You are on page 1of 3

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ-CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI

- Trải qua năm 2023, nền kinh tế toàn cầu đã ghi nhận tăng trưởng yếu, một phần do
chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và đà phục hồi còn
chậm của kinh tế Trung Quốc sau dịch COVID-19.Cụ thể là xung đột Nga-Ukraine
leo thang và cuộc khủng hoảng toàn diện tại Dải Gaza liên quan tới xung đột giữa
Israel và phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine, cũng đã tác động tiêu cực đến
kinh tế thế giới.
- OECD đánh giá: tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong hai năm tới sẽ chậm
lại, ở mức vừa phải. Năm 2024 đang ở phía trước, với những tác động được
nhận định là vẫn còn những khó khăn nhưng cũng có nhiều điểm sáng. Tuy
nhiên, vẫn có những điểm tích cực từ các tín hiệu kinh tế cuối năm của các nền
kinh tế đang phát triển cũng như tình trạng lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn
đã hạ nhiệt đáng kể, tạo đà cho việc thay đổi chính sách vào năm tới.
- OECD dự báo, kinh tế thế giới trong năm 2024 có thể sẽ "hạ cánh mềm", tức
tăng trưởng chậm lại so với năm 2023. Năm 2024, OECD giữ nguyên mức dự
báo tăng trưởng kinh tế thế giới từng đưa ra trước đó là 2,7%. Đây sẽ là mức
tăng trưởng thấp nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
không tính đến năm đầu tiên xảy ra đại dịch COVID-19.
- Trong khi đó, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dự báo lạc quan rằng tăng
trưởng thương mại toàn cầu có thể đạt 3,3% vào năm 2024, tăng mạnh so với
mức 0,8% của năm nay. WTO nhận định, sự gia tăng thương mại các mặt hàng
có chu kỳ kinh doanh, như máy móc và hàng tiêu dùng lâu bền, sẽ kéo theo
thương mại toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Trong đó, châu Á dự kiến là
khu vực có xuất khẩu và nhập khẩu tăng mạnh nhất.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC
a)Tăng trưởng kinh tế
Năm Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024
Tốc độ tăng trưởng 8.85 4.24 6.0
GDP(%)

Nhận xét:Theo như số liệu thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước
tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ
các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý I
tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%). Giải nghĩa cho lý do này, sự căng
thẳng của nền kinh tế thế giới do chiến tranh giữa các nước lớn đã ảnh hưởng to lớn đến
sự phát triển của một vài ngành công nghiệp nặng. Bên cạnh đó, đối với các ngành nông
thuỷ sản, sự “khó tính” của các quốc gia lớn đã khiến cho những loại hàng hoá của nông-
lâm-ngư nghiệp điển hình khó để tiếp cận với các quốc gia, gây ra tình trạng ứ đọng hàng
trong nhiều tháng qua. Ngược lại, cho thấy một xu hướng biến động đầy tích cực của các
loại hình dịch vụ khác nhau, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trở lại của ngành du lịch
và ngân hàng sau những tổn thương do sự bùng phát của đại dịch Covid 19 và sự suy
thoái của các ông lớn trên quy mô toàn cầu.Với những sự biến động của nền kinh tế Thế
Giới , bức tranh kinh tế vĩ mô vẫn đón nhận nhiều nốt thăng đầy tích cực những chỉ số lạc
quan của năm 2023 sẽ là lực đẩy tích cực cho nền kinh tế nền Việt Nam qua năm
2024 ,theo báo cáo phát triển Châu Á công bố mới đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
sẽ duy trì ở mức 6%,trong bối cảnh chính sách tiền tệ và tài chính trong nước của Việt
Nam đã hỗ trợ nhiều cho nền kinh tế Viện nghiên cứu quản lý Trung Ương đã đưa ra 3
kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024,trong đó ở kịch bản cơ sở dễ xảy ra GDP tăng
6%,kịch bản cao tăng 6.5% và kịch bản thấp là 5%.
b)Lạm phát
Trong bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm bao phủ bởi nguy cơ suy thoái, lạm phát đình
đốn, kinh tế Việt Nam nổi lên như một điểm sáng. Lạm phát được kiểm soát dưới mức
mục tiêu khi CPI bình quân 11 tháng đầu năm 2022 tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước
nhờ các giải pháp giảm thuế giá trị gia tăng, điều hành giá điện, xăng dầu và các hàng
hóa, dịch vụ thiết yếu do Nhà nước quản lý và các giải pháp tăng lãi suất điều hành. Qua
đó, giúp ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ các hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục phục
hồi tích cực.Trong 9 tháng năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động và
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Xung đột quân sự Nga – U-crai-
na vẫn tiếp diễn, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; nhiều quốc gia duy trì
chính sách tiền tệ thắt chặt; tổng cầu suy yếu; các nền kinh tế lớn đối mặt với tăng trưởng
thấp; thị trường tài chính tiền tệ, bất động sản tại một số nước tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình
trạng thời tiết cực đoan diễn ra ở nhiều nơi, hạn hán kéo dài trên phạm vi rộng, bão lũ,
thiên tai ở các quốc gia làm cho sản xuất lương thực mất cân đối. Lạm phát toàn cầu từ
đầu năm đến nay có xu hướng giảm dần sau thời gian các nước đồng loạt tăng lãi suất để
kiềm chế lạm phát cùng với giá năng lượng giảm.Lạm phát của Việt Nam được dự báo sẽ
chậm lại ở mức 4% trong năm 2024, do giá năng lượng toàn cầu giảm và nguồn cung
lương thực ổn định. (THEO BÁO CÁO CỦA ADB). Trên bình diện khu vực, báo cáo
của ADB nhận định, lạm phát được dự kiến sẽ tiếp tục giảm, tiến gần về ngưỡng trước
đại dịch Covid-19 khi giá nhiên liệu và lương thực giảm.
Năm Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024
Tỷ lệ lạm phát(%) 3.02 3.8 4.0
c)Chính sách tiền tệ
Để ứng phó với hậu quả Covid 19 Ngân hàng nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ
linh hoạt để ổn định thị trường,kiểm soát lạm phát và hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau
những đợt bùng nổ dịch bệnh.Các công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng đồng bộ,linh
hoạt phối hợp chặt chẽ với nền kinh tế vĩ mô khác để điều tiết,kiểm soát tiền tệ,giảm
thiểu áp lực gia tăng lạm phát,hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
d)Chính sách lãi suất
Định hướng chính sách của nhà điều hành luôn muốn duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ cho
tăng trưởng bởi áp lực cho giai đoạn 2024 - 2025 là lấy lại đà tăng trưởng kinh tế để đạt
mục tiêu cả nhiệm kỳ. Mục tiêu tín dụng của năm sau là tăng 14% - 15% để hỗ trợ mục
tiêu tăng trưởng 6,5% trở lên. Việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng phải duy trì nhưng
hoàn toàn có thể đảo chiều khi chịu áp lực hai yếu tố: tỷ giá và lạm phát.Trong điều kiện
bình thường, NHNN sẽ cố gắng để không tăng lãi suất điều hành nhưng nếu xuất hiện sức
ép thì buộc phải thay đổi để thích ứng.

You might also like