-kinh-te-viet-nam-1851537768.htm

(MPI) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023 được Tổng cục Thống kê,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại họp báo sáng ngày 29/12/2023, tình hình kinh tế - xã hội
nước ta năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm
soát, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đạt được mục tiêu
đề ra và tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước

Thông tin tại Họp báo, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 ước tính tăng 5,05% so
với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-
2023. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm
trước, cao hơn quý IV các năm 2012-2013 và 2020-2022 và với xu hướng tích cực, quý sau cao
hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%). Trong đó, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,35%; khu
vực dịch vụ tăng 7,29%. Về sử dụng GDP quý IV/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,86% so với
cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 6,21%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,68%; nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,76%.

GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm
toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp
62,29%.

Trích nguồn : https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2023-12-29/Tinh-hinh-


kinh-te--xa-hoi-nam-2023-tiep-tuc-xu-huoiu7pb6.aspx

Nguồn https://vncsi.com.vn/Ap-luc-lam-phat-nam-2023-rat-lon/
Dù các tổ chức quốc tế nhận định lạm phát có thể đã đạt đỉnh trong năm 2022 và hạ nhiệt
trong năm 2023 nhưng áp lực lạm phát vẫn rất lớn. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn nên
khó tránh khỏi những ảnh hưởng.
Giai đoạn lạm phát tăng cao 2017-2020

Như vậy là đã 4 năm liên tiếp, Việt Nam kiểm soát được lạm phát dưới 4%. Năm 2017, lạm phát
là 3,53%, năm 2018 là 3,54%, còn năm 2019, là 2,79% ,năm 2020 là3,23%

Đánh giá về diễn biến giá cả thị trường năm 2019, Tổng cục Thống kê cho biết, có hai yếu tố ảnh
hưởng tới mục tiêu kiểm soát CPI cả năm.

Thứ nhất là điều hành của Chính phủ, liên quan đến việc điều chỉnh giá điện, giá dịch vụ y tế và
thực hiện lộ trình tăng học phí.

Thứ hai là yếu tố thị trường. Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Thống kê cho biết, nhu cầu tiêu
dùng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tăng cao vào hai tháng đầu năm và các tháng cuối năm 2019,
làm tăng giá một số mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch
vụ giao thông công cộng, dịch vụ du lịch…
Nguồn trích : https://baodautu.vn/lam-phat-nam-2019-la-279-thap-nhat-trong-3-nam-
d113705.html

Theo tính toán của Bộ Tài chính, chỉ số lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng - CPI) của năm
2019 ước tăng 2,73%. Như vậy lạm phát năm 2019 thấp nhất trong 3 năm gần đây khi
năm 2018 là 3,54% và năm 2017 là 3,53%.

Nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI trong năm 2019 là do một số mặt hàng tăng giá theo
quy luật hàng năm như nhóm hàng tiêu dùng (thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch
vụ giao thông công cộng, du lịch,...).

Giá nhiên liệu, chất đốt trong nước tăng theo giá thế giới; giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng
theo mức tăng thêm của lương cơ bản; giá vật liệu xây dựng và nhân công tăng do nhu
cầu và chi phí đầu vào.

Đặc biệt, trong nửa cuối năm 2019, mặt bằng giá thịt heo trong nước chịu áp lực lớn từ
biến động tăng cao giá thịt heo do ảnh hưởng của dịch tả châu Phi khiến nguồn cung sụt
giảm.

Nguồn trích : https://tuoitre.vn/tang-truong-gdp-2019-tren-7-lam-phat-duoi-3-


20191225100316451.htm

Giai đoạn lạm phát thấp nhất 5 năm : 2021


Theo Tổng cục Thống kê, bình quân năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm
2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, trong bối cảnh áp lực
lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên v ật li ệu
đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng ch ỉ
số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam ch ỉ t ăng
1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đ ạt m ục tiêu
Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm soát lạm phát thành công.

Trích nguồn : https://vnmedia.vn/kinh-te/202202/kiem-soat-lam-phat-thap-thanh-


cong-cua-nam-2021-va-ap-luc-trong-nam-2022-0d45726/

Giai đoạn lạm phát tăng cao trở lại 2022-2023

Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh
tế - xã hội quý 4 và năm 2022 vừa diễn ra cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI (lạm phát)
tháng 12-2022 tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước.

CPI bình quân quý 4-2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ, tính chung cả năm 2022, CPI tăng
3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá nhiên liệu thế giới là
nguyên nhân chính giúp kiểm soát thành công lạm phát trong năm qua.

Đối với giá dịch vụ y tế cũng vậy, đáng lẽ theo lộ trình phải tính đúng, tính đủ từ năm
2021 nhưng đến nay chưa tăng. Giá điện gần 4 năm qua chưa tăng giá dù chi phí nhiên
liệu đầu vào tăng mạnh", bà Oanh nhấn mạnh.

Nhận định về áp lực tăng lạm phát trong năm 2023, bà Oanh cho biết những năm gần đây
Quốc hội thường đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%, nhưng năm 2023 Quốc hội
đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5%. Điều này cho thấy áp lực lạm phát trong năm
2023 rất lớn.

Áp lực tăng lạm phát năm tới đến từ việc Trung Quốc dỡ bỏ Zero COVID, nhu cầu hàng
hóa tại Trung Quốc sẽ tăng mạnh, đẩy giá hàng hóa thế giới tăng cao, trong khi Việt Nam
nhập khẩu hàng hóa đầu vào nhiều nên ảnh hưởng lớn tới lạm phát trong nước.
Trích nguồn https://tuoitre.vn/tong-cuc-thong-ke-lam-phat-2022-tang-3-15-dat-muc-
tieu-quoc-hoi-de-ra-20221229110246365.htm

Năm 2023, lạm phát bình quân của Việt Nam tăng 3,25%, đạt mục tiêu do Quốc hội đề ra là
kiểm soát lạm phát ở mức 4,5%. Đây là năm thứ 12 liên tiếp Việt Nam duy trì được mức lạm
phát một con số kể từ sau khi lạm phát tăng cao năm 2011, góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ
mô, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế bền vững, củng cố niềm tin của người dân,
doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài vào đồng nội tệ và môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Thành công trong kiểm soát lạm phát là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ
(CSTT), chính sách tài khóa (CSTK) và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, giữa các bộ, ngành
quản lí kinh tế ở Trung ương và các địa phương trong công tác quản lí, điều hành giá, đảm bảo
cân đối cung, cầu và lưu thông các mặt hàng trên thị trường và sự phản ứng chủ động, linh hoạt,
kịp thời của các cơ quan chức năng trước những diễn biến mới từ thị trường quốc tế và nội địa.

Trích https://tapchinganhang.gov.vn/nhin-lai-thanh-cong-trong-kiem-soat-lam-phat-cua-viet-
nam-nam-2023-va-trien-vong-lam-phat-nam-2024.htm
Nguồn : https://tangbangtroi.com/cac-giai-doan-trong-chu-ky-kinh-te-10-nam-
vo-cung-quan-trong/
2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2017 – 2023

2.2.1. Tổng quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2017 -2023 (phân tích
và vẽ 2 bảng…) (Loan)

2.2.2. Diễn biến của chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2017 – 2023 (Đỗ Mai)

2.2.3. Những thành tựu đạt được ( hay còn gọi là những tác động của chính sách tiền tệ của Việt Nam)
(những chính sách tiền tệ như thế thì có đạt được hay không và nguyên nhân…)

2.2.4. Một số hạn chế và nguyên nhân của hiệu quả chính sách tiền tệ (Thảo Ly)

You might also like