You are on page 1of 30

BÁO CÁO

QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ


NỬA CUỐI 2023
Đến ngọn hải đăng

Phòng Nghiên cứu – 07/2023


Thị trường tháng 6/2023 và triển vọng tháng 7/2023

BỨC TRANH TOÀN CẦU

Kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng chậm lại đang kể trong năm 2023, chỉ đạt 2.1%. Lạm phát vẫn dai dẳng nhưng được dự đoán sẽ giảm dần

Thị trường đang dự đoán 70% khả năng xảy ra suy thoái ở Mỹ và khu vực EU trong 12 tháng tới, bắt đầu từ Q1/24.

KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6.5% trong năm 2023 khó có thể đạt được.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu đã suy giảm giúp giá hàng hóa trên thị trường quốc tế ổn định trở lại

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 505.7 nghìn tỷ đồng trong tháng 6, tăng 0.5% MoM và tăng 6.5% YoY..

Trái ngược với các quốc gia phát triển trên thế giới, chỉ số CPI của Việt Nam được kiềm chế rất tốt trong 6 tháng đầu năm 2023. Cụ thể, bình quân 6 tháng đầu năm 2023, CPI chỉ tăng 3.29% YoY

Tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3.58% YTD

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 6/2023 và 7/2023

Thị trường trên đà hồi phục tiến về mức định giá trung bình nhiều năm

Thanh khoản tăng trưởng dương trở lại.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng tháng thứ 3 liên tiếp.

Trong bối cảnh thị trường hiện tại, chúng tôi lựa chọn 3 nhóm cổ phiếu bao gồm: Thép, Chứng khoán, Bán lẻ.

Theo quan điểm kỹ thuật, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ có thể sẽ dao động quanh vùng 1.100-1.180 trong tháng này

2
Mục lục

Bức tranh Toàn cầu 04 Diễn biến Thị trường chứng khoán 19
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại 05 Tổng hợp sự kiện tiêu biểu 20
Mức độ suy thoái các quốc gia trên thế giới là khác 06 VNINDEX trên đà hồi phục 21
nhau
Thanh khoản trở lại, dòng tiền kỳ vọng với tín hiệu 22
Chính sách tiền tệ diễn biến trái ngược ở các khu 07 đảo chiều của chính sách
vực
Dự phóng tăng trưởng các nhóm ngành 23
Áp lực thị trường hàng hóa đang giảm dần 08
Động thái chốt lời từ khối ngoại 24
Thương mại toàn cầu chưa được cải thiện 09
Góc nhìn kỹ thuật và các sự kiện đáng chú ý trong 25
Kinh tế vĩ mô Việt Nam 10 tháng 7
Tăng trưởng kinh tế thấp hơn kỳ vọng 11
Các nhóm ngành quan tâm 26
Sản xuất Công nghiệp vẫn đang trong giai đoạn khó 12
Ngành tiêu biểu: Thép 27
khăn khi tổng cầu suy giảm
Tổng mức bán lẻ toàn nền kinh tế có dấu hiệu tăng 13 Ngành tiêu biểu: Chứng khoán 28
trưởng chậm lại Ngành tiêu biểu: Bán lẻ 29
Lạm phát không phải là mối lo trong nửa cuối năm 14
2023
Dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước sẽ là động lực 15
chính
Áp lực tỷ giá tăng cao, Việt Nam duy trì xuất siêu 16
Vòng quay tiền trong nền kinh tế chậm lại đáng kể 17

3
BỐI CẢNH TOÀN
CẦU

4
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại

Ước tính tăng trưởng GDP và Lạm phát toàn cầu


2023e Real GDP 2023e Inflation 2024e Real GDP 2024e Inflation
Growth Growth
World 2.10% 6.90% 2.40% 4.40%
US 1.10% 4.10% 0.70% 2.60%
EURO 0.60% 5.50% 1.00% 2.50%
China 5.50% 1.50% 4.90% 2.30%

Sau khi đạt ngưỡng tăng trưởng tốt 3.1% sau đại dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu được dự
đoán sẽ tăng trưởng chậm lại đang kể trong năm 2023, chỉ đạt 2.1% trong bối cảnh
tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát cao, trước khi phục hồi nhẹ vào năm
2024, lên 2.4%. Tình trạng kinh tế toàn cầu khó khăn và sức cầu yếu được dự kiến ​sẽ ảnh
hưởng đến tăng trưởng trên toàn thế giới, đặc biệt tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế
đang phát triển (EMDEs) vốn phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu. Tăng trưởng GDP của nhiều
quốc gia dự báo sẽ được điều chỉnh lại thấp hơn so với kỳ vọng đầu năm, tuy nhiên Châu Á tiếp
tục là khu vực có mức độ tăng trưởng GDP tốt hơn hẳn so với EU và Mỹ.

Lạm phát vẫn dai dẳng nhưng được dự đoán sẽ giảm dần khi nhu cầu suy yếu và giá cả
hàng hóa vừa phải, với điều kiện kỳ ​vọng lạm phát dài hạn vẫn còn thả neo. Rủi ro về hệ thống
ngân hàng vẫn còn đó khi lãi suất duy trì ở mức cao, kết hợp với những cú shock cung do chiến
tranh sẽ tiếp tục là rủi ro lớn cho kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn, khiến các nhà tạo lập chính
sách cần hết sức thận trọng trong việc ra quyết định nhằm tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Nguồn: WB, KKR 5


Mức độ suy thoái các quốc gia trên thế giới là khác nhau

PMI khu vực Mỹ và EU & Dự phóng GDP Trung quốc


Thị trường đang dự đoán 70% khả năng xảy ra suy thoái ở Mỹ và khu vực
EU trong 12 tháng tới, bắt đầu từ Q1/24, muộn hơn so với dự kiến trước đó.
Lĩnh vực tiêu dùng có sức bật lớn khi được hỗ trợ bởi nhu cầu bị dồn nén và tiết
kiệm quá mức trong thời kỳ đại dịch, khiến áp lực lên lạm phát vẫn còn dai dẳng.
Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh nhất trong
nhiều năm năm qua đang bắt đầu tác động đến hoạt động kinh tế.

Trái ngược với phương Tây, Trung Quốc đang ở giai đoạn ngược lại của
chu kỳ kinh tế. Mặc dù tốc độ phục hồi sau đại dịch đã chậm lại, thị trường vẫn
đang kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ vượt mục tiêu 5% của Bắc Kinh trong năm
nay. Áp lực giảm lạm phát khiến các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc
đẩy mạnh duy trì kích thích chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng Core CPI và Kỳ vọng lãi suất chính sách các khu vực
một cách bền vững. PBoC đã cắt giảm lãi suất vào tháng 6, trong khi Chính phủ
triển khai ưu đãi hỗ trợ người mua nhà và thúc đẩy tiêu dùng hàng gia dụng. Dự
kiến sẽ còn nhiều đợt hỗ trợ hơn, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản, trong nửa
cuối năm 2023. Rủi ro chính hiện tại là áp lực giảm phát kéo dài, hoạt động kinh
doanh trì trệ và suy giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Nguồn: Standard Chartered 6


Chính sách tiền tệ diễn biến trái ngược ở các khu vực

Lợi suất thực trái phiếu chính phủ của các quốc gia lớn
Bất chấp những động thái tương đối “diều hâu” của FED về việc có thể sẽ tăng lãi suất
thêm 50 bps để kiềm chế lạm phát, giới phân tích cho rằng mức lãi suất 5 – 5.25% là
hợp lý. Dự báo lợi suất UST kỳ hạn 10 năm dài hạn là 3% với quan điểm FED có thể phải duy trì
bảng cân đối kế toán lớn hơn mức 7,000 tỷ USD trong chu kỳ này nhằm hỗ trợ những cú shock
trên thị trường tài chính cũng như dự trữ của các ngân hàng đã giảm xuống mức cần cân nhắc.
Đối với năm 2024, FED sẽ cắt giảm lãi suất 150 điểm cơ bản do tăng trưởng kinh tế và lạm phát
chậm lại.

Tốc độ tăng lãi suất khu vực EU vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại và sẽ có thêm nhiều đợt
thắt chặt nữa. Lạm phát cơ bản dai dẳng vẫn là vấn đề cấp bách nhất của ECB, do đó ECB
Deposit Rate sẽ đạt đỉnh ở mức >4.0% vào năm 2023 và dự kiến chỉ cắt giảm 50 điểm cơ bản vào
năm 2024, xuống còn >3,5%. Lợi suất trái phiếu có nhiều quan điểm trái chiều trong dài hạn khi
khác biệt chính đến từ hoạt động thu hẹp bảng cân đối của ECB, cũng như nhu cầu tăng chi tiêu
vốn dài hạn liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng (bao gồm cả chính sách tài khóa mở
Lợi suất thực trái phiếu chính phủ của các quốc gia lớn
rộng)

Nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua giai đoạn tương đối khó khăn khi tốc độ hồi phục sau đại
dịch Covid-19 chậm hơn kỳ vọng. Trong bối cảnh giảm phát khiến lãi suất thực của trái phiếu tăng
cao – trái ngược với các quốc gia phương Tây – gây cản trở đến việc phục hồi kinh tế, vấn đề thất
nghiệp cũng đang trở thành một mối lo lớn cho quốc gia này khi lệ thất nghiệp của thanh niên đã
ở mức trên 20%. Ngoài ra, một trong những trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc là lĩnh vực Bất
Động sản vẫn rất yếu. Vì vậy, tập trung hỗ trợ kinh tế, đặc biệt với lĩnh vực Tiêu dùng và
Công nghệ, dỡ bỏ các khó khăn khi mua BĐS và trực tiếp hạ lãi suất điều hành sẽ là các
mục tiêu chính của Trung Quốc trong phần còn lại năm 2023.

Nguồn: KKR 7
Áp lực thị trường hàng hóa đang giảm dần

Chỉ số căng thẳng chuỗi cung ứng suy


Trong bối cảnh địa chính trị thế giới còn nhiều biến động, giới phân tích toàn cầu duy giảm
trì quan điểm vùng giá 70-80 USD/thùng sẽ là mức giá ổn định trong dài hạn,
tăng từ 50-60 USD thời kỳ tiền đại dịch. Khả năng phục hồi sản xuất đáng ngạc nhiên của
Nga (hiện ước tính chỉ giảm -0,2 triệu thùng/ngày so với mức kỳ vọng -0,8 triệu
thùng/ngày) đã được bù đắp bằng việc cắt giảm mạnh mẽ của OPEC+ và việc Trung Quốc
tăng tốc mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, không có nhiều yếu tố cho thấy giá dầu có thể giảm
mạnh trong thời gian tới khi OPEC tiếp tục kiểm soát giá, Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của
Mỹ (SPR) bổ sung kho ở mức 60-70 USD/thùng và những hạn chế khi mở rộng nguồn
cung dầu đá phiến tại Mỹ.

Giá kim loại dự kiến sẽ tiếp tục hạ nhiệt, mặc dù ở mức cao hơn mức trung bình
giai đoạn 2015 - 2019. Giá giảm phản ánh sự phục hồi của nguồn cung cũng như nhu
cầu toàn cầu suy giảm. Giá kim loại có thể cao hơn nếu lĩnh vực bất động sản của Trung
Tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu
Quốc phục hồi nhanh hơn dự kiến hoặc nếu tình trạng gián đoạn nguồn cung vẫn tiếp
(triệu thùng/ngày)
diễn.
1,8 +1.7

Giá nông sản dự kiến sẽ duy trì đà giảm trong thời gian tới kh sản lượng ngũ cốc 1,6 +1.5
+1,3
và hạt có dầu dự kiến sẽ tăng. Tuy nhiên, giá lương thực đã tăng nhanh hơn đáng kể 1,4 +1,2
1,2
kể từ sau đại dịch, đặc biệt ở các quốc gia kém phát triển. Nhìn chung, chỉ số giá nông sản
1
dự kiến sẽ duy trì cao hơn nhiều so với mức danh nghĩa trước đại dịch vào năm 2024. Các +0,8
0,8
rủi ro chính đối với sản xuất nông nghiệp bao gồm thời tiết bất lợi (hiện tượng El Nino mới 0,6
nổi), hạn chế chính sách thương mại và chi phí năng lượng cao hơn. Mất an ninh lương 0,4
thực vẫn là một thách thức nghiêm trọng ở một số EMDE, phản ánh các sự kiện thời tiết 0,2
khắc nghiệt, xung đột địa chính trị và hạn chế thương mại. 0
2015-2019 average 30-year median 2001 slowdown Concensus 2023e Concesus 2024f

Nguồn: Wichart, OPEC, WB 8


Thương mại toàn cầu chưa được cải thiện

Tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu chậm lại trong nửa đầu năm 2023
kéo theo sản xuất công nghiệp toàn cầu suy yếu. Ngược lại, thương mại dịch vụ tiếp tục hồi
phục sau khi nới lỏng các hạn chế di chuyển do đại dịch gây ra. Lượng khách du lịch quốc tế
dự kiến sẽ đạt 95% so với mức trước đại dịch trong năm 2023. Áp lực lên chuỗi cung ứng
toàn cầu đã giảm bớt do nhu cầu hàng hóa yếu đi và điều kiện vận chuyển toàn cầu được
cải thiện. Chỉ số áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu và thời gian giao hàng của nhà cung cấp
đạt mức thấp nhất trong gần 4 năm vào nửa đầu năm 2023 và dự kiến sẽ duy trì ở mức
thấp.

Tuy nhiên, số lượng các biện pháp hạn chế thương mại ngày càng tăng phản ánh
mức độ căng thẳng địa chính trị đang gia tăng và nỗ lực của một số nền kinh tế
lớn nhằm tuân theo các chính sách bảo hộ. Về lâu dài, điều này có thể sẽ định hình lại
chuỗi cung ứng toàn cầu và làm gia tăng chi phí thương mại giữa các quốc gia. Trong bối
cảnh đó, tăng trưởng thương mại toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại từ 6% năm 2022 xuống
1.7% năm 2023 và dự kiến sẽ phục hồi lên 2.8% vào năm 2024, chỉ cao hơn một chút so
với tăng trưởng GDP. Triển vọng thương mại chịu nhiều rủi ro tiêu cực, bao gồm nhu cầu
toàn cầu yếu hơn dự kiến, môi trường tài chính toàn cầu thắt chặt hơn, căng thẳng thương
mại giữa các nền kinh tế lớn ngày càng trầm trọng, bất ổn địa chính trị gia tăng và các biện
pháp bảo hộ gia tăng hơn nữa.

Nguồn: RSM, CME 9


KINH TẾ VĨ MÔ
VIỆT NAM

10
Tăng trưởng kinh tế thấp hơn kỳ vọng

Tăng trưởng theo quý từng nhóm Đóng góp vào GDP các nhóm ngành
ngành trong khấu phần 1H2023

19,34%
14,08% 13,71% 8,81% 11,32%

12,19%
5,92%
3,28%
4,14%

8,12%
8,09%
8,10%

6,56%

6,11%
5,26%
4,99%
4,35%

4,22%
3,85%
3,69%

3,25%
2,90%

2,55%

2,50%

2,41%
1,46%

43,25% 36,62%

-0,50%
Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và Xây dựng Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Thuế & trợ cấp
Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
Tăng trưởng GDP

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2023 ước tính tăng 4.14% YoY, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0.34% của quý II/2020 trong giai đoạn 2011-2023 . Trong đó,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.25%, đóng góp 8.53% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2.50%, đóng góp 23.63%; khu vực dịch vụ tăng
6.11%, đóng góp 67.84%. Tổng kết 6 tháng đầu năm, GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3.72% YoY, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.07%, đóng góp 9.28%; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 1.13%, đóng góp 11.87%; khu vực dịch vụ tăng 6.33%, đóng góp 78.85%.

Nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế suy giảm do chính sách tiền tệ thắt chặt tại các quốc gia phát triển (Mỹ, EU,…) đã ảnh hưởng trực tiếp đến quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn như Việt Nam. Cụ thể, tiêu
dùng cuối cùng tăng 2.68% YoY, đóng góp 30.27% vào tốc độ tăng chung toàn nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 1.15% YoY, đóng góp 6.28%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10.0% YoY; nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ giảm 13.20% YoY, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 63.45%.

Với việc lãi suất của các nền kinh tế lớn tiếp tục duy trì ở mặt bằng cao trong 6 tháng cuối năm, mục tiêu tăng trưởng GDP 6.5% trong năm 2023 khó có thể đạt được, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục duy trì
các chính sách nới lỏng, đặc biệt tập trung vào các nhóm tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do bối cảnh vĩ mô còn nhiều khó khăn và biến động bất ngờ, EVS Research hạ kỳ vọng tăng trưởng kinh tế năm
2023 xuống mức 5.4%.

Nguồn: GSO, EVS Research


11
Sản xuất Công nghiệp vẫn đang trong giai đoạn khó khăn khi tổng cầu
suy giảm

Tương quan Tăng trưởng Chỉ số Sản Chỉ số giá sản xuất PPI
xuất Công nghiệp và Chỉ số Nhà quản 12,00%

trị mua hàng 10,00%


8,00%
15% 6,00
10% 6,00%
4,00
5% 4,00%
2,00
0% 2,00%
-
-5% 0,00%
-10% (2,00)
(4,00) -2,00%
-15%
-20% (6,00) -4,00%

tăng trưởng IIP (RHS) PMI (LHS) Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp Dịch vụ

Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn khi đơn hàng giảm, sức cầu yếu, chi phí đầu vào tăng cao. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp trong quý II/2023
ước tính đạt 1.56% YoY. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 0.44% YoY, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0.37% YoY.

Các nhà sản xuất ở Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn khi nhu cầu thị trường yếu kém vào thời điểm gần hết quý 2. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm, và việc giảm sản lượng đã một phần
phản ánh tình trạng thiếu điện diễn ra do đợt nắng nóng vừa qua. Chỉ số PMI đã giảm 4 tháng liên tiếp dưới mốc 50 điểm, đạt 46.2 điểm trong tháng 6 phản ánh triển vọng ngành sản xuất ở Việt
Nam sẽ tiếp tục khó khăn trong nửa sau năm 2023.

Xét về yếu tố đầu vào sản xuất, trong 6 tháng đầu năm 2023, áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu đã suy giảm giúp giá hàng hóa trên thị trường quốc tế ổn định trở lại. Trong nước, các yếu tố đầu
vào đã bắt đầu hạ nhiệt, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nông sản, nhu cầu du lịch vẫn tốt nên chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản, chỉ số giá dịch vụ tăng lần lượt là 3.83% và
5.42% YoY. Ở chiều ngược lại, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp và chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất giảm lần lượt 0.24% YoY và 0,02% YoY; chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa
và nhập khẩu hàng hóa giảm 0.52% YoY và giảm 3.85% YoY theo xu hướng của thị trường thế giới.

Nguồn: GSO, IHS Markit, EVS Research 12


Tổng mức bán lẻ toàn nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại

Tổng mức bán lẻ hàng hóa & dịch vụ Lượng khách du lịch qua các năm
(đơn vị: triệu người)
500.000 60,00%

2023F 102 8
400.000 40,00%

2022 101,30 3,66


300.000 20,00%

2021 40,00 0,16


200.000 0,00%
2020 56,00 3,69
100.000 -20,00%
2019 85,00 18,01

- -40,00% 2018 80,00 15,50

Bán lẻ hàng hóa Dịch vụ lưu trú, ăn uống Dịch vụ lữ hành


Khách nội địa Khách quốc tế
Dịch vụ khác % YoY TMBL HH&DV

Nhu cầu tiêu thụ của thị trường vẫn tôt phản ánh qua hoạt động thương mại nửa đầu năm vẫn nhộn nhịp, đặc biệt vào mùa du lịch hè. Ước tính, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng đạt 505.7 nghìn tỷ đồng trong tháng 6, tăng 0.5% MoM và tăng 6.5% YoY. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3,016.8 nghìn tỷ đồng, tăng 10.9% YoY, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 18.7% YoY và doanh thu du lịch lữ hành tăng 65.9% YoY. Nếu loại bỏ
yếu tố về giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.4% YoY – tương đương với mức tăng các năm trước. Có thể thấy, nhu cầu trong nước tuy vẫn duy trì được
sức tiêu thụ tốt nhưng sẽ không còn tăng trưởng đột biến trong nửa cuối năm do mức nền năm 2022 là khá cao.

Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 14.5 nghìn tỷ đồng, tăng 65.9% YoY nhờ hoạt động du lịch sôi động trở lại ở các tỉnh thành lớn (Đà Nẵng tăng
174%; Hà Nội tăng 106,9%; Hải Phòng tăng 93.2%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 78.5%; Quảng Ninh tăng 51.7%; Khánh Hòa tăng 33.6%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, khách quốc
tế đến nước ta ước đạt gần 5.6 triệu lượt người, gấp 9.3 lần cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn chỉ bằng 65.7% thời kỳ trước đại dịch Covid-19. Đây là con số rất ấn tượng khi chỉ trong nửa
năm, du lịch Việt Nam đã đạt được 70% của mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế năm 2023.

Nguồn: GSO, Tổng cục Du lịch, EVS Research


13
Lạm phát không phải là mối lo trong nửa cuối năm 2023

6,0% Phân tách CPI ra thành từng lĩnh vực CPI và Lạm phát cơ bản của Việt Nam
5,0% 7,00%

4,0% 6,00%

5,00%
3,0%
4,00%
2,0%
3,00%

1,0% 2,00%

1,00%
0,0%
0,00%
-1,0%
-1,00%
-2,0% -2,00%

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống Đồ uống và thuốc lá May mặc, mũ nón, giày dép
Nhà ở và vật liệu xây dựng Thiết bị và đồ dùng gia đình Thuốc và dịch vụ y tế
Giao thông Bưu chính viễn thông Giáo dục CPI Lạm phát cơ bản
Văn hóa, giải trí và du lịch Hàng hóa và dịch vụ khác CPI

Trái ngược với các quốc gia phát triển trên thế giới, chỉ số CPI của Việt Nam được kiềm chế rất tốt trong 6 tháng đầu năm 2023. Cụ thể, bình quân 6 tháng đầu năm
2023, CPI chỉ tăng 3.29% YoY – thấp hơn đáng kể so với mức tối đa 4.5% do Chính phủ đề ra đầu năm. Có thể thấy Nhóm Giao thông là nguyên nhân chính giúp CPI không tăng
mạnh khi đã giảm liên tục trong giai đoạn vừa qua khi giá xăng trong nước giảm 18.27% YoY theo biến động giá dầu thế giới. Ở chiều ngược lại, Nhóm Nhà ở và VLXD và Nhóm Giáo dục
tăng lần lượt 6.6% YoY và 7.95% YoY khi áp lực giá cả nguyên liệu đầu vào (xi măng, sắt thép,…) và học phí các tỉnh thành tăng trở lại. Ngoài ra, giá điện sinh hoạt tăng 3.12% YoY
trong kỳ do nhu cầu sử dụng điện tăng và quyết định tăng 3% giá điện của EVN áp dụng từ ngày 04/5/2023 cũng khiến CPI tăng trong thời gian qua.

Lạm phát cơ bản tháng 6/2023 tăng 0.24% MoM, tăng 4.33% YoY. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI
bình quân chung (tăng 3,29%) CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục. Có thể thấy, lạm
phát không phải là mối lo ngại cho nền kinh tế tại thời điểm hiện tại. EVS Research dự phóng CPI năm 2023 sẽ chỉ tăng 3.5% YoY.

Nguồn: GSO, EVS Research 14


Dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước sẽ là động lực chính

Tốc độ triển khai vốn đầu tư NSNN Vốn giải ngân & đăng ký mới chia theo
2022 so với cùng kỳ năm trước loại hình trong nửa đầu năm
12000 40% 45% 20000 12000
40% 9240 10058
10000 10000
35% 15000 1606 7650
2270 8000
8000 25% 30% 4116 4010
21% 10000 6000
19% 21% 25%
6817

10703
6000 2930
20% 4000
8605

5000

8035
4000 4% 15%
9548
2000

6441
6490
6029 10%
4943
2000 0 0
5%
1125

2021 2022 2023


0 0%
Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Vốn cấp mới Vốn tăng thêm
Chênh lệch vốn đầu tư NSNN 2021-2022 tăng trưởng YoY Góp vôn, mua cổ phần Vốn thực hiện
Trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 232.2 nghìn tỷ đồng, tương đương với 33% kế hoạch năm và tăng 20.5% YoY
(cùng kỳ năm 2022 bằng 32.1% và tăng 10.4%). Số liệu cho thấy nỗ lực lớn từ phía Chính phủ, bộ ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư
công nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn, nhất là trong bối cảnh chính sách tiền tệ đang gặp nhiều khó khăn. Hàng loạt các dự án đầu tư
công lớn như 2 đường vành đai tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dự án sân bay Long Thành hay các tuyến đường cao tốc lớn đang được gấp rút đấu thầu và triển khai dưới sự chỉ đạo
sát sao của Thủ tướng. Ngoài ra, Chính phủ còn tiếp tục triển khai các chính sách tài khóa mở rộng thông qua việc tiếp tục giảm thuế VAT 2% nhằm thúc đẩy người dân tiêu dùng, cải
thiện tổng cầu nền kinh tế.

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong nửa đầu năm ước đạt 13.43 tỷ USD (-4.3% YoY). Mặc dù vậy tốc độ giải ngân thể hiện qua
vốn đăng ký thực hiện vào Việt Nam gần như không đổi, đạt 10.02 tỷ USD (+0.5% YoY), trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8.18 tỷ USD, chiếm 81.6% tổng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 696.2 triệu USD, chiếm 6.9%; hoạt động kinh doanh bất
động sản đạt 502.1 triệu USD, chiếm 5%. Có thể thấy việc đầu tư FDI tương đối ổn định đã khẳng định Việt Nam tiếp tục là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt
tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển xanh (hiện đã chiếm gần 2% GDP), qua đó củng cố tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam.

Nguồn: MOIT, GSO, EVS Research 15


Áp lực tỷ giá tăng cao, Việt Nam duy trì xuất siêu

Tăng trưởng Xuất & Nhập khẩu và Cán Tỷ giá VND.USD trong 1 năm qua
cân thương mại hàng tháng của Việt
Nam
5000 40%
4000 30%
3000 20%
2000
10%
1000
0%
0
-1000 -10%
-2000 -20%
-3000 -30%

Xuất nhập khẩu ròng Tăng trưởng Xuất khẩu Tăng trưởng Nhập khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316.65 tỷ USD, giảm 15.2% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó xuất khẩu giảm 12.1%; nhập khẩu giảm 18.2%, cán cân thương mại 6 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 12.25 tỷ USD. Có thể thấy, các thị trường xuất
khẩu lớn của Việt Nam như EU và Mỹ đã chịu ảnh hưởng lớn do chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn đến sức cầu nhập khẩu suy giảm khi xuất nhập khẩu ròng sang hai khu vực này giảm lần
lượt -13.7% YoY và 22.9% YoY trong năm tháng đầu năm. Với xu hướng neo lãi suất cao, dự báo trong phần còn lại của năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ khó
hồi phục.

Tỷ giá VND/USD đang là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới khi Việt Nam và Mỹ là hai quốc gia đang có độ lệch về chính sách tiền tệ khá lớn. Ngày 30/6, Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm ở mức 23.800 VND/USD – tăng 1.3% YTD. GAP lãi suất tiếp tục nới rộng khi Chính phủ Việt Nam quyết tâm hạ lãi suất điều hành để hỗ trợ nền
kinh tế trong khi FED duy trì quan điểm “diều hâu” nhằm đưa lạm phát xuống ngưỡng dài hạn 2% sẽ gây áp lực lên tỷ giá trong nửa cuối năm 2023. Tuy nhiên nhờ việc Việt Nam đang
thu hút tốt lượng vốn ngoại chảy và nền kinh tế qua các kênh FDI cũng như dự trữ ngoại hối tương đối ổn định khi các tổ chức lớn trên thế giới như Moody’s dự báo sẽ tăng lên mức 95
tỷ USD vào cuối năm 2023.

Nguồn: GSO, WIchart 16


Vòng quay tiền trong nền kinh tế chậm lại đáng kể

60,0%
Cơ cấu huy động tiền gửi khách hàng Tương quan tăng trưởng huy động và
của hệ thống tín dụng nửa đầu năm

9,43%
8,61%
8,36%
55,0% 10,00%

7,36%
7,11%
9,00%

6,68%

6,44%
8,00%

5,15%
50,0% 7,00%

4,84%

4,77%
4,75%

4,43%
6,00%

3,84%

3,78%
3,65%

3,26%
3,13%
5,00%

2,53%
45,0% 4,00%
3,00%
2,00%
40,0% 1,00%
0,00%
2018 2019 2020 2021 2022 2023

Tỷ trọng tiền gửi TCKT Tỷ trọng tiền gửi dân cư Tăng trưởng cung tiền M2 Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng huy động

Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán đạt 2.53% YTD, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3.26% YTD. Đây là mức tăng thấp nếu so sánh với giai đoạn 5-6 năm trở lại của nền
kinh tế Việt Nam, phản ánh một thực tế là SBV nới lỏng chính sách tiền tệ tập trung vào việc đưa ra các chính sách hỗ trợ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, định hướng xu hướng lãi suất trên thị trường
1 thay vì “bơm tiền”. Đặc biệt khả năng huy động của hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục có nhiều khó khăn khi giai đoạn nửa đầu năm 2023, lượng tiền gửi của các Tổ chức Kinh tế giảm hơn 2.4% YoY khi
các doanh nghiệp cần tiền để giải quyết vấn đề liên quan tới thị trường Trái phiếu riêng lẻ được bù đắp bởi tăng trưởng 14.5% từ khu vực Dân cư nhờ mặt bằng lãi suất huy động cao, tuy nhiên với việc
SBV quyết tâm hạ lãi suất hỗ trợ nền kinh tế, GAP Tín dụng – Huy động sẽ tiếp tục bị nới rộng trong phần còn lại của năm khi tỷ lệ LDR toàn hệ thống đã vượt 100%.

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không khả quan, Chính phủ Việt Nam quyết tâm hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc hạ mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh – trái ngược với môi trường lãi suất tại các khu vực lớn trên thế giới như EU, Mỹ. Tuy nhiên do sức cầu tiêu dùng trong và ngoài nước vẫn còn yếu
dẫn đến các doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất (có tới 65.7% các doanh nghiệp ngành công nghệ chế biến cho rằng xu hướng kinh doanh sẽ không tốt lên trong Quý 3/2023), tăng trưởng tín
dụng chỉ đạt 3.58% YTD. Một trong các yếu tố chính khác dẫn tới tình trạng hiện tại đến từ thị trường Bất động sản ảm đạm, cầu yếu và các doanh nghiệp tập trung xử lý hệ quả thị trường Trái phiếu
riêng lẻ giai đoạn trước khiến nguồn cung tiêu thụ giảm mạnh bằng 5 -10% so với cùng kỳ thuộc từng phân khúc.

Nguồn: GSO, SBV, EVS Research 17


Bảng dự phóng số liệu vĩ mô năm 2023 trên kịch bản cơ bản
2019 2020 2021 2022 2023E
Tăng trưởng GDP % 7.02% 2.91% 2.58% 8.02% 5.40%
CPI % 2.79% 3.23% 1.84% 3.15% 3.47%
Cán cân thương mại tỷ USD 10.9 19.9 4.0 11.2 15.0
Tăng trưởng xuất khẩu % 8.40% 6.90% 19.0% 10.60% -8.00%
Tăng trưởng nhập khẩu % 7.0% 3.7% 26.5% 8.40% -10.70%
Vốn FDI đăng ký % 7.2% -24.96% 9.19% -11% 2.00%
Tỷ giá VND/USD 1.40% 0.70% 0.96% 2.07% +/-2%
Dự trữ ngoại hối tỷ USD 78.30 94.80 109.4 87.00 95.00
Tăng trưởng cung tiền M2 % 14.8% 14.5% 10.66% 6.15% 8.44%
Tăng trưởng tín dụng % 13.70% 12.10% 12.91% 14.18% 12.00%

Nguồn: GSO, SBV, Wichart 18


DIỄN BIẾN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN

19
Tổng hợp sự kiện tiêu biểu

FED nâng lãi


1.400 suất 0.75%
sau khi số
liệu lạm phát Chủ tịch APS, IDJ, API
tháng 5 công Nghị quyết 33/NQ-CP: Nhiều giải bị bắt
bố pháp tháo gỡ khó khan cho BĐS
1.300
bao gồm gói tín dụng cho nhà ở xã
hội
CP trình Quốc hội chính
Nghị quyết 08/NQ-CP: Về việc kéo
sách giảm thuế GTGT
dài thời hạn trả nợ trái phiếu

1.200 FED giảm tốc độ


tăng lãi suất tăng NHNN giảm
lãi suất tái Phê duyệt
0,5%
câp vốn 0.5% QHĐ 8

1.100

1.000
Cơ cấu lại FED nâng lãi
thời hạn trả suất 0.25%
FED nâng lãi
nợ và giữ
suất 0.25%
nguyên nhóm
900 nợ, cho phép NHNN giảm
Thành lập Tổ công tác TTCP về rà FED giảm tốc độ
tổ chức tín lãi suất tái
soát đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ tăng lãi suất tăng
dụng được cấp vốn 0.5%
khó khan trong triển khai thực hiện 0,25%
mua lại trái
BĐS
phiếu
800
27/05/2022 27/06/2022 27/07/2022 27/08/2022 27/09/2022 27/10/2022 27/11/2022 27/12/2022 27/01/2023 27/02/2023 27/03/2023 27/04/2023 27/05/2023 27/06/2023

Nguồn: EVS Research tổng hợp 20


VNINDEX trên đà hồi phục

Thay đổi giá của chỉ số từ đầu năm đến nay P/E của VNINDEX trong vòng 10 năm
30,00% 24,00
25,00% 22,00
20,00% 20,00
15,00% 18,00
10,00% 16,00
5,00%
14,00
0,00%
-5,00% 12,00
-10,00% 10,00
8,00
6,00

HNXINDEX Upcom Index VN30


VNINDEX VNMID VNSML P/E Std +1 Std +2 Std -1 Std -2

Diễn biến của thị trường trong tháng 6 đa phần là tích cực với sự thu hút của dòng tiền tham gia mới thị trường, từ đó đẩy thị trường tăng vượt đỉnh ngày trong đầu tháng 6 cho
thấy tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư kỳ vọng vào các chính sách của chính phủ. Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ thường là các cổ phiếu trong nhóm VNSML (+22,64% YTD) và
Upcom Index (+18,53%) đặc biệt nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của dòng tiền, các nhóm chỉ số có mốc tăng điểm nhẹ hơn theo thứ tự lần lượt là VNMID (+12,71%
YTD), VN30 (+11,82% YTD), VNINDEX (+11,18% YTD) và HNXINDEX (+10,75% YTD). Nhóm vốn hóa nhỏ trong giai đoạn điều chỉnh hồi cuối năm 2022 cũng là
nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nhịp điều chỉnh, ở chiều ngược lại nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn chưa ghi nhận mức độ chiết khấu giá quá nhiều nên chưa nhận được phản
ứng tích cực của biến động giá trong nửa đầu 2023. Xu hướng đầu tư trong giai đoạn nửa đầu năm là tập trung vào nhóm cổ

Sau khi VNINDEX chạm ngưỡng đỉnh giá -2 độ lệch chuẩn 10 năm, hiện thị trường đang có sự hồi phục tốt và giao dịch tại mức định giá P/E 13.2 lần nằm ở dưới mức trung
bình 10 năm (14.8 lần), EVS kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục hồi phục trong nửa cuối 2023 với mức định giá mục tiêu là mức trung bình 10 năm qua, song chỉ số P/E có thể
tăng trong thời gian tới do kết quả kỳ báo cáo Q2/2023 có thể tiếp tục ghi nhận sự suy giảm về lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết tháng 6 VNINDEX đóng cửa ở mốc 1.120
điểm, tiệm cận với mức đóng cửa trung bình 20 phiên gần đây.

Nguồn: FiinPro, EVS Research tổng hợp 21


Thanh khoản trở lại, dòng tiền kỳ vọng với tín hiệu đảo chiều của
chính sách

Thanh khoản thị trường Giá trị giao dịch các nhóm ngành trên thị trường
21.000 20% Bán lẻ
Jun Bảo hiểm
10% Bất động sản
Công nghệ Thông tin
16.000 0%
May Dầu khí
-10% Dịch vụ tài chính
Điện, nước & xăng dầu khí đốt
11.000 -20% Apr Du lịch và Giải trí
-30% Hàng & Dịch vụ Công nghiệp
Hàng cá nhân & Gia dụng
6.000 -40% Mar Hóa chất
Ngân hàng
-50%
Ô tô và phụ tùng
1.000 -60% Feb Tài nguyên Cơ bản
Thực phẩm và đồ uống
2022/06 2022/07 2022/08 2022/09 2022/10 2022/11 2022/12 2023/01 2023/02 2023/03 2023/04 2023/05 2023/06 -70%
Truyền thông
-4.000 -80%
Jan Viễn thông
Xây dựng và Vật liệu
Y tế
VNINDEX HNX UPCOM % thay đổi YoY 0 100.000 200.000 300.000 400.000

Thanh khoản đang có xu hướng gia tăng trở lại, mạnh mẽ nhất tại sàn VNINDEX ghi nhận mức tăng 10% yoy trở lại trong những ngày đầu tháng 6, điều này được lý
giải bởi số tài khoản chứng khoán mở mới tăng trở lại trong tháng 5 vừa qua với mức ghi nhận đạt 104.575. Củng cố cho sự kỳ vọng của nhà đầu tư sau khi nhận được
những nỗ lực đưa ra các giải pháp kích thích nền kinh tế của Chính phủ.

Nhóm cổ phiếu Bất động sản nhận thu hút được sự chú ý của dòng tiền tăng trưởng trong từng tháng, và mạnh mẽ nhất trong tháng 6 vừa qua, điều này có thể được
lý giải do các cổ phiếu nhóm này ghi nhận mốc giao dịch đột biến về thanh khoản và tăng trưởng về giá (NVL, PDR, DIG, DXG). Nhà đầu tư kỳ vọng sự hồi phục thị
trường Bất động sản trong thời gian tới và hầu hết các cổ phiếu nhóm này đều đã ở mức chiết khấu rất cao từ vùng đỉnh năm trước. Ở chiều chính sách, NHNN liên tục
ra các thông tư tiến hành hạ lãi suất huy động tuy nhiên tín hiệu về lãi suất đầu ra chưa có sự cải thiện đáng kể. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng và Dịch vụ tài chính cũng
ghi nhận mức tăng đáng kể đặc biệt là nhóm ngành chứng khoán, đối diện với môi trường hạ lãi suất và thanh khoản tăng cao, nhóm cổ phiếu Chứng khoán được kỳ
vọng lớn trong nửa đầu năm này.

Nguồn: FiInPro, FiinPro, EVS Research tổng hợp 22


Dự phóng tăng trưởng các nhóm ngành

Khu Công nghiệp


Cau su tự nhiên
Hóa chất
Xây dựng
Thủy sản
Thép
Phân bón EVS dự báo kết quả kinh doanh trong nửa cuối 2023 sẽ có sự cải thiện,
Nhựa
Ngân hàng
các nhóm ngành tiêu biểu bao gồm: Bán lẻ, Chứng khoán, Ngân
Bán lẻ xăng dầu hàng, Thép, Thủy sản phần lớn do mức nền thấp của 2H2022, bên
Hàng tiêu dùng cạnh đó là một số nhóm công ty hoạt động trong lĩnh vực điện. Tăng
Hàng không
2024F trưởng cả năm 2023 sẽ chưa quá đột phá do ảnh hưởng của nền kinh tế
Dược phẩm
Điện 2023F toàn cầu khiến ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua. Song, sau những nhịp
Dệt may điều chỉnh vừa qua chúng tôi cho rằng đây là cơ hội để tích lũy thêm cổ
Dầu khí
phiếu cho kịch bản hồi phục mạnh mẽ hơn vào năm 2024 khi nhiều
CNTT
Chứng khoán nhóm ngành có thể sẽ ghi nhận mức đáy lợi nhuận trong 1H2023 và sẽ
Cao su săm lốp diễn biến tích cực hơn trong cả 2024.
Cảng hàng không
Cảng biển
Bất động sản
Bảo hiểm
Phân phối
Bán lẻ

-150% -100% -50% 0% 50% 100% 150%

Nguồn: EVS ước tính 23


Động thái chốt lời từ khối ngoại

Trong tháng 6 vừa qua khối ngoại tiếp tục bán ròng tháng thứ 3 liên tiếp với giá trị Giá trị giao dịch của NDTNN
ĐVT: Tỷ VND
khoảng 3.000 tỷ đồng. Động thái bán ròng này của khối ngoại có thể đến từ hai
60.000,00 20000
hướng, một phần do NHNN Việt Nam hiện đang tiên phong cắt giảm lãi suất điều
40.000,00 15000
hành nhằm hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp và khơi thông dòng vốn trong nước, hỗ trợ 20.000,00 10000
kinh tế tăng trưởng, trong khi đó ở các khu vực như Mỹ hay EU tháng 5 vừa qua vẫn 0,00 5000
-20.000,00 0
ghi nhận các đợt tăng lãi suất, phía Ngân hàng TW Anh cũng tiếp tục tăng mức lãi -40.000,00 -5000
suất lên cao nhất trong vòng 10 năm qua. Ngoài ra, trong khoảng thời gian -60.000,00 -10000
tháng 11 và 12/2022 và tháng 1/2023 khi mức định giá của VN-Index ở -80.000,00 -15000

mức thấp nhất trong vòng 10 năm, khối ngoại đã tham gia với lượng vốn
mạnh mẽ, do vậy đây cũng có thể coi là động thái chốt lời của khối ngoại
khi chỉ số đã tăng 20% so với mức đáy hồi tháng 11. Giá trị khớp lệnh Giá trị thỏa thuận Tổng giá trị giao dịch lũy kế Giá trị ròng

TOP CP NN Mua bán ròng từ đầu năm đến nay


4.000 2.906
3.000
2.000 1.285 920 855 832 779 741 713 514
1.000 358
0
-1.000 -399 -397
-703 -687 -613 -574 -519
-2.000 -920
-1.486
-3.000
-4.000
-5.000 -4.084
HPG STG POW SSI HDB VRE HSG VIC VCI VHM EIB VNM STB CTG DPM DXG DGC MSN DCM VPB
HOSE

Nguồn: FiinPro, EVS Research tổng hợp 24


Góc nhìn kỹ thuật và các sự kiện đáng chú ý trong tháng 7

Điều chỉnh là cơ hội

Kết thúc tháng 6, VNINDEX lần đầu tiên trong vòng


2 tháng gần nhất tiến sát lại mốc MA20 và ngay lập
tức có tín hiệu rút chân, thị trường đạt mức thanh
khoản thấp cho thấy suy yếu của dòng tiền bán
trong ngắn hạn và phản ứng của lực cầu tại vùng
giá tương đối tin cậy, song để duy trì nhịp tăng,
VNINDEX cần tiếp tục tích lũy tại đây 1 khoảng thời
gian ngắn. EVS cho rằng trong nửa cuối 2023,
VNINDEX có thể sẽ giao động quanh vùng
1100-1,180 điểm. Việc giảm điểm và tái tích lũy
trong đầu tháng 7 sẽ là cơ hội để nhà đầu tư tích
lũy cổ phiếu và tái cơ cấu danh mục.

Các sự kiện đáng chú ý trong tháng 7

17/7/2023: Công bố cơ cấu danh mục VN30


20/7/2023: Hạn công bố BCTC Q2/2023, Đáo
hạn VN30F2307
27/7/2023: FED công bố kết quả họp FOMC
30/7/2023: Hạn công bố BCTC Q2/2023 (Nếu là
BCTC CTM/HN/TH), Hạn công bố BCQT 6T/2023

Nguồn: EVS Research tổng hợp 25


CÁC NHÓM NGÀNH
CẦN QUAN TÂM

26
Ngành tiêu điểm: Thép

Sản lượng thép HPG Giá than cốc giảm mạnh từ đỉnh
700.000 650
600.000
550
500.000

400.000 450
300.000
350
200.000

100.000 250
-
150
Jun-22 Jul-22 Aug-22 Sep-22 Oct-22 Nov-22 Dec-22 Jan-23 Feb-23 Mar-23 Apr-23 May-23

Thép xây dựng HRC Tổng sản lượng

Ngành thép kỳ vọng tạo đáy nhờ giá nguyên vật liệu giảm mạnh, các nhà máy mở cửa trở lại:

EVS cho rằng, giai đoạn khó khăn nhất với ngành thép đã qua và các dấu hiệu phục hồi đang xuất hiện:

Về phía cung, sau giai đoạn tăng mạnh do chiến tranh Nga-Ukraine, giá than coke và quặng sắt đã giảm lần lượt 63% và 48% từ đỉnh của năm 2022.

Về phía cầu, sản lượng bắt đầu hồi phục. Cuối năm 2022, các doanh nghiệp sản xuất thép lớn như Hòa Phát, Pomina, VNSteel đưa ra các thông báo đóng cửa các nhà máy và
lò cao. Đến hiện tại, HPG đã cho hoạt động trở lại 3/4 lò cao. Lò cuối cùng dự kiến sẽ mở lại trong quý 3/2023.

Mặc dù nhận thấy ngành thép hồi phục, chúng tôi ưu tiên lựa chọn HPG. Lưu ý, định giá của HPG không còn rẻ. Đối với NKG, HSG và các cổ phiếu thương mại thép thường có biên
lợi nhuận thấp, lợi nhuận chịu hưởng lớn bởi giá tôn. Đến thời điểm hiện tại, giá tôn trong nước vẫn đang trong xu hướng giảm và chưa có dấu hiệu hồi phục.

Cổ phiếu chúng tôi quan tâm: HPG

Nguồn: HPG, TradingEconomics, EVS Research tổng hợp 27


Ngành tiêu điểm: Chứng khoán

Đóng góp của doanh thu từ môi giới Giá trị giao dịch trung bình tháng
và margin trong tổng doanh thu (sàn HoSE)
76%
80% 20.000
17.001
55% 55% 58%
60% 54%
15.000
42% 12.275
10.652 11.189
40% 10.122
9.256
10.000
20%
5.000
0%
VND SSI VCI HCM MBS SHS
0
2020 2021 2022 01/2023 02/2023 03/2023 04/2023 05/2023 06/2023

Định giá P/B các CTCK Ngành chứng khoán hưởng lợi nhờ thanh khoản cải thiện
2,5 2,3 Đối với các công ty chứng khoán, doanh thu đến từ mảng môi giới và cho vay margin luôn duy trì tỷ
2,0 trọng từ 40% đến 75%. Vì vậy, trong giai đoạn thanh khoản cải thiện, các công ty chứng khoán luôn là
1,7
1,6 1,6
1,5 nhóm được hưởng lợi. EVS nhận thấy, với việc 4 lần hạ lãi suất của NHNN, một lượng tiền tìm đến các
1,5
1,1 kênh tài sản khác, bao gồm chứng khoán. Thanh khoản cải thiện trong các tháng Q2/2023. Thanh
1,0 khoản trung bình quý 2 trên sàn HoSE tăng 35% so với quý trước. EVS cho rằng, với lãi suất được duy
trì ở mức thấp, thanh khoản sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới. Mặc dù định giá các công
0,5
ty chứng khoán không còn quá rẻ, chúng tôi tin rằng việc giải ngân vẫn khả thi ở giai đoạn hiện tại.
0,0
VND VCI SSI HCM MBS SHS Cổ phiếu chúng tôi quan tâm: SSI, VND, VCI

Nguồn: FiinPro, EVS Research tổng hợp 28


Ngành tiêu điểm: Bán lẻ

Thời điểm triển khai giảm thuế VAT


giai đoạn sau dịch Covid-19
Ngành bán lẻ kỳ vọng phục hồi nhờ các chính sách vĩ mô

EVS cho rằng, bán lẻ sẽ là ngành được hưởng lợi nhờ các chính sách vĩ mô:

Với chính sách tiền tệ, việc giảm lãi suất trong thời gian qua sẽ hỗ trợ về vay tiêu
dùng, từng có lúc chiếm 35% doanh thu của MWG. Trong giai đoạn lãi suất cao
và kinh tế khó khăn, người dân hạn chế mua trả góp các mặt hàng điện thoại,
điện máy,… Tuy nhiên, lãi suất giảm và kinh tế ổn định hơn sẽ giúp kích thích
vay tiêu dùng trở lại.

Với chính sách tài khóa, việc giảm thuế VAT 2% kể từ ngày 01/07/2023-
31/12/2023 đối với các mặt hàng thiết yếu sẽ kích cầu mua sắm.
Doanh thu trung bình/ mỗi cửa hàng
Tuy nhiên, chúng tôi ưu tiên lựa chọn MWG, FRT, DGW là các doanh nghiệp được
chuỗi BHX
(tỷ đồng) hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ chính sách. Bên cạnh đó, lợi nhuận của các
doanh nghiệp này giảm mạnh trong thời gian qua sẽ tạo ra động lực tăng giá cổ
1,60 1,44 1,45
1,40
phiếu. Riêng với MWG, doanh thu/cửa hàng của chuỗi BHX bắt đầu cải thiện là tín
1,19
1,20 hiệu tích cực. Chúng tôi vẫn bỏ ngỏ khả năng chuỗi BHX sẽ hoàn thành deal bán
1,00 20% cổ phần trong năm nay và sẽ cập nhật nếu có thêm thông tin.
0,80
0,60 Chúng tôi không lựa chọn PNJ do định giá duy trì ở mức cao và không được hưởng
0,40 lợi từ chính sách VAT.
0,20
0,00
Cổ phiếu chúng tôi quan tâm: MWG, FRT, DGW
Jun-22 Jul-22 Aug-22 Sep-22 Oct-22 Nov-22 Dec-22 Jan-23 Feb-23 Mar-23 Apr-23 May-23

Nguồn MWG, EVS Research tổng hợp 29


KHUYẾN CÁO

Các thông tin, tuyên bố, dự đoán trong bản báo cáo này, bao gồm cả các nhận định cá nhân, là dựa trên các nguồn thông tin tin cậy, đánh giá với mức độ cẩn trọng
tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, Phòng Phân tích CTCP Chứng khoán Everest (EVS) không đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của
các nguồn thông tin này. Các nhận định trong bản báo cáo này được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết và cẩn thận, theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, là
hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo này có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước. Báo cáo này không nên được diễn giải
như một đề nghị mua hay bán bất cứ một cổ phiếu nào. EVS và các công ty con; cũng như giám đốc, nhân viên của EVS và các công ty con có thể có lợi ích trong các
công ty được đề cập tới trong báo cáo này. EVS có thể đã, đang và sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ cho các công ty được đề cập tới trong báo cáo này. EVS sẽ không chịu
trách nhiệm đối với tất cả hay bất kỳ thiệt hại nào hay sự kiện bị coi là thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào của báo cáo này.
EVS nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của
EVS.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Phòng Phân tích - Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest

Địa chỉ: Tầng 3, 6, 9 - Số 2A Phố Đại Cồ Việt, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số điện thoại: (+84-24) 3772 6699

Fax: (+84-24) 3772 6763

Email: admin@eves.com.vn

30

You might also like