You are on page 1of 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN HẬU COVID

Nguyễn Phương Linh, Tạ Kiều Anh, Nguyễn Đức Phú,


Vương Thị Huyền Trang, Hoàng Phương Chi

Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam


Hà Nội, ngày 7 tháng 05 năm 2022

Preprint DOI:

1. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG GDP Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2020 là 271,16 tỷ USD theo số
liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó tốc độ tăng trường GDP của Việt Nam là 2.91%
trong năm 2020, giảm 4.11 điểm so với mức tăng 7.02% của năm 2019 (Số liệu kinh tế, 2020)
Và mức tăng 2,58% của GDP năm 2021 thấp hơn mức 2,91% của năm 2020, giảm 0,33 điểm
so với năm 2020 và giảm 4,44 điểm so với năm 2019.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục gia tăng trong giai đoạn này (ThS. Nguyễn Thị Phương
Dung, 2020). Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát và duy
trì ở mức thấp tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội; bội chi và nợ công
giảm so với giai đoạn trước, cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá chuyển từ thâm hụt sang thặng
dư. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, mức độ chống chịu của nền kinh tế
được cải thiện đáng kể (Đại hội Đảng lần thứ XIII, 2021).

Nhìn chung, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính - ngân hàng hàng đầu
trên thế giới đều đưa ra nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế nói chung và
tăng trưởng GDP của Việt Nam nói riêng. Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 với nhiều khó
khăn và thách thức, tuy mức tăng trưởng GDP của năm 2020 và 2021 so với những năm trước
(đặc biệt là năm 2019 - một năm trước khi đại dịch bùng phát) giảm mạnh nhưng vẫn giữ
được tăng trưởng dương, thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng
chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện
có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.

2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG

Tuy kết quả GDP 3 tháng đầu năm tích cực nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85%
của cùng kỳ năm 2019. Cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% là thách thức lớn trong bối
cảnh tình hình quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, lãnh đạo Tổng cục Thống kê đề xuất 7 giải pháp
trọng tâm cần thực hiện trong những tháng còn lại của năm:
1
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả
các nhiệm vụ trong Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển
kinh tế năm 2022-2023; đặc biệt bảo đảm giải ngân hết 100% số vốn đầu tư công được giao,
tạo động lực thúc đẩy kinh tế (Ngọc, 2022).

- Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm nguồn cung,
lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế. Liên tục cập nhật các kịch bản dự báo
về tăng trưởng, lạm phát để chủ động điều hành ứng phó với các tình huống phát sinh. Theo
dõi chặt chẽ diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu nhất là mặt hàng xăng dầu, xây dựng các
phương án điều tiết nguồn cung, hạn chế việc tăng giá đột biến nhằm giảm thiểu ảnh hưởng
đến lạm phát và đời sống người dân (Ngọc, 2022).

- Thúc đẩy sản xuất trong nước tiến tới tự chủ về nguồn cung nguyên nhiên vật liệu trong
nước (Ngọc, 2022).

- Đẩy mạnh thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi
cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản (Ngọc, 2022).

- Khẩn trương khôi phục thị trường du lịch, tạo thuận lợi cho lưu chuyển hành khách quốc tế,
trong nước, hỗ trợ phù hợp các doanh nghiệp du lịch gắn với an toàn dịch bệnh đón mùa du
lịch sắp tới (Ngọc, 2022).

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, vướng mắc cản trở hoạt
động sản xuất kinh doanh. Tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh
nghiệp Việt Nam trong mọi lĩnh vực, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả,
tạo điều kiện thuận lợi tối đa các doanh nghiệp (Ngọc, 2022).

- Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai, đồng thời
thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm (Ngọc, 2022).

3. KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất về nền kinh tế việt nam trong thời
kì đại dịch Covid-19. Năm 2020 tuy là thời điểm khó khắn và nhiều thách thức nhất đối với
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng với sự nỗ lực của nhà nước và nhân
dân, nước ta vẫn giữ vững đà tăng trưởng dương, cho tới quý I năm nay GDP đã có nhiều
điểm khởi sắc và đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng
phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Tóm lại tăng trưởng GDP của Việt Nam đã đạt được kết quả tốt so với các quốc gia
trong thế giới trong thời kì kinh tế, chính trị còn nhiều khó khăn và đặc biệt trong bối cảnh
tình hình Covid-19 vẫn đang còn nhiều diễn biến phức tạp. Đó là thành tựu đáng tự hào của cả
nước ta!

2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại hội Đảng lần thứ XIII. (2021). Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2021-2025. Báo Điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ngọc, M. (2022). Kinh tế quý I khởi sắc, GDP tăng 5.03%. Báo Chính Phủ.
Số liệu kinh tế. (2020). GDP của Việt Nam. Số Liệu Kinh Tế.
ThS. Nguyễn Thị Phương Dung. (2020). Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển
vọng năm 2021. Tạp Chí Tài Chính.

You might also like